BÀI TOÁN DƯƠNG CHÍ DŨNG?
Dương Chí Dũng đưa Thủ Tướng đi thăm mấy cái tàu già 43 tuổi vừa được mua về! |
Nhiều tuần đã trôi qua, song Dương Chí
Dũng vẫn bặt vô âm tín! Dương Chí Dũng hoá ra tài giỏi hơn cả lực lượng
an ninh dày đặc của Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng!
Người dân kháo nhâu đủ thứ chuyện trên đời. Có người thì thầm như sợ có người nhà Thủ Tướng ở bên cạnh 'Dương chí Dũng bị nghẻo rồi!'.
Có người thạo tin thì cho hay: Dương Chi Dũng đã được em trai của mình
là Phó giám đốc Sở Công AN làm hộ chiếu giả và đưa xuống ngay con tàu
của Vinalines chạy ra nước ngoài rồi!
Dù sao thì Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã
có thể ăn ngon ngủ kỹ được rồi, ít nhất cũng không ai ra làm nhân chứng
cho viẹc môi giới mua cái ụ nổi và mấy cái tàu già của cô con gái rượu
và chàng rể quý hoá! Bất quá thì lại ''chịu trách nhiệm chính trị!" như vụ Vinashin và thế là cái Ban Chỉnh đốn Đảng cứ ngồi đó mà ngáp ruồi, đừng hòng rờ được sợi tóc!
20 TỶ ĐÔ LA CHO THÂU TÓM ĐỢT 1!
Trong các bài trước đây Quan Làm báo đã đăng tải một phần thông tin về nhóm lợi ích đang thao túng
toàn bộ chính sách tài chính, - tiền tệ của Việt Nam.
Chúng tôi sẽ cho đăng loạt bài cụ thể
trong các loạt bài tiếp theo để mọi người có cái nhìn rõ nét hơn.
Đến ngày hôm nay, nhóm lợi ích thâu
toám ngân hang đã hoàn thành bước 1 với thị phần họ nắm và chi phối chiếm 35%
thị phần tín dụng cả nước. Kế hoạch đang được các nhóm lợi ích này khẩn trương
đưa ra để:
1.
Đối
phó với việc bị thanh tra, kiểm tra của Ban nội chính, Ban chống tham nhũng nếu
có trong đợt chỉnh đốn Đảng;
2.
Xoá
dấu vết thôn tính phạm pháp và kết thúc đợt thâu tóm đợt 1.
3.
Khẩn
trương lên kế hoạch để chuẩn bị bước tiếp vào Đợt thâu tóm Đợt 2.
I/ KẾ HOẠCH ĐỐI PHÓ NẾU BỊ BAN NỘI CHÍNH CỦA TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KIỂM TRA:
Trước tình hình Trưởng ban chỉ đạo chống tham nhũng không còn nằm trong
tay Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và nguy cơ sẽ bị thanh kiểm tra những hoạt động
không minh bạch trong hoạt động thâu tóm ngân hàng và tái cấu trúc một cách bất
bình thường, Bố già Nguyễn Đức Kiên, Nguyễn Thanh Phượng, Hồ Hùng Anh, Nguyễn
Đăng Quang và Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã lên kế hoạch đối
phó trong đó chủ yếu trọng tâm sẽ lấy cớ và lợi dụng vào chủ trương
“Ổn
định kinh tế vĩ mô” của Chính Phủ vừa được Quốc hội thông qua. Kịch bản đã
được nhóm lợi ích này đặt ra: Trong trường hợp nếu một trong những ngân
hàng Phương Nam, Eximbank, Bắc Á, Techcombank, ACB, Kiên Long, Việt Bank, Bản
Việt, ACB, VietA Bank, Ngân Hàng Đại Dương, Samcombank bị kiểm tra thì họ sẽ phát thông điệp cho ngừng giao dịch
trên khắp cả nước để gây rối loạn và hoang mang trong cả nước. Với thị phần
qua đợt thâu tóm đã nắm được 35% cho họ một công cụ khủng khiếp có thể gây sức
ép và phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô và vi mô đặc biệt nếu lại có những
quan lại nằm trong hệ thống Chính Phủ tung hứng cùng với nhóm lợi ích thì hậu
quả sẽ khôn lường.
Trên cơ sở đó Thống đốc Bình được
phân công nhiệm vụ sẽ đề xuất lên Thủ Tướng phải thực hiện mục tiêu ổn định vĩ
mô trên hết và cho phép kéo dài thơi gian kiểm tra sang năm sau. Với mục tiêu
này nhóm lợi ích sẽ có thời gian để thực hiện ngay bước 2 của quá trình thâu
tóm.
II/ BƯỚC 2: CHUYỂN HOÁ TÀI SẢN THÂU TÓM THÀNH TIỀN VÀ TÀI SẢN CỦA MÌNH ĐỂ
XOÁ SẠCH DẤU VẾT PHẠM PHÁP:
Hiện nay, dù đã thâu tóm được nhiều
ngân hàng và tài sản trên khắp cả nước, với tài sản của toàn bộ nhóm lợi ích
vào thời điểm giữa năm 2010 trị giá khoảng 2 tỷ USD đến nay trị giá thâu tóm
khoảng 20 tỷ đô la, song giá trị thực tế có thể lên tới 40-50 tỷ đô la Mỹ,
(chúng tôi sẽ có từng bài viết dẫn chứng cụ thể tiếp theo). Tuy nhiên hiện nay
từng cá nhân núp bóng các công ty con, các tổ chức tín dụng, thông qua người
thân hoặc người được thuê đứng tên, song thực chất các cá nhân dưới đây đang
vay nợ tại các ngân hàng của chính mình, có thể dẫn chứng:
1.
Bố
già Nguyễn Đức Kiên: đang vay khoảng 70.000 tỷ đồng – tương đương 3.5 tỷ USD;
2.
Hồ
Hùng Anh – Chủ tịch Techcombank: vay khoảng 30.000 tỷ đồng, tương đương 1.5 tỷ
USD;
3.
Trầm
Bê – Chủ nhân thực của NH Phương Nam: Hiện đang vay nợ khoảng 80.000 tỷ đồng
tương đương 4 tỷ USD;
4.
Nguyễn
Đăng Quang – Chủ tịch Tập đoàn Masan, Phó chủ tịch Techcombank: Hiện đang vay nợ
khoảng 12.000 tỷ đồng, tương đương 600 triệu đô la Mỹ.
5.
Bà
Thái Hương – Chủ nhân của Ngân hàng Bắc Á và chủ nhân của Công ty CP TH: Hiện
đang vay khoảng 20.000 tỷ đồng tương đương 1 tỷ USD từ tiền huy động của dân tại
Ngân hàng Bắc Á, từ nguồn tài trợ của Ngân hàng nhà nước, từ Agribank và BIDV.
6.
Riêng
Nguyễn Thanh Phượng do lợi thế của mình, nên không phải vay nợ. Cứ mỗi hợp đồng
tái cấu trúc như dạng Hợp đồng tái cấu trúc cho Ngân hàng Phương Nam thì Trầm
Bê phải trả cho Phượng 1.500 tỷ đồng tương đương 75 triệu USD để lấy được 5000
tỷ (tương đương 250 triệu USD) từ Ngân hàng nhà nước, hoạc hợp đồng tư vấn để lấy
Mỏ Niken Núi Pháo thì thu được 150 triệu USD, hay môi giới bán tàu Hoa Sen cho
Vinashin, bán U nổi cho Vinashin (hiện đang nằm phơi thây tại Đà Nẵng!), bán ụ
nổi và tàu già 30 – 43 tuổi cho Vinaline …. Do vậy có lẽ chỉ có Nguyễn Thanh
Phượng là giàu có thật sự, không cần vay.
Chỉ điểm mặt một số gương mặt chính
của những tác giả thiết kế kịch bản và triển khai đề án tái cấu trúc của Ngân
hàng Nhà nước 08 tháng qua thì thấy rõ: Trừ Nguyễn Thanh Phượng với sự bảo trợ
của ông bố Thủ Tướng, còn lại tất cả đều nợ nần ngập đầu ( Chúng tôi sẽ đăng tiếp
những bài sau chỉ ra họ đã lấy tiền từ
đâu). Do vậy việc phả trả lãi suất là một áp lực lớn đối với chúng và chính
sách giảm lãi suất liên tục của NHNN vừa qua là cứu cánh để cứu chính nhóm lợi
ích này. Một điểm nữa: Hầu hết các khoản vay chúng đều lấy tiền ngắn hạn của
dân và tự cho mình vay dài hạn từ 5 năm, 7 năm, 10 năm , thậm chí đến 30 năm!
Áp lực để biến tài sản ăn cướp trong những đợt thâu tóm thành tiền để
hoàn trả lại các khoản vay và ôm tiền về để xoá toàn bộ dấu vết quá trình ăn cướp
đang là vấn đề lớn và sống còn đối với các nhóm lợi ích này.
III/ LÀM THẾ NÀO ĐỂ KẾT THÚC CHU KỲ THÂU TÓM AN TOÀN?
Đây là mục tiêu mà nhóm lợi ích đang tiến đến bằng các biện pháp:
1. Hạ lãi suất nhanh chóng để giảm áp lực
trả lãi. Việc này đã thực hiện xong một cách tuyệt vơi và Thống đóc Bình lại được
tung hô như là nghĩa cử ‘cứu’ Doanh nGhiệp. Thực chất chẳng có doanh nghiệp nào vay được tiền từ nhỏ đến lớn. chỉ
những doanh nghiệp của nhóm lợi ích chi phối mới làm được phép màu nhiệm đó!
2. Tháo khoán tín dụng: kịch bản này
NHNN đang áp dụng và nguồn tiền đẩy ra thị trường 2 chỉ từ tháng 4 đến nay đã
khoảng trên 700.000 tỷ. Mục đích để làm gì?
· Nhóm lợi ích có thể đáo hạn được các
khoản vay liên ngân hàng đã đến hạn cho phép chúng giữ lại được những tài sản,
những công ty tốt nhất vừa thôn tính xong;
· Do nguồn tính dụng khá hơn sẽ cho
phép chúng bán bớt được một phần tài sản cho nhà đầu tư nước ngoài và cho chính
các chủ đầu tư thời gian qua bị thâu tóm với giá chỉ bằng 20-30% giá trị tài sản
thì nay chính nhóm lợi ích lại đưa bàn tay nhung ra bán lại tài sản này cho
chính các chủ nhân với giá cao hơn gấp 1.5 đến 2 lần với điều kiện cho họ được
vay mới bằng chính tiền huy động của dân và tiền do ngân hang nhà nước rót xuống;
3. Thành lập công ty mua bán nợ, không
có ai nhiều tiền bằng nhà nước, với 100.000 tỷ mà Thống đốc Bình đang say sưa
thuyết trình cho ra đời chính là cứu cánh của những kẻ thôn tính này:
· Trước mắt chính công ty mua bán nợ
này sẽ mua lại một số dự án của nhóm thôn tính nếu chúng chưa kịp bán ra bên
ngoài để khoanh lãi và hoàn trả lại vốn vay, xoá sạch dấu vết phạm pháp: chúng
đã dùng ngân hàng mà chúng chi phối huy
động tiền của dân và tiền rót xuống của chính NHNN, rồi rút ra cho chính chúng
vay tiền thông qua hàng loạt những ảo thuật (sẽ phân tích ở các bài cụ thể
tiếp theo) – Đây là điểm yếu mà bất cứ cuộc thanh tra nghiêm túc nào không bị chi phối
bởi Thủ Tướng và nhóm lợi ích thì đều dễ dàng vạch trần ra ánh sáng..Chính vì vậy,
nhóm lợi ích chính là kẻ mong muốn thành lập công ty mua bán nợ hơn ai hết. Nếu
quy trình xoá dấu vết này hoàn thành thì mọi việc thanh tra đều trở thành vô
nghĩa!
· Dùng công ty mua bán nợ để thâu tóm tiếp những dự án triển vọng mà nhóm
lợi ích chưa thực hiện kịp trong đợt 1.
IV/ KẾ HOẠCH THÂU TÓM ĐỢT 2:
Đợt 2 của Kế hoạch thâu tóm sẽ diễn ra và nếu đợt chỉnh
huấn Đảng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng thất bại thì chúng ta sẽ được chứng kiến:
1.
Ngân
hàng Bản Việt cùng nhóm Ngân hàng chi phối của bố già Nguyễn Đức Kiên sẽ cùng
Trần Bắc Hà – Chủ tịch của BIDV chiếm lĩnh BIDV bằng cách Thống đốc Bình và Thủ
Tướng sẽ cho phép nhà nước giảm tỷ lệ nắm giữ xuống;
2.
Ngân
hàng Bản Việt lấy cớ là cổ đông chiến lược
của Vietcombank để mua cổ phần của Vietcombank ưu đãi;
3.
Mục
tiêu thôn tính các công ty nhiều lợi thế của nhà nước cũng là mục tiêu của Nguyễn
Thanh Phượng – Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang. Các công ty đã được nhóm lợi
ích này nhắm đến: Các công ty con của Tập đoàn dầu khí, Của Tập đoàn Sông Đà,
Vinaphone, Mobile phone, Tổng công ty Rượu bia, thuốc lá, Tổng công ty hàng
không…
Tóm lại: Tất cả kịch bản hiện đang diễn ra tại Việt Nam đang lặp lại
những gì đã diễn ra tại Nga vào đầu thập kỷ 90. Nếu Hồng Phúc của đất nước
không còn thì rồi Việt Nam có thể sẽ lại chứng kiến những ‘bố già’, ‘mẹ già’
còn rất trẻ nhưng thao túng toàn bộ nền kinh tế như ở nước Nga sau khi Liên Xô
bị sụp đổ tiến dần đến việc thâu tóm chính trị như bố già Kiên đã tuyên bố: “Bao
nhiêu nay đã phải nằm yên, bây giờ xuất đầu lộ diện thì chỉ có chiến thắng!”
Phỏng vấn ĐB QH Dương Trung Quốc về Luật Biển Việt Nam
Cuối cùng sau nhiều năm chờ đợi Luật Biển Việt Nam đã chính thức được thông qua trong phiên họp thứ ba của Quốc hội khóa 13 với số phiếu gần như tuyệt đối 495/496 phiếu.
Mặc Lâm phỏng vấn Đại biểu Quốc Hội Dương Trung Quốc để biết thêm chi tiết về quyết định được xem là quan trọng này.
Mặc Lâm: Xin ông cho biết Luật Biển được Quốc Hội đưa ra trong thời điểm này có do một yếu tố nào không, hay là đã có quy định trước là sẽ được thông qua vào ngày hôm nay không, thưa ông?
Hơn thế nữa, Việt Nam đã tham gia vào UNCLOS 1982 rồi vì thế việc ra Luật Biển càng sớm càng tốt và cũng là mong ước của người dân cũng như mong muốn của Quốc Hội.
ĐB QH Dương Trung Quốc
Ông Dương Trung Quốc: Là người theo dõi hoạt động của Quốc Hội
và tôi được biết rằng Luật Biển được chuẩn bị rất lâu rồi, bởi vì ta đã
biết Việt Nam là quốc gia có 3.200 cây số bờ biển, rất nhiều đảo và hải
đảo, và quần đảo, mà chưa có luật thì hơi vô lý. Hơn thế nữa, Việt Nam
đã tham gia vào UNCLOS 1982 rồi vì thế việc ra Luật Biển càng sớm càng
tốt và cũng là mong ước của người dân cũng như mong muốn của Quốc Hội.
Luật Biển không chỉ đáp ứng yêu cầu về vấn đề bảo vệ chủ quyền mà
ngay cả vấn đề muốn phát triển kinh tế biển thì cũng phải có hành lang
pháp lý. Có thể nói rằng tôi đã chứng kiến nhiều lần và cá nhân mình
cũng đã nhiều lần đề nghị Quốc Hội sớm thông qua. Tuy thông báo chính
thức cho biết việc chuẩn bị chưa thật chu đáo, nhưng ở thời điểm này tôi
nghĩ kỳ họp trước thì đã thảo luận rồi, kỳ họp này thông qua thì nó là
quy trình bắt buộc và cho ra vào thời điểm này là thích hợp mặc dù cá
nhân tôi cho rằng hơi muộn.
Hòa hiếu
Mặc Lâm: Thưa ông, sau khi Luật Biển vừa thông qua thì Trung Quốc ngay lập tức đã đưa ra những lời lẽ rất cứng rắn để chống lại và thậm chí họ còn triệu tập Đại Sứ VN ở Bắc Kinh lên để phản đối. Là một đại biểu quốc hội, ông thấy trước hành động này của Trung Quốc thì Việt Nam có nên đề phòng những điều có thể xảy ra hay không?
Ông Dương Trung Quốc: Cá nhân tôi và chắc nhiều đại biểu quốc
hội cũng nghĩ rằng thế nào Trung Quốc cũng phản ứng, tức là mình cũng đã
nghĩ trước điều đó, nhưng tôi cho rằng chuyện đó là bình thường. Việt
Nam thể hiện chủ quyền của mình thì thực ra quan điểm đó đã rất lâu, kể
cả các phát ngôn chính thức trên trường quốc tế cũng như là đã đăng ký
với Liên Hiệp Quốc, chả có gì mới cả. Còn việc làm luật thì quốc gia nào
cũng phải làm luật cho quốc gia mình, đó là chuyện rất là đương nhiên.
Phản ứng của Trung Quốc dẫu sao cũng phản ảnh một thái độ chung của
Trung Quốc đối với vấn đề chủ quyền trên Biển Đông chứ không phải chỉ
riêng gì Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Trên cơ sở khẳng định chủ
quyền của mình trong Luật Biển Việt Nam có nói nếu nơi nào có tranh chấp
thì Việt Nam cũng sẽ sẵn sàng với tinh thần thực hiện những cam kết
quốc tế, nhất là Công Ước về Luật Biển của LHQ (UNCLOS), và trên một
tinh thần là vẫn thương thảo một cách hòa bình. Tôi nghĩ đấy là nguyên
tắc mà Việt Nam sẽ ứng xử với Trung Quốc trong cả một tiến trình chứ
không chỉ riêng chuyện phản ứng của Trung Quốc đối với việc thông qua
luật này.
Trên cơ sở khẳng định chủ quyền của mình trong Luật Biển Việt Nam có nói nếu nơi nào có tranh chấp thì Việt Nam cũng sẽ sẵn sàng với tinh thần thực hiện những cam kết quốc tế, nhất là Công Ước về Luật Biển của LHQ (UNCLOS), và trên một tinh thần là vẫn thương thảo một cách hòa bình.
ĐB QH Dương Trung Quốc
Mặc Lâm: Sau khi Luật Biển ra đời thì cũng có rất nhiều dư
luận, đặc biệt là dư luận quốc tế cho rằng khi Hoa Kỳ bắt đầu trở lại và
nói chuyện với Việt Nam đã khiến cho Việt Nam mạnh dạn hơn trong vấn đề
đưa ra luật này. Thưa ông, là đại biểu quốc hội thì ông có đồng tình
với những nhận định như vậy không ạ?
Ông Dương Trung Quốc: Có thể vì sự liên tưởng sắp xếp lại
nhiều hiện tượng khác nhau khiến người ta nghĩ đến chuyện đó, nhưng tôi
nghĩ điều đó nếu có thì chỉ là một hoàn cảnh cụ thể thôi, còn việc Việt
Nam phải có luật biển thì rõ ràng là một nhu cầu bức thiết. Xin nhắc lại
rằng không chỉ vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia mà nó liên quan
đến cả nhu cầu phát triển, nhất là khi Việt Nam càng ngày càng khẳng
định kinh tế biển đã, đang và sẽ trở thành một nguồn lực to lớn trong sự
phát triển của Việt Nam.
Trong khi thảo luận tại Quốc Hội tôi cũng thấy thái độ của Việt Nam
rất thiện chí, trên tinh thần nếu có tranh chấp thì phải thương lượng
một cách hòa bình. Đương nhiên là mỗi quốc gia đều có quyền bảo vệ lãnh
thổ của mình. Hai nữa Việt Nam luôn luôn quan tâm đến những cam kết quốc
tế. Tôi lấy thí dụ khi thảo luận về khoản đối với tàu quân sự các nước
đi ngang qua lãnh hải của mình nếu không gây tác hại gì cả thì ta yêu
cầu họ phải xin phép hay chỉ cần thông báo thôi? Cuối cũng tất cả đại
biểu quốc hội đều phản ảnh là chỉ cần thông báo. Điều này đã thể hiện
Việt Nam hoàn toàn muốn tạo những điều kiện thuận lợi và góp phần vào
việc sử dụng giao thương trên biển được thuận lợi.
Như thế có nghĩa là thái độ của Việt Nam hết sức mong sự hòa hiếu,
mong tất cả các quốc gia đều phải có những cam kết chung bên cạnh việc
bảo vệ chủ quyền của mình. Còn sự tranh chấp về chủ quyền thì chắc chắn
nếu có xảy ra thì phải thương thảo, phải thảo luận.
Mặc Lâm: Có một điều là chính quyền Trung Quốc sau khi
Việt Nam thông qua Luật Biển thì họ lại nâng cấp quy chế hành chính của 3
quần đảo Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa ở Biển Đông từ cấp huyện lên cấp
quận. Thưa ông, là đại biểu quốc hội ông có nhận thấy vấn đề này có vẻ
càng ngày càng nóng lên và nghiêm trọng hơn thì trong Quốc Hội kỳ tới sẽ
có thêm những điều khoản nào nữa thêm vào Luật Biển của mình nữa hay
không?
Ông Dương Trung Quốc: Tôi nghĩ rằng Luật Biển đã được thông
qua rồi thì chắc việc bổ sung thêm không phải là chuyện làm ngay được,
nhưng nó sẽ được cụ thể hóa trong việc thực thi Luật Biển với tất cả các
văn bản dưới luật sẽ được ban hành trên cả hai phương diện là phương
diện bảo vệ chủ quyền và phương diện phát triển kinh tế biển. Cho nên
việc phản ứng của Trung Quốc là việc họ làm, còn Việt Nam cũng kiên trì
quan điểm của mình, và trên cơ sở đó Việt Nam cũng sẽ thực thi những
quyền mà luật pháp cho phép, và tôi xin nhắc lại là Việt Nam luôn luôn
tôn trọng những cam kết quốc tế.
Mặc Lâm: Vâng. Thưa đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc, xin cảm ơn ông rất là nhiều về những phát biểu của ông hôm nay.
Ông Dương Trung Quốc: Dạ, cảm ơn ông.
Theo RFA Quý 1 “thê thảm” của các doanh nghiệp vận tải biển
Qlb - Các báo cáo của Chính
Phủ vẫn ra rả nhai đi nhai lại nền kinh tế tăng trưởng, Việt Nam đã
vượt qua thời kỳ khó khăn... Tất cả chỉ nhằm mục đích để tô hồng che dấu
sự lãnh đạođiều hành yếu kém của Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng và đặc biệt
che đặy sự chi phối của các nhóm lợi ích mà thôi.
Hoạt động kinh doanh khó khăn cộng với vay nợ lớn, các doanh nghiệp vận
tải biển lớn đều thua lỗ trong Q1 năm nay. Những công ty nhỏ có lãi thì
cũng chỉ lãi không quá 1 tỷ đồng.
Áp lực cạnh tranh lớn
Sau thời kỳ hoàng kim, quá trình khủng hoảng của nghành vận tải biển dường như vẫn chưa xuống đáy.
Theo
báo cáo thường niên của Vitranschart, năm 2011 là năm thứ ba liên tiếp
thị trường vận tải biển suy giảm và trong tình trạng còn xấu hơn cả
năm 2010 khi sự mất cân đối giữa cung và cầu ngày càng trầm trọng, nhu cầu vận chuyển tăng trưởng 5% trong khi đội tàu tăng 14%.
Chỉ
số BDI (Baltic Dry Index) bình quân năm 2011 chỉ đạt 1.548 điểm giảm
44%, BHSI (Baltic Handysize Index) bình quân 718 điểm giảm 36% so với
2010.
Cước vận chuyển liên tục giảm trong khi
giá nhiên liệu tiêu thụ ở mức cao hơn 2010. Theo số liệu từ Vosco thì
chi phí nhiên liệu chiếm đến 45% tổng chi phí của công ty này. Giá tiêu thụ nhiên liệu bình quân FO/DO tăng khoảng 30% so với năm trước.
Không doanh nghiệp nào có lợi nhuận trên 1 tỷ đồng trong Q1 năm nay.
Hầu hết các cổ phiếu ở mức giá dưới 5.000 đồng.
Gánh nặng tài chính
Những
năm gần đây, hoạt động kinh doanh vận tải đa số các doanh nghiệp vận
tải biển trong nước đều lỗ; lợi nhuận – nếu có - thì chủ yếu là nhờ bán
tàu đã khấu hao hết.
Quý 1 năm 2012, các công ty vận tải biển lớn đều công bố lỗ lớn như Vận tải biển và Bất động sản Việt Hải (VSP) báo lỗ 492 tỷ đồng, Vosco (VOS) lỗ 60 tỷ, Vistranschart (VST) lỗ 21 tỷ, Vinaship (VNA) lỗ 43 tỷ....
Trong số 4 doanh nghiệp kể trên, chỉ có VSP là không phải thành viên của Tổng Công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Cơ cấu vay nợ ngân hàng đến cuối Q1/2012 của một số doanh nghiệp vận tải biển lớn
Doanh
thu của các doanh nghiệp này đều giảm so với cùng kỳ, trong khi giá vốn
vẫn cao kéo biên lợi nhuận gộp giảm mạnh, thậm chí bán hàng dưới giá
vốn. Cá biệt như VSP bán hàng thấp hơn giá vốn tới 379 tỷ đồng.
Đặc
điểm chung của các ông lớn vận tải biển là đi vay nợ rất lớn, chủ yếu
là vay dài hạn bằng đồng USD phục vụ mua tàu. Chính vì thế mà trong
những năm vừa qua, các công ty này phải đồng thời cõng 2 chi phí: lãi vay và lỗ chênh lệch tỷ giá.
Cả 3 công ty VSP, VST và VOS đều chịu hơn 300 tỷ đồng chi phí tài chính trong năm vừa qua.
Đến cuối Q1 năm nay, số vay nợ của VOS là hơn 3250 tỷ đồng, VST hơn 2100 tỷ, VSP hơn 1800 tỷ và VNA là hơn 850 tỷ.
Chi phí tài chính trong năm 2011 và Q1/2012
(chi phí lãi vay là 1 thành phần trong chi phí tài chính)
VOS là số liệu hợp nhất, các công ty còn lại là số liệu riêng công ty mẹ
Triển vọng 2012
Tỷ
giá đã khá ổn định trong hơn một năm qua, và nếu tiếp tục giữ ổn định
đến cuối năm thì tình hình kinh doanh năm 2012 của các doanh nghiệp này
chắc chắn sẽ khả quan hơn so với năm trước. Ngoài ra, lãi suất cho vay
cũng đang giảm.
Bên cạnh các yếu tố cơ bản như
tình hình kinh tế, lãi suất, cung cầu thị trường thì ranh rới lãi-lỗ
chắc chắn sẽ vẫn phụ thuộc nhiều vào hoạt động bán tàu.
Như
mọi năm, VSP vẫn đặt ra kế hoạch năm 2012 rất lạc quan: 2.557 tỷ đồng
doanh thu và 132,5 tỷ đồng LNST, dù cho riêng Q1 đã lỗ hơn 400 tỷ đồng.
Với
việc lỗ 3 năm liên tiếp từ 2009-2011, VSP đã bị hủy niêm yết tại HNX từ
1/6. Cổ phiếu này đã rời sàn niêm yết tại mức giá 1.800 đồng.
VOS
và VST thì xây dựng kế hoạch thận trọng, với dự kiến doanh thu giảm lần
lượt là 9% và 14% so với năm 2011; còn kế hoạch lợi nhuận tương ứng là
12 tỷ và 5,26 tỷ đồng.
VNA đặt mục tiêu 890 tỷ đồng doanh thu, giảm 13% so với năm 2011 và kế hoạch lợi nhuận là cân bằng thu chi, tức 0 đồng.
(Giá đã được điều chỉnh kỹ thuật)
VSP đã bị hủy niêm yết từ 1/6.
KAL
Theo TTVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét