Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Ngày 28/10/2013

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Hội chẩn căn bệnh của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng Lú

Đến thời điểm này, sau bao búa rìu dư luận đặt dấu chấm hỏi với ông Nguyễn Phú Trọng, biệt danh “Trọng lú” đã bị đồng bào gắn chết với tên ông chỉ một thời gian ngắn sau khi ông nhậm chức Tổng bí thư. Một câu hỏi lớn đặt ra là: Tại sao trong suốt 2 năm qua, mọi hành động, phát ngôn của Tổng bí thư đều gây phản ứng trong dư luận, thậm chí ngay cả các đồng chí, cấp dưới của ông đều công khai chống lại ông, thế mà ông vẫn bình chân như vại? ông vẫn trói mình trong màn hào quang giả tạo, vẫn tự cho mình là đỉnh cao trí tuệ, không nghe, không thấy mọi dư luận xung quanh?
Đã có quá nhiều thông tin về các hoạt động của ông Tổng trong 2 năm nắm quyền vừa qua mà bạn đọc có thể tự tra cứu dễ dàng qua các loạt bài “phi chính thống” của các “thế lực phản động”. Về đối ngoại: Bài phát biểu giáo điều về CNXH ở Cuba khiến Brasil sợ hãi không dám cấp visa; Gặp giáo hoàng, ký đối tác chiến lược với Ý để rồi về nước vênh váo; Nhận bằng danh dự ở Thái lan; Giữ thái độ im lặng trước tất cả diễn biến phức tạp trên Biển Đông; Chính trường Campuchia cũng vô cùng phức tạp có khả năng ảnh hưởng lớn đến quan hệ đối ngoại của Việt Nam, ông vô cảm, để mặc Trung Quốc hoành hành thao túng. Về đối nội: Ông chỉ đạo, hành động sai nguyên tắc nội bộ của Đảng, điển hình như “Kiểm điểm theo Nghị quyết TW4”, “Lấy tín nhiệm lãnh đạo” (tất nhiên ông chẳng dại đưa ông và phe cánh vào danh sách phải lấy phiếu) và nhiều hành động lú lẫn tại HNTW6, HNTW7 khiến nhiều UVTW bất bình, phản ứng. Qua đó có thể thấy ông Trọng không hiểu gì về công tác lãnh đạo, nhiều người cho là ông đã lú lẫn, mất trí.
Tại sao những ý kiến, những bức xúc, những phản ứng của dư luận không đến tai ông? Các bác sĩ nói tai ông vẫn tốt, mắt vẫn còn sáng, vẫn đi tiếp xúc cử tri đều đặn, sức khoẻ nói chung là ổn. Xung quanh ông còn có bao nhiêu ban bệ, hàng chục trợ lý nên chắc những thông tin này phải đến ông rất sớm, nhưng thực tế ông chẳng cảm nhận được gì về sai lầm của mình. Mới đây, một trợ lý thân cận của ông tiết lộ:
“Tinh thần ông vẫn rất kiên định, vững vàng, ông không nghe ai, không đọc gì ngoài những gì các trợ lý đưa”.
Tìm hiểu thông tin về dàn trợ lý của ông Tổng bí thư, có thể điểm qua những khuôn mặt được xem là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh lú trầm kha, mà giới trí thức cũng như các UVTW cho là “đã hết thuốc chữa”:
- Đầu tiên phải kể đến Vũ Dũng, nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại giao: Thành tích đáng kể đầu tiên là ăn tiền của Nhật Bản để đạt thỏa thuận “Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Nhật Bản” năm 2007 khi Việt Nam vừa gia nhập WTO. Nhưng “thành tích” quan trọng nhất là Vũ Dũng đã “tích cực” đầu hàng Trung Quốc trong sự kiện cắm mốc biên giới vào năm 2009. Còn nhớ trong cuộc họp báo ngày 24/2/2009, Vũ Dũng đã mạnh miệng tuyên bố: “Về các mốc Pháp – Thanh, mốc 19 vẫn còn tồn tại và nằm đúng vị trí cũ. Mốc 18 đối diện với mốc 19, do yếu tố thời gian, hai bên đều không thể xác định được. Về điểm nối ray, do bị lệch về phía Việt Nam so với đường biên giới lịch sử, hai bên đồng ý điều chỉnh. Kết quả giải quyết: đường biên giới đi qua Km0 rồi đến mốc 19 cũ và đến điểm cách điểm nối ray 148 mét về phía Bắc”, khiến hàng trăm km2 vùng biên giới thiêng liêng của tổ quốc đã rơi vào tay giặc. Sau đợt ấy, Vũ Dũng được nhân viên Bộ Ngoại giao mệnh danh “Trần Ích Tắc thời hiện đại”. Ấy vậy mà sau khi hết tuổi, Vũ Dũng lại được ông Tổng Trọng đưa về làm trợ lý để tỏ lòng thân thiện với Trung Quốc.


Vũ Dũng (trái) và “thành quả” cắm mốc biên giới, hay tay dâng đất cho giặc

- Vai trò quan trọng không kém là ông Đinh Văn Ân, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong suốt quá trình làm việc chỉ biết lãnh lương, thưởng, lót tay và đi dự hội nghị nhận phong bì. Ông viện trưởng tuy không có công trình nghiên cứu gì nhưng rất có biệt tài trong vai trò làm nhà “phê bình” khi suốt ngày rao giảng về kinh tế thị trường đồng thời phê phán người này người nọ. Chính những phát biểu vĩ đại kiểu như “Từ Bộ trưởng trở lên cần được trang bị những kiến thức của kinh tế thị trường!”, ông Ân đã được ngài Tổng bí thư rước về làm trợ lý, cố vấn về kinh tế. Với vai trò mới, ông Ân đã tích cực tham gia công tác “truyền thông” cho ông Tổng Trọng, đi đâu ông cũng ca ngợi Tổng bí thư lên tận mây xanh, nào là “là người có trí tuệ cao”, “vị lãnh đạo đầy bản lĩnh”… khiến người ta phải cười thầm. Chính Đinh Văn Ân là người đã có phần đưa Tổng bí thư xuống vũng lầy dư luận.


Đinh Văn Ân, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương

- Người tiếp theo phải kể đến là ông Hồ Mậu Ngoạt sau khi được “cụ” Lê Khả Phiêu và Bí thư HN Phạm Quang Nghị nâng đỡ, giúp thoát ly quê hương Thanh Hóa để về TW từ năm 2010. Ông Ngoạt ngay lập tức được cất nhắc thành Ủy viên Trung ương, Phó chánh văn phòng, phụ trách Văn phòng TW Đảng. Năm 2011, tiếp tục được “cụ” Phiêu rỉ tai ngài Tổng Trọng để đưa về làm Trợ lý Tổng bí thư. Bản chất là kẻ a dua, nịnh hót, không có trình độ chuyên môn gì. Vai trò chính của Ngoạt là đi “ca tụng” đỉnh cao trí tuệ của ngài Tổng Bí thư đến truyền thông và chính giới.


Ông Hồ Mậu Ngoạt, nguyên Phó chánh văn phòng TW Đảng (áo đen)

- Sẽ là một thiếu sót nếu không đề cập đến vai trò của “đặc phái viên” Hoàng Bình Quân, Trưởng ban Đối ngoại TW. Được “đào tạo” ở Trung Quốc, trở về tham gia các hoạt động đoàn, sau đó leo tới Bí thư Tuyên Quang, năm 2009 về TW làm Trưởng ban Đối ngoại. Năm 2011, sau khi đắc cử Tổng bí thư, ông Trọng đã kéo Quân về làm “đặc phái viên”. Một điều ít người biết, chính vị phái viên này là tác giả tham vấn cho hàng loạt các hoạt động đối ngoại ngày càng sai lầm trong thời gian gần đây của ngài Tổng Trọng.


Hoàng Bình Quân (trái), Trưởng ban Đối ngoại TW, “đặc phái viên” của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến “báo cáo” Hồ Cẩm Đào sau khi ông Trọng nhậm chức

Với những con người ấy tham mưu ấy thì thử hỏi làm sao đầu Tổng bí thư sáng lên được mà chỉ càng thêm tăm tối. Tình trạng của ông Trọng hiện nay có thể nói ngắn gọn: “Không cần học, không cần biết ai, ta là nhất!”. Nói một cách thiếu “nghiêm túc” thì: “Thật đúng là đã dốt mà không chịu học, lại còn đi nghe mấy thằng thầy dùi đểu”.
NGUYỄN PHẠM TRƯỜNG SƠN
 

CỤ TỔNG LẠI NHẦM VÀ MÂU THUẪN VỚI CHÍNH MÌNH RỒI

 Tham nhũng, lãng phí đã trở thành căn bệnh trầm kha, không chỉ cản trở mà còn triệt tiêu hết động lực của sự phát triển; không chỉ nhức nhối, khó chịu, phản cảm mà còn làm băng hoại thuần phong, mỹ tục, đảo lộn các chuẩn mực đạo đức xã hội, khiến văn hoá suy đồi. Văn hoá – Nền tảng tinh thần của mọi sự phát triển mà suy đồi, xuống cấp thì thử hỏi nước Việt rồi sẽ về đâu trước những biến thiên của lịch sử. Nói vậy để thấy mức độ tàn phá khủng khiếp của tham nhũng, lãng phí do một bộ phận không nhỏ có chức, có quyền, là đảng viên Đảng Cộng sản (đương nhiên rồi) gây ra. Ấy thế nhưng từ nhận thức đến hành động của những người có trách nhiệm lại thiếu nhất quán, lúng túng và hoàn toàn bất lực trước nạn nội xâm này.
Còn nhớ, tại các cuộc tiếp xúc cử tri mới đây, Đại biểu Quốc hội, Giáo sư Nguyễn Phú Trọng lại ví von:
“Tham nhũng lớn cũng có, tham nhũng nhỏ cũng có như ngứa ghẻ, rất khó chịu”.
Đây là cách ví von rất không ổn, nếu không muốn nói là nhầm lẫn. Tham nhũng, lãng phí nguy hiểm gấp bội lần. Ghẻ chỉ là bệnh ngoài da, rất dễ chữa. Thậm chí, trong dân gian, nếu nhà nghèo, không có tiền mua thuốc có thể dùng “dầu luyn” bôi cũng có thể khỏi!. Còn tham nhũng lãng phí thì hết ngày dài lại đêm thâu, hết nghị quyết này đến nghị quyết khác, hết cuộc vận động này, đến cuộc vận động khác dù vô cùng tốn công sức, tiền của nhưng lạ thay, càng hô hào, càng quyết liệt phòng, chống thì bệnh lại càng quyết liệt trầm kha như thách thức, như trêu ngươi cả hệ thống chính trị. Cũng tại các buổi tiếp xúc cử tri, ĐBQH, Giáo sư Trọng còn bộc bạch ông có thể nói hàng mấy tiếng đồng hồ về tham nhũng và lợi ích nhóm…
Người viết trộm nghĩ, không hiểu giáo sư Trọng sẽ bàn về điều gì ? Phải chăng (lại phải chăng!) là về thực trạng tham nhũng lãng phí và những kết quả đạt được trong phòng chống tham nhũng, lãng phí thời gian qua ? Nếu thế thì quả thật không cần thiết vì giáo sư có nói bao nhiêu thời gian đi nữa cũng không đủ đầy bằng báo cáo của Tổng kiểm toán Nhà nước, Tổng Thanh tra Chính phủ, Uỷ ban thường vụ Quốc hội…
Dù rằng, các báo cáo nói trên vẫn chỉ là một nửa của sự thật, vẫn là phần nổi của tảng băng chìm tham nhũng lãng phí. Chỉ có tai mắt nhân dân, chỉ có công luận mới là người am tường chân tơ, kẽ tóc, mới biết được đường đi lối về của tham nhũng lãng phí. Tiếc thay, hoặc là ý kiến của nhân dân không được lắng nghe một cách thực tâm để xem xét, xử lý một cách rốt ráo theo đúng các quy định của pháp luật; hoặc là nhân dân mất hết niềm tin do thói nói một đằng làm một nẻo của các cấp lãnh đạo trong phòng chống tham nhũng, lãng phí…; hoặc là nhân dân dù căm phẫn cùng cực trước những hành vi ăn cướp của một bộ phận không nhỏ nhưng chưa đứng lên tố cáo vì còn thiếu một nhân tố cốt lõi: Tính dân chủ công khai trong đời sống xã hội và cơ chế bảo vệ người tố cáo.
Giáo sư Trọng cũng đã rất bức xúc trước vấn nạn lợi ích nhóm và đã cố gắng trìu tượng hoá “một bộ phận không nhỏ”. Nhưng khi nghe Giáo sư thông báo rằng hầu hết nhân dân nhất trí kinh tế nhà nước vẫn là chủ đạo trong sửa đổi hiến pháp tới đây thì người viết lại thấy giáo sư đang mâu thuẫn với chính mình. Thật vậy, Giáo sư Trọng cũng như các đại biểu quốc hội Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng đi đâu cũng đề nghị “người ta” coi mình là kinh tế thị trường, tại sao lại đi “xin” những thứ mà hoàn toàn trong một thời gian ngắn ta có thể làm được. Xấu hổ chết đi được, như thể là giáo sư, tiến sĩ xin đặc cách nợ bằng này, chứng chỉ nọ vậy. Chủ đạo của kinh tế nhà nước thì hiểu thế nào cho đúng khi hàng ngày hàng giờ đang phơi ra những quả đấm thép, chủ đạo trong ăn cắp, trong lợi ích nhóm và lãng phí vô tội vạ. Các đại biểu quốc hội thực hiện chức trách của mình thế nào mà lại để EVN – Chủ đạo của chủ đạo, nòng cốt của nòng cốt đưa cả biệt thự, bể bơi, sân tennis vào giá điện; Chủ tịch và Tổng Giám đốc EVN mua xe gấp 2,5 lần quy định, trong lúc đất nước đang kiệt quệ, nhân dân lầm than, hàng nghìn, hàng vạn cháu nhỏ đang đói rách cơ hàn, vẫn hàng ngày nhai khoai sắn với muối…
Dĩ công vi thượng là thế phải không, an sinh xã hội là thế phải không ?
Khi đánh giá về tình hình kinh tế xã hội, giáo sư Trọng cũng lại cực kỳ mâu thuẫn. Giáo sư cho rằng tuỳ vào cách nhìn để đánh giá, rằng phải biện chứng…Theo cách nhìn của Giáo sư thì khó khăn chỉ là tạm thời, bằng chứng là các chỉ tiêu do Đại hội XI, cũng như Quốc hội đề ra hàng năm đều đạt khá…GDP thì thế này, ổn định kinh tế vĩ mô thì thế này, lạm phát thì thế này…Thưa giáo sư, ĐBQH Nguyễn Phú Trọng, nó mâu thuẫn ở chỗ, giáo sư nói phải biện chứng khi đánh giá nhưng thật ra giáo sư lại rất siêu hình. Đồng ý là có nhiều cách nhìn để đánh giá tình hình kinh tế xã hội, nhưng dù nhìn thế nào thì cũng phải dựa trên những chuẩn mực nhất định. Giáo sư là nhà khoa học về Xây dựng Đảng, có thể không có điều kiện chuyên sâu. Nhưng có thể nói, với tất cả lòng kính trọng, xin thưa với Giáo sư, từ trước đến nay và từ nay về sau, khi đánh giá tình hình KTXH, dù đứng ở góc nào thì cũng phải hết sức quan tâm đến mức tăng của Năng suất lao động, mức tiết kiệm trong tiêu hao vật chất trên một đơn vị sản phẩm; tính hợp lý trong phân bổ, sử dụng nguồn lực quốc gia, không cần biết ai là chủ đạo mà chỉ nhằm mục tiêu tạo ra thật nhiều của cải đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Ngoài ra khi đánh giá KTXH còn căn cứ vào sự công bằng trong phạm vi có thể mức độ thụ hưởng thành quả phát triển của các tầng lớp nhân dân, sự hài lòng của của xã hội…Chỉ như vậy thôi cũng đủ thấy tình hình đang không ổn. Hãy nghe Ông Vương Đình Huệ thốt lên đầy kinh ngạc: “Không biết GDP chạy đi đâu…”để thấy những thống kê về GDP, về lạm phát vừa qua cũng lại có vấn đề. Rồi thì vấn đề nợ xấu ngân hàng, đến nay vẫn mờ mờ, ảo ảo, không biết chính xác bao nhiêu để có cách giải quyết chính xác; vấn đề Bất động sản đang góp phần làm tê liệt nền kinh tế; vấn đề Doanh nghiệp nhà nước lãng phí, tham nhũng, lợi ích nhóm chưa cách gì khắc phục được; vấn đề tranh chấp đất đai và được mùa rớt giá của nông dân…Toàn những vấn đề gai góc và sống còn cả.
Trả lời cử tri về việc nhất thể hoá chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước trong sửa đổi hiến pháp tới đây, Giáo sư, ĐBQH Nguyễn Phú Trọng đã có những lo lắng rất chân thành, đại ý, cần bàn tiếp vì nếu chọn đúng người thì phúc cho đất nước nhưng chọn sai người thì hiểm hoạ là khôn lường. Điều đó đúng nhưng người viết rất băn khoăn vì Giáo sư thẳng thừng bác bỏ “tam quyền phân lập”. Trong khi có đến 99,99% những người mà người viết quen đều cho rằng nếu có tam quyền phân lập thì lo lắng của Giáo sư Trọng coi như đã được giải quyết!.
Không ai nghi ngờ về sự nghiêm túc, thẳng thắn, chân thành của Giáo sư, ĐBQH Nguyễn Phú Trọng khi gặp gỡ cử tri. Tuy vậy, nhiều lúc người viết vẫn thấy có gì đấy như là sự thiếu tôn trọng cử toạ của Giáo sư. Đó chính là sự mâu thuẫn, thiếu lôgich và không tương xứng với tư cách là bậc thầy của phép duy vật biện chứng. Phải chăng là khi ta 20 thì muốn làm gì được nấy, muốn nói gì trúng phóc cái đấy, còn khi ta mấy 20 thì làm gì cũng khó…Đáng tiếc, thời gian cứ vô tình, chẳng đợi ai và cũng chẳng đợi dân tộc nào…
Nhân đây, cũng xin được nhắc lại một vài phát biểu của các vị công bộc của dân mà có thể nói là rất thiểu suy nghĩ nhưng lại thừa …”thiểu năng trí tuệ”: 1. Nộp phí đường bộ (cao) là yêu nước. 2. Đồ sơn và Quất lâm không có mại dâm. 3. Cứ thấy tăng giá là phản đối thì khó phát triển lắm. 4. Quá trình bổ nhiệm Ông Dương Chí Dũng là đúng quy trình. 5. Mua xe vượt tiêu chuẩn và xây biệt thự, bể bơi…là việc làm nhân văn…Và còn nhiều nữa.
Liệu nhân dân có thể trông cậy gì vào những vị công bộc này đây ? Họ hoặc là đang sống ở thế giới khác, tự nhiên về đây họp hành, chỉ đạo nên quên mất vẫn nói theo thế giới mà họ sống hoặc là họ đang sống cùng nhân dân nhưng họ không hiểu biết gì, thư ký cho gì đọc nấy. Thế thì làm sao mà lãnh đạo ?. Thật gay lắm thay.
NHẬT LỆ

Nhà báo Thu Uyên: ‘Chúng tôi không nói bà Hằng lừa đảo’

‘Trong phóng sự của Trở về từ ký ức, chúng tôi không gọi nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng là lừa đảo, chưa phủ nhận bà Hằng, nhưng bà Hằng nhạy cảm quá, tưởng thế’, nhà báo Thu Uyên giãi bày.

Ngày 28/10, PV có cuộc trao đổi với nhà báo Thu Uyên, Chủ nhiệm, MC chương trình “Trở về từ ký ức” của VTV xung quanh những thông tin “khá sốc” về nhà ngoại cảm, được dư luận đặc biệt quan tâm.
Thưa nhà báo Thu Uyên, nguyên do nào chương trình “Trở về từ ký ức” số 22, ngày 12/10, lại có thông tin “vạch trần” bộ mặt thật của các nhà ngoại cảm?
Chúng tôi thực hiện Chương trình “Trở về từ ký ức” – kết nối thông tin về liệt sĩ và những người thiệt mạng trong chiến tranh đã 2 năm nay. Ngay từ những ngày đầu đã nhận được nhiều đơn, thư của nhiều gia đình liệt sĩ phản ánh về những “nhà ngoại cảm”.
- Sau khi Chương trình phát sóng và nhiều báo đưa tin, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đã phản bác về Chương trình rằng: Chương trình của VTV đưa tin “thiếu cân nhắc”, chị nghĩ sao?
Chúng tôi rất thận trọng trong việc phát ngôn ra công luận, vì uy tín của Chương trình, và trên nữa là uy tín của chính chúng tôi. Do vậy, không có chuyện chúng tôi thiếu cân nhắc. Nguyên tắc làm báo của nhóm chúng tôi là: Biết 10 nói 1- Biết chắc hãy nói.
À, mà chính chúng tôi cũng ngạc nhiên đấy. Trong phóng sự của “Trở về từ ký ức” số 22, ngày 12/10/2013, chúng tôi đâu có nói gì nhiều về bà Phan Thị Bích Hằng. Không gọi bà Hằng là lừa đảo, chưa phủ nhận bà Hằng, nhưng bà Hằng lại nhạy cảm quá, tưởng thế.
Hãy xem lại Chương trình, trên trovetukyuc.vn để khỏi phải tranh luận làm gì. Chỉ có một sự kiện được nhắc tới, giấy trắng mực đen, là bản kết quả giám định mẫu xương được cho là của đồng chí Phùng Chí Kiên (Ủy viên Trung ương Đảng năm 1935, người đầu tiên được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong hàm Tướng), lại là mảnh sành và răng lợn, khán giả muốn nghe ý kiến bà Hằng, thì không thấy bà Hằng giải thích gì.
- Là người tiếp xúc nhiều với công việc liên quan đến gia đình liệt sỹ và tìm hài cốt liệt sỹ… Chị có thể lý giải vì sao họ lại tin vào phương pháp “ngoại cảm”?
Một sự thật rùng rợn là có “nhà ngoại cảm” đã thu phục người có tâm bằng cách bảo họ sắp chết trong vài tháng nữa, tan xương nát thịt. Muốn tránh được tai họa, thì hãy phục vụ “cậu”, “cô”. Đã nói đến mạng sống, ai chẳng choáng váng – chúng tôi đã chứng kiến một số người mù quáng làm theo “nhà ngoại cảm” từ một cú đòn tâm lý tàn nhẫn như vậy.
Hay như việc hầu hết những “hài cốt” đưa về theo chỉ dẫn của “ngoại cảm” đều không được đưa đi giám định ADN, vì sao? Vì những “nhà ngoại cảm” đòi cam kết ngay từ đầu là không có giám định gì hết, chỉ gì thì mang nấy về.
Có nhiều gia đình, người tin, người không tin, nên đề nghị giám định ADN, lập tức “nhà ngoại cảm” dọa trong gia đình sẽ có thương vong, vì liệt sĩ quở.
Có “nhà ngoại cảm” không bao giờ cho thân nhân được liệm “cốt”, mà tự tay gói ghém, làm động tác yểm bùa trước mặt cả gia đình, dọa rằng nếu ai mở nút ra thì “trời vật”, tam tộc tiêu tan… Những “thuật” như vậy khiến các gia đình liệt sĩ không biết thật giả ra làm sao. Đối với nhiều người, không phải là tin vào “ngoại cảm”, mà là bị rơi vào thế không dám không tin.
- Chị suy nghĩ thế nào trước việc rất nhiều các nhà ngoại cảm đang lợi dụng lòng tin của người thân liệt sỹ để lừa gạt?
Thu Uyen 2
Nhiều hài cốt liệt sĩ bị làm giả (Ảnh chụp từ clip của VTV).
Cũng có nhiều kiểu lợi dụng niềm tin. Cũng có người chỉ muốn chứng minh khả năng khác người của mình. Cũng có người vụ danh, vụ lợi. Nhưng cũng có kẻ lừa đảo có âm mưu. Nên, chúng tôi có suy nghĩ buồn, giận hay phẫn nộ tùy trường hợp.
Nhưng nỗi buồn sâu xa nhất lại là lối mòn tinh thần của xã hội chúng ta. Rất nhiều người giữ định kiến kỳ cục rằng, tin vào tâm linh thì phải tin các “nhà ngoại cảm”.
Nhiều người không cần suy nghĩ, nghe nói một “nhà ngoại cảm” đưa được về 10.000 liệt sĩ thì lập tức tin ngay và mắng mỏ những người dám hoài nghi con số đó. (Tôi thấy có bạn tính nhẩm mà hay: Vậy chị Phan Thị Bích Hằng mỗi ngày trung bình phải tìm được 2 liệt sĩ liên tục trong 20 năm!). Xét cho cùng, người đặt niềm tin vào “ngoại cảm” toàn là người thành tâm. Họ là người rất tốt, chỉ có điều thiếu tỉnh táo thôi.
- Sau khi chương trình phát sóng, nhiều người dân từng tìm được hài cốt người thân bằng phương pháp ngoại cảm, điều âm binh… rất băn khoăn vào hài hài cốt người thân đã tìm được. Chị có lời khuyên gì với họ?
Chúng tôi từng băn khoăn rất lâu. Nếu coi “ngoại cảm” là biện pháp làm an lòng những bà mẹ chờ con không nhắm được mắt thì chấp nhận được. Ban đầu, “ngoại cảm” cũng chỉ là như thế. Nhưng đến nay, “ngoại cảm” đã trở thành một nghề, tìm kiếm hài cốt liệt sĩ đã trở thành thị trường thu bộn tiền, nhiều bi kịch.
Hơn nữa, sự việc đã đi quá xa khi Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam còn “hậu thuẫn” nhà tâm linh trong vụ làm giả hài cốt liệt sĩ. Ngay chỉ huy quân đội tại nhiều địa phương cũng phải thốt lên, nó đã ảnh hưởng đến sự tồn vong của đất nước, của chế độ ta. Cả hệ thống chính trị tại địa phương bị vô hiệu hóa bởi một kẻ lừa đảo tự xưng “tâm linh”. Đó là điều không ai có thể tưởng tượng được.
Xin trân trọng cảm ơn chị!
 Theo Tiền Phong
 

Vì sao các “nhà ngoại cảm” có đất sống?


Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng nổi tiếng bởi báo chí nhà nước và tai tiếng bởi báo chí nhà nước

Mấy ngày gần đây, báo chí nhà nước đồng loạt mở cuộc tấn công vào các “nhà ngoại cảm”. Rằng đó là trò lừa đảo, là mất đạo đức, là thiếu lương tâm… vì đã lợi dụng nỗi đau của thân nhân những người đã chết để kiếm lợi bất chấp tất cả. Những bài báo lên án mạnh mẽ, chắc chắn và hùng hồn như chưa bao giờ được kết án. Đoạn video được VTV đưa lên mạng Internet cho thấy sự nhẫn tâm sự xảo trá đến mức khó ngờ của một “nhà ngoại cảm” xuất thân từ công an và đã bị đi tù ra. Hiện cả hai vợ chồng nay hành nghề ngoại cảm. Hoặc những nhà ngoai cảm lâu năm, có tiếng, nay mới phát hiện là đã tìm hàng trăm ngôi mộ mà xương các liệt sĩ là xương trâu, bò chó lợn để đưa về thờ tự.
Đặc biệt, hệ thống báo chí kết án say sưa như đó chỉ là lỗi của mấy ông, bà tự xưng là “nhà ngoại cảm” rồi đổ tất cả mọi tội lỗi, sự nhiếc móc và hậu quả lên đầu họ.
Tôi vốn chẳng tin chuyện ngoại cảm hoặc bói toán. Tôi cực lực phản đối chuyện làm táng tận lương tâm con người khi dùng đất đá, xương chó mèo, trâu bò để lừa là xương cốt liệt sĩ để trục lợi. Quả là mức độ man rợ của con người khó có thể tưởng tượng. Những việc làm đó cần lên án. Nhưng đổ tất cả lên đầu những người hành nghề “ngoại cảm” như vậy là sự chưa công bằng và chưa chính xác.

Sản phẩm của Truyền thông nhà nước

Một thời gian dài, báo chí nhà nước đã đưa tin rầm rộ về việc một số hài cốt liệt sĩ, các thân nhân quan chức và nhiều người dân nhờ các nhà ngoại cảm đã tìm được và đưa về nơi an táng.
Ở đó, người ta mô tả công lao, sự linh thiêng của những người đã tìm được và không quên những linh ứng, những thành công của các nhà ngoại cảm. Trên báo chí, truyền hình thường xuyên có các thông tin, thành công của các “nhà ngoại cảm” là rực rỡ và gây ngạc nhiên. Hàng ngàn bài báo, tranng tin nói về việc tìm được người nọ, tìm ra người kia nhờ ngoại cảm.
Thậm chí, những người từng là ông tổ của Cộng sản ở Việt Nam, giữ chức Tổng bí thư như Hà Huy Tập, người mà khi sống theo chủ nghĩa cộng sản, một chủ thuyết vô thần vô thánh, đạp đổ mọi ý thức tâm linh. Quan điểm của họ và chuyện thần thánh, ma quỷ, linh hồn như nước với lửa, có tao không mày. Thế nhưng, báo chí rầm rộ đưa tin: Tìm kiếm họ, lại phải nhờ tâm linh, thần thánh, ma quỷ, linh hồn. Quả là chuyện… loạn.


(Các “nhà ngoại cảm” tham gia tìm hiếm Tổng bí Thư đảng Cộng sản Hà Huy Tập)

Với tư duy người dân Việt Nam gần 2/3 thế kỷ nay được đổ xuôi một chiều và sự lãnh đạo sáng suốt của đảng, thì những lời nói kia từ báo chí của đảng có ai dám nghi ngờ, dám chối cãi. Sau 2/3 thế kỷ, niềm tin được phép duy nhất của người dân Việt là Chủ nghĩa Xã hội tươi đẹp, giờ đây, không chỉ là người dân mà ngay cả Tổng Bí Thư còn mù mờ rằng: “Đến hết thế kỷ này, không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa?” thì việc người dân mất niềm tin không có gì là lạ.
Và khi khủng hoảng niềm tin, sẽ nảy sinh nhiều tà đạo, nhiều mê tín dị đoan. Tà đạo Hồ Chí Minh xuất hiện trong thời kỳ đó, nơi này hô thần nhập tượng Hồ Chí Minh, nơi kia thì Thủ tướng đúc tim cho ngựa và Thánh Gióng, Chủ tịch nước hô Thánh Gióng về trời vui thú điền viên… loạn hết cả lên. Thậm chí, có nơi còn đưa Hồ Chí Minh vào làm “đồng thành hoàng” của làng.
Và cứ thế, người dân thành một phong trào tìm người thân, liệt sĩ bằng “ngoại cảm”. Kéo theo đó, hiện tượng đồng cốt, bói toán, vàng mã, mê tín dị đoan… một thời gian dài bị cấm tiệt nay có cơ hội nảy nở như nấm sau mưa.


(Thủ lĩnh tà đạo Hồ Chí MInh)

Và cứ thế, người dân bòn rút bằng ruộng vườn, đất đai, xương máu và mồ hôi nước mắt để cống cho những đám thực hiện những chiêu “tâm linh” này.
Thế rồi hôm nay, cũng chính báo đảng đưa tin, đó là trò lừa đảo.
Thế rồi hôm nay, người dân giật mình hiểu rằng mình là nạn nhân.
Mọi thứ đều bắt đầu và kết thúc ở truyền thông của nhà nước.

Nỗi đau không hàn miệng

Không có một đất nước nào muốn có chiến tranh, bởi chiến tranh là bất hạnh, dù đó là cuộc chiến chính nghĩa. Trong mọi hoàn cảnh, chiến tranh chỉ là giải pháp chẳng đặng đừng và không còn lối thoát nào khác. Nhưng, với một chính thể được xây dựng bằng bạo lực cách mạng và tôn thờ học thuyết “bạo lực cách mạng” thì chuyện chiến tranh là điều khó tránh khỏi.
Trong cuộc chiến vì ý thức hệ giữa hai miền Bắc và Nam Việt Nam, ngoài hàng triệu người chết thê thảm bởi bom đạn khắp nơi, thì hàng triệu chiến binh đã bỏ mình trên chiến trường Việt Nam, Lào và cả Campuchia. Hậu quả cuộc chiến còn dai dẳng chưa biết đến hồi nào chấm dứt khi mà đến nay vẫn còn hàng trăm ngàn người chưa biết thân xác mục nát ở đâu, dù chiến tranh đã đi qua hơn 1/3 thế kỷ.
Những người lính là con em nhân dân không có ngày trở về đã là nỗi đau cho hàng triệu gia đình người dân Việt Nam. Ngược lại, cơ đồ mà họ đã bỏ mạng để xây đắp nên, hôm nay “bầy sâu tham nhũng”, là một “bộ phận không nhỏ” phản nước, hại dân đang ngự trị. Còn bản thân họ, không thể nói gì hơn, đa số nằm vào hoàn cảnh “bỏ mặc” cho gia đình.

Hậu quả của chính sách: thật, giả tùy… tiền

Những trớ trêu, oan khuất của bản thân các quân nhân và gia đình quân xuất phát từ chính chính sách, chế độ và thái độ đối với họ. Trước hết, một chế độ chính sách, dựa trên bộ máy quan liêu, tham nhũng, đục khoét và vô cảm trước nỗi đau của người dân đã tạo nên những thảm cảnh cho người hi sinh lẫn người sống.
Sâu xa hơn, chính bản chất chế độ vô thần, tôn thờ vật chất đã đẩy nhiều người hành động bất chấp tất cả mọi băn khoăn, day dứt của lương tâm trước tội ác. Dù đảng, nhà nước cộng sản luôn hô hào “đền ơn, đáp nghĩa”, “uống nước, nhớ nguồn” và muôn vàn lời hay ý đẹp khác nữa. Nhưng, những gì họ tạo ra cho các quân nhân và gia đình quân nhân hiện nay, còn tiếp tục gây nên những nhức nhối, những nỗi đau càng lâu càng mưng mủ, càng ung thối trên cơ thể thân nhân của họ.
Cần phải khẳng định ngay rằng: Việc nhà nước đưa con em nhân dân đi ra trận, thì họ có nghĩa vụ đưa trở về trả lại cho nhân dân. Trường hợp sống, chết, thương tật thì vẫn phải đầy đủ thông tin cho họ. Nhân dân không thể đi theo con mình để giữ gìn hoặc theo dõi. Nhưng, thực tế, nhà nước chỉ làm tốt một phần: Đưa đi.
Chiến tranh ác liệt, nhà nước động viên, bắt bớ bằng đủ mọi loại hình thức để ra trận nhưng khi họ tử trận, trách nhiệm của nhà nước đến đâu? Những liệt sĩ đã bỏ mình ngoài mặt trận không có tin tức, thậm chí chỉ có một dòng tin hết sức mơ hồ, đánh đố người thân rằng: “Hi sinh tại mặt trận Phía Nam”, hoặc “đã an táng tại nghĩa trang đơn vị”. Rồi với những thông tin đó, gia đình tự đi tìm người thân của mình, tùy theo khả năng và hoàn cảnh. Nhưng, nhà nước không động tĩnh gì thì gia đình có cách nào để có thể biết người thân mình đang ở đâu? Có lẽ mò kim đáy biển còn dễ hơn tìm người thân tại “Mặt trận Phía Nam”.
Gia đình vợ tôi, có hai chú là Liệt sĩ thời đánh Mỹ, đến nay vẫn không biết đang lưu lạc phương nào, thân xác không thể trở lại quê hương. Hàng năm, cứ hết ngày tết, rằm lại đến ngày thương binh liệt sĩ, uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa… nhưng tin tức của hai chú thì ngày càng mù mịt theo thời gian. Nhà nước không để ý, người nhà không có thông tin và khả năng. Điều duy nhất còn lại, là hai tấm hình vẽ lại, mờ ảo lạnh lẽo nhìn sự bạc bẽo của cuộc đời, sự tráo trở của con người.
Hài hước thay trong khi có hàng ngàn thương binh giả được công nhận, ngang nhiên lấy tiền dân hàng ngày, hàng tháng và được ưu tiên đủ mọi mặt. Mới đây, đã phát hiện trên 7.000 trường hợp thương binh giả. (Phần lớn thì đây là những người đã từng chạy trốn nghĩa vụ, đẩy sự hy sinh cho người khác để sống lành lặn đến hôm nay, thậm chí buôn gian bán lậu có tiền để mọc ngoặc làm giả thương binh). Thì ngược lại, các liệt sĩ, những người bỏ xác trong rừng sâu, trên đầm lầy hầu như chẳng ai chú ý đến họ, bỏ mặc nỗi đau và sự cố gắng vô vọng cho thân nhân.


(Thương binh giả lộng hành ở Hà Nội)

Thậm chí, không chỉ là người đã chết để không thể trở về nói với người thân nơi mình đang nằm chứ chưa phải là công lao, mà ngay cả người đang sống trở về cũng chịu những oan khuất và đày ải và nhục nhằn không kém. Đơn giản chỉ vì giấy tờ họ không giữ được sau khi đi qua chiến trận.
Làng tôi, có hai anh em ông Nguyễn Huy Hồng và ông Nguyễn Huy Hòang. Cả hai anh em đều đã ra trận trở về, người bệnh tật và cuộc sống muôn vàn khó khăn. Thế nhưng, hầu như cả hai ông không hề được bất cứ một chế độ, chính sách nào gọi là có. Khi hỏi đến, các ông cho biết là vì ra trận trở về không còn giữ được giấy tờ do đơn vị cấp trong quá trình chiến đấu và ra quân nên đành chịu thiệt thòi. Đặc biệt ông Nguyễn Huy Hoàng là người đã tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp, trở về phục vụ tại địa phương lao động sản xuất, thế rồi lại tiếp tục vác ba lô lên đường đánh Mỹ. Ông đã từng là sĩ quan khi tham gia chiến dịch Bình Giã. Rồi cuộc sống quá gian nan, khoảng năm 1981, ông đưa cả gia đình trở lại Bình Giã trong vai trò một kẻ di cư. Thế rồi chết tại đó không một chế độ gì. Ông đã thắng trong cuộc chiến ở đó, và thua sau cuộc chiến ở đó.
Hiện ông Hồng vẫn còn sống trong đau yếu, khổ sở chỉ vì không còn giấy tờ tại quê hương.


(Ông Nguyễn Huy Hoàng hai lần tham gia kháng chiến nhưng không giữ được giấy tờ nên không có chế độ)

Người lính khi ra trận, suốt ngày đêm lo chinh chiến trở về mang được cái xác đã là may mắn, giờ buộc họ cất giữ giấy tờ nếu không thì làm người còn khó. Thật sự đó là cách quản lý xã hội và chính sách đầy mâu thuẫn và ngược với lẽ thường. Chính vì thế, mà nảy sinh những thói hạch sách, tham nhũng, giả mạo và cửa quyền nhằm kiếm lợi.
Đó là những ví dụ cho việc thực hiện chính sách đền ơn, đáp nghĩa đang bị lộng giả thành chân tạo nhiều đau đớn cho các liệt sĩ, thân nhân hiện nay.
Chiến tranh càng lùi xa, thì nỗi day dứt, băn khoăn của thân nhân người đã mất đối với những người không trở về càng mãnh liệt và gấp gáp. Những thông tin ngày càng mờ dần. Do vậy nhiều kẻ cơ hội đã xuất hiện. Những nhà ngoại cảm, những dịch vụ tìm mộ, những trò lừa đảo táng tận lương tâm đã có thời cơ nở rộ.
Sẽ không có chuyện người dân phải nôn nao, tự làm và tự mắc bẫy, nếu nhà nước có sự quản lý chặt chẽ, thông tin đầy đủ về các liệt sĩ, tử sĩ và thân nhân.
Thay vì tập trung chống Diễn biến hòa bình, nhà nước bỏ tiền làm các trang thông tin, những chương trình phố biến thông tin về người đã mất để người dân dễ dàng tiếp cận, cung cấp thông tin và tìm hiểu thông tin về thân nhân.
Thay vì đầu tư hàng loạt những lễ hội, công trình hình thức tốn kém bằng tổ chức tìm kiếm những người không trở về một cách rộng rãi, thì chắc sẽ không có hiện tượng người dân phải tự mày mò và tiền mất tật mang.
Nhưng, nếu làm vậy, thì “lấy đâu ra cán bộ mà làm việc”?
THEO RFA BLOG

Có BÍ MẬT giữa Huỳnh Uy Dũng với Chủ tịch Bình Dương?

  Theo luật sư, mấu chốt của việc ông Huỳnh Uy Dũng tố Chủ tịch tỉnh Bình Dương là giữa ông Dũng với UBND tỉnh còn vấn đề nào chưa được giải quyết? Theo luật sư, mấu chốt của việc ông Huỳnh Uy Dũng tố Chủ tịch tỉnh Bình Dương là giữa ông Dũng với UBND tỉnh còn vấn đề nào chưa được giải quyết?
Vụ việc ông Huỳnh Uy Dũng, Chủ Khu du lịch Đại Nam gửi đơn tố cáo Chủ tịch tỉnh Bình Dương đang được dư luận rất quan tâm. Câu hỏi lớn đặt ra là lý do gì khiến ông Dũng phải huy động 1.000 tỷ đồng, một số tiền không nhỏ vào thời điểm năm 2004, để cứu ngân sách tỉnh Bình Dương?
Trao đổi với Kiến Thức về vấn đề này, luật sư Bùi Quang Hưng – Trưởng văn phòng Luật sư BQH và cộng sự cho biết: Mấu chốt của việc ông Huỳnh Uy Dũng tố Chủ tịch tỉnh Bình Dương là giữa ông Dũng với UBND tỉnh còn vấn đề nào chưa được giải quyết? Tại sao ông Dũng phải huy động 1.000 tỷ đồng để cứu ngân sách tỉnh Bình Dương. Đổi lại, ông Dũng được ưu đãi những gì và có văn bản cam kết nào của UBND tỉnh Bình Dương đối với ông Dũng khi mua 533,84 ha đất hay không?
Luật sư Bùi Quang Hưng phân tích: Đối với vụ việc trên, do không nắm được hồ sơ của ông Dũng nên không biết ông Dũng còn thiếu loại hồ sơ nào hoặc có vướng mắc gì mà UBND tỉnh Bình Dương không đồng ý về mặt chủ trương phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp Sóng Thần 3.
“Nếu việc tố cáo nói trên là đúng pháp luật thì theo quy định của Luật Bồi thường Nhà nước, UBND tỉnh Bình Dương có trách nhiệm bù đắp các thiệt hại đã gây ra cho công ty của ông Huỳnh Uy Dũng. Còn nếu ông Dũng tố cáo sai sự thật thì ông Dũng phải bồi thường theo quy định tại Điều 9 của Luật Tố cáo năm 2011″, luật sư Bùi Quang Hưng cho biết.
Điều 9 Luật Tố cáo năm 2011 quy định Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, trong đó có những nội dung: Trình bày trung thực về nội dung tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được; Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình; Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.
Tuy nhiên, trong vụ việc này, ông Huỳnh Uy Dũng khẳng định: “Tôi, Huỳnh Uy Dũng cam kết nói đúng sự thật. Những văn bản cụ thể mà tỉnh Bình Dương đã ban hành, cùng việc dự án kéo dài suốt 7 năm qua cho thấy có lẽ một số nhà đầu tư cũng chịu chung một “cái lệ” như tôi. Nếu tôi vu khống, bôi nhọ ông Lê Thanh Cung, tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật”.
Theo luật sư Bùi Quang Hưng, theo quy định về quy hoạch xây dựng thì cơ quan phê duyệt là Sở Xây dựng nhưng việc phê duyệt này sẽ dựa trên ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh. Do vậy, Sở Xây dựng cũng chỉ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh để phê duyệt quy hoạch nói trên. Nếu UBND tỉnh chưa đồng ý về mặt chủ trương thì Sở Xây dựng cũng khó có thể phê duyệt được quy hoạch chi tiết của Khu công nghiệp Sóng Thần 3.
Còn về việc trong một văn bản của UBND tỉnh Bình Dương có nội dung “không cho chuyển nhượng đối với diện tích đất trong khu công nghiệp”, luật sư Bùi Quang Hưng cho rằng, cần xem xét các điều kiện bàn giao đất cũng như trách nhiệm của nhà đầu tư đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật. Nếu nhà đầu tư đã hoàn thành trách nhiệm thuê thì việc thực hiện các thủ tục pháp lý đối với lô đất này thuộc về trách nhiệm của UBND tỉnh.
Như vậy, không biết việc tố cáo của ông Huỳnh Uy Dũng có hoàn toàn đúng sự thật, nhưng trách nhiệm giải quyết trong việc này thuộc về UBND tỉnh Bình Dương.
Trước đó, chiều 21/10, ông Huỳnh Uy Dũng gửi đơn đến Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền tố cáo ông Lê Thanh Cung – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương về hành vi không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 khu chức năng thuộc Khu công nghiệp Sóng Thần 3.
Cụ thể, năm 2004 tỉnh Bình Dương đến hạn trả nợ cho Bộ Tài chính 1.000 tỷ đồng. Lúc này, tỉnh đề nghị ông Dũng mua 533,84 ha đất ở Khu liên hợp Công nghiệp – Dịch vụ – Đô thị Bình Dương để “cứu nguy” cho uy tín của tỉnh. Sau này ông Dũng sử dụng diện tích đất nói trên để lập dự án Khu công nghiệp Sóng Thần 3. Tuy nhiên, đến nay quy hoạch chi tiết vẫn chưa được phê duyệt.
Mọi khó khăn bắt đầu từ khi ông Lê Thanh Cung (Bí thư huyện Thuận An) về làm Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Dương kiêm Trưởng Ban quản lý Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore. Trong một văn bản, do ông Cung đóng dấu và ký tên có câu “không cho phép chuyển nhượng khu đất ở trong khu công nghiệp dưới bất cứ hình thức nào” trước khi UBND tỉnh phê duyệt dự án.
Đến nay, 7 năm trôi qua kể từ khi chủ đầu tư Khu công nghiệp Sóng Thần 3 trình quy hoạch chi tiết vẫn chưa được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt dù chủ đầu tư đã đáp ứng mọi yêu cầu mà các cơ quan chức năng đề ra, theo lời ông Huỳnh Uy Dũng.
Trong khi đó, trong một văn bản của UBND tỉnh Bình Dương, cơ quan này cho biết, trách nhiệm phê duyệt quy hoạch chi tiết của Khu công nghiệp Sóng Thần 3 thuộc Sở Xây dựng chứ không phải là trách nhiệm của UBND tỉnh.
THEO KIẾN THỨC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét