Bùi Tín - Tuyên chiến với dân tộc
Quốc hội Việt Nam đang họp một phiên họp được coi là dài nhất - 33 ngày -
và quan trọng bậc nhất, vì sẽ thông qua bản Hiến pháp mới và Luật đất
đai (sửa đổi), hàng chục năm mới có một lần.
Xem ra Bộ Chính trị Trung ương đảng CS và Ban Thường vụ Quốc hội quyết tâm thúc ép gần 500 đại biểu Quốc hội thông qua với tỷ lệ cao các văn kiện cơ bản trên đây, sau khi Ban Chấp hành Trung ương đảng (Khóa XI) vừa họp lần thứ 8 đã thông qua một cách khá là trôi chảy, dễ dàng. Họ vẫn quen một lỗi nghĩ đơn giản, coi ý đảng là ý trời. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng công khai nói rõ Hiến pháp mới được dự thảo là văn kiện bám chặt theo cương lĩnh của đảng CS đã được Đại hội đảng XI vạch rõ thêm. Có nghĩa là đảng đứng trên nhân dân, quyền lực đất nước này trước hết nằm trong tay đảng CS. Điều đó cũng có nghĩa là Tổng bí thư ra lệnh cho tuyệt đại đa số đảng viên CS trong gần 500 đại biểu Quốc hội - chiếm hơn 90 % đại biểu - phải bỏ phiếu thông qua các văn kiện sẽ được đưa ra, theo đúng kỷ luật của đảng, không được thắc mắc, trì hoãn, đặt lại vấn đề gì nữa hết.
Nếp nghĩ của Bộ Chính trị rất dễ hiểu. Vì xưa nay Quốc hội đã có bao giờ dám bác bỏ những văn kiện cơ bản do đảng đưa ra. Cái điều khoản trong Hiến pháp coi Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất chỉ là một vòng trang sức hào nhoáng tròng vào cổ các đại biểu. Chuyện Quốc hội từng trì hoãn chủ trương làm xe lửa cao tốc đã được dự định chỉ là một chi tiết nhỏ, một trục trặc tạm thời.
Trong Bộ Chính trị, trong Ban Chấp hành Trung ương, có ai lo ngại rằng việc thông qua Hiến pháp mới và Luật đất đai (sửa đổi) kỳ này sẽ gặp trở ngại, khó khăn, hay vấp váp không? Không, họ đầy tự tin. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng còn nói rõ là 2 văn kiện này đã được Ban Thường trực Quốc hội hoàn thiện sau khi đã tiếp nhận hơn 20 triệu ý kiến đóng góp của công dân cả nước, do đó không thể thảo luận kéo dài thêm nữa.
Tôi vừa đọc lại toàn «Bản dự thảo Hiến pháp cuối cùng đã được hoàn thiện» được phổ biến trong Quốc hội, tôi không khỏi giật mình, kinh hãi về thái độ tự tin thái quá của Bộ Chính trị, về thái độ khinh thường dân chúng, khinh miệt trí thức của nhóm lãnh đạo cao nhất của đảng CS, về thái độ mù quáng đến liều lĩnh của họ. Tôi băn khoăn tự hỏi, họ mê hay tỉnh? Họ khôn hay dại?
Mù quáng, liều lĩnh, Bộ Chính trị và Ban Thường trực Quốc hội vẫn cho ghi nhiều lần «chủ nghĩa Mác – Lênin » vào Hiến pháp mới, vẫn giữ «điều 4» về vai trò lãnh đạo toàn trị của đảng Cộng sản, vẫn «quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội», vẫn «lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo cho nền kinh tế», và vẫn coi «đất đai và mọi tài nguyên là thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý». Đây chính là 5 điều phi lý, mơ hồ, sai lầm tệ hại nhất, rõ ràng nhất, 5 xiềng xích giam hãm xã hội ta trong thân phận nô lệ, 5 cản trở đất nước ta phát triển và hôi nhập với thế giới văn minh.
Đó chính là thông điệp cô đọng của 14.785 công dân, đa số là trí thức có trí tuệ và tâm huyết, tinh hoa của dân tộc, công khai, minh bạch bác bỏ cả 5 điều phi lý trên đây với lập luận chặt chẽ, đầy tính thuyết phục, liên quan trực tiếp đến bản dự thảo Hiến pháp mới và Luật đất đai (sửa đổi) trong bản kiến nghị công khai được giao tận tay ban biên tập Dự thảo.
Ban Tuyên huấn Trung ương đã huy động hàng mấy chục tuyên truyền viên nói theo công thức giáo điều, nói lấy được, nhưng không có một ai bác bỏ được lập luận của tập thể trí thức trên đây, chỉ phơi bầy sự nghèo nàn về lý lẽ, sự xa rời thực tế và căn bệnh tối tăm về kiến thức khi họ bị lòng tham và quyền lực khống chế.
Dứt khoát việc thông qua dự thảo Hiến pháp mới và Luật đất đai (sửa đổi) sẽ không thuận buồm xuôi gió, trái lại nó sẽ vấp phải sự phủ định mạnh mẽ của toàn xã hội do một tập thể trí thức tự tin, gan góc dẫn đầu một cách không thể khoan nhượng nữa. Bởi vì Bộ Chính trị và Ban Thường trực Quốc hội đã hoàn toàn đuối lý về cả 5 vấn đề then chốt trên đây, đã quá chủ quan, tin theo nền nếp cũ, đã dám khiêu khích lương tri dân tộc, dám thách đố sự thật và lẽ phải, dám ngang nhiên nhắm mắt trước yêu cầu cấp bách của toàn dân là phải đổi mới hệ thống chính trị theo hướng từ bỏ độc đoán, chuyên quyền, xây dựng hệ thống dân chủ pháp trị đang thiếu vắng một cách tệ hại và nguy hiểm.
Trên thực tế, Bộ Chính trị và Ban Thường trực Quốc hội đã tuyên chiến với cả khối trí thức dân tộc đã thức tỉnh tự lãnh trách nhiệm lịch sử trước toàn dân, thúc đẩy đà chuyển biến đi lên của đất nước, nhằm hòa nhập với thế giới dân chủ văn minh. Điều họ không muốn nhận ra là khối trí thức - dân chủ rất trẻ về tư duy chính trị hiện không còn là đàn cừu để họ chăn dắt, dạy dỗ, dẫn đường nữa. Thế lực này luôn được bổ sung lực lượng trẻ khỏe về kiến thức, dồi dào về sáng kiến, gan góc khi dấn thân, xiết chặt hàng ngũ chiến hữu trong đấu tranh, có một dự án chính trị rất rõ ràng là: giữ trọn vẹn nền độc lập, chống bành trướng, thực hiện đầy đủ các quyền tự do của công dân, xây dựng xã hội dân sự năng động, trên nền tảng pháp luật công minh cho mọi người, từ bỏ dứt khoát, không thương tiếc chủ nghĩa Mác – Lênin cổ lỗ, chế độ CS không tưởn, chủ nghĩa xã hội mờ ảo, việc nuông chiều sở hữu quốc doanh hư hỏng.
Sự liên kết, liên minh giữa trí thức với nông dân và quần chúng các tôn giáo luôn đề cao thiện tâm chống cái ác bất kỳ từ đâu, sẽ làm cho cuộc đấu tranh thêm quyết liệt và sâu rộng.
Thêm nữa việc các học giả, trí thức, giáo sư, tiến sĩ, sinh viên ưu tú có mặt trong số 14.785 ngôi sao trí tuệ và tâm huyết dân tộc có thừa kiến thức khoa học, lập luận lô-gích biện chứng để đánh đổ và chôn vùi 5 cột trụ lý sự cùn thô vụng của giới cầm quyền hiện tại. Chênh lệch giữa 2 bên khác biệt hẳn nhau như ánh sáng và bóng tối, như ngày và đêm, như khoa học và tà giáo, như sự ngay thật với dối trá, như lòng yêu nước với dã tâm bán nước, như lòng xót xa thương dân với cú đạp giầy vào mặt dân vậy.
Nếu tổ chức tranh cãi công khai trước truyền hình trong nước, một em sinh viên trẻ như Huỳnh Thục Vy, Đỗ Thị Minh Hạnh hay Nguyễn Phương Uyên ở phía bên này có thể dễ dàng dồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và cả Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương Đinh Thế Huynh ở phía cường quyền vào tình thế ấp úng, lúng túng, ngậm hột thị cho mà xem.
Thế lực cai trị đất nước ta đã phơi bày hết dã tâm của họ. Họ đã khinh miệt bác bỏ hết mọi ý kiến tâm huyết đầy trách nhiệm của của nhân dân, coi cả 14.785 công dân yêu nước chỉ bằng con số không, họ vẫn định ép gần trăm triệu dân ta phải nuốt 5 món ăn iu thối chết người đã bị đông đảo loài người loại bỏ dứt khóat.
Tuy nhiên, thời kỳ tan rã của phong trào Cộng sản thực tiễn, giai đoạn mạt vận của học thuyết Mác - Lênin từng cổ súy bạo lực, chiến tranh, máu đổ đầu rơi, và tình trạng suy thoái toàn diện của đảng CS Việt Nam không có cách gì cứu vãn nổi.
Bùi Tín
28.10.2013
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Xem ra Bộ Chính trị Trung ương đảng CS và Ban Thường vụ Quốc hội quyết tâm thúc ép gần 500 đại biểu Quốc hội thông qua với tỷ lệ cao các văn kiện cơ bản trên đây, sau khi Ban Chấp hành Trung ương đảng (Khóa XI) vừa họp lần thứ 8 đã thông qua một cách khá là trôi chảy, dễ dàng. Họ vẫn quen một lỗi nghĩ đơn giản, coi ý đảng là ý trời. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng công khai nói rõ Hiến pháp mới được dự thảo là văn kiện bám chặt theo cương lĩnh của đảng CS đã được Đại hội đảng XI vạch rõ thêm. Có nghĩa là đảng đứng trên nhân dân, quyền lực đất nước này trước hết nằm trong tay đảng CS. Điều đó cũng có nghĩa là Tổng bí thư ra lệnh cho tuyệt đại đa số đảng viên CS trong gần 500 đại biểu Quốc hội - chiếm hơn 90 % đại biểu - phải bỏ phiếu thông qua các văn kiện sẽ được đưa ra, theo đúng kỷ luật của đảng, không được thắc mắc, trì hoãn, đặt lại vấn đề gì nữa hết.
Nếp nghĩ của Bộ Chính trị rất dễ hiểu. Vì xưa nay Quốc hội đã có bao giờ dám bác bỏ những văn kiện cơ bản do đảng đưa ra. Cái điều khoản trong Hiến pháp coi Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất chỉ là một vòng trang sức hào nhoáng tròng vào cổ các đại biểu. Chuyện Quốc hội từng trì hoãn chủ trương làm xe lửa cao tốc đã được dự định chỉ là một chi tiết nhỏ, một trục trặc tạm thời.
Trong Bộ Chính trị, trong Ban Chấp hành Trung ương, có ai lo ngại rằng việc thông qua Hiến pháp mới và Luật đất đai (sửa đổi) kỳ này sẽ gặp trở ngại, khó khăn, hay vấp váp không? Không, họ đầy tự tin. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng còn nói rõ là 2 văn kiện này đã được Ban Thường trực Quốc hội hoàn thiện sau khi đã tiếp nhận hơn 20 triệu ý kiến đóng góp của công dân cả nước, do đó không thể thảo luận kéo dài thêm nữa.
Tôi vừa đọc lại toàn «Bản dự thảo Hiến pháp cuối cùng đã được hoàn thiện» được phổ biến trong Quốc hội, tôi không khỏi giật mình, kinh hãi về thái độ tự tin thái quá của Bộ Chính trị, về thái độ khinh thường dân chúng, khinh miệt trí thức của nhóm lãnh đạo cao nhất của đảng CS, về thái độ mù quáng đến liều lĩnh của họ. Tôi băn khoăn tự hỏi, họ mê hay tỉnh? Họ khôn hay dại?
Mù quáng, liều lĩnh, Bộ Chính trị và Ban Thường trực Quốc hội vẫn cho ghi nhiều lần «chủ nghĩa Mác – Lênin » vào Hiến pháp mới, vẫn giữ «điều 4» về vai trò lãnh đạo toàn trị của đảng Cộng sản, vẫn «quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội», vẫn «lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo cho nền kinh tế», và vẫn coi «đất đai và mọi tài nguyên là thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý». Đây chính là 5 điều phi lý, mơ hồ, sai lầm tệ hại nhất, rõ ràng nhất, 5 xiềng xích giam hãm xã hội ta trong thân phận nô lệ, 5 cản trở đất nước ta phát triển và hôi nhập với thế giới văn minh.
Đó chính là thông điệp cô đọng của 14.785 công dân, đa số là trí thức có trí tuệ và tâm huyết, tinh hoa của dân tộc, công khai, minh bạch bác bỏ cả 5 điều phi lý trên đây với lập luận chặt chẽ, đầy tính thuyết phục, liên quan trực tiếp đến bản dự thảo Hiến pháp mới và Luật đất đai (sửa đổi) trong bản kiến nghị công khai được giao tận tay ban biên tập Dự thảo.
Ban Tuyên huấn Trung ương đã huy động hàng mấy chục tuyên truyền viên nói theo công thức giáo điều, nói lấy được, nhưng không có một ai bác bỏ được lập luận của tập thể trí thức trên đây, chỉ phơi bầy sự nghèo nàn về lý lẽ, sự xa rời thực tế và căn bệnh tối tăm về kiến thức khi họ bị lòng tham và quyền lực khống chế.
Dứt khoát việc thông qua dự thảo Hiến pháp mới và Luật đất đai (sửa đổi) sẽ không thuận buồm xuôi gió, trái lại nó sẽ vấp phải sự phủ định mạnh mẽ của toàn xã hội do một tập thể trí thức tự tin, gan góc dẫn đầu một cách không thể khoan nhượng nữa. Bởi vì Bộ Chính trị và Ban Thường trực Quốc hội đã hoàn toàn đuối lý về cả 5 vấn đề then chốt trên đây, đã quá chủ quan, tin theo nền nếp cũ, đã dám khiêu khích lương tri dân tộc, dám thách đố sự thật và lẽ phải, dám ngang nhiên nhắm mắt trước yêu cầu cấp bách của toàn dân là phải đổi mới hệ thống chính trị theo hướng từ bỏ độc đoán, chuyên quyền, xây dựng hệ thống dân chủ pháp trị đang thiếu vắng một cách tệ hại và nguy hiểm.
Trên thực tế, Bộ Chính trị và Ban Thường trực Quốc hội đã tuyên chiến với cả khối trí thức dân tộc đã thức tỉnh tự lãnh trách nhiệm lịch sử trước toàn dân, thúc đẩy đà chuyển biến đi lên của đất nước, nhằm hòa nhập với thế giới dân chủ văn minh. Điều họ không muốn nhận ra là khối trí thức - dân chủ rất trẻ về tư duy chính trị hiện không còn là đàn cừu để họ chăn dắt, dạy dỗ, dẫn đường nữa. Thế lực này luôn được bổ sung lực lượng trẻ khỏe về kiến thức, dồi dào về sáng kiến, gan góc khi dấn thân, xiết chặt hàng ngũ chiến hữu trong đấu tranh, có một dự án chính trị rất rõ ràng là: giữ trọn vẹn nền độc lập, chống bành trướng, thực hiện đầy đủ các quyền tự do của công dân, xây dựng xã hội dân sự năng động, trên nền tảng pháp luật công minh cho mọi người, từ bỏ dứt khoát, không thương tiếc chủ nghĩa Mác – Lênin cổ lỗ, chế độ CS không tưởn, chủ nghĩa xã hội mờ ảo, việc nuông chiều sở hữu quốc doanh hư hỏng.
Sự liên kết, liên minh giữa trí thức với nông dân và quần chúng các tôn giáo luôn đề cao thiện tâm chống cái ác bất kỳ từ đâu, sẽ làm cho cuộc đấu tranh thêm quyết liệt và sâu rộng.
Thêm nữa việc các học giả, trí thức, giáo sư, tiến sĩ, sinh viên ưu tú có mặt trong số 14.785 ngôi sao trí tuệ và tâm huyết dân tộc có thừa kiến thức khoa học, lập luận lô-gích biện chứng để đánh đổ và chôn vùi 5 cột trụ lý sự cùn thô vụng của giới cầm quyền hiện tại. Chênh lệch giữa 2 bên khác biệt hẳn nhau như ánh sáng và bóng tối, như ngày và đêm, như khoa học và tà giáo, như sự ngay thật với dối trá, như lòng yêu nước với dã tâm bán nước, như lòng xót xa thương dân với cú đạp giầy vào mặt dân vậy.
Nếu tổ chức tranh cãi công khai trước truyền hình trong nước, một em sinh viên trẻ như Huỳnh Thục Vy, Đỗ Thị Minh Hạnh hay Nguyễn Phương Uyên ở phía bên này có thể dễ dàng dồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và cả Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương Đinh Thế Huynh ở phía cường quyền vào tình thế ấp úng, lúng túng, ngậm hột thị cho mà xem.
Thế lực cai trị đất nước ta đã phơi bày hết dã tâm của họ. Họ đã khinh miệt bác bỏ hết mọi ý kiến tâm huyết đầy trách nhiệm của của nhân dân, coi cả 14.785 công dân yêu nước chỉ bằng con số không, họ vẫn định ép gần trăm triệu dân ta phải nuốt 5 món ăn iu thối chết người đã bị đông đảo loài người loại bỏ dứt khóat.
Tuy nhiên, thời kỳ tan rã của phong trào Cộng sản thực tiễn, giai đoạn mạt vận của học thuyết Mác - Lênin từng cổ súy bạo lực, chiến tranh, máu đổ đầu rơi, và tình trạng suy thoái toàn diện của đảng CS Việt Nam không có cách gì cứu vãn nổi.
Bùi Tín
28.10.2013
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Nguyễn Hưng Quốc - Quyền lực và trách nhiệm
Bản chất của chính trị là quan hệ quyền lực. Quyền lực, nói một cách tóm
tắt, là khả năng ảnh hưởng đến cách suy nghĩ cũng như hành vi của người
khác. Trong hệ thống đẳng cấp của chính trị, chức vụ càng lớn, quyền
lực càng nhiều; quyền lực càng nhiều, ảnh hưởng trên suy nghĩ và hành vi
của người khác càng sâu và rộng. Ở vị trí cao nhất trong một quốc gia,
ảnh hưởng ấy có thể tác động đến mọi công dân trong nước ấy. Ở Tây
phương, hầu như ai cũng biết: Khi thay đổi lãnh tụ, chúng ta thay đổi
chính phủ; và khi thay đổi chính phủ, chúng ta thay đổi cả quốc gia.
Về phương diện chính trị, có nhiều loại quyền lực, nhưng đơn giản và phổ biến nhất, có hai loại chính: quyền lực chính đáng và quyền lực không chính đáng. Quyền lực chỉ được xem là chính đáng khi nó được dân chúng ủy thác: Lúc ấy, quyền lực (power) biến thành thẩm quyền (authority).
Có thể nói thẩm quyền là thứ quyền lực được sự đồng thuận giữa người cai trị và những người bị trị. Hình thức phổ biến nhất của sự đồng thuận ấy là qua các cuộc bầu cử tự do, bình đẳng, công khai và minh bạch.
Tuy nhiên, dù được tiến hành dưới hình thức nào thì mọi quyền lực và mọi thẩm quyền đều phải đáp ứng được một số điều kiện dân chủ, trong đó, quan trọng nhất là giới hạn và trách nhiệm. Cái gọi là giới hạn ấy có hai khía cạnh chính: một là giới hạn về thời gian (có tính chất nhiệm kỳ, không phải vĩnh viễn, cha truyền con nối) và giới hạn của chính quyền lực (phải chấp nhận phân quyền và chịu sự kiểm soát của các cơ quan độc lập). Những điều này đã có nhiều người viết. Ở đây, tôi chỉ xin tập trung vào yếu tố trách nhiệm.
Nếu bản chất của quyền lực, dưới các chế độ dân chủ, là sự đồng thuận thì hai cơ sở chính để duy trì sự đồng thuận ấy là: sự tín nhiệm và trách nhiệm. Nói đến tín nhiệm là nói đến một thứ quan hệ nhiều chiều, nhưng trong đó, chiều quan trọng nhất là chiều từ dưới lên: những người bị trị tín nhiệm những người cai trị. Trách nhiệm, ngược lại, chủ yếu là theo chiều từ trên xuống: những người có quyền lực phải chịu trách nhiệm về chính quyền lực của mình, và với những người đã ủy thác quyền lực ấy cho mình.
Quyền lực không phải là một cái gì có tính chất tự thân: quyền lực vì quyền lực. Mọi quyền lực chính đáng đều có tính mục đích: quyền lực để làm một cái gì. Dưới chế độ độc tài, cái gì đó là bản thân người và/hoặc gia đình người có quyền lực; dưới chế độ dân chủ, cái gì đó là những mục tiêu chung mà mọi người tin tưởng và giao phó, thuộc về cộng đồng, hay rộng hơn, quốc gia. Những mục tiêu chung ấy chính là trách nhiệm.
Có thể nói, quyền lực chỉ chính đáng trong chừng mực nó gắn liền với trách nhiệm và chu toàn trách nhiệm. Một nhà lãnh đạo lý tưởng phải nhắm đến trách nhiệm nhiều hơn là quyền lực. Ở Việt Nam, ngược lại, với quyền lực, người ta muốn tuyệt đối (độc quyền lãnh đạo), nhưng với trách nhiệm, người ta lại muốn chia sẻ (trách nhiệm tập thể). Hậu quả là không ai chịu trách nhiệm về điều gì cả, ngay cả với những sai lầm của chính mình và/hoặc thuộc quyền hạn của mình.
Tất cả những điều ấy, người ta đều thấy từ lâu. Vụ thất thoát tài sản đến cả mấy tỉ đô la của tập đoàn kinh tế Vinashin: Không ai chịu trách nhiệm cả. Các vụ vỡ nợ liên tục của các tập đoàn kinh tế quốc doanh khác sau đó: Không ai chịu trách nhiệm cả. Kinh tế càng lúc càng suy thoái: Không ai chịu trách nhiệm cả. Nạn tham nhũng càng ngày càng phát triển từ một số con sâu đến cả một “bầy sâu”: Không ai chịu trách nhiệm cả. Đạo đức ở khắp mọi nơi càng ngày càng suy đồi: Không ai chịu trách nhiệm cả. Giáo dục càng ngày càng xuống dốc: Không ai chịu trách nhiệm cả.
Mới đây, gây xôn xao dư luận trong nước nhiều nhất là những chuyện liên quan đến ngành y tế: Nhiều bác sĩ, vì bất cẩn và thiếu đạo đức, làm chết hàng loạt bệnh nhân, trong đó có các sản phụ và trẻ em, thậm chí, một bác sĩ thẩm mỹ ở Hà Nội làm chết bệnh nhân rồi vứt xác xuống sông Hồng để phi tang. Trách nhiệm thuộc về ai? Không có ai nhận cả. Mọi người cứ đổ lỗi cho nhau. Dân chúng bức xúc đến độ, lần đầu tiên trên báo chí chính thống (PetroTimes) trong nước, có người kêu gọi Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến từ chức.
Có lẽ, cuối cùng, bà Nguyễn Thị Kim Tiến vẫn tiếp tục làm Bộ trưởng. Như tất cả những nhà lãnh đạo khác của Việt Nam từ trước đến nay. Vô trách nhiệm đến mấy, cái ghế của họ vẫn bất khả xâm phạm, dù cái giá mà họ và đảng họ phải trả rất đắt: Càng ngày càng mất sự tín nhiệm của dân chúng.
Không có trách nhiệm, mọi quyền lực đều là ăn cắp. Không có sự tín nhiệm, mọi quyền lực đều là ăn cướp. Không có cả hai, người ta vừa ăn cắp vừa ăn cướp.
Nguyễn Hưng Quốc
28.10.2013
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Thư gửi ông Tổng bí thư và 175 ông bà UVTW Đảng
Hà Nội ngày 28 tháng 10, 2013
- Kính gửi: Ông Tổng bí thư
- Đồng kính gửi: 175 ông bà ủy viên ban chấp hành TƯ Đảng CS Việt Nam
Chi bộ đảng chúng tôi bao gồm những người cựu chiến binh, cựu thanh niên
xung phong, cựu cán bộ viên chức, trong số chúng tôi, có người đã từng
tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhiều người
trong chúng tôi đã để lại trên chiến trường năm xưa một phần xương máu
của mình. Trong chi bộ của chúng tôi cũng có không ít người từng được
nhân dân gọi là “quan chức cao cấp”. Chi bộ hưu trí của chúng tôi sinh
hoạt định kỳ hàng tháng theo đúng chỉ đạo của đảng ủy cấp trên, và chúng
tôi cũng tranh thủ các buổi sinh hoạt đảng để được trao đổi với nhau về
con người, thời cuộc, về đất nước Việt Nam yêu dấu.
Thưa các ông các bà, thừa nhận rằng trong rất nhiều năm, các đảng viên
chúng tôi đã từng khá bằng lòng với cuộc sống của mình, đã nhìn nhận quá
trình xây dựng xã hội chủ nghĩa của đất nước mình là một quá trình tất
yếu. Trong một thời gian dài chúng tôi khá vui mừng với sự cải thiện rõ
rệt trong đời sống vật chất và tinh thần, không những của các đảng viên
trong chi bộ chúng tôi, mà nhìn chung trong phạm vi toàn xã hội. Về vật
chất, thay vì ăn no mặc ấm là ăn ngon mặc đẹp, là tiện nghi sinh hoạt
đầy đủ, hiện đại. Về tinh thần, đời sống tinh thần ngày càng được cải
thiện, nhiều người dân, đã có thể thông qua các phương tiện hiện đại,
tiếp cận tới các giá trị tinh thần đủ loại, không chỉ trong phạm vi đất
nước, mà còn trong phạm vi trên toàn thế giới. Tầm nhìn được mở rộng,
kiến thức được nâng cao…Phải thừa nhận rằng, so sánh với cuộc sống trong
thời kỳ chiến tranh hay thời bao cấp, thì cuộc sống hiện nay đã có sự
khác biệt rất lớn. Bộ mặt đất nước đã có nhiều thay đổi mạnh mẽ. Các đô
thị và nhiều vùng nông thôn đã được đổi thay theo hướng hiện đại, văn
minh…v.v.
Trong một thời gian dài, chúng tôi đều có nhận định chung là có thể lúc
nọ lúc kia, trong bộ máy của Đảng nhà nước tuy cũng có những sai lầm,
thiếu sót, nhưng thành quả đạt được là không thể chối cãi, và chúng tôi
có thói quen cho đó là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của đảng…Và
dường như hầu hết chúng tôi đều thỏa mãn và đồng tình với cách tuyên
truyền, huấn thị của TƯ đảng về việc triển khai đường lối của đảng vào
cuộc sống. Đa số chúng tôi đều không có nhiều thắc mắc với tiến trình
đổi mới của đất nước, đặt lòng tin rất nhiều về sự thành công của đất
nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Chúng tôi đã từng tự hào là
đảng viên đảng cộng sản!
Thưa các ông các bà, trong một vài năm gần đây, tình hình kinh tế, xã
hội của đất nước có nhiều biến động theo chiều hướng tiêu cực. Với những
nguồn thông tin khách quan và rộng lớn mà chúng tôi thu thập được trong
nước và trên thế giới, thì chợt nhận ra rằng, chúng ta đã tự ru ngủ
nhau trong một thời gian quá dài. Hệ quả là chúng tôi với tư cách đảng
viên cộng sản, đã tự cho phép mình làm quen với các tệ nạn nhũng nhiễu,
tham nhũng xảy ra trong xã hội. Cứ bất kỳ ở đâu cán bộ có quyền là chỗ
đó có tiêu cực. Các khái niệm phong bì, phong bao, lót tay dường như là
một sinh hoạt không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngay, trong việc xin
cho, kể cả những việc xin cho đã được quy định rõ ràng trong các văn bản
pháp luật, pháp quy. Từ công an giao thông đến thuế vụ, môi trường, từ
hải quan đến bệnh viện, đến trường học… hầu hết các nơi giải quyết chế
độ chính sách, đâu đâu cũng phải “bồi dưỡng”, phải “bôi trơn”. Mọi người
dân trong đó có các đảng viên chúng tôi dần quen với các hiện tượng này
và đã trở thành những kẻ đồng lõa cho các hành vi hối lộ, tham nhũng.
Nhưng thưa các quý vị, đến những năm gần đây, khi các hiện tượng tiêu
cực tham nhũng đã trở thành những đại dịch, khi tình hình kinh tế, đạo
đức xã hội có biểu hiện xuống cấp nghiêm trọng thì những người đảng viên
chúng tôi mới dường như bừng tỉnh, tự hỏi chúng ta đang ở đâu? Vị trí
nào trên thế giới? Chúng ta là ai? Và đang làm những gì?...
Sự thật phũ phàng làm chúng tôi dần tỉnh ngộ khi biết rằng đất nước đang
tụt hậu nhanh chóng về mọi mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ
thuật, …so với các nước khác trong khu vực. Sự tụt hậu này rõ ràng không
thể đổ lỗi cho chiến tranh, và cũng không thể đổ lỗi cho ảnh hưởng tư
duy bao cấp của ý thức hệ cộng sản chủ nghĩa của các nước đàn anh như
Liên Xô, Đông Âu. Họ đã bị sụp đổ gần 30 năm nay rồi. Chúng tôi thật sự
đau xót khi không thể phủ nhận nguyên nhân của hiện tượng tụt hậu này
chính là bắt nguồn ở những đảng viên chúng ta, không loại trừ những đảng
viên đã về hưu như chúng tôi, những người tự coi là lực lượng tiên
phong trong xã hội. Trước tiên, chúng tôi xin đưa ra những nhận định chủ
quan của chúng tôi, về từng lĩnh vực quan trọng nhất trong đời sống
chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước để chúng ta suy xét một cách
khách quan nhưng thẳng thắn hiện trạng mà chúng ta đang đối mặt:
1. Về kinh tế
Theo thông tin từ nguồn tin chính thức của những nhà nghiên cứu của Đảng
và nhà nước thì kinh tế Việt Nam hiện nay đang ở mức độ phát triển
ngang với Singapore những năm 60 thế kỷ trước, thu nhập bình quân đầu
người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với
Thái Lan và 158 năm so với Singapore (theo Báo cáo phát triển Việt Nam
2009 của Ngân hàng Thế giới) …. Nền công nghiệp chủ yếu vẫn ở mức độ gia
công, chế biến thô sơ, lấy công làm lãi là chính. Về nông nghiệp, khai
khoáng, chủ yếu vẫn là xuất hàng thô, hàm lượng giá trị gia tăng rất
thấp, năng suất lao động bình quân xã hội là thấp. Cơ cấu nền kinh tế
mất thăng bằng, lệch lạc, không bền vững, khả năng cạnh tranh của nên
kinh tế thấp.
2. Đạo đức xã hội xuống cấp nghiêm trọng, các tệ nạn xã hội ngày càng
phức tạp, tội phạm gia tăng, đạo đức ứng xử giữa con người với con người
xuống cấp nghiêm trọng. Hình ảnh của người Việt Nam ngày càng xấu đi
trước con mắt của bạn bè quốc tế, thậm chí trở thành vấn nạn của một số
quốc gia khu vực như hiện tượng người Việt bỏ trốn, làm ăn phi pháp ở
nước ngoài, người Việt ăn cắp, ăn trộm, làm nghề mại dâm phi pháp diễn
ra tràn lan, đến mức độ nhiều cửa hàng nơi công cộng như ở Nhật, ở Hàn
Quốc đã phải viết những biển cảnh báo bằng tiếng Việt! Điều này trở
thành vết nhơ vô cùng đáng xấu hổ, không những đối với người đang sống
như chúng ta mà còn làm ô uế đối với cả tổ tiên, cha anh, những người đã
khuất. Văn hóa thì thiếu định hướng quy hoạch, phát triển theo kiểu xô
bồ, ngẫu hứng, thua kém tụt hậu so với hầu hết các nước trong khu vực.
Về an ninh trật tự an toàn xã hội thường xuyên xảy ra các vụ việc nổi
cộm, khiếu kiện đông người, xung đột tranh chấp đất đai, thương nhân
Trung Quốc thả sức vào lũng đoạn thị trường cài bẫy làm hại nền sản
xuất, rối loạn đời sống của người dân , gây biết bao những hệ lụy, ảnh
hưởng tới sức khỏe của người dân, trật tự và an ninh xã hội ở khắp nơi
khắp chốn. Các tổ chức tội phạm hoành hành nhiều nơi. Tham nhũng đã trở
thành một vấn nạn ngày càng nguy hại đối với đất nước. Đã qua biết bao
kỳ đại hội Đảng, biết bao kỳ họp ban chấp hành TƯ, biết bao nghị quyết
của TƯ đảng, của chính phủ, hiện tượng tham nhũng không những không được
đẩy lùi mà còn ngày càng phát triển và thấm sâu vào mọi ngóc ngách của
xã hội, từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Hiện tượng tham nhũng đã tạo
ra một lối sống khá đặc thù của đất nước trong nhũng năm gần đây và là
nguyên nhân của rất nhiều hiện tượng tiêu cực khác. Nó hủy hoại mọi thứ,
từ kinh tế, đến đạo đức, đến văn hóa, đến an ninh quốc phòng…Hiện tượng
chạy chức chạy quyền cũng là hệ quả tất yếu của tham nhũng. Có tham
nhũng mới có chạy chức chạy quyền và ngược lại. Để được thăng chức, lên
chức cũng mất tiền, ngay cả để xin được những vị trí có thể bắt nạt được
dân là mất tiền, từ chân nhân viên văn phòng phường xã, đến vị trí của
cảnh sát giao thông đứng đường cho đến thuế vụ, hải quan, vị trí nào
càng dễ bắt nạt dân thì càng mất nhiều tiền để có được xuất làm việc.
Các hợp đồng lớn nhỏ, đặc biệt lấy nguồn từ kinh phí ngân sách đều bị
phết phẩy phần trăm. Theo chúng tôi biết, các hợp đồng đầu tư công cho
các công trình cơ sở hạ tầng ở cấp địa phương và TƯ đều phải cộng tiêu
cực phí ở mức độ 30% trở lên. Mọi khoản mua sắm trang thiết bị máy móc
đều bị kê giá. Và động lực từ khoản phết phẩy đã đẩy nhiều đầu tư công
vào lãng phí tiêu cực, hiện tượng chạy ngân sách trở nên phổ biến. Kính
thưa các quý vị việc này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư, từ
công trình lớn đến công trình nhỏ, đến năng xuất lao động, đến tài sản
quốc gia … nhưng đặc biệt làm giảm hiệu quả quản lý nhà nước và hủy hoại
nhanh chóng tới kỷ cương, tới đạo đức xã hội và cả hệ thống chính trị.
Hậu quả sẽ rất nặng nề và lâu dài, triệt tiêu mọi sinh lực, nguyên khí
của đất nước. Thí dụ trong báo cáo của chính phủ trước quốc hội trong kỳ
họp Quốc hội khóa 13 có nêu ra con số nợ xấu trong ngành ngân hàng là
khoảng trên 200 nghìn tỷ, nhưng chúng tôi nghe ý kiến từ một quan chức
“dày dặn kinh nghiệm” đang tham dự kỳ họp Quốc hội này đưa ra nhận định
một cách tưng tửng rằng con số khổng lồ này hoàn toàn không đáng ngại,
có gấp đôi như thế vẫn không đáng ngại! Ông ta nhận định: “Người ta có
thể giải quyết nhanh gọn trong vòng một vài năm khoản nợ xấu này bằng
cách các ông to bà lớn, các nhóm lợi ích chỉ cần dành một nửa số tiền
tham nhũng mà họ thu hoạch được theo thông lệ thì chỉ sau 1 đến 3 năm
toàn bộ nợ xấu của VN sẽ được xử lý hết, vì đa số nợ xấu là do nhóm lợi
ích gây ra, bao gồm các tập đoàn nhà nước và các nhóm lợi ích tư nhân
đang được các quan chức lớn của đảng và nhà nước đứng đằng sau hỗ trợ
bảo kê. Ngay cả tình trạng đóng băng bất động sản và hiện tượng trì trệ
trong một số ngành sản xuất, đối với các nhóm lợi ích, cũng chỉ là hiện
tượng nhất thời. Họ hoàn toàn có thể xoay chuyển được, khi mà các vị
quan chức cấp cao của Đảng và nhà nước chống lưng cho các nhóm lợi ích
này bằng cách tiếp tục hỗ trợ họ tham gia vào việc sử dụng các khoản đầu
tư công dưới hình thức nhận thầu, đấu thầu hình thức ….một khi mà chính
phủ xoay sở được tiền !.”
Mặc dù tiêu cực, tham nhũng lan tràn như vậy, nhúng chúng tôi vẫn muốn
đánh giá thật công bằng các thành quả do chính sách của đảng và nhà nước
mang lại. Xem cái gi tốt thì giữ lại, cái gì xấu phải loại bỏ.
Song, lại một lần nữa, chúng tôi giật mình khi một thành viên trong chi
bộ chúng tôi, vốn là cán bộ chủ chốt của ngành thống kê, đưa ra một con
số là tổng số nợ công và tổng đầu nước ngoài trực tiếp và gián tiếp
trong vòng khoảng 20 năm vừa qua như sau :
- ODA không hoàn lại: 6,67 tỷ đô la Mỹ
- Vay ODA ưu đãi: 30,83 tỷ đô la Mỹ
- Các khoản vay ưu đãi từ nước ngoài: 21,27 tỷ đô la Mỹ
- Các khoản vay được chính phủ bảo lãnh: 14 tỷ đô la Mỹ
- Trái phiếu địa phương: 0,7 tỷ đô la Mỹ
- Tổng dư nợ của doanh nghiệp nhà nước: 62 tỷ đô la Mỹ
- Tổng đầu tư nước ngoài FDI: 222 tỷ đô la Mỹ
- Đầu tư gián tiếp của nước ngoài: khoảng 30 tỷ đô la Mỹ
Vậy chúng tôi thử hỏi các nhà kinh tế học rằng, với số tiền vay mượn và
tiền vốn của nước ngoài khổng lồ như vậy, thì kết quả mà nhân dân và xã
hội Việt Nam nhận được cho tới nay là thành tích đáng mừng hay chỉ là
kết quả quá khiêm tốn. Phải chăng hiệu quả đầu tư của toàn xã hội là quá
thấp? Chỉ số ICOR của VN so với các nước trong khu vực ra sao? Thua kém
thế nào? Phải chăng một phần không nhỏ tiền đầu tư đã chảy vào túi bọn
tham nhũng, vào lãng phí do sự kém cỏi vô trách nhiệm của giới lãnh đạo?
Do vậy, có thể nhận định, dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của
chính phủ trong thời gian vừa qua, thực chất là đã làm tiêu hao và lãng
phí một số lượng của cải vật chất và tiền bạc khổng lồ của nhân dân và
của đất nước! Những kết quả được thể hiện ở việc nâng cao đời sống nhân
dân, hay sự phát triển về cơ sở hạ tầng, hay sự biến đổi bộ mặt các đô
thị và một số khu vực nông thôn, xóa đói giảm nghèo …, chỉ là hệ quả
đương nhiên phải có khi một số lượng tiền đầu tư khổng lồ như nói ở trên
được đưa vào xã hội và nền kinh tế!
Với số tiền khổng lồ đã được đầu tư như vậy trong những năm qua, nhưng
rõ ràng tình hình kinh tế đất nước hiện nay vẫn chỉ dừng lại ở mức phát
triển rất khiêm tốn, còn xa mới đạt được như các nước khác trong khu
vực.Vào những năm 80 của thế kỷ trước tuy nền kinh tế đất nước còn rất
nghèo nàn lạc hậu nhưng nợ công của nước ta lúc bấy giờ cón rất thấp, có
thể nói là chưa đáng kể. Nhưng ngày nay con số này đang tăng lên đến
chóng mặt, nếu tính đúng tính đủ thì đã vượt GDP! Với thực tế đáng buồn
này có thể buộc chúng ta phải thừa nhận rằng trong hơn 2 thập kỷ vừa
qua, chúng ta đã cùng lúc tham ô tiền của của quá khứ và ăn cắp tiền của
tương lai! Hỡi ôi! Chúng tôi rất mong muốn nhân định này là sai vì nó
quá phũ phàng! Nhưng nếu đúng, chúng tôi và tất cả các đảng viên chân
chính trên toàn cõi Việt Nam phải đủ dũng cảm để đối mặt với sự thực đau
đớn này để biết đường mà hành động! Xin các nhà khoa học, các nhà kinh
tế cần phải có đánh giá lại một cách tổng quan, đầy đủ và khách quan để
xác định một cách trung thực nhất rằng từ ngày đất nước đổi mới đến nay
chúng ta đã bỏ ra bao nhiêu tiền và đã thu lại được gì?. Có tương xứng
hay không? Chúng ta phải kiểm toán lại toàn bộ nền kinh tế. Người dân
Việt Nam không thể chấp nhận cho những người lãnh đạo kém đức, kém tài
tiếp tục lợi dụng ánh hào quang của quá khứ và bắt con cháu chúng ta
phải è lưng trả nợ cho các hành vi tham nhũng, lãng phí và dốt nát.
Thưa các quý ông quý bà, chúng tôi muốn gửi tới quý ông quý bà những suy
nghĩ chân thành và thẳng thắn nhất mà theo chúng tôi là nguyên nhân đã
dẫn đến hiện tượng đau lòng và vô cùng nguy hiểm này:
Người ta nói thực tiễn là thước đo chân lý. Với những thực tế tụt hậu,
xuống cấp nói trên, thì đảng cộng sản Việt Nam, và cụ thể là các thế hệ
lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam trong hai thập niên vừa qua phải chịu
trách nhiệm hoàn toàn. Không thể đổ lỗi cho khách quan. Tại sao ở các
quốc gia khác, có những điều kiện về mặt địa lý, thiên nhiên kém ưu đãi
hơn đất nước Việt Nam nhưng họ ngày càng vượt xa chúng ta.Vậy phải chăng
những thành tích mà Đảng đã lãnh đạo đất nước trong hai thập kỷ qua đã
đạt được là những “thành tích ngược”! Chúng tôi thật sự đau lòng thấy
rằng đây là trách nhiệm của toàn Đảng, trong đó có chúng tôi. Sự kiêu
ngạo, dốt nát, hiếu thắng, tư duy giáo điều và cả sự hèn nhát nữa là
nguyên nhân cội rễ. Chúng ta luôn tự vỗ ngực là theo lý luận của chủ
nghĩa xã hội khoa học Mác Lênin, nhưng trong thực tế, chính chúng ta là
những kẻ duy ý chí nhất, chủ quan nhất, thiển cận nhất. Khi thực tiễn đã
chối bỏ sự thành công của hệ tư tưởng chủ nghĩa xã hội tại Đông Âu và
Liên Xô (cái nôi và thành trì của chủ nghĩa xã hội trước đây) thì rõ
ràng những người cộng sản chân chính lẽ ra phải rút ra từ thực tế khách
quan này những sai lầm, những bất cập trong học thuyết Mác Lênin và phải
tự thay đổi mình nếu không nói là tự lột xác để đạt được mục tiêu tối
thượng của chủ nghĩa xã hội là vì hạnh phúc của dân, vì sự phát triển
của đất nước. Chúng ta vẫn ra rả hô khẩu hiệu “của dân, do dân, và vì
dân”, nhưng thực tế đã chứng minh rằng lợi ích của Đảng ngày càng tách
rời lợi ích của nhân dân, của dân tộc và của đất nước. Đảng càng chậm
đổi mới về lý luận bao nhiêu thì ngày càng bộc lộ sự áp đặt chuyên quyền
về mặt tư tưởng lên xã hội bấy nhiêu. Như vậy tất yếu Đảng phải xây
dựng và duy trì một bộ máy nhà nước kìm kẹp sự phát triển của đất nước,
và hạn chế sự phát huy dân chủ, sáng tạo của người dân. Chúng ta đã càng
ngày càng vi phạm một cách trắng trợn, thô thiển quyền và lợi ích của
người dân. Đứng trước tình hình ngặt nghèo của nền kinh tế trên bờ sụp
đổ, đại hội 6 của đảng đã phải (lúc đó đất nước vẫn còn chịu ảnh hưởng
của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu) thay đổi một số quan điểm rất cơ
bản của chủ nghĩa Mác Lênin, đó là chuyển từ nền kinh tế tập trung quan
liêu bao cấp sang việc chấp nhận áp dụng một khái niệm cơ bản của nền
kinh tế thị trường. Từ việc cổ súy quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, đả
phá quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, sang việc chấp nhận nền kinh tế
nhiều thành phần. Các kỳ đại hội tiếp theo, khi mà phe XHCN tan vỡ, Đảng
đã phải tiếp tục tháo gỡ rất nhiều khái niệm cơ bản của chủ nghĩa Mác
Lênin, như việc tuy chưa loại bỏ hoàn toàn khái niệm bóc lột của chủ
nghĩa tư bản, nhưng Đảng đã bắt đầu chấp nhận và làm theo cách quản lý
của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa cả ở tầm vĩ mô cũng như vi mô, và hơn
thế nữa,chúng ta còn học hỏi cách tổ chức xã hội theo hướng nhân văn của
nhiều nước tư bản phát triển. Cụ thể, cho đến những năm 2000, thì đảng
cộng sản Việt Nam đã cho phép đảng viên được làm kinh tế tư nhân (theo
khai niệm cũ tức là cho phép “bóc lột”). Mặc dù đảng cộng sản vẫn cố
gắng bấu víu vào một số khái niệm cuối cùng của học thuyết Mác Lênin để
muốn chứng minh rằng con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội là đúng đắn
bằng việc cổ xúy kinh tế nhà nước, mà cụ thể, theo nhiều người hiểu một
cách thô thiển là ưu đãi các công ty, tập đoàn có vốn nhà nước, dành cho
thành phần kinh tế này sự ủng hộ về mọi mặt: hành lang pháp lý, tiền
vốn, sự độc quyền, thị trường…! Nhìn lại quá trình trải qua các đại hội
Đảng, chúng ta đã rất vất vả tự trói vả tự cởi trói cho mình. Biết bao
những cuộc hội thảo, tranh luận, và những cái giá phải trả trên thực tế,
Đảng cộng sản VN về mặt tư tưởng và lý luận vẫn chuyển biến môt cách ì
ạch, miễn cưỡng, hệ quả là trong suốt hai thập kỷ qua, không phải là
Đảng tạo ra bước đi sáng tạo, đột phá để dẫn dắt đất nước đi lên, mà là
thực tế đã kéo lê Đảng phải chạy theo! Cụ thể là chỉ khi trên thực tế đã
phát sinh ra những tình huống, những đòi hỏi không thể làm khác được,
buộc Đảng phải tự cởi trói tự loại bỏ đi những khái niệm, những nguyên
tắc đã quá lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế và của các
vấn đề chính trị, xã hội theo đúng quy luật của sự phát triển. Từ khi
đảng cộng sản TQ đưa ra khẩu hiệu là “xây dựng chủ nghĩa xã hội theo
kiểu TQ”, mà các nhà lý luận không ai có thể định nghĩa được kiểu TQ là
kiểu gì, thì đảng ta cũng đưa ra một khái niệm “xây dựng nền kinh tế thị
trường theo định hướng chủ nghĩa xã hội”, một khái niệm rất mơ hồ, mà
các nhà chính trị, các nhà kinh tế học, các chuyên gia, mỗi người giải
thích theo một cách. Dường như khái niệm xã hội chủ nghĩa chỉ là động
tác cố gắng vớt vát lại cái hơi hướng gọi là chủ nghĩa xã hội của chế
độ. Chính vì cái lờ mờ và tùy tiện này, nên đất nước đã phải trả giá rất
đắt. Nhiều vị lãnh đạo trong Đảng đã diễn giải “định hướng xã hội chủ
nghĩa” tức là ưu ái các doanh nghiệp nhà nước, coi họ là “quả đấm thép”,
là “xương sống của nền kinh tế”, và đương nhiên khi đã là quả đấm thép,
là xương sống thì sẽ có những ưu ái khác biệt, khác hẳn các doanh
nghiệp không phải của nhà nước, và đã tạo ra một môi trường theo kiểu
“nuôi dưỡng kiêu binh”, một đội ngũ doanh nhân và doanh nghiệp được
chiều chuộng và bị lạm dụng cho các mục tiêu cá nhân của những vị lãnh
đạo của Đảng và nhà nước , chúng dần dần biến thành những nhóm lợi ích
bao gồm lãnh đạo đảng và nhà nước – doanh nghiệp nhà nước - các doanh
nghiệp tư nhân trong phe cánh, để chia chác tài nguyên của đất nước,
chia chác những ưu đãi, những thị phần quan trọng, chia chác những nguồn
tài chính của đất nước…v.v. Những xu hướng vô cùng nguy hiểm và xấu xa
này là được che đậy bởi khẩu hiệu định hướng xã hội chủ nghĩa !!!
Lẽ ra, trong hoàn cảnh hệ thống chủ nghĩa xã hội trên thế giới sụp đổ,
thì những người cộng sản VN nếu thực sự trung thành với lý tưởng của
mình là vì dân vì nước thì phải tìm ra con đường mới để đưa đất nước
tiến lên, đưa dân tộc trở nên giàu có. Nhưng rất tiếc trên thực tế thì
“cái gọi là những người cộng sản” hoặc là do ấu trĩ, hoặc là do hư hỏng,
đã cố tìm cách níu kéo những tư duy đã lỗi thời của quá khứ, và họ đã
phản bội lại mục tiêu tối thượng của mình. Họ chỉ tìm cách ru ngủ mình,
ru ngủ nhân dân bằng những khái niệm mơ hồ với những khẩu hiệu rỗng
tuếch. Với thực tế này, Đảng cộng sản đã trở thành trở ngại của sự phát
triển, của tiến bộ , là nơi nuôi dưỡng những ung nhọt. Chúng tôi thật sự
choáng váng khi nhận biết được là các vị lãnh đạo của đảng, và đặc biệt
là ông tổng bí thư, đã không nhận ra thực tế phũ phàng này mà lại tiếp
tục ru ngủ mình và ru ngủ người khác bằng các bài thuyết giáo ngớ ngẩn
dến mức kỳ cục. Xin hãy đọc lại bài phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng
trong chuyến đi thăm Cuba vừa qua. Chúng ta thấy sự lặp lại một cách lố
bịch những tư tưởng giáo điều mà người ta chỉ sử dụng vào trước những
năm 70 của thế kỷ trước. Chúng tôi không hiểu nổi tại sao người lãnh đạo
cao nhất của đảng lại bất chấp mọi thực tế, bất chấp sự vận động của
thực tế khách quan đến như vậy! Đội ngũ hàng nghìn những cán bộ tuyên
huấn do ông Nguyễn Phú Trọng đứng đầu trong suốt mấy thập niên vừa qua
đã làm gì, đã tạo được cái gì mới, để cho chủ nghĩa Mác Lênin có thể
sống được với thực tế phát triển của nhân loại, ngoài việc lặp đi lặp
lại như những con vẹt nghễnh ngãng với thời cuộc. Chẳng thế mà trong đợt
góp ý sửa đổi hiến pháp năm 1992 vừa rồi, Đảng mà người đứng đầu là ông
tổng bí thư đã sử dụng bộ máy tuyên truyền viên hùng hậu, cùng các
phương tiện thông tin đại chúng trong toàn quốc để đưa ra đủ loại biện
minh cho việc phải đưa vào hiến pháp nội dung “lực lượng vũ trang phải
trung thành với đảng”. Thật kỳ lạ! Sự ép buộc này chỉ có thể lý giải
bằng một cách duy nhất, là các vị lãnh đạo cao cấp của đảng đang sợ
những đảng viên của chính mình (trong hàng ngũ sĩ quan và hạ sĩ quan thì
100% là đảng viên) hiện đang làm việc trong các lực lượng vũ trang
chống lại họ! Thật là hài hước và châm biếm! Và nếu họ sợ như vậy, tại
sao lại phải phơi bầy lên một đạo luật cơ bản của đất nước các vấn đề
nội bộ đáng đau lòng của Đảng. Phải chăng không còn cách nào khác để
giải quyết các vấn đề nội bộ trong đảng, thì phải phơi nó lên hiến pháp
trước toàn dân và trước cộng đồng quốc tế?! Và liệu quy định như vậy
trong hiến pháp thì lực lượng vũ trang hay các đảng viên trong lực lượng
vũ trang có từ bỏ việc chống lại lãnh đạo đảng không?! Sự lú lẫn của
ông tổng bí thư lên đến cực điểm khi dám phát biểu công khai là Hiến
pháp được xếp vị trí thứ hai sau cương lĩnh đảng!!! Nhận định này cực kỳ
phi chính trị, cực kỳ thiếu hiểu biết, hóa ra khẩu hiệu “của dân, do
dân, vì dân và vì tổ quốc” là láo toét!
Thưa các quý vị, rõ ràng trên thực tế đã khẳng định tình trạng quy hoạch
nhân sự của đảng đã bị hư hỏng nghiêm trọng từ rất lâu, bắt đầu từ việc
quy hoạch các vị trí đứng đầu của đảng: Tổng bí thư, BCT, BCH TƯ. Chúng
tôi thấy trong hội nghị TƯ 8 vừa rồi, các quý vị đã thành lập nhiều
tiểu ban, trong đó có tiểu ban nhân sự để chuẩn bị cho đại hội 12. Cảm
nhận của những đảng viên chúng tôi là lại bắt đầu một đợt chạy chức,
chạy quyền rất náo nhiệt từ nay đến đại hội, mà BTC TƯ là sân khấu chính
cho cuộc đua, giống như các kỳ đại hội trước đây.
Kính thưa các quý vị, đảng đã yếu kém như vậy thì làm sao chính phủ mà
100% là đảng viên và là ủy viên TƯ lại không tham nhũng lãng phí được.
Chúng ta lấy thí dụ của ông Dương Chí Dũng, ông Phạm Thanh Bình: họ phải
tìm cách tạo dựng ra nhu cầu giả cho việc mua sắm, đầu tư để xin tiền
nhà nước mua tàu cũ, mua ụ nổi để kê giá, để chia chác. Chắc các quý vị
cũng thừa hiểu những loại như Dương Chí Dũng đang nhung nhúc trong bộ
máy đảng và nhà nước ta hiện nay. Chúng ta hãy nhìn lại cái gọi là cuộc
đấu tranh chống tham nhũng của Đảng trong suốt nhiều thập kỷ qua, và đặc
biệt đã dâng lên thành cao trào được thể hiện trong các hội nghị TƯ 4,
5, 6 vừa qua. Thật khôi hài, ông TBT đã khởi động một chiến dịch có thể
gọi là công khai và mạnh mẽ nhất chống tham nhũng. Nghị quyết TƯ 4, 5
được nhân dân và các đảng viên chúng tôi rất hy vọng vào sự kiên quyết
của những bàn tay trong sạch của Đảng nhằm loại đi những ung bướu cấp
tính trong bộ máy của Đảng va nhà nước, nhưng hội nghị TƯ 6, 7 và 8 đã
cho một kết quả hoàn toàn ngược lại. Chúng tôi bảo nhau, nếu chi bộ
chúng tôi mà có kiểu phê và tự phê giống như BCT và BCH TƯ đã làm trong
hội nghị TƯ 6 thì chắc chắn đã bị đảng ủy cấp trên xếp vào chi bộ yếu
kém và phải thay dổi lại ban lãnh đạo của chi bộ. Việc rõ ràng đến như
vậy mà dường như TBT và nhiều vị ủy viên bộ chính trị trong BCH TƯ không
cảm thấy xấu hổ, và vẫn giao giảng huấn thị toàn Đảng phải tổ chức phê
và tự phê theo gương BCT! Chúng tôi xin phép được nói thẳng, khẩu hiệu
phê và tự phê chỉ là khẩu hiệu đầu lưỡi, chỉ là sự lên gân hình thức
trong một thời gian rất ngắn nhằm tự lừa dối mình và lừa dối nhân dân.
Còn việc tự khen mình và khen lẫn nhau, kéo bè kéo cánh mới là bản chất,
mới là sinh hoạt thường xuyên của Đảng, của ban lãnh đạo đảng va chính
phủ hiện nay!!!
Thưa các quý vị, Đảng kém như vậy, chính phủ tham nhũng như vậy, thì làm
sao có thể đảm bảo được độc lập cho đất nước, làm sao có thể giữ vững
được an ninh quốc phòng. Hãy nhìn vào hiện tượng Đảng ngăn cản người dân
đứng ra tổ chức tưởng niệm những liệt sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến
tranh bảo vệ biên giới phía bắc là một ví dụ điển hình. Tại sao lại hèn
nhát đến như vậy? Người dân Việt Nam không bao giờ muốn gây chiến, không
ủng hộ chủ nghĩa dân tộc quá khích. Nhưng quyền được tưởng nhớ và tôn
vinh những người con của đất nước đã hy sinh để bảo vệ tổ quốc là quyền
tối thiểu của mỗi người dân cũng bị đe dọa tước mất, phải chăng đó là
thông điệp của Đảng muốn gửi tới nhân dân rằng nếu Trung Quốc có xâm
lược Việt Nam một lần nữa thì người dân hãy cúi đầu làm nô lệ, không
được chiến đấu để bảo vệ tổ quốc nữa? Một hiện tượng nữa cũng phải nhắc
tới để thấy rõ sự hèn nhát, kém cỏi của bộ máy lãnh đạo: trong dịp quốc
tang đại tướng Võ Nguyên Giáp, việc ấn định ngày tổ chức lễ quốc tang là
do lãnh đạo Đảng chủ động xác định, ấy vậy mà khi thủ tương Trung Quốc
Lý Khắc Cường chưa kịp hạ cánh xuống sân bay Nội Bài thì chính quyền
thành phố Hà Nội đã xua người đi kêu gọi nhân dân hạ cờ rủ xuống khi mà
buổi lễ an táng vẫn chưa kết thúc. Tại sao lại phải hèn nhát đến như
vậy? Thủ tướng Trung Quốc đến Việt Nam thì cũng phải biết tôn trọng
người Việt Nam chứ. Nếu mà có tư duy kém cỏi, nhược tiểu như vậy thì mua
tàu ngầm kilo, mua SU30, SS300, khu trục hạm Đinh Thiên Hoàng để làm
gì? Muốn chống giặc ngoại xâm thì phải có lòng kiêu hãnh và khí phách
chứ! Giặc Mỹ, giặc Pháp thua Việt Nam chỉ vì điều này. Nguyên lý sơ đẳng
như vậy mà tại sao lãnh đạo đảng ngày nay không ý thức được? Các vị lớn
tiếng nói đến việc xây dựng lòng tin chiến lược giữa các quốc gia, sao
các vị không nghĩ tới việc xây dựng lòng tin với người dân của mình?
Thưa các quý vị, Đảng không được lấy lý do là vì sự ổn định chính trị
của đất nước làm cái cớ để làm những việc xằng bậy, yếu kém và vô liêm
sĩ như vậy! Ổn định chính trị là rất cần thiết đối với mọi quốc gia,
nhưng giữ ổn định là để đưa đất nước tiến lên, chứ không phải để kìm hãm
kéo lui đất nước về mọi mặt như hiện nay!
Chúng tôi rất chia sẽ với những câu kết của bút danh Bùi Minh Quốc khi
viết về lễ quốc tang đại tướng Võ Nguyên Giáp trong bài Một vài suy nghĩ
về "hiện tượng" những ngày quốc tang đại tướng Võ Nguyên Giáp rằng “Sẽ
đến lúc sự giả dối, sự ngu dốt, sự hèn nhát và các toan tính bẩn thỉu sẽ
bị quét sạch ra khỏi đất nước này.”
Thưa các ông các bà lãnh đạo đảng và nhà nước, các ông các bà có hiểu
rằng nếu các ông các bà tiếp tục có thái độ thờ ơ với dân với nước như
những ngày vừa qua thì chính người dân Việt Nam, trong đó có cả các đảng
viên cộng sản như chúng tôi sẽ vùng lên, sẽ không để cho các ông các bà
làm trò hề tổ chức đại hội đảng thêm một lần nữa, sẽ không có đại hội
lần thứ 12 nữa đâu! Người dân Việt Nam sẽ không cho phép các ông các bà
tiếp tục tham ô của quá khứ và ăn cắp của tương lai. Chúng tôi đã đều
lớn tuổi, nhưng chúng tôi sẵn sàng hiến dâng phần đời còn lại của mình
để giúp con cháu cùng hàng triệu người dân Viêt Nam anh hùng đứng lên
quét sạch những loại rác rưởi của dân tộc, của đất nước! Trong tai chúng
tôi bây giờ văng vẳng lời của bài hát diệt phát xít của Nguyễn Đình Thi
“Diệt phát xít, diệt bầy chó đê hèn của chúng, tiến lên nền dân chủ
cộng hòa. Đồng bào tuốt gươm vùng lên…” Các ông các bà có tin là một
cuộc cách mạng giống như cuộc cách mạng tháng tám năm 1945 sẽ nổ ra rất
sớm hay không?
Chúng tôi yêu cầu lãnh đạo Đảng phải tự thay đổi lập tức ngay từ bây
giờ, thậm chí phải tự lột xác, thì mới còn hy vọng vớt vát lại phần nào
niềm tin đối với nhân dân, mới có cơ hội để chuộc lỗi với các sai lầm đã
mắc trong thời gian vừa qua, mới không phụ với sự hy sinh của hàng
triệu con người đã ngã xuống cho đất nước, cho dân tộc vì lý tưởng của
đảng là độc lập, thống nhất tổ quốc, là xây dựng một đất nước hùng
cường, một dân tộc hiển vinh, một đời sống dân chủ, tự do hạnh phúc….
Hà Nội, 28 tháng 10 năm 2013
Lê Trấn Gia
BMQ gửi ngày 28-10-13
(Viet - studies)
'Bầu' Kiên sắp phải hầu tòa
Vụ 'Bầu' Kiên và các vụ khác được điều tra trong nhiều tháng
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nói đã có kết luận điều
tra, hoàn tất cáo trang sáu "đại án" để đem ra xử trong năm 2013.
Hôm 28/10, Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình nói Viện kiểm sát đã hoàn tất điều tra đối với doanh gia Nguyễn Đức Kiên cùng hàng loạt các vấn đề ở ACB cũng như vụ nguyên đại tá Dương Tự Trọng giúp anh trai Dương Chí Dũng bỏ trốn lệnh truy nã.
Viện kiểm sát cũng đã chuyển hồ sơ của hai vụ này cho tòa án ở Hà Nội, nơi xét xử hai vụ án này cùng vụ ông Dương Chí Dũng với những vấn đề ở Vinalines.
Một loạt báo nói các vụ này sẽ được xét xử trong vài tuần tới.
Vụ án Dương Chí Dũng và Vinalines cũng đã được điều tra xong và sẽ sớm được đưa ra xét xử ở Hà Nội.
Ba nghi án tham nhũng lớn khác bao gồm vụ tình nghi tham ô hàng chục tỷ đồng tại Công ty cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam, Vụ tham ô, cố ý làm trái và lừa đảo ở Công ty cho thuê tài chính 2 thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và vụ nguyên trưởng phòng giao dịch của Ngân hàng Công thương Vietinbank Huỳnh Thị Huyền Như bị tố cáo lừa đảo tới 4.000 tỷ đồng sẽ được xét xử tại thành phố Hồ Chí Minh.
Dân trí nói vụ Vifon và Công ty cho thuê tài chính 2 sẽ được đưa ra tòa ngay trong đầu tháng 11 tới.
Cụ thể hơn, tờ Thanh Niên nói phiên xử Công ty cho thuê tài chính 2 với 11 bị cáo sẽ diễn ra từ 6-20 tháng Mười Một dưới quyền chủ tọa của thẩm phán Vũ Thanh Lâm.
Thanh Niên nói các bị cáo gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng trong khi tham ô hàng chục tỷ.
Trong chuyến thăm hồi tháng Chín tới Tòa án nhân dân tối cao, Trưởng ban nội chính Nguyễn Bá Thanh nói nhiều người nghĩ vụ Vifon đã "chìm xuồng" vì đã quá lâu chưa được đưa ra xét xử.
Nguyên tổng giám đốc, phó tổng giám đốc và kế toán trưởng của Vifon đều đã bị bắt trong quá trình điều tra vụ việc.
Lãnh đạo ngành tòa án cũng nói với ông Thanh họ đã thụ lý hơn 1.000 vụ tham nhũng với hơn 2.200 bị cáo trong thời gian 30 tháng tính từ đầu năm 2011 cho tới giữa năm 2013
Về phía Viện kiểm sát, Giáo dục Việt Nam dẫn lời ông Bình nói:
"Tinh thần chung là sẽ tập trung điều tra, phối hợp rất chặt chẽ giữa cơ quan điều tra và công tố, khẩn trương chuyển hồ sơ cho tòa án, có thể kết thúc điều tra và xét xử.
"Những vụ còn lại khả năng phải sang năm 2014.
"Những vụ này ngoài khó khăn chung của yêu cầu chứng minh các vụ án tham nhũng, đặc biệt là các vụ án tham nhũng lớn thì đối tượng có chức vụ, và vụ án cũng lớn, rất nhiều vụ có yếu tố nước ngoài..."
Mới đây trang tin của ngành thanh tra nói "nhìn chung tham nhũng thời gian qua không giảm, nhưng số vụ việc được phát hiện ít, phát hiện có tham nhũng rồi nhưng thu hồi rất ít".
Trang tin này cũng nói trong số 14.000 vụ mà ngành chuyển cho công an để xử lý hình sự, chỉ có 36 vụ được xử lý hình sự và các vụ còn lại đều được xử lý hành chính.
(BBC)
Hôm 28/10, Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình nói Viện kiểm sát đã hoàn tất điều tra đối với doanh gia Nguyễn Đức Kiên cùng hàng loạt các vấn đề ở ACB cũng như vụ nguyên đại tá Dương Tự Trọng giúp anh trai Dương Chí Dũng bỏ trốn lệnh truy nã.
Viện kiểm sát cũng đã chuyển hồ sơ của hai vụ này cho tòa án ở Hà Nội, nơi xét xử hai vụ án này cùng vụ ông Dương Chí Dũng với những vấn đề ở Vinalines.
Một loạt báo nói các vụ này sẽ được xét xử trong vài tuần tới.
Vụ án Dương Chí Dũng và Vinalines cũng đã được điều tra xong và sẽ sớm được đưa ra xét xử ở Hà Nội.
Ba nghi án tham nhũng lớn khác bao gồm vụ tình nghi tham ô hàng chục tỷ đồng tại Công ty cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam, Vụ tham ô, cố ý làm trái và lừa đảo ở Công ty cho thuê tài chính 2 thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và vụ nguyên trưởng phòng giao dịch của Ngân hàng Công thương Vietinbank Huỳnh Thị Huyền Như bị tố cáo lừa đảo tới 4.000 tỷ đồng sẽ được xét xử tại thành phố Hồ Chí Minh.
Dân trí nói vụ Vifon và Công ty cho thuê tài chính 2 sẽ được đưa ra tòa ngay trong đầu tháng 11 tới.
Cụ thể hơn, tờ Thanh Niên nói phiên xử Công ty cho thuê tài chính 2 với 11 bị cáo sẽ diễn ra từ 6-20 tháng Mười Một dưới quyền chủ tọa của thẩm phán Vũ Thanh Lâm.
Thanh Niên nói các bị cáo gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng trong khi tham ô hàng chục tỷ.
Tưởng đã 'chìm xuồng'
Các vụ án chuẩn bị được đưa ra xét xử đều có thời gian điều tra kéo dài.Trong chuyến thăm hồi tháng Chín tới Tòa án nhân dân tối cao, Trưởng ban nội chính Nguyễn Bá Thanh nói nhiều người nghĩ vụ Vifon đã "chìm xuồng" vì đã quá lâu chưa được đưa ra xét xử.
Nguyên tổng giám đốc, phó tổng giám đốc và kế toán trưởng của Vifon đều đã bị bắt trong quá trình điều tra vụ việc.
Lãnh đạo ngành tòa án cũng nói với ông Thanh họ đã thụ lý hơn 1.000 vụ tham nhũng với hơn 2.200 bị cáo trong thời gian 30 tháng tính từ đầu năm 2011 cho tới giữa năm 2013
"Tinh thần chung là sẽ tập trung điều tra, phối hợp rất chặt chẽ giữa cơ quan điều tra và công tố, khẩn trương chuyển hồ sơ cho tòa án, có thể kết thúc điều tra và xét xử."
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình
Về phía Viện kiểm sát, Giáo dục Việt Nam dẫn lời ông Bình nói:
"Tinh thần chung là sẽ tập trung điều tra, phối hợp rất chặt chẽ giữa cơ quan điều tra và công tố, khẩn trương chuyển hồ sơ cho tòa án, có thể kết thúc điều tra và xét xử.
"Những vụ còn lại khả năng phải sang năm 2014.
"Những vụ này ngoài khó khăn chung của yêu cầu chứng minh các vụ án tham nhũng, đặc biệt là các vụ án tham nhũng lớn thì đối tượng có chức vụ, và vụ án cũng lớn, rất nhiều vụ có yếu tố nước ngoài..."
Mới đây trang tin của ngành thanh tra nói "nhìn chung tham nhũng thời gian qua không giảm, nhưng số vụ việc được phát hiện ít, phát hiện có tham nhũng rồi nhưng thu hồi rất ít".
Trang tin này cũng nói trong số 14.000 vụ mà ngành chuyển cho công an để xử lý hình sự, chỉ có 36 vụ được xử lý hình sự và các vụ còn lại đều được xử lý hành chính.
(BBC)
Kinh tế Việt Nam đi về đâu ?
Doanh nghiệp gặp khó khăn vì buôn bán ế ẩm, hàng tồn đọng nhiều. (Reuters)
Thụy My (RFI)
Doanh nghiệp phá sản, thất nghiệp, lạm phát…kinh tế Việt Nam năm nay
mang màu sắc u ám. Kỳ họp Quốc hội Việt Nam khai mạc vào ngày 21/10/2013
đã rộn lên với những băn khoăn, khi Chính phủ đề nghị nâng tỉ lệ bội
chi từ 4,8% lên 5,3% GDP cho năm 2014, bổ sung 170.000 tỉ đồng vốn qua
việc phát hành trái phiếu. Có một số lý do được đưa ra trong đó có mức
thu bị hụt đến trên 3 tỉ đô la, trong khi chi ngân sách lại vượt dự toán
1,3%, nói một cách khác là ngân sách đang bắt đầu cạn kiệt.
Chính phủ Việt Nam cam đoan là trần nợ công vẫn ở mức an toàn, nhưng ngay các đại biểu Quốc hội cũng tỏ ra ngờ vực. Tờ VnEconomy có bài viết: “Kinh tế gian nan, vang bài ca cũ”, tờ Tuổi Trẻ cho biết : « Kinh tế khó khăn, đại biểu Quốc hội rưng rưng nước mắt ».
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Đỗ Văn Đương phê phán rằng báo cáo của Chính phủ quá sơ sài, hô hào nhiều mà ít giải pháp cụ thể, trong một trang đếm được tới 23 lần các từ « đẩy mạnh, tăng cường, tích cực ». Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cũng cho rằng báo cáo « không trung thực », khiến công luận không cảm nhận hết sự nghiêm trọng của tình hình.
Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng, cũng là nhà bình luận chính trị xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh đã phân tích về vấn đề này.
RFI : Thân chào Tiến sĩ Phạm Chí Dũng. Thưa anh, suy thoái kinh tế ở Việt Nam đã kéo dài 5 năm và hiện giờ còn chưa biết sẽ đi về đâu. Quan điểm của Chính phủ cũng như trong Đảng như thế nào về câu chuyện có thể nói là chưa có hồi kết này?
TS Phạm Chí Dũng : Rất dễ thấy là trong hầu hết các đánh giá của mình, Chính phủ và các quan chức đảng nghiêng hẳn về chiều hướng lạc quan.
Có lẽ phải dùng cụm từ “can đảm và bản lĩnh” đối với giới quan chức chịu trách nhiệm chính về thành tích cũng như hậu quả kinh tế. Bởi quan điểm của Chính phủ vẫn rất “nhất quán” về tình hình kinh tế Việt Nam đang hồi phục. Nghị quyết thường kỳ hàng tháng của Chính phủ trong mấy năm suy thoái kinh tế qua vẫn không thua kém một bản luận văn “vở sạch chữ đẹp” về GDP tiếp tục tăng trưởng, tỷ lệ lạm phát được kềm chế, tỷ lệ thất nghiệp thấp, nợ công an toàn, những thành tích của các bộ ngành… và vẫn mô tả động tác được coi là “quyết liệt” của lãnh đạo chính phủ trong toàn bộ hoạt động điều hành kinh tế.
Ngay cả thông báo của Hội nghị trung ương 8 của Đảng vào tháng 10/2013 cũng vẫn đánh đậm những đánh giá đầy tính tô hồng về một thực trạng kinh tế u ám.
Quan điểm tô hồng cũng được bổ khuyết bởi một số chuyên gia có mối quan hệ khắng khít với Đảng như TS Trần Du Lịch - Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh, TS Lê Xuân Nghĩa - nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, TS Võ Trí Thành - Phó viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương, TS Vũ Đình Ánh - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Khoa học Thị trường Giá cả…
Khi nửa đầu của năm 2013 kết thúc, một lần nữa luồng quan điểm lạc quan về tương lai kinh tế lại trỗi lên, với sắc diện man mác như chủ thuyết “Trung Quốc trỗi dậy” từ phương Bắc. Mới đây, những chuyên gia thân cận nhà nước như ông Lê Xuân Nghĩa đã nhắc lại là nền kinh tế đã chính thức thoát đáy. Người đại diện cho Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương là ông Võ Trí Thành, mặc dù thường dè dặt trong những đánh giá về “đáy” của nền kinh tế, cũng cho rằng Việt Nam “có cơ hội lớn chưa từng có” để ký kết các hiệp định với khối thương mại tự do ASEAN và TPP.
Tại Diễn đàn kinh tế mùa thu vào tháng 9/2013, khi ông Lê Quốc Lý, Học Viện Chính trị Hành chính Quốc gia, phát biểu : “Chính sách tiền tệ thắt chặt quá mức như thế làm doanh nghiệp chết, kinh tế suy kiệt là đương nhiên. Như thế làm gì có năng lượng mà tăng trưởng", lập tức ông Trần Du Lịch phản bác : “Quan điểm của anh Lý là cực kỳ nguy hiểm!”.
Từ cuối năm 2012, giới chuyên gia nhà nước, trong đó có ông Trần Du Lịch, đã trở nên mạnh dạn và dũng cảm đến mức bất thường khi cho rằng nền kinh tế đã “thoát đáy”, cho dù vào đầu năm 2013, cơ quan thường trực của Quốc hội là Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chính thức phát ra con số có ít nhất 100.000 doanh nghiệp phải giải thể và phá sản, chiếm đến 15-20% tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại Việt Nam.
Vô tình hay hữu ý, những chuyên gia cao cấp như ông Trần Du Lịch đang trở thành lớp trí thức cận vệ che chắn cho bức tường đầy rêu phong loang lổ.
RFI : Thưa anh, đó là cách nhìn tô hồng phù hợp với “đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước”, nhưng chắc là cũng có những ý kiến khác ?
Khung cảnh kinh tế ngổn ngang và ngập ngụa như thế này mà không có ý kiến trái chiều, đối nghịch mới là lạ.
Một hiện tượng rất đáng quan tâm trong thực thể kinh tế - chính trị ở Việt Nam là mặc dù Đảng chưa bao giờ thừa nhận tính đa nguyên, song những gì đã và đang thể hiện trong các đánh giá, phân tích về kinh tế lại cho thấy một biểu trưng ngày càng sắc nét về nguyên lý “vật chất quyết định ý thức”.
Chưa bao giờ từ giai đoạn mở cửa kinh tế năm 1990 đến nay, đa nguyên kinh tế lại phổ biến một cách tự phát như hiện thời. Đó cũng là lý do vì sao lại xuất hiện ngày càng nhiều quan điểm khác biệt phản bác về thực trạng luôn được coi là “ổn định” của nền kinh tế Việt Nam.
Đến lúc này, giới chuyên gia phản biện và đặc biệt là những chuyên gia phản biện độc lập ở Việt Nam đã không còn chịu đựng nổi thái độ “trùm mền”. Nếu vài năm trước chỉ có những tên tuổi phản biện đơn độc như Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, Chu Hảo… thì từ đầu năm 2013 đến nay còn hiện ra những cái tên khác thuộc về khối quan chức nhà nước.
Một hoạt động có tiêu đề là “Diễn đàn kinh tế mùa thu” vào cuối tháng 9/2013 đã thêm một lần nữa vang lên tiếng nói của nhiều chuyên gia phản biện về hiện tồn nền kinh tế đang rơi vào một cuộc suy thoái sâu sắc. Từ “khủng hoảng” cũng được một số chuyên gia và báo chí đặc tả, mặc dù trước đó các cơ quan điều hành kinh tế và giới tuyên giáo trung ương hầu như không thiết tha gì với từ ngữ này, thậm chí còn có thái độ ngăn cản giới phóng viên “không được bi quan hóa tình hình kinh tế”.
Trong Diễn đàn kinh tế mùa thu, lần đầu tiên giới chuyên gia ở Việt Nam bắt đầu phải mổ xẻ về độ chân thực của chỉ số tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Ngay Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ cũng phải đặt vấn đề “GDP chạy đâu hết cả rồi?”. Tiếp theo đó, báo giới trong nước lại có được một tiêu đề hay ho là “GDP có chân?”. Người ta ngạc nhiên về việc trong năm 2012, gần hết các tỉnh thành báo cáo GDP địa phương tăng trên 10%, trong khi con số GDP chính thức của toàn quốc chỉ là trên 5%, tức GDP quốc gia đã bị giảm đến một nửa so với các báo cáo của chính quyền các địa phương.
Nghịch lý này cho thấy cái gì? Hoặc Tổng cục Thống kê tính chưa sát, hoặc chính quyền các địa phương thuần túy chạy theo chủ nghĩa thành tích. Mà chủ nghĩa thành tích lại luôn là một đặc trưng không thể thiếu trong tâm lý quản lý kinh tế ở Việt Nam, khi tỉnh thành nào cũng muốn có được những con số đẹp để làm hài lòng cấp trên, hơn hẳn so với chuyện “an dân”.
RFI : Nghịch lý của GDP có liên quan đến việc nền kinh tế được gọi là “thoát đáy” ở Việt Nam hay không?
Đương nhiên là có. Là một số con số tổng quát nhất, đại diện nhất cho sức khỏe của nền kinh tế, GDP lại luôn bị nghi ngờ về tính trung thực của nó. Nếu ở Trung Quốc, một số trong giới chuyên gia phản biện độc lập đã nghi ngờ rằng GDP thực của quốc gia này không phải là 8% như con số báo cáo của chính phủ, mà thực tế chỉ khoảng 3,7%, thì GDP ở Việt Nam có lẽ cũng nằm trong tình trạng tương tự. Người ta nghi ngờ con số báo cáo cáo của chính phủ Việt Nam và “quyết tâm” của Bộ Chính trị lẫn Quốc hội về việc “giữ vững” GDP từ 9% vào năm 2011 xuống còn 5,5% vào năm 2013 thực ra chỉ là con số ảo, mà con số thực chất có thể thấp hơn nhiều, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế đã suy thoái quá trầm trọng kéo dài đến 5 năm qua.
Những ảo ảnh về GDP cũng có mối liên hệ không thiếu hữu cơ với một nghịch lý lớn khác là là tỉ lệ thất nghiệp. Báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về tỉ lệ thất nghiệp cuối năm 2012 chỉ có 1,99%, tức còn khả quan hơn cả năm 2011 và năm 2010, trong khi một số chuyên gia phản biện cho rằng tỉ lệ thất nghiệp thực tế phải gấp đến mười lần như thế.
Đó cũng là lý do vì sao ngày càng xuất hiện nhiều chuyên gia đánh giá về hiện trạng kinh tế Việt Nam chưa có gì gọi là thoát đáy. Nếu vào năm 2012 giới quản lý kinh tế nêu ra giả định về kinh tế có thể phục hồi theo chữ V, thì nay người ta buộc phải nhìn nhận là nền kinh tế có thể đang dao động tại đáy chữ L, hoặc tệ hơn là theo chữ W, nghĩa là có thể diễn ra một trận bổ nhào nữa.
Một nhân tố mới đáng chú ý là ông Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế việt Nam, đã trở thành một trong những trí thức lề đảng phản biện khá mạnh mẽ từ khi Diễn đàn kinh tế mùa xuân được tổ chức vào tháng 4/2013. Tại diễn đàn này, vấn đề nợ và nợ xấu của Việt Nam đã lần đầu tiên được đưa lên bàn mổ, với con số nợ xấu thực tế được nêu ra gấp hơn hai lần con số báo cáo của Ngân hàng nhà nước.
Cùng với ông Trần Đình Thiên, nhiều chuyên gia phản biện độc lập khác như ông Bùi Kiến Thành, người mà từ năm 2011 đã vẽ ra một hình ảnh rất thống thiết là “ruộng khô lúa cháy” về tình cảnh khát vốn, đói vốn của doanh nghiệp, cũng cho rằng kinh tế Việt Nam còn phải kéo dài độ trì trệ một thời gian nữa, ít nhất đến cuối năm 2014 ; để lạc quan hơn thì sau đó mới có thể phục hồi; nhưng chỉ phục hồi với điều kiện tiên quyết là phải giải quyết được nợ xấu và lành mạnh hệ thống ngân hàng.
RFI : Hoạt động phản biện kinh tế có tác dụng gì trong thực tế hay không thưa anh ?
Phản biện kinh tế đã bắt đầu nổi lên từ năm 2008, khi nền kinh tế Việt Nam khởi động cho một chu kỳ lao dốc. Tuy nhiên vào năm 2008, giới điều hành kinh tế có thể viện dẫn lý do là kinh tế Việt Nam chịu tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Nhưng đến năm 2011 thì không còn có thể viện dẫn bất cứ cái gì nữa, khi mà kinh tế Mỹ đã bắt đầu phục hồi từ cuối năm 2011 và kéo dài sự phục hồi, tuy chậm chạp nhưng khá bền vững, cho đến nay. Trong khi đó, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục suy thoái và từ giữa năm 2011, cùng với sự sụp đổ của hai thị trường chứng khoán và bất động sản, nền kinh tế quốc gia này đã lâm vào thế khốn khó.
Đó là tình cảnh khốn khó đối với với đời sống dân sinh - những đối tượng phải chịu nạn lạm phát treo cao kinh niên và những chính sách điều hành bất nhất của chính quyền, không bảo đảm an sinh xã hội trong khi vật giá leo thang. Nhưng khốn khó đặc trưng hơn là ngay cả giới doanh nghiệp sản xuất và một phần giới doanh nghiệp đầu cơ cũng lâm vào thế bế tắc. Hàng tồn kho tăng mạnh, tỉ trọng sản xuất sụt giảm, vòng quay vốn cũng giảm nhanh, trong khi các ngân hàng thi nhau lũng đoạn bằng thủ đoạn tăng lãi suất cho vay đến trên 20%, có thời điểm lên đến 30%, găm tiền khiến cho đại đa số doanh nghiệp sản xuất không thể tiếp cận được vốn.
Đến đầu năm 2012, không chỉ các doanh nghiệp sản xuất mà cả giới ngân hàng cũng bắt đầu rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Ngân hàng đã găm vốn, siết vốn trong một thời gian quá dài để trục lợi, khiến cho cơ thể kinh tế lún sâu vào tình trạng bệnh tật đến mức không thể hồi phục được.
Đó cũng là bối cảnh thê thảm mà giới ngân hàng đã bắt gần như toàn bộ nền kinh tế, các doanh nghiệp và cả người dân làm con tin của mình; nhưng từ năm 2012, ngân hàng lại trở thành con tin của chính họ.
Từ năm 2011, bắt đầu dấy lên những tiếng nói phản biện về thực trạng kinh tế. Người ta nói về thái độ quay quắt trong hành động “hút máu” của ngân hàng, về cái chết của các doanh nghiệp bất động sản, về quan hệ nhân quả về rủi ro không tránh khỏi giữa các ngân hàng chủ nợ với các đại gia bất động sản con nợ… Chỉ có điều, những tiếng nói thưa thớt ấy đã chìm vào cõi âm u. Ngược lại, tiếng nói của giới quan chức chính phủ và tuyên giáo mới thực sự ầm ĩ.
Tự do ngôn luận và tự do báo chí trong kinh tế đã không được tôn trọng dù chỉ ở mức độ phản biện tối thiểu. Nhiều bài viết phản biện về thực trạng kinh tế và nguyên nhân sâu xa từ phía các nhóm lợi ích ngân hàng, bất động sản và vàng khiến nền kinh tế trở nên thê thiết như vậy đã bị Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo gỡ bỏ.
RFI : Bức tranh mà anh vừa vẽ ra khá là u ám. Như vậy góc nhìn riêng của anh về quan niệm nền kinh tế đã thoát đáy như thế nào ?
Rất tiếc là tôi không thể đồng cảm với giới quan chức chính phủ rằng tình trạng nền kinh tế đang có “có triển vọng” như hiện thời. Cho tới nay, tồn kho bất động sản - là lĩnh vực chiếm tồn kho lớn nhất và tích lũy nợ xấu nhiều nhất ở Việt Nam - vẫn chưa hề được xử lý. Vẫn còn hàng trăm ngàn căn hộ cao cấp ở Hà Nội và Sài Gòn đang nằm bất động mà không có người mua. Từ đầu năm 2013 đến nay, bất chấp rất nhiều chiến dịch khuyến mãi, chiêu dụ của các chủ đầu tư địa ốc, thị trường bất động sản vẫn một mực không thay đổi thế bất tuân của nó. Mà không giải quyết được nợ xấu bất động sản thì không thể giải quyết được nợ xấu ngân hàng, vì nợ xấu bất động sản chiếm đến 70-80% trong tổng nợ xấu.
Công ty quản lý tài sản quốc gia, gọi tắt là VAMC, ra đời cũng hầu như chưa giải quyết được vấn đề gì. Thời gian gần đây, một chiến dịch PR khác đã được tung ra trên báo chí nhà nước khi cho rằng các nhà đầu tư “cá mập” của nước ngoài như Blackstone Group, Deutsche Bank Capital “xếp hàng” để mua nợ xấu của Việt Nam. VAMC cũng đang tiến hành mua nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần. Thế nhưng thực tế thì thế nào?
Thực tế là tuy có một số tập đoàn tài chính nước ngoài quan tâm đến chuyện mua nợ xấu của Việt Nam, song những điều kiện về mua bán của họ là rất ngặt nghèo, và tất nhiên là họ quan tâm đặc biệt đến việc mua nợ xấu rồi nhưng làm sao để bán lại cho người khác, trong khi tình hình kinh tế Việt Nam còn khá bi đát và chưa có gì cho thấy sẽ đỡ bi đát trong những năm tới.
Và đó cũng là vấn đề của VAMC và Ngân hàng nhà nước hiện nay. Hiện nay, VAMC mua nợ xấu của các ngân hàng không phải bằng tiền, mà bằng một loại trái phiếu đặc biệt do công ty này “phát minh” ra, theo cách đổi giấy lấy tài sản. Thực tế là sau nhiều cuộc bàn thảo gay gắt, VAMC chỉ được ấn định số vốn điều lệ có 500 tỉ đồng, trong khi nhiệm vụ của nó là phải thanh toán món nợ tại các ngân hàng gấp ít nhất 100 lần như thế - 50.000 tỉ đồng.
Việc VAMC không có tiền mà phải dùng trái phiếu để mua nợ ngân hàng đã cung cấp thêm một bằng chứng rất thật nữa về hiện thực ngân khố quốc gia đang bị cạn kiệt tài chính. Không phải ngẫu nhiên mà trong thời gian gần đây, báo chí trong nước bắt đầu công khai về khả năng quỹ hưu trí có thể bị vỡ ngay sau năm 2020, cũng như một đề xuất của Bộ Tài chính về việc giảm 100.000 đồng/tháng mức lương cơ bản của công chức nhà nước. Những thông tin khác cũng cho thấy một cơ thể tài chính hoàn toàn không lành mạnh, và Chính phủ đã phải đề xuất Quốc hội nâng mức bội chi ngân sách từ 4,8% GDP vào năm 2012 lên 5,3% GDP vào năm 2013.
Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp phải giải thể, phá sản và ngưng hoạt động vẫn chưa có chiều hướng giảm. Nếu vào đầu năm 2013, lần đầu tiên Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải công bố con số phá sản và ngưng hoạt động này là 100.000 doanh nghiệp, thì cho đến gần đây một số thông tin vẫn cho thấy tình hình hầu như chưa được cải thiện. Ở một số địa phương, số doanh nghiệp mới được thành lập chỉ chiếm 10-20% số doanh nghiệp “biến mất”.
RFI : Trước tình hình như vậy, theo anh đã có dấu hiệu nguy hiểm nào từ phía các ngân hàng Việt Nam?
Ngân hàng là cái rốn của vùng lũ, và đã bắt đầu có những dấu hiệu nguy hiểm. Từ đầu năm 2013 đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) đã trở thành quán quân về nợ xấu và là ngân hàng chứa chấp số phạm nhân đông nhất. Một con số mới được công bố, trong khi bị giấu kín vào những năm trước, cho thấy nợ xấu tại ngân hàng này đã lên tới 33.500 tỉ đồng, trong khi vốn điều lệ của Agribank chưa đến 30.000 tỉ đồng. Cùng lúc, nhiều cán bộ lãnh đạo của ngân hàng này dính líu vào các vụ tài chính mờ ám và đã bị cảnh sát bắt giam.
Cho dù được xem là ngân hàng chiếm giải quán quân về khả năng huy động vốn trong dân và doanh nghiệp, song dư luận đang tự hỏi liệu Agribank có thể trở thành ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam phá sản - hiện tượng đã từng xảy ra với ngân hàng Lehman Brothes ở Mỹ vào cuối năm 2007 mà đã mở đầu cho một cuộc khủng hoảng ngân hàng và kéo theo đó là cuộc khủng hoảng tài chính toàn diện.
Với ít nhất những dấu hiệu như thế, làm thế nào để nền kinh tế có thể hồi phục, và hơn nữa là hồi phục nhanh chóng? Nếu vấn đề nợ xấu chỉ có thể được giải quyết sớm nhất vào năm 2015 như dự báo của một số chuyên gia, thì tất nhiên nền kinh tế cũng chỉ có thể bắt đầu đi lên từ mốc thời điểm năm đó chứ không thể sớm hơn. Mà đó là trường hợp lạc quan. Còn với kịch bản bi quan hơn, nếu phải mất 5-7 năm nữa vấn đề nợ xấu mới được giải quyết, khó ai có thể hình dung từ đây đến đó nền kinh tế và xã hội Việt Nam sẽ lặn ngụp thế nào trong khi chính quyền và các nhóm lợi ích vẫn tiếp tục “đánh bùn sang ao”.
RFI : Nhưng như vậy thì tại sao các tổ chức tài chính thế giới như IMF, ADB và WB lại cho rằng nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi?
Đó vẫn là điều ngạc nhiên với khá nhiều người, trong đó có tôi. Ngay từ năm 2012, khi đồ thị kinh tế Việt Nam còn lao dốc với góc vát lớn, thỉnh thoảng lại xuất hiện một đánh giá kèm dự báo của ADB và IMF cho rằng nền kinh tế Việt Nam đang có khả năng hồi phục. Gần đây, ý kiến lạc quan này lại có vẻ được lặp lại cứ sau mỗi quý. Phải chăng các tổ chức tài chính lớn nhất thế giới này đang làm công tác “ngoại giao nhân dân” với nhà nước Việt Nam? Hay họ thật sự cần đến Việt Nam về những chủ đề nào đó mà bắt buộc họ phải xây dựng những đánh giá tô hồng?
Tôi không cho rằng ADB, IMF và WB ngây thơ và non kém kinh nghiệm đến mức họ không biết thực trạng kinh tế Việt Nam ra sao, khi giới truyền thông quốc tế như AP, Bloomberg, Wall Street Journal, Straight Times… lại tỏ ra khá am tường về những khó khăn quá lớn mà giới điều hành kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt.
Vậy còn lại là cái gì? Phải chăng đó là những món cho vay đã có và sẽ có từ các tổ chức tài chính quốc tế, và buộc họ phải làm một điều gì đó để nhà nước Việt Nam cảm thấy can đảm hơn trong việc ký kết hợp đồng vay tín dụng?
Những khoản vay vẫn liên tục tiếp diễn. Trong đó, vay cho hạ tầng cơ sở giao thông chiếm một phần lớn. Vào những năm trước, Bộ giao thông vận tải Việt Nam đã trở thành điểm nóng của dư luận trong và cả ngoài nước khi đề xuất dự án làm đường sắt cao tốc Bắc Nam, chiếm một lượng vốn khổng lồ bằng vài ba chục phần trăm GDP quốc gia. Chỉ sau khi bị báo chí và dư luận phản ứng quyết liệt về ý đồ vay mượn nhằm đổ nợ cho thế hệ tương lai, dự án này mới bị ngưng lại. Tuy nhiên, nó vẫn biến thái sang một dự án đường sắt cao tốc khác với quy mô nhỏ hơn.
Mới đây, dư luận trong nước lại kinh ngạc khi phát hiện một đề xuất mới của Bộ Giao thông Vận tải về việc vay mượn quốc tế đến 8 tỉ USD để xây dựng sân bay Long Thành ở tỉnh Đồng Nai. Vậy trong hoàn cảnh khốn khó của nền kinh tế như hiện thời, làm sao lại có thể cứ phóng ra việc tiếp tục trút nợ lên đầu con cháu bằng những dự án trời ơi như thế?
Người ta cũng còn nhớ vào đầu năm 2012, một dự án kinh hoàng khác mà Bộ Giao thông Vận tải đưa ra là dùng đến hàng chục ngàn tỉ đồng từ ngân sách để xây dựng mới trụ sở của bộ này. Tất nhiên số tiền đó, tuy được coi là ngân sách, nhưng nguồn gốc lại là tiền đóng thuế của dân và tiền vay mượn từ nước ngoài. Nếu những dự án “đẩy nợ cho tương lai” như thế được thực hiện, tất nhiên đó cũng là quyền lợi lớn nhất của những chủ cho vay.
Gần đây, báo chí trong nước phải đặt nghi vấn về việc báo cáo của những tổ chức tư vấn bất động sản quốc tế như Savills Vietnam là thiếu độ xác thực, tô hồng thị trường, và liệu có mối quan hệ “đi đêm” giữa Savills với giới chủ đầu tư để đánh bóng, gây cảm giác cầu ảo đối với người dân và giới đầu tư nhỏ lẻ cho một thị trường bất động sản đang quá ảo não…
Trong mối quan hệ với một nền kinh tế quá thiếu minh bạch như Việt Nam, không thể loại trừ việc những tổ chức tài chính quốc tế như ADB hay IMF cũng gần tương tự trường hợp Savills Vietnam, tức họ cũng có quyền lợi; và từ quyền lợi đó, họ cũng có thể dùng truyền thông và kỹ thuật PR để tô vẽ một cái gì đó khác, thậm chí khác hẳn với sự thật.
Thử nghĩ, nếu những tổ chức tài chính quốc tế được quyền điều hành đất nước này, có nghĩa vụ giải thích với dân chúng về những món nợ hiện tại và làm sao để thanh toán nợ nần trong tương lai, chắc chắn thái độ và cách hành xử của họ sẽ khác hẳn. Khi đó, thay vì vay mượn, họ sẽ làm mọi cách để chắt chiu từng đồng vốn cuối cùng.
RFI : Theo anh thì tại sao giới chính khách điều hành lại cần đến việc tuyên truyền về triển vọng “phục hồi ảo” của nền kinh tế?
Những người làm chính trị luôn thấm nhuần quy luật “vật chất quyết định ý thức”. Không thể có một nền chính trị được coi là “ổn định” nếu kinh tế không “bền vững”. Huống chi là kinh tế đang trên đà sup sụp mà có thể dẫn đến sự sụp đổ của cả một hệ thống chính trị - như điều đã từng xảy ra không biết bao nhiêu lần ở rất nhiều quốc gia khác.
Chính vì thế, họ phải làm mọi cách để kinh tế Việt Nam, dù đã trải qua suy thoái do chính sách và năng lực điều hành kinh tế kém cỏi và quá thiên về quyền lợi của các nhóm lợi ích, vẫn tiếp tục “phát triển”. Những con số có nhiều dấu hiệu được biến cải như GDP, chỉ số tăng trưởng công nghiệp, tỉ lệ nợ xấu, tỉ lệ thất nghiệp… được nêu ra một cách lạc quan và được lặp đi lặp lại để người dân cần phải tin rằng kinh tế chưa có gì là nguy biến.
Ngay vào năm 2013, khi đã xuất hiện hàng trăm ngàn doanh nghiệp phải giải thể và phá sản, hệ thống tuyên truyền một chiều vẫn cố gắng phát huy não bộ giáo điều và giả dối của nó. Nhưng đến lúc này, có lẽ điều mà giới chính khách thấm nhuần hơn cả là nguy cơ sụp đổ kinh tế rất có thể xảy ra, và hoàn toàn có khả năng diễn ra nếu như nền kinh tế không có được những nguồn hô hấp mới. Hô hấp này lại được hiểu là những nguồn tài chính mới. Tài chính trong nước thì quá khó, bởi tâm lý người dân trong nạn suy thoái luôn là việc găm tiền, bán nhiều mua ít. Còn các nhóm lợi ích, sau khi đã ních chặt túi, chỉ còn tìm cách làm sao tuồn tiền vàng ra nước ngoài và bảo vệ những tài sản còn lại ở trong nước khỏi bị “thất thoát”, chứ không còn bụng dạ nào nghĩ đến chuyện tái đầu tư hoặc cho nhà nước vay mượn.
Vậy chỉ còn lại nguồn tài chính từ quốc tế. Mà muốn có được nguồn tài chính này, nhà nước Việt Nam lại vẫn phải chứng minh làm sao cho người ngoài thấy nền kinh tế tuy có nhiều khó khăn, nhưng vẫn có khả năng phục hồi, phục hồi để lôi kéo đầu tư nước ngoài và những khoản ODA không hoàn lại hoặc lãi suất ưu đãi, kể cả “giữ vững nhịp độ phát triển” và sẵn sàng “nâng lên một tầm cao mới” để có đủ tiêu chuẩn được tham gia vào hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương.
Tuy nhiên tục ngữ người Việt có câu “Có thực mới vực được đạo”. Một nền kinh tế dân sinh bị mối ăn gần hết thì làm sao có thể khiến “dân tin, dân yêu”? Đây đã là lúc không thể thay một giả dối này bằng một dối trá khác, không thể biến đạo lý thành một thứ hàng hóa “thuận mua vừa bán”.
Tất cả đều thuộc về trách nhiệm của một nhóm thiểu số điều hành đất nước vào chính ngày hôm nay.
RFI : Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Phạm Chí Dũng đã vui lòng dành thì giờ tham gia tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự của RFI Việt ngữ.
Chính phủ Việt Nam cam đoan là trần nợ công vẫn ở mức an toàn, nhưng ngay các đại biểu Quốc hội cũng tỏ ra ngờ vực. Tờ VnEconomy có bài viết: “Kinh tế gian nan, vang bài ca cũ”, tờ Tuổi Trẻ cho biết : « Kinh tế khó khăn, đại biểu Quốc hội rưng rưng nước mắt ».
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Đỗ Văn Đương phê phán rằng báo cáo của Chính phủ quá sơ sài, hô hào nhiều mà ít giải pháp cụ thể, trong một trang đếm được tới 23 lần các từ « đẩy mạnh, tăng cường, tích cực ». Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cũng cho rằng báo cáo « không trung thực », khiến công luận không cảm nhận hết sự nghiêm trọng của tình hình.
Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng, cũng là nhà bình luận chính trị xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh đã phân tích về vấn đề này.
RFI : Thân chào Tiến sĩ Phạm Chí Dũng. Thưa anh, suy thoái kinh tế ở Việt Nam đã kéo dài 5 năm và hiện giờ còn chưa biết sẽ đi về đâu. Quan điểm của Chính phủ cũng như trong Đảng như thế nào về câu chuyện có thể nói là chưa có hồi kết này?
TS Phạm Chí Dũng : Rất dễ thấy là trong hầu hết các đánh giá của mình, Chính phủ và các quan chức đảng nghiêng hẳn về chiều hướng lạc quan.
Có lẽ phải dùng cụm từ “can đảm và bản lĩnh” đối với giới quan chức chịu trách nhiệm chính về thành tích cũng như hậu quả kinh tế. Bởi quan điểm của Chính phủ vẫn rất “nhất quán” về tình hình kinh tế Việt Nam đang hồi phục. Nghị quyết thường kỳ hàng tháng của Chính phủ trong mấy năm suy thoái kinh tế qua vẫn không thua kém một bản luận văn “vở sạch chữ đẹp” về GDP tiếp tục tăng trưởng, tỷ lệ lạm phát được kềm chế, tỷ lệ thất nghiệp thấp, nợ công an toàn, những thành tích của các bộ ngành… và vẫn mô tả động tác được coi là “quyết liệt” của lãnh đạo chính phủ trong toàn bộ hoạt động điều hành kinh tế.
Ngay cả thông báo của Hội nghị trung ương 8 của Đảng vào tháng 10/2013 cũng vẫn đánh đậm những đánh giá đầy tính tô hồng về một thực trạng kinh tế u ám.
Quan điểm tô hồng cũng được bổ khuyết bởi một số chuyên gia có mối quan hệ khắng khít với Đảng như TS Trần Du Lịch - Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh, TS Lê Xuân Nghĩa - nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, TS Võ Trí Thành - Phó viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương, TS Vũ Đình Ánh - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Khoa học Thị trường Giá cả…
Khi nửa đầu của năm 2013 kết thúc, một lần nữa luồng quan điểm lạc quan về tương lai kinh tế lại trỗi lên, với sắc diện man mác như chủ thuyết “Trung Quốc trỗi dậy” từ phương Bắc. Mới đây, những chuyên gia thân cận nhà nước như ông Lê Xuân Nghĩa đã nhắc lại là nền kinh tế đã chính thức thoát đáy. Người đại diện cho Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương là ông Võ Trí Thành, mặc dù thường dè dặt trong những đánh giá về “đáy” của nền kinh tế, cũng cho rằng Việt Nam “có cơ hội lớn chưa từng có” để ký kết các hiệp định với khối thương mại tự do ASEAN và TPP.
Tại Diễn đàn kinh tế mùa thu vào tháng 9/2013, khi ông Lê Quốc Lý, Học Viện Chính trị Hành chính Quốc gia, phát biểu : “Chính sách tiền tệ thắt chặt quá mức như thế làm doanh nghiệp chết, kinh tế suy kiệt là đương nhiên. Như thế làm gì có năng lượng mà tăng trưởng", lập tức ông Trần Du Lịch phản bác : “Quan điểm của anh Lý là cực kỳ nguy hiểm!”.
Từ cuối năm 2012, giới chuyên gia nhà nước, trong đó có ông Trần Du Lịch, đã trở nên mạnh dạn và dũng cảm đến mức bất thường khi cho rằng nền kinh tế đã “thoát đáy”, cho dù vào đầu năm 2013, cơ quan thường trực của Quốc hội là Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chính thức phát ra con số có ít nhất 100.000 doanh nghiệp phải giải thể và phá sản, chiếm đến 15-20% tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại Việt Nam.
Vô tình hay hữu ý, những chuyên gia cao cấp như ông Trần Du Lịch đang trở thành lớp trí thức cận vệ che chắn cho bức tường đầy rêu phong loang lổ.
RFI : Thưa anh, đó là cách nhìn tô hồng phù hợp với “đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước”, nhưng chắc là cũng có những ý kiến khác ?
Khung cảnh kinh tế ngổn ngang và ngập ngụa như thế này mà không có ý kiến trái chiều, đối nghịch mới là lạ.
Một hiện tượng rất đáng quan tâm trong thực thể kinh tế - chính trị ở Việt Nam là mặc dù Đảng chưa bao giờ thừa nhận tính đa nguyên, song những gì đã và đang thể hiện trong các đánh giá, phân tích về kinh tế lại cho thấy một biểu trưng ngày càng sắc nét về nguyên lý “vật chất quyết định ý thức”.
Chưa bao giờ từ giai đoạn mở cửa kinh tế năm 1990 đến nay, đa nguyên kinh tế lại phổ biến một cách tự phát như hiện thời. Đó cũng là lý do vì sao lại xuất hiện ngày càng nhiều quan điểm khác biệt phản bác về thực trạng luôn được coi là “ổn định” của nền kinh tế Việt Nam.
Đến lúc này, giới chuyên gia phản biện và đặc biệt là những chuyên gia phản biện độc lập ở Việt Nam đã không còn chịu đựng nổi thái độ “trùm mền”. Nếu vài năm trước chỉ có những tên tuổi phản biện đơn độc như Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, Chu Hảo… thì từ đầu năm 2013 đến nay còn hiện ra những cái tên khác thuộc về khối quan chức nhà nước.
Một hoạt động có tiêu đề là “Diễn đàn kinh tế mùa thu” vào cuối tháng 9/2013 đã thêm một lần nữa vang lên tiếng nói của nhiều chuyên gia phản biện về hiện tồn nền kinh tế đang rơi vào một cuộc suy thoái sâu sắc. Từ “khủng hoảng” cũng được một số chuyên gia và báo chí đặc tả, mặc dù trước đó các cơ quan điều hành kinh tế và giới tuyên giáo trung ương hầu như không thiết tha gì với từ ngữ này, thậm chí còn có thái độ ngăn cản giới phóng viên “không được bi quan hóa tình hình kinh tế”.
Trong Diễn đàn kinh tế mùa thu, lần đầu tiên giới chuyên gia ở Việt Nam bắt đầu phải mổ xẻ về độ chân thực của chỉ số tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Ngay Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ cũng phải đặt vấn đề “GDP chạy đâu hết cả rồi?”. Tiếp theo đó, báo giới trong nước lại có được một tiêu đề hay ho là “GDP có chân?”. Người ta ngạc nhiên về việc trong năm 2012, gần hết các tỉnh thành báo cáo GDP địa phương tăng trên 10%, trong khi con số GDP chính thức của toàn quốc chỉ là trên 5%, tức GDP quốc gia đã bị giảm đến một nửa so với các báo cáo của chính quyền các địa phương.
Nghịch lý này cho thấy cái gì? Hoặc Tổng cục Thống kê tính chưa sát, hoặc chính quyền các địa phương thuần túy chạy theo chủ nghĩa thành tích. Mà chủ nghĩa thành tích lại luôn là một đặc trưng không thể thiếu trong tâm lý quản lý kinh tế ở Việt Nam, khi tỉnh thành nào cũng muốn có được những con số đẹp để làm hài lòng cấp trên, hơn hẳn so với chuyện “an dân”.
RFI : Nghịch lý của GDP có liên quan đến việc nền kinh tế được gọi là “thoát đáy” ở Việt Nam hay không?
Đương nhiên là có. Là một số con số tổng quát nhất, đại diện nhất cho sức khỏe của nền kinh tế, GDP lại luôn bị nghi ngờ về tính trung thực của nó. Nếu ở Trung Quốc, một số trong giới chuyên gia phản biện độc lập đã nghi ngờ rằng GDP thực của quốc gia này không phải là 8% như con số báo cáo của chính phủ, mà thực tế chỉ khoảng 3,7%, thì GDP ở Việt Nam có lẽ cũng nằm trong tình trạng tương tự. Người ta nghi ngờ con số báo cáo cáo của chính phủ Việt Nam và “quyết tâm” của Bộ Chính trị lẫn Quốc hội về việc “giữ vững” GDP từ 9% vào năm 2011 xuống còn 5,5% vào năm 2013 thực ra chỉ là con số ảo, mà con số thực chất có thể thấp hơn nhiều, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế đã suy thoái quá trầm trọng kéo dài đến 5 năm qua.
Những ảo ảnh về GDP cũng có mối liên hệ không thiếu hữu cơ với một nghịch lý lớn khác là là tỉ lệ thất nghiệp. Báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về tỉ lệ thất nghiệp cuối năm 2012 chỉ có 1,99%, tức còn khả quan hơn cả năm 2011 và năm 2010, trong khi một số chuyên gia phản biện cho rằng tỉ lệ thất nghiệp thực tế phải gấp đến mười lần như thế.
Đó cũng là lý do vì sao ngày càng xuất hiện nhiều chuyên gia đánh giá về hiện trạng kinh tế Việt Nam chưa có gì gọi là thoát đáy. Nếu vào năm 2012 giới quản lý kinh tế nêu ra giả định về kinh tế có thể phục hồi theo chữ V, thì nay người ta buộc phải nhìn nhận là nền kinh tế có thể đang dao động tại đáy chữ L, hoặc tệ hơn là theo chữ W, nghĩa là có thể diễn ra một trận bổ nhào nữa.
Một nhân tố mới đáng chú ý là ông Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế việt Nam, đã trở thành một trong những trí thức lề đảng phản biện khá mạnh mẽ từ khi Diễn đàn kinh tế mùa xuân được tổ chức vào tháng 4/2013. Tại diễn đàn này, vấn đề nợ và nợ xấu của Việt Nam đã lần đầu tiên được đưa lên bàn mổ, với con số nợ xấu thực tế được nêu ra gấp hơn hai lần con số báo cáo của Ngân hàng nhà nước.
Cùng với ông Trần Đình Thiên, nhiều chuyên gia phản biện độc lập khác như ông Bùi Kiến Thành, người mà từ năm 2011 đã vẽ ra một hình ảnh rất thống thiết là “ruộng khô lúa cháy” về tình cảnh khát vốn, đói vốn của doanh nghiệp, cũng cho rằng kinh tế Việt Nam còn phải kéo dài độ trì trệ một thời gian nữa, ít nhất đến cuối năm 2014 ; để lạc quan hơn thì sau đó mới có thể phục hồi; nhưng chỉ phục hồi với điều kiện tiên quyết là phải giải quyết được nợ xấu và lành mạnh hệ thống ngân hàng.
RFI : Hoạt động phản biện kinh tế có tác dụng gì trong thực tế hay không thưa anh ?
Phản biện kinh tế đã bắt đầu nổi lên từ năm 2008, khi nền kinh tế Việt Nam khởi động cho một chu kỳ lao dốc. Tuy nhiên vào năm 2008, giới điều hành kinh tế có thể viện dẫn lý do là kinh tế Việt Nam chịu tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Nhưng đến năm 2011 thì không còn có thể viện dẫn bất cứ cái gì nữa, khi mà kinh tế Mỹ đã bắt đầu phục hồi từ cuối năm 2011 và kéo dài sự phục hồi, tuy chậm chạp nhưng khá bền vững, cho đến nay. Trong khi đó, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục suy thoái và từ giữa năm 2011, cùng với sự sụp đổ của hai thị trường chứng khoán và bất động sản, nền kinh tế quốc gia này đã lâm vào thế khốn khó.
Đó là tình cảnh khốn khó đối với với đời sống dân sinh - những đối tượng phải chịu nạn lạm phát treo cao kinh niên và những chính sách điều hành bất nhất của chính quyền, không bảo đảm an sinh xã hội trong khi vật giá leo thang. Nhưng khốn khó đặc trưng hơn là ngay cả giới doanh nghiệp sản xuất và một phần giới doanh nghiệp đầu cơ cũng lâm vào thế bế tắc. Hàng tồn kho tăng mạnh, tỉ trọng sản xuất sụt giảm, vòng quay vốn cũng giảm nhanh, trong khi các ngân hàng thi nhau lũng đoạn bằng thủ đoạn tăng lãi suất cho vay đến trên 20%, có thời điểm lên đến 30%, găm tiền khiến cho đại đa số doanh nghiệp sản xuất không thể tiếp cận được vốn.
Đến đầu năm 2012, không chỉ các doanh nghiệp sản xuất mà cả giới ngân hàng cũng bắt đầu rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Ngân hàng đã găm vốn, siết vốn trong một thời gian quá dài để trục lợi, khiến cho cơ thể kinh tế lún sâu vào tình trạng bệnh tật đến mức không thể hồi phục được.
Đó cũng là bối cảnh thê thảm mà giới ngân hàng đã bắt gần như toàn bộ nền kinh tế, các doanh nghiệp và cả người dân làm con tin của mình; nhưng từ năm 2012, ngân hàng lại trở thành con tin của chính họ.
Từ năm 2011, bắt đầu dấy lên những tiếng nói phản biện về thực trạng kinh tế. Người ta nói về thái độ quay quắt trong hành động “hút máu” của ngân hàng, về cái chết của các doanh nghiệp bất động sản, về quan hệ nhân quả về rủi ro không tránh khỏi giữa các ngân hàng chủ nợ với các đại gia bất động sản con nợ… Chỉ có điều, những tiếng nói thưa thớt ấy đã chìm vào cõi âm u. Ngược lại, tiếng nói của giới quan chức chính phủ và tuyên giáo mới thực sự ầm ĩ.
Tự do ngôn luận và tự do báo chí trong kinh tế đã không được tôn trọng dù chỉ ở mức độ phản biện tối thiểu. Nhiều bài viết phản biện về thực trạng kinh tế và nguyên nhân sâu xa từ phía các nhóm lợi ích ngân hàng, bất động sản và vàng khiến nền kinh tế trở nên thê thiết như vậy đã bị Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo gỡ bỏ.
RFI : Bức tranh mà anh vừa vẽ ra khá là u ám. Như vậy góc nhìn riêng của anh về quan niệm nền kinh tế đã thoát đáy như thế nào ?
Rất tiếc là tôi không thể đồng cảm với giới quan chức chính phủ rằng tình trạng nền kinh tế đang có “có triển vọng” như hiện thời. Cho tới nay, tồn kho bất động sản - là lĩnh vực chiếm tồn kho lớn nhất và tích lũy nợ xấu nhiều nhất ở Việt Nam - vẫn chưa hề được xử lý. Vẫn còn hàng trăm ngàn căn hộ cao cấp ở Hà Nội và Sài Gòn đang nằm bất động mà không có người mua. Từ đầu năm 2013 đến nay, bất chấp rất nhiều chiến dịch khuyến mãi, chiêu dụ của các chủ đầu tư địa ốc, thị trường bất động sản vẫn một mực không thay đổi thế bất tuân của nó. Mà không giải quyết được nợ xấu bất động sản thì không thể giải quyết được nợ xấu ngân hàng, vì nợ xấu bất động sản chiếm đến 70-80% trong tổng nợ xấu.
Công ty quản lý tài sản quốc gia, gọi tắt là VAMC, ra đời cũng hầu như chưa giải quyết được vấn đề gì. Thời gian gần đây, một chiến dịch PR khác đã được tung ra trên báo chí nhà nước khi cho rằng các nhà đầu tư “cá mập” của nước ngoài như Blackstone Group, Deutsche Bank Capital “xếp hàng” để mua nợ xấu của Việt Nam. VAMC cũng đang tiến hành mua nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần. Thế nhưng thực tế thì thế nào?
Thực tế là tuy có một số tập đoàn tài chính nước ngoài quan tâm đến chuyện mua nợ xấu của Việt Nam, song những điều kiện về mua bán của họ là rất ngặt nghèo, và tất nhiên là họ quan tâm đặc biệt đến việc mua nợ xấu rồi nhưng làm sao để bán lại cho người khác, trong khi tình hình kinh tế Việt Nam còn khá bi đát và chưa có gì cho thấy sẽ đỡ bi đát trong những năm tới.
Và đó cũng là vấn đề của VAMC và Ngân hàng nhà nước hiện nay. Hiện nay, VAMC mua nợ xấu của các ngân hàng không phải bằng tiền, mà bằng một loại trái phiếu đặc biệt do công ty này “phát minh” ra, theo cách đổi giấy lấy tài sản. Thực tế là sau nhiều cuộc bàn thảo gay gắt, VAMC chỉ được ấn định số vốn điều lệ có 500 tỉ đồng, trong khi nhiệm vụ của nó là phải thanh toán món nợ tại các ngân hàng gấp ít nhất 100 lần như thế - 50.000 tỉ đồng.
Việc VAMC không có tiền mà phải dùng trái phiếu để mua nợ ngân hàng đã cung cấp thêm một bằng chứng rất thật nữa về hiện thực ngân khố quốc gia đang bị cạn kiệt tài chính. Không phải ngẫu nhiên mà trong thời gian gần đây, báo chí trong nước bắt đầu công khai về khả năng quỹ hưu trí có thể bị vỡ ngay sau năm 2020, cũng như một đề xuất của Bộ Tài chính về việc giảm 100.000 đồng/tháng mức lương cơ bản của công chức nhà nước. Những thông tin khác cũng cho thấy một cơ thể tài chính hoàn toàn không lành mạnh, và Chính phủ đã phải đề xuất Quốc hội nâng mức bội chi ngân sách từ 4,8% GDP vào năm 2012 lên 5,3% GDP vào năm 2013.
Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp phải giải thể, phá sản và ngưng hoạt động vẫn chưa có chiều hướng giảm. Nếu vào đầu năm 2013, lần đầu tiên Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải công bố con số phá sản và ngưng hoạt động này là 100.000 doanh nghiệp, thì cho đến gần đây một số thông tin vẫn cho thấy tình hình hầu như chưa được cải thiện. Ở một số địa phương, số doanh nghiệp mới được thành lập chỉ chiếm 10-20% số doanh nghiệp “biến mất”.
RFI : Trước tình hình như vậy, theo anh đã có dấu hiệu nguy hiểm nào từ phía các ngân hàng Việt Nam?
Ngân hàng là cái rốn của vùng lũ, và đã bắt đầu có những dấu hiệu nguy hiểm. Từ đầu năm 2013 đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) đã trở thành quán quân về nợ xấu và là ngân hàng chứa chấp số phạm nhân đông nhất. Một con số mới được công bố, trong khi bị giấu kín vào những năm trước, cho thấy nợ xấu tại ngân hàng này đã lên tới 33.500 tỉ đồng, trong khi vốn điều lệ của Agribank chưa đến 30.000 tỉ đồng. Cùng lúc, nhiều cán bộ lãnh đạo của ngân hàng này dính líu vào các vụ tài chính mờ ám và đã bị cảnh sát bắt giam.
Cho dù được xem là ngân hàng chiếm giải quán quân về khả năng huy động vốn trong dân và doanh nghiệp, song dư luận đang tự hỏi liệu Agribank có thể trở thành ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam phá sản - hiện tượng đã từng xảy ra với ngân hàng Lehman Brothes ở Mỹ vào cuối năm 2007 mà đã mở đầu cho một cuộc khủng hoảng ngân hàng và kéo theo đó là cuộc khủng hoảng tài chính toàn diện.
Với ít nhất những dấu hiệu như thế, làm thế nào để nền kinh tế có thể hồi phục, và hơn nữa là hồi phục nhanh chóng? Nếu vấn đề nợ xấu chỉ có thể được giải quyết sớm nhất vào năm 2015 như dự báo của một số chuyên gia, thì tất nhiên nền kinh tế cũng chỉ có thể bắt đầu đi lên từ mốc thời điểm năm đó chứ không thể sớm hơn. Mà đó là trường hợp lạc quan. Còn với kịch bản bi quan hơn, nếu phải mất 5-7 năm nữa vấn đề nợ xấu mới được giải quyết, khó ai có thể hình dung từ đây đến đó nền kinh tế và xã hội Việt Nam sẽ lặn ngụp thế nào trong khi chính quyền và các nhóm lợi ích vẫn tiếp tục “đánh bùn sang ao”.
RFI : Nhưng như vậy thì tại sao các tổ chức tài chính thế giới như IMF, ADB và WB lại cho rằng nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi?
Đó vẫn là điều ngạc nhiên với khá nhiều người, trong đó có tôi. Ngay từ năm 2012, khi đồ thị kinh tế Việt Nam còn lao dốc với góc vát lớn, thỉnh thoảng lại xuất hiện một đánh giá kèm dự báo của ADB và IMF cho rằng nền kinh tế Việt Nam đang có khả năng hồi phục. Gần đây, ý kiến lạc quan này lại có vẻ được lặp lại cứ sau mỗi quý. Phải chăng các tổ chức tài chính lớn nhất thế giới này đang làm công tác “ngoại giao nhân dân” với nhà nước Việt Nam? Hay họ thật sự cần đến Việt Nam về những chủ đề nào đó mà bắt buộc họ phải xây dựng những đánh giá tô hồng?
Tôi không cho rằng ADB, IMF và WB ngây thơ và non kém kinh nghiệm đến mức họ không biết thực trạng kinh tế Việt Nam ra sao, khi giới truyền thông quốc tế như AP, Bloomberg, Wall Street Journal, Straight Times… lại tỏ ra khá am tường về những khó khăn quá lớn mà giới điều hành kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt.
Vậy còn lại là cái gì? Phải chăng đó là những món cho vay đã có và sẽ có từ các tổ chức tài chính quốc tế, và buộc họ phải làm một điều gì đó để nhà nước Việt Nam cảm thấy can đảm hơn trong việc ký kết hợp đồng vay tín dụng?
Những khoản vay vẫn liên tục tiếp diễn. Trong đó, vay cho hạ tầng cơ sở giao thông chiếm một phần lớn. Vào những năm trước, Bộ giao thông vận tải Việt Nam đã trở thành điểm nóng của dư luận trong và cả ngoài nước khi đề xuất dự án làm đường sắt cao tốc Bắc Nam, chiếm một lượng vốn khổng lồ bằng vài ba chục phần trăm GDP quốc gia. Chỉ sau khi bị báo chí và dư luận phản ứng quyết liệt về ý đồ vay mượn nhằm đổ nợ cho thế hệ tương lai, dự án này mới bị ngưng lại. Tuy nhiên, nó vẫn biến thái sang một dự án đường sắt cao tốc khác với quy mô nhỏ hơn.
Mới đây, dư luận trong nước lại kinh ngạc khi phát hiện một đề xuất mới của Bộ Giao thông Vận tải về việc vay mượn quốc tế đến 8 tỉ USD để xây dựng sân bay Long Thành ở tỉnh Đồng Nai. Vậy trong hoàn cảnh khốn khó của nền kinh tế như hiện thời, làm sao lại có thể cứ phóng ra việc tiếp tục trút nợ lên đầu con cháu bằng những dự án trời ơi như thế?
Người ta cũng còn nhớ vào đầu năm 2012, một dự án kinh hoàng khác mà Bộ Giao thông Vận tải đưa ra là dùng đến hàng chục ngàn tỉ đồng từ ngân sách để xây dựng mới trụ sở của bộ này. Tất nhiên số tiền đó, tuy được coi là ngân sách, nhưng nguồn gốc lại là tiền đóng thuế của dân và tiền vay mượn từ nước ngoài. Nếu những dự án “đẩy nợ cho tương lai” như thế được thực hiện, tất nhiên đó cũng là quyền lợi lớn nhất của những chủ cho vay.
Gần đây, báo chí trong nước phải đặt nghi vấn về việc báo cáo của những tổ chức tư vấn bất động sản quốc tế như Savills Vietnam là thiếu độ xác thực, tô hồng thị trường, và liệu có mối quan hệ “đi đêm” giữa Savills với giới chủ đầu tư để đánh bóng, gây cảm giác cầu ảo đối với người dân và giới đầu tư nhỏ lẻ cho một thị trường bất động sản đang quá ảo não…
Trong mối quan hệ với một nền kinh tế quá thiếu minh bạch như Việt Nam, không thể loại trừ việc những tổ chức tài chính quốc tế như ADB hay IMF cũng gần tương tự trường hợp Savills Vietnam, tức họ cũng có quyền lợi; và từ quyền lợi đó, họ cũng có thể dùng truyền thông và kỹ thuật PR để tô vẽ một cái gì đó khác, thậm chí khác hẳn với sự thật.
Thử nghĩ, nếu những tổ chức tài chính quốc tế được quyền điều hành đất nước này, có nghĩa vụ giải thích với dân chúng về những món nợ hiện tại và làm sao để thanh toán nợ nần trong tương lai, chắc chắn thái độ và cách hành xử của họ sẽ khác hẳn. Khi đó, thay vì vay mượn, họ sẽ làm mọi cách để chắt chiu từng đồng vốn cuối cùng.
RFI : Theo anh thì tại sao giới chính khách điều hành lại cần đến việc tuyên truyền về triển vọng “phục hồi ảo” của nền kinh tế?
Những người làm chính trị luôn thấm nhuần quy luật “vật chất quyết định ý thức”. Không thể có một nền chính trị được coi là “ổn định” nếu kinh tế không “bền vững”. Huống chi là kinh tế đang trên đà sup sụp mà có thể dẫn đến sự sụp đổ của cả một hệ thống chính trị - như điều đã từng xảy ra không biết bao nhiêu lần ở rất nhiều quốc gia khác.
Chính vì thế, họ phải làm mọi cách để kinh tế Việt Nam, dù đã trải qua suy thoái do chính sách và năng lực điều hành kinh tế kém cỏi và quá thiên về quyền lợi của các nhóm lợi ích, vẫn tiếp tục “phát triển”. Những con số có nhiều dấu hiệu được biến cải như GDP, chỉ số tăng trưởng công nghiệp, tỉ lệ nợ xấu, tỉ lệ thất nghiệp… được nêu ra một cách lạc quan và được lặp đi lặp lại để người dân cần phải tin rằng kinh tế chưa có gì là nguy biến.
Ngay vào năm 2013, khi đã xuất hiện hàng trăm ngàn doanh nghiệp phải giải thể và phá sản, hệ thống tuyên truyền một chiều vẫn cố gắng phát huy não bộ giáo điều và giả dối của nó. Nhưng đến lúc này, có lẽ điều mà giới chính khách thấm nhuần hơn cả là nguy cơ sụp đổ kinh tế rất có thể xảy ra, và hoàn toàn có khả năng diễn ra nếu như nền kinh tế không có được những nguồn hô hấp mới. Hô hấp này lại được hiểu là những nguồn tài chính mới. Tài chính trong nước thì quá khó, bởi tâm lý người dân trong nạn suy thoái luôn là việc găm tiền, bán nhiều mua ít. Còn các nhóm lợi ích, sau khi đã ních chặt túi, chỉ còn tìm cách làm sao tuồn tiền vàng ra nước ngoài và bảo vệ những tài sản còn lại ở trong nước khỏi bị “thất thoát”, chứ không còn bụng dạ nào nghĩ đến chuyện tái đầu tư hoặc cho nhà nước vay mượn.
Vậy chỉ còn lại nguồn tài chính từ quốc tế. Mà muốn có được nguồn tài chính này, nhà nước Việt Nam lại vẫn phải chứng minh làm sao cho người ngoài thấy nền kinh tế tuy có nhiều khó khăn, nhưng vẫn có khả năng phục hồi, phục hồi để lôi kéo đầu tư nước ngoài và những khoản ODA không hoàn lại hoặc lãi suất ưu đãi, kể cả “giữ vững nhịp độ phát triển” và sẵn sàng “nâng lên một tầm cao mới” để có đủ tiêu chuẩn được tham gia vào hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương.
Tuy nhiên tục ngữ người Việt có câu “Có thực mới vực được đạo”. Một nền kinh tế dân sinh bị mối ăn gần hết thì làm sao có thể khiến “dân tin, dân yêu”? Đây đã là lúc không thể thay một giả dối này bằng một dối trá khác, không thể biến đạo lý thành một thứ hàng hóa “thuận mua vừa bán”.
Tất cả đều thuộc về trách nhiệm của một nhóm thiểu số điều hành đất nước vào chính ngày hôm nay.
RFI : Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Phạm Chí Dũng đã vui lòng dành thì giờ tham gia tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự của RFI Việt ngữ.
HRW kêu gọi Việt Nam trả tự do cho Đinh Nhật Uy
Blogger Đinh Nhật Uy (DR)
Thanh Phương (RFI)
Trong một thông cáo đề ngày 28/10/2013, tổ chức nhân quyền của Mỹ Human
Rights Watch kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho nhà
hoạt động xã hội Đinh Nhật Uy. Ông Uy sẽ ra tòa ngày 29/10 tại Long An
với tội danh « lợi dụng các quyền tự do dân chủ », chiếu theo điều 258
bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Đinh Nhật Uy là anh ruột của sinh viên Đinh Nguyên Kha, người đã lãnh án 8 năm tù vào tháng 5 vừa qua về tội “tuyên truyền chống Nhà nước” trong phiên xử cùng với sinh viên Nguyễn Phương Uyên. Bản án đối với Đinh Nguyên Kha sau đó được giảm xuống thành 4 năm trong phiên xử phúc thẩm vào tháng 8 (còn đối với Phương Uyên thì được giảm xuống thành án 3 năm tù treo).
Đinh Nhật Uy đã bị bắt ngày 15/06/2013 tại Long An khi anh bắt đầu một chiến dịch trên mạng xã hội Facebook đòi trả tự do cho em trai Đinh Nguyên Kha.
Trong bản cáo trạng đề ngày 06/09, Toà án Nhân dân tỉnh Long An cáo buộc anh Đinh Nguyên Kha vi phạm điều 258 thông qua mạng xã hội Facebook, vì anh đã đăng trên đó những thông tin « sai lạc, nói xấu các lãnh đạo Việt Nam », cũng như đưa tin về các hoạt động của những « tổ chức chống phá Nhà nước ».
Trong bản thông cáo, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc ban châu Á của HRW cho rằng : « Việc Việt Nam gia tăng sử dụng các điều luật vi phạm nhân quyền để trấn áp những tiếng nói chỉ trích và những hành động phản kháng ôn hòa là một sự nhạo báng cái gọi là Nhà nước tôn trọng pháp luật. Truy tố Đinh Nhật Uy chỉ vì anh ấy đòi trả tự do cho người em bị cầm tù và chỉ trích chính quyền là một hành động tàn nhẫn ».
Bản thông cáo của HRW yêu cầu Việt Nam nên hủy bỏ điều 258, được dùng để truy tố Đinh Nhật Uy và chấm dứt truy bức những người hành xử một cách ôn hòa các quyền chính trị và dân sự của họ.
HRW nhắc lại rằng trong năm nay ít nhất 61 nhà hoạt động chính trị và bất đồng chính kiến đã bị truy tố và kết án tù ở Việt Nam, tăng đáng kể so với con số khoảng 40 người bị kết án trong năm 2012.
Theo lời ông Robertson, « các nhà hoạt động xã hội dân sự và các blogger ở Việt Nam xem vụ xử Đinh Nhật Uy như là nỗ lực của chính quyền để chứng tỏ là họ có thể vi phạm nhân quyền thoải mái, cho dù Việt Nam đang ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Các chính phủ ngoại quốc phải công khai yêu cầu Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho Đinh Nguyên Kha và những người khác đang bị cầm tù ở Việt Nam vì đã hành xử các quyền tự do được quốc tế công nhận, nếu không, nước này sẽ gặp khó khăn trong tiến trình bầu cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ».
Đinh Nhật Uy là anh ruột của sinh viên Đinh Nguyên Kha, người đã lãnh án 8 năm tù vào tháng 5 vừa qua về tội “tuyên truyền chống Nhà nước” trong phiên xử cùng với sinh viên Nguyễn Phương Uyên. Bản án đối với Đinh Nguyên Kha sau đó được giảm xuống thành 4 năm trong phiên xử phúc thẩm vào tháng 8 (còn đối với Phương Uyên thì được giảm xuống thành án 3 năm tù treo).
Đinh Nhật Uy đã bị bắt ngày 15/06/2013 tại Long An khi anh bắt đầu một chiến dịch trên mạng xã hội Facebook đòi trả tự do cho em trai Đinh Nguyên Kha.
Trong bản cáo trạng đề ngày 06/09, Toà án Nhân dân tỉnh Long An cáo buộc anh Đinh Nguyên Kha vi phạm điều 258 thông qua mạng xã hội Facebook, vì anh đã đăng trên đó những thông tin « sai lạc, nói xấu các lãnh đạo Việt Nam », cũng như đưa tin về các hoạt động của những « tổ chức chống phá Nhà nước ».
Trong bản thông cáo, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc ban châu Á của HRW cho rằng : « Việc Việt Nam gia tăng sử dụng các điều luật vi phạm nhân quyền để trấn áp những tiếng nói chỉ trích và những hành động phản kháng ôn hòa là một sự nhạo báng cái gọi là Nhà nước tôn trọng pháp luật. Truy tố Đinh Nhật Uy chỉ vì anh ấy đòi trả tự do cho người em bị cầm tù và chỉ trích chính quyền là một hành động tàn nhẫn ».
Bản thông cáo của HRW yêu cầu Việt Nam nên hủy bỏ điều 258, được dùng để truy tố Đinh Nhật Uy và chấm dứt truy bức những người hành xử một cách ôn hòa các quyền chính trị và dân sự của họ.
HRW nhắc lại rằng trong năm nay ít nhất 61 nhà hoạt động chính trị và bất đồng chính kiến đã bị truy tố và kết án tù ở Việt Nam, tăng đáng kể so với con số khoảng 40 người bị kết án trong năm 2012.
Theo lời ông Robertson, « các nhà hoạt động xã hội dân sự và các blogger ở Việt Nam xem vụ xử Đinh Nhật Uy như là nỗ lực của chính quyền để chứng tỏ là họ có thể vi phạm nhân quyền thoải mái, cho dù Việt Nam đang ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Các chính phủ ngoại quốc phải công khai yêu cầu Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho Đinh Nguyên Kha và những người khác đang bị cầm tù ở Việt Nam vì đã hành xử các quyền tự do được quốc tế công nhận, nếu không, nước này sẽ gặp khó khăn trong tiến trình bầu cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ».
Bộ Y tế VN lập năm đoàn thanh tra
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đang hứng chịu búa rìu dư luận
Bộ trưởng Y tế Việt Nam Nguyễn Thị Kim Tiến quyết định thành lập năm
đoàn, do các thứ trưởng dẫn đầu, thanh tra các hoạt động y dược tư nhân
để ‘chấn chỉnh vấn đề y đức’.
Diễn biến xảy ra trong bối cảnh dư luận trong nước phẫn nộ và hoang mang về nhiều bê bối y tế, đặc biệt là vụ một bác sĩ thẩm mỹ vứt xác bệnh nhân xuống sông Hồng.
Bộ Y tế Việt Nam nói chỉ thị thanh tra được đưa ra sau cuộc họp khẩn buổi tối Chủ nhật 27/10.
Bộ trưởng Kim Tiến được dẫn lời yêu cầu các cơ quan của bộ “tăng cường các hoạt động thanh kiểm tra, ban hành bổ sung các văn bản liên quan đến việc quản lý siết chặt các hoạt động hành nghề y dược tư nhân”.
Kết quả thanh tra sẽ báo cáo trước ngày 31/12/2013.
Trọng tâm cuộc họp bàn về vụ bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường, làm việc tại Bệnh viện nhà nước Bạch Mai, đã phi tang thi thể nạn nhân.
Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, 39 tuổi, tử vong khi nâng ngực tại Thẩm mỹ viện Cát Tường của ông Tường.
Thay vì trình báo, ông Tường bị công an cáo buộc đã vứt xác nạn nhân xuống sông Hồng phi tang.
Vụ việc khiến dư luận trong nước phẫn nộ trong lúc ngành y tế gần đây liên tục bị chỉ trích vì nhiều bê bối.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nói phải “chấn chỉnh” hoạt động khám chữa bệnh tư nhân trên địa bàn Hà Nội, từ đó “rút ra những bài học cho các địa phương”.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Y tế nói từ tháng Năm năm nay, bộ của bà đã kiểm tra, rà soát các cơ sở y tế tư nhân, cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ trên toàn quốc.
Bà cũng phân trần lực lượng thanh tra y tế “quá mỏng” và rằng cả thành phố Hà Nội chỉ có 14 thanh tra viên.
Từ vụ bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường, bà bộ trưởng nói “dự kiến” sẽ có quy định về việc các bác sĩ có phòng khám ngoài giờ phải có báo cáo đầy đủ với cơ quan chủ quản.
(BBC)
Diễn biến xảy ra trong bối cảnh dư luận trong nước phẫn nộ và hoang mang về nhiều bê bối y tế, đặc biệt là vụ một bác sĩ thẩm mỹ vứt xác bệnh nhân xuống sông Hồng.
Bộ Y tế Việt Nam nói chỉ thị thanh tra được đưa ra sau cuộc họp khẩn buổi tối Chủ nhật 27/10.
Bộ trưởng Kim Tiến được dẫn lời yêu cầu các cơ quan của bộ “tăng cường các hoạt động thanh kiểm tra, ban hành bổ sung các văn bản liên quan đến việc quản lý siết chặt các hoạt động hành nghề y dược tư nhân”.
Kết quả thanh tra sẽ báo cáo trước ngày 31/12/2013.
‘Chấn chỉnh’
Trong ngày thứ Hai 28/10, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân có cuộc họp với Bộ Y tế và chính quyền thành phố Hà Nội.Trọng tâm cuộc họp bàn về vụ bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường, làm việc tại Bệnh viện nhà nước Bạch Mai, đã phi tang thi thể nạn nhân.
Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, 39 tuổi, tử vong khi nâng ngực tại Thẩm mỹ viện Cát Tường của ông Tường.
Thay vì trình báo, ông Tường bị công an cáo buộc đã vứt xác nạn nhân xuống sông Hồng phi tang.
Vụ việc khiến dư luận trong nước phẫn nộ trong lúc ngành y tế gần đây liên tục bị chỉ trích vì nhiều bê bối.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nói phải “chấn chỉnh” hoạt động khám chữa bệnh tư nhân trên địa bàn Hà Nội, từ đó “rút ra những bài học cho các địa phương”.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Y tế nói từ tháng Năm năm nay, bộ của bà đã kiểm tra, rà soát các cơ sở y tế tư nhân, cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ trên toàn quốc.
Bà cũng phân trần lực lượng thanh tra y tế “quá mỏng” và rằng cả thành phố Hà Nội chỉ có 14 thanh tra viên.
Từ vụ bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường, bà bộ trưởng nói “dự kiến” sẽ có quy định về việc các bác sĩ có phòng khám ngoài giờ phải có báo cáo đầy đủ với cơ quan chủ quản.
(BBC)
Cánh Cò - Những đám đông tháng Mười
Người ta có thể dễ dàng đồng ý nếu có sự tập trung từ trăm người trở lên
thì nhóm người ấy đã trở thành đám đông. Đám đông nói lên nhiều điều
mặc dù ở nhiều đám đông không ai nói gì cả, họ chỉ biểu cảm bằng sự tham
dự của mình như một phiếu bầu, một thái độ.
Bắt đầu từ ngày 4 tháng Mười, khi tin đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần lộ ra thì đám đông đã manh nha hình thành.
Không báo đài hay loa phường nào thông báo nhưng đám đông chuyền tai
nhau và sáng hôm sau đã có người xếp hàng trước nhà riêng của ông chờ
đợi được đặt một bó hoa trước cổng. Đám đông ấy lớn dần lên và lúc ấy
báo chí mới rục rịch đưa tin. Đám đông ngày càng căng ra khi sức chứa lề
đường không còn đủ chỗ. Ngày kéo cờ rũ trước hội trường Ba Đình là lúc
đám đông chuyển động. Theo sau những chuyển động ấy là các bài viết đẩy
đám đông vào sâu hơn điều mà từng người trong họ nghĩ tới. Công lao,
chiến thắng là hai cụm từ được lập đi lập lại hầu như bất tận.
Trước khi chấm dứt những đề nghị đặt tên đường, đưa tên ông vào sách
giao khoa thì một bài viết mới nhất của tờ Lao Động nhưng không có tên
tác giả khép lại đám tang và đám đông. Tựa bài có tên: "Đại tướng Võ
Nguyên Giáp đã hiển thánh, như trước đây 44 năm Bác Hồ đã hiển thánh."
Hai chữ "hiển thánh" có lẽ được đám đông chấp nhận như một lời tung hô,
nhưng tờ Lao Động thật ra đang kích động đám đông bằng chiêu trò mê tín
dị đoan. Tờ báo đăng bài viết không hiểu được hai từ "hiển thánh" như
thế nào nên cho rằng nhân vật nào có miếu thờ thì tự nhiên thành thánh.
Báo đưa Bác Hồ ra làm thí dụ và cũng mang Bác Hồ ra làm nhân chứng cho
sự hiển thánh của ông.
Đáng chú ý trong bài báo là câu: "Võ Điện Biên, người con trai của đại
tướng, có bài đáp từ làm rung động lòng người. “Gia đình chúng tôi rất
cảm ơn Đảng và Nhà nước đã cho phép chúng tôi thực hiện di nguyện của
Đại tướng được trở về nơi an nghỉ cuối cùng ở quê hương."
Đến thánh mà cũng phải xin phép được chôn cất tại quê hương của mình thì Đảng và Nhà nước đã lên hàng Thượng đế.
Từ đám đông, tờ báo đã rất "linh động" hướng dẫn họ vào đền thờ của sự
hiển thánh. Từ hiển thánh bài báo chứng minh với đám đông rằng không có
điều gì lớn hay nhỏ mà không qua tay Đảng và nhà nước.
Đây là bài báo thành công nhất trong tang lễ đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Tang lễ đáng lẽ hoàn hảo, chỉnh chu hơn nếu không có những bài viết như
thế. Và cũng đáng tiếc, tang lễ sẽ làm người dân tập trung hơn nếu không
có một đám đông khác, cũng tang chế, cũng mất mát đau thương nhưng của
một tập thể chứ không phải một người: Vụ nổ nhà máy pháo hoa Z121 tại
tỉnh Phú Thọ.
12 giờ trưa ngày 11 tháng Mười, khi cờ rủ được treo trên Quảng
trường Ba Đình, nghi thức đầu tiên trong 2 ngày Quốc tang Đại
tướng Võ Nguyên Giáp, 20 tiếng đồng hồ sau, 8 giờ sáng ngày 12 tháng
Mười vụ nổ xảy ra, giết chết 24 người làm bị thương gần trăm người khác
và đám đông hoảng loạn được báo chí loan tải cho thấy sự kinh hoàng của
họ như trong chiến tranh.
Cảnh một đám tang nằm chơ vơ với một người duy nhất ngồi bên quan tài
miêu tả sự sợ hãi đã lên đến cực điểm. Khói lửa mù mịt và tiếng than
khóc bao phủ cả một vùng. Nhà máy xảy ra vụ nổ là một phân xưởng của Bộ
Quốc phòng do đó Bộ này đã nhanh chóng đến tận gia đình nạn nhân an ủi
và bồi thường cho họ. Tuy nhiên cho đến hôm nay không một lý do nào được
đưa ra tại sao một nơi nguy hiểm như thế lại không có một biện pháp an
toàn lao động nào cho công nhân làm việc.
Câu hỏi đặt ra: Quản lý chất nổ làm pháo đã không xong thì làm sao có
thể quản lý một nhà máy hạt nhân có tầm nguy hiểm hơn một ngàn lần?
Từ câu hỏi này có thể dễ dàng suy ra một đám đông khác sẽ lớn hơn một
ngàn lần tại Ninh Thuận nếu so với đám đông của Phú Thọ vừa qua.
Năm ngày sau khi vụ nổ tại Phú Thọ xảy ra, ngày 17 tháng Mười một đám
đông nữa xuất hiện tại Thanh Hóa. Lần này chỉ hai mẹ con bị chết nhưng
kéo theo đám đông hơn ngàn người. Họ là thân nhân, là láng giềng và sau
đó thì người đi đường nhập cuộc.
Đám đông tự phát này đòi trả lại công lý cho hai mẹ con sản phụ Nguyễn
Thị Xuân, trú làng Mật Thôn, xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa đến bệnh
viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa để sinh nhưng bệnh viện đã bỏ mặc bà trong
20 tiếng đồng hồ không chăm sóc mặc dù bà có biểu hiện khó sinh và rất
đau đớn. Cái chết của hai mẹ con bà đã gây sự giận dữ lẫn căm phẫn trong
dân chúng vì họ đã nhìn thấy số phận của họ qua câu chuyện của hai mẹ
con sản phụ.
Đám đông tuy giải tán sau đó ít lâu nhưng người tham dự biết rằng từ nay
ít ra bệnh viện Thiệu Hóa cũng tự biết ra ai là chủ nhân thật sự của
bệnh viện này.
Hai ngày sau một vụ án chấn động khác xảy ra tại Hà Nội cũng liên quan
đến y đức nhưng lần này thêm yếu tố cố sát, một cử động sau cùng nhấn
chìm luôn chút lương tâm còn sót lại của những người mang áo choàng
trắng bất lương.
Đám đông không nổi giận, không căm phẫn, không có một phản ứng nào. Họ
đến hai bờ Sông Hồng chờ xem xác chết của nạn nhân. Họ xem trò múa may
của các nhà ngoại cảm. Xúc động không còn chỉ còn sự hiếu kỳ bởi quá
nhiều việc thất đức đã giết mất sự nóng giận của người dân. Không lẽ xã
hội chỉ biết lo cho miếng ăn của mình mà quên đi một góc khác có tên là
lương tri?
Lương tri và miếng ăn thách thức người dân Hà Nội với hai vụ tiếp liền
sau đó. Vụ thứ nhất là việc đàn áp, đánh đập và bắt giữ hơn một trăm bà
con H'Mông từ 4 tỉnh phía Bắc kéo về vườn Hoa Mai Xuân Thưởng đòi được
quyền thực hành niềm tin tôn giáo của họ.
Hơn một trăm con người ấy là đám đông thầm lặng. Tiếng Kinh không đủ để
diễn tả nỗi bất bình lẫn oan ức của họ khi địa phương trói buộc họ vào
những quy định khó hiểu bởi nỗi ám ảnh ly khai.
Việt Nam đang theo đuổi việc đàn áp sắc tộc và tôn giáo với chiêu bài ly
khai như Trung Quốc đối phó với người Tây Tạng và Duy Ngô Nhĩ. Hệ lụy
này đang công khai diễn ra tại Hà Nội vào tối 23 tháng Mười. Đám đông bị
ép hết lên xe chở về lại nơi họ xuất phát. Chính quyền không hiểu rằng
không có chuyến xe nào chở nỗi sự oan khiên khi lòng những con người tội
nghiệp ấy chỉ vang lên một từ than van kêu cứu duy nhất "Chúa ơi".
Lương tri nếu đã không còn thì chính là lúc những góc khuất tối tăm nhất
của con người xuất hiện. Góc khuất mà người Việt không ai không tự dặn
lòng: "miếng ăn là miếng tồi tàn".
Ngày 24 tháng Mười tại phố Đoàn Trần Nghiệp, hàng ngàn thanh niên nam nữ
chen lấn, dẫm đạp lên nhau để được ăn một bữa shusi miễn phí. Bức tranh
"hoành tráng" này không biết có làm cho người Hà Nội thấy xấu hỗ không
hay lại tránh đi không nhận rằng một số lớn thanh niên hôm nay đang định
hướng mình vào miếng ăn thay vì vào việc xây dựng Xã hội chủ nghĩa như
nhà nước vẫn hàng ngày kêu gào.
Miếng ăn trở thành chân lý và không còn tồi tàn như người Việt tâm niệm.
Sự lật đổ này của đám đông thanh niên nam nữ Hà Nội trong ngày 24 tháng
Mười có phải là tiếng kèn cầu hồn cho truyền thống áo mũ cân đai?
Chưa hết, một đám đông khác xảy ra ba ngày sau đó, ngày 27 tháng Mười.
Lần này tại xứ Quảng, và huyện Tư Nghĩa của Quảng Ngãi đã lên tiếng mạnh
mẽ cho sự lấp liếm của chính quyền sở tại qua một đám đông đủ sức lật
đổ một chính quyền cấp xã.
Báo chí đăng đầy đủ hình ảnh của hàng ngàn người dân tập trung chống đối
làm lưu thông trên quốc lộ 1 ách tắc nguyên ngày. Họ đòi hỏi phải giải
quyết việc chính quyền cho phép tàu ngoại quốc vào hút cát làm cho môi
trường nguy hại, tác động trực tiếp đến kinh tế và sức khỏe của người
dân mà không ai giải quyết.
Đám đông này gây chú ý cho nhà nước nhất vì nguyện vọng và sự giận dữ
của họ không thể lái theo hướng nào khác. Khi đám đông thật sự nổi giận
thì bất cứ nhà nước nào cũng phải e dè, kể cả nhà nước cộng sản.
Còn một đám đông khác quan trọng hơn đang tụ tập nhưng không mấy ai quan
tâm. Đám đông này khác với các đám đông tự phát, nó có ngày giờ diễn ra
và mục tiêu cũng rất rõ ràng. Đám đông ấy được lãnh lương và được luôn
cái tiếng là đại biểu. Người dân gọi nôm na là có tiếng lẫn có miếng.
Đám đông đặc biệt này là Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Họ là đám đông chứ không có cách gọi nào khác rõ nghĩa hơn. Gần 500 con
người tụ tập nhau lại nhưng không làm được một việc gì gọi là đại diện
cho dân. Bởi họ không phải là dân vì 92,6% những người trong đám đông ấy
là đảng viên và vì vậy việc làm của họ chỉ cho đảng và vì đảng mà thôi.
Đám đông ấy theo sau ông Tổng bí thư và tuân theo bất cứ việc gì mà ông
ta đưa ra. Đám đông có nét đặc thù là cùng gật đầu một lúc và cùng đưa
tay giống nhau khi đảng ra lệnh.
Đám đông ấy cũng tụ tập vào tháng Mười và điều này khiến bản hợp xướng Đám đông tháng Mười càng thêm hùng tráng.
Cánh Cò(Canhco's blog )
Mỹ theo dõi '60 triệu' cuộc gọi ở TBN
Theo truyền thông Đức, Thủ tướng Angela Merkel, đã bị Mỹ nghe lén điện thoại hơn một thập niên
Cơ quan An ninh Quốc gia của Hoa Kỳ, NSA, đã bí mật giám sát 60 triệu
cuộc điện thoại tại Tây Ban Nha chỉ trong một tháng, truyền thông Tây
Ban Nha đưa tin.
Theo báo chí tại đây, cáo giác mới nhất lấy từ tài liệu do phân tích gia đã chạy khỏi Mỹ, Edward Snowden, cung cấp.
Họ nói NSA đã thu thập số điện thoại và địa điểm người gọi và người nhận, nhưng không thu thập nội dung các cuộc gọi.
Vụ việc diễn ra khi phái đoàn Nghị viện châu Âu tới Washington để bày tỏ quan ngại.
Các viên chức từ Ủy ban Tự do Dân sự thuộc Nghị viện châu Âu sẽ nói chuyện với các đại biểu Quốc hội Mỹ để thu thập thông tin.
Trong khi đó, một hãng tin của Nhật nói NSA đã yêu cầu chính phủ Nhật Bản hồi năm 2011 hãy giúp giám sát các đường dây cáp quang chuyển tải thông tin cá nhân qua Nhật Bản, tới vùng Châu Á Thái Bình Dương.
Tin tức, được hãng tin Kyodo đăng tải, nói rằng mục đích nhằm để Hoa Kỳ do thám Trung Quốc nhưng Nhật Bản đã từ chối, với lý do giới hạn về luật pháp và thiếu nhân sự.
Tòa Bạch Ốc cho tới này vẫn từ chối không bình luận trước những tuyên bố được đăng trên tờ El Pais và El Mundo vào hôm thứ Hai rằng Hoa Kỳ theo dõi người dân Tây Ban Nha.
Đại sứ Mỹ tại thủ đô Madrid của Tây Ban Nha đã được đề nghị tới gặp một viên chức Bộ Ngoại giao Tây Ban Nha trong ngày hôm nay, thứ Hai, để thảo luận những cáo giác trước đó về việc Hoa Kỳ theo dõi công dân và chính trị gia Tây Ban Nha.
Vụ việc này theo sau tin trên truyền thông Đức rằng Hoa Kỳ nghe lén điện thoại của Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel, trong hơn một thập niên - và rằng việc theo dõi này chỉ chấm dứt cách đây vài tháng.
Bà Merkel sẽ gửi các lãnh đạo tình báo cao cấp nhất của Đức tới Washington trong tuần này để "thúc đẩy" một cuộc điều tra trước cáo giác tình báo đang gây tức giận tại Đức.
Đại sứ Mỹ tại Madrid, James Costos, đã được yêu cầu gặp viên chức Ngoại giao TBN
Người đứng đầu phái đoàn Nghị viện châu Âu, dân biểu người Anh, Claude Moraes, nói với BBC rằng phạm vi theo dõi của NSA thật đáng lo ngại.
"Tin nói điện thoại của 35 nhà lãnh đạo trên thế giới đã bị nghe lén không phải là mấu chốt thực sự của vấn đề," ông nói.
"Thực sự tin trên tờ El Mundo mới là vấn đề, rằng hàng triệu công dân các nước đã bị nghe lén điện thoại để bàn và các hình thức thông tin liên lạc khác."
Ông cho biết ưu tiên hàng đầu của phái đoàn châu Âu là thảo luận ảnh hưởng của việc Mỹ theo dõi, do thám các quyền riêng tư căn bản của công dân Liên hiệp châu Âu.
Phóng viên BBC chuyên về châu Âu, Chris Morris, cho biết cứ với mỗi cáo giác mới như thế này, các đòi hỏi lại ngày càng gia tăng tại châu Âu - và đặc biệt tại Đức - phải có những giải thích và bảo đảm sẽ có thay đổi trong tương lai.
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu cho biết việc thiếu tin tưởng đối với Hoa Kỳ về chuyện theo dõi nghe lén có thể làm hại cuộc chiến chống khủng bố.
(BBC)
Theo báo chí tại đây, cáo giác mới nhất lấy từ tài liệu do phân tích gia đã chạy khỏi Mỹ, Edward Snowden, cung cấp.
Họ nói NSA đã thu thập số điện thoại và địa điểm người gọi và người nhận, nhưng không thu thập nội dung các cuộc gọi.
Vụ việc diễn ra khi phái đoàn Nghị viện châu Âu tới Washington để bày tỏ quan ngại.
Các viên chức từ Ủy ban Tự do Dân sự thuộc Nghị viện châu Âu sẽ nói chuyện với các đại biểu Quốc hội Mỹ để thu thập thông tin.
Trong khi đó, một hãng tin của Nhật nói NSA đã yêu cầu chính phủ Nhật Bản hồi năm 2011 hãy giúp giám sát các đường dây cáp quang chuyển tải thông tin cá nhân qua Nhật Bản, tới vùng Châu Á Thái Bình Dương.
Tin tức, được hãng tin Kyodo đăng tải, nói rằng mục đích nhằm để Hoa Kỳ do thám Trung Quốc nhưng Nhật Bản đã từ chối, với lý do giới hạn về luật pháp và thiếu nhân sự.
Tòa Bạch Ốc cho tới này vẫn từ chối không bình luận trước những tuyên bố được đăng trên tờ El Pais và El Mundo vào hôm thứ Hai rằng Hoa Kỳ theo dõi người dân Tây Ban Nha.
Đại sứ Mỹ tại thủ đô Madrid của Tây Ban Nha đã được đề nghị tới gặp một viên chức Bộ Ngoại giao Tây Ban Nha trong ngày hôm nay, thứ Hai, để thảo luận những cáo giác trước đó về việc Hoa Kỳ theo dõi công dân và chính trị gia Tây Ban Nha.
Vụ việc này theo sau tin trên truyền thông Đức rằng Hoa Kỳ nghe lén điện thoại của Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel, trong hơn một thập niên - và rằng việc theo dõi này chỉ chấm dứt cách đây vài tháng.
Bà Merkel sẽ gửi các lãnh đạo tình báo cao cấp nhất của Đức tới Washington trong tuần này để "thúc đẩy" một cuộc điều tra trước cáo giác tình báo đang gây tức giận tại Đức.
Theo dõi hàng loạt
Tờ báo Guardian tại Anh đưa tin hôm thứ Sáu tuần trước rằng NSA đã giám sát điện thoại của 35 nhà lãnh đạo thế giới. Một lần nữa, ông Snowden là nguồn cung cấp tin này.Đại sứ Mỹ tại Madrid, James Costos, đã được yêu cầu gặp viên chức Ngoại giao TBN
Người đứng đầu phái đoàn Nghị viện châu Âu, dân biểu người Anh, Claude Moraes, nói với BBC rằng phạm vi theo dõi của NSA thật đáng lo ngại.
"Tin nói điện thoại của 35 nhà lãnh đạo trên thế giới đã bị nghe lén không phải là mấu chốt thực sự của vấn đề," ông nói.
"Thực sự tin trên tờ El Mundo mới là vấn đề, rằng hàng triệu công dân các nước đã bị nghe lén điện thoại để bàn và các hình thức thông tin liên lạc khác."
Ông cho biết ưu tiên hàng đầu của phái đoàn châu Âu là thảo luận ảnh hưởng của việc Mỹ theo dõi, do thám các quyền riêng tư căn bản của công dân Liên hiệp châu Âu.
Phóng viên BBC chuyên về châu Âu, Chris Morris, cho biết cứ với mỗi cáo giác mới như thế này, các đòi hỏi lại ngày càng gia tăng tại châu Âu - và đặc biệt tại Đức - phải có những giải thích và bảo đảm sẽ có thay đổi trong tương lai.
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu cho biết việc thiếu tin tưởng đối với Hoa Kỳ về chuyện theo dõi nghe lén có thể làm hại cuộc chiến chống khủng bố.
(BBC)
Bí thư Quảng Ngãi xin lỗi dân
Bí thư tỉnh Quảng Ngãi nói 'cảm thấy có lỗi' với người dân
Lãnh đạo đảng và chính quyền tỉnh Quảng Ngãi xin lỗi người dân sau khi
hàng nghìn người dân xuống đường biểu tình, bắt giữ ba công nhân khai
thác cát và cắt đứt quốc lộ Bắc Nam đi qua địa bàn tỉnh.
Ngày 28/10, ông Võ Văn Thưởng, bí thư tỉnh Quảng Ngãi và ông Cao Khoa, chủ tịch tỉnh, có cuộc gặp trước hàng ngàn người dân ở làng chài Nghĩa An.
"Là người đứng đầu tỉnh, để bà con bức xúc như vậy tôi cảm thấy xót xa, có lỗi với mọi người," Bí thư Tỉnh ủy Võ Văn Thưởng nói.
"Tôi cùng chủ tịch tỉnh cam kết sớm thông luồng cửa biển bị bồi lấp, đóng cọc cừ làm đê, kè chống sạt lở nhằm sớm ổn định cuộc sống cho người dân Nghĩa An."
Theo truyền thông Việt Nam, ông Thưởng hứa trong vòng bốn ngày, tỉnh sẽ hoàn tất nạo vét, thông luồng khu vực cửa Đại và cửa sông Phú Thọ bị bồi lấp, tắc luồng 'để tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân ra khơi' và 'đóng cọc cừ làm đê, kè kiên cố' chống sạt lở.
Ngoài ra, lãnh đạo đảng của Quảng Ngãi cũng hứa "bồi thường công bằng" cho các hộ có các hồ tôm bị triều cường gây sạt lở do ảnh hưởng của việc tận thu khai thác cát của các doanh nghiệp.
Tỉnh cam kết xem xét bồi thường cho cho các tàu cá của ngư dân không thể ra khơi do Cửa Đại bị bồi lấp với mức tiền từ từ 10 đến 20 triệu đồng mỗi tàu.
Theo tờ Dân Trí hôm thứ Hai, chủ tịch Tỉnh Quảng Ngãi, ông Cao Khoa đã cam kết với người dân tại cuộc đối thoại rằng ông sẽ "từ chức" nếu không giữ lời hứa và kêu gọi người dân hợp tác khắc phục sự cố.
"Với tư cách là Chủ tịch tỉnh, nếu không giữ lời hứa với dân, tôi xin từ chức ngay. Tôi mong bà con cùng hợp tác, tạo điều kiện và cùng góp sức khắc phục sự cố đáng tiếc này," ông Khoa nói.
Tờ báo viết: "Tại buổi đối thoại với dân, đồng chí Cao Khoa- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, chủ trương nạo vét, thông luồng, kết hợp tận thu cát nhiễm mặn (để xuất khẩu) là chủ trương đúng, tuy nhiên trong quá trình khai thác đã xảy ra tình trạng sạt lở Cửa Đại và bồi lấp sông Phú Thọ nên đã gây bức xúc trong nhân dân."
Ông Võ Văn Thưởng cùng lãnh đạo tỉnh tiếp xúc với hàng ngàn người dân
"Lãnh đạo tỉnh không bao giờ làm những gì đi ngược với quyền lợi của nhân dân, cũng như không thờ ơ trước những bức xúc của nhân dân. Vì vậy, sau khi xảy ra tình trạng sạt lở và bồi lấp, UBND tỉnh đã quyết định tạm ngừng ngay dự án và tổ chức cho nạo vét, thông luồng cửa sông bị bồi lấp, nhằm tạo điều kiện cho tàu thuyền của ngư dân ra vào."
Trong khi đó, báo điện tử VnExpress viết "hầu hết người dân" thừa nhận việc bắt giữ các công nhân của công ty Trường Phát Lộc, một trong hai doanh nghiệp tận thu cát ở đại phương, và ngăn chặn, chia cắt giao thông trên quốc lộ 1A là "sai trái", nhưng đồng thời giải thích động cơ của người dân như không còn phương thức nào khác.
Tờ báo viết: "Song, họ cho rằng chỉ 'làm liều' như vậy thì tỉnh mới sớm thông luồng lạch cửa biển, xây kè bảo vệ bờ biển chống sạt lở bảo đảm cuộc sống an toàn, ổn định cho dân."
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra xung đột giữa chính quyền, các doanh nghiệp được chính quyền cho phép với người dân về vấn đề môi trường trong quá trình kinh doanh, sản xuất và khai thác.
Tuy nhiên, vụ việc gây chú ý khi hàng ngàn người dân đã xuống đường phản đối và có các hành động được cho là quyết liệt như bắt giữ người của cơ sở kinh doanh sản xuất trong xung đột và chủ động chia cắt, ngăn chặn giao thông trên tuyến đường huyết mạch quốc gia.
Được biết, trong vụ việc ở Quảng Ngãi, hai công ty Ngọc Việt và Trường Phát Lộc có giấy phép hoạt động của tỉnh, đã bị người dân địa phương cáo buộc cố tình "tận thu cát" gây sạt lở nhà cửa và hồ nuôi tôm của người dân địa phương, gây tắc luồng lạch ra khơi và giao thông đường biển, đường thủy trên địa bàn.
Cát nhiễm mặn được khai thác tại Cửa Đại và khu vực mà người dân phản đối doanh nghiệp, theo truyền thông Việt Nam, đã được khai thác từ đầu tháng Bảy tới nay và đã xuất khẩu được khoảng từ 1 tới 3 triệu mét khối.
(BBC)
Ngày 28/10, ông Võ Văn Thưởng, bí thư tỉnh Quảng Ngãi và ông Cao Khoa, chủ tịch tỉnh, có cuộc gặp trước hàng ngàn người dân ở làng chài Nghĩa An.
"Là người đứng đầu tỉnh, để bà con bức xúc như vậy tôi cảm thấy xót xa, có lỗi với mọi người," Bí thư Tỉnh ủy Võ Văn Thưởng nói.
"Tôi cùng chủ tịch tỉnh cam kết sớm thông luồng cửa biển bị bồi lấp, đóng cọc cừ làm đê, kè chống sạt lở nhằm sớm ổn định cuộc sống cho người dân Nghĩa An."
Theo truyền thông Việt Nam, ông Thưởng hứa trong vòng bốn ngày, tỉnh sẽ hoàn tất nạo vét, thông luồng khu vực cửa Đại và cửa sông Phú Thọ bị bồi lấp, tắc luồng 'để tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân ra khơi' và 'đóng cọc cừ làm đê, kè kiên cố' chống sạt lở.
Ngoài ra, lãnh đạo đảng của Quảng Ngãi cũng hứa "bồi thường công bằng" cho các hộ có các hồ tôm bị triều cường gây sạt lở do ảnh hưởng của việc tận thu khai thác cát của các doanh nghiệp.
"Là người đứng đầu tỉnh, để bà con bức xúc như vậy tôi cảm thấy xót xa, có lỗi với mọi người."
Bí thư Quảng Ngãi Võ Văn Thưởng
Tỉnh cam kết xem xét bồi thường cho cho các tàu cá của ngư dân không thể ra khơi do Cửa Đại bị bồi lấp với mức tiền từ từ 10 đến 20 triệu đồng mỗi tàu.
Theo tờ Dân Trí hôm thứ Hai, chủ tịch Tỉnh Quảng Ngãi, ông Cao Khoa đã cam kết với người dân tại cuộc đối thoại rằng ông sẽ "từ chức" nếu không giữ lời hứa và kêu gọi người dân hợp tác khắc phục sự cố.
"Với tư cách là Chủ tịch tỉnh, nếu không giữ lời hứa với dân, tôi xin từ chức ngay. Tôi mong bà con cùng hợp tác, tạo điều kiện và cùng góp sức khắc phục sự cố đáng tiếc này," ông Khoa nói.
Ai đúng, ai sai?
Cùng ngày, báo Quảng Ngãi, phản ánh quan điểm của lãnh đạo tỉnh, cho rằng chủ trương cho phép khai thác cát trong vụ việc là đúng nhưng cũng thừa nhận việc tận thu cát đã gây ra sự cố môi trường.Tờ báo viết: "Tại buổi đối thoại với dân, đồng chí Cao Khoa- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, chủ trương nạo vét, thông luồng, kết hợp tận thu cát nhiễm mặn (để xuất khẩu) là chủ trương đúng, tuy nhiên trong quá trình khai thác đã xảy ra tình trạng sạt lở Cửa Đại và bồi lấp sông Phú Thọ nên đã gây bức xúc trong nhân dân."
Ông Võ Văn Thưởng cùng lãnh đạo tỉnh tiếp xúc với hàng ngàn người dân
"Lãnh đạo tỉnh không bao giờ làm những gì đi ngược với quyền lợi của nhân dân, cũng như không thờ ơ trước những bức xúc của nhân dân. Vì vậy, sau khi xảy ra tình trạng sạt lở và bồi lấp, UBND tỉnh đã quyết định tạm ngừng ngay dự án và tổ chức cho nạo vét, thông luồng cửa sông bị bồi lấp, nhằm tạo điều kiện cho tàu thuyền của ngư dân ra vào."
Trong khi đó, báo điện tử VnExpress viết "hầu hết người dân" thừa nhận việc bắt giữ các công nhân của công ty Trường Phát Lộc, một trong hai doanh nghiệp tận thu cát ở đại phương, và ngăn chặn, chia cắt giao thông trên quốc lộ 1A là "sai trái", nhưng đồng thời giải thích động cơ của người dân như không còn phương thức nào khác.
Tờ báo viết: "Song, họ cho rằng chỉ 'làm liều' như vậy thì tỉnh mới sớm thông luồng lạch cửa biển, xây kè bảo vệ bờ biển chống sạt lở bảo đảm cuộc sống an toàn, ổn định cho dân."
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra xung đột giữa chính quyền, các doanh nghiệp được chính quyền cho phép với người dân về vấn đề môi trường trong quá trình kinh doanh, sản xuất và khai thác.
Tuy nhiên, vụ việc gây chú ý khi hàng ngàn người dân đã xuống đường phản đối và có các hành động được cho là quyết liệt như bắt giữ người của cơ sở kinh doanh sản xuất trong xung đột và chủ động chia cắt, ngăn chặn giao thông trên tuyến đường huyết mạch quốc gia.
Được biết, trong vụ việc ở Quảng Ngãi, hai công ty Ngọc Việt và Trường Phát Lộc có giấy phép hoạt động của tỉnh, đã bị người dân địa phương cáo buộc cố tình "tận thu cát" gây sạt lở nhà cửa và hồ nuôi tôm của người dân địa phương, gây tắc luồng lạch ra khơi và giao thông đường biển, đường thủy trên địa bàn.
Cát nhiễm mặn được khai thác tại Cửa Đại và khu vực mà người dân phản đối doanh nghiệp, theo truyền thông Việt Nam, đã được khai thác từ đầu tháng Bảy tới nay và đã xuất khẩu được khoảng từ 1 tới 3 triệu mét khối.
(BBC)
Sắp xử nhiều đại án
Báo cáo trước Quốc hội sáng 28-10, Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa
Bình cho rằng việc phát hiện tội phạm chưa tương xứng với thực tế; tiến
độ điều tra một số vụ án tham nhũng còn chậm, chất lượng chưa cao, còn
để xảy ra vi phạm trong công tác tố tụng
Sáng 28-10, Quốc hội (QH) làm việc tại hội trường để nghe báo cáo của
Chính phủ, VKSND Tối cao, TAND Tối cao về công tác phòng chống tội phạm
và kết quả thực hiện Nghị quyết 37/2012/NQ-QH13 của QH về công tác tư
pháp.
Cán bộ nhà nước bảo kê băng nhóm
Theo Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình, trong năm 2013, tội phạm tham nhũng gia tăng, xảy ra ở nhiều lĩnh vực, gây thất thoát lớn tài sản của nhà nước. Hoạt động của các băng nhóm tội phạm có tính chất xã hội đen diễn biến phức tạp trở lại. Đặc biệt, xuất hiện những đối tượng cho vay nặng lãi chuyên nghiệp, lợi dụng hợp đồng vay để chiếm đoạt tài sản của người dân. Tuy nhiên, ông Bình cho rằng kết quả phát hiện tội phạm lại chưa tương xứng với thực tế; tiến độ điều tra một số vụ án tham nhũng còn chậm, chất lượng chưa cao, còn để xảy ra vi phạm trong tố tụng. Bên cạnh đó, công tác giải quyết tin tố giác tội phạm của một số viện kiểm sát chưa thực hiện tốt…
Cán bộ nhà nước bảo kê băng nhóm
Theo Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình, trong năm 2013, tội phạm tham nhũng gia tăng, xảy ra ở nhiều lĩnh vực, gây thất thoát lớn tài sản của nhà nước. Hoạt động của các băng nhóm tội phạm có tính chất xã hội đen diễn biến phức tạp trở lại. Đặc biệt, xuất hiện những đối tượng cho vay nặng lãi chuyên nghiệp, lợi dụng hợp đồng vay để chiếm đoạt tài sản của người dân. Tuy nhiên, ông Bình cho rằng kết quả phát hiện tội phạm lại chưa tương xứng với thực tế; tiến độ điều tra một số vụ án tham nhũng còn chậm, chất lượng chưa cao, còn để xảy ra vi phạm trong tố tụng. Bên cạnh đó, công tác giải quyết tin tố giác tội phạm của một số viện kiểm sát chưa thực hiện tốt…
Bộ
trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang: “Ngành tư pháp đã thống nhất đưa các
vụ án tham nhũng lớn ra xét xử trong quý IV/2013” Ảnh: Hoàng Bắc
Trong báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp QH, ông Nguyễn Văn
Hiện, đánh giá báo cáo của Chính phủ về phòng ngừa, chống vi phạm pháp
luật và tội phạm chưa phản ánh toàn diện tình hình vi phạm pháp luật và
xử lý vi phạm hành chính trên các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Báo
cáo của VKSND Tối cao chưa phân tích, đánh giá toàn diện nguyên nhân
của tình hình gia tăng tội phạm, nhất là tội phạm tham nhũng, kinh tế;
báo cáo của ngành tòa án chưa phân tích sâu…
Theo ông Nguyễn Văn Hiện, cần phải nhấn mạnh vào nguyên nhân phát sinh tội phạm như: Một bộ phận cán bộ chức quyền trong cơ quan quản lý nhà nước ở cơ sở có dấu hiệu bảo kê để các doanh nghiệp, băng nhóm hoạt động theo kiểu xã hội đen trên một số lĩnh vực như khai thác tài nguyên - khoáng sản, vận chuyển hành khách… “Nhiều vụ việc ngang nhiên tồn tại nhưng các cơ quan chức năng ở một số địa phương không xử lý được” - ông Hiện nhấn mạnh.
Cuối năm sẽ xử bầu Kiên, Dương Chí Dũng
Báo cáo trước QH, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đề cập đến những vụ án lớn về tham nhũng, kinh tế, trong đó vụ Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) có 8 bị can, vụ Dương Chí Dũng có 9 bị can, vụ Dương Tự Trọng có 7 bị can, vụ Huỳnh Thị Huyền Như có đến 23 bị can… “Ngành tư pháp đã thống nhất đưa các vụ án này ra xét xử trong quý IV/2013” - Bộ trưởng Trần Đại Quang cho biết.
Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết có 6 vụ án lớn về kinh tế, tham nhũng đã được Cơ quan CSĐT Bộ Công an hoàn tất hồ sơ và chuyển cho ngành kiểm sát. Trong đó, 4 vụ đã ra cáo trạng truy tố là vụ Dương Tự Trọng tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài, Vũ Quốc Hảo - Công ty Cho thuê tài chính II (Agribank), Huỳnh Thị Huyền Như - lừa đảo chiếm đoạt gần 4.000 tỉ đồng, Nguyễn Thị Thanh Huyền - tham ô tài sản tại Công ty Vifon. Hai vụ Dương Chí Dũng tham ô tài sản ở Vinalines và bầu Kiên ở Ngân hàng Á Châu đang ra cáo trạng.
Trong số trên, 3 vụ sẽ do TAND TP Hà Nội xét xử và 3 vụ xử tại TP HCM. “Ngoài 6 vụ án nêu trên, VKSND Tối cao sẽ phối hợp chặt với Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án tham nhũng còn lại, bảo đảm xử lý đúng thời hạn và nghiêm minh” - ông Nguyễn Hòa Bình nói.
Báo cáo về công tác xét xử, Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình cho biết trong năm 2013, đã giải quyết hơn 364.000/hơn 395.000 vụ án, đạt trên 92%. Tổng số các loại án tăng gần 35.000 vụ so với cùng kỳ năm trước. Tính chất của các vụ án ngày càng phức tạp, phát sinh một số hành vi phạm tội và tranh chấp mới.
Theo ông Nguyễn Văn Hiện, cần phải nhấn mạnh vào nguyên nhân phát sinh tội phạm như: Một bộ phận cán bộ chức quyền trong cơ quan quản lý nhà nước ở cơ sở có dấu hiệu bảo kê để các doanh nghiệp, băng nhóm hoạt động theo kiểu xã hội đen trên một số lĩnh vực như khai thác tài nguyên - khoáng sản, vận chuyển hành khách… “Nhiều vụ việc ngang nhiên tồn tại nhưng các cơ quan chức năng ở một số địa phương không xử lý được” - ông Hiện nhấn mạnh.
Cuối năm sẽ xử bầu Kiên, Dương Chí Dũng
Báo cáo trước QH, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đề cập đến những vụ án lớn về tham nhũng, kinh tế, trong đó vụ Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) có 8 bị can, vụ Dương Chí Dũng có 9 bị can, vụ Dương Tự Trọng có 7 bị can, vụ Huỳnh Thị Huyền Như có đến 23 bị can… “Ngành tư pháp đã thống nhất đưa các vụ án này ra xét xử trong quý IV/2013” - Bộ trưởng Trần Đại Quang cho biết.
Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết có 6 vụ án lớn về kinh tế, tham nhũng đã được Cơ quan CSĐT Bộ Công an hoàn tất hồ sơ và chuyển cho ngành kiểm sát. Trong đó, 4 vụ đã ra cáo trạng truy tố là vụ Dương Tự Trọng tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài, Vũ Quốc Hảo - Công ty Cho thuê tài chính II (Agribank), Huỳnh Thị Huyền Như - lừa đảo chiếm đoạt gần 4.000 tỉ đồng, Nguyễn Thị Thanh Huyền - tham ô tài sản tại Công ty Vifon. Hai vụ Dương Chí Dũng tham ô tài sản ở Vinalines và bầu Kiên ở Ngân hàng Á Châu đang ra cáo trạng.
Trong số trên, 3 vụ sẽ do TAND TP Hà Nội xét xử và 3 vụ xử tại TP HCM. “Ngoài 6 vụ án nêu trên, VKSND Tối cao sẽ phối hợp chặt với Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án tham nhũng còn lại, bảo đảm xử lý đúng thời hạn và nghiêm minh” - ông Nguyễn Hòa Bình nói.
Báo cáo về công tác xét xử, Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình cho biết trong năm 2013, đã giải quyết hơn 364.000/hơn 395.000 vụ án, đạt trên 92%. Tổng số các loại án tăng gần 35.000 vụ so với cùng kỳ năm trước. Tính chất của các vụ án ngày càng phức tạp, phát sinh một số hành vi phạm tội và tranh chấp mới.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường báo
cáo QH: Cả nước còn 684 tử tù chờ thi hành án. Trường hợp đầu tiên thi
hành án tử hình bằng tiêm thuốc đã thực hiện vào ngày 6-8 tại TP Hà Nội
với tử tù Nguyễn Anh Tuấn (SN 1986). Tiếp đó, trong tháng 10 này, đã có
thêm 2 tử tù ở tỉnh Sơn La và TP Hải Phòng được thi hành án bằng hình
thức tử hình mới.
|
Án tham nhũng: Khó thu hồi tài sản
Bên lề QH ngày 28-10, về lo ngại chậm đưa
các đại án tham nhũng ra xét xử sẽ khiến việc thu hồi tài sản gặp nhiều
khó khăn hoặc chỉ thu hồi được rất ít, Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn
Hòa Bình cho rằng: “Không chỉ ở Việt Nam, việc thu hồi tài sản của các
vụ án kinh tế và tham nhũng ở nhiều nước không bao giờ đạt 100%. Sau này
cũng thế. Đây là một thực tế”. Ông Bình cũng khẳng định tinh thần chỉ
đạo chung là thu hồi được càng nhiều càng tốt và sớm sửa các quy định
trong Bộ Luật Tố tụng, Bộ Luật Hình sự để làm tăng khả năng truy thu tài
sản trong các vụ án tham nhũng.
T.Kha
|
Nguyễn Quyết
(Người Lao động)
(Người Lao động)
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình phải chịu trách nhiệm việc chi cho "Cậu Thủy" 8 tỷ VND lừa đảo hài cốt liệt sỹ ?
Ông Nguyễn văn Bình, thống đốc NHNN Việt Nam là Chủ tịch HĐQT Ngân
hàng Chính sách xã hội Việt Nam. Ngân hàng CSXH đã "Hợp đồng" với cậu
Thủy 75 triệu đồng/hài cốt. Trong một thời gian ngắn, NH này đã chi ra 8
tỷ đồng cho cậu Thủy để rước về toàn xương trâu, xương bò,...đánh lừa
người dân thờ cúng, coi đó là "Hài cốt liệt sỹ" bằng phù phép của Nhóm
lợi ích tham nhũng Ngân hàng cùng với Nhóm "Ngoại cảm" đầy ban vệ để lừa
đảo.
Ông Nguyễn văn Bình, thống đốc NHNN Việt Nam là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam. |
Sáng nay 28/10/2013, Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Trị,
Viện KSND tỉnh Quảng Trị có sự chứng kiến của Cơ quan an ninh điều tra
Bộ Công an và Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Bắc Ninh, đã công bố
quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4
tháng đối với Nguyễn Thanh Thúy (tức "cậu Thủy"), và Mẫn Thị Duyên, cùng
trú ở thôn Trác Bút, thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
- Vạch mặt trò lừa gạt thất đức bằng "Ngoại cảm" của Phan Thị Bích Hằng và Vũ Thị Hòa trên VTV1 ?
- Nghi vấn lừa đảo, làm giả hài cốt liệt sĩ thu tiền tỉ của ngành Ngân hàng
Nguyễn Thanh Thúy, 54 tuổi, quê quán tại thôn Ân Phú, xã Phú Lâm, huyện
Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Từng có tiền án, sau khi ra tù, ông Thúy chuyên
hành nghề tìm mồ mả và của cải chôn dưới đất.
Trước đây, Nguyễn Thanh Thúy từng là công an, đã bị loại khỏi ngành vì lạm dụng chức vụ và lừa đảo.
Sau khi ly dị vợ đầu, năm 1995, ông Thúy chung sống với bà Mẫn Thị Duyên
(50 tuổi), cùng hành nghề cúng bái và tìm mồ mả thất lạc cho người dân
địa phương và mấy tỉnh lân cận. Năm 1996, Thúy và Duyên bị công an tỉnh
Bắc Ninh bắt vì tội lừa đảo, chiếm dụng tài sản và sử dụng vũ khí quân
dụng. Sau đó, Thúy bị kết án 10 năm tù, Duyên 12 năm tù.
Năm 2005, sau khi ra tù, Nguyễn Thanh Thúy tiếp tục hành nghề “thấu
thị”, tìm mồ mả và bắt đầu nhận tìm mộ liệt sĩ với biệt danh tự xưng là
"cậu Thủy".
Trong vòng hơn nửa năm, Ngân hàng CSXH đã nhờ “cậu Thủy” thực hiện tổng
cộng 4 cuộc tìm kiếm, quy tập HCLS với quy mô lớn. Riêng cuộc gọi là tìm
kiếm, tháng 3-2013 cũng tại xã Ea H’Leo, Đắk Lắk với con số 42 HCLS.
Điều đáng quan tâm là với 105 hài cốt tìm thấy được cho là của liệt sĩ,
Ngân hàng CSXH đã chi 75 triệu đồng/trường hợp cho chi phí “mời thầy”
Nguyễn Thanh Thúy, tương đương gần 8 tỉ đồng.
Chính các cơ quan chức năng, các sở, đặc biệt là BCHQS, đội quy tập các
tỉnh đã phán ánh trực tiếp đến người đại diện của NHCSXH về những những
dấu hiệu sự dàn dựng, làm giả HCLS. Thế nhưng cuối cùng mọi việc vẫn
diễn ra êm đẹp !
Là chủ tịch HĐQT NHCSXH, không ai khác, thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình
phải chịu trách nhiệm hình sự trước vụ lừa đảo của "Cậu Thủy" về khoản
chi 8 tỷ VND tại Ngân hàng CSXH và các khoản chi không nhỏ của một số
NHTM được ẩn danh dưới dạng "Từ thiện" trong việc xây dựng mộ, nghĩa
trang "Liệt sỹ" hoành tráng, nhưng trong đó là những thứ như cậu Thủy
tìm kiếm được để thờ cúng.
Nguyễn Quốc Minh ( TH)(Ngày-đêm)
Nổ ở Thiên An Môn Đã có 5 người chết, tăng cường kiểm duyệt thông tin
Số thương vong trong vụ tai
nạn do chiếc xe jeep lao điên cuồng vào đám đông, sau đó bốc cháy và
phát nổ tại quảng trường Thiên An Môn ngày 28.10 đã tăng lên đến 5 người
thiệt mạng và 38 người bị thương.
Tân Hoa Xã cho biết toàn bộ 3 người có mặt trên “chiếc xe điên” đều đã thiệt mạng, ngoài ra còn cướp đi mạng sống của hai hành khách bị vạ lây.
Trang web qianlong.net do chính quyền Bắc Kinh điều hành cho biết trong số những người thiệt mạng có một nữ du khách từ Philippines. 3 người Philippines và một người Nhật Bản là các du khách nước ngoài bị thương sau vụ việc.
Cảnh sát đã ngay lập tức phong tỏa quảng trường Thiên An Môn. Tuyến đường tàu điện ngầm gần quảng trường nhất bị đóng cửa trong ba giờ. Cảnh sát cũng canh gác xung quanh bệnh viện Bắc Kinh, nơi đang điều trị cho những nạn nhân bị thương.
Trên trang blog chính thức, cảnh sát cho biết chiếc xe jeep đã đâm vào rào chắn an ninh tại quảng trường, sau đó tiếp tục đâm vào cây cầu đá dẫn đến Tử Cấm Thành. Chiếc xe bốc lửa khi không còn cách xa bức tường thành có treo hình cố chủ tịch Mao Trạch Đông.
Tân Hoa Xã cho biết toàn bộ 3 người có mặt trên “chiếc xe điên” đều đã thiệt mạng, ngoài ra còn cướp đi mạng sống của hai hành khách bị vạ lây.
Trang web qianlong.net do chính quyền Bắc Kinh điều hành cho biết trong số những người thiệt mạng có một nữ du khách từ Philippines. 3 người Philippines và một người Nhật Bản là các du khách nước ngoài bị thương sau vụ việc.
Cảnh sát đã ngay lập tức phong tỏa quảng trường Thiên An Môn. Tuyến đường tàu điện ngầm gần quảng trường nhất bị đóng cửa trong ba giờ. Cảnh sát cũng canh gác xung quanh bệnh viện Bắc Kinh, nơi đang điều trị cho những nạn nhân bị thương.
Trên trang blog chính thức, cảnh sát cho biết chiếc xe jeep đã đâm vào rào chắn an ninh tại quảng trường, sau đó tiếp tục đâm vào cây cầu đá dẫn đến Tử Cấm Thành. Chiếc xe bốc lửa khi không còn cách xa bức tường thành có treo hình cố chủ tịch Mao Trạch Đông.
Động cơ vụ tai nạn hiện đang được điều tra. Một du khách khi được Reuters phỏng vấn cho biết đã nghe thấy tiếng nổ trước khi nhìn thấy cột khói đen. |
Hàng trăm bức hình về hiện trường vụ tai
nạn được đăng trên những trang mạng xã hội ở Trung Quốc nhanh chóng bị
xóa đi. Cụm từ khóa để tìm kiếm “tai nạn ôtô ở Thiên An Môn” cũng bị
chặn.
Ngày 28.10, đội phóng viên của BBC bị tạm giữ khoảng 20 phút khi đến hiện trường để tác nghiệp. Trung Quốc cũng ngăn chặn đài này phát sóng bản tin về vụ tai nạn.
Hai phóng viên khác của hãng AFP cũng bị tạm giữ nhưng không lâu. Tất cả hình ảnh của họ chụp đều bị xóa khỏi bộ nhớ thiết bị.
Trường Giang
Ngày 28.10, đội phóng viên của BBC bị tạm giữ khoảng 20 phút khi đến hiện trường để tác nghiệp. Trung Quốc cũng ngăn chặn đài này phát sóng bản tin về vụ tai nạn.
Hai phóng viên khác của hãng AFP cũng bị tạm giữ nhưng không lâu. Tất cả hình ảnh của họ chụp đều bị xóa khỏi bộ nhớ thiết bị.
Trường Giang
(
) Năm người chết ở Thiên An Môn
Hiện chưa rõ đây là vụ tai nạn hay cố ý đâm xe
Truyền thông Trung Quốc nói ít nhất năm người thiệt mạng trong
một vụ đâm xe hơi tại quảng trường Thiên An Môn ở thủ đô Bắc
Kinh.
38 người khác, trong có du khách, cũng bị thương trong vụ này, theo Tân Hoa Xã.
Trong số người chết, ba người có mặt trong xe và hai người là khách qua đường, gồm một du khách Philippines.
Ba người Philippines, một người Nhật thuộc số người bị thương.
Giới chức đã cho sơ tán người khỏi quảng trường sau khi chiếc
xe "đâm vào đám đông ngay trước khán đài của Thiên An Môn" vào
tầm giữa trưa thứ Hai.
Các hình ảnh được đăng trên internet cho thấy một chiếc xe hơi đang bốc cháy.
Chiếc xe thể thao đa dụng (sports utility vehicle - SUV) đâm vào chiếc cầu bằng đá phía trước Tử Cấm Thành.
Giao thông trên đại lộ Trường An chạy qua Thiên An Môn không bị
ảnh hưởng mạnh, tuy hai ga tàu điện ngầm gần nhất phải đóng
cửa.
Quảng trường Thiên An Môn nằm ở trung tâm Bắc Kinh là nơi đã diễn ra các cuộc biểu tình vì dân chủ năm 1989.
An ninh ở đây luôn luôn được siết chặt, một phần vì quảng
trường quá gần các cơ quan trọng yếu của Đảng Cộng sản và
Nhà nước Trung Quỗc, phần khác để ngăn chặn các cuộc biểu
tình và khiếu kiện diễn ra tại nơi đây.
Tuy nhiên đã có một vài vụ xảy ra trong quá khứ. Năm 2011, một
người đàn ông tự thiêu tại đây sau một vụ tranh chấp, ngay cạnh
chân dung Mao Chủ tịch.
'Chiếc xe bốc cháy'
Vụ đâm xe xảy ra ở phía bắc quảng trường Thiên An Môn, gần lối vào Tử Cấm Thành.
Đám cháy nhanh chóng được dập tắt và người bị thương được chở đi cấp cứu.
Trạm xe điện ngầm gần đó bị đóng cửa theo yêu cầu của cảnh
sát. Giới chức ngành giao thông Bắc Kinh cho hay cảnh sát cũng
chặn con đường gần nơi xảy ra vụ việc.
Các bức hình chụp vụ đâm xe thoạt tiên xuất hiện trên mạng xã hội, nhưng sau đó nhiều bức đã bị gỡ bỏ.
Hãng thông tấn AFP cáo buộc hai phóng viên của họ đã bị câu lưu
tại hiện trường và bắt xóa hình ghi trong máy ảnh.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quỗc Hoa Xuân Oánh, khi được
hỏi liệu chinh phủ có cho đây là một vụ khủng bố hay không, đã
trả lời bà không biết rõ chi tiết vụ việc nên không muốn bình
luận.
(BBC)
-------------------------
Vào
lúc 9 giờ, ngày 28-10-2013 Bắc Kinh. Có ba người dân và khách du lịch
bị chết cháy, và một người khác bị thương, sau khi một chiếc xe đâm
thẳng Thiên An Môn ở Bắc Kinh.
Theo tin cơ quan anh ninh Bắc Kinh:
‒ Những ngày này bốc cháy, muốn diễn lại vào năm 1989 có cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ đã bị chính phủ đàn áp đẫm máu.
Bởi một chiếc xe jeep lái trên một con đường khoảng 400 mét từ Thiên An Môn lao tới trên một cây cầu dẫn đến lối vào cửa chính của Tử Cấm Thành.
‒ Những ngày này bốc cháy, muốn diễn lại vào năm 1989 có cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ đã bị chính phủ đàn áp đẫm máu.
Bởi một chiếc xe jeep lái trên một con đường khoảng 400 mét từ Thiên An Môn lao tới trên một cây cầu dẫn đến lối vào cửa chính của Tử Cấm Thành.
Theo Microblog nguyên là cảnh sát Bắc Kinh:
‒ Trong vụ tai nạn có một chiếc xe đã dừng lại khi nó chạm hàng rào trước cửa ra vào Tử Cấm Thành. Ba người bên trong chiếc xe jeep đã thiệt mạng, tất cả những người bị thương đã được đưa tới bệnh viện.
Lửa khói bốc cao từ nơi đường thông qua cửa trạm cảnh sát Bắc Kinh, những hình ảnh này được đăng trên các trang web truyền thông và mạng xã hội Trung Quốc cho thấy một làn khói đen tăng cao từ phía trước chân dung của Mao Trạch Đông treo trên tường Tử Cấm Thành một kiến trúc cung đình.
Đám đông nhân dân theo dõi, các đường phố dẫn đến quảng trường đã bị chặn và hai phóng viên AFP bị bắt gần đó. Cơ quan giao thông ở Bắc Kinh cho biết trên phương tiện truyền thông xã hội xác minh, một trang nhà (Website) bên cạnh Thiên An Môn đã bị đóng cửa theo yêu cầu của cảnh sát.
Báo nhân dân đảng Cộng Sản loan tải hàng ngày trên internet cho rằng chiếc xe bắt lửa không cung cấp thêm chi tiết nào.
‒ Trong vụ tai nạn có một chiếc xe đã dừng lại khi nó chạm hàng rào trước cửa ra vào Tử Cấm Thành. Ba người bên trong chiếc xe jeep đã thiệt mạng, tất cả những người bị thương đã được đưa tới bệnh viện.
Lửa khói bốc cao từ nơi đường thông qua cửa trạm cảnh sát Bắc Kinh, những hình ảnh này được đăng trên các trang web truyền thông và mạng xã hội Trung Quốc cho thấy một làn khói đen tăng cao từ phía trước chân dung của Mao Trạch Đông treo trên tường Tử Cấm Thành một kiến trúc cung đình.
Đám đông nhân dân theo dõi, các đường phố dẫn đến quảng trường đã bị chặn và hai phóng viên AFP bị bắt gần đó. Cơ quan giao thông ở Bắc Kinh cho biết trên phương tiện truyền thông xã hội xác minh, một trang nhà (Website) bên cạnh Thiên An Môn đã bị đóng cửa theo yêu cầu của cảnh sát.
Báo nhân dân đảng Cộng Sản loan tải hàng ngày trên internet cho rằng chiếc xe bắt lửa không cung cấp thêm chi tiết nào.
Trong
ngày cảnh sát Bắc Kinh, gọi điện thoại AFPLA, họ cho biết không có
thông tin nào. Chính quyền Bắc Kinh cũng cho biết không biết gì những
việc đã xảy ra.
Các nhân chứng du lịch cho biết :
‒ Đã nhìn thấy xe cứu hỏa, xe cứu thương và một số xe cảnh sát đến dập tắt ngọn lửa, khi đó không gian còn ghi lại một làn khói đen lên bầu trời ở về phía bắc của quảng trường Thiên An Môn ở gần lối vào chính của Tử Cấm Thành, làn khói bay qua bức chân dung của người sáng lập đảng Cộng sản Trung Quốc, Mao Trạch Đông mang theo mùi khét, máu tanh. Đó là ngọn lửa phá thủng màn bưng bít để ghi dấu một chế độ bạo tàn.
Các nhân chứng du lịch cho biết :
‒ Đã nhìn thấy xe cứu hỏa, xe cứu thương và một số xe cảnh sát đến dập tắt ngọn lửa, khi đó không gian còn ghi lại một làn khói đen lên bầu trời ở về phía bắc của quảng trường Thiên An Môn ở gần lối vào chính của Tử Cấm Thành, làn khói bay qua bức chân dung của người sáng lập đảng Cộng sản Trung Quốc, Mao Trạch Đông mang theo mùi khét, máu tanh. Đó là ngọn lửa phá thủng màn bưng bít để ghi dấu một chế độ bạo tàn.
Một người khách du lịch nước ngoài có mặt tại chỗ cho biết :
‒ Tôi xác định, có nghe thấy một vụ nổ tiếp theo sau đám cháy.
Thiên An Môn luôn được xem là nơi nghiêm ngặt về an ninh, vì nơi này gần gũi với trụ sở của Trung Nam Hải, và Trung ương đảng quản lý Đại lễ đường nhân dân.
Trong bối cảnh đó, truyền thông Trung Quốc, đầu tiên chạy tin nguội lạnh vào chiều thứ hai, họ đăng hình ảnh các đống đổ nát cháy bao quanh bởi một số cảnh sát và xe cấp cứu. Chỉ còn ở phía trước trên cửa Thiên An Môn, người ta đọc được một câu đối: "Đại đoàn kết của các dân tộc trên thế giới trong 10.000 năm qua."
Căn cứ vào chi tiết này, ngay lập tức, nhưng người sử dụng phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc đã suy đoán rằng nó có thể là một sự kiện có hậu ý. "Đó có phải là Quảng trường vụ tự thiêu Thiên An Môn vào năm 2013 ? "
Huỳnh Tâm
(Thông luận)
‒ Tôi xác định, có nghe thấy một vụ nổ tiếp theo sau đám cháy.
Thiên An Môn luôn được xem là nơi nghiêm ngặt về an ninh, vì nơi này gần gũi với trụ sở của Trung Nam Hải, và Trung ương đảng quản lý Đại lễ đường nhân dân.
Trong bối cảnh đó, truyền thông Trung Quốc, đầu tiên chạy tin nguội lạnh vào chiều thứ hai, họ đăng hình ảnh các đống đổ nát cháy bao quanh bởi một số cảnh sát và xe cấp cứu. Chỉ còn ở phía trước trên cửa Thiên An Môn, người ta đọc được một câu đối: "Đại đoàn kết của các dân tộc trên thế giới trong 10.000 năm qua."
Căn cứ vào chi tiết này, ngay lập tức, nhưng người sử dụng phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc đã suy đoán rằng nó có thể là một sự kiện có hậu ý. "Đó có phải là Quảng trường vụ tự thiêu Thiên An Môn vào năm 2013 ? "
Huỳnh Tâm
Không nên thu hồi đất để làm dự án kinh tế
Trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp đang được trình Quốc hội, việc thu hồi đất để thực hiện các dự án kinh tế vẫn được ghi nhận.
"Việc thu tóm đất để thực hiện dự án kinh tế phải được thực hiện bằng con đường dân sự, chứ không thể dựa vào công lực"
TS NGUYỄN NGỌC ĐIỆN
|
Trước đây, trong khuôn khổ góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992, đã có nhiều ý
kiến cho rằng không nên thừa nhận quyền thu hồi đất để thực hiện các dự
án kinh tế. Lý do được đưa ra là quyền này dễ bị lạm dụng để phục vụ lợi
ích nhóm, gây hệ lụy xã hội tiêu cực, nguy hiểm.
Rõ ràng một khi quyền sử dụng đất được thừa nhận là một tài sản của người dân, thì thu hồi đất được coi là việc chuyển nhượng tài sản không dựa vào sự tự nguyện. Trong một xã hội thượng tôn luật pháp, việc buộc một người chuyển giao một tài sản trái với ý muốn chỉ được chấp nhận trong trường hợp lợi ích mang lại phải lớn hơn nhiều so với lợi ích mất đi, và cả người bị mất tài sản cũng phải cùng được thụ hưởng lợi ích mới đó.
Lợi ích công cộng luôn được coi là lớn hơn, quan trọng hơn lợi ích riêng tư và dành cho tất cả mọi người. Bởi vậy, khi Nhà nước cần thu hồi đất để làm việc gì đó vì lợi ích công cộng như xây dựng sân bay, bến cảng, bảo tàng, bệnh viện công... thì người dân phải chấp nhận hi sinh, hợp tác.
Sự hợp tác cũng được đòi hỏi khi Nhà nước cần lấy ruộng đất của các điền chủ lớn để giao lại cho tiểu nông, tá điền trong khuôn khổ chính sách “người cày có ruộng”. Trong trường hợp này, người ta đứng trước sự xung đột giữa hai lợi ích tư đại diện bởi hai nhóm người. Nhưng người thụ hưởng chính sách, theo giả thiết, là người nghèo, yếu thế. Họ cần có sự trợ lực của Nhà nước để có thể gầy dựng cơ nghiệp; sự thành công của họ sẽ góp phần vào sự thịnh vượng chung của quốc gia, đặc biệt là giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo, tái lập công bằng xã hội.
Nhiều ý kiến cho rằng thu hồi đất để thực hiện các dự án kinh tế cũng nhằm phục vụ các mục tiêu chung là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nghĩa là cũng vì lợi ích công cộng. Đúng là với nhiều dự án kinh tế, các tòa nhà to, đẹp, khu biệt thự lộng lẫy, được trang bị đầy đủ tiện nghi cùng với những con đường rộng, khang trang thay thế những khu nhà ổ chuột nằm bên những ngõ ngách ngoằn ngoèo, tối tăm, bẩn thỉu. Có điều người ta thấy phần lớn những thứ mới mọc lên là tài sản riêng của những ông chủ, được khai thác để mang lại những khoản lợi nhuận “khủng” bỏ túi riêng. Về phần mình, rất nhiều người bị lấy đất được dúi vào tay một số tiền nhưng chẳng biết đi đâu, hoặc được đề nghị vào ở trong các căn hộ mới trong khu tái định cư nhưng chẳng biết làm gì để sống.
Ở các nước, không ai cấm nhà đầu tư đề xuất dự án xây dựng khu đô thị mới, hiện đại. Nhưng sau khi dự án được phê duyệt thì không có chuyện nhà nước cưỡng bách người dân chuyển nhượng tài sản rồi ra đi, để lại đất cho nhà đầu tư. Muốn thực hiện dự án, nhà đầu tư phải chọn một trong hai cách, hoặc cả hai.
Họ có thể kiên nhẫn chờ đợi người dân trong vùng bán tài sản thì đứng ra đề nghị mua. Thông thường để tạo điều kiện cho nhà đầu tư, nhà nước lập ra một tổ chức và trao cho nó quyền ưu tiên mua. Mỗi khi người dân muốn bán đất thì tổ chức này đứng ra mua với giá thị trường, xong chuyển giao cho nhà đầu tư.
Họ cũng có thể chủ động mời người dân trong vùng quy hoạch tham gia dự án với tư cách người cùng góp vốn, cùng chia sẻ lợi nhuận thu được và cùng chịu rủi ro.
Nói khác đi, việc thu tóm đất để thực hiện dự án kinh tế phải được thực hiện bằng con đường dân sự, chứ không thể dựa vào công lực. Đơn giản, nguyên tắc tôn trọng quyền con người không cho phép nhà nước dùng sức mạnh của mình giúp một nhóm tư nhân này xua đuổi một nhóm tư nhân khác ra khỏi không gian sống.
TS Nguyễn Ngọc Điện
Rõ ràng một khi quyền sử dụng đất được thừa nhận là một tài sản của người dân, thì thu hồi đất được coi là việc chuyển nhượng tài sản không dựa vào sự tự nguyện. Trong một xã hội thượng tôn luật pháp, việc buộc một người chuyển giao một tài sản trái với ý muốn chỉ được chấp nhận trong trường hợp lợi ích mang lại phải lớn hơn nhiều so với lợi ích mất đi, và cả người bị mất tài sản cũng phải cùng được thụ hưởng lợi ích mới đó.
Lợi ích công cộng luôn được coi là lớn hơn, quan trọng hơn lợi ích riêng tư và dành cho tất cả mọi người. Bởi vậy, khi Nhà nước cần thu hồi đất để làm việc gì đó vì lợi ích công cộng như xây dựng sân bay, bến cảng, bảo tàng, bệnh viện công... thì người dân phải chấp nhận hi sinh, hợp tác.
Sự hợp tác cũng được đòi hỏi khi Nhà nước cần lấy ruộng đất của các điền chủ lớn để giao lại cho tiểu nông, tá điền trong khuôn khổ chính sách “người cày có ruộng”. Trong trường hợp này, người ta đứng trước sự xung đột giữa hai lợi ích tư đại diện bởi hai nhóm người. Nhưng người thụ hưởng chính sách, theo giả thiết, là người nghèo, yếu thế. Họ cần có sự trợ lực của Nhà nước để có thể gầy dựng cơ nghiệp; sự thành công của họ sẽ góp phần vào sự thịnh vượng chung của quốc gia, đặc biệt là giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo, tái lập công bằng xã hội.
Nhiều ý kiến cho rằng thu hồi đất để thực hiện các dự án kinh tế cũng nhằm phục vụ các mục tiêu chung là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nghĩa là cũng vì lợi ích công cộng. Đúng là với nhiều dự án kinh tế, các tòa nhà to, đẹp, khu biệt thự lộng lẫy, được trang bị đầy đủ tiện nghi cùng với những con đường rộng, khang trang thay thế những khu nhà ổ chuột nằm bên những ngõ ngách ngoằn ngoèo, tối tăm, bẩn thỉu. Có điều người ta thấy phần lớn những thứ mới mọc lên là tài sản riêng của những ông chủ, được khai thác để mang lại những khoản lợi nhuận “khủng” bỏ túi riêng. Về phần mình, rất nhiều người bị lấy đất được dúi vào tay một số tiền nhưng chẳng biết đi đâu, hoặc được đề nghị vào ở trong các căn hộ mới trong khu tái định cư nhưng chẳng biết làm gì để sống.
Ở các nước, không ai cấm nhà đầu tư đề xuất dự án xây dựng khu đô thị mới, hiện đại. Nhưng sau khi dự án được phê duyệt thì không có chuyện nhà nước cưỡng bách người dân chuyển nhượng tài sản rồi ra đi, để lại đất cho nhà đầu tư. Muốn thực hiện dự án, nhà đầu tư phải chọn một trong hai cách, hoặc cả hai.
Họ có thể kiên nhẫn chờ đợi người dân trong vùng bán tài sản thì đứng ra đề nghị mua. Thông thường để tạo điều kiện cho nhà đầu tư, nhà nước lập ra một tổ chức và trao cho nó quyền ưu tiên mua. Mỗi khi người dân muốn bán đất thì tổ chức này đứng ra mua với giá thị trường, xong chuyển giao cho nhà đầu tư.
Họ cũng có thể chủ động mời người dân trong vùng quy hoạch tham gia dự án với tư cách người cùng góp vốn, cùng chia sẻ lợi nhuận thu được và cùng chịu rủi ro.
Nói khác đi, việc thu tóm đất để thực hiện dự án kinh tế phải được thực hiện bằng con đường dân sự, chứ không thể dựa vào công lực. Đơn giản, nguyên tắc tôn trọng quyền con người không cho phép nhà nước dùng sức mạnh của mình giúp một nhóm tư nhân này xua đuổi một nhóm tư nhân khác ra khỏi không gian sống.
TS Nguyễn Ngọc Điện
(Tuổi trẻ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét