- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Dứt khoát phải thành công! (SGGP) – “Đa số cử tri yêu cầu cần sớm làm trong sạch bộ máy chính quyền các cấp và tổ chức Đảng, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trước những vấn đề hệ trọng quốc gia. Trung ương Đảng sẽ họp kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (NQTƯ 4) trong năm nay.”
- Phải làm tốt cả công tác dân vận và “quan vận” (DV) – “Báo cáo tại hội nghị cũng cho biết, thời gian qua xảy ra một số cuộc khiếu kiện đông người, vượt cấp, chủ yếu liên quan đến thu hồi, giải phóng mặt bằng nhưng chưa được các cấp chính quyền xem xét, giải quyết thỏa đáng… Cụ thể là một số vụ việc như ở huyện Tiên Lãng (TP.Hải Phòng), Văn Giang (Hưng Yên), Duy Tiên (Hà Nam), Vụ Bản (Nam Định)… đã tác động không tốt tới dư luận xã hội.”
- Từ khi anh nổi tiếng / Tai tiếng (Nguyễn Tường Thụy) – “Từ khi tiếng nổi, thân chìm/ Danh ruồi bâu kín, dây bìm bìm leo/ Con lo sợ, vợ mè nheo/ Đi đâu cũng có kẻ theo canh chừng/ Bạn thân chẳng dám chơi cùng/ Còn em ân hận: giá đừng quen nhau”.
- Chốt lại chuyện thích bị lừa hay cố ý lừa (Nguyễn Thông) – “Được cái bộ lọc chính thống ở xứ mình khá chặt, thằng nào khen, dù khen đểu, là chúng ông chấp nhận ngay; còn vị nào, dù có đứng đắn uy tín chăng nữa, nhưng đụng đến dân chủ, nhân quyền với giọng điệu phê phán là ông huy động báo chí, truyền thông chửi xơi xơi vào mặt”.
- Vì sao người phát ngôn sợ báo chí? (PLTP) – Các cơ quan nhà nước phải mạnh dạn cung cấp thông tin chính thống để hạn chế báo chí đi đường vòng dễ dẫn đến sai sót.
- Quy chế phát ngôn qua cái nhìn đa chiều (Infonet) – Các ý kiến này cũng nhìn nhận nhiều điều về vai trò, hiệu quả hoạt động cũng như những khó khăn, hạn chế đang đặt ra đối với những người làm công tác phát ngôn cho các cơ quan bộ, ngành, địa phương.
- Trưng bày “của hiếm” báo chí cách mạng (Tuoi tre) – Trưng bày đặc biệt về các ấn phẩm báo chí cách mạng đang diễn ra tại Nhã Nam thư quán (chung cư 43 Hồ Văn Huê, TP.HCM) bao gồm các báo, tạp chí, tài liệu học tập, công tác của cách mạng Việt Nam tính từ năm 1945 đến thập niên 1950.
- Cổ phiếu “xác chết” đầy rẫy trên sàn (PLTP) – Các nhà đầu tư đang chờ cơ quan quản lý loại bỏ khỏi sàn những cổ phiếu kém chất lượng và hy vọng trong tương lai gần sẽ có thêm nhiều mã hàng hóa chất lượng cao niêm yết
- Biển Đông: Lãnh đạo Việt Nam cần có dũng khí, đặt quyền lợi quốc gia trên hết (RFI) – Như chúng ta đã biết, Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật Biển, trong đó khẳng định các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Ngay lập tức Trung Quốc đã kịch liệt phản đối, triệu đại sứ Việt Nam ở Bắc Kinh lên để kháng nghị, đồng thời nâng cấp hành chính vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Quốc vụ viện tức Quốc hội Trung Quốc cũng đòi hỏi Quốc hội Việt Nam phải « sửa đổi ».
- Phi hành gia Trung Quốc trực tiếp ráp nối thành công 2 phi thuyền trên quỹ đạo (RFI) – Hôm nay 24/06/2012, theo Reuters, các phi hành gia Trung Quốc đã trực tiếp ráp nối thành công tàu vũ trụ Thần Châu 9 với mô đun …
- Quyền lực của các đệ nhất phu nhân nhìn từ Âu sang Á (RFI) – Ít ai bàn về quyền lực thật sự của người chung chăn sẻ gối với các nguyên thủ quốc gia. Dù không được bầu chọn một cách chính thức như người bạn đời của mình, nhưng vai trò và ảnh hưởng của họ đôi khi rất lớn. Để thông tin chi tiết về chủ đề này, tuần san Courrier International dành hẳn một hồ sơ dài chạy dòng tựa khá ấn tượng : « Các đệ nhất phu nhân có ảnh hưởng thật sự hay chỉ là chiếc bình để trưng bày? ».
- Ứng viên tổ chức Huynh đệ Hồi giáo đắc cử tổng thống Ai Cập (RFI) – Ủy ban bầu cử Ai Cập vừa thông báo, ứng cử viên Tổ chức Huynh đệ Hồi Giáo, Mohamed Morsi đắc cử tổng thống.
- Ankara tố cáo Syria bắn rơi máy bay Thổ Nhĩ Kỳ trên không phận quốc tế (RFI) – Hôm nay 24/06/2012, theo AFP, Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Syria đã bắn hạ một máy bay chiến đấu của nước này trên không phận quốc tế, và yêu cầu NATO họp bàn về vụ việc. Tuy nhiên, Ankara ưu tiên các biện pháp ngoại giao để giải quyết sự cố nghiêm trọng này.
- Thái Lan: Hàng chục ngàn người phe Áo Đỏ biểu tình ở Bangkok (RFI) – Hôm nay, 24/06/2012, hàng chục ngàn người thuộc phong trào Áo Đỏ – khoảng 30.000, theo cảnh sát Thái Lan, đã biểu tình ở Bangkok
- Hàng trăm ngàn người tham dự lễ hội Gay Pride tại Berlin (RFI) – Theo ban tổ chức lễ hội của người đồng tính tổ chức tại Berlin ngày 23/06/2012 thu hút hơn 700.000 người. Chủ đề năm nay là « Hiểu biết cho phép chấp nhận ».
- Giới chuyên gia nghi ngờ về số liệu thống kê của Trung Quốc (RFI) – Vào lúc tăng trưởng kinh tế Trung Quốc tiếp tục có những trục trặc, lãnh đạo các doanh nghiệp lớn làm ăn tại nước này cũng như giới chuyên gia kinh tế phương Tây nói rằng, có những bằng chứng cho thấy, chính quyền các địa phương Trung Quốc đã giả mạo số liệu thống kê để che giấu những khó khăn vào thời điểm nhậy cảm hiện nay, khi đảng cộng sản Trung Quốc đang trong quá trình chuẩn bị thay đổi thế hệ lãnh đạo.
- Hy Lạp muốn đàm phán lại chính sách thắt lưng buộc bụng (RFI) – Athens đòi đàm phán lại với bộ ba Liên Hiệp Châu Âu, Ngân hàng Trung ương Châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế để nới lỏng các biện pháp khắc khổ và xin thêm 2 năm trong việc thực hiện mục tiêu giảm bội chi ngân sách.
- Lao động xuất khẩu Bắc Triều Tiên bị bóc lột nghiêm trọng (RFI) – Báo Asahi Shimbun từ Tokyo tố cáo chính quyền Bình Nhưỡng chiếm đoạt từ 80 đến 90 % lương của những người lao động xuất khẩu. Đây là một nguồn ngoại tệ quý giá đối với kinh tế Bắc Triều Tiên.
- Lạm phát tại Việt Nam xuống đến mức thấp nhất kể từ hơn một năm nay (RFI) – Hãng tin AFP, hôm nay 24/06/2012, dẫn lại thông tin của Tổng cục Thống kê Việt Nam vừa công bố, cho biết lạm phát tháng Sáu ở Việt Nam giảm mạnh. So với cùng kỳ năm ngoái, chỉ số giá cả tiêu dùng (CPI) chỉ còn tăng 6,9% và so với tháng trước, CPI giảm 0,26%.
- Tàu Trung Quốc đâm tàu cá Philippines làm một ngư dân thiệt mạng và bốn người mất tích (RFI) – Hôm nay, 24/06/2012, chính quyền Manila cho biết là một tàu của Trung Quốc đã « bất ngờ » đâm vào một tàu cá của Philippines ở phía bắc bãi đá Scarborough, nơi đang có căng thẳng giữa hai nước do tranh chấp chủ quyền.
- Philippines cho mở trường học trên đảo Trường Sa (RFI) – Một viên chức địa phương của Philippines thông báo vừa khánh thành một trường học trên đảo Pagasa – tức đảo Thị Tứ. Đây là một trong những hòn đảo thuộc về quần đảo Trường Sa và cũng là nơi nhiều nước tranh chấp chủ quyền.
- Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi Nato họp về Syria (BBC) – Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi khối Hiệp ước liên minh Bắc Đại Tây dương họp về vụ máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ bị Syria bắn hạ hôm 22/6.
- Thủ tướng VN và Campuchia dựng mốc (BBC) – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và người tương nhiệm Hun Sen tham gia lễ dựng mốc phân định biên giới.
- Cam kết Mỹ – Việt (BBC) – Lễ đưa hài cốt của quân nhân Mỹ về nước diễn ra tại sân bay Đà Nẵng.
- Khi ngôi sao Bồ Đào Nha tỏa sáng (BBC) – Trận tứ kết Euro 2012 giữa đội Bồ Đào Nha và Cộng hòa Czech tại Warsaw, Ba Lan.
- Nữ SV Tâm Sự Với Báo Hà Nội: Cần Công Nhận Nghề Bán Sex (VietBao) – Lần đầu tại Việt Nam, một nữ sinh viên đại học từng phải bán dâm đã xuất hiện trả lời phỏng vấn của một tờ báo.
- Nghi Can Morocco Nhận Tội Âm Mưu Nổ Bom Điện Capitol (VietBao) – WASHINGTON – 1 người đàn ông bị tố cáo trong âm mưu đánh bom toà nhà Captiol tại thủ đô Hoa Kỳ đã nhận tội.
- Saudi Arabia: Định Trả Lương Cho Quân Đối Lập Syria (VietBao) – RIYADH – Báo The Guardian đưa tin: các viên chức vương quốc Saudi Arabia đang định trả lương cho chiến binh của “quân đội Syria Tự Do – FSA” gồm thành phần chính là những quân nhân từ bỏ hàng ngũ của chế độ toàn trị Bashir al-Assad.
- Người Có Vợ Chồng Sẽ Thọ Hơn (VietBao) – TAIPEI – Những người có chồng hay có vợ sẽ sống thọ hơn, so với người độc thân.
- Mỹ huấn luyện chuyên viên Việt Nam nghiên cứu biển (Nguoi viet) – Tàu nghiên cứu khoa học của Hải quân Hoa Kỳ đến Ðà Nẵng một tuần lễ để giới thiệu huấn luyện cho các giới chức khoa học Việt Nam về trang bị và phương pháp nghiên cứu hiện đại của ngành hải dương học.
- Vụ Bạc Hi Lai: đề tài nóng cho giới truyền thông lưu vong (Barbara Demick) – “Tôi không liên kết với bất kỳ đảng phái hay tôn giáo nào. Boxun đăng tải quan điểm nói từ tất cả các nhóm,” Chủ biên Boxun.
- Đường mòn Hồ Chí Minh (Nguyễn Văn Lục) - Lê Duẩn, Lê Đức Thọ không nói làm gì! Nhưng phần Tướng Giáp đã không làm được những điều xem ra đơn giản như thế!…
- Một sức mạnh mới của Hoa Kỳ trong thế kỷ 21 (Vũ Đức Khanh) – Không cần phải nói cũng biết, Hà Nội đang phải đi một đường cheo leo căng thẳng để có thể phát triển quan hệ gần hơn với Hoa Kỳ mà không gây nguy hiểm cho mối quan hệ với Trung Quốc. Đó là một nhiệm vụ không đáng có, đòi hỏi một khả năng ngoại giao khéo léo
Từ “Tiếng hát sông Hương” đến công nghệ… mãi dâm
Đặng Văn Sinh
-
-
Cách đây gần năm mươi năm, khi còn ngồi
trên ghế nhà trường cấp 3 phổ thông, có một lần, trong buổi ngoại khóa,
chúng tôi được thầy Hoàng Bỉnh Nhu bình bài Tiếng hát sông Hương của nhà
thơ lớn Tố Hữu. Thầy bị cụt một tay, người chỉ được một mẩu, đuôi mắt
trái lại có mụn ruồi to đùng nhưng giảng văn thì cực hay. Dường như
những khi đứng trên bục giảng, thầy đã hóa thân vào tác phẩm, để rồi,
trong phút xuất thần, chuyển tải cái nhân sinh quan cộng sản của một ông
râu xồm mãi bên trời Tây vào con tim ngu ngơ của đám học trò nông thôn,
quần âm lịch, chân đất, vốn chưa có một chút khái niệm nào về loại nghề
buôn phấn bán son.
Theo sự phân tích rất logic từ mỹ học
Marx – Lenin, thầy Nhu khẳng định, cô gái sông Hương là nạn nhân của chế
độ thực dân phong kiến, bị dày vò cả thể xác lẫn tâm hồn. Tuy nhiên,
nỗi ô nhục ấy sẽ mất đi, người con gái vướng vào kiếp nạn ê chề sẽ được
hoàn lương một khi Cách mạng vô sản thành công. Chân trời mới sắp mở ra.
Những thân phận bọt bèo, lạc loài sẽ được sống trong một xã hội công
bằng, hạnh phúc, đầy hoa thơm quả ngọt. Cả lớp lặng đi. Một vài bạn gái
len lén lấy ống tay áo quệt nước mắt. Ôi ! Sức mạnh của nghệ thuật.
Chúng tôi cảm phục thầy Nhu một thì cảm phục Tố Hữu mười, bởi ông đã đem
đến cho lớp trai trẻ dốt nát một cảm quan mới, một chân lý sáng ngời
trong chế độ XHCN tốt đẹp có Bác, Đảng dẫn đường.
Quả thật, bằng vào cái huyễn tượng về một
tương lai xán lạn ấy, sau năm năm tư, (1954) Nhà nước ta đã tiến hành
những cuộc tảo thanh trên quy mô lớn để bài trừ tận gốc những gì còn rơi
rớt lại của nền văn hóa thực dân phong kiến trên nửa phần đất nước mà
điểm nhấn của nó là nạn mại dâm. Các đối tượng hành nghề bị lực lượng
công an thu gom đưa vào các nhà tù trá hình được gán cho danh xưng mỹ
miều là “Trại phục hồi nhân phẩm”. Tại đây, những chị em “cải tạo” tốt
còn được “ưu tiên” chuyển sang lực lượng thanh niên xung phong hoặc nông
trường quốc doanh trồng chè hay cao su ở vùng sơn cước. Và thế là, chỉ
sau một kế hoạch ba năm, ngành Lao động – Thương binh – xã hội miền Bắc
XHCN đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch triệt phá tệ nạn mại dâm. “Từ ấy”…
mảnh đất ngàn năm văn hiến được xem như tuyệt giống “gái bán hoa”!?.
Thật là một kỳ tích mà chỉ có những người thật sự yêu chủ nghĩa cộng sản
mới làm được.
Cũng vào thời gian này, trên các phương
tiện tuyên truyền chính thống, trong đó có cả những tờ báo lớn công bố
số phụ nữ làm nghề mại dâm ở thành phố Sài Gòn dưới chế độ Việt Nam cộng
hòa là ba mươi vạn!? Tất nhiên chúng tôi tin sái cổ. Lại dám không tin
báo chí của Đảng à? Có họa là tên phản động hoặc kẻ mắc chứng tâm thần
phân liệt mới có đủ bản lĩnh đặt dấu hỏi nghi ngờ. Sau này, khi non sông
đã về một mối, các nguồn thông tin không còn bị ách tắc như trước, tôi
có đọc một bài trên mạng Đối thoại mới hiểu con số ấy được người ta thổi
phồng ít nhất là năm mươi lần. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Phách, tính vào
thời điểm những năm sáu mươi, trừ cánh mày râu, cộng với các bà già
trên sáu mươi cùng các cháu gái dưới mười sáu tuổi, thì tất cả phụ nữ
Sài Gòn đều làm… điếm nếu ta tin vào con số kỷ lục nặng về màu sắc chính
trị kia.
Sau ba mươi bảy năm giải phóng miền Nam,
tức là một phần ba thế kỷ, một nửa đời người, có vẻ như những kỳ tích
chống tệ nạn xã hội đã đi vào dĩ vãng, đặt dấu chấm hết cho một thời
vàng son. Chưa bao giờ và chưa lúc nào nạn mại dâm hoành hành dữ dội và
đều khắp như lúc này. Không ít khách sạn tên tuổi với nhãn hiệu ba sao,
thậm chí năm sao có hẳn một đường dây gọi gái. Các nhà nghỉ thường kèm
thêm dịch vụ “tươi mát”. Mỗi nhà hàng karaoke đèn mờ là một động lắc
thâu đêm suốt sáng. Mỗi tiệm hớt tóc, gội đầu là một nhà thổ trá hình.
Ngày trước “ra ngõ gặp anh hùng” thì ngày nay, mỗi khi bước chân ra
đường toàn gặp lũ tham nhũng và ca ve. Các Tú Ông, Tú Bà nhan nhản khắp
hang cùng ngõ hẻm, nhân danh thời mở cửa lại được các anh Hai, anh Ba,
anh Tư, anh Năm… ngồi ngất ngưởng trên cao bảo kê, tha hồ bóc lột đám
chị em chân yếu tay mềm. Đến lúc này, thi hào Tố Hữu, con chim đầu đàn
của nền thơ cổ động Việt Nam, nếu còn sống, chắc ông sẽ phải viết lại
“Tiếng hát sông Hương”. Ta hãy nghe lại tác giả thương hoa tiếc ngọc
bằng một bài thơ kết hợp giữa lục bát truyền thống với thể loại dân ca
Huế và gieo bằng vần “eo”, tạo ra một không gian nhẹ tênh, mang nét
thanh thoát yêu kiều của sông Hương, đối lập hẳn với thân phận nhục nhã
của cô gái làng chơi:
Em buông mái chèo
Trời trong veo
Nước trong veo
Em buông mái chèo
Trên dòng Hương Giang
Trời trong veo
Nước trong veo
Em buông mái chèo
Trên dòng Hương Giang
Rồi tấm lòng cộng sản vô bờ bến của ông thương cảm người con gái đã hơn một lần lầm lỡ :
Thuyền em rách nát
Mà em chưa chồng
Em đi với chiếc thuyền không
Khi mô vô bến rời dòng dâm ô!
Mà em chưa chồng
Em đi với chiếc thuyền không
Khi mô vô bến rời dòng dâm ô!
Nhưng điều đáng chú ý nhất là ông phó chủ
tịch HĐBT (Hội đồng Bộ trưởng) tương lai đã thổi vào tâm hồn cô
gái một ảo tưởng ngọt ngào, tạo cho cô niềm phấn khích vô bờ bến, nếu
không bỏ nghề, dấn thân vào sự nghiệp cách mạng thì cũng nhẫn nại đợi
thời cơ đến ngày được chiêu tuyết :
Ngày mai bao kiếp đời dơ
Sẽ tan như đám mây mờ hôm nay
Cô ơi tháng rộng ngày dài
Mở lòng ra đón ngày mai huy hoàng
Trên dòng Hương Giang…
Sẽ tan như đám mây mờ hôm nay
Cô ơi tháng rộng ngày dài
Mở lòng ra đón ngày mai huy hoàng
Trên dòng Hương Giang…
Hương Giang thơ mộng trong một chiều tím
biếc, con đò rách nát bồng bềnh trôi mang nỗi u uất cuả một thân phận
còn rách nát hơn cả nó, phút chốc như đốn ngộ bởi thứ ánh sáng lung linh
của chân lý. Nhà thơ thật khéo chuyển được cảm xúc, đem cái huyễn tưởng
ngoài nghìn dặm đặt vào tâm thức cô đào xứ Thần Kinh trong gang tấc.
Ngược lại với Tố Hữu lúc ấy, tám mươi năm
trước (nếu tính từ thời điểm những năm ba mươi của thế kỷ XX), Nguyễn
Công Trứ, cũng sau những lần xuôi đò trên sông Hương , đã không giấu
giếm sự đắc ý của mình cho dù ông là một nhà nho từng được đào luyện kỹ
càng trong trường học Khổng Mạnh:
Lênh đênh một chiếc đò ngang
Một cô đào Huế, một quan đại thần
Ban ngày quan lớn như thần
Ban đêm quan lớn lần mần như ma
Ban ngày quan lớn như cha
Ban đêm quan lớn ngầy ngà như con…
Một cô đào Huế, một quan đại thần
Ban ngày quan lớn như thần
Ban đêm quan lớn lần mần như ma
Ban ngày quan lớn như cha
Ban đêm quan lớn ngầy ngà như con…
Chúng ta kính phục Nguyễn Công Trứ dám
nói thẳng nói thật tuy có chút mỉa mai, tự trào cái sự hành lạc với một
cô gái làng chơi dù có lúc ông là quan đầu triều. Hành vi của cụ Thượng
hoàn toàn tương phản với phần lớn các bậc “dân chi phụ mẫu” ngày nay, đi
nhà thổ như điên, bồ bịch tùm lum, ăn cắp công quỹ thành thần nhưng lại
lên mặt đạo đức giả, lúc nào cũng muốn nêu tấm gương “cần kiệm liêm
chính”.
Sau những năm ép xác, nhịn thèm nhịn nhạt
phục vụ chủ thuyết “Thế giới đại đồng”, nay, xã hội Việt Nam đang ở vào
thời kỳ “ăn trả bữa”. Cái “thằng” quy luật tâm lý ấy lại lừng lững xuất
hiện, chẳng khác gì ma dẫn lối, quỷ đưa đường, dẫn dụ các nạn nhân của
nó vào “kiếp đoạn trường” trong một mê lộ quanh co đầy cạm bẫy. Chưa có
bao giờ trên đất Việt thân yêu của chúng ta lại nở rộ tệ nạn mại dâm như
bây giờ. Nó hiện diện theo quy luật của dòng nước lũ, từ lâu bị chặn
lại, đương nhiên là tích tụ năng lượng, đến một lúc nào đó tìm ra lối
thoát, thế là “tức nước vỡ bờ” thành một cơn hồng thủy. Hiện tượng này
đã được nhà thơ Trần Nhuận Minh khái quát bằng mấy câu trong bài
“Thoáng” như sau :
Sách cấm xưa lòe loẹt cổng Đền Thờ
Ngõ tối bật tiếng coóc xê tanh tách
Gã trốn tù tội đánh người và khoét ngạch
Vào quán ghểnh chân làm choác bia hơi.
Ngõ tối bật tiếng coóc xê tanh tách
Gã trốn tù tội đánh người và khoét ngạch
Vào quán ghểnh chân làm choác bia hơi.
Còn thi sỹ Nguyễn Trọng Tạo ở bài “Quán Lý Thông” thì lại tiếp cận các cô gái “bán hoa” ở khía cạnh văn hóa:
Tôi hỏi ca ve, ca ve cười ngất
Chợt nhận ra mình giữa quán Lý Thông
Chợt nhận ra mình giữa quán Lý Thông
Hiển nhiên, mại dâm không chỉ dừng lại ở
thành phố, thị xã, thị trấn mà từ lâu nó đã lan đến cả những vùng quê
hẻo lánh. Các đức ông chồng mất nết, từ những lão già sáu bảy mươi đến
lũ ranh con miệng còn hơi sữa, rủ nhau thập thò trước quán cà phê hay
hớt tóc trá hình vào lúc trời còn nhập nhoạng. Không có tiền thì xúc
trộm thóc của vợ bán dấm giúi, thậm chí có anh chàng còn “ký sổ nợ” hẹn
đến mùa thanh toán…
Cũng như nạn tham nhũng, mại dâm bây giờ
đã trở thành một thứ “văn hóa”. Loại “văn hóa” này hình như đang được
phát triển và nâng cao đến mức “đậm đà bản sắc ” tùy thuộc vào đẳng cấp
xã hội của các đấng mày râu. Các quan chức là những kẻ vừa có quyền vừa
có tiền luôn là “thượng đế” của những nhà chứa cao cấp. Có những ông lớn
nuôi hẳn ba, bốn bồ nhí ở mấy nơi khác nhau (tất nhiên là bằng tiền
chùa), để thứ bảy, chủ nhật đánh xe về thư giãn. Không hiếm các ông “đầy
tớ của dân”, ban ngày thì lên diễn đàn rao giảng đủ thứ đạo đức nhưng
ban đêm lại mò vào các động mãi dâm lăn lóc với “mấy ả mày ngài”, sáng
ra mệt phờ râu trê, đến nỗi quên cả cuộc họp quan trọng mà chính mình
phải chủ trì.
Từ môi trường xã hội cởi mở để con người
thả lỏng bản tính của mình như vậy, tự nhiên hình thành một loại gái
điếm cao cấp mà cách hành xử của type người này có những lúc khá ngược
đời như nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ “Việt Nam, nhìn từ xa
tổ quốc” :
Điếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng
Điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn
Vật giá tăng
Nên hạ giá linh hồn
Điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn
Vật giá tăng
Nên hạ giá linh hồn
Loại “ca ve” này, tất nhiên không chỉ bán
phấn buôn son mà thực chất là bán buôn “cái gì đó” lớn hơn bằng “vốn tự
có” của mình. Chị em biết lợi dụng thời cơ, nắm chắc tâm lý các sếp
sòng, triệt để vận dụng lời dạy “vành ngoài bảy chữ, vành trong tám
nghề” của tổ sư Tú Bà, để len vào bộ máy công quyền. Từ chiêu “mỹ nhân
kế”, đã có không ít trường hợp thành công, thậm chí còn được bổ nhiệm
vào những chức vụ không nhỏ chút nào, cho dù loại hình hoạt động duy
nhất của chị em chỉ là… trên giường.
Người mẫu kiêm diễn viên kiêm nghề
buôn vốn tự có mặc quần lót màu gì, lông … nách dài hay ngắn, các anh
công an nhân dân đều biết hết, giỏi ghê dzậy đó! Chứ tình báo Trung Quốc
giả người nuôi tôm sống hà rầm ở Vịnh Cam Ranh và tình Phú Yên trong
mấy năm qua thì các anh … hổng dám biết đâu! Nguồn: Onthenet
Nhà nước CHXHCN Việt Nam chẳng bao giờ công bố con số phụ nữ làm nghề
mãi dâm, nhưng đến giờ này, theo những nguồn tin của một vài tổ chức phi
chính phủ thì có thể đã đến hàng chục vạn (?). Phần lớn trong số này là
những cô gái còn rất trẻ đều có gốc gác nông thôn, thất học, không nghề
nghiệp, bỏ nhà lên thành phố làm gái bán hoa, sau một vài năm kiếm được
chút vốn thì hoàn lương, về quê lấy chồng. Đây là đối tượng dễ bị các
Tú Ông, Tú Bà hành hạ, bóc lột nhất. Các cô thường xuyện bị chủ ăn quỵt
sau mỗi lần đi khách, nếu có biểu hiện phản ứng lập tức bị bọn ma cô,
đầu gấu “thượng cẳng chân hạ cẳng tay”, đành nhắm mắt buông xuôi mặc
dòng đời đưa đẩy cho đến lúc thân tàn ma dại. Cũng phải kể đến đội ngũ
“ô sin” trong chương trình xuất khẩu lao động sang Đài Loan. Một lượng
không nhỏ người hầu gái này chấp nhận hành nghề mãi dâm nhằm mục đích
thu ngoại tệ qua các công ty môi giới. Có trường hợp, một “Ô sin” buộc
phải đáp ứng nhu cầu tình dục cho cả gia đình, thậm chí, để giảm bớt chi
phí, gã chủ nhà còn rủ thêm một vài anh hàng xóm “đánh ké”. Tất nhiên
họ không được ăn cả mà thường là phải chia năm sẻ bảy dưới danh nghĩa
“lệ phí” hoặc thuế cho các công ty lừa đảo núp dưới những cái tên rất ấn
tượng, mặc dù các khoản thu ấy chẳng bao giờ được chuyển vào ngân sách
nhà nước.
Loại mạt hạng nhất là dịch vụ lấy chồng
Tàu đại lục qua các tổ chức buôn bán phụ nữ đang hoành hành gần như công
khai từ hai chục năm qua. Không hiếm những nàng quá lứa nhỡ thì được
bọn cò mồi tân trang, qua biên giới bỗng nhiên thành đắt giá. Có điều
rất ít trường hợp kiếm được tấm chồng tử tế. Đa số các cô bị đưa đến
những nơi xa xôi hẻo lánh vùng dân tộc thiểu số, gá nghĩa với những
“chàng rể” bất thành nhân dạng, trong một môi trường sống vô cùng mông
muội. Ngôn ngữ bất đồng, thân gái dặm trường, thậm chí còn bị bán chuyền
tay qua vài ba ông chủ để rồi cuối cùng lọt vào một nhà chứa nào đó nơi
đất khách, liệu còn có dám nghĩ đến ngày về cố hương?
Như trên đã nói, cũng như tệ tham nhũng,
mại dâm ở Việt Nam đã trở thành một thứ “văn hóa”, nếu nói theo các nhà
xã hội học, hay một thứ “công nghệ”, nếu nói theo thuật ngữ của các nhà
kinh tế học. Cái đáng bàn ở đây là Đảng và Nhà nước dứt khoát không thừa
nhận. Kể cũng đúng thôi. Nhà nước ta là nhà nước XHCN, lấy chủ nghĩa
Marx – Lenin làm kim chỉ nam. Thừa nhận loại hoạt động “đồi trụy” này
thì còn gì là thể diện? Vì lẽ đó, tuy là một thực thể tồn tại khách
quan, là thị trường hoạt động rất sôi nổi và đầy màu sắc, nhưng mại dâm
bị vứt ra ngoài lề đường, sống vất vưởng như những cô hồn phiêu bạt,
không bị chi phối bởi bất cứ chế tài nào.
Lịch sử cho biết, mại dâm, với tư cách là
một loại hình hoạt động tham gia vào cơ cấu xã hội đã có từ rất lâu,
chí ít ra là từ nền văn minh Hy – La, Ai Cập, Xuân thu chiến quốc… Như
vậy, mại dâm là hiện tượng xã hội, chính quyền khôn ngoan là chính quyền
biết cách kiểm soát nó thông qua chế tài chứ không thể triệt tiêu nó.
Còn vì hệ ý thức mà sĩ diện, bỏ rơi nó là thiếu sáng suốt, sẽ dẫn đến
những hậu quả khôn lường.
Trước năm 1954, chắc chắn số lượng đĩ
điếm trên lãnh thổ Việt Nam không đáng là bao nhưng người Pháp đã có đạo
luật rõ ràng cho những đối tượng hành nghề này. Các chính quyền địa
phương quản lý chị em bằng môn bài đồng thời buộc các chủ chứa đóng
thuế. Mặt khác, nhằm bảo vệ sức khỏe cho gái mại dâm, tránh tình trạng
gieo rắc bệnh hoa liễu, nhà nước bảo hộ còn xây nhà thương chuyên chữa
bệnh phụ khoa. Ai không tin điều này xin đọc phóng sự Lục xì của văn hào
Vũ Trọng Phụng. Về một mặt nào đó, có thể nói, người Pháp, tuy là thực
dân nhưng cũng có một số chính sách nhân đạo. Trong bộ tiểu thuyết Ông
cố vấn của nhà văn Hữu Mai có đoạn Ngô Đình Diệm vi hành ra đường phố
Sài Gòn. Ngồi trong xe hơi quan sát cuộc sống dân tình, tổng thống bị
các cô gái bán hoa xúm vào chèo kéo, sau khi về dinh Gia Long, được cận
vệ nói rõ sự thật, ông cho gọi Tổng Giám đốc Nha cảnh sát phải triệt hết
các ổ mại dâm, làm trong sạch đường phố. Em ruột ông, cố vấn chính trị
Ngô Đình Nhu không đồng tình với biện pháp trên. Ông ta nói đại ý rằng,
một nhà nước dân chủ, văn minh phải chấp nhận hoạt động mại dâm, điều
quan trọng là phải biết cách kiểm soát nó.
Thực trạng mại dâm ở Việt Nam đã trở
thành quốc nạn phát triển theo kiểu phản ứng dây chuyền vì nó chưa bao
giờ được nhìn nhận như một nguy cơ làm tổn thương danh dự dân tộc, băng
hoại đạo đức, phá vỡ những giá trị văn hóa tốt đẹp bằng nguy cơ “diễn
biến hòa bình” thường trực trong não trạng của các nhà lãnh đạo quốc
gia. Mại dâm bị thả nổi thực chất là môi trường béo bở để các quan chức
tham nhũng đua nhau hành lạc bằng tiền chùa và lũ đệ tử của thần Bạch My
kiếm những món lợi kếch xù trên thân xác người phụ nữ. Đó là thứ quan
hệ hai chiều trong một liên minh ma quỷ luôn hành xử như những băng đảng
của thế giới tội phạm ngầm. Đại dịch HIV/AIDS đang phát triển với tốc
độ chóng mặt. Tính đến cuối năm 2011, Việt Nam với hơn 90 triệu triệu
con Lạc cháu Hồng, mà nạn mãi dâm gần như bị thả nổi triền miên, thử
hỏi, đến thời điểm này chúng ta đã có bao nhiêu người nhiễm căn bệnh thế
kỷ?
Bảy mươi tư năm đã qua kể từ khi Tiếng
hát sông Hương ra đời, giờ, mỗi khi đọc lại tôi vẫn còn nghe văng vẳng
đâu đây lời bình đầy cảm xúc của thầy Hoàng Bỉnh Nhu, cho dù ông đã
thành người thiên cổ. Ông chết tức tưởi sau những năm liệt giường vì
xuất huyết mạch máu não. Cô Hoàng Lệ Chi, con gái út của thầy bỏ học
giữa chừng bởi nhà nghèo, có bao nhiêu tiền dồn vào thuốc thang cho bố,
đành phải từ biệt bà mẹ già mắc chứng quáng gà, ra Hà Nội làm nghề rửa
bát thuê. Và rồi đây liệu em có thoát khỏi kiếp đoạn trường?
Tác giả Đặng Văn Sinh, Cử nhân Khoa
Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội; nguyên giáo viên Ngữ văn Trung học phổ
thông; hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Theo: Blog Đặng Văn Sinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét