Bản tuyên bố mới nhất về Hiến pháp Việt Nam
Bình mới, rượu cũ: 5 độc quyền và ưu quyềnGia Minh: Qua những diễn tiến từ đầu năm đến nay, linh mục thấy việc lắng nghe góp ý của những tầng lớp quan tâm đến vấn đề sửa đổi hiến pháp dường như không có dấu chỉ tích cực gì, vậy sao Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền vẫn tiếp tục có ý kiến?
Linh mục Phê rô Phan Văn Lợi: Bởi vì chúng tôi nhận thấy rằng khi so sánh bản dự thảo cuối cùng mà quốc hội đưa ra hôm 22 tháng 10 với bản dự thảo đầu tiên, theo chúng tôi nhận thấy không có gì thay đổi về cơ bản. Nên chúng tôi thấy cần lên tiếng một lần nữa cùng với những tiếng nói khác ; không phải để Nhà nước nghe cho bằng để dân chúng thấy được rằng nhà cầm quyền, quốc hội đã bác bỏ tất cả mọi ý kiến; đồng thời cũng để cảnh báo với người dân nhà cầm quyền của Đảng cộng sản đã quyết tâm ra một hiến pháp phi dân chủ, chống lại nhân quyền và hoàn toàn không hợp lòng dân.
Gia Minh: Trong tuyên bố của Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền có 5 điều phản đối và 3 điều kêu gọi, xin linh mục giải thích vì sao lại nêu ra những điều phản đối và kêu gọi như thế?
Linh mục Phê rô Phan Văn Lợi: Chúng tôi thấy rằng trong dự thảo mới nhất mà có lẽ họ sẽ chấp nhận, trong đó có 120 điều, nhưng chúng tôi nghĩ rằng chỉ có 5 nội dung chính. Năm nội dung đó để chỉ có lợi cho đảng mà thôi. Năm điều đó chúng tôi gọi là ưu quyền và độc quyền.
Hai ưu quyền: một là về chủ thuyết Mác- Lê nin để khống chế tư tưởng của người ta; thứ hai là ưu quyền về kinh tế để có lợi cho Nhà nước, có lợi cho Đảng mà thiệt hại cho nền kinh tế của tư nhân và của người dân nói chung.
Chúng tôi nêu lên 5 độc quyền và ưu quyền đó để thấy rõ bản chất Hiến pháp Việt Nam không có dành cho quyền con người. Mặc dù trong Hiến pháp đó có chương 2 dành nói về quyền con người, nhưng quyền con người đó bị đè bẹp dưới độc quyền và ưu quyền của đảng cộng sản. Quyền con người được họ nêu ra chỉ là quyền xin-cho mà thôi.
Cuối cùng chúng tôi đưa ra ba lời kêu gọi: thứ nhất đảng cộng sản hãy sáng suốt, hãy phục thiện nếu không họ sẽ bị bánh xe lịch sử nghiền nát như chính họ đã từng dùng kiểu nói đó, và cũng như họ đã thấy ở Đông Âu với các đảng cộng sản khác vì đi ngược lại với xu thế của thời đại, đi ngược lại lòng dân, đi ngược lại đường hướng của lịch sử.
Do đó chúng tôi kêu gọi Quốc hội nhân cơ hội này ý thức trách nhiệm đối với toàn dân trước lịch sử để làm ra một bản hiến pháp thực sự như ý của người dân muốn, như ý kiến rất tiến bộ của các tầng lớp nhân dân, của các tổ chức trong đời cũng như trong đạo.
Cuối cùng chúng tôi mong đợi để có thể tác động lên Hiến pháp này cách hữu hiệu nhất chỉ có cách toàn dân phải biểu tình, xuống đường biểu tình hằng trăm ngàn người, hằng triệu người như người ta đã làm tại bên Đông Âu, bên Trung Đông mới đây. Lúc đó nhà cầm quyền mới chùn bước để mà nghe tiếng của người dân.
Gia Minh: Sau khi đưa ra thêm một Tuyên bố về Hiến pháp Việt Nam như thế từ cuối tháng 10 đến nay chưa được một tuần, Nhóm của Linh mục có nhận được những ý kiến chia sẻ, phản hồi thế nào?
Linh mục Phê rô Phan Văn Lợi: Trước hết chúng tôi thấy bản lên tiếng này được truyền đi, truyền lại trên mạng rất nhiều; thứ hai chúng tôi thấy những trang mạng lới như Dân Làm Báo có đăng và phản hồi trên trang này đối với tuyên bố nói chung là phản hồi tích cực. Có người gọi đây là bản cáo trạng đanh thép đối với nhà cầm quyền của đảng cộng sản. Chúng tôi cũng mong muốn bản lên tiếng của chúng tôi đóng góp thêm vào những tiếng nói trước đây để nhà cầm quyền cộng sản biết rằng đây thực sự là ý kiến của người dân. Và người dân cũng biết rằng đã có những thành phần lên tiếng nói và bây giờ người dân cố gắng để hợp giọng và đồng thời có những hành động tích cực của quần chúng để làm cho Hiến pháp đúng nghĩa được hình thành tại Việt Nam.
Gia Minh: Chân thành cám ơn linh mục về cuộc nói chuyện vừa rồi.
2013-11-03
(RFA)
Tránh nguy cơ "khóa" các quyền hiến định
Theo kết quả khảo sát, bất bình đẳng về thông tin đang là rào cản trong việc bảo đảm các quyền cơ bản của người dân.
LTS: Ngày mai (5/11), Quốc hội sẽ dành cả ngày để thảo luận về dự
thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi. Tuần Việt Nam xin giới thiệu góc nhìn của
tác giả Nguyên Lâm về vai trò của Hiến pháp với những tác động cụ thể
đến đời sống nhân dân.
Ngay trước kỳ họp Quốc hội bàn và quyết về Hiến pháp sửa đổi, Chỉ số Công lý 2012 đã được công bố.
Theo khảo sát về Chỉ số, tuyệt đại đa số người dân không hề biết hoặc
biết rất ít về Hiến pháp. Trong đó, tỷ lệ không hề biết là 2129/5045;
biết ít 2778/5045, và chỉ có 136 người biết nhiều.
Con số này khẳng định lại một giả định phổ biến lâu nay cho rằng Hiến
pháp là một điều gì đó rất xa lạ với người dân bình thường. Nghiên cứu
về các nước khác cũng cho thấy kết quả tương tự.
Tuy nhiên, theo chiều ngược lại, Hiến pháp lại phải gắn với cuộc sống
của người dân, hiện diện trong mỗi phận người, cho dù ngay cả người đó
cũng không nhận thấy. Ý niệm và kỳ vọng của người dân về pháp
luật và công lý được đo đếm từ các trải nghiệm và tiếp xúc
thực tế với cơ quan công quyền, từ thực tiễn, những vấn đề
người dân va chạm, cảm nhận và chứng kiến hàng ngày. Không
phải những quy phạm trên giấy.
Vậy thì Hiến pháp có thể làm gì để đáp ứng kỳ vọng của người dân về công
lý? Trên phương diện này, nhiều phát hiện và kiến nghị của báo cáo về
Chỉ số công lý có thể gợi ý cho ĐBQH những ý tưởng trước các vấn đề Hiến
pháp từ góc nhìn của người dân.
Muốn tiếp cận công lý, người dân cần thông tin |
Mong đợi đối với sửa đổi Hiến pháp
Không có gì ngạc nhiên khi mặc dù hiểu biết ít về Hiến pháp, nhưng mong
đợi của người dân đối với việc sửa đổi Hiến pháp là rất lớn, làm sao
mang lại những gì thiết thân cho người dân. Như một nhóm người dân chia
sẻ với chuyên gia thực hiện khảo sát giữa năm 2012, họ không biết Hiến
pháp là gì, nhưng lại mong đợi là qua đợt sửa đổi Hiến pháp này cuộc
sống của họ tốt đẹp hơn.
Điều này càng được phản ánh rõ qua tỷ lệ trả lời câu hỏi về mong đợi của họ đối với việc sửa đổi Hiến pháp.
Trong đó, khoảng 89% số người mong đợi việc sửa đổi Hiến pháp làm cho
cuộc sống người dân tốt đẹp hơn; gần 80% mong đợi để đảm bảo dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra; khoảng 85% mong đợi để đảm bảo các quyền
cơ bản của con người; hơn 80% muốn các cơ quan, cán bộ nhà nước làm
đúng trách nhiệm và không lạm quyền.
Những mong đợi này trực tiếp hay gián tiếp đều liên quan đến đảm bảo
công lý trên thực tế. Có thực tế thú vị là, tuyệt đại đa số người được
hỏi đã trả lời các câu hỏi về tình hình thực hiện các quyền con người và
quyền công dân quy định trong Hiến pháp; đối với hầu hết các quyền, rất
ít người không biết hoặc không muốn trả lời.
Như vậy, mặc dù biết ít về bản văn Hiến pháp, nhưng người dân biết và quan tâm nhiều đến các quyền của mình.
Tránh nguy cơ "khóa" các quyền hiến định
Muốn tiếp cận công lý, người dân cần có thông tin. Trong khi đó, theo
kết quả khảo sát, bất bình đẳng về thông tin đang là rào cản
trong việc bảo đảm các quyền cơ bản của người dân.
Quyền tiếp cận thông tin chưa được đảm bảo tốt thể hiện từ việc đảm bảo cung cấp thông tin pháp luật của các cơ quan nhà nước nói chung, tới việc công khai minh bạch các thông tin về dịch vụ công như xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hay các yêu cầu hành chính tư pháp cơ bản như đăng ký kết hôn, đăng ký khai sinh hay hộ tịch.
Thế nhưng, trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi, quyền tiếp cận thông tin (cùng với quyền biểu tình, hội họp, lập hội, tự do báo chí) phải "theo quy định của pháp luật", tức là theo quy định của cả các văn bản không phải do Quốc hội ban hành, thậm chí một quyết định của UBND xã.
Như vậy, quyền hiến định sẽ có nguy cơ bị "khóa" bởi vô số các "quy định pháp luật" nếu các cơ quan nhà nước các cấp muốn vậy. Không những thế, "cái khóa" này cũng sẽ vô hiệu hóa một số quy định khác về sự công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Nói chung, việc phân tích sâu hơn kết quả khảo sát cũng cho thấy đánh giá về tính khả thi trên thực tế của các quyền hiến định nhưng chưa luật định thấp hơn nhiều so với các quyền khác.
Đó là các quyền tự do lập hội, quyền biểu tình, quyền tiếp cận thông tin như đã nêu. Đồng thời, theo kết quả khảo sát, nhóm có vị thế xã hội được bảo đảm các quyền cơ bản tốt hơn nhiều so với người nghèo, học vấn thấp, phụ nữ và những người không có vị thế. Nghĩa là còn tồn tại sự bất bình đẳng trong hưởng thụ các quyền.
Như vậy, trong Hiến pháp cũng cần có quy định ràng buộc trách nhiệm của Quốc hội ban hành các luật như Luật Biểu tình, Luật tiếp cận thông tin, Luật về hội...Những luật này quy định các điều kiện cụ thể để thực thi quyền, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đảm bảo các điều kiện đó một cách bình đẳng, không thiên vị.
Tranh chấp về đất đai
Theo phản ánh của người dân qua khảo sát về Chỉ số công lý, qui định hiện hành về chế độ sở hữu và sử dụng đất đai, thiếu công khai minh bạch về qui hoạch và kế hoạch sử dụng đất ở các địa phương là các nguyên nhân chính làm cho người dân không yên tâm về việc sử dụng ổn định, lâu dài và đầu tư vào đất để sản xuất, kinh doanh.
Gần 43% người được phỏng vấn cho rằng "khiếu nại, tranh chấp về đất đai là vấn đề nóng tại địa phương" nơi họ sinh sống. Báo cáo về Chỉ số công lý nêu rõ: "Điều này một lần nữa khẳng định thực tế, các bất cập về chính sách và quản lý đất đai ở các địa phương đã dẫn tới xung đột, khiếu kiện và khiếu nại đông người".
Trong toàn bộ 513 tranh chấp đất đai ghi nhận từ khảo sát, gần 38% là tranh chấp, khiếu nại hành chính hoặc thậm chí là khiếu kiện cơ quan nhà nước về các vấn đề liên quan tới hỗ trợ, bồi thường di dời, tái định cư, chuyển đổi mục đích sử dụng đất hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Khi được hỏi cụ thể về tình huống giả định về di dời và tái định cư, bất chấp khả năng phải tranh đấu với chủ đầu tư và chính quyền thì đa số người dân trả lời là họ không chấp nhận (mức đền bù chỉ bằng một phần mười giá thị trường) và tiếp tục yêu cầu mức bồi thường hợp lý hơn. Một số người thậm chí chia sẻ là họ không biết phải làm gì.
Những con số này cung cấp thêm các bằng chứng xác thực đâu là nguồn cơn của tranh chấp, bất ổn về đất đai liên quan đến mối quan hệ công - tư. Như vậy các quy định liên quan trong Hiến pháp và Luật đất đai nên được thiết kế theo hướng nào để giảm thiểu rủi ro xảy ra những tranh chấp, bất ổn.
Cũng như thế, con số 62% còn lại là các tranh chấp dân sự về đất giáp ranh với hàng xóm, thừa kế, mua bán nhà/đất, và các vấn đề khác cho thấy, dường như đất đai nhiều phần là cái gì đó thuộc về đời sống "tư", chứ không phải "công".
Cho dù Hiến pháp mà có quy định đất đai "thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu" thì trong tâm thức người dân khi giao dịch pháp lý hàng ngày với nhau, đất đai vẫn là "của tôi", "của anh", "của nó"..., chứ không phải "của toàn dân".
Vậy thì phải chăng bên cạnh những loại đất vẫn thuộc của công, cũng nên nghĩ đến một số loại đất như đất ở thuộc sở hữu tư nhân? Và nếu có dự án của tư nhân mà cần có đất, thì cũng để cho hai bên thương lượng thuận mua, vừa bán, chứ Nhà nước không cần và càng không nên can thiệp vào.
Quyền tiếp cận thông tin chưa được đảm bảo tốt thể hiện từ việc đảm bảo cung cấp thông tin pháp luật của các cơ quan nhà nước nói chung, tới việc công khai minh bạch các thông tin về dịch vụ công như xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hay các yêu cầu hành chính tư pháp cơ bản như đăng ký kết hôn, đăng ký khai sinh hay hộ tịch.
Thế nhưng, trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi, quyền tiếp cận thông tin (cùng với quyền biểu tình, hội họp, lập hội, tự do báo chí) phải "theo quy định của pháp luật", tức là theo quy định của cả các văn bản không phải do Quốc hội ban hành, thậm chí một quyết định của UBND xã.
Như vậy, quyền hiến định sẽ có nguy cơ bị "khóa" bởi vô số các "quy định pháp luật" nếu các cơ quan nhà nước các cấp muốn vậy. Không những thế, "cái khóa" này cũng sẽ vô hiệu hóa một số quy định khác về sự công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Nói chung, việc phân tích sâu hơn kết quả khảo sát cũng cho thấy đánh giá về tính khả thi trên thực tế của các quyền hiến định nhưng chưa luật định thấp hơn nhiều so với các quyền khác.
Đó là các quyền tự do lập hội, quyền biểu tình, quyền tiếp cận thông tin như đã nêu. Đồng thời, theo kết quả khảo sát, nhóm có vị thế xã hội được bảo đảm các quyền cơ bản tốt hơn nhiều so với người nghèo, học vấn thấp, phụ nữ và những người không có vị thế. Nghĩa là còn tồn tại sự bất bình đẳng trong hưởng thụ các quyền.
Như vậy, trong Hiến pháp cũng cần có quy định ràng buộc trách nhiệm của Quốc hội ban hành các luật như Luật Biểu tình, Luật tiếp cận thông tin, Luật về hội...Những luật này quy định các điều kiện cụ thể để thực thi quyền, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đảm bảo các điều kiện đó một cách bình đẳng, không thiên vị.
Tranh chấp về đất đai
Theo phản ánh của người dân qua khảo sát về Chỉ số công lý, qui định hiện hành về chế độ sở hữu và sử dụng đất đai, thiếu công khai minh bạch về qui hoạch và kế hoạch sử dụng đất ở các địa phương là các nguyên nhân chính làm cho người dân không yên tâm về việc sử dụng ổn định, lâu dài và đầu tư vào đất để sản xuất, kinh doanh.
Gần 43% người được phỏng vấn cho rằng "khiếu nại, tranh chấp về đất đai là vấn đề nóng tại địa phương" nơi họ sinh sống. Báo cáo về Chỉ số công lý nêu rõ: "Điều này một lần nữa khẳng định thực tế, các bất cập về chính sách và quản lý đất đai ở các địa phương đã dẫn tới xung đột, khiếu kiện và khiếu nại đông người".
Trong toàn bộ 513 tranh chấp đất đai ghi nhận từ khảo sát, gần 38% là tranh chấp, khiếu nại hành chính hoặc thậm chí là khiếu kiện cơ quan nhà nước về các vấn đề liên quan tới hỗ trợ, bồi thường di dời, tái định cư, chuyển đổi mục đích sử dụng đất hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Khi được hỏi cụ thể về tình huống giả định về di dời và tái định cư, bất chấp khả năng phải tranh đấu với chủ đầu tư và chính quyền thì đa số người dân trả lời là họ không chấp nhận (mức đền bù chỉ bằng một phần mười giá thị trường) và tiếp tục yêu cầu mức bồi thường hợp lý hơn. Một số người thậm chí chia sẻ là họ không biết phải làm gì.
Những con số này cung cấp thêm các bằng chứng xác thực đâu là nguồn cơn của tranh chấp, bất ổn về đất đai liên quan đến mối quan hệ công - tư. Như vậy các quy định liên quan trong Hiến pháp và Luật đất đai nên được thiết kế theo hướng nào để giảm thiểu rủi ro xảy ra những tranh chấp, bất ổn.
Cũng như thế, con số 62% còn lại là các tranh chấp dân sự về đất giáp ranh với hàng xóm, thừa kế, mua bán nhà/đất, và các vấn đề khác cho thấy, dường như đất đai nhiều phần là cái gì đó thuộc về đời sống "tư", chứ không phải "công".
Cho dù Hiến pháp mà có quy định đất đai "thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu" thì trong tâm thức người dân khi giao dịch pháp lý hàng ngày với nhau, đất đai vẫn là "của tôi", "của anh", "của nó"..., chứ không phải "của toàn dân".
Vậy thì phải chăng bên cạnh những loại đất vẫn thuộc của công, cũng nên nghĩ đến một số loại đất như đất ở thuộc sở hữu tư nhân? Và nếu có dự án của tư nhân mà cần có đất, thì cũng để cho hai bên thương lượng thuận mua, vừa bán, chứ Nhà nước không cần và càng không nên can thiệp vào.
Nguyên Lâm
(Còn nữa)(VNN)
Tham nhũng màu hồng và bàn tay rửa sạch
Một người nước ngoài xin kín tên kể lại rằng cứ đều đặn mỗi năm một
lần, ông được mời dự những cuộc hội thảo sang trọng về chống tham nhũng
hoặc bàn về giải pháp chống nạn hối lộ ở Việt Nam. Rồi cứ sau mỗi lần
kết thúc hội thảo, ông lại lặng lẽ vào xe hơi, lấy khan mù xoa chà xát
lòng bàn tay. Còn khi về nhà, ông vội rửa sạch bàn tay ấy bằng ít nhất
hai lớp xà bông.
Đó là bàn tay được dùng để bắt tay những quan chức Việt Nam đến dự cuộc hội thảo, giống như ông.
Nhưng khác hẳn ông, không ai dám chắc bàn tay những quan chức người Việt ấy đã chưa từng vấy bẩn bởi đồng tiền hối lộ.
Khó có thể diễn tả về cảm giác của người nước ngoài đó. Nheo mắt và cả nhăn mũi, cứ như ông đang phải đứng quá gần với một cái xác chuột bị xe cán be bét máu nằm lộ thiên ngoài đường phố - cảnh tượng đã trở thành “món ăn” thường ngày ở ít nhất hai thành phố lớn Hà Nội và Sài Gòn.
Cuối tháng 10/2013. Mùa thu Hà Nội. Năm nay, một lần nữa cuộc hội thảo về chống tham nhũng được tổ chức. Nhưng lần này, cái tên của hội thảo được cách điệu khá nhiều so với những năm trước: “Tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp, hướng tới thúc đẩy liêm chính trong kinh doanh tại Việt Nam”. Những cơ quan Việt Nam chịu trách nhiệm chính đạo diễn cuộc hội thảo này là Thanh tra chính phủ và Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Cuộc hội thảo này lại diễn ra trùng với bầu không khí “thảo luận nghiêm túc” của Quốc hội Việt Nam về những “cơ hội và thách thức” mà nền kinh tế quốc gia và xã hội nước nhà đang phải đối mặt. Nhưng khác với không khí thỏa hiệp trong những kỳ họp quốc hội trước đây, vào lần này một số đại biểu quốc hội đã can đảm hơn khi ẩn dụ về một bức tranh theo trường phái dã thú: báo cáo kinh tế - xã hội của Chính phủ màu hồng, cách nhìn của quốc hội là màu xám, trong khi nhân dân chỉ nhận ra màu tối.
Thế còn bức tranh tham nhũng màu gì?
Như một thông lệ, thực trạng tham nhũng đã trở nên quá tồi tệ luôn không được phản ánh đủ sâu bởi các cơ quan chức năng Việt Nam - một quốc gia nằm gần sát đáy thế giới về tính minh bạch, mà lại do các doanh nghiệp - nạn nhân của nạn nhũng nhiễu, và từ giới chuyên gia quốc tế - những người được xem là sạch sẽ hơn rất nhiều lần giới quan chức tham nhũng bản địa.
“Tham nhũng ở Việt Nam đang nằm trong vòng luẩn quẩn” - như một ngụ ý của ông Soren Davidsen, chuyên gia Ngân hàng thế giới (WB), tại cuộc hội thảo.
Vòng luẩn quẩn đó, theo ông Davidsen, là hành vi công chức nhà nước gây khó dễ khiến doanh nghiệp và người dân phát sinh động cơ đưa hối lộ, sau đó khó khăn được giải quyết khiến công chức có động cơ để tiếp tục chu trình gây khó dễ.
Ông Davidsen cho biết 63% doanh nghiệp phải trả các khoản phí không chính thức nhằm tạo ra cơ chế ngầm để được giải quyết công việc nhanh chóng; 63% doanh nghiệp nói công chức cố tình kéo dài thời gian xử lý để gây khó dễ; 79% công chức đổ lỗi cho lương thấp là động cơ để tham nhũng…
Đặc biệt, 75% doanh nghiệp hối lộ dù không bị gợi ý.
Còn số liệu từ ông Trần Đức Lượng, Phó tổng thanh tra chính phủ Việt Nam, lại thấp hơn một chút: 70% số trường hợp đưa hối lộ là do doanh nghiệp chủ động thực hiện; chỉ có 30% số trường hợp doanh nghiệp đưa hối lộ là do công chức gợi ý, nhũng nhiễu.
Đến lúc này, một tờ báo Việt Nam đã phải mỉa mai: nếu các nghiên cứu trước đây và kể cả dư luận xã hội chủ yếu cho rằng doanh nghiệp là nạn nhân của tham nhũng, thì nay đã rõ hơn khi doanh nghiệp sẵn sàng thỏa hiệp với các tệ nạn, dùng tiền bạc hối lộ để tìm lợi thế trong kinh doanh, giành hợp đồng, hoặc đơn giản “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” để phòng ngừa phiền hà, nhũng nhiễu có thể sẽ xảy ra nơi cửa công.
Thậm chí, những người nước ngoài còn thấm nhuần cả câu tục ngữ Việt Nam “Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa”.
Một lần nữa trong không biết bao nhiêu lần từ quá nhiều năm qua, cuộc hội thảo trên đã “phát hiện” ra nạn tham nhũng vặt đang trở nên lan tràn ở Việt Nam khi có tới 80% số cán bộ nhân viên trong các doanh nghiệp cho rằng hiện tượng này là “rất phổ biến”.
Đã từ rất lâu, tham nhũng vặt được hiểu đơn giản là việc doanh nghiệp phải chi các khoản tiền hối lộ nhỏ để đối phó với sự nhũng nhiễu, vòi vĩnh của cán bộ công chức hoặc các đơn vị cung cấp dịch vụ công.
Cũng là số liệu được nêu ra từ ông Davidsen: nếu như năm 2005, 56% doanh nghiệp cho biết có hiện tượng kéo dài thời gian giải quyết công việc, thì năm 2012 tăng lên tới 67%; đối với chuyện giải thích không rõ để cố tình bắt lỗi doanh nghiệp, năm 2005 khoảng 45% thì năm 2012 tăng lên 66%; đối với chuyện bám vào các quy định không chặt chẽ để bắt bí doanh nghiệp thì năm 2005 khoảng 39%, năm 2012 tăng lên 54%; còn đưa thông tin hù dọa gây sức ép tăng từ 16% lên 23% vào năm 2012…
Một cuộc khảo sát ý kiến doanh nghiệp vào năm 2012 đã cho thấy đa số các ý kiến trả lời cho rằng, cán bộ công chức cố tình kéo dài thời gian giải quyết công việc, không giải thích rõ quy trình để bắt lỗi doanh nghiệp, cố tình đặt ra các quy trình sai quy định để gây nhũng nhiễu.
Có tới 81% doanh nghiệp cho rằng, tham nhũng vặt gây lãng phí thời gian, tăng chi phí và gây tâm lý bức xúc cho họ.
“Chứng tỏ doanh nghiệp vừa là nạn nhân vừa là tác nhân của tham nhũng”- Phó tổng thanh tra Trần Đức Lượng trần tình như một lời an ủi. Tình cảm vấn an này cũng rất phù hợp với tên gọi của cuộc hội thảo. Quan chức Việt Nam dường như đồng lòng đá quả bóng về phía các doanh nghiệp cùng xứ, trong khi giới chức điều hành bộ ngành tỏ ra “vô can”.
Thanh tra chính phủ cũng là một trong những cơ quan bị công luận và người dân chỉ trích nhiều nhất, bởi trong nhiều năm qua cơ quan này đã rất ít khi “phát hiện tham nhũng”.
Ngược lại, dẫn số liệu từ khảo sát tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức do Thanh tra Chính phủ và WB công bố vào năm ngoái, ông Davidsen kết luận: từ năm 2005 đến năm 2012, tình trạng tham nhũng của công chức không được cải thiện mà ngày càng tệ hại hơn.
Bà Trần Thị Lan Hương, chuyên gia của Ngân hàng Thế giới, còn nêu ra một kết luận chi tiết hơn: “Các ngành, lĩnh vực tham nhũng nhất theo góc nhìn của doanh nghiệp gồm: cảnh sát giao thông; quản lý đất đai; xây dựng; hải quan; y tế và thuế…”.
Kết luận trên được dựa theo khảo sát 2012, tuy được xem là một “phát hiện”, nhưng thật ra hoàn toàn không mới nếu đối chiếu với vô số điềm chỉ và nguyền rủa tham nhũng từ người dân và báo chí trong những năm qua.
Trong số nguyền rủa đó, tất nhiên có cả giới đầu tư nước ngoài - những người không dám lên tiếng, song không ít ý kiến cho rằng tham nhũng vặt chiếm đến ít nhất 40% lý do giới này không còn tha thiết gì với môi trường đầu tư ở Việt Nam.
Vẫn như thông lệ, các cuộc hội thảo về phòng chống tham nhũng không nêu ra một địa chỉ cụ thể nào. Trong khi đó, dư luận xã hội Việt Nam đang dậy lên 10 vụ đại án, trong đó có vụ khủng khiếp như Tập đoàn tàu thủy Vinalines.
Trước đó, Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin cũng đã trở thành tai họa cho dân nghèo Việt Nam với số nợ lên đến ít nhất 80.000 tỷ đồng, đủ xây dựng 214.000 phòng học hoặc 53.000 trạm xá xã…
Còn trước đó nữa, không ai có thể lãng quên những vụ tham nhũng chấn động liên quan trực tiếp đến viện trợ ODA như PMU 18, Đại lộ Đông - Tây. Những vụ việc này đều có số “lại quả” ít nhất 10% giá trị hợp đồng.
Gần đây, người ta mới công bố một phát hiện về tỷ lệ nâng khống đến mức trí não bình thường của con người khó mà tưởng tượng: từ việc mua lại thiết bị lặn với giá 100 triệu đồng, Tổng giám đốc Công ty Cho thuê tài chính II (thuộc Ngân hàng Agribank) Vũ Quốc Hảo đã cùng các tòng phạm “thổi” giá lên thành 130 tỉ đồng, tức gấp đến 1.300 lần, để chia chác nhau…
Cuối cùng và vẫn là câu hỏi vĩnh viễn: làm thế nào để hạn chế tham nhũng?
Một quan chức của VCCI - ông Nguyễn Quang Vinh - nêu ra ý kiến: Chỉ khi bàn tay doanh nghiệp - bàn tay Chính phủ cùng hòa nhịp thì phòng chống tham nhũng mới hy vọng chuyển biến.
Bàn tay nào?
Đến giờ này, quá nhiều câu chữ khôn lanh cùng thói vặt vãnh đã biến bức tranh tham nhũng thành màu hồng chuyên, mô tả cho cái bắt tay giữa các doanh nghiệp với cơ quan công quyền để cùng đẩy bộ máy điều hành Việt Nam xuống tiệm cận với đáy minh bạch của thế giới.
Hay phải ngộ về cái bắt tay của vị khách nước ngoài với các quan chức người Việt mà sau khi về nhà ông đã phải chà xát ít nhất hai lần bằng xà bông?
Phạm Chí Dũng, Việt Nam 03-10-2013
*RFA: Nội dung bài viết này không phản ảnh quan điểm của RFA
Sao cứ phải là chủ đạo?
(nắm quyền là để nắm kinh tài rồi nắm tiền... vứt cái chủ đạo đi rồi thì "cạp đất mà ăn" á =)))
Quốc doanh như Vinashin liệu có làm chủ đạo được không? Trong ảnh: Một góc nhà máy đóng tàu Vinashin |
Trong dòng thời sự gần đây, các câu chuyện liên quan đến doanh nghiệp
nhà nước như vụ tham nhũng hàng chục tỉ đồng và gây thiệt hại đến hàng
trăm tỉ ở Vinalines, hay vụ gây thất thoát tài sản lên đến 500 tỉ đồng
tại Công ty cho thuê Tài chính II, còn trước đó là việc Chính phủ phải
đứng ra trả nợ thay cho Vinashin hàng trăm triệu đôla Mỹ đã khiến rất
nhiều người dân, nhất là những người nghèo, cảm thấy xót xa.
Quan trọng hơn là cảm giác ấy có thể trở thành sự chán chường, khi mà
bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi, vốn đang được các vị đại biểu Quốc hội
thảo luận, được bấm nút thông qua mà vẫn giữ quy định kinh tế nhà nước
giữ vai trò chủ đạo (tại khoản 1, Điều 51 của dự thảo).
Quốc doanh như Vinashin liệu có làm chủ đạo được không? Trong ảnh: Một góc nhà máy đóng tàu Vinashin
Báo Vneconomy ngày 24/10 tường thuật, khi tham gia thảo luận tại tổ Hà
Nội, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng với phương châm cái gì đã rõ,
đã chín, được thực tiễn chứng minh là đúng và tạo được sự thống nhất
cao thì chúng ta sửa. Còn những gì chưa rõ, chưa chín, chưa được kiểm
nghiệm qua thực tiễn mà ý kiến còn khác nhau thì chưa nên sửa, chưa nên
đưa vào.
Trên quan điểm này thì quy định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo cần phải được xem lại và cân nhắc kỹ hơn.
Tại cuộc họp báo ngay trước khi diễn ra kỳ họp Quốc hội, Chủ nhiệm Văn
phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã giải thích: ”Đương nhiên là kinh tế
nhà nước phải chủ đạo. Không thể giao kinh tế tư nhân làm chủ đạo.
Nếu kinh tế nhà nước không chủ đạo thì ai lo công tác đảm bảo an sinh xã
hội? Còn các thành phần kinh tế đều bình đẳng như nhau, không phân biệt
đâu là doanh nghiệp tư nhân, đâu là doanh nghiệp nhà nước, đâu là doanh
nghiệp nước ngoài”.
Thực ra cho đến nay, người viết chưa tìm thấy văn bản pháp luật nào quy
định về khái niệm kinh tế nhà nước, chỉ được nghe một số chuyên gia kinh
tế giải thích rằng kinh tế nhà nước bao gồm các hoạt động của ngân sách
nhà nước, các quỹ có nguồn gốc ngân sách, đất đai, tài nguyên và chủ
yếu là hệ thống doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Trong các cuộc thảo luận tổ, một số đại biểu Quốc hội đồng thời là
chuyên gia kinh tế cũng cho rằng không nên nhầm lẫn kinh tế nhà nước với
DNNN.
Cách giải thích như trên dường như chưa ổn, bởi DNNN là một thành phần
của kinh tế nhà nước, vì thế một khi hiến định kinh tế nhà nước giữ vai
trò chủ đạo, thì người dân cũng đương nhiên hiểu rằng DNNN cũng đóng vai
trò chủ đạo.
Còn nếu không muốn có sự nhầm lẫn như lo ngại nêu trên, đồng thời để
khẳng định mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng, có lẽ trong dự thảo nên
ghi rõ “kinh tế nhà nước, chứ không phải DNNN, giữ vai trò chủ đạo”.
Thiết nghĩ, trong những năm qua, thực tiễn đã chứng minh DNNN chưa từng,
và trong tương lai, sẽ không thể nào đóng vai trò chủ đạo trong nền
kinh tế. Đã có rất nhiều chuyên gia phân tích về điều này, tại các diễn
đàn, trên báo chí, có lẽ không cần lặp lại ở đây.
Tuy nhiên, có một điều rất đáng lưu ý là trong bản góp ý cho dự thảo
Hiến pháp, đa số thành viên Chính phủ đã ủng hộ bản dự thảo Hiến pháp
lần đầu - là bản dự thảo mà trong đó không hề có cụm từ “kinh tế nhà
nước giữ vai trò chủ đạo”.
Điều này cho thấy chính những người gắn bó trực tiếp, quản lý khu vực
doanh nghiệp này, cũng thừa nhận là DNNN không nên và cũng không thể giữ
vai trò chủ đạo.
Và như lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói thì “cái gì đã rõ, đã
chín, được thực tiễn chứng minh là đúng và tạo được sự thống nhất cao
thì chúng ta sửa”, vậy thì dự thảo Hiến pháp cũng nên loại bỏ quy định
gây nhiều tranh cãi này.
Quay trở lại với lời giải thích của ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn
phòng Quốc hội, nếu kinh tế nhà nước không chủ đạo thì ai lo công tác
đảm bảo an sinh xã hội. Thật vậy sao? Dù ở bất kỳ một đất nước nào,
không phân biệt chế độ chính trị xã hội, một trong những chức năng chính
của nhà nước là chăm lo công tác an sinh xã hội.
Ở những nước phát triển, DNNN đâu có chủ đạo mà các chế độ phúc lợi xã
hội vẫn được thực hiện tốt đấy thôi. Đó chính là nhờ nhà nước đã sử dụng
hiệu quả các công cụ có trong tay như tiền thuế, các quỹ xã hội… để tái
phân phối thu nhập cho các thành viên trong xã hội, đảm bảo sự công
bằng tương đối cũng như làm tốt chính sách an sinh.
Có lẽ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã nhận thấy sự nhầm lẫn trong nhận
thức về vấn đề này nên trong bài phát biểu hôm khai mạc Quốc hội (ngày
21/10), ông có nói:
”Nhận thức trên một số vấn đề về chủ trương, quan điểm đã được đề ra vẫn
còn khác nhau dẫn đến đổi mới thể chế, chính sách còn ngập ngừng, thiếu
nhất quán, nhất là về vai trò của nhà nước và kinh tế nhà nước trong
kinh tế thị trường, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, sở hữu và quyền
sử dụng đất đai, giá cả một số mặt hàng và dịch vụ công thiết yếu… chưa
tạo được đột phá để huy động mạnh mọi nguồn lực cho phát triển”.
Thực ra, việc quy định ai là chủ đạo không quan trọng, mà điều gây phản
đối trong dư luận là cách thức để tạo ra vị trí chủ đạo đó, vì việc này
liên quan đến chuyện phân bổ nguồn lực quốc gia vốn còn rất hạn hẹp.
Từ trước đến nay, khu vực DNNN đã được hưởng rất nhiều ưu đãi từ các cơ
quan nhà nước như chính sách, cơ chế, đất đai, nhà xưởng, tiếp cận vốn,
lãi suất… để đóng vai trò chủ lực nhưng hiệu quả mang lại không tương
xứng với nguồn lực mà họ được hưởng và ngày càng sa sút, đặc biệt là nếu
so với khu vực tư nhân (tính cả FDI).
QUẾ THANH(DNSGCT)
Tô Văn Trường - Tiến thoái lưỡng nan
Nền kinh tế đất nước đang trong giai đoạn gặp
nhiều khó khăn cho nên các quyết sách của Quốc hội đóng vai trò rất quan
trọng. Mặc dù đã nghe giải trình nhưng nhiều vấn đề vẫn rối như “canh
hẹ” khiến cho các đại biểu Quốc hội tiến thoái lưỡng nan không bấm nút
không được mà bấm thì lại thấy không tự tin và tự vấn thấy có lỗi với sự
tin cậy của cử tri!
Ngay từ khi sự kiện Vinashin bị tiết lộ trên công luận, tôi đã viết bài “Vinashin đừng đánh bùn sang ao”! Lần này, các đại biểu Quốc hội và người dân được biết Vinashin đã được “phù phép” biến thành một công ty mới không có nợ xấu. Chỉ có người trong cuộc mới rõ nội tình cuộc “lột xác” vô tiền khoáng hậu không giống bất cứ ai bởi vì chỉ có thể dự đoán là: (1) Bắt tất cả các doanh nghiệp Việt Nam kể cả ngân hàng cho Vinashin vay xóa nợ cho nó. Là quốc doanh nên các doanh nghiệp kia phải ngậm bồ hòn, làm ngọt!; (2) Phát hành trái phiếu Chính phủ trả nợ cho Vinashin; và (3) Bắt ngân hàng quốc doanh cho công ty mới vay để có vốn tiếp tục hoạt động dưới tên mới, v.v. Toàn bộ giải pháp này tốn kém cho các doanh nghiệp bao nhiêu và Nhà nước bao nhiêu, ngay các đại biểu Quốc hội cũng tù mù không thể biết được dù đó thực chất là sử dụng tiền thuế của dân và con cháu chúng ta phải è cổ ra trả nợ cho “quả đấm thép” VINA!
Trên diễn đàn Quốc hội, nhiều người nhận ra vấn đề, nhưng do thời gian hạn chế và nhiều nguyên nhân khác nhau nên chủ yếu chỉ nói theo kiểu hô khẩu hiệu chung chung không chỉ ra được cụ thể phải làm cái gì, làm như thế nào, khi nào. Với trách nhiệm của cử tri, tôi đã phản ánh các suy tư, lập luận và dẫn chứng qua các bài viết như “Ai ăn mặn ai khát nước”; “Nguy cơ vỡ trận tài chính”; “Thế là xong, miễn bàn!”. Trong phạm vi bài viết này, tôi đi vào một dự án cụ thể đó là Quan Chánh Bố đã được Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng giải trình chiều ngày 1/11 cho là cần thiết, hiệu quả, cần tiếp tục đầu tư.
Phác họa vài nét chính của dự án
Do nguyên nhân độ sâu luồng Định An bị bồi lắng, hàng năm phải nạo vét tốn kém, không tiếp nhận được tàu có trọng tải lớn, cho nên phải tìm một lối đi khác đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố Cần Thơ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đây là yêu cầu chính đáng. Cuối năm 2009, dự án luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu qua kênh tắt Quan Chánh Bố được khởi công xây dựng tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Đây là dự án trọng điểm quốc gia, với mục tiêu xây dựng luồng tàu biển ổn định cho tàu có trọng tải 10.000 DWT đầy tải và tàu 20.000 DWT giảm tải ra, vào các cảng trên sông Hậu.
Ngay từ năm 2008, GS Lương Phương Hậu chuyên gia hàng đầu về cảng đường thuỷ Việt Nam đã viết bài “Chỉnh trị cửa sông có khi phải chấp nhận trả giá”, có đoạn chính như sau: “Tuyến luồng qua kênh Quan Chánh Bố là phương án đã có ý tưởng từ nghiên cứu của Haecon (Bỉ), sau đó được chính thức đề xuất bởi tư vấn SNC - Lavalin (Canada). Các tư vấn trên là những tổ chức chuyên sâu về công trình cảng - đường thủy nổi tiếng trên thế giới. Những nghiên cứu của họ về cửa sông Hậu khá bài bản, có sự tham gia của các viện nghiên cứu lớn như Viện Nghiên cứu thủy lực Đan Mạch (DHI), Haskoning (Hà Lan).
Giải pháp kênh vòng tránh (by pass) cửa sông đã được sử dụng khá nhiều trên thế giới, thành công nhiều, nhưng thất bại cũng có. Giải pháp này không xa lạ ở Việt Nam vì chính luồng tàu vào cảng Hải Phòng cũng đã đào kênh Đình Vũ (1897¸ 1902) để chuyển luồng từ cửa Cấm sang cửa Nam Triệu và gần đây đào kênh Hà Nam (2004¸2006) để chuyển luồng từ cửa Nam Triệu sang cửa Lạch Huyện.
Tuyến qua kênh Quan Chánh Bố chỉ có thể thành công nếu giải quyết tốt được hai vấn đề khó sau đây:
- Xác định được vị trí, kích thước hợp lý cho cửa Đại An lấy nước từ sông Hậu. Cửa sông này nằm trên bờ bồi, rất nông và hứng nhận dòng bùn cát từ bờ xói đối diện. Làm sao để khi đào sâu, dòng nước vào kênh vừa phải để không quá ít, dẫn đến bồi lắng trở lại quá nhanh, cũng không quá nhiều dẫn đến sự suy thoái của cửa Định An và tạo ra một cửa Định An mới. Hiện nay, tư vấn không bố trí công trình gì ở đây sẽ không thể kiểm soát được sự phát triển của thế sông.
- Xác định được vị trí, quy mô, phương hướng của các đê ngăn cát ở cửa kênh tắt ra biển, ổn định được đoạn luồng biển. Chiều dài 2.500m của đê Đông, 1.500m đê Tây như dự án đề ra chắc chắn là không đủ. Theo tính toán của chúng tôi, chiều dài đê có thể phải tăng lên 3-4 lần.
Những tính toán của Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế cảng-kỹ thuật biển (PortCoast) trong giai đoạn dự án đầu tư đúng là còn một số bất cập, chưa đủ sức thuyết phục. Trong quá trình thẩm tra, các chuyên gia Hội Cảng - Đường thủy – Thềm lục địa đã trao đổi trực tiếp, thẳng thắn với các tác giả dự án. Nhưng chúng tôi cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, mở luồng theo kênh Quan Chánh Bố là giải pháp khả thi và ít mạo hiểm hơn, vì vậy Chính phủ phê duyệt dự án đầu tư là đúng đắn.”, v.v.
Tháng 10 năm 2009 công tác chuẩn bị đã hoàn tất, Chính phủ và Bộ Giao thông đã phát lệnh khởi công nhưng trong quá trình đang thi công đã phải tạm dừng vì nhận thấy trong điều kiện các phương án phân kỳ đầu tư không đảm bảo mục tiêu khai thác luồng tàu theo dự án được duyệt, cũng như không đảm bảo hiệu quả đầu tư nên đã báo cáo Thủ tướng rà soát để điều chỉnh dự án với tổng mức đầu tư dự kiến lên tới 10.042 tỷ đồng và giãn tiến độ thực hiện sau năm 2015.
Ý kiến phản biện
Trong quá trình chuẩn bị cũng như kể cả khi đang thi công dự án có nhiều luồng ý kiến ủng hộ và phản đối dự án Quan Chánh Bố cũng là điều dễ hiểu vì đây là dự án khá phức tạp tùy thuộc vào nhận thức, góc nhìn của mỗi người.
Mới đây, ngày 27/10/2013 GS Nguyễn Ngọc Trân viết bài “Đừng để đất nước đến nguy cơ vỡ nợ” chủ yếu bàn về hiệu quả đầu tư, trong đó có đoạn đề cập đến dự án Quan Chánh Bố như sau: “Thời sự nhất là dự án luồng hàng hải cho tàu trọng tải vào sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố. Tổng dự toán lúc được khởi công tháng 11-2007 khoảng 3.150 tỉ đồng, nay năm 2013 được nâng lên 10.320 tỉ đồng. Cần nhấn mạnh thêm là dự án này đã bị Ngân hàng Thế giới từ chối cho vay 200 triệu USD vì lý do khả thi không bảo đảm trước sóng, triều và biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học cũng đã cảnh báo. Bất chấp, dự án vẫn được khởi công cuối năm 2007 với vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Nay dự án này được đưa vào diện đầu tư từ trái phiếu chính phủ mà Quốc hội đang bàn để thông qua”, v.v.
Tôi chia sẻ với tâm tư, trăn trở của GS Trân nhưng có thể do khuôn khổ hạn chế của bài báo hoặc do không phải là chuyên gia chuyên sâu về lĩnh vực chỉnh trị sông nên vẫn chưa vạch rõ ra được các “lỗ hổng” vẫn còn tồn tại của dự án Quan Chánh Bố.
Các “lỗ hổng” cần giải đáp
-Dự án chưa xét đến tác động đến môi trường sinh thái do yếu tố tổng hợp của ba dự án liền kề nhau là dự án Quan Chánh Bố, dự án nhiệt điện Duyên Hải, và dự án nạo vét cửa Định An. Đây là tác động tổng hợp, đồng thời diễn biến rất phức tạp, phải xác định một cách định lượng.
-Sự phân chia lưu lượng tại cửa Đại An, là cửa kênh Quan Chánh Bố lấy nước trên bờ trái sông Hậu sẽ diễn biến ra sao? Dự án có đánh giá cho rằng không thay đổi nhiều, nhưng không thuyết phục vì mô hình toán không mô tả được chính xác kết cấu dòng chảy và chuyển động bùn cát ở đây.
-Biến động đường bờ lâu dài ở vùng cửa Kênh Tắt có tác động như thế nào đến khu Du lịch Ba Động và vùng Cửa Định An chưa được nghiên cứu bài bản và khoa học. Bởi vì ở đây, có hai loại luồng tàu song trùng, luồng tàu nhà máy nhiệt điện có đáy -9,0m; luồng tàu sông Hậu có đáy -6,5m.
- Cần bổ sung tính toán việc sạt lở bờ sông Hậu do sóng chạy tàu lớn gây ra sẽ tác động mạnh trên suốt chiều dài từ cửa sông đến Cảng Cần Thơ.
- Chưa xét đến ảnh hưởng của biến động chế độ thủy văn, thủy lực khi trên thượng nguồn Mekong xây dựng các hồ chứa nhà máy thủy điện.
- Cửa Kênh Tắt làm phá vỡ một đoạn đê biển Trà Vinh, việc khép kín tuyến đê chưa được xem xét.
-Báo cáo đã sử dụng gồm 8 phương pháp gồm: Phương pháp đánh giá nhanh; Phương pháp so sánh; Phương pháp mô hình hóa; Phương pháp kế thừa; Phương pháp khảo sát thực địa, đo đạc hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm; Phương pháp điều tra xã hội học và Phương pháp phân tích đánh giá tổng hợp. Đánh giá xâm nhập mặn dùng MIKE11, nhưng mạng lưới sông rất sơ sài. Đánh giá xói bờ, diễn biến đường bờ dùng MIKE 21FM nhưng sau thời gian thi công một đoạn kênh, dừng lại đã bị bồi lấp, các điều kiện đầu vào bị thay đổi chưa được cập nhật bổ sung trong tính toán. Đánh giá lan truyền ô nhiễm dầu, không rõ dùng mô hình gì?, v.v.
Thay cho lời kết
Từ bài học bất cập của dự án Quan Chánh Bố, Bộ Giao thông Vận tải cần phải thức tỉnh, kịp thời dừng lại đánh giá một cách toàn diện từ quy hoạch đến phương án cảng Lạch Huyện kể cả thiết kế cầu Tân Vũ vì tác động đến môi trường của dự án Quan Chánh Bố (22 triệu m3 nạo vét đổ vào vùng trũng, chỉ có 5 triệu m3 đổ ra ngoài khơi xa) chưa nghiêm trọng bằng cảng Lạch Huyện đổ tất cả 40 triệu m3 ra ngoài khơi tác động lớn đến môi trường sinh thái kể cả khu vực di sản thiên nhiên.
Tô Văn Trường
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Vinashin chết, SBIC khai sinh: lộ sáng sự thật gì?
(Kienthuc.net.vn) - Chuyển đổi Vinashin thành SBIC cho thấy mô
hình tập đoàn kinh tế nhà nước thất bại. SBIC sẽ phải gánh khoản nợ
khổng lồ của Vinashin, vậy trả thế nào?
Tập
đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã chính thức bị "khai tử"
để chuyển sang mô hình hoạt động mới, mô hình tổng công ty với tên gọi
là Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là
Shipbuilding Industry Corporation, viết tắt là SBIC).
Trao đổi với Kiến Thức
về việc Vinashin chuyển đổi thành tổng công ty, tiến sĩ Lê Đăng Doanh,
nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương cho biết: Đây là một
bước đi tích cực và đúng đắn trong quá trình tái cơ cấu lại các tập đoàn
kinh tế nhà nước. Vinashin đã chấm dứt mô hình hoạt động tập đoàn không
mang lại hiệu quả lâu nay. Tuy nhiên, việc Vinashin chuyển thành tổng
công ty cũng là sự thừa nhận thất bại trong việc thí điểm mô hình tập
đoàn kinh tế nhà nước.
Tiến sĩ Doanh cho biết, việc chuyển
đổi Vinashin thành tổng công ty sẽ giải quyết được hai vấn đề, một là
năng lực quản trị phù hợp với quá trình chuyển đổi, hai là việc chuyển
đổi cũng tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất định trong tái cơ cấu nợ
của Vinashin. SBIC sẽ phải gánh khoản nợ khổng lồ của Vinashin.
Tuy nhiên, tiến sĩ Doanh cũng cho
rằng, việc chuyển Vinashin thành tổng công ty chỉ là một bước đi quá độ,
bởi vì để cải tổ lại doanh nghiệp nhà nước và các tập đoàn thì đòi hỏi
vấn đề lớn lớn hơn rất nhiều. Muốn SBIC phát triển tốt cần đặt bước đi
đầu tiên là cơ cấu lại tài chính gắn với bộ máy nhân sự cũng như chiến
lược phát triển mới. Từ đó, chuyển giao công nghệ kỹ năng quản lý phù
hợp với chiến lược bộ máy nhân sự mới.
Cũng về vấn đề này, trả lời báo giới,
tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết,
việc Vinashin trở thành tổng công ty là khép lại những đầu tư dàn trải
của đơn vị này, tạo thành một doanh nghiệp nhà nước gọn gàng hơn về quy
mô, chiến lược cũng như cơ cấu nhân sự.
Tiến sĩ Thiên cũng nhìn nhận rằng, mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước không thành công như mong đợi.
Ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện
nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương, cũng nhìn nhận: Việc tái cơ
cấu Vinashin cho thấy, nếu chiến lược tái cấu trúc mà không đúng, càng
kéo dài thời gian thì càng gây khó khăn và tổn thất không cần thiết cho
Nhà nước. Các cơ quan chức năng cần quyết liệt và khẩn trương hơn nữa
trong việc này.
Theo Bộ Giao thông vận tải, SBIC kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Vinashin. Tổng cộng 234 doanh nghiệp trực thuộc Vinashin trước đây sẽ không nằm trong cơ cấu của SBIC hiện nay. SBIC sẽ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Trong đó, SBIC - công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu Nhà nước. SBIC sẽ chỉ hoạt động trong các ngành chính, đó là: đóng, sửa chữa, thiết kế tàu và thiết bị nổi; tái chế và phá dỡ tàu cũ.Về phần Vinashin, nợ của tập đoàn này đã được cơ cấu lại và chậm nhất đến cuối năm 2013 hoặc đầu quý một năm 2014 sẽ hoàn tất. Hiện tại, tổng số nợ của Vinashin khoảng 86.000 tỷ đồng (tương đương với hơn 4 tỷ USD). Tổng số nợ của Vinashin sẽ được phát hành trái phiếu trong nước đợt 1 xấp xỉ 12.000 tỷ đồng (bằng 30% khoản nợ) với lãi suất trái phiếu bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ. Riêng khoản nợ bắt buộc gần 200 triệu USD với các nhà đầu tư nước ngoài đã tái cơ cấu xong thông qua việc mua toàn bộ trái phiếu với giá trị dưới 30%.
Minh Phương
Cận cảnh biệt thự trăm tỉ xây trái phép giữa Thủ đô
(PLXH)-Thành phố phê duyệt cao ốc 23 tầng, nhưng doanh nghiệp ngang nhiên xây biệt thự trăm tỉ trên khu đất này bất chấp cơ quan chức năng có công văn yêu cầu dừng xây dựng
Hôm nay, 3/11, sau 2 ngày phá dỡ, công trình trăm tỉ đồng xây dựng trên ô
đất NO4-X tại phường Dịch Vọng Hâu, quận Cầu Giấy, Hà Nội đã bị tháo dỡ
nhiều hạng mục. Phần tường kiên cố dày khoảng 60cm bao bọc công trình
cũng đã được đơn vị phá dỡ là Cty CP Tập đoàn Phương Bắc kéo sập.
“Biệt thự trăm tỉ” có diện tích hơn 1.700m2, gồm một biệt thự 2 tầng diện tích khoảng 150m2, khối nhà một tầng diện tích 200m2, do Công ty CP Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng (INDECO) làm chủ đầu tư.
“Biệt thự trăm tỉ” có diện tích hơn 1.700m2, gồm một biệt thự 2 tầng diện tích khoảng 150m2, khối nhà một tầng diện tích 200m2, do Công ty CP Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng (INDECO) làm chủ đầu tư.
Chủ nhân thực sự của tòa biệt thự vẫn là một bí ẩn Ảnh: Nam Dũng
Công trình vi phạm trật tự xây dựng bị cưỡng chế theo Quyết định số 17/QĐ-CTUBND ngày 25/3/2013
của Chủ tịch UBND phường Dịch Vọng Hậu, đã được lãnh đạo UBND quận Cầu
Giấy phê duyệt. Từ ngày có QĐ cưỡng chế, phía chủ đầu tư liên tục có đơn
xin hoãn cưỡng chế, để rồi sau đó tiếp tục xây dựng.
Cấm vẫn thi công Ảnh: Nam Dũng
Cơ quan chức năng ở cả 2 cấp UBND phường và quận đã thiếu kiên quyết,
triệt để đối với biệt thự trăm tỉ trái phép này, dẫn đến khi công trình
đã hoàn thiện mới tiến hành việc cưỡng chế.
Ông Nguyễn Quang Hồng, Chủ tịch UBND phường Dịch Vọng Hậu là người trực
tiếp chỉ đạo việc cưỡng chế. Ngoài ra còn có một lãnh đạo UBND quận Cầu
Giấy có mặt tại buổi cưỡng chế để đảm bảo đúng quy trình, quy định.
Cty Tập đoàn Phương Bắc đang phá dỡ tòa biệt thự trái phép
Ảnh: Nam Dũng
Lãnh đạo công an phường Dịch Vọng Hậu cho biết, đã bố trí rất nhiều cảnh
sát đảm bảo ANTT tuyệt đối trong thời gian diễn ra cưỡng chế.
“Biệt thự trăm tỉ” xây dựng trái phép trên khu đất thuộc dự án đã được phê duyệt theo Quyết định số 1537/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội, để thực hiện dự án đầu tư xây dựng tòa nhà hỗn hợp CARARY TOWER văn phòng kết hợp nhà ở cao 23 tầng.
Điều đáng nói, dù chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính và chưa được cấp phép xây dựng nhưng tháng 11/2012, công ty đã khởi công xây dựng hai công trình nhà ở thấp tầng. UBND phường Dịch Vọng Hậu đã nhiều lần ra văn bản đình chỉ nhưng Công ty INDECO vẫn trì hoãn và cố tình vi phạm. Ngày 25/3/2013, Chủ tịch UBND phường Dịch Vọng Hậu đã ký Quyết định số 17, về việc cưỡng chế công trình vi phạm TTXD của Công ty INDECO.
Quang Khởi“Biệt thự trăm tỉ” xây dựng trái phép trên khu đất thuộc dự án đã được phê duyệt theo Quyết định số 1537/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội, để thực hiện dự án đầu tư xây dựng tòa nhà hỗn hợp CARARY TOWER văn phòng kết hợp nhà ở cao 23 tầng.
Điều đáng nói, dù chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính và chưa được cấp phép xây dựng nhưng tháng 11/2012, công ty đã khởi công xây dựng hai công trình nhà ở thấp tầng. UBND phường Dịch Vọng Hậu đã nhiều lần ra văn bản đình chỉ nhưng Công ty INDECO vẫn trì hoãn và cố tình vi phạm. Ngày 25/3/2013, Chủ tịch UBND phường Dịch Vọng Hậu đã ký Quyết định số 17, về việc cưỡng chế công trình vi phạm TTXD của Công ty INDECO.
Bình chọn Lăng Hồ Chí Minh – 1 trong 10 công trình xấu nhất
Ho Chi Minh Mausoleum, Hanoi, Vietnam [wikimedia.org] (Ảnh trên trang China.org |
Đó là sự bình chọn của trang mạng China.org.
Theo đó, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh đứng ở vị trí thứ 5 trong 10 công
trình xấu xí nhất. Công trình này, được các nhà bình chọn cho là “vụng
về”. Có vẻ như ý tưởng kiến trúc muốn kết hợp dáng dấp ngôi đình ở Việt
Nam với 1 bông hoa sen nhưng tác phẩm này trông giống như một nhà vệ
sinh công cộng thời La Mã cổ đại.
Lời bình trong đó cũng nhắc lại ý nguyện chôn cất của chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản di chúc và lăng tẩm này đi ngược lại di chúc của người quá cố.
Trong số 10 công trình xấu nhất có sự góp mặt của Brazil, Trung Quốc, Mỹ, Anh, Séc, Romania, Tiểu vương quốc Ả Rập thông nhất và Nam Triều Tiên.
Lăng Hồ Chủ tịch được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, trên diện tích rộng hơn 2ha.
Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975. Lăng xây dựng theo thiết kế cũng như sự trợ giúp kỹ thuật của Liên Xô. Lăng gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét.
Trong di chúc, Hồ Chí Minh muốn được hỏa táng và đặt tro tại ba miền đất nước. Tuy nhiên, Bộ Chính trị khi đó, với lý do “theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân”, quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chí Minh để sau này “người dân cả nước, nhất là người dân miền Nam, khách quốc tế có thể tới viếng”.
Gần đây dấy lên những tránh cãi về sự tốn kém của lăng, nhất là sự cần thiết của nó. Từ nhiều năm nay nhà nước duy trì bộ Tư lệnh Lăng và điện dùng cho lăng bằng cả điện cho một huyện miền núi. Tuy nhiên những tranh cãi này vẫn mang tính ‘ngoài luồng’. Về mặt chính thống, lăng Hồ Chí Minh là điều cấm kỵ và tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn được phát động học tập thường xuyên suốt 3 miền đất nước.
© Đàn Chim Việt
Định mệnh xoắn lấy hai gia đình Ngô Đình Diệm và Võ Nguyên Giáp
Bố của ông Võ Nguyên Giáp là cụ Võ Nghiễm chịu nhiều ơn của gia đình cụ Ngô Đình Khả, bố của ông Ngô Đình Diệm.
Ít ai để ý là cháu ruột của ông Võ Nguyên Giáp (kêu ông Giáp bằng chú) là
đương kim giám mục Công giáo ở Nha Trang, là giám mục Giuse Võ Đức
Minh. Thân phụ của giám mục Võ Đức Minh là anh ruột của ông Võ Nguyên
Giáp, bố mẹ của giám mục Võ Đức Minh đều theo Công giáo và cư ngụ ở miền
Nam sau 1954. Không rõ là giám mục Võ Đức Minh có về Hà nội viếng tang
chú mình là ông Võ Nguyên Giáp vừa qua hay không?
Cô ruột của giám mục Giuse Võ Đức
Minh là vợ của trung tướng VNCH là ông Nguyễn Ngọc Lễ. Bà theo Công giáo
và sống tại miền Nam trước 1975, qua đời tại Mỹ (bà và chồng rời Việt
Nam trong biến cố 30/4/1975). Bà cô ruột này là em gái của ông Giáp lẫn
bố của giám mục Giuse Võ Đức Minh.
Kể ra thì gia đình ông Võ Nguyên Giáp chịu ơn gia đình ông Ngô Đình
Diệm nhiều. Bố ông Giáp là cụ Võ Nghiễm khi bị Pháp bắt trong tù thì
được ông Ngô Đình Cẩn (em trai út của cụ Diệm) giúp thăm nuôi, khi cụ Võ
Nghiễm qua đời thì cũng do ông Ngô Đình Cẩn đứng ra lo việc an táng.
Lúc cụ Võ Nghiễm còn sống thì được gia đình cụ Ngô Đình Khả mua ruộng
vườn giao cho ông Võ Nghiễm trông coi , canh tác và nộp tô.
Nếu tổng thống Ngô Đình Diệm có cháu ruột (kêu bằng cậu) làm đến
chức hồng y bên Công giáo là hồng y Nguyễn Văn Thuận, thì ông Võ Nguyên
Giáp cũng có cháu ruột (kêu bằng chú) làm tới chức giám mục bên Công
giáo là giám mục Võ Đức Minh (đang ở Nha Trang) đã nói bên trên.- Ông
Giáp và ông Diệm đều có tuổi xấp xỉ nhau, đều ở cùng làng cùng huyện tại
Quảng Bình. Cả 2 đều nắm chức vụ cao phía Cộng sản và phía Quốc gia
Cộng hòa.
Chuyện éo le là giám mục Giuse Võ Đức Minh (cháu ông Giáp) cũng
chính là người qua Vatican để làm chứng việc phong thánh cho hồng y
Nguyễn Văn Thuận (cháu ông Diệm) ngày 5/7/2013 vừa qua."
Đức Giám mục Nha Trang, Giu Se Võ Đức Minh
Nguyêt Đồng Xoài
(Blog Lữ Thứ)
Dựng tượng Phật Quan Âm... bồng súng (đúng là Mạt Pháp)
SGTT.VN - Tại một hồ nước trên cánh đồng thuộc xã Đại Cường (Đại Lộc,
Quảng Nam) có một pho tượng cô du kích đầu đội mũ tai bèo, vai mang
súng. Bức tượng khi xây có thể là thạch cao trắng, nhưng bây giờ, người
ta thấy đã loang lổ nhiều mảng đen.
Bức tượng cô du kích đứng trên...toà sen trong hồ nước tại xã Đại Cường, Đại Lộc, Quảng Nam. |
Trong hồ nước, nông dân làm chuồng nuôi vịt. Qua mấy ngày mưa lũ, đàn
vịt không còn, chỉ còn lại cái chuồng xiêu vẹo tả tơi. Một bác nông dân
vác cuốc đi ngang dừng lại góp chuyện: “Mấy tháng trước, hồ nước sạch sẽ
lắm, không ai dám thả vịt, thả cá, nước trong vắt. Nhưng từ khi thay
Phật bà bằng cô du kích thì ra như ri đây”. Phật Quan Âm? Tôi ngạc nhiên
và nhìn kỹ thì thấy có điều lạ là cô du kích này đứng trên... toà sen.
Bác nông dân này nói: “Hồi trước, bà con chúng tôi quyên góp tiền và xây
ở đây một tượng Phật bà. Được sáu tháng thì chính quyền không cho để
tượng nữa, đòi đập. Ông M., người phát động xây tượng, sợ đập thì uổng
phí mới kêu thợ sửa tượng lại thành cô du kích”. Theo bác nông dân này,
trước kia, đây là bức tượng Phật Quan Âm trắng tinh, ngự trên toà sen,
với tà áo choàng trắng bay phất phơ, một tay cầm bình cam lồ, một tay
cầm nhành dương. Thế nhưng, sau đó, người ta đã phải cắt áo choàng đi,
đội lên đầu tượng một mũ tai bèo rộng sụp xuống tận trán, bẻ tay cầm hồ
lô và tay cầm nhành dương rồi đặt vào đó một cây súng trường.
Tôi đến nhà ông M., chỉ cách bức tượng vài trăm mét. Ông M. nói: “Hồ
nước trước kia là đám ruộng. Tôi đề xuất ý tưởng và được huyện hưởng ứng
thành lập dự án đào đám ruộng thành hồ nước để lấy nước tưới cho mấy
chục hecta đất màu của thôn. Hồ nước ra đời, vì nó nằm ở đầu cái làng
này, nên để cho hồ nước sạch sẽ, tôi đã vận động bà con quyên góp xây
bức tượng Quan Âm ở giữa hồ. Tôi nghĩ xây bức tượng Phật lên thì cái hồ
nước đó mới sạch vì sẽ không ai dám vứt rác, nuôi cá, thả vịt, cho trâu
dầm dưới đó. Và đúng như vậy, suốt sáu tháng sau, hồ nước vẫn sạch tinh
tươm. Tuy nhiên, đùng một cái, mấy “ổng” không cho đặt tượng nữa”.
“Trước khi xây, anh có xin ý kiến chính quyền không?”, tôi hỏi. “Có chớ,
huyện, xã gì tôi cũng nói. Lúc đó ai cũng vui vẻ, bởi vì có chi trầm
trọng. Thành phố Đà Nẵng, cách đây 20km, người ta xây tượng Phật bà to
gấp mấy lần, xây tượng Phật Như Lai cũng to gấp mấy chục lần, trung
ương, địa phương về, trong nước, ngoài nước đến, mà có ai nói chi đâu.
Còn của tôi, chỉ là tượng Phật ở làng, tôi là cán bộ (ông M., là cán bộ
trung ương vừa nghỉ hưu – NV) chứ có phải ở chùa nào đến, tôn giáo nào
tới đâu”.
bài và ảnh Đoàn Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét