Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

“Chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” là cái quái gì vậy?

“Chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” là cái quái gì vậy?


Hoàng Ngọc-Tuấn (11.18.2013)
Ngày 23/10/2013 vừa rồi, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố trước Quốc Hội: “Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.” Câu nói của ông Trọng đã gây nên một làn sóng dư luận đầy phẫn nộ và chua chát, bởi nó hàm ý rằng nhân dân Việt Nam phải tiếp tục chịu đựng và hy sinh “tất cả vì chủ nghĩa xã hội” thêm một trăm năm nữa, thậm chí đến lúc đó thì cũng chưa chắc đã có kết quả gì!
http://tuoitre.vn/chinh-tri-xa-hoi/576098/du-thao-chua-vang-vong-nhu-loi-hieu-trieu.html
Ngay sau khi đọc câu nói đó của ông Trọng trên báo Tuổi Trẻ, tôi không thể nín cười, vì thấy cái trò hứa hẹn hão của Đảng CSVN giờ đây đã đi tới mức tận cùng của sự lố bịch.
“Chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” là cái quái gì vậy?
Nó chưa từng có trên đời này, nên chẳng ai có thể biết nó là cái quái gì, ngoại trừ những hình ảnh do Marx và Engels tưởng tượng và viết ra trong mấy cuốn sách cách đây gần hai thế kỷ. Tuy nhiên, có lẽ cho đến nay đại đa số người trên thế giới đều đã biết rõ rằng những hình ảnh tưởng tượng đó đã làm tiêu phí hàng trăm triệu sinh mạng trong nhân loại.
Từ những năm 20 của thế kỷ trước, Stalin đã không ngừng hứa hẹn với nhân dân Liên Xô về những hình ảnh của một “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” trong tưởng tượng; và để biến những hình ảnh tưởng tượng đó thành hiện thực, Stalin đã tịch thu tài sản, ruộng đất của hàng chục triệu người, đã bắt bớ, giam cầm, đày ải hàng chục triệu người, đã giết hàng chục triệu người, và đã đẩy gần 170 triệu người vào một cuộc sống khốn cùng. Sau khi Stalin chết (1953), Nikita Khrushchev lên thay thế và tiết lộ một phần của những tội ác ngút trời của Stalin, nhưng chính Khrushchev vẫn tiếp tục hứa hẹn với nhân dân Liên Xô về một “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện”. Rồi cứ thế, các lãnh tụ tiếp theo vẫn tiếp tục lải nhải cái điệp khúc “xây dựng chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” cho đến khi Liên Xô hoàn toàn sụp đổ vào năm 1991.
Ở Trung Quốc cũng vậy. Suốt hơn 60 năm nay, nhân dân Trung Quốc vẫn phải luôn luôn nghe cái điệp khúc “xây dựng chủ nghĩa xã hội hoàn thiện”, và chỉ riêng dưới thời Mao Trạch Đông thì đã có gần 70 triệu người phải chết oan để lót đường cho cái “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” ấy. Và đến bây giờ thì Đảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn cho rằng Trung Quốc chỉ mới xây dựng “những bước đầu tiên” của “chủ nghĩa xã hội”, nghĩa là chưa biết đến chừng nào mới có được một cái gọi là “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện”!
Không chỉ ở những nước lớn như Liên Xô hay Trung Quốc, mà cả ở một nước cộng sản nhỏ bé và nghèo đói triền miên, như Cuba chẳng hạn, nhân dân cũng phải luôn luôn nghe cái điệp khúc quái ác đó. Trước khi Liên Xô sụp đổ, Chủ tịch Fidel Castro của Cuba vừa không ngừng ngửa tay nhận viện trợ của Liên Xô, vừa không ngừng gáy vang cái khẩu hiệu “xây dựng chủ nghĩa xã hội hoàn thiện”, làm ra vẻ như đó không phải một ảo ảnh, nhưng là một thực tế trước mắt, dù năm 1970 ông ta đã phải thú nhận sự thất bại thảm hại về kinh tế của Cuba. Thế rồi, năm 1991 Liên Xô sụp đổ, và chỉ 2 năm sau đó, chính Fidel Castro lại tuyên bố vào ngày 26/7/1993: “Hôm nay chúng ta không thể nói về cái chủ nghĩa xã hội tinh tuyền, lý tưởng, hoàn thiện mà chúng ta mơ ước, bởi vì cuộc sống bắt buộc chúng ta phải thoái bộ.”
Thì ra, khi Cuba còn nhận viện trợ của Liên Xô thì Fidel Castro làm ra vẻ như cái “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” đang trở thành hiện thực, nhưng khi Liên Xô sụp đổ và Cuba bắt đầu đói, thì cái “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” ấy lại chỉ còn là một… giấc mơ!
Một năm sau đó, năm 1994, Cuba bắt đầu lâm vào cảnh khốn đốn. Em ruột của Fidel là Raúl Castro, lúc đó là bộ trưởng quốc phòng, tuyên bố: “Sự đe doạ chính yếu không phải là những khẩu súng của Mỹ, mà là những hạt đậu — những hạt đậu mà dân Cuba không thể có để ăn”.
A ha, khi đói thì cũng phải dẹp luôn cả cái giấc mơ “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện”! Nhưng ai đã đẩy dân Cuba vào cảnh khốn cùng, không có đậu để ăn? Tất nhiên Fidel và Raúl Castro cũng như toàn Đảng không hề thú nhận rằng chính họ là thủ phạm. Họ đổ lỗi cho một thủ phạm vô cùng mơ hồ: thủ phạm đó là… “cuộc sống”, như lời tuyên bố của Fidel năm 1993: “… cuộc sống bắt buộc chúng ta phải thoái bộ.”
Sau đó, tình trạng kinh tế của Cuba càng lúc càng trở nên tệ hại, và đến năm 2008 thì Fidel Castro… chạy làng, nhường ghế Chủ tịch lại cho Raúl Castro. Tháng 12/2010, Raúl Castro tuyên bố trước Quốc Hội: “Chúng ta đang dẫm bước lên một con đường mà con đường đó chạy dọc theo một bờ vực thẳm; chúng ta phải chỉnh đốn lại tình trạng này ngay bây giờ, nếu không thì quá trễ và chúng ta sẽ rơi xuống vực thẳm.”
Điều khôi hài lố bịch là Raúl Castro cố làm ra vẻ rằng cái “con đường chạy dọc theo bờ vực thẳm” ấy là do một thứ thiên tai vô hình và huyền bí nào đó thình lình tạo ra chứ không phải là do anh em nhà Castro và Đảng đã tạo ra sau suốt 50 năm cầm quyền. Trong tình trạng kinh tế khốn cùng, Raúl Castro kêu lên như vậy là để tự bào chữa cho việc chuyển hướng sang dạng thức kinh tế thị trường, cái dạng thức kinh tế tư bản chủ nghĩa mà suốt mấy mươi năm ròng rã Fidel Castro đã không ngừng chống lại và xem như là kẻ thù của “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện”. Tiếp lời Raúl Castro, Ricardo Alarcón, Chủ tịch Quốc Hội, nói: “Vâng, Cuba sẽ mở cửa để đón nhận thị trường thế giới — đón nhận chủ nghĩa tư bản. Chúng ta sẽ ráng hết sức để duy trì chủ nghĩa xã hội, không phải là cái chủ nghĩa xã hội hoàn thiện mà tất cả chúng ta mơ ước, nhưng loại chủ nghĩa xã hội có thể có được ở đây, dưới những điều kiện mà chúng ta đang đối phó. Và chúng ta đã có sẵn những cơ chế thị trường ở Cuba.”
A ha, sau hơn 50 năm Castro và Đảng gáy vang về một “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện”, rốt cuộc thì cái “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” ấy vẫn chỉ là một giấc mơ, rồi thậm chí họ không còn dám mơ cái giấc mơ ấy nữa, đành phải “ráng hết sức để duy trì” một thứ “chủ nghĩa xã hội” sống nhờ đường lối kinh tế tư bản!
Đó là chỉ mới nói đến sự thất bại ê chề của đường lối kinh tế xã hội chủ nghĩa, chứ chưa nói đến những hậu quả khủng khiếp khác. Thực trạng hiện nay ở mấy nước Cộng Sản cuối cùng trên thế giới cho thấy rằng, sau nhiều thập kỷ “xây dựng chủ nghĩa xã hội”, mọi phương diện của đời sống ở những nước đó đều trở nên càng ngày càng thảm hại, đạo đức càng ngày càng suy đồi, lương tâm càng ngày càng táng tận, những sự tham nhũng, thối nát, bất công, bạo ngược, áp bức, gian dối, lừa đảo càng ngày càng tăng nhanh. Nghĩa là, chỉ cần nhìn vào hiện trạng của những nước Cộng Sản hiện nay, thì một kẻ ngây dại nhất cũng có thể thấy ngay rằng cái hình ảnh của một “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” là một điều tuyệt đối bất khả.
Thế thì tại sao cho đến bây giờ các nhà cầm quyền của mấy nước Cộng Sản cuối cùng trên thế giới vẫn cố bám vào cái hình ảnh “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện”? Liệu họ có thực tâm tin rằng “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” là cái mà họ sẽ có thể xây dựng được thành hiện thực?
Tôi cho rằng đến hôm nay thì trong hàng ngũ các nhà cầm quyền của mấy nước Cộng Sản cuối cùng trên thế giới không còn ai ngây thơ và ngu xuẩn đến mức tin rằng “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” là cái có thể trở thành hiện thực. Họ dư biết đó chỉ là ảo tưởng, nhưng họ vẫn cố sử dụng cái hình ảnh “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” để lừa đảo nhân dân của họ, hòng tiếp tục duy trì quyền lực, mà trong khối nhân dân ấy có những người vì đã bị tẩy não suốt nhiều thập kỷ nên vẫn tin theo, còn những người chưa bị tẩy não thì bị bạo lực vây quanh và chưa có điều kiện để chống lại và lật đổ chế độ.
Cộng Sản duy trì quyền lực bằng cách liên tục tung ra những chiêu bài “chính nghĩa” và “lý tưởng” dối trá nhằm lừa đảo nhân dân, và dùng mọi biện pháp quỷ quyệt và tàn ác nhất để tẩy não nhân dân và khống chế nhân dân.
Nguyễn Phú Trọng nói: “Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.” Nói như thế là tận cùng của sự lố bịch, nhưng chẳng có gì đáng ngạc nhiên.
Suốt bao nhiêu năm qua, trên đường phố ở Việt Nam, ta vẫn luôn luôn thấy những khẩu hiệu to tướng: “NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM MUÔN NĂM” và “ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM QUANG VINH MUÔN NĂM”. Đọc kỹ những khẩu hiệu đó và ngẫm nghĩ một chút thì nhiều người có thể thấy ra cả một sự lừa đảo khủng khiếp.
Theo lý thuyết Marx-Lenin thì Chủ Nghĩa Xã Hội chỉ là giai đoạn chuyển tiếp lên Chủ Nghĩa Cộng Sản. Khi lên đến Chủ Nghĩa Cộng Sản rồi thì nhà nước tự tan rã, không còn Đảng Cộng Sản lãnh đạo nữa. Thế nhưng cái khẩu hiệu “NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM MUÔN NĂM” lại hàm ý là cái giai đoạn chuyển tiếp “xã hội chủ nghĩa” này sẽ dài “MUÔN NĂM”, nghĩa là cho đến “MUÔN NĂM” nữa, nước Việt Nam này vẫn còn là “NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”, và sẽ không bao giờ tiến lên đến Chủ Nghĩa Cộng Sản! Và vì vậy cho nên “ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM” sẽ tiếp tục lãnh đạo một cách “QUANG VINH” cho đến “MUÔN NĂM”! Xin nhấn mạnh: “MUÔN NĂM” chứ không phải chỉ một hay vài thế kỷ!
Điều này chứng tỏ rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam có tham vọng quyền lực vô hạn; và để thoả mãn tham vọng quyền lực vô hạn này, họ đã, đang và sẽ sử dụng mọi biện pháp và thủ đoạn gian manh và tàn độc nhất để cai trị nhân dân. Đối với những kẻ có tham vọng quyền lực vô hạn thì xương máu của nhân dân chỉ là bạc lẻ.
Hoàng Ngọc-Tuấn
Sydney, Australia

QUÂN ĐỘI ĐI THEO ĐẢNG ĐƯỢC GÌ , MẤT GÌ ?

Mai Hoa  (*)
Tôi đã từng mất 21 năm trong quân ngũ, thời gọi là “đánh Mỹ”. Bố tôi mất 10 năm bộ đội thời đánh Pháp, cộng lại là 30 năm cầm súng theo đảng. Cả một thời trai trẻ qua đi trong bom đạn, lúc tuổi già nhìn ngẫm lại, thấy cả một thế hệ, đúng ra là hai thế hệ cầm súng theo đảng được mất những gì ?

Năm 1980, thời đánh Tầu, tôi đã có dịp tạt qua Điện Biên Phủ. Khi đứng trên những ngọn đồi A1, Him Lam …. nhìn quanh thung lũng Điện Biên, mênh mông là những ngôi mộ trắng, bạt ngàn là nghĩa địa âm u. Một ý nghĩ xẹt qua đầu tôi như một tia chớp: nếu những con người đã chết dưới nấm mồ này cất được tiếng nói, chắc ai đó sẽ hỏi rằng “cha mẹ tôi, các con cháu tôi bây giờ đã có cuộc sống tốt đep chưa sau gần 30 năm chúng tôi ngã xuống, hy sinh tính mạng cho thành công của đảng?”.
Hôm nay, ai đã từng đi qua đường Hồ Chí Minh, chắc sẽ ngậm ngùi nhìn những bạt ngàn là mộ, trắng xóa những ngôi mộ nằm cô đơn lạnh lẽo giữa rừng già hoang vu. Các anh một thời hào hùng nghe theo lời kêu gọi của “Đảng Lừa”, xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Xác các anh còn nằm lại đâu đó trên đất Lào, Campuchia, trong rừng già Tây Nguyên, trong lòng đất của thành cổ Quảng Trị. Nếu như tình cờ có một tốp nào đó trong các anh nằm vùi thây bên cạnh xác những người lính quốc gia mà các anh đã trút
hàng băng đạn vào họ, đạp dấp thây họ vào chân tường thành, liệu trước lúc nhắm mắt, có ai trong các anh chợt nhận ra một điều:
Ô hay, sao toàn người Việt Nam mình giết nhau vậy nhỉ? Đau xót thay là cảnh huynh đệ tương tàn. Ai đưa ta đến cảnh này?
Nếu cộng cả những cuộc chiến tranh biên giới đánh Tàu, đánh Campuchia, cộng cả những con dân đất Việt chết giữa biển khơi chạy nạn công sản, cộng cả những anh lính Cộng hòa hy sinh chống sự xâm lược của Bắc Việt, cộng cả dân thường chết vì bom đạn hai bên, thì cuộc chiến tranh theo Đảng cộng sản đã chất cả một núi cao xác người Việt Nam không dưới 5 triệu. Năm triệu người chết oan vì đảng, kéo theo 10 triệu người cha mẹ mất con, triệu triệu người mất chồng, mất anh em, mất người yêu, bè bạn. Cả một dân tộc Việt Nam còn đau xót qua nhiều năm nữa không nguôi.
Sự mất mát có thể là cần nếu thực sự cho đất nước hồi sinh rạng rỡ. Là người cha, có thể chết đi nếu mạng sống của mình cần để giành lại cuộc sống hạnh phúc, no ấm cho con cháu; sự hy sinh có ý nghĩa làm cho cái chết trở nên nhẹ nhàng và cao đẹp.
Nhưng, chúng ta hãy thử nhìn hiện thực ngày nay. Những kẻ giàu sang, bọn chúng cả một đời chưa phải nghe tiểng súng. Của cải của chúng nó được tích tụ bằng máu xương của bao người lính đã ngã xuống, để cha mẹ già bây giờ đang vật vã gối đất nằm xương vì mất đất,  … bao nhiêu con cái của liệt sỹ bây giờ thất nghiệp; bao nhiêu người vợ liệt sỹ phải đi ăn mày ăn xin.
Giữa thời bình, quân đội được huy động cùng cánh sát chĩa súng vào dân, để bảo vệ cho lũ tư bản đỏ đi cướp đất của cha mẹ mình.
Quân đội bao năm đã bị đảng cộng sản lừa bịp; đã bao mất mát đau thương cho dân tộc. Ít nhất đã có 5 triệu người Việt Nam đã phải bỏ mạng trong những cuộc chiến tranh liên miên do đảng công sản Việt Nam khởi xướng, có phần góp sức mù quáng của quân đội.
Hỡi tất cả các bạn sĩ quan, chiến sỹ trong quân đội, chúng ta không thể cứ mù quáng đi theo Đảng Lừa này mãi mãi. Một đất nước dân chủ văn minh, Quân đội chỉ là lực lượng để bảo vệ tổ quốc, chống giặc ngoại xâm. Quân đội chỉ và vĩnh viễn là của nhân dân, trung thành vì lợi ích của nhân dân, chứ không bao giờ quân đội lại là của một đảng. Xã hội luôn tiến lên và thay đổi , các lực lượng chính trị cũng thay đổi, không có đảng nào là vĩnh cửu, không có chế độ xã hội nào là vĩnh viễn. Chỉ có Nhân dân, chỉ có Dân tộc Việt Nam là vĩnh viễn trường tồn.
M.H.

Trung Quốc - CON SỐ 5 GIỮA HÀ ĐỒ - Kỳ 8

* BÙI VĂN BỒNG
(tiếp theo - Kỳ 8)
... Hòa ước Giáp Thân (1884)
           Hòa ước Giáp Thân 1884 hay còn có tên là Hòa ước Patenôtre (Pa-tơ-nốt), là hòa ước cuối cùng nhà Nguyễn ký với thực dân Pháp vào ngày 6 tháng 6 năm 1884 tại kinh đô Huế gồm có 19 điều khoản. Đại diện các phía nhà Nguyễn là Phạm Thận Duật - Toàn quyền đại thần, Tôn Thất Phan - Phó Toàn quyền đại thần, Nguyễn Văn Tường - Phụ chính đại thần và phía Pháp là Jules Patenôtre - Sứ thần Cộng hoà Pháp.
Nguyên nhân dẫn tới hiệp định.
           Sau khi ký Hoà ước Quý Mùi 1883, trong nội bộ triều đình Huế lục đục, các vị vua Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi kế tiếp nhau lên ngôi trong thời gian ngắn. Lúc này, ở Bắc Kỳ quân Pháp đang đánh nhau với quân nhà Thanh và đã đuổi được phần lớn quân Thanh về Trung Quốc, tuy nhiên tại một số tỉnh quân Thanh vẫn còn có mặt và đe doạ sự có mặt của người Pháp ở Bắc Kỳ. Chính phủ Pháp đã sai Fournier sang Thiên Tân ký với Lý Hồng Chương bản sơ bộ về Hoà ước Thiên Tân 1884, trong nội dung bản hoà ước sơ bộ giữa Pháp và nhà Thanh năm 1884, đã có điều khoản nhà Thanh công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam. Dựa vào bản sơ bộ này, mà sau này là bản chính thức Hòa ước Thiên Tân 1885, Chính phủ Pháp đã sai Patenôtre - Đại diện Cộng hoà Pháp đến Huế sửa lại Hòa ước Quý Mùi 1883 trước đó giữa Pháp và nhà Nguyễn
Nội dung: Hầu hết nội dung các điều khoản trong bản hoà ước mới này không khác nhiều so với bản hoà ước Quý Mùi (Harmand) ký năm 1883, tuy nhiên có thêm hai điều khoản mới:
         Chia nước Việt Nam ra làm ba xứ: Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam), Nam Kỳ (Cochinchine) dưới ba chế độ khác nhau; mỗi kỳ có một chế độ cai trị riêng như là ba nước riêng biệt. Nam Kỳ là xứ thuộc địa Pháp; Bắc Kỳ và Trung Kỳ là xứ Pháp bảo hộ nhưng triều đình nhà Nguyễn trên danh nghĩa vẫn được quyền kiểm soát.
          Trả các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh trước thuộc Bắc Kỳ nay thuộc về Trung Kỳ và trả tỉnh Bình Thuận trước thuộc Nam Kỳ hoàn lại cho Trung kỳ.
Công ước Pháp-Thanh 1895
          Công ước Pháp-Thanh 1895 hay còn có tên gọi Công ước Gérard 1895 là bản công ước được ký giữa Pháp và Trung Hoa năm 1895 nhằm phân chia lại đường biên giới giữa Bắc Kỳ và Vân Nam, nhằm bổ túc cho Công ước Pháp-Thanh 1887. Việc ký kết này được thực hiện vào ngày 20 tháng 06 năm 1895 tại Bắc Kinh bởi đại diện của Pháp ở Trung Hoa là Đại sứ Gérard và đại diện Trung Hoa là Hoàng thân Kinh - Chủ tịch Tổng lý nha môn.
              Nguyên nhân ký công ước
           Sau khi chiếm trọn hoàn toàn Việt Nam năm 1885 và thành lập Liên bang Đông Dương gồm Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Cao Miên. Tới năm 1893, Pháp gây chiến với Xiêm La tranh quyền kiểm soát các vùng đất Lào, kết quả Pháp thắng và đã hợp nhất các vùng Thượng Lào (Luang Pha Bang), Trung Lào (Viên Chăn) và Hạ Lào (Chăm Pa Sắc) thành một xứ Ai lao thuộc Liên bang Đông Dương vào năm 1893
          Trong thời kỳ này, Thực dân Anh cũng đã hoàn toàn đưa toàn bộ Miến Điện vào thuộc địa của mình, Pháp lúc đó xem Xiêm là một đồng minh của Anh nên lo ngại ảnh hưởng của Anh sẽ lan đến vùng Tây Bắc Bắc Kỳ. Kết hợp với Trung Hoa trên đà suy yếu sau khi bại trận trước Nhật trong cuộc Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất. Pháp tận dụng thời cơ ép nhà Thanh phân chia lại đường biên giới ở phía Tây bắc Bắc Kỳ với Vân Nam
            Nội dung
          Pháp đã đưa ra hai đường biên giới với nhà Thanh, một là đường biên giới Bắc Kỳ - Vân Nam và hai là đường biên giới Ai Lao - Vân Nam
           Pháp đã xác định rõ: Đường biên giới Bắc Kỳ - Vân Nam: Một phần lớn vùng đất gồm các huyện Mường Tè, Phong Thổ, Sìn Hồ, Tam Đường thuộc tỉnh Lai Châu, các huyện Mường Chà, Mường Nhé, Tủa Chùa (nay tỉnh Điện Biên là ãnh thổ của Bắc Kỳ
            Đường biên giới Ai Lao - Vân Nam: Toàn bộ tỉnh Phongsali hiện nay của Lào, lúc đó đang thuộc Vân Nam quản lý chuyển về lãnh thổ của Ai Lao
Về phía Trung Quốc, một mặt chuyển theo mô hình thế giới kiểu Âu nhất là trong việc đòi hỏi quyền bình đẳng với các nước lớn Tây phương, mặt khác vẫn nuôi tham vọng dành lại bá quyền với các nước khi xưa (như Việt Nam) đã chấp nhận trật tự thế giới kiểu Trung Quốc. Chính sách này chung cho mọi chính quyền ở Trung Quốc, từ nhà Thanh, Quốc dân đảng đến Cộng sản Trung Quốc sau này.
                                        *         *         *
           Thời kỳ này có nhiều nhà cách mạng chống Pháp của Việt Nam, đặc biệt trong phong trào Cần Vương, đã sang Trung Hoa nương náu hoặc cầu viện, như Tôn Thất ThuyếtNguyễn Thiện Thuật... Năm 1884 đến 1885, chiến tranh Pháp-Thanh bùng nổ trên chiến trường miền Bắc Việt Nam.
- Giai đoạn 1949 - 1970
- Giai đoạn này có thể chia làm các giai đoạn ngắn hơn:
- Giai đoạn 1949 đến 1954
- Giai đoạn chiến tranh chống Pháp, kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ. Giai đoạn này Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Việt Minh chống Pháp.
- Giai đoạn 1954 đến 1970
        Nguyên bản tiếng Anh “Discussion between Zhou Enlai, Deng Xioaping, Kang Sheng, Le Duan and Nguyen Duy Trinh”, được đăng trong một dự án có tên là “Dự án Lịch sử Chiến tranh lạnh quốc tế” (Cold War International History Project) do Trung tâm mang tên Tổng thống Woodrow Wilson tài trợ. Cuộc trao đổi này diễn ra vào ngày 13/4/1966, khi những bất đồng về đường lối trong phong trào cộng sản quốc tế đang phát triển đến đỉnh điểm giữa hai đảng cộng sản Liên Xô và Trung Quốc. Khi đó Việt Nam phải thực hành một chính sách tạo thăng bằng trong quan hệ với hai nước XHCN khổng lồ là Liên Xô và Trung Quốc để tranh thủ được viện trợ của cả hai.[cần dẫn nguồn] Giai đoạn này Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam chống Mỹ.
                Giai đoạn 1972 - 1990
              Một áp phích của Việt Nam năm 1979 cho thấy quan hệ căng thẳng giữa hai nước vào thời điểm này.
              Gia tăng cẳng thẳng trong quan hệ hai nước. Việt Nam thân Liên Xô, còn Trung Quốc bắt tay với Mỹ. 1972 Nixon sang thăm Trung Quốc, đưa Việt nam lên bàn cân, Trung Quốc ủng hộ Mỹ tấn công toàn diện Việt Nam. Hai nước ký Tuyên bố chung Thượng Hải, đặt nền móng cho liên minh chiến lược chống lại Liên Xô. Sự bắt tay của Trung Quốc với Mỹ càng làm Việt Nam xích lại gần Liên Xô. Đồng thời Trung Quốc ép Việt Nam từ bỏ lối đánh tổng tiến công, chỉ dùng cấp trung đội trở xuống, chấp nhận chia cắt đất nước (Theo Lê Duẩn).[cần dẫn nguồnChiến tranh biên giới Việt Trung xảy ra tháng 2 năm 1979 là cực điểm của quan hệ căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong thời gian đó, Việt Nam gọi Trung Quốc là "phản động", "bành trướng", "bá quyền". Đồng thời Trung Quốc cũng gọi Việt Nam là "tiểu bá". Việt Nam cũng thường chỉ trích Trung Quốc đã theo chiến lược "liên Mỹ đả Việt" và xem đó là quốc sách trong thời điểm đó, đặc biệt sau khi Việt Nam biết được những cuộc mật đàm giữa Chu Ân Lai và Henry Kissinger.
Sau khi R.Nixon thăm Trung Quốc và ra thông cáo chung, Tổng thông Nguyễn Văn Thiệu đã nói: “Nếu để miền Nam sụp đổ thì những quốc gia khác tại Đông Nam Á cũng đổ theo như những con bài domino”.
            Khi ông Nixon sắp đi Bắc Kinh bắt tay với Mao Trạch Đông thì miền Nam không còn là "tiền đồn của Thế giới Tự Do" nữa khiến ông Nguyễn Văn Thiệu thông báo sự lo ngại của Việt Nam Cộng Hoà cho phía Mỹ. Và Tổng thống Nixon đã trấn an ông Thiệu bằng 1 bức thư đề ngày 31 tháng 12, 1971:
         "Ngài có thể chắc chắn tuyệt đối rằng tôi sẽ không đi tới một thoả thuận nào tại Bắc Kinh nếu nó phương hại tời các quốc gia khác, hoặc về những vấn đề có liên hệ tới các nước khác…
            Ngài có thể tiếp tục tin cậy vào sự yểm trợ của Hoa Kỳ trong những nỗ lực của Ngài hầu đem lạ hoà bình cho Việt nam và xây dựng nền thịnh vượng mới cho nhân dân Việt Nam.
            Thế nhưng theo chính Tổng thống Nixon viết lại trong hồi ký của mình thì trong những ngày viếng thăm Trung Quốc từ 21 tới 28 tháng 2, 1972, ông đã nói với Chu Ân Lai:
Giả sử như tôi có thể ngồi đối diện với bất cứ ai là người lãnh đạo Bắc Việt Nam, và giá như hai bên có thể thương thuyết một cuộc ngưng bắn và trả lại tù binh cho chúng tôi, thì tất cả quân đội Mỹ sẽ được triệt thoái khỏi Việt Nam trong vòng sáu tháng kể từ ngày đó.
           Sau khi quân đội Bắc Việt Nam tấn công và chiếm toàn bộ miền Nam Việt Nam, thống nhất hai miền đất nước 1975, quan hệ Việt Trung ngày càng căng thẳng. Một mặt do quan hệ Liên Xô Trung Quốc trở nên thù địch, mà Việt Nam lại về phe Liên Xô, ký hiệp định Quân sự toàn diện với Liên Xô (nhưng khi chiến tranh biên giới 1979 xảy ra, Liên Xô đã đứng ngoài cuộc). Trung Quốc trợ giúp toàn diện chính quyền Khmer Đỏ tại Campuchia, tiến hành quấy phá biên giới phía nam Việt Nam. Khi quân đội Việt Nam tràn sang đánh chính quyền Khmer Đỏ và giải phóng Campuchia, Trung Quốc càng thù địch với Việt Nam hơn. Điều phải đến đã đến, chiến tranh Biên giới Việt Trung 1979 xảy ra, kéo dài suốt hơn 10 năm, để lại nhiều hậu quả cho phía Việt Nam. Cuộc đưa quân sang Campuchia của Việt Nam khi đó cũng là chủ đề đáng được nhắc lại vì phía TQ cho rằng cuộc chiến 1979 chủ yếu để 'dạy cho VN một bài học' vì 'xâm lăng Campuchia', nước khi đó là đồng minh.[5]. Theo Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Trung Quốc đánh Việt Nam "Cũng một cách nữa là họ trả thù cho Pol Pot. Đồng thời lúc bấy giờ ông Đặng Tiểu Bình cũng muốn quan hệ với Mỹ cho nên đánh chúng tôi để cho Mỹ thấy rằng là giữa Trung Quốc và Việt Nam không phải là đồng minh, không phải là cùng nhau Cộng Sản nữa. Trung Quốc muốn cho Mỹ tin để phát triển quan hệ với Trung Quốc. Vì Trung Quốc lúc bấy giờ muốn phát triển quan hệ với Mỹ.
             Đánh Việt Nam là một món quà tặng cho Mỹ
            Năm 1988, Hải quân Trung Quốc đưa quân chiếm đóng bãi đá Colin, bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, do 3 bãi đá này không có quân đội đồn trú nên Hải quân Nhân dân Việt Nam phải đưa quân ra bảo vệ, đánh trả và cuộc chiến nổ ra vào ngày 14 tháng 3 năm 1988. Phía Việt Nam mất 3 tàu vận tải của hải quân Việt Nam, 64 thủy binh Việt Nam đã thiệt mạng. Trung Quốc bị hư hại tàu chiến, thương vong 24 thủy binh. Kể từ đó Trung Quốc đã chiếm đóng bãi đá Gạc Ma và hai nước cùng cho hải quân ra đóng giữ một số bãi ngầm khác mà hai bên cùng tuyên bố chủ quyền…
(còn tiếp)

Những sự thật cần phải biết - (Phần 30) - Bằng chứng bán nước toàn diện của cộng sản Việt Nam

Posted By Chinh Luan on 19 tháng mười một 2013 | 15:15

Đặng Chí Hùng - Cộng sản Việt Nam đã bán nước cho Tàu? Câu hỏi đó là sự thật rất nhiều người biết. Nhưng thực chất cộng sản bán nước từ bao giờ? Nhằm hệ thống lại một lần nữa cả một quá trình bán nước của cộng sản Việt Nam mà đứng đầu bắt nguồn từ Hồ Chí Minh. Để từ đó, mỗi chúng ta cần phải thấy rằng: Không còn cơ hội cho chúng ta vô cảm với dân tộc nữa. Phải đứng lên lật đổ bọn bán nước cộng sản để cứu dân tộc càng nhanh càng tốt! 

I. Những bằng chứng thực tế:
1. Công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng và Hồ Chí Minh:
Trong chuỗi dài hành trình bán nước của mình thì cộng sản Việt Nam đã thể hiện ra bên ngoài bằng hành động có chứng cớ đầu tiên phải nói đến đó chính là công hàm 1958. Xin được tóm tắt lại một số ý chính của công hàm này (Có thể xem đầy đủ tại:

a. Tuyên bố của phía Trung cộng về chủ quyền ở HS-TS của VN:
Ngày 4 tháng 9 năm 1958, chính phủ Trung cộng mà đại diện là thủ tướng Chu Ân Lai tuyên bố về chủ quyền hải đảo của Trung cộng. Tuyên bố này được thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân. Bạn đọc có thể tìm hiểu tại links sau: lunwen2.com/New-190.html (Những links cũ trong “Những sự thật không thể chối bỏ” - phần 2 đã bị xóa). Nội dung của tuyên bố trên của Trung cộng được dịch ra tiếng Việt như sau:
b. Trước hết là bản dịch của dịch giả Trần Đồng Đức:
Công bố của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa về lãnh hải ngày 4 tháng 9 năm 1958
Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc (Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa).

Đại biểu ủy viên thường vụ đại hội nhân dân toàn quốc liên quan việc phê chuẩn quyết nghị công bố lãnh hải của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

(Ngày 4 tháng 9 năm 1958 đại hội ủy viên thường vụ đại biểu nhân dân toàn quốc hội nghị thứ 100 thông qua)

Quyết nghị

Ngày 4 tháng 9 năm 1958 đại hội ủy viên thường vụ đại biểu nhân dân toàn quốc hội nghị thứ 100 thông qua quyết định phê chuẩn về tuyên bố lãnh hải của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Đính kèm: Công bố của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa về lãnh hải

Chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa tuyên bố:

* Một: Lãnh hải của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa rộng 12 hải lý. Quy định này áp dụng cho toàn bộ lãnh thổ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, bao gồm Trung Quốc đại lục cùng với duyên hải của các hải đảo, với Đài Loan cùng các hòn đảo xung quanh cách đại lục bằng hải phận quốc tế, những hòn đảo của khu vực Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những gì thuộc về những hải đảo của Trung Quốc.

* Hai: Lãnh hải của Trung Quốc đại lục và duyên hải của các đảo được tính theo đường thẳng nối liền những điểm mốc ven bờ làm đường biên cơ sở, thủy vực từ đường biên cơ sở này hướng ra ngoài 12 hải lý là lãnh hải của Trung Quốc. Phần nước thuộc đường biên cơ sở này hướng vào bên trong, bao gồm vịnh Bột Hải, phần trong hải vực Quỳnh Châu, đều là phần nội hải của Trung Quốc. Các đảo thuộc đường biên cơ sở này hướng vào trong, bao gồm đảo Đông Dẫn, đảo Cao Đăng, đảo Mã Tổ, đảo Bạch Khuyển, đảo Điểu Khưu, đảo Kim Môn lớn nhỏ, đảo Nhị Đảm, đảo Đông Định đều thuộc về các đảo thuộc nội hải của Trung Quốc.

* Ba: Tất cả phi cơ và thuyền bè quân dụng của ngoại quốc, chưa được chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho phép, không được tiến nhập vào lãnh hải vào không gian trên lãnh hải. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào vận hành tại lãnh hải của Trung quốc, phải tôn trọng pháp lệnh hữu quan của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

* Bốn: Dựa trên nguyên tắc quy định 2, 3 áp dụng cho cả Đài Loan cùng các hòn đảo xung quanh, những hòn đảo của khu vực Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những gì thuộc về những hải đảo của Trung Quốc. Đài Loan và Bành Hồ địa khu hiện nay đang bị Mỹ dùng vũ lực xâm chiếm. Đây là hành vi phi pháp xâm phạm chủ quyền và sự toàn vẹn của lãnh thổ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Đài Loan và Bành Hồ đang chờ đợi để thu hồi, chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa sử dụng tất cả những phương pháp thích đáng tại một thời điểm thích đáng để thu phục những khu vực này, đây là chuyện nội bộ của Trung Quốc, không cho phép ngoại quốc can thiệp.
(Chú ý ở đây: Tây Sa và Nam Sa là cách gọi của Trung Cộng về HS-TS của Việt Nam)
Tuyên bố của Trung cộng

c. Bản dịch của báo Đất Việt (Cộng sản Việt Nam):
Nội dung bản dịch này là chính xác bản thân chúng ta có thể kiểm chứng. Tôi xin nêu ra đây một minh chứng bản dịch của Trần Đông Đức là chính xác vì vấn đề chính trong tuyên bố Trung cộng tuyên bố về chủ quyền HS-TS đã được tờ Đất Việt (Báo của đảng cộng sản Việt Nam công nhận). Đây là links của bài báo đó trên tờ Báo Đất Việt (Chi nhánh của BQP cộng sản): baodatviet.vn/quoc-phong/201107/Su-that-ve-cong-ham-cua-Thu-tuong-Pham-Van-dong-2256218/
Trong bài viết của báo Đất Việt có đoạn: Theo lý giải của Trung Quốc, ngày 4/9/1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam).
Như vậy: Trung cộng rõ ràng đã tuyên bố HS-TS là của họ trong tuyên bố 4/9/1958 của Chu Ân Lai. Cả dư luận lẫn đảng cộng sản Trung quốc, cộng sản Việt Nam công nhận.
d. Công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng:
Ngay sau khi tuyên bố của Trung cộng về việc HS-TS là của họ thì Phạm Văn Đồng lúc đó là thủ tướng Việt Nam Dân Chủ cộng hòa (VNDCCH) tiến hành việc đưa ra công hàm ký ngày 14/9/1958. Công hàm này như sau:

Công hàm này ngoài ra thời điểm đó còn được các tờ báo Nhân dân thời điểm đó đưa tin (Báo nhân dân là cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Việt Nam). Đây là hình ảnh của Báo nhân dân đã đưa tin về sự kiện này:


Và ngay sau đó thì sáng ngày 21.9.1958, Nguyễn Khang, Đại sứ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tại Trung cộng, đã gặp Cơ Bàng-phi, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và đã chuyển bức công hàm của Phạm Văn Đồng đến Chu Ân Lai.

Trước đó, năm 1956, Ung Văn Khiêm, nhân tiếp phái đoàn ngoại giao Trung cộng, Thứ Trưởng bộ Ngoại Giao có tuyên bố với Lý Chí Dân (Li Zhimin), tham tán sứ quán Trung cộng tại Việt Nam: “chiếu theo tài liệu Việt Nam thì HS và TS thuộc về Trung Quốc”.
Lê Lộc, Chủ Tịch Châu Á Sự Vụ, nhân có mặt cũng nói vào: “Theo sử liệu VN thì HS và TS thuộc TQ từ thời nhà Tống”. Sự việc này tạp chí Beijing Review ngày 18 tháng Hai năm 1980 đã có đăng lại trong bài "Chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc trên các đảo Tây Sa và Nam Sa".
Sau này, khi trả lời Xuân Hồng BBC thì bà Bảy Vân vợ Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Việt Nam Lê Duẩn nói: "Phạm Văn Đồng có ký văn bản: Ngụy nó đóng ở ngoài đó. Cho nên giao cho TQ quản lý Hoàng Sa... Phạm Văn Đồng có ký tên..". Điều này càng xác nhận cho việc bán nước của Phạm Văn Đồng là không thể chối cãi. Bạn đọc có thể xem clips phỏng vấn tại: youtube.com/watch?v=z8jX8YrRiG4
Trong cuộc phỏng vấn GS Hà Văn Thịnh - giảng dạy môn lịch sử tại trường Đại học Huế của RFA có nói: "Hồi đó tôi học năm thứ nhất Trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội. Nói thực là ông Hoàng Tùng khi đó, tôi không nhớ rõ thầy giới thiệu như thế nào, nhưng mà thầy giới thiệu là các em hôm nay - 180 sinh viên Khoa Sử - Đại Học Tổng Hợp Hà Nội nghe ông Hoàng Tùng - Ủy viên Trung Ương đảng, Tổng biên tập báo Nhân Dân, hay là Ban tư tưởng Trung ương gì đó, chức vụ tôi không nhớ, nhưng mà ông Hoàng Tùng nói chuyện về lịch sử thì ông có nói chuyện Hoàng Sa. Ông nói nguyên văn thế này: "Vì ta bận đánh Mỹ, không có thời gian và chưa đủ khả năng để giải phóng Hoàng Sa nên nhờ bạn Trung Quốc giải phóng. Sau này mình thống nhất đất nước rồi phía bạn sẽ trả cho mình.".
Hội nghị về COC - DOC tại Indonesia ngày 4/9/2010 với tính cách phi chính phủ về vùng biển Nam Trung Hoa. Tại các buổi hội thảo lúc có lúc không này, phía cộng sản Việt Nam một lần nữa lại thấy bối rối khi được yêu cầu giải thích về sự im lặng của họ năm 1974, khi Trung Quốc nắm giữ cái mà Việt Nam bây giờ tuyên bố là một phần của lãnh thổ họ. “Trong thời gian này”, cộng sản Việt Nam nói, “có những tình trạng rắc rối về chính trị và xã hội tại Việt Nam, cũng như trên thế giới, mà phía Trung Quốc đã lợi dụng, theo từng bước một, để dùng biện pháp quân sự chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa. Và Trung Quốc đã thu gọn toàn bộ Hoàng Sa vào năm 1974.”.
Nguyễn Mạnh Cầm, nguyên Bộ Trưởng bộ Ngoại Giao, trong một cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 2 tháng 12 năm 1992 nói như sau: "Các nhà lãnh đạo của ta lúc trước xác nhận về Hoàng Sa và Trường Sa như vậy là do theo hiệp định Genève năm 1954 về vấn đề Đông Dương thì tất cả lãnh thổ từ vĩ tuyến thứ 17 trở vào Nam là thuộc chính quyền miền Nam, kể cả hai quần đảo này."
Năm 1977, bản thân Phạm Văn Đồng giải thích quan điểm của ông ta về công hàm này một cách gượng gạo: "đó là thời chiến nên phải nói như vậy thôi".
2. Mất đất và biển khắp nơi:
Không chỉ mất Hoàng Sa - Trường Sa cho Trung cộng bằng công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng và Hồ Chí Minh thì hiện trạng mất đất và mất biển cũng diễn ra khắp nơi.

Thứ nhất, về mất biển: Ngày 25/12/200, Trần Đức Lương đến Bắc Kinh cùng Giang Trạch Dân ký Hiệp Ước cắt 11.362 km2 trên vịnh Bắc bộ cho Trung cộng, là hành động cắt biển bán cho Trung cộng để lấy 2.000.000.000 Usd, để về chia chác cho Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải... để đổi lấy những cái gật của Khải, Kiệt v.v...
Sau vụ bán nước cho Trung Cộng, theo lời ông Hoàng Minh Chính cho biết thì không ai biết được ai trong bộ chính trị đã ký tên trong vụ bán nước này, Bộ chính trị cộng sản đã dấu nhẹm chuyện này và BÍ MẬT đã được BẬT MÍ và sau đây là những diễn biến về cuộc BÁN NƯỚC:
1) Lê Khả Phiêu bị Trung cộng gài Mỹ Nhân Kế lấy cô Trương Mỹ Vân (Cheng Mei Wang) lúc Lê Khả Phiêu sang thăm Trung Quốc năm 1988 và sinh được một bé gái. Phiêu không đem con về vì sợ tai tiếng đưa đến nhiều lần Trung Cộng gửi văn thư đòi lấn vùng biển vào tháng 1 năm 1999. Đồng thời đòi đưa ra ánh sáng vụ nầy nếu Phiêu không hợp tác. Và buộc Lê Khả Phiêu phải hạ bút ký bản hiến biển ngày 30 tháng 12 năm 1999.
2) Ngày 31 tháng 12 năm 1999 phái đoàn Trung Quốc cầm đầu do Tang Jiaxuan và tình báo Trung cộng sang Việt Nam, họ gặp kín Lê Khả Phiêu bàn thêm về vấn đề hiến đất.
3) Ngày 25 tháng 2 năm 2000, Lê Khả Phiêu phái Nguyễn Duy Niên sang Trung cộng và Nguyễn Duy Niên cho biết Lê Khả Phiêu đã đồng ý việc hiến thêm đất. Trung cộng nghe tin rất hoan hỉ mở tiệc chiêu đãi Nguyễn Duy Niên một cách nồng nhiệt với nhiều mỹ nữ ở nhà khách Diao-yu-tai ăn nhậu cùng Ngoại Trưởng Tang Jiaxuan.
4) Bộ Trưởng Trung cộng Tang Jiaxuan gửi thư kín nhắn tin muốn gặp Bộ Trưởng cộng sản VN tại ThaiLand khi Tang Jiaxuan viếng thăm nước này. Ngày 26 tháng 7 năm 2000. Nguyễn Duy Niên đáp chiếc Air Bus bay từ phi trường Nội Bài vào lúc 6 giờ 47 sáng sang Thailand gặp Bộ Trưởng Ngoại giao TC tại khách sạn Shangri-La Hotel Bankok phía sau phòng Ballroom 2. Cuộc gặp rất ngắn ngủi. Tang giao cho Niên một chồng hồ sơ đòi cộng sản Việt Nam hiến thêm đất, biển trong hồ sơ ghi rõ TQ đòi luôn 50/50 lãnh hải vùng Vịnh Bắc Việt, đòi Việt Nam cắt 24,000 sq Km vùng biển cho TQ. Ngày 28 tháng 7 bộ chính trị nhóm chóp bu họp kín.
5) Sau hai tháng họp kín và bàn bạc, Bộ Chính trị cộng sản VN cử Phan Văn Khải qua gặp mặt Lý Bằng. Phan Văn Khải bay chuyến máy bay sớm nhất rời Việt Nam ngày 26 tháng 9 năm 2000 qua Bắc Kinh và được xe Limo chở từ phi trường Bắc Kinh về Quảng Trường Nhân Dân vào trưa hôm đó. Lý Bằng cho Khải biết là hai tay Lê Khả Phiêu và Giang Trạch Dân đã gặp nhau 2 lần cho vụ hiến đất rồi.
Lý Bằng cho biết Nông Đức Mạnh phải được cử làm Tổng Bí Thư sau khi Lê Khả Phiêu xuống, nếu không thì sẽ bị Trung cộng “đòi nợ cũ”, Khải trước khi về vẫn khước từ vụ hiến vùng biển VN và nói với Lý Bằng là sẽ xem lại sự việc. Sau đó Lý Bằng bắt Khải ngồi chờ, nói là Chủ tịch Giang Trạch Dân muốn gặp Khải tại Zhong-nai-hai và sau đó Khải được đưa đi gặp Giang Trạch Dân và cho Zhu Rongji hù dọa Khải nói: “Trung Quốc đã nắm trong tay Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh... nếu không nghe lời TQ Khải sẽ bị tẩy chay và coi chừng bị “chích thuốc”. Khải cúi đầu và run sợ, sau đó đòi về. Trước khi Khải về, một lần nữa Giang Trạch Dân nhắn Khải gửi lời thăm Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh chứ không nhắc tới tên người khác trong Quốc Hội cộng sản VN. Khải không được khoản đãi như một vị quốc khách vì tính tình bướng bỉnh không nghe lời đàn anh...”.
6) Vào ngày 24 tháng 12 năm 2000, Thứ Trưởng Bộ Ngoại giao cộng sản Lê Công Phụng được Trần Đức Lương âm thầm phái đến Trung Quốc gặp quan chức tình báo của Trung cộng là Hoàng Di - cánh tay phải của Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung cộng. Di nói tiếng Việt rất rành. Hai bên đã gặp nhau ở một địa điểm X gần biên giới Việt (tỉnh Móng Cái Việt Nam). Theo bản báo cáo cho bộ chính trị cộng sản VN, Lê Công Phụng cho biết lúc đầu Hoàng Di vẫn khăn khăn đòi chia 50/50 với Việt Nam về vùng biển Vịnh Bắc Việt “Beibu Bay” đòi lấy luôn đảo Bạch Long Vĩ sau đó Phụng, được bộ chính trị dặn trước là xin lại 6% của Vùng biển gần khu vực Bạch Long Vĩ vì đã được lâu đời là của Việt Nam, Kết quả cuộc đi đêm Việt Nam còn lại 56% Vịnh Bắc Việt và mất đi 16,000 Km2 vùng vịnh cho Trung cộng.
7) Ngày 25 tháng 12 năm 2000, Trần Đức Lương từ Hà Nội qua Bắc Kinh gặp Giang Trạch Dân và được đưa về Thành Bắc của Quảng Trường Nhân Dân, theo tài liệu lấy được của tình báo Trung cộng. Trần Đức Lương và Lê Khả Phiêu chính thức quyết định thông qua bản hiệp ước hiến đất bất chấp lời phản đối của Khải và nhiều người trong quốc hội. Bản hiến chương hiến đất cho Trung Quốc được chính Giang Trạch Dân và đảng cs Trung Cộng trả cho số tiền là 2 tỉ USD được chuyển cho các quan chức cộng sản chia nhau.
8) Ngày 26 tháng 12 năm 2000 vào lúc 2 giờ trưa, Lý Bằng được cận vệ đưa tới gặp Trần Đức Lương ở Quảng Trường Nhân Dân. Lý Bằng cho Lương biết là số tiền 2 tỉ dollar để mua 16,000 km2 vùng vịnh Beibu của Việt Nam là hợp lý. Trần Đức Lương cám ơn Trung cộng về số tiền này... Sau cuộc gặp này thì Khải, Kiệt v.v... đã đồng ý với quyết định bán đất cho Trung cộng vì có phần chia chác trong số tiền này. Lý Bằng nhắc lại chuyện Trung cộng đã bán vũ khí và hổ trợ cho cộng sản VN trong thời gian chiến tranh và số nợ trên Trung cộng dùng để trao đổi mua lại vùng đất Bắc Sapa của Việt Nam, Ải Nam Quan, Bản Dốc, Cao Bằng... Sau đó Lương được mời lên xe Limo và đưa về Zhong-nan-hai để gặp Zhu Rongji, Zhu Rongji không nói gì khác hơn là nhắc lại số tiền 2 tỉ USD sẽ được giao cho Việt Nam sau khi Lương trở về nước.
9) Ngày 26 tháng 2 năm 2001 Nguyễn Mạnh Cầm bay sang Trung Quốc để gặp Qian Qichen tại đảo Hải Nam. Nguyễn Mạnh Cầm cám ơn Trung Quốc đã mua vùng Vịnh Bắc bộ của Việt Nam (Beibu Bay) với giá 2 tỉ USD.
Nếu bạn đọc chịu khó tìm hiểu lại “Những sự thật cần phải biết” từ phần 23 đến phần 28 và 16 sẽ thấy rõ những tên thủ phạm, đó là những: Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phan Văn Khải, Võ Văn Kiệt v.v...
Thứ hai, khi nói đến mất đất cho Trung cộng, chúng ta không thể nào quên việc mất đất tại Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, Bãi Tục Lãm và những Boxit Tây Nguyên, Đông Đô Đại Phố, Đảo Gạc Ma, Đỉnh Lão Sơn v.v...
Không khó để thấy thêm những bằng chứng cho thấy cộng sản Việt Nam hiện nay vẫn theo gương Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng tiếp tục bán nước với những phát biểu tri ân giặc:
Đầu tiên là bản Tuyên bố chung 10 điểm “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - Việt Nam” ký kết ngày 21/06/2013 giữa Tập Cận Bình tổng bí thư đảng cộng sản Trung cộng và Trương Tấn Sang.
Tiếp sau đó, để đền đáp “công ơn” hiểm độc trên của Trung cộng, Phùng Quang Thanh đại tướng ủy viên BCT / TW đảng, bộ trưởng Bộ Quốc phòng thay mặt đảng, quân đội Nhân Dân Việt Nam khẳng định tại buổi họp mặt kỷ niệm ngày thành lập Giải Phóng Quân Trung Quốc tại Bộ Quốc Phòng Việt Nam ngày 28/7/2012 như sau: “...Chúng tôi luôn trân trọng, ghi nhớ và mãi biết ơn sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa, to lớn có hiệu quả mà đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã dành cho Việt Nam...”

Tiêu biểu cho tư tưởng chiến lược của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, Trần Đăng Thanh đại tá phó giáo sư - tiến sĩ, nhà giáo ưu tú, thuộc học viện Chính trị Quốc Gia Bộ Quốc Phòng trong một buổi giảng bài tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây ngày 19/12/2012 đã phân tích: “... Trong 4 năm kháng chiến chống Pháp, 21 năm chống Mỹ, nhân dân Trung Quốc, nhà nước Trung Quốc đã từng nhường cơm xẻ áo dành cho chúng ta từ hạt gạo, từ khẩu súng, từ đôi dép để chúng ta giành thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp và thắng Mỹ. Như vậy ta không quên họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa, đấy là đối với Trung Quốc hai điều không được quên...”.

Thứ ba, những bằng chứng mất biển đảo, đất đai khắp nơi đó xin được tóm tắt như sau:

- Tài liệu của CSVN, "Vấn đề Biên giới giữa Vệt Nam và TC" do NXB Sự Thật Hà Nội ấn hành năm 1979 xác nhận thác Bản Giốc của Việt Nam.

- Còn đây là sự thật về sự mất thác Bản Giốc mà các bạn hoàn toàn có thể kiểm chứng bằng hình ảnh và luận cứ:


Xin được trích lại một lời phát biểu của ông Mai Thái Lĩnh về vấn đề này như sau: 

"Ông Mai Thái Lĩnh: Bài viết của tôi vừa rồi có nhan đề là “Sự thật về Thác Bản Giốc” (Phần 1 và phần 2). Thật ra không phải tất cả đều là ý kiến của tôi, mà đây có thể nói là một công trình tập hợp tất cả những bằng chứng mà nhiều bài viết trước đây - nhiều người đã viết trong vòng khoảng chục năm nay, để chứng minh thác Bản Giốc hoàn toàn là của Việt Nam.

Trong đó đáng kể nhất là một nhà nghiên cứu ở Pháp, ông Trương Nhân Tuấn, một Việt kiều sinh sống ở Pháp. Ông đã sưu tập được rất nhiều tài liệu thành văn về quá trình ký kết và cắm mốc giữa hai bên -- giữa Pháp và nhà Thanh, vào cuối thế kỷ thứ 19.

Còn ở trong nước, tôi xin lấy ví dụ như ông Hàn Vĩnh Diệp, một đảng viên Cộng Sản và là một cán bộ hưu trí. Ông này đã từng 7 lần đến thăm Bản Giốc, từ 1958 đến 2006, và có lần từng ở lại một ngày một đêm ở bờ bắc của sông Quây Sơn. Địa điểm này bây giờ, theo như tác giả viết, đã thuộc về lãnh thổ của Trung Quốc rồi.

Tất cả những luận điểm của các tác giả nói trên vẫn còn một số điểm chưa thật chính xác, vẫn còn những lỗ hổng, khiến cho toàn bộ chưa có tính chất thuyết phục. Khó khăn lớn nhất là thiếu những bản đồ chi tiết để giải thích rõ trước đây đường biên giới như thế nào và hiện nay đường biên giới thay đổi ra sao. Nhất là cột mốc số 53.

Vừa rồi, trong quá trình nghiên cứu, tôi tìm được một số bản đồ. Đặc biệt là qua mạng internet tôi tìm được hai tờ bản đồ, tỉ lệ 1/50,000. Một là bản đồ do Quân đội Hoa Kỳ in năm 65 và một là của Quân đội Nhân dân Việt Nam in năm 1980. Hai bản đồ này về cơ bản thì địa hình rất giống nhau. Chỉ có khác là tờ bản đồ của Việt Nam thì Việt Nam đã Việt hóa và điều chỉnh một số điểm, nhất là địa danh. Quan trọng nhất là hai tờ bản đồ này có ghi rõ tọa độ địa lý và có những vòng cao độ, và trong đó đặc biệt là có ghi rõ các cột mốc nằm ở đâu. Cho nên tôi nghĩ rằng những người có trình độ về bản đồ học có thể căn cứ vào cái này để xác định tọa độ các cột mốc một cách hết sức chính xác.

Ngoài ra còn có một tờ bản đồ chi tiết về đường biên giới mới. Tờ bản đồ này sở dĩ có được là vào cuối tháng 10 năm 2011 có một đoàn nhà văn quân đội đã lên thăm đồn biên phòng Đàm Thủy ở gần thác Bản Giốc và chụp ảnh lại bản đồ chi tiết về đường biên giới này.

So sánh mấy tờ bản đồ với nhau thì chúng ta thấy rõ ràng là cột mốc 53 đã bị dời đi, đường biên giới bị sửa đổi, và do vậy nên ta mất đi một nửa thác chính của thác Bản Giốc. Cho nên có thể nói là với những tư liệu này chúng ta có thể chứng minh được thác Bản Giốc trước hoàn toàn là của Việt Nam.

Và tất cả những điều này rất ăn khớp với tất cả những tư liệu về địa lý trước đây của nước ta, cũng như ăn khớp với những điều mà trong bản Bị Vong Lục ngày 15 tháng 3 năm 1979 mà Bộ Ngoại giao Việt Nam đã công bố trong cuốn sách “Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc” do Nhà Xuất bản Sự Thật xuất bản vào năm 1979. Có thể nói là tất cả rất có hệ thống và rất chính xác và đã chứng minh rằng thác Bản Giốc là hoàn toàn thuộc về Việt Nam.”
CSVN thừa nhận mất thác Bản Giốc: Trong một cuộc phỏng vấn dành cho báo chí, Thứ trưởng Ngoại giao Cộng sản Việt Nam là Vũ Dũng, cũng là trưởng đoàn đàm phán biên giới giữa Việt Nam và Trung cộng, đã tìm mọi cách để biện minh cho việc cắt đất dâng biển cho Bắc Kinh, và thú nhận đã để mất Thác Bản Giốc và Ải Nam Quan.
Trong cuộc phỏng vấn, Vũ Dũng cho biết hơn 7 năm sau khi cắm cột mốc đầu tiên, Việt Nam và Trung Cộng đã hoàn thành việc phân giới cắm mốc 1400 cây số biên giới. Trong cuộc đàm phán cuối cùng trong 3 ngày qua, vấn đề mấu chốt còn lại là khu vực thác Bản Giốc ở Cao Bằng và cửa sông Bắc Luân ở Quảng Ninh. Nay sau khi thương lượng, kết quả vẫn như cũ là tại thác Bản Giốc, hai bên đã thống nhất đường biên giới đi từ mốc 53 cũ. Thác Bản Giốc có hai phần, phần hoàn toàn về phía Việt Nam gọi là thác cao, nhưng lại là thác phụ vì lượng nước không lớn. Thác thấp là thác chính sẽ chia đôi, mỗi bên được một nửa.
Vũ Dũng nói rằng hai bên hứa hẹn sẽ không xây dựng các công trình nhân tạo trong phạm vi hẹp khu vực thác để giữ nguyên cảnh quan, vì đây là một thác đẹp có thể khai thác du lịch, và Trung cộng cũng hứa hẹn sẽ hợp tác phát triển du lịch khu vực thác Bản Giốc. Hai bên còn hai cột mốc nữa ở thác Bản Giốc chưa cắm, đó là cột mốc trên thượng lưu ở mốc 53 và cột mốc ở ngay dưới chân thác.
- Và còn đây là những sự thật về mất Lão Sơn và những Đông đô đại Phố, người Tàu ở Hà Tĩnh v.v... mà chúng ta có thể dễ dàng kiểm chứng trong muôn vàn những sự thật về một Việt Nam “Đầy ắp Trung cộng”:

+ Sự thật mất Lão Sơn:
+ Hà Tĩnh phố Tàu:

Còn đây là một đoạn trích trên báo Pháp Luật - TPHCM (của chính cộng sản thừa nhận): “Trải dài 30 km dọc quốc lộ 1A qua các xã Kỳ Liên, Kỳ Long, Kỳ Thịnh (Kỳ Anh) xuất hiện hàng trăm quán cắt tóc, cơm, nhà hàng, khách sạn biển hiệu Trung Quốc, Đài Loan. Ông Nguyễn Văn Hùng, một người dân Kỳ Liên, cho biết: “Lao động Trung Quốc thường gợi ý nên lắp biển hiệu chữ họ và từ chối vào quán không có tiếng Trung. Vì vậy một số cửa hàng đặt biển hiệu toàn chữ Trung không có một chữ tiếng Việt, thậm chí không tiếp người Việt. Nhiều lúc tôi tự thắc mắc sao người ta lại biến đất Việt thành đất Tàu…!”
Và đây là nguyên nhân:

+ Boxit Tây Nguyên:
Với dự án khai thác bauxite Tây Nguyên (2001), hợp đồng cho thuê rừng đầu nguồn của 10 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam, Trung Quốc đã nghiễm nhiên trở thành chủ nhân ông của những cao điểm chiến lược để khống chế Việt Nam và Đông Dương.
Và còn rất, rất nhiều bằng chứng mà chúng ta có thể dễ dàng thấy: chúng ta đã mất biển đảo, đất đai trên khắp quê hương Việt Nam cho giặc Trung cộng.
3. Hán hóa đàn áp lòng yêu nước:
Để tiến hành việc Hán hóa và đàn áp lòng yêu nước của nhân dân ta, cộng sản đã đưa rất nhiều hình thức mà trong một vài bài viết không thể lột tả hết, do đó xin điểm lại một số điểm chính để bạn đọc có thể thấy hết bản chất bán nước của cộng sản Việt Nam.
Thứ nhất, về sách dạy tiếng Tàu, cờ sáu sao là những biểu hiện đầu tiên của sự nghiệp Hán hóa của Trung cộng mà cộng sản Việt Nam đã áp đặt. Các bạn có thể đọc được dễ dàng từ nguồn “báo đảng”:
Bảng chữ cái Trung Quốc in trên bàn học sinh
 Cờ sáu sao bán nước
Thậm chí ngay cả người dùng điện thoại di động cũng được thông báo bằng tiếng Trung cộng (Bài viết từ báo đảng: giaoduc.net.vn/Kinh-te/Thi-truong/Kho-hieu-thong-bao-tieng-TQ-chen-ngang-cuoc-goi-cua-MobiFone/294406.gd ).
(Tổng đài mobifone: 18001090 dùng tiếng Tàu nhắn tin)

Thứ hai, việc mở viện Khổng tử gần đây cũng là một bằng chứng chứng tỏ cộng sản đang dần bắt người Việt chúng ta thành tộc Hán.
Nhưng nó được bắt đầu từ đây:
Tờ nhật báo “Tiếng Dội” số 462, năm thứ 3, 1951, Âm lịch 22 tháng Bảy năm Tân Mão, giá bán 1 đồng, của Chủ nhiệm Trần Chí Thành tự Trần Tấn Quốc, Tòa soạn, Quản lý 216 đường Gia Long Sài Gòn, có bài mang tựa đề “Việt Minh vận động cho Việt Nam làm chư hầu Trung Quốc”, cho in nguyên văn một tờ truyền đơn do Trường Chinh ký như sau:
“ỦY BAN HÀNH CHÍNH KHÁNG CHIẾN VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA 
NĂM THỨ VII 
TỔNG THƯ KÝ ĐẢNG LAO ĐỘNG VN 
SỐ: 284/LĐ ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC 

Hỡi đồng bào thân mến!

Tại sao lại nhận vào trong nước Việt Nam yêu mến của chúng ta, là một nước biết bao lâu làm chư hầu cho Trung quốc, cái thứ chữ kỳ quặc của bọn da trắng Tư Bản đem vào!

Tại sao ta lại truyền bá trong dân chúng từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, cách viết chữ dị kỳ của tên thực dân Alexandre de Rhodes đã đem qua xứ mình như thế?

Không, đồng bào của ta nên loại hẳn cách viết theo lối Âu Tây ấy - một cách viết rõ ràng có mau thật đấy - và ta hãy trở về với thứ chữ của ông bà ta ngày trước, là thứ chữ nho của Trung Quốc.

Vả chăng, người Trung Hoa, bạn của ta - mà có lẽ là thầy của chúng ta nữa, ta không hổ thẹn mà nhìn nhận như thế - có phải là dân tộc văn minh trước nhất hoàn cầu không? Còn nói gì đến y khoa của Âu Mỹ: Chúng chỉ cắt, đục, khoét, nạo! Có thế thôi!

Hỡi đồng bào yêu mến! Chúng ta hãy gạt bỏ cách chữa bệnh của bọn Đế quốc phương Tây đem qua xứ ta!

Ta hãy bỏ nhà bảo sanh của chúng, bỏ bệnh viện của chúng, ta hãy dùng thuốc dán của ông cha ta để lại và nhất là dùng thuốc Tàu danh tiếng khắp cả hoàn cầu!!!!

Ta hãy trở về phương pháp này, trước nữa để ủng hộ các bạn Trung Hoa, sau nữa để loại ra khỏi nước Việt Nam yêu mến của ta bao nhiêu những đồ nhập cảng thực dân như là khoa học, phát minh v.v...

Ta hãy quét sạch lũ “trí thức” đã xuất thân ở các trường Âu Mỹ, đế quốc và thực dân!

Chúc “Tổng phản công” và “Thi hành mọi phương pháp bài trừ thực dân”.

Trường Chinh

Tổng thư ký đảng Lao Động”.
Đây là một văn bản cho thấy đảng cộng sản chủ trương bán nước và Hán hóa dân tộc, kêu gọi làm chư hầu rõ rệt nhất cho Trung cộng. Việc này là một sự cho thấy rõ nét âm mưu Hán hóa của đảng cộng sản trong vô vàn hành động khác. Số báo Tiếng Dội này nằm trong Thư Viện tiếng Việt thuộc Bảo Tàng Viện Anh Quốc (British Museum - London). Bạn đọc hoàn toàn có thể kiểm chứng.
Thứ ba, việc đàn áp các cuộc biểu tình chống Tàu cũng là một biểu hiện cho thấy cộng sản bán nước toàn diện. Nếu không bán nước thì lý do gì ngăn cấm lòng yêu nước? Nhiều lắm những Nguyễn Văn Hải, Phạm Thanh Nghiên vv.. đã phải vào tù về lòng yêu nước của mình bị đảng cộng sản bắt vì “phản động”.
Vụ án blogger Điếu Cày
Vụ án Phương Uyên – Nguyên Kha
Đàn áp biểu tình yêu nước:
Không bán nước sao đàn áp người yêu nước?

II. Bán nước có hệ thống:

Những bằng chứng thực tế bán nước của cộng sản là rõ ràng, không thể chối cãi. Tuy nhiên nó được xuất phát bằng văn bản như thế nào? Trong khuôn khổ bài viết này sẽ nói về điều đó:
Thứ nhất, ngày 3.12.2001 trong “Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc nhân chuyến thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh “cụ thể là trong điểm thứ 6: “6- Hai bên xác định trong thế kỷ mới cần tiếp tục tăng cường và mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học-kỹ thuật và các lĩnh vực khác giữa hai nước theo phương châm bình đẳng, cùng có lợi, chú trọng hiệu quả, bổ sung ưu thế cho nhau, hình thức đa dạng, cùng nhau phát triển; tích cực khuyến khích và ủng hộ các doanh nghiệp hai bên khai thác thêm thị trường hàng hóa của hai nước, tăng cường đầu tư và hợp tác, mở rộng quy mô hợp tác kinh tế và kỹ thuật, thực hiện các dự án hợp tác đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội thiết thực.

Nhân dịp này, hai bên đã ký Hiệp định khung giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam khoản tín dụng ưu đãi và Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ; và nhất trí sẽ tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp hợp tác lâu dài trên dự án bô-xít nhôm Đắc Nông.

Việt Nam nhiệt liệt chúc mừng Trung Quốc trở thành thành viên Tổ chức thương mại thế giới. Trung Quốc tích cực ủng hộ Việt Nam sớm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới.”
(xem toàn văn tại website của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ:

viet.vietnamembassy.us/tintuc/story.php?d=20011203000335 )
Tháng 11.2006, Hồ Cẩm Đào sang Việt Nam chuyến nữa. Lần này thông báo viết: “Từng bước cải thiện cơ cấu mậu dịch, cố gắng thực hiện phát triển cân bằng và tăng trưởng bền vững thương mại hai chiều. Tích cực ủng hộ và thúc đẩy doanh nghiệp hai nước hợp tác lâu dài và cùng có lợi trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo, khai thác nguồn nhân lực, năng lượng, chế biến khoáng sản và các lĩnh vực quan trọng khác. Khẩn trương bàn bạc và thực hiện các dự án lớn như bô-xít Đắc Nông…”
(Xem tại website của báo Sài Gòn Giải Phóng cộng sản: sggp.org.vn/apec/2006/11/71847/).
Qua đây chúng ta thấy điều gì? Đó là Nông Đức Mạnh và đảng cộng sản đã bán nước cho Trung cộng thông qua dự án Bô Xít Tây Nguyên. Đó là bằng chứng không thể chối cãi của kẻ đứng đầu đảng độc tài cộng sản.
Theo một tài liệu được tiết lộ bởi Wikileaks thì Vụ Bauxit Tây Nguyên, Nông Đức Mạnh nhận 300 triệu USD - Nguyễn Tấn Dũng 150 triệu USD: “Những chuyển ngân cho gia đình Thủ Tướng Nguyền Tấn Dũng chỉ bắt đầu vào cuối năm 2006 và đến tháng 6 năm 2009 thì tổng số cũng đã lên khoảng gần 150 triệu đô la. Kể từ cuối năm 2001 đã có những giao dịch chuyển ngân hàng chục triệu đô la từ Trung Quốc sang các tài khoản của gia đình Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh ở Thụy Sĩ và ở Cayman Islands. Vào thời điểm của điện văn này là tháng 6 năm 2009 thì tổng số đã chuyển ngân lên tới gần 300 triệu đô la...

Theo tin từ một thân hữu báo chí ở Norway (Na Uy), một điện văn trong số 250,000 mà WikiLeaks lấy được từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và đã giao cho tờ báo buổi chiều lớn nhất Na Uy là tờ Aftenposten thì có một điện văn liên quan về Việt Nam nói đến dự án khai thác bô-xít nhôm ở Tây Nguyên.

Nội dung điện văn chính yếu là yêu cầu Bộ Tài Chính Hoa Kỳ giúp điều tra và xác minh một số giao dịch ngân hàng quốc tế. Cụ thể, theo điện văn này thì một nguồn tin trong giới ngân hàng Việt Nam cho biết kể từ cuối năm 2001 đã có những giao dịch chuyển ngân hàng chục triệu đô la từ Trung Quốc sang các tài khoản của gia đình Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh ở Thụy Sĩ và ở Cayman Islands. Vào thời điểm của điện văn này là tháng 6 năm 2009 thì tổng số đã chuyển ngân lên tới gần 300 triệu đô la.

Cũng trong điện văn này, nguồn tin từ ngân hàng Việt Nam cho biết những chuyển ngân cho gia đình Thủ Tướng Nguyền Tấn Dũng chỉ bắt đầu vào cuối năm 2006 và đến tháng 6 năm 2009 thì tổng số cũng đã lên khoảng gần 150 triệu đô la. Các chuyển ngân trong phần của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thì không đề cập đến ngân hàng nước nào”.
Mặc dù chưa kiểm chứng được bằng văn bản công khai của Wikileaks nhưng việc đàn áp biểu tình chống Trung cộng (Trong đó có chống khai thác Bo xit Tây Nguyên), lặng im xem các ý kiến phản đối của nhiều quan chức như Đặng Hùng Võ, nhóm 72 và nhiều tổ chức, cá nhân khác của cộng sản Việt Nam có thể xem là bằng chứng về việc cộng sản nhận tiền và cho giặc Tầu vào làm boxit tại Việt Nam. Một minh chứng đặc biệt cho việc này là TS Cù Huy Hà Vũ đã vào tù vì việc chống lại chủ trương cho Trung cộng khai thác Bo Xit Tây Nguyên. Người ta nếu không nhận tiền bán nước thì không thể bỏ tù một tiến sỹ Luật, con của một đại công thần cộng sản vì một lý do lãng nhách nào khác.
Thứ hai, theo tin từ blog “Hỏi và trả lời” có bài viết nội dung sau: “10 giờ sáng ngày 08-04-2013, Thiếu tướng Hà Thanh Châu, Chính Ủy Tổng Cục Công Nghiệp Quốc Phòng (Chủ Nhiệm Tổng Cục là Trung Tướng Nguyễn Đức Lâm) được Luật Sư William Lê hướng dẫn đến Sở Di Trú King County, Seattle, tiểu bang Washington State, nạp đơn "xin tỵ nạn chính trị", sau 2 tuần lễ ông và vợ ông đi thăm 3 người con đang là "du học sinh" ở tiểu bang này.

"10 giờ sáng ngày 08-04-2013, Thiếu tướng Hà Thanh Châu, Chính Ủy Tổng Cục Công Nghiệp Quốc Phòng (Chủ Nhiệm Tổng Cục là Trung Tướng Nguyễn Đức Lâm) được Luật Sư William Lê hướng dẫn đến Sở Di Trú King County, Seattle, tiểu bang Washington State, nạp đơn "xin tỵ nạn chính trị", sau 2 tuần lễ ông và vợ ông đi thăm 3 người con đang là "du học sinh" ở tiểu bang này.

Bốn ngày sau, qua trung gian của 1 "viên chức" cao cấp Hoa Kỳ, ông trao cho chủ bút Tạp Chí Foreign Policy Magazine một tập tài liệu "tối mật", có liên quan đến sự sống còn của nước Việt nam, dự trù sẽ đăng tải cuối năm 2013. Tập tài liệu này, do người anh vợ của ông, Thiếu Tướng H.T.T. làm Chính Ủy Tổng Cục 2, dưới thời Tổng Cục Trưởng Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh, chép lại nguyên văn từ cuốn băng nhựa AKAI mang bí số ML887, ghi âm những cuộc họp bí mật của các nhà lãnh đạo Việt Nam: Nguyễn Văn Linh, Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Nông Đức Mạnh và Trung Cộng:

Giang Trạch Dân (sinh năm 1926), Lý Bằng, Lương Quang Liệt, Diệp Tuyển Ninh, Dương Đắc Chí, Hứa Thế Hữu... tại Thành Đô, thảo luận các thỏa hiệp sát nhập nước Việt Nam vào lãnh thổ "Trung Quốc". Chúng tôi (tác giả bài viết này), hiện làm "bỉnh bút" cho tờ Foreign Policy Magazine, nên được phổ biến bằng Việt ngữ, giới hạn, trong vòng thân hữu.

Thật ra, các cam kết "giao nước Việt Nam cho Trung Quốc", đã được "ký" bằng "lời hứa danh dự " của ông Hồ Chí Minh với 2 Đại Tướng Tàu Trần Canh và Vị Quốc Thanh, thay mặt cho Mao Trạch Đông vào năm 1926. Bốn năm sau, năm 1930, thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, ông Hồ khẳng định một lần nữa với Tổng Lý Chu Ân Lai:"Việt Nam và Trung Quốc tuy hai mà một. Một dân tộc. Một Nền văn hóa. Một phong tục. Một tổ quốc. Nếu giúp chúng tôi thắng Pháp, thắng Nhật, thắng tất cả bọn tư bản vùng Đông Nam Á, nắm được chính quyền, thì nợ viện trợ sẽ hoàn trả dưới mọi hình thức, kể cả cắt đất, cắt đảo, lùi biên giới nhượng lại cho Trung Quốc, chúng tôi cũng làm, để đền ơn đáp nghĩa..."

Vấn đề là trong tài liệu Thiếu tướng Hà Thanh Châu cung cấp có đoạn:

Ngày 10-08-1987, ông Nguyễn Văn Linh (đang mắc bệnh ung thư) bay qua Trùng Khánh gặp Hồ Diệu Bang (1915-1989), Đặng Tiểu Bình (1904-1992= thọ 92 tuổi) bàn luận về các kế hoạch cắt đất, cắt biên giới và phác họa rõ ràng hơn. 1 chương trình "sát nhập Việt Nam vào lãnh thổ Trung Quốc" qua chiến thuật "Hòa Bình, hữu nghị, chầm chậm, êm ả, kín đáo, không ai có quyền biết đến" với thời gian 60 năm, phân ra làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn 20 năm.

GIAI ĐOẠN I: Ngày 15-07-2020: QUỐC GIA TỰ TRỊ.
GIAI ĐOẠN II: Ngày 05-07-2040: QUỐC GIA THUỘC TRỊ.
GIAI ĐOẠN III: Ngày 05-07-2060: Tỉnh lỵ Âu Lạc.

Tỉnh trưởng vẫn là người Việt, đặt dưới quyền lãnh đạo của Tổng Đốc Quảng Châu”.


Thứ ba, Trung cộng đã cho thấy cộng sản bán nước cho họ nên Trung cộng đã ngang nhiên thực hiện các tuyên bố và hình ảnh cho thấy Việt Nam là một tỉnh của Trung cộng.
Trang mạng "Tiếng Hát Hữu Nghị" của CRI Đài phát thanh quốc tế Tàu cộng đăng bài viết "Khai mạc Đại hội Thể thao Truyền thống Dân tộc Thiểu số Trung Quốc lần thứ 9".
Theo trang tin tức của Trung Cộng “world.huanqiu.com” thì Nguyễn Chí Vịnh cũng cho rằng: “Việt Nam đã quyết định tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình Quốc tế, đã đề nghị Trung Quốc đến Việt Nam để tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình và giúp đỡ”.
Thế nào là cái gọi “Đề nghị Trung Quốc vào Việt nam tham gia gìn giữ hòa bình”? Đó chính là một tuyên bố: Rước voi về giày mả tổ của cộng sản Việt Nam!
Thậm chí Báo chí Bắc Kinh còn loan tải. "Chiến tranh ngoại giao Trung Quốc thắng lớn, chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc", "Đã thu phục một chư hầu đời nay chỉ cần 10 văn kiện hợp tác toàn diện".
Nguồn: Tân Hoa Xã.
Thứ tư, bán nước là chủ trương của cộng sản Việt Nam. Nhưng vấn đề là nó xuất phát từ đâu? Trong khuôn khổ bài viết này xin được trình bày rõ ràng nguồn gốc xuất phát của nó.
Như chúng ta đã biết công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng là bề ngoài của vấn đề, nhưng có một thỏa ước khác của Hồ Chí Minh với Trung cộng mà chúng ta gần như không được biết đến từ năm 1953. Năm 1953 chính Hồ đã ký giao ước gửi Việt Nam cho Tàu. Giao ước của Hồ là lúc đó hồ chấp nhận Việt Nam là 1 quân khu ngang hàng với Quảng Châu. Thực chất là Hồ đã đích thân ký thỏa thuận giao Việt Nam dần dần bắt đầu từ HS-TS sau đó cả VN làm một bang của Trung cộng như dạng các nước nhỏ dưới thời Xô Viết nếu chiếm được toàn Việt Nam nhờ Trung cộng viện trợ quân, vũ khí... Thỏa thuận này ký năm 1953 tại Quảng Tây. Không ngạc nhiên sau đó 1958 thì giao HS-TS bằng công hàm PVĐ và tiếp sau...
Giao ước có tên “Ghi nhớ hợp tác Việt Trung” - số hiệu (VT/GU- 0212) ký ngày 12/06/1953 tại Quảng Tây giữa Hồ và Mao như sau:
“Trước tình hình quân đội thực dân Pháp đang củng cố xâm lược Việt Nam. Đảng cộng sản nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa và đảng Lao động Việt Nam dân chủ cộng hòa nhận thấy cần có sự tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau để giữ tình đoàn kết hai đảng, chính phủ và nhân dân hai nước như sau:

Điều 1: Chính phủ Trung Quốc sẽ đồng ý viện trợ vũ khí theo yêu cầu chi viện của quân đội nhân dân Việt Nam. Ngoài ra sẽ gửi các cố vấn, chuyên gia quân sự để giúp đỡ quân đội nhân dân Việt Nam.

Điều 2: Đảng Lao động do đồng chí Hồ Chí Minh lãnh đạo đồng ý sáp nhập đảng Lao Động Việt Nam là một bộ phận của đảng cộng sản Trung Quốc.

Điều 3: Hai bên thống nhất Việt Nam dân chủ cộng hòa là một bộ phận của cộng hòa nhân dân Trung Hoa với quy chế của một liên ban theo mô hình các quốc gia nằm trong Liên Bang Xô Viết (Phụ lục đính kèm).

Điều 4: Trước đảng và chính phủ hai nước cần tập trung đánh đuổi thực dân Pháp và giành lại chủ quyền lãnh thổ cho Việt Nam. Các bước tiếp theo của việc sáp nhập sẽ được chính thực thực thi kể từ ngày hôm nay 12/06/1953.

Điều 5: Chính phủ cộng hòa nhân dân Trung Hoa đồng ý cung cấp viện trợ kinh tế cho chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa theo thỏa thuận đã bàn giữa chủ tịch Mao Trạch Đông và chủ tịch Hồ Chí Minh (Phụ lục đính kèm).

….

Ký tên: Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông”
Vì một số lý do an ninh, tôi không in được bản in của thỏa ước tối mật bán nước của Hồ cho Trung cộng mà chỉ là phần ghi lại nội dung chính của bản thỏa ước đó. Bản in này sẽ được cung cấp trong thời gian gần nhất có thể.
Nhưng có một điều tôi xin lưu ý: Có lẽ Hồ bị Lê Duẩn giam giữ tại K9 không hẳn đã phải vì lý do tranh giành quyền lực mà vì công hàm Hồ ký bán nước năm 1953. Chúng ta phỉ biết Duẩn là 1 tên cộng sản độc tài nhưng không bao giờ tán thành việc sát nhập 2 nước VN-TQ của Hồ. Và cũng có lẽ vì giao ước sát nhập 2 nước năm 1953 do Hồ ký này mà cộng sản Việt Nam hiện nay vẫn đang tiếp tục con đường bán nước...!

III. Kết luận:

Cộng sản Việt Nam đã bán nước toàn diện cho Trung Cộng xuất phát từ Hồ Chí Minh cho đến nay. Chính vì vậy những hành động bỏ mặc ngư dân, đàn áp biểu tình, cho người Tàu vào Việt Nam công khai không visa là điều quá sức dễ hiểu. Chúng ta cần phải cho người dân thấy điều này để chúng ta nhanh chóng đứng lên lật đổ đảng cộng sản nếu không muốn con cháu của chúng ta trở thành nô lệ cho Trung cộng.
Đất nước Việt Nam chúng ta đã trải qua 4000 năm văn hiến, chúng ta cũng đã có nhiều anh hùng như Trần Hưng Đạo, Quang Trung v.v... đã lãnh đạo dân tộc ta đánh đuổi ngoại xâm. Ngày nay băng đảng cộng sản Việt Nam chính là những Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc trong thời đại mới. Đó là một sự thật không thể chối bỏ rất đau xót mà chúng ta phải vượt qua! Hãy can đảm lên hỡi những người con Việt Nam! Tương lai phải thuộc về chúng ta, chính nghĩa thuộc về chúng ta!
6/11/2013

1 tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc có thể tấn công giết chết 10 triệu người?

Thứ ba 19/11/2013 20:27
ANTĐ - Tờ “Hải đăng tự do Washington” vừa có bài viết phân tích sức mạnh tấn công hạt nhân từ trên biển của Trung Quốc, tập trung chủ yếu vào tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo (SSBN) thế hệ mới nhất thuộc lớp Tấn (Type 094).
Washington Free Beacon đưa ra dẫn chứng từ bài viết trên tờ “Thời báo Hoàn Cầu” của Trung Quốc đăng tải ngày 28-10, giới thiệu chi tiết về năng lực tấn công hạt nhân của các tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Trung Quốc đã vươn tới tận Hoa Kỳ, mục tiêu tấn công chủ yếu của “đòn tập kích hạt nhân” vào nước Mỹ là suốt dải bờ biển phía tây nước Mỹ, bao gồm các thành phố lớn như: Seattle, Los Angeles, San Francisco và San Diego…
Bài viết trên “Thời báo Hoàn Cầu” cho rằng, tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo (SSBN) thế hệ mới nhất thuộc lớp Tấn (Type 094) của Trung Quốc có khả năng mang theo 12 quả tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm (SLBM) Cự Lang-2 (JL-2), tầm phóng 7.400km. Số lượng đầu đạn hạt nhân trên 1 chiếc tàu ngầm lớp này có thể gây ra cái chết cho 5 triệu - 12 triệu người, uy lực trấn áp quả thực là rất lớn.
Về vấn đề này, trong lần đầu tiên tham gia Diễn đàn quốc phòng Reagan, được tổ chức tại thư viện mang tên Tổng thống Ronald Reagan, Tư lệnh hải quân Mỹ Greenert cho biết: “Một quả tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm có hiệu quả hay không phụ thuộc vào độ chính xác của nó, tàu ngầm hạt nhân chiến lược phải có tính năng tàng hình tốt và khả năng sinh tồn cao. Ông trấn an, các tin đồn thời gian vừa qua cho là tàu ngầm hạt nhân chiến lược Trung Quốc có khả năng tấn công các thành phố lớn trên lãnh thổ Mỹ là thiếu tin cậy”.

Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo thế hệ mới nhất thuộc lớp Tấn (Type 094)của Trung Quốc


Đồng thời, ông Greenert cũng cho biết, mặc dù kho vũ khí hạt nhân của Mỹ đang ngày một lão hóa và đang đứng trước yêu cầu cấp bách phải nâng cấp. Trong điều kiện cắt giảm ngân sách quốc phòng tối đa, nhưng lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược Mỹ vẫn duy trì được khả năng răn đe cực mạnh. Ông nhấn mạnh “các hệ thống tên lửa đạn đạo của chúng ta vẫn thường xuyên được kiểm tra và nó luôn phù hợp với những tiêu chuẩn mà chúng ta đã xác lập”.
Tư lệnh hải quân Mỹ còn tiết lộ, xây dựng một thế hệ tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới để thay thế cho các tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Ohio luôn là một dự án “không được phép động đến” của hải quân Mỹ. Triển vọng trong tương lai, bất kể là trong dự toán ngân sách nào, uy lực tấn công chiến lược trên biển của Hoa Kỳ - tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo SSBN-X và các trang bị, vũ khí của nó như tên lửa đạn đạo D-5 Trident, các hệ thống chỉ huy và kiểm soát luôn là lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu.
Bài viết trên Washington Free Beacon cho biết, Thượng tướng Greenert là vị quan chức cao cấp đầu tiên trong chính phủ Obama lên tiếng về vấn đề “sự đe dọa của tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc”. Trước đó, cả đại diện của Quốc hội Mỹ và Lầu Năm Góc đều từ chối bình luận trước báo giới về vấn đề này.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm Cự Lang-2 (JL-2)
Cựu Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng của Hạ viện Hoa Kỳ Duncan Hunter nhận định, chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương đang ở trong trạng thái “thiếu sinh khí”, nó đang đòi hỏi phải cung cấp những nguồn lực lớn hơn cho quân đội. Ông lo lắng: “Trừ phi Mỹ áp dụng những biện pháp thiết thực và có hiệu quả, bằng không đến giai đoạn 2025, nhất định Trung Quốc sẽ trở thành thế lực bao trùm châu Á-Thái Bình Dương”.
Ông Hunter cũng nhận định, sự đe dọa lớn nhất đối với Mỹ hiện nay chủ yếu vẫn đến từ tên lửa đạn đạo chống hàng không mẫu hạm Đông Phong-21 (DF-21). Loại tên lửa này có thể phóng từ miền duyên hải Trung Quốc tới mục tiêu là hàng không mẫu hạm Mỹ ở khoảng cách xa tới 800 dặm Anh (ước chừng 1.287km).
Tuy nhiên, Tư lệnh hải quân Mỹ Greenert lại cho rằng, kể từ sau thời kỳ chiến tranh lạnh đến nay, không lúc nào hải quân Mỹ không phải đặt trong tình trạng đối phó với các loại tên lửa diệt hàng không mẫu hạm. Ông tự tin khẳng định, trong quá khứ, Mỹ đã từng phải đối phó với nhiều tên lửa chống tàu sân bay còn mạnh hơn DF-21, loại tên lửa này của Trung Quốc chắc chắn sẽ bị khắc chế.
Nguyễn Ngọc
Theo Washington Free Beacon
 

Bộ trưởng giảng bài học vỡ lòng về văn hóa trước Quốc hội

(LĐO) Đào Tuấn 
  • Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh

Sáng nay, Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn đã rành rọt yêu cầu: Bộ trưởng Bộ VHTTDL nói về “Đạo đức xã hội xuống cấp”. Và trước ống kính truyền hình trực tiếp sau đó, Bộ trưởng VHTTDL 5 lần lặp đi lặp lại hai chữ “bộ phận”: Một bộ phận đạo đức tha hóa, xuống cấp.
Mành mành dày đặc những mảnh vỡ bằng gốm của di sản vang lên thanh âm lách tách và cả những vết cứa có khi rách thịt. Trên đầu, những khung nhà ám khói đen trũi. Dưới chân, mảnh kính sắc nhọn rải đầy sàn nhà. Những dấu bàn tay màu trắng in hằn trên thân cây cháy dở đen nhẻm. “XY mãi mãi bên nhau”.
Đây là đoạn văn mà một tờ báo mô tả về buổi trình diễn “Ký ức nhà Lang” trên chính nền ngôi nhà Lang cuối cùng đã cháy trụi khi một “đôi chim chuột” chơi trò nướng ngô nửa tháng trước.
Bài báo đã nói đúng, rằng trước khi chìm vào biển lửa, nhà Lang trước đó đã chìm sâu vào sự lãng quên khi di sản văn hóa duy nhất còn sót lại đó, từ lâu đã chỉ còn là chỗ chim chuột đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng: Chỗ chim ị, chuột chạy và chỗ để người ta chim chuột.
Bên cạnh sự vô tâm trong hình hài một bắp ngô. Cái lối cướp đường để chạy của thủ phạm và cả sự im lìm của cơ quan chức năng sau đó đang là một biểu hiện của lối ứng xử mà giờ đây đã xuống tận đáy về văn hóa.
Sáng nay, Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn đã rành rọt yêu cầu: Bộ trưởng Bộ VHTTDL nói về “đạo đức xã hội xuống cấp”.
Và trước ống kính truyền hình trực tiếp sau đó, Bộ trưởng Văn hóa 5 lần lặp đi lặp lại hai chữ “bộ phận”: Một bộ phận đạo đức tha hóa, xuống cấp.
Đây là những gì gọn gàng dễ hiểu nhất được nhặt ra từ bài phát biểu nghị trường đó:
“Không ít trường hợp vụ lợi, chạy theo đồng tiền mà quên đi những giá trị nhân bản.
“Chúng ta không thể nào bỏ qua điều này. Chúng ta xác định văn hóa là nền tảng XH, văn hóa là cái gốc của mọi vấn đề.
Trong nguyên nhân chủ quan có vấn đề nhận thức và BT đề nghị bà con cử tri hết sức quan tâm đến vấn đề này.
Một bộ phận đạo đức tha hóa, xuống cấp. Đây là vấn đề hết sức nhức nhối.
Đưa sản phẩm không thật ra thị trường là việc làm hết sức giả dối, cần phải phê phán.
Văn hóa yêu cầu rất cao ở tính gương mẫu. Chúng ta nói ít, làm nhiều sẽ thiết thực hơn.
Văn hóa cũng như một mặt trận vậy. Chúng ta có thể xây một TP mất vài năm. Nhưng xây dựng văn hóa ứng xử có thể mất hàng trăm năm. Vấn đề là ở từng gia đình.
Bản chất của VH là đòi hỏi con người với con người, con người với thiên nhiên, từ thể xác tới tâm hồn.
Tới đây, Quốc hội bật cười. Còn bộ trưởng hăng hái nói thêm tới 5 cái gạch đầu dòng và một cái cuối cùng.
Thật ra, cũng có một điều gắn với thời sự thực tế mà cử tri có thể hiểu. Nguyên văn “Cần xây dựng đạo đức lối sống, đòi hỏi chuẩn mực, nguyên tắc ứng xử mà… thủy điện chưa làm đúng đắn”.
Nhưng cuối cùng, làm thế nào để đạo đức, để văn hóa xã hội khỏi xuống cấp? Thật khó đoán.
Thưa Bộ trưởng Văn hóa!
Văn hóa không thể bảo tồn bằng cách bắc cặp kính soi vào nhũ hoa của các ca sĩ trên sân khấu.
Văn hóa không thể cứu vãn bằng cách đợi di sản cháy trụi rồi mới làm triển lãm để cảnh tỉnh.
Văn hóa, không thể giữ gìn bằng sự xa rời thực tế, như lập luận bảo người già tè dầm là xúc phạm người già, như cái cách mà ngành văn hóa vừa hôm qua từ chối cấp phép cho triển lãm Mảnh sống.
Và văn hóa, càng không thể tạo ra bằng một bài giảng mỹ học cho học sinh vỡ lòng, được nói trước Quốc hội.

Kỷ niệm 140 năm ngày Hà thành thất thủ lần thứ nhất (20-11-1873 – 20-11-2013)

VỀ CUỘC HÀ NỘI THẤT THỦ LẦN THỨ NHẤT

(20-11-1873)
Nếu Việt Nam bấy giờ biết chăm lo tu chỉnh về quân chính, mở rộng dân quyền, vua tôi trên dưới đều mạnh mẽ mưu trị nước, nghiên cứu sâu trí học của ngoại dương, tẩy trừ khuôn khổ hủ lậu, “kịp thời chưa mưa dầm lấy những gốc dâu mà gài cửa sổ”, nước còn có thể phấn chấn lên được. Nhưng nước Việt Nam mơ màng đôi mắt ngủ, uể oải một thân bệnh, tôn quân quyền, ức dân quyền (…), chủ nhân nằm dài trên giường luôn luôn ngáp dài mệt mỏi. Than ôi, Nguy ngập lắm thay.
(Phan Bội Châu)
I- VIỆT NAM NHỮNG NĂM SAU HOÀ ƯỚC NHÂM TUẤT (1862)
Hoà ước Nhâm Tuất (1862) ra đời sau khi quân Pháp chiếm được thành Gia Định. Gọi là “Hoà ước” cho văn vẻ chứ thực chất là một hiệp ước đầu hàng, một hiệp ước bán nước nhục nhã đầu tiên của triều Nguyễn đứng đầu là vua Tự Đức ký với thực dân Pháp và Tây Ban Nha. Hai điểm nặng nề nhất trong hiệp ước này là việc triều đình nhượng 3 tỉnh miền Đông (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và việc Việt Nam không được tự đặt ngoại giao với nước nào nếu không được sự đồng ý của Pháp.
Sau đó Tự Đức cũng tiếc nên cử phái đoàn do Phan Thanh Giản cầm đầu sang Pháp xin chuộc lại. Việc này lại là một sai lầm nghiêm trọng tiếp theo. Bởi vì thực tế lúc này thực dân Pháp đang sa lầy vào cuộc chiến tranh Mehico vô cùng hao người tốn của, không thể tiếp viện cho chiến trường Việt Nam. Nếu triều đình tận dụng cơ hội này, có thể đánh bật hoàn toàn quân Pháp ra khỏi ba tỉnh miền Đông. Nhưng do hy vọng mù quáng vào cuộc thương thuyết, triều đình đã đàn áp phong trào kháng chiến của nhân dân miền Đông và cũng chẳng phòng bị gì cho ba tỉnh miền Tây. Vì vậy, khi cuộc chiến Mehico vừa chấm dứt, quân Pháp tiến công luôn ba tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) và chiếm được rất dễ dàng trước sự ngơ ngác của vua quan ta (1867).
Mất Nam Kỳ là mất “thiên phủ” (kho trời) vô cùng giàu có, làm cho đất nước suy yếu nhưng chưa phải là mất hết hy vọng. Theo Phan Bội Châu: “Bấy giờ toàn hạt (Bắc Kỳ và Trung Kỳ – ĐTT) 30 tỉnh chưa động đậy gì, binh tài sung túc, ví bằng người phụng mệnh giảng hoà có can đảm, có cơ mưu, chỉ y theo điều ước trước cho thông thương và cho giảng đạo, cương quyết tranh biện, thì cũng chưa đến nỗi mất hết”.
Thế nhưng suốt 7 năm sau khi mất Nam Kỳ, triều đình chẳng làm gì để củng cố đất nước. Bắc Kỳ vẫn chịu cảnh đói kém và cảnh giặc giã liên miên bởi các toán thổ phỉ Cờ Vàng, Cờ Đen, Cờ Trắng từ Trung Quốc tràn sang. Loay hoay không dẹp được ba toán giặc trên nhưng triều đình vẫn tiếp tục đàn áp khốc liệt các cuộc khởi nghĩa của nông dân, vẫn gác bỏ ngoài tai các đề nghị cải cách của các sỹ phu tiến bộ.
Lợi dụng tình hình đó, thực dân Pháp ráo riết tiến hành các hoạt động do thám và cài cắm các “con ngựa thành Troa” trên đất Bắc. Tiêu biểu nhất là chúng khuyến khích tên lái buôn Jean Dupuis (Đồ Phổ Nghĩa) mượn cớ buôn bán để do thám và xây dựng lực lượng dọc theo sông Hồng, suốt từ cửa Cấm lên Vân Nam (Trung Quốc). Dọc đường sông, J. Dupuis tự tuyển mộ quân (bằng cách lôi kéo các thương nhân Hoa Kiều, bọn thổ phỉ Tàu và một số người Công giáo), ngang ngược sách nhiễu nhân dân, xé bố cáo của quan sở tại (bố cáo ngăn cấm người Tây Dương đi lại tuỳ tiện), có khi bắt cả quan sở tại xuống thuyền giam lại.
Nhìn chung các viên quan địa phương nơi bị J. Dupuis tuỳ tiện đi lại hoặc sách nhiễu luôn ở tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Không xử lý thì bị quở trách, xử lý cũng bị quở trách là “không khéo léo”. Các chiếu chỉ của Tự Đức cũng chẳng bao giờ thể hiện quan điểm rõ ràng, dứt khoát. Ví dụ, tháng 8-1873, khi J. Dupuis chở vũ khí và hàng hoá lên Vân Nam, Nguyễn Tri Phương lệnh cho quan Bố chính Vũ Đường mời hắn đến sứ quán nói chuyện. Dupuis lấy cớ “đi vắng”, giao cho Lý Ngọc Trì (một viên quan của nhà Thanh) tiếp, nhưng Trì cũng cáo ốm. Vũ Đường đòi khám tàu, giữ lại vũ khí, chỉ cho đem hàng hoá đi. Bọn quan lại nhà Thanh trên tàu vẫn không nghe. Việc tâu về triều, Tự Đức quở trách Nguyễn Tri Phương là “khiêu khích sinh sự”. Liền sai Binh bộ hữu Tham tri Phan Đình Bình ra Hà Nội giải quyết việc của J. Dupuis. Tự Đức dặn Bình: “Thuyền của Phổ Nghĩa (J. Dupuis) sắp sửa đến Vân Nam, rất đáng lo. Nguyễn Tri Phương tuổi cao tính cố chấp, Bùi Thức Kiên gặp việc hoảng hốt (…), ngươi đi chuyến này nên tuỳ cơ làm khéo, khiến cho hắn (J. Dupuis) vui lòng nghe; phàm mọi việc để lỡ đều do Nguyễn Tri Phương yêu cầu khắt khe nên mới đến thế. Trước đã lỡ việc, nay phải xử trí cho khéo” (Đại Nam thực lục).
Vì vậy đến cuối năm 1872, “con ngựa thành Troa” J. Dupuis đã trở thành một lực lượng quân sự khá lớn gồm 2 tàu máy, 30 đại bác, 7000 súng tay, 15 tấn đạn và hơn 100 lính được vũ trang đầy đủ. Chính lực lượng này là “tiền trạm” và hậu thuẫn cho Francis Garnier tấn công thành Hà Nội và một số tỉnh Bắc Kỳ vào năm 1873.
Thực dân tân công thành Hà Nội ngày 20-11-1873
II- HÀ THÀNH THẤT THỦ, NGUYỄN TRI PHƯƠNG TỬ TIẾT
Phải nói rằng đế quốc Pháp trong những năm 1870 – 1873 chưa có ý định mở rộng đánh chiếm lãnh thổ Việt Nam. Bởi vì họ vừa mới thua Phổ rất nặng nề[1]. Nhưng sự nóng lòng “thông thương” của J. Dupuis cộng với sự ươn hèn của triều đình Nguyễn đã kích thích một số tên thực dân “diều hâu” ở Nam Kỳ muốn tiến quân ra Bắc.
Đúng lúc ấy, nhân việc triều đình Nguyễn nhờ giải quyết vụ J. Dupuis, Thống đốc Nam Kỳ Dupré cử Thiếu tá (có tài liệu nói là đại uý) Francis Garnier (Gạc Nhe, Gạc Nhi hay An Nghiệp) đem quân từ Sài Gòn ra Hà Nội và giao cho Garnier tuỳ ý quyết định thiết lập chế độ bảo hộ hay thuộc địa ở Bắc Kỳ. Số quân từ Sài Gòn ra khoảng 200 tên (bao gồm cả lính thợ và lính nguỵ), 11 đại bác, hai tàu chiến, một tàu đổ bộ.
Ngày 5-11-1873, Garnier ra đến Hà Nội. Hắn không những không đả động gì đến “vụ Jean Dupuis” mà còn ngang ngược tuyên bố quyền “mở mang thông thương” của nước Pháp. Thấy rõ âm mưu của Garnier, Nguyễn Tri Phương, lúc này đang giữ chức tuyên sát đổng sức đại thần (chức quan phụ trách quân sự toàn bộ Bắc Kỳ), gấp rút lo chuẩn bị chiến đấu. Ông điều thêm quân các tỉnh về Hà Nội, ra lệnh cho quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc (lúc này đã về hàng ta) đóng phủ Hoài Đức (áp sát mạn tây bắc), quân của Trương Quang Đản đóng Bắc Ninh (áp sát mạn đông bắc), sẵn sàng tiếp ứng cho Hà Nội.
Chiều tối 19-11-1873, Garnier gửi tối hậu thư buộc Nguyễn Tri Phương giao thành. Mờ sáng hôm sau, khi Nguyễn Tri Phương chưa kịp trả lời thì Garnier đã ra lệnh tấn công.
Mặc dù đã chuẩn bị nhưng Nguyễn Tri Phương cũng không ngờ Garnier tấn công nhanh như vậy. Quân trong thành của ta có khoảng 6000 (có tài liệu nói 7000) nhưng trang bị kém, súng bắn không đi được xa và ít khi trúng mục tiêu, quân sỹ lại không được luyện tập nên khả năng tác chiến rất kém, lại lần đầu tiên nghe tiếng đại bác nổ thì hoảng sợ. Quân của Garnier trái lại, tuy ít hơn hẳn nhưng dũng cảm[2] và thiện chiến, có sự phối hợp giữa pháo binh và bộ binh. Ngoài đại bác từ ngoài sông yểm trợ, Garnier cho kéo một số khẩu vào sát mục tiêu, bắn vỡ cửa Đông. Ban đầu quân ta ở trên thành bắn xuống như mưa nhưng rất ít trúng. Những cây gỗ cắm chông lại được chính quân Pháp dùng làm thang trèo vào thành.
Khi quân địch lọt được vào trong thành thì quân ta vỡ trận nhanh chóng. Tất cả chỉ diễn ra chưa đầy một giờ đồng hồ thì thành bị hạ. Quân ta hy sinh 80 người, bị thương 300 trong khi quân giặc cả chết và bị thương chỉ vài người. Nguyễn Tri Phương bị thương và bị bắt. Ông tuyệt thực và qua đời ngày 20-12-1873 – đúng một tháng sau ngày Hà thành thất thủ[3].
Sau khi quân Pháp chiếm được Hà Nội, triều đình chẳng những không lo giữ các tỉnh thành lân cận, lại cử người đi xin chuộc thành. Điều đó đã tạo điều kiện cho Garnier đánh chiếm các tỉnh trung châu Bắc Kỳ khá dễ dàng. Lần lượt các tỉnh bị mất là: Hưng Yên 23-11; Phủ Lý 26-11; Hải Dương 3-12; Ninh Bình 5-12, Nam Định 12-12. Trong số trên chỉ có thành Hải Dương chiến đấu được lâu nhất – khoảng 2 giờ đồng hồ. Thành Ninh Bình có hơn 1000 quân nhưng viên tuần phủ đã nộp thành cho một toán quân Pháp chỉ có 9 người!
Cám cảnh trước cuộc tan tác quá nhanh chóng này, Đốc học Nam Định Phạm Văn Nghị thốt lên:
Thương ôi, bảy mươi ba năm[4] áo dày cơm nặng, xiết bao bể rộng non cao
Vừa một chớp nhoáng đất rộng trời kinh, mới biết kẻ hư người khá
Trong bốn tỉnh biết bao ông cả, há rằng không có chí can thành
Giữa ba mươi chưa hết ba tuần[5], sao bỗng nỡ rời tay then khoá
Hay là vốn không chí đánh, thét gào rằng gò rằng ụ, chỉ giơ súng sậy hò voi
Hay là vốn sẵn chước hoà, lẩn quẩn xin cối xin chày, quen dắt bò vàng đón cửa.
Nhưng tấn tuồng mất nước chưa khép lại ở đó. Đó mới là màn thứ ba sau màn mất ba tỉnh miền Đông (1862) và mất ba tỉnh miền Tây (1867)
III- CHUYỆN “HẬU” HÀ THÀNH THẤT THỦ: TRẬN CẦU GIẤY (I) – GARNIER BỊ GIẾT, QUÂN PHÁP RÚT KHỎI BẮC KỲ
Chiếm được Hà Nội và 6 tỉnh trung châu Bắc Kỳ, nhưng với quân số ít ỏi lại bị rải ra quá rộng, quân Pháp chẳng mấy chốc rơi ngay vào thế bất lợi.
Trong lúc Garnier đem quân đi đánh các tỉnh thì Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc ở Sơn Tây, Trương Quang Đản ở Bắc Ninh cũng cho quân áp sát Hà Nội. Ngày 19-12, phái đoàn thương thuyết của triều đình do Trần Đình Túc cầm đầu đến Hà Nội và ngày 20-11 bắt đầu đàm phán với Garnier thì cũng là lúc quân ta đã khép chặt vòng vây. Sáng 21-12, Lưu Vĩnh Phúc cho quân khêu chiến, khiến Garnier bỏ cả cuộc họp để đem quân đuổi đánh. Garnier hành quân đến Cầu Giấy, đi tắt xuống cánh đồng khô để nhanh đến phủ Hoài Đức, không ngờ ruộng hãy còn ướt, khẩu đại bác bị thụt bánh. Loay hoay mãi không kéo được lên, Garnier phải cho một toán quân ở lại tiếp tục kéo súng, còn mình dẫn một toán khác tiến lên. Đúng lúc ấy, quân mai phục của ta đổ ra đánh. Đội hình quân Pháp rối loạn. Quân Cờ Đen xông vào đánh sát lá cà. Garnier bị hàng chục vết đâm chém rồi bị cắt đầu. Một toán quân khác do viên sỹ quan Balny chỉ huy tiếp tục tiến về phủ Hoài cũng bị quân Cờ Đen phục kích. Balny cùng một số tên Pháp bị giết tại trận, 4 tên bị cắt đầu. Hoàng Kế Viêm cho đem 4 cái đầu này cùng với đầu của Garnier bêu khắp nơi khiến quân Pháp vô cùng khiếp sợ, mất hết tinh thần chiến đấu.
Tuy thế, triều đình không nhân cơ hội này mà phản công, lại bắt Hoàng Tá Viêm lui quân về Sơn Tây, bắt Lưu Vĩnh Phúc lên đóng quân tận Tuyên Quang, đồng thời đưa Nguyễn Văn Tường đi theo Philastre (Hoắc Đạo Sinh) ra Hà Nội thương thuyết.
Philastre là một tên thực dân cáo già. Thấy rõ tình hình bất lợi cho quân Pháp nên bất chấp thái độ hiếu chiến của J. Dupuis và Giám mục Puginier, ông ta bắt quân Pháp phải trả lại tất cả các thành vừa chiếm và trục xuất J. Dupuis về nước.
Sau đó một hiệp ước đã được ký giữa Pháp và triều đình Nguyễn, gọi là Hoà ước Giáp tuất (năm Giáp tuất, 15-3-1874). Theo Hoà ước, triều đình chính thức nhượng toàn bộ Nam Kỳ cho Pháp; triều đình mở cửa Thị Nại (Quy Nhơn), Ninh Hải (Hải Phòng), Hà Nội và sông Hồng cho người Pháp vào buôn bán. Trong thế thua mà thực dân Pháp đạt được kết quả như trên là điều chúng không mong đợi gì hơn. Phía triều đình, tuy được trả lại Hà Nội và mấy tỉnh thành nhưng với việc chính thức nhượng toàn bộ Nam Kỳ, việc thừa nhận quyền thông thương của Pháp ở nhiều nơi, việc cho phép người Pháp có đất nhượng địa tại Hà Nội (có cả quân thường trú), một lần nữa triều đình lại nuôi thêm nhiều “con ngựa thành Troa”. Chủ quyền còn lại trên đất Bắc Kỳ và Trung Kỳ càng trở nên mong manh.
Và điều đến đã phải đến. Gần 10 năm sau, khi sự chuẩn bị đã chín mùi, ngày 25-4-1882, Henri Rivie tấn công Hà Nội, lần thứ hai Hà Nội lại thất thủ và sau đó các tỉnh miền Bắc lần lượt rơi vào tay giặc. Ngày 18-8-1883, quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An, cổ họng của kinh thành Huế. Triều đình vội ký Điều ước Harmand (25-8-1883), chấp nhận quyền “bảo hộ” của Pháp tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ, tức là đầu hàng hoàn toàn. Chúng tôi sẽ trở lại nói về màn cuối của tấn tuồng này vào dịp khác.
ĐTT
Xem bài liên quan của cùng một tác giả:
Tài liệu tham khảo chính
1. Bùi Kha: Nguyễn Trường Tộ và vấn đề canh tân, NXB Văn học, 2011
2. Dương Kinh Quốc: Việt Nam – Những sự kiện lịch sử (1858 – 1918), Nxb Giáo dục, tái bản 2003.
3. Đinh Xuân Lâm (Chủ biên): Đại Cương lịch sử Việt Nam, tập 2. Nxb Giáo dục Việt Nam, tái bản 2010.
4. Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Khánh, Phạm Hồng Tung, Phạm Xanh: Lịch sử Việt Nam, tập 3. Nxb Giáo dục Việt Nam, 2012.
5. Nguyễn Lộ Trạch: Thời vụ sách (Kế sách đối với thời cuộc, in trong Văn xuôi tự sự Việt Nam thời Trung đại, tập 2), NXB Giáo dục, 2001.
6. Nguyễn Trường Tộ: Tế cấp bát điều (Tám việc cần làm gấp, in trong Văn xuôi tự sự Việt Nam thời Trung đại, tập 2), NXB Giáo dục, 2001.
7. Nguyễn Văn Nam: Lịch sử Việt Nam, NXB Thời đại, 2010.
8. Phan Bội Châu: Việt Nam vong quốc sử (in trong Phan Bội Châu toàn tập, tập 2). Nxb Đà Nẵng, 2001.
9. Phạm Xuân Hằng – Phan Phương Thảo: Biên niên lịch sử Thăg Long – Hà Nội, NXB Hà Nội, 2010.
10. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục (tập 7). Nxb Giáo dục, 2007.
11. Trần Huy Liệu (Chủ biên): Lịch sử thành phố Hà Nội. Nxb Hà Nội, tái bản 2000.
12. Trần Trọng Kim: Việt Nam sử lược, NXB Đà Nẵng, tái bản 2003.
13. Vũ Ngọc Phan: Những trận đánh Pháp (1858 – 1884) (in trong Vũ Ngọc Phan tác phẩm, tập 2), Nxb Hội Nhà văn, 2000.
14. Vương Chính Bình, Lầu Quân Tín, Tôn Nhân Tông (chủ biên): Bộ thông sử thế giới vạn năm, tập 2A. Trần Đăng Thao, Nguyễn Văn Ánh dịch. Nxb Văn hóa – thông tin, 2000.
15. Yosiharu Tsuboi: Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa (1847 – 1885). Nguyễn Đình Đầu dịch, Nxb Tri thức, 2011.
16. Tinh tuyển văn học Việt Nam: Văn học thế kỷ XIX (Hoàng Hữu Yên tuyển chọn và giới thiệu), NXB Khoa học xã hội, 2004.

[1] Nước Phổ là một đế chế hùng mạnh ở châu Âu hồi thế kỷ XIX, về sau trở thành một bộ phận của nước Đức. Sau chiến Pháp – Phổ (1870 – 1871), Pháp phải cắt vùng Alsace và một phần ba vùng Lorraine cho Phổ và bồi thường chiến phí chiến phí 5 ngàn triệu franc.
[2] Ví dụ tinh thần của Garnier đêm trước cuộc tấn công Hà Nội. Dù nắm chắc phần thắng nhưng Garnier cũng sẵn sàng chết. Đêm 19-11-1873, Garnier viết thư cho người anh ở Pháp. Thư có đoạn: “Ngày mai, hồi tang tảng sáng, tôi sẽ cùng 180 người đánh thành Hà Nội, trong đó có đến 7000 quân. Nếu anh nhận được thư này mà không thấy tôi ký tên, không thấy tôi viết têm câu nào ở dưới, tức là tôi đã chết hay bị thương nặng rồi”. Garnier đưa thư cho viên hạ sỹ ở lại trông pháo thuyền, dặn rằng nếu mai hắn chết thì niêm phong lại và gửi, còn nếu hắn sống, hắn sẽ viết thêm rồi mới gửi.
[3] Con ông – Phò mã Nguyễn Lâm, từ quê ra thăm cha, cũng nhập luôn vào cuộc chiến đấu giữ thành và hy sinh. Em ông là Nguyễn Duy hy sinh trong trận Chí Hoà năm 1862.
[4] Tính từ khi Gia Long chiếm lại Phú Xuân (1801) đến năm Tự Đức thứ 26 (1873).
[5] Chưa đầy một tháng Pháp lấy được Hà Nội, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định
—————
Đào Tiến Thi
Tác giả gửi cho NTT blog

Xích Tử - Mọi việc vẫn bình thường

Xích Tử
Tác giả gửi đến Dân Luận


Việc Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014 - 2016, dù không qua cạnh tranh, là một tin vui cho nhà cầm quyền cộng sản; cũng là món quà có nhiều ý nghĩa dành cho Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh vừa mới được “Quốc hội” phê chuẩn chức vụ Phó Thủ tướng. Với kết quả trùng phức đó, cộng đồng thế giới giao nhiệm vụ cho Việt Nam phải tham gia chính thức, đầy đủ vào tư duy nhân quyền và đời sống nhân quyền toàn cầu, phổ quát, giống như mọi quốc gia khác; ông Phạm Bình Minh sẽ là người thuộc thế hệ chính khách có vai trò chủ yếu trong việc thực hiện nhiệm vụ này.
Đồng thời, đây cũng là tín hiệu vui cho những cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đang đấu tranh vì tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam. Do vậy, cũng xem đây là bước đi hết sức khôn ngoan các các quốc gia đã bỏ phiếu thuận, của Hội đồng Nhân quyền và của LHQ; và những quốc gia bỏ phiếu chống cũng có sự khôn ngoan riêng của họ vì những chiến lược thực hiện quan hệ song phương với Việt Nam, trong đó có việc trực tiếp gắn những nội dung hợp tác nhiều mặt với yêu cầu về nhân quyền.
Xin được nêu một số phân tích khái quát:
1. Nếu không được bầu, Việt Nam sẽ có thể gia tăng đàn áp các phong trào trong nước và tiếp tục sử dụng việc bắt giữ, xét xử các đối tượng này như những con tin, những món hàng trao đổi.
2. Với tư cách đó, Việt Nam sẽ khẳng định phải tuân thủ và thực thi đầy đủ các công ước về nhân quyền đã ký kết.
3. Những người đối lập được sử dụng những công cụ này để đòi hỏi nhà cầm quyền phải tôn trọng và sự đòi hỏi đó sẽ được ủng hộ, cổ vũ của cộng đồng quốc tế.
4. Các nhóm đòi hỏi nhân quyền ngoài nước sẽ chất vấn và tranh luận với Việt Nam về những vấn đề nhân quyền ngay trong hoạt động, các phiên họp của Hội đồng Nhân quyền.
5. Tạm thời Việt Nam sẽ tự mãn với kết quả bầu và sẽ thiếu cảnh giác ở một số mặt khác.
6. Qui chế làm việc của Hội đồng sẽ giảm bớt sự tác động trực tiếp của đảng cộng sản đối với bộ phận công tác của Bộ Ngoại giao tại tổ chức này.
Xích Tử

Chuyện bà Phó Ðoan
Tạp ghi Huy Phương

Những ai đã đọc Số Ðỏ của Vũ Trọng Phụng đều không quên được nhân vật bà Phó Ðoan, một người đàn bà lấy chồng Tây, đã hai đời chồng và cực kỳ dâm đãng nhưng lúc nào cũng tỏ ra là một quả phụ gương mẫu. Xuân Tóc Ðỏ đã biết cách che đậy tội lỗi cho bà Phó Ðoan, sau khi hiếp dâm y thị, đã biết cách vận động nước Xiêm La để xin cho Phó Ðoan một cái bằng “Tiết Hạnh Khả Phong” để che mắt thiên hạ.


Người Mỹ gốc Việt biểu tình trước Tòa Bạch Ốc hôm 25 Tháng Bảy, lên án tình trạng nhân quyền tại Việt Nam nhân dịp Tổng Thống Barack Obama tiếp Chủ Tịch Trương Tấn Sang. (Hình: Karen Bleier/AFP/Getty Images)

Câu chuyện này mỉa mai không khác gì việc Cộng Sản Việt Nam, một quốc gia tàn bạo trong việc tước đoạt quyền làm người của dân chúng, đàn áp dã man, bắt bớ tù đày những tiếng nói bày tỏ bất đồng chính kiến mới được vào Hội Ðồng Nhân Quyền LHQ.

Tin từ New York, ngày 12 Tháng Mười Một, Việt Nam đã đắc cử vào Hội Ðồng Nhân Quyền LHQ với số phiếu cao nhất trong số 14 nước thành viên của hội đồng. Bản tin từ VNExpress cho rằng “đây là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế về việc bảo đảm quyền con người được thực hiện càng ngày càng tốt hơn tại Việt Nam.”

Có thật như vậy không?

Trước đây, theo lời ông Rupert Abott của Hội Ân Xá Quốc Tế, Việt Nam đang có nhiều cơ hội để vào Hội Ðồng Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council.) Ðây là một tổ chức trực thuộc Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện các công ước về nhân quyền của các nước thành viên. Việc thành lập Hội Ðồng Nhân Quyền là một trong những hành động nhằm cải tổ Liên Hiệp Quốc và các tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc; khi Ủy Ban Nhân Quyền (CHR) giải tán từ năm 2005, bị nhiều chỉ trích rằng đã để những quốc gia có nhiều hành động phi nhân quyền làm thành viên và thao túng ủy ban. Ông Rupert Abott cũng nói rằng, như Việt Nam, trước đây cũng có những quốc gia “không tử tế với nhân quyền” cũng vào được tổ chức này.

Không phải bây giờ mà từ những năm về trước, tổ chức nhân quyền LHQ đã mang tai tiếng vì những quốc gia đàn áp nhân quyền nhất trên thế giới lại có ghế trong tổ chức này. Một bài xã luận của tờ New York Times ngày 26 Tháng Hai, 2006 cũng đã gọi Ủy Ban Nhân Quyền là “một nỗi nhục của Liên Hiệp Quốc,” vì năm 2003, Libya dưới quyền cai trị sắt máu của Ðại Tá Gaddafi, người được Tổng Thống Mỹ Reagan gọi là “con chó điên của Trung Ðông,” đã được bầu làm chủ tịch ủy ban. Ngày nay, Ủy Ban Nhân Quyền LHQ đã được gia tăng quyền lực để trở thành Hội Ðồng Nhân Quyền, năm nay lại thêm sự hiện diện của Việt Nam, một khuôn mặt đàn áp nhân quyền có hạng.

Chuyên gia của Amnesty International này cho rằng: “Việt Nam đã nhanh chóng biến thành một trong những nhà tù lớn nhất thế giới tại Ðông Nam Á, giam cầm những người bảo vệ nhân quyền và những nhà tranh đấu khác.”

Trong lúc gió Human Rights Watch cũng kêu gọi Việt Nam tỏ ra xứng đáng với chiếc ghế của Hội Ðồng Nhân Quyền, bằng cách phóng thích 10 tù nhân chính trị.

Ông Võ Văn Ái đã phát biểu tại khóa họp lần thứ 42 của Hội Ðồng Nhân Quyền đã nhắc lại chuyện sau khi ông Trương Tấn Sang đi gặp Tổng Thống Obama về thì tình hình nhân quyền bước sang một giai đoạn mới, công an không từ bất cứ hành động côn đồ nào để đàn áp tinh thần của những nhà bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động nhân quyền. CSVN đã ra thông báo về Nghị Ðịnh 72 hạn chế quyền tự do thông tin trên Internet, đi ngược lại cam kết của họ với quốc tế. Họ cũng đã bắt bớ giam cầm 49 blogger để khóa miệng tự do, ngôn luận.

Hồi Tháng Sáu, Dân Biểu Anthony Byrne lên tiếng tại Quốc Hội Úc về tệ nạn nhân quyền tại Việt Nam, ông đòi hỏi “các sinh viên trẻ phải có quyền phản đối mà không bị cầm tù, đánh đập, không thể bị bắt bớ vô cớ. Những điều này đang tiếp diễn tại Việt Nam. Chính quyền Úc không thể cứ bàn thảo đối thoại với Việt Nam mà không tiếp tục nêu lên những vấn nạn trên.”

Có thể nào một quốc gia thành viên của Hội Ðồng Nhân Quyền LHQ lại đàn áp người dân của họ phổ biến bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của LHQ?

Nếu Việt Nam vào được Hội Ðồng Nhân Quyền LHQ thì chẳng khác gì chuyện “Sáu Búa” Lê Ðức Thọ, một tội phạm chiến tranh lại được giải Nobel Hòa Bình năm 1973 sau khi đưa quân vào cưỡng chiếm miền Nam, đem 200,000 quân vào chiếm đóng Cambodia 10 năm, đánh qua cả đất Thái Lan.

Trước đây, Trần Quốc Hoàn, bộ trưởng Công An đầu tiên xuất thân là một tù hình sự, được Trường Chinh nâng đỡ với vai trò trùm công an đã cùng Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt, Ðỗ Mười, Lê Duẩn, sau năm 1975, thực hiện chính sách cướp đoạt tài sản của nhân dân miền Nam bằng chiến dịch đánh tư sản, đẩy dân chúng miền Nam đi kinh tế mới, đổi tiền, xua người ra biển cả, thì lại được đảng Cộng sản tuyên dương thành tích năm 1978 như sau: “Ðồng chí Trần Quốc Hoàn là một tấm gương xuất sắc trong việc thúc đẩy ổn định kinh tế, chính trị, xã hội sau năm 1975. Chính đồng chí trực tiếp lãnh đạo thành công việc 'sắp xếp ổn định an ninh trật tự trong việc di dân đi kinh tế mới và cải tạo công thương' thông qua chiến dịch X1 và X2...”

Bản tuyên dương này cũng mang máng như một lời khen ngợi “tiết hạnh khả phong” của bà Phó Ðoan ngày nào, chẳng khác chi Ủy Ban Nobel Na Uy trao giải Hòa Bình cho Lê Ðức Thọ, và chẳng mấy chốc Cộng Sản Việt Nam, như Libya ngày trước, sẽ nắm chức chủ tịch, ngày nay không còn là ủy ban, mà là Hội Ðồng Nhân Quyền LHQ.

Nhiệm vụ của Hội Ðồng Nhân Quyền là chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện các công ước về nhân quyền của các nước thành viên. Trong trường hợp này, liệu trọng tài có thổi còi khi cầu thủ vi phạm luật chơi, và một người có thể nhận cả hai vai trò, vừa là kẻ móc túi, vừa đóng vai cảnh sát trừ gian hay không?
Xin tìm đọc hai tác phẩm của Huy Phương:
-Những Người Thua Trận (tạp ghi)
-Chúc Thư Của Một Người Lính Chết Già (thơ)
Liên lạc:
xbnamviet@gmail.com- (949) 241-0488

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét