CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Biển Đông: Trung Quốc có thể xua tàu cá vũ trang chặn tàu chiến Mỹ (Soha). - Trung Quốc thúc đẩy chiến tranh tâm lý trên Biển Đông (SM).
- Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc thăm Mỹ (TN). - Biển Đông sẽ được bàn trong chuyến thăm Mỹ của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc? (PT).
- Cần xây dựng đội ngũ cán bộ Hội đủ tâm, đủ tầm (DV). - Lập lại trật tự ATGT, đô thị trên địa bàn Thủ đô (ANTĐ). – Tuyên Quang: Xây dựng nông thôn mới trên quê hương Thủ đô kháng chiến (Tin tức).
- Trung Quốc: Ngừng “thu hoạch” nội tạng tử tù (ĐV). - Từ vụ nổ tàu ngầm Ấn Độ nhìn sang Trung Quốc (Soha).
KINH TẾ- ‘Nợ xấu tăng là do thiếu kiểm soát cho vay’ (NĐT).
- Giá vàng khởi sắc, tăng 500.000 đồng/lượng (VOV). - Cuối tuần, vàng lại tăng mạnh (DV). - Giảm mạnh chênh lệch giá vàng trong nước-thế giới (VnEco). - Phó thống đốc: “Còn thiếu cung thì còn đấu thầu vàng” (VnEco).
- Chứng khoán tuần mới: Sẽ phân hóa mạnh (ĐTCK). - Đầu tư lướt sóng có thể tham gia thị trường (ĐT).
- Tháo nút thắt gói tín dụng 30.000 tỷ đồng: Có đất nhưng chưa có nhà vẫn được vay gói tín dụng 30.000 tỷ đồng (TP). - UDC muốn chuyển nhượng dự án chung cư Bàu Sen (CafeF). - Ngân hàng ế vốn ưu đãi vì thiếu nhà xã hội (VNN). - Một căn hộ không thể bán cho hai người ! (PLVN). - Công khai thông tin nhà ở xã hội và thương mại dưới 15 triệu đồng/m2 (Infonet). - Tổng hợp sự kiện bất động sản nổi bật tuần 2 tháng 8 (CafeLand). - Tổng hợp Dự án bất động sản nổi bật tuần 2 tháng 8 (CafeLand).
- 1,6 tỉ USD đầu tư khu công nghiệp và cảng quốc tế Doctor Thanh (TN). - Khởi công dự án xây dựng cảng quốc tế Dr. Thanh (TTXVN).
- Rau xanh tăng giá rất mạnh (TN).
- Xuất khẩu cà phê giảm, vì sao? (TBKTSG).
VĂN HÓA-THỂ THAO-Báo Phụ Nữ dâng tặng bức chân dung Bác Hồ bằng đá quý (PNTP).
- Phát triển Côn Đảo thành “thiên đường du lịch”? (Infonet).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Công bằng trong giáo dục dân tộc (GD&TĐ).
- Gần 800 suất quà đến với học sinh, sinh viên nghèo vượt khó (Giadinh.net).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Lợi dụng chủ trương để đốt phá rừng Sơn Trà (TN).
- Cao Bằng: Gió lốc thổi tung nhà dân (GĐVN).
- Xe buýt bốc cháy ngay tại bến xe (CAND).
QUỐC TẾ- Phương Tây đối diện viễn cảnh kinh hoàng nhất tại Syria (VnM).
- Ai Cập bắt giữ hơn 1.000 người của tổ chức Anh em Hồi giáo (VOV). - Người biểu tình rời đền thờ ở Cairo, căng thẳng tạm hạ nhiệt (Tin nóng). - Thái Lan chuẩn bị sơ tán công dân khỏi Ai Cập (VOV). - Ai Cập: Binh sĩ tiến vào thánh đường nơi người biểu tình ẩn náu (PNTP). - Hình ảnh “Ngày Thịnh nộ” ở Ai Cập (VNN).
- Mỹ, Pháp, Đức ngỏ ý giúp Ấn Độ trục vớt tàu ngầm (Tin nóng). - Tìm thấy thi thể thứ 5 trong vụ chìm tàu ngầm Ấn Độ (VOV). - Ấn Độ bắt một phần tử khủng bố bị truy nã gắt gao (TTXVN). - “Tàu sân bay nội địa Ấn Độ khiến Trung Quốc hồn bay phách lạc” (GDVN).
- Tên lửa liên lục địa lớn nhất của Mỹ (Alobacsi). - Nước Mỹ đã sẵn sàng có nữ tổng thống (ĐV).
- Nga hoãn mua 37 máy bay chiến đấu MiG-35 (VOV). - Nga sẽ mua 37 chiến đấu cơ MiG-35 vào năm 2016 (LĐ).
Bí mật về ‘chiến tranh kinh tế’ của Trung Quốc
Năm 2001, Trung Quốc gia nhập WTO và từ đó quốc gia này đã có đầy đủ
điều kiện để thực hiện chiến lược chiến tranh kinh tế của mình. Chủ
nghĩa bảo hộ với sự định giá thấp đồng nhân dân tệ (NDT) đã mang lại cho
Trung Quốc một lợi thế đáng kể trong buôn bán quốc tế và thặng dư
thương mại khổng lồ.
Chủ nghĩa bảo hộ với sự định giá thấp đồng NDT đã mang lại cho Trung Quốc một lợi thế đáng kể trong buôn bán quốc tế và thặng dư thương mại khổng lồ. |
Bằng chứng là mỗi bước thụt lùi của phương Tây đều tương ứng với một thắng lợi của Trung Quốc. Năm 2008-2009, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng khoảng 9%/năm. Năm 2010, cuộc khủng hoảng nợ của phương Tây bắt đầu diễn ra và lan rộng do tính không nhân nhượng của chủ nợ chính là Trung Quốc. Năm 2011, Trung Quốc có thể vui mừng trước đà giảm giá mạnh của đồng USD và đồng euro và chuẩn bị ngày càng công khai thay thế những đồng tiền này bằng đồng NDT. Đồng thời, dựa vào 5.000 tỷ USD dự trữ, Trung Quốc tự khẳng định mình như người thay thế tất yếu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Lịch sử thế giới đã chứng minh, bất kỳ nước nào tìm kiếm của cải và sức mạnh, đều mong muốn là người xuất siêu và nếu nước này “lớn lên đến một mức độ nào đó” nhờ thực hiện chiến lược này, tất yếu nó sẽ chuyển sang những dự định bá quyền. Nước Anh, quốc gia đã mất 150 năm mới có thể tự khẳng định mình trước Pháp và đã thống trị thế giới trong suốt thế kỷ 19. Đó là Mỹ, nước đã thi hành chính sách bảo hộ trong suốt thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20 qua đó xây dựng thặng dư thương mại ngày càng đáng kể; Nhật Bản, đến lượt mình cũng ra sức đạt được như vậy từ năm 1950 đến 1989.
Chiến lược của Trung Quốc được thực hiện theo các biện pháp: mở cửa về thương mại; phát triển sản xuất trong khuôn khổ các hợp đồng làm thuê cho các hãng nước ngoài và công ty liên doanh thầu lại cho phép chuyển giao các công nghệ. Tất cả là nhờ sự kết hợp khoản tiền lương thấp một cách không ngờ và một tỷ giá hối đoái được định giá thấp.
Đây là một vũ khí rất lợi hại và là kết quả của một sự điều khiển thường xuyên dựa vào một sự kiểm soát tỷ giá hối đoái rất chặt chẽ và sự can thiệp của ngân hàng trung ương đối với thị trường chứng khoán. Thực tế này đã giúp ích rất nhiều để đạt được những số dư thương mại rất đáng kể cho Trung Quốc. Trong khi đó, tình trạng ở phương Tây lại là thâm hụt thương mại, phi công nghiệp hóa và mất ổn định xã hội.
Lịch sử thế giới đã chứng minh, bất kỳ nước nào tìm kiếm của cải và sức mạnh, đều mong muốn là người xuất siêu và sau đó là chuyển sang những dự định bá quyền. |
Nhưng việc duy trì đà tăng trưởng đòi hỏi phải tiếp tục một cách vô hạn chính sách nợ, kể cả đối với các tầng lớp nhân dân không có khả năng chi trả, vì thế, chỉ là sớm hay muộn, cuộc khủng hoảng là không thể tránh khỏi. Nước Mỹ đã phải can thiệp mạnh mẽ và đồng loạt bằng cách mua các khoản nợ tư. Số nợ lên rất cao, nhất là đối với Trung Quốc, chủ nợ trái phiếu, và theo nhiều dự đoán, số nợ của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ còn tiếp tục tăng. Và vì đã "đâm lao", Mỹ tiếp tục phải theo lao. Cũng vào thời kỳ đó, nợ công của một số nước châu Âu tăng chóng mặt. Cuộc khủng hoảng, mà một số người cho rằng nó chỉ là một “cuộc khủng hoảng của Mỹ”, đã lan rộng khắp thế giới, nhưng chủ yếu, đây được coi là một cuộc khủng hoảng nợ của các nước phát triển, và là kết quả của sự mất cân bằng thương mại thế giới. Sự mất cân bằng này có một nguyên nhân chính mà đến bây giờ mọi người đều đã nhận ra, đó là chính sách phá giá tiền tệ của Trung Quốc..
Tất nhiên, lúc đầu các nước phương Tây không cưỡng nổi sự cám dỗ của khoản nợ và không thấy cái bẫy của Trung Quốc. Trong thời gian đầu, họ vẫn không thấy bất cứ một dấu hiệu xấu nào, nhất là khi sự tăng trưởng vẫn tiến triển đều đều và các doanh nghiệp của phương Tây vẫn kinh doanh tốt.
Nhưng sau đó, trong thời gian tiếp theo, người ta đã cảm nhận được thực tế khắc nghiệt. Khoản nợ chỉ có giới hạn; nạn thất nghiệp tăng, vốn đầu tư công nghiệp hơn bao giờ hết dồn ra nước ngoài. Lĩnh vực bất động sản và tài chính trong tình trạng khủng hoảng, sự tăng trưởng bấp bênh, các nước ngày càng khó mà tự tài trợ được cho chính mình, trong khi đó, chủ nợ nước ngoài chính, Trung Quốc, ngày càng tỏ ra ngạo mạn và luôn đòi hỏi. Hiện nay tình hình vẫn như vậy. Song, các nhà lãnh đạo phương Tây vẫn chìm trong sai lầm là không chịu công nhận bản chất thực sự của tình hình tồi tệ đang ảnh hưởng tới họ.
Dù vẫn giữ ngôi vị số 1 thế giới nhưng kinh tế Mỹ đang lâm nguy vì chủ nợ Trung Quốc. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét