Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

Lượm lặt - Gót chân Asin của Trung Quốc ở Đông Nam Á

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Việt Nam, Malaysia tăng cường hợp tác trên biển (PT). KINH TẾ
14 ngân hàng đã được VAMC dọn nợ xấu (VNE/TP). - 70% nợ xấu đã bán cho VAMC “chôn” trong bất động sản (DT).
VĂN HÓA-THỂ THAONguyễn Du – người viết du ký cô độc (TTVH).
Cung Trầm Tưởng (Phan Nguyên).
Áo xưa dù nhầu (SGTT).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Giáo dục: Một nhân quyền cơ bản (NĐT/VNN). XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Đà Nẵng: 11 tàu cá đang ở vùng biển nguy hiểm do bão số 12 (Infonet). - Quảng Ngãi: Hỗ trợ ngư cụ, đóng tàu cho ngư dân Lý Sơn (LĐ).
90 triệu dân, mừng hay lo? (TP). – Dân số Việt Nam cán mốc 90 triệu: Việc làm ở đâu cho “dân số vàng”? (TT).
QUỐC TẾ 
Mỹ tin vào kế hoạch giải giáp vũ khí hóa học ở Syria (TTVH). - Nga cảnh báo hành vi phá hoại Hội nghị Geneva 2 (VOV). - UNICEF kêu gọi tăng cường hỗ trợ trẻ em tị nạn Syria (VOV).

2087. Gót chân Asin của Trung Quốc ở Đông Nam Á

Ease Asia Forum
Tác giả: Benjamin Schreer, ASPI
Người dịch: Huỳnh Phan
01-11-2013
East Asia Summit
Bình luận gần đây về việc Tổng thống Barack Obama hủy bỏ vào phút cuối chuyến đi của ông đến cuộc họp APEC tại Bali và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Brunei phản ánh áp đảo lối suy nghĩ cổ điển ‘tổng bằng không’. Dư luận chung là tính đáng tin của việc Mỹ ‘xoay trục’ đã bị xói mòn nhiều thêm nữa, và rằng Trung Quốc đã sử dụng sự vắng mặt của Obama để củng cố vị trí của mình với các quốc gia ASEAN.
Tuy nhiên, chính trị quốc tế hầu như không theo động lực nhị phân như vậy. Trên thực tế, vì nhiều lý do, mục tiêu của Bắc Kinh nhằm tăng cường vị thế của mình trong khu vực Đông Nam Á với cái giá mà Washington phải chịu rất có nhiều khả năng thất bại. Thứ nhất, các nhà lãnh đạo khu vực đều hiểu rất rõ rằng chuyến đi Đông Nam Á của Tổng thống bị hủy không đồng nghĩa với một sự thay đổi trong chiến lược châu Á của Hoa Kỳ. Các cường quốc khu vực chính như Malaysia và Indonesia thừa nhận việc Obama ở nhà là chuyện bắt buộc. Thay vào đó, Ngoại trưởng John Kerry đã tham dự cả hai cuộc họp và đã đưa ra thông điệp chính mà các nước Đông Nam Á muốn nghe: Mỹ hy vọng Trung Quốc và các nước láng giềng giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trong Biển Đông một cách hòa bình.
Thứ hai, thông điệp này làm lộ gót chân Asin của Trung Quốc ở Đông Nam Á: trong khi các nước ASEAN có tranh chấp đang mong muốn đàm phán, Bắc Kinh lại không sẵn sàng thỏa hiệp về chủ quyền lãnh thổ quá đáng của nước này ở Biển Đông. Tại Brunei, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường không những lặp lại rằng Bắc Kinh có ‘các quyền không thể tranh cãi’ bên trong đường ‘chín đoạn’ mà ông còn cảnh báo các nước không trực tiếp có dính dáng, kể cả Úc và Nhật Bản, phải đứng ngoài các tranh chấp này. Như vậy, Trung Quốc không đạt được nhiều tiến bộ trong việc thuyết phục các nước Đông Nam Á về thiện ý của mình. Nói một cách đơn giản, hành vi quyết đoán của họ trong Biển Đông đã gây ra hao hụt hầu như khó khôi phục về lòng tin giữa Bắc Kinh và các nước ASEAN. Nó cũng mở ra một con đường cho các đấu thủ bên ngoài như Ấn Độ và Nhật Bản tăng cường vai trò an ninh ở Đông Nam Á.
Thứ ba, kết quả là một số quốc gia Đông Nam Á tỏ dấu hiệu về hành vi ‘cân bằng bên trong’ và ‘bên ngoài’ chống lại Trung Quốc. Với hậu thuẫn chủ yếu của Nga, Việt Nam đang phát triển các thành phần khả năng ‘chống tiếp cận/ từ chối khu vực’ (anti-access/area-denial – A2/AD) để bù vào việc tăng cường lực lượng biển trong khu vực của Trung Quốc. Sau nhiều thập kỷ lo lắng về vấn đề an ninh nội bộ, Philippines đang cố gắng xây dựng một vị thế ‘phòng thủ đáng tin tối thiểu’ chống Trung Quốc. Những nước khác rõ ràng đang tìm cách che chắn khả năng có căng thẳng nhiều hơn ở Biển Đông. Chẳng hạn, Singapore mời Mỹ triển khai bốn tàu chiến ven biển. Họ cũng có khả năng chọn máy bay Joint Strike Fighter làm máy bay chiến đấu kế tiếp của mình, điều này sẽ tăng cường việc hợp tác quân sự với Mỹ.
Thứ tư, các diễn giải cho rằng sự vắng mặt của Obama là bằng chứng cho sự thiếu chuyên tâm về tái cân bằng là có vấn đề. Có hai lập luận chính thường được đưa ra. Một là Washington đang quá bận rộn với Trung Đông và hai là Hoa Kỳ không còn tiền để tài trợ cho việc chuyển trục về châu Á – Thái Bình Dương của Lầu Năm Góc. Lập luận đầu không nhận thấy được rằng Mỹ vẫn còn là một cường quốc toàn cầu với trách nhiệm toàn cầu – đơn giản là vì phát biểu gần đây của ông Obama trước Đại hội đồng LHQ đề cập quá ít về châu Á – Thái Bình Dương so với Trung Đông không có nghĩa là Mỹ đột nhiên thiếu quan tâm đối với châu Á.
Lập luận thứ hai cũng không thuyết phục. Mặc dù có sức ép lên ngân sách quốc phòng của Mỹ, Lầu Năm Góc vẫn tiếp tục chuyển các hệ thống quân sự quan trọng tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hồi đầu tháng 10, các quan chức Mỹ đã thông báo rằng Hoa Kỳ sẽ triển khai máy bay dọ thám không người lái Global Hawk đến Nhật Bản vào đầu năm 2014. Và vào năm 2017 thủy quân lục chiến sẽ bắt đầu triển khai F – 35B tới Nhật Bản, đánh dấu sự triển khai máy bay chiến đấu Joint Strike lần đầu bên ngoài nước Mỹ. Ngoài ra, Thủy quân Lục chiến Mỹ đang xây dựng một căn cứ chỉ huy cao cấp mới trên đảo Palawan ở Philippines để giám sát Biển Đông. Đường băng trên đảo sẽ được nâng cấp để có thể phục vụ việc không vận chiến lược của Mỹ (và có khả năng cho máy bay chiến đấu). Nói cách khác, Philippines là bước mới nhất trong chiến lược của Mỹ để tăng cường sự hiện diện luân phiên của thủy quân lục chiến trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, làm phức tạp đáng kể kế hoạch hoạt động quân sự của Trung Quốc.
Cuối cùng, các đồng minh của Mỹ có vẻ sẵn sàng gánh vác nhiều hơn để hậu thuẫn việc xoay trục của Mỹ. Úc là một ví dụ. Thủ tướng Abbott vừa công bố quyết định của Chính phủ Úc chia sẻ chi phí tài chính cho sự hiện diện tăng cường của Thuỷ quân Lục chiến Mỹ ở Bắc Úc. Đồng thời, cách tiếp cận nồng nhiệt của ông với Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật Bản – đồng minh châu Á quan trọng khác của Mỹ – tại hội nghị thượng đỉnh, bao gồm việc thừa nhận rằng Tokyo cần phải đóng vai trò an ninh khu vực tích cực hơn, đã làm ông nhận lãnh nhiều nhận xét gay gắt tại Bắc Kinh.
Tất nhiên, điều này không có nghĩa là Úc, các đồng minh và đối tác Đông Nam Á của Mỹ hiện nay đang trong tiến trình chống Trung Quốc. Nhưng họ có một lợi ích cốt lõi trong việc duy trì sự hiện diện của Mỹ trong khu vực và có nhận thức sâu sắc về thời điểm bước vào vị trí. Trung Quốc còn quá xa mới tới chỗ làm suy sụp vị thế của Mỹ ở Đông Nam Á.
Benjamin Schreer là một nhà phân tích cấp cao tại Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI).

2088. AI CẬP: CUỘC CÁCH MẠNG NÚP BÓNG CÁC QUÂN NHÂN

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Năm, ngày 30/10/2013
(Báo Le Monde dipiomatiqne – số tháng 8/2013)
Một cuộc đảo chính hay là cuộc nổi dậy của dân chúng? Một giai đoạn mới của cuộc cách mạng chăng? Làm thế nào để gọi tên phong trào chống Mohamed Morsi hàng loạt sau đó là việc phê truẩt vị tổng thống dân cử đầu tiên được bầu một cách dân chủ của Ai Cập ngày 30/6 vừa qua? Cho dù Anh em Hồi giáo có một trách nhiệm nặng nề trong thất bại của họ thì cái bóng của các quân nhân và chế độ cũ vẫn ẩn hiện đằng sau những người biểu tình.
Tất nhiên, người ta có thể ngạc nhiên khi thấy một nguồn tin quân sự chứng thực rằng 14 triệu người Ai Cập (con số đôi khi ước tính tới 33 triệu) đã xuống đường ngày 30/6/2013 và quân đội đã cung cấp cho các phương tiện thông tin đại chúng những bức ảnh được chụp từ các máy bay để xác nhận lời nói của họ. Tất nhiên, người ta có thể tự hỏi các quan chức của Bộ Nội vụ hoan nghênh những cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử Ai Cập từ khi nào vậy. Tất nhiên, người ta có thể đôi chút hoài nghi về con số 15, thậm chí 22 triệu chữ ký mà phong trào Tamarod (“Nổi dậy”) nhận được đòi Tổng thống Mohamed Morsi từ chức, và buồn cười khi một nhà “triết học Ai Cập” cam đoan rằng những chữ ký đó “đã được Tòa án Hiến pháp Tối cao đếm lại”.
Dù sao, trong ngày 30/6 vừa qua, Ai Cập đã sống trong sự huy động mãnh liệt nhất kể từ tháng 1 và tháng 2 năm 2011. Đông đảo người dân Ai Cập đã muốn nhắc lại những đòi hỏi của họ về phẩm giá, quyền tự do và sự công bằng xã hội. Họ muốn khẳng định sự bác bỏ của mình đối với chính sách do ông Morsi tiến hành và với tổ chức mà ông này đại diện là Anh em Hồi giáo.
Được thành lập năm 1928, tổ chức này đã trải qua một thế kỷ 20 đầy sóng gió. Lịch sử của nó được đánh dấu bằng những sự đàn áp, các vụ bắt bớ và tra tấn. Tuy nhiên, mỗi khi có cơ hội, tổ chức này lại giành được những thắng lợi bầu cử quan trọng, dù đó là bầu cử các cơ quan lập pháp hay các hội nghề nghiệp (kỹ sư, bác sĩ, luật sư,v.v. .) Trong suốt hàng thập kỷ, khẩu hiệu của họ vẫn là “Đạo Hồi là giải pháp”, mạng lưới đoàn kết và sự sả thân của các chiến binh của họ đã tạo cho họ một ảnh hưởng đáng kể, và đảm bảo cho họ một đa số trong các cuộc bầu cử quốc hội tự do (cuối năm 2011 — đầu năm 2012), với sự tham gia chưa từng có của 30 triệu người Ai Cập. Ngoài nòng cốt là những người ủng hộ họ, nhiều cử tri đã muốn đem lại một cơ may cho tổ chức do Hassan Al-Banna sáng lập.
“Người ta đã thử tất cả. Người ta đã thử lập quốc vương, không ổn. Rồi người ta đã thử xây dựng chủ nghĩa xã hội với (Gamal Abdel) Nasser, và ngay cả vào lúc cao điểm của chủ nghĩa xã hội, vẫn còn có những ông lớn nắm quân đội và các cơ quan tình báo. Sau đó, người ta đã thử đứng trung lập, rồi chủ nghĩa tư bản… Và cũng không ổn. Có lẽ giờ đây người ta thử nghiệm với Anh em Hồi giáo xem có được không. Dù sao đi nữa ngươi ta cung chẳng có gì để mất. ’’ Trong một câu chuyện phiếm về nhưng nỗi gian truân của mình để vượt qua những tăc nghẽn giao thông ở Cairo trước cuộc cách mạng, nhà văn Khaled Al-Khamissi đã nhắc đến lời bình luận này của một người lái xe taxi. Vào mùa Xuân 2013, nhà báo thích những câu chuyện tâm sự của nhũng người lái xe này đã nghe một bình luận khác: Tổ chức Anh em Hồi giáo, “cũng không ổn”.
Điều mà sự đàn áp không thể làm được, thì hai năm rưỡi sinh hoạt công cộng và một cuộc tranh luận đa chiều, cởi mở hơn và thường là những cuộc bút chiến, đã thực hiện thành công: bị phơi bầy dưới ánh sáng va trước sự phản biện: các thành viên Anh em Hồi giáo đã phải rút lui một cách không thể cưỡng lại được.
Bị cô lập, Tổng thống Morsi đã tự hại mình
Từ nhiều tháng nay, các cuộc bầu cử đã xác nhận sự rút lui này. Trong vòng một của cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 5/2012, ông Morsi chỉ giành được một phần tư số phiếu; và chỉ đạt được đa số ở vòng hai nhờ vào số phiếu của những người tẩy chay đối thủ của ông, tướng Ahmed Chafik, ứng cử viên chính thức của chế độ cũ. Trong giai đoạn vài tháng được chiếu cố, tổng thống đã có thể nhẹ nhàng loại bỏ được Hội đồng tối cao các lực lượng vũ trang (SCAFX chịu trách nhiệm về sự chuyên tiếp tai hại sau khi Hosni Mubarak sụp đổ và về các cuộc đàn áp đầy bạo lực trong đó có cuộc đàn áp hồi tháng 10/2011 chống một cuộc biêu tình hòa bình thể hiện tình đoàn kết với người Copt. Ngay sau đó ông và tổ chức của ông đã mất uy tín, và điểm số của họ đã sụt giảm trong các cuộc bầu cử của sinh viên cũng như của các nghiệp đoàn nhà báo và dược sĩ.
Có nhiều lời giải thích về thất bại này và tất cả đều không thuộc phạm vi trách nhiệm của Anh em hồi giáo, về cơ bản, tổ chức này đã không thể thích ứng với ván bài chính trị đa nguyên mới, thoát ra khỏi thứ văn hóa chui lủi của họ, đế trở thành một đảng chính trị và thành lập các liên minh. Tất nhiên, họ đã lập ra Đảng Tự do và Công lý nhưng đảng này vân hoàn toàn nằm dưới sự chỉ đạo của Anh em Hồi giáo. Thuật lại các cuộc đàm phán của mình với Đảng Tự do và Công lý, một lãnh đạo của Đảng Xã hội Dân chủ cho biết cuộc họp thường xuyên phải dừng lại để những người thương lượng phía bên kia có thể xin ý kiến của Anh em Hồi giáo.
Từ nhừng năm 1990, buộc phải chấp nhận các khái niệm về chế độ dân chủ và quyền tối cao của nhân dân, tổ chức Anh em Hồi giáo, dưới sức ép của sự đàn áp tiếp theo sau những thắng lợi của họ trong cuộc bầu cử quốc hội năm 2005, lại một lần nữa thu mình lại. Trong đại hội của họ, năm 2009, cánh bảo thủ nhất do doanh nhân Khairat AL-Shater lãnh đạo, đã củng cố được vị trí của họ và loại bỏ những phần tử có tư tưởng cởi mở nhất như Abdel Moneim Aboul Fotouh.
Chắc chắn không phải sự cuồng tín hay quyết tâm áp đặt luật Hồi giáo của họ đã khiến cho những người Ai Cập thất vọng: thành tích của họ trong lĩnh vực này thật ít ỏi, vả lại đó là điều mà đảng Salafi Al-Nour có thế lực vẫn chê trách họ. Thực tế, sự bất lực của họ trong việc thực hiện những cải cách đã khiến nhiều người bất ngờ. Là một tổ chức có tư tưởng bảo thủ, Anh em Hồi giáo đã tôn trọng trật tự được thiết lập và đã không biết thắt nối những liên minh lẽ ra đã cho phép thay đổi bộ máy Nhà nước – quân đội, cảnh sát hay tư pháp, vẫn trung thành với chế độ cũ.
Đối với phong trào xã hội và các nghiệp đoàn, thái độ của họ đã làm người ta nhớ đến những năm dưới thời Mubarak. Merip, một tạp chí Mỹ ghi nhận: “Tại Nghị viện, Anh em Hồi giáo đã bác bỏ một dự luật về lao động lẽ ra có thể bảo đảm quyền thành lập các nghiệp đoàn độc lập thông qua các cuộc bầu cử tự do, Họ đã đề nghị ‘kiểm soát’ các cuộc đình công và đứng về phía giới chủ trong những cuộc bãi công tự phát, vẫn tồn tại sau khi Mubarak bị gạt bỏ. Tới đầu mùa hè, Ai Cập đã bị đưa trở lại danh sách đen của Tổ chức lao động quốc tế vì đã vi phạm các công ước mà họ đã ký. Chính phủ Morsi đã phớt lờ những phán quyết của tòa án buộc họ từ bỏ việc tư hữu hóa các doanh nghiệp nhà nước bị bán tống bán tháo.”
Bị cô lập, Tổng thống Morsi đã tự hại mình, vào tháng 11/2012, với một tuyên bố hiến pháp trao cho ông toàn quyền. Không thể thực hiện tuyên bố hiển pháp đó, ông đã huy động lực lượng dân quân tự vệ của mình và tìm cách bố trí người của mình, bất chấp những lời tố cáo ông “Anh em Hồi giáo hóa” Nhà nước – lời cáo buộc này không có cơ sở cho lắm vì ông không quản lý được các thể chế. Nhưng sẽ là ngây thơ nếu nghĩ rằng cuộc nổi dậy là kết quả của riêng sự bác bỏ này mà thôi.
Các Anh em Hồi giáo đã phải đối mặt với một chiến dịch gây bất ôn định do chế độ cũ dàn dựng: giải tán Quốc hội được bầu, cảnh sát từ chối đảm bảo trật tự công cộng và bảo vệ các trụ sở của họ, các tòa án xử trắng án các quan chức dưới thời Mubarak. Tháng 5/2013, Tổ chức Các phóng viên không biên giới (RSF) đã đưa Chính phủ Ai Cập vào danh sách các chính phủ “ăn thịt” quyền tự do báo chí (một từ ngữ chưa từng được dùng để chống chế độ Mubarak).
Phe đối lập, được tập hợp lại trong Mặt trận cứu nguy dân tộc (NSF), đã tham gia chiến dịch này và đã không do dự bênh vực chế độ cũ. Như nhà viết tiểu luận Esam Al-Amin đã nhận thấy vào hôm trước ngày 30/6, “trong cuộc chiến mang tính hệ tư tưởng giữa các cựu đối tác cách mạng, các fouloul (những người ủng hộ chế độ cũ) đã có khả năng tự sáng tạo lại và trở thành các nhân tố chủ chốt sát cánh với các nhóm thế tục chống lại Anh em Hồi giáo và các phần tử Hồi giáo. Mới đây, ông Mohamed El-Baradei đã tuyên bố sẵn sàng tiếp nhận vào đảng của mình tất cả các đảng viên Dân tộc dân chủ của Mubarak, còn ông Hamdeen Sabbahi (đứng thứ ba trong cuộc bầu cử tổng thống và tuyên bố theo chủ nghĩa Nasser) khẳng định rằng việc chiến đấu chống lại các foidoul chỉ là thứ yếu, Anh em Hồi giáo và các phần tử Hồi giáo liên minh với họ mới là kẻ thù chính”. Sự quyến rũ của ông Sabbahi đối với quân đội dường như đã khiến ông có sự trở mặt này, và điều này càng bất ngờ hơn nữa vì trong cuộc bầu cử lập pháp, đảng của ông đã liên minh với Anh em Hôi giáo.
Ngoài hình ảnh những thanh niên bột phát lật đổ một “nhà độc tài Hồi giáo” còn có một bức tranh mờ tối hơn. Mahmoud Badr, một trong những người sáng lập phong trào Tamarod, có thể khoe khoang — một sự ngây thơ lố bịch? — chuyên viên Tổng tư lệnh quân đội, trong cuộc gặp gỡ đầu tiên với ông đã chấp nhận lời cảnh cáo của ông như sau: “Tôi nói cho ông biết, ông là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, nhưng nhân dân Ai Cập là tổng tư lệnh của ông và họ ra lệnh cho ông phải đứng về phía họ và yêu cầu bầu cử trước thời hạn.”
Một nghìn lẻ một dấu hiệu chứng tỏ rằng phong trào này đã được quân đội chuẩn bị từ lâu với những sự đảm bảo của Saudi Arabia, cơ quan an ninh của Nhà nước và các fouloul. Nhà tỷ phú Naguib Saouiris, gắn bó với chế độ cũ, thừa nhận đã ngấm ngầm tài trợ cho các chiến binh Tamarod, còn bà Tahani El-Gebali, nguyên Phó Chủ tịch Tòa án Hiến pháp tối cao, giải thích việc bà đã giúp họ xây dựng một chiến lược để làm cho quân đội phải can thiệp như thế nào. vẫn bà El-Gebali, một trụ cột của chế độ Mubarak, đã tuyên bó rằng những người có bằng cấp cần phải có nhiều phiếu bầu hơn những người khác trong các cuộc bầu cử. Và, như có phép thần, sau khi Morsi sụp đổ, tình trạng thiếu thốn, nhất là về xăng dầu, đã chấm dứt; các viên cảnh sát cũng lại ra đường.
Nhưng người ta có thể nghi ngờ việc họ sẽ bảo vệ phụ nữ: ngày 3/7 ngày lật đổ ông Morsi, khoảng một trăm vụ quấy rối tình dục và cưỡng hiếp đã xẩy ra trên Quảng trường Tahrir. Và chẳng phải tướng Abdel Fatah Al-Sisi, người hùng mới của chế độ, đă cổ vũ quân đội tiến hành hồi tháng 1 và 2/2011 các vụ “kiểm tra trinh tiết” đối vơi những phu nữ biểu tình đó sao?
Việc lật đổ ông Morsi không những không làm cho các phương tiện thông tin đại chúng ở Ai Cập trở nên đa chiều hơn mà ngược lại: một nửa tá các kênh truyền hình đã bị cấm, các nhà báo bị bắt giữ, báo chí nước ngoài cũng bị lên án mạnh mẽ như báo chí chính thức dưới thời Mubarak Việc duy trì bộ Thông tin đã không báo hiệu điều gì tốt lành. Trong khi đó, các phương tiện truyền thông Nhà nước từ chối đưa tin về các cuộc biểu tình – tập hợp hàng trăm nghìn người do Anh em Hồi giáo tổ chức- hầu như tất cả các nhà báo chấp nhận đưa tin theo giọng điệu chính thức mang tính Sôvanh. Những mối đe dọa nhằm vào không chỉ Anh em Hồi giáo mà là tất cả nhũng ai chỉ trích đường lối chính thức.
Kể từ nay, mọi quyền lực đều nằm trong tay ông Adly Mansour thành viên của Tòa án Hiến pháp tối cao mà ông đã làm chủ tịch trong 48 giờ. Con người này, có sự nghiệp gắn liền với chế độ cũ và với Saudi Arabia, nơi ông đã làm việe trong hơn 10 năm, đã đưa ra một “lộ trình” một tuyên bố hiến pháp trao cho ông toàn quyền hành pháp và lập pháp và dự kiến các cuộc bầu cử trong 6 tháng. Một số điểm gây tranh cãi trong Hiên pháp cũ như vai trò tư vấn của trường đại học Hồi giáo Al-Azhar trong việc soạn thảo các đạo luật, việc hạn chế chủ nghĩa đa nguyên nghiệp đoàn, v.v… đã bị hủy bỏ. Nhưng quân đội vẫn không bị đặt dưới sự kiểm soát dân sự. Trong lĩnh vực tôn giáo, điều kỳ cục là văn kiện mới đã được thông qua đánh dấu một sự thụt lùi, bởi vì những “nguyên tắc của luật Hôi giáo” vẫn là “nguồn gốc chủ yếu của pháp chế” nhưng lần này được xác định rõ là phải phù hợp với truyền thống Sunni. Điều này đã khiên NSF bối rối, họ đã lên án nó rồi lại rút lại. về phần mình, Tamarod tiến hành một chiến dịch để cấm Anh em Hồi giáo và các đảng Salafi (vốn chiếm tới một phần ba dân số)!
Chính phủ mới đã xác nhận vai trò chủ chốt của tướng Al-Sisi, người đã được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng, đồng thời vẫn là Bộ trưởng Quôc phòng. Những người tán thành chủ nghĩa tự do kinh tế và nhiều gương mặt của chế độ cũ chi phối trong lĩnh vực kinh tế. Việc một nhà lãnh đạo của một nghiệp đoàn độc lập lên nắm Bộ Lao động được coi là một tin tốt lành duy nhất.
Lâu nay, dư luận đã tự hỏi liệu có một “tấm vé khứ hồi” hay không một khi Anh em Hồi giáo trúng cử. Câu hỏi giờ đây là nếu tổng thống được bâu bị lật đô thì Ai Cập có một lần nữa biết đến các cuộc bầu cử đa nguyên không. Thậm chí một số nhà lãnh đạo, trong đó có ông El- Baradei, tuy khẳng định sự cần thiết phải tính đến Anh em Hồi giáo song vân im lặng trước những hành động đàn áp ở khắp nơi do cơ quan an ninh Nhà nước và quân đội tiến hành bất hợp pháp chống những người đấu tranh thuộc Anh em Hồi giáo mà các phương tiện thông tin đại chúng gọi là “những tên khủng bố”.
Giải thích một cách khác như thế nào đây việc mở một cuộc điều tra về cuộc vượt ngục của ông Morsi và nhiều nhà lãnh đạo Anh em Hồi giáo trong cuộc nổi dậy hồi tháng 1 và tháng 2/2011, thoát khỏi nhà tù Ouadi Al-Natroun? Từ nhiều tháng nay, báo chí được cơ quan tình báo (moukhabarat) cung cấp thông tin, đã công bố rất nhiều “tình tiết mới” về vụ rắc rối này, thậm chí khẳng định rằng Anh em Hồi giáo có lẽ đã được Hamas, Hezbollah và Al-Qaeda giúp đỡ – điều này nuôi dưỡng một chiến dịch bạo lực chống Palestine và chủ nghĩa Sôvanh. Và khi nào thì các chiến binh bị kết tội đòi lật đổ Mubarak?
Phải chăng người ta đang đẩy tổ chức Anh em Hồi giáo tới chỗ bạo lực — thậm chí khiêu khích họ — để cho phép thiết lập tình trạng khẩn cấp nhân danh “cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố”? Tình trạng bất ổn ở Sinai, không bắt đầu với ông Morsi, liệu có được sử dụng làm cái cớ? Dù thế nào đi nữa cũng sẽ không có trật tự chính trị nếu không tập hợp tất cả các lực lượng kể cả các phần tử Hồi giáo và tổ chức Anh em Hồi giáo, những người sẽ phải rút ra những bài học từ thất bại của họ để chuyển sang hoạt động bí mật./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét