- CHUYẾN ĐI BIỂN ĐẦU NĂM VÀ ƯỚC VỌNG NGÀN ĐỜI (QĐND). – Giọt lệ Trường Sa (QĐND/ Infonet). - Liên kết làm chủ ngư trường (DV). - Giữ trọn lời thề của hải đội Hoàng Sa (ANTĐ). - Tầm nhìn hướng biển của các chúa Nguyễn (Kỳ 1) (PT/ QĐND). - Kiêu hãnh giữa trùng khơi (HNM). Nhà giàn DK1 vững vàng giữa biển khơi =>
- Nơi cực bắc (TVN).
- Công bố thông tin về tiềm năng dầu khí rất lớn ở biển Đông (VOA). – Những căng thẳng ở Biển Đông (CFR/ TCPT).
- Biển Đông 2012: Âm mưu và hành động (VnMedia). - SCMP: Trung Quốc đang duy trì một quân đội liều lĩnh và xấc xược (GDVN). - Giải mật con đường TQ làm chủ công nghệ tàu ngầm (kỳ 1) (KT).
- Nhật Bản viện trợ cho Philippines 10 tàu tuần duyên (RFI). – Philippines tăng thêm tàu tuần tra của Nhật (BBC). – Lôi kéo đồng minh, Nhật Bản quyết kiềm chế Trung Quốc (TP).
- Báo chí Trung – Nhật bút chiến dữ dội (Sống mới). - Trung Quốc đang chơi trò chiến tranh nguy hiểm (SM). - Cái tựa không ổn, không rõ, dễ gây hiểu sai nội dung: Dư luận Nhật Bản kêu gọi rút Đại sứ tại Trung Quốc phản đối “ngắm bắn” (GDVN). - Video: CSB Nhật Bản rượt Hải giám ngoài Hoa Đông 9 tiếng mùng 1 Tết (GDVN).
- Tranh chấp Nhật-Trung: Thách thức cho nhiệm kỳ hai của TT Obama (VOA). - Học giả Nhật cảnh báo chính sách của Mỹ với Trung Quốc (ANTĐ).
- Hải Phòng thu hồi khẩn cấp lồng đèn ‘Tam Sa’ (DLB). - Trung Quốc ngấm ngầm tuồn quả địa cầu “lưỡi bò” vào Philippines (GDVN).
- Việt Nam lún sâu lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc (Người Việt).
- Tân Ngoại trưởng Mỹ và vấn đề nhân quyền Việt Nam (RFA). “Với những kinh nghiệm lâu năm khi còn là thành viên trong Quốc hội, ông ấy có thể giải thích với đối tác Việt Nam rằng có nhiều dân biểu và nghị sĩ quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam đến mức nó có thể cản trở mối quan hệ chặt chẽ hơn mà các lãnh đạo Việt Nam đang tìm kiếm”.
<- NHẬT KÝ 3 NGÀY TẾT QUÝ TỴ 2013 (Bùi Hằng).
- Xin có một lời khuyên (DLB). – Chúng ta có cần người cầm đầu? (DLB).
- Tấm bằng liệt sĩ (RFA). “Tôi mới có cầm ra, nó giựt nó xô tôi té xuống. Nó lấy cái bằng luôn. Nó hỏng trả. Bằng liệt sĩ đó. Nó giựt nó lấy mà tôi đòi nó không có trả rồi lấy cái gì đâu mà biết. Tôi già cả tôi quên, tôi đâu có nhớ ngày đâu mà cúng”.
- Khẩu khí “ông chủ” trong Hiến Pháp – Nguyễn Ngọc Lanh (Cùng viết HP). “… hiến pháp phải viết thế nào để đầy tớ đọc, thấy sợ (tai họa bị đuổi là hiện thực chứ không ‘trên giấy’ đâu); còn ông chủ đọc thấy yên tâm, vì quyền dân cũng không chỉ ‘trên giấy’ – như từ 50 năm nay – mà trong tay dân còn thật sự có cái roi… Hình tượng tiêu biểu và bao trùm của quốc gia chỉ có thể là Nước và Dân; trong đó Nước đặt trên Dân (Dân sẵn sàng hy sinh tất cả bảo vệ Nước). Không thể kêu gào học tập Cụ bằng cách tự tiện sửa lại danh ngôn của Cụ. Tuổi đảng của tôi cao hơn tuổi đảng của mỗi quý vị ủy viên Bộ Chính Trị; nếu cần quỳ xuống lạy từng vị để phục hồi câu của cụ Hồ, tôi cũng quỳ”.- Phạm Ngọc Cương: Tư duy tốt phải được kiểm chứng qua những hành động xuất sắc (Đào Tuấn).
- 1609. GIẢI TRÌNH ĐỂ MONG TRÁNH SỰ HIỂU LẦM (BS). Thư của tác giả Dương Phi Anh về bản Một dự thảo Hiến pháp để tham khảo đã đăng trên “Cùng viết Hiến pháp”. Bổ sung, một thay đổi kỹ thuật đáng khen của trang “Cùng viết Hiến pháp”, giúp độc giả tiện theo dõi bài vở hơn: đó là khi truy cập, trang chủ được mở dần, cho thấy nhiều hơn những bài viết gần đây, không như ban đầu, phải bấm vào mấy dữ “Read more …” nhiều lần, rất bất tiện và nhiều người không biết.
- Vàng Anh góp ý sửa đổi Hiến pháp (Đoan Trang). – Từ 1946 đến 2013: Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt (DLB).
- Bánh vẽ “Nhân dân là chủ” (DLB). Nói về bài trên báo Tiền Phong: Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực.
Nhân bài bình luận trên Dân Làm Báo, xin được nêu một hiện tượng phổ biến từ rất lâu, có lẽ phải kể từ sau 1975. Đó là thái độ của một số tờ báo, tổ chức ở hải ngoại không ưa, căm ghét cộng sản. Hầu như họ coi toàn bộ bộ máy chính quyền, đoàn thể, báo chí của nhà nước CSVN và những con người trong đó luôn luôn và hoàn toàn là một, mà hiếm khi tỏ ra khích lệ những cố gắng thay đổi thực trạng trong nước của rất nhiều con người trong đó; còn với những cố gắng nào đó của chính các cơ quan này thì họ lại càng tỏ ra không một chút niềm tin, khích lệ.
Thái độ này cũng đã đem lại hệ quả không lợi cho chính những người muốn đấu tranh cho tự do dân chủ ở trong nước, nên trong gần 40 năm qua, đã có những thay đổi ít nhiều, khẩu khí đã có giảm bớt căng thẳng, bài vở cũng đã có một chút tính đa chiều v.v… Tuy nhiên, căn bệnh tương tự những người cộng sản vẫn cứ hiển hiện rất nhiều. Khoảng cách giữa bộ máy tuyên truyền trong nước với một số người Việt, báo chí ở hải ngoại vẫn còn rất lớn. Không loại trừ tình trạng một số người bên trong hệ thống chính trị trong nước muốn dùng những thủ đoạn đen tối để khai thác tình trạng đó, nhằm phục vụ lợi ích riêng, cục bộ cho mình, bất chấp hậu quả xấu cho dân, cho nước. Họ còn cài cắm người, kích động những cá nhân cực đoan trong các hội đoàn hải ngoại, tạo ra một thế lực tuy rất nhỏ nhưng lại to tiếng làm chính cộng đồng đông đảo phải ngại “dây vào”.
Những thất bại liên tiếp trong xây dựng kinh tế, phát triển đất nước của những người cộng sản, một phần là từ tâm lý nóng vội, “duy ý chí”. Tiếc thay, rất nhiều người không ưa cộng sản lại cũng mắc phải chính căn bệnh nóng vội đó. Họ không hiểu người cộng sản ở VN tại sao lại sợ cái “diễn biến hòa bình” đến thế. Không hiểu và khai thác nó, họ cứ tiếp tục “diễn biến ‘chiến tranh’” thì cứ mãi thất bại, hoặc càng tự làm khó và khổ mình.
- TS Cao Đức Thái, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quyền con người, Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh: Cần làm rõ hơn chế định quyền con người (QĐND). “Song pháp luật nói chung, Hiến pháp nói riêng luôn mang bản chất chính trị của nhà nước. Bởi vậy, Hiến pháp của bất cứ quốc gia nào về khách quan cũng không chỉ nhằm bảo vệ QCN mà còn bảo vệ chế độ xã hội. Đối với chúng ta, nếu không bảo vệ được chế độ xã hội XHCN thì cũng không thể bảo vệ được QCN”. Nói như ông tiến sĩ thì các nước tư bản không có quyền con người bởi họ không có chế độ xã hội XHCN thì lấy vì mà bảo vệ, mà theo ông TS thì, không bảo vệ được chế độ XHCN thì không có quyền con người!
- Chủ tịch chúc Tết không nhắc tới Đảng (BBC). “Nếu so sánh với thư chúc Tết của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết hai năm trước đây, thì thư của Chủ tịch Trương Tấn Sang hoàn toàn không nhắc tới vai trò ‘dẫn đường’ của Đảng cộng sản, cũng như không có chữ Đảng, ngoại trừ hai từ ‘đồng chí’. Thư của Chủ tịch Triết nhắc tới Đảng bốn lần. Lời chúc Tết của ông Sang dường như lặp lại một số phát biểu gần đây của ông, trong đó ông nói ‘chúng ta phải biết hổ thẹn với tiền nhân’.”
Hôm trước, một độc giả thân thiết, thường gửi những lời bình, hoặc phát hiện sắc sảo, đã đặt câu hỏi, sao mấy ngày Tết, hầu như chỉ thấy bác Chủ tịch nước xuất hiện, không thấy mấy bác kia. Đúng là có vẻ như vậy. Riêng với bác tổng, nghe tin từ nhiều ngày trước, hình như ngọc thể bác có bất an. Chợt nhớ tới câu nói của cố kinh tế gia – sử học Đặng Phong, rằng “nhiều khi cuộc đổi mới của lịch sử một dân tộc nó đi theo những chiếc xe tang”, trong một bài phỏng vấn trên BBC 6 năm trước, khi ông được hỏi “Đổi Mới ở Việt Nam cũng diễn ra khi mà Tổng Bí Thư Lê Duẩn, khi đó qua đời”. Thôi thì năm mới năm me, không nói điềm gở, chỉ hy vọng chút ít, là cuộc đổi mới cho dân tộc, biết đâu nó sẽ phải bám theo sau cỗ xe … cứu thương? Thảm quá!
- Chúc tết các nhà khoa học ở TPHCM, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: “Từ trước đến nay, chúng ta có “cái bệnh” rất lớn là không dám nói lên sự thật. …” Vũ khí của chúng ta là dám nói lên sự thật (SGGP). Ái dà dà! Vậy mà đang có một loạt các động thái từ cấp rất cao gây sức ép đối với trí thức, nhà khoa học dám nói lên sự thật qua việc công bố và trao bản Kiến nghị về Hiến pháp 2013 đó bác Chủ tịch ơi. Bác không tin thì cử ngay ông trợ lý VBQ của bác, bạn cũ của tay BS, gọi điện cho hắn hỏi là rõ liền à!
- ‘Đừng khoanh tay nhìn Đảng tan rã’ (BBC). Mà phải ra tay giúp đỡ nó … tự sát! Nhà báo Hữu Thọ: “Tôi nhận thấy quan hệ giữa người Đảng viên bình thường và người lãnh đạo đang có xu hướng gia tăng khoảng cách, không còn được như thời chúng ta là những người đồng chí với nhau chung một chiến hào”. - Đảng CS Pháp bỏ búa liềm trên thẻ Đảng (BBC). Dân Liên Xô lật đổ tượng Lenin sau một loạt biến cố chính trị hồi thập niên 90 =>
- Không ai là sao nghị trường (VNN).
- ĐẦU NĂM, GẶP CHỮ “DÂN” (Bùi Văn Bồng).
- Doanh nhân và nền kinh tế định hướng XHCN (DLB). – Bao giờ dân ta mới có được “Quan phụ mẫu” đau nỗi đau của dân? (VLB). – Nhà thơ Lê Duy Phương: Khai bút Xuân Quý Tỵ (Trần Nhương). “Nợ vòng vèo đang kéo nhau xuống hố/ Sáng tối đan xen chẳng rõ mặt người/ Ai sắm tết ai mua đào mai hàng trăm triệu/ Có thấu Bình Dương công nhân ăn mỗi bận 4000 đồng/ … Dân còn nghèo mà ngân hàng mọc lên như nấm/ Nợ xấu là gì hỏi mấy cô chú cho vay/ Máy in tiền quay cuồng như chong chóng/ Lương kỳ nào cũng toàn giấy bạc mới toanh”.
- Chuyến vi hành của vua Lê Thánh Tông và câu chuyện chống tham nhũng (GDVN). - BÓP NGHẸT DÂN CHỦ KHÔNG THỂ CHỐNG THAM NHŨNG (Bùi Văn Bồng).
- Ông Nguyễn Bá Thanh sẽ mạnh tay với sai phạm trong lĩnh vực ngân hàng (GDVN). - Liên quan chút: Ngân hàng Úc bán phần hùn Securency (BBC).
- Đất đai sẽ phải được sử dụng hiệu quả hơn (VnMedia).
- Bộ trưởng Thăng ‘mắng’ Chí Trung mỗi lần quay Táo Quân: “Tổ sư mày, sao mày cứ nói xấu tao thế?” (PetroTimes).
- 1610. Anh S., bạn tôi (BS). Bài của Nhà văn Nguyên Ngọc gửi tới nhân đọc bài: Từ Hiệp định Paris đến “Bên Thắng Cuộc” (Diễn đàn/ BS). Ngoài ra, còn có bài liên quan của Nhà giáo Phạm Toàn: 1608. Ảo tưởng, ảo tưởng, rặt ảo tưởng … dzưng mà rất cần! (BS).
- Nguyễn Hưng Quốc: Bên Thắng Cuộc: Một cuốn sách hay (2) (VOA’s blog). “Bên Thắng Cuộc hay, rất hay, nhưng cũng giống như mọi cuốn tường thuật hay khẩu sử, nó là một cái gì dở dang. Nó là một khối quặng chưa được tinh chế. Nó cung cấp cho người đọc cả hàng ngàn câu chuyện từ cả mấy trăm người kể khác nhau để người đọc, hoặc các sử gia sau này, so sánh, diễn dịch, phân tích và/hoặc tổng hợp lại để thành một bức tranh hoàn chỉnh hơn”. Mời xem lại: Phần 1.
- Nhớ Tết Hà Nội sau bom B52 (TVN).
- Đức Giáo Hoàng loan báo thoái vị (RFA). – Ðức Giáo Hoàng sẽ từ giã giáo dân ngày 27/2 (VOA). – Giáo Hoàng Benedicto XVI thoái vị : Quyết định bất ngờ, lịch sử (RFI). – Thế giới ca ngợi quyết định thoái nhiệm của Giáo Hoàng Benedicto 16 (RFI). – Giáo hoàng Benedicto 16, một nhân cách phức tạp (RFI). – Tín đồ Công giáo Việt Nam ‘cảm phục sự can đảm’ của Đức Giáo Hoàng (VOA). “Tôi khen Ngài rất cam đảm để mà dứt bỏ tất cả quyền lực của mình”. - ‘Giáo hoàng Benedict XVI khiêm tốn’ (BBC). - Vatican sáng lòa tia chớp (BBC). – Tiến trình bầu chọn Giáo hoàng mới (RFI). – Ai có thể là Giáo hoàng kế tiếp ? (USA Today/ Chuacuuthe). - Chùm ảnh về nhiệm kỳ ngắn ngủi của Giáo hoàng Benedict XVI (DT).
- SÉT ĐÁNH NHÀ THỜ THÁNH PHÊRO Ở VATINCAN VÀI GIỜ SAU KHI GIÁO HOÀNG BENEDICT XVI TUYÊN BỐ TỪ CHỨC (BBC/ Reuters/ Phạm Viết Đào).Nhiều blogger cho rằng, sau khi TBT Nguyễn Phú Trọng qua thăm Đức Giáo Hoàng thì ngài từ chức. Blogger Huỳnh Ngọc Chênh bình luận trên FB: “Sau khi gặp đức Tổng bí lù, đức giáo hoàng nghĩ: hắn còn trẻ hơn ta mà đã lẩm cẩm lú lẫn rồi, huống chi ta quá khọm thế này, thấy sao chán chường quá… thôi nghĩ trớt cho rồi”. Mời xem lại: TÔI CHƯA BAO GIỜ GỌI ÔNG TỔNG BÍ THƯ LÀ TRỌNG LÚ (William Truong).
- THE PENTAGON PAPERS Lịch sử những quyết định của Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam – Kỳ 27 (Sống Magazine).
- Người dân Tây Tạng không đón Năm mới trong tủi nhục (NTDTV/ Kichbu). Nếu chúng ta không làm gì ngay hôm nay, có lẽ đây sẽ là hình ảnh của Việt Nam trong tương lai.
- Bắc Triều Tiên lại cho thử hạt nhân (BBC). – Bắc Triều Tiên thử hạt nhân lần ba (BBC). – Bắc Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ ba (RFI). – Bắc Triều Tiên thực hiện vụ thử hạt nhân lần thứ ba (VOA). – Bắc Hàn lại nổ thử nghiệm hạt nhân (RFA). - “Vụ thử hạt nhân mới nhất lớn gấp đôi năm 2009″ (TTXVN). - Triều Tiên cảnh báo sẽ có hành động mạnh mẽ hơn (TTXVN). - Triều Tiên đe dọa “trả thù không khoan nhượng” (TT). - HĐBA Liên Hợp Quốc nhanh chóng “lên án” Triều Tiên thử hạt nhân (KT). - Hội đồng Bảo an LHQ hứa sẽ có ‘biện pháp’ đối với Bắc Triều Tiên (VOA). - Hội đồng bảo An lên án vụ thử hạt nhân của Bắc Triều Tiên (VOA). - Thế giới phản ứng trước vụ thử hạt nhân của Triều Tiên (PT). - Triều Tiên thử hạt nhân, TQ bối rối (KP). - Cập nhật hình ảnh thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên (PN Today).
- Việt Nam hết sức lo ngại trước việc thử hạt nhân (GDVN). – Việt Nam lo ngại trước việc Triều Tiên thử hạt nhân (TTXVN). – Thế giới lên án vụ thử hạt nhân lần ba của Bắc Triều Tiên (VOA). – Dư luận thế giới tiếp tục lên tiếng về vụ thử hạt nhân (TTXVN). – Quốc tế đồng thanh lên án Bình Nhưỡng thử hạt nhân (RFI). – Bắc Triều Tiên thử hạt nhân, đồng minh Trung Quốc thêm khó xử (RFI). – Triều Tiên “tung đòn”, Trung Quốc choáng váng (VnMedia). – Trung Quốc ‘chống đối’ vụ thử hạt nhân của Bắc Triều Tiên (VOA). – Kim Jong-un thách thức Tập Cận Bình? (BBC). – Dương Khiết Trì triệu Đại sứ Triều Tiên “cảnh cáo nghiêm khắc” (GDVN).
- Đừng sợ. Viết thôi, cứ viết đi (Guardian/ Quê Choa). – Myanmar cấp thị thực cho nhà báo nước ngoài (Sống mới). - Chuyên gia Trung Quốc nghĩ gì về quan hệ với Myanmar? (KT).
- Những người “nặng lòng” với biển, đảo quê hương (Phần 5) (Infonet). – Lưu giữ truyền thống đóng thuyền câu lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (Tin tức). - Những bộ sưu tập bản đồ từ lòng dân (TT). – Tâm sự về Tết tiên đầu xa nhà của người lính đảo (TTXVN).
- Đọc sử (Phương Bích). “vâng
con đã khóc/ không phải vì quân xâm lược dã man, hiếu chiến bạo tàn/
con khóc vì một lẽ rất giản đơn/ những chiến sỹ hải quân/ những người
anh của con cầm súng mà không được bắn/ máu của các anh thấm đỏ một vùng
biển mặn/ như nước mắt tủi hờn bao thế hệ đi sau./ hải chiến Gạc ma?/
không!/ không phải thế đâu…”
- Gian nan nghề ‘nín thở’ mưu sinh (NĐT). – Cảnh sát biển là điểm tựa cho ngư dân vươn khơi (VOV). – Tuyến giao thông đảo Lý Sơn – cảng Sa Kỳ hoạt động trở lại (TN).
- Năm mới kể chuyện cũ – Cảm ơn “tổ chức Nhân dân” (Phương Bích). “Lúc
nhận quà, một vị sư nữ có lời cảm ơn ‘tổ chức nhân dân’! Chà! Cái từ
nghe lạ tai quá. Từ thủa bé đến giờ, sống trong chế độ ‘xã hội chủ
nghĩa’, quả là chưa từng nghe. Tôi nghe xôn xao ở một góc, thấy một
người phụ nữ có lẽ không thuộc nhóm dân oan, cơ nhỡ ở đây đang lớn
tiếng, bảo chị ta tưởng ‘nhà nước’ tổ chức phát quà nên đến lĩnh!”
- Oanh Yến Thị Phạm: CUỘC CHIẾN TRONG YÊN LẶNG (Huỳnh Ngọc Chênh).
- Ông Đinh Hùng Chung bị bắt – Ông Đinh Hùng Chung bị bắt với lý do đã có hành vi cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự – Lá đơn của ông Đinh Hùng Chung và Nguyễn Đức Thông (Nguyễn Tường Thụy).
- Bên Thắng Cuộc/Quyền bính (3): Lê Khả Phiêu & Bill Clinton (Nguyễn Ngọc Chính).
- Nguyễn Quang Duy: Từ Cách Mạng Truyền Thông – Sang Cách Mạng Xã Hội (ChangeVN).
- Chuyện “Lâm tặc” giữa trung tâm thủ đô Hà Nội và báo chí cách mệnh VN? (Nguyễn Hồng Kiên/ HDTG).
- Câu chuyện đầu năm của “Tám” : Cú hích … đầu tôm! (Người Lót Gạch).
- Có những cái đầu rất cũ (TTVH).
- Ký ức Mậu Thân (SGGP).
- Vatican thừa nhận Giáo hoàng Benedict XVI dùng máy trợ tim (TN). – Giáo hoàng mới rất có thể sẽ là một người châu Phi (TTXVN). – Phim Ý “tiên đoán” việc Giáo hoàng từ chức từ năm 2011? (TN). – Đức Giáo Hoàng không giữ vai trò nào trong việc chọn vị thừa kế (VOA).
- http://www.voatiengviet.com/content/bac-trieu-tien-co-thong-bao-ve-vu-thu-nghiem-hat-nhan/1602451.html” target=”_blank”>Bắc Triều Tiên có báo trước về vụ thử nghiệm hạt nhân (VOA). – LHQ lên án Bắc Triều Tiên thử hạt nhân (BBC). – Hội đồng Bảo an LHQ lại chỉ trích Triều Tiên thử hạt nhân lần 3 (TN). – Hội đồng bảo an LHQ lên án mạnh mẽ Triều Tiên (TT). – Triều Tiên khiến Trung Quốc choáng váng (VnMedia). – Trung Quốc sẽ chỉ ‘siết’ nhẹ Triều Tiên (Sống mới).
MỘT NHÀ SƯ TÂY TẠNG TỰ THIÊU TẠI KATHMANDU, NEPAL (Nguyễn Phú). =>
- Mùa Xuân về nhớ Trường Sa (CP). – Cảm xúc ở những vùng đất thiêng của Tổ quốc (VOV).
- Phỏng vấn Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Lê Minh Thông: Hiến pháp là của nhân dân (ĐBND).
- Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị: Lắng nghe những góp ý chân thành (PLXH).
- Bộ trưởng Công an: ‘Không để tội phạm lộng hành’ (VNN). – Nga bắt một nữ công dân Việt bị Interpol truy nã (TTXVN).
- Giáo hoàng Benedict XVI xuất hiện trước công chúng (TN). – Giáo hoàng sẽ chia tay các giáo dân vào ngày 27/2 (TTXVN). – Giáo hoàng ra đi và cơn khủng hoảng của Vatican (TTXVN). – Giáo hoàng Benedict làm gì sau khi từ nhiệm? (VTC).
- Một nhà sư Tây Tạng tìm cách tự thiêu ở thủ đô Nepal (TNNN). “Theo các nhân chứng, khi đã châm lửa nhà sư hét lên những khẩu hiệu chống Trung Quốc”.
- Hội đồng bảo an LHQ ra tuyên bố trừng phạt Triều Tiên (DT). – LHQ sẽ trừng phạt Triều Tiên thế nào? (VNN). – Vì sao Triều Tiên “chọc giận” Trung Quốc? (VnMedia). – Trung Quốc sẵn sàng “trừng phạt” Triều Tiên đến mức nào? (TQ). – Dân Triều Tiên hào hứng về vụ thử hạt nhân lần 3 (TN). – Các nước láng giềng Triều Tiên chuẩn bị quân sự (NLĐ). – AP: Triều Tiên cho nổ hạt nhân để gây sức ép với Mỹ trên bàn đàm phán (GDVN).
KINH TẾ- Nỗi buồn ngân sách (VnEconomy). - Nhà nước rút lui để đột phá (VEF).
- TS Alan Phan: ‘Việt Nam chưa đủ nóng để hút vốn ngoại’ (VNE). - Năm Tỵ, chứng khoán Việt sẽ giành lại điểm đã mất? (DV).
- Xóa nợ xấu bằng những giải pháp mạnh và triệt để (VnEco). - M&A 2013: Những ngân hàng nào sẽ được “xướng” tên? (CafeF).
- Tìm lại và làm mới mình (VEF).
- Xuất khẩu dệt may: Vệt sáng có kéo dài? (VOV).
- Từ nông dân nghèo trở thành giám đốc (DV). - Mắt mù, thân hình teo nhỏ, vẫn điều hành gia trại (DV).
- Tiến sĩ Alan Phan: ‘Bắt bệnh’ các đại gia Việt (BSC). - Đại gia Diệu Hiền chỉ mong hai chữ bình yên (TP). - Doanh nhân Việt chuẩn bị tinh thần sau ‘bão’ (VNE).
- Những dấu mốc của cà phê Việt (VnEconomy). - Chủ tịch kiêm TGĐ Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ: ‘Tôi sẽ chinh phục nước Mỹ’ (PT).
- Đường thành công của những triệu phú người Việt trên đất Mỹ (PLVN).
- BĐS năm Quý Tỵ: Giới đầu tư chỉ nên đọc sách, tránh mất tiền oan (Sống mới).
- Vẫn điệp khúc giá thực phẩm tăng dịp tết (TBKTSG).
- Ngoạn mục rau quả thoát “tắc đường” (DV).
- S&P, Fitch nâng mức tín nhiệm nợ công của Ireland (TTXVN).
- Đồng Yên tăng giá và phản ứng của G7 (BBC).
- Châu Âu: Ngân sách khắc khổ mâu thuẫn với mục tiêu tăng trưởng (RFI).
- Kinh tế sẽ là trọng tâm bài diễn văn về Tình trạng Liên bang (VOA). – Tổng thống Mỹ kêu gọi kích thích kinh tế trong thông điệp liên bang (RFI).
- 2012 – Năm nhiều chuyển động của hệ thống ngân hàng (VTV). – Những ai đang sở hữu Ngân hàng Đông Á? (CafeF).
- Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Niềm tin sẽ là cơ hội (ĐT). – Năm 2013: Doanh nghiệp sẽ tận dụng mọi cơ hội (PT).
- Tỷ giá năm 2013: Có nên phá giá VND ở mức 4%? (TBKTSG/GDVN).
- Vàng tăng giá, coi chừng “chết sặc” vì lướt sóng (VnMedia).
- Từ 1-3: Chứng khoán trên tài khoản ký quỹ, cầm cố không được chuyển nhượng (Hải quan). – “Bóng ma” tài chính – ngân hàng “đè” chứng khoán (PT).
- Năm Quý Tỵ, chuyên gia phong thuỷ “phán” gì về doanh nhân Việt? (LĐ). – Thăng – trầm doanh nhân tuổi Tỵ (P1) (DT). – Năm 2013, đại gia nếu thích “oai” sẽ không lối thoát (VTC).
- Năm 2013, xuất khẩu của Việt Nam sẽ vẫn khả quan (NDHMoney).
- Hồi sinh thương hiệu gốm cổ Bồ Bát (Sống mới).
- Chuộng rẻ, Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc (PN Today).
- Phỏng vấn TS Trần Đình Thiên: Cơ hội nói thật và làm thật (TP / Ba Sàm).
- Phỏng vấn cựu PHÓ CHỦ NHIỆM ỦY BAN TÀI CHÍNH – NGÂN SÁCH ĐẶNG VĂN THANH: Cuộc “vượt dốc” của nền kinh tế trong năm 2013 có nhiều triển vọng thắng lợi (ĐBND).
- Bước ngoặt trong đầu tư công (VnEco).
- Điểm mặt các thương hiệu vàng miếng đã biến mất (Vietstock). – Thị trường châu Á nghỉ Tết, giá vàng lao dốc (VOV).
- Vì sao quan tâm thị trường chứng khoán (VF). – Năm 2013 thị trường sẽ có nhiều “con sóng” để CTCK tăng doanh thu (CafeF).
- Bộ trưởng Xây dựng: Sẽ có nhà giá 3–5 triệu đồng/m2 (VTC). – Bất động sản một năm… đông cứng (VnEco). – Hỗ trợ bất động sản không “quên” kiềm chế lạm phát (VOV).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Nới thêm câu phép vua thua lệ làng (PT).
- CÁC BÀI THƠ CỦA PHẠM SƯ MẠNH ĐƯỢC VIẾT KHI ĐI TUẦN TRA BIÊN GIỚI PHÍA BẮC VIỆT NAM HỒI GIỮA THẾ KỶ THỨ MƯỜI BỐN (Gió-o).
- ‘Hữu thư chân phú quý’ (PT).
- Giữa đạo và đời (TVN). - Hương của nhang.
- Tết này ông đi đâu? (Trần Kỳ Trung). - Chưa biết đi đâu thì đi theo “cụ Bá” nè: Ông Nguyễn Bá Thanh tham quan đường hoa xuân (Nguyễn Trọng Tạo).
- Nguyễn Nhã: TRIẾT LÝ CỦA BÁNH CHƯNG TẾT VIỆT (Tễu).
- Khi những Ông Táo về giời: niềm vui bất ngờ lúc đầu xuân (Sống mới).
- Phóng sinh chim, hóa vàng cầu an năm mới (TBKTSG).
- Huỳnh Văn Úc: Hóa vàng (Nguyễn Tường Thụy).
- Phan Thanh Minh: ĂN TẾT CÙNG NGUYỄN HUỆ (Huỳnh Ngọc Chênh).
- Trên chuyến tàu đêm giao thừa (Vương Trí Nhàn).
- Lâm Thế Nguyên – Hy vọng Xuân này sẽ mới! (Dân Luận).
- Sống như rắn (DT).
- Nguyễn Khắc Phục: Mấy dòng khai bút đầu năm (Trần Nhương).
- Được làm tể tướng nhờ… đi Tết hoàng đế (Xzone).
- VUA MINH MẠNG LÀM THƠ VỀ KINH TẾ ! (Ngô Minh). - VUA MINH MẠNG LÀM THƠ VỀ NHÀ NÔNG (Nguyễn Trọng Tạo).
- NGÀY XUÂN ĐỌC THƠ VUI BẢO SINH (Nguyễn Trọng Tạo).
- Ngày Tình Nhân: Thông điệp tình yêu (VOA).
- Ca sỹ Lệ Hằng: Có lỗi khi trở về quê hương quá trễ (VOV).
- Thủy quân Lục chiến Mỹ trao quà Tết cho trẻ em Việt Nam (VOA).
- BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ (KỲ 15) (Nhật Tuấn).
- SỰ THẬT VỀ CÁI CHẾT NHẤT LINH (DĐ/ TNM).
- Huỳnh Văn Úc: Hóa vàng (Nguyễn Tường Thụy).
- Bùi Văn Nam Sơn: CỨ KIÊN TRÌ, RỒI MÙA HOA TRÁI SẼ TỚI (SVVN/ Diễn Đàn).
- Nơi neo giữ câu hát Sình ca (VOV). - Hát Xoan – Di sản văn hóa độc đáo của người Việt (TTXVN).
- Phan Thanh Liêm: Người tiên phong đưa thủy đình…về nhà (DT).
- Bích Câu Đạo quán và mối tình thư sinh-tiên nữ (TTXVN).
- ĐẠO PHẬT ĐANG Ở ĐÂU TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM? (William Truong).
- Trần Đăng Khoa: Lê Thiết Cương – giản dị mà không giản đơn (ND). = >
- Nhớ nước mắm quê nhà (Nguyễn Văn Tuấn).
- Mathilde Tuyết Trần, người phụ nữ của quá khứ, hiện tại, và tương lai (VOA).
- Chuyện thú vị về chiếc đồng hồ lộ máy (PetroTimes).
- Tái hiện lại bộ phim “Chicago” trên sân khấu Oscar (TTXVN).
- “Người tù khổ sai” của nghệ thuật diễn xuất (TTVH).
- 10 điều không bao giờ có thực của phim Hàn Quốc (TTXVN).
- LỊCH HỘI XUÂN QUÝ TỴ 2013 (Tễu).
- Đầu năm thăm đền Thác Cái (Hải quan).
- NGÀY XUÂN ĐỌC THƠ VUI BẢO SINH (Nguyễn Trọng Tạo).
- NGHỀ THẦY… (Văn Công Hùng).
- Trần tục (TP).
- Khi kịch Lưu Quang Vũ trở về… (TTVH/DV).
- Trịnh Nam Sơn – Ca sỹ bất đắc dĩ (TP).
- Báo Pháp ca tụng ‘Văn hóa phở Hà Nội’ (Infonet).
- Hương Canh vào hội kéo song (TP). – Chợ đình Bích La (PNTP). – Mùng 4 Tết, người dân nô nức trẩy hội Yên Tử (GDVN). – Ấn tượng lễ vật làng Mai Động – Hà Nội (PT). – Về Đồng Kỵ rước “pháo” đầu năm (TT). – Lễ hội Đu tiên – nét đẹp truyền thống ngày xuân (VTV).
- Những người giữ “hồn” Hồ Gươm (PT).
- Ăn tết bằng… tranh! (TN).
- 200 năm truyện cổ Grim-di sản văn hóa thế giới (VOV). – Nghệ thuật thoả hiệp của anh em nhà Grimm (VNCA).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận: Việc gì thấy đúng tôi nhất định sẽ làm … như không đúng? (GD&TĐ). - Sự dối trá không thể sống trong một xã hội trọng sự công chính (DT).
- Khẩn trương soạn thảo văn bản QPPL triển khai thi hành Luật GD Đại học (GD&TĐ).
- Tết thầy (GD&TĐ). – Tết thầy: Nét đẹp văn hóa của người Việt (VnMedia).
- Văn hóa làng và truyền thống hiếu học (GD&TĐ).
- Du học trường Luật, chọn trường thế nào? (IOne).
<- Chân dung giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2012 (GDVN). - Trò chuyện với nữ phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam (VTC/GDVN).
- Khi con vỡ òa tiếng khóc (NLĐ).
- Ấp ủ cho sự học (TN).
- “Bí kíp” học giỏi của các thủ khoa Sử, Địa (DT).
- Người bạn lớn của GS Ngô Bảo Châu ‘giải bài toán’ lương giáo viên (GDVN).
- Dùng học sinh khen học sinh (Kiến thức).
- Khi con bạn ghét thầy cô của chúng (Sống Magazine).
- Chỉ cần có ý tưởng và đam mê (TT).
- Ghi chép Văn hóa: Từ 1 chiếc ô tô (TTVH).
- Phát minh thay đổi thế giới (NLĐ).
- Đề nghị thi đại học bằng phương pháp kiểm tra năng lực (Hải quan).
- Chuyện một người thầy của đỉnh cao toán học (Infonet).
- Khi học sinh đi làm lúa (SGGP). – Hạt ngọc ở đồng chó ngáp (SGGP).
- Một nền giáo dục đàng hoàng (TN).
- Sứ mệnh mở mang đầu óc con người (LĐ).
- Ở đâu anh trí thức làng? (LĐ).
- Lê Tuấn Hoa: Thầm lặng toả sáng (NLĐ).
- Ba đột phá khoa học thế giới (TQ).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Tết Quý Tỵ ‘trầm’ và không ‘hào hứng’ (BBC).
- Năm Tỵ, người Việt trẻ xa Tổ quốc mong gì? (DT).
- Bủ già và tết (DT). Mới đọc cái tựa tưởng đâu nói về Booyah (Bủ già) của Jim Cramer, là chuyên gia đầu tư chứng khoán ở Mỹ trong chương trình Mad Money của CNBC, nhưng không phải.
- Ngày tết, chớ để mắc “bệnh từ mồm” (DV).
- Hai chủ lò mổ chết nghi liên quan đến heo bệnh (SGGP).
- “Ở bên này lại nhớ bên kia” (DV).
- Hải Dương: Xác pháo vẫn đỏ đường như chưa hề bị cấm đốt (DV).
- Mẹ già 13 năm ngủ ngồi vì sợ con đẻ hành hung? (PLVN).
- Cái Tết hạnh phúc của tử tù thoát chết nhờ niệm Phật (PLVN/ DT). =>
- Hai vợ chồng nghèo bất lực nhìn con đau đớn (DT).
- Trận chiến giữ những người nuôi chó và “cẩu tặc” ở Việt Nam: In Vietnam, a battle of the wits between dog owners and dog thieves (Asahi Shimbun).
- Những câu chuyện đầy chua xót về tình người (VnMedia).
- Ly kỳ chuyện “cá voi cứu người, chữa bệnh” (DT).
- Hà thành có “Vua săn rắn độc” (DV). - Không nên tin chuyện rắn trả thù (GD&TĐ).
- Suối cá lạ dưới chân núi Trường Sinh (VNE).
- Hơn 1.200 tàu đánh cá ở Cà Mau ra khơi đầu năm (TTXVN).
- Gia đình tỷ phú cũng… khổ (DV).
- Đến thời của những kỹ nam? (ANTG/ NLĐ).
- Phụ nữ Ai Cập tranh đấu chống tấn công tình dục của đám đông (VOA).
- Ớn lạnh ở Bàu Sấu (TP).
- Huyền thoại Ako Dhong – buôn giàu mạnh nhất Tây Nguyên (DV). – Trang phục Hà Nhì mang sắc xanh vùng Tây Bắc (TTXVN). – Bánh láo khoải đón Tết của người Mông (TT). – Theo người Rục săn chuột ‘tuyệt chủng’ (TP/VNN).
- Báo Người Lao Động nỡ lòng nào????? (Phair Zios).
- http://www.bbc.co.uk/vietnamese/pictures/2013/02/130212_anh_sao_bien.shtml” target=”_blank”>Đời sống sao biển dưới đáy đại dương (BBC).
- Lộc biển đầu năm (TN). – Đi chợ cá … đầu Xuân (DT).
- Xuân đến với xóm nghèo (PNTP). - Tết nơi miền Tây miệt vườn (PNTP).
- Trộm khoắng sạch nhà, còn gửi lại… con dao Thái (TT). – Những vụ say xỉn gây án mạng với lý do “trời ơi” (KT).
- Gây sốc vì mang thịt rắn từ VN sang New Zeland (NLĐ). – Ở trại rắn lớn nhất nước (TT).
- Đà Nẵng: Rác dồn ứ khắp các con ngõ (VTC).
QUỐC TẾ- Lực lượng nổi dậy Syria chiếm được sân bay quân sự Alep (RFI). – Phiến quân Syria chiếm được sân bay quân sự, bắt 50 quân chính phủ (GDVN). – Phe nổi dậy Syria chiếm được căn cứ không quân ở Aleppo (VOA).
- Người biểu tình đụng độ với cảnh sát tại thủ đô Ai Cập (VOA).
- Bắt nghi can bắn chết thiếu nữ biểu diễn tại lễ nhậm chức của TT Obama (VOA).
- Mỹ lên án Sudan ân xá kẻ giúp các phần tử khủng bố vượt ngục (VOA).
- Chuyện thịt lừa châu Âu (BBC). – Thịt ngựa ‘ngon và ít mỡ hơn bò’ (BBC). – Vụ “treo thịt bò bán thịt ngựa” được đưa ra “mổ xẻ” tại Liên Hiệp Châu Âu (RFI).
- Các giới chức Afghanistan thừa nhận tù nhân bị tra tấn (VOA).
- Rồng Rắn lên mây (Người Việt).
- Guinea, Liberia để tang các nạn nhân vụ rớt máy bay (VOA).
- 2012, năm kỷ lục về an toàn hàng không (RFI).
- Chính phủ Syria đã sẵn sàng đàm phán với phe đối lập (VOV). – Quân đội Syria để mất sân bay quân sự (GD&TĐ). – Liên hiệp quốc: Gần 70.000 người thiệt mạng ở Syria (VOA).
- IAEA và Iran hôm nay đàm phán về hạt nhân Iran (VOV). – Iran bất ngờ đòi hủy diệt toàn bộ vũ khí hạt nhân (Sống mới).
- http://www.voatiengviet.com/content/my-23-vi-khach-duoc-moi-den-nghe-bai-dien-van-ve-tinh-trang-lien-bang/1602456.html” target=”_blank”>23 vị khách mời đặc biệt đến nghe Diễn văn về Tình trạng Liên bang (VOA). – Ủy ban Thượng viện Mỹ đưa việc đề cử ông Hagel ra phiên họp khoáng đại (VOA). – Thượng viện Mỹ bỏ phiếu tái tục luật bạo hành đối với phụ nữ (VOA). – Tổng thống Obama đọc diễn văn về Tình trạng Liên bang (VOA).
- Những loại tên lửa “đáng sợ” nhất thế giới (VnMedia).
- Vladimir Putin: Lính Nga sẽ chỉ phải huấn luyện 4 thay vì 6 tháng (GDVN). – Nga cấm quan chức mở tài khoản ngân hàng nước ngoài (TN).
- Liên Hợp Quốc ước tính 70 ngàn người chết ở Syria (TNNN). – Nga cung cấp cho Syria phương tiện phòng không, chứ không phải máy bay (TNNN).
- Tổng thống Obama đọc thông điệp liên bang (TN). – Thông điệp Liên bang: Obama cam kết hồi sinh kinh tế (VNN). – Obama: Mỹ cần một “chính phủ khôn ngoan hơn” (TBKTSG). – Mỹ tuyên bố sát cánh cùng các đồng minh châu Á (TN). – Phản ứng đầu tiên trước thông điệp của Tổng thống Obama (VOV). – Tổng thống Mỹ Obama ký sắc lệnh về an ninh mạng (TTXVN).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 12/02/2013; + Gala Ngày trở về – Phần 1 – 12/02/2013; + Gala Ngày trở về – Phần 2 – 12/02/2013; + Phim tài liệu: Đoàn Phạm Khiêm – tôi cũng là người bình thường; + Thể thao 24/7 – 12/02/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 12/02/2013; + Cuộc sống thường ngày – 12/02/2013; + Thời sự 12h – 12/02/2013; + Thời sự 19h – 12/02/2013.1609. GIẢI TRÌNH ĐỂ MONG TRÁNH SỰ HIỂU LẦM
GIẢI TRÌNH ĐỂ MONG TRÁNH SỰ HIỂU LẦM
Kính gửi: - Trang mạng Anh Ba Sàm
- Các giáo sư chủ trương trang “Cùng viết Hiến pháp”. *
Tôi là Dương Phi Anh.Tôi là người trực tiềp biên tập bản “dự thảo Hiến pháp” mà thực tế tôi gọi là “Tập viết dự thảo Hiến pháp”.
Trước hết, tôi vô cùng xin lỗi quý vị vì những ngày qua do đi thăm hỏi bạn bè, bà con nhân dịp Tết cổ truyền, về nhà quá mệt nên tôi không đọc được những tranh luận, thậm chí là nghi ngờ, hiểu lầm mà trang Anh Ba Sàm nêu ra với BBT trang “Cùng viết Hiến pháp”. Nay, lúc 10 giờ 52 phút ngày 12/2/2013, tôi đọc được cả 2 lời bình của trang Anh Ba Sàm ** và bản đăng đã sửa chữa trên trang “Cùng viết Hiến pháp”, thấy cần minh định để tránh sự hiểu lầm với những người mà tôi ngưỡng mộ (cả chủ trang Anh Ba Sàm, các trí thức và cả các giáo sư chủ trương trang “Cùng viết Hiến pháp”), vì tôi cảm nhận được sự công tâm, mong muốn sự tốt đẹp của họ.
Tôi bắt đầu có hứng thú “soạn chơi” bản “Tập viết dự thảo Hiến pháp” sau buổi đưa ông Táo (3/2/2013). Đến ngày 7/2/2013 (27 Tết), tôi đã hoàn tất cơ bản về bản “tập viết” này. Trên Facebook cá nhân ngày 7/2/2013, tôi có “rao” thế này:
“Chỉ
cần có kỹ thuật Copy – Paste, và được học một tí về nguyên tắc lập
hiến, chưa đầy 5 ngày, mình biên tập xong 1 bản dự thảo HP rất là … “của
dân, do dân, vì dân”. Mình khá hài lòng về nó ! Đến nỗi, mình đủ tự tin
gửi cho trang “Cùng viết HP” của các GS Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn… và
có 1 người thầy của mình. Nó sẽ được mình post lên vào dịp giao thừa
như một niềm vui đầu năm mới…” (Địa chỉ ở đây).
Và đúng đêm 7/2, tôi đã gửi mail cho
trang “Cùng viết Hiến pháp”. Sau khi kê khai các mục bắt buộc theo quy
chế của trang “Cùng viết Hiến pháp”, trong thư, tôi có giới thiệu thêm
thế này:
“Kính gửi các giáo sư, các trí thức chủ trương trang “Cùng viết Hiến pháp”. Tôi
tên: Dương Phi Anh. Nghề nghiệp: Nghề tự do (Nguyên PV báo P…). Hưởng
ứng lời ngỏ của quý vị chủ trương trang “Cùng viết Hiến pháp”, tôi mạo
muội soạn bản thảo này. Rất mong nhận được những chia sẻ, đóng góp của
quý vị. Chân thành cám ơn! Dương Phi Anh”.
Trong file đính kèm là bản “dự thảo” và
bản “THUYẾT TRÌNH, GIẢI TRÌNH VỀ BẢN DỰ THẢO HIẾN PHÁP NÀY”, đã được
trang “Cùng viết hiến pháp” đăng kèm theo (nguyên văn) như quý vị đã
thấy.Ngày hôm sau, tôi kiểm tra lại hộp thư thì không thấy phản hồi nào từ BBT trang “Cùng viết Hiến pháp”. Tôi nghĩ chắc họ sẽ không đăng, hoặc do tết nhất bận rộn nên BBT chưa xem được.
Cũng vì vậy, vào lúc 23 giờ 10 phút ngày 8/2, tôi gửi cho trang Quê Choa của nhà văn Nguyễn Quang Lập (vì cách đó 1 năm, tôi có viết mấy bài cho trang này và được chọn đăng). Lần này, tôi lại có những chỉnh sửa vài lỗi trong bản “tập viết dự thảo”, và cũng kèm theo bản “THUYẾT TRÌNH, GIẢI TRÌNH VỀ BẢN DỰ THẢO HIẾN PHÁP NÀY” (kèm theo file dưới đây). Bản “Giải trình” có bổ sung thêm mấy ý mà tôi nghĩ cũng chưa chuẩn xác về khái niệm lắm nhưng tôi cũng gửi.
Trong thư gửi nhà văn Nguyễn Quang Lập, tôi viết thế này:
“Vậy là đã
1 năm nay, kể từ vụ ông Đoàn Văn Vươn, hôm nay em mới có dịp gửi bác
một bài mang tính ứng dụng nghiên cứu. Đó là em hoàn chỉnh một bản dự
thảo Hiến pháp, phát triển từ một bài tập về nhà của ông thầy giáo dạy
trước đây, trên cơ sở tiếp thu những điều mà em cho là rất tốt của các
bản Hiến pháp 1992, 1946… Và đặc biệt là bản Hiến pháp mẫu do 72 trí
thức trình vừa qua. Trong bản giải trình, em có nói rõ là không đồng ý
với tất cả ý kiến bản Hiếp pháp mẫu, và đã nhắc đến một vài nhược điểm.
…Vì
vậy, em mạnh dạn gửi bác “bài tập” này. Nếu được thì bác sử dụng, không
được thì em cũng vui vẻ như bình thường, vì đó như là một bài tập…
Chân thành cám ơn bác!”.
Trong đó file “dự thảo”
gửi cho nhà văn Nguyễn Quang Lập, ngay sau tiêu đề “HIẾN PHÁP NƯỚC VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA”, tôi mở ngoặc đơn với nội dung “(Phát triển từ bài tập về: Tập viết dự thảo Hiến pháp”. Nói chung, trong các bản giải trình kèm theo, tôi dẫn nguồn rất rõ về việc “copy”, thậm chí nói rõ “Một số quy định ở đây được lấy theo Bản dự thảo HP mẫu của các trí thức.”; hoặc “2.8. Quy định về các cơ quan hiến định độc lập
và việc sửa đổi, tu chính HP thì theo tôi bản dự thảo HP mẫu của các
trí thức quy định chặt chẽ nên đã có sự trích dẫn vào đây.”… (Xin quý vị hỏi nhà văn Nguyễn Quang Lập thì rõ). Tuy
nhiên, lúc 6 giờ 39 phú, ngày 9/2, nhà văn Nguyễn Quang Lập phản hồi
như sau: “Cám ơn DPA, tiếc là bài viết quá dài, khó đăng quá” (Nếu ai
không tin, xin hỏi nhà văn Nguyễn Quang Lập thì rõ).Cũng vì vậy, sáng 29 Tết (tức 30), trên blog cá nhân, tôi quyết định đăng bài với những sửa đổi mới hơn (Tuy nhiên, do bận và mệt mỏi với công việc cuối năm, trong các bản gửi đi và đăng vẫn còn một số lỗi chính tả, lỗi đánh máy và cả lỗi không kiểm tra kỹ một số nội dung copy nên vẫn sót từ “Nghị viện” chẳng hạn) trên Facebook của tôi với lời tựa và đường dẫn như sau:
“TẬP VIẾT DỰ THẢO HIẾN PHÁP
Tiễn ông
Táo Nhâm Thìn 2012 đi, mình bắt tay vào công việc “tập viết dự thảo Hiến
pháp”. Trước khi đón ông Táo Quý Tị 2013 và ông bà tổ tiên về vui Tết,
mình đã kịp hoàn chỉnh lần 1 bản “tập viết dự thảo Hiến pháp” này. Có
cảm giác giống như chạy nước rút hoàn thành công trình nhân dịp đón năm
mới…
Phải nói đây là một trong những công việc mình khá hài lòng trong năm, mặc dù cận Tết rất tất bật. Mình trộm nghĩ và tin tưởng, rằng nếu đất nước VN thực sự muốn xây dựng, thực thi một bản Hiến pháp phát huy cao dân chủ, bình đẳng, không phân biệt thì đất nước sẽ tiến nhanh như vũ bão về mọi mặt. Như thế thì không có lý do gì mà Đảng Cộng sản VN không có vị trí trang trọng trong lòng dân tộc! Điều mà nhiều trí thức yêu nước (và cả mình cũng vậy) rất mong muốn…
(Để dễ dàng theo dõi bài quá dài này, xin đọc phần “Thuyết trình, tường trình về dự thảo…” ở dưới đường dẫn này trước)
Phải nói đây là một trong những công việc mình khá hài lòng trong năm, mặc dù cận Tết rất tất bật. Mình trộm nghĩ và tin tưởng, rằng nếu đất nước VN thực sự muốn xây dựng, thực thi một bản Hiến pháp phát huy cao dân chủ, bình đẳng, không phân biệt thì đất nước sẽ tiến nhanh như vũ bão về mọi mặt. Như thế thì không có lý do gì mà Đảng Cộng sản VN không có vị trí trang trọng trong lòng dân tộc! Điều mà nhiều trí thức yêu nước (và cả mình cũng vậy) rất mong muốn…
(Để dễ dàng theo dõi bài quá dài này, xin đọc phần “Thuyết trình, tường trình về dự thảo…” ở dưới đường dẫn này trước)
http://pvphianh.wordpress.com/2013/02/08/tap-viet-du-thao-hien-phap/
THUYẾT TRÌNH, GIẢI TRÌNH VỀ BẢN DỰ THẢO HIẾN PHÁP NÀY
THUYẾT TRÌNH, GIẢI TRÌNH VỀ BẢN DỰ THẢO HIẾN PHÁP NÀY
DƯƠNG PHI ANH
Với trách nhiệm của công dân,….”
Như vậy, trong tất cả các bản gửi đi và đăng trên blog cá nhân, tôi đều dẫn nguồn rõ ràng!Theo tiến trình thời gian như vậy, đến đây, chắc quý vị đã thấy rất rõ là trong Lời Ban biên tập Cùng viết Hiến pháp viết rằng:
“Ngày
7/2/2013, chúng tôi có nhận được bản dự thảo hiến pháp của tác giả Dương
Phi Anh (không phải Nguyễn Phi Anh – chúng tôi chân thành xin lỗi tác
giả và bạn đọc vì sự sai sót này và đã sửa lại tên của tác giả).
Kèm theo
bản dự thảo, tác giả Dương Phi Anh còn viết một bản thuyết trình, giải
trình về những tồn tại, hạn chế của hiến pháp hiện hành và về việc xây
dựng dự thảo. Lúc đầu, vì nghĩ rằng bản giải trình, thuyết trình này tác
giả gửi riêng cho Ban biên tập và có một số nội dung tách biệt nên
chúng tôi không đăng kèm dự thảo mà dự định để đăng thành một bài riêng;
tuy nhiên, sau khi đọc lại, chúng tôi thấy việc đăng kèm dự thảo là cần
thiết để tránh những hiểu lầm. Vì vậy, chúng tôi đã bổ sung ở dưới đây,
sau dự thảo của tác giả.
Trân trọng,”
là hoàn toàn chính xác!Cũng xin nói thêm rằng BBT trang “Cùng viết Hiến pháp” (cũng như nhà văn Nguyễn Quang Lập) hoàn toàn chưa hề biết tôi ngoài đời, ngoại trừ có một người dạy tôi 1 môn đã hơn 15 năm, chắc chắn ông cũng không nhớ tôi! Tôi chỉ viết như một sự “tùy hứng” lúc có thể bố trí được thời gian và thấy hợp lý thì gửi đi như một niềm vui thử nghiệm, kiểm nghiệm về mình mà thôi, chứ không vì gì khác. Và trong tất cả các bài viết của tôi, tôi thường dẫn nguồn hết sức rõ ràng, đến nỗi đã có bạn nói rằng “dẫn nguồn nhiều quá”.
Cũng xin thêm 1 ý, trước đó, trong các STT trên Facebook và trang blog của tôi kèm theo đường dẫn trong đó, tôi có những nhận xét mang tính cá nhân về thế nào là Hiến pháp…, và tôi còn dẫn bài của Giáo sư Hà Văn Thịnh “Vài nét về Hiến pháp Mỹ” như một lưu trữ cá nhân mà tôi rất thích thú.
Xin khẳng định lại lần nữa, tôi viết theo cảm nghĩ cá nhân, đặt mình vào việc như để hoàn thiện một bài tập về “viết dự thảo Hiến pháp” theo cách của mình, khách quan, tôn trọng kiến thức người khác mà mình trích dẫn, chứ hoàn toàn không hề đứng về bên nào cả.
Một lần nữa, tôi xin sự thứ lỗi vì đã để có sự hiểu lầm.
Trân trọng!
Dương Phi Anh
HIẾN PHÁP NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ (Phát triển từ bài tập về Tập viết Hiến pháp)
—-
Ghi chú:
* Bức thư này có ghi đồng gửi cho Hop Thu Ban Doc <hopthuhienphap@gmail.com> lúc 0 giờ 16′, ngày 13/2/2013, nhưng chưa thấy trang “Cùng viết Hiến pháp” đăng.
** 2 lời bình của trang ABS:
Tin thứ Hai, 11-02-2013:
Tối qua, một luật gia liên lạc với chúng
tôi đưa ra một thắc mắc quan trọng. Đó là theo ông, không hiểu sao trang
“Cùng viết Hiến pháp” lại vừa cho đăng Một dự thảo hiến pháp để tham khảo (Nguyễn Phi Anh), để bên cạnh Một dự thảo hiến pháp để tham khảo (Bauxite Việt Nam),
mà cái “dự thảo” của Nguyễn Phi Anh kia lại có tới khoảng 50% nội dung
giống với bản Dự thảo Hiến pháp của Bauxite Việt Nam (tức bản tham khảo,
đi kèm “Kiến nghị 72″ của các nhân sĩ trí thức), mà theo ông, những
phần được coi là sao chép này, thì chưa từng có ở bản hiến pháp nào trên
thế giới cả.
Thắc mắc đó mới chỉ là … nghi vấn. Song, có một điều đáng nghi vấn, đáng ngờ hơn nữa, có thể thấy rõ hơn về một sự sắp đặt có tính toán và thiếu trung thực,
của những người điều hành trang “Cùng viết Hiến pháp”, nhất là nó lại
là một trang web hết sức quan trọng của một nhà báo lõi đời – cựu TBT
VietNamNet Nguyễn Anh Tuấn. Để hiểu rõ về đánh giá đó, xin trở lại từ
ngày 3/2/2013, sau khi chúng tôi thắc mắc về bài vở trên “Cùng viết Hiến
pháp” toàn là từ báo nhà nước, họ cho đăng bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992 – boxitvn. Thế nhưng, khi đó, người ta đã có vẻ “quên” không đăng luôn cả bản Dự thảo Hiến pháp 2013, bất chấp bản dự thảo này nằm ngay cùng một trang với bản Kiến nghị. Và … họ có “quên”, hay là cố tình “để dành” cho một toan tính khác? Xin coi tiếp:
Trong bản Một dự thảo hiến pháp để tham khảo (Bauxite Việt Nam) nói ở trên mới được đăng hôm qua, BBT “Cùng viết Hiến pháp” có lời nói đầu như sau: “Theo chúng tôi biết,
bên cạnh Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2013 của Quốc Hội, còn có
bản Dự thảo Hiến pháp 2013 do một nhóm trí thức đề xuất trên trang
Boxitvn.net. Bản dự thảo này được kèm theo Kiến nghị về việc sửa đổi
Hiến pháp năm 1992 (mà vừa được đại diện nhóm trí thức khởi xướng trao
cho Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vào ngày 4/2/2013). Trước
đó chúng tôi đã giới thiệu bản Kiến nghị về việc sửa đổi Hiến pháp năm
1992, nay xin trân trọng giới thiệu vơi bạn đọc bản Dự thảo Hiến pháp
năm 2013 đăng trên trang Boxitvn.net.”
Như vậy có thể tạm hình dung “kịch bản”
là: cố tình không đăng bản Dự thảo Hiến pháp 2013 đi kèm bản “Kiến nghị
72″, bất chấp một điều quá dễ hiểu là tuy được coi như tài liệu tham
khảo, nhưng nó hết sức quan trọng để độc giả đánh giá tinh thần bản Kiến
nghị, thái độ trách nhiệm và phương pháp làm việc khoa học của những
người khởi xướng, và nhiều điều nữa, trong đó có việc nó phục vụ người
đọc rất nhiều về kiến thức pháp luật, hiến pháp. “Cùng viết Hiến pháp”
đã cố tình như vậy, để tới nay mới tung ra bản Dự thảo Hiến pháp 2013
đó, để bên cạnh một bản “dự thảo” khác, được cho là cọp lại rất nhiều
nội dung của Dự thảo Hiến pháp 2013 của các nhân sĩ trí thức. Lại còn
nói là “theo chúng tôi biết …”, ra vẻ rất vô tư, như thể việc
bản Dự thảo Hiến pháp 2013 đi kèm “Kiến nghị 72″ là chuyện “bí mật”, họ
biết qua nguồn thông tin riêng thôi, chứ không phải ai ai cũng đã biết
cả rồi, không phải là họ đã cố tình cắt xén một tài liệu quan trọng đến
vậy, theo kiểu khuất tất vậy. Lại còn “tinh tế” (hoặc kém tinh tế?) tới
độ cuối bản Dự thảo Hiến pháp 2013, họ đã không để đường dẫn (link) tới bản gốc, đi kèm bản Kiến nghị, trên trang chủ Bauxite Việt Nam.
Còn câu hỏi rằng việc họ cắt xén tài liệu,
rồi giờ sắp xếp phần bị giấu nhẹm đi đó bên cạnh một bản “nhái” là để
nhằm những mục đích gì, thì xin được tạm bỏ ngỏ ở đây.
Tuy nhiên, để thận trọng hơn cho những
đánh giá có tính nghi vấn cao của chúng tôi ở trên, xin mời những người
khởi xướng và điều hành trang “Cùng viết Hiến pháp” trả lời. Cũng xin
lưu ý, để tránh gây hiểu lầm từ việc trang “Cùng viết Hiến pháp” có thể
làm để “sửa sai” bằng cách lặng lẽ thêm nội dung vào, chỉnh sửa lại câu
chữ sau khi đã đăng bài, không một lời thông báo, mà nhiều báo điện tử
trong đó có VNN từng làm, chúng tôi đã tải xuống, lưu lại toàn bộ các
bài trên, kể cả trang chủ sáng nay với 2 bản “dự thảo” bên cạnh nhau.
Bổ sung, : muốn
hiểu rõ hơn vụ việc trên, thậm chí đề phòng có kẻ bên trong Ban biên
tập trang “Cùng viết Hiến pháp” đã thao túng, gây dư luận không tốt và
chia rẽ, chúng tôi đã nhờ người liên lạc với các thành viên BBT trang
này. Một vị cho biết không rõ tác giả “Nguyễn Phi Anh” hay “Dương Phi
Anh” là ai và cả việc có hay không người này đã sao chép “cơ học” nhiều
nội dung trong bản Dự thảo Hiến pháp 2013 (đi kèm “Kiến nghị 72″) mà
không ghi chú rõ ràng.
Bổ sung, : trên
trang “Cùng viết Hiến pháp” vừa có bổ sung một số nội dung mới nhất
cuối buổi sáng nay của cả BBT lẫn tác giả bài viết. Chúng tôi sẽ xin
bình luận về vấn đề này vào sáng mai.
Tin thứ Ba, 12-02-2013:
Tiếp tục phần bình luận sáng qua về chuyện trang “Cùng viết Hiến pháp” sử dụng bài Một dự thảo hiến pháp để tham khảo (Dương Phi Anh).
Trước tiên, xin hoan nghênh những người biên tập và tác giả đã kịp thời
“sửa sai” bằng thông báo bổ sung, như lời “trần tình” về những sai sót,
bất bình thường của bài viết. Tuy nhiên, nếu theo lời giải trình của
tác giả, coi “đây có lẽ là một việc làm ‘cho vui’, không có mục đích gì cả ”, và đúng là được gửi liền với bản Dự thảo Hiến pháp mà BBT “Cùng viết Hiến pháp” lại cắt bỏ, với giải thích rằng định đăng “thành một bài riêng” , thì
lại càng ngạc nhiên về lối tư duy và phương pháp làm việc kỳ lạ của họ,
sau hành động cắt xén bản Dự thảo Hiến pháp 2013 khỏi bản “Kiến nghị
72” trước đó.
Không muốn tiếp tục phân tích quá nhiều
những bất bình thường trong lối làm việc của những người điều hành trang
“Cùng viết Hiến pháp” nữa, để đặt một dấu hỏi, rằng phải chăng các vị
có tên trong nhóm khởi xướng và Ban Biên tập đã và đang để những người
xa lạ nào khác điều hành trang web của mình? Thực tế trong mấy ngày qua
và thông tin có được về một trang báo điện tử trong nước có liên quan
(xin chưa nêu tên), chúng tôi đặt dấu hỏi này, và nếu đúng vậy thì quả
là rất đáng ngại. Cái “ngại” nhất … đã được Người Buôn Gió cảnh báo ở
trên!
Bổ sung, Nhà giáo Hà Văn Thịnh phản hồi: “Hề
hề, xin gửi tới Gió lời chúc đầu năm của làn Đông phong mát mẻ của đất
trời: Quả là phát hiện độc chiêu về chiêu độc – có thật nhiều kiến nghị
để hòa tan, làm loãng, để canh hẹ rối bời rồi lấy cớ đó coi Kiến nghị
của 72 trí thức như là cùng giỏ, dễ phủi tay… Lạy trời sao cho dân ta
không để cho chúng nó vận chiêu thức tàn hại ấy”.
1610. Anh S., bạn tôi
Đôi lời: Nhà văn Nguyên Ngọc vừa gửi tới bài viết từ 7 năm trước, nhưng vẫn còn tính thời sự, nhân đọc bài 1606. Từ Hiệp định Paris đến “Bên Thắng Cuộc” (Diễn đàn/ BS) của GS Nguyễn Ngọc Giao. Ông đánh giá bài viết “rất đàng hoàng, rõ ràng, chặt chẽ, đúng mức và cần thiết để hiểu đúng bản chất của sự thật lịch sử, từ đó mà có suy nghĩ và hành động đúng”. Tuy nhiên, ông đã rất bức xúc khi đọc một số phản hồi chỉ trích bài viết đó và cá nhân GS Nguyễn Ngọc Giao.Anh S., bạn tôi
Không phải chỉ nhà văn Nguyên Ngọc có tâm trạng này, mà một số trí thức khác cũng có cảm giác tương tự. Có điều, dường như họ chưa hiểu lắm về … Internet, nơi mà có những đề tài chỉ lôi cuốn nhiều những người đầy thù hận không sao quên được, cùng lẫn lộn những “dư luận viên” của tuyên giáo trà trộn trong đó tham gia bình luận. Trong số độc giả trên dưới 100.000 lượt truy cập vào trang Ba Sàm mỗi ngày, họ chỉ là con số rất nhỏ nhoi, tiếng nói yếu ớt; những phản hồi thiếu lịch sự cũng có tác dụng tốt cho độc giả hiểu thực trạng xã hội và tập cọ sát với mọi thái độ khác nhau từ công luận.
Nhưng ngược lại, những người bị chỉ trích, dù là lối chỉ trích thiếu văn hóa đi nữa, cũng cần ít nhiều tự xem lại mình, rằng mình đã thực sự hoặc có được bao nhiêu sự “lột xác”, “sám hối”, đã “tỉnh” hẳn chưa, nếu như từng một thời mê muội, tiếp tay cho những quyết định sai lầm đem lại hậu quả to lớn cho cả Dân tộc. Họ cần học những tấm gương, trong đó ít nhất, theo thiển ý của chúng tôi, có Nhà văn Dương Thu Hương.
Nguyên Ngọc
Tôi quen anh S. rất tình cờ, nhưng rồi
về sau, khi đã thân, chúng tôi thường cười nói với nhau: Chẳng ngẫu
nhiên hoàn toàn đâu, có duyên trời cả đấy. “Trời” đây là cuộc thế mấy
mươi năm nay của đất nước ta, với bao nhiêu uẩn khúc trầm luân, đưa con
người đi theo những con đường chẳng ai ngờ trước, tạo nên trong số phận
từng người nhiều bi kịch, mà lắm khi may mắn cũng nhiều. Tôi từ Boston bay đi Washington DC và có việc cần ở lại DC năm bảy ngày. Người quen ở Boston nhiều, nhưng ở DC tôi lại chưa hề biết ai. Anh bạn tôi ở Boston bảo: “Tôi gửi anh cho anh S. ở DC nhé, nhà anh ấy rộng, rất yên tĩnh, nhưng quan trọng hơn, anh ấy là người rất hay. Khéo các anh lại trở thành thân thiết cũng nên”. Tôi chú ý chữ “hay” anh bạn tôi dùng. Tôi có nghe tên anh S. nhưng chưa gặp lần nào, có đọc đôi bài của anh, chủ yếu về phê bình văn học, cảm giác chung là một cây bút sâu sắc, cả sắc sảo nữa, nhưng không ồn ào, gây cho người đọc một cảm giác tin cậy và nể trọng. Và đọc văn tôi thường thích thử đoán người, tôi hình dung một con người trầm tĩnh, dấu tâm huyết nồng cháy dưới một bề ngoài có thể hơi chút gì đó cứ tưởng chừng dửng dưng…
Anh đón tôi ở sân bay Baltimore, hôm ấy sân bay không hiểu sao có khá nhiều người Việt đón người thân, vậy mà tôi nhận được ra anh ngay, và anh cũng nhận ra được tôi ngay. Tức cái cảm giác của chúng tôi về nhau bước đầu vậy là không sai.
Anh S. bây giờ hầu như ở nhà chỉ một mình, các con anh đều đã trưởng thành và ra ở riêng, chị ấy thì hết đi nuôi cháu này lại đi nuôi cháu khác. Chúng tôi tự nấu ăn với nhau, và ngoài những lúc anh đi làm hay những hôm anh đưa tôi đi xem DC, hai chúng tôi thường ngồi với nhau, nói đủ thứ chuyện. Những đêm ngồi với anh S., nhiều đêm đến gần suốt sáng, tôi cứ thầm nghĩ: tôi đang đối diện, tôi không muốn dùng chữ to tát đâu nhưng mà sự thật đúng là vậy, tôi đang đối diện với một phần máu thịt của dân tộc ta, mà những trầm luân của cái thế giới và cái thời đại vừa tuyệt vời vừa khốn nạn này đã chia cắt ra, từng đưa đến đối mặt sống còn với nhau, và bây giờ xa cách nhau đến hàng vạn cây số, muốn đến với nhau đi về phía Tây hay phía Đông đều phải qua cả đại dương mênh mông, và có vượt qua đại dương rồi cũng chẳng thể đến ngay với nhau được thật dễ dàng đâu, bởi những ngăn cách kỳ quặc mà người ta gọi là ngăn cách ý thức hệ. Mà cái phần máu thịt ấy nào có ít đâu, những gần ba triệu người, riêng ở Mỹ gần hai triệu. Có ai đó đã nói: trên thế giới có hai dân tộc lưu vong nhiều và lâu trong lịch sử, dân Do Thái và dân Trung Quốc (có lẽ phải kể cả người di-gan nữa). Còn đây là lần đầu tiên người Việt Nam mới biết đến lưu vong. Người Việt chúng ta là một dân tộc không có kinh nghiệm lịch sử lưu vong. Vậy mà bây giờ đó là một thực tế, và một thực tế lớn. Ta đang tạo ra những kinh nghiệm mà cha ông ta từ nghìn đời trước chưa biết đến bao giờ…
Tôi không muốn nói rằng anh S. là đại diện cho cái phận máu thịt bị cắt ra đó, cắt ra một cách giả tạo. Và chắc chắn anh ấy cũng không bao giờ muốn nhận vai trò đó. Nhưng một cá nhân, bằng nhân cách đặc biệt của mình, đôi khi lại có thể cho phép ta qua họ mà hiểu ra được nhiều điều cần hiểu và ta lại không hiểu về một bộ phận người không nhỏ nào đó do những hạn chế khó tránh của cái góc độ mà cuộc đời đã đặt ta vào đấy nhiều chục năm dài. Anh S. theo tôi là một cá nhân như vậy. Tôi cám ơn số phận đã cho tôi gặp anh, cám ơn anh đã cho tôi hiểu thêm về cái phần dân tộc mà hoá ra tôi vốn hiểu rất ít, thậm chí hầu như chẳng hiểu gì, nếu không nói là từng hiểu chẳng ra làm sao cả.
Để tránh dông dài, tôi xin phép nói rất vắn đôi điều về cuộc đời anh, như anh đã tâm sự với tôi trong những đêm dài. Hoá ra con đường đời của hai chúng tôi suýt chút nữa đã có thể găp nhau từ nửa thế kỷ trước, thậm chí cùng đi với nhau một nhịp từ ấy đến giờ. Anh quê ở một thành phố biển đẹp nhất miền Trung, trong một gia đình theo tôi là một gia đình khá giả và trí thức. Người chị cả của anh là sinh viên khóa đầu tiên của trường Mỹ thuật Gia Định. Tôi có được gặp chị hôm chị từ Cali lên thăm anh và các cháu. Chắc chắn hồi trẻ chị là hoa khôi của thành phố quê hương, năm nay đã 90 mà nét đẹp vẫn hầu chưa phai, sắc sảo mà thuần hậu, thanh nhã và cao quý. Nhà anh S. treo nhiều tranh của chị, hiện đại đến không ngờ. Một người chị thứ hai của anh thì tôi biết rất rõ, từ hơn nửa thế kỷ trước: chị đã bỏ thành phố bị chiếm của mình ra tham gia kháng chiến, và ở cùng đơn vị bộ đội với tôi nhiều năm, thuộc lớp tuổi đàng chị của tôi, và tôi nhớ chị rất đẹp, nổi tiếng một thời ở vùng kháng chiến chúng tôi. Về sau, do hoàn cảnh gia đình, chị không đi tập kết … Ba anh S. thì, theo như anh kể, hồi đầu kháng chiến chống Pháp từng lên chiến khu tham gia sản xuất vũ khí, rồi sau đó cũng vì những điều kiện gia đình, trở về thành phố, một người trí thức yêu nước thầm lặng … Vậy đó, cuộc thế với những sắp xếp cứ như thật tình cờ và nhỏ nhoi đã đặt cái gia đình trí thức nền nếp và yêu nước đó đứng về cái phía mà chúng ta gọi là “phía bên kia của cuộc chiến”, khi đất nước bị chia đôi và đi vào chiến tranh lần thứ hai.
Anh S. lớn lên trong hoàn cảnh gia đình và đất nước đó. Anh học giỏi, yêu văn chương nghệ thuật, là một thanh niên tài hoa. Anh hiểu kháng chiến, nhưng anh không thích cộng sản và những người cộng sản, anh nói rõ với tôi như vậy. Vì sao? Vì cái hệ thống lý thuyết của nó mà anh không tán thành, cái hệ thống theo anh đã đưa đến một sự mô tả giả về tình hình giai cấp ở ta rồi lại từ đó tổ chức một cuộc đấu tranh giai cấp thật tàn bạo và chia rẽ dân tộc một cách vô lý. Anh biết điều đó qua những câu chuyện về cải cách ruộng đất tệ hại do những người di cư từ miền Bắc vào sau năm 1954, trong đó có những văn nghệ sĩ tài năng và nổi tiếng nhất ở miền Nam bấy giờ mà anh quen và thân kể lại, … rồi sau này nữa khi những người cộng sản chiến thắng tiến vào Sài Gòn và lặp lại cái công cuộc cải tạo tư sản ở đấy. Cả trong việc họ giam giữ, hành hạ, làm nhục kéo dài đối với những người thuộc chính quyền và quân đội Sài Gòn cũ … Tất cả những ấn tượng nặng nề ấy ám ảnh anh, nhưng đối với anh, điều còn nguy hiểm và gây cho anh nhiều đau đớn hơn là tất cả những cái đó đã tàn phá những nền tảng văn hoá đạo đức lâu dài, bền vững nhất của xã hội, làm băng hoại con người. Anh nhìn xã hội và cuộc thế dưới cái nhìn của một nhà văn hoá, và những gì của đất nước hiện ra dưới cái nhìn ấy khiến anh không nguôi quằn quại tận tâm can.
Sống ở miền Nam thời bấy giờ, anh đã chọn một nghề anh cho là trong sạch nhất: anh đi dạy học, ở một trường đại học nhỏ mà có tiếng ngay tại thành phố quê hương. Cũng có bị bắt lính vài năm, nhưng rồi xoay xở thoát được, lại trở về ngôi trường thân yêu của mình…. Sau năm 1975, khi đã định cư ở Mỹ, anh đã có mấy lần về nước, thăm lại ngôi trường của anh, gặp lại thầy xưa, bạn cũ, sinh viên cũ của mình. Anh có cho tôi xem một số ảnh và một số đoạn phim quay cảnh bạn bè thầy trò cũ gặp lại nhau, và tôi nhận ra: rõ ràng anh được tất cả những con người ấy, nay đang sống và làm việc ở nhiều cương vị khác nhau tại Việt Nam, cũng có người có cương vị khá cao, hết sức quý trọng, thật sự kính yêu. Một nhà giáo dục tâm huyết, mẫu mực và tài hoa. Một con người trung thực, giàu sức hấp dẫn, một người trí thức chân chính.
Anh sang Mỹ ngay sau năm 1975, không phải do nợ nần gì với cách mạng, mà do không đồng tình với hệ tư tưởng nay đang trở thành thống trị trong xã hội, anh thấy sẽ rất khó sống trong không khí xã hội ấy. Vợ con anh lần lượt đi theo sau, nhiều lần vượt biên không thành, bị bắt lên bắt xuống, đến lần sau cùng đi được là do có sự giúp đỡ của một cán bộ rất cao cấp nay đang làm việc trong một ngành liên quan đến đối ngoại, nhưng ngày trước, trong kháng chiến chống Pháp lại là cán bộ quân sự từng có quen biết người chị đã ra tham gia bộ đội ở đơn vị tôi lúc bấy giờ, thậm chí cũng rất có thể anh ấy đã từng thầm yêu chị, tôi không sợ đoán nhầm lắm đâu, ngày đó anh ấy là sinh viên Hà Nội Nam tiến, tài hoa và lãng mạn, đánh giặc giỏi và đẹp trai, còn chị thì như là hoa khôi ở vùng kháng chiến chúng tôi. Vậy mà khi được giúp đi Mỹ, thì cả gia đình anh S. đi hết, riêng chị lại ở lại, nay vẫn sống ở Sài Gòn. Trong cuộc đời, làm sao hiểu hết được những níu kéo riêng tư đối với từng con người…
Có dịp làm quen với nhiều người Việt ở Mỹ, tôi mới thật sự hiểu ra những năm đầu sang đấy họ đã chịu bao nhiêu gian nan ghê gớm và đã can trường vượt qua khó khăn đến chừng nào. Mỗi cuộc đời làm lại trên đất khách là cả một sự tích kỳ diệu, mà lắm trường hợp gọi là anh hùng cũng không quá đáng đâu. Chẳng hạn, tôi có được làm quen với một người chủ hiệu sách tiếng Việt ở Cali. Anh ấy từng là chủ xuất bản một nhà sách nổi tiếng ở Sài Gòn trước đây. Anh không viết lách gì, nhưng yêu và tôn sùng sách như một tín đồ của một tôn giáo nhiều khi đến cực đoan. Sang Mỹ sau 1975 với hai bàn tay trắng, anh liều mình lên tận vùng Alaska sát ranh giới Bắc cực, 10 năm làm nghề đánh cá mà anh chưa từng biết chút gì, chắt chiu nhịn nhục âm thầm gom góp, 10 năm ròng vật lộn đầm mình trong băng tuyết, để cuối cùng có được chút vốn trở xuống Cali lập lại một nhà xuất bản, lấy lại đúng tên nhà xuất bản ở Sài Gòn trước đây của anh, in những quyển sách thật quý, thật đẹp, thật sang trọng …. chủ yếu để mà ngắm chứ nào có bán được mấy đâu. Tôi đến mua sách của anh lần đầu năm trước, năm sau trở lại, đã thành bạn quen, anh ra chào tôi, rồi lấy xuống từ kệ sách một cuốn Lược Sử Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê anh mới in lại, bìa cứng, thanh nhã, tuyệt đẹp, ký tặng tôi: “Tặng anh cuốn sách cuối cùng của nhà xuất bản VN”. “Cuốn sách cuối cùng”, vì cái nhà xuất bản mà anh đã phấn đấu như một người anh hùng để khôi phục trên đất khách, bất chấp tất cả hy sinh to lớn của anh, đến nay cũng phải đành đóng cửa thôi. Lớp người Việt đọc được tiếng Việt trên đất Mỹ ngày càng mòn mõi đi. Thế hệ một, thế hệ một rưởi, rồi thế hệ hai, thế hệ ba … Rồi sẽ đến lúc hầu như không còn người gốc Việt biết nói và đọc tiếng Việt nữa. Biết làm sao được, cuộc sống là vậy…
Anh S. cũng từng trải qua những vật lộn ghê gớm chẳng kém để tồn tại và tìm được một chỗ đứng trong cái đất nước và xã hội mới, đầy hứa hẹn mà cũng lắm dữ tợn này. Cũng như rất nhiều trí thức đã bỏ nước ra đi những năm ấy, anh đi làm đủ thứ công việc, không từ cả nghề khuân vác, gác gian …Và ra sức học, học như lao vào một cuộc chiến sinh tử. Không chỉ để tìm chỗ đứng cho chính anh, mà còn để chuẩn bị cho vợ và các con anh sẽ sang sau nữa. Anh hùng và thông minh, cực kỳ tài năng, anh trở thành kỹ sư, rồi trở thành nhà nghiên cứu khoa học, làm chuyên viên kỹ thuật trong một cơ quan khoa học hàng đầu của nước Mỹ, và cũng có thể của cả thế giới ngày nay… Ba mươi năm. Vợ và các con anh sang sau, nay cũng đều đã ổn định và trưởng thành. Cả năm người con anh, con gái con trai, đều đã là tiến sĩ. Còn anh, anh bảo tôi năm nay anh sẽ xin nghỉ hưu. Anh muốn trở về với công việc yêu thích nhất của anh: viết và vẻ. Và lang thang đây đó, nhìn ngắm và suy nghĩ về cuộc đời …
Trong những đêm trắng ngồi với anh giữa ngôi nhà mênh mông ở DC, nhâm nhi rượu vang đỏ mà anh có đầy cả một tầng hầm, chúng tôi nói với nhau lang bang không biết bao nhiêu chuyện về đủ thứ trên đời, từ văn học nghệ thuật, cả triết học phương Đông và phương Tây, về các bạn bè cũ mà hoá ra chúng tôi bằng con đường này hay con đường khác đều cùng quen biết, thậm chí thân thiết, số phận khác nhau của từng người, cho đến chuyện chính trị nước Mỹ, nước Tàu, nước Nga, rồi nước mình … Nhưng rồi hầu như bao giờ cũng vậy, cứ như bằng một sức hút nam châm vô hình mà có thực và dai dẳng, câu chuyện cuối cùng bao giờ cũng lại dắt chúng tôi về một đề tài, một trăn trở không sao dứt ra nổi, và không biết rồi có bao giờ hoàn toàn dứt ra được không: Vì sao chúng tôi, những người như anh và tôi, từ trong sâu thẳm mỗi chúng tôi, chúng tôi gần nhau đến thế, có thể gặp nhau ở vô số điểm và đều là những điểm căn cốt nhất của nhân sinh … lại bổng bị chia cắt ra xa nhau đến thế, và bây giờ nói cho thật chân thành thì con đường đến lại với nhau cũng không hoàn toàn đơn giản và suông sẻ. Vẫn có một rào cản nào đó mà chúng ta, chúng tôi đang cố gắng vượt qua, mong rằng sẽ vượt qua được, nhưng quả thật chẳng hoàn toàn dễ dàng.
Anh S. thường kể với tôi về cuộc sống của anh và các bạn anh, những người anh thật sự thân thiết và quý trọng, trong đó có những người là nhà văn, là nghệ sĩ, là nhà giáo, mà cũng có một số người là sĩ quan trong quân đội Sài Gòn trước đây. Và dần dần tôi nhận ra điều này, mà trong một đêm tôi cũng đã thẳng thắn nói với anh: hoá ra tôi, chúng tôi, những người kháng chiến chống Mỹ, chủ yếu lăn lộn ở trên rừng những năm tháng ấy, chúng tôi quả thật không hề biết rằng trong các thành phố miền Nam ngày ấy còn có một bộ phận đời sống như thế, với những con người như thế. Trong hình dung của chúng tôi, ở các thành phố ấy bấy giờ chỉ có hai tình trạng đối lập nhau: một cuộc sống bức bối, ngạt thở, hết sức đen tối về tinh thần, và cả nhầy nhụa nữa cũng nên, dưới gót dày chiếm đóng của người Mỹ thô lỗ và hống hách; và mặt khác một cuộc chiến đấu căng thẳng, lặng lẽ và vô cùng anh hùng của những người nằm vùng chống lại ách chiếm đóng ấy. Chúng tôi không biết có những người như anh, không phải chỉ từng người cá lẻ mà là cả một tầng lớp, một bộ phận xã hội đáng kể, yêu nước và cả chống Mỹ nữa, một lòng yêu nước đáng kính trọng dù con đường để thực hiện lý tưởng đó có khác con đường chúng tôi đã đi; và chống Mỹ, ghét Mỹ, khinh bỉ Mỹ một cách đầy bi kịch vì lại phải dựa vào Mỹ để chống lại cái hệ ý thức mà họ nghĩ là có thể gây hại lâu dài cho đất nước, dân tộc… Và họ không chỉ có một đời sống tinh thần như vậy, mà thật sự cũng đã tạo ra được một không gian xã hội không quá nhỏ bé đâu, để chẳng hạn làm sinh nở cả một trào lưu văn học và nghệ thuật, một đời sống văn hoá tinh thần trong đó có những giá trị không nhỏ chút nào … Có lẽ chính cái khoảng không gian lớp người ấy từng dũng cảm tạo được đó đã tạo điều kiện để có thể có được chẳng hạn một nhạc Trịnh chắc sẽ còn sống lâu dài lắm với chúng ta. Trịnh mà tất cả chúng ta đều yêu, và chắc chắn sự nghiệp nghệ thuật của anh là một phần tài sản tinh thần từ nay không thể thiếu của dân tộc. Và cả những giá trị văn học nữa mà tôi nghĩ đến một lúc nào đó, cũng không nên để chậm trễ quá nữa, cần được đánh giá công bằng và khôi phục lại, bởi vì nói cho đúng đấy cũng đều những tài sản văn hoá quý báu của đất nước, chẳng ai có quyền tước đi mất của nhân dân… Giá như ngày ấy chúng tôi, chúng ta hiểu thêm được thành phố như thế thì tình hình đã có thể khác, cho lúc bấy giờ, và cho cả bây giờ … Nhưng, ở đời là vây, “giá như” tức là “nếu”. Mà lịch sử thì không có “nếu”. Lịch sử, khi nó đang còn là hiện thực tức thì diễn ra trước mắt chúng ta, không bao giờ cho chúng ta nhìn thấy được tất cả bức tranh toàn cục của cuộc thế. Nó che lấp đi rất nhiều mặt, trong đó rất có thể có cả những mặt thật sự rất quan trọng .
Tôi đã nói với anh S. suy nghĩ đó của tôi, và tôi cũng đã nói với anh rằng về phần anh, các anh cũng vậy, các anh ngày ấy cũng bị cái gọi là lịch sử cụ thể đó che lấp đi một mảng rất lớn của hiện thực. Các anh chủ yếu sống ở thành phố, hầu như không biết chút gì về nông thôn mênh mông của chúng ta cả. Mà tội ác của chính quyển miền Nam và của Mỹ thì chủ yếu lại diễn ra ở nông thôn, bên ngoài xa lắc các thành phố hào hoa và cũng khá phồn thịnh và tương đối yên bình thời ấy. Một hôm ở Texas, tôi tình cờ gặp một người cùng quê, trước đây từng làm tỉnh phó tỉnh Quảng Nam, đúng thời chính quyền Ngô Đình Diệm, giữ một chân phụ trách phần hành chính gì đó hình như cũng không quan trọng lắm. Anh ấy rất thản nhiên bảo tôi rằng theo chỗ anh ta biết một cách chắc chắn thì đạo luật chống cộng khét tiếng 10-59 đúng ra chỉ giết có mỗi hai người thôi! Tôi không nghĩ anh ta cố tình nói dối. Anh nói đúng điều anh biết: đạo luật ấy đúng là đã đưa ra xử tử hình hai người trước toà án công khai của chính quyền Sài Gòn. Còn hàng ngàn, hàng vạn người bị tàn sát, đày đoạ ở khắp nông thôn miền Nam những năm tháng ấy trong các chiến dịch tố cọng diệt cộng trả thù những người kháng chiến chống Pháp, anh không biết và không nói đến. Tôi có nói với anh ấy rằng chính người cậu ruột tôi, quê ở thôn Hưng Mỹ, xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, Quảng Nam, vùng đất mà anh ấy chắc chắn biết rất rành rọt, đã bị giết chết trong cái chiến dịch khốn nạn ấy, ngay từ 1955, bị giết vô cùng dã man bằng cách dùng một cấy đũa tre vót nhọn đâm xuyên qua tim khi đã bị trói chặt tay chân. Sau năm 1975, người con trai của ông, tức người anh con cô con cậu của tôi, đã hằm hằm về tìm đúng tên ác ôn đã sát hại cha mình, quyết trả thù, và chính tôi đã giật lấy khẩu súng trong tay anh, ngăn hành vi manh động của anh… Quả thật đã có hận thù, quá nhiều hận thù chồng chất từ cả hai phía, tôi nói với anh S. Vấn đề bây giờ là, nếu quả thật dân tộc chúng ta là một dân tộc anh hùng, thì sự anh hùng bây giờ là hãy anh hùng “bước qua lời nguyền” lịch sử để lại ấy đi, để đến với nhau, mà tôi tin là hoàn toàn có thể đến với nhau được, như tôi và anh, chúng tôi đã đến với nhau và đã tìm thấy ở nhau vô số điều đồng cảm, từ những buồn vui nhỏ nhặt đời sống hằng ngày cho đến những nghĩ suy sâu xa và mong ước thống thiết, cả tin tưởng nữa ở số phận dân tộc. Tôi cũng nói với anh rằng tôi thật lòng cảm phục những người như anh, và không ít những người bạn khác tôi gặp và được quen ở Mỹ, đã vượt qua được cái bước khó khăn ấy để có một thái độ ôn hoà và một lòng mong muốn hoà giải thật sự giữa những bộ phận máu thịt của dân tộc đã bị lịch sử chia cắt ra, mặc dầu còn rất nhiều bất đồng ở phía bên này cũng như phía bên kia. Tôi biết các anh cần nhiều sự dũng cảm hơn chúng tôi để làm cho được việc ấy, vì trong cuộc chiến vừa qua chúng tôi đã là người chiến thắng, mà đối với người chiến thắng lẽ ra thái độ và hành động hoà giải phải chủ động và dễ dàng hơn nhiều. Nếu chúng tôi không chủ động và thấy dễ dàng hơn trong việc này, thì quả thật chúng tôi rất kém cõi và hết sức đáng trách…
Đêm ngoại ô DC yên tĩnh một cách khác thường. DC thật đẹp, nhất là ở những khu ngoại ô này, ở thành phố mà cứ như ở trong rừng, và rừng thì bao giờ cũng vậy, dễ gợi cho người ta vừa sự bình tâm sâu xa lẫn những suy tư có thể thăm thẳm. Khuya lắm rồi đêm ấy, anh S. trầm ngâm rót đầy ly vang cho tôi rồi cho anh, chúng tôi lặng lẽ cụng ly với nhau, lại im lặng rất lâu, rồi anh nói, rất chậm và nhỏ: “Nhiều lúc tôi có suy nghĩ thật vớ vẫn, anh ạ. Tôi nghĩ giá như trong cuộc chiến vừa qua, miền Nam thắng, thì có lẽ sẽ tốt hơn … Nhưng mà miền Nam thì chắc chắn không thể nào thắng được, làm sao mà thắng được, hở anh. Vì vô số nguyên do và đều là những nguyên do có tính chất cơ bản, quyết định cả. Vậy đó! …”
Tôi đã có lần đọc câu này của anh trong một bài anh trả lời phỏng vấn. Và tôi hiểu anh: Anh muốn nói đến những nền tảng cơ bản nhất của văn hoá và đạo đức xã hội, mà chúng ta, trên con đường mà chúng ta đã chọn để đi đến chiến thắng, do éo le và áp lực từ chính con đường bắt buộc phải chọn ấy, và do cả những lỗi lầm lẽ ra cũng có thể tránh được của chúng ta nữa, chúng ta để cho băng hoại mất đi. Tổn thất đó rất lớn, có những điều thuộc về nền tảng cơ bản và lâu dài. Ở miền Nam, trong một chừng mực nào đó và trong những phạm vi nào đó, anh và những người như anh đã cố gắng gìn giữ nó tốt hơn. Ý nghĩ đó của anh chắc là còn phải được cân nhắc kỹ và tinh tế lắm nữa để nhận ra cho thật rành rẽ chỗ đã phải chỗ chưa hoàn toàn phải. Nhưng có điều chắc chắn, chỉ một người yêu đất nước mình và nền văn hoá của đất nước mình lắm mới có thể nghĩ và nói đến những điều như vậy. Thổ lộ ra những suy nghĩ như vậy, một cách đau đớn, đến chừng rớm máu. Riêng tôi nghĩ, không biết tôi có sai không, có “mất lập trường” quá không, tôi, một con người đã cầm súng kiên định suốt ba mươi năm ở phía bên này của cuộc chiến, tôi thật sự muốn lần ra một phần lẽ phải, dù là nhỏ thôi nhưng mà cần thiết lắm, trong điều anh nghĩ và chân tình và đau đáu nói với tôi…
Tôi có gặp các con anh., cả các cháu nội ngoại của anh. Trong gia đình anh, bây giờ phân tán từ bắc đến nam nước Mỹ, có một quy định nghiêm ngặt: mọi người phải biết và nói giỏi tiếng Việt. Anh bảo gia đình anh sẽ giữ điều đó cho đến đời chắt, đời chít của anh chị. Nhưng rồi có hôm anh hỏi tôi, trăn trở và đau đớn: “Nếu ở thế hệ này của chúng ta, trong nước với ngoài nước chúng ta không thật sự hoà giải được với nhau, thì rồi đến thế hệ sau, thế hệ sau nữa, sẽ ra sao đây? Những người ở bên này lúc ấy có còn là một bộ phận máu thịt thống thiết của Tổ quốc chúng ta, như chúng tôi bây giờ nữa hay không?”.
Dân tộc Việt chúng ta trong lịch sử là một dân tộc không có kinh nghiệm lưu vong, trong khi người Do Thái, người Trung Hoa từng có kinh nghiệm lịch sử lâu dài đó, và đã biến thực tế đó thành một sức mạnh nhiều mặt, thậm chí vô giá của đất nước và dân tộc họ trong tồn tại và phát triển.
Còn chúng ta?
Câu hỏi ấy đặt ra đương nhiên cho những người Việt đang ở cả hai bên đại đương, nhưng cũng đương nhiên trước hết cho chúng ta, vì chúng ta đã là người chiến thắng và đang có trong tay cả đất nước và chịu trách nhiệm về đất nước ấy.
Tháng 11-2005
N.N.
Chính trị – Xã hội
Công bố thông tin về tiềm năng dầu khí rất lớn ở biển Đông (VOA) —Tân Ngoại trưởng Mỹ và vấn đề nhân quyền Việt Nam (RFA) — SCMP: Trung Quốc đang duy trì một quân đội liều lĩnh và xấc xược (GDVN)Trung Quốc đang chơi trò chiến tranh nguy hiểm(Songmoi) —Philippines thu hồi khẩn cấp quả địa cầu “lưỡi bò” của Trung Quốc (Songmoi)
Trung Quốc ngấm ngầm tuồn quả địa cầu “lưỡi bò” vào Philippines- (GDVN) —Lôi kéo đồng minh, Nhật Bản quyết kiềm chế Trung Quốc - Tiền Phong
Phát hiện tiềm năng dầu khí “khủng” ở Biển Đông (Dân trí) – Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết tiềm năng dầu khí ở Biển Đông vượt xa so với các dự báo trước đây và có thể còn nhiều hơn cả nguồn tài nguyên của châu Âu cộng lại. —Hoa Kỳ: ‘Hoàng Sa không có dầu khí’ (BBC)
Việt Nam lo ngại trước việc Triều Tiên thử hạt nhân -Vietnam Plus — Khampha.vn Triều Tiên thử hạt nhân, TQ bối rối
Tín đồ Công giáo Việt Nam ‘cảm phục sự can đảm’ của Đức Giáo Hoàng (VOA) —Ðức Giáo Hoàng sẽ từ giã giáo dân ngày 27/2 (VOA) —-Ai sẽ thay thế Đức Giáo Hoàng Benedicto (RFA)
Đảng CSVN dự đại hội Đảng CS Pháp (BBC) —-‘Đừng khoanh tay nhìn Đảng tan rã’ (BBC)
Thủy quân Lục chiến Mỹ trao quà Tết cho trẻ em Việt Nam (VOA)
Tấm bằng liệt sĩ (RFA) —‘Đừng khoanh tay nhìn Đảng tan rã’ (BBC) –Chủ tịch chúc Tết không nhắc tới Đảng (BBC) -
Bộ trưởng Công an: ‘Không để tội phạm lộng hành’ (VNN) -Nhân dịp đầu xuân mới 2013, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đã có những chia sẻ với VietNamNet về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm
Bà nghị 8x: ‘Sắc đẹp chỉ là lợi thế ban đầu’ (VNN) -Báo
chí gọi nữ đại biểu Quốc hội Vũ Thị Hương Sen là “Bông hồng nghị
trường’; hình ảnh của “bà nghị” này còn gây sốt cho cộng đồng mạng…
===>>>
Không ai là sao nghị trường (VNN) -Một
số đại biểu QH có cách đặt vấn đề và diễn đạt ý kiến rất thuyết phục,
do vậy có khả năng ảnh hưởng đến các đại biểu khác – PGS.TS Nguyễn Thanh
Hải, đại biểu tỉnh Hòa Bình chia sẻ.
Thì thành Sao mai mốt đóng “phinh” cho nổi chớ có sao đâu.
Thì thành Sao mai mốt đóng “phinh” cho nổi chớ có sao đâu.
“Khánh kiệt” vì chi tiền mừng tuổi (VNN) - Không biết từ bao giờ, ý nghĩa nguyên bản của tục lì xì ít nhiều đã bị mai một. Trong mắt một bộ phận người Việt, lì xì trở thành một “nghĩa vụ”, tiền lì xì nhiều hay ít cũng là một cách thể hiện bản thân.
Hương của nhang (TVN) - …Cây hương đang cháy là hình ảnh của vô thường. Một cây hương với đốm lửa, tinh anh tỏa ra, rồi từ từ ngắn lại, cho đến một chút khói cuối cùng. Cũng như thế, một kiếp người!
Cái gì cũng vậy trong Trời Đất-Có khởi đầu thì có kết thúc- Cây nhang cháy mạnh chừng nào thì mau tàn chừng ấy,cháy vừa thì lâu tàn hơn.
Tư sản Sài Gòn giữ cổ phần cho cách mạng (VNN) -Trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mâu Thân – 1968, cùng với các lực lượng chiến đấu trực tiếp đã có những doanh nhân, những nhà tư sản đã không ngại gian nguy, không tiếc của cải tận tâm góp sức cho chiến thắng chung.
<<<====Sài Gòn khoáng đạt SGTT.VN
– Sài Gòn, đô thị trẻ trung và hiện đại đã bước sang thiên niên kỷ mới,
những toà nhà chọc trời ngày một nhiều hơn, con người văn minh hơn,
nhưng ở đâu đó vẫn ẩn giấu nỗi đau mất mát ngày một lớn hơn về những
trầm tích…
Sài Gòn sâu thẳm là im lặng SGTT.VN
– Một Sài Gòn đã chuyển động, hiển nhiên rồi, từ bấy lâu, Sài Gòn vốn
là một đô thị chưa bao giờ nghỉ ngơi. Nhiều hoài niệm, nhiều mong chờ về
một Sài Gòn luôn còn ký ức nhưng vẫn thay da đổi thịt mỗi ngày…
Đầu năm, sân bay TSN náo loạn vì sự cố mạng (RFA)
Hai chị em mồ côi mơ bữa cơm có thịt ngày tết (Dantri) Trong khi nhiều em nhỏ hạnh phúc chuẩn bị đón xuân cùng gia đình thì hai chị em mồ côi cả cha lẫn mẹ phải lấm lem bụi đất với gánh nặng cuộc sống mưu sinh trong ngày tết cổ truyền.
Bên Thắng Cuộc: Một cuốn sách hay (2) (Nguyễn hưng Quốc -VOA) -Trong giới lãnh đạo Việt Nam, rõ ràng Huy Đức tỏ ra ưu ái đặc biệt với Võ Nguyên Giáp và Võ Văn Kiệt >>>>>Bên Thắng Cuộc: Một cuốn sách hay (1)
Nói chuyện với anh Lê Thăng Long, thành viên phong trào Con Đường Việt Nam (Danluan)
Đặng Huy Văn – Khai bút đầu xuâ trước tượng đài Lý Thái Tổ(Danluan)
Tuấn Khanh – Việc người thân phải chịu tội thay cho đương sự không phải là biểu hiện của một nhà nước văn minh(Danluan)
Nguyễn Ngọc Chính – Bên Thắng Cuộc/Quyền bính (3): Lê Khả Phiêu & Bill Clinton(Danluan)
Hãy cho chúng tôi một lời khuyên » -Đỗ Thành Công (ĐCV) – Bạn thân mến; Bạn hỏi tôi phải chăng vì chúng ta yếu, chưa đủ mạnh để làm nên cuộc cách mạng dân chủ? Phải chăng sống trong lòng kính “xin cho” nhiều năm…
Từ cách mạng truyền thông – sang cách mạng xã hội » -Nguyễn Quang Duy (ĐCV) – Bước sang thế kỷ thứ 21, nhà cầm quyền cộng sản lại phải đương đầu với một hệ thống truyền thông mạng vừa rẻ, vừa tiện, vừa nhanh, vừa đa…
Đôi điều suy nghĩ sau việc thả Lê Công Định (Hoàng Lan) – Thongluan – “…Trường hợp ông Định, một người đã nhận tội và xin khoan hồng trên truyền hình quốc gia, việc thả ông cũng không nên được xem là bước tiến lớn trong chuyển biến tiến bộ ở nhận thức của chính quyền…”
Bí Mật Ngũ Giác Đài – Phần IV – A4, Quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ – Kỳ 1 (Nguyễn Quốc Vĩ) -Thongluan
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Quyết làm cho tội phạm ở TPHCM phải khiếp sợ (LĐ)
Ở đâu anh trí thức làng? (LĐ) -Trí thức ở làng, anh là ai, anh đang ở đâu? Đi về những vùng nông thôn bây giờ, gặp những người dân lam…
Kinh tế
Giá thực phẩm vẫn tiếp tục tăng sau Tết (RFA) —-‘Việt Nam chưa đủ nóng để hút vốn ngoại’ -VnExpressNhà nước rút lui để tạo đột phá (VEF)- Nhìn lại quá trình đổi mới kinh tế của Việt Nam từ năm 1986 đến nay, dường như mỗi bước ngoặt lớn của Việt Nam đều gắn với sự rút lui chủ động của kinh tế nhà nước. Vậy còn đâu”chủ đạo,định hướng”-Đứt đuôi là tự sát đấy.
Chuyển đổi nâng tầm (VEF) - —-TGĐ Standard Chartered ‘Gia Cát Dự’ kinh tế VN 2013 (TP)
Hoa quả miền Nam “đội” 300% giá trên đất Bắc (Songmoi) —-Hoa, quà Valentine ế ẩm (PL)
Vàng tăng giá, coi chừng “chết sặc” vì lướt sóng (NLĐ) -Có tới 80% các giám đốc điều hành kỳ vọng trong năm 2013 vàng vẫn là mặt hàng được ưa chuộng nhất trên thế giới. Trong khi đó, đầu tư vàng trong nước lại chỉ có hy vọng trong dài hạn.
Thế giới
Vatian thừa nhận Giáo hoàng Benedict XVI dùng máy trợ tim(TNO) Vatican ngày 12.2 thừa nhận Giáo hoàng Benedict XVI đã dùng máy trợ tim trong nhiều năm, do dư luận còn ngờ vực Giáo hoàng tuyên bố từ chức vì một căn bệnh nào đó.Kinh tế sẽ là trọng tâm bài diễn văn về Tình trạng Liên bang (VOA) —Tranh chấp Nhật-Trung: Thách thức cho nhiệm kỳ hai của TT Obama (VOA)
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc họp khẩn về Bắc Hàn (RFA) —Hội đồng Bảo an LHQ hứa sẽ có ‘biện pháp’ đối với Bắc Triều Tiên (VOA)
Phe nổi dậy Syria chiếm được căn cứ không quân ở Aleppo (VOA)
Trung Quốc ‘chống đối’ vụ thử hạt nhân của Bắc Triều Tiên (VOA)
Các giới chức Afghanistan thừa nhận tù nhân bị tra tấn (VOA) —Người dân Afghanistan dùng vũ khí chống lại Taliban (RFA) —Hoa Kỳ sẽ rút nửa số quân hiện tại ở Afghanistan (RFA)
Phụ nữ Ai Cập tranh đấu chống tấn công tình dục cuả đám đông (VOA) —Người biểu tình đụng độ với cảnh sát tại thủ đô Ai Cập (VOA)
Pháp hứa trừng phạt những ai liên quan trong vụ tai tiếng ‘thịt ngựa’ (VOA)
Iran bất ngờ đòi hủy diệt toàn bộ vũ khí hạt nhân (Songmoi) —Bình Nhưỡng thử hạt nhân : Mỹ hứa hành động “kiên quyết” (RFI) —-LHQ lên án Bắc Triều Tiên thử hạt nhân (BBC) —“Triều Tiên không khuất phục trước nghị quyết Liên Hợp Quốc” (PL)
Vụ tự thiêu thứ 100 của người Tây Tạng kể từ năm 2009(RFI) —-19 phiến quân Hồi giáo bị hạ sát trong vụ tấn công ở miền Nam Thái Lan(RFI)
Obama hứa kích hoạt kinh tế Mỹ (BBC) —-Con đường đơn độc (BBC) – Singapore đang quay lưng lại Philippines về Biển Đông?
Văn hóa – Giáo dục -Khoa học
Tục cho chữ giờ thành bán chữ (Songmoi)Sứ mệnh mở mang đầu óc con người (LĐ) -Nghĩ đến một sự nghiệp giáo dục, tất phải nghĩ đến sứ mệnh mở mang đầu óc con người – bây giờ còn quen gọi là “khai phóng” – theo tinh thần khai mở, như từng được xướng xuất từ Phan Châu Trinh, khai dân trí, chấn dân khí, hậu…
Bỏ mặc 2 nạn nhân bị thương nặng trên quốc lộ (NLĐ) —-Cái Tết kinh hoàng của nạn nhân axit (NLĐ)
“Yêu râu xanh” và những chuyện hi hữu (NLĐO) –Xác pháo vẫn đỏ đường như chưa hề bị cấm đốt (DV)
Hóng tin Quốc hội mới biết: Hoá ra các anh cảnh sát phạt dân để… tự ăn (Songmoi) —-Cảnh sát giao thông trao tiền cho nhau bằng cách bắt tay(Songmoi)
Trộm khoắng sạch nhà, còn gửi lại… con dao Thái (PL) —-Lao xuống mương thoát nước, đôi nam nữ chết tại chỗ (PL) —-Tông xe vào gốc cây, 1 người chết, 2 trọng thương (NLĐ) —Thanh Hóa: Cãi nhau trên sới bạc, rút dao đâm chết người(NLĐ)
90% nguyên liệu tạo doping có nguồn gốc từ Trung Quốc(NLĐ) —Gây sốc vì mang thịt rắn từ VN sang New Zeland(NLĐ)
“Không có phản biện, xã hội đã chết lâm sàng”
Trong cuộc tranh luận về vai trò phản biện xã hội của giới trí thức
hồi đầu năm, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã có phát ngôn nổi tiếng: “Không có
phản biện, xã hội đã chết lâm sàng”. Bàn tròn Lao động xuân năm nay đặt
ra vấn đề trách nhiệm phản biện xã hội của người trí thức hiện nay.
*Phó Tổng thư ký Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
(LHH), TS Phạm Bích San: Phản biện khác với phê bình chung chung
TS Phạm Bích San |
- Hiện nay, sự tham gia tư vấn phản biện xã hội (PBXH) của trí
thức vẫn chưa mạnh mẽ, phải chăng sự “nhạy cảm” là lý do phải không,
thưa ông?
- Diễn đàn để các trí thức tham gia tư vấn PBXH chưa có được quy chế.
Cái khó có lẽ vì tại diễn đàn đó các phát biểu cần phải được chắc chắn
không bị quy chụp. Cái khó thứ hai là vấn đề tiếp cận thông tin. Tôi
phải khẳng định là thông tin mà chúng ta có, ngay cả thông tin những
người làm công tác phản biện có, còn kém xa so với thông tin mà cơ quan
quản lý có trong tay. Cái khó thứ ba đó là việc công bố thông tin.
Xin nói rõ hơn, các thông tin trong các phản biện thường tạo dư luận,
nếu không bình duyệt cẩn thận thì việc công bố sẽ có thể gây tác động
rất lớn về mặt dư luận xã hội. Việc thông tin được công bố đến đâu? Ai
chịu trách nhiệm trước? Công bố thế nào? Hiện vẫn còn chưa thống nhất.
Nhưng điều quan trọng nhất, theo tôi, là diễn đàn không thể có nếu các
quyền dân chủ trong học thuật và tự do trình bày ý kiến không được đảm
bảo.
- LHH từng tiến hành phản biện những dự án lớn như “đường sắt cao
tốc”, “bauxite Tây Nguyên”, “điện hạt nhân”, “quy hoạch thủ đô” hay gần
đây là “động đất Sông Tranh”. Việc cung cấp thông tin có đầy đủ để phản
biện không?
- Thực chất, hoạt động phản biện là quá trình thu thập và đánh giá
thông tin, nhưng trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam quả thực cũng có
nhiều cái khó để tiến hành một cuộc phản biện theo đúng quy trình. Tùy
từng vấn đề phản biện và người đặt hàng phản biện, các thông tin có thể
được cung cấp rất đầy đủ hoặc một phần hoặc không có.
Ví dụ như “quy hoạch thủ đô” được các cơ quan có trách nhiệm cung cấp
rất đầy đủ, nhưng dự án “điện hạt nhân” thì chúng tôi lại phải tự tìm
kiếm là chính. Phía cơ quan quản lý, có thông tin gì họ cung cấp cái đó.
Có khi đó chỉ là một phần của thông tin. Chẳng có gì để đảm bảo họ sẽ
cung cấp đầy đủ khi thông tin là lợi ích!
Chúng tôi cũng lấy làm tiếc khi Luật Tiếp cận thông tin không còn
được đặt lên bàn Quốc hội như một luật cần làm gấp nữa. Đó là một thiệt
thòi cho xã hội nói chung và phản biện xã hội nói riêng. Hiến pháp cho
quyền tự do báo chí, nhưng khi không có khả năng tiếp cận thông tin thì
cũng bị giới hạn nhiều…
- Thưa ông, trong phản biện của LHH sự thật được nói đến một cách đích đáng không?
- Đích đáng, tôi nghĩ thế. Đường hướng của LHH là phản biện dựa trên
bằng chứng, cố gắng xác thực. Chúng tôi cũng cố gắng giữ thái độ điềm
đạm với các kết luận cẩn thận, có chừng mực để đóng góp được nhiều nhất
có thể. Nhưng trong các phản biện, chúng tôi nói thật. Vấn đề ở chỗ có
công khai hay không mà thôi. Từ 2004 đến nay, chúng tôi đặt mục tiêu cố
gắng tìm hạt nhân duy lý trong các chính sách của Nhà nước. Mọi sự tồn
tại đều có lý của nó. Dù chính sách đó có phù hợp hay không là chuyện
khác.
Bởi trong thực tế, với một đối tượng chưa phát triển có khi phải dùng
biện pháp rất cực đoan, thoạt nhìn tưởng phi lý. Cho nên, phản biện là
quá trình thu thập và đánh giá thông tin theo các phương pháp khoa học
chuẩn mực. Nó đòi hỏi sự nghiêm cẩn và khách quan trong việc phân tích
mọi chiều cạnh của một vấn đề hay một chính sách. Hơn nữa, đầu ra của nó
dứt khoát phải có giải pháp rõ ràng chứ không thể chỉ phê phán chung
chung.
Tuy nhiên, người làm phản biện như chúng tôi cho rằng, ít nhất, các
nhà quản lý cũng đã có những thông tin trái chiều để cân nhắc trước khi
ban hành chính sách. Quyền chọn lựa thuộc về họ chứ không phụ thuộc
chúng tôi.
- Xin cảm ơn ông.
*GS Trần Văn Thọ – Tokyo (Nhật Bản): Phản biện độc lập làm cho trí tuệ của toàn xã hội được nâng lên
GS Trần Văn Thọ |
Theo tôi, trí thức là người hiểu biết, có trình độ văn hóa cao, có
kiến thức chuyên môn, và không bị ràng buộc vào (hoặc có ý thức tránh
xa) những lợi ích phát sinh từ quan hệ với lãnh đạo chính trị hoặc từ sự
thay đổi của các chính sách. Một tố chất nữa của trí thức là có tinh
thần trách nhiệm với cộng đồng. Nếu hiểu như vậy thì rõ ràng sự phản
biện của trí thức đối với các vấn đề của đất nước là vô cùng quan trọng.
Các chiến lược, chính sách của nhà nước hoặc là có thể bị chi phối bởi
các nhóm lợi ích hoặc phải có tính cách dung hòa nhằm đáp ứng yêu cầu
của các bộ ngành có các lợi ích và quan tâm khác nhau.
Sự phản biện của trí thức sẽ giúp cho nhà nước thấy được các hạn chế
của chiến lược, chính sách ban đầu, hoặc trở thành “đồng minh” giúp nhà
nước mạnh dạn chọn được phương án tối ưu. Ở nước nào cũng vậy, tinh thần
trách nhiệm và lương tâm của trí thức luôn là động lực góp phần biến
cải xã hội.
Tiền đề cho PBXH có hiệu quả là sự công khai thông tin về chính sách
của nhà nước và có tự do ngôn luận. Ở Nhật, hằng năm, các bộ của chính
phủ công bố bản báo cáo gọi là bạch thư tức là sách trắng, nổi tiếng
nhất là bạch thư kinh tế và bạch thư về ngoại thương. Những bạch thư
kinh tế thời cuối thập niên 1940 (lúc kinh tế Nhật đang khó khăn sau
chiến tranh) hoặc những bạch thư đầu thập niên 1960 (là thời kỳ Nhật bắt
đầu giai đoạn phát triển thần kỳ) đã để lại dấu ấn lớn trong lòng người
Nhật ngày nay. Trong bạch thư kinh tế, chính phủ phân tích hiện trạng
và các vấn đề được xem là cơ bản nhất về kinh tế Nhật và đưa ra phương
hướng giải quyết cho những năm tới.
Trước khi công bố vài ngày, chính phủ gửi cho các tờ báo lớn để họ
chuẩn bị đăng lên trong ngày công bố và nhân dịp đó, mỗi tờ báo nhờ các
học giả, các nhà nghiên cứu uy tín viết bài đánh giá về bạch thư năm ấy.
Các bài đánh giá này là các phản biện độc lập với chính phủ được đăng
lên cùng với bản tóm tắt của bạch thư giúp cho người đọc so sánh được ý
kiến của nhà nước với ý kiến của các chuyên gia độc lập.
Các chuyên gia trong bộ máy nhà nước thông thường không được tự do
nêu hết ý kiến của mình trong bạch thư vì họ phải tham khảo ý kiến của
các bộ ngành liên quan, đôi khi các ý kiến đó đối chọi nhau. Nhiều khi
bạch thư phải viết theo lối dung hòa để tránh xung đột trong chính phủ.
Các trí thức, chuyên gia độc lập thì tự do phát biểu trên căn cứ hoàn
toàn khách quan, khoa học, và sự phản biện độc lập làm cho trí tuệ của
toàn xã hội được nâng lên.
Có một số kế hoạch, chính sách sẽ thực thi nhưng nhà nước chưa thể
công khai vì liên quan đến an ninh quốc gia hoặc ngoại giao. Trong
trường hợp này, nhà nước có thể mời các chuyên gia phản biện kín. Trong
tương lai, vào một thời điểm thích hợp, các thông tin ấy được công khai
và người lập chính sách cũng như các trí thức tham gia phản biện sẽ chịu
trách nhiệm trước lịch sử về các quyết định hoặc ý kiến của mình.
*Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên: Trí thức không thể quẩn quanh trong tháp ngà khoa học
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên |
Trí thức là thành phần xã hội có tri thức và hiểu biết, có năng lực
nhận thức và xét đoán khoa học, có tính cách độc lập và tư cách phát
ngôn. Hai chữ “phản biện” dùng cho trí thức là đúng lắm. Phản biện đây
là theo tinh thần hoài nghi khoa học trước mọi vấn đề, là chỉ tin khi đã
được thuyết phục bằng lý tính, là tranh luận bàn bạc trong không khí tự
do dân chủ thực sự để cùng nhau tìm ra sự thật và chân lý. Phản biện là
bác bỏ để chấp nhận, không phải là “nói ngược” cho sướng miệng, cho hả
tức giận, càng không phải là để tạo cớ nổi tiếng. Phản biện đúng là một
vai trò quan trọng, không thể thiếu của trí thức, cả trong lĩnh vực
chuyên môn và cả trong các vấn đề xã hội.
Trong cuộc tranh luận hồi đầu năm, có một thuật ngữ đã được đưa ra:
“Trí thức trùm chăn”, để chỉ một bộ phận trí thức quay lưng lại thực tại
xã hội, nhắm mắt bịt tai trước những vấn đề bức xúc, cấp thiết của nhân
quần, chỉ quẩn quanh trong tháp ngà khoa học, cho rằng mình chỉ cần làm
tốt công việc chuyên môn là đủ. Loại trí thức này thường bộc lộ vào
những thời điểm lịch sử có nhiều biến động lớn, trong các phong trào
cách mạng xã hội sôi động, khi cần tiếng nói và hành động của tầng lớp
trí thức như những phần tử tinh hoa của xã hội thúc đẩy sự vận động của
đời sống theo hướng tích cực.
Nhưng ngay cả vào những thời điểm quyết liệt, khủng hoảng nhất, bộ
phận “trí thức trùm chăn” vẫn không phải là tiêu biểu, vẫn có nhiều trí
thức dám dấn thân và xả thân cho đất nước. Thành công của cách mạng và
kháng chiến ở nước ta hơn nửa thế kỷ qua là có phần đóng góp quan trọng
của các trí thức dấn thân đó.
Sự xuất hiện của hai từ “phản biện” không chỉ trong lời lẽ thông
thường mà cả trong các văn kiện chính trị cho thấy giới trí thức, ở
những đại diện dũng cảm của mình, đã không cam chịu đánh mất vai trò như
đã nói trên của mình. Họ lên tiếng tại nhiều diễn đàn công khai và
chính thức, họ viết các kiến nghị, các tâm thư, các yêu cầu gửi các cấp
chính quyền, họ viết báo viết mạng bày tỏ ý kiến chính kiến của mình.
Tuy nhiên, để nói tới một phong trào phản biện sôi nổi, nghiêm túc, có
người nói và người nghe, có phản và có biện, nói thẳng và nói thật, tiếp
thu và trao đổi, bình đẳng và khách quan, thì quả thực những người trí
thức dũng cảm vẫn đang đơn độc.
Trí thức vốn tự bản chất không hèn, nhưng có một cái sợ khiến họ phải
hèn, hoặc tự làm hèn. Kể ra trí thức bị hèn vì sợ thì không còn là trí
thức đúng nghĩa nữa. Dịp này cả nước đang thảo luận góp ý dự thảo sửa
đổi Hiến pháp, một điều tôi muốn đề xuất là: Những gì đã được hiến định
thì phải cụ thể hóa thành luật để nhà nước và nhân dân thi hành, và
không ai được có quyền vi hiến. Khi đó, tôi tin phản biện xã hội của mọi
tầng lớp nhân dân, nhất là của giới trí thức, sẽ là một công cụ đắc lực
phát triển xã hội.
*TS Phạm Ngọc Cương – Toronto (Canada): Tư duy tốt phải được kiểm chứng qua hành động xuất sắc
TS Phạm Ngọc Cương |
Nếu trí thức chỉ là tầng lớp tinh hoa, lớp váng mỡ, chiếm một vài
phần trăm của xã hội thì tôi không thấy và không một lần ước mình rơi
vào trong nhóm đó. Khoảng 70% học sinh tốt nghiệp phổ thông ở Canada học
tiếp cao đẳng và đại học; tôi xếp mình vào đội ngũ lao động đông đảo
đó. Kinh tế tri thức sẽ chỉ là bánh vẽ nếu không có dòng người lao động
chính là trí thức thực thụ.
Hầu như người lái taxi nào ở Montreal cũng sành ít nhất hai thứ tiếng
Anh và Pháp thì ta gọi họ là lao động phổ thông hay trí thức? Trong
cùng lúc đó, ở phần khác của quả địa cầu, rất nhiều người là GS-TS, hay
cử nhân tốt nghiệp khoa ngôn ngữ ra mà không xuyên qua nổi ít nhất một
bức tường ngôn ngữ.
Nhưng dẫu trí tuệ là công cụ vạn năng của nền kinh tế tri thức, thì
người trí thức vẫn phải luôn mang theo người nhiều hơn một công cụ lao
động trong hành trang cuộc đời.
Cái giá và vai trò của người trí thức trong xã hội hiện đại là gì?
Nobel kinh tế thì cũng loanh quanh một triệu đô trong khi cầu thủ, vận
động viên có giá chuyển nhượng cả vài chục triệu. Mark Carney – Thống
đốc Ngân hàng Canada- được đánh giá là thống đốc xuất sắc nhất thế giới
mà lương bổng không quá triệu đô/năm. Nhưng giá của trí thức không chỉ ở
cái xã hội trả trực tiếp cho họ mà ở cái xã hội nhận được nếu họ ở
cương vị điều hành và quản lý.
Mark Carney cả mấy năm qua không cho phép một giọt khủng hoảng kinh
tế thế giới nào tràn vào Canada. Còn hai năm nữa mới hết nhiệm kỳ ở
Canada mà nước Anh- dẹp tuột tự ái dân tộc- chèo kéo ông sang làm Thống
đốc Ngân hàng Trung ương Anh Quốc từ mùa xuân năm sau.
Khi tỉ lệ trí thức chiếm phần không nhỏ trong nhân lực lao động xã
hội mà chỉ kỳ vọng nơi họ vai trò phản biện thì là phí phạm sức lao động
và làm họ hỏng. Tư duy tốt phải được kiểm chứng qua những hành động
xuất sắc. Trí thức luôn cần phải biết hành động và vì có trang bị công
cụ lao động sắc bén là trí tuệ thì phải biết tìm ra phương án hành động
mang đến kết quả tối ưu.
Hành động thì thật muôn hình vạn trạng. Gặp nhiều giáo sư, tiến sĩ,
kỹ sư… gốc Việt, tôi hỏi giờ này có còn dành đến 20% tinh thần và nghị
lực sống của họ để… yêu nước Việt? Thật quý hóa, nhiều người bảo tôi:
“Bậy nào! Phải cỡ trên 70%!”. Vậy mà con họ nhiều cháu không nói sõi
được vài câu tiếng Việt. Ở xã hội tư bản ít tiền là bất lực với không ít
chuyện mà nhiều vị mang danh học nhiều vẫn thấy chẳng mấy xông xênh so
với mặt bằng thu nhập của xã hội.
Các triều đại của Việt Nam thường không sáng nghiệp từ cái nôi văn
minh – nơi có sẵn đông đảo kẻ sĩ. Người được mệnh danh là sĩ đã không
mấy khi dám phất cờ mà còn luôn mong “được” thu dụng, chỉ nguyện ước
“được” xếp vào làm tay chân. Đến chặng xây dựng đất nước, kẻ sĩ lại
thường trông đợi tiếp vào may rủi của số phận.
Đáng trân trọng biết bao, trong việc hướng về tổ quốc, nếu ai đó đang
thực sự bắt tay vào làm một cái gì đó thiết thực để có thể thúc thêm
nhiều cơn gió ngọt hơn cho cánh diều vàng Việt Nam được bay bổng. Nếu
chỉ xếp họ vào cái rọ phản biện cuội thì một lần nữa- trong chuyện lễ
bái- họ không vượt qua cả cái bóng gù của cha ông thời phong kiến –
chuyên nghề gập mình ngong ngóng có vua để thờ!
*TS Lê Bá Trình – Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam (Mặt trận): Phải tạo môi trường cho trí thức phản biện xã hội
TS Lê Bá Trình |
- Thời gian qua, Mặt trận tổ chức các hội nghị để nhân sĩ, trí
thức đóng góp ý kiến, hiến kế cho Đảng và Nhà nước nhưng hiệu quả thì ra
sao, thưa ông?
- Mặt trận đã tổ chức các hội nghị, diễn đàn theo từng nội dung cụ
thể của việc xây dựng, thực hiện các chính sách, chủ trương… để các nhân
sĩ, trí thức bày tỏ ý kiến, kiến nghị của mình. Những ý kiến này đã
phản ánh những tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, đóng góp
trí tuệ chung của xã hội trong việc chuẩn bị và thực hiện các chính
sách, chủ trương về xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.
Nhiều ý kiến, kiến nghị đã được các cấp có trách nhiệm tiếp thu nhưng
cũng không ít ý kiến chưa được xử lý thỏa đáng. Một trong những lý do
là chúng ta chưa có cơ chế để thể chế hóa vai trò giám sát và PBXH của
Mặt trận và các đoàn thể nhân dân.
- Tại sao những hội nghị mang tính chất phản biện không được tổ
chức nhiều? Việc quy chế giám sát và PBXH chưa được thông qua có phải là
một cản trở?
- Việc Mặt trận tổ chức các hội nghị để trí thức bày tỏ ý kiến mang
tính chất PBXH ít hay nhiều còn tùy thuộc vào mức độ về sự cần thiết và
nội dung của từng vấn đề, công việc mà cuộc sống đòi hỏi người dân phải
tham gia, Mặt trận phải thực hiện vai trò giám sát và PBXH. Việc tập hợp
ý kiến của các tầng lớp nhân dân, trong đó có ý kiến phản biện của trí
thức không chỉ thông qua một kênh tổ chức các hội nghị mà còn qua nhiều
kênh khác như phản ánh ý kiến trực tiếp của trí thức với Mặt trận, tập
hợp ý kiến cử tri trước các kỳ họp của Quốc hội, HĐND các cấp…
Tôi cho rằng, việc chậm thể chế chủ trương về vai trò giám sát và
PBXH của Mặt trận đã được Đại hội X và Đại hội XI của Đảng đề ra là một
trong những điểm yếu của quá trình thực hiện các nghị quyết của Đảng,
đặc biệt là các chủ trương liên quan đến việc tăng cường thực hiện dân
chủ trong đời sống xã hội hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta cũng rất mừng là
thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, khóa XI, quy chế về giám
sát và PBXH của MTTQVN và các đoàn thể nhân dân đã được tích cực xây
dựng.
Theo tôi biết thì hiện nay công việc chuẩn bị đã xong và đang trình
cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Mặc dù đây cũng mới là bước đầu
của quá trình thể chế hóa chủ trương trên (đến khi nào có được một pháp
lệnh hoặc luật về giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận thì cơ chế
thực hiện mới thực sự cụ thể) nhưng khi quy chế được ban hành thì Mặt
trận sẽ có cơ sở pháp lý và thuận lợi hơn trong việc phát huy vai trò
của đội ngũ trí thức trong tham gia giám sát và PBXH.
- Ông có cho rằng PBXH là một trong những vai trò không thể thiếu của giới trí thức?
- Đúng vậy, với bản chất tốt đẹp vốn có của trí thức chân chính:
Trước hết họ là người có tri thức; là người ý thức cao trách nhiệm công
dân, nên luôn mong muốn đóng góp sức lực, trí tuệ của mình vào nhiệm vụ
chung của đất nước; không chịu ngồi yên để các giá trị tốt đẹp của cuộc
sống bị vi phạm hay đòi hỏi thực hiện sự công bằng xã hội từ công tác
quản lý, điều hành của các cơ quan chức năng…
Từ những phẩm chất ấy định ra cho trí thức vai trò PBXH là điều tất
nhiên. Người quản lý, điều hành xã hội phải hiểu điều này để tạo môi
trường cho trí thức thực hiện phản biện. Tôi cho đó cũng là một trong
những giải pháp để phát huy vai trò của trí thức trong nhiệm vụ xây dựng
và bảo vệ tổ quốc hiện nay.
- Có rất nhiều ý kiến cho rằng chúng ta chưa có môi trường cho PBXH phát triển, ông nghĩ như thế nào về ý kiến này?
- Trên thực tế, mặc dù chúng ta chưa có cơ chế để thể chế hóa chủ
trương PBXH nhưng đã có nhiều chủ trương, chính sách, công việc cụ thể
đã có sự đóng góp ý kiến, kiến nghị của nhân dân, trong đó có lực lượng
trí thức. Lý do của ý kiến cho rằng chưa có môi trường cho PBXH phát
triển trước hết là do chúng ta chưa có những định chế cụ thể về hoạt
động này. Vì chưa có những định chế đó nên sự chấp nhận hay không chấp
nhận ý kiến phản biện bị phụ thuộc vào “tính chủ quan” của cơ quan chức
năng hoặc người có quyền quyết định.
Mặt khác, người muốn phản biện cũng không nắm được phạm vi, quyền hạn
và trách nhiệm của mình đến đâu, nên có khi sự mong muốn chủ quan của
mình vượt ra khỏi giới hạn cần thiết của vấn đề phản biện. Chính sự chưa
gặp nhau này đang là lực cản cho sự đồng thuận xã hội ở một số vấn đề,
vụ việc trong đời sống xã hội hiện nay.
- Xin cảm ơn ông.
Nguồn: Laodong.com.vn
Vì sao Việt Nam không cần đa Đảng?
Sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định
bảo đảm sự ổn định và phát triển, tiến tới một xã hội dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Đa đảng là gì?
Đa nguyên chính trị xuất hiện vào đầu thế kỷ 18, khi
giai cấp tư sản còn là giai cấp tiến bộ trong đấu tranh bảo vệ sự đa
dạng và bình đẳng của các nhóm xã hội có lợi ích khác nhau, phát triển
quyền tự do dân chủ tư sản. Đó là một khuynh hướng xã hội - triết học,
tuyệt đối hóa sự đa dạng đối kháng của các nhóm đảng phái, tổ chức chính
trị khác nhau trong xã hội. Hệ thống đa đảng là hệ thống mà ở đó có
nhiều đảng chính trị có khả năng giành quyền điều hành chính phủ một
cách độc lập hay liên minh với nhau.
Trong các quốc gia có thể chế chính trị đa đảng, một
đảng nào đó chiếm được đa số (sau thắng lợi bầu cử), nhưng chưa đạt đến
mức độ tuyệt đối thì phải liên minh với một số đảng khác, tạo thành một
liên minh cầm quyền. Khi đó giữa các đảng có sự dàn xếp với nhau, điều
hòa về các vị trí chủ chốt trong nội các, điều hòa về chính sách và
quyền lực. Đảng nào chiếm số lượng cử tri đông nhất thì đảng đó có nhiều
đại biểu trong quốc hội, có nhiều ghế trong chính phủ, chiếm nhiều vị
trí chủ chốt trong chính quyền nhà nước.
Trong các nước thực hiện chế độ một đảng, tính chất
quyết định và sự nắm quyền, cũng như sự chi phối của đảng đối với đời
sống xã hội, thể hiện rõ và tuyệt đối hơn trên toàn bộ các yếu tố cấu
thành nội dung của đảng cầm quyền. Đảng đó là lực lượng duy nhất nắm
chính quyền nhà nước, không chia sẻ bất kỳ cho ai, cho bất kỳ một lực
lượng xã hội nào.
Hai trường hợp cơ bản này đã và đang diễn ra trong
đời sống chính trị thế giới hiện đại. Cuộc đấu tranh giữa hai khuynh
hướng đa đảng và một đảng đã và đang diễn ra rất quyết liệt, thực chất
đó là biểu hiện của cuộc đấu tranh giai cấp, phản ánh tính chất gay go,
phức tạp của cuộc đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay...
Có đúng là “nhiều đảng cạnh tranh nhau thì dân chủ hơn”?
Có ý kiến cho rằng, thực hiện đa đảng, có nhiều đảng
cạnh tranh nhau thì sẽ dân chủ hơn, sẽ tốt hơn một đảng! Có đúng như vậy
không? Câu trả lời ở đây là không phải như vậy. Hãy xem chính người Mỹ
nói về nước Mỹ, một nước thực hiện chế độ đa đảng, thực chất là thế
nào. Họ nói rằng, nước Mỹ là một nước “tự do” người dân tự do biểu tình,
chửi bới, báo chí tự do phanh phui những chuyện nhạy cảm, xuyên tạc,
bôi xấu lẫn nhau vì sự cạnh tranh của các đảng phái này, nhằm hạ uy tín
của đảng phái kia. Nhưng điều đó không phải là bản chất thực sự của dân
chủ.
Giáo sư trường Đại học bang Indiana, Paul Mishler cho
thấy rõ thực chất vấn đề: “Mọi đói nghèo, thất nghiệp, thất học... đều
do lỗi của hệ thống, lỗi từ chủ nghĩa tư bản Mỹ gây ra”; “Nước Mỹ tự
xưng là đa đảng nhưng thực chất chỉ là một đảng, đó là đảng của chủ
nghĩa tư bản, dù là đảng Cộng hòa hay Dân chủ”(1).
Có thể rút ra một số vấn đề sau: thứ nhất, chế độ đa
đảng của nước Mỹ “thực chất chỉ là một đảng”, là sự cầm quyền của đảng
tư sản; thứ hai, dân chủ ở nước Mỹ là dân chủ tư sản, không phải là dân
chủ của đa số, không thực hiện quyền lực thực sự thuộc về nhân dân; thứ
ba, thực chất đa đảng đối lập trong xã hội tư bản chỉ nhằm mục tiêu duy
nhất là bảo đảm quyền lực cho giai cấp tư sản.
Bất cứ một nền dân chủ nào, cũng đều nhằm đảm bảo sự
thống trị của giai cấp thống trị, cầm quyền. Dân chủ không phụ thuộc vào
cơ chế độc đảng hay đa đảng, mà nó phụ thuộc vào bản chất của chế độ
cầm quyền phục vụ cho giai cấp nào. Bản thân nền dân chủ tư sản, dù có
được tô vẽ như thế nào chăng nữa, thì nền dân chủ đó vẫn là nền dân chủ
của giai cấp tư sản, nhằm bảo đảm sự thống trị, bóc lột của giai cấp tư
sản đối với xã hội và lao động.
Lịch sử cách mạng Việt Nam đã có và cũng đã phủ định đa đảng
Từ khi thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn
là đội tiên phong, lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân và toàn thể
dân tộc Việt Nam, là người lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của cách
mạng Việt Nam. Qua sự “sàng lọc” dữ dội của lịch sử những thập niên đầu
thế kỷ 20, dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã lựa chọn Đảng Cộng sản
Việt Nam là người dẫn dắt mình đi đến tương lai hạnh phúc.
Tháng 8/1945, Đảng ta lãnh đạo toàn dân tộc đứng lên
khởi nghĩa giành chính quyền lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
Trong những ngày đầu giữ chính quyền và nền độc lập dân tộc, Đảng ta đã
tự tuyên bố giải tán và Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã
mở rộng thành phần cho mọi tổ chức, chính đảng cùng tham gia lãnh đạo
đất nước. Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã có
các đảng như Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội, Quốc dân đảng tham gia. Sau này
còn Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội và Đảng Cộng sản, đến năm 1988, Đảng Dân
chủ và Đảng Xã hội tuyên bố tự giải tán.
Toàn bộ quá trình cách mạng Việt Nam và hoạt động của
nhà nước Việt Nam mới là do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nền chính
trị của nước ta vẫn là nền chính trị nhất nguyên. Chế độ chính trị đó là
do nhân dân ta lựa chọn từ chính những trải nghiệm trong quá trình lịch
sử đấu tranh giải phóng dân tộc, kháng chiến chống xâm lược và trong sự
nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng
Cộng sản Việt Nam, sự nghiệp cách mạng nước ta đã đem lại những quyền cơ
bản nhất cho quốc gia, dân tộc và toàn thể nhân dân lao động Việt Nam,
nhân dân ta thực sự được làm chủ cuộc sống của mình, được sống cuộc đời
“tự do, hạnh phúc”.
Tính nguy hiểm của luận điểm đòi Việt Nam thực hiện đa đảng đối lập
Các thế lực thù địch rêu rao “đa nguyên chính trị”,
“đa đảng đối lập” như là “khuôn vàng, thước ngọc” của dân chủ mà chúng
ta phải tuân theo. Chúng cho rằng: “Từ bỏ độc quyền lãnh đạo là vấn đề
căn bản, vì đó là then chốt của chế độ dân chủ”(2). Quan điểm này được
khoác cái vỏ “vì dân chủ”, “vì dân, vì nước”, lợi dụng những khó khăn,
phức tạp và cả khuyết điểm của chúng ta trong quá trình thực thi dân chủ
để chống phá, nên nó càng trở nên nguy hiểm.
Tính nguy hiểm của thủ đoạn này biểu hiện ở chỗ:
Thứ nhất, luận điểm “đa nguyên chính trị”, “đa đảng
đối lập” là luận điểm mang nặng tính chất mị dân, dễ gây nên sự ngộ nhận
mơ hồ, lẫn lộn về nhận thức, sự dao động về tư tưởng trong một bộ phận
cán bộ và nhân dân. Nếu không thực hiện được ý đồ thủ tiêu sự lãnh đạo
của Đảng thì cũng dễ gây nên sự chia rẽ trong xã hội và sự thiếu thống
nhất về chính trị tư tưởng trong xã hội; sự hoài nghi, dao động, thiếu
niềm tự tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng.
Thứ hai, thực chất luận điểm đó là nhằm thủ tiêu sự
lãnh đạo của Đảng ta đối với xã hội, xoá bỏ nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa, “lái’ nền dân chủ nước ta sang nền dân chủ khác, phi xã hội chủ
nghĩa. Dù chúng không trực tiếp nói đến chúng ta phải thực hiện dân chủ
tư sản, nhưng cái cách “khuyên” chúng ta thực hiện đa đảng, học tập theo
các nước phương Tây, đã cho thấy thực chất đó là hướng nền dân chủ nước
ta sang dân chủ tư sản.
Thứ ba, đó là luận điểm phản khoa học và phi lịch sử.
Bởi vì, trên thực tế không có thứ dân chủ chung chung trừu tượng, trong
thời đại ngày nay chỉ có thể là dân chủ tư sản hay dân chủ xã hội chủ
nghĩa. Cái gọi là đa đảng như trong xã hội phương Tây thực chất là sự
chi phối của đảng tư sản, là biểu hiện sự tranh chấp giữa các nhóm chính
trị khác nhau của chính giai cấp tư sản. Nếu nước ta thực hiện đa đảng
thì các thế lực thù địch muốn đa đảng như thế nào, chắc chắn rằng chúng
không muốn đa đảng mà ở đó lại có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Điều gì sẽ đến, nếu ở Việt Nam thực hiện đa đảng?
Các thế lực thù địch “khuyên” chúng ta thực hiện đa
đảng thì sẽ được dân chủ hơn, đất nước sẽ phát triển hơn đời sống nhân
dân sẽ được tốt đẹp hơn. Có một số ít người trong chúng ta ngộ nhận và
cũng hy vọng đất nước sẽ phát triển hơn nếu Việt Nam thực hiện đa đảng!
Điều chắc chắn rằng sẽ không phải như vậy, không phải như các thế lực
thù địch tô vẽ ra và như viễn cảnh hy vọng của một số người.
Điều dẫn đến sẽ là: đất nước diễn ra cảnh hỗn loạn,
mất ổn định, làm đổ vỡ nền kinh tế, rơi vào thảm họa như đã từng xảy ra ở
một số nước. Thảm họa đó chắc chắn sẽ giáng cả lên đầu nhân dân, nhân
dân chỉ là cái cớ cho sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái. Rút
cục, Việt Nam không còn là đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ
nghĩa; Đảng Cộng sản mất vai trò lãnh đạo xã hội; mọi thành quả cách
mạng của nhân dân ta bị tiêu tan. Cần nhớ lại một bài học đau xót và
thấm thía về thực thi dân chủ sai nguyên tắc ở Liên Xô trong thời gian
cải tổ. Những đơn thuốc “công khai hoá”, “dân chủ hoá”, “đa nguyên chính
trị” đưa ra nhằm cải tổ chủ nghĩa xã hội, lại tạo “thời cơ”, điều kiện
thuận lợi cho các thế lực thù địch ráo riết hơn, quyết liệt hơn trong
mưu đồ chống phá và dẫn đến làm tan rã, đổ vỡ chế độ Xô Viết.
Ở Việt Nam không thực hiện chế độ đa đảng không phải
vì chúng ta bảo thủ, mất dân chủ như các thế lực thù địch cố tình xuyên
tạc, mà đó là yêu cầu khách quan, là vì sự ổn định và phát triển của đất
nước, vì sự phát triển của nền dân chủ và hạnh phúc của nhân dân thực
hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh...
Sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam là
nhân tố quyết định bảo đảm sự ổn định và phát triển, tiến tới một xã hội
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta dưới
sự lãnh đạo của Đảng là nhằm không ngừng củng cố hoàn thiện những điều
kiện bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện và phát triển nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa; không ngừng chăm lo và nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân. Trong chế độ chính trị nhất nguyên ở nước
ta, quyền làm chủ của nhân dân không chỉ thể hiện trong các văn bản Hiến
pháp, pháp luật, mà điều quan trọng ngày càng được thể hiện sinh động
trong cuộc sống hàng ngày, trong đời sống hiện thực của quần chúng nhân
dân.
Mọi công dân Việt Nam đều có quyền tham gia quản lý
xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua người đại diên do mình lựa
chọn. Ý thức làm chủ, ý thức trách nhiệm công dân ngày càng được đề cao.
“Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều vì
lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân”. Nhân dân có
quyền lập và tham gia các tổ chức xã hội; quyền tự do báo chí, tự do hội
họp theo quy định của pháp luật.
Sự nghiệp đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam gần 25 năm qua đã đạt được thành tựu to lớn và có ý
nghĩa lịch sử, chính trị - xã hội ổn định, kinh tế phát triển. Mười năm
gần đây, mức sống trung bình của người dân Việt Nam đã tăng lên hơn hai
lần; vấn đề xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội được coi là
mục tiêu chiến lược quan trọng cả trước mắt và lâu dài. Điều quan trọng
là, tuy GDP bình quân đầu người của Việt Nam còn thấp, đứng ở tốp cuối
trong nhóm các nước đang phát triển, thì về chỉ số phát triển con người
(HDI), Việt Nam lại đứng ở mức trên trung bình trong nhóm các nước này,
chứng tỏ sự phát triển xã hội và dân chủ ở Việt Nam được đặc biệt quan
tâm.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu José Manuel Barroso nhiều lần
bày tỏ sự ngưỡng mộ về sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam và đã
có “ấn tượng sâu sắc với thành tựu của Việt Nam trong hơn hai mươi năm
qua”. Mới đây, tại London, ngày 23-24/9/2008, trong báo cáo nhan đề “Các
thị trường của tương lai”, Cơ quan Thương mại và Đầu tư của Chính phủ
Anh nhận định: “Việt Nam là thị trường có sức hấp dẫn nhất, đứng đầu
trong 10 nước có tốc độ tăng trưởng cao trong tương lai”. Những thành
tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên tất cả các lĩnh vực trong công cuộc
đổi mới đất nước của nhân dân ta là bằng chứng hùng hồn của sự vươn lên
xây dựng “một quốc gia "phồn thịnh” với đúng nghĩa thực sự, khẳng định
tính tuyệt đối và không thể phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam.
Ở nước ta, thực hiện một đảng duy nhất lãnh đạo, mọi
người dân đều có thể trực tiếp hay gián tiếp (thông qua người đại diện
của mình) đề đạt nguyện vọng và đóng góp ý kiến cho các cơ quan công
quyền. Các kênh bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân ngày càng
được mở rộng và hoạt động có hiệu quả. “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra” trở thành quy chế, thiết chế dân chủ trong các tổ chức chính
trị - xã hội, trong các hoạt động của xã hội; là phương châm hành động
của người dân trong xây dựng hệ thống chính trị; là yêu cầu ứng xử của
cán bộ trong tiếp xúc, quan hệ với dân và chăm lo đến dân. Nhân dân lao
động là chủ thể mọi quyền lực; quyền lợi và nghĩa vụ, quyền hạn và trách
nhiệm, cống hiến và hưởng thụ luôn gắn bó chặt chẽ với nhau.
Thực tế vừa nêu chưa phải là đầy đủ, nhưng đã cho
thấy tính ưu việt của chế độ một đảng ở Việt Nam; không thể vì những khó
khăn, phức tạp nào đó mà xuyên tạc bản chất chế độ dân chủ của nước ta,
đòi thực hiện đa đảng, xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chế độ dân chủ ở nước ta là chế độ dân chủ tốt đẹp và
ưu việt. Bản chất tốt đẹp và tính ưu việt của nó không phải tự nhiên mà
có, mà là kết quả của biết bao mồ hôi công sức và cả máu xương của
nhiều thế hệ người Việt Nam chúng ta. Bản chất tốt đẹp và tính ưu việt
của chế độ này có được giữ gìn, nâng cao và phát huy hay không, điều đó
phụ thuộc vào chính chúng ta, vào sự quyết tâm và nỗ lực của toàn Đảng,
toàn dân và toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây
dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Vấn đề đặt ra hiện nay đối với chúng ta không phải là
lựa chọn một đảng hay đa đảng, mà là phải thực hiện tốt hơn nữa quyền
lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội. Đồng thời
thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ then chốt là xây dựng Đảng, “Phải dành
nhiều công sức tạo được sự chuyển biến rõ rệt về xây dựng Đảng, phát huy
truyền thống cách mạng, bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong
của Đảng; xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị,
tư tưởng và tổ chức; đoàn kết nhất trí cao, gắn bó mật thiết với nhân
dân, có phương thức lãnh đạo khoa học, có đội ngũ cán bộ đảng viên đủ
phẩm chất và năng lực”, xây dựng Đảng ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ
cách mạng./.
PGS.TS Nguyễn Mạnh Hưởng
-------------------
(1): Tạp chí Nghiên cứu châu Âu số 7 (106), 2009, tr. 87-89
(2): Ban Tuyên giáo Trung ương, Phê phán, bác bỏ
các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng
sản Việt Nam, Nxb CTQG, H.2007, tr. 53
Bên Thắng Cuộc (3): Lê Khả Phiêu & Bill Clinton
(Tiếp theo)
Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân
Hai câu Kiều của Nguyễn Du chắc hẳn một số người Việt Nam
cũng không biết đến. Thế nhưng, câu thơ đó đã được Tổng thống Bill Clinton trích dẫn trong
bài phát biểu tại bữa tiệc chiêu đãi quốc khách của Chủ tịch nước Trần Đức
Lương nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 17 đến 19/11/2000 [1].
Tổng thống Bill Clinton
Theo tôi, quả là một thiếu sót lớn khi trong cuốn Bên Thắng Cuộc Huy Đức không nói đến những chi tiết bên lề chuyến viếng thăm lịch sử của ông Clinton, vị Tổng thống thứ 42 của Hoa Kỳ (1993-2001) tại Hà Nội và Sài Gòn.
Tổng thống Clinton đã thi vị
hóa mối bang giao Hoa Kỳ - Việt Nam
qua thơ Kiều, ông ví von: “Những hình ảnh
băng giá của quá khứ đã bắt đầu tan và những phác thảo về nột tương lai ấm áp
chung đã bắt đầu hình thành. Chúng ta hãy cùng nhau tận hưởng mùa xuân mới”
[2]
Không chỉ “lẩy” Kiều, bài diễn văn của Clinton
còn khiến cử tọa ngạc nhiên vì sự hiểu biết khá sâu sắc của ông về văn chương
và lịch sử Việt Nam.
Ông nhắc đến Nguyễn Trãi như “nhà chính
trị người Việt vĩ đại” (the great Vietnamese statesman) của hơn 500 năm về
trước để dẫn ý “sau những năm chiến
tranh, chỉ có cuộc sống là tồn tại” (after so many years of war, only life
remains).
Clinton còn nhắc đến Hồ Xuân Hương nhân sự kiện cuốn sách Những bài thơ 200 năm tuổi về bà vừa
được xuất bản tại Hoa Kỳ bằng tiếng Anh, tiếng Việt và thậm chí cả bằng nguyên
bản chữ Nôm. Ông cũng nói đến hiện tượng chiếc áo dài truyền thống Việt Nam đã
là nguồn cảm hứng cho các nhà thiết kế thời trang nổi tiếng thế giới như Armani
và Calvin Klein.
Tổng thống Clinton
bắt tay người dân Hà Nội
Điều mà hầu hết báo chí quốc tế chú ý đến cuộc viếng thăm
Việt Nam của Tổng thống Clinton là những bài diễn
văn của ông. Trong buổi nói chuyện với các sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, ngày
17/11/2000, được truyền hình trực tiếp, ông đã mở đầu bằng những lời lẽ thân
mật:
“… I was given a
Vietnamese phrase; I am going to try to say it. If I mess it up, feel free to
laugh at me: Xin chào các bạn!” (Tôi được dạy một câu tiếng Việt, tôi sẽ cố
gắng nói câu đó, các bạn cứ cười thoải mái nếu tôi nói sai: Xin chào các bạn).
Quả nhiên sinh viên cười và vỗ tay. Họ cười có lẽ vì được nghe tiếng Việt lơ lớ
của ông nhưng họ vỗ tay vì cảm thấy hãnh diện khi một vị Tổng thống Hoa Kỳ lần
đầu tiên nói tiếng Việt.
Clinton cũng tạo được sự gần gũi với giới trẻ khi ông nhắc
đến Trần Hiếu Ngân, nữ vận động viên Taekwondo, huy chương bạc Olympic Sydney
2000, và cũng là người Việt Nam đầu tiên đoạt huy chương tại Thế vận hội. Ông
còn nhắc đến các cầu thủ nổi tiếng của Việt Nam: Lê Huỳnh Đức và Nguyễn Hồng
Sơn.
Phải nói tài hùng biện của Bill Clinton đã chinh phục cảm
tình của cử tọa. Lúc thì dí dỏm, khi lại rất nghiêm trang. Nhắc lại lời của Đại
sứ Mỹ tại Việt Nam, Pete
Peterson, về chuyện quá khứ và tương lai của mối bang giao Việt Nam và Hoa Kỳ,
ông nói: “We cannot change the past. What
we can change is the future” (Chúng ta không thể thay đổi quá khứ. Điều mà
chúng ta có thể thay đổi là tương lai).
Tạp chí Newsweek,
ngày 27/11/2000, bình luận: “Getting over
the past and making history seem to be the two things on Clinton’s
agenda these days” (Vượt qua quá khứ và tạo nên lịch sử là hai điều trong
chương trình hành động của ông Clinton
trong thời gian này).
Newsweek ám chỉ
thời gian ngắn ngủi trước khi nhiệm kỳ của ông Clinton chấm dứt vào năm 2001 mà tiếng
Anh gọi là thời kỳ “lame duck” (vịt què). Nội các “vịt què” (lame-duck cabinet)
của ông sẽ bàn giao vào ngày 20/01/2001, chỉ hơn 2 tháng sau chuyến thăm Việt Nam.
Gia đình Tổng thống Bill Clinton
Bên Thắng Cuộc (Phần II, Chương 20: Lê Khả Phiêu và ba ông
cố vấn) nói đến cuộc viếng thăm chính thức của Bill Clinton dưới một cách
nhìn khác. Theo Huy Đức, có hai thái độ đón tiếp trái ngược nhau: trong khi
giới lãnh đạo dè dặt, chừng mực trong các nghi lễ tiếp đón thì người dân Việt lại
đón Clinton một
cách thân thiện, cởi mở.
“Bill Clinton và tùy
tùng tới sân bay Nội Bài lúc 11 giờ đêm ngày 16/11/2000. Điều ngạc nhiên là vị
tổng thống của quốc gia mà chính quyền đang coi như kẻ thù lại được hàng ngàn
người dân Hà Nội và các địa phương lân cận đứng chờ trong đêm lạnh dọc hai bên
đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài.
Dường như cảm kích
trước sự chào đón đó, Tổng thống Clinton
đã bật đèn trong khoang xe của mình để vẫy tay đáp trả người dân Hà Nội. Dân
chúng cũng đã chen chúc đến khu Văn Miếu để nhìn thấy Bill Clinton. Hai hôm
sau, khi rời Hà Nội đến Sài Gòn cũng vào lúc mười một giờ đêm, Bill Clinton lại
được người dân đứng chờ và reo hò khi thấy ông xuất hiện từ sân bay Tân Sơn
Nhất.
Trong khi đó, Bộ Chính
trị đã phải tính đến từng nụ cười, cái bắt khi đón vợ chồng Tổng thống Mỹ. Thủ
tướng Phan Văn Khải kể, khi tiếp Clinton, ông đã không cười và bàn tay thì chỉ đưa ra nhẹ mà
không nắm lại. Ông Nguyễn Đức Hòa, trợ lý của ông hỏi: “Người ta đã sang tận
đây, tiếc gì anh không nở một nụ cười với họ?”. Ông Khải nói: “Không được đâu
mày ơi, Bộ Chính trị đã thống nhất là không được cười”
Trước đó vào tháng 6/2005, Thủ tướng Phan Văn Khải trở thành
nhà lãnh đạo Cộng sản đầu tiên thăm chính thức Washington. Chuyến đi của ông Khải gây chú ý
đặc biệt và người ta không khỏi bàn tán khi trước báo giới, ngồi bên cạnh một
ông Bush đầy tự tin, ông Khải tỏ vẻ bối rối, tay cầm tờ giấy để trả lời báo
chí.
Ông Khải thừa nhận: “Quan
hệ với Mỹ dễ dàng hơn nhiều so với Trung Quốc. Tôi hội đàm hết sức thoải mái
với Tổng thống G. W. Bush và Bill Clinton trước đây nhưng đúng là tôi ngại báo
chí. Chỉ cần báo chí đưa không đúng một câu nói của mình thì sẽ có vấn đề ngay
với Bộ chính trị. Sang Mỹ nhưng thực ra chúng tôi phải lo đối nội nhiều hơn đối
ngoại”
Thủ tướng Phan Văn Khải & Tổng thống George Bush
(2005)
Cuộc nói chuyện của Clinton với sinh viên cũng được Bên Thắng Cuộc kể lại theo hướng khác: “Một ngày trước khi Tổng thống Bill Clinton
nói chuyện với sinh viên ở trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Tướng Nguyễn Chí
Trung, trợ lý của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã mấy lần xuống “quán triệt” với
Ban Giám đốc các nghi thức, khi nào thì đứng dậy, khi nào vỗ tay… Thay vì theo
kịch bản, sinh viên đã vỗ tay gần như liên tục ở các đoạn đầu”.
Clinton nói với sinh viên Việt Nam: “Theo kinh nghiệm của chúng tôi, giới trẻ sẽ có nhiều niềm tin hơn vào
tương lai nếu họ có tiếng nói trong việc định hướng tương lai, trong việc lựa
chọn các nhà lãnh đạo chính phủ của họ và có một chính phủ có trách nhiệm đối
với những người dân mà chính phủ phục vụ”.
Mặc dù nhấn mạnh “chúng
tôi không tìm cách và cũng không thể áp đặt những ý tưởng này”, Bill Cliton
giải thích: “Chỉ có các bạn mới quyết
định xem có nên chăng tiếp tục mở cửa thị trường, mở cửa xã hội của mình và
củng cố nền pháp trị. Chỉ có các bạn mới quyết định liên kết như thế nào giữa
tự do cá nhân và nhân quyền trên nền tảng giàu mạnh của bản sắc quốc gia Việt Nam”.
Diễn văn của Clinton cũng dẫn
thêm một câu chuyện mà ít người biết đến: hơn 200 năm trước, Thomas Jefferson
đã cố gắng để đưa các giống lúa Việt Nam
về trồng trong trang trại của ông ở Virginia.
Jefferson là tác giả của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập năm 1776 của nước Mỹ. Bản tuyên
ngôn mà Clinton nói là đã “vang vọng
trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập 1945” của Việt Nam.
Bill Clinton cũng nhắc đến bức tường bằng đá màu đen Vietnam Veterans Memorial tại Washington
D.C, nơi ghi tên những người Mỹ chết trong chiến tranh Việt Nam. Ông nhắc
đến điều mà các cựu binh Mỹ gọi là “mặt sau của bức tường”, đó là “sự hy sinh
lớn lao” (staggering sacrifice) của ba triệu người Việt Nam thuộc hai miền Nam – Bắc.
Vietnam Veterans Memorial tại Washington D.C
Cuối buổi chiều 18/11/2000, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu chào
đón Tổng thống Bill Clinton bằng một bài phát biểu dài. Sau lời mở đầu theo thủ
tục, ông Lê Khả Phiêu bắt đầu bày tỏ chính kiến của mình:
“Tôi đồng ý với Ngài
là chúng ta không quên quá khứ, không làm lại được quá khứ. Vấn đề quan trọng
là hiểu cho đúng thực chất cái quá khứ ấy. Cụ thể là hiểu cho đúng thực chất
cuộc kháng chiến chống xâm lược mà chúng tôi đã phải tiến hành…
Việt Nam có đem quân đi đánh Hoa Kỳ đâu mà Hoa Kỳ lại
đem quân sang đánh Việt Nam?
Cuộc kháng chiến chống xâm lược của chúng tôi là giành độc lập dân tộc, thống
nhất tổ quốc và đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Cho nên đối với chúng
tôi, quá khứ không phải trang sử đen tối, đau buồn và bất hạnh”.
Ông Lê Khả Phiêu nói tiếp: “Bà bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ trong một lần gặp tôi có hỏi: chủ nghĩa
xã hội có tồn tại được không? Tôi nói: không những tồn tại mà chủ nghĩa xã hội
sẽ tiếp tục phát triển thắng lợi…
Việt Nam đã có quan hệ
ngoại giao với gần 170 nước, quan hệ thương mại với hơn 150 nước. Đảng chúng
tôi có quan hệ với hơn 180 đảng cộng sản, cánh tả, đảng cầm quyền… Trong quan
hệ quốc tế ngày nay, mọi quốc gia, dân tộc đều cần hợp tác để cùng phát triển.
Chúng tôi tôn trọng sự lựa chọn, cách sống và chế độ chính trị của các dân tộc.
Chúng tôi cũng đòi hỏi các nước tôn trọng chế độ chính trị, sự lựa chọn của dân
tộc chúng tôi”.
Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu kết thúc bài phát biểu “chào mừng”
tổng thống đầu tiên của nước Mỹ đến Văn phòng Trung ương Đảng: “Chúng tôi quý trọng nhân dân Mỹ, cảm ơn nhân dân Mỹ đã ủng
hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Thấy hình ảnh cháu Chelsea,
tôi chạnh nhớ cháu Emily [3] con gái
của Morrison [4] và mẹ cháu cũng đã
từng sang thăm Việt Nam.
Đó là biểu tượng đẹp của tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước”.
Tổng bí thư Lê Khả Phiêu
Phát biểu đáp từ của Bill Clinton được lược thuật trên báo Nhân Dân ngày 19/11/2000: “Về cuộc chiến tranh ở Việt Nam, nhiều người
ở Hoa Kỳ không nhất trí với nhau về chính sách của Chính phủ Hoa Kỳ và về bản
chất cuộc chiến tranh. Nhiều người, trong đó có Đại sứ Peterson của chúng tôi,
đã tưởng rằng họ sang chiến đấu để giúp cho người Việt Nam được tự do
và tự quyết. Ngày nay, tôi thấy rất thú vị là đã có một nước Việt Nam thống nhất
và tiến bộ”.
Sau này, trong cuốn hồi ký My Life, Bill Clinton viết: “Lê
Khả Phiêu cố gắng sử dụng hành động phản đối chiến tranh Việt Nam của tôi để
cáo buộc những gì Mỹ đã làm là hành vi đế quốc. Tôi đã rất giận dữ nhất là khi
ông ta nói vậy trước sự có mặt của Đại sứ Pete Peterson, một người đã từng là
tù binh chiến tranh.
Tôi nói với nhà lãnh
đạo Việt Nam rằng khi tôi không tán thành các chính sách đối với Việt Nam,
những người theo đuổi nó cũng không phải là đế quốc hay thực dân, mà là những
người tốt chiến đấu chống cộng sản. Tôi chỉ Pete và nói, ông đại sứ không ngồi
sáu năm rưỡi trong nhà tù ‘Hà Nội Hilton’ vì muốn thực dân hóa Việt Nam” [5]
Hồi ký My Life, Bill Clinton
Ông Phan Văn Khải nhớ lại: “Ông Phiêu nói như thời chiến tranh làm cho họ [người Mỹ] rất khó chịu. Ông ấy muốn tỏ rõ thái độ của
một chính quyền cộng sản. Nhưng, ông Phiêu không hiểu tình hình thế giới giờ
đây đã khác. Phe xã hội chủ nghĩa đã tan rã. Vấn đề là mối quan hệ giữa hai
quốc gia, chúng ta cần Mỹ. Nếu người Mỹ không vào thì những công ty lớn trên
thế giới không có ai vào cả”.
Theo Tổng thống Bill Clinton, giữa ông và Thủ tướng Phan Văn
Khải đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp trong lần gặp ở Auckland (New
Zealand), khi đó ông Khải cũng nói là ông cảm kích trước việc Bill Clinton đã
từng phản đối chiến tranh Việt Nam. Clinton
nhớ lại: “Khi tôi nói: những người Mỹ
phản đối hay ủng hộ cuộc chiến tranh đó đều là người tốt. Ông Khải nói: tôi
hiểu”.
Bill Clinton, Hillary Clinton và con gái Chelsea
xem biểu diễn nghệ thuật tại Hà Nội
Cũng trong cuốn hồi ký My Life, Clinton đưa ra nhận xét, dường như những người mà ông gặp ở Việt Nam, chức vụ càng cao thì ngôn ngữ càng “sặc mùi” cộng sản theo kiểu cũ. Ông mô tả chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh: “Võ Viết Thanh ăn nói như những thị trưởng năng nổ ở Mỹ mà tôi biết. Ông khoe về việc cân đối ngân sách, cắt giảm chi tiêu, và nỗ lực lôi kéo thêm các nhà đầu tư nước ngoài”. Đối với Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Bill Clinton nhận xét: “Chỉ kém giáo điều hơn Lê Khả Phiêu một chút”.
Tác giả Huy Đức cho rằng ông Phiêu có “lý do đối nội” khi cố
tình làm mất lòng Bill Clinton chỉ vì muốn được lòng các nhân vật khác trong
nội bộ Đảng Cộng sản. Nhưng sau này, điều oái ăm đã xảy ra, chính những người
mà ông nghĩ sẽ hài lòng với thái độ cứng rắn trước Tổng thống Mỹ lại sử dụng
điều đó để chống lại ông.
Hillary Clinton và con gái Chelsea với
chiếc nón lá Việt Nam
Vào Sài Gòn, Tổng thống Clinton
đã nói chuyện với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam
tại Cảng Container Quốc tế (Vietnam International Container Terminals – VICT),
một liên doanh giữa Singapore
và Việt Nam.
Ông lên tiếng ca ngợi những tiến bộ tích cực trong công cuộc đổi mới về kinh tế
và xã hội của Việt Nam
trong thập niên vừa qua.
Theo Clinton, Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ sẽ tạo điều
kiện thu hút các nhà đầu tư đến Việt Nam nhiều hơn. Ông tuyên bố chính
phủ Hoa Kỳ sẽ dành một khoản tín dụng 200 triệu đô-la để hỗ trợ các dự án đầu
tư của Mỹ vào Việt Nam.
Nhân dịp này, Clinton
cũng đề cao vai trò của những người Việt tại nước ngoài. Theo ông, họ đầu tư
vào Việt Nam
không những bằng tiền bạc mà còn với cả tấm lòng. Nước Mỹ vui mừng khi giúp họ
trở về làm ăn, cũng xin cám ơn chính phủ và nhân dân Việt Nam đã chào đón
họ tại quê nhà [6].
Và có lẽ cũng để ủng hộ việc kinh doanh của người Mỹ gốc
Việt tại Sài Gòn, Tổng thống Bill Clinton, phu nhân Hillary, con gái Chelsea
cùng đoàn tùy tùng đã dùng bữa trưa tại Phở
2000, góc đường Lê Lai, bên hông chợ Bến Thành. Đây là mạng lưới các
tiệm Phở 2000 tại Sài Gòn do Alain Huỳnh
Trung Tấn từ Hoa Kỳ về kinh doanh. Kể từ đó, Phở 2000 có thêm khẩu hiệu “Phở
for the President”.
Bill Clinton chụp hình kỷ niệm với nhân viên Phở 2000
Nguyễn Ngọc Chính
-------------------
Chú thích:
Chú thích:
[1] Hai câu Kiều của Nguyễn Du:
Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân
đã được chuyển ngữ sang tiếng Anh trong bài phát biểu của
Tống thống Bill Clinton tại Hà Nội như sau:
Just as the lotus wilts, the mums bloom forth
Time softens grief, and the winter turn to spring
Chắc chắn những cố vấn người Việt của Tổng thống Clinton đã phải làm việc
tích cực trong việc soạn những bài diễn văn cho ông. Clinton
đã tỏ ra rất am hiểu về lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam, ông rất tự
tin khi trình bày những vấn đề này.
[2] Nguyên văn tiếng Anh: “Frozen images of the past have begun to thaw and outlines of a warmer
shared future have begun to take shape. Let us make the most of this new spring
together”.
[3] Emily rất nổi
tiếng ở Việt Nam
sau khi bài thơ Ê-mê-ly, Con ơi! của
Tố Hữu được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy suốt nhiều thập niên. Bài thơ có
những câu như:
Ê mi ly con ơi!
Ê mi-ly, con đi cùng cha
Sau khôn lớn con thuộc đường, khỏi lạc...
- Đi đâu cha?
- Ra bờ sông Pô-tô-mác
- Xem gì cha?
Không con ơi, chỉ có Lầu ngũ giác.
…
Oa-sinh-tơn
Buổi hoàng hôn
Còn mất?
Đã đến phút lòng ta sáng nhất
Ta đốt thân ta
Cho ngọn lửa chói loà
Sự thật..........
[4] Morrison: Một người
Mỹ ở Pennsylvania, ngày 2/11/1965, bế con gái
Emily một tuổi tới trước văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng McNamara rồi tự thiêu
để phản đối chiến tranh Việt Nam.
[5] My Life, Bill
Clinton, Vintage Books 2005, trang 930.
[6] Nguyên văn: “Overseas
Vietnamese want to invest in your country, not only with their money, but with
their hearts. We are glad to be helping them to return and we thank you, the
people and the government of Vietnam,
for welcoming them home”
(Blog Nguyễn Ngọc Chính)
Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan - Họ để tung toé hết
Ông Vũ Khoan và 3 điều tiếc nuối khi đương chức
Trong một dịp đối thoại về thực trạng và triển vọng kinh tế Việt Nam với
nhóm Kiến trúc xanh A+G diễn ra những ngày sát tết Nguyên đán Quý Tỵ,
nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan đã nói về “những điều ân hận chưa làm
được, hoặc có góp ý mà không thành công lắm” khi ông đương chức.
Ông Vũ Khoan:Hội nhập phải làm cho người ta phục mình |
“Để tung toé hết”
Việc chưa làm được đầu tiên, ông Vũ Khoan nói là về kiến trúc Hà Nội.
“Lúc bấy giờ anh Khải có sai tôi đi họp ở Bộ Xây dựng. Lúc đó tôi đã
kiên trì đề nghị đừng xây nhà cao tầng ở trung tâm Hà Nội, nhưng nghe
chừng không được. Lỗi của ai thì tôi không biết, nhưng việc đó đẻ ra
tình trạng tràn lan như thế này” – ông Vũ Khoan nói.
Việc kiến trúc Hà Nội trở thành “ân hận đầu tiên” có lẽ vì thời trẻ ông
Vũ Khoan từng mơ ước trở thành kiến trúc sư – như ông tâm sự trong một
cuộc giao lưu với sinh viên Hà Nội hơn 4 năm trước.
“Ân hận” thứ hai của ông Vũ Khoan là về đường hướng phát triển các khu
kinh tế và khu chế xuất. “Lúc bấy giờ có khu Chu Lai, Vân Phong. Từ kinh
nghiệm nước khác Tôi cũng đã đề xuất là muốn phát triển khu chế xuất,
anh phải có “ắc quy” – năng lượng nạp vào thì mới bùng phát. Nếu anh bỏ
bao nhiêu tiền ra mà không có năng lượng đó thì khu đó cũng chết thôi”.
“Giờ nhìn khu Chu Lai thì thấy. Lúc bấy giờ có đồng chí hăng hái lắm –
tôi không tiện gọi tên ra, giờ cũng lên cao lắm rồi – muốn lặp lại Thâm
Quyến. Tôi bảo Thâm Quyến có “ắc quy” là Hồng Công, còn ông lấy ắc quy ở
đâu. Tiền đâu ông đổ vào đấy, rồi tiền đâu rút ra? Chỗ Vân Phong chẳng
hạn, một số nhà khoa học cũng bảo là khu trung chuyển quốc tế. Vì Thái
Lan sẽ đào kênh Kra, tàu bè sẽ không đi qua eo Malaca nữa mà thông qua
….đi thẳng vào ta. Khi đó tôi bảo Thái Lan bỏ kênh… từ lâu rồi.
Tàu bé nó điên mà đi giữa đừng để rẽ vào đây trung chuyển? Diện tích thì
hẹp, lại chả có khu kinh tế nào cả. Kết quả giờ thế nào thì mọi người
cũng biết rồi”, ông Vũ Khoan kể. (Kênh đào Kra là một dự án tham vọng
của Thái nhằm biến Nam Thái Lan trờ thành cửa ngõ huyết mạch xuyên Ấn Độ
Dương và Thái Bình Dương, thay vì tàu bè quốc tế phải vòng qua
Singapore, Malaysia, dễ gặp hải tặc. Tuy nhiên dự án này ước tính tới 20
tỷ USD – PV).
“Bây giờ tôi thấy hứng khởi nhưng cũng rất lo ngại là việc biến Phú Quốc
thành đặc khu kinh tế mới. Nghe thì phấn khởi, nhưng cũng băn khoăn
lắm, vì lúc tôi ra, khi đó tôi còn phụ trách cả mảng du lịch nữa – mang
theo quy hoạch của Tổ chức Du lịch quốc tế WTO thì người ta đã phá nát
rồi.
Lúc bấy giờ tôi là Phó Thủ tướng mà Chủ tịch huyện Phú Quốc không gặp
tôi từ đầu chí cuối. Tôi không tự ái nhưng thấy là lạ làm sao Phó Thủ
tướng ra mà Chủ tịch huyện không thèm gặp mặt. Lúc đó tôi có hỏi nhỏ Bí
thư tỉnh uỷ thì được bảo “ông đó sợ anh quá nên không dám ra gặp”. Vì
khi đó ông đấy cắt đất chia lô, bán hết rồi. Sau đó tôi đề nghị truy tố,
bắt tù anh đó”, ông Vũ Khoan thêm.
“Một việc tôi đề nghị rất nhiều là phân cấp cho địa phương về đầu tư
nước ngoài nói riêng và đầu tư nói chung. Tôi nghĩ hơi chủ quan là phải
phân cấp thôi, nhưng phân cấp phải đi theo quy hoạch chung và năng lực
cán bộ – đó là hai điều kiện cần có. Điều này tôi tính không hết mà chỉ
thấy cần gỡ bỏ những thứ quá tập trung, quan liêu, tiêu cực… Để cho kinh
tế năng động lên thì phải phân cấp, nhưng mình nhìn không ra là để có
được điều đó cần quy hoạch tổng thể rất chặt và năng lực nguồn nhân lực
phải rất cao, để đâm ra bây giờ tung toé hết”, ông Vũ Khoan nói về “ân
hận” thứ ba.
“Tôi còn nhiều chuyện sai lầm không kể hết, nhưng kiểm điểm như theo Nghị quyết TƯ4 ở đây không tiện” – ông Vũ khoan đùa.
“Mấy việc làm được”
“Kiểm lại tôi thấy có mấy việc làm được, mấy việc được chấp nhận” – ông Vũ Khoan kể về những điều “tâm đắc” khi còn đương chức.
“Một là đóng góp vào hội nhập về kinh tế, từ vào ASEAN đến APEC. ASEM
(Diễn đàn hợp tác Á – Âu) là tôi trực tiếp thực hiện, đề xuất và được
chấp nhận, đi vào cuộc sống, góp phần nhỏ bé vào công cuộc hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam”.
“Thứ hai là ký BTA (Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa kỳ). Tôi không
phải là người khởi đầu nhưng là người kết thúc. Phải đề xuất nhiều việc,
cũng không đơn giản đâu, cuối cùng cũng ký được. Việc này đưa kim ngạch
buôn bán của Việt Nam với Hoa Kỳ từ 700 triệu USD đến 2012 là 19 tỷ
USD. Việc này tạo công ăn việc làm cho “nhiều người”, ông Vũ Khoan đánh
giá.
Có hiệu lực vào cuối năm 2001, BTA được xem không chỉ mở ra thị trường
khổng lồ cho các mặt hàng chủ lực, mà là bước đột phá về hội nhập quốc
tế, làm cơ sở cho Việt Nam đàm phán nhanh hơn gia nhập WTO.
“Việc thứ ba là góp phần giải quyết một loạt vấn đề về biên giới lãnh
thổ như trên bộ với Trung Quốc, vịnh Bắc Bộ, vùng chồng lấn với
Malaysia, Thái Lan, Indonesia… Việc này cũng góp phần giải quyết được
vấn đề không gian, cương vực của đất nước để quản lý”.
“Điều thứ tư tôi thấy mình làm được là đề xuất mở rộng quan hệ quốc tế,
cả song phương lẫn đa phương. Cụ thể là tôi đã tiếp cận với Hoa Kỳ, Hàn
Quốc. Bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc tôi cũng trực tiếp phụ
trách thực hiện. Tôi cũng thực hiện việc mở rộng quan hệ với với Úc,
Nhật. Với Nhật, tôi là người đi đàm phán đầu tiên, mà còn bí mật, để
nhận ODA đầu tiên của họ về”, ông Vũ Khoan kể.
“Có một việc nữa tôi đã cố gắng đề xuất là xúc tiến thương mại. Trước
đó, thời bao cấp, ta cứ ngồi chờ khách hàng đến mua. Khi về làm Bộ
trưởng Bộ Thương Mại, tôi ngạc nhiên sao ta lại cứ ngồi chờ thế này.
Kinh tế thị trường thì phải đi chào hàng chứ. Mà chào hàng khi đó chưa
ai phụ trách, nên từ đó mới đẻ ra xúc tiến thương mại, tiếp đến là xúc
tiến đầu tư, xúc tiến du lịch”, ông Vũ Khoan nói.
Kinh tế sẽ “nhúc nhích lên”
Tại cuộc đối thoại, nói về về thực trạng và triển vọng kinh tế Việt Nam
thời gian tới, ông Vũ Khoan cho rằng bối cảnh kinh tế thế giới đang thay
đổi cơ bản, cả mô hình lẫn cấu trúc. Sức mạnh các quốc gia đang thay
đổi.
“Chiến lược phát triển kinh tế đang thay đổi. Chiến lược hướng ra xuất
khẩu không còn hiệu nghiệm. Thường sau khủng hoảng sẽ đẻ ra một nền kinh
tế mới. Sau khủng hoảng năng lượng năm 1973 là nền kinh tế tiết kiệm
năng lượng.
Các cuộc khủng hoảng kinh tế 1982 và 1997 đẻ ra kinh tế công nghệ thông
tin và truyền thông. Cuộc khủng hoảng này trùng với vấn đề biến đổi khí
hậu đang nóng lên sẽ đẻ ra nền kinh tế xanh. Sau 2008, cả Mỹ, Trung
Quốc, Châu Âu đều tung tiền cho công nghệ xanh, tiếc là Việt Nam thì
không. Sau này, hàng xuất của Việt Nam sẽ các nước bị áp tiêu chuẩn công
nghệ xanh để không bán được” ông Vũ Khoan nói.
Về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2013, ông Vũ Khoan cho rằng “chúng ta
có thể hy vọng, khó khăn kéo dài trong 5 năm rồi, bắt đầu từ đây có thể
nhúc nhích đi lên. Tuy nhiên tôi nói có thể sai, cũng chỉ là đoán mò
thôi” .
Đánh giá nguyên nhân khiến kinh tế Việt Nam đang gặp khủng hoảng, theo
ông Vũ Khoan, do sự mất cân đối giữa cung và cầu; giữa thu và chi ngân
sách.
“Bội chi làm mất cân đối ngân sách và đẻ ra lạm phát. Năm 2007 chúng ta
bội chi ngân sách, để mức lạm phát lên tới 9%. Mất cân đối nữa rất cơ
bản là vừa rồi chúng ta đưa ra nhiều tiền quá. Thời chúng tôi còn làm,
ông Sáu Khải quản việc này rất chặt”, ông Vũ Khoan nói.
Niềm tin
“Thế hệ chúng tôi có hai điều: Một là niềm tin, hai là có chỗ để tin”.
“Sở dĩ chúng tôi có niềm tin sắt đá là đất nước phải được độc lập, Tổ
quốc phải thống nhất là chính do Bác Hồ với Đảng khơi dậy, nắm trúng tâm
tư của người dân, giương cao ngọn cờ phù hợp với nguyện vọng của nhân
dân. Chúng tôi thấy thức dậy một động lực rất mạnh mẽ, rất tự nhiên,
không cần phải nói nhiều, giáo dục gì nhiều.
Thứ hai là trước mặt mình có những tấm gương rất sáng: họ nói thế nào
thì làm đúng như thế. Bác Hồ bảo “chịu khó học tập” thì chính bản thân
Bác học. Thành ra chúng tôi học theo. Thời đó niềm tin là có thật, mà
người kêu gọi niềm tin cũng thật. Cái đó quan trọng lắm.
Tôi xin chia sẻ một điều riêng tư: Tôi là gia đình công nhân thôi. Nhờ
Đảng, Chính phủ cho đi học, cũng nhờ thế mà quen nhà tôi là con giáo sư
Hồ Đắc Di, hiệu trưởng trường ĐH Y, giáo sư đầu tiên của nước Việt Nam
mới. Giáo sư Tôn Thất Tùng cũng lấy chị gái vợ tôi.
Hồi tôi quen nhà tôi ở Liên Xô phải bí mật lắm – vì lúc ấy luyến ái là
bị kỷ luật. Nhưng khi đi làm việc thì công khai quan hệ. Về Hà Nội, nhà
tôi mới đưa tôi về xem mặt để cho gia đình xem ông rể tương lai thế nào.
Vào nhà mới thấy sợ quá, toàn những ông chỉ nghe đã khiếp rồi, thấy cả
GS Nguyễn Văn Huyên, Bộ trưởng Giáo dục thời bấy giờ. Tôi mới ngạc
nhiên, tại sao toàn những người danh gia vọng tộc lại theo Đảng, theo
Bác Hồ như thế? Nếu họ theo chế độ cũ thì giàu sang phú quý có thừa.
Mình nhận thấy hai điều: Họ theo Bác Hồ vì ai cũng muốn độc lập. Các
lãnh đạo thời đó như Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp
đến nhà thường xuyên các ông ấy. Mà đến chơi là kiểu bạn bè chứ không
phải đến thăm tết rồi cầm gói quà hay thiếp chúc tết. Đến là nói chuyện
anh tôi, mà toàn nói với nhau bằng tiếng Pháp cả. Tức là lãnh đạo bấy
giờ cư xử với trí thức bằng tấm lòng thực chứ không phải nghi thức”.
Bích Ngọc ghi
(Đất Việt)
- 2012, năm kỷ lục về an toàn hàng không (RFI) - Chưa bao giờ đi máy bay lại an toàn như trong năm 2012.
- Giáo hoàng Benedicto 16, một nhân cách phức tạp (RFI) - Ngày hôm qua, 11/2/2012, Giáo hoàng Benedicto 16 thông báo quyết định thoái vị.
- Tổng thống Mỹ kêu gọi kích thích kinh tế trong thông điệp liên bang (RFI) - Vào lúc 21 giờ đêm nay 12/02/2013 tại Washington, Tổng thống Barack Obama sẽ đọc thông điệp trước Quốc hội lưỡng viện Mỹ.
- Lực lượng nổi dậy Syria chiếm được sân bay quân sự Alep (RFI) - Vào hôm nay, 12/02/2013, có thể nói là quân nổi dậy tại Syria đã giành được một thắng lợi đáng kể : họ đã chiếm được phi trường ...
- Vụ "treo thịt bò bán thịt ngựa" được đưa ra "mổ xẻ" tại Liên Hiệp Châu Âu (RFI) - Vài hôm sau khi bùng lên vụ tập đoàn thực phẩm đông lạnh châu Âu Findus dùng thịt ngựa từ Rumani nhưng dán nhãn « thịt bò gốc Pháp » trong một số thức ăn chế biến sẵn của mình, ngoài các nước có liên can, Liên Hiệp Châu Âu đã phải nhập cuộc.Trong một bản thông cáo công bố hôm qua, 11/02/2013, bộ trưởng liên quan đến ngành thực phẩm tại các thành viên châu Âu sẽ họp lại tại Bruxelles vào ngày mai để thảo luận về vụ tai tiếng này.
- Nhật Bản viện trợ cho Philippines 10 tàu tuần duyên (RFI) - Trong vòng 18 tháng trở lại, hải quân Philippines sẽ tiếp nhận 10 tàu tuần duyên do Nhật Bản viện trợ.
- Quốc tế đồng thanh lên án Bình Nhưỡng thử hạt nhân (RFI) - Ngay sau khi được tin Bắc Triều Tiên đã thử nghiệm nguyên tử, Liên Hiệp Quốc và tất cả các đại cường đều lên tiếng tố cáo một hành động ...
- Giáo Hoàng Benedicto XVI thoái vị : Quyết định bất ngờ, lịch sử (RFI) - Hôm qua ngày 11/02/2013, tại Vatican, trước toàn thể hội đồng Hồng y, Đức Giáo Hoàng đã ra thông báo thoái vị vì lý do ...
- Thế giới ca ngợi quyết định thoái nhiệm của Giáo Hoàng Benedicto 16 (RFI) - Từ nguyên thủ quốc gia đến lãnh đạo các tôn giáo khác nhau trên thế giới, mọi người đều khen ngợi quyết định thoái nhiệm vì tuổi ...
- Bắc Triều Tiên thử hạt nhân, đồng minh Trung Quốc thêm khó xử (RFI) - Bất chấp những cảnh cáo nghiêm khắc của Bắc Kinh, Bình Nhưỡng, hôm nay 12/02/2013, vẫn tiến hành « thành công » vụ thử hạt ...
- Tiến trình bầu chọn Giáo hoàng mới (RFI) - Kể từ ngày 28/02 tới, khi Đức Giáo hoàng Benedicto chính thức thoái vị, chiếc ghế của đấng kế vị Thánh Phêrô sẽ để trống và Tòa ...
- Bắc Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ ba (RFI) - Hôm nay, 12/02/2013, Bắc Triều Tiên đã tiến hành vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba, với cường độ mạnh hơn nhiều so với hai vụ thử trước và với một quả bom thu nhỏ. Theo thông tấn xã chính thức KCNA, vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba « đã được tiến hành thành công ». Hành động thách thức của Bình Nhưỡng ngay lập tức bị cả thế giới lên án.
- Thông điệp tình yêu (VOA) - Hoa, kẹo chỉ nói lên phần nào Valentine Day, còn thường ngày một số cư dân New York làm gì để chuyển thông điệp tình yêu đến với người mình yêu thương
- Bên Thắng Cuộc: Một cuốn sách hay (2) (VOA) - Trong giới lãnh đạo Việt Nam, rõ ràng Huy Đức tỏ ra ưu ái đặc biệt với Võ Nguyên Giáp và Võ Văn Kiệt
- Phụ nữ Ai Cập tranh đấu chống tấn công tình dục cuả đám đông (VOA) - Tình trạng bạo lực tình dục đối với phụ nữ Ai Cập gia tăng gần đây đã khiến các tổ chức nhân quyền địa phương và quốc tế lên án.
- Hội đồng bảo An lên án vụ thử hạt nhân của Bắc Triều Tiên (VOA) - Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc lên án vụ thử hạt nhân mới nhất của Bắc Triều Tiên trong một phiên họp khẩn kéo dài trong 2 tiếng đồng hồ hôm thứ ba
- Hội đồng Bảo an LHQ hứa sẽ có 'biện pháp' đối với Bắc Triều Tiên (VOA) - Ðại sứ Mỹ Susan Rice nói Hoa Kỳ và các đối tác sẽ thảo luận việc siết chặt và tăng cường điều bà mô tả là một chế độ 'chế tài đã khá mạnh' đối với Bắc Triều Tiên
- Guinea, Liberia để tang các nạn nhân vụ rớt máy bay (VOA) - Liberia và Guinea để tang sau tai nạn máy bay giết chết người đứng đầu lực lượng vũ trang Guinea và 10 người khác
- Mỹ lên án Sudan ân xá kẻ giúp các phần tử khủng bố vượt ngục (VOA) - Mỹ lên án Sudan về quyết định tha tội cho một người đàn ông bị kết án đã hỗ trợ vụ vượt ngục của 4 tù nhân đang thọ án vì đã giết nhà ngoại giao Mỹ và tài xế của ông
- Người biểu tình đụng độ với cảnh sát tại thủ đô Ai Cập (VOA) - Người biểu tình Ai Cập đụng độ với cảnh sát tại thủ đô Cairo trong cuộc mít-tinh kỷ niệm hai năm lật đổ ông Mubarak
- Mathilde Tuyết Trần, người phụ nữ của quá khứ, hiện tại, và tương lai (VOA) - Trong suốt hơn 40 năm sinh sống ở Châu Âu, bà vẫn luôn dành không ít thời gian để cống hiến cho Việt Nam qua những công trình nghiên cứu lịch sử
- Các giới chức Afghanistan thừa nhận tù nhân bị tra tấn (VOA) - Một ủy ban điều tra do Tổng thống Afghanistan bổ nhiệm xác nhận cảnh sát và các giới chức an ninh nước này tra tấn tù nhân, bất chấp những hứa hẹn cải cách
- Trung Quốc ‘chống đối’ vụ thử hạt nhân của Bắc Triều Tiên (VOA) - Trung Quốc nói 'kiên quyết chống đối' vụ thử hạt nhân của Bắc Triều Tiên và kêu gọi nối lại đàm phán hạt nhân sáu bên
- Ðức Giáo Hoàng sẽ từ giã giáo dân ngày 27/2 (VOA) - Ðức Giáo Hoàng Benedict thứ 16 sẽ từ giã giáo dân Công giáo vào ngày 27 tháng Hai, một ngày trước khi Ngài chính thức thoái vị
- Phe nổi dậy Syria chiếm được căn cứ không quân ở Aleppo (VOA) - Các nhà hoạt động Syria cho biết quân nổi dậy chống Tổng thống Bashar al-Assad đã chiếm được một căn cứ không quân ở miền bắc Syria
- Kinh tế sẽ là trọng tâm bài diễn văn về Tình trạng Liên bang (VOA) - Tổng Thống Obama theo dự kiến sẽ tập trung vào nền kinh tế còn mong manh của đất nước, và vào các nỗ lực tạo ra công ăn việc làm
- Thủy quân Lục chiến Mỹ trao quà Tết cho trẻ em Việt Nam (VOA) - Đồ chơi dành cho Tết (Toys for Tet) tại Việt Nam có hình thức tương tự như ‘Toys for Tots’, một sáng kiến của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ năm 1947
- Công bố thông tin về tiềm năng dầu khí rất lớn ở biển Đông (VOA) - Trữ lượng dầu khí ở Biển Ðông vượt xa so với các dự báo trước đây và nhiều hơn cả các nguồn tài nguyên chưa được khai thác của cả châu Âu
- Tín đồ Công giáo Việt Nam 'cảm phục sự can đảm' của Đức Giáo Hoàng (VOA) - Tín đồ ở Việt Nam cũng cảm thấy bất ngờ khi nghe tin Đức Giáo hoàng Benedict 16 thoái vị, nhưng bày tỏ hy vọng vào một sự đổi mới trong Giáo hội Công giáo
- Thế giới lên án vụ thử hạt nhân lần ba của Bắc Triều Tiên (VOA) - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói những vụ thử nghiệm hạt nhân của Bình Nhưỡng chỉ làm gia tăng mối rủi ro xung đột mà không mang lại lợi ích gì cho người dân
- Tranh chấp Nhật-Trung: Thách thức cho nhiệm kỳ hai của TT Obama (VOA) - Tình trạng thù địch giữa Trung Quốc và Nhật Bản về các hải đảo tranh chấp ở Biển Hoa Ðông đang ngày càng gia tăng
- Bắt nghi can bắn chết thiếu nữ biểu diễn tại lễ nhậm chức của TT Obama (VOA) - Cảnh sát thành phố Chicago bang Illinois nói họ đã bắt giữ 2 người đàn ông có liên quan đến vụ sát hại một thiếu nữ
- 8 người thiệt mạng trong vụ xung đột với cảnh sát ở Ấn Độ (VOA) - Cảnh sát tại bang Assam của Ấn Độ bắn chết 8 người trong các cuộc xung đột với thành viên của bộ tộc Rabha
- Bắc Triều Tiên thực hiện vụ thử hạt nhân lần thứ ba (VOA) - Bắc Triều Tiên cho biết vừa thực hiện thành công một vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba, bất chấp những lời cảnh báo của Liên Hiệp Quốc
- Chủ tịch chúc Tết không nhắc tới Đảng (BBC) - Toàn văn thư chúc Tết Quý Tỵ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang không nhắc tới Đảng Cộng sản Việt Nam mà kêu gọi 'cả nước đồng lòng gắng sức'.
- Philippines tăng thêm tàu tuần tra của Nhật (BBC) - Philippines nói sẽ bổ sung 10 tàu tuần tra mới của Nhật trong vòng 18 tháng nhằm đối trọng với Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
- Bắc Triều Tiên thử hạt nhân lần ba (BBC) - Bắc Triều Tiên tuyên bố đã thử hạt nhân lần thứ ba thành công, hành động chắc chắn sẽ bị quốc tế lên án.
- Đảng CS Pháp bỏ búa liềm trên thẻ Đảng (BBC) - Quyết định bỏ biểu tượng búa liềm trên thẻ Đảng đang gây quan ngại cho nhiều Đảng viên trung kiên của Đảng Cộng sản Pháp.
- Giáo Hoàng bất ngờ tuyên bố từ chức (BBC) - Đức Giáo hoàng sẽ từ chức vào cuối tháng này trong một diễn biến hoàn toàn bất ngờ, Vatican vừa xác nhận.
- Đức Giáo hoàng Benedict XVI (BBC) - Các hình ảnh nổi bật từ sự nghiệp của Đức Giáo hoàng Benedict XVI.
- Đức Giáo Hoàng 'không hề bảo thủ' (BBC) - Giáo sư thần học Nguyễn Đăng Trúc nói Giáo hoàng Benedict XVI tuyên bố từ chức là bất ngờ nhưng chứng tỏ ngài "không bảo thủ."
- Đồng Yên tăng giá và phản ứng của G7 (BBC) - Đồng Yên tăng giá so với các đồng tiền chính khác sau tuyên bố của nhóm G7.
- Vui Tết âm lịch là trái đạo Hồi? (BBC) - Một số lãnh đạo Hồi giáo ở Indonesia làm dấy lên một tranh cãi tôn giáo quanh việc đón mừng năm mới Âm lịch.
- Ngân hàng Úc bán phần hùn Securency (BBC) - Ngân hàng Trung ương Úc quyết định bán phần hùn ở công ty in giấy bạc Securency, vốn đang vướng bê bối có liên quan Việt Nam.
- Lãnh đạo VN chúc mừng Cách mạng Iran (BBC) - Lãnh đạo Việt Nam gửi điện chúc mừng lễ kỷ niệm Cách mạng Hồi giáo Iran, nước vừa bị Hoa Kỳ tăng cường cấm vận.
- 'Đừng khoanh tay nhìn Đảng tan rã' (BBC) - Cựu tổng biên tập tờ Nhân Dân kêu gọi chống suy thoái để tránh tình trạng 'đảng viên thụ động khoanh tay nhìn mất Đảng' như ở Liên Xô cũ.
- Vatican sáng lòa tia chớp (BBC) - Vài giờ sau khi Giáo hoàng Benedict bất ngờ tuyên bố từ chức, một tia chớp đã lóe sáng trên đỉnh Thánh đường St Peter ở Rome.
- Thịt ngựa 'ngon và ít mỡ hơn bò' (BBC) - Bác sỹ Nguyễn Lân Đính nói thịt ngựa 'ngon và ít mỡ hơn bò'
- Bắc Triều Tiên lại cho thử hạt nhân (BBC) - Bắc Hàn tuyên bố thử hạt nhân lần ba thành công khiến Nam Hàn và Hoa Kỳ nói Bình Nhưỡng sẽ phải 'trả giá'.
- Tết Quý Tỵ 'trầm' và không 'hào hứng' (BBC) - Văn nghệ sỹ và doanh nhân nói với BBC về Tết Quý Tỵ trầm lắng hơn vì những khó khăn và lo toan cho năm mới.
- Anh trai Giáo hoàng nói về vụ từ chức (BBC) - Ông Georg Ratzinger, anh trai Đức Giáo hoàng Benedict, nói Ngài 'tự nhiên, bình thản' báo cho ông biết việc từ chức.
- 'Đức Giáo hoàng nói riêng với GS Trọng' (BBC) - Đức Giáo hoàng Benedict XVI đã nói chuyện riêng với Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng trong chuyến đến Vatican, theo lời ông Nguyễn Đăng Trúc.
- 'Đức Giáo hoàng Benedict XVI khiêm tốn' (BBC) - Phải chăng việc Đức Giáo hoàng từ chức là một thông điệp cho những ai 'tham quyền cố vị'?
- Kim Jong-un thách thức Tập Cận Bình? (BBC) - Câu hỏi cho ông Tập Cận Bình là Bắc Kinh sẽ còn phải cố tỏ ra ủng hộ chính sách gây khó khăn của Kim Jong-un bao lâu.
- Chuyện thịt lừa châu Âu (BBC) - Khủng hoảng ‘thịt ngựa giả bò’ tiếp tục lan rộng ở châu Âu với tin 'thịt lừa' cũng được bán vào mạng phân phối.
- Người Việt hy vọng gì trong năm Tỵ (BBC) - Nhà thơ Trần Đăng Khoa vui vì năm rắn khắc tinh với chuột, tạo hy vọng cho chống tham nhũng.
- Cuộc đời Giáo hoàng Benedict XVI (BBC) - Đức Giáo hoàng Benedict XVI đã trải qua những thách thức đáng kể trong sự nghiệp của mình.
- Lôi kéo đồng minh, Nhật Bản quyết kiềm chế Trung Quốc (BaoMoi) - Chính phủ Nhật Bản vừa thông báo tặng Philippines một số tuần dương hạm mới, trị giá 11 triệu USD/chiếc giúp Manila tiến hành kiểm soát hoạt động của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông.
- Báo chí Trung - Nhật bút chiến dữ dội (BaoMoi) - Báo chí Trung Quốc và Nhật Bản lại được phen bút chiến dữ dội sau sự kiện Trung Quốc “khóa mục tiêu bằng radar” đối với máy bay và tàu chiến Nhật Bản trên biển Hoa Đông. Hai bên không ngừng lời qua tiếng lại với những lời lẽ hung hăng, hiếu chiến, thậm chí cả đe dọa nhằm “hạ gục” đối phương trên mặt trận báo chí.
- Châu Á-Thái Bình dương sẽ trở thành tâm điểm trong năm 2013? (BaoMoi) - Nhiều chuyên gia cho rằng, 2013 sẽ là năm của sự đối đầu ở châu Á-Thái Bình dương bởi kể từ 1/1/2013, Trung Quốc bắt đầu thực hiện chính sách khám xét tàu thuyền qua lại trên biển Đông.
- Ngư dân Sa Huỳnh đầu năm tiến ra biển Đông (BaoMoi) - TTO - Lúc 9g sáng 12-2 (mùng 3 tết) tại cửa biển Sa Huỳnh, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi), UBND xã Phổ Thạnh tổ chức lễ ra khơi đánh bắt hải sản đầu năm.
- 2013 – một năm phức tạp với nhiều rủi ro (BaoMoi) - Năm 2013 tình hình chính trị, kinh tế thế giới dường như không mấy sáng sủa, nhưng cũng không quá nguy kịch. Không có những biến động và đảo lộn lớn ở các trung tâm quyền lực, tuy sẽ có biến động và đảo lộn cục bộ và ngoại vi. Trung Đông tiếp tục biến động chính trị, chưa rõ con đường dẫn đến nơi nào. Biển động ở châu Á. Các cơ chế thế giới - từ Liên hợp quốc, G-20, NATO, Liên minh châu Âu… - đều giảm tính hiệu quả. Trật tự thế giới thiết lập từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đang lung lay dữ dội trước sự va chạm của các cường lực. Nhiều quốc gia đang tìm lối đi riêng không theo lối cũ.
- Những người “nặng lòng” với biển, đảo quê hương (Phần 4) (BaoMoi) - Không làm việc liên quan đến Biển Đông, nhưng rất tình cờ như một cơ duyên, ông đã đóng góp một tư liệu quý về Biển Đông.
- Nhật “chọc giận” Trung Quốc ở Biển Đông (BaoMoi) - Nhật Bản có kế hoạch cung cấp miễn phí một loạt tàu tuần tra trị giá lên tới 11 triệu USD mỗi chiếc cho Philippines để quốc gia Đông Nam Á này đối phó với các hoạt động rầm rộ, đầy hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông gần đây, báo chí Nhật Bản hôm qua (11/2) đưa tin. Động thái này của Tokyo chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh nổi giận bởi hai nước này cũng đang mắc kẹt trong một cuộc tranh chấp lãnh thổ nóng bỏng ở biển Hoa Đông.
- Nhật Bản tặng tàu tuần tra, giúp Philippines đối phó với Trung Quốc (BaoMoi) - (Petrotimes) – Nhật Bản sẽ tặng một số tàu tuần tra trên biển cho Philippines, mỗi chiếc trị giá 11 triệu USD, nhằm tăng cường các nỗ lực khu vực trong việc giám sát các hoạt động hàng hải của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp.
- Talent pool proves engine of success (Washington Post) - An APP development firm based in Chengdu insists the southwest inland city is quite simply unequalled as a source of the top talent.
- China's individual, private businesses top 40.6m (Washington Post) - China's individually-owned businesses and private enterprises topped 40.6 million around January end, according to the SAIC.
- China's new yuan loans hit 3-year high (Washington Post) - China's new yuan-denominated lending in January surged to a three-year high as a stronger economy boosted demand for bank credit.
- NetEase to boost investment in mobile (Washington Post) - NetEase Inc plans to invest heavily in mobile Web services, said a company official, as companies are rushing to secure a position in the sector.
- China-Japan travel still low on Diaoyu tensions (Washington Post) - Travel agents are reporting a continuing slump in business between China and Japan, even in the run up to Spring Festival.
- January vehicle sales surge 45.4 percent (Washington Post) - China's passenger vehicle sales in January surged more than 45 percent from a year earlier, the largest year-on-year growth since April 2010.
- Tibetans observe 'Year of Water Snake' (Washington Post) - Trashi Dondrup got up at 4 am on Monday for his shift as a security guard at the entrance way of Pargor, Lhasa's major commercial street which encircles Jokhang Temple.
- Temple fair in Ditan Park (Washington Post) - A girl performs an acrobatic show during the temple fair in Ditan Park, also known as the Temple of Earth, in Beijing Feb 9, 2013.
- Spring Festival fun (Washington Post) - A child enjoys a ride on an ice trolley in the Winter Palace in Beijing February 11, 2013, the second day of the Chinese Lunar New Year of 2013. China is celebrating a week-long holiday of the Lunar New Year, or Spring Festival, which started from Saturday.
- Fireworks mark start of Year of the Snake (Washington Post) - The Chinese Lunar New Year, or the Spring Festival, begins on Feb 10 this year and marks the start of the Year of the Snake, according to the Chinese zodiac.
- Pray for good fortune in Year of the Snake (Washington Post) - People pray for good fortune as they hold burning incense on the first day of the Chinese Lunar New Year at Yonghegong Lama Temple in Beijing Feb 10, 2013.
- Tackling mountain of difficulties (Washington Post) - Key route will provide lifeline to community often cut off by heavy snow in rural areas.
- Gaomi's guru of centuries-old New Year painting (Washington Post) - Before Gaomi became famous as the hometownof Nobel Prize-winning author Mo Yan, the agrarian community was known for master Lunar New Year painter Lu Zhenli.Chinese New Year special
- Premier spends New Year eve with disaster survivors (Washington Post) - Premier Wen Jiabao spent the Chinese Lunar New Year eve with locals who survived a 2008 deadly earthquake and a 2010 devastated mudslide in northwest China's Shaanxi and Gansu provinces.
- Xi extends festival greetings to workers, police (Washington Post) - Chinese leader Xi Jinping has extended greetings to construction workers, street cleaners, police and taxi drivers ahead of the Spring Festival.
- Liquor industry faces challenges in wake of scandal, ban (Washington Post) - Liquor companies' share prices and sales have slumped sharply, pressured by a ban on government and military banquets that serve alcohol.
- Chinese leaders send greetings for Lunar New Year (Washington Post) - Chinese leaders on Friday extended Lunar New Year greetings to Chinese people both at home and abroad ahead of the traditional Spring Festival.
Nguyễn Ngọc Lanh - Khẩu khí “ông chủ” trong Hiến Pháp
Ngôn ngữ hiến pháp phải là của “ông chủ”
Cụ Hồ, sau khi khẳng định chế độ ta là dân chủ – tức dân là chủ – đã suy
luận: Dân là chủ thì Chính phủ phải là đày tớ. Nếu chính phủ làm hại
dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. Quả là một danh ngôn… ở dạng bình
dân, để cả chủ – tớ nhập tâm suốt đời.
Vâng, nếu nuôi đầy tớ mà cứ như “nuôi ong tay áo” thì “đuổi cổ đi” cũng
đáng. Từ câu của Cụ, quá đủ để suy ra Hiến Pháp phải là của ai. Ông chủ
nào cũng đủ khôn để soạn luật khẳng định quyền của mình. Chưa cần xét
nội dung, cứ coi văn phong cũng nhận ra khẩu khí ông chủ bộc lộ đâu đó
trong các điều khoản của văn bản. Mẫu mực là Hiến Pháp 1946. Nếu văn
phong của bản Hiến Pháp này xuyên quán suốt 4 lần nước ta thay hiến pháp
thì có lẽ đến nay hiến pháp nước nhà đã toàn mỹ – không cần sửa nữa –
mà tồn tại đến tận khi (như Mác đoán) “nhà nước tự tiêu vong”.
Có thể dựa vào văn phong để đánh giá hiến pháp?
Hiến pháp là Luật, do vậy phải có lời lẽ thích hợp. Nhưng luật này do
ông chủ (dân) thảo ra, mà một mục đích là phân rõ ngôi CHỦ – TỚ, để chỉ
quan hệ giữa nhân dân và nhà nước. Khẩu khí ông chủ tất nhiên ít nhiều
thể hiện trong văn bản, dựa vào đó chúng ta có cách đơn giản để coi ông
chủ có thực quyền không. Dễ nhất, cứ thử thay các từ “nhân dân” bằng từ
ÔNG CHỦ và thay từ “nhà nước” bằng từ CÔNG BỘC… là có thể bước đầu NÓI:
Quý vị chấp bút đã nhân danh ai để viết nên cái bản Dự Thảo này.
Đoạn mở đầu trong Dự Thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992
Về văn phong, nó không ra lời lẽ ông chủ, trước hết vì lê thê. Một ông
chủ ý thức đầy đủ về thực quyền sẽ không cần nói vòng vo, rào đón, trước
đầy tớ của mình như thế. Về nội dung, cứ như ai đó kể lể công lao và ơn
huệ, hoặc muốn giáo huấn ông chủ…
Trừ Hiến Pháp 1946 (mẫu mực về văn phong) nói chung các bản hiến pháp về
sau đều mắc bệnh giảng giải dài dòng… Nguyên nhân nào khiến chúng ta
khó sửa vậy?
Do vậy, lần này nên sửa triệt để. Khó gì chuyện nhân danh Nhân Dân mà viết?
Thử xét vài câu trong Dự Thảo trên
- Điều 3 ở Dự thảo sửa đổi (nguyên văn) là: Nhà nước bảo đảm và phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu… (để nhân dân)
có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
Nếu thay “nhà nước” bằng đầy tớ, và thay “nhân dân” bằng ông chủ, ta có:
Đầy tớ bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của ông chủ, thực hiện mục
tiêu dân giàu… (để ông chủ) có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có
điều kiện phát triển toàn diện.
Ơ hay! Sao cái câu “đảo địa vị” này có thể nhảy vào hiến pháp?
- Điều 26 (sửa đổi, bổ sung Điều 69) (nguyên văn): Công dân có quyền tự
do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình
theo quy định của pháp luật.
Liệu có ông chủ nào dại dột viết thêm cái đoạn cuối (theo quy định của pháp luật) để tự hạn chế tới 6 quyền của mình?
Liệu có nên rà soát lại lời văn hiến pháp trước khi bàn nội dung và tinh thần của nó?.
Những câu “vĩ mô” liên quan tới hiến pháp
- Hiến pháp là “luật mẹ”. Câu không sai, nhưng chưa đủ. Nó rất hay được
dùng, nhưng ai (ông chủ hay đầy tớ?) ưa dùng? Còn tùy nội dung và tinh
thần hiến pháp. Do vậy, phải có NẾU. a) Nếu hiến pháp thật sự của dân,
được dân thông qua, dân sẽ ham dùng câu trên để hạn chế sự lộng quyền
của đầy tớ. b) Ngược lại, nếu hiến pháp dân chủ nửa vời, thậm chí dân
chủ giả hiệu… thì đầy tớ lại rất ưa dùng câu trên để… cưỡi chủ.
- Vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ. Dự thảo có câu “Học tập vừa là
quyền lợi, vừa là nghĩa vụ”. Xin hãy cẩn thận. Coi đó là khẩu hiệu đã
không ổn, nay còn đưa vào Luật thì chuyện phải cẩn thận là không thừa.
Xin đưa một ví dụ, ai cũng biết. Hàng chục lần bầu quốc hội, lần nào
chúng ta cũng trương cao khẩu hiệu: Đi bầu vừa là quyền lợi, vừa là
nghĩa vụ. Khẩu hiệu này khiến các cháu học sinh cấp II từ lâu hiểu đúng,
nay thành hiểu sai. Đã là quyền, đương nhiên được hưởng, nhưng thích
thì hưởng (quyền thật), còn chán thì vứt (quyền rơm) chớ đâu cần mượn ai
hối thúc mình phải hưởng. Còn đóng thuế là nghĩa vụ (không tuân không
xong). Nếu dân thấy cuộc bầu chỉ là dân chủ hình thức, định không đi
bầu, sẽ bị công bộc coi là trốn nghĩa vụ. Ông chủ gì mà khốn khổ thế?
- Nhà Nước do dân, của dân, vì dân… Câu danh ngôn bất hủ, xuất xứ tận
bên Mỹ, được chúng ta cắt ra đoạn đầu, sử dụng, mà không nói xuất xứ.
Đây chính là lúc cần học cụ Hồ. Khi viết Tuyên Ngôn Độc Lập, Cụ rất minh
bạch chuyện trích dẫn: nói rõ nguồn và trích nguyên văn. Những tác phẩm
của Cụ có trích danh ngôn của Mỹ đều trường tồn.
Ngoài ra, không phải cứ tô đậm hoặc hô lớn cái đoạn do dân, của dân, vì
dân… mà danh ngôn sẽ thành hiện thực đâu. Cuộc cải cách hành chính của
chúng ta – để công bộc đỡ hành hạ ông chủ – cứ chật vật 20 năm nay, đủ
nói lên điều đó.
Sửa đổi lần này, hiến pháp của ta phải do dân, của dân, vì dân tới mức
khiến toàn dân reo hò nhảy múa như thời Tháng 8-45, mới bõ công sức hy
sinh, chịu đựng của dân.
Câu hỏi: Sửa chữa vặt, hay là nhân đây – cơ hội cuối – ta viết lại hiến
pháp mới, dựa trên nội dung và tinh thần bản Hiến Pháp 1946?
- Đảng lãnh đạo, Nhà Nước quản lý, dân làm chủ. Câu nổi tiếng của cụ Lê
Duẩn nay hầu như không được nhắc tới. Có lẽ, một phần do thứ tự của các
chủ thể (ông chủ xếp hạng bét, lại không viết hoa). Nhưng nội dung câu
đó mới thật quan trọng. Đời thuở nào lại có thứ “chủ” vừa bị dẫn dắt,
vừa bị quản lý?. Tuy nhiên, chúng ta nên hiểu khác để câu này vẫn còn
dùng được. Nhà Nước (đầy tớ) tất nhiên không được phép quản lý thân thể,
thân phận của ông chủ, mà được ông chủ thuê mượn để quản lý công việc
của chủ (vai trò quản gia). Họ sẽ bị chủ “đuổi” nếu “làm hại” chủ (câu
của cụ Hồ).
Do vậy, hiến pháp phải viết thế nào để đầy tớ đọc, thấy sợ (tai họa bị
đuổi là hiện thực chứ không “trên giấy” đâu); còn ông chủ đọc thấy yên
tâm, vì quyền dân cũng không chỉ “trên giấy” – như từ 50 năm nay – mà
trong tay dân còn thật sự có cái roi. Viết như Dự Thảo chưa toát lên
tinh thần đó.
- Trung và Hiếu của quân đội. DÂN sinh ra và nuôi quân đội. Quân đội là
con đẻ của dân. Vậy phải trung và hiếu với ai? Cụ Hồ đã có câu trả lời –
vừa trí tuệ vừa đạo đức. Hình tượng tiêu biểu và bao trùm của quốc gia
chỉ có thể là Nước và Dân; trong đó Nước đặt trên Dân (Dân sẵn sàng hy
sinh tất cả bảo vệ Nước).
Không thể kêu gào học tập Cụ bằng cách tự tiện sửa lại danh ngôn của Cụ.
Tuổi đảng của tôi cao hơn tuổi đảng của mỗi quý vị ủy viên Bộ Chính Trị;
nếu cần quỳ xuống lạy từng vị để phục hồi câu của cụ Hồ, tôi cũng quỳ.
Nguyễn Ngọc Lanh
(Cùng viết Hiến pháp)
Nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân - Đừng khoanh tay nhìn Đảng tan rã
Một đảng viên cộng sản cao cấp và kỳ
cựu trong ngành truyền thông Việt Nam kêu gọi ‘mở rộng dân chủ
hóa’ngay trong Đảng để tránh tình trạng “thụ động khoanh tay nhìn
mất Đảng” như đã từng xảy ra ở Liên Xô cũ.
Cùng lúc, một cựu quan chức Văn phòng
Quốc hội cũng lên tiếng đề xuất bổ sung điều 4 Hiến pháp sửa
đổi để làm rõ hơn quyền của dân với Đảng.
Nhắc lại ví dụ Liên bang Xô
Viết tan rã mà không đảng viên nào cứu, nhà báo Hữu Thọ,
nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Ủy viên Trung ương Đảng bày tỏ
lo ngại về nguy cơ suy thoái, “đe dọa sự tồn vong” của Đảng
Cộng sản mà ông là một thành viên cao cấp trong nhiều năm qua.
Dân không cứu Đảng?
Trả lời
Bấm
báo Việt Nam, nhà báo nổi tiếng Hữu Thọ, sinh năm 1932, tự hỏi khi nhắc lại chuyện Liên Xô:
“Tôi vẫn băn khoăn, vì phân tích như thế thì
đông đảo đảng viên vô can ư? Tình trạng thụ động của gần 20 triệu đảng
viên Đảng Cộng sản Liên Xô trước tình trạng tan rã của Liên bang và sự
sụp đổ của Đảng nói lên điều gì?”
Có vẻ không đồng ý với cách nhìn hiện
nay ở Nga và châu Âu rằng sự tan rã của Liên Xô đã mở đường cho
một nước Nga mới quay trở về các giá trị truyền thống của
họ, ông Hữu Thọ chú ý nhiều hơn đến số phận của Đảng Cộng
sản “có truyền thống vẻ vang suốt tám thập kỷ”: “Và vì sao hơn
200 triệu dân Xô Viết không bảo vệ Đảng trong lúc nước sôi lửa bỏng?”
Nhưng ông cũng nêu ra bài học đó để nhân dịp Năm Mới Quý Tỵ
cảnh báo các đảng viên ở Việt Nam hiện nay: “Phân tích sự tan rã
của Liên bang Xô Viết và
các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, chúng ta lại nhớ tới lời cảnh báo
của Lênin đại ý, không ai có thể đánh đổ chúng ta nếu ta không mắc sai
lầm…”
Về thực trạng trong Đảng ở Việt Nam, ông thừa nhận giai đoạn
đồng cam cộng khổ đã qua đi và nói: “Tôi nhận thấy quan hệ giữa
người Đảng viên bình
thường và người lãnh đạo đang có xu hướng gia tăng khoảng cách, không
còn được như thời chúng ta là những người đồng chí với nhau chung một
chiến hào”.
Ông cũng lấy kinh nghiệm hàng chục năm
tuổi Đảng ra để nhận xét rằng cơ chế quyền lực tại Việt Nam
không thể hiện được hết quyền làm chủ của dân và của chính
đảng viên: “Chúng ta là đảng viên, không ít người là cán bộ
có vị trí kha khá, có khi là đại biểu dự mấy kỳ đại hội Đảng, được tham
gia thảo luận và biểu quyết đường lối và bầu ra Ban Chấp hành Trung
ương, nhưng sau đó không còn có cơ chế thực tế có hiệu lực nào để tiếp
tục đóng góp, kiểm tra ngay cơ quan lãnh đạo do mình bầu ra.”
Ông Hữu Thọ cũng vẫn tiếp tục kêu gọi
góp ý kiến chống tham nhũng, suy thoái nhưng cũng thừa nhận
rằng “người tích cực thì gửi thư góp ý nhưng không mấy khi có hồi âm”.
Nhắc lại các bài học thời phong kiến đã
qua từ lâu để nói về trách nhiệm của bầy tôi trung ‘can gián’
vua chúa không làm bậy, ông Hữu Thọ cũng nhấn mạnh đến góc độ
luân lý, đạo đức của vấn đề suy thoái mang tính hệ thống
hiện nay tại Việt Nam.
Ông đề nghị “ngăn ngừa sự suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ đảng viên,
trong đó có những người giữ vị trí lãnh đạo, quản lý cấp cao” và lên
án “những biểu hiện mới của chủ nghĩa cơ hội”.
Nhiều tiếng nói
Trong đợt lấy ý kiến nhân dân cho bản dự
thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 cho tới hết tháng 3 năm nay ở Việt
Nam, nhiều trí thức, nhân sỹ và cựu quan chức theo các xu
hướng khác nhau đã lên tiếng với truyền thông về quan điểm của
họ, chủ yếu nói về quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Các báo đầu năm ở Việt Nam cũng vừa đưa
tin ông Vũ Mão, Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội đề xuất bổ sung
điều 4 Hiến pháp sửa đổi để làm rõ hơn sự giám sát của dân
với Đảng.
Ông Vũ Mão được báo Việt Nam trích lời nói, theo ông, điều 4
cần có nội dung theo trình tự sau: “Các tổ chức của Đảng và đảng
viên hoạt động
trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; gắn bó mật thiết với nhân dân,
phục vụ nhân dân; việc giám sát của nhân dân và chịu trách nhiệm trước
nhân dân về những quyết định của mình, do luật định.”
Ông Vũ Mão tin rằng viết như vậy có nghĩa là,
sau Hiến pháp sẽ tiến hành xây dựng Luật về sự lãnh đạo của Đảng, văn
bản hiện cũng chưa có tại Việt Nam.
Trước đó, trong một hội thảo 'Xây dựng Đảng' ở Hà Nội, giáo sư
Bấm
Nguyễn Văn Huyên cũng cảnh báo rằng "Đảng cần xem lại cả
về tâm lẫn tầm để xem liệu Đảng có đạo đức, văn minh, là trí tuệ, thiên
tài", theo trích dẫn trên VietnamNet.
Giáo sư Huyên, nguyên Viện trưởng Viện Chính
trị học nói rằng "khi có quyền, cá nhân đảng viên, người lãnh đạo dễ
dàng tự thỏa mãn, dùng quyền lực thay cho chân lý, cho pháp luật trong
chỉ đạo".
.(BBC)
Đảng CS Pháp bỏ búa liềm trên thẻ Đảng
Búa liềm là biểu tượng truyền thống của phong trào Cộng sản
Quyết định bỏ biểu tượng búa liềm trên thẻ Đảng đang gây
quan ngại cho nhiều Đảng viên trung kiên của Đảng Cộng sản
Pháp.
Đảng Cộng sản (PCF) là một trong các chính đảng tồn tại lâu đời ở Pháp, năm nay tổ chức Đại hội lần thứ 36.
Tại đại hội quyết định thay biểu tượng búa liềm của giai cấp công nông bằng ngôi sao năm cánh của phe Cánh tả châu Âu đã khiến các đảng viên lão thành tức giận.
Bí thư thành ủy Paris Emmanuel Dang Tran nói với radio France Info: "Mọi người đều sốc. PCF đang cho tổ chức khác nuốt chửng cả đảng, cả các giá trị của đảng mình".
Ông Bí thư Paris cáo buộc ban lãnh đạo PCF là đang biến thể thành một dạng dân chủ xã hội bao gồm "Đảng Xanh, đảmg Xã hội, phe Trotskyist và các thể loại khác".
Pierre Laurent, Tổng thư ký PCF th̀i lên tiếng bảo vệ quyết định từ bỏ biểu tượng này, nói rằng nó không còn phản ánh thực tế hiện nay nữa.
̀Nguyễn Tất Thành tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp
Ông nói trên kênh radio LCI: "Chúng tôi muốn hướng tới tương lai. Đây là một biểu tượng lâu năm và được tôn quý, và chúng tôi sẽ tiếp tục sử dụng trong các cuộc tuần hành, thế nhưng nó không còn phản ánh thực tế hiện nay của chúng tôi".
"Nó không có liên hệ gì với thế hệ đảng viên trẻ."
PCF được thành lập năm 1920, và ông Hồ Chí Minh, lãnh tụ Đảng Cộng sản Việt Nam, là một trong các sáng lập viên của đảng này.
Đảng CS có một lượng đảng viên lớn trong thời kỳ Nazi xâm lược Pháp trong Thế chiến thứ hai và ảnh hưởng khá mạnh tới phong trào kháng chiến thời kỳ này.
Thế nhưng uy tín và ảnh hưởng của đảng này ngày càng đi xuống; năm ngoái không có ứng viên tham gia tranh cử tổng thống.
Dù vậy PCF vẫn là đảng cánh tả lớn nhất nước Pháp.
Trong thời kỳ hưng thịnh nhất, đảng này giành tới 28% số phiếu trong bầu cử Quốc hội và có tới 182 dân biểu.
Chiếc búa là biểu tượng của giai cấp công nhân vô sản và chiếc liềm đại diện cho nông dân.
(BBC)
Đảng Cộng sản (PCF) là một trong các chính đảng tồn tại lâu đời ở Pháp, năm nay tổ chức Đại hội lần thứ 36.
Tại đại hội quyết định thay biểu tượng búa liềm của giai cấp công nông bằng ngôi sao năm cánh của phe Cánh tả châu Âu đã khiến các đảng viên lão thành tức giận.
Bí thư thành ủy Paris Emmanuel Dang Tran nói với radio France Info: "Mọi người đều sốc. PCF đang cho tổ chức khác nuốt chửng cả đảng, cả các giá trị của đảng mình".
Chống tư bản
Ông Tran nói búa liềm là "yếu tố lịch sử trong cuộc kháng chiến của giai cấp lao động Pháp chống lại chủ nghĩa tư bản ở đất nước này".Ông Bí thư Paris cáo buộc ban lãnh đạo PCF là đang biến thể thành một dạng dân chủ xã hội bao gồm "Đảng Xanh, đảmg Xã hội, phe Trotskyist và các thể loại khác".
Pierre Laurent, Tổng thư ký PCF th̀i lên tiếng bảo vệ quyết định từ bỏ biểu tượng này, nói rằng nó không còn phản ánh thực tế hiện nay nữa.
̀Nguyễn Tất Thành tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp
Ông nói trên kênh radio LCI: "Chúng tôi muốn hướng tới tương lai. Đây là một biểu tượng lâu năm và được tôn quý, và chúng tôi sẽ tiếp tục sử dụng trong các cuộc tuần hành, thế nhưng nó không còn phản ánh thực tế hiện nay của chúng tôi".
"Nó không có liên hệ gì với thế hệ đảng viên trẻ."
PCF được thành lập năm 1920, và ông Hồ Chí Minh, lãnh tụ Đảng Cộng sản Việt Nam, là một trong các sáng lập viên của đảng này.
Đảng CS có một lượng đảng viên lớn trong thời kỳ Nazi xâm lược Pháp trong Thế chiến thứ hai và ảnh hưởng khá mạnh tới phong trào kháng chiến thời kỳ này.
Thế nhưng uy tín và ảnh hưởng của đảng này ngày càng đi xuống; năm ngoái không có ứng viên tham gia tranh cử tổng thống.
Dù vậy PCF vẫn là đảng cánh tả lớn nhất nước Pháp.
Trong thời kỳ hưng thịnh nhất, đảng này giành tới 28% số phiếu trong bầu cử Quốc hội và có tới 182 dân biểu.
Chiếc búa là biểu tượng của giai cấp công nhân vô sản và chiếc liềm đại diện cho nông dân.
(BBC)
Không có Chủ nghĩa Xã hội thì không có quyền con người
Khái niệm quyền con người (QCN) đã được Nguyễn Ái Quốc - tức Chủ tịch Hồ
Chí Minh nói đến trong “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” gửi đến đại
diện chính phủ các nước Đồng minh thắng trận, họp ở Véc-xây (Pháp) năm
1919. Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, QCN đã được Người nói đến
trong bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố vào ngày 2-9-1945 và nội dung QCN
đã được đưa vào Hiến pháp 1946 - Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa. Ở nước ta, khái niệm QCN còn khá mới mẻ, không ít
người dân và cán bộ công chức chưa nắm được khái niệm này. Mặt khác, là
một đạo luật cơ bản, là “luật mẹ”, nội dung cô đúc,… Hiến pháp không thể
trình bày đầy đủ các khái niệm nói chung trong Hiến pháp, trong đó có
khái niệm QCN. Bởi vậy, trách nhiệm của các cơ quan chức năng và của
giới khoa học, giới báo chí, truyền thông là phải làm rõ khái niệm QCN
để người dân nhận thức được rõ khái niệm này, trước khi đóng góp ý kiến
và sau này có thể hiểu và thụ hưởng đầy đủ các quyền và tự do của mình
mà không làm phương hại đến quyền và lợi ích của người khác và của cộng
đồng...
Chỉ thị số 22-CT/TW của Bộ Chính trị về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân
về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (DTSĐHP) năm 1992 xem đây là “một đợt sinh
hoạt chính trị quan trọng, rộng lớn trong toàn Đảng, toàn dân và cả hệ
thống chính trị nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của các
tầng lớp nhân dân, của các cấp, các ngành, nâng cao nhận thức và trách
nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với việc sửa đổi Hiến pháp,
thi hành Hiến pháp". Bởi vậy, đợt lấy ý kiến này không chỉ nhằm hoàn
thiện văn bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 mà còn nhằm tạo ra sự
thống nhất nhận thức về tư tưởng, chính trị và pháp lý của toàn dân
trước khi Hiến pháp mới đi vào cuộc sống. Quyền con người là thành quả
phát triển lâu dài của lịch sử nhân loại, là tài sản chung của các dân
tộc.
Dựa trên các văn kiện cơ bản của Liên hợp quốc, trong đó có Bản “Tuyên
ngôn thế giới về quyền con người”(1), 1948 và các công ước quốc tế về
quyền con người, đặc biệt là “Công ước quốc tế về các quyền dân sự”,
“Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa”(2), năm 1966
có thể hiểu QCN như sau: Với tư cách là một giá trị triết lý, đạo đức,
QCN là một giá trị xã hội cơ bản, vốn có (hoặc còn được gọi là “quyền tự
nhiên”) của con người. Những giá trị này bao gồm: Nhân phẩm, tự do,
bình đẳng, tinh thần nhân đạo, khoan dung và trách nhiệm của mỗi người
đối với cộng đồng. Với tư cách là một giá trị pháp lý, QCN là các quy
định pháp luật (trong luật quốc tế và luật quốc gia) nhằm bảo vệ và thực
hiện các nhu cầu vật chất và tinh thần của tất cả mọi người về các mặt:
Dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa.
Trong Hiến pháp năm 1992, QCN đặt ở Chương V - "Quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân". Điều 50, trong Chương này quy định như sau: “Ở nước Cộng
hòa XHCN Việt Nam quyền con người… được tôn trọng, thể hiện ở các quyền
công dân…”. Như vậy là về mặt logic, ở Hiến pháp năm 1992, khái niệm
QCN đồng nhất hoặc nằm trong khái niệm quyền công dân.
So với Hiến pháp năm 1992, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 chế định
QCN đặt ở Chương II, ngay sau Chương I, “Chế độ chính trị”. Tiêu đề
Chương II như sau: “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân”. Trong
tiêu đề trên, tuy khái niệm QCN không đồng nhất và nằm trong khái niệm
quyền công dân, nhưng lại được lồng ghép với khái niệm quyền công dân
(QCD). Điều này cần phải được làm rõ.
Trước hết, việc đặt QCN ở Chương II (so với Chương V, trong Hiến pháp
năm 1992), đã thể hiện rõ tầm quan trọng của QCN và QCD so với Hiến pháp
năm 1992. Đồng thời, Dự thảo lần này đã thể hiện khá đầy đủ các QCN.
Bảo vệ QCN là một mục tiêu quan trọng của Hiến pháp. Song pháp luật nói
chung, Hiến pháp nói riêng luôn mang bản chất chính trị của nhà nước.
Bởi vậy, Hiến pháp của bất cứ quốc gia nào về khách quan cũng không chỉ
nhằm bảo vệ QCN mà còn bảo vệ chế độ xã hội. Đối với chúng ta, nếu không
bảo vệ được chế độ xã hội XHCN thì cũng không thể bảo vệ được QCN.
Thứ hai, cần làm rõ khái niệm QCN về một số phương diện sau:
Nói đến QCN là nói đến quyền của tất cả mọi người. Nói một cách đơn
giản, đã là người thì ai cũng có quyền cho dù họ có sự khác nhau về
chủng tộc, giới tính, tuổi tác, vị thế chính trị, sức khỏe... Như vậy là
khái niệm QCN rộng hơn khái niệm QCD (là quyền của một thành viên của
một quốc gia nhất định, được xác định bởi chế định quốc tịch). Khái niệm
QCN còn rộng hơn khái niệm QCD ở một phương diện khác, đó là những
người đã bị tước một phần nào đó QCD (như quyền tự do cư trú, quyền bầu
cử, ứng cử do đang chấp hành một quyết định, một bản án đã có hiệu lực…)
hoặc những người mất năng lực hành vi dân sự (chẳng hạn người mắc bệnh
tâm thần…)… họ vẫn còn QCN.
Liên quan đến nội dung trên, QCN, cần phải thể hiện rõ thêm một số điểm
như sau: Đó là Nhà nước tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các QCN dựa trên
nguyên tắc bình đẳng của tất cả mọi người trong phạm vi lãnh thổ (điều
này có nghĩa QCN không chỉ là của công dân Việt Nam mà còn của người
nước ngoài đang hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam) và thẩm quyền pháp lý
của Việt Nam. Nói cách khác, điều này thể hiện rõ khái niệm QCN rộng hơn
khái niệm QCD.
Về mặt thời gian, QCN là quyền của mỗi con người có từ khi người đó được
sinh ra (ở một số quốc gia, pháp luật quy định bào thai phát triển đến
một mức nào đó cũng được xem là đã có QCN) cho đến khi người đó qua đời.
Trong khi đó, QCD có thể bị tước đoạt (một phần) khi người đó vi phạm
pháp luật. Hoặc trong trường hợp người đó mất năng lực hành vi dân sự
(do mắc bệnh tâm thần chẳng hạn). Vấn đề này cũng cần được các chuyên
gia làm sáng tỏ trong Hiến pháp.
Trong thực tiễn, nói đến QCN là nói đến pháp luật điều chỉnh mối quan hệ
giữa nhà nước với người dân, trong đó người dân là chủ thể của quyền,
nhà nước là người tôn trọng, bảo vệ và thực hiện quyền của người dân.
Cho nên, Dự thảo cần thể hiện rõ hơn trách nhiệm của cơ quan nhà nước,
của cán bộ công chức đối với người dân. Còn trong thực tiễn, điều này có
nghĩa phải xóa bỏ cơ chế “xin - cho”. Tuy là một cơ chế phi pháp nhưng
cơ chế này đã và đang tồn tại trong nhận thức xã hội và đời sống thường
nhật.
Về mối quan hệ giữa chủ thể quyền và trách nhiệm bảo đảm quyền trong chế
độ ta, có lẽ không ai nói hay và chính xác hơn Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Người nói: “Mỗi cán bộ, đảng viên phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách
mạng, thật sự cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư… phải xứng đáng là
người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”(3).
Về mặt văn bản cũng cần xem xét, biên tập làm cho khái niệm QCN được
chính xác hơn, chẳng hạn như: Trong Điều 15.1 Dự thảo có đoạn viết:
“quyền con người, … được Nhà nước và xã hội thừa nhận, tôn trọng, bảo
vệ, bảo đảm…”. Viết như vậy là chưa chính xác. Như trên đã nói, QCN là
cái vốn có, nó không phụ thuộc vào việc có thừa nhận hay không. Mặt
khác, dùng khái niệm “thừa nhận” có thể dẫn đến hiểu nhầm: Sự tồn tại
QCN ở Việt Nam là do có một sức ép nào đó từ bên ngoài (nên phải “thừa
nhận”). Hơn nữa, viết như vậy là thừa vì đã "tôn trọng" còn cao hơn
“thừa nhận” rồi.
Điều 16.2, Chương II Dự thảo viết: “Không được lợi dụng quyền con người,
quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền,
lợi ích hợp pháp của người khác”. Ở đây khái niệm “không được lợi dụng
QCN…” không rõ vì khái niệm “lợi dụng” có nhiều cách giải thích và có
thể bị vận dụng tùy tiện hoặc bị xuyên tạc. Bởi vậy, có thể viết đơn
giản và dễ hiểu hơn, như sau: “Trong khi hưởng thụ quyền của mình, mọi
người không được xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền, lợi ích hợp pháp của
người khác”.
Điều 29.2, Chương II Dự thảo viết: "Nhà nước tạo điều kiện để công dân
tham gia quản lý Nhà nước và xã hội…”. Viết như vậy vẫn chưa thoát khỏi
tư duy cũ - nhà nước là người “cho” (vì khái niệm” tạo điều kiện” không
thể hiện yêu cầu bắt buộc đối với nhà nước. Nói cách khác nhà nước có
thể, hoặc không làm). Bởi vậy, nội dung này có thể viết như sau: "Công
dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội…”. Viết như vậy có
nghĩa nhà nước “phải tôn trọng và bảo đảm…” quyền này… chứ không phải là
có “tạo điều kiện” hay không, tùy thuộc ở nhà nước!
Nói đến QCN là nói đến tinh thần nhân đạo, khoan dung. Ở nước ta cũng
như các nước khác luôn tồn tại các nhóm xã hội yếu thế, dễ bị tổn
thương, như trẻ em, nữ giới, người mắc bệnh tâm thần, người nhiễm
HIV/AIDS,... phải được quan tâm. Lý do nhóm xã hội này cần được quan tâm
không phải là ưu tiên, hoặc vì sự đóng góp của họ cho xã hội (như những
người có công hoặc thương binh, gia đình liệt sĩ…) mà vì những người
trong nhóm xã hội này thường thiếu khả năng tự bảo vệ quyền của mình.
Bởi vậy, Hiến pháp sửa đổi lần này cần có quy định bảo vệ quyền và lợi
ích của các nhóm xã hội này. Chẳng hạn, có thể bổ sung một điều nào đó
(trong Chương II) với nội dung như sau: “Nhà nước, tôn trọng, bảo vệ và
giúp đỡ các nhóm xã hội dễ bị tổn thương".
Trên thực tế, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước ta đã quy
định về nội dung này rồi. Chẳng hạn như Luật "Phòng, chống vi-rút gây ra
hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người”, năm 2006; Luật “Bình
đẳng giới”, 2006; Luật “Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”, 2004; Luật
“Người khuyết tật”, 2010… Mặc dù chúng ta đã có văn bản pháp luật về
một số nhóm xã hội này nhưng Hiến pháp vẫn cần có quy định về nhóm xã
hội dễ bị tổn thương để Nhà nước và xã hội quan tâm hơn.
QCN đến với dân tộc ta không giống như các nước tư bản chủ nghĩa. Đó
không phải là thành quả của cách mạng dân chủ tư sản, mà là thành quả
của cách mạng giải phóng dân tộc do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch
Hồ Chí Minh lãnh đạo. Đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước ta về QCN xuyên suốt nhiều thập kỷ qua như đã nói ở trên đều xuất
phát từ mục tiêu, lý tưởng của Đảng, từ bản chất của chế độ ta. Nó hoàn
toàn không phải xuất phát từ sức ép nào đó của cộng đồng quốc tế hoặc
của các lực lượng chính trị đối lập trong và ngoài nước. Trong dịp sửa
đổi Hiến pháp lần này, chúng ta cần kế thừa những thành quả tư duy lý
luận, pháp lý và những ý kiến đóng góp của nhân dân, đồng thời kế thừa
có chọn lọc thành quả tư duy pháp lý về QCN của nhân loại, nhằm bảo đảm
ngày càng tốt hơn các quyền và lợi ích của nhân dân ta hướng đến mục
tiêu, “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” mà Cương lĩnh
Đại hội XI của Đảng ta đã đề ra.
TS CAO ĐỨC THÁI, giảng viên cao cấp, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu
Quyền con người, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
------------------
Ghi chú:
(1) - Trung tâm nghiên cứu quyền con người, “Các văn kiện cơ bản về quyền con người”, HN, 2002. Tr 28.
(2) - Trung tâm nghiên cứu quyền con người, SĐD. Tr 249, 284.
(3) - Hồ Chí Minh Tuyển tập Tập II, NXB ST, HN. 1980, Tr 541, 542.
(Báo QĐND)
Cháu Vàng Anh góp ý sửa đổi Hiến pháp
Phát thanh viên: Chia tay cụ Giàng A Tráng, chúng ta cùng gặp gỡ người
nhỏ tuổi nhất của cuộc thi, à, của đợt nhân dân đóng góp ý kiến sửa đổi
Hiến pháp này. Đó là cháu Trần Lê Vàng Anh, học sinh lớp 9A trường
THPT…, ngụ tại nhà C34, phường Tân Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Thưa
quý vị và các bạn, tính theo dấu bưu điện, lá thư đóng góp ý kiến của
cháu được gửi đến chương trình Hộp thư Truyền hình của Đài Truyền hình
Việt Nam khi cháu mới 15 tuổi và 21 ngày. Phóng viên Ban Thời sự đã có
cuộc trao đổi với cháu Vàng Anh.
Phóng viên: Vàng Anh có thể cho biết vì sao cháu tham gia đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp?
Cháu Vàng Anh: Cháu thưa chú, vì cháu thấy tham gia đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp là quyền và nghĩa vụ của công dân ạ.
(Tiếng bố Vàng Anh nhắc rất khẽ ngoài hình, bị lọt vào micro): Quyền, quyền chứ. Quyền thôi, không phải nghĩa vụ.
Phóng viên: À, tức là vì Vàng Anh biết là đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp là quyền của công dân. Thế cháu đã tham gia như thế nào nào?
Vàng Anh: Cháu thưa chú, cháu tham gia rất tích cực ạ. Ngoài việc tham
gia trên lớp, cháu còn vận động các bạn cùng khu tập thể tham gia nữa ạ.
Phóng viên: Giỏi quá. Thế ý kiến đóng góp của Vàng Anh là gì nào?
Vàng Anh: Cháu thưa chú, cháu có hai ý kiến ạ. Ý kiến thứ nhất là cháu
khải định, (bố Vàng Anh ở ngoài nhắc khẽ: “khẳng định, khẳng định”), à
khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân
Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân
dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng
Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Thứ hai là cháu khẳng định “các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ
viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán,
truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình” ạ.
Phóng viên: Giỏi quá. Tức là Vàng Anh khẳng định Đảng là lực lượng
lãnh đạo Nhà nước và xã hội, với cả “các dân tộc có quyền dùng tiếng
nói, chữ viết” riêng. Thế cháu có đề nghị sửa đổi điều gì không, đây là
đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp mà?
Vàng Anh: Thưa chú có ạ. Cháu đề nghị sửa Điều 142 ạ.
Phóng viên: Điều 142. Tức là sửa đổi gì thế?
Vàng Anh (cầm giấy, đọc): “Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có
bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ: Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam”.
Cháu đề nghị thêm từ “có” vào sau từ “bánh xe” ạ, thành: “Quốc huy nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao
vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe CÓ răng
và dòng chữ: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
* * *
Lại xin lưu ý các cụ, đây là chuyện nhà cháu bịa.
Tuy nhiên, bịa thì bịa, nó cũng xuất phát từ một ý nghĩ rất thực, rằng
sau đợt “trăm hoa đua nở, người người góp ý sửa đổi hiến pháp” này, có
thể sẽ có một số dư luận như là:
1. Đại đa số ý kiến đóng góp đều bày tỏ nguyện vọng, thiết tha đề nghị
Đảng ta tiếp tục là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội;
2. Một bộ phận người dân có những kiến nghị chưa tích cực, thiếu tính
xây dựng, thậm chí gây chia rẽ xã hội. Thiết nghĩ đây là một mặt hạn chế
của việc khuyến khích toàn dân tham gia đóng góp ý kiến vào một văn bản
có tính chất thiêng liêng, quan trọng như hiến pháp; cho nên về lâu về
dài, cần cơ chế để đảm bảo mọi ý kiến đóng góp đều mang tính xây dựng,
kết hợp hài hòa giữa tự do ngôn luận và lợi ích xã hội, chống mọi ý đồ
lợi dụng các quyền tự do dân chủ để... v.v. và v.v.
Thôi thì hy vọng mấy chuyện bịa của mình sẽ chỉ là chuyện bịa 100%.
Đoan Trang
(Blog Đoan Trang)
Danlambao 13/2/2013
Doanh nhân và nền kinh tế định hướng XHCN
Phan Châu Thành (Danlambao) -
Chủ nghĩa Xã hội (CNXH) hay Chủ nghĩa Cộng sản (CNCS) muốn được xây
dựng thành công đều cần có chủ thuyết (lý thuyết, tư tưởng, triết lý)
đúng, mô hình (mục tiêu) đúng, con người tương xứng tư tưởng và mục
tiêu, và nguyên tắc (luật lệ) xây dựng đúng. Đúng ở đây là hợp với bản
chất Con người và thuận theo các Qui luật phát triển của xã hội, Tự
nhiên và Vũ trụ.
Mậu Thân 2: Độc thủ của Bác
Hỏi: sao lại kêu là tổng tấn công và nổi dậy Mậu Thân?
Tổng tấn công thì đã rõ,
với hơn 80.000 quân miền Bắc xách súng AK vào bắn miền Nam.
Nhưng còn tổng nổi dậy?
Dân miền Nam sẽ nổi dây chống miền Nam thiệt sao?
Đáp: à… đây là mưu trí đỉnh cao chớ chẳng phải chơi.
Vì khi quân giải phóng tràn vào miền Nam,
thì dân miền Nam sẽ lật đật… vùng lên, nổi dậy, giết hết Ngụy, giết hết Mỹ.
Sẽ giết, giết nữa, bàn tay không ngừng nghỉ.
Hải Phòng bị biến thành ‘phố Tàu’: Video do bạn đọc Danlambao
gửi đến ghi nhận hình ảnh các loại lồng đèn TQ trên một số tuyến đường
tại Hải Phòng.
CTV Danlambao – Trước dịp tết nguyên đán, TP Hải Phòng đã phải huy động lực lượng để đi thu hồi khẩn cấp hàng loạt lồng đèn Trung Quốc chứa nội dung xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. Đây là một ví dụ điển hình trong âm mưu thâm độc của giặc Tàu, bên cạnh là sự tiếp tay, nô dịch văn hóa của những tên Việt gian bán nước.
Cảnh sát giao thông xài tiếng Ma Rốc
Cù Huy Hà Bảo (Danlambao) – Thơ kể về câu chuyện có thật 100%, mà tôi đã chứng kiến…
Tôi về quê ăn tết
Trên chuyến xe cuối cùng
Xe rời khỏi Sài Gòn
Đến Đồng Nai kế cận
Công an núp bụi rậm
Cầm cây chỉ lên trời
Con xe bỗng vâng lời
Tắp vào lề đứng đợiLê Phong Lan và bộ phim: “Chạy tội cho CSVN”
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) – Đầu xuân gửi nhà đạo diễn Lê Phong Lan
Soviet Secretary General Mikhail Gorbachev: “I have devoted
half of my life for communism. Today, I am sad to say that The Communist
Party only spreads propaganda and deceives…”. Tổng Bí Thư Xô Viết: - “…Tôi
đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Hôm nay tôi đau buồn mà
thú nhận rằng: cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá”.
Nhận định ngắn gọn nhưng chính xác của Mikhail Gorbachev, “VIP” số 1
cộng sản Nga nói trên rất phù hợp để thay mọi lời bình luận cho bộ phim
tài liệu nhiều tập “Mậu Thân 1968” và “Đại thắng Mùa Xuân 1975” của đạo
diễn theo “đơn đặt hàng” Lê Phong Lan được “nhà nước, đảng ta” mua lại
đang quảng cáo ầm ỉ, phát sóng trên đài truyền hình CHXH/VN.Vàng Anh góp ý sửa đổi Hiến pháp
Đoan Trang - Sau đợt “trăm hoa đua nở, người người góp ý sửa đổi hiến pháp” này, có thể sẽ có một số dư luận như là: 1. Đại đa số ý kiến đóng góp đều bày tỏ nguyện vọng, thiết tha đề nghị Đảng ta tiếp tục là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; 2. Một bộ phận người dân có những kiến nghị chưa tích cực, thiếu tính xây dựng, thậm chí gây chia rẽ xã hội. Thiết nghĩ đây là một mặt hạn chế của việc khuyến khích toàn dân tham gia đóng góp ý kiến vào một văn bản có tính chất thiêng liêng, quan trọng như hiến pháp; cho nên về lâu về dài, cần cơ chế để đảm bảo mọi ý kiến đóng góp đều mang tính xây dựng, kết hợp hài hòa giữa tự do ngôn luận và lợi ích xã hội, chống mọi ý đồ lợi dụng các quyền tự do dân chủ để…Năm mới kể chuyện cũ – Cảm ơn “tổ chức Nhân dân”
Phương Bích – Lúc nhận quà, một vị sư nữ có lời cảm ơn “tổ chức nhân dân”! Chà! Cái từ nghe lạ tai quá. Từ thủa bé đến giờ, sống trong chế độ “xã hội chủ nghĩa”, quả là chưa từng nghe. Tôi nghe xôn xao ở một góc, thấy một người phụ nữ có lẽ không thuộc nhóm dân oan, cơ nhỡ ở đây đang lớn tiếng, bảo chị ta tưởng “nhà nước” tổ chức phát quà nên đến lĩnh! Ối giời! Tôi đã tưởng mình ngây ngô, vậy mà còn có người ngây ngô quá thể. Nhà nước nào mà quan tâm, lo lắng, lại nghĩ ra tiết mục phát quà cho dân oan cơ nhỡ thế?…Danlambao 12/2/2013
Chúng ta có cần người cầm đầu?
Dân đọc báo (Danlambao) – Chúng
ta chẳng hiểu rằng mình đã lập ra và đang vận hành một phong trào dân
chủ mới, dân chủ trên mạng, trực tuyến và trực tiếp: e-dân chủ,
e–democracy. Nhờ internet, những người đọc, người đăng và người viết đã
vận hành một nền e-dân chủ. Khi đăng lên mạng một đoạn video tường thuật
một vụ chống đối: e-thông tin. Khi người viết một cách nhìn về thời
cuộc: e-thảo luận. Khi người viết vạch một hướng đi cho tương lai: e-đề
nghị. Những người viết còm-men: e-tranh cãi. Khi số đông đồng ý về một
vấn đề: e-giao kèo. Chúng ta chưa có lãnh tụ, ừ phải, nó là một trở
ngại, nhưng lịch sử vẫn đi tiếp. Chỉ cần đủ điều kiện là nền dân chủ
trực tiếp này sẽ tràn ra lề đường, làm một nền dân chủ thật sự…
Thời Báo Kinh Tế Việt Nam (TBKTVN) hôm Thứ Bảy vừa qua nêu ra các con
số chứng minh sự phụ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc. Báo chí ở Việt
Nam đã nhiều lần báo động về tình trạng thâm thủng mậu dịch ngày một
dâng cao của Việt Nam với Trung Quốc mà một quan chức của Bộ Công Thương
Hà Nội nói là khuynh hướng đó “bình thường”.
Theo TBKTVN, Trung Quốc dẫn đầu trong 8 thị trường Việt Nam nhập cảng nhiều nhất năm 2012, chiếm tới 25.3% tổng số kim ngạch nhập cảng.
“Trong các mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc, có khoảng 30 mặt hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD, trong đó có 6 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (lớn nhất là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; tiếp đến là điện thoại các loại và phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; vải; sắt thép; xăng dầu).”
TBKTVN viết. “Có một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có kim ngạch chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng tương ứng của cả nước, như: Khí đốt 53.2%, phân bón 50.7%, rau hoa quả 48.8%, thuốc trừ sâu 46.1%, điện thoại các loại và linh kiện 45.4%, vải 43.4%, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng 32.2%, nguyên phụ liệu dệt may da 30.2%, sắt thép 29.5%, hóa chất 27%, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện 26.6%, xơ sợi 26.4%, ô tô nguyên chiếc 25.1%…”
Tổng Cục Thống Kê thuộc Bộ Công Thương CSVN đưa ra con số hồi cuối năm ngoái cho thấy Việt Nam chỉ xuất cảng được sang Trung Quốc một lượng hàng phần lớn là nguyên liệu, và khoáng sản với trị giá 12.2 tỉ USD trong khi nhập cảng từ Trung Quốc tới 28.9 tỉ USD, tức là thâm thủng mậu dịch tớ 16.7 tỉ USD.
Con số thâm thủng mậu dịch giữa Việt Nam với Trung Quốc suốt nhiều năm qua gia tăng nhanh chóng.
Nếu chỉ tính từ năm 2007 đến nay, người ta thấy Việt Nam thâm thủng năm 2007 với Trung quốc là 9.145 tỉ USD. Năm 2008 thâm thủng 11.116 tỉ USD; năm 2009 thâm thủng 11.532 tỉ USD. Năm 2010 thâm thủng 12.710 tỉ USD và năm 2011 thâm thủng 13.467 tỉ USD.
Việt Nam lệ thuộc phần lớn vào Trung Quốc cả nguyên liệu, trang bị máy móc sản xuất đến hàng hóa tiêu dùng. Ngày 3 tháng 10 năm 2012, báo Người Lao Ðộng phải kêu rằng hàng hóa của Trung Quốc “Thượng vàng, hạ cám gì cũng nhập”.
Cả những đồ tệ hại như “gà thải loại” đến các loại hàng giả, hàng nhái đến trái cây tẩm ướp hóa chất độc hại, các loại “phụ gia” gây ung thư cũng nhập bầy bán gần như công khai khắp nơi.
“Không chỉ nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ sản xuất mà nhiều mặt hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, rau củ quả, trái cây… từ Trung Quốc cũng ồ ạt tràn vào Việt Nam qua đường tiểu ngạch, chính ngạch”. Báo Người Lao Ðộng ngày 3 tháng 10, 2012 viết.
Một chuyên gia kinh tế nói Việt Nam đang trở thành “bãi phế thải” các loại hàng hóa phẩm chất xấu của Trung Quốc.
Ông Ðào Ngọc Chương, phó vụ trưởng Vụ Thị Trường Á Châu của Bộ Công Thương bình luận tình trạng nhập siêu ngày càng lên cao của Việt Nam với Trung Quốc là “Bình thường”. Nhưng ngay từ năm ngoái, người ta đã thấy có nhiều bài viết phân tích mối quan hệ mậu dịch, thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Lệ thuộc về kinh tế sẽ dẫn đến lệ thuộc về chính trị.
“Hàng hóa Trung Quốc đang ồ ạt tràn vào Việt Nam không chỉ gia tăng chênh lệnh về cán cân thương mại giữa hai nước mà còn gây bất lợi cho sản xuất trong nước. Sự lệ thuộc ngày càng lớn vào hàng hóa Trung Quốc có thể dẫn đến việc Việt Nam phải nhượng bộ các yêu sách của đối phương một khi chiến tranh thương mại xảy ra. Bởi phụ thuộc về kinh tế sẽ dẫn đến lệ thuộc về chính trị.” Báo Sống Mới Online ngày 3 tháng 10, 2012 từng viết.
Trong khi nhiều loại sản phẩm, hàng hóa sản xuất ở Việt Nam không bán được, hàng tồn kho rất lớn thì hàng Trung Quốc bán phá giá vẫn cứ ồ ạt đổ vào Việt Nam.
Một trong những thí dụ là các loại sắt thép.
“Sự gian lận của các doanh nghiệp Trung Quốc được tiếp tay bởi doanh nghiệp nhập khẩu cùng sự bàng quang của các cơ quan chức năng, thép Trung Quốc đang bức tử thép Việt. Theo Hiệp Hội Thép Việt Nam (VSA), khó khăn mà ngành thép đang phải đối mặt khiến ít nhất 5 doanh nghiệp ngành thép phá sản. Trong năm 2012, dự kiến có khoảng 20% doanh nghiệp nữa sẽ đóng cửa. Với thực trạng đến cuối tháng 9 năm 2012 lượng thép tồn kho ước khoảng 330 nghìn tấn và đang có dấu hiệu tiếp tục gia tăng, có lẽ, số doanh nghiệp trong ngành thép Việt Nam phải đóng cửa chưa dừng lại ở đây.” Sống Mới Online báo động. (T.N.)
Hông y Joseph Ratzinger từ ban công Giáo đường thánh Phêro tại Vatican ngày đăng quang trở thành Giáo hoàng Benedicto XVI hôm 19/4/2005.
(REUTERS/Max Rossi/Files)
Nguyễn Hoài Vân dịch từ Pháp Văn
Chúng ta đã khảo sát cá tính trong sự vận động nội tại của nó, với các hiện tượng « trôi chảy, chảy đi, và đến với sự chảy đi » trong giây lát hiện tại, được kiện toàn khi chuyển từ giây lát ấy sang giây lát sau. Sự trở thành được nối tiếp từ một giây lát sang giây lát kế theo, xác định dòng thời gian trong đó các cá thể sản sinh và kết tụ ít nhiều giữa chúng với nhau để tạo thành những cá thể phức hợp.
Xem thêm:
Phần I: Luận lý Hiện tại sinh động: Vì một Luận lý Hình thức và Biện chứng
Phần II: Luận lý Hiện tại sinh động: Biện chứng Luận lý như biện chứng tổng quát của sự Hội nhập Thời gian
Phần III: Lý thuyết Hiện tại sinh động như lý thuyết của cá tính
Trong chiều hướng ấy, một số sinh vật đơn bào tiết ra các chất keo, làm cho chúng dính lại thành từng tập hợp, để trở nên những tế bào thành viên của các cá thể phức hợp như trong loài « Bọt Biển ». Với sự kết hợp này, hiện ra ba môi trường :
Trần Đức Thảo. Ảnh: sgtt.vn
Nhờ đó, chức năng hấp thụ, kế thừa các bước tiến hóa trước, được tồn đọng trong cấu trúc của Bọt Biển, chuyển hóa sang chức năng hướng tiền. Trong bước chuyển bao hàm đối nghịch giữa di sản của quá khứ với áp lực hướng tiền ấy, sự chuyển trôi từ sự tồn đọng vẫn còn hiện hữu, sang hiện hữu trong lúc này, đến hiện hữu với áp lực hướng vào tương lai sắp xảy ra, xác định sự hội nhập thời gian. Đó cũng là mâu thuẫn nội tại của loài Bọt Biển.
Tính thống nhất của mâu thuẫn ấy đẩy Bọt Biển vào sự vận động nội tại của chức năng đồng hóa (thu nạp chất nuôi dưỡng để biến hóa thành chính nó – NHV), để xây dựng cái thực hữu của nó, khiến nó « là » một hiện hữu, như quy luật luận lý trực tiếp : cái gì hiện hữu, thì hiện hữu.
Cùng lúc, sự đấu tranh giữa các phạm trù mâu thuẫn, tức giữa sự chuyển hóa hay chức năng hướng tiền, và các cấu trúc của chức năng tồn đọng, làm cho sinh vật ấy chuyển trôi đến sự tan biến của nó, với việc phân hủy và đào thải những cặn bã qua lỗ tiêu hóa, theo quy luật luận lý được trung gian hóa : cái gì hiện hữu, thì hiện hữu, đồng thời nó hiện hữu và không hiện hữu với ý nghĩa nó không còn hiện hữu.
Tuy nhiên, sự đồng hóa bao hàm chức năng tái thiết cái cấu trúc bị phân hủy kia (bằng các chất nuôi dưỡng lấy từ môi trường – NHV), khiến cho sinh vật nọ, dù không hiện hữu nữa, lại vẫn còn hiện hữu. Nói cách khác, cùng với sự phân hủy, cấu trúc được tái tạo liền lập tức lắng đọng trong nó, đồng thời duy trì các đặc tính cơ bản của nó. Thiếu những đặc tính này thì sinh vật ấy không còn là nó, theo quy luật : một hiện hữu, chỉ có thể là A hoặc không A.
Cùng lúc, sự tái tạo đang lắng đọng hướng đến tương lai sắp hiện lên. Điều này bao hàm xu hướng dẫn đến một hiện hữu khác biệt, theo quy luật : một hiện hữu, chỉ có thể là A khặc không A, tuy nhiên, trong hình dáng của hiện hữu đã bước sang tương lai đang hiện đến, thì nó vừa là chính nó, vừa là cái khác.
Sự trở thành nội tại của Bọt Biển cứ tiếp nối như thế trong dòng thời gian, thông qua muôn vàn dáng vẻ khác nhau, cho đến lúc sự phát triển của khoang vị khiến cho môi trường bên trong trở thành ưu tiên đối với bên ngoài. Thức ăn không còn thâm nhập qua các lỗ hấp thụ nữa, mà được lấy vào qua lỗ thổ nạp, một đặc tính của loài Ruột Khoang (Coelentéré) (như con sứa – NHV).
Sinh vật này hấp thụ thức ăn bằng cách nuốt chậm qua lỗ thổ nạp, rồi thình lình tống nhanh xuống phôi vị (gastrula). Ngược lại chức năng đào thải khởi đi từ phôi vị bằng một sự đưa ra chậm chạp, trước khi thình lình tống xuất những yếu tố cần đào thải, cũng qua lỗ thổ nạp.
Như thế, bước chuyển bao hàm đối nghịch giữa cấu trúc tiêu hóa tồn đọng trong bối cảnh lúc này, với áp lực hướng tiền đi vào tương lai sắp xảy đến, chuyển từ một nhịp độ chậm, sang nhanh. Tức là phải có sự vận dụng hai loại mô « thần kinh – cơ » : một loại mang khả năng tác động theo phương thức chậm, còn gọi là trương lực, loại kia theo phương thức nhanh, hay từng kỳ.
Kết quả là sự hội nhập thời gian của tính kết hợp, đã phức tạp trong cá thể phức hợp của loài Bọt Biển, đạt đến ở đây một hình thức mang chất lượng cao hơn, với sự xuất hiện của loài Ruột Khoang.
Thật vậy, sự « chuyển biến bao hàm đối nghịch », lưu chuyển từ quá khứ không còn hiện hữu, đồng thời vẫn hiện hữu bởi di sản tồn đọng trong nó, tức từ « hiện trạng lúc này » của cấu trúc tiêu hóa, sang tương lai chưa xảy đến, nhưng đã bắt đầu hiện ra trong áp lực của hoạt động hướng tiền nơi chính sự tiêu hóa ấy, trong trường hợp loài Ruột Khoang, được phân thành hai giai đoạn. Đó là : giai đoạn chuyển sang trương lực và giai đoạn chuyển sang từng kỳ, khi chuyển biến ấy hội nhập thời gian sự đối kháng giữa quá khứ và tương lai, phần nào như « mũi tên thời gian » của lúc này. Nói cách khác, sự hội nhập thời gian của một cá thể phức hợp như loài Ruột Khoang diễn ra theo một nhịp điệu kép : hệ thống « thần kinh – cơ » của chức năng tiêu hóa chuyển dần từ vận động trương lực, như một sự sửa soạn từ từ, sang vận động từng kỳ, như sự hoàn tất của nó.
Tóm lại, ở đây chúng ta có một sự « chuyển biến đối nghịch bao gồm hai mặt », hay một sự lưu chuyển bao hàm đối nghịch, từ tồn đọng đến hướng tiền, qua một lúc này được phân đôi. Sự hội nhập thời gian được phân đôi như thế, sản sinh ra mâu thuẫn nội thân phức biến của loài Ruột Khoang. Tính thống nhất của mâu thuẫn này đặt cá thể phức hợp ấy trong sự vận động nội tại tổng quát của nó, thể hiện hành vi đầu tiên nơi các sinh vật đa bào. Đó là sự co thắt, được chuyển từ lá trong ra lá ngoài, lan đến hệ thống chân-tua, nơi mà các mô « thần kinh – cơ » cũng được phân thành hai loại (8).
Sự đối kháng giữa các mặt mâu thuẫn ấy đưa đến chấm dứt co thắt, trong trạng thái buông lỏng, nghỉ ngơi.
Sự thực là, ngay từ những ngày đầu của cuộc sống, trẻ nhỏ đã cho thấy một khả năng phân biệt trong lãnh vực cảm thọ cao hơn loài Ruột Khoang. Lý do vì cấu trúc của các cơ quan cảm thọ của nó đã mang những đặc tính người, mặc dù chúng mới chỉ bắt đầu hoạt động. Tuy nhiên, trình độ phát triển của hệ thần kinh được định nghĩa chủ yếu bởi hành vi. Nơi trẻ sơ sinh, hành vi ấy không vượt quá hình thức co thắt, chưa đạt đến hình thức di chuyển, thể hiện nơi loài giun.
Nơi loài Có Vú, vận động trương lực thể hiện trong các động tác chậm chạp để đảm bảo tư thế. Điều này chủ yếu liên quan đến phạm trù « tự thân » (9) của nó, khiến sinh vật sẵn sàng chuyển sang hành động thiết thực trên một đối tượng, khi tình thế cho phép và đòi hỏi.
Vận động từng kỳ là đông tác nhanh, đột khởi, tác động đúng lúc và thiết thực trên đối tượng.
Một lúc nào đó, tiếng xào xạc cho biết chuột đang hay sắp xuất hiện. Con mèo liền trầm mình xuống, bụng gần chấm đất, trong tư thế sẵn sàng nhảy đến vồ mồi. Đôi mắt nó thể hiện một sự chú ý mãnh liệt.
Tư thế ban đầu, tức tư thế chờ đợi, được thay thế bởi tư thế thứ hai, là tư thế « tập trung chú ý ».
Rốt cuộc chú chuột xuất hiện trong tầm chụp bắt của mèo, và liền bị vồ lấy : đó là tác động thiết thực trên đối tượng.
Trong hai giai đoạn đầu, những cử động của mèo được thực hiện một cách chậm chạp, biểu hiện sự căng thẳng trương lực, chủ yếu ảnh hưởng trên « tự thân » của nó (9). Sự vận động trương lực đưa đến những tư thế chuẩn bị cho hành động rốt ráo trên mục tiêu, tức là nhảy vọt đến và vồ lấy con chuột. Hành động nhảy vồ ấy bao gồm những co thắt bắp thịt nhanh chóng, đột khởi, được xếp vào loại co thắt từng kỳ.
Phải nhận xét rằng trong khi bước nhảy và động tác vồ mồi diễn ra, thì sự chú ý không những vẫn tiếp tục, mà còn tăng thêm cường độ, đến tột đỉnh, để đảm bảo sự chính xác của động tác thiết thực trên mục tiêu. Thái độ chú ý ấy hòa tan trong hành động vồ mồi, nên không thể hiện bằng một tư thế đặc biệt nào cả. Tuy nhiên, động tác thiết thực, trong suốt tiến trình của nó, được trợ lực bởi thái độ chú ý cực cao này. Vì nó đảm bảo sự chính xác của bước nhảy và động tác vồ bắt, nên có thể được gọi là sự « chú ý hữu hiệu ».
Tóm lại, động tác lấy thế, chủ yếu dựa trên « tự thân », mang tính lâu dài, đồng thời luôn được điều chỉnh, để có thể chuyển từ tư thế sang hành động. Ngược lại, hành động thiết thực trên đối tượng có tính gián đoạn, đột khởi, vì bị lệ thuộc vào sự xuất hiện của mục tiêu bị rình bắt trong tầm hành động của con vật săn mồi.
Động tác lấy thế dựa vào việc hướng đến hành động thiết thực, ở đây là việc vồ chuột. Nó cũng là hướng đến chính đối tượng ấy. Năng lượng của sự « hướng đến » này được đem lại bởi căng thẳng trương lực.
Trong suốt tiến trình ấy, những cảm giác hay hình ảnh cơ bản hiện ra trên võng mạc và các cơ quan thụ cảm khác của con mèo, được phóng chiếu vào các trung khu não bộ, để được tế bào thần kinh phân tích, kết hợp và biến đổi thành sự nhận thức tình hình, chỉ đạo cho hoạt động của nó.
Tiến trình tổng quát diễn ra ở đây như sự tiến hành của một khuynh hướng duy nhất, tức như sự vận động có chủ đích của các tư thế dự bị, của sự chờ đợi, sự chú ý tập trung, và cuối cùng là tư thế và sự chú ý hữu hiệu, được hòa tan trong hành động thiết thực trên mục tiêu, kiện toàn cái khuynh hướng ban đầu.
Trong hệ thần kinh của con mèo, toàn bộ sự vận động có chủ đích này kéo theo sự chuyển động của những hình ảnh trong não bộ, đi từ cơ quan thụ cảm đến trung khu thần kinh, rồi từ trung khu thần kinh đến cơ quan tác động. Các hình ảnh ấy thực sự hiện hữu trong sự chuyển động phức tạp của luồng thần kinh. Một số dấu hiệu của chúng có thể được quan sát bằng những dụng cụ tân tiến.
Tuy nhiên, vấn đề là : con mèo nhìn thấy môi trường chung quanh và mục tiêu vồ bắt trong hoàn cảnh thực tế, tức là không phải ở trong não bộ của nó, mà ở bên ngoài, trước mặt nó. Làm sao điều ấy có thể xảy ra được, khi hình ảnh của đối tượng mà nó rình bắt, chỉ nằm trong hệ thần kinh của nó, chứ không hiện hữu bên ngoài nó ?
Để cho rốt cuộc con mèo có thể vồ được chuột, thì mèo phải nhìn thấy chuột ở đúng chỗ của chuột, tức là trước mặt mèo, và đương nhiên là bên ngoài mèo. Làm sao hình ảnh của con chuột ở trong đầu con mèo, lại có thể được chuyển ra ngoài nó, vào đúng vị trí nơi mèo nhìn thấy chuột ?
Đương nhiên là từ « chuyển » không thể dùng ở đây với nghĩa bóng. Hình ảnh chuột trong hệ thần kinh của mèo (gọi là « hình ảnh thần kinh » – NHV), có thể được phát hiện bởi các phương pháp đo lường như PET scan hay chụp cộng hưởng từ trường. Hình ảnh ấy chỉ hiện hữu trong sự vận hành của luồng thần kinh, chứ không thể nào được « chuyển » ra ngoài một cách cụ thể. Hình ảnh chuột mà mèo nhìn thấy trước mặt nó hiển nhiên là một hình ảnh không có thật. Chúng ta có thể phần nào so sánh hình ảnh ấy với hình ảnh ảo của một sự vật trong gương, tức một điểm được tạo thành do ảo giác tia sáng phản chiếu trên tấm gương khởi đi từ nó.
Trong trường hợp hình ảnh chuột mà mèo thấy trước mặt, bên ngoài nó, mặc dù chỉ hiện hữu trong luồng thần kinh lưu chuyển trong nó, chúng ta có thể nói đến một « hình ảnh tiềm năng », với ý nghĩa hình ảnh ấy mang tiềm năng được phóng chiếu ra ngoài cơ thể mèo, nơi mèo nhìn thấy chuột.
Khái niệm « tiềm năng phóng chiếu » có thể được lấy từ mô hình hoạt động của hình ảnh thần kinh. Thật vậy, hình ảnh ấy phản ảnh hoạt động thực sự của mèo, tức sự vận động có xu hướng của các tư thế, hương đến tác động thiết thực, nhằm vào chính con chuột thực thụ (chứ không phải vào hình ảnh của chuột – NHV). Hoạt động có xu hướng này lấy năng lượng từ sự căng thẳng trương lực, và được định hướng bởi những nối kết thần kinh được cấu tạo từ các kinh nghiệm đã qua của mèo. Trong não bộ của mèo, nó thể hiện qua hình ảnh con chuột, với các vị trí liên hệ cũng như động tác cần thiết. Kết quả là hình ảnh thần kinh thực thụ phản ảnh xu hướng hành động của mèo, được phóng theo các luồng thần kinh hướng ngoại, khiến nó có thể nhìn thấy chuột qua một « hình ảnh mang xu hướng » bên ngoài nó, trước mặt nó.
Tiềm năng phóng chiếu ấy được tiến hành cụ thể từ hình ảnh thần kinh thực thụ, qua luồng thần kinh hướng ngoại, đến ranh giới của thân thể mèo, rồi trở thành tiềm năng (vì không có thực - NHV), bên ngoài ranh giới ấy, khi mèo phóng chiếu cái « hình ảnh tiềm năng » của chuột ra trước mặt nó. Chúng ta có thể coi toàn bộ sự vận động này như một sự phóng chiếu có xu hướng, và coi « hình ảnh tiềm năng » mà nó làm ra, như sự phóng chiếu của một tiềm năng hình ảnh. Hình ảnh ấy không có thực, nhưng thiết thực, vì thực sự được quy định bởi hình ảnh thần kinh có thực trong các luồng thần kinh hướng ngoại. Nó có thể được coi như một sự phô trình tiềm năng có chủ đích, một hình thức « chủ quan được định hướng ». Tiến trình này khởi đi từ sự vận động của các tư thế, đặt nền tảng trên căng thẳng trương lực, để đưa cấu trúc sinh học đến sự tự vượt qua chính nó (vì vượt ra ngoài giới hạn bản thân – NHV).
Tất nhiên những hiện tượng cơ bản của sự vận động phức tạp ấy chính là những phản xạ. Nhưng tổng hợp các căng thẳng trương lực, theo nhịp của những cảm thọ nhất thời, trong khuôn mẫu của kinh nghiệm sẵn có, hướng tới tiềm năng quy kết vào con chuột, và vượt ngoài giới hạn của các luồng thần kinh hướng ngoại, tức vượt ngoài giới hạn của thân thể con mèo. Kết quả là các căng thẳng trương lực ấy thực hiện việc phóng chiếu mang xu hướng một hình ảnh tiềm năng của chuột ra ngoài con mèo, trước mặt nó, ở đúng chỗ mà mèo sẽ vồ lấy chuột bởi những động tác đột biến, đoản kỳ.
Vấn đề là hiểu được làm thế nào các cấu trúc thần kinh của sự vận động trương lực, vốn được coi như những phản xạ, cũng như các cấu trúc của vận động từng kỳ, có thể phóng được ra bên ngoài giới hạn thân thể của một sinh vật, một hình ảnh không có thực, nhưng thiết thực, với ý nghĩa « hàm chứa tiềm năng ».
Trước bế tắc này, chúng ta cần quay về nguồc gốc của vận động trương lực, nơi loài Ruột Khoang, để tìm xem ở giai đoạn ấy đã có hiện tượng nào tương tự như tiềm năng phóng chiếu hình ảnh con chuột ra trước mặt chú mèo hay không ?
Chúng ta đã biết là sự co thắt diễn đạt tính thống nhất trong mâu thuẫn nội thân của sinh vật Ruột Khoang, giữa sự vận động trương lực và từng kỳ, từ lỗ thổ nạp đến phôi vị. Nó lan từ lá trong ra lá ngoài, đến các chân-tua, trong đó hệ thống « thần kinh-cơ » được phân thành hai loại, từng kỳ và trương lực. Bây giờ, nếu chúng ta quan sát lúc lỗ thổ nạp mở ra, thì chúng ta sẽ thấy hiện ra một khoảng trống, vừa bên trong, vừa bên ngoài thân thể của con vật.
Đối với trẻ nhỏ thì đó chính là « khoảng miệng ». Khoảng trống này hấp thụ vào bên trong khi ngậm miệng. Nhưng khi mở miệng, thì nó tỏa ra một phạm vi trong thực tế nằm ngoài ranh giới của thân thể, là cửa miệng. Tuy nhiên phạm vi ấy, tức khoảng trống được tạo ra khi cửa miệng mở ra, phần nào cũng thuộc phần trong của miệng, theo ý nghĩa nó ở trong trạng thái sẵn sàng được « trưng dụng » khi miệng đóng lại. Nói cách khác, nó nằm dưới « quyền sử dụng » của miệng.
Tương tự như thế, khoảng trống hạn hẹp giữa các chân – tua của loài Ruột Khoang tuy nằm ngoài thân thể nó, nhưng vì ở trong phạm vi tác động của các chân – tua ấy, nên coi như nằm trong « khoảng chân tua » (tương đương với « khoảng miệng » của trẻ nhỏ – NHV).
Tóm lại, sinh vật Ruột Khoang có thể sử dụng, bên ngoài ranh giới thân thể của nó, một khoảng trống thuộc về nó, trong ý nghĩa nó có thể tác động một cách hữu hiệu và thích nghi trên những chất dinh dưỡng hay độc hại trong khoảng trống này. Như thế, chúng ta buộc phải chấp nhận là có một hình ảnh biểu thị sự chiếm hữu ấy, tức một « hình ảnh tiềm năng » gợi lên cho chủ thể sinh học một chủ hướng, là khả năng chiếm hữu vừa nói . Như thế, « khoảng chân tua », trong đó sinh vật ruột khoang tiết ra những chất nhờn dính từ cơ thể nó, tương ứng với « hình ảnh tiềm năng phóng chiếu » mà chúng ta đã nhận thấy nơi con mèo khi nó rình chuột, và, qua sự vận động trương lực, sửa soạn những tư thế để sẵn sàng vồ lấy chuột.
Khi được phóng ra bởi các luồng thần kinh hướng ngoại, hình ảnh tiềm năng này xác định chủ hướng được gợi lên bởi các hình ảnh thực sự đã được cảm nhận, nằm trong các tế bào thần kinh thụ cảm của sinh vật ruột khoang. Chúng lưu chuyển trong hệ thần kinh và làm khởi phát những luồng thần kinh trương lực hướng ngoại, với mục đích hấp thụ những chất dinh dưỡng qua lỗ thổ nạp và đẩy lùi những gì độc hại.
Xu hướng ấy của vận động trương lực phát triển cùng với sự tiến hóa của hành vi nơi các sinh vật, từ sự co thắt nguyên thủy qua sự di chuyển của loài sâu, đến việc chặn bắt nơi loài cá, rồi sự săn đuổi và tẩu thoát nơi sinh vật bốn chân, thuộc các loài ăn tạp, ăn cỏ, hay ăn thịt. Tức là sự phát triển của hệ thần kinh (trong lịch sử tiến hóa –NHV) khiến cho cái khoảng trống chân – tua hạn hẹp của loài ruột khoang, phần nào tương ứng với khoảng miệng, dần dần trở thành một môi trường phụ cận. Từ hình ảnh thần kinh thực thụ, vốn mang khả năng điều chỉnh sự vận động trương lực qua các tư thế, một tập hợp hình ảnh tiềm năng được phóng chiếu vào môi trường phụ cận này, để sinh vật có thể nhận thấy các đối tượng cách xa nó. Các hình ảnh tiềm năng ấy định ra chủ hướng của các tư thế, và rốt cuộc là chủ hướng của động tác đoản kỳ thiết thực trên đối tượng. Như thế, loài ăn thịt theo sát rồi vồ lấy con mồi của nó. Loài bị săn né tránh và có thể thực sự thoát khỏi con vật đang săn nó.
Đương nhiên là, nơi loài vật, việc tạo nên hình ảnh tiềm năng, để vạch ra chủ hướng của hình ảnh thần kinh thực thụ, cũng như xác định hiệu năng của hành vi, hoàn toàn không có chủ tâm. Xu hướng của vận động trương lực, trong sự căng thẳng cụ thể quyết định hiệu năng của con vật, rõ ràng là không được trải nghiệm một cách ý thức. Trải nghiệm ý thức (chỉ hiện hữu nơi con người – NHV) đòi hỏi ngôn ngữ, hay chính xác hơn, đòi hỏi tiếng nói bên trong, qua đó con người tự giải bày với mình về cái hình ảnh được nhắm đến, như một đối tượng mang chủ ý.
Trong cảm nhận chủ quan của súc vật, hình ảnh thần kinh cũng như vị trí của đối tượng được phóng chiếu ra ngoài một cách có xu hướng, vào đúng vị trí thật của đối tượng ấy, chỉ mang một tiềm năng chứ không hề có chủ tâm. Lý do vì con vật chỉ phóng chiếu, trong hệ thống hình ảnh ấy, cái khả năng được định hướng của các tư thế của nó, được kết thúc trong tác động thực tiễn trên đối tượng. Nó không có tiếng nói, càng không có tiếng nói bên trong. Con mèo rình chuột, cho đến khi chuột xuất hiện, chỉ tập trung sự chăm chú mãnh liệt vào con mồi, chứ hiển nhiên là không có gì để tự nói với mình : nó chỉ biết hướng đến việc vồ mồi. Vì không có tiếng nói, nên chủ ý không thể có. Hình ảnh mang định hướng của con vật chỉ là tiềm năng, không có chủ tâm (10).
Hệ thống hình ảnh tiềm năng nơi súc vật chỉ vẽ lên những hình ảnh tiềm năng như chủ hướng của hoạt động của nó chứ không phải như ý nghĩa của các hoạt động này (được ý thức, qua « tiếng nói bên trong » (10) – NHV). Ý nghĩa đòi hỏi chủ tâm nhắm đến mục tiêu, và quy định tính chủ thể (được trừu tượng hóa – NHV) nơi con người. Chủ hướng, theo nghĩa hẹp, chỉ liên quan đến khả năng của hành vi, được con vật hình dung với tính cách chủ thể của hành vi ấy (chủ thể được cảm nhận như một sự vật – NHV) (11).
Thật ra, chủ hướng, theo nghĩa rộng, có thể được hiểu như « ý nghĩa ». Trong tinh thần ấy, chúng ta có thể coi hai khái niệm này như nằm trên cùng một tiến trình tiến hóa nhất quán, từ cái « chủ hướng sinh học » như hình ảnh tiềm năng của đối tượng trong sinh hoạt của loài vật, đến « ý nghĩa » trong sự trải nghiệm của con người. Với sự thống nhất trong dòng thời gian của toàn bộ tiến trình ấy, « chủ hướng nghĩa hẹp », như việc cấu thành hình ảnh tiềm năng, (ngay cả nơi con người – NHV) vẫn thuộc về vô thức, tiềm thức hay tiền ý thức. Nó không hội nhập được vào sự trải nghiệm đúng nghĩa.
Trong việc sử dụng hiện tượng luận để mô tả ý thức, Husserl đã vấp phải một sự kiện có thể cảm nhận được một cách trực tiếp, có tính cách hoàn toàn đương nhiên, nhưng lại không thể hiểu được bằng sự phân tích có chủ ý. Husserl gọi đó là Hylè : chất liệu không có hình dạng, không thể định nghĩa. Cái Hylè ấy biểu thị một dữ kiện vô định, xuất hiện dưới sự trải nghiệm, được ý thức như một hiện hữu hạ tầng, một hiện diện dày đặc, mà người ta không thể chối bỏ, dù không có gì để nói về nó (12).
Thật ra, đây chính là hình ảnh tiềm năng được phóng chiếu một cách có xu hướng nơi loài vật. Hình ảnh ấy tự nó không có chủ tâm (như Hylè, nó mang trong nó động lực tự bổ xung và hướng đến hành động – NHV). Nó bị xóa nhòa đi một cách bí ẩn trước tuyến khởi phát của ngôn ngữ và ý thức. Hình ảnh ấy là trung gian không chủ ý, nhưng sẽ đưa đến chủ tâm hành động cùng với sự xuất hiện của con người trong dòng tiến hóa.
Ở điểm mà chúng ta đã đạt tới, hình ảnh tiềm năng được phóng chiếu có thể đoán biết được, nhưng không thể phân tích bằng sự hiểu biết trí năng của sinh học thực chứng. Thật vậy, chỉ có thể nắm bắt hình ảnh ấy bằng sự « hiểu biết cảm thông ». Sự hiểu biết này dựa trên những thu đạt của khoa học thực chứng để phân tích sự hội nhập thời gian của chúng.
Một cách chính xác hơn, Husserl gọi đó là sự trôi chảy luôn được đổi mới, từ tồn đọng trong bối cảnh Lúc Này, đến hướng tiền như áp lực dẫn sang tương lai sắp hiện lên. Bước chuyển bao hàm đối nghịch ấy cho ra mâu thuẫn nội tại của hiện hữu trong thời gian, cội nguồn, vào mỗi lúc, của sự vận động tự thân của nó, để thành tựu trong tương lai sắp hiện đến, khiến cho nó chuyển từ chính nó sang sự hiện hữu ở giây lát tiếp theo.
Các chuyển động nối tiếp nhau xác định dòng thời gian, trong đó các cá thể đơn giản sản sinh rồi tự cấu thành nên những cá thể phức hợp.
Ở đây sự lưu chuyển bao hàm đối nghịch, khởi đi từ tồn đọng trong bối cảnh Lúc Này đến áp lực hướng tiền để hội nhập vào tương lai sắp hiện đến, trở nên phức tạp. Trong thí dụ của động vật đa bào, bước chuyển hay sự trôi chảy bao hàm đối nghịch ấy chứa đựng một sự chuyển hướng chia thành ba thời kỳ :
Tương quan giữa « đề xuất » và « cảm xúc » cho phép chúng ta hiểu được một hành vi mới : đó là trò chơi. Mèo chơi với chuột. Trò chơi gắn liền với cảm xúc khi súc vật bắt đầu sống tập đàn, và dần dần phát triển khả năng sống thành xã hội, với trình độ cao nhất được thấy nơi loài khỉ.
Sự chuyển biến từ tính kết hợp các tế bào của động vật đa bào, đến xã hội tính nơi các nhóm động vật có xương sống, đánh dấu một tiến bộ mới trong sự hội nhập thời gian của lịch sử thế giới. Từ các thời kỳ kết hợp (giữa các tế bào kết thành sinh vật đa bào – NHV), sử tính của thế giới tiến lên những thời kỳ của liên đới, của chế ngự và hợp tác, rồi đến sự phát triển của trò chơi qua đối tượng trung gian, bước sang việc sử dụng khí cụ tự nhiên, cho đến sự sắp đặt và chế biến các đồ dùng cơ bản (13).
***
Luận Lý Hiện Tại Sinh Động đã là ánh sáng chiếu soi cho chúng ta trên suốt con đường ấy, khiến chúng ta có được một cái nhìn nhất quán về lịch sử của Thiên Nhiên từ nguyên thủy cho đến hiện tại, với tất cả nhưng gì con người đã, và sẽ, biết được.
—————
Chú thích của người dịch :
(1) Giây lát là mấu chốt của quan điểm thời gian của Aristote. Giây lát phân chia dòng chuyển động, thành trước và sau. Mặt khác, hai giây lát, một trước một sau, cho ra một khoảng thời gian, có thể đo lường được bằng một con số.
(2) Thuyết nhân quả, trong dạng đơn giản nhất của nó, quan niệm những tương quan theo một đường thẳng, theo kiểu : « vì có A, nên có B ». Nó có thể trở thành phức tạp hơn một chút : « vì có A, hay A’, nên có B ». Tuy nhiên, ít khi nào hệ quả lại không tác động ngược lại trên nguyên nhân, theo mô hình : « A cho ra B, B cho ra A’, A’ cho ra B’ v.v… » dẫn đến « nhân quả xoay tròn », trong thực tế là những vòng xoắn ốc. Nếu các « vòng » ấy có thể tự xoay chuyển, bất chấp những yếu tố khác, thì người ta có một « hệ thống nhân quả ». Nhưng nếu hệ thống phải chịu ảnh hưởng của những yếu tố bất định do môi trường, hoàn cảnh bên ngoài … ảnh hưởng vào, thì hệ thống nhân quả ấy trở thành phức biến (mà không thành một hệ thống lớn hơn, với nhiều yếu tố hơn, vì các yếu tố vừa nêu được coi như « bất định », đi ngược lại với tính « phân định », phải có, của « nhân quả »).
(3) Theo Sartre, l’Etre en soi – hiện hữu tự thân - là sự hiện hữu bị quy định : cây soài chỉ có thể « làm » cây soài, Đạt Lai Lạt Ma « làm » Đạt Lai Lạt Ma … nên cũng có thể được dịch là « hiện hữu thường hữu », với ý nghĩa nó bị gò bó không thể thay đổi. L’Etre pour soi – hiện hữu vị kỷ, còn có thể được dịch là « hiện hữu tự hữu », tức là sự hiện hữu do « tôi » chọn lựa, như Đạt Lai Lạt Ma có thể chọn nhảy rock, mặc dù nhảy rock không thuộc về « hiện hữu tự thân » của một Đạt Lai Lạt Ma. L’Etre pour l’autre – hiện hữu vị tha – là sự hiện hữu tùy thuộc vào người khác, vì cái nhìn của người khác ngăn cản tôi làm những gì tôi chọn lựa (Sartre : « địa ngục là kẻ khác »), hay vì cái nhìn của họ phản chiếu lại hình ảnh về tôi mà tôi muốn họ nhận thấy (Ricoeur), hay vì ý thức nhân bản chính là ý thức trách nhiệm đối với tha nhân (« nhân bản qua tha nhân » – Levinas), nên cần sự đối diện với một tha nhân cụ thể để hiện hữu. Trong một dịp khác tôi sẽ khai triển những ứng dụng của Luận Lý Hiện Tại Sinh Động trong các vấn đề được nêu lên trong đoạn này.
(4) Khoa học là « thực tế có giá trị tổng quát ». Thí dụ như định luật Boyle Mariotte : P x V = hằng lượng. Định luật này áp dụng cho tất cả các chất hơi, ở bất cứ đâu, bất kể đang hiện hữu, đã hiện hữu, hay sẽ hiện hữu. « Xe mình hết xăng » cũng là một thực tế, nhưng nó chỉ áp dụng cho một trường hợp cá biệt (xe mình), vào một thời điểm giới hạn, nên không thể là « khoa học ». « Thực tế khoa học » là một thực tế không hiện hữu. Vì không có gì hiện hữu được trong tổng quát. Mọi sự vật cụ thể đều hiện hữu tại một nơi chốn, trong một thời gian rõ rệt. Mặt khác, cách nhìn tổng quát không cho phép phân tích tường tận một hiện hữu cá biệt, nên trên quan điểm của khoa học, thì hiện hữu là cái không thể định nghĩa được một cách toàn diện : « Omne individuum ineffabile ». Vấn nạn này đưa đến một khó khăn khác, khi buộc phải công nhận là người ta đạt đến quy luật khoa học với giá trị tổng quát của nó bằng sự quan sát các trường hợp cá biệt. Tức là đi từ hiện hữu đến không hiện hữu, từ cái « không thể là khoa học » (vì tính cá biệt), để xây dựng nền tảng của khoa học (mang tính tổng quát) !
(5) Luận lý hình thức, mô tả « hình thức » suy tư làm sao cho đúng đắn, chứ không nhằm vào những đối tượng cụ thể của suy tư. Nó như một loại « văn phạm » của tư duy. Văn phạm không cần biết anh nói lời yêu thương hay mắng chửi. Nhưng, trong mọi trường hợp, anh đều phải tuân theo những quy luật của nó. Luận lý tiên nghiệm nhằm vào những phạm trù tàng ẩn đàng sau các nhận thức thông thường. Khi nói « con ngựa trắng lớn » thì đằng sau đó, đã phải có sẵn khái niệm động vật với những phân chia theo loài, giống v.v… đồng thời với khái niệm về tính chất (lớn, trắng). Nếu tôi nói « một con ngựa trắng trong nhiều con ngựa đen » thì đàng sau đã phải có sẵn các khái niệm đơn vị, số ít, số nhiều, cá thể, toàn thể v.v… Tức là đối với những cảm thọ thông thường thì các khái niệm ấy đã được « nghiệm » trước (tiên nghiệm). Ở đây, Husserl tách khỏi quan điểm của triết học thời ông, đặc biệt là quan điểm của Kant, khi ông từ chối coi luận lý hình thức như tự nó không có đối tượng (chỉ có hình thức, không có nội dung), cũng như phủ nhận việc cho là luận lý tiên nghiệm chỉ có đối tượng là các phạm trù biểu trưng cho những gì có thể « nghiệm » được bằng cảm quan. Husserl cho rằng luận lý hình thức có thể có đối tượng là những khái niệm thuần túy. Ta thử lấy công thức : « A cho ra B, vậy phải chăng không B cho ra không A » ? Tức là ta đã biến công thức này thành một đối tượng luận lý, có thể phân tích, sử dụng cách này, cách kia, mặc dù nó chỉ là khái niệm thuần túy. Mặt khác, luận lý tiên nghiệm không chỉ là vận dụng những « phạm trù biểu tượng cho thực tại » nữa, mà là đạt đến những khái niệm trừu tượng qua tư duy thuần túy. Nói cách khác, luận lý tiên nghiệm, đối với Kant, là đưa các phạm trù biểu tượng cho thực tế vào Luận Lý Hình Thức để giới hạn Luận Lý Hình Thức trong thực tại. Còn đối với Husserl thì luận lý tiên nghiệm là nền tảng để đi lên phạm trù khái niệm từ Luận Lý Hình Thức. Trước một khái niệm, thay vì đặt câu hỏi « đối với tôi nó biểu tượng cho cái gì trong thực tế » (tức từ khái niệm « đi xuống » thực tại), Husserl tự hỏi : « tôi hiểu nó như thế nào ? » (tức đặt vấn đề ý nghĩa thay vì biểu tượng, cũng là « đi lên » một khái niệm cao hơn, « tiên nghiệm » hơn). Luận lý tiên nghiệm, như thế, không cách biệt với luận lý hình thức, mà là khởi điểm của luận lý hình thức. Để rồi, với Luận Lý « Tiên Nghiệm và Hình Thức », người ta có thể « hiểu » tự thân sự vật qua một sự « hiểu biết cảm thông » như sẽ được bàn đến ở sau.
(6) “Individualité” (cá tính) khi được dùng để chỉ một hiện hữu cụ thể, thì được dịch là cá thể. Vì khi ấy, cái « tính » được nhìn qua « thể », và dùng cái « thể » này để tượng trưng cho nó. Cũng tương tự như chữ « personnalité » (cá tính của một người) được dịch là « nhân vật » khi chỉ những con người cụ thể (« personnalités » politiques = « nhân vật » chính trị).
(7) “Hiểu biết cảm thông” -“Connaissance compréhensive”- là hiểu biết xây dựng trên trực giác, chú trọng vào sự cảm thông, thay vì giải thích. Vấn đề của nó không phải là nhận biết các dữ kiện mà là cảm thông ý nghĩa của các dữ kiện ấy. Khi đã được hấp thụ đúng mức, thì « biện chứng sinh học hội nhập thời gian » ảnh hưởng như một phương pháp « tiên nghiệm » (xem chú thích 5) nâng các dữ kiện sinh học lên trình độ ý nghĩa, có thể cảm thông trực tiếp, mà không cần phải phân giải bằng trí năng nữa.
(8) Sự thống nhất của cặp mâu thuẫn “tồn đọng – hướng tiền” bao giờ cũng thể hiện thực tại, tức cái hiện trạng trong lúc này. Trong trường hợp sinh vật mà ta đang quan sát, cái “hiện trạng lúc này” ấy là sự co thắt. Hiện trạng ấy tổng hợp hai “tiến trình chuyển biến bao hàm đối nghịch”, do sự phân chia cấu trúc “thần kinh – cơ” của nó thành hai loại, trương lực và từng kỳ. Tương tự như thế, sự đối kháng giữa hai phạm trù “tồn đọng” và “hướng tiền” triệt tiêu cái thực tại vừa nói, tức sự co thắt, để cho ra giai đoạn thư giãn, nghỉ ngơi, như TĐT sẽ nói tiếp ở câu sau.
(9) “Tự Thân” (corps propre), là một khái niệm được mô tả ra bởi một số triết gia như Merleau Ponty (Phénoménologie de la Perception), để chỉ hình ảnh chủ quan của thân thể. Nó cho ra cảm giác “chính mình”, “là mình”, “tự mình” cùng với những gì “mình” có thể làm, hay có thể cảm nhận.
(10) Như Trần Đức Thảo đã phân tích trong nhiều tài liệu, nơi trẻ nhỏ, tiếng gọi, rồi tiếng nói bên ngoài, khích động sự hình thành của tiếng nói bên trong. Tiếng nói bên trong được lập lại rồi khai triển thành suy tư. Với sự suy tư qua tiếng nói bên trong ấy, những cảm giác được ý thức, được trừu tượng hóa, đồng thời với ý muốn, chủ ý hành động, v.v… Con vật chỉ có “cảm giác bản thân”, để phân biệt những gì “thuộc về nó” và “không phải nó”. Cảm giác về “nó” là cảm giác về một sự vật cụ thể, cũng như cảm giác đối với những sự vật “không phải nó”. Nơi con người thì khả năng trừu tượng hóa làm cho ý thức của hắn không chỉ hướng đến sự vật hay cảm giác cụ thể mà vượt lên phạm trù trừu tượng. Thí dụ con vật chỉ ham muốn một sự vật cụ thể, như thức ăn, đối tượng giao hợp v.v… Trong khi đó, con người, trong sự ham muốn thực sự “người” của mình, thì ham muốn một hình ảnh chủ quan của đối tượng mà mình ham muốn, hoặc ham muốn chính sự ham muốn, như huy chương, bằng cấp, nhà to, xe đẹp, vì chúng chứa đựng sự ham muốn của người khác, hay khi giao hợp, thì muốn đối tượng cũng ham muốn giao hợp với mình … Trong điều kiện ấy, ý thức bản ngã nơi con người cũng hướng vào một “cái tôi” trừu tượng, được cấu tạo qua một “câu chuyện” được thường xuyên cập nhật, mà mình tự kể với mình, đồng thời thể hiện hình ảnh mà mình muốn người khác nhận biết nơi mình. Ý thức, như thế, bắt buộc phải có ngôn ngữ. Xem (tiếng Pháp) : http://nguyenhoaivan.com/default.asp?do=news_detail&id=167&kind=20 (đoạn “conscience et langage »)
(11) Tính chủ thể nơi súc vật được hình thành qua tập hợp cảm giác, trực giác, bản năng, của nó. Nơi con người tính chủ thể bao hàm thêm tất cả những gì hắn « biết », qua kinh nghiệm, học hỏi, suy tư, v.v… và qua những gì hắn dự phóng cho tương lai. Ngôn ngữ ở đây cũng đóng một vai trò then chốt, qua chức năng truyền đạt các hiểu biết, suy nghĩ và kinh nghiệm, cũng như xây dựng các dự phóng … Như Marx đã nhận xét : sự khác biệt giữa một kiến trúc sư kém cỏi nhất và con ong tài ba nhất, là người kiến trúc sư xây dựng công trình của mình trong trí óc, trước khi thực hiện nó trong thực tế. Chúng ta cũng đã nhận xét (chú thích 10) rằng con người luôn tự kể « tiểu sử » của mình, một tiểu sử không ngừng được phóng chiếu vào tương lai (« tôi là người sẽ … »), với những cập nhật đều đặn. Tính chủ thể nơi con người thể hiện qua ý thức mình là nhân vật chính của « tiểu sử » ấy.
(12) Hylè là chất liệu của cảm giác, trước khi nó được cảm giác, để rồi, từ cảm giác, trở thành tri giác. Husserl đã có những do dự quanh vấn nạn làm thế nào để Hylè trở thành tri giác (sự kết hợp giữa Hylè và Morphè – hình thái). Sau cùng, quan điểm của ông là khi hội nhập thời gian, thì, cùng với sự vận động của thời gian qua mâu thuẫn tồn đọng và áp lực hướng tiền, Hylè tự nó mang tính năng khích động cơ thể, đưa đến sự bổ túc các cảm giác đã nhận được bằng những tư thế nối tiếp nhau để tiếp tục thu gặt những cảm giác mới về cùng một sự vật. Như một người vừa đi quanh một bức tượng, vừa nghiêng đầu để nhìn nó dưới nhiều khía cạnh. Đồng thời với những tư thế này, hệ thần kinh liên tục tổng hợp những cảm giác thu nhận được, dựa vào quá khứ, và hướng đến tương lai, làm thành một dòng tri giác. Như thế, Hylè, tức chất liệu của cảm nhận, tự nó hướng đến Morphe, hình thái. Mỗi cảm giác tự nó mang những phương tiện để được nhận thức đầy đủ hơn, và trong mỗi sự vật được cảm nhận trực tiếp đã có sẵn động lực để liên kết chúng thành một tập hợp hình ảnh hiểu được, « cảm thông được », của thế giới.
(13) Tương tự như « khoảng chân – tua » nơi loài Ruột Khoang, cho ra « vùng phụ cận » ở các trình độ tiến hóa cao hơn, trò chơi phân định một khoảng trống trung gian giữa « trong » và « ngoài » một cá thể. Cá thể ấy có khả năng tác động trên khoảng trống này, như thể thuộc về nó, mặc dù khoảng trống kia vẫn được cảm nhận như bên ngoài nó. Trong trò chơi, nó tác động trên những sự vật trung gian, để tăng cường cảm giác hiệu năng của nó trên khoảng trung gian vừa nói. Điều này cũng làm gia tăng cảm giác tự thân của nó, và là một bước tiến hóa dẫn đến việc phát triển các « trung gian thực dụng », vẫn để tăng cường hiệu năng tác động trên « vùng phụ cận », thường trùng hợp với khoảng trung gian của trò chơi. Các « trung gian thực dụng » ấy là các khí cụ lấy trực tiếp từ thiên nhiên, trước khi tiến lên giai đoạn đồ dùng được chế biến.
Với 3 người thân hy sinh cho chế độ, bà mẹ liệt sĩ, Thái Thị Tiển, 90
tuổi, hiện đang cư trú tại Phường Phước Long, Khóm Phước Thái, Tỉnh
Khánh Hoà chẳng còn miếng đất để sinh sống
(Blog danoan/xuanvietnam) Lều bạt mà dân oan dựng lên vào đêm 29 Tết tại vườn hoa Lý Tự Trọng (2013)
Thu bằng liệt sĩ của dân vì miếng đất?
Gia đình bà nổi tiếng giàu có nhờ đất đai rộng lớn trù, phú. Bà có 3 người thân hy sinh để dựng lên chế độ cộng sản. Sau năm 1975, gia đình bà đã hiến dần đất đai cho chính quyền. Bà chỉ còn giữ lại một ít cho các con. Nhưng nay, tất cả đất đai của dòng họ bà từ thời vua Duy Tân do ông bà để lại, đã bị cưỡng đoạt chẳng còn gì. Cả dòng họ 30 người trong gia đình bà đang sống trong khốn khổ. Tấm bằng liệt sĩ mà bà đem ra để mong chính quyền ban cho chút lòng thương hại, nhưng cũng đã bị thu hồi:
Bà Thái Thị Tiển: “Đất của tôi mấy trăm năm rồi đất của ông bà để lại mà tại sao tới lấy hết. Tới kiểm chế lấy. Tôi đem cái hình của em tôi, nó ở trong núi nó mới về là người ta bắn nó chết. Giờ tôi cũng chôn đó. Mẹ tôi có công với cách mạng. Đất đó là trồng tỉa sắn kiệu là nuôi hết cách mạng ở trong núi về có bao nhiêu cũng bán có bao nhiêu cũng nuôi hết. Ăn rồi mua cá, mua gạo nuôi trong đó. Bây giờ mẹ tôi nằm đó cũng tới đào lên lấy ăn là sao vậy? Giờ tại sao muốn lấy hết, mả mồ cũng lấy ăn. Đất của ông bà tôi chớ đâu phải đất của mấy người đó ha. Tới đó đào lên lấy ăn. Tại sao vậy?
Nhiều trường hợp liệt sĩ bị quên lãng: Bà Nguyễn Thị Ngọc ở Quảng Nam với 2 tấm bằng liệt sĩ, 36 năm không được nhận chế độ. danviet.vn
Em tôi có cái bằng cách mạng. Tôi mới có cầm ra, nó giựt nó xô tôi té xuống. Nó lấy cái bằng luôn. Nó hỏng trả. Bằng liệt sĩ đó. Nó giựt nó lấy mà tôi đòi nó không có trả rồi lấy cái gì đâu mà biết. Tôi già cả tôi quên, tôi đâu có nhớ ngày đâu mà cúng.”
Câu chuyện cướp bằng liệt sĩ rồi đem giấu luôn không trả của chính quyền tỉnh Khánh Hoà nghe có vẻ bi hài. Nhưng đó là một sự thật cay đắng, phũ phàng mà chúng ta cần biết để suy gẫm. Bà Thái Thị Tiển kể lại thảm cảnh của gia đình các con không còn đất đai để sinh sống. Con bà là ông Bùi Văn Chương, đã bỏ nhà, bỏ vợ con đói khổ để đi Hà Nội tìm công lý. Nhưng 3 năm trôi qua, mọi việc rơi vào im lặng. Bà Lê Thị Minh Cảnh, vợ ông Chương, ở nhà chịu đựng cảnh nước ngập do chính quyền đổ đất cao hơn nhà bà 1 mét rưởi. Mùa mưa nước dâng cao. Gia đình bà và anh chị em sống xung quanh bị ngập lụt rất khổ sở. Bà Cảnh nuôi con một mình và chẳng có việc gì làm để mưu sinh. Bà uất nghẹn nói:
Đi tìm công lý, đi ba năm nay. Rồi thanh tra chính phủ về đây thanh tra cái dự án nầy. Rồi có kết luận của Phó Thủ Tướng Trương Vĩnh Trọng nữa là giải quyết dự án nầy cho nhanh, dự án nầy là sai. Nhưng mà cho đến giờ nầy không thấy động tĩnh gì hết. Coi giống như là chìm xuồng vậy đó. Gia đình nhà em giờ cũng chẳng biết kêu ai nữa. Bây giờ sống cũng như là chết vậy. Lây lất qua ngày cơm rau cháo vậy thôi, chớ bây giờ đi tìm hoài mà có ai giải quyết đâu. Con em thì càng ngày càng lớn, tụi nó ăn học. Ngày xưa tụi em thu nhập vô, trồng hành, trồng rau mọi năm có vườn rau, ao cá để sống. Bây giờ tiêu hết rồi.”
Người dân Hưng Yên phản đối việc lấy đất của dân cho dự án Eco Park. AFP photo
Tại Hà Nội ngày 20 tháng 1 năm 2011, trong một báo cáo mới nhất nhằm cải cách những vấn đề cấp bách để cải thiện tính minh bạch và giảm tham nhũng trong quản lý đất đai có sự hiện điện của Đại Sứ Quán Đan Mạch, Ngân Hàng Thế Giới và Đại Sứ Quán Thụy Điển. Báo cáo nầy dựa trên sự điều tra và nghiên cứu các tỉnh trên toàn quốc. Ông John Nielsen, Đại Sứ Đan Mạch nói "Tham nhũng liên quan đến đất đai là một thách thức quan trọng đối với Việt Nam. Chúng tôi hy vọng báo cáo này sẽ giúp vạch ra con đường hướng tới cải cách giảm bớt tình trạng nầy.
Nạn nhân của quan chức tham nhũng
Chính quyền Việt Nam đang sao chép toàn bộ cách cưỡng đoạt đất đai của Trung Quốc. Ảnh hưởng tác hại của những vụ cưỡng đoạt đất đai để xây dựng dinh thự, mua bán, chia chát, làm dự án ma, sang tay làm giàu…giữa cán bộ có chức quyền và những nhóm kinh doanh cơ hội đã làm tê liệt nền kinh tế vốn yếu kém và mong manh. Chỉ thương cho người nông dân bao đời gắn bó với mảnh ruộng, bờ ao để mưu sinh, nay họ không còn đất để canh tác. Bà Lê Thị Minh Cảnh đã kể lại cuộc cưỡng chiếm đất đai khủng khiếp đã diễn ra tại xã bà như sau:
Dân oan Vũng Tàu khiếu kiện tập thể. Photo courtesy of honviet.co (2011)
Không ai có thể tượng tượng được, nên mấy cái dự án trên kia thấy khủng khiếp quá chạy về lấy tiền luôn không dám chống, không dám đi kiện nữa, không dám kêu. Sợ quá luôn. Ai cũng thấy khủng kiếp quá! Nó phân lô bán nền cho người ta cất nhà ở chớ đâu có làm gì. Em nghe bán 5 triệu một mét vuông, có chỗ 6 triệu, có chỗ 7 triệu, tùy theo chỗ. Chỗ nào đẹp thì nó bán giá cao, chỗ nào nhỏ thì nó bán giá thấp.”
Một người gần đất xa trời, đã sống gần một thế kỷ, nhưng bà Thái Thị Tiển vừa đau đớn, vừa ngỡ ngàng khi nhìn thấy cảnh tan tác của các con. Bà nói:
Thái Thị Tiển: “Còn đất của con tôi, thằng con của tôi nó để trồng tỉa nuôi con giờ cũng cướp giựt lấy ăn hết, lấy hết. Giờ con tôi cũng không có một khuỷnh đất để trồng được cây rau, cây cỏ gì để ăn hết. Nó lấy vô sát trong nhà. Nó lấy nó ăn hết. Bỏ vợ bỏ con đi kiếm chỗ nầy, kiếm chỗ kia làm. Không đủ nuôi vợ nuôi con nó. Con nó cũng bỏ đói bỏ khát hai ba đứa nhỏ không có để mà ăn. Giờ đất cát đâu còn nữa mà ăn, làm cái gì mà trồng tỉa. Hồi kia có đất mới trồng tỉa kiệu sắn, có bán ăn, hỏi giờ hai tay không lấy cái gì ăn? Hồi kia có nhờ mấy lô đất đó có mới bán đi nuôi cách mạng ở trong núi. Bán bao nhiêu mua gạo nè, mua cá nè, mua một lần cả gánh, cả gánh đưa vô cho mà ăn. Tại sao mẹ tôi có công cách mạng như vậy mà không nhớ công ơn của bả. Bây giờ đất cát chia cho con tôi đứa một khuỷnh bây giờ tới lấy hết hỏng đứa nào có chút nào hết trọi trơn.”
Theo điều tra Bộ Lao Động tại Việt Nam cho biết, năm 2010, những người lao động trong nước không có chuyên môn kỹ thuật chiếm 85.3%, riêng ở nông thôn tỉ lệ 91.4%. Vậy, việc đào tạo để người nông dân có khoa học kỹ thuật để công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn là một chuyện không tưởng tại Việt Nam.
Cuộc sống an lành của người nông dân đã bị huỷ diệt. Họ không tìm được công việc mới để sinh sống, mất hết hy vọng vì sống cũng như đã chết. Ông Bùi Văn Chương tâm sự:
Bùi Văn Chương: “Họ tước đoạt quyền sống của mình rồi. Ở Việt Nam họ không có nhân quyền nữa. Họ cướp bóc lẫn nhau. Họ chẳng giải quyết. Họ chẳng cần biết mình sống như thế nào mình sống. Nó còn cho mình là địch, cho mình là kẻ xấu xúi giục, cho mình là địch. Nó chụp cho mình cái mũ như thế. Rồi công việc làm mình cũng chẳng biết làm gì nữa hết. Những dân oan như em giờ sống nhưng gần như đi ở tù. Không có việc làm, không có việc gì hết.”
Cả gia đình dòng họ bà Thái Thị Tiển và hơn 20 hộ dân tại Phường Phước Long, Khóm Phước Thái, Tỉnh Khánh Hoà vẫn chờ đợi công lý. Nhưng tiếng kêu của họ chỉ rơi vào thinh không. Trong khi đó, một vụ cưỡng chế khác sẽ diễn ra sau Tết. Bà Lê Thị Minh Cảnh mong được sự quan tâm của dư luận trong và ngoài nước đối với những người dân oan thấp cổ bé họng. Bà nói:
Lê Thị Minh Cảnh: “Nguyện vọng của tụi em bây giờ cướp đất đã bị thanh tra chính phủ kết luận là sai rồi. Nhưng chính quyền không thi hành mà người làm sai không bị xử phạt mà còn có vị trí còn cao hơn. Nên gia đình tụi em giống như người dân trong dự án ma nầy mong muốn các anh chị lên tiếng giúp giùm chúng em để công lý được thực thi.”
Phong Thu, thông tín viên RFA
(AFP photo) Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 06/2/2013. Ông đã chính thức tuyên thệ nhậm chức ngày 01 tháng 2 năm 2013.
Những thắc mắc hay thậm chí nghi ngờ này có những căn cứ nhất định, xuất phát từ mối quan hệ lâu dài giữa tân Ngoại trưởng Mỹ và Việt Nam trong quá khứ.
Nhận định về nhiệm kỳ tới của ông John Kerry, giáo sư Carl Thayer, thuộc học viện Quốc phòng Úc, chuyên gia về Việt Nam, đã viết trên trang blog cá nhân của mình vào ngày 6 tháng 2 như sau:
Nhiệm kỳ tới của Thượng Nghị sĩ John Kerry sẽ phản ánh những ưu tiên của Tổng thống Obama và những di sản do Ngoại trưởng Hillary Clinton để lại. Vào năm 2010, Tạp chí Quốc phòng của Bộ Quốc phòng Hoa kỳ đã xếp Việt Nam vào một trong ba đối tác chiến lược tiềm năng tại Đông Nam Á. Hai nước kia là Malaysia và Indonesia…. Việt Nam là một quốc gia trung bình đang nổi lên trong khu vực và sẽ giữ một vị trí quan trọng với Mỹ bởi vai trò của Việt Nam trong ASEAN.
Tuy nhiên, chỉ 1 ngày trước khi vị tân Ngoại trưởng Mỹ tuyên thệ nhậm chức, một báo cáo dài 8 trang của tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế công bố cho thấy tình hình nhân quyền ở Việt Nam trong năm 2012 đã trở nên tồi tệ. Báo cáo viết: ‘nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp có hệ thống các quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp trong ôn hòa; họ trừng phạt những người đặt vấn đề với chính quyền về chính sách, vạch trần tham nhũng, hoặc kêu gọi một giải pháp dân chủ thay thể chế độc đảng. Công an thường xuyên quấy nhiễu, đe dọa các nhà hoạt động và gia đình của họ. Nhà cầm quyền tùy tiện bắt giam các nhà tranh đấu, biệt giam họ lâu dài mà không xét xử bằng pháp luật, không cho gia đình viếng thăm, tra tấn và truy tố họ tại những tòa án được đảng hướng dẫn để kết án tù dài hạn với tội danh vi phạm luật an ninh quốc gia rất mơ hồ’.
Theo báo cáo của tổ chức này, trong năm 2012, chính quyền Việt Nam đã bỏ tù ít nhất 33 nhà hoạt động và bắt giữ thêm ít nhất 34 nhà vận động tôn giáo và chính trị khác.
Theo Giáo sư Carl Thayer thì tình hình nhân quyền đang xuống dốc tại Việt Nam là một cản trở, khiến cho những đối thoại đối tác chiến lược giữa Mỹ và Việt Nam phải chững lại. Vì vậy ông Kerry sẽ phải duy trì sức ép lên Hà Nội để đảo ngược chiều hướng này.
Ngoại trưởng Kerry có kinh nghiệm làm việc đáng kể với giới lãnh đạo Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua. Hơn nữa, là một thành viên và sau đó là Chủ tịch Ủy ban đối ngoại thượng viện, ông đã gặp tất cả các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam khi họ đến thăm Mỹ. Thượng nghị sĩ Kerry sẽ có thể có những đánh giá độc lập về tính cách, giá trị và mục đích của họ. Và bởi Việt Nam có vai trò quan trọng trong các mối quan hệ cá nhân của ông, điều này sẽ có lợi cho Ngoại trưởng Kerry khi ông dự Hội nghị Bộ trưởng ASEAN và Diễn đàn khu vực ASEAN sắp tới.
TS Nguyễn Quốc Quân (giữa) được chào đón tại sân bay quốc tế Los Angeles ở California vào ngày 30 tháng 01 năm 2013. AFP photo
Thế nhưng Ngoại trưởng Kerry cũng là người thực tế. Ông đã từng nói ‘ở đâu có quyền lợi chung thì cả Mỹ và Việt Nam có thể làm việc cùng nhau’. Mỹ nhìn thấy ở Việt Nam một đối tác chiến lược tiềm năng trong khu vực trước một Trung Quốc đang trỗi dậy thách thức vị trí hàng đầu của Mỹ trên thế giới. Còn Việt Nam nhìn thấy ở Mỹ một thị trường lớn. Theo dự báo của Bộ thương mại Mỹ vào năm ngoái, kim ngạch hai chiều Mỹ Việt đạt khoảng hơn 24 tỷ đô la trong năm 2012. Mỹ hiện là thị trường tiêu thụ lớn nhất cho xuất khẩu của Việt Nam với kim ngạch hơn 14 tỷ đô la trong năm 2012.
Thực tế này cũng làm một số người lo ngại vị tân Ngoại trưởng vì quyền lợi của nước Mỹ sẽ có thể bỏ qua vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Ông David Brown, một nhà cựu ngoại giao Mỹ tại Việt Nam, nhận xét:
Tất nhiên, ông ấy sẽ thúc giục Việt Nam phải đảm bảo quyền tự do được quy định trong hiến pháp và cam kết của Việt Nam khi tham gia vào Tuyên bố về nhân quyền của Liên hiệp quốc….Ông ấy biết là các lãnh đạo Việt Nam muốn có hợp tác chặt chẽ hơn trong trao đổi quân sự, phát triển năng lượng hạt nhân và mở cửa thị trường. Với những kinh nghiệm lâu năm khi còn là thành viên trong Quốc hội, ông ấy có thể giải thích với đối tác Việt Nam rằng có nhiều dân biểu và nghị sĩ quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam đến mức nó có thể cản trở mối quan hệ chặt chẽ hơn mà các lãnh đạo Việt Nam đang tìm kiếm.
Tôi có liên lạc và nói chuyện với cố vấn của ông Kerry, và tôi có than phiền và được họ trả lời là họ vẫn can thiệp nhân quyền nhưng họ chủ trương đường lối khác, thuyết phục và không làm cộng sản Việt Nam mất mặt. Theo tôi nghĩ ông Kerry với những liên hệ tốt đẹp với nhà cầm quyền cộng sản, và bây giờ ở vị trí ngoại trưởng thì ông có thể làm được nhiều việc hơn cho vấn đề nhân quyền Việt Nam. Điển hình là khi ông vừa nhậm chức thì có thả luật sư Lê Công Định và tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân.
Hôm 30 tháng 1 vừa qua, Việt Nam đã trả tự do cho nhà vận động nhân quyền Việt kiều Mỹ, tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân sau khi giam giữ ông 9 tháng. Sau đó vào ngày 6 tháng 2, Việt Nam tiếp tục trả tự do cho một nhà hoạt động xã hội khác, luật sư Lê Công Định.
Rõ ràng, những kinh nghiệm làm việc với Việt Nam trong quá khứ đang là một điểm lợi cho vị tân Ngoại trưởng Mỹ. Nó có thể làm một số người lo lắng cho rằng mối quan hệ cá nhân của ông với Việt Nam sẽ có thể làm ảnh hưởng đến những quyết định quan trọng. Tuy nhiên, nói như nhận xét của giáo sư Carl Thayer, ông John Kerry cũng giống như Thượng nghị sĩ John McCain, sẽ không để tình cảm riêng tư ảnh hưởng đến đánh giá của mình. Ông John Kerry là người phản chiến nhưng chắc chắn không phải là người theo cộng sản.
Việt Hà, phóng viên RFA
- Đào Nam Hưng sưu tầm
Xứ Kinh Bắc xưa (danh từ cổ thường gọi là trấn Kinh Bắc) gồm 4 phủ (20 huyện), bao gồm toàn bộ hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và một phần nhỏ các vùng lân cận Hà Nội như Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn, Văn Giang, Văn Lâm và Hữu Lũng (thuộc tỉnh Lạng Sơn). Tuy nhiên, ngày nay nói đến Kinh Bắc người ta thường nghĩ đến Bắc Ninh, một tỉnh rất nổi tiếng ở miền đồng bằng Bắc bộ và cũng là nơi phát xuất các điệu hát Quan họ cùng những lễ hội, đình chùa, mang các sắc thái đặc biệt.
Những tài liệu dưới đây được viết bằng chữ Hán Nôm, là những ghi chép vào năm Khải Định thứ 5 (1920) về các phong tục tập quán dân gian ở vùng Kinh Bắc, do trường Viễn Đông Bác Cổ chủ trương và các nhà nho Việt Nam tiến hành khai báo.
Tài liệu này đã được các nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Hán Nôm biên dịch trong cuốn Địa phương chí tỉnh Bắc Ninh qua tư liệu Hán Nôm, do GS Đinh Khắc Thuân chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành năm 2009.
Phần trích dẫn dưới đây do Nguyễn Thị Hường – Nguyễn Tố Lan dịch từ các tài liệu Hán Nôm và GS Đinh Khắc Thuân hiệu đính.
Tục hát và đánh chen ở xã Nga Hoàng, huyện Võ Giàng
Tài liệu viết: “Xã ấy, vào ngày 11 tháng 2 (âm lịch) có lệ nhập tịch tế thần. Tế xong, toàn dân cùng ăn uống ở đình. Đến chiều tối, mướn ca kỹ đến hát hầu thần ở đình. Ca kỹ hát ở chính giữa đình. Hai bên đình là chỗ trai gái đến xem hát. Nếu con trai thấy con gái đứng chỗ nào thì cũng đến chỗ đó đứng, con trai thân áp sát vào giữa đám con gái; thân người con trai sát với thân người con gái, tay người con trai bóp vào ngực người con gái”.
(Việc chỗ còn rộng mà cố ý đứng sát thân mình với thân người khác các cụ gọi là “đánh chen”, không thể dùng hai tiếng “chen nhau” được vì nghĩa rất khác. Ngày trước, các cụ hay dùng tiếng “đánh” lắm, ví dụ: đánh chén, đánh đu, đánh đáo v.v…, không hề có ý đánh lộn ở đây – ĐNH).
“Đêm đó thuê ca kỹ đến hát thờ thần từ 7-8 giờ tối đến 4-5 giờ sáng mới thôi. Từ lúc ca kỹ bắt đầu hát cho đến lúc thôi hát, đôi trai gái nào thuận tình, thì người con trai dẫn người con gái ra chỗ nào tối ở xa ngoài đình, hai người giao dâm với nhau, không dám làm việc đó ở trong đình vì sợ có uế khí với thần. Trai gái sát người vào nhau điểm ngực ở trong đình thì được, nhưng nếu đã giao dâm với nhau thì không được ở trong đình. Nếu như đêm ấy xã thuê ca kỹ hát thờ thần, không có con trai con gái trong xã ra đình xem hát, không có người con gái nào để đánh chen điểm ngực, thì đêm đó, mọi người dân xã trong đình tự nhiên sinh ra cãi nhau, hoặc người ca kỹ gây sự với người trong xã, hoặc người trong xã gây sự với nhau, mọi người sinh ra ẩu đả. Cho nên, năm nào vào đêm hôm đó, ca hát hầu thần cũng có nam nữ ra đình xem hát, đánh chen, điểm ngực thì mới tránh được nảy sinh những chuyện bất bình”.
(Điểm ngực: Bóp vú, GS Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện chú thích. Nhập tịch: Đem chiếu vào để trải ở đình. Ngồi vào trong chiếu cũng gọi là nhập tịch – ĐNH).
Hát thờ thần và hát nằm với nhau ở làng Diềm
Làng Diềm tức xã Viêm Xá, tổng Châm Khê, huyện Võ Giàng ngày xưa, tương truyền là một trong những nơi gạo cội của hát Quan họ. Tài liệu Bắc Ninh tỉnh khảo dị ghi:
“Lại nói xã ấy có một ngôi đình phụng thờ hai vị thành hoàng, thánh ông hiệu là Tam Giang Đại vương, thánh bà hiệu là Hoàng hậu. Hằng năm vào ngày mồng 4 tháng Giêng khai xuân. Ngày 10 tháng 8, nhập tịch mở hội tế hai vị thần.
“Lại như trai gái xã ấy giao lưu với xã Hoài Bão ở huyện Tiên Du (cùng tỉnh Bắc Ninh). Nam nữ làm một hội hát, xã Viêm Xá gồm 10 người con trai, 10 người con gái, xã Hoài Bão gồm 10 người con trai, 10 người con gái. Nam nữ hai xã này hợp thành một phường ca hát. Đến ngày xã Viêm Xá mở hội xuân hay ngày nhập tịch tế hai vị thần, dân xã sai một người con trai mang trầu cau sang xã Hoài Bão mời con trai con gái Hoài Bão sang xã Viêm Xá hát. Nhưng con gái xã Hoài Bão không đi mà chỉ có các chàng trai đến xã Viêm Xá. Con trai xã Hoài Bão hát với các cô gái xã Viêm Xá. Nếu ngày nào theo tục lệ là ngày xã Hoài Bão tế thần, thì xã Hoài Bão cũng sai một người con trai mang trầu cau sang mời trai gái xã Viêm Xá đến hát, nhưng con gái xã Viêm Xá không đi, chỉ có con trai đến xã Hoài Bão hát với các cô gái xã Hoài Bão.
“Lại nói, xã Viêm Xá vào ngày 4 tháng Giêng có tục con trai con gái đến đình xem tế thần, rồi đến đêm thì cùng nhau về nhà Chị cả, hát với con trai xã Hoài Bão từ bên Hoài Bão sang. Đêm ấy, con gái đã có chồng và con gái chưa chồng trong làng này cũng đều đến nhà Chị cả. Con trai xã Hoài Bão với con trai xã Viêm Xá ngồi một bên, con gái ngồi một bên trong nhà Chị cả. Chị cả sai người nhà làm tiệc rượu mời các chàng trai xã Hoài Bão ăn uống no say, sau đó mới hát. Trai gái hát từ 8 giờ tối đến 2 giờ sáng thì tắt đèn trong nhà, cùng nằm mà hát. Lúc tắt đèn, Anh cả hát với Chị cả, Anh hai hát với Chị hai, Anh bé hát với Em bé; còn những người con trai nào thuận tình với người con gái nào thì hát với cô ấy. Nếu như chàng trai và cô gái nào thích nhau thì giả vờ đi tiểu ở phía ngoài nhà thật xa mà giao dâm với nhau, thường thì người trong nhà không biết. Sau đó lại vào trong nhà nằm mà hát, hát đến 4-5 giờ sáng mới thôi. Con trai xã Viêm Xá về nhà mình ở ngay trong xã nên không cần phải tiễn. Con trai xã Hoài Bão về bên Hoài Bão nên được con gái Viêm Xá tiễn. Chị cả tiễn Anh cả, Chị hai tiễn Anh hai, Chị ba tiễn Anh ba, Chị tư tiễn Anh tư, Em bé tiễn Anh bé v.v… Mỗi người tiễn một đường, không đi chung cùng toán với nhau, hoặc nếu chung đường thì đi cách xa nhau. Lúc 4-5 giờ sáng, trời vẫn còn tối, trai gái tiễn nhau về, nếu thích nhau thì cũng làm việc giao dâm với nhau ở bên cạnh đường, không ai biết, còn nếu biết thì cũng đi qua làm như không nhìn thấy. Xã này có tục lệ ấy nên người nào có con gái mà không cho đi hát thì bị những người cho con gái đi hát cười. Cười rằng: “Người có con gái không cho đi hát thì cũng hư mất đời, lại không tuân lệ làng”.
Một số câu hát được ghi lại như sau:
Nam:
Khen cho cũng thực duyên trời
Đưa ra kết mấy những người bạn loan.
Nữ:
Giầu này xin gửi bạn loan
Công này kể núi Thái Sơn nào tày
Yêu nhau ăn miếng giầu này
Ăn giầu rồi sẽ giải bày niềm riêng
Nam:
Muốn cho đôi chữ ái ân
Lòng tôi muốn kết trước sân giãi bày.
Nữ:
Muốn cho đôi chữ một dòng
Trên trời chưa định trong lòng đã vui…
Tục hát úp đèn, điểm ngực ở Niệm Thượng
Làng Niệm Thượng (thường gọi là làng Ném Thượng) sáng ngày Rằm tháng Giêng có tục giết lợn tế thần, đến tối thì mời đào nương đến hát. Tài liệu nói trên trong Bắc Ninh tỉnh khảo dị chép:
“Khấn xong, mọi người cùng lễ bái thần. Việc khấn bái xong thì người già ngồi vào gian bên trong đình, xem hát. Người kỳ mục ngồi ở gian giữa, chỗ có hương án, đánh trống thưởng phạt, xem hát. Đào nương đứng ở trên chiếu phía ngoài hương án mà hát. Đàn ông, đàn bà, thanh niên, thiếu nữ đều tụ tập trong đình xem hát.
“Ca hát từ lúc bắt đầu đến khoảng 8-9 giờ tối thì thắp đèn lên cho sáng. Hát đến chừng 2 giờ đêm, một người kỳ mục bưng đĩa đèn đứng thẳng trên mặt đất giữa đình, người khác lấy một cái chõ úp lên trên đèn. (Tục cổ thì tắt đèn đi, nay thì lấy chõ úp lên, nồi chõ có nhiều lỗ ở đáy nên đèn vẫn cháy). Trong đình, trong cung lúc ấy tối om om. Một người kỳ mục ngồi ở gian chính giữa mới bước xuống sờ ngực người đào nương. Còn đàn ông đàn bà người nào người nấy thấy đèn bị che đi, lại thấy kỳ mục sờ ngực đào nương thì các đàn ông cũng sờ ngực đàn bà, con trai sờ ngực con gái.
“Khoảng ba phút đồng hồ thì có một người nhấc cái chõ ra, đèn lại sáng. Mọi người thôi không sờ ngực nhau nữa, lại ngồi nghiêm chỉnh như cũ để xem hát…
“Nếu năm nào nhập tịch tế thần mà không mướn đào nương đến đình hát thờ thần, lại không sờ ngực đào nương, không có đàn ông sờ ngực đàn bà thì năm ấy trong làng trâu bò lợn gà phần nhiều đều bệnh tật, người người không được yên. Nếu có mướn đào nương đến hát và đàn ông sờ ngực đàn bà ở trong đình thì năm đấy dân được bình yên, trâu bò lợn gà sinh sôi nảy nở, lúa má, tằm tang tươi tốt.
Tục trên được ghi lại do người ghi là một nhà Nho chứng kiến tại chỗ vào đêm 15 tháng Giêng năm 1920 tại đình Niệm Thượng”.
(Nguồn: Blog của Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện)
* Giải thích: Tại sao lại có phong tục “điểm ngực, giao dâm” kỳ lạ như vậy? Xin thưa, Bắc Ninh là một tỉnh giàu có. Ngày trước, vấn đề y tế chưa tiến bộ, con người chết nhiều, tuổi thọ không mấy. Muốn gia tăng dân số trong làng, người ta khuyến khích dân chúng theo phong tục kỳ lạ đó, cũng là một hình thức nhắm gia tăng nhân khẩu trong làng mà thôi. Thời Đông Chu Liệt Quốc ở bên Tàu, Việt vương Câu Tiễn ra lệnh thưởng cho mỗi gia đình sinh con trai một con chó, một thúng gạo; thưởng mỗi gia đình sinh con gái một đôi gà, một thúng gạo. Những đứa trẻ lớn lên mà gia đình nghèo thì các quan địa phương phải có trách nhiệm giúp đỡ. Hễ nhà có con trai hay con gái đến 18 tuổi mà chưa lập gia đình thì bắt tội bố mẹ. Con trai không được lấy bà già, con gái không được lấy ông già, vì sợ khó sinh được con và con không tốt. Quả nhiên, dân số nước Việt tăng rất mau, đánh thắng nước Ngô và làm bá chủ thiên hạ. Còn ở Ấn Độ, Campuchia và nhiều nước khác thời xa xưa, người ta thờ Linga và Yoni tức các bộ phận sinh thực khí của phái nam và phái nữ với những biểu tượng bằng đá rất lớn đặt trong đền thờ. Ở Bình Định, Phan Rang, Phan Thiết… hiện nay người ta còn tìm thấy nhiều bộ Linga-Yoni hay các tượng nam nữ khỏa thân rất đẹp của dân tộc Champa (Chiêm Thành) trong các tháp Chàm ngày trước.
Hiện nay, tại các nước Anh, Nga, Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch… số sinh rất ít, người ta đang áp dụng nhiều biện pháp ưu tiên để khuyến khích dân chúng sinh đẻ. Vậy thì, ở vùng Kinh Bắc, các cụ ta xưa có phong tục “điểm ngực, giao dâm” trong các lễ hội ngày xuân để gia tăng dân số trong làng thì cũng không có gì là xấu xa đến nỗi phải cấm Blog của Giáo sư Nguyễn Xuân Diện, một vị giáo sư tiến sĩ đã có những nghiên cứu hết sức giá trị. Nghiên cứu xong mà không cho công bố thì để làm gì? <
Nguồn: US Embassy
Bùi Văn Bồng
(Blog Bùi Văn Bồng)
Giới thiệu
Lê Duy chuyển ngữ - Council on Foreign Relations
© Bản tiếng ViệtTạp chí Phía trước
(VnMedia)
- Có ý kiến cho rằng, các giải pháp của Chính phủ hiện nay vẫn xuất phát từ phía cung, trong khi thị trường cần kích cầu?
Chân Anh
(VTC News)
Khai bút năm mới, ngày mùng 3 Tết 12.2.2013
© Kami- RFA Blog's
* Bài của tác giả gửi tới TTHN
Phải chăng huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) có tư tưởng ly khai?
Lá đơn của ông Đinh Hùng Chung và Nguyễn Đức Thông
Clip phỏng vấn ông Đinh Hùng Chung huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
GS. Nguyễn Văn Tuấn
--------------
Tham khảo:
[1] Fromson JA. The Asclepius: the ancient standard of physicians. Am J Psychiatry 2011;168:752.
[2] Bohigian GM. The staff and serpent of Asclepius. Mo Med 1997;94:210-1.
[3] Cox RA, et al. The Symbol of Modern Medicine: Why One Snake Is More Than Two. Ann Int Med; 2003;138:673-677.
TB: Bài đã đăng trên báo Đất Việt, số Tết.
Ghi thêm: bài đó ở đây (có vài phê bình tôi viết sai chính tả nữa và sai ngôn từ):
http://baodatviet.vn/khoa-hoc-cong-nghe/bi-an-khoa-hoc/201302/Bieu-tuong-nganh-y-Lich-su-cua-mot-sai-lam-2341538/
(Blog GS. Nguyễn Văn Tuấn)
Những diễn đàn tự do, những mạng xã hội càng ngày càng thu hút nhiều người trẻ, những người quan tâm đến tình hình đất nước. Họ trao đổi thông tin, ý tưởng, suy nghĩ và từng bước tạo ra một cộng đồng mạng mỗi ngày một trưởng thành hơn, sẵn sàng cho một cuộc cách mạng xã hội.
Cuộc chiến chống Cách Mạng Truyền Thông
Vì lo sợ mất quyền, đảng Cộng sản xem những nhà báo tự do, những bloggers như kẻ thù. Điều 79 “tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” và Điều 88 “tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” đựơc dùng để khép và bắt tù những nhà báo gây nguy cơ sụp đổ chế độ.
Nhưng đảng Cộng sản càng bắt bớ thì thế giới càng nhận ra tình trạng đàn áp báo chí tại Việt Nam. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới đặt Việt Nam trong danh sách các nước nơi Internet bị xem là kẻ thù. Về Tự Do Ngôn Luận Việt Nam hiện đứng thứ 172 trên thế giới, chỉ hai bậc trước Trung cộng ở thứ 174. Theo bản báo cáo của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) hiện có 14 nhà báo và bloggers bị tù vì chỉ trích nhà nước và tường thuật tham nhũng.
Ngày 24 tháng 9 năm 2012, ba blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần và AnhbaSàiGòn bị tuyên án tổng cộng 39 năm tù và 5 quản chế cũng chỉ vì đã tích cực họat động truyền thông.
Ngày 30 Tháng 10 năm 2012, hai nhạc sĩ Việt Khang Võ Minh Trí và Vũ Anh Bình bị kết án tổng cộng 10 năm tù giam và 4 năm quản chế chỉ vì làm thơ và sọan nhạc, chống lại sách lược bành chướng của đảng Cộng sản Trung Hoa và sự nhu nhược của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
Để chống lại sự phát triển của truyền thông mạng, đảng Cộng sản còn dùng những thủ đọan đàn áp các blogger. Họ tịch thu máy điện toán, đe dọa các boggers và gia đình, xây dựng tường lửa, xâm nhập phá hoại các mạng tự do và máy điện tóan của các nhà đấu tranh chính trị… nhưng đảng cộng sản càng đàn áp, càng phá họai thì cộng đồng mạng lại càng nhận ra kết quả việc làm, càng nỗ lực hơn, càng có nhiều người tham gia hơn, càng rút ngắn ngày cách mạng xã hội xẩy ra.
Cuộc chiến giữa cộng đồng mạng và đảng Cộng sản mỗi ngày một trở nên khốc liệt hơn. Cả hai đều nhận rõ nắm được dư luận xã hội là nắm được phần thắng. Cộng đồng mạng đề cao tự do, sự thật và nắm được chính nghĩa nên đường đấu tranh mỗi ngày một rộng mở. Đảng cộng sản ngược lại sợ tự do, sợ sự thật nên càng ngày càng suy thóai và đang từng bước tan rã.
Đầu Năm Sóng Gió Thông Tin …
Vào đầu năm 2012, các cơ quan truyền thông rộ lên việc Hội Nghị 4 công khai thảo luận tình trạng tham nhũng dẫn đến chế độ sụp đổ. Hội Nghị cho thấy dấu hiệu đấu đá giữa các phe cánh trong đảng sẽ xẩy ra trong năm.
Cùng lúc truyền thông đưa tin gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã nổ súng bắn trọng thương 6 công an và bộ đội. Quan sát sự kiện xảy ra chúng ta có thấy được các phóng viên có thẻ hành nghề và các phóng viên tự do đã trao đổi và bổ xung tin tức cho nhau, nhờ đó sự thật về vụ cưỡng chế Tiên Lãng mỗi ngày một rõ hơn, thông tin được lan rộng đến mọi tầng lớp quần chúng, nhất là đến những người nông dân thấp cổ bé miệng đang mất dần nguồn sống vào tay cường quyền cộng sản.
Sang tháng tư, hằng ngàn người dân Văn Giang Hưng Yên đã ném bom xăng đánh trả lực lượng công an. Khi công an rút đi người dân kéo nhau ra đồng chiếm lại đất đai. Lần này khu vực cưỡng chế đựơc thông báo trước là vùng cấm báo chí. Nhà cầm quyền tổ chức họp báo yêu cầu các phóng viên phải đưa tin theo tài liệu của họ đưa ra và không được bén mảng đến hiện trường. Vì không theo lệnh cấm, 2 phóng viên Đài Tiếng Nói Việt Nam đã bị hành hung, bị bắt giữ, bị giải về Viện Kiểm sát. Phóng viên Hán Phi Long phải vào bệnh viện điều trị các thương tích.
Đất là nguồn sống, để sống còn nông dân phải sẵn sàng trực diện đấu tranh giữ đất. Việc người dân nổi dậy đánh trả giới chức cầm quyền địa phương đã buộc đảng Cộng sản phải cho mở Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 5 bàn về việc sửa sai Hiến pháp và sửa sai quan hệ sở hữu đất đai. Khi người dân đứng lên đấu tranh đòi quyền sống, thì nhà cầm quyền cộng sản mất dần quyền lực và cách mạng xã hội từng bước đến với Việt Nam.
Bão Tố Tin Đồn.
Đến giữa năm 2012, mạng Quan Làm Báo xuất hiện và chính thức xác nhận giữ vai trò tuyên truyền xám là loại tuyên truyền không cần biết nguồn gốc hay ai là tác giả. Lọai tuyên truyền này nửa thật nửa giả, được thêm bớt, được cắt ghép, dữ kiện và thứ tự thời gian được sửa đổi theo câu chuyện.
Lọai tuyên truyền này khích động tính tò mò làm hấp dẫn người nhận. Nó làm cho người nhận nửa tin, nửa ngờ bắt người nhận phải tập trung suy đóan sự việc. Nó còn được gọi là tung hỏa mù, nó làm người theo dõi như người mù sờ voi với mục đích chính yếu là làm cho đối thủ tin vào những lý lẽ sai sự thật. Dựa trên những sự kiện sai sự thực đối phương sẽ có những quyết định và hành động sai quấy.
Tuyên truyền xám là sở trường của cộng sản nhưng lần này mục tiêu chính yếu của Quan Làm báo lại là Nguyễn Tấn Dũng và những nhóm lợi ích vây quanh ông gồm cả gia đình ông và nhiều nhân vật đầy quyền thế trong các ngành công an, quân đội, tư pháp, các tập đoàn kinh tế chủ lực và đặc biệt là tài chính ngân hàng …
Kết quả là cả một guồng máy cộng sản không kiểm sóat được tin đồn, Nguyễn Tấn Dũng phải ra quyết định trong đó có đọan: “Các Bộ, ngành, các địa phương lãnh đạo cán bộ, công chức, viên chức không xem, không sử dụng, loan truyền và phổ biến các thông tin đăng tải trên các mạng phản động.” Điều này cho thấy ngay bên trong nội bộ guồng máy cầm quyền, không còn mấy người tin vào các thông tin chính thức.
Dư luận nhập cuộc và nhuần nhuyễn sử dụng chiến thuật đồn đóan. Một đồn thành mười. Mười đồn thành trăm… Đồn xong đến đóan. Đồn đóan trở thành tin chính thức. Tin chính thức trở thành kỳ vọng. Trong thời gian họp Hội Nghị 6 còn được gọi là Hội Nghị “Chỉnh Đốn Đảng” cả nước đồn rùm Nguyễn Tấn Dũng phải vào tù hay ít nhất phải từ chức, đến lúc Nguyễn Phú Trọng mếu máo loan tin chẳng làm gì được Nguyễn Tấn Dũng thì kỳ vọng trở thành thất vọng mọi người xoay sang bình luận tài nghệ và khả năng chỉnh đốn đảng của hai ông Trọng Sang.
Quan Làm Báo đã thành công trong việc đánh vào phe cánh Nguyễn Tấn Dũng, nhờ đó người dân mới biết được bộ mặt thật của giới lãnh đạo cộng sản vừa bất tài, vừa bất lực, vừa bất chính, vừa bất lương và lại vừa bất nhân. Cũng nhờ đó những người đấu tranh mới biết rõ hơn về thế và lực của những người cầm quyền cộng sản để dễ dàng hơn vận động quần chúng đứng lên làm cách mạng. Nói chung Quan Làm Báo trong đỏan kỳ có nhiều đóng góp vô cùng tích cực.
Để chống lại tin đồn, thay vì đưa những tin tức trung thực, buồn cười, các cơ quan tuyên giáo lại cho tổ chức các nhóm phản ứng nhanh, chuyên bút chiến trên internet. Riêng thành phố Hà Nội đã có ít nhất 900 dư luận viên làm nhiệm vụ tuyên truyền miệng. Rõ ràng ở cuối trào cộng sản, đảng Cộng sản đã bế tắc trước cách mạng thông tin tòan cầu.
Bước Sang 2013
Mặc dù phe Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang thất bại trong Hội nghị 6, cuộc chơi mới lại bắt đầu. Một mặt họ lấy lại Ban Nội Chính và Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh được đưa ra Hà Nội làm Trưởng ban này. Ông Thanh xưa nay nổi tiếng giỏi đấu đá địa phương nay được đưa lên Trung Ương mang nhiều hứa hẹn tranh chấp quyền lực trong những ngày sắp tới.
Hội Nghị 6 còn công bố đầu năm 2013 Quốc hội được quyền bỏ phiếu tín nhiệm các chức vụ của quốc hội, chính quyền và chính phủ, trong đó có các vị trí Thủ tướng, Chủ tịch nước, các Bộ trưởng v.v... Việc bỏ phiếu tín nhiệm sẽ tạo nhiều thông tin xôi nổi không kém gì việc đánh đồng chí X vừa xẩy ra. Năm Nhâm Thìn là một năm tranh quyền giữa các phe trong đảng và phe Nguyễn Tấn Dũng đã thắng. Nay đảng lại lôi Quốc Hội vào cuộc thì ắt hẳn sẽ có nhiều chuyện xôi nổi xảy ra.
Trong năm Qúy Tỵ có thể phe Nguyễn Phú Trọng sẽ mở một Đại Hội đảng giữa kỳ. Nếu việc này xẩy ra sẽ có nhiều cơ hội cho giới truyền thông tự do chứng minh cho người dân thấy rõ đảng Cộng sản đã thất bại ngay trong việc cải tổ và cải cách chính nội bộ của đảng.
Các Hội Nghị 4, 5 và 6 chỉ lo chỉnh đốn chính trị nội bộ, không riêng mặt chính trị, các mặt khác của xã hội như kinh tế, y tế, giáo dục, … đều lâm vào tình trạng khủng hỏang, một cuộc khủng hỏang tòan diện. Rõ ràng Việt Nam cần thay đổi mau lẹ, sâu rộng và triệt để, mà muốn thay đổi như thế cần phải thay đổi mọi cơ cấu ngăn cản sự phát triển xã hội.
Mặt khác tham vọng bành trướng Trung cộng càng ngày càng lộ liễu, và đã trở thành một mối đe dọa các quốc gia trong vùng và nền hòa bình thế giới. Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục cúi đầu thuần phục ngọai bang Trung cộng và dùng mọi thủ đọan trấn áp phong trào yêu nước. Bộ mặt phản động của nhà cầm quyền càng ngày càng lộ rõ. Lịch sử cho thấy chưa một chế độ theo Tầu bán nước lại có thể tồn tại dài lâu.
Gần nhất là dư luận góp ý cho “Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992”, có người cho là trò khỉ, sửa đổi thì cũng như rắn lột da. Trong khi đó, 72 nhân sĩ, trí thức khởi xướng một phong trào “Kiến nghị về Sửa đổi Hiến pháp” với gần 3,000 chữ ký ủng hộ, rồi lại cử 15 vị đại diện đến Văn phòng Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp để trao Kiến Nghị. Có người cho rằng đây chỉ là vở kịch nhưng tại sao lại có vở kịch này? Bài tới người viết sẽ bình luận đề tài này.
Rõ ràng trong năm Nhâm Thìn nhiều sự kiện chính trị liên tiếp xẩy ra và nhờ cách mạng truyền thông, tin tức đã phổ biến sâu rộng đến quảng đại quần chúng. Và như thế phải chăng phải chăng một cuộc cách mạng xã hội đang đến với Việt Nam trong năm Qúy Tỵ 2013?
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
13/2/2013
Dương Duy Ngữ
(Blog Trần Thiềm)
Một xã hội được xây dựng bằng sự thờ ơ và vô cảm đến nghẹn lòng.
Quả thật, cảm ơn cuộc đời đã mang những bà cụ đáng kính; những người anh em thực sự đã đến với mình. Tiếng đòi người bên ngoài vang lên làm nghẹn đi và không kịp nói lời cảm ơn.”
Vua Quang Trung thăm lại gò Đống Đa năm 2013
Xin có một lời khuyên
Bạn hỏi xin có một lời khuyên
Phải làm gì cho đại cuộc hôm nay?
Nếu ai đó có câu trả lời xác đáng cho bạn
Vị ấy là bậc toàn trí xứng danh lãnh tụ
Tiếc rằng trong hiện tại không có một nhân vật như vậy
Mà giả như có có đi nữa cũng không nên phú thác mọi việc cho vị ấy
Một ma đầu Ho, Ho, Ho chí minh đã đủ tàn mạt rồi!Từ 1946 đến 2013: Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
Vũ Đông Hà (Danlambao) – 1946 đến 2013. 67 năm. Bản Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã qua 3 lần thay lòng đổi dạ, nay đang đi vào lần đổi dạ thay lòng lần thứ 4. Lần này dường như có một khuynh hướng muốn trở về lại cái thời điểm ban đầu lưu luyến ấy: Hiến pháp 1946 mà theo như đồng chí Gs-Ts Lê Hồng Hạnh – Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý của Bộ Tư pháp thì nó là “Một tuyên ngôn thượng tôn nhân dân trong thực thi quyền lực nhà nước in đậm dấu ấn tư tưởng của Bác Hồ mãi mãi là một thiên cổ hùng văn thể hiện khát vọng dân chủ của Nhân dân và của Đảng ta. Giá trị của tuyên bố trên trong Hiến pháp 1946 thiêng liêng chẳng khác gì tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” mà Lý Thường Kiệt đọc trên sông Như Nguyệt.”Nhận diện… “tâm thần”
Nguyễn Anh Dũng (Danlambao) – Phải đưa những người bị tâm thần thực sự vào trung tâm bảo trợ xã hội II hoặc nhà thương điên tại Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội. Phương cách điều trị hữu hiệu căn bệnh này là thực hiện đa nguyên, tam quyền phân lập… bằng lá phiếu bầu cử tự do, dân chủ, của cử tri để lựa chọn người lãnh đạo đất nước…Việt Nam lún sâu lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc
Hà Nội (NV) – Việt Nam ngày càng lún sâu vào vòng lệ thuộc Trung Quốc về mặt kinh tế.
Thời Báo Kinh Tế Việt Nam (TBKTVN) hôm Thứ Bảy vừa qua nêu ra các
con số chứng minh sự phụ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc. Báo chí ở
Việt Nam đã nhiều lần báo động về tình trạng thâm thủng mậu dịch ngày
một dâng cao của Việt Nam với Trung Quốc mà một quan chức của Bộ Công
Thương Hà Nội nói là khuynh hướng đó “bình thường”.
Việt Nam lún sâu lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc
Nguoiviet
HÀ NỘI (NV) – Việt Nam ngày càng lún sâu vào vòng lệ thuộc Trung Quốc về mặt kinh tế.Một số phụ nữ cố gắng đẩy một chiếc xe chở đầy các thùng trái cây nhập cảng từ Trung Quốc tại cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images) |
Theo TBKTVN, Trung Quốc dẫn đầu trong 8 thị trường Việt Nam nhập cảng nhiều nhất năm 2012, chiếm tới 25.3% tổng số kim ngạch nhập cảng.
“Trong các mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc, có khoảng 30 mặt hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD, trong đó có 6 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (lớn nhất là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; tiếp đến là điện thoại các loại và phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; vải; sắt thép; xăng dầu).”
TBKTVN viết. “Có một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có kim ngạch chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng tương ứng của cả nước, như: Khí đốt 53.2%, phân bón 50.7%, rau hoa quả 48.8%, thuốc trừ sâu 46.1%, điện thoại các loại và linh kiện 45.4%, vải 43.4%, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng 32.2%, nguyên phụ liệu dệt may da 30.2%, sắt thép 29.5%, hóa chất 27%, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện 26.6%, xơ sợi 26.4%, ô tô nguyên chiếc 25.1%…”
Tổng Cục Thống Kê thuộc Bộ Công Thương CSVN đưa ra con số hồi cuối năm ngoái cho thấy Việt Nam chỉ xuất cảng được sang Trung Quốc một lượng hàng phần lớn là nguyên liệu, và khoáng sản với trị giá 12.2 tỉ USD trong khi nhập cảng từ Trung Quốc tới 28.9 tỉ USD, tức là thâm thủng mậu dịch tớ 16.7 tỉ USD.
Con số thâm thủng mậu dịch giữa Việt Nam với Trung Quốc suốt nhiều năm qua gia tăng nhanh chóng.
Nếu chỉ tính từ năm 2007 đến nay, người ta thấy Việt Nam thâm thủng năm 2007 với Trung quốc là 9.145 tỉ USD. Năm 2008 thâm thủng 11.116 tỉ USD; năm 2009 thâm thủng 11.532 tỉ USD. Năm 2010 thâm thủng 12.710 tỉ USD và năm 2011 thâm thủng 13.467 tỉ USD.
Việt Nam lệ thuộc phần lớn vào Trung Quốc cả nguyên liệu, trang bị máy móc sản xuất đến hàng hóa tiêu dùng. Ngày 3 tháng 10 năm 2012, báo Người Lao Ðộng phải kêu rằng hàng hóa của Trung Quốc “Thượng vàng, hạ cám gì cũng nhập”.
Cả những đồ tệ hại như “gà thải loại” đến các loại hàng giả, hàng nhái đến trái cây tẩm ướp hóa chất độc hại, các loại “phụ gia” gây ung thư cũng nhập bầy bán gần như công khai khắp nơi.
“Không chỉ nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ sản xuất mà nhiều mặt hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, rau củ quả, trái cây… từ Trung Quốc cũng ồ ạt tràn vào Việt Nam qua đường tiểu ngạch, chính ngạch”. Báo Người Lao Ðộng ngày 3 tháng 10, 2012 viết.
Một chuyên gia kinh tế nói Việt Nam đang trở thành “bãi phế thải” các loại hàng hóa phẩm chất xấu của Trung Quốc.
Ông Ðào Ngọc Chương, phó vụ trưởng Vụ Thị Trường Á Châu của Bộ Công Thương bình luận tình trạng nhập siêu ngày càng lên cao của Việt Nam với Trung Quốc là “Bình thường”. Nhưng ngay từ năm ngoái, người ta đã thấy có nhiều bài viết phân tích mối quan hệ mậu dịch, thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Lệ thuộc về kinh tế sẽ dẫn đến lệ thuộc về chính trị.
“Hàng hóa Trung Quốc đang ồ ạt tràn vào Việt Nam không chỉ gia tăng chênh lệnh về cán cân thương mại giữa hai nước mà còn gây bất lợi cho sản xuất trong nước. Sự lệ thuộc ngày càng lớn vào hàng hóa Trung Quốc có thể dẫn đến việc Việt Nam phải nhượng bộ các yêu sách của đối phương một khi chiến tranh thương mại xảy ra. Bởi phụ thuộc về kinh tế sẽ dẫn đến lệ thuộc về chính trị.” Báo Sống Mới Online ngày 3 tháng 10, 2012 từng viết.
Trong khi nhiều loại sản phẩm, hàng hóa sản xuất ở Việt Nam không bán được, hàng tồn kho rất lớn thì hàng Trung Quốc bán phá giá vẫn cứ ồ ạt đổ vào Việt Nam.
Một trong những thí dụ là các loại sắt thép.
“Sự gian lận của các doanh nghiệp Trung Quốc được tiếp tay bởi doanh nghiệp nhập khẩu cùng sự bàng quang của các cơ quan chức năng, thép Trung Quốc đang bức tử thép Việt. Theo Hiệp Hội Thép Việt Nam (VSA), khó khăn mà ngành thép đang phải đối mặt khiến ít nhất 5 doanh nghiệp ngành thép phá sản. Trong năm 2012, dự kiến có khoảng 20% doanh nghiệp nữa sẽ đóng cửa. Với thực trạng đến cuối tháng 9 năm 2012 lượng thép tồn kho ước khoảng 330 nghìn tấn và đang có dấu hiệu tiếp tục gia tăng, có lẽ, số doanh nghiệp trong ngành thép Việt Nam phải đóng cửa chưa dừng lại ở đây.” Sống Mới Online báo động. (T.N.)
Thế giới ca ngợi quyết định thoái nhiệm của Giáo Hoàng Benedicto 16
Hông y Joseph Ratzinger từ ban công Giáo đường thánh Phêro tại Vatican ngày đăng quang trở thành Giáo hoàng Benedicto XVI hôm 19/4/2005.
(REUTERS/Max Rossi/Files)
Từ nguyên thủ quốc gia đến lãnh đạo
các tôn giáo khác nhau trên thế giới, mọi người đều khen ngợi quyết
định thoái nhiệm vì tuổi tác của lãnh đạo Giáo hội Công giáo La Mã là
một hành động « can đảm của một người khiêm tốn và đức độ ».Người kế vị sẽ đươc bầu vào dịp lễ Phục Sinh 31/03/2013.
Khi thông báo sẽ thoái nhiệm vào ngày 28/02/2013 tới đây vì lý do sức khỏe và tuổi tác Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 đã gây bất ngờ trong hàng ngũ tín đồ. Tuy nhiên hầu hết các phản ứng đều mang nội dung « tôn trọng » quyết định đươc xem là « can đảm ».
Thủ tướng Đức Angela Merkel, một trong những nhà lãnh đạo lên tiếng sớm nhất đã bày tỏ lòng « tôn kính sâu xa » đối vị Giáo chủ Tòa thánh La mã người Đức.Tổng thống Mỹ Barack Obama thay mặt công dân Mỹ « cám ơn và cầu nguyện » cho người lãnh đạo Giáo hội Công giáo có vai trò « then chốt » tại Hoa Kỳ và trên thế giới.Tại Anh Quốc, nơi mà Giáo hội Anh nằm ngoài giáo quyền Vatican, Thủ tướng David Cameron cầu chúc những điều tốt lành nhất và thẩm định là hàng triệu triệu tín đồ sẽ tiếc nhớ người lãnh đạo tin thần.
Tổng thống Ý Giorgio Napolitano khen ngợi quyết định mà ông gọi là bằng chứng của lòng « can đảm phi thường » và « tinh thần trách nhiệm cao độ » của Đức Giáo Hoàng.Tổng thống Pháp François Hollande, do tôn trọng truyền thống tách biệt giáo quyền và xã hội thế tục, tuyên bố « trân trọng » quyết định thoái nhiệm của Đức Giáo Hoàng Benedicto 16.
Trên thế giới, các Hội đồng Giám mục từ Brazil, quốc gia công giáo đông dân nhất địa cầu cho đến Pháp, Bồ Đào Nha đều ca ngợi quyết định « can đảm » của Đức Thánh Cha. Giáo Hội Tây Ban Nha tuyên bố cảm thấy bị « mồ côi » trong khi Giáo Hội Ba Lan cho biết « bị bất ngờ » trước quyết định thoái nhiệm nhưng thông hiểu Giáo Hoàng Benedicto 16 không muốn để tái diễn tình trạng lãnh đạo giáo triều trong điều kiện sức khỏe yếu dần như người tiền nhiệm Gioan Phao lồ Đệ nhị.
Lãnh đạo Giáo Hội Anh Giáo Justin Welby cho biết « đau buồn » nhưng thấu hiểu thái độ « sáng suốt và can đảm » của vị Giáo Hoàng Công giáo. Đại giáo sĩ Do Thái giáo Yona Metzger từ Jerusalem nhắc đến công lao của Đức Giáo Hoàng trong nỗ lực nối kết các tôn giáo lớn. Nhiệt tâm « tạo đối thoại giữa các tôn giáo » của Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 cũng được Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon tôn vinh.
Tại châu Á, tín đồ Công giáo Philippines thương tiếc vị Giáo Hoàng sắp thoái vị như một « ngươi cha hiền, chân thật ». Nhìn về tương lai, họ không che dấu hy vọng Giáo Hoàng mới sẽ là một người Á Châu và cầu nguyện cho « ứng viên » của họ là Hồng y Luis Antonia Tagle, 55 tuổi. Theo AFP, vị tân Hồng y Philippines này có phong cách vui, trẻ và năng động như Giáo Hoàng Gioan Phao lồ Đệ nhị.
Tuy nhiên, AFP ghi nhận các tiếng nói khác biệt đó đây trên thế giới nhất là từ Mỹ và Tây Âu của một số tổ chức bảo vệ nguời đồng tính, hoặc nạn nhân bị cưỡng bức tình dục mà thủ phạm là các linh mục phạm giáo luật. Các hiệp hội này cho rằng Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 cam kết nhiều nhưng thực hiện cải cách không được bao nhiêu vì cản lực bảo thủ.
Tú Anh (RFI)
Khi thông báo sẽ thoái nhiệm vào ngày 28/02/2013 tới đây vì lý do sức khỏe và tuổi tác Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 đã gây bất ngờ trong hàng ngũ tín đồ. Tuy nhiên hầu hết các phản ứng đều mang nội dung « tôn trọng » quyết định đươc xem là « can đảm ».
Thủ tướng Đức Angela Merkel, một trong những nhà lãnh đạo lên tiếng sớm nhất đã bày tỏ lòng « tôn kính sâu xa » đối vị Giáo chủ Tòa thánh La mã người Đức.Tổng thống Mỹ Barack Obama thay mặt công dân Mỹ « cám ơn và cầu nguyện » cho người lãnh đạo Giáo hội Công giáo có vai trò « then chốt » tại Hoa Kỳ và trên thế giới.Tại Anh Quốc, nơi mà Giáo hội Anh nằm ngoài giáo quyền Vatican, Thủ tướng David Cameron cầu chúc những điều tốt lành nhất và thẩm định là hàng triệu triệu tín đồ sẽ tiếc nhớ người lãnh đạo tin thần.
Tổng thống Ý Giorgio Napolitano khen ngợi quyết định mà ông gọi là bằng chứng của lòng « can đảm phi thường » và « tinh thần trách nhiệm cao độ » của Đức Giáo Hoàng.Tổng thống Pháp François Hollande, do tôn trọng truyền thống tách biệt giáo quyền và xã hội thế tục, tuyên bố « trân trọng » quyết định thoái nhiệm của Đức Giáo Hoàng Benedicto 16.
Trên thế giới, các Hội đồng Giám mục từ Brazil, quốc gia công giáo đông dân nhất địa cầu cho đến Pháp, Bồ Đào Nha đều ca ngợi quyết định « can đảm » của Đức Thánh Cha. Giáo Hội Tây Ban Nha tuyên bố cảm thấy bị « mồ côi » trong khi Giáo Hội Ba Lan cho biết « bị bất ngờ » trước quyết định thoái nhiệm nhưng thông hiểu Giáo Hoàng Benedicto 16 không muốn để tái diễn tình trạng lãnh đạo giáo triều trong điều kiện sức khỏe yếu dần như người tiền nhiệm Gioan Phao lồ Đệ nhị.
Lãnh đạo Giáo Hội Anh Giáo Justin Welby cho biết « đau buồn » nhưng thấu hiểu thái độ « sáng suốt và can đảm » của vị Giáo Hoàng Công giáo. Đại giáo sĩ Do Thái giáo Yona Metzger từ Jerusalem nhắc đến công lao của Đức Giáo Hoàng trong nỗ lực nối kết các tôn giáo lớn. Nhiệt tâm « tạo đối thoại giữa các tôn giáo » của Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 cũng được Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon tôn vinh.
Tại châu Á, tín đồ Công giáo Philippines thương tiếc vị Giáo Hoàng sắp thoái vị như một « ngươi cha hiền, chân thật ». Nhìn về tương lai, họ không che dấu hy vọng Giáo Hoàng mới sẽ là một người Á Châu và cầu nguyện cho « ứng viên » của họ là Hồng y Luis Antonia Tagle, 55 tuổi. Theo AFP, vị tân Hồng y Philippines này có phong cách vui, trẻ và năng động như Giáo Hoàng Gioan Phao lồ Đệ nhị.
Tuy nhiên, AFP ghi nhận các tiếng nói khác biệt đó đây trên thế giới nhất là từ Mỹ và Tây Âu của một số tổ chức bảo vệ nguời đồng tính, hoặc nạn nhân bị cưỡng bức tình dục mà thủ phạm là các linh mục phạm giáo luật. Các hiệp hội này cho rằng Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 cam kết nhiều nhưng thực hiện cải cách không được bao nhiêu vì cản lực bảo thủ.
Tú Anh (RFI)
Sét đánh Đền Thờ Thánh Phêrô chỉ vài giờ sau khi Đức Giáo Hoàng Benedict XVI tuyên bố từ chức
Sét đánh Đền Thờ Thánh Phêrô chỉ vài giờ sau khi Đức Giáo Hoàng Benedict XVI tuyên bố từ chức; cả thế giới ngạc nhiên với thông báo của ông từ chức người đứng đầu Giáo hội Công giáo.
Cao
186 mét, dài 119 mét, cao, xây dựng rất lớn, nằm ở thành phố Vatican,
đền thờ thiêng liêng của Kitô giáo lớn thứ hai, sau khi Notre-Dame de la
Paix tại Yamoussoukro ở Bờ Biển Ngà.
"Đức Giáo Hoàng nói nó Ngài sẽ từ bỏ chức vụ vào 20.00 (21,00 GMT) ngày 28 tháng 2. Sau
đó bắt đầu thời kỳ "bố nhiệm Giáo hoàng mới), "phát ngôn viên của
Vatican, Cha Federico Lombardi, trong một thông cáo cho biết chưa từng
có hiện tương tương tự trong lịch sử của Giáo Hội Công Giáo.
Đức
Giáo Hoàng Benedict XVI (85 tuổi) sẽ có "không có vai trò" trong các
cuộc họp kín bầu Giáo hoàng và sau khi rời văn phòng, sẽ dẫn đầu một
"đời sống cầu nguyện," Cha Lombardi nói, nhấn mạnh rằng đó không phải là
" về một quyết định ngẫu hứng nhưng " của Đức Giáo hoàng mà ngài đã
chuẩn bị từ trước.
(Blog Phạm Viết Đào)
Lý thuyết Hiện tại Sinh động như Lý thuyết của Tính Kết hợp
Phiatruoc
12/02/2013 /
Trần Đức Thảo (1993)Nguyễn Hoài Vân dịch từ Pháp Văn
Chúng ta đã khảo sát cá tính trong sự vận động nội tại của nó, với các hiện tượng « trôi chảy, chảy đi, và đến với sự chảy đi » trong giây lát hiện tại, được kiện toàn khi chuyển từ giây lát ấy sang giây lát sau. Sự trở thành được nối tiếp từ một giây lát sang giây lát kế theo, xác định dòng thời gian trong đó các cá thể sản sinh và kết tụ ít nhiều giữa chúng với nhau để tạo thành những cá thể phức hợp.
Xem thêm:
Phần I: Luận lý Hiện tại sinh động: Vì một Luận lý Hình thức và Biện chứng
Phần II: Luận lý Hiện tại sinh động: Biện chứng Luận lý như biện chứng tổng quát của sự Hội nhập Thời gian
Phần III: Lý thuyết Hiện tại sinh động như lý thuyết của cá tính
Trong chiều hướng ấy, một số sinh vật đơn bào tiết ra các chất keo, làm cho chúng dính lại thành từng tập hợp, để trở nên những tế bào thành viên của các cá thể phức hợp như trong loài « Bọt Biển ». Với sự kết hợp này, hiện ra ba môi trường :
- môi trường bên ngoài, có ranh giới là các tế bào của « lá ngoài »,
- môi trường bên trong, tạo thành một « khoang vị » bao phủ bởi các tế bào của « lá trong »
- và môi trường trung gian hay “lá giữa” nối kết hai môi trường kia.
Trần Đức Thảo. Ảnh: sgtt.vn
Nhờ đó, chức năng hấp thụ, kế thừa các bước tiến hóa trước, được tồn đọng trong cấu trúc của Bọt Biển, chuyển hóa sang chức năng hướng tiền. Trong bước chuyển bao hàm đối nghịch giữa di sản của quá khứ với áp lực hướng tiền ấy, sự chuyển trôi từ sự tồn đọng vẫn còn hiện hữu, sang hiện hữu trong lúc này, đến hiện hữu với áp lực hướng vào tương lai sắp xảy ra, xác định sự hội nhập thời gian. Đó cũng là mâu thuẫn nội tại của loài Bọt Biển.
Tính thống nhất của mâu thuẫn ấy đẩy Bọt Biển vào sự vận động nội tại của chức năng đồng hóa (thu nạp chất nuôi dưỡng để biến hóa thành chính nó – NHV), để xây dựng cái thực hữu của nó, khiến nó « là » một hiện hữu, như quy luật luận lý trực tiếp : cái gì hiện hữu, thì hiện hữu.
Cùng lúc, sự đấu tranh giữa các phạm trù mâu thuẫn, tức giữa sự chuyển hóa hay chức năng hướng tiền, và các cấu trúc của chức năng tồn đọng, làm cho sinh vật ấy chuyển trôi đến sự tan biến của nó, với việc phân hủy và đào thải những cặn bã qua lỗ tiêu hóa, theo quy luật luận lý được trung gian hóa : cái gì hiện hữu, thì hiện hữu, đồng thời nó hiện hữu và không hiện hữu với ý nghĩa nó không còn hiện hữu.
Tuy nhiên, sự đồng hóa bao hàm chức năng tái thiết cái cấu trúc bị phân hủy kia (bằng các chất nuôi dưỡng lấy từ môi trường – NHV), khiến cho sinh vật nọ, dù không hiện hữu nữa, lại vẫn còn hiện hữu. Nói cách khác, cùng với sự phân hủy, cấu trúc được tái tạo liền lập tức lắng đọng trong nó, đồng thời duy trì các đặc tính cơ bản của nó. Thiếu những đặc tính này thì sinh vật ấy không còn là nó, theo quy luật : một hiện hữu, chỉ có thể là A hoặc không A.
Cùng lúc, sự tái tạo đang lắng đọng hướng đến tương lai sắp hiện lên. Điều này bao hàm xu hướng dẫn đến một hiện hữu khác biệt, theo quy luật : một hiện hữu, chỉ có thể là A khặc không A, tuy nhiên, trong hình dáng của hiện hữu đã bước sang tương lai đang hiện đến, thì nó vừa là chính nó, vừa là cái khác.
Sự trở thành nội tại của Bọt Biển cứ tiếp nối như thế trong dòng thời gian, thông qua muôn vàn dáng vẻ khác nhau, cho đến lúc sự phát triển của khoang vị khiến cho môi trường bên trong trở thành ưu tiên đối với bên ngoài. Thức ăn không còn thâm nhập qua các lỗ hấp thụ nữa, mà được lấy vào qua lỗ thổ nạp, một đặc tính của loài Ruột Khoang (Coelentéré) (như con sứa – NHV).
Sinh vật này hấp thụ thức ăn bằng cách nuốt chậm qua lỗ thổ nạp, rồi thình lình tống nhanh xuống phôi vị (gastrula). Ngược lại chức năng đào thải khởi đi từ phôi vị bằng một sự đưa ra chậm chạp, trước khi thình lình tống xuất những yếu tố cần đào thải, cũng qua lỗ thổ nạp.
Như thế, bước chuyển bao hàm đối nghịch giữa cấu trúc tiêu hóa tồn đọng trong bối cảnh lúc này, với áp lực hướng tiền đi vào tương lai sắp xảy đến, chuyển từ một nhịp độ chậm, sang nhanh. Tức là phải có sự vận dụng hai loại mô « thần kinh – cơ » : một loại mang khả năng tác động theo phương thức chậm, còn gọi là trương lực, loại kia theo phương thức nhanh, hay từng kỳ.
Kết quả là sự hội nhập thời gian của tính kết hợp, đã phức tạp trong cá thể phức hợp của loài Bọt Biển, đạt đến ở đây một hình thức mang chất lượng cao hơn, với sự xuất hiện của loài Ruột Khoang.
Thật vậy, sự « chuyển biến bao hàm đối nghịch », lưu chuyển từ quá khứ không còn hiện hữu, đồng thời vẫn hiện hữu bởi di sản tồn đọng trong nó, tức từ « hiện trạng lúc này » của cấu trúc tiêu hóa, sang tương lai chưa xảy đến, nhưng đã bắt đầu hiện ra trong áp lực của hoạt động hướng tiền nơi chính sự tiêu hóa ấy, trong trường hợp loài Ruột Khoang, được phân thành hai giai đoạn. Đó là : giai đoạn chuyển sang trương lực và giai đoạn chuyển sang từng kỳ, khi chuyển biến ấy hội nhập thời gian sự đối kháng giữa quá khứ và tương lai, phần nào như « mũi tên thời gian » của lúc này. Nói cách khác, sự hội nhập thời gian của một cá thể phức hợp như loài Ruột Khoang diễn ra theo một nhịp điệu kép : hệ thống « thần kinh – cơ » của chức năng tiêu hóa chuyển dần từ vận động trương lực, như một sự sửa soạn từ từ, sang vận động từng kỳ, như sự hoàn tất của nó.
Tóm lại, ở đây chúng ta có một sự « chuyển biến đối nghịch bao gồm hai mặt », hay một sự lưu chuyển bao hàm đối nghịch, từ tồn đọng đến hướng tiền, qua một lúc này được phân đôi. Sự hội nhập thời gian được phân đôi như thế, sản sinh ra mâu thuẫn nội thân phức biến của loài Ruột Khoang. Tính thống nhất của mâu thuẫn này đặt cá thể phức hợp ấy trong sự vận động nội tại tổng quát của nó, thể hiện hành vi đầu tiên nơi các sinh vật đa bào. Đó là sự co thắt, được chuyển từ lá trong ra lá ngoài, lan đến hệ thống chân-tua, nơi mà các mô « thần kinh – cơ » cũng được phân thành hai loại (8).
Sự đối kháng giữa các mặt mâu thuẫn ấy đưa đến chấm dứt co thắt, trong trạng thái buông lỏng, nghỉ ngơi.
*
* *
Hành vi nguyên thủy dựa trên « co thắt » được thấy nơi trẻ sơ sinh.
Khi bú sữa, nó xen kẽ nuốt vào và nôn ra. Hình thức co thắt cũng thể
hiện qua việc kêu khóc, cười, ngoảnh đầu và trở mình.Sự thực là, ngay từ những ngày đầu của cuộc sống, trẻ nhỏ đã cho thấy một khả năng phân biệt trong lãnh vực cảm thọ cao hơn loài Ruột Khoang. Lý do vì cấu trúc của các cơ quan cảm thọ của nó đã mang những đặc tính người, mặc dù chúng mới chỉ bắt đầu hoạt động. Tuy nhiên, trình độ phát triển của hệ thần kinh được định nghĩa chủ yếu bởi hành vi. Nơi trẻ sơ sinh, hành vi ấy không vượt quá hình thức co thắt, chưa đạt đến hình thức di chuyển, thể hiện nơi loài giun.
*
* *
Để làm rõ hơn ý nghĩa của sự đối nghịch giữa vận động trương lực và
từng kỳ, tiêu biểu cho hành vi của loài vật, cần khảo sát các hình thức
sinh vật phát triển hơn.Nơi loài Có Vú, vận động trương lực thể hiện trong các động tác chậm chạp để đảm bảo tư thế. Điều này chủ yếu liên quan đến phạm trù « tự thân » (9) của nó, khiến sinh vật sẵn sàng chuyển sang hành động thiết thực trên một đối tượng, khi tình thế cho phép và đòi hỏi.
Vận động từng kỳ là đông tác nhanh, đột khởi, tác động đúng lúc và thiết thực trên đối tượng.
*
* *
Hãy quan sát một con mèo trong tư thế rình chuột.Một lúc nào đó, tiếng xào xạc cho biết chuột đang hay sắp xuất hiện. Con mèo liền trầm mình xuống, bụng gần chấm đất, trong tư thế sẵn sàng nhảy đến vồ mồi. Đôi mắt nó thể hiện một sự chú ý mãnh liệt.
Tư thế ban đầu, tức tư thế chờ đợi, được thay thế bởi tư thế thứ hai, là tư thế « tập trung chú ý ».
Rốt cuộc chú chuột xuất hiện trong tầm chụp bắt của mèo, và liền bị vồ lấy : đó là tác động thiết thực trên đối tượng.
Trong hai giai đoạn đầu, những cử động của mèo được thực hiện một cách chậm chạp, biểu hiện sự căng thẳng trương lực, chủ yếu ảnh hưởng trên « tự thân » của nó (9). Sự vận động trương lực đưa đến những tư thế chuẩn bị cho hành động rốt ráo trên mục tiêu, tức là nhảy vọt đến và vồ lấy con chuột. Hành động nhảy vồ ấy bao gồm những co thắt bắp thịt nhanh chóng, đột khởi, được xếp vào loại co thắt từng kỳ.
Phải nhận xét rằng trong khi bước nhảy và động tác vồ mồi diễn ra, thì sự chú ý không những vẫn tiếp tục, mà còn tăng thêm cường độ, đến tột đỉnh, để đảm bảo sự chính xác của động tác thiết thực trên mục tiêu. Thái độ chú ý ấy hòa tan trong hành động vồ mồi, nên không thể hiện bằng một tư thế đặc biệt nào cả. Tuy nhiên, động tác thiết thực, trong suốt tiến trình của nó, được trợ lực bởi thái độ chú ý cực cao này. Vì nó đảm bảo sự chính xác của bước nhảy và động tác vồ bắt, nên có thể được gọi là sự « chú ý hữu hiệu ».
Tóm lại, động tác lấy thế, chủ yếu dựa trên « tự thân », mang tính lâu dài, đồng thời luôn được điều chỉnh, để có thể chuyển từ tư thế sang hành động. Ngược lại, hành động thiết thực trên đối tượng có tính gián đoạn, đột khởi, vì bị lệ thuộc vào sự xuất hiện của mục tiêu bị rình bắt trong tầm hành động của con vật săn mồi.
Động tác lấy thế dựa vào việc hướng đến hành động thiết thực, ở đây là việc vồ chuột. Nó cũng là hướng đến chính đối tượng ấy. Năng lượng của sự « hướng đến » này được đem lại bởi căng thẳng trương lực.
Trong suốt tiến trình ấy, những cảm giác hay hình ảnh cơ bản hiện ra trên võng mạc và các cơ quan thụ cảm khác của con mèo, được phóng chiếu vào các trung khu não bộ, để được tế bào thần kinh phân tích, kết hợp và biến đổi thành sự nhận thức tình hình, chỉ đạo cho hoạt động của nó.
Tiến trình tổng quát diễn ra ở đây như sự tiến hành của một khuynh hướng duy nhất, tức như sự vận động có chủ đích của các tư thế dự bị, của sự chờ đợi, sự chú ý tập trung, và cuối cùng là tư thế và sự chú ý hữu hiệu, được hòa tan trong hành động thiết thực trên mục tiêu, kiện toàn cái khuynh hướng ban đầu.
Trong hệ thần kinh của con mèo, toàn bộ sự vận động có chủ đích này kéo theo sự chuyển động của những hình ảnh trong não bộ, đi từ cơ quan thụ cảm đến trung khu thần kinh, rồi từ trung khu thần kinh đến cơ quan tác động. Các hình ảnh ấy thực sự hiện hữu trong sự chuyển động phức tạp của luồng thần kinh. Một số dấu hiệu của chúng có thể được quan sát bằng những dụng cụ tân tiến.
Tuy nhiên, vấn đề là : con mèo nhìn thấy môi trường chung quanh và mục tiêu vồ bắt trong hoàn cảnh thực tế, tức là không phải ở trong não bộ của nó, mà ở bên ngoài, trước mặt nó. Làm sao điều ấy có thể xảy ra được, khi hình ảnh của đối tượng mà nó rình bắt, chỉ nằm trong hệ thần kinh của nó, chứ không hiện hữu bên ngoài nó ?
Để cho rốt cuộc con mèo có thể vồ được chuột, thì mèo phải nhìn thấy chuột ở đúng chỗ của chuột, tức là trước mặt mèo, và đương nhiên là bên ngoài mèo. Làm sao hình ảnh của con chuột ở trong đầu con mèo, lại có thể được chuyển ra ngoài nó, vào đúng vị trí nơi mèo nhìn thấy chuột ?
Đương nhiên là từ « chuyển » không thể dùng ở đây với nghĩa bóng. Hình ảnh chuột trong hệ thần kinh của mèo (gọi là « hình ảnh thần kinh » – NHV), có thể được phát hiện bởi các phương pháp đo lường như PET scan hay chụp cộng hưởng từ trường. Hình ảnh ấy chỉ hiện hữu trong sự vận hành của luồng thần kinh, chứ không thể nào được « chuyển » ra ngoài một cách cụ thể. Hình ảnh chuột mà mèo nhìn thấy trước mặt nó hiển nhiên là một hình ảnh không có thật. Chúng ta có thể phần nào so sánh hình ảnh ấy với hình ảnh ảo của một sự vật trong gương, tức một điểm được tạo thành do ảo giác tia sáng phản chiếu trên tấm gương khởi đi từ nó.
Trong trường hợp hình ảnh chuột mà mèo thấy trước mặt, bên ngoài nó, mặc dù chỉ hiện hữu trong luồng thần kinh lưu chuyển trong nó, chúng ta có thể nói đến một « hình ảnh tiềm năng », với ý nghĩa hình ảnh ấy mang tiềm năng được phóng chiếu ra ngoài cơ thể mèo, nơi mèo nhìn thấy chuột.
Khái niệm « tiềm năng phóng chiếu » có thể được lấy từ mô hình hoạt động của hình ảnh thần kinh. Thật vậy, hình ảnh ấy phản ảnh hoạt động thực sự của mèo, tức sự vận động có xu hướng của các tư thế, hương đến tác động thiết thực, nhằm vào chính con chuột thực thụ (chứ không phải vào hình ảnh của chuột – NHV). Hoạt động có xu hướng này lấy năng lượng từ sự căng thẳng trương lực, và được định hướng bởi những nối kết thần kinh được cấu tạo từ các kinh nghiệm đã qua của mèo. Trong não bộ của mèo, nó thể hiện qua hình ảnh con chuột, với các vị trí liên hệ cũng như động tác cần thiết. Kết quả là hình ảnh thần kinh thực thụ phản ảnh xu hướng hành động của mèo, được phóng theo các luồng thần kinh hướng ngoại, khiến nó có thể nhìn thấy chuột qua một « hình ảnh mang xu hướng » bên ngoài nó, trước mặt nó.
Tiềm năng phóng chiếu ấy được tiến hành cụ thể từ hình ảnh thần kinh thực thụ, qua luồng thần kinh hướng ngoại, đến ranh giới của thân thể mèo, rồi trở thành tiềm năng (vì không có thực - NHV), bên ngoài ranh giới ấy, khi mèo phóng chiếu cái « hình ảnh tiềm năng » của chuột ra trước mặt nó. Chúng ta có thể coi toàn bộ sự vận động này như một sự phóng chiếu có xu hướng, và coi « hình ảnh tiềm năng » mà nó làm ra, như sự phóng chiếu của một tiềm năng hình ảnh. Hình ảnh ấy không có thực, nhưng thiết thực, vì thực sự được quy định bởi hình ảnh thần kinh có thực trong các luồng thần kinh hướng ngoại. Nó có thể được coi như một sự phô trình tiềm năng có chủ đích, một hình thức « chủ quan được định hướng ». Tiến trình này khởi đi từ sự vận động của các tư thế, đặt nền tảng trên căng thẳng trương lực, để đưa cấu trúc sinh học đến sự tự vượt qua chính nó (vì vượt ra ngoài giới hạn bản thân – NHV).
Tất nhiên những hiện tượng cơ bản của sự vận động phức tạp ấy chính là những phản xạ. Nhưng tổng hợp các căng thẳng trương lực, theo nhịp của những cảm thọ nhất thời, trong khuôn mẫu của kinh nghiệm sẵn có, hướng tới tiềm năng quy kết vào con chuột, và vượt ngoài giới hạn của các luồng thần kinh hướng ngoại, tức vượt ngoài giới hạn của thân thể con mèo. Kết quả là các căng thẳng trương lực ấy thực hiện việc phóng chiếu mang xu hướng một hình ảnh tiềm năng của chuột ra ngoài con mèo, trước mặt nó, ở đúng chỗ mà mèo sẽ vồ lấy chuột bởi những động tác đột biến, đoản kỳ.
Vấn đề là hiểu được làm thế nào các cấu trúc thần kinh của sự vận động trương lực, vốn được coi như những phản xạ, cũng như các cấu trúc của vận động từng kỳ, có thể phóng được ra bên ngoài giới hạn thân thể của một sinh vật, một hình ảnh không có thực, nhưng thiết thực, với ý nghĩa « hàm chứa tiềm năng ».
Trước bế tắc này, chúng ta cần quay về nguồc gốc của vận động trương lực, nơi loài Ruột Khoang, để tìm xem ở giai đoạn ấy đã có hiện tượng nào tương tự như tiềm năng phóng chiếu hình ảnh con chuột ra trước mặt chú mèo hay không ?
Chúng ta đã biết là sự co thắt diễn đạt tính thống nhất trong mâu thuẫn nội thân của sinh vật Ruột Khoang, giữa sự vận động trương lực và từng kỳ, từ lỗ thổ nạp đến phôi vị. Nó lan từ lá trong ra lá ngoài, đến các chân-tua, trong đó hệ thống « thần kinh-cơ » được phân thành hai loại, từng kỳ và trương lực. Bây giờ, nếu chúng ta quan sát lúc lỗ thổ nạp mở ra, thì chúng ta sẽ thấy hiện ra một khoảng trống, vừa bên trong, vừa bên ngoài thân thể của con vật.
Đối với trẻ nhỏ thì đó chính là « khoảng miệng ». Khoảng trống này hấp thụ vào bên trong khi ngậm miệng. Nhưng khi mở miệng, thì nó tỏa ra một phạm vi trong thực tế nằm ngoài ranh giới của thân thể, là cửa miệng. Tuy nhiên phạm vi ấy, tức khoảng trống được tạo ra khi cửa miệng mở ra, phần nào cũng thuộc phần trong của miệng, theo ý nghĩa nó ở trong trạng thái sẵn sàng được « trưng dụng » khi miệng đóng lại. Nói cách khác, nó nằm dưới « quyền sử dụng » của miệng.
Tương tự như thế, khoảng trống hạn hẹp giữa các chân – tua của loài Ruột Khoang tuy nằm ngoài thân thể nó, nhưng vì ở trong phạm vi tác động của các chân – tua ấy, nên coi như nằm trong « khoảng chân tua » (tương đương với « khoảng miệng » của trẻ nhỏ – NHV).
Tóm lại, sinh vật Ruột Khoang có thể sử dụng, bên ngoài ranh giới thân thể của nó, một khoảng trống thuộc về nó, trong ý nghĩa nó có thể tác động một cách hữu hiệu và thích nghi trên những chất dinh dưỡng hay độc hại trong khoảng trống này. Như thế, chúng ta buộc phải chấp nhận là có một hình ảnh biểu thị sự chiếm hữu ấy, tức một « hình ảnh tiềm năng » gợi lên cho chủ thể sinh học một chủ hướng, là khả năng chiếm hữu vừa nói . Như thế, « khoảng chân tua », trong đó sinh vật ruột khoang tiết ra những chất nhờn dính từ cơ thể nó, tương ứng với « hình ảnh tiềm năng phóng chiếu » mà chúng ta đã nhận thấy nơi con mèo khi nó rình chuột, và, qua sự vận động trương lực, sửa soạn những tư thế để sẵn sàng vồ lấy chuột.
Khi được phóng ra bởi các luồng thần kinh hướng ngoại, hình ảnh tiềm năng này xác định chủ hướng được gợi lên bởi các hình ảnh thực sự đã được cảm nhận, nằm trong các tế bào thần kinh thụ cảm của sinh vật ruột khoang. Chúng lưu chuyển trong hệ thần kinh và làm khởi phát những luồng thần kinh trương lực hướng ngoại, với mục đích hấp thụ những chất dinh dưỡng qua lỗ thổ nạp và đẩy lùi những gì độc hại.
Xu hướng ấy của vận động trương lực phát triển cùng với sự tiến hóa của hành vi nơi các sinh vật, từ sự co thắt nguyên thủy qua sự di chuyển của loài sâu, đến việc chặn bắt nơi loài cá, rồi sự săn đuổi và tẩu thoát nơi sinh vật bốn chân, thuộc các loài ăn tạp, ăn cỏ, hay ăn thịt. Tức là sự phát triển của hệ thần kinh (trong lịch sử tiến hóa –NHV) khiến cho cái khoảng trống chân – tua hạn hẹp của loài ruột khoang, phần nào tương ứng với khoảng miệng, dần dần trở thành một môi trường phụ cận. Từ hình ảnh thần kinh thực thụ, vốn mang khả năng điều chỉnh sự vận động trương lực qua các tư thế, một tập hợp hình ảnh tiềm năng được phóng chiếu vào môi trường phụ cận này, để sinh vật có thể nhận thấy các đối tượng cách xa nó. Các hình ảnh tiềm năng ấy định ra chủ hướng của các tư thế, và rốt cuộc là chủ hướng của động tác đoản kỳ thiết thực trên đối tượng. Như thế, loài ăn thịt theo sát rồi vồ lấy con mồi của nó. Loài bị săn né tránh và có thể thực sự thoát khỏi con vật đang săn nó.
Đương nhiên là, nơi loài vật, việc tạo nên hình ảnh tiềm năng, để vạch ra chủ hướng của hình ảnh thần kinh thực thụ, cũng như xác định hiệu năng của hành vi, hoàn toàn không có chủ tâm. Xu hướng của vận động trương lực, trong sự căng thẳng cụ thể quyết định hiệu năng của con vật, rõ ràng là không được trải nghiệm một cách ý thức. Trải nghiệm ý thức (chỉ hiện hữu nơi con người – NHV) đòi hỏi ngôn ngữ, hay chính xác hơn, đòi hỏi tiếng nói bên trong, qua đó con người tự giải bày với mình về cái hình ảnh được nhắm đến, như một đối tượng mang chủ ý.
Trong cảm nhận chủ quan của súc vật, hình ảnh thần kinh cũng như vị trí của đối tượng được phóng chiếu ra ngoài một cách có xu hướng, vào đúng vị trí thật của đối tượng ấy, chỉ mang một tiềm năng chứ không hề có chủ tâm. Lý do vì con vật chỉ phóng chiếu, trong hệ thống hình ảnh ấy, cái khả năng được định hướng của các tư thế của nó, được kết thúc trong tác động thực tiễn trên đối tượng. Nó không có tiếng nói, càng không có tiếng nói bên trong. Con mèo rình chuột, cho đến khi chuột xuất hiện, chỉ tập trung sự chăm chú mãnh liệt vào con mồi, chứ hiển nhiên là không có gì để tự nói với mình : nó chỉ biết hướng đến việc vồ mồi. Vì không có tiếng nói, nên chủ ý không thể có. Hình ảnh mang định hướng của con vật chỉ là tiềm năng, không có chủ tâm (10).
Hệ thống hình ảnh tiềm năng nơi súc vật chỉ vẽ lên những hình ảnh tiềm năng như chủ hướng của hoạt động của nó chứ không phải như ý nghĩa của các hoạt động này (được ý thức, qua « tiếng nói bên trong » (10) – NHV). Ý nghĩa đòi hỏi chủ tâm nhắm đến mục tiêu, và quy định tính chủ thể (được trừu tượng hóa – NHV) nơi con người. Chủ hướng, theo nghĩa hẹp, chỉ liên quan đến khả năng của hành vi, được con vật hình dung với tính cách chủ thể của hành vi ấy (chủ thể được cảm nhận như một sự vật – NHV) (11).
Thật ra, chủ hướng, theo nghĩa rộng, có thể được hiểu như « ý nghĩa ». Trong tinh thần ấy, chúng ta có thể coi hai khái niệm này như nằm trên cùng một tiến trình tiến hóa nhất quán, từ cái « chủ hướng sinh học » như hình ảnh tiềm năng của đối tượng trong sinh hoạt của loài vật, đến « ý nghĩa » trong sự trải nghiệm của con người. Với sự thống nhất trong dòng thời gian của toàn bộ tiến trình ấy, « chủ hướng nghĩa hẹp », như việc cấu thành hình ảnh tiềm năng, (ngay cả nơi con người – NHV) vẫn thuộc về vô thức, tiềm thức hay tiền ý thức. Nó không hội nhập được vào sự trải nghiệm đúng nghĩa.
Trong việc sử dụng hiện tượng luận để mô tả ý thức, Husserl đã vấp phải một sự kiện có thể cảm nhận được một cách trực tiếp, có tính cách hoàn toàn đương nhiên, nhưng lại không thể hiểu được bằng sự phân tích có chủ ý. Husserl gọi đó là Hylè : chất liệu không có hình dạng, không thể định nghĩa. Cái Hylè ấy biểu thị một dữ kiện vô định, xuất hiện dưới sự trải nghiệm, được ý thức như một hiện hữu hạ tầng, một hiện diện dày đặc, mà người ta không thể chối bỏ, dù không có gì để nói về nó (12).
Thật ra, đây chính là hình ảnh tiềm năng được phóng chiếu một cách có xu hướng nơi loài vật. Hình ảnh ấy tự nó không có chủ tâm (như Hylè, nó mang trong nó động lực tự bổ xung và hướng đến hành động – NHV). Nó bị xóa nhòa đi một cách bí ẩn trước tuyến khởi phát của ngôn ngữ và ý thức. Hình ảnh ấy là trung gian không chủ ý, nhưng sẽ đưa đến chủ tâm hành động cùng với sự xuất hiện của con người trong dòng tiến hóa.
Ở điểm mà chúng ta đã đạt tới, hình ảnh tiềm năng được phóng chiếu có thể đoán biết được, nhưng không thể phân tích bằng sự hiểu biết trí năng của sinh học thực chứng. Thật vậy, chỉ có thể nắm bắt hình ảnh ấy bằng sự « hiểu biết cảm thông ». Sự hiểu biết này dựa trên những thu đạt của khoa học thực chứng để phân tích sự hội nhập thời gian của chúng.
*
* *
Chúng ta đã thấy là sự hội nhập thời gian bao gồm bước chuyển bao hàm
đối kháng của Hiện Tại Sinh Động, từ quá khứ đến tương lai, để « trôi
chảy, chảy đi, và đến với sự chảy đi », điều mà Ilya Prigorine gọi là
« mũi tên thời gian ».Một cách chính xác hơn, Husserl gọi đó là sự trôi chảy luôn được đổi mới, từ tồn đọng trong bối cảnh Lúc Này, đến hướng tiền như áp lực dẫn sang tương lai sắp hiện lên. Bước chuyển bao hàm đối nghịch ấy cho ra mâu thuẫn nội tại của hiện hữu trong thời gian, cội nguồn, vào mỗi lúc, của sự vận động tự thân của nó, để thành tựu trong tương lai sắp hiện đến, khiến cho nó chuyển từ chính nó sang sự hiện hữu ở giây lát tiếp theo.
Các chuyển động nối tiếp nhau xác định dòng thời gian, trong đó các cá thể đơn giản sản sinh rồi tự cấu thành nên những cá thể phức hợp.
Ở đây sự lưu chuyển bao hàm đối nghịch, khởi đi từ tồn đọng trong bối cảnh Lúc Này đến áp lực hướng tiền để hội nhập vào tương lai sắp hiện đến, trở nên phức tạp. Trong thí dụ của động vật đa bào, bước chuyển hay sự trôi chảy bao hàm đối nghịch ấy chứa đựng một sự chuyển hướng chia thành ba thời kỳ :
- thời kỳ vận động trương lực với những hình ảnh mang xu hướng
- thời kỳ phóng chiếu các hình ảnh tiềm năng
- thời kỳ hoàn tất của tiền trình trương lực trong động tác từng kỳ
Tương quan giữa « đề xuất » và « cảm xúc » cho phép chúng ta hiểu được một hành vi mới : đó là trò chơi. Mèo chơi với chuột. Trò chơi gắn liền với cảm xúc khi súc vật bắt đầu sống tập đàn, và dần dần phát triển khả năng sống thành xã hội, với trình độ cao nhất được thấy nơi loài khỉ.
Sự chuyển biến từ tính kết hợp các tế bào của động vật đa bào, đến xã hội tính nơi các nhóm động vật có xương sống, đánh dấu một tiến bộ mới trong sự hội nhập thời gian của lịch sử thế giới. Từ các thời kỳ kết hợp (giữa các tế bào kết thành sinh vật đa bào – NHV), sử tính của thế giới tiến lên những thời kỳ của liên đới, của chế ngự và hợp tác, rồi đến sự phát triển của trò chơi qua đối tượng trung gian, bước sang việc sử dụng khí cụ tự nhiên, cho đến sự sắp đặt và chế biến các đồ dùng cơ bản (13).
***
Lời Cuối [của người dịch]:
Chỉ trong vài trang chữ, chúng ta đã đi qua một quãng đường dài với
Trần Đức Thảo. Khởi đầu bằng một phương pháp lý luận, ông dẫn chúng ta
« hội nhập thời gian », để hiểu được sự chuyển động của một hiện hữu
trong thời gian. Rồi ông đưa chúng ta vào trong mỗi hiện hữu, để chỉ ra
cá tính của nó, luôn tồn đọng, dù không ngừng chuyển biến, bất kể nó là
một hạt cát, một sinh vật, hay toàn vũ trụ. Sau hết, vì hiện hữu mang
tiềm năng kết hợp với nhưng hiện hữu khác, làm thành những cá thể phức
hợp, những hệ thống bao gồm nhiều tầng lớp, từ con sứa đến xã hội loài
người, nên Trần Đức Thảo mời gọi chúng ta quay về quá khứ, tìm hiểu bản
thân của tính kết hợp, qua những nền tảng đơn sơ nhất của nó. Từ thời
buổi xa xưa ấy, những trang sử ly kỳ của Thiên Nhiên được lật nhanh, cho
đến sự xuất hiện của xã hội tính và nhân tính, vạch ra một tiến trình
từ sự co thắt cho đến các hành vi được ý thức nơi mỗi người chúng ta.Luận Lý Hiện Tại Sinh Động đã là ánh sáng chiếu soi cho chúng ta trên suốt con đường ấy, khiến chúng ta có được một cái nhìn nhất quán về lịch sử của Thiên Nhiên từ nguyên thủy cho đến hiện tại, với tất cả nhưng gì con người đã, và sẽ, biết được.
—————
Chú thích của người dịch :
(1) Giây lát là mấu chốt của quan điểm thời gian của Aristote. Giây lát phân chia dòng chuyển động, thành trước và sau. Mặt khác, hai giây lát, một trước một sau, cho ra một khoảng thời gian, có thể đo lường được bằng một con số.
(2) Thuyết nhân quả, trong dạng đơn giản nhất của nó, quan niệm những tương quan theo một đường thẳng, theo kiểu : « vì có A, nên có B ». Nó có thể trở thành phức tạp hơn một chút : « vì có A, hay A’, nên có B ». Tuy nhiên, ít khi nào hệ quả lại không tác động ngược lại trên nguyên nhân, theo mô hình : « A cho ra B, B cho ra A’, A’ cho ra B’ v.v… » dẫn đến « nhân quả xoay tròn », trong thực tế là những vòng xoắn ốc. Nếu các « vòng » ấy có thể tự xoay chuyển, bất chấp những yếu tố khác, thì người ta có một « hệ thống nhân quả ». Nhưng nếu hệ thống phải chịu ảnh hưởng của những yếu tố bất định do môi trường, hoàn cảnh bên ngoài … ảnh hưởng vào, thì hệ thống nhân quả ấy trở thành phức biến (mà không thành một hệ thống lớn hơn, với nhiều yếu tố hơn, vì các yếu tố vừa nêu được coi như « bất định », đi ngược lại với tính « phân định », phải có, của « nhân quả »).
(3) Theo Sartre, l’Etre en soi – hiện hữu tự thân - là sự hiện hữu bị quy định : cây soài chỉ có thể « làm » cây soài, Đạt Lai Lạt Ma « làm » Đạt Lai Lạt Ma … nên cũng có thể được dịch là « hiện hữu thường hữu », với ý nghĩa nó bị gò bó không thể thay đổi. L’Etre pour soi – hiện hữu vị kỷ, còn có thể được dịch là « hiện hữu tự hữu », tức là sự hiện hữu do « tôi » chọn lựa, như Đạt Lai Lạt Ma có thể chọn nhảy rock, mặc dù nhảy rock không thuộc về « hiện hữu tự thân » của một Đạt Lai Lạt Ma. L’Etre pour l’autre – hiện hữu vị tha – là sự hiện hữu tùy thuộc vào người khác, vì cái nhìn của người khác ngăn cản tôi làm những gì tôi chọn lựa (Sartre : « địa ngục là kẻ khác »), hay vì cái nhìn của họ phản chiếu lại hình ảnh về tôi mà tôi muốn họ nhận thấy (Ricoeur), hay vì ý thức nhân bản chính là ý thức trách nhiệm đối với tha nhân (« nhân bản qua tha nhân » – Levinas), nên cần sự đối diện với một tha nhân cụ thể để hiện hữu. Trong một dịp khác tôi sẽ khai triển những ứng dụng của Luận Lý Hiện Tại Sinh Động trong các vấn đề được nêu lên trong đoạn này.
(4) Khoa học là « thực tế có giá trị tổng quát ». Thí dụ như định luật Boyle Mariotte : P x V = hằng lượng. Định luật này áp dụng cho tất cả các chất hơi, ở bất cứ đâu, bất kể đang hiện hữu, đã hiện hữu, hay sẽ hiện hữu. « Xe mình hết xăng » cũng là một thực tế, nhưng nó chỉ áp dụng cho một trường hợp cá biệt (xe mình), vào một thời điểm giới hạn, nên không thể là « khoa học ». « Thực tế khoa học » là một thực tế không hiện hữu. Vì không có gì hiện hữu được trong tổng quát. Mọi sự vật cụ thể đều hiện hữu tại một nơi chốn, trong một thời gian rõ rệt. Mặt khác, cách nhìn tổng quát không cho phép phân tích tường tận một hiện hữu cá biệt, nên trên quan điểm của khoa học, thì hiện hữu là cái không thể định nghĩa được một cách toàn diện : « Omne individuum ineffabile ». Vấn nạn này đưa đến một khó khăn khác, khi buộc phải công nhận là người ta đạt đến quy luật khoa học với giá trị tổng quát của nó bằng sự quan sát các trường hợp cá biệt. Tức là đi từ hiện hữu đến không hiện hữu, từ cái « không thể là khoa học » (vì tính cá biệt), để xây dựng nền tảng của khoa học (mang tính tổng quát) !
(5) Luận lý hình thức, mô tả « hình thức » suy tư làm sao cho đúng đắn, chứ không nhằm vào những đối tượng cụ thể của suy tư. Nó như một loại « văn phạm » của tư duy. Văn phạm không cần biết anh nói lời yêu thương hay mắng chửi. Nhưng, trong mọi trường hợp, anh đều phải tuân theo những quy luật của nó. Luận lý tiên nghiệm nhằm vào những phạm trù tàng ẩn đàng sau các nhận thức thông thường. Khi nói « con ngựa trắng lớn » thì đằng sau đó, đã phải có sẵn khái niệm động vật với những phân chia theo loài, giống v.v… đồng thời với khái niệm về tính chất (lớn, trắng). Nếu tôi nói « một con ngựa trắng trong nhiều con ngựa đen » thì đàng sau đã phải có sẵn các khái niệm đơn vị, số ít, số nhiều, cá thể, toàn thể v.v… Tức là đối với những cảm thọ thông thường thì các khái niệm ấy đã được « nghiệm » trước (tiên nghiệm). Ở đây, Husserl tách khỏi quan điểm của triết học thời ông, đặc biệt là quan điểm của Kant, khi ông từ chối coi luận lý hình thức như tự nó không có đối tượng (chỉ có hình thức, không có nội dung), cũng như phủ nhận việc cho là luận lý tiên nghiệm chỉ có đối tượng là các phạm trù biểu trưng cho những gì có thể « nghiệm » được bằng cảm quan. Husserl cho rằng luận lý hình thức có thể có đối tượng là những khái niệm thuần túy. Ta thử lấy công thức : « A cho ra B, vậy phải chăng không B cho ra không A » ? Tức là ta đã biến công thức này thành một đối tượng luận lý, có thể phân tích, sử dụng cách này, cách kia, mặc dù nó chỉ là khái niệm thuần túy. Mặt khác, luận lý tiên nghiệm không chỉ là vận dụng những « phạm trù biểu tượng cho thực tại » nữa, mà là đạt đến những khái niệm trừu tượng qua tư duy thuần túy. Nói cách khác, luận lý tiên nghiệm, đối với Kant, là đưa các phạm trù biểu tượng cho thực tế vào Luận Lý Hình Thức để giới hạn Luận Lý Hình Thức trong thực tại. Còn đối với Husserl thì luận lý tiên nghiệm là nền tảng để đi lên phạm trù khái niệm từ Luận Lý Hình Thức. Trước một khái niệm, thay vì đặt câu hỏi « đối với tôi nó biểu tượng cho cái gì trong thực tế » (tức từ khái niệm « đi xuống » thực tại), Husserl tự hỏi : « tôi hiểu nó như thế nào ? » (tức đặt vấn đề ý nghĩa thay vì biểu tượng, cũng là « đi lên » một khái niệm cao hơn, « tiên nghiệm » hơn). Luận lý tiên nghiệm, như thế, không cách biệt với luận lý hình thức, mà là khởi điểm của luận lý hình thức. Để rồi, với Luận Lý « Tiên Nghiệm và Hình Thức », người ta có thể « hiểu » tự thân sự vật qua một sự « hiểu biết cảm thông » như sẽ được bàn đến ở sau.
(6) “Individualité” (cá tính) khi được dùng để chỉ một hiện hữu cụ thể, thì được dịch là cá thể. Vì khi ấy, cái « tính » được nhìn qua « thể », và dùng cái « thể » này để tượng trưng cho nó. Cũng tương tự như chữ « personnalité » (cá tính của một người) được dịch là « nhân vật » khi chỉ những con người cụ thể (« personnalités » politiques = « nhân vật » chính trị).
(7) “Hiểu biết cảm thông” -“Connaissance compréhensive”- là hiểu biết xây dựng trên trực giác, chú trọng vào sự cảm thông, thay vì giải thích. Vấn đề của nó không phải là nhận biết các dữ kiện mà là cảm thông ý nghĩa của các dữ kiện ấy. Khi đã được hấp thụ đúng mức, thì « biện chứng sinh học hội nhập thời gian » ảnh hưởng như một phương pháp « tiên nghiệm » (xem chú thích 5) nâng các dữ kiện sinh học lên trình độ ý nghĩa, có thể cảm thông trực tiếp, mà không cần phải phân giải bằng trí năng nữa.
(8) Sự thống nhất của cặp mâu thuẫn “tồn đọng – hướng tiền” bao giờ cũng thể hiện thực tại, tức cái hiện trạng trong lúc này. Trong trường hợp sinh vật mà ta đang quan sát, cái “hiện trạng lúc này” ấy là sự co thắt. Hiện trạng ấy tổng hợp hai “tiến trình chuyển biến bao hàm đối nghịch”, do sự phân chia cấu trúc “thần kinh – cơ” của nó thành hai loại, trương lực và từng kỳ. Tương tự như thế, sự đối kháng giữa hai phạm trù “tồn đọng” và “hướng tiền” triệt tiêu cái thực tại vừa nói, tức sự co thắt, để cho ra giai đoạn thư giãn, nghỉ ngơi, như TĐT sẽ nói tiếp ở câu sau.
(9) “Tự Thân” (corps propre), là một khái niệm được mô tả ra bởi một số triết gia như Merleau Ponty (Phénoménologie de la Perception), để chỉ hình ảnh chủ quan của thân thể. Nó cho ra cảm giác “chính mình”, “là mình”, “tự mình” cùng với những gì “mình” có thể làm, hay có thể cảm nhận.
(10) Như Trần Đức Thảo đã phân tích trong nhiều tài liệu, nơi trẻ nhỏ, tiếng gọi, rồi tiếng nói bên ngoài, khích động sự hình thành của tiếng nói bên trong. Tiếng nói bên trong được lập lại rồi khai triển thành suy tư. Với sự suy tư qua tiếng nói bên trong ấy, những cảm giác được ý thức, được trừu tượng hóa, đồng thời với ý muốn, chủ ý hành động, v.v… Con vật chỉ có “cảm giác bản thân”, để phân biệt những gì “thuộc về nó” và “không phải nó”. Cảm giác về “nó” là cảm giác về một sự vật cụ thể, cũng như cảm giác đối với những sự vật “không phải nó”. Nơi con người thì khả năng trừu tượng hóa làm cho ý thức của hắn không chỉ hướng đến sự vật hay cảm giác cụ thể mà vượt lên phạm trù trừu tượng. Thí dụ con vật chỉ ham muốn một sự vật cụ thể, như thức ăn, đối tượng giao hợp v.v… Trong khi đó, con người, trong sự ham muốn thực sự “người” của mình, thì ham muốn một hình ảnh chủ quan của đối tượng mà mình ham muốn, hoặc ham muốn chính sự ham muốn, như huy chương, bằng cấp, nhà to, xe đẹp, vì chúng chứa đựng sự ham muốn của người khác, hay khi giao hợp, thì muốn đối tượng cũng ham muốn giao hợp với mình … Trong điều kiện ấy, ý thức bản ngã nơi con người cũng hướng vào một “cái tôi” trừu tượng, được cấu tạo qua một “câu chuyện” được thường xuyên cập nhật, mà mình tự kể với mình, đồng thời thể hiện hình ảnh mà mình muốn người khác nhận biết nơi mình. Ý thức, như thế, bắt buộc phải có ngôn ngữ. Xem (tiếng Pháp) : http://nguyenhoaivan.com/default.asp?do=news_detail&id=167&kind=20 (đoạn “conscience et langage »)
(11) Tính chủ thể nơi súc vật được hình thành qua tập hợp cảm giác, trực giác, bản năng, của nó. Nơi con người tính chủ thể bao hàm thêm tất cả những gì hắn « biết », qua kinh nghiệm, học hỏi, suy tư, v.v… và qua những gì hắn dự phóng cho tương lai. Ngôn ngữ ở đây cũng đóng một vai trò then chốt, qua chức năng truyền đạt các hiểu biết, suy nghĩ và kinh nghiệm, cũng như xây dựng các dự phóng … Như Marx đã nhận xét : sự khác biệt giữa một kiến trúc sư kém cỏi nhất và con ong tài ba nhất, là người kiến trúc sư xây dựng công trình của mình trong trí óc, trước khi thực hiện nó trong thực tế. Chúng ta cũng đã nhận xét (chú thích 10) rằng con người luôn tự kể « tiểu sử » của mình, một tiểu sử không ngừng được phóng chiếu vào tương lai (« tôi là người sẽ … »), với những cập nhật đều đặn. Tính chủ thể nơi con người thể hiện qua ý thức mình là nhân vật chính của « tiểu sử » ấy.
(12) Hylè là chất liệu của cảm giác, trước khi nó được cảm giác, để rồi, từ cảm giác, trở thành tri giác. Husserl đã có những do dự quanh vấn nạn làm thế nào để Hylè trở thành tri giác (sự kết hợp giữa Hylè và Morphè – hình thái). Sau cùng, quan điểm của ông là khi hội nhập thời gian, thì, cùng với sự vận động của thời gian qua mâu thuẫn tồn đọng và áp lực hướng tiền, Hylè tự nó mang tính năng khích động cơ thể, đưa đến sự bổ túc các cảm giác đã nhận được bằng những tư thế nối tiếp nhau để tiếp tục thu gặt những cảm giác mới về cùng một sự vật. Như một người vừa đi quanh một bức tượng, vừa nghiêng đầu để nhìn nó dưới nhiều khía cạnh. Đồng thời với những tư thế này, hệ thần kinh liên tục tổng hợp những cảm giác thu nhận được, dựa vào quá khứ, và hướng đến tương lai, làm thành một dòng tri giác. Như thế, Hylè, tức chất liệu của cảm nhận, tự nó hướng đến Morphe, hình thái. Mỗi cảm giác tự nó mang những phương tiện để được nhận thức đầy đủ hơn, và trong mỗi sự vật được cảm nhận trực tiếp đã có sẵn động lực để liên kết chúng thành một tập hợp hình ảnh hiểu được, « cảm thông được », của thế giới.
(13) Tương tự như « khoảng chân – tua » nơi loài Ruột Khoang, cho ra « vùng phụ cận » ở các trình độ tiến hóa cao hơn, trò chơi phân định một khoảng trống trung gian giữa « trong » và « ngoài » một cá thể. Cá thể ấy có khả năng tác động trên khoảng trống này, như thể thuộc về nó, mặc dù khoảng trống kia vẫn được cảm nhận như bên ngoài nó. Trong trò chơi, nó tác động trên những sự vật trung gian, để tăng cường cảm giác hiệu năng của nó trên khoảng trung gian vừa nói. Điều này cũng làm gia tăng cảm giác tự thân của nó, và là một bước tiến hóa dẫn đến việc phát triển các « trung gian thực dụng », vẫn để tăng cường hiệu năng tác động trên « vùng phụ cận », thường trùng hợp với khoảng trung gian của trò chơi. Các « trung gian thực dụng » ấy là các khí cụ lấy trực tiếp từ thiên nhiên, trước khi tiến lên giai đoạn đồ dùng được chế biến.
Tấm bằng liệt sĩ
(Blog danoan/xuanvietnam) Lều bạt mà dân oan dựng lên vào đêm 29 Tết tại vườn hoa Lý Tự Trọng (2013)
Thu bằng liệt sĩ của dân vì miếng đất?
Gia đình bà nổi tiếng giàu có nhờ đất đai rộng lớn trù, phú. Bà có 3 người thân hy sinh để dựng lên chế độ cộng sản. Sau năm 1975, gia đình bà đã hiến dần đất đai cho chính quyền. Bà chỉ còn giữ lại một ít cho các con. Nhưng nay, tất cả đất đai của dòng họ bà từ thời vua Duy Tân do ông bà để lại, đã bị cưỡng đoạt chẳng còn gì. Cả dòng họ 30 người trong gia đình bà đang sống trong khốn khổ. Tấm bằng liệt sĩ mà bà đem ra để mong chính quyền ban cho chút lòng thương hại, nhưng cũng đã bị thu hồi:
Bà Thái Thị Tiển: “Đất của tôi mấy trăm năm rồi đất của ông bà để lại mà tại sao tới lấy hết. Tới kiểm chế lấy. Tôi đem cái hình của em tôi, nó ở trong núi nó mới về là người ta bắn nó chết. Giờ tôi cũng chôn đó. Mẹ tôi có công với cách mạng. Đất đó là trồng tỉa sắn kiệu là nuôi hết cách mạng ở trong núi về có bao nhiêu cũng bán có bao nhiêu cũng nuôi hết. Ăn rồi mua cá, mua gạo nuôi trong đó. Bây giờ mẹ tôi nằm đó cũng tới đào lên lấy ăn là sao vậy? Giờ tại sao muốn lấy hết, mả mồ cũng lấy ăn. Đất của ông bà tôi chớ đâu phải đất của mấy người đó ha. Tới đó đào lên lấy ăn. Tại sao vậy?
Nhiều trường hợp liệt sĩ bị quên lãng: Bà Nguyễn Thị Ngọc ở Quảng Nam với 2 tấm bằng liệt sĩ, 36 năm không được nhận chế độ. danviet.vn
Em tôi có cái bằng cách mạng. Tôi mới có cầm ra, nó giựt nó xô tôi té xuống. Nó lấy cái bằng luôn. Nó hỏng trả. Bằng liệt sĩ đó. Nó giựt nó lấy mà tôi đòi nó không có trả rồi lấy cái gì đâu mà biết. Tôi già cả tôi quên, tôi đâu có nhớ ngày đâu mà cúng.”
Câu chuyện cướp bằng liệt sĩ rồi đem giấu luôn không trả của chính quyền tỉnh Khánh Hoà nghe có vẻ bi hài. Nhưng đó là một sự thật cay đắng, phũ phàng mà chúng ta cần biết để suy gẫm. Bà Thái Thị Tiển kể lại thảm cảnh của gia đình các con không còn đất đai để sinh sống. Con bà là ông Bùi Văn Chương, đã bỏ nhà, bỏ vợ con đói khổ để đi Hà Nội tìm công lý. Nhưng 3 năm trôi qua, mọi việc rơi vào im lặng. Bà Lê Thị Minh Cảnh, vợ ông Chương, ở nhà chịu đựng cảnh nước ngập do chính quyền đổ đất cao hơn nhà bà 1 mét rưởi. Mùa mưa nước dâng cao. Gia đình bà và anh chị em sống xung quanh bị ngập lụt rất khổ sở. Bà Cảnh nuôi con một mình và chẳng có việc gì làm để mưu sinh. Bà uất nghẹn nói:
Em tôi có cái bằng cách mạng. Tôi mới có cầm ra, nó giựt nó xô tôi té xuống. Nó lấy cái bằng luôn. Nó hỏng trả. Bằng liệt sĩ đó. Nó giựt nó lấy mà tôi đòi nó không có trả rồi lấy cái gì đâu mà biết. Tôi già cả tôi quên, tôi đâu có nhớ ngày đâu mà cúngLê Thị Minh Cảnh: “Tụi em khốn đốn lắm! Cái dự án ma nầy nè. Dự án cướp đất, lấy đất của gia đình nhà em hết rồi. Bây giờ chồng em ba năm nay rồi đi tìm công lý, ăn dầm nằm dề ở ngoài Hà Nội. Đi một lần hai tháng, ba tháng. Ba năm nay coi như tiền bạc đội nón đi hết. Em thì ở nhà coi mấy đứa nhỏ. Sự sống khó khăn lắm. Hơn 6,000 m2 dập hết sau ngày cưỡng chế, dập hết xuống dưới ao hồ trồng rau xanh, kiệu, hành để sống. Tụi em thuần nông mà. Làm nghề ruộng để sống đó. Đất nhà em là mấy trăm năm gìn giữ mà tới hôm nay tụi nó cướp hết, mất trắng luôn không còn cái gì hết. Nói chung là bây giờ chồng em không có làm ăn gì được hết, đi miết.
Bà Thái Thị Tiển
Đi tìm công lý, đi ba năm nay. Rồi thanh tra chính phủ về đây thanh tra cái dự án nầy. Rồi có kết luận của Phó Thủ Tướng Trương Vĩnh Trọng nữa là giải quyết dự án nầy cho nhanh, dự án nầy là sai. Nhưng mà cho đến giờ nầy không thấy động tĩnh gì hết. Coi giống như là chìm xuồng vậy đó. Gia đình nhà em giờ cũng chẳng biết kêu ai nữa. Bây giờ sống cũng như là chết vậy. Lây lất qua ngày cơm rau cháo vậy thôi, chớ bây giờ đi tìm hoài mà có ai giải quyết đâu. Con em thì càng ngày càng lớn, tụi nó ăn học. Ngày xưa tụi em thu nhập vô, trồng hành, trồng rau mọi năm có vườn rau, ao cá để sống. Bây giờ tiêu hết rồi.”
Người dân Hưng Yên phản đối việc lấy đất của dân cho dự án Eco Park. AFP photo
Tại Hà Nội ngày 20 tháng 1 năm 2011, trong một báo cáo mới nhất nhằm cải cách những vấn đề cấp bách để cải thiện tính minh bạch và giảm tham nhũng trong quản lý đất đai có sự hiện điện của Đại Sứ Quán Đan Mạch, Ngân Hàng Thế Giới và Đại Sứ Quán Thụy Điển. Báo cáo nầy dựa trên sự điều tra và nghiên cứu các tỉnh trên toàn quốc. Ông John Nielsen, Đại Sứ Đan Mạch nói "Tham nhũng liên quan đến đất đai là một thách thức quan trọng đối với Việt Nam. Chúng tôi hy vọng báo cáo này sẽ giúp vạch ra con đường hướng tới cải cách giảm bớt tình trạng nầy.
Nạn nhân của quan chức tham nhũng
Chính quyền Việt Nam đang sao chép toàn bộ cách cưỡng đoạt đất đai của Trung Quốc. Ảnh hưởng tác hại của những vụ cưỡng đoạt đất đai để xây dựng dinh thự, mua bán, chia chát, làm dự án ma, sang tay làm giàu…giữa cán bộ có chức quyền và những nhóm kinh doanh cơ hội đã làm tê liệt nền kinh tế vốn yếu kém và mong manh. Chỉ thương cho người nông dân bao đời gắn bó với mảnh ruộng, bờ ao để mưu sinh, nay họ không còn đất để canh tác. Bà Lê Thị Minh Cảnh đã kể lại cuộc cưỡng chiếm đất đai khủng khiếp đã diễn ra tại xã bà như sau:
Dân oan Vũng Tàu khiếu kiện tập thể. Photo courtesy of honviet.co (2011)
không dám đi kiện nữa, không dám kêu. Sợ quá luôn. Ai cũng thấy khủng kiếp quá! Nó phân lô bán nền cho người ta cất nhà ở chớ đâu có làm gì. Em nghe bán 5 triệu một mét vuông, có chỗ 6 triệu, có chỗ 7 triệu, tùy theo chỗ.Lê Thị Minh Cảnh: “Gia đình em nó đánh sập hết, ruộng đất. Nó kéo quân xuống nó dập sập hết không còn một cái gì hết. Nhà em tơi tả luôn. Dân chúng tới đây đông dễ sợ luôn mà cũng không làm cái gì luôn. Nhìn thấy lực lượng như vậy cũng bó tay không biết làm gì. Hai ba trăm công an đó chị. Bà con tới đông lắm, tới coi thử lần đầu tiên cưỡng chế 22 hộ. Nhìn thấy cảnh mất hồn luôn.
Bà Lê Thị Minh Cảnh
Không ai có thể tượng tượng được, nên mấy cái dự án trên kia thấy khủng khiếp quá chạy về lấy tiền luôn không dám chống, không dám đi kiện nữa, không dám kêu. Sợ quá luôn. Ai cũng thấy khủng kiếp quá! Nó phân lô bán nền cho người ta cất nhà ở chớ đâu có làm gì. Em nghe bán 5 triệu một mét vuông, có chỗ 6 triệu, có chỗ 7 triệu, tùy theo chỗ. Chỗ nào đẹp thì nó bán giá cao, chỗ nào nhỏ thì nó bán giá thấp.”
Một người gần đất xa trời, đã sống gần một thế kỷ, nhưng bà Thái Thị Tiển vừa đau đớn, vừa ngỡ ngàng khi nhìn thấy cảnh tan tác của các con. Bà nói:
Thái Thị Tiển: “Còn đất của con tôi, thằng con của tôi nó để trồng tỉa nuôi con giờ cũng cướp giựt lấy ăn hết, lấy hết. Giờ con tôi cũng không có một khuỷnh đất để trồng được cây rau, cây cỏ gì để ăn hết. Nó lấy vô sát trong nhà. Nó lấy nó ăn hết. Bỏ vợ bỏ con đi kiếm chỗ nầy, kiếm chỗ kia làm. Không đủ nuôi vợ nuôi con nó. Con nó cũng bỏ đói bỏ khát hai ba đứa nhỏ không có để mà ăn. Giờ đất cát đâu còn nữa mà ăn, làm cái gì mà trồng tỉa. Hồi kia có đất mới trồng tỉa kiệu sắn, có bán ăn, hỏi giờ hai tay không lấy cái gì ăn? Hồi kia có nhờ mấy lô đất đó có mới bán đi nuôi cách mạng ở trong núi. Bán bao nhiêu mua gạo nè, mua cá nè, mua một lần cả gánh, cả gánh đưa vô cho mà ăn. Tại sao mẹ tôi có công cách mạng như vậy mà không nhớ công ơn của bả. Bây giờ đất cát chia cho con tôi đứa một khuỷnh bây giờ tới lấy hết hỏng đứa nào có chút nào hết trọi trơn.”
Theo điều tra Bộ Lao Động tại Việt Nam cho biết, năm 2010, những người lao động trong nước không có chuyên môn kỹ thuật chiếm 85.3%, riêng ở nông thôn tỉ lệ 91.4%. Vậy, việc đào tạo để người nông dân có khoa học kỹ thuật để công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn là một chuyện không tưởng tại Việt Nam.
Hồi kia có nhờ mấy lô đất đó có mới bán đi nuôi cách mạng ở trong núi. Bán bao nhiêu mua gạo nè, mua cá nè, mua một lần cả gánh, cả gánh đưa vô cho mà ăn. Tại sao mẹ tôi có công cách mạng như vậy mà không nhớ công ơn
bà Thái Thị Tiển
Cuộc sống an lành của người nông dân đã bị huỷ diệt. Họ không tìm được công việc mới để sinh sống, mất hết hy vọng vì sống cũng như đã chết. Ông Bùi Văn Chương tâm sự:
Bùi Văn Chương: “Họ tước đoạt quyền sống của mình rồi. Ở Việt Nam họ không có nhân quyền nữa. Họ cướp bóc lẫn nhau. Họ chẳng giải quyết. Họ chẳng cần biết mình sống như thế nào mình sống. Nó còn cho mình là địch, cho mình là kẻ xấu xúi giục, cho mình là địch. Nó chụp cho mình cái mũ như thế. Rồi công việc làm mình cũng chẳng biết làm gì nữa hết. Những dân oan như em giờ sống nhưng gần như đi ở tù. Không có việc làm, không có việc gì hết.”
Cả gia đình dòng họ bà Thái Thị Tiển và hơn 20 hộ dân tại Phường Phước Long, Khóm Phước Thái, Tỉnh Khánh Hoà vẫn chờ đợi công lý. Nhưng tiếng kêu của họ chỉ rơi vào thinh không. Trong khi đó, một vụ cưỡng chế khác sẽ diễn ra sau Tết. Bà Lê Thị Minh Cảnh mong được sự quan tâm của dư luận trong và ngoài nước đối với những người dân oan thấp cổ bé họng. Bà nói:
Lê Thị Minh Cảnh: “Nguyện vọng của tụi em bây giờ cướp đất đã bị thanh tra chính phủ kết luận là sai rồi. Nhưng chính quyền không thi hành mà người làm sai không bị xử phạt mà còn có vị trí còn cao hơn. Nên gia đình tụi em giống như người dân trong dự án ma nầy mong muốn các anh chị lên tiếng giúp giùm chúng em để công lý được thực thi.”
Phong Thu, thông tín viên RFA
Kim Jong-un thách thức Tập Cận Bình?
Các cơ quan theo dõi của nhiều nước đã phát hiện ra biến
động địa chấn tại cơ sở thử hạt nhân dưới đất Punggye-ri vào
lúc 11:57 giờ sáng giờ địa phương (02:57 GMT) sau vụ thử hạt
nhân của Bắc Triều Tiên.
Hoa Kỳ ghi nhận một trận động đất nhỏ 4,9 độ Richter xảy ra và người dân Trung Quốc vùng sát biên giới với Bắc Triều Tiên cũng cảm thấy địa chấn.
Cả Nam Hàn và Nhật Bản đều đã nhanh chóng họp khẩn các nhóm an ninh quốc gia ngay sau đó.
Quan chức cao cấp của Hàn Quốc Chun Young-woo nói: "Đây là đe dọa không thể chấp nhận được cho an ninh của bán đảo Triều Tiên và khu vực Đông Bắc Á, đồng thời là thách thức đối với toàn thể cộng đồng quốc tế."
Còn Tổng thống Mỹ, ông Barack Obama hôm thứ Ba 12/2 đã ra tuyên bố gọi "đây là một hành động khiêu khích nghiêm trọng, xảy ra sau vụ bắn hỏa tiễn đạn đạo 12 tháng 12".
Bộ Ngoại giao tại Bắc Kinh ra tuyên bố nói:
Vụ thử hạt nhân 'năm mới' của Bắc Triều Tiên xảy ra vào lúc ông Tập Cận Bình sắp lên làm chủ tịch Trung Quốc
"Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, bất chấp phản đối quốc tế rộng khắp, đã lại một lần nữa thử hạt nhân, điều chính phủ Trung Quốc kiên quyết phản đối.
Lập trường kiên định của Trung Quốc là thực hiện phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và ngăn ngừa phổ biến vũ khí nguyên tử cùng duy trì hòa bình và ổn định ở vùng đông bắc Á."
Trong khi Trung Quốc được cho là sẽ không bỏ nước láng giềng đồng minh cộng sản, có vẻ như Bắc Kinh cũng đang phải đánh giá lại mối quan hệ với Bình Nhưỡng, một năm sau khi ông Kim Jong-un lên cầm quyền.
Theo bình luận của báo Time từ Hoa Kỳ hôm 12/2/2013 về vụ nổ nguyên tử mới nhất tại Bắc Hàn, câu hỏi hiện nay với lãnh đạo Tập Cận Bình của Trung Quốc là Bắc Kinh sẽ còn phải chịu đựng và ủng hộ chính sách gây khó khăn, ngứa ngáy của nước đồng minh bao lâu nữa.
Tạp chí Time trích lời ông Richard Bush, Giám đốc Trung tâm Đông Bắc Á của Viện Brookings ở Washington D.C. nói rằng:
“Có thể Kim Jong-un nghĩ Tập Cận Bình sẽ chiều chuộng ông ta, và có thể muốn thử gây nắn gân Trung Quốc.”
Dù vậy, hiện cũng chưa có dấu hiệu ông Tập Cận Bình, người lên nắm chức Chủ tịch nước vào tháng 3 năm nay, sẽ có hành động gì mạnh mẽ.
Theo Bấm BBC Tiếng Trung tại London, tuyên bố hôm nay của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hoàn toàn giống như tuyên bố lần trước, khi Bắc Hàn thử hạn nhân năm 2009.
Điều này có thể là chỉ dấu cho thấy Trung Quốc chưa biết cần phải làm gì.
Các nhà phân tích thời gian quan cũng chỉ ra rằng Bắc Kinh khá thất vọng trước cách hành xử của Bình Nhưỡng: vừa nhận viện trợ năng lượng (dầu lửa) từ Trung Quốc, vừa không chịu áp dụng cải cách kinh tế từng bước một.
Đặc khu kinh tế bên sông Áp Lục, một dự án tại Bắc Hàn theo mô hình "Khai phóng" của Trung Quốc chỉ được cắt băng khai trương rầm rộ rồi để đến nay vẫn là bãi đất trống lạnh lẽo.
Còn tác giả Scott A. Snyder trong một bài đăng trên trang của Bấm Council for Foreign Relations hôm 5/2, trước khi xảy ra vụ thử hạt nhân, đã dự đoán hai khả năng phản ứng của Trung Quốc.
"Nếu Trung Quốc coi vụ thử là bằng chứng về cuộc tranh giành quyền lực tại Bắc Hàn thì họ sẽ không thay đổi mấy chính sách hiện nay, vì lo ngại trừng phạt mạnh sẽ khiến Bắc Hàn bất ổn,"
"Nhưng nếu Trung Quốc coi vụ thử là bằng chứng Bắc Hàn củng cố một chính sách đi ngược lại quyền lợi của Trung Quốc, thì rất có khả năng Trung Quốc sẽ liên kết chặt hơn với cộng đồng quốc tế để chống lại Bắc Hàn."
Trước mắt, Trung Quốc có vẻ như tạm thời để các mạng xã hội "xả giận" bằng cách không xóa các bình luận phê phán Bắc Hàn.
Nhưng dù có bị thách thức, Trung Quốc cũng không muốn một năm chuyển giao quyền lực quan trọng bị mất ổn định vì các động thái của Bắc Triều Tiên.
Vấn đề là liệu ông Kim Jong-un có đồng ý với phương án đó hay không.
Tin mới nhất từ Bắc Kinh cho hay Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Trì vừa triệu tập Đại sứ Bắc Hàn đến để tỏ thái độ về vụ thử hạt nhân.
(BBC)
Hoa Kỳ ghi nhận một trận động đất nhỏ 4,9 độ Richter xảy ra và người dân Trung Quốc vùng sát biên giới với Bắc Triều Tiên cũng cảm thấy địa chấn.
Cả Nam Hàn và Nhật Bản đều đã nhanh chóng họp khẩn các nhóm an ninh quốc gia ngay sau đó.
Quan chức cao cấp của Hàn Quốc Chun Young-woo nói: "Đây là đe dọa không thể chấp nhận được cho an ninh của bán đảo Triều Tiên và khu vực Đông Bắc Á, đồng thời là thách thức đối với toàn thể cộng đồng quốc tế."
Còn Tổng thống Mỹ, ông Barack Obama hôm thứ Ba 12/2 đã ra tuyên bố gọi "đây là một hành động khiêu khích nghiêm trọng, xảy ra sau vụ bắn hỏa tiễn đạn đạo 12 tháng 12".
Kiên quyết phản đối
Nhưng nước có thể có tác động nhiều nhất đối với Bình Nhưỡng vẫn là Trung Quốc.Bộ Ngoại giao tại Bắc Kinh ra tuyên bố nói:
Vụ thử hạt nhân 'năm mới' của Bắc Triều Tiên xảy ra vào lúc ông Tập Cận Bình sắp lên làm chủ tịch Trung Quốc
"Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, bất chấp phản đối quốc tế rộng khắp, đã lại một lần nữa thử hạt nhân, điều chính phủ Trung Quốc kiên quyết phản đối.
Lập trường kiên định của Trung Quốc là thực hiện phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và ngăn ngừa phổ biến vũ khí nguyên tử cùng duy trì hòa bình và ổn định ở vùng đông bắc Á."
Trong khi Trung Quốc được cho là sẽ không bỏ nước láng giềng đồng minh cộng sản, có vẻ như Bắc Kinh cũng đang phải đánh giá lại mối quan hệ với Bình Nhưỡng, một năm sau khi ông Kim Jong-un lên cầm quyền.
Theo bình luận của báo Time từ Hoa Kỳ hôm 12/2/2013 về vụ nổ nguyên tử mới nhất tại Bắc Hàn, câu hỏi hiện nay với lãnh đạo Tập Cận Bình của Trung Quốc là Bắc Kinh sẽ còn phải chịu đựng và ủng hộ chính sách gây khó khăn, ngứa ngáy của nước đồng minh bao lâu nữa.
Tạp chí Time trích lời ông Richard Bush, Giám đốc Trung tâm Đông Bắc Á của Viện Brookings ở Washington D.C. nói rằng:
“Có thể Kim Jong-un nghĩ Tập Cận Bình sẽ chiều chuộng ông ta, và có thể muốn thử gây nắn gân Trung Quốc.”
Dù vậy, hiện cũng chưa có dấu hiệu ông Tập Cận Bình, người lên nắm chức Chủ tịch nước vào tháng 3 năm nay, sẽ có hành động gì mạnh mẽ.
Theo Bấm BBC Tiếng Trung tại London, tuyên bố hôm nay của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hoàn toàn giống như tuyên bố lần trước, khi Bắc Hàn thử hạn nhân năm 2009.
Điều này có thể là chỉ dấu cho thấy Trung Quốc chưa biết cần phải làm gì.
Các nhà phân tích thời gian quan cũng chỉ ra rằng Bắc Kinh khá thất vọng trước cách hành xử của Bình Nhưỡng: vừa nhận viện trợ năng lượng (dầu lửa) từ Trung Quốc, vừa không chịu áp dụng cải cách kinh tế từng bước một.
Đặc khu kinh tế bên sông Áp Lục, một dự án tại Bắc Hàn theo mô hình "Khai phóng" của Trung Quốc chỉ được cắt băng khai trương rầm rộ rồi để đến nay vẫn là bãi đất trống lạnh lẽo.
"Nếu Bắc Hàn củng cố một chính sách đi ngược lại quyền lợi của Trung Quốc, thì sẽ bị Trung Quốc chống lại"
Scott Snyder
Còn tác giả Scott A. Snyder trong một bài đăng trên trang của Bấm Council for Foreign Relations hôm 5/2, trước khi xảy ra vụ thử hạt nhân, đã dự đoán hai khả năng phản ứng của Trung Quốc.
"Nếu Trung Quốc coi vụ thử là bằng chứng về cuộc tranh giành quyền lực tại Bắc Hàn thì họ sẽ không thay đổi mấy chính sách hiện nay, vì lo ngại trừng phạt mạnh sẽ khiến Bắc Hàn bất ổn,"
"Nhưng nếu Trung Quốc coi vụ thử là bằng chứng Bắc Hàn củng cố một chính sách đi ngược lại quyền lợi của Trung Quốc, thì rất có khả năng Trung Quốc sẽ liên kết chặt hơn với cộng đồng quốc tế để chống lại Bắc Hàn."
Trước mắt, Trung Quốc có vẻ như tạm thời để các mạng xã hội "xả giận" bằng cách không xóa các bình luận phê phán Bắc Hàn.
Nhưng dù có bị thách thức, Trung Quốc cũng không muốn một năm chuyển giao quyền lực quan trọng bị mất ổn định vì các động thái của Bắc Triều Tiên.
Vấn đề là liệu ông Kim Jong-un có đồng ý với phương án đó hay không.
Tin mới nhất từ Bắc Kinh cho hay Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Trì vừa triệu tập Đại sứ Bắc Hàn đến để tỏ thái độ về vụ thử hạt nhân.
(BBC)
Tân Ngoại trưởng Mỹ và vấn đề nhân quyền Việt Nam
Đối với những người quan tâm đến tình hình Việt Nam, việc Thượng nghị
sĩ John Kerry được chọn làm Ngoại trưởng Mỹ đặt ra nhiều câu hỏi liên
quan đến thái độ và cách tiếp cận của ông với tình hình nhân quyền tại
Việt Nam.
(AFP photo) Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 06/2/2013. Ông đã chính thức tuyên thệ nhậm chức ngày 01 tháng 2 năm 2013.
Những thắc mắc hay thậm chí nghi ngờ này có những căn cứ nhất định, xuất phát từ mối quan hệ lâu dài giữa tân Ngoại trưởng Mỹ và Việt Nam trong quá khứ.
Thách thức tân ngoại trưởng
Ngày 1 tháng 2 năm 2013, Thượng nghị sĩ John Kerry chính thức tuyên thệ trở thành Ngoại trưởng mới của Hoa Kỳ. Ông là một trong không nhiều thượng nghị sĩ đã có gắn bó lâu dài với Việt Nam, và không ít thì nhiều cũng dành được những cảm tình nhất định từ phía chính quyền Việt Nam vì những đóng góp không nhỏ trong việc bình thường hóa quan hệ hai nước. Tuy nhiên, ngay trước khi vị tân Ngoại trưởng lên nhậm chức, tình hình Việt Nam đã có nhiều thay đổi, nhất là vấn đề nhân quyền đang bị cộng đồng quốc tế chỉ trích là xuống dốc trong những năm trở lại đây. Đây là một thách thức không nhỏ cho vị tân Ngoại trưởng Hoa Kỳ, trong khi cả Mỹ và Việt Nam đang hướng tới việc đưa mối quan hệ hai nước lên tầm đối tác chiến lược.Nhận định về nhiệm kỳ tới của ông John Kerry, giáo sư Carl Thayer, thuộc học viện Quốc phòng Úc, chuyên gia về Việt Nam, đã viết trên trang blog cá nhân của mình vào ngày 6 tháng 2 như sau:
Nhiệm kỳ tới của Thượng Nghị sĩ John Kerry sẽ phản ánh những ưu tiên của Tổng thống Obama và những di sản do Ngoại trưởng Hillary Clinton để lại. Vào năm 2010, Tạp chí Quốc phòng của Bộ Quốc phòng Hoa kỳ đã xếp Việt Nam vào một trong ba đối tác chiến lược tiềm năng tại Đông Nam Á. Hai nước kia là Malaysia và Indonesia…. Việt Nam là một quốc gia trung bình đang nổi lên trong khu vực và sẽ giữ một vị trí quan trọng với Mỹ bởi vai trò của Việt Nam trong ASEAN.
Tuy nhiên, chỉ 1 ngày trước khi vị tân Ngoại trưởng Mỹ tuyên thệ nhậm chức, một báo cáo dài 8 trang của tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế công bố cho thấy tình hình nhân quyền ở Việt Nam trong năm 2012 đã trở nên tồi tệ. Báo cáo viết: ‘nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp có hệ thống các quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp trong ôn hòa; họ trừng phạt những người đặt vấn đề với chính quyền về chính sách, vạch trần tham nhũng, hoặc kêu gọi một giải pháp dân chủ thay thể chế độc đảng. Công an thường xuyên quấy nhiễu, đe dọa các nhà hoạt động và gia đình của họ. Nhà cầm quyền tùy tiện bắt giam các nhà tranh đấu, biệt giam họ lâu dài mà không xét xử bằng pháp luật, không cho gia đình viếng thăm, tra tấn và truy tố họ tại những tòa án được đảng hướng dẫn để kết án tù dài hạn với tội danh vi phạm luật an ninh quốc gia rất mơ hồ’.
Theo báo cáo của tổ chức này, trong năm 2012, chính quyền Việt Nam đã bỏ tù ít nhất 33 nhà hoạt động và bắt giữ thêm ít nhất 34 nhà vận động tôn giáo và chính trị khác.
Theo Giáo sư Carl Thayer thì tình hình nhân quyền đang xuống dốc tại Việt Nam là một cản trở, khiến cho những đối thoại đối tác chiến lược giữa Mỹ và Việt Nam phải chững lại. Vì vậy ông Kerry sẽ phải duy trì sức ép lên Hà Nội để đảo ngược chiều hướng này.
Gây sức ép hay thuyết phục Việt Nam?
Thượng nghị sĩ John Kerry vốn là người đã có gắn bó lâu dài với Việt Nam kể từ cuộc chiến Việt Nam hồi những năm 1960 và ông đã từng được tặng huân chương vì những hành động anh hùng khi tham chiến tại đây. Trở về Mỹ, ông là người tích cực tham gia phản chiến. Đầu những năm 1990 ông là một trong số ít các thượng nghị sĩ góp phần xây dựng mối quan hệ hai nước từng là cựu thù của nhau. Ông cũng đã từng đến thăm Việt Nam nhiều lần. Những gắn bó này đã giúp ông tạo dựng được mối quan hệ có thể nói là khá tốt đẹp với giới lãnh đạo Việt Nam. Điều này cũng có ảnh hưởng phần nào tới cách ông tiếp cận và làm việc với giới lãnh đạo tại Việt Nam về những vấn đề quan trọng. Giáo sư Carl Thayer nhận xét về điều này trên trang blog của mình:Ngoại trưởng Kerry có kinh nghiệm làm việc đáng kể với giới lãnh đạo Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua. Hơn nữa, là một thành viên và sau đó là Chủ tịch Ủy ban đối ngoại thượng viện, ông đã gặp tất cả các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam khi họ đến thăm Mỹ. Thượng nghị sĩ Kerry sẽ có thể có những đánh giá độc lập về tính cách, giá trị và mục đích của họ. Và bởi Việt Nam có vai trò quan trọng trong các mối quan hệ cá nhân của ông, điều này sẽ có lợi cho Ngoại trưởng Kerry khi ông dự Hội nghị Bộ trưởng ASEAN và Diễn đàn khu vực ASEAN sắp tới.
TS Nguyễn Quốc Quân (giữa) được chào đón tại sân bay quốc tế Los Angeles ở California vào ngày 30 tháng 01 năm 2013. AFP photo
Thế nhưng Ngoại trưởng Kerry cũng là người thực tế. Ông đã từng nói ‘ở đâu có quyền lợi chung thì cả Mỹ và Việt Nam có thể làm việc cùng nhau’. Mỹ nhìn thấy ở Việt Nam một đối tác chiến lược tiềm năng trong khu vực trước một Trung Quốc đang trỗi dậy thách thức vị trí hàng đầu của Mỹ trên thế giới. Còn Việt Nam nhìn thấy ở Mỹ một thị trường lớn. Theo dự báo của Bộ thương mại Mỹ vào năm ngoái, kim ngạch hai chiều Mỹ Việt đạt khoảng hơn 24 tỷ đô la trong năm 2012. Mỹ hiện là thị trường tiêu thụ lớn nhất cho xuất khẩu của Việt Nam với kim ngạch hơn 14 tỷ đô la trong năm 2012.
Thực tế này cũng làm một số người lo ngại vị tân Ngoại trưởng vì quyền lợi của nước Mỹ sẽ có thể bỏ qua vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Ông David Brown, một nhà cựu ngoại giao Mỹ tại Việt Nam, nhận xét:
Tất nhiên, ông ấy sẽ thúc giục Việt Nam phải đảm bảo quyền tự do được quy định trong hiến pháp và cam kết của Việt Nam khi tham gia vào Tuyên bố về nhân quyền của Liên hiệp quốc….Ông ấy biết là các lãnh đạo Việt Nam muốn có hợp tác chặt chẽ hơn trong trao đổi quân sự, phát triển năng lượng hạt nhân và mở cửa thị trường. Với những kinh nghiệm lâu năm khi còn là thành viên trong Quốc hội, ông ấy có thể giải thích với đối tác Việt Nam rằng có nhiều dân biểu và nghị sĩ quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam đến mức nó có thể cản trở mối quan hệ chặt chẽ hơn mà các lãnh đạo Việt Nam đang tìm kiếm.
Theo tôi nghĩ ông Kerry với những liên hệ tốt đẹp với nhà cầm quyền cộng sản, và bây giờ ở vị trí ngoại trưởng thì ông có thể làm được nhiều việc hơn cho vấn đề nhân quyền Việt Nam.Theo bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, Chủ tịch Ủy ban yểm trợ cao trào nhân bản, tại tiểu bang Virginia, rất có thể vị tân Ngoại trưởng sẽ tiếp cận Việt Nam theo hướng mềm mỏng về vấn đề nhân quyền. Ông nói:
BS Nguyễn Quốc Quân
Tôi có liên lạc và nói chuyện với cố vấn của ông Kerry, và tôi có than phiền và được họ trả lời là họ vẫn can thiệp nhân quyền nhưng họ chủ trương đường lối khác, thuyết phục và không làm cộng sản Việt Nam mất mặt. Theo tôi nghĩ ông Kerry với những liên hệ tốt đẹp với nhà cầm quyền cộng sản, và bây giờ ở vị trí ngoại trưởng thì ông có thể làm được nhiều việc hơn cho vấn đề nhân quyền Việt Nam. Điển hình là khi ông vừa nhậm chức thì có thả luật sư Lê Công Định và tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân.
Hôm 30 tháng 1 vừa qua, Việt Nam đã trả tự do cho nhà vận động nhân quyền Việt kiều Mỹ, tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân sau khi giam giữ ông 9 tháng. Sau đó vào ngày 6 tháng 2, Việt Nam tiếp tục trả tự do cho một nhà hoạt động xã hội khác, luật sư Lê Công Định.
Rõ ràng, những kinh nghiệm làm việc với Việt Nam trong quá khứ đang là một điểm lợi cho vị tân Ngoại trưởng Mỹ. Nó có thể làm một số người lo lắng cho rằng mối quan hệ cá nhân của ông với Việt Nam sẽ có thể làm ảnh hưởng đến những quyết định quan trọng. Tuy nhiên, nói như nhận xét của giáo sư Carl Thayer, ông John Kerry cũng giống như Thượng nghị sĩ John McCain, sẽ không để tình cảm riêng tư ảnh hưởng đến đánh giá của mình. Ông John Kerry là người phản chiến nhưng chắc chắn không phải là người theo cộng sản.
Việt Hà, phóng viên RFA
Ngày xuân, tục bóp vú kỳ lạ ở xứ Kinh Bắc
Thoibao
- Created on Monday, 11 February 2013 16:35
- Đào Nam Hưng sưu tầm
Xứ Kinh Bắc xưa (danh từ cổ thường gọi là trấn Kinh Bắc) gồm 4 phủ (20 huyện), bao gồm toàn bộ hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và một phần nhỏ các vùng lân cận Hà Nội như Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn, Văn Giang, Văn Lâm và Hữu Lũng (thuộc tỉnh Lạng Sơn). Tuy nhiên, ngày nay nói đến Kinh Bắc người ta thường nghĩ đến Bắc Ninh, một tỉnh rất nổi tiếng ở miền đồng bằng Bắc bộ và cũng là nơi phát xuất các điệu hát Quan họ cùng những lễ hội, đình chùa, mang các sắc thái đặc biệt.
Những tài liệu dưới đây được viết bằng chữ Hán Nôm, là những ghi chép vào năm Khải Định thứ 5 (1920) về các phong tục tập quán dân gian ở vùng Kinh Bắc, do trường Viễn Đông Bác Cổ chủ trương và các nhà nho Việt Nam tiến hành khai báo.
Tài liệu này đã được các nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Hán Nôm biên dịch trong cuốn Địa phương chí tỉnh Bắc Ninh qua tư liệu Hán Nôm, do GS Đinh Khắc Thuân chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành năm 2009.
Phần trích dẫn dưới đây do Nguyễn Thị Hường – Nguyễn Tố Lan dịch từ các tài liệu Hán Nôm và GS Đinh Khắc Thuân hiệu đính.
Tục hát và đánh chen ở xã Nga Hoàng, huyện Võ Giàng
Tài liệu viết: “Xã ấy, vào ngày 11 tháng 2 (âm lịch) có lệ nhập tịch tế thần. Tế xong, toàn dân cùng ăn uống ở đình. Đến chiều tối, mướn ca kỹ đến hát hầu thần ở đình. Ca kỹ hát ở chính giữa đình. Hai bên đình là chỗ trai gái đến xem hát. Nếu con trai thấy con gái đứng chỗ nào thì cũng đến chỗ đó đứng, con trai thân áp sát vào giữa đám con gái; thân người con trai sát với thân người con gái, tay người con trai bóp vào ngực người con gái”.
(Việc chỗ còn rộng mà cố ý đứng sát thân mình với thân người khác các cụ gọi là “đánh chen”, không thể dùng hai tiếng “chen nhau” được vì nghĩa rất khác. Ngày trước, các cụ hay dùng tiếng “đánh” lắm, ví dụ: đánh chén, đánh đu, đánh đáo v.v…, không hề có ý đánh lộn ở đây – ĐNH).
“Đêm đó thuê ca kỹ đến hát thờ thần từ 7-8 giờ tối đến 4-5 giờ sáng mới thôi. Từ lúc ca kỹ bắt đầu hát cho đến lúc thôi hát, đôi trai gái nào thuận tình, thì người con trai dẫn người con gái ra chỗ nào tối ở xa ngoài đình, hai người giao dâm với nhau, không dám làm việc đó ở trong đình vì sợ có uế khí với thần. Trai gái sát người vào nhau điểm ngực ở trong đình thì được, nhưng nếu đã giao dâm với nhau thì không được ở trong đình. Nếu như đêm ấy xã thuê ca kỹ hát thờ thần, không có con trai con gái trong xã ra đình xem hát, không có người con gái nào để đánh chen điểm ngực, thì đêm đó, mọi người dân xã trong đình tự nhiên sinh ra cãi nhau, hoặc người ca kỹ gây sự với người trong xã, hoặc người trong xã gây sự với nhau, mọi người sinh ra ẩu đả. Cho nên, năm nào vào đêm hôm đó, ca hát hầu thần cũng có nam nữ ra đình xem hát, đánh chen, điểm ngực thì mới tránh được nảy sinh những chuyện bất bình”.
(Điểm ngực: Bóp vú, GS Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện chú thích. Nhập tịch: Đem chiếu vào để trải ở đình. Ngồi vào trong chiếu cũng gọi là nhập tịch – ĐNH).
Hát thờ thần và hát nằm với nhau ở làng Diềm
Làng Diềm tức xã Viêm Xá, tổng Châm Khê, huyện Võ Giàng ngày xưa, tương truyền là một trong những nơi gạo cội của hát Quan họ. Tài liệu Bắc Ninh tỉnh khảo dị ghi:
“Lại nói xã ấy có một ngôi đình phụng thờ hai vị thành hoàng, thánh ông hiệu là Tam Giang Đại vương, thánh bà hiệu là Hoàng hậu. Hằng năm vào ngày mồng 4 tháng Giêng khai xuân. Ngày 10 tháng 8, nhập tịch mở hội tế hai vị thần.
“Lại như trai gái xã ấy giao lưu với xã Hoài Bão ở huyện Tiên Du (cùng tỉnh Bắc Ninh). Nam nữ làm một hội hát, xã Viêm Xá gồm 10 người con trai, 10 người con gái, xã Hoài Bão gồm 10 người con trai, 10 người con gái. Nam nữ hai xã này hợp thành một phường ca hát. Đến ngày xã Viêm Xá mở hội xuân hay ngày nhập tịch tế hai vị thần, dân xã sai một người con trai mang trầu cau sang xã Hoài Bão mời con trai con gái Hoài Bão sang xã Viêm Xá hát. Nhưng con gái xã Hoài Bão không đi mà chỉ có các chàng trai đến xã Viêm Xá. Con trai xã Hoài Bão hát với các cô gái xã Viêm Xá. Nếu ngày nào theo tục lệ là ngày xã Hoài Bão tế thần, thì xã Hoài Bão cũng sai một người con trai mang trầu cau sang mời trai gái xã Viêm Xá đến hát, nhưng con gái xã Viêm Xá không đi, chỉ có con trai đến xã Hoài Bão hát với các cô gái xã Hoài Bão.
“Lại nói, xã Viêm Xá vào ngày 4 tháng Giêng có tục con trai con gái đến đình xem tế thần, rồi đến đêm thì cùng nhau về nhà Chị cả, hát với con trai xã Hoài Bão từ bên Hoài Bão sang. Đêm ấy, con gái đã có chồng và con gái chưa chồng trong làng này cũng đều đến nhà Chị cả. Con trai xã Hoài Bão với con trai xã Viêm Xá ngồi một bên, con gái ngồi một bên trong nhà Chị cả. Chị cả sai người nhà làm tiệc rượu mời các chàng trai xã Hoài Bão ăn uống no say, sau đó mới hát. Trai gái hát từ 8 giờ tối đến 2 giờ sáng thì tắt đèn trong nhà, cùng nằm mà hát. Lúc tắt đèn, Anh cả hát với Chị cả, Anh hai hát với Chị hai, Anh bé hát với Em bé; còn những người con trai nào thuận tình với người con gái nào thì hát với cô ấy. Nếu như chàng trai và cô gái nào thích nhau thì giả vờ đi tiểu ở phía ngoài nhà thật xa mà giao dâm với nhau, thường thì người trong nhà không biết. Sau đó lại vào trong nhà nằm mà hát, hát đến 4-5 giờ sáng mới thôi. Con trai xã Viêm Xá về nhà mình ở ngay trong xã nên không cần phải tiễn. Con trai xã Hoài Bão về bên Hoài Bão nên được con gái Viêm Xá tiễn. Chị cả tiễn Anh cả, Chị hai tiễn Anh hai, Chị ba tiễn Anh ba, Chị tư tiễn Anh tư, Em bé tiễn Anh bé v.v… Mỗi người tiễn một đường, không đi chung cùng toán với nhau, hoặc nếu chung đường thì đi cách xa nhau. Lúc 4-5 giờ sáng, trời vẫn còn tối, trai gái tiễn nhau về, nếu thích nhau thì cũng làm việc giao dâm với nhau ở bên cạnh đường, không ai biết, còn nếu biết thì cũng đi qua làm như không nhìn thấy. Xã này có tục lệ ấy nên người nào có con gái mà không cho đi hát thì bị những người cho con gái đi hát cười. Cười rằng: “Người có con gái không cho đi hát thì cũng hư mất đời, lại không tuân lệ làng”.
Một số câu hát được ghi lại như sau:
Nam:
Khen cho cũng thực duyên trời
Đưa ra kết mấy những người bạn loan.
Nữ:
Giầu này xin gửi bạn loan
Công này kể núi Thái Sơn nào tày
Yêu nhau ăn miếng giầu này
Ăn giầu rồi sẽ giải bày niềm riêng
Nam:
Muốn cho đôi chữ ái ân
Lòng tôi muốn kết trước sân giãi bày.
Nữ:
Muốn cho đôi chữ một dòng
Trên trời chưa định trong lòng đã vui…
Tục hát úp đèn, điểm ngực ở Niệm Thượng
Làng Niệm Thượng (thường gọi là làng Ném Thượng) sáng ngày Rằm tháng Giêng có tục giết lợn tế thần, đến tối thì mời đào nương đến hát. Tài liệu nói trên trong Bắc Ninh tỉnh khảo dị chép:
“Khấn xong, mọi người cùng lễ bái thần. Việc khấn bái xong thì người già ngồi vào gian bên trong đình, xem hát. Người kỳ mục ngồi ở gian giữa, chỗ có hương án, đánh trống thưởng phạt, xem hát. Đào nương đứng ở trên chiếu phía ngoài hương án mà hát. Đàn ông, đàn bà, thanh niên, thiếu nữ đều tụ tập trong đình xem hát.
“Ca hát từ lúc bắt đầu đến khoảng 8-9 giờ tối thì thắp đèn lên cho sáng. Hát đến chừng 2 giờ đêm, một người kỳ mục bưng đĩa đèn đứng thẳng trên mặt đất giữa đình, người khác lấy một cái chõ úp lên trên đèn. (Tục cổ thì tắt đèn đi, nay thì lấy chõ úp lên, nồi chõ có nhiều lỗ ở đáy nên đèn vẫn cháy). Trong đình, trong cung lúc ấy tối om om. Một người kỳ mục ngồi ở gian chính giữa mới bước xuống sờ ngực người đào nương. Còn đàn ông đàn bà người nào người nấy thấy đèn bị che đi, lại thấy kỳ mục sờ ngực đào nương thì các đàn ông cũng sờ ngực đàn bà, con trai sờ ngực con gái.
“Khoảng ba phút đồng hồ thì có một người nhấc cái chõ ra, đèn lại sáng. Mọi người thôi không sờ ngực nhau nữa, lại ngồi nghiêm chỉnh như cũ để xem hát…
“Nếu năm nào nhập tịch tế thần mà không mướn đào nương đến đình hát thờ thần, lại không sờ ngực đào nương, không có đàn ông sờ ngực đàn bà thì năm ấy trong làng trâu bò lợn gà phần nhiều đều bệnh tật, người người không được yên. Nếu có mướn đào nương đến hát và đàn ông sờ ngực đàn bà ở trong đình thì năm đấy dân được bình yên, trâu bò lợn gà sinh sôi nảy nở, lúa má, tằm tang tươi tốt.
Tục trên được ghi lại do người ghi là một nhà Nho chứng kiến tại chỗ vào đêm 15 tháng Giêng năm 1920 tại đình Niệm Thượng”.
(Nguồn: Blog của Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện)
* Giải thích: Tại sao lại có phong tục “điểm ngực, giao dâm” kỳ lạ như vậy? Xin thưa, Bắc Ninh là một tỉnh giàu có. Ngày trước, vấn đề y tế chưa tiến bộ, con người chết nhiều, tuổi thọ không mấy. Muốn gia tăng dân số trong làng, người ta khuyến khích dân chúng theo phong tục kỳ lạ đó, cũng là một hình thức nhắm gia tăng nhân khẩu trong làng mà thôi. Thời Đông Chu Liệt Quốc ở bên Tàu, Việt vương Câu Tiễn ra lệnh thưởng cho mỗi gia đình sinh con trai một con chó, một thúng gạo; thưởng mỗi gia đình sinh con gái một đôi gà, một thúng gạo. Những đứa trẻ lớn lên mà gia đình nghèo thì các quan địa phương phải có trách nhiệm giúp đỡ. Hễ nhà có con trai hay con gái đến 18 tuổi mà chưa lập gia đình thì bắt tội bố mẹ. Con trai không được lấy bà già, con gái không được lấy ông già, vì sợ khó sinh được con và con không tốt. Quả nhiên, dân số nước Việt tăng rất mau, đánh thắng nước Ngô và làm bá chủ thiên hạ. Còn ở Ấn Độ, Campuchia và nhiều nước khác thời xa xưa, người ta thờ Linga và Yoni tức các bộ phận sinh thực khí của phái nam và phái nữ với những biểu tượng bằng đá rất lớn đặt trong đền thờ. Ở Bình Định, Phan Rang, Phan Thiết… hiện nay người ta còn tìm thấy nhiều bộ Linga-Yoni hay các tượng nam nữ khỏa thân rất đẹp của dân tộc Champa (Chiêm Thành) trong các tháp Chàm ngày trước.
Hiện nay, tại các nước Anh, Nga, Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch… số sinh rất ít, người ta đang áp dụng nhiều biện pháp ưu tiên để khuyến khích dân chúng sinh đẻ. Vậy thì, ở vùng Kinh Bắc, các cụ ta xưa có phong tục “điểm ngực, giao dâm” trong các lễ hội ngày xuân để gia tăng dân số trong làng thì cũng không có gì là xấu xa đến nỗi phải cấm Blog của Giáo sư Nguyễn Xuân Diện, một vị giáo sư tiến sĩ đã có những nghiên cứu hết sức giá trị. Nghiên cứu xong mà không cho công bố thì để làm gì? <
Thủy quân Lục chiến Mỹ trao quà Tết cho trẻ em Việt Nam
Đội Thủy quân Lục chiến của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội mới đây đã
trao tặng 100 đồ chơi và thú bông cho các trẻ em tại Viện Huyết học
và Truyền máu Trung ương.
Các sĩ quan đã mang theo các đồ chơi mà các nhân viên cơ quan ngoại
giao Mỹ đã quyên góp trong đợt phát động thường niên có tên gọi ‘Đồ chơi
dành cho Tết’.
Các giới cấp cao Mỹ trong đó có Tổng thống Barack Obama và Ngoại trưởng
John Kerry mới đây cũng đã gửi lời chúc mừng năm mới tới người dân các
nước đón Tết Nguyên Đán, trong đó có Việt Nam.
Binh sĩ TQLC Mỹ trao quà cho trẻ em Việt Nam (Ảnh: Ðại sứ quán Hoa Kỳ) |
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear cũng đã chúc mừng người dân Việt qua một thông điệp bằng video.
Ông Shear cho biết ông vui vì được đón cái Tết thứ hai tại Việt Nam, và
ấn tượng với hoa đào hiện diện khắp các phố phường khi Tết đến.
Đồ chơi dành cho Tết (Toys for Tet) tại Việt Nam có hình thức tương tự
như ‘Toys for Tots’, một sáng kiến của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ năm
1947.
Khi ấy Thị trưởng Bill Hendricks và một nhóm quân nhân dự bị ở
Los Angeles đã gom góp và phân phát 5.000 đồ chơi tới các trẻ em
có hoàn cảnh khó khăn.
Chương trình hiện nay diễn ra trên toàn thế giới, với những đồ chơi mới
được Thủy quân Lục chiến thu thập trong những tháng cuối cùng của năm và
tặng lại cho trẻ em nghèo trong cộng đồng vào dịp lễ Tết.
Tại Việt Nam, Đội quân nhân Thuỷ quân Lục chiến đã trao tặng đồ chơi cho
những trẻ em trong trại trẻ mồ côi hoặc nơi tạm trú tại địa phương
trong khoảng thời gian của Tết Nguyên đán.
Nguồn: US Embassy
Đầu Năm gặp chữ ” dân”
Hôm qua, mồng 3 AL, hết tết. Sau khi cúng bái đưa tiễn ông bà tổ tiên về
cõi xa, tôi đến thăm nhà ông Trịnh Đình Chính, bạn đồng hương xứ Thanh,
ở 40 - Trần Hoàng Na (Tp. Cần Thơ). Trong câu chuyện đầu năm, ông Chính
nói:
- Mới đọc mạng, trên Dân trí đăng bài “Ông Nguyễn Bá Thanh trò chuyện với người dân trên đường hoa xuân”.
Tôi hỏi:
- Đọc bài đó, thì sao?
Ông Chính cười, rồi kể lại:
- Tháng 9-2011, tôi đưa con gái tôi ra Đà Nẵng thi về lập trình. Tôi đi
xe máy biển số 65 của Cần Thơ trên đường Bạch Đằng (Đà Nẵng) công an
toét còi, tôi dừng lại. Tôi nghĩ ngay: “Bị phạt là chắc rồi”. Anh cảnh
sát giao thông hỏi: “Bác ở đâu mà đi xe mang biển số này?”. Tôi nói là ở
Cần Thơ đưa con ra đây đi thi. Anh cảnh sát giao thông không những
không phạt, mà còn lấy xe máy đi trước dẫn đường cho tôi đưa con đến
điểm thi. Ở Đà Nẵng mấy hôm, nghe dân đường phố kể chuyện ông Bá Thanh
ra chợ hỏi chuyện mấy bà bán rau, ngồi vỉa hè nói chuyện với mấy ông xe
ôm, đễn hộ dân bị giải tỏa hỏi xem đền bù như thế thỏa đáng chưa… Có lẽ
vì thế, tôi thấy Đà Nẵng khang trang, văn minh hơn nhiều thành phố khắc.
Con người lãnh đạo như ông Bá Thanh gần dân, nói chuyện với dân là
thường, có gì mà mấy báo phải đưa lên như một ‘sự kiện’?
Ông Chính chậm trà mời tôi uống, nói tiếp:
- Tôi còn nhớ ý mấy câu thơ ông Hải Như viết qua câu chuyện tối 30 tết,
Bác Hồ cùng người bảo vệ đi thăm và chúc tết một nhà trong phố lao động
nghèo ở hà Nội, và cũng mục sở thị xem họ đón têt thế nào: Ngõ phố nhỏ ô
tô không qua được / Chỉ Bác Hồ đi đến đó mà thôi. Đúng thế! Nhưng nay,
thấy người ta phát động phong trào ầm ầm, năm này sang năm khác vừa tốn
kém, vừa mất thời gian, học nhiều, nhưng có mấy ai làm theo Bác đâu? Ra
đường, đảng viên nhan nhản, cộng sản được mấy người?
Tôi nói:
- Thì lãnh đạo gần dân, hỏi chuyện dân lao động, người ta đưa lên biểu dương.
Ông Chính cãi:
- Cái gì mà biểu dương? Đó là tác phong cần thiết của lãnh đạo với một
đảng đã mang danh là vì dân. Chẳng qua, lâu nay thấy cán bộ ta quan liêu
quá, đi xe hạng sang đắt tiền, thăm đâu là rồng rắn cả mấy chục xe kéo
đi làm cản trở giao thông, cảnh sát dẹp đường, còi hụ inh ỏi điếc cả cả
tai. Nay thấy tác phong của ông Bá Thanh mới lên Trưởng ban Nội chính
Trung ương, chắc cũng sinh quan liêu, bệ vệ, mà lại hòa đồng dân dã vậy,
họ cũng coi như là mới. Bác Hồ mặc áo nâu, ngồi bệt trên bờ ruộng với
mấy bà nông dân. Ông Kim Ngọc ngày xưa lội ruộng với dân suốt thì
sao?...
Ông Nguyễn Bá Thanh đi chợ hoa tết đường Bạch Đằng (Đà Nẵng) Ảnh: báo Dân trí |
Trong câu chuyện, ông Chính nói: “Cái bệnh quan liêu, lên mặt quan, hách
dịch với dân, coi dân chủ như thứ giẻ rách là thứ kẻ thù phá đảng từ
trong hạt nhân, như con mọt đục khoét bên trong làm mất uy tín đảng.
Tôi cười:
- Dạo này đồng hương cũng lý sự gớm nhỉ?
Ông Chính liếc xéo:
- Lý sự gì đâu, thấy những chuyện bức xúc thì nói vậy thôi. Còn nhớ ông
Hải Như còn có những câu thơ: “Trước phút đi xa Bác Hồ căn dặn / Không
đáng sợ kẻ thù trước mặt / Sợ nhất / Kẻ thù / Ẩn náu trong ta”…
Chợt ông nhíu mày, trầm lặng một lúc rồi hỏi tôi:
- Đầu năm con rắn, ông có nhớ bài thơ nào có nói về rắn, mà ông thích không?
Tôi chưa kịp trả lời, ông Chính nói tiếp:
- Để thanh thản đầu năm mới, tôi đọc mấy câu thơ của Việt Phương trong
bài "Cửa mở" mà tôi rất tâm đắc từ khi học Đại học Xây dựng, thời đó bài
thơ này còn bị cấm lưu hành:
“… có lẽ bây giờ ta đã biết
Thế nào là yêu thương thế nào là chém giết
Ta đã thấy những chỗ lõm chỗ lồi trên mặt trăng sao
Những vết bùn trên tận đỉnh chín tầng cao
Sức ta tăng bội phần khi ta say đến trở thành rất tỉnh
… Ta đã trả giá đau và ta đã học nhìn
Ta đã gặp những điều không hề chờ gặp
Nào đâu phải chỉ là rắn phục giữa vườn hoa
Những kẻ tốt đến yếu mềm chỉ là đồ giẻ rách
Rắn còn nằm cuộn khúc giữa lòng ta”...
Thế nào là yêu thương thế nào là chém giết
Ta đã thấy những chỗ lõm chỗ lồi trên mặt trăng sao
Những vết bùn trên tận đỉnh chín tầng cao
Sức ta tăng bội phần khi ta say đến trở thành rất tỉnh
… Ta đã trả giá đau và ta đã học nhìn
Ta đã gặp những điều không hề chờ gặp
Nào đâu phải chỉ là rắn phục giữa vườn hoa
Những kẻ tốt đến yếu mềm chỉ là đồ giẻ rách
Rắn còn nằm cuộn khúc giữa lòng ta”...
Về nhà, tôi cứ nghĩ ngợi hoài những câu chuyện và những lý giải về tác
phong gần dân và thực thi dân chủ mà ông bạn đồng hương đã nói.
Sáng nay, 4 giờ sáng chợt tỉnh dậy. Mở máy tính, đọc trong hộp thư
E.mail đầu năm, lại thấy có bạn đọc comment cũng nói về dân chủ. Thư
được chuyển tiếp từ nhà Quản trị mạng: noreply-comment@blogger.com,
03:46 Ngày 13 tháng 2 năm 2013, chuyển đến ý kiến phản hồi của bạn đọc
Dân Nguyễn (Nguyễn Dân?), như sau: “Cũng như rất nhiều bạn đọc của trang
BVB, tôi rất ngưỡng mộ hai ông nhà báo Minh Diện và Bùi Văn Bồng.
Về bài "Bản lĩnh trí thức, văn nghệ sỹ", tôi có vài ý kiến sau: “ - Về
nghệ sỹ Kim Chi, ta có thể coi chị đã hành động dũng cảm, trong khi, với
hành động tương tự như thế ở một đất nước tự do, thì nó rất bình
thường... đủ thấy cái gọi là tự do dân chủ trong xã hội ta nó có màu sắc
thế nào. Ở một đất nước dân chủ thực sự, chứ không phải dân chủ giả
hiệu, người ta có thể đốt ảnh tổng thống, có thể ném cà chua trứng thối
vào nguyên thủ quốc gia; còn ở ta chỉ cần "nói xấu" (đúng) lãnh đạo cũng
là có tội. Ở Anh quốc, có học sinh tiểu học không thèm bắt tay thủ
tướng, khi vị nguyên thủ đến thăm trường và chìa tay về phía cậu trò
này. Điều đáng nói là chẳng có phiền toán nào xảy đến với cậu học sinh
này từ phía nhà trường cũng như bất kỳ phía nào. Vị thủ tướng không được
cái hân hạnh của cậu học sinh dành cho, cũng không tỏ thái độ hằn học
hay mất mặt. Nhà trường cũng không trù úm. Khi được hỏi vì sao không bắt
tay thủ tướng, cậu ta trả lời là không thích ông ta.Đơn giản là thế.
Thật là một xã hội văn minh hết sức.Ông thủ tướng cũng chỉ là một con
người. Cậu học sinh có quyền bày tỏ trung thực suy nghĩ của mình!.
“Trong comment này, tôi muốn nói tới một chi tiết nữa. BVB, sau khi đưa
ra sự kiện Kim Chi, có dẫn ra một trường hợp một nghệ sỹ người Balan,
đã chơi nhạc ở Mỹ và sau đó đã có lời phát biểu, để minh họa cho cái mà
chúng ta gọi là bản lĩnh của trí thức, văn nghệ sỹ. Ông nhạc sỹ này nói :
Tôi không muốn chơi nhạc ở một đất nước mà quân đội muốn kiểm soát cả
thế giới... Với lời phát biểu này, ông nhạc sỹ cho thấy nhãn quan chính
trị của ông thật ấu trĩ, cho dù về âm nhạc ông có thể rất tài ba. Nhìn
vào Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan- những đồng minh thân cận của Mỹ ở châu
Á, chúng ta thấy cuộc sống của người dân, môi trường xã hội thế nào...
để có đánh giá về phát biểu của ông nhạc sỹ người Ba Lan kia. Tóm lại.
ông ta phát biểu như vậy, thậm chí có ném trứng thối vào tổng thống
Obama, chắc chắn sẽ không hề hấn gì...
và do vậy, không thể so sánh với hành động của nghệ sỹ Kim Chi. Vậy mà
bác Bồng đã viết: "Tương tự. gần bốn năm về trước...".Chẳng lẽ bác Bồng
thấy những phát biểu của ông nhạc sĩ này ở Hợp Chủng Quốc HK cũng nguy
hiểm cho người nghệ sỹ trên sao? Tôi thì không nghĩ vậy. Dù thế nào thì
tôi vẫn ngưỡng mộ bác BVB bởi những gì bác đã và đang làm!”.
Đầu năm, thấy tâm tư bà con, báo in báo mạng đều nhấn vè dân chủ. Chữ
DÂN trên các trang báo thấy to tướng. Năm Quý Tỵ này, với chính đảng,
chính thể, và chính sự này, năm nay dân ta được nhờ cậy gì không ta?
Bùi Văn Bồng
(Blog Bùi Văn Bồng)
Về những căng thẳng ở Biển Đông
Trong những năm gần đây, các tranh cãi
về chủ quyền đối với Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa–Trường Sa (theo
cách gọi của người Việt Nam) đã làm cho mối quan hệ giữa Trung Quốc
với các nước láng giềng nhỏ hơn trong khu vực như Philippines, Việt
Nam, Đài Loan, Malaysia, và Brunei trở nên căng thẳng hơn. Cuộc chiến
chủ quyền này lại tiếp tục leo thang sau khi Tổng thống Obama tuyên bố
Hoa Kỳ sẽ tập trung vào khu vực Châu Á–Thái Bình Dương (APAC). Tâm
điểm của cuộc tranh cãi chính là về việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền
lãnh hải của họ bằng “đường lưỡi bò” chiếm gần trọn Biển Đông – một
vùng biển đóng vai trò rất quan trọng bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên
và ngư trường phong phú, cùng với vị trí trọng yếu trong việc giao
thương và căn cứ quân sự. Tuyên bố trắng trợn về “đường lưỡi bò” của
Trung Quốc và việc cương quyết không chịu đàm phán trên chính trường
quốc tế đã làm cho mọi nổ lực giải quyết tranh chấp trở nên vô vọng.
Một trong những kết quả đó đã dấy lên tinh thần yêu nước mạnh mẽ tại
các nước nhỏ hơn, đặc biệt là Việt Nam và Philippines. Nhiều chuyên gia
cho rằng khả năng mâu thuẫn leo thang cao ở Biển Đông cho thấy dấu
hiệu của cuộc khủng hoảng cũng như mối quan tâm của Hoa Kỳ đối với khu
vực này.
Những vùng đất và vùng biển nào có tranh chấp?
Biển Đông, hay Trung Quốc gọi là Biển
Nam Trung Hoa, với diện tích khoảng 3.6 triệu ki-lo-mét vuông, trải dài
từ Singapore và eo biển Malacca cho tới eo biển Đài Loan, tới phía Tây
của Philippines, phía Bắc của Indonesia và phía Đông của Việt Nam. Với
hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có những hòn đảo lớn nhất và gây
nhiều tranh cãi nhất như Spratly Islands (Quần đảo Trường Sa), Paracel
Islands (Quần đảo Hoàng Sa), Pratas Islands (Quần đảo Đông Sa),
Macclesfield Bank (Bãi Macclesfield), và Scarborough Shoal (Bãi cạn
Scarborough). Những quần đảo này chủ yếu không có cư dân và chưa bao
giờ có người bản địa từng sống ở đó cho nên việc truy tìm nguồn gốc chủ
quyền trở nên vô cùng khó khăn.
Bản đồ tuyên bố chủ quyền của mỗi nước
Những tranh cãi nổ ra không chỉ về chủ
quyền lãnh thổ mà còn liên quan tới những đặc quyền về khai thác tài
nguyên, cũng như tìm kiếm và khai thác năng lượng dưới đáy biển. Theo Hiệp Ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển
(UNCLOS) vào năm 1982 thì mỗi nước có một vùng đặc quyền kinh tế riêng
để khai thác kéo dài 200 hải lý (370.4 km) tính từ đường cơ sở biển
(baseline), ngoại trừ những chỗ mà các điểm tạo ra đó gần với các quốc
gia khác. Tuy nhiên, nhiều mâu thuẫn
đã xảy ra xung quanh những vùng đặc quyền kinh tế này, ví dụ như việc
khai thác dầu thô và đánh bắt cá trong khu vực gần quần đảo Hoàng Sa
giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Đường 9-đoạn là gì?
Đường 9-đoạn, còn gọi là “đường lưỡi
bò” hay “đường chữ U”, là đường phân ranh hải giới gây nhiều tranh cãi
do Trung Quốc đưa ra để tuyên bố lãnh hải của họ ở Biển Đông. Sau khi
đường lưỡi bò này được đưa lên Liên Hợp Quốc năm 2009,
ngay lập tức nó đã bị các nước Philippines, Brunei, Malaysia, Đài Loan
và Việt Nam mạnh mẽ phản đối. Việc Bắc Kinh tự trao chủ quyền lãnh hải
theo đường lưỡi bò và in vào mẫu hộ chiếu mới trong năm 2012 tức thì bị quốc tế chỉ trích.
Mặc dù các nước trong khối ASEAN đã
phản đối đường chữ U nhưng Trung Quốc vẫn khăng khăng chủ quyền dựa vào
những ghi chép lịch sử của các cuộc thám hiểm, đánh cá và tuần tra
biển từ thế kỷ thứ 15. Điều này hoàn toàn sai lệch với lãnh hải được
UNCLOS thiết lập cho khu vực này từ năm 1994.
Những nguồn tài nguyên nào hiện có ở khu vực này?
Giáo sư khoa học chính trị David Rosenberg
tại trường Middlebury College cho rằng nguồn gốc trực tiếp của mẫu
thuẫn tại khu vực này là do tranh chấp tài nguyên. Chỉ trong vòng bán
kính 160 km tính từ bờ Biển Đông đã có tới gần nửa tỉ người sinh sống và
lưu lượng tàu bè qua lại trong khu vực đã tăng vọt khi Trung Quốc và
các nước ASEAN thúc đẩy thương mại quốc tế và nhập khẩn dầu mỏ. Nhu cầu
về tài nguyên, chủ yếu là nguồn hydro-cacbon và hải sản đã đẩy mạnh
cạnh tranh kinh tế trong khu vực này, đặc biệt là quá trình đô thị hóa
các khu vực ven biển của Trung Quốc. “Ẩn đằng sau tất cả chỉ đơn thuần
là một cuộc cách mạng công nghiệp tại Châu Á”, giáo sư Rosenberg cho
biết, “và Biển Đông chính là trung tâm của cuộc cách mạng này”.
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, Biển Đông hiện chứa lượng dự trữ dầu mỏ
lên tới ít nhất là 7 tỉ thùng (1 tỉ tấn) dầu thô và khoảng 25 nghìn tỉ
mét khối khí đốt tự nhiên. Nguồn tài nguyên rất lớn này sẽ mang tới cơ
hội kinh tế không hề nhỏ đối với các quốc gia như Malaysia,
Philippines và Việt Nam cũng như mang đến sự đảm bảo năng lượng cho nền
kinh tế khổng lồ đang phát triển như vũ bão của Trung Quốc. Vào tháng
Mười hai năm 2012, Ban Điều hành Năng lượng Quốc gia của Trung Quốc đã
liệt vùng tranh chấp trên Biển Đông vào danh sách khu vực khai thác
trọng điểm đối với khí đốt tự nhiên, và một công ty năng lượng lớn của
Trung Quốc đã bắt đầu khoan dầu. Sự tranh chấp càng trở nên căng thẳng
hơn khi Tập đoàn Dầu và Khí quốc gia của Ấn Độ tuyên bố hợp tác với PetroVietnam
để phát triển khai thác dầu thô tại khu vực tranh chấp. Tuy rằng việc
thăm dò mỏ dầu là một trong những hoạt động dễ dẫn tới mâu thuẫn nhất
nhưng chưa có cuộc đụng độ nào đáng kể từ tháng Sáu năm 2011, khi Việt
Nam buộc tội một thuyền đánh cá của Trung Quốc đã cắt cáp một tàu thăm dò của Việt Nam trong khu vực đặc quyền kinh tế của nước này.
Vì sự suy giảm về lượng tôm cá, nhiều
ngư dân đã phải ra xa hơn và dấn sâu vào những khu vực tranh chấp để
đánh bắt hải sản cũng như khai thác được những sinh vật quý có tên
trong sách cấm. Điều này dẫn tới nhiều mâu thuẫn liên quan đến việc
đánh bắt hải sản đã trở thành trung tâm của tranh chấp trên biển. Căng
thẳng gần nhất xảy ra vào tháng Tư khi lực lượng hải quân Philippines
đã chặn đứng tám tàu đánh bắt cá
của Trung Quốc tại Bãi cạn Scaborough và tìm thấy những sinh vật cấm
trên những con tàu này. Việc bắt giữ những ngư dân này đã dẫn tới căng
thẳng quan hệ ngoại giao giữa hai nước này trong hai tháng liên tục.
Theo một báo cáo
mới đây của Internationa Crisis Group, việc cấm đánh bắt cá và bắt bớ
ngư dân hàng năm đã trở thành một phương pháp tiện dụng cho việc khẳng
định chủ quyền lãnh hải vì điều này được xem như là một nổ lực hợp pháp
nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên. “Đây là một vấn đề không đáng được đưa
lên trang đầu, nhưng 1.5 tỉ người đang sống ở đó và phụ thuộc rất nhiều
vào việc đánh bắt cá để có đủ thực phẩm và việc làm”, giáo sư
Rosenberg cho biết. “Đó chính là nơi phần lớn những mâu thuẫn đang xảy
ra và phần đông những mâu thuẫn này được giải quyết bằng những phương
cách giải quyết xung đột thông thường”.
Những mâu thuẫn này ảnh hưởng tới giao thương trên biển như thế nào?
Khoảng 50% lượng dầu trên toàn cầu
được vận chuyển thông qua Biển Đông, lớn gấp ba lần so với kênh đào
Xuy-Ê và năm lần so với kênh đào Panama. Theo Hiệp hội Cảng biển Quốc
tế, hơn một nửa trong số 10 cảng biển lớn trên thế giới cũng đều được
đặt trong và xung quanh khu vực Biển Đông. Vì giao thương trong khu vực
ASEAN đã tăng trưởng từ 29% trong năm 1980 lên 41% trong năm 2009, nên
việc đảm bảo quyền tự do lưu thông trên biển đã trở thành tối quan
trọng đối với khu vực này.
Tiến sĩ Yann-Huei Song, nghiên cứu sinh
tại Academia Sinica tại Đài Loan, đã cho biết “đây là một vấn đề rất
quan trọng và đã trở thành mối quan tâm chính của Nhật Bản, Hoa Kỳ và
thậm chí lúc này có cả Liên minh châu Âu”. Tuy nhiên, ông cũng cho biết
Trung Quốc có khả năng lớn sẽ không gây khó dễ đối với sự lưu thông
trên biển vì việc kinh doanh, thám hiểm và nhập khẩu của nước này cũng
phụ thuộc hoàn toàn vào sự tự do đi lại đường biển. Các chuyên gia đưa
ra luận điểm rằng những lợi ích chung đối với nền kinh tế trong khu vực
mang tới một hứa hẹn cho việc hợp tác giữa các nước này trong việc
khai thác, bảo tồn tài nguyên cũng như những động thái an ninh.
Có những nguy cơ quân sự nào tại khu vực này?
Đối phó lại với sức mạnh đang lên như
vũ bão của Trung Quốc, nhiều quốc gia trong khu vực này đã thúc đẩy các
hoạt động quân sự, dấy lên mối lo ngại về cuộc đụng độ vũ trang và làm
cho các mâu thuẫn ở Biển Đông trở nên khó giải quyết hơn. Việt Nam và
Malaysia dẫn đầu việc tăng cường lực lượng vũ trang, đẩy mạnh giao
thương vũ khí với các nước như Nga hay Ấn Độ, trong khi đó thì
Philippines đã tăng quỹ phòng thủ của nước này trong năm 2011 lên gấp
đôi, và cam kết thực hiện tập trận quân sự chung với Hoa Kỳ
trong năm năm. Philippines đồng thời dấn thân vào một chương trình
hiện đại hóa quân sự với trị giá gần 1 tỉ USD, trong đó phần lớn họ sẽ
dựa vào Hoa Kỳ để cung cấp tàu tuần duyên và có thể là những phi cơ
chiến đấu.
Mẫu thuẫn trên biển nổ ra chủ yếu là do
các vụ đụng độ tàu biển, ví dụ như vào tháng Tư tại Bãi cạn
Scarborough, chiếc chiến hạm lớn nhất của Philippines – được mua từ Hoa
Kỳ – đã phát hiện một số tàu của Trung Quốc xâm lấn trái phép vùng
biển nước này và quyết định bắt giữ những ngư dân trên đó. Tuy nhiên
hai chiếc tàu tuần tra của Trung Quốc đã ngang nhiên chắn ngang đường
đi của chiến hạm Philippines và căng thẳng ngoại giao đã nổ ra. Theo
International Crisis Group, sự có mặt của các đại diện tới từ hải quân
trên bàn đám phán chính trị sẽ làm cho các thỏa thuận trở nên khó đạt
được hơn.
“Chẳng hề có một tổ chức nào giống như
NATO ở Châu Á, và đó là điều đáng lo ngại”, giáo sư Rosenberg nói.
“Khác với Hoa Kỳ và EU, trong khi hai khu vực này rất thường tham gia
vào tình hình của các vùng khác trên thế giới, các quốc gia Đông Nam Á
này chỉ chủ yếu chú ý tới việc bảo vệ tài nguyên liên quan tới chính
bản thân họ trước. Về mọi mặt thì tình hình tại khu vực này không hề
giống với Chiến tranh Lạnh trong quá khứ, nhưng họ cũng không cởi mở
với nhau nhiều trong việc tiết lộ các thông tin liên quan tới quá trình
hiện đại hóa quân sự”.
Những nổ lực để giải quyết các mâu thuẫn
Một trong những vấn đề hóc búa nhất để đi đến thỏa thuận đó là việc Trung Quốc khăng khăng chỉ đàm phán ngoại giao song phương
với từng nước có liên quan tranh chấp. Chủ nghĩa dân tộc cũng làm cho
thế bế tắc này càng trở nên khó khăn hơn. Những tòa án quốc tế, ví dụ
như tòa án quốc tế về luật biển, là một cơ hội để giải quyết các mâu
thuẫn. Tuy nhiên, các quốc gia ở đây chỉ lựa chọn nghị sự tại tòa khi có
dấu hiệu khả quan về hòa giải chính trị giữa các thế lực trong nước.
Trung Quốc cũng đồng thời liên tục từ chối việc mang những mâu thuẫn về chủ quyền ra tòa án quốc tế do Liên Hợp Quốc chủ trì.
Một cuộc Hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào
tháng Bảy năm 2012 đã nổ lực đưa ra các hướng giải quyết những mâu
thuẫn đang có trong khu vực. Tuy nhiên, hội nghị đã kết thúc mà không
đưa ra được bất cứ một tuyên cáo chung nào.
Điều này được các chuyên gia nhận định là một dấu hiệu rõ nét cho thấy
việc giải quyết mâu thuẫn bằng đám phán đa phương gặp nhất nhiều khó
khăn. Tuyên bố sáu điểm
của ASEAN sau khi kết thúc hội nghị không hề đề cập tới cụ thể một vụ
mâu thuẫn nào đã xảy ra mà chỉ phác thảo một thỏa thuận chung về việc
soạn thảo và thực thi bộ quy ước ứng xử trong khu vực, tôn trọng luật
quốc tế, và cố gắng kiểm soát các hoạt động của mình trong phạm vi hợp
lý. Theo Josh Kurlantzick
từ CFR, trong khi ASEAN là một phương án để giải quyết mâu thuẫn thì
tổ chức này vẫn chưa tìm được cách để trở nên mạnh mẽ và vững chắc hơn
xứng tầm lãnh đạo khu vực. Cũng theo Kurlantzick, ASEAN cần củng cố vai trò của họ trong khu vực để có thể đối phó với những thử thách như các mâu thuẫn ở Biển Đông chẳng hạn.
Nhiều chuyên gia đã đề xuất việc cùng
nhau quản lý khai thác tài nguyên chung là cách tốt nhất để làm dịu đi
những căng thẳng hiện có tại khu vực. Trung Quốc và Việt Nam đã hợp tác
cùng nhau đưa ra luật định rõ ràng về việc đánh bắt ở vùng khai thác chung
trong Vịnh Bắc Bộ. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên dầu thô vẫn còn là một
vấn đề tranh cãi gay gắt khi cả Việt Nam và Philippines đều đã nhanh
chóng thực hiện những dự án thăm dò dầu mỏ với các công ty nước ngoài trong khu vực tranh chấp.
‘Trục châu Á’ của Hoa Kỳ có ý nghĩa như thế nào trong khu vực này?
Việc Hoa Kỳ chú trọng tới châu Á vào
lúc này cùng với những mâu thuẫn triền miên tại khu vực đã dấy lên mối
quan tâm về tương lai của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á. Chính quyền của Obama
không chỉ củng cố mối quan hệ với ASEAN mà còn thắt chặt với từng quốc
gia như Miến Điện bằng việc phát triển chiến lược hợp tác mới. Hoa Kỳ
cũng tăng cường hợp tác an ninh với Việt Nam, trong khi đó thì Malaysia
và Singapore cũng ra tín hiệu muốn tăng cường hợp tác an ninh.
Một bài nghiên cứu
của trường Johns Hopkins trong năm 2012 đã đưa ra những chú ý về việc
Đông Nam Á trong hai thập kỷ trở lại đây đã biến đổi thành một khu vực
với sức mạnh và tham vọng của Trung Quốc trong việc thử thách sự hiện
diện lâu năm của quân đội Hoa Kỳ tại đây, cũng như việc Trung Quốc khăng
khăng khẳng định chủ quyền Biển Đông đã thực sự mâu thuẫn với những thỏa thuận chung bấy lâu nay giữa các nước xung quanh Biển Đông.
Các chuyên gia cho hay Hoa Kỳ phải đối
mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan và sự khó khăn trong việc cân đối
sự can thiệp của họ trong khu vực vì một số nước muốn Hoa Kỳ mạnh tay hơn
để đối phó lại với sự cứng đầu của Trung Quốc, còn một vài nước khác
thì lại không muốn Hoa Kỳ chen vào vấn đề này. Tuy nhiên, theo Bonnie Glaser,
ưu tiên số một đối với tất cả các bên là phải tránh sử dụng quân sự vì
thậm chí ngay cả khi Trung Quốc đang có những tranh cãi với các nước
Đông Nam Á thì họ đang dần trở thành một đối tác giao thương lớn nhất và
là một trong những nhà đầu tư lớn nhất của các nước Đông Nam Á kể từ
khi Khu vực tư do mậu dịch ASEAN–Trung Quốc đi vào hoạt động.
Lê Duy chuyển ngữ - Council on Foreign Relations
© Bản tiếng ViệtTạp chí Phía trước
Ngành ngân hàng: Từ điềm báo tới sự thực
Hai từ “nợ xấu” được nhắc nhiều trong năm vừa qua và sẽ còn nhắc tới
trong năm 2013 này. Nhiều vấn đề khác cũng được “đánh dấu đỏ” mà giờ đã
thành sự thực.
Cảnh báo dòng tiền đổ vào lĩnh vực "nóng"
Trong năm 2010, các chuyên gia kinh tế đã đưa ra nhiều cảnh báo cho nền
kinh tế, trong đó đó là việc ngăn dòng tiền chảy vào các lĩnh vực “nóng”
và cần đẩy mạnh vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh để tạo ra giá trị
thực cho xã hội.
Hồi tháng 9/2010, Ủy ban giám sát Tài chính Quốc gia đã đưa ra một vài
thống kê cho thấy, rất nhiều dòng vốn của các ngân hàng mạnh các lĩnh
vực “nóng”, như bất động sản.
TS. Lê Xuân Nghĩa cũng từng cảnh báo về vấn đề này. Và giờ ông là một
trong những người phải ngồi tính toán để giải quyết nợ xấu cho các ngân
hàng.
Ông Cao Sỹ Kiêm, đại biểu Quốc hội, thành viên Hội đồng tư vấn tiền tệ
Trung ương, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam từng đau
đầu vì dòng vốn cứ tản ra các lĩnh vực khác như bất động sản, chứng
khoán, vàng, găm giữ đô la Mỹ, mà không vào sản xuất. Ông Cao Sỹ Kiêm
cũng là người nhiều lần “kêu gọi” thị trường cần đổ vốn vào hoạt động
sản xuất để mang lại giá trị thực cho xã hội.
Cũng cách đây 2 năm, NHNN cũng đã yêu cầu các ngân hàng thương mại cần
giảm tỷ lệ tín dụng khu vực phi sản suất (chứng khoán, tiêu dùng, bất
động sản) xuống tối đa 16%. Trong khi đó, các nhà băng lại lo ngại, tín
dụng khu vực này lâu nay vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn, nay lại buộc phải “bóp
bụng” thì khó sinh lợi nhuận.
Sự cảnh báo của nhiều chuyên gia kinh tế chẳng thấm vào đâu với khoản
lợi nhuận từ lĩnh vực này mang lại. Thế nên, chỉ một khoảng thời gian
ngắn, “cục máu đông” đã xuất hiện và chèn ép mạch lưu thông của nền kinh
tế.
Điểm lại khoản nợ xấu ở nhiều ngân hàng cho thấy, rất nhiều nợ xấu nằm ở bất động sản.
Những cuộc mua bán sáp nhập đã được dự đoán từ rất sớm |
Những cuộc mua bán sáp nhập
Cũng trong năm 2010, những tiên đoán về mua bán sáp nhập đã được tung ra
rầm rĩ. Phương án tăng vốn điều lệ phải được trình Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) đúng hẹn đã gây áp lực khiến các nhà băng cùng chạy đua tìm vốn,
kêu gọi liên doanh, sáp nhập, hợp nhất. Đương nhiên, nợ xấu cũng là một
trong những nguyên nhân lớn khiến nhiều ngân hàng buộc phải tính đến
phương án sáp nhập, liên doanh nếu không muốn phá sản. Ngoài ra, còn một
lý do khác đó là các cuộc “thâu tóm” của những kẻ mạnh.
Trong năm 2011, ba ngân hàng đầu tiên đã tự động tìm đến nhau cùng hợp
nhất, gồm: ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và
Sài Gòn (SCB).
Theo NHNN, 3 ngân hàng này trước khi hợp nhất đã gặp khó khăn về thanh
khoản chủ yếu do dùng nhiều vốn ngắn hạn cho vay trung hạn, dài hạn.
Điều này dẫn đến khi nguồn vốn ngắn hạn gặp khó khăn, cả 3 ngân hàng đều
mất khả năng thanh toán tạm thời.
Sự hợp nhất của 3 ngân hàng đã đánh dấu bước đầu tiên trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.
Sau nhiều lần úp mở, cuộc sáp nhập giữa Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank)
với Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) cũng được công bố đầu tháng 8/2012.
Thương hiệu Habubank từng đình đám hàng chục năm trên thị trường tài
chính đã bỗng chốc biến mất trong sự bàng hoàng, bức xúc của nhiều cổ
đông. Lý do cũng từng được cảnh báo, đó là nợ xấu.
Gần đây nhất, cũng sau nhiều tin đồn, ngân hàng Eximbank và ngân hàng
Sacombank đã cùng lên kế hoạch về việc sáp nhập trong vòng 3 đến 5 năm
tới.
Một số chuyên gia kinh tế nhận định, năm 2013 sẽ vẫn là năm diễn ra các
cuộc mua bán sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực ngân hàng. Bởi, M&A
là một nội dung của đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, nhằm hướng tới
một hệ thống ngân hàng lành mạnh hơn.
Chuyên gia tài chính TS.Vũ Đình Ánh cho biết, trong năm 2013 xử lý nợ
xấu và thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng sẽ vẫn còn tiếp tục.
Trong năm 2012, trong số 9 ngân hàng thương mại thuộc diện tái cấu trúc
thì vẫn còn “rơi rớt” lại 4 ngân hàng gồm: GPBank, Navibank, TrustBank
và Western Bank vẫn đang tiếp tục tìm kiếm phương án tái cơ cấu.
Ngoài ra, không chỉ có những ngân hàng nhỏ tìm đến M&A, ngay cả ngân hàng lớn cũng sẽ xảy ra.
Trong năm 2012, đã có một số ngân hàng lớn thực hiện những thương vụ
M&A đình đám, như thương vụ Mizuho Corporate Bank mua 15% cổ phần
của Vietcombank với giá 567 triệu USD và Tokyo-Mitsubishi UFJ mua 20% cổ
phần của Vietinbank với giá 743 triệu USD.
(VnMedia)
GS Đặng Hùng Võ - Năm 2013, nhiều đại gia thích 'oai' chắc sẽ đi tự tử
"Những đại gia có máu 'oai', thích đi xe xịn, ở nhà lầu, các em chân dài
bu bám mà nay ôm một cục nợ lớn thì có thể sẽ đi tự tử mất".
Đó là một trong những nội dung trao đổi về diễn biến của thị trường bất
động sản năm 2013 của GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên
Môi trường. Ông còn cho rằng, thị trường sẽ có thể ấm lên, nhất là ở
phân khúc nhà giá rẻ.
- Mới đây Bộ Xây dựng ký kết vay BIDV 30.000 tỷ đồng, mục tiêu là
tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Theo ông, khoản vay này có
thực sự cứu cho thị trường bất động sản trong thời gian tới không?
Theo tôi, khoản vay này sẽ có tác động ở một mức đáng kể để tháo gỡ tắc nghẽn cho thị trường bất động sản hiện nay.
Tôi được biết, việc sử dụng nguồn tài chính này nhằm hỗ trợ một mặt là
tiếp cho bên cầu, mặt khác hỗ trợ cho các chủ đầu tư của dự án cũ để có
thể giải quyết được tồn kho bất động sản bằng các giải pháp Bộ Xây dựng
đã đề xuất như những dự án nào sắp hoàn thành thì sẽ cố gắng hoàn thành,
những dự án nào năng lực kém phải dừng lại, dự án nào chuyển công năng
sang loại hình bất động sản khác như nhà cho thuê, trung tâm thương mại,
nhà công vụ… sau khi xem xét cần hỗ trợ để giảm giá tổng giá trị bất
động sản.
Bộ Xây dựng ký kết gói tín dụng 30.000 tỷ đồng thực ra là đứng ra bảo
lãnh cho khoản vay đó, thì khoản vay đó mới có độ tin cậy cao đối với
ngân hàng. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng cũng cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ
để thực hiện cho đúng mục tiêu.
- Có ý kiến cho rằng, các giải pháp của Chính phủ hiện nay vẫn xuất phát từ phía cung, trong khi thị trường cần kích cầu?
Theo tôi hai việc cần phải làm: Hỗ trợ trực tiếp lãi suất cho bên cầu là
việc cần thiết, là giải pháp tốt. Song song với đó là chủ đầu tư cũng
rất cần nguồn vốn này, do họ đang vào thời điểm rất khó khăn, họ chỉ cần
có khả năng tiếp cận vốn với nguồn ưu đãi thì họ cũng tháo gỡ được bất
động sản tồn đọng.
GS Đặng Hùng Võ |
Dư luận chỉ quan tâm đến một việc là đừng lấy tiền thuế của dân cho
không các chủ đầu tư. Tôi cho rằng hoàn toàn không có chuyện đó. Bởi có
nguồn vốn cho bên cầu vay tức là việc cho vay sẽ tạo khả năng thanh toán
và hỗ trợ trực tiếp cho người mua bất động sản.
Ở đây phải hiểu là không phải cho các nhà đầu tư, mà các nhà đầu tư phải
trả vốn ngay sau khi thị trường ấm lại. Việc có cần thiết cho nhà đầu
tư vay hay không chúng ta phải nhìn dưới góc độ rộng hơn.
Chúng ta không phải cứu các chủ đầu tư mà cứu nền kinh tế Việt Nam. Tuy
nhiên, chúng ta cứu chủ đầu tư phải minh bạch và công bằng, đây là hai
nguyên tắc lớn nhất chúng ta phải giữ được để giải quyết khâu tắc nghẽn
của thị trường bất động sản.
- Hiện nay có một số doanh nghiệp đã xin được chuyển nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội. Ông đánh giá thế nào về điều này?
Việc cho phép chuyển nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội là biện pháp vừa
tăng nguồn cung về nhà ở xã hội, đồng thời giải quyết tồn kho nhà ở
hiện nay.
Việc chuyển nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội phải gắn với việc làm cho
giá nhà xã hội ngang mức đã được tính của Bộ Xây dựng, chứ không được
chuyển nguyên.
Bởi vì những người mua nhà ở xã hội thường là những người có thu nhập
thấp, nên không thể trả với mức giá cao như mức nhà ở bình thường.
- Mặc dù đã có rất nhiều giải pháp để khơi thông tắc nghẽn thị trường
bất động sản, nhưng cho tới hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu ấm lên. Theo
ông, tình trạng này sẽ kéo dài đến bao lâu?
Theo tôi đánh giá là đã điểm đủ các giải pháp, vấn đề là cơ chế nào thực
hiện các giải pháp thì năm 2013 phải tính tới. Còn việc lúc nào xử lý
xong tắc nghẽn bất động sản phải phụ thuộc vào giải phóng được hàng tồn
kho bất động sản, kích thích được phân khúc nhà ở giá rẻ.
Hai nguyên tắc minh bạch và công bằng là hai nguyên tắc chúng ta phải
đảm bảo. Năm 2013 chúng ta phải loay hoay thực hiện nguyên tắc này: cơ
chế ra làm sao, thực hiện như thế nào, ưu tiên và chưa ưu tiên giải pháp
nào…?.
Như vậy, năm 2013 chúng ta có thể hy vọng chút ít nóng lên, ấm lên của
phân khúc nhà ở giá rẻ, nếu chúng ta có lực đầu tư cao hơn.
Việc giải quyết tồn kho bất động sản, gắn với nợ xấu phải tính bước đi
dài hơn, có thể chưa giải quyết xong ngày hôm nay, mà có thể chúng ta
cần 1-2 năm thậm chí dài hơn nữa.
- Ông có thể cho biết xu hướng của thị trường bất động sản trong năm
2013 về giá cả, giao dịch, cũng như một số cơ cấu về hàng hóa không?
Chúng ta biết khi dự án Đại Thanh đưa ra với mức giá 10 triệu sau đó thì
họ bán hết phần mà dự tính giá 10 triệu là phần dưới giá 11 triệu rưỡi
rất được hâm mộ.
Các nhà đầu tư khác thì lên án dự án Đại Thanh là phá giá hay một số lí
do khác nữa... nhưng rồi hiện nay tất cả các nhà đầu tư phải đồng ý
chiến lược của Đại Thanh đưa ra là đúng, hợp lí và không có gì vi phạm
pháp luật cả.
Theo tôi thì phân khúc giá rẻ sẽ lên ngôi trong năm tiếp theo. Thứ hai
nữa là muốn hay không muốn thì chúng ta cũng phải đối mặt với phần bất
động sản tồn đọng, gắn với nợ xấu.
- Đối với các chủ đầu tư, theo ông năm 2013 họ nên làm gì để có thể tồn tại và đứng vững trong thị trường?
Các chủ đầu tư lúc này cần phải tính toán lựa chọn một trong hai giải pháp.
Một là, chúng ta giữ tồn đọng đó, và hy vọng là thị trường sẽ sớm ấm lên
thì chúng ta phải có các chi phí huy động vốn đang nằm tồn đọng cùng
với bất động sản đó.
Thứ hai, là chúng ta có thể hạ giá, chịu lỗ để chúng ta giải quyết sớm.
Phần vốn thu lại được chúng ta có tính được một dự án mới. Tất nhiên
cũng cần lưu ý rằng hiện nay câu chuyện giải quyết nợ xấu đang được ngân
hàng nhà nước cũng như Bộ tài chính đang xem xét.
Đặc biệt là sau khi chúng ta có Hội thảo Quốc tế về vấn đề nợ xấu chúng
ta có thể học tập kinh nghiệm ở một số nước thì chúng ta còn có những
giải pháp khác để giải quyết nợ xấu như: Hình thành công ty mua bán nợ
xấu, những hình thức khác có tính chất liên quan đến phát hành chứng
khoán bất động sản, rồi những vốn khác để chúng ta có thể bình ổn phần
giá trị vốn được coi là nợ xấu đang nằm trong bất động sản tồn đọng.
Dù muốn hay không muốn thì nhiều giải pháp sẽ được đưa ra trong năm 2013 để giải quyết bất động sản tồn đọng.
- Sức khỏe của nhiều doanh nghiệp bất động sản hiện nay đang ở mức
“báo động đỏ”. Nhiều đại gia cuối năm 2012 đã phải đi trốn nợ. Theo ông,
trong năm 2013 nếu thị trường không có dấu hiệu ấm lên thì sẽ ra sao?
Đối với những ông chủ có máu “oai” thì chắc sẽ phải làm quen dần với
“phường quan âm” (cười). Tôi cho rằng năm 2013 sẽ có thêm nhiều ông chủ
địa ốc có thể phải đi “tự tử” nếu không tìm ra lối thoát trong kinh
doanh.
Có nhiều người trước đây, giàu lên nhanh chóng nhờ bất động sản, họ quen
với hình ảnh của một đại gia “chịu chơi” đi xe xịn, ở nhà lầu, thay xe
như thay áo, rồi các em chân dài thường xuyên bu bám nịnh bợ.
Giờ thì họ ôm một đống nợ, nhất là những đại gia dùng nguồn tiền vay của
ngân hàng để đầu tư thì con số nợ nần chắc rất khó đoán.
Xưa hoành tráng là thế, nay sa cơ, với những người máu sỹ diện quá lớn thì chắc chỉ còn nước đi tự tử.
Xin cảm ơn ông!
Chân Anh
(VTC News)
Kami - Tinh thần AQ Việt
Cuối năm dọn dẹp nhà cửa đón Tết, vô tình thấy cuốn AQ chính truyện của
nhà văn Lỗ Tấn trong giá sách, ngồi giở ra đọc lại, vừa đọc vừa cười.
Đây là một câu chuyện hay và đặc biệt tính cách của nhân vật AQ, một
chàng trai Trung quốc nhưng có cái gì đấy rất giống với tình cách của số
đông người Việt nam mình bây giờ. Đây là điều khiến cho tôi cười, cười
vì một số đông người Việt mình giờ đây cái phương pháp thắng lợi tinh
thần có khi còn cao hơn cả AQ.
Nhắc đến nhà văn Lỗ Tấn là bạn đọc người Việt sẽ lập tức liên tưởng tới
nhân vật AQ trong chuyện vừa "AQ chính truyện". Với câu nói để đời "Nó đánh mình thì khác gì nó đánh bố nó"
đã khiến cái tên AQ trở nên bất tử, mỗi khi nhắc đến AQ thì ai cũng
nghĩ tới ngay câu nói trên. Câu chuyện kể lại cuộc đời phiêu lưu của
AQ, một anh chàng thuộc tầng lớp bần nông ít học ở làng Mùi và không có
nghề nghiệp ổn định. Nhưng anh ta hay thích bắt nạt kẻ kém may mắn hơn
mình, nhưng lại sợ hãi trước những kẻ hơn mình về địa vị, quyền lực hoặc
sức mạnh. AQ nổi tiếng vì phương pháp thắng lợi tinh thần mà ngôn ngữ
của giới trẻ bây giờ gọi là tự sướng. Câu chuyện này vừa bi kịch, vừa
hài hước, mang những ý nghĩa sâu sắc về xã hội Trung quốc đầu thế kỷ
trước. Trong câu chuyện này, cho dù A Q tự thuyết phục bản thân rằng
mình có tinh thần cao cả so với những kẻ áp bức mình, ngay trong khi anh
ta phải chịu đựng sự bạo ngược và áp bức của chúng. Kết thúc câu
chuyện, AQ bị xử tử vì một vụ cướp, họ không tìm ra thủ phạm nên cần một
kẻ để thế mạng và kẻ đó chính là AQ. Thông qua AQ chính truyện nhà văn
Lỗ Tấn đã cho thấy những sai lầm cực đoan của A Q, đó cũng là biểu hiện
của tính cách dân tộc Trung Hoa những năm đầu thế kỷ XX. Việc kết cục
cuối cùng khi nhà văn Lỗ Tấn để cho AQ nhận một cái chết oan uổng có lẽ
cũng là lời cảnh báo cho cái giá phải trả của những kẻ thích dùng phương
pháp thắng lợi tinh thần - tự sướng.
Nhưng hình như cái đó nó khá giống kiểu cách suy nghĩ của một bộ phận
không nhỏ người Việt mình trong lúc này, là cái mình bật cười khi liên
tưởng. Nếu ngẫm có lẽ thấy nó có những cái còn tệ và đáng thương hơn so
với AQ. Nếu AQ chỉ tự an ủi cá nhân mình bằng phương pháp thắng lợi tinh
thần theo lối chất phác của một kẻ bần nông ít học nhưng hèn, thì một
số không nhỏ những người có học (hình như thế) mà chúng ta bắt gặp họ
trên mạng internet cũng không khác gì AQ. Thậm chí còn tệ hơn là họ tự
lừa dối họ khi tiếp cận với chuyện sự thật hay điều giả dối. Ví dụ:
1. Trong thời gian cao trào của blog Quan Làm Báo (QLB) trong năm vừa
rồi, có một vấn đề khiến không ít người có cảm giác vừa bực, nhưng vừa
thương hại. Hẳn ai cũng biết các thông tin từ blog QLB đưa ra chỉ có
khoảng 10% là sự thật còn 90% là thông tin do họ tưởng tượng ra hay là
các tin vịt. Mà kết quả của Hội nghị TW 6- Khóa XI là một bằng chứng để
khẳng định điều đó. Điều mà blog QLB đăng tin theo lối trúng thì trúng,
không trúng thì trật một cách vô trách nhiệm. Chính vì lẽ đó, điều này
đã trở thành một giai thoại, mà ở các quán nước, quán cafe vỉa hè ở Việt
nam hay các mạng xã hội bây giờ họ đã dùng câu "tin QLB" để nhắc đến
những tin đồn bậy bạ và vô căn cứ.
Vậy mà có không ít người tôi gặp ở trên Facebook, khi được hỏi "Vậy anh (chị) vẫn tin những gì QLB nói hay sao?". Thì câu trả lời của số đông, giống nhau đến lạ lùng trong câu trả lời rằng "Biết là nó (QLB) nói láo, nhưng nghe (đọc) vẫn thấy sướng!"
2. Hiện nay, trong việc góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cũng có
tình trạng tương tự như vậy. Ai cũng thừa biết việc tiến hành việc sửa
đổi Hiến pháp 1992 hiện nay cũng chỉ là cách hòng chữa cháy cho các hậu
quả của các chính sách kinh tế, chính trị và xã hội sai lầm của đảng
CSVN mang lại. Đó là nguyen nhân của sự giận dữ của dân chúngvà sự sút
giảm uy tín của đảng CSVN chưa từng có. Nhưng thay vì dũng cảm nhận lỗi,
để sửa đổi các chủ trương, chính sách kinh tế, chính trị và xã hội sai
lầm, thì đảng CSVN lại tiến hành sửa đổi Hiến pháp. Thực chất nó cũng là
một cách gián tiếp đổ lỗi cho Hiến pháp chưa phù hợp, đó chính là lý do
vì sao họ tiến hành sửa đổi Hiến pháp vào lúc này. Rồi kết quả Hiến
pháp đã được sửa đổi sắp tới có các thay đổi mang tính bước ngoặt để đưa
đất nước tiến lên hay không, hay rồi nó vẫn không có bất kỳ một sự thay
đổi nào? Nghĩa là vẫn giữ nguyên thể chế chính trị độc đảng toàn trị,
một nền kinh tế và một nền pháp chế vẫn mang mầu sắc XHCN? Vậy thì việc
tiến hành sửa hay không sửa Hiến pháp 1992 đối với đất nước, dân tộc và
đại đa số quần chúng nhân dân sẽ vẫn là vô ích, vô tác dụng. Có lợi
chăng là có lợi cho đảng CSVN, thông qua việc này họ sẽ tuyên truyền cho
nhân dân và dư luận quốc tế thấy ở Việt nam đảng CSVN biết lắng nghe
nguyện vọng của nhân dân thông qua việc lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến
pháp - văn bản pháp luật cao nhất.
Đa phần người được hỏi "Anh (chị) có tin rằng, đảng CSVN sẽ lắng nghe
và ghi nhận các ý kiến đóng góp của mình. Để đưa vào trong Hiến pháp
sửa đổi nếu là nguyện vọng của số đông dân chúng không?". Tương tự, câu trả lời của số đông, giống nhau đến lạ lùng trong câu trả lời rằng "Không, biết là họ nói láo, nhưng góp ý vẫn thấy sướng!".
Biết rằng nó (họ) nói láo, nhưng nghe vẫn sướng phải chăng cũng là một
biểu hiện của phương pháp thắng lợi tinh thần của AQ. Nhưng có lẽ còn tệ
hơn, vì biết là sự dối trá thay vì phải phản đối, hay quay lưng lại để
tẩy chay (boycott) sự dối trá đó thì họ lại tìm sự thỏa mãn trong sự giả
dối. Thử hỏi, cái mà vẫn thấy sướng đó nó là cái sướng thực hay sướng
giả? Nếu như QLB không có người đọc, người phát tán và việc Sửa đổi Hiến
pháp không có người tham gia góp ý, vì đó là những sự dối trá thì QLB
và đảng CSVN họ sẽ cảm thấy thế nào? Họ muốn bị boycott hay họ muốn vẫn
có người đọc, người phát tán và tham gia đóng góp ý kiến? Hãy đặt chúng
ta vào vị trí của họ sẽ thấy, chắc chắn là bọn họ sẽ muốn cái thứ hai,
đó là vẫn có người đọc, phát tán và tham gia đóng góp ý kiến.
Chuyện góp ý hay kiến nghị Sửa đổi Hiến pháp nó cũng chẳng khác gì tiếp
tay cho bọn gian thương bán hàng giả. Một mánh lới của bọn gian thương
thời nay, mà người Việt gọi là "treo đầu dê, bán thịt chó". Bán hàng giả
thì ai cũng biết, một vốn bốn mươi lời. Nhưng để bán được hàng giả thì
không dễ, thì phải dùng chiêu đánh lừa vì bán quá rẻ người tiêu dùng sẽ
nghi ngờ. Do vậy, để vẫn bán được giá cao thì họ sẽ đánh vào tâm lý tham
của nhiều người là cứ thấy nhiều người mua, nhất là phải xếp hàng rồng
rắn thì chắc là rẻ. Khi đó người chả cần biết đắt rẻ ra sao cứ mua đã vì
nghĩ rằng cầm chắc cái lợi. Muốn có nhiều người đứng xếp hàng thì gian
thương phải thuê một số người xếp hàng làm mồi, mà ta gọi là chân gỗ.
Nhằm tạo cảm giác cho người khác thấy cửa hàng có nhiều người vào mua để
khơi dậy lòng tham. Còn người xếp hàng mua hay không, hay mua cửa trước
rồi vòng trả lại ở cửa sau thì lại là một chuyện khác. Như câu chuyện
cười Xếp hàng của nhà văn châm biếm Thổ Nhĩ Kỳ Aziz Nesin là một ví dụ
sinh động, người ta nghĩ xếp hàng thì chắc phải rẻ hơn dù không biết sẽ
mua để làm gì.
Chứ việc góp ý hay kiến nghị Sửa đổi Hiến pháp, nó không có chuyện "Nó
là hình thức nhắc nhở Đảng một cách công khai và rất đường hoàng rằng,
càng ngày, càng nhiều nhân sĩ, trí thức, công chúng thuộc đủ mọi vùng,
miền, thành phần xã hội, tôn giáo, kể cả cán bộ, Đảng viên của Đảng,
không đồng tình với những việc Đảng làm. Rằng các hình thức trấn áp
không còn hiệu quả nữa. Rằng tất cả các trò bịp bợm sẽ bị vô hiệu hóa,
sẽ trở thành phản tác dụng và tất nhiên, “mỡ nó” sẽ được dùng để “rán
nó”..." hay "Hãy xem “Kiến nghị 72” là một cơ hội. Bỏ qua cơ hội
cuối cùng này, các bác sẽ mất luôn cái “quần đùi”, hoàn toàn trần
truồng, ở không được mà về cũng chẳng còn lối." như những người nhẹ dạ cả tin nghĩ. Những suy nghĩ như thế có lẽ còn tệ hai hơn đồng chí AQ. Vì nếu thực sự đảng CSVN sợ sự "mất luôn cái “quần đùi”,
hay muốn nghe, muốn sửa đổi thì họ phải tiến hành cải cách chính trị
một các toàn diện. Đặc biệt là biết hy sinh quyền lợi chính trị độc tôn
của mình ngay rồi chứ.
Theo cách lý luận của một số người, nên tham gia góp ý hay ký Kiến nghị
Sửa đổi Hiến pháp, vì theo họ nó cũng như việc tham gia xếp hàng để vạch
mặt nó bán hàng giả. Bỏ qua cái chủ kiến của những kẻ làm nhiệm vụ chim
mồi cho đảng và chính quyền thì, những người khác họ không biết vô tình
họ đã trở thành một đám "chân gỗ" không công cho đảng và chính quyền.
Xin hỏi giữa việc "tham gia xếp hàng để vạch mặt nó bán hàng giả" và việc "dứt khoát tẩy chay (boycott), dứt khoát không quan tâm và không mua"
thì bọn gian thương họ cần điều nào và sợ điều nào? Xin chỉ trả lời câu
hỏi này thôi, chứ đừng viển vông để tiếp tục tự sướng rằng "...là
thứ rất khó nuốt nhưng không nuốt thì cũng giống như tự khắc họa cho
“tính khỉ” của “trò khỉ”, được đặt tên là “sửa đổi Hiến pháp 1992” rõ
nét hơn và thiên hạ thêm chán ghét hơn.". Nói rất thật, vì trong bối
cảnh bay giờ có chán, có ghét hay ghét hơn, chán hơn. Hoặc tính khỉ ,
trò khỉ hay kể cả khỉ ăn mắm tôm thì cũng không khác gì nhau. Bởi chuyện
"Bỏ qua cơ hội cuối cùng này, các bác sẽ mất luôn cái “quần đùi”, hoàn toàn trần truồng, ở không được mà về cũng chẳng còn lối."
có lẽ là chuyện lạc quan tếu và còn quá xa vời. Vì hiện nay chả thấy có
một biểu hiện gì đang xuất hiện để cho một cuộc CM ở Việt nam để có sự
thay đổi. Thật ra vấn đề thời cơ lúc này, các yếu tố xã hội, ngoại cảnh,
khách quan thì đã quá chín múi, nhưng yếu tố chủ quan của con người nó
là ngoại và nội lực không phát huy được.
Cách đây khoảng hai năm, tôi có lần viết đại ý rằng, để rồi 36 năm qua
kết quả của phong trào đấu tranh cho dân chủ chỉ là con số không (0)
tròn trĩnh, điều này đã khiến nhiều người lồng lên cho rằng nhận định
như thế không có lợi cho phong trào và cho tôi là đặc công đỏ. Xin nhắc
lại là nói đến kết quả cuối cùng và nên coi nó làm trọng. Có lẽ cũng vì
điều này nó khác với sự huyễn hoặc, hay việc sử dụng cái phương pháp
thắng lợi tinh thần để tự sướng của nhiều người khi cho rằng cộng sản ở
Việt nam sẽ sụp trong 3 tháng, 6 tháng hay một năm gì đó. Xin được hỏi
đã bao nhiêu cái 3 tháng, 6 tháng hay một năm rồi mà vẫn thấy họ còn đó?
Nhắc như thế để cho thấy các chính trị gia, các đảng phải hay hội đoàn
chính trị đối lập cần phải có sự suy nghĩ nghiêm túc để thay đổi sách
lược đấu tranh cho phù hợp với tình hình thực tế. Đừng để xảy ra tình
trang mất nhiều hơn được nhưng vẫn tự sướng, mơ màng như kẻ đi trên mây
hay còn gọi là tinh thần AQ Việt thì thất bại mãi sẽ là thất bại.
Khai bút năm mới, ngày mùng 3 Tết 12.2.2013
© Kami- RFA Blog's
* Bài của tác giả gửi tới TTHN
Ông Đinh Hùng Chung bị bắt
Ông Nguyễn Đức Thông ở Tổ dân phố 5, thị
trấn Đức Phổ huyện Đức Phổ gọi điện cho tôi vào lúc 22 giờ 27 phút cho
biết ông Đinh Hùng Chung, sinh năm 1961, địa chỉ : Tổ dân phố 6, thị
trấn Đức Phổ huyện Đức Phổ đã bị công an huyện Đức Phổ bắt.
Vào khoảng 17 giờ 15 phút hôm nay, Mùng
Ba Tết, tin cuối cùng ông Chung gọi cho bạn ông Thông chỉ kịp nói: “Tôi
đã bị công an Đức Phổ bắt”, sau đó thì điện thoại bị khống chế.
Tôi gọi vào số máy của ông Chung thì được báo: số máy đã bị khóa.
Hiện nay, chưa biết thông tin gì hơn.
Vụ việc của ông Thông và ông Chung, Nguyễn Tường Thụy blog đã đề cập trong loạt bài viết sau:
Phải chăng huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) có tư tưởng ly khai?
Lá đơn của ông Đinh Hùng Chung và Nguyễn Đức Thông
Clip phỏng vấn ông Đinh Hùng Chung huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
Việc bắt ông Đinh Hùng Chung vào Mồng Ba
Tết là một sự khó hiểu. Theo như lá đơn kêu cứu của ông (ký chung với
ông Nguyễn Đức Thông) và những gì chúng tôi nắm được trong vụ việc này
thì không có gì phải bắt khẩn cấp như thế, chỉ trừ trường hợp ông đột
biến có hoạt động nguy hiểm cần phải bắt khẩn cấp.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc khi nhận được tin mới.
.
12/3/2013
(Blog Nguyễn Tường Thụy)
Rắn và biểu tượng ngành y: lịch sử của một sai lầm
Hôm
nay là ngày Mồng Ba Tết, tức là ngày cuối cùng của Tết. Nhớ hồi xưa, ở
dưới quê tôi (mà chắc ở đâu cũng vậy), cứ đến sáng Mồng Ba là có buổi
cúng gọi là đưa tiễn ông bà về … trời. Mâm cúng lúc nào cũng là món
xào, canh, trà, rượu, và nhất là phải có một con gà luộc. Giò gà được
giữ lại để treo trước cửa cùng với bộ hàng mã. Chân gà phải tròn trịa,
như là tiên đoán hay cầu mong tốt gì đó cho 365 ngày sắp tới. Ở bên này
thì không có lễ này, nên tôi muốn mượn dịp để nói về một sai lầm phổ
biến về biểu tượng ngành y …
Đọc các tập san y khoa, thỉnh thoảng tôi thấy người ta in sai biểu
tượng ngành y. Cách đây vài tháng, một tập san về tâm thần học in ngay
trang bìa một biểu tượng hai con rắn quấn chung quanh cái gậy, và lập
tức số sau có người chỉ ra rằng đó là một sai lầm. Thế là một cuộc tranh
luận nhỏ diễn ra chung quanh vấn đề này. Đó cũng là dịp để công chúng
hiểu hơn về biểu tượng rắn trong ngành y.
Trong tâm tưởng của phần đông công chúng, rắn là một hình tượng không
tốt. Nói đến rắn, người ta nghĩ ngay đến sự độc hại của nó (khẩu Phật tâm sà; Miệng hùm nọc rắn; Ấp rắn trong lòng, nuôi ong tay áo; Cõng rắn cắn gà nhà,
v.v.) Nhưng có lẽ nhiều người cũng ngạc nhiên là biểu tượng của ngành
y, một ngành cứu người, lại là con rắn! Vậy nguồn gốc và lịch sử ra đời
của biểu tượng này xuất phát từ đâu?
Rắn là một linh vật đối với Ấn Độ giáo (Hinduism). Tại những đền chịu
ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ giáo như Campuchea và Thái Lan, chúng ta thấy
tượng rắn thần Naga khắp nơi. Naga theo tiếng Phạn có nghĩa là rắn lớn,
và được xem là thần rắn trong Ấn Độ giáo. Naga được gắn với hai vị
thần quan trọng là Vishnu và Shiva, biểu trưng cho sự sinh thành, phát
triển và huỷ diệt, nâng đỡ và bảo đảm sự ổn định của thế giới. Nhưng
trong văn hóa phương Tây, rắn còn dùng làm biểu tượng của ngành y.
Ngành y có hai biểu tượng làm nhiều người lẫn lộn. Nhiều tổ chức y khoa
trên thế giới, kể cả Quân Y Mĩ, lấy biểu tượng là cây gậy với hai con
rắn quấn chung quanh, và đầu gậy là hai cánh (còn gọi là Cadeceus).
Nhưng phần lớn các trường y trên thế giới đều có biểu tượng là cây gậy
với một con rắn quấn quanh (còn gọi là gậy Aesculapius).
Aesculapius được xem là một vị thần thành hoàng của nghề y. Ông là một
nhà phẫu thuật tài ba và nhà nghiên cứu dược liệu. Cây gậy của
Aesculapius có một con rắn quấn chung quanh. Truyền thuyết kể lại rằng
khi Aesculapius khám bệnh cho Glaukos, người bị sét đánh chết, thì một
con rắn lượn vào phòng. Ông rất ngạc nhiên, và phản ứng bằng cách lấy
cây gậy đập chết con rắn. Ông càng ngạc nhiên hơn khi thấy một con rắn
khác xuất hiện, và con rắn này đặt vào miệng con rắn bị giết một loại
cỏ, và nó lập tức sống lại. Ngay lúc đó, Aesculapius học được một bài
học đáng giá: ông dùng chính loại cỏ đó để cứu sống Glaukos. Từ đó, con
rắn được xem là đầy tớ của Aesculapius, tượng trưng cho sự thông thái,
trường thọ, và tái sinh. Sau này, Aesculapius dùng cây gậy với con rắn
quấn quanh để làm biểu tượng cho nghề thầy thuốc [1].
Hình bên trái là cadeceus (gậy của thần Hermes), bên phải là gậy của Aesculapius |
Biểu tượng cây gậy với một rắn rất phổ biến trong thời cổ điển. Nhưng
trong thời đại Kitô giáo đến Trung Cổ, nhiều biểu tượng Hi Lạp – La Mã,
kể cả cây gậy một rắn của Aesculapius, bị cấm đoán. Thay vào đó là lọ
nước tiểu được dùng làm biểu tượng ngành y. Nhưng sau thời Phục Hưng
cho đến đầu thế kỉ 20 thì cây gậy của Aesculapius lại trở thành phổ
biến và biểu tượng chính thức của nghề thầy thuốc. Ở nhiều quốc gia,
biểu tượng gậy Aesculapius được xem là tượng trưng cho dân y và quân y.
Một biểu tượng khác của nghề y là cây gậy cadeceus. Caduceus là
cây gậy với hai con rắn quyện vào nhau, là vật bất li thân của Hermes –
một vị thần trong huyền thoại Hi Lạp. Thật ra, Cadeceus tự nó không
phải là một vật tượng trưng trong thần thoại Hi Lạp. Hình tượng của
Cadeceus có nguồn gốc từ Babylon, tượng trưng cho thần Ningizzida,
người chẳng có liên quan gì đến nghệ thuật chữa bệnh. Theo truyền
thuyết, Hermes lấy huy hiệu Cadeceus khi ông thấy hai con rắn đang cắn
nhau, và ông dùng cây gậy cấm giữa hai con rắn. Lập tức, hai con rắn
quyện chung quanh cây gậy và làm thành hình tượng chúng ta hay thấy ngày
nay.
Biểu tượng ngành quân y của Mĩ (cadeceus) |
Hermes được xem là một sứ giả của thượng đế, một nhà ngoại giao, và một
nhà thương lượng. Nhưng Hermes còn là một vị thần của ăn trộm và phản
phúc! Hermes là một vị thần ích kỉ về kinh doanh. Hermes còn chịu trách
nhiệm hướng dẫn những linh hồn của người chết đi vào địa ngục. Do đó,
lấy cadeceus của Hermes làm biểu tượng ngành y là một sai lầm [2].
Tại sao biểu tượng ngành y lại có khi là cây gậy cadeceus với hai rắn?
Câu trả lời có lẽ là từ năm 1902, khi Quân Y Mĩ (US Medical Army Corps)
lấy gậy cadeceus này làm biểu tượng cho ngành quân y. Việc sử dụng
biểu tượng này xuất phát từ một hiểu lầm. Sự hiểu lầm của Quân Y Mĩ
xuất phát từ những sách y khoa do nhà xuất bản John Churchill bên Anh.
Nhà xuất bản John Churchill thời cuối thế kỉ 19 chuyên in sách ngành y,
và hay dùng Cadeceus in trong các sách y khoa. Ông chủ nhà in là
Churchill nghĩ rằng hai con rắn là biểu tượng sự phối hợp giữa y học
(medicina)và văn học (literis). Vì thế, giới lãnh đạo Quân Y Mĩ thời đó
nghĩ rằng cadeceus là biểu tượng ngành y ở Pháp, Anh, và Đức [3]. Nhưng
trong thực tế, Pháp, Anh và Đức đều dùng gậy Aesculapius làm biểu
tượng chính thức của ngành y.
Tóm lại, gậy Aesculapius là biểu tượng chính thức và phù hợp cho ngành
y. Biểu tượng gậy Aesculapius đã tồn tại 2000 năm qua. Biểu tượng
cadeceus (hai rắn quấn chung quanh cây gậy) là một sai lầm hơn 100 năm
qua, xuất phát từ một hiểu lầm của giới Quân Y Hoa Kì từ đầu thế kỉ 20.
GS. Nguyễn Văn Tuấn
--------------
Tham khảo:
[1] Fromson JA. The Asclepius: the ancient standard of physicians. Am J Psychiatry 2011;168:752.
[2] Bohigian GM. The staff and serpent of Asclepius. Mo Med 1997;94:210-1.
[3] Cox RA, et al. The Symbol of Modern Medicine: Why One Snake Is More Than Two. Ann Int Med; 2003;138:673-677.
TB: Bài đã đăng trên báo Đất Việt, số Tết.
Ghi thêm: bài đó ở đây (có vài phê bình tôi viết sai chính tả nữa và sai ngôn từ):
http://baodatviet.vn/khoa-hoc-cong-nghe/bi-an-khoa-hoc/201302/Bieu-tuong-nganh-y-Lich-su-cua-mot-sai-lam-2341538/
(Blog GS. Nguyễn Văn Tuấn)
“Philippines hành động theo lợi ích quốc gia của mình chứ không căn cứ vào sự hành động hoặc không hành động của các nước khác”.
Đoan Trang
Vì sao Philippines kiện Trung Quốc?
Chiều 22-1-2013, Bộ Ngoại giao Philippines chính thức bắt đầu
tiến trình khởi kiện Trung Quốc ra toà trọng tài quốc tế. Ngày 25-1, Bộ
Ngoại giao Philippines đã công bố một “tài liệu vỡ lòng” (primer) về sự
kiện này và các khía cạnh liên quan, nhằm giúp người dân có thông tin và
hiểu biết về tình hình. Tài liệu được trình bày dưới dạng hỏi và đáp,
gồm 27 câu hỏi và trả lời, và được đăng tải trên tờ báo thuộc hàng lớn
nhất của Philippines – The Philippine Star.
Để góp phần làm “rộng đường dư luận”, xin dịch và đăng lại bài
“Vì sao Philippines chống lại yêu sách biển của Trung Quốc” (Q&A:
Why Phl Challenged China’s Sea Claim, The Philippine Star, 25-1-2013).
Trong bài, các từ “we” đều có thể được hiểu là “chúng tôi” hoặc “chúng
ta”; từ “biển Tây Philippines” là để chỉ Biển Đông trong tiếng Việt.
Bàn thêm: Cá nhân tôi thích câu hỏi số 11, “tại sao các nước khác không đệ đơn kiện Trung Quốc?”, và câu trả lời “Philippines hành động theo lợi ích quốc gia của mình chứ không căn cứ vào sự hành động hoặc không hành động của các nước khác”.
Không biết đến bao giờ thì Bộ Ngoại giao Việt Nam làm được một
công việc có tính chất “phổ biến kiến thức”, “minh bạch thông tin” tương
tự? thay vì mọi chuyện chỉ giới hạn ở vài cuộc họp báo định kỳ trong đó
người phát ngôn nói đều đều vài câu theo một công thức có sẵn; hay NXB
Chính trị Quốc gia lẳng lặng in được vài ngàn cuốn sách về biển đảo rồi
cất vào kho; hay những “chủ trương”, “nghị quyết” dài dằng dặc với lời
lẽ mơ hồ, ai muốn hiểu thì phải nghiền ngẫm rất kỹ, cố mà “đọc giữa hai hàng chữ”, như thế này:
“Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao
chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm “láng giềng hữu
nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh
thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, kiên trì
thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề
trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp
tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược
toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định
trong khu vực”.
* * *
VÌ SAO PHILIPPINES CHỐNG LẠI YÊU SÁCH BIỂN CỦA TRUNG QUỐC?
(Bộ Ngoại giao Philippines phát hành tài liệu vỡ lòng sau về
động thái gần đây của chính phủ nhằm xúc tiến thủ tục trọng tài đối với
yêu sách của Trung Quốc về các lãnh thổ mà Philippines đang nắm giữ,
trong đó có cả bãi cạn Panatag ngoài khơi Zambales).
1. Tại sao chúng ta đưa Trung Quốc ra toà trọng tài?
Yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc bao phủ trên thực tế lên
toàn bộ Biển Tây Philippines. Chúng ta phải chống lại yêu sách bất hợp
pháp của Trung Quốc dưới chiêu bài đường chín đoạn của họ, để bảo vệ
lãnh thổ quốc gia và chủ quyền biển của chúng ta.
2. Tại sao lại phải làm điều đó vào lúc này?
Đã sử dụng hết tất cả các sang kiến khả dĩ rồi, giờ đây chúng ta
cảm thấy đã đến lúc phải hành động. Nếu không hành động vào lúc này,
chúng ta sẽ thua.
3. Cơ sở cho hành động pháp lý này của chúng ta là gì?
Hành động pháp lý này căn cứ vào mệnh lệnh hợp hiến của Tổng thống
là phục vụ lợi ích quốc gia và bảo vệ lãnh thổ cùng chủ quyền biển của
Philippines. Nó cũng theo đuổi chính sách tiếp cận trên cơ sở luật pháp,
dựa vào công pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS, trong việc giải quyết
các tranh chấp trên biển Tây Philippines.
4. Chúng ta trông đợi gì từ toà trọng tài?
Chúng ta hy vọng rằng toà trọng tài sẽ ban hành một quyết định trên
cơ sở công pháp quốc tế, trong đó yêu cầu Trung Quốc phải tôn trọng các
quyền chủ quyền và quyền tài phán của chúng ta trên vùng đặc quyền kinh
tế, thềm lục địa, vùng nước tiếp giáp, và lãnh hải của chúng ta trên
biển Tây Philippines, và chấm dứt các hành động bất hợp pháp, xâm phạm
đến các quyền của chúng ta.
5. Tiến trình tố tụng của toà trọng tài như thế nào?
Theo Phụ lục số 7 của UNCLOS, tiến trình tố tụng bắt đầu bằng việc
thông báo cho phía bên kia về tranh chấp, và đưa ra một bản công bố các
dữ liệu làm cơ sở cho thông báo đó.
Tuân theo thủ tục này, Philippines thông qua DFA (Bộ Ngoại giao
Philippines – ND) đã trao giác thư (note verbale) cho đại sứ Trung Quốc ở
Manila vào buổi chiều ngày 22 tháng 1 năm 2013, thông báo cho phía
Trung Quốc rằng Philippines chuẩn bị đưa tranh chấp biển Tây Philippines
ra trước toà trọng tài theo Phụ lục 7 của UNCLOS.
Bước tiếp theo là thành lập một tổ trọng tài 5 thành viên. Khi nào
tổ này được thành lập, các bên sẽ trình tài liệu để giải thích rõ thêm
về vụ việc của mình.
6. Con đường pháp lý có phải lựa chọn duy nhất không?
Chúng ta đã áp dụng ba con đường, là chính trị, ngoại giao và pháp
lý. Trong giai đoạn này, con đường pháp lý đem đến lựa chọn bền vững
nhất để bảo vệ lợi ích và chủ quyền quốc gia trên cơ sở luật pháp quốc
tế.
7. Ai nộp hồ sơ, và nộp ở đâu?
Philippines đệ đơn kiện Trung Quốc ra toà trọng tài. Các bên sẽ
phải thống nhất về địa điểm, nơi toà trọng tài sẽ tổ chức phiên điều
trần về vụ việc.
Theo UNCLOS, các bên trong một tranh chấp có quyền chọn nơi gửi hồ
sơ tới, tại một trong các nơi: Toà án Công lý Quốc tế, Toà án Quốc tế về
Luật Biển (ITLOS), toà trọng tài, và toà trọng tài đặc biệt.
Philippines chọn phương án đệ đơn ra toà trọng tài, bởi vì Philippines
tin rằng đây là cơ quan thích hợp để nghe các khiếu nại của Philippines
về Trung Quốc.
8. Tiến trình trọng tài sẽ kéo dài bao lâu?
Căn cứ các vụ việc từ trước tới nay do toà quốc tế về tranh chấp biển xử lý, thì vụ này sẽ kéo dài từ ba đến bốn năm.
9. Liệu chúng ta có thắng không?
Chúng ta tin rằng chúng ta đang ở trong điều kiện rất tốt theo luật
quốc tế. Tuy nhiên, trong bất cứ hành động pháp lý nào, cũng có rất
nhiều yếu tố khác nhau phải xem xét. Điều quan trọng hơn là chúng ta có
thể kiện Trung Quốc và bảo vệ lợi ích quốc gia cùng chủ quyền biển của
chúng ta trước một toà quốc tế độc lập. Chúng ta hy vọng luật pháp quốc
tế sẽ là vị trọng tài tốt.
10. Những ai là thành viên của uỷ ban pháp lý bên Philippines?
Luật sư (Solicitor General) Francis Jardeleza là đại lý hay là đại
diện về mặt pháp luật của Philippines trong vụ này. Paul Reichler, thành
viên công ty luật Foley and Hoag ở Washington, là luật sư trưởng.
11. Tại sao các nước khác không đệ đơn kiện Trung Quốc?
Philippines hành động theo lợi ích quốc gia của mình chứ không căn cứ vào sự hành động hoặc không hành động của các nước khác.
12. Nếu Trung Quốc từ chối ra toà trọng tài thì sao?
Philippines sẽ theo đuổi các thủ tục và giải pháp khả thi theo Phụ
lục 7 của UNCLOS, nhằm đạt được kết quả đã phác thảo trong Tuyên bố
Kiện.
Phụ lục 7 của UNCLOS thiết lập các thủ tục mang tính cưỡng chế, với quyết định có tính ràng buộc.
13. Việc tiếp theo Philippines cần làm là gì?
Philippines sẽ chuẩn bị cho việc thành lập tổ trọng tài 5 thành viên, và thống nhất về lộ trình.
14. Bộ Ngoại giao Philippines có được sự ủng hộ của các nhánh khác trong chính quyền không?
Có, cả ba nhánh của chính quyền Philippines đều ủng hộ quyết định
của Tổng thống đưa tranh chấp biển Tây Philippines ra toà trọng tài
UNCLOS.
15. Việc kiện sẽ có ảnh hưởng như thế nào tới quan hệ kinh tế Philippines-Trung Quốc?
Trọng tài là một cơ quan thân thiện và ôn hoà, do đó, chúng ta hy
vọng rằng sẽ không có tác động tiêu cực nào đến mậu dịch của chúng ta
với Trung Quốc. Tổng thống Aquino và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã nhất trí
rằng quan hệ song phương sẽ được xúc tiến trong khi các vấn đề còn bất
đồng sẽ được tách riêng để xử lý.
Chúng ta hoàn toàn tán thành việc phát triển quan hệ kinh tế của
Philippines với Trung Quốc, nhưng điều đó không thể bị trả giá bằng sự
hy sinh chủ quyền quốc gia.
16. Sẽ có ảnh hưởng gì tới du lịch?
Philippines và Trung Quốc có mối liên hệ chặt chẽ ở cấp nhân dân.
Chúng ta mong sẽ phát triển điều này thông qua một chương trình du lịch
hiệu quả.
17. Điều gì sẽ xảy ra cho người lao động của chúng ta ở nước
ngoài (OFW – Oversea Filipino Worker) – những người có thể bị ảnh hưởng
vì hành động pháp lý của Philippines?
Chính quyền Philippines sẽ có mạng lưới bảo vệ phù hợp dành cho người lao động Philippines ở nước ngoài.
18. Mỹ và Nhật Bản có tác động gì tới quyết định khởi kiện này của Philippines không?
Không. Philippines hành động độc lập.
19. Các thành phần khác trong xã hội Philippines có ý kiến gì?
Có nhiều ý kiến khác nhau về cuộc tranh chấp, tuy nhiên, tất cả
người dân Philippines nên đoàn kết ủng hộ mệnh lệnh hợp hiến của Tổng
thống là bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia của Philippines.
20. Việc này có dẫn đến xung đột quân sự không?
Trung Quốc là người bạn tốt. Trọng tài là một cơ chế ôn hoà, mang
tính thoả thuận (amicable) để xử lý tranh chấp giữa những người bạn.
21. Điều gì sẽ xảy ra cho quan hệ Philippines-Trung Quốc?
Chúng ta sẽ tiếp tục theo đuổi việc phát triển quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực hợp tác.
22. Hành động này có ảnh hưởng tới ASEAN không?
Chúng ta cần đến sự ủng hộ của ASEAN trong việc tìm ra một giải
pháp hoà bình và bền vững cho tranh chấp. Philippines phải bảo vệ lợi
ích quốc gia của chính mình trong diễn đàn khu vực này cũng như tại các
diễn đàn khác, để gia tăng sự tôn trọng của các đối tác quốc tế – những
người ủng hộ sự nghiệp của chúng ta.
23. Đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử (CoC) sẽ còn tiếp tục hay không?
Còn, Philippines sẽ tiếp tục phối hợp với ASEAN và Trung Quốc trong
việc xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử và thực hiện những cam kết của các nước
thành viên ASEAN và Trung Quốc trong Tuyên bố về Ứng xử của các bên
trên biển Hoa Nam (DOC).
24. Tại sao chúng ta không thể khai thác chung với Trung Quốc?
Khai thác chung, theo mô hình Trung Quốc, là vi phạm Hiến pháp
Philippines. “Cùng phát triển” phải phù hợp với luật pháp Philippines.
25. Việc này sẽ làm cho người dân Philippines thiệt hại bao nhiêu tiền?
Không thể quy ra tiền những nỗ lực chung của nhân dân và chính
quyền Philippines trong việc bảo vệ tài sản, chủ quyền, lợi ích quốc gia
và danh dự quốc gia của chúng ta.
26. Tại sao người Philippines nên ủng hộ hành động pháp lý này?
Nếu có ai đó xộc vào nhà bạn và tìm cách lấy đi, một cách bất hợp
pháp, những gì thuộc về bạn, thì bạn có nên hành động chống lại kẻ xâm
nhập đó không? Hành động của chúng ta là để bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền
biển của chúng ta.
27. Toàn thể nhân dân Philippines có thể tham gia như thế nào vào việc thúc đẩy một kết quả tích cực cho sáng kiến pháp lý này?
Tất cả những người dân Philippines nên hậu thuẫn cho Tổng thống bảo
vệ những gì thuộc sở hữu của chúng ta theo Hiến pháp Philippines. Chúng
ta phải thể hiện mạnh mẽ lòng yêu nước. Chúng ta phải đoàn kết muôn
người như một trước toàn thế giới, để biểu thị vai trò lãnh đạo của Tổng
thống trong vấn đề này.
(Nguồn: http://www.philstar.com/headlines/2013/01/25/900879/qa-why-phl-challenged-chinas-sea-claim)Nguyễn Quang Duy - Từ Cách Mạng Truyền Thông - Sang Cách Mạng Xã Hội
Trong một xã hội, mỗi người có nhu cầu thông tin khác nhau, từ đó mỗi
người thường chọn lựa nguồn thông tin cả về nội dung, hình thức và
phương pháp chuyển tải thích hợp nhất cho mình. Khi được tự do cạnh
tranh mỗi cơ quan truyền thông, mỗi nhà báo, mỗi phóng viên, tìm mọi
cách để nâng cao cả về nội dung, lẫn hình thức, cũng như nhanh chóng đưa
những tin nóng nhất tới khách hàng.
Truyền thông tự do từ đó trở nên đa dạng hơn, phong phú hơn, đáng tin cậy hơn. Truyền Thông mạng mỗi ngày trở nên tân tiến hơn, nhanh hơn, thuận lợi hơn, mang thông tin đến tòan nhân lọai.
Truyền Thông Tự Do
Trước 1975, Việt Nam Cộng Hòa thuộc thế giới tự do, vì vậy quyền tự do ngôn luận được Hiến Pháp và luật pháp bảo vệ. Mặc dù trong thời chiến, khách quan và công bằng nhận định nền truyền thông Việt Nam Cộng Hòa không thua gì nền truyền thông các quốc gia đã phát triển và có thể vượt xa các quốc gia trong vùng Đông Nam Châu Á.
Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa xây dựng những cơ quan thông tin nhằm truyền đạt những tin tức, đường lối chính sách của chính phủ. Các phóng viên, nhà báo được tự do thu thập, trao đổi, truyền bá mọi tin tức và ý tưởng. Họ được quyền tự do quyết định cả nội dung lẫn hình thức bài viết. Họ chịu trách nhiệm trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ. Nhờ đó mọi thông tin từ chính phủ đều được kiểm chứng, được phân tích và được truyền đạt rộng rãi đến quảng đại quần chúng.
Công cụ tuyên truyền.
Ngược lại, tại miền Bắc sách báo, truyền thanh và mọi phương tiện truyền thông khác đều là các công cụ tuyên truyền theo định hướng từ trên đưa xuống. Là một xã hội khép kín, việc thu thập, trao đổi, truyền bá tin tức và ý tưởng khác với luận điệu tuyên truyền của đảng Cộng sản đều bị cấm đóan, bị khép tội và bị trừng phạt một cách nặng nề. Nhiều người chết trong tù cũng chỉ vì vô tình loan tin không đúng với đường lối tuyên truyền của đảng.
Nhu cầu thông tin lại vẫn là một nhu cầu bức thiết của con người, đảng Cộng sản càng dấu diếm thì sự tò mò tìm hiểu lại càng gia tăng. Người dân phải luồn lách hay đặt ngược vấn đề, “Đảng” hô hào chống tham ô, người dân hiểu là tham ô đã đục rỗng các hợp tác xã các xí nghiệp quốc doanh. Đối với những người đấu tranh chính trị, nhu cầu nắm bắt tình hình còn cấp thiết hơn, các mẫu tin từ thế giới tự do là những tin tức vô cùng quý báu.
Sau năm 1975, người dân không còn tin vào các cơ quan tuyên truyền của đảng Cộng sản, một hệ thống thông tin đối nghịch, qua hình thức tin đồn, hình thành và phát triển. Người biết chuyện thì đồn mười người, mười đồn trăm, trăm đồn ngàn … và cứ thế nhân lên. Chuyện từ Bắc loan vào Nam, chuyện từ miền Nam loan về Bắc, chuyện nơi này lan sang nơi khác, mỗi người dân đều trở thành người nhận tin và đưa tin. Đến tình trạng này đảng Cộng sản không còn khả năng cấm đóan và trừng phạt những người đưa tin trái chiều.
Các chuyện thâm cung bí sử của triều đại cộng sản đều đã đựơc nói đến rất lâu trước khi người ta tìm được những tài liệu chứng minh. Nhiều tin đồn lại khá chính xác và đáp ứng nhu cầu thông tin, người dân càng ngày càng tin vào các câu chuyện truyền miệng thay vì theo luận điểm tuyên truyền chính thống.
Khi người dân đã tin vào tin đồn, họ không cần quan tâm kiểm chứng hay để hạ hồi kiểm chứng thì truyền thông được ví như một chợ trời thông tin. Đến độ đảng Cộng sản cũng vào để mua bán trao đổi thông tin. Cuối cùng cả một xã hội sinh họat dựa trên tin đồn cụ thể nhất là hiện tượng Quan làm Báo sẽ được thảo luận ở phần sau.
Bước sang thế kỷ thứ 21, nhà cầm quyền cộng sản lại phải đương đầu với một hệ thống truyền thông mạng vừa rẻ, vừa tiện, vừa nhanh, vừa đa dạng và đa chiều. Hệ thống truyền thông mạng thông tin và lưu trữ sách báo, truyền thanh, truyền hình, từng giờ từng phút bẻ gẫy mọi luận điệu tuyên truyền cộng sản và nhanh chóng đưa sự thật đến mọi tầng lớp nhân dân.
Lực Lượng Truyền Thông
Trong thời bao cấp, mọi người đều làm việc cho đảng, lãnh lương nhà nước. Ngày nay chỉ còn vài cơ quan tuyên truyền như tờ Nhân Dân, tờ Quân Đội Nhân Dân là còn được bao cấp tòan phần. Các cơ quan khác phải cạnh tranh sống còn, phải giảm nhẹ tuyên truyền và thu hút khách hàng bằng các thông tin “phi chính trị” hay thông tin có mức độ khả tín cao.
Ngày 21-6-2012 khi thăm tòa sọan báo Nhân Dân, Nguyễn Phú Trọng đã nhận xét tờ Nhân Dân “khô khan” và cần phải “Tuyên truyền về chính trị một cách có nghệ thuật bằng những cảm xúc thật sự để nội dung đó đi vào lòng người một cách tự nhiên...” Lời tuyên bố của ông Trọng gián tiếp xác nhận người dân đã không còn nghe theo các luận điệu tuyên truyền một chiều của đảng Cộng sản. Khi người dân không còn nghe còn tin theo cộng sản thì mọi luận điểm mà đảng đưa ra đều bị đặt vấn đề.
Trên thực tế làm truyền thông ở Việt Nam là một công việc vô cùng nguy hiểm. Pháp luật nằm trong tay kẻ cầm quyền vừa độc quyền, vừa độc đóan, người làm truyền thông luôn bị canh chừng, dòm ngó. Nếu không theo đúng chỉ đạo của giới chức cầm quyền, người làm truyền thông dễ dàng bị khiển trách, bị cảnh cáo, bị trừng phạt nặng nề. Nhiều nhà báo bị thu thẻ hành nghề, bị khởi tố, hay bị bỏ tù.
Nhiều nhà báo không thể tiếp tục bịt mắt, bịt tai, lập lại những luận điệu tuyên truyền của đảng Cộng sản, đã dứt khóat bỏ nghề tuyên giáo để trở thành những nhà báo tự do. Ngay đến những người được giao cho công tác “công an mạng” sau một thời gian đều tự thay đổi để phù hợp với trào lưu nhân lọai.
Trong khi guồng máy tuyên truyền của đảng Cộng sản mất dần nhân tài thì ngược lại truyền thông tự do lại càng ngày càng trưởng thành và phát triển về cả lượng lẫn phẩm. Dư luận xã hội càng ngày càng chịu ảnh hưởng cộng đồng mạng, gồm những người âm thầm xây dựng và điều hành các diễn đàn, những bloggers, những người viết bài, người đưa tin, người chuyển tin. Họ tự nguyện làm việc ngày đêm với chung một ước mơ sớm mang lại tự do cho Việt Nam.
Truyền thông tự do từ đó trở nên đa dạng hơn, phong phú hơn, đáng tin cậy hơn. Truyền Thông mạng mỗi ngày trở nên tân tiến hơn, nhanh hơn, thuận lợi hơn, mang thông tin đến tòan nhân lọai.
Truyền Thông Tự Do
Trước 1975, Việt Nam Cộng Hòa thuộc thế giới tự do, vì vậy quyền tự do ngôn luận được Hiến Pháp và luật pháp bảo vệ. Mặc dù trong thời chiến, khách quan và công bằng nhận định nền truyền thông Việt Nam Cộng Hòa không thua gì nền truyền thông các quốc gia đã phát triển và có thể vượt xa các quốc gia trong vùng Đông Nam Châu Á.
Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa xây dựng những cơ quan thông tin nhằm truyền đạt những tin tức, đường lối chính sách của chính phủ. Các phóng viên, nhà báo được tự do thu thập, trao đổi, truyền bá mọi tin tức và ý tưởng. Họ được quyền tự do quyết định cả nội dung lẫn hình thức bài viết. Họ chịu trách nhiệm trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ. Nhờ đó mọi thông tin từ chính phủ đều được kiểm chứng, được phân tích và được truyền đạt rộng rãi đến quảng đại quần chúng.
Công cụ tuyên truyền.
Ngược lại, tại miền Bắc sách báo, truyền thanh và mọi phương tiện truyền thông khác đều là các công cụ tuyên truyền theo định hướng từ trên đưa xuống. Là một xã hội khép kín, việc thu thập, trao đổi, truyền bá tin tức và ý tưởng khác với luận điệu tuyên truyền của đảng Cộng sản đều bị cấm đóan, bị khép tội và bị trừng phạt một cách nặng nề. Nhiều người chết trong tù cũng chỉ vì vô tình loan tin không đúng với đường lối tuyên truyền của đảng.
Nhu cầu thông tin lại vẫn là một nhu cầu bức thiết của con người, đảng Cộng sản càng dấu diếm thì sự tò mò tìm hiểu lại càng gia tăng. Người dân phải luồn lách hay đặt ngược vấn đề, “Đảng” hô hào chống tham ô, người dân hiểu là tham ô đã đục rỗng các hợp tác xã các xí nghiệp quốc doanh. Đối với những người đấu tranh chính trị, nhu cầu nắm bắt tình hình còn cấp thiết hơn, các mẫu tin từ thế giới tự do là những tin tức vô cùng quý báu.
Sau năm 1975, người dân không còn tin vào các cơ quan tuyên truyền của đảng Cộng sản, một hệ thống thông tin đối nghịch, qua hình thức tin đồn, hình thành và phát triển. Người biết chuyện thì đồn mười người, mười đồn trăm, trăm đồn ngàn … và cứ thế nhân lên. Chuyện từ Bắc loan vào Nam, chuyện từ miền Nam loan về Bắc, chuyện nơi này lan sang nơi khác, mỗi người dân đều trở thành người nhận tin và đưa tin. Đến tình trạng này đảng Cộng sản không còn khả năng cấm đóan và trừng phạt những người đưa tin trái chiều.
Các chuyện thâm cung bí sử của triều đại cộng sản đều đã đựơc nói đến rất lâu trước khi người ta tìm được những tài liệu chứng minh. Nhiều tin đồn lại khá chính xác và đáp ứng nhu cầu thông tin, người dân càng ngày càng tin vào các câu chuyện truyền miệng thay vì theo luận điểm tuyên truyền chính thống.
Khi người dân đã tin vào tin đồn, họ không cần quan tâm kiểm chứng hay để hạ hồi kiểm chứng thì truyền thông được ví như một chợ trời thông tin. Đến độ đảng Cộng sản cũng vào để mua bán trao đổi thông tin. Cuối cùng cả một xã hội sinh họat dựa trên tin đồn cụ thể nhất là hiện tượng Quan làm Báo sẽ được thảo luận ở phần sau.
Bước sang thế kỷ thứ 21, nhà cầm quyền cộng sản lại phải đương đầu với một hệ thống truyền thông mạng vừa rẻ, vừa tiện, vừa nhanh, vừa đa dạng và đa chiều. Hệ thống truyền thông mạng thông tin và lưu trữ sách báo, truyền thanh, truyền hình, từng giờ từng phút bẻ gẫy mọi luận điệu tuyên truyền cộng sản và nhanh chóng đưa sự thật đến mọi tầng lớp nhân dân.
Lực Lượng Truyền Thông
Trong thời bao cấp, mọi người đều làm việc cho đảng, lãnh lương nhà nước. Ngày nay chỉ còn vài cơ quan tuyên truyền như tờ Nhân Dân, tờ Quân Đội Nhân Dân là còn được bao cấp tòan phần. Các cơ quan khác phải cạnh tranh sống còn, phải giảm nhẹ tuyên truyền và thu hút khách hàng bằng các thông tin “phi chính trị” hay thông tin có mức độ khả tín cao.
Ngày 21-6-2012 khi thăm tòa sọan báo Nhân Dân, Nguyễn Phú Trọng đã nhận xét tờ Nhân Dân “khô khan” và cần phải “Tuyên truyền về chính trị một cách có nghệ thuật bằng những cảm xúc thật sự để nội dung đó đi vào lòng người một cách tự nhiên...” Lời tuyên bố của ông Trọng gián tiếp xác nhận người dân đã không còn nghe theo các luận điệu tuyên truyền một chiều của đảng Cộng sản. Khi người dân không còn nghe còn tin theo cộng sản thì mọi luận điểm mà đảng đưa ra đều bị đặt vấn đề.
Trên thực tế làm truyền thông ở Việt Nam là một công việc vô cùng nguy hiểm. Pháp luật nằm trong tay kẻ cầm quyền vừa độc quyền, vừa độc đóan, người làm truyền thông luôn bị canh chừng, dòm ngó. Nếu không theo đúng chỉ đạo của giới chức cầm quyền, người làm truyền thông dễ dàng bị khiển trách, bị cảnh cáo, bị trừng phạt nặng nề. Nhiều nhà báo bị thu thẻ hành nghề, bị khởi tố, hay bị bỏ tù.
Nhiều nhà báo không thể tiếp tục bịt mắt, bịt tai, lập lại những luận điệu tuyên truyền của đảng Cộng sản, đã dứt khóat bỏ nghề tuyên giáo để trở thành những nhà báo tự do. Ngay đến những người được giao cho công tác “công an mạng” sau một thời gian đều tự thay đổi để phù hợp với trào lưu nhân lọai.
Trong khi guồng máy tuyên truyền của đảng Cộng sản mất dần nhân tài thì ngược lại truyền thông tự do lại càng ngày càng trưởng thành và phát triển về cả lượng lẫn phẩm. Dư luận xã hội càng ngày càng chịu ảnh hưởng cộng đồng mạng, gồm những người âm thầm xây dựng và điều hành các diễn đàn, những bloggers, những người viết bài, người đưa tin, người chuyển tin. Họ tự nguyện làm việc ngày đêm với chung một ước mơ sớm mang lại tự do cho Việt Nam.
Những diễn đàn tự do, những mạng xã hội càng ngày càng thu hút nhiều người trẻ, những người quan tâm đến tình hình đất nước. Họ trao đổi thông tin, ý tưởng, suy nghĩ và từng bước tạo ra một cộng đồng mạng mỗi ngày một trưởng thành hơn, sẵn sàng cho một cuộc cách mạng xã hội.
Cuộc chiến chống Cách Mạng Truyền Thông
Vì lo sợ mất quyền, đảng Cộng sản xem những nhà báo tự do, những bloggers như kẻ thù. Điều 79 “tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” và Điều 88 “tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” đựơc dùng để khép và bắt tù những nhà báo gây nguy cơ sụp đổ chế độ.
Nhưng đảng Cộng sản càng bắt bớ thì thế giới càng nhận ra tình trạng đàn áp báo chí tại Việt Nam. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới đặt Việt Nam trong danh sách các nước nơi Internet bị xem là kẻ thù. Về Tự Do Ngôn Luận Việt Nam hiện đứng thứ 172 trên thế giới, chỉ hai bậc trước Trung cộng ở thứ 174. Theo bản báo cáo của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) hiện có 14 nhà báo và bloggers bị tù vì chỉ trích nhà nước và tường thuật tham nhũng.
Ngày 24 tháng 9 năm 2012, ba blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần và AnhbaSàiGòn bị tuyên án tổng cộng 39 năm tù và 5 quản chế cũng chỉ vì đã tích cực họat động truyền thông.
Ngày 30 Tháng 10 năm 2012, hai nhạc sĩ Việt Khang Võ Minh Trí và Vũ Anh Bình bị kết án tổng cộng 10 năm tù giam và 4 năm quản chế chỉ vì làm thơ và sọan nhạc, chống lại sách lược bành chướng của đảng Cộng sản Trung Hoa và sự nhu nhược của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
Để chống lại sự phát triển của truyền thông mạng, đảng Cộng sản còn dùng những thủ đọan đàn áp các blogger. Họ tịch thu máy điện toán, đe dọa các boggers và gia đình, xây dựng tường lửa, xâm nhập phá hoại các mạng tự do và máy điện tóan của các nhà đấu tranh chính trị… nhưng đảng cộng sản càng đàn áp, càng phá họai thì cộng đồng mạng lại càng nhận ra kết quả việc làm, càng nỗ lực hơn, càng có nhiều người tham gia hơn, càng rút ngắn ngày cách mạng xã hội xẩy ra.
Cuộc chiến giữa cộng đồng mạng và đảng Cộng sản mỗi ngày một trở nên khốc liệt hơn. Cả hai đều nhận rõ nắm được dư luận xã hội là nắm được phần thắng. Cộng đồng mạng đề cao tự do, sự thật và nắm được chính nghĩa nên đường đấu tranh mỗi ngày một rộng mở. Đảng cộng sản ngược lại sợ tự do, sợ sự thật nên càng ngày càng suy thóai và đang từng bước tan rã.
Đầu Năm Sóng Gió Thông Tin …
Vào đầu năm 2012, các cơ quan truyền thông rộ lên việc Hội Nghị 4 công khai thảo luận tình trạng tham nhũng dẫn đến chế độ sụp đổ. Hội Nghị cho thấy dấu hiệu đấu đá giữa các phe cánh trong đảng sẽ xẩy ra trong năm.
Cùng lúc truyền thông đưa tin gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã nổ súng bắn trọng thương 6 công an và bộ đội. Quan sát sự kiện xảy ra chúng ta có thấy được các phóng viên có thẻ hành nghề và các phóng viên tự do đã trao đổi và bổ xung tin tức cho nhau, nhờ đó sự thật về vụ cưỡng chế Tiên Lãng mỗi ngày một rõ hơn, thông tin được lan rộng đến mọi tầng lớp quần chúng, nhất là đến những người nông dân thấp cổ bé miệng đang mất dần nguồn sống vào tay cường quyền cộng sản.
Sang tháng tư, hằng ngàn người dân Văn Giang Hưng Yên đã ném bom xăng đánh trả lực lượng công an. Khi công an rút đi người dân kéo nhau ra đồng chiếm lại đất đai. Lần này khu vực cưỡng chế đựơc thông báo trước là vùng cấm báo chí. Nhà cầm quyền tổ chức họp báo yêu cầu các phóng viên phải đưa tin theo tài liệu của họ đưa ra và không được bén mảng đến hiện trường. Vì không theo lệnh cấm, 2 phóng viên Đài Tiếng Nói Việt Nam đã bị hành hung, bị bắt giữ, bị giải về Viện Kiểm sát. Phóng viên Hán Phi Long phải vào bệnh viện điều trị các thương tích.
Đất là nguồn sống, để sống còn nông dân phải sẵn sàng trực diện đấu tranh giữ đất. Việc người dân nổi dậy đánh trả giới chức cầm quyền địa phương đã buộc đảng Cộng sản phải cho mở Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 5 bàn về việc sửa sai Hiến pháp và sửa sai quan hệ sở hữu đất đai. Khi người dân đứng lên đấu tranh đòi quyền sống, thì nhà cầm quyền cộng sản mất dần quyền lực và cách mạng xã hội từng bước đến với Việt Nam.
Bão Tố Tin Đồn.
Đến giữa năm 2012, mạng Quan Làm Báo xuất hiện và chính thức xác nhận giữ vai trò tuyên truyền xám là loại tuyên truyền không cần biết nguồn gốc hay ai là tác giả. Lọai tuyên truyền này nửa thật nửa giả, được thêm bớt, được cắt ghép, dữ kiện và thứ tự thời gian được sửa đổi theo câu chuyện.
Lọai tuyên truyền này khích động tính tò mò làm hấp dẫn người nhận. Nó làm cho người nhận nửa tin, nửa ngờ bắt người nhận phải tập trung suy đóan sự việc. Nó còn được gọi là tung hỏa mù, nó làm người theo dõi như người mù sờ voi với mục đích chính yếu là làm cho đối thủ tin vào những lý lẽ sai sự thật. Dựa trên những sự kiện sai sự thực đối phương sẽ có những quyết định và hành động sai quấy.
Tuyên truyền xám là sở trường của cộng sản nhưng lần này mục tiêu chính yếu của Quan Làm báo lại là Nguyễn Tấn Dũng và những nhóm lợi ích vây quanh ông gồm cả gia đình ông và nhiều nhân vật đầy quyền thế trong các ngành công an, quân đội, tư pháp, các tập đoàn kinh tế chủ lực và đặc biệt là tài chính ngân hàng …
Kết quả là cả một guồng máy cộng sản không kiểm sóat được tin đồn, Nguyễn Tấn Dũng phải ra quyết định trong đó có đọan: “Các Bộ, ngành, các địa phương lãnh đạo cán bộ, công chức, viên chức không xem, không sử dụng, loan truyền và phổ biến các thông tin đăng tải trên các mạng phản động.” Điều này cho thấy ngay bên trong nội bộ guồng máy cầm quyền, không còn mấy người tin vào các thông tin chính thức.
Dư luận nhập cuộc và nhuần nhuyễn sử dụng chiến thuật đồn đóan. Một đồn thành mười. Mười đồn thành trăm… Đồn xong đến đóan. Đồn đóan trở thành tin chính thức. Tin chính thức trở thành kỳ vọng. Trong thời gian họp Hội Nghị 6 còn được gọi là Hội Nghị “Chỉnh Đốn Đảng” cả nước đồn rùm Nguyễn Tấn Dũng phải vào tù hay ít nhất phải từ chức, đến lúc Nguyễn Phú Trọng mếu máo loan tin chẳng làm gì được Nguyễn Tấn Dũng thì kỳ vọng trở thành thất vọng mọi người xoay sang bình luận tài nghệ và khả năng chỉnh đốn đảng của hai ông Trọng Sang.
Quan Làm Báo đã thành công trong việc đánh vào phe cánh Nguyễn Tấn Dũng, nhờ đó người dân mới biết được bộ mặt thật của giới lãnh đạo cộng sản vừa bất tài, vừa bất lực, vừa bất chính, vừa bất lương và lại vừa bất nhân. Cũng nhờ đó những người đấu tranh mới biết rõ hơn về thế và lực của những người cầm quyền cộng sản để dễ dàng hơn vận động quần chúng đứng lên làm cách mạng. Nói chung Quan Làm Báo trong đỏan kỳ có nhiều đóng góp vô cùng tích cực.
Để chống lại tin đồn, thay vì đưa những tin tức trung thực, buồn cười, các cơ quan tuyên giáo lại cho tổ chức các nhóm phản ứng nhanh, chuyên bút chiến trên internet. Riêng thành phố Hà Nội đã có ít nhất 900 dư luận viên làm nhiệm vụ tuyên truyền miệng. Rõ ràng ở cuối trào cộng sản, đảng Cộng sản đã bế tắc trước cách mạng thông tin tòan cầu.
Bước Sang 2013
Mặc dù phe Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang thất bại trong Hội nghị 6, cuộc chơi mới lại bắt đầu. Một mặt họ lấy lại Ban Nội Chính và Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh được đưa ra Hà Nội làm Trưởng ban này. Ông Thanh xưa nay nổi tiếng giỏi đấu đá địa phương nay được đưa lên Trung Ương mang nhiều hứa hẹn tranh chấp quyền lực trong những ngày sắp tới.
Hội Nghị 6 còn công bố đầu năm 2013 Quốc hội được quyền bỏ phiếu tín nhiệm các chức vụ của quốc hội, chính quyền và chính phủ, trong đó có các vị trí Thủ tướng, Chủ tịch nước, các Bộ trưởng v.v... Việc bỏ phiếu tín nhiệm sẽ tạo nhiều thông tin xôi nổi không kém gì việc đánh đồng chí X vừa xẩy ra. Năm Nhâm Thìn là một năm tranh quyền giữa các phe trong đảng và phe Nguyễn Tấn Dũng đã thắng. Nay đảng lại lôi Quốc Hội vào cuộc thì ắt hẳn sẽ có nhiều chuyện xôi nổi xảy ra.
Trong năm Qúy Tỵ có thể phe Nguyễn Phú Trọng sẽ mở một Đại Hội đảng giữa kỳ. Nếu việc này xẩy ra sẽ có nhiều cơ hội cho giới truyền thông tự do chứng minh cho người dân thấy rõ đảng Cộng sản đã thất bại ngay trong việc cải tổ và cải cách chính nội bộ của đảng.
Các Hội Nghị 4, 5 và 6 chỉ lo chỉnh đốn chính trị nội bộ, không riêng mặt chính trị, các mặt khác của xã hội như kinh tế, y tế, giáo dục, … đều lâm vào tình trạng khủng hỏang, một cuộc khủng hỏang tòan diện. Rõ ràng Việt Nam cần thay đổi mau lẹ, sâu rộng và triệt để, mà muốn thay đổi như thế cần phải thay đổi mọi cơ cấu ngăn cản sự phát triển xã hội.
Mặt khác tham vọng bành trướng Trung cộng càng ngày càng lộ liễu, và đã trở thành một mối đe dọa các quốc gia trong vùng và nền hòa bình thế giới. Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục cúi đầu thuần phục ngọai bang Trung cộng và dùng mọi thủ đọan trấn áp phong trào yêu nước. Bộ mặt phản động của nhà cầm quyền càng ngày càng lộ rõ. Lịch sử cho thấy chưa một chế độ theo Tầu bán nước lại có thể tồn tại dài lâu.
Gần nhất là dư luận góp ý cho “Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992”, có người cho là trò khỉ, sửa đổi thì cũng như rắn lột da. Trong khi đó, 72 nhân sĩ, trí thức khởi xướng một phong trào “Kiến nghị về Sửa đổi Hiến pháp” với gần 3,000 chữ ký ủng hộ, rồi lại cử 15 vị đại diện đến Văn phòng Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp để trao Kiến Nghị. Có người cho rằng đây chỉ là vở kịch nhưng tại sao lại có vở kịch này? Bài tới người viết sẽ bình luận đề tài này.
Rõ ràng trong năm Nhâm Thìn nhiều sự kiện chính trị liên tiếp xẩy ra và nhờ cách mạng truyền thông, tin tức đã phổ biến sâu rộng đến quảng đại quần chúng. Và như thế phải chăng phải chăng một cuộc cách mạng xã hội đang đến với Việt Nam trong năm Qúy Tỵ 2013?
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
13/2/2013
* Bài của tác giả gửi tới TTHN
Phúc - Thọ - Lộc, các cụ là ai?
Theo truyền thuyết của người Hoa Hạ, ông Lộc là một quan tham chuyên ăn
của đút lót. Ông Thọ lại là vị quan thực dụng, ưa xu nịnh vua để được
ban thưởng, trong dinh của ông cung nữ nhiều chẳng kém ở cung vua. Chỉ
có ông Phúc là quan thanh liêm, ngay thẳng, con cháu đề huề.
Hãy kể theo thứ tự, bắt đầu từ cụ Phúc. Cụ Phúc tên thật là Quách Tử
Nghi, Thừa tướng đời Đường. Cụ xuất thân vốn là quý tộc, đồng ruộng bát
ngát hàng trăm mẫu, nhưng suốt cuộc đời tham gia triều chính, cụ sống
rất liêm khiết, thẳng ngay. Không vì vinh hoa, phú quý mà làm mất nhân
cách con người.
Cụ bà và cụ ông bằng tuổi nhau. Người Việt ta có câu: “Cùng tuổi nằm
duỗi mà ăn”. Còn theo người Hoa Hạ ở Trung Nguyên thì vợ chồng cùng tuổi
là rất tốt. Họ có thể điều hòa sinh khí âm, khí dương cho nhau. Vì vậy,
có thể bớt đi những bệnh tật hiểm nguy. Lại cùng tuổi nên dễ hiểu nhau,
dễ thông cảm cho nhau, nên hai cụ rất tâm đầu, ý hợp. Hai cụ 83 tuổi đã
có cháu ngũ đại. Lẽ dĩ nhiên phải là nam tử rồi. Cụ Phúc thường bế đứa
trẻ trên tay là như vậy. Theo phong tục của người Hoa cổ đại, sống đến
lúc có cháu ngũ đại giữ ấm chân nhang của tổ tiên là sung sướng lắm lắm!
Phúc to, phúc dày lắm lắm! Bởi thế cụ mới bế thằng bé, cháu ngũ đại,
đứng giữa đời, giữa trời, nói:
- Nhờ giời, nhờ phúc ấm tổ tiên, ta được thế này, còn mong gì hơn nữa.
Rồi cụ cười một hơi mà thác. Được thác như cụ mới thực sự được về cõi
tiên cảnh nhàn du.
Cụ bà ra ôm lấy thi thể cụ ông và chít nội than rằng:
- Tôi cùng tuổi với chồng tôi. Phúc cũng đủ đầy, dày sâu, sao giời chẳng cho đi cùng…
Ai có thể ngờ, nói dứt lời cụ bà cũng đi luôn về nơi chín suối. Hai cụ
được con cháu hợp táng. Vậy là sống bên nhau, có nhau, chết cũng ở bên
nhau, có nhau. Hỏi còn phúc nào bằng. Và cụ được người đời đặt tên là
Phúc.
Cụ thứ hai là cụ Lộc. Cụ Lộc tên thật là Đậu Từ Quân, làm quan đến chức
Thừa tướng nhà Tấn. Nhưng cụ Đậu Từ Quân là một quan tham. Tham lắm. Cụ
hưởng không biết bao nhiêu vàng bạc, châu báu, là của đút lót của những
kẻ nịnh thần, mua quan, bán tước, chạy tội cho chính mình, cho con, cho
cháu, cho thân tộc.
Trong nhà cụ, của chất cao như núi. Tưởng cụ Đậu Từ Quân được như thế đã
là giàu sang, vinh quang đến tột đỉnh. Cụ chỉ hiềm một nỗi, năm cụ tám
mươi tuổi vẫn chưa có đích tôn. Do vậy cụ lo nghĩ buồn rầu sinh bệnh mà
chết. Cụ ốm lâu lắm. Lâu như kiểu bị tai biến mạch máu não bây giờ. Cụ
nằm đến nát thịt, nát da, mùi hôi thối đến mức con cái cũng không dám
đến gần. Đến khi chết, cụ cũng không nhắm được mắt. Cụ than rằng:
- Lộc ta để cho ai đây? Ai giữ ấm chân nhang cho tổ tiên, cho bản thân ta?
Còn cụ thứ ba, cụ Thọ. Cụ Thọ tên là Đông Phương Sóc, làm Thừa tướng đời
Hán. Triết lý làm quan của cụ Đông Phương Sóc là quan thì phải lấy lộc.
Không lấy lộc thì làm quan để làm gì. Cụ coi buôn chính trị là buôn khó
nhất, lãi to nhất. Nhưng cụ Đông Phương Sóc vẫn là quan liêm. Bởi cụ
nhất định không nhận đút lót. Cụ chỉ thích lộc của vua ban thưởng. Được
bao nhiêu tiền thưởng, cụ lại đem mua gái đẹp, gái trinh về làm thê
thiếp. Người đương thời đồn rằng, trong dinh cụ, gái đẹp nhiều đến mức
chẳng kém gì cung nữ ở cung vua.
Cụ thọ đến 125 tuổi. Nên người đời mới gọi cụ là ông Thọ. Trước khi về
chốn vĩnh hằng, cụ Thọ còn cưới một cô thôn nữ xinh đẹp mới mười bảy
tuổi. Cụ Đông Phương Sóc bảo, cụ được thọ như vậy là nhờ cụ biết
lấy-âm-để-dưỡng-dương.
Do cụ Đông Phương Sóc muốn có nhiều tiền để mua gái trẻ làm liều thuốc
dưỡng dương, cho nên suốt cuộc đời của cụ, cụ chỉ tìm lời nói thật đẹp,
thật hay để lấy lòng vua. Có người bạn thân khuyên cụ:
- Ông làm quan đầu triều mà không biết tìm lời phải, ý hay can gián nhà
vua. Ông chỉ biết nịnh vua để lấy thưởng thì làm quan để làm gì.
Cụ Đông Phương Sóc vuốt chòm râu bạc, cười khà khà bảo:
- Làm quan không lấy thưởng thì tội gì mà làm quan. Can gián vua, nhỡ ra vua phật ý, tức giận, chém đầu cả ba họ thì sao?
Cụ Đông Phương Sóc 125 tuổi mới chịu từ giã cõi đời. Khi cụ chết thì con
không còn, cháu cũng đã hết cơm hết gạo mà chắt đích phải làm ma, phải
thay cha, thay ông, chở cụ nội. Vậy làm quan như cụ, thọ như cụ phỏng có
ích gì?
Qua ba bức tượng Phúc, Lộc, Thọ người đời thấy, người Hoa Hạ thật là tài
giỏi. Họ đã khéo xếp ba vị thừa tướng, ba tính cách khác nhau ở ba
triều đại khác nhau để răn đời.
Trong ba điều ước Phúc, Lộc, Thọ ấy chỉ có thể được một mà thôi.
Dương Duy Ngữ
(Blog Trần Thiềm)
Bốn người vợ của Lưỡng quốc tướng quân
“Lưỡng quốc tướng quân” Nguyễn Sơn, người thầy của nhiều vị tướng. Sau
này, nhiều người khi gặp lại con gái ông vẫn thốt lên: “Bố Sơn là người
dạy chú biết đạo làm tướng”. Lừng lẫy ở cả hai nước Việt Nam - Trung
Quốc về tài trận mạc, nhưng về đời tư, ông bị đồn thổi rất nhiều điều
bất lợi vào thời đó.
Tiếng đồn nói, ông có tới 13 người vợ và con thì không kể hết. Sự thật
thì sao? Trung tá Nguyễn Thanh Hà, con gái đầu với người vợ thứ 4 của
tướng Nguyễn Sơn trò chuyện với chúng tôi.
Tướng Nguyễn Sơn cùng gia đình (Hàng trên từ trái sang: Tướng Nguyễn Sơn, con gái Nguyễn Thanh Hà, bà Lê Hằng Huân, hàng dưới: các con của ông bà Nguyễn Việt Hồng, Nguyễn Cương, Nguyễn Việt Hằng. |
Dù thế nào cũng không bao giờ bỏ con
Thưa chị, cha chị là vị tướng tài nổi tiếng thì nhiều người đã
biết, nhưng về đời sống của ông cũng có nhiều tin đồn hư thực lẫn lộn,
chị có thể chia sẻ đôi điều về đời tư của ông?
Chị Nguyễn Thanh Hà (N.T.H): Con người có số phận, mà cha tôi lại sống
đúng thời loạn lạc nhất của cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Cuộc
đời cha tôi có gần 50 năm thì gần một nửa thời gian đó sống ở Trung
Quốc. Tham gia quân đội ở cả hai nước và đều được phong tướng.
Nói vậy để thấy cuộc đời ông không chỉ thành công mà còn đầy gian nan
thử thách với bao sinh ly và tử biệt. Phải đặt vào hoàn cảnh ấy mới
hiểu được tại sao ông lại nhiều vợ và có con ở nhiều nơi như thế.
Đầu tiên, theo sắp đặt của gia đình, bố tôi lấy bà Hoàng Thị Diệm, bà
lớn hơn ông 5 tuổi. Sau này, trước khi đi thoát ly hoạt động cách mạng
ông đã có cuộc chia tay và“mở lối” để bà có thể đi bước nữa. Năm ông
16 tuổi, ông có với bà Hoàng Thị Diệm một người con gái, chị cả Vũ
Thanh Các của chúng tôi (họ Vũ là họ gốc của bố tôi). Về sau, chị Các
cũng vất vả, vì bên bố có một đàn em và bên mẹ cũng có một đàn em.
Bố tôi sang hoạt động ở Trung Quốc năm 1925. Đến năm1938, bố tôi lấy bà
Trần Ngọc Anh (Trần Kiếm Qua là tên bố tôi đặt cho bà). Bà là người
Sơn Tây, Trung Quốc. Ông bà có con gái tên là Phong Ba, nhưng chị Phong
Ba chỉ sống được có 6 tháng. Thời đó, rất đói khổ, thiếu thốn.
Tôi được kể lại rằng, bố tôi đã đau buồn lâu lắm, bố tôi luôn đi vòng
để tránh qua ngôi mộ con gái nhỏ của ông. Sau chị Phong Ba, bố tôi và
mẹ Kiếm Qua đã sinh được hai người con trai là Trần Hàn Phong (tháng
1-1944) và khi bố tôi về nước thì mẹ Kiếm Qua đang mang thai anh Trần
Tiểu Việt. Tháng 1-1946, anh Việt ra đời. Cả hai anh cùng mang họ Trần
của mẹ Kiếm Qua.
Người phụ nữ thứ ba sinh con cho bố tôi là bà Ba Đổi (Nguyễn Thị Đổi).
Bà sinh ra chị Mai Lâm. Sau này, hai người không hợp nhau nên đã chia
tay. Cha tôi đã đón chị Lâm về cho mẹ tôi - người vợ thứ tư (cũng là
người vợ cuối cùng của ông) nuôi.
Với mẹ tôi, bà Lê Hằng Huân, ông đã sinh ra bốn chị em tôi, tôi là con
cả, sau đó đến Nguyễn Cương, Nguyễn Việt Hồng, Nguyễn Việt Hằng. Cả chị
Mai Lâm khi về sống cùng chúng tôi, mẹ tôi cũng đặt tên cho chị là
Nguyễn Mai Lâm. Như vậy, chúng tôi đều mang họ Nguyễn. Mẹ tôi bảo: Đã
là con bố Nguyễn Sơn thì phải là họ Nguyễn.
Chị có nghe được những câu chuyện gì của những người cùng thời về người cha tài ba - tướng Nguyễn Sơn của mình?
Chị N.T.H: Khi lớn lên tôi được nghe nói nhiều về bố tôi. Mọi người
nói, tướng Nguyễn Sơn là người có tài nhưng rất kiêu. Điểm thứ hai là
ông nhiều vợ, nhiều con.
Tuy nhiên, bố tôi dù thế nào cũng không bao giờ bỏ con. Ông rất quý
con. Có con nào là nhận và nuôi tất. Và nuôi dạy theo con đường cách
mạng mà ông đã chọn.
Người ta quý nể bố tôi nên kể rất nhiều chuyện hay, thậm chí có phần
thêu dệt như huyền thoại. Và trong những chuyện ấy có chuyện nhiều vợ.
Họ bảo ông có tới 13 người vợ và con thì không kể hết. Nhưng sự thực
ông chỉ có 8 chị em chúng tôi.
Mẹ tôi là người phụ nữ nhân hậu, nên khi chị Mai Lâm của tôi được đưa
về cho mẹ, mẹ tôi đã chăm lo và nuôi chị còn chu tất hơn cả chúng tôi.
Chị luôn được may quần áo mới. Tôi phải mặc thừa của chị.
Mẹ tôi luôn hiểu cho bố tôi. Dù là người vợ thứ tư, nhưng mẹ tôi biết
rõ vì hoàn cảnh nên bố tôi mới có những ly tán, đổi thay. Mặt khác, bây
giờ thì chúng ta cũng cùng biết rõ rằng với một người tài giỏi thì dễ
có nhiều người yêu mến. Và chuyện đó cũng không có gì ghê gớm ở thời
trước.
Khi bố tôi về Việt Nam thì có tin dữ là vợ ông - bà Trần Kiếm Qua cùng
hai con đã bị bom chết ở Trung Quốc. Một thời gian dài, bố tôi đã sống
trong đau buồn.
Sau này, bố tôi được những người bạn quý mai mối cho ông lấy mẹ tôi ở
Việt Nam. Mẹ tôi là em gái của bà Lê Hằng Phương - vợ của nhà văn, nhà
nghiên cứu văn hóa Vũ Ngọc Phan. Đến chơi với gia đình Vũ Ngọc Phan
nhiều, bố tôi khiến mọi người cảm mến, vun vào cho mối lương duyên của
cha mẹ tôi.
Được biết, khi trở lại Trung Quốc học tập và công tác, gặp lại bà Trần
Kiếm Qua, bố tôi đã rất buồn và khó xử. Nhưng mẹ Kiếm Qua là người tốt,
mẹ hiểu những gì mà loạn ly có thể gây ra cho thân phận con người.
Sau khi cha chị qua đời, gánh lo cho con chồng, con mình trên vai mẹ chị hẳn là rất nặng?
Chị N.T.H: Sau tang lễ của cha, tôi trở thành người bạn nhỏ của mẹ, giúp mẹ đi chợ, giặt quần áo của cả nhà, trông các em.
Từ bé tôi đã là cô học sinh giỏi và ngoan, là niềm tự hào cũng như chỗ dựa nhỏ nhoi của người mẹ góa bụa mới bước vào tuổi 30.
Năm nào tôi cũng được giấy khen ở nhà trường và năm nào cũng được viết
thư chúc mừng sinh nhật Bác vào dịp 19-5, thư viết vào mặt sau tờ giấy
khen.
Hồi lớp vỡ lòng và lớp một, tôi cùng chị Mai Lâm, em Nguyễn Cương học ở
trường mở trong thành (khu của Quân đội). Tan học tôi thường rủ chị
Lâm, em Cương đi nhặt cành củi khô và quả phượng vĩ khô để về đun.
Hồi đó cả nước khó khăn. Nhớ mãi những tuần hết gạo, phải ăn ngô khoai
não nề, đến ngày đong gạo được ăn cơm mà như một bữa tiệc của lũ trẻ mồ
côi chúng tôi. Thế mới biết những đứa con mồ côi luôn biết thân biết
phận. Chẳng dám đòi hỏi gì, vẫn cố chịu đựng, thương mẹ.
Những hôm thấy mẹ lầm bầm đi từ trên nhà xuống hành lang bên cạnh nhà
lá của bọn tôi rồi lại lầm rầm đi lên là tôi biết mẹ hết tiền tiêu. Tôi
bèn chia số tiền ít ỏi mà tôi dành dụm được cho mẹ.
Nhận tiền xong, mẹ cười hớn hở nói với tôi:“Bố thiêng thật con ạ, mẹ
vừa khấn bố là mẹ hết sạch tiền mua thức ăn cho các em Hồng, em Hằng ăn
thì con mang tiền lên cho mẹ vay”. Cụ chỉ vay thôi, không xin, có tiền
là trả ngay cho tôi. Thật thương!
Mở trường quân sự và giúp dân... lấy vợ
Tướng Nguyễn Sơn cùng bà Lê Hằng Huân và con gái Nguyễn Thanh Hà (chụp tại Thọ Xuân- Thanh Hóa). |
Chị có thể kể vài kỷ niệm mà đồng đội hoặc cấp dưới của cha chị đã chia sẻ với chị?
Chị N.T.H: Nhiều lắm, tôi đã tham gia làm cả chục cuốn sách về cha tôi
và thời của ông, nên biết rất nhiều câu chuyện về ông cụ. Cụ được cả
người giàu và người nghèo yêu quý. Bố tôi dạy người nghèo phải biết
tiết kiệm và bố tôi cũng quý cái giỏi của người biết làm ra và giữ gìn
của cải.
Có lần bố tôi gặp một người ngồi khóc vì nghèo quá không lấy được vợ.
Bố tôi hỏi chuyện và bảo về thịt con chó (mà nhà đó có sẵn). Sau đó, bố
tôi mời các ông nhà giàu quanh đó đến chơi bài. Tiền của người được
bạc, bố tôi gợi ý ủng hộ cho bà cụ nghèo có con chưa cưới được vợ. Với
nhà giàu, chỗ tiền ấy không đáng gì nên mọi người vui vẻ ngay. Thế là
số tiền gom nhặt đã đem lại hạnh phúc cho anh chàng muộn vợ.
Chỉ về Việt Nam có 5 năm (1945-1950) mà bố tôi mở 4 trường: lục quân
Quảng Ngãi, Thiếu sinh quân khu 4, Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn (khóa
2,3) và Trường Văn nghệ khu 4. Ông còn tham gia giảng bài tại nhiều
trường...
Năm 1993, tôi gặp các cựu học sinh Lục quân Quảng Ngãi, có nhiều chú đã
già yếu. Các chú đến nói:“Cho chú nắm tay cháu, vì chú nhớ bố cháu
quá!”. Nhiều vị tướng gặp tôi đều nói: “Bố Sơn là người dạy chú biết
đạo làm tướng”.
Trân trọng cảm ơn chị!
“Gia đình chị đặc biệt lắm, bố chị có tất cả 4 người vợ, 8 người con.
Các con của ông mang ba họ và theo hai quốc tịch Việt Nam và Trung
Quốc. Nhưng bọn chị rất yêu thương nhau”.
Trung tá Nguyễn Thanh Hà
|
Nguyễn Anh
(Tiền phong)
ử Gia Và Dân Biểu Dương Trung Quốc
— tuongnangtien- RFA
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
“Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai
(đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những
người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì … đen là
phải!”
Lúc bé, tôi vẫn thường xem phim cọp. Lý do, giản dị, chỉ vì tôi rất
ít khi có tiền mua vé. Lỡ có, tôi lại muốn dùng tiền để mua những thứ
khác: bắp nuớng, đậu phụng rang, cà rem, bánh kẹo … để nhai lai rai
trong lúc coi phim.
Nhưng làm thế nào để vào cửa cọp mới được chứ? Ít nhất cũng có hai
cách. Thứ nhất là đứng xớ rớ truớc cửa rạp, thấy một ông hay một bà
trông có vẻ bảnh bao và dễ tính là mình xà ngay đến:
-Thưa chú, thưa dì, thưa cô, thưa bác… con muốn coi cái phim này hết sức nhưng không có tiền, làm ơn dắt con vô luôn nha?
Nếu họ gật đầu là kể như … khỏe. Theo lệ, mỗi nguời lớn đi xem phim có quyền dắt theo một trẻ em – miễn phí.Lối
thứ hai rắc rối hơn một chút, kém đàng hoàng hơn một tí, và cần một ít
vốn đầu tư. Mấy đứa phải hùn hạp đủ tiền cho một thằng hay một con nào
đó mua vé (hạng nhi đồng) vào cửa. Rồi nó sẽ len lén mở cửa bên hông
rạp, cho cả lũ vào luôn!
Có lần vì giông bão, nên dù là ngày chủ nhật, rạp chiếu bóng cũng chỉ
có mấy ngoe mua vé vào xem. Lũ nhi đồng chúng tôi quên chi tiết đó, vẫn
tiếp tục rủ nhau vào cửa cọp. Không những thế, nhiều đứa còn “mời” cả
anh chị và bố mẹ “đi” luôn. Dân trong xóm tôi đều nghèo, đều rất ham…
vui; do đó, gặp ngày mưa buồn bã và rảnh rỗi – rạp hát lại gần nhà – nên
mọi nguời đều vui vẻ … vô luôn!
Chủ rạp kinh ngạc khi thấy vé không bán đuợc bao nhiêu mà bên trong rộn rã tiếng cười đùa vỗ tay của trẻ con, rôm rả tiếng bàn tán nói cười của nguời lớn. Không cần phải thông minh lắm nguời ta cũng tìm được lý do, không lâu, sau đó.
Thế là bất ngờ, sau một lời xin lỗi ngắn ngủi qua hệ thống phát thanh, đèn bật sáng lên, chủ nhân cùng nhân viên ào vào xoát vé. Lần lượt từng mạng một, không phân biệt già trẻ lớn bé, không xót một mạng nào, cả xóm bị “mời” ra khỏi rạp bằng những lời lẽ – tất nhiên – hoàn toàn không nhã nhặn.
Ðã có lúc vui miệng, tôi kể cho mấy đứa con bé nhỏ của mình nghe về cái kỷ niệm ấu thơ (không mấy êm đềm) này. Chúng đều tỏ vẻ ái ngại và vô cùng thất vọng về thái độ hơi thiếu đàng hoàng của tôi:
Chủ rạp kinh ngạc khi thấy vé không bán đuợc bao nhiêu mà bên trong rộn rã tiếng cười đùa vỗ tay của trẻ con, rôm rả tiếng bàn tán nói cười của nguời lớn. Không cần phải thông minh lắm nguời ta cũng tìm được lý do, không lâu, sau đó.
Thế là bất ngờ, sau một lời xin lỗi ngắn ngủi qua hệ thống phát thanh, đèn bật sáng lên, chủ nhân cùng nhân viên ào vào xoát vé. Lần lượt từng mạng một, không phân biệt già trẻ lớn bé, không xót một mạng nào, cả xóm bị “mời” ra khỏi rạp bằng những lời lẽ – tất nhiên – hoàn toàn không nhã nhặn.
Ðã có lúc vui miệng, tôi kể cho mấy đứa con bé nhỏ của mình nghe về cái kỷ niệm ấu thơ (không mấy êm đềm) này. Chúng đều tỏ vẻ ái ngại và vô cùng thất vọng về thái độ hơi thiếu đàng hoàng của tôi:
- It’s not fun. Như vậy đâu có vui bố.
- And it’s not fair, either! Cũng không công bằng mấy bố à.
- Ờ thì bố cũng thấy là không vui gì cho lắm và có hơi kỳ kỳ một chút.
- Kỳ một chút sao được. It’s cheating, như vậy là ăn gian, đó bố!
- And it’s not fair, either! Cũng không công bằng mấy bố à.
- Ờ thì bố cũng thấy là không vui gì cho lắm và có hơi kỳ kỳ một chút.
- Kỳ một chút sao được. It’s cheating, như vậy là ăn gian, đó bố!
Tôi miễn cưỡng đồng ý với tụi nó mà bụng dạ (nói thiệt) có hơi
buồn. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình đã gian lận gì nhiều trong chuyện
xem phim mà vào bằng cửa cọp. Cũng như tất cả những nguời dân lớn nhỏ
khác của cả xóm mình, tôi chỉ có tội nghèo mà ham… vui, và hơi láu cá
chút đỉnh, thế thôi.
Láu cá (rõ ràng) không phải là một đức tính, dù nhìn theo quan niệm
đạo đức của bất cứ ai. Bởi vậy, càng già tôi càng đàng hoàng thấy … rõ!
Những nguời tử tế, biết phục thiện, và đàng hoàng tử tế như tôi – tiếc
thay – hơi ít.Tạp chí Khởi Hành số 34, phát hành tháng 8 năm 99,
từ California, có bài viết “Khi Chính Trị Chi Phối Văn Hoá”, của Trần
Anh Tuấn, về những nguời … rất không đàng hoàng như thế. Những kẻ mà đến
lúc chết vẫn còn (vô cùng) láu cá!
Một phần của bài viết, ông Trần Anh Tuấn dùng để điểm cuốn Lịch Sử Và Văn Hoá Việt Nam, Những Gương Mặt Trí Thức,
tập Một, do Dương Trung Quốc, Nguyễn Quang Ân và Tạ Ngọc Liễn sưu tầm
và biên tập, nhà xuất bản Văn Hoá Thông Tin Hà Nội xuất bản năm 1998.
Nội dung cuốn sách được ông Trần Anh Tuấn ghi nhận như sau:
“Với hơn 700 trang, các tác giả đã chọn ra 71 nhân vật mà họ vinh
danh là những trí thức Việt Nam tiêu biểu trải qua 770 năm lịch sử, với 9
thời đại và thời kỳ (Trần, Hồ, Lê, Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn, Nguyễn, Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa, và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa V.N.)”.
“Nhưng nhìn vào danh sách là chúng ta thấy ngay sự ăn gian của
những người làm sách: trong suốt 720 năm (1225 – 1945) họ chỉ chấm có 38
nhân vật tức 53%. Ðó là Trần Thái Tông, Lê Văn Hưu, Trần Quốc Tuấn,
Trần Nhân Tông, Chu Văn An, Tuệ Tĩnh, Hồ Nguyên Trừng, Nguyễn Trãi,
Triệu Thái, Lê Thánh Tông, Lê Sĩ Liên, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc
Khoan, Lê Hữu Trác, Nguyễn Thiếp, Lê Qúi Ðôn, Lê Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm,
Phan Huy Ích, Trần Văn Kỷ, Võ Trường Toản, Phan Huy Chú, Vũ Phạm Khải,
Nguyễn Ðình Chiểu, Phạm Thuật Duật, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Truờng Tộ,
Nguyễn Quang Bích, Lương Văn Can, Nguyễn Phạm Tuân, Phan Bội Châu,
Nguyễn Thượng Hiền, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Văn Trường,
Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn An Ninh, và Phạm Tuấn Tài.”“Trong 50 năm sau
cùng (1945 – 1995), họ đưa ra một số lượng khổng lồ là 33 nguời, tức
47%. Trong số 33 tên, chỉ trừ giáo sư Hoàng Xuân Hãn sống ở Pháp, còn
lại 32 tên không ai khác hơn là những đảng viên cao cấp của Ðảng Cộng
Sản Việt Nam và những nguời phục vụ chế độ cộng sản. Ðó là Hồ Chí Minh,
Lê Duẩn, Truờng Chinh, Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Khánh
Toàn, Ðặng Thái Mai, Trần Huy Liệu, Phạm Huy Thông, Tôn Thất Tùng, Hồ
Ðắc Di, Phạm Ngọc Thạch, Trần Ðại Nghĩa, Nguyễn Văn Huyên, Tạ Quang Bửu,
Trần Văn Giáp, Tôn Quang Phiệt, Hải Triều, Ngụy Như Kon Tum, Dương Ðức
Hiền, Ðặng Văn Ngữ, Hoài Thanh, Nam Trân, Nguyễn Khắc Viện, Lê Văn
Thiêm, Từ Chi, Nguyễn Ðổng Chi, Cao Xuân Hy, Trần Ðức Thảo, Hoàng Thúc
Trâm, Ðào Duy Anh, và Hoàng Xuân Hãn.”
Cứ theo như lời của ông Trần Anh Tuấn thì “nhìn vào danh sách là
chúng ta thấy ngay sự ăn gian của những người làm sách”. Là kẻ hậu sinh,
tôi không hề dám có nghĩ tranh luận hay bút chiến với một nguời cầm bút
vào hàng truởng thượng – và nặng ký – như ông Trần Anh Tuấn; tuy nhiên,
vì đã lỡ biện minh cho chuyện vào cửa cọp của chính mình, tôi tự thấy
có bổn phận phải lên tiếng để bênh vực cho một số những nguời vừa được
vinh danh là “trí thức Việt Nam tiêu biểu” – trong nửa thế kỷ qua.Theo
tôi thì qúi ông Ðào Duy Anh, Trần Ðức Thảo, Hoàng Xuân Hãn… đều dư sức
dắt theo ba trự lóc nhóc cỡ như Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh… đi
vào lịch sử mà khỏi cần mua vé. Như đã thưa, tuy không bằng luật nhưng
theo lệ (ít nhất cũng là lệ ở những thành phố thân miền Nam, khi tôi còn
bé) mỗi nguời đi xem phim có quyền dắt theo một nhi đồng – miễn phí.
Hồi nhỏ tụi tôi vẫn đi xem phim ké theo kiểu đó mà. Ðiều này đâu có gì
là gian lận mà ông Tuấn phải phàn nàn và nặng lời dữ vậy?
Giữa chuyện ham vui (của lũ bé con chúng tôi, ngày truớc) và chuyện
ham danh (của những ông lãnh tụ cộng sản Việt Nam, bây giờ) có một điểm
này chung: túng làm liều. Ðiểm chung đó, với ít nhiều chủ quan, tôi tin
tưởng là thông cảm và chia sẻ được.
Nếu không, nghĩa là nếu ông Trần Anh Tuấn không đồng ý, tôi xin đề nghị chúng ta nên nhìn vấn đề theo cách khác – dựa vào hình ảnh, kinh nghiệm phổ cập hơn với phần lớn mọi người, và cũng vẫn với phong thái nhẹ nhàng tương tự. Hãy tưởng tượng đến cảnh quá giang.
Chiếc bè chở những “gương mặt trí thức Việt Nam tiêu biểu” của nửa thế kỷ qua đi vào lịch sử mà chỉ có vài ba ông cỡ như Ðào Duy Anh, Trần Ðức Thảo và Hoàng Xuân Hãn … thì ngó bộ hơi neo đơn và cũng (có phần) phí phạm. Nó còn rộng chỗ nên qúi ông Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh… xin được quá giang – vậy thôi.
Nguời ta mượn lời để diễn ý. Ðặng ý thì bỏ lời. Thiên hạ mượn bè để qua sông. Miễn sao họ qua lọt thì thôi. Câu nệ quá tôi sợ… mất lòng và, chắc chắn, cũng sẽ mất vui!
Nếu không, nghĩa là nếu ông Trần Anh Tuấn không đồng ý, tôi xin đề nghị chúng ta nên nhìn vấn đề theo cách khác – dựa vào hình ảnh, kinh nghiệm phổ cập hơn với phần lớn mọi người, và cũng vẫn với phong thái nhẹ nhàng tương tự. Hãy tưởng tượng đến cảnh quá giang.
Chiếc bè chở những “gương mặt trí thức Việt Nam tiêu biểu” của nửa thế kỷ qua đi vào lịch sử mà chỉ có vài ba ông cỡ như Ðào Duy Anh, Trần Ðức Thảo và Hoàng Xuân Hãn … thì ngó bộ hơi neo đơn và cũng (có phần) phí phạm. Nó còn rộng chỗ nên qúi ông Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh… xin được quá giang – vậy thôi.
Nguời ta mượn lời để diễn ý. Ðặng ý thì bỏ lời. Thiên hạ mượn bè để qua sông. Miễn sao họ qua lọt thì thôi. Câu nệ quá tôi sợ… mất lòng và, chắc chắn, cũng sẽ mất vui!
Tôi chỉ tận tình chia sẻ nỗi bất bất bình của ông Trần Anh Tuấn về
việc những vị sử quan đương đại – Dương Trung Quốc, Nguyễn Quang Ân, và
Tạ Ngọc Liễn – theo chỉ thị, đã mở cửa hông cho thêm cả đống ông nữa
(tổng cộng lên đến 33 mạng) ào ạt nhào luôn vào lịch sử.
Cũng
như đi coi phim cọp, đi quá giang – dù là bằng thúng, bằng mủng, bằng
bè, bằng ghe tam bản, bằng thuyền ba lá, bằng ca nô, bằng tầu, hay bằng
thủy phi cơ … chăng nữa – nên tránh chuyện đàn đúm, kéo bè, kết đảng
đông đảo quá. Xô đẩy, giành dật, chen lấn là cảnh (luôn luôn) rất khó
coi và dễ gây hiểu lầm là một vụ thủy tặc hay không tặc. Ðó là chưa kể
chuyện quá tải, rất không an toàn. Chìm xuồng, cả lũ, như chơi.
Nửa thế kỷ qua dân việt dở sống dở chết. Giữa lúc muôn họ lầm than,
nhân tâm ly tán, nhân tài như lá mùa thu, tuấn kiệt như sao buổi sớm;
danh nhân, trí thức, kẻ sĩ …ở đâu mà hăm hở chen lấn đi vào lịch sử đông
dữ vậy – hả Trời? Chợ chưa họp mà kẻ cắp đã đến đủ mặt như thế (kể)
cũng kỳ.
Mới đây ông Nguyễn Chính còn khám phá
ra vụ này, ngó bộ, còn kỳ dữ nữa về chuyện khai thác bauxite ở Việt
Nam: “Quốc hội chưa họp, nghĩa là chưa ai có ý kiến gì, ông dân biểu
Dương Trung Quốc đã phát ngôn trên báo Tuổi Trẻ rằng “Nhưng Bộ Chính trị đã quyết rồi thì bây giờ ta chỉ bàn làm sao cho tốt, cho an toàn thôi” khiến nhiều cử tri rất ngỡ ngàng.”
Tôi thì không ngỡ ngàng gì cho lắm vì đã được họp tập trước về việc
“Đảng chỉ tay, Quốc Hội vỗ tay, dân trắng tay” tự lâu rồi. Chỉ hơi ngờ
ngợ vì cái tên của ông Dương Trung Quốc nghe (có vẻ) quen quen. Té ra,
ông chính là một trong ba nhân vật đã sưu tầm và biên tập cuốn Lịch Sử Và Văn Hoá Việt Nam, Những Gương Mặt Trí Thức (tập I) do nhà xuất bản Văn Hoá Thông Tin Hà Nội xuất bản năm 1998.
Tưởng sao chớ “đi ra, đi vô cũng cái thằng cha khi nẫy” chớ ai!
Muời năm trước ông Dương Trung Quốc tô vẽ cho nhiều kẻ bất hảo trở
thành “Những Guơng Mặt Trí Thức” của lịch sử và văn hoá Việt Nam. Bây
giờ thì ông mở đường để con cháu chúng nó mang đất nước ra băm xẻ, cho
bằng thích.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai
(đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những
người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì … đen là
phải!
Mừng Đảng Mừng Xuân : vô sản thế giới đoàn kết lại để chống bóc lột bất công ,Cướp đất
DZÔ SẢN VẠN TUẾ
Phương Bích – Lúc
nhận quà, một vị sư nữ có lời cảm ơn “tổ chức nhân dân”! Chà! Cái từ
nghe lạ tai quá. Từ thủa bé đến giờ, sống trong chế độ “xã hội chủ
nghĩa”, quả là chưa từng nghe. Tôi nghe xôn xao ở một góc, thấy một
người phụ nữ có lẽ không thuộc nhóm dân oan, cơ nhỡ ở đây đang lớn
tiếng, bảo chị ta tưởng “nhà nước” tổ chức phát quà nên đến lĩnh! Ối
giời! Tôi đã tưởng mình ngây ngô, vậy mà còn có người ngây ngô quá thể.
Nhà nước nào mà quan tâm, lo lắng, lại nghĩ ra tiết mục phát quà cho dân
oan cơ nhỡ thế?…
*
Có câu, lực bất tòng tâm! Với tôi, nó quá đúng trong chuyện làm từ thiện.
*
Có câu, lực bất tòng tâm! Với tôi, nó quá đúng trong chuyện làm từ thiện.
Từ thiện suông bằng mồm thì ai chả từ thiện được. Còn tôi thì thiếu
cả hai thứ là thời gian lẫn tiền bạc thì từ thiện kiểu gì? Vì vậy tôi
cứ thót hết cả tim mỗi khi có lời kêu gọi giúp đỡ ai đó, xấu hổ vì mình
không tham gia được, nhưng thực sự trong lòng bứt rứt lắm. Hôm mấy người
rủ nhau giúp bà con cơ nhỡ đang sống lay lắt ở vỉa hè, vườn hoa chút
quà tết, tôi muốn tham gia mà ngại mình giúp người này, còn người khác
thì sao? Vậy nên chỉ xin đóng góp chút đỉnh, còn đành từ chối không đi
đưa quà, hay mua sắm, vì nỗi bận “bố mọn” như tôi vẫn thường nói đùa.
Nói vậy chứ vẫn cứ cảm thấy không yên. Lên facebook, mỗi lần người
ta trương lên những tấm ảnh dân oan mất nhà mất cửa, kéo nhau về Hà Hội
khiếu kiện trong đói rét, vạ vật và cầu khẩn sự giúp đỡ của người Hà Nội
là lại thấy vô cùng day dứt.
Một miếng khi đói bằng một gói khi no, không lẽ mình đành lòng làm
ngơ? Còn đang dùng dằng thì một chị bảo tôi cố gắng tham gia đi đưa quà,
chỉ cần chụp vài kiểu ảnh để cho những người có lòng hảo tâm đóng góp
biết, tấm lòng của họ đã đến được tay những người cần giúp đỡ. Thấy có
thể thu xếp được thời gian, tôi đồng ý tham gia.
Hẹn nhau trưa 26 tết ở “vườn dân oan” Lý Tự Trọng. Tối 25 tết, nghe
tin mấy cháu thanh niên đi giúp quần áo ấm và mỳ tôm cho bà con Đắk
Nông, đang vạ vật cả tháng nay trên vỉa hè, trước cửa trụ sở tiếp dân ở
số 1 Ngô Thì Nhậm, Hà Đông bị đánh, cướp đồ. Tin tức lan nhanh. Cư dân
mạng nghiến răng chửi rủa. Không cần hỏi ai đánh, ai cướp, dường như mọi
người đều đoán được cả. Sau đó cái đám cướp của, đánh người ấy lại tóm
lấy hai đứa thanh niên lôi lên xe taxi, hệt như màn bắt cóc người ngay
trước mắt bàn dân thiên hạ, chở tuột về… đồn công an!!! Vẫn còn may! Cứ
tưởng bọn côn đồ nào đã ăn cướp đồ tiếp tế dân oan, lại còn bắt cóc
người trái phép thế. Biết rõ công an bắt người rồi thì… “đả đảo công an
phường Quang Trung bắt người trái phép”. Cứ thế hô cho đến khi thả người
thì thôi.
Tôi biết cả hai cái đứa một nam, một nữ bị bắt về đồn. Nói không
ngoa, cả hai đứa đều còi dí, không bõ ra tay, vậy kẻ vô lương tâm nào nỡ
đánh chúng thế? Tôi còn nhớ hôm biểu tình ngày 5/8, khi biểu tình chưa
kịp nổ ra thì một số người đã bị băng đỏ và công an bắt lên xe buýt, chở
sang Lộc Hà. Hai “bé con” này là một trong những thanh niên còn lại
trên Bờ Hồ, đã đơn độc cầm biểu ngữ tiếp tục cuộc biểu tình mà không cần
“người nhớn”. Tuy chỉ đi thêm được vài trăm mét (đến quảng trường Đông
Kinh Nghĩa Thục) thì cũng bị bắt nốt sang Lộc Hà, nhưng hành động dũng
cảm của những thanh niên dũng cảm này, vẫn khiến người lớn chúng tôi rất
cảm phục và quý mến. Thậm chí lúc đó, tôi chỉ biết đến chúng qua những
cái nick dễ thương trên facebook như Hư vô, Gió lang thang.
Tâm sự của Gió Lang Thang trên facebook:
“Điều ám ảnh mình nhất sau lần bị bắt lần này nó thật dai dẳng. Giữa ngã tư đường lớn, đèn đỏ đang đừng lại. Đoàn xe dừng lại ngã tư. Một đám côn đồ lao vào vừa đánh vừa lôi 2 đứa gầy gò đang ôm lấy cái cột điện rồi ném lên xe taxi. Hàng trăm ánh mắt nhìn và rồ ga nhanh qua cái đèn đỏ.
“Điều ám ảnh mình nhất sau lần bị bắt lần này nó thật dai dẳng. Giữa ngã tư đường lớn, đèn đỏ đang đừng lại. Đoàn xe dừng lại ngã tư. Một đám côn đồ lao vào vừa đánh vừa lôi 2 đứa gầy gò đang ôm lấy cái cột điện rồi ném lên xe taxi. Hàng trăm ánh mắt nhìn và rồ ga nhanh qua cái đèn đỏ.
Một xã hội được xây dựng bằng sự thờ ơ và vô cảm đến nghẹn lòng.
Quả thật, cảm ơn cuộc đời đã mang những bà cụ đáng kính; những người anh em thực sự đã đến với mình. Tiếng đòi người bên ngoài vang lên làm nghẹn đi và không kịp nói lời cảm ơn.”
***
Thật hay là mọi việc làm của những người dù làm việc thiện, cũng
đều được cái gọi là “an ninh” biết tuốt. Mọi người có cố giữ bí mật cốt
chỉ để khỏi bị phá, chứ chẳng phải ăn trộm ăn cắp gì mà sợ. Tôi nhận lời
tham gia vào phút chót, nên không biết được những khó khăn mà nhóm
người thiện nguyện gặp phải. Như mọi người đã biết, chuyện bà con Văn
Giang biết việc làm của nhóm thiện nguyện, đã tổ chức gói 100 cái bánh
chưng để cùng tham gia, với tinh thần “lá rách ít đùm lá rách nhiều”.
Theo kế hoạch thì nhóm thiện nguyện thuê một nhà hàng ở gần vườn dân oan
để trao quà. Vào phút trót, nhà hàng từ chối. Lý do thì khá quen – có
mùi “an ninh”!
An ninh thì mặc an ninh. Sợ là sợ cái bọn giả dạng côn đồ gây rối
thôi. Nhưng mọi người bảo, giữa thanh thiên bạch nhật, lại ở gần toàn cơ
quan cao cấp thế này (Văn phòng chính phủ, văn phòng trung ương đảng…),
chắc chúng chả dám làm càn?
Tôi đến sớm nửa tiếng, gặp “đồng bọn” cười vui như tết và thấy vững
tâm. Đương nhiên những bộ mặt dán nhãn “an ninh” rất dễ nhận ra, lượn
lờ quanh đó khá đông. Khi được hỏi thăm, một bộ mặt có vẻ không vui,
miễn cưỡng trả lời:
- Việc các chị các chị cứ làm thôi, còn việc chúng tôi ở đây là vì
những lý do nhạy cảm, có yếu tố các thế lực thù địch lợi dụng…
- Nhạy cảm hả? Muốn hết nhạy cảm dễ thôi. Chữa bệnh là phải biết
bắt bệnh. Giải quyết tận gốc đi, thì sẽ chả còn ai điên gì mà vạ vật mưa
nắng ở đây làm gì. Nhưng cái tôi muốn nói là các cậu ăn lương mà chả
phải làm gì, chỉ nhởn nhơ, lượn lờ ở đây, trong khi chúng tôi bỏ cả công
ăn việc làm để đến giúp những người gặp hoạn nạn…
Vẫn biết là tranh luận với những người này thật vô ích, nhưng cái
bệnh thấy chướng tai gia mắt thì cứ không nhịn được. Một chị đến trước
bảo, khi bọn chị đến đây, “họ” quây” ghê lắm, muốn gây áp lực đấy. Nhưng
cái trò đời, thấy đối phương đơn độc thì hay cậy đông bắt nạt, thấy có
đông người thì chỉ lượn lờ vòng quanh, quay phim, chụp ảnh. Bà con dân
oan cũng như những người làm thiện nguyện đều quen cái trò đó rồi, cứ
việc ai người ấy làm thôi.
Thôi thì trăm mảnh đời trăm câu chuyện, chẳng thể nghe hết được
những tâm sự mà người trong cuộc khao khát muốn chia sẻ, tìm sự cảm
thông. Lúc nhận quà, một vị sư nữ có lời cảm ơn “tổ chức nhân dân”!
Chà! Cái từ nghe lạ tai quá. Từ thủa bé đến giờ, sống trong chế độ
“xã hội chủ nghĩa”, quả là chưa từng nghe. Tôi nghe xôn xao ở một góc,
thấy một người phụ nữ có lẽ không thuộc nhóm dân oan, cơ nhỡ ở đây đang
lớn tiếng, bảo chị ta tưởng “nhà nước” tổ chức phát quà nên đến lĩnh!
Ối giời! Tôi đã tưởng mình ngây ngô, vậy mà còn có người ngây ngô
quá thể. Nhà nước nào mà quan tâm, lo lắng, lại nghĩ ra tiết mục phát
quà cho dân oan cơ nhỡ thế?
Rời “vườn dân oan” Lý Tự Trong, nhóm thiện nguyện tiếp tục đi đến
nơi bà con Đăk Nông bị côn đồ cướp quà từ thiện đêm hôm trước, ở số 1
Ngô Thì Nhậm, Hà Đông. Tôi chưa biết đường, vừa đi vừa hỏi dăm bảy lần,
thấy lều lán chăng bên vỉa hè thì la lên: chắc đây rồi!
Tôi nghe kể về nỗi khổ cực của bà con Đắk Nông, đi khiếu kiện về
việc bị cướp đất, phá nhà từ lâu, nhưng giờ mới tận mắt chứng kiến cảnh
vạ vật của họ. Thiết nghĩ nhìn hình ảnh đủ thấy cuộc sống của bà con khổ
thế nào, nên tôi chả cần phải kể lại làm gì. Nhóm thiện nguyện biếu bà
con mỳ tôm, bánh chưng để ăn tết. Thấy bà con vui và cảm động, chúng tôi
cũng thấy thanh thản phần nào.
Đang ngồi nghỉ thì thấy hai cái xe khách đường dài, đỗ lại trước
mấy cái lều của bà con. Mọi người ồ lên, tưởng sẽ có màn hốt bà con lên
đem về quê nên nán lại xem binh tình thế nào.
Nhưng qua tìm hiểu, mới biết rằng cũng có chủ trương cả đấy. Huyện
nào có dân oan đi khiếu kiện thì huyện đó đi mà lo hốt dân về, muốn làm
cách nào thì làm. Trước đây cũng có lần đưa được bà con về rồi, nhưng
mọi việc đâu vẫn hoàn đấy, chả giải quyết được gì nên bà con lại kéo
nhau ra. Lần này nghe chừng bà con có vẻ kiên quyết bám trụ hơn. Yêu cầu
tỉnh phải đưa ra văn bản cam kết hẳn hoi, rằng sẽ giải quyết các kiến
nghị của bà con thì bà con mới về.
Thấy hai chiếc xe loay hoay tìm đường bò vào trong sân trụ sở tiếp
dân, tôi đoán chừng còn lâu mới giải quyết xong cái cam kết ấy nếu có.
Thế nên chúng tôi lần lượt chào nhau ra về, chỉ còn lại cụ bà Lê Hiền
Đức kiên quyết ngồi lại, chờ xem họ giải quyết cho dân thế nào rồi mới
về.
Ngày tết bận bù đầu tối mắt. Hôm nay kể lại chuyện này mới sực nhớ,
không biết hôm đó bà con thế nào, bèn gọi điện cho cụ Đức. Nghe cụ kể
dài quá, cụ bảo cứ lên mạng đọc thì biết, nên tôi dẫn cái link ra đây để
mọi người đọc – đọc xong thấy buồn quá.
Chùm ảnh Lá rách ít đùm lá rách nhiều
Thời trang dân oan
Thời trang dân oan
Thời trang dân oan
Dân oan Yên Mỹ hợp lực cùng bà con Hà Nội
Mừng xuân mới đây ư?
Nơi dân oan trú ngụ trước cửa trụ sở tiếp dân hàng tháng trời nay ở Thủ đô ta – nơi được mệnh danh là thành phố hòa bình đây
Thấy bà con cứ lom khom chui ra chui vô từ chỗ này đây. Trông khác gì ổ chó nhà chị Dậu
Dân oan Đắk Nông sống ở vỉa hè trước cửa trụ sở tiếp dân số 1 Ngô Thì Nhậm – Hà Đông
2 xe của tỉnh Đắk Nông ra với mục đích đưa bà con về quê. Nhưng nhà
còn đâu mà về. Bà con yêu cầu phải có giấy cam kết giải quyết kiến nghị
của bà con rồi mới về. Không biết liệu họ có cam kết với bà con không
Bữa sáng mùng một Tết của dân oan vườn hoa Lý Tự Trọng
Đêm qua, sau khi làm lễ Giao thừa ngoài trời và trong nhà xong thi lên fb đọc được mấy dòng của một người người bạn:
“Tối ba mươi, tại vườn hoa Lý Tự Trọng còn 19 dân oan vẫn bám trụ
(tính đến lúc về là 20 giờ). Bạt dứa phủ lều đã bị chúng giật mang đi.
Trời lạnh buốt.”
Xót thương những người dân đó quá chừng.
Nhớ những chiếc lều của bà con tối 28/1/2013 khi chúng tôi đến thăm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét