- Trung Quốc : Bùng nổ xã hội đã cận kề (RFI) - Nhà Trung Quốc học Marie Holzman và nhà ly khai Ngụy Kinh Sinh (Wei Jingsheng) trên báo Le Monde hôm nay 20/11/2013 nhận định, hiện có các dấu hiệu cho thấy một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đang đến gần.
- Phương Tây và Iran đàm phán lần thứ ba về hạt nhân (RFI) - Hôm nay, 20/11/2013, tại nhóm 5+1 và Iran tiếp tục đàm phán về chương trình hạt nhân của Teheran. Đây là cuộc thương lượng lần thứ ba trong vòng 5 tuần qua. Nhóm 5+ 1 bao gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc, năm thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An và Đức.
- Bangladesh : Vải may nhuộm máu (RFI) - Bangladesh là nước xuất khẩu hàng may mặc thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Ngành may mặc nước này sử dụng trên 4 triệu lao động. Thế nhưng, bên cạnh sự “đồ sộ” đó, thì lương công nhân của ngành này cũng thuộc vào hàng thấp nhất thế giới.
- JPMorgan chấp nhận trả số tiền phạt kỷ lục 13 tỉ đô la (RFI) - Ngân hàng JPMorgan Chase hôm qua 19/11/2013 đã chấp nhận trả số tiền phạt kỷ lục 13 tỉ đô la cho chính quyền Mỹ để chấm dứt vụ kiện dân sự trong hồ sơ về các sản phẩm phái sinh của các món tín dụng địa ốc rủi ro, thường gọi là << subprime >>.
- Bắc Triều Tiên bắt một nhà truyền giáo Hàn Quốc bị cho là gián điệp (RFI) - Hãng tin AFP hôm nay 20/11/2013 dẫn lời một nhà hoạt động cho biết, người bị Bình Nhưỡng bắt giữ vì tội gián điệp là một nhà truyền giáo chuyên giúp đỡ những người Bắc Triều Tiên tị nạn.
- Nga cho tại ngoại thuyền trưởng tàu Greenpeace (RFI) - Hôm nay, 20/11/2013, ngành tư pháp Nga đã quyết định cho tại ngoại hầu tra thêm ba thành viên khác của tổ chức bảo vệ sinh thái Greenpeace, trong đó có thuyền trưởng của chiếc tàu Artic Sunrise, bị chính quyền Matxcơva chặn giữ cách đây hai tháng.
- Paris, thành phố số một thế giới đối với sinh viên (RFI) - Công ty nghiên cứu Quacquarelli Symonds Ltd (QS) của Anh hôm nay vừa công bố bảng xếp hạng các thành phố theo đánh giá của các sinh viên trên thế giới và trong năm thứ hai liên tiếp, Paris lại đứng đầu bảng. Thủ đô Pháp được xếp hạng nhất trước các thành phố Luân Đôn, Singapore, Sydney, Melbourne và Zurich.
- Bị chỉ trích vì viện trợ quá tệ, Bắc Kinh gởi lực lượng cứu hộ đến Philippines (RFI) - Hai tuần sau trận bão đã tàn phá và gây thiệt hại nhân mạng nặng nề, các nhân viên cứu hộ Trung Quốc hôm nay 20/11/2013 lên đường đến Philippines. Bị đả kích dữ dội vì số tiền hỗ trợ thảm hại, những chuyến hàng viện trợ nhân đạo của Bắc Kinh hôm nay cũng đã đến nơi, và sắp tới là một tàu bệnh viện.
- Cải cách ở Trung Quốc : Tập Cận Bình muốn nối bước Đặng Tiểu Bình (RFI) - Tại Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung uơng lần thứ ba vừa qua, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, đã đưa ra một chương trình cải cách đầy tham vọng. Theo giới quan sát, ông Tập Cận Bình dường như muốn theo bước Đặng Tiểu Bình, kiến trúc sư tiến trình hiện đại hóa Trung Quốc, đồng thời không hề có chút khoan nhượng nào về sự cứng rắn của chính quyền trung ương.
- Cảnh sát Miến Điện bắt ba kẻ bị nghi có kế hoạch tấn công đền thờ Hồi giáo (RFI) - Cảnh sát Miến Điện ngày hôm nay, 20/11/2013, cho biết là đã bắt giữ ba nghi can, tất cả đều là người theo đạo Phật, có âm mưu đặt bom tấn công vào các đền thờ Hồi giáo. Vụ việc này diễn ra trong bối cảnh đang có những căng thẳng giữa các cộng đồng tôn giáo tại Miến Điện.
- Indonesia ngưng hợp tác với Úc về thuyền nhân (RFI) - Hôm nay, 20/11/2013, Indonesia thông báo ngưng hợp tác với Úc trong việc chống nạn buôn thuyền nhân, nhằm trả đũa về thông tin theo đó Canberra dường như đã nghe lén điện thoại của tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono. Đích thân Tổng thống Indonesia đã thông báo quyết định này trong một cuộc họp báo được truyền hình trực tiếp.
- Tòa án Tây Ban Nha ra lệnh truy nã quốc tế Giang Trạch Dân và Lý Bằng (RFI) - Tư pháp Tây Ban Nha hôm qua 19/11/2013 đã ra lệnh truy nã quốc tế cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và cựu Thủ tướng Lý Bằng, trong khuôn khổ một vụ án được thụ lý từ năm 2006 vì tội << diệt chủng >> đối với người Tây Tạng trong thập niên 80-90. Trung Quốc hôm nay lên tiếng đòi Tây Ban Nha phải << làm rõ >> vấn đề.
- Đảng cầm quyền Thái Lan không bị giải tán (RFI) - Hôm nay, 20/11/2013, Tòa án Bảo Hiến Thái Lan ra phán quyết bác bỏ yêu cầu của phe đối lập đòi giải tán đảng Puea Thai đang cầm quyền. Cụ thể, các thẩm phán Tòa án Bảo Hiến đã bác bỏ kiến nghị của phe đối lập Thái Lan đòi giải tán các chính đảng đã thông qua tu chính án Hiến Pháp, mà đứng đầu là đảng Puea Thai.
- Pháp : Tiếp tục truy lùng kẻ nổ súng ở Paris (RFI) - Hôm nay, 20/11/2013, cảnh sát Pháp vẫn tiếp tục truy lùng thủ phạm hai vụ nổ súng vào tòa soạn nhật báo Libération và ngân hàng Société Générale ở khu La Défense ngày thứ Hai vừa qua. Hôm qua, cảnh sát đã cho phổ biến một bức ảnh mới của hung thủ, trích từ đoạn video mà một camera theo dõi thu được, với gương mặt dễ nhận diện hơn.
- Cúp Bóng đá Thế giới : Đội Pháp biến điều không thể thành chiến công (RFI) - Đội tuyển bóng đá Pháp tối qua, 19/11/2013, trên sân Stade de France đã lập nên kỳ tích trong trận lượt về tranh vé vớt dự vòng chung kết Cúp Bóng đá Thế giới Brazil 2014. Sau 90 phút thi đấu lăn xả vì màu cờ sắc áo quốc gia, các cầu thủ Pháp đã hoàn thành sứ mệnh, thắng Ukraina 3-0, giành vé đi Brazil 2014, một nhiệm vụ mà ngay trước trận đấu, không mấy ai có thể tin họ làm được.
- Mỹ không xin lỗi Afghanistan về những sai lầm trong cuộc chiến (VOA) - Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice nói Hoa Kỳ sẽ không xin lỗi Afghanistan về những sai lầm xảy ra trong cuộc chiến Afghanistan.
- Người Nam Triều Tiên bị bắt ở Bình Nhưỡng bắt là nhà truyền giáo (VOA) - Truyền thông báo chí cho hay người Nam Triều Tiên bị bắt tại Bình Nhưỡng trong tháng này là một nhà truyền giáo, từng giúp đỡ cho người tị nạn miền Bắc
- LHQ: Cần thêm ngân quỹ để cứu trợ Philippines (VOA) - Liên hiệp quốc cho hay các nỗ lực gây quỹ mới đạt được 1/3 số tiền cần thiết cho công tác cứu trợ khẩn cấp cho miền trung Philippines
- Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc sắp từ chức (VOA) - Ðại sứ Locke thông báo ý định từ chức cho Tổng thống Obama và nói rằng sau khi rời Trung Quốc ông sẽ về chung sống với gia đình ở thành phố Seatle
- Hội nghị ở Việt Nam nêu bật căng thẳng khu vực về vấn đề xây đập (VOA) - Trong 3 năm qua, việc xây đập Xayabury ở Lào trở thành dự án thủy điện gây nhiều tranh cãi nhất trong khu vực và trắc nghiệm sự khả tín của Ủy ban Sông Mekong
- CPJ nêu trường hợp Điếu Cày để vận động tự do ngôn luận ở Việt Nam (VOA) - Ủy ban Bảo vệ Ký giả quốc tế CPJ vừa phát động chiến dịch thỉnh nguyện thư quốc tế kêu gọi giới lãnh đạo Việt Nam phóng thích blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải
- Mỹ-Iran đặt kỳ vọng cho các cuộc đàm phán hạt nhân (VOA) - Bộ trưởng Ngoại giao Iran bày tỏ lạc quan về khả năng đạt được tiến bộ đáng kể trong vòng đàm phán hạt nhân mới ở Geneva
- Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa được trao giải Ngòi bút Can đảm Lưu Hiểu Ba (VOA) - Trung Tâm Văn Bút Trung Hoa Độc Lập ICPC trao Giải Ngòi bút Can đảm Lưu Hiểu Ba 2013 cho nhà văn bất đồng chính kiến Nguyễn Xuân Nghĩa đang bị giam cầm
- Giới trung lưu Hồng Kông ồ ạt đi định cư ở các nước khác (VOA) - Một động cơ thúc đẩy làn sóng di dân mới nhất này là sự bất mãn của dân chúng đối với chính phủ Hồng Kông và sự xâm phạm ngày càng nhiều của chính phủ Bắc Kinh
- LHQ: Hòa đàm Israel-Palestine đang ở 'thời điểm tế nhị' (VOA) - Một giới chức cao cấp của LHQ cho rằng cuộc đàm phán giữa Israel và Palestine đang ở vào một thời điểm tế nhị, với sự căng thẳng gia tăng giữa đôi bên
- Iran khước từ thỏa thuận hạt nhân (BBC) - Tổng thống Barack Obama kêu gọi các nghị sỹ Mỹ không đưa thêm chế tài mới với Iran trước khi đạt được thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Tehran.
- Từ vụ tù oan 10 năm bàn về án tử hình (BBC) - Ông Nguyễn Thanh Chấn, người bị kết án oan tội giết người ở Bắc Giang, đang nhờ tư vấn pháp lý để đòi bồi thường thiệt hại cho ông và gia đình.
- Trần Quang Thành: 'Bắc Kinh gây áp lực' (BBC) - Đại sứ Mỹ ở Trung Quốc Gary Locke cho biết sẽ rời khỏi chức vụ đầu năm sau vì lý do cá nhân.
- Bà Yingluck kiêm Bộ trưởng Quốc phòng (BBC) - Tòa án cao nhất của Thái Lan bác bỏ ý định sửa Hiến pháp của đảng cầm quyền, nhưng không buộc đảng giải thể.
- Cháy cây xăng giữa thủ đô Hà Nội (BBC) - Toàn bộ hoạt động trong khu Zone 9 gồm nhiều cửa hàng, quán bar ở Hà Nội, bị đình chỉ sau vụ cháy chiều ngày 19/11 làm 6 người chết.
- JP Morgan tiết lộ khoản lỗ tới 2 tỷ USD (BBC) - Ngân hàng JP Morgan chấp nhận trả khoản tiền phạt kỷ lục cho chính phủ Mỹ vì gây hiểu lầm cho các nhà đầu tư trong thời kỳ khủng hoảng địa ốc.
- 'Selfie' được chọn là từ của năm (BBC) - Từ điển tiếng Anh Oxford chọn từ 'selfie', tức 'chụp hình tự sướng', làm từ phổ biến nhất trong năm 2013.
- 150 năm Diễn văn Gettysburg (BBC) - Kỷ niệm 150 năm ngày Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln đọc diễn văn Gettysburg về một 'chính phủ của dân, do dân, vì dân' cho nước Mỹ.
- Kế hoạch giải trừ vũ khí hóa học Syria (BBC) - Nhiều người thiệt mạng trong hai vụ nổ nhắm vào sứ quán Iran ở Lebanon, trong diễn biến dường như liên quan xung đột Syria.
- Thị trưởng Toronto bị tước quyền (BBC) - Hội đồng thành phố Toronto tước bỏ đa số thẩm quyền của Thị trưởng Rob Ford, người không chịu từ chức dù thừa nhận sử dụng ma túy.
- Tai nạn máy bay Nga 'do lỗi phi công' (BBC) - Các chuyên gia nói phi công trên chiếc Boeing 737, bị nạn tại Kazan, phạm lỗi khiến máy bay đâm nhào.
- Đằng sau chuyến thăm của Putin (BBC) - Một đại biểu Quốc hội và là quan chức cao cấp muốn Quốc hội Việt Nam có quyền 'kiểm soát' việc mua vũ khí
- Khởi tố bác sỹ vụ thẩm mỹ viện Cát Tường (BBC) - Trả lời Quốc hội, Bộ trưởng Y tế nhận một phần trách nhiệm và kêu gọi 'khoan dung và có cái nhìn toàn diện hơn'.
- VietJetAir bị phạt vì 'vũ điệu bikini' (BBC) - Hãng hàng không tư nhân VietJetAir tổ chức hai chuyến bay chở hàng cứu trợ nạn nhân bão Haiyan ở Philippines.
- Nghĩa trang Mai Dịch hết chỗ (BBC) - Nghĩa trang ở Hà Nội dành riêng để chôn cất lãnh đạo Đảng CSVN và Nhà nước cùng các nhân vật nổi tiếng đã không còn chỗ ở bên trong.
- Thanh Hóa: Biểu tình vì công an "bảo kê" (BBC) - Tòa phúc thẩm tại TP. HCM giảm án từ 3 còn 2 năm cho một phụ nữ cắn vào tay hai người gây thương tích.
- Facebook công bố yêu cầu từ các nước (BBC) - Chuyện các lãnh đạo quốc tế dùng mạng xã hội gửi đi thông điệp vừa có cá tính vừa nghiêm túc trong ngoại giao.
- Từ vụ tù oan 10 năm bàn về án tử hình (BBC) - Luật sư Hoàng Văn Hướng nói cơ quan tuyên ông Nguyễn Thanh Chấn phạm tội bằng bản án phúc thẩm phải là cơ quan chịu trách nhiệm bồi thường trực tiếp.
- Indonesia trách Úc vụ nghe lén (BBC) - Indonesia thẳng thắn trách Úc về vụ nghe lén, và yêu cầu quốc gia đồng minh 'phải có lời giải thích chính thức, rõ ràng'.
- Ý kiến: Giáo dục VN - Đập bỏ và xây mới? (BBC) - Độc giả BBC đề xuất giải pháp đập bỏ và xây mới hệ thống giáo dục thiếu đồng bộ ở Việt Nam.
- Ý kiến: Vì sao nhiều tai nạn giao thông? (BBC) - Quá nhiều xe cộ, hạ tầng tồi tàn, người dân thiếu ý thức, cảnh sát tham nhũng khiến tai nạn diễn ra hàng ngày.
- Tháng 11 và cái chết của hai tổng thống (BBC) - Nếu Tổng thống Kennedy không bị ám sát, điều gì sẽ xảy ra với cuộc chiến ở Việt Nam?
- 'Tàu ngầm để bảo vệ chủ quyền' (BBC) - Báo Nga nói việc hải quân Nga quay lại Cam Ranh là điều chắc chắn, dù nay dưới hình thức cơ sở dịch vụ hậu cần và kỹ thuật.
- Triển lãm Tokyo Motor Show 2013 (BBC) - Châu Âu và Nhật Bản giới thiệu nhiều loại xe mới nhưng các hãng của Mỹ và hầu hết xe Hàn Quốc vắng mặt.
- Ấn Độ Hướng Đông: Hướng về Nhật, Hàn hay Việt Nam? (BaoMoi) - Hợp tác Việt Nam - Ấn Độ
- Đà Nẵng: Đặt tên Võ Nguyên Giáp cho con đường xung yếu? (BaoMoi) - Hội đồng đặt, đổi tên đường TP Đà Nẵng đề xuất 2 phương án đặt tên đường Võ Nguyên Giáp đang thu hút khá nhiều ý kiến tranh luận!
- Đại tá Hải quân Indonesia đánh giá về tình hình Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) - Trả lời phỏng vấn báo chí mới đây, Chỉ huy trưởng Căn cứ hải quân Tanjung Pinang, Đại tá Hải quân Indonesia Agus Heryana cho biết, tình hình Biển Đông, đặc biệt ở vùng biển Natuna, quần đảo Riau, phía Nam Biển Đông, vẫn an toàn, nhất là khi khu vực này không nằm trong phạm vi tuyên bố chủ quyền chồng chéo của 5 nước, 6 bên (gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Trung Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan).
- Thuận vợ, thuận chồng... làm giàu không khó (BaoMoi) - Về ấp Nhơn Thọ 1, xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, Cần Thơ, tìm hiểu việc nuôi trăn của ông Võ Văn Diện (thường gọi là Ba Rí) mới thấm thía câu “Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”.
- Từ tranh chấp Senkaku, hiểu rõ tâm can và tham vọng khủng khiếp của TQ (BaoMoi) - (GDVN) - Trung-Nhật tiếp tục căng thẳng trong vấn đề đảo Senkaku khi TQ điều máy bay trinh sát điện tử Tu-154 đến vùng trời Senkaku để theo dõi, trinh sát.
- Bồi dưỡng kiến thức về biển, đảo cho cán bộ, phóng viên (BaoMoi) - KTĐT - Ngày 19/11, Ban Tuyên giáo T.Ư đã tổ chức hội nghị bồi dưỡng kiến thức cơ bản về biển, đảo cho phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên của các cơ quan báo chí ở T.Ư và địa phương khu vực phía Bắc và TP Hà Nội.
- Vạch trần yêu sách "lộn xộn cố ý" của Trung Quốc (BaoMoi) - Muốn một biển Đông hòa bình, ổn định và phát triển, cần phải có những chính trị gia cũng như những dân tộc, quốc gia đại diện cho tiếng nói của lý trí, của khoa học và khách quan, dũng cảm từ bỏ những đòi hỏi sai trái, vô lý của mình.
- Hoàn Cầu nói gì về chuyến thăm Ấn Độ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng? (BaoMoi) - (GDVN) - Chính tham vọng lãnh thổ phi pháp ở Biển Đông được tờ Thời báo Hoàn Cầu cổ súy mới là động lực đằng sau những suy đoán phiến diện và nhận định chụp mũ về các hoạt động đối ngoại bình thường của Việt Nam.
- Việt Nam đánh giá cao lập trường của Ấn Độ về Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) - Trước thềm chuyến thăm cấp cao Ấn Độ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Ấn Độ PTI, trong đó nhấn mạnh: Việt Nam đánh giá cao “lập trường xây dựng” của Ấn Độ trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.
- Indonesia: ‘Đường lưỡi bò’ vô giá trị khi không được LHQ công nhận (BaoMoi) - Trung Quốc có thể tuyên bố chủ quyền đối với lãnh thổ của Indonesia trên Biển Đông nhưng một khi không được Liên Hợp Quốc công nhận thì Bắc Kinh cũng không thể làm bất cứ điều gì khác, Đại tá Hải quân Indonesia khẳng định trên Jakarta Post.
- Bồi dưỡng kiến thức biển đảo Việt Nam cho cán bộ, phóng viên các cơ quan báo chí (BaoMoi) - (HNM) - Ngày 19-11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức hội nghị bồi dưỡng kiến thức cơ bản về biển đảo Việt Nam cho hơn 300 cán bộ các cơ quan báo chí, đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo 26 tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc. Đồng chí Trương Minh Tuấn - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy viên Ủy ban chỉ đạo nhà nước về Biển Đông - Hải đảo chủ trì hội nghị.
- Tại sao Hồng Kông ngăn Khải Phong 2 đến Trường Sa VN? (BaoMoi) - Tuy nhiên, chính quyền Hồng Kông đã có lệnh cấm chuyến đi đến khu vực này được các báo Trung Quốc, kể cả Hoàn cầu Thời báo đưa tin.
Nguyễn Hưng Quốc - Ðùa nhảm
Trong một bài viết có nhan đề “Đại biểu Quốc hội được dặn không phát
biểu về tham nhũng” đăng trên báo Tuổi Trẻ số ra ngày 7 tháng 11 năm
2013, có đoạn viết: “Sáng nay 7-11, lên tiếng tại QH, đại biểu Lê Như
Tiến lo ngại trước tình trạng lãnh đạo các địa phương ‘vận động’ đại
biểu QH trước mỗi kỳ họp: ‘Có thể chất vấn, nói về bất cứ vấn đề gì, trừ
tham nhũng ra, bởi việc đó chẳng khác nào vạch áo cho người xem lưng’.”
Sau khi bị một số blogger đưa lên facebook và blog, báo Tuổi Trẻ sửa nhan đề bài viết lại thành “Tham nhũng chưa bị sát thương”.
Dù có thay đổi nhan đề, riêng lời phát biểu của Lê Như Tiến, tự nó, đã tiết lộ được khá nhiều vấn đề:
Thứ nhất, trên nguyên tắc, đại biểu Quốc Hội là đại diện của dân, phát
biểu các nguyện vọng của dân, giám sát ngành hành pháp và tranh đấu cho
quyền lợi của dân, thế nhưng, ở Việt Nam, trên thực tế, các đại biểu lại
thường xuyên được chính quyền địa phương dặn dò phải nói chuyện này và
không được nói chuyện khác. Tư cách đại diện và tính chất độc lập của họ
ở đâu?
Thứ hai, tại sao lại “trừ tham nhũng”. Ai cũng biết một trong những vấn
đề nghiêm trọng nhất ở Việt Nam là tham nhũng. Đảng cộng sản cố gắng
thành lập ban này ban nọ để chống tham nhũng. Chính phủ cũng không ngớt
rêu rao là họ quyết tâm diệt trừ tham nhũng. Thế nhưng tại sao trên diễn
đàn Quốc Hội, các đại biểu lại không được quyền nói về tham nhũng? Tại
sao? Như vậy, những cái gọi là nỗ lực chống tham nhũng của họ có thực
hay không?
Thứ ba, tại sao lại sợ chuyện “vạch áo cho người xem lưng”? Chẳng lẽ
lưng của chính quyền địa phương lại đầy những mụn nhọt tham nhũng?
Tuy nhiên, những vấn đề trên không quan trọng bằng cách lý giải của ông
Dương Trung Quốc, nhà sử học kiêm đại biểu Quốc Hội, người vốn được dư
luận khen là hay nói thẳng trong khá nhiều chuyện.
Trong bài phỏng vấn đăng trên báo Tuổi Trẻ, khi được hỏi ý kiến về lời
phát biểu của Lê Như Tiến, Dương Trung Quốc, trước hết, xác nhận chính
ông, với tư cách đại biểu Quốc Hội, cũng từng nghe những lời dặn dò như
thế (“Chúng ta đều sống dưới một gầm trời và chịu những mối quan hệ đang
chi phối hiện nay”). Sau đó, Dương Trung Quốc cho nguyên nhân của hiện
tượng này là do “người ta e ngại trước các mối quan hệ, nhất là bộ phận
các đại biểu Quốc hội hiện đang gánh vác công việc ở cơ quan hành pháp
các cấp”.
Để cụ thể, ông nêu lên một ví dụ:
“có một con đường đi qua địa phương xuống cấp, muốn tu sửa đàng hoàng
thì phải xin ngân sách trung ương, như vậy đại biểu Quốc hội là người có
cương vị trong bộ máy chính quyền địa phương ngày nào đó sẽ phải ra Hà
Nội gặp ông bộ trưởng này, ông bộ trưởng kia. Nếu chỉ vì phát biểu ở
nghị trường mà không bằng lòng nhau thì ai cũng e ngại dẫn đến ảnh
hưởng.”
Cuối cùng, Dương Trung Quốc đề ra biện pháp: Để xóa bỏ những e ngại của
các đại biểu Quốc Hội trong việc phê phán tham nhũng, “gốc rễ là phải
xóa bỏ dần quan hệ xin cho […] chừng nào còn quan hệ xin cho là còn nể
nang, né tránh”.
Sai.
Sai cả trong việc phát hiện nguyên nhân lẫn giải pháp được đề nghị.
Về nguyên nhân, Dương Trung Quốc, không biết vô tình hay cố ý, đánh lạc
hướng vấn đề: Vấn đề trung tâm trong lời phát biểu của Lê Như Tiến và
cũng là vấn đề thu hút sự chú ý của dư luận nhất là việc chính quyền địa
phương “vận động” hay “dặn dò” các đại biểu không được đề cập đến
chuyện tham nhũng trong Quốc Hội chứ không phải là việc các đại biểu ấy
“e ngại”. Hai vấn đề đó khác nhau. Cùng là “e ngại”, nhưng e ngại do sự
tính toán của cá nhân khác với sự e ngại sau khi được “vận động”. Hơn
nữa, bản thân việc “vận động” các đại biểu về những gì họ nên và không
nên phát biểu trước Quốc Hội cũng là một vấn đề. Đó là chưa kể cái gọi
là “vận động” ở Việt Nam thường được hiểu là bao gồm cả sự thuyết phục
lẫn sự đe dọa.
Ngoài ra, vấn đề cũng không phải là “e ngại”. Trên 90% đại biểu Quốc Hội
là đảng viên. Đã là đảng viên thì phải chấp hành chỉ thị của đảng: Cái
gọi là “lãnh đạo địa phương” ấy cũng đồng thời là lãnh đạo đảng. Do đó
không được đề cập đến chuyện tham nhũng không phải chỉ là chuyện “dặn
dò” suông mà còn là vấn đề kỷ luật. Với lời dặn dò, người ta còn có thể
có sự lựa chọn theo hay không theo. Với kỷ luật, người ta không còn lựa
chọn nào khác ngoài việc chấp hành.
Bắt bệnh sai, phương pháp chữa trị cũng sai nốt.
Sai ở ba điểm:
Thứ nhất, đề nghị xóa bỏ dần quan hệ xin cho của Dương Trung Quốc, thực
chất, cũng là một lời… xin. Xin đảng và chính phủ xóa bỏ. Mà không cần
xóa bỏ ngay. Chỉ cần xóa bỏ dần. Đó không phải là một lời xin thì còn là
gì nữa? Ở những nơi khác, hoặc với những người khác, nếu xem đó là
nguyên nhân, người ta sẽ đề ra các biện pháp cụ thể để xóa bỏ hoặc để
ngăn chận chứ không nói chung chung và yếu ớt như vậy.
Thứ hai, Dương Trung Quốc cũng, cố tình hay vô ý, làm lạc hướng vấn đề
khi dùng chữ “quan hệ xin cho”. Trước đây, đề cập đến vấn đề tương tự,
một số người đã dùng chữ khác, đúng hơn: “cơ chế xin cho”. Quan hệ và cơ
chế khác nhau. Dùng chữ quan hệ là giới hạn trong phạm vi cá nhân và có
tính chất chủ quan: Có người thế này, có người thế khác. Cơ chế, ngược
lại, nằm ngoài tính cách cá nhân: Bất cứ người nào, dù tốt hay xấu, nằm
trong cơ chế như thế thì cũng sẽ hành xử như thế. Ngoài sự khác biệt ấy,
còn một sự khác biệt nữa: quan hệ thuộc phạm vi liên cá nhân và phạm
trù đạo đức; cơ chế thuộc phạm vi tổ chức và phạm trù chính trị cũng như
luật pháp.
Thứ ba, nếu xin cho là một cơ chế gây nên sự thỏa hiệp trước vấn đề tham
nhũng, để thay đổi, cần nhất là thay đổi cơ chế. Xin lưu ý là, tự bản
chất, nói theo Lord Acton, một giáo sư Sử tại Đại học Cambridge ở Anh
vào cuối thế kỷ 19, “Tất cả quyền lực đều tham nhũng; quyền lực tuyệt
đối tham nhũng một cách tuyệt đối” (All power corrupts; absolute power
corrupts absolutely).
Không có hy vọng gì có thể xóa bỏ hết tham nhũng khi trên thế giới vẫn
còn quyền lực. Không xóa bỏ hết, người ta chỉ hy vọng hạn chế nó. Cách
hiệu quả nhất để hạn chế tham nhũng là hạn chế quyền lực. Đa đảng, tam
quyền phân lập, tính chất độc lập của quân đội và cảnh sát, quyền đối
lập và các quyền liên quan đến tự do ngôn luận… là những sự hạn chế ấy.
Không bàn một cách nghiêm túc đến việc hạn chế quyền lực; mải lải nhải
về những cách thức hạn chế tham nhũng chỉ là những cách đùa dai.
Lại đùa nhảm.
Nguyễn Hưng Quốc
19.11.2013
19.11.2013
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(VOA)
Dân đi tù ‘vì cắn công an phường’
Sự việc xảy ra vào ngày 30/11/2012
Tòa phúc thẩm tại TP. HCM giảm án cho một phụ nữ về tội "Chống người thi hành công vụ".
Truyền thông trong nước cho hay bà Nguyễn Thị Thanh Xuân trước đó kháng cáo án tù ba năm vì xô xát với dân quân và công an cách đây một năm.
Bà Xuân 25 tuổi đã có một số hành động bao gồm cả việc “cắn" một dân quân và một phó trưởng Công an phường tại Quận 10, TP HCM khi tổ công tác tiến hành xử lý việc gia đình buôn bán lấn chiếm lòng đường vỉa hè.
Báo Công an Nhân dân mô tả những tình tiết giảm nhẹ mới so với mức án mà tòa sơ thẩm đã tuyên là có phần “quá nghiêm khắc”.
“Thấy cửa hàng bán hoa T-X số 70-72 Hồ Thị Kỷ (mẹ bà Nguyễn Thị Thanh Xuân) bày bán lấn chiếm lòng đường vỉa hè làm ảnh hưởng đến trật tự giao thông Tổ công tác liền nhắc nhở nhưng những người này không nghe.
“Vì vậy, Tổ công tác liền tiến hành lập biên bản vi phạm và đề nghị thu giữ 5 chiếc ghế nhưng bà Nguyễn Thị Hồng Vân (mẹ bị cáo Xuân, chủ tiệm hoa T-X) không ký tên vào biên bản mà còn chửi bới,” theo báo Công An.
Báo Thanh Niên cho hay “những nhân viên tại đây chỉ dọn dẹp hoa, còn một số ghế nhựa vẫn để lấn chiếm xuống lòng đường” với lý do “nhiều người khác cũng vi phạm như mình”.
Trong một bài viết gửi BBC, tác giả Nguyễn Văn Đặng từ Hà Nội bàn về “văn hóa nhà mặt tiền” đã tạo ra nếp sống ở Việt Nam và có hệ lụy tới trật tự giao thông đô thị.
Buôn bán lấn chiếm vỉa hè là thực trạng xảy ra tại rất nhiều nơi, đặc biệt là các đô thị ở Việt Nam.
'Làm chết người'
Vụ án gây tử vong ông Trịnh Xuân Tùng gây bức xúc trong quần chúng.
Nhà chức trách thường dùng lực lượng hỗn hợp gồm dân phòng và công an phường để xử lý những vi phạm.
Tuy nhiên cách hành xử của giới an ninh trong một số vụ gây căng thẳng và nghi ngại giữa dân chúng và nhà chức trách.
Vụ việc được nhiều người chú ý là trường hợp một trung tá công an bị xử tù 4 năm vì tội "Làm chết người khi thi hành công vụ".
Ông Trịnh Xuân Tùng bị chết sau khi bị suy hô hấp, suy tuần hoàn sau chấn thương cột sống cổ kèm theo liệt tủy sau khi bị một trung tá bắt giữ vì không đội mũ bảo hiểm khi tham giao thông và bị đưa về đồn.
Mới tháng Chín năm nay Tòa sơ thẩm TP Nha Trang, Khánh Hòa, xử công an viên Nguyễn Trọng Hiếu 9 tháng tù vì tội Gây thương tích khi thi hành công vụ.
Ông Nguyễn Trọng Hiếu, 27 tuổi, nguyên công an viên xã Diên Khánh, Khánh Hòa, trong khi phối hợp tuần tra giao thông hồi tháng 4/2010 đã đuổi theo một nam thanh niên vì người này không đội mũ bảo hiểm.
"Trong quá trình truy đuổi, ông Hiếu đã dùng gậy giao thông đánh vào vai gáy thanh niên tên là Huỳnh Tấn Nam làm anh này mất thăng bằng ngã xuống lề đường quốc lộ.
"Anh Nam bị thương tích 77%, xếp loại thương tật vĩnh viễn," truyền thông Việt Nam cho hay.
Đầu tháng 11 năm nay, một công dân ở Hà Nội nói với BBC về điều ông gọi là bị gãy xương sườn khi có 10 công an còng tay và đánh hội đồng trong đồn công an phường Thụy Khuê.
Ông Trương Văn Dũng nói ông từng bị "đánh" bốn lần từ trước tới nay trong đó có lần ông bị chảy máu đầu ở trại giam Lộc Hà khi đi biểu tình chống Trung Quốc.
(BBC)
Truyền thông trong nước cho hay bà Nguyễn Thị Thanh Xuân trước đó kháng cáo án tù ba năm vì xô xát với dân quân và công an cách đây một năm.
Bà Xuân 25 tuổi đã có một số hành động bao gồm cả việc “cắn" một dân quân và một phó trưởng Công an phường tại Quận 10, TP HCM khi tổ công tác tiến hành xử lý việc gia đình buôn bán lấn chiếm lòng đường vỉa hè.
Báo Công an Nhân dân mô tả những tình tiết giảm nhẹ mới so với mức án mà tòa sơ thẩm đã tuyên là có phần “quá nghiêm khắc”.
“Thấy cửa hàng bán hoa T-X số 70-72 Hồ Thị Kỷ (mẹ bà Nguyễn Thị Thanh Xuân) bày bán lấn chiếm lòng đường vỉa hè làm ảnh hưởng đến trật tự giao thông Tổ công tác liền nhắc nhở nhưng những người này không nghe.
“Vì vậy, Tổ công tác liền tiến hành lập biên bản vi phạm và đề nghị thu giữ 5 chiếc ghế nhưng bà Nguyễn Thị Hồng Vân (mẹ bị cáo Xuân, chủ tiệm hoa T-X) không ký tên vào biên bản mà còn chửi bới,” theo báo Công An.
Báo Thanh Niên cho hay “những nhân viên tại đây chỉ dọn dẹp hoa, còn một số ghế nhựa vẫn để lấn chiếm xuống lòng đường” với lý do “nhiều người khác cũng vi phạm như mình”.
Trong một bài viết gửi BBC, tác giả Nguyễn Văn Đặng từ Hà Nội bàn về “văn hóa nhà mặt tiền” đã tạo ra nếp sống ở Việt Nam và có hệ lụy tới trật tự giao thông đô thị.
Buôn bán lấn chiếm vỉa hè là thực trạng xảy ra tại rất nhiều nơi, đặc biệt là các đô thị ở Việt Nam.
'Làm chết người'
Vụ án gây tử vong ông Trịnh Xuân Tùng gây bức xúc trong quần chúng.
Nhà chức trách thường dùng lực lượng hỗn hợp gồm dân phòng và công an phường để xử lý những vi phạm.
Tuy nhiên cách hành xử của giới an ninh trong một số vụ gây căng thẳng và nghi ngại giữa dân chúng và nhà chức trách.
Vụ việc được nhiều người chú ý là trường hợp một trung tá công an bị xử tù 4 năm vì tội "Làm chết người khi thi hành công vụ".
Ông Trịnh Xuân Tùng bị chết sau khi bị suy hô hấp, suy tuần hoàn sau chấn thương cột sống cổ kèm theo liệt tủy sau khi bị một trung tá bắt giữ vì không đội mũ bảo hiểm khi tham giao thông và bị đưa về đồn.
Mới tháng Chín năm nay Tòa sơ thẩm TP Nha Trang, Khánh Hòa, xử công an viên Nguyễn Trọng Hiếu 9 tháng tù vì tội Gây thương tích khi thi hành công vụ.
Ông Nguyễn Trọng Hiếu, 27 tuổi, nguyên công an viên xã Diên Khánh, Khánh Hòa, trong khi phối hợp tuần tra giao thông hồi tháng 4/2010 đã đuổi theo một nam thanh niên vì người này không đội mũ bảo hiểm.
"Trong quá trình truy đuổi, ông Hiếu đã dùng gậy giao thông đánh vào vai gáy thanh niên tên là Huỳnh Tấn Nam làm anh này mất thăng bằng ngã xuống lề đường quốc lộ.
"Anh Nam bị thương tích 77%, xếp loại thương tật vĩnh viễn," truyền thông Việt Nam cho hay.
Đầu tháng 11 năm nay, một công dân ở Hà Nội nói với BBC về điều ông gọi là bị gãy xương sườn khi có 10 công an còng tay và đánh hội đồng trong đồn công an phường Thụy Khuê.
Ông Trương Văn Dũng nói ông từng bị "đánh" bốn lần từ trước tới nay trong đó có lần ông bị chảy máu đầu ở trại giam Lộc Hà khi đi biểu tình chống Trung Quốc.
(BBC)
Cải cách ở Trung Quốc : Tập Cận Bình muốn nối bước Đặng Tiểu Bình
REUTERS / Jason Lee
Đức Tâm (RFI)
Tại Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung uơng lần thứ ba vừa qua, Tổng
Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, đã đưa ra một
chương trình cải cách đầy tham vọng. Theo giới quan sát, ông Tập Cận
Bình dường như muốn theo bước Đặng Tiểu Bình, kiến trúc sư tiến trình
hiện đại hóa Trung Quốc, đồng thời không hề có chút khoan nhượng nào về
sự cứng rắn của chính quyền trung ương.
Một năm sau khi lên nắm quyền lãnh đạo Đảng, ông Tập Cận Bình, năm nay 60 tuổi, đã củng cố quyền lực của mình tại Hội nghị Trung ương 3, đưa ra một lộ trình hành động cho ban lãnh đạo mới, từ nay đến năm 2020.
Cũng giống như kế hoạch hiện đại hóa Trung Quốc mà Đặng Tiểu Bình đưa ra từ cuối những năm 1970, chương trình cải cách của ông Tập Cận Bình tập trung vào kinh tế và xã hội, như củng cố vai trò của thị trường trong nền kinh tế, nới lỏng chính sách một con, giảm bớt án tử hình, xóa bỏ chế độ “lao cải”…
Giới chuyên gia nhấn mạnh, đây là những cải cách giúp cho đảng Cộng sản Trung Quốc thích ứng với những biến đổi của nền kinh tế đứng hàng thứ hai thế giới, với tiến trình đô thị hóa, cũng như những đòi hỏi ngày càng gia tăng của người dân.
Chính Tân Hoa Xã, hôm qua, 19/11, đã cho biết chi tiết tiến trình soạn thảo kế hoạch cải cách và nhấn mạnh rằng Tổng Bí thư Tập Cận Bình, vào tháng Tư vừa qua, đã quyết định trực tiếp lãnh đạo các nhóm biên soạn dự thảo cải cách. Rõ ràng là ông Tập Cận Bình muốn khẳng định mạnh mẽ vị thế và để lại dấu ấn của mình trong chương trình cải cách lần này.
Trong bản tường trình kết quả Hội nghị Trung ương 3, đăng trên Tân Hoa Xã, tên của ông Tập Cận Bình được nhắc đến 21 lần và không một lần nào nêu tên Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Tương tự như Đặng Tiểu Bình – mà tên tuổi được lịch sử Trung Quốc ghi nhận là cha đẻ của chính sách mở cửa kinh tế - ông Tập Cận Bình coi các cải cách kinh tế là trọng tâm trong chính sách lãnh đạo của ông.
Về phương diện chính trị, Đặng Tiểu Bình đã không ngần ngại ra lệnh thẳng tay trấn áp phong trào đòi dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn, năm 1989, còn ông Tập Cận Bình thì muốn thắt chặt quyền kiểm soát đất nước và bộ máy của Đảng, thông qua chiến dịch chống tham nhũng.
Theo ông Barry Naughton, chuyên gia kinh tế Trung Quốc tại đại học California, Hoa Kỳ, được AFP trích dẫn, thì “trong một chừng mực nào đó, ông Tập Cận Bình dường như nghĩ rằng ông ta có thể tăng cường một chút việc giám sát và kỷ luật trong bộ máy chính trị hiện nay, với việc nghiêm trị nạn tham nhũng, đi kèm với những cải cách kinh tế”.
Một động thái khác cho thấy ông Tập Cận Bình muốn trở thành một Đặng Tiểu Bình thứ hai tại Trung Quốc: Cuối năm 2012, trong chuyến công du đầu tiên ra ngoài Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình đã lựa chọn đặc khu kinh tế Thẩm Khuyến, biểu tượng của cải cách và thành công kinh tế của Trung Quốc. Trong thời gian cầm quyền, từ 1978 đến 1992, Đặng Tiểu Bình đã biến vùng duyên hải nghèo nàn này thành một thành phố cực lớn và là phòng thí nghiệm cải cách kinh tế.
Tuy hoan nghênh những thông báo cải cách đầy tham vọng của ông Tập Cận Bình, đặc biệt là sự chú ý đến lĩnh vực tư nhân, giới phân tích tỏ ra hoài nghi về khả năng thực hiện những dự án này, đặc biệt là việc mở cửa về chính trị.
Theo ông Perry Link, chuyên gia về Trung Quốc, thông báo xóa bỏ hệ thống lao cải là nhằm làm dịu đi nỗi bất bình của người dân đối với đảng Cộng sản Trung Quốc, để củng cố tính chính đáng của Đảng, nhưng giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn có thể tiếp tục sử dụng hệ thống lao cải với tên gọi khác, hoặc thậm chí không cần đặt tên cho hệ thống này.
Trong khi đó, ông Lâm Hòa Lập (Willy Lam), đại học Trung Quốc, Hồng Kông, nêu ra một điểm khác biệt giữa hai người: Ông Tập Cận Bình không theo cơ chế lãnh đạo tập thể như Đặng Tiểu Bình. “Ông Tập Cận Bình dường như tập trung quyền lực còn hơn cả Giang Trạch Dân, ngay cả khi ông này ở đỉnh cao quyền lực trong năm năm nhiệm kỳ cuối cùng. Đây là điều rất đặc biệt
Một năm sau khi lên nắm quyền lãnh đạo Đảng, ông Tập Cận Bình, năm nay 60 tuổi, đã củng cố quyền lực của mình tại Hội nghị Trung ương 3, đưa ra một lộ trình hành động cho ban lãnh đạo mới, từ nay đến năm 2020.
Cũng giống như kế hoạch hiện đại hóa Trung Quốc mà Đặng Tiểu Bình đưa ra từ cuối những năm 1970, chương trình cải cách của ông Tập Cận Bình tập trung vào kinh tế và xã hội, như củng cố vai trò của thị trường trong nền kinh tế, nới lỏng chính sách một con, giảm bớt án tử hình, xóa bỏ chế độ “lao cải”…
Giới chuyên gia nhấn mạnh, đây là những cải cách giúp cho đảng Cộng sản Trung Quốc thích ứng với những biến đổi của nền kinh tế đứng hàng thứ hai thế giới, với tiến trình đô thị hóa, cũng như những đòi hỏi ngày càng gia tăng của người dân.
Chính Tân Hoa Xã, hôm qua, 19/11, đã cho biết chi tiết tiến trình soạn thảo kế hoạch cải cách và nhấn mạnh rằng Tổng Bí thư Tập Cận Bình, vào tháng Tư vừa qua, đã quyết định trực tiếp lãnh đạo các nhóm biên soạn dự thảo cải cách. Rõ ràng là ông Tập Cận Bình muốn khẳng định mạnh mẽ vị thế và để lại dấu ấn của mình trong chương trình cải cách lần này.
Trong bản tường trình kết quả Hội nghị Trung ương 3, đăng trên Tân Hoa Xã, tên của ông Tập Cận Bình được nhắc đến 21 lần và không một lần nào nêu tên Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Tương tự như Đặng Tiểu Bình – mà tên tuổi được lịch sử Trung Quốc ghi nhận là cha đẻ của chính sách mở cửa kinh tế - ông Tập Cận Bình coi các cải cách kinh tế là trọng tâm trong chính sách lãnh đạo của ông.
Về phương diện chính trị, Đặng Tiểu Bình đã không ngần ngại ra lệnh thẳng tay trấn áp phong trào đòi dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn, năm 1989, còn ông Tập Cận Bình thì muốn thắt chặt quyền kiểm soát đất nước và bộ máy của Đảng, thông qua chiến dịch chống tham nhũng.
Theo ông Barry Naughton, chuyên gia kinh tế Trung Quốc tại đại học California, Hoa Kỳ, được AFP trích dẫn, thì “trong một chừng mực nào đó, ông Tập Cận Bình dường như nghĩ rằng ông ta có thể tăng cường một chút việc giám sát và kỷ luật trong bộ máy chính trị hiện nay, với việc nghiêm trị nạn tham nhũng, đi kèm với những cải cách kinh tế”.
Một động thái khác cho thấy ông Tập Cận Bình muốn trở thành một Đặng Tiểu Bình thứ hai tại Trung Quốc: Cuối năm 2012, trong chuyến công du đầu tiên ra ngoài Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình đã lựa chọn đặc khu kinh tế Thẩm Khuyến, biểu tượng của cải cách và thành công kinh tế của Trung Quốc. Trong thời gian cầm quyền, từ 1978 đến 1992, Đặng Tiểu Bình đã biến vùng duyên hải nghèo nàn này thành một thành phố cực lớn và là phòng thí nghiệm cải cách kinh tế.
Tuy hoan nghênh những thông báo cải cách đầy tham vọng của ông Tập Cận Bình, đặc biệt là sự chú ý đến lĩnh vực tư nhân, giới phân tích tỏ ra hoài nghi về khả năng thực hiện những dự án này, đặc biệt là việc mở cửa về chính trị.
Theo ông Perry Link, chuyên gia về Trung Quốc, thông báo xóa bỏ hệ thống lao cải là nhằm làm dịu đi nỗi bất bình của người dân đối với đảng Cộng sản Trung Quốc, để củng cố tính chính đáng của Đảng, nhưng giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn có thể tiếp tục sử dụng hệ thống lao cải với tên gọi khác, hoặc thậm chí không cần đặt tên cho hệ thống này.
Trong khi đó, ông Lâm Hòa Lập (Willy Lam), đại học Trung Quốc, Hồng Kông, nêu ra một điểm khác biệt giữa hai người: Ông Tập Cận Bình không theo cơ chế lãnh đạo tập thể như Đặng Tiểu Bình. “Ông Tập Cận Bình dường như tập trung quyền lực còn hơn cả Giang Trạch Dân, ngay cả khi ông này ở đỉnh cao quyền lực trong năm năm nhiệm kỳ cuối cùng. Đây là điều rất đặc biệt
Trung Quốc : Bùng nổ xã hội đã cận kề
Cảnh sát tuần tra trên quảng trường Thiên An Môn - REUTERS
Thụy My (RFI)
Nhà Trung Quốc học Marie Holzman và nhà ly khai Ngụy Kinh Sinh (Wei
Jingsheng) trên báo Le Monde hôm nay 20/11/2013 nhận định, hiện có các
dấu hiệu cho thấy một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đang đến gần.
Các ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc 376 người đã họp lại từ ngày 9 đến 12/11/2013, để thảo luận với quyết tâm được bày tỏ về cải cách kinh tế và xã hội. Nhưng dường như kết quả chủ yếu của Hội nghị trung ương lần thứ ba là việc thành lập một ủy ban mới, trực tiếp đặt dưới quyền của chính quyền trung ương, được gọi là « Ủy ban An ninh Nhà nước ». Như vậy là đã tiếp tục chính sách do Đặng Tiểu Bình đưa ra vào năm 1978 mà không thay đổi mấy: cải cách kinh tế gắn liền với việc thẳng tay đàn áp chính trị.
Vì sao lại thành lập một ủy ban mới, trong khi hệ thống Trung Quốc hiện nay đã quá đầy đủ từ Bộ Tư pháp cho đến bộ máy quân đội, an ninh, công an, cảnh sát vũ trang…nói chung là đủ loại công cụ trấn áp ?
Theo hai tác giả trên, đó là vì nỗi sợ hãi đang ngự trị tại các cấp cao nhất của quyền lực. Các nhà lãnh đạo lo sợ bùng nổ xã hội. Đó chính là nguyên nhân thúc đẩy họ luôn đầu tư rất nhiều tiền bạc cho việc duy trì ổn định, cho đến nỗi người ta tự hỏi có phải kẻ thù duy nhất thực thụ của Đảng chỉ đơn giản là toàn bộ dân tộc.
Cũng có một thiểu số cán bộ có ảnh hưởng mong muốn những cải cách chính trị thực sự trong Đảng. Nhưng giai đoạn đưa ra những cải cách chính trị có lẽ đã trôi qua.
Nếu Trung Quốc không đi theo các tiến triển về dân chủ của các quốc gia cộng sản cũ ở Đông Âu, đó là vì một giai cấp nhà giàu mới đã xuất hiện. Giai cấp này lo sợ sẽ bị mất những quyền lợi đang được hưởng, trong khi lớp người nghèo hy vọng sẽ khấm khá hơn.
Đối với những người này, ước vọng thành công khiến họ mùa quáng chấp nhận các điều kiện lao động và thu nhập tồi tệ. Còn đối với lớp nhà giàu mới, họ sợ hãi nếu bị đặt lại vấn đề làm cách nào giàu nhanh như thế, và bị bắt nếu chế độ sụp đổ. Vì vậy, mỗi một ngày trôi qua là một ngày được lợi…
Trong thời gian đó, trên 60% những người giàu nhất Trung Quốc đã ra nước ngoài sinh sống hoặc đã làm các thủ tục cần thiết để đi định cư ở ngoại quốc. Trên 85% trong số họ đã gởi con cái đi học tại các trường đại học nước ngoài danh tiếng nhất. Và việc phân cực xã hội càng ngày càng gia tăng. Nếu tin vào các dấu chỉ, là một cuộc tổng nổi dậy xã hội sẽ không còn xa nữa…điều này giải thích cho tâm lý khủng hoảng của các tỉ phú và quan chức cao cấp trong Đảng.
Thực tế, Chủ tịch Tập Cận Bình hoàn toàn bị bao vây bởi các quần thần và nạn quan liêu. Các đề nghị ông Tập đưa ra khi lên nhậm chức tháng 11/2012 như hủy bỏ các trại lao cải không đạt được mục đích, một số tỉnh áp dụng nhưng một số địa phương khác thì không…
Các viên chức và cán bộ cao cấp sẽ bị mất mát quá nhiều nếu Đảng lao vào cải cách chính trị. Hơn nữa người ta không biết điều gì sẽ xảy ra nếu các thành viên lãnh đạo Đảng bị truy tố. Tấm gương của Bạc Hy Lai, người lẽ ra đã trở thành ủy viên thường trực Bộ Chính trị, đã bị lãnh án chung thân ngay trước Hội nghị trung ương 3, là một ví dụ phản tác dụng mạnh mẽ. Nếu không thành công trong việc áp đặt quyền lực, thì người kế nhiệm chỉ cần kiên nhẫn chờ đợi người thất sủng bị bắt và lãnh án.
Các thông tin ngày càng cụ thể hơn về gia tài của các nhà lãnh đạo, gây phẫn nộ ngày càng cao. Tác hại của ham nhũng, lạm quyền phơi bày trước mắt mọi người. Làm thế nào giải thích được việc một cán bộ công an bình thường ở Thượng Hải bị bắt quả tang có đến 2 tỉ đô la trong ngăn kéo ?
Theo hai tác giả, các vụ nổ bom và tấn công mới đây ở quảng trường Thiên An Môn, Sơn Tây và nhiều nơi khác chỉ mới là những triệu chứng đầu tiên của một cuộc khủng hoảng xã hội nghiêm trọng.
Các tác giả đặt câu hỏi, khẩu hiệu của những người đấu tranh đòi dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989, muốn biểu tình một cách « hòa bình, hợp lý, bất bạo động » liệu còn hợp thời trước một chế độ độc tài, ngày càng tự giam hãm trong một logic bạo lực không giới hạn ?
Các ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc 376 người đã họp lại từ ngày 9 đến 12/11/2013, để thảo luận với quyết tâm được bày tỏ về cải cách kinh tế và xã hội. Nhưng dường như kết quả chủ yếu của Hội nghị trung ương lần thứ ba là việc thành lập một ủy ban mới, trực tiếp đặt dưới quyền của chính quyền trung ương, được gọi là « Ủy ban An ninh Nhà nước ». Như vậy là đã tiếp tục chính sách do Đặng Tiểu Bình đưa ra vào năm 1978 mà không thay đổi mấy: cải cách kinh tế gắn liền với việc thẳng tay đàn áp chính trị.
Vì sao lại thành lập một ủy ban mới, trong khi hệ thống Trung Quốc hiện nay đã quá đầy đủ từ Bộ Tư pháp cho đến bộ máy quân đội, an ninh, công an, cảnh sát vũ trang…nói chung là đủ loại công cụ trấn áp ?
Theo hai tác giả trên, đó là vì nỗi sợ hãi đang ngự trị tại các cấp cao nhất của quyền lực. Các nhà lãnh đạo lo sợ bùng nổ xã hội. Đó chính là nguyên nhân thúc đẩy họ luôn đầu tư rất nhiều tiền bạc cho việc duy trì ổn định, cho đến nỗi người ta tự hỏi có phải kẻ thù duy nhất thực thụ của Đảng chỉ đơn giản là toàn bộ dân tộc.
Cũng có một thiểu số cán bộ có ảnh hưởng mong muốn những cải cách chính trị thực sự trong Đảng. Nhưng giai đoạn đưa ra những cải cách chính trị có lẽ đã trôi qua.
Nếu Trung Quốc không đi theo các tiến triển về dân chủ của các quốc gia cộng sản cũ ở Đông Âu, đó là vì một giai cấp nhà giàu mới đã xuất hiện. Giai cấp này lo sợ sẽ bị mất những quyền lợi đang được hưởng, trong khi lớp người nghèo hy vọng sẽ khấm khá hơn.
Đối với những người này, ước vọng thành công khiến họ mùa quáng chấp nhận các điều kiện lao động và thu nhập tồi tệ. Còn đối với lớp nhà giàu mới, họ sợ hãi nếu bị đặt lại vấn đề làm cách nào giàu nhanh như thế, và bị bắt nếu chế độ sụp đổ. Vì vậy, mỗi một ngày trôi qua là một ngày được lợi…
Trong thời gian đó, trên 60% những người giàu nhất Trung Quốc đã ra nước ngoài sinh sống hoặc đã làm các thủ tục cần thiết để đi định cư ở ngoại quốc. Trên 85% trong số họ đã gởi con cái đi học tại các trường đại học nước ngoài danh tiếng nhất. Và việc phân cực xã hội càng ngày càng gia tăng. Nếu tin vào các dấu chỉ, là một cuộc tổng nổi dậy xã hội sẽ không còn xa nữa…điều này giải thích cho tâm lý khủng hoảng của các tỉ phú và quan chức cao cấp trong Đảng.
Thực tế, Chủ tịch Tập Cận Bình hoàn toàn bị bao vây bởi các quần thần và nạn quan liêu. Các đề nghị ông Tập đưa ra khi lên nhậm chức tháng 11/2012 như hủy bỏ các trại lao cải không đạt được mục đích, một số tỉnh áp dụng nhưng một số địa phương khác thì không…
Các viên chức và cán bộ cao cấp sẽ bị mất mát quá nhiều nếu Đảng lao vào cải cách chính trị. Hơn nữa người ta không biết điều gì sẽ xảy ra nếu các thành viên lãnh đạo Đảng bị truy tố. Tấm gương của Bạc Hy Lai, người lẽ ra đã trở thành ủy viên thường trực Bộ Chính trị, đã bị lãnh án chung thân ngay trước Hội nghị trung ương 3, là một ví dụ phản tác dụng mạnh mẽ. Nếu không thành công trong việc áp đặt quyền lực, thì người kế nhiệm chỉ cần kiên nhẫn chờ đợi người thất sủng bị bắt và lãnh án.
Các thông tin ngày càng cụ thể hơn về gia tài của các nhà lãnh đạo, gây phẫn nộ ngày càng cao. Tác hại của ham nhũng, lạm quyền phơi bày trước mắt mọi người. Làm thế nào giải thích được việc một cán bộ công an bình thường ở Thượng Hải bị bắt quả tang có đến 2 tỉ đô la trong ngăn kéo ?
Theo hai tác giả, các vụ nổ bom và tấn công mới đây ở quảng trường Thiên An Môn, Sơn Tây và nhiều nơi khác chỉ mới là những triệu chứng đầu tiên của một cuộc khủng hoảng xã hội nghiêm trọng.
Các tác giả đặt câu hỏi, khẩu hiệu của những người đấu tranh đòi dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989, muốn biểu tình một cách « hòa bình, hợp lý, bất bạo động » liệu còn hợp thời trước một chế độ độc tài, ngày càng tự giam hãm trong một logic bạo lực không giới hạn ?
Giới trung lưu Hồng Kông ồ ạt đi định cư ở các nước khác
Dân chúng xuống đường biểu tình bày tỏ sự bất mãn đối với chính phủ Hồng Kông và sự xâm phạm ngày càng nhiều của chính phủ Bắc Kinh đối với sự tự trị chính trị của đặc khu hành chánh này.
Ivan Broadhead (VOA)
20.11.2013
HONG KONG — Trước khi Hồng Kông được giao hoàn cho Trung Quốc vào năm
1997, những người ở thuộc địa Anh này đã ồ ạt di cư sang Mỹ, Canada và
Australia vì nỗi sợ hãi phải sống dưới chế độ Cộng Sản. Làn sóng di cư
đó đã chậm lại trong lúc Trung Quốc chứng tỏ là họ sẵn sàng tôn trọng
qui chế bán tự trị của Hồng Kông dựa theo nguyên tắc “một quốc gia hai
thể chế”. Tuy nhiên, theo tường thuật của thông tín viên Ivan Broadhead
của đài VOA tại Hồng Kông, các yếu tố chính trị và xã hội lại một lần
nữa làm cho nhiều người Hồng Kông rủ nhau đi định cư ở các nước khác.
Hồi đầu tuần này, tờ Trung Quốc Thời báo ở Đài Loan cho biết số người Hồng Kông xin định cư ở Đài Loan đã tăng gấp 6 lần trong nửa năm qua, với số đơn xin định cư lên tới 700 hồi tháng 9.
Bà Mary Chan, một chuyên gia tư vấn về di trú của Công ty Rothe International Canada, xác nhận là văn phòng ở Hồng Kông của công ty bà đã bị tràn ngập bởi những người muốn định cư ở nước ngoài.
Trước đây, những xu thế tương tự đã xuất hiện vì cuộc chuyển giao chủ quyền năm 1997, vụ khủng hoảng tài chánh Á châu năm 1998 và vụ bộc phát bệnh SARS năm 2003. Nhưng bà Chan nói rằng làn sóng di dân hiện nay phát sinh từ những yếu tố khác.
Họ không cảm thấy thích thú với tình hình hiện nay ở Hồng Kông. Đa số những người này quan tâm tới vấn đề giáo dục của con cái, vì con họ rất khó có thể vào được những trường tốt. Giá nhà là mối quan tâm thứ nhì. Đối với các gia đình thuộc tầng lớp trung lưu, giá nhà ở đây đã vượt khỏi khả năng tài chánh của họ.
Trong nửa đầu năm nay có gần 4.000 người Hồng Kông đã đi định cư ở các nước khác, tăng 8% so với năm ngoái. Nghị viên Fernando Cheung của Viện Lập pháp Hồng Kông, nói rằng dân chúng ở đây bây giờ ai nấy cũng nói tới việc di dân.
“Chi phí sinh hoạt rõ ràng là một yếu tố quan trọng, ông Cheung cho biết như vậy và nói thêm rằng người dân ở đây phải bỏ ra một triệu đô la để mua một căn chung cư bé tí teo ở khu trung tâm thành phố."
Mặc dù vậy, ông Cheung cũng cho rằng một động cơ khác thúc đẩy làn sóng di dân mới nhất này là sự bất mãn của dân chúng đối với chính phủ Hồng Kông và đối với sự xâm phạm ngày càng nhiều của chính phủ ở Bắc Kinh đối với sự tự trị chính trị của đặc khu hành chánh này.
"Chính phủ không có sự ủng hộ của người dân. Không có một nền dân chủ thật sự và sự thao túng trực tiếp của Trung Quốc đối với công việc nội bộ của Hồng Kông mỗi lúc một nhiều. Trong vụ việc mới đây nhất về vấn đề cấp phép lập đài truyền hình công miễn phí, có những bằng chứng rõ ràng là Trung Quốc đã tìm cách ảnh hưởng tới việc bỏ phiếu của các nhà lập pháp Hồng Kông. Chúng tôi đang mất đi quyền tự trị của mình và dân chúng đang nghĩ tới việc vĩnh viễn rời bỏ nơi này."
Nhiều người ở Hồng Kông cũng than phiền về những nỗi khó khăn do du khách Trung Quốc gây ra. Chỉ riêng trong năm 2012, có hơn 35 triệu người ở Hoa Lục đến Hồng Kông.
Nhiều người trong số đó đã đến Hồng Kông bằng thị thực do Bắc Kinh cấp phát, chứ không phải thị thực của giới hữu trách Hồng Kông. Trong thập niên qua có tới nửa triệu người Hoa Lục đến định cư ở Hồng Kông, là nơi dân số chỉ có 7 triệu người.
Dân chúng Hồng Kông giờ đây gọi những người đến từ Hoa Lục là 'hoàng trùng' hay 'giặc châu chấu' vì tác hại của những người này đối với các nguồn lực của Hồng Kông và sức ép mà họ gây ra cho cơ sở hạ tầng ở thành phố này, trong đó có trường học và bệnh viện.
Hồi tháng 9, trước khi bắt đầu năm học mới, hàng vạn người Hồng Kông đã xếp hàng ròng rã nhiều ngày để chờ ghi danh cho con họ đi học mẫu giáo, trước khi số chỗ ở các trường bị giành mất bởi những đứa trẻ của các gia đình người Hoa Lục.
Một phụ nữ họ Vương có hai đứa con nhỏ. Bà cho biết bà đang làm giấy tờ để đưa gia đình sang định cư ở Bắc Mỹ. Bà đã suýt bật khóc khi nói tới việc phải rời bỏ quê hương.
"Chúng tôi rất buồn khi phải ra đi. Chúng tôi yêu Hồng Kông. Nhưng chúng tôi cảm thấy chúng tôi không làm được gì cả. Cho dù chúng tôi có tranh đấu thì cũng chẳng có kết quả gì. Tôi lo sợ là vụ thảm sát Thiên an môn sẽ lập lại ở đây."
Chính phủ ở Bắc Kinh biết rõ là người dân Hồng Kông ngày càng bất mãn đối với Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc và người dân Trung Quốc. Điều làm cho Bắc Kinh đặc biệt quan tâm là một phong trào do những người thuộc thành phần ưu tú của Hồng Kông đề xướng. Phong trào này định chiếm cứ trung tâm thương mại của thành phố này vào mùa hè năm tới.
Chiến dịch chiếm cứ này sẽ nêu bật vấn đề Bắc Kinh không thực thi lời cam kết về quyền phổ thông đầu phiếu. Nghị viên Fernando Cheung nói rằng ông không biết chính phủ trung ương sẽ ứng phó như thế nào với khối người nói tiếng Quảng Đông ở Hồng Kông. Ông so sánh tình cảnh của những người này với những người ở Tân Cương và Tây Tạng.
"Nhiều người ở đơn vị mà tôi đại diện cảm thấy là Đại Lục đã cố tình tạo ra làn sóng nhập cư này để làm loãng khối dân ở Hồng Kông. Họ dùng những thủ đoạn mà họ đã và đang sử dụng ở Tân Cương để duy trì sự kiểm soát rất chặt chẽ đối với những sắc dân thiểu số ở đó.'
Vào cuối tuần này, tiếp theo sau Hội nghị toàn thể của Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Phó chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ quốc hội Trung Quốc, ông Lý Phi, sẽ tiến hành các cuộc thảo luận ở Hồng Kông về vấn đề cải cách chính trị.
Trong lúc dân chúng chờ đợi những sự thay đổi, các số liệu của chính phủ xác nhận là hiện nay số người rời Hồng Kông để định cư ở nước khác nhiều hơn số người đến lập nghiệp tại thành phố này. Đây là lần thứ 8 trong vòng nửa thế kỷ nay Hồng Kông rơi vào một tình huống như vậy.
Hồi đầu tuần này, tờ Trung Quốc Thời báo ở Đài Loan cho biết số người Hồng Kông xin định cư ở Đài Loan đã tăng gấp 6 lần trong nửa năm qua, với số đơn xin định cư lên tới 700 hồi tháng 9.
Bà Mary Chan, một chuyên gia tư vấn về di trú của Công ty Rothe International Canada, xác nhận là văn phòng ở Hồng Kông của công ty bà đã bị tràn ngập bởi những người muốn định cư ở nước ngoài.
Trước đây, những xu thế tương tự đã xuất hiện vì cuộc chuyển giao chủ quyền năm 1997, vụ khủng hoảng tài chánh Á châu năm 1998 và vụ bộc phát bệnh SARS năm 2003. Nhưng bà Chan nói rằng làn sóng di dân hiện nay phát sinh từ những yếu tố khác.
Họ không cảm thấy thích thú với tình hình hiện nay ở Hồng Kông. Đa số những người này quan tâm tới vấn đề giáo dục của con cái, vì con họ rất khó có thể vào được những trường tốt. Giá nhà là mối quan tâm thứ nhì. Đối với các gia đình thuộc tầng lớp trung lưu, giá nhà ở đây đã vượt khỏi khả năng tài chánh của họ.
Trong nửa đầu năm nay có gần 4.000 người Hồng Kông đã đi định cư ở các nước khác, tăng 8% so với năm ngoái. Nghị viên Fernando Cheung của Viện Lập pháp Hồng Kông, nói rằng dân chúng ở đây bây giờ ai nấy cũng nói tới việc di dân.
“Chi phí sinh hoạt rõ ràng là một yếu tố quan trọng, ông Cheung cho biết như vậy và nói thêm rằng người dân ở đây phải bỏ ra một triệu đô la để mua một căn chung cư bé tí teo ở khu trung tâm thành phố."
Mặc dù vậy, ông Cheung cũng cho rằng một động cơ khác thúc đẩy làn sóng di dân mới nhất này là sự bất mãn của dân chúng đối với chính phủ Hồng Kông và đối với sự xâm phạm ngày càng nhiều của chính phủ ở Bắc Kinh đối với sự tự trị chính trị của đặc khu hành chánh này.
"Chính phủ không có sự ủng hộ của người dân. Không có một nền dân chủ thật sự và sự thao túng trực tiếp của Trung Quốc đối với công việc nội bộ của Hồng Kông mỗi lúc một nhiều. Trong vụ việc mới đây nhất về vấn đề cấp phép lập đài truyền hình công miễn phí, có những bằng chứng rõ ràng là Trung Quốc đã tìm cách ảnh hưởng tới việc bỏ phiếu của các nhà lập pháp Hồng Kông. Chúng tôi đang mất đi quyền tự trị của mình và dân chúng đang nghĩ tới việc vĩnh viễn rời bỏ nơi này."
Nhiều người ở Hồng Kông cũng than phiền về những nỗi khó khăn do du khách Trung Quốc gây ra. Chỉ riêng trong năm 2012, có hơn 35 triệu người ở Hoa Lục đến Hồng Kông.
Nhiều người trong số đó đã đến Hồng Kông bằng thị thực do Bắc Kinh cấp phát, chứ không phải thị thực của giới hữu trách Hồng Kông. Trong thập niên qua có tới nửa triệu người Hoa Lục đến định cư ở Hồng Kông, là nơi dân số chỉ có 7 triệu người.
Dân chúng Hồng Kông giờ đây gọi những người đến từ Hoa Lục là 'hoàng trùng' hay 'giặc châu chấu' vì tác hại của những người này đối với các nguồn lực của Hồng Kông và sức ép mà họ gây ra cho cơ sở hạ tầng ở thành phố này, trong đó có trường học và bệnh viện.
Hồi tháng 9, trước khi bắt đầu năm học mới, hàng vạn người Hồng Kông đã xếp hàng ròng rã nhiều ngày để chờ ghi danh cho con họ đi học mẫu giáo, trước khi số chỗ ở các trường bị giành mất bởi những đứa trẻ của các gia đình người Hoa Lục.
Một phụ nữ họ Vương có hai đứa con nhỏ. Bà cho biết bà đang làm giấy tờ để đưa gia đình sang định cư ở Bắc Mỹ. Bà đã suýt bật khóc khi nói tới việc phải rời bỏ quê hương.
"Chúng tôi rất buồn khi phải ra đi. Chúng tôi yêu Hồng Kông. Nhưng chúng tôi cảm thấy chúng tôi không làm được gì cả. Cho dù chúng tôi có tranh đấu thì cũng chẳng có kết quả gì. Tôi lo sợ là vụ thảm sát Thiên an môn sẽ lập lại ở đây."
Chính phủ ở Bắc Kinh biết rõ là người dân Hồng Kông ngày càng bất mãn đối với Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc và người dân Trung Quốc. Điều làm cho Bắc Kinh đặc biệt quan tâm là một phong trào do những người thuộc thành phần ưu tú của Hồng Kông đề xướng. Phong trào này định chiếm cứ trung tâm thương mại của thành phố này vào mùa hè năm tới.
Chiến dịch chiếm cứ này sẽ nêu bật vấn đề Bắc Kinh không thực thi lời cam kết về quyền phổ thông đầu phiếu. Nghị viên Fernando Cheung nói rằng ông không biết chính phủ trung ương sẽ ứng phó như thế nào với khối người nói tiếng Quảng Đông ở Hồng Kông. Ông so sánh tình cảnh của những người này với những người ở Tân Cương và Tây Tạng.
"Nhiều người ở đơn vị mà tôi đại diện cảm thấy là Đại Lục đã cố tình tạo ra làn sóng nhập cư này để làm loãng khối dân ở Hồng Kông. Họ dùng những thủ đoạn mà họ đã và đang sử dụng ở Tân Cương để duy trì sự kiểm soát rất chặt chẽ đối với những sắc dân thiểu số ở đó.'
Vào cuối tuần này, tiếp theo sau Hội nghị toàn thể của Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Phó chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ quốc hội Trung Quốc, ông Lý Phi, sẽ tiến hành các cuộc thảo luận ở Hồng Kông về vấn đề cải cách chính trị.
Trong lúc dân chúng chờ đợi những sự thay đổi, các số liệu của chính phủ xác nhận là hiện nay số người rời Hồng Kông để định cư ở nước khác nhiều hơn số người đến lập nghiệp tại thành phố này. Đây là lần thứ 8 trong vòng nửa thế kỷ nay Hồng Kông rơi vào một tình huống như vậy.
Vì sao người Mỹ thần tượng JFK?
Mark MardellChủ biên Bắc Mỹ, BBC News
Vụ ám sát Tổng thống Kennedy hồi 11/1963 khiến cả thế giới bàng hoàng
Tên cuốn sách đầu tiên về Tổng thống Kennedy của Giáo sư
Robert Dallek là "Một cuộc đời chưa kết thúc", trong đó đặt ra
câu hỏi Kennedy có thể sẽ trở thành người thế nào, và ông có
ý nghĩa gì đối với thời nay.
Ông nói với tôi lý do khiến ông tin rằng JFK đã trở thành một thần tượng.
"Thực tế là người dân đã rất thất vọng với các đời tổng thống tiếp theo," ông nói. "Lyndon Johnson, sự thất bại tại Việt Nam. Richard Nixon phải từ chức do bê bối Watergate. Gerald Ford chỉ làm tổng thống trong một thời gian ngắn ngủi. Jimmy Carter bị coi là một tổng thống thất bại."
"Hai ông Bush, một người thua sau chỉ một nhiệm kỳ, còn người thứ hai thì ra đi sau một đám mây bởi không tìm thấy vũ khí giết người hàng loạt trong Cuộc chiến Iraq, bởi bão Katrina tàn phá New Orleans, bởi sự đi xuống của nền kinh tế," ông nói thêm.
"Người dân muốn có một đời sống tốt đẹp hơn ở đất nước này. Họ muốn nghĩ rằng con cái họ sẽ làm tốt hơn. Và họ kết nối điều này với tuổi trẻ của Kennedy, với lời hứa hẹn, với khả năng thực hiện hóa của ông ấy."
"Ông qua đời ở tuổi 46 - ông ấy là một phiến đá trơn."
Cuốn sách mới nhất của Giáo sư Dallek, 'Camelot's Court', tập trung vào các cố vấn của JFK, đặc biệt là những ảnh hưởng của họ đối với chính sách đối ngoại.
Một trong những cấu hỏi "nếu như..." là Việt Nam.
"Đã có rất nhiều sử gia và những người khác sẽ nói cuộc chiến của Lyndon Johnson - kết thúc trong thảm họa - đã mở đầu trong thời Kennedy." ông nói.
"Nhân dân gây áp lực, đòi ông phải đưa lực lượng quân sự tới nơi và ông thì không muốn làm vậy. Chúng ta không bao giờ biết Kennedy lẽ ra sẽ làm gì với Việt Nam. Tôi không nghĩ là ông ấy biết."
"Tôi không nghĩ là ông ấy sẽ gửi 545.000 lính vào Việt Nam," ông nói.
"Thực sự là sau chiến dịch Vịnh Con lợn và Khủng hoảng Hỏa tiễn Cu Ba, đã có áp lực lên Kennedy từ phía quân sự đòi ông phải cân nhắc tới việc xâm chiếm Cuba."
"Họ nói với ông ấy rằng Khrushchev có thể đang giấu hỏa tiễn trong các hang động: 'Ông vẫn phải tới đó.'
"Cho nên họ đưa ra các kế hoạch dự phòng. Robert McNamara, Bộ trưởng Quốc phòng, đã đưa ra cho ông ấy một kế hoạch xâm chiếm và ông ấy đã viết cho McNamara."
"Ông ấy viết: 'Bob, chúng ta phải nhớ những gì đã xảy ra với người Nga trong Cuộc chiến Mùa đông với Phần Lan, và những gì đã xảy ra với chúng ta tại Triều Tiên. Chúng ta có thể sẽ bị sa lầy," giáo sư Dallek nói thêm.
"Đó là những gì ông ấy nói về kế hoạch xâm chiếm Cuba. Cho nên ta có thể hình dung được cách ông ấy nghĩ về Việt Nam."
Ông cho rằng các học thuyết âm mưu vẫn còn đó, bởi mọi người không sẵn lòng chấp nhận là sự kém may mắn có thể gây tác động tới vận mênh của một quốc gia.
"Tôi không nghĩ rằng đất nước này đã vượt qua được cuộc ám sát ông ấy, một phần bởi đó là một cú đánh khủng khiếp đối với lòng tự trọng của đất nước. Người ta có cảm giác rằng đó không phải là điều chúng ta làm trong nền chính trị Mỹ," ông nói.
Người Mỹ ngưỡng vọng vị tổng thống bị ám sát đột ngột
"Đây không phải là một nền cộng hòa giả tạo, chúng ta không có đảo chính, chúng ta không lật đổ chính phủ và giết các nhà lãnh đạo. Cho nên tới ngày nay, 95% người Mỹ tin rằng đã có một âm mưu, bởi họ phải tin rằng có một cái gì đó to lớn hơn diễn ra."
"Một người tầm thường như Oswald thì không thể sát hại được một người quan trọng như tổng thống. Đó là điều mà tôi cho là nhiều người nghĩ. Và đó không thể là điều ngẫu nhiên," ông nói thêm.
"Làm sao mà ông ta, Oswald, tài tình thế khi bắn được những phát đạn đó?"
"Thực sự là phát súng đầu tiên hạ gục Kennedy đã trúng vào cổ ông ấy. Ông ấy khi đó có mặc giá đỡ lưng, là thứ ông ấy luôn mặc khi xuất hiện trong các sự kiện công chúng nhằm chống chọi với chứng đau lưng khủng khiếp của mình," ông tiếp tục.
"Nếu như không mặc giá đỡ lưng, thì viên đạn đó đã khiến ông ngã nhào sang bên cạnh và viên đạn bắn vào đầu khiến ông thiệt mạng đã không bao giờ trúng đích."
Khi thời của thế hệ này qua đi, liệu ông ấy có vẫn giữ nguyên hình ảnh trong trí tưởng tượng của người Mỹ không?
"Nếu như chúng ta có một tổng thống khác, người có phẩm chất cao quý và được dân chúng yêu mến đến thế, điều mà các vị tổng thống khác gần đây không thể đạt được, thì tất nhiên Kennedy sẽ bị che mờ," ông nói thêm.
"Nhưng nếu chúng ta tiếp tục bế tắc, vật lộn với tương lai, thì Kennedy vẫn sẽ là hiện tượng khiến công chúng hướng hy vọng, mơ ước và tưởng tượng tới."
Tổng thống Kennedy được cho là đã bật đèn xanh cho cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm ở Nam Việt Nam
Ông nói với tôi lý do khiến ông tin rằng JFK đã trở thành một thần tượng.
'Một đời sống đẹp hơn'
"Thực tế là người dân đã rất thất vọng với các đời tổng thống tiếp theo," ông nói. "Lyndon Johnson, sự thất bại tại Việt Nam. Richard Nixon phải từ chức do bê bối Watergate. Gerald Ford chỉ làm tổng thống trong một thời gian ngắn ngủi. Jimmy Carter bị coi là một tổng thống thất bại."
"Hai ông Bush, một người thua sau chỉ một nhiệm kỳ, còn người thứ hai thì ra đi sau một đám mây bởi không tìm thấy vũ khí giết người hàng loạt trong Cuộc chiến Iraq, bởi bão Katrina tàn phá New Orleans, bởi sự đi xuống của nền kinh tế," ông nói thêm.
"Người dân muốn có một đời sống tốt đẹp hơn ở đất nước này. Họ muốn nghĩ rằng con cái họ sẽ làm tốt hơn. Và họ kết nối điều này với tuổi trẻ của Kennedy, với lời hứa hẹn, với khả năng thực hiện hóa của ông ấy."
"Ông qua đời ở tuổi 46 - ông ấy là một phiến đá trơn."
Cuốn sách mới nhất của Giáo sư Dallek, 'Camelot's Court', tập trung vào các cố vấn của JFK, đặc biệt là những ảnh hưởng của họ đối với chính sách đối ngoại.
Một trong những cấu hỏi "nếu như..." là Việt Nam.
"Đã có rất nhiều sử gia và những người khác sẽ nói cuộc chiến của Lyndon Johnson - kết thúc trong thảm họa - đã mở đầu trong thời Kennedy." ông nói.
"Chúng ta không bao giờ biết Kennedy lẽ ra sẽ làm gì với Việt Nam. Tôi không nghĩ là ông ấy biết.""Johnson thực sự không có lựa chọn nào khác, đó chỉ là sự tiếp nối. Mặt khác, Kennedy đã bị những áp lực ghê gớm từ các cố vấn cũ, muốn tăng sự tham gia của Mỹ vào cuộc chiến đó trong thời gian 1.000 ngày ông nắm quyền," ông nói thêm.
Giáo sư Dallek
"Nhân dân gây áp lực, đòi ông phải đưa lực lượng quân sự tới nơi và ông thì không muốn làm vậy. Chúng ta không bao giờ biết Kennedy lẽ ra sẽ làm gì với Việt Nam. Tôi không nghĩ là ông ấy biết."
'Vận mệnh quốc gia'
Nhưng ông nghi ngờ về việc Kennedy lẽ ra đã leo thang chiến tranh như những gì sau này diễn ra."Tôi không nghĩ là ông ấy sẽ gửi 545.000 lính vào Việt Nam," ông nói.
"Thực sự là sau chiến dịch Vịnh Con lợn và Khủng hoảng Hỏa tiễn Cu Ba, đã có áp lực lên Kennedy từ phía quân sự đòi ông phải cân nhắc tới việc xâm chiếm Cuba."
"Họ nói với ông ấy rằng Khrushchev có thể đang giấu hỏa tiễn trong các hang động: 'Ông vẫn phải tới đó.'
"Cho nên họ đưa ra các kế hoạch dự phòng. Robert McNamara, Bộ trưởng Quốc phòng, đã đưa ra cho ông ấy một kế hoạch xâm chiếm và ông ấy đã viết cho McNamara."
"Ông ấy viết: 'Bob, chúng ta phải nhớ những gì đã xảy ra với người Nga trong Cuộc chiến Mùa đông với Phần Lan, và những gì đã xảy ra với chúng ta tại Triều Tiên. Chúng ta có thể sẽ bị sa lầy," giáo sư Dallek nói thêm.
"Đó là những gì ông ấy nói về kế hoạch xâm chiếm Cuba. Cho nên ta có thể hình dung được cách ông ấy nghĩ về Việt Nam."
Ông cho rằng các học thuyết âm mưu vẫn còn đó, bởi mọi người không sẵn lòng chấp nhận là sự kém may mắn có thể gây tác động tới vận mênh của một quốc gia.
"Tôi không nghĩ rằng đất nước này đã vượt qua được cuộc ám sát ông ấy, một phần bởi đó là một cú đánh khủng khiếp đối với lòng tự trọng của đất nước. Người ta có cảm giác rằng đó không phải là điều chúng ta làm trong nền chính trị Mỹ," ông nói.
Người Mỹ ngưỡng vọng vị tổng thống bị ám sát đột ngột
"Đây không phải là một nền cộng hòa giả tạo, chúng ta không có đảo chính, chúng ta không lật đổ chính phủ và giết các nhà lãnh đạo. Cho nên tới ngày nay, 95% người Mỹ tin rằng đã có một âm mưu, bởi họ phải tin rằng có một cái gì đó to lớn hơn diễn ra."
"Một người tầm thường như Oswald thì không thể sát hại được một người quan trọng như tổng thống. Đó là điều mà tôi cho là nhiều người nghĩ. Và đó không thể là điều ngẫu nhiên," ông nói thêm.
"Làm sao mà ông ta, Oswald, tài tình thế khi bắn được những phát đạn đó?"
"Thực sự là phát súng đầu tiên hạ gục Kennedy đã trúng vào cổ ông ấy. Ông ấy khi đó có mặc giá đỡ lưng, là thứ ông ấy luôn mặc khi xuất hiện trong các sự kiện công chúng nhằm chống chọi với chứng đau lưng khủng khiếp của mình," ông tiếp tục.
"Nếu như không mặc giá đỡ lưng, thì viên đạn đó đã khiến ông ngã nhào sang bên cạnh và viên đạn bắn vào đầu khiến ông thiệt mạng đã không bao giờ trúng đích."
Khi thời của thế hệ này qua đi, liệu ông ấy có vẫn giữ nguyên hình ảnh trong trí tưởng tượng của người Mỹ không?
"Nếu như chúng ta có một tổng thống khác, người có phẩm chất cao quý và được dân chúng yêu mến đến thế, điều mà các vị tổng thống khác gần đây không thể đạt được, thì tất nhiên Kennedy sẽ bị che mờ," ông nói thêm.
"Nhưng nếu chúng ta tiếp tục bế tắc, vật lộn với tương lai, thì Kennedy vẫn sẽ là hiện tượng khiến công chúng hướng hy vọng, mơ ước và tưởng tượng tới."
Tổng thống Kennedy được cho là đã bật đèn xanh cho cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm ở Nam Việt Nam
JPMorgan chấp nhận trả số tiền phạt kỷ lục 13 tỉ đô la
Trụ sở của tập đoàn JP Morgan Chase, New York, Hoa Kỳ - REUTERS
Thụy My (RFI)
Ngân hàng JPMorgan Chase hôm qua 19/11/2013 đã chấp nhận trả số tiền
phạt kỷ lục 13 tỉ đô la cho chính quyền Mỹ để chấm dứt vụ kiện dân sự
trong hồ sơ về các sản phẩm phái sinh của các món tín dụng địa ốc rủi
ro, thường gọi là « subprime ».
Trong thông cáo hôm qua, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DoJ) cho biết Bộ này cùng với Nhà nước liên bang đã có thỏa thuận về số tiền 13 tỉ đô la, món tiền phạt cao kỷ lục trong lịch sử nước Mỹ chỉ riêng cho một công ty.
Các cổ phiếu phái sinh của những món tín dụng địa ốc rủi ro cao là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, với sự phá sản của ngân hàng Lehman Brothers khiến thị trường tài chính thế giới sụp đổ. Sự kiện này đã đưa Hoa Kỳ vào tình trạng suy thoái và nhiều triệu người Mỹ bị tịch thu nhà cửa.
Trong khuôn khổ thỏa thuận trên, JPMorgan nhìn nhận đã « đưa ra một hình ảnh giả tạo cho các nhà đầu tư » về các cổ phiếu bán ra, để che giấu tính rủi ro cao độ của các cổ phiếu này.
Theo thỏa thuận, JPMorgan sẽ chuyển số tiền 9 tỉ đô la trong đó có 2 tỉ là tiền phạt và 4 tỉ đã được loan báo dùng để bồi thường cho các tổ chức tái bảo hiểm của Nhà nước là Fannie Mae và Freddie Mac. Bên cạnh đó là 4 tỉ đô la hỗ trợ cho các cá nhân dưới dạng giảm nợ.
Ngoài ra 1,4 tỉ đô la sẽ được chuyển cho một hiệp hội tín dụng là National Credit Union Administration (NCUA) ; 515,4 triệu đô la cho cơ quan điều phối ngân hàng FDIC. Số còn lại được trao cho chính quyền bang California (299 triệu đô la), Delaware (19,7 triệu), Illinois (100 triệu), Massachusetts (34,4 triệu) và New York (613,8 triệu).
Theo Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder, JPMorgan không phải là tổ chức duy nhất trong thời kỳ đó hoàn toàn ý thức về rủi ro của các cổ phiếu mà họ bán cho các nhà đầu tư, nhưng JPMorgan không hề đưa ra một lời xin lỗi nào. Bộ Tư pháp cũng cho biết ngân hàng này hay một số nhân viên có thể bị truy tố hình sự.
Trong quý ba, JPMorgan đã chuẩn bị trên 9 tỉ đô la để đóng phạt, đưa tổng dự trữ luật định lên 23 tỉ đô la, khiến lần đầu tiên kể từ 10 năm qua ngân hàng này bị lỗ lã.
Trong thông cáo hôm qua, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DoJ) cho biết Bộ này cùng với Nhà nước liên bang đã có thỏa thuận về số tiền 13 tỉ đô la, món tiền phạt cao kỷ lục trong lịch sử nước Mỹ chỉ riêng cho một công ty.
Các cổ phiếu phái sinh của những món tín dụng địa ốc rủi ro cao là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, với sự phá sản của ngân hàng Lehman Brothers khiến thị trường tài chính thế giới sụp đổ. Sự kiện này đã đưa Hoa Kỳ vào tình trạng suy thoái và nhiều triệu người Mỹ bị tịch thu nhà cửa.
Trong khuôn khổ thỏa thuận trên, JPMorgan nhìn nhận đã « đưa ra một hình ảnh giả tạo cho các nhà đầu tư » về các cổ phiếu bán ra, để che giấu tính rủi ro cao độ của các cổ phiếu này.
Theo thỏa thuận, JPMorgan sẽ chuyển số tiền 9 tỉ đô la trong đó có 2 tỉ là tiền phạt và 4 tỉ đã được loan báo dùng để bồi thường cho các tổ chức tái bảo hiểm của Nhà nước là Fannie Mae và Freddie Mac. Bên cạnh đó là 4 tỉ đô la hỗ trợ cho các cá nhân dưới dạng giảm nợ.
Ngoài ra 1,4 tỉ đô la sẽ được chuyển cho một hiệp hội tín dụng là National Credit Union Administration (NCUA) ; 515,4 triệu đô la cho cơ quan điều phối ngân hàng FDIC. Số còn lại được trao cho chính quyền bang California (299 triệu đô la), Delaware (19,7 triệu), Illinois (100 triệu), Massachusetts (34,4 triệu) và New York (613,8 triệu).
Theo Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder, JPMorgan không phải là tổ chức duy nhất trong thời kỳ đó hoàn toàn ý thức về rủi ro của các cổ phiếu mà họ bán cho các nhà đầu tư, nhưng JPMorgan không hề đưa ra một lời xin lỗi nào. Bộ Tư pháp cũng cho biết ngân hàng này hay một số nhân viên có thể bị truy tố hình sự.
Trong quý ba, JPMorgan đã chuẩn bị trên 9 tỉ đô la để đóng phạt, đưa tổng dự trữ luật định lên 23 tỉ đô la, khiến lần đầu tiên kể từ 10 năm qua ngân hàng này bị lỗ lã.
- Anti-piracy alliance pits Web portals against Baidu (Washington Post) - The China Online Video Anti-Piracy Alliance recently announced a new campaign against online video piracy.
- Suning sets up R&D center (Washington Post) - Expecting more tax revenue, local employment and future acquisition opportunities, Silicon Valley rolled out the red carpet on Tuesday for Suning, a Chineseprivately owned retail giant.
- Shanghai eyes shipping insurance (Washington Post) - Insurance companies aim to form a shipping insurance association by year-end in Shanghai, part of the city's master plan for becoming a global financial and logistics center, an official said.
- Yangtze businesses getting creative (Washington Post) - In recent weeks, surveys and studies all seem to be pointing to an economic upswing. Even the international investment banks that have been talking down China are changing their tune.
- Networking relationships in the future (Washington Post) - Mutual benefit and not criticism and mistrust should be the crux of the relations that Western nations forge with China.
- Center links firms with foreign partners (Washington Post) - Shanghai Small Enterprises Center, set up in 2011, is proving particularly resourceful in linking local small companies with foreign business.
- Lenovo moves up the ranks (Washington Post) - Lenovo Group Ltd, the world's largest PC maker, successfully made a foray into the global smartphone market and has recently acquired a new title.
- Nation's FDI in US getting more diverse (Washington Post) - Although the scope of Chinese investment in the United States is broadening and diversifying, the amounts involved are still a drop in the bucket when it comes to foreign direct investment in the world's largest economy, officials said.
- Regulator sets final penalties for trading error by Everbright (Washington Post) - The China Securities Regulatory Commission on Friday announced formal penalties for an insider trading case involving China Everbright Securities Co Ltd, levying a fine of 523 million yuan ($85.7 million) and banning four managers from the nation's financial markets for life.
- Unspoken shame (Washington Post) - When prosecuting and public security authorities jointly released an order on Oct 24 stipulating harsher punishment for perpetrators of sexual assault against minors under 12, the move was greeted with enthusiasm from the public.
- TCM gains ground (Washington Post) - Earlier this year, Dongzhimen Hospital, a TCM hospital affiliated to Beijing University of Chinese Medicine, opened its international clinic in the heart of Beijing, to provide high-end health services to patients, using traditional Chinese medicine treatments and practices.
- Yaks for haute couture (Washington Post) - She is a social entrepreneur who wanted to do something to improve the lot of her father's people.
- Flight versus fight (Washington Post) - On the big screen, bodyguards are often portrayed as fighters eager to break bones and draw blood. In the real-life security business, they're actually trained to keep trouble away.
- Securing a woman's world (Washington Post) - Females account for a growing slice of the country's emergent bodyguard industry and must learn everything from how to endure a bottle over the cranium to tea ceremony etiquette.
- Men's health grows fuzzier (Washington Post) - Guys are growing and grooming mustaches to raise awareness about testicular and prostate cancer in Movember.
- End of laojiao to take time (Washington Post)
- Although the Party has decided to abolish the controversial
"re-education through labor" system, the official end of the system can
come no earlier than late December, experts said.
Laojiao site to change role after abolishment
- Hit litterbugs with fines, not insults (Washington Post) - A few days ago, staff of the Beijing Metro ruffled feathers when they called some passengers "locusts". A photo posted on the subway's micro blog showed an almost vacant subway carriage littered with paper and other waste. "This is Line 10 in the trail of 'locusts'," it said, sarcastically, adding that "Beijing does not welcome those who willfully spoil its environment."
- Ideal place to meet 'mom' and 'dad' (Washington Post) - Why would a shrewd young man choose this particular restaurant to meet his future mother-in-law? Bluntly put, the restaurant offers excellent value for money, but appears high-end and extravagant - appearances bound to tickle the fancy of the widely known snobbish Shanghainese mother-in-law.
- Fresh mindset from China at UN climate talks changing the game (Washington Post) - Negotiation is about compromise and the art of being convincing.
- Vice-Premier praises win-win ties (Washington Post)
- Visiting Chinese Vice-Premier Liu Yandong assured Americans that the
comprehensive reform mapped out by the just-concluded Third Plenum will
create a win-win situation for China and the US.
VP touts key role that local contacts can play Cultural exchange focuses on people
Chinese in US schools: an idea 140 years old
- China to optimize army size, structure: CPC decision (Washington Post) - China will optimize the size and structure of the army, adjust and improve the proportion between various troops, and reduce non-combat institutions.
- Xi thanks Clinton for furthering ties (Washington Post)
- In a Monday meeting with former United States president Bill Clinton,
President Xi Jinping thanked Clinton for his efforts in furthering
relations, both during and after his tenure.
Reforms will tighten Sino-US links: Xi
- Leadership's calls for reform hailed (Washington Post) - Scholars from a prestigious university hailed the top leadership's resolve for reform and called for quick implementation of the measures.
- Wait a minute, baby (Washington Post) - In the wake of the announcement by the CPC on Friday that the country's one-child policy will be relaxed, senior officials are asking eager parents to wait until local regulations are revised.
- Deepened reform will help tighten Sino-US links, Xi says (Washington Post) - Economic cooperation
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét