- Thăm Vatican : Nỗ lực xoa dịu của Việt Nam sau vụ Mỹ Yên ? (RFI) - Hãng tin Fides hôm 19/09/2013 cho biết, quan hệ giữa Tòa Thánh và Hà Nội có tiến triển tích cực, cho dù có sự căng thẳng tại giáo xứ Mỹ Yên thuộc giáo phận Vinh. Thông tin này được đưa ra sau chuyến viếng thăm Vatican của đoàn đại biểu Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam từ ngày 15 đến 20/09/2013.
- Bắc Kinh lo sợ thất bại trong trận chiến kiểm duyệt trên mạng (RFI) - Hàng loạt vụ bắt giam các blogger tỏ thái độ chống đối chính quyền thời gian gần đây cho thấy Bắc Kinh quyết tâm bịt miệng những tiếng nói đi ngược ...
- Syria : Nga và Mỹ muốn Hội đồng Bảo an ra một nghị quyết ‘‘mạnh’’ (RFI) - Theo AFP, hôm nay 20/09/2013, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry cho biết trong cuộc đàm thoại viễn liên với người đồng cấp Nga Serguei Lavrov, hai bên đã nói đến việc hợp tác để Liên Hiệp Quốc ra được << một nghị quyết cứng rắn >> về tiêu hủy vũ khí hóa học tại Syria.
- Thăm dò dư luận Đức : Một số lớn cử tri lưỡng lự, gây bất lợi cho đảng cầm quyền (RFI) - Chủ nhật, 22/09, nước Đức tổ chức bầu Quốc hội Liên bang. Cuộc thăm dò dư luận mới nhất cho thấy còn số lượng lớn cử tri chưa quyết định và điều này gây bất lợi cho liên minh bảo thủ - tự do của Thủ tướng mãn nhiệm Angela Merkel.
- Cam Bốt : Một hoàng thân tuyệt thực đòi ''công lý'' cho đối lập (RFI) - Một hoàng thân Cam Bốt, là anh em họ của Quốc vương Norodom Sihamoni và là thành viên phe đối lập, hôm nay 20/09/2013 bắt đầu tuyệt thực tại một ngôi chùa ở Phnom Penh để đòi hỏi << công lý >> cho cử tri, sau chiến thắng của đương kim Thủ tướng Hun Sen trong cuộc bầu cử.
- Biên phòng Nga tấn công tàu Greenpeace (RFI) - Một đơn vị biên phòng Nga uy hiếp một chiếc tàu phá băng của tổ chức Greenpeace, được gửi lên Bắc cực để tố cáo các dự án khai thác dầu hỏa gây hại cho môi trường. Toàn thể 29 thành viên bị nhốt. Được báo động, Sứ quán Thụy sĩ và Phần Lan đã can thiệp với chính quyền Nga.
- Venezuela tố cáo Mỹ không cho Tổng thống Maduro bay qua không phận (RFI) - Bộ Ngoại giao Venezuela hôm nay 20/09/2013 thông báo, Hoa Kỳ đã từ chối cho phép Tổng thống Venezuela, ông Nicolas Maduro bay qua không phận Mỹ để đến thăm Trung Quốc, dự kiến bắt đầu từ ngày mai. Caracas cho rằng đây là một quyết định mang tính << sỉ nhục >> và là một << sai lầm nghiêm trọng >>. Trong khi đó, Washington bác bỏ thông tin này và khẳng định đã cho phép phái đoàn Venezuela vào không phận Mỹ.
- Pháp : Tổng thống Hollande đề mục tiêu giảm 30% năng lượng hóa thạch (RFI) - Trong bài diễn văn khai mạc hội nghị môi trường lần thứ hai tại Paris hôm nay, 20/09/2013, tổng thống François Hollande đã đề ra mục tiêu từ đây đến ...
- Đài Loan và miền nam Trung Quốc chuẩn bị đón « siêu bão » (RFI) - Một trận bão siêu mạnh được đặt tên là Usagi hôm nay 20/09/2013 đang tiến gần Philippines, Đài Loan và Hồng Kông. Các cơ quan dự báo khí tượng cảnh báo những trận gió rất mạnh và mưa lớn.
- Chuyên gia kêu gọi Mỹ-Trung dự phòng Bắc Triều Tiên sụp đổ (RFI) - Cũng như Đông Đức, chế độ Bắc Triều Tiên có thể sụp đổ bất ngờ, không có dấu hiệu báo trước. Tuy nhiên, khác với Đông Đức, tình trạng << rắn mất đầu >> tại Bình Nhưỡng sẽ đưa đến thảm họa kinh hoàng, vì không có chuẩn bị. Viện nghiên cứu chiến lược RAND Corp kêu gọi Hoa Kỳ và Trung Quốc hội ý.
- Thủ tướng Việt Nam thăm Pháp tuần tới (RFI) - Theo thông báo của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm qua, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ viếng thăm nước Pháp từ ngày 24 đến 26/09/2013, theo lời mời của thủ tướng Jean-Marc Ayrault.
- Chủ tịch Việt Nam hứa cải cách nhưng biện hộ cho trấn áp (RFI) - Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang hôm qua 19/09/2013 tại Copenhague đã tuyên bố là chính phủ Hà Nội đang nỗ lực cải cách đời sống chính trị của đất nước. Tuy nhiên ông đã phải đối phó với những chỉ trích về việc trấn áp các blogger.
- Syria : Thỏa thuận ngừng bắn giữa một nhóm Hồi giáo và đối lập vũ trang (RFI) - Hôm nay, 20/09/2013, theo một tổ chức phi chính phủ, đụng độ tại thành phố Azaz giữa các nhóm vũ trang đối lập đã tạm ngưng lại, sau một thỏa thuận ngừng bắn. Ảnh hưởng rất lớn của các nhóm thánh chiến Hồi giáo theo Al-Qaida trong hàng ngũ đối lập gây lo ngại, đặc biệt sau báo cáo của Liên Hiệp Quốc cho thấy hơn một nửa các đơn vị đối lập thuộc phe thánh chiến Hồi giáo.
- Luật sư Lê Quốc Quân sẽ ra tòa ngày 02/10 (RFI) - Hôm nay 20/09/2013, gia đình luật sư Lê Quốc Quân vừa được thông báo là nhà hoạt động nhân quyền này sẽ bị đem ra xét xử vào ngày 02/10 tới với tội danh << trốn thuế >>. LS Lê Quốc Quân, một trong những nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng ở Việt Nam, đã bị bắt vào ngày 27/12/2012 với tội danh << trốn thuế >> và theo lẽ đã bị đưa ra xét xử ngày 09/07/2013, nhưng trước đó một ngày, phiên xử bị tạm hoãn với lý do chủ tọa bị bệnh.
- Việt Nam : Vinashin sa thải 14 ngàn nhân viên (RFI) - Vinashin vốn niềm tự hào của các doanh nghiệp đóng tàu Việt Nam, đã từng được chính quyền coi là một trong những tấm gương thành công, ...
- Phải chăng Mỹ-Iran đều muốn cải thiện quan hệ song phương ? (RFI) - Trong một bài viết đăng trên nhật báo Mỹ Washington Post, Tổng thống Iran Hassan Rohani đã tỏ thái độ muốn hòa dịu với phương Tây.
- Mỹ-Iran muốn cải thiện quan hệ song phương ? (RFI) - Trong một bài viết đăng trên nhật báo Mỹ Washington Post, Tổng thống Iran Hassan Rohani đã tỏ thái độ muốn hòa dịu với phương Tây. Lãnh đạo Iran nói muốn giúp thúc đẩy đối thoại với Tổng thống Syria Bachar Al Assad. Trước đó, trên đài truyền hình NBC, ông Rohani còn nêu ra khả năng gặp nguyên thủ Hoa Kỳ Barack Obama, bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tuần tới. Phía Mỹ hiểu rõ thông điệp này, nhưng Nhà Trắng tỏ thái độ rất thận trọng.
- Mỹ tìm cách thuyết phục Bắc Kinh về hồ sơ Syria (RFI) - Trước phiên khai mạc Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, các thương lượng ngoại giao về hồ sơ Syria vẫn tiếp tục.
- LHQ: Tăng trưởng kinh tế Châu Á không đủ giúp người nghèo (VOA) - Phúc trình của Liên Hiệp Quốc công bố hôm thứ Sáu thách thức các chính phủ Châu Á Thái Bình Dương tích cực hơn trong nỗ lực chống nạn nghèo khó
- TT Mỹ phê phán phe Cộng hòa không tài trợ Obamacare (VOA) - Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama chỉ trích mạnh mẽ phe Cộng hòa Hạ viện đã biểu quyết không chịu tài trợ cho bộ luật chăm sóc sức khỏe ban hành năm 2010
- Cựu quân nhân Mỹ chạy 58.282 dặm tưởng nhớ đồng đội hy sinh tại Việt Nam (VOA) - Ông Mike Bowen, 65 tuổi, đã hoàn tất 4 dặm cuối cùng để đạt đủ 58.282 dặm, tương ứng với số quân nhân Mỹ thiệt mạng trong chiến tranh Việt Nam
- Tìm được hài cốt quân nhân Mỹ mất tích sau gần 50 năm (VOA) - Gia đình của Trung sĩ Lawrence Woods ở tiểu bang Tennessee đã được nhà chức trách báo tin tìm thấy hài cốt của ông
- Singapore phạt 5 người Trung Quốc về tội mua dâm vị thành niên (VOA) - Năm người đàn ông Trung Quốc bị cáo buộc chi tiền cho một cô gái mại dâm 17 tuổi 47 đô la Mỹ mỗi lần phục vụ hồi tháng 5
- Ðề nghị quy định chống ô nhiễm cho các nhà máy điện mới ở Mỹ (VOA) - Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ công bố các quy định mới đang được đề nghị nhằm giảm khí carbon từ các nhà máy điện chạy bằng than
- Iran đề nghị đối thoại để giải quyết các vấn đề quốc tế (VOA) - Việc ông Rouhani được bầu lên hồi tháng 6 năm nay dường như đã đưa tới các hoạt động tiếp xúc ngoại giao mới từ hệ thống cầm quyền tại Iran
- Ngân hàng Thế giới: Châu Á-Thái Bình Dương cần ưu tiên cải cách cơ cấu (VOA) - Ngân hàng Thế giới nói các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương cần ưu tiên cải cách cơ cấu để mở rộng tiềm năng kinh tế trong bối cảnh suy thoái kinh tế
- Bộ trưởng tài chính các nước APEC họp chuẩn bị hội nghị thượng đỉnh sắp tới (VOA) - Các bộ trưởng thừa nhận tình hình kinh tế toàn cầu vẫn còn yếu, tăng trưởng kinh tế trong khu vực dự kiến sẽ chậm chạp và ít cân đối hơn mong muốn
- Chống tham nhũng ở Trung Quốc nêu bật sức mạnh trang mạng Weibo (VOA) - Khoảng 40 vụ án tham nhũng trong năm vừa qua cho thấy rằng hầu hết được phanh phui trên mạng hoặc do báo chí tường thuật trước tiên, chứ không phải từ chính quyền
- Chuyên viên Mỹ: Nga muốn tăng cường quan hệ mạnh mẽ với Việt Nam (VOA) - Tiến sĩ Stephen Blank, một chuyên viên về Nga tại Hội đồng về Chính sách Đối ngoại Hoa Kỳ, nhận định Việt Nam và Nga đang đẩy mạnh mối quan hệ trên nhiều lĩnh vực
- Syria đệ nạp danh sách kê khai một phần kho vũ khí hóa học (VOA) - Tổ chức Cấm Vũ khí hóa học nói rằng chính phủ Syria đã đệ nạp một bảng kê khai từng phần kho vũ khí hóa học của họ hôm thứ Năm
- Tấn công tại một đền thờ Hồi giáo ở Iraq, 15 người chết (VOA) - Bạo động giữa tín đồ Hồi giáo Sunni và Hồi giáo Shia tăng vọt trong mấy tháng gần đây gây lo ngại về nguy cơ nổ ra các cuộc xung đột phe phái toàn diện
- TT Iran đề nghị đối thoại xây dựng giải quyết các vấn đề quốc tế (VOA) - Tổng Thống tân cử của Iran, ông Hassan Rouhani, cổ vũ cho việc giải quyết các vấn đề quốc tế như chiến tranh và chủ nghĩa khủng bố bằng 'đối thoại xây dựng'
- Anh: 8 người bị bắt về tội đánh cắp tiền của ngân hàng Barclays (VOA) - Nhóm người, tuổi từ 24 tới 47, bị bắt giữ với cáo buộc tội toa rập ăn cắp tiền của Barclays và toa rập để lừa gạt các ngân hàng Anh
- Hỏi đáp Y học: Tê rút tay sau phẫu thuật rỗng tủy cổ (VOA) - Trong chương trình Hỏi đáp Y học tuần này, thính giả của đài là bà Nguyễn Đình Sơn email với câu hỏi về việc bị tê, rút tay sau phẫu thuật rỗng tủy cổ
- Vatican nói quan hệ với VN đạt tiến bộ bất chấp vụ bạo động ở giáo phận Vinh (VOA) - Vụ căng thẳng giữa nhà nước Việt Nam với giáo xứ Mỹ Yên có trong nghị trình thảo luận giữa Vatican với Hà Nội nhân chuyến công du của phái đoàn chính phủ Việt Nam
- Mexico: Bão gây thiệt mạng gần 100 người (VOA) - Số tử vong hiện nay là 97 người, sau nhiều ngày lụt lội và đất chuồi do Bão Ingrid ở vùng Vịnh và bão nhiệt đới Manuel ở vùng duyên hải Thái bình dương của Mexico
- Hoa Kỳ điều tra việc thuê mướn con ông cháu cha ở Trung Quốc (VOA) - Các nhà quan sát nói việc tuyển dụng 'con ông cháu cha' hay' có mục đích nới rộng cơ hội làm ăn ở TQ. Nhưng cách làm này có phải là một hành vi hối lộ hay không?
- Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi Hội đồng Bảo an cùng hành động về Syria (VOA) - Ông Kerry nói rằng phúc trình của Liên Hiệp Quốc khẳng định rõ ràng rằng chính phủ Syria sử dụng kho vũ khí hóa học của nước này
- Thân nhân ông Đặng Ngọc Viết kỳ vọng chính sách đền bù đất thỏa đáng (VOA) - Thân nhân hung thủ nổ súng ở Thái Bình kỳ vọng chính quyền có chính sách đền bù đất đai thỏa đáng sau tiếng súng Đặng Ngọc Viết
- Thêm một vụ nổ súng bừa bãi tại Hoa Kỳ (VOA) - Cảnh sát thành phố Chicago cho hay một bé trai 3 tuổi nằm trong số hàng chục người bị bắn tại một công viên vào tối thứ Năm
- Chủ tịch Trương Tấn Sang: 'Việt Nam đang cải tổ chính trị' (VOA) - Ông Trương Tấn Sang nhấn mạnh rằng mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và rằng hiện có khoảng 4 triệu blogger tự do tại Việt Nam
- Hoàng Tử Campuchia tuyệt thực phản đối vụ bế tắc chính trị (VOA) - Hoàng Tử Sosowath Thomico, một thành viên thuộc phe đối lập, tố cáo đảng cầm quyền lâu năm ở Campuchia gian lận trong các cuộc bầu cử
- 56 người chết trong 3 vụ đánh bom cùng lúc tại Yemen (VOA) - Giới chức Yemen nói những kẻ bị tình nghi thuộc nhóm al-Qaida thực hiện 3 cuộc tấn công cùng lúc giết chết ít nhất 56 cảnh sát và binh sĩ
- Siêu Bão Usagi tiến về Philippines, Đài Loan, Trung Quốc (VOA) - Philippine, Đài Loan và miền Nam Trung Quốc đang chuẩn bị ứng phó với cơn bão lớn đang nhanh chóng gia tăng cường độ
- Syria sẽ đề nghị ngưng bắn tại hội nghị hòa bình (VOA) - Phó Thủ Tướng Syria rằng cuộc xung đột đã bế tắc, lực lượng chính phủ lẫn phe nổi dậy đều không đủ mạnh để có thể đánh bại đối phương
- Ngoại trưởng Mỹ, TQ gặp nhau trước phiên họp Đại hội đồng LHQ (VOA) - Ngoại trưởng của 2 nước đã thảo luận về những mối quan tâm chung – từ Syria, Iran cho tới các vụ tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng
- Syria 'nộp dữ liệu vũ khí hóa học' (BBC) - Syria gửi tài liệu ban đầu về chương trình vũ khí cho Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học.
- Putin có thể tranh cử nhiệm kỳ thứ tư (BBC) - Tổng thống Vladimir Putin nói ông không loại trừ khả năng tranh cử năm 2018 để lãnh đạo nước Nga thêm nhiệm kỳ thứ tư.
- Ông Lê Quốc Quân ra tòa ngày 2/10 (BBC) - Gia đình ông Lê Quốc Quân nói luật sư bào chữa đã nhận được thông báo rằng tòa sẽ mở phiên xử ông ngày 2/10 tới sau một lần bị hoãn.
- Siêu bão sắp đổ vào Đông Nam Á (BBC) - Philippines và Đài Loan chuẩn bị đón Usagi - cơn bão mà các nhà khí tượng học đánh giá là mạnh nhất của năm nay.
- 97 người chết vì bão ở Mexico (BBC) - Giới chức Mexico cho biết 97 người thiệt mạng trong tuần vì bão và thời tiết xấu, tuy bão Manuel đã suy yếu và dịch chuyển lên miền Bắc.
- Bạc Hy Lai viết gì cho gia đình? (BBC) - Trên các trang mạng tiếng Trung hiện đang rò rỉ bức thư được nói là của cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai gửi từ trong trại giam cho gia đình.
- Phá đường dây lớn dàn xếp tỉ số bóng đá (BBC) - Cảnh sát Singapore vừa bắt 14 người được cho là dính líu vào một đường dây quốc tế dàn xếp tỉ số bóng đá.
- Chim cánh diều được phục vụ điểm tâm (BBC) - Một khách sạn ở Nhật Bản có dịch vụ cho chim diều ăn đúng 7 giờ mỗi sáng.
- Quân đội Ai Cập đụng độ với dân quân (BBC) - Lực lượng an ninh Ai Cập đụng độ với dân quân trong một chiến dịch ở ngoại ô Cairo, nơi 11 cảnh sát viên thiệt mạng vào tháng trước.
- Ông Nguyễn Thiện Nhân nhận bàn giao (BBC) - Ông Nguyễn Thiện Nhân vừa nhận bàn giao công việc Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ người tiền nhiệm Huỳnh Đảm.
- Đoàn Ban Tôn giáo VN thăm Vatican (BBC) - Một phái đoàn của Ban Tôn giáo Chính phủ thăm Vatican sau khi có vụ lộn xộn liên quan giáo dân tại Mỹ Yên, Nghệ An.
- Bỏ yêu cầu đề tên cha mẹ trên CMND (BBC) - Chính phủ Việt Nam vừa ra nghị định mới, chính thức bỏ việc đưa họ tên cha mẹ vào mặt sau của chứng minh nhân dân.
- Chứng khoán Châu Á tăng mạnh 'nhờ Mỹ' (BBC) - Chứng khoán Châu Á tăng mạnh sau khi Cục Dự trữ Liên bang bất ngờ nói sẽ không thu hẹp chương trình kích thích kinh tế.
- 'Không có cơ sở ngăn ngân hàng phá sản' (BBC) - Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nói chủ trương không cho ngân hàng nào phá sản của chính phủ là không dựa trên bất cứ một cơ sở pháp lý nào.
- Doanh gia Việt kiều trốn khỏi VN (BBC) - Một chủ đầu tư bất động sản người Mỹ gốc Việt đã bỏ trốn sau khi nhận của nhiều chủ đầu tư cả trăm ngàn đôla.
- Bắc Hàn sụp đổ và kịch bản ứng phó (BBC) - Hoa Kỳ và Hàn Quốc nên bàn với Trung Quốc về khả năng Bắc Hàn sụp đổ để tránh đối đầu quân sự, theo một báo cáo mới.
- 'Không có cơ sở ngăn ngân hàng phá sản' (BBC) - Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nhận xét việc chính phủ nói không cho ngân hàng nào phá sản là không dựa trên bất kỳ cơ sở pháp lý nào.
- 'Đừng sốt ruột với việc chống tham nhũng' (BBC) - Cựu đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Dũng nói ông rất tin tưởng vào nỗ lực chống tham nhũng của Đảng.
- Obama đã quên Việt Nam? (BBC) - Cây viết Bùi Văn Phú đặt câu hỏi liệu ông Obama đã quên Việt Nam khi thăm nhiều nước ASEAN mà không tới Việt Nam.
- Khi đám đông không theo luật (BBC) - Xã hội Việt Nam càng thêm bất an khi người dân bỏ qua luật pháp để giải quyết bức xúc?
- Bạc Hy Lai sẽ ở 'nhà tù 5 sao'? (BBC) - Cựu Ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc, ông Bạc Hy Lai, có khả năng bị giam ở Tần Thành, nhà tù cao cấp nhất của Trung Quốc.
- Trung Mỹ và một số vũ khí đối đầu (BBC) - Báo nước ngoài phân tích và bình luận của về cuộc đối đầu vũ khí giữa Trung Quốc và Mỹ.
- Chính phủ đánh giá nhẹ về tham nhũng? (BBC) - Chủ tịch Quốc hội cho rằng đánh giá của Chính phủ về tình hình tham nhũng nhẹ hơn so với nhận định của Đảng.
- Kịch Việt Nam dự LH Sân khấu Thế giới (BBC) - Kịch thể nghiệm 'Người lạ' của Việt Nam được chọn diễn ở Liên hoan sân khấu quốc tế do có ý tưởng thị giác độc đáo.
- Sự thật việc Trung Quốc xây Trung tâm cảnh báo sóng thần (BaoMoi) - - PGS.TS. Nguyễn Bá Diến, Chủ tịch Hội đồng Viện Nghiên cứu khoa học Biển và Hải đảo, Giám đốc Trung tâm Luật biển và Hàng hải quốc tế, Chủ nhiệm Bộ môn Luật Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Trung Quốc đổi giọng với ASEAN khi bàn về biển Đông (BaoMoi) - (Quốc Phòng) - Các đại biểu Trung Quốc không còn đặt ra câu hỏi là Biển Đông có phải là vấn đề giữa ASEAN với Trung Quốc hay không nữa, mà tập trung đánh giá về hệ lụy ảnh hưởng đối với mối quan hệ đối tác chiến lược giữa ASEAN và Trung Quốc, nếu ASEAN và Trung Quốc không kiểm soát được tình hình Biển Đông.
- Lính thủy Mỹ, Phippilnes tập trận trên Biển Đông (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Tân Hoa Xã đăng tải một số hình ảnh hoạt động tập trận trên Biển Đông Phiblex 14 giữa Hải quân Mỹ, Philippines.
- ‘Vụ kiện Trung Quốc trên Biển Đông đang tiến triển tốt’ (BaoMoi) - Khẳng định trước Thượng viện Philippines, Ngoại trưởng Albert del Rosario cho rằng: Vụ kiện “đường lưỡi bò” phi pháp đang đi đúng hướng và có những tiến triển tốt đẹp trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục thể hiện những động thái khó lường sau khi chấp thuận tham vấn COC với ASEAN.
- Cuộc chiến máy bay không người lái đến châu Á (BaoMoi) - Trung Quốc đã tạo ra một cuộc chiến máy bay không người lái nguy hiểm ở khu vực. Đã 1 năm trôi qua kể từ khi chính phủ Nhật Bản mua 3 đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với nỗ lực ngăn chặn chủ nghĩa dân tộc leo thang.
- Mỹ-Trung chia sẻ quan điểm về cuộc khủng hoảng Syria (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Mỹ và Trung Quốc vừa thảo luận về vấn đề vũ khí hạt nhân Triều Tiên, vũ khí hóa học Syria và an ninh hàng hải ở Biển Đông.
- Tập trận Mỹ - Philippines: Khẳng định sứ mệnh liên minh quân sự (BaoMoi) - (HNM) - Chưa đầy một tuần trôi qua kể từ khi các quan chức cấp cao ASEAN -Trung Quốc tham vấn chính thức lần đầu tiên về xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hai bên tại Brunei ngày 30-6 vừa qua, Philippines và Mỹ vừa khai màn cuộc tập trận trên Biển Đông.
- Tăng tình đoàn kết ASEAN trong vấn đề Biển Đông (BaoMoi) - Theo phóng viên TTXVN tại Campuchia, chiều 20/9, Hội thảo Khu vực về ASEAN và Biển Đông: Thành tựu, Thách thức và Định hướng tương lai, do Viện Hợp tác và Hòa bình Campuchia cùng Quỹ Văn hóa và Nghệ thuật Quốc tế Nhật Bản phối hợp tổ chức tại Phnom Penh đã bế mạc sau hai ngày làm việc.
- Cổ vũ đối thoại trong tranh chấp (BaoMoi) - Ngoại trưởng Indonesia nói Indonesia đủ khả năng thúc đẩy đối thoại về biển Đông.
- Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử" (BaoMoi) - Sáng 20-9, Bảo tàng Văn hóa Huế khai mạc triển lãm chuyên đề "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử". Triển lãm giới thiệu gần 50 bản đồ cổ và nhiều tư liệu, hình ảnh là những bằng chứng khoa học, lịch sử chứng minh chủ quyền của Việt Nam về Biển Đông.
- Huế triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa (BaoMoi) - Bảo tàng Văn hóa Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế ngày 20-9 đã tổ chức triển lãm chủ đề Hoàng sa, Trường Sa của Việt Nam với trên 50 bản đồ cổ và hàng chục tư liệu, hình ảnh quý chứng minh chủ quyền của Việt Nam về biển Đông.
- ASEAN – Biển Đông: Thành tựu, Thách thức và hướng đến tương lai (BaoMoi) - Hội thảo khu vực về Biển Đông do Viện Campuchia vì Hòa bình và Hợp tác tổ chức với chủ đề “ASEAN – Biển Đông: Thành tựu, Thách thức và hướng đến tương lai”, đã bế mạc chiều nay (20/9) tại Thủ đô Phnom Penh, Campuchia.
- Đại hội đồng AIPA 34 tiến hành phiên họp các ủy ban với nhiều quyết định quan trọng (BaoMoi) - Ngày 20-9, trong khuôn khổ Đại hội đồng liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA) lần thứ 34 đang diễn ra tại thủ đô Ban-đa Xê-ri Bê-ga-oan (Bandar Seri Begawan) của Bru-nây, đã diễn ra phiên họp Ủy ban Các vấn đề chính trị, Ủy ban Các vấn đề xã hội, Ủy ban Các vấn đề kinh tế, Ủy ban Các vấn đề tổ chức đồng thời tiến hành 8 phiên đối thoại giữa AIPA và các quan sát viên với sự tham gia của các nước thành viên AIPA.
- Thế giới 24h: Vũ nữ thoát y phản đối chiến tranh Syria (BaoMoi) - (VTC News) - Vũ nữ thoát y phản đối chiến tranh Syria; Mỹ hối thúc Trung Quốc đóng vai trò tích cực về vấn đề Syria;… là những tin đáng chú ý trong ngày.
- Truyền thông TQ lo sợ Kilo Việt Nam sắp về Biển Đông (BaoMoi) - Ngay sau thông tin tàu ngầm Kilo thứ 3 của Việt Nam được hạ thủy, nhiều trang mạng quân sự của Trung Quốc đã cảnh báo những mối nguy ban đầu...
- YJ-82 ’Exocet’ của TQ có địch nổi Kh-35E của VN trên biển Đông? (BaoMoi) - Trong số các tên lửa chống hạm của Trung Quốc, YJ-82 đóng vai trò nòng cốt nhưng nếu so sánh với tên lửa chủ lực của Hải quân Việt Nam là Kh-35E, liệu YJ-82 có xứng đáng là đối thủ hay không?
- Philippines trang bị những gì chống Trung Quốc chiếm Biển Đông? (BaoMoi) - Khi mới thành lập, lực lượng này được đặt dưới sự quản lý của Bộ Quốc phòng, tuy nhiên hiện nay thuộc quyền quản lý của Bộ Giao thông và Truyền thông.
- Việt-Mỹ đối thoại chính trị, quốc phòng, an ninh (BaoMoi) - (Đời sống) - Theo thông tin từ Bộ ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc sẽ dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Đối thoại Chính trị - An ninh - Quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 6 vào ngày 1/10/2013 tại Washington, D.C.
- Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử” (BaoMoi) - NDĐT- Gần 50 bản đồ cổ và nhiều tư liệu, hình ảnh là những bằng chứng khoa học, lịch sử chứng minh chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông được trưng bày tại bảo tàng Văn hóa Huế, sáng 20-9.
- Triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử (BaoMoi) - Sáng 20- 9, tại Bảo tàng Văn hóa thành phố Huế, UBND TP Huế (tỉnh Thừa Thiên-Huế) đã tổ chức khai mạc triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – những bằng chứng lịch sử”.
- "Nhật-Mỹ-ASEAN phải chung tay chống bành trướng của TQ ở Biển Đông" (BaoMoi) - (GDVN) - Tờ Yomiuri Shimbun Nhật Bản ngày 19/9 có bài nhận định, sự bành trướng củaTrung Quốc trên Biển Đông ngày càng rõ ràng trong khi Bắc Kinh lại liên tiếp trì hoãn trong việc đàm phán, ký kết bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) để ngăn ngừa xung đột.
- Hội thảo khu vực về Biển Đông tại Campuchia (BaoMoi) - VOV.VN - Giáo sư hàng đầu của Australia tỏ ra thận trọng khi đánh giá về viêc ký kết Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông.
- Báo Nhật bắc cầu Mỹ-ASEAN cùng đối phó Trung Quốc (BaoMoi) - Tờ Japan News ngày 20/9 cho rằng: Trung Quốc đang gấp rút lấn át chủ quyền của các nước trong khu vực nhằm đạt được tham vọng bá quyền trên Biển Đông, trong khi vẫn nỗ lực trì hoãn ký kết COC. Do đó, Mỹ, Nhật Bản và ASEAN cần hợp tác nhằm kiềm chế các động thái gấy hấn từ phía Bắc Kinh để đảm bảo hòa bình và sự ổn định tại tuyến đường biển quan trọng này.
- Vì sao Mỹ phải ủng hộ Nhật về Senkaku? (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Khi cả thế giới đang bị hút vào cuộc xung đột Syria, một cuộc khủng hoảng lớn gấp bội có khả năng diễn ra giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
- Trung Quốc tập trận đổ bộ trên Biển Đông (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Hạm đội Nam Hải (Hải quân Trung Quốc) vừa tiến hành cuộc tập trận đổ bộ đánh chiếm bờ biển quy mô lớn trên Biển Đông.
- Chủ nhân bộ sưu tập bản đồ quý về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa (BaoMoi) - Bộ sưu tập bản đồ của Anh Trần Thắng là một trong những tư liệu lịch sử - pháp lý có giá trị, góp phần vào việc đấu tranh, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
- Nhật tung 17 chiếc máy bay chuyên trị Trung Quốc ở Senkaku (BaoMoi) - Bộ Quốc phòng Nhật đã điều động tổng cộng 17 chiếc máy bay cảnh báo sớm, trong đó bao gồm 4 chiếc E-767 và 13 chiếc E-2C thay phiên nhau theo dõi mọi động thái của Trung Quốc ở Senkaku.
- Nhật thành lập phi đội chuyên săn máy bay Trung Quốc (BaoMoi) - Nhằm đối phó với hoạt động ngày một gia tăng của không quân Trung Quốc ở Senkaku, Nhật Bản đã quyết định thành lập chi đội máy bay cảnh báo sớm E-2C ở căn cứ Naha – tỉnh Okinawa.
- Nhật Bản-Thái Lan thảo luận về tranh chấp Biển Đông (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã thảo luận với Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra về tranh chấp ở Biển Đông.
- Tranh chấp Biển Đông: Phép thử cho sự đoàn kết của ASEAN (BaoMoi) - (Petrotimes) – Theo Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang phải đối mặt với một “phép thử” về sự đoàn kết, hợp tác trong quá trình tìm kiếm giải pháp quản lý tranh chấp Biển Đông.
Nguyễn T Bình - Tìm không ra chúng nó vì chúng nó người đằng mình
Tôi
không nghĩ đọc báo chính thống, báo lề phải là vô bổ, dễ bị hỏng cái đầu. Mấy
chục năm qua, sáng nào dù nhâm nhi cà phê ở đâu tôi cũng đọc liên tiếp chí ít 5
tờ báo tạm cho là “có uy tín” trong làng báo lề phải. Đọc để biết (liền) chứ
không phải đọc để tin (ngay), kể cả đối với báo lề dân trên mạng. Nói chung nếu
không biết thì làm sao xác định, so sánh, đánh giá thật giả, đúng sai, xấu tốt,
phải trái để tin hay không tin ?
Cụ thể sáng nay 19/9 tôi đã đọc báo Tuổi Trẻ thấy tờ báo lề phải này giật tít lớn “Có tham nhũng trong lực lượng chống tham nhũng không ?” kèm ảnh người đưa ra câu hỏi này là Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng khi Ủy ban Tư pháp QH cho rằng “phát hiện và tố cáo tham nhũng vẫn chưa trở thành ý thức, trách nhiệm của người dân”. Tiếp theo ở trang 3, Tuổi Trẻ tường thuật ý kiến của một số thành viên UBTVQH đối với báo cáo của Chính phủ về chống tham nhũng do Tổng thanh tra Huỳnh Phong Tranh trình bày.
Đọc xong bài báo
trên điều tôi nghĩ trước tiên là Tuổi Trẻ
đã đưa tin theo quán tính tích cực, nhưng độc giả như tôi thì lập tức nhận ra
từ sự đưa tin theo quán tính tích cực này bao điều tiêu cực vẫn đang tiếp diễn
trong vấn đề phòng chống “quốc nạn” tham nhũng. Nói thẳng vấn đề phòng chống
tham nhũng vẫn loay hoay, xà quầng ngay từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất trong
hệ thống chính trị đương thời, đương nhiệm. Tựu chung vẫn“tìm
không ra chúng nó vì chúng nó người đằng mình”. Đơn giản, dễ hiểu vậy thôi
!
Xin thưa với các vị trong Ủy ban Tư pháp QH,
tôi là người dân đây, tôi yêu cầu các vị, cũng như tất cả các quan chức cao
thấp, lớn bé phải thận trọng, cân nhắc kỹ khi nói hoặc viết hai chữ nhân dân hoặc người dân. Hai chữ này đã bị các vị lạm dụng và lợi dụng quá nhiều
rồi. Xin hỏi các vị người dân chúng tôi trong thực tế mấy chục năm qua đã
(được) có những quyền gì để chủ động, trực tiếp làm tròn bổn phận, nghĩa vụ
công dân theo nhận thức độc lập của từng cá nhân ? Tôi nhấn mạnh các chữ chủ
động, trực tiếp, độc lập nghe các vị - cụ thể trong bầu chọn đại biểu QH, Chủ
tịch nước, Thủ tướng chẳng hạn. Tất cả đều không có, không được quyền gì cả,
phải không các vị? Mọi sự làm chủ của
người dân chúng tôi đều bị bắt buộc theo qui định của nhà nước và chỉ được diễn
ra gián tiếp. Vậy, làm sao người dân chúng tôi làm chủ đất nước, làm chủ cuộc
sống và làm chủ tương lai của mình được ?
Các vị cho rằng “phát hiện và tố cáo tham nhũng chưa trở
thành ý thức, trách nhiệm của người dân” là nhằm ý gì, có phải nhằm chỉ
trích, phê phán, đổ lỗi, đổ thừa người dân chúng tôi phải không ? Đúng là các
vị quá vô lối, đánh giá quá tầm bậy. Cái gì cũng đổ lên đầu người dân, chụp mũ,
vu khống người dân cho bằng được theo nguyên tắc, nguyên lý “thành công là đứa
con có nhiều cha mẹ, thất bại là đứa con mồ côi”, “mọi thắng lợi là của ta, mọi
thất bại là của người khác”. Người dân chúng tôi rất không ưa, không thích,
không chuộng, không trông, không tin những người mang trong máu cái phẫm chất
xấu xa này.
Tôi là người dân,
tôi xin khẳng định với tất cả các vị việc “phát
hiện và tố cáo tham nhũng” sẽ không bao giờ “trở thành ý thức, trách nhiệm” của người dân đâu các vị ạ. Bởi đơn
giản và dễ hiểu, tham nhũng không ở trong dân, không nằm trong dân, không xuất
phát từ trong dân – xét toàn diện. Tham nhũng nảy sinh, tồn tại, tung hoành,
phát triển ngay trong hệ thống lãnh đạo, cầm quyền, quản lý mọi mặt hoạt động của
đất nước. Vì vậy người ta mới gọi nó là “quốc nạn”. Hệ thống lãnh đạo, cầm
quyền, quản lý đất nước càng phình to, đồ sộ thì “quốc nạn” càng ghê gớm, dữ
dội, khó trị. Tham nhũng có cội nguồn, lý lịch, vỏ bọc, thành trì được thiết
lập bởi vô số chính sách, nguyên tắc, điều luật bảo an cho nó một cách tuyệt
đối thì làm sao người dân “tay không bắt giặt” được, hở các vị ? Các cơ quan
thanh tra, điều tra, truy tố đã thừa nhận rất khó truy tầm tham nhũng. Nói gì
người dân chúng tôi bao năm bị dày vò tinh thần, giẫm đạp thể xác tới mức không
thể không chia sẻ tình cãm với anh Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng, anh Đặng Ngọc
Viết ở Thái Bình.
Ai, điều gì, cái gì đã
khiến tham nhũng trở thành “quốc nạn” chắc chắn các vị đều đã biết, biết tỏng
tòng tong. Sao các vị không nói thẳng ra, mà cứ quanh co uốn lượn, cuối cùng đổ
tại “phát hiện và tố cáo tham nhũng vẫn
chưa trở thành ý thức, trách nhiệm của người dân”. Hình như các vị quen đổ
lỗi, đổ tội cho người dân, vì làm vậy các vị chẳng hề hấn gì, đúng không ?
Nhưng nếu người dân hành động tương tự thì cầm chắc lập tức bị qui kết là “thế lực thù địch”, vào nhà đá rất dễ
dàng. Đây cũng là một nguyên nhân khiến các vị truy tầm mãi không bắt được tham
nhũng, nhất là tham nhũng “tầm cỡ quốc gia”. Dù chúng nó lù lù, lẩn quẩn, loanh
quanh sát cánh các vị từ ngày này qua ngày khác, từ cuộc họp này qua cuộc họp
khác. Nếu không nói trong chúng nó có nhiều đứa tàng hình vào các văn bản nghị
quyết, điều luật, nghị định, thông tư, chỉ thị, công văn cấp thẫm quyền.
Người dân chúng tôi chỉ
mới nói và viết đặt vấn đề quyền con người, quyền tự do dân chủ sơ sơ thôi mà
đã bị bao cản trở, đe dọa, nói chi là thể hiện tích cực, cụ thể “ý thức, trách nhiệm phát hiện và tố cáo
tham nhũng” – tức là đụng trực tiếp vào lợi ích tiền bạc, tài sản, đất đai,
xe hơi, nhà lầu của những kẻ thật sự có quyền lực, thì người dân chúng tôi làm
sao bảo toàn tính mạng nổi đây, thưa các vị ? Chưa nói bây giờ bên cạnh lực
lượng trị an chính danh, còn có lực lượng trị an không chính danh được huy động
khi cần thiết từ bọn côn đồ, tội phạm hình sự. Đỏ và đen phối kết hợp với nhau,
người dân chúng tôi càng thêm khó lường.
Có thể nói tham nhũng đang trong “một bộ phận không nhỏ” là đồng chí của
các vị đấy. Vì vậy, các vị đừng tốn thời gian họp hoài, nói miết không đâu vào
đâu. Các vị hãy dũng cảm, mạnh dạn, quyết liệt “đấu tranh nội bộ” đi – nếu các vị tự nhận mình trong sạch, thẳng
thắn, coi tham nhũng vừa là “quốc nạn”, vừa là “thế lực thù địch” của hệ thống
chính trị mà các vị đang tham gia.
Nguyễn T Bình
(Quê Choa.)
Phạm Trần - Không thể chống tham nhũng bằng độc tài
Đảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam chỉ có thể phòng, chống tham nhũng
thành công khi nào có sự tiếp tay của dân, nhưng chừng nào dân còn bị
đè đầu bóp cổ, chưa có quyền làm chủ đất nước và đảng và nhà nước còn
độc tài, độc đảng thì tham nhũng còn phá nát xã hội và nhân dân còn lầm
than.
Đó không phải là khẩu hiệu để tuyên truyền chống phá đảng và nhà nước như luận điệu của các “thế lực thù địch” với nhân dân đang ăn cơm của dân mà chống lại dân nằm trong các ban Tuyên giáo, ban Dân vận và các báo của đảng, đặc biệt trong Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Tuyên giáo, báo Nhân dân, Công an, Công an Nhân dân, Quân đội nhân dân và Đại Đoàn Kết, cơ quan tuyên truyền một chiều đi ngược với Luật và chủ trường của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam.
Thực tế tình trạng Tham nhũng trong đảng và trong hệ thống cầm quyền của Nhà nước đã “hết thuốc chữa” được chứng minh thêm một lần nữa bởi ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng Thanh tra Chính phủ trong cuộc điều trần trước Ủy ban Thượng vụ Quốc hội ngày 18/9 (2013).
Theo tường thuật của báo điện tử đảng (ĐCSVN) thì ông Tranh thừa nhận: “Tình hình tham nhũng chưa có dấu hiệu giảm, diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với những thủ đoạn tinh vi, kín đáo, khó phát hiện”.
Ông Tranh báo cáo: “Tình trạng sách nhiễu, vòi vĩnh, gây phiền hà ở một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức gây bức xức trong dư luận và người dân. Tham nhũng, lãng phí trong quản lý và sử dụng đất đai, tín dụng, ngân hàng, quản lý vốn và tài sản một số doanh nghiệp nhà nước đã gây thiệt hại lớn về kinh tế, gây bất bình trong xã hội.”
Báo chính thức của Trung ương đảng còn tường thuật rằng: “Tại phiên họp, các thành viên UBTVQH cũng đưa ra nhận định rằng, thực trạng xử lý một số vụ tham nhũng chưa tạo được lòng tin của nhân dân vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Dư luận nhân dân cho rằng, với việc xử lý kỷ luật hành chính, đình chỉ điều tra, cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ đối với tội phạm về tham nhũng như hiện nay có biểu hiện chưa nghiêm minh, bao che, nương nhẹ và có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.”
Đó là thất bại toàn diện trong công tác phòng và chống tham nhũng. Báo cáo của ông Tranh còn phản ảnh rõ tình trạng cán bộ, đảng viên bao che cho nhau và không thật lòng chống tham nhũng như yêu cầu của Trung ương đảng đã đưa ra tại Hội nghị Trung ương 5 (từ ngày 07 đến 15/5/2012).
Theo Kết luận số 21-KL/TW của Hội nghị 5 thì thì: “Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, đảng viên cần quán triệt, thực hiện có hiệu quả chủ trương, giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí được xác định trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay". Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đồng bộ mục tiêu, quan điểm và các giải pháp được nêu trong Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X), chú trọng cả phòng và chống; cả phòng, chống tham nhũng và phòng, chống lãng phí, với tinh thần kiên quyết, kiên trì, liên tục, đúng pháp luật, sớm khắc phục những hạn chế, yếu kém, để tạo chuyển biến rõ rệt trong công tác này.”
Như vậy, sau hơn 1 năm Hội nghị Trung ương 5, chống Tham nhũng đã không tiến được bước nào mà còn thụt lùi xa thêm so với Hội nghị Trung ương 3 Khóa X năm 2006.
Tính chung, trong ròng rã 7 năm trời (từ 2006 đến 2013), đảng chỉ phòng và chống tham nhũng bằng nước bọt, dù nhà nước đã có Luật phòng, chống tham nhũng từ năm 2005.
Bằng chứng như lời tuyên bố của Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước tại cuộc họp của Ủy ban Thương vụ Quốc hội ngày 18/9/2013: “Thực tế có nhiều vụ việc nghiêm trọng, kéo dài vẫn chưa xử lý được, làm giảm lòng tin của nhân dân. Hiện nay, tham nhũng lại diễn ra cả ở lĩnh vực hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, người có công, giáo dục, y tế, văn hóa… “Có những vụ án thông tin đã đưa ra rồi, kể cả ý kiến của Chính phủ nhưng cả năm trời vẫn rơi vào im lặng. Chính sự im lặng đó khiến lòng dân không yên”
Ông Phước mỉa mai: “Dân trộm cắp vài triệu bạc thì bỏ tù, nhưng cán bộ sai phạm mấy tỷ đồng lại hưởng án treo, hoặc xử lý hành chính.”
Báo điện tử Trung ương đảng còn trích lời Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng: “Qua thanh tra, kiểm tra, gần 15.000 vụ nhưng chuyển cho hình sự chỉ 36 vụ, còn lại xử lý hành chính hết. “Vậy xử lý hành chính có đúng không?".
Trong khi đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện cho rằng: “Trong nhận thức và tư tưởng nhiều người dân vẫn cho rằng phát hiện tham nhũng là việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người dân tố cáo tham nhũng có thể bị trả thù, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản không chỉ đối với người tố cáo mà cả người thân của gia đình họ, chỉ trong trường hợp hành vi tham nhũng có liên quan trực tiếp tới quyền lợi của người tố cáo thì họ mới phải tố cáo”.
Ông Nguyễn Văn Hiện cũng báo cáo: “Kiểm toán, thanh tra hàng ngàn vụ, phát hiện nhiều sai phạm, lên đến hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng nhưng chuyển sang điều tra rất ít, chủ yếu xử lý hành chính, vậy thì có tiêu cực, tham nhũng trong quá trình xử lý không? Rồi đình chỉ điều tra nhiều vụ án, xét xử đưa ra mức án dưới khung hình phạt, vậy có tiêu cực không? Đó là những câu hỏi rất khó trả lời”.
10 VỤ THAM NHŨNG KHỔNG LỒ
Không biết Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng có biết những chuyện chống tham nhũng bôi bác này trước khi nhận chức Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống Tham nhũng không? Liệu người tiền nhiệm là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có trách nhiệm gì về thất bại này sau 5 năm giữ vai Chỉ đạo không?
Trong suốt thời gian 5 năm đó, chẳng lẽ ông Dũng lại không biết vẫn còn 10 vụ án tham nhũng nghiệm trọng, kể cả một số vụ có trách nhiệm của ông chưa được giải quyết hay cố tình cho “đóng băng”, tiêu biểu như hai vụ Vinashin và Vinalines làm thiệt hại cho dân hàng trăm ngàn tỷ bạc?
Mới đây, theo báo chí trong nước, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cáo đã trao hồ sơ 10 vụ án nghiệm trọng và phức tạp bị “tồn đọng”, hay không ai dám đụng tới, cho ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính để xử lý.
10 vụ án này là:
(1) Vụ tham ô tài sản xảy ra tại Vinalines;
(2) Vụ tham ô tài sản, lợi dụng chức vụ quyền hạn xảy ra tại công ty cho thuê tài chính II thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT);
(3) Vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn, cố ý làm trái, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại công ty dệt kim Phương Đông và chi nhánh Ngân hàng NN-PTNT ở TP HCM;
(4) Vụ cố ý làm trái về quản lý vốn gây hậu quả nghiêm trọng tại Sở quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ Ngân hàng NN-PTNT;
(5) Vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản và vi phạm các quy định về cho vay tại công ty cổ phấn chế biến thực phẩm Phương Nam và một số ngân hàng ở Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu;
(6) Vụ nhận hối lộ xảy ra ở ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Đắk Nông;
(7) Vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam;
(8) Vụ bầu Kiên;
(9) Vụ cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm xảy ra tại chi nhánh Nam Hà Nội của ngân hàng NN-PTNT;
(10) Vụ tham ô tài sản ở tập đoàn Vinashin.
Tất cả các vụ án này, phần lớn là các Doanh nghiệp Nhà nước hay liên hệ với Nhà nước và các nhóm lợi ích trong đảng và ngoài xã hội.
Như vậy, nếu bao nhiêu năm nay không giải quyết được thì lỗi tại ai hay cơ quan nào? Ai che đậy và ai không muốn giải quyết, mặc dù cả hai ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đều đã nhiều lần nói tới và thúc giục sớm đưa ra ánh sáng để gọi là “lấy lại niềm tin trong nhân dân”?
Nhưng nếu không đưa ra được lịch trình phải giải quyết cho xong tại Hội nghị Trung ương 8 dự trù diễn ra vào tháng 10 thì liệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ ăn nói làm sao với nhân dân và toàn đảng tại Hội nghị đảng kỳ XII nằm 2016?
Sự đùn đẩy các vụ án nghiêm trọng này đã xảy ra từ khi ông Nông Đức Mạnh còn giữ chức Tổng Bí thư đảng hai nhiệm kỳ IX và X. Đến khi ông Trọng lên cầm quyền thì các vụ án này vẫn dậm chân tại chỗ và sau đó kéo thêm những thất bại liên tục của ông từ Hội nghị Trung ương 4 đến Hội nghị Trung ương 7.
Như vậy, nếu Hội nghị Trung ương 8, hay còn được gọi là “giữa nhiệm kỳ” sắp tới chỉ để kiểm điểm những việc đã làm được và chưa làm được của ông Nguyễn Phú Trọng thì sự bất lợi cho ông đã thấy rõ với tệ nạn Tham nhũng trong đảng viên mỗi ngày một nghiêm trọng và tinh vi như Chính phủ đã báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 18/9 (2013) vừa qua.
Nhưng khi chỉ trích Chính phủ thì ngay Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cả Quốc hội, cơ quan thay mặt dân, cũng chưa làm được nhiệm vụ giám sát và điều tra được vụ tham nhũng nào. Cả tổ chức Mặt trận Tổ quốc, nơi quy tụ mấy chục tổ chức chính trị và xã hội của dân cũng đã bất lực trong công tác giúp dân khám phá ra Tham nhũng thì có người dân nào dại đột dám đứng ra “làm tay sai cho đảng” để cho những kẻ tham nhũng trả thù?
Trong tình trạng hiện nay, chỉ khi nào người dân có thực quyền làm chủ đất nước để bầu ra một Chính phủ của dân, do dân và vì dân trong tình thần dân chủ và tự do thì may ra mới diệt được tham nhũng.
Ngược lại, nếu đảng CSVN tiếp tục độc tài, độc đảng và độc quyền báo chí như hiện nay thì xã hội còn tiếp tục bị những kẻ có chức, có quyền hành hạ và bóc lột.
Bằng chứng cho thấy người dân đã để mặc cho đảng và nhà nước muốn làm gì thì làm và vô cảm ngay cả trước hiểm họa mất nước vào tay Trung Cộng như đang diễn ra thì sự vẹn toàn lãnh thổ và an nguy của Tổ quốc có như cá nằm trên thớt không?
Đó không phải là khẩu hiệu để tuyên truyền chống phá đảng và nhà nước như luận điệu của các “thế lực thù địch” với nhân dân đang ăn cơm của dân mà chống lại dân nằm trong các ban Tuyên giáo, ban Dân vận và các báo của đảng, đặc biệt trong Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Tuyên giáo, báo Nhân dân, Công an, Công an Nhân dân, Quân đội nhân dân và Đại Đoàn Kết, cơ quan tuyên truyền một chiều đi ngược với Luật và chủ trường của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam.
Thực tế tình trạng Tham nhũng trong đảng và trong hệ thống cầm quyền của Nhà nước đã “hết thuốc chữa” được chứng minh thêm một lần nữa bởi ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng Thanh tra Chính phủ trong cuộc điều trần trước Ủy ban Thượng vụ Quốc hội ngày 18/9 (2013).
Theo tường thuật của báo điện tử đảng (ĐCSVN) thì ông Tranh thừa nhận: “Tình hình tham nhũng chưa có dấu hiệu giảm, diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với những thủ đoạn tinh vi, kín đáo, khó phát hiện”.
Ông Tranh báo cáo: “Tình trạng sách nhiễu, vòi vĩnh, gây phiền hà ở một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức gây bức xức trong dư luận và người dân. Tham nhũng, lãng phí trong quản lý và sử dụng đất đai, tín dụng, ngân hàng, quản lý vốn và tài sản một số doanh nghiệp nhà nước đã gây thiệt hại lớn về kinh tế, gây bất bình trong xã hội.”
Báo chính thức của Trung ương đảng còn tường thuật rằng: “Tại phiên họp, các thành viên UBTVQH cũng đưa ra nhận định rằng, thực trạng xử lý một số vụ tham nhũng chưa tạo được lòng tin của nhân dân vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Dư luận nhân dân cho rằng, với việc xử lý kỷ luật hành chính, đình chỉ điều tra, cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ đối với tội phạm về tham nhũng như hiện nay có biểu hiện chưa nghiêm minh, bao che, nương nhẹ và có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.”
Đó là thất bại toàn diện trong công tác phòng và chống tham nhũng. Báo cáo của ông Tranh còn phản ảnh rõ tình trạng cán bộ, đảng viên bao che cho nhau và không thật lòng chống tham nhũng như yêu cầu của Trung ương đảng đã đưa ra tại Hội nghị Trung ương 5 (từ ngày 07 đến 15/5/2012).
Theo Kết luận số 21-KL/TW của Hội nghị 5 thì thì: “Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, đảng viên cần quán triệt, thực hiện có hiệu quả chủ trương, giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí được xác định trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay". Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đồng bộ mục tiêu, quan điểm và các giải pháp được nêu trong Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X), chú trọng cả phòng và chống; cả phòng, chống tham nhũng và phòng, chống lãng phí, với tinh thần kiên quyết, kiên trì, liên tục, đúng pháp luật, sớm khắc phục những hạn chế, yếu kém, để tạo chuyển biến rõ rệt trong công tác này.”
Như vậy, sau hơn 1 năm Hội nghị Trung ương 5, chống Tham nhũng đã không tiến được bước nào mà còn thụt lùi xa thêm so với Hội nghị Trung ương 3 Khóa X năm 2006.
Tính chung, trong ròng rã 7 năm trời (từ 2006 đến 2013), đảng chỉ phòng và chống tham nhũng bằng nước bọt, dù nhà nước đã có Luật phòng, chống tham nhũng từ năm 2005.
Bằng chứng như lời tuyên bố của Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước tại cuộc họp của Ủy ban Thương vụ Quốc hội ngày 18/9/2013: “Thực tế có nhiều vụ việc nghiêm trọng, kéo dài vẫn chưa xử lý được, làm giảm lòng tin của nhân dân. Hiện nay, tham nhũng lại diễn ra cả ở lĩnh vực hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, người có công, giáo dục, y tế, văn hóa… “Có những vụ án thông tin đã đưa ra rồi, kể cả ý kiến của Chính phủ nhưng cả năm trời vẫn rơi vào im lặng. Chính sự im lặng đó khiến lòng dân không yên”
Ông Phước mỉa mai: “Dân trộm cắp vài triệu bạc thì bỏ tù, nhưng cán bộ sai phạm mấy tỷ đồng lại hưởng án treo, hoặc xử lý hành chính.”
Báo điện tử Trung ương đảng còn trích lời Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng: “Qua thanh tra, kiểm tra, gần 15.000 vụ nhưng chuyển cho hình sự chỉ 36 vụ, còn lại xử lý hành chính hết. “Vậy xử lý hành chính có đúng không?".
Trong khi đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện cho rằng: “Trong nhận thức và tư tưởng nhiều người dân vẫn cho rằng phát hiện tham nhũng là việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người dân tố cáo tham nhũng có thể bị trả thù, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản không chỉ đối với người tố cáo mà cả người thân của gia đình họ, chỉ trong trường hợp hành vi tham nhũng có liên quan trực tiếp tới quyền lợi của người tố cáo thì họ mới phải tố cáo”.
Ông Nguyễn Văn Hiện cũng báo cáo: “Kiểm toán, thanh tra hàng ngàn vụ, phát hiện nhiều sai phạm, lên đến hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng nhưng chuyển sang điều tra rất ít, chủ yếu xử lý hành chính, vậy thì có tiêu cực, tham nhũng trong quá trình xử lý không? Rồi đình chỉ điều tra nhiều vụ án, xét xử đưa ra mức án dưới khung hình phạt, vậy có tiêu cực không? Đó là những câu hỏi rất khó trả lời”.
10 VỤ THAM NHŨNG KHỔNG LỒ
Không biết Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng có biết những chuyện chống tham nhũng bôi bác này trước khi nhận chức Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống Tham nhũng không? Liệu người tiền nhiệm là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có trách nhiệm gì về thất bại này sau 5 năm giữ vai Chỉ đạo không?
Trong suốt thời gian 5 năm đó, chẳng lẽ ông Dũng lại không biết vẫn còn 10 vụ án tham nhũng nghiệm trọng, kể cả một số vụ có trách nhiệm của ông chưa được giải quyết hay cố tình cho “đóng băng”, tiêu biểu như hai vụ Vinashin và Vinalines làm thiệt hại cho dân hàng trăm ngàn tỷ bạc?
Mới đây, theo báo chí trong nước, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cáo đã trao hồ sơ 10 vụ án nghiệm trọng và phức tạp bị “tồn đọng”, hay không ai dám đụng tới, cho ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính để xử lý.
10 vụ án này là:
(1) Vụ tham ô tài sản xảy ra tại Vinalines;
(2) Vụ tham ô tài sản, lợi dụng chức vụ quyền hạn xảy ra tại công ty cho thuê tài chính II thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT);
(3) Vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn, cố ý làm trái, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại công ty dệt kim Phương Đông và chi nhánh Ngân hàng NN-PTNT ở TP HCM;
(4) Vụ cố ý làm trái về quản lý vốn gây hậu quả nghiêm trọng tại Sở quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ Ngân hàng NN-PTNT;
(5) Vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản và vi phạm các quy định về cho vay tại công ty cổ phấn chế biến thực phẩm Phương Nam và một số ngân hàng ở Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu;
(6) Vụ nhận hối lộ xảy ra ở ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Đắk Nông;
(7) Vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam;
(8) Vụ bầu Kiên;
(9) Vụ cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm xảy ra tại chi nhánh Nam Hà Nội của ngân hàng NN-PTNT;
(10) Vụ tham ô tài sản ở tập đoàn Vinashin.
Tất cả các vụ án này, phần lớn là các Doanh nghiệp Nhà nước hay liên hệ với Nhà nước và các nhóm lợi ích trong đảng và ngoài xã hội.
Như vậy, nếu bao nhiêu năm nay không giải quyết được thì lỗi tại ai hay cơ quan nào? Ai che đậy và ai không muốn giải quyết, mặc dù cả hai ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đều đã nhiều lần nói tới và thúc giục sớm đưa ra ánh sáng để gọi là “lấy lại niềm tin trong nhân dân”?
Nhưng nếu không đưa ra được lịch trình phải giải quyết cho xong tại Hội nghị Trung ương 8 dự trù diễn ra vào tháng 10 thì liệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ ăn nói làm sao với nhân dân và toàn đảng tại Hội nghị đảng kỳ XII nằm 2016?
Sự đùn đẩy các vụ án nghiêm trọng này đã xảy ra từ khi ông Nông Đức Mạnh còn giữ chức Tổng Bí thư đảng hai nhiệm kỳ IX và X. Đến khi ông Trọng lên cầm quyền thì các vụ án này vẫn dậm chân tại chỗ và sau đó kéo thêm những thất bại liên tục của ông từ Hội nghị Trung ương 4 đến Hội nghị Trung ương 7.
Như vậy, nếu Hội nghị Trung ương 8, hay còn được gọi là “giữa nhiệm kỳ” sắp tới chỉ để kiểm điểm những việc đã làm được và chưa làm được của ông Nguyễn Phú Trọng thì sự bất lợi cho ông đã thấy rõ với tệ nạn Tham nhũng trong đảng viên mỗi ngày một nghiêm trọng và tinh vi như Chính phủ đã báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 18/9 (2013) vừa qua.
Nhưng khi chỉ trích Chính phủ thì ngay Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cả Quốc hội, cơ quan thay mặt dân, cũng chưa làm được nhiệm vụ giám sát và điều tra được vụ tham nhũng nào. Cả tổ chức Mặt trận Tổ quốc, nơi quy tụ mấy chục tổ chức chính trị và xã hội của dân cũng đã bất lực trong công tác giúp dân khám phá ra Tham nhũng thì có người dân nào dại đột dám đứng ra “làm tay sai cho đảng” để cho những kẻ tham nhũng trả thù?
Trong tình trạng hiện nay, chỉ khi nào người dân có thực quyền làm chủ đất nước để bầu ra một Chính phủ của dân, do dân và vì dân trong tình thần dân chủ và tự do thì may ra mới diệt được tham nhũng.
Ngược lại, nếu đảng CSVN tiếp tục độc tài, độc đảng và độc quyền báo chí như hiện nay thì xã hội còn tiếp tục bị những kẻ có chức, có quyền hành hạ và bóc lột.
Bằng chứng cho thấy người dân đã để mặc cho đảng và nhà nước muốn làm gì thì làm và vô cảm ngay cả trước hiểm họa mất nước vào tay Trung Cộng như đang diễn ra thì sự vẹn toàn lãnh thổ và an nguy của Tổ quốc có như cá nằm trên thớt không?
Phạm Trần
(09/013)
(Dân luận)
Nguyễn Mộng Hoài - Tiếp tục đổi mới tư duy chứ không phải “ tái cấu trúc tư duy”
Sáng nay, 20-9, đang ngồi húp bát "phở ăn liền" và nghe thời sự của Đài
quốc doanh, chợt để ý đến mấy nét nội dung của bài bình luận: "tái cấu
trúc Vinasin hay tái cấu trúc tư duy" Công bằng mà nói, dạo này Đài phát
thanh quốc doanh tương đối mạnh dạn đá đưa đến một số mặt tiêu cực xã
hội, nghe ra có vẻ thẳng thắn, khách quan. Nhưng tôi vẫn thấy còn sặc
mùi "mị dân" chứ chưa thật sự là một nét của "tự do ngôn luận" mà chỉ
"gãi gãi" vào những sự thật đau lòng của đất nước mà thôi.
Trong bài bình luận của Đài tôi chú ý cụm từ "tái cấu trúc tư duy". Tái
cấu trúc hay tái cơ cấu tư duy là như thế nào. Đài Tiếng Nói Việt Nam là
kênh thông tin đại chúng, những người làm nhà đài khi dùng ngôn ngữ
tuyên truyền nên phổ cập dễ hiểu, chớ có đánh đố người nghe. Có lẽ bây
giờ, chẳng có đài nào để nghe nên như tôi vẫn sáng sáng mở đài "quốc
doanh" nghe lướt qua mục thời sự.
Cách đây gần ba mươi năm, thời gian của một thanh niên trưởng thành đã
biết tự mình lập thân lập nghiệp, khi ấy còn Ông Trường Chinh và Ông
Nguyễn Văn Linh cùng tập thể những người lãnh đạo cao nhất Việt nam đề
ra chủ trưởng "đổi mới tư duy" trước hết là "đổi mới tư duy kinh
tế"...đã tạo nên những "đột phá mới" làm chuyển biến tình hình vốn rất
sai lầm và trì trệ sau hơn một thập kỷ hoàn thành công cuộc thống nhất
nước nhà. Tuy còn có sự dè dặt, vừa làm vừa nghe ngóng, thăm dò đúng
sai, được mất, nhưng rõ ràng công cuộc đổi mới đất nước theo tinh thần
Nghị quyết Đại hội VI của Đảng và theo nguyện vọng chính đáng của nhân
dân, chúng ta đã tạo nên nhiều bước đột phá, trước hết là có gan đột phá
vào cái "chủ nghĩa xã hội" trong kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông
nghiệp.
Bước đổi mới đột phá này có thể nói bắt nguồn từ "Chỉ thị 100 TƯ" của
Ban Bí thư trung ương, tiếp sau đó không lâu là "Nghị quyết 10 TƯ của Bộ
Chính trị về thay đổi cơ bản cách khoán quản trong nông nghiệp. Sau Đại
hội VI ta mới làm là rất chậm, chậm còn hơn không. Tình hình lúc đó,
nhất là ở miền Bắc, sau hơn 30 năm thực hiện "công cuộc hợp tác hóa nông
nghiệp" pha trộn theo "Đại Trại" Trung quốc và "nông trường quốc doanh
Liên Xô", giai cấp nông dân, lâu nay được mệnh danh là "đội quân chủ lực
của cách mạng Việt Nam" đã và đang bị "dồn vào chân tường, cái chính là
vì "cái vòng kim cô" hợp tác hóa nông nghiệp đưa HTX lên bậc cao !
Chính bản thân nông dân được chia ruộng trong CCRĐ tưởng rằng có thể
phát huy tài năng trí tuệ biến ruộng đất nhả ra thật nhiều của cái vật
chất, nhất là lương thực thực phẩm nuôi sống gia đình và xã hội, thì lại
là người mất ruộng, vì phải đưa ruộng, công cụ sản xuất, thậm chí cả
con người vào "tập thể hóa xã hội chủ nghĩa" cuối cùng là sản xuất đình
trệ, lãng phí ruộng đất, làm giầu cho một số người, chủ yếu là người
lãnh đạo HTX, còn đại đa số "xã viên" thì có nguy cơ bị đói (một số nơi
đã có người chết đói !). Nếu không có "Chỉ thị 100 TƯ" thì...Giá như,
ngay từ đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước, chúng ta nghiêm túc nhạy bén
làm theo "Ông Kim Ngọc" Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc "khoán hộ" trong nông
nghiệp thì có lẽ nông nghiệp nước ta tiến đến đâu rồi chứ.
Song vẫn còn may, sau Đại hội VI, riêng trong nông nghiệp có đổi mới, bỏ
hẳn phong trào hợp tác hóa cả làng để "Xã viên làm việc bằng ba/Để cho
chủ nhiệm xây nhà xây sân !", thực hiện giao ruộng đất sử dụng lâu dài
cho từng hộ nông dân. Mới làm đến đấy thôi, chúng ta đã có thể khai thác
được nhiều tiềm năng trong nông dân và những người làm nông nghiệp, để
ngày nay không chỉ loay hoay vác rá đi vay ăn mà đã có dư lương thực
xuất khẩu. Tất nhiên, chúng ta đổi mới mạnh hơn nữa, dứt khoát "trả lại
ruộng đất cho NGƯỜI CÀY", tức là cho họ cái quyền sở hữu đất đai của họ
như nghìn đời nay vẫn thế, thì họ sẽ phát huy mạnh hơn trpng phát triển
nông nghiệp toàn diện và chất lượng cao hơn.
Tiếc rằng, chung ta thực hiện đổi mới tư duy nửa vời, không đồng bộ, hết
sợ đi chệch hướng, lại sợ "không như ai" thành ra kết quả chưa đâu đến
đâu. Sau Đại hội VI và từ Đại hội VII đến Đại hội XI, năm kỳ Đại hội,
thời gian trên dưới 25 năm, một phần tư thế kỷ, tuy Đại hội nào cũng
nhấn mạnh "tiếp tục đổi mới", nhưng thực chất thì không đổi mới bao
nhiêu. Có nhiều lĩnh vực lại "quay về cái cũ" mà một thời gian dài kìm
hãm đất nước, không thể đưa đất nước tiến lên bằng anh bằng em trong khu
vực chứ chưa nói đến thế giới !
Đó là, trong kinh tế, vẫn duy trì "quốc doanh là chủ đạo" mà nó chủ đạo
ra làm sao thì mọi người đã biết, chắc chắn chỉ có thua lỗ và thất bại,
là cơ sở nuôi béo mẫm một số người, một số nhóm lợi ích mà thôi. Trong
nông nghiệp, giải tán HTX cả làng, khoán sâu cho hộ nông dân mà chẳng
thấy ông bà nông dân nào lên được chủ nghĩa tư bản mà chỉ có làm được
nhiều hớn lương thực, thực phẩm cho đất nước. Nhưng rồi người nông dân
"chân lấm tay bùn" bán lưng cho trời, bán mặt cho đất quanh năm, cuối
cùng lại bị "thiên hạ" ăn chặn đủ mọi ngõ ngách. Xuất khẩu gạo nhiều
thế, những thực chất nông dan làm ra lúa gạo để xuất thì có được lãi
đâu, tiền lãi và lợi nhuận rơi vào túi ai hết cả, chỉ có Trời mới biết.
Công nghiệp quốc doanh là chủ đạo xem ra chỉ là "bánh vẽ" vì ỷ thế "quốc
doanh", người ta thi nhau đục khoét ngân sách, đục khoét vốn nhà nước,
làm giầu cho nhóm lợi ích và cá nhân ích kỷ.
Chủ nghĩa xã hội là có bản chất tốt đẹp, trong đó có sự bảo đảm sự công
bằng, xóa bỏ bóc lột, xóa bỏ làm thuê, làm nô lệ và phân phối của cải xã
hội một cách công bằng. Tuy nhiên, những điều đó chỉ trên lời nói khoa
trương, chứ trong thực tế xã hội Việt Nam hiện nay, thì đang hình thành
một xã hội có giai cấp, giai cấp giầu và giai cấp nghèo, tầng lớp làm
ông bà chủ vô cùng giầu có và đông đảo người lao động vẫn lúng túng
trong cái nghèo khổ, thậm chí cùng cực, Hai thái cực giầu nghèo càng
ngày càng xa nhau. Tầng lớp quý tộc (bao gồm cả hệ thống lãnh đạo từ vi
mô đến vĩ mô" đều giầu lên, cái chính không do mồ hôi công sức của từng
người tạo ra mà là do "nhóm lợi ích" và lòng ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân
tạo ra. Bây giờ, ngoài những "ông lớn" có cả một bầy "mệnh phụ phu nhân"
đài các hơn cả công chúa ngày xưa. Các nhà lý luận hậu duệ của Cụ Mác
và Cụ Lê nin có thấy được tình hình thực tế ấy không và có thứ lý luận
nào giải thích hiện trạng xã hội ta bây giờ được không?
Trong lúc này, chúng ta không nên "tự dối lòng" và dối người về "công
lao thành tích Trong lúc này, chúng ta phải tiếp tục "đổi mới tư duy",
không được tự dối mình và dối người về cái đã giành được trong quá khứ
để che lấp cái tội lỗi hiện tại. Một loạt câu hỏi sẽ được nhiều người
dân nêu ra mong được những người "cầm đảng và cầm quyền" giải đáp căn kẽ
để từ đó có tư duy mới, đường lối mới, chủ trương mới, chính sách mới
nhằm thu phục nhân tâm, huy động sức mạnh tổng hợp của 90 triệu dân một
cách hữu hiệu, thực chất vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thân
yêu đang bị "ruỗng nát" từ bên trong và đe dọa từ bên ngoài.
Vì sao, sau 68 năm có độc lập tự do, gần 40 năm hòa bình thống nhất nước
nhà, mà chúng ta chưa thật sự hòa hợp dân tộc, nhiều người vẫn bị phân
biệt đối xử. Kẻ nào là "thế lực thù địch" phải được chỉ mặt đặt tên chứ
không thể chỉ nêu lên một cách mơ hồ, chung chung, lẫn lộn.
Vì sao mức sống của dân ta vẫn còn ở mức thấp của thế giới và rất không
đồng đều, vẫn cái cảnh "kẻ ăn không hết người lần không ra ?"
Vì sao rất nhiều người có công vẫn chưa được tưởng lệ thích đáng. Vì sao
có tệ tham nhũng, những ai và đối tượng nào tham nhũng, tham nhũng sao
vấn còn ở cương vị lãnh đạo. Lãnh đạo cao có tham nhũng không và tham
nhũng bao nhiều, những gì, làm hại dân đến đâu
Vì sao có hàng chục vạn phụ nữ trẻ phải "đi nước ngoài" mong lấy được
tấm chồng tử tế? Vì sao trong nước có đến 30 vạn gái điếm, chưa kể gái
làm tiền theo phương thức khác. Vì sao nền giáo dục xập xệ ? Vì sao
ngành y tế càng nêu cao "y đức" lại càng bị thất đức. Vì sao "mua quan
bán chức" lại là cái sự đương nhiên và tất nhiên ? Vì sao có xã hội đen.
Vì sao có "dân oan". Vì sao, trong thời bình lại có đổ máu vì chuyện
đất đai ? Vì sao vẫn tồn tại nạn người bóc lột người ?v,v...
Năm 2013 sắp qua đi. Một nhiệm kỳ nữa cũng sắp qua đi. Có bao nhiêu
người lợi dụng nhiệm kỳ để "vinh thân phì gia" Những điều đó có phải là
bản chất của "chủ nghĩa xã hội" tươi đẹp của chúng ta không ?
Tóm lại, cái cần bây giờ là đổi mới, tiếp tục đổi mới tư duy vừa giống
như hồi Đại hội VI vừa phải nâng cao hơn, thích nghi hơn. Nhưng người
"cầm lái vĩ đại" một đất nước 90 triệu dân, có truyền thống lịch sử hàng
nghìn năm, với một dân tộc kiên cường, tự chủ, biết tôn trọng cộng đồng
quốc tế, chẳng lẽ chịu khoanh tay chờ hết nhiệm kỳ để về "ôm lấy nhà
cao cửa rộng vợ đẹp con khôn?" Cái gì thuộc về thời đại, thuộc về vận
hành hiện tại và tương lai của một thế giới văn minh thì người Việt Nam
ta phải thay đổi suy nghĩ, đổi mới tư duy, đổi mới hành động, nói phải
đi đôi với làm và làm theo thế giới văn minh. Cuối cùng phải là Nhân dân
là tối thượng, là có quyền quyết định vận mệnh quốc gia chứ không phải
là một đàn cừu !
Nguyễn Mộng Hoài(Quê Choa)
Vụ Mỹ Yên theo lời kể của người dân
Tôi không mấy khi xem báo đài Nhà nước. Dịp này họ nói về Mỹ Yên nhiều
quá, làm tôi quan tâm theo dõi. Tôi có thói quen đọc báo ngược, có nghĩa
là hiểu ngược lại điều báo nói. Và cách hiểu ngược này – trớ trêu thay –
lại gần với sự thực hơn.
Là một người thực tế, tôi âm thầm đến thăm Mỹ Yên, để lắng nghe những người chứng kiến vụ việc kể lại. Họ là những người dân không có tiếng nói.
Là một người thực tế, tôi âm thầm đến thăm Mỹ Yên, để lắng nghe những người chứng kiến vụ việc kể lại. Họ là những người dân không có tiếng nói.
Tôi ghi lại những lời họ kể về ngày đau thương 4/9/2013 như sau.
Buổi chiều hôm đó, khoảng 30 người nhà của hai nạn nhân bị giới cầm quyền bắt cóc – ông Ngô Văn Khởi và ông Nguyễn Văn Hải – đến trụ sở UBND xã Nghi Phương để nhận lại hai người thân, theo giấy cam kết của Chủ tịch xã. Phần lớn họ là phụ nữ, đi với hai bàn tay không. Họ không mang hung khí gì cả.
Tại sân trụ sở xã lúc đó đã có mấy trăm công an, cảnh sát, dân phòng, chó nghiệp vụ. Các loại vũ khí được trang bị như một cuộc chiến. Cảnh sát áo chống đạn, đội mũ bảo hiểm, có khiên che thuẩn đỡ.
Trên đồi phía sau làng, có một đội quân án ngữ.
Ai ném đá?
Người nhà của hai nạn nhân tiến vào trụ sở thì bị cảnh sát chặn đường. Rồi có cãi nhau và xô xát. Người dân kéo đến càng lúc càng đông.
Bắt đầu có đá từ ‘quần chúng’ ở phía công an được ném vào giáo dân. Rồi có đá ném về phía công an từ một nhóm ‘người lạ’, đứng bên phía giáo dân.
Một số giáo dân cũng ném đá theo họ.
Khi được hỏi các anh chị lấy đá đâu mà ném, thì bà con Mỹ Yên nói họ không có mang theo đá, nên chỉ lấy đá bên đường. Sau đó, có nhiều đá do nhóm ‘người lạ’ mang đến.
Được hỏi liệu ném đá như vậy có làm chấn thương công an không, thì có mấy người trả lời không ảnh hưởng gì cả, vì họ trang bị áo chống đạn và mũ bảo vệ.
Ai đánh dân?
Hiện trường lúc ấy rất hổn độn và căng thẳng. Hơi cay đã được sử dụng.
Bỗng có mấy tiếng nổ lớn. Giáo dân chạy tán loạn. Cảnh sát và chó đuổi theo. Cảnh sát dùng dùi cui và roi điện thẳng tay đánh đập giáo dân.
Những người bị đánh máu chảy đầy mặt, và bị bắt lên xe. Có người liệt, không đi được, bị kéo lê trên đường như kéo khúc gỗ!
Nhiều người chạy vào nhà dân ven đường. Cảnh sát phá cửa xông vào đánh túi bụi. Có mấy tay cảnh sát chạy đến sau, không còn dân nữa, liền đập phá các xe máy giáo dân dựng bên đường.
Tổng cộng có khoảng 150 người bị đánh, trong đó có hơn 30 người bị thương nặng. Nạn nhân bị đánh vào đầu, vào mặt, vào bụng. Có người bị bể mủi, có người bị hư mắt, có người bị chấn thương sọ não. Chị Trần Thị Thủy đang mang thai cũng bị đánh.
Tượng ảnh thánh bị đập vỡ tại nhà anh Nguyễn Văn Văn.
Những nhóm ‘người lạ’
Theo lời kể của những người giáo dân đến sau, ở xa hàng rào cảnh sát. Họ thấy có những nhóm ‘người lạ’ không rõ từ đâu tới. Đó không phải là giáo dân Mỹ Yên.
Có nhiều ‘người lạ’ đứng thành từng nhóm riêng, ở bên phía giáo dân, nhưng không lẫn lộn với giáo dân. Họ ném đá trước. Nhưng cảnh sát không đánh họ.
Lại có những thanh niên lực lưỡng, mặc áo phông bó sát người, đứng lẫn lộn phía sau giáo dân. Họ xô giáo dân về phía trước. Họ là những kẻ chỉ điểm. Họ chỉ ai thì cảnh sát đánh người đó.
Trong các hình ảnh trên truyền hình và báo chí, có cả giáo dân và ‘người lạ’ ném đá.
Nạn nhân bị đánh hầu hết là giáo dân Mỹ Yên. Chỉ có vài người đi đường ở trong số họ.
Sợ máy ảnh
Có một người đang chụp hình, thì có một ‘người lạ’ chỉ tay về người chụp hình. Lập tức, người chụp hình bị đánh tới tấp. Cái máy hình bị đập vỡ. Người đó gục xuống, gượng dậy không nổi. Người đó nhờ mấy người bên cạnh đỡ dậy, nhưng họ lắc đầu đi qua.
Nhiều người không dám chụp hình, vì sợ bị đánh. Khá nhiều điện thoại của giáo dân bị tịch thu; cho đến bây giờ vẫn chưa trả lại. Có vài máy ảnh được trả lại, nhưng bị xóa hết hình.
Những con người hùng hổ coi trời bằng vung, nhưng lại sợ cái là máy ảnh!
Đó là sự thật trần trụi, trước sự chứng kiến của hàng trăm người dân địa phương. Họ là những con người đơn sơ, chất phác và chân thật. Nếu bạn muốn biết sự thật thì hãy đến hỏi họ.
Nguyễn Tuyên
(Quê Choa)
Tự do lập hội: Điều kiện khó nuốt của TPP
Cải cách nửa vời
Việt Nam kỳ vọng tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhưng ở sân chơi này những cải cách nửa chừng như kiểu của Việt Nam sẽ có được chấp nhận hay không.
TPP về nguyên tắc là một thị trường mở trải dài từ Châu Đại dương qua một phần Châu Á tới Châu Mỹ. TPP bao gồm các nền kinh tế chi phối hơn 40% GDP toàn cầu và các nước thành viên sẽ thực hiện tự do mậu dịch với thuế quan 0%. Nhà nước bày tỏ quyết tâm tham gia TPP và Việt Nam là 1 trong 13 quốc gia đối tác đã trải qua 19 vòng đàm phán nhưng vẫn chưa vượt qua nhiều sự khác biệt.
Trên Vietnam Net ngày 18/9, ông Nguyễn Đình Lương nguyên Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ (BTA) nhận định rằng, ngoài những rào cản kỹ thuật khó vượt qua, ba vấn đề cơ bản nhất đầy chông gai với Việt Nam khi tham gia TPP bao gồm, thứ nhất là quyền lập hội của người lao động, thứ hai cạnh tranh bình đẳng giữa khối doanh nghiệp Nhà nước với các thành phần kinh tế khác cũng như sự bình đẳng tiếp cận các nguồn lực, tài nguyên, vốn và thị trường; sau hết là vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Trả lời Nam Nguyên, Phó giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long chuyên gia nghiên cứu kinh tế từ Hà Nội nhận định:
“TPP thì một trong các điều kiện hết sức quan trọng là quyền tự do lập nghiệp đoàn. Trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam thì chủ yếu công đoàn là chịu sự lãnh đạo của Nhà nước hay nói cách khác là Đảng, hay lập hiệp hội gì đấy thì tùy theo qui chế. Nếu Việt Nam thực sự muốn tham gia TPP thì phải thực thi đúng theo cam kết. Nếu không thực hiện được thì không thể gia nhập TPP, cách giải quyết như thế nào thì hiện nay thuộc về vấn đề phạm trù thể chế, đòi hỏi Việt nam phải có cải cách, cải tổ thể chế thực sự mạnh mẽ và đúng nghĩa. Hiện nay nói thẳng ra vấn đề này còn phải bàn luận và phải cải tổ thì mới có thể tham gia TPP theo đúng nghĩa.”
Tự do nghiệp đoàn là một vấn đề nhạy cảm ở Việt Nam bắt nguồn từ thực tế lịch sử ở Ba Lan, chế độ cộng sản cầm quyền đã sụp đổ vì hoạt động của Công đoàn Đoàn kết. Chưa hiểu Đảng và Nhà nước Việt Nam sẽ cải tổ như thế nào đối với điều kiện khắt khe của TPP.
Theo TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách IDS, một tổ chức độc lập tự giải thể khi không còn có thể nghiên cứu độc lập, thì chính những người lao động phải đột phá đòi hỏi những quyền chính đáng của mình. Qua việc 8 lãnh đạo Doanh nghiệp Công ích của TP.HCM bóc lột người lao động, TS Nguyễn Quang A nhận định”
“Tổ chức Công đoàn, mà thực sự là một bộ phận nối dài của Đảng Cộng sản, hoàn toàn không bảo vệ lợi ích của người lao động. Về điều kiện của TPP buộc Nhà nước Việt Nam phải cho phép có những nghiệp đoàn lao động độc lập, theo tôi là một bước một áp lực từ bên ngoài rất là quan trọng. Nhưng tôi nghĩ là những áp lực từ bên trong mới là chính.”
Khi đề cập tới khía cạnh quyền tự do lập hội của người lao động, một điều kiện của TPP. Ông Nguyễn Đình Lương bóc trần một sự thật ít người để ý, ông đưa ra một định nghĩa rất khó được chính quyền Việt Nam chấp nhận, đó là: “Quyền lập hội là một trong những quyền “tạo hóa ban” cho những người có sức lao động, đi lao động để tự vệ. Đó là một trong những chuẩn mực quy định của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) mà Việt Nam là một thành viên. Đó cũng là một quy phạm phổ quát trong đời sống xã hội văn minh.”
Ông Nguyễn Đình Lương tiết lộ một chi tiết rất đáng chú ý, từ khi BTA được ký kết năm 2001, đến nay sau 12 năm Việt Nam vẫn chưa có được điều mơ ước, chưa được Hoa Kỳ dành cho Qui chế ưu đãi phổ cập thuế quan (GSP) áp dụng thuế suất 0% đối với hàng ngàn mặt hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Thời gian đàm phán BTA bị bế tắc vì Luật GSP của Hoa Kỳ đòi hỏi một số yêu cầu cao trong đó có quyền lập hội. Ông Lương đã đề nghị Đoàn Hoa Kỳ ghi vào Hiệp định là: “Phía Hoa Kỳ sẽ xem xét dành GSP cho Việt Nam”. Điều này hàm ý là khi nào Việt Nam chưa có quyền tự do lập hội, thì chưa được hưởng Qui chế ưu đãi phổ cập thuế quan của Hoa Kỳ.
Muốn vào TPP, Việt Nam một lần nữa không thể tránh khỏi khúc xương khó nuốt là “Quyền tự do lập hội”. Theo quan điểm của ông Nguyễn Đình Lương, phía Hoa Kỳ và các nước khác có nhân nhượng thì cũng chỉ ở mức cho một thời hạn bảo lưu vài ba năm để Việt Nam xử lý những vấn đề thuộc cơ chế trong nước.
Ông Nguyễn Đình Lương nhận định rằng,
chấp nhận “Quyền lập hội” cho người lao động thì công đoàn Việt Nam sẽ
phải đổi mới cả về chức năng nhiệm vụ, cả về phương thức hoạt động, và
sau đó có thể là các đoàn thể quần chúng khác cũng sẽ noi gương.
Vẫn theo lời nhân vật này, Việt Nam sẽ
là nước khó khăn trong cuộc đàm phán TPP hiện nay vì Việt Nam là nước có
nền kinh tế kém nhất và hệ thống pháp luật ‘khập khiễng nhất trong số
các nước đang đàm phán. Không thể có chuyện như có người nói rằng TPP sẽ
là một bữa đại tiệc của Việt Nam.’
Đối với lợi ích khi tham gia TPP, nhân vật từng lèo lái đoàn Việt Nam đạt được thỏa thuận Hiệp định Thương mại Việt Mỹ (BTA) năm 2001 đặc biệt nhấn mạnh, biết khai thác cơ hội sẽ được nhiều, có khi được rất nhiều. Nguyên văn lời ông Nguyễn Đình Lương nói: “Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, thế giới đang đua tranh, nếu anh lập cập không biết làm ăn, anh chỉ được ‘ăn xái’ vạch lưng ra cho người ta giẫm lên.”
Rút kinh nghiệm sau hơn 5 năm Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ông Nguyễn Đình Lương nói một cách không rào đón, kinh tế WTO là kinh tế thị trường tự do. Vì vậy nó chỉ có thể vận hành và phát triển trong môi trường cạnh tranh lành mạnh. Nói đúng hơn ở Việt Nam cạnh tranh lành mạnh không được cổ vũ, khuyến khích và tạo dựng. Cộng thêm vào đó, văn hóa tham nhũng được phổ cập, tạo điều kiện cho các nhóm lợi ích hoành hành, làm méo mó cả những quốc sách đúng đắn.
Trong bài trên VietnamNet, đối với các vấn đề doanh nghiệp nhà nước, cạnh tranh bình đẳng, vấn đề mua sắm công, ông Nguyễn Đình Lương nhắc lại giai đoạn đàm phán BTA cuối những năm 1990, Hoa Kỳ đòi hỏi khối doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động công khai minh bạch, trên thị trường phải theo tiêu chí thị trường bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Lúc đó Việt Nam chưa chấp nhận vì không thể xử lý được mọi vấn đề. Ông Lương nói nguyên văn: “Ở thời điểm đàm phán BTA cái chủ trương “quốc doanh chiếm vai trò chủ đạo” thông qua các tập đoàn hoạt động đa ngành chưa trở thành quốc sách, chỉ mới là ý tưởng ban đầu chứ chưa hình thành và kích hoạt thành những “bọc ung thư” như Vinashin, Vinalines…, chưa khê mùi “bức xúc” như hiện nay.”
Theo ông Lương, sân chơi TPP là sân chơi kinh tế thị trường. Những tiêu chí trên sân chơi: mở, thong thoáng, công khia, minh bạch, bình đẳng, không phân biệt đối xử; là những tiêu chí bắt buộc nó sẽ giữ cho các nền kinh tế phát triển lành mạnh và bền vững. Duy trì tình trạng đóng đóng mở mở, kín kín, hở hở rồi để các nhóm lợi ích khai thác không phải là của TPP. Vào TPP chắc chắn Việt Nam phải chấp nhận xóa hết sự phân biệt đối xử, áp dụng luật chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, trên thị trường cũng như trong đấu thầu các khoản mua sắm công (trừ mua sắm cho an ninh quốc phòng). Mọi doanh nghiệp được bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực, tài nguyên, vốn, thị trường.
Người đọc báo hiểu rằng, Nhà nước Việt Nam đứng trước nan đề thay đổi thể chế, cải tổ pháp luật và cải cách phương thức điều hành kinh tế.
Đối với vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo điều kiện TPP. Mặc dù Việt Nam đứng trong tốp đầu thế giới về vi phạm bản quyền, nhưng ông Nguyễn Đình Lương nhận định rằng, thế giới và chính Việt Nam đang cần những chế tài mạnh, thật mạnh để chặn đứng nạn ăn cắp sản phẩm trí tuệ, để cứu cả nền kinh tế và cả nền khoa học.
Đối với lợi ích khi tham gia TPP, nhân vật từng lèo lái đoàn Việt Nam đạt được thỏa thuận Hiệp định Thương mại Việt Mỹ (BTA) năm 2001 đặc biệt nhấn mạnh, biết khai thác cơ hội sẽ được nhiều, có khi được rất nhiều. Nguyên văn lời ông Nguyễn Đình Lương nói: “Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, thế giới đang đua tranh, nếu anh lập cập không biết làm ăn, anh chỉ được ‘ăn xái’ vạch lưng ra cho người ta giẫm lên.”
Rút kinh nghiệm sau hơn 5 năm Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ông Nguyễn Đình Lương nói một cách không rào đón, kinh tế WTO là kinh tế thị trường tự do. Vì vậy nó chỉ có thể vận hành và phát triển trong môi trường cạnh tranh lành mạnh. Nói đúng hơn ở Việt Nam cạnh tranh lành mạnh không được cổ vũ, khuyến khích và tạo dựng. Cộng thêm vào đó, văn hóa tham nhũng được phổ cập, tạo điều kiện cho các nhóm lợi ích hoành hành, làm méo mó cả những quốc sách đúng đắn.
Trong bài trên VietnamNet, đối với các vấn đề doanh nghiệp nhà nước, cạnh tranh bình đẳng, vấn đề mua sắm công, ông Nguyễn Đình Lương nhắc lại giai đoạn đàm phán BTA cuối những năm 1990, Hoa Kỳ đòi hỏi khối doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động công khai minh bạch, trên thị trường phải theo tiêu chí thị trường bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Lúc đó Việt Nam chưa chấp nhận vì không thể xử lý được mọi vấn đề. Ông Lương nói nguyên văn: “Ở thời điểm đàm phán BTA cái chủ trương “quốc doanh chiếm vai trò chủ đạo” thông qua các tập đoàn hoạt động đa ngành chưa trở thành quốc sách, chỉ mới là ý tưởng ban đầu chứ chưa hình thành và kích hoạt thành những “bọc ung thư” như Vinashin, Vinalines…, chưa khê mùi “bức xúc” như hiện nay.”
Theo ông Lương, sân chơi TPP là sân chơi kinh tế thị trường. Những tiêu chí trên sân chơi: mở, thong thoáng, công khia, minh bạch, bình đẳng, không phân biệt đối xử; là những tiêu chí bắt buộc nó sẽ giữ cho các nền kinh tế phát triển lành mạnh và bền vững. Duy trì tình trạng đóng đóng mở mở, kín kín, hở hở rồi để các nhóm lợi ích khai thác không phải là của TPP. Vào TPP chắc chắn Việt Nam phải chấp nhận xóa hết sự phân biệt đối xử, áp dụng luật chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, trên thị trường cũng như trong đấu thầu các khoản mua sắm công (trừ mua sắm cho an ninh quốc phòng). Mọi doanh nghiệp được bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực, tài nguyên, vốn, thị trường.
Người đọc báo hiểu rằng, Nhà nước Việt Nam đứng trước nan đề thay đổi thể chế, cải tổ pháp luật và cải cách phương thức điều hành kinh tế.
Đối với vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo điều kiện TPP. Mặc dù Việt Nam đứng trong tốp đầu thế giới về vi phạm bản quyền, nhưng ông Nguyễn Đình Lương nhận định rằng, thế giới và chính Việt Nam đang cần những chế tài mạnh, thật mạnh để chặn đứng nạn ăn cắp sản phẩm trí tuệ, để cứu cả nền kinh tế và cả nền khoa học.
Chấp
nhận những yêu cầu cao chế tài mạnh là bảo vệ mình hôm nay, ngày mai,
là xây dựng môi trường cho trí tuệ phát triển và tạo cho Việt Nam một
chỗ đứng đàng hoàng trong thế giới hiện đại. Theo ông Lương Việt Nam sẽ
có nhiều khó khăn nhất định trong quá trình thực thi, ta sẽ nhờ quốc tế
hỗ trợ.
Với tất cả những câu hỏi hớn để Việt Nam hưởng lợi ích khi TPP trở thành hiện thực, trong đó xấu nhất có cả khả năng Việt Nam trở thành một thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu. Phó Giáo sư Ngô Trí Long chuyên gia kinh tế ở Hà Nội nhận định:
“Nếu gia nhập TPP mà không có quyết tâm mà vẫn còn rào cản, tư duy vẫn còn trì trệ thì chắc chắn phải nói thẳng là Việt Nam sẽ bị thua cuộc ngay trên sân nhà. Đây là điều cảnh báo trước đối với giới lãnh đạo Việt Nam nếu quyết tâm thực sự tham gia vào TPP, những bài học từ kinh nghiệm qua tổ chức quốc tế như WTO, thì Việt Nam cần phải có sự cải tổ quyết tâm mạnh mẽ thực sự, còn nếu không sẽ bị loại ra cuộc chơi hay nói cách khác sẽ bị thua và đo ván ngay trên sân nhà và xảy ra những hậu quả rất mới, có nhiều khi trở thành thị trường hoàn toàn tiêu thụ chứ không phải là một đất nước phát triển.”
Hội nhập với thế giới là một tiến trình dài mà Việt Nam đã và đang thực hiện. Trên các diễn đàn nhiều ý kiến cho rằng, điều cốt lõi không phải Việt Nam mất gì, được gì hoặc có được các đối tác khác, đặc biệt là Hoa Kỳ chấp nhận hay không. Sở dĩ Hoa Kỳ thẳng thừng áp đặt luật chơi vì là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong dịp trả lời chúng tôi, TS Võ Trí Thành, phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương từ Hà Nội nhận định:
“Hội nhập cũng là một sức ép để đổi mới, trong nước phải cải cách. Ở đây có nhiều hàm ý chứ không đơn thuần là tồn tại, phát triển hay là bị cạnh tranh và bị loại trừ.”
Trên VietnamNet, ông Nguyễn Đình Lương sau khi tiết lộ nhiều khúc mắc qua kinh nghiệm đàm phán BTA hồi cuối những năm 1.990 đầu 2.000 đã kết luận về triển vọng TPP. Theo ông, với BTA ViệtNam đã chấp nhận mở cửa cả những ngành dịch vụ như viễn thông, tài chính mà trước đó đã khoanh vùng là “đất của chúa” và đã rào thật kín “vì an ninh quốc gia”. Đó là những điều tưởng như không thể, nhưng rồi đã chấp nhận để mở đường cho đất nước phát triển.
Ông Nguyễn Đình Lương qui lỗi cho sự cải tổ thể chế quá chậm, cải tổ pháp luật nửa vời, nên trong quá trình thực thi cộng với sự níu kéo của cơ quan công quyền đã làm biến tướng môi trường kinh doanh, và dẫn đến những hệ lụy mà báo chí từng đề cập.
Mặc dù cho là TPP khó có thể sớm thông qua vào cuối năm nay như Hoa Kỳ hy vọng, tuy vậy nhân vật được dư luận mô tả là nói thẳng nói thật nhất về những vấn đề nhạy cảm kinh tế chính trị, vẫn tỏ ra tin tưởng việc tham gia TPP sẽ cho Việt Nam thêm một cơ hội để đổi mới.
Với tất cả những câu hỏi hớn để Việt Nam hưởng lợi ích khi TPP trở thành hiện thực, trong đó xấu nhất có cả khả năng Việt Nam trở thành một thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu. Phó Giáo sư Ngô Trí Long chuyên gia kinh tế ở Hà Nội nhận định:
“Nếu gia nhập TPP mà không có quyết tâm mà vẫn còn rào cản, tư duy vẫn còn trì trệ thì chắc chắn phải nói thẳng là Việt Nam sẽ bị thua cuộc ngay trên sân nhà. Đây là điều cảnh báo trước đối với giới lãnh đạo Việt Nam nếu quyết tâm thực sự tham gia vào TPP, những bài học từ kinh nghiệm qua tổ chức quốc tế như WTO, thì Việt Nam cần phải có sự cải tổ quyết tâm mạnh mẽ thực sự, còn nếu không sẽ bị loại ra cuộc chơi hay nói cách khác sẽ bị thua và đo ván ngay trên sân nhà và xảy ra những hậu quả rất mới, có nhiều khi trở thành thị trường hoàn toàn tiêu thụ chứ không phải là một đất nước phát triển.”
Hội nhập với thế giới là một tiến trình dài mà Việt Nam đã và đang thực hiện. Trên các diễn đàn nhiều ý kiến cho rằng, điều cốt lõi không phải Việt Nam mất gì, được gì hoặc có được các đối tác khác, đặc biệt là Hoa Kỳ chấp nhận hay không. Sở dĩ Hoa Kỳ thẳng thừng áp đặt luật chơi vì là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong dịp trả lời chúng tôi, TS Võ Trí Thành, phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương từ Hà Nội nhận định:
“Hội nhập cũng là một sức ép để đổi mới, trong nước phải cải cách. Ở đây có nhiều hàm ý chứ không đơn thuần là tồn tại, phát triển hay là bị cạnh tranh và bị loại trừ.”
Trên VietnamNet, ông Nguyễn Đình Lương sau khi tiết lộ nhiều khúc mắc qua kinh nghiệm đàm phán BTA hồi cuối những năm 1.990 đầu 2.000 đã kết luận về triển vọng TPP. Theo ông, với BTA ViệtNam đã chấp nhận mở cửa cả những ngành dịch vụ như viễn thông, tài chính mà trước đó đã khoanh vùng là “đất của chúa” và đã rào thật kín “vì an ninh quốc gia”. Đó là những điều tưởng như không thể, nhưng rồi đã chấp nhận để mở đường cho đất nước phát triển.
Ông Nguyễn Đình Lương qui lỗi cho sự cải tổ thể chế quá chậm, cải tổ pháp luật nửa vời, nên trong quá trình thực thi cộng với sự níu kéo của cơ quan công quyền đã làm biến tướng môi trường kinh doanh, và dẫn đến những hệ lụy mà báo chí từng đề cập.
Mặc dù cho là TPP khó có thể sớm thông qua vào cuối năm nay như Hoa Kỳ hy vọng, tuy vậy nhân vật được dư luận mô tả là nói thẳng nói thật nhất về những vấn đề nhạy cảm kinh tế chính trị, vẫn tỏ ra tin tưởng việc tham gia TPP sẽ cho Việt Nam thêm một cơ hội để đổi mới.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
(RFA)
Sự tham gia chính trị của dân chúng
Một phụ nữ buôn bán hải sản tại một chợ ở Hà Nội đang sử dụng iPad hôm 26/7/2013 AFP photo |
Sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo điều kiện cho dân chúng
Việt nam tham gia vào đời sống chính trị của quốc gia. Sự tham gia như
thế là cần thiết cho một xã hội văn minh mà đảng cộng sản tuyên bố hướng
tới.
Việc tranh luận về điều khoản số 258, bộ luật hình sự Việt Nam cho thấy một sự quan tâm đến chính trị của công chúng Việt Nam đã gia tăng đáng kể. Sự quan tâm này được phát triển nhanh chóng nhờ vào công nghệ thông tin với các bloggers, và mạnh mẽ hơn nữa trong vài năm gần đây với mạng xã hội. Nếu không có các điều kiện này thì ắt hẳn những bình luận, những thông tin, những quan tâm tới chính trị quốc gia không nở rộ như trong thời gian qua, vì các định chế chính trị ở Việt Nam không cho phép điều đó.
Một tác giả người Mỹ là ông Harold Lasswell trong một tác phẩm của mình về chính trị viết cách đây rất lâu, năm 1936, đề cập đến chính trị như là một cuộc tranh giành giữa những người thuộc tầng lớp tinh hoa.
Thập niên 30 này cũng chứng kiến trận thanh lọc khổng lồ do Stalin thực hiện, trong một mô hình chính trị Soviet, hoài thai từ các ý tưởng của Marx và Lenin, rằng nền chính trị phải được hai giai cấp đông đảo nhất của xã hội là công nhân và nông dân thực hiện một cách chuyên chính (chuyên chế.)
Sau thế chiến thứ hai, Harold bổ sung những ý tưởng mới trong cách nhìn về chính trị, trong đó ông nghiên cứu rộng hơn đến những tác nhân như văn hóa và con người tác động lên nền chính trị. Cùng thời gian đó, mô hình Soviet được mở rộng sang Đông Âu, Trung quốc,…với sự khẳng định mạnh mẽ nền chuyên chính, mà sau đó đôi khi được gọi tên là nền dân chủ tập trung. Và điều đáng nói là trong mô hình này cuối cùng cũng hình thành một tầng lớp tinh hoa mà Milovan Djilas, nhân vật ly khai từng đứng hàng thứ hai của đảng cộng sản Nam Tư, gọi là giai cấp mới thống trị bộ phận còn lại của xã hội..
Sự tác động của văn hóa và con người trong các mô hình chính trị phương tây càng phát triển hơn nữa với khái niệm xã hội dân sự mà Joseph Nye cho rằng, làm cho quyền lực tản ra khỏi chính quyền trung ương. Trong khi đó, mô hình thực nghiệm cộng sản đã sụp đổ, vết tích của nó tuy vậy vẫn tồn tại ở vài quốc gia mà Việt Nam là một trong số đó.
Mặc dầu đã chấp nhận kinh tế thị trường, nền chính trị Việt Nam vẫn được đảng cộng sản cầm quyền tuyên bố là một nền dân chủ tập trung, không chấp nhận các nhóm xã hội tự do, và do vậy sự tham gia vào chính trị của công dân vô cùng hạn chế. Hai tổ chức mang màu sắc xã hội là Quốc Hội, và Mặt Trận Tổ quốc thật sự vẫn nằm dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Nhưng công nghệ thông tin đang làm thay đổi nhiều khía cạnh của nền dân chủ tập trung ấy.
Cây ngay không sợ gió
Việc tranh luận về điều khoản số 258, bộ luật hình sự Việt Nam cho thấy một sự quan tâm đến chính trị của công chúng Việt Nam đã gia tăng đáng kể. Sự quan tâm này được phát triển nhanh chóng nhờ vào công nghệ thông tin với các bloggers, và mạnh mẽ hơn nữa trong vài năm gần đây với mạng xã hội. Nếu không có các điều kiện này thì ắt hẳn những bình luận, những thông tin, những quan tâm tới chính trị quốc gia không nở rộ như trong thời gian qua, vì các định chế chính trị ở Việt Nam không cho phép điều đó.
Một tác giả người Mỹ là ông Harold Lasswell trong một tác phẩm của mình về chính trị viết cách đây rất lâu, năm 1936, đề cập đến chính trị như là một cuộc tranh giành giữa những người thuộc tầng lớp tinh hoa.
Thập niên 30 này cũng chứng kiến trận thanh lọc khổng lồ do Stalin thực hiện, trong một mô hình chính trị Soviet, hoài thai từ các ý tưởng của Marx và Lenin, rằng nền chính trị phải được hai giai cấp đông đảo nhất của xã hội là công nhân và nông dân thực hiện một cách chuyên chính (chuyên chế.)
Sau thế chiến thứ hai, Harold bổ sung những ý tưởng mới trong cách nhìn về chính trị, trong đó ông nghiên cứu rộng hơn đến những tác nhân như văn hóa và con người tác động lên nền chính trị. Cùng thời gian đó, mô hình Soviet được mở rộng sang Đông Âu, Trung quốc,…với sự khẳng định mạnh mẽ nền chuyên chính, mà sau đó đôi khi được gọi tên là nền dân chủ tập trung. Và điều đáng nói là trong mô hình này cuối cùng cũng hình thành một tầng lớp tinh hoa mà Milovan Djilas, nhân vật ly khai từng đứng hàng thứ hai của đảng cộng sản Nam Tư, gọi là giai cấp mới thống trị bộ phận còn lại của xã hội..
Sự tác động của văn hóa và con người trong các mô hình chính trị phương tây càng phát triển hơn nữa với khái niệm xã hội dân sự mà Joseph Nye cho rằng, làm cho quyền lực tản ra khỏi chính quyền trung ương. Trong khi đó, mô hình thực nghiệm cộng sản đã sụp đổ, vết tích của nó tuy vậy vẫn tồn tại ở vài quốc gia mà Việt Nam là một trong số đó.
Mặc dầu đã chấp nhận kinh tế thị trường, nền chính trị Việt Nam vẫn được đảng cộng sản cầm quyền tuyên bố là một nền dân chủ tập trung, không chấp nhận các nhóm xã hội tự do, và do vậy sự tham gia vào chính trị của công dân vô cùng hạn chế. Hai tổ chức mang màu sắc xã hội là Quốc Hội, và Mặt Trận Tổ quốc thật sự vẫn nằm dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Nhưng công nghệ thông tin đang làm thay đổi nhiều khía cạnh của nền dân chủ tập trung ấy.
Cây ngay không sợ gió
Hệ thống blogs và mạng xã hội đã tạo nên hai tiền đề cho sự tham gia
chính trị của dân chúng. Thứ nhất là sự tiếp cận thông tin. Thứ hai là
sự mất kiểm soát của bộ máy cai trị trên một không gian điện tử mênh
mông không biên giới.
Vài năm trước, trang mạng Bauxite Việt Nam với mục đích phản biện dự án Bauxite ở Tây Nguyên của nhiều nhân sĩ trí thức được thành lập. Trang mạng này tồn tại tới ngày nay và là nơi xuất phát của nhiều hành động chính trị của công dân Việt Nam. Chính nơi đây là nơi khởi phát kiến nghị 72 yêu cầu xóa bỏ điều 4 qui định sự độc tôn chính trị của đảng cộng sản trong nền chính trị Việt Nam.
Trang nhật ký điện tử của giáo sự toán học Ngô Bảo Châu thì dấy lên những ý kiến chính trị của công dân trong mục Cùng viết Hiến pháp.
Sự tham gia chính trị của những công dân tiếp cận với công nghệ thông tin càng dấy lên mạnh mẽ hơn khi xuất hiện liên tục các kiến nghị đòi cải tổ chính trị, và gần đây nhất là kiến nghị 258 cùng sự phản đối kiến nghị này như đã đề cập ở phần đầu.
Ý thức tham gia chính trị đã rõ ràng nơi các công dân.
Công dân trẻ tuổi Nguyễn Nữ Phương Dung nói về kiến nghị 258, “Chuyện chúng tôi làm là bình thường để góp phần làm thay đổi xã hội Việt Nam.”
Ý thức về sự tham gia chính trị, làm nhiều công dân vượt qua nỗi sợ hãi trước kia áp đặt bởi nền chuyên chính. Một công dân trẻ tuổi khác là Thảo Chi, sau chuyến đi Bangkok trao kiến nghị 258 cho Ủy ban nhân quyền Liên hiệp quốc đã nói về hoạt động của mình sau chuyến đi, “Chúng tôi làm tất cả đều công khai, chúng tôi không có gì lo ngại, chúng tôi không làm trái pháp luật, có thể là sẽ bị phiền nhiễu đôi chút.”
Vài năm trước, trang mạng Bauxite Việt Nam với mục đích phản biện dự án Bauxite ở Tây Nguyên của nhiều nhân sĩ trí thức được thành lập. Trang mạng này tồn tại tới ngày nay và là nơi xuất phát của nhiều hành động chính trị của công dân Việt Nam. Chính nơi đây là nơi khởi phát kiến nghị 72 yêu cầu xóa bỏ điều 4 qui định sự độc tôn chính trị của đảng cộng sản trong nền chính trị Việt Nam.
Trang nhật ký điện tử của giáo sự toán học Ngô Bảo Châu thì dấy lên những ý kiến chính trị của công dân trong mục Cùng viết Hiến pháp.
Sự tham gia chính trị của những công dân tiếp cận với công nghệ thông tin càng dấy lên mạnh mẽ hơn khi xuất hiện liên tục các kiến nghị đòi cải tổ chính trị, và gần đây nhất là kiến nghị 258 cùng sự phản đối kiến nghị này như đã đề cập ở phần đầu.
Ý thức tham gia chính trị đã rõ ràng nơi các công dân.
Công dân trẻ tuổi Nguyễn Nữ Phương Dung nói về kiến nghị 258, “Chuyện chúng tôi làm là bình thường để góp phần làm thay đổi xã hội Việt Nam.”
Ý thức về sự tham gia chính trị, làm nhiều công dân vượt qua nỗi sợ hãi trước kia áp đặt bởi nền chuyên chính. Một công dân trẻ tuổi khác là Thảo Chi, sau chuyến đi Bangkok trao kiến nghị 258 cho Ủy ban nhân quyền Liên hiệp quốc đã nói về hoạt động của mình sau chuyến đi, “Chúng tôi làm tất cả đều công khai, chúng tôi không có gì lo ngại, chúng tôi không làm trái pháp luật, có thể là sẽ bị phiền nhiễu đôi chút.”
Nếu sự tham gia chính trị đó là rất rõ ràng nơi các công dân tiếp xúc
với công nghệ thông tin, thì nó vẫn còn e ngại, không rõ ràng nơi tầng
lớp đông đảo của xã hội Việt Nam là những người nông dân.
Dưới chính sách đất đai sở hữu toàn dân, hàng ngàn nông dân bị mất đất đã và đang biểu tình khắp nơi để đòi lại của cải của mình. Đây chính là những hành động chính trị, dù người nông dân không ý thức rõ ràng về chuyện ấy. Có lẽ một trong những nguyên nhân của sự không ý thức rõ ràng ấy chính là sự không tiếp cận với công nghệ thông tin của tuyệt đại đa số nông dân Việt Nam, cùng với hệ thống kiểm soát của đảng cộng sản ở thôn quê vẫn hữu hiệu hơn, nơi cuộc sống kém năng động hơn, tĩnh tại hơn, dễ kiềm chế hơn. Một nông dân nói với chúng tôi về sự e ngại những vấn đề chính trị:
“Khi đưa những thông mình của mình lên thì nên giấu tên đi nhé vì nó mang tính chính trị. Mình muốn tham gia câu chuyện một cách dân dã thôi vì mình không hiểu chính trị, mình không được học luật. Nhưng mà đôi khi bức xúc lên (cười) thì cũng chiến luôn, máu lắm (cười).”
Và thực sự là những người nông dân đã …chiến luôn… trong những xung đột xã hội vừa qua. Tiếng súng hoa cải Đoàn văn Vươn, tiếng súng lục Đặng Ngọc Viết, đều xảy ra ở môi trường nông thôn.
Để tạo nên một xã hội văn minh như đảng cộng sản vẫn hằng công bố, có phải chăng là nên dành chổ để đối thoại nhiều hơn ở nghị trường, hơn là những tiếng súng ở chiến trường như Tiên Lãng và Thái Bình? Phải chăng là cần sự tham gia chính trị nhiều hơn nữa của dân chúng?
Kính Hòa, phóng viên RFADưới chính sách đất đai sở hữu toàn dân, hàng ngàn nông dân bị mất đất đã và đang biểu tình khắp nơi để đòi lại của cải của mình. Đây chính là những hành động chính trị, dù người nông dân không ý thức rõ ràng về chuyện ấy. Có lẽ một trong những nguyên nhân của sự không ý thức rõ ràng ấy chính là sự không tiếp cận với công nghệ thông tin của tuyệt đại đa số nông dân Việt Nam, cùng với hệ thống kiểm soát của đảng cộng sản ở thôn quê vẫn hữu hiệu hơn, nơi cuộc sống kém năng động hơn, tĩnh tại hơn, dễ kiềm chế hơn. Một nông dân nói với chúng tôi về sự e ngại những vấn đề chính trị:
“Khi đưa những thông mình của mình lên thì nên giấu tên đi nhé vì nó mang tính chính trị. Mình muốn tham gia câu chuyện một cách dân dã thôi vì mình không hiểu chính trị, mình không được học luật. Nhưng mà đôi khi bức xúc lên (cười) thì cũng chiến luôn, máu lắm (cười).”
Và thực sự là những người nông dân đã …chiến luôn… trong những xung đột xã hội vừa qua. Tiếng súng hoa cải Đoàn văn Vươn, tiếng súng lục Đặng Ngọc Viết, đều xảy ra ở môi trường nông thôn.
Để tạo nên một xã hội văn minh như đảng cộng sản vẫn hằng công bố, có phải chăng là nên dành chổ để đối thoại nhiều hơn ở nghị trường, hơn là những tiếng súng ở chiến trường như Tiên Lãng và Thái Bình? Phải chăng là cần sự tham gia chính trị nhiều hơn nữa của dân chúng?
2013-09-20
Tại sao trống đồng không được sử Việt cổ đề cập nhiều?
Những bản sao của trống đồng cổ, một biểu tượng của văn hóa dân tộc của Việt Nam, được trưng bày tại Văn Miếu, Hà Nội vào ngày 31/8/2010 nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. AFP photo |
Trống đồng thường được xem là một vật biểu tượng của dân tộc Việt nam.
Mới đây Tiến sĩ Lê Minh Khải từ Đại học Hawaii nêu lên vấn đề là tại sao
trong sách sử cổ của người Việt rất ít đề cập đến trống đồng. Tiến sĩ
khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu ở TP HCM trao đổi vấn đề này với Kính Hòa..
Kính Hòa: Thưa bà lâu nay trống đồng được xem như một vật tượng trưng
cho dân tộc Việt Nam. Nhưng gần đây có một học giả từ Đại học Hawaii là
Tiến sĩ Lê Minh Khải có nêu một vấn đề là các sách sử biên niên của
người Việt hầu như không có ghi chép về trống đồng, tức là người Việt xa
lạ với trống đồng. Với tư cách một nhà khảo cổ, bà có nhận xét gì về
chuyện này?
TS Nguyễn Thị Hậu: Về mặt văn bản học thì nhận xét của anh Lê Minh Khải
là rất chính xác. Trong các bộ sử của chúng ta không thấy nhắc tới trống
đồng như một biểu tượng của quyền lực hay của quốc gia. Tôi thấy đây là
một góc nhìn rất hay, nó không chỉ liên quan đến một cổ vật đẹp nhất
của chúng ta là trống đồng, mà nó còn liên quan đến các vấn đề khác như
lịch sử, dân tộc, quốc gia.
Về mặt niên đại thì trống đồng có tuổi từ 2000 đến 2500 năm cách này
nay. Đây là thời kỳ có nhiều truyền thuyết liên quan đến nước Văn Lang
của vua Hùng vương.
Theo các nhà ngôn ngữ học thì từ thế kỷ thứ 10 có sự tách ra hai tộc
người. Người Mường sống ở vùng cao và họ còn duy trì rất nhiều tập tục
liên quan đến trống đồng. Còn tộc người Việt, sau này là người Kinh sống
ở vùng đồng bằng và tạo nên các triều đại phong kiến của Việt Nam, thì
hầu như không có lễ hội tập tục gì liên quan đến trống đồng, thậm chí nó
không phải là 1 loại của cải có giá trị như đối với người Mường và 1 số
tộc miền núi khác.
Rồi sang thế kỷ 20 chúng ta tiếp nhận nhiều khái niệm mới như dân tộc,
quốc gia, đồng thời nhiều trống đồng được phát hiện ở vùng đồng bằng
song Hồng, cho nên có thể là phát sinh 1 nhu cầu có sự biểu trưng cho
dân tộc.
Đó là vài suy nghĩ của tôi nhân đọc bài của anh Lê Minh Khải.
Kính Hòa: Có phải là vấn đề được ông Lê Minh Khải nêu lên sẽ đưa đến 1
câu hỏi là liệu chúng ta có phải là con cháu của những người Đông sơn
chủ nhân trống đồng hay chúng ta là một bộ tộc từ nơi khác đến?
TS Nguyễn Thị Hậu: Theo những chứng liệu khảo cổ học thì không thấy rằng
người Việt chúng ta đến từ một nơi xa lạ nào đó, vấn đề tôi đặt ra là
giữa chúng ta và người Đông sơn, hay còn gọi là người Việt cổ khác nhau
như thế nào! Vì thời gian biến chuyển 2000 năm chắc chắn là có nhiều sự
biến đổi về tộc người, về văn hóa. Và nhất là phải nghiên cứu việc tách
ra hai tộc người Mường và Việt. Người Mường còn duy trì rất nhiều nét
của văn hóa Đông sơn, về tập tục, trang trí nhà cửa.
Kính Hòa: Trở lại vấn đề văn bản học, có phải là chúng ta nói nhiều
về trống đồng từ khi người Pháp khai quật được nhiều trống đồng trên
lãnh thổ Việt Nam?
TS Nguyễn Thị Hậu: Những bộ sử trước đây như Việt Nam sử lược của Trần
Trọng Kim cũng đặt dấu hỏi về thời đại Hùng Vương như là những huyền
thoại. Việc đó là đương nhiên vì lúc ấy chúng ta chưa có chứng cứ. Và
chúng ta hiểu rằng huyền thoại không phải là lịch sử, nhưng nó có thể
chứa dựng một điều gì về lịch sử trong đó mà cần phải làm rõ.
Đúng là từ khi người Pháp phát hiện rất nhiều trống đồng ở nước ta và
nhất là chiếc đẹp nhất tên là Ngọc Lũ, thì sách sử của chúng ta mới bắt
đầu đề cập nhiều đến trống đồng và thời đại các vua Hùng. Người ta cho
trống đồng như là hiện vật tiêu biểu cho thời kỳ Đông sơn đó.
Kính Hòa: Xin hỏi câu cuối cùng là về số lượng thì có rất nhiều trống đồng được tìm thấy ở Việt Nam so với các quốc gia khác?
TS Nguyễn Thị Hậu: Tôi không có số liệu thống kê mới nhất, nhưng theo
quyển Khảo cổ học Việt nam thời đại kim khí tập 2 của Viện khảo cổ học
thì chúng ta có khoảng 200 trống loại 1 chưa kể các loại gọi là minh
khí, tức là loại được làm nhỏ đi để chôn trong các ngôi mộ, cũng không
kể đến các loại trống muộn hơn như của người Mường. Về số lượng thì như
vậy chỉ đứng hàng thứ hai sau khu vực Quảng Tây của người Choang bên
Trung quốc thôi.
Kính Hòa: Xin cảm ơn TS Nguyễn thị Hậu.
Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-09-20
Bản tin tiếng Anh
- Building bridges in more ways than one (Washington Post) - A Chinese construction enterprise is heavily involved in community projects in the Republic of Congo
- Carlyle checks into Chinese hotel sector (Washington Post) - As the economy maintains its healthy course, more are investing in the hospitality industry.
- Solution to growth of new-energy firms blowing in the wind (Washington Post) - Seven years after China's Renewable Energy Law took effect in January 2006, renewable energy companies are still facing obstacles.
- Take the load on your feet (Washington Post) - Many studies have showed a sedentary lifestyle is a risk factor for many health conditions, including cancer, cardiovascular disease, hypertension and obesity.
- Innovation should drive reform: Premier Li (Washington Post) - Innovation should be one of the major driving forces of China's ongoing economic reforms and development in the future, Premier Li Keqiang said on Monday.
- New-energy vehicle policy shifts gears (Washington Post) - China adjusted its subsidy program for new-energy vehicles on Tuesday, with the scope and depth of the policy narrowing.
- Open horizon for China's pilots (Washington Post) - China will lead Asia-Pacific demand for new commercial airline pilots and maintenance technicians to support the country's fast-growing fleet.
- Exporters to face more trade friction (Washington Post) - Chinese exporters will continue to face increasing trade frictions in the second half of 2013 and in 2014 amid escalating trade protectionism moves and an uncertain economic recovery.
- Glimpses of history (Washington Post) - More than a century after it was looted and burned down, Yuanmingyuan, or the Old Summer Palace, has been restored to its former glory in a unique way.
- Pushing kids up the pecking order (Washington Post) - For many parents it's a case of the early bird catches the worm, and they are willing to pay to ensure their kids to be the first on the lawn, as Fan Feifei reports.
- Home baking heating up (Washington Post) - Home baking desserts and sweets such as cookies, biscuits and cheesecake has brought Liu Qiuhong closer to her families and relatives, especially at parties or celebrations.
- An eclipse of the mooncake (Washington Post) - Sales of traditional palm-size pastries eaten during Mid-Autumn Festival feel the pitch of campaign to curb extravagance launched by nation's leader.
- Striking a chord without compromise (Washington Post) - If you hadn't heard it from Li Yundi himself, you wouldn't believe this nice and humble pianist would do this. One time, while recording an album in Vienna, he found the producer did not appreciate his playing.
- Reconstructing renovation (Washington Post) - A South African architect rebuilds notions about refurbishing traditional structures in a rural Chinese village.
- Finding roots (Washington Post) - An academic says his research sheds light on the link between contemporary Chinese society and the country's agrarian past.
- Wang and Kerry meet in DC (Washington Post) - China and the United States are committed to building a new type of major power relationship by expanding concrete cooperation and holding candid talks on differences.
- Restart Six-Party Talks, says Wang (Washington Post) - China has urged all relevant parties to regard the easing of tensions on the Korean Peninsula as "a good opportunity" for restarting the Six-Party Talks.
- China asked to help end Syrian conflict (Washington Post) - Jordan's King Abdullah II ibn Al-Hussein on Wednesday called on China to exert its influence to help resolve the conflict in Syria.
- Bo Xilai verdict expected on Sept 22 (Washington Post) - The verdict for fallen senior official Bo Xilai will be announced at 10 am on Sept 22, said the Jinan Intermediate People’s Court on Wednesday.
- China, US team up on Central Asia (Washington Post) - China and the United States are stepping up cooperation in Afghanistan and Pakistan as the US plans to draw down its military presence next year after nearly 13 years of Afghan war.
- Xi seeks to resume FTA talks with GCC (Washington Post) - President Xi Jinping on Monday called for an early restart of negotiations for a free trade area between China and the Gulf Cooperation Council.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét