Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

Ngày 04/11/2013 - Con ông cháu cha: Gánh nặng của ngân sách quốc gia?

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI


Ơ, hóa ra chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội chính là Thống đốc Nguyễn Văn Bình!


TRÍCH TỪ BÀI Bao nhiêu đồng phạm giúp “cậu Thủy” lừa hài cốt liệt sĩ?:
Đối tượng thứ hai mà dư luận có quyền nghi ngờ là Ngân hàng Chính sách xã hội và những cán bộ có liên quan của ngân hàng này, vì họ đã tham gia vào các vụ tìm mộ lừa đảo của đối tượng Thúy, còn ngân hàng thì đã “giải ngân” tiền cho nhà tâm linh rởm này.
Luật sư Phạm Hồng Hải cho rằng, theo các quy định pháp luật, không truy tố hình sự tổ chức, tập thể nên không quy kết ngân hàng chính sách tham gia tìm mộ liệt sĩ là đồng phạm với Nguyễn Thanh Thúy trong hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nhưng nếu cơ quan điều tra phát hiện được cá nhân nào trong ngân hàng biết rõ Thúy lừa đảo mà vẫn giúp sức cho hắn lừa các gia đình liệt sĩ, cá nhân đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với vai trò đồng phạm với đối tượng Thúy. Mặt khác, nếu Nguyễn Thanh Thúy gây ra hậu quả nghiêm trọng vì có sự giúp sức của Ngân hàng chính sách, có thể lãnh đạo ngân hàng sẽ bị khởi tố theo tội danh: Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 285 Bộ luật Hình sự.
Ngân hàng chính sách là một tổ chức của Nhà nước, trong vụ việc này dẫu bị lợi dụng hay giúp sức cho Nguyễn Thanh Thúy lừa đảo, lãnh đạo ngân hàng và các cán bộ tham gia cũng sẽ bị xử lý kỷ luật theo Luật Cán bộ công chức.
Có thể ngân hàng chính sách chỉ là nạn nhân của nhà tâm linh lừa đảo Thúy, song đây cũng là bài học cho những cán bộ công chức lạc hậu, mê tín dị đoan.

Dẫn theo tin 247.com:
“Theo cáo buộc của VTV: Sau 4 cuộc liên kết với ngân hàng Chính sách xã hội,chưa đầy 8 tháng, cậu Thủy đã thu tiền công 7,9 tỷ đồng, chưa kể hàng chục vụ lẻ có Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam cùng đi…. Theo nguồn tin của cơ quan này, chính Ngân hàng CSXH địa phương mới là nơi xuất tiền. Và các phó chủ tịch UBND các tỉnh giữ chức trong HĐQT địa phương của ngân hàng.”

Ơ, hóa ra chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội chính là Thống đốc Nguyễn Văn Bình!
Nhìn vào danh sách hội đồng quản trị ngân hàng này mới thấy kỷ lục: các ủy viên gồm 6 thứ trưởng hoặc cấp tương đương của các bộ, ngành…
Chưa hết, ở 63 tỉnh thành mà ngân hàng này có chi nhánh và 618 phòng giao dịch cấp huyện, họ cũng tổ chức sao cho mỗi nơi đều có ban đại diện hội đồng quản trị cũng gồm các quan chức cấp tỉnh và huyện. Biểu sao bộ máy không cồng kềnh, chi phí không cao cho được.
Dù chủ yếu là cho vay các hộ nghèo và các đối tượng chính sách như học sinh, sinh viên, công nhân đi lao động nước ngoài… Ngân hàng Chính sách Xã hội thực chất vẫn là doanh nghiệp. Mà đã là doanh nghiệp thì thành viên hội đồng quản trị hay hội đồng thành viên “không là cán bộ lãnh đạo trong bộ máy nhà nước”, theo quy định của Chính phủ. Thế là thêm một ngoại lệ to đùng.
Lẽ ra ngân hàng cứ được tổ chức một doanh nghiệp bình thường nhưng chính sách cho vay ưu đãi đến một số đối tượng như hộ nghèo, sinh viên gặp khó khăn, doanh nghiệp nhỏ… cứ công khai thật rõ ràng (có thể tốn tiền in tờ giới thiệu, đăng quảng cáo…) Bất kỳ ai thuộc diện được vay đều có thể vay, dựa trên những tiêu chí được công khai, không cần ban bệ duyệt xét gì nữa. Ai bị từ chối không được vay có quyền khiếu nại và được xem xét công minh. Vai trò của Ngân hàng Nhà nước hay Chính phủ là đề ra chính sách cho từng thời kỳ và Ngân hàng Chính sách Xã hội cứ thế thực hiện. Vì sao phải đẻ ra bộ máy cồng kềnh như hiện nay, nghe đâu gần đến 10.000 cán bộ, nhân viên?
THEO FB NGUYỄN VẠN PHÚ

Con ông cháu cha: Gánh nặng của ngân sách quốc gia?

COCC

Cùng với ngân sách Chính phủ gặp nhiều khó khăn, cân đối thu chi căng thẳng, dù kiến nghị giảm lương 100.000 đồng đối với mỗi cán bộ công chức đã bị Thủ tướng bác bỏ, song ít nhiều những động thái này cho thấy túi tiền quốc gia đang nhiều eo hẹp, trong đó, nhân tố gánh nặng công chức khiến nhiều người lo lắng.

Dư 30% số công chức

Với nhận định của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cách đây không lâu: “có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp ô về không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào”, đã ít nhiều cho thấy thực trạng cồng kềnh và trì trệ của giới công chức Việt Nam. Nếu đối chiếu con số này với một phân tích khác của nguyên Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam rằng: “cứ hình dung nếu ngân sách thu 100 đồng…có 65% chi cho thường xuyên, trong số này khoảng một nửa là chi lương cho công chức, viên chức”, thì mới thấy một lượng ngân sách nhà nước đã bị lãng phí ra sao.
Hãy khoan bàn tới các con số cụ thể của từng bộ ngành hay các cấp tỉnh thành, tính đến hết năm 2012, Việt Nam có trên 2,2 triệu công chức viên. Theo khái niệm của Luật cán bộ, họ là các đối tượng thuộc cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị hay xã hội làm việc trên khắp 63 tỉnh thành Việt Nam.
Bây giờ người ta nói nhiều đến chuyện tinh giản biên chế, nhưng sẽ dẫn đến những khó khăn trong việc sửa luật, nghị định rồi thông tư, điều này rất là khó.
-TS Vũ Ngọc Xuân
Vẫn biết mọi so sánh là khập khiễng, nhưng thử làm một phép tính: Hoa Kỳ có trên 310 triệu dân, số công viên chức quản lý khoảng 2,2 triệu người, trong khi Việt Nam có dân số chưa bằng 1/3 nhưng số công viên chức cũng xấp xỉ, chưa kể xét về địa lý Việt Nam lại nhỏ chưa bằng 1/10 Hoa Kỳ… Những con số biết nói này cho thấy Việt Nam đang gặp một trở ngại lớn về hiệu quả làm việc của đội ngũ công chức… phải chăng túi tiền quốc gia eo hẹp vì lượng công chức quá đông, quá nhiều? Câu hỏi này của dư luận hẳn không phải là không có cơ sở.
Giải thích về hiện tượng trên, T.S Vũ Ngọc Xuân, giảng viên chính khoa Kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho chúng tôi biết:
“Về mặt thể chế Việt Nam có mô hình giống với Trung Quốc, công chức viên chức mang tính chất là gắn bó suốt cuộc đời. Cho nên thu nhập của công chức ở Việt Nam thấp, một mặt là do cơ chế của Việt Nam là kinh tế thị trường nhưng định hướng xã hội chủ nghĩa. Về yếu tố con người, để sa thải người lao động thì luật pháp không cho phép mặc dù có một số trường hợp nhưng rất khó để vận dụng. Vì thế, bây giờ người ta nói nhiều đến chuyện tinh giản biên chế, nhưng sẽ dẫn đến những khó khăn trong việc sửa luật, nghị định rồi thông tư, điều này rất là khó.”

cong-chuc-1-250
Công chức làm việc trong một cơ quan hành chính công ở Đà Nẵng, ảnh minh họa chụp trước đây. Courtesy LĐ.

Vấn đề mà T.S Vũ Ngọc Xuân phân tích chính do cơ chế và luật định của “định hướng xã hội chủ nghĩa” là những rào cản khiến việc sa thải công chức tại Việt Nam không dễ dàng… chưa kể những chuyện chưa nói ra ai cũng biết là một lượng lớn thành phần này lại nằm ở những vị trí được xem là “dễ chấm mút,” là con ông cháu cha hay có các mối quan hệ chằng chịt với giới lãnh đạo… vì thế không phải ngẫu nhiên mà bản thân Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng từng thừa nhận “chạy này, chạy kia… khâu nào cũng có.”
Để có góc nhìn của người trong cuộc, chúng tôi trao đổi với ông Trương Văn Quảng, một cán bộ phụ trách nhân sự ở một bộ tại Hà Nội, ông cho biết còn rất nhiều bất cập không chỉ ở khâu cuối sa thải, mà bắt nguồn ngay từ khâu đầu vào tuyển dụng công chức ở Việt Nam:
“Khi tuyển dụng những người mới vào làm thì năng lực còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm… nhưng do mối quan hệ cấp trên cấp dưới, do chạy chọt hay nể nang nhau nhưng cứ tuyển người vào làm, nên hiệu quả công việc trong quá trình triển khai thực tế gặp rất nhiều khó khăn, nên không đáp ứng được nhu cầu công việc. Có bức xúc trong vấn đề tuyển dụng cán bộ ngay từ khâu đầu vào.
Đáng lẽ giải quyết công việc nhanh gọn nhưng do cơ chế, chính sách văn bản chồng chéo, thủ tục hành chính cồng kềnh, số lượng người ngồi chơi xơi nước hơi bị nhiều, điều đó làm cản trở công việc.”

Làm ít, thưởng nhiều

Không chỉ những đối tượng được cho là “ngồi chơi xơi nước hơi bị nhiều” mà điểm đáng chú ý là khi có chế độ khen thưởng, tăng lương hay nhận hưởng các quyền lợi thì thường những cán bộ công chức này lại đứng đầu danh sách xét duyệt, ông Quảng cho biết tiếp:
Vấn đề tăng lương hay sắp xếp tổ chức công việc gặp nhiều khó khăn bởi do những quan hệ cấp trên cấp dưới, nể nang đâm ra không đi thẳng vào năng lực cán bộ.
-Ô. Trương Văn Quảng
“Khi họ đã làm việc thì vấn đề tăng lương hay sắp xếp tổ chức công việc gặp nhiều khó khăn bởi do những quan hệ cấp trên cấp dưới, nể nang đâm ra không đi thẳng vào năng lực cán bộ, đây là thực trạng trong bộ máy hành chính sự nghiệp của các bộ ngành hay thành phố hay các cơ sở của các tỉnh.”
Ngoài ra, ông Quảng còn cho biết thêm rằng, bởi nhiều khi trình độ của người quản lý có hạn, họ cần nhận vào tổ chức mình những thành phần “tay chân” để coi như có những người hậu thuẫn anh em, luôn đứng ra ủng hộ mỗi khi bầu cử, bỏ phiếu… Nghiễm nhiên thành phần đó là những kẻ ngồi chơi xơi nước, đi muộn về sớm, ăn cắp giờ công, đến nơi làm việc chỉ để lên mạng mua sắm, facebook, hết giờ về đi nhậu… phải chăng vì thế Việt Nam nghèo nhưng tỉ lệ người dùng internet thuộc diện cao nhất trên thế giới? và Việt Nam cũng trở thành quốc gia tiêu thụ hàng đầu thế giới 2,6 tỉ lít bia mỗi năm?
Nếu nhìn vào gốc gác vấn đề, những đối tượng cán bộ công chức là những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, mà ngân sách nhà nước là tiền thuế của dân. Quay lại chuyện 30% công chức “sáng cắp ô đi tối cắp ô về” nghĩa rằng chúng ta đang có chừng hơn 700.000 cán bộ dôi dư, nhân với con số trung bình 2 triệu đồng/ tháng, nghĩa là, mỗi năm Việt Nam lãng phí khoảng 17.000 tỷ đồng để chi trả cho bộ máy công chức nhà nước.
Số tiền này được chắt chiu từ mồ hôi công sức của những người nông dân chân lấm tay bùn, bán mặt cho đất bán lưng cho trời, của những người công nhân vất vả trong các xưởng may nóng nực…họ đóng thuế để cho những công chức ngồi hưởng thụ trong các phòng điều hòa mát lạnh. Phải chăng nỗi nhức nhối cho vấn đề bội chi ngân sách hay túi tiền quốc gia eo hẹp mà Quốc hội đang đau đầu đã có lời giải đáp?
Hẳn câu hỏi mà quý vị đang đặt ra là làm sao để loại bỏ những thành phần “ăn cơm chúa múa tối ngày”này! Chắc chắn không dễ dàng, bởi họ đã có một hệ thống dày đặc những văn bản pháp lý đứng ra bảo vệ, họ có một lớp quan hệ thần thế đứng ra bao bọc. Chỉ khi nào cái tâm của nhà quản lý, của các cấp lãnh đạo thực sự nghĩ đến lợi ích chung của toàn xã hội thì việc chọn lọc và loại bỏ những đối tượng trên mới có thể trở thành sự thật…
THEO RFA

Ngành thuế xả xì choét cho toàn dân



Ngành thuế, chỉ khác lâm tặc ở chỗ họ cưa bằng răng?
Nghịch lý của cái ngành nắm “nguồn thu chủ yếu của ngân sách quốc gia” hôm qua đã được ĐBQH Hưng Yên Đặng Ngọc Quỳnh nói tới trước nghị trường, rằng “Truy thu thì chậm mà hoàn thuế thì nhanh”.
Để minh chứng, vị ĐBQH, đương nhiệm Giám đốc Sở KH và ĐT nêu ra các con số:
Đến cuối tháng 8.2013, ngành thuế mới truy thu được hơn 17 ngàn tỷ (36% tổng thuế nợ đọng) của năm…2012. Năm 2013 tất nhiên chưa tính.
Thu thuế thì thấp, thì chậm, nhưng hoàn thuế nhanh như thế lắp động cơ siêu xe khi “đến 14.10 hoàn thuế đạt 70/71 ngàn tỷ đồng kế hoạch”. Thậm chí 2011, kế hoạch hoàn thuế 80 ngàn tỷ, thực hoàn 110 ngàn tỷ.
Ông Quỳnh đã tuyệt đối đúng khi coi đây là một khoản “nợ xấu”. Ông Quỳnh cũng không sai khi so sánh “Trong lĩnh vực nợ xấu của ngân hàng nhiều cán bộ và những sai phạm đã được xử lý nhưng trong nợ thuế thì xử lý còn ít”.
Có thể, câu chuyện thuế mà ông Quỳnh nói tới phần nào phản ánh cái khó của DN, những “chiến sĩ xung kích trên mặt trận kinh tế”. Nhưng nó còn hàm chứa một khía cạnh khác. Ấy là sự mất cân bằng trong vấn đề lợi ích. Những con số không nói dối.
Chẳng phải là lợi ích cá nhân đang được chăm bẵm nhiều hơn lợi ích toàn dân!
Ngay trong phiên họp Chính phủ tháng trước, vấn đề “cưa đôi thuế” đã được Bộ trưởng Đinh La Thăng nhắc tới. Nhưng ngay hôm sau, Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội phản pháo: “Tôi là người rất bức xúc khi sáng ngủ dậy nghe thấy thông tin Bộ trưởng Thăng phát biểu. Tôi đã điện ngay cho Bộ trưởng Dũng (Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng) hỏi tại sao lại có chuyện như vậy?”. Và ông Cục trưởng khẳng định “làm gì có chuyện đó” vì ngành thuế có “cơ chế giám sát đặc biệt” và đặc biệt là “thư ngỏ” trực tiếp gửi cho các DN.
Thực ra câu chuyện cưa đôi thuế không phải bây giờ mới có, cũng không phải chờ đến lúc Bộ trưởng Thăng nói công khai trong phiên họp chính phủ người dân mới biết.
Nhớ khi Luật Quản lý thuế được đưa ra Quốc hội vào ngày 11.8.2006, ĐBQH Lê Minh Hồng đã đưa ra câu chuyện “Xe máy Dream bán 17 triệu đồng, viết hóa đơn 13 triệu đồng”, để nói cực kỳ gay gắt về tình trạng “cơ quan thuế không quản lý được hóa đơn, để diễn ra mua bán hóa đơn lòng vòng, viết hóa đơn không đúng giá trị thực tế. Hóa đơn thanh toán thì lớn hơn giá trị thực, không có người lấy hóa đơn thì ghi giá trị thấp để giảm nghĩa vụ thuế…
Còn Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Ngọc Trân dẫn số liệu điều tra của VCCI trên chính địa bàn Hà Nội cho thấy “74,73% doanh nghiệp được hỏi thừa nhận có thương lượng, “ăn chia” với cán bộ thuế, coi là khâu thiết yếu trong kinh doanh, hai bên cùng có lợi”. Luật thuế sau đó cũng được thông qua, mọi sự vẫn vui vẻ. Và ngay cả bây giờ nữa, sau quả bom mà Bộ trưởng Thăng quăng ra, sau lời phủ nhận chắc như đinh đóng cột của ông Cục trưởng, mọi chuyện lại hòa cả làng. Chỉ ngân sách thì hụt thu chưa từng thấy.
Cũng hôm qua, một quan chức ngành thuế tuyên bố toàn ngành “đang thực hiện ký cam kết “không tham nhũng” trong toàn cán bộ, viên chức”. Ồ, thế là ngoài “thư ngỏ”, giờ ngành thuế có thêm cam kết “không tham nhũng”. Nhân dân có lẽ sẽ phải vỗ tay nhiệt liệt khi ý nghĩa của câu chuyện này là một nụ cười ngoác miệng, có giá trị xả stress, trước móc túi đóng thuế.
THEO ĐÀO TUẤN

MỘT BÀI BÁO CỦA PHAN KHÔI NĂM 1935 VIẾT VỀ NGÔ ĐÌNH DIỆM


MỘT VIỆC RẤT CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÂM THUẬT CỦA SĨ PHU
CÁCH CHỨC VÀ KHAI PHỤC ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
***
            Ngót hai năm, từ hồi Nam triều có sự thay đổi cả việc lẫn người trong các bộ, người ta quen gọi là “cuộc cải cách ngày 2 Mai 1933”, đến nay, những việc do cuộc cải cách ấy làm ra có gì khá hơn trước chăng, − Ấy là một đầu đề tốt lắm, chúng tôi đã chọn để có ngày sẽ viết đến. Hôm nay, từ trong cuộc cải cách ấy chúng tôi lấy ra một việc mà bàn, việc tuy đã nguội, song vừa rồi nhờ một lá Sắc của nhà vua nó trở nên sốt dẻo. [a]
            Chưa nói đến hết thảy những việc trong cuộc cải cách, thoáng qua một cái, chúng tôi thấy hình như cũng chỉ có việc chúng tôi sắp bàn đây là lớn hơn hết, vì nó có ảnh hưởng đến tâm thuật của sĩ phu.
            Việc cách chức và khai phục nguyên hàm ông Ngô Đình Diệm.
***
            Ông Ngô Đình Diệm, năm 1933, vì sao mà bị cách chức? Trong đó có cái cớ chánh và cái cớ phụ. Người ngoài chỉ biết được cái cớ phụ mà thôi, tức như cái điều đăng trên các báo lúc bấy giờ: ông Ngô đã bội lời ước với Triều đình, đem những việc bí mật mình đã hứa giữ mà tuyên bố cùng một nhà báo nào đó.
            Tuy vậy, chỉ một cớ phụ ấy thôi, ông không đến nỗi bị như thế. Phải có cái cớ chánh, chính bởi cớ này mà ông từ chức Thượng thơ, rồi mới nhân cái lỗi bội ước là cái lỗi nhỏ mà bị cách chức.
            Nếu cái cớ phụ là sự bội ước đã là cái lỗi nhỏ không đủ cách chức ông Ngô Đình Diệm được, vậy thì sự cách chức ông ấy, ta có thể nói được rằng trực tiếp bởi cái cớ chánh gây ra.
            Cái cớ chánh, từ bấy đến giờ, Triều đình giữ bí mật, ngoại gian không có ai biết được cả. Không biết là không biết cho tường tế, chứ người ta đoán phỏng rằng vì “chánh kiến bất đồng” hay là vì “trái ý bề trên” thì tưởng cũng cọ bia.[b]
            Chỉ vì một chút chánh kiến bất đồng mà đành phủi áo đứng dậy, bỏ ngôi Thượng thơ, rồi nhân đó đến bị phế truất, ấy thật là cái cao tiết của ông Ngô Đình Diệm, 50 năm nay mới có một người! Nhưng nếu ông chỉ từ chức mà thôi, không bị cách chức, thì cái cao tiết ấy e rồi cũng đến mai một đi mà không ai biết. Cho nên, sự cách chức hồi đó làm cho ông Ngô lẫy tiếng bao nhiêu, càng đáng cho ta để ý bấy nhiêu.
***
            Thật, chúng tôi nói 50 năm nay mới có một người như ông Ngô Đình Diệm, không phải là nói quá. Thì từ triều Thành Thái về sau, hỏi có ông đại thần nào có cái thái độ rắn rỏi lấy một chút không? Chúng tôi thấy lắm kẻ đã già rồi, đôi khi bị quở bị rầy nữa mà cũng chịu khó kiếm đủ cách để giữ lấy ngôi. Dù giống gì người ta cũng cứ lăn vào, còn ai kể tới chánh kiến đồng hay không đồng, hiệp cùng chẳng hiệp? Mà than ôi! Có gì đâu để được gọi là chánh kiến!
            Chỗ miếu đường đã thế nên thảo dã cũng hòa theo. Hầu hết đám người có học ít nhiều chỉ biết lấy phú quý lợi lộc làm cái đích cho đời mình mà không biết nhân cách của mình là đáng trọng. Bởi vậy, trong bức thư ông Phan Châu Trinh đưa cho chánh phủ Pháp hồi đó, ông có nói câu này mà không dè dặt chút nào hết: “Sĩ phu nước Nam, cái lòng liêm sỉ của họ đã mất hết rồi!”
            Trong cái xã hội sĩ phu đó, có sự cách chức ông Ngô Đình Diệm, khác nào một tiếng nổ to, đánh thức dậy hết thảy. Nghe tiếng nổ ấy tất họ phải đi tìm cho biết cái con người Ngô Đình Diệm thế nào. Sau khi biết con người ấy chỉ vì chút chánh kiến bất đồng mà dám vứt bỏ số lương tháng bốn trăm luôn với bộ áo chầu nhị phẩm, ít nữa họ cũng ngó lại con người của họ mà sinh lòng hổ thẹn: sao ông Ngô Đình Diệm dám bỏ đến cái nhị phẩm mà mình lại cúi luồn lạy lục để xin lấy cái cửu phẩm!
            Nó có ảnh hưởng đến tâm thuật sĩ phu là thế. Một viêc rất tốt! Một việc rất có bổ ích cho thế đạo nhân tâm.
***
Bài này không cốt bàn về chánh trị, cho nên trên kia có nói tới chánh kiến bất đồng mà chúng tôi không nói đến bên nào dở bên nào hay. Tuy vậy ta nên biết rằng trong trường chánh trị thường có lúc hai cái chánh sách đồng có giá trị như nhau mà phải lấy cái này bỏ cái kia, ấy là tùy theo hoàn cảnh, tùy theo tình thế. Nếu cái hoàn cảnh ấy đổi đi, cái tình thế ấy không còn nữa, bấy giờ cái chánh sách bị bỏ sẽ được phục lại cái giá trị của nó chưa biết chừng.
            Có lẽ vì đó mà nay ông Ngô Đình Diệm được khai phục nguyên hàm. Sự khai phục này hoặc có hàm một cái ý nghĩa rằng cái chánh kiến của ông Ngô là không phải dở, cũng không phải trái nhau với cái chánh kiến khác đến cực đoan.
            Lại nữa, sự khai phục này cũng rất có ảnh hưởng đến sĩ phu như lần trước. Có nhiều người bình nhật giữ một cái ý kiến nào hay một cái thái độ nào, rủi vì đó thất bại, rồi họ đành bỏ hay đổi cái ý kiến ấy, cái thái độ ấy. Ông Ngô Đình Diệm từ khi thất bại (nói vậy đó thôi) đến nay vẫn ôm luôn lấy cái cao tiết ấy mà không hề sai chạy. Rồi ngày nay tự nhiên ông được trả lại phẩm tước cũ, ngoài sự khấn ba cái tạ ơn, ông chẳng hề tốn một tiếng nói nào với ai. Như thế há chẳng phải bồi đắp thêm cái lòng tự trọng cho mọi người?
            Cải cách! Cải cách! Cải cách mà gặp hồi kinh tế khủng hoảng này, đừng nói không làm, làm mà sổ dự toán không cho phép, thì phỏng còn kết quả gì hay? Tuy vậy, ước gì được nhiều việc như việc đối với ông Ngô Đình Diệm đây, nhà ngôn luận chúng tôi có tiếc gì mà không ca tụng?
            “Sĩ phu liêm sỉ chi đạo táng”, chính câu ông Phan Châu Trinh nói như thế. Con người mất cả liêm sỉ là con người bỏ; huống chi cả một đám người mất cả liêm sỉ, mà còn mong gì được ư?
            Nhờ ông Ngô Đình Diệm vớt lại nhiều ít, nhờ sự cách chức và khai phục ông Ngô Đình Diệm vớt lại nhiều ít, họa may cái lòng liêm sỉ của sĩ phu Việt Nam ngóp ngỏi dậy chăng?
PHAN KHÔI
Nguồn:
Tràng An, Huế, s. 9 (29 Mars 1935), tr. 1.
Chú thích
[a] Tràng an s. 8 (26 Mars 1935, tr. 1) đưa tin Cách viên được khai phục, cho biết ba đạo Sắc ra ngày 20 Mars 1935 khai phục cho một đại thần và hai ông quan đã bị cách từ năm Bảo Đại thứ 8, trong đó, kể từ ngày 20 Mars 1935, ông Ngô Đình Diệm được khai phục nguyên hàm và cho lại các huy chương đã được khi trước, theo đạo Dụ số 23.
[b] cọ bia: gần trúng, gần đúng.
———————————–
Năm 1935, khi Phan Khôi (1887-1959) đang làm Chủ bút báo Tràng An ở Huế, ông có viết bình luận nhân sự kiện Triều đình Huế, dưới thời vua Bảo Đại, đã có 2 quyết định liên quan đến Ngô Đình Diệm: cách chức, sau đó khai phục chức Thượng thư cho ông ta. Trong lời bình luận, Phan Khôi lưu ý đến các phương diện khí tiết của người làm quan và “tâm thuật” của sĩ phu trước các quyết định của triều đình.
Bài này có in trong tập: Phan Khôi, Tác phẩm đăng báo 1935 /Lại Nguyên Ân sưu tầm, biên soạn/ Nxb. Tri Thức, Hà Nội, phát hành tháng 10/2013.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét