Nâng trần bội chi và tồn kho thể chế
Lần đầu tiên “trong suốt quá trình hoạt động cách mạng”, người đứng đầu
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải thừa nhận bội chi
ngân sách đã vượt trần.
Vụ việc hy hữu này xảy ra vào tháng 10/2013, trùng với thời gian Quốc
hội đang tổ chức kỳ họp cuối cùng của năm, với nhiều nội dung liên đới
tính hiếm muộn của nền kinh tế quốc gia.
Trong khi tiêu chí của Ngân hàng thế giới xác định độ nguy hiểm sẽ tăng
lên đáng kể nếu mức bội chi vượt quá 5% GDP, bội chi ngân sách của chính
phủ Việt Nam được thống kê là 4,8% vào năm 2012. Nhưng giờ đây, giới
lãnh đạo chính phủ đang sẵn lòng đổi lấy tương lai nguy hiểm vượt trần
khi đề xuất Quốc hội nâng trần bội chi ngân sách lên 5,3% vào năm 2013.
Bội chi để an sinh?
Dễ dãi như đút tiền vào túi, các quan chức chính phủ thản nhiên thuyết
minh về mục đích tăng trần bội chi nhằm tăng đầu tư công và an sinh xã
hội. Hơn nữa, dù bội chi ngân sách có vượt khung 5% thì nợ công quốc gia
vẫn còn dưới mức 60% GDP, chưa có gì đáng lo theo quan niệm “tiêu
trước, thôi tiêu sau”.
Chỉ có điều đã có quá nhiều thứ được tiêu trước, bất chấp tương lai trả nợ của lớp hậu bối ở Việt Nam.
Lẽ ra, chủ đề bội chi ngân sách có thể được dư luận cho qua, dễ dãi không kém lối bao biện tùy tiện của giới quan chức chính phủ, nếu không có hiện tượng từ đầu năm 2013 đã dậy lên tin đồn về khả năng ngân sách nhà nước có nhiều dấu hiệu cạn kiệt trong dư luận xã hội. Đến giữa năm 2013, tin đồn này không còn bị xem là vỉa hè, khi bất chợt thấp thoáng vài phát ngôn của giới quan chức ngân hàng nhà nước về khả năng có thể “in thêm tiền”.
Tuy vậy, in thêm tiền là một điều không đơn giản, thậm chí là tối kỵ trong hoàn cảnh nền kinh tế vừa tạm thoát khỏi bóng ma lạm phát đến gần 20% vào năm 2011 (chỉ tính theo con số thống kê chính thức) và mặt bằng tăng trưởng thực tế của hàng tiêu dùng từ 50-100%, tức khác xa với số báo cáo. Chính vì thế, ngay khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất nới trần bội chi ngân sách, nhiều chuyên gia và đại biểu quốc hội đã lên tiếng phản ứng hoặc phản bác.
Đơn giản là xã hội chưa từng biết đến một kế hoạch chi tiêu được công khai hóa, minh bạch hóa của Chính phủ dành cho nhiều vấn đề tầm cỡ quốc gia. Cho tới nay, mối nghi ngờ về chuyện gói kích cầu 8,5 tỷ USD năm 2009, bị coi là được sử dụng để kích động lợi nhuận khủng khiếp của các nhóm đầu cơ chứng khoán và bất động sản, vẫn còn nguyên mà chưa hề được giải tỏa.
Trong những năm suy thoái qua, mục tiêu an sinh xã hội rõ ràng cũng chưa hề được bảo đảm. Nếu nói tăng chi ngân sách để lo cho dân thì lấy gì lý giải cho việc giá hàng tiêu dùng thực tế luôn gấp vài ba lần con số công bố của cơ quan nhà nước?
Chính phủ làm sao an dân khi cơ quan này bỏ mặc và còn “khuyến khích” cho các tập đoàn lợi ích như điện lực, xăng dầu liên tục tăng giá nhằm trút lỗ do đầu tư trái ngành lên đầu người dân? Chưa kể đến sự hiện diện của những “con ngáo ộp” khác như học phí, viện phí… mà đã góp phần không nhỏ làm thối rữa lòng tin của dân chúng từ già đến trẻ.
Lý do có vẻ thuyết phục hơn của Chính phủ là việc nới trần bội chi sẽ giúp cho đầu tư công tăng trưởng. Nếu được thực thi, nguồn tiền mới mẻ này sẽ giúp cho một số tập đoàn kinh tế nhà nước, trong đó có ngành xây dựng cơ bản và những doanh nghiệp độc quyền đang nợ đầm đìa định hướng được “lối ra”.
Tuy nhiên, xây dựng cơ bản lại đang nợ đọng đến 91.000 tỷ đồng - theo một con số báo cáo gần đây của cơ quan kiểm toán nhà nước, và con số này đã gần bằng với số nợ xấu theo báo cáo của các ngân hàng đang muốn bán nợ cho Công ty quản lý tài sản quốc gia (VAMC). Như vậy, Chính phủ tìm cách chi tiền để “bảo lãnh” cho con số 91.000 tỷ đồng chăng?
Liên quan đến doanh nghiệp độc quyền, gần đây một con số lần đầu tiên được công bố cho thấy Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã trở thành quán quân về vay nợ ngân hàng, với 118.000 tỷ đồng, vượt hẳn vốn điều lệ của doanh nghiệp này.
Khá đồng cảm, nhiều doanh nghiệp nhà nước khác như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Vinashin… đều đang phải đội chiếc vòng kim cô chúa chổm.
Nhưng cũng thoải mái như đút tiền vào túi, giới quan chức chính phủ đã chưa hề tự nguyện lộn ngược hầu bao của các tập đoàn kinh tế quốc doanh đầy bê bối tài chính, trước khi tiếp tục trút tiền vào cái hầu bao không đáy đó.
Nếu Vinashin đang “phát minh” ra phương án thoát nợ bằng cách phát hành
trái phiếu quốc tế lên đến 600 triệu USD với sự bảo lãnh của Chính phủ,
thì đến lượt mình, Chính phủ lại đang có kế hoạch phát hành trái phiếu,
có thể như một phương cách duy nhất, để có được nguồn tiền tăng bội chi.
Phương cách, hoặc cũng có thể được xem là cứu cánh này, nhiều khả năng
sẽ được thực hiện thông qua việc chính phủ “vận động” các ngân hàng
thương mại mua trái phiếu, còn ngân hàng lại có thể dùng tiền huy động
của người dân để mua trái phiếu này.
Một chuyên gia đầu ngành về kinh tế nói thẳng: bản chất thật của nâng trần bội chi không phải gì khác ngoài việc vay thêm tiền của dân.
Nhưng Chính phủ và chính thể đã vay của dân quá nhiều món từ quá nhiều năm qua. Rất nhiều món vay, hữu hình và vô hình, đã chưa được trả.
Chỉ đến giờ này, dường như bán trái phiếu là lối thoát còn lại của một nền kinh tế bị trục lợi quá sâu đậm bởi các nhóm lợi ích và đang trên bờ suy sụp. Từ nhiều năm qua, chủ đề chi ngân sách quá “quyết liệt” mà dẫn đến lãng phí, thất thoát và tham nhũng đã khiến nổi sóng trong dư luận và trên mặt công luận. Hệ lụy lớn lao chưa phải cuối cùng mà nền kinh tế phải nhận lãnh là nợ công quốc gia.
Vẫn đang tồn tại song song hai con số về nợ công hoàn toàn trái ngược: một của Chính phủ chỉ khoảng 55% GDP, tức chưa vượt quá ngưỡng nguy hiểm 60%; một quan điểm khác thuộc về giới chuyên gia phản biện độc lập. Ông Vũ Quang Việt, nguyên vụ trưởng vụ thống kê của tổ chức Liên hiệp quốc, còn tính cặn kẽ rằng nợ công Việt Nam phải lên đến 106% GDP, nếu cộng đủ nợ của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước theo đúng tiêu chuẩn của Liên hiệp quốc.
Nhưng cho đến giờ phút này, vẫn chưa có thêm một tập đoàn kinh tế nào của nhà nước được làm rõ về gốc gác nợ nần, sau khi hai doanh nghiệp Vinashin và Vinalines đã bắt buộc phải công khai tài chính do thành án.
“Nhẹ nhàng” hơn, Ủy ban kinh tế quốc hội đã xác định nợ công quốc gia có thể lên tới 95% GDP, theo một báo cáo công bố vào tháng 5/2013. Lối minh bạch hóa lần đầu tiên này rõ ràng đã mâu thuẫn dữ dội với “quyết tâm” nâng trần bội chi của Chính phủ, bởi phần lớn đại biểu quốc hội muốn biết rõ Chính phủ đã và sẽ chi bao nhiêu và cho cái gì trước khi cơ quan đầu não này tiếp tục đổ tiền vào cái mà người dân gọi là “thùng không đáy”, hay vào một trong những địa chỉ “ăn của dân không chừa thứ gì” - như một thành ngữ của Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.
Tồn kho thể chế
Tất cả vẫn đang quẩn quanh mà chưa có một lối thoát nào khả dĩ. Đề xuất
gần đây của Bộ tài chính về giảm mức lương cơ bản 100.000 đồng/tháng đối
với công chức nhà nước càng cho thấy ngân sách quốc gia đã bị vắt kiệt,
cho dù những người đứng đầu Chính phủ và Ngân hàng nhà nước luôn tự tin
về tiềm lực dự trữ ngoại tệ hơn 20 tỷ USD của Việt Nam.
Tạm gác lại những mộng tưởng bao la, giá rau củ ở các chợ đầu mối đã
tăng vọt trong vài tháng qua, đặc biệt sau những cơn bão dữ dội càn quét
khu vực miền Trung. Gần tương đương với cơn bão giá gián tiếp gây ra
bởi các nhóm lợi ích Việt Nam, mặt bằng giá rau xanh đã tăng gấp đôi,
thậm chí gấp ba sau thiên tai. Nếu vào đầu năm nay, một gia đình đi chợ
hàng ngày chưa tới 100.000 đồng, thì hiện thời phải mất đến 120-150.000
đồng.
Không có một sự đồng cảm khả dĩ nào giữa những con số thống kê nhà nước
luôn bị nghi ngờ với “thực tiễn khách quan và sinh động” mà Đảng vẫn
không ngớt giảng bài.
Vào cuối tháng 9/2013, tại Diễn đàn kinh tế mùa thu, các học giả đã ngầy
ngật với thực trạng “GDP có chân”. Bất chấp nền kinh tế quốc gia đã
xuyên suốt chiều sâu suy thoái đến 5 năm, gần hết các địa phương vẫn báo
cáo chỉ tiêu này lên đến hơn 10%, còn con số chính thức của Tổng cục
thống kê dù “khiêm tốn” hơn rất nhiều nhưng vẫn cao hơn 5%, tức gấp đôi
tốc độ tăng trưởng bình quân của Hoa Kỳ.
Đất nước liên tục tăng trưởng GDP, nhưng ngân sách lại không ngớt thiếu
hụt trầm trọng và dẫn đến bội chi - đó là cái gì, nếu không phải là một
nghịch lý khủng khiếp về phép toán học và những khuất tất ẩn sâu phía
sau?
Một số đại biểu quốc hội một lần nữa phải cao giọng yêu cầu Chính phủ
cần công bố kế hoạch chi tiêu rõ ràng. Nhiều năm qua, Chính phủ đã tung
ra nhiều phép thử cho những người đại diện của dân và cho chính nhân
dân. Nhưng đến nay, các phép thử đã dồn tích quá sâu đậm, vào lúc tất cả
đều nhìn thấy đáy bi kịch của nền kinh tế nhưng chẳng mấy ai đủ can đảm
để trồi lên khỏi đáy.
Thời gian cuối của năm 2013, tình thế đã “ổn định và phát triển” đến mức
mà ngay Thời báo kinh tế Việt Nam - một ấn phẩm báo chí có khuynh hướng
“thân chính phủ”, cũng phải kêu lên: “Kinh tế ngày một gian nan mà
Chính phủ vẫn vang bài ca cũ với những điệp khúc cũ cả trong cách đánh
giá lẫn việc đưa ra giải pháp”.
Vậy nguồn cơn sâu xa tận cùng của “bài ca” đó nằm ở chỗ nào?
Cũng trên tờ Thời báo kinh tế Việt Nam, đại biểu Quốc hội Bùi Sỹ Lợi đặc tả: “Tồn kho thể chế”.
Làm rõ lại quan điểm của tôi về Tướng Giáp - What’s my real view on late General Giap?
Phạm Hồng Sơn
…my answer was neither as affirmative and nor as simple as this AFP’s quote. Thực tế, câu trả lời của tôi không quyết đoán và đơn giản như thế.
What’s my real view on late General Giap? Làm rõ lại quan điểm của tôi về Tướng Giáp
English | Tiếng Việt | ||
---|---|---|---|
|
|
Nguồn: What’s my real view on late General Giap? Làm rõ lại quan điểm của tôi về Tướng Giáp. Phạm Hồng Sơn. Blog Như Cây Tre Việt Nam, thứ Ba, ngày 22 tháng mười năm 2013
‘Phù thủy’ ngân hàng
Mua bán vàng trái phép tràn lan, lũng đoạn ngân hàng, lừa đảo hàng
loạt... là thực tế nhức nhối được chỉ rõ trong kết luận các “đại án”
tham nhũng mới đây, đặc biệt là các vụ liên quan đến ông trùm Nguyễn Đức Kiên và “phù thủy” Huỳnh Thị Huyền Như.
Trùm Kiên trước khi bị bắt - Ảnh: Khả Hòa |
Trên thực tế, không phải đến ngày 20.8.2012, khi trùm Kiên bị bắt, mà từ trước đó Thanh Niên
đã có nhiều bài viết cảnh báo những bất cập từ chính sách đã tạo kẽ hở
cho việc thao túng ngân hàng và rủi ro ở thị trường vàng ảo. Thậm chí
cuối năm 2011, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội cũng đã từng phát
hiện “một số sai phạm” trong quá trình quản trị và điều hành hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng ACB tại chi nhánh Thăng Long và chi nhánh Hà
Nội, nhưng “biện pháp mạnh” vẫn phải chờ đến gần một năm sau, khi đơn
thư tố cáo dồn dập chuyển đến cơ quan điều tra.
Tiền không phép
Cuối năm 2008, trùm Kiên đã mở Công ty B&B tại Hà Nội. Cho đến thời điểm ông ta bị bắt, hội đồng quản trị cũng chỉ gói gọn trong gia đình, giữa ông ta với vợ (bà Lan) và em gái (bà Hương). Cơ quan điều tra xác định B&B “không được nhà nước cấp phép kinh doanh tài chính” nhưng từ khi ra đời đến khi đóng cửa, công ty này đã “quậy tưng” thị trường tài chính. Trong vòng một tháng từ 4.9 đến 5.10.2009, B&B đã vốc gần 1.300 tỉ đồng trên tổng số gần 1.500 tỉ đồng vốn điều lệ đổ vào AFG (Công ty CP Tập đoàn tài chính Á Châu) cũng do trùm Kiên làm chủ tịch. Hơn một năm sau, ngày 30.11.2010, chấp hành “lệnh” chồng, bà Lan ký bán 10 triệu trái phiếu (trị giá 1.000 tỉ đồng) B&B cho Ngân hàng ACB, kỳ hạn 10 năm. Tài sản đảm bảo là gần 1 triệu cổ phiếu VietinBank của những thành viên trong gia đình gồm vợ, em gái, em rể, em rể vợ, mẹ vợ, bố vợ. Rút nhanh 1.000 tỉ đồng từ ACB, ông trùm tiếp tục phân phát lại cho các thành viên trong gia đình đi thâu tóm cổ phiếu ngân hàng và cổ phần hàng loạt công ty khác.
Trong khi đó, Tập đoàn AFG ra đời đầu năm 2007 tại Hà Nội với 10 cổ đông gồm Công ty CP đầu tư Thời Đại do Trần Phú Hòa làm giám đốc; Công ty B&B của trùm Kiên; Nhựa Đại Hưng của Phạm Văn Mẹo; Công ty CP Khang Nga do Trần Hồng Ngữ làm giám đốc; Công ty Tùng Thảo của Nguyễn Thanh Vinh; Công ty SP của Phan Thanh Minh và các cá nhân là Trần Phú Mỹ, Phan Thanh Minh, Đinh Quang Duy, Nguyễn Lê Mai Thảo và cũng không được cấp phép kinh doanh tài chính. Nhưng đến thời điểm vụ án bị phát hiện, cơ quan điều tra xác định trùm Kiên đã chỉ đạo tập đoàn này sử dụng hơn 4.000 tỉ đồng kinh doanh tài chính trái phép, trong đó bao gồm 3.200 tỉ đồng vốn điều lệ, 400 tỉ thu được từ phi vụ phát hành trái phiếu bán cho Ngân hàng Phương Nam và 468 tỉ huy động. Cũng tại Hà Nội, Công ty ACBI (Công ty CP đầu tư ACB Hà Nội) do trùm Kiên thành lập năm 2006 không được nhà nước cho phép kinh doanh tài chính, nhưng chỉ trong vòng chưa đầy một năm từ tháng 5.2007 đến tháng 4.2008, công ty này đã sử dụng hơn 1.400 tỉ đồng gây náo loạn thị trường tài chính khu vực phía bắc. Đặc biệt còn mua gom hàng trăm tỉ đồng cổ phiếu của 2 ngân hàng lớn là Techcombank và Eximbank.
Tương tự, Công ty ACI (Công ty CP đầu tư Á Châu) tại TP.HCM và Công ty ACI - HN (Công ty TNHH đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội) của ông trùm cũng bị cáo buộc kinh doanh tài chính trái phép tổng cộng gần 2.000 tỉ đồng trong vòng 3 năm từ 2008 đến 2011. Trong đó có hơn 1.400 tỉ đồng thu gom cổ phiếu hàng loạt các ngân hàng như VietinBank, Đại Á, KienLongbank, Eximbank, ACB và các công ty dệt may Phố Nối, đầu tư Nam Sao...
Vàng trái phép
Công ty Thiên Nam được trùm Kiên thành lập tại Hà Nội từ năm 1995. Cơ quan điều tra xác định đến thời điểm tháng 6.2000, khi đăng ký thay đổi lần thứ 7 cũng chỉ có các chức năng sản xuất hàng may mặc, xuất nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp nhẹ và kinh doanh bất động sản, hoàn toàn không có chức năng kinh doanh vàng. Nhưng dưới sự chỉ đạo của ông trùm, hoạt động kinh doanh vàng vẫn diễn ra rầm rộ. Đến thời điểm Ngân hàng Nhà nước “thổi còi”, công ty này thực hiện 49 giao dịch bằng 150.000 ounce để đóng tài khoản đã ủy thác và lỗ hơn 21 triệu USD (tương đương 400 tỉ đồng vào thời điểm đó). Ngoài ra, công ty này còn mua bán vàng vật chất trong nước trái phép với số lượng rất lớn, nhưng lúc bấy giờ các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa có động thái gì.
Trên thực tế, theo cơ quan điều tra, từ giữa năm 2008 đến tháng 6.2010, thường trực HĐQT Ngân hàng ACB cũng mở rộng cửa cho 6 công ty của trùm Kiên kinh doanh vàng trạng thái với nước ngoài và kinh doanh vàng thông qua tài khoản của ACB. Đến ngày 30.6.2010, khi Ngân hàng Nhà nước phát văn bản yêu cầu ACB đóng tài khoản kinh doanh vàng với 6 công ty này thì tổng số lỗ lên tới hơn 178 triệu USD (tương đương với hơn 3.400 tỉ đồng vào thời điểm tỷ giá 19.000 đồng), trong khi tài sản ký quỹ của 6 công ty chỉ còn hơn 1.300 tỉ đồng. Từ đây, thủ thuật “lắp đầy” được tiếp tục. ACB cho 6 công ty nhận nợ bắt buộc bằng hình thức ký hợp đồng vay vàng với số lượng tương ứng với khoản lỗ là 91.268 lượng và bổ sung tài sản đảm bảo. Thực hiện chỉ đạo theo hướng này, ACB chi nhánh Thăng Long đã ký hợp đồng “phân phát” số vàng cho từng công ty. Trong đó Công ty ACBI, Công ty ACI - HN và Tập đoàn AFG mỗi đơn vị vay 16.771 lượng; Công ty B&B vay 16.070 lượng, Công ty Thiên Nam vay 14.385 lượng và Công ty ACI vay 10.500 lượng. Việc này đã bị thanh tra Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội phát hiện và kết luận “vi phạm điều kiện vay vốn, thẩm định cho vay, kiểm tra sau vay và thẩm định tài sản” từ trước khi vụ án được khởi tố.
Nhưng câu chuyện chưa dừng ở đó. Dù “ép vay”, với quyền lực ông trùm, sau khi ký hợp đồng ACB vẫn phải giải ngân cho 6 công ty trên bán hết vàng ký quỹ. Theo báo cáo của ACB với cơ quan điều tra, tính đến thời điểm 30.4.2013 tổng dư nợ 6 công ty và 5 cá nhân trong gia đình ông trùm tại ngân hàng này đã lên đến hơn 7.300 tỉ đồng, trong khi tổng giá trị tài sản đảm bảo được thẩm định hơn 6.400 tỉ đồng, âm 944 tỉ đồng. (còn tiếp)
Thủy Long
(Thanh niên)
Trung Quốc ‘thổi phồng’ mối quan hệ hợp tác phát triển với ASEAN
Một số
chuyến thăm của Thủ tướng Lý Khắc Cường đến các nước Đông Nam Á hồi đầu
tháng này được các báo chí và truyền thông Trung Quốc bình luận một cách
thái quá rằng Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận với Brunei và Việt Nam
trong việc thúc đẩy hợp tác hàng hải và phát triển chung. Ví dụ hôm 13
tháng Mười, Tân Hoa xã đã kêu gọi các nước khác trong khu vực làm theo
và “tiếp nhận cây đũa thần của sự phát triển chung”. Một ngày sau đó,
Tân Hoa xã cũng loan báo về “bước đột phá trong hợp tác song phương”
giữa Bắc Kinh và Hà Nội.
Hua
Yiwen, người được cho là một chuyên gia về các vấn đề toàn cầu, đã viết
trên Nhân dân Nhật báo Trực tuyến (People’s Daily Online) hồi thứ Sáu
tuần trước rằng ông Lý đã “đưa ra ba ý tưởng ‘đột phá’ để xử lý các
tranh chấp trên biển một cách ôn hòa: kiểm soát sự phân rẽ, tìm kiếm cơ
hội phát triển chung, và thúc đẩy hợp tác hàng hải”. Trong bài bình
luận, ông Hua cũng cho rằng các thành viên của Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN), bao gồm những nước không có tranh chấp ở Biển Đông,
vẫn có thể nỗ lực phát triển Quỹ Hợp tác Trung Quốc–ASEAN và “cùng làm
việc để xây dựng Con đường Tơ lụa trên biển trong thế kỷ 21″.
Mặc dù những gì mà truyền thông Trung Quốc mô tả có thể làm cho nhiều người đặt thêm hy vọng, nhưng trong thực tế nếu nhìn kỹ hơn về các thỏa thuận đã đạt được giữa ông Lý và các đối tác trong khu vực thì có thể thấy rằng những tuyên bố của báo chí Trung Quốc chỉ mang nội dung phóng đại.
Một ví dụ khác là hồi tháng Tư năm ngoái, khi Quốc vương Brunei, Hassanal Bolkiah, đến thăm Trung Quốc. Sau khi các cuộc thảo luận chính thức với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai nhà lãnh đạo đã đưa ra một Tuyên bố chung hỗ trợ thăm dò và khai thác tài nguyên dầu khí ngoài khơi do các công ty dầu của hai nước hợp tác song phương. Các hoạt động chung đã được thực hiện “trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng và cùng có lợi. Sự hợp tác liên quan sẽ không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hàng hải của hai nước”.
Vào ngày 11 tháng Mười, bản Tuyên bố chung nói trên cho thấy rằng cả hai bên “nhất trí tăng cường hợp tác hàng hải để thúc đẩy việc phát triển chung” và họ hoan nghênh những thỏa thuận ký kết thiết lập một liên doanh giữa Công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) và Công ty Dầu khí Quốc gia Sendirian Berhad Brunei (PetroleumBRUNEI). Cuối tuần đó, Tân Hoa Xã mô tả sự hợp tác trên là “một động thái tiên phong”. Trong thực tế thì các thỏa thuận được thổi phồng này còn khiêm tốn hơn nhiều vì nó chỉ liên quan đến việc thiết lập một liên doanh cung cấp dịch vụ mỏ dầu.
Hồi tháng Mười năm 2011, Trung Quốc và Việt Nam đã đạt được một thỏa thuận về Nguyên tắc Cơ bản Chỉ đạo Giải quyết các vấn đề Hàng hải. Cả hai đều đồng ý đối phó với các vấn đề dễ dàng trước và giải quyết các vấn đề phức tạp sau. Ưu tiên được đặt ra là đẩy nhanh tiến độ phân giới cắm mốc trong vùng biển bên ngoài Vịnh Bắc Bộ, và một khi điều này đã được thực hiện thì hai bên sẽ bắt đầu các cuộc thảo luận về “hợp tác cùng phát triển” trong vùng biển này. Bản Nguyên tắc Cơ bản kêu gọi Trung Quốc và Việt Nam thực hiện hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm hơn như bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm và cứu nạn trên biển, và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.
Ngoài ra, trong chuyến thăm của ông Lý đến Việt Nam trong hồi giữa tháng này, ông và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức đồng ý thành lập ba nhóm công tác về hợp tác hàng hải, hợp tác trên đất liền và hợp tác tài chính. Tổ công tác hàng hải sẽ được thành lập bên trong Đoàn Đàm phán Chính phủ Việt Nam–Trung Quốc về Ranh giới và Lãnh thổ.
Một phát ngôn viên chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố vào ngày 14 tháng Mười rằng “quyết định thành lập nhóm làm việc hợp tác hàng hải… thể hiện khả năng giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông, đó là vấn đề duy nhất tồn đọng giữa hai nước có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ song phương”.
Báo chí Trung Quốc và các nhà bình luận trên truyền thông đã giải thích tài liệu trong tuyên bố hợp tác hàng hải của các nhà lãnh đạo Trung Quốc như một “bước đột phá” liên quan đến sự phát triển chung trong vùng biển bên ngoài Vịnh Bắc Bộ. Bình luận viên Hua Yiwen nhiệt tình cho rằng điều này sẽ dẫn đến sự “phát triển hơn nữa trong các phạm vi rộng lớn hơn tại vùng biển này”.
Nguyên tắc Cơ bản giữa Trung Quốc–Việt Nam đã được công bố riêng với cả hai thứ tiếng Trung và Việt Nam hồi năm 2011, và điều này đã dẫn đến sự mơ hồ trong bản dịch tiếng Anh. Ví dụ, Việt Nam đã sử dụng khái niệm “hợp tác cùng phát triển” thay vì “phát triển chung”. Việt Nam đã không đồng ý cắt giảm các thỏa thuận riêng biệt với Trung Quốc bất chấp các bên có tranh chấp trong vùng Biển Đông. Điểm 3 trong Nguyên tắc Cơ bản năm 2011 nêu rõ, “các tranh chấp liên quan đến các nước khác sẽ được giải quyết thông qua đàm phán với các bên có liên quan”.
Có thể cho rằng chuyến thăm của ông Lý đến Việt Nam nhằm giữ cho mối quan hệ song phương đang trong quỹ đạo hướng về phía trước. Nhưng tuyên bố về các bước đột phá lớn vẫn còn quá vội vã, bất kể những gì mà các nhà bình luận Trung Quốc đưa ra trên truyền thông trong thời gian gần đây. Ông Lý và ông Dũng đã đồng ý “khởi động một cuộc khảo sát chung trong vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ” cũng như thực hiện hợp tác chung trong việc bảo vệ môi trường biển trong Vịnh Bắc Bộ và tiến hành một cuộc khảo sát các trầm tích thời Holocenne trong khu vực sông Hồng và vùng đồng bằng sông Dương Tử.
Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, đưa ra đánh giá rằng, “Đó chỉ là những lời lẽ ngoại giao. Lợi ích của Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông như là lửa và nước”.
Carl Thayer, The Diplomat
Mặc dù những gì mà truyền thông Trung Quốc mô tả có thể làm cho nhiều người đặt thêm hy vọng, nhưng trong thực tế nếu nhìn kỹ hơn về các thỏa thuận đã đạt được giữa ông Lý và các đối tác trong khu vực thì có thể thấy rằng những tuyên bố của báo chí Trung Quốc chỉ mang nội dung phóng đại.
Một ví dụ khác là hồi tháng Tư năm ngoái, khi Quốc vương Brunei, Hassanal Bolkiah, đến thăm Trung Quốc. Sau khi các cuộc thảo luận chính thức với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai nhà lãnh đạo đã đưa ra một Tuyên bố chung hỗ trợ thăm dò và khai thác tài nguyên dầu khí ngoài khơi do các công ty dầu của hai nước hợp tác song phương. Các hoạt động chung đã được thực hiện “trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng và cùng có lợi. Sự hợp tác liên quan sẽ không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hàng hải của hai nước”.
Vào ngày 11 tháng Mười, bản Tuyên bố chung nói trên cho thấy rằng cả hai bên “nhất trí tăng cường hợp tác hàng hải để thúc đẩy việc phát triển chung” và họ hoan nghênh những thỏa thuận ký kết thiết lập một liên doanh giữa Công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) và Công ty Dầu khí Quốc gia Sendirian Berhad Brunei (PetroleumBRUNEI). Cuối tuần đó, Tân Hoa Xã mô tả sự hợp tác trên là “một động thái tiên phong”. Trong thực tế thì các thỏa thuận được thổi phồng này còn khiêm tốn hơn nhiều vì nó chỉ liên quan đến việc thiết lập một liên doanh cung cấp dịch vụ mỏ dầu.
Hồi tháng Mười năm 2011, Trung Quốc và Việt Nam đã đạt được một thỏa thuận về Nguyên tắc Cơ bản Chỉ đạo Giải quyết các vấn đề Hàng hải. Cả hai đều đồng ý đối phó với các vấn đề dễ dàng trước và giải quyết các vấn đề phức tạp sau. Ưu tiên được đặt ra là đẩy nhanh tiến độ phân giới cắm mốc trong vùng biển bên ngoài Vịnh Bắc Bộ, và một khi điều này đã được thực hiện thì hai bên sẽ bắt đầu các cuộc thảo luận về “hợp tác cùng phát triển” trong vùng biển này. Bản Nguyên tắc Cơ bản kêu gọi Trung Quốc và Việt Nam thực hiện hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm hơn như bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm và cứu nạn trên biển, và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.
Ngoài ra, trong chuyến thăm của ông Lý đến Việt Nam trong hồi giữa tháng này, ông và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức đồng ý thành lập ba nhóm công tác về hợp tác hàng hải, hợp tác trên đất liền và hợp tác tài chính. Tổ công tác hàng hải sẽ được thành lập bên trong Đoàn Đàm phán Chính phủ Việt Nam–Trung Quốc về Ranh giới và Lãnh thổ.
Một phát ngôn viên chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố vào ngày 14 tháng Mười rằng “quyết định thành lập nhóm làm việc hợp tác hàng hải… thể hiện khả năng giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông, đó là vấn đề duy nhất tồn đọng giữa hai nước có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ song phương”.
Báo chí Trung Quốc và các nhà bình luận trên truyền thông đã giải thích tài liệu trong tuyên bố hợp tác hàng hải của các nhà lãnh đạo Trung Quốc như một “bước đột phá” liên quan đến sự phát triển chung trong vùng biển bên ngoài Vịnh Bắc Bộ. Bình luận viên Hua Yiwen nhiệt tình cho rằng điều này sẽ dẫn đến sự “phát triển hơn nữa trong các phạm vi rộng lớn hơn tại vùng biển này”.
Nguyên tắc Cơ bản giữa Trung Quốc–Việt Nam đã được công bố riêng với cả hai thứ tiếng Trung và Việt Nam hồi năm 2011, và điều này đã dẫn đến sự mơ hồ trong bản dịch tiếng Anh. Ví dụ, Việt Nam đã sử dụng khái niệm “hợp tác cùng phát triển” thay vì “phát triển chung”. Việt Nam đã không đồng ý cắt giảm các thỏa thuận riêng biệt với Trung Quốc bất chấp các bên có tranh chấp trong vùng Biển Đông. Điểm 3 trong Nguyên tắc Cơ bản năm 2011 nêu rõ, “các tranh chấp liên quan đến các nước khác sẽ được giải quyết thông qua đàm phán với các bên có liên quan”.
Có thể cho rằng chuyến thăm của ông Lý đến Việt Nam nhằm giữ cho mối quan hệ song phương đang trong quỹ đạo hướng về phía trước. Nhưng tuyên bố về các bước đột phá lớn vẫn còn quá vội vã, bất kể những gì mà các nhà bình luận Trung Quốc đưa ra trên truyền thông trong thời gian gần đây. Ông Lý và ông Dũng đã đồng ý “khởi động một cuộc khảo sát chung trong vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ” cũng như thực hiện hợp tác chung trong việc bảo vệ môi trường biển trong Vịnh Bắc Bộ và tiến hành một cuộc khảo sát các trầm tích thời Holocenne trong khu vực sông Hồng và vùng đồng bằng sông Dương Tử.
Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, đưa ra đánh giá rằng, “Đó chỉ là những lời lẽ ngoại giao. Lợi ích của Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông như là lửa và nước”.
Carl Thayer, The Diplomat
Bảo Anh chuyển ngữ, CTV Phía Trước
© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC
Hạn hán, lũ lụt không những do thiên tai mà còn do nhân tai
Nghe bài này
Giới chuyên gia tiếp tục lên tiếng để làm sao những tai họa như thế không còn xảy ra nữa.
Đánh giá thực tế
Tiến sĩ Trần Nhơn, nguyên thứ trưởng Bộ Thủy Lợi, chủ tịch Hội Thủy Lợi Việt Nam thông qua kinh nghiệm của ông đưa ra một số đánh giá liên quan tình trạng thủy điện và thủy lợi tại Việt Nam như sau:
Vấn đề thủy điện và thủy lợi hằng 60 năm qua, những qui hoạch về thủy lợi nói chung và thủy điện nói riêng ( thực ra từ thủy lợi bao trùm và thủy điện là một ngành trong thủy lợi; nhưng đôi khi dùng từ không ổn vì nước sạch cũng thủy lợi, nước cho giao thông vận tải cũng là thủy lợi…) thì thủy điện được tiếp cận trên quan điểm thị trường, có đầu tư và hoàn vốn nên người ta lao vào kinh doanh. Đối với thủy điện, thường những công trình với kết cấu hạ tầng như vậy thời gian hoàn vốn phải từ 30-40 năm; nhưng do cơ chế hiện hành những dự án thủy điện nhỏ nhỏ, vừa vừa hiện nay người ta tính ra chỉ độ hơn 10 năm thôi. Do đó, người ta lao vào bỏ vốn đầu tư thành ra hơi loạn; chứ trước đây làm thủy điện lớn, thủy điện vừa thì có tiến độ và nghiên cứu cẩn thận hơn nhưng bây giờ làm ào ào, từ đó qui hoạch và quản lý không xuể- qui hoạch có vấn đề, thiết kế có vấn đề, xây dựng có vấn đề, quản lý vận hành có vấn đề. Như vậy thủy điện là một mặt.
Thứ hai, những công trình về thủy nông: hồ chứa, tưới tiêu… mà hiện nay người ta gọi là thủy lợi thực chất chỉ là công trình thủy nông thôi. Bên thủy nông là bao cấp còn bên thủy điện kinh doanh, hạch toán. Thủy nông bao cấp- xin cho nên cũng rất lộn xộn. Hàng hóa nước xin cho- bao cấp. Ngành nào mà xin cho- bao cấp thì ngành đó sẽ lụn bại, ngành nào kinh doanh sẽ phát triển và đáp ứng yêu cầu phong phú. Thế thì hiện nay có sự lùng nhùng như thế nên liên quan đến tình hình cụ thể ( xả lũ gây ngập cho hạ du). Chuyện đó liên quan đến vấn đề vĩ mô rất lớn mà tôi rất quan tâm, đó là vấn đề cơ chế, tổ chức của ngành. Vào ngày 19 tháng 3 năm 2013 tôi có gửi cho ông Nguyễn Thái Bình, bí thư Ban Cán sự Đảng và bộ trưởng Bộ Nội Vụ về kiến nghị của tôi và tôi nói rõ những yêu cầu về tổ chức của ngành nước.
Việc xây dựng các đập, các hồ chứa để tạo nên các nhà máy thủy điện ở Việt Nam vừa qua ngoài việc thiếu qui hoạch chung nên các công trình thủy điện đó không có mộ lưu lượng xả đê duy trì dòng chảy. Và do việc xây hồ chứa chưa quan tâm đến chức năng phòng chống lũ và cấp nước cho hạ du nên tạo nên hạn hán, lũ lụt. Do vậy người ta thấy rằng vấn đề hạn hán, lũ lụt hiện nay không phải do thiên tai mà còn do nhân tai. Việc xả lũ trong mùa mưa bão vừa qua càng cho thấy sự quản lý hết sức yếu kém. Nhiều nơi xả lũ không báo trước hoặc xả quá sự chịu đựng của dòng chảy khiến xảy ra lụt lội làm không chỉ mất mùa màng, tài sản, ngập lụt nhà cửa mà nhiều chỗ làm chết hằng chục người dân, trong đó có phụ nữ và trẻ em. Đó là điều hết sức phàn nàn về sự quản lý yếu kém của cán bộ, kể cả tinh thần trách nhiệm đối với người dân cũng đáng chê trách.
Vấn đề an toàn
An toàn là điều thường được nói đến thế nhưng tại Việt Nam, việc thực thi các biện pháp an toàn dường như cũng hết sức giới hạn. Tiến sĩ Trần Nhơn đặt vấn đề:
Những hồ chứa thủy lợi là những công trình mà vấn đề an toàn là rất quan trọng. Quản lý an toàn của chúng ta hiện nay rất kém như đập vỡ… Văn hóa an toàn rất kém. Quản lý Nhà nước an toàn các công trình rất kém, nên tập trung về một mối là quan trọng.
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
Thảm hoạ các hồ chứa thủy điện và thủy lợi xả lũ hay bị vỡ gây hại
cho người dân sinh sống tại các khu vực hạ du, xảy ra trong thời gian
qua lại dấy lên quan ngại cho người dân trong nước.
Giới chuyên gia tiếp tục lên tiếng để làm sao những tai họa như thế không còn xảy ra nữa.
Đánh giá thực tế
Tiến sĩ Trần Nhơn, nguyên thứ trưởng Bộ Thủy Lợi, chủ tịch Hội Thủy Lợi Việt Nam thông qua kinh nghiệm của ông đưa ra một số đánh giá liên quan tình trạng thủy điện và thủy lợi tại Việt Nam như sau:
Vấn đề thủy điện và thủy lợi hằng 60 năm qua, những qui hoạch về thủy lợi nói chung và thủy điện nói riêng ( thực ra từ thủy lợi bao trùm và thủy điện là một ngành trong thủy lợi; nhưng đôi khi dùng từ không ổn vì nước sạch cũng thủy lợi, nước cho giao thông vận tải cũng là thủy lợi…) thì thủy điện được tiếp cận trên quan điểm thị trường, có đầu tư và hoàn vốn nên người ta lao vào kinh doanh. Đối với thủy điện, thường những công trình với kết cấu hạ tầng như vậy thời gian hoàn vốn phải từ 30-40 năm; nhưng do cơ chế hiện hành những dự án thủy điện nhỏ nhỏ, vừa vừa hiện nay người ta tính ra chỉ độ hơn 10 năm thôi. Do đó, người ta lao vào bỏ vốn đầu tư thành ra hơi loạn; chứ trước đây làm thủy điện lớn, thủy điện vừa thì có tiến độ và nghiên cứu cẩn thận hơn nhưng bây giờ làm ào ào, từ đó qui hoạch và quản lý không xuể- qui hoạch có vấn đề, thiết kế có vấn đề, xây dựng có vấn đề, quản lý vận hành có vấn đề. Như vậy thủy điện là một mặt.
Thứ hai, những công trình về thủy nông: hồ chứa, tưới tiêu… mà hiện nay người ta gọi là thủy lợi thực chất chỉ là công trình thủy nông thôi. Bên thủy nông là bao cấp còn bên thủy điện kinh doanh, hạch toán. Thủy nông bao cấp- xin cho nên cũng rất lộn xộn. Hàng hóa nước xin cho- bao cấp. Ngành nào mà xin cho- bao cấp thì ngành đó sẽ lụn bại, ngành nào kinh doanh sẽ phát triển và đáp ứng yêu cầu phong phú. Thế thì hiện nay có sự lùng nhùng như thế nên liên quan đến tình hình cụ thể ( xả lũ gây ngập cho hạ du). Chuyện đó liên quan đến vấn đề vĩ mô rất lớn mà tôi rất quan tâm, đó là vấn đề cơ chế, tổ chức của ngành. Vào ngày 19 tháng 3 năm 2013 tôi có gửi cho ông Nguyễn Thái Bình, bí thư Ban Cán sự Đảng và bộ trưởng Bộ Nội Vụ về kiến nghị của tôi và tôi nói rõ những yêu cầu về tổ chức của ngành nước.
Ông Nguyễn Thanh Giang, tiến sỹ địa vật lý và vừa qua có bài viết
về tình hình thủy điện tại Việt Nam chia xẻ những đánh giá của ông về
thực trạng thủy điện tại Việt Nam như sau:
Việc xây dựng các đập, các hồ chứa để tạo nên các nhà máy thủy điện ở Việt Nam vừa qua ngoài việc thiếu qui hoạch chung nên các công trình thủy điện đó không có mộ lưu lượng xả đê duy trì dòng chảy. Và do việc xây hồ chứa chưa quan tâm đến chức năng phòng chống lũ và cấp nước cho hạ du nên tạo nên hạn hán, lũ lụt. Do vậy người ta thấy rằng vấn đề hạn hán, lũ lụt hiện nay không phải do thiên tai mà còn do nhân tai. Việc xả lũ trong mùa mưa bão vừa qua càng cho thấy sự quản lý hết sức yếu kém. Nhiều nơi xả lũ không báo trước hoặc xả quá sự chịu đựng của dòng chảy khiến xảy ra lụt lội làm không chỉ mất mùa màng, tài sản, ngập lụt nhà cửa mà nhiều chỗ làm chết hằng chục người dân, trong đó có phụ nữ và trẻ em. Đó là điều hết sức phàn nàn về sự quản lý yếu kém của cán bộ, kể cả tinh thần trách nhiệm đối với người dân cũng đáng chê trách.
Vấn đề an toàn
An toàn là điều thường được nói đến thế nhưng tại Việt Nam, việc thực thi các biện pháp an toàn dường như cũng hết sức giới hạn. Tiến sĩ Trần Nhơn đặt vấn đề:
Những hồ chứa thủy lợi là những công trình mà vấn đề an toàn là rất quan trọng. Quản lý an toàn của chúng ta hiện nay rất kém như đập vỡ… Văn hóa an toàn rất kém. Quản lý Nhà nước an toàn các công trình rất kém, nên tập trung về một mối là quan trọng.
Đầu mối quản lý
Theo như tiến sỹ Trần Nhơn trình bày thì hiện nay có ba bộ đang tham gia quản lý các nguồn nước tại Việt Nam. Ông đề nghị cần phải có một đầu mối quản lý chung thì mới có thể giải quyết những tồn tại liên quan hiện nay. Ông nói:
Về ngành nước này, tôi nêu vấn đề để giải quyết tồn tại qui hoạch lộn xộn, thi công không có chất lượng, và quản lý ( kém) thì yêu cầu hiện nay về việc quản lý nguồn nước phải qui về một đầu mối. Hồi năm 1995, Bộ Thủy Lợi được nhập vào với Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực Phẩm gọi là Bộ Nông Nghiệp- Phát triển Nông thôn. Đến năm 2001, Quốc hội có nghị quyết tách phần thủy lợi, tài nguyên nước sang Bộ Tài Nguyên- Môi trường. Trục trặc là dù có chủ trương như thế, nhưng cán bộ, lực lượng nhân sự và tài liệu chuyên môn vẫn còn nằm ở Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn, thành ra Bộ Tài Nguyên- Môi trường quản lý rất lúng túng.
Theo như tiến sỹ Trần Nhơn trình bày thì hiện nay có ba bộ đang tham gia quản lý các nguồn nước tại Việt Nam. Ông đề nghị cần phải có một đầu mối quản lý chung thì mới có thể giải quyết những tồn tại liên quan hiện nay. Ông nói:
Về ngành nước này, tôi nêu vấn đề để giải quyết tồn tại qui hoạch lộn xộn, thi công không có chất lượng, và quản lý ( kém) thì yêu cầu hiện nay về việc quản lý nguồn nước phải qui về một đầu mối. Hồi năm 1995, Bộ Thủy Lợi được nhập vào với Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực Phẩm gọi là Bộ Nông Nghiệp- Phát triển Nông thôn. Đến năm 2001, Quốc hội có nghị quyết tách phần thủy lợi, tài nguyên nước sang Bộ Tài Nguyên- Môi trường. Trục trặc là dù có chủ trương như thế, nhưng cán bộ, lực lượng nhân sự và tài liệu chuyên môn vẫn còn nằm ở Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn, thành ra Bộ Tài Nguyên- Môi trường quản lý rất lúng túng.
Trong những năm gần đây, qua rút kinh nghiệm như thế, có kiến nghị
nên thành lập trở lại một bộ đại để gọi là Bộ Thủy Lợi và Biến Đổi Khí
hậu để qui về một đầu mối vấn đề quản lý tổng hợp tài nguyên nước, và
cán bộ, lực lượng cũng đủ sức để quản lý chung. Còn từng bộ có dính líu
đến vấn đề này như Bộ Nông nghiệp làm về thủy nông, Bộ Công Thương làm
về thủy điện, Bộ Xây dựng làm về nước sạch, Bộ Du lịch- Thể Thao làm về
nước cho du lịch…đó là chuyên ngành, còn bộ tập trung trở lại nắm một
đầu mối chung như Bộ Thủy Lợi trước đây phải làm khẩn cấp- SOS.
Tôi đề nghị với chính phủ, với Quốc hội, với bộ trưởng Bộ Nội Vụ và gửi cho chủ tịch nước về vấn đề này. Tôi cũng được biết thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các phó thủ tướng chính phủ đã thấy vấn đề này rồi; nhưng do cứ lùng nhùng nên chưa đưa ra quốc hội để biểu quyết lập lại ngành nước này.
Để lập lại vấn đề này điều đầu tiên SOS phải lập lại Bộ Thủy Lợi và Biến đổi khí hậu. Cứ để mỗi bộ nắm một ngành sẽ chồng chéo, bỏ trống nhiều trận địa. Vấn đề lũ, tai họa nhân tạo, lũ… các phương tiện truyền thông nói nhiều rồi, tôi chỉ muốn nhấn mạnh về nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân là quản lý tản mạn, tách ra.
Đối với ý kiến cần có một đầu mối quản lý các công trình thủy điện và thủy lợi như của ông Trần Nhơn đưa ra, tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang nêu rõ hơn:
Trước đây đã có Bộ Thủy Lợi, nhưng rồi do sắp xếp lại nên bộ này bị dẹp bỏ đi. Gần đây có ý kiến cho tái lập lại Bộ Thủy Lợi, thậm chí còn có ý kiến cho thành lập Bộ Thủy Điện. Theo tôi vấn đề này cần phải cân nhắc, vì cứ mỗi việc có vấn đề lại phình ra thêm, có một bộ quản lý thì tôi sợ bộ máy quản lý Nhà nước sẽ cồng kềnh. Việc thành lập riêng Bộ Thủy Điện thì dứt khoát là không được rồi. Việc thành lập Bộ Thủy Lợi cũng phải nên cân nhắc xem sao. Bây giờ có thể sắp xếp nó vào một tổng cục hay cơ quan gì đó trong Bộ Tài Nguyên- Môi trường cũng có thể được. Nhưng vấn đề là phải có chế định, qui định chức năng, quyền hạn thật đầy đủ; hoặc phải giao cho họ quyền vừa chi phối, phê chuẩn, vừa giám định.
Trong tổng cục như vậy có bộ phận phê chuẩn, bộ phận lập kế hoạch, bộ phận giám định. Tập trung vào đầu mối đó. Nhất là trong việc phê duyệt các dự án thủy điện không nên giao hoàn toàn cho các địa phương dù là dự án nhỏ. Chỉ giao cho các địa phương, các tỉnh quyền cấp phép và giám định về mặt kỹ thuật. Như ta đã thấy, việc xảy ra tai họa, việc xảy ra lụt lội, hạn hán, vỡ đập không phải do dự án lớn mà do các dự án nhỏ gây thảm họa không chỉ cho môi trường mà còn cho nhân sinh.
Trong bài viết công khai trên mạng của tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang về vấn đề thủy điện của Việt Nam, ông đề ra sáu khuyến nghị. Hai trong sáu khuyến nghị đó là công khai hóa các dự án thủy điện, mở rộng dân chủ trong việc tiếp thu các ý kiến liên quan đến kế hoạch phát triển thủy điện nói chung và cho mỗi dự án nói riêng. Tiếp nữa là gấp rút xây dựng và triển khai các dự án phát điện năng lượng Mặt Trời và Gió, tận dụng thế mạnh của đất nước nhiệt đới với bờ biển dài như Việt Nam.
Tạp chí Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chuyên mục Khoa học- Môi Trường ký tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.
Tôi đề nghị với chính phủ, với Quốc hội, với bộ trưởng Bộ Nội Vụ và gửi cho chủ tịch nước về vấn đề này. Tôi cũng được biết thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các phó thủ tướng chính phủ đã thấy vấn đề này rồi; nhưng do cứ lùng nhùng nên chưa đưa ra quốc hội để biểu quyết lập lại ngành nước này.
Để lập lại vấn đề này điều đầu tiên SOS phải lập lại Bộ Thủy Lợi và Biến đổi khí hậu. Cứ để mỗi bộ nắm một ngành sẽ chồng chéo, bỏ trống nhiều trận địa. Vấn đề lũ, tai họa nhân tạo, lũ… các phương tiện truyền thông nói nhiều rồi, tôi chỉ muốn nhấn mạnh về nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân là quản lý tản mạn, tách ra.
Đối với ý kiến cần có một đầu mối quản lý các công trình thủy điện và thủy lợi như của ông Trần Nhơn đưa ra, tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang nêu rõ hơn:
Trước đây đã có Bộ Thủy Lợi, nhưng rồi do sắp xếp lại nên bộ này bị dẹp bỏ đi. Gần đây có ý kiến cho tái lập lại Bộ Thủy Lợi, thậm chí còn có ý kiến cho thành lập Bộ Thủy Điện. Theo tôi vấn đề này cần phải cân nhắc, vì cứ mỗi việc có vấn đề lại phình ra thêm, có một bộ quản lý thì tôi sợ bộ máy quản lý Nhà nước sẽ cồng kềnh. Việc thành lập riêng Bộ Thủy Điện thì dứt khoát là không được rồi. Việc thành lập Bộ Thủy Lợi cũng phải nên cân nhắc xem sao. Bây giờ có thể sắp xếp nó vào một tổng cục hay cơ quan gì đó trong Bộ Tài Nguyên- Môi trường cũng có thể được. Nhưng vấn đề là phải có chế định, qui định chức năng, quyền hạn thật đầy đủ; hoặc phải giao cho họ quyền vừa chi phối, phê chuẩn, vừa giám định.
Trong tổng cục như vậy có bộ phận phê chuẩn, bộ phận lập kế hoạch, bộ phận giám định. Tập trung vào đầu mối đó. Nhất là trong việc phê duyệt các dự án thủy điện không nên giao hoàn toàn cho các địa phương dù là dự án nhỏ. Chỉ giao cho các địa phương, các tỉnh quyền cấp phép và giám định về mặt kỹ thuật. Như ta đã thấy, việc xảy ra tai họa, việc xảy ra lụt lội, hạn hán, vỡ đập không phải do dự án lớn mà do các dự án nhỏ gây thảm họa không chỉ cho môi trường mà còn cho nhân sinh.
Trong bài viết công khai trên mạng của tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang về vấn đề thủy điện của Việt Nam, ông đề ra sáu khuyến nghị. Hai trong sáu khuyến nghị đó là công khai hóa các dự án thủy điện, mở rộng dân chủ trong việc tiếp thu các ý kiến liên quan đến kế hoạch phát triển thủy điện nói chung và cho mỗi dự án nói riêng. Tiếp nữa là gấp rút xây dựng và triển khai các dự án phát điện năng lượng Mặt Trời và Gió, tận dụng thế mạnh của đất nước nhiệt đới với bờ biển dài như Việt Nam.
Tạp chí Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chuyên mục Khoa học- Môi Trường ký tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.
2013-10-27
Cần công bằng với phan thị bich hằng và những nhà ngoại cảm
Sau phóng sự của VTV, công luận ồn ào lên án các nhà ngoại cảm nói chung
và cô Phan Thị Bích Hằng nói riêng. Tôi xin được bàn góp đôi lời.
Vong hồn – hồn người chết, là câu chuyện có từ xa xưa, từ Đông sang Tây, ở mọi dân tộc. Trong những giai đoạn lịch sử nhất định, nhà cầm quyền coi là mê tín dị đoan nên ra sức cấm đoán. Nhưng thực tế chứng tỏ, mọi cấm đoán đều vô hiệu. Những hoạt động bói toán, lên đồng chưa bao giờ ngừng. Dù bị trừng phạt, vẫn lén lút hoạt động. Tôi từng chứng kiến, sau chiến tranh chống Pháp, ở miền Bắc một thời hoạt động bói toán đồng bóng nở rộ. Không ít người nhờ những thầy bói quê mà tìm được hài cốt thân nhân. Tương tự vậy, sau năm 1975 hoạt động tìm mộ cũng bùng phát. Hài cốt được tìm thời kỳ này phần nhiều là liệt sĩ. Vì lý do nhân đạo và là đối tượng có công nên chính quyền không cấm cản. Hoạt động tìm kiếm hài cốt liệt sĩ được trợ giúp của các ông bà vốn là “thầy bói, cô đồng” ngày xưa, nay có mỹ danh “nhà ngoại cảm”…
Trước khi đi vào câu chuyện, xin được đề cập vấn đề mấu chốt nhất: có linh hồn không?
Cách đây không lâu có vị đại tá, tiến sĩ dẫn lời nhà vật lý lý thuyết lừng danh Stephan Hawking nói rằng: “Không hề có linh hồn,” để rồi khái quát lên như thánh chỉ: linh hồn không có! Kính trọng con người thiên tài trong khoa học này, nhưng tôi cùng hàng triệu người cho rằng, Hawking đã nói những điều ông chưa hiểu! Cố nhiên, lời nói như vậy không có giá trị. Con người hôm nay đủ trưởng thành để phân biệt được lời nói sai hay đúng bất kể người nói là ai!
Từ kinh nghiệm bản thân và trí tuệ nhân loại, tôi xin thử đưa ra quan niệm về linh hồn như sau:
- Linh hồn là thực thể sống, có tâm hồn, có trí tuệ và quyền năng, tồn tại trong thế giới riêng của họ. Linh hồn giao tiếp với chúng ta qua người môi giới là nhà ngoại cảm hay những người ngồi đồng. Quyền năng của linh hồn có thể rất nhỏ, như làm ta nóng ruột, bồn chồn khiến cần phải làm việc gì đó mà vô tình tránh được tai nạn. Cũng có thể làm ta té ngã hay trừng phạt bằng những tai nạn lớn hơn…
- Nhà ngoại cảm hay con đồng là người được phú bẩm khả năng đặc biệt để giao tiếp với linh hồn, qua đó “phiên dịch” những gì linh hồn muốn truyền đạt. Có thể ví nhà ngoại cảm như cỗ máy ra đa đặc biệt, có khả năng phát hiện chiếc máy bay đang bay trên trời. Nhưng chiếc máy bay này cũng đặc biệt ở chỗ có máy tàng hình. Khi nó bật máy tàng hình, “rada” của nhà ngoại cảm thành vô hiệu.
Từ hai quan niệm trên, chúng tôi xin lý giải hai trường hợp tìm hài cốt sau.
Vụ thứ nhất là việc tìm hài cốt liệt sĩ Hà Huy Tập. Như thông tin trên mạng, biết ông bị giết tại một địa điểm ở Củ Chi mà gia đình và tổ chức với nhiều cách không sao tìm được hài cốt ông. Nhưng rồi, do tấm lòng của con cháu, do quyết tâm của chính quyền, cuối cùng thì hài cốt ông cũng tìm thấy. Trên đường tìm kiếm có những diễn biến sau: Trước đó ông viết lá thư cho gia đình đại ý “đã dấn thân cho đất nước nên không còn là của riêng mình nữa, xin gia đình quên đi.” Lời nguyền của một người đã là “nặng nghìn cân”. Huống hồ ở vị thế của ông, một ông vua lúc gian nguy thì, quân bất hý ngôn “vua không nói dỡn” nên lời nguyền càng khó gỡ. Vì vậy, nhiều lần gia đình thuyết phục (cố nhiên, qua nhà ngoại cảm) nhưng ông không chịu về. Một khi không chịu thì với quyền lực của mình, ông phá không cho tìm. Ta có thể thấy cách phá khá đơn giả: để chắc chắn, gia đình đưa nhiều nhà ngoại cảm tới, còn ông thì như chiếc máy bay trên bầu trời, lúc này nhá máy cho ông A thấy ở vị trí này, lúc sau nhá máy cho ông B thấy ở vị trí khác. Vậy là các vị ngoại cảm cãi nhau, công việc đình trệ. Nhưng do gia đình (trong đó người chủ trì có tâm, có trí) biết ông là người phục tùng tổ chức nên mượn đến tổ chức giúp sức. Như ta thấy trong tư liệu, phải qua một hội nghị chi bộ mà người chủ trì là Bí thư Võ Văn Tần ra quyết nghị, ông Hà Huy Tập mới chịu chấp hành. Ta còn thấy ở đây, Cụ Hồ Chí Minh, tuy không biếu quyết nhưng cũng đồng ý việc này. Vậy vẫn chưa xong, phải đợi Cụ thủy tổ Hà Mại sống 600 năm trước về, chủ trì cuộc bốc mộ. Biết thế nào các vị ngoại cảm cũng “đá” nhau, Cụ thủy tổ và người chủ trì giao việc trực tiếp cho một cô ngoại cảm vườn, là con cháu. Trên hiện trường, bất chấp những lời ra lệnh của các vị ngoại cảm cao thâm, cô cháu ngoại cảm vườn chỉ tuân theo lời Cụ Tổ. Và hài cốt được phát hiện.
Trường hợp thứ hai là của gia đình người bạn tôi. Chú em bạn tôi hy sinh ở Quảng Trị. Bạn tôi tới Trung tâm tiềm năng con người nhờ hai nhà ngoại cảm, trong đó có cô Bích Hằng. Bằng thủ thuật của mình, cả hai người cùng chỉ tới ngôi mộ vô danh số 47 nhưng ở hai nghĩa trang cách nhau hơn chục cây số! Gia đình phải đi lại rất nhiều lần. Một lần, khi đến nghĩa trang A, người anh rể của liệt sĩ, vì tin cô Hằng nên kiên quyết đào mộ ở đây. Bạn tôi thận trọng hơn, anh dẫn được nhà ngoai cảm địa phương tới nghĩa trang. Ông này phán: “Liệt sĩ không ở đây. Mộ giả đấy, toàn đất chẳng có gì đâu!” Người anh rể của liệt sĩ tức tối bỏ về. Đêm, bạn tôi thuê người lén đào mộ thì đúng là ngôi mộ giả, toàn đất. Mọi người tập trung về nghĩa trang B. Nhưng bạn tôi thận trọng, đã đào mộ, xin một lóng xương mang về Hà Nội. Chỉ mấy ngày sau, có kết quả, xác nhận đúng là hài cốt chú em. Hài cốt được đưa về nghĩa trang quê nhà ở Hưng Yên. Buổi trưa hôm mai táng, gia đình tập trung để gặp liệt sĩ, gồm bà mẹ già hơn trăm tuổi, nhiều anh chị, em, con cháu. Chờ mãi thì một đứa cháu 12 tuổi nghiêng ngả bước vào. Bằng giọng của người hơi say, cháu nói:
“Con chào mẹ, em chào các anh, các chị, chú chào các cháu. Con về chậm vì còn phải liên hoan chia tay với anh em. Con xin lỗi mẹ và các anh các chị là trước đây, ở với anh em đồng đội vui quá, con hứa sẽ không đi đâu cả. Nên khi gia đình tìm, con cố phá, khiến mẹ và các anh chị vất vả. Nay con xin lỗi!”
Từ hai trường hợp trên, ta thấy, việc tìm hài cốt là việc tâm linh mà quyền quyết định lại ở phía người được tìm. Nếu không muốn, người được tìm sẽ phá tới cùng, kết quả là không tìm được. Trong hai trường hợp trên, thể hiện cái tâm rất lớn của gia đình và cũng phải kể tới khả năng tài chính nữa. Những gia đình quá khó khăn, đi lại, cầu thầy kiếm thợ tốn kém, chắc là bỏ cuộc! Không ai có lỗi ở đây cả mà bên thắng là ý chí, quyền lực của vong hồn!
Từ thực tế trên, cho thấy, không thể xác định hài cốt như mang máy đi dò kim loại. Vì vậy, việc một nhà báo chôn hài cốt giả, bẫy nhà ngoại cảm tìm kiếm rồi viết bài phê phán người ta là việc làm bất lương và cũng thể hiện sự dốt nát thô bạo, không hiểu gì lĩnh vực thiêng liêng vô cùng tế nhị này. Cũng như vậy, khi có tai nạn đắm tàu chìm đò, người ta mời nhà ngoại cảm tới như để thách thức. Khi họ từ chối thì ồn ào chê trách!
Trở lại sự việc cô Phan Thị Bích Hằng. Tôi chưa bao giờ gặp cô. Nhưng hơn 20 năm qua, việc cô lặn lội tìm được hàng ngàn hài cốt liệt sĩ là điều rất đáng trân trọng. Không chỉ thế, đó còn là một tài năng vô cùng quý hiếm, rất đáng trân trọng và bảo vệ. Nhưng, như phân tích trên, nhà ngoại cảm không phải là chiếc máy dò mìn. Việc thành hay bại là do người được tìm quyết định. Mặt khác cũng do tình trạng tâm lý, sức khỏe của nhà ngoại cảm mà khả năng nhận biết khác nhau…Vì vậy, thiết tưởng, sau khi được nhà ngoại cảm tìm giúp hài cốt, việc còn lại của gia đình là phải xét nghiệm AND. Chỉ lúc này mới thật yên tâm.
Do đặc trưng của công việc, chỉ có thể đánh giá nhà ngoại cảm dựa trên xác xuất thống kê mà không thể dựa vào một vài vụ thành hay bại để ca lên mây xanh hay vùi xuống đất đen. Tiêu chí thứ hai, có phần dễ hơn là, nhà ngoại cảm có vô tư, vì lương tâm hay vì tiền? Những kẻ vì tiền sẽ lộ mặt ngay! Tuy nhiên, chuyện tiền nong thiết nghĩ cũng cần “biết điều”! Người xưa nói, nhất nghệ tinh, nhất thân vinh. Một doanh nhân do tài năng mà thành đạt, được có cuộc sống sung túc thì vì sao, lại không chấp nhận một nhà ngoại cảm tài năng được sống đàng hoàng? Việc thu nhập trong những trường hợp này là do dân biếu tặng tự nguyện, suy cho cùng cũng là chính đáng. Một thực tế nữa là, nay không khác xưa, bên cạnh những thày bói, cô đồng thực tài thì càng nhiều hơn kẻ lừa đảo. Nhiều khi kẻ lừa đảo với thủ đoạn cao lại có úy tín hơn! Vì vậy, càng cần có dư luận tỉnh táo ủng hộ, bảo vệ người thực tài, vạch trần những kẻ lừa đảo buôn thần bán thánh!
Việc làm của VTV là cần thiết để đối phó với sự lộng hành của những kẻ bất lương. Nhưng điều đáng trách là đã cho cô Hằng và một số nhà ngoại cảm có tài vào một rọ với những kẻ vô danh khác rồi dựa vào một vài trường hợp thất bại hay lừa đảo, buộc cô Hằng chịu chung trách nhiệm với họ, không phân biệt người chính trực, kẻ gian tà ! Là nhà khoa học và cũng từng là nhà báo viết phóng sự, tôi cho rằng, việc làm trên, nếu không phải non kém về kỹ năng phóng sự điều tra thì hẳn là một âm mưu muốn triệt hạ môn tâm linh học mới hình thành.
Thực tế cuộc sống hàng vạn năm của con người trong mọi thời đại cho thấy, linh hồn là có thật. Những người có khả năng tiếp xúc với linh hồn để mách bảo cho chúng ta thông tin về thế giới của người đã khuất là có thật. Những nhà ngoại cảm có tài và có tâm đang giúp con người ổn cố tâm linh cũng rất thật. Tuy nhiên, họ là số ít, phải đấu tranh với những kẻ lừa đảo, buôn thần bán thánh đông và mạnh hơn họ nhiều. Trong cuộc đấu tranh này, họ rất cần sự động viên, ủng hộ, bảo vệ của công luận, nhất là những cơ quan truyền thông quan trọng như VTV.
Sau bài viết dài của vị đại tá tiến sĩ “vạch mặt” nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, điều không bình thường là không hề thấy Trung tâm Tiềm năng con người là nơi cô nhiều năm làm việc và cả những thân chủ chịu ơn cô Hằng lên tiếng?! Nay đọc bài của ông tiến sĩ Giám đốc Trung tâm Tiềm năng con người, tôi thấy đó là tiếng nói bảo vệ quá yếu. Ông đưa ra con số 60-70% hài cốt cô Hằng tìm thấy là đúng. Nhưng ông không nêu rõ đúng theo chuẩn nào? Là sự công nhận của gia đình liệt sĩ hay con số được kiểm định bằng AND? Thay cho bài viết vô bổ ấy, nếu nghiêm túc, ông làm cuộc điều tra: trong số X hài cốt tìm được trong năm (tháng) nào đó, có Y bộ đúng theo AND, tỷ lệ là Z%. Chỉ khi đó thì lời biện minh của ông mới có giá trị. Việc ông nói, Trung tâm của ông không tham dự vụ hài cốt ông Phùng Chí Kiên, nên không có trách nhiệm, chúng tôi thấy bất nhẫn vì hình như ở đây có sự bất nhân cộng sản chủ nghĩa: Sau 20 năm làm việc với cô Hằng, ông chỉ dám bảo đảm công việc mà không dám bảo đảm về con người! Thiển nghĩ, nếu việc tìm hài cốt ông Kiên thất bại thì cũng là chuyện bình thường, không phải lỗi của cô Hằng.
Xin bạn đọc nhớ lại, những năm trước, người đến nhờ rất đông, cô Hằng phải hẹn theo lịch, 3 tới 6 tháng. Việc cô nhận tìm hài cốt ông Kiên là trường hợp đặc cách “chen ngang” theo thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Chính vì làm theo thư Đại tướng nên việc này không có trong chương trình công tác của Trung tâm, dẫn tới việc ông giám đốc dũ bỏ trách nhiệm! Biết như thế để hiểu rằng, thư của Đại tướng không phải lá bùa cô Hằng đưa ra để bảo vệ mình!
Như những gì chúng ta đã biết hơn 20 năm nay thì cô Hằng là một tài năng hiếm hoi trong lĩnh vực của mình, là vốn quý của đất nước. Nếu cô Hằng sai hoàn toàn, thực sự là kẻ lừa đảo thì vấn đề trở nên nghiêm trọng: chúng ta phải xét lại niềm tin của mình, phải điều chỉnh lại hành động mà trước hết, cái trung tâm của ông giám đốc cần gỡ bỏ!
Chính vì vậy, tôi đề nghị, Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người cùng thân chủ chịu ơn cô Hằng, làm cuộc điều tra thực sự khách quan khoa học để đánh giá chính xác năng lực của cô. Đó là cách tốt nhất lấy lại tín nhiệm không chỉ cho cô Hằng, cho Trung tâm mà cả bộ môn tâm linh đang hình thành! Khi chưa có cuộc khảo sát như vậy, mọi điều nói về cô Hằng đều phải thận trọng! Cũng như nghi phạm chưa được tòa kết tội, mọi điều lên án với cô Hằng đều không phù hợp pháp luật!
Hà Văn Thùy
Vong hồn – hồn người chết, là câu chuyện có từ xa xưa, từ Đông sang Tây, ở mọi dân tộc. Trong những giai đoạn lịch sử nhất định, nhà cầm quyền coi là mê tín dị đoan nên ra sức cấm đoán. Nhưng thực tế chứng tỏ, mọi cấm đoán đều vô hiệu. Những hoạt động bói toán, lên đồng chưa bao giờ ngừng. Dù bị trừng phạt, vẫn lén lút hoạt động. Tôi từng chứng kiến, sau chiến tranh chống Pháp, ở miền Bắc một thời hoạt động bói toán đồng bóng nở rộ. Không ít người nhờ những thầy bói quê mà tìm được hài cốt thân nhân. Tương tự vậy, sau năm 1975 hoạt động tìm mộ cũng bùng phát. Hài cốt được tìm thời kỳ này phần nhiều là liệt sĩ. Vì lý do nhân đạo và là đối tượng có công nên chính quyền không cấm cản. Hoạt động tìm kiếm hài cốt liệt sĩ được trợ giúp của các ông bà vốn là “thầy bói, cô đồng” ngày xưa, nay có mỹ danh “nhà ngoại cảm”…
Trước khi đi vào câu chuyện, xin được đề cập vấn đề mấu chốt nhất: có linh hồn không?
Cách đây không lâu có vị đại tá, tiến sĩ dẫn lời nhà vật lý lý thuyết lừng danh Stephan Hawking nói rằng: “Không hề có linh hồn,” để rồi khái quát lên như thánh chỉ: linh hồn không có! Kính trọng con người thiên tài trong khoa học này, nhưng tôi cùng hàng triệu người cho rằng, Hawking đã nói những điều ông chưa hiểu! Cố nhiên, lời nói như vậy không có giá trị. Con người hôm nay đủ trưởng thành để phân biệt được lời nói sai hay đúng bất kể người nói là ai!
Từ kinh nghiệm bản thân và trí tuệ nhân loại, tôi xin thử đưa ra quan niệm về linh hồn như sau:
- Linh hồn là thực thể sống, có tâm hồn, có trí tuệ và quyền năng, tồn tại trong thế giới riêng của họ. Linh hồn giao tiếp với chúng ta qua người môi giới là nhà ngoại cảm hay những người ngồi đồng. Quyền năng của linh hồn có thể rất nhỏ, như làm ta nóng ruột, bồn chồn khiến cần phải làm việc gì đó mà vô tình tránh được tai nạn. Cũng có thể làm ta té ngã hay trừng phạt bằng những tai nạn lớn hơn…
- Nhà ngoại cảm hay con đồng là người được phú bẩm khả năng đặc biệt để giao tiếp với linh hồn, qua đó “phiên dịch” những gì linh hồn muốn truyền đạt. Có thể ví nhà ngoại cảm như cỗ máy ra đa đặc biệt, có khả năng phát hiện chiếc máy bay đang bay trên trời. Nhưng chiếc máy bay này cũng đặc biệt ở chỗ có máy tàng hình. Khi nó bật máy tàng hình, “rada” của nhà ngoại cảm thành vô hiệu.
Từ hai quan niệm trên, chúng tôi xin lý giải hai trường hợp tìm hài cốt sau.
Vụ thứ nhất là việc tìm hài cốt liệt sĩ Hà Huy Tập. Như thông tin trên mạng, biết ông bị giết tại một địa điểm ở Củ Chi mà gia đình và tổ chức với nhiều cách không sao tìm được hài cốt ông. Nhưng rồi, do tấm lòng của con cháu, do quyết tâm của chính quyền, cuối cùng thì hài cốt ông cũng tìm thấy. Trên đường tìm kiếm có những diễn biến sau: Trước đó ông viết lá thư cho gia đình đại ý “đã dấn thân cho đất nước nên không còn là của riêng mình nữa, xin gia đình quên đi.” Lời nguyền của một người đã là “nặng nghìn cân”. Huống hồ ở vị thế của ông, một ông vua lúc gian nguy thì, quân bất hý ngôn “vua không nói dỡn” nên lời nguyền càng khó gỡ. Vì vậy, nhiều lần gia đình thuyết phục (cố nhiên, qua nhà ngoại cảm) nhưng ông không chịu về. Một khi không chịu thì với quyền lực của mình, ông phá không cho tìm. Ta có thể thấy cách phá khá đơn giả: để chắc chắn, gia đình đưa nhiều nhà ngoại cảm tới, còn ông thì như chiếc máy bay trên bầu trời, lúc này nhá máy cho ông A thấy ở vị trí này, lúc sau nhá máy cho ông B thấy ở vị trí khác. Vậy là các vị ngoại cảm cãi nhau, công việc đình trệ. Nhưng do gia đình (trong đó người chủ trì có tâm, có trí) biết ông là người phục tùng tổ chức nên mượn đến tổ chức giúp sức. Như ta thấy trong tư liệu, phải qua một hội nghị chi bộ mà người chủ trì là Bí thư Võ Văn Tần ra quyết nghị, ông Hà Huy Tập mới chịu chấp hành. Ta còn thấy ở đây, Cụ Hồ Chí Minh, tuy không biếu quyết nhưng cũng đồng ý việc này. Vậy vẫn chưa xong, phải đợi Cụ thủy tổ Hà Mại sống 600 năm trước về, chủ trì cuộc bốc mộ. Biết thế nào các vị ngoại cảm cũng “đá” nhau, Cụ thủy tổ và người chủ trì giao việc trực tiếp cho một cô ngoại cảm vườn, là con cháu. Trên hiện trường, bất chấp những lời ra lệnh của các vị ngoại cảm cao thâm, cô cháu ngoại cảm vườn chỉ tuân theo lời Cụ Tổ. Và hài cốt được phát hiện.
Trường hợp thứ hai là của gia đình người bạn tôi. Chú em bạn tôi hy sinh ở Quảng Trị. Bạn tôi tới Trung tâm tiềm năng con người nhờ hai nhà ngoại cảm, trong đó có cô Bích Hằng. Bằng thủ thuật của mình, cả hai người cùng chỉ tới ngôi mộ vô danh số 47 nhưng ở hai nghĩa trang cách nhau hơn chục cây số! Gia đình phải đi lại rất nhiều lần. Một lần, khi đến nghĩa trang A, người anh rể của liệt sĩ, vì tin cô Hằng nên kiên quyết đào mộ ở đây. Bạn tôi thận trọng hơn, anh dẫn được nhà ngoai cảm địa phương tới nghĩa trang. Ông này phán: “Liệt sĩ không ở đây. Mộ giả đấy, toàn đất chẳng có gì đâu!” Người anh rể của liệt sĩ tức tối bỏ về. Đêm, bạn tôi thuê người lén đào mộ thì đúng là ngôi mộ giả, toàn đất. Mọi người tập trung về nghĩa trang B. Nhưng bạn tôi thận trọng, đã đào mộ, xin một lóng xương mang về Hà Nội. Chỉ mấy ngày sau, có kết quả, xác nhận đúng là hài cốt chú em. Hài cốt được đưa về nghĩa trang quê nhà ở Hưng Yên. Buổi trưa hôm mai táng, gia đình tập trung để gặp liệt sĩ, gồm bà mẹ già hơn trăm tuổi, nhiều anh chị, em, con cháu. Chờ mãi thì một đứa cháu 12 tuổi nghiêng ngả bước vào. Bằng giọng của người hơi say, cháu nói:
“Con chào mẹ, em chào các anh, các chị, chú chào các cháu. Con về chậm vì còn phải liên hoan chia tay với anh em. Con xin lỗi mẹ và các anh các chị là trước đây, ở với anh em đồng đội vui quá, con hứa sẽ không đi đâu cả. Nên khi gia đình tìm, con cố phá, khiến mẹ và các anh chị vất vả. Nay con xin lỗi!”
Từ hai trường hợp trên, ta thấy, việc tìm hài cốt là việc tâm linh mà quyền quyết định lại ở phía người được tìm. Nếu không muốn, người được tìm sẽ phá tới cùng, kết quả là không tìm được. Trong hai trường hợp trên, thể hiện cái tâm rất lớn của gia đình và cũng phải kể tới khả năng tài chính nữa. Những gia đình quá khó khăn, đi lại, cầu thầy kiếm thợ tốn kém, chắc là bỏ cuộc! Không ai có lỗi ở đây cả mà bên thắng là ý chí, quyền lực của vong hồn!
Từ thực tế trên, cho thấy, không thể xác định hài cốt như mang máy đi dò kim loại. Vì vậy, việc một nhà báo chôn hài cốt giả, bẫy nhà ngoại cảm tìm kiếm rồi viết bài phê phán người ta là việc làm bất lương và cũng thể hiện sự dốt nát thô bạo, không hiểu gì lĩnh vực thiêng liêng vô cùng tế nhị này. Cũng như vậy, khi có tai nạn đắm tàu chìm đò, người ta mời nhà ngoại cảm tới như để thách thức. Khi họ từ chối thì ồn ào chê trách!
Trở lại sự việc cô Phan Thị Bích Hằng. Tôi chưa bao giờ gặp cô. Nhưng hơn 20 năm qua, việc cô lặn lội tìm được hàng ngàn hài cốt liệt sĩ là điều rất đáng trân trọng. Không chỉ thế, đó còn là một tài năng vô cùng quý hiếm, rất đáng trân trọng và bảo vệ. Nhưng, như phân tích trên, nhà ngoại cảm không phải là chiếc máy dò mìn. Việc thành hay bại là do người được tìm quyết định. Mặt khác cũng do tình trạng tâm lý, sức khỏe của nhà ngoại cảm mà khả năng nhận biết khác nhau…Vì vậy, thiết tưởng, sau khi được nhà ngoại cảm tìm giúp hài cốt, việc còn lại của gia đình là phải xét nghiệm AND. Chỉ lúc này mới thật yên tâm.
Do đặc trưng của công việc, chỉ có thể đánh giá nhà ngoại cảm dựa trên xác xuất thống kê mà không thể dựa vào một vài vụ thành hay bại để ca lên mây xanh hay vùi xuống đất đen. Tiêu chí thứ hai, có phần dễ hơn là, nhà ngoại cảm có vô tư, vì lương tâm hay vì tiền? Những kẻ vì tiền sẽ lộ mặt ngay! Tuy nhiên, chuyện tiền nong thiết nghĩ cũng cần “biết điều”! Người xưa nói, nhất nghệ tinh, nhất thân vinh. Một doanh nhân do tài năng mà thành đạt, được có cuộc sống sung túc thì vì sao, lại không chấp nhận một nhà ngoại cảm tài năng được sống đàng hoàng? Việc thu nhập trong những trường hợp này là do dân biếu tặng tự nguyện, suy cho cùng cũng là chính đáng. Một thực tế nữa là, nay không khác xưa, bên cạnh những thày bói, cô đồng thực tài thì càng nhiều hơn kẻ lừa đảo. Nhiều khi kẻ lừa đảo với thủ đoạn cao lại có úy tín hơn! Vì vậy, càng cần có dư luận tỉnh táo ủng hộ, bảo vệ người thực tài, vạch trần những kẻ lừa đảo buôn thần bán thánh!
Việc làm của VTV là cần thiết để đối phó với sự lộng hành của những kẻ bất lương. Nhưng điều đáng trách là đã cho cô Hằng và một số nhà ngoại cảm có tài vào một rọ với những kẻ vô danh khác rồi dựa vào một vài trường hợp thất bại hay lừa đảo, buộc cô Hằng chịu chung trách nhiệm với họ, không phân biệt người chính trực, kẻ gian tà ! Là nhà khoa học và cũng từng là nhà báo viết phóng sự, tôi cho rằng, việc làm trên, nếu không phải non kém về kỹ năng phóng sự điều tra thì hẳn là một âm mưu muốn triệt hạ môn tâm linh học mới hình thành.
Thực tế cuộc sống hàng vạn năm của con người trong mọi thời đại cho thấy, linh hồn là có thật. Những người có khả năng tiếp xúc với linh hồn để mách bảo cho chúng ta thông tin về thế giới của người đã khuất là có thật. Những nhà ngoại cảm có tài và có tâm đang giúp con người ổn cố tâm linh cũng rất thật. Tuy nhiên, họ là số ít, phải đấu tranh với những kẻ lừa đảo, buôn thần bán thánh đông và mạnh hơn họ nhiều. Trong cuộc đấu tranh này, họ rất cần sự động viên, ủng hộ, bảo vệ của công luận, nhất là những cơ quan truyền thông quan trọng như VTV.
Sau bài viết dài của vị đại tá tiến sĩ “vạch mặt” nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, điều không bình thường là không hề thấy Trung tâm Tiềm năng con người là nơi cô nhiều năm làm việc và cả những thân chủ chịu ơn cô Hằng lên tiếng?! Nay đọc bài của ông tiến sĩ Giám đốc Trung tâm Tiềm năng con người, tôi thấy đó là tiếng nói bảo vệ quá yếu. Ông đưa ra con số 60-70% hài cốt cô Hằng tìm thấy là đúng. Nhưng ông không nêu rõ đúng theo chuẩn nào? Là sự công nhận của gia đình liệt sĩ hay con số được kiểm định bằng AND? Thay cho bài viết vô bổ ấy, nếu nghiêm túc, ông làm cuộc điều tra: trong số X hài cốt tìm được trong năm (tháng) nào đó, có Y bộ đúng theo AND, tỷ lệ là Z%. Chỉ khi đó thì lời biện minh của ông mới có giá trị. Việc ông nói, Trung tâm của ông không tham dự vụ hài cốt ông Phùng Chí Kiên, nên không có trách nhiệm, chúng tôi thấy bất nhẫn vì hình như ở đây có sự bất nhân cộng sản chủ nghĩa: Sau 20 năm làm việc với cô Hằng, ông chỉ dám bảo đảm công việc mà không dám bảo đảm về con người! Thiển nghĩ, nếu việc tìm hài cốt ông Kiên thất bại thì cũng là chuyện bình thường, không phải lỗi của cô Hằng.
Xin bạn đọc nhớ lại, những năm trước, người đến nhờ rất đông, cô Hằng phải hẹn theo lịch, 3 tới 6 tháng. Việc cô nhận tìm hài cốt ông Kiên là trường hợp đặc cách “chen ngang” theo thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Chính vì làm theo thư Đại tướng nên việc này không có trong chương trình công tác của Trung tâm, dẫn tới việc ông giám đốc dũ bỏ trách nhiệm! Biết như thế để hiểu rằng, thư của Đại tướng không phải lá bùa cô Hằng đưa ra để bảo vệ mình!
Như những gì chúng ta đã biết hơn 20 năm nay thì cô Hằng là một tài năng hiếm hoi trong lĩnh vực của mình, là vốn quý của đất nước. Nếu cô Hằng sai hoàn toàn, thực sự là kẻ lừa đảo thì vấn đề trở nên nghiêm trọng: chúng ta phải xét lại niềm tin của mình, phải điều chỉnh lại hành động mà trước hết, cái trung tâm của ông giám đốc cần gỡ bỏ!
Chính vì vậy, tôi đề nghị, Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người cùng thân chủ chịu ơn cô Hằng, làm cuộc điều tra thực sự khách quan khoa học để đánh giá chính xác năng lực của cô. Đó là cách tốt nhất lấy lại tín nhiệm không chỉ cho cô Hằng, cho Trung tâm mà cả bộ môn tâm linh đang hình thành! Khi chưa có cuộc khảo sát như vậy, mọi điều nói về cô Hằng đều phải thận trọng! Cũng như nghi phạm chưa được tòa kết tội, mọi điều lên án với cô Hằng đều không phù hợp pháp luật!
Hà Văn Thùy
(Diên đàn XHDS)
Bắc Ninh: Bắt “Cậu Thủy” người tự cho là “nhà tâm linh”
QĐND
Online - Hồi 8 giờ 15 phút ngày 28-10, Cơ quan an ninh điều tra Công
an tỉnh Quảng Trị, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Trị có sự chứng
kiến của Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an và Cơ quan an ninh điều tra
Công an tỉnh Bắc Ninh, đã công bố quyết định khởi tố vụ án hình sự,
khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 tháng đối với Nguyễn Văn Thúy (tức Cậu
Thủy, sinh 1-5-1959) và Mẫn Thị Duyên (sinh ngày 28-4-1962) cùng trú ở
thôn Trác Bút, thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Tiếp đó, Cơ
quan an ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Trị thực hiện lệnh khám xét
nơi ở của Thúy và Duyên. Hai bị can bị cơ quan an ninh điều tra di lý về
tỉnh Quảng Trị để thực hiện công tác điều tra.
Đại
tá Nguyễn Huỳnh Đường, Phó thủ trưởng thường trực Cơ quan an ninh điều
tra Công an tỉnh Quảng Trị cho biết: Hai bị can bị khởi tố về hành vi
làm giả hài cốt, di vật, nơi chôn liệt sĩ theo Điều 139 Bộ luật Hình sự
về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Trong
quá trình khám xét, trên chiếc xe toyota Land Cruiser Prado biển kiểm
soát 31F 6102 của bị can, lực lượng chức năng phát hiện một còng số 8,
một dùi cui điện, một dao dài 58cm (cả cán) một dao bấm và một dao nhọn.
Trước
đây, Nguyễn Văn Thúy không cho người khác gọi mình là nhà ngoại cảm mà
tự cho mình là "nhà tâm linh". Năm 1996, Thúy và Duyên bị công an tỉnh
Bắc Ninh bắt vì tội lừa đảo, chiếm dụng tài sản và tàng trữ vũ khí quân
dụng.
Năm 2005, sau khi ra tù, Thúy tiếp tục hành nghề tìm mồ mả và bắt đầu nhận tìm mộ liệt sĩ với biệt danh là "cậu Thủy".
Nguyễn Văn Thúy |
Cơ quan an ninh điều tra đọc biên bản về việc bắt người |
Chiếc xe toyota Land cruiser prado biển kiểm soát 31F-6102, được người dân gọi là chiếc xe có biển số "có một không hai" |
Dao, còng số 8, dùi cui điện... được tìm thấy trên xe ô tô |
Người dân đến xem việc bắt "Cậu Thủy" |
Tin, ảnh: PHAN ANH-XUÂN DŨNG
(QĐND)
Ngân hàng thông đồng với "nhà tâm linh" lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Theo tin từ chính quyền Thị trấn Chờ, vào hồi 8 giờ sáng nay, ngày
28/10/2013, Cơ quan An ninh Điều tra Công an Quảng Trị, phối hợp với Cơ
quan An ninh Điều tra Bộ Công an, Công an tỉnh Bắc Ninh và chính quyền
địa phương đã quyết định khởi tố vụ án hình sự: Khởi tố và bắt tạm giam 4
tháng đối với Nguyễn Thanh Thuý và Mẫn Thị Duyên về tội “Lừa đảo chiếm
đoạt tài sản” do có hành vi làm giả hài cốt liệt sỹ, di vật liệt sĩ và
nơi chôn liệt sĩ, theo Điều 139 – Bộ Luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam.
Sau phóng sự gây sốc về các nhà ngoại cảm, chương trình Trở về từ ký ức
tiếp tục công bố một đoạn phim ngắn bóc trần một vụ lừa đảo khác. Theo
đó, 105 ngôi mộ trong nghĩa trang liệt sĩ của 3 tỉnh đều chứa xương động
vật. Đáng chú ý hơn là tất cả các cuộc khai quật này đều có sự hậu
thuẫn từ các UBND tỉnh. Và ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam giải
ngân 75 triệu/1 bộ hài cốt lừa đảo.
Nguyễn Thanh Thúy đã hành nghề này từ những năm 80. Tên này vốn là một
công an bị sa thải và tự cho rằng mình có khả năng thấu thị để hành nghề
tìm mồ mả và của cải chôn dưới đất. Thủ thuật tên này thường dùng là
cho người lấy tiểu sành ngoài nghĩa địa đem chôn ở đâu đó, khi có người
nhờ tìm mộ thì hắn sẽ chỉ đến. Tại thị trấn Chờ, vẫn còn rất nhiều nhân
chứng là những người bán tiểu, sánh cho tên này.
Vợ hai của tên này là Mẫn Thị Duyên cũng là những thành phần bất hảo.
Hai vợ chồng này năm 1995 đã phải chịu án 10 – 12 năm tù vì tội lừa đảo
và tàng trữ vũ khí quân dụng. Khi cả hai ra tù và về làng cách đây 6 năm
cả hai chỉ có căn nhà cấp 4 thì nay đã là một cơ ngơi khang trang rộng
lớn.
Cuối năm 2012, tại Đắc Lắc, một vụ quy tập hài cốt liệt sĩ lớn đã diễn
ra tại đây do một ngân hàng và nhà tâm linh thực hiện. Không ai khác,
nhà tâm linh này chính là Thúy . 31 hài cốt liệt sĩ đã được bàn giao cho
tỉnh. Điều này hoàn toàn đi ngược lại chính sách của nhà nước về chức
năng quy tập hài cốt liệt sĩ. Nhóm thực hiện phóng sự đã so sánh các
trích lục của 5 liệt sĩ vừa được tìm thấy. Một người hy sinh ở Quảng Trị
và một người ở Đông Nam Bộ nhưng lại cùng tìm được hài cốt tại một mảnh
đất ở Tây Nguyên.
Tiếp đó là cuộc quy tập mộ liệt sĩ lớn tại Bình Phước. Theo yêu cầu của
Ngân hàng chính sách xã hội Bình Phước, UBND tỉnh chỉ đạo cho Sở lao
động thương binh xã hội và bộ chỉ huy quân sự tỉnh hỗ trợ cho chương
trình này. Các mẫu xương đã được gửi đi để xác định và đều là giả mạo.
Toàn bộ thông tin đã được chuyển đến cho lãnh đạo tỉnh. Nhưng ngại dư
luận nên Bình Phước vẫn làm lễ trọng thể đón các hài cốt vào nghĩa trang
liệt sỉ tỉnh. Ngoài ra, cũng tại đây, rất nhiều trường hợp khai quật mộ
lẻ với các nghi vấn tương tự cũng nhận được sự tác động từ tình xuống
để được ghi nhận là hài cốt liệt sĩ. Một bộ hài cốt, ngân hàng chính
sách phải trả cho tên Thúy 75 triệu.
Tháng 3.2013, tên Nguyễn Thanh Thúy lại mở cuộc tập kết hài cốt lớn tại
Đắc Lắc với sự giúp sức của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam. Tại
đây, vợ chồng Thúy – Duyên đã khai khống tìm thấy 42 bộ và đút túi 3 tỷ
đồng.
Ngày 25.7.2013, một cuộc quy tập mới được diễn ra tại Quảng Trị. Dù đã
nhận được cảnh báo nhưng UBND tỉnh vẫn cho tiến hành. Thậm chí, trong
công văn còn ghi rõ sẽ quy tập được 3 liệt sĩ với di vật là gì. Biết
trước sự bất thường, bộ chỉ huy quân sự Quảng Trị cương quyết thực hiện
theo các nghị định của chính phủ tự khảo sát và không cho người ngoài
khai quật. Ngay tại hiện trường, nhiều điểm nghi vấn đã đã bị bóc tẩy
như đất tơi xốp đã được đào từ trước, lá cây xanh gần hài cốt, rễ câu bị
chặt chưa lâu…
Sau đó, Ngân hàng chính sách xã hội đã có cuộc gặp bộ chỉ huy quân sự
Quảng Trị và xin… du di công nhận đám xương mà họ tìm thấy là hài cốt.
Ngân hàng này thậm chí còn đưa tới một nhân chứng giả để chứng minh.
Sau 4 cuộc liên kết với ngân hàng này trong chưa đầy 8 tháng, Thúy –
Duyên đã thu tiền công 7,9 tỷ đồng. Để có được những thông tin quý giá
này, nhóm phóng viên VTV đã thực hiện suốt 2 năm trời và hiện đã giao
toàn bộ hồ sô chứng cứ cho các cơ quan an ninh vào ngày 22.8.
PV lược ghi(Một Thế giới)
Kinh tế Trung Quốc : Tăng trưởng dối trá ?
Không
chỉ có giới chuyên gia ngoại quốc là không tin tưởng nhiều vào số liệu
thống kê chính thức của Trung Quốc. Theo AFP, chính đương kim Thủ tướng
Trung Quốc Lý Khắc Cường, cách đây vài năm đã thừa nhận là bản thân ông
cũng phải thận trọng trước các chỉ số kinh tế chính thức.
Nếu
chịu khó theo dõi, nhiều người sẽ dễ dàng nhận thấy sự khác biệt giữa
số liệu chính thức của Bắc Kinh với ước tính của các chuyên gia kinh tế
quốc tế ngày càng có độ “vênh” rất lớn, thậm chí là trái ngược nhau hoàn
toàn. “Mô-típ” quen thuộc là chính phủ Trung Quốc loan báo hoạt động
kinh tế tăng nhưng theo số liệu của của các tổ chức kinh tế nước ngoài
thì nó đang giảm.
Một ví dụ gần đây nhất là Chỉ số PMI (Chỉ số Nhà quản trị mua hàng) của Trung Quốc. Theo thống kê của Chính phủ Trung Quốc, chỉ số này đã tăng từ 50,1 trong tháng 6, lên thành 50,3 trong tháng 7/2013, tức là các hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đang được mở rộng. Tuy vậy, theo tính toán của các chuyên gia ngân hàng HSBC rất có uy tín, chỉ số PMI của Trung Quốc lại biến thiên theo chiều ngược lại, giảm từ 48,2 xuống còn 47,7.
Trong một nhận xét mới đây, chuyên gia kinh tế Stephen Green của ngân hàng Standard Chatered nói : "Nếu có một chỉ số đo lường mức độ hoài nghi đối với số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc thì lần này chỉ số đó sẽ đạt mức kỷ lục."
Nguyên nhân rất đơn giản. Căn cứ vào toàn cảnh kinh tế Trung Quốc và thế giới hiện nay, tất cả nhà quan sát đều dự báo chỉ số PMI của nước này phải giảm, chứ không thể nào tăng như thống kê chính thức được Bắc Kinh đưa ra. Giáo sư tài chính Michael Pettis tại Đại học Bắc Kinh nói : "Một trong rất nhiều vấn đề ở Trung Quốc là số liệu thống kê luôn được coi là hàm chứa một ý nghĩa ngoài lĩnh vực kinh tế". Một trong những dấu hiệu bất thường là việc Trung Quốc tính toán và công bố các thông kê hàng tháng và hàng năm nhanh hơn nhiều so với Pháp, một nước có nền kinh tế nhỏ hơn nhiều nhưng số liệu thống kê nổi tiếng là chính xác hơn. "Làm thế nào mà người Trung Quốc lại có thể thống kê nhanh đến như vậy ?", ông Pettis nói.
Theo hãng tin AFP (Pháp), lâu nay, các chuyên gia luôn nghi ngờ sự chính xác của các số liệu do các quan chức địa phương cung cấp. Một yếu tố rất quan trọng là triển vọng sự nghiệp của những người này chủ yếu phụ thuộc vào thành tích kinh tế tại khu vực họ quản lý nên họ rất dễ sa vào việc "tô hồng" thực tế để lập công.
Ông Toshiya Tsugamy, cựu Tham tán kinh tế của Nhật Bản ở Bắc Kinh đưa ra lý giải rằng : "Các lãnh đạo địa phương đã tham gia một cuộc cạnh tranh gay gắt để địa phương của họ phô trương được một tỷ lệ tăng trưởng GDP cao nhất, qua đó giúp họ thăng quan tiến chức. Do việc họ đồng thời chịu trác nhiệm công bố số liệu thống kê nên rất dễ dàng thổi phồng số liệu".
Giáo sư Pettis cũng công nhận thực trạng nói trên. Theo ông, nếu cộng các tỷ lệ tăng trưởng của tất cả các tỉnh thành Trung Quốc với nhau, rồi tính bình quân, thì con số đạt được cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ tăng trưởng của cả nước. Một điều tất nhiên là phi lý.
Từ những nghi ngờ và bằng chứng này, các chuyên gia quốc tế cho rằng thực tế thì kinh tế Trung Quốc trong những năm qua hoàn toàn có thể là không "hoành tráng" như Bắc Kinh nói. Ví dụ, chuyên gia Stephen Green của Standard Chartered đã so sánh các số liệu khác nhau về lạm phát để chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chỉ là 7,2% trong năm 2011 và 5,5% trong năm 2012, thấp hơn khá nhiều con số 9,3% và 7,8% mà chính phủ Trung Quốc từng công bố.
Trong một nghiên cứu mới được công bố gần đây, giáo sư Christopher Balding thuộc Trường kinh doanh Ngân hàng HSBC của Đại học Bắc Kinh cho rằng : "Nếu chúng ta điều chỉnh lại giá (chính thức) của bất động sản một cách chặt chẽ hơn, điều này sẽ làm cho tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng thường niên ở Trung Quốc tăng thêm 1%, với hệ quả là GDP thực tế nước này bị mất đi hơn 1.000 tỷ USD (tương đương khoảng 12% GDP năm 2012 của Trung Quốc)".
Không chỉ có giới chuyên gia ngoại quốc là không tin tưởng nhiều vào số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc. Theo AFP, chính đương kim Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, cách đây vài năm đã thừa nhận là bản thân ông cũng phải thận trọng trước các chỉ số kinh tế chính thức.
Theo một nguồn thông tin thân cận, vào năm 2007, khi còn là lãnh đạo tỉnh Liêu Ninh (miền Đông Bắc Trung Quốc), ông Lý Khắc Cường đã nói rằng một vài số liệu của Trung Quốc được "chế tạo một cách thủ công" nên không đáng tin cậy.
Chính ông Lý Khắc Cường đã cho biết rằng bản thân ông, khi muốn đánh giá tình trạng kinh tế thực sự của tỉnh do ông phụ trách, ông chỉ tập trung vào ba chỉ số : Mức tiêu thụ điện, mức độ vận chuyển hàng hoá qua đường sắt và khối tín dụng đã cấp phát. Ông nói: "Tất cả con số khác, đặc biệt là số liệu thống kê về GDP, chỉ mang tính chất tham khảo để biết thông tin".
Lê Trí
Một ví dụ gần đây nhất là Chỉ số PMI (Chỉ số Nhà quản trị mua hàng) của Trung Quốc. Theo thống kê của Chính phủ Trung Quốc, chỉ số này đã tăng từ 50,1 trong tháng 6, lên thành 50,3 trong tháng 7/2013, tức là các hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đang được mở rộng. Tuy vậy, theo tính toán của các chuyên gia ngân hàng HSBC rất có uy tín, chỉ số PMI của Trung Quốc lại biến thiên theo chiều ngược lại, giảm từ 48,2 xuống còn 47,7.
Trong một nhận xét mới đây, chuyên gia kinh tế Stephen Green của ngân hàng Standard Chatered nói : "Nếu có một chỉ số đo lường mức độ hoài nghi đối với số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc thì lần này chỉ số đó sẽ đạt mức kỷ lục."
Nguyên nhân rất đơn giản. Căn cứ vào toàn cảnh kinh tế Trung Quốc và thế giới hiện nay, tất cả nhà quan sát đều dự báo chỉ số PMI của nước này phải giảm, chứ không thể nào tăng như thống kê chính thức được Bắc Kinh đưa ra. Giáo sư tài chính Michael Pettis tại Đại học Bắc Kinh nói : "Một trong rất nhiều vấn đề ở Trung Quốc là số liệu thống kê luôn được coi là hàm chứa một ý nghĩa ngoài lĩnh vực kinh tế". Một trong những dấu hiệu bất thường là việc Trung Quốc tính toán và công bố các thông kê hàng tháng và hàng năm nhanh hơn nhiều so với Pháp, một nước có nền kinh tế nhỏ hơn nhiều nhưng số liệu thống kê nổi tiếng là chính xác hơn. "Làm thế nào mà người Trung Quốc lại có thể thống kê nhanh đến như vậy ?", ông Pettis nói.
Theo hãng tin AFP (Pháp), lâu nay, các chuyên gia luôn nghi ngờ sự chính xác của các số liệu do các quan chức địa phương cung cấp. Một yếu tố rất quan trọng là triển vọng sự nghiệp của những người này chủ yếu phụ thuộc vào thành tích kinh tế tại khu vực họ quản lý nên họ rất dễ sa vào việc "tô hồng" thực tế để lập công.
Ông Toshiya Tsugamy, cựu Tham tán kinh tế của Nhật Bản ở Bắc Kinh đưa ra lý giải rằng : "Các lãnh đạo địa phương đã tham gia một cuộc cạnh tranh gay gắt để địa phương của họ phô trương được một tỷ lệ tăng trưởng GDP cao nhất, qua đó giúp họ thăng quan tiến chức. Do việc họ đồng thời chịu trác nhiệm công bố số liệu thống kê nên rất dễ dàng thổi phồng số liệu".
Giáo sư Pettis cũng công nhận thực trạng nói trên. Theo ông, nếu cộng các tỷ lệ tăng trưởng của tất cả các tỉnh thành Trung Quốc với nhau, rồi tính bình quân, thì con số đạt được cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ tăng trưởng của cả nước. Một điều tất nhiên là phi lý.
Từ những nghi ngờ và bằng chứng này, các chuyên gia quốc tế cho rằng thực tế thì kinh tế Trung Quốc trong những năm qua hoàn toàn có thể là không "hoành tráng" như Bắc Kinh nói. Ví dụ, chuyên gia Stephen Green của Standard Chartered đã so sánh các số liệu khác nhau về lạm phát để chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chỉ là 7,2% trong năm 2011 và 5,5% trong năm 2012, thấp hơn khá nhiều con số 9,3% và 7,8% mà chính phủ Trung Quốc từng công bố.
Trong một nghiên cứu mới được công bố gần đây, giáo sư Christopher Balding thuộc Trường kinh doanh Ngân hàng HSBC của Đại học Bắc Kinh cho rằng : "Nếu chúng ta điều chỉnh lại giá (chính thức) của bất động sản một cách chặt chẽ hơn, điều này sẽ làm cho tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng thường niên ở Trung Quốc tăng thêm 1%, với hệ quả là GDP thực tế nước này bị mất đi hơn 1.000 tỷ USD (tương đương khoảng 12% GDP năm 2012 của Trung Quốc)".
Không chỉ có giới chuyên gia ngoại quốc là không tin tưởng nhiều vào số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc. Theo AFP, chính đương kim Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, cách đây vài năm đã thừa nhận là bản thân ông cũng phải thận trọng trước các chỉ số kinh tế chính thức.
Theo một nguồn thông tin thân cận, vào năm 2007, khi còn là lãnh đạo tỉnh Liêu Ninh (miền Đông Bắc Trung Quốc), ông Lý Khắc Cường đã nói rằng một vài số liệu của Trung Quốc được "chế tạo một cách thủ công" nên không đáng tin cậy.
Chính ông Lý Khắc Cường đã cho biết rằng bản thân ông, khi muốn đánh giá tình trạng kinh tế thực sự của tỉnh do ông phụ trách, ông chỉ tập trung vào ba chỉ số : Mức tiêu thụ điện, mức độ vận chuyển hàng hoá qua đường sắt và khối tín dụng đã cấp phát. Ông nói: "Tất cả con số khác, đặc biệt là số liệu thống kê về GDP, chỉ mang tính chất tham khảo để biết thông tin".
Lê Trí
(Thông Luận)
Nguyễn Ánh - Gia Long: Kẻ tội đồ hay vĩ nhân lịch sử?
Những lỗi lầm của Nguyễn Ánh là rất lớn và đáng lên án,
nhưng vẫn có thể coi ông là một vĩ nhân lịch sử, một thực thể tất yếu
của lịch sử Đại Việt. Trong danh mục những minh vương dựng nghiệp lớn,
có cả tên ông.
Triều Nguyễn tồn tại gần 150 năm, kể từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi
hoàng đế với niên hiệu Gia Long - năm1802, tạo dựng một đế chế tập quyền
trên toàn bộ lãnh thổ mà trước đó chưa hề có. Trải qua một thế kỷ rưỡi
tồn tại, vinh hoa và tủi nhục, Triều đại Nguyễn là một thực thể cấu
thành trong lịch sử Đại Việt. Những cái do triều đình Nhà Nguyễn mang
lại cũng rất có ý nghĩa, đó là chấm dứt cuộc nội chiến, tranh giành
quyền lực, xương trắng máu đào liên miên mấy thế kỷ, kiến tạo bộ máy
quản lý hành chính trung ương tập quyền thống nhất mà Quang Trung -
Nguyễn Huệ đã dày công vun đắp gây dựng trước đó. Dân tộc đã phải trải
qua những năm tháng bi hùng với nhiều điều nuối tiếc, đáng bàn đáng nói
ngay ở chính hôm nay. Song lịch sử là lịch sử, đó là một hiện thực khách
quan. Gắn với triều Nguyễn là Nguyễn Ánh - Gia Long, người kế tục sự
nghiệp các Chúa Nguyễn tiền bối - người lập nên vương triều nhà Nguyễn -
vương triều cuối cùng của nền đế chế phong kiến trung ương tập quyền
Việt Nam.
I - Nguyễn Ánh: một ẩn số của lịch sử.
1. Vào lửa.
Nhìn nhận về con người này, thật không đơn giản, là một núi mâu thuẫn, mâu thuẫn do chính cuộc đời ông tạo ra, mâu thuẫn của hoàn cảnh lịch sử và đặc biệt, từ đó tạo ra mâu thuẫn của dân tộc với sự đa dạng trong cách nhìn, cách nghĩ được sản sinh tự nhiên từ ngàn vạn sự kiện thực hư, chính đáng và không chính đáng. Nếu không thật sự khách quan và chiêm nghiệm theo nhiều chiều cạnh, lát cắt của lịch sử, soi xét từ gần đến xa, từ sau đến trước, chủ thể và khách thể, hoá thân vào nhiều vị trí để có góc nhìn trọn vẹn, hoặc luôn bị kiềm toả bởi một định kiến chủ quan, thủ cựu thì thật khó thoát mình ra khỏi những sai lầm trong cách nhìn nhận vấn đề.
Nguyễn Ánh được sinh thành trong một xã hội nhiều xáo trộn; xáo trộn về thế lực, quyền bính, mâu thuẫn về quan niệm. Những nghệ thuật, thao lược dành chiến thắng trong cuộc sàng lọc khắt khe đã đạt đến đỉnh cao. Đánh giá về ông cũng phong phú, đa chiều và tràn đầy mâu thuẫn.
Trong lịch sử vương quyền, chưa một vị vua nào như Nguyễn Ánh, trước khi ngồi trên ngai vàng, cuộc đời và sự nghiệp lại nhiều gian lao và thách đố đến như vậy, cũng chưa thấy ai đầy lòng kiên nhẫn để mưu nghiệp lớn như ông. Hơn hai mươi năm lăn lộn, cận kề cái chết, nhưng ông vẫn vươn lên giành được thắng lợi cuối cùng. Mệnh trời đã mỉm cười với ông. Ông đã chiến thắng.
Chúng ta tự hào vì chúng ta có Nguyễn Huệ Quang Trung, thì đồng thời chúng ta cũng không thể lãng quên Nguyễn Ánh hoặc tuỳ tiện đánh giá về con người này. Hai thế lực, hai trận tuyến, là kẻ thù không đội trời chung. Nhưng hai con người này đều là thực thể Việt Nam. Mỗi người trong họ đã tạo cho người còn lại một môi trường của sự thử sức, lòng can đảm và sự khôn ngoan để đoạt chiến thắng từ tay đối phương. Đây là hai mặt trong một thể thống nhất biện chứng; mỗi người đều là căn cứ để đánh giá và nhìn nhận người kia.
Những tài năng trác tuyệt thiên bẩm của Nguyễn Ánh là không thể phủ nhận. Mười lăm tuổi (1777) cầm quân, xông pha trận mạc, quyết định những chiến thắng quan trọng và là linh hồn của các thế lực Đàng Trong. Mười tám tuổi (1780), qua những năm tháng thử lửa, ông đã chính thức được tôn vinh làm Chúa Nguyễn - Nguyễn Vương. Sài gòn - Gia Định trở thành thủ đô trong thánh địa của triều đại ông.
Sự nghiệt ngã của hoàn cảnh chính là lò bát quái, là nơi tinh luyện kim đan để kẻ tu hành đắc đạo? Trong sự va đập lịch sử thì lịch sử cũng biết tự chọn lựa. Một người đã đi đến đích, đã chiến thắng ở trận cuối cùng, đó là Nguyễn Ánh.
2. Sự mỉm cười của định mệnh.
Đất thánh Gia Định và sự che chở của các thế lực phong kiến
Nguyễn Huệ - Tây Sơn dấy binh với danh nghĩa hình thức là tiêu diệt tập đoàn tiếm quyền Trương Phúc Loan, được nhân dân hưởng ứng. Với thiên tài cầm quân, Nguyễn Huệ và anh em Tây Sơn đã nhanh chóng đánh đổ vương triều chúa Nguyễn và buộc họ phải chạy vào Gia Định. Việc tìm mảnh đất Gia Định giàu tiềm năng làm nơi ẩn náu, mai phục, mưu kế lâu dài cũng là một nước tính chiến lược. Trong con mắt của các thế lực đại địa chủ, thương nhân Sài gòn - Gia Định đương thời thì Nguyễn Ánh và chúa Nguyễn mới thực sự là người đaị diện. Họ đã ra sức che chở bảo vệ.
Nguyễn Ánh là chúa Nguyễn, là trực hệ của Nguyễn Kim, Nguyễn Hoàng; họ là hậu duệ chính đáng của những thế lực được sinh thành và phát triển qua những thách thức từ Vua Lê- Chúa Trịnh trên kinh đô Thăng Long. Họ đã đủ tầm sánh ngang với Chúa Trịnh dể quyết định vận mệnh đất nước. Từ khi Nguyễn Hoàng cai trị phương Nam rồi tiếp đến là: Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Phúc Lan, Nguyễn Phúc Tấn, Nguyễn Phúc Thái, Nguyễn Phúc Chu, Nguyễn Phúc Thụ, Nguyễn Phúc Khoát, nhìn chung đều là những minh vương. Duy có Nguyễn Phúc Thuần do còn qúa bé (12tuổi) bị rơi vào vòng kiềm toả của Trương Phúc Loan. Trong con mắt người dân các tỉnh phía nam lúc đó, mà tiêu biểu là giới quý tộc Gia Định thì Chúa Nguyễn là người đại diện chân chính.
Với hơn 200 năm tồn tại kế từ khi Nguyễn Hoàng gây dựng cơ nghiệp, các thế lực phong kiến cát cứ và bản địa như Vương quốc Phù Nam, Vương quốc Chămpa đều đã bị quy về một mối, sự tồn tại chỉ mang tính hình thức. Chúa Nguyễn đã tạo điều kiện cho sự phát triển nền kinh tế văn hoá các vùng phía nam mà các thế kỷ trước đó vẫn nằm trong tình trạng lạc hậu hoặc luôn bị sự khống chế của ngoại bang, điển hình là Chân Lạp và Xiêm La. Sự lớn mạnh về chính trị, quân sự, kinh tế của Nam Bộ gắn với lịch sử tồn tại của chính quyền trung ương tập quyền lúc đó: tập đoàn chúa Nguyễn.
Sau khi ý đồ đánh đổ chúa Nguyễn của anh em Tây Sơn đã lộ rõ, cộng với sự bất hoà quyền bính trong nội bộ phong trào, thì lập tức các thế lực thân tín đã quay lại bảo vệ Nguyễn Ánh và chống lại Tây Sơn, một sự chống cự quyết liệt.
Trong quá trình tồn tại, bên cạnh những thành tựu vĩ đại do Nguyễn Huệ tạo nên, đó là những chiến công hiển hách chống quân xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc, tiến hành những cải cách kinh tế văn hoá, thì đồng thời những nhược điểm trầm kha của các thế lực khởi nghĩa mang nặng tính nông dân thường mắc phải cũng đã hiện ra trong nội bộ Tây Sơn ngày càng trầm trọng, trầm trọng đến mức không phương cứu chữa. Nguyễn Nhạc là sự hiện thân của sự bất cập này.
Chính những mâu thuẫn đó đã tạo cho các thế lực phong kiến Phương Nam nhìn nhận lại và quyết tâm ủng hộ Nguyễn Ánh đến cùng.
Những trở ngại lịch sử mà Nguyễn Huệ chưa kịp khắc phục.
Những mâu thuẫn trong Tây Sơn xuất hiện mạnh ngay sau khi Nguyễn Huệ tiến quân Bắc Hà lần thứ nhất tiêu diệt chúa Trịnh. Nguyễn Nhạc đã tức tốc ra tận Thăng Long triệu hồi Nguyên Huệ trở về Phú Xuân, bỏ lại một Thăng Long hỗn độn, quân hồi vô phèng với một đống quan lại và sĩ phu khủng hoảng lòng tin và phương hướng. Nguyễn Hữu Chỉnh, Vũ Văn Nhậm đầy lòng trắc ẩn, muốn thoát khỏi sự kiểm soát của Nguyễn Huệ, tranh bá đồ vương. Để rồi từ đó xô đẩy kẻ tiểu nhân bất tài Lê Chiêu Thống phải chạy sang cầu cứu Nhà Thanh và đẩy tình hình đất nước đến bên bờ vực thẳm.
Khi quân Thanh kéo vào xâm lược, vận mệnh độc lập dân tộc trở thành nhiệm vụ lớn nhất mà ở bất kỳ triều đại nào, giai đoạn lịch sử nào cũng phải đặt lên hàng đầu. Chính vì thế khi đăng quang hoàng đế với niên hiệu Quang Trung tiến ra bắc tiêu diệt quân Mãn Thanh, Nguyễn Huệ đã dành được sự ủng hộ tuyệt đối của nhân dân cả nước, mà nhất là nhân dân Bắc Hà. Nguyễn Nhạc cũng không thể chống đối, không thể đi ngược quy luật. Nguyễn Huệ và nhân dân ta đã thắng lợi.
Cuộc đại phá quân Thanh toàn thắng, uy tín và sức mạnh Tây Sơn lớn mạnh vượt bậc, ở thế quyết định bước phát triển mới của dân tộc. Nhưng một trở lực khó vượt qua được đó là những mâu thuẫn trong nội bộ Tây Sơn ngày càng trầm trọng, nhất là khi phải đối đầu với những vấn đề trong nước. Nguyễn Nhạc thu mình trong thành Quy Nhơn với tư cách Đông Định Vương, không muốn đối mặt với những thách thức mới, lại cũng không muốn Nguyễn Huệ vượt lên trên ảnh hưởng của mình. Nguyễn Lữ thì bất lực. Sức mạnh đoàn kết của ngày đầu dựng nghiệp đã tan biến và nhường chỗ cho những điểm yếu mà kẻ thù không ngừng lợi dụng, khoét sâu. Thực chất đây là mâu thuẫn của các thế lực phong kiến cát cứ, phân quyền.
Liệu trong tình hình ấy, Nguyễn Huệ có đủ can đảm và nghị lực vươn lên trên tất cả, loại trừ Nguyên Nhạc và Nguyễn Lữ ra khỏi sân khấu Tây Sơn để tự mình vươn tới mục đích cuối cùng hay không? Điều đó thật khó. Khó vì chính Nguyễn Huệ cũng chưa đủ sức vượt qua những ràng buộc của tình huynh đệ thủ túc sống chết có nhau gây dựng cơ đồ trong buổi đầu của cuộc kháng chiến. Thêm nữa, Nguyễn Nhạc, cũng nắm trong tay một lực lượng hùng hậu, cả về cơ sở vật chất, cả về thanh thế đang có, và đặc biệt là quân sự. Nếu Nguyễn Huệ phát động cuộc chiến tranh quy mô để loại Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ thì những tổn thất tổng hợp mà Nguyễn Huệ phải lãnh chịu là không nhỏ, sẽ tự đánh mất chính mình trước dân tộc, cả uy tín và lực lượng.
Đó là bài toán cần có lời giải và nghiệm số thoả đáng, và cũng vì vậy Nguyễn Huệ phải chờ đợi thời cơ phù hợp. Kể từ khi đại phá quân Thanh năm1789 kết thúc, trong hơn ba năm trời chuẩn bị, lực lượng của Nguyễn Huệ vô cùng hùng mạnh, nhưng đến năm 1792 khi ông đột ngột qua đời lực lượng hùng hậu ấy vẫn không phát huy được ưu thế. Cái chết của Nguyễn Huệ đã đẩy triều đình Phú Xuân vào tình trạng khủng hoảng. Một triều đình và một lực lượng quân sự khổng lồ, một cỗ máy chiến tranh quy mô lớn không có người cầm lái tương thích là Nguyễn Huệ thì sức mạnh ấy trở thành một sự bị động. Bên cạnh đó sự tồn tại của Nguyễn Nhạc và thủ phủ Quy Nhơn vẫn nặng sức kiềm toả.
Nguyễn Ánh bắt tay với các giáo sĩ Phương Tây nhằm tìm kiếm sự ủng hộ đã góp phần tăng thêm những ưu thế vật chất, kỹ thuật cho cuộc chiến tranh mà ông ta đang theo đuổi. Cũng chính vì vậy cuộc phản kích của Nguyễn Ánh đã phát huy cao độ tính hiệu quả. Chỉ trong vòng mười năm vừa cầm cự vừa rút lui, năm 1802, toàn bộ sự nghiệp Tây Sơn đã hoàn toàn sụp đổ.
Nhìn lại thế trận và kết cục của Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh trong cuộc giao tranh lịch sử, khiến chúng ta liên tưởng đến những sự kiện lịch sử khác với những diễn biến và kết cục thật bất ngờ mà nhiều ẩn số của nó phải hàng thế kỷ mới đủ sức giải đáp.
Cuộc nổi dây khởi nghĩa của Phong trào Thái Bình Thiên Quốc ở Trung Quốc một thế kỷ sau đó do Hồng Tú Toàn khởi xướng đã nhanh chóng dành được sự ủng hộ của nhân dân. Với khẩu hiệu Tiêu diệt Nhà Thanh, Khôi phục Nhà Hán, cuộc khởi nghĩa đã lan rộng khắp, Nam Kinh trở thành thủ đô của phong trào. Nhưng rồi chính lúc phong trào lên đỉnh cao, tưởng như chiến thắng cuối cùng đã đến, chỉ còn tính theo ngày tháng, thì cũng là lúc mầm mống của sự thất bại và diệt vong đã xuất hiện.
Cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc thực sự là chưa giành được chính quyền vì chính quyền vẫn nằm trong tay Mãn Thanh ở Bắc Kinh, còn Nam Kinh chỉ là thủ đô tạm thời và chính quyền chỉ là do các lãnh tụ lập nên tự xưng vương, xưng đế. Mới đến đó thôi thì những mâu thuẫn trong phong trào đã trầm trọng và khả năng đưa cuộc khởi nghĩa đến toàn thắng là không còn nữa. Hồng Tú Toàn thu mình ở vị trí hoàng đế, bằng lòng với những gì đã đạt được. Dương Tú Thanh thì cậy công lộng quyền, dùng phép ma thuật xảo trá hãm hại và hạ uy tín lãnh tụ. Những tư tưởng thoả mãn, hưởng lạc, chia bôi và tranh giành quyền lực đã báo hiệu sự suy vong tất yếu.
Trước con mắt của người dân Trung Quốc lúc đó, giành lại quyền cai trị đất nước cho đại đa số các dân tộc Hán là một nguyện vọng, nhằm tạo lập lại nền văn minh Hán mà mấy thế kỷ đã bị tha hoá. Song điều cốt tử là lực lượng ấy có đại diện cho dân tộc Trung Hoa hay không? Câu trả lời mà thực tế của cuộc Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc mang lại sau nhiều năm hiện diện là: Không.
Dù thế nào đi nữa, triều đình Mãn Thanh vẫn là người đại diện hợp pháp. Trải qua mấy trăm năm cai trị, triều Mãn Thanh đã xây dựng được một đế chế độc quyền bền vững. Mọi hành vi cát cứ, phân quyền, tranh bá đồ vương ngoài chuẩn mực đều không có cơ may tồn tại.
Ta tìm thấy gì trong cái bế tắc, nửa vời và đầy đố kỵ của Hồng Tú Toàn trong Thái Bình Thiên Quốc với những tư tưởng và hành động tương tự của Đông Định Vương Nguyễn Nhạc và Tây Bình Vương Nguyễn Lữ?
Đương nhiên người bất hoà với Nguyễn Nhạc là Nguyễn Huệ lại hoàn toàn không giống những kẻ đố kỵ tranh giành với Hồng Tú Toàn. Nguyễn Huệ đã đặt lợi ích đất nước lên trên, đi đúng quy luật phát triển. Nhưng, khủng hoảng nội bộ bao giờ cũng mang một mẫu số chung, đó là sự rạn nứt và tự làm suy yếu mình để từ đó đối phương lợi dụng khai thác. Nhất là khi sự khủng hoảng ấy được sản sinh từ lãnh tụ tối cao của Tây sơn là Nguyễn Nhạc và kẻ thù lại là Nguyễn Ánh đang có sự trợ giúp của vũ khí và lối tác chiến hiện đại của nhiều chuyên gia Phương Tây. Hoá giải tình hình phức tạp này là một việc làm lớn lao đặt trên vai Nguyễn Huệ.
Sự may rủi của định mệnh.
Nguyễn Ánh đã trải qua những nguy hiểm tày núi, cái chết cận kề, thế rồi ông lại thoát. Cái may mắn có được của ông là cái rất hiếm hoi mà người đời khó bắt gặp. Trong suốt mấy mươi năm lăn lộn, hòn tên mũi đạn không bắt kịp ông, bệnh tật hiểm nghèo không gõ cửa buồng ông. Ông vẫn được trời cho sống, sống khoẻ mạnh. Chỉ cần một sự sa sảy nhỏ nhoi cũng có thể tạo ra biến cố khôn lường. Nhưng ông vẫn vô sự. Đó là điều kỳ diệu.
Nguyễn Huệ không được cái may mắn này khi tử thần đã bất ngờ nắm lấy mệnh ông ở tuổi ngoài bốn mươi đầy sung mãn với những triển vọng huy hoàng đang chờ phía trước.
Trong quy luật thuận nghịch mà người xưa đúc kết, thì trong cái thuận có cái nghịch, trong cái nghịch chứa cái thuận. Cái thuận càng lớn thì cái nghịch càng cao, và đồng thời cái nghịch càng cao thì cái thuận cũng càng lớn. Đối với những kẻ kinh bang tế thế là phải biết biến cái nghịch lớn thành cái thuận lớn và biến cái thuận lớn tiếp tục lớn lên không ngừng. Với một điều kiện tuyệt đối: Phải được sống
Những chiến công của Nguyễn Huệ to lớn đến vậy, những cuộc vây ráp của ông với quân Nguyễn Ánh cũng rất quy mô và bài bản suốt hàng chục lần, nhưng rồi cuối cùng vẫn không đạt được mục tiêu.Nguyễn Ánh vẫn thoát. Những truyền thuyết dân gian như Nguyễn Ánh có trời giúp, nổi phong ba ngăn chặn Tây Sơn; hay rắn thần xuất hiện đưa ông đến nơi an toàn trong lúc lâm nguy trên đảo Thổ Châu.v.v... được lưu truyền tận về sau cũng xuất phát từ những sự thật kỳ diệu đến mức khó tin này.
Người có thể làm thay đổi tình thế của Gia Long chỉ là Nguyễn Huệ, duy nhất Nguyễn Huệ, không có ai khác. Không Nguyễn Huệ thì tất phải còn Nguyễn Ánh.
Đáng tiếc cho phong trào Tây Sơn và cũng là cho cả dân tộc, Nguyễn Huệ đã ra đi đột ngột và lịch sử bước sang một giai đoạn mới, đó là Nguyễn Ánh quyết định vai trò trên sân khấu lịch sử.
Nguyễn Huệ trồng cây. Gia Long hái quả. Âu cũng là mệnh trời.
II- Gia Long và Triều Nguyễn - Một thực thể Đại Việt,
1. Nguyễn Ánh và những bước đi táo bạo.
Trong lịch sử Việt Nam thì Nguyễn Ánh là người đầu tiên có quan hệ hợp tác với phương Tây khá toàn diện và có bài bản trên các phương diện: Quân sự, ngoại giao, kinh tế và chính trị mà trước đó chưa một nhân vật lịch sử nào với tới.
- Ký hiệp ước giao hảo với Pháp
- Mua vũ khí của Pháp
- Cho Pháp những đặc ân nhất định trong khu vực thuộc quyền kiểm soát của Nguyễn Ánh.
Trước hết, những việc làm trên đây của Nguyễn Ánh đã thể hiện mấy bản chất sau đây
- Nguyễn Ánh đã nhận ra ưu thế kinh tế, kỹ thuật và quân sự từ các nước phương Tây xa xôi. Những cái phương Tây đang có là những cái cần thiết đối với tình hình lạc hậu mà ông đang phải gánh chịu và cần tạo cơ hội để có đựoc ưu thế đó, nhất là trong cuộc chiến một mất một còn với Nguyễn Huệ Quang Trung.
- Ý chí phục thù và giành chiến thắng bằng mọi giá.
Nguyễn Huệ là con người ứng xử tình thế tuyệt vời. Vì độc lập dân tộc, ông đã tiến hành cuộc đại phá thần tốc quân Thanh, một chiến thắng kỳ diệu, chứa đựng nhiều kịch tính, như một bức hoành phi nghệ thuật cổ kim hiếm thấy. Chỉ trong mấy ngày mà ba chục vạn quân Thanh đã bị đánh tan. Tôn sĩ Nghị tháo chạy không kịp thắng yên cương. Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử, Hứa Thế Hanh chết trận v.v...
Bằng chiến thắng này, bờ cõi sạch bóng ngoại xâm.
Nhưng chỉ ngay sau ngày chiến thắng, ông đã tiến hành chính sách giao hảo với triều đình Mãn Thanh. Những nước đi của ông táo bạo, độc đáo, thần kỳ như một mê hồn trận. Chính quan quân nhà Thanh và Càn Long tài hoa cũng không đủ sức nhận ra, cương nhu lẫn lộn, cái nhường nhịn và cái đe doạ cuộn chặt trong cùng một khối của mỗi nước cờ ngoại giao, không biết đâu mà lần. Vì thế cuối cùng, để cho an toàn, Càn Long cầm bằng chấp thuận xây dựng mối quan hệ hữu hảo với Quang Trung, không động binh và nhanh chóng loại bỏ tàn quân Lê Chiêu Thống ra khỏi ván cờ phương nam của họ.
Dẹp yên phía bắc, ông giành thời gian và lực lượng cho mặt trận phía Nam với quan quân Nhà Nguyễn trong trận quyết đấu và quyết thắng cuối cùng.
Nếu so với những đối sách của Nguyễn Huệ thì các nước đi trên thế trận của Nguyễn Ánh cũng phức tạp và đa dạng khôn lường.
Trước một Châu Âu xa xôi, khác lạ về địa lý, ngôn ngữ, nhân chủng, văn hoá, khác lạ một trăm thứ, thế mà Nguyễn Ánh dám bắt tay giao hảo. thật cũng là một sự táo tợn độc nhất vô nhị. Chỉ có Nguyễn Ánh mới đủ sức làm nổi chuyện tày đình này.
Trong suốt nhiều năm đánh nhau với Tây Sơn, bên cạnh Nguyễn Ánh có một đội ngũ các chuyên gia kỹ thuất, quân sự rất có kinh nghiệm như Dayot, Philippe Vannier, Guilloux, Laurent Barisy, De Forssant, Jean Baptiste Chaigneau, Olivier de Puymanel, Theodore lebuen. Tiêu biểu nhất trong số đó là Pierre Joseph George Pigeau de Béhaine (tức Bá Đa Lộc).
Theo tài liệu của Thực Lục Chính biên chép lại thì năm 1791, Nguyễn Ánh đã thông qua một người nước ngoài tên là Budinonhi gửi mua tại Bồ Đào Nha một vạn súng điểu thương, hai nghìn cỗ súng gang mỗi cỗ nặng một trăm cân, hai nghìn viên đạn nổ đường kính 10 tấc.Trong các cuộc giao chiến với Tây Sơn sau này, Nguyễn Ánh toàn dùng loại vũ khí hiện đại này.
Chính sự mẫn cảm của Nguyễn Ánh đã gây nên nhiều xáo động trong cách nghĩ của các sĩ phu sau này. Có nhiều ý kiến còn cho rằng, nếu các bậc hậu thế như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức biết học tập và kế nghiệp những tinh hoa của Nguyễn Ánh trong mối bang giao với phương Tây thì có thể cơ may lớn đã mỉm cười với dân tộc, rất có thể chúng ta đã văn minh hơn, cường thịnh hơn và không phải trở thành mục tiêu nổ súng thôn tính của Pháp ở nửa sau thế kỷ mười chín như nó đã diễn ra. Dù đấy chỉ là một sự nuối tiếc, một ảo tưởng không thực tế, nhưng chí ít cũng để lộ một điều các hành động hợp tác với phương tây của Nguyễn Ánh do Bá Đa Lộc làm trung gian âu cũng là đúng quy luật và không mang bản chất bán nước; nó nằm trong thời kỳ và một nhiệm vụ lịch sử khác.
2. Nên nhìn vấn đề ở nhiều góc độ.
Âm mưu mở rộng ảnh hưởng nhằm thôn tính các quốc gia phương Đông đã thể hiện khá rõ, trong đó Pháp cũng là nước điển hình. Song trong trường hợp cụ thể của Nguyễn Ánh thì lại chưa hoàn toàn như vậy. Bản đệ trình của Nguyễn Ánh do Bá Đa Lộc soạn thảo gửi chính phủ Pháp với những điều khoản cụ thể có lợi cho Pháp, lại kèm theo đứa con trai cưng như là vật làm tin thể hiện rất rõ quyết tâm của Nguyễn Ánh. Vì lý do gì không biết, chính phủ Pháp đã bác bỏ và từ chối đề nghị trên, để rồi Bá Đa Lộc phải tự xoay xở theo con đường riêng ủng hộ Nguyễn Ánh theo tính toán cá nhân của riêng ông.
Mặt khác, ở góc độ Nguyễn Ánh mà xét, vì nhu cầu chống Tây Sơn hùng mạnh với ý chí trời long đất lở nhằm hoàn thành nghiệp lớn, những hành động hợp tác và cầu viện bên ngoài đồng nghĩa với việc cam tâm bán nước cầu vinh hay không thì lại là vấn đề nên đánh giá công bằng và khách quan hơn. Đây mới chỉ là sự tiềm ẩn nguy cơ, còn thực tế thì chưa diễn ra.
Trước thế mạnh trúc chẻ ngói tan của Nguyễn Huệ, tính mạng Nguyễn Ánh và bộ hạ của ông như chỉ được tính bằng ngày, bằng giờ. Bất cứ lúc nào cũng có thể chết. Việc tìm cách cứu mình và gia quyến khỏi cái chết rồi từng bước khôi phục sự nghiệp là nhu cầu trên hết, cần phải làm. Gửi đứa con trai bốn tuổi Nguyễn Phúc Cảnh cho giáo sĩ mang về Pháp nhằm đảm bảo tính mạng đứa trẻ âu cũng là việc làm thường tình của một người cha. Với mưu trí khôn lường như Nguyễn Ánh thì việc xin cứu viện có đồng nghĩa với việc đánh mất độc lập dân tộc chưa thực sự trở thành hai mặt của một vấn đề. Mối quan hệ của ông với các giáo sĩ phương Tây chặt chẽ, lâu dài, kiên quyết là vậy mà rồi cũng đến hồi kết. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế với niên hiệu Gia Long, khi có toàn quyền bính trong tay, ông lại trở về cái nguyên mẫu của một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền Đại Việt truyền thống, Nho giáo, cố hữu và thủ cựu. Bộ luật Gia Long mà ông là linh hồn cũng chỉ giám mô phỏng những nội dung của bộ luật Hồng Đức thời Lê sơ. Các chế độ tư pháp, hành chính, khoa cử, quan lại, ruộng đất... về cơ bản vẫn như cũ. Tiếp đến con cháu ông cũng vẫn như thế. Những dấu hiệu mở mang với phương tây trước đây đã bị chôn vùi vào dĩ vãng.
Hãy đặt một giả thuyết, nếu Nguyễn Ánh không tranh thủ sự giúp đỡ của các giáo sĩ Pháp chống lại Tây Sơn cuối thế kỷ 19, thì liệu hơn 60 năm sau đó, Việt Nam có chắc chắn tránh được loạt đạn đại bác của thực dân Pháp hay không? Các sự kiện này có liên quan ở một mức độ nhất định nhưng về bản chất không phải là quan hệ nhân quả, không mang tính quy luật; không phải vì có cái này nên mới dẫn đến cái kia.
Những gì mà Nguyễn Ánh thực hiện trong quan hệ với các giáo sĩ Pháp trước đó không phải là sự ràng buộc để năm 1858 Pháp tấn công Sơn Trà và tiến hành cuộc xâm lược quy mô lớn của họ.
Càng về cuối đời mình, tính dân tộc chủ nghĩa trong ông càng tăng lên đến mức cự đoan,rồi đến các triều vua Minh Mạng, Thiêu Trị, Tự Đức tiếp đó cũng vậy. Việt Nam bị đóng khung chết cứng trong thiết chế phong kiến tập quyền cổ điển, lạc lõng và cô đơn.
Những gì diễn tiến ở nửa sau thế kỷ 19 như chúng ta đã thấy để rồi nước ta trở thành thuộc địa của Pháp được xuất phát từ một thế trận, một hoàn cảnh lịch sử khác.
Các nước láng giềng trên bán đảo Đông Dương như Lào, CămPuChia không hề liên quan gì đến các hành động của Nguyễn Ánh 100 năm trước đó tại Việt Nam, rồi cũng trở thành mục tiêu xâm lược của Pháp, không tránh khỏi số phận thuộc địa.
3. Cái khác biệt và cái đồng nhất giữa Nguyễn Huệ - Quang Trung và Nguyễn Ánh - Gia Long
Giữa hai con người không đội trời chung này có nhiều nét tương phản và nhiều nét tương đồng đến mức kỳ lạ mà tạo hoá đã an bài trong cùng một thời kỳ lịch sử, trở thành cặp bài trùng không thể tách ra khi phân tích về mỗi con người trong họ.
Cái khác biệt cơ bản và trọng tội của Nguyễn Ánh.
Nguyễn Huệ đại diện cho giai cấp cần lao. Nguyễn Ánh thuộc dòng dõi quý tộc.
Nguyễn Huệ dấy binh khởi nghĩa vì quyền lợi và hạnh phúc của lê dân đang rên xiết dưới ách thống trị hà khắc của chế độ phong kiến Đàng Trong mà Nguyên Ánh cũng là một đại diện. Nguyễn Ánh lại đấu tranh vì quyền lợi của dòng tộc và cá nhân.
Nguyễn Huệ muốn đập tan các thế lực cát cứ để đưa giang sơn về một mối. Nguyễn Ánh lo bảo vệ cho chế độ chúa Nguyễn Đàng Trong của mình.
Nguyễn Huệ đặt độc lập đân tộc lên trên hết. Thù trong được đặt sau giặc ngoài. Vì vậy khi quân Xiêm La xâm lược, việc trước tiên của ông là đánh tan quân xâm lược Xiêm. Khi quân Thanh tràn sang, ông đã gạt bỏ mọi lực cản, lên ngôi Hoàng đế, thống nhất nhân tâm và lực lượng, thần tốc hành quân ra bắc đại phá quân Thanh, bảo vệ độc lập cho tổ quốc.
Trong khi đó, Nguyễn Ánh chỉ biết lo cho quyền lợi cá nhân,lại cầu cứu quân Xiêm sang giúp đánh Tây Sơn. Đấy là chưa tính đến hành động giúp lương thảo cho quân Thanh không thành sau khi được tin quân Thanh đã tiến vào thăng Long cuối năm 1788.
Cái tương đồng ở hai con người này.
Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh có nét tương đồng ở chỗ: hai người đều nuôi chí lớn, quyết thực hiện đến cùng sự nghiệp của mình, không ai có thể lay chuyển và chi phối.
Hai con người đều có những thiên bẩm trí dũng hơn người, mưu cao, kế sâu, đầy thao lược, luôn tạo những bước đi táo bạo, mang tính đột phá mà ít ai dám nghĩ tới.
Chiến công hiển hách mà Nguyễn Huệ Quang Trung tạo dựng được là đánh tan các thế lực ngoại bang xâm lược, giữ vững độc lập, mang lại niềm tự hào cho dân tộc; tiêu diệt và xoá bỏ được các thế lực cát cứ, phân quyền duy trì hàng thế kỷ.
4. Những nghiệm số cơ bản của Nguyễn Ánh - Gia Long.
Từ cái chết của Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh là kẻ thù biết chiếm đoạt toàn bộ thành quả do Nguyễn Huệ làm nên và biết đưa nó đến đích, mặc dù chỉ là giải quyết những bước cuối cùng - thống nhất sơn hà. Tuy vậy đó cũng là một công lao to lớn của Nguyễn Ánh mà lịch sử không thể phủ nhận
Đáng tiếc, sau khi nắm toàn bộ quyền binh trong tay ông lại thực hiện những cuộc báo thù man rợ, ít có trong lịch sử đối với một Hoàng Đế; lo thu vén quyền binh và bổng lộc cho cá nhân và dòng tộc. Ông không biết phát huy những quy luật phát triển mới của thời đại, lại đưa đất nước trở lại con đường mòn cố hữu lạc hậu của lịch sử. Cũng chính vì vậy, cả dân tộc không thoát khỏi mũi súng xâm lược của đế quốc Pháp sau khi ông tạ thế nửa thế kỷ.
Nguyễn Ánh - Gia Long và Triều Nguyễn của ông tồn tại 143 năm (1802 -1945) với đầy thách thức vinh nhục, gắn liền với bước trường tồn của toàn dân tộc, là một thực thế vương triều hợp pháp.
Cũng từ vương triều này đã sản sinh ra những Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân đầy lòng yêu nước, là niềm tự hào của dân tộc.
Trên bờ Hương giang thơ mộng, gắn liền với sự tích về cuộc giao duyên huyền thoại của Huyền Trân công chúa nghìn năm trước đã mọc lên một quần thể kiến trúc nguy nga, độc nhất vô nhị, chứa đựng biết bao trầm tích lịch sử và tâm linh, là di sản văn hoá vật chất và tinh thần của dân tộc. Cung đình Huế không tách rời triều đại Nguyễn và Hoàng đế Gia Long.
Những lỗi lầm của Nguyễn Ánh là rất lớn và đáng lên án, nhưng vẫn có thể coi ông là một vĩ nhân lịch sử, một thực thể tất yếu của lịch sử Đại Việt.
Trong danh mục những minh vương dựng nghiệp lớn, có cả tên ông.
I - Nguyễn Ánh: một ẩn số của lịch sử.
1. Vào lửa.
Nhìn nhận về con người này, thật không đơn giản, là một núi mâu thuẫn, mâu thuẫn do chính cuộc đời ông tạo ra, mâu thuẫn của hoàn cảnh lịch sử và đặc biệt, từ đó tạo ra mâu thuẫn của dân tộc với sự đa dạng trong cách nhìn, cách nghĩ được sản sinh tự nhiên từ ngàn vạn sự kiện thực hư, chính đáng và không chính đáng. Nếu không thật sự khách quan và chiêm nghiệm theo nhiều chiều cạnh, lát cắt của lịch sử, soi xét từ gần đến xa, từ sau đến trước, chủ thể và khách thể, hoá thân vào nhiều vị trí để có góc nhìn trọn vẹn, hoặc luôn bị kiềm toả bởi một định kiến chủ quan, thủ cựu thì thật khó thoát mình ra khỏi những sai lầm trong cách nhìn nhận vấn đề.
Nguyễn Ánh được sinh thành trong một xã hội nhiều xáo trộn; xáo trộn về thế lực, quyền bính, mâu thuẫn về quan niệm. Những nghệ thuật, thao lược dành chiến thắng trong cuộc sàng lọc khắt khe đã đạt đến đỉnh cao. Đánh giá về ông cũng phong phú, đa chiều và tràn đầy mâu thuẫn.
Trong lịch sử vương quyền, chưa một vị vua nào như Nguyễn Ánh, trước khi ngồi trên ngai vàng, cuộc đời và sự nghiệp lại nhiều gian lao và thách đố đến như vậy, cũng chưa thấy ai đầy lòng kiên nhẫn để mưu nghiệp lớn như ông. Hơn hai mươi năm lăn lộn, cận kề cái chết, nhưng ông vẫn vươn lên giành được thắng lợi cuối cùng. Mệnh trời đã mỉm cười với ông. Ông đã chiến thắng.
Chúng ta tự hào vì chúng ta có Nguyễn Huệ Quang Trung, thì đồng thời chúng ta cũng không thể lãng quên Nguyễn Ánh hoặc tuỳ tiện đánh giá về con người này. Hai thế lực, hai trận tuyến, là kẻ thù không đội trời chung. Nhưng hai con người này đều là thực thể Việt Nam. Mỗi người trong họ đã tạo cho người còn lại một môi trường của sự thử sức, lòng can đảm và sự khôn ngoan để đoạt chiến thắng từ tay đối phương. Đây là hai mặt trong một thể thống nhất biện chứng; mỗi người đều là căn cứ để đánh giá và nhìn nhận người kia.
Những tài năng trác tuyệt thiên bẩm của Nguyễn Ánh là không thể phủ nhận. Mười lăm tuổi (1777) cầm quân, xông pha trận mạc, quyết định những chiến thắng quan trọng và là linh hồn của các thế lực Đàng Trong. Mười tám tuổi (1780), qua những năm tháng thử lửa, ông đã chính thức được tôn vinh làm Chúa Nguyễn - Nguyễn Vương. Sài gòn - Gia Định trở thành thủ đô trong thánh địa của triều đại ông.
Sự nghiệt ngã của hoàn cảnh chính là lò bát quái, là nơi tinh luyện kim đan để kẻ tu hành đắc đạo? Trong sự va đập lịch sử thì lịch sử cũng biết tự chọn lựa. Một người đã đi đến đích, đã chiến thắng ở trận cuối cùng, đó là Nguyễn Ánh.
2. Sự mỉm cười của định mệnh.
Đất thánh Gia Định và sự che chở của các thế lực phong kiến
Nguyễn Huệ - Tây Sơn dấy binh với danh nghĩa hình thức là tiêu diệt tập đoàn tiếm quyền Trương Phúc Loan, được nhân dân hưởng ứng. Với thiên tài cầm quân, Nguyễn Huệ và anh em Tây Sơn đã nhanh chóng đánh đổ vương triều chúa Nguyễn và buộc họ phải chạy vào Gia Định. Việc tìm mảnh đất Gia Định giàu tiềm năng làm nơi ẩn náu, mai phục, mưu kế lâu dài cũng là một nước tính chiến lược. Trong con mắt của các thế lực đại địa chủ, thương nhân Sài gòn - Gia Định đương thời thì Nguyễn Ánh và chúa Nguyễn mới thực sự là người đaị diện. Họ đã ra sức che chở bảo vệ.
Nguyễn Ánh là chúa Nguyễn, là trực hệ của Nguyễn Kim, Nguyễn Hoàng; họ là hậu duệ chính đáng của những thế lực được sinh thành và phát triển qua những thách thức từ Vua Lê- Chúa Trịnh trên kinh đô Thăng Long. Họ đã đủ tầm sánh ngang với Chúa Trịnh dể quyết định vận mệnh đất nước. Từ khi Nguyễn Hoàng cai trị phương Nam rồi tiếp đến là: Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Phúc Lan, Nguyễn Phúc Tấn, Nguyễn Phúc Thái, Nguyễn Phúc Chu, Nguyễn Phúc Thụ, Nguyễn Phúc Khoát, nhìn chung đều là những minh vương. Duy có Nguyễn Phúc Thuần do còn qúa bé (12tuổi) bị rơi vào vòng kiềm toả của Trương Phúc Loan. Trong con mắt người dân các tỉnh phía nam lúc đó, mà tiêu biểu là giới quý tộc Gia Định thì Chúa Nguyễn là người đại diện chân chính.
Với hơn 200 năm tồn tại kế từ khi Nguyễn Hoàng gây dựng cơ nghiệp, các thế lực phong kiến cát cứ và bản địa như Vương quốc Phù Nam, Vương quốc Chămpa đều đã bị quy về một mối, sự tồn tại chỉ mang tính hình thức. Chúa Nguyễn đã tạo điều kiện cho sự phát triển nền kinh tế văn hoá các vùng phía nam mà các thế kỷ trước đó vẫn nằm trong tình trạng lạc hậu hoặc luôn bị sự khống chế của ngoại bang, điển hình là Chân Lạp và Xiêm La. Sự lớn mạnh về chính trị, quân sự, kinh tế của Nam Bộ gắn với lịch sử tồn tại của chính quyền trung ương tập quyền lúc đó: tập đoàn chúa Nguyễn.
Sau khi ý đồ đánh đổ chúa Nguyễn của anh em Tây Sơn đã lộ rõ, cộng với sự bất hoà quyền bính trong nội bộ phong trào, thì lập tức các thế lực thân tín đã quay lại bảo vệ Nguyễn Ánh và chống lại Tây Sơn, một sự chống cự quyết liệt.
Trong quá trình tồn tại, bên cạnh những thành tựu vĩ đại do Nguyễn Huệ tạo nên, đó là những chiến công hiển hách chống quân xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc, tiến hành những cải cách kinh tế văn hoá, thì đồng thời những nhược điểm trầm kha của các thế lực khởi nghĩa mang nặng tính nông dân thường mắc phải cũng đã hiện ra trong nội bộ Tây Sơn ngày càng trầm trọng, trầm trọng đến mức không phương cứu chữa. Nguyễn Nhạc là sự hiện thân của sự bất cập này.
Chính những mâu thuẫn đó đã tạo cho các thế lực phong kiến Phương Nam nhìn nhận lại và quyết tâm ủng hộ Nguyễn Ánh đến cùng.
Những trở ngại lịch sử mà Nguyễn Huệ chưa kịp khắc phục.
Những mâu thuẫn trong Tây Sơn xuất hiện mạnh ngay sau khi Nguyễn Huệ tiến quân Bắc Hà lần thứ nhất tiêu diệt chúa Trịnh. Nguyễn Nhạc đã tức tốc ra tận Thăng Long triệu hồi Nguyên Huệ trở về Phú Xuân, bỏ lại một Thăng Long hỗn độn, quân hồi vô phèng với một đống quan lại và sĩ phu khủng hoảng lòng tin và phương hướng. Nguyễn Hữu Chỉnh, Vũ Văn Nhậm đầy lòng trắc ẩn, muốn thoát khỏi sự kiểm soát của Nguyễn Huệ, tranh bá đồ vương. Để rồi từ đó xô đẩy kẻ tiểu nhân bất tài Lê Chiêu Thống phải chạy sang cầu cứu Nhà Thanh và đẩy tình hình đất nước đến bên bờ vực thẳm.
Khi quân Thanh kéo vào xâm lược, vận mệnh độc lập dân tộc trở thành nhiệm vụ lớn nhất mà ở bất kỳ triều đại nào, giai đoạn lịch sử nào cũng phải đặt lên hàng đầu. Chính vì thế khi đăng quang hoàng đế với niên hiệu Quang Trung tiến ra bắc tiêu diệt quân Mãn Thanh, Nguyễn Huệ đã dành được sự ủng hộ tuyệt đối của nhân dân cả nước, mà nhất là nhân dân Bắc Hà. Nguyễn Nhạc cũng không thể chống đối, không thể đi ngược quy luật. Nguyễn Huệ và nhân dân ta đã thắng lợi.
Cuộc đại phá quân Thanh toàn thắng, uy tín và sức mạnh Tây Sơn lớn mạnh vượt bậc, ở thế quyết định bước phát triển mới của dân tộc. Nhưng một trở lực khó vượt qua được đó là những mâu thuẫn trong nội bộ Tây Sơn ngày càng trầm trọng, nhất là khi phải đối đầu với những vấn đề trong nước. Nguyễn Nhạc thu mình trong thành Quy Nhơn với tư cách Đông Định Vương, không muốn đối mặt với những thách thức mới, lại cũng không muốn Nguyễn Huệ vượt lên trên ảnh hưởng của mình. Nguyễn Lữ thì bất lực. Sức mạnh đoàn kết của ngày đầu dựng nghiệp đã tan biến và nhường chỗ cho những điểm yếu mà kẻ thù không ngừng lợi dụng, khoét sâu. Thực chất đây là mâu thuẫn của các thế lực phong kiến cát cứ, phân quyền.
Liệu trong tình hình ấy, Nguyễn Huệ có đủ can đảm và nghị lực vươn lên trên tất cả, loại trừ Nguyên Nhạc và Nguyễn Lữ ra khỏi sân khấu Tây Sơn để tự mình vươn tới mục đích cuối cùng hay không? Điều đó thật khó. Khó vì chính Nguyễn Huệ cũng chưa đủ sức vượt qua những ràng buộc của tình huynh đệ thủ túc sống chết có nhau gây dựng cơ đồ trong buổi đầu của cuộc kháng chiến. Thêm nữa, Nguyễn Nhạc, cũng nắm trong tay một lực lượng hùng hậu, cả về cơ sở vật chất, cả về thanh thế đang có, và đặc biệt là quân sự. Nếu Nguyễn Huệ phát động cuộc chiến tranh quy mô để loại Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ thì những tổn thất tổng hợp mà Nguyễn Huệ phải lãnh chịu là không nhỏ, sẽ tự đánh mất chính mình trước dân tộc, cả uy tín và lực lượng.
Đó là bài toán cần có lời giải và nghiệm số thoả đáng, và cũng vì vậy Nguyễn Huệ phải chờ đợi thời cơ phù hợp. Kể từ khi đại phá quân Thanh năm1789 kết thúc, trong hơn ba năm trời chuẩn bị, lực lượng của Nguyễn Huệ vô cùng hùng mạnh, nhưng đến năm 1792 khi ông đột ngột qua đời lực lượng hùng hậu ấy vẫn không phát huy được ưu thế. Cái chết của Nguyễn Huệ đã đẩy triều đình Phú Xuân vào tình trạng khủng hoảng. Một triều đình và một lực lượng quân sự khổng lồ, một cỗ máy chiến tranh quy mô lớn không có người cầm lái tương thích là Nguyễn Huệ thì sức mạnh ấy trở thành một sự bị động. Bên cạnh đó sự tồn tại của Nguyễn Nhạc và thủ phủ Quy Nhơn vẫn nặng sức kiềm toả.
Nguyễn Ánh bắt tay với các giáo sĩ Phương Tây nhằm tìm kiếm sự ủng hộ đã góp phần tăng thêm những ưu thế vật chất, kỹ thuật cho cuộc chiến tranh mà ông ta đang theo đuổi. Cũng chính vì vậy cuộc phản kích của Nguyễn Ánh đã phát huy cao độ tính hiệu quả. Chỉ trong vòng mười năm vừa cầm cự vừa rút lui, năm 1802, toàn bộ sự nghiệp Tây Sơn đã hoàn toàn sụp đổ.
Nhìn lại thế trận và kết cục của Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh trong cuộc giao tranh lịch sử, khiến chúng ta liên tưởng đến những sự kiện lịch sử khác với những diễn biến và kết cục thật bất ngờ mà nhiều ẩn số của nó phải hàng thế kỷ mới đủ sức giải đáp.
Cuộc nổi dây khởi nghĩa của Phong trào Thái Bình Thiên Quốc ở Trung Quốc một thế kỷ sau đó do Hồng Tú Toàn khởi xướng đã nhanh chóng dành được sự ủng hộ của nhân dân. Với khẩu hiệu Tiêu diệt Nhà Thanh, Khôi phục Nhà Hán, cuộc khởi nghĩa đã lan rộng khắp, Nam Kinh trở thành thủ đô của phong trào. Nhưng rồi chính lúc phong trào lên đỉnh cao, tưởng như chiến thắng cuối cùng đã đến, chỉ còn tính theo ngày tháng, thì cũng là lúc mầm mống của sự thất bại và diệt vong đã xuất hiện.
Cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc thực sự là chưa giành được chính quyền vì chính quyền vẫn nằm trong tay Mãn Thanh ở Bắc Kinh, còn Nam Kinh chỉ là thủ đô tạm thời và chính quyền chỉ là do các lãnh tụ lập nên tự xưng vương, xưng đế. Mới đến đó thôi thì những mâu thuẫn trong phong trào đã trầm trọng và khả năng đưa cuộc khởi nghĩa đến toàn thắng là không còn nữa. Hồng Tú Toàn thu mình ở vị trí hoàng đế, bằng lòng với những gì đã đạt được. Dương Tú Thanh thì cậy công lộng quyền, dùng phép ma thuật xảo trá hãm hại và hạ uy tín lãnh tụ. Những tư tưởng thoả mãn, hưởng lạc, chia bôi và tranh giành quyền lực đã báo hiệu sự suy vong tất yếu.
Trước con mắt của người dân Trung Quốc lúc đó, giành lại quyền cai trị đất nước cho đại đa số các dân tộc Hán là một nguyện vọng, nhằm tạo lập lại nền văn minh Hán mà mấy thế kỷ đã bị tha hoá. Song điều cốt tử là lực lượng ấy có đại diện cho dân tộc Trung Hoa hay không? Câu trả lời mà thực tế của cuộc Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc mang lại sau nhiều năm hiện diện là: Không.
Dù thế nào đi nữa, triều đình Mãn Thanh vẫn là người đại diện hợp pháp. Trải qua mấy trăm năm cai trị, triều Mãn Thanh đã xây dựng được một đế chế độc quyền bền vững. Mọi hành vi cát cứ, phân quyền, tranh bá đồ vương ngoài chuẩn mực đều không có cơ may tồn tại.
Ta tìm thấy gì trong cái bế tắc, nửa vời và đầy đố kỵ của Hồng Tú Toàn trong Thái Bình Thiên Quốc với những tư tưởng và hành động tương tự của Đông Định Vương Nguyễn Nhạc và Tây Bình Vương Nguyễn Lữ?
Đương nhiên người bất hoà với Nguyễn Nhạc là Nguyễn Huệ lại hoàn toàn không giống những kẻ đố kỵ tranh giành với Hồng Tú Toàn. Nguyễn Huệ đã đặt lợi ích đất nước lên trên, đi đúng quy luật phát triển. Nhưng, khủng hoảng nội bộ bao giờ cũng mang một mẫu số chung, đó là sự rạn nứt và tự làm suy yếu mình để từ đó đối phương lợi dụng khai thác. Nhất là khi sự khủng hoảng ấy được sản sinh từ lãnh tụ tối cao của Tây sơn là Nguyễn Nhạc và kẻ thù lại là Nguyễn Ánh đang có sự trợ giúp của vũ khí và lối tác chiến hiện đại của nhiều chuyên gia Phương Tây. Hoá giải tình hình phức tạp này là một việc làm lớn lao đặt trên vai Nguyễn Huệ.
Sự may rủi của định mệnh.
Nguyễn Ánh đã trải qua những nguy hiểm tày núi, cái chết cận kề, thế rồi ông lại thoát. Cái may mắn có được của ông là cái rất hiếm hoi mà người đời khó bắt gặp. Trong suốt mấy mươi năm lăn lộn, hòn tên mũi đạn không bắt kịp ông, bệnh tật hiểm nghèo không gõ cửa buồng ông. Ông vẫn được trời cho sống, sống khoẻ mạnh. Chỉ cần một sự sa sảy nhỏ nhoi cũng có thể tạo ra biến cố khôn lường. Nhưng ông vẫn vô sự. Đó là điều kỳ diệu.
Nguyễn Huệ không được cái may mắn này khi tử thần đã bất ngờ nắm lấy mệnh ông ở tuổi ngoài bốn mươi đầy sung mãn với những triển vọng huy hoàng đang chờ phía trước.
Trong quy luật thuận nghịch mà người xưa đúc kết, thì trong cái thuận có cái nghịch, trong cái nghịch chứa cái thuận. Cái thuận càng lớn thì cái nghịch càng cao, và đồng thời cái nghịch càng cao thì cái thuận cũng càng lớn. Đối với những kẻ kinh bang tế thế là phải biết biến cái nghịch lớn thành cái thuận lớn và biến cái thuận lớn tiếp tục lớn lên không ngừng. Với một điều kiện tuyệt đối: Phải được sống
Những chiến công của Nguyễn Huệ to lớn đến vậy, những cuộc vây ráp của ông với quân Nguyễn Ánh cũng rất quy mô và bài bản suốt hàng chục lần, nhưng rồi cuối cùng vẫn không đạt được mục tiêu.Nguyễn Ánh vẫn thoát. Những truyền thuyết dân gian như Nguyễn Ánh có trời giúp, nổi phong ba ngăn chặn Tây Sơn; hay rắn thần xuất hiện đưa ông đến nơi an toàn trong lúc lâm nguy trên đảo Thổ Châu.v.v... được lưu truyền tận về sau cũng xuất phát từ những sự thật kỳ diệu đến mức khó tin này.
Người có thể làm thay đổi tình thế của Gia Long chỉ là Nguyễn Huệ, duy nhất Nguyễn Huệ, không có ai khác. Không Nguyễn Huệ thì tất phải còn Nguyễn Ánh.
Đáng tiếc cho phong trào Tây Sơn và cũng là cho cả dân tộc, Nguyễn Huệ đã ra đi đột ngột và lịch sử bước sang một giai đoạn mới, đó là Nguyễn Ánh quyết định vai trò trên sân khấu lịch sử.
Nguyễn Huệ trồng cây. Gia Long hái quả. Âu cũng là mệnh trời.
II- Gia Long và Triều Nguyễn - Một thực thể Đại Việt,
1. Nguyễn Ánh và những bước đi táo bạo.
Trong lịch sử Việt Nam thì Nguyễn Ánh là người đầu tiên có quan hệ hợp tác với phương Tây khá toàn diện và có bài bản trên các phương diện: Quân sự, ngoại giao, kinh tế và chính trị mà trước đó chưa một nhân vật lịch sử nào với tới.
- Ký hiệp ước giao hảo với Pháp
- Mua vũ khí của Pháp
- Cho Pháp những đặc ân nhất định trong khu vực thuộc quyền kiểm soát của Nguyễn Ánh.
Trước hết, những việc làm trên đây của Nguyễn Ánh đã thể hiện mấy bản chất sau đây
- Nguyễn Ánh đã nhận ra ưu thế kinh tế, kỹ thuật và quân sự từ các nước phương Tây xa xôi. Những cái phương Tây đang có là những cái cần thiết đối với tình hình lạc hậu mà ông đang phải gánh chịu và cần tạo cơ hội để có đựoc ưu thế đó, nhất là trong cuộc chiến một mất một còn với Nguyễn Huệ Quang Trung.
- Ý chí phục thù và giành chiến thắng bằng mọi giá.
Nguyễn Huệ là con người ứng xử tình thế tuyệt vời. Vì độc lập dân tộc, ông đã tiến hành cuộc đại phá thần tốc quân Thanh, một chiến thắng kỳ diệu, chứa đựng nhiều kịch tính, như một bức hoành phi nghệ thuật cổ kim hiếm thấy. Chỉ trong mấy ngày mà ba chục vạn quân Thanh đã bị đánh tan. Tôn sĩ Nghị tháo chạy không kịp thắng yên cương. Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử, Hứa Thế Hanh chết trận v.v...
Bằng chiến thắng này, bờ cõi sạch bóng ngoại xâm.
Nhưng chỉ ngay sau ngày chiến thắng, ông đã tiến hành chính sách giao hảo với triều đình Mãn Thanh. Những nước đi của ông táo bạo, độc đáo, thần kỳ như một mê hồn trận. Chính quan quân nhà Thanh và Càn Long tài hoa cũng không đủ sức nhận ra, cương nhu lẫn lộn, cái nhường nhịn và cái đe doạ cuộn chặt trong cùng một khối của mỗi nước cờ ngoại giao, không biết đâu mà lần. Vì thế cuối cùng, để cho an toàn, Càn Long cầm bằng chấp thuận xây dựng mối quan hệ hữu hảo với Quang Trung, không động binh và nhanh chóng loại bỏ tàn quân Lê Chiêu Thống ra khỏi ván cờ phương nam của họ.
Dẹp yên phía bắc, ông giành thời gian và lực lượng cho mặt trận phía Nam với quan quân Nhà Nguyễn trong trận quyết đấu và quyết thắng cuối cùng.
Nếu so với những đối sách của Nguyễn Huệ thì các nước đi trên thế trận của Nguyễn Ánh cũng phức tạp và đa dạng khôn lường.
Trước một Châu Âu xa xôi, khác lạ về địa lý, ngôn ngữ, nhân chủng, văn hoá, khác lạ một trăm thứ, thế mà Nguyễn Ánh dám bắt tay giao hảo. thật cũng là một sự táo tợn độc nhất vô nhị. Chỉ có Nguyễn Ánh mới đủ sức làm nổi chuyện tày đình này.
Trong suốt nhiều năm đánh nhau với Tây Sơn, bên cạnh Nguyễn Ánh có một đội ngũ các chuyên gia kỹ thuất, quân sự rất có kinh nghiệm như Dayot, Philippe Vannier, Guilloux, Laurent Barisy, De Forssant, Jean Baptiste Chaigneau, Olivier de Puymanel, Theodore lebuen. Tiêu biểu nhất trong số đó là Pierre Joseph George Pigeau de Béhaine (tức Bá Đa Lộc).
Theo tài liệu của Thực Lục Chính biên chép lại thì năm 1791, Nguyễn Ánh đã thông qua một người nước ngoài tên là Budinonhi gửi mua tại Bồ Đào Nha một vạn súng điểu thương, hai nghìn cỗ súng gang mỗi cỗ nặng một trăm cân, hai nghìn viên đạn nổ đường kính 10 tấc.Trong các cuộc giao chiến với Tây Sơn sau này, Nguyễn Ánh toàn dùng loại vũ khí hiện đại này.
Chính sự mẫn cảm của Nguyễn Ánh đã gây nên nhiều xáo động trong cách nghĩ của các sĩ phu sau này. Có nhiều ý kiến còn cho rằng, nếu các bậc hậu thế như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức biết học tập và kế nghiệp những tinh hoa của Nguyễn Ánh trong mối bang giao với phương Tây thì có thể cơ may lớn đã mỉm cười với dân tộc, rất có thể chúng ta đã văn minh hơn, cường thịnh hơn và không phải trở thành mục tiêu nổ súng thôn tính của Pháp ở nửa sau thế kỷ mười chín như nó đã diễn ra. Dù đấy chỉ là một sự nuối tiếc, một ảo tưởng không thực tế, nhưng chí ít cũng để lộ một điều các hành động hợp tác với phương tây của Nguyễn Ánh do Bá Đa Lộc làm trung gian âu cũng là đúng quy luật và không mang bản chất bán nước; nó nằm trong thời kỳ và một nhiệm vụ lịch sử khác.
2. Nên nhìn vấn đề ở nhiều góc độ.
Âm mưu mở rộng ảnh hưởng nhằm thôn tính các quốc gia phương Đông đã thể hiện khá rõ, trong đó Pháp cũng là nước điển hình. Song trong trường hợp cụ thể của Nguyễn Ánh thì lại chưa hoàn toàn như vậy. Bản đệ trình của Nguyễn Ánh do Bá Đa Lộc soạn thảo gửi chính phủ Pháp với những điều khoản cụ thể có lợi cho Pháp, lại kèm theo đứa con trai cưng như là vật làm tin thể hiện rất rõ quyết tâm của Nguyễn Ánh. Vì lý do gì không biết, chính phủ Pháp đã bác bỏ và từ chối đề nghị trên, để rồi Bá Đa Lộc phải tự xoay xở theo con đường riêng ủng hộ Nguyễn Ánh theo tính toán cá nhân của riêng ông.
Mặt khác, ở góc độ Nguyễn Ánh mà xét, vì nhu cầu chống Tây Sơn hùng mạnh với ý chí trời long đất lở nhằm hoàn thành nghiệp lớn, những hành động hợp tác và cầu viện bên ngoài đồng nghĩa với việc cam tâm bán nước cầu vinh hay không thì lại là vấn đề nên đánh giá công bằng và khách quan hơn. Đây mới chỉ là sự tiềm ẩn nguy cơ, còn thực tế thì chưa diễn ra.
Trước thế mạnh trúc chẻ ngói tan của Nguyễn Huệ, tính mạng Nguyễn Ánh và bộ hạ của ông như chỉ được tính bằng ngày, bằng giờ. Bất cứ lúc nào cũng có thể chết. Việc tìm cách cứu mình và gia quyến khỏi cái chết rồi từng bước khôi phục sự nghiệp là nhu cầu trên hết, cần phải làm. Gửi đứa con trai bốn tuổi Nguyễn Phúc Cảnh cho giáo sĩ mang về Pháp nhằm đảm bảo tính mạng đứa trẻ âu cũng là việc làm thường tình của một người cha. Với mưu trí khôn lường như Nguyễn Ánh thì việc xin cứu viện có đồng nghĩa với việc đánh mất độc lập dân tộc chưa thực sự trở thành hai mặt của một vấn đề. Mối quan hệ của ông với các giáo sĩ phương Tây chặt chẽ, lâu dài, kiên quyết là vậy mà rồi cũng đến hồi kết. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế với niên hiệu Gia Long, khi có toàn quyền bính trong tay, ông lại trở về cái nguyên mẫu của một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền Đại Việt truyền thống, Nho giáo, cố hữu và thủ cựu. Bộ luật Gia Long mà ông là linh hồn cũng chỉ giám mô phỏng những nội dung của bộ luật Hồng Đức thời Lê sơ. Các chế độ tư pháp, hành chính, khoa cử, quan lại, ruộng đất... về cơ bản vẫn như cũ. Tiếp đến con cháu ông cũng vẫn như thế. Những dấu hiệu mở mang với phương tây trước đây đã bị chôn vùi vào dĩ vãng.
Hãy đặt một giả thuyết, nếu Nguyễn Ánh không tranh thủ sự giúp đỡ của các giáo sĩ Pháp chống lại Tây Sơn cuối thế kỷ 19, thì liệu hơn 60 năm sau đó, Việt Nam có chắc chắn tránh được loạt đạn đại bác của thực dân Pháp hay không? Các sự kiện này có liên quan ở một mức độ nhất định nhưng về bản chất không phải là quan hệ nhân quả, không mang tính quy luật; không phải vì có cái này nên mới dẫn đến cái kia.
Những gì mà Nguyễn Ánh thực hiện trong quan hệ với các giáo sĩ Pháp trước đó không phải là sự ràng buộc để năm 1858 Pháp tấn công Sơn Trà và tiến hành cuộc xâm lược quy mô lớn của họ.
Càng về cuối đời mình, tính dân tộc chủ nghĩa trong ông càng tăng lên đến mức cự đoan,rồi đến các triều vua Minh Mạng, Thiêu Trị, Tự Đức tiếp đó cũng vậy. Việt Nam bị đóng khung chết cứng trong thiết chế phong kiến tập quyền cổ điển, lạc lõng và cô đơn.
Những gì diễn tiến ở nửa sau thế kỷ 19 như chúng ta đã thấy để rồi nước ta trở thành thuộc địa của Pháp được xuất phát từ một thế trận, một hoàn cảnh lịch sử khác.
Các nước láng giềng trên bán đảo Đông Dương như Lào, CămPuChia không hề liên quan gì đến các hành động của Nguyễn Ánh 100 năm trước đó tại Việt Nam, rồi cũng trở thành mục tiêu xâm lược của Pháp, không tránh khỏi số phận thuộc địa.
3. Cái khác biệt và cái đồng nhất giữa Nguyễn Huệ - Quang Trung và Nguyễn Ánh - Gia Long
Giữa hai con người không đội trời chung này có nhiều nét tương phản và nhiều nét tương đồng đến mức kỳ lạ mà tạo hoá đã an bài trong cùng một thời kỳ lịch sử, trở thành cặp bài trùng không thể tách ra khi phân tích về mỗi con người trong họ.
Cái khác biệt cơ bản và trọng tội của Nguyễn Ánh.
Nguyễn Huệ đại diện cho giai cấp cần lao. Nguyễn Ánh thuộc dòng dõi quý tộc.
Nguyễn Huệ dấy binh khởi nghĩa vì quyền lợi và hạnh phúc của lê dân đang rên xiết dưới ách thống trị hà khắc của chế độ phong kiến Đàng Trong mà Nguyên Ánh cũng là một đại diện. Nguyễn Ánh lại đấu tranh vì quyền lợi của dòng tộc và cá nhân.
Nguyễn Huệ muốn đập tan các thế lực cát cứ để đưa giang sơn về một mối. Nguyễn Ánh lo bảo vệ cho chế độ chúa Nguyễn Đàng Trong của mình.
Nguyễn Huệ đặt độc lập đân tộc lên trên hết. Thù trong được đặt sau giặc ngoài. Vì vậy khi quân Xiêm La xâm lược, việc trước tiên của ông là đánh tan quân xâm lược Xiêm. Khi quân Thanh tràn sang, ông đã gạt bỏ mọi lực cản, lên ngôi Hoàng đế, thống nhất nhân tâm và lực lượng, thần tốc hành quân ra bắc đại phá quân Thanh, bảo vệ độc lập cho tổ quốc.
Trong khi đó, Nguyễn Ánh chỉ biết lo cho quyền lợi cá nhân,lại cầu cứu quân Xiêm sang giúp đánh Tây Sơn. Đấy là chưa tính đến hành động giúp lương thảo cho quân Thanh không thành sau khi được tin quân Thanh đã tiến vào thăng Long cuối năm 1788.
Cái tương đồng ở hai con người này.
Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh có nét tương đồng ở chỗ: hai người đều nuôi chí lớn, quyết thực hiện đến cùng sự nghiệp của mình, không ai có thể lay chuyển và chi phối.
Hai con người đều có những thiên bẩm trí dũng hơn người, mưu cao, kế sâu, đầy thao lược, luôn tạo những bước đi táo bạo, mang tính đột phá mà ít ai dám nghĩ tới.
Chiến công hiển hách mà Nguyễn Huệ Quang Trung tạo dựng được là đánh tan các thế lực ngoại bang xâm lược, giữ vững độc lập, mang lại niềm tự hào cho dân tộc; tiêu diệt và xoá bỏ được các thế lực cát cứ, phân quyền duy trì hàng thế kỷ.
4. Những nghiệm số cơ bản của Nguyễn Ánh - Gia Long.
Từ cái chết của Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh là kẻ thù biết chiếm đoạt toàn bộ thành quả do Nguyễn Huệ làm nên và biết đưa nó đến đích, mặc dù chỉ là giải quyết những bước cuối cùng - thống nhất sơn hà. Tuy vậy đó cũng là một công lao to lớn của Nguyễn Ánh mà lịch sử không thể phủ nhận
Đáng tiếc, sau khi nắm toàn bộ quyền binh trong tay ông lại thực hiện những cuộc báo thù man rợ, ít có trong lịch sử đối với một Hoàng Đế; lo thu vén quyền binh và bổng lộc cho cá nhân và dòng tộc. Ông không biết phát huy những quy luật phát triển mới của thời đại, lại đưa đất nước trở lại con đường mòn cố hữu lạc hậu của lịch sử. Cũng chính vì vậy, cả dân tộc không thoát khỏi mũi súng xâm lược của đế quốc Pháp sau khi ông tạ thế nửa thế kỷ.
Nguyễn Ánh - Gia Long và Triều Nguyễn của ông tồn tại 143 năm (1802 -1945) với đầy thách thức vinh nhục, gắn liền với bước trường tồn của toàn dân tộc, là một thực thế vương triều hợp pháp.
Cũng từ vương triều này đã sản sinh ra những Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân đầy lòng yêu nước, là niềm tự hào của dân tộc.
Trên bờ Hương giang thơ mộng, gắn liền với sự tích về cuộc giao duyên huyền thoại của Huyền Trân công chúa nghìn năm trước đã mọc lên một quần thể kiến trúc nguy nga, độc nhất vô nhị, chứa đựng biết bao trầm tích lịch sử và tâm linh, là di sản văn hoá vật chất và tinh thần của dân tộc. Cung đình Huế không tách rời triều đại Nguyễn và Hoàng đế Gia Long.
Những lỗi lầm của Nguyễn Ánh là rất lớn và đáng lên án, nhưng vẫn có thể coi ông là một vĩ nhân lịch sử, một thực thể tất yếu của lịch sử Đại Việt.
Trong danh mục những minh vương dựng nghiệp lớn, có cả tên ông.
Trần Cao Sơn
(TẠP CHÍ SÔNG HƯƠNG)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét