Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Lạm phát ở Việt Nam có gì đặc biệt & Sửa đổi Hiến pháp như hiện nay là một bước lùi của Đổi mới

Việt Nam: Sửa đổi Hiến pháp như hiện nay là một bước lùi của Đổi mới


Quốc hội Việt Nam đang nhóm họp (từ 21/10 đến 30/11/2013) và sẽ thảo luận về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Hiến pháp sửa đổi, được đưa ra góp ý từ tháng 1/2013, theo dự kiến, sẽ được thông qua trong kỳ họp này.
Theo quan điểm của cơ quan tiếp thu ý kiến đóng góp, bản dự thảo đã thể hiện được nguyện vọng của đông đảo người Việt Nam. Ngược lại, nhiều người quan tâm ví quá trình lấy ý kiến cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp là "đầu voi đuôi chuột", ý kiến đóng góp rất nhiều và đã có nhiều phương án được đưa ra trong các dự thảo trước, thể hiện một sự tiếp thu nhất định, nhưng kết cục bản dự thảo sẽ được trình ra Quốc hội lại gần như trở về xuất phát điểm. Sáng 18/11 tới Quốc hội Việt Nam sẽ thảo luận toàn thể lần cuối về « chỉnh lý dự thảo Hiến pháp 1992 » và sáng 28/11, biểu quyết dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Từ Sài Gòn, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm văn phòng Quốc hội, trả lời RFI.
Luật sư Trần Quốc Thuận - Sài Gòn - 27/10/2013
RFI : Xin chào Luật sư Trần Quốc Thuận, thưa Luật sư về việc sửa đổi Hiến pháp hiện nay, đang chuẩn bị được thảo luận tại Quốc hội Việt Nam và dự kiến sẽ được thông qua, nhiều người thất vọng, vì bản dự thảo cuối cùng sẽ trình ra Quốc hội gần như vẫn giữ nguyên, khác với các hứa hẹn sẽ tiếp thu. Xin Luật sư cho biết nhận định của Luật sư.
LS Trần Quốc Thuận : Sửa đổi Hiến pháp được đặt ra từ Hội nghị trung ương đảng lần thứ 2, đã định một số khu vực để sửa chữa, rồi sau đó các Hội nghị trung ương tiếp theo, trung ương 5, rồi trung ương 8 vừa qua. Mà thực tế là, theo quan điểm của đảng Cộng sản, thì Hiến pháp là thể chế hóa Cương lĩnh của Đại hội đảng lần thứ 11 (2011). Như vậy, có thể nói là, họ viết lại Cương lĩnh đó trong Hiến pháp, với văn chương pháp luật, với hệ thống pháp luật, bằng pháp luật. Đúng là như vậy, chứ không có gì khác.
Qua nhiều lần phát biểu, trong bộ phận soạn thảo, cũng như nhiều ý kiến, rồi đặc biệt là "Kiến nghị 72" và kiến nghị của một số đoàn thể Công giáo, thì những người đầu tiên họ cũng thấy là có cơ sở, cho nên họ cũng tiếp thu. Có nghĩa là Ban soạn thảo Hiến pháp, Hội đồng sửa đổi Hiến pháp cũng tiếp thu một số ý, rồi đưa đi, đưa lại.
Nhưng sau đó, họ rà lại trong Hội nghị trung ương 8 (đầu tháng 10/2013), thì họ đặt vấn đề là : (Hiến pháp) đã là thể chế hóa Cương lĩnh của Đại hội đảng lần thứ 11, thì cơ bản không được làm cái gì khác. Cho nên, bây giờ, thực sự là cái (dự thảo) Hiến pháp mà đưa ra cho Quốc hội thông qua thì đó là gần như là bê nguyên văn của Cương lĩnh của Đại hội đảng 11 vừa qua. Thì đó là một thực tế của pháp luật Việt Nam.
Còn đối với Quốc hội, thì vừa qua có kiến nghị đề nghị hoãn lại để góp ý, thì tôi cũng trả lời một số báo đài là : Quốc hội Việt Nam bây giờ 92,26% là đảng viên, cho nên khả năng để mà sửa đổi cái gì cũng là khó khăn. Vừa qua có nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, ông Đặng Hùng Võ, cũng nói rằng có những cái trình ra trước Quốc hội mà bây giờ bỏ đi mà cũng không báo cho Quốc hội biết. Ví dụ như « quyền sử dụng đất », trước đây trong dự thảo ghi là quyền sử dụng đất là « quyền tài sản », thì bây giờ bỏ chữ « quyền tài sản » đi, mà cũng không báo với Quốc hội. Cho nên, đó cũng là một cái điều cũng hơi buồn cười. Theo nguyên tắc, những gì đã báo cho Quốc hội, thì khi rút đi, thì phải báo lại và phải nêu lý do, nhưng bây giờ họ cứ âm thầm rút đi. Cái đó cũng là một cái điều… Quốc hội Việt Nam họ cũng phải làm theo những điều Đảng đã quyết hết rồi. Trong một "xã hội toàn trị", thì đó là điều mình cũng khó hiểu, mà cũng dễ hiểu.
RFI : Thưa ông, riêng trong Cương lĩnh Đại hội 11 (đầu 2011), có những thay đổi khá là quan trọng liên quan đến vấn đề « chế độ sở hữu tư liệu sản xuất » (bỏ nguyên tắc công hữu tư liệu sản xuất). Mà hiện nay, có nhiều ý kiến cho rằng dự thảo Hiến pháp là một bước lùi so với Cương lĩnh này. Về điều này, ông có theo dõi không ?
LS Trần Quốc Thuận : Tôi có theo dõi sát. Rõ ràng thì cũng có những cái trong Nghị quyết Đại hội đảng lần thứ 11 thì cũng có những mặt có những tiến bộ, về cái sở hữu tư liệu sản xuất, rồi về chỗ nền kinh tế có chủ đạo hay không có chủ đạo. Thì đó là vấn đề cũng có tranh luận. Nhưng mà trong cái Cương lĩnh, có thể nói là viết « cứng hơn », viết theo tinh thần của "Tuyên ngôn đảng Cộng sản" 1848 trước đây. Cho nên bây giờ là họ cũng trở lại với cái đó. Cũng có người nói là theo khuynh hướng này theo khuynh hướng kia (trong dự thảo Hiến pháp trước – ndr), thì đó cũng là điều họ cảm giác « giật mình », họ viết lại. Đó là cái điều mà người ta đánh giá là « thụt lùi », thì đó cũng đúng. Như một số báo trong nước có đăng, là dự thảo Hiến pháp vẫn chung chung, không có gì cụ thể, thì đó cũng là điều đáng tiếc.
RFI : Có ý kiến của Luật sư Trần Vũ Hải về vấn đề này.
LS Trần Quốc Thuận : Luật sư Trần Vũ Hải cũng có viết liên tục ba bài liền. Mà bài của ông Đặng Hùng Võ, tôi cho rằng viết cũng sâu sắc hơn. Ông Trần Vũ Hải cũng có so sánh về một số vấn đề. Thì đấy, người ta cũng thấy, người ta cũng có tiếng nói công khai. Vấn đề quan trọng là (giới lãnh đạo) có tiếp thu hay không tiếp thu. Có cái điều mà cả Luật sư Trương Trọng Nghĩa, đại biểu Quốc hội, của đoàn thành phố Hồ Chí Minh cũng nói, đây là thời cơ để đưa đất nước này trở thành hùng cường, dân chủ, để ngang hàng với các nước khác. Đấy cũng là một cách để kêu gọi các đại biểu Quốc hội phải làm việc…
Cũng có những đại biểu Quốc hội họ cũng tỉnh, họ cũng đặt vấn đề, nhưng mà rõ ràng là không phải là những ý kiến đó được lắng nghe. Gần đây báo đăng một phát biểu của nữ đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, phó Bí thư thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, dùng một chữ hơi nặng là « chúng ta đang mê ngủ », chúng ta đánh giá như thế này, thế khác mà không nhìn thấy thực trạng xã hội. Những người đó là có cương vị, là cán bộ cao cấp đương chức của đảng và Nhà nước. Họ cũng thấy vấn đề, nhưng mà những người có thực quyền hơn, thì họ vẫn như vậy, thì không biết là nó sẽ đi vào hướng nào ? Nếu mà những người kia (giới cầm quyền ở cấp cao nhất) họ kiên trì giữ cái đó, thì cũng là điều đáng buồn cho đất nước Việt Nam.
RFI : Nói như ông, thì trong chuyện này, chế độ chính trị ở Việt Nam không hẳn đã là "toàn trị", vì Cương lĩnh của đảng Cộng sản thì có những tiến bộ nhất định, còn Quốc hội khi hành xử cụ thể, thì lại có bước thụt lùi. Có thể nói là có một sự mâu thuẫn ở bên trong cách nhìn nhận của bản thân những người lãnh đạo của đảng Cộng sản, đúng không ông ?
LS Trần Quốc Thuận : Phải nói rằng, trong Đại hội đảng (thứ 11) vừa qua, có Cương lĩnh của đảng và Nghị quyết của Đại hội, có hai văn bản như vậy. Thì Nghị quyết thì có một số điểm tiến bộ hơn, còn cái Cương lĩnh, người ta bảo là không có gì thay đổi theo Cương lĩnh trước kia. Cương lĩnh mang dáng dấp của thời bao cấp trước kia. Cho nên người ta nói là Cương lĩnh ("ngu dân" ?), nhưng bây giờ người ta viết Hiến pháp theo Cương lĩnh, chứ không phải theo Nghị quyết. Đúng ra là phải viết theo Nghị quyết. Thôi chuyện này là như vậy.
Nhưng mà chuyện tiến bộ đó, người ta cũng bảo là xuất phát từ trong Đại hội (lần thứ 11), có một số đại biểu đứng lên nói, cuối cùng Đại hội biểu quyết theo hướng tích cực hơn. Thì bây giờ họ quay ngược lại họ làm theo Cương lĩnh. Tôi cho rằng đó là cái điều rất không bình thường, nhưng cũng là bình thường ở Việt Nam. Nói một đằng làm một nẻo.
RFI : Thực ra ở đây, ở đây cái không bình thường như ông nói, nhìn từ bên ngoài, thì có thể nói là « nói một đằng làm một nẻo », nhưng nếu nhìn bên trong, thì có một sự phân hóa và sự tranh đấu giữa các cách nhìn khác nhau về đường đi tiếp theo của đảng Cộng sản và đồng thời là cái định hướng mà đảng Cộng sản muốn đưa xã hội Việt Nam theo, có đúng không ạ ?
LS Trần Quốc Thuận : Đúng, rõ ràng là Ban chấp hành trung ương đảng thông qua (các) nghị quyết lần này, thì rõ ràng có các ý kiến khác nhau, mà người ta gọi là vi phạm nguyên tắc lớn, tức là « tập trung dân chủ », mà đảng người ta cho rằng đó là « sợi chỉ đỏ xuyên suốt ». Ví dụ như Hội nghị trung ương 4 đặt vấn đề đấu tranh chống tham nhũng tiêu cực, thoái hóa, biến chất, thì qua Trung ương 6, thì rõ ràng là người ta phủ định cái đó hết. Bỏ phiếu chẳng ai bị kỷ luật này khác. Thì đó cũng là một điều trái ngược lại, mặc dù Bộ chính trị đã đề ra. Qua Trung ương 7, bầu cử vào Bộ chính trị cũng hoàn toàn không trúng, không đúng theo định hướng, tức không tập trung, mặc dầu Bộ chính trị giới thiệu người này, người ta bầu qua người khác. Đó cũng là một dấu hiệu… Có người cho là một dấu hiệu tiêu cực, có người nói là tích cực, phải phát huy.
Nhưng mà bây giờ, rõ ràng qua các tài liệu, thông tin tôi nắm được, thì rõ ràng chi phối của Trung Quốc rất là lớn. Bên Trung Quốc họ khuyên Việt Nam không nên có thay đổi, phải giữ vững định hướng…, không được bị ảnh hưởng Phương Tây. Và sửa Hiến pháp thì coi chừng dẫn đến biến động xã hội. Rồi vừa qua, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường qua cũng ký, ra cái "Thông báo chung" mà người ta cũng thấy là triển khai cùng lúc ba công việc, tạm gọi là ba « cái gói » : Dự án trên bộ, trên biển và vấn đề tiền tệ. Dấu hiệu lệ thuộc Trung Quốc thì thấy rõ. Bởi vì kinh tế Việt Nam đang suy sụp, tiền bạc thì thiếu, thâm thủng, rồi là các công ty lớn, như là Vinashin, Vinalines, rồi bây giờ tới điện lực Việt Nam… Nâng tầm thì tiền ở đâu ?
Người ta đặt vấn đề, có phải là bây giờ phải dựa vào nước này kia, thì dựa dĩ nhiên là bị chi phối bởi đường lối. Kinh tế và chính trị bao giờ cũng quyện vào nhau và định hướng. Người ta nghĩ như thế, còn bằng chứng cụ thể thì qua hiện tượng ấy, người ta nghĩ đến chuyện đó thôi. Chứ còn bây giờ Việt Nam có độc lập thật sự ngang bằng với Trung Quốc không, thì đó là một câu hỏi mà nhân sĩ trí thức Việt Nam đã lên tiếng nhiều lần rồi.
RFI : Thưa ông, trước khi kết thúc cuộc phỏng vấn hôm nay, ông có chia sẻ thêm suy nghĩ gì với công chúng về vấn đề này, về dự thảo Hiến pháp, cũng như hoạt động của Quốc hội trong việc xây dựng dự thảo Hiến pháp ?
LS Trần Quốc Thuận : Thường cái dễ nhất là lời khuyên, lời nói. Nhưng rõ ràng là trong Quốc hội người ta nhìn thấy, nhưng người có quyền họ lại cương quyết… họ sợ bị, có một dấu hiệu gì sợ bị lung lay. Có người cho là một bước lùi trong Đổi mới. Cái mà người ta khao khát rất nhiều lần là trong Đảng có khi người ta cũng nhìn thấy, nhưng khi triển khai người ta lại bịt lại, không triển khai. Như Nghị quyết Đại hội đảng lần thứ 10 (tháng 4/2006) có ghi rằng, « cải cách kinh tế đồng thời với cải cách hệ thống chính trị », tức là cải cách tổ chức. Rồi đến Đại hội 11, thì « cải cách kinh tế đồng thời với cải cách chính trị ».
Nhưng mà tôi theo dõi, chưa thấy có một Hội nghị trung ương nào bàn về cải cách chính trị. Trong các hội nghị, gặp mặt cán bộ cao cấp, chúng tôi đã từng phát biểu trước những người đương chức đương quyền hiện nay, trong thời gian vừa qua. Ở Việt Nam, đó là đòi hỏi bức thiết. Còn bây giờ, ở trong Đảng, người ta cảm giác là có một sự phân hóa, lúc bên này thắng, lúc bên kia thắng.
Cho nên cái mà Nhân dân quan tâm hàng đầu ở Việt Nam bây giờ chính là đấu tranh chống tham nhũng, vấn đề dân chủ, và vấn đề ảnh hưởng của Trung Quốc. Phải đi theo ba công việc này cùng một lúc. Mà hiện bây giờ, đấu tranh cho dân chủ thì sửa đổi Hiến pháp là một bước lùi rồi. Rồi cái chuyện với Trung Quốc, thì bây giờ… không phải như cái không khí trước đây. Rồi chống tham nhũng, bây giờ rõ ràng cũng là một bước lùi. Bao nhiêu cuộc thanh tra, thì cũng chưa tìm ra một cái gì khác.
Còn bây giờ, người ta nói y đức thế này, thế kia, trong khi xã hội đang xuống cấp. Chống tham nhũng, có người cho rằng, phải chăng, đưa ồn ào cái vụ giải phẫu thẩm mỹ « Cát tường » (vụ bác sĩ ném xác bệnh nhân xuống sông Hồng - Hà Nội) lên để làm đánh lạc hướng cái không khí chống tham nhũng, đánh lạc hướng về vấn đề kinh tế đang suy sụp, xã hội đang xuống cấp không ? Đó cũng là một kiểu làm chính trị ! Đó là một nỗi buồn. Hiện nay người ta muốn là đẩy cùng một lúc ba vấn đề lớn : Chống tham nhũng, Dân chủ và ngăn chặn ảnh hưởng chi phối của Phương Bắc.
Xin chân thành cảm ơn Luật sư Trần Quốc Thuận.
(RFI)

THẾ LÀ XONG MIỄN BÀN

Tô Văn Trường
Nhiều người thúc giục, hỏi tôi, Quốc hội sắp đến hồi bấm nút sửa Hiến pháp và luật đất đai sao anh không viết mạnh như loạt bài hồi thảo luận về dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam?  Cách đây khá lâu, sau khi viết bài “Hiến pháp của ai” với 4 câu hỏi còn bỏ ngỏ, tôi tự nhủ coi như mọi việc đã an bài!

Hầu hết các quốc gia trên thế giới có Quốc hội, các ông bà nghị sỹ đều biết lắng nghe, suy ngẫm hành động theo nguyện vọng chính đáng của cử tri để tranh thủ lá phiếu. Ở nước ta, trớ trêu là “Đảng cử – Dân bầu” nên phần lớn, người ta theo Đảng chỉ đạo hơn là lắng nghe, thấu hiểu lòng dân. Tuy nhiên, tại diễn đàn Quốc hội kỳ này, có một số vị đại biểu Quốc hội đã thẳng thắn đề cập đến lòng dân đang bất an, cần đánh giá lòng tin của người dân, sự chia sẻ của dân với các chủ trương, chính sách của Nhà nước.  
Nhưng nhìn vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp và Luật đất đai và phát biểu của nhiều vị “chóp bu” có trách nhiệm thì mấy vấn đề cốt lõi về Đảng, Quân đội, về doanh nghiệp nhà nước, về quyền sử dụng và quyền sở hữu đất đai thế là xong. Miễn bàn!
Theo tôi hiểu, quyền sở hữu có tính chất vĩnh viễn nhưng quyền sử dụng bị hạn chế trong một thời gian nhất định theo hợp đồng giữa bên sở hữu và bên sử dụng. Giá trị quyền sử dụng tùy theo thời hạn sử dụng. Quyền sử dụng có thể gây mối bất an trong xã hội. Bỏ qua mọi phức tạp khác đáng lẽ không nên có thì anh nông dân Đoàn Văn Vươn (Tiên Lãng)  rõ ràng bị rơi vào tình trạng bất an này, bởi vì bên sở hữu có thể lấy lại tài sản sau hợp đồng và về mặt luật pháp không cần phải gia hạn. 
Theo TS Vũ Quang Việt,  ngoài quyền sử dụng về mặt hạn chế thời hạn hợp đồng nói trên, nên hiểu tổng hợp, quyền sử dụng có 3 vấn đề:
1. Vấn đề thời hạn hợp đồng, mà theo luật nhà nước có thể lấy lại, không phải gia hạn. 
2. Vấn đề ai có quyền và quyền gì? Ai được quyền giao, giao cho ai và ai quyết nội dung hợp đồng. Thật ra 1 và 2 đi với nhau. Đây là các lỗ hổng lớn cho “rent seeking”.  
Tôi thấy thật khó dịch sang tiếng Việt vì “rent” có nghĩa là thu nhập từ tài sản không do con người làm ra như thu từ cho người khác khai thác dầu hỏa, đất đai v.v. mà không phải bỏ công lao động. Tạm dịch “rent seeking”  là chiếm đoạt thặng dư đúng như Marx định nghĩa. Với Marx thì chiếm đoạt thặng dư từ quyền sở hữu tư bản mà không cần lao động. Còn đây là chiếm đọat thặng dư vì có quyền. Hay nói rõ hơn là chiếm đoạt thặng dư từ việc lạm dụng quyền lực.
3. Vấn đề trưng thu khi chưa hết hợp đồng về quyền sở hữu.
Nhiều người mới chỉ nhìn vào vấn đề cuối cùng này. GS Nguyễn Lang  thì chỉ để ý đến giá vô lý là nguyên nhân gây ra xáo trộn hiện nay. GS Đặng Hùng Võ quan tâm đến cả hai yếu tố định giá vô lý hoặc thu hồi bị phản kháng vì lợi ích cá nhân cho một số người chứ không vì lợi ích chung.vv…
Điều quan trọng nhất mà ai cũng nhận thấy chừng nào mà không công nhận đa sở hữu, còn tránh né việc xóa bỏ chữ “sở hữu toàn dân” thì đất đai vẫn là vấn đề nóng trong xã hội.  Nhiều người thất vọng  vì mất bao giấy mực bàn về thay đổi Hiến pháp, tốn kém không biết bao nhiêu thời gian, tiền bạc, công sức, trí tuệ  của nhân dân mà không thấy thay đổi được bất cứ điều gì.
Người bạn đồng tâm, để xả stress, tếu táo bình luận: “Quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, nhiều người đã phân tích, vận dụng kiến thức cả đông tây kim cổ, liên hệ với thực tế, nói mãi mà người ta vẫn ù lì!  Nếu thế, ta nói theo kiểu dân dã, gọn, dễ hiểu, chuẩn không cần chỉnh như sau: Quyền sử dụng là đi ngủ với bất kể người đàn bà nào, không phải là vợ! Ngủ nhiều bà khác nhau cũng được như đi bia ôm vậy! Quyền sở hữu là ngủ với vợ suốt đời chỉ với vợ chứ không phải người đàn bà nào khác.  Đơn giản vậy mà nói chính trị, triết lý trên trời hoài nghe mệt quá!
Theo tôi nghĩ,  quyền sở hữu là thuộc về, không hẳn có nghĩa là mãi mãi nên ví dụ “ngủ suốt đời với vợ” không hẳn là đúng, chỉ được ngủ với nàng đến khi nàng không còn thuộc về mình. Còn quyền sở hữu thì có khác gì đi thuê mướn, vẫn thuộc sở hữu của người khác, nên người ta mới đẻ ra cái chuyện thu hồi.  Ví quyền sử dụng là “bồ” và quyền sở hữu là “vợ” thì không chuẩn bởi vì đừng bao giờ coi vợ là thứ mình sở hữu. Ý nghĩa sâu xa của “sở hữu toàn dân” (thực chất là sở hữu của người cầm quyền) là muốn nắm vận mệnh người được giao quyền sử dụng (cho sống được sống, bảo chết là phải chết)!  Ý nghĩa sâu xa của quyền sử dụng là người nhận quyền này chấp nhận: Quy phục và chấp nhận thân phận là người nhận thứ được quyền lực (Vua) ban phát, đồng nghĩa gián tiếp thừa nhận vị thế người ban phát: Đảng đứng trên tất cả. Hệ quả: Quyền lực duy trì được mảnh đất dụng võ của mình. Tham nhũng là thứ hệ quả tất yếu.
Chúng tôi nghĩ Quốc hội nên nhìn thẳng vào sự thật, từ những nan đề của đất nước, phóng tầm mắt xem nhân loại họ đang làm gì để chiếu vào con người, góc phố, con đường ổ gà của Việt Nam mà hoạch định chính sách, xây dựng luật pháp. Muốn vậy phải dân chủ trong Quốc hội, từng đại biểu cần chiêm nghiệm, tự vấn về vai trò và trách nhiệm của mình đối với cử tri cả nước.
Nguy cơ vỡ trận tài chính đã được cảnh báo nhưng trên diễn đàn Quốc hội và thảo luận ở tổ chưa thấy ai mạnh dạn phân tích “mổ xẻ” về con số cụ thể chi tiêu cho 4 hệ thống Đảng, Chính phủ, Quốc hội và các tổ chức đoàn thể xã hội. Trong đó chi cho bộ máy “song trùng” của Đảng là rất tốn kém. Rõ ràng chi tiêu cho bộ máy của Đảng là một con số cần được minh bạch nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung. Con số đó phải chẳng thuộc phạm trù bí mật quốc gia? Xã hội phải chi một khoản kinh phí khổng lồ và kém hiệu quả để nuôi một bộ máy “song trùng” khiến kinh tế thì kém cạnh tranh, xã hội thì chẳng khác gì thời trung cổ khi dân phải è cổ nuôi cả Vua và nhà thờ.  Minh bạch các khoản chi này và Dân phải có quyền giám sát nó chứ không phải chỉ có Đảng chỉ định Quốc hội làm viêc này.
Nhìn lại từ ngày đổi mới, các Ban xung quanh các cấp ủy trở nên thừa rất nhiều: Các Ban Tài chính, Tuyên huấn, Kinh tế, mỗi ban thừa một nửa, vì nửa còn lại phía Chính quyền làm rồi. Đáng lý ra là thừa hết đối với Chính quyền, vì các nước ngoài XHCN, có Ban nào đâu mà mà nó vẫn mạnh không ngừng. Trước 1985 còn có thêm các Ban “trời ơi”  khác như Ban Nông nghiệp, Ban Công nghiệp, Ban Cải tạo… là không cần thiết. Chỉ có cấp ủy nào muốn kiềm chế Chính quyền mà bản thân thiếu năng lực mới  mở rộng các Ban nầy ra cho đông và lập thêm các Ban khác để “bù lỗ”  cho mình. Hội nghị 7,  Trung ương khóa 9 cũng bàn về dân vận y chang như Hội nghị 7 lần nầy có phần nói về Dân vận. Nói hoài, mà dân giận càng đông, càng kéo biểu tình, khiếu kiện đòi quyền dân sinh, dân chủ.
Trong kháng chiến, Đảng chưa cầm quyền, Đảng ví như Chính phủ, làm  nhiều việc như Chính phủ, Tòa án, Công tố , và vì vậy chung quanh các cấp ủy có đủ các Ban bệ như các Bộ và các Sở, Ty…là đúng, là cần thiết. Khi Đảng cầm quyền lại cầm trực tiếp, không trao quyền cho Chính phủ, Quốc hội, và Tòa án nên mới có khái niệm “Thống nhất lãnh đạo” và “Quân đội trung với Đảng”… Biến các đoàn thể thành các “Ban”, “Bộ” bằng cách ăn lương Chính phủ, làm theo Chính phủ tức là “ăn theo, nói leo” mà gọi là “liên tịch”…nhược điểm là càng lãnh đạo, chính quyền Nhà nước càng chồng chéo, yếu về thực chất, nhưng mạnh và oai về hình thức.  Ban Nội chính, Ban Kinh tế vốn làm không nên trò, “không được xã hội thừa nhận” mới dẹp, nay tái lập mà không có “đầu trò” giỏi thì nên dẹp tiệm cho rồi, để chi oan ương.
Người dân tự hỏi lãnh đạo mà chỉ biết đi giáo huấn hỏi lại “Trồng cây gì,  nuôi con gì” hay tối ngày sợ Đảng suy thoái mà không biết làm cái gì cho Đảng theo kịp thời đại? hoặc tối ngày rên rỉ, la hét mị dân. Nhưng vượt qua mọi lo âu là Đảng phải vượt lên chính mình, vượt khỏi cái bóng của anh “bạn vàng”  bành trướng phương Bắc và những giáo điều của những học thuyết không còn phù hợp, cản trở con đường phát triển của đất nước, làm cho dân tộc tụt hậu. Chỉ có qua cuộc lột xác ấy thì tài năng mới phát lộ, tài năng mới làm nên sự nghiệp và đất nước mới ra khỏi  trầm luân!
Sửa Hiến pháp và Luật đất đai, thế là xong , miễn bàn! Chỉ có thể an ủi những cuộc bàn thảo vừa qua suy cho cùng không phải tất cả chỉ vô tích sự vì dân gian được động não học hỏi, dân gian nhận diện được năng lực, và dân gian không thể đặt bất cứ hy vọng nào vào những cái đầu mang nặng ý thức hệ, bị chi phối bởi lợi ích nhóm và tầm nhìn chỉ loanh quanh nơi  “chân ghế” của mình.
 T.V.T.

Xuyên bức tường đảng


Công nhân đang treo tranh cổ động chào mừng Đại hội Đảng X tại Hà Nội. (AFP PHOTO / HOANG DINH Nam)

By: Banyan-The Economist, Asia - Việt-Long dịch thuật
2013-10-25 (RFA)

Nếu những âm điệu bức bách sau đây nhắc ta nghĩ đến Trung Quốc, thì hãy cùng nghĩ đến Việt Nam: một cuộc tranh luận về hiến pháp; những nỗ lực để hạn chế ưu quyền của các doanh nghiệp Nhà nước; sự phẫn nộ vì chính quyền tham nhũng; đền bù quá tệ mạt cho đất bị chiếm giữ; những hạn chế mới đối với vấn đề bất đồng chính kiến online; sự nhìn nhận rằng đổi mới kinh tế thêm nữa không những là đáng làm, mà còn là thiết yếu; và, trong lãnh vực chính trị, chứng cứ về những cuộc đấu đá dữ dội giữa các phe phái trong giới lãnh đạo cấp cao.

Trung Quốc và Việt Nam cùng có hai đảng Cộng sản trong số ít ỏi những đảng Cộng sản còn cầm quyền, nên chẳng đáng ngạc nhiên khi họ đối diện với nhiều vấn đề giống nhau. Tuy nhiên điều báo động cao nhất cho họ có thể là vấn đề không thấy được giải pháp. Cả hai đảng đều có thời biểu họp trung ương Đảng trong mùa thu năm nay (2013). Cả hai phiên khoáng đại cùng được nhận xét trước là quan trọng cho tiến trình tiến hóa của công cuộc đổi mới đất nước. Phiên khoáng đại của Trung Quốc họp vào tháng tới. Phiên họp của Việt Nam đã xong, đã qua, nhưng chỉ cho thấy quá ít ỏi những dấu hiệu rõ rệt của tư duy mới. Đảng Cộng sản Việt Nam xem ra càng thêm hỗn loạn, chứa đầy những rủi ro.

Ưu tiên trong chương trình làm việc của những người Cộng Sản Việt Nam là những đề nghị sửa đổi hiến pháp. Bản hiến pháp hiện nay, thông qua từ 1992, sửa đổi gần nhất vào năm 2001, không còn phản ánh nền kinh tế và xã hội Việt Nam hiện đã mở cửa rộng rãi hơn. Một bản dự thảo sửa đổi đã được công bố hồi trước đây trong năm nay để thu thập ý kiến đánh giá của công chúng. Kết quả đầy kinh ngạc: nhận được trên 26 triệu ý kiến bình phẩm. Nhiều ý kiến không phải là những điều mà đảng muốn nghe.

Ba điều khoản thu hút sự chú ý đặc biệt. Những người cấp tiến hy vọng hiến pháp bảo đảm một nền tư pháp độc lập. Hiện nay hiến pháp hứa hẹn rằng Nhà nước "sẽ không ngừng củng cố tính hợp pháp xã hội chủ nghĩa". Một số người từng hy vọng có sự thay đổi cho Điều 4, là điều tôn thờ vai trò của đảng Cộng sản như "lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội" trong một hệ thống độc đảng (LND: nguyên văn Điều 4: Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.)

Và điểm thứ ba, nhiều người biện luận rằng Điều 19, tuyên cáo: “Khu vực kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân”, là điều khoản vừa cũ rích vừa gây hại (LND: nguyên văn Điều 19: “Kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển, nhất là trong những ngành và lĩnh vực then chốt, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Cơ sở kinh tế quốc doanh được quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, bảo đảm sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.)

Việt Nam đang gánh chịu hiệu ứng của cuộc khủng hoảng nợ mà một phần là do sự phung phí hoang đàng của các doanh nghiệp Nhà nuớc mà ra. Đà tăng trưởng kinh tế trên dưới 5% một năm là quá chậm, không thể đem lại công việc cho một dân số trẻ, và nền kinh tế không có vẻ gì là sẽ khá hơn nhiều vào sang năm.

Dọn dẹp sạch sẽ khu vực Nhà nước, có thể bằng cách tư hữu hoá những mảng có lãi (như các hãng rượu bia) và tỉa bớt những công ty gây lỗ lã (chiếm hầu hết phần quốc doanh còn lại) là một điều kiện tiên quyết để trở lại đà tăng trưởng nhanh hơn. Một việc khác có thể là điều thiết yếu, là Việt Nam thành tựu được việc tham gia hiệp uớc TPP, Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, do Hoa Kỳ dẫn đạo.  Tuy nhiên giải thể “khu vực kinh tế Nhà nước” là điều khủng khiếp đối với nhiều người. Không những chỉ giúp thêm những lợi lộc trong mối quan hệ làm ăn cho nạn tham nhũng của những kẻ có quyền lực, mà hệ thống ấy còn giúp biện minh cho quyền cai trị độc đảng. Sau khoá họp, các uỷ ban sẽ tiếp tục đắp vá những ngôn từ của hiến pháp. Nhưng hầu như đã rõ là phần nhiều sẽ bị tránh né. Việt Nam sẽ vẫn phải nai lưng ra gánh lấy một chương (hiến pháp) không nhìn nhận sự chuyển đổi sâu sắc đã từng nhận lãnh được qua “đổi mới” vào năm 1986, chưa nói đến những thay đổi nhanh chóng từ ngày ấy.

000_Hkg9095445-250.jpg
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (trái) cùng Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang tại Hà Nội ngày 14 Tháng 10 năm 2013. AFP PHOTO.

Tấm gương Trung Quốc không giúp gì nhiều ở đây, dù rằng Trung Quốc cũng có tranh biện về hiến pháp của họ. Điểm khác biệt cốt lõi là ở Trung Quốc, những nhà phê bình đảng Cộng sản chỉ đơn giản muốn đảng tôn trọng hiến pháp. Họ chỉ đòi hỏi rằng hiến pháp hứa hẹn bình đẳng, tự do phát biểu, tự do hội họp, và tự do tôn giáo, cùng với một hệ thống tư pháp độc lâp, tất cả những thứ mà đảng Cộng sản ngoảnh mặt làm ngơ. Ngay cả vai trò lãnh đạo đảng cũng chi được đề cập đến trong phần mở đầu hơn là trong nội dung chính của hiến pháp. Cho nên những tháng gần đây được thấy viên chức của Trung Quốc đặt chắn song ngăn “chủ nghĩa hợp hiến”- tức là cái ‘khái niệm kỳ quái” rằng hiến pháp cần được tôn trọng – coi đó như đường lối mới nhất để phương Tây tìm cách phá hoại quốc gia bằng cách lén đưa vào (hiến pháp) những quan niệm phóng dật để lật đổ.

Điều 4 có thể chưa thành vấn đề ở Việt Nam nếu đảng không bị khinh thường như vậy. Một phần, đây là hậu quả của chính sách điều hành kinh tế sai lạc trong những năm gần đây. Một phần, nó phản ánh sự ghê tởm đối với nạn tham nhũng của kẻ có quyền lực, được coi như đã lan tràn, nhất là ngay giữa trung tâm chính quyền. Đây là một lý do vì sao, trong một cuộc đầu phiếu vào mùa xuân tại Quốc hội, là cơ quan tỏ ra dám nghĩ dám làm hơn cơ quan tương nhiệm (Quốc hội) của Trung Quốc, gần một phần ba tổng số đại biểu đã bày tỏ mức tín nhiệm thấp đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Sự phẫn nộ trước một chính quyền tham nhũng cũng (là lý do) giải thích vì sao Đoàn Văn Vươn, một nông dân nuôi cá ở miền Bắc, bị giam tù năm năm hồi tháng tư, đã trở thành vị anh hùng dân gian. Tội của ông là bảo vệ đất của mình bằng súng và chất nổ tự chế khi viên chức chính quyền đến tịch thu đất. Hành vi chiếm đoạt đất đai cũng là một lý do thường xuyên cho sự phản đối ở Trung Quốc, và những sự cải tổ hệ thống sở hữu đất đai vốn nuôi dưỡng những lạm dụng có thể là (hay đúng hơn, sẽ phải là) một trong những quyết định lớn nhất được công bố trong phiên họp toàn thể của đảng.

Đưa tôi tới người lãnh đạo

Tại Trung Quốc cũng vậy, những ai dám đứng dậy thường được truyền thông xã hội đề cao. Tại Việt Nam, cũng như ở Trung Quốc, một cuộc đàn áp đã diễn ra trong năm nay đối với những ai thốt lên những lời bất đồng chính kiến trên mạng, với hằng chục vụ tống giam cùng những hạn chế mới đối với bài vở, nội dung thảo luận đăng trên mạng. Ở Việt Nam chỉ có “thông tin cá nhân”, và không phải là những bản tin, là có thể được trao đổi trên mạng. Điều này có vẻ như một cố gắng không thành công để dành lại độc quyền về nguồn thông tin đại chúng mà đảng được hưởng trọn trước khi internet ra đời. Dẫu có thi hành được cuộc đàn áp, thì cũng quá muộn để tận diệt những điều nhạo báng và chỉ trích cay độc đối với đảng và nhà nước đã âm ỉ và nung nấu ở Việt Nam, cũng như ở Trung Quốc.

Sự chỉ trích nhạo báng chua cay đó được dồn thêm năng lượng bằng quan niệm rằng các nhà lãnh đạo đảng không quan tâm đến điều hay điều tốt của quốc gia cho bằng kế sách bảo vệ quyền lực của chính họ trước những cuộc tấn kích của những đối thủ đầy tị hiềm. Ở Trung Quốc sự ngã đổ của Bạc Hy-Lai, một nhà lãnh đạo tỉnh đầy tham vọng, đã thu hút sự chú tâm hiếm có của công chúng vào những cuộc đấu đá gay cấn trên thượng từng chính trị. Ở Việt Nam Thủ tướng Dũng có vẻ như là mục tiêu của một chiến dịch của những lãnh đạo bảo thủ hơn, như chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Sự khác biệt là tại Trung Quốc, cuộc đấu đá phe phái tạo ra người thắng cuộc rõ ràng như Tập Cận-Bình, nhà lãnh đạo đảng. Một phần khó khăn của Việt Nam là không ai có thể đoan chắc được người nào là người thực sự nắm giữ quyền hành.

Vì sao Philippines tung đòn gió "Nghi TQ thả 75 khối bê tông tại bãi cạn Scarborough"?

Nguồn: Abs-cbnnews, dịch bỡi Giaoduc:
75 khối bê tông ngoài bãi cạn Scarborough hồi cuối tháng 8 Philippines phát hiện và cáo buộc Trung Quốc "bỏ móng công sự" sau khi chiếm quyền kiểm soát bất hợp pháp bãi cạn này có thể đã được thả bởi hải quân Mỹ trong thập kỷ trước đây, một nguồn tin quân sự nói với AFP.

Kênh  ABS CBN News cho hay, một cuộc điều tra của giới quân sự phát hiện ra rằng các khối bê tông này đã được bao phủ bởi tảo, một dấu hiệu cho thấy nó đã có mặt tại khu vực này trong nhiều năm. Cuộc điều tra cũng cho thấy các khối bê tông đã được Mỹ sử dụng để giữ những đống đổ nát của các con tàu cũ mà Mỹ sử dụng làm mục tiêu tập ném bom.
Hải quân Mỹ đã sử dụng Scarborough như một bãi thử cho các vụ tập ném bom và các khối bê tông được sử dụng để giữ cho các mục tiêu Mỹ dựng lên để phục vụ các trận diễn tập ném bom 1 thập kỷ trước.

Nguồn tin (Vera Files) đã tìm kiếm một tuyên bố của đại sứ quán Mỹ tại Philippines đề nghị làm rõ vấn đề này cũng như gửi yêu cầu xác minh đến văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin nhưng đã không nhận được bất kỳ phản hồi nào.

Nguồn tin quân sự cho biết họ đã phỏng vấn một số ngư dân Philippines đã từng nhìn thấy các khối bê tông này những năm 1980 và thậm chí họ đã dùng nó như thước đo thủy triều.

Một động thái mới nhất từ Manila, Tổng thống Aquino trong khi phát biểu tại diễn đàn hiệp hội các phóng viên nước ngoài ở Philippines nói rằng các khối bê tông này rất cũ, đã có hàu bám lên đó và không đáng quan tâm. Philippines rút lại cáo buộc về các khối bê tông tại bãi cạn Scarborough
____________

Mới hay tin Thợ cạo cạn nghĩ cho rằng dân biết mà giới quân sự Phi đếch biết gì, hoặc Phi biết là của Mỹ từ lâu nhưng muốn chơi trò trẻ con, đã tự làm mất uy tín ngoại giao của mình trước dư luận quốc tế.
Nghĩ sâu, không phải vậy!
Mỹ tập ném bom ắt Phi phải biết, biết nhưng vờ không biết - Đây là chiêu hay của bạn Phi!
Phi lu loa cho cả thế giới lưu tâm cảnh giác trước những hành vi mờ ám về sau, chặn chiến thuật hợp thức hoá việc đã rồi trong chiến lược từng bước thâu tóm biển Đông của Trung Quốc.
Vì thế TQ không giãy nảy, phản ứng gay gắt, đó cũng là cách chọn ứng xử khá khôn ngoan.

Bàn về bài “Lạm dụng luật pháp”

Người khởi xướng nhóm Tuyên bố 258 vừa cho ra lò bài “Lạm dụng luật pháp” đang được PR rất sôi nổi, cho rằng Nhà nước Việt Nam là “lạm dụng luật pháp”, đặt ra các Điều 79, 88, 258 BLHS là “đàn áp quyền lập hội” và “triệt tiêu tự do ngôn luận”, ban hành Nghị định 72 là “chính sách vô tâm và ích kỷ của chính quyền”. Từ một vài ví dụ, chị này khái quát thành mệnh đề: rằng “lạm dụng luật pháp” là đặc điểm chung của các chế độ độc tài (với một vài ví dụ ở Liên Xô thời chiến và nước Nga ngày nay).
Thấy cách hành văn của một người từng có thời mang danh nhà báo xem ra quá “lạm dụng”, lắt léo trong sử dụng ngôn từ vì một động cơ đen tối. Gần đây đã có người ví những kẻ dùng bút kiểu này là dạng “điếm bút” – chỉ thành phần « điếm » dùng bút để làm phương tiện bán chữ « nuôi miệng » , sẵn sàng đảo lộn mọi thước đo lường giá trị của xã hội, biến đúng thành sai, biến đen thành trắng, biến giả thành thành thật chỉ nhằm mục đích duy nhất, mọi thứ đang tồn tại trong thể chế chính trị ở Việt Nam đều là sản phẩm của “độc tài, độc đảng”.!?!.

1. Xin đưa ra một vài dẫn chứng về “lạm dụng luật pháp” ở những nước không “độc đảng/toàn trị”?
Ở Canada, nếu bạn ra đường với mặt nạ sẽ phải ngồi tù tới 10 năm, trong khi tội Hiếp dâm trẻ em chỉ 2 năm tù, tội Giết người chỉ 4 năm tù ? Sợ hãi một phong trào không kiểm soát được đã khiến cho Chính phủ Canada sử dụng “luật pháp” phung phí như thế, như vậy, đối với cô Đoan Trang, Canada có phải là ngoại lệ?
Còn đây, đất nước của biểu tượng về “rừng luật”, rối rắm, phức tạp vào loại nhất nhì thế giới! Thời đại này, còn tồn tại vô số điều luật tưởng như không thể có ở xã hội thời nay như: “Tại Logan, Colorado, hôn một phụ nữ khi nàng đang ngủ là trái với quy định của pháp luật. Tại bang Vermont, nếu phụ nữ muốn trồng răng giả, việc đầu tiên là phải xin phép chồng, chỉ khi chồng đồng ý bằng văn bản thì người vợ mới được thực hiện. Ở Quitman, Georgia, để gà chạy băng qua đường là phạm pháp.” Còn vô khối những điều luật CƯỜI RA NƯỚC MẮT, xin đọc tại. http://googletienlang.blogspot.com/2013/06/nhung-ao-luat-ky-di-o-my.html. Thế nên, ở Mỹ, nghề luật sư bộn tiền nhất và không đâu tỷ lệ luật sư trên dân cư lại đông/hùng hậu bằng nước Mỹ !. Chiếu theo tiêu chí của sự “lạm dụng” của cô cựu nhà báo Đoan Trang kia, thì Việt Nam còn phải tôn Mỹ lên hàng đại sư phụ!
Về ví dụ điển hình cho xâm phạm tự do ngôn luận, báo chí theo “tiêu chí” của cô Đoan Trang và nhóm “Tuyên bố 258” của cô ta xin mời đọc bài “Tự do báo chí ở Mỹ - Từ Hiến pháp đến thực tế!” tại địa chỉ http://baochi.edu.vn/home/201103102803/tu-do-bao-chi-o-my-tu-hien-phap-den-thuc-te/ trong đó có đưa ra ví dụ năm 1798, trước sự lan tràn các tư tưởng cực đoan của cách mạng tư sản Pháp, Quốc hội Mỹ đã thông qua “Đạo luật Phản loạn,” quy định việc “viết, in, phát biểu hay phổ biến… mọi văn bản sai sự thực, xúc phạm hay ác ý chống chính quyền đều là tội.”. Còn nhiều dân chứng khác nữa, như vậy Đạo luật phản loạn có được liệt vào SỰ KIỆN tiêu biểu ngăn chặn, đàn áp quyền tự do báo chí chỉ để chống luồng tư tưởng tiến bộ từ cuộc cách mạng Pháp tràn vào đe dọa chính thể dân chủ của nước Mỹ ?.
Song ví dụ trên cô Đoan Trang và nhóm “Tuyên bố 258” của cô ấy có thể cho tôi lấy ví dụ trong QUÁ KHỨ để QUY KẾT hiện tại! Xin đưa dẫn chứng mới nhất là đạo luật ÁI quốc của Mỹ được ban hành sau vụ khủng bố 11/9 nhưng nay nó đã được gia hạn vô thời hạn, cho phép Chính phủ Mỹ kiểm soát vô tội vạ những liên lạc riêng tư, cá nhân hàng triệu triệu người Mỹ bất kể họ có căn cứ xác thực thuộc diện đáng nghi ngờ hay chưa?. Xin hỏi ví dụ đây đã là minh chứng điển hình cho sự lạm dụng pháp luật của một quốc gia dân chủ không? Luật Ái quốc của Mỹ bảo vệ ai, phục vụ cho ai, có thuộc diện “chính sách ích kỷ và vô tâm của chính quyền” chiếu theo đúng lập luận/tư duy của cô Đoan Trang? Liệu có được đa số dân Mỹ ủng hộ không?
Còn về Tòa án Hiến pháp, cơ chế bảo hiến ư? Đúng là cũng cần đấy, nhưng thưa cô Đoan Trang, cô có biết ai vi phạm Hiến pháp Mỹ nhiều nhất không? Chính là các tổng thống Mỹ hàng chục đời nay đấy, tài liệu rất nhiều, cô lại thông thạo tiếng Anh, mời cô tìm đọc nguyên bản cho chuẩn xác nhé.
Việc cô và các đồng đảng/đồng môn mà chúng tôi quen gọi rận chủ đang la lối Nghị định 72 om củ tỏi, rằng nó là chính sách ích kỷ và vô tâm của chính quyền? Cô chưa có con nên cô chưa lo đến thứ văn hóa phẩm độc hại trên mạng Internet của đất nước bị vu cáo là “vi phạm quyền sử dụng Internet bậc nhất thế giới” nhưng trên bản đồ facebook nó lại sáng rực rỡ bậc nhất thế giới này sẽ thẩm thấu/giết hại nhiều thế hệ con cháu cô vì đủ thứ rác rưởi trên không gian mạng mà Nhà nước chưa có phương tiện/công cụ nào kiểm soát nổi.
 
Cô Đoan Trang và nhóm MLBVN của cô có biết, nước Đức có hẳn một bộ luật dành cho thông tin mạng. Ngoài những điểm như: Trang web cần phải có đầy đủ thông tin, từ người quản lý tới việc lưu giữ thông tin các thành viên tham gia và cung cấp cho cơ quan hữu quan trong trường hợp có yêu cầu. Người cung cấp dịch vụ mạng phải chịu trách nhiệm không chỉ thông tin trên trang web đó mà còn phải chịu trách nhiệm về những gì thành viên bình luận hoặc viết bài trên đó (xin lưu ý luôn đến người bạn Đinh Nhật Uy của các cô!). Tuy vậy luật cũng qui định người cung cấp dịch vụ phải có trách nhiệm bảo mật thông tin người dùng và trách nhiệm cung cấp thông tin cho chính quyền. Dành cho những đối tượng gửi Spamm cũng được luật qui định rõ mức phạt và khác hẳn với Việt Nam, khi người ta có thể tự do gửi Mails tới bất cứ địa chỉ nào để quảng cáo vô tội vạ thì Đức sẽ phạt bất cứ ai gửi nếu người nhận đã từ chối hoặc không gửi yêu cầu. (Đó cũng là lý do mà nhiều hãng, nhiều công ty bán hàng qua mạng khuyến mãi cho ai nhận tin mới của hãng bằng khoản hạ giá nho nhỏ cho lần đầu tiên đặt hàng). Xin mời đọc nguồn từ bác Karel Phùng  và trang gốc http://www.gesetze-im-internet.de/tmg/BJNR017910007.html#BJNR017910007BJNG000100000
 
2. Việt Nam có phải là nước “lạm dụng luật pháp” không?
 
Có vẻ như ngược lại đấy, Chính phủ, Quốc Hội Việt Nam - đất nước từng gắn bó với tổ tiên sinh thành ra cô, đang đánh vật với việc “sản xuất luật pháp” bằng tốc độ phi thuyền/tên lửa để đủ điều kiện đáp ứng các tiêu chí của mấy anh WTO, TPP hay UNHRC mới là sự thực đấy.

 Các Điều 79, 88 hay 258 BLHS có gì KHÁC LẠ gì so với một vài ví dụ mà tôi đã từng nêu ra trong một số bài viết trước đây:
Các Điều 90 về “Phỉ báng tổng thống ”, Điều 90a “Phỉ báng chính quyền và các biểu tượng của nhà nước”, Điều 90b “Phỉ báng có tính coi thường các cơ quan hiến pháp” BLHS CHLB Đức quy định hình phạt khá nặng với cá nhân nào “công khai và tán phát truyền đơn” có nội dung trên. Điều 188 BLHS về tội “Vu khống và phỉ báng các chính trị gia” áp dụng đối với “Ai công khai hoặc phát tán truyền đơn (§ 11 khoản. 3) nhằm bôi nhọ (§ 186) người đại diện của nhân dân, nhằm động cơ gây khó khăn cho công việc của những người bị hại sẽ bị phạt tù từ 3 tháng tới 5 năm  (xin mời đọc cụ thể tại http://karelphung.blogspot.com/2013/10/toi-phi-bang-vu-khong-lanh-ao-va-chinh.html)
Còn nhiều lắm các bài viết trước đó của tôi từng đề cập đến, tinh thần Điều 18 USC Sec. 2385 Advocating overthrow of Government (Tội vận động lật đổ chính quyền) của Hoa Kỳ, Điều 81 đến Điều 83 BLHS CHLB Đức về “Tội phản nghịch chống lại chính quyền liên bang” , Điều 77 đến Điều 80 BLHS Nhật Bản về tội “Nổi loạn” hay Điều 4 BLHS Xingapore có khác lạ gì nhiều so với Điều 79, 88 BLHS của Việt Nam?
Do hạn chế về ngôn ngữ và hiểu biết, nên tôi mới chỉ dẫn được VÀI dẫn chứng tiểu biểu chứng minh cho MỆNH ĐỀ “Lạm dụng pháp luật – điểm chung của các chế độ độc tài” của cô Đoan Trang đã đi ngược/lật ngược hoàn toàn thực tiễn khách quan.
Đây có phải là trạng thái “lạm dụng ngôn ngữ” hay “điếm bút” mà tôi đã nêu ra hay không, nếu tư duy của cô vẫn ở trạng thái BÌNH ỔN/BÌNH THƯỜNG, chắc cô sẽ tự trả lời được.
Còn theo tư duy thông thường đến đứa trẻ học phổ thông cũng có thể nói được, đã là độc tài rồi vẽ ra lắm luật làm gì? Vậy tư duy của cô Đoan Trang và nhóm MLBVN hay nhóm “Tuyên bố 258” của cô có bị khiếm khuyết gì không? Hay đồng tiền đã là động cơ bóp méo, vặn ngược ngòi bút và nhân cách của các cô rồi, thưa cô Đoan Trang?
Võ Khánh Linh

LỜI BÀN MUỘN VỀ TƯỚNG GIÁP

SƠ BỘ ĐÁNH GIÁ THÔNG TIN HAI LUỒNG
 Ba tuần lễ qua, tôi tự cuốn hút vào không khí quốc tang tướng Giáp.
Dịp này tôi đọc được nhiều tài liệu dồn dập về cuộc đời binh nghiệp và chính trị của tướng Giáp và nhiều bài bình luận trên báo chí ở cả hai bên “lề”.
 Báo chí nhà nước thì khỏi bàn nhiều, ngôn từ giọng điệu giống nhau như trứng gà trứng vịt, như đúc khuôn, nói những điều ai cũng biết, biết từ lâu. Mỗi khi trích dẫn báo chí nước ngoài, đài báo nước ta chỉ cắt chọn lấy những lời khen ngợi. Tuy vậy có một số tờ báo nhà nước tranh thủ không khí quốc tang bi thương, bật ra cái ấm ức của mình như Sài Gòn tiếp thị, Dân trí
 Báo chí tự do (trên mạng) thì phong phú hơn hẳn. Những bài viết của nhiều người cùng mối quan tâm đến số phận tướng Giáp và thời cuộc. Những bài viết dài ngắn khác nhau với phong cách đa dạng, bộc lộ được suy nghĩ độc lập tự chủ, tuy có sai có đúng (bỏ qua những lời phỉ báng bừa bãi). Nhiều bài viết với suy tư nghiêm túc, tránh cảm tính, lật đi lật lại vấn đề, không nghĩ theo một chiều.
 Gần đây nhất, tôi đọc được bài viết và biên dịch “Vài suy nghĩ nhân đọc bài Tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp của Tonneson (2 kỳ) của tác giả Anh Vũ thông tin về một cuộc gặp gỡ độc đáo của hai vị tướng đối đầu trong chiến tranh Việt Nam (1954-1975) – Võ Nguyên Giáp và Mc Namara của nhà báo Na uy. Bài viết giúp bạn đọc nhìn thấy chân dung Tướng Giáp rõ hơn một chút. Trong cuộc trò chuyện đó, với tướng Giáp thì chiến tranh chưa chấm hết, lòng ông vẫn bừng bừng lửa đốt, ngồi đối diện uống trà với tướng Mc Namara ở Hà Nội mà hùng hồn gay gắt như đối mặt giữa chiến tranh.
Cảm ơn thời đại internet tự do dân chủ tự phát (dù chỉ mới được “tự do dân chủ một nửa”, bởi báo chí nhà nước tuy không đăng các bài viết trái ý nhưng cũng để mặc người ta tự  thông tin và bàn luận).
 Bây giờ tôi đã bình tĩnh hơn.
 THƯƠNG TIẾC
  Nhớ lại câu thơ Xuân Diệu:
Yêu với căm hai đợt sóng ào ào
Vỗ bên lòng dội mãi tới trăng sao”.
 Yêu ai, ghét ai – hẳn bạn đọc đều biết rồi, tưởng không cần nói rõ.
 Có ý kiến cho rằng những giọt lệ tiếc thương tướng Giáp có ít độ mặn hơn nước mắt căm ghét đám đồng chí xấu làm hại ông.
 Biết bao cảm nghĩ và những lời bàn nghiêm túc trên công luận cả hai “lề” phần lớn đều có điệp từ “thương tiếc”.
“Thương tiếc” là một tổ hợp hai cảm xúc khác nhau tuỳ theo thực tế và quan niệm khác nhau, nhưng có nét bản chất chung:
 Thương một người tử tế mà sống phải chịu vất vả, khổ đau, thiệt thòi, oan ức hoặc buồn thương khi người tử biệt sinh ly.
 Tiếc một người chết trẻ, giá như người ấy còn sống thì còn hữu ích cho đời hơn nữa. Tiếc là một cảm giác bị mất mát (như tiếc của, tiếc rẻ).
 Rút cục thì nhân dân THƯƠNG hay TIẾC, hay là gồm cả TIẾC THƯƠNG trong và sau Lễ quốc tang?
 Một bạn đọc ghi bút danh “Quảng Nam” phản hồi sau khi đọc bài viết của ông Hạ Đình Nguyên (Về Tướng Giáp: lịch sử và hôm nay) đăng lại trên blog (giangnamlangtu.wordpress.), tôi xin trích hai câu:
 Xin hỏi anh Nguyên: Nếu không bị bạc đãi thì cụ Giáp có giúp cho VN thoát khỏi thân phận hiện nay không?
 Nếu không có viêc thanh trừng “từ trong trứng” những tinh hoa ưu tú của dân tộc thời “trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ” mà chính cụ Giáp là cây đa cây đề khi triệt tiêu đối lập không theo Việt Minh với bao nhiêu oan khốc, mà nếu thống kê được chắc cũng ghê rợn vô cùng! Mạnh Tây Tây giết, mạnh Việt Minh Việt Minh thủ tiêu”.
 Một câu hỏi thực bất ngờ ít người nghĩ tới suốt gần ba tuần qua. Người hỏi đã biết câu trả lời thoả đáng rồi.
 Tôi ngớ người ra, trí tuệ tỉnh táo trong dân gian có nhiều lắm.
Thực vậy, trả lời câu hỏi trên của bạn đọc QN không khó. Nếu tướng Giáp không bị “đồng chí” đố kỵ, hãm hại, có thể ông được bầu làm Chủ tịch nước hay Tổng bí thư trong Đại hội VI. Và nếu thế, ông có thể làm được gì để cứu vận nước nhà ?
 Chắc hẳn, ông vẫn “đi theo con đường Bác Hồ đã chọn” như trước sau ông từng nói với thế hệ trẻ, với mọi người như thế (Có lẽ tôi không cần phải trích dẫn nguồn tài liệu mà tướng Giáp đã từng nói viết không ít về lý tưởng của mình, vì đã được in sách, đăng báo, đọc trên đài rất nhiều lần).
 Có thể, với bản lĩnh văn hoá, ông không sa vào “nhóm lợi ích” nào hết, không tham nhũng, nhưng ông sẽ là thiểu số nên không thể khắc phục được “lỗi hệ thống”. Một mình ông dù có thêm cả một số đồng chí tâm huyết nữa (chỉ là thuộc cấp của ông) cũng không thể ngăn cản tình trạng suy thoái toàn diện như ngày nay. Nhưng thôi, người xưa đã nói “Mãnh hổ nan địch quần hồ”. Ít ra ông cũng có hai cố gắng nhỏ cuối đời:  Ngăn cản việc bán bauxite Tây Nguyên cho ngoại quốc và Tự chọn nơi an nghỉ cuối cùng cho mình.
 Và, rồi sao nữa, chỉ thế thôi sao ?
Bản chất nước mắt dành cho Tướng Giáp là thương hay tiếc, hay là gồm cả tiéc thương, hẳn không cần phải bàn thêm nữa.
 Nhà văn Dạ Ngân viết tuỳ bút về tiếng khóc trong quốc tang “chắc là trên hết, người ta khóc cho chính mình, cho sự bế tắc của chính mình”.
 Nhưng thôi, chúng ta cũng không thể đòi hỏi quá nhiều vào nước mắt.
 Theo báo Dân trí, từ khi an táng Đại tướng đến nay, trung bình mỗi ngày có khoảng 1.000 người khắp mọi miền tổ quốc đến thăm viếng Đại tướng, đặc biệt những ngày nghỉ cuối tuần lượng người đến viếng rất đông, có ngày lên đến hơn 4.000 người (thông tin này bác bỏ quan điểm của vài nhà phân tích trước đây rằng người ta đến viếng tướng Giáp ở nhà số 30 vì tò mò muốn xem ngôi biệt thự ra sao).
 Có điều này là chắc chắn, nhiều bài báo đã thống nhất khẳng định rằng, cuộc ra đi của tướng Giáp là dịp khiến cả dân tộc tỉnh dậy và nhận thức mọi việc nghiêm túc hơn, tỉnh táo hơn.
 GNLT

Lạm phát ở Việt Nam có gì đặc biệt

1/Lạm phát về kinh tế.
Nền kinh tế Việt Nam từ năm 2007-2012 lạm phát với tốc độ phi mã.Lạm phát đáng lo ngại đã trở thành căn bệnh trầm kha, nguyên nhân có nhiều khách quan có chủ quan có, nhưng nếu những nhà điều hành vĩ mô biết lường được khó khăn từ bên ngoài không nóng vội duy ý chí lấy chỉ tiêu tăng trưởng GDP cao làm động lực và hình như tăng trưởng bằng mọi giá.Điều này được minh chứng bằng báo cáo của người đứng đầu Chính phủ tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ VI vừa qua.Theo báo cáo của người đứng đầu Chính phủ
Tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là trên 30%/năm giảm còn 12,5% năm 2011 và 22,5% năm 2012; 10,53% trong 9 tháng đầu năm 2013, ước cả năm khoảng 16%. Tốc độ tăng tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 33,3%/năm, giảm còn 14,45% năm 2011 và 8,85% năm 2012; 6,82% trong 9 tháng đầu năm 2013, ước cả năm khoảng 12%.

Trong giai đoạn 2008 - 2010, với tổng mức đầu tư toàn xã hội/GDP bình quân 38,6%/năm, mức tăng trưởng GDP bình quân đạt 6,1%/năm; giai đoạn 2011 - 2013 với tổng mức đầu tư toàn xã hội/GDP bình quân giảm còn khoảng 31%/năm, giảm 7,6% so với giai đoạn 2008 – 2010.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 33,3%/năm, nhưng năm cao năm thấp có năm tới 40%, tổng mức đầu tư toàn xã hội/GDP bình quân cực cao gần 40%/năm,với dòng vốn khủng như vậy đổ ra thị trường nó là nguyên nhân để đẩy chỉ số CPI giai đoạn này phi mã có năm tăng cao tới gần 20%(năm 2008 là 19,9%,năm 2011 là 18,58%), lượng tiền cung ra cũng như lượng vốn đầu tư quá lớn khiến thị trường bất động sản rất nóng giá cả bất động sản leo thang hàng ngày là nguyên nhân vỡ bong bóng bất động sản từ năm 2011 đến nay, khiến thị trường bất động sản choáng váng nhiều doanh nghiệp phá sản kéo theo nợ xấu tăng vọt, thị trường chứng khoán biến động thất thường và tụt giốc thảm hại.
Để có lượng lớn tiền cung ra thị trường, trong lúc thu từ ngân sách không đáp ứng được nhu cầu chi tiêu Chính phủ phải ngoài việc móc túi dân lần 2 (lần 1 là thuế phí các loại) là bội chi ngân sách ở mức cao còn phải ăn mày tương lai (vay) để đầu tư đẩy nợ công lên mức báo động. Trong báo cáo trình trước Quốc hội kỳ họp thứ 6 vừa qua Thủ tướng vẫn khẳng định nợ công của ta ở mức an toàn, nhưng rất nhiều Nghị sỹ khẳng định nợ công đã ở mức báo động vì ta đã phải đi vay để đáo nợ, tức là không có khả năng trả nợ đúng hạn, nếu không đi vay để đáo nợ thì vỡ nợ.
2/Lạm phát Thứ trưởng:
Theo quy định thì mỗi Bộ có tối đa 4 Thứ trưởng, nhưng dư luận và báo chí đưa tin có 11 Thứ trưởng trong một bộ, Bộ trưởng nội vụ sau đó xác nhận con số tối đa là 9 Thứ trưởng trong một bộ. Không biết báo chí đúng hay Bộ trưởng nội vụ đúng, nhưng ta hãy tin ông Bộ trưởng nội vụ xác nhận 9 thứ trưởng trong một bộ đã là con số khủng vì nó hơn gấp đôi quy định vậy ai là người tham mưu đề nghị bổ nhiệm, ai là người ký Quyết định bổ nhiệm, trách nhiệm của họ ra sao, họ vô can?
Điều đáng nói số quan lớn nhiều nhưng công việc rất bê trễ. Ta hãy điểm một số lĩnh vực như; xảy ra rất nhiều vụ tai nạn giao thông, có rất nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng gây thiệt hại lớn về người và của. Chất lượng công trình xây dựng, công trình giao thông quá kém nhiều công trình vừa đưa vào sử dụng đã hỏng nặng. Trong an toàn vệ sinh thực phẩm nạn dùng nguyên liệu để chế biến thức ăn không đủ tiêu chuẩn vệ sinh, ngâm tẩm hóa chất không thể kiểm soát, hàng giả hàng nhái tràn lan. Về y tế nhiều trẻ em sau khi tiêm phòng đã chết, nhiều sản phụ khi sinh mất cả mẹ cả con không rõ nguyên nhân, quá tải bệnh viện, thuốc giá cao, thuốc giả trà trộn, thẩm mỹ viện chết người vứt xác phi tang, y đức thoái hóa. Kinh tế thì lạm phát phi mã giá cả tăng vọt làm cho đời sống đại bộ phận dân chúng lâm cảnh khốn khó; đạo đức tụt dốc, tệ nạn xã hội phát triển, rất nhiều vụ án nghiêm trọng xảy ra điều đáng lo ngại đối tượng phạm trọng tội là vị thành niên ngày càng tăng.
...vv...vv...
3/Lạm phát Tướng
Thời bình rồi mà số sỹ quan cấp tướng trong quân đội và công an gấp nhiều lần thời chiến tranh. Thời chiến tranh chỉ cấp Thứ trưởng và Quân khu cùng các quân đoàn, một vài Tổng cục có sĩ quan cấp tướng, sau đến hai thành phố lớn HN và TPHCM có cấp tướng. Nay phải nói hiện tượng lạm phát về tướng rất lớn, có thể nói ra ngõ gặp tướng, nay các Cục của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an rất nhiều tướng, nhiều giám đốc công an các tỉnh và tỉnh đội trưởng là cấp tướng...
Có năm Thủ tướng chính phủ phong mấy chục tướng một lần cho Quân đội và công an.Theo thông kê chưa đầy đủ các năm vừa qua số cấp tướng được phong như sau:
-Ngày 17/9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký các Quyết định thăng quân hàm cấp tướng và bổ nhiệm chức vụ cho 49 sĩ quan cao cấp thuộc Bộ Quốc phòng.
-Ngày 16/12/2011, tại Hà Nội, Thượng tướng Trần Đại Quang - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an đã chủ trì lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ thăng hàm cấp tướng năm 2011 cho 58 sĩ quan cao cấp Công an Nhân dân.
Theo quyết định này, 7 sĩ quan cấp thiếu tướng được thăng cấp bậc hàm lên trung tướng; 51 sĩ quan từ cấp đại tá lên thiếu tướng.
-Ngày 24/12/2012, Bộ Công an Việt Nam đã làm lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho 48 sĩ quan cấp lãnh đạo trong ngành công an lên nhận hàm cấp tướng.
Số sĩ quan cấp tướng nhiều như thế nhưng tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội và toàn vẹn lãnh thổ luôn bất ổn.
Lạm phát hàng chục cán bộ cấp Thứ trưởng và hàng trăm sỹ quan cấp tướng không những công việc không trôi chảy mà hậu quả rất nặng nề ngoài lương cao trả hàng tháng còn thêm xăng xe, văn phòng làm việc, thư ký phục vụ, đi lại, thăm quan học tập làm việc nước ngoài... thêm tham nhũng, và sau này nghỉ hưu đối tượng này lương hưu rất cao tất cả trăm dâu đổ đầu tằm làm bội chi ngân sách phải tăng thuế đổ lên đầu dân và doanh nghiệp.
4/Lạm phát thủy điện, lạm phát khu đô thị và khu công nghiệp, lạm phát sân gôn...
Nguyên nhân của những bất cập trên là gì? Tại sao các nước chỉ có lạm phát kinh tế còn Việt Nam ta mọi thứ đều có thể.Theo nhận định của nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An là “lỗi hệ thống”, người viết cho rằng nguyên nhân trực tiếp là năng lực và quan đức yếu kém.
Hà Nội, ngày 27/10/2013
Thái Bình

Hạn hán, lũ lụt không những do thiên tai mà còn do nhân tai

Thủy điện Sông Tranh 2 xả lũ

Nghe bài này
 "<EMBED...>" plugin was removed by WebWarper antivirus 
Thảm hoạ các hồ chứa thủy điện và thủy lợi xả lũ hay bị vỡ gây hại cho người dân sinh sống tại các khu vực hạ du, xảy ra trong thời gian qua lại dấy lên quan ngại cho người dân trong nước.

Giới chuyên gia tiếp tục lên tiếng để làm sao những tai họa như thế không còn xảy ra nữa.

Đánh giá thực tế

Tiến sĩ Trần Nhơn, nguyên thứ trưởng Bộ Thủy Lợi, chủ tịch Hội Thủy Lợi Việt Nam thông qua kinh nghiệm của ông đưa ra một số đánh giá liên quan tình trạng thủy điện và thủy lợi tại Việt Nam như sau:

Vấn đề thủy điện và thủy lợi hằng 60 năm qua, những qui hoạch về thủy lợi nói chung và thủy điện nói riêng ( thực ra từ thủy lợi bao trùm và thủy điện là một ngành trong thủy lợi; nhưng đôi khi dùng từ không ổn vì nước sạch cũng thủy lợi, nước cho giao thông vận tải cũng là thủy lợi…) thì thủy điện được tiếp cận trên quan điểm thị trường, có đầu tư và hoàn vốn nên người ta lao vào kinh doanh. Đối với thủy điện, thường những công trình với kết cấu hạ tầng như vậy thời gian hoàn vốn phải từ 30-40 năm; nhưng do cơ chế hiện hành những dự án thủy điện nhỏ nhỏ, vừa vừa hiện nay người ta tính ra chỉ độ hơn 10 năm thôi. Do đó, người ta lao vào bỏ vốn đầu tư thành ra hơi loạn; chứ trước đây làm thủy điện lớn, thủy điện vừa thì có tiến độ và nghiên cứu cẩn thận hơn nhưng bây giờ làm ào ào, từ đó qui hoạch và quản lý không xuể- qui hoạch có vấn đề, thiết kế có vấn đề, xây dựng có vấn đề, quản lý vận hành có vấn đề. Như vậy thủy điện là một mặt.



Trước đây làm thủy điện lớn, thủy điện vừa thì có tiến độ và nghiên cứu cẩn thận hơn nhưng bây giờ làm ào ào, từ đó qui hoạch và quản lý không xuể qui hoạch có vấn đề, thiết kế có vấn đề, xây dựng có vấn đề, quản lý vận hành có vấn đề

» Tiến sĩ Trần Nhơn


Thứ hai, những công trình về thủy nông: hồ chứa, tưới tiêu… mà hiện nay người ta gọi là thủy lợi thực chất chỉ là công trình thủy nông thôi. Bên thủy nông là bao cấp còn bên thủy điện kinh doanh, hạch toán. Thủy nông bao cấp- xin cho nên cũng rất lộn xộn. Hàng hóa nước xin cho- bao cấp. Ngành nào mà xin cho- bao cấp thì ngành đó sẽ lụn bại, ngành nào kinh doanh sẽ phát triển và đáp ứng yêu cầu phong phú. Thế thì hiện nay có sự lùng nhùng như thế nên liên quan đến tình hình cụ thể ( xả lũ gây ngập cho hạ du). Chuyện đó liên quan đến vấn đề vĩ mô rất lớn mà tôi rất quan tâm, đó là vấn đề cơ chế, tổ chức của ngành. Vào ngày 19 tháng 3 năm 2013 tôi có gửi cho ông Nguyễn Thái Bình, bí thư Ban Cán sự Đảng và bộ trưởng Bộ Nội Vụ về kiến nghị của tôi và tôi nói rõ những yêu cầu về tổ chức của ngành nước.

Thủy điện Đakrông III bị vỡ đập năm 2012. Photo Linh Linh/Phapluatxahoi
Ông Nguyễn Thanh Giang, tiến sỹ địa vật lý và vừa qua có bài viết về tình hình thủy điện tại Việt Nam chia xẻ những đánh giá của ông về thực trạng thủy điện tại Việt Nam như sau:

Việc xây dựng các đập, các hồ chứa để tạo nên các nhà máy thủy điện ở Việt Nam vừa qua ngoài việc thiếu qui hoạch chung nên các công trình thủy điện đó không có mộ lưu lượng xả đê duy trì dòng chảy. Và do việc xây hồ chứa chưa quan tâm đến chức năng phòng chống lũ và cấp nước cho hạ du nên tạo nên hạn hán, lũ lụt. Do vậy người ta thấy rằng vấn đề hạn hán, lũ lụt hiện nay không phải do thiên tai mà còn do nhân tai. Việc xả lũ trong mùa mưa bão vừa qua càng cho thấy sự quản lý hết sức yếu kém. Nhiều nơi xả lũ không báo trước hoặc xả quá sự chịu đựng của dòng chảy khiến xảy ra lụt lội làm không chỉ mất mùa màng, tài sản, ngập lụt nhà cửa mà nhiều chỗ làm chết hằng chục người dân, trong đó có phụ nữ và trẻ em. Đó là điều hết sức phàn nàn về sự quản lý yếu kém của cán bộ, kể cả tinh thần trách nhiệm đối với người dân cũng đáng chê trách.

Vấn đề an toàn

An toàn là điều thường được nói đến thế nhưng tại Việt Nam, việc thực thi các biện pháp an toàn dường như cũng hết sức giới hạn. Tiến sĩ Trần Nhơn đặt vấn đề:

Những hồ chứa thủy lợi là những công trình mà vấn đề an toàn là rất quan trọng. Quản lý an toàn của chúng ta hiện nay rất kém như đập vỡ… Văn hóa an toàn rất kém. Quản lý Nhà nước an toàn các công trình rất kém, nên tập trung về một mối là quan trọng.

Đầu mối quản lý

Theo như tiến sỹ Trần Nhơn trình bày thì hiện nay có ba bộ đang tham gia quản lý các nguồn nước tại Việt Nam. Ông đề nghị cần phải có một đầu mối quản lý chung thì mới có thể giải quyết những tồn tại liên quan hiện nay. Ông nói:



Và do việc xây hồ chứa chưa quan tâm đến chức năng phòng chống lũ và cấp nước cho hạ du nên tạo nên hạn hán, lũ lụt. Do vậy người ta thấy rằng vấn đề hạn hán, lũ lụt hiện nay không phải do thiên tai mà còn do nhân tai.

» TS Nguyễn Thanh Giang


Về ngành nước này, tôi nêu vấn đề để giải quyết tồn tại qui hoạch lộn xộn, thi công không có chất lượng, và quản lý ( kém) thì yêu cầu hiện nay về việc quản lý nguồn nước phải qui về một đầu mối. Hồi năm 1995, Bộ Thủy Lợi được nhập vào với Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực Phẩm gọi là Bộ Nông Nghiệp- Phát triển Nông thôn. Đến năm 2001, Quốc hội có nghị quyết tách phần thủy lợi, tài nguyên nước sang Bộ Tài Nguyên- Môi trường. Trục trặc là dù có chủ trương như thế, nhưng cán bộ, lực lượng nhân sự và tài liệu chuyên môn vẫn còn nằm ở Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn, thành ra Bộ Tài Nguyên- Môi trường quản lý rất lúng túng.

3 hồ chứa nước là hồ Đồng Đáng, hồ Thung Cối và hồ Cây Trầu (huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa) bất ngờ vỡ, gần 1 triệu m3 nước đổ ấp xuống nhấn chìm hơn 1.000 hộ dân (02 tháng 10, 2013)www.baodatviet.vn
Trong những năm gần đây, qua rút kinh nghiệm như thế, có kiến nghị nên thành lập trở lại một bộ đại để gọi là Bộ Thủy Lợi và Biến Đổi Khí hậu để qui về một đầu mối vấn đề quản lý tổng hợp tài nguyên nước, và cán bộ, lực lượng cũng đủ sức để quản lý chung. Còn từng bộ có dính líu đến vấn đề này như Bộ Nông nghiệp làm về thủy nông, Bộ Công Thương làm về thủy điện, Bộ Xây dựng làm về nước sạch, Bộ Du lịch- Thể Thao làm về nước cho du lịch…đó là chuyên ngành, còn bộ tập trung trở lại nắm một đầu mối chung như Bộ Thủy Lợi trước đây phải làm khẩn cấp- SOS.

Tôi đề nghị với chính phủ, với Quốc hội, với bộ trưởng Bộ Nội Vụ và gửi cho chủ tịch nước về vấn đề này. Tôi cũng được biết thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các phó thủ tướng chính phủ đã thấy vấn đề này rồi; nhưng do cứ lùng nhùng nên chưa đưa ra quốc hội để biểu quyết lập lại ngành nước này.

Để lập lại vấn đề này điều đầu tiên SOS phải lập lại Bộ Thủy Lợi và Biến đổi khí hậu. Cứ để mỗi bộ nắm một ngành sẽ chồng chéo, bỏ trống nhiều trận địa. Vấn đề lũ, tai họa nhân tạo, lũ… các phương tiện truyền thông nói nhiều rồi, tôi chỉ muốn nhấn mạnh về nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân là quản lý tản mạn, tách ra.

Đối với ý kiến cần có một đầu mối quản lý các công trình thủy điện và thủy lợi như của ông Trần Nhơn đưa ra, tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang nêu rõ hơn:



Gấp rút xây dựng và triển khai các dự án phát điện năng lượng Mặt Trời và Gió, tận dụng thế mạnh của đất nước nhiệt đới với bờ biển dài như Việt Nam

» TS Nguyễn Thanh Giang


Trước đây đã có Bộ Thủy Lợi, nhưng rồi do sắp xếp lại nên bộ này bị dẹp bỏ đi. Gần đây có ý kiến cho tái lập lại Bộ Thủy Lợi, thậm chí còn có ý kiến cho thành lập Bộ Thủy Điện. Theo tôi vấn đề này cần phải cân nhắc, vì cứ mỗi việc có vấn đề lại phình ra thêm, có một bộ quản lý thì tôi sợ bộ máy quản lý Nhà nước sẽ cồng kềnh. Việc thành lập riêng Bộ Thủy Điện thì dứt khoát là không được rồi. Việc thành lập Bộ Thủy Lợi cũng phải nên cân nhắc xem sao. Bây giờ có thể sắp xếp nó vào một tổng cục hay cơ quan gì đó trong Bộ Tài Nguyên- Môi trường cũng có thể được. Nhưng vấn đề là phải có chế định, qui định chức năng, quyền hạn thật đầy đủ; hoặc phải giao cho họ quyền vừa chi phối, phê chuẩn, vừa giám định.

Trong tổng cục như vậy có bộ phận phê chuẩn, bộ phận lập kế hoạch, bộ phận giám định. Tập trung vào đầu mối đó. Nhất là trong việc phê duyệt các dự án thủy điện không nên giao hoàn toàn cho các địa phương dù là dự án nhỏ. Chỉ giao cho các địa phương, các tỉnh quyền cấp phép và giám định về mặt kỹ thuật. Như ta đã thấy, việc xảy ra tai họa, việc xảy ra lụt lội, hạn hán, vỡ đập không phải do dự án lớn mà do các dự án nhỏ gây thảm họa không chỉ cho môi trường mà còn cho nhân sinh.

Trong bài viết công khai trên mạng của tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang về vấn đề thủy điện của Việt Nam, ông đề ra sáu khuyến nghị. Hai trong sáu khuyến nghị đó là công khai hóa các dự án thủy điện, mở rộng dân chủ trong việc tiếp thu các ý kiến liên quan đến kế hoạch phát triển thủy điện nói chung và cho mỗi dự án nói riêng. Tiếp nữa là gấp rút xây dựng và triển khai các dự án phát điện năng lượng Mặt Trời và Gió, tận dụng thế mạnh của đất nước nhiệt đới với bờ biển dài như Việt Nam.

Tạp chí Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chuyên mục Khoa học- Môi Trường ký tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.

Gia Minh,
BTV RFA, Bangkok
Theo RFA
=========
Nghe bài này

Binh pháp Tôn Tử và ảo tưởng nguy hiểm của Trung Quốc


Trung Phạm - theo Trí Thức Trẻ | 28/10/2013 11:52

(Soha.vn) - Bằng cách thường xuyên lường gạt và bắt nạt láng giềng, Trung Quốc đang gánh chịu hậu quả từ những hạn chế trong tư tưởng của “Binh pháp Tôn Tử”.

Binh pháp Tôn Tử” (The Art of War) của Tôn Vũ là một học thuyết chiến lược lỗi lạc. Đó là điều không cần phải bàn cãi.
Rất nhiều người, từ Giám đốc điều hành Larry Ellison của Tập đoàn phần mềm Oracle đến HLV Belichick của Cậu lạc bộ bóng đá New England Patriots đều trích dẫn những câu châm ngôn nổi tiếng của viên tướng cổ đại này. Ngay cả Tướng Mỹ Norman Schwartzkopf cũng là một tín đồ của Tôn Vũ.
Thế nhưng, khi được áp dụng vào chính sách đối ngoại của Trung Quốc hiện nay, “Binh pháp Tôn Tử” lại đang đưa Bắc Kinh đi sai đường lạc lối.
  Người Philippines biểu tình, đốt cờ phản đối Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông
Người Philippines biểu tình, đốt cờ phản đối Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông
Edward Luttwak, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc và là nhà chiến lược quân sự thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington đã lý giải khá rõ điều này trong cuốn sách mới của ông với tựa đề “The Rise of China vs. the Logic of Strategy”.
Luttwak lập luận rằng, bằng cách thường xuyên lường gạt và bắt nạt các nước láng giềng, Trung Quốc đang gánh chịu hậu quả từ những hạn chế trong tư tưởng chiến lược cổ đại mà Tôn Vũ đề cập đến ở “Binh pháp Tôn Tử”. Những hành động ngoại giao của Trung Quốc gần đây đã gây nên sự bất bình đối với chính Trung Quốc.
Khảo sát mới nhất của Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy, chỉ có 5% người Nhật Bản và 37% người Mỹ có thái độ tích cực với Trung Quốc, giảm 24 và 14 điểm phần trăm tương ứng so với các cuộc điều tra trước đó. Như thế, rõ ràng, Luttwak kết luận, đang có điều gì đó rất sai lầm trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc hiện nay.
Mải mê theo Binh pháp, Trung Quốc biến bạn thành thù
Theo Edward Luttwak, tác phẩm “Binh pháp Tôn Tử” mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc rất ngưỡng mộ đang là một cản trở đối với chính sách ngoại giao của nước này. Trung Quốc tin rằng học thuyết của Tôn Vũ chứa đựng vô số những bí quyết thành công. Nhưng trên thực thế, lịch sử của Trung Quốc lại là một chuỗi dài những thất bại. Họ đã bỏ qua sự thực này khi mải mê theo đuổi những mưu mô, mánh khóe từ “Binh pháp Tôn Tử”.
Đó là những chiêu trò thông minh, phát huy được hiệu quả trong cùng một nền văn hoá nhưng không có tác dụng khi áp vào liên văn hóa. Hãy nhìn cảnh vó ngựa quân Mãn Châu tiến đánh nhà Minh khi các tướng lĩnh triều đại này đang bận mải ôn luyện Binh pháp thì sẽ thấy. Họ đã chinh phục và cai trị Trung Quốc trong suốt 300 năm sau đó.
Hơn 1.500 năm qua, Trung Quốc chịu sự cai trị của nước ngoài nhiều hơn là của chính người Trung Quốc.
Tôn Vũ dạy rằng bạn không nên sử dụng sức mạnh quân sự để tiêu diệt kẻ thù mà chuốc lấy thiệt hại lớn, hãy sử dụng nó như một thủ pháp thông minh để khiến đối phương phải làm điều bạn muốn.
Áp dụng học thuyết trên vào trường hợp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc đã không đưa tới đây một hạm đội xâm lược để phát động chiến tranh. Nước này sử dụng những động thái đe dọa với hy vọng “giành chiến thắng mà không cần chiến tranh”.
Hậu quả là, cách hành xử kiểu như trên đã khiến Nhật Bản từ bỏ xu hướng tiến đến quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc mà quay sang hợp tác với Mỹ. Về cơ bản, những hành động của Trung Quốc buộc Nhật Bản phải quân sự hóa chống lại chính Trung Quốc, một kết quả trái ngược với những gì mà Bắc Kinh mong muốn.
Một ví dụ khác nữa cũng rất rõ ràng, đó là việc Trung Quốc bất ngờ tấn công biên giới Ấn Độ năm 1962. Khi đó, Mao Trạch Đông nói rằng: Chúng ta sẽ không xâm chiếm Ấn Độ, chúng ta sẽ không phá hủy Ấn Độ. Chúng ta chỉ cần làm theo các chiến thuật phù hợp của Binh pháp: Không cần sử dụng vũ lực để đè bẹp kẻ thù, chỉ sử dụng nó để đe dọa và buộc họ trở lại bàn đàm phán. Nhưng toan tính của Trung Quốc lại chuốc lấy tác dụng ngược, do đó tới ngày nay tranh chấp biên giới vẫn chưa được giải quyết.
Chiến tranh biên giới Trung-Ấn năm 1962 có thể đã không nổ ra nếu Trung Quốc không áp dụng mánh khóe của Binh pháp Tôn Tử
Chiến tranh biên giới Trung-Ấn năm 1962 có thể đã không nổ ra nếu Trung Quốc không áp dụng mánh khóe của Binh pháp Tôn Tử
Những mánh khóe của Trung Quốc đã biến Nhật Bản từ khách hàng tiềm năng thành kẻ thù quyết đoán. Bắc Kinh cũng biến Philippines từ chỗ không cho Mỹ thiết lập căn cứ tại nước mình sang chỗ muốn Mỹ quay trở lại. Ngay cả với Indonesia và Ấn Độ, họ thực sự không có lý do thù địch gì nhưng chính Trung Quốc đã tạo ra sự đối kháng.
Binh pháp không "thiêng" khi ở ngoài Trung Quốc
Edward Luttwak cho rằng các tư tưởng của Binh pháp vẫn rất hữu ích. Chúng phát uy được tính hữu dụng tuyệt đối trong chính trị nội bộ của Trung Quốc. Học thuyết của Tôn Vũ đã dạy cho họ rất nhiều bài học quan trọng. Mao Trạch Đông đã sử dụng lý luận Binh pháp để chống lại Tưởng Giới Thạch hay ngược lại.
Nhưng học thuyết đó lại không thể áp dụng với người nước ngoài vì họ phản ứng rất khác nhau. Nếu quần đảo Senkaku thuộc về Vương quốc Trung Hoa, chiến lược của họ có thể sẽ phát huy tác dụng.
Từ những phân tích nêu trên, Luttwak kết luận rằng nếu muốn trở thành một cường quốc toàn cầu, một quốc gia cần phải có mối quan hệ thân thiện với các nước láng giềng của mình. Nếu Trung Quốc hiểu được điều này, họ sẽ tự hỏi: “Mỹ đã là được điều đó như thế nào?” Mỹ làm được vì không phải cái gì họ cũng cho mình là mạnh nhất.
Theo Luttwak, mấu chốt nằm ở chỗ, dù có sức mạnh vượt trội nhưng đừng tỏ ra cái gì mình cũng “đứng trên đầu” người khác. Hạn chế của Binh pháp Tôn Tử là nó khiến lãnh đạo Trung Quốc có cảm giác hết sức sai lầm, rằng họ luôn là bề trên của các nước láng giềng.

‘Thánh chiến tình dục’

Cập nhật: 08:52 GMT - chủ nhật, 27 tháng 10, 2013
Chiến binh Hồi giáo
Nhiều chiến binh đang chiến đấu để thiết lập những nhà nước Hồi giáo cực đoan
Khi chính quyền Tunisia thông báo rằng một loạt cô gái trẻ đã bỏ nhà đi phục vụ tình dục cho các chiến binh Hồi giáo ở Tunisia và Syria, nhiều người đã bị sốc và ngờ vực. Phóng viên BBC Ahmed Maher đã đến Tunisia để điều tra về việc này.
Trong nhiều tháng trời, đã xuất hiện nhiều tin đồn về điều mà truyền thông thế giới gọi là ‘thánh chiến tình dục’ nhưng quy mô và mối liên hệ của nó với cuộc chiến tại Syria vẫn còn bị bao phủ trong tấm màn bí mật.
Câu chuyện này bắt nguồn từ khu vực dãy núi Chaambi nằm ở phía Tây Tunisia giáp giới với Algeria.
Khu vực hẻo lánh này đã chứng kiến những trận chiến ác liệt giữa quân đội chính phủ Tunisia và các phiến quân Hồi giáo có liên hệ với al-Qaeda kể từ năm 2012.

‘Không có căn cứ’

Nhà chức trách cho biết họ đã bắt giữ một số cô gái ở những thành thị xung quanh Chaambi mà họ cáo buộc là quan hệ tình dục với các chiến binh đã mệt mỏi việc chinh chiến để nhằm nâng cao tinh thần của họ.
Thông báo này của chính quyền đã bị người dân Tunisia hoài nghi trong khi gia đình của các cô gái bị bắt giữ thì bàng hoàng.
Tôi đã gặp thân nhân của một trong số những cô gái này ở thành phố Kasreen, nằm về phía Tây cách thủ đô Tunis khoảng bốn giờ chạy xe.
Mẹ cô cho biết cô gái 17 tuổi này nằm trong số 19 cô gái bị bắt giữ trong hai năm qua chỉ riêng ở thành phố này.
Bà tin rằng con gái bà vô tội. Bà đặc biệt lo lắng khi cho biết con gái bà có ‘vấn đề tâm thần’ và đang bị giam giữ cùng với người lớn mặc dù đang ở tuổi vị thành niên.
Chiến binh Hồi giáo
Các chiến binh Hồi giáo có mặt ở nhiều nước Trung Đông và châu Phi
“Nó chưa bao giờ đi đến vùng núi Chaambi cả. Đó là những lời vu cáo. Nó rất sùng đạo và đi cầu nguyện ở các thánh đường,” bà nói với tôi với điều kiện ẩn danh.
Người mẹ này cho biết con gái bà từng lui tới thánh đường al-Tawba nơi cô bị bắt.
“Có khả năng nó đã bị những kẻ cực đoan tẩy não, tôi không biết nữa, nhưng tôi kêu gọi bộ trưởng Nội vụ hãy thả nó ra vì nó vẫn còn chưa thành niên và mắc chứng co giật’.
Hồi tháng Chín, Bộ trưởng Nội vụ Lotfi bin Jido cho biết nhiều cô gái đã đi đến những vùng xa xôi của Tunisia và cả Syria để ủng hộ các chiến binh.
“Các cô gái Tunisia được trao đổi qua lại giữa 20, 30 và 100 chiến binh,” ông nói.
Một tháng trước đó, ông Mostafa bin Amr, người đứng đầu bộ máy an ninh quốc gia, nói trước báo giới rằng cảnh sát Tunisia đã bắt giữ một loạt các cô gái đi ‘thánh chiến tình dục’.
"Những giáo sỹ cực đoan đưa ra những lời huấn dụ độc địa này dựa trên một nguyên tắc nói rằng sự cần thiết có thể khiến cho những hành động bị cấm trở nên hợp lý – trong trường hợp này là các cuộc hôn nhân tạm bợ để đáp ứng nhu cầu tình dục của các chiến binh."
Giáo sỹ Hồi giáo Fareed Elbaj
Tuy nhiên lời tuyên bố này đã bị những người chỉ trích cho là ‘không có căn cứ’ và ‘tuyên truyền chính trị’.
Ông Zuhir Eljiis làm việc ở một đài phát thanh cho biết ý đồ của tuyên bố này là muốn nói rằng đảng Hồi giáo Enhada cầm quyền đang nhắm mắt làm ngơ trước chủ nghĩa cực đoan.
“Bộ trưởng Nội vụ không đưa ra bằng chứng cụ thể,” ông chỉ trích.
“Ông ấy gây ra tranh cãi và muốn tạo ra cảm giác rằng đây là một vấn đề lớn. Mặc dù ông ấy là người độc lập về chính trị nhưng tôi nghĩ ông ấy đã dính vào canh bạc chính trị giữa các đảng phái kình chống nhau.”

‘Có bằng chứng’

Bộ Nội vụ Tunisia đã từ chối yêu cầu của chúng tôi được gặp bất cứ cô gái nào đang bị giam. Tuy nhiên, phát ngôn nhân của bộ này là ông Mohammed Ali al-Arawi nói với chúng tôi rằng họ có bằng chứng và lời thú tội của những cô gái này và chúng sẽ được trình ra trước Tòa.
“Bằng chứng của chúng tôi dựa trên những thông tin mật, những cuộc điện đàm mà chúng tôi bắt được và mạng xã hội Facebook. Chúng tôi cũng có lời tự thú nhưng chúng tôi không thể tiết lộ danh tính của những người này bởi vì đây là một vấn đề rất nhạy cảm trong xã hội chúng tôi,” ông nói.
Phụ nữ Hồi giáo
Các cô gái Hồi giáo Tunisia phục vụ tình dục cho các chiến binh để chứng tỏ sự sùng đạo (Ảnh minh họa)?
Hồi tháng Tư, ông Mufti Othman Batikh, vị quan chức phụ trách về tôn giáo cao nhất ở Tunisia, đã gây ra ầm ĩ trên truyền thông nước này khi nói rằng nhiều phụ nữ Tunisia đến Syria để tham gia ‘thánh chiến tình dục’.
Ông này đã bị Tổng thống Muncif Marzouk sa thải ba tháng sau đó và ông nói rằng đó là sự trừng phạt do ông dám nói ra sự thật.
Một học giả Hồi giáo có tên tuổi khác ở Tunisia, giáo sỹ Fareed Elbaji, nói với BBC rằng cá nhân ông biết những gia đình đã phát hiện con gái của mình đã đi Chaambi và Syria để dùng thân xác ủng hộ cho các chiến binh.
Ông cho rằng điều này tuân theo những lời huấn dụ tôn giáo do các giáo sỹ đưa ra trên chiến trường Syria.
“Những giáo sỹ cực đoan đưa ra những lời huấn dụ độc địa này dựa trên một nguyên tắc nói rằng sự cần thiết có thể khiến cho những hành động bị cấm trở nên hợp lý – trong trường hợp này là các cuộc hôn nhân tạm bợ để đáp ứng nhu cầu tình dục của các chiến binh.
“Đạo Hồi cấm những hành vi như vậy vốn được xem như là mại dâm tự nguyện,” ông nói.
Ở một đất nước có tính thế tục và tự do như Tunisia thì việc ‘thánh chiến bằng tình dục’ là một cú sốc. Nhiều người cho rằng đây là một mưu đồ có động cơ chính trị.
Tuy nhiên một số người khác vốn đang cảnh giác về chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đang ngày càng lớn mạnh ở đất nước này thì cho rằng không thể dễ dàng bàng quan được.

Eisenhower tự cứu mình bằng cách cứu người

http://i46.tinypic.com/2l979kn.jpg
Thống Tướng Dwight Eisenhower

Thống Tướng Dwight Eisenhower phục vụ với tư cách Tư lệnh Tối cao của Lực lượng Đồng Minh ở Châu Âu trong chiến tranh Thế giới thứ II. Một hôm, Thống Tướng Eisenhower, cùng với đoàn tùy tùng, đang vội lái xe về tổng hành dinh quân đội ở Pháp để tham dự một cuộc họp khẩn cấp. Hôm đó mùa đông rất lạnh, mưa tuyết rơi đầy bầu trời, và cái lạnh thấu xương quét qua cả lục địa Châu Âu.

Đột nhiên, như thể có gì xuất hiện khác thường trưóc mắt, Đức Tướng quân Eisenhower định thần để ý thấy một cặp vợ chồng già người Pháp đang ngồi bên lề đường, run lên bần bật trong giá rét. Eisenhower lập tức ra lệnh dừng lại và muốn phái một thông dịch viên tiếng Pháp hỏi thăm tình hình. Một viên sĩ quan tham mưu nhắc nhở Eisenhower: “Chúng ta phải nhanh lên cho kịp họp. Hãy để lại vấn đề này cho lực lượng cảnh sát địa phương”. Thực ra, ngay cả viên sĩ quan tham mưu cũng biết rằng đó chỉ là cái cớ để khiến Tướng Eisenhower bỏ qua cặp vợ chồng già trong cơn giá lạnh.

Tướng Eisenhower, dẫu vậy vẫn khăng khăng, nói: “Nếu chúng ta đợi cảnh sát địa phương tới, sẽ là quá muộn. Cặp vợ chồng già này sẽ chết cóng trước khi họ đến”. Sau khi trò chuyện với cặp vợ chồng già, Tướng Eisenhower biết được là họ đang trên đường tới Paris gặp con trai. Xe của họ đã chết máy giữa đường, và bây giờ, họ không có gì để chống chọi lại cái lạnh thấu xương này.

Tướng Eisenhower bảo cặp vợ chồng già mau lên xe của mình. Vị Tư lệnh Tối cao quân Đồng Minh không hề nghĩ nhiều đến danh phận của mình. Ông không hề tỏ thái độ gì trước cặp vợ chồng khốn khó, mà ông chỉ theo bản tính thiện lương tự nhiên là giúp đỡ người hoạn nạn. Eisenhower liền đổi hành trình tới Paris trước để cặp vợ chồng kia gặp con trai, trước khi lái xe tới tổng hành dinh.

Ngay sau đó, kết quả là, chính sự chuyển hướng ngoài kế hoạch của ngài đã cứu sống mạng của ngài! Đức Quốc Xã đã có tin tình báo cho biết Tướng Eisenhower sẽ lên đường đi dự buổi họp, và họ đã biết chính xác hành trình của Ngài. Quân Nazi đã bố trí sẵn các tay súng bắn tỉa rình tại các nút giao thông nhất định để chờ đợi Tướng Eisenhower đến để ám sát ngài. Hitler đã quyết tâm tiêu diệt Tướng Eisenhower vào ngày hôm ấy. Nhưng hóa ra, hành động tốt của Tướng Eisenhower đã phá tan âm mưu sám sát ngài của Nazi. Hitler chán nản và đổ lỗi cho các đặc vụ tình báo về sự thất bại. Hắn ta không bao giờ nghĩ ra rằng chính thiện ý của ngài đã giúp ngài đổi hành trình và tránh được cuộc đụng độ có thể gây chết người. Đó là một biểu hiện rõ ràng nói rằng Trời sẽ ban phúc cho những ai có đức hạnh và từ tâm.

Một vài nhà sử học đã bình luận rằng Đức Tướng quân Eisenhower đã hóa giải một nỗ lực ám sát đơn giản chỉ là nhờ trái tim lương thiện của mình. Nếu ngài bị sát hại vào thời điểm đó, lịch sử cả cuộc chiến tranh thế giới II có thể đã thay đổi hoàn toàn.

Làm điều tốt khác với viết một ngân phiếu để rút tiền ra khỏi ngân hàng. Trong ngân hàng phúc đức, vốn phúc đức của một người sẽ tăng lên chừng nào người ấy còn làm việc tốt. Do đó, người ta nói thiện lương và đức hạnh của một người giống như kho tồn trữ vàng có thể dùng mãi mà không cạn. Khi bạn đang giúp người khác, bạn thực sự đang giúp chính mình. Cũng như câu nói của người Trung Hoa ngày xưa: “Phúc tại tích thiện, họa tại tích ác”. Câu chuyện trên đã minh chứng cho câu nói này của người Trung Hoa.

Một thiện niệm không phải là đến một cách vô cớ. Người ta phải không ngừng tu dưỡng bản thân, và liên tục tích lũy thiện niệm. Chỉ bằng cách ấy, người ta mới có thể khởi dậy một quyết định từ thiện chỉ trong chốc lát. Vậy thì, tại sao chúng ta không bắt đầu từ bây giờ? Tất cả chúng ta hãy cùng bắt đầu tu luyện từ tâm của chúng ta, và gieo trồng thiện niệm trong tâm chúng ta. Với thời gian trôi qua, chúng ta có thể bảo đảm rằng chúng ta sẽ tích lủy rất nhiều phúc đức và đời đời hưởng được phước lộc Trời bang cho.

Tuy nhiên, ngày nay có những người cao ngạo luôn coi mình là hơn những người khác. Họ nghĩ rằng thời gian của họ là quan trọng hơn nhiều so với những người khác. Ngay cả khi cần một sự giúp đỡ khẩn cấp, hạng người này cứ tỏ ra dửng dưng, hoặc cố gắng hết sức tránh giúp đỡ hay chịu nhận lảnh trách nhiệm. Cuối cùng, những người này có thể đã tích lủy rất nhiều tiền tài của cải; tuy nhiên, số dư tài khoản trong ngân hàng đạo đức của họ thì lại nhỏ đến mức đáng sợ. Làm sao người ta có thể kỳ vọng nơi hạng người như vậy được hưởng phúc lành? Làm sao người ta có thể hy vọng người như thế tránh khỏi tai họa? Đặc biệt những quan chức chính quyền Trung Cộng hiện nay vẫn đang tiến hành cuộc đàn áp tàn bạo đối với những người dân Trung Quốc vô tội, vì họ tập luyện Pháp Luân Công và tin vào “Chân-Thiện-Nhẫn”. Nếu những người từng tham gia cuộc bức hại không ngừng ngay bây giờ, họ sẽ chắc chắn phải hối tiếc một khi tai họa đổ ập xuống đầu họ. Khi một người làm hại người khác, người ấy đang làm hại chính mình. Khi một người giúp đỡ người khác, người ấy đang giúp đỡ chính mình. Với những quan chức Trung Cộng bạo tàn kia vẫn đang bức hại Pháp Luân Công, tôi muốn nói to với họ rằng, “Xin ngừng lại ngay việc bức hại, bạn sẽ bắt đầu tích đức nhiều hơn cho chính mình!”

Chú thích:
-Bản gốc Hán văn: http://www.zhengjian.org/node/114978
Đại Kỷ Nguyên

FBManh Kim  - APACHE - XƯA RỒI...!

Cách đây vài ngày, trên mạng xuất hiện một hình ảnh “rò rỉ” bên Trung Quốc cho thấy quân đội nước này dường như đang sở hữu máy bay trực thăng với thiết kế hệt như chiếc Apache. Không biết thực hư chuyện này thế nào nhưng với Mỹ, dù Apache vẫn còn được sử dụng và được nâng cấp liên tục, loại máy bay này cũng đã lỗi mốt bởi nó đã hiện diện từ năm 1975. Thượng tuần tháng 10-2013, theo Foreign Policy, các viên chức lục quân Mỹ đã ký bản ghi nhớ “thỏa thuận đầu tư kỹ thuật” với bốn đối tác – nhóm Bell-Lockheed Martin; nhóm Boeing-Sikorsky; Karem Aircraft và AVX Aircraft – để phát triển mẫu trực thăng hiện đại thay thế loạt trực thăng cũ, trong đó không chỉ có Apache mà cả UH-60 Black Hawk hoặc thậm chí V-22.

Đây là một phần của dự án dài hơi “Joint Multirole” (JMR) với mục tiêu sản xuất loại trực thăng chiến đấu đa năng. Loại trực thăng mới đang được đặt hàng phải đảm bảo các tiêu chí: có thể bay ít nhất 265 dặm/giờ (426,476 km/giờ) - gấp đôi vận tốc cao nhất của các loại trực thăng trung bình hiện tại; có thể “đậu” trên không ở độ cao 6.000 feet (1828,8 m) ở môi trường nhiệt độ 95oF (35oC); phải giảm tiếng ồn xuống mức tối thiểu; và tất nhiên phải có khả năng tàng hình. Tất cả các nhóm trên có 9 tháng để hoàn thành thiết kế; Lục quân sẽ chọn hai trong số đó để đầu tư sản xuất; thử nghiệm bay thực tế năm 2018; và được đưa vào phục vụ năm 2030.

Với hãng Karem (được sáng lập bởi Abraham Karem, bậc thầy về UAV, với ảnh hưởng lớn trong thiết kế UAV Predator), họ đã chào hàng mẫu TR36TD Optimum Speed Tiltrotor (OSTR) với thiết kế giống chiếc V-22. Karem cho biết OSTR có thể bay với vận tốc 414 dặm/giờ (666 km/giờ), có khả năng “leo” cũng như “đậu” lơ lửng ở độ cao hơn bất kỳ trực thăng nào hiện tại… Với hãng AVX Aircraft (mới thành lập ba năm), mẫu của họ là chiếc có thân na ná thân xe hơi, chạy bằng hai cánh quạt motor ghép chồng và hai cánh quạt đẩy ở hông dùng để tăng tốc trong trường hợp cần thiết. AVX Aircraft cho biết trực thăng của họ có “giá rất mềm”… Mẫu kế đến là V-280 Valor của nhóm Bell Helicopter-Lockheed Martin (cả hai đều có bề dày kinh nghiệm chế tạo trực thăng; Bell chính là hãng sản xuất cánh và động cơ cho V-22). V-280 Valor được miêu tả là có thể “bay nhanh cùng tầm hoạt động gấp đôi so với các loại trực thăng quân sự hiện tại”…

Cuối cùng là nhóm Sikorsky-Boeing, với mẫu mang thiết kế dựa vào chiếc thử nghiệm X-2 của họ - hiện giữ quán quân về tốc độ với 290 dặm/giờ (466,7 km/giờ). Tương tự mẫu của AVX Aircraft, mẫu của Sikorsky-Boeing cũng có hai cánh quạt ghép chồng trên trục đứng. X-2, của “chuyên gia trực thăng” Sikorsky (được thành lập bởi kỹ sư Mỹ gốc Nga Igor Sikorsky năm 1925; và chính là hãng thiết kế mẫu Sikorsky S-70 với hai sản phẩm UH-60 Black Hawk và SH-60 Seahawk vào năm 1974), đã được cho nghỉ hưu năm 2011.

Nói đến chiến tranh trực thăng, có lẽ cũng cần nhắc lại một tên tuổi ít được đề cập nhưng ông này chính là người đẻ ra khái niệm tác chiến bằng trực thăng. Đó là tướng Victor Krulak (1913-2008)…

Là nhân vật chủ chốt nhất của các trận đánh hải quân, Victor Krulak là ngôi sao sáng chói của quân đội Mỹ thời thập niên 1960. Khi mới 28 tuổi và chỉ phục vụ quân đội được nửa năm, Krulak đã nổi tiếng có nhiều ý kiến cách tân quan trọng. Hải quân Mỹ đặt nhiều niềm tin vào Krulak khi đưa ông sang Việt Nam. Con của một người quản lý mỏ vàng ở Denver, Krulak gia nhập Học viện Hải quân năm 1930 ở tuổi 16, ở thời điểm mà gia đình vừa bị phá sản do biến động thị trường chứng khoán. Năm 1937, ra trường, thiếu úy hải quân Krulak được đưa về bộ phận tình báo thuộc trung đoàn IV đóng ở Thượng Hải. Chính tại đây, Krulak đã lập nên một thành tích lớn, trong trận chiến chống quân Nhật. Mùa thu 1937, Nhật chuẩn bị tấn công Thượng Hải.

Lúc đó, hải quân Mỹ không được trang bị mạnh bằng Nhật. Từ các bản ghi nhận tình báo, Krulak biết rằng đợt tấn công này là thử nghiệm khả năng đổ bộ của hải quân Nhật và như thế chắc chắn phía Nhật sẽ để lộ không ít thông tin quí giá rất cần cho hải quân Mỹ. Krulak thuyết phục viên sĩ quan tình báo hạm đội cho mình mượn một tàu kéo và một người chụp ảnh. Chuyến mạo hiểm này đã đem lại những thông tin hữu ích và được đánh giá cao đến độ các bức ảnh chụp tàu Nhật do Krulak thực hiện hồi đó hiện vẫn được trưng bày tại Viện bảo tàng Hải quân…

Trực thăng Mỹ là một trong những công cụ được sử dụng mạnh trong cuộc chiến Việt Nam. Trực thăng thực hiện các cuộc đổ bộ hành quân gọn lẹ và những đợt tấn công chớp nhoáng, giúp vận chuyển thương binh, vũ khí và cả lương thực. Trong cuộc chiến ở Việt Nam, lần đầu tiên Mỹ triển khai qui mô nhất loại máy bay này. Và Krulak là người đầu tiên chứ không ai khác đã nhìn thấy những đặc điểm tiện lợi của trực thăng, từ năm 1948, khi trực thăng chỉ được xem là món đồ chơi. Krulak đã thuyết phục quân đội thực hiện cuộc biểu diễn trực thăng tấn công lần đầu tiên vào ngày 23-5-1948 với thế hệ thứ nhất của loại Sikorsky mang ba lính hải quân, cất cánh từ một chiến hạm đóng ở trại Lejeune (Bắc Carolina).

Cái gọi là “chiến thuật trực thăng” được xem là chiến thuật mới vào năm 1963 ở Việt Nam, như vậy, thật ra đã được Krulak phác thảo từ trước đó 15 năm khi còn là trung tá ở Trường Hải quân tại Quantico (bang Virginia). Nói cách khác, Krulak - một cái tên dường như lạc lõng do bị hào quang của McNamara, Westmoreland, Harkins… che lấp - thật sự là nhân vật góp phần trách nhiệm đáng kể vào hoạt động quân sự Mỹ ở Việt Nam vào thập niên 1960...

(Về Victor Krulak, nguồn sử dụng trong bài là quyển “Vietnam – A History”, Stanley Karnow, Peguin Books, ấn bản revised and updated, 1997; trang 303, 309)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét