Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Bài đáng chú ý: Thử thách cuối cùng của Ba Dũng? & Đất đai và… “tự xử”

Người Buôn Gió - Kinh hoàng phát ngôn bá đạo của những tờ báo có tên Nhân Dân.

Dường như cuộc chiến trên mặt trận tư tưởng của các tờ báo này đã vào chỗ bế tắc, khủng hoảng bởi thực tiễn không minh họa được cho lời lẽ của họ.

Tờ báo QĐND đưa ra bài viết có nhan đề

Ba lần Bác cười trước lúc đi xa.

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/242/242/242/101538/Default.aspx

Bài viết miêu tả chi tiết và sống động chủ tịch HCM kinh yêu trước lúc từ trần theo lời kể của y tá Trung Quốc Vương Tinh Minh có đoạn.

Chiều hôm đó sức khỏe của Bác đã có chuyển biến tốt lên một chút, Bác nói muốn nghe một câu hát Trung Quốc. Các đồng chí đề nghị tôi hát. Tôi nói thật là hát cũng không tốt lắm, nhưng để vui lòng Bác, vì tình hữu nghị Trung-Việt, tôi đã hát một bài hát mà nhiều người thuộc và hát được, bài hát có nội dung chính là ra khơi xa phải vững tay chèo. Bác nghe xong rất vui, Bác nở nụ cười hiền từ. Bác nắm nhẹ tay tôi, tặng tôi một bông hoa biểu thị cảm ơn. Đó là lần thứ ba tôi thấy Bác cười. Và đó cũng là nụ cười cuối cùng của Người.

 Nếu đây là sự thật, thì sự thật này khiến nhiều người dân Việt phải ngỡ ngàng, hoang mang. Có lẽ nào nhạc sĩ Trần Hoàn là một tên nói phét, hoặc là một kẻ  lợi dụng mong muốn nghe hát của Bác để xuyên tạc sai lệch, nhằm kích động chiến tranh. Bài hát của nhạc sĩ Trần Hoàn có tên

Lời bác dặn trước lúc đi xa.

http://tainhaccho.vn/loi-bai-hat/tran-hoan/bnl/loi-bac-dan-truoc-luc-di-xa.htm

Bài hát như một câu chuyện kể rất cảm động, rằng trước lúc đi HCM muốn nghe câu hò Huế, bởi vì nước non chia cắt, Huế ở miền Nam. Rồi bác nhớ làng Sen quê mình, rồi bác nghe quan họ '' người ở ngưởi ở đừng về ''...rồi bác nghe câu hát dặm.

Bài hát của Trần Hoàn đã khắc sâu trong tâm trí của bao người Việt về một hình ảnh lãnh tụ HCM thân thương tha thiết với dân tộc, đất nước. Đến lúc cuối đời còn chỉ còn muốn nghe những làn điệu đầy bản sắc quê hương như hò, ví dặm, quan họ.

Thế nhưng báo QĐND dựa vào lời kể của một y tá Trung Quốc đã đưa lên thành một bài viết đi ngược 180 độ với những gì mà Trần Hoàn đã khắc sâu trong tâm trí nhân dân Việt Nam về hình ảnh của Người.

Bài viết của báo QĐND  đã nói rằng, bác chỉ muốn nghe câu hát Trung Quốc thôi. Không hề có một dòng nào của bài báo nói về những giây phút cuối đời HCM nhắc nhở gì đến nhân dân Việt Nam, đất nước Việt Nam cả. Chỉ có những hành động tình cảm với phía Trung Quốc như khi nghe giới thiệu y tá TQ, chủ tịch HCM nhìn y tá TQ với đôi mắt hiền từ, rồi nhắm lại tuôn lệ ( như là đang bồi hồi cảm xúc nghĩ lại điều gì rất tha thiết ? ).

Những lời kể của y tá Trung Quốc Vương Tinh Minh liệu có tin cậy được không.? Tại sao bây giờ mới kể khi các nhân chứng có mặt lúc đó đều đã chết như Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Lê Duẩn và người còn sống duy nhất lại đang ở trạng thái sinh học không còn nói gì được nữa là đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Một chi tiết nữa rất khó hiểu là theo lời kể của Vương Tinh Minh thì sức khỏe HCM đã hôn mê, tình lại chỉ lắc đầu yếu ớt ra hiệu. Nhưng sau khi nghe hát đã nắm tay Vương Tinh Minh và  tặng hoa rồi trút hơi thở. Tại sao người duyệt bài báo này không nghĩ rằng trong tình trạng nằm hấp hối chỉ còn giấy phút nữa lìa đời, chỉ ra hiệu bắng mắt và lắc đầu thì HCM lấy đâu ra sức để tặng Vương Tinh Minh hoa. Cho dù hoa có để bàn ngay đầu giường thì HCM cũng phải nhỏm dậy rút hoa từ trong lọ ra thì mới có hoa tặng được Vương Tinh Minh. Nếu HCM mà ngồi dậy, ngoái đầu, với tay rút hoa tặng thì hành động đó không hề phù hợp với người chỉ còn vài giây phút nữa lia đời, mới vài giây trước còn ra hiệu bằng ánh mắt hay cái lắc đầu.?

Có lẽ từ khi VN hợp tác toàn diện với TQ. Báo QĐND Việt Nam đã có những thay đổi khó lường, để học được bài học đấu tranh chống '' diễn biến hòa bình ''  của Trung Quốc. Những nhà làm tuyên truyền của báo QĐND đã tiếp thu hổ lốn tất cả những gì Trung Quốc nói, TQ viết. Báo QĐND hăng hái đi đầu như lính xung kích trên mặt trận tư tưởng để phê phán những tư tưởng chủ quan, ấu trĩ, lệch lạc của bọn phần tử phản động núp trong nhân dân. Báo QĐND lên án những thế lực phản động đang âm mưu hạ bệ thần tượng HCM trong lòng nhân dân ta.


Thế nhưng báo QĐND vì quá u mê hay cuồng tín vào ông thầy dạy môn '' đấu tranh chống diễn biến hòa bình'' mà đã đưa ra một bài viết cực kỳ tai hại, tác động xấu đến niềm tin nhân dân bấy lâu . Bài viết theo lời kể của y tá Trung Quốc là non kém về nghiệp vụ , không có cơ sở thẩm tra thế nhưng vẫn được tùy tiện đưa lên. Nhất là bài viết lại liên quan đến hình ảnh lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.

Phải chăng chính báo QĐND đang làm những việc mà họ thường lên án người khác.?


Báo nhân dân.


Tờ báo Nhân Dân hôm nay 20/9/2013 có bài viết nhan đề

Tôn giáo chân chính đồng hành cùng dân tộc.

http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/binh-luan-phe-phan/item/21251502.html

Bài báo của tác giả Trần Chung Ngọc lên án những hãng truyền thông quốc tế đưa tin sai lệch về các vụ việc tôn giáo ở Việt Nam.

Không biết Trần Chung Ngọc uy tín cỡ nào mà khẳng định rằng những hãng truyền thông lớn quốc tế đưa tin sai, chỉ có ông ta là nói thật.?

Nhưng dẫu thế nào thì một điều nhận thấy được rõ, là các hãng truyền thông đưa tin về tôn giáo Việt Nam không bao giờ có bài xúc phạm, mạt sát tộn giáo hay nhân vật tôn giáo nào. Không hề có sự so sánh giữa hai tôn giáo khác nhau để dè bỉu, gây chia rẽ, kích động thì hằn nhau.

Trong bài báo của Trần Chung Ngọc thì trái lại những giọng điệu hằn học, bạo lực được lộ rõ không hề che đậy. Trình độ kém hay bản chất của tư tưởng Trần Chung Ngọc là vậy.?

Bài báo có đoạn.

'' Trong cuộc kháng chiến ở Việt Nam gần đây cũng vậy, nhiều tu sĩ bỏ áo cà sa đi theo kháng chiến, vì theo truyền thống yêu nước, xét đúng ưu tiên của thời thế, giặc đến nhà đàn bà phải đánh, nền độc lập của nước nhà trên hết, không như bọn Việt gian vô Tổ quốc, phi dân tộc, chủ trương "thà mất nước chứ chẳng thà mất Chúa"...

Đoạn viết này chắc hẳn những người theo đạo Công Giáo, những linh mục , giám mục và hồng y Thiên Chúa Giáo  hiểu ý đồ tác giả nói về '' bọn... vô tổ quốc, phi dân tộc'' là không những nói chỉ nói riêng về con người  mà tác giả Trần Chung Ngọc còn muốn đả phá cao hơn là về học thuyết, ý thức hệ, tư tưởng của đạo Thiên Chúa. Một sự xúc phạm thật nặng nề đến tôn giáo, sở dĩ gọi là nặng nề vì không phải nó động đến hành động nhất thời của một tổ chức tôn giáo . Mà nó động hẳn đến chủ thuyết, tư tưởng thần học của tôn giáo ấy.

Phát ngôn táo bạo hay phát ngôn bá đạo.

Một tờ báo lấy tên Nhân Dân, lại cho đăng bài của một kẻ xưng là Việt Kiều Mỹ , xúc phạm niềm tin của  gần chục triệu nhân dân ( tín đồ Thiên Chúa Giáo ở Việt Nam xấp xỉ 10 triệu người.). Cuộc kháng chiến chống Pháp đã xa xôi như vậy rồi, mà sự thù nghịch đến nay vẫn còn hiện rõ. Vẫn được báo Nhân Dân lên án.....vậy thì mấy triệu người miền Nam di tản hồi 1975 khi đọc được bài viết của Trân Chung Ngọc, trên báo Nhân Dân hôm nay liệu có tin được vào đoàn kết, tha thứ, hòa giải , yêu thương mà nhà nước Việt Nam đang kêu gọi  không.?

 Trần Chung Ngọc lộ rõ ý đồ gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc , chia rẽ tôn giáo khi so sánh hình ảnh người Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo. Sau khi vạch tội Thiên Chúa Giáo là Việt Gian, phi dân tộc, tổ quốc, chịu mất nước chẳng thà mất Chúa....đến lượt kể công lao của tu si Phật Giáo. Thậm chí quá đà ca ngợi tinh thần chiến đấu của các tu sĩ Phật Giáo , bài báo có đoạn.

'' Thậm chí còn vui lòng dấn thân vào cuộc, kể cả xông pha trận mạc chém giết quân thù, giữ gìn cuộc sống thanh bình cho dân tộc''

Học thuyết của Phật Giáo có cho chém giết quân thù để bảo vệ mình không.? Cái này dường như chưa ai dám khẳng định rằng học thuyết nhà Phật cho phép chủ động xông pha trận mạc chém giết quân thù. Nhưng cứ tạm gác điều đó lại, cứ cho rằng học thuyết nhà Phật cho phép hay ngầm cho phép chém giết quân thù như ý của Việt Kiều Trần Trung Ngọc đi chăng nữa.

Thì chả lẽ một tờ báo lớn toàn tiến sĩ, thạc sĩ , giáo sư, phó giáo sư lý luận không biết được cách sửa từ '' chém giết '' bằng từ nào khác trong kho tiếng Việt phong phú của Việt Nam. Ví dụ như sửa thành '' xông pha trận mạc chiến đấu với quân thù '' . Nghe có phải hay hơn từ '' chém giết '' rất bá đạo đối với người tu hành.

Một bài viết lủng củng, ý tứ đối nghịch nhau, loạn ngôn, giọng điệu hằn học chia rẽ tôn giáo, kích động hận thù  của Trần Trung Ngọc lại được báo Nhân Dân đưa lên. Chả lẽ không còn ai viết được hơn nữa sao.?

Hay báo Nhân Dân cũng như báo Quân Đội Nhân Dân cũng đang tự làm những điều mà họ hay phê phán các thế lực thù địch là chia rẽ dân tộc, kích động hằn thù, gây mất đoàn kết khối đại dân tộc.

Đến lúc phải dùng loại y tá Trung Quốc để nói về lãnh tụ nước mình, dùng Việt kiều ( gian) để nói về nội tình tôn giáo trong nước..có lẽ các tờ báo có tên Nhân Dân đã chẳng còn nhân dân nào trong đó nữa rồi.

Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió )

Thử thách cuối cùng của Ba Dũng?


Nếu Việt Nam muốn thay đổi lãnh đạo thì đây là thời gian tốt nhất để thực hiện vì bất kỳ quyết định nào của Đảng có thể được Quốc hội phê chuẩn ngay lập tức.
Đảng Cộng sản Việt Nam đang họp những ngày cuối của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI), ông Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam, ngày 04/10/2012, có một bài nhận định về cuộc đấu đá trong nội bộ Đảng CSVN và tương lai của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Sau đây là bản lược dịch một phần trích trong bài “Việt Nam: thử thách cuối cùng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?
(Vietnam: Showdown for Prime Minister Nguyen Tan Dung?”)
Ai có thể thay Nguyễn Tấn Dũng nếu ông bị loại?
Từ khi thống nhất đến nay, phó thủ tướng thứ nhất luôn luôn trở thành thủ tướng khi thủ tướng về hưu. Hiện nay có bốn phó thủ tướng, tất cả đều do thủ tướng Dũng chọn: Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân và Vũ Văn Ninh. Không ai trong số bốn người này được chỉ định làm phó thủ tướng thứ nhất. Đứng đầu danh sách này, ông Phúc, nguyên chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, là người thân với thủ tướng và cũng là phó thủ tướng duy nhất là ủy viên Bộ Chính trị.
Nguyễn Sinh Hùng. Có thể thay Dũng? Nguồn ảnh: cimsi.org.vn
Nguyễn Sinh Hùng. Có thể thay Dũng?
Nếu thủ tướng Dũng bị loại, liệu những người chỉ trích ông có chấp nhận việc thăng chức một trong những người đã được ông đỡ đầu hay không? Một tin đồn cho rằng cựu phó thủ tướng, đương kim chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ủy viên Bộ Chính trị, ông Nguyễn Sinh Hùng, có thể được chỉ định làm quyền thủ tướng.

Khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới được bổ nhiệm, ông đã tìm cách giảm số phó thủ tướng và bổ nhiệm thêm hai ứng viên của ông (Hoàng Trung Hải và Nguyễn Thiện Nhân). Đề nghị của ông Dũng đã gây ra va chạm và sau cùng, số phó thủ tướng tăng từ ba lên năm người. Một trong những phó thủ tướng mà ông Dũng tìm cách loại ra là ông Nguyễn Sinh Hùng. Là ủy viên Bộ Chính trị, ông Hùng được biết là người chỉ trích cách ông Dũng giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế 2007 – 2008; cuộc khủng hoảng kinh tế đó bắt đầu với tình trạng lạm phát phi mã và tác động của cuộc Khủng hoảng Tài chánh Thế giới.

2/10/2012 – Câu hỏi 1: Ông đã viết, “Có tin đồn cho rằng một số thông tin này nằm trong các tập hồ sơ của Bộ Công an.” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kiểm soát Công an. Có tin tại Hà Nội cho rằng rằng quân đội, chứ không phải là cảnh sát, đã bắt giữ Nguyễn Đức Kiên của Ngân hàng Thương mại châu Á vì lý do này.

Carl Thayer (CT): Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Lê Hồng Anh, cựu Bộ trưởng Bộ Công an (BTCA), thân thiết với nhau. Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm trả lời trước Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, tôi cho rằng vì Dũng đã có thời gian làm việc ở Bộ Công an nên đã tiếp tục có mối quan hệ thân thiết. Nhưng các thông tin chi tiết trong những trang Danlambao và Quanlambao đến từ đâu? Tôi suy đoán rằng một phần lớn (hoặc đa số) lộ dạng ngay trong Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đã được lệnh phải hành động. Áp lực đến từ nội bộ đảng. Tôi cũng đã nghe tin về việc quân đội giam giữ Kiên. Tôi rất nghi ngờ điều này.

03 tháng 10 –  
Câu hỏi 2:Khả năng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị bãi nhiệm ra sao? Và nếu khả năng đó cao, ông nghĩ phe phía nào đã thành công trong việc loại ông ấy?

CT: Tôi không nghĩ rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị loại. Có khả năng Đảng sẽ giám sát lớn nhiều hơn và kiểm soát các chính sách của ông Dũng và rút lại một số quyền hành của ông ấy.

Câu hỏi 3:Ông nghĩ gì về tin đồn cho rằng Nguyễn Sinh Hùng có thể là một trong những những người sẽ thay ông Dũng?

CT: Nếu Thủ tướng Dũng bị bãi nhiệm thì người kế nhiệm ông có thể là một trong các Phó Thủ tướng Chính phủ. Chuyển Nguyễn Sinh Hùng từ vai trò Chủ tịch Ban Thường vụ Quốc hội sẽ tạo ra một ghế trống cần có người thay. Nhưng điều quan trọng cần lưu ý là Hội nghị Trung ương lần này sẽ kết thúc vào ngày 15 tháng 10 và phiên họp tiếp đó của Quốc hội sẽ xảy ra một tuần sau đó. Nếu Việt Nam muốn thay đổi lãnh đạo thì đây là thời gian tốt nhất để thực hiện vì bất kỳ quyết định nào của Đảng có thể được Quốc hội phê chuẩn ngay lập tức.

Câu hỏi 4:Có bao nhiêu người trong Ban chấp hành Trung ương?

CT: Có 200 thành viên của Ban Chấp hành Trung ương, 175 ủy viên chính thức (có quyền biểu quyết) và 25 ủy viên dự khuyết (không có quyền biểu quyết).

Câu hỏi 5:Trong Quốc hội, Ủy ban Thường vụ (hoặc các Uỷ ban khác) thường họp như thế nào? Theo sự hiểu biết của tôi là họ họp ít nhất hai lần mỗi năm. Nếu vậy, có cần phải nhịp nhàng với các cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương của Đảng Cộng sản hay không?
Gs. Carl Thayer Nguồn ảnh: chhv.wordpress.com
Gs. Carl Thayer
CT: Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) họp khoảng mỗi tháng một lần. UBTVQH họp khóa 7 vào tháng ba / tháng tư, khóa 10 vào tháng Tám và khóa 11 vào tháng Chín. Theo hiểu biết của tôi thì bảy Ủy ban của Quốc hội họp ít nhất hai lần một năm để trùng với phiên họp lập pháp. Tất nhiên họ có thể họp thường xuyên hơn để xem xét các dự thảo luật sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc duyệt xét lại. Quốc hội có hai phiên họp lập pháp mỗi năm. Trong quá khứ BCH Trung ương Đảng luôn luôn họp trước Quốc hội. Nhưng từ năm 1992, Việt Nam đã cố tách sự chồng chéo chức năng giữa Đảng và Nhà nước. Ban Chấp hành Trung ương đã họp ba lần mỗi năm kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10 vào năm 2006. Tất cả các Bộ trưởng đều là thành viên của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Họ dùng những quyết định của Đảng làm kim chỉ Nam cho các hoạt động lập pháp ở Quốc hội.

Điều quan trọng là Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 6, khóa 11, của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ kết thúc ngày 15 tháng 10. Phiên họp thứ 13 của Quốc hội sẽ xảy ra vào ngày 22 tháng 10. Nếu có bất kỳ thay đổi nào trong ban lãnh đạo của chính phủ, Quốc hội sẽ có phương tiện để nhanh chóng phê chuẩn những thay đổi này.

Quốc hội có bảy ủy ban và một Hội đồng Dân tộc. Các ủy ban gồm: Ủy ban về Luật, Ủy ban Kinh tế và Ngân sách, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Ủy ban về Ngoại giao, Ủy ban An ninh và Quốc phòng, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và thanh thiếu niên, và Ủy ban về các vấn đề xã hội. Các trang web của Quốc hội (Quốc Hội Việt Nam) và trang web Chính phủ (Chính Phủ Việt Nam) không cung cấp những chi tiết của các cuộc họp của các ủy ban của Quốc hội.

Câu hỏi 6: Uỷ ban thường vụ hay các Uỷ ban khác có thể gọi các phiên điều trần / những cuộc họp chuẩn bị thường xuyên hay không?

CT: Uỷ ban Thường vụ làm việc của Quốc hội khi Quốc hội không nhóm họp. Họ có thể họp bất cứ khi nào. Họ có những cuộc họp chuẩn bị để lập chương trình nghị sự cho kỳ họp Quốc hội lập pháp. Ủy ban Thường vụ Quốc không tổ chức các phiên điều trần chính thức nhưng họ nhận báo cáo từ các ủy ban và các Bộ liên quan. Không một thành viên nào của UBTVQH có thể là thành viên của Nội các (ví dụ: một bộ trưởng trong chính phủ).
Carlyle A. Thayer – Trà Mi lược dịch
© DCVOnline


Nguồn: Carlyle A. Thayer, “Vietnam: Showdown for Prime Minister Nguyen Tan Dung?” Thayer Consultancy Background Brief, October 2, 2012. Revised October 4, 2012.
Tựa của DCVOnline.

Chủ tịch Việt Nam hứa cải cách nhưng biện hộ cho trấn áp

Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang. Reuters
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang hôm qua 19/09/2013 tại Copenhague đã tuyên bố là chính phủ Hà Nội đang nỗ lực cải cách đời sống chính trị của đất nước. Tuy nhiên ông đã phải đối phó với những chỉ trích về việc trấn áp các blogger.

Trong cuộc họp báo chung với nữ Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt, ông Trương Tấn Sang tuyên bố: “Ngoài việc phát triển kinh tế, chúng tôi còn cố gắng thiết lập một cương lĩnh tốt nhất cho đời sống chính trị. Tôi nghĩ rằng không có một hệ thống nào hoàn hảo. Mỗi hệ thống cần phải được cải cách để phát triển (…), chúng tôi sẽ tiếp tục cải thiện tình hình tại Việt Nam".

Ông Trương Tấn Sang đến Đan Mạch, một trong những nước viện trợ nhiều nhất cho Việt Nam, trong khuôn khổ một chuyến viếng thăm chính thức Nhà nước ba ngày. Chính phủ Đan Mạch muốn tranh thủ mối quan hệ đặc biệt này, trong lúc nền kinh tế Việt Nam đang trên đường phát triển. Kế hoạch này gặp nhiều trở ngại vì công luận Đan Mạch nhạy cảm với việc tôn trọng tự do ngôn luận.

Chính quyền Việt Nam thường xuyên bị tố cáo vì thái độ cứng rắn đối với tất cả các nhà ly khai, và vi phạm quyền tự do ngôn luận. Một báo cáo của Phóng viên Không biên giới công bố vào tháng Bảy mô tả Việt Nam như là « nhà tù thứ hai của thế giới đối với các blogger và nhà ly khai trên mạng, sau Trung Quốc ».

Chủ tịch Trương Tấn Sang nhìn nhận là hệ thống chính trị của đất nước mình có những « khuyết điểm » nhưng ông nhấn mạnh là « tất cả mọi người kể cả các quan chức, nếu vi phạm luật pháp thì đều bình đẳng trước pháp luật ». Ông cũng khẳng định « có bốn triệu blogger tự do tại Việt Nam ».

Khi bắt tay một nhà báo Đan Mạch, ông Sang nói : « Rất hoan nghênh ông đến Việt Nam, và càng lâu càng tốt ».

Việt Nam cấm tư nhân ra báo, và tất cả báo chí, đài truyền hình đều do Nhà nước quản lý. Theo các nhóm bảo vệ nhân quyền, các luật sư, blogger và nhà hoạt động thường xuyên là mục tiêu bị bắt bớ và giam giữ tùy tiện.

Đưa tin về chuyến công du của ông Sang, báo Nhân Dân cho biết, Việt Nam là một trong mười nền kinh tế tiềm năng được Đan Mạch lựa chọn để triển khai Chiến lược tăng trưởng thị trường. Về hồ sơ Biển Đông, Thủ tướng Đan Mạch ủng hộ việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Một bài báo đăng trên một tờ báo khác trong nước, đăng lại các trả lời của ông Trương Tấn Sang với báo chí Đan Mạch về nhân quyền, không hiểu sao đã bị rút xuống.
Thụy My
(RFI)

PCCC Hải Dương: Đã kém lại còn nói dối!

Cổ nhân có câu "Quân nuôi 3 năm, quân dụng 1 giờ" - người dân Hải Dương đã góp cơm, góp của nuôi cả một lực lượng phòng cháy chữa cháy (PCCC) của tỉnh bao nhiêu năm, chỉ để phục vụ lúc dân cần. Vậy mà, đúng thời điểm "cháy nhà, chết người" lực lượng này lại "ra trận" với "gươm cùn, khiên rách"!

Những ngày này, cánh phóng viên chúng tôi vẫn cố “ăn chực nằm chờ” ở Hải Dương để nóng lòng chờ đợi kết quả điều tra, khám nghiệm hiện trường nhằm tìm ra nguyên nhân vụ hỏa hoạn của cơ quan chức năng.

Nếu có bắt được hung thủ phóng hỏa gây ra vụ cháy thì chắc rằng hắn sẽ phải ngồi tù đến mọt gông, bởi chắc chẳng có được số tiền hơn 400 tỉ đồng để đền cho bà con tiểu thương. Hoặc nếu có tiền, chắc chẳng ai dại gì đứng ra nhận lấy trách nhiệm về mình để “đeo gông” vì tội đốt nhà.

Khi chưa tìm ra được “hung thủ” gây nên vụ cháy, hắn sẽ còn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật mà ngạo mạn cười rằng “cả một lũ ăn cơm của dân, lĩnh lương nhà nước là đồ ăn hại”. Nói như vậy thì hung thủ gây ra vụ cháy cũng hơi quá lời.
Sự vô cảm, tắc trách của lực lượng PCCC đã khiến hậu quả của vụ cháy càng thêm nặng nề.

Với những tiểu thương tại TTTM, họ vẫn chưa hết nguôi ngoai sau nỗi đau mất mát của cải. Tiểu thương nói rằng họ sẽ đứng ra “tố” lực lượng PCCC vì sự tắc trách, vô cảm nên mới dẫn đến việc hàng trăm tiểu thương rơi vào cảnh túng bấn, bần cùng.

“Nói có sách, mách có chứng”, ông Tăng Thế Viễn - một tiểu thương ở đây bức xúc: “Đám cháy được phát hiện vào khoảng 1h, lúc đầu ngọn lửa cháy nhỏ ở cánh trái phía sau Trung tâm. Ngay sau khi xảy ra cháy, chúng tôi đã gọi báo hàng chục cuộc điện thoại cho cảnh sát PCCC nhưng chẳng ai nghe máy. Đến lúc sốt ruột quá, chúng tôi phóng xe máy đến gõ cửa kêu cứu tại trụ sở Phòng Cảnh sát PCCC thì hơn 3h cảnh sát PCCC mới có mặt. Họ mang theo 2 chiếc xe chữa cháy đến, trong đó có 1 xe hỏng, không phun được giọt nước nào”.

Nhìn thấy ngọn lửa hung hãn thiêu rụi lần lượt các gian hàng, nhiều tiểu thương ngất lịm đi. Chiếc xe chữa cháy còn lại chỉ phun được vòi nước nhỏ trong thời gian ngắn thì làm sao đủ để dập tắt được ngọn lửa lớn. Xót của, nhiều tiểu thương thiếu nước quỳ xuống van lạy các chiến sĩ PCCC. Bất lực nhìn xe hết nước, chiếc máy bơm nhỏ ì ạch hút nước không thể vươn đến tòa nhà cao. Lửa ngày một cháy lớn.

Khoảng 1 giờ đồng hồ tiếp đó, mới thấy 2 chiếc xe chữa cháy hiện đại và chuyên nghiệp hơn chạy tới. Đó là xe của tỉnh Hưng Yên và của Công ty xi măng Hoàng Thạch.

Chị Vân Anh, một tiểu thương chua chát nói: “Giá như lực lượng PCCC có mặt sớm hơn thì đâu đến nông nỗi này. Tôi thấy lực lượng PCCC của tỉnh bạn thật sự chuyên nghiệp, họ cứu lửa như cứu người”.
Lực lượng PCCC Hải Dương đối phó với đám cháy khổng lồ bằng máy bơm tí hon này!

Sự yếu kém của lực lượng PCCC Hải Dương được nhiều tiểu thương phân tích: TTTM nằm vị trí biệt lập, 4 phía là đường rộng, ngay cạnh trung tâm là 1 hồ lớn đầy nước. Đau lòng hơn, trụ sở của lực lượng PCCC lại chỉ nằm cách đó chừng 1km.

Sau khi vụ hỏa hoạn xảy ra, chiều 15/9, trả lời báo chí, Đại tá Phạm Văn Loan, Phó Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương cho hay, cơ quan công an nhận được thông tin về vụ cháy này vào lúc 3h25 sáng 15/9. Ngay lập tức, cảnh sát PCCC đã có mặt và huy động 16 xe chữa cháy tới dập lửa (?).

Lời vị lãnh đạo này khác hẳn so với mô tả ban đầu của người dân. Số lượng xe cứu hỏa cũng "áp đảo" hẳn so với thực tế.

Anh Hoàng Đức Chí – một tiểu thương cười trên sự xót xa bởi những lời biện minh chối bỏ trách nhiệm của một số vị lãnh đạo tỉnh Hải Dương: “Nếu bây giờ, có ai dám khẳng định hôm đó có 16 chiếc xe cứu hỏa có mặt tại hiện trường thì tôi và các bà con tiểu thương coi như mình đã gặp xui xẻo. Số mất của là không tránh khỏi. Có 16 chiếc xe cứu hỏa, vậy tại sao không chữa cháy được mà phải nhờ đến xe của tỉnh bạn”.

Một nguồn thông tin mà chúng tôi có được, đến thời điểm xảy ra vụ cháy, cả tỉnh Hải Dương có số lượng xe chữa cháy chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Những chiếc xe cứu hỏa này từ đời “cổ lỗ sĩ”, không thể hoạt động được nữa. Cái thì chết máy, cái thì hỏng bơm.

Những chiếc xe cứu hỏa này không hơn không kém những chiếc xe bồn chuyên đi rửa đường hay tưới nước cho cây xanh trong thành phố.

Tại buổi họp chiều 15/9, hàng trăm tiểu thương bức xúc và cho rằng lực lượng cảnh sát PCCC tỉnh Hải Dương thiếu trách nhiệm, thiếu nghiệp vụ chuyên môn và thiếu phương tiện chữa cháy nên mới dẫn đến thiệt hại lớn.

Nhiều lần liên hệ làm việc với Phòng Cảnh sát PCCC tỉnh Hải Dương, các lãnh đạo ở đây đều lấy lý do “bận”, không tiếp báo chí. Trung tâm thương mại ra tro rồi thì lực lượng PCCC không hiểu còn bận làm gì? Không lẽ, các vị lãnh đạo Phòng cảnh sát PCCC đang nghĩ ra phương án trả lời hợp lý để không ai có thể quy trách nhiệm cho mình?

Cổ nhân có câu "Quân nuôi 3 năm, quân dụng 1 giờ" - người dân Hải Dương đã góp cơm, góp của nuôi cả một lực lượng phòng cháy chữa cháy của tỉnh bao nhiêu năm, chỉ để phục vụ lúc dân cần. Vậy mà, đúng thời điểm "cháy nhà, chết người" lực lượng này lại "ra trận" với "gươm cùn, khiên rách"!

Nguyễn Hoan - Hà Long
  (PetroTimes)

Bùi Văn Phú - Obama đã quên Việt Nam?



Ông Obama thăm Miến Điện hồi cuối năm ngoái

Tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Barack Obama công du ba quốc gia Đông Nam Á. Ngạc nhiên trong chuyến đi là ông đã đến Myanmar.

Giới quan sát chính trị đặt câu hỏi là lãnh đạo Mỹ có nên đến Myanmar không, vì chính quyền quân phiệt Yangon chỉ mới công bố tiến trình cải cách chính trị vài tháng trước đó, trong khi tại đất nước này vẫn còn những xung đột giữa người theo Phật giáo và Hồi giáo làm nhiều người chết và cả trăm nghìn dân phải dời cư để tránh bạo động.

Sự kiện ông Obama đến thăm, như thế có phải là ủng hộ lãnh đạo Myanmar, mà năm trước còn là những người cầm quyền độc tài và để những xung đột tôn giáo xảy ra.

Nhưng Tổng thống Obama vẫn đến, không phải là dấu chỉ ông tán đồng chính sách độc tài, đàn áp của lãnh đạo quân phiệt, nhưng là để nói lên sự ủng hộ những bước cải cách dân chủ do Yangon khởi xướng.

Myanmar đã bắt đầu thay đổi, và đang thay đổi nhanh, từ cuối năm 2010 khi bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo phe đối lập, được trả tự do sau hơn hai thập niên tù và quản chế tại gia. Trong kỳ bầu cử năm 1990, đảng đối lập do bà lãnh đạo đạt 59% số phiếu và chiếm đa số ghế trong quốc hội, nhưng phe cầm quyền đã không công nhận kết quả và còn tiếp tục giam bà trong nhiều năm.

Năm ngoái, ngay sau khi lãnh đạo Myanmar tuyên bố cải cách chính trị, Tổng thống Obama đã nhanh chóng quyết định bỏ cấm vận và Hoa Kỳ đẩy mạnh đầu tư kinh tế vào đất nước với 56 triệu dân này.

Ông Obama quyết định đến Myanmar vì là người sớm lên tiếng ủng hộ những cải cách chính trị đã mở ra. Sự có mặt của lãnh đạo Mỹ ở đó tuy trong thời gian rất ngắn, chỉ 6 giờ đồng hồ, là vì ông muốn đưa ra “bàn tay thân hữu” với Myanmar để tự do, dân chủ sẽ nở hoa ở đây.

Tổng thống Obama là lãnh đạo Mỹ đầu tiên thăm Myanmar từ nửa thế kỷ qua, kể từ khi phe quân đội nắm quyền năm 1962 và đã cai trị bằng chính sách độc tài với nhiều vụ đàn áp đẫm máu sinh viên, các nhà sư. Nhiều người đối lập đã bị giam tù.

Cổ súy dân chủ


Trong chuyến đi cuối năm ngoái tới châu Á, ông Obama cũng thăm Campuchia

Khi quyết định cải cách dân chủ, chính quyền Rangon đã thả nhiều đợt với hàng trăm tù chính trị, đã cho phép tự do báo chí, cho cựu tù chính trị tham gia sinh hoạt đảng phái.

Đảng Liên hiệp Quốc gia vì Dân chủ (National League for Democracy, NLD) của bà Suu Kyi đã tham gia chính trường trong hai năm qua, sau nhiều lần bà kêu gọi tẩy chay những cuộc bầu cử thiếu dân chủ từ khi chiến thắng của NLD bị chính quyền quân phiệt hủy bỏ năm 1990.

Đến Myanmar, sau khi được Tổng thống Thein Sein tiếp, ông Obama cũng đã gặp gỡ lãnh đạo đối lập Suu Kyi.

Chuyến đi của ông Obama chính là để cổ xúy cho những cải cách dân chủ ở Myanmar.

Trong chuyến công du năm ngoái, Tổng thống Obama cũng đến Thái Lan và Campuchia. Thái Lan trong nhiều thập niên qua đã là đồng minh của Mỹ nên sự kiện ông ghé đó chỉ thắt chặt thêm quan hệ bền bỉ giữa hai nước.

Tại Campuchia, như Myanmar, là quốc gia đón lãnh đạo Mỹ đến thăm lần đầu trong nửa thế kỷ qua. Tuy không được đón tiếp nồng ấm như khi ông Obama đến Myanmar, nhưng trong thảo luận riêng tư lãnh đạo Mỹ cũng nhắc nhở Thủ tướng Hun Sen về những đàn áp phe đối lập và kêu gọi cải cách chính trị tại đây.

Sắp tới lãnh đạo Mỹ lại công du Đông nam Á. Bạch Ốc đã ra thông báo về chuyến đi vào đầu tháng Mười của Tổng thống Barack Obama, nhân hội nghị Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương APEC khai diễn tại Indonesia. Dịp này, ông Obama cũng sẽ chính thức thăm Brunei, Malaysia và Philippines.

Việt Nam không có trong lịch trình, tuy Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã chính thức mời Tổng thống Obama trong chuyến thăm Hoa Kỳ cuối tháng Bảy vừa qua. Ông Obama hứa sẽ cố gắng thực hiện chuyến đi trước khi hết nhiệm kỳ, nhưng chưa xác định thời điểm nào.

Khác biệt chính trị

Nếu coi những chuyến viếng thăm của lãnh đạo để định mức quan trọng trong mối bang giao hai nước thì quan hệ Mỹ-Việt không mặn mà cho lắm.

Vì sao? Có phải vì từng là cựu thù, vì địa chính trị, vì quyền lợi hay khác biệt trong hệ thống kinh tế, chính trị?

Chuyện chiến tranh năm xưa coi như hai bên đã bỏ qua, chẳng bên nào còn muốn nhắc lại.

Còn địa chính trị, nếu cho rằng vì nằm sát bên nên Việt Nam khó thoát khỏi ảnh hưởng của láng giềng khổng lồ Trung Quốc, thì sao Myanmar có thể chuyển đổi được, còn Việt Nam thì chưa?

Khác biệt trong hệ thống kinh tế, chính trị có lẽ là điều khiến hai bên khó xích lại gần hơn. Việt Nam vẫn là một nước cộng sản, độc tài toàn trị và cho đến nay Mỹ vẫn chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Vì những khác biệt này mà quan hệ hai nước chưa tiến nhanh được.

Sau khi nối lại quan hệ ngoại giao năm 1995, phải năm năm sau Tổng thống Bill Clinton mới đến thăm Việt Nam, trước khi ông rời Bạch Ốc.

Hà Nội nhiệt tình đón ông Clinton vì là người đã bãi bỏ cấm vận, thiết lập bang giao giữa hai nước. Nói chuyện với sinh viên Đại học Ngoại thương Hà Nội, Tổng thống Clinton nhắc đến tự do báo chí, nền tư pháp độc lập và những quyền căn bản của con người.

Tuy nhiên, ngoại trưởng Mỹ thời Tổng thống Clinton là Madeleine Albright trong một lần gặp Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu có đề cập đến tiến trình dân chủ thì được đáp lại một cách lạnh nhạt. Sau đó bà đã phát biểu: “Quan hệ hai nước sẽ không bao giờ hoàn toàn bình thường cho đến khi vấn đề nhân quyền được bàn thảo.”

Phải năm năm sau từ khi Tổng thống Bill Clinton đến Hà Nội, năm 2005 Tổng thống George W. Bush mới đón Thủ tướng Phan Văn Khải tại Bạch Ốc.

Năm 2006 Tổng thống Bush đã đến thăm Việt Nam nhân dịp Hội nghị APEC tổ chức tại đây.

Từ đó đến nay, Bạch Ốc đã đón Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và gần đây nhất Tổng thống Obama đón Chủ tịch Trương Tấn Sang.

Thiếu ‘chiến lược’?

Với chủ trương chuyển trọng tâm chiến lược sang Đông Á của Tổng thống Barack Obama nên Hoa Kỳ đang quan tâm nhiều hơn đến vùng này, thể hiện qua sự hợp tác và thường xuyên thăm viếng các quốc gia trong vùng của bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng quốc phòng Mỹ, cùng với những cuộc tập trận chung. Tàu chiến của Mỹ cũng hay ghé các cảng dọc biển Đông Á.

Trong viễn cảnh đó, Hoa Kỳ và Việt Nam đang có những cố gắng xích lại gần nhau hơn, nhất là từ khi Trung Quốc gây hấn với các quốc gia trong vùng, đặc biệt là với Việt Nam và Philippines.


Quan hệ Việt - Mỹ toàn diện nhưng thiếu 'chiến lược'

Sau hơn hai mươi năm rời bỏ căn cứ hải quân Subic Bay ở Philippines, nay có dấu chỉ là Mỹ sẽ trở lại đây. Còn vịnh Cam Ranh của Việt Nam, liệu Mỹ có muốn trở lại không?

Trở lại Subic Bay đối với người Mỹ là điều dễ. Nhưng trở lại Cam Ranh ở đất nước một thời đã là thù nghịch là điều khó cho cả hai bên vì Việt Nam nay bị Trung Quốc ảnh hưởng nhiều về kinh tế và chính trị. Liệu Hoa Kỳ có muốn tạo căng thẳng, gây sứt mẻ quan hệ với Trung Quốc không?

Vì thế quan hệ Mỹ-Việt cũng ở mức chừng mực, dù gọi đó là “toàn diện” nhưng vẫn thiếu tính “chiến lược”. Chỉ cho đến khi nào lãnh đạo Hà Nội tự mình quyết tâm ra khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc, như Myanmar đang làm, khi đó Tổng thống Obama cũng sẽ muốn đến thăm Việt Nam ngay.

Thực tế cho thấy, trong số các quốc gia khối ASEAN thì Tổng thống Obama đã thăm hết, trừ Việt Nam và Lào. Vùng Đông bắc Á ông cũng đã thăm Nhật và Nam Hàn trong chuyến công du năm 2009.

Tháng Mười Một 2012 tại Myanmar Tổng thống Obama phát biểu với sinh viên Đại học Yangon: “Các bạn đang đi theo hành trình với đầy triển vọng cho nhiều người khác bước theo.”

Ông Obama muốn nhắn với lãnh đạo Hà Nội đấy. Ông không quên lời mời và 85 triệu dân Việt đâu.
Bùi Văn Phú 

Tác giả dạy đại học cộng đồng và là một nhà báo tự do hiện sống tại vùng Vịnh San Francisco, California. Bài viết phản ánh cách nhìn của riêng ông.
(BBC)

Mạng Lưới Blogger Việt Nam: Trao đổi về nhân quyền với đại diện G4


Vào 10h sáng 20/9, Mạng lưới Blogger Việt Nam đã gặp gỡ một số quan chức của các nước thuộc G4 – nhóm bốn quốc gia tài trợ nhiều cho Việt Nam, gồm Nauy, Thụy Sĩ, Canada, New Zealand.

Bốn blogger tham dự cuộc họp là Trịnh Anh Tuấn (tên Facebook: Gió Lang Thang), Đào TrangLoan (Hư Vô), Nguyễn Chí Tuyến (Anh Chí), Đặng Bích Phượng (Phương Bích). Còn phía G4 gồm các nhà ngoại giao: bà Tone Wroldsen - Bí thư thứ hai Đại sứ quán Nauy, bà Ayesha Rekhi - Tham tán Chính trị và Văn hóa Thông tin của Đại sứ quán Canada, và bà Sascha Muller - Bí thư thứ hai Đại sứ quán Thụy Sĩ. Đặc biệt, giữa buổi làm việc, ông StaleTorstein Risa – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Nauy tại Việt Nam – cũng đã đến gặp các blogger, trò chuyện và nhận bản Tuyên bố 258.

Phát biểu với các quan chức ngoại giao này, blogger Nguyễn Chí Tuyến nói: “Những người tham gia Mạng lưới Blogger Việt Nam không có ý chống đối Nhà nước Việt Nam mà chỉ muốn đóng góp tiếng nói để Nhà nước thay đổi luật pháp cho tốt hơn. Thế giới văn minh cũng không chấp nhận một điều luật mơ hồ và lỗi thời như Điều 258 Bộ luật Hình sự”.

Cụ thể hơn, blogger Nguyễn Chí Tuyến khẳng định: “Chúng tôi biết rằng mỗi quốc gia đều có những đạo luật để điều chỉnh những hành vi của công dân. Tất cả các công dân đều có nghĩa vụ tuân thủ luật pháp của nước mình, tuy nhiên, Điều 258 Bộ luật Hình sự của nước CHXHCN Việt Nam là rất mơ hồ, không cụ thể và không rõ ràng. Qua bản kết luận điều tra của công an tỉnh Long An về trường hợp ông Đinh Nhật Uy, chúng tôi thấy rõ là bất kỳ ai cất lên tiếng nói khác với tiếng nói của chính quyền đều có nguy cơ bị bắt vào tù. Phạm vi áp dụng của Điều 258 quá rộng và chúng tôi có cảm giác nó như tấm lưới có để chính quyền có thể chụp xuống chúng tôi bất kỳ lúc nào”.


Đại diện Mạng lưới Bloggers Việt Nam trao Tuyên bố 258 cho ông Stale Torstein Risa, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Nauy tại Việt Nam.

Phía đại diện các nước G4 đều lắng nghe và ghi nhận ý kiến của thành viên Mạng lưới Blogger Việt Nam. Trong số bốn quốc gia này, Nauy là nước đặt vấn đề nhân quyền ở mức ưu tiên cao nhất trong quan hệ với Việt Nam. Các dự án hợp tác giữa giới nghiên cứu của hai nước là một phần quan trọng trong đối thoại nhân quyền Việt Nam - Nauy. Từ năm 2008, Trung tâm Nhân quyền Nauy (thuộc Khoa Luật, Đại học Oslo) cũng đã thực hiện Chương trình Việt Nam (the Vietnam Program), phối hợp đào tạo về luật với Việt Nam.

Mạng lưới Blogger Việt Nam
tuyenbo258.blogspot.com
tuyenbo258@gmail.com
(Blog Tuyên Bố 258)

Trung Quốc: Nền kinh tế phía sau chiếc bánh Trung Thu

Người Trung Quốc đang ăn mừng Tết Trung thu bằng việc trao và nhận bánh trung thu. Trong những năm gần đây, những than phiền về chuyện phong tục này bị biến thái đã trở thành một thông lệ thường niên, chẳng khác gì lễ hội này. Nguyên nhân là vì chiếc bánh này đã trở thành phương tiện cho những xấu xa trong xã hội Trung Quốc: hối lộ, hàng giả, tiêu xài xa xỉ và hoang phí. Chiếc bánh trung thu được dùng để mua chuộc đặc ân, chen lẫn trong những món quà cực kỳ xa hoa như đồng hồ Rolex hàng độc mạ vàng. Chúng được xem như là tiêu chuẩn của đẳng cấp, giàu có và trên hết là quyền lực, và rồi bị bỏ đi (đôi khi được biến thành bánh cho năm sau). Những vỏ hộp bánh bị bỏ đi chất cao dường như có thể lên đến mặt trăng.

Diên Vỹ chuyển ngữ

Nguồn: Sohu Business & Tealeaf Nation
(Dân luận)

Khi đám đông không theo luật


Hóa chất từ công ty Nicotex Thanh Thái bị cáo buộc khiến môi trường khu vực ô nhiễm nặng

Tôi đọc trên báo chí trong nước về vụ chôn hóa chất ở huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa, và tự nhiên có cảm giác bất an.

Dân Cẩm Thủy đã chặn xe tải của công ty Nicotex, khám xét.

Và do quá bức xúc, họ đã vượt tường, thuê máy xúc đào bới trong khuôn viên công ty.

Tôi không bàn về sai phạm của công ty chôn giấu thuốc sâu ở đây. Nếu có, cơ quan điều tra sẽ làm rõ. Tôi nói tới vấn đề: Liệu dân làm vậy có đúng không? Và ai sẽ bảo vệ doanh nghiệp trước những đám đông hành xử không theo luật pháp?

Ai cho họ quyền chặn xe? Và ai cho họ quyền được tự ý tràn vào công ty đào bới khắp nơi? Và không có bất kì dụng cụ an toàn nào?

Giả sử nhà máy đó có chôn giấu độc chất thật, nhát xúc của máy xúc hay cuốc thuổng nếu lỡ làm thủng thùng phi tràn hóa chất ra ngoài? Ai sẽ chịu tránh nhiệm?

Các cơ quan chức năng ở đâu? Doanh nghiệp sẽ làm ăn thế nào nếu như bất kì đám đông nào, lấy danh nghĩa “bức xúc” đều có thể tràn vào khuôn viên nhà máy?

Dân cũng nói rất nhiều người bị ung thư, theo báo Lao Động. Nhưng để kết tội cho nhà máy, cần có chuyên gia về ung thư nghiên cứu nghiêm túc lâu dài, chứ không thể đổ cho Nicotex tất cả các ca ung thư dân mắc phải. Ai chả biết nhiều rau quả thực phẩm của ta có hàm lượng thuốc bảo quản quá nhiều lần mức cho phép? Hay ung thư gan do uống rượu nhiều? Tôi cho là không công bằng nếu đổ tất cả lên đầu Nicotex?


Một số vụ bạo lực xảy ra quanh vấn đề đền bù đất đai

Trước đây vài tháng tôi đã xem dân phong tỏa nhà máy xi măng đòi bồi thường? Xa hơn nữa dân đào đường không cho xe ô tô vào nhà máy ở Quốc Oai để phản đối lấy đất!

Và quan trọng nhất, hành động vô luật pháp của người dân sẽ thành tiền lệ xấu. Doanh nghiệp nào dám mở nhà máy ở Cẩm Thủy nếu như xe ô tô của họ bị chặn và khám xét bất kì lúc nào bởi những đám đông bất kì chỉ cần ngụy trang bằng câu “bức xúc”?

Và giả sử nếu Nicotex vô tội, ai trong số đám đông bức xúc đó sẽ bồi thường cho doanh nghiệp khi mà khuôn viên nhà xưởng của họ bị đào lanh tanh bành rồi?
Để những người dân không chuyên nghiệp làm việc của công an, liệu có nên cổ vũ?

Một xã hội mà an sinh thì tung hô từ thiện, an ninh thì tung hô hiệp sĩ, đấu tranh thì tung hô leo cổng đào công ty nhà người ta lên thì liệu có phải là xã hội an lành ta hướng đến?

Bài phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, hiện sống ở Anh quốc.
Nguyễn Quảng
Gửi cho BBC từ Milton Keynes, Anh Quốc

'Không có cơ sở ngăn ngân hàng phá sản'


Khu vực ngân hàng, bất động sản và chứng khoán tại Việt Nam có tính liên thông cao

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nói chủ trương không cho ngân hàng nào phá sản của chính phủ là "không dựa trên bất cứ một cơ sở pháp lý nào."

Trả lời phỏng vấn BBC ngày 20/9, kinh tế gia có tiếng cũng nói để giải quyết tình trạng sở hữu chéo đang bao trùm lên khu vực ngân hàng, cần phải bắt đầu bằng việc truy cứu trách nhiệm dân sự và cả hình sự đối với những người liên quan.

BBC: Theo ông, điều gì khiến sở hữu chéo tại Việt Nam trở thành vấn nạn của nền kinh tế?

Vấn đề sở hữu chéo của ngân hàng bắt đầu bằng việc nhiều nhóm nắm một số cổ phần lớn của ngân hàng. Khi đã có một số cổ phần lớn của ngân hàng thì họ có thế lực trong ngân hàng đấy.

Những người có sở hữu chéo, sở hữu cổ phần tại một số ngân hàng như vậy thì có khả năng vay vốn từ nhiều ngân hàng với những số vốn lớn.

Và những số vốn vay ấy không đi vào trong sản xuất kinh doanh mà chủ yếu đi vào khu vực bất động sản hoặc những khu vực hiện đang gặp nạn.

Vì vậy, những nhóm, cá nhân vay được số tiền lớn như thế lại kéo ngân hàng vào trong tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi không giải quyết được.

Ở Việt Nam, số nợ xấu, nợ khó đòi ước tính từ 8,6% cho tới mười mấy phần trăm nữa, phần lớn là do những người sở hữu chéo tại ngân hàng rồi dùng tiền vay đi đầu tư vào những lĩnh vực không có hiệu quả.

BBC: Ông cho rằng thành phần nào trong nền kinh tế đang nắm nhiều sở hữu chéo nhất?

Những người này bao gồm rất nhiều những vị đại gia là những người có vị trí mạnh trong nền kinh tế tư nhân. Những vị có quyền, có lực trong chính quyền có lẽ cũng không thua gì mấy.

BBC: Xét tính liên thông của khu vực ngân hàng, chứng khoán và bất động sản ở Việt Nam, ông có cho rằng chủ trương không cho ngân hàng nào phá sản của chính phủ là đúng đắn hay không?

Việc chính phủ bảo không cho một ngân hàng nào phá sản thì thực ra không dựa trên cơ sở pháp lý nào cả.

Để nói rằng không cho một ngân hàng nào phá sản thì ai sẽ giải quyết vấn đề trả tiền lại cho các chủ tài khoản nếu như ngân hàng đó không có khả năng thanh toán? Chính phủ không có cơ sở pháp lý nào để đưa ra một quyết định như thế.


Tính hiệu quả của công ty quản lý tài sản mới đi vào hoạt động vẫn là điều gây nhiều tranh cãi

Nhưng hiện nay đây chưa phải là quyết định mà chỉ mới là chủ trương. Còn việc ngân hàng có phá sản hay không thì chính phủ phải có một trách nhiệm và chính sách rõ ràng hơn nữa.

Bảo hiểm tiền gửi hiện nay rất giới hạn, chỉ khoảng 50 triệu đồng. Ai sẽ chịu trách nhiệm hàng tỷ đồng cho những tài khoản gửi vào đó nếu ngân hàng không có khả năng thanh toán?

BBC: Chính phủ thời gian vừa qua đã thiết lập công ty quản lý tài sản để giải quyết nợ xấu. Ông đánh giá thế nào về độ hiệu quả của công ty này?

Công ty đó chỉ có 500 tỷ đồng vốn điều lệ và có khả năng phát hành trái phiếu để thanh toán cho những công ty mà nó mua nợ xấu .Nhưng tất cả mọi chuyện đều rõ ràng.

Tôi chưa thấy làm sao để công ty này mua hàng trăm nghìn tỷ nợ xấu, nợ khó đòi. Và nó không giải quyết được vấn đề gì vì mua rồi thì làm gì với nợ xấu, nợ khó đòi đấy?

Bán ra trở lại thì không có ai mua, mà phải cấu trúc lại các doanh nghiệp mang nợ xấu đấy thì có khả năng để làm hay không?

Công ty đó chưa thực sự có một chính sách, định hướng rõ ràng để giải quyết hàng trăm nghìn tỷ đồng nợ xấu.

BBC: Theo ông, để giải quyết những vấn đề do sở hữu chéo gây ra, cần bắt đầu từ đâu?

Nhà nước phải rõ ràng trách nhiệm của những người đã sở hữu chéo trong ngân hàng và có hành động không tôn trọng pháp luật.

Ngân hàng Trung ương phải điều tra, thẩm tra từng ngân hàng một, xem nợ xấu đấy gốc từ đâu, ai là người vay, và người vay đấy có quan hệ như thế nào trong sở hữu chéo cũng như trong ngân hàng đấy.

Từ đấy phải truy cứu trách nhiệm dân sự và hình sự, không thể nói chung chung được.
(BBC)

Nỗi lo đằng sau các phát ngôn ấn tượng của lãnh đạo

“Mạng người không bằng mạng chó”, “Bộ phận không nhỏ hãy chấp hành tốt pháp luật”, “Có tham nhũng trong đấu tranh phòng chống tham nhũng không?”, liên tục những người đứng đầu bộ máy hành pháp, lập pháp đã bày tỏ sự lo lắng, sốt ruột có phần giận dữ trong những ngày qua. Và đều chưa có hồi đáp.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt nghi vấn về tiêu cực trong phòng chống tham nhũng, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 18/9. Ảnh: Tuổi trẻ
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là người gần đây nổi tiếng với những phát ngôn trực diện. Ngày 18/9, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã có báo cáo đánh giá tình hình chống tham nhũng, và Ủy ban Tư pháp Quốc hội có báo cáo thẩm tra. Tỏ ra chưa hài lòng, ông Hùng đặt câu hỏi: “Chưa thấy nói rõ trong lực lượng đấu tranh phòng chống tham nhũng có tiêu cực, bỏ sót tội phạm, bao che không? Có tham nhũng trong phòng chống tham nhũng không? Trách nhiệm của các cơ quan đấu tranh, phòng ngừa thế nào? Ông thanh tra làm hết sức chưa, ông điều tra làm hết trách nhiệm chưa, ông kiểm sát hoàn thành nhiệm vụ chưa?”.
Câu hỏi đi trúng vào vấn đề chính yếu nên Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện thừa nhận là “rất khó trả lời”.
Trước đó một ngày, trong phiên thảo luận về báo cáo tình hình tội phạm của Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước bày tỏ sự lo ngại về tình trạng người dân tự xử lý tội phạm. “Từ năm ngoái đến giờ có việc người dân tự xử, nên báo chí ví mạng người không bằng mạng chó khi người trộm chó bị đánh chết, cha của người trộm chó đến van xin cũng không được tha”.
Còn Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phải lên tiếng kêu gọi các đảng viên rằng “Bộ phận không nhỏ” này hãy chấp hành tốt pháp luật. Bà Doan, trong phiên họp ngày 11/9 đánh giá báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012, đã đau lòng thốt lên: “Tôi càng đi càng thấy buồn, người ta ăn của dân không từ một cái gì”.
Hơn một năm trước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu: “Một bộ phận không nhỏ, trong đó có những đàng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả cán bộ cao cấp, thoái hóa hư hỏng, đe dọa sự tồn vong của đảng và chế độ!”
Khi Tổng bí thư, Chủ tịch Quốc hội phải lên tiếng, có nghĩa tình trạng đã cấp bách, gay go lắm rồi. Nhưng từ việc Tổng bí thư vạch mặt đến việc Phó chủ tịch nước kêu gọi, đã chứng tỏ rằng “một bộ phận không nhỏ” ngày càng khó kiểm soát, ngày càng tha hóa và đi xuống.
May là những người đứng đầu đang nhận thức rất rõ được về những mối nguy với xã hội. Nhưng bởi thế lại càng lo hơn khi những nguy cơ ấy trở thành căn bệnh nan y.
Li Ti 
  (Sống Mới)

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân: Việt Nam có một luật rất lạ mà thế giới chưa có...

Việt Nam có một luật rất lạ mà thế giới chưa có...
Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh; VOV.
Phát biểu tại phiên họp sáng 20.9 về kết quả triển khai thi hành các Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết đã được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 13 thông qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bình luận: “Ở VN có một luật rất hay, rất lạ mà thế giới chưa có là luật phổ biến giáo dục pháp luật. Có nghĩa, luật ban hành ra rồi vẫn không làm, đến khi ra thêm luật phổ biến giáo dục pháp luật cũng... chưa làm”. 
Nhiều đại biểu đã “giật mình” sau khi nghe báo cáo về tình trạng yếu kém trong ban hành văn bản hướng dẫn luật. 
Bộ nào cũng “nợ”
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý, tình trạng nợ đọng các văn bản luật vẫn rất phổ biến. Nếu năm 2001 có 60 vă bản nợ, năm 2002 là 80, 2003 là 50, năm 2006 vọt lên 165 văn bản do quá trình gia nhập WTO, 2007 còn 52, 2010 nợ 45, 2011 có 58 văn bản thì đến thời điểm hiện tại của 2013 là nợ 93 văn bản.

Trong đó, bộ nợ nhiều văn bản chi tiết luật nhất là Lao động Thương binh Xã hội với 28/42 văn bản. Bộ Giáo dục về nhì khi còn nợ 14/15 văn bản (mới ban hành được 1 văn bản). Bộ Tài chính nợ 12/19 văn bản và cá biệt Bộ Công Thương phải ban hành 10 văn bản thì nợ cả 10/10, trong đó có Luật Điện lực.   
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bức xúc: “Hết nhiệm kỳ nào cũng báo cáo rất tiến bộ, làm tốt cả, giờ mới thấy hóa ra không phải thế. Lâu nay cứ tưởng thế, nhưng giờ nhìn lại là đủ ớn”. Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu phải quy trách nhiệm cho rõ địa chỉ, như trách nhiệm của người trình, người thẩm tra, người đề nghị và cả trách nhiệm của đại biểu và người thông qua để tăng cường quy trình làm luật.
Toàn thạc sĩ, tiến sĩ luật mà tính thực tế của luật vẫn hạn chế
Ủy viên thường vụ quốc hội Phùng Quốc Hiển dẫn báo cáo của chính phủ cho biết có  55,6% các luật, pháp lệnh đã có hiệu lực nhưng chưa có quy định nội dung chi tiết, tức chỉ có 44% luật có đủ điều kiện triển khai.

Tuy nhiên, tỉ lệ nợ đọng văn bản quy định chi tiết pháp luật theo báo cáo thanh tra của UB Pháp luật Quốc hội còn lên đến gần 67%. Đáng chú ý là trong số các văn bản chưa được ban hành thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì có đến 46 văn bản quy định chi tiết Luật xử lý vi phạm hành chính và 10 văn bản quy định chi tiết Bộ luật Lao động (sửa đổi), mà đây lại là hai trong số văn bản luật có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội.

Ông Hiển lý giải điều này có nghĩa luật hiệu lực thì có, nhưng không được thực hiện đúng thời điểm. “Riêng về số lượng đã là đáng quan ngại, chứ chưa nói về chất lượng” – ông nhận định.

Ông dẫn ra nguyên nhân là do chất lượng xây dựng luật chưa tốt, còn tình trạng luật khung, luật ống hay luật chờ nghị định thông tin, luật khẩu hiệu (luật nghị quyết). Ông Hiển cho rằng mấu chốt vấn đề là “ý thức trách nhiệm, sự cương quyết tổ chức thực hiện chưa tốt”.
Ông Ksor Phước - Chủ tịch  Hội đồng Dân tộc Quốc hội bày tỏ sự thông cảm với chính phủ, bởi cán bộ nguồn nhân lực chưa tương xứng. Ông băn khoăn: “Vụ Pháp Chế của các bộ gồm toàn cử nhân luật, thậm chí thạc sĩ và tiến sĩ luật cũng rất nhiều, nhưng không hiểu sao tri thức thực tiễn để xây dựng luật vẫn hạn chế”.

Ông cho rằng cần phải có cách mạng cải cách về cách làm và hoạt động của các vụ pháp chế để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Đó là chưa kể “cùng một bộ mà thứ trưởng này phát biểu thế này, thứ trưởng khác nói khác”.
Luật vừa ban hành đã... kịp lạc hậu
Ông Ksor Phước cho biết khi ông đi giám sát, vấn đề bị kêu nhiều nhất là văn bản dưới luật để hướng dẫn rất chậm, mà nội dung thì khó hiểu. Khi ra được luật thì thực tiễn đã vượt qua luật rồi.

“Khi luật được ban hành, Chủ tịch Quốc hội đã ký, Chủ tịch Nước công bố thì bản thân luật đã lạc hậu. Nhưng nghị định và văn bản hướng dẫn lại còn chậm hơn nên ra đời xong thì đã phải sửa lại luật. Có những luật từ khi ban hành cho đến khi chưa có hiệu lực đã phải bổ sung, sửa đổi” – ông nói.
Bà Nguyễn Thị Nương - Trưởng Ban Công tác đại biểu QH “giật mình” trước thực tế triển khai văn bản quy định chi tiết luật “rất yếu”.

Một lý do thường được nêu ra để lý giải cho tình trạng này là do nguồn lực hạn chế. Song bà Nương cho rằng, nếu cứ mãi phân tích và kêu ca về nguồn lực theo hướng này thì “còn lâu nữa mới khắc phục được”. Bà Nguyễn Thị Nương đề nghị UB Pháp luật báo cáo kinh phí xây dựng luật từ đầu nhiệm kỳ đến nay là bao nhiêu, trong đó chi bao nhiêu cho việc triển khai thực thi các văn bản chi tiết và triển khai luật xuống cuộc sống để các đại biểu quốc hội đánh giá.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói: “Ở VN có một luật rất hay, rất lạ mà thế giới chưa có là luật phổ biến giáo dục pháp luật. Có nghĩa, luật ra rồi vẫn không làm, đến khi phải ban hành thêm luật phổ biến giáo dục pháp luật cũng... chưa làm”.

Bà Kim Ngân tóm tắt 5 nguyên nhân chủ yếu là do: “Nợ; Chậm tiến độ; Chưa nghiêm túc; Chất lượng kém và Nội dung chưa phù hợp”. Bà cho biết, bình quân một luật có 6-7 văn bản luật mới thực hiện được.
Liên quan đến kiến nghị của chính phủ về việc “nâng cao nhận thức bộ ngành, địa phương và đề cao trách nhiệm cá nhân của bộ trưởng”, bà Kim Ngân cho rằng “các bộ, ngành, địa phương mà còn không có nhận thức về thi hành pháp luật thì yếu quá”.

“Đây là bộ phận tinh túy xã hội, phải lựa chọn để tìm được người vào bộ máy chính trị mà còn phải đi nâng cao năng lực cho họ thì không hiểu ra sao” – Phó Chủ tịch Quốc hội đặt câu hỏi. Theo bà, vấn đề phải là kỷ cương, kỷ luật, trách nhiệm và cách xử lý như thế nào.

“Trong thực tế, chúng ta chưa từng xử lý một bộ ngành nào chưa nghiêm túc triển khai thực hành pháp luật, thì giờ ta phải siết chặt kỷ luật, chứ không phải là nâng cao nhận thức cho họ nữa” – bà nhấn mạnh.
(Lao động)

Bài vừa bị gỡ: Đất đai và… “tự xử”

Mọi sự thay đổi, sàng lọc bao giờ cũng có tổn thất… Số phận một con người còn như vậy, nữa là số phận một dân tộc

Rất ngẫu nhiên, vào chiều ngày 12/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp bàn về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), thì trước đó, chiều ngày 11/9, một vụ án mạng xảy ra tại Thái Bình khiến cả xã hội chấn động, bàng hoàng. Đó là việc Đặng Ngọc Viết, sinh năm 1971, xông vào Trung tâm phát triển quỹ đất của tỉnh này, xả súng bắn 05 cán bộ thuộc TT, khiến 01 người chết và 04 người bị thương.

Tiếng nổ tuyệt vọng và giá đất…tù mù?

Cái kết của vụ án mạng cũng bi thảm, đầy kịch tính. Đặng Ngọc Viết chạy trốn đến một ngôi chùa, tuổi thơ anh ta từng nô đùa, gắn bó, xin bát cơm chay ăn rồi tự sát dưới chân bệ thờ tượng Phật, như một sự “sám hối” cay đắng. Một sự lựa chọn âm thầm đầy chủ động và đau đớn của số phận một con người. Bởi mỗi người chỉ sống có một lần.

Đất đai tự ngàn xưa, với nhân loại, bao giờ cũng là tâm điểm của mọi cuộc chiến, mọi bi kịch. Từ số phận mỗi quốc gia cho đến mỗi cộng đồng, dòng họ, gia đình, cá nhân. Con người được đất nuôi dưỡng, lớn lên, hạnh phúc hay bất hạnh, khi chết đi lại trở về với đất.

Không phải không có lý, khi nàng Scarlett O’Hara xinh đẹp trong tiểu thuyết nổi tiếng Cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell, giữa thời cuộc chiến tranh, loạn lạc ly tán, khi cuộc hôn nhân với Rhett Butler bị tan vỡ, nàng vẫn không tuyệt vọng, trở về với ấp Tara ngập nắng, mảnh đất từng nuôi lớn nàng, và nàng đã thốt lên câu nói của một Scarlett mạnh mẽ và đầy cá tính: Sau tất cả, ngày mai là một ngày mới!

Nhưng, tiểu thuyết không giống đời thực. Phương Tây không phải phương Đông. Và ĐNV, giữa thời bình, khốn thay, lại rơi vào sự tuyệt vọng đến mức trở thành “hung thủ”, như báo chí đã gọi. Sau tất cả, ngày mai với anh ta chỉ là một…nấm mộ, với những nỗi đau khôn cùng của người ruột thịt.



Nếu trước đây, Đoàn Văn Vươn (Tiên Lãng- Hải Phòng) chỉ dùng súng hoa cải sát thương những người cưỡng chế thu hồi đất, thì nay, ĐNV dùng hẳn súng bắn chết người. Bản chất cái kết cục bi thảm cho cả “hung thủ” lẫn “nạn nhân” ở vụ này, là chuyện không được đền bù thỏa đáng giá đất- đã được cơ quan chức năng kết luận chính thức về động cơ giết người- nói điều gì?Hay cả hai vụ việc đều là những “minh họa” bất đắc dĩ, và đắng đót, trước thực trạng thu hồi, đền bù giải tỏa với giá đất… “dưới đất”, khiến họ quẫn trí và cạn nghĩ, dẫn đến hành động phạm tội?

Mặt khác, cũng phải thấy Luật Đất đai (sửa đổi), với khẳng định bất biến- đất đai là sở hữu toàn dân- đã qua 03 kỳ họp QH, vẫn chưa được thông qua, đủ biết, nó là vấn đề cực kỳ nhạy cảm, ảnh hưởng đến an sinh, an ninh xã hội thế nào. Nếu biết rằng, tới 70% vụ việc khiếu kiện thuộc lĩnh vực đất đai.

Tại cuộc họp bàn về Luật Đất đai (sửa đổi), theo báo Thanh niên, ngày 13/09, Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc đã phải nhận định, việc thu hồi đất rất phức tạp, giá đất còn mù mờ rất khó xác định, dễ khiến người dân nghi ngờ vì lợi ích nhóm. Không phải không có lý, khi trên mạng xã hội, người ta đã đòi giải tán các TT phát triển quỹ đất, bởi mô hình TT này, nửa quản lý thực hiện chính sách, nửa kinh doanh, chạy mánh cò mồi rất tù mù, thiếu minh bạch.

Giá đất, vẫn là vấn đề hot nhất của cuộc bàn thảo Luật Đất đai. Vì nó là lợi ích. Mà đã là lợi ích, thì khổ thay, rất khi người dân được… lợi. Thế nên vị Chủ tịch QH thẳng thừng: Khi thu hồi đất có phải anh định giá xong rồi lấy giá này thu hồi ngay được đâu. Còn quy hoạch, treo dự án, đến khi đền bù mà lại nói sát giá thị trường trả cho dân là giá nào? Tôi đề nghị phải giải quyết rõ theo một nguyên tắc là sát giá thị trường.

Nhưng “giá thị trường” là giá thế nào? Hay nó cũng đang “tù mù” không kém những vụ việc, mà vì nó, nảy sinh bao khiếu kiện? Vì giá đất còn phụ thuộc vào tính chất đất, mục đích thu hồi, cơ chế phân cấp quản lý từng loại đất khi thu hồi, và vào cách làm có minh bạch hay không?

Theo các nhà quản lý, luật sư, các chuyên gia am hiểu lĩnh vực này, như TS Phạm Sỹ Liêm, Phó CT Tổng hội Xây dựng VN,  Luật sư Vũ Xuân Tiền, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty tư vấn VFAM VN, thì khái niệm xác định giá đất “phù hợp với giá thị trường” là quá chung chung. Vì thực tế, không có tiêu chí để xác định thế nào là giá thị trường.

Điều này dễ dẫn đến việc giải thích và áp dụng tùy tiện, gây khó khăn cho chính quá trình đền bù giải phóng mặt bằng, thiệt hại cho cả nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi. Thực tế những năm qua cho thấy, giá đất luôn biến động theo xu hướng tăng, nên việc quy định giá đất sát với giá thị trường rất khó khả thi.

Vì thế, ý kiến của ông Phạm Sỹ Liêm cho rằng, nên thay thế việc thu hồi đất bằng cơ chế trưng mua, tạo điều kiện cho người có đất bị thu hồi xóa bỏ tâm lý bị tước đoạt. Bởi nếu là trưng mua thì giá đất trưng mua quyền sử dụng đất cũng khác với giá bồi thường khi thu hồi.

Còn theo GS Đặng Hùng Võ- nguyên Thứ trưởng Bộ TN- MT, việc xác định giá đất giữa doanh nghiệp và người dân nên áp dụng theo nguyên tắc đồng thuận của cộng đồng tối thiểu bằng 2/3 đồng thuận của cư dân trong cộng đồng đó.

Ở góc độ quản lý, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch Hội thẩm định giá cho rằng trong vấn đề xác định giá, Nhà nước nên giữ vai trò là người xây dựng cơ chế chính sách giá, điều tiết hướng dẫn, thanh-kiểm tra. Việc thực hiện thẩm định giá trên thị trường nên “xã hội hóa” để các công ty thẩm định giá độc lập thực hiện. Như vậy mới phù hợp thông lệ quốc tế, tránh việc Nhà nước vừa đá bóng vừa thổi còi. 
Đặng Ngọc Viết, luật đất đai, đền bù, trưng mua, giải phóng mặt bằng, tự xử, ăn trộm chó

Cũng ở góc độ này, Luật sư Vũ Xuân Tiền kiến nghị nên phân cấp quyền định đoạt đất đai (giao, thuê, quyết định) tới chủ tịch huyện. Quyền thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất chỉ giao cho chủ tịch tỉnh nhằm đảm bảo tính pháp lý cao hơn của những quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai, ngăn ngừa sự tái xuất của tầng lớp “lý trưởng, xã trưởng mới”(?). Đây là ý kiến rất đáng quan tâm. Thực chất, đây cũng là loại “địa chủ” mới.

Những lúng túng của việc định giá đất, liên quan đến những bất cập của Luật Đất đai, trả lời báo chí, mới đây, ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng QH nhìn nhận khá bản chất:

Các nước về cơ bản họ công nhận đất đai là đa sở hữu, có sở hữu của nhà nước và tư nhân. Nhưng họ quản lý rất rõ, khi nhà nước cần thu hồi, đã có chính sách rõ ràng, cứ thế mà thực thi. Còn ở VN, nói đất đai là sở hữu của toàn dân, nhưng thực chất đã giao cho người dân sử dụng. Khi thu hồi thì đền bù theo sở hữu tư nhân, nhưng nhận thức lại vẫn là sở hữu của Nhà nước. Tức là nó không nhất quán (VOV. VN, ngày 17/09)

Đó cũng chính là những thách thức không nhỏ với Luật Đất đai (sửa đổi). Liệu kỳ họp QH sắp tới, Luật Đất đai có vượt được “vũ môn” để hóa… giải những bức xúc, khiếu kiện lâu nay của người dân?

Lý thuyết luôn đi sau thực tiễn. Nhưng nếu cứ đi cách quá sau thực tiễn như Luật Đất đai lâu nay, thì khi đó, thực tiễn không thể tươi xanh, mà ngược lại, luôn có nhiều “màu xám”- sự bất an của lòng dân, những nhóm lợi ích rình rập xung quanh chuyện đất đai. Và không tránh khỏi những hiện tượng như ĐNV, vì quẫn trí, cạn nghĩ mà thành… xanh cỏ.

Tiền trảm- hay sự thất vọng?

Cũng rất ngẫu nhiên, vụ việc ĐNV còn là minh họa “sinh động” đau xót cho sự nhận định của UB Thường vụ QH vừa họp ngày 17/09, về tình hình an ninh trật tự, phòng chống tội phạm một năm qua trước hàng loạt báo cáo của Toà án, Viện Kiểm sát…

Đó là người dân “tự xử”, hoặc ‘tiền trảm, hậu tấu” vì mất lòng tin, trước những vụ việc thua thiệt, những rủi ro đe dọa cuộc sống bình an của họ.

Nói cho công bằng, thì ĐNV cũng đã “tiền tấu”. Khi anh ta“nhiều lần đem đơn, giấy tờ lên thành phố xin được nhận đất thay cho tiền nhưng không được giải quyết”. Rút cục, đường cùng, anh ta… hậu trảm những người anh ta oán hận, và “trảm” cả bản thân mình.

Còn người dân ở hầu hết các địa phương, đô thị, khi phải đối mặt với các vụ việc như ăn cắp, cướp giật, trộm chó, thuê người siết nợ…, phần lớn họ “tiền trảm, hậu tấu”. Hệt như những bộ phim Tàu cổ, những nhân vật nghĩa hiệp “thay Trời hành đạo”, người dân ở đây đang “thay chính quyền hành đạo”. Dù cái đạo đó, là đạo …phạm luật.

Tỷ như vụ ở huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang), cơ quan chức năng vừa khởi tố 07 người về tội đánh chết 02 “cẩu tặc”- khái niệm dân gian đặt cho những kẻ trộm chó- thì nhận được đơn thú tội có tới gần 800 chữ ký nhận lỗi của người dân. Đúng như nhận xét của ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm UB Khoa học, Công nghệ và Môi trường QH Phan Xuân Dũng: Người dân bức xúc mà tự xử lý tội phạm, để rồi chính họ trở thành tội phạm…, dù cấp xã, cấp huyện đều có đủ bộ máy Đảng, chính quyền, đoàn thể. Vì sao?

Câu trả lời rất đơn giản: Họ không tin vào chính quyền. Và không tin cả vào (việc thực thi) luật pháp. Nhưng một khi đã không tin vào cả chính quyền lẫn luật pháp, thì sự bất an, bất ổn từ những hành động “vô chính phủ”, nói điều gì? Phải chăng, đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở có vấn đề về cả năng lực, phẩm cách. Và luật pháp đã “trơ lỳ, vô cảm” trước tội ác?

Hãy nghe ý kiến của các thành viên trong cuộc họp. Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện: Một bộ phận cán bộ có chức quyền trong các cơ quan quản lý Nhà nước có biểu hiện “bảo kê” để doanh nghiệp, các băng nhóm hoạt động theo kiểu xã hội đen trên một số lĩnh vực như khai thác tài nguyên khoáng sản, vật liệu xây dựng, vận tải hành khách…

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng: Sự không nghiêm chỉnh của các cơ quan Nhà nước khiến người dân không muốn tố cáo, đấu tranh nữa vì chẳng có ích gì mà lại nguy hiểm cho mình.

Còn ông Ksor Phước, Chủ tịch Hội đồng dân tộc: Phải xử lý nghiêm minh những vụ việc vi phạm, tham nhũng, lấy lại lòng tin của dân. Nếu không, dân sẽ còn tự xử mà tự xử rất công khai. Đấy là chưa kể chống lại người thi hành công vụ. Bản thân lực lượng công an phải đổi mới phương thức hoạt động.

Đặng Ngọc Viết, luật đất đai, đền bù, trưng mua, giải phóng mặt bằng, tự xử, ăn trộm chó
Trộm chó bị người dân đốt xe ở Nghệ An – Ảnh: Hoàng Trang/ Thanh Niên

Chợt nhớ tới trả lời của Linh mục Giuse Nguyễn Hữu Triết, với báo Doanh nhân SG cuối tuần (ngày 18/09) về vai trò của luật pháp tại một số quốc gia: Singapore ít có tội phạm ma túy vì luật pháp rất nghiêm, chỉ tàng trữ vài trăm gram heroin là treo cổ. Tổng thống Mỹ, thủ tướng Úc đứng ra xin giảm hình phạt cho công dân nước mình cũng không được.

Còn ở xã hội ta? Phó CN Ủy ban Tư pháp QH Nguyễn Đình Quyền cho biết, báo cáo Chính phủ hiện có hàng chục chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, chi ra cả trăm tỷ, nghìn tỷ. Trong khi đó, tỷ lệ phạm tội năm sau… tăng hơn năm trước (?)

Nhiều trường hợp sau khi phải trả hồ sơ điều tra bổ sung nhiều lần thì “tội nhân” lại được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo ông Nguyễn Đình Quyền, đó là dấu hiệu bỏ lọt tội phạm rõ ràng vì có đến 90% các trường hợp được miễn trách nhiệm không đúng theo tinh thần quy định của luật. Vì sao? Vì đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn? Hay lòng thương người của các quan tòa quá lớn?

Điều này lại rất mâu thuẫn với các vụ án mà người phạm tội là nông dân ít được học, hoặc chỉ là nhân viên bình thường. Như vụ xử N.T.T, nguyên kế toán Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam tham ô hơn 04 triệu đồng, mà 05 phiên tòa không xử được dứt điểm. Hay vụ 03 nông dân (Lâm Đồng) ăn cắp 02 con vịt để nhậu, bị tới 13 năm tù. Vì sao, cùng là cán cân Công lý, mà pháp luật xử nhất bên trọng, nhất bên khinh như vậy?

Cũng chả phải tòa án cấp thấp có vấn đề cả chất lượng, lẫn động cơ xét xử, ngay tòa án cấp cao cũng…rứa. Mà ông Nguyễn Đình Quyền cho rằng, chất lượng xét xử ở tòa giám đốc thẩm có vấn đề. Có vụ 14 năm với 04 vòng tố tụng, lại trở về xuất phát điểm ban đầu, cho thấy bản án sơ thẩm xử là đúng (!)

Hệ thống cán bộ chính quyền cơ sở là cánh tay nối dài của bộ máy chính quyền quốc gia. Và hệ thống pháp luật là nền tảng pháp luật một quốc gia. Cả hai hệ thống này giúp cho xã hội phát triển ổn định, lành mạnh, nhưng cả hai lại đều đang báo… lỗi?

Thế thì nước Việt đi về đâu. Hay đây cũng chính là lúc phải can đảm “tự xử”?

Đó là quyết liệt thay đổi tư duy, nhận thức, thay đổi và hoàn thiện cơ chế quản lý đang có quá nhiều khiếm khuyết, lỗ hổng? Mọi sự thay đổi, sàng lọc bao giờ cũng có tổn thất. Nhưng “Gạo đem vào giã bao đau đớn/ Gạo giã xong rồi trắng tựa bông/ Sống ở trên đời người cũng vậy/ Gian nan rèn luyện mới thành công (Nhật ký trong tù- Nguyễn Ái Quốc). Số phận một cá nhân còn vậy, nữa là số phận một dân tộc…

Chợt nhớ câu hát một thời khốc liệt, khi vận mệnh, sinh tử đất nước mong manh: Nơi hầm tối là nơi sáng nhất. Sự lạc quan và tính triết luận của sự phát triển- vậy chăng?
  (VNN)

Vụ Mỹ Yên: Hà Nội tìm tới Vatican cầu cứu

Sau khi áp dụng hàng loạt biện pháp răn đe nhưng giám mục và giáo dân Giáo phận Vinh không lùi bước, nhà cầm quyền CSVN vừa cử một phái đoàn đến Vatican.


Hàng ngàn giáo dân đổ về giáo xứ Mỹ Yên mỗi ngày với tinh thần hiệp thông và liên đới như trong ảnh, chắc chắn là thực tế làm chế độ độc tài Hà Nội cảm thấy bất an. (Hình: Blog Thanh niên Công giáo).

Thông tấn xã Việt Nam loan báo, phái đoàn này gồm bảy người, do Thứ trưởng Bộ Nội vụ kiêm Trưởng Ban Tôn giáo của Chính phủ Việt Nam dẫn đầu. Phái đoàn này sẽ gặp Hồng y Tadeusz Wojda, Thứ trưởng Bộ Truyền giáo và Hồng y Antoine Camilleri, Thứ trưởng Ngoại giao. Phái đòan này cũng sẽ dự buổi gặp mặt chung của Giáo hoàng Francis và thăm Đài Phát thanh Vatican.
Theo dự kiến chuyến thăm Vatican sẽ diễn ra trong năm ngày và được Thông tấn xã Việt Nam loan báo rộng rãi trong bối cảnh cả dân chúng Việt Nam lẫn cộng đồng quốc tế đang theo dõi sát các diễn biến sau vụ đàn áp giáo dân giáo xứ Mỹ Yên ở Giáo phận Vinh.

Có vẻ như vụ đàn áp giáo dân Giáo xứ Mỹ Yên hôm 4 tháng 9 và hàng loạt các động tác sau đó của chế độ Hà Nội đã không đạt được kết quả mà họ mong đợi.

Sau khi gài bẫy để có cớ đánh đập hàng trăm giáo dân, khiến hàng chục người trọng thương, hệ thống truyền thông của nhà nước đã đồng loạt lên tiếng chỉ trích đích danh Giám mục Nguyễn Thái Hợp, người trông coi Giáo phận Vinh. Chưa kể Công an Nghệ An còn loan báo đã khởi tổ hàng loạt vụ án liên quan đến giáo dân Giáo xứ Mỹ Yên nhưng không cho biết đã hoặc sẽ khởi tố ai.

Ngay sau đó, nhà cầm quyền CSVN còn tuyên bố sẽ tổ chức “tập trận” giữa Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các lực lượng vũ trang địa phương để “chống bạo loạn”. Một viên chức lãnh đạo tỉnh Nghệ An cũng đã gửi thư khuyến cáo Hội đồng Giám mục Việt Nam. Sau ngày 4 tháng 9 đến nay, công an, quân đội Việ Nam còn dựng lều, lập các chốt bao vây giáo xứ Mỹ Yên…

Hàng loạt các biện pháp vừa kể không làm giáo dân và hàng giáo phẩm của công giáo ở Giáo phận Vinh chùn bước.

Sang ngày 16 tháng 9-2013, ba giám mục, 200 linh mục và hơn 3,000 giáo dân của Giáo phận Vinh đã đổ về giáo xứ Mỹ Yên để cầu nguyện cho những giáo dân bị đàn áp và cho công lý, hòa bình đích thực của Việt Nam.

Tại Linh địa Trại Gáo – thuộc giáo xứ Mỹ Yên, các giám mục: Nguyễn Thái Hợp (Giám mục Giáo phận Vinh), Nguyễn Văn Viên (Giám mục phụ tá Giáo phận Vinh), Cao Đình Thuyên (Giám mục Giáo phận Vinh đã nghỉ hưu) đã cùng hàng trăm linh mục và hàng ngàn giáo dân vẫn dâng lễ và cầu nguyện, bất kể không khí thù địch mà công an, quân đội tạo ra từ các lều, trại vây bọc khu vực này.

Trả lời RFI, Giám mục Nguyễn Thái Hợp cho biết, đây là hành động liên đới giữa các linh mục trong giáo phận, liên đới với giáo xứ Mỹ Yên và đặc biệt là với những nạn nhân của vụ đàn áp ngày 4 tháng 9. Dịp này, các linh mục của Giáo phận Vinh sẽ  thảo luận để trả lời một lá thư của viên Phó Chủ tịch tỉnh Nghệ An gởi Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam. Linh mục Đoàn của Giáo phận Vinh sẽ sớm công bố thư trả lời này.
       
Ngày hôm sau, 17 tháng 9-2013, lại có thêm 7,000 giáo dân của bảy giáo xứ thuộc giáo hạt Nhân Hòa, giáo phận Vinh, đổ đến linh địa Trại Gáo. Blog Thanh niên Công giáo cho biết, trên đường đến linh địa Trại Gáo, khoảng 1,000 giáo dân của giáo xứ La Nham đã ghé thăm gia đình các nạn nhân của vụ đàn áp xảy ra hôm 4 tháng 9 và ghé vào cầu nguyện tại tư gia ông Nguyễn Văn Văn, nơi mà các ảnh tượng trên bàn thờ bị lực lượng vũ trang của chính quyền Nghệ An đập nát.

Những hình ảnh được đưa trên blog Thanh niên Công giáo cho thấy, bảy giáo xứ của giáo hạt Nhân Hòa chia thành bảy đoàn đổ về linh địa Trại Gáo. Mỗi đoàn đều mang theo nhiều băng rôn, với các nội dung như: “Công an, côn đồ: Hai trong một”, “VTV – Vua tin vịt”, “Lên án chính quyền tỉnh Nghệ An bỏ vạ, vu khống Tòa Giám mục”, “Luôn sát cánh cùng giáo xứ Mỹ Yên”.

Ngày 18 tháng 9-2013, trả lời AsiaNews, Giám mục Nguyễn Thái Hợp cho biết giáo dân của Giáo phận Vinh đang đối diện với “tình huống nguy hiểm và đáng lo ngại”. Qua Asia News, vị giám mục này kêu gọi “tình liên đới và nâng đỡ” đối với Giáo hội Công giáo Việt Nam để chính quyền chấm dứt “những lời dối trá và vu khống”. Giám mục Nguyễn Thái Hợp nhấn mạnh: “Chúng tôi muốn hòa bình, tự do và phẩm giá của nhân quyền nhưng điều không may là điều này không phụ thuộc vào ý muốn của chúng tôi”.

Sau những dấu hiệu cho thấy cả hàng giáo phẩm lẫn giáo dân của Giáo phận Vinh không chấp nhận khuất phục cường quyền, Thông tấn xã Việt Nam cho biết, phái đoàn của chế độ Hà Nội đến Vatican để khẳng định rằng: “Chính phủ Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn giáo, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, đồng thời chống việc lợi dụng tín ngưỡng và tôn giáo để làm mất ổn định xã hội, gây ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng Công giáo nói riêng và dân tộc nói chung”.

Phạm Dũng, người đang đảm nhận vai trò Thứ trưởng Bộ Nội vụ kiêm Trưởng Ban Tôn giáo của nhà cầm quyền CSVN, từng là một viên tướng an ninh,  chỉ huy lực lượng bảo vệ an ninh nội địa của Bộ Công An CSVN.
(Người Việt)

Tưởng Năng Tiến - Năm ngàn & năm cắc

Lão bà nghỉ chợ bần thần
Đem tiền[Cụ Hồ] ra đếm mấy lần chửa xong
Xếp riêng rồi lại xếp chung
Miệng thời lẩm bẩm mà… (không rõ nhời)!

Lão Nông

Vài bữa sau, sau ngày đổi tiền ở miền Nam,  tờ Sài Gòn Giải phóng (số ra hôm 27 tháng 9 năm 1975) đã gửi đến những người dân ở vùng đất này đôi lời an ủi:

Nhiệm vụ của đồng bạc Sài Gòn (là) giữ vai trò trung gian cho Diệm xuất cảng sức lao động của đồng bào ta ở miền Nam cho Mỹ… Làm trung gian để tiêu thụ xương máu nhân dân miền Nam, làm trung gian để tiêu thụ thân xác của vô số thiếu nữ miền Nam, làm trung gian cho bọn tham nhũng, thối nát, làm kẻ phục vụ đắc lực cho chiến tranh, làm sụp đổ mọi giá trị tinh thần, đạo đức của tuổi trẻ miền Nam, làm lụn bại cả phẩm chất một số người lớn tuổi… Nó sống 30 năm dơ bẩn, tủi nhục như các tên chủ của nó, và nay nó đã chết cũng tủi nhục như thế. Đó là một lẽ tất nhiên, và đó là lịch sử… Cái chết của nó đem lại phấn khởi, hồ hởi cho nhân dân ta.”

Ba mươi tám năm sau, nhà báo Huy Đức lại có lời bàn thêm, và bàn ra, nghe như một tiếng thở dài: “Không biết ‘tủi nhục’ đã mất đi bao nhiêu … nhưng rất nhiều tiền bạc của người dân miền Nam đã trở thành giấy lộn.”  (Bên thắng cuộc, tập I. OsinBook, Westminster, CA: 2013).

Tôi sinh ra đời tại miền Nam, cùng thời với “những tờ bạc Sài Gòn” nhưng hoàn toàn không biết rằng nó đã “làm trung gian cho bọn tham nhũng, thối nát, làm kẻ phục vụ đắc lực cho chiến tranh, làm sụp đổ mọi giá trị tinh thần, đạo đức của tuổi trẻ” của nửa phần đất nước. Và vì vậy, tôi cũng không thấy “phấn khởi” hay “hồ hởi” gì (ráo trọi) khi nhìn những đồng tiền quen thuộc với cuộc đời mình đã bị bức tử – qua đêm!

Suốt thời thơ ấu, trừ vài ba ngày Tết, rất ít khi tôi được giữ “nguyên vẹn” một “tờ bạc Sài Gòn” mệnh giá một đồng. Mẹ hay bố tôi lúc nào cũng xé nhẹ nó ra làm đôi, và chỉ cho tôi một nửa. Nửa còn lại để dành cho ngày mai.

 
Hình 1: Đồng tiền 50 xu, năm cắc, in hình ông Ngô Đình Diệm, phát hành năm 1960

Hình 2: Tờ một đồng, phát hành năm 1955

Tôi làm gì được với nửa tờ giấy bạc một đồng, hay năm cắc, ở Sài Gòn – vào năm 1960 – khi mới vừa biết sài tiền?

Năm cắc đủ mua đá nhận. Đá bào nhận cứng trong một cái ly nhựa, rồi thổ ra trông như hình cái oản – hai đầu xịt hai loại xi rô xanh đỏ, lạnh ngắt, ngọt lịm và thơm ngát – đủ để tôi và đứa bạn chuyền nhau mút lấy mút để mãi cho đến khi xi rô bạc hết cả mầu mới ngừng tay, lễ phép xin thêm:

-  Cho con thêm chút xi rô nữa được không?

-  Được chớ sao không. Bữa nào tụi bay cũng vậy mà còn làm bộ hỏi!

Năm cắc đủ cho một chén bò viên, dù chỉ được một viên thôi nhưng khi nắp thùng nước lèo mở ra là không gian (của cả Sài Gòn) bỗng ngạt ngào hương vị. Chút nước thánh đó – sau khi đã nhai thiệt chậm miếng thịt pha gân vừa ròn, vừa ngậy –   hoà nhẹ với chút xíu tương đỏ, tương đen, cùng ớt xa tế ngọt ngọt cay cay có thể  khiến cho đứa bé xuýt xoa mãi cho đến… lúc cuối đời.

Năm cắc cũng đủ làm cho chú Chệt vội vã thắng xe, mở ngay bình móp, lấy  miếng kem – xắn một phần vuông vắn, cắm phập vào que tre – rồi trịnh trọng trao hàng với nụ cười tươi tắn. Cắn một miếng ngập răng, đậu xanh ngọt lạnh thấm dần qua lưỡi, rồi tan từ từ… suốt cả thời thơ ấu.

Năm cắc là giá của nửa ổ bánh mì tai heo, nửa má xoài tượng hay một xâu tầm ruột ướp nước đường, một cuốn bò bía, một trái bắp vườn, một ly đậu xanh đậu đỏ bánh lọt, một dĩa gỏi đu đủ bò khô, một khúc mía hấp, năm cái bánh bò nước dừa xanh đỏ, mười viên cái bi ròn ròn cái bi ngon ngon nho nhỏ…

Một một đồng thì (Trời ơi!) đó là cả một trời, và một thời, hạnh phúc muôn mầu!

Một đồng mua được hai quả bóng bay. Chiều Sài Gòn mà không có bong bóng bay (cầm tay) để tung tăng e sẽ là một buổi chiều… tẻ nhạt. Những chùm bóng đủ mầu sẽ rực rỡ hơn khi phố mới lên đèn, và sẽ rực rỡ mãi trong trong ký ức của một kẻ tha hương dù tóc đã điểm sương.

Còn hai đồng là nguyên một tô cháo huyết có thêm đĩa dà trá quẩy ròn rụm đi kèm. Hai đồng là một tô mì xắt xíu với cái bánh tôm vàng ươm bên trên, và nửa cọng rau xà lách tươi xanh bên dưới. Tờ giấy bạc với mệnh giá quá lớn lao và rất hiếm hoi này, không ít lúc, đã khiến cho tuổi thơ của tôi vô cùng phân vân và bối rối!

Hình 3: Tờ bạc hai đồng, phát hành năm 1955

Và trong cái lúc mà tôi còn đang suy tính, lưỡng lự, cân nhắc giữa bốn cái kem đậu xanh năm cắc, bốn cuốn bò bía, bốn ly nước mía, hay một tô hủ tíu xắt xíu thịt bằm béo ngậy (cùng) giá hai đồng thì ở bên kia chiến tuyến người ta đã quyết định cho ra đời Mặt trận Giải phóng Miền Nam – vào ngày 20 tháng 12 năm 1960.

Hệ quả thấy được, vào mười lăm năm sau – vẫn theo báo Sài Gòn Giải phóng, số thượng dẫn:

Miền Nam đã có một nền tiền tệ mới, khai sinh từ sự độc lập toàn vẹn của xứ sở, nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã nâng niu từng tờ bạc của Ngân hàng Việt Nam với một niềm hãnh diện chưa từng thấy sau bao nhiêu thế kỷ mất nước phải ép mình sống với đồng bạc của ngoại bang.”

Niềm hãnh diện được nâng niu từng tờ bạc mới (nếu có) cũng nhỏ dần sau từng đợt đổi tiền. Rồi với thời gian nó từ từ biến thành… giấy lộn – như tường thuật của nhà báo Bạch Nga, đọc được trên Vietnamnet hôm 21 tháng 5 năm 2012:

Trong khi ngồi đợi xe ở trạm trung chuyển xe bus Long Biên, tôi được dịp chứng kiến cảnh một bà lão ăn xin chê tiền của khách.

‘Cô tính thế nào chứ 2 nghìn bây giờ chả đủ mua mớ rau, lần sau đã mất công cho thì cho ‘tử tế’ nhá!’

Câu nói của bà lão ăn xin khiến nhiều người phải sốc…

Chị Hương (Cầu Giấy – Hà Nội) chia sẻ câu chuyện có thật mà như đùa: ‘Nói thật, có lần gặp hai chị em nhà này đi ăn xin, thương tâm quá tôi liền rút ví ra đưa cho chúng 3 nghìn lẻ. Ngay lập tức, nó gọi tôi lại, giơ tờ 5 nghìn đồng lên trước mặt tôi bảo: cho chị thêm 2 nghìn cho đủ mua mớ rau nhé.”

Và đó là chuyện xẩy ra năm trước. Năm nay – sau khi dự phiên họp ngày 14 tháng 5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sau khi nghe các báo cáo của Chính phủ và Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính về ngân sách những tháng đầu năm 2013 –  Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan bỗng (chợt) nhận ra rằng: “Tình hình kinh tế gay go lắm rồi!”

Ủa, “gay go” sao?

Mà “gay go” tới cỡ nào lận?

Ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, người đã từng lạc quan tuyên bố “ năm 2015 sẽ có một Vinashin mới” nay đã bắt đầu đổi giọng: “Tình hình doanh nghiệp bi đát, tôi nghĩ có tới 100.000 doanh nghiệp chết chứ không phải chỉ mấy chục nghìn, tỉ lệ doanh nghiệp lỗ có thể còn hơn 65%.” Và đã đến nước này thì ông phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Nguyễn Xuân Cường, cũng đành phải (xuôi xị) nói theo thôi: “Tình hình đúng là hết sức đáng lo ngại.”

Điều lo ngại nhất là bó rau muống sẽ không ngừng ở giá năm ngàn đồng bạc. Dù với số tiền này – vào năm 1960 – đủ để mua hai ngàn tô phở gánh, hay hai ngàn năm trăm tô mì xe, hoặc mười ngàn chiếc bong bóng đủ mầu.

Bù lại, vẫn theo lời của bà Phó Chủ Tịch Nước Nguyễn Thị Doan, là mọi người được sống với “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân… khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản.”

Cái giá của “dân chủ” (cũng như Độc lập – Tự do – Hạnh phúc) của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, rõ ràng, hơi mắc. Dân Việt, tội thay, không những đã hớ mà còn mua nhầm đồ giả và đồ đểu nữa mới chết (mẹ) chớ!

Tưởng Năng Tiến
© 2013 Tưởng Năng Tiến & pro&contra

Phá thế độc quyền của “nhóm lợi ích”: Vẫn lực bất tòng tâm

Điện, xăng, gas, sữa … những mặt hàng thiết yếu không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của người dân. Nắm được cái "thóp” ấy nên các doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng này đã tha hồ đẩy giá. Kết cục là, bao nhiêu thiệt thòi, người tiêu dùng phải gánh.


Ảnh: Hoàng Long

Giá gas: "tăng nhiều, giảm ít”

Trong câu chuyện liên quan đến giá gas được đưa ra bàn thảo tại cuộc hội thảo về "Hướng tới thị trường gas minh bạch và an toàn” tổ chức ngày 19-9 vừa qua tại Hà Nội, ông Nguyễn Lộc An, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) có nhắc tới cái gọi là "vị trí thống lĩnh” của những DN kinh doanh gas khi chiếm thị phần tới trên 60%. Ông An khẳng định, Điều 12 Luật Cạnh tranh 2004 quy định: DN được coi là độc quyền nếu không có DN nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà DN đó kinh doanh trên thị trường liên quan. Khoản 1 Điều 11 Luật Cạnh tranh 2004 quy định: DN được coi là có vị trí thống lĩnh nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. Theo ông An, chiểu theo điều luật này và số liệu về thị phần của PV Gas hiện nay (nắm tới 70% thị phần) thì DN này thuộc loại DN có vị trí thống lĩnh. 

Sau điện, xăng, gas cũng là một trong những sản phẩm đầu vào khá quan trọng và thiết yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân. Hiểu được tầm quan trọng của mình, các DN kinh doanh gas cũng đang "diễn” lại "vở kịch” không khác DN xăng dầu là mấy. Sở dĩ nhận định như vậy là bởi, theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinatas), giá gas trong thời gian qua có tăng, có giảm theo giá thế giới, song dù thế nào,  người kinh doanh vẫn luôn ở thế chủ động, điều chỉnh có lợi cho mình.

Thống kê của Vinatas, năm 2012, tháng 1 giá thế giới tăng 85 USD/tấn, tương ứng 1.800 đồng/kg thì ở trong nước giá gas tăng 2000 đồng/kg. Tháng 2, giá gas thế giới tăng 3000 đồng/kg thì trong nước, giá tăng 3.500 đồng/kg. Tháng 3, giá gas trong nước tăng thêm 4.300 đồng/kg trong khi, giá quốc tế chỉ tăng có 3.800 đồng/kg. Tháng 4, giá thế giới giảm 17,6% thì giá trong nước giảm có 15%. Tháng 5, giá thế giới giảm tới 14% thì giá trong nước giảm có 8,6%. Tháng 6, giá gas trong nước giảm tiếp 8%, nhưng trên thị trường thế giới, mức giảm là tới 15%.

Nhìn vào những con số trên, rõ ràng, giá gas có được điều chỉnh giảm, nhưng mức giảm luôn thấp hơn mức giảm của thế giới, trong khi mức tăng lại tương đương, thậm chí cao hơn mức tăng của thế giới. 


Điện "chủ động” lên giá, người dân và doanh nghiệp 
phải gánh chịu
ảnh: Minh Hà

Bao giờ hết độc quyền?

Có lẽ, sự thiếu minh bạch trong định giá đã trở thành "bản chất” của những DN có vị trí thống lĩnh, thế độc quyền ở Việt Nam. Không phải nhìn đâu xa, chính thị trường xăng dầu và thị trường điện đang lùm xùm nhất những câu chuyện liên quan đến sự thiếu minh bạch này.

Điệp khúc "tăng giá nhanh” - "giảm nhỏ giọt” dường như đã được gắn với thị trường xăng dầu. Chỉ trong vòng hơn 1 tháng, giá xăng đã được điều chỉnh tăng tới 3 lần (2 lần hồi tháng 6 và 1 lần hồi tháng 7 vừa qua) và duy nhất chỉ một lần điều chỉnh giảm, nhưng ở mức độ "nhỏ giọt” khi giá thế giới đã giảm sâu.

Trên thực tế, giá xăng có tăng hay giảm và tăng cao đến đâu, người tiêu dùng vẫn phải chấp nhận, bởi họ không có một sự lựa chọn nào khác. Và đây chính là "cái thóp” để các DN tha hồ tự tung tự tác, thích tăng giá là tăng, thích giảm giá là giảm.

Các nhà làm quản lý thì luôn miệng nói "sẽ hướng tới một thị trường xăng dầu minh bạch, hoạt động theo cơ chế thị trường”, nhưng liệu có minh bạch không khi mà vẫn còn tình trạng độc quyền? 

Độc quyền rõ nhất chính là thị trường điện. Dù đã có thị trường phát điện cạnh tranh song trên thực tế, theo các chuyên gia ngành điện, chẳng có sự cạnh tranh nào ở đây khi mà vẫn một mình Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) "tự quyết” mọi thứ, từ khâu phát điện đến khâu bán điện và định giá điện.

 Với EVN, chưa khi nào người dân được nghe đến cụm từ "điện giảm giá”. Giá điện hàng năm vẫn được điều chỉnh tăng theo lộ trình. Và mỗi khi điện tăng giá, người ta lại chứng kiến những cơn "bão giá” ập đến khuấy đảo đời sống người dân, DN (do giá điện là đầu vào của hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống).

Ở một đất nước có mức thu nhập trung bình như Việt Nam, thì việc vẫn tồn tại tình trạng độc quyền của một bộ phận nhóm lợi ích, chắc chắn sẽ  gây ra những bất cập lớn. Khi các DN chiếm thế thống lĩnh, nắm trong tay "quyền sinh quyền sát”, thích tăng giá là tăng,  thì chắc chắn gánh nặng sẽ dồn lên vai người tiêu dùng. Và nhìn rộng hơn, khi vẫn tồn tại môi trường kinh doanh thiếu minh bạch, tất yếu sẽ dẫn đến sự méo mó của một nền kinh tế. Như vậy, mục tiêu ổn định nền kinh tế vĩ mô của Chính phủ đến khi nào mới thực hiện được?

Duy Phương

Chuyện Nicotex Thái Bình bây giờ mới kể


Cách đây mấy ngày, anh bạn TS Nguyễn Văn Khải gọi điện dựng tôi dậy từ rất sớm. Anh hỏi: “Đã đọc các bài của Khải về vụ chôn thuốc trừ sâu của Nicotex Thanh Thái chưa? Tội chứng rành rành mà chúng nó vẫn được bưng bít, bênh che thì nước loạn, dân khổ là phải rồi, khốn nạn quá!” Tôi đáp: “Bận vài việc giúp anh Huệ Chi trong buổi tọa đàm ở Trung tâm văn hóa Pháp nên mình chưa đọc bài của cậu, nhưng cái công ty này mình biết từ tổ chấy của nó hơn 20 năm trước ở Thái Bình cơ.

Ghê thật, không khéo lại dính với âm mưu bọn giặc Tàu chứ không đơn giản đâu…” Tôi hứa sẽ kể cho ông già “Ô Zôn” Nguyên Văn Khải và mọi người cùng nghe về sự ra đời, quá trình biến tướng của công ty Nicotex Thái Bình, tiền thân của Nicotex Thanh Thái.

Tháng 12/1990, UBND tỉnh Thái Bình tổ chức buổi lễ kỷ niệm 100 năm thành lập tỉnh rất long trọng, có cả ông Nguyễn Văn An lúc đó là Trưởng BTCTW về dự. Chào mừng ngày lễ trọng đại này có hai sự kiện lớn: thứ nhất là khánh thành cây cầu hiên đại bắc qua sông Trà Lý, thứ hai là khánh thành dây chuyền sản xuất thuốc trừ sâu sinh học Nicotex, được giới truyền thông quảng bá nhằm bảo vệ môi trường, phục vụ công cuộc đổi mới và phát triển bền vững của tỉnh nhà. Công trình nhà máy thuốc trừ sâu Nicoteex vì thế được coi là biểu trưng và nhân tố mới về sự hợp tác giữa Tỉnh đội Thái Bình với GS Nguyễn Đức Khảm- nhà khoa học về côn trùng khá nổi tiếng trong Tổng cục lâm nghiệp. Giám đốc công ty là thiếu tá trẻ tên Nam, con một vị lãnh đạo của tỉnh, được Tỉnh đội biệt phái sang lãnh đạo sản xuất kinh doanh. Tôi về dự khánh thành nhà máy với tư cách khách mời danh dự của GS Nguyễn Đức Khảm. Từ lâu, tôi rất quý trọng, sẵn lòng giúp đỡ anh Khảm cả về tinh thần lẫn tiền bạc bởi anh là nhà khoa học chân chính, đam mê nghiên cứu nhiều đề tài hữu ích cho ngành trồng trọt của nước nhà. Hồi ấy có khá nhiều nhà khoa học đứng ra lập công ty chuyển giao công nghệ theo nghị định 238 của Chính phủ. Anh Khảm cũng nằm trong số ấy.

Để có tiền triển khai nghiên cứu thuốc trừ sâu Nicotex, công ty anh phải kinh doanh thêm các mặt hàng tinh dầu và hương liệu, nhưng vì anh quá ngây thơ trong nghiệp buôn bán nên thua lỗ triền miên. Ý tưởng về thuốc trừ sâu Nicotex của GS Khảm hình thành sau một chuyến tham quan nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu vi sinh của Ấn Độ. Họ có một loại thuốc dùng cho vùng trồng cây trà rất hữu hiệu, chỉ sau 24 giờ phun thuốc là các độc tố bị phân giã dưới nắng mặt trời, nhưng loại thuốc này giá thành rất đắt. Về nước, anh Khảm chợt liên tưởng đến hình ảnh ngày xưa các cụ ta chơi cây cảnh thường dùng nước điếu để diệt sâu vẽ bùa trên lá. Anh lao vào nghiên cứu và đã chứng minh chất nicotin trong rễ và gốc cây hoặc lá úa, bỏ đi của cây thuốc lào, thuốc lá diệt được nhiều loại sâu, phân hủy rất nhanh trong nắng mặt trời, có thể dùng tốt cho nông dân trồng rau, trồng trà. Ngặt vì không có kinh phí nghiên cứu từ ngân sách nên anh phải bỏ tiền túi ra làm. Nay có thể liên doanh với Tỉnh đội Thái Bình thì quả là một tin mừng lớn. Tôi thành thật chúc mừng anh, nhưng bẵng đi vài năm không gặp, tôi được tin anh Khảm bị hất văng ra khỏi liên doanh Nicotex. Công ty lo buôn bán thuốc trừ sâu với Trung Quốc kiếm lời, cái mác nghiên cứu thuốc trừ sâu vi sinh chỉ lợi dụng trưng ra để được miễn thuế, nhận nhiều ưu tiên khác của Nhà nước mà thôi.

Một lần đến thăm anh đang ốm nặng ở tổ 21, làng Ngọc Hà, tôi được biết thêm công ty Nicotex buôn hàng thuốc trừ sâu từ một nhân vật đáng ngờ là Trương Lợi Sinh. Ông ta người tỉnh Sơn Đông, nhưng về Nam Ninh- Quảng Tây làm ăn lại rất thân thiết với quan chức địa phương, được ngân hàng TW Trung Quốc đóng tại địa bàn đặc biệt ưu tiên cho vay vốn. Theo GS Khảm cho tôi biết, thuốc bảo vệ thực vật là loại hàng hóa đặc biệt, Nhà nước thông qua Bộ NN&PTNT hàng năm phải dựa trên nghiên cứu thời tiết, dự báo tình hình sâu bệnh để nhập về, nếu nhập ít không đủ dùng cũng nguy, nhưng nếu nhập nhiều, hàng bị tồn kho thì đến lúc quá đát sẽ rất khó khăn trong việc tiêu hủy. Đó là chưa kể đến việc nhà cung cấp lợi dụng bên mua kém hiểu biết, hám lợi đã bán loại thuốc giá rẻ như cho, nhưng sắp hết hoặc đã quá đát thì vô tình ta trở thành người tiêu hủy giúp họ vì có những loại thuốc quy trình tiêu hủy vô cùng phức tạp, chi phí còn lớn hơn chi phí sản xuất ra nó. Nghe anh Khảm nói, tôi chợt giật mình nếu Trương Lợi Sinh là đặc tình của Trung Quốc thông qua các công ty nhỏ, kém hiểu biết của Việt Nam để làm chuyện đó vừa lợi cho nhà máy của họ, vừa gây ô nhiễm môi trường, đầu độc giống nòi người Việt ta thì sao?...

Bẵng đi rất lâu, câu chuyên buồn về thuốc trừ sâu Nicotex đã theo GS Nguyễn Đức Khảm về bên kia thế giới. Năm 2010, tôi cùng bạn văn Minh Chuyên về Thái Bình làm phim kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh. Tại bữa cơm ở nhà hàng bên sông Trà Lý, do Tỉnh ủy chiêu đãi đoàn làm phim, tôi có hỏi thăm anh Nguyễn Hạnh Phúc (lúc đó đang làm Bí thư tỉnh ủy, chưa về TW nhận công tác Chánh văn phòng Quốc Hội), cả bàn tiệc hơn 10 người đều ngơ ngác, không ai biết đến công ty Nicotex Thái Bình nữa. Đêm ở nhà khách của tỉnh, tôi không ngủ được, lang thang ra phố, gặp một cụ già, từng làm cán bộ ở Tỉnh đội những năm 80- 90 thế kỷ trước. Qua câu chuyện, tôi biết công ty Nicotex đã bán xới khỏi tỉnh nhà từ lâu, vào liên doanh với một công ty tận nơi rừng núi heo hút ở tỉnh Thanh, đổi tên thành công ty Nicotex thanh Thái gì đó, còn họ làm ăn kiểu gì có trời mới biết. Nhớ lại kỷ niệm buồn với cố GS Nguyễn Đức Khảm, tôi chợt lạnh toát người vì có lẽ điều lo lắng năm xưa của mình đã thành hiện thực. Gần đây, trong chuyến đi cùng các anh GS. Huệ Chi, GS. Chu Hảo và một số nhà khoa học vào huyện Hậu Lộc- Thanh Hóa để nghiệm thu việc phục dựng một tấm bia đá cổ ở chùa Sùng Ngiêm, nhằm lúc công luân xôn xao về vụ việc công ty Thanh Thái ở huyện Cẩm Thủy gần đó, tôi cứ thấy nôn nao trong người. Biết anh GS Chu Hảo khi còn làm Thứ trưởng Bộ KH&CN cũng đã từng có lần tiếp chuyện thương nhân Trương Lợi Sinh, tôi hỏi anh nhận xét về đối tượng này. Anh Hảo cho biết, gặp con người đó thấy có nhiều điểm khó tin, trán bóp, cặp mắt gian xảo nên anh rất cảnh giác, nghi là đặc tình TQ nên chỉ tiếp xúc một lần rồi thôi…

Tôi kể lại câu chuyện về công ty Nicotex Thái Bình chẳng nhằm tố cáo hay quy kết trách nhiệm về ai. Nó chỉ gợi mở cho công luận và các nhà quản lý tỉnh Thanh, thậm chí cao hơn nữa hãy nghiêm túc điều tra toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp này trong suốt 23 năm tồn tại mà tiền thân của nó là công ty nicotex Thái Bình…

Hà Nội 22/9/2013
Vũ Ngọc Tiến
(Quê Choa)

Ngô Nhân Dụng - Bắt cọp và bắt ruồi

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjs4IXsjWW-jRIHjgoiYoo2k1kNh2MtimYCh8fkF8YcxxdEj5jDRbPjPNWt2SuzcITZ-6lZ3YvX0nzX7oQ4s9RDp0uXhMrsuhvp9_GVvzbnnfk2pQDWIGFrYbYAOIGFtiIGyyiNmM8WBS4/s320/tptrong.png

Ðảng Cộng Sản Trung Quốc đang ngồi trên ngai vàng cai trị hơn một tỷ dân; nhưng bên dưới sàn nhà là một kho thuốc nổ. Nỗi uất hận của người dân Trung Hoa trước cảnh quan chức tham nhũng, xã hội bất công, chỉ chờ cơ hội bùng lên.
Mồi lửa cháy chậm là các “công dân mạng,” những người sử dụng mạng lưới thông tin Internet, đặc biệt là các blogger.
Trong giới thanh niên có hiểu biết, kể cả những người đã làm giàu, ý thức về quyền công dân mỗi ngày mạnh hơn. Mạng thông tin này sẽ tác động những người dân bình thường. Khi nào kinh tế suy yếu, số dân thất nghiệp lên cao, thì lửa sẽ phụt cháy. Ðảng cộng sản biết như vậy; cho nên mỗi lần một lãnh tụ mới lên làm chủ tịch, họ đều lớn tiếng hô hào chống tham nhũng.
Năm 2003, Hồ Cẩm Ðào đã bỏ tù chín quan chức từ hàng thứ trưởng trở lên trong năm đầu tiên lên ngôi chủ tịch. Năm nay đến lượt Tập Cận Bình. Từ lúc nắm quyền, họ Tập đã cho điều tra và truy tố chín người với cấp bậc tương đương. Tập Cận Bình tuyên bố sẽ không chỉ “đánh ruồi” mà còn “bắt cọp.” Ông hứa quan chức cao đến đâu cũng có thể bị điều tra về tội tham nhũng. Trong số chín người bị điều tra, có bốn con cọp lớn. Nhưng người dân Trung Hoa vẫn nghi ngờ.
Họ tự hỏi đó là một hành động bài trừ tham nhũng thật, hay chỉ là một thủ đoạn hạ vây cánh các đối thủ chính trị. Các công dân mạng biểu lộ mối hoài nghi của người dân.
Ðầu tuần này, một con ruồi mới được các các blogger phơi lên mạng. Con ruồi rất nhỏ tên là Lương Văn Dũng (Liang Wenyong), bí thư đảng xã Cô San Tử (Gushanzi), thuộc huyện Hưng Long, tỉnh Hà Bắc. Ngày Thứ Hai vừa qua trên, trên các blog truyền đi một phim video chiếu cảnh Dũng đang ăn tiệc. Cán bộ ăn tiệc thì là chuyện hàng ngày ở huyện; nhưng trong đoạn phim người ta còn chứng kiến cảnh Lương Văn Dũng lớn tiếng “chửi dân,” tất cả dân chúng nói chung, không từ ai cả!
Trên bàn tiệc của Dũng đầy các món tôm hùm, cua rang muối, và vịt quay. Thức uống là thứ rượu Ngũ Lương Dạ (Wuliangye) giá mỗi bình rẻ nhất cũng gần 300 đồng nguyên, trên 40 đô la Mỹ; chai hạng tốt có thể từ 14 ngàn đến 26 ngàn nguyên (hơn 2000 tới hơn 4000 đô la Mỹ). Ðoạn phim cũng cho thấy Dũng hút thuốc lá Trung Hoa (Zhonghua), thứ thuốc được các quan chức ưa chuộng với giá mỗi bao trung bình 15 đô la. Phần gay cấn là đoạn cuối phim này, các công dân mạng được nghe Lương Văn Dũng nhận xét về “quần chúng nhân dân” như sau: “Cái bát của chúng nó thì đầy cơm, cái miệng chúng nó đầy thịt, nhưng ăn xong là chúng nó lại phê bình chính phủ! Ðó là cái cái tính chất của quần chúng!
Các anh không cần phải giữ thể diện cho bọn vô liêm sỉ này!”
Ðoạn phim dài dưới năm phút không biết ai quay rồi đưa lên mạng, chỉ nội trong một ngày 16 Tháng Chín, 9,000 blogger đã chuyển phim lên mạng của mình. Lương Văn Dũng bị cách chức ngay lập tức. Hội Ðồng Nhân Dân xã Cô San Tử ra thông cáo sẽ mở một chương trình học tập cho các cán bộ và đảng viên! Không biết họ học tập cái gì? Không nên ăn tiệc nhồm nhoàm và chửi dân? Không được quay phim khi ăn uống? Hay không nên ăn cắp của công lấy tiền ăn nhậu? Một công dân mạng sau khi coi phim đã viết: “Nếu chúng ta được bỏ phiếu bầu những người lãnh đạo thì sẽ không có cảnh này!” Ðây là một lời hô hào dân chủ cụ thể và thực tế không thể chối cãi được: Chỉ có dân chủ hóa mới trừ được nạn cán bộ tham nhũng!
Các blogger tạo áp lực buộc đảng cộng sản phải loại trừ một viên chức cấp xã; dù đó chỉ là một con ruồi! Nhưng công việc bắt ruồi của các công dân mạng đã bùng lên từ mấy năm qua và còn phát triển thêm. Trong tháng này, tòa án mới xử Dương Ðạt Tài (Yang Dacai), giám đốc Sở An Toàn Lao Ðộng của tỉnh Thiểm Tây, án 14 tháng tù. Tài bị truy tố cũng vì bị các công dân mạng đưa lên diễn đàn mở ngỏ.
Tháng Tám năm ngoái các blog chia sẻ với nhau bức hình một ông giám đốc phương phi bụng bự đang đứng coi một tai nạn xe cộ. Tai nạn làm 36 người chết, nhưng trong hình người ta thấy Dương Ðạt Tài đang vừa ngắm tai nạn vừa cười, còn bĩu môi nữa. Nếu chỉ có thế thôi thì chắc giờ này Dương Ðạt Tài vẫn còn ngồi tại chức. Các công dân mạng bảo nhau cùng nhìn kỹ cổ tay Dương Ðạt Tài. Ông ta đeo hai bên tay hai cái đồng hồ, toàn là thứ xịn! Một cái Omega Constellation (giá chừng 10,000 đô la) và một cái Constantin (giá 32,000 đô!) Một công chức cấp tỉnh lương bao nhiêu mà đeo những đồng hồ xa xỉ như vậy? Trước làn sóng phẫn nộ nổi lên trên mạng, tỉnh Thiểm Tây ra lệnh điều tra tài sản của quan giám đốc này. Trong nhà ông ta có 11 cái đồng hồ đắt tiền loại trên. Ông khai là đã mua chúng với đồng lương công chức của mình!
Sau vụ đứng coi đụng xe của Dương Ðạt Tài, trên mạng lại ồn ào về một vụ đụng xe khác, ngay tại thủ đô Bắc Kinh. Chiếc xe lái trên xa lộ vòng đai, đụng phải cột đường mạnh đến nỗi gẫy đôi. Ðó là một chiếc Ferrari 458 Spider, giá bán ở Trung Quốc tương đương với một triệu đô la Mỹ. Trong xe là một thanh niên và một thiếu nữ khỏa thân, thêm một cô khác mặc chút ít quần áo hở hang. Các công dân mạng đã đưa bức hình chiếc xe tan nát lên Internet và đặt câu hỏi: Ai mà lắm tiền như vậy? Nhưng không ai biết. Tai nạn đã xảy ra từ Tháng Ba, đến Tháng Chín bức hình mới lên mạng. Không biết chủ nhân xe là con nhà ai. Phải đợi tới khi một tờ báo ở Hồng Kông, The South China Morning Post tiết lộ. Nạn nhân chính là cậu con trai 23 tuổi của ông Lệnh Kế Hoạch (Ling Jihua), một quan lớn trong văn phòng thường trực Trung Ương Ðảng, và là một cánh tay đắc lực của Chủ Tịch Hồ Cẩm Ðào, lúc đó còn tại chức. Bản tin cho biết lúc được mời tới nơi xảy ra tai nạn, Lệnh Kế Hoạch từ chối không nhận người lái xe tử nạn là con trai mình. Báo chí lề phải đã loan tin tai nạn này, nhưng sau đó đã được lệnh ngưng; bóc cả bản tin trên mạng. Báo Post cho biết biên bản tai nạn của cảnh sát giấu tên họ của cậu trai, thay vào đó lại ghi là họ Giả, cố ý cho người ta nghĩ đây là con của Giả Khánh Linh, một ủy viên Thường Vụ Bộ Chính Trị đối nghịch với Hồ Cẩm Ðào. Nhưng tới Tháng Tám, Lệnh Kế Hoạch vẫn bị huyền chức, trước khi Hồ Cẩm Ðào mãn nhiệm. Tờ South China Morning Post vạch rõ tên cha con Lệnh Kế Hoạch, dân Trung Hoa mới biết. Lập tức các blog đưa bản tin lên mạng và bàn tán. Nhưng ngay sau đó khi tìm trên mạng thấy những chữ “Ferrari”, “Lệnh Con” và “Vương tôn Lệnh” đều bị cấm. Lệnh Kế Hoạch là một thứ “cọp” được hạ cánh an toàn, Tập Cận Bình vẫn chưa dám đụng tới, mặc dù có tin đồn tay này nằm trong âm mưu đảo chánh cùng với Bạc Hy Lai, tay trùm đảng ở Trùng Khánh mới bị ra tòa về tham nhũng, bản án sắp được công bố nay mai.
Tập Cận Bình đã ra tay bắt bốn con cọp, được báo chí đảng đưa tin để chứng tỏ chống tham nhũng thật. Ðứng đầu sổ là Tưởng Cô Mẫn (Jiang Jiemin), nguyên là chủ tịch tập đoàn Dầu Lửa Quốc Gia (CNCP), công ty dầu quốc doanh lớn nhất.
Vào Tháng Tám một người khác bị điều tra về “vấn đề kỷ luật,” một cách nói để tránh hai chữ tham nhũng, là Vương Vĩnh Xuân (Wang Yongchun), phó chủ tịch CNPC đã bị mất chức.
Con cọp thứ ba là Quách Vĩnh Tường (Guo Yongxiang), nguyên phó tỉnh trưởng Tứ Xuyên, bị bắt hồi Tháng Sáu. Vào tháng Mười Hai năm ngoái, Lý Xuân Thành (Li Chuncheng), nguyên phó bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên là con cọp thứ tư bị điều tra. Lý Xuân Thành mới được bầu làm ủy viên dự khuyết Trung Ương Ðảng trong đại hội đảng thứ 18 mà bị điều tra ngay; một điều chưa từng xẩy ra trong lịch sử đảng Cộng sản Trung Quốc. Hơn nữa, lý do đưa ra là con trai Lý Xuân Thành say rượu lái xe gây tai nạn; một cái tội rất nhỏ mà trước đây các đảng viên cao cấp không bao giờ bị hỏi tới. Vụ này cũng tương tự như vụ bắt điều tra Lôi Chính Phú (Lei Zhengfu), một quan chức Trùng Khánh, sau khi một đoạn phim video cảnh dâm ô có Lôi tham dự được đưa lên mạng. Lôi bị bắt cốt để trừ khử các tay chân còn lại của Bạc Hy Lai.
Nhưng còn bốn con cọp mới bị bắt thì sao?
Tập Cận Bình đánh bốn con cọp này để loại bỏ các thủ túc của Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang), một đối thủ chính trị trong cánh Bạc Hy Lai. Họ Chu từng đứng đầu tất cả guồng máy công an mật vụ của đảng Cộng sản Trung Quốc, sau khi vào Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị từ năm 2007. Trước đó Chu Vĩnh Khang đã làm phó chủ tịch công ty dầu lửa CNPC, mà trong thời gian này Quách Vĩnh Tường làm việc dưới quyền Chu. Quách theo Chu từ năm 1990 đến năm 2002. Khi Chu lên làm tổng giám đốc CNPC cũng mang họ Quách theo, như một chánh văn phòng. Một năm sau khi Chu lên làm bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên, Quách được đưa qua làm thư ký của tỉnh ủy vào năm 2000. Năm 2002 Chu vào Bộ Chính Trị, lên làm bộ trưởng Công An, Quách được cử làm phó tỉnh trưởng Tứ Xuyên. Lý Xuân Thành cũng là đàn em của họ Chu ở Tứ Xuyên. Vương Vĩnh Xuân, Tưởng Cô Mẫn đều là những người cộng tác với Chu Vĩnh Khang trong ngành dầu lửa. Một ngày sau khi Vương bị bắt, ba viên chức cao cấp của tập đoàn CNPC cũng bị điều tra về tham nhũng. Tất cả bốn con cọp này đều liên hệ với Chu Vĩnh Khang, một người được coi là phe cánh với Bạc Hy Lai.
Cho nên dư luận dân Trung Hoa cho rằng việc “bắt cọp” của Tập Cận Bình chẳng qua cũng chỉ là một đòn để hạ đối thủ của mình trong nội bộ đảng cộng sản chứ không phải chống tham nhũng. Bởi vì nếu chống tham nhũng thì sẽ còn hàng trăm, hàng ngàn con cọp khác đáng bị bắt. Cựu Thủ Tướng Ôn Gia Bảo đã bị tố giác là giúp bà con làm giầu, với tài sản hàng tỷ đô la, mà các mạng lưới ở trong nước Tàu không được hé miệng nói gì.
Các công dân mạng ở Trung Quốc hiện nay vẫn bị đè nén dưới guồng máy công an mật vụ. Bộ phận đặc trách kiểm soát các mạng thông tin do Chu Vĩnh Khang lập ra, được Tập Cận Bình tiếp tục sử dụng. Tuần trước, một công dân mạng nổi tiếng bị bắt là Vương Công Quyền (Wang Gongquan), một nhà kinh doanh đã lên hàng đại gia. Vương Công Quyền có 1.6 triệu người theo trong mạng Weibo, giống như Twitter ở Mỹ, cho nên có ảnh hưởng lớn. Trang mạng của họ Vương đã bị chính quyền cộng sản phá từ lâu, vì nhà tư bản này đã lên tiếng ủng hộ Phong trào Công Dân Mới của luật sư Hứa Chí Vĩnh (Xu Zhiyong), người mới bị quản thúc vào Tháng Tư vừa qua. Một nhà kinh doanh thành công hợp tác với một luật sư bảo vệ quyền công dân; cho thấy thế giới công dân mạng ở Trung Quốc cũng thay đổi. Không những họ gồm những người có đầu óc mà còn thêm những người có tiền nữa. Trong số các đại gia tham gia phong trào lên mạng có Phan Thạch Ngật (Pan Shiyi), một nhà tỷ phú ngành địa ốc. Nghe tin bạn là Vương Công Quyền bị quản thúc, ngày 13 Tháng Chín Phan Thạch Ngật viết gửi 16 triệu công dân mạng vẫn theo ông Weibo: Hôm nay toàn tin xấu!
Nhưng tiếng nói của người dân Trung Hoa đòi tự do dân chủ sẽ ngày càng mạnh hơn. Sẽ tới lúc đảng cộng sản không thể tiếp tục đàn áp họ được nữa! Các công dân mạng hiện mới chỉ dụng tới thứ tham nhũng hạng ruồi. Sẽ tới ngày họ tấn công tới các con cọp!
Ngô Nhân Dụng
(Người Việt) 

Trịnh Hữu Long - Trao đổi với Hoàng Thị Nhật Lệ và Đông La về Tuyên bố 258


Tôi đọc các bài viết, bài trả lời phỏng vấn của blogger Hoàng Thị Nhật Lệ và bài viết “Đoan Trang - tuổi nhỏ nhưng sai lầm không nhỏ” trên blog của tác giả Đông La với nhiều cảm xúc và suy nghĩ đan cài. Bài của Đông La sau đó được đăng trên báo Văn nghệ ngày 19-9-2013 nhưng tôi chưa được đọc bản này. Thực tiễn sinh hoạt chính trị ở Việt Nam đang ngày càng đa sắc, và tôi chắc sẽ là sự hối tiếc lớn cho bất cứ nhà sử học nào có ý định nghiêm túc về việc lưu giữ lại những tháng ngày sôi động này cho hậu thế.

Tôi là người không phản đối nhóm Tuyên Bố 258 hay nhóm Phản Bác Tuyên Bố 258. Họ đều đang thực hiện quyền con người và quyền công dân của mình. Ngay cả các dự luật được trình Quốc hội thông qua cũng có người bỏ phiếu thuận, người bỏ phiếu chống, thì việc một tuyên bố chính trị của nhóm 258 bị phản đối là bình thường.


Với tư cách là một người ủng hộ “Mạng lưới blogger Việt Nam”Tuyên Bố 258, tôi muốn trao đổi lại với blogger Hoàng Thị Nhật Lệ và tác giả Đông La về một số lập luận của họ mà tôi cho là chưa thỏa đáng, để góp thêm một ý kiến vào cuộc tranh luận sôi nổi này.

Vấn đề mạo danh, tiếm danh và đại diện

Cả Nhật Lệ và Đông La đều cho rằng, một nhóm nhỏ blogger ký vào Tuyên bố 258 đã mạo danh “mạng lưới blogger Việt Nam”, tùy tiện xem mình là đại diện của cộng đồng blogger Việt Nam (trong đó có họ) để làm những việc mà họ cho là sai trái.

a) Trước khi đi vào phân tích lập luận này, chúng ta hãy khảo sát nhanh một số hành vi tương tự với hành vi của nhóm Tuyên bố 258:

- Năm 1921, nhà cách mạng Hồ Chí Minh (có tài liệu nói rằng khi đó tên là Nguyễn Ái Quốc) cùng với một nhóm nhỏ các nhà hoạt động ở các thuộc địa của Pháp đã lập ra “Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa”, ra báo “Người cùng khổ” để đấu tranh cho quyền của các dân tộc thuộc địa. Bốn năm sau, ông cùng với, cũng một nhóm nhỏ các nhà hoạt động khác, lập ra “Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông”. Không có dữ liệu lịch sử nào cho thấy nhân dân các dân tộc thuộc địa, dân tộc bị áp bức hay những người cùng khổ phản ứng với các tên gọi này.

- Ngày 11-3-1951, Đảng lao động Việt Nam, khi đó là một nhóm không nhỏ, khoảng 760.000 đảng viên, trên dân số Việt Nam khi đó là khoảng trên 23 triệu người, lập ra một tờ báo lấy tên là “Nhân dân” và tự nhận là “tiếng nói của nhân dân Việt Nam”. Hành vi gần tương tự cũng xảy ra với báo Người Hà Nội, Người cao tuổi, Phụ nữ Việt Nam, Doanh nhân, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Đài tiếng nói Việt Nam và rất nhiều báo đài khác. Mở rộng ra nước ngoài, chúng ta có báo New Yorker (Người New York), People (Dân chúng/Nhân dân), Playboy (Dân chơi),...

- Và cuối cùng, vào trung tuần tháng 9-2013, Nhật Lệ cùng với một nhóm nhỏ các blogger Việt Nam, lập ra, hoặc tự nhận là “Cộng đồng blogger Việt Nam” để phản bác Tuyên bố 258.

Như vậy, nếu chúng ta đồng ý với lập luận của Nhật Lệ và Đông La, thì nhà cách mạng Hồ Chí Minh, Đảng lao động/Đảng cộng sản Việt Nam, Cộng đồng blogger Việt Nam và nhiều cá nhân, tổ chức khác đã thực hiện một loạt các hành vi mạo danh, tiếm danh và đại diện một cách tùy tiện, có hệ thống trong suốt gần một thế kỷ qua.

b) Trong khi đó, TẤT CẢ những người viết blog ở Việt Nam (blogger) chưa từng cùng nhau biểu quyết thành lập ra một tổ chức nào của mình, để quyết định việc sử dụng tư cách “blogger Việt Nam” ra sao. Ở Việt Nam chưa từng có một tổ chức nào đăng ký cái tên “mạng lưới blogger Việt Nam”, nhãn hiệu “mạng lưới blogger Việt Nam” cũng chưa từng có ai đăng ký bảo hộ. Vậy nếu nói rằng nhóm 258 mạo danh, tiếm danh và tùy ý đại diện cho blogger Việt Nam, thì ai là người đang nắm cái “danh” ấy?

Nếu như có một nhóm, cũng nhỏ, các blogger Việt Nam khác đứng lên tuyên bố ủng hộ “mạng lưới blogger Việt Nam” thì Nhật Lệ và Đông La sẽ phản ứng thế nào?

Bên cạnh đó, lập luận của Nhật Lệ và Đông La cũng sẽ không thỏa đáng khi đặt vào tình huống sau: Một sinh viên Việt Nam du học ở nước ngoài phát biểu trước toàn trường rằng anh ta đại diện cho sinh viên Việt Nam nói riêng và đồng bào Việt Nam nói chung gửi lời chúc mừng năm mới đến bè bạn quốc tế. Anh ta có tư cách đại diện không? Anh ta có mạo danh, tiếm danh của ai không? Nếu câu trả lời là Có, thì ai là người có tư cách thưa anh ta ra tòa?

Nhóm nhỏ cá nhân không được phép liên hệ với sứ quán?

Blogger Hoàng Thị Nhật Lệ và tác giả Đông La cho rằng, một nhóm nhỏ cá nhân không thể tùy tiện liên hệ với đại sứ quán nước ngoài, vì đó là việc “quốc gia đại sự” và phải thông qua Bộ ngoại giao mới được tiến hành.

Bất kỳ ai cũng có thể ngay lập tức nảy ra câu hỏi: Những cá nhân muốn xin visa, học bổng du học và nguồn tài trợ từ các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam có được tự ý thực hiện không? Hay cần phải thông qua Bộ ngoại giao?

Ngược dòng lịch sử, chúng ta dễ dàng tìm thấy những việc làm tương tự như việc nhóm 258 đã làm:

- Ngày 18-6-1919, Nguyễn Tất Thành cùng với một nhóm nhỏ những người Việt Nam yêu nước ở Pháp, trong đó có Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường, đã gửi đến Hội nghị hòa bình Versailles một văn bản có tên là “Yêu sách của nhân dân An Nam” (được ký tên chung là Nguyễn Ái Quốc) gồm 8 điểm, bao gồm các yêu cầu dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Nếu lập luận của Nhật Lệ và Đông La là đúng, thì việc này phải thông qua triều đình Huế và chính phủ bảo hộ ở Đông Dương.

- Trong suốt quãng thời gian từ 1920 đến 1941, Nguyễn Ái Quốc đã liên tục tự ý liên hệ với các tổ chức nước ngoài như Đảng xã hội Pháp, Đảng cộng sản Pháp, Quốc tế II, Quốc tế III; hoặc với chính phủ nước ngoài như Liên Xô, mà không thông qua triều đình Huế hay chính phủ bảo hộ Pháp ở Đông Dương. Đến đầu năm 1945, trước khi giành được chính quyền, Hồ Chí Minh đã liên hệ với chính phủ Mỹ và nước này đã cử 8 nhân viên tình báo nhảy dù xuống Việt Bắc để huấn luyện cho Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

(Xin nói rõ, tôi không đánh giá Hồ Chí Minh và những việc làm của ông cách đây cả thế kỷ là chuẩn mực hay không là chuẩn mực cho việc làm của người Việt Nam ngày nay, mà chỉ có ý liệt kê những sự việc cùng tính chất để so sánh và tranh luận).

Điều lớn nhất tôi băn khoăn là văn bản pháp luật nào quy định công dân Việt Nam muốn liên hệ với đại sứ quán nước ngoài để trao tuyên bố về việc cải cách pháp luật ở Việt Nam lại cần phải thông qua Bộ ngoại giao? Văn bản nào cấm công dân Việt Nam tự ý làm việc đó?

Trao tuyên bố 258 cho sứ quán nước ngoài là cầu viện nước ngoài?

Cả blogger Hoàng Thị Nhật Lệ và tác giả Đông La đều cho rằng, việc nhóm 258 trao Tuyên bố 258 cho các sứ quán và tổ chức nước ngoài là hành động cầu viện nước ngoài.

Riêng điều này, tôi đồng tình với Nhật Lệ và Đông La. Hành động trao Tuyên bố 258 cho các chính phủ và tổ chức nước ngoài chính là hành động kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế đối với những nỗ lực của Mạng lưới blogger Việt Nam, như chính trong tuyên bố này họ đã đề cập. Trong một thế giới toàn cầu hóa, việc tranh thủ sự ủng hộ quốc tế phục vụ cho mục đích của mình là hoàn toàn bình thường.

Hãy đọc thêm những tư liệu sau đây để biết rõ hơn về hoạt động “cầu viện nước ngoài” mà Việt Nam đã từng tiến hành trong lịch sử:

- “...Chúng tôi yêu cầu Hợp Chủng quốc với tư cách là những người bảo vệ và những người bênh vực công lý thế giới, thực hiện một bước quyết định ủng hộ nền độc lập của chúng tôi.” (Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Mỹ Harry Truman ngày 16-2-1946).

- “Mọi thắng lợi của Đảng ta và nhân dân ta không thể tách rời sự ủng hộ nhiệt tình của Liên Xô, Trung Quốc...” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.10).

- “Theo thống kê của các cơ quan chức năng, tiếp nhận từ năm 1965 đến 1972, các nước XHCN đã giúp Việt Nam khoảng hơn 7.000 quả đạn tên lửa SA-75 và 180 Hồng Kỳ, gần 5.000 khẩu pháo cao xạ các loại, gần năm triệu viên đạn pháo cao xạ, hơn 400 máy bay chiến đấu MIG-17, 19, 21, K6, hàng trăm ra-đa tiên tiến, hiện đại; gần 4.000 chuyên gia quân sự phòng không của Liên Xô” (Sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam - Nguyễn Văn Quyền - Báo Nhân dân điện tử, đăng ngày 3-12-2012).

Hơn nữa, nhóm 258 trao tuyên bố cho Liên hợp quốc - nơi Việt Nam là thành viên đầy đủ, và các đại sứ quán của các nước mà Việt Nam có quan hệ ngoại giao, chứ không trao cho Al-Qaeda. Đây là những tổ chức và quốc gia mà chính phủ Việt Nam thường xuyên “cầu viện” bằng những đề nghị tài trợ, hỗ trợ lên tới hàng chục tỷ USD và vô số hoạt động hỗ trợ khác, trong đó có cả hoạt động hỗ trợ thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền - tương tự như nhóm 258 đã làm.

Cầu viện nước ngoài không phải là việc xấu, trừ khi nó được sử dụng cho mục đích xấu, ví dụ: tham nhũng.

Trao tuyên bố 258 cho sứ quán nước ngoài là sự sỉ nhục quốc gia?

Blogger Hoàng Thị Nhật Lệ và tác giả Đông La đều bày tỏ sự bức xúc với việc Mạng lưới blogger Việt Nam trao Tuyên bố 258 cho các đại sứ quán nước ngoài và cho rằng đây là hành động sỉ nhục quốc gia.

Sự bức xúc này là có thể hiểu được và trong một chừng mực nào đó, chúng ta nên đồng ý với nhau rằng, có một sự khác biệt lớn trong hệ giá trị quốc gia của chúng ta, nhất là trong buổi giao thời, quá độ này của lịch sử Việt Nam. Cách chúng ta hiểu về quốc gia, cách chúng ta tự hào về quốc gia là rất khác nhau. Điều này không chỉ do sự khác biệt giữa các cá nhân, mà còn do sự xô đẩy của nhiều xu hướng chính trị khiến cho cách chúng ta hiểu về lịch sử và hiện tại bị méo mó và thiên lệch theo nhiều hướng.

Tuy vậy, chúng ta cần phân biệt giữa khái niệm quốc gia và khái niệm chính quyền. Tuyên bố 258 nhắm tới việc vận động quốc tế gây sức ép để chính quyền Việt Nam bãi bỏ điều 258 - Bộ luật Hình sự, mà họ cho là gây tổn hại đến quyền con người của người dân Việt Nam. Đây không phải là tuyên bố phê phán quốc gia Việt Nam, mà là phê phán chính quyền Việt Nam.

Vậy phê phán chính quyền Việt Nam là sỉ nhục quốc gia? Nếu lập luận này là đúng, thì căn cứ vào những dữ liệu tôi đã nêu ở các phần trên, Hồ Chí Minh đã sỉ nhục quốc gia trong ít nhất một nửa cuộc đời mình, kể từ khi ông tham gia cuộc biểu tình chống sưu thuế ở Trung Kỳ năm 1908 và bị đuổi học. Ngày nay, nhiều người Việt Nam tự hào vì Hồ Chí Minh đã đấu tranh cho niềm kiêu hãnh của dân tộc, chứ không phải là sỉ nhục quốc gia. Nhiều người khác, dù đồng tình hay phản đối Hồ Chí Minh, đều không thể phủ nhận rằng Hồ Chí Minh, bằng cách phê phán chính quyền Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế, đã đấu tranh cho một Việt Nam tốt hơn, chứ không phải là sỉ nhục Việt Nam. Lý do nào khiến cho Hồ Chí Minh được coi là niềm tự hào, còn nhóm 258 bị coi là một sự sỉ nhục?

Nhóm 258 đã chống lại pháp luật Việt Nam, chống lại Quốc hội?

Trong bài viết “Đoan Trang - tuổi nhỏ nhưng sai lầm không nhỏ”, tác giả Đông La cho rằng: “...nhóm Đoan Trang đã sai và chống lại luật pháp Việt Nam, bởi Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy bị bắt vì phạm pháp chứ không phải vì họ ‘đã thực hiện quyền tự do biểu đạt bằng các đăng tải các bài viết ôn hoà lên blog của họ’”.

Đến đây chúng ta cần phải xem xét lại khái niệm “bị bắt vì phạm pháp”. Hồ Chí Minh đã từng bị bắt ít nhất hai lần vào năm 1931 ở Hồng Kông và năm 1942 ở Quảng Châu - Trung Quốc, đều với lý do “phạm pháp”. Các nhà lãnh đạo Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Văn Kiệt đều từng bị bắt và tống giam với lý do tương tự.

Chúng ta hẳn cũng từng nghe qua câu nói của mục sư Martin Luther King: “Đừng bao giờ quên rằng, tất cả những gì Hitler đã làm ở Đức đều là hợp pháp” (nguyên văn: “Never forget that everything Hitler did in Germany was legal”). Điều đó có nghĩa là gì? Có nghĩa là hàng triệu cái chết của người Do Thái và hàng triệu tù nhân của chế độ phát xít Đức đều được Hitler biện minh bằng công cụ pháp luật do chính ông ta đặt ra. Nếu như một người lính của Hitler từ chối thi hành lệnh thảm sát người Do Thái, anh ta có bị coi là “phạm pháp” không? Nếu như một công dân Đức viết bài phê phán chế độ phát xít Đức, ông ta có bị bắt vì tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ” không?

Trở lại với Việt Nam, nếu một nhóm blogger Việt Nam ra tuyên bố yêu cầu chính quyền bãi bỏ chế độ độc quyền trên thị trường xăng dầu và điện, hoặc bãi bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người đồng tính, liệu họ có bị coi là “phạm pháp” và bị bắt không?

Cần thiết phải hình dung về khái niệm “bị bắt vì phạm pháp” và khái niệm “pháp luật” một cách đầy đủ trước khi kết luận bất cứ một vấn đề pháp lý nào. Để làm được việc đó, một người nghiên cứu nghiêm túc nhất thiết không thể bỏ qua thông tin sau đây của Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp):

“Trong 10 năm, các cơ quan kiểm tra văn bản cả nước đã tiếp nhận, kiểm tra trên 1,7 triệu văn bản, phát hiện trên 50 nghìn văn bản sai trái và đã xử lý ở các mức độ khác nhau. Riêng Cục Kiểm tra văn bản đã tiếp nhận, kiểm tra trên 27 nghìn văn bản, phát hiện trên 4,8 nghìn văn bản sai trái và đã xử lý ở các mức độ khác nhau.” - Quyết định số 214/QĐ-KtrVB, ngày 23/8/2013.

Nếu nói rằng, hành vi ra tuyên bố yêu cầu bãi bỏ một điều luật là hành vi chống lại pháp luật Việt Nam, thì Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và các đại biểu Quốc hội là những người chống lại pháp luật Việt Nam một cách thường xuyên, lâu dài, có hệ thống và có tổ chức nhất.

Nếu nói như tác giả Đông La, rằng “việc làm của nhóm Đoan Trang thực sự là hành động chống lại việc thi hành công vụ của không chỉ một cá nhân, một cơ quan mà là Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân Việt Nam!” thì hẳn Đông La đang tát những cú đầy cay nghiệt vào mặt các đại biểu Quốc hội, vốn thường xuyên tiếp nhận ý kiến đóng góp của cử tri về việc thi hành, sửa đổi luật, kể cả trực tiếp tại địa phương lẫn gián tiếp trên báo chí và môi trường mạng.

Lời kết

Khi đọc các bài viết, bài phỏng vấn của blogger Hoàng Thị Nhật Lệ và tác giả Đông La, tôi có một sự so sánh tự nhiên giữa hai nhân vật này. Không thể phủ nhận là tôi dành nhiều thiện cảm cho blogger Nhật Lệ, bởi blogger trẻ tuổi này tỏ ra tôn trọng người khác và ít phạm lỗi ngụy biện hơn nhiều so với Đông La. Trong khi Đông La dùng phép ngụy biện tấn công cá nhân (ad hominem) đối với nhà báo Đoan Trang và nhóm 258, cũng như viện dẫn những vấn đề không liên quan đến Tuyên bố 258 như vụ Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Đắc Kiên để kết luận vấn đề, thì blogger Nhật Lệ đã cố gắng tỏ ra lý lẽ, nhã nhặn và lịch sự.

Tôi không ngạc nhiên khi nhiều người quy kết Nhật Lệ là dư luận viên, nhận tiền của chính quyền để tấn công nhóm 258. Cũng có rất nhiều người tấn công cá nhân đối với Nhật Lệ bằng cách chế giễu giọng nói của cô. Cá nhân tôi cho rằng điều này không thực sự công bằng với Nhật Lệ. Không ai đáng bị chế giễu chỉ vì giọng nói của mình, và tôi cũng không muốn trong xã hội hình thành một định kiến rằng những ai phản đối cải cách đều là kẻ xấu. Nếu phải thú nhận một điều gì đó, tôi sẽ thú nhận rằng nhiều năm về trước, bản thân tôi có nhiều suy nghĩ gần giống như Nhật Lệ, với một thái độ khá tương đồng, và tôi tin là nhiều người đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam hiện nay cũng từng mang những đặc điểm của một dư luận viên thứ thiệt. Chúng ta không có lỗi với một thứ nhận thức bị nhồi sọ của mình, chúng ta chỉ có lỗi nếu không chân thành và cầu tiến lắng nghe.

Việc phản đối đôi khi chỉ phản ánh sự khác biệt thuần túy về mặt quan điểm, mà không nhất thiết phải đi kèm với động cơ xấu. Chúng ta muốn có một xã hội đa nguyên và tôn trọng quan điểm cá nhân thì không thể không tôn trọng việc làm của Nhật Lệ và nhóm Phản Đối Tuyên Bố 258, cũng như coi đó như một biểu hiện bình thường của việc thực thi quyền tự do ngôn luận. Bên cạnh đó, nếu nhóm 258 và các cá nhân, tổ chức khác phản đối việc làm của nhóm Nhật Lệ, đó cũng là một việc bình thường nữa.

Mặc dù không đồng tình với nhiều lập luận và thái độ tranh luận mà Nhật Lệ và nhóm của cô thể hiện, tôi không loại trừ khả năng Nhật Lệ là một người trẻ đang có những cố gắng chân thành trong việc bảo vệ những điều mà cô cho là đúng. Đọc bài của Nhật Lệ, tôi không cảm thấy sự ác ý, và thậm chí cảm nhận được nhiều thiện chí của blogger này. Việc làm của cô đã mở ra một diễn đàn có chất lượng đối thoại công khai hiếm hoi mà tôi chứng kiến được sau nhiều năm, giữa những người chỉ trích và những người bảo vệ chính quyền. Đó là một tín hiệu mà tôi nghĩ rằng, cả hai phe đều nên vui mừng. Xã hội chúng ta không cần thêm bất kỳ một “bên thắng cuộc” nào nữa, mà đang khát khao sự hòa giải và yêu thương.

Tôi không có ý định kết luận điều gì qua bài viết này, mà chỉ gợi mở một hướng tranh luận vấn đề, trong vô số các hướng tranh luận xoay quanh Tuyên bố 258. Điều này cố nhiên không có nghĩa là tôi không có lập trường gì trong cuộc tranh luận này, mà chỉ vì tôi nghĩ đôi khi có thể tranh luận theo một cách khác.
Trịnh Hữu Long
(Dân luận)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét