Nhìn thẳng vào việc dân dùng vũ lực phản ứng quan chức
Giải quyết mâu thuẫn bằng vũ lực
Mới đây nhất vào ngày 11/9, Đặng Ngọc Viết (42 tuổi, đăng ký thường trú tại số nhà 11, ngõ 345, tổ 48, P.Kỳ Bá, TP.Thái Bình) đã xông vào Trung tâm phát triển quỹ đất rút súng bắn vào những người có mặt. Hậu quả, một phó giám đốc trung tâm bị thiệt mạng và 3 người khác bị thương. Sau khi gây án, Viết chạy ra cổng, lấy xe máy chạy về một ngôi chùa là quê gốc của Viết ở ở xã Trà Giang, H.Kiến Xương, Thái Bình và dùng súng tự sát. Được biết, Viết gây án có thể xuất phát từ việc trước đó Trung tâm phát triển quỹ đất giải phóng mặt bằng tại khu ruộng của gia đình Viết. Đội giải phóng mặt bằng có tiến hành giải quyết đền bù cho một số trường hợp, trong đó có trường hợp của gia đình Đặng Ngọc Viết nhưng gia đình Viết không đồng tình với quan điểm giải quyết của cơ quan chức năng. Dù theo quan điểm của cơ quan chức năng, họ đã giải quyết đền bù theo đúng pháp luật, có lý có tình...
Trước đó, đầu năm 2012, huyện Tiên Lãng đã tiến hành cưỡng chế với lực lượng đông đảo hơn 100 người bao gồm cả lực lượng công an và quân đội do Phó chủ tịch huyện Nguyễn Văn Khanh làm trưởng ban cưỡng chế nhưng đã bị gia đình ông Đoàn Văn Vươn chống trả. Gia đình nhà Đoàn Văn Vươn- bị cưỡng chế- đã dùng mìn tự chế và đạn hoa cải bắn trả, hậu quả là 4 công an và 2 người thuộc ngành quân đội bị thương.
Không chỉ trong lĩnh vực liên quan đến đất đai, ở nhiều lĩnh vực khác cũng xảy ra những sự việc người dân dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Vào đêm 4/9 bệnh viện đa khoa Vinh (Nghệ An) đã tiếp nhận sản phụ Nguyễn Thị Vinh mang thai hơn 9 tháng. Không lâu sau, chị Vinh kêu đau bụng dữ dội và được y tá cho uống 3 viên thuốc. Sau đó sản phụ và thai nhi chưa sinh đều tử vong. Phía gia đình bức xúc nên đã gây áp lực với bệnh viện, đập vỡ một số kính ở khoa Sản, buộc bệnh viện phải báo cáo với nhà chức trách nhờ can thiệp.
Hiện trường một vụ đập phá bệnh viện của người nhà bệnh nhân.
Vào ngày 8/8, ông Nguyễn Xuân Hồng nhập viện BV đa khoa Hà Tĩnh để điều
trị với chẩn đoán bị viêm xương. Đến trưa 12/8, các y, bác sĩ tiêm thuốc
kháng sinh Trikazim và Ciprofloxacin Kabi cho ông Hồng. Ông Hồng tử
vong do sốc phản vệ. Trước cái chết đột ngột của ông Hồng, nhiều người
thân có mặt tại bệnh viện đã tỏ ra bất bình, đập vỡ một số máy móc, đánh
bị thương bác sĩ Mai Văn Lục (Trưởng khoa Hồi sức tích cực) và 3 y, bác
sỹ khác của khoa này. Công an TP.Hà Tĩnh phải huy động hơn 40 người mới
kiểm soát được vụ việc. Trước đó vào tháng 7 năm 2012, 30 người nhà của
một sản phụ bị thiệt mạng khi lâm bồn đã kéo đến bệnh viện Sản Nhi Cà
Mau đập phá bệnh viện và đòi làm rõ nguyên nhân cái chết.
Cần tìm ra căn nguyên
Không phải người dân không hiểu luật... "Theo tôi, không phải họ không hiểu biết pháp luật mà như trường hợp của ông Đoàn Văn Vươn là trường hợp bị dồn vào nước đường cùng, họ phải hành động theo cách của họ tự cho là có tác dụng nhất. Hiện nay có nhiều nơi, nhiều chỗ những người làm công bộc hành động nhũng nhiễu gây mất niềm tin của người dân vào hệ thống luật pháp, khiến cho họ không biết tin tưởng vào đâu, không biết ai là người bênh vực quyền lợi của mình. Tuy nhiên, dù chính quyền có làm sai có quan liêu, không quan tâm, xử lý không thích đáng nhưng việc người dân tự phát dùng vũ lực để giải quyết sự việc thì lại thành sai, vi phạm pháp luật. Họ làm như vậy sẽ khiến bản thân họ từ người đúng trở thành người sai và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật" - chuyên gia xã hội học Trịnh Hoà Bình nhận định. |
Tình trạng người dân không giải quyết được vấn đề liên quan đến quyền
lợi của bản thân và gia đình đến cơ quan có thẩm quyền, hành hung người
thi hành công vụ đang có xu hướng gia tăng.
Trao đổi với báo Người đưa tin về vấn đề trên, ông Hà Tuấn Trung, nguyên
Ủy viên Ủy ban Kiểm tra TƯ khóa VII cho rằng: “Nhiều người dân làm theo
con đường chính danh, đến các cơ quan chức năng nhưng không được giải
quyết thỏa đáng. Những cơ quan này không giải quyết được sự việc, hoặc
có giải quyết thì từ cấp cao lại chuyển về địa phương, lòng vòng lâu
ngày như vậy khiến cho người dân không còn tin tưởng nữa. Họ cùng quẫn
và làm liều. Họ biết họ hành động như vậy có thể tù tội, thậm chí có thể
bị tử hình như trường hợp ở Thái Bình. Tuy nhiên sự việc người dân dùng
vũ lực cũng là tiếng chuông thể hiện ở trong dân còn nhiều bức xúc chưa
được giải quyết. Nếu không tìm ra căn nguyên của vấn đề để chấn chỉnh,
sửa chữa thì còn có nhiều vấn đề phức tạp khác nữa”.
Ông Trung cũng cho rằng, những sự việc vụ Đoàn Văn Vươn, vụ Đặng Ngọc
Viết (Thái Bình)... như hồi chuông cảnh báo về việc những cán bộ làm
việc thiếu trách nhiệm, đứng trên pháp luật khiến cho người dân không
còn tin tưởng. Những công bộc của dân mà làm bậy, tham nhũng... nên
người dân không tin những người đó có thể giải quyết cho mình theo đúng
công lý. Vì không tin nên họ đành phải làm liều, biểu hiện bằng thái độ
cực đoan. Những sự việc đó có thể không hay nhưng cũng là điều để cho
các cấp biết rằng tình hình hiện nay có vấn đề rồi và không thể coi
thường. Cần phải xem lại căn nguyên của vấn đề chứ không chỉ đi tìm
nguyên nhân của từng vụ.
Đồng quan điểm với ông Hà Tuấn Trung, TS, luật sư Lương Văn Tuấn, Trưởng
văn phòng Luật sư Tân Luật Hà Nội cho rằng: “Hiện nay hệ thống luật
pháp của chúng ta còn nhiều kẽ hở. Nhiều vấn đề của xã hội mà luật pháp
còn chưa đề cập hết. Đặc biệt, những người, đơn vị thực thi pháp luật
đôi khi còn chưa làm hết chức trách của mình. Những người như Đặng Ngọc
Viết ở tỉnh Thái Bình, hay Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng cũng đã thực hiện
đúng những quy trình như trong pháp luật quy định, tuy nhiên cách giải
quyết của cơ quan chức năng khiến họ không tìm được lời giải, gây ức
chế. Họ là những người, biết rằng hành động xả súng vào người khác là
sai, là có thể bị đi tù, thậm chí là tử hình. Chính vì ý thức được trách
nhiệm mình sẽ phải nhận nên sau đó Đặng Ngọc Viết mới tự tử. Vậy thì vì
sao họ lại hành động!? Đây là câu hỏi mà những người có trách nhiệm
cũng cần xem xét thấu đáo. Tuy nhiên mọi vấn đề chưa thông, chưa rõ thì
cần phải có cơ quan có trách nhiệm trả lời, giải quyết, chứ không được
phép sử dụng vũ lực như những vụ án đã xảy ra thời gian qua.
Thành Huế
(Người Đưa tin)
Vụ Đinh Đức Lập: Âm mưu mượn tay tập thể xin được ở lại
Hai nhà báo gửi đơn đề nghị xử lý ông Lập,
ông Khánh tới ông Nguyễn Thiện Nhân – Chủ tịch
UBTWMTTQVN.
Bộ Chính trị phân công Ủy viên Bộ Chính trị
Nguyễn Thiện Nhân giữ chức Bí thư Đảng Đoàn Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
Ông Lập, ông Khánh có dụng ý gì khi trì hoãn
đăng tin ông Nguyễn Thiện Nhân là Chủ tịch MTTQVN.
Ông Lập, ông Khánh âm mưu tổ chức cuộc họp
Chi hội, Chi bộ để xin được tiếp tục ở lại lãnh đạo báo Đại Đoàn Kết.
Sáng
nay, 19/9, hai nhà báo Nguyễn Công Hoan và Đặng Thị Kim Ngân đã gửi đơn
tới ông Nguyễn Thiện Nhân – Ủy viên Bộ Chính trị - Chủ tịch Ủy Ban Trung ương
MTTQVN; Đảng ủy, Ban Thường
trực, Ban Tuyên giáo của MTTQVN; ông Lê Bá Trình – Phó Chủ tịch phụ trách khối
báo và tạp chí MTTQVN đề nghị xử lý kỷ luật ông Đinh Đức Lập – Tổng biên
tập và ông Nguyễn Quốc Khánh
– Phó tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết vì những sai phạm liên quan tới Dự án Khu đô thị Bắc Đại
Kim mở rộng xây dựng nhà cho CBCNV báo Đại Đoàn Kết, theo Công
văn số 336/CAHM ngày 28/5/2013 của cơ quan CSĐT Công an Quận Hoàng Mai –
TP. Hà Nội gửi Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
Chiều 18/9,
Ban tổ chức trung ương đã tổ chức công bố Quyết định của Bộ Chính trị phân công
Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Thiện Nhân về công tác và giữ chức Bí thư Đảng Đoàn
Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
Trước
đó, sự kiện ông Nguyễn Thiện Nhân về lãnh đạo MTTQVN được giới báo chí truyền
thông, blog trong nước và thế giới quan tâm, coi như một sự thay đổi lớn về diện
mạo, vai trò của hệ thống MTTQVN.
Thế nhưng, ông Lập, ông Khánh thuộc Ban Biên tập báo Đại Đoàn Kết
không biết với dụng ý gì đã cố tình cho đăng tin, bài về sự kiện này sau các
nhật báo, báo mạng một ngày
(các báo, blog đăng tin từ sáng 5/9, nhưng gần trưa 6/9 báo Đại Đoàn Kết điện
tử mới đăng). Đến nỗi báo RFA đăng bài thắc mắc về việc này (xin xem: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/nguyenthiennhan-fatherland-front-kh-09062013002441.html ). Chiều 10/9, tại cuộc họp với lãnh đạo báo
Đại Đoàn Kết, tân Chủ tịch MTTQVN Nguyễn Thiện Nhân đã chất vấn sự việc này với
ông Lập, ông Khánh. Đã vậy,
ông Lập, ông Khánh còn cố cãi là báo điện tử có đăng từ chiều 5/9, câu nói này
khiến Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân chán nản lắc đầu, vì ông biết, đến sáng 6/9,
báo điện tử Đại Đoàn Kết mới đăng, nhưng lại lẩn khuất trong bài báo: “Hội
nghị lần thứ 6 UBTƯ MTTQ Việt Nam khóa VII: Đưa Mặt trận ngang tầm nhiệm
vụ (06/09/2013)” xin xem: (http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1366&Chitiet=68920&Style=1
).
Biết trước
tình thế khó có thể trụ lại được tại báo Đại Đoàn Kết vì những sai phạm chồng
chất sẽ bị cơ quan chức năng phanh phui, công bố rõ ràng chứ không ỉm đi được
như hàng năm trời nay nhờ vào cái ô Vũ Trọng Kim cố tình không giải quyết đơn
tố cáo theo luật (Đến nay, Ban Thường trực Ủy Ban Trung ương MTTQVN vẫn
không giải quyết đơn tố cáo – Tạp chí Người làm báo (thuộc Hội nhà báo VN) đã
phản ánh việc này, xin xem: ( http://nguoilambao.vn/van-de-su-kien/50722-3-nha-bao-bi-ky-luat-tai-bao-dai-doan-ket-tiep-tuc-khieu-nai.html
) nên ông Lập, ông Khánh đã thông báo sẽ tổ chức hai cuộc họp vào ngày mai,
thứ sáu ngày 20/9. Theo đó, 10 giờ sẽ họp Chi hội nhà báo; 14 giờ sẽ họp Chi
bộ. Cả hai cuộc họp đều có chung mục đích sẽ đưa vấn đề để các Hội viên, Đảng
viên biểu quyết nhất trí làm công văn xin ông Nguyễn Thiện Nhân – Chủ tịch
MTTQVN và Đảng ủy, Ban Thường trực MTTQVN cho được tiếp tục ở lại làm lãnh đạo
báo Đại Đoàn Kết để có điều kiện cống hiến.
Tại cuộc họp Chi
bộ chiều 20/9, ông Lập, ông Khánh sẽ chuyển Đảng chính thức cho ông Lê Văn Đang
– Kế toán trưởng – Phó Ban Kế hoạch tài chính (ông Lập lấy về thay chỗ cháu
ruột Đinh Quang Sơn vừa bị kỷ luật). Vấn đề kết nạp Đảng của ông Đang gây
nhiều dị nghị vì 1/8/2012, ông Đang được nhận vào báo Đại Đoàn Kết, nhưng đến
14/9/2012, ông Đang quay về cơ quan cũ để kết nạp Đảng. Liệu nguyên tắc Đảng có
cho phép kết nạp Đảng cho người ngoài cơ quan không?.
Dưới đây,
chúng tôi xin đăng đơn đề nghị xử lý kỷ luật ông Lập và ông Khánh:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XỬ
LÝ KỶ LUẬT CÁN BỘ VI PHẠM
(Theo Công văn số 336/CAHM ngày 28/5/2013
của cơ quan CSĐT Công an Quận Hoàng Mai – TP. Hà Nội
gửi Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam)
Kính gửi: - Ông Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ
Chính trị
Chủ tịch Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Tôi là: Đặng Thị Kim Ngân
–
Nguyên Phó Trưởng Ban Khoa giáo báo Đại Đoàn Kết.
Hộ Khẩu thường trú:
*************. Điện thoại: *******
Kính thưa quý vị lãnh đạo!
Ngày 8/6/2013, tôi đã có Đơn đề nghị xử lý
kỷ luật ông Đinh Đức Lập – Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết và ông Nguyễn Quốc
Khánh – Phó Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết vì những sai phạm liên quan đến Dự
án Khu đô thị Bắc Đại Kim mở rộng xây dựng nhà cho CBCNV báo Đại
Đoàn Kết.
Đến nay, Đảng ủy và Ban Thường trực Ủy Ban Trung
ương MTTQ Việt Nam vẫn chưa hề xem xét, giải quyết đơn đề nghị của tôi.
Thưa quý vị lãnh đạo!
Kết luận của Công văn số 336/CAHM ngày
28/5/2013 của Cơ quan CSĐT Công an Quận Hoàng Mai (do Phó Thủ trưởng cơ quan
CSĐT Công an Quận Hoàng Mai – Thượng tá Nguyễn Tuấn Văn ký) gửi Ủy Ban Trung
ương MTTQ Việt Nam, sau khi đã xác minh, giải quyết “Đơn tố giác Ban Biên
tập và Ban hỗ trợ dự án báo Đại Đoàn Kết lợi dụng chủ trương tạo điều kiện xây
dựng nhà ở cho cán bộ công nhân viên báo Đại Đoàn Kết của TP. Hà Nội, sai phạm
trong quản lý tài chính, chiếm dụng vốn dự án của những người tham gia dự án”, nêu
rõ: “Trong việc thu – chi quản lý tiền quỹ dự án Ban hỗ trợ dự án báo Đại
Đoàn Kết đã không công khai cho những người góp vốn đầu tư biết việc quản lý số
tiền đã thu nhưng chưa nộp về chủ đầu tư là Công ty kinh doanh phát triển nhà
Hà Nội, tự ý phân chia nhau quản lý tiền quỹ. Thủ trưởng cơ quan báo cũng thiếu
kiểm tra trong quá trình tổ chức thực hiện dự án”. Và: “Việc phân
chia quản lý không có phiếu chi, không có giấy tờ biên nhận”.
Cơ quan CSĐT Công an Quận Hoàng Mai kiến nghị:
“Vì vậy Cơ quan CSĐT Công an Hoàng Mai kiến nghị Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt
Nam kiểm tra, kiểm điểm trách nhiệm và có hình thức xử lý đối với các sai phạm
của cán bộ Ban Hỗ trợ dự án báo Đại Đoàn Kết và Ban biên tập trong khâu tổ chức
quản lý thực hiện dự án”.
Thưa quý vị lãnh đạo!
Đến nay, theo thẩm quyền, Ban biên tập báo Đại
Đoàn Kết đã xử lý kỷ luật hai cán bộ trong Ban Hỗ trợ dự án báo Đại Đoàn Kết là
Đinh Quang Sơn – kế toán trưởng – cháu ruột Tổng biên tập Đinh Đức Lập và thủ
quỹ Lê Thị Kim Dung (tuy hình thức kỷ luật quá nhẹ so với mức độ vi phạm:
Thu trên 15 tỷ đồng nhưng mới nộp trên 7 tỷ đồng cho chủ đầu tư và trong quá
trình giữ tiền thì chia nhau gửi ngân hàng, cho vay mượn bên ngoài, trong khi
đó nhiều cán bộ nhân viên báo phải vay lãi để nộp tiền).
Căn cứ vào Kết luận của Công văn số 336/CAHM ngày
28/5/2013 của Cơ quan CSĐT Công an Quận Hoàng Mai, tôi kính đề nghị: Đảng
ủy, Ban Thường trực Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam xem xét xử lý, kỷ luật về
mặt Đảng và chính quyền đối với Đảng viên Đinh Đức Lập – Tổng biên tập
báo Đại Đoàn Kết; Bí thư chi bộ Phó Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết Nguyễn Quốc
Khánh vì sai phạm liên quan đến dự án nói trên.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội ngày 19 tháng 9 năm 2013
Người làm đơn
Đặng Thị Kim
Ngân
Nơi
nhận:
-Chủ
tịch UBTWMTTQVN Nguyễn Thiện Nhân
-Ban
Thường trực Ủy Ban TƯMTTQVN
-Đảng
ủy Ủy Ban TƯMTTQVN
-Ban
Tuyên giáo Ủy Ban TƯMTTQVN
-
Phó Chủ tịch Ủy Ban TƯMTTQVN Lê Bá Trình
____________________
PV.
Mặt trận
(Blog Tễu)
Chuyện Nicotex Thái Bình bây giờ mới kể
Cách đây mấy ngày, anh bạn TS Nguyễn Văn Khải gọi điện dựng tôi dậy từ
rất sớm. Anh hỏi: “Đã đọc các bài của Khải về vụ chôn thuốc trừ sâu của
Nicotex Thanh Thái chưa? Tội chứng rành rành mà chúng nó vẫn được bưng
bít, bênh che thì nước loạn, dân khổ là phải rồi, khốn nạn quá!” Tôi
đáp: “Bận vài việc giúp anh Huệ Chi trong buổi tọa đàm ở Trung tâm văn
hóa Pháp nên mình chưa đọc bài của cậu, nhưng cái công ty này mình biết
từ tổ chấy của nó hơn 20 năm trước ở Thái Bình cơ.
Ghê thật, không khéo lại dính với âm mưu bọn giặc Tàu chứ không đơn giản đâu…” Tôi hứa sẽ kể cho ông già “Ô Zôn” Nguyên Văn Khải và mọi người cùng nghe về sự ra đời, quá trình biến tướng của công ty Nicotex Thái Bình, tiền thân của Nicotex Thanh Thái.
Tháng 12/1990, UBND tỉnh Thái Bình tổ chức buổi lễ kỷ niệm 100 năm thành lập tỉnh rất long trọng, có cả ông Nguyễn Văn An lúc đó là Trưởng BTCTW về dự. Chào mừng ngày lễ trọng đại này có hai sự kiện lớn: thứ nhất là khánh thành cây cầu hiên đại bắc qua sông Trà Lý, thứ hai là khánh thành dây chuyền sản xuất thuốc trừ sâu sinh học Nicotex, được giới truyền thông quảng bá nhằm bảo vệ môi trường, phục vụ công cuộc đổi mới và phát triển bền vững của tỉnh nhà. Công trình nhà máy thuốc trừ sâu Nicoteex vì thế được coi là biểu trưng và nhân tố mới về sự hợp tác giữa Tỉnh đội Thái Bình với GS Nguyễn Đức Khảm- nhà khoa học về côn trùng khá nổi tiếng trong Tổng cục lâm nghiệp. Giám đốc công ty là thiếu tá trẻ tên Nam, con một vị lãnh đạo của tỉnh, được Tỉnh đội biệt phái sang lãnh đạo sản xuất kinh doanh. Tôi về dự khánh thành nhà máy với tư cách khách mời danh dự của GS Nguyễn Đức Khảm. Từ lâu, tôi rất quý trọng, sẵn lòng giúp đỡ anh Khảm cả về tinh thần lẫn tiền bạc bởi anh là nhà khoa học chân chính, đam mê nghiên cứu nhiều đề tài hữu ích cho ngành trồng trọt của nước nhà. Hồi ấy có khá nhiều nhà khoa học đứng ra lập công ty chuyển giao công nghệ theo nghị định 238 của Chính phủ. Anh Khảm cũng nằm trong số ấy.
Để có tiền triển khai nghiên cứu thuốc trừ sâu Nicotex, công ty anh phải kinh doanh thêm các mặt hàng tinh dầu và hương liệu, nhưng vì anh quá ngây thơ trong nghiệp buôn bán nên thua lỗ triền miên. Ý tưởng về thuốc trừ sâu Nicotex của GS Khảm hình thành sau một chuyến tham quan nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu vi sinh của Ấn Độ. Họ có một loại thuốc dùng cho vùng trồng cây trà rất hữu hiệu, chỉ sau 24 giờ phun thuốc là các độc tố bị phân giã dưới nắng mặt trời, nhưng loại thuốc này giá thành rất đắt. Về nước, anh Khảm chợt liên tưởng đến hình ảnh ngày xưa các cụ ta chơi cây cảnh thường dùng nước điếu để diệt sâu vẽ bùa trên lá. Anh lao vào nghiên cứu và đã chứng minh chất nicotin trong rễ và gốc cây hoặc lá úa, bỏ đi của cây thuốc lào, thuốc lá diệt được nhiều loại sâu, phân hủy rất nhanh trong nắng mặt trời, có thể dùng tốt cho nông dân trồng rau, trồng trà. Ngặt vì không có kinh phí nghiên cứu từ ngân sách nên anh phải bỏ tiền túi ra làm. Nay có thể liên doanh với Tỉnh đội Thái Bình thì quả là một tin mừng lớn. Tôi thành thật chúc mừng anh, nhưng bẵng đi vài năm không gặp, tôi được tin anh Khảm bị hất văng ra khỏi liên doanh Nicotex. Công ty lo buôn bán thuốc trừ sâu với Trung Quốc kiếm lời, cái mác nghiên cứu thuốc trừ sâu vi sinh chỉ lợi dụng trưng ra để được miễn thuế, nhận nhiều ưu tiên khác của Nhà nước mà thôi.
Một lần đến thăm anh đang ốm nặng ở tổ 21, làng Ngọc Hà, tôi được biết thêm công ty Nicotex buôn hàng thuốc trừ sâu từ một nhân vật đáng ngờ là Trương Lợi Sinh. Ông ta người tỉnh Sơn Đông, nhưng về Nam Ninh- Quảng Tây làm ăn lại rất thân thiết với quan chức địa phương, được ngân hàng TW Trung Quốc đóng tại địa bàn đặc biệt ưu tiên cho vay vốn. Theo GS Khảm cho tôi biết, thuốc bảo vệ thực vật là loại hàng hóa đặc biệt, Nhà nước thông qua Bộ NN&PTNT hàng năm phải dựa trên nghiên cứu thời tiết, dự báo tình hình sâu bệnh để nhập về, nếu nhập ít không đủ dùng cũng nguy, nhưng nếu nhập nhiều, hàng bị tồn kho thì đến lúc quá đát sẽ rất khó khăn trong việc tiêu hủy. Đó là chưa kể đến việc nhà cung cấp lợi dụng bên mua kém hiểu biết, hám lợi đã bán loại thuốc giá rẻ như cho, nhưng sắp hết hoặc đã quá đát thì vô tình ta trở thành người tiêu hủy giúp họ vì có những loại thuốc quy trình tiêu hủy vô cùng phức tạp, chi phí còn lớn hơn chi phí sản xuất ra nó. Nghe anh Khảm nói, tôi chợt giật mình nếu Trương Lợi Sinh là đặc tình của Trung Quốc thông qua các công ty nhỏ, kém hiểu biết của Việt Nam để làm chuyện đó vừa lợi cho nhà máy của họ, vừa gây ô nhiễm môi trường, đầu độc giống nòi người Việt ta thì sao?...
Bẵng đi rất lâu, câu chuyên buồn về thuốc trừ sâu Nicotex đã theo GS Nguyễn Đức Khảm về bên kia thế giới. Năm 2010, tôi cùng bạn văn Minh Chuyên về Thái Bình làm phim kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh. Tại bữa cơm ở nhà hàng bên sông Trà Lý, do Tỉnh ủy chiêu đãi đoàn làm phim, tôi có hỏi thăm anh Nguyễn Hạnh Phúc (lúc đó đang làm Bí thư tỉnh ủy, chưa về TW nhận công tác Chánh văn phòng Quốc Hội), cả bàn tiệc hơn 10 người đều ngơ ngác, không ai biết đến công ty Nicotex Thái Bình nữa. Đêm ở nhà khách của tỉnh, tôi không ngủ được, lang thang ra phố, gặp một cụ già, từng làm cán bộ ở Tỉnh đội những năm 80- 90 thế kỷ trước. Qua câu chuyện, tôi biết công ty Nicotex đã bán xới khỏi tỉnh nhà từ lâu, vào liên doanh với một công ty tận nơi rừng núi heo hút ở tỉnh Thanh, đổi tên thành công ty Nicotex thanh Thái gì đó, còn họ làm ăn kiểu gì có trời mới biết. Nhớ lại kỷ niệm buồn với cố GS Nguyễn Đức Khảm, tôi chợt lạnh toát người vì có lẽ điều lo lắng năm xưa của mình đã thành hiện thực. Gần đây, trong chuyến đi cùng các anh GS. Huệ Chi, GS. Chu Hảo và một số nhà khoa học vào huyện Hậu Lộc- Thanh Hóa để nghiệm thu việc phục dựng một tấm bia đá cổ ở chùa Sùng Ngiêm, nhằm lúc công luân xôn xao về vụ việc công ty Thanh Thái ở huyện Cẩm Thủy gần đó, tôi cứ thấy nôn nao trong người. Biết anh GS Chu Hảo khi còn làm Thứ trưởng Bộ KH&CN cũng đã từng có lần tiếp chuyện thương nhân Trương Lợi Sinh, tôi hỏi anh nhận xét về đối tượng này. Anh Hảo cho biết, gặp con người đó thấy có nhiều điểm khó tin, trán bóp, cặp mắt gian xảo nên anh rất cảnh giác, nghi là đặc tình TQ nên chỉ tiếp xúc một lần rồi thôi…
Tôi kể lại câu chuyện về công ty Nicotex Thái Bình chẳng nhằm tố cáo hay quy kết trách nhiệm về ai. Nó chỉ gợi mở cho công luận và các nhà quản lý tỉnh Thanh, thậm chí cao hơn nữa hãy nghiêm túc điều tra toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp này trong suốt 23 năm tồn tại mà tiền thân của nó là công ty nicotex Thái Bình…
Hà Nội 22/9/2013
Ghê thật, không khéo lại dính với âm mưu bọn giặc Tàu chứ không đơn giản đâu…” Tôi hứa sẽ kể cho ông già “Ô Zôn” Nguyên Văn Khải và mọi người cùng nghe về sự ra đời, quá trình biến tướng của công ty Nicotex Thái Bình, tiền thân của Nicotex Thanh Thái.
Tháng 12/1990, UBND tỉnh Thái Bình tổ chức buổi lễ kỷ niệm 100 năm thành lập tỉnh rất long trọng, có cả ông Nguyễn Văn An lúc đó là Trưởng BTCTW về dự. Chào mừng ngày lễ trọng đại này có hai sự kiện lớn: thứ nhất là khánh thành cây cầu hiên đại bắc qua sông Trà Lý, thứ hai là khánh thành dây chuyền sản xuất thuốc trừ sâu sinh học Nicotex, được giới truyền thông quảng bá nhằm bảo vệ môi trường, phục vụ công cuộc đổi mới và phát triển bền vững của tỉnh nhà. Công trình nhà máy thuốc trừ sâu Nicoteex vì thế được coi là biểu trưng và nhân tố mới về sự hợp tác giữa Tỉnh đội Thái Bình với GS Nguyễn Đức Khảm- nhà khoa học về côn trùng khá nổi tiếng trong Tổng cục lâm nghiệp. Giám đốc công ty là thiếu tá trẻ tên Nam, con một vị lãnh đạo của tỉnh, được Tỉnh đội biệt phái sang lãnh đạo sản xuất kinh doanh. Tôi về dự khánh thành nhà máy với tư cách khách mời danh dự của GS Nguyễn Đức Khảm. Từ lâu, tôi rất quý trọng, sẵn lòng giúp đỡ anh Khảm cả về tinh thần lẫn tiền bạc bởi anh là nhà khoa học chân chính, đam mê nghiên cứu nhiều đề tài hữu ích cho ngành trồng trọt của nước nhà. Hồi ấy có khá nhiều nhà khoa học đứng ra lập công ty chuyển giao công nghệ theo nghị định 238 của Chính phủ. Anh Khảm cũng nằm trong số ấy.
Để có tiền triển khai nghiên cứu thuốc trừ sâu Nicotex, công ty anh phải kinh doanh thêm các mặt hàng tinh dầu và hương liệu, nhưng vì anh quá ngây thơ trong nghiệp buôn bán nên thua lỗ triền miên. Ý tưởng về thuốc trừ sâu Nicotex của GS Khảm hình thành sau một chuyến tham quan nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu vi sinh của Ấn Độ. Họ có một loại thuốc dùng cho vùng trồng cây trà rất hữu hiệu, chỉ sau 24 giờ phun thuốc là các độc tố bị phân giã dưới nắng mặt trời, nhưng loại thuốc này giá thành rất đắt. Về nước, anh Khảm chợt liên tưởng đến hình ảnh ngày xưa các cụ ta chơi cây cảnh thường dùng nước điếu để diệt sâu vẽ bùa trên lá. Anh lao vào nghiên cứu và đã chứng minh chất nicotin trong rễ và gốc cây hoặc lá úa, bỏ đi của cây thuốc lào, thuốc lá diệt được nhiều loại sâu, phân hủy rất nhanh trong nắng mặt trời, có thể dùng tốt cho nông dân trồng rau, trồng trà. Ngặt vì không có kinh phí nghiên cứu từ ngân sách nên anh phải bỏ tiền túi ra làm. Nay có thể liên doanh với Tỉnh đội Thái Bình thì quả là một tin mừng lớn. Tôi thành thật chúc mừng anh, nhưng bẵng đi vài năm không gặp, tôi được tin anh Khảm bị hất văng ra khỏi liên doanh Nicotex. Công ty lo buôn bán thuốc trừ sâu với Trung Quốc kiếm lời, cái mác nghiên cứu thuốc trừ sâu vi sinh chỉ lợi dụng trưng ra để được miễn thuế, nhận nhiều ưu tiên khác của Nhà nước mà thôi.
Một lần đến thăm anh đang ốm nặng ở tổ 21, làng Ngọc Hà, tôi được biết thêm công ty Nicotex buôn hàng thuốc trừ sâu từ một nhân vật đáng ngờ là Trương Lợi Sinh. Ông ta người tỉnh Sơn Đông, nhưng về Nam Ninh- Quảng Tây làm ăn lại rất thân thiết với quan chức địa phương, được ngân hàng TW Trung Quốc đóng tại địa bàn đặc biệt ưu tiên cho vay vốn. Theo GS Khảm cho tôi biết, thuốc bảo vệ thực vật là loại hàng hóa đặc biệt, Nhà nước thông qua Bộ NN&PTNT hàng năm phải dựa trên nghiên cứu thời tiết, dự báo tình hình sâu bệnh để nhập về, nếu nhập ít không đủ dùng cũng nguy, nhưng nếu nhập nhiều, hàng bị tồn kho thì đến lúc quá đát sẽ rất khó khăn trong việc tiêu hủy. Đó là chưa kể đến việc nhà cung cấp lợi dụng bên mua kém hiểu biết, hám lợi đã bán loại thuốc giá rẻ như cho, nhưng sắp hết hoặc đã quá đát thì vô tình ta trở thành người tiêu hủy giúp họ vì có những loại thuốc quy trình tiêu hủy vô cùng phức tạp, chi phí còn lớn hơn chi phí sản xuất ra nó. Nghe anh Khảm nói, tôi chợt giật mình nếu Trương Lợi Sinh là đặc tình của Trung Quốc thông qua các công ty nhỏ, kém hiểu biết của Việt Nam để làm chuyện đó vừa lợi cho nhà máy của họ, vừa gây ô nhiễm môi trường, đầu độc giống nòi người Việt ta thì sao?...
Bẵng đi rất lâu, câu chuyên buồn về thuốc trừ sâu Nicotex đã theo GS Nguyễn Đức Khảm về bên kia thế giới. Năm 2010, tôi cùng bạn văn Minh Chuyên về Thái Bình làm phim kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh. Tại bữa cơm ở nhà hàng bên sông Trà Lý, do Tỉnh ủy chiêu đãi đoàn làm phim, tôi có hỏi thăm anh Nguyễn Hạnh Phúc (lúc đó đang làm Bí thư tỉnh ủy, chưa về TW nhận công tác Chánh văn phòng Quốc Hội), cả bàn tiệc hơn 10 người đều ngơ ngác, không ai biết đến công ty Nicotex Thái Bình nữa. Đêm ở nhà khách của tỉnh, tôi không ngủ được, lang thang ra phố, gặp một cụ già, từng làm cán bộ ở Tỉnh đội những năm 80- 90 thế kỷ trước. Qua câu chuyện, tôi biết công ty Nicotex đã bán xới khỏi tỉnh nhà từ lâu, vào liên doanh với một công ty tận nơi rừng núi heo hút ở tỉnh Thanh, đổi tên thành công ty Nicotex thanh Thái gì đó, còn họ làm ăn kiểu gì có trời mới biết. Nhớ lại kỷ niệm buồn với cố GS Nguyễn Đức Khảm, tôi chợt lạnh toát người vì có lẽ điều lo lắng năm xưa của mình đã thành hiện thực. Gần đây, trong chuyến đi cùng các anh GS. Huệ Chi, GS. Chu Hảo và một số nhà khoa học vào huyện Hậu Lộc- Thanh Hóa để nghiệm thu việc phục dựng một tấm bia đá cổ ở chùa Sùng Ngiêm, nhằm lúc công luân xôn xao về vụ việc công ty Thanh Thái ở huyện Cẩm Thủy gần đó, tôi cứ thấy nôn nao trong người. Biết anh GS Chu Hảo khi còn làm Thứ trưởng Bộ KH&CN cũng đã từng có lần tiếp chuyện thương nhân Trương Lợi Sinh, tôi hỏi anh nhận xét về đối tượng này. Anh Hảo cho biết, gặp con người đó thấy có nhiều điểm khó tin, trán bóp, cặp mắt gian xảo nên anh rất cảnh giác, nghi là đặc tình TQ nên chỉ tiếp xúc một lần rồi thôi…
Tôi kể lại câu chuyện về công ty Nicotex Thái Bình chẳng nhằm tố cáo hay quy kết trách nhiệm về ai. Nó chỉ gợi mở cho công luận và các nhà quản lý tỉnh Thanh, thậm chí cao hơn nữa hãy nghiêm túc điều tra toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp này trong suốt 23 năm tồn tại mà tiền thân của nó là công ty nicotex Thái Bình…
Hà Nội 22/9/2013
Vũ Ngọc Tiến
(Quê Choa)
Phá thế độc quyền của “nhóm lợi ích”: Vẫn lực bất tòng tâm
Điện, xăng, gas, sữa … những mặt
hàng thiết yếu không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Nắm được cái "thóp” ấy nên các doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng
này đã tha hồ đẩy giá. Kết cục là, bao nhiêu thiệt thòi, người tiêu dùng
phải gánh.
Ảnh: Hoàng Long
Giá gas: "tăng nhiều, giảm ít”
Trong câu chuyện liên quan đến giá
gas được đưa ra bàn thảo tại cuộc hội thảo về "Hướng tới thị trường gas
minh bạch và an toàn” tổ chức ngày 19-9 vừa qua tại Hà Nội, ông Nguyễn
Lộc An, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) có nhắc
tới cái gọi là "vị trí thống lĩnh” của những DN kinh doanh gas khi chiếm
thị phần tới trên 60%. Ông An khẳng định, Điều 12 Luật Cạnh tranh 2004
quy định: DN được coi là độc quyền nếu không có DN nào cạnh tranh về
hàng hóa, dịch vụ mà DN đó kinh doanh trên thị trường liên quan. Khoản 1
Điều 11 Luật Cạnh tranh 2004 quy định: DN được coi là có vị trí thống
lĩnh nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có
khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. Theo ông An, chiểu
theo điều luật này và số liệu về thị phần của PV Gas hiện nay (nắm tới
70% thị phần) thì DN này thuộc loại DN có vị trí thống lĩnh.
Sau điện, xăng, gas cũng là một trong
những sản phẩm đầu vào khá quan trọng và thiết yếu phục vụ cho nhu cầu
sinh hoạt của người dân. Hiểu được tầm quan trọng của mình, các DN kinh
doanh gas cũng đang "diễn” lại "vở kịch” không khác DN xăng dầu là mấy.
Sở dĩ nhận định như vậy là bởi, theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch
Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinatas), giá gas
trong thời gian qua có tăng, có giảm theo giá thế giới, song dù thế nào,
người kinh doanh vẫn luôn ở thế chủ động, điều chỉnh có lợi cho mình.
Thống kê của Vinatas, năm 2012, tháng
1 giá thế giới tăng 85 USD/tấn, tương ứng 1.800 đồng/kg thì ở trong
nước giá gas tăng 2000 đồng/kg. Tháng 2, giá gas thế giới tăng 3000
đồng/kg thì trong nước, giá tăng 3.500 đồng/kg. Tháng 3, giá gas trong
nước tăng thêm 4.300 đồng/kg trong khi, giá quốc tế chỉ tăng có 3.800
đồng/kg. Tháng 4, giá thế giới giảm 17,6% thì giá trong nước giảm có
15%. Tháng 5, giá thế giới giảm tới 14% thì giá trong nước giảm có 8,6%.
Tháng 6, giá gas trong nước giảm tiếp 8%, nhưng trên thị trường thế
giới, mức giảm là tới 15%.
Nhìn vào những con số trên, rõ ràng,
giá gas có được điều chỉnh giảm, nhưng mức giảm luôn thấp hơn mức giảm
của thế giới, trong khi mức tăng lại tương đương, thậm chí cao hơn mức
tăng của thế giới.
Điện "chủ động” lên giá, người dân và doanh nghiệp
phải gánh chịu
ảnh: Minh Hà
Bao giờ hết độc quyền?
Có lẽ, sự thiếu minh bạch trong định
giá đã trở thành "bản chất” của những DN có vị trí thống lĩnh, thế độc
quyền ở Việt Nam. Không phải nhìn đâu xa, chính thị trường xăng dầu và
thị trường điện đang lùm xùm nhất những câu chuyện liên quan đến sự
thiếu minh bạch này.
Điệp khúc "tăng giá nhanh” - "giảm
nhỏ giọt” dường như đã được gắn với thị trường xăng dầu. Chỉ trong vòng
hơn 1 tháng, giá xăng đã được điều chỉnh tăng tới 3 lần (2 lần hồi tháng
6 và 1 lần hồi tháng 7 vừa qua) và duy nhất chỉ một lần điều chỉnh
giảm, nhưng ở mức độ "nhỏ giọt” khi giá thế giới đã giảm sâu.
Trên thực tế, giá xăng có tăng hay
giảm và tăng cao đến đâu, người tiêu dùng vẫn phải chấp nhận, bởi họ
không có một sự lựa chọn nào khác. Và đây chính là "cái thóp” để các DN
tha hồ tự tung tự tác, thích tăng giá là tăng, thích giảm giá là giảm.
Các nhà làm quản lý thì luôn miệng
nói "sẽ hướng tới một thị trường xăng dầu minh bạch, hoạt động theo cơ
chế thị trường”, nhưng liệu có minh bạch không khi mà vẫn còn tình trạng
độc quyền?
Độc quyền rõ nhất chính là thị trường
điện. Dù đã có thị trường phát điện cạnh tranh song trên thực tế, theo
các chuyên gia ngành điện, chẳng có sự cạnh tranh nào ở đây khi mà vẫn
một mình Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) "tự quyết” mọi thứ, từ khâu
phát điện đến khâu bán điện và định giá điện.
Với EVN, chưa khi nào người dân được
nghe đến cụm từ "điện giảm giá”. Giá điện hàng năm vẫn được điều chỉnh
tăng theo lộ trình. Và mỗi khi điện tăng giá, người ta lại chứng kiến
những cơn "bão giá” ập đến khuấy đảo đời sống người dân, DN (do giá điện
là đầu vào của hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống).
Ở một đất nước có mức thu nhập trung
bình như Việt Nam, thì việc vẫn tồn tại tình trạng độc quyền của một bộ
phận nhóm lợi ích, chắc chắn sẽ gây ra những bất cập lớn. Khi các DN
chiếm thế thống lĩnh, nắm trong tay "quyền sinh quyền sát”, thích tăng
giá là tăng, thì chắc chắn gánh nặng sẽ dồn lên vai người tiêu dùng. Và
nhìn rộng hơn, khi vẫn tồn tại môi trường kinh doanh thiếu minh bạch,
tất yếu sẽ dẫn đến sự méo mó của một nền kinh tế. Như vậy, mục tiêu ổn
định nền kinh tế vĩ mô của Chính phủ đến khi nào mới thực hiện được?
Duy Phương
(Báo ĐĐK)
Siêu giàu trên sàn và đại gia dưới sàn
Một công ty tư vấn và một ngân hàng nước ngoài công bố danh sách
thành viên “Câu lạc bộ siêu giàu” với mức túi tiền cho thành viên câu
lạc bộ là 30 triệu USD trở lên. Người Việt Nam gia nhập câu lạc bộ này
hiện đã lên tới 195 người, với tổng giá trị tài sản 20 tỉ USD.
Dựa vào đâu để đánh giá các cá nhân này siêu giàu? Theo báo chí
thông tin, các tổ chức nêu trên đánh giá dựa trên các thông tin thu thập
được trên thị trường chứng khoán, từ các ngân hàng và có thể từ chính
báo cáo tài chính của các doanh nghiệp.
Thế thì cái gọi là siêu giàu của Việt Nam thật đáng nghi ngờ. Hãy khoan vội tự khen Việt Nam có nhiều người giàu so với các nước có nền kinh tế mới nổi, mà nên xem lại các cơ sở đánh giá đồng tiền của giới siêu giàu. Ở một nền kinh tế còn kém phát triển và đồng tiền chưa thực sự minh bạch thì số tài sản đó thật-giả khó lường.
Thông tin trên thị trường chứng khoán ư! Đố ai biết được số phận của cổ phiếu đó ngày mai ra sao, khi công ty niêm yết đang sống phập phồng chưa biết sập lúc nào. Đặc biệt, với ''tảng băng'' bất động sản đông cứng và chìm sâu như hiện nay thì cái chết không chỉ đến với riêng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp ư! Để làm đẹp thứ này dễ như phụ nữ đi tẩy trắng da cho trắng bằng Ngọc Trinh. Cho nên, “Câu lạc bộ siêu giàu” của Việt Nam cũng giống như siêu mẫu, siêu sao trong nước, hữu danh chưa chắc đã hữu thực. Nói thế không có nghĩa là vơ đũa cả nắm. Cũng có những doanh nghiệp lành mạnh tạo nên những doanh nhân giàu có, nhưng không nhiều đến mức vượt các nước đâu.
Có một loại siêu giàu thực nhưng không bao giờ xuất hiện trên thị trường chứng khoán, không là ông chủ tập đoàn, doanh nghiệp, không có báo cáo tài chính, không thèm tham gia vào các câu lạc bộ siêu giàu. Họ là đại gia quyền lực. Họ giàu thật, tiền tươi thóc thật, không nợ ngân hàng, tiền cứ thế mà vào. Bởi vì, họ “ăn của dân không từ một thứ gì”!
Những đại gia siêu giàu thực nhưng không cần sản xuất các loại hàng hóa và dịch vụ bình thường. Hàng hóa của họ là ghế, là chức vì “không có tham nhũng thì lấy gì chạy chức, chạy quyền?” - như Chủ tịch Quốc hội vừa cảnh báo.
Cho nên, ''thẳng như ruột ngựa'' mà nói, siêu giàu trên sàn chẳng là cái đinh với đại gia dưới sàn! Nhưng bi kịch là ở chỗ, loại “đại gia dưới sàn” này càng nhiều thì dân càng khổ, nước càng nghèo.
Thế thì cái gọi là siêu giàu của Việt Nam thật đáng nghi ngờ. Hãy khoan vội tự khen Việt Nam có nhiều người giàu so với các nước có nền kinh tế mới nổi, mà nên xem lại các cơ sở đánh giá đồng tiền của giới siêu giàu. Ở một nền kinh tế còn kém phát triển và đồng tiền chưa thực sự minh bạch thì số tài sản đó thật-giả khó lường.
Thông tin trên thị trường chứng khoán ư! Đố ai biết được số phận của cổ phiếu đó ngày mai ra sao, khi công ty niêm yết đang sống phập phồng chưa biết sập lúc nào. Đặc biệt, với ''tảng băng'' bất động sản đông cứng và chìm sâu như hiện nay thì cái chết không chỉ đến với riêng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp ư! Để làm đẹp thứ này dễ như phụ nữ đi tẩy trắng da cho trắng bằng Ngọc Trinh. Cho nên, “Câu lạc bộ siêu giàu” của Việt Nam cũng giống như siêu mẫu, siêu sao trong nước, hữu danh chưa chắc đã hữu thực. Nói thế không có nghĩa là vơ đũa cả nắm. Cũng có những doanh nghiệp lành mạnh tạo nên những doanh nhân giàu có, nhưng không nhiều đến mức vượt các nước đâu.
Có một loại siêu giàu thực nhưng không bao giờ xuất hiện trên thị trường chứng khoán, không là ông chủ tập đoàn, doanh nghiệp, không có báo cáo tài chính, không thèm tham gia vào các câu lạc bộ siêu giàu. Họ là đại gia quyền lực. Họ giàu thật, tiền tươi thóc thật, không nợ ngân hàng, tiền cứ thế mà vào. Bởi vì, họ “ăn của dân không từ một thứ gì”!
Những đại gia siêu giàu thực nhưng không cần sản xuất các loại hàng hóa và dịch vụ bình thường. Hàng hóa của họ là ghế, là chức vì “không có tham nhũng thì lấy gì chạy chức, chạy quyền?” - như Chủ tịch Quốc hội vừa cảnh báo.
Cho nên, ''thẳng như ruột ngựa'' mà nói, siêu giàu trên sàn chẳng là cái đinh với đại gia dưới sàn! Nhưng bi kịch là ở chỗ, loại “đại gia dưới sàn” này càng nhiều thì dân càng khổ, nước càng nghèo.
(Lao động)
Trung Quốc sẽ làm gì để chống lại liên minh tay 3? (ĐV)“Bún mắng, cháo chửi” đang ngày càng phổ biến ở Hà Nội (DT)
Khởi công xây dựng Trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (QĐND)
Hội thảo khoa học: Chính sách của Hoa Kỳ ở Châu Á – Thái Bình Dương và quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ -(TCCS) - - Các đại biểu đều nhất trí cần có những nỗ lực và ý chí quyết tâm cao mới tạo được sự đột phá trong quan hệ hai nước, đưa mối quan hệ toàn diện hiện nay trở nên thực sự có hiệu quả hơn.
Cái chỗ đỏ , GS Trần hữu Dũng dự biết bao nhiêu hội thảo trên Thế giới mà Ông viết thế này : Từ hồi cha sinh mẹ đẻ tới bây giờ, tôi chưa thấy một hội thảo khoa học nào mà các đại biểu đều “nhất trí” cả!!
Lợi ích cục bộ dẫn đến tha hóa -(SGGP) —- Bôi trơn, chạy chọt ở khâu nào cũng có… (ĐV) —-Dân lãng phí, cung điện nguy nga công quyền tiết kiệm? (ĐV)
Tiểu thương nói về báo cáo cháy TTTM của Hải Dương (ĐV) —-Nghe nhạc sến là những lãnh đạo, nhà quản lý đấy! (ĐV) —-Chất lượng phân bón ngang với… đất ( TP)
Biển Đông: Những lời thề bảo vệ chủ quyền bằng máu ở Trường Sa (Soha) —-Trung Quốc sẽ làm gì để chống lại liên minh tay 3? (ĐV)
Thái Lan và vai trò hòa giải Biển Đông (BBC) - —-Quan hệ Nga-Việt (BBC) - Moscow có cần tới Hà Nội trước sự trỗi dậy của Trung Quốc?Nga chuẩn bị khởi công hai tàu hộ vệ Gepard cho Việt Nam(TNO)
Thăm Vatican : Nỗ lực xoa dịu của Việt Nam sau vụ Mỹ Yên ? (RFI) —-Việt Nam bị lên án tại Hội đồng Nhân quyền LHQ (RFA)
Vụ cháy TTTM Hải Dương: Cánh cửa cơ quan công quyền đóng chặt (LĐ) —–Người phụ nữ Việt trên báo Singapore (VNN)
Ngày 30/09 xử vụ ông Đoàn Văn Vươn kiện ủy ban huyện Tiên Lãng (RFI)Việt Nam tuần qua (RFA) -Chết chóc, thương tật, tù tội, khổ đau…. tất cả đã diễn ra do tình trạng tranh chấp đất đai không có lời giải tại Việt Nam.
Giá trị thật của “Nhạc sến” (RFA) -Mới đây hai nhạc sĩ có tiếng của Việt Nam là Huy Tuấn và Quốc Trung khi được báo chí phỏng vấn về đề tài “nhạc sến” đã có những phát biểu làm dư luận ồn ào nếu không muốn nói là nổi giận.
Nhật Bản chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang ASEAN (TTXVN) —–Trung Quốc sẵn sàng đàm phán nếu Nhật công nhận tranh chấp Senkaku (RFI)
Damas trao danh mục vũ khí hóa học cho quốc tế (RFI) —-Nga sẽ thay đổi lập trường nếu ông Assad “lừa dối”(TTXVN) —–30 tàu chiến của Nga sẽ tập trận trên biển Barents (TTXVN)
Xả súng đẫm máu tại thủ đô Kenya, 20 người chết(TTXVN) —–Bạc Hy Lai : Đoạn kết ngày mai cho tiểu thuyết ly kỳ nhất Trung Quốc-(RFI)Mỹ không muốn lập căn cứ thường trực tại Philippines-(RFI) —-Ngân sách Mỹ lại gặp bế tắc-(RFI)
Tuy mở cửa nhưng Miến Điện vẫn chưa có công lý-(RFI)
Bình Nhưỡng hoãn kế hoạch đoàn tụ gia đình-(RFI) —-Hàn Quốc : Học sinh cực giỏi, lớp trẻ cực khổ-(RFI)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét