Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Sau lũ lụt miền trung: ai đồng nhất với bất công, ai kết mình với công lý?

Sau lũ lụt miền trung: ai đồng nhất với bất công, ai kết mình với công lý?

Người trí thức không dám lên tiếng vì họ thấy đơn độc. Người nông dân cầu mong yên lành vì họ thấy bất lực…. Khi con người tụ họp, những thế lực đen tối sẽ lo sợ và chống đối vì quyền lực và lợi ích của họ bị đe dọa …  Suy cho cùng, xã hội dân sự phải bắt đầu từ người dân, và khởi xướng bởi người dân.
Diễn ngôn
20-11-2013
Bình Lê
Địa hình miền trung dốc, các lòng chảo hẹp, dòng chảy xiết  vì thế việc xây dựng các công trình thủy lợi và thủy điện rất không phù hợp. Không phù hợp vì các  công trình này sẽ dẫn đến phá rừng (làm cho dòng chảy càng xiết do mất rừng), và rủi ro vỡ đập rất cao vì khi công trình được xây trên độ dốc lớn. Điều đơn giản này không phải học chuyên sâu mới biết được.

Nhưng tại sao các công trình thủy điện vừa và nhỏ vẫn được xây dựng tràn lan ở miền trung? Hậu quả là khi mưa lớn, thủy điện không “cắt lũ” được như trong dự án đệ trình, mà ngược lại xả lũ làm bá tánh làm than? Tình trạng người dân khắc khổ miền trung bơi trong lũ, hàng chục người chết và mất tích, nhà cửa tan hoang, hoa màu thối nát, dòng bùn đỏ do hồ chứa bị vỡ vì lũ tràn ngập thôn xóm nói lên điều gì? 
a
Ảnh: hồ chứa bùn titan bị lũ đánh vỡ tràn vào khu dân cư (nguồn: báo Tuổi Trẻ)
Trước tiên đó là sự hèn kém của đội ngũ trí thức thời đại ngày nay. Những người biết rất rõ hậu quả của việc xây dựng thủy điện ở miền trung nhưng không dám lên tiếng. Một số người phát biểu ở đâu đó, nhưng khi chính quyền không nghe thì cũng coi mình đã hoàn thành nghĩa vụ, không còn thấy áy náy gì. Những trí thức xả thân vì chính nghĩa, vì sự thật, vì trách nhiệm xã hội không còn nữa. Họ hài lòng ngồi trong phòng lạnh của những tòa nhà cao tầng ở Hà Nội, ở thành phố Hồ Chí Minh, và nghĩ rằng “dân chết, môi trường hủy hoại ở đâu đó không hẳn vì trách nhiệm của mình”. 
Thứ đến là chính quyền, những người phê duyệt các quyết định đầu tư qua các giải trình lợi ích và chi phí do các nhà đầu tư tự lập. “Chúng ta cần năng lượng để phát triển kinh tế, cải thiện dân sinh” là nguyên lý tối thượng nhấn chìm những rủi ro và thiệt hại khác. Những cánh rừng bị mất do phải dọn mặt bằng thi công, phải ngập nước làm thủy điện mang lại lợi ích ngay lập tức cho nhà đầu tư. Chưa cần biết làm thủy điện có lãi hay không, nhưng gỗ đã là một nguồn thu béo bở. Chính vì vậy, nhiều công trình bị bỏ dở vì thiếu vốn, nhà đầu tư bỏ chạy cùng các xe gỗ cuối cùng. Nhiều đê đập bị vỡ, hỏng khi mới đưa vào sử dụng . Không hiểu khi chính quyền phê duyệt các dự án này, động cơ của họ thực sự là gì? 
Nhưng có lẽ, nguyên nhân sâu xa chính là sự cấu kết của quyền lực kinh tế với quyền lực chính trị trong việc phê duyệt các dự án thủy điện này.  Điều này chỉ xảy ra ở trong những xã  hội quyền lực không được kiểm soát. Tất nhiên, những người dân đơn lẻ, bơi trong lũ, khóc trong mưa không thể kiểm soát quyền lực chính trị và kinh tế. Suy cho cùng, họ chỉ là những người nông dân lầm lũi sống sau lũy tre làng cầu mong mưa thuận gió hòa để cuộc sống bình yên. Sự thiếu hụt ở đây, chính là một xã hội dân sự độc lập và mạnh mẽ, có năng lực kỹ thuật và khả năng huy động người dân trong việc kiểm soát quyền lực. 
Khi người dân miền trung bơi trong lũ, không biết họ nghĩ gì về chính quyền của mình? Họ có hiểu những quả bom nước treo lơ lửng trên núi là đồng thuận giữa chính quyền của họ và các nhà đầu tư hay không? Nhiều khi, họ chỉ nghĩ đơn giản việc phá rừng xây thủy điện ở miền núi là việc ở miền núi, còn họ ở đồng bằng đâu có dính dáng gì? Những cộng đồng dân cư trên kia phải di rời, mất đất, mất rừng là chuyện của ai đó. Tiếc rằng, họ giờ đây là nạn nhân tiếp theo của các công trình thủy điện, và tất nhiên điều này sẽ không kết thúc ở đó, nếu họ tiếp tục kêu trời vì trời đã trút quá nhiều mưa. 
Thực tế phũ phàng là sự bất công không đứng ngoài căn nhà và mảnh vườn của người nông dân. Sự bất công không dừng lại trước tấm cửa kính văn phòng làm việc của người trí thức. Sự bất công khi được nuôi dưỡng nó sẽ lan tràn vượt qua tất cả biên giới, dù là hàng rào đơn sơ nơi thôn quê hay bức tường xi măng của các tòa  nhà cao ốc. Đó là lý do tại sao, bất công chỉ có thể ngăn chặn bởi các hành động tập thể. 
Người trí thức không dám lên tiếng vì họ thấy đơn độc. Người nông dân cầu mong yên lành vì họ thấy bất lực. Nhưng điều đó sẽ khác khi họ kết nối và cùng hành động tập thể. Khi con người, dù nhỏ bé và yếu đuối đến đâu tụ họp, lòng tự tin và sức mạnh của họ sẽ tăng lên gấp bội vì họ có công lý. Đó chính là chân lý của các cuộc cách mạng, các phong trào xã hội từ trước đến nay. 
Khi con người tụ họp, những thế lực đen tối sẽ lo sợ và chống đối vì quyền lực và lợi ích của họ bị đe dọa. Nhưng khi những người cùng khổ lên tiếng, họ sẽ nhận được sự ủng hộ của những người yêu công lý, sự thật và lẽ phải. Sức mạnh của quần chúng nhân dân không phải chỉ là vì số đông, mà vì trí tuệ và tâm huyết được kết nối với tất cả mọi người. 
Quốc hội Việt Nam và Đảng cộng sản gần đây đã lên tiếng rất nhiều về việc xây dựng bừa bãi thủy điện vừa và nhỏ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể, hàng trăm dự án đã bị hủy bỏ. Tuy nhiên, những quyết định muộn màng thường nhắm đến việc giải quyết hậu quả  hơn là ngăn chặn sai lầm. Quốc hội và Đảng cần một xã hội dân sự độc lập và mạnh mẽ để có thể lắng nghe tiếng nói người dân và ý kiến trí thức về các vấn đề kinh tế, xã hội, và chính trị khi nó đang còn manh nha trong thời kỳ trứng nước. 
Suy cho cùng, xã hội dân sự phải bắt đầu từ người dân, và khởi xướng bởi người dân. Khi con người chung mục đích, chung nỗi lo và chung sứ mệnh phát triển họ sẽ tìm đến cùng nhau. Họ đến cùng nhau để những sai lầm như thủy điện xả lũ hại dân không còn xảy ra nữa. Họ đến cùng nhau để bùn đỏ titan không gây hại cho môi trường, sinh kế và sức khỏe của người dân nữa. Họ liên kết với nhau để chống lại sự cấu kết quyền lực, tham nhũng cũng như vi phạm quyền con người. Nếu ai sợ xã hội dân sự, ngăn chặn sự phát triển của nó, e rằng họ đang tự đồng nhất mình với những bất công và quốc nạn mà tập thể người Việt chúng ta đang hàng ngày phải đối mặt.

Bản kiểm điểm của học sinh lớp 4 khiến ngành giáo dục Việt Nam phải suy ngẫm

Chiều nay trên đường đưa con đi học, tôi vô tình nhặt thấy trên vỉa hè bản kiểm điểm của một học sinh lớp 4. Bản kiểm điểm viết: “Hôm nay, trong giờ khai giảng em không nghiêm túc. Em nghịch bóng bay, không đứng thẳng. Em hứa sẽ không bao giờ như thế nữa. Mong cô tha lỗi cho em…”
Thưa cô giáo, chiều nay trên đường đưa con đi học, tôi vô tình nhặt thấy trên vỉa hè bản kiểm điểm của một học sinh lớp 4. Bản kiểm điểm viết: “Hôm nay, trong giờ khai giảng em không nghiêm túc. Em nghịch bóng bay, không đứng thẳng… Em hứa sẽ không bao giờ như thế nữa. Mong cô tha lỗi cho em…”. Phần xác nhận có chữ ký của phụ huynh ghi: “ Chúng tôi sẽ nhắc nhở, uốn nắn để cháu nghiêm túc hơn. Xin cảm ơn cô giáo.”
Bản kiểm điểm của học sinh lớp 4 khiến ngành giáo dục Việt Nam phải suy ngẫm
Bản kiểm điểm với “tội danh” “nghịch bóng bay” và “không đứng thẳng”.
Nét bút trẻ thơ khá sạch đẹp, vài chỗ không hiểu vì lý do gì bị nhòe mờ? Rất có thể trò đã khóc trong khi viết? Không hiểu cảm giác cô giáo khi đọc bản kiểm điểm của học trò thế nào? Có thể cô đã quên, đã vứt nó vào một xó xỉnh nào đó. Nhưng với tôi, vô tình đó lại là những dòng chữ rất ám ảnh. Tôi chẳng hề muốn chuyện bé xé ra to. Điều đáng nói là dường như đứa bé không có lỗi.
Không ai đứng ra bảo vệ hay bênh vực một đứa trẻ mới lên 9 tuổi. Không nền tảng đạo đức nào là chỗ dựa cho tâm hồn trẻ thơ. Người đáng phải viết kiểm điểm, phải chịu án phạt chính là chúng ta – những người lớn, là nhà trường khốn khó và xã hội đang khốn cùng này?
Thưa cô giáo, nhà trường cho trẻ mang bóng bay đến để làm màu cho lễ hội tại sao không cho chúng chơi? Có quy định, quy chuẩn nào của nhà trường và pháp luật về việc đứng thẳng hay không thẳng? Đứng như thế nào là đúng cách và được phép. Theo văn bản của đứa bé thì “Nghịch bóng bay và không đứng thẳng” đã trở thành “lỗi”? Điều gì ép đứa trẻ phải cam kết một điều rất khó thành hiện thực “không bao giờ như thế nữa”? Nhà trường vô tình hay cố ý xúi bẩy bọn trẻ tư duy, cảm xúc và sống không trung thực? Sau hành vi này của trò, có nhất thiết phải lôi kéo bố mẹ chúng vào để sự việc trở nên căng thẳng một cách không cần thiết?
Nếu là phụ huynh đứa trẻ, cô giáo có cảm thấy mình bị làm phiền? Có thể đặt vấn đề: Thầy cô “làm căng” để phụ huynh phải thường xuyên: cảm ơn, biết ơn, chịu ơn và cả … tạ ơn? Có bao giờ cô giáo tự hỏi: Hàng chục năm qua, ngay cả khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bản thân cô giáo có nhận thấy tất cả các chương trình khai giảng đều không thực sự vì trẻ hay hấp dẫn con trẻ?
Câu hỏi cuối cùng là: Hình phạt của cô, bản kiểm điểm khổ ải, không trung thực của trò và thái độ nghiến răng giả vờ nghiêm túc của phụ huynh sẽ mang đến điều gì có lợi cho gia đình, nhà trường và cả xã hội?
Thưa cô giáo, viết đến đây tôi cứ tưởng tưởng ra gương mặt cậu bé. Chắc hẳn khi chịu trận, thần thái cậu bé chẳng thể “rạng ngời” như rất nhiều gương mặt học sinh, thầy cô hay quan chức được lên các kênh truyền hình trong ngày khai giảng sớm 4 – 9 hay tối nay. Tôi cố hình dung tâm trạng của bố mẹ đứa trẻ khi ký vào bản kiểm điểm này.
Họ có quyền lo lắng về môi trường giáo dục quá khắc kỷ, cứng nhắc và rất thiếu tình thương yêu con trẻ? Những hình phạt này có làm cho họ bị tổn thương? Họ sẽ liên hệ gì tới việc thầy giáo đánh học trò dã man ở thành phố Thái Nguyên, cô bảo mẫu tra tấn trẻ nhỏ một cách khốn nạn ở Đồng Nai hay cô giáo chửi rủa, lăng mạ học sinh ở Hải Phòng?…
Thưa cô giáo, nhiều năm qua, ngành Giáo dục đã sử dụng tối đa công suất từ KHÔNG, NÓI KHÔNG. Nào là: Không xúc phạm nhân phẩm học sinh, không được đánh học sinh dưới mọi hình thức, không cho học sinh đứng suốt tiết hoặc trước cửa, không được đuổi học sinh ra khỏi lớp, không được cho học sinh chép phạt, không được làm cho học sinh khủng hoảng tinh thần…
Rất nhiều giáo sư, tiến sỹ, nhà khoa học, nhà giáo đã trình bày các phương pháp luận Đông – Tây xung quanh đề tài này. Các quan chức thì không ngừng đấm tay lên trời để khẳng định quyết tâm thay đổi chất lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường. Nhưng như cô giáo biết, cho đến nay chúng ta vẫn chỉ sở hữu một nền giáo dục thiếu triết lý. Cái mà chúng ta đang có chỉ là một cỗ máy giáo điều khổng lồ nhằm đúc ra những lô sản phẩm NGƯỜI bị nhồi sọ, ngoan ngoãn, biết tuân thủ, chấp hành, quen được dẫn lối, đưa đường…
Để kết thúc phần trình bày của mình tôi xin được nhắc về hai cuốn truyện nhỏ: Totto Chan – cô bé ngồi bên cửa sổ và cuốn Nhật Ký Anne Frank. Có thể cô chưa đọc hoặc đọc rồi nhưng đã quên. Dù ở Hà Lan hay Nhật Bản, hai câu chuyện cách nay hơn 60 năm vẫn nhắc tôi và rất nhiều thế hệ phụ huynh, học sinh về tình yêu thương vô cùng trân quý của những người thầy trước những học sinh đầy cá tính, rất…cá biệt như Toto Chan hay Anne Frank.
Anne Frank mắc tật rất hay nói chuyện riêng trong lớp. Thay vì kiểm điểm, thầy Keptor liên tiếp giao cho Anne viết bài luận “khẩu liên thanh”, “khẩu liên thanh hết thuốc chữa” hay “Quác quác quác, bà liến thoắng oang oác”. Một “hình phạt” rất thông minh, hóm hỉnh, sâu sắc.
Phần mình, Anne biện minh với thầy rằng: “Nói là một nhu cầu”. Nói nhiều là một đặc tính của phụ nữ. Mẹ mình cũng nói nhiều. Mình sẽ cố hết sức để kiềm chế cá tính nhưng làm sao chữa trị được một tật di truyền? Khi khác để chơi khó lại thầy, Anne viết thơ về ông bố thiên nga, bà mẹ vịt và ba con vịt con. Vịt con bị ông bố đánh suýt chết vì nói nhiều… Thầy Keptor đã không tự ái. Không những thế, Anne được phép nói chuyện trong lớp và không phải làm bài luận.
Thầy Keptor không thể ngờ rằng câu chuyện này được Anne Frank ghi chép lại trong nhật ký. Chẳng bao lâu sau cuốn sách đã làm rung động trái tim của hàng triệu người trên toàn cầu. Và tên tuổi cũng như tấm lòng của người thầy sẽ mãi lưu danh cùng cô bé học trò “vẫn sống ngay cả khi đã chết”.
Bản kiểm điểm của học sinh lớp 4 khiến ngành giáo dục Việt Nam phải suy ngẫm
Totto Chan trên báo chí Nhật.
Thưa cô giáo, câu chuyện của Totto Chan cũng là một bài học thật khó quên.
Toto Chan bị đuổi khỏi trường học đầu tiên vì quá nhiều những hành vi, lời nói, ứng xử khác thường, bất thường. Khi thì lật mở ầm ĩ hàng trăm lần cái mặt bàn, lúc đứng giữa lớp dõi theo hay chuyện trò với những người hát rong. Lần khác lại hồn nhiên tâm sự với chim nhạn…
May thay cho Totto Chan, cô bé đã gặp được ngôi trường Tomoe Gakuen lạ thường và phương pháp giáo dục  dị thường của thầy Kobayashi. Cô bé có thể thay đổi ước mơ vài lần trong ngày. Thày Kobayashi có thể ngồi nghe trò luyên thuyên suốt bốn giờ. Thầy không hề giận trò khi Totto Chan không thích bài hát của mình về trường. Trong lần Totto Chan bới tung nhà vệ sinh để tìm ví bị rơi, thày không la lên: “Trời ơi, cháu đang làm gì đấy?” hay “Chấm dứt đi, nguy hiểm lắm, bẩn quá”, Thày chỉ hỏi “Cháu sẽ hót trả vào bể sau khi tìm được ví chứ?”. Rõ ràng niềm vui mà Toto Chan có được một phần là do thầy hiệu trưởng đã tôn trọng em, thầy không mắng mà ngược lại còn tin vào em”.
Hơn thế nữa lúc nào thày Kobayashi cũng dịu dàng với Totto Chan: “Em biết không, em thật là một cô bé ngoan”. Totto Chan là hiện thân, nguyên mẫu của tác giả Tetsuko Kuroyanagi. Ngôi trường Tomoe Gakuen chỉ tồn tại trong hai năm. Thầy Kobayashi đã mất năm 1963. Nhưng ngôi trường đó, người thày khả kính đó đã thay đổi số phận Tetsuko Kuroyanagi và trực tiếp tạo nên một huyền thoại Totto Chan.
Thưa cô giáo, nếu ngày khai trường năm nay cô quên đi một án phạt lạnh lùng. Nếu như cả năm học mới, cô sẽ luôn hành xử như thầy Keptor, Kobayashi, biết đâu đó trong tương lai không xa chúng ta sẽ có những học trò rạng danh như Totto Chan, Anne Frank…
Nhân ngày 20/11, xin gửi tới cô giáo và nhà trường lời chào trân trọng! Hi vọng rất lớn vào một ngành giáo dục Việt Nam sẽ có những thay đổi để những em bé kia được sống thật với tuổi thơ của mình, với lứa tuổi của chính các em.
(Sưu tầm)

Putin chinh phục Việt Nam

Thùy Dương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Lyuba Lulko, Pravda.Ru
Mục đích chính trong chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng thống Vladimir Putin trong những ngày vừa qua gần như đã được hoàn thành đúng với ý định nhằm tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia vào khu vực thương mại tự do với Liên minh Thuế quan. Ngoài ra, các khía cạnh quan trọng khác cũng được đề cập tới như sự tiến bộ trong công nghệ năng lượng hạt nhân của Nga ở Đông Nam Á và sự hiện diện quân sự của Nga ở Vịnh Cam Ranh.
Putin visits VietnamÝ tương Liên minh Á – Âu là một dự án đã được Tổng thống Nga trình bày và công bố vào năm 2011 nhằm tăng cường sức ảnh hưởng của CIS (Commonwealth of Independent States – Cộng đồng các Quốc gia Độc lập) ở khu vực Đại Tây Dương và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ở thời điểm hiện tại, các nước trong liên minh đang phát triển trên cơ sở Liên minhThuế quan nhưng trong tương lai thì mối quan hệ này có thể đẩy lên thành quan hệ quân sự, chính trị giữa các nước với nhau.
Đã có một vài lời phát biểu trước chuyến viêng thăm của ông Putin cho rằng, trong chuyến viếng thăm Liên minh Hải quan và nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có thể đi đến ký kết thỏa thuận thành lập một khu vực tự do thương mại (Free Trade Agreement – FTA). Vào tháng Bảy năm ngoái, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã nhấn mạnh rằng, Việt Nam mong đợi để được gia nhập khối Liên minh Thuế quan của Nga, Belarus và Kazahkhstan. Câu hỏi chính ở đây là lợi ích mà Liên minh Thuế quan sẽ đem tới cho Việt Nam là gì? Liệu đây có thật sự là lợi ích kinh tế hay chỉ liên quan tới vấn đề địa chính trị.
Aza Mihranyan – Vụ trưởng Vụ kinh tế CIS Institute nói với Pravda.ru rằng, “Việc tham gia khối tự do thương mại (FTA) tạo điều kiện ưu tiên cho Việt Nam tăng số lượng các hợp đồng thương mại. Điều này sẽ không tác động lớn lắm tới khối kinh tế của Liên minh Thuế quan bởi số lượng các thỏa thuận thương mại từ VIệt Nam hầu hết sẽ tập trung vào Nga, và Việt Nam có thể chuyển hướng nếu họ muốn. Ở trong thỏa thuận này, sự căng thẳng về cạnh tranh sẽ không diễn ra bởi hàng hóa của Việt Nam không giống những sản phẩm ở các nước trong Liên minh Thuế quan. Hơn nữa, những sản phẩm này có thể là những vật liệu chủ yếu để thúc đẩy tăng trưởng trong thị trường của chúng tôi, vấn đề này đã được thảo luận và thỏa thuận. Từ quan điểm chính trị, sự hợp tác kinh tế diễn ra càng nhiều thì ưu đãi và lợi thế chúng tôi dành cho Việt Nam càng cao”.
Việc gia nhập khối FTA sẽ cho phép Nga tăng giá trị trao đổi thương mại với Việt Nam lên gấp ba lần vào năm 2020, tức ở khoảng 10 tỉ USD.  Vitaly Tretyakov – Tổng Biên tập Tạp chí Class cho biết rằng, “Việt Nam là một quốc gia mới nổi, phát triển nhanh chóng với thị trường lao động và thương mại khá lớn. Họ là đối tác khá tốt để hợp tác lâu dài. Ngoài ra, các lãnh đạo của Việt Nam đều rất cởi mở với Nga. Họ luôn trân trọng những gì Nga đã làm cho họ trong thời gian chiến tranh trước đây. Họ coi đó còn quan trọng hơn các vấn đề kinh tế. Việt Nam là một trong những nước quan trọng nhất trong khu vực đối với Nga đồng thời cũng là một giải pháp, vì nếu Mát-xcơ-va định hướng vào Trung Quốc có thể dẫn tới việc Nga quá phụ thuộc vào Bắc Kinh”.
Ngoài hợp tác trong Liên minh Thuế quan, Việt Nam và Nga còn có kế hoạch đi đến hợp tác đối tác chiến lược trong lĩnh vực năng lượng và dầu khí. Theo báo chí Việt Nam, Rosneft của Nga đã ký một thỏa thuận cho phép Petrovietnam của Việt Nam thăm dò dầu khí ở Biển Pechora tại Bắc Cực phía tây bắc của nước Nga.
Những ký kết về hội nhập trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân hòa bình cũng được thúc đẩy mạnh mẽ. Việt Nam đặc biệt chú ý đến sự phát triển của ngành công nghiệp này. Vào năm 2030, Việt nam muốn sản xuất khoảng 6% điện năng tại 13 lò phản ứng điện hạt nhân trong tổng số tám nhà máy điện.
“Trong số các nước ở khối ASEAN, Việt Nam có vẻ như là quốc gia duy nhất có những kế hoạch phát triển năng lượng hạt nhân, đặc biệt là có sự hợp tác với Nga”, ông Kevin Punzalan, nhà nghiên cứu tại Đại học De La Salle ở Philippines cho biết trên tờ Vietweek.

Tổng thống Putin đã đề cập trong bài Hợp tác Nga–Việt Nam: Động lực mới để giải quyết những thách thức và các mối đe dọa toàn cầu rằng Rosatom sẽ xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại tỉnh Ninh Thuận để có thể hoàn thành đúng hạn theo kế hoạch vào năm 2023 và 2024.

Sự hợp tác về lĩnh vực năng lượng hạt nhân là một bước đi khá đúng đắn giữa Nga và Việt Nam. Trong tháng qua, Việt Nam cũng đã ký một thỏa thuận phát triển năng lượng hạt nhân dân sự với các công ty Hoa Kỳ. Nhật Bản và Hàn Quốc luôn cố găng để vào thị trường Việt Nam nhưng ở lĩnh vực năng lượng hạt nhân, khó có quốc gia nào có thể qua nổi ngành công nghiệp hàng trăm tỉ đô-la của Nga. Tập đòan nhà nước “Rosatom” đã thắng thầu trước các nước Phương Tây bởi họ là tập đoàn duy nhất trên thế giới xuất khẩu năng lượng hạt nhân theo chu kỳ một cách hoàn hảo. Với việc thắng gói thầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam, Nga có thể sẽ tự động tích quan hệ kinh tế, chính trị với Việt Nam.
Hợp tác quân sự là điểm thứ ba trong quan hệ giữa hai nước. “Hợp tác quân sự và kỹ thuật giữa hai nước đã được đưa lên một hướng hoàn toàn mới. Lĩnh vực này không còn giới hạn trong việc xuất khẩu vật tư. Hiện Việt Nam đang tiến tới bước sản xuất các thiết bị quân sự tiên tiến với sự hỗ trợ từ các công ty Nga”, ông Putin nói.
Vào ngày 7 tháng Mười một, Nga đã bàn giao cho Việt Nam một trong sáu tàu ngầm Diesel – điện lớp 636 “Varshavyanka” (Kilo) với chi phí gần 2 tỉ USD theo thỏa thuận kí kết hồi năm 2009. Lớp tàu ngầm này sẽ được đặt tại Cảng Cam Ranh, nơi căn cứ quân sự – kỹ thuật được thiết lập để bảo trì cho các tàu ngầm. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã mua hai tàu tuần tra mới loại “Gepard 3-9”. Thỏa thuận này sẽ được chuyển giao theo kế hoạch vào năm 2016 và 2017. Những thỏa thuận mua bán, hợp tác quân sự giữa Nga và Việt Nam là những điều thiết yếu và rất cần thiết cho cả hai nước bởi nó mang lại sự cân bằng địa chính trị cho Nga ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Nga đang đa dạng hóa các mối quan hệ chính trị trong khu vực, và Việt Nam đã xác định được họ là một nước độc lập trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa hai đối thủ Trung Quốc – Hoa Kỳ.
© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

Đại tá Hải quân Indonesia đánh giá về tình hình Biển Đông

(Petrotimes) - Trả lời phỏng vấn báo chí mới đây, Chỉ huy trưởng Căn cứ hải quân Tanjung Pinang, Đại tá Hải quân Indonesia Agus Heryana cho biết, tình hình Biển Đông, đặc biệt ở vùng biển Natuna, quần đảo Riau, phía Nam Biển Đông, vẫn an toàn, nhất là khi khu vực này không nằm trong phạm vi tuyên bố chủ quyền chồng chéo của 5 nước, 6 bên (gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Trung Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan).
Tàu Hải quân Indonesia trong một cuộc diễn tập
Theo ông Agus, Biển Đông là khu vực được mô tả như là luôn có khả năng bùng nổ xung đột do tranh chấp trong khi các lực lượng hải quân được triển khai tại đây không hoạt động một cách tích cực. Về sự căng thẳng giữa Indonesia và Trung Quốc, ông Agus đánh giá nó đang ở mức tối thiểu.
Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh Hải quân Indonesia đang tích cực tăng cường củng cố, mở rộng các căn cứ hải quân tại khu vực quần đảo Riau và triển khai 3 tàu chiến ở vùng biển xung quanh Natuna để bảo vệ khu vực tiềm ẩn nguy cơ xung đột biên giới trên biển trong tương lai do có vị trí địa lý giáp với khu vực tranh chấp trên Biển Đông và các nước như Malaysia, Singapore, Thái Lan...
Động thái này nằm trong khuôn khổ kế hoạch thành lập hạm đội hải quân thứ 3 - Hạm đội miền Trung phụ trách các vùng biển đảo ở khu vực trung tâm nước này.
Đại tá Agus nhấn mạnh, việc Hải quân Indonesia triển khai thường trực 3 tàu chiến ở Natuna không phải là một phản ứng với tình hình hay vấn đề Natuna trở nên nóng, mà hoàn toàn chỉ là để bảo vệ lãnh thổ Indonesia.
Khi được hỏi về việc vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia kéo dài từ nhóm đảo Natunas chồng lấn với vùng biển nằm trong “đường 9 đoạn” (hay còn gọi là “đường lưỡi bò”) mà Trung Quốc tự vẽ ra để yêu sách chủ quyền phi lý trên Biển Đông, Chỉ huy trưởng Căn cứ hải quân Tanjung Pinang khẳng định, đó không phải là một vấn đề đối với Indonesia.
“Đây chỉ là tuyên bố một phía của Trung Quốc và chừng nào không được Liên hiệp quốc công nhận, Bắc Kinh không thể làm bất cứ điều gì họ muốn tại đây”, ông Agus nói.
Indonesia sẽ tổ chức cuộc tập trận hải quân quốc tế mang tên Komodo (Rồng Komodo) vào tháng 4/2014 tại vùng biển Batam và Natuna thuộc tỉnh Riau. Cuộc tập trận sẽ thu hút 4.500 binh sĩ, 28 tàu chiến thuộc hải quân 18 nước, bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và 8 nước đối tác của ASEAN, trong đó có Trung Quốc.
Minh Châu (theo Jakarta Post)

Ấn Độ Hướng Đông: Hướng về Nhật, Hàn hay Việt Nam?

(Tin tức 24h) - Những nhân tố về chính trị, an ninh - quốc phòng, kinh tế... đang biến châu Á-Thái Bình Dương thành một khu vực năng động. Nhận thấy điều đó, Ấn Độ đang thực hiện chính sách Hướng Đông của của mình và Việt Nam là một trụ cột trong chính sách đó.

Hợp tác Việt Nam - Ấn Độ
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Radha Krishna Mathur tại Đối thoại Quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ lần 8 diễn ra tại TP.HCM ngày 8/11 vừa qua. Tại cuộc Đối thoại, ông Mathur một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của hợp tác giữa hai nước trong chính sách Hướng Đông đang được Ấn Độ triển khai.
Chính sách này là nỗ lực xây dựng quan hệ kinh tế và chiến lược sâu rộng với các quốc gia Đông Nam Á, nhằm củng cố vị thế của Ấn Độ trong khu vực và là một phần quan trong trong chiến lược dài hạn của nước này.
Thời gian qua, New Delhi cũng từng nhiều lần tuyên bố có lợi ích chiến lược trong việc duy trì hòa bình, ổn định và tự do hàng hải tại khu vực nói chung, Biển Đông nói riêng. Theo ông Mathur, Ấn Độ luôn chú trọng phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt trong đó có lĩnh vực quốc phòng, cả trên bình diện song phương và đa phương với Việt Nam. Ông cho rằng 2 nước có nhiều điểm tương đồng, chia sẻ nhiều lợi ích cũng như thách thức chung, cùng có tầm nhìn chung về sự phát triển hợp tác quốc phòng.
 
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm Ấn Độ ngày 19/11
Hợp tác quốc phòng giữa hai bên đã được khẳng định bằng chuyến thăm của Đoàn đại biểu Quân sự cấp cao Quân đội nhân dân Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Đỗ Bá Tỵ hồi cuối tháng 9/2013 vừa qua.
Trong nội dung hội đàm, Chủ tịch Hội đồng các Tham mưu trưởng Ấn Độ Norman Anil Kumar Brown khẳng định, Việt Nam đóng vai trò quan trọng và là đối tác hàng đầu của Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, Ấn Độ rất coi trọng thúc đẩy quan hệ với Việt Nam, trong đó có quan hệ quốc phòng.
Ngoài việc tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam, Ấn Độ còn tiến hành hợp tác trên nhiều mặt, trong đó có khai thác dầu khí trên Biển Đông.

Hồi năm 2012, Tập đoàn dầu khí nhà nước Ấn Độ ONGC Videsh Ltd (OVL) quyết định thăm dò và khai thác dầu tại lô dầu 128 ở khu vực Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam bất chấp sự phản đối từ phía Trung Quốc.
Mối quan hệ giữa hai bên được nâng lên tầm cao mới bằng chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến Ấn Độ ngày 19/11/2013.
Ấn Độ tăng cường hợp tác với châu Á-Thái Bình Dương
Không chỉ tăng hợp tác với Việt Nam trong chiến lược Hướng Đông của mình, hiện nay Ấn Độ còn tiến hành hợp tác nhiều mặt với hàng loạt quốc gia châu Á-Thái Bình Dương bao gồm Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Những nước này muốn có quan hệ hợp tác an ninh chặt chẽ hơn với Ấn Độ, đặc biệt trong lĩnh vực hàng hải.

Những cuộc đối thoại ba bên Ấn-Nhật-Mỹ thường tập trung vào những vấn đề của châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có hợp tác an ninh.

Với sự chuyển đổi trọng tâm của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Ấn Độ đang tìm kiếm một vai trò định hình tiến trình chính trị, kinh tế, xã hội và an ninh trong khu vực. Không làm như vậy có thể ảnh hưởng lớn đến lợi ích của Ấn Độ.

Chiến lược của Ấn Độ phải tìm cách can dự và liên kết kinh tế sâu hơn với khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Đặc biệt, Ấn Độ phải tham gia các cuộc đối thoại an ninh và các tiến trình trong khu vực. Ấn Độ có uy tín cao trong ASEAN và khu vực Đông Á. Ấn Độ và ASEAN đã nâng quan hệ đối tác lên mức chiến lược, song cần làm sâu sắc hơn mối quan hệ này.
N.Phương (Tổng hợp)

 

Thương thảo vùng khai thác dầu khí chung khối ASEAN


 

 

 

 

Ông Nguyễn Quốc Thập (trái), Phó Tổng giám đốc PVN giới thiệu về triển lãm Ascope năm 2013 diễn ra tại TPHCm từ ngày 28 đến 30-11 - Ảnh: Văn Nam
(TBKTSG Online) – Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đang cùng với các nước trong khu vực Đông Nam Á là Thái Lan, Brunei và Campuchia thương thảo để xác định vùng khai thác dầu khí chung trên biển.
Đây là thông tin được ông Nguyễn Quốc Thập, Phó tổng giám đốc PVN cho biết tại buổi họp báo sáng 20-11 giới thiệu về hội nghị triển lãm Hội đồng Dầu khí ASEAN (Ascope) lần thứ 10 diễn ra tại TPHCM từ ngày 28 đến 30-11 tới. Đây là sự kiện diễn ra 4 năm một lần của ngành dầu khí khu vực và năm 2013 PVN chủ trì tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam.
Trả lời câu hỏi của Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online về kết quả PVN đã đạt được sau thời gian gia nhập vào Ascope từ 1996 đến nay, ông Nguyễn Quốc Thập cho biết hiệu quả lớn nhất là việc xác định được vùng khai thác dầu khí chung với các quốc gia khác trong khu vực.
Cụ thể, vùng chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia đã được thỏa thuận xác định thành vùng khai thác chung giữa PVN với Công ty Dầu khí quốc gia Malaysia (Petronas) và có sản phẩm dầu khí từ năm 1997, đây là dự án hợp tác thành công bước đầu khi PVN tham gia vào Ascope.
Trong thời gian tới, với nguyên tắc thương thảo vùng khai thác chung thì PVN tiếp tục xúc tiến với các nước khác gồm Thái Lan, Brunei, Campuchia ở vùng biển Tây Nam và cả ở vùng biển Vịnh Bắc bộ với Trung Quốc, ông Thập cho biết.
“PVN đang tiếp tục khởi động dự án hợp tác khai thác dầu khí chung với các nước này và hy vọng các dự án hợp tác này sẽ trở thành hiện thực trong tương lai gần”, ông Thập nói.
Cũng theo ông Thập, PVN sẽ hợp tác với các tập đoàn dầu khí khu vực Đông Nam Á về nghiên cứu và triển khai các hoạt động trong 7 lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí.
Cụ thể, 7 lĩnh vực mà PVN và các tập đoàn dầu khí trong khu vực triển khai gồm thăm dò và khai thác dầu khí; chế biến dầu khí; đường ống dẫn khí giữa các nước Asean; thương mại và thị trường sản phẩm dầu khí; công nghệ và dịch vụ dầu khí; hội đồng tư vấn; an toàn và môi trường dầu khí.
Hội nghị triển lãm Ascope lần thứ 10 sẽ có 120 công ty hoạt động trong lĩnh vực dầu khí trong nước và quốc tế tham gia. Tại đây cũng sẽ triển lãm các trang thiết bị, kỹ thuật dầu khí như thăm dò, khai thác, chế biến và vận chuyển dầu khí, thiết bị đo đạc, kiểm soát năng lượng ...
Đại diện PVN cũng đề cập đến dự án đường ống dẫn khí giữa các nước Đông Nam Á đang được các nước khu vực xúc tiến là tuyến đường ống nối tiếp giữa các nước trong khu vực như giữa Việt Nam – Malaysia qua đường ống PM3, các đường ống dẫn khí giữa Thái Lan - Myanmar, Singapore - Indonesia, Singapore – Malaysia.
Hệ thống đường ống dẫn khí giữa các nước Đông Nam Á này hiện nay mới chỉ mang tính “song phương” và sẽ tính đến việc mở rộng kết nối trong tương lai.
Bản ghi nhớ về dự án đường ống dẫn khí xuyên Đông Nam Á (The Asean Memorandum of Understanding on the Trans – Asean Gas Pipelines) có hiệu lực từ ngày 21-5-2004 đến ngày 21-5-2014. Mới đây các nước thành viên đã ký thỏa thuận ghi nhớ (MOU) gia hạn thời gian hợp tác dự án thêm 10 năm nữa đến năm 2024.
Cũng theo đại diện PVN, hiện nay Công ty Dầu khí quốc gia Indonesia (Pertamina) và Công ty Dầu khí quốc gia Malaysia (Petronas) là 2 tập đoàn mạnh về sản xuất về khí hóa lỏng (LNG) và đang được các nước trong khu vực xúc tiến rất mạnh việc mua bán, trao đổi LNG với hai tập đoàn này.
Hội đồng Dầu khí ASEAN (Ascope) được thành lập vào tháng 10-1975. PVN gia nhập vào Ascope từ năm 1996.
10 thành viên của Ascope hiện nay gồm: Công ty Dầu khí quốc gia Brunei (Petroleum Bruinei), Cơ quan Quản lý dầu khí Campuchia (CNPA), Công ty Dầu khí quốc gia Indonesia (Pertamina), Công ty nhiên liệu quốc gia Lào (LSFC), Công ty dầu khí quốc gia Malaysia (Petronas), Công ty Dầu khí quốc gia Myanmar (MOGE), Công ty Dầu khí quốc gia Philippines (PNOC), Tập đoàn Keppel (Singapore), Công ty Dầu khí PTT (Thái Lan) và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN).

SỨC MẠNH VÔ HÌNH NÀO ĐÃ KHUẤT PHỤC HAIYAN ?

(BTV: hoang đường, bộ mai bão nó oánh vào thật thì bảo là "hết sức mạnh" à!)

- Nhìn trên bản đồ nước Việt, khu mộ Đại tướng nằm trên một vùng đất nhô ra biển, tựa lưng vào núi, án ngữ vị trí tiền tiêu, che chắn cho biển trời Tổ quốc...
Bao_Haiyan
Đường đi của Haiyan theo dự báo
Bao_Haiyan2
Đường đi thực tế của Haiyan
Chứng kiến cảnh đổ nát, hoang tàn, chết chóc của Philippines sau trận cuồng phong mang tên Haiyan mới thấy đất nước mình thật hồng phúc, mặc dù những ngày qua chúng ta sống trong tâm trạng lo âu, sợ hãi.
Bão Haiyan (cơn bão số 14) được dự đoán sẽ đổ bộ thẳng vào miền Trung và quét một loạt các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Nghệ An. Với sức gió vùng tâm bão cấp 12-14, giật cấp 15, 16 nếu Haiyan đâm thẳng vào miền Trung thì thật không thể nào hình dung nổi chuyện gì sẽ xảy ra đối với dải đất luôn luôn phải gánh chịu nhiều tang thương vì bão lũ.
Thế nhưng, như có phép mầu, khi còn cách bờ vài trăm ki lô mét, cơn cuồng phong đột ngột đổi hướng. Nó di chuyển lên phía Tây Bắc và Bắc, rồi đổ bộ vào Quảng Ninh, ngược sang Trung Quốc. Sự chuyển hướng đó buộc cơn bão phải quần thảo giữa biển khơi để vượt chặng đường hàng ngàn cây số, đến khi vào được đất liền thì nó như gã khổng lồ sức cùng, lực kiệt, chỉ còn biết vung vẩy chút hơi tàn còn lại. Người miền Trung thở phào nhẹ nhõm. Việt Nam thoát hiểm trong gang tấc.
Nhìn hành trình của cơn bão kì quái, người ta không khỏi ngạc nhiên. Theo qui luật của tự nhiên từ xưa đến nay, hầu hết các cơn bão xuất phát từ biển Đông đều đổ bộ thẳng vào nước ta mà dải đất hứng chịu nhiều nhất là từ trung Trung bộ trở ra. Và cũng theo qui luật tự nhiên, chỉ khi vào đất liền, bão mới suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Vậy mà chuyện lạ đã xảy ra. “Nàng” Haiyan man dại, đột ngột đổi hướng, không chịu vào đất liền mà cứ rong ruổi hàng ngàn cây số giữa biển khơi. Trước cơn cuồng phong Haiyan ba bốn ngày, bão số 13 cũng được dự báo sẽ đổ bộ vào các tỉnh từ Khánh Hòa đến Vũng Tàu, nhưng ngay sau đó nó bỗng suy yếu thành áp thấp trước khi kịp đặt chân lên đất liền.
Cái gì đã làm nên sự thay đổi lạ lùng ấy của thiên nhiên ? Khi đặt ra câu hỏi này, tôi liền nghĩ đến một sức mạnh vô hình nào đó đã tác động đến uy lực của tạo hóa.
Sức mạnh vô hình ấy ở đâu ? Xin thưa, nó tỏa ra từ Vũng Chùa – nơi yên nghỉ của vị Đại tướng đã thành huyền thoại, đã hiển thánh trong lòng dân. Nhìn trên bản đồ nước Việt, khu mộ Đại tướng nằm trên một vùng đất nhô ra biển, tựa lưng vào núi, án ngữ vị trí tiền tiêu, che chắn cho biển trời Tổ quốc. Nó là chốt chặn đặc biệt, ba phía ôm trọn mặt tiền đất nước, trấn giữ biển Đông. Ở nơi đó, tinh anh của Người hòa vào mạch ngầm trong dòng chảy ngàn năm của cha ông, giữ cho đất nước trường tồn.
Có thể bạn không tin, cho là chuyện hoàng đường. Nhưng lịch sử Việt Nam không hiếm những câu chuyện như thế. Nó là niềm tin vĩnh hằng của nhân dân. Nó làm nên tinh thần Việt, muôn đời bất diệt.
15-11-2013
Nguyễn Duy Xuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét