- Cứu tàu cá cùng 12 ngư dân gặp nạn trên biển (TT).
- Bà Dương Thu Hương, cựu Phó Thống đốc NHNN VN: “Láng giềng chúng ta sang đây xây dựng làng xã, thành phố rồi!” (FB Tin Không Lề/ Huỳnh Ngọc Chênh).
- Vạch trần yêu sách “lộn xộn cố ý” của Trung Quốc (Infonet).
- Tin sáng: Trung Quốc tập trận bất thường trong đêm (VTC). - Từ tranh chấp Senkaku, hiểu rõ tâm can và tham vọng khủng khiếp của TQ (GDVN). - Trung Quốc đang hiện thực hóa tham vọng của mình thông qua quân sự (GDVN). - Trung Quốc quyết không chịu kém Nhật về tàu sân bay trực thăng (ANTĐ).
- GIÁO DỤC: MỘT NHÂN QUYỀN CƠ BẢN (Cùi Các).
- Đông Ngàn Đỗ Đức – Thơ gửi Bùi Minh Quốc (Dân Luận). “Cả gia đình tan nát vì cuộc chiến tranh/ Máu chị Qúy trở thành nước lã/ Cháu Ly ơi mất mẹ/ Khác gì bố con đau mất nước bây giờ?“
- Khuất Đẩu – Thiến! (Dân Luận). “Ở
xứ ta, từ khi có người gọi đích danh tự do là cái con cặc, thì cả nước
bỗng ngớ ra bởi vì, sao trông nó buồn thiu ỉu xìu đến như vậy. Hóa ra nó
đã bị thiến tự bao giờ! Cho dù không bị treo ngược lên như heo hay úp
một cái cối giã gạo lên đầu, nhưng hơn nửa thế kỷ nay, từ khi vào mẫu
giáo, nó đã bị bóp cho nát bét ra cái tư tưởng tự do như hai cái dịch
hoàn, thì còn đâu khí thế mà vùng lên được“.
- Trần Vũ Hải: Chất vấn Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao (DLB).
- Thức tỉnh! (DLB). “Thức
tỉnh!/ Khi xả lũ tràn về./ Thức tỉnh!/ Khi đường phố ngập nước sau
mưa./ Thức tỉnh!/ Khi xếp hàng qua đêm cho con đi học./ Thức tỉnh!/ Khi
nông dân bị bóc lột tận cùng./ Thức tỉnh!/ Khi phải khúm núm đưa phong
bì./ Thức tỉnh/ Khi hứng trận mưa dùi cui của công an“.
- Ước nhiều bộ trưởng ‘lấy đá ghè chân mình’ (VNN). - Lời hứa và trách nhiệm bộ trưởng (VnEco).
- “Thủ phạm” lũ lụt miền Trung (ĐĐK). - Thủy điện: con dao hai lưỡi (RFA). - Đập thủy điện và nhóm lợi ích (RFA). - Cần 3.000 tỉ đồng để xử lý an toàn hồ đập (TT). - Chủ tịch Quốc hội: Bộ trưởng có chắc 1.200 hồ đập không vỡ? (VOV). - ‘Thống đốc trả lời chưa thỏa mãn vấn đề đại biểu đặt ra’ (VOV). - Bộ trưởng Nội vụ và Thông tin-Truyền thông trả lời chất vấn (VOV). - Xả lũ sai qui trình: Phải xử lý hình sự! (PL&XH).
- Nơi cần phòng lũ phải bỏ phần điện (Tễu). - Xin Đảng và Nhà nước cho phục hồi Uỷ ban Liên Việt (*) (FB Tin Không Lề/ BVN). - ÒA… (Nguyễn Quang Vinh).
- Ông Chấn nhận Quyết định tái thẩm (PLVN). - Vụ 10 năm oan sai: Ông Chấn đề nghị truy tố các điều tra viên ép cung (LĐ). - Phải khởi tố vụ án thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (PL&XH).
- Oan này được giải, oan kia coi chừng (DLB). – Video: Hà Nội: Côn an đánh người đổ máu, người dân phẫn nộ bao vây (DLB).
- 30% cán bộ không làm được việc: chỉ là dư luận! (VnEco). - 30% công chức “ngồi không” chỉ là ý kiến… dư luận (VOV). - Bộ trưởng nói chạy chức quyền là nhạy cảm, đại biểu lắc đầu cười (TT). - Công chức không làm được việc: Phải có giải pháp quyết liệt (TP).
- Những câu hỏi xé lòng ở Ngàn Sâu (LĐ).
- Trần Trung Đạo – Tiếng hát Lộc Vàng (Dân Luận).
- Phạm Gia Minh: TẢN MẠN CHUYỆN LIÊN XÔ, TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM – Phần 2: Trung Quốc cải cách (viet-studies).
- Tòa án Tây Ban Nha ra lệnh bắt cựu lãnh đạo TQ về cáo buộc diệt chủng (VOA). “Các
quan chức Trung Quốc khác có tên trong lệnh bắt giữ cựu Thủ tướng Lý
Bằng, cựu trưởng phụ trách an ninh Kiều Thạch, cựu quan chức Đảng Cộng
sản Trần Khuê Nguyên và cựu bộ trưởng kế hoạch gia đình Bành Bội Vân“.
- Bộ trưởng Nội vụ “né” chất vấn về chạy chức, chạy quyền (NLĐ). - Chất vấn “nóng” về giá cước 3G, công chức (CT).
- Không chấp nhận bổ nhiệm cán bộ theo vây cánh (DT). - Có tiêu cực, tham nhũng trong công tác cán bộ (VOV). - Dẫn nghị quyết ra đọc tức là thừa nhận tiêu cực, tham nhũng (TT). - Có vì tình mà bổ nhiệm Dương Chí Dũng? (TP).
- 30% CBCC không làm được việc là “không có cơ sở” (HQ). - Bộ trưởng Nội vụ: “30% công chức “cắp ô” là do dư luận nói!” (DT). - Bình luận nghị trường Không biết tinh giản ai thì giảm chính thủ trưởng (LĐ).
- Nhìn lại diễn biến phiên chất vấn tại nghị trường hôm nay (BizLIVE). - Bộ trưởng NN&PTNT nhìn nhận thẳng thắn vấn đề của ngành (VOV).
- Nhớ thầy, nghĩ về án oan Nguyễn Thanh Chấn và cải cách tư pháp (MTG). - Vụ nông dân bị tù oan 17 năm đi kiện: Chính quyền xã đã… quên (DT).
- Hà Nội nói về việc xây nhà vệ sinh công cộng giá “khủng” (PT). - Sẽ đấu thầu xây nhà vệ sinh thép tiền tỷ (VOV).
- Dự án xây cầu Lạch Huyện: Bộ GTVT bác ý tưởng “tiết kiệm” 10.000 tỉ đồng (LĐ). - Hơn 90 tỷ đồng sửa chữa mặt cầu Thăng Long: Vẫn lòng vòng… thí nghiệm! (PLXH).
- Hàn Quốc tăng cường hỏa lực gần biên giới với Triều Tiên (TTXVN). - Mỹ nỗ lực thúc đẩy đàm phán 6 bên về vấn đề Triều Tiên (VOV).
KINH TẾ
- Giá vàng đồng loạt tăng (VOV). - Vàng, USD tự do cùng đứng giá (VnEco).
- Bất động sản trầm lắng thì xung đột gia tăng (VnEco). - Dự án chung cư cao cấp phải để 20% quỹ đất cho nhà ở xã hội? (ĐTCK/VOV).
- Thuế TNCN cao hơn thuế TNDN (ĐĐK).
- Nhiều nhà máy thiếu điều để bán (HQ).
- Doanh nghiệp thời… xe ôm! (PT/DT).
- Giá xăng, dầu thế giới biến động mạnh (VnEco).
- VIB giảm 95% lãi vì dự phòng nợ xấu (TTXVN).
- Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn dưới 1 tháng có xu hướng tăng (VOV). - Ngân hàng nào việc nhàn, lương cao? (DT).
- Dòng tiền quay trở lại giúp chứng khoán hồi phục (TTXVN). - Chứng khoán chiều 20/11: Nước ngoài “làm trò” lúc chốt phiên? (VnEco). - Chứng khoán sáng 20/11: Cổ đầu cơ vẫn tăng “điên cuồng” (VnEco). - Vietstock Daily: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 21/11 (Vietstock). - Blog chứng khoán: “Ăn” hàng mạnh (VnEco).
- Khách hàng nắm đằng lưỡi (VNN). - “Làm mới” dự án chung cư để bắt sóng thị trường (VnEco). - Thị trường cho thuê văn phòng có chuyển biến tích cực (TTXVN). - Căn hộ dịch vụ: “Cửa sáng” cho nhà đầu tư (CafeLand). - Cung giảm, giá văn phòng cho thuê rục rịch tăng (TBKTSG).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- 20/11 – nhớ thầy Phạm Viết Song(TTVH).
- Kẻ tàng hình- 2 (Quê Choa).
- Nước Nga, cuối mùa thu vàng (ĐĐK).
- Đúc súng thần công, kiếm lệnh dâng Đại tướng (TTXVN).
- Triển lãm ảnh “Biển đảo Tổ quốc” (VOV).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Ảnh ngôi nhà vắng hình bóng Đại tướng Võ Nguyên Giáp (ĐV). - 5 cuốn sách tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp (DV). - 20/11, nhớ Thầy Võ Nguyên Giáp (TTVH).
- CÔ QUY (Văn Công Hùng). - Cô Thompson và cậu học trò cá biệt (Hiệu Minh).
- Thầy cô phải là tấm gương để học sinh noi theo (CP). - TPHCM: Trao giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” năm 2013 (CP).
- Vị thế người thầy (TN). - Làm thầy (SK&ĐS). - Những lời chúc ý nghĩa nhất dành tặng thầy cô nhân ngày 20/11 (P2) (GDVN).
- Phó Giáo sư “dậy sóng” cộng đồng trẻ (VNN).
- Thầy hiệu trưởng nổi tiếng nhất trên mạng xã hội (tri thức/Zing). - Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11: Tri ân chỉ là lấy lệ? (ĐS&PL).
- Nơi rốn lũ không có ngày vui (DV).
- HS vùng lũ không dám đến thăm thầy cô vì không có quần áo sạch (Soha). - Đắng lòng, giáo viên vùng lũ ăn mì tôm sống mừng ngày 20-11 (ANTĐ)
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Lần đầu xuất hiện rung chấn tại Quảng Trị (DT).
- Cô giáo bị lũ cuốn trôi ở Gia Lai vẫn chưa tìm thấy thi thể (ĐS&PL). - Giúp nhân dân vùng lũ, lụt sớm ổn định đời sống (KTĐT). - Phó Thủ tướng chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả lũ lụt (VOV).
- Vụ cháy tại Zone 9: Cháy nhỏ, thương vong quá lớn! (DT). - Ai cấp phép cho “khu ăn chơi tử thần” Zone 9? (TP). - Chưa từng cấp phép cải tạo, sửa chữa quán bar ở Zone 9 (TT). - Tang thương bao trùm xóm nhỏ có 5 người tử vong trong vụ cháy Zone 9 (ĐS&PL).
- BS Nguyễn Mạnh Tường không giết người và không có hành vi man rợ? (Soha). - Vụ Cát Tường: Xác chị Huyền bị phi tang ở nhà rác Bệnh viện E? (ĐS&PL). - Vụ Cát Tường: Gia đình sẽ làm tang, xây mộ gió cho chị Huyền (ĐS&PL).
- Bắt đối tượng chuyên dụ khách mua dụng cụ kích dục (ANTĐ/PLTP).
Tức cười một bản tin, lê lết qua hai báo, toàn của những ngành pháp
luật cả, thế mà chẳng biểu đương sự bị “bắt giữ” là do “tội” gì. Tội bán
“thuốc kích dục” ư, điều khoản nào của luật nào vậy? Hay tội “chèo kéo”
khách mua? Hay tội bán thuốc của Trung Quốc, Thái Lan? Chả trách ngày
nay công an cứ bắt người dễ như bắt … ngóe!
- Xe buýt cán dập chân cụ già đang bế cháu nhỏ (Infonet).
- Bức thư cầu cứu của người Việt tại Philippines (VNN). - TQ xác nhận phái tàu cứu trợ, tướng Philippines họp đại diện 9 nước (GDVN).
- Cha con “người rừng” đón nhà mới (DT).
- Tang thương ở thôn Quảng Yên sau vụ cháy quán bar ở Zone 9 (TT). - Cháy bar Zone 9: Xót xa 5 đám tang cùng một thôn nghèo (VTC).
- Quảng Ngãi không để người dân bị đói, thiếu nhà sau bão (TTXVN). - Đã thông các tuyến quốc lộ bị hư hỏng do mưa lũ (DT).
- Tìm ra hơn 30 người Việt Nam kẹt trong bão Haiyan (BizLIVE). - Người Việt từ Philippines được đi máy bay miễn phí về nước (DT). - Siêu bão Hải Yến gây ngập cao 5 m tại Tacloban (TN).
QUỐC TẾ
- Tiêu hủy vũ khí hóa học Syria: Bao giờ và ở đâu? (ĐS&PL). - Quân đội Syria tái chiếm thành phố chiến lược Qara (TTXVN).
- Iran bác bỏ báo cáo về cơ sở hạt nhân ngầm (VOV). - Liên Hợp Quốc lên án vụ đánh bom Đại sứ quán Iran tại Beirut (VOV). - Tiếp tục cuộc “cân não” giữa Iran và phương Tây (PT).
- Ai Cập hỗn loạn trong ngày kỉ niệm sự kiện đẫm máu (Infonet).
- “Già” như máy bay Nga (NLĐ).
- Mỹ dự tính tiêu hủy vũ khí hóa học Syria trên biển (VOV). - Tiêu hủy vũ khí hóa học Syria: Dục tốc bất đạt (VOV). - Những hình ảnh về sự ác liệt cuộc chiến Aleppo (Tin tức).
Bà Dương Thu Hương, cựu Phó Thống đốc NHNN VN: "Láng giềng chúng ta sang đây xây dựng làng xã, thành phố rồi!"
Tin Không Lề: Đây là nội dung phát biểu của bà Dương Thu Hương, cựu
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN, tại Hội thảo Góp ý văn kiện Đại hội
11. Do nội dung phát biểu này vẫn còn tính thời sự, nên mình đã nhờ một CTV đưa lên YouTube để chia sẻ cùng bà con.
Bà Dương Thu Hương đã phát biểu như sau:
Bà Dương Thu Hương đã phát biểu như sau:
“Đi vào cụ thể
thì tôi thấy rằng, thí dụ như trong cương lĩnh viết thì rất hay nhưng mà
tôi nghĩ đưa rất nhiều cái khái niệm mà tôi chẳng hiểu được. Như cái
khái niệm mà chúng ta vẫn cứ lúng ta lúng túng là ‘một nền kinh tế thị
trường có định hướng xã hội chủ nghĩa’. Mà cũng báo cáo với các anh là
riêng ngân hàng thì không biết ‘định hướng XHCN’, kinh tế thị trường có
‘định hướng XHCH’ trong hoạt động ngân hàng, nó là cái gì? Thì chúng tôi
cũng khó có thể là cụ thể hóa ra được. Ngoài ra lại
còn ‘phát triển công nghiệp hiện đại, trở thành một nước công nghiệp
hiện đại theo định hướng XHCN’. Thế không biết ‘công nghiệp hiện đại
theo định hướng XHCN’ là cái gì? Thế công nghiệp của XHCN nó khác với
công nghiệp tư bản à? Thế thì tại sao lại cứ có cái đuôi ‘theo định
hướng XHCN’? Thế rồi ‘xây dựng một nền dân chủ XHCN’. Thì đúng ra ngày
xưa học về Mác – Lênin có cái câu là ‘dân chủ của CNXH thì dân chủ gấp
trăm lần tư bản’.
Thế nhưng mà với cái thiển cận, tôi nghĩ dân chủ ở đâu cũng giống nhau thôi, là người dân được phép nói, đấy là dân chủ. Xã hội tạo điều kiện cho dân được nói, pháp luật tạo điều kiện cho dân được nói, thì đó là dân chủ, xã hội nào cũng thế. Lại còn cái dân chủ XHCN nữa! Cho nên từ công nghiệp hiện đại cũng theo định hướng XHCN, thì phát triển kinh tế thị trường cũng theo XHCN, rồi xây dựng nền dân chủ cũng theo XHCN thì tôi không hiểu nó là cái gì cả.
Trong cái cương lĩnh thì có một ý nữa, tức là vấn đề hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng thì trong đó có ghi là: Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Như vậy là tôi đọc cái này tôi thấy rằng, Đảng vẫn đặt dân tộc sau quyền lợi của giai cấp và của nhân dân lao động, đặt dân tộc thứ ba. Thì tôi thấy cái này rõ ràng là tại sao Đảng không vì quyền lợi của dân tộc là thiêng liêng trên hết, mà lại đặt quyền lợi của giai cấp lên trên hết?
Và tôi cũng đang muốn hỏi các anh, là hiện nay chúng ta còn giai cấp công nhân như ngày xưa không? Còn giai cấp vô sản như ngày xưa không? Hay là bây giờ tất cả các vị hữu sản hết rồi mà lại còn giàu có hơn cả những nhà tư bản mà nó phát triển hàng trăm năm nữa? Vậy tại sao chúng ta cứ phải có cái lý thuyết này? Cho nên tôi thấy điều này lợi ích của giai cấp đã được đặt đứng trên lợi ích dân tộc, thì tôi nghĩ rằng cương lĩnh thế thì không thể nào kêu gọi được đại đoàn kết dân tộc.
…
Thế rồi về văn hoá, xã hội, môi trường gì gì đấy v.v… Nhận định là ‘cuộc vận động đoàn kết toàn dân xây dựng đời sống văn hoá từng bước đi vào chiều sâu, môi trường và bảo vệ môi trường đã được nâng cao’, nhưng nó mâu thuẫn hoàn toàn với thực tế, là tệ nạn xã hội tăng, an toàn xã hội không đảm bảo, văn hoá thì tôi nói thật là chưa lúc nào văn hoá Việt Nam đồi truỵ đến như thế. Bật TV ra, phim Việt Nam ngay cả quảng cáo cũng là mầu sắc sexy rất là mạnh. Tôi không hiểu là, nó [chẳng] có một cái thuần phong mỹ tục gì cả mà tôi xem tôi phát ngượng. Rồi ô nhiễm môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm v.v… Cho nên cái nhận xét này, đánh giá này với cái thực tế tôi nghĩ rằng nó không trúng một tí nào cả.
Thế rồi, nhận xét về dân chủ xã hội có tiến bộ, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc được nâng cao, dân chủ trong đảng được mở rộng. Tôi không biết dân chủ trong Đảng được mở rộng kiểu gì, nhưng mà tôi vẫn cảm nhận rằng là cái dân chủ trong đảng vẫn là mất dân chủ nhất so với Quốc hội. Và đấy, tôi nghĩ rằng mình là Đảng viên, mà mình cũng không được đi bầu Tổng bí thư của mình, chẳng được cái quyền gì cả ngoài cái quyền họp chi bộ hàng tháng để ngồi kể lể cho nhau nghe thôi. Cho nên tôi nghĩ rằng đánh giá như thế này vẫn không đúng với thực tế.
Thế rồi ‘xây dựng nhà nước pháp quyền, Quốc hội tiếp tục được kiện toàn về tổ chức’. Cái vấn đề này cũng là một đại sự. Tôi rất xấu hổ khi nói rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, có quyền gì đâu ạ mà bảo là cơ quan quyền lực cao nhất. Thế rồi ĐBQH và nếu ĐBQH là đảng viên thì lại không dám phát biểu cái gì theo chính kiến của mình mà lại phải giơ tay đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước. Cho nên nếu là một ĐBQH mà là vừa là đảng viên vừa là ĐBQH thì trong con người đó hoàn toàn mâu thuẫn, tức là không đảm bảo được quyền lợi của cử chi mà phải thực hiện vai trò đảng viên của mình và có thể lúc ấy là phải hy sinh cái quyền lợi của cử tri đi.
Cho nên là cái nhận định về xã hội pháp quyền và Quốc hội được tiếp tục hoàn thiện thì tôi cho rằng là, tất nhiên tuy có tiến bộ hơn nhưng mà nó vẫn đầy rẫy những cái gì đấy làm cho Quốc hội không thực quyền được, không thể thực quyền được. Và nhất là cái cơ cấu Quốc hội như hiện nay thì rõ ràng người ĐBQH là đảng viên, thì rõ ràng là người đó phải hy sinh quyền lợi của cử tri, chứ không phải là người đó bảo vệ quyền lợi của cử tri nữa.
....
Các anh thấy đại hội của những nhà chống tham nhũng mà được có lèo tèo vài người, có ai dám chống đâu, mà tham nhũng nghĩa là đầy ra. Là các anh cứ nói, tôi nói thật với các anh về kinh tế hai chữ ‘dự án’ nó thiêng liêng vô cùng, người ta cố gắng phải tìm ra được ‘dự án’, vì có dự án thì mới có tiền, có phần trăm. Cho nên cái đó là cái mà chúng ta cứ nói rằng thế nọ thế kia thì tôi nghĩ rằng nó cũng không thực tế, mà thấy cái tham nhũng và cái lãng phí của Việt Nam quá lớn. Rồi cũng nhận định là xử lý nghiêm những tổ chức, đảng viên sai phạm. Không đúng. Tôi nghĩ không đúng, không nghiêm. Tôi đặt câu hỏi là có thực sự nghiêm không hay là không muốn xử lý? Thì lúc nghỉ buổi trưa, tôi cũng có nói chuyện, tâm sự với các anh có những phi vụ cực lớn nhưng cuối cùng cũng im luôn. Nếu phi vụ đó ở Trung Quốc chắc bị bắn rồi. Nhưng ở Việt Nam bây giờ coi như chẳng có chuyện gì cả. Thế nhưng mà bây giờ vẫn cứ… Đã thế nó lại còn cứ thích lên DẠY CHO MỌI NGƯỜI VỀ ĐẠO ĐỨC, tôi rất khó chịu ở cái chuyện đó.
Về hạn chế trong báo cáo chính trị, thì tôi thấy rằng cái hạn chế mà chúng ta thấy rất rõ nhất mà trong này không đề cập đến, đó là cái khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng giãn rộng ra, ngày càng trầm trọng, chứ không phải là cái đó được thu hẹp lại. Cho nên, không phải là chênh lệch giữa các vùng các miền còn lớn đâu, mà trong này không hề nói tới khoảng cách chênh lệch giàu nghèo. Và bây giờ hình thành nên những nhà gọi là tư sản nhưng mà cộng sản, những nhà tư sản cộng sản: Tư sản đỏ. Còn dân nghèo thì, tôi cũng được vinh dự vào mấy năm Quốc hội được tiếp cận với nông dân, tôi thấy họ quá khổ luôn, họ quá bị áp bức bóc lột luôn. Hơi một tí bị tù, hơi một tí thì bị thế nọ thế kia và đất đai bị cướp đoạt luôn và cướp xong thì…
Ba mươi Tết tôi nhớ, có một ông thương binh gọi điện đến cho tôi là đến giờ này họ còn đuổi tôi ra khỏi nhà để họ giải phóng mặt bằng. Tôi phải gọi điện lên cho đồng chí bí thư dưới tỉnh mà tôi làm đại biểu: ‘Anh ơi, có gì đấy anh để qua tết đi. Anh đừng làm như thế này, đến Tết, mà người ta thương binh, người ta ăn Tết ở đâu?’ Thì như vậy, ông ta không nói gì cả, nhưng mà sáng hôm sau cái anh thương binh gọi điện cho tôi: ‘Chị Hương ơi, NÓ TRÓI TÔI NHƯ MỘT CON CHÓ, NÓ ĐÃ QUẢNG RA GIỮA ĐƯỜNG, và đất đai của tôi nó đã tịch thu’. Tôi nói thật, mà người ta thương binh chứ không phải là một dân thường, cái điều đó tôi rất là đau. Và tôi cảm nhận rằng cái bao nhiêu năm, bao nhiêu người hy sinh chiến đấu để được cái ngày hôm nay nhưng mà bây giờ người ta cư xử với những người cống hiến cho xã hội, cho nền độc lập của đất nước này như thế. Tôi đau vô cùng nhưng tôi không làm cái gì được. Mà Tết nhất đến nơi rồi mà còn làm như vậy. Cho nên tôi thấy cái này là cái mà trong cái hạn chế này không nói hết được những cái đó.
Về an ninh quốc phòng thì sáng nay các anh cũng ít nói đến nhưng quả thật tôi đang rất là lo sợ về cái việc này. Vì cũng dính dáng đến Quốc hội, cho nên tôi cũng thấy rằng những vấn đề về bauxite Tây Nguyên, vấn đề về cho thuê rừng, vấn đề về lao động nước ngoài không được giải quyết triệt để. Tất cả những vấn đề kinh tế này nó dẫn đến, nó dính đến vấn đề an ninh quốc phòng mà hiện tại không được giải quyết dứt điểm. Không rõ ràng, không dứt khoát, còn chần chừ và e ngại.
Thôi bauxite thì các anh cũng biết rồi không nói nữa. Nhưng rừng, cho thuê rừng: Xin báo cáo các anh là các đoàn ĐBQH ở những địa phương mà có rừng cho thuê người ta nói rằng sau khi cho thuê nó rào hết tất cả lại, nội bất xuất, ngoại bất nhập, không biết bên trong nó làm cái gì. Mà cho thuê tối thiểu là 50 năm. Mà tôi rất buồn là một đồng chí Phó chủ tịch tỉnh một tỉnh cho thuê rừng này lại tuyên bố rằng: ‘50 năm sau có người thực hiện, sẽ có người kiểm soát giám sát’. Sao mà ngây thơ thế!
Thế rồi lao động nước ngoài, thưa anh rằng nước ngoài láng giềng chúng ta sang đây xây dựng làng xã thành phố rồi, mà nó không mang tên China Town đâu, chưa mang tên thôi nhưng mà nó sẽ mang tên. Rồi Quốc hội hỏi thì Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội chần chừ, không dám nói. Giả sử nhà tôi có phúc tôi được ở vị trí đó thì tôi sẽ trả lời Quốc hội một câu rằng: “Tôi sẽ về kiểm soát, kiểm tra và nếu mà không đúng theo pháp luật Việt Nam tôi sẽ trục xuất ngay”. Nhưng mà không dám nói câu đó mà lại phát biểu trước Quốc hội rằng “khó lắm, tế nhị lắm”. Thế thì thôi, đặt họ vào, họ chiếm đất của mình hết rồi.
Và các anh cứ đi từ Bắc Ninh lên Lạng Sơn xem, tất cả các dự án, những chỗ nào đất đai màu mỡ nhất là ở đấy các dự án của đồng chí bạn lớn của chúng ta hết. Mà người ta đã mang dự án sang, người ta mang công nhân sang, công nhân Trung Quốc sang, lấy vợ Việt Nam cắm đất đây luôn, sát ngay Hà Nội luôn. Tôi lo cái chuyện này vô cùng tận, nhưng mà không biết rằng trong báo cáo, trong cương lĩnh chính trị cũng như trong báo cáo chính trị, tôi thấy cái vấn đề này quá mờ nhạt luôn, quốc phòng an ninh chép đúng như những ngày xưa viết. Cái đó là cái rất đáng lo ngại.
…
Tôi có đọc cái quyển sách … của Thông tấn xã Việt Nam, họ nói trong cái quyển sách đó nó nói rằng tại sao Liên Xô sụp đổ? Liên Xô sụp đổ chẳng phải vì diễn biến hoà bình từ bên ngoài, mà Liên Xô sụp đổ từ lòng tin của người dân Liên Xô tan rã. Vậy thì Việt Nam chúng ta đang trên con đường đó, nhưng chúng ta vẫn rất chủ quan. Vẫn vẽ cho chúng ta một cái màu hồng vô cùng lớn, vô cùng đẹp, để [không] thấy rằng cái lòng tin với Đảng, với chính quyền này rất là sa sút rồi. Mà cái điều đó rất là nguy hiểm, nhưng mà trong này đánh giá rất là nhẹ nhàng.
Về nguyên nhân thì quả thật đánh giá cũng rất sơ sài, rất sơ sài, đổ cho khách quan, đổ cho khủng hoảng, đổ cho suy thoái, đổ cho thiên tai dịch bệnh, đổ cho yếu kém vốn có của nền kinh tế. Tôi hỏi rằng nền kinh tế nó có tội tình gì mà tự nhiên nó yếu kém? Có phải cái yếu kém đó tự nó phát sinh ra không hay là do cơ chế chính sách của mình tạo ra để cho nó yếu kém?
Ngày xửa ngày xưa còn bảo đất nước lạc hậu bao năm gì gì đấy, nhưng bây giờ 35 năm rồi, 40 năm rồi làm sao còn cái chuyện đất nước nông nghiệp lạc hậu, yếu kém nữa. Nó là do chúng ta, do cơ chế chính sách chúng ta làm cho cái nền kinh tế này yếu kém. Chứ đừng nói nó vốn có, cái vốn có này nó xa xưa lắm rồi. Cho nên cái nhận định này tôi cho là không đúng.
Thế rồi nhận định nữa là do ‘sự chống phá của các thế lực thù địch’. Tôi thấy chưa tìm đâu thấy cái chống phá bên ngoài, nhưng cái niềm tin của dân đã giảm, thì còn nguy hiểm hơn cả thế lực bên ngoài. Cái điều đó là cái mà tôi cho rằng cần phải đánh giá như thế, chứ còn ba cái thằng Việt kiều nó về lọ mọ vớ vẩn, không thèm chấp. Tất nhiên chúng ta vẫn cảnh giác nhưng chưa thấy ai chống phá chúng ta những cái gì mà gọi là để cho đất nước này đổ cả. Mà tôi chỉ sợ cái lòng dân này làm cho chúng ta sụp đổ. Nó như là một toà nhà mà bị mối, mặt bên ngoài toà nhà vẫn rất đẹp nhưng mà nó bị mối hết rồi".
Mời nghe toàn bộ audio tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=qmXieC4EVvE&feature=youtu.be
Thế nhưng mà với cái thiển cận, tôi nghĩ dân chủ ở đâu cũng giống nhau thôi, là người dân được phép nói, đấy là dân chủ. Xã hội tạo điều kiện cho dân được nói, pháp luật tạo điều kiện cho dân được nói, thì đó là dân chủ, xã hội nào cũng thế. Lại còn cái dân chủ XHCN nữa! Cho nên từ công nghiệp hiện đại cũng theo định hướng XHCN, thì phát triển kinh tế thị trường cũng theo XHCN, rồi xây dựng nền dân chủ cũng theo XHCN thì tôi không hiểu nó là cái gì cả.
Trong cái cương lĩnh thì có một ý nữa, tức là vấn đề hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng thì trong đó có ghi là: Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Như vậy là tôi đọc cái này tôi thấy rằng, Đảng vẫn đặt dân tộc sau quyền lợi của giai cấp và của nhân dân lao động, đặt dân tộc thứ ba. Thì tôi thấy cái này rõ ràng là tại sao Đảng không vì quyền lợi của dân tộc là thiêng liêng trên hết, mà lại đặt quyền lợi của giai cấp lên trên hết?
Và tôi cũng đang muốn hỏi các anh, là hiện nay chúng ta còn giai cấp công nhân như ngày xưa không? Còn giai cấp vô sản như ngày xưa không? Hay là bây giờ tất cả các vị hữu sản hết rồi mà lại còn giàu có hơn cả những nhà tư bản mà nó phát triển hàng trăm năm nữa? Vậy tại sao chúng ta cứ phải có cái lý thuyết này? Cho nên tôi thấy điều này lợi ích của giai cấp đã được đặt đứng trên lợi ích dân tộc, thì tôi nghĩ rằng cương lĩnh thế thì không thể nào kêu gọi được đại đoàn kết dân tộc.
…
Thế rồi về văn hoá, xã hội, môi trường gì gì đấy v.v… Nhận định là ‘cuộc vận động đoàn kết toàn dân xây dựng đời sống văn hoá từng bước đi vào chiều sâu, môi trường và bảo vệ môi trường đã được nâng cao’, nhưng nó mâu thuẫn hoàn toàn với thực tế, là tệ nạn xã hội tăng, an toàn xã hội không đảm bảo, văn hoá thì tôi nói thật là chưa lúc nào văn hoá Việt Nam đồi truỵ đến như thế. Bật TV ra, phim Việt Nam ngay cả quảng cáo cũng là mầu sắc sexy rất là mạnh. Tôi không hiểu là, nó [chẳng] có một cái thuần phong mỹ tục gì cả mà tôi xem tôi phát ngượng. Rồi ô nhiễm môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm v.v… Cho nên cái nhận xét này, đánh giá này với cái thực tế tôi nghĩ rằng nó không trúng một tí nào cả.
Thế rồi, nhận xét về dân chủ xã hội có tiến bộ, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc được nâng cao, dân chủ trong đảng được mở rộng. Tôi không biết dân chủ trong Đảng được mở rộng kiểu gì, nhưng mà tôi vẫn cảm nhận rằng là cái dân chủ trong đảng vẫn là mất dân chủ nhất so với Quốc hội. Và đấy, tôi nghĩ rằng mình là Đảng viên, mà mình cũng không được đi bầu Tổng bí thư của mình, chẳng được cái quyền gì cả ngoài cái quyền họp chi bộ hàng tháng để ngồi kể lể cho nhau nghe thôi. Cho nên tôi nghĩ rằng đánh giá như thế này vẫn không đúng với thực tế.
Thế rồi ‘xây dựng nhà nước pháp quyền, Quốc hội tiếp tục được kiện toàn về tổ chức’. Cái vấn đề này cũng là một đại sự. Tôi rất xấu hổ khi nói rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, có quyền gì đâu ạ mà bảo là cơ quan quyền lực cao nhất. Thế rồi ĐBQH và nếu ĐBQH là đảng viên thì lại không dám phát biểu cái gì theo chính kiến của mình mà lại phải giơ tay đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước. Cho nên nếu là một ĐBQH mà là vừa là đảng viên vừa là ĐBQH thì trong con người đó hoàn toàn mâu thuẫn, tức là không đảm bảo được quyền lợi của cử chi mà phải thực hiện vai trò đảng viên của mình và có thể lúc ấy là phải hy sinh cái quyền lợi của cử tri đi.
Cho nên là cái nhận định về xã hội pháp quyền và Quốc hội được tiếp tục hoàn thiện thì tôi cho rằng là, tất nhiên tuy có tiến bộ hơn nhưng mà nó vẫn đầy rẫy những cái gì đấy làm cho Quốc hội không thực quyền được, không thể thực quyền được. Và nhất là cái cơ cấu Quốc hội như hiện nay thì rõ ràng người ĐBQH là đảng viên, thì rõ ràng là người đó phải hy sinh quyền lợi của cử tri, chứ không phải là người đó bảo vệ quyền lợi của cử tri nữa.
....
Các anh thấy đại hội của những nhà chống tham nhũng mà được có lèo tèo vài người, có ai dám chống đâu, mà tham nhũng nghĩa là đầy ra. Là các anh cứ nói, tôi nói thật với các anh về kinh tế hai chữ ‘dự án’ nó thiêng liêng vô cùng, người ta cố gắng phải tìm ra được ‘dự án’, vì có dự án thì mới có tiền, có phần trăm. Cho nên cái đó là cái mà chúng ta cứ nói rằng thế nọ thế kia thì tôi nghĩ rằng nó cũng không thực tế, mà thấy cái tham nhũng và cái lãng phí của Việt Nam quá lớn. Rồi cũng nhận định là xử lý nghiêm những tổ chức, đảng viên sai phạm. Không đúng. Tôi nghĩ không đúng, không nghiêm. Tôi đặt câu hỏi là có thực sự nghiêm không hay là không muốn xử lý? Thì lúc nghỉ buổi trưa, tôi cũng có nói chuyện, tâm sự với các anh có những phi vụ cực lớn nhưng cuối cùng cũng im luôn. Nếu phi vụ đó ở Trung Quốc chắc bị bắn rồi. Nhưng ở Việt Nam bây giờ coi như chẳng có chuyện gì cả. Thế nhưng mà bây giờ vẫn cứ… Đã thế nó lại còn cứ thích lên DẠY CHO MỌI NGƯỜI VỀ ĐẠO ĐỨC, tôi rất khó chịu ở cái chuyện đó.
Về hạn chế trong báo cáo chính trị, thì tôi thấy rằng cái hạn chế mà chúng ta thấy rất rõ nhất mà trong này không đề cập đến, đó là cái khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng giãn rộng ra, ngày càng trầm trọng, chứ không phải là cái đó được thu hẹp lại. Cho nên, không phải là chênh lệch giữa các vùng các miền còn lớn đâu, mà trong này không hề nói tới khoảng cách chênh lệch giàu nghèo. Và bây giờ hình thành nên những nhà gọi là tư sản nhưng mà cộng sản, những nhà tư sản cộng sản: Tư sản đỏ. Còn dân nghèo thì, tôi cũng được vinh dự vào mấy năm Quốc hội được tiếp cận với nông dân, tôi thấy họ quá khổ luôn, họ quá bị áp bức bóc lột luôn. Hơi một tí bị tù, hơi một tí thì bị thế nọ thế kia và đất đai bị cướp đoạt luôn và cướp xong thì…
Ba mươi Tết tôi nhớ, có một ông thương binh gọi điện đến cho tôi là đến giờ này họ còn đuổi tôi ra khỏi nhà để họ giải phóng mặt bằng. Tôi phải gọi điện lên cho đồng chí bí thư dưới tỉnh mà tôi làm đại biểu: ‘Anh ơi, có gì đấy anh để qua tết đi. Anh đừng làm như thế này, đến Tết, mà người ta thương binh, người ta ăn Tết ở đâu?’ Thì như vậy, ông ta không nói gì cả, nhưng mà sáng hôm sau cái anh thương binh gọi điện cho tôi: ‘Chị Hương ơi, NÓ TRÓI TÔI NHƯ MỘT CON CHÓ, NÓ ĐÃ QUẢNG RA GIỮA ĐƯỜNG, và đất đai của tôi nó đã tịch thu’. Tôi nói thật, mà người ta thương binh chứ không phải là một dân thường, cái điều đó tôi rất là đau. Và tôi cảm nhận rằng cái bao nhiêu năm, bao nhiêu người hy sinh chiến đấu để được cái ngày hôm nay nhưng mà bây giờ người ta cư xử với những người cống hiến cho xã hội, cho nền độc lập của đất nước này như thế. Tôi đau vô cùng nhưng tôi không làm cái gì được. Mà Tết nhất đến nơi rồi mà còn làm như vậy. Cho nên tôi thấy cái này là cái mà trong cái hạn chế này không nói hết được những cái đó.
Về an ninh quốc phòng thì sáng nay các anh cũng ít nói đến nhưng quả thật tôi đang rất là lo sợ về cái việc này. Vì cũng dính dáng đến Quốc hội, cho nên tôi cũng thấy rằng những vấn đề về bauxite Tây Nguyên, vấn đề về cho thuê rừng, vấn đề về lao động nước ngoài không được giải quyết triệt để. Tất cả những vấn đề kinh tế này nó dẫn đến, nó dính đến vấn đề an ninh quốc phòng mà hiện tại không được giải quyết dứt điểm. Không rõ ràng, không dứt khoát, còn chần chừ và e ngại.
Thôi bauxite thì các anh cũng biết rồi không nói nữa. Nhưng rừng, cho thuê rừng: Xin báo cáo các anh là các đoàn ĐBQH ở những địa phương mà có rừng cho thuê người ta nói rằng sau khi cho thuê nó rào hết tất cả lại, nội bất xuất, ngoại bất nhập, không biết bên trong nó làm cái gì. Mà cho thuê tối thiểu là 50 năm. Mà tôi rất buồn là một đồng chí Phó chủ tịch tỉnh một tỉnh cho thuê rừng này lại tuyên bố rằng: ‘50 năm sau có người thực hiện, sẽ có người kiểm soát giám sát’. Sao mà ngây thơ thế!
Thế rồi lao động nước ngoài, thưa anh rằng nước ngoài láng giềng chúng ta sang đây xây dựng làng xã thành phố rồi, mà nó không mang tên China Town đâu, chưa mang tên thôi nhưng mà nó sẽ mang tên. Rồi Quốc hội hỏi thì Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội chần chừ, không dám nói. Giả sử nhà tôi có phúc tôi được ở vị trí đó thì tôi sẽ trả lời Quốc hội một câu rằng: “Tôi sẽ về kiểm soát, kiểm tra và nếu mà không đúng theo pháp luật Việt Nam tôi sẽ trục xuất ngay”. Nhưng mà không dám nói câu đó mà lại phát biểu trước Quốc hội rằng “khó lắm, tế nhị lắm”. Thế thì thôi, đặt họ vào, họ chiếm đất của mình hết rồi.
Và các anh cứ đi từ Bắc Ninh lên Lạng Sơn xem, tất cả các dự án, những chỗ nào đất đai màu mỡ nhất là ở đấy các dự án của đồng chí bạn lớn của chúng ta hết. Mà người ta đã mang dự án sang, người ta mang công nhân sang, công nhân Trung Quốc sang, lấy vợ Việt Nam cắm đất đây luôn, sát ngay Hà Nội luôn. Tôi lo cái chuyện này vô cùng tận, nhưng mà không biết rằng trong báo cáo, trong cương lĩnh chính trị cũng như trong báo cáo chính trị, tôi thấy cái vấn đề này quá mờ nhạt luôn, quốc phòng an ninh chép đúng như những ngày xưa viết. Cái đó là cái rất đáng lo ngại.
…
Tôi có đọc cái quyển sách … của Thông tấn xã Việt Nam, họ nói trong cái quyển sách đó nó nói rằng tại sao Liên Xô sụp đổ? Liên Xô sụp đổ chẳng phải vì diễn biến hoà bình từ bên ngoài, mà Liên Xô sụp đổ từ lòng tin của người dân Liên Xô tan rã. Vậy thì Việt Nam chúng ta đang trên con đường đó, nhưng chúng ta vẫn rất chủ quan. Vẫn vẽ cho chúng ta một cái màu hồng vô cùng lớn, vô cùng đẹp, để [không] thấy rằng cái lòng tin với Đảng, với chính quyền này rất là sa sút rồi. Mà cái điều đó rất là nguy hiểm, nhưng mà trong này đánh giá rất là nhẹ nhàng.
Về nguyên nhân thì quả thật đánh giá cũng rất sơ sài, rất sơ sài, đổ cho khách quan, đổ cho khủng hoảng, đổ cho suy thoái, đổ cho thiên tai dịch bệnh, đổ cho yếu kém vốn có của nền kinh tế. Tôi hỏi rằng nền kinh tế nó có tội tình gì mà tự nhiên nó yếu kém? Có phải cái yếu kém đó tự nó phát sinh ra không hay là do cơ chế chính sách của mình tạo ra để cho nó yếu kém?
Ngày xửa ngày xưa còn bảo đất nước lạc hậu bao năm gì gì đấy, nhưng bây giờ 35 năm rồi, 40 năm rồi làm sao còn cái chuyện đất nước nông nghiệp lạc hậu, yếu kém nữa. Nó là do chúng ta, do cơ chế chính sách chúng ta làm cho cái nền kinh tế này yếu kém. Chứ đừng nói nó vốn có, cái vốn có này nó xa xưa lắm rồi. Cho nên cái nhận định này tôi cho là không đúng.
Thế rồi nhận định nữa là do ‘sự chống phá của các thế lực thù địch’. Tôi thấy chưa tìm đâu thấy cái chống phá bên ngoài, nhưng cái niềm tin của dân đã giảm, thì còn nguy hiểm hơn cả thế lực bên ngoài. Cái điều đó là cái mà tôi cho rằng cần phải đánh giá như thế, chứ còn ba cái thằng Việt kiều nó về lọ mọ vớ vẩn, không thèm chấp. Tất nhiên chúng ta vẫn cảnh giác nhưng chưa thấy ai chống phá chúng ta những cái gì mà gọi là để cho đất nước này đổ cả. Mà tôi chỉ sợ cái lòng dân này làm cho chúng ta sụp đổ. Nó như là một toà nhà mà bị mối, mặt bên ngoài toà nhà vẫn rất đẹp nhưng mà nó bị mối hết rồi".
Mời nghe toàn bộ audio tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=qmXieC4EVvE&feature=youtu.be
Xin Đảng và Nhà nước cho phục hồi Uỷ ban Liên Việt (*)
Báo Nhân Dân số 200, ngày 1-7-1954: Ủy ban Liên Việt Toàn Quốc tố cáo hành động vô nhân đạo của giặc Pháp phá hoại đê điều gây ra nạn lụt ở đồng bằng Bắc BộTrích: “Ủy ban Liên-Việt toàn quốc kêu gọi đồng bào Việt-nam ở các vùng có đê, đồng bào các vùng lân cận và đồng bào các vùng tạm bị chiếm ở đồng bằng Bắc-bộ hãy đoàn kết chặt chẽ, kiên quyết đấu tranh để chặn bàn tay đẫm máu của thực dân hiếu chiến Pháp, không cho chúng phá hoại đê điều. Một mặt khác, đồng bào hãy giúp đỡ nhau ra sức sửa chữa và bảo vệ đê điều trong vụ nước năm nay, bảo vệ kỳ được đồng ruộng, hoa mầu và làng xóm thân yêu của chúng ta”.
Không biết cái Ủy ban Liên Việt này hiện nay ở đâu, sao không ra giúp dân lên án bọn “thủy điện” đua nhau xả lũ giết dân?
———-
Gần 30 hồ ồ ạt xả lũ: http://www.thiennhien.net/2013/11/17/thuy-dien-gop-phan-tao-lu/ “Hơn 200.000 căn nhà bị ngập, hơn 1.500 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại, gần 70 người thương vong do lũ ở miền Trung trong những ngày qua. Trong những ngày qua, ở miền Trung mặc dù lượng mưa không lớn bằng những trận mưa gây nên trận lũ lịch sử năm 1999 nhưng việc các thủy điện đồng loạt xả lũ với lượng lớn khiến người dân vùng hạ du miền Trung trở tay không kịp.”
Dân phí công nuôi mấy ông/ bà ĐBQH khi phát biểu như thế này: “ĐBQH Tô Văn Tám: Vẫn chưa rõ dân có được báo trước khi xả lũ hay không”. Cho dù có báo trước, dân biết chạy đi đâu, nhà cửa, của cải, đồng ruộng biết dời đi đâu khi các đập thủy điện đồng loạt xả lũ? http://www.thiennhien.net/2013/11/18/dbqh-van-tam-van-chua-ro-dan-co-duoc-bao-truoc-khi-xa-lu-hay-khong/
‘Điểm mặt’ thủy điện ‘xả tràn’ gây lũ kinh hoàng khắp miền Trung: http://vtc.vn/2-461355/xa-hoi/diem-mat-thuy-dien-xa-tran-gay-lu-kinh-hoang-khap-mien-trung.htm
Trách nhiệm khi ‘xả lũ giết dân’? http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/11/131118_thuy_dien_xa_lu_forum.shtml
Lũ bất thường vì thủy điện xả lũ cấp tập: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131117/lu-bat-thuong-vi-thuy-dien-xa-lu-cap-tap.aspx
Lũ “khủng”, hồ chứa lại xả: http://www.tienphong.vn/xa-hoi/657203/Lu-“khung”-ho-chua-lai-xa-tpp.html
Miền Trung tan hoang trong lũ: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131117/mien-trung-tan-hoang-trong-lu.aspx
‘Còn bao gạo cuối cũng đã ướt hết rồi’: http://news.zing.vn/Con-bao-gao-cuoi-cung-da-uot-het-roi-post369824.html
Nguồn: https://www.facebook.com/BasamVN?hc_location=timeline
(*) Nhan đề của BVN.
ÒA...
Òa, công nhận Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Cao Đức Phát "khôn", nhè vào cái lúc cả nước đang lo lắng vô song về sự nguy hiểm cận kề của hồ đập thủy lợi, thủy điện, đang thắt ruột vì tai hại của việc xả lũ và sự cố vỡ đập bất cứ lúc nào của nhiều hồ chứ, ổng mần cái đề xuất rất dịu dàng: cần 3000 tỉ đồng ngay & luôn để củng cố sự an toàn của hồ, đập.
Thế còn kỳ họp trước, kỳ họp trước nữa, nhiều
ý kiến đề nghị và Chủ tịch Quốc hội đã chốt, phải tính đến việc trích
lợi nhuận thủy điện bù đắp những mất mát thiệt thòi cho nhân dân thì
các bác lờ lớ lơ, Bộ Công thương hứa rồi hẹn rồi lờ, các bác dễ quên
nhỉ? Òa, trong khi các đại biểu yêu cầu Bộ trưởng công thương chỉ rõ
tên, địa chỉ ai và đơn vị nào gây hại xả lũ thì hóa ra Bộ trưởng đi công
du nước ngoài rồi còn đâu mà hỏi. Tóm lại, nếu giải ngân 3000 tỉ để gọi
là củng cố sự an toàn- mà các bác biết thừa là không an toàn, lại thêm
nhiều đơn vị béo bở đây, trong khi cái gốc là tại sao không an toàn, vì
sao không an toàn...thì các bác lại lờ lớ lơ....Nhỉ?
Òa, bỗng dưng ngày 20/11 lại nhớ tới tiến sĩ Nguyễn Kế Hào, vụ trưởng Vụ tiểu học Bộ Giáo dục, hiếm hoi một vụ trưởng quyết định từ chức để phản đối chương trình cải cách giáo dục không hiệu quả. Nhưng cái chính là, như ông Hào nói, từ chức để được nói thật. Ô hô, hóa ra các quan nhà mình chẳng dám nói thật khi đương chức nhỉ. Đau. Chẳng nhẽ nói dối thì an toàn, chẳng lẽ sự dối trá thành cái tiêu chí của quan chức?
Òa, tin này làm nức lòng nhân dân 9 tỉnh đồng bằng sông Hồng (Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Dương và Vĩnh Phúc): Suốt gần một năm qua không tỉnh nào phát hiện thấy tham nhũng các bác ạ. Mừng cho nhân dân 9 tỉnh, suốt gần 1 năm được sống và làm việc trong môi trường quá sạch sẽ. Nhưng khoan đã, nguyên nhân không phát hiện thấy tham nhũng ở 9 tỉnh này là vì không thấy ai tố cáo, tố giác và cán bộ, công chức 9 tỉnh này cũng không ai phát hiện ra tham nhũng. Với đà phấn khởi tin tưởng này, tất cả các tỉnh thành theo đó sẽ công bố không phát hiện thấy tham nhũng. Thế thì tại sao bọn nước ngoài dám xếp Việt Nam vào nhóm nước có tham nhũng cao nhỉ? Đéo mẹ lũ chuyên vu cáo. Việt Nam trong sạch số 1, nhớ chưa?
---------------
Người ta đều có báo cáo không phát hiện thấy tham nhũng, địa phương mình có cần thêm một báo cáo như thế nữa cho vui vẻ cuối năm không nhỉ? Ái dà, có một chút tâm tư không nhẹ....Hẹ hẹ...
Òa, bỗng dưng ngày 20/11 lại nhớ tới tiến sĩ Nguyễn Kế Hào, vụ trưởng Vụ tiểu học Bộ Giáo dục, hiếm hoi một vụ trưởng quyết định từ chức để phản đối chương trình cải cách giáo dục không hiệu quả. Nhưng cái chính là, như ông Hào nói, từ chức để được nói thật. Ô hô, hóa ra các quan nhà mình chẳng dám nói thật khi đương chức nhỉ. Đau. Chẳng nhẽ nói dối thì an toàn, chẳng lẽ sự dối trá thành cái tiêu chí của quan chức?
Òa, tin này làm nức lòng nhân dân 9 tỉnh đồng bằng sông Hồng (Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Dương và Vĩnh Phúc): Suốt gần một năm qua không tỉnh nào phát hiện thấy tham nhũng các bác ạ. Mừng cho nhân dân 9 tỉnh, suốt gần 1 năm được sống và làm việc trong môi trường quá sạch sẽ. Nhưng khoan đã, nguyên nhân không phát hiện thấy tham nhũng ở 9 tỉnh này là vì không thấy ai tố cáo, tố giác và cán bộ, công chức 9 tỉnh này cũng không ai phát hiện ra tham nhũng. Với đà phấn khởi tin tưởng này, tất cả các tỉnh thành theo đó sẽ công bố không phát hiện thấy tham nhũng. Thế thì tại sao bọn nước ngoài dám xếp Việt Nam vào nhóm nước có tham nhũng cao nhỉ? Đéo mẹ lũ chuyên vu cáo. Việt Nam trong sạch số 1, nhớ chưa?
---------------
Người ta đều có báo cáo không phát hiện thấy tham nhũng, địa phương mình có cần thêm một báo cáo như thế nữa cho vui vẻ cuối năm không nhỉ? Ái dà, có một chút tâm tư không nhẹ....Hẹ hẹ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét