Nhà thầu Tokyu xây dựng cầu Nhật Tân, với sự đồng thuận cao của Bộ
GTVT, đã đòi Việt Nam bồi thường 155 tỉ đồng do chậm giao mặt bằng. Theo
văn bản số 1665/TTg-CN ngày 17/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ (do ông
Nguyễn Sinh Hùng ký thay), giải phóng mặt bằng phục vụ các công trình
trên cả nước được tách thành các dự án độc lập và phải giao UBND tỉnh,
thành phố có dự án đi qua tổ chức thực hiện, sau đó bàn giao cho chủ đầu
tư mặt bằng sạch để triển khai xây dựng công trình. Như vậy, công tác
GPMB tại dự án cầu Nhật Tân hoàn toàn thuộc trách nhiệm của UBND TP Hà
Nội (quy định rất rõ) vốn là nguyên nhân chính gây chậm tiến độ khiến
nhà thầu Tokyu đòi Việt Nam đền 155 tỉ, và công tác này hoàn toàn độc
lập với dự án xây dựng cầu (Bộ GTVT làm chủ đầu tư).
Tuy nhiên, Bộ GTVT đã cố tình “lập lờ” trách nhiệm trên. Được các
quân sư tư vấn, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cùng Đinh bộ trưởng rất
sốt sắng trong việc giải quyết đền bù cho nhà thầu này. Với tốc độ chóng
mặt, hồ sơ đòi đền bù của nhà thầu đã nhanh chóng vượt qua hàng chục
cửa ải giấy tờ của các bộ chức năng với sự “đồng thuận cao” của các bộ
này và lập tức có mặt trên bàn Thủ tướng vào cuối tháng 7/2013 để chờ
phê duyệt. Để xoa dịu dư luận, quan chức các bộ gọi đây là khoản mà Việt
Nam “hỗ trợ” nhà thầu và họ rất lúng túng, bất nhất khi trả lời phóng
viên các báo. Trong khi Việt Nam còn đang bưng bít thông tin thì tờ Thời
báo Nhật Bản (Japan Times – ngày 12/8/2013) đăng bài công khai thông
tin nhà thầu Tokyu đã chiến thắng trong vụ kiện đòi Việt Nam ĐỀN BÙ 155
tỉ đồng (họ dùng chữ ĐỀN BÙ chứ không phải từ HỖ TRỢ mà quan chức Việt
Nam cố tình nói trẹo đi).
Cần khẳng định việc Bộ GTVT (chủ trì) tự ý lấy 155 tỉ đồng từ ngân
sách nhà nước (vốn là tiền thuế của dân) để đưa cho nhà thầu thuộc dự án
mình quản lý là việc làm đầy khuất tất. Có thể kể ra một vài chi tiết:
Thứ nhất, Bộ này cùng các Bộ chức năng không dám công khai hạng mục cùng
đơn giá đền bù cho nhà thầu. Theo quy định của Việt Nam, mọi cho phí
công trình đều phải tính toán theo đơn giá xây dựng của Bộ XD và Bộ Tài
chính ban hành. Thứ hai, cần có cơ quan giám định độc lập thực hiện giám
định những thiệt hại mà nhà thầu đòi đền bù. Việc này không thể làm
theo kiểu nhà thầu nộp hồ sơ kê hàng trăm tỉ thiệt hại lên rồi một cơ
quan cỏn con của Bộ GTVT chóng vánh chấp nhận nó như là chân lý để làm
cơ sở đền bù. Thứ ba, nếu vụ việc chỉ dừng lại ở mức độ tranh chấp kinh
tế thì phải được giải quyết bằng tài phán của cơ quan trọng tài độc lập,
còn nếu lên đến mức độ kiện tụng thì phải giải quyết bằng quyết định
của tòa án có thẩm quyền. Thứ tư, giải phóng mặt bằng tại cầu Nhật Tân
là trách nhiệm của UBND TP Hà Nội. Tại sao Bộ GTVT lại quá sốt sắng nhảy
vào gánh trách nhiệm thay UBND TP Hà Nội một cách vô nguyên tắc (trong
khi ai cũng biết các vị rất giỏi cái món đùn đẩy trách nhiệm)? Thứ năm,
khoản đền bù không thể lấy từ bất cứ nguồn nào khác mà phải lấy từ ngân
sách thuộc TP Hà Nội quản lý. Việc Bộ GTVT (chủ trì) giải quyết đền bù
cho nhà thầu theo cách của riêng họ là hoàn toàn trái với các quy định
về đơn giá định mức, quy định về quản lý xây dựng cơ bản, quy định về
giải phóng mặt bằng, quy định về quản lý ngân sách và đặc biệt trái với
văn bản 1665/TTg-CN ngày 17/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ (do ông Phó
Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng ký thay, mà ông này đang làm Chủ tịch Quốc
hội).
Việc Bộ GTVT (chủ trì) cố tình làm trái các quy định hiện hành của
Việt Nam trong giải quyết “đền bù” 155 tỉ cho nhà thầu nước ngoài đã mở
đường cho một hình thức thất thoát, tham nhũng mới trong xây dựng cơ
bản.
Tại Việt Nam, trẻ con lên 3 cũng biết rõ những đồng tiền trên
cuối cùng sẽ rơi vào túi nào.
Tại sao lại có kết quả bất ngờ trong phiên phúc thẩm vụ án Phương Uyên?
Chắc rằng chiều ngày 16.8.2013 những ai khi biết quả phiên xử
phúc thẩm Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha đều phải hết sức ngỡ
ngàng và không tin vào mình. Vì lần đầu tiên trong lịch sử tố tụng của
Việt Nam XHCN, phiên tòa phúc thẩm tuyên án khác xa với tòa sơ thẩm
nhưng lại có lợi cho bị cáo. Điều đó khiến cho nhiều người vui sướng
trong sự bất ngờ, không bất ngờ sao được chỉ cách đấy vài giờ đồng hồ
các diễn biến của trước và trong phiên tòa đã làm cho người ta đã nghĩ
đến những điều bất lợi hơn đối với cô bé Phương Uyên.
Tôi cũng chăm chú theo dõi phiên tòa này, kết quả của phiên tòa cũng
làm tôi vui mừng. Tôi mừng với tư cách một người đang làm cha, tôi thông
cảm với các bà mẹ có con bị tù đầy, vì tôi biết “Một ngày tù nghìn thu ở
ngoài”. Nếu đặt địa vị mình vào họ thì mình vui mừng đến cỡ nào?.Còn ai
cho rằng kết quả của phiên tòa ấy là thắng lợi của công cuộc vận động
cho dân chủ ở Việt nam thì tôi chưa đồng ý. Vì như thế là quá dễ thỏa
mãn với những kết qur nhỏ bé mà không hoàn toàn do hành động của chúng
ta. Còn nhớ khi vào khoảng giờ nghỉ trưa của phiên tòa, một nhà báo kỳ
cựu đang theo dõi phiên tòa tại Long an có bảo tôi rằng “Chắc chả hy
vọng gì đâu, may thì sẽ y án sơ thẩm. Kể cả khi Phương Uyên từ chối luật
sư thì cũng muộn rồi”. Hơn nữa là khi Phương Uyên dõng dạc tuyên bố:
“Tôi không cần giảm án. Tôi chỉ cần toà xử đúng người đúng tội. Tôi cho
rằng chống ĐCS không phải chống phá đất nước, dân tộc. Các ông đừng đánh
đồng” tại tòa. Khi ấy mọi người chỉ còn hy vọng bản án của Đinh Nguyên
Kha sẽ được ưu ái hơn. Vây mà kết quả phán quyết của Tòa án Tỉnh Long an
là: Đinh Nguyên Kha – 4 năm tù giam; Nguyễn Phương Uyên – 3 năm tù giam
nhưng cho hưởng án treo; Tuy vậy phán quyết “động trời” vừa nói không
thể là phán quyết của Thẩm phán Trương Thị Minh Thơ – chủ tọa phiên tòa
và cộng sự. Nó càng không phải là phán quyết của chánh tòa án Long An,
mà nó phải là quyếtt định của một cơ quan đảng cấp cao (có thể là cấp
cao nhất) thông qua Ban Nội chính TW như thường lệ đối với các vụ án
nhạy cảm về chính trị mà người ta gọi là bản án bỏ túi.
Đây có thể không phải là thành quả của lòng can đảm của các sinh viên
yêu nước, sự hi sinh của gia đình, sự khích lệ của bạn bè, phối hợp của
các blogger, sự sát cánh của truyền thông lề dân như một số bình luận.
Những cái đó nếu có thì chỉ có tác dụng về mặt tinh thần đối với Nguyễn
Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha . Vì nếu so sánh với vụ án Nguyễn Văn Hải –
Điếu cày thì sự ủng hộ của cộng đồng mạng, lòng can đảm của Điếu Cày,
sự hi sinh của gia đình, sự khích lệ của bạn bè, phối hợp của các
blogger, sự sát cánh của truyền thông lề dân còn lớn hơn gấp nhiều lần.
Rồi kết quả số phận của ông Điếu Cày ra sao thì ai cũng đã rõ. Đúng ở
đây vấn đề tác động của cộng đồng quốc tế là quan trọng, nhưng vấn đề
“may hơn khôn” lại là yếu tố mang tính quyết định. Vì phiên xử phúc thẩm
diễn ra đúng thời điểm mà các bối cảnh chính trị liên quan đến vấn đề
quốc tế và trong nước đã gây áp lực cho chính quyền tới mức buộc họ phải
có các phán xét có lợi cho Uyên – Kha. Nhưng một khía cạnh tuy nhỏ có
liên quan nhưng không thể không nhắc đến đó là tỉnh Long An là quê của
ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Đây chính là lý do vì sao công an
tỉnh Long An đã gần như “thả nổi” các khâu trong công tác bảo vệ phiên
tòa, nên đã có người cài được máy ghi âm và điện thoại di động vào ngay
phòng xử án. Bát chấp sự can thiệp nhiều lần, dưới nhiều hình thức từ Bộ
Công an.
Trong sự vui mừng nên cũng khiến nhiều người trong số chúng ta đã
không làm chủ được bản thân mình, tôi nghĩ như thế. Trên mạng đã có
nhiều ý kiến cho rằng do tác động của cuộc biểu tình, hô khâu hiệu ở
Long an trong ngày xử án đã khiến cho chủ tọa phiên tòa phải phán quyết
có lợi cho bị cáo như vậy (!?). Thật là những suy nghĩ quá ấu trĩ và
thiếu chín chắn, không có lẽ chỉ bắng một phán xét của Tòa trong phiên
xử phúc thẩm vụ án Uyên – Kha ngày 16.8.2013, mà đã khiến họ có cảm giác
đảng CSVN đã rũ bỏ được cáo buộc hoàn toàn có cơ sở là: đảng luôn trực
tiếp chỉ đạo các vụ án đặc biệt là án chính trị bằng các bản án bỏ túi.
Đó là vì suy nghĩ sai và cảm tính của rất nhiều người. Nên nhớ đảng ở
cấp cao không chỉ đạo như thế thì có mà thách… tòa Long An dám làm, có
nghĩa là không có kết quả làm cho mọi người vui mừng. Hơn nữa bản án bỏ
túi đảng đã chuẩn bị từ trước đấy hàng tuần, hôm xử mới mang ra đọc thôi
chứ ai họ chờ để xem áp lực của quần chúng thế nào để phán quyết? Do
vậy không phải bản nhiều vì sao đảng lại có động thái bất ngờ như vậy.
Việc có những bất ngờ đến mức không ai tưởng tượng nổi như trong
phiên tòa xét xử phúc thẩm Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha không
phải là mới. Còn nhớ vào khoảng 2007, trước thời điểm Việt nam chính
thức tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có một vụ án chính trị
khá nổi tiếng cũng có kết cục tương tự. Đó là theo đề nghị giảm án của
đại diện Viện KSND tối cao, Tòa án TP.HCM đã chấp thuận, quyết định sửa
bản án sơ thẩm, giảm nhẹ hình phạt đối với các ông Lê Nguyên Sang từ mức
án 5 năm xuống còn 4 năm tù, ông Nguyễn Bắc Truyển 3 năm 6 tháng tù (án
sơ thẩm 4 năm tù), phạt Huỳnh Nguyên Đạo 2 năm 6 tháng tù (án sơ thẩm 3
năm tù)về tội danh “tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam” theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự năm 1999. Một trong ba
người nói trên đã từng nói với tôi rằng “Chúng tôi đúng là may hơn khôn,
chứ cứ xử đúng ra thì sẽ bị án ít nhất 8 năm tù”. Trong vụ án Đinh
Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” thì cũng thế. Đây là hệ quả chuyến
đi thăm Hoa kỳ của ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và tầm quan trọng
của biển Đông, TPP hay đối tác chiến lược trong quan hệ giữa hai nước.
Đây là vấn đề có tính mấu chốt, bởi ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
đang muốn chứng tỏ rằng ông là người nói được và làm được để tìm kiếm
lòng tin trước đối thủ chính trị của mình.
Dù sao kết quả của phiên tòa xét xử phúc thẩm Nguyễn Phương Uyên và
Đinh Nguyên Kha là đáng mừng và đáng khích lệ đối với những ai đấu tranh
hay ủng hộ công cuộc vận động cho dân chủ ở Việt nam. Kết quả này thể
hiện một bước lùi của chính quyền trong việc đàn áp những người bất đồng
chính kiến. Đây là dấu hiệu cho thấy tới đây sẽ có những thay đổi có
liên quan đến vấn đề trong chính sách và đường lối của đảng CSVN. Cái mà
chúng ta mong muốn và phán đoán thông quan phiên tòa ở Long an ngày
16.8.2013 chỉ phù hợp khi chính quyền ra tuyên bố thả toàn bộ tù chính
trị để tiến hành cải cách chính trị toàn diện như Myanmar vừa qua. Hoặc
tối thiểu cũng phải trả tự do cho các đối tượng mà họ coi là nguy hiểm
như Nguyễn Văn Hải – Điếu cày. LS. Lê Quốc Quân… thì mới thực sự có ý
nghĩa.
Tuy nhiên với những ai quá khát vọng, khi thấy cái gì để thỏa mãn cơn
khát thì những sai lầm cũng dễ được thứ tha. Trong việc này cũng vậy.
Song đừng quên, sau khi Việt nam chính thức gia nhập WTO vào năm 2007
thì mọi việc đàn áp những nhân vật bất đồng chính kiến lại quay trở lại
với chiều hường còn ngày càng khốc liệt hơn. Thì sẽ chẳng có gì đảm bảo
lần này sẽ không tái diễn ra như thế.
Nhưng một khi nếu ta vẫn chỉ là một hạt cát trong lòng bàn tay của
họ, mà bàn tay đó họ thích nắm lại hay mở bất kỳ lúc nào mà họ thích thì
niềm vui chưa thể trọn vẹn được.
Theo RFA BLOG
Chuyện học văn = ĐIỀU DỐI TRÁ TO BỰ
Ngày xưa, tôi vẫn còn nhớ như in những gì mình đã học. Tôi có
một niềm thích thú rất tuyệt với văn học. Văn và những quyển sách đã
làm những năm tháng 17 tuổi của tôi vô cùng ý nghĩa. Tôi dốc lòng học
với một sự say mê và nhiều cảm xúc, theo cách của một đứa trẻ toàn tâm
toàn ý.
Hồi ấy, tôi đã đi theo mẹ lên tận Sài Gòn, ngắm nghía những quyển
“Tuyển tập Nguyễn Tuân”, “Giảng văn VH Việt Nam” , tôi si mê cuồng mê
với Xuân Diệu, Tố Hữu, Huy Cận, Chế Lan Viên và tất tần tật những thứ gì
trong sách văn có dạy. Chỉ khác một điều, nếu chỉ cần học trong sách
một bài, tôi thường đi tìm thêm rất nhiều tác phẩm khác của những tác
giả này để đọc, ngấu nghiến, mê cuồng.
Nhưng vào năm 20-21 tuổi gì đó, tôi bắt đầu nhận ra có một vài sự
thật rất khác. Hình như những năm đó là thời gian Nguyễn Đăng Mạnh tung
lên mạng quyển hồi kí gì đó của ông ta. Trong đó ông ta miêu tả Tố Hữu
như một con lợn và thơ Hồ Chí Minh thì nhất định không phải thơ.
Khoảng thời gian ấy, tôi đã bắt đầu nhận ra vì sao Xuân Diệu với
những câu thơ yêu nồng nàn trước kia, với biết bao mùa thu và hàng liễu
lãng mạn đầy tươi mới thuở 1930, lại có thể hóa thân thành:
Khi yêu dấu, người ta càng làm chủ.
Tổ quốc thành ca vũ của yêu đương;
Công nghiệp kéo tiếng còi tầm vang nở,
Nông nghiệp hoà hơi thở, lúa đưa hương.
(Khúc hát tình yêu và đất nước – 1963) – Xuân Diệu
Tôi cũng không ngờ một Chế Lan Viên với tuổi trẻ của “Điêu tàn” nổi loạn, say sưa khủng khiếp lại có thể có ngày hóa thành: “
Con tàu này lên Tây Bắc anh đi không?”
Tôi càng không thể hiểu nổi vì sao thầy cô tôi có thể thao thao bất
tuyệt giảng về cái sự thần diệu của Tố Hữu. Thơ Tố Hữu là cái khốn kiếp
gì? Là những câu lục bát bịp bợm của một kẻ lấy thơ đi làm chính trị,
một kẻ không hề hiểu biết gì hay ho ngoài cái trò ngồi vẽ ra những câu
thơ 6 -8 để thiên hạ gào lên, la lên ở ngoài cuộc đánh đấm nào đó của
họ. Sau này, tôi còn biết thêm, Tố Hữu là nhà thơ béo mập duy nhất vô
cùng phủ phê và sung sướng với ơn mưa móc của Đảng, nhờ vào tài làm thơ 6
– 8 vô đối của mình.
Tôi rất thích mấy câu thơ sau của Tố Hữu:
“Mà nói vậy: “Trái tim anh đó
Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ:
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ, và phần để em yêu…”
Từ ấy và Tố Hữu
Nó luôn luôn làm tôi nhớ đến một kẻ mập béo, và tất nhiên là yêu Đảng
nhiều nhứt, nên sẽ được cho ăn no nhứt, để tha hồ mà hót véo von những
câu 6 -8 cho hay.
Không biết có ai còn nhớ cái truyện “Mùa lạc” của Nguyễn Khải không?
Cái câu chuyện mắc cười đó của ông ta không có một chút vẻ đẹp nghệ
thuật nào, nó thật là chán, thật là nhảm, thật là khiên cưỡng. Nhưng
hồi đó, tụi tôi học là nó rất đẹp, cô Đào rất hay, dù mặt nhọn hoắt
nhưng vẫn hay (sau này tôi vẫn éo hiểu vì sao cái từ “nhọn hoắt” ấy lại
có thể là một từ tả đắt mà tụi tôi cứ phải nhai đi nhai lại mãi trong
cái bài giảng văn).
Sau này thì tôi biết thêm là, à, các nhà văn, nhà thơ này thực ra
cũng chẳng muốn viết như thế đâu, Đảng bắt họ viết vậy, kể cũng tội. Ai
cũng nói với tôi như thế. Nhưng tôi thì nghĩ như vầy, nếu không cho viết
như ý thì dẹp tiệm mẹ nó đi, đi kéo xe bò, làm công nhân, làm thợ mộc
(bố tui làm thợ mộc thời bao cấp, vẫn sống tốt) có chết ai đâu. Sao cứ ở
đó, ngồi đó, phủ phê, sung sướng, xong đẻ ra những cái thứ thơ văn vừa
nói dối, nói xạo, vừa bịp bợm người đọc. Thế mà vẫn cứ nổi tiếng mãi
đến tận giờ này. Một ví dụ điển hình là ông Trần Đăng Khoa, dù giờ này
ổng chẳng sáng tác gì sất và sách ổng viết người ta bảo ổng bịa nhưng mà
ổng vẫn dùng danh tiếng “nhà thơ” đi kiếm tiền rất khỏe ở khắp nơi.
Tôi gọi khúc này là DỐI TRÁ Version 1.0
Nhưng kinh dị hợm hơn là mấy nhà nghiên cứu. Tôi vô cùng ngạc nhiên
khi đọc cuốn hồi kí này của ông Nguyễn Đăng Mạnh. Vì trước đó tôi đã đọc
quyển “Giảng văn Văn Học Việt Nam” – trong đó có rất nhiều bài của ổng.
Tui còn nhớ rõ là ổng ca hát rất nồng nhiệt mấy ông nhà văn nhà thơ
trong sách giáo khoa. Hồi đó tui còn thán phục ổng vô bờ bến là trời ơi,
sao câu thơ vậy mà bình ra hay vậy, suy diễn logic dữ, tuyệt vời dữ.
Xong sau này tôi đọc hồi kí, thấy ổng chửi mấy ông nhà văn nhà thơ y như
vẽ biếm họa
không heo thì bò, không tham quyền tham tiền thì cũng hèn hạ vô đối.
Thậm chí, có rất nhiều đoạn, ổng coi thơ văn của mấy ông nhà văn kia
chẳng ra gì. Vậy sao hồi trẻ ổng sản xuất mấy bài bình luận ca thán hay
do dữ vậy trời? Xuất bản không biết bao nhiêu là sách nữa!
Sau này tôi mới biết hóa ra người ta chỉ kiếm sống thôi. Kiếm sống không có tội.
Cái này gọi là DỐI TRÁ Version 2.0
Tuy nhiên, phải đến đỉnh cao của cái trò học văn phổ thông này, tôi
mới nhận ra là tôi đã mất 7 năm trời ngu dốt, không hiểu vì cái gì mà
cắm đầu đọc, cắm đầu si mê, cắm đầu đắm đuối với cái mớ thơ văn giẻ rách
ấy. Sự vi diệu chính là ở đây.
Đó chính là các nhà soạn sách giáo khoa hùng vĩ của chúng ta. Họ
chính là những người đã ngồi trên ngôi cao, liếc nhìn lũ trẻ con tụi
tôi, xong thò tay vén váy, phệt lên sách vở một bãi, ấy là các bài học
họ ban cho chúng tôi. Đứa nào cũng phải học hết! Hết Xuân Diệu thì tới
Chế Lan Viên. Hết sự vĩ đại của Hoài Thanh thì tới thơ đi ỉa của Hồ Chí
Minh hay. Hết Tố Hữu ngời ngời thì tới Nguyễn Khải xây dựng đất nước.
Mày muốn đậu tốt nghiệp hả? Phải phân tích cho tốt “Từ ấy” của Tố
Hữu. Mày muốn đậu vào Nhân Văn đi học báo chí hả? Hãy học thuộc bằng hết
cái lũ dẫn chứng trong cái tập bút kí Sông Đà vô cùng vớ vẩn và xạo ke
của Nguyễn Tuân. Học cho hết! Học bằng hết.
Thế là tôi đã học bằng hết. Tôi đậu đại học. Và tôi thơ ngây nghĩ
rằng họ nhất định là những tác giả vĩ đại nhất của thời đại chúng tôi.
Cái đó là sản phẩm của các nhà giáo dục và soạn sách giáo khoa, tôi gọi
là
DỐI TRÁ Version 3.0
Sau này tôi còn biết thêm, ngoài miền Nam này, có hẳn một dòng văn
học phát triển vô cùng rầm rộ, rực rỡ với đầy các tác giả giỏi hơn gấp
trăm lần mấy cái bài đọc vớ vẩn trong sách giáo khoa của tôi. Nhưng thật
kì lạ thay, cả 7 năm trung học và 4 năm đại học, thứ văn chương và báo
chí duy nhất mà tôi được học đều của miền Bắc. Lũ soạn sách giáo khoa đã
nhắm mắt cho qua luôn một vùng đất và cả một nền văn học quan trọng.
Chúng thật có trách nhiệm với lớp trẻ.
Nếu bạn chỉ học và lớn lên với từng ấy sách vở, một ngày nào đó bạn
sẽ nhận ra rằng, thứ văn chương họ đang dạy bạn là một bầu trời của
những lừa dối. Đất nước ta hồi đó có chiến tranh, ai cũng anh hùng cả,
nhưng ai cũng đau khổ hết. không có ai sướng lên cầm súng nã đạn vào
người khác. không có ai thấy việc mò lên rừng lên suối là tươi mới ngời
ngời “dành riêng cho Đảng phần nhiều” cả.
Giờ cũng vậy, người ta vẫn dạy tụi trẻ con những điều dối trá và
những thứ thơ văn của các kẻ nói dối không biết ngượng ấy. Và họ chờ đợi
là chúng tôi ra đời trở thành những người tử tế, biết nói thật, biết
trân trọng và yêu quý lịch sử của họ.
Xin lỗi, lịch sử không có đất dành cho những kẻ nói dối, những nhà
thơ bán linh hồn cho quỷ, không biết tôn trọng nghề viết của mình và sẵn
sàng quay lưng lại với cuộc sống này đâu. Bởi có biết bao người khác,
khi không viết được đã ngừng viết, để khỏi phải nói dối thêm, lừa thêm,
anh Xuân Diệu hay bác Tố Hữu ạ!
Cũng đừng có ai mong đợi tụi trẻ con sẽ yêu văn học, yêu lịch sử, tới
chừng nào lũ soạn sách giáo khoa dẹp hết mấy bài giảng vừa đạo đức giả
vừa dối trá đó đi.
Và giờ đây, vào năm 25 tuổi, tội đang đọc
“Quốc văn giáo khoa thư” của Trần Trọng Kim, trong ấy có 1 bài tập đọc thế này
THEO KHẢI ĐƠN
Sinh viên y ngơ ngơ như bò đội nón!
Những vụ việc lùm xùm trong ngành y vừa qua khiến dư luận đặt
câu hỏi lớn có hay không chất lượng đào tạo nhân lực ngành y xuống cấp?
Câu hỏi này, trả lời tốt nhất không ai khác phải là lãnh đạo Bộ Y tế,
các nhà quản lý các bệnh viện, viện nghiên cứu, các giáo viên và sinh
viên ngành y có tâm với đất nước!
1. Tôi nhớ ngày xưa đi học, năm thứ hai, buổi đi đầu tiên ở BV Bạch
Mai là tôi làm việc với đống hồ sơ bệnh án của các khoa: tìm số liệu
phục vụ học toán thống kê. Năm thứ ba, đi ngoại khoa. Buổi phụ mổ đầu
tiên, theo phân công, tôi đứng phụ cho một bác sĩ đang học chuyên khoa I
mổ chỉnh hình bàn chân vẹo của một trẻ bảy tuổi. Cuộc mổ rất nhanh. Sau
khi bộc lộ gân Achiles, người bác sĩ tách đôi gân, rồi cắt lệch nhau,
nối hai đầu dài với nhau, sau vài động tác vặn chỉnh tư thế, bàn chân đã
thẳng trở lại. Mất khoảng 15 phút, bệnh nhân đã được cho ra. Lẽ ra chỉ
ca đó xong là nghỉ trưa. Nhưng vì nhanh quá nên kíp mổ được lệnh giữ
nguyên vị trí làm tiếp ca thứ hai. Mổ lấy nẹp AO cho một cán bộ địa chất
công tác vùng biên giới Tây Nam bị lính Polpot bắn gãy 1/3 cẳng chân
dưới. Đội phẫu thuật tiền phương đã mổ cấp cứu, gắn nẹp AO. Sau hơn một
năm, vết thương đau nhức, quyết định mổ lấy nẹp ra.
Tôi giữ, người bác sĩ đục. Mảnh vụn xương bắn cả vào mặt tôi. Hì hục
đến hơn tiếng đồng hồ mới lấy được nẹp ra. Đến hai mũi khâu cuối cùng,
người bác sĩ ngừng tay, trao kim bảo tôi khâu nốt. Ông uốn nắn tư thế
cầm kim, khoảng cách đặt mũi kim, độ sâu luồn kim, cách buộc chỉ cho
chặt. Khi chúng tôi cởi găng, áo, đồng hồ chỉ đúng 1 giờ chiều!
Tôi nhớ sinh viên khoa sản phải đi trực ở nhà hộ sinh. Tối trực nào
cũng có khoảng 5-7 sản phụ đẻ. Chỉ buổi trực đầu đã làm quen tất cả các
thực hành đo khung chậu, nghe tim thai, đếm cơn co, tiên lượng cuộc đẻ.
Chỉ tiêu giao sinh viên qua học sản tối thiểu phải trực tiếp đỡ năm ca
nhưng hầu hết sinh viên đạt gấp đôi trở lên cả.
2. Năm 2005, từ Úc trở về, tôi tìm gặp GS-TS Trương Việt Dũng, người
thầy hướng dẫn luận văn tốt nghiệp bác sĩ của tôi, lúc này vừa lãnh đạo
khoa Y tế Công cộng – ĐH Y Hà nội, vừa kiêm lãnh đạo Vụ Đào tạo và
Nghiên cứu khoa học – Bộ Y tế. Tôi bàn về một dự án nghiên cứu và hướng
đào tạo nghiên cứu viên tương lai, bắt đầu để ý sớm đến các sinh viên
đang học tại khoa. Ông bảo: “Bói đâu ra!”. Tôi ngỡ ngàng. Ông nói: “Đầu
vào rất tốt đấy, Tuấn xem, điểm vào trường toàn 27, 28 điểm cả! Nói gì
thì nói, thi đại học vẫn là lưới lọc sinh viên tốt nhất cho mình lúc
này. Mà các em thông minh thực chứ. Ấy thế mà khi đến học khoa mình
(trong chương trình đào tạo bác sĩ, sinh viên học y tế công cộng vào năm
thứ năm), chẳng hiểu đào tạo thế nào mà biến chúng trở nên cứ ngơ ngơ
như bò đội nón. Hỏi gì cũng chẳng hiểu! Tiếng Anh thì một số tốt đấy
nhưng động đến vấn đề gì cũng như mới cả. Làm gì có được một sinh viên
như thời anh em mình mà cho tham gia!”.
3. Tháng trước, tôi vào công tác tại Thanh Hóa, gặp một người bạn ở
Sở Y tế. Anh bảo tôi: Lãnh đạo Trường ĐH Y và cả Vụ Khoa học và Đào tạo
(Bộ Y tế) nữa vừa từ đây trở ra xong. Họ vào đây bàn với tỉnh lập cơ sở
đào tạo vệ tinh của Trường ĐH Y Hà Nội, nhận đào tạo cả bác sĩ cử tuyển,
chuyên tu!
ĐH Y Hà Nội, tinh hoa của nền y học Việt Nam, đã yên tâm với vấn đề
chất lượng đào tạo bác sĩ hệ chính quy và còn đủ nhân lực, thời gian để
mở rộng sang các hình thức đào tạo thực ra chỉ thích hợp vào giai đoạn
đất nước còn trong chiến tranh và đất nước có nhu cầu đào tạo bác sĩ
chuyên tu, cử tuyển lớn đến mức nào mà các trường đại học chuyên đào tạo
hình thức này như Thái Bình, Hải Phòng… không đáp ứng nổi để đến nỗi ĐH
Y Hà nội phải vào cuộc?
Đến nước này thì câu chuyện so sánh chất lượng đào tạo bác sĩ của
Việt Nam ngày nay với thế giới đừng đặt ra nữa. Câu trả lời đã rõ như
ban ngày!
Theo Pháp luật TPHCM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét