Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

CẬP NHẬT NHỮNG PHÁT BIỂU ĐI VÀO LỊCH SỬ CỦA KỲ HỌP QUỐC HỘI THỨ 6 KHÓA 13

Các lựa chọn của Toà án trước vụ kiện Trung Quốc

(Toquoc)- Vụ Philippines kiện Trung Quốc sẽ có tác động chính trị nghiêm trọng: Trung Quốc và Tòa trọng tài sẽ xử lý như thế nào?
Trong vụ khiếu kiện Trung Quốc liên quan vấn đề Biển Đông tại Tòa trọng tài quốc tế về Luật biển, Philippines muốn có một phán quyết trong đó có tuyên bố rằng yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc tại Biển Đông không phù họp với Công ước của Liên hợp quốc về luật biển 1982 (UNCLOS) và do đó không có giá trị. Philippines yêu cầu Tòa phân xử tư cách pháp lý của một vài thực thể nhất định tại Biển Đông và các hoạt động chấp pháp của Trung Quốc đã đi ngược với UNCLOS.
Phán quyết của vụ kiện sẽ có tác động chính trị nghiêm trọng. Trung Quốc thì cay cú. Các trọng tài thì đứng trước  một mớ bòng bong chính trị và pháp lý.
Trung Quốc có thể phản ứng như thế nào?
Philippines được đề nghị phải nộp đơn yêu cầu với bản khiếu nại đầy đủ trước ngày 30/3/2014. Nếu Trung Quốc từ chối đáp lại, sau đó phiên tòa sẽ tiếp tục thảo luận về cả thẩm quyền tòa án cũng như tính pháp lý của vụ kiện. Vụ kiện này có thể đi đến những phán quyết khác nhau và mỗi phán quyết lại có các hệ quả riêng.
Trung Quốc có thể “tuyên bố bãi ước” nghĩa là rút khỏi Công ước Luật Biển. Việc “tuyên bố bãi ước” sẽ có hiệu lực sau một năm đưa ra thông báo và Trung Quốc vẫn phải tuân thủ theo phán quyết của Tòa án trong vụ Philippines kiện họ. Điều này cũng gây thiệt hại cho Trung Quốc nhiều mặt.
Một giả thiết khác, Trung Quốc có thể thay đổi lập trường và tham gia vào vụ kiện hoặc chí ít là khiếu kiện về thẩm quyền của hội đồng trọng tài. Không cần quan tâm đến phán quyết cuối cùng, Trung Quốc có thể tìm cách đàm phán về một thỏa thuận có lợi hơn cho phía Philippines, trong đó có việc khai thác chung. Hiện tại Trung Quốc dường như đang cố gắng cô lập và thuyết phục Philippines từ bỏ vụ kiện, và đổi lại cho việc Philippines từ bỏ vụ kiện sẽ là một thỏa thuận khai thác chung tại Bãi Cỏ Rong. Điều này tuy rất khó nhưng vẫn có khả năng xảy ra, do theo thời gian, áp lực ngoại giao và các chi phí chính trị cũng như phí tổn kinh tế của Vụ kiện sẽ tăng dần. ASEAN trong trường hợp này có thể đóng vai trò trung gian.
Một giả thiết khác là Trung Quốc sẽ làm rõ yêu sách của họ bằng việc nói rằng đường chín đoạn chỉ thể hiện chủ quyền đối với các đảo và đá mà đường này bao quanh. Tiếp theo đó, Trung Quốc có thể nói rằng nước này yêu sách các vùng EEZ và thềm lục địa từ những thực thể trên và rằng đường biên giới giữa những gì nằm trong quyền tài phán của họ và của các quốc gia ven biển tại Đông Nam Á là đường trung tuyến giữa các đảo được xác định theo pháp luật và đất liền. Khu vực này cũng không khác nhiều so với khu vực được bao quanh bởi đường chín đoạn.
Hiện tại, việc Trung Quốc từ chối tham gia và không tuân thủ với phán quyết nhiều khả năng sẽ khiến danh tiếng và thẩm quyền của tòa án nói riêng và của  luật pháp quốc tế nói chung bị suy giảm. Nhưng Trung Quốc cũng sẽ không được các nước khác tôn trọng.
Trọng tài có thể sẽ phán quyết như thế nào?
Có thể thấy, hội đồng trọng tài đang rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan”.
Đầu tiên hội đồng trọng tài phải quyết định xem họ có thẩm quyền tiếp nhận vụ kiện hay không và liệu khiếu nại có được dựa hoàn toàn trên thực tế và luật pháp hay không. Những người ủng hộ Trung Quốc cho rằng trong khiếu nại của Philippines có nhiều sai lệch trên thực tế và có nhiều vấn đề vượt ra ngoài quyền hạn của Tòa trọng tài; rằng Philippines đã không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đàm phán vấn đề trên bình diện song phương như đã được quy định trong DOC. Philippines phản bác rằng khiếu nại của họ nhằm mục đích cụ thể vào vấn đề diễn giải và áp dụng các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia theo như UNCLOS, và do đó khiếu nại không thể bị bác bỏ.
Nếu hội đồng trọng tài quyết định rằng họ không có thẩm quyền, những người theo chủ nghĩa hiện thực sẽ có lý do để phê phán rằng “luật pháp quốc tế là vũ khí của chính trị”, và rằng luật pháp quốc tế được định hình bởi các cường quốc và luôn thiên vị những nước này. Và như thế luật pháp quốc tế đã bị xem thường.
Còn nếu hội đồng trọng tài quyết định rằng họ có thẩm quyền và đưa ra phán quyết về yêu sách đường chín đoạn và nếu Trung Quốc không tuân thủ theo phán quyết, Biển Đông sẽ càng bất ổn chính trị và pháp lý.
Do đó, nhiều khả năng Tòa sẽ đưa ra một phán quyết có tính dung hòa. Họ có thể quyết định họ có quyền tài phán và sau đó đề xuất một phương án thỏa hiệp trong đó công nhận rằng Trung Quốc có “danh nghĩa lịch sử” đối với một phần nguồn tài nguyên tại khu vực tranh chấp, nhưng Bắc Kinh cũng phải nhân nhượng bằng cách công nhận phần tài nguyên của phía Philippines.
Trong khi đó, Trung Quốc và Philippines có thể xem xét một thỏa thuận chung “không sử dụng vũ lực”. Khi bước này được thực hiện, Trung Quốc và Philippines có thể thổi luồng sinh khí mới cho COC.
Trung Quốc vừa gây sức ép vừa có những biện pháp "dỗ dành" để Philippines tự rút đơn kiện. Có tin rằng Tập đoàn dầu khí Philippines Philex đang đàm phán với đối tác phía Trung Quốc là CNOOC về một khả năng khai thác chung, với sự nhượng bộ nhất định có lợi cho Philippines. Điều này chưa có gì là chắc chắn.
Trong chuyến thăm Đông Nam Á tháng trước, Thủ tướng Trung Quốc đề xuất việc ký kết “Điều ước hợp tác láng giềng hữu nghị giữa các nước ASEAN và Trung Quốc”. Nhưng nếu biển Đông Nam Á tiếp tục bất ổn định, an ninh trên biển không đảm bảo, Trung Quốc tiếp tục khủng bố ngư dân các nước, một điều ước như vậy có đáng để các nước Đông Nam Á xem xét không? Tất nhiên là không rồi vì nó quá vô lý. Trung Quốc đang rất cần Đông Nam Á không kém gì Đông Nam Á cần Trung Quốc./.
Lưu Việt

CẬP NHẬT NHỮNG PHÁT BIỂU ĐI VÀO LỊCH SỬ CỦA KỲ HỌP QUỐC HỘI THỨ 6 KHÓA 13

Tổng bí thư đảng cộng sản ở Việt Nam phát biểu hôm 23/10/2013 trước toàn thể đại biểu Quốc Hội về vấn đề sửa đổi hiến pháp: "...Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa...". Thưa ông đảng trưởng, thế thì đất nước dân tộc ta đang đi đâu? Có phải đi lang thang, tức là đi đó, đi đây mà không có mục đích, thưa ông?

Trong trả lời chất vấn của ông bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng với đại biểu quốc hội Ngô Văn Minh về trách nhiệm xả lũ làm chết dân, tai hại đến kinh tế quốc dân ai chịu trách nhiệm? Ông Vũ Huy Hoàng trả lời“Quy hoạch thủy điện trải qua nhiều thời kỳ là quy hoạch chung của cả nước chứ không phải quy hoạch riêng của Chính phủ hay Bộ Công thương... Chúng ta nói về chúng ta chứ không phải chúng ta nói về Chính phủ, cũng không phải chúng ta chỉ nói về bộ, ngành này hay bộ, ngành khác mà chúng ta nói về chúng ta”. Có lẽ, câu trả lời bóng gió này là đúng nhất, chí lý nhất trong tất cả những trả lời chất vấn của các quan phụ mẫu trong kỳ họp quốc hội này. Nhưng làm cách nào để bỏ đi tình trạng khi ăn ốc thì chỉ một số ít nhóm quyền lợi ăn, còn khi đổ vỏ thì lại không ai chịu trách nhiệm đổ vỏ, thưa ông bộ trưởng? Nhưng, có lẽ cách nói vòng vo ai muốn hiểu sao cũng được là cách trả lời "tốt nhất" của thời đại hiện nay ở nước Việt?

“Tại sao chúng ta đầu tư lôm côm, lãng phí thế này? Rất đơn giản, bởi vì lâu nay các cơ quan dân cử không thể kiểm soát được đầu tư” - Đại biểu Trần Du Lịch đã nói như vậy tại buổi thảo luận về dự án Luật Đầu tư công. Thưa ông đại biểu, dân đen chúng tôi có được cử bất kỳ cán bộ nào của đảng cầm quyền đâu, mà ông nói thế thì tội cho dân đen chúng tôi quá.

Trả lời câu hỏi của một đại biểu “Bao giờ thì trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam có thể nằm trong top đầu các nước ASEAN”, Bộ trưởng Nguyễn Quân nói: “Với tiềm lực khoa học công nghệ Việt Nam hiện nay, có thể tự tin nói rằng trong một số ngành khoa học công nghệ liên quan đến nông nghiệp như nghiên cứu giống lúa thì chúng ta đã có thể vượt nhiều nước trong khu vực, trong đó có cả Thái Lan”. Thưa ông bộ trưởng, thế tại sao xếp hạng trí tuệ toàn cầu của Việt Nam so với toàn cầu lại báo động đỏ, và so với Thái Lan thì ta đứng thứ 57 còn ta đứng thứ 76 là sao? Nông dân thì chế tạo được máy móc phục vụ nông nghiệp, còn nhà khoa học thì không có gì để giúp cho lúa gạo nông dân bán được giá, mà để cai đầu dài của đảng ăn chia làm nông dân thua lỗ, phải bỏ ruộng đi kiếm ăn xứ khác là sao?

Trước câu hỏi của hàng loạt đại biểu liên quan đến thông tin “30% công chức không làm được việc”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình nói đó chỉ là “dư luận”. Trong khi đó, chính ông Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Xuân Phúc đã công nhận từ đầu năm 2013 là: "30% công chức sáng cắp ô đi, tối cắp về". Sao lại có chuyện trống đánh xuôi, kèn thổi ngược vậy các quan phụ mẫu?

Bà bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến xin nhân dân bao dung với ngành Y vì 4 lý do, trong đó có do "những mặt trái của cơ chế thị trường dẫn đến quan điểm bất chấp tất cả để kiếm được nhiều tiền". Vì cơ chế thị trường hay vì cơ chế chính trị tạo điều kiện để con người tha hóa và tham nhũng thưa bà? Cái nguyên nhân sao bà không dám nói, mà bà đi nói ra cái hậu quả của vấn đề nhức nhối của chế độ hiện tại ở Việt Nam? Triết học duy vật biện chứng về cặp phạm trù nhân quả ngày xưa bà được học không đúng rồi, thưa bà.
Phát biểu của ông Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại phiên họp quốc hội lần này: “Bộ Giáo dục và Đào tạo chúng tôi sau khi trao đổi với Hội đồng dân tộc, Ủy ban Dân tộc và với Bộ Nội vụ thì đã căn cứ vào các chủ trương chính sách của Đảng và của Quốc hội, đã có chính sách cử tuyển, dự bị đại học và tuyển thẳng cho 125 huyện nghèo và 23 huyện có tỷ lệ nghèo cao trên phạm vi cả nước. Chúng tôi đã chỉ đạo tất cả các nhà trường trong toàn hệ thống là tôn trọng và đáp ứng tối đa yêu cầu về đào tạo cử tuyển của các địa phương. Trách nhiệm về việc phân công cho các cháu thuộc đối tượng này sau tốt nghiệp thuộc về các địa phương”. Tại sao phải có sự ưu tiên bất công bằng trong đào tạo như vậy ông bộ trưởng có biết không? Tại sao ở các quốc gia khác không có kiểu ưu tiên như Việt Nam, nhưng những vùng xa xôi hẻo lánh vẫn có người ở, thậm chí có người đã từng là giáo sư danh tiếng ở các trường đại học trên thế giới vẫn đến đó để ở. Đó mới là cách để tìm ra câu trả lời tốt nhất mà chế độ này cần phải học hỏi và làm theo, thưa ông.

Trong kỳ họp quốc hội này, ông bộ trưởng kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh không được quốc hội sắp xếp lịch trả lời chất vấn. Nhưng các đại biểu vẫn đòi nợ những câu hỏi cũ từ hơn 1 năm trước mà ông chưa chịu trả lời, vì hoặc "quên" hoặc nhiều việc quá nên chưa trả lời được. Nhưng trong thảo luận ở tổ riêng lẻ, ông trả lời về khối nợ công như sau: "Chỉ cần tách nợ địa phương ra khỏi nợ chính phủ, sau một năm xử lý, nợ xây dựng cơ bản đã giảm được khoảng 50%, từ 85.000 tỷ đồng xuống chỉ còn 43.000 tỷ đồng ở thời điểm hiện tại. Như vậy, khối nợ còn lại các địa phương phải chịu trách nhiệm xử lý. Đây là cố gắng rất lớn của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương nhất là sau Chỉ thị 1792 ban hành cuối năm 2011”. Xin hỏi ông bộ trưởng, thế nợ công chính quyền địa phương và nợ công của chính quyền trung ương là không phải nợ công? Đất nước Việt chia làm loạn sứ quân hồi nào vậy cà?
"Tăng giá cước 3G là việc làm bình thường trong cơ chế thị trường nhằm bảo đảm cạnh tranh lành mạnh cũng như để tăng đóng góp cho Nhà nước", đó là ý kiến của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Nguyễn Bắc Son trước nhiều chất vấn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH). Thưa ông bộ trưởng 4T, có phải ý ông nói rằng, chúng ta đang độc quyền, nên chúng ta muốn tăng thì tăng lo gì dân không xài? Tôi chưa thấy ở đâu trên thế giới, và thời đại nào, cũng như sách giáo khoa kinh tế học nào dạy rằng để cạnh tranh trên thị trường thì tăng giá hàng hóa, mà chỉ có hạ giá thành hàng hóa và tăng chất lượng sản phẩm mà thôi, thưa ông?

(Còn tiếp tục cập nhật đến hết kỳ họp quốc hội dài nhất lịch sử nước Việt)

Cực điểm của bất công

hai-yen-hai-phong-2-305.jpg
Công trình xây dựng khách sạn Hải Yến ở Hải Phòng, ảnh chụp năm 2009.
File photo


Bà Bùi Thị Đóa, 76 tuổi có căn nhà tại số 550 đường Tôn Đức Thắng, Hải Phòng bị khách sạn Hải Yến xây lên trái phép và chèn lấn căn nhà của bà đến nỗi bị sụp đổ hoàn toàn. Thế nhưng sau tám năm lặn lội thưa kiện khắp nơi với 1606 đơn thư gia đình bà vẫn không được chính quyền địa phương giải quyết.

Chèn ép dân

Chồng bà Bùi Thị Đóa, là ông Phạm Văn Trung cho Mặc Lâm biết thêm chi tiết về câu chuyện hy hữu này, trước tiên ông Trung nói:
Phạm Văn Trung: Tôi là Phạm Văn Trung, chồng của bà Bùi Thị Đóa. Hiện nay nhà chúng tôi đổ nên phải đi ở nhờ nhà cháu ở trong Sài Gòn. Cả cuộc đời vợ chồng chúng tôi xây được cái nhà. Từ năm 2006 ông Giám đốc sở Xây dựng thành phố Hải Phòng ký phép khi khách sạn Hải Yến đã xây đến tầng thứ 8. Theo pháp luật thì phải ký phép từ lúc chưa khởi công. Tôi lên gặp trực tiếp giám đốc sở kêu khóc xin giám đốc đừng ký nữa nhưng khi nhà đã xây 8 tầng rồi giám đốc vẫn ký.
Rất may cho tôi, tôi lên kêu khóc với chánh thanh tra Đoàn Văn Dân của thành phố. Tình cờ tôi với ông chánh thanh tra gặp nhau và hỏi thăm quê hương thì đúng là  ngày xưa tôi ở hầm bí mật ở thôn ông Dân để đi đánh giặc thực dân Pháp. Ông trực tiếp xuống tận nơi, ông xác định điều tôi nói là đúng nhưng chuyện thì dài lắm. Nhân vấn đề này ông giám đốc sở Xây dựng lại cho cán bộ thanh tra của sở Xây dựng xuống canh gác cho khách sạn Hải Yến xây tiếp một cái nhà bên cạnh mà không có phép.
Mặc Lâm: Thưa ông có đưa vụ này cho báo chí tìm hiểu cũng như viết bài về sự ông bị chèn ép hay không?
hai-yen-hai-phong-250B.jpg
Công trình xây dựng khách sạn Hải Yến ở Hải Phòng, ảnh chụp năm 2009. File photo.
Phạm Văn Trung: Vợ chồng tôi rất đau khổ, kêu khóc khắp tất cả mọi nơi: báo Công an, báo Người cao tuổi, báo Tuổi trẻ thủ đô và đài phát thanh, truyền hình từ địa phương đến trung ương. Báo Công an là tiếng nói của nhà nước; Báo Người cao tuổi, báo Tuổi trẻ thủ đô đăng không dưới 3 lần.
Tuy nhiên tôi không hiểu vì sao nỗi đau khổ này lại đổ lên vợ chồng già tôi như vậy. Vừa qua, sau 8 năm kêu cứu , chúng tôi định liên hệ kêu cứu đưa lên Liên Hiệp Quốc để xem việc thực hiện pháp luật của Việt Nam ra sao. Hai vợ chồng chúng tôi đều là những người tham gia Cách mạng. Tôi đi từ lúc 13 tuổi, năm nay đã 80 tuổi. Vợ tôi đi từ lúc 17 tuổi, nam nay vợ tôi 76 tuổi. Không hiểu vì sao lại hằn thù với vợ chồng tôi như vậy.
Hôm nay có biên bản của  Chủ tịch thành phố, ông Trương Anh Điền. Ông chánh thanh tra dẫn một đoàn 4 người của Bộ xuống cam kết giúp đỡ gia đình nhà tôi đến hết quí 2013. Đến ngày 5 tháng 4 thì phải báo cáo với Thủ tướng. Nay đã gần hết 2013 thì tại sao vẫn không giúp đỡ vợ chồng tôi. Vậy thì pháp luật này đúng hay sai? Đây không phải là dân oan mà đây là làm sai đổ lên đầu người dân. Tôi có gì tranh chấp với ai đâu mà làm hại tôi thế này.

Xây dựng không phép

Mặc Lâm: Ông xác định là khách sạn Hải Yến đã vi phạm pháp luật khi xây nhà mà không có giấy phép cho tới khi ông kêu cứu thì nhà nước mới xuống hiện trường nhưng lại công bố là hợp pháp phải không ạ?
Phạm Văn Trung: Đúng như vậy. Nhà này xây hoàn toàn trái với pháp luật nhưng thành phố vẫn nói là đúng pháp luật. Tôi xin hỏi ông ký giấy phép khi đã xây xong 8 tầng nhưng tại sao khi tôi kêu cứu quá thì 3 ngày sau ông giám đốc Sở ký thông báo đình chỉ thi công. Chỉ có 3 ngày thì làm sao xây được 2 vạn mét vuông nhà. Đây có phải là thành phố bênh vực ông giám đốc Sở hay không. Ngược lại ông giám đốc Sở lại được đề bạt về trung ương làm lãnh đạo của Bộ Xây dựng.
Ký giấy phép khi đã xây xong 8 tầng nhưng tại sao khi tôi kêu cứu quá thì 3 ngày sau ông giám đốc Sở ký thông báo đình chỉ thi công. Chỉ có 3 ngày thì làm sao xây được 2 vạn mét vuông nhà.
-Phạm Văn Trung
Mặc Lâm: Sau khi bị chèn ép thì ông gửi thư kêu cứu cho cơ quan nào và ai là người cao nhất mà ông đã gửi đơn tới?
Phạm Văn Trung: Đúng như vậy. Tôi đã gởi thư cho Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam 19 lần, không dưới con số đó.
Khi tôi lên gặp Tổng thanh tra chính phủ thì lại có một văn bản bảo là thành phố ngừng cái việc trắc trở này vì hai bên đã thỏa thuận bồi thường nhau. Tôi hỏi một ông ở Vụ 6, tổng thanh tra chính phủ là bao nhiêu tiền thì ông bảo là ông chỉ thấy báo cáo là bồi thường. Tôi bảo ông cho tôi xem giấy tôi đã ký nhận tiền; Cuối cùng ông đuối lý và bảo tôi ngồi đợi ông làm văn bản tiếp tục cứu xét. Đấy là một trả lời của thanh tra chính phủ.
Cái trả lời thứ hai là một vị to, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của quốc hội viết yêu cầu chủ tịch thành phố trả lời cho bà Đóa và yêu cầu giải quyết việc này. Lại có một ông sau bà này, chỉ là Vụ phó trong cái Ủy ban đấy thôi ký giấy ngưng giải quyết các cái nhà này. Tôi không hiểu lý do sao, có cái gì trong hai ngôi nhà này đây hay là nơi rửa tiền của các xếp.
Mặc Lâm: Cho tới bây giờ sau tám năm theo đuổi vụ khiếu kiện và đã gửi đi 1606 đơn thư có ai đã tới hỏi han hay gợi ý ông phải làm gì hay không?
Phạm Văn Trung: Thưa ông, không có ai đến hỏi. Nghe nói có ông chủ tịch xã đến nhưng nhà đổ rồi vợ chồng tôi có ở đấy đâu mà biết có đến hay không.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.

Vì sao Bộ giảm, Tổng cục và Cục phình to?

(baodautu.vn) Trong phần trả lời chất vấn sáng nay (20/11), cách trả lời lúng túng của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình trước hàng loạt câu hỏi hóc búa về chất lượng cán bộ công chức, tinh giảm biên chế, trách nhiệm của Bộ trưởng… khiến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng liên tục nhắc nhở, còn các đại biểu quốc hội nhiều lần tủm tỉm cười.
>>> ĐBQH rưng rưng nói về hậu quả thủy điện xả lũ
>>> Xử lý hình sự thủy điện xả lũ gây hại cho dân
>>> “Nghe hai bộ trưởng nói thì cử tri yên tâm rồi”
>>> Bộ trưởng Phát: "Chúng ta gặp may, nhưng không thể may mãi"
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình
Bộ trưởng nghiên cứu thế đủ rồi
Mở đầu phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình sáng nay, đại biểu Lù Thị Lừu (Lào Cai) đặt câu hỏi tại sao chế độ phụ cấp tiền lương chỉ cho công chức, mà viên chức không được hưởng dù cùng công việc như nhau, cùng môi trường công tác.
Tiếp đó, đại biểu Danh Út (Kiên Giang) chất vấn về công tác cán bộ cho người dân tộc thiểu số, vấn đề bố trí việc làm cho học sinh người dân tộc thiểu sổ sau khi học cử tuyển, lý do tại sao 2 năm Nghị quyết 05 của Chính phủ ban hành mà Bộ Nội vụ chưa ban hành văn bản hướng dẫn…
Trả lời câu hỏi đầu tiên, Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình giải thích dài dòng về khó khăn của ngân sách và Đề án cải cách tiền lương khiến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng sốt ruột ngắt lời: “Câu hỏi của đại biểu đơn giản thôi, là tại sao chế độ phụ cấp công vụ chỉ có công chức mà không có viên chức, có phải viên chức có bị bỏ rơi, chứ Đề án cải cách tiền lương thì còn lâu dài.Về vấn đề này, công chức thì có phụ cấp công vụ, còn viên chức thì hưởng lương sự nghiệp nên không có phụ cấp, thế thôi”.
Vẫn tiếp tục đà giải thích của mình, Bộ trưởng nói thêm, Chính phủ đang nghiên cứu xây dựng các chế độ phụ cấp và sẽ lưu ý kiến nghị của đại biểu Quốc hội để bổ sung vào Đề án cải cách tiền lương, tiền công, phụ cấp thời gian tới.
Riêng câu hỏi của Đại biểu Danh Út, Bộ trưởng nêu rất nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước với đồng bào dân tộc thiểu số, song không trả lời trực tiếp vào câu hỏi mà liên tục khẳng định, Bộ Nội vụ sẽ nghiên cứu, sẽ có hướng dẫn, sẽ phối hợp với các bộ để giải quyết… khiến nhiều đại biểu phì cười.
Không hài lòng với phần trả lời của Bộ trưởng, đại biểu Danh Út nhấn nút đặt lại câu hỏi, yêu cầu Bộ trưởng trả lời tại sao học sinh vùng dân tộc thiểu số học xong hệ cử tuyển lại không được bố trí việc làm. Về việc Nghị quyết 05, đại biểu Danh Út gay gắt nói: “Tôi thấy hai năm nghiên cứu là đủ rồi, đê nghị Bộ trưởng nói khi nào thì ban hanh, đồng bào không thể chờ”.
Trước truy vấn gắt gao của đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình thừa nhận, việc chậm ban hành văn bản hướng dẫn Nghị quyết 05 là thiếu sót của Bộ và sẽ bắt tay vào soạn thảo, ban hành ngay trong năm 2014. Liên quan đến bố trí công việc cho học sinh chế độ cử tuyển, Bộ trưởng cho rằng, đây là phần việc của các chính quyền địa phương.
30% công chức hiệu quả kém và trách nhiệm Bộ trưởng
Trong buổi chất vấn sáng nay, câu hỏi được nhiều đại biểu đặt ra nhất với Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình là chất lượng công chức.
Dẫn lời nhận xét của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đại biểu Huỳnh Nghĩa (TP.HCM) chất vấn trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về tình trạng 30% công chức làm việc không có hiệu quả.
Về vấn đế này, Bộ trưởng “đính chính”, con số 30% là Phó thủ tướng nói “dư luận cho rằng” chứ không phải là khẳng định của Phó thủ tướng. Về vấn đề này, quan điểm của Bộ Nội vụ là ghi nhận những đòi hỏi, mong muốn cần đổi mới mạnh mẽ hơn về công vụ, công chức.
Ý thức được điều này, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011 – 2020. Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án cải cách cán bộ công chức từ nay đến 2015.
Không thỏa mãn với phần trả lời này, đại biểu Chu Sơn Hà (Hà Nội) lật lại vấn đề khi chất vấn rằng, nếu con số mà dư luận đề cập (30%) không chính xác, thì con số cán bộ công chức làm việc hiệu quả là bao nhiêu. Còn nếu con số này là đúng, tương ứng với 700.000 công chức làm việc không hiệu quả thì có nghĩa mỗi năm cả nước tốn 17.000 tỷ đồng vô ích, vậy giải pháp của Bộ Nội vụ ra sao?
Về câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cho rằng, chưa có cơ sở để khẳng định tỷ lệ cán bộ công chức làm việc chưa hiệu quả là bao nhiêu. Tuy nhiên, Bộ Nội vụ đang hoàn thiện các quy định, văn bản về đánh giá chất lượng cán bộ công chức, viên chức để đưa vào sử dụng thời gian tới.
Bộ trưởng cũng thừa nhận, chất lượng cán bộ công chức hiện nay, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng phải gánh một phần trách nhiệm.
Bộ giảm, Tổng cục và Cục phình to
Trong khi một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức hoạt động không hiệu quả thì đáng lo là bộ máy Nhà nước lại đang phình to ra.
Đại biểu Phạm Vănh Hổ (Phú Yên) và đại biểu Trương Thị Ánh (TP.HCM) cũng nêu lên lo ngại là dù chủ trương tinh giảm biên chế, song công chức năng nào cũng tăng. Số bộ, ngành tuy giảm, song số lượng cục, Tổng cục lại tăng thêm, số lượng công chức, viên chức phình to ra. Đại biểu Hổ cho rằng, cần làm rõ trách nhiệm Bộ trưởng trong vấn đề này.
Liên quan đến nội dung này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ thừa nhận, nhiệm kỳ vừa qua, số Bộ đã giảm xuống, nhưng số Tổng cục và cục đã tăng lên khá nhiều. Cụ thể, đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, cả nước có 22 Tổng cục và đơn vị tương đương thì đến cuối nhiệm kỳ, con số này lên tới 42. Tương tự, Cục và đơn vị tương đương, đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII là 82, giờ tăng 110.
Bộ trưởng lý giải, nguyên nhân Cục, Tổng cục phình to chủ yếu là do nhu cầu phát triển các ngành, các lĩnh vực, cần có thêm bộ máy chuyên sâu để thực hiện nhiệm vụ.
Về tinh giảm biên chế, theo báo cáo của Bộ trưởng, trong 5 năm qua (2007-2012), đội ngũ công chức tăng hơn 15%, viên chức tăng 25,59%. Số công chức tăng chủ yếu cho các đơn vị mới thành lập, hoặc đơn vụi cũ nhưng bổ sung chức năng nhiệm vụ. Một số lĩnh vực tăng mạnh công chức thời gian qua là môi trường đất đai, biển và hải đảo, du lịch, ngoại vụ, dân số, quản lý thị trường, thanh tra giao thông, thanh tra xây dựng, thanh tra lao động, thuế, hải quan, kiểm lâm, y tế, an toàn vệ sinh thực phẩm, y tế dự phóng quản lý dược, quản lý bảo hiểm y tế và một số địa phương được chia tách.
Trước bức xúc của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng khẳng định, để tinh giảm biên chế, lãnh đạo Bộ Nội vụ cũng khẳng định, trước mắt, từ nay đến năm 2016, về cơ bản, không tăng thêm biên chế công chức, trừ trường hợp thành lập mới các cơ quan đơn vị được các cấp thẩm quyền cho phép.
Hiện Bộ Nội vụ cũng đang chuẩn bị trình Bộ Chính trị đề án tinh giản biên chế (dự kiến trong IV/2013). Bên cạnh đó, thời gian tới, Chính phủ cũng chủ trương không chia tách đơn vị hành chính.
Hà Tâm

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son:

Ngăn chặn thông tin độc hại trên mạng: “Lúa tốt thì không mọc cỏ dại”

QĐND - Thứ Tư, 20/11/2013, 23:57 (GMT+7)
QĐND Online – Chiều 20-11, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã trả lời chất vấn. Nội dung đặt ra với Bộ trưởng là một loạt bất cập từ việc bùng nổ thông tin, mạng internet trong thời gian vừa qua…
Đại biểu Nguyễn Thị Bích Nhiệm (đoàn Yên Bái) và một số đại biểu chất vấn việc Chính phủ đã ban hành Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15-7-2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng nhưng hiện nay các trang điện tử xuất hiện ngày càng nhiều, không ít trang đưa thông tin giật gân, thiếu kiểm định gây tác động xấu cho xã hội.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son trả lời chất vấn
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son thừa nhận tình trạng phát triển mạnh của internet kèm theo đó là sự bùng phát của các trang mạng xã hội. Những trang mạng xã hội này đã đưa nhiều thông tin sai lệch, thậm chí xuyên tạc, bóp méo lịch sử. Nhận thức được tình trạng này, các cấp, các ngành chức năng đã đưa ra nhiều quy định quả lý và gần đây, Chính phủ ban hành Nghị định 72/2013/NĐ-CP, không chỉ có quy định hoạt động mà còn có cả chế tài, đã tạo khung pháp lý tốt để Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương tiến hành quản lý hiệu quả hơn thông tin trên mạng.
Chất vấn về vấn đề trang mạng xã hội, đại biểu Trần Ngọc Vinh chỉ ra thực trạng, có một số vụ việc trong giải quyết tranh chấp nhưng báo chí trong nước không đưa tin kịp thời, đưa tin chậm so với các trang mạng xã hội, khiến dư luận xôn xao, đồn thổi, sự việc không được phản ánh một cách khách quan. “Vì sao có tình trạng này và trách nhiệm thuộc về ai? giải pháp khắc phục trong thời gian tới” là vấn đề đại biểu đặt ra với Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son. Bảy tỏ lo lắng của mình trong lĩnh vực này, đại biểu Nguyễn Văn Minh hỏi, hiện có bao nhiêu thanh tra viên trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, với số lượng đó có đáp ứng đủ yêu cầu hay không?
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết, hiện nay có hơn 300 thanh tra viên. Với một ngành rộng, nhiều lĩnh vực như Bộ Thông tin và Truyền thông thì con số này là chưa đủ. Do vậy, Bộ trưởng bày tỏ mong muốn các cấp, các ngành thực hiện tốt các quy định của Nhà nước để hạn chế sai phạm, giúp cho nhiệm vụ của lực lượng thanh tra đỡ hơn.
Về việc báo chí trong nước đưa tin chậm hơn các trang mạng xã hội, Bộ trưởng chỉ ra hai lý do. Thứ nhất, báo chí trong nước trước khi đăng tải phải kiểm chứng nguồn tin mới đưa, trong khi các trang mạng xã hội thì không kiểm chứng nguồn tin, thậm chí dẫn cả những thông tin sai. Thứ hai, một số địa phương chưa thực hiện đầy đủ quy định về chế độ cung ấp thông tin và người phát ngôn.
Bộ trưởng cho rằng, quản lý báo chí là việc chung của xã hội và đất nước. Thời gian tới Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tham mưu cho Chính phủ ra nhiều chính sách, quy định quản lý tốt hơn, đặc biệt là việc sửa đổi Luật Báo chí đã có những bất cập. Mặt khác, Bộ tiếp tục dẩy mạnh thực hiện quy định cung cấp thông tin cho báo chí để báo chí tiếp cận nhanh nhất, chính xác nhất thông tin chính thống. Theo Bộ trưởng: Có nhiều thông tin tốt sẽ có điều kiện đẩy lùi thông tin xấu trên các trang mạng - “lúa tốt thì không mọc cỏ dại”.
Nâng giá 3G để tạo cạnh tranh lành mạnh
Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Thanh Hải và Nguyễn Thị Bích Nhiệm về tăng giá cước 3G, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết: Thị trường viễn thông Việt Nam đã phát triển rất mạnh. Từ khi phát triển đến nay hầu như không tăng giá. Giá viễn thông của Việt Nam hiện rẻ hơn nhiều lần so với giá cước thế giới và khu vực. Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 32 để quy hoạch lại thị trường viễn thông, trong đó có quy định việc từng bước tăng giá viễn thông bằng giá thành để đảm bảo thị trường cạnh tranh lành mạnh. Giá 3G của Việt Nam hiện nay mới bằng khoảng 50% giá thành. Do vậy, việc tăng giá là việc làm bình thường để bảo đảm cạnh tranh lành mạnh.
XUÂN DŨNG

Quốc hội loài cừu

Nguyên Anh (Danlambao) - Mặc dù đã chuẩn bị cẩn thận cho việc sửa đổi HP năm 1992 nhưng trước sự phản ứng của người dân và ngay cả một số Đại biểu đang dự họp, Quốc Hội Việt Nam đã trở nên lúng túng bao biện và cuối cùng là phủ quyết mọi ý kiến trái chiều khi chủ nhiệm ủy ban dự thảo sửa đổi HP Phan Trung Lý đăng đàn phát biểu Quốc Hội gần như đồng thuận tuyệt đối và sẽ thông qua vào ngày 28/11 sắp tới trong đó vẫn không có gì mới ngoại trừ chỉnh sửa một số điều luật không quan trọng, các mệnh đề Quốc hiệu, luật đất đai, đều giữ nguyên.
Các nghịch lý tồn tại trong bản HP 1992:
Về Quốc hiệu: Quốc hội vẫn tiếp tục con đường đi lên CNXH, đi theo chủ thuyết CS một thiên đường không bao giờ tới mà mới đây chính TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu đi hết thế kỷ này vẫn chưa thấy nó ở đâu!
Về điều 4 HP: Với mệnh đề lãnh đạo của mình đảng CS đã mặc nhiên thú nhận với một dân tộc có 90 triệu người dân đảng CS là một bè lũ trơ trẻn tự tiếm quyền điều hành, chi phối toàn bộ xã hội, thao túng chính phủ và ngay cả Quốc hội cũng chỉ là một bộ phận tay sai.
Với việc kiên định điều 4 HP cũng có nghĩa là không một đảng phái đối lập nào được quyền bước ra tham chính và nó cũng đồng nghĩa với bộ máy hành pháp còn đảng còn mình sẵn sàng đàn áp dập tắt mọi tiếng nói đa nguyên.
Ngoài ra việc kiên định chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng HCM làm chủ đạo chỉ là một cách nói ngoa ngôn ngụy biện, lấy một thứ chủ nghĩa đã hết thời nhằm củng cố ngai vàng của mình, còn tư tưởng HCM càng tệ hơn khi các mệnh đề Độc Lập, Tự do của Việt Nam phải đánh đổi bằng đất đai lãnh hải, Tư do của chế độ chỉ là một thứ Tự do rừng rú cảm tính không theo một tiêu chuẩn nào của thế giới văn minh.
Tầng lớp lãnh đạo đã là một bộ phận vô liêm sỉ thế nhưng các đại biểu Quốc Hội của chế độ độc tài cũng không ngoại lệ, họ lo sợ cho những quyền lực của mình sẽ bị mất cho nên đã im lặng đồng tình trong vai diễn của vở kịch tồi mà đảng làm đạo diễn, họ đã bỏ lỡ cơ hội cùng nhau đứng lên đòi hỏi thay đổi chế độ toàn trị thành một nhà nước Dân chủ đa nguyên đích thực của Dân, do Dân và Vì dân.
Về luật đất đai đảng tiếp tục làm một tên ăn cướp với câu ngụy biện: Nhân Dân làm chủ, Nhà nước quản lý, mới nghe ai cũng tưởng nhà nước tốt lắm đẹp lắm, thương dân lắm nhưng sự thực thì đó là cách nói mỹ miều của một tên khoác áo nhà nước đi ăn cướp của người dân một cách hợp pháp mà các vụ khiếu kiện đông người thời gian vừa qua đã cho thấy.
Đã vậy mà Nguyễn Sinh Hùng, chủ tịch Quốc Hội (con cháu dòng họ Nguyễn Sinh của ông quan bị đuổi việc phải làm thầy đồ tại một tỉnh phía Nam) còn trơ trẻn ngụy biện:
“Chúng ta sẽ tiếp tục tiếp thu để có bản dự thảo tốt nhất, tiếp thu những ý kiến hợp lý nhất để chúng ta yên tâm. Mặc dù có thể còn ý kiến khác nhau nhưng chúng ta đã làm hết sức mình, hết trách nhiệm và lựa chọn theo đa số” [1]
Làm hết sức mình, hết trách nhiệm là gì?
Là vẫn đi theo con đường lạc hậu tăm tối cũ mà HCM đã đem về dẫn đưa Dân Tộc Việt Nam xuống hàng trâu ngựa hôm nay, và mỗi một ngày họp ngồi mát ăn bát vàng của họ đã tiêu tốn hàng tỷ đồng của người dân đóng thuế trong khi bão lụt hoành hoành dân tình đói khổ!
Người dân hãy nhìn xem cái Quốc Hội bù nhìn diễn trò, giả vờ Dân chủ từ lúc lấy ý kiến người dân cho đến khi bị phản ứng sau đó là góp ý trực tiếp nhưng không được công khai mà chỉ thông qua… phiếu góp ý, như vậy góp ý trực tiếp chỉ là một thủ thuật xảo trá nhằm che đậy dã tâm thật sự của mình, bóp nghẹt các ý kiến đúng đắn của đại diện người dân.
Với việc lấy nền tảng của một Hiến Pháp đã lỗi thời làm chủ đạo cho một chế độ toàn trị độc tài tiếp tục cầm quyền thì những bất công bất cập trong cuộc sống sẽ tiếp tục diễn ra và cũng sẽ đến lúc những cơn sóng nhỏ bất bình lan tỏa tạo thành những cơn sóng thần giật sập cái chế độ thối nát vô lương này!
Khi đó các Đại biểu Quốc Hội cũng cùng chịu chung số phận! Vì những gì quý vị làm ngày hôm nay sẽ được ghi nhận. Lịch sử luôn công bình và khách quan!
_________________________________
Chú thích:

Tội phạm của băng nhóm điện nguyên tử (I)

Hiroaki Koide
Hiroaki Koide
Những lời nói mạnh dạn của chuyên gia nguyên tử Hiroaki Koide, và những lời cảnh báo của ông đã bị chính quyền và các tập đoàn năng lượng phớt lờ như thế nào
“Tôi hiện giờ đang ở trong tình trạng chiến tranh. Tôi không có đến một giây phút rảnh!”, Hiroaki Koide thông báo qua thư điện tử, khi tôi nhờ sự giúp đỡ của cô bạn gái Mihoko mà có thể liên lạc được với ông. Rồi ông viết một dòng tiếp theo sau đó: “Nhưng nếu như cô không ngại đường xa thì tôi xin cô hãy đến viện gặp tôi vào ngày đó ngày đó. Tôi có thể dành cho cô một giờ đồng hồ, rất đáng tiếc là không lâu hơn được. Xin cô cho tôi biết giờ nào thuận tiện cho cô nhất.”
Tôi đã nghe được về Hiroaki Koide lần đầu tiên ngay trước khi sang Nhật, trong vườn của nhà hàng Prilisauer ở Wien. Tôi ngồi cùng với những người bạn Nhật. Chúng tôi nói về “nước Nhật sau 3 tháng 11″, và thảo luận về việc các cơ hội cho sự từ bỏ năng lượng nguyên tử của nước Nhật đang đứng ở đâu. Bạn tôi hoài nghi và nhắc tới Hiroaki Koide và những lời cảnh báo của ông như một ví dụ. Tại sao, họ lý luận, tại sao Koide, mặc dù chỉ còn vài năm nữa trước khi về hưu, vẫn còn là một giáo sư phụ tá nhỏ ở Đại học Kyoto và chưa từng bao giờ có được một cơ hội trên con đường sự nghiệp?
Tôi muốn làm quen với con người này.
Và bây giờ thì tôi có lời mời thân thiện của ông ở trước mặt tôi.
Đường đi đến chỗ ông quả thật là xa và hoàn toàn không thể kết nối với một chuyến viếng thăm Kyoto xinh đẹp được. Còn ngược lại nữa, Mihoko, người cứ nhất định đi cùng với tôi, phải khởi hành từ đó. Vì Viện Nghiên cứu Lò phản ứng, KURRI, mà Hiroaki làm việc ở đó, tuy thuộc về Đại học Kyoto, nhưng lại ở Kumatori, phần cuối cùng ở phía Nam của tỉnh Osaka, trong một vùng mà ngoài ra thì chẳng có gì nhiều ngoài Kansai International Airport. Lúc đến Kumatori, chúng tôi có cảm giác như đã lạc tới một nơi dùng để lưu đày. Thị trấn về cơ bản bao gồm một nhà ga, một tiệm McDonald’s, một cửa hàng nhỏ thường gặp của Covenience Strore, một nhà ga xe buýt và một nơi đỗ taxi. Taxi ở đây hết sức cần thiết, vì còn vài kilômét nữa mới tới viện. Chúng tôi chạy xuyên qua một sự pha trộn giữa nông thôn và thành thị, có ở nhiều nơi trong nước Nhật khi các thành phố lớn ra đến nông thôn. Rồi có những khối nhà ở giống như những ngôi nhà chung cư của CHDC Đức đứng sát cạnh những cánh đồng lúa hay vườn rau nhỏ còn lại, có lúc thì có một trạm xăng, một cửa hàng bán thức ăn nhanh, một căn nhà riêng khoe khoang với chiếc Toyota thường có ở trước cửa ra vào, có thể là một Love-Hotel, bắt chước theo kiểu một lâu đài ở châu Âu, hay một nhóm nhà ở bé tí bằng tôn mà cũng có thể nhìn thấy ở châu Mỹ La tinh hay Đông Nam Á.
Hiroaki Koide bước tới với chúng tôi ở ngay lối vào viện của ông, để đích thân đón chúng tôi, Có lẽ là ông đã nhìn thấy chúng tôi đến qua cửa sổ. Ông có một nụ cười thật tươi trên mặt và chào đón chúng tôi với sự nồng nhiệt, cứ giống như chúng tôi là những người khách duy nhất đã ghé qua đây từ nhiều năm nay. Điều tất nhiên là không đúng. Trong thời gian của câu chuyện tới đây, chiếc điện thoại sẽ reo lên nhiều lần, các giới truyền thông như đài truyền hình nổi tiếng TV Asahi sẽ xin phép được phỏng vấn. (Asahi có được nửa giờ!) Ý kiến của Hiroaki Koide, bốn mươi năm qua không đi vào được giới công khai, trải qua thời nở rộ kể từ 3/11.
Qua các lối đi tối tăm có trần thấp, ngang qua những cánh cửa với tấm biển cảnh báo màu vàng “Cấm vào, vật liệu phóng xạ!”, chúng tôi bước vào phòng làm việc tối tăm của ông ở tầng trệt. Ngay khi người ta đã quen với tình trạng cũ kỹ của các trường đại học công ở Nhật, viện này giống như một ngục tối. Koide dường như là không có một thư ký hay một người cộng sự. Ngoài chúng tôi ra thì không nhìn thấy ai cả. Phòng làm việc bé tới mức chúng tôi phải suy nghĩ làm sao mà cả ba người chúng tôi đều có chỗ ngồi ở đây.
Đối với chính phủ và các tập đoàn năng lượng, Hiroaki Koide có thể là một persona non grata [người không được chấp nhận] – tôi biết ông ấy như là một con người đáng quý, lịch sự và lỗi lạc. Ông thuật lại ngay lập tức về hội nghị chuyên gia quốc tế ở Wien mà ông đã tham dự sau tai nạn lò phản ứng ở Chernobyl, và ấn vào tay tôi một trong những bài viết mới nhất của ông mà trong đó ông đã nhắc tới lần trưng cầu dân ý ở Áo để chống không cho nhà máy điện nguyên tử Zwentendorf hoạt động như là một ví dụ tốt cho việc đối xử với năng lượng nguyên tử.
Hiroaki Koide sinh năm 1949 ở Tokyo là một người đàn ông gầy gò, trầm tĩnh và điềm đạm, diễn đạt và lý luận một cách rõ ràng và chính xác. Một người đàn ông tự tin, người, hết sức khác thường ở Nhật, nói tương đối rõ ràng những gì mà ông nghĩ mà không tạo nên ấn tượng của một người cuồng tín trong lúc đó. Trong những quyển sách như “Tội phạm của băng nhóm điện nguyên tử”, cũng nói về “mafia nguyên tử Nhật” ở trong đó, “Lời nói dối của các nhà máy điện nguyên tử” (theo bản thảo của tôi, chuyển ngữ các tác phẩm được xuất bản bằng tiếng Nhật) hay trong các bài diễn văn, ông cũng không hề e ngại khi nói: “Các tên tội phạm đang cố che đậy những hành động phạm tội của chúng!”
Trong tất cả những sự nghiêm trang đó, ông cũng là một người hay cười, và qua đó đã trung hòa sự cay đắng hay lộ ra qua những lời nói của ông. Sự phê phán của ông về chính sách nguyên tử của Nhật xuất phát từ nỗi lo lắng thật sự cho trẻ em Nhật, cho tương lai của nước Nhật, và nó đến từ quan điểm cá nhân của một người biết mình đang nói gì.
Sau khi học xong trung học, ông học nguyên tử học tại khoa Kỹ thuật của Đại học Tohoku ở Sendai. Nhiều người cho rằng, ông nói vào lúc đầu, đây là nơi sẽ nghiên cứu tiếp tục phát triển năng lượng nguyên tử. Nhưng không phải vậy. Ở đây người ta tiến hành nghiên cứu cơ bản trong các lĩnh vực Vật lý, Y khoa hay Sinh học: “Ở đây không có ai quan tâm tới điện nguyên tử hay muốn tiếp tục phát triển nó.” Tự ông đã đưa ra nhiệm vụ cho ông, tiếp tục nghiên cứu về cách hoạt động phức tạp của các nhà máy điện nguyên tử và trước hết là tính dễ bị trục trặc và tai nạn của chúng. Để có thể tiếp tục cảnh báo về những mối nguy hiểm.
Điều để cho luận điểm của Hiroaki Koide mang tính thuyết phục như vậy cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng chính là con đường sự nghiệp của ông trong vấn đề năng lượng nguyên tử. Khi ông bắt đầu học đại học năm 1968, ông kể lại, ở Nhật vẫn còn thịnh hành giấc mơ về điện nguyên tử như là nguồn tài nguyên năng lượng tương lai của loài người. Chính ông cũng đã tin như vậy. Vì vậy mà ông đã trở thành nhà khoa học nguyên tử: “Tôi nhất định muốn tiếp tục phát triển năng lượng nguyên tử.” Chẳng bao lâu sao đó, ông biết rõ rằng con người không có khả năng kiểm soát được tia phóng xạ, và quyết định của ông là sai: “Tôi đã biến đổi một trăm tám mươi độ và kể từ đó, là người chống năng lượng nguyên tử, ủng hộ bãi bỏ các nhà máy điện nguyên tử.”
Tai nạn trong nhà máy điện nguyên tử Fukushima đã để cho những mối lo ngại tệ hại nhất của ông trở thành hiện thực. Rất đáng tiếc là ông đã đúng, ông thở dài: “Tất nhiên là tôi đã nghĩ rằng việc như thế là có thể xảy ra. Vì vậy mà tôi luôn nói rằng người ta phải từ bỏ năng lượng nguyên tử, và trước đây hàng chục năm đã cảnh báo rằng các nhà máy điện nguyên tử của chúng tôi nguy hiểm cho tới đâu.” Thảm kịch bây giờ đối với ông vẫn giống như một cơn ác mộng. Và thật ra, Koide buồn bã nói, trong tình trạng của ngày hôm nay thì ông phải tự nói với chính mình rằng cuộc sống cho tới nay của ông là vô nghĩa, tất cả những lời cảnh báo của ông đã tắt dần đi mà không được lắng nghe. Nghe có vẻ rất bi quan. Nhưng không thể nói là bỏ cuộc được. Chỉ riêng trong năm 2011, Koide đã xuất bản nhiều quyền sách và ở khắp nơi mà những người chống lại đang tụ họp, ông là nhà chuyên gia được cần tới: “Một cuộc sống riêng tư bình thường đối với tôi đã trở nên không thể; tôi không còn có thời gian cho những gì tạo niềm vui cho tôi nữa – đi nghe hòa nhạc, nghe nhạc hay đi du lịch. Hiện giờ thì tôi chỉ có một mục đích: phải kiểm soát cho được tai nạn của Fukushima. Phải ngăn chận không cho con người nhiễm phóng xạ nhiều hơn nữa. Tôi chỉ sử dụng thời gian của tôi cho việc đó!”.
Mặc cho những lời nói mạnh mẽ của ông và sự phê phán khe khắc của ông về đường lối chính trị trong đất nước này – Koide luôn luôn nói nước Nhật là “đất nước này” – chính phủ Nhật Bản đã nhiều lần liên hệ với ông sau tai nạn trong lò phàn ứng I của nhà máy điện nguyên tử Fukushima. Nhưng: “Tôi đã từ chối. Tôi không ưa chính trị gia, đặc biệt là chính trị gia người Nhật. Tôi nói với họ từ bốn mươi năm nay, rằng họ làm một việc sai và hành động phạm tội, và ngày nay tôi vẫn còn nói như thế!”
Tuy vậy, một lần, vào ngày 23 tháng 5 năm 2011, ông vẫn để cho người ta thuyết phục mình, nhận lời mời vào trong một ủy ban đối phó với cuộc khủng hoảng trong Thượng Viện Nhật Bản: “Thảm họa Fukushima lớn cho tới mức tôi nhìn việc đi tới đó như là trách nhiệm của tôi. Vì tôi cho rằng tôi mang một trách nhiệm hết sức đặc biệt. Thế là tôi đi tới đó, nói những gì tôi nghĩ. Xong.”
Ngoài ra còn có nhiều lời mời và yêu cầu ông tham gia các ủy ban trong Quốc Hội, Một lần, (nguyên) bộ trưởng đầy quyền lực của METI, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp, Banri Kaieda, còn muốn gặp ông: “Tôi đã từ chối dứt khoát!”
Còn công ty điều hành nhà máy bị tai nạn, Tepco? Koide cười tiếng cười khô khan của ông: “Tepco phớt lờ tôi hoàn toàn. Họ còn chẳng thèm cố gắng liên lạc với tôi nữa!”
Ở Nhật có hệ thống của cộng đồng các nhà máy điện nguyên tử, Koide nói, và dùng khái niệm mura – làng – mà với nó người ta liên tưởng tới một cộng đồng ở nông thôn đứng sát cạnh nhau. Ngôi làng nguyên tử Nhật bao gồm chính trị gia, các hội liên hiệp kinh tế, kinh tế điện, các tập đoàn công nghiệp chế tạo nhà máy điện nguyên tử, các khoa học gia muốn mở rộng năng lượng nguyên tử, cũng như các truyền thông đại chúng. Tất cả họ đều ăn ý với nhau. Các tập đoàn năng lượng, có một vị trí độc quyền ở Nhật, cũng hưởng lợi từ nhà máy điện nguyên tử như các tập đoàn lớn xây dựng chúng: Hitachi, Mitsubishi hay Toshiba.
(Còn tiếp)
Judith Brandner
Phan Ba dịch
Sách đã được xuất bản trên Amazon: www.amazon.com/dp/B00G3436CG

FRANK YU * GIANG TRẠCH DÂN

Một nhà sử học nói rằng chế độ thời Giang Trạch Dân là “tham nhũng nhất”

chế độ Giang Trạch Dân
Ông Nguyễn Minh là một người soạn diễn văn cho Cựu Tổng bí thư ĐCSTQ, Hồ Diệu Bang
“Tôi cho là thời kỳ Giang Trạch Dân nắm quyền là thời kỳ tham nhũng nhiều nhất trong lịch sử Trung Cộng”, nhà sử học Nguyễn Minh đã bất ngờ phát biểu trong một cuộc phỏng vấn mới đây với truyền thông Trung Quốc.
Ông Nguyễn, một chuyên gia về cộng sản Trung Quốc và là tác giả của 2 cuốn sách, Hồ Diệu Bang tại những bước ngoặt lịch sử (1991)  và  Đặng Tiểu Bình: Biên niên sử của một triều đại (1992), giải thích: “Tôi nghĩ rằng mục tiêu ban đầu của Đặng Tiểu Bình là ‘Để cho một số người làm giàu trước’. Tuy nhiên, tôi tin rằng mục đích chính yếu của Đặng là phân bố của cải cho mọi người dân Trung Quốc một cách bình đẳng.” Ông nói với Lịch sử Minh Kính, một xuất bản bổ sung của Mirror Books, có trụ sở tại Hong Kong, hồi tháng 6.

“‘Ba đại diện’ của Giang Trạch Dân không xứng tầm với những mục tiêu của Đặng”, ông Nguyễn nói về học thuyết bị cười chê tại Trung Quốc về sự mập mờ. Tư tưởng của Giang bao gồm câu khẩu hiệu rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nên phát huy thúc đẩy lực lượng sản xuất Trung Quốc, văn hóa Trung Quốc, và “lợi ích thiết yếu của người dân Trung Quốc.”
“Khi nói đến vai trò của ĐCSTQ trong việc ‘thúc đẩy lực lượng sản xuất’, thì ai là ‘lực lượng sản xuất’?” Ông Nguyễn chất vấn. “Thông thường chỉ có người lao động tạo ra giá trị, tuy nhiên đôi khi giá trị được tạo ra không được phân bổ công bằng giữa mọi người,” ông nói. “Tuy nhiên, dưới triều đại của Giang, sản xuất không còn tạo ra giá trị nữa, chỉ có đầu tư tư bản mới có thể tạo ra giá trị – chỉ có Phố Wall mới tạo nên giá trị.”
“Trước tiên, Giang đến New York và mở giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán New York, sau đó thuê Goldman Sachs cho thị trường Trung Quốc,” ông Nguyễn nói. “Tiếp đó, Giang hạ tiền lương của nông dân và cho phép các nhà đầu tư bất động sản trở nên giàu có… Chính là dưới sự điều hành của Giang mà tham nhũng đã lên tới đỉnh điểm. Con trai của Giang, cũng như con trai của Lí Bằng, đều giàu có lên trong giai đoạn này,” ông Nguyễn giải thích.
Ông Nguyễn tin rằng khủng hoảng tài chính toàn cầu xuất phát từ Phố Wall và Giang góp phần tạo nên sự khủng hoảng đó.
Nguyễn Minh là một nhà khoa học và bình luận về chính trị. Ông đã từng là cố vấn cao cấp và là người soạn diễn văn cho cựu Tổng bí thư Hồ Diệu Bang, và đã làm việc với Hồ Cẩm Đào. Ông đã là công dân Đài Loan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét