Câu chuyện tiêu cực trong tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ được Chủ tịch
QH Nguyễn Sinh Hùng và nhiều đại hội mổ xẻ. “Có phải tới nay các đồng
chí vẫn đào tạo, tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ như kiểu 20 năm trước? Tỷ
lệ chưa qua đào tạo còn rất lớn, ví như chưa qua đào tạo về chuyên môn
là 12%, chưa kể còn một tỷ lệ lớn chưa được đào tạo về lý luận chính
trị… Tựu trung lại, chất lượng cán bộ thế nào?” – Chủ tịch QH đặt câu
hỏi.
Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu nhấn mạnh: “Nghị quyết T.Ư 4 chỉ rõ một
bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất. Vậy qua giám sát, tình
hình này có giảm không, có vấn đề gì trong tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ
không?”.
Thay mặt Đoàn giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho
biết “báo cáo của Chính phủ không nêu rõ vấn đề có tiêu cực trong đào
tạo, tuyển dụng cán bộ. Ủy ban yêu cầu cung cấp, nhưng tới nay vẫn chưa
có báo cáo về vấn đề này”.
Theo Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình, chưa có dữ liệu để đánh giá
đúng về chất lượng cán bộ công chức (CBCC) từ trung ương đến địa phương.
“Đến cuối năm 2012, nhiều địa phương chưa có báo cáo về chất lượng
CBCC. Nhưng bước đầu đánh giá thì tỷ lệ CBCC không hoàn thành nhiệm vụ
là trên dưới 1%. Vẫn phải chờ thêm số liệu cụ thể để báo cáo Quốc hội”,
ông Bình cho hay.
Chủ nhiệm Ủy ban tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển nói: “Có ý
kiến 20-30% cán bộ không làm được việc, nếu giảm số này đi, bộ máy vẫn
đảm bảo. Vậy thực tế có đúng như vậy hay 100% cán bộ vẫn rất tốt? Sáng 8
giờ đến cơ quan, cà phê, ăn sáng xong mới làm việc; chiều 4-5 giờ lại
rủ nhau đi chơi thể thao… Với cách làm việc như thế thì mức lương như
hiện nay cũng là cao lắm rồi”, ông Hiển nói.
Tình trạng phong chức, phong tướng ở nhiều bộ, ngành cũng được các ủy
viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu lên. “Quy định bộ không quá 4 thứ
trưởng, nhưng tôi xem danh bạ có bộ tới 11 thứ trưởng, cấp tổng cục có
nơi cấp phó lên tới cả chục anh. Vậy trách nhiệm Bộ Nội vụ gác cổng cho
Chính phủ như thế nào?”, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nói.
Theo ông Phước, việc bổ nhiệm cán bộ rất loằng ngoằng, giống như bầu
cử phải qua các vòng lấy phiếu, nhưng không thực chất. Đương chức, Thủ
tướng Phan Văn Khải nói cách làm này rất khó xử lý cán bộ về sau, vì
không quy được trách nhiệm người đứng đầu (chẳng hạn bổ nhiệm cán bộ thì
bộ trưởng cũng chỉ được 1 phiếu bầu), không kỷ luật được ai.
“Cung cách bổ nhiệm nặng hình thức bằng cấp, có dấu hiệu tiêu cực,
tham nhũng. Chạy chức, chạy quyền, chạy việc nói từ lâu, ai cũng biết.
Quy định không bổ nhiệm người quá tuổi, phong tướng là để làm việc,
nhưng vẫn thấy có người được bổ nhiệm, phong tướng sau 1 năm rồi về nghỉ
hưu. Con số đó ở các bộ, địa phương như thế nào, tại sao giám sát lại
không nói đến?”, ông Phước nói. Ông cho rằng, tình trạng cục bộ trong bổ
nhiệm cán bộ, “bổ nhiệm cho đồng hương, đồng khói vẫn phổ biến”.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng, cần
xem lại mô hình bộ máy hiện nay. Mỗi bộ chỉ cần 3-4 thứ trưởng, nhưng
lại bổ nhiệm quá nhiều, bộ máy quá cồng kềnh, không hiệu quả, như vậy là
không hợp lý. “Chúng ta vẫn bổ nhiệm cán bộ theo cách bỏ phiếu, cứ trên
50% phiếu là bổ nhiệm, mà bỏ phiếu thì dĩ hòa vi quý sẽ được phiếu cao,
người làm được hay nói thẳng sẽ bị loại”, ông Hiển nói.
Chốt lại phiên thảo luận, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, cần
phải đánh giá xem chính sách, pháp luật về công tác tuyển dụng, bổ nhiệm
cán bộ hiện nay có gì hay để phát huy, chỉ rõ cái chưa hay, cái dở để
sửa.
Cơ chế, chính sách ấy có chọn được người có tài, có đức chưa hay từ
năm 1993 đến nay vẫn thế? Theo Chủ tịch QH, phải trả lời câu hỏi, nếu cứ
làm như hiện nay, liệu chúng ta có tìm được người tài đức “vừa hồng vừa
chuyên” không? Muốn tìm được người tài thực sự, phải chống tiêu cực từ
bên trong, bởi tiêu cực, bôi trơn và nạn chạy chọt ở khâu nào cũng có.
“Mặc quần đùi áo trắng, vợt mấy chục triệu, mà lương như thế thì làm
sao đủ tiêu? Ông ấy mới là ông tham nhũng, vì phải nghĩ cách để kiếm cái
nọ cái kia cho đủ tiêu chứ…” – Chủ tịch QH nhận định.
Theo Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, nếu không có đội ngũ cán bộ đủ tài, đủ đức thì sự nghiệp đổi mới khó thành công.
Vụ cháy TTTM Hải Dương: Cánh cửa cơ quan công quyền đóng chặt
“Xin lãnh đạo hãy tin dân” – đó là
câu nói của đa số tiểu thương khi trao đổi với phóng viên báo chí. Họ
kéo nhau lên UBND tỉnh cùng với một tờ đơn đề nghị lãnh đạo gặp dân một
lần và không quên mang theo video clip liên quan đến vụ cháy.
Cánh cửa công quyền đóng chặt với dân.
Xung quanh vụ cháy TTTM Hải Dương, mấy ngày gần đây dư luận xã hội
gần như được “định hình một cách khá rõ ràng” sau khi đại diện lãnh đạo
tỉnh, lãnh đạo CA tỉnh Hải Dương có những phát ngôn trên một số phương
tiện thông tin đại chúng với nội dung: công tác phòng cháy đã rất kịp
thời và có trách nhiệm.
Có mặt sớm tại hiện trường và kiên trì theo đuổi vụ việc, sau những phát
ngôn trên, PV Lao Động tiếp tục tới Hải Dương và chứng kiến cảnh tiểu
thương tiếp tục mang đơn kiến nghị lên UBND. Tuy vậy, cánh cửa công
quyền dường như đóng quá chặt với người dân.
Đưa đơn qua cánh cổng
Chiều nay (21.9), hàng trăm tiểu thương lại kéo nhau đến trụ sở UBND
tỉnh Hải Dương số 45 Quang Trung, thành phố Hải Dương để phản đối những
phát ngôn gây sốc của chính quyền địa phương liên quan đến vụ cháy.
Trước đó, chiều 20.9, hàng chục hộ kinh doanh trong TTTM cũng kéo đến
đây, chầu chực gặp lãnh đạo tỉnh để rồi trở về trong vô vọng.
Ngay khi thấy tiểu thương kéo nhau lên đòi gặp lãnh đạo thì tất cả
các cánh cửa từ cửa chính đến cửa phụ của UBND tỉnh lập tức được đóng
chặt. Nội bất xuất, ngoại bất nhập, chỉ có gần chục cán bộ công an có
mặt để giữ an ninh. Người dân hết đứng rồi ngồi, la liệt nơi cơ quan
công quyền với vẻ mệt mỏi. Tại đây một lần nữa họ lại ôm nhau khóc. Nước
mắt chảy dài trên những khuôn mặt hốc hác vì đã 7 ngày nay mất ăn, mất
ngủ.
Tiểu thương Dư Thị Thái, chủ quầy giày dép trong trung tâm thương mại
gạt nước mắt cho biết: Chúng tôi cùng nhau lên Ủy ban tỉnh không phải
để gây náo loạn mà chỉ để xin gặp lãnh đạo nộp cái đơn đề nghị lãnh đạo
gặp gỡ tiểu thương, lắng nghe tiểu thương một lần. Còn báo cáo mà UBND
tỉnh gửi Chính phủ như thế là sai sự thật rồi. Tại sao lãnh đạo nghe một
phía PCCC nói được, phía ban quản lý chợ giải trình được mà không lắng
nghe lấy một lần hơn 500 người dân lao động đang chịu cảnh khánh kiệt.
Thử nghe dân một lần xem dân có đúng không, có lý không chứ?”
Còn tiểu thương Nguyễn Văn Thanh, sinh 1960, ở phố Hồng Chân, thành
phố Hải Dương bức xúc: Cháy từ lúc 1h nhưng chính quyền vẫn bảo đã kịp
thời dập cháy khi nhận được tin lúc 3h25. Chúng tôi có điên đâu mà không
gọi cứu hỏa để đứng nhìn tài sản mình bị thiêu rụi. Vợ tôi (bà Huỳnh
Thị Nga, chủ một gian hàng trong trung tâm) đã ngất tại chỗ khi nhìn
thấy tài sản mình bị thiêu đốt. Hôm nay chúng tôi lên đây chỉ muốn nộp
cái đơn. Nhưng mấy tiếng đồng hồ rồi cửa Ủy ban vẫn đóng rất chặt. Nếu
chính quyền cảm thấy mình đúng. Mình đã làm hết mình vì nhân dân thì làm
sao lại sợ phải gặp dân?”
Đến cuối giờ chiều ngày hôm qua thì nguyện vọng to lớn của 500 tiểu
thương đã được chấp nhận. Đó là nộp xong đơn, bằng cách chuyển đơn qua
bờ rào tường bao. Cán bộ văn phòng ủy ban nhận đơn kèm theo một tờ giấy
viết tay biên nhận đã nhận đơn của dân. Nộp xong đơn,người dân kéo nhau
ra về trong nước mắt và thất vọng.
“Xin lãnh đạo hãy tin dân”
Đó là câu nói của đa số tiểu thương khi trao đổi với phong viên báo
chí. Họ kéo nhau lên UBND tỉnh cùng với một tờ đơn đề nghị lãnh đạo gặp
dân một lần và không quên mang theo video clip liên quan đến vụ cháy.
Không giao nộp được cho chính quyền họ khẩn khoản nhờ báo chí nhận giùm
họ. “Bởi chúng tôi giữ lại, xem lại rồi lại khóc, lại ức và lại muốn
chết”.
Theo ghi nhận của PV Lao Động, đoạn video quay liên tục từ lúc 3h45
đến 6h sáng 15.9 về toàn cảnh vụ cháy Trung tâm thương mại Hải Dương.
Theo đó, clip thứ nhất dài 01 phút 15 giây, quay lúc 3 giờ 45 phút, ngày
15.9, khi lửa đang cháy dữ dội, những luồng khói đen cuồn cuộn bốc lên.
Những tiếng nổ kinh hoàng cùng tiếng rơi vỡ loảng xoảng của kính thuộc
khu tầng một trung tâm. Lúc này tại hiện trường cửa chính của trung tâm
chỉ có toàn người dân, không một bóng chiến sỹ PCCC nào có mặt.
Clip thứ hai có độ dài gần 01 phút, quay lúc 3 giờ 59 phút, xuất hiện
nhiều người đi xe máy đến trước khu vực cửa chính TTTM với những tiếng
la hét thất thanh. Lửa đã cháy bùng lên khủng khiếp, khu tầng 1 đã thành
chảo lửa. Vẫn chưa hề thấy một động thái chữa cháy nào của Ban quản lý
chợ hay là PCCC Hải Dương. Trong lúc đó, lửa đã bắt đầu leo lên tầng
hai.
Clip thứ ba có độ dài 01 phút 06 giây, quay lúc 04 giờ 06 phút. Lúc
này lửa đang bùng cháy dữ dội cả tầng 1 lẫn tầng 2. Lửa rừng rực, khói
đen ngút trời, dân một ngày một đông hơn, tiếng khóc, tiếng kêu cứu nghe
rõ dần. Mặc dù vậy vẫn chưa thấy xuất hiện xe cứu hỏa.
Đến clip thứ 4, có độ dài 01 phút 7 giây, quay lúc 04 giờ 16 phút mới
thấy xuất hiện đèn báo hiệu của xe cứu hỏa đầu tiên. Đồng thời, có
tiếng một người phụ nữ hỏi: “Có một xe cứu hỏa hả chú”, người đàn ông
đáp: “Có hai xe”. Một lát sau có tiếng một người phụ nữ kêu lên: “Thế
này thì giết chết dân rồi, giời ơi là giời”.
Mặc dù đã xuất hiện xe cứu hỏa nhưng vẫn chưa có vòi phun nước nào
được phun vào trước cửa chính tầng 1 và tầng 2 (phía quảng trường).
Trong khi đó, lửa đang cháy dữ dội lên tầng 3. Xe cứu hỏa đến nhưng chả
hiểu làm gì mà không phun nước chữa cháy chỉ có cái đèn báo nhấp nháy là
chứng minh sự có hiện diện của phương tiện đặc chủng này.
Một clip khác có độ dài hơn 01 phút, quay lúc 4 giờ 39 phút. Lúc này
lửa không còn cháy dữ dội từ tầng 1 và xuất hiện thêm mấy đèn tín hiệu
của xe cứu hỏa. Trong đó, có tiếng khóc của một người đàn ông trong sự
bất lực: “Bây giờ tầng 1 còn gì đâu mà phun nước vào làm gì?”.
Trước đó cơ quan chính quyền trước đó khẳng định: PCCC nhận được tin
báo cháy lúc 3h25 phút và lập tức 5 phút sau họ đã kịp thời có mặt”.
Tiểu thưởng bức xúc hỏi: 5 phút của PCCC kéo dài từ 3h25 phút đến 4h16
phút sao?
Theo Songmoi
Chủ đầu tư phía Bắc ‘lên tiếng’: Nhiều bất động sản phía Bắc liên tục bung hàng
Tiếp bước thị trường phía Nam, nhiều doanh nghiệp bất động sản phía Bắc liên tục bung hàng.
Từ đầu tháng 9 đến nay, thị trường địa ốc Hà Nội liên tục đón nhận
các đợt bung hàng của chủ đầu tư, sàn bất động sản. Đặc biệt, việc mở
bán không chỉ diễn ra với căn hộ giá trung bình, mà còn cả sản phẩm căn
hộ cao cấp, thậm chí với cả sản phẩm nhà biệt thự, liền kề, vốn được cho
là có thanh khoản rất khó khăn hiện nay.
Ngay từ những ngày đầu của tháng 9/2013, Liên minh sàn G5 đã ký hợp
tác và mở bán căn hộ Dự án Discovery Complex (quận Cầu Giấy). Theo một
đại diện của Liên minh G5, thanh khoản của phân khúc cao cấp hiện nay
rất khó khăn, song nhu cầu không phải không có, đặc biệt là các dự án
chứng minh được tiến độ và chất lượng, nên Liên minh quyết định mở bán
dự án này.
“Với mức giá bán hợp lý, tiến độ thanh toán nhiều đợt và được Ngân
hàng BIDV tài trợ vốn với lãi suất thấp, chúng tôi hy vọng sẽ bán được
sản phẩm”, vị đại diện này cho biết. Mới đây, CTCP Dịch vụ địa ốc Đất
Xanh Miền Bắc cũng đã mở bán nhà liền kề, biệt thự tại Dự án Xuân Phương
của Viglacera. Đây là động thái hiếm hoi, bởi tại thị trường Hà Nội
trong suốt 2 năm qua, các đợt mở bán nhà liền kề, biệt thự chỉ đếm trên
đầu ngón tay. Giá trị lớn, tính thanh khoản không cao, nên kết quả các
đợt mở bán nhà liền kề, biệt thự trước đây cũng rất khiêm tốn.
Ông Vũ Cương Quyết, Tổng giám đốc Đất Xanh Miền Bắc cho rằng, đúng là
mức giá từ 3,5 đến trên 4 tỷ đồng mỗi căn không phải thấp, song hiện Dự
án Xuân Phương đã hoàn thiện hạ tầng, nhà đã đủ điều kiện bàn giao, nên
đơn vị phân phối vẫn kỳ vọng sẽ bán được số lượng sản phẩm nhất định
trong đợt mở bán.
Trong khi đó, sau 2 đợt mở bán hồi đầu năm không mấy thành công, Sàn
giao dịch Bất động sản Sudico (Suree), đơn vị con của CTCP Đầu tư phát
triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (Sudico), chủ đầu tư Dự án Nam
An Khánh, đơn vị được ủy quyền phân phối Dự án đã liên minh với 4 sàn
giao dịch lớn khác trên địa bàn là Maxland, EZPROPERTY, Thăng Long và
Đất Xanh miền Bắc để tiếp tục mở bán nhà liền kề, biệt thự tại dự án
này. Đây được đánh giá là những sàn giao dịch lớn và hoạt động khá hiệu
quả trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
Một đại diện của Suree cho biết, tại 2 đợt mở bán trước, mặc dù thị
trường rất khó khăn, nhưng vẫn bán được gần 100 sản phẩm. Trong khi đó,
bắt đầu từ quý IV/2013, chủ đầu tư sẽ tiến hành hoàn thiện hạ tầng trong
dự án, tiến hành trồng cây xanh… để Dự án đáp ứng những điều kiện sống
cơ bản, có thể thu hút được cư dân chuyển về sinh sống. Vì vậy, các đơn
vị phân phối kỳ vọng sẽ bán được khá hơn trong đợt mở bán lần này.
Trong khi một số sàn chuyển hướng sang mở bán căn hộ cao cấp, đất nền
để thăm dò thị trường, thì một số sàn giao dịch tiếp tục mở bán dự án
căn hộ giá rẻ và giá trung bình, vốn là dòng sản phẩm có tính thanh
khoản cao nhất trên thị trường thời gian gần đây.
Ông Phạm Thanh Hưng, Phó tổng giám đốc CenGroup cho biết, sau thời
gian giãn tiến độ mở bán căn hộ Phúc Thịnh (huyện Hoài Đức), ngày 14/9,
đơn vị này tiếp tục đợt mở bán mới. Đợt mở bán này cũng đã thu hút được
khá đông khách hàng có nhu cầu đến tham quan, đặt cọc và mua hàng.
Đại diện của CenGroup cho biết, ngoài việc mở bán căn hộ Phúc Thịnh
Tower, sắp tới, đơn vị này tiếp tục ra hàng tại 2 dự án căn hộ mới. Đặc
biệt, 2 dự án này đều đã được chủ đầu tư xây thô xong, đều nằm ở khu
trung tâm, nhưng lại có mức giá dưới 20 triệu đồng/m2. Vì vậy, vị này
cho rằng, khi công bố tiến hành mở bán, căn hộ 2 dự án này chắc chắn sẽ
thu hút được đông đảo khách hàng có nhu cầu mua nhà.
THEO VINACORP
Quận Tây Hồ cưỡng chế sai còn vi phạm luật Báo chí
Sáng hôm 17/9/2013, thực hiện kế hoạch
165/KH-UBND ngày 6/9/2013, UBND quận Tây Hồ đã huy động một lực lượng
lớn cảnh sát, an ninh, dân phòng, thanh tra và nhiều đơn vị khác có
trang bị súng, dùi cui, gậy gộc tiến hành cưỡng chế 4 gia đình đang cư
trú hợp pháp tại 222 đường Hoàng Hoa Thám. Điều bức xúc là UBND quận Tây
Hồ tiến hành cưỡng chế sai quy định khi đưa công an vào phá nhà dân nằm
ngoài chỉ giới đường đỏ của dự án những … 200 mét. Người dân khu vực
thì ngơ ngác, phóng viên bị nện cho tan tác, 4 gia đình diện cưỡng chế
thì bị đối xử tàn ác.
Một số phóng viên kịp đến hiện trường thì đã bị Công an dưới bàn tay
sắt của Thượng tá Nguyễn Hữu Thọ (Phó trưởng Công an quận Tây Hồ) tịch
thu hết máy ảnh, máy quay phim, đồng thời dọa xích cho về quận (mặc dù
đã trình thẻ phóng viên theo đúng quy định). Phóng viên phải hộc tốc về
khóc với tướng Chung “con” (Giám đốc CA Hà Nội) mới xin lại được dụng cụ
hành nghề.
Nghiêm trọng hơn, ông Khánh, một trong 4 hộ gia đình bị cưỡng chế
sai, khi tiếp xúc với phóng viên tại hiện trường theo đúng luật Báo chí
đã bị an ninh bắt, cho lên xe chở tội phạm chở thẳng về đồn tạm giam.
Dự án Văn Cao – Hồ Tây đoạn thông ra Hồ Tây (cũng giống nút giao Phú
Thượng – Dự án Cầu Nhật Tân) hoàn toàn do các quan quận với thành phố tự
vẽ ra trái với quy hoạch do Thủ tướng phê duyệt. Đoạn tự vẽ này vi phạm
một số quần thể di tích lịch sử, khảo cổ, làm cho hơn 200 hộ dân mất
nhà. Tuy nhiên, nó khiến đất – nhà của ông Vũ Hồng Khanh nhảy ra mặt
đường rất đẹp. Ông Vũ Hồng Khanh trước đây là Bí thư quận Tây Hồ, nay là
Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND Tp Hà Nội.
Theo Cầu Nhật Tân
Chính sách đền bù tại Cầu Nhật Tân: chính quyền đang chơi trò mèo – chuột?
Ngày 19/9/2013, UBND quận Tây
Hồ đã bất ngờ triệu tập hàng trăm hộ dân phường Phú Thượng để thông báo
một số chính sách đền bù GPMB mới trong dự án cầu Nhật Tân. Theo QĐ số
5498/QĐ-UBND ngày 11/9/2013, giá đất bồi thường cho sẽ được điều chỉnh
tăng từ 17.712.000 đồng/m2 lên 23.112.000 đồng/m2 (đất vị trí 2); từ
15.120.00 đồng/m2 lên 19.656.000 đồng/m2 (đất vị trí 3, 4). Bên cạnh đó,
theo QĐ số 4726/QĐ-STC ngày 4/9/2013 của Sở Tài chính, các hộ dân sẽ
được mua nhà tái định cư với giá 16.506.000 đồng/m2. Với chính sách này,
người dân có nguy cơ bị bóc lột một lần nữa.
Cụ thể, giá đất ở so với phương án giá cũ chỉ tăng hơn 5 triệu
đồng/m2 nhưng giá nhà do ông Thành phố bán cho dân lại tăng gần 9
triệu/m2. Như vậy, người dân bị mất thêm tiền chứ không phải được thêm
chút quyền lợi gì (mặc dù chính quyền hứa hỗ trợ khoản chênh lệch do
phản ứng của dân).
Chất lượng nhà tái định cư thì được người dân phản ánh như sau:
Hôm 9/9/2013, chính ông Vũ Hồng Khanh (Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội)
thông báo rằng UBND thành phố chấp thuận áp dụng hệ số đền bù K1,8 (1,8
lần khung giá đất ban hành) với mọi phương án đền bù tại Cầu Nhật Tân
(kể cả các phương án đã phê duyệt trước đây). Như vậy, khoản đền bù ĐẤT
NÔNG NGHIỆP cũng phải được tính lại theo hệ số trên và bà con sẽ được
truy lĩnh số tiền chênh lệch. Nội dung này vẫn bị UBND quận Tây Hồ giữ
bí mật.
Chưa đề cập những sai phạm quy hoạch tại nút giao Phú Thượng, điều dễ
nhận thấy là chính UBND Thành phố HN và chính quyền đang chơi trò mèo –
chuột với dân.
Ngày 18/7/2013, UBND TP Hà Nội đã ban hành
Quyết định 27/2013/QĐ-UBND
quy định chi tiết giá đất ở làm căn cứ bồi thường hỗ trợ và tái định cư
khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội. QĐ này có hiệu lực từ
27/7/2013.
Khoản 1 Điều 1 của Quyết định nêu rõ: Sau khi ra quyết định thu hồi
đất, trong trường hợp giá đền bù chưa sát với giá chuyển nhượng thực tế
trên thị trường thì UBND quận/huyện nơi thu hồi đất tổ chức điều tra,
khảo sát giá đất thực tế, đề xuất điều chỉnh làm căn cứ đền bù hỗ trợ
phù hợp với thực tế, trình UBND TP phê duyệt
Tại khu vực cầu Nhật Tân, ngay từ tháng 3/2010, quận Tây Hồ đã khẳng
định bằng văn bản giá trúng thầu đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ lẻ, xen
kẹt tại cụm 7 phường Phú Thượng là 72 triệu đồng/m2. Nay, chính quyền
chưa tiến hành khảo sát mà đã tự đưa ra một mức giá vô căn cứ (thấp hơn
nhiều so với giá đất thực tế) để đền bù GPMB là việc làm trái pháp luật,
gây thiệt hại rất lớn cho dân.
Theo Cầu Nhật Tân
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CHO TƯƠNG LAI CỦA VIỆT NAM
Có một quy luật bất di, bất dịch là, không phải phong trào
đòi nhân quyền hay tình hình dân hy sinh mạng sống, để đòi sự công bằng
gần đây làm cho các chính khách đang cầm quyền ở Việt Nam hiện nay muốn
thay đổi. Vì chưa bao giờ trong lịch sử của các đảng cộng sản có vai trò
của người dân làm họ phải thay đổi. Mà phải thấy rằng, sự thay đổi bắt
đầu từ nơi khác. Nơi mà quyết định đến sự sống còn của nhà cầm quyền
Việt Nam hiện tại.
Gần đây cộng đồng Việt Nam trong nước có nhiều ý kiến nhìn tương lai
nước Việt trái chiều nhau. Một lượng lớn nhìn sự phát triển của tương
lai Việt Nam là sáng lạng. Một lượng người khác cũng không nhỏ hơn lại
nhìn vấn đề này tối như mực Tàu.
Cả hai đều có lý lẽ để phân tích, nhưng để hệ thống những khó khăn và
thuận lợi thì chưa được hệ thống mạch lạc. Bài viết này nhằm vào một số
yếu tố thuận lợi và khó khăn của đất nước, hòng tìm ra con đường tốt
nhất trong tương lai.
Thuận lợi
Thuận lợi đầu tiên của thế giới là, một loạt các thể chế độc
tài ở các quốc gia nhỏ trên thế giới sau một thời gian đi theo con đường
cộng sản hoặc xã hội chủ nghĩa, hoặc nền chính trị thần quyền, thế
quyền cực đoan sụp đổ và chuyển đổi theo những cách khác nhau.
Ở Trung Đông và Bắc Phi là hậu quả của những cuộc cách mạng xã hội do
người dân không còn chịu đựng được các chế độ độc tài. Ở Đông Nam Á lại
tốt đẹp đến gây ngỡ ngàng cả thế giới, với Miến Điện tiên phong làm một
cuộc cách mạng nhẹ nhàng hơn cả Đông Âu và Liên Xô cũ.
Thuận lợi thứ hai, và chính là động lực thúc đẩy buộc chính
trị Việt Nam phải thay đổi là, kinh tế nước nhà đang trong cơn bĩ cực,
chưa thấy đáy. Trong khi đó, đồng minh thân cận nhất, và cũng là quốc
gia mà Việt Nam đã, đang sao y bản chính, nhờ vã, quan hệ làm ăn nhiều
nhất, cũng là trụ cột cánh tả lớn nhất sau khi Liên Xô Đông Âu sụp đổ,
là Trung Hoa đang trong cơn sóng dữ về kinh tế tài chính, vì một nền
chính trị đã lỗi thời. Ốc chưa lo được mình ốc, thì làm sao ôm nỗi đàn
em?
Nhưng cái động lực quan trọng nhất buộc chính trị và kinh tế
Việt Nam phải thay đổi lại chính là nơi khác. Nơi mà nền chính trị và
kinh tế hoàn toàn đi ngược với bản chính của Việt Nam đang sao chép –
Hoa Kỳ và “tư bản giãy chết”. Trong cơn bĩ cực cả kinh tế và chính trị
thì cái phao cứu sinh của Hoa Kỳ xuất hiện – TPP: Trans-Pacific
Partnership. Đây là cái quyết định sinh mệnh chính trị và kinh tế của
nhà cầm quyền ở Việt Nam hiện nay, nhưng nó cũng là rào cản khó khăn
nhất không dễ vượt qua. Tại sao?
Khó khăn:
Khó khăn đầu tiên là địa chính trị. Nếu như địa chính trị là
một thuận lợi to lớn cho Việt Nam, thì địa chính trị lại là khó khăn lớn
nhất làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nước Việt hơn 2.000 năm qua.
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Câu tục ngữ này cho tới nay đã luôn
đúng cho Việt Nam, và một số quốc gia láng giềng với Trung Hoa. Với Việt
Nam, hơn một nửa thời gian là chiến tranh và chịu làm chư hầu từ tư
tưởng đến hành động, ngay cả hiện tại cũng không tránh khỏi. Nếu không
nói rằng khi Trung Hoa còn vững vàng thì Việt Nam khó thay đổi. Bắc Hàn,
Pakistan, Lào và Việt Nam không ngoại lệ, chỉ cách đây vài năm Miến
Điện cũng vậy.
Khó khăn thứ hai là tư tưởng chủ đạo mọi hành động. Tư tưởng
quyết định mọi hành động, nhưng nước Việt hơn 100 năm qua, chưa có nhà
tư tưởng nào nắm được chính quyền. Ngược lại, những chính khách chèo lái
con thuyền Việt Nam chỉ là những người đi sao chép và áp dụng những tư
tưởng của trời Tây, hoặc trời Đông một cách méo mó, phi khoa học. Cho
nên hình thái kinh tế chính trị tại Việt Nam sau thời Pháp thuộc ở miền
Bắc, và sau 1975 trong cả nước chưa bao giờ là do người Việt tạo ra để
phù hợp với dân và nước Việt, mà toàn là bản sao của ngoại bang.
Khó khăn thứ ba là khó khăn về văn hóa. Văn hóa làng xã, ăn
chắc mặc bền của tiểu nông nó là cái tốt, nhưng nó lại là cái xấu khi
cần thay đổi. Đó là 2 mặt cho mọi vấn đề ở Việt Nam trong hàng ngàn năm
nay. Văn hóa là động lực của sự phát triển, mà cũng là nguyên nhân níu
kéo xã hội chậm tiến. Đặc biệt, vừa cách đây 2 hôm người ta vẫn còn tổ
chức
hội nghị khoa học ca ngợi cái đề cương văn hóa 1943 là chính trị, kinh tế, khoa học, dân tộc và tinh hoa của thời đại, trong khi nó là
nguyên nhân của suy đồi văn hóa và giáo dục trong suốt 70 năm qua.
Khó khăn cuối cùng là quyền lợi của các nhóm trong hệ thống cầm quyền.
Mọi thay đổi đều dẫn đến giảm và hạn chế quyền lợi của các nhóm cầm
quyền, mà đặc biệt là chế độ đơn nguyên tập quyền hiện nay ở Việt Nam.
Các thế hệ thứ tư trở về trước đã có phần miếng bánh, có thể họ muốn
thay đổi, nhưng thế hệ kế tiếp bánh chưa được chia phần. Hơn nữa, thay
đổi không khéo, thì có thể diễn ra tình trạng đòi bạch hóa tội trạng.
Trong khi đó,
hai cái phàm là của Mao nó làm ra một nhùi rối bùng nhùng, không thể gỡ ra khỏi tình trạng chính trị hiện nay.
Để gỡ rối cho tình hình kinh tế chính trị hiện nay là những thách thức và cơ hội của nhà cầm quyền tôi đã viết bài:
Xóa cấm vận, WTO và TPP, những cơ hội cho Việt Nam từ Hoa Kỳ. Và điều đó đã được khẳng định trong một
phỏng vấn mới đây
với ông có kinh nghiệm về đàm phán về WTO và BTA với Hoa Kỳ rằng, trong
năm 2013 việc để Việt Nam vào được TPP là không có. Nhưng nếu điểm lại
lịch sử thì, việc đàm phán những vấn đề lớn này của Việt Nam luôn có đơn
vị thời gian bằng thập kỷ. Trong khi đó đàm phán TPP hiện đang ở năm
thứ 3.
Tất cả những thuận lợi và khó khăn trên đã được minh chứng qua con
đường đi của 27 năm qua chỉ có cởi trói, không có đổi mới, và sao y bản
chính của Trung Hoa. Mọi sự cởi trói hay siết lại – nôm na là mở cửa he
hé, rồi khép lại – đều vì sinh mạng chính trị của giai cấp cầm quyền.
Và cũng dễ dàng thấy được rằng, tương lai trong thập kỷ này, tình
hình chính trị và kinh tế Việt Nam chưa thấy có ánh sáng để khởi sắc.
THEO BS HỒ HẢI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét