Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2013

HOT - BÀI VIẾT NÊN ĐỌC

Nguyễn Tường Tâm – Sửa hiến pháp: Bất khả thi!

Nguyễn Tường Tâm (luật gia)
Đảng và chính quyền đang tung chiến dịch kêu gọi toàn dân góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992. Nhưng qua nội dung bản dự thảo và những ý kiến được phát biểu trên cả báo lề phải cũng như lề trái cho tới nay, người ta thấy việc sửa hiến pháp sắp tới sẽ khó thỏa mãn nguyện vọng của nhân dân. Có ba lý do để các chuyên gia pháp lý nghĩ như vậy:
1- Thời hạn ba tháng góp ý quá ngắn.
2- Đảng và chính quyền chưa tỏ thực tâm sửa đổi (incentive problem).
3- Cán bộ pháp lý cao cấp của Đảng và chính quyền chưa cho thấy đầy đủ kiến thức pháp lý để thực hiện cải tổ (knowledge problem).
* * *

I/ Thời gian góp ý được Đảng qui định đã được một số trí thức hàng đầu cho biết là không đủ.

Lý do dễ hiểu là trong việc góp ý sửa đổi Hiến Pháp có hai thành phần dân chúng: Thành phần ngoài giới pháp luật và thành phần luật gia. Nếu ba tháng có thể tạm đủ cho thành phần dân chúng ngoài giới luật pháp nêu lên ý kiến của mình thì những ý kiến đó chỉ bộc lộ những mong muốn, ước vọng, và ý thích. Những mong muốn của quần chúng thật quan trọng để chính quyền quan tâm khi hình thành bản hiến pháp hợp lòng dân. Nhưng những mong muốn của người dân thì đa dạng, người muốn thế này, người muốn thế khác. Làm thế nào để đạt sự đồng thuận, dù luôn luôn chỉ là tương đối? Đây là vấn đề của những luật gia, những người được học hỏi những lý thuyết triết học, xã hội, kinh tế và pháp luật đã có trong suốt quá trình phát triển của xã hội loài người. Chính những luật gia sẽ thu thập tất cả nguyện vọng của người dân, những nguyện vọng có thể đối chọi nhau, để tìm kiếm trong kho tàng kiến thức luật pháp của nhân loại những lý thuyết pháp lý, học thuyết, mẫu mực tổ chức công quyền đáp ứng nhiều nhất ước vọng của người dân. Chính các luật gia mới là những người có thể giúp người dân hiểu rõ lý thuyết nào, hình thức chính quyền nào bảo vệ quyền lợi của họ hữu hiệu nhất, nhiều nhất; những lý thuyết nào, mẫu mực chính quyền nào làm thiệt hại quyền lợi của họ nhất, để người dân có được những quyết định xác đáng nhất (informed decisions) [1]. Về mặt kỹ thuật, bài nghiên cứu sau khi hoàn thành phải đăng trên mọi hình thức truyền thông, chờ các luật gia khác nghiên cứu góp ý phản hồi. Thêm nữa, để giúp quần chúng thông hiểu vấn đề, các luật gia không thể viết một bài nghiên cứu toàn bộ Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp, vì sẽ quá dài và phức tạp, mà phải nghiên cứu từng vấn đề mà bản Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp nêu lên. Như thế sẽ mất rất nhiều thời gian. Thời gian để các luật gia nghiên cứu, phổ biến ý kiến, thảo luận phải nhiều tháng, có khi một năm, như nhóm trí thức do cựu bộ trưởng tư pháp Nguyễn Đình Lộc trưởng đoàn vừa đề nghị. Tóm lại, quá trình trao đổi góp ý cho bản Dự thảo sửa đổi hiến pháp phải dài nhiều hơn là ba tháng. Đây là trở ngại thứ nhất khiến cho công cuộc sửa đổi hiến pháp sắp tới có tính cách “bất khả thi”, trong ý nghĩa khó đạt hiệu quả đa số nhân dân mong muốn.

II/ Đảng và chính quyền chưa tỏ thực tâm sửa đổi (incentive problem).

Theo lý thuyết chính trị & kinh tế dĩ công vi tư (Public choice theory, chữ dịch của tác giả) [2], chính quyền, gồm những con người, tự bản chất, luôn luôn giống như mọi con người bình thường khác (rational people), luôn muốn có những đạo luật, những chính sách, những quyết định có lợi cho mình, đi ngược lại quyền lợi của người dân. Kẻ cầm quyền sẽ không phục vụ lợi ích của nhân dân nếu không có lý do thúc đẩy họ làm như thế. Tại những quốc gia dân chủ, các chính trị gia không thể tham nhũng, cho nên lợi ích của họ là lấy lòng cử tri để được tái cử trong nhiệm kỳ kế tiếp. Trong một chế độ mà các người lãnh đạo công quyền không phải do người dân bầu ra, việc tái đắc cử hay được tiếp tục giữ chức vụ hoàn toàn do đảng quyết định, người dân không có tiếng nói quyết định vận mạng chính trị của họ, thì họ không quan tâm tới nguyện vọng của người dân. Vì thế không có lý do gì để tin tưởng rằng Đảng và chính quyền hiện nay có thực tâm sửa đổi hiến pháp. Điều này được chứng minh qua cuộc vấn đáp của nhà báo với Đại biểu Quốc hội Ngô Văn Minh trong bài Ngồi trên trời mà làm chính sách” (http://www.tinnongtrongngay.net/2013/01/ngoi-tren-troi-ma-lam-chinh-sach.html) Khi được hỏi: “* Ông Vũ Đức Đam, bộ trưởng – chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, thừa nhận có tình trạng thông tư của bộ, ngành thường được soạn thảo theo hướng thuận lợi cho sự quản lý của mình,… ông nghĩ sao?” Đại biểu Minh trả lời: “Tôi đồng tình với quan điểm của ông Đam.
Sự thiếu tin tưởng rằng Đảng và chính quyền có thực tâm sửa đổi hiến pháp cũng dựa trên mấy hành động thực tế của Đảng như thủ tục thu thập ý kiến của người dân dưới đây:
Đảng để thời gian thu thập ý kiến của người dân quá ngắn khiến người dân nghĩ rằng việc thu thập ý kiến của nhân dân chỉ có tính cách hình thức.
Thủ tục góp ý có tính cách hành chánh quan liêu: chỉ ghi nhận những ý kiến người dân mang tới văn phòng của Ủy Ban, hay gửi vào trang mạng của Ủy Ban Soạn thảo Dự án hoặc được đăng trên các báo nhà nước. Các ý kiến phát biểu trên các trang mạng hay các blog của người dân không được Đảng chấp nhận. Nếu thực tâm muốn thu thập toàn bộ ý kiến của người dân thì bất cứ ý kiến được phát biểu dưới hình thức nào cũng cần được thu thập để đánh giá.
Việc thu thập ý kiến có tính cách đe dọa người dân có ý kiến không hợp ý Đảng. Trong lịch sử cầm quyền của Đảng, đây là lần đầu tiên Đảng kêu gọi người dân đóng góp ý kiến vào việc sửa đổi Hiến Pháp. Cho tới mới đây những ý kiến kêu gọi Đảng sửa đổi Hiến pháp chẳng những không được đáp ứng mà những người nêu ý kiến còn bị Đảng bỏ tù như Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường (thập niên 1950), Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ mới đây, và không ít người bất đồng chính kiến khác nữa, khiến người dân sợ không dám đụng chạm tới đề tài cấm kỵ này. Với tâm trạng lo sợ đó mà nay Đảng kêu gọi người dân đóng góp ý kiến phải viết tên, địa chỉ và số điện thoại thì chỉ có những người đóng góp những ý kiến vụn vặt hay thuận theo bản dự thảo của Ủy Ban soạn ra mới dám lên tiếng, chứ những người có những ý kiến liên quan tới những điều quan trọng trái ngược với bản Dự thảo của Ủy ban Soạn Thảo thì chắc chắn không dám. Đây là trở ngại khá lớn để lần sửa đổi này có khả năng đáp ứng nguyện vọng của đa số nhân dân.
Một sự kiện nữa khiến người dân chưa tin đảng thực tâm muốn sửa đổi Hiến pháp lần này là phát biểu mới đây nhất của ông Nguyễn Văn Phúc – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Phó Trưởng Ban Biên Tập dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992 cho biết Đảng sẽ soạn Luật Đất đai trước rồi sau đó mới soạn Hiến Pháp sao cho Hiến pháp phù hợp với Luật Đất đai. Điều này là trái với nguyên tắc thông thường soạn thảo và sửa đổi Hiến Pháp. Trên thế giới ngoài khối Xã Hội Chủ Nghĩa và Cộng Sản, không nước nào soạn thảo hay sửa đổi Hiến Pháp một cách thiếu hiến tính như vậy. (Nguyễn Tường Tâm – Sửa Hiến Pháp – Bịp có bằng chứng)
Và quan trọng hơn hết, chính Ô. Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước đã mạnh dạn tuyên bố “Bỏ điều 4 Hiến Pháp là tự sát.” Quan điểm của Đảng đã định trước như thế thì việc sửa đổi hiến pháp trong tương lai nếu có cũng chỉ là bề mặt như nhiều người đã nhận định.

III/ Cán bộ pháp lý của Đảng và chính quyền chưa cho thấy đầy đủ kiến thức pháp lý để thực hiện cải tổ (knowledge problem).

Sự thiếu trình độ, không có kinh nghiệm nghiên cứu của cán bộ lãnh đạo tư pháp của Đảng và Nhà nước trước tiên thể hiện ở việc qui định thời gian góp ý quá ngắn. Như đã trình bày ở mục I (thời gian góp ý quá ngắn). Nếu có kinh nghiệm nghiên cứu một đề án lớn, người ta sẽ không qui định thời gian góp ý ngắn như vậy.
Nhiều báo cáo chính thức của cán bộ đầu ngành tư pháp Việt Nam xác nhận trên 50% thẩm phán, Kiểm sát viên viện kiểm sát thiếu trình độ chuyên môn (báo cáo chính thức quá nhiều nên xét thấy không cần trích dẫn ra đây.) Ngay cả Chánh án tòa án Tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao cũng bị cán bộ tư pháp trong ngành tố cáo là bằng “rỏm”, tức là bằng thật nhưng không thật vì không biết hai vị đó học lúc nào, tại trường đại học nào (việc tố cáo đã gây rầm rộ một thời nên xét thấy cũng không cần trích dẫn).
Sự thiếu khả năng pháp lý ở cấp cán bộ cao nhất nước đã đưa tới việc soạn thảo những đạo luật phải cần từ 200 tới 400 thông tư, nghị định hướng dẫn như lời Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng phát biểu trong buổi phát biểu của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang trước Ủy ban Thường Vụ Quốc Hội được đăng trên báo Lao Động ngày 17-122-2012 (http://laodong.com.vn/Chinh-tri/UB-Thuong-vu-QH-thao-luan-ve-luat-dat-dai-sua-doi-Phai-tiep-tuc-tiep-thu-hoan-thien/95771.bld) Nếu cán bộ lãnh đạo tư pháp có trình độ đúng mức thì không thể có những đạo luật như vậy.
Mới đây nhất, theo báo Pháp Luật, Bộ Công Thương vừa công bố một nghị định hướng dẫn Luật Điện Lực (sửa đổi) theo đó bên mua điện sử dụng lượng điện thấp hơn 50% công suất được đăng ký trong hợp đồng mua bán điện cũng bị xem là vi phạm và sẽ bị phạt. Chỉ có ở Việt Nam mới có những cán bộ tư pháp cấp cao mà thiếu trình độ đề ra luật “điên” như vậy. (http://phapluattp.vn/20130204124358340p1014c1068/d249ng-dien-237t-cung-bi-phat.htm)
Những dẫn chứng về sự thiếu trình độ tư pháp của cán bộ tư pháp mọi cấp của Việt Nam thì tràn lan hàng ngày trên báo chí của chính quyền.
Chưa nói tới trình độ tư pháp, riêng về trình độ văn hóa phổ thông, cán bộ lãnh đạo ngành tư pháp Việt Nam cho thấy chỉ ở trình độ học hết cấp 1 theo tiêu chuẩn giáo dục của mọi quốc gia trên thế giới. Sau khi học hết cấp 1 thì người học sinh không thể viết một bản văn có những từ vô nghĩa, hay tác giả không hiểu nghĩa. Vậy mà trong bản Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992 hiện nay có những từ vô nghĩa, không ai biết nghĩa là gì, ngay cả giới lãnh đạo khi được hỏi cũng không giải thích được, đó là mấy từ “Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”; “dân chủ tập trung”; “Pháp quyền xã hội chủ nghĩa”.
Thêm nữa, khi học hết cấp 2, học sinh đã biết viết một bài văn luận đề trong đó không được có những ý tưởng mâu thuẫn nhau (thiếu logic). Vậy mà trong bản Dự thảo Sửa đổi Hiến Pháp hiện nay có những điều khoản mâu thuẫn với điều 4 của Dự thảo (đã được nhiều người nêu lên).
Ngoài ra, trong bản Dự thảo Sửa đổi Hiến Pháp hiện nay cũng còn nhiều điều cho thấy cán bộ lãnh đạo cũng như các chuyên viên soạn thảo thiếu trình độ pháp lý cần thiết, sẽ được trình bày trong các bài chuyên đề tiếp theo sau này.
Trình độ yếu kém của cán bộ cao cấp ngành tư pháp cũng được thể hiện qua cuộc vấn đáp của nhà báo với Đại biểu Quốc hội Ngô Văn Minh trong bài “Ngồi trên trời mà làm chính sách” nêu trên. Khi được hỏi: “Nguyên nhân của những văn bản bị dư luận phản ứng, thậm chí có văn bản chưa thực hiện đã phải sửa, theo ông là từ đâu, do quan liêu hay do trình độ của những người soạn thảo văn bản đó?” Đại biểu Quốc Hội Ngô Văn Minh đã trả lời: “Tôi nghĩ là do cả hai, cả trình độ năng lực và sự quan liêu, kể cả người thẩm định các văn bản đó cũng quan liêu.
Tóm lại, trong ba yếu tố khiến cho công cuộc sửa đổi hiến pháp sắp tới khó đáp ứng được nguyện vọng của người dân thì hai yếu tố quan trọng nhất là Đảng và Chính quyền thiếu thực tâm và thiếu kiến thức luật pháp.
_______________

Ghi chú:

- Tác giả sẽ có nhiều bài tiếp theo dựa trên lập luận pháp lý để phân tích những điều khoản thiếu hiến tính trong Bản Dự thảo Sửa đổi Hiến Pháp 1992 đang được nhiều người quan tâm mà chưa được luật gia nào phân tích.
[1] Một quyết định xác đáng (an informed decision) là một quyết định sau khi người quyết định được biết tất cả những thông tin quan trọng liên quan tới trọng tâm của quyết định (An informed decision is a decision made after learning relevant facts (informing oneself) about the focus of the decision.)
http://wiki.answers.com/Q/What_is_an_informed_decision
[2] Lý thuyết “dĩ công vi tư” (Public choice theory) cho rằng mọi người chủ yếu bị hướng dẫn bởi quyền lợi của họ, và quan trọng hơn nữa, lý thuyết này cho rằng động cơ của con người trong tiến trình chính trị (chính trị gia hay người dân bầu cử-chú thích của tác giả) không khác với động cơ của con người khi vào nhà hàng ăn hay mua xe hơi. Sau cùng, tất cả họ cũng là con người như nhau. Như thế, cử tri “bỏ phiếu cho túi tiền của họ”, ủng hộ những ứng cử viên nào và các dự án luật nào mà họ nghĩ sẽ khiến quyền lợi của họ được nhiều hơn; các viên chức nhà nước thì cố gắng để thăng tiến trong nghề nghiệp.
(But public choice, like the economic model of rational behavior on which it rests, assumes that people are guided chiefly by their own self-interests and, more important, that the motivations of people in the political process are no different from those of people in the steak, HOUSING, or car market. They are the same human beings, after all. As such, voters “vote their pocketbooks,” supporting candidates and ballot propositions they think will make them personally better off; bureaucrats strive to advance their own careers.)
http://www.econlib.org/library/Enc/PublicChoice.html

Song Chi - Làm sao tin đảng CSVN thực sự muốn thay đổi?

Việc Luật Sư Lê Công Ðịnh được ra tù trước thời hạn là một trong những việc bất ngờ, hiếm hoi, từ phía nhà nước Việt Nam.

Luật Sư Lê Công Ðịnh
Trước đó, Hà Nội cũng bất ngờ trục xuất Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Quân, công dân Mỹ gốc Việt, đảng viên cao cấp của Việt Tân, về Hoa Kỳ, sau hơn 9 tháng giam giữ và một vài lần tuyên bố đưa ra xét xử rồi lại hoãn.
Cùng với việc blogger Lê Anh Hùng được trả về sau 10 ngày bị bắt cóc đưa vào trại tâm thần, đây có thể coi là những tin vui hiếm hoi trước khi kết thúc một năm có quá nhiều điều gây phẫn nộ trong nhân dân.
Quá nhiều u ám từ tình hình quốc phòng, chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường cho đến việc gia tăng đàn áp tôn giáo, đàn áp những người bất đồng chính kiến...
Từ trước đến nay, nhà nước cộng sản VN vẫn bị xem là một trong vài chính quyền bảo thủ, cứng rắn, không khoan nhượng nhất, bất chấp dư luận thế giới nhất trong cách đối xử với người dân. Nhà nước VN cũng “nổi tiếng” với sự bất nhất giữa lời nói và việc làm.
Do vậy, một vài việc làm rất nhỏ như thả một hai tù nhân bất đồng chính kiến không làm cho người dân vội tin rằng đã có những chuyển biến tích cực nào đó từ phía họ.
Vẫn còn đó hàng trăm, ngàn tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm, nhà hoạt động tôn giáo đang phải chịu cảnh tù đày khắc nghiệt với những bản án quá nặng nề, phi lý.
Những người bị bắt từ một hai thập niên gần đây dù sao cũng còn may mắn hơn các thế hệ tù nhân chính trị trước đó. Nhờ có Internet, các trang mạng xã hội, blog, báo chí độc lập trong và ngoài nước sẽ nhanh chóng đưa tin về những trường hợp bị bắt, hay bị bắt cóc, bị hành hạ, xúc phạm đến thân thể, nhân phẩm...
Cho dù sự lên tiếng của dư luận và sức ép của thế giới có thể cũng không làm cho Hà Nội chùn chân, nhưng chí ít, họ không thể lẳng lặng “xóa bỏ” cuộc đời của một con người một cách không dấu vết.
Biết bao nhiêu người trước kia phải chịu án tù đằng đẵng, thầm lặng trong hàng chục năm trời mà mãi gần đây, hoặc khi họ chết, chúng ta mới biết.
Như trường hợp cựu Ðại úy VNCH Nguyễn Hữu Cầu bị giam đến nay đã 37 năm, bệnh tật tàn phá cơ thể nặng nề.
Như hạ sĩ quan quân lực VNCH Trần Tư bị bắt từ năm 1993 trong bài viết “Xin đừng lãng quên người tù bất khuất, xuyên thế kỷ Trần Tư” của tác giả Nguyễn Thu Trâm.
Tù nhân Trương Văn Sương, trung úy quân lực VNCH, bị bắt từ năm 1984 vì tội “chống phá chính quyền cách mạng” đến tháng 7, 2010, thì được tạm tha một năm về nhà chữa bệnh vì sức khỏe quá yếu, sau đó lại bị đưa vào tù và chết chỉ 25 ngày sau. Tổng cộng cả thời gian đi học tập cải tạo trước đó, ông đã ở tù 33, 34 năm.
Tù nhân Nguyễn Văn Trại, bị kết án 15 năm, chết trước khi mãn hạn tù vài tháng.
Tù nhân Trần Văn Thiêng, sĩ quan lực lượng cảnh sát đặc biệt VNCH, bị tù vì tội “viết tài liệu chống phá cách mạng,” 26 năm mới được ra, Ðại úy Nguyễn Anh Hảo 3 lần bị bắt tổng cộng 23 năm tù...
Khi họ được thả về hoặc chết, thế giới mới biết được cuộc sống tù đày vô cùng khắc nghiệt, vô nhân đạo trong các trại giam lớn nhỏ khắp nước của chế độ cộng sản ở VN. Và mới được biết còn rất nhiều tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm khác vẫn đang phải thi hành án, bao nhiêu người khác phải chết lặng lẽ cô đơn.
Nếu thật sự chuyển biến, điều tối thiểu đầu tiên mà nhà nước cộng sản phải làm là thả dần dần đến hết, tất cả tù nhân chính trị hiện còn đang trong tù, nhất là những người tù trên 10, 15 năm, sức khỏe cạn kiệt.
Một chế độ luôn luôn nuôi dưỡng trong lòng mối thù dai và trả thù hết sức nặng nề đối với những người không cùng quan điểm chính trị, không tán thành sự lãnh đạo của mình.
Một nhà cầm quyền đã gây ra quá nhiều vết thương thù hận, chia rẽ giữa những kẻ chiến thắng và phe bị cho là bại trận, nhưng lại không hề có được một cử chỉ nhân đạo, thiện chí nào đối với tù nhân chính trị, thương phế binh, gia đình tử sĩ chế độ miền Nam cho đến những nấm mồ bị bỏ hoang phế trong nghĩa trang quân đội VNCH... Thì làm sao có thể tin họ thực sự muốn thay đổi?
Từ những sự kiện, sự việc có liên quan đến cuộc chiến tranh đã lùi xa gần 40 năm mà nhà cầm quyền vẫn không tỏ ra muốn chấp nhận sự thật, có tinh thần hòa hợp hòa giải hay chí ít, tôn trọng “đối phương.” Thay vì vẫn tiếp tục kỷ niệm tưng bừng những ngày lễ 30 Tháng Tư, tiếp tục làm phim dối trá về sự kiện Tết Mậu Thân 1968, không công nhận những người lính VNCH đã ngã xuống trong trận hải chiến Hoàng Sa cũng là liệt sĩ, v.v...
Cho đến cách hành xử đối với những sự việc đang xảy ra trong xã hội ngày hôm nay.
Nếu thực sự chuyển biến, nhà nước VN phải chấp nhận sửa đổi Hiến Pháp thực sự trở thành một bản Hiến Pháp tiến bộ của một nước dân chủ, chấp nhận đa nguyên đa đảng, chấp nhận thể chế tam quyền phân lập, cộng thêm sự tồn tại độc lập của báo chí truyền thông, của những tổ chức dân sự.
Thay đổi ngay những vấn nạn lớn nhất mà cũng là “tử huyệt” của chế độ như sửa đổi luật đất đai cho phép người dân được sở hữu thực sự mảnh đất của mình, xóa bỏ vai trò chủ đạo của các tập đoàn kinh tế nhà nước, kinh tế quốc doanh v.v. và v.v.
Nhìn lại hơn 70 năm độc quyền lãnh đạo, đảng và nhà nước cộng sản VN không chỉ gây ra quá nhiều thiệt hại cho đất nước, dân tộc về mọi mặt mà chính họ, bây giờ cũng đang hết sức bế tắc.
Những người lãnh đạo cao nhất lâu nay từng nhiều lần phải lên tiếng thừa nhận đảng cộng sản đang bị thoái hóa, biến chất nghiêm trọng mà bao nhiêu cuộc chỉnh đốn cũng không đem lại kết quả gì.
Ða số đảng viên không còn niềm tin vào lý tưởng, vào sự lãnh đạo của đảng mà chỉ gắn bó với chế độ vì quyền lợi cá nhân. Nội bộ bị phân hóa, chia rẽ sâu sắc, người tài giỏi bị thui chột, không có điều kiện tiến thân nên sau nhiều năm dài, trong bộ máy của đảng và nhà nước chỉ toàn là những kẻ bất tài, cơ hội, thủ đoạn, không có cả năng lực lẫn cái tâm cái tầm. Ðảng bị nhân dân oán hận, xa lánh.
Nhìn ra thế giới thì chả có ai là bạn, là đồng minh chiến lược, cũng chẳng được các nước dân chủ tiến bộ có thiện cảm do “thành tích” tệ hại về nhân quyền, đàn áp tự do dân chủ cũng như sự kém cỏi trong điều hành quản lý đất nước.
Ngay cả các nước cộng sản “anh em, đồng chí” ít ỏi còn lại cũng chẳng mặn mà gì. Sinh nhật đảng 3 tháng 2, 2013 vừa qua chỉ có... Ban chấp hành Trung ương Ðảng Nhân dân Cách mạng Lào và Ðảng Nhân dân Campuchia gửi điện chúc mừng, còn Trung Quốc, Cu Ba, Bắc Hàn đều... lơ! “Trung Quốc không những không gửi điện mừng, mà ngày 4 tháng 2, trang Hoàn Cầu Thời Báo có bài trích báo tiếng Anh có ý chê rằng lễ kỷ niệm sinh nhật Ðảng tại Việt Nam không còn tính thời sự.” (“Vắng lời chúc mừng sinh nhật đảng ở VN? - BBC).
Ðó là chưa kể cái thòng lọng của thế lực bành trướng Trung Quốc cứ ngày càng khép chặt trên biển, sự lộng hành lấn lướt ngày càng tăng cộng với những chính sách ngấm ngầm phá hoại từ kinh tế đến chính trị, xã hội... của nhà cầm quyền TQ trước nước láng giềng bạc nhược.
Chưa bao giờ đảng cộng sản VN ở trong tình trạng khó khăn, bế tắc, cô đơn đến vậy.
Nhưng liệu họ đã nhìn ra điều đó chưa?
Hãy thử nhìn qua những gì chính quyền Miến Ðiện của Tổng Thống Thein Sein đã làm chỉ trong vòng hai năm qua, đã khiến thế giới thật sự tin rằng họ muốn thay đổi. Còn nhà nước VN thì từ người dân trong nước cho đến các nước dân chủ tiến bộ trên thế giới, đã quá mất lòng tin cũng như đã quá thuộc “bài” của họ. Cứ khi nào cần thương lượng một điều gì đó với Hoa Kỳ, với thế giới thì lại đem tự do, sinh mạng của một vài tù nhân chính trị ra đổi chác.
Nhân dân chẳng khác nào những con cá nằm trong rọ, muốn bắt, muốn đưa vào trại tâm thần lúc nào là bắt, muốn thả lúc nào là thả, nhưng luôn luôn có mục đích cả. Hoàn toàn không có gì đáng tự hào cho một chính quyền khi phải dùng đến kế hạ sách nhất, là sử dụng nhân dân như những con tin của mình.
Song Chi
(Người Việt)

Brunei chủ tịch ASEAN : Trung Quốc khó lòng o ép như đối với Cam Bốt


Logo của ASEAN 2013 tại Brunei
Logo của ASEAN 2013 tại Brunei
Năm nay 2013, Brunei chính thức thay Cam Bốt giữ chức chủ tịch ASEAN. Thời kỳ Cam Bốt nắm quyền lãnh đạo Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã diễn ra một cách rất tệ hại cho toàn khối, vì Phnom Penh đã thẳng thừng chiều theo quan điểm của Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông. Theo thông tín viên Arnaud Dubus phụ trách khu vực Đông Nam Á, dù là một nước tí hon, lại có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc, nhưng Brunei sẽ không quỵ lụy Bắc Kinh như Phnom Penh đã làm trong năm vừa qua.
Từ tháng Giêng năm nay 2013, Brunei chính thức lên thay Cam Bốt giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN. Thời kỳ Cam Bốt nắm quyền lãnh đạo Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã diễn ra một cách rất tệ hại cho toàn khối, mà ví dụ điển hình là sự kiện các quốc gia ASEAN đã không công bố được một thông cáo chung nhân Hội nghị Ngoại trưởng vào tháng 7/2012 tại Phnom Penh.
Thất bại đó bắt nguồn từ việc Cam Bốt thẳng thừng chiều theo quan điểm của Trung Quốc trên vấn đề căng thẳng ở Biển Đông.Câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu việc Brunei – quốc gia nhỏ bé, và ít dân cư nhất trong số các nước Đông Nam Á – lên giữ chức chủ tịch có mang lại thay đổi gì hay không ?
Thông tín viên Arnaud Dubus tại Bangkok
10/02/2013
by Trọng Nghĩa
Theo thông tín viên Arnaud Dubus phụ trách khu vực Đông Nam Á, dù là một nước tí hon, lại có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc, nhưng Brunei sẽ không quỵ lụy Bắc Kinh như Phnom Penh đã làm trong năm vừa qua. Đánh giá về khả năng Brunei có thể vãn hồi tình hình trong khối ASEAN vốn đã bị nhiệm kỳ chủ tịch của Cam Bốt làm xấu đi đáng kể, Arnaud Dubus có nhận xét tương đối lạc quan :
Arnaud Dubus : Phải nói trước hết là khó có nước nào có thể làm tệ hơn Cam Bốt trong vai trò chủ tịch ASEAN. Trong lịch sử của mình, chưa bao giờ Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á bị suy yếu đi như thế vì lập trường 100% đi theo Trung Quốc của Phnom Penh.
Tình hình chắc chắn sẽ khác hơn đối với Brunei, một trong những nước cũng có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với Trung Quốc, cùng với Việt Nam, Philippines và Malaysia. Dĩ nhiên là Brunei không năng động như Hà Nội hay Manila trên vấn đề này, nhưng Brunei đã ủng hộ việc thành lập một bộ quy tắc ứng xử chung mang tính chất răng buộc trong vùng biển có tranh chấp.
Tuy nhiên, sự năng động của Brunei trên hồ sơ tranh chấp Biển Đông trong giai đoạn họ làm chủ tịch có thể bị giới hạn do các quan hệ kinh tế quan trọng mà Bandar Seri Begawan muốn duy trì với Bắc Kinh.
Bắc Kinh là khách hàng rất quan trọng mua khí đốt và dầu hỏa mà Brunei khai thác ngoài khơi của mình. Đây là một yếu tố quan trọng vì năng lượng chiếm đến 90% xuất khẩu của tiểu vương quốc này.
Song song với xuất khẩu, hàng lượng hàng Brunei nhập khẩu từ Trung Quốc cũng gia tăng mạnh mẽ trong thời gian gần đây, và kim ngạch thương mại song phương Trung Quốc-Brunei đã lên đến 1,3 tỷ đô la trong năm 2011. Những tập đoàn lớn của Trung Quốc đã đầu tư vào các đề án khai thác dầu khí hay lọc dầu ở Brunei.
Tóm lại, ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc rất lớn đối với Brunei, đúng vào lúc mà đất nước này chuần bị đối phó với một viễn cảnh kinh tế không sáng sủa khi mà trữ lượng dầu khí của họ có nguy cơ cạn kiệt.
Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là Brunei sẽ tuân theo các chỉ thị của Trung Quốc.
RFI : Brunei là quốc gia nhỏ bé nhất ASEAN, cho dù đó là một nước tương đối giàu có nếu tính trên thu nhập bình quân theo đầu người. Nhưng trên hồ sơ tranh chấp chủ quyền ngoài Biển Đông, liệu tình hình rắc rối hiện nay sẽ vượt quá tầm kiểm soát của Brunei ?
Arnaud Dubus : Dĩ nhiên là Brunei không phải là một thành viên nặng ký của ASEAN, không chỉ là vì dân số quá ít – không đầy 400.000 dân – mà còn là vì Brunei không phải là nước sáng lập khối Đông Nam Á, họ chỉ gia nhập ASEAN vào năm 1984, tức là 17 năm sau khi Hiệp hội được thành lập.
Tuy nhiên, nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên của Brunei này có thể là một cơ hội để tiểu vương quốc này khẳng định thế đứng của mình một cách mạnh mẽ hơn trong khu vực. Đây là một cơ hội lý tưởng cho Brunei vì nhiệm kỳ chủ tịch của Cam Bốt trước đó đã có kết quả quá tồi tệ.
Quốc vương Brunei, người đứng đầu một chế độ quân chủ chuyên chế duy nhất trong vùng, cần chứng tỏ uy tín chính trị của ông, không những đối với dân chúng Brunei, mà cả đối với khu vực.
Ngoài ra, cũng cần phải ghi nhận rằng cho dù quan hệ kinh tế Brunei – Trung Quốc rất chặt chẽ, nhưng đó không phải là một sự thống trị kinh tế của Bắc Kinh như đối với Cam Bốt, nước đã được hưởng rất nhiều khoản tín dụng đặc biệt ưu đãi và những khoản tiền cho không của Trung Quốc.
Hiện đã có nhiều dấu hiệu rất đáng khích lệ. Khi Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang viếng thăm Brunei vào tháng 11 năm ngoái (2012), quốc vương Brunei đã khẳng định trở lại hậu thuẫn của ông đối với bản Tuyên bố Ứng xử ở Biển Đông (DOC) mà ASEAN và Trung Quốc đã ký năm 2002, cũng như đối với một bộ Quy tắc ứng xử trong vùng.
Bandar Seri Begawan do đó hoàn toàn có thể là sẽ đưa ra bàn bạc trở lại vấn đề thiết lập bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc ở Biển Đông, điều mà Hà Nội và Jakarta đã từng làm trước nhiệm kỳ chủ tịch của Phnom Penh.
RFI : Trung Quốc sẽ phải xử sự như thế nào với Brunei khi mà Tiểu vương quốc này đã làm chủ tịch ASEAN ?
Arnaud Dubus : Rõ ràng là Bắc Kinh không thể chờ đợi việc Brunei đóng vai người thừa lệnh như Cam Bốt đã làm vào năm ngoái. Vì vậy, Trung Quốc sẽ phải vận động để gây áp lực một cách khéo léo, chứ không thể nào thẳng tay đối với Brunei, vì những quốc gia khác, nhất là Việt Nam, Philippines sẽ có phản ứng. Nhất là khi những bài học rút ra từ nhiệm kỳ chủ tịch của Phnom Penh vẫn còn in đậm trong tâm trí mọi người.
Cũng phải ghi nhận rằng dù Brunei nhỏ bé, nhưng nước này lại nằm trong một thực thể rộng lớn hơn của khu vực văn hóa, ngôn ngữ Mã Lai, trải rộng từ Malaysia, Indonesia cho đến miền Nam Philippines. Bandar Seri Begawan có thể dựa vào hậu thuẫn của Jakarta chẳng hạn, nếu Trung Quốc gây sức ép quá đáng. Cần phải nhớ là quan hệ Trung Quốc – Indonesia chưa bao giờ đằm thắm hoàn toàn.
Tuy nhiên có một dấu hiệu đáng ngại là dường như chưa có một cuộc hội ý nào trong nội bộ ASEAN về cách thức tránh lập lại thất bại tháng 7/2012, cũng như phương thức giúp đỡ Brunei trong nhiệm vụ khó khăn của mình. Và cũng như thường khi với ASEAN, rất có thể khối nước này lại để lâm vào tình trạng « tùy cơ ứng biến ».

Ngòi bút sử

ngòi bút sử đừng viết tròng viết tréo
đừng vẽ tròn vẽ méo, vẽ quanh co
thương thân em làm trẻ học trò
buộc phải nuốt những điều không bằng chứng
những sự thật to đùng sừng sững
sao không ghi vào lịch sử để mai sau
ải Nam Quan nay đã về đâu?
biển đảo mất, vì sao bị mất?
ngòi bút sử cần viết ra sự thật
cho mai sau con cháu biết sử mình….
xin đừng ngậm bút làm thinh!

PHONG TỤC TẬP QUÁN VIỆT NAM

Làng Phường
Giao thiệp
Tết Nguyên Đán
Giổ Tết , tế lễ
Tục lễ đầu Xuân
Cưới hỏi
Tết Thanh Minh
Cúng giổ
Lễ hội
Tang Lễ

Làng Phường
Nền văn hoá truyền thống Việt Nam được hình thành trên cơ sở của nền văn minh nông nghiệp. Cuộc sống của mỗi người Việt Nam đều gắn bó mật thiết với xóm làng, quê hương.
Trong xã hội Việt Nam, dân cư tụ hội thành làng xã ở nơi đồng ruộng và phường, hội ở nơi thành thị. Làng và phường đã ra đời ngay từ những buổi đầu trứng nước của dân tộc. Dần dà, các tổ chức này ngày càng ổn định và chặt chẽ hơn.
Trên cơ sở đồng lòng nhất trí, ở làng có luật của làng, gọi là hương ước, thợ thủ công ở các xóm nghề, phố nghề thì có phường ước.
Tinh thần then chốt của những hương ước, phường ước xuất phát từ thuần phong mỹ tục của làng, phường, là những cụ thể hoá phong phú sinh động nằm trong khuôn khổ của luật pháp quốc gia.Bảo tàng Hán – Nôm ở Hà Nội và ở các địa phương hiện còn lưu giữ hàng vạn bản hương ước, phường ước như vậy.
Giao thiệp
Theo phong tục Việt Nam,”miếng trầu là đầu câu chuyện”, miếng trầu tuy rẻ tiền nhưng chứa đựng nhiều tình cảm ý nghĩa, giầu nghèo ai cũng có thể có, vùng nào cũng có. Miếng trầu đi đôi với lời chào, người lịch sự không “ăn trầu cách mặt” nghĩa là đã tiếp thì tiếp cho khắp. Vì trầu cau là “Ðầu trò tiếp khách” lại là biểu tượng cho sự tôn kính, phổ biến trong các lễ tế thần, tế gia tiên, lễ tang, lễ cưới, lễ thọ, lễ mừng…
* Tục ăn trầu
Tương truyền có từ thời Hùng Vương và gắn liền với một chuyện cổ tích nổi tiếng “chuyện trầu cau”. Miếng trầu gồm 4 thứ nguyên liệu: cau (vị ngọt), lá trầu không (vị cay), rễ (vị đắng) và vôi (vị nồng). Món trầu thể hiện nếp sinh hoạt mang đậm tính dân tộc độc đáo của Việt Nam. Sách xưa ghi rằng “ăn trầu làm thơm miệng, hạ khí, tiêu cơm”.
Miếng trầu, làm cho người ta gần gũi, cởi mở với nhau hơn. Miếng trầu nhân lên niềm vui, khách đến được mời trầu; tiệc cưới có đĩa trầu để chia vui; ngày lễ, tết, ngày hội miếng trầu với người lạ để làm quen, kết bạn; với người quen miếng trầu là tri âm tri kỷ. Miếng trầu cũng làm người ta ấm lên trong những ngày đông lạnh giá, làm nguôi vợi bớt nỗi buồn khi nhà có tang, có buồn được sẻ chia cảm thông bởi họ hàng bạn bè làng xóm. Miếng trầu còn là sự thể hiện lòng thành kính của thế hệ sau với các thế hệ trước cho nên trên mâm cỗ thờ cúng gia tiên của người Việt có trầu cau.
* Hút thuốc lào
Sẽ là thiếu nếu nhắc đến trầu mà không nhắc đến thuốc lào. Ða số giới nữ ăn trầu và miếng trầu là đầu câu chuyện còn đàn ông, thuốc lào gắn bó với họ lúc vui, buồn thậm trí suốt cả cuộc đời. Thuốc lào được hút bằng điếu ống, điếu bát, để cho tiện dụng khi xa nhà lại hút bằng điếu cày (điếu để hút thuốc trong lúc cày bừa ở đồng ruộng nên gọi là điếu cày)
Giỗ tết, Tế lễ
Quan niệm cổ xưa không riêng ta mà nhiều dân tộc trên thế giới mọi vật do tạo hóa sinh ra đều có linh hồn, mỗi loại vật, kể cả khoáng vật, thực vật cũng có cuộc sống riêng của nó. Mọi vật trong tạo hoá hữu hình hay vô hình, cụ thể hay trừu tượng đều mang khái niệm âm dương, đều có giống đực giống cái. Ðó là xuất xứ tục bái vật hiện tồn tại ở nhiều dân tộc trên thế giới và một vài dân tộc ở miền núi nước ta.
Ở ta, hòn đá trên chùa, cây đa đầu đình, giếng nước, cửa rừng cũng được nhân dân thờ cúng, coi đó là biểu tượng, nơi ẩn hiện của vị thiên thần hay nhân thần nào đó. Người ta “sợ thần sợ cả cây đa” mà cúng cây đa, đó không thuộc tục bái vật. Cũng như người ta lễ Phật, thờ Chúa, quì trước tượng Phật, tượng Chúa, lễ Thần, quì trước long ngai của thần, nhưng thần hiệu rõ ràng, chứ không phải khúc gỗ hòn đá như tục bái vật.
Ngày nay chỉ còn lại vài dấu vết trong phong tục. Thí dụ, bình vôi là bà chúa trong nhà, chưa ai định danh là bà chúa gì, nhưng bình vôi tượng trưng cho uy quyền chúa nhà, nhà nào cũng có bình vôi. Khi có dâu về nhà, mẹ chồng tạm lánh ra ngõ cũng mang bình vôi theo, có nghĩa là tạm lánh nhưng vẫn nắm giữ uy quyền. Khi lỡ tay làm vỡ bình vôi thì đem mảnh bình còn lại cất ở chỗ uy nghiêm hoặc đưa lên đình chùa, không vứt ở chỗ ô uế. Gỗ chò là loại gỗ quí, gỗ thiêng chỉ được dùng để xây dựng đình chùa, nhà thờ. Dân không được dùng gỗ chò làm nhà ở. Ngày xưa trong đám củi theo lũ cuốn về xuôi, nếu có gỗ chò, các cụ còn mặc áo thụng ra lạy.
Tết Nguyên Đán
* Giao thừa & Lễ trừ tịch
Lẽ trời đất có khởi thuỷ phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc, bắt đầu vào lúc giao thừa, cũng lại kết thúc vào lúc giao thừa.
Giao thừa là gì? Theo từ điển Hán Việt của Ðào Duy Anh nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy. Chính vì ý nghĩa ấy, nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ, mới này, có lễ trừ tịchTrừ tịchlà giờ phút cuối cùng của năm cũ sắp bắt đầu qua năm mới. Vào lúc này, dân chúng Việt Nam theo cổ lệ có làm lễ Trừ tịch. Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để ” khu trừ ma quỷ”, do đó có từ “trừ tịch”. Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa.
*Cúng ai trong lễ giao thừa
Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới. Lễ giao thừa được cúng ở ngoài trời là bởi vì các cụ xưa hình dung trong phút cựu vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương luôn có quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được), thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì. Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà.
*Sửa lễ giao thừa
Người ta cúng giao thừa tại các đình, miếu, các văn chỉ trong xóm cũng như tại các tư gia. Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở giữa trời. Một chiếc hương án được kê ra, trên có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi có thêm chiếc mũ của Ðại Vương hành khiển.Ðến giờ phút trừ tịch, chuông trống vang lên, người chủ ra khấu lễ, rồi mọi người kế đó lễ theo, thành tâm cầu xin vị tân vương hành khiển phù hộ độ trì cho một năm nhiều may mắn. Các chùa chiền cũng cúng giao thừa nhưng lễ vật là đồ chay. Ngày nay, ở các tư gia người ta vẫn cúng giao thừa với sự thành kính như xưa nhưng bàn thờ thì giản tiện hơn, thường đặt ở ngoài sân hay trước cửa nhà.
· Lễ cúng Thổ Công
Sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ cũng khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà. Lễ vật cũng tương tự như lễ cúng giao thừa.
· Mấy tục lệ trong đêm trừ tịch
Sau khi làm lễ giao thừa, các cụ ta có những tục lệ riêng mà cho đến nay, từ thôn quê đến thành thị, vẫn còn nhiều người tôn trọng thực hiện.
Lễ chùa, đình, đền:Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình và nhân dịp này người ta thường xin quẻ thẻ đầu năm.
Kén hướng xuất hành:Khi đi lễ, người ta kén giờ và hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp may mắn quanh năm.
Hái lộc:Ði lễ đình, chùa, miếu, điện xong người ta có tục hái trước cửa đình, cửa đền một cành cây gọi là cành lộc mang về ngụ ý là “lấy lộc” của Trời đất Thần Phật ban cho. Cành lộc này được mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô.
Hương lộc:Có nhiều người thay vì hái cành lộc lại xin lộc tại các đình, đền, chùa, miếu bằng cách đốt một nắm hương, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó về cắm vào bình hương bàn thờ nhà mình.Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt được lấy từ nơi thờ tự về tức là xin Phật ,Thánh phù hộ cho được phát đạt quanh năm.
Xông nhà:Thường người ta kén một người “dễ vía” trong gia đình ra đi từ trước giờ trừ tịch, rồi sau lễ trừ tịch thì xin hương lộc hoặc hái cành lộc ở đình chùa mang về. Lúc trở về đã sang năm mới và ngưòi này sẽ tự “xông nhà” cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình. Nếu không có người nhà dễ vía người ta phải nhờ người khác tốt vía để sớm ngày mồng một đến xông nhà trước khi có khách tới chúc tết, để người này đem lại sự may mắn dễ dãi.
Tục lễ đầu xuân
*Tục lễ Ðộng thổ
Lễ Ðộng Thổ bắt đầu ở Trung Quốc sau truyền sang Việt Nam. Ðộng thổ nghĩa là động đất, và trong khi động đất phải có lễ cúng Thổ Thần để trình xin bắt đầu động đến đất cho một năm mới.
Hàng năm, sau ngày mồng ba Tết, các làng thường làm lễ Ðộng Thổ để cho dân làng có thể đào cuốc xới được. Các bậc kỳ lão và quan viên được cử làm chủ tế và bồi tế. Lễ vật gồm hương đăng, trầu rượu, y phục và kim ngân đồ mã. Trong buổi lễ, ông chủ tế cuốc mấy nhát xuống đất để lấy một cục đất đặt lên bàn thờ, “tường trình” với Thổ Thần xin cho dân được động thổ. Sau lễ động thổ dân làng mới được động tới đất. Ai cuốc xới trước lễ động thổ bị dân làng bắt vạ.
* Lễ Khai hạ
Theo tục lệ Việt Nam, ngày mồng bảy tháng Giêng là ngày hạ cây nêu. Cây nêu trồng trong năm, khi sửa soạn đón tết cùng với cung tên bằng vôi trắng vẽ trước cửa nhà để “trừ ma quỷ”, nay được hạ xuống.
Lễ hạ nêu còn được gọi là lễ Khai Hạ. Nhân dịp này, ngoài lễ giữa trời cúng Trời Ðất, người ta còn sửa lễ cúng Gia Tiên, cúng Thổ Côngvà thần Tài. Thường sau ngày lễ này, mọi công việc thường xuyên mới được bắt đầu trở lại.
* Lễ Thần nông
Thần nông tức là vị hoàng đế Trung Hoa đầu tiên đã dạy dân nghề làm ruộng. Lễ Thần Nông tức là lễ tế vua Thần Nông để cầu mong sự được mùa và nghề nông phát đạt.
Trên các quyển lịch hàng năm của người Trung Hoa thường có vẽ một mục đồng dắt một con trâu. Mục đồng tức là vua Thần Nông, còn con trâu tượng trưng cho nghề Nông. Hình mục đồng cũng như con trâu thay đổi hàng năm tuỳ theo sự ước đoán của cơ sở dự báo khí tượng về mùa màng năm đó tốt hay xấu. Năm nào được mùa, Thần Nông giầy dép chỉnh tề, còn năm nào đói kém, Thần Nông có vẻ như vội vàng hấp tấp nên chỉ đi giày có một chân. Con trâu đổi màu tuỳ theo hành của mỗi năm, vàng, đen, trắng, xanh, đỏ đúng với Kim, Mộc, Thuỷ, Hỏa, Thổ. Hàng năm, vào ngày Lập Xuân tại triều đình xưa cũng như tại các tỉnh có tục tế và rước Thần Nông. Người ta nặn trâu và tượngThần Nông có dáng vẻ và màu sắc đúng với sự ước lượng về mùa màng năm đó. Sau đó lập đài để rước trâu và tượng Thần Nông tới làm lễ tế. Sau mỗi cuộc tế, trâu và tượng Thần Nông được khiêng cất vào kho hoặc đem chôn.
* Lễ Tịch điền
Lễ Tịch điền còn gọi là lễ Hạ điền do chính vua Thần Nông đặt ra. Cũng như các nghi lễ khác, lễ Tịch Ðiền của người Tàu đã du nhập sang ta. Hàng năm vào đầu xuân, nhà vua lại tự thân cày mấy luống đất để làm gương cho dân chúng và cử hành lễ Tịch Ðiền. Tiếp sau vua, các hoàng thân, các quan văn võ, các chức sắc, bộ lão sở tại cũng ra cày. Tại các tỉnh, các xã cũng có lễ Tịch Điền… Ở tỉnh, quan tỉnh bắt đầu lễ Tịch Điền bằng việc cày và ở xã là vị chức sắc cao nhất trong xã. Tùy từng triều đại việc cử hành lễ Tịch Ðiền có lúc long trọng, lúc đơn giản và ở mỗi địa phương cũng có những tục lệ riêng.
* Lễ Thượng Nguyên hay Cúng rằm tháng Giêng
Lễ Thượng Nguyên vào ngày rằm tháng Giêng. Từ triều đình đến dân chúng đều có lễ Phật trong ngày này. Ta có câu: “Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng”. Tục ta tin rằng ngày rằm tháng Giêng, đức Phật giáng lâm tại các chùa để chứng độ lòng thành của các tín đồ phật giáo. Trong dịp này chùa nào cũng đông người tới lễ bái.
* Lễ Khai ấn
Các ấn được lau chùi trong năm, ngoài xuân bộ lễ theo tục cũ cũng được chọn ngày lành, giờ tốt để làm lễ khai ấn nghĩa là dùng ấn đóng lên một công văn, chỉ dụ.
Thường văn bản đầu tiên được đóng ấn là bản văn tốt lành. Tục khai ấn này, Tại cáctỉnh, các phủ, huyện, châu, xã xưa kia mỗi viên chức có ấn đều được chọn ngày khai ấn và sửa lễ cúng vị thần giữ về ấn tín trong dịp lễ khai ấn.
Tết Thanh Minh
Thanh Minh
Là tiết thứ năm trong “nhị thập tứ khí” và đã được người phương Ðông coi là một lễ tiết hàng năm. Tiết Thanh Minh đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày. Theo nghĩa đen, thanh là khí trong, còn minh là sáng sủa. Khi tiết Xuân Phân qua, những cơn mưa bụi của trời xuân đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, sáng sủa là sang tiết Thanh Minh (thường bắt đầu trong tháng ba hoặc muộn lắm là đầu tháng tư âm lịch tuỳ từng năm).
Tết Thanh Minh
Nhân ngày Thanh Minh, cũng như nhiều dân tộc Á Đông khác. Dân ta có tục đi viếng mộ gia tiên và làm lễ cúng gia tiên sau cuộc tảo mộ.
Lễ tảo mộ:Tảo mộ chính là sửa sang ngôi mộ cho sạch sẽ. Nhân ngày lễ Thanh Minh người ta mang theo cuốc xẻng để đắp lại nấm mồ cho to, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trèo lên mộ có thể phạm tới hài cốt của người thân đã khuất. Sau đó cắm mấy nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa dâng cho vong hồn người quá vãng.
Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, săn sóc, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người có lòng nhân đức không khỏi mủi lòng thường cắm một nén hương, đốt nắm vàng mã cho những ngôi mộ này. Tại các nơi tha ma mộ địa còn có lập một cái am để thờ chung những mồ mả vô chủ gọi là Am chúngsinh và mỗi cửa am có một bà đồng sớm tối đèn hương thờ phụng.
Mọi người đi tảo mộ ăn vận rất chỉnh tề. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này để tảo mộ gia tiên và sum họp với đại gia đình. Thường người ta đi tảo mộ từ sáng sớm cho đến gần trưa.
Tục lệ tảo mộ:Thường người ta đi tảo mộ vào tiết Thanh Minh trời quang mây tĩnh, và sau đó kính mời hương hồn tổ tiên về hưởng cỗ con cháu cúng trong dịp này. Nhưng cũng có nhiều nơi người ta tảo mộ vào dịp trước và sau ngày Tết. Nhiều làng thuộc tỉnh Hà Ðông ở vào vùng đất thấp, tới vụ nước, ruộng nương và cả bãi tha ma đều ngập nước, thì người ta đi tảo mộ vào đầu tháng chín, sau khi nước đã rút. Dù đi tảo mộ vào ngày nào thì việc thăm nom mồ mả tổ tiên cũng là việc hay. Nghĩ đến gia tiên tức là nghĩ đến gốc, tưởng đến nguồn.
Cúng lễ trong ngày Tết Thanh Minh:Tết Thanh Minh cũng là dịp để con cháu sửa lễ cúng gia tiên sau khi viếng mộ về. Cũng có nhà sửa lễ mang ra mộ cúng, nhưng đó chỉ là cúng riêng một ngôi mộ. Còn sau đó người ta vẫn cúng ở bàn thờ tổ tiên và khấn tất cả gia tiên nội ngoại về phối hưởng. Người ta thường cúng mặn trong ngày Thanh Minh, nghĩa là có làm cỗ, hoặc không làm cỗ thì cũng có đĩa xôi, con gà cùng với hương hoa, trà rượu, vàng mã. Và đồng thời với việc cúng tổ tiên cũng có cúng Thổ Công như trong mọi dịp.
Cúng giỗ
Theo tập quán lâu đời, dân ta lấy ngày giỗ (ngày mất) làm trọng, cho nên ngày đó, ngoài việc thăm phần mộ, tuỳ gia cảnh và tuỳ vị trí người đã khuất mà cúng giỗ. Ðây cũng là dịp gặp mặt người thân trong gia đình trong dòng họ, họp mặt để tưởng nhớ người đã khuất và bàn việc người sống giữ gìn gia phong. Vào dịp đó người ta thường tổ chức ăn uống, nên mới gọi là ăn giỗ, thì cũng là trước cúng sau ăn, cũng là để cho cuộc gặp mặt đậm đà ấm cúng, kéo dài thời gian sum họp, kể chuyện tâm tình, chuyện làm ăn. Với ý nghĩa “Uống nước nhớ nguồn” việc đó có thể xếp vào loại thuần phong mỹ tục.
* Ngày cúng giỗ
Ngày giỗ theo âm Hán là huý nhật hay kỵ nhật, tức là lễ kỷ niệm ngày mất của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, cũng có nghĩa là ngày kiêng kỵ. Nguyên ngày trước, “Lễ giỗ” gọi là “Lễ chính kỵ”; chiều hôm trước lễ chính kỵ có “lễ tiên thường” (nghĩa là nếm trước), con cháu sắm sanh một ít lễ vật, dâng lên mời gia tiên nếm trước. Ngày xưa, những nhà phú hữu mời bà con làng xóm ăn giỗ cả hai lễ tiên thường và chính kỵ. Dần dần hoặc vì bận việc hoặc vì kinh tế hoặc vì thiếu người phục dịch, người ta giản lược đi, chỉ mời khách một
lần nhưng hương hoa, trầu rượu vẫn cúng cả hai lễ. Tóm lại, nếu vận dụng đúng phong tục cổ truyền phổ biến trong cả nước thì trước
ngày chết (lễ tiên thường) phải cúng chiều, cúng đúng ngày chết (lễ chính kỵ) phải cúng buổi sáng.
* Mấy đời tống giỗ
Theo gia lễ: “Ngũ đại mai thần chủ”, hễ đến năm đời thì lại đem chôn thần chủ của cao tổ đi mà nhấc lần tằng tổ khảo lên bậc trên rồi đem ông mới mất mà thế vào thần chủ ông khảo.
Theo nghĩa cửu tộc (9 đời): Cao, tằng, tổ, phụ (4 đời trên); thân mình và tử, tôn, tằng tôn, huyền tôn (4 đời dưới mình). Như vậy là chỉ có 4 đời làm giỗ (cao, tằng, tổ, phụ) tức là kỵ (hay can) cụ (hay cố), ông bà, cha mẹ. Từ “Cao” trở lên gọi chung là tiên tổ thì không cúng giỗ nữa mà nhập chung vào kỳ xuân tế, hoặc phụ tế vào ngày giỗ của thuỷ tổ.
* Cúng giỗ người chết yểu
Những người đã đến tuổi thành thân, thành nhân nhưng khi chết chưa có vợ hoặc mới có con gái, chưa có con trai hoặc có con trai nhưng con trai cũng chết, trở thành phạp tự (không có con trai nối giòng). Những người đó có cúng giỗ. Người lo việc giỗ chạp là người cháu (con trai anh hoặc anh ruột) được lập làm thừa tự. Người cháu thừa tự được hưởng một phần hay toàn bộ gia tài của người đã khuất. Sau khi người thừa tự mất thì con cháu người thừa tự đó tiếp tự.
Những người chưa đến tuổi thành thân (dưới 16 hoặc dưới 18 tuổi, tuỳ theo tục lệ địa phương) sau khi hết lễ tang yết cáo với tổ tiên xin phụ thờ với tiên tổ.
Những người đó không có lễ giỗ riêng, ai cúng giỗ chỉ là ngoại lệ. Có những gia đình bữa nào cũng xới thêm một bát cơm, một đôi đũa đặt bên cạnh mân, coi như người thân còn sốngtrong gia đình. Ðiều này không có trong gia lễ nhưng thuộc về tâm linh, niềm tưởng vọng đối với thân nhân đã khuất.
Cưới hỏi
* Nam nữ thụ thụ bất thân là gì?
Ðây là câu nói cửa miệng, quen dùng chỉ mối quan hệ nam nữ theo quan niệm của nhà nho. Người đàn ông và người đàn bà ngày xưa trao cho nhau cái gì, nhận của nhau cái gì, đều không trực tiếp tận tay, sợ bấm nháy, ra hiệu gì với nhau chăng? Hai người muốn mời nhau ăn trầu, thì người chủ tiêm trầu, đặt giữa bàn, khách tự nhặt lấy mà ăn. Lễ giáo phong kiến thật khắt khe, việc tỏ tình trực tiếp khó mà thực hiện được, họa chăng chỉ có đôi mắt là thầm lén nhìn nhau! Vì vậy các nhà quyền quý thường “cấm cung” con gái. Ngay từ tuổi thơ đã sớm hình thành sự ngăn cách giới tính.
* Mối lái là gì ?
Trong xã hội phong kiến xưa “Nam nữ thụ thụ bất thân” nên hôn nhân cần phải có môi giới. Nếu yêu nhau, cưới hỏi không cần mối lái sẽ bị chê trách. Trong xã hội cũ, có những người chuyên làm nghề mối lái, nếu đẹp đôi vừa lứa thì trở thành ân nhân suốt đời. Ở xã hội mới, ngày nay vẫn còn có các bà mối, các bà mối thời nay là người cố vấn, người đỡ đầu cho đôi trẻ xây dựng hạnh phúc lâu dài. Các bà mối chính là phương tiện thông tin đại chúng, câu lạc bộ người độc thân, các công ty dịch vụ….
*Lễ vấn danh có ý nghĩa gì ?
Là lễ nhà trai đến nhà gái hỏi tên tuổi cô gái, ngày nay gọi là lễ “Chạm ngõ” hay là lễ “Dạm”.
Trong hôn nhân xưa chỉ chú trọng có môn đăng hộ đối hay không, có hợp tuổi không, gia đình nào thận trọng mới tìm hiểu “Công, dung, ngôn, hạnh”. Chẳng những các chàng trai, trước khi cưới nhiều chàng chưa biết mặt vợ, mà cả những ông bố chồng là người chủ động đi hỏi dâu cũng không biết mặt con dâu.
*Sự tích tơ hồng
Tơ hồng Nguyệt lão thiên tiên dựa theo tích Vi Cố gặp ông lão trong một đêm trăng, ngồi kiểm soát hướng về phía mặt trăng, sau lưng có túi đựng dây đỏ. Ông lão bảo đó là văn thư đựng hôn ước của thiên hạ, còn những sợi dây đỏ để buộc chân những đôi trai gái sẽ thành vợ thành chồng. Một hôm, Vi Cố vào chợ gặp một bà lão chột mắt bế một đứa bé gái, ông lão hiện ra bảo cho biết đứa bé gái kia sẽ là vợ anh, Vi Cố giận, sai đầy tớ tìm giết đứa bé ấy đi. Người đầy tớ đâm đứa bé giữa đám đông rồi bỏ trốn. Muời bốn năm sau, quan Thứ Sử Trương Châu là Vương Thái gả con gái cho Vi Cố. Người con gái dung sắc tươi đẹp, giữa lông mày có dính trang điểm một bông mai vàng. Vương Cố gạn hỏi, vợ mới thưa: thuở còn bé, bà vú bế vào chợ bị một đứa cuồng tặc đâm. Vi Cố hỏi lại: có phải bà vú bị chột mắt không? Người vợ bảo: đúng thế. Vi Cố kể lại việc trước, hai vợ chồng càng quý trọng nhau cho là duyên trời đã định sẵn.
* Tục thách cưới
Thách cưới là một lệ tục lạc hậu, trói buộc cả nhà trai lẫn nhà gái, có khi làm cho chàng rể phải bỏ cuộc mà nỗi thiệt thòi lại rơi vào thân phận người con gái, dẫu sao cũng mang tiếng một đời chồng, dẫu sao cũng làm cho những chàng trai khác phải ngại, xui nên thân phận hẩm hiu.
Ðáng lẽ nên vợ nên chồng, thành gia thành thất, là mừng cho cả hai gia đình nhưng gặp phải ông bác bà cô bên nhà gái khó tính, thách cưới nào là quần áo, nón dép, nào nhẫn xuyến, hoa tai, tiền mặt, cỗ cưới…nên nhà trai phải bỏ cuộc hoặc phải chạy ngược chạy xuôi, lo xong việc rồi kéo cày trả nợ, song ngay từ buổi thành hôn, nghĩa vợ chồng, tình thông gia đã bị sứt mẻ, đó là mầm mống gây nhiều bất trắc về sau.
Cũng có trường hợp nhà gái túng thiếu không thể tự lực cung cấp cho đủ lệ làng, đòi hỏi nhà trai phải lo chu toàn. Cũng có trường hợp bố mẹ cô dâu còn phải xuất ra gấp năm gấp mười lần, và sau khi thành thân, còn cho con gái, con rể nhiều thứ, nhưng cũng thách cưới cao để tránh tiếng xì xào, đàm tiếu rằng con gái mình dở duyên rồi, nên phải cho không.
Hay các gia đình có học thì lại không thách tiền, thách của mà thách chữ nghĩa văn chương chọn rể con nhà gia thế, với hy vọng tương lai con gái mình còn được “võng anh đi trước, võng nàng theo sau”.
* Tiền “Cheo”
Tiền “Cheo” là khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái. Trai gái cùng làng xã lấy nhau cũng phải nộp cheo nhưng có giảm bớt. Xuất xứ của lệ “nạp cheo” là tục “Lan nhai” tức là tục chăng dây ở dọc đường hoặc ở cổng làng. Ðầu tiên thì người ta tổ chức đón mừng hôn lễ, người ta chúc tụng. Ðể đáp lễ, đoàn đưa dâu cũng đưa trầu cau ra mời, đưa quà, đưa tiền biếu tặng. Dần dần có nhiều người lợi dụng vòi tiền, sách nhiễu, trở thành lệ tục xấu, triều đình ra lệnh bãi bỏ. Thay thế vào đó, cho phép làng xã được thu tiền cheo. Khi đã nộp cheo cho làng, tức là đám cưới được công nhận có giấy biên nhận hẳn hoi. Ngày xưa, chưa có thủ tục đăng ký kết hôn, thì tờ nạp cheo coi như tờ hôn thú. Khoản tiền cheo này nhiều địa phương dùng cho việc công ích như đào giếng, đắp đường, lát gạch, xây cổng làng… Ðã hơn nửa thế ký, lệ làng này bị bãi bỏ rồi.
*Trước khi cô dâu về nhà chồng cần những thủ tục gì?
Khi nhà trai bắt đầu đến đón dâu cùng với chú rể đến trước bàn thờ xin tổ tiên chấp nhận kể từ nay nên vợ nên chồng, phù hộ cho trăm năm duyên ưa phận đẹp, cầm sắt giao hoà. Lễ xong, hai người đi mời chào thân nhân, khách khứa, trước hết là những người bề trên, cao tuổi, khách trước, người nhà sau. Trong khi chào mời, cô dâu phải giới thiệu cho chàng rể biết mối quan hệ để biết cách xưng hô.
Sau cùng, trước khi bước ra cửa để về nhà chồng là lễ tạ cha mẹ. Cha mẹ ngồi sẵn một phía ở cửa chính, nếu ông bà nội ngoại còn thượng tại có đến dự thì ông bà cũng ngồi chung một phía, nhưng ở phía cao hơn. Thời xưa đôi tân hôn phải lạy hai lạy, ngày nay châm chước, cúi đầu cung kính xin phép ông bà, cha mẹ. Lúc đó, cha mẹ ban phát cho con gái, con rể một vật gì đó làm kỷ niệm.
*Ý nghĩa của lễ xin dâu và thủ tục
Lễ này rất đơn giản, trước giờ đón dâu, nhà trai cử một hai người, thường là bác, bà cô, bà chị của chú rể đưa một cơi trầu, một be rượu đến xin dâu, báo trước giờ đoàn đóndâu sẽ đến, để nhà gái sẵn sàng đón tiếp. Phong tục này có nhiều ý nghĩa hay: mặc dù hai gia đình đã quy ước với nhau từ trước về ngày giờ và thành phần đón dâu, song để đề phòng mọi bất trắc nên mới định ra lễ này để cẩn trọng trong hôn lễ. Thời gian này chú rể và bố mẹ chú rể rất bận rộn nên không thể sang nhà gái, nên uỷ thác cho người đại diện sang báo như bộ phận “tiềm trạm”.
Trong trường hợp hai gia đình cách nhau quá xa hoặc quá gần, hai gia đình có thể thoả thuận để miễn lễ nay, hoặc nhập lễ xin dâu và lễ đón dâu vào làm một. Cách nhập lễ xin dâu và đón dâu tiến hành như sau:
Khi đoàn vào đón dâu đến ngõ nhà gái, đoàn chỉnh đốn lại y trang, sắp xếp lại thứ tự đi trước đi sau, trong khi đó một cụ già đi đầu cùng một người đội lễ (mâm quả trong đựng trầu cau, rượu) vào trước, đặt lên bàn thờ, thắp hương vái rồi trở ra dẫn đoàn vào chính thức làm lễ đón dâu. Lễ này phải tiến hành rất nhanh. Thông thường nhà gái vái chào xong, chủ động xin miễn lễ rồi một vị huynh trưởng cũng ra luôn để đón đoàn nhà trai vào.
*Mẹ chồng làm gì khi con dâu bắt đầu về nhà?
Phong tục ở mỗi địa phương một khác, trái ngược nhau nhưng đều có ý nghĩa hay.
Ngày xưa ở nhiều địa phương Nghệ An, Hà Tĩnh có lệ tục mẹ chồng ra cất nón cho con dâu: Nhà trai đặt sẵn trước ngõ một nồi đồng, một cái gáo, trong nồi đặt sẵn một quan tiền đồng và đựng đầy nước trong. Cô dâu vào đến cổng dùng gáo múc nước rửa mặt mũi chân tay, mẹ chồng bước ra cất nón cho con dâu.
Tang lễ
Người Việt Nam quan niệm rằng “nghĩa tử là nghĩa tận” nên khi có người chết, tang lễ được tổ chức trọng thể. Trình tự lễ tang ngày trước như sau: người chết được tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo tươm tất, rồi lấy một chiếc đũa đặt giữa hai hàm răng, bỏ vào miệng một dúm gạo và ba đồng tiền xu gọi là lễ ngậm hàm. Sau đó đặt người chết nằm xuống chiếu trải sẵn dưới đất (theo quan niệm “từ đất sinh ra lại trở về với đất”). Tiếp đó là lễ khâm liệm (liệm bằng vải trắng) và lễ nhập quan (đưa thi hài vào quan tài). Sau khi nhập quan là lễ thành phục, chính thức phát tang. Con trai, con gái và con dâu của người quá cố, đội khăn sô, mũ chuối (hoặc mũ tết bằng rơm), mặc áo sô. Cháu chắt họ hàng, thân thích chít khăn để tang. Những ngày quàn người chết trong nhà đều phải cúng cơm sớm, chiều. Phường nhạc cử nhạc ai, bà con, bạn bè, làng xóm đến viếng. Sau khi chọn được ngày, giờ tốt làm lễ đưa tang. Đám tang có câu đối, linh sàng, nhà táng (nơi đặt linh cữu). Người đưa tang đi sau linh cữu, dọc đường có rắc vàng thoi (bằng giấy). Đến huyệt làm lễ hạ huyệt và đắp mộ. Chôn cất xong về nhà làm lễ tế. Ba ngày sau tang chủ làm lễ viếng mộ (lễ mở cửa mả), được 49 ngày làm lễ chung thất (thôi cúng cơm cho người chết). Sau 100 ngày làm lễ tốt khốc (thôi khóc). Sau một năm làm lễ giỗ đầu, sau ba năm (ở nhiều nơi là hai năm) làm lễ hết tang.
Ngày nay, lễ tang được tổ chức theo nghi thức đơn giản hơn: lễ khâm liệm, lễ nhập quan, lễ viếng, lễ đưa tang, lễ hạ huyệt và lễ viếng mộ. Người trong gia đình để tang bằng cách chít khăn trắng hoặc đeo băng tang đen.
Lễ hội Việt Nam
Mùa xuân – mùa khởi đầu cho một năm, mùa sinh sôi nảy nở của vạn vật, cỏ cây…Giữa tiết trời ấm áp ấy, lòng người phơi phới rủ nhau đi hội, hành hương về cội nguồn, vui chơi và cầu mong cho mùa màng tốt tươi, con người hạnh phúc.
Lễ hội ở Viet Nam thật đa dạng và phong phú. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, Việt Nam có gần 500 lễ hội cổ truyền lớn, nhỏ trải rộng khắp đất nước trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế… Với tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, ngày hội diễn ra sôi động bằng những sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước của mình. Đặc biệt, lễ hội ở nước ta gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng nhân dân.
Bởi phần lớn các lễ hội ở Việt Nam thường gắn với sự kiện lịch sử, tưởng nhớ người có công với nước trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm nên các trò vui chơi ở lễ hội thường mang nhiều tính mạnh mẽ của tinh thần thượng võ như: thi bắn nỏ, đấu vật (hội Cổ Loa) đấu vật, đấu võ, chạy thi (hội hoa Vị Khê, Nam Định), thi bắn nỏ, ném còn (ở vùng đồng bào dân tộc phía Bắc) v.v…ở các lễ hội của bà con dân tộc Tây Nguyên, lễ hội đâm trâu được coi như tiêu biểu nhất. Trong lễ hội này, ngoài nghi lễ đâm trâu hiến tế hấp dẫn, ly kỳ còn có trò múa khiên, ném lao, đấu gậy.
Các trò vui chơi giải trí ở lễ hội còn bao gồm những hoạt động văn hoá, xã hội khác như thi hát Quan họ, thi thổi cơm, chọi gà, dệt vải, đấu vật, đánh đu… Đặc biệt nhất là thi đánh đu, không chỉ xuất hiện trong dịp lễ hội lớn mà còn là một trò vui chơi dân dã trong những ngày Tết ở khắp các làng xã.
Nguồn : Tổng Cục Du lịch Vietnam

Ngô Nhân Dụng - Ta về cho kịp độ Xuân sang

BINH LUAN
Tác giả Ngô Nhân Dụng
Có một nhà báo Mỹ đang chịu búa rìu dư luận trên mạng Internet, vì một bài ông ta viết sau chuyến đi thăm Việt Nam. Joel Brinkley mở đầu bài báo trên mạng Chicago Tribune như thế này: “Bạn không cần phải ở Việt Nam lâu ngày mới thấy một điều bất bình thường.
Không nghe thấy tiếng chim hót, không thấy những con sóc leo cây hay những con chuột bới đống rác. Không thấy ai dắt chó đi ngoài đường. Sự thật là, bạn không nhìn thấy con thú nào, sống hoang hay được người nuôi. Chúng đi đâu cả? Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết tại sao: Phần lớn đã bị ăn thịt.”
Joel Brinkley kể tiếp về thú vui ẩm thực của người Việt, đặc biệt là người ta ăn cả thịt chó lẫn thịt chuột. Ðó là ông chưa thấy họ ăn cả thịt rùa, ba ba, thịt rắn, thịt kỳ đà, thịt chim cút, ăn nhộng, ăn lòng lợn, gan gà, tiết canh vịt, ăn châu chấu, ăn rươi, ăn cả những con sâu “đoong” nằm trong cuống dừa. Nhiều người nghe nói tới những món đó chắc muốn hỏi có sách nấu nướng nào dạy không. Còn chàng du khách Brinkley thì nhận xét: “Người Việt thích ăn thịt, chắc ăn nhiều quá nên tính tình hung hăng hay gây sự (aggressive).”
Joel Brinkley có vẻ thích thú đã tìm thấy một định luật về “dinh dưỡng-xã hội-tâm lý-sinh lý học,” sau chuyến du lịch ba tuần! Một nhà báo (dù đã từng được giải Pulitzer), và một giáo sư dạy môn báo chí (dù dậy ở Ðại Học Stanford) cũng không nên công bố một định luật “đa khoa” (multidisciplinary) nhanh quá như vậy! Chẳng trách, một sinh viên người Mỹ viết: “May quá, ông này không dạy tôi!” Một người Mỹ khác than: “Brinkley làm xấu mặt cả giới làm báo!” Sonny ở California dùng các con số: “Về khuynh hướng hung hăng do ăn thịt gây ra thì tôi nghĩ ông đang nói về nước CHÚNG TA (nhấn mạnh trong nguyên văn), nước ông và nước tôi. Người Mỹ mỗi năm ăn trung bình 125 ký lô thịt, đứng thứ nhì trên thế giới, chỉ sau Luxembourg (136 kilos), so với người Việt ăn mỗi năm chỉ ăn 41 ký, đứng hàng thứ 90! Mà tôi chưa nghe nói nước Luxembourg đi đánh nhau với ai bao giờ cả!” Một độc giả khác, McElwee đã sống ở Việt Nam năm năm, cũng tự hỏi: “Không hiểu sao ông ta đi từ chỗ ghét những người ăn thịt chó và thịt chuột để liên hệ tới ý tưởng là ở Việt Nam thiên nhiên hoang dã không được bảo vệ?”
Sau khi đọc bao lời bình phẩm như trên (có cả một độc giả gốc Hàn Quốc tham dự), Joel Brinkley đã viết một bài ngắn tự phân trần. Ông nhận xét: “Người Việt Nam có vẻ rất nhậy cảm khi bị phê bình. Mà dân tộc nào chẳng vậy.” Ông nói rất chí lý, nhưng tưởng điều này ai cũng biết cả rồi. Vẫn bảo vệ định lý “ăn thịt sinh hung dữ,” ông so sánh người Việt với người Lào, Campuchia. Ông thấy dân chúng hai nước này thường chỉ ăn cơm, cho nên trẻ em nhỏ con hơn và không khôn lanh bằng trẻ Việt. Ông kết luận: “Có phải như vậy thì khi lớn lên chúng không hung hăng như người Việt Nam không? Tôi (Brinkley) tin như thế.”
Lại thêm một định luật đa khoa nữa. Ðộc giả có ai tin như thế hay không? Chắc ông Brinkley phải nghiên cứu lại xem Pol Pot và các đồng chí Khờ Me đỏ họ ăn cái gì! Một độc giả nói thẳng: “Bài trả lời của ông ta còn tệ hơn bài trước. Cứ theo lối ông ta nói về người Lào và người Campuchia thì chắc mình phải bắt các dân tộc này cứ tiếp tục nghèo và đói, để họ khỏi hung dữ...”
Trong bài trả lời, Brinkley cũng cho lên mạng một bức hình ông chụp ở Việt Nam, hình một bà đang ngồi ở chợ, trước mặt là mấy cái thau ngâm xác những con chuột trắng hếu: Ðó, trông ghê chưa? Nhưng nhiều người coi hình không thấy ghê. Cô Erica J. Peters, đã viết sách về thức ăn Việt Nam, nhận xét: “Bức hình của ông cho thấy những con vật này đã được làm sạch sẽ, giống như ở bất cứ một cửa hàng bán thịt nào!” Về chuyện giết chuột, một độc giả tên Quốc Tấn so sánh: “Ở Mỹ số chuột bị giết cao hơn ở Việt Nam gấp bội, họ gọi đó là Bảo vệ Mùa màng!”
Còn nhiều người phản đối ông Brinkley nữa, nhưng đọc bấy nhiêu lời cũng đủ. Một trong những “người Việt nhậy cảm” là cô Uyên Nguyễn, một sáng lập viên OneVietnam Network. Cô nói thẳng về bài báo: “Nó sỉ nhục. Nó đánh thẳng vào văn hóa của chúng tôi.”
Chắc cũng không cần quá nhậy cảm với một bài báo về du lịch. Một ký giả trang du lịch chỉ muốn viết mua vui, kiểu những người đi xa về thì hay nói; chắc không cố ý sỉ nhục ai hết. Tiếc là trong khi kể chuyện người viết không biết tự kiềm chế, lại đưa ra những định luật tổng quát nằm ngoài phạm vi chuyên môn của mình. Có thể tin lời Brinkley phân trần, ông ấy không hề có ý định nói xấu người Việt Nam. Ðúng kiểu người Việt Nam, tôi sẽ bảo ông: Thôi, xí xóa.
Tôi kể lại câu chuyện trên vì sau bài báo trên rất nhiều độc giả Mỹ xúm lại nói người Việt Nam rất tốt. Có người viết: “Người Việt, mặc dù họ ăn mấy món không hợp khẩu vị chúng ta, nhưng họ là một dân tộc rất dễ thương.” Tất nhiên rồi! Một người khác đã du lịch Việt Nam, viết: “Mấy năm trước tôi đi Việt Nam hai tuần... và ngạc nhiên thấy ngoài đường rất nhiều chó do người ta nuôi... Tôi chưa từng thấy dân tộc nào nồng hậu và hào phóng (warm and generous) bằng người Việt Nam. Có lần tôi đi dạo bằng xe đạp, khát nước quá, một người bán xăng đã chạy vào trong lấy ra chai nước của anh ta, cho tôi, và nhất định không nhận tiền.” Tất nhiên rồi! Người nước nào gặp người ngoại quốc cũng cư xử tốt hơn với người cùng nước họ! Những giống dân tử tế thì lại càng tốt hơn!
Mà chính người Việt, họ đâu có ngần ngại không tự kể tật xấu của mình? Nhà báo Từ Thức, ở Paris viết: “Tự hào dân tộc để một bên, phải nhìn nhận cái cảnh thịt chó, thịt chuột treo lủng lẳng trong tiệm ăn nó ghê rợn thiệt. Nhất là cái cảnh giết chó. Ngồi hào hứng nhậu, bên cạnh cái màn giết chó, cắt cổ con vật, lấy gậy đập đầu chó kêu thảm thiết. Khó kiếm chữ nào để diễn tả hơn chữ 'man rợ.'” Và ông viết chúc Tết Quý Tỵ cho bạn bè thế này: “Chúc cho đất nước yêu quý của chúng ta đang nằm trong số 10 nước nghèo khổ nhất thế giới sẽ tiến lên, trở thành một trong 20 nước nghèo khổ nhất thế giới!”
Nhưng tại sao chúng ta thấy ghê rợn trước cảnh “thịt chó, thịt chuột treo lủng lẳng” mà lại không cảm thấy gì hết khi nhìn những cái đùi heo hun khói cũng treo lủng lẳng trong các tiệm ăn ở Paris (jambon) hay Madrid (jamón) nhỉ? Chắc khi nhìn những cái đùi tròn trĩnh thơm tho thì mình chỉ thèm thuồng nên quên cảnh con heo bị chọc tiết! Nhiều cái chợ, trên cái tủ lạnh đầy thịt bò đỏ tươi còn treo cái hình đầu bò đang cười toe toét. Làm như cô bò đang hân hoan “kính mời quý khách mua các món thịt đùi, món xì tếch, món sườn bò Ðại Hàn, món filet mignon,” để thưởng thức thịt chúng tôi! Mại vô! Loài người kể cũng hay thật! Không hiểu nếu những con sư tử, con cọp biết mở siêu thị thì chúng có treo thịt đùi người lủng lẳng hay không nhỉ?
Thật ra, nếu muốn tìm những cái xấu ở Việt Nam không phải chỉ có tật ăn thịt chuột đáng mang ra phê bình. Nếu như Joel Brinkley chủ tâm nói xấu, ông sẽ được nghe nhiều chuyện tệ hơn, tha hồ kể. Như chuyện một phụ nữ bị cướp mất nhà, đất, uất ức quá mà không làm gì được, bèn cởi hết quần áo để bày tỏ ý kiến. Tất nhiên, bà bị kết tội “lạm dụng quyền tự do ngôn luận,” một thứ quyền thực ra chỉ được được nhà nước cấp phát từng trường hợp, giống như “tem phiếu tự do!” Lại đến cảnh một bà mẹ phải tự đốt mình sau khi cả mẹ con bà bị đe dọa đuổi nhà, chỉ vì có một cô con gái dám “tự do ngôn luận” bằng cách đi biểu tình và làm blog phản đối... một nước láng giềng cướp mấy hòn đảo của nước mình!
Ðiều đáng xấu hổ không phải chỉ là chuyện một chế độ đàn áp người dân. Ðáng hổ thẹn nhất là phản ứng của người dân trước nỗi khổ cùng cực của hai phụ nữ trên. Họ nhìn chuyện đó là bình thường! Nếu muốn cho người Việt Nam xấu hổ, Joel Brinkley có thể kể chuyện nước ông để so sánh. Năm 1955 một phụ nữ da đen ở Montgomery, tiểu bang Alabama đã từ chối không đứng dậy nhường chỗ cho một người da trắng, theo lệnh ông tài xế xe buýt. Vụ bà bị đưa ra tòa sau đó gây ra cả một phong trào đòi dân quyền trên cả nước Mỹ trong hàng chục năm; dẫn tới những đạo luật dân quyền sau này. Khi từ trần năm 2005, bà Rosa Parks là người Mỹ thứ nhì, chỉ là dân thường mà đám tang được cử hành trong trụ sở Quốc Hội. Còn ở nước Việt Nam, bà Ðặng Thị Kim Liêng tự thiêu chết oan khốc như vậy mà báo, đài không dám loan tin, không dám bình luận. Và sau đó cô con gái bà vẫn bị tòa án bỏ tù. Chuyện mới xẩy ra năm tháng trước, mà người Việt Nam bây giờ hầu như đã quên rồi.
Nhiều người Việt đã nhận xét dân mình đánh mất cái thói quen biết hổ thẹn; cũng không còn cái khả năng biết nổi giận trước cái ác. Nhiều cá nhân vẫn nổi giận khi bị người khác đi xe lấn đường, cũng biết hổ thẹn khi mặc cái quần rách. Nhưng đối với những chuyện lớn thì không, đại đa số hoàn toàn lãnh cảm.
Chắc chúng ta phải nhìn nhau tự hỏi: Tại sao nước mình đến nỗi như vậy nhỉ? Cái gì gây ra tính lãnh cảm tập thể này? Ông bà mình ngày xưa có thờ ơ như thế hay không?
Không, nước mình vốn không tệ như thế! Tổ tiên mình đâu đến nỗi tệ như thế? Mình vẫn thường hãnh diện về lịch sử dân mình đấy chứ?
Một người từng tuyên bố hãnh diện làm dân Việt Nam là Ngô Thì Nhậm (1746-1803). Trong một chuyến đi sứ sang Trung Quốc dưới thời vua Quang Trung, lúc đang trong tỉnh Quảng Tây, Ngô Thì Nhậm viết bài thơ “Hoãn Nhĩ Ngâm” (Mỉm cười mà ngâm thơ) để chế nhạo những thành kiến sai lầm trong sách sử của người Trung Hoa. Ngô Thì Nhậm dành lời phê bình nặng nề nhất đối với thói phân biệt, coi dân Hoa Hạ hơn dân Man di. Ðể thuyết phục người Trung Hoa, và những người Việt hay sợ Trung Quốc quá, ông viện dẫn Chu Hy đời Tống, một thẩm quyền có uy tín trong Nho Giáo và văn hóa Trung Quốc. Chu Hy đã nhận xét, “Thịnh xưng tây nam phiên - Văn tự đa cao thủ - Tất hữu khai kỳ tiên - Bất độc quốc trung hữu.” (Ðáng khen các dân tộc miền Tây Nam - Có nhiều người giỏi chữ nghĩa - Tất họ đã khai hóa từ lâu - Ðâu phải chỉ Trung Quốc mới có tiến bộ). Dẫn ra những lời đó rồi, ngay câu sau, Ngô Thì Nhậm nói khi về nước ông sẽ bảo với bạn hữu rằng: “Hạnh tai sinh Nam bang!” May mắn thay, chúng ta sinh ở Nước Nam!
Bây giờ có bao nhiêu người Việt đang nghĩ như Ngô Thì Nhậm? Nếu người nào không nghĩ mình may mắn làm dân Việt là, thì chắc cũng phải ước mong con cháu sau này được thấy làm dân Việt là may mắn. Ngô Thì Nhậm đã nghĩ như thế; thì thế hệ sắp tới cũng phải có người, có lúc, sẽ cao hứng thốt lên: May mắn thay, sinh làm người Việt Nam!
Nghĩ đến tổ tiên, phải thấy đó là một bổn phận. Bổn phận trả lại cho nước Việt Nam niềm hãnh diện mà người xưa vẫn nói với nhau trong đám bạn bè: Hạnh tai, sinh Nam bang! Ðêm giao thừa năm nay, sẽ khấn khứa ông bà, xin nguyện sẽ cố gắng giúp các thế hệ sắp tới có thể nói như thế: May mắn thay, sinh làm người Việt Nam!
Năm nay chúng ta có thể bắt chước Tú Xương mà chúc cả nước ăn ở với nhau “Sao được cho ra cái giống người!” Sống làm sao cho ra con người có phẩm giá. Thực hành lời nguyện này cũng không khó lắm. Sống với nhau cho tử tế. Như vậy đã là một điều cho con cháu hãnh diện rồi. Ăn ở như thế nào thì gọi là tử tế? Sống công bằng, ngay thẳng, chắc cũng đủ. Như trong cuốn sách hướng dẫn di dân muốn nhập quốc tịch Australia, họ nhấn mạnh đến một quy tắc “a fair go!” Ở nước Úc hễ ai có khả năng và cố gắng làm việc là sẽ khá hơn, không cần phải có cha mẹ giầu hoặc quyền thế. Thực hiện quy tắc này, phải bàn chuyện cách tổ chức chính quyền, hệ thống giáo dục, tư pháp, luật lệ kinh tế, vân vân.
Nhưng cũng không phải chờ đợi thi hành các quy tắc lớn như vậy mới sống tử tế được. Cứ tử tế với nhau ngay trong đời sống hàng ngày, trong cách cư xử với xóm giềng, ngay với những người qua đường, cũng đủ. Văn hóa thuần mỹ thể hiện trong đời sống hàng ngày, không cần hô khẩu hiệu. Trong cuốn sách chỉ dẫn về nhập tịch, chính phủ Anh quốc dặn dò các công dân mới một điều: “Nhớ giữ cho cái vườn nhà mình sạch sẽ đàng hoàng (không đầy rác hoặc cỏ dại); đến ngày đổ rác thì nhớ đem thùng rác hay túi rác ra đường, chỉ để ở chỗ dành riêng cho rác, và không đem ra quá sớm trước giờ ấn định.” Những chuyện nhỏ nhặt đó tạo nên những xã hội tử tế.
Người Việt Nam có thể sống tử tế với nhau, ngay bây giờ. Mỗi người cứ sống cho tử tế, rồi người khác sẽ theo. Khi người ta không tử tế, mình vẫn giữ tư cách con người tử tế. Ðó là đóng góp cho tương lai nước Việt Nam. Sẽ có ngày trẻ em Việt Nam được sống trong một đất nước an hòa, tự do, dân chủ, dù các em ăn thịt hay không ăn thịt. Trong vườn các em được nghe tiếng chim hót, như trong bài hát của Huy Tuấn: “Một ngày nắng rất hiền, nắng lung linh trong vườn, bông hoa đang cười thương thật thương!” Sẽ có ngày, nghề dạy học đủ nuôi sống gia đình nhà giáo. Các em đến trường không bao giờ quên cúi chào các thầy cô; các thầy cô đều mỉm cười. Tết đến, ra chợ lại nhớ cảnh xưa trong thơ Ðoàn Văn Cừ; cảnh trí khác nhưng niềm vui vẫn thế. Khi lớn khôn, có lúc các em sẽ thốt lên: May mắn thay, mình là người Việt Nam. Giống như Ngô Thì Nhậm hơn 200 năm trước.
Chúng ta đón mùa Xuân về với niềm tin tưởng là ngày đó không xa. Phục hồi một nếp sống thuần hậu, ngay thẳng, chánh trực; sống lại các giá trị đạo lý của Chu An, Nguyễn Ðình Chiểu; Phan Châu Trinh; chúng ta sẽ trở về trước bàn thờ, trong ngôi nhà cũ của tổ tiên. Ngày về sắp đến rồi. Cái gì tới chỗ cùng cực, sẽ phải thay đổi. Cả nước đang rạo rực chờ biến chuyển. Cả dân tộc đang trở về nhà, lòng náo nức như một thi sĩ sắp được về sau “Mười năm mặt sạm soi khe nước - Ta hóa thân thành vượn cổ sơ.” Trong lòng thi sĩ vẫn tràn ngập niềm vui:
Tiếng biển lời rừng nao nức giục

Ta về cho kịp độ xuân sang
(Ta Về, Tô Thùy Yên)
Ngô Nhân Dụng
(Người Việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét