Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Ngày 22/9/2013 - LS. Hà Huy Sơn - Không có nhà nước pháp quyền thì không có phương tiện để chống tham nhũng, tham ô & Dân không biết Chủ tịch Nhà nước hứa gì

  • Một quả bom hạt nhân suýt phát nổ năm 1961 trên đất Mỹ (RFI) - Hôm nay nhật báo Anh Quốc, The Guardian dựa trên một tài liệu của Mỹ đã được giải mật cho hay, hồi tháng Giêng năm 1961, một quả bom hạt nhân của Mỹ có sức công phá lớn gấp 260 quả bom Hiroshima, đã suýt nữa phát nổ tại tiểu bang Carolina (miền đông Hoa Kỳ).
  • Hàn Quốc : Học sinh cực giỏi, lớp trẻ cực khổ (RFI) - Người dân châu Á nói chung vốn có truyền thống hiếu học, nhưng tại đất nước Hàn Quốc thì truyền thống này đã dẫn đến một hệ thống giáo dục đầy khắc khe, cả nước lao vào cuộc chạy đua bằng cấp. Do đó, nền giáo dục nước này khá phát triển trong khối các nước thuộc tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCDE).
  • Ngân sách Mỹ lại gặp bế tắc (RFI) - Ngày hôm qua, 20/09/2013, Hạ viện Mỹ biểu quyết về ngân sách của chính quyền Liên bang, có hiệu lực từ nay cho đến giữa tháng 12/2013. Văn bản này dự trù hủy bỏ ngân sách cho chương trình cải tổ hệ thống bảo hiểm xã hội do tổng thống Obama đề xướng.
  • Damas trao danh mục vũ khí hóa học cho quốc tế (RFI) - Một ngày sau khi trao danh sách đầu tiên, hôm nay 21/9/2013, Syria đã trao cho Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OIAC) danh mục kho vũ khí hóa của mình, đúng như hạn định ghi trong thỏa thuận Nga-Mỹ tại Genève. Trong khi đó, thương lượng ngoại giao vẫn diễn ra cấp tập để đạt được một nghị quyết mang tính ràng buộc đối với Damas về việc phá hủy vũ khí hóa học.
  • Cam Bốt buộc hoàng thân Thomico ngưng tuyệt thực (RFI) - Bắt đầu tuyệt thực từ ngày hôm qua 20/09/2013 để đòi công lý cho phe đối lập, Hoàng thân Sisowath Thomico bị cảnh sát buộc phải chấm dứt hình thức phản kháng này. Tin trên đã được chính quyền Cam Bốt xác nhận. Đảng đối lập Cam Bốt vẫn không chấp nhận thắng lợi của phe cầm quyền sau cuộc bầu cử Quốc hội.
  • Bình Nhưỡng hoãn kế hoạch đoàn tụ gia đình (RFI) - Ngày hôm nay, 21/09/2013, Bắc Triều Tiên thông báo dời lại vô hạn định cuộc gặp gỡ giữa các gia đình giữa hai miền Nam Bắc bị phân chia từ sau chiến tranh. Trên nguyên tắc, các cuộc đoàn tụ được dự trù mở ra vào ngày 25/09/2013. Các chương trình đoàn tụ gia đình ngắn ngày đã bị gián đoạn từ 3 năm nay. Thất vọng lớn từ phía Hàn Quốc.
  • Ngày 30/09 xử vụ ông Đoàn Văn Vươn kiện ủy ban huyện Tiên Lãng (RFI) - Tòa án Nhân dân huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, vừa có quyết định là ngày 30/09 tới sẽ đưa ra xét xử vụ ông Đoàn Văn Vươn kiện Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng. Cụ thể, Tòa án huyện Tiên Lãng sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hành chính về việc ông Đoàn Văn Vươn 'Khởi kiện Quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai'.
  • Bão lớn càn quét Philippines (RFI) - Cơn bão nhiệt đới được đánh giá dữ dội nhất trong năm nay, bão Usagi, hôm nay 21/09/2013, đã tràn vào Philippines và Đài loan với sức gió cực mạnh kéo theo mưa lớn liên tục trong nhiều giờ qua. Hiên bão Usagi đang tiếp tục tiến về phía Hồng Kông với sức gió không hề suy giảm.
  • Pakistan phóng thích nhân vật số 2 của Taliban (RFI) - Hãng tin AFP dẫn thông báo của phát ngôn viên Bộ Nội vụ Pakistan cho biết hôm nay 21/9/2013, Islamabad đã quyết định thả giáo sĩ Abdul Ghani Baradar, nhân vật được cho là cánh tay phải của Omar, thủ lĩnh phiến quân Taliban tại Afghanistan. Ông Baradar bị bắt tại Pakistan từ đầu năm 2010.
  • Bắc Kinh tăng kiểm soát các mạng xã hội (RFI) - Việc chính quyền Trung Quốc gia tăng kiểm soát các mạng xã hội, khiến một số trong các blogger có ảnh hưởng nhất đã buộc phải tự kiểm duyệt và điều này đang làm hạ nhiệt tranh luận chính trị tại nước này.
  • Tuy mở cửa nhưng Miến Điện vẫn chưa có công lý (RFI) - Cách nay 25 năm, quân đội Miến Điện đã đàn áp phong trào nổi dậy đòi dân chủ năm 1988. Miến Điện rơi vào tình trạng hỗn loạn trong vòng 6 tháng. Khoảng 3 ngàn người thiệt mạng và vào ngày 18/09/1988, quân đội đã nắm lại chính quyền, sau một cuộc đảo chính đẫm máu.
  • Bạc Hy Lai : Đoạn kết ngày mai cho tiểu thuyết ly kỳ nhất Trung Quốc (RFI) - Bản án được chờ đợi vào ngày mai, Chủ nhật 22/09/2013 trong phiên tòa xử Bạc Hy Lai, lãnh đạo cộng sản cao cấp nhất bị ra tòa kể từ 15 năm qua, là hồi kết cho một vụ án đã đưa ra trước ánh sáng trần trụi những gì xảy ra trong hậu trường chính trị Trung Quốc. Nơi đây sát nhân đi liền với bổng lộc, các âm mưu tình ái song đôi với lạm dụng quyền lực, với một bị cáo ương ngạnh - điều hiếm hoi tại vành móng ngựa Trung Quốc.
  • Mỹ không muốn lập căn cứ thường trực tại Philippines (RFI) - Trong cuộc họp báo ngày 20/09/2013, pháp ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, Marie Harf, nhấn mạnh cho dù muốn đẩy mạnh hợp tác quân sự với đồng minh lâu đời là Philippines nhưng Hoa Kỳ không có ý định mở lại hoặc thiết lập căn cứ quân sự thường trực tại quốc gia Đông Nam Á này.
  • Bạo động ở Iraq giết chết 60 người (VOA) - Bạo động giữa người Sunni và người Shia ở Iraq đã tăng vọt trong những tháng vừa qua, làm tăng mối lo ngại về việc xảy ra một cuộc chiến toàn diện vì lý do giáo phái.
  • Thái Lan và vai trò hòa giải Biển Đông (BBC) - Một học giả biện luận Thái Lan có thể trở thành nước đóng vai trò môi giới cho Asean và TQ nỗ lực hòa giải tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
  • Bà Merkel và bầu cử 2013 ở Đức (BBC) - Liệu cuộc bầu cử 2013 có hoàn toàn đơn giản đối với nữ Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel, người đang tranh cử cho một nhiệm kỳ nữa?
  • 97 người chết vì bão ở Mexico (BBC) - Giới chức Mexico cho biết 97 người thiệt mạng trong tuần vì bão và thời tiết xấu, tuy bão Manuel đã suy yếu và dịch chuyển lên miền Bắc.
  • Doanh gia Việt kiều trốn khỏi VN (BBC) - Một chủ đầu tư bất động sản người Mỹ gốc Việt đã bỏ trốn sau khi nhận của nhiều chủ đầu tư cả trăm ngàn đôla.
  • Ông Lê Quốc Quân ra tòa ngày 2/10 (BBC) - Gia đình ông Lê Quốc Quân nói luật sư bào chữa đã nhận được thông báo rằng tòa sẽ mở phiên xử ông ngày 2/10 tới sau một lần bị hoãn.
  • Obama đã quên Việt Nam? (BBC) - Cây viết Bùi Văn Phú đặt câu hỏi liệu ông Obama đã quên Việt Nam khi thăm nhiều nước ASEAN mà không tới Việt Nam.
  • Nga có cần VN trong chiến lược khu vực? (BBC) - Tiến sỹ Stephen Blank, chuyên gia về Nga tại Hội đồng Chính sách Đối ngoại Hoa Kỳ phân tích về quan hệ Nga-Việt trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.
  • Bạc Hy Lai sẽ ở 'nhà tù 5 sao'? (BBC) - Cựu Ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc, ông Bạc Hy Lai, có khả năng bị giam ở Tần Thành, nhà tù cao cấp nhất của Trung Quốc.
  • Nguy cơ đối đầu trên biển (BaoMoi) - (PetroTimes) - Cuộc tập trận giữa Mỹ và Philippines (từ 18/9 đến 11/10, tại căn cứ Hải quân Zambales, một tỉnh ở đảo Luzon của Philippines) đang khiến cho căng thẳng tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham gia tăng. Điều đáng nói là cuộc diễn tập đổ bộ song phương Phiblex 2013 kết thúc đúng thời điểm Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Manila bởi Philippines là chặng dừng chân cuối cùng của ông chủ Nhà Trắng trong chuyến thăm 4 nước châu Á (Indonesia, Brunei, Malaysia, Philippines).
  • TQ chỉ đàm phán Sensaku khi Nhật thừa nhận tranh chấp (BaoMoi) - Tuyên bố ngày 20/9, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết Bắc Kinh sẵn sàng mở cửa đưa vấn đề Sensaku/Điếu Ngư lên bàn đàm phán nếu phía Tokyo chịu thừa nhận tranh chấp chủ quyền trên quần đảo này.
  • Hội thảo khu vực về Biển Đông:tiếp tục hướng tới COC (BaoMoi) - "Hội thảo Khu vực về ASEAN và Biển Đông: Thành tựu, Thách thức và Định hướng tương lai" do Viện Hợp tác và Hòa bình Campuchia cùng Quỹ Văn hóa và Nghệ thuật Quốc tế Nhật Bản phối hợp tổ chức tại Phnom Penh đã bế mạc sau hai ngày làm việc.
  • Nhật, Mỹ, ASEAN cần ‘liên thủ’ để đối phó Trung Quốc (BaoMoi) - Rõ ràng là Trung Quốc đang rất ráo riết củng cố sức mạnh để khẳng định quyền bá chủ của mình ở Biển Đông trong lúc cố tình trì hoãn việc xây dựng COC và chỉ có sự tăng cường hợp tác giữa Nhât Bản, Mỹ và ASEAN mới có thể hy vọng ngăn chặn được sự ngông cuồng của Trung Quốc, nhật báo Yomiuri Shimbun của Nhật Bản đưa ý kiến.
  • Nhật tung 17 chiếc máy bay chuyên trị TQ ở Senkaku (BaoMoi) - Bộ Quốc phòng Nhật đã điều động tổng cộng 17 chiếc máy bay cảnh báo sớm, trong đó bao gồm 4 chiếc E-767 và 13 chiếc E-2C thay phiên nhau theo dõi mọi động thái của Trung Quốc ở Senkaku.
  • Biển Đông: Mỹ sẽ “đấu” với Trung Quốc vì Philippines? (BaoMoi) - Thông tin về việc ông Obama sẽ trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Philippines sau một thập kỷ đã khiến người ta hướng sự chú ý trở lại mối quan hệ giữa hai nước này cũng như tình hình ở Biển Đông. Có vẻ sợi dây liên minh giữa Mỹ và Philippines ngày càng thắt chặt và hai nước này dường như ngày càng quyết tâm đối trọng với Trung Quốc. Liệu mối “thâm tình” đó có đủ để bảo đảm rằng, cường quốc số 1 thế giới sẵn sàng hành động để bảo vệ đối tác của mình ở Biển Đông?
  • Ưng biển quyết đấu Bò rừng ở Hoa Đông (BaoMoi) - Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ đang đẩy nhanh khả năng điều động lực lượng đến nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Tokyo và Bắc Kinh tranh chấp tại biển Hoa Đông.
  • Giải pháp Biển Đông nhìn từ khủng hoảng Syria (BaoMoi) - Có thể nói Syria là một trường hợp không giống với bất cứ đối tượng tác chiến nào của Mỹ-NATO kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc và hành động của Mỹ-NATO với Syria cũng hoàn toàn khác với 5 cuộc tấn công quân sự trước đó (2 lần vùng Vịnh, Nam Tư, Apganixtan và Lybia).
  • Thế giới tuần qua: Bạo lực và Hy vọng (BaoMoi) - QĐND Online – Những bước tiến mới trong giải quyết tình hình Syria; Khu công nghiệp chung liên Triều hoạt động trở lại; Đánh bom hàng loạt ở Iraq… là những tin tức được bạn đọc toàn cầu quan tâm trong tuần qua.
  • Trung Quốc "can thiệp có chọn lọc" các vấn đề quốc tế (BaoMoi) - (GDVN) - Tuy nhiên, ông Quần cho rằng với hoạt động thương mại và đầu tư ở khắp mọi nơi, Trung Quốc hiện có lợi ích toàn cầu và bắt đầu thể hiện sức mạnh ngày càng tăng trong khu vực "quan trọng chọn lọc với lợi ích quốc gia" như vịnh Aden, Biển Hoa Đông và Biển Đông.
  • Thêm 50 bản đồ cổ khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam (BaoMoi) - Sáng 20/9, tại TP Huế, Bảo tàng Văn hóa tỉnh Thừa Thiên - Huế, khai mạc triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử” nhằm giới thiệu 50 tấm bản đồ cổ và nhiều tư liệu, hình ảnh là những bằng chứng lịch sử chứng minh chủ quyền của Việt Nam về biển Đông.
  • Trung Quốc đổi giọng với ASEAN khi bàn về biển Đông (BaoMoi) - (Quốc Phòng) - Các đại biểu Trung Quốc không còn đặt ra câu hỏi là Biển Đông có phải là vấn đề giữa ASEAN với Trung Quốc hay không nữa, mà tập trung đánh giá về hệ lụy ảnh hưởng đối với mối quan hệ đối tác chiến lược giữa ASEAN và Trung Quốc, nếu ASEAN và Trung Quốc không kiểm soát được tình hình Biển Đông.
  • ‘Vụ kiện Trung Quốc trên Biển Đông đang tiến triển tốt’ (BaoMoi) - Khẳng định trước Thượng viện Philippines, Ngoại trưởng Albert del Rosario cho rằng: Vụ kiện “đường lưỡi bò” phi pháp đang đi đúng hướng và có những tiến triển tốt đẹp trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục thể hiện những động thái khó lường sau khi chấp thuận tham vấn COC với ASEAN.
  • Cuộc chiến máy bay không người lái đến châu Á (BaoMoi) - Trung Quốc đã tạo ra một cuộc chiến máy bay không người lái nguy hiểm ở khu vực. Đã 1 năm trôi qua kể từ khi chính phủ Nhật Bản mua 3 đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với nỗ lực ngăn chặn chủ nghĩa dân tộc leo thang.

LS. Hà Huy Sơn - Không có nhà nước pháp quyền thì không có phương tiện để chống tham nhũng, tham ô

“Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI), tham nhũng là lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấy của dân. Tham ô là hành vi lợi dụng quyền hành để lấy cắp của công.” (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Nhà nước pháp quyền là nhà nước “của dân, do dân, vì dân”. Một nhà nước không phải là nhà nước pháp quyền thì đó là nhà nước độc quyền của một số ít người. Để tham nhũng, tham ô phải có quyền hành; để chống tham nhũng, tham ô cũng phải có quyền hành. Ở nhà nước độc quyền quyền lực, nhà nước không được phân chia mà thống nhất bởi một chủ thể. Kẻ có quyền hành không chống tham nhũng, tham ô thì xã hội không có phương tiện nào để chống tham nhũng, tham ô. Ở nhà nước độc quyền, những kẻ có quyền hành tham nhũng, tham ô mà không sợ bị trừng phạt vì ở đó không có một bộ phận quyền lực nhà nước nào là độc lập để có thể ngăn chặn hiệu quả. Trong xã hội do nhà nước độc quyền quản lý thì kẻ tham nhũng, tham ô và người chống tham nhũng, tham ô là một. Tệ nạn tham nhũng, tham ô cũng chính là một tiêu chí để phân biệt đâu là nhà nước độc quyền và đâu là nhà nước “của dân, do dân, vì dân”.

Tham nhũng, tham ô vừa là mục đích vừa là mâu thuẫn của nhà nước độc quyền. Một mặt nó gắn kết giữa những kẻ có quyền hành với nhau trong một nhà nước độc quyền; nhưng mặt khác nó cũng làm tan rã và dẫn đến hủy hoại chính cái nhà nước ấy. Bởi vậy, trong xã hội do nhà nước độc quyền quản lý cũng có việc chống tham nhũng, tham ô nhưng đây chỉ là cuộc chơi của những kẻ có quyền hành và nằm trong giới hạn và phục vụ cho mục đích của nhà nước đó chứ không vì lợi ích của người dân. Nếu ví xã hội là cỗ xe ngựa thì nhà nước độc quyền là những kẻ ngồi trên cỗ xe đó. Tham nhũng, tham ô cũng giống như những kẻ ngồi trên cỗ xe luôn ăn bớt vào khẩu phần của những con ngựa kéo xe, nếu ăn bớt quá mức sẽ làm cho những con ngựa kiệt quệ, quá sức chịu đựng mà đổ quỵ thì khi đó những kẻ ngồi trên cỗ xe đó cũng tan xác. Việc chống tham nhũng, tham ô của nhà nước độc quyền chỉ là nửa vời, không triệt để. Vì không còn tham nhũng, tham ô thì nhà nước độc quyền không còn động cơ để tồn tại và sẽ dẫn tới sụp đổ. Nếu chống tham nhũng, tham ô triệt để là đồng nghĩa với việc xóa bỏ nhà nước độc quyền.

Không có nhà nước pháp quyền thì không có phương tiện để chống tham nhũng, tham ô; bản chất của việc chống tham nhũng, tham ô của một nhà nước độc quyền không phải “do dân, của dân, vì dân” là như vậy. Tất cả những tai họa của đất nước trong quá khứ, hiện tại và hiểm họa trong tương lai đều có nguyên nhân là do dối trá. Che giấu sự thật, ngăn cấm sự bày tỏ ý chí của nhân dân, chà đạp nhu cầu cấp thiết của xã hội là tội lỗi và ắt sẽ bị quy luật đào thải.

Hà Nội, 21/09/2013
LS. Hà Huy Sơn
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Tiểu thương Hải Dương biểu tình

Một vụ cháy lớn đã diễn ra ở trung tâm thành phố Hải Dương sáng ngày 15/9 đã khiến cho hơn 500 hộ buôn bán tại đây rơi vào cảnh trắng tay. Dù chỉ cách cơ quan cứu hỏa chưa đầy 4 km nhưng toàn bộ khu thương mại với diện tích sử dụng gần 13.000 m2 đã bị thiêu rụi. Thiệt hại riêng của các tiểu thương đã vào khoảng 300- 400 tỉ đồng.

Trung tâm thương mại Hải Dương được xây dựng từ năm 1998, đưa vào sử dụng năm 2001. Công trình này có 4 tầng (3 tầng chính, 1 tầng tum) với diện tích sử dụng 12.855 m2, tổng kinh phí đầu tư là 33 tỷ đồng. Trung tâm thương mại kinh doanh nhiều mặt hàng như: điện tử, quần áo, kim khí, giầy phép, hàng mã, tạp hóa.

Sau vụ cháy, mỗi hộ ở đây được chính quyền tỉnh hỗ trợ… 3 triệu đồng, tương đương khoảng 150, USD.

Được biết, hiện bộ Công an đã vào cuộc để truy tìm nguyên nhân vụ cháy.

UBND TP Hải Dương cũng đã lên kế hoạch xây dựng chợ tạm cho bà con tiểu thương để sớm ổn định đời sống. Theo số liệu đến thời điểm này, có 574 hộ có nhu cầu bố trí chợ tạm. Trong đó, có 306 hộ bán hàng quần áo, 15 hộ bán đồ điện, còn lại là giày dép và các hàng hóa khác.

Dự kiến, các chợ tạm sẽ được bố trí ở quảng trường Thống Nhất với 600 gian hàng, mỗi gian hàng có diện tích 10 đến 12 m2. Ngoài ra, sắp xếp thêm các gian hàng ở chợ Thành Đồn, Cẩm Thượng, An Ninh, Lộ Cương…

Nhưng chiều này, sau khi có quyết định của thành phố, không xây dựng chợ tạm trên khu vực quảng trường Thống nhất, mà sẽ ở một địa điểm khác thì bà con tiểu thương đã xuống đường biểu tình.

Theo những thông tin ghi nhận được, bà con tiểu thương loa ngại, nếu bị chuyển sang 1 chợ khác mà không phải là chợ tạm ở quảng trường Thống Nhất thì rồi sau này trung tâm thương mại mới được xây xong, chính quyền sẽ bán hoặc phân nó cho những người khác thay vì những tiểu thương bị cháy quầy vừa rồi. Điều này rất có thể xảy ra với phương thức làm việc như vẫn thường thấy ở Việt Nam.

Nguyên nhân này cộng với những bức xúc do mất tài sản, nơi làm việc và sự chậm trễ của bộ phận cứu hỏa dẫn tới biểu tình.
Hình FB Hải Dương
Hình FB Hải Dương
Tổng hợp theo FB Hải Dương

Vụ gây rối tại xã Nghi Phương (Nghệ An): Hãy nhìn thẳng vào sự thật

Thời gian qua, vụ gây rối xảy ra tại giáo xứ Mỹ Yên, xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) được các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh khá cụ thể và chi tiết về những hành động quá khích của một số giáo dân ngay tại trụ sở UBND xã Nghi Phương. Đây là hành vi vi phạm pháp luật. Những sự việc xảy ra vào các ngày 30-8, 3 và 4-9-2013  buộc cơ quan chức năng phải khởi tố vụ án theo quy định. Tuy nhiên, từ đó đến nay, "phản ứng” của một số chức sắc, chức việc về vụ việc này cho thấy họ chưa thực sự nhìn thẳng vào sự thật.
Những hình ảnh cho thấy hàng trăm giáo dân ném đá
 vào lực lượng chức năng, nhưng người đứng đầu giáo phận
 lại cho rằng đó là do chính quyền thuê để quay phim
Ngày 8-9-2013, UBND tỉnh Nghệ An đã có Công văn 139 thông báo với người đứng đầu Hội đồng Giám mục Việt Nam về hoạt động vi phạm pháp luật liên quan đến chức sắc, giáo dân Công giáo tại tỉnh Nghệ An từ năm 2010 đến nay. Đỉnh điểm là vụ gây rối trật tự công cộng của giáo dân ở giáo xứ Mỹ Yên tại xã Nghi Phương vừa qua. Nguyên nhân chính dẫn đến vụ gây rối ấy thì từ các giáo dân cho đến các lương dân trong và ngoài nước đã thấy. Những hình ảnh mà các phương tiện truyền thông công bố đều chứng minh sự manh động của không ít giáo dân trước trụ sở cơ quan chính quyền . 
Một thông báo dựa trên những bằng chứng, những sự thật, việc thật đã được chính quyền tỉnh Nghệ An gửi đến những người đứng đầu Hội đồng Giám mục Việt Nam và Tòa Giám mục Giáo phận Vinh, mong nhìn nhận chính xác, khách quan, hợp tác để giải quyết những vướng mắc và trên hết là thực hiện đúng luật pháp. Vậy nhưng, đáp lại lời mong mỏi đó, người đứng đầu Tòa Giám mục xã Đoài đã ban hành một công văn cùng với những lời lẽ vu khống, xuyên tạc sự thật để nói xấu chính quyền, đi ngược lại với những thiện chí hợp tác mong giải quyết ổn thỏa những vấn đề còn khúc mắc.
Thậm chí, ông Nguyễn Thái Hợp – Giám mục Giáo phận Vinh còn dựa vào một số báo đài nước ngoài để đăng tải những lời lẽ vu khống, bịa đặt nói trên. Cụ thể, trả lời trên Đài Châu Á tự do (RFA) ngày 17 tháng 9 năm 2013, ông Hợp cho rằng "Có lẽ chính quyền đã chuẩn bị trước; đưa cả quân đội, đưa cả cảnh sát rồi bộ đội, cơ động đến để gài bẫy người dân; rồi cũng thuê người ném đá và chụp ảnh những người được thuê ném đá đó để đưa lên”. Khi đọc được những dòng này, rất ít người nghĩ rằng đây là câu trả lời của một vị Giám mục từng có "lịch sử” học hành khá "đồ sộ”. Một người được coi là có kiến thức uyên thâm mà ngay trả lời trên báo đài đã thiếu tính thống nhất. Ông bảo "có lẽ” chính quyền đưa quân đội, cảnh sát, cơ động, và thuê người ném đá và chụp ảnh để đưa lên? Chính ông cũng không khẳng định được nên đã trả lời là: "Có lẽ”. Thứ hai, ông phát biểu, rằng chính quyền thuê người ném đá, rồi quay phim thì thật vô lí. Có ai lại thuê người ném đá vào mình để bị sứt đầu mẻ trán hay không? Thậm chí nó còn mâu thuẫn với lời nói của ông rằng: "Các con cứ ra về, sau 5 ngày nữa nếu chính quyền không thả người thì cha hết trách nhiệm, các con muốn làm gì thì làm”. Khi sự việc xảy ra ông lại nói "chúng tôi hoàn toàn bất ngờ”, và thanh minh "chúng tôi không dàn dựng chuyện đó”. 
Từ đó, dư luận cũng đã thấy rõ tính chất một vụ án hình sự như bao vụ án khác, nhưng các chức sắc, chức việc, các vị đứng đầu Giáo phận Vinh vẫn không chịu nhìn thẳng vào sự thật. Không ai có quyền cho mình đứng trên pháp luật. Giáo dân trong giáo phận vi phạm pháp luật, lẽ ra với tư cách là những người đứng đầu, các vị phải suy nghĩ vì răn dạy chưa tốt và cần hợp tác với chính quyền, khuyên nhủ, nhắc nhở  người phạm tội mau cải tạo tốt để về với cộng đồng, ăn năn trước Chúa. Thế nhưng, chính những lời nói và hành động của những người đứng đầu giáo phận này như lại đổ thêm dầu vào lửa,  với các lời lẽ kích động, vu khống, gây mất trật tự, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.  Xin hãy vì Chúa, hãy đi đúng đường và nhìn thẳng vào sự thật.
Nhóm PV
  (Đại Đoàn Kết)

Vatican nói quan hệ với VN đạt tiến bộ bất chấp vụ bạo động ở giáo phận Vinh


Tòa thánh Vatican

20.09.2013
Vatican nói quan hệ với VN đạt tiến bộ bất chấp vụ bạo động ở giáo phận Vinh

Tòa Thánh Vatican loan báo có những bước phát triển tích cực trong mối quan hệ với Việt Nam bất chấp những căng thẳng nghiêm trọng ở giáo phận Vinh.

Hãng tin Công giáo Fides của Tòa Thánh ngày 19/9 cho hay vụ leo thang căng thẳng giữa nhà nước Việt Nam với giáo xứ Mỹ Yên (giáo phận Vinh) có trong nghị trình các cuộc thảo luận giữa Vatican với Hà Nội nhân chuyến công du của phái đoàn giới chức chính phủ Việt Nam.

Đoàn của Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam do ông Phạm Dũng, Thứ trưởng Bộ Nội Vụ kiêm Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ, dẫn đầu sang thăm Vatican từ ngày 15 đến ngày 20/9.

Vatican cho biết đối thoại giữa Tòa Thánh với Việt Nam diễn ra trong bầu không khí thân thiện, tiếp tục con đường quan hệ và hợp tác tốt.

Phái đoàn Việt Nam nói chính phủ Hà Nội cam kết đảm bảo quyền tự do tôn giáo, chống lại những phần tử gây bất ổn xã hội, và đồng thời bày tỏ hy vọng rằng các tín đồ tôn giáo tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Phía Tòa Thánh đánh giá cao sự ủng hộ của nhà nước Việt Nam đối với hoạt động của Giáo hội Công giáo cũng như những nỗ lực của Hà Nội trong việc phát triển quan hệ đôi bên.

Vatican cũng bày tỏ sự lưu tâm đến tình hình ở giáo phận Vinh và cho rằng cần có một cuộc điều tra sâu hơn về vụ việc.

Chuyến thăm Vatican của giới chức Việt Nam diễn ra giữa lúc Giám mục giáo phận Vinh, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, kêu gọi quốc tế đoàn kết và ủng hộ các giáo dân bị đàn áp sau vụ bạo động đẫm máu ở Mỹ Yên hôm 4/9 khiến ít nhất 40 người bị thương nặng.

Công an, bộ đội được điều động đến giáo xứ Mỹ Yên trong tỉnh Nghệ An. (VRNs)
Công an, bộ đội được điều động đến giáo xứ Mỹ Yên trong tỉnh Nghệ An. (VRNs)

Trong cuộc phỏng vấn do Asia News đăng tải ngày 18/9, Đức Giám mục Nguyễn Thái Hợp mô tả tình hình của giáo dân Mỹ Yên hiện nay là rất nguy hiểm và đáng quan ngại.

Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế quan tâm, theo dõi tình hình nhân quyền tại Việt Nam và đồng thời yêu cầu chính quyền phóng thích 2 giáo dân đang cầm giữ, bồi thường cho các nạn nhân bị hành hung hôm 4/9.

Truyền thông nhà nước nói vụ việc ở Mỹ Yên bị các phần tử xấu trong và ngoài nước cố tình bóp méo thành một vụ trấn áp tôn giáo nhằm kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân.

Trong một cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ, Giám mục Giáo phận Vinh khẳng định đây là một vụ đàn áp tôn giáo và tuyên bố sẽ bảo vệ người dân:

“Vấn đề ở đây là đàn áp tôn giáo và vi phạm nhân phẩm, nhân quyền của người dân. Chúng tôi sẽ tiếp tục đứng về phía người dân. Chúng tôi là lãnh đạo của một tôn giáo, không bao giờ chủ trương bạo lực. Chúng tôi chủ trương đối thoại. Nhưng qua các sự kiện đã xảy ra, đối thoại gặp trắc trở, nhà cầm quyền đã cắt đứt sự đối thoại đó. Họ đã dùng bạo lực để đàn áp dân chúng. Chúng tôi không phải là một đảng phái. Chúng tôi vẫn cương quyết làm sao để quyền lợi và nhân phẩm người dân được bảo vệ và tôn trọng.”

Phía giáo dân nói xung đột xảy ra khi họ đến đòi chính quyền giữ lời hứa thả 2 giáo dân bị bắt trước đó, nhưng thay vì trả người, chính quyền bố trí lực lượng an ninh dày đặc trang bị võ trang sẵn sàng ứng phó.

Chính quyền cáo buộc giáo dân gây rối trật tự công cộng, ném đá tấn công lực lượng thi hành công vụ, trong khi giáo dân tố cáo công an gài người trà trộn vào giáo dân để kích động gây rối.
Nguồn: CWN/Fides News
(VOA)

Thái Lan và vai trò hòa giải Biển Đông


Thái Lan hợp tác nhiều với Trung Quốc về kinh tế.

Là nước đóng vai trò điều phối quan hệ Asean-Trung Quốc trong giai đoạn 2012-15 và cũng là quốc gia không có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, Thái Lan đang được xem là bên đóng vai trò môi giới cho nỗ lực hòa giải.

Đó là nhận định của giáo sư Thitinan Pongsudhirak từ Đại học Chulalongkorn ở Thái Lan trong bài viết trên Bangkok Post.

“Nếu một Bộ Qui tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) chi tiết không được thống nhất vào năm 2015, triển vọng để có giải pháp hòa bình sẽ xấu đi sau đó”, tác giả nhận định.

Thái Lan, theo tác giả, có thể được xem là bên môi giới và hòa giải khả dĩ đối với các quốc gia tại Asean có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc như như Brunei, Malaysia và Philippines.

Trong khi Singapore và Indonesia là các quốc gia nằm trong khối Asean, hai nước này cũng như ba nước Campuchia, Lào và Myanmar đều có nhưng hạn chế trong nỗ lực đóng vai trò môi giới.

“Không có quốc gia nào tại Asean ngoài Thái Lan có bề dày quan hệ lâu và sâu rộng với Bắc Kinh bằng Bangkok.

“Là một trong những nước thành viên sáng lập Asean, Thái Lan là nước đóng vai trò môi giới để giải quyết mâu thuẫn giữa Malaysia và Indonesia để rồi năm quốc gia thành viên đầu tiên của khối đi tới đồng thuận chung.

Tuy nhiên, một trong những khó khăn của Thái Lan trong chính sách đối ngoại những năm qua được xem là có nguyên nhân từ bất ổn chính trị nội địa.

Với tranh chấp chính trị trong nước được xem là có phần bớt căng thẳng, tác giả cho rằng nay là lúc Thái Lan cần theo đuổi nghị trình đối ngoại mà một thời họ đã đóng vai trò then chốt trong vùng.

'Đường lưỡi bò'


Việt Nam cân nhắc chọn Thái Lan làm đối tác chiến lược.

“Trong khi Trung Quốc tỏ ra linh hoạt hơn trong nỗ lực thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tiến tới việc hình thành COC, vấn đề lớn nhất, là liệu Bắc Kinh có đơn phương bỏ bản đồ với đường chín đoạn (lưỡi bò) mà họ tuyên bố chủ quyền tại toàn vùng Biển Đông hay không”, giáo sư từ Viện nghiên cứu Các chủ đề Quốc tế và An ninh thuộc Đại học Chulalongkorn nhận định.

Bình luận của tác giả được đưa ra trong bối cảnh Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera mới thảo luận về chủ đề an ninh với Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan, bà Yingluck Shinawatra tại Bangkok vào tuần qua.

Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan được hãng thông tấn Kyodo dẫn lời nói hai phía bày tỏ hy vọng đạt được tiến bộ cụ thể về việc thực hiện DOC để tiến tới hội đàm nhằm đạt được COC.

Người phát ngôn cũng dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản khen ngợi vai trò của Thái Lan trong các cuộc đối thoại giữa Asean và Trung Quốc.
"Vấn đề lớn nhất là liệu Bắc Kinh có đơn phương bỏ bản đồ với đường chín đoạn mà họ tuyên bố chủ quyền tại toàn vùng Biển Đông hay không"
GS Thitinan Pongsudhirak, Đại học Chulalongkorn
Hội nghị hẹp ngoại trưởng Asean họp tại Thái Lan vào trung tuần tháng Tám năm nay đã nhất trí lập trường về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

Ông Surapong Tovichakchaikul, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng của nước chủ nhà Thái Lan, người chủ trì cuộc họp nói "Asean sẽ đồng lòng và đoàn kết. Điều này không có nghĩa là chúng tôi cùng chống lại ai đó.

“Bộ Quy tắc ứng xử sẽ nhằm để thúc đẩy lòng tin giữa Asean và Trung Quốc... và ngăn chặn bất kỳ sự cố đáng tiếc nào xảy ra trên Biển Đông.”

Thái Lan tiếp quản vai trò điều phối quan hệ của Asean với Trung Quốc từ tháng 8/2012.

Ngoại trưởng Thái Lan hồi cuối tháng 7/2012 tuyên bố nước này sẽ giúp Trung Quốc tìm kiếm giải pháp hòa bình cho tranh chấp Biển Đông.

Ông Surapong Tovichakchaikul lúc đó nói với người đồng nhiệm Dương Khiết Trì rằng "Thái Lan, trong vai trò điều phối Asean - Trung Quốc, muốn Trung Quốc có niềm tin rằng trong nhiệm kỳ ba năm của chúng tôi, vương quốc chúng tôi sẽ đóng vai trò giúp Trung Quốc hài lòng".
(BBC)

Bạc Hy Lai : Đoạn kết ngày mai cho tiểu thuyết ly kỳ nhất Trung Quốc

Vụ xử Bạc Hy Lai : Toà án Tế Nam sẽ ra phán quyết ngày 22/09/2013 - REUTERS /CCTV
Vụ xử Bạc Hy Lai : Toà án Tế Nam sẽ ra phán quyết ngày 22/09/2013 - REUTERS /CCTV

Bản án được chờ đợi vào ngày mai, Chủ nhật 22/09/2013 trong phiên tòa xử Bạc Hy Lai, lãnh đạo cộng sản cao cấp nhất bị ra tòa kể từ 15 năm qua, là hồi kết cho một vụ án đã đưa ra trước ánh sáng trần trụi những gì xảy ra trong hậu trường chính trị Trung Quốc. Nơi đây sát nhân đi liền với bổng lộc, các âm mưu tình ái song đôi với lạm dụng quyền lực, với một bị cáo ương ngạnh – điều hiếm hoi tại vành móng ngựa Trung Quốc.

Buổi tối 06/02/2012, khi Vương Lập Quân, giám đốc cảnh sát của đại đô thị Trùng Khánh, bất mãn với Bí thư Thành ủy Bạc Hy Lai, chạy vào lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô xin tị nạn chính trị, người cộng sản trung thành và thân cận với giới chức công an cao cấp của chế độ chắc chắn không thể không ý thức rằng xì-căng-đan do ông ta gây ra là một quả bom khủng khiếp.

Vương Lập Quân nắm trong tay thủ phạm một vụ giết người, lúc đó hãy còn bị dàn dựng thành một cái chết vì quá chén : đó là bà Cốc Khai Lai, vợ ông Bạc Hy Lai, một luật sư tài giỏi và là nhà văn. Bốn tháng trước đó, bà ta đã kết liễu cuộc đời của doanh nhân người Anh Neil Heywood – được cho là gần gũi với tình báo Anh – bằng cách đầu độc ông này. Vụ thanh toán trên đây có liên quan đến một ngôi biệt thự tại Côte d’Azur ở nước Pháp, được giao cho Heywood rồi đến kiến trúc sư người Pháp Patrick Devillers quản lý.

Từ lúc đó, sự nghiệp chính trị đầy hứa hẹn của ông Bạc Hy Lai coi như chấm dứt ! Năm nay 63 tuổi, vị « thái tử đỏ » này là ủy viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 2007. Ông là con của Bạc Nhất Ba, một nhà cách mạng lão thành vốn là bạn chiến đấu của Mao Trạch Đông, một trong Bát đại nguyên lão. Nhưng những hành động « chơi nổi » của ông Bạc Hy Lai gây khó chịu cho các lãnh đạo khác, và ông đã được coi là một đối thủ cồng kềnh cho Chủ tịch hiện nay là Tập Cận Bình.

Ông Bạc hùng cứ ở Trùng Khánh và đưa đô thị có 30 triệu dân này thành một vùng kinh tế mẫu mực cho phần còn lại của đất nước. Nhưng ông ve vãn cánh tả trong đảng khi tung ra các chiến dịch văn hóa Mao-ít, với những bài hát cách mạng, và nhất là tấn công vào mafia địa phương. Từ mafia này thật ra tại Trùng Khánh có định nghĩa mập mờ, khiến gần 5.000 người bị bắt giữ trong đó có nhiều doanh nghiệp tư nhân, và theo các luật sư thì trong chiến dịch truy quét trên đây có rất nhiều người bị ngược đãi, hoặc oan ức.

Sau khi xuất hiện lần cuối cùng tại kỳ họp Quốc hội vào tháng Ba năm 2012, Bạc Hy Lai bị giam ở một địa điểm bí mật. Vợ ông bị đưa ra xử vào tháng Tám vì tội sát hại doanh nhân Anh, bị kết án tử hình treo, tức án chung thân. Tháng sau đó đến lượt sếp công an Vương Lập Quân, nơi xuất phát nguồn cơn : ông ta không được đi tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ, và bị lãnh án 15 năm tù.

Cần phải chờ đợi gần một năm sau mới thấy Bạc Hy Lai đã bị tước tất cả mọi chức vụ, xuất hiện vào tháng rồi trước các quan tòa.

Ông Bạc là ủy viên đầu tiên của Bộ Chính trị - cơ quan quyền lực tối cao đảng Cộng sản Trung Quốc – phải ra tòa, sau vụ án Trần Hy Đồng. Ông này là cựu Đô trưởng Bắc Kinh, vốn hăng hái ủng hộ việc điều quân đội đến Thiên An Môn tàn sát sinh viên đòi dân chủ năm 1989, đã bị kết án 15 năm tù giam vì tội tham nhũng vào năm 1998.

Nhưng ngạc nhiên thay, trước vành móng ngựa, Bạc Hy Lai không tỏ ra là một tội nhân nhẫn nhục xin nhận sai lầm, như thường thấy trong các phiên tòa Trung Quốc. Ông khẳng định tác phong chính trị đĩnh đạc, ngang nhiên đối đầu với các thẩm phán và những người tố cáo ông, bác bỏ hầu như toàn bộ những lời buộc tội tham nhũng, gọi bà vợ đã ra làm chứng chống lại ông qua băng video là « điên khùng », « kẻ dối trá » ; và Vương Lập Quân, người từng là cánh tay mặt của ông, là một kẻ « hèn hạ ».

Một điều ngạc nhiên nữa là phiên tòa kéo dài đến năm ngày liên tiếp, thay vì chỉ diễn ra trong vòng 24 đến 48 giờ như thường lệ. Hơn nữa, tư pháp vốn luôn bị đảng kiểm soát chặt chẽ, đã sáng tạo ra cách tường thuật diễn tiến tranh tụng trong phiên tòa qua tiểu blog trên mạng – kể cả các phát biểu của ông Bạc Hy Lai, được nhiều triệu cư dân mạng hồi hộp theo dõi.

Tuy vậy không thể nào xác minh được tính chân thực của các biên bản này : không có nhà báo độc lập nào được tham dự phiên tòa. Từ đầu phiên xử, bản tường thuật duy nhất về vụ này luôn là bản chính thức của Nhà nước.

Dù vậy, người ta được nghe từ cửa miệng ông Bạc Hy Lai là giám đốc công an Vương Lập Quân yêu mê mệt vợ ông. Hay là cậu con trai Bạc Qua Qua của ông, điển hình của các thiếu gia Trung Quốc, sống một cuộc sống xa hoa và du ngoạn nhiều nơi trên thế giới. Công tử Bạc Qua Qua nhảy từ một trường đại học Anh sang một đại học danh tiếng ở Mỹ, chi phí do một tỉ phú bạn thân của vợ chồng ông Bạc lo, tỉ phú này bây giờ cũng đang ở phía sau chấn song nhà tù.

Tóm lại, đây là một phiên tòa công khai giăng mắc đầy kịch tính, trong một đất nước khép kín nhất về phương diện tư pháp.

Nhưng rốt cuộc, trong phiên xử chủ yếu nhằm để cho ông Bạc Hy Lai xuất hiện như một « kẻ tham nhũng », cuối cùng ông chỉ bị cáo buộc đã ngăn trở vụ điều tra về người vợ, và nhận 2,6 triệu euro hối lộ. Có nghĩa đây chỉ là một con «ruồi » chứ không phải là « cọp » - như ông Tập Cận Bình đã từng hứa hẹn sẽ truy quét tham nhũng trong đảng, « cả ruồi lẫn cọp ».

Một cựu tù chính trị cam đoan với AFP, cho dù Bạc Hy Lai có bị kết án bao nhiêu năm tù đi nữa, ông Bạc hầu như có thể an tâm là sẽ được ở trong một nhà giam tiện nghi, và một ngày nào đó sẽ được giảm án.
Thụy My (RFI)

Tuy mở cửa nhưng Miến Điện vẫn chưa có công lý

Chùa Shwedagon tại thành phố Rangoon - DR
Chùa Shwedagon tại thành phố Rangoon - DR

Cách nay 25 năm, quân đội Miến Điện đã đàn áp phong trào nổi dậy đòi dân chủ năm 1988. Miến Điện rơi vào tình trạng hỗn loạn trong vòng 6 tháng. Khoảng 3 ngàn người thiệt mạng và vào ngày 18/09/1988, quân đội đã nắm lại chính quyền, sau một cuộc đảo chính đẫm máu.

Những sự kiện này để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử chính trị Miến Điện. Từ hơn hai năm nay, Miến Điện đã mở cửa, chính quyền đã chấp nhận để cho người dân có nhiều quyền tự do hơn, thế nhưng, điều trái ngược là các đòi hỏi công lý và sự thật lại ngày càng hiếm, kể cả trong hàng ngũ phe đối lập. Phóng sự của thông tín viên RFI Rémy Favre tại Rangoon giúp giải đáp phần nào câu hỏi này.

Con trai của bà Daw Sein Kyi đã thiệt mạng sau ngày xẩy ra cuộc đảo chính 18/09/1988. Bà đã không thể làm tang lễ cho đứa con theo như phong tục truyền thống, bởi vì quân đội cấm các nhóm tụ tập quá 5 người. Cũng giống như nhiều nạn nhân khác, bà Daw Sein Kyi không đòi hỏi công lý.

« Người chết thì đã chết rồi, điều gì xẩy ra thì cũng đã xẩy ra rồi. Tôi có thể tha thứ nhờ vào những khuyên dạy của Phật. Tôi muốn làm những việc thiện cho anh linh của con tôi siêu thoát, để tôi bớt buồn. Ví dụ, tôi muốn gặp và mời các nhà sư một bữa cơm. Khi có tiền, tôi đã làm như vậy, nhưng giờ đây, tôi không thể làm được nữa. Tôi cảm thấy rất buồn và xấu hổ vì không làm được các việc thiện ».

Các nay hai năm, Giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi đã đề cao mô hình các ủy ban sự thật và hòa giải của Nam Phi, để buộc những kẻ chịu trách nhiệm vụ thảm sát năm 1988 phải tự thú, chứ không nhất thiết để kết án họ. Giờ đây, bà đã không đưa ra những đòi hỏi như vậy nữa.

Bà Aung San Suu Kyi không trả lời đề nghị xin phỏng vấn của RFI và phát ngôn viên của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, U Nyan Win cũng không muốn đòi quân đội phải xin lỗi.

« Chúng tôi muốn cố gắng đi về phía trước, hướng tới nền dân chủ. Chúng tôi không muốn đánh thức con hùm đang ngủ. Điều đó có nghĩa là quân đội vẫn bình yên. Quân đội nguy hiểm lắm. Chúng tôi không muốn quấy rầy quân đội ».

Thế nhưng, kể từ nay, quân đội cũng như chính phủ Miến Điện chấp nhận sự chỉ trích. Cách nay hai năm, nói đến vụ thảm sát năm 1988 còn là điều cấm kỵ. Bây giờ, thì không.

Ông Thar Gyee, phụ trách liên lạc của hiệp hội ND Burmua, chuyên thu thập và thống kê các vụ vi phạm nhân quyền tại Miến Điện cho biết :

« Trong lễ tưởng niệm vụ thảm sát 1988, có một bộ trưởng tham dự, ông U Aung Min và ông nói rằng đã có những vụ vi phạm nhân quyền do chế độ chính trị tồi tệ trong quá khứ. Điều này có nghĩa là ông ta thừa nhận sự tồi tệ của bộ máy chính quyền ».

Cách nay hai năm, cộng đồng quốc tế còn đe dọa lập một ủy ban điều tra để làm rõ những tội ác chống nhân loại tại Miến Điện. Giờ đây, theo đặc phái viên Liên Hiệp Quốc Tomas Quintana, phụ trách về nhân quyền thì điều này không khả thi. Ông Quintana đã không còn có được sự ủng hộ của các nước phương Tây về sáng kiến này nữa. Mối quan tâm hàng đầu hiện nay của các nước phương Tây là đầu tư vào Miến Điện.

Đức Tâm (RFI)
 

Nga có cần VN trong chiến lược khu vực?


Quan hệ Nga-Việt đang được thắt chặt trên mọi phương diện trong thời gian gần đây

Tiến sỹ Stephen Blank, chuyên gia nghiên cứu về Nga tại Hội đồng Chính sách Đối ngoại Hoa Kỳ, ngày 19/9 đã có bài viết trên trang The Diplomat về quan hệ Nga-Việt trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.

BBC xin được giới thiệu với quý độc giả một số chi tiết chính trong bài viết.
Mở đầu bài viết, tiến sỹ Stephen Blank cho rằng những diễn biến trong quan hệ Nga-Việt gần đây là yếu tố quan trọng để nắm bắt xu hướng về an ninh quốc phòng và đối ngoại tại khu vực Châu Á.

"Những chính sách của Nga tại Đông Nam Á thường không để lại ấn tượng gì nhiều," ông viết.

"Tuy nhiên, nếu bỏ lỡ những diễn biến mới nhất trong quan hệ Nga-Việt sẽ không thể nắm bắt được những yếu tố chính trong cách mà hai tác nhân quan trọng ở khu vực Châu Á đang phản ứng trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, cũng như xu hướng về vấn đề an ninh tại Châu Á".

Thắt chặt trên mọi mặt

Theo ông, mặc dù quan hệ Nga-Trung đang "ngày càng thắt chặt", ít ra là từ góc nhìn của Hoa Kỳ, nhưng "Nga thực chất đang công khai chống lại sự bành trướng của Trung Quốc và đang thiết lập một quan hệ quân sự-chính trị sâu sắc hơn với Vệt nam."

Cây bút này lấy dẫn chứng từ tuyên bố muốn thiết lập căn cứ hải quân ở Vịnh Cam Ranh của Nga hồi năm 2012, cũng như những dự án hợp tác Nga-Việt về khám phá, khai thác dầu mỏ, điều mà ông gọi là "những biện pháp có thể nhằm kiềm chế Trung Quốc".

"Bắc Kinh đã liên tục yêu cầu Moscow chấm dứt khai phá năng lượng tại biển Nam Trung Hoa" ... "Mặc dù tỏ ra im lặng, có lẽ để tránh gây sự thù địch với Trung Quốc, Moscow vẫn giữ nguyên chiến lược của mình," ông viết.
"Rõ ràng là mối quan hệ này, với đỉnh điểm là các hiệp ước mới cũng như các hợp đồng mua bán vũ khí, thực chất là để kiềm chế ý đồ và hành động bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông"
Stephen Blank, chuyên gia nghiên cứu về Nga tại Hội đồng Chính sách Đối ngoại Hoa Kỳ
"Kể từ đó, nước này đã tăng cường hỗ trợ cho Việt Nam, trong đó bao gồm các dự án thăm dò năng lượng ở Biển Nam Trung Hoa ... các hợp đồng bán vũ khí cũng như hợp tác quốc phòng."

Theo Stephen Blank, "quan hệ của Nga với Việt Nam đang ngày càng phồn thịnh", biểu hiện qua việc Hà Nội gần đây đã trở thành một trong những khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Nga, chủ yếu là các mặt hàng tàu ngầm và chiến cơ tiêu biểu như 12 chiếc Su-30MK2 hay sáu chiếc tàu ngâm lớp Varshavyanka.

"Rõ ràng điều này nhằm mục đích đối phó với sự đe dọa từ Trung Quốc," ông viết.

Bên cạnh đó, tác giả cũng nhắc đến những tiến triển đáng kể về hợp tác thương mại và các lĩnh vực khác giữa hai nước:

"Nga và Việt Nam đã trở thành "đối tác chiến lược" năm 2001, và mối quan hệ này đã được nâng cấp thành "đối tác chiến lược toàn diện" vào năm 2012."

"Hợp tác thương mại và trao đổi văn hóa, nghiên cứu khóa học song phương đang ngày càng phát triển, với Nga giờ đây xếp thứ 18 trong số 101 nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ..."

"Nga cũng đang giúp Việt Nam xây dựng nhà máy hạt nhân".

'Nhằm vào Trung Quốc'


Quan hệ Nga-Trung phải chăng chỉ mang tính hình thức?

Khía cạnh nổi bật của tất cả những hợp đồng mua bán vũ khí và những cuộc đối thoại cấp cao, theo Stephen Blank, là việc Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev thông qua dự thảo hiệp ước hợp tác quân sự, vốn chính thức công nhận hợp tác quốc phòng giữa chính phủ hai nước.

"Hiệp ước này quy định việc trao đổi thông tin, xây dựng lòng tin, hợp tác tăng cường an ninh quốc tế và đảm bảo hoạt động hiệu quả hơn trong việc chống khủng bố và kiểm soát vũ khí," tác giả nhận định.

Tuy nhiên, Stephen Blank cho rằng mối quan hệ song phương Nga-Việt thực chất là để đối phó với Trung Quốc, bất chấp việc hai bên tuyên bố điều này "không hề nhằm vào một nước thứ ba".

"Rõ ràng là mối quan hệ này, với đỉnh điểm là các hiệp ước mới cũng như các hợp đồng mua bán vũ khí, thực chất là để kiềm chế ý đồ và hành động bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông," ông viết.

"Điều đáng chú ý là hầu hết những tuyên bố này đều đến từ phía Việt Nam, nước rõ ràng có đầy đủ mọi lý do để chứng tỏ với Trung Quốc rằng mình có khả năng tìm kiếm sự ủng hộ về quân sự cũng như lập trường chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc."

Theo tác giả, việc Moscow đang tăng dần sự hỗ trợ về cả quân sự, kinh tế và chính trị cho Việt Nam là một phần của chiến lược "chuyển hướng" về Châu Á, với mục đích sử dụng ảnh hưởng về "kinh tế, quân sự và chính trị của Moscow để thiết lập một thế lực độc lập, mạnh mẽ, đứng riêng tại Châu Á".


Trung Quốc đã công khai cáo buộc Nga là muốn quay trở lại Cam Ranh

Nga, Trung đối đầu

Mối quan hệ Nga-Trung ở thời điểm hiện tại, theo Stephan Blank, chỉ là "vẻ bề ngoài".

Điều này biểu hiện qua việc hồi năm 2012, truyền thông Trung Quốc đã cáo buộc quan hệ hợp tác quân sự cũng như năng lượng Nga-Việt đang giúp cho Việt Nam mở rộng hoạt động khám phá dầu mỏ tại những khu vực tranh chấp, theo tác giả.

Trung Quốc cũng đã công khai cáo buộc Nga là đang "tìm cách quay trở lại Cam Ranh".

Trong bài viết của mình, Stephen Blank dẫn lời cây bút Jeffrey Mankoff cho rằng "ở những nơi quan trọng trên thế giới đối với Nga và Trung Quốc, hai nước này là kình địch nhiều hơn là đồng minh" và rằng bất chấp những hoạt động hợp tác quân đội giữa hai nước, sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng "làm Nga lo ngại không kém gì Hoa Kỳ."

Hồi tháng Bảy, Jeffrey Mankoff cho rằng một trong những bằng chứng của sự đối đầu này là cuộc tập trận lớn nhất trong lịch sử quân đội Nga hồi năm 2010, với kịch bản giả định nhằm bảo vệ vùng Viễn Đông nước Nga trước sự xâm lược của kẻ thù không được nêu đích danh, nhưng có đặc điểm giống Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

"Nếu đây là đúng, thì quan hệ Nga-Trung có lẽ không nguy hiểm như Hoa Kỳ và một số nước khác đã lo sợ," Stephen Blank nhận xét.

"Dù chính phủ hai nước này rõ ràng sẽ cấu kết để ngăn chặn nhiều bước đi của Mỹ trên quốc tế ... ..."

"Điều này sẽ làm chủ đề an ninh tại Châu Á, vốn đã rối rắm, nay sẽ còn thêm phức tạp."
(BBC)

Mối đe dọa tiềm tàng từ Trung Quốc đẩy Việt Nam và Hoa Kỳ gần hơn với Ấn Độ

Từ chính sách Hướng Đông của Ấn Độ, Việt Nam xuất hiện như một đồng minh để đối trọng lại với con rồng châu Á.
Vietnam-India

Mối quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ đã được ghi một dấu ấn quan trọng qua việc New Dehli cung cấp khoản tín dụng trị giá 100 triệu USD cho Hà Nội để mua các thiết bị quân sự. Các thủ tục sẽ được hoàn tất Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng thăm Ấn Độ vào cuối năm nay. Thông thường, các khoản viện trợ này chỉ dành riêng cho các nước giáp ranh với Ấn Độ. Đây là lần đầu tiên New Dehli mở rộng hạn mức tín dụng cho việc giao dịch quốc phòng đối với một nước cách họ khá xa. Trong thời gian qua, New Dehli và Hà Nội đã đẩy mạnh mối quan hệ đối tác giữa hai nước trên nhiều chủ đề khác nhau.

Có thể nhận thấy rõ ràng rằng Ấn Độ muốn gây thêm sức ảnh hưởng trên Biển Đông thông qua Việt Nam. Ấn Độ đã kí các thỏa thuận với Việt Nam hồi tháng Mười năm 2011 để mở rộng và thúc đẩy các dự án khai thác dầu khí ở Biển Đông, mặc dù Trung Quốc thách thức sự hiện diện của Ấn Độ tại khu vực này. Ngược lại, chúng ta có thể thấy quyết định và hành động của Ấn Độ đã bỏ qua những thách thức đó.

Ngay sau những hành động đó, Bắc Kinh đã yêu cầu công ty thăm dò và khai thác dầu khí của Ấn Độ phải xin phép Bắc Kinh khi tham gia khai thác ở hai vùng biển của Việt Nam. Ngay lập tức, Việt Nam đã trích dẫn Công ước 1982 của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển Đông để khẳng định chủ quyền của mình trên hai vùng iển này. Trong thời gian qua, tranh chấp lãnh hải ở khu vực Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được công khai hóa và cả thế giới đều biết đến nên đây là một động thái đã được dự đoán trước.

Điểm đáng chú ý là Ấn Độ đã tìm được hướng đi mới trong việc gây ảnh hưởng và chọn ủng hộ các quyết định của Việt Nam trong những vụ tranh chấp ở Biển Đông. Bằng cách chấp nhận lời mời của Việt Nam vào thăm dò dầu khí trong các lô 127 và 128 thông qua Công Ty dầu khí Quốc gia ONGC Videsh Ltd của Ấn độ (OVL), New Dehli thể hiện ý muốn làm sâu sắc thêm tình hữu nghị với Việt Nam và phớt lờ các cảnh báo tránh xa vùng Biển Đông của Trung Quốc.

Những động thái giúp đỡ, chống lưng của Ấn Độ đã tăng cường thúc đẩy mối quan hệ với Việt Nam. Chính vì thế, nếu Trung Quốc muốn mở rộng sự hiện diện của họ tại Ấn Độ Dương và Biển Đông thì họ sẽ phải chấp nhận những điều tương tự rằng Ấn Độ cũng sẽ tăng cường sự hiện diện của nước này ở Biển Đông.

Qua thời gian, New Dehli càng thấy rõ Hà Nội đang là trụ cột và nhân tố chính nếu Ấn Độ muốn thực hiện chính sách “Hướng Đông” của mình. Hà Nội đã có các cuộc xung đột vũ trang với Bắc Kinh vào năm 1979, kể từ đó Việt Nam luôn thận trọng với tình hình tăng trưởng kinh tế và quân sự của Trung Quốc. Đối với New Dehli, những điều này khá quan trọng trong một vài khía cạnh nhất định. New Dehli xem Việt Nam như một nước có thể giúp đối trọng lại với Trung Quốc tương tự như cách New Dehli giúp Pakistan đối trọng với Trung Quốc.

Việc này cũng không thể khẳng định vội vàng rằng Việt Nam–Ấn Độ sẽ không có mối quan hệ thân thiết. Kể từ khi Ấn Độ giúp Việt Nam giành lại độc lập dưới ách đô hộ của Pháp và phản đối cuộc chiến Việt Nam–Hoa Kỳ, Việt Nam đã chú trọng vào việc giúp đỡ Ấn Độ với lòng nhiệt thành cao. Bên cạnh đó, New Dehli đã tiến hành triển khai chính sách “Hướng Đông” vào năm 1991 nhằm mục đích giúp đỡ, thúc đẩy tăng trưởng đối với nền kinh tế tại khu vực Đông Á. Chính vì thế, sự nổi lên của Trung Quốc đã gây nhiều lo ngại đối với mối quan hệ Việt Nam–Ấn Độ, một chiến lược mãnh mẽ và sẽ trở thành đối tác trong tương lai.

Cả hai đều nhận ra rằng mối quan hệ song phương phải bắt đầu từ việc phát triên kinh tế, và họ có thể làm nhiều hơn nữa để tăng cường hợp tác kinh tế. Thương mại song phương giữa hai bên được đánh giá có nhiều tiềm năng khi cả Việt Nam và Ấn Độ được xem như các nền kinh tế mới nổi. Hai nước đã ký một thỏa thuận vào năm 2003, họ hi vọng việc này sẽ tạo ra một Hồ quang Thịnh vượng ở Đông Nam Á (Arc of Advantage and Prosperity). Chính vì thế trong thời gian qua, hai nước đã tiến hành thúc đẩy quan hệ thương mại, đặc biệt sau khi New Dehli ký thỏa thuận thương mại tự do với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 2009 và kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) về các mảng dịch vụ và đầu tư trong năm 2012. Việc này được dự kiến sẽ giúp tăng mức thương mại song phương lên đến 200 tỉ USD vào năm 2022.

Hai nước cũng cần phải suy nghĩ để đổi mới và mở rộng cơ hội đầu tư, đặc biệt là trong các lĩnh vực năng lượng, thép, và dược phẩm. Điều này có thể thực hiện bằng cách tạo ra cơ chế tốt hơn để xem xét các mối quan hệ kinh tế một cách thường xuyên và thực hiện các bước để tăng cường chúng.

Đặt lợi ích của Ấn Độ ở Việt Nam, mặc dù là trong lĩnh vực quốc phòng, đã nói lên rằng New Delhi muốn xây dựng quan hệ với các quốc gia như Việt Nam để có thể đóng vai trò như các điểm đối trọng với Trung Quốc. Và những việc này đã được chứng minh qua việc New Delhi giúp Hà Nội cường sức mạnh hải quân và không quân.

Trên phương diện nay, cả hai nước Việt Nam và Ấn Độ đều sử dụng thiết bị quốc phòng theo công nghệ của Liên Xô cũ và Nga nên New Delhi có thể dễ dàng cung cấp công nghệ quốc phòng cho Hà Nội. Các cuộc đàm phán đang được tiến hành để Ấn Độ bán các tên lửa hành trình siêu âm BrahMos cho Việt Nam qua một công ty liên doanh Ấn–Nga. Các loại vũ khí này có thể giúp Việt Nam triển khai sức mạnh trong khu vực và gia tăng khả năng tự vệ trước những mối đe dọa đến từTrung Quốc.

Hai nước cũng có quyền lợi trong việc đảm bảo và chia sẻ an ninh các tuyến đường biển quan trọng cũng như mối quan tâm chung về sự xâm nhập của Trung Quốc vào Ấn Độ Dương và Biển Đông. Do đó, Ấn Độ đang giúp Việt Nam xây dựng năng lực để sửa chữa và bảo trì các thiết bị quân sự. Đồng thời, các lực lượng vũ trang của hai nước đã bắt đầu hợp tác trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin và đào tạo tiếng Anh cho nhân viên quân đội Việt Nam. Hai nước cũng đang chia sẻ kinh nghiệm của họ trong công tác chiến rừng núi.

Tuy nhiên, hợp tác hải quân vẫn là điểm trọng tâm. Ngay thời điểm vừa qua, Việt Nam đã cho phép Ấn Độ quyền sử dụng cảng ở phía nam Nha Trang và các tàu hải quân Ấn Độ đã thực hiện một số chuyến thăm tại đây. Hiện nay sự hợp tác này vẫn chưa nói lên rõ điều gì nhưng ít ra cảng này rõ ràng không dành cho Trung Quốc.

Cuối cùng, hai nước có khả năng chơi chung với một người bạn – đó là Hoa Kỳ. New Delhi đã liên tục xây dựng mối quan hệ nồng ấm với Washington trong một thập kỷ qua, trong khi Việt Nam đang ra ve vãn Hoa Kỳ giữa lúc Biển Đông trở thành một điểm nóng trong khu vực. Khi ba nước này cân nhắc làm sao để quản lý sự trỗi dậy của Trung Quốc, họ sẽ xích lại gần nhau hơn.

Khi chỉ trích Ấn Độ hợp tác với một số nước trong khu vực – đặc biệt là Việt Nam – Bắc Kinh đã cho thế giới thấy họ sẽ làm mọi cách để ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh chiến lược chống lại Trung Quốc. Nhưng nếu cả Ấn Độ và Việt Nam đứng vững thì hai nước này có thể kiềm chế Bắc Kinh trong việc  bành trướng lãnh thổ ở Biển Đông và có thái độ hoà giải hơn trong các vấn đề khu vực khác.

Harsh V Pant, theo dna
Thùy Dương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
 
 © 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

Dân không biết Chủ tịch Nhà nước hứa gì

Tờ Thanh Niên vừa lẳng lặng rút bài “Nhân quyền là vấn đề cả dân tộc chúng tôi đang quan tâm”, ra khỏi trang web của họ.


Công an sắc phục được đám “dân phòng” cầm gậy phụ lực đang ngăn trở nhà báo và dân đến tòa án ở Sài Gòn xem xử một vụ án chính trị hồi Tháng Tám 2011 dù được gọi là phiên tòa “công khai”. (Hình: IAN TIMBERLAKE/AFP/Getty Images)

Đây là bài tường thuật cuộc họp báo giữa ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch Nhà nước Việt Nam và bà Helle Thorning-Schmidt, Thủ tướng Đan Mạch, tại thủ đô Đan Mạch và vừa được tờ Thanh Niên đưa lên Internet hôm 19 tháng 9.
Ông Trương Tấn Sang đã đến thăm Đan Mạch – một trong những quốc gia viện trợ cho Việt Nam, trong ba ngày. Hôm 19 tháng 9, ông Sang và bà Thorning-Schmidt đồng chủ trì một cuộc họp báo.

Tại cuộc họp báo đó, ông Sang, nhấn mạnh: “Nhân quyền là vấn đề mà cả dân tộc Việt Nam quan tâm”. Ông nói như vậy để trả lời cho qua chuyện các câu hỏi của báo chí cật vấn ông về tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam.

Cũng theo lời ông Sang, ngoài việc phát triển kinh tế, chính quyền Việt Nam còn cố gắng thiết lập cương lĩnh tốt nhất cho đời sống chính trị. Ông Sang phân trần rằng, không có hệ thống nào hoàn hảo. Hệ thống nào cũng cần được cải cách để phát triển và chính quyền Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.

Chưa rõ tình trạng nhân quyền tại Việt Nam “sẽ tiếp tục được cải thiện” theo hướng nào và sau “cố gắng thiết lập cương lĩnh tốt nhất cho đời sống chính trị” thì dân chủ, tự do tại Việt Nam sẽ ra sao, điểm đáng chú ý nhất là ngay sau đó, báo chí Việt Nam hoàn toàn câm lặng, không đề cập gì tới buổi họp báo. Bài tường thuật duy nhất về buổi họp báo, được tờ Thanh Niên thực hiện đã bị lột ra khỏi trang web của họ. 

Bài “Nhân quyền là vấn đề cả dân tộc chúng tôi đang quan tâm” của tờ Thanh Niên có đoạn, giới thiệu ý kiến của bà Helle Thorning-Schmidt, Thủ tướng Đan Mạch.

Theo đó, bà Helle Thorning-Schmidt khẳng định, quyền con người luôn là vấn đề mà Đan Mạch và EU (Cộng đồng châu Âu) rất quan tâm. EU và Việt Nam hiện đang đối thoại thường xuyên về vấn đề nhân quyền và lần đối thoại gần đây nhất vừa diễn ra vào tuần trước. Đan Mạch nhận thấy đang có những bước phát triển tích cực và sẽ tiếp tục trao đổi các quan điểm nhằm phát triển vấn đề này sao cho tốt nhất.

Có lẽ cũng cần nhắc thêm rằng, trong lần đối thoại thường niên về nhân quyền giữa EU và Việt Nam, mới diễn ra ở Hà Nội. EU khẳng định, nhân quyền là yếu tố quan trọng trong quan hệ giữa EU và Việt Nam, nên EU sẽ “cương quyết và thường xuyên nêu lên vấn đề này”.

Tại cuộc đối thoại thường niên lần thứ ba về nhân quyền giữa EU và Việt Nam, đại diện EU đã thảo luận với đại diện phía Việt Nam về nhiều vấn đề như: tự do ngôn luận, tự do báo chí, trong đó có việc thực hiện Nghị định 72.

Tuy cho rằng, Việt Nam có “một số tiến triển tích cực” về nhân quyền như các tiến bộ liên quan tới người đồng tính, dự định ký kết và phê chuẩn Công ước Quốc tế chống Tra tấn vào năm tới, mời đại diện đặc biệt về Tự do Tôn giáo của Liên hiệp Quốc tới thăm vào năm 2014, song EU khẳng định, họ vẫn còn những “lo ngại sâu xa”, chẳng hạn “việc áp dụng rộng rãi các điều khoản an ninh quốc gia trong bộ luật hình sự” hay việc thực thi tự do tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam.

Trở lại quan hệ giữa Việt Nam và Đan Mạch, hồi cuối tháng 5 vừa qua, Đan Mạch đã dừng việc cấp ODA (hỗ trợ phát triển chính thức) để thực hiện ba dự án tài trợ cho Việt Nam, sau khi phát giác có dấu hiệu gian lận và lãng phí từ phía Việt Nam.

Lúc đó, ông Christian Friis Bach, Bộ trưởng Phát triển của Đan Mạch tuyên bố rằng, cần phải tìm ra những tổ chức và cá nhân sử dụng sai mục đích nguồn vốn viện trợ của Đan Mạch để làm rõ hậu quả. Ông Bach nhấn mạnh: “Những hành vi gian dối đó phải bị chặn đứng và trừng phạt”.

Ở cuộc họp báo chung với ông Sang, Thủ tướng Đan Mạch cho biết, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch sẽ chuyển từ “hợp tác phát triển” sang “hợp tác về chính trị và thương mại”. Chương trình “hợp tác phát triển” giữa Việt Nam và Đan Mạch sẽ kết thúc vào năm 2015.

Sau thời điểm đó, chỉ có một số chương trình tại Việt Nam tiếp tục được nhận viện trợ từ Đan Mạch là: biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, hành chính công...
(Người Việt)

Sáu điều về những ông hiệu trưởng

Một năm học mới lại đến, với trọng trách đặt lên vai các vị hiệu trưởng. Tôi mạn phép nêu những đặc tính không đẹp, bắt nguồn từ cơ chế quản lý, của các ông hiệu trưởng. Nhưng ông nào không mấy đặc tính sau, mong tự tách mình ra vậy.

Thứ nhất: Hiệu trưởng được phụ cấp chức vụ, hiện nay đâu chừng vài trăm ngàn/tháng, xét cho cùng không bù được “trách nhiệm nặng nề” nhưng có vẻ nhiều người ham. Người đang làm cố giữ ghế, người đang ngấp ngé cố cho mau thành, đấu đá không kém phần khốc liệt. Hằng năm đến mấy lần lấy phiếu tín nhiệm (có phần khiếm nhã) từ bên Đảng ủy, bên nội vụ, bên ngành do đó nhiều hiệu trưởng cố vo tròn để được lòng hội đồng giáo viên. Có hiệu trưởng đạt đến 60% tín nhiệm nhưng buồn lo, phát bịnh (phải 99% cơ). Chỉ có cách lý giải làm hiệu trưởng là làm chủ tài khoản mà dân gian nói: “cầm dầu ướt tay”. Để “ướt tay” nhiều vị tích cực cho sửa sang, xây dựng những thứ rất buồn cười, ví dụ xây nhà tiêu riêng cho mình, tu sửa những công trình vừa mới sử dụng.


Thứ hai: Có hiệu trưởng tài không, đức cũng không nhưng nhân viên tổ hành chính và khá nhiều giáo viên “kính trọng” đến mức không dám gọi tên. Họ cứ một ông thầy, hai ông thầy, ông thầy bảo thế, ông thầy qui định thế em không dám trái đâu. Ông thầy là ông thầy nào? Trường này nhiều thầy lắm. Họ rón rén nói nhỏ: “thầy hiệu trưởng”. Các vị muốn làm đấng toàn năng chứ gì. Chỉ có cách lý giải hiệu trưởng làm chủ tài khoản nên có quyền cho nghỉ việc bất cứ nhân viên nào, kể cả nhân viên, giáo viên có biên chế thì chuyển sang làm việc khác, trái tay.

Thứ ba: Hiệu trưởng đã có danh rồi, ít nhứt trong một cộng đồng nhỏ. Thế nhưng nhiều vị cứ muốn “làm danh” bằng cách chứng tỏ mình có chữ. Phát biểu trước giáo viên cứ múa chữ vòng vo, phát biểu trước học trò thì hay tả cảnh. Làm thơ ai cấm, nhưng chỉ ở mức báo tường mà cả gan (lấy tiền trường) in tập, phổ nhạc rồi đem bán “phân phối” cho các trường, “anh mua tôi, hôm nào tôi mua lại anh”. Chỉ có cách lý giải hiệu trưởng rảnh quá, công việc một năm học được phòng sở lên khuôn, bao cấp luôn cả kỹ năng làm hiệu trưởng. Thứ nữa làm thơ để “lấy le” cánh chị em, che giấu bất tài nhưng được kẻ nịnh khen có tâm hồn lãng mạn.

Thứ tư: Hiệu trưởng theo qui định dạy 2 tiết/tuần để hưởng “lương phần trăm đứng lớp”. Thế nhưng hiếm có hiệu trưởng dạy đúng chuyên môn của mình trong 2 tiết này mà đa phần dạy cái môn các vị cho là vô thưởng vô phạt, môn giáo dục công dân. Môn học này đòi hỏi người dạy có kiến thức uyên bác và uyên bác bao nhiêu cũng không đủ, thế nhưng các vị chỉ mỗi đọc chép. Vậy còn đỡ, có vị không dạy tiết nào nhưng vẫn hưởng phần trăm đứng lớp, ai dám tố cáo, tố cáo ai nghe. Chỉ có một cách lý giải hiệu trưởng làm quản lý mấy mươi năm quên ngày xưa mình có chuyên môn gì!

Thứ năm: Khá nhiều hiệu trưởng làm bộ yếm thế “quan nhất thời dân vạn đại”. Thế sao các vị không nghỉ hiệu trưởng làm giáo viên không sướng hơn sao? Hiệu trưởng oai quá giờ “xuống” giáo viên mắc cỡ chứ gì. Làm hiệu trưởng sướng quá “sưỡng” mất rồi nên các vị đu cứng ngắc ghế. Thấy các vị đu lâu quá ở một trường thì chuyển đi làm hiệu trưởng trường khác. Nói ác mồm, có người làm hiệu phó từ trẻ đến sắp nghỉ hưu trông các vị bị kỷ luật hay mau chết để thử làm hiệu trưởng ít bữa, xem “cầm dầu ướt tay” thế nào, làm thơ nó thế nào, được kẻ yếu bóng vía kêu “ông thầy” ra sao…

Thứ sáu: Lắm hiệu trưởng có tửu lượng khá và chịu chơi. Hay đúng hơn chịu chơi và tửu lượng khá mới được làm hiệu trưởng. Ăn chơi ai chả thích, vấn đề tiền ở đâu, ai chi trả? Nhiều vị mấy ngày không đến trường vì “bận họp”, bỗng ngày kia đến trường thì y rằng có đoàn về thanh tra, kiểm tra, giao dịch… Sau đó kéo ra quán nhậu, sau nhậu là bi-da, mat-xa… gọi chung là tiếp khách. Tiền tiếp khách nằm trong “khoản chi khác”, cứ thế vận dụng. Nếu hiệu trưởng bỏ tiền túi tiếp khách để nhậu dày như thế họa có điên.

Xin nhắc, ông hiệu trưởng nào lỡ có một trong những đặc tính trên hãy bình tĩnh dùng “phép AQ” chứ đừng sửng cồ hỏi tôi là thằng nào mà hao tổn khí huyết hoặc có thể đột quị. Cũng chả trách, các vị chỉ như con rối mà cơ chế nó giựt dây cho các vị nhảy tưng bừng.

Tháng 9 21, 2013  
 
Phùng Hi

Nguyễn Phi Hùng, giáo viên Trung tâm GDTX-HN, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. ĐT: 0905612284. Email: phunghi2@gmail.com
© 2013 Phùng Hi & pro&contra

Govapha - Người ta của thím Doan

Ngồi co gối bên cửa sổ, nhìn ông đi qua bà đi lại. Ly cà phê đen đục, loại rẻ tiền, gần cạn, lạnh tanh. Chợt có cha nội hàng xóm te te đi tới, miệng oang oang: “Thằng Tám đâu rồi, có tin mừng cho mầy nè.” Đang ế độ, mong có ai đó để nói chuyện, pha trò thì sướng phải biết. Mừng rơn trong bụng, nhưng vẫn làm bộ ra vẻ thờ ơ, trả lời xuội lơ: “Chiện gì vậy anh Ba?” Anh Ba bước vào nhà, tay vuốt tóc, cười nói rổn rảng. “Tám, nhìn thẳng vào mắt anh Ba, mầy có thấy gì không?” Tôi chăm chú nhìn “Ờ ờ. Em thấy hai cục ghèn.” Anh Ba nheo mắt, thụi nhẹ lên vai tôi một cái: “Nước VN có hy vọng rồi Tám ơi! Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, anh Ba mầy đang vui.” Thấy tôi trợn mắt ngạc nhiên, anh Ba vỗ vào đùi cái đét, giọng nói hân hoan: “Thím Doan đã tìm ra thủ phạm tham nhũng. Tin này chấn động khắp vỉa hè, anh em giang hồ đang lên kế hoạch rửa tay gác kiếm. Mầy không nghe tin gì hết hả?” Tôi nhảy cẫng lên: “Thiệt hả anh Ba? Cả tuần nay em nằm liệt giường, có ra ngoài đó đâu mà biết. Đù má, phen này lôi tụi nó ra ánh sáng hết. Mà thủ phạm là ai vậy anh Ba?” Làm vẻ mặt quan trọng, giọng nói nghiêm trang: “Thủ phạm tham nhũng gây nên quốc nạn bấy lâu nay. Chính là…” Nói tới đây thì ngưng, trời, cha nội này bày đặt lấy hơi ca sáu câu đây. Chắc mẫm trong bụng là làm cho tôi sốt ruột lắm rồi, anh Ba thích chí nói tiếp: “Thủ phạm chính là…NGƯỜI TA.”

Tôi ngơ ngác, cà lăm luôn. Thằng cà lăm hỏi lại cho chắc ăn: “NGƯỜI TA…là người ta…ta…ta…ta…ta… nào?” Anh Ba thấy bộ dạng tôi như vậy đâm ra lúng túng, tự nhiên cà lăm theo: “Tao…tao…tao đéo biết. Thím Doan nói…nói…nói… vậy nè. NGƯỜI TA ăn…ăn…ăn… của dân không… không… không từ một thứ gì (Không từ một chỗ nào).” Tôi đực mặt ra, nhớ lại lời vàng ngọc cũ của thím Doan “Dân chủ VN cao gấp vạn lần dân chủ tư sản” từng làm cho tôi cười đến méo mặt ho sặc gạch. Lần này thím Doan phát biểu càng lợi hại hơn, trình độ hô biến thăng lên nhiều cấp, đúng là tài không chê tuổi. Nhân dân nên may một chiếc áo phù thủy tặng cho thím Doan mới xứng với lời phát biểu như trên. Để nhân dân đối mặt với NGƯỜI TA tự vấn đề trở nên đơn giản, chiện nhỏ như con thỏ thím hé. Không có sự thừa nhận rõ ràng khi nói NGƯỜI TA ăn đấy, mà NGƯỜI TA nào thì nhân dân muốn hiểu sao thì hiểu, thách thức đến thế là cùng. Một người ngồi trên chiếc ghế cao đến vậy mà phát biểu vô trách nhiệm đến vậy. Nhân dân chán ngán cái loa rè lắm rồi thím ạ! .

Tôi hình dung thím Doan đang cầm trên tay chén cháo, trước mặt nhân dân, sụt sùi than thở: Đáng lẽ nhân dân có cơm ăn, mà phải ăn cháo cầm hơi hoặc tệ hơn bị chết đói. Tại sao? Tại NGƯỜI TA đấy. NGƯỜI TA ăn của dân không từ một thứ gì (không từ một chỗ nào). NOT thím NOT bộ sâu trên cao NOT bộ sâu cấp dưới. Dân sẵn sàng chưa? Có cháo ăn cháo, có rau ăn rau, không có thì khỏi ăn. Dân đã sẵn sàng thì chỉ việc chờ thằng kế toán tính toán sổ sách cho xong. Khi phát biểu trước nhân dân, có thống kê rõ ràng “Nước mình nghèo nên nó thế”. Kỳ này thủ phạm chủ chốt có NGƯỜI TA, nhân dân nhớ theo dõi hồi tiếp theo. Lần sau nếu thím Doan có bỏ thêm dấu (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng) vào chữ TA thì vui lắm bà con ơi, tha hồ cười bể bụng. Dân ăn cháo hoặc chết đói là vì nước mình nghèo nên nó thế. Mà tại sao nghèo? Tại vì NGƯỜI TA ăn. Vì NGƯỜI TA ăn nên nước mới nghèo, và nước mình nghèo nên nó thế… cứ vậy lập đi lập lai. NGƯỜI TA mà thím Doan nói đến không cần phải chịu bất cứ một trách nhiệm nào. Muốn giữ nguyên hiện trạng thì màu mè làm chó gì cho thêm xấu mặt vốn đã xấu sẵn. Một hệ thống thống trị dùng để nuôi béo mập những nhân vật có tên NGƯỜI TA của thím Doan bằng mồ hôi nước mắt bằng xương máu của dân, thiệt phẻ re. Sự chia sẻ quyền lực quyền lợi, ra sức che đậy chỉ cốt bảo vệ giữ vững chế độ độc tài, tham nhũng. Không dám đối mặt thẳng thắn công khai để giải quyết, minh bạch trước nhân dân. Thì thưa với thím:

Dân không chỉ biết ngồi yên và chỉ việc nghe theo. Dân không chỉ cần biết NGƯỜI TA là xong và chỉ việc im lặng. Mọi chuyện đã có đảng và nhà nước lo. Dân không phải chỉ biết biểu tình, đi tù mà còn biết bắn súng bang bang. Tôi không muốn chứng kiến những cái chết như Anh Nam, anh Viết… đau lòng lắm thím Doan ạ! Nhưng tôi hiểu vì đâu nên nỗi. Một chế độ độc tài ưa chuộng bạo lực chỉ đem đến tiếng kêu sợ hãi, đau khổ, tuyệt vọng, đau đớn, nước mắt và máu cho dân mà thôi. Thêm trấn áp nhiều nữa đi, chế độ này rồi sẽ phải đối diện với sự phản kháng trước bạo lực từ dân. Tiếng súng đã được bắn ra , những người như anh Viết còn nhiều lắm, toàn những quả bom hẹn giờ khi sự bất công bị khiêu khích nhất. Cách mạng thành công phần nhiều nhờ vào những kêu gọi có lý có tình, cho cơm no áo ấm, tự do hạnh phúc, chống áp bức, bóc lột, bất công, ục ục… và ục ục. Thím Doan về nhắn lại với NGƯỜI TA dùm cho dân đen nó nhờ, liệu liệu mà lo đi. Nếu như thời điểm chín muồi, dậy mà đi đồng bào ơi! Nhân dân sẽ làm sống lại cái quá khứ mà chế độ này luôn ra sức khoe khoang. Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh. Do dân và vì dân. Lúc đó có súng chơi súng, có dao chơi dao, có gậy chơi gậy, còn cái lai quần cũng đánh thì đúng là gậy ông đập lưng ông. Mồ tổ cha đám NGƯỜI TA của thím Doan không tàng hình được nữa đâu. Dân biết chọn lựa đó thím Doan, đừng xem thường dân đến thế. Muốn có lòng tin nơi người dân, cần nhất là sự thật. THAY ĐỔI, không phải là giấc mơ. Đó cũng là sự thật.

Chìm đắm trong suy nghĩ riêng đến quên mất sự hiện diện của anh Ba. Sao cha nội này ngồi im như pho tượng vậy? Thì ra anh Ba ngủ gật trên ghế, miệng há hốc, thổi bọt bong bóng một bên khóe miệng. Nhìn mắc cười quá, tôi gọi to: “Anh Ba”. Anh Ba giật mình choàng dậy, mở mắt ra hỏi liền: “NGƯỜI TA tới đâu rồi?” Tôi nói một hơi “NGƯỜI TA đã, đang ăn của dân không từ một thứ gì (không từ một chỗ nào). NGƯỜI TA đang xếp hàng chờ thím Doan hô biến trong vai trò khác cho lần phát biểu tới. Bây giờ em và anh Ba cũng ăn của dân, đi ăn cơm anh Ba. Quán cơm bình dân của cô Thắm vừa rẻ vừa ngon, xạo chết liền.” Anh Ba cười tinh quái: “Thím Doan không có nói xạo chết liền nghe mậy?”. Hai anh em bật cười thật lớn, mà sao cay cay khóe mắt anh Ba ơi?
  Govapha
  (Dân luận)
 

Những lời nguyền 'chết chóc, điên dại' ở Việt Nam

Không ít địa phương ở Việt Nam lưu truyền những câu chuyện kinh hoàng về các lời nguyền kỳ bí, ám ảnh người dân trong suốt nhiều thế hệ…
Đền Nghĩa Đô ngày nay chỉ còn là phế tích, nhưng lời nguyền vẫn được lưu truyền.
Lời nguyền khủng khiếp chỉ dành cho phụ nữ

Người dân xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai kể rằng, ngày xưa, có một ông buôn thuốc phiện lên Bắc Hà (Lào Cai), khi đi đến bản Trung Đô thì trời tối. Không có chỗ ngủ, ông ta mới chui vào một cái lều bên đường trú tạm. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, ông thấy một bát hương ngự trên bụng. Thấy lạ, người đàn ông mới mang về với ý định tìm một chỗ nào đó để thờ cúng. Tuy nhiên, mỗi lần ông đặt xuống thì bát hương cứ lăn vòng tròn mãi không thôi.

Thử ở nhiều chỗ không được, ông buôn thuốc phiện mới chán nản cho rằng mình bị thần phạt, khó có thể sống tiếp trên cõi đời này. Tuy nhiên, khi ông lang thang qua khu vực bản Nà Đình thì vô tình bát hương tuột khỏi tay lăn vài vòng rồi dừng lại. Người này mừng quá, vội vàng làm lễ tại chỗ tạ ơn thần linh. Người dân xung quanh biết chuyện cũng đem đèn hương đến thờ cúng. Đền Nghĩa Đô có từ lúc đó.

Người ta đồn rằng, đền Nghĩa Đô gắn với một lời nguyền, nếu đàn bà, con gái đi lạc vào thì sẽ bị báo oán. Dù ngôi đền ngày nay chỉ còn là phế tích, nỗi khiếp đảm vẫn cứ được thêu dệt, truyền miệng nhau từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nếu đàn bà, con gái đi vào đất của đền thì người bị điên, người bệnh tật, người thì tai nạn chết đường, chết chợ không rõ nguyên nhân...

Sự việc xôn xao dư luận gần đây nhất là vào năm 2006 - 2007 khi Trường THCS Nghĩa Đô được xây dựng, người ta vô tình làm nhà vệ sinh sang nền đất cũ của đền. Ngay sau đó, mấy em học sinh nữ của trường đã bị rối loạn tâm thần khiến cho người dân trong vùng hoang mang cực độ. Gia đình những em học sinh này phải mời "thầy phù thủy" cao tay nhất vùng về cúng bái thì các bệnh nhân mới trở lại bình thường (?). Sự việc đó càng khiến cho người ta tin hơn vào một lời nguyền từ hàng trăm năm trước.

Tuy vậy, hiện tại, người dân và các em học sinh vẫn đi lại qua vùng đất đền cũ nhưng chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Câu chuyện về lời nguyền kể trên có lẽ chỉ là một sự trùng hợp hi hữu mà thôi.

Lời nguyền của thần rừng Dìn Chin

Khu rừng cấm Dìn Chin cách trung tâm thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương, Lào Cai chỉ chừng 15km luôn nhuốm màu sắc thần bí bởi những lời đồn đại về một “lời nguyền của thần rừng” sẽ trừng phạt bất cứ kẻ nào cả gan đánh thức “giấc ngủ của thần rừng”. Nhiều câu chuyện rùng rợn về sự trừng phạt của thần rừng đã được người dân địa phương kể lại..

Cách đây 10 mùa rẫy, anh chàng Lùng Seo Lìn của bản Tả Gia Khâu liều vác dao đi sâu vào rừng đốn củi. Không phải nhọc công, Seo Lìn nhanh chóng kiếm được hai gánh củi đầy. Nhưng kì lạ, là ngay buổi tối hôm đó, về nhà bỗng dưng anh cứ lớ ngớ, điên điên dại dại. Gia đình Seo Lìn hoảng sợ, liền mời già làng bản Gia Khâu về cúng, rồi xin phép vào rừng cấm, lập lễ tạ lỗi với “thần rừng”, mâm lễ phải thịnh soạn gồm một con lợn, một con gà trống sống, gạo, muối, hoa quả và nước uống. Vài hôm sau bệnh của Seo Lìn có đỡ hơn, song vẫn không trở lại bình thường.

Câu chuyện khác kể về một thanh niên tên Chèn ở dưới Bảo Yên tìm lên Tả Gia Khâu tán gái bản. Khi đi qua khu rừng Cấm, không biết anh này bực tức chuyện gì mà dùng tay chân đấm đá vào gốc cây cổ thụ rồi chửi bậy. Sau này về xuôi, Chèn bị ngớ ngẩn, bỏ nhà đi lang thang cả ngày khắp làng xã. Khủng khiếp hơn, anh này không ăn chín uống sôi, cứ để nguyên đồ sống mà nhai nuốt ngấu nghiến như thú rừng lâu ngày bị bỏ đói.

Vài thập niên trước, có một cây cổ thụ trong rừng bị đổ, dân làng họp bàn và quyết định bán cây gỗ đấy cho một đại gia dưới Lào Cai, nhưng khi vào rừng lấy gỗ, ông đại gia này nổi lòng tham, chặt trộm thêm mấy cây cổ thụ trong rừng Cấm. Về thành phố, ông ta thuê tốp thợ trên bản dựng kèo làm nhà sàn. Thế nhưng, trong tốp thợ cứ vài ba ngày lại có người lăn ra ốm, mà căn bệnh cũng rất kì lạ, họ không bị sốt, không đau, chỉ là mỗi khi cầm dụng cụ xây nhà thì tay chân người nào người nấy cứ run cầm cập, miệng cứ lảm nhảm những câu khó hiểu. Đám thợ còn lại sợ quá cũng bỏ luôn việc.

Gia chủ vốn không tin vào những chuyện ma quỷ hoang đường, nên khi tốp thợ này nghỉ, ông ta mời tốp thợ khác tiếp tục hoàn thành công trình dang dở. Khi căn nhà mới được hoàn thiện thì điều lạ kì hơn xảy ra, cứ đêm xuống người trong nhà đều nghe những tiếng kêu lục cục, nỉ non như ai oán. Hoảng quá, gia chủ phải thuê thầy cúng về làm lễ, nhưng dù đã mời cả pháp sư về đuổi tà ma nhưng những âm thanh lạ hằng đêm vẫn vang lên não nề. Cuối cùng gia chủ phải phá dỡ ngôi nhà đem làm cầu cho dân đi…

Lời nguyền của hang Nủa huyền bí

Cư dân ở huyện Bá Thước, Thanh Hoá coi hang Nủa là một cái hang thần bí. Đời ông, đời cha truyền lại rằng, ở trong đấy đã từng có nhiều người sinh sống, họ lập mộ, giấu vàng, rồi yểm bùa, nên hễ ai xâm phạm vào cái hang đó, đào bới lấy đi những đồ vật bên trong như chén, bát, tiền xu lập tức gặp tai họa. Nhiều người dân trong bản kể lại, họ đã chứng kiến rất nhiều trường hợp thanh niên trai tráng hay những người vô thần mò vào trong hang đào bới hoặc chơi bời phá phách. Nhưng sau đó có nhiều người gặp phải vận hạn. Người thì chết bất đắc kỳ tử, người thì tâm thần bấn loạn.

Ông Khánh, một nhân chứng sống kể rằng, hồi trước ông sinh sống bằng nghề buôn bán cổ vật, khi biết tin đã có người phát hiện có dấu tích người cổ thời trước sinh sống trong hang Nủa và đào được một ít tiền vàng, ông cũng chuẩn bị cơm nắm quyết tâm săn lùng cổ vật. Lặn lội mấy ngày trong hang, lần mò đến những bãi đất trống bên dòng sông ngầm, hì hục mãi ông Khánh cũng đào được một cái bình sứ nhỏ có hoa văn rất lạ và mấy cái đĩa bát cổ. Nghĩ mấy thứ này bán cho dân buôn đồ cổ cũng được khối tiền nên ông hí hửng ra về.

Bỗng dưng ông Khánh nghe một tiếng gầm, không rõ là của con vật gì. Nháo nhác nhìn xung quanh, ông thấy ngay trên bãi cát chỗ hồ nước xuất hiện một vết chân trâu cực lớn, rồi một luồng gió cực mạnh ào ào thổi đến. Ngay lúc ấy, cây đèn măng - xông ông mang theo bỗng phát nổ, cháy sém hết quần áo. Đau quá ông nằm ngất lịm. Không biết bao lâu mới tỉnh lại, thần hồn nát thần tính, ông Khánh vội tìm vào chỗ đào đất cũ trả lại những cổ vật ấy, rồi nhanh chóng tìm đường thoát ra ngoài.

Sau lần ấy, ông trở nên điên điên khùng khùng, lơ nga lơ ngơ, không biết gì suốt mấy tháng trời. Gia đình hoảng hồn nhờ thầy mo cúng bái trong hang suốt cả tuần, cộng với điều trị trên bệnh viện, mãi về sau mới trở lại bình thường. Tuy nhiên, thi thoảng nổi bệnh, ông lại kêu rú ầm ĩ, bỏ đi khắp nơi báo hại gia đình đi tìm nháo nhác.

Cách đây vài năm, có một ông ở ngoài thị trấn Cành Nàng cách đó 40km vào hang Nủa chơi, thấy có 2 hòn đá tròn trịa rất đẹp, trông giống 2 đồng tiền xu, thích quá liền vác về nhà trưng bày. Sau đấy gia đình liên tiếp làm ăn thất bại. Chợt nhớ về những lời can ngăn của dân bản hồi trước, ông nghĩ là do 2 hòn đá ở hang Nủa bèn đem trả lại chỗ cũ. Thế nhưng được một năm sau thì ông bị một tảng đá lăn xuống đè chết khi đang ngủ ở công trường dưới chân núi, trong khi những người khác đều bình yên vô sự.

Hay là câu chuyện về một thanh niên ở bản Hin gần đó mò vào trong hang, phát hiện thấy có một thanh thạch nhũ mọc phía trên cây cột đá đẹp quá, liền bẻ về bày trong nhà. Hôm sau đi qua bãi nổ mìn khai thác đá, không hiểu sao anh ta bị một viên đá bay đập vào mặt, máu chảy lênh láng. Khi lành, vết sẹo trông giống hệt cái hình cột đá trong hang Nủa mà anh bẻ trộm. Về sau vợ con gia đình ly tán, anh ta cứ dở dở hâm hâm, bỏ đi theo đám làm than thổ phỉ, ít khi thấy về nhà…

Lời nguyền ở ngôi làng không ăn thịt bò

Theo sử làng Võng La (Đông Anh, Hà Nội), hàng nghìn năm trước, làng có một gia đình cả 3 anh em đều là tướng dưới triều vua Hùng. Một lần, nhà vua cử đi đánh giặc, 3 ông dẫn quân đi, trúng kế, bị vây hãm nhiều ngày. Quân sĩ đều bị đói khát, tình hình vô cùng nguy cấp. 3 ông cùng ngửa mặt lên trời khấn vái. Giữa lúc đó, trong gò đất bỗng xuất hiện một con bò sữa. Ba ông vắt sữa uống, thấy hết khát lại tăng thêm sức lực. Tiếp sau đó, cả đàn bò kéo ra rất đông, đủ sữa cho toàn bộ binh sĩ tăng thêm sức khỏe. Hăng hái tinh thần, 3 ông dẫn quân phá vây, đánh tan hàng vạn quân giặc, thu được vô số khí giới, lương thực. Thắng trận giòn giã, 3 ông được vua thăng tước, ban cho về quê hương hưởng bổng lộc đời đời. Biết là được "bò Trời" giúp, 3 anh em phát thệ: Từ nay về sau, vào các ngày cúng tế, người làng không được dùng thịt bò.

Sau ngày 3 ông mất, theo sắc chỉ của vua, dân làng lập miếu thờ cúng, không quên xây miếu thờ “Thần bò” để tạ ơn. Một lệ làng đã được hình thành, đó là không dùng bò để cày và tuyệt đối không ăn thịt bò, đến hàng nghìn năm sau vẫn được dân làng tuân theo.

Không chỉ kiêng ăn thịt bò, trong nhiều thế hệ dân làng Võng La còn tuân theo lệ đến mức cho rằng không được nuôi bò. Điều này chỉ thay đổi từ những năm 1970, khi nghề nuôi bò được du nhập vào làng để phát triển kinh tế. Dù vậy, dân làng vẫn tuyệt đối không xẻ thịt ăn thịt bò và dùng bò để cày cấy.

Nhắc đến việc này, dân làng không ai không nhớ một chuyện từng xảy ra, mà họ cho rằng do “các ngài quở”. Số là, có người trong làng cũng nuôi đàn bò. Sau khi bán xong, lãi kha khá, chủ nhà đã liều "tự thưởng" cho mình một con bê. Con bê bị "xẻ thịt" khá bí mật. Sự việc ăn thịt bò chỉ vỡ lở khi mấy hôm sau, dân làng bỗng thấy ông chủ nhà không còn tỉnh táo. Ông cứ đi ra ngoài đê, tay cầm cỏ miệng lẩm bẩm những điều không rõ nghĩa. Ông cứ điên dại như vậy suốt nhiều ngày.

Quá sợ hãi, người nhà thú nhận với các cao niên chuyện ăn thịt bê. Được các cao niên mách nước, gia đình khẩn trương sửa lễ ra đình tạ tội với 3 ngài. Rất trùng lặp, sau đó, người chủ nhà không còn đi lang thang ngoài đê nữa, tinh thần dần ổn định, minh mẫn trở lại. Từ đó, dân làng Võng La e dè, ngại ngần mỗi khi nhắc tới việc... ăn thịt bò.

Lời nguyền điên loạn ở hang Thiên Phúc

Người dân Bản Tía (Xã Đồng Khê, Văn Chấn, Yên Bái) luôn tỏ ra sợ hãi khi nhắc đến hang Thiên Phúc, một hang đá nằm sâu trong ngọn núi cao trên địa phận Bản Tía. Họ cho rằng, lời nguyền của các thần linh trong hang này đã khiến bao chàng trai khỏe mạnh bỗng trở nên điên dại vì trót xâm phạm.

Nhiều câu chuyện ly kỳ về sự trừng phạt của thần linh đã được dân làng kể lại. Ông Đào Văn Bảo, người trông nom hương khói của hang Thiên Phúc cho biết: “Hồi đó, tôi đi bộ đội rồi về đây sinh sống, thấy có hang động sau bản, tôi cũng tò mò vào hang. Khi đó, hang Thiên Phúc có những nhũ đá rất đẹp hình mặt người, hình đôi lứa yêu nhau, hình các vật dụng… Tôi cũng trót lấy của hang vài thứ mang về, sau đó bản thân tôi cũng hóa điên dại mất mấy năm. Gia đình phải nhờ thầy cúng và làm lễ trong hang thì tôi mới trở lại bình thường”.
Lối vào hang Thiên Phúc.

Mấy năm trước, trong làng có 3 thanh niên tên Chung, Hiếu và Thắng, đều ở xã Đồng Khê rủ nhau vào hang lấy nhũ đá. Sau đó, gia đình không thấy họ về. Gia đình đi xem thầy bói mới biết 3 thanh niên đang ở trong hang. Gia đình đến hang và tìm thấy 3 thanh niên này bị điên loạn. Họ phải nhờ thầy cúng mấy tuần mới trở lại bình thường.

Ngoài ra còn có nhiều câu chuyện thanh niên trai tráng hay những người ngoài mò vào trong hang đào bới, lấy nhũ đá, tìm cổ vật… đều gặp vận nạn, kẻ ngã gãy chân, người hóa tâm thần…

Cũng có ý kiến cho rằng đây chỉ là những lời đồn thổi để bảo vệ hang khỏi sự xâm hại của con người. Đáng tiếc rằng những câu chuyện này không giúp cho hang Thiên Phúc khỏi bị tàn phá tan hoang như ngày nay.

Lời nguyền mê tín cản trở trai gái hai làng kết hôn

Lâu nay, người dân xã Cẩm Chế và Tân Việt (Thanh Hà, Hải Dương) vẫn rỉ tai nhau về một câu chuyện nhuốm đẫm màu sắc mê tín. Chuyện rằng, thuở trước, có một người con gái xã Cẩm Chế yêu tha thiết một chàng trai xã Tân Việt và họ đã kết hôn. Thế nhưng, khi người vợ mang bầu thì bị người chồng phụ bạc. Quá uất ức, cô nhảy xuống dòng sông ngăn cách giữa hai xã tự vẫn và để lại lời nguyền: Nếu chàng trai nào của xã Tân Việt lấy con gái của xã Cẩm Chế sẽ phải chết.

Đến nay, câu chuyện về lời nguyền trải qua nhiều thế hệ cùng với sự thêm thắt, "tam sao thất bản" của người dân càng trở nên ly kỳ và vẫn là một ẩn số khó giải. Ngoài ra, việc có nhiều gia đình vợ là người xã Cẩm Chế lấy chồng là người xã Tân Việt sớm phải chịu cảnh chia lìa, tang tóc đã khiến cho người dân ở đây tin rằng lời nguyền này là có thật.

Một số trường hợp bị “nguyền” gần đây có thể kể đến như chuyện hai người phụ nữ chưa đầy 40 tuổi nhưng đã chịu cảnh góa bụa, là chị Lê Thị Sang có chồng bị tai nạn giao thông, chị Phương có chồng bị điện giật chết. Từ trước đến nay có bao nhiêu trường hợp như vậy không thể thống kê hết được.

Thực hư những câu chuyện chết chóc ấy như thế nào đến nay vẫn chưa có cơ sở giải thích thỏa đáng. Tuy nhiên, có một thực tế là trai Tân Việt vẫn lấy gái Cẩm Chế và... nhiều gia đình đang sống rất hạnh phúc. Vì vậy có thể những câu chuyện về lời nguyền trên chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi.

Trên thực tế, chính quyền hai xã đã nỗ lực tuyên truyền để người dân hiểu và không tin vào những điều mê tín như thế.
(Kiến thức)

 Bản tin tiếng Anh

  • Two family-style eateries are where animals roam (Washington Post) - The Water and Nature restaurant is part eatery, part aquarium. Located near the Pudong New Area's Century Park, the city's largest, tropical fish swim in giant glass tanks built into the establishment's walls or positioned through the middle of tables.
  • In the best possible taste? (Washington Post) - Whether you think it's creative or not, Florentijn Hofman's Rubber Duck proves that a common object such as a child's bath-time friend can inspire the birth of a public art work, winning popularity and arousing commercial interest
  • Take the load on your feet (Washington Post) - Many studies have showed a sedentary lifestyle is a risk factor for many health conditions, including cancer, cardiovascular disease, hypertension and obesity.
  • Innovation should drive reform: Premier Li (Washington Post) - Innovation should be one of the major driving forces of China's ongoing economic reforms and development in the future, Premier Li Keqiang said on Monday.
  • Open horizon for China's pilots (Washington Post) - China will lead Asia-Pacific demand for new commercial airline pilots and maintenance technicians to support the country's fast-growing fleet.
  • Locking horns in SW China (Washington Post) - Two goats engage in a horn-to-horn combat in Yunyang township, Southwest China’s Chongqing municipality, Sept 20.
  • US stunt pilot's body found (Washington Post) - The body of US stunt pilot David Riggs, whose aircraft crashed into a lake in northeast China on Tuesday, was found on Friday.
  • Glimpses of history (Washington Post) - More than a century after it was looted and burned down, Yuanmingyuan, or the Old Summer Palace, has been restored to its former glory in a unique way.
  • Pushing kids up the pecking order (Washington Post) - For many parents it's a case of the early bird catches the worm, and they are willing to pay to ensure their kids to be the first on the lawn, as Fan Feifei reports.
  • Home baking heating up (Washington Post) - Home baking desserts and sweets such as cookies, biscuits and cheesecake has brought Liu Qiuhong closer to her families and relatives, especially at parties or celebrations.
  • An eclipse of the mooncake (Washington Post) - Sales of traditional palm-size pastries eaten during Mid-Autumn Festival feel the pitch of campaign to curb extravagance launched by nation's leader.
  • Striking a chord without compromise (Washington Post) - If you hadn't heard it from Li Yundi himself, you wouldn't believe this nice and humble pianist would do this. One time, while recording an album in Vienna, he found the producer did not appreciate his playing.
  • Reconstructing renovation (Washington Post) - A South African architect rebuilds notions about refurbishing traditional structures in a rural Chinese village.
  • Finding roots (Washington Post) - An academic says his research sheds light on the link between contemporary Chinese society and the country's agrarian past.
  • Action pledged for new type of Sino-US ties (Washington Post) - China and the United States are committed to building a new type of major power relationship by expanding cooperation and holding candid talks on differences.
  • Wang and Kerry meet in DC (Washington Post) - China and the United States are committed to building a new type of major power relationship by expanding concrete cooperation and holding candid talks on differences.
  • Restart Six-Party Talks, says Wang (Washington Post) - China has urged all relevant parties to regard the easing of tensions on the Korean Peninsula as "a good opportunity" for restarting the Six-Party Talks.
  • Bo Xilai verdict expected on Sept 22 (Washington Post) - The verdict for fallen senior official Bo Xilai will be announced at 10 am on Sept 22, said the Jinan Intermediate People’s Court on Wednesday.
  • China, US team up on Central Asia (Washington Post) - China and the United States are stepping up cooperation in Afghanistan and Pakistan as the US plans to draw down its military presence next year after nearly 13 years of Afghan war.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét