Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

Tin Chủ nhật, 18-08-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Hạm đội Nam Hải khai hỏa trên Biển Đông. Có vẻ như trang Sống Mới vô tình quảng bá cho tinh thần bành trướng của Trung Quốc. - Đây nữa, cũng một lối “quảng bá” tương tự: Trung Quốc dàn trận Xích Bích khi Mỹ vào Biển Đông? (ĐV).
Trung Quốc thúc đẩy liên minh Nhật Bản-Philippines (KT).  - Nhật có kế hoạch xây “chiến lược an ninh quốc gia” (TTXVN).
Mỹ sắp tăng cường lực lượng tại Philippines (RFI).  - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-Trung gặp nhau 19/8.

1<- Phỏng vấn ĐS. HK David Shear về quan hệ Mỹ-Việt. RFA viết tắt tùy tiện, nhưng VOA thì không:  - Đại sứ Mỹ trả lời việc bị truyền thông Việt Nam trích dẫn sai. - Những ưu tiên khác nhau đang thách thức quan hệ Mỹ-Việt (The Diplomat/Boxitvn).
- AFR Dân Nguyễn:  Hậu sinh khả úy (Quê choa). - Nguyễn Văn Thạnh: Phương Uyên và cuộc cách mạng suy tưởng (DL). – Thơ Bùi Chí Vinh: Viết cho chính ta và cô bé yêu nước Nguyễn Phương Uyên (DL). – Thơ Hương Trà: TRỐNG MỘT CHỖ NGỒI (Nguyễn Tường Thụy).
- Hoàng Mai: Đâu là nguyên nhân để Nguyễn Phương Uyên được giảm nhẹ hình phạt và được thả tự do ngay tại tòa? (Boxitvn). - Chuyện bên trong phiên xử phúc thẩm Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha (DLB). “Việc bất đồng trong sự chỉ đạo thể hiện rõ là khi an ninh từ bộ yêu cầu công an tỉnh Long An cung cấp 4 đầu gấu xã hội đen để uy hiếp đoàn biểu tình vào buổi chiều ngày 16.08.2013 thì phía Long An từ chối nói là chúng tôi không có và yêu cầu gấp quá chúng tôi không chuẩn bị kịp.”
- Nguyên Anh: KHOAN HỒNG HAY ĐỘNG TÁC GIẢ ? (TNMD). “Với câu nói nổi tiếng: ‘tôi yêu tổ quốc tôi nhưng tôi chống đảng, các ông đừng đánh đồng Tổ quốc chung với đảng’ và câu ‘Tàu khựa đi chết đi’ đáng lý ra em phải chịu mức án nặng nề vì phạm húy chế độ ! Nhưng Phương Uyên phủ nhận những cáo buộc về hành động của mình.”
- Sáng qua chúng tôi có bình luận về bài  Ơn Đảng, ơn Chính phủ của TS Phạm Chí Dũng trên RFA. Sáng nay blogger Nguyễn Quốc Minh từ trang Ngày-Đêm có gửi tới bài ĐÂU LÀ BÀI VIẾT CỦA NHÀ BÁO PHẠM CHÍ DŨNG: ƠN ĐẢNG,ƠN CHÍNH PHỦ # PHÉP THỬ ĐÃ CÓ KẾT QUẢ. Đọc vào mới biết là bài báo gốc trên RFA đã được sửa tựa để thành Phép thử đã có kết quả, và câu “Ơn đảng, ơn chính phủ” trong bài cũng đã được cắt bỏ. Có vài điều đáng nói trong vụ này:
  +Chúng tôi không có nghi ngờ như blogger Nguyễn Quốc Minh, mà chỉ cho là TS Phạm Chí Dũng đã đề nghị RFA sửa lại bài viết sau khi được đăng lên và trang BS bình luận.
  +Cũng là một kinh nghiệm cho người viết báo, có lẽ trong cảm xúc mừng vui, xúc động quá lớn, cùng với sự chủ quan và dễ có sơ suất khi viết nhiều, nên vậy. Rồi sửa vội, thành ra ý tứ của bài cũng trở nên khác nhiều, từ “ngợi ca” thành ra (có vẻ như) “mai mỉa” – như lời bình trên BS đã nói đến.
  +Nhưng một kinh nghiệm khác cho một số báo mạng, chưa rõ họ nên phải xử sự ra sao, khi sửa lại nội dung, tựa của bài, sau khi đã đăng lên, nhưng không có ghi chú để độc giả biết. Cũng may mà trang Boxitvn đã đăng lại bài này, và trên mạng cũng còn lưu bài gốc, nếu không thì … oan cho những lời bình của BS.

2VỪA VUI MỪNG ĐẤY ĐÃ …BUỒN VU VƠ … (Tô Hải). “1- Lo cho cháu Uyên sau khi hết « tù ngồi » nay sang « tù treo » với 52 tháng « quản chế » liệu có phải là cái bẫy để: a/-Nhử cháu Uyên vào một cái « tội » nào đó nặng kí hơn khi « chộp » được những lời nói hay hành động như trả lời « báo-đài thù địch »mà vi phạm vào các điều 88, 258!…”
-  S.T.T.D Tưởng Năng Tiến Thơ & Đơn Giữa Thời Mắc Dịch (RFA blog). - HỊCH FB (Cu Vinh).
Ý KIẾN VỀ BÀI VIẾT CỦA LÊ HIẾU ĐẰNG “SUY NGHĨ TRONG NHỮNG NGÀY NẰM BỊNH..” (TNMD).  Lời lẽ trong bài này minh họa phần nào cho bài mới đây: Gửi những người chống cộng cực đoan (Boxitvn/ BS), và cũng giải đáp cho nhiều độc giả với những phản hồi tức tối về khái niệm “chống cộng cực đoan”. Chẳng phải người cộng sản mới phải nhắc nhở nhau rằng hăng hái quá trong sự ngu dốt và mù quáng, nhiều khi trở thành kẻ phá hoại.
- Phỏng vấn Giáo sư Vũ Minh Giang, cựu Phó Giám đốc ĐHQG HN: ‘Căn cứ đâu để lập chính đảng mới?’ (BBC).  - ‘Kiểm soát quyền lực’ – chìa khóa cho VN. – Phỏng vấn ông Hồ Ngọc Nhuận: Đã đến lúc “phá xiềng”! (RFA).
Tiếp phần 3, chủ đề “bỏ đảng”, “đa đảng” 
Sang thời kỳ “Đổi mới”, ĐCSVN chấp nhận xoay 180º trong quan điểm về “đạo đức” của người cộng sản.
Trước đây, người CS duy trì lối sống khắc khổ cả về vật chất lẫn tinh thần, lấy đó làm thước đo tư cách đạo đức, làm hình mẫu để lôi kéo quần chúng tin theo mình. Đó cũng là phương cách “nhất cử lưỡng tiện”, hòng có được nguồn lực dốc hết cho chiến tranh. Những nguyên tắc chuẩn mực về đạo đức, lối sống, quan hệ con người được đè nén theo những truyền thống từ xa xưa cũng như những khuôn mẫu mới mà người CS cố gắng xây dựng lên.
Không kể số ít trong giới quyền lực chỉ tin và theo những khuôn mẫu đạo đức CS một cách hình thức, giả dối, còn đại đa số trong họ đã thành tâm và làm được, sống thanh bạch, đạm bạc, từ đó lôi cuốn người dân tin tưởng và thực hiện theo. Họ đã thắng trong cuộc chiến tranh ý thức hệ – được gọi là giải phóng – một phần quan trọng cũng nhờ ở lối thu phục nhân tâm đó, từ nhào nặn nên hình ảnh thánh sống ở lãnh tụ, cho tới thổi phồng, ngụy tạo những tấm gương CS điển hình khác.
Mô hình đó giúp ĐCSVN “sống khỏe” qua chiến tranh, cho đến khi sự đè nén mọi mặt của nó không còn có thể tiếp tục được nữa, họ quyết định “Đổi mới” – nhưng chỉ cải cách kinh tế, theo một hình mẫu quái dị.
Đó là quyết định quá “khôn ngoan” cho việc gắng cầm hơi chủ thuyết CS, trong khi dường như không có ai trong số những trí thức tinh hoa hình dung ra một tương lai như hôm nay để mà can gián. Cả xã hội hồ hởi, nhiệt thành lao vào cuộc mưu sinh, làm giàu, tặc lưỡi chấp nhận “ngậm miệng ăn tiền”, dưới vô vàn mức độ, hình thức khác nhau.
3
Thời “bao cấp”, để sống được, người ta lặng lẽ cùng nhau ăn cắp vặt. Nhưng thời nay, cả xã hội ồn ào một công cuộc làm giàu, hưởng thụ, khoe khoang, không ngần ngại điều tiếng gian dối, miễn sao không vì ngờ ngệch mà vướng vòng lao lý là được. Tất cả là do đã được đảng “bật đèn xanh”. Không còn những cuộc họp hành kiểm điểm, xoi mói đời sống vật chất riêng tư trong đảng.
Dưới chế độ cộng sản “trại lính” trước Đổi mới, với những cán bộ đảng viên có đời sống kinh tế khá giả khác thường, thì dù pháp luật chưa sờ được tới, nhưng trong nội bộ đảng cũng đã có biện pháp để người đó khó có thể được trọng dụng, leo cao. Còn ngoài xã hội, họ dễ bị những ánh mắt nghi ngờ, dư luận ác cảm, không dễ sống vinh vang. Thế nhưng, ở thời nay, câu chuyện đã ngược lại hoàn toàn. Một vị quan chức sống như đế vương, chưa bị xộ khám thì đảng cũng chẳng làm gì, thậm chí còn “lên to” hơn, dư luận không những làm lơ, mà nhiều khi còn vì nể. ĐCSVN đã thành công bằng việc “bôi lem” tất cả, trong cuộc giao duyên giữa chủ nghĩa tư bản hoang dã với chủ nghĩa cộng sản trại lính.
Cho nên, trong hơn phần tư thế kỷ qua, trên thực tế, DÂN TRÍ đã đi xuống thê thảm. Bởi vì thước đo dân trí chẳng đơn thuần chỉ là biết nhiều, sống tiện nghi nhiều, quan hệ quốc tế “rộng mở”, có nhiều sách để đọc, nhiều phim để xem, … Dân trí cao trước hết phải là một xã hội mà pháp luật, quyền con người, những thuần phong mỹ tục trong đó có trọng người tài, sống trung thực, biết hy sinh … được tôn trọng và đảm bảo. So với thời “bao cấp”, thì từ “Đổi mới” tới nay, chỉ riêng quyền con người có phần được cải thiện đôi chút, còn ngoài ra, hết thảy đều là những bước thụt lùi.
Sự “thụt lùi” về dân trí theo lập luận nói trên không phải chỉ trong lớp bình dân hay quan chức quyền thế, mà cả trong đông đảo cán bộ đảng viên, giới trí thức, văn hóa, … kể cả trong chính những con người có tư tưởng tiến bộ, muốn thay đổi xã hội theo hướng dân chủ, văn minh. Chấp nhận những gian dối, nhẫn tâm, háo danh, ích kỷ, tham lam … cứ lặng lẽ, thấm dần bên trong mỗi người, không dễ nhận ra; hoặc có nhận ra thì cũng có thừa lập luận của thứ “dân trí khôn vặt” để tự biện hộ cho mình, rằng “thiên hạ thế cả”. 
Từ bức tranh xã hội nói trên, thử nghĩ về câu chuyện “bỏ đảng”, “đa đảng”. Như thể khi không chấp nhận bị giam hãm trong một căn nhà duy nhất bị coi là tệ hại, nhiều người rủ nhau muốn xây thêm, dời sang một căn nhà mới khác, liệu họ có dễ thoát đi nổi và đã chuẩn bị được những gì để xây căn nhà mới, và cho khả năng thích ứng của mình để sống ở đó? (Xin bàn tiếp trong kỳ tới).
- TIẾP TỤC ĐÓNG GÓP VÀO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992: Chính quyền địa phương cần được làm rõ và khẳng định ngay trong Hiến pháp (ĐBND).
- Nguyễn Hữu Đang: Hiến pháp Việt Nam năm 1946 và Hiến pháp Trung Hoa bảo đảm tự do dân chủ thế nào? (pro&contra/ talawas).
- Phạm Xuân Nguyên: Ông Đang (Quê choa). - NHÂN 100 NĂM NGÀY SINH NGUYỄN HỮU ĐANG (Nhật Tuấn/ talawas).
TỪ THUYẾT PHÁP ĐẾN HÀNH PHÁP, TƯ PHÁP (Bùi Văn Bồng).
‘TPHCM đang mặc áo quá chật’ (VNN). Rồi vơ đại miếng áo quá vội!
KHEN CHO CHẾT (Văn Công Hùng).
4Hồi ức không quên về những ngày tháng Tám lịch sử (Tin tức).  - Những lời “tiên tri” thần kỳ về Cách mạng Tháng Tám (KT).
Mỹ giúp nạn nhân của mìn để lại từ thời chiến tranh Việt Nam (VOA). =>
Làm gì để trút bỏ gánh nặng giấy tờ? (TT).
TP.HCM không thể quản lý kiểu ‘hạch toán báo sổ’ (TN).
Công an Bình Dương kết luận vụ “hiệp sỹ” tố cáo công an (TT). – Thơ: MẤT CHỨC (Nguyễn Duy Xuân).
- Hữu Quả: Chuyện kể tản mạn: “Đồ giẻ rách!” (Ba Sàm).
Bầu cử Úc : Thuyền nhân là món hàng mặc cả (RFI).
Câu chuyện nước Mỹ qua những bài Diễn văn Tổng thống (Infonet).
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (phần 2) (Phan Ba). - [Ý thức hệ] Trung Quốc và sự cùng đường của những dự đoán thảm khốc (ĐKN). - Trung Quốc ‘ngưng lấy nội tạng tử tù’ (BBC). - Thêm một nhà dân chủ tên tuổi bị bắt (RFI). - Vô tội cũng trở thành có tội.
Nam Triều Tiên kiểm tra khu công nghiệp chung ở miền bắc (VOA).
- Nghe dân (TP).

- Bây giờ thì sao? (Jonathan London).
Quá hay. Lần đầu tiên sau 38 năm, người dân Long An được chứng kiến cảnh biểu tình như thế này:
KINH TẾ 
Kinh tế vĩ mô và bước ngoặt đột phá (Tầm nhìn).
FDI và cái giá của nó (Tầm nhìn).  – Phỏng vấn ông Phan Hữu Thắng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đầu từ Nước ngoài, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG HN: “Thiếu vốn FDI, chúng ta đã không được như thế này” (TBKTSG).  - TP Cần Thơ yếu thế trong thu hút vốn FDI (TBKTSG).
Tư nhân có thể được giao khai thác khu vực biển (VnEco).
Ngân hàng Nhà nước giải đáp vướng mắc về gói 30.000 tỷ (VnEco).  - Thời vốn tìm dự án (Tài chính).
Lực tăng mạnh tuần qua sẽ tạo đà cho giá vàng tiếp tục lên cao (Gafin).
Sắp trình Chính phủ đề án hợp nhất 2 sàn chứng khoán (VNE).
5<- DN cá tra: giá thành “ăn” vào lợi nhuận (TBKTSG).
Người nuôi tôm ở ĐBSCL phản đối phán quyết của DOC (VOV).  - Nhìn từ câu chuyện bố sống trong cống nuôi con thủ khoa…(DV).
Thái Lan: khổ vì gạo! (TBKTSG).
Ấn Ðộ loan báo các biện pháp nâng đỡ đồng rupee (VOA).
Thống kê kinh tế Trung Quốc : Một trò đánh đố (RFI).

- Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn: Phải chủ động giảm diện tích đất lúa (DV).

VĂN HÓA-THỂ THAO
Kiên Giang : Lối viết cải lương mang đậm chất thơ (RFI).
- Nhà văn NHẬT TIẾN : HÀNH TRÌNH CHỮ NGHĨA (KỲ 12) (Nhật Tuấn).
Quảng Ngãi: Thả lưới sắt bảo vệ tàu cổ (NLĐ).  - Quảng Ngãi dùng 240 tấm lưới sắt phủ, giằng bảo vệ tàu cổ (VOV).  - Nhiều cổ vật trên con tàu chìm bị vỡ (VNE).  - Đã xác định niên đại cổ vật trên tàu mới phát hiện (VOV).
6Hà Nội chốt phương án khả quan nhất vượt Đàn Xã Tắc (ĐV).
- Vương Trọng: Hai trăm năm “BẮC HÀNH TẠP LỤC” (Bùi Văn Bồng).
Hát ví giặm Nghệ Tĩnh thành Di sản văn hóa quốc gia (TTXVN).
Bảo tồn, khai thác giá trị Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, Bắc Giang (ĐBND).
- Nguyễn Xuân Diện: MỘT CUỐN TỪ ĐIỂN SONG NGỮ HÁN NÔM VỪA ĐƯỢC XUẤT BẢN (Tễu). =>
- Video: Sách hóa nông thôn trên VTV1_hoàn thành áp dụng thư viện dân sự (Youtube – Nguyễn Quang Thạch).
Đạo hiếu nghĩa ‘dịp Vu lan’ (TP).
Văn nghệ sĩ TP HCM hát tại nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn (NLĐ).
NSND Bạch Diệp về cõi vĩnh hằng (NLĐ).  - Người tình duy nhất của Xuân Diệu – NSND Bạch Diệp qua đời (KT).  - Nữ đạo diễn điện ảnh đầu tiên của Việt Nam từ trần (TT).
Đỗ Bảo: showbiz đang rất hỗn mang (TT).
Cận cảnh “gia sản” của ông vua quạt cổ Hà thành (DT).

- Triển lãm của nghệ sĩ nhiếp ảnh Kotori Kawashima (Nhật Bản): Vẻ đẹp tươi mới của cô bé “tương lai” (TP).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Cận cảnh chen chúc khổ sở tại trường “nức tiếng” đông học sinh (DT).
Đến hẹn lại… thu? (ĐĐK).
7<- Nghẹn đắng gia cảnh cậu học trò nghèo 2 năm đỗ học sinh giỏi quốc gia (DT).
Thợ may 36 tuổi không thi vẫn nhận giấy báo đỗ ĐH (ĐV).  - Không thi vẫn được mời nhập học, lỗi do chuyển nhầm (VTC).
Hà Nội: Chủ nợ “khóc mếu” tố thủ đoạn lừa trăm tỷ của bà chủ trường tư (DT).
Để những giấc mơ khoa học không đơn độc (TTCT).


- Dương Đình Giao: Trước tiên phải cải cách con người (Quê Choa).
- Vụ bà Chủ tịch HĐQT trường tư bị tố quỵt nợ hàng trăm tỷ đồng: Cụ già, trẻ nhỏ cũng tham gia vào “vòng xoáy” đòi nợ (DT).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG

Phát hiện thịt bò khô chế biến từ thịt lợn! (Tầm nhìn).
Bốn thủy thủ Việt Nam nhảy xuống kênh đào Panama (TN).  - Bấp bênh nghề thuyền viên nơi xứ người (VNE).   - Tàu bị cháy trên biển, 15 người được cứu sống (VOV).
THẾ ĐẤY (Cu Vinh). - Chuyển viện cha con “người rừng”, đốt chòi “tổ chim” (TT).  - Chòi lá của cha con “người rừng” đã bị đốt (NLĐ).  - Cần tái hiện không gian rừng cho cha con “người rừng” (TT).
- Bệnh nhân cần gì ở thầy thuốc? (Trần Kinh Nghị).
5Bình đẳng giới thúc đẩy sự tiến bộ của quốc gia (Vietnamnews/ Ánh Hiền).
Đục đẽo ở tuổi thanh xuân (GD&TĐ). =>
Hai anh em thương vong do nghịch kíp mìn (VOV).
Cận cảnh các biệt thự hoang phế ở Đà Lạt (TN).
Gió lốc mạnh làm tốc mái 85 nhà dân tại Cao Bằng (TTXVN).  – Lào Cai: Sụt lún gây nứt xé dọc sườn đồi, lớp học sơ tán (DV).
Phà chìm, nhiều người Philippines mất tích (BBC).  - Ðụng tàu ở Philippines, 26 người chết, 200 người mất tích (VOA).  - Chìm tàu Philippines: 24 người chết, 300 mất tích (RFI). - Hơn 200 người mất tích (NLĐ).  - Hình ảnh khủng khiếp vụ chìm phà ở Philippines (KT).
Tai nạn tàu thủy tại Nga, gần 40 người thương vong (Tin tức).  - Tàu đâm xà lan: 4 người chết, 14 người nguy kịch (TT).


- CỖ BÀN (Mai Thanh Hải).
QUỐC TẾ
Thứ Sáu đẫm máu : Hơn 80 người Ai Cập chết trong ngày cầu nguyện (RFI). - Châu Âu chuẩn bị các biện pháp trừng phạt Ai Cập. - Tình hình Ai Cập đang diễn biến hết sức nguy hiểm (VOV).  - Ai Cập bắt hơn 1.000 thành viên Huynh đệ Hồi giáo (TN).  - An ninh Ai Cập đấu súng ác liệt với người biểu tình (VNE). - Đấu súng bên trong một nhà thờ Hồi giáo tại Cairo (TTXVN). - Ai Cập: Đền thờ ở Cairo được ‘giải tỏa’ (BBC).  - An ninh Ai Cập bắn người biểu tình bị vây tại một đền thờ ở Cairo (VOA).  - Ai Cập: Nguy cơ nội chiến cận kề (VOH).  - Thủ tướng Ai Cập đề xuất giải tán Anh em Hồi giáo (TTXVN).  - Anh em Hồi giáo trước nguy cơ bị giải tán (Tin tức).  - Anh, Pháp kêu gọi EU họp khẩn về tình hình Ai Cập (TTXVN). - Bài toán khó cho ông Obama (NLĐ).
8<- Người Syria chạy nạn đến khu vực người Kurd của Iraq (VOA).
Phiến quân tấn công ở Afghanistan, 17 người chết (VOA).
“Người dân Iran muốn thay đổi chính sách đối ngoại” (TTXVN).
Gibraltar : Thủ tướng Anh yêu cầu Châu Âu can thiệp (RFI).
Cảnh sát Ấn bắt được một tay trùm khủng bố (RFI). - Trung – Ấn lại đấu đá với nhau vì tàu sân bay… trên cạn (ANTĐ). - Mỹ sẽ giúp Ấn Độ vớt xác thủy thủ từ tàu ngầm Kilo (TTXVN).
Mỹ đã “sẵn sàng” có nữ tổng thống đầu tiên (NLĐ).  - TT Obama: Bảo hiểm sức khỏe là một quyền (VOA).  - Hoa Kỳ xác nhận địa điểm thử nghiệm máy bay bí mật (VOA).
NSA khẳng định không phạm luật trong nhiệm vụ theo dõi (RFI). - Báo Mỹ: NSA không ngớt vi phạm qui định về quyền riêng tư (VOA). - Lần đầu tiên CIA tiết lộ Khu vực 51 bí ẩn (GD&TĐ).
- Đức: Sẽ có nhiệm kỳ 3 cho đương kim Thủ tướng? (ĐBND).
Thái Lan, Lào thỏa thuận về phân định biên giới (VOA).

* RFA: + 
* VTV1:  + Cuộc sống thường ngày – 17/08/2013;  + Trang địa phương – 17/08/2013;  + Sự kiện và Bình luận – 17/08/2013;  + Tạp chí kinh tế cuối tuần – 17/08/2013;   + Tài chính tiêu dùng – 17/08/2013;  + Câu chuyên văn hóa: Huế với bảo tồn và phát huy giá trị di sản;  + Khoảnh khắc cuối tuần – 17/08/2013;  + Nhịp đập 360 độ Thể thao – 17/08/2013;  + 360 độ thể thao – 17/08/2013;  + Xây dựng nông thôn mới: Quy hoạch sản xuất nông nghiệp vùng thấp, trũng;  + Thời sự 12h – 17/08/2013;  + Thời sự 19h – 17/08/2013.

1966. GÓP Ý XÂY DỰNG CƯƠNG LĨNH ĐẢNG DÂN CHỦ XÃ HộI

Nguyễn Thiện Nhân *
1) DÂN CHỦ và NHÂN QUYỀN
DÂN CHỦ và NHÂN QUYỀN vừa là thước đo mức độ văn minh của một quốc gia vừa là mục đích đấu tranh của nhân dân tất cả các nước trong thời đại ngày nay.
Nền dân chủ của một quốc gia chỉ có được khi nhân dân được trao công cụ làm chủ đất nước. Điều đó có nghĩa rằng nhân dân được quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước cũng như bầu chọn lãnh đạo cao nhất của nước mình. Để thực hiện được điều đó, nhân dân phải có ít nhất 2 quyền sau:

- Quyền bầu cử lãnh đạo cao nhất của quốc gia với các ứng cử viên được đề cử từ các đảng chính trị khác nhau nhằm tạo ra cơ hội lựa chọn tốt nhất cho người dân.
- Quyền tự do ngôn luận và bày tỏ thái độ đối với tất cả các vấn đề mà người dân muốn. Nói cách khác phải có cơ quan ngôn luận nằm ngoài sự kiểm duyệt của đảng cầm quyền và quyền biểu tình được luật pháp bảo vệ.
Có dân chủ mới có nhân quyền. Dân chủ là điều kiện cần để thực thi nhân quyền.
Cạnh tranh chính trị trong môi trường dân chủ là đề kháng chống tiêu cực, quan liêu và tham nhũng.
Có cạnh tranh chính trị thì mới có chính phủ tốt. Chính phủ tốt mới có thể đảm bảo luật pháp được thực thi khách quan và công bằng. Luật pháp khách quan và công bằng sẽ khai thác được sức lao động sáng tạo của từng người dân…đó là một chuỗi logic những quy luật phát triển xã hội. Đó là con đường tất yếu mà bất cứ một quốc gia nào muốn giàu có và văn minh đều phải đi qua.
2) Thay đổi thể chế, giữ lại giá trị lịch sử
Thế hệ Hồ Chí Minh là thế hệ sống trong hoàn cảnh chiến tranh. Chủ nghĩa cộng sản dù bất khả thi nhưng chúng ta cần nhìn nhận những giá trị thời cuộc của nó. Có thể nói, Việt Nam đã dùng chủ nghĩa cộng sản làm công cụ để đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Hàng triệu người VN thế hệ HCM đã nghĩ rằng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là giặc ngoại xâm, họ cho rằng VN đang đứng trước  nguy cơ mất nước. Tư tưởng này của họ càng nhân lên gấp bội lần khi Pháp và Mỹ đã mắc nhiều sai lầm trong chiến tranh ở VN. Thực dân Pháp cai trị VN quá khắc nghiệt, quyền con người của dân tộc Việt Nam bị bóp nghẹt, đàn áp, giết chóc quá mức dẫn đến phản kháng mạnh mẽ. Trước hoàn cảnh đó, nhiều người đã theo cộng sản để chống Pháp. Họ không đủ nhận thức để nhận ra con đường XHCN sẽ bất khả thi, họ theo cộng sản là để chống Pháp chứ không nghĩ đến hậu quả gì khác. Sau 1954, Pháp rút, Mỹ đổ quân vào Miền Nam, Đảng CSVN vừa giúp VN đẩy lùi thực dân Pháp thì Mỹ nhảy vào chống cộng sản! Đông đảo người VN chưa nhìn thấy hậu quả của CNCS như thế nào, họ chỉ thấy rằng Mỹ là đế quốc ngoại bang! Trong tình huống này, hàng triệu người Việt đã tiếp tục theo cộng sản chống Mỹ, mặc khác Mỹ đã phạm những sai lầm: lại đàn áp, lại giết chóc, lại rải chất độc. Vì thế, tinh thần những người cộng sản chống Mỹ càng mạnh, và những thanh niên mới lớn lại tiếp tục theo cộng sản chống Mỹ! Họ hy sinh trong sáng mà không nghĩ gì đến hậu quả của CNCS.
Chúng ta nhận thấy loài người ngày càng văn minh, nhận thức của mỗi dân tộc cũng ngày càng tiến bộ. Vì thế chúng ta cần tôn trọng lịch sử dân tộc. Thế hệ ngày sau tất nhiên sẽ có nhận thức tiến bộ hơn thế hệ ngày trước, đồng thời thế hệ sau cũng kế thừa thế hệ trước. Vì vậy đối với thế hệ trước, ta cần phải tôn trọng. Đối với những người cộng sản chân chính, hy sinh vì lý tưởng cộng sản, ta càng nên trân trọng.
3) Thay đổi thế chế mới bảo vệ được Hoàng Sa và Trường Sa
Chỉ có con đường quốc tế hóa vấn đề biển đông mới giành lại toàn vẹn chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa. Thông qua đó cậy nhờ luật pháp quốc tế và sức ép của các nước cũng như các tổ chức quốc tế buộc Trung Quốc phải từ bỏ lòng tham xâm chiếm biển đảo VN, nếu không Trung Quốc phải đối đầu quân sự với các liên minh quốc tế.
Muốn thực hiện được nhiệm vụ thiêng liêng này, Việt Nam phải có những thay đổi làm hài lòng quốc tế nhằm tranh thủ sự ủng hộ nhiệt tình của họ. Nhân quyền và dân chủ theo khái niệm phổ biến của Châu Âu và Mỹ là cái mà Việt Nam phải thực thi để có được sức mạnh quốc tế chống lại sự xâm lược của Trung Quốc.
Cái gì con người tạo nên thì con người đều có thể thay đổi. Chủ nghĩa cộng sản cũng vậy, nó đã hết sứ mệnh của mình, cần phải thay đổi.
Sự độc quyền lãnh đạo của một đảng không còn phù hợp  trong hoàn cảnh hiện nay, cho dù đảng đó là cộng sản hay không cộng sản (như đảng của ông Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan thời ông ấy còn sống cũng vậy, vì không phù hợp nên Đài Loan ngày nay đã đa nguyên đa đảng).
Vì thế đấu tranh để Việt Nam được đa đảng là cuộc đấu tranh chính nghĩa. Đảng CSVN không nên chống lại xu thế này, vì càng chống lại, Đảng CSVN càng hủy hoại thanh danh của mình, đánh mất thời cơ chuyển hóa để hòa hợp dân tộc. Công nhận sự hình thành đảng chính trị mới không những cứu được dân tộc mà còn cứu được tính mạng của những người đang sẵn sàng ngã xuống và cũng tránh đi những ngày tháng tù tội oan uổng của những người đấu tranh.
4) Cương lĩnh của ĐẢNG DÂN CHỦ XÃ Hội
Trên phân tích ở 3 mục trên đây, tôi đề xuất một số ý về mục đích, đường lối, nguyên tắc  và phương pháp hoạt động cho Đảng dân chủ xã hội sắp thành lập nhằm xây dựng cương lĩnh Đảng dân chủ xã hội:
- Mục đích ra đời: Hình thành thể chế chính trị đa nguyên đa đảng tại Việt Nam nhằm xây dựng nền dân chủ bền vững và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
- Mục đích dài hạn: Xây dựng nước Việt Nam phát triển toàn diện sánh vai cùng các cường quốc.
-Đường lối: Hình thành và phát triển lực lượng ban đầu từ những nhân tố trong nước, hoan nghênh những đảng viên đảng CSVN gia nhập đảng Dân chủ xã hội bằng ý thức tự nguyện. Vừa đấu tranh vừa phối hợp với Đảng CSVN cùng chính quyền để chuẩn bị tiền đề hòa nhập sâu sắc, đàm phán thành công với các cường quốc và các liên minh quốc tế. Tạo thế trận vững chắc để phát triển chiều sâu và bảo vệ tổ quốc.
- Phương pháp đấu tranh: Đấu tranh bất bạo động.
Nguyên tắc hoạt động:
- Không chủ trương lật đổ chính quyền.
- Đặt Tổ quốc và lợi ích dân tộc lên trên hết.
- Bảo tồn những giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc Việt Nam.
- Trân trọng những giá trị lịch sử Việt Nam bao gồm những sự hy sinh xuất phát từ lý tưởng chân chính.
- Luôn luôn phấn đấu vươn lên thích nghi với sự phát triển theo hướng hòa nhập, văn minh và dân chủ.
- Đảng viên sẵn sàng dấn thân, không quản ngại khó khăn, nguy hiểm để bảo vệ chân lý, chính nghĩa và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước.
Việt Nam, ngày 17 tháng 08 năm 2013
Nguyễn Thiện Nhân (blogger)
—-
* Ghi chú về tác giả:
Blogger Nguyễn Thiện Nhân
Số nhà 160 Tổ 73, Khu 8, Phường Chánh Nghĩa, Tp Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
ĐT: 0989021456
Blog: http://giaiphapdanchu.wordpress.com

1967. CẦN MỘT NỀN TẢNG TRIẾT LÝ TỐT CHO TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM

Posted by basamnews on August 18th, 2013
Chu Chỉ Nam 
Trung Quốc và Việt Nam, trên bình diện quốc nội, thì không thể nào có một sự phát triển đúng mức, có thể huy động tất cả những tiềm năng nhân sự quốc gia và một sự hài hòa xã hội; trên bình diện quốc tế, thì không thể nào có được một sự hòa bình, không những với những nước láng giềng, mà còn với cả thế giới; nếu hai nước còn giữ nền tảng triết lý sai trái Mác Lê. Vì vậy 2 nước này cần phải thay đổi triết lý này bằng một nền tảng triết lý đúng, dựa trên sự tự nhiên, bình thường của con người, trên những giá trị nhân bản, toàn cầu.

Lý thuyết triết học Mác sai trái và lỗi thời
 Sau gần 100 năm áp dụng lý thuyết Mác, hậu quả là cả trăm triệu người chết: chết không phải chỉ vì chống đối lý thuyết này, chống đối đảng cộng sản, mà chết nhiều nhất lại là sự thanh trừng trong nội bộ đảng, rồi mới tới số người chết ở ngoài đảng, ngoài quốc gia cộng sản.
Chỉ riêng điều này đã minh chứng quá rõ, quá đủ sự sai trái của triết lý Mác.
 Triết lý, định nghĩa một cách đơn giản và bình dân, là cách tự nhìn mình, nhìn người, nhìn xã hội, nhìn vạn vật, để sau đó tìm ra một cách sống, một quan niệm sống tốt đẹp nhất, hài hòa nhất, với chính mình, với người chung quanh. Điều này đúng với cá nhân và đúng với cả một tập đoàn, quốc gia xã hội.
Từ đó, chúng ta đi đến một nhận xét là triết lý Mác sai trái, không tốt, cho cá nhân và cho quốc gia xã hội. Nó có tính cách bệnh hoạn, nhìn sai sự vật, không giúp cho con người phát triển, không những không đúng mức, mà còn không hài hòa, tự mâu thuẫn với chính mình và mâu thuẫn với người chung quanh.
 Thật vậy, triết lý của Marx không những vô cùng không tưởng, mà còn sai trái, phản con người, phản thiên nhiên, phản sự thật, lấy cái bất bình thường làm cái bình thường, làm đảo lộn tất cả những gì thuộc về con người, làm cho những người theo lý thuyết này không còn là con người, mà là người đến từ hành tinh khác, chỉ mang trong đầu óc ý nghĩ “Phải đập phá tất cả những cái gì thuộc về hành tinh con người “, như nhà văn hào đoạt giải Nobel Nga Soljennytsine đã nhận xét.
Triết lý, quan niệm về lịch sử, về xã hội của Marx, có thể nói, đã được tóm gọn khá đầy đủ trong quyển sách Tuyên Ngôn Thư Đảng Cộng sản. Tuy nhiên Marx viết quyển sách này lúc còn rất trẻ và trong một thời gian rất ngắn, chỉ có mấy tuần.
Thật vậy, vào năm 1847, một số tổ chức, hội đoàn đấu tranh cho xã hội, thợ thuyền đã nhóm họp Đại Hội ở Luân Đôn, mà người ta cho đây là tiền thân của Quốc tế Cộng sản sau này.
Lúc này, Marx đã phải sống cuộc đời tỵ nạn ở Bỉ ( Bruxelles), vì hoàn cảnh tiền bạc, gia đình, không thể tham dự, người đại diện cho Marx là Engels. Trong Đại hội, Engels được chỉ định làm thư ký, ghi chép tất cả những phát biểu của những đại biểu, sau đó bản ghi chép được đưa cho Marx, để viết bản tuyên ngôn. Marx cứ chần chờ không viết, mặc dầu có nhiều lời thúc dục của ban thư ký Đại hội. Cuối cùng ban này đã cảnh cáo Marx, nếu không viết thì hãy trao bản ghi chép lại, để người khác viết. Lúc Đó Marx mới bắt đầu viết vào cuối năm 1847, trong ba tuần, sau đó được xuất bản ở Anh, vào năm 1848. 
Điều này chứng tỏ Marx rất thông minh. Đó là điểm đáng khen. Nhưng điểm đáng trách đó là viết quá vội vã, ở vào một tuổi quá trẻ, 29 tuổi, vì Marx sinh năm 1818, chưa đủ kinh nghiệm, suy nghĩ chín chắn, viết có tính cách lãng mạng, không tưởng, hứng khởi, nhiệt tình, hơn là suy nghĩ, kiểm chứng, có tính cách khoa học, mặc dầu Marx tự nghĩ và cho rằng những điều mình viết ra là khoa học. 
Không cần tìm đâu xa, chỉ cần xem câu mở đầu của bản Tuyên Ngôn: “Lịch sử của tất cả mọi xã hội từ xưa đến nay là lịch sử của đấu tranh giai cấp.“ ( L’Histoire de toute socìété jusqu’à nos jours est l’histoire de la lutte des classes) ( K. Mars – Le manifeste du Parti communiste – trang 19 – Nhà xuất bản Union générales d’ Editions – Paris -1962). 
Ở vào tuổi chưa đầy 30, dù có thông minh đến mấy chăng nữa, chắc chắn Marx cũng không thể nào đọc hết lịch sử của tất cả những xã hội nhân loại. Đây là đơn giản hóa, tổng quát hóa lịch sử. Thêm vào đó, Marx đưa ra định luật « Đấu tranh giai cấp, bạo động lịch sử «, chia xã hội ra làm 2 giai cấp, giai cấp sở hữu phương tiện sản xuất và giai cấp không có phương tiện sản xuất, biến xã hội thành một cuộc chiến không ngừng.
Quan niệm bạo động lịch sữ là quan niệm lấy cái gì bất bình thường làm cái bình thường. Con người nói riêng và ngay một quốc gia, xã hội nói chung, bình thường là họ sống hòa bình. Chỉ khi nào bất đắc dĩ, bất bình thường, họ bị bắt buộc chấp nhận bạo động và muốn chiến tranh. 
Tiếp đến là triết lý duy vật biện chứng của Marx. Thực ra thì Marx lấy tòan phần tư tưởng biện chứng lịch sử ( Dialectique historique) của Hégel, chỉ khác ở chỗ là Hégel áp dụng cho tư tưởng, còn Marx áp dụng cho kinh tế, xã hội. 
Chữ biện chứng ( Dialectique) lấy nguồn từ chữ Hy lạp ( Dialegein) có nghĩa lúc đầu là nói chuyện, lý luận, nghệ thuận nói chuyện, nghệ thuật lý luận, gồm có Đề, Phản Đề và Tổng Đề ( Thèse, Anti these et Synthèse), được Socrate dùng để nói chuyện với dân, nêu ra những mâu thuẫn của người đối thoại, nhất là giới bình dân, để gợi ý cho họ, để làm cuộc đối thoại trở nên phong phú, tiếp đó là được những người của trường phái hùng biện và ngụy biện dùng để nói lên sự mâu thuẫn của đối phương, để tìm cách chiến thắng họ. 
Sau này được Hégel  áp dụng cho tiến trình tư tưởng, cho rằng tư tưởng đi từ Đề  tới Phản Đề rồi tới Tổng Đề, và Tổng Đề lại trở thành Đề, có một Phản Đề khác chống lại, để đi đến Tổng Đề. Cứ như vậy, tư tưởng con người đi từ chỗ chủ quan đến chỗ khách quan.  Hégel còn mang áp dụng cho tiến trình lịch sử, nhưng vẫn trong lãnh vực tư tưởng. Còn Marx thì lấy tất cả tiến trình lịch sử này của Hégel, nhưng áp dụng cho vật chất, cho đấu tranh giai cấp, mà Marx gọi là Duy vật biện chứng.
Có thể nói triết học Tây phương đã từ bỏ vai trò khiêm nhượng ( l’humilité ) của mình, mà tiêu biểu là Socrate ( 470 – 399 trước Tây lịch ), với câu nói khiêm nhường: “ Cái điều tôi biết là tôi không biết gì cả.” ( Ce que je sais, c’est que je ne sais rien ) để bước sang thời kỳ kiêu hãnh ( l’arrogance), bắt đầu với Hégel ( 1770 – 1831 ) rồi K. Marx ( 1818 – 1883), học trò của Hégel, và Nietzsche ( 1844 – 1900). 
Những người này không còn tính khiêm nhường của triết học cổ điển Tây phương bắt đầu từ Socrate qua Saint Augustin tới Kant, mà trở nên kiêu hãnh, không những cho rằng mình biết mình, mà còn biết xã hội, lịch sử, tiến trình lịch sử, không những biết về quá khứ, hiện tại, mà cả tương lai, qua quá trình biện chứng lịch sử của Hégel và quá trình duy vật biện chứng lịch sử của Marx. Với Nietzsche, thì con người không còn là con người bình thường mà là con người Siêu Nhân, qua quan niệm Surhomme của ông. 
Từ thời Hégel tới giờ, chúng ta thấy gì qua lịch sử, nhất là lịch sử Âu châu. 
Hégel đã mang quan niệm biện chứng lịch sử của mình áp dụng cho lịch sử Âu châu, nhất là lịch sử Pháp, qua cuộc Cách mạng Pháp 1789 và tiến trình của nó. Ông cho rằng xã hội Pháp lúc đó là Đề, cuộc Cách mạng 1789 là Phản Đề và Tổng Đề là Napoléon Bonaparte (1769 – 1821), với những lời khen ngợi hết cỡ vị hoàng đế Pháp này của Hégel. Chính Hégel đã tìm cách chứng kiến Napoléon, khi ông tiến quân vào Ìéna (Đức).
Kết quả Tổng hợp lịch sử của Hégel, chúng ta thấy gì: Đó là Napoléon đã gieo rắc chiến tranh khắp Âu châu, rồi sau đó bị các nước Âu châu hạ bệ. 
Marx cũng mang quan niệm duy vật biện chứng sử quan của mình áp dụng cho lịch sử. Ông cũng dùng lịch sử Âu châu và đặc biệt là lịch sử Pháp như Hégel, nhưng ông cho rằng Tổng đề của lịch sử là Ba lê Công xã. Nhưng hậu quả của quan niệm triết lý lịch sử này là ra sao?
Đó là 100 triệu người là nạn nhân của chế độ cộng sản trong thế kỷ vừa qua, như những nhà sử gia, ông S. Courtois, N. Werth, J. L. Panné, A. Pczkowski, B. Bartosek và J.L. Margolin, trong Quển Sách đen về Chủ nghĩa Cộng sản ( Le livre noir du communisme – nhà xuất bản Robert Lăffont – 1997), đã chứng minh. Cũng chính vì vậy mà gần đây Quốc Hội Âu châu đã biểu quyết Quyết nghị 1841 kết án chế độ cộng sản là chế độ diệt chủng. 
Còn quan niệm Siêu nhân của Nietzsche thì như thế nào? 
Quan niệm này đã được Hitler lấy lại, đổi thành quan niệm Siêu Chủng tộc ( Super race) cho rằng chủng tộc Aryen là siêu chủng tộc mà đại diện là dân tộc Đức. Kết quả : Hitler đã là một trong những nguyên nhân chính của trận Thế Chiến thứ Hai, với 50 triệu nạn nhân, trong đó có 6 triệu dân Do Thái bị giết từ lệnh của Hitler và các bộ hạ của ông. 
Từ đó chúng ta mới nhìn rõ ra rằng quan niệm triết học, triết lý chính trị giữ một vai trò rất quan trọng, không những cho cá nhân, mà còn cho quốc gia xã hội, cho sự phát triển và hòa bình không những ở nội địa, mà cả quốc tế. 
Ngoài việc lấy cái gì bất bình thường làm cái bình thường cho rằng lịch sử nhân loại là bạo động, đi theo chân Hégel, thiếu tinh cách khiêm nhượng của những nhà triết học cổ điển trước kia, Marx còn bị lầm lẫn là quá tin vào khoa học, không biết rằng “ Khoa học mà không có lương tâm, chỉ là sự phá hoại của tâm hồn “ ( Science sans conscience n’est que ruine de l’ ame ) ( Rabelais – Pantagruel), hơn nữa cho rằng những điều mình viết là khoa học, đưa đến chỗ lừa dối những người đồ đệ và những người theo lý thuyết của mình, khiến họ trở thành nạn nhân và đau đớn cho Marx, vì sau cùng ông cũng là nạn nhân của chính ông.
Thật vậy, sau khi viết xong quyển Tuyên Ngôn Thư Đảng Cộng sản, nhiều lần Marx viết và tuyên bố là sẽ tìm cho thợ thuyền một phương tiện đấu tranh có khoa học. Marx muốn biến khoa học kinh tế, một khoa học nhân văn, thành một khoa học chính xác. Nhưng Marx bị lâm vào ngõ cụt, làm việc không tưởng. Đây là là một trong những nguyên nhân chính cắt nghĩa tại sao Marx bỏ cả cuộc đời viết quyển Tư Bản luận ( le Capital), gồm 3 quyển, mà Marx chỉ có thể hoàn thành quyển đầu nói về giá trị hàng hóa.
Nhiều người nịnh bợ Marx cho rằng ông không thể hoàn thành quyển Tư Bản luận là vì ông thận trọng, so đo từng chữ viết một. Không phải thế. Ông không thể hoàn thành vì ông tự đặt mình trong ngõ cụt, muốn biến khoa học kinh tế, một khoa học nhân văn, thiếu chính xác, thành khoa học chính xác, như toán học. Điều này còn được chứng minh them là cuối cuộc đời, Marx đã bỏ công học hỏi và nghiên cứu toán học. 
Nói đến duy vật biện chứng của Marx, mà không nói đến qui luật tất yếu của lịch sử, thì cũng là một điều thiếu xót, vì sự kình chống giữa giai cấp chủ và giai cấp thợ càng ngày càng trở nên  gay gắt, chỉ có thể vượt qua bằng một cuộc cách mạng bạo động, vì giai cấp chủ càng ngày càng giàu có và càng ít, giai cấp thợ càng ngày càng nghèo và càng đông, hố ngăn cách càng ngày càng lớn, sẽ dẫn đến cách mạng bạo động tất yếu. 
Marx viết: “ Vũ khí mà giai cấp tư sản dùng để hạ bệ chế độ phong kiến, nay quay lại chống chính họ. Giai cấp tư sản không những tạo ra những vũ khí chống họ, mà họ còn tạo ra những người xử dụng vũ khí này: thợ thuyền hiện đại, giai cấp vô sản.” ( K. Marx – Sách đã dẫn – trang 27). 
Suốt cuộc đời Marx ngồi chờ đợi cách mạng tất yếu, lúc đầu hy vọng nó sẽ xẩy ra ở Anh, sau đó quay sang hy vọng ở Đức, rồi Marx chết vào năm 1883, lúc 65 tuổi. 34 năm sau, Lénine làm “ Cách mạng cộng sản “, áp dụng lý thuyết của Marx. Thực ra đây là một cuộc đảo chánh thì đúng hơn, mà người thực hiện cuộc đảo chánh này không phải là Lénine, mà là Trotski. 
Vào lúc đó, đang là thời kỳ cuối của Đệ Nhất Thế Chiến, gồm 2 phe: Phe Trục gồm Đức, đế quốc Áo hung và Thổ Nhĩ Kỳ; bên kia là Phe Đồng minh, gồm Pháp, Anh, Nga, sau đó có Hoa kỳ. Càng về sau, Đức thấy là không thể một lúc đương đầu với 2 mặt trận: mặt trận đông bắc với Nga, và mặt trận tây nam với Pháp, muốn dồn lực lượng xuống tây nam. Lợi dụng cơ hội, lúc đó Lénine đang sống lưu vong ở Thụy sĩ, liền tuyên bố: “ Hòa bình bằng bất cứ giá nào. Ngay dù phải nhượng đất để có quyền, chúng ta cũng sẽ làm”. Chính vì vậy mà Bộ Tham mưu Đức đã giúp Lénine tiền bạc, đưa từ Thụy sĩ về Nga. Với số tiền này, Lénine đã đưa cho Trotski mở khóa huấn luyện những đội cảm tử làm cách mạng. Và Trotski đã làm cuộc đảo chính vào tháng 10/19717. Chữ mà Trotski dùng lúc ban đầu. Ông viết: “ Sau một đêm ngủ, thức giấc dậy, dân Moscou đã thấy bộ mặt của thành phố thay đổi. Cuộc đảo chính làm 7 người chết và 50 người bị thương.” 
Cuộc đảo chính này chẳng có sự tham dự của nhân dân và thợ thuyền như tuyên truyền cộng sản sau này rêu rao. 
Vì đi theo triết lý bạo động lịch sử, đấu tranh giai cấp, nên ngay từ đầu trong nội bộ đảng cộng sản do Lénine lập ra, đã có những sự đấu đá, thanh trừng lẫn nhau khốc liệt, mà nạn nhân đầu tiên là Lénine.
Vào cuối đời, Lénine bị bệnh giang mai, do nhiều sử gia và bác sĩ nói. Tuy nhiên vào lúc đó chưa có thuốc trụ sinh để chữa trị, người ta chỉ dùng độc dược để giảm con đau, mỗi khi lên cơn. Người lo chăm sóc Lénie không ai hơn là Staline. Một khi biết Lénine không còn tin tưởng mình nữa, Staline đã cho Lénine uống quá liều thuốc, đưa đến cái chết, như lời tố cáo của vợ Lénine. Cuộc đấu đá to lớn thứ nhì đó là giữa Trotski và Staline. Sau cùng Trotski đã thua, đổi họ, đổi tên, chạy trốn sang Mễ tây cơ. Tuy nhiên, Staline vẫn cho người dò hỏi, sau đó giết Trotski. 
Cộng sản Tàu và cộng sản Việt Nam cũng vậy, thanh trừng nội bộ bằng cách này hay cách khác.   
Một nền tảng triết lý tốt cho Trung Quốc và Việt Nam 
 Người bình dân Việt Nam có câu “ Nghĩ làm sao, chiêm bao làm vậy “.
Đức Đạt Lai Lạt ma, trong một cuộc đối thoại với một nhà thần học người Brazil, Leonardo Boff, có nói:
“Hãy suy tư cẩn thận vì Tư Tưởng sẽ biến thành Lời Nói.
Hãy ăn nói cẩn thận vì Lời Nói sẽ biến thành Hành Động.
Hãy hành xử cẩn thận vì Hành Động sẽ biến thành Thói quen.
Hãy chú trọng Thói Quen vì chúng hình thành Nhân Cách.
Hãy chú trọng Nhân Cách vì nó hình thành Số Mệnh,
và Số Mệnh của anh sẽ là Cuộc Đời của anh
Không có tôn giáo nào cao trọng hơn Sự Thật.”
 Số mệnh là do chính anh tạo ra cho anh qua cách suy nghĩ, lời nói và việc làm thường ngày của anh. Điều này không những đúng với mỗi cá nhân, đối với giai tầng lãnh đạo, mà còn đúng với cả một quốc gia, dân tộc.
Suy nghĩ, tư tưởng đây chính là khởi đầu của triết lý. Suy nghĩ, tư tưởng, triết lý sai, thì hành động sẽ sai. 
Suy nghĩ, tư tưởng, triết lý chủ trương bạo động, thì hành động trở nên bạo động. Thêm vào đó, Marx chủ trương vứt bỏ mọi đạo đức cổ truyền, ngay dù những giá trị cổ truyền còn có giá trị và hơn thế nữa còn có tinh cách toàn cầu: “ Bởi lẽ đó, chủ nghĩa cộng sản loại bỏ tất cả những chân lý muôn thuở; nó loại bỏ tôn giáo và đạo đức thay vì cải tạo nó, nó đi ngược lại tất cả mọi sự phát triển lịch sử trước đó “ ( K. Marx Sách đã dẫn – trang 44). Vì thế xã hội cộng sản, không còn đạo đức, kỷ cương bị đảo lộn, con người tìm cách cấu xé lẫn nhau, những vụ chém giết nhau vì tiền, con giết cha, giết mẹ, thầy hiếp dâm học trò, là chuyện bình thường, cũng là vì đi theo lời dạy của Marx. 
Bởi lẽ đó, quả là một điều cấp bách, đối với những xã hội cộng sản còn lại, đặc biệt là Trung Quốc và Việt nam, phải mau chóng từ bỏ  triết học Mác lê làm nền tảng cho chế độ, thay thế bằng một nền tảng triết học khác. 
Vậy đâu là nền tảng triết học mới cho 2 nước trên ? 
Có người cho rằng để tạo ra một nền tảng triết lý mới thật là khó khăn.
Không phải hoàn toàn như vậy. Chúng ta cứ xét sự phát triển thành công, hài hòa của Nhật và những nước mới như Nam Hàn, Đài Loan, Singapour, rồi chúng ta suy nghiệm và tìm ra triết lý nền tảng: 
Kinh nghiệm của những nước phát triển Á châu, hiện nay, bắt đầu bởi Nhật, người ta thấy rõ rằng để phát triển cần phải có sự hài hòa giữa cũ và mới, giữa những cái tốt đẹp của truyền thống giáo dục, đạo đức cổ truyền và sự du nhập gạn lọc những cái hay, cái đẹp của thế giới bên ngoài. Nói một cách khác đi, chúng ta có thể ví đời sống văn hóa, văn minh của một dân tộc như một cái cây: rễ cây là quá khứ, cần phải đi sâu vào lòng đất để hút nhựa, thân cây là hiện tại cần phải to lớn để chuyển nhựa, cành lá là tương lai, phải rườm rà để hút cái hay thập phương. Quan niệm vứt bỏ quá khứ như triết lý của Marx chẳng khác nào chặt rễ cây, làm sao cây có thể sống, nói chi đến lớn mạnh. 
Ở điểm này, khi xét sự phát triển của Nhật từ trước đến giờ, chúng ta thấy rõ nhất. Nếu nói đến quốc gia phát triển thứ nhì thế giới, thì chính là nước Nhật, chứ không phải là Trung Quốc, vì người ta chỉ nói đến tổng sản lượng quốc gia, vì tổng sản lượng của Trung cộng là 6 988,5 tỷ $, của Nhật là 5 855,4 tỷ, sau Hoa kỳ là 15 064,8 tỷ. Sở dĩ như vậy là vì dân Tàu đông tới 1,353 tỷ người; trong khi dân Nhật là 128,1 triệu. Nếu tính theo sản lượng bình quân đầu người hàng năm, thì Nhật gấp gần 9 lần Trung cộng, với con số 45 773,8 $, trong khi Trung cộng là 5 163,9 $, Hoa kỳ là 48 147,2 $. ( Theo Le Monde – Le Bilan du Monde – Edition 2012). Hơn thế nữa, xã hội Nhật là một xã hội phát triển về đủ mọi mặt, về vật chất và cả về tinh thần. Dân Nhật được coi là một trong số dân có văn hóa, đạo đức nhất. Chỉ cần lấy hình ảnh của một em bé trong trận động đất ở Fukushima vừa qua chúng ta cũng rõ. Em bé là một trong những trăm ngàn nạn nhân, mất gia đình, mất cha mẹ, anh chị em. Em đứng xếp hàng để được phát thức ăn, những người lớn đã thấy tội nghiệp, nhường em. Nhưng em từ chối. Từ đó, nhìn vào Trung cộng và Việt nam hiện nay, theo triết lý “ duy vật “ của Marx, con người coi con người như kẻ thù, cấu xé lẫn nhau, tìm đủ mọi cách để có tiền, tham nhũng, hối lộ, làm hàng giả, đâm chém nhau chỉ vì mấy trăm, mấy chục $, nói chi đến việc xắp hàng thứ tự.
Nhiều người, khi nói đến sự phát triển của Nhật, chỉ nghĩ đến thời Minh trị Thiên Hoàng, lên ngôi năm 1848, và bắt đầu công cuộc cải cách từ đây. Điều này không sai. Nhưng chưa đủ. Nước Nhật từ thế kỷ thứ 6, với hoàng tử Shotoku ( 574 – 622), đã biết tổng hợp đạo giáo, gồm Thần giáo tức đạo dân gian Nhật, Phật giáo và Nho giáo, trong tinh thần này là đã có sự phối hợp hài hòa giữa cái gì của mình và cái của người đến từ những nước chung quanh như Tàu và Ấn độ. Hơn thế nữa hoàng tử Shotoku còn cho ra đời một hiến pháp, vào năm 604, trong đó có câu: “ Chúng ta không tất yếu là triết nhân quân tử, và người khác cũng không tất yếu là kẻ ngu. Tất cả chúng ta là những người bình thường. “ ( Nous ne sommes pas nécessairement des sages et les autres ne sont pas nécessairement des sots. Nous sommes tous des hommes ordinaires). Khác hẳn với những người tự cho mình là « Đỉnh cao trí tuệ của loài người tiến bộ «, nhưng tụt hậu về mọi phương diện, từ vật chất đến tinh thần. 
Nước phát triển thứ nhì ở châu Á phải nói đến Nam Hàn, về cả vật chất lẫn tinh thần, vì cũng biết giữ lại những giá trị tốt đẹp cổ truyền và đồng thời nhập cảng gạn lọc những cái gì hay của thế giới. Tổng sản lượng của Nam Hàn là 1 163,8 tỷ$, với dân số là 49 triệu người, sản lượng tính theo đầu người hàng năm là 23 749,2 $, gấp hơn 4 lần Trung Quốc. Nam Hàn hiện nay đứng đầu trong nhiều lãnh vực khoa học. Chỉ cần lấy lãnh vực điện thoại cầm tay là lãnh vực khoa học cao cấp hiện giờ. Hãng Samsung đứng đầu về con số sản xuất, sau mới là hãng Apple của Hoa kỳ, thứ ba mới là hãng Nokia của một nước bắc Âu. Không những thế, về tinh thần, giới lãnh đạo Nam hàn được coi là giới lãnh đạo có liêm sỉ, tự trọng và trong sạch nhất. Chỉ cần nói đến trường hợp một vị cựu tổng thống nam Hàn, vì dính dáng tới tham nhũng, không phải ông, mà là người nhà của ông, vói 50 000$, mà ông đã tự tử.
Từ đó nhìn sang Trung Quốc và Việt Nam, giới lãnh đạo cao cấp, có ai là không tham nhũng, không phải là 50 000 $ mà cả tiền triệu $, tích  lũy tài sản lên tới bạc tỷ $, thế mà miệng vẫn rêu rao chống tham nhũng, chống hối lộ. 
Liêm sỉ, nhân cách con người để ở đâu ? Phải chăng vì « Triết lý duy vật « đã cướp mất ? 
Chúng ta chỉ cần nhìn 2 nước Nam Hàn và Bắc Hàn thì rõ. Một nước tôn trọng giá trị đạo đức cổ truyền, đồng thời thu nhập những cái hay cái đẹp một cách gạn lọc của tây phương. Một nước nhập cảng không suy nghĩ triết lý Marx, chối bỏ tất cả những tốt đẹp cổ truyền, năm nào cũng bị đe dọa bởi đói kém, đưa một người miệng còn hơi sữa lên làm lãnh tụ, rồi tìm đủ mọi cách để trét phấn, bôi son, nào là «  Thiên tài về chiến lược « , «  Lãnh tụ tối cao của dân tộc « v.v… 
Tấm gương đã quá rõ, thế mà ở Trung Quốc và ở Việt nam vẫn còn có người bám vào triết lý Mác Lê. 
Không nói đâu xa, chúng ta cứ trở về 2 nền Cộng hòa miền Nam Việt Nam, trước năm 1975, thì chúng ta cũng thấy rõ. Trước năm 1975, miền Nam Việt nam, với 2 nền Cộng hòa, phát triển hài hòa về cả 2 mặt vật chất và tinh thần, hơn cả Nam hàn và Đài Loan, nước phát triển thứ 3 hiện nay của châu Á, với tổng sản lượng là 504,6 tỷ $, dân số là 23,2 triệu dân, sản lượng tính theo đầu người là 21 591,8$. Trước năm 75, chính Đài loan đã bắt chước áp dụng luật Người cày có ruộng, của nền Đệ Nhị Cộng hòa miền Nam. Về thể chế chính trị, miền Nam không thể sánh với những nước dân chủ tân tiến, nhưng miền Nam có một thể chế tương đối dân chủ nhất trong vùng, chỉ sau Nhật bản.
Chính những nhà kinh tế cộng sản, như Lê đăng Doanh, trong một bài phỏng vấn trên đài BBC, phải công nhận rằng, sau 75, ông vào miền quê miền Nam, ông đã nhận thấy một sự phát triển không ngờ của hạ tầng cơ sở kinh tế miền nam. Thế rồi cộng sản vào, phá hủy tất, theo đúng như triết lý của Marx, không những vật chất, qua những cuộc “Đánh tư bản, mại sản”, mà cả tinh thần, đốt sách, vứt bỏ tất cả những cái hay cái đẹp của văn hóa cổ truyền, làm cho xã hội Việt Nam ngày hôm nay không còn căn bản đạo đức, sống xô bồ, chen chúc, đạp lên nhau để tồn tại, trên đủ mọi phương diện, mọi lãnh vực, từ giới lãnh đạo, đến người dân đen. Tham nhũng hối lộ hoành hoành, bất công càng ngày càng to lớn. 
“ Nghĩ làm sao, chiêm bao làm vậy “, xin nhắc lại câu châm ngôn Việt nam.”
Dựa trên nền tảng triết học nào, thì sự phát tiển xã hội sẽ theo tinh thần triết lý đó. 
Triết lý của Marx lấy sự bất bình thường làm sự bình thường qua quan niệm đấu tranh giai cấp, bạo động lịch sử, thêm vào đó lại có một số người cộng sản, nhất là giới lãnh đạo, hiểu chủ nghĩa “ Duy vật “ ở nghĩa thấp nhất là tôn sùng vật chất, chạy theo vật chất, tiền bạc, làm cho xã hội Trung Quốc và Việt Nam đi đến tình trạng ngày hôm nay.
Bởi lẽ đó, để có một sự phát triển hài hòa, bớt bất công tham nhũng, ở quốc nội, và có thể sống hòa bình với quốc ngoại, thì hai nước này nên vứt bỏ triết lý Mác Lê, bắt chước những nước Nhật, Nam Hàn, Đài loan, dựa trên một nền tảng triết học, tôn trọng những giá trị nhân bản, toàn cầu cổ truyền, đồng thời thâu nhận một cách khôn ngoan, gạn lọc những cái gì hay của thế giới.    

Paris ngày 17/08/2013
 Chu Chi Nam

Đã đến lúc “phá xiềng”!

Mặc Lâm- RFA
ho-ngoc-nhuan
Cựu DB/VNCH đối lập Hồ Ngọc Nhuận
photo hoangquang1.worlpress.com
Sau khi ông Lê Hiếu Đằng nguyên Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt nam Tp.HCM tung ra liên tiếp ba bài viết tuyên bố cần phải thành lập một đảng đối lập tại Việt Nam mà ông là người sáng lập, để làm đối trọng với chế độ độc đảng hiện nay, ông Hồ Ngọc Nhuận, một trí thức nổi tiếng từng hoạt động công khai trong chính phủ Sài Gòn với vai trò của một dân biểu đối lập và sau năm 1975 ông tiếp tục giữ nhiều chức vụ quan trọng của chính quyền mới, đã tung bài viết mang tên Phá Xiềng đang tạo sôi nổi trong dư luận. Mặc Lâm phỏng vấn đặc biệt với ông để tìm hiểu thêm vấn đề quan trọng này.
Mặc Lâm:
"Thưa ông sau khi ông Lê Hiếu Đằng viết liên tiếp ba bài nói về sự bức thiết phải thành lập một đảng đối lập với cái tên gợi ý là Đảng Dân chủ Xã hội. Ngày hôm nay ông cũng có bài viết với tên gọi “Phá Xiềng” chẳng những ủng hộ quyết định của ông Lê Hiếu Đằng mà còn bổ túc thêm nhiều ý tuởng cho sự hình thành đảng này. Xin ông cho biết lý do chính của việc cần thiết phải thành lập đảng đối lập này là gì?"

"Chế độ này không dân chủ"

Ô. Hồ Ngọc Nhuận:
"Chế độ này không có dân chủ. Anh thấy không, người ta lấy dân chủ người ta làm độc trị, độc quyền, độc đoán, đủ thứ hết trọi! Nhưng không có dân chủ thì không thể có lối thoát được. Và điều này thật sự ra những người nào yêu nước, những người có lòng, họ đã khổ sở đề nghị lâu rồi nhưng không ai nghe. Nếu mà dân chủ thì người ta sợ người ta mất. Ông Đằng đặt vấn đề cũng từ lâu rồi vì đây là lối thoát. Lối thoát cho những người đương cầm quyền mà còn là lối thoát cho dân mình, không còn cách nào khác. Hơn nữa, cái này cũng lâu đời rồi. Từ xưa đến giờ tất cả những nước đã phát triển thì tốt nhất là áp dụng dân chủ. Khi mà dân chủ được thì mọi người đều có dân chủ, mọi người mới hợp lực lại. Đâu có ai cản lại được đâu, có ai nói ngược lại đâu, có ai nói phải nói trái được đâu mà  nói phải nói trái thì tối thiểu là bị ém, bị trù, bị dập. Tức là nói nôm na có dân chủ mà không có đối lập thì  kể như là cụt chứ không phải cuội nữa mà nó là độc tài."
Mặc Lâm:
"Ông đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền hiện nay ông nhận thấy nền dân chủ của nuớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có gì đáng để phân tích hay không và đặc biệt vai trò của Đảng Cộng sản đối với nền dân chủ pháp trị mà chính phủ luôn hô hào vận động có điều gì cần phải bàn luận hay không?"
Ô. Hồ Ngọc Nhuận:
"Họ cứ nói là còn đảng còn mình nên quyết bảo vệ đảng. Một ngày nào đó, không sớm thì muộn, có thể họ ở lâu lắm, nhưng một ngày nào đó họ cũng ra đi nhưng là một sự tan nát ê chề bởi vì dân đâu có chịu! Nhiều đời lắm rồi, từ thời còn vua chúa kìa, dân mình không phải là dân không có tiếng nói. Luôn luôn có tiếng nói. Vua chúa ngày xưa cũng để cho dân nói. Cái chế độ cũ cũng để cho dân nói. Còn giờ đây không cho người ta nói thì làm sao mà góp ý và xây dựng đất nước được? Cho nên điều tâm đắc nhất của tôi từ xưa đến giờ là dân chủ mà muốn dân chủ là phải có 2,3 đảng. Người ta đâu có đòi phá mấy ổng, người ta đòi nói chuyện với mấy ổng một cách rất là tử tế và mấy ổng tử tế nói chuyện với người ta. Mà nói chuyện thì phải bình đẳng, bình quyền."

So sánh hai chế độ

Mặc Lâm:
"Trong chế độ cũ ông từng là một dân biểu chọn vai trò đối lập, đồng thời cũng là giám đốc chính trị của nhật báo Tin Sáng có từ trước năm 1975. Giữa hai chế độ thì trong thâm tâm ông, ông có nhận xét như thế nào về nền dân chủ pháp trị trước đây và nền pháp trị của chế độ mới, nếu so sánh một cách công bằng, thưa ông?"
Ô. Hồ Ngọc Nhuận:
"Thật sự cái luật của chế độ mới bây giờ đâu phải là pháp trị mà là đảng trị. Họ thâu tóm tất cả trong tay họ hết. Chế độ này họ muốn cai trị nhưng họ không có luật. Họ không có luật thì làm sao ra luật được. Cái ông đảng này ổng thâu tóm hết rồi ổng “úm ba la” nay ổng làm cái luật này, mai ổng làm luật kia. Còn những cái mà ổng cho là quyền của dân thì ổng ghi trong hiến pháp thì ổng để đó. Ổng không dám làm luật vì nếu ổng làm luật, dẫu cho họ có nắm hết quyền hành từ Quốc hội cho đến đủ thứ đi nữa thì một ngày nào đó tối thiểu cũng mở cửa chút đỉnh. Còn cái này cũng không phải pháp trị mà cũng không pháp quyền nữa mà nó là đảng trị. Đảng trị từ đầu đến cuối. Đảng ta là đảng cầm quyền. Cầm quyền một mình nên đi tới độc quyền. Vậy thôi.
Còn chế độ cũ, tôi là một dân biểu đối lập trong chế độ đó. Tại sao ở chế độ cũ người ta cho đối lập? Từ hồi mới 75, mấy ổng nói với tôi là đây là kiểu thực dân mới nên nó mới áp dụng như vậy để nó coi là có dân chủ".
Đã có dân chủ thì phải có đa nguyên, có người này người khác chẳng hạn, không phải là tốt tuyệt đối đâu. Nó cũng có mặt này, mặt khác nhưng dưới chế độ cũ, tôi là dân biểu đối lập nhưng tôi làm báo được, mặc dầu tôi bị đóng cửa tới đóng cửa lui, rồi tôi bị tịch thâu tới, tịch thâu lui và sau cùng tôi bị đóng cửa hẳn năm 72. Đóng tờ này tôi lại làm tờ khác. Nói với anh Mặc Lâm, ngay cả bậc thầy của chúng ta trong làng báo là ông thầy Nguyễn An Ninh chẳng hạn, ổng từ Pháp về và viết những bài bằng tiếng Pháp. Hồi xưa dưới cái thời cai trị của thực dân nó cũng để cho người mình nói chuyện. Mặc dầu nó cũng bắt nhốt ổng và sau cùng ổng phải chết ở Côn đảo.
Thú thật ra bây giờ chế độ dân chủ ở M, ở Anh, ở Pháp hay ở Âu châu chẳng hạn, nó cũng có những đàn áp...bởi vì đây thật sự là đấu tranh mà! nhưng đấu tranh dân chủ ít ra phải có tiếng nói của dân, ít ra phải có tiếng nói của báo chí. Còn đằng này ổng tóm thâu hết. Cả cái suy nghĩ, cái tình cảm ổng cũng muốn làm chủ.
Anh Đằng ảnh nói đúng đó. Dưới chế độ cũ mấy ông làng văn cũ vô trong này hồi sau 75 chẳng hạn tôi còn tặng sách của mấy ổng mà ở ngoài đó mấy ổng không in được. Còn ở trong này in thả giàn. Tất cả những  sáng tác của thời gọi là thực dân, gọi là đủ thứ... tại sao những sáng tác đó có giá trị để đời còn bây giờ thú thật mấy ổng tặng thưởng này, tặng thưởng kia mà dân có ai đọc đâu?
Học sinh thì bị bắt học, thật tội nghiệp cho con cháu chúng ta quá. Nó bị nhồi nhét, nó bị một chế độ ngu dân. Cho nên nói thì nhiều lắm, anh Mặc Lâm ơi nhưng mà nói thì đâu có phải đả phá hay tranh đấu với mấy ổng đâu. Mấy ổng mạnh quá mà. Bao nhiêu lực lượng ở trong tay, còn lâu lắm nhưng nhất định mấy ổng không chịu, mấy ổng sợ."

Sẽ đàn áp đảng viên Cộng Sản?

Mặc Lâm:
" Như ông vừa nói, đảng Cộng sản còn đang rất mạnh, có biết bao nhiêu lực lượng trong tay, như vậy khi một đảng đối lập mới được hình thành với cái tên Đảng Dân chủ Xã hội chắc chắn sẽ bị chính quyền chống phá mãnh liệt và sự mãnh liệt ấy có thể dẫn đến đổ máu. Ông có dự báo câu chuyện có thể dẫn đến mức độ tồi tệ như vậy hay không?"
Ô. Hồ Ngọc Nhuận:
"Thât sự ra đâu có ai làm gì mấy ổng đâu mà đổ máu? Tất nhiên là mình bất bạo động mà. Vả lại tôi bây giờ, như anh Mặc Lâm có hỏi hồi nãy đó là vấn đề sức khỏe. Những ông già như chúng tôi thì làm cái gì mà đổ máu? Tất nhiên là bịt miệng thôi. Tôi chỉ làm đảng đối lập thôi chứ có làm gì đâu và không như các  đảng đối lập ở các nước làm loạn để họ đàn áp đẫm màu được?
Nếu họ đàn áp đẫm máu thì chuyện này rất là lạ lùng, quái dị nhưng tôi hy vọng ở tuổi trẻ. Thời nào cũng vậy hết, không có tuổi trẻ thì không làm ăn gì được hết. Và tôi hy vọng cả những ông đảng viên, thật sự như ông Đằng ổng nói đó, có nhiều người  chuyển sinh hoạt đảng đâu đó thì cũng không thèm. Con số âm thầm đó là bao nhiêu? Số đó đông lắm vì họ uất ức, họ nghẹn ngào, buồn tủi vì bị cấy lý tưởng thời còn trai trẻ. Họ vì dân vì nước mà bị người ta phản bội. Con số nguời đó thật tình đấu tranh, dấn thân, vào tù ra khám. Đó là thật sự những người đảng viên Cộng sản yêu nước họ cũng là những người đấu tranh kiên cường".
Mặc Lâm:
"Ông có cho rằng vì không thể im lặng nhìn một lực lượng nổi lên chống lại sự độc đảng của mình nên đảng cộng sản sẽ ra tay đàn áp, bắt bớ những người tham gia vào đảng Dân Chủ Xã Hội hay không?"
Ô. Hồ Ngọc Nhuận:
"Có thể là bắt bớ người nhưng có ai làm gì đâu mà bắt bớ. Thật sự ra là họ bắt những người trong nội bộ đảng vì họ đã đứng ra không chấp nhận đảng nữa và lập cái đảng mới. Điều này tôi rất mong từ lâu rồi. Nói cách này thì họ ngại nhưng không có gì đáng ngại đâu, không phải là diễn tiến tự sụp đổ đâu mặc dù đúng là một hình thức đó, tự sụp từ bên trong.
Nếu họ bắt một người đảng viên cộng sản ly khai thì họ tự đục một cái lỗ hổng. Bắt nhiều người cộng sản ly khai thì họ đục thêm nhiều cái lỗ như vậy. Bắt nhiều người như vậy trong cùng một cái đảng của họ mà không còn chấp nhận họ nữa thì cứ cho họ tự phá con thuyền của họ".
Mặc Lâm:
"Để bắt đầu xây dựng một đảng đối lập trong bối cảnh hiện nay ông nghĩ bộ phận nào trong xã hội sẽ được kêu gọi và gây dựng làm thành phần nòng cốt?"
Ô. Hồ Ngọc Nhuận:
"Tôi tin rằng với nòng cốt của đảng mới này như ông Đằng hô hào và kêu gọi. Ông ấy hỏi tại sao chúng ta là những người đảng viên cảm thấy mình hổ thẹn với tiền nhân, với con cháu vì bị phản bội; Nếu mình cứ tiếp tục làm thêm như vậy thì chính mình cũng là người phản bội. Ổng có kêu gọi những người bạn đó và tôi cũng kêu gọi những người đó. Bởi những người đó, đúng ra là một bộ phận của người cng sản muốn công khai đấu tranh ôn hòa, đấu tranh dân chủ để mà xây dựng đất nước, thế thôi."
Mặc Lâm:
"Nếu vượt qua được bước đầu thành lập đảng mà không bị bắt bớ hay đàn áp vì theo như ông nói Đảng Cộng sản sẽ không dại gì mà tự đục thuyền của mình bằng cách bắt bớ đảng viên ly khai, như vậy buớc kế tiếp Đảng Dân Chủ Xã hội mà cốt cán là thành phần đảng viên ấy sẽ làm điều gì với đảng Cộng sản hiện nay?"
Ô. Hồ Ngọc Nhuận:
"Nếu họ không làm chuyện đó vì họ nghĩ như vậy là tự đục thuyền thì chỉ còn một cách là ngồi lại với nhau, thử nói chuyện. Ông Đằng có nói rất rõ là ổng thách mấy ổng nói chuyện thẳng với ổng. Ổng thách cả ông đầu sỏ của tuyên huấn của đảng Cộng sản về lý luận nói chuyện với ổng. Chứ đâu có nói đấu võ đâu! Nói ra điều này ai cũng ngại nhưng mà đối với đảng Cộng sản thật sự mà thấy tình hình thực tế dân tình không cho phép mấy ổng làm chuyện cũ nữa. Không chuyên quyền nữa thì mấy ổng phải nghe."
Mặc Lâm:
"Xin cám ơn ông Hồ Ngọc Nhuận đã cho phép chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này."

Đâu là nguyên nhân để Nguyễn Phương Uyên được giảm nhẹ hình phạt và được thả tự do ngay tại tòa?

Hoàng Mai

Phương Uyên tại Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp – Dòng Chúa Cứu Thế (Sài Gòn), sau khi được trả tự do (ảnh boxivn).
Sự kiện phiên tòa phúc thẩm xử hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha tại tỉnh Long An ngày 16/8/2013, được xem là sự bất ngờ lớn nhất trong các phiên tòa dưới chế độ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ trước đến nay.
Theo tường thuật phiên tòa ngày 16/8/2013 của blog Danlambao, được mạng Bauxite Việt Nam đăng lại, thì đến giờ nghỉ trưa, thông tin từ phiên tòa như sau:
10:30 sáng – Phiên tòa tạm nghỉ. Tin từ bên trong tòa cho biết Viện Kiểm sát đề nghị mức án tù đối với Đinh Nguyên Kha là 5-6 năm (giảm so với mức án 8 năm tù giam trong phiên tòa sơ thẩm). Riêng đối với Nguyễn Phương Uyên thì Viện Kiểm sát đề nghị y án – 6 năm tù giam”.
Thế nhưng, đến cuối buổi chiều, như mọi người đã biết, với Phương Uyên tòa tuyên án: Nguyễn Phương Uyên bị 3 năm tù treo, và được trả tự do ngay tại tòa.
Vậy, đâu là nguyên nhân, mà chỉ trong vòng chưa đến 6 giờ đồng hồ, Tòa thay đổi hình phạt đối với Phương Uyên, và tuyên án thả em ngay tại tòa?
Có nhiều lý do để giải thích cho trường hợp này, nhưng yếu tố quyết định, theo người viết bài này, đó chính là nhận định và kèm theo lời cảnh báo của Ông Phil Robertson đại diện của Tổ chức Quan sát Nhân quyền (Human Rights Watch) gửi đến Danlambao lúc 13:00, được Danlambao lược dịch như sau:
“Phiên toà và việc bỏ tù hai người trẻ này vì rải truyền đơn là một cáo trạng cay độc về tất cả mọi sai trái đối với nhân quyền tại Việt Nam. Nó biểu lộ một chính phủ đàn áp nhất quyết khoá miệng công dân của họ, một toà án như con chó ngoan hau háu thực hiện mệnh lệnh của những ông chủ chính trị, và thật nhiều những luật lệ về “an ninh quốc gia” được dùng để tội phạm hoá bất kỳ hành xử nào về những quyền dân sự hay quyền chính trị. Rõ ràng với trò này, Việt Nam không thể nào có đủ tư cách để tiến đến việc ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, và những người tài trợ, ngoại giao ở Hà Nội cần nói với nhà nước Việt Nam rằng họ sẽ không còn nhận những hỗ trợ trừ khi họ chấm dứt những hành động vi phạm nhân quyền”.
Rõ ràng, nhận định trên đây của ông Phil Robertson là rất đau đớn cho ngành Tư pháp Việt Nam, tuy rằng nó rất xứng đáng, khi ông nói: một toà án như con chó ngoan hau háu thực hiện mệnh lệnh của những ông chủ chính trị”; nhưng có lẽ lý do chính lại là đoạn tiếp theo, khi ông Phil Robertson khẳng định: “Rõ ràng với trò này, Việt Nam không thể nào có đủ tư cách để tiến đến việc ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc”.
Với tư cách là người đại diện của Tổ chức Quan sát Nhân quyền (Human Rights Watch), thì nhận định trên đây của ông Phil Robertson là cú đánh mạnh vào uy tín của chính quyền Việt Nam, và nếu không giảm án và thả Phương Uyên thì rõ ràng Việt Nam không có cơ hội để được đề cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Là người Việt Nam, nếu là người lương thiện, ta cũng phải tự công nhận rằng: Với một nền Tư pháp, trong đó việc xét xử thường được cho là “án bỏ túi” như từ trước đến nay, việc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, có thể xem như là sự sỉ nhục đối với tổ chức này; đặc biệt, việc ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, còn thể hiện lối tư duy “láu cá”, rất kém văn hóa… mang tính truyền thống của lãnh đạo Việt Nam.

H. M.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Đừng cả tin vào ozone!

(PetroTimes) - Trước tình trạng rau quả ngâm tẩm hóa chất độc hại khiến tiêu dùng hoang mang, nhiều gia đình đặc biệt là các bà nội trợ đã không ngần ngại bỏ một số tiền lớn để mua máy sục ozone với những lời quảng cáo hoa mỹ là diệt khuẩn, loại bỏ 99,9% thuốc trừ sâu và các chất độc khác. Thế nhưng, khả năng của những loại máy này đến đâu thì người tiêu dùng không hề biết.
Từ cuối năm 2012, nhiều vụ việc liên quan đến thực phẩm ủ thuốc sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc vươn, hay hoa quả được tiêm hóa chất thúc chín, phun thuốc ép chín khiến người tiêu dùng hoang mang. Nhiều gia đình đã chuyển sang tự cung tự cấp. Có nhà thì đặt rau, củ, quả, thực phẩm ở quê gửi lên ăn cả tuần. Nhiều bà nội trợ thì cố gắng dành dụm tiền để mua bằng được chiếc máy rửa rau ozone với những lời quảng cáo là sản phẩm hữu dụng với các gia đình trong tình trạng rau quả thực phẩm bị ô nhiễm và bảo quản bằng thuốc bảo quản, hóa chất, diệt khuẩn, loại bỏ thuốc trừ sâu và làm sạch các chất bảo vệ thực vật...
Chỉ vì nghe quảng cáo
Lợi dụng lòng tin của những người tiêu dùng có tí am hiểu về máy khử độc, nhiều cơ sở bán máy sục ozone đã phóng đại công năng của chúng lên làm người tiêu dùng “giàu trí tưởng bở”. Các cơ sở bán máy đã dùng mọi chiến thuật để qua mắt người tiêu dùng, làm họ lầm tưởng rằng, chiếc máy này như một phép màu nhiệm, nó có thể đánh bật mọi độc tố trong thực phẩm. Thế là họ ồ ạt đi mua theo một trào lưu. Tát nước theo mưa, nhiều công ty làm hàng giả, hàng nhái, nhập lậu về bán trên thị trường. Nhiều bà con đã bị mắc lừa mà không hề hay biết.
Bà Trần Thanh Hạnh, 67 tuổi, hiện đang sống tại Kim Liên (Hà Nội) đã không ngần ngại bỏ số tiền hơn 2 triệu đồng để mua một máy khử độc thực phẩm bằng khí ozone của một nhóm nhân viên tiếp thị bán dạo. Họ đến tận nhà chào mời và biểu diễn với lời quảng cáo rằng, ozone có thể phân hủy toàn bộ thuốc bảo quản thực phẩm trên rau, củ, quả. Thế là đi chợ về bà phải bỏ toàn bộ thực phẩm vào để sục khí ozone. Khi tôi hỏi bà rằng: “Bà có biết khí ozone là gì không?”. Bà trả lời: “Chịu chết, thực ra tôi cũng không biết phải sục trong bao lâu, chỉ biết rằng, cái máy này sẽ sục hết thuốc sâu trong rau củ thì tôi mua, còn họ bảo cứ sục càng lâu càng sạch”.
Chị Lê Thu Hiền ở Long Biên (Hà Nội) cho biết, nghe theo quảng cáo công năng, tác dụng “tuyệt vời” của máy sục khí ozone, chị đã bỏ ra cả tháng lương để mua được một chiếc máy về dùng với mục đích “giải độc” thực phẩm. “Nghe người bán giới thiệu, máy “giải độc” cho thực phẩm có công năng “trừ khử” hoàn toàn thuốc trừ sâu và diệt 99,99% vi khuẩn có hại trong rau quả. Máy cũng được quảng cáo là có thể khử mùi hôi trong tủ lạnh, lò vi sóng, bảo quản thực phẩm tươi ngon lâu hơn, làm nước tiệt trùng bát đĩa, diệt khuẩn trong không khí… nên đã mua về sử dụng”. Vì thế, hằng ngày, sau khi mua rau, quả, thịt tại chợ về, trước khi chế biến chị đều cho vào máy “giải độc” trong vòng 5-10 phút. Mặc dù đã sử dụng máy “giải độc” thực phẩm bằng khí ozone từ mấy năm qua nhưng chị Hiền cũng không biết thực hư công dụng của máy đến đâu, chị chỉ biết sau khi ngâm rau, quả trong 10 phút thì rau xanh hơn, các loại quả trông đẹp hơn...
Cùng chung nỗi lo sống chung với thực phẩm “bẩn”, chị Bảo Ngọc ở Hoàng Hoa Thám (Hà Nội) cho biết, gia đình chị mua máy sục ozone được hơn 2 tháng. Hằng ngày, khi mua rau, củ, quả, thịt về chế biến chị đều cho vào máy “giải độc”. Sau 5-10 phút sục khí ozone, miếng thịt lợn trông đỏ hơn, tươi hơn.
Cũng vì tính năng “giải độc” đa năng, nhiều người quay ra trào lưu mua máy khử độc thực phẩm bằng khí ozon (hay còn gọi máy sục bằng khí ozone). Và với những lời quảng cáo như “rót mật vào tai” của các nhà sản xuất, phân phối, nhập khẩu máy móc, thiết bị tạo, sục khí ozone, sản phẩm này được bán phổ biến tại các siêu thị, trung tâm điện tử, điện máy với giá từ 720 nghìn đồng đến 2,5 triệu đồng/máy. Thậm chí, có nhiều loại máy được quảng cáo là hàng xách tay có giá 5-6 triệu đồng/máy, cá biệt có loại máy lên tới 20 triệu đồng.
Mua làm gì, chỉ tốn tiền
Các chuyên gia cho rằng, người tiêu dùng nên cân nhắc cẩn thận trước khi lựa chọn, quyết định mua, sử dụng. Đặc biệt, các chuyên gia cho rằng, lạm dụng hoặc dùng không đúng cách máy và khí ozone, rất có thể mang lại tác dụng ngược. Cụ thể, để có tác dụng phân hủy các hóa chất trên bề mặt, máy ozone phải đạt nồng độ lớn đủ để sát khuẩn. Nhưng nếu để ozone thoát ra ngoài không khí với lượng lớn thì không tốt cho sức khỏe của người dùng. Nhất là những người có bệnh tiền sử liên quan đến đường hô hấp, khí ozone có thể làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, tiếp xúc nhiều, lâu dài với khí ozone với lượng lớn, rất có thể mắc các bệnh liên quan đến thần kinh, hô hấp. Trong nhiều trường hợp, có thể bị ngộ độc khí ozone và mắc các triệu chứng nhức đầu, khó thở, ho khan. Nặng hơn nữa có thể bị hen suyễn hoặc tổn thương thị giác, đục thủy tinh thể dẫn tới mù lòa.
Theo nghiên cứu và chứng minh từ Viện Vật lý Đại học Bách khoa Hà Nội. Khi sục rau quả qua máy khử độc ozone không thể khử được hoàn toàn mọi độc tố có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, với một số loại dư chất bảo vệ thực phẩm, hoóc-môn tăng trưởng trong thịt cá cũng có thể giảm với thời gian sục tương đối lâu từ 30-40 phút, còn một số chất độc hại tồn tại trong thực phẩm đã ngấm sâu vào trong thực phẩm thì không thể dùng máy ozone để khử được, chỉ có cách là vứt bỏ nó.
Ông Nguyễn Hồng Anh, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội cho biết: “Rất nhiều người dân đã gọi điện cho chúng tôi để hỏi về việc có nên dùng máy sục ozone hay không? Và nó có tốt thật hay không? Chúng tôi đã tìm hiểu và tư vấn rằng, máy ozone chỉ có tác dụng vệ sinh bề mặt rau củ, quả. Tức là chúng chỉ có thể làm sạch các vết bẩn và một số vi sinh vật trên bề mặt. Còn đối với những sản phẩm rau, củ, quả sử dụng các chất bảo vệ thực vật và các chất kích thích ngấm vào bên trong của thực phẩm thì máy ozone không có nghĩa lý gì và không thể đào thải được những dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đó ra ngoài. Chính vì vậy, đối với nhiều người dân gọi điện nhờ chúng tôi tư vấn, chúng tôi đều khuyên họ không nên mua máy ozone làm gì cho tốn tiền!”.
Còn theo ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng khẳng định: “Máy sục ozone chỉ làm sạch bề mặt thực phẩm thôi, còn đối với các sản phẩm rau, củ, quả đã ngâm các chất độc để bảo quản thì các chất đã thẩm thấu vào bên trong thì máy ozone chẳng có tác dụng gì”.
Để phòng tránh và sử dụng ozone hiệu quả, người tiêu dùng nên cân nhắc và lựa chọn các thiết bị sục, tạo khí ozone có tính năng tác dụng phù hợp với không gian và sức khỏe gia đình. Đặc biệt, cần mua hàng chính hãng của những doanh nghiệp có thương hiệu và phải được kiểm định, kiểm tra chất lượng. Hơn nữa, cũng cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng cũng như tư vấn của nhà sản xuất trước khi sử dụng máy.
Khi sử dụng máy Ozone để ngâm, rửa rau quả, chúng ta cần phải chú ý đến các điểm sau:
1. Ở dạng khí hay dạng hòa với nước, ozone đều có khả năng giết được bào tử của nấm và vi khuẩn ở mặt ngoài rau quả, không khử trùng ở bộ phận hư thối đã có sẵn trên rau quả. Do đó sau khi ngâm, rửa rau quả xong là dùng ngay, không nên cất trong tủ lạnh, vì bệnh (nếu có) vẫn lây lan.
2. Ozone có khả năng tiêu hủy tác dụng của thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên việc tiêu hủy này nhanh chậm khác nhau tùy theo loại thuốc, có loại bị tiêu hủy ngay trong vòng 30 phút nhưng cũng có loại phải ngâm đến 6 giờ mới tiêu hủy hoàn toàn 100%. Như vậy nếu sợ trong rau quả có thuốc bảo vệ thực vật, nên ngâm ít nhất trên 30 phút.
3. Ozone là loại khí oxit - hóa mạnh nhất trong nhóm các loại khí khử trùng, nên ở nồng độ cao, ozone có hại cho sức khỏe của con người, nhất là đối với những người bị phổi yếu hoặc hen suyễn. Khi ngửi được mùi hôi tanh của ozone, nên tránh xa ngay, nhất là với người bị hen suyễn và trẻ em.
4. Vì oxit - hóa mạnh nên khí ozone có thể làm hư hại, hoen gỉ tất cả các bộ phận trong nhà (ngoại trừ vàng và platinum) nếu ozone bị rò rỉ.
5. Nên để máy ozone ở nơi thoáng mát vì nếu ở nơi có nhiệt độ cao ozone có thể phát nổ nếu có chất xúc tác thích hợp như đồng và crôm.

Diệu Thuần

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét