Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

HOT - chuyện nóng trong ngày

VIKILEAK 3 - ĐIỀU ĐÃ AI BIẾT?

Trần Huỳnh Duy Thức và ước mơ dân chủ cho Việt Nam
Cái tên Lê Thăng Long và 'Con đường Việt Nam' những tuần vừa qua tốn khá nhiều thời gian của dân cư trên mạng và những người quan tâm đến nền dân chủ cho Việt Nam. Thật sự nếu có một người dám phất ngọn cờ để chúng ta quy tụ về thì đó là hồng phúc của đất nước! Nhân dân Việt Nam ta đã chịu nhiều nỗi thống khổ, sự bất công và bạo tàn của chế độ độc Đảng tham nhũng đang ngày càng thối nát, mục ruỗng, bóp nghẹt không chỉ quyền tự do, dân chủ mà ngay đến quyền cơ bản của mỗi con người cũng bị chà đạp. Mỗi tế bào sống của xã hội  chỉ  được phép như những con ngựa đeo Blinder và đi theo con đường người đánh ngựa vạch ra, không có bất cứ một ngoại lệ nào khác, bất cứ sự phản kháng của con ngựa 'chứng' (Ông bà ta có câu: "Ngựa hay thường là ngựa chứng"!) thì  ngay lập tức đều bị đè bẹp, bẻ gãy từ trong trứng nước....
Chính vì vậy, nỗi niềm khao khát để được sống làm một con người bình thường, được nói, được ca ngợi những điều mà hiển nhiên cả thế giới đều nhận thức được, được tự do sáng tạo và được giải thoát khỏi nỗi khiếp sợ luôn canh cánh đeo đuổi không biết khi nào mình sẽ bị bắt, bị kết án, bị tước đoạt hết tài sản vì một cái cớ dạng như những cái bao cao su của Luật sư Cù Huy Hà Vũ rồi ập đến phong toả, khám xét máy tính, nhà ở, nơi làm việc, thậm chí có thể những tài liệu để kết án mình cũng có thể dược ai đó tự đưa vào máy tính cá nhân của mình....
Luật sư Trần Đình Triển - Người đã có tiếng nói mạnh mẽ bảo vệ Cù Huy Hà Vũ hiện nay cũng đang là đối tượng mà công an đang nhắm vào và tím cớ để bắt. Chuyên án về Luật sư Trần Đình Triển đã được phê chuẩn, thòng lọng đang khép lại... Chính Luật sư Triển cũng linh cảm thấy điều đó, do vậy mà bản thân ông gần đây cũng phải tự điều chỉnh để không rơi vào cái bẫy như Cù Huy Hà Vũ. Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Quang A cũng đã trải qua nhiều cạm bẫy và đòn giáng xuống đầu chỉ vì những đóng góp tâm huyết về kinh tế và vạch trần sự thối nát của các Tập đoàn nhà nước.... Tất cả những việc Tiến sĩ Nguyễn Quang A hay Luật sư Trần Đình Triển đều chưa phải những vấn đề 'cấm kỵ' ở Việt Nam như 'Con đường Viêt Nam' của Lê Thăng Long, vậy mà một người vừa ra khỏi tù đã có thể tự do đứng ra khỏi xướng và biết rất nhiều địa chỉ liên lạc của nhiều nhân vật quan trọng có tư tưởng vì một nền dân chủ cho Việt Nam...?
Chỉ có những ai  đã sống, đã làm việc, đã bị đòn thù, đã thấu hiểu chế độ cộng sản ở Việt Nam thì chắc chắn sẽ không hề có ảo tưởng về những gì mà Lê Thăng Long đang muốn dẫn dắt mọi người chui vào...


Có một điều không biết dân mạng có biết rằng Lê Thăng Long có một người chú là Thiếu Tướng - Cục Trưởng thuộc Bộ Công An?
Một chi tiết có lẽ cũng giúp chúng ta hiểu thêm: Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long và Lê Công Định trước khi bị bắt đã Set UP và sử dụng chung 01 địa chỉ email. Hình thức họ trao đổi thông tin: bất cứ ai vào email sẽ để lại tin tại Draft, sau đó người vào đọc xong sẽ xoá đi, không hề có ai gởi cho ai! Bất cứ ai đã kinh qua trong ngành tình báo của Việt Nam đều thấu hiểu đây chính là 'của trong nhà'! Chỉ có những người trong nghề mới biết cách thức hoạt động này.... 
Khi bị bắt, cả Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Công Định đều cứng họng khi địa chỉ email này bị an ninh của Bộ công an đưa ra với đầy đủ nội dung và cách thức liên lạc trao đổi của họ? Hãy hỏi Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Công Định để kiểm chứng: ai là người đã đưa ra ý tưởng và SET UP cách thức hoạt động của Tổ chức Chấn hưng Việt Nam bằng cách này thì bạn sẽ có ngay câu trả lời về con người thật của Lê Thăng Long!


Lê Thăng Long chính là nhục kế của Nguyễn Văn Hưởng và Trần Việt Tân. Thời gian còn rất dài để quý vị có thể kiểm chứng và thực tế sẽ cho câu trả lời. Một Trần Huỳnh Huy Thức, một Lê Công Định bị bắt đã là quá nhiều, từng người có tâm và có tấm lòng vì nền dân chủ của Việt Nam đều vô cùng quý giá. Chúng tôi đăng tải những thông tin này để mong rằng sẽ không có thêm những con người như Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt, bị bẻ gãy từ trong trứng nước....
Người trong cuộc

ĐẰNG SAU ĐỀ ÁN TÁI CẤU TRÚC 09 NGÂN HÀNG ĐẦU TIÊN CỦA CHÍNH PHỦ NGUYỄN TẤN DŨNG

Thủ Tướng và Chủ tich Quốc Hội tỏ ra  rất ăn ý nhau!
 
Từ cuối tháng 9/2011 Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã công bố danh tính ngân hàng bị mất thanh khoản nặng nề đầu tiên được đưa vào diện đề nghị tái cấu trúc, bao gồm: Ngân hàng TMCP Phương Nam, NH Bắc Á…. Tại thời điểm đó, mọi người đã đoan chắc hai ngân hàng này sẽ nằm trong danh sách của Đề án Tái cấu trúc của NHNN. SONG…. Sau những buổi họp kín với Thủ Tướng, Thống đốc Bình đã được chỉ đạo rất rõ: Nhiệm vụ của Thống đốc Bình phải lên danh sách các ngân hàng để ‘đánh’ đợt 1 (mà ngôn từ được họ công bố mỹ miều là: tái cấu trúc) phải làm sao đạt được 2 mục tiêu đề ra:

 Một là, Thông qua tái cấu trúc phải làm sao nhóm lợi ích của Thủ Tướng phải thâu tóm được hệ thống tài chánh, tiền tệ của đất nước vào trong tay để từ đó gây sức ép nếu có bất cứ biến động gì. Đây là con bài nhằm chống lại đợt chỉnh đốn Đảng mà Đảng CSVN vừa đưa ra vì Thủ Tướng là người biết rất rõ hơn ai hết ông ta và gia đình đã vi phạm đến ’21 điều’ chứ không chỉ có 19 điều cấm của Đảng viên như dân vỉa hè Hà Nội vẫn kháo nhau!
Hai là, Phải tập trung ‘đánh’ những ngân hàng nào dự đoán có khả năng là sân sau của Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Trần Đại Quang. Trong đó, cần tập trung vào sân sau của Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang là hai nhân vật cần bị hạ để dọn đường cho Nguyễn Tấn Dũng trở thành Tổng Thống ! Mục tiêu đưa ra là làm sao để có thể đánh sộc vào sân sau của những Uỷ viên Bộ chính trị chủ chốt để có con bài đàm phán khi Thủ Tướng Dũng bị tấn công trong đợt chỉnh đốn Đảng sắp tới.

Chính vì vậy mà hai ngân hàng Phương Nam và Bắc Á – là sân sau của Thủ Tướng và Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng lập tức được bỏ ra ngoài danh sách và hai ngân hàng Nam Việt (gọi tắt Navibank) và Western Bank được đưa vào thay thế. Lý do vì sao? Đây là hai ngân hàng của ông Đặng Thành Tâm – Một trong những người được cho là đệ tử của Trương Tấn Sang cùng 7 ngân hàng khác được Thủ Tướng Dũng trực tiếp duyệt danh sách và chỉ đạo Thống đốc Bình cho ‘lên thớt’ một số ngân hàng khác cùng chung số phận với Navibank và Wester Bank:

1.   SCB, Đệ nhất và Tín Nghĩa của bà Mỹ Lan sẽ phải sáp nhập tức là một cái chết tốn kém, sau khi NHNN dung mọi tiểu xảo, kể cả thanh tra để ép buộc sáp nhập, nhưng lại công bố ‘Tự nguyện sáp nhập’. Do tính nhạy cảm của ngân hàng, khi đã nghe thấy bị sáp nhập, người dân ào ào rút tiền và đó chính là kịch bản đã được tính trước. NHNN cho BIDV rót 20.000 tỷ và đương nhiên bà Mỹ Lan đã mất trắng cả 03 ngân hàng này vì khi đã phải nhận vốn của NHNN hoặc NH thương mại quốc doanh thì đã bị thôn tính hoàn toàn và Lê Văn Hiền cán bộ làm việc cho NHNN được đưa về làm Tổng giám đốc kiêm trưởng Ban Kiểm soát nhầm chặn đứng mọi ý định kiện cáo của bà Mỹ Lan và các cổ đông khác!
2.   Ngân hàng Đại tín, hiện chủ tịch NH là thầy giáo Hoàng Văn Toàn được thuê làm chủ tịch, song thực chất chủ nhân là bà 6 Phấn – cũng là người đã tham gia cùng bà Mỹ Lan để hạ bệ ông 10 Rua, đồng thời có cổ phần của Công ty Lương Thực Long An – quê hương của Chủ tịc nước Trương Tấn Sang, do vậy được kết án tử hình!
3.    GBank – Đây la NH có góp vốn của Bộ Công An 20% mà nhóm thôn tính cho rằng có sự bảo trợ của Bộ Trưởng Trần Đại Quang, do vậy được đưa vào danh sách thanh tra và sẽ bị sáp nhập hoặc buộc phải bán đi để cắt tay cắt chân nguồn cung cấp kinh tế.
4.   Ngân hàng Tiền Phong, HDbank và Habubank được cho là sân sau của một số Uỷ viên BCT như Nguyễn Xuân Phúc, Tô Huy Rứa, Trần Đại Quang, Đinh Thế Huynh…, đặc biệt nhóm lợi ích cho rằng con trai của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang làm tổng giám đốc của một công ty cổ phần kinh doanh bất động sản có quan hệ tín dụng với các Bank này, do vậy thanh tra NHNN buộc phải vào bằng mọi cách để tìm ra got chân A-sin của Tổng bí thư có tiếng trong sạch này.

KẾT QUẢ CỦA ĐỢT TÁI CẤU TRÚC CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG:
Hai ngân hàng thối nát nhất, không những mất toàn bộ vốn điều lệ và mất cả tiền gửi của dân là NH Phương Nam mất 20.000 tỷ và NH Bắc Á mất 5.000 tỷ. Song cả hai  không những KHÔNG hề bị thanh tra mà lại được thống đốc Bình rót trực tiếp từ NHNN và thông qua Agribank cùng BIDV rót xuống cho mỗi ngân hàng 10.000 tỷ đồng. Kết quả NH Phương Nam đã thâu tóm xong Samcombank trị giá 7 tỷ USD và NH Bắc Á thì tiếp tục rút tiền từ nhà nước để đầu tư cho dự án bò sữa của bà Thái Hương và xây dựng nhà thờ Tổ của Chủ tịc Quốc Hội nGuyễn Sinh Hùng!

Còn các ngân hàng khác hiện nay ra sao?

1.   NH Tiền Phong mà cổ đông chính là Tập đoàn FPT – Đây là ngân hàng nhóm lợi ích cho rằng có liên quan đến nhiều giới chóp bu đã ủng hộ sự phát triển của FPT từ một công ty Quốc doanh hang đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin chuyển sang cổ phần hoá. Chính vì vậy đã được Thủ Tướng đưa vào bàn cân. Hiện nay Tiền Phong Bank đã bị chủ nhân của Công ty CP Thuỷ sản Minh Phú thâu tóm với sự trợ giúp của Vũ Văn Ninh, Nguyễn Sinh Hùng và Thống đốc Bình. Một công ty chỉ đơn giản là đệ tử của các thành viên Chính phủ và nhóm cầm cân nảy mực thực hiện đề án Tái cấu trúc mà vẫn được Chính Phủ Dũng phê duyệt thì là điều không thể giải thích được?
2.   Habubank đã bị thâu tóm bởi SHB của ông bầu Hiển – cùng nhóm lợi ích với Bầu Kiên (tức Bố già Kiên) – Thống đốc Bình đã ra Quyết định phê chuẩn sự thâu tóm này!
3.   GBank hiện nay đang bị thanh tra tiếp tục quần nát mà vẫn chưa tìm ra được bằng chứng nào liên quan đến Trần Đại Quang và TBT Nguyễn Phú Trọng!
4.   NH Đại tín – cổ đông chính là bà 6 Phấn và có một phần là cổ đông của Công ty Lương Thực Long An (Quê hươn của Chủ tịc nước Trương Tấn Sang) cũng đã bị thanh tra ngân hàng nhà nước xuống đánh cho tơi tả, những mong tìm ra đường dây gì liên hệ đến Trương Tấn Sang, song vẫn không tìm được gì. Số phận của Ngân hàng này cũng đang bị treo dù cho hiện nay Cty CP Thanh Danh bắt chước Công ty mInh Phú đang muốn mua nhưng NHNN không cho vì Công ty THanh Danh dù là một trong côn ty hang đầu trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xaay dựng, nhưng không phải sân sau của Chính Phủ!
5.   Western Bank của gia đình ông Đặng Thành Tâm dù đang hoạt động bình thường, hoàn toàn không bị mất thanh khoản, song thanh tra NHNN vào quần nhiều đợt suốt 6 tháng qua, nhưng vẫn không làm cho nó mất thanh khoản được như kịch bản đã đề ra, cũng như chẳng tìm thấy Trương Tấn Sang có dính líu gì ở đây. Cuối cùng, thông điệp của Thủ Tướng do Thống đốc Bình truyền đạt xuống: Phải bán NH này cho người khác, đầu tiên Thống đốc Bình yêu cầu bán cho bố già Kiên, sau đó khi tên tuổi của bố già Kiên bắt đầu bốc mùi thì Thống đốc Bình lại giới thiệu cho Công ty tài chính dầu khí của Petrovietnam (PVFC). Tuy nhiên, ngay sau đó Nguyễn Thanh Phượng trực tiếp xuống gặp lãnh đạo Petrovietnam yêu cầu can thiệp không cho PVFC được mua mà …. Phải để dành đó cho NH Bản Việt của Phượng mua. Tại sao Nguyễn Thanh Phượng lại phải lộ diện như vậy? Đơn giản: Đây là một NH tốt trong hệ thống ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh với 86 phòng giao dịch và chi nhánh, được công ty kiểm toán Quốc tế E & Y (Mỹ) kiểm toán hang năm … Do vậy Thanh Phượng không chấp nhận để mất cơ hội cướp trắng con mồi đã rình rập từ lâu.
6.   Navibank – đề án tái cấu trúc bị trả đi, trả lại và hiện bị treo không cho hoạt động, mọi giao dịch đều phải xin ý kiến Thanh Tra NHNN, trong khi Navibank cũng là một ngân hàng không hề bị mất thanh khoản và 8 tháng nay bị Thanh tra NHNN vào bới móc, xong ngân hàng đã xây dựng được độ tín nhiệm với khách hang truyền thống nên dù Thanh Tra NHNN mong muốn làm cho nó bị nát và để dân rút tiền ồ ạt, song kịch bản đo đã 8 tháng vẫn chưa xảy ra theo ý muốn của nhóm lợi ích và cũng chẳng thấy phát hiện got chân A-sin của Trương Tấn Sang!
Có thể nói trong thời gian qua, Thủ Tướng Dũng và Thống đốc Bình vất vả nhất trong việc ‘quần’ hai ngân hàng của gia đình ông Đặng Thành Tâm, không biết bao cuộc họp kín! Điều trớ chêu là vài chục thanh tra vào bới tung cả hồ sơ vẫn tìm mãi vẫn không thấy được đường Link gì đến CTN Trương Tấn Sang, mà cũng chẳng thấy ông này can thiệp gì để rồi còn có con bài thoả thuận trao đi đổi lại và đánh mãi mà nó vẫn chưa chết….
Kết quả: Đợt 1 kết thúc, đến  hôm nay nhóm lợi ích Nguyễn Thanh Phượng – Nguyễn Đức Kiên – Hồ Hùng Anh  hiện đang nắm 35% thị phần tín dụng của cả nước!

ĐÓ LÀ SỰ THẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG CỦA THỦ TƯỚNG DŨNG VÀ THỐNG ĐỐC BÌNH. CÂU HỎI ĐẠT RA: TẠI SAO hệ thống các NH thương mại Quốc doanh nắm tới 60% thị phần và tổng dư nợ ít nhất gấp 4 – đến 10 lần Vinashin, có thể nêu vài ví dụ:
·      BIDV: Tổng dư nợ khoảng gần 300.000 tỷ;
·      Vietcombank: Tổng dư nợ khoảng 270.000 tỷ
·      Vietinbank: Tổng dư nợ gần 500.000 tỷ;
·      Agribank: Tổng dư nợ gần 360.000 tỷ
·      ….

Thực tế, vừa qua đã có hàng loạt sự đổ bể tín dụng vì lừa đảo, làm hồ sơ khống xoá nợ nông dân, cho Hoàng Anh Gia Lai, cho Tập đoàn Vicom, Tập đoàn Tân Hoàng Minh, cho Tập đoàn của bà Thái Hương, cho Vinashin, Vinaline…. Mỗi đơn vị từ 10.000 – 30.000 ngàn tỷ  … và chính thống đốc Bình đa phải chấp nhận công bố tỷ lệ nợ xấu chiếm 10% tổng tài sản. Cho dù con số này còn khác xa so với con số dự đoán của World Bank và IMF, song chỉ cần một trong  những ngân hàng thương mại quốc doanh này đổ bể hậu quả đã gấp 5-10 lần Vinashin và chắc chắn sẽ kéo chìm cả nền kinh tế Việt Nam. Vậy tại sao Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng không bắt đầu tái cấu trúc từ những ngân hàng này hay chờ nó bị sụp đổ như Vinashin, Vinaline? Rõ ràng con bài Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng hiện nay chỉ để phục vụ nhóm lợi ích với những toan tính của chính cá nhân của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.  Nếu Chính Phủ vẫn tiếp tục theo đuổi mưu đồ phục vụ nhóm lợi ích trong tái cấu trúc hệ thống ngân hàng như 08 tháng qua thì chắc chắn sẽ đến ngày BIDV, Agribank sẽ sụp đổ trong thời gian không xa…
 Người Sài gòn

 

 Sức mạnh báo chí: Lợi và hại với doanh nghiệp

Qlb - Ở Việt Nam không có báo tư nhân và báo chí cũng không hoạt động theo Luật pháp mà theo chỉ đạo của cái bân gọi là Ban Tuyên giáo TƯ, do vậy có viết bậy cũng sẽ chẳng hề hấn gì và đương nhiên trở thành quyền lục thứ 4 để cho giới chóp bu của Chính Quyền Hà Nội sử dụng để thanh trừng lẫn nhau khi cần..

Bài dưới đây của báo trong nước cũng chỉ dám ám chỉ sự bất minh của thứ báo chí nằm trên luật pháp và trở thành công cụ của các 'Quan phụ mẫu', mời đọc tham khảo: 
Nắm được thông tin là coi như nắm được chìa khóa mở toang các cánh cửa trên chặng đường của mỗi người. Tin tức từ các cơ quan truyền thông chính thức là một nguồn thông tin quý giá nếu chúng ta khéo chắt lọc để mang lại sức mạnh tri thức, khả năng dự báo, dự đoán, hiểu biết trước một bước theo nghĩa "có thông tin là ưu thế sức/mạnh của sự thông hiểu"!
Có rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp phải bỏ tiền túi ra để mua thông tin. Cái khó trong thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay là làm cách nào để chọn lọc và xử lý thông tin tốt nhất, có lợi nhất đối với bản thân hay doanh nghiệp. Điều này phụ thuộc vào khả năng phân tích, tổng hợp, nhận định của mỗi người đọc. Ngoài ra, vấn đề khác là thời gian xử lý thông tin, sao cho nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Đa dạng cách xử lý thông tin
Có anh bạn kinh doanh bất động sản rất thành công, ngày nào cũng đọc hàng chục báo, thậm chí không bỏ sót tin tức nào nổi bật, tiêu biểu trong ngày. Anh cho rằng thông tin chính là "tiền". Chính nhờ kênh báo đài, kết hợp với các loại thông tin thu thập từ nhiều kênh khác, kể cả "thông tấn vỉa hè" và "café, quán nhậu", anh này chắt lọc được những thông tin đắt giá về quy hoạch, về xu thế đầu tư, phân khúc thị trường... để từ đó đưa ra quyết sách đầu tư hiệu quả.
Có anh bạn khác thì quyết tâm chỉ đọc vài tờ báo do tự mình chọn lọc và tin cậy. Anh không thèm đọc báo khác vì cho rằng, chẳng có gì khác biệt hay mới mẻ so với 2-3 tờ báo anh đang đọc hàng ngày. Thế là đủ, đỡ mất thời gian lại tránh nguy cơ nhiễu thông tin!
Một anh bạn khác lại có thói quen xử lý thông tin ngược. Mỗi khi báo đài đồng loạt đưa tin về việc gì, anh ta thường suy luận theo chiều ngược lại. Ví như, nếu có quan chức  ngân hàng tuyên bố: "ngân hàng sẽ không điều chỉnh tỷ giá, không tăng lãi suất... ", anh lập tức cho rằng sắp tới sẽ có biến động tỷ giá và lãi suất! Nếu có vị quan chức nào tuyên bố là giá xăng, giá điện... sẽ không tăng, anh suy ra ngay rằng, phải có điều gì khuất tất bên trong...
Đối với doanh nghiệp, thông tin lại càng quý giá. Các thông tin về sản phẩm, dịch vụ mới, về môi trường kinh doanh luôn biến động; thông tin về đấu thầu, cạnh tranh, chủ trương chính sách mới của Nhà nước, các luật lệ kinh doanh mới ra đời... đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật nhờ báo chí.
Thông tin đó có thể do một phòng, ban tham mưu, tổng hợp; hoặc ban lãnh đạo phải có người trực tiếp nghiên cứu để chuyển tới người đứng đầu doanh nghiệp.
Có công ty chuyên nghiệp hơn, chấp nhận tốn kém khi chi tiền mua thông tin tổng hợp, mua các báo cáo chuyên nghiệp (business reports) từ các đơn vị chuyên nghiên cứu thị trường và chấp nhận bỏ một khoản lớn thuê chuyên gia tư vấn, hướng dẫn, hoạch định cho các chiến lược và kế hoạch kinh doanh.
Một số doanh nghiệp và doanh nhân khác chọn cách chủ động tham gia tích cực hơn vào các hiệp hội, diễn đàn, các sân chơi đa dạng như hội chợ thương mại, triển lãm trưng bày sản phẩm, tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên, đấu giá và phát động chương trình làm từ thiện, giao lưu văn hóa - thương mại..v.v..
Cân bằng mục tiêu quảng bá và giữ bí mật thông tin
Có khá nhiều cá nhân và doanh nghiệp, sau một thời gian dành khá nhiều kinh phí để tham gia các hoạt động tiếp thị quảng bá, một số hình thức PR (public relation - quan hệ công chúng), hội chợ thương mại, tài trợ, diễn đàn báo chí... đã lặng lẽ thay đổi kế hoạch bằng cách đầu tư vào khách hàng cụ thể nhằm đạt mục tiêu doanh số và lợi nhuận rõ ràng hơn.
Lý do khác, có thể họ cảm thấy một số thông tin doanh nghiệp khi ra tới cộng đồng hay báo chí sẽ không có lợi cho doanh nghiệp, thậm chí còn lộ cả bí mật kinh doanh của mình!
Một số quan chức và doanh nghiệp phải ngậm ngùi... rút kinh nghiệm khi trót nói ra thông tin, mà qua "bộ xử lý" của vài báo đài, đã không còn giữ nguyên thông điệp ban đầu! Đôi khi, nó bị biến dạng khó hiểu thành các ý khác, thậm chí trái ngược hẳn ý đồ ban đầu của tác giả!
Ví dụ, một vị bác sĩ có chức sắc khi phát biểu về lĩnh vực của mình với báo chí có đoạn: "... cái này tôinói riêng với nhà báo... thôi xin các anh đừng đăng. Nói thật, trình độ các bác sĩ trong thành phố ta còn nhiều hạn chế...".
Hôm sau, báo đăng: "bác sĩ Nguyễn Văn A cho rằng trình độ các bác sĩ của thành phố ta có quá nhiều hạn chế..."!!!
Hay các báo đã dẫn chứng thông tin quá cụ thể như tên người phát biểu, tên doanh nghiệp..v.v.. đôi khi có thể làm lộ bí mật nghề nghiệp của họ.
Chẳng hạn, tại một buổi đối thoại giữa doanh nghiệp và hải quan, cơ quan thuế, ngân hàng, doanh nhân đứng lên phát biểu về những khó khăn của doanh nghiệp để được tháo gỡ phần nào... Hôm sau, có báo đăng nguyên xi tên người, tên công ty... Hệ quả là, nhiều khả năng doanh nghiệp này sẽ bị đối tác xem xét lại hợp đồng, mối quan hệ kinh doanh...
Làm gì để tận dụng tốt kênh truyền thông?
Thực tế cho thấy, một số doanh nghiệp nhỏ, không có kinh phí lớn để quảng cáo trên báo đài, nhưng nếu khéo léo đi đường vòng, thông qua các diễn đàn, giao lưu kết nối thương mại, kênh tài trợ từ thiện..v.v.. vẫn có thể mượn lực từ các kênh thông tin truyền thông và báo chí để quảng bá.
Ví dụ, tự gõ cửa báo chí để đăng tin quảng cáo, chi phí thường rất cao. Tuy nhiên, nếu lĩnh vực, sản phẩm của doanh nghiệp phù hợp với một kênh truyền thông, báo chí nào đó (bạn phải tự tìm ra), thì họ rất sẵn lòng để đưa tin về sản phẩm, dịch vụ của bạn như một nội dung chương trình cần phải có của chính họ!
Khi đó, bạn không tốn tiền quảng bá mà chỉ cần cung cấp đầy đủ thông tin cho người viết bài, người quay phim!
Lúc này, vấn đề chính là win - win strategy (chiến lược đôi bên cùng có lợi) giữa doanh nghiệp và truyền thông - báo chí. Và một thông tin tốt trên báo đài có thể giúp doanh nghiệp tăng nhanh doanh số bán hàng đến bất ngờ!
Sau cùng, trong mọi trường hợp, cả doanh nghiệp và nhà báo, cơ quan truyền thông đều cần có chính là, dù thông tin có giá trị đến đâu cũng cần trung thực và đặt đạo đức nghề nghiệp trên hết.
Trao đổi thông tin và đưa tin trung thực nhưng cũng phải có cách tế nhị để bảo vệ bí mật nghề nghiệp của đối tác thì mới có sự hợp tác lâu dài, tạo niềm tin bền vững giữa doanh nghiệp và các cơ quan truyền thông báo chí, một quy luật hay nguyên tắc bất thành văn.
Quyền năng thông tin báo chí có là sức mạnh lan tỏa như một quyền lực thứ tư của xã hội và có tính lợi - hại hay không cũng từ đó mà ra!
Theo VEF

Bơm tiền “khủng khiếp”: Gần 300.000 tỷ đồng đi đâu mất hút

Phát biểu trên diễn đàn Quốc hội mới đây, Thống đốc Bình cho biết, từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra một lượng tiền có thể nói là “khủng khiếp”!
Bơm tiền “khủng khiếp”: Gần 300.000 tỷ đồng đi đâu mất hút
Cụ thể, cơ quan này đã mua vào 9 tỷ USD, cung ứng ra thị trường là 180.000 tỷ đồng. Ngoài ra, trong tháng 2/2012, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra 60.000 tỷ đồng để phục vụ các chương trình nông nghiệp và nông thôn. Trước đó, cuối năm 2011, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra 30.000 tỷ đồng để cứu trợ các ngân hàng mất khả năng thanh khoản. 
Thống đốc nói rõ: "Tổng các gói tiền mà Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra như vậy có khối lượng vô cùng lớn. Chính vì vậy mà thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện rất đáng kể, từ chỗ cuối quý 4/2011 là các ngân hàng có nguy cơ đổ vỡ hàng loạt, nhưng đến nay thanh khoản trong hệ thống ngân hàng đã được cải thiện đáng kể".
Một lượng tiền lớn đã được đưa ra nhưng thực tế bù lại thì tín dụng vẫn âm, DN và nền kinh tế vẫn khát vốn. Chính vì thế, câu hỏi đặt ra là lượng tiền lớn như thế đã đi vào đâu và ai đang là người hưởng lợi từ lượng tiền này.
Trao đổi với phóng viên, ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa, cho biết, mặc dù từ cuối 2011, Ngân hàng Nhà nước đã cung ra thị trường một lượng tiền cực lớn lên đến gần 300.000 tỷ đồng, vậy nhưng số triền trên không có tác động tới sản xuất.
Thưa ông, một lượng tiền lớn cung ra nền kinh tế nhưng sao kinh tế vẫn tăng trưởng thấp, sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh. Vậy số tiền trên đi đâu và có tác động đến nền kinh tế không?
- Số lượng tiền cung ra đúng như Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói. Nhưng sau khi tung tiền đồng ra mua USD dự trữ với con số 180.000 tỷ đồng thì ngay lập tức Ngân hàng Nhà nước đã phát hành trái phiếu để thu tiền về với con số là 90.000 tỷ đồng rồi. Phải làm như vậy vì việc dùng tiền đồng mua USD thực chất là hoán đổi tiền và như vậy sẽ dễ tác động gây tăng lạm phát. Vì vậy, việc thu hồi tiền về là cần thiết.
Ngoài ra, tiền còn được luân chuyển trên thị trường liên ngân hàng dưới hình thức cho vay qua thị trường liên ngân hàng. Thêm vào đó là các ngân hàng thanh toán vay mượn lẫn với nhau...
Số tiền còn lại có đến được với các DN không còn nhiều và cũng chưa đủ để trám vào những khoản nợ đọng, vay mượn từ trước nên hết ngay. Nền kinh tế cần khối lượng tiền lớn, trong khi khả năng thanh khoản của người dân cũng như các DN đã cạn kiệt từ lâu, vì vậy nó không đủ kích thích kinh tế.
Nói như vậy theo ông tức là nhiều tiền lớn nhưng không có tác dụng với sản xuất kinh doanh?
- Để thúc đẩy sản xuất thì phải căn cứ vào dư nợ tín dụng và tiền từ ngân sách cấp ra cho các dự án. Thời gian qua, tiền cấp cho các dự án không tăng nhiều, tăng trưởng tín dụng âm. Như vậy, lượng tiền cung ra không có tác dụng với sản xuất kinh doanh, không đi vào nền kinh tế.
Vậy riêng việc cung ra 60.000 tỷ đồng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn có tác dụng gì cho khu vực ưu tiên này?
- Việc cung ra 60.000 tỷ đồng cho nông nghiệp nông thôn, qua theo dõi đã thấy cho vay khu vực nông thôn có tăng lên và đó là yếu tố góp phần làm thay đổi, giúp cho sản xuất các mặt hàng thiết yếu tại nông thôn tăng. Vụ được mùa vừa qua cũng có yếu tố đóng góp của các dịch vụ và vai trò của ngân hàng. Tuy nhiên, với một khu vực nông thôn rộng lớn, việc cung ra 60.000 tỷ đồng chưa thấm vào đâu cả, tác động có nhưng chưa lớn, chưa làm thay đổi mạnh mẽ.
Theo công bố, từ nay đến cuối năm, mỗi tháng sẽ có khoảng 70.000 tỷ đồng được cung ra nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo ông số tiền này liệu có kéo nguy cơ lạm phát trở lại?
- Con số chính xác là ngân sách sẽ cung cấp 21.000 tỷ đồng/tháng và ngân hàng cung cấp 50.000 tỷ đồng/tháng. Nếu số tiền này được đưa vào đúng chỗ, đúng địa chỉ thì nó sẽ phát huy tác dụng, giúp đảm bảo tăng trưởng GDP đạt 6%/năm. Nền kinh tế hiện nay rất khó khăn, nếu không rót tiền sẽ khựng lại, đặc biệt là sản xuất kinh doanh. Khi có tiền, các dự án sẽ tiếp tục triển khai thực hiện, tạo ra việc làm, tạo ra sức mua giúp DN thực hiện được dự án và vượt qua khó khăn. Khi hàng hóa được tung ra nhiều, giá cả ổn định thì nó còn có tác dụng kìm chế lạm phát.
Nhưng nếu rót không trúng, tiền không đưa vào sản xuất mà chạy lòng vòng, tất nhiên sẽ không thúc đẩy sản xuất phát triển, không tạo ra hàng hóa thì lạm phát sẽ trở lại.
Hiện nay, DN muốn vay vốn, ngân hàng thì thừa vốn muốn cho vay nhưng lại vướng tài sản thế chấp, nợ quá hạn. Nếu cứ áp dụng đúng tiêu chí thì ngân hàng không thể rót tiền được. Vậy sẽ giải quyết bằng cách nào?
-Vấn đề là ngân hàng và DN cần tìm tiếng nói chung. Ngân hàng không nên hạ tiêu chí cho vay nhưng cần linh hoạt và minh bạch. Với những dự án đang dở dang thì nên cho vay để tiếp tục hoàn thiện, cho vay với những DN có nhiều lao động, có hướng đi rõ ràng... Nói chung cần có chia sẻ với DN cũng như phân tích cụ thể, không nên xơ cứng, cứ đòi hỏi phải đủ điều kiện mới cho vay.
Ngân hàng không giải quyết được thì DN khó khăn. DN khó khăn, ngân hàng không cho vay được vốn cũng khó khăn. Ngân hàng và DN đang ngồi chung 1 thuyền, nếu không tìm ra tiếng nói chung, lối thoát thì cả 2 sẽ cùng chết chìm. 
- Theo VEF

Xử lý nợ xấu: Ngân hàng quốc doanh tính sao?


Xu ly no xau: Ngan hang quoc doanh tinh sao?
Các ngân hàng quốc doanh đều là ngân hàng lớn, kỳ vọng sẽ tham gia vào xử lý nợ xấu hệ thống cũng đang khó khăn trong xử lý nợ xấu chính mình nếu không có cơ chế phù hợp 
Tại văn bản trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Bình nhấn mạnh, xử lý nợ xấu là một trong những nội dung quan trọng trong đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng.

Cơ chế xử lý nợ xấu triển khai tùy theo từng loại nợ xấu. Nợ xấu có thể được bán cho DATC, bù đắp bằng khoản dự phòng hay xóa nợ từ ngân sách nhà nước với dư nợ cho vay theo chỉ đạo, chủ trương Chính phủ. Một phần khác cũng có thể được bán cho doanh nghiệp không phải TCTD, công ty mua bán nợ tư nhân, công ty mua bán nợ của NHTM.
Cơ chế phác thảo đã có nhưng đi sâu vào thực hiện vẫn còn nhiều băn khoăn bỏ ngỏ, cơ chế nào cho mua nợ xấu tại các ngân hàng mà Nhà nước đóng vai trò chi phối.
Nợ xấu hơn 45 ngàn tỷ đồng tại 5 ngân hàng quốc doanh theo công bố của chính các ngân hàng này.
Theo tính toán của người viết, thống kê từ báo cáo tài chính tại 4 ngân hàng thương mại Nhà nước chi phối thì tổng nợ xấu ước khoảng 45.249 tỷ đồng. Trong đó tính đến quý I thì nợ xấu tại 3 ngân hàng thương mại cổ phần là BIDV, Vietinbank và Vietcombank là 9005 tỷ đồng, 5276 tỷ đồng và 5968 tỷ đồng.
Còn Agribank tỷ lệ nợ xấu tại thời cuối quý II/2011 là 6% trên tổng dư nợ 428 ngàn tỷ, xấp xỉ 25 ngàn tỷ. Theo báo cáo thường niên 2011 của MHB thì tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tính đến 31/12/2011 là 2,31% với dư nợ cho vay là 22.954 tỷ đồng, tương đương 530 tỷ đồng.
Tổng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của 4 ngân hàng là 31.523 tỷ đồng trong đó Agribank là 15.300 tỷ đồng, BIDV là 5.879 tỷ đồng, Vietinbank là 4.318 tỷ đồng ,Vietcombank là 5954 tỷ đồng và MHB vỏn vẹn 72 tỷ đồng. Như vậy nếu sử dụng nguồn dự phòng thì cũng chỉ bù đắp được 70% nợ xấu.
Hơn nữa tỷ lệ trích lập cũng không đều giữa các TCTD. Nếu như dự phòng rủi ro tín dụng tại Vietcombank xấp xỉ 100% nợ xấu thì với Agribank, BIDV tỷ lệ trích lập chỉ đạt 61% và 65%. Còn tại Vietinbank là 81%. Với MHB trích lập dự phòng vỏn vẹn 72 tỷ đồng.
Cơ chế nào với nợ xấu ngân hàng quốc doanh
Xử lý nợ xấu không chỉ ở việc bù đắp rủi ro tín dụng từ nguồn trích lập dự phòng mà còn cần xét hiệu quả quá trình xử lý.
Tại các quốc gia khác, để giải quyết khủng hoảng nợ xấu do ngân hàng gây ra thường Chính phủ sẽ thực hiện quốc hữu hóa các ngân hàng tư nhân, thực hiện giám sát hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên tại Việt Nam do chủ sở hữu ở đây là Nhà nước nên cơ chế như vậy thiếu khả thi.
Hơn nữa với 2 ngân hàng Agribank và MHB chủ yếu thực hiện cho vay theo chủ trương, chính sách của Nhà nước thì khó yêu cầu các ngân hàng này thực hiện theo cơ chế thị trường. Do vậy để xử lý nợ xấu cần có cơ chế riêng với sự hỗ trợ từ Nhà nước xóa nợ bằng ngân sách.
Còn với 3 NHTMCP còn lại là VCB, BIDV, Vietinbank xử lý nợ xấu cần tuân thủ quy định cũng như cơ chế thị trường, và đây là bài toán khó trong thời điểm hiện tại khi mà nợ xấu tăng khá mạnh từ đầu năm. Ví dụ VCB là ngân hàng phân loại trích lập nợ xấu theo điều 7 quyết định 493/QĐ-NHNN thì nợ xấu đã tăng từ 2,03% cuối 2011 lên 2,87% vào cuối quý I/2012.
Xử lý nợ xấu bằng cách nào thì tổng nợ xấu cũng sẽ không thay đổi, vẫn tồn tại như vậy trong nền kinh tế. Việc tái cơ cấu nợ chỉ giúp phân bố lại nợ xấu từ ngân hàng yếu sang ngân hàng khỏe để đảm bảo không xảy ra đổ vỡ tại bất cứ khâu nào hệ thống.
Trong đó các ngân hàng lớn của quốc doanh được kỳ vọng sẽ tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu thông qua việc mua nợ, nhận nợ từ các ngân hàng yếu kém này cũng gặp khó khăn trong xử lý nợ của chính mình. Câu hỏi được đặt ra là nợ xấu tại ngân hàng lớn sẽ chuyển cho ai?
Có ý kiến cho rằng các ngân hàng lớn sẽ tự giải quyết, và có cơ chế cho phép khi nhận nợ xấu các ngân hàng sẽ không phải trích lập dự phòng rủi ro ngay lập tức. Tuy nhiên cơ chế như vậy nếu không được kiểm soát cẩn thận sẽ dẫn tới tình trạng ngân hàng hoán đổi nợ xấu để giảm tỷ lệ nhưng bản chất nợ xấu không thay đổi, không được tái cơ cấu xử lý.
...
Với điều kiện kinh doanh hiện tại mà vẫn yêu cầu mức lợi nhuận kinh doanh cao thì sẽ ép các ngân hàng phân loại nợ xấu theo hướng trích lập thấp để đảm bảo chỉ tiêu. Như vậy nợ xấu sẽ không giảm mà còn lớn dần theo thời gian.
Thanh Hải
Theo Báo Mới 

Luận về vô cảm & dối trá


Hình ảnh đau lòng này có thể thấy khắp Việt Nam. Các "Quan phụ mẫu của dân có động lòng"?

TP - Đề thi môn ngữ văn vào lớp 10 tại TPHCM năm nay đã đề nghị học sinh bày tỏ quan điểm của mình về thói vô cảm, thông qua hai tình huống ứng xử của con cái với chính cha mẹ mình.

Người mẹ bị ngã xe, cô bé 15 tuổi thờ ơ đứng nhìn; cậu con trai thuộc làu sở thích cùng cách ăn mặc của ca sĩ hâm mộ, trong khi mù tịt về nghề nghiệp và sở thích của chính những người sinh thành ra mình.
Đáng lưu ý những câu chuyện đáng chê trách kiểu này đang xảy ra khá phổ biến, nhất là tại các gia đình ở đô thị lớn có mức sống khá giả.
Trước đó, đề văn nghị luận xã hội về “Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội” cũng đã được Bộ GD&ĐT đưa vào đề thi quốc gia môn ngữ văn trong đợt thi tốt nghiệp THPT vừa qua.
Trước hết đây là biểu hiện đáng mừng trong việc thay đổi cách dạy văn và học văn trong trường phổ thông, tránh lối học vẹt, sáo rỗng, xa rời thực tiễn cuộc sống; tránh được cách dạy rập khuôn, máy móc, thậm chí áp đặt ở một lĩnh vực vốn rất cần lối tư duy độc lập, sáng tạo.
Hiện tượng cả một lớp tiểu học nhất loạt tả về cây hoa phượng, với câu mở đầu “Một trong những loài hoa em thích nhất là hoa phượng...” khi làm đề văn “hãy tả về loài hoa mà em yêu thích nhất” không hề hiếm.
Lý do đơn giản vì cô giáo đã dạy như thế, đã vô tình “bắt” các em chỉ được thích mỗi loài hoa phượng. Vô hình trung, càng học tư duy của các em càng bị xơ cứng trong lối hành văn, lối cảm thụ văn học.
Hậu quả là, nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp lớp 12, thậm chí cả đại học, vẫn không viết lên được chính kiến của mình một cách sâu sắc về bất kỳ một vấn đề nào.
Điều này lý giải, vì sao khả năng viết một bài luận của HS Việt Nam thường thua kém so với HS của nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến.
Song đáng chú ý, những căn bệnh đáng lo ngại nhất trong đời sống văn hóa xã hội hiện nay đã lần lượt được các chuyên gia giáo dục đưa vào đề thi cho tuổi học trò.
Điều này cho thấy, tư duy hay triết lý giáo dục dường như đã bắt đầu có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Đó là việc rèn luyện đạo đức, lối sống, dạy cách làm người đã được chú trọng hơn, thay vì nhồi nhét một mớ kiến thức suông.
Đã đến lúc, những hành vi và lối sống văn minh, có trách nhiệm với gia đình, cộng đồng và xã hội phải được dạy dỗ một cách chu đáo trong nhà trường.
Những vấn nạn nhức nhối mà cả xã hội đang quan tâm như thói giả dối, nạn tham nhũng, quan liêu... cũng rất cần được các công dân tương lai hiểu biết để rồi biết cách phòng tránh, trừ diệt trong tương lai.
Trang bị đầy đủ không chỉ kiến thức mà còn đạo đức, trách nhiệm công dân để các công dân Việt tương lai đủ trí tuệ, sức mạnh và bản lĩnh tiếp bước cha ông, đưa đất nước phát triển chính là mục tiêu cuối cùng của sự nghiệp giáo dục, chứ hoàn toàn không phải là những tỉ lệ đỗ tốt nghiệp “đẹp” đến mức đáng lo ngại như hiện nay.
Đằng sau những con số 99, 100% kia biết đâu lại đang làm hỏng chính nhân cách các em vì thói giả dối, vì bệnh thành tích ?
Việt Hùng
TPO

CON GÁI ÔNG TÔ HUY RỨA TỪ NHIỆM

Qlb - Chỉ sau 02 tháng cô bé con khờ khạo có lẽ mới thấy sợ hãi trước cái thòng lọng người ta treo vào đầu mình! Về làm Chủ tịch HĐQT của một cái công ty xây dựng thời 'thổ tả' - cái thời chẳng có ngân hàng nào cho vay vốn và cũng chẳng có dự án vì đang bị cắt giảm đầu tư công, phải lo cho hơn 2000 công nhân thất nghiệp và 10 tỷ đồng lỗ! Có lẽ đó cũng là bài học để con các Quan hiểu rõ chân lý: KHÔNG PHẢI AI CŨNG BỖNG CHỐC TRỞ THÀNH TỶ PHÚ ĐÔ LA NHƯ NGUYỄN THANH PHƯỢNG! Khi nào có ông bố là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thì hãy mơ đến điều đó! Dù sao cũng chúc mừng cô Tô Linh Hương thoát khỏi thòng lọng và hãy để yên cho bố cô làm viẹc vì dân!
Xin xem tin: 
Quyết định có hiệu lực từ 21/6/2012.
Ngày 22/6/2012, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) nhận được Công văn số 551/VN-PVC/CBTT về việc công bố thông tin thay đổi nhân sự Hội đồng quản trị của CtyCP Đầu tư Xây dựng Vinaconex - PVC (PVV). Nội dung công bố thông tin:
Bà Tô Linh Hương thôi giữ chức vụ Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị CtyCP Đầu tư Xây dựng Vinaconex – PVC kể từ ngày 21/6/2012;
- Bổ nhiệm ông Bùi Anh Ninh – Phó Tổng Giám đốc làm thành viên Hội đồng quản trị CtyCP Đầu tư Xây dựng Vinaconex - PVC nhiệm kỳ 2012-2017 kể từ ngày 22/6/2012.
Theo TTVN/UBCKNN

Phản đối TQ lập cái gọi là 'thành phố Tam Sa'

Trường Sa là của Việt Nam!

Trước thông tin phía Trung Quốc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" với phạm vi quản lý bao gồm huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam) và huyện đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng, Việt Nam), lãnh đạo hai tỉnh, thành phố trên đã lên tiếng phản đối quyết định trên của phía Trung Quốc.
Ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa khẳng định huyện đảo Trường Sa là một bộ phận không tách rời của lãnh thổ Việt Nam và trực thuộc quyền quản lý hành chính của tỉnh Khánh Hòa. Ông Thắng nhấn mạnh chính quyền và nhân dân tỉnh Khánh Hòa hết sức bất bình trước việc Trung Quốc quyết định thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm huyện đảo Trường Sa. Quyết định này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị về pháp lý. 
"Chúng tôi kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ quyết định sai trái và phi pháp này, không có thêm hành động làm tổn hại đến quan hệ hai nước, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước và tình cảm của nhân dân Tỉnh Khánh Hòa." - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa tuyên bố. Ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng cũng khẳng định huyện đảo Hoàng Sa là một bộ phận không tách rời của lãnh thổ Việt Nam và trực thuộc quyền quản lý hành chính của thành phố Đà Nẵng.  Ông Chiến cho biết chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng hết sức bất bình trước việc Trung Quốc quyết định thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm huyện đảo Hoàng Sa.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Năng tuyên bố: "Quyết định này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị về pháp lý. Chúng tôi kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ quyết định sai trái và phi pháp này, không có thêm hành động làm tổn hại đến quan hệ hai nước, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước và tình cảm của nhân dân thành phố Đà Nẵng"./.
Theo TTXVN

Luật Biển, báo chí và nhân dân


Một bộ luật mà người dân có muốn cũng không thể biết có thể gọi là gì nếu như không phải là một bộ luật bí mật?
Điều mà báo chí quan tâm nhất trong phiên bế mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII, có lẽ chính là việc QH có thông qua luật Biển? Và báo chí sẽ đưa những gì, đưa như thế nào về dự án được xem là quan trọng nhất trong kỳ họp lần này?
Câu hỏi thứ nhất có thể trả lời ngay: Hóa ra các vị đại biểu QH không kém như người ta tưởng. Căn cứ vào bản giải trình tiếp thu, thì trong các phiên thảo luận mà báo chí không được phép tham dự và đưa tin trước đó, rất nhiều đại biểu đề nghị quy định rõ về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngay tại Điều 1 của dự thảo Luật. Có ý kiến thậm chí đề nghị cần quy định trong Luật này vị trí địa lý của các đảo, quần đảo. Điều này đã được Ban soạn thảo tiếp thu và ngay trong điều 1 luật Biển, chủ quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định. Khoảng 10h20 phút sáng qua, Quốc hội với 495/496 đại biểu tán thành đã thông qua luật Biển Việt Nam.
Chỉ có một điều đáng nói. Đó là vị đại biểu thứ 496. Dù không đồng ý thông qua hay không bỏ phiếu thông qua thì vị đại biểu duy nhất này cũng đã tạo ra sự ngạc nhiên đến sững sờ đối với những người chứng kiến. Thật khó có thể cắt nghĩa “lá phiếu thứ 496” này.
Có lẽ là tình cờ khi luật Biển, một bộ luật có ý nghĩa cách mạng- được thông qua đúng vào ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21-6. Chỉ có điều, báo chí không “cách mạng” như người ta tưởng. VietNamNet là tờ đầu tiên đưa tương đối chi tiết luật Biển vào buổi trưa 21-6. Có điều, bài báo được gỡ xuống gần như ngay sau đó. Không cần phải đọc báo sáng nay cũng biết: Luật Biển chỉ được thể hiện dưới dạng tin một dòng. Đại khái QH thông qua luật Biển. Không chi tiết. Ngoại trừ trường hợp cực khó cắt nghĩa, là một bài to uỵch trên báo Nhân dân dưới dòng tít: “Quốc hội thông qua luật Biển Việt Nam”.
Nguyên Bộ trưởng Bộ 4T Lê Doãn Hợp, trong ngày báo chí cách mạng đã khẳng định hùng hồn: “Không có vùng cấm nào, chỉ có báo chí ngại không vào thì thành vùng cấm”. Đã không có “vùng cấm” mà báo chí lại chỉ đưa “tin một dòng”- không chi tiết, không bình luận về một bộ luật được quan tâm nhường đó thì chỉ có một khả năng: Các nhà báo, các tòa soạn cho rằng dân không được phép biết, hoặc không cần biết.
Tháng 8 năm ngoái, đại biểu QH Dương Trung Quốc đã có phát biểu vô cùng thẳng thắn xung quanh báo cáo về tình hình Biển Đông, một “báo cáo không đầy 1 tiếng và không có thảo luận”, rằng: Trừ một vài nội dung chi tiết, còn về căn bản nếu những nội dung báo cáo đó được trình bày cho dân chúng thì chỉ có tốt trở lên, dân sẽ tin hơn vào những gì Chính phủ đã làm. Nó làm sáng tỏ phần nào những băn khoăn, trăn trở của dân và quan trọng hơn là sự ủng hộ của dân được tổ chức, được huy động có hiệu quả”. Vị đại biểu, đồng thời là một nhà sử học nhấn mạnh:”Cái gì cần tế nhị trong quan hệ ngoại giao ta phải giữ, nhưng với dân thì không cần đến sự tế nhị mà cần sự tin cậy, thẳng thắn. Cái gì cần mềm mỏng với ngoại giao thì cũng cần mềm mỏng trong “nội giao”, đừng tạo ra những khoảng cách, những xung đột không đáng có giữa Chính phủ và nhân dân, cho dù sự cảnh giác là cần thiết”.
21-6 năm nay thì lại là một bộ luật “bí mật”.
Ai sẽ là người bảo vệ chủ quyền nếu không phải là nhân dân! Ai sẽ là người thực thi các bộ luật ngoài nhân dân! Nhưng liệu người dân có thể thực thi các bộ luật khi nó được các tòa báo “dấu kín”. Liệu họ có thể bảo vệ chủ quyền biển đảo nếu như hoàn toàn mù tịt, không biết bộ luật đó nói về cái gì!
Và liệu một bộ luật còn có giá trị thực thi nếu như chỉ vài trăm vị, dù là đại biểu dân cử được bàn, được biết?
Đào Tuấn

Phóng sự đặc biệt từ VN: Hà Nội hốt hoảng trước báo cáo có 70% Doanh Nghiệp báo lỗ, 30% đã phá sản


Qlb - Bài viết dưới đây phản ánh đúng thực trạng của nền kinh tế Việt Nam hiện nay bị suy thoái nặng nề bởi chính sách tín dụng bị chi phối bởi các nhóm lợi ích xâu xé. Tuy vậy, các báo lề Đảng vẫn ngang nhiên đưa ra những thông tin lừa bịp như nền kinh tế đã hồi phục, nền kinh tế tăng trưởng khá ...

Posted on 23.06.2012
Hôm nay trong tiết mục phóng sự từ trong nước, thông tín viên SB-TN gửi ra bản tin về tình trạng phá sản của các doanh nghiệp đang làm cho Hà Nội hốt hoảng,… (video insert)
Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã thật sự hốt hoảng khi nhận được khảo sát của Tổng cục Thuế, cho biết trên hơn 256,000 tờ khai của doanh nghiệp cho thấy 70% trong số này báo không có lời, với tổng số lỗ lên tới 40,000 tỷ đồng. Tin dữ liên tục đổ về Hà Nội, khi cùng lúc đó Bộ Kế hoạch và Ðầu tư Cộng sản Việt Nam tuyên bố rằng đã có 30% doanh nghiệp chết do không đương cự được tình hình kinh tế đã quá mức thê thảm hiện nay. Theo báo cáo này thì tính đến hết tháng 4 năm nay, trong nước có khoảng 463,800 doanh nghiệp còn hoạt động, giảm mạnh so với con số hơn 647,600 đăng bộ. Số người thất nghiệp cũng tăng gần 7% trong tam cá nguyệt đầu tiên.
Như vậy tính đến cuối tháng 4 mà thôi, trong tổng số hơn 647,600 doanh nghiệp đã thành lập, cả nước còn khoảng 463,800 doanh nghiệp hoạt động, chiếm 71.6%. Trong số sụt giảm, có trên 81,900 doanh nghiệp giải thể, 16,000 doanh nghiệp đăng ký ngừng hoạt động và trên 85,800 đơn vị ngừng hoạt động nhưng không báo cáo. Liên tục trong nhiều ngày, các viên chức về ngành kinh tế Việt Nam đã lên tiếng trấn an các doanh nghiệp còn thoi thóp rằng Nhà nước Cộng sản Việt Nam sẽ nghĩ cách cứu các doanh nghiệp, đồng thời cũng tuyên truyền rằng giai đoạn kinh tế khó khăn nhất của Việt Nam đã đi qua.
Tin hành lang cho biết Thủ tướng Cộng sản Việt Nam Nguyển Tấn Dũng đã 2 lần âm thầm cho in thêm tiền mặt để cứu kinh tế tạm thời, lần là 29,000 tỉ đồng, và một lần gần nhất vào tháng 4 vừa qua đã in thêm đến 50,000 tỉ đồng Việt Nam. Theo số liệu của Bộ Lao động, Thương binh Xã hội Cộng sản Việt Nam, trong 3 tháng đầu tiên của năm 2012, có khoảng 116,000 người mất việc. Ngoải ra các doanh nghiệp giải thể, phá sản nợ lương công nhân đầy dẫy khiến tình trạng hoang mang trong dân chúng ngày càng nhiều.
Các thành phố lớn vắng vẻ đi thấy rõ, vì hàng trăm ngàn công nhân nam nữ bỏ công ty về quê vì không còn việc làm, lợi tức bấp bênh, trong khi tiền thuê nhà trọ, ăn uống ngày một đắt đỏ. Một người quê ở Trà Vinh, làm công nhân may của một công ty thuộc khu công nghiệp Tân Tạo, Sài Gòn nói với thông tín viên của SBTN tại Sài Gòn rằng trước tình trạng này, tiền làm ra không đủ trang trải sinh hoạt, cô đành chọn con đường trở lại quê hương tìm việc làm.
Nhiều tin tức trong nước rò rỉ lúc này nói Ðảng Cộng sản Việt Nam đang chuẩn bị đón một cơn bão lớn vào tháng 7 năm nay trong cuộc thanh trừng nội bộ và chuẩn bị nhiều kế hoạch tháo chạy tiền của, một khi có biến động cho Ðảng hoặc bản thân từng người. Tình cảnh đất nước thì lao đao, nhưng lúc này các quan chức Ðảng Cộng sản Việt Nam chỉ lo vơ vét từng ngày cho bản thân, và sẳn sàng bỏ mặc dân tộc, tổ quốc bất cứ lúc nào.(SBTN)
chauxuannguyen Blog

Nghị trường và những nghĩ suy từ hai câu hát


Qlb - Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, với 70% dân số làm nông nghiệp và là nước đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo trong gần 20 năm qua! Khối Asean nói chung năm 2009 theo số liệu của FAO đã xuất khẩu lương thực chiếm 57% lượng nhập khẩu gạo của thế giới. Hiện nay Thế giới đang có khoảng 1 tỷ người còn bị đói vì thiếu lương thực. Nếu Việt Nam  biết tập trung phát triển nông nghiệp chất lượng cao và kỹ thuật cao, coi đây là nhiêm vụ chiến lược, tập trung ngân sách cùng các chính sach ưu đãi thì sẽ đưa vị thế của Việt Nam cũng như Asean nói chung tăng cao trên trường Quốc tế trong khi vấn đề an ninh lương thực đang ngày càng trở thành mối quan ngại lớn của toàn cầu.
Việt Nam trước mắt cần có chính sách ưu đãi trong cho vay tín dụng để nuôi trồng trong nông nghiệp theo tiêu chuẩn Global GAP hoặc VietGAP, trong sản xuất chế biến nông nghiệp xuất khẩu, chế biến sản phẩm sạch. Đồng thời chú trọng đến quá trình bảo quản và vận chuyển là khâu có thể làm cho giá trị sản phẩm nông nghiệp bị thất thoát, hư hỏng đến 40%. Nếu Viêt Nam có sản phẩm nông nghiệp sạch thì đi đồng hành là giá trị dinh dưỡng sẽ tăng lên, đó cũng là một hình thức tăng năng suất, tăng giá trị. Điều quan trọng nữa là,  các sản phẩm nông nghiệp cho giá trị gia tăng trong nước lên đến 90%, sẽ giúp kéo cán cân nhập siêu của Viêt Nam xuống. Nếu Chính Phủ Việt Nam giải quyết được mệnh đề: Giúp cho bà con nông dân làm giàu được từ cây lúa và các sản phẩm nông nghiệp thì có nghĩa là đã giúp đưa đất nước thoát được nghèo đói và chúng ta có quyền nghĩ đến việc đưa Việt Nam trở thành một đất nướ dân giàu,nước mạnh!
picture  
“Cá bạc và lúa vàng, kinh tế biển và nông nghiệp, đó mới là thế mạnh của Việt Nam, rất cần được đầu tư đúng mức”.
Kỳ họp Quốc Hội thứ ba vừa kết thúc, và những phiên họp cuối cùng không chỉ là chia tay lưu luyến… 
Trước khi vào phiên bế mạc, trầm tư một góc hành lang, “ông nghị” Trần Hoàng Ngân, Phó hiệu trưởng Đại học Kinh tế Tp.HCM, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia, đưa cho VnEconomy bản thảo 4 trang viết tay về những ý chính mà ông đã góp ý cho đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, một nội dung quan trọng đã được thảo luận sôi nổi tại diễn đàn Quốc hội vừa qua.

Ông bảo, hôm phát biểu ở hội trường rất tiếc là ông đã không có đủ thời gian để nhắc lại câu hát “Cá bạc đầy khoang để màu da anh rám hồng. Lúa vàng trĩu bông cho má hồng em tươi thắm” trong ca khúc “Tình ta biển bạc đồng xanh” của nhạc sỹ Hoàng Sông Hương.

“Hai câu hát đó thật tuyệt vời, bất cứ ai nghe cũng cảm nhận được niềm hạnh phúc tràn đầy. Cá bạc và lúa vàng, kinh tế biển và nông nghiệp, đó mới là thế mạnh của Việt Nam, rất cần được đầu tư đúng mức”, ông Ngân sôi nổi.

Vậy nhưng, ông trầm giọng, trên thực tế đã có cách hiểu rất đơn giản khi lấy đất nông nghiệp làm khu công nghiệp, vừa lo đền bù đất đai gây nhiều bức xúc cho dân vừa làm suy giảm sản xuất nông nghiệp nhưng khai thác không hết diện tích dẫn đến lãng phí không nhỏ. Chưa kể có những ngành công nghiệp sẽ làm hại cho ngành nông nghiệp...

Thế nên, đại biểu Ngân cũng như nhiều vị khác đã cảm thấy thật là mừng, khi qua nhiều phiên thảo luận, rất nhiều ý kiến quan tâm sâu sắc đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Việt Nam tăng trưởng phải dựa trên tiềm lực kinh tế, điều kiện kinh tế xã hội của nước mình, vào nông nghiệp chứ không phải công nghiệp. Công nghiệp hóa không có nghĩa là chỉ phát triển độc lập công nghiệp mà dựa trên cơ sở phát triển ngành nông nghiệp, tức là hiện đại hóa nền nông nghiệp, bên cạnh công nghiệp hỗ trợ còn có nền công nghiệp phục phụ nông nghiệp, chế tạo máy móc thiết bị, chế biến sản phẩm để tăng giá trị nông nghiệp.. là tư duy quan trọng mà theo nhận xét của ông Ngân, đã được thể hiện rõ nét hơn nhiều ở kỳ họp này.

Nhưng, đại biểu Trần Hoàng Ngân vẫn không giấu được xót xa khi đội tàu của ngư dân còn rất thô sơ, khi có gió to sóng lớn thuyền không biết đi đâu về đâu, trong khi Vinashin, Vinalines làm thất thoát rất nhiều tiền.

Nhìn tổng vốn đầu tư xã hội cho nông nghiệp giảm dần từ 13,6% (giai đoạn 1996 -2000) xuống 6,4% ở 5 năm tiếp theo và đến 2011 chỉ còn 6,2%, trong khi người nông dân vẫn cần cù lam lũ đóng góp 22% GDP trong cơ cấu ngành kinh tế của năm 2011, vị đại biểu này cho rằng, “đúng là chúng ta chưa công bằng với nông nghiệp”. Và ông mong sẽ nhìn thấy sự “công bằng” thể hiện qua những phát biểu ở nghị trường sẽ biến thành hành động thực tế.

Theo dõi hàng nghìn ý kiến suốt một tháng diễn ra kỳ họp Quốc hội thứ ba, mới thấy nỗi niềm dành cho tam nông của các vị đại diện cho dân đã đau đáu lại càng đau đáu hơn bao giờ hết, khi mà nói như đại biểu Nguyễn Thanh Thụy, nông dân được hưởng ít nhất từ những thành quả phát triển kinh tế xã hội. Nhưng vị thế và đặc biệt là vai trò “trụ đỡ” trong khủng hoảng kinh tế, theo nhiều ý kiến thì ngày càng được khẳng định mạnh mẽ.

Một nghị quyết chuyên đề về nông nghiệp, nông dân và nông thôn ngay tại kỳ họp là đề nghị của đại biểu Giàng Seo Phử, được nhiều vị khác ủng hộ.

Vào ngày cuối cùng của kỳ họp, nghị quyết về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã được Quốc hội thông qua với trên 96% đại biểu có mặt.

Nghị quyết nói, mặc dù được Nhà nước quan tâm nhưng nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn chưa đáp ứng được nhu cầu, chưa huy động được nhiều nguồn lực xã hội. Vẫn còn tình trạng đầu tư dàn trải, kéo dài, lãng phí, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.

Yêu cầu rất quan trọng được đưa ra tại nghị quyết là tăng đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đảm bảo vốn 5 năm sau cao gấp hai lần 5 năm trước.

Quốc hội cũng yêu cầu phát triển mạng lưới tín dụng nông thôn, tăng thêm các điểm giao dịch của ngân hàng thương mại trên địa bàn nông thôn. Khuyến khích các ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay vốn với cơ chế ưu đãi đối với lĩnh vực nông nghiệp, nhất là tăng mức và kỳ hạn cho vay phù hợp với chu kỳ sản xuất của từng đối tượng, từng loại cây, con. Tiếp tục cải tiến thủ tục để các đối tượng vay tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Tăng thêm nguồn vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội để tăng mức cho vay nhất là cho chăn nuôi gia súc, gia cầm; mở rộng đối tượng hộ cận nghèo được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, phát triển thêm các ngành nghề ở nông thôn...

Đặt trong bối cảnh đầu tư công cho tam nông còn quá nhiều bất cập, bên cạnh việc mở rộng phân cấp, giao quyền chủ động cho địa phương phân bổ vốn theo  từng dự án, công trình cụ thể theo tiêu chí quy định, Quốc hội cũng nhấn mạnh yêu cầu xử lý kịp thời, nghiêm minh các vi phạm trong lĩnh vực này. Đồng thời thiết lập hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư công, thực hiện công khai, minh bạch thông tin về hoạt động đầu tư công, trong đó có hoạt động đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Chiều 21/6, phát biểu bế mạc kỳ họp thứ ba, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng nhấn mạnh yêu cầu hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, bảo đảm tăng tổng mức đầu tư vào lĩnh vực này từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn khác.

Có nghị quyết, có yêu cầu với con số cụ thể, không đồng ý lùi thời hạn sửa Luật Đất đai, thông qua Luật Biển... thông điệp từ kỳ họp thứ ba của Quốc hội có thể sẽ làm cho những ưu tư của “ông nghị” Trần Hoàng Ngân và nhiều vị đại biểu khác về nông nghiệp, nông thôn và nông dân vơi đi phần nào. Song, cảm nhận về câu hát lúa vàng, biển xanh vẫn phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả thực thi chính sách, mà sự giám sát của các vị đại diện cho dân giữ vai trò không nhỏ. 
VNEconomy


Việt Nam đang cố vô hiệu hóa công hàm ông Phạm Văn Đồng gửi Trung Quốc

Cuối tháng trước, trên trang web của Chương trình Nghiên cứu biển Đông thuộc Học Viện Ngoại giao Việt Nam, có một bài viết bằng tiếng Anh, khẳng định, trong giai đoạn 1954-1975, Việt Nam đã từng có hai quốc gia riêng biệt
RFA file -Công hàm ông Phạm Văn Đồng gửi Trung Quốc====>>>
và cũng vì vậy, công hàm do ông Phạm Văn Đồng – Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ký ngày 14 tháng 9 năm 1958, gửi ông Chu Ân Lai – Thủ tướng Trung Quốc, thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông, không có chút giá trị nào về mặt luật pháp quốc tế.

Đây là lần đầu tiên, một trang web thuộc chính quyền Việt Nam nêu chính kiến theo hướng này. Vì sao? Trân Văn – thông tín viên của Đài chúng tôi đã phỏng vấn ông Dương Danh Huy – một tiến sĩ đang sống tại Anh, thành viên sáng lập Qũy Nghiên cứu biển Đông – và cũng là người đã từng khuyến nghị chính quyền Việt Nam nên làm như thế, để tìm câu trả lời.
Thể diện chính quyền phải nhường chỗ cho chủ quyền quốc gia
Trân Văn: Thưa ông, trong các cuộc tranh luận kéo dài suốt nhiều năm qua về chủ quyền trên biển Đông, tuy Trung Quốc luôn dùng công hàm do ông Phạm Văn Đồng ký hồi 1958 như một trong những bằng chứng để chứng minh rằng, Việt Nam đã chính thức thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, song gần như chưa bao giờ chính quyền Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam – hậu thân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nêu quan điểm của họ về công hàm đó.
Cũng vì vậy, việc trang web của Chương trình Nghiên cứu biển Đông, thuộc Học Viện Ngoại giao Việt Nam, đăng một bài viết xác nhận sự tồn tại của công hàm này, cũng như phân tích về giá trị của công hàm đó rõ ràng là một sự kiện rất đáng chú ý.
Là một người chuyên nghiên cứu, theo dõi và phân tích các sự kiện liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, ông nghĩ thế nào về sự kiện vừa xảy ra ấy?
Bản đồ Việt Nam trước 1975 chia làm hai tại vĩ tuyến 17 : Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa
Bản đồ Việt Nam trước 1975 chia làm hai tại vĩ tuyến 17 : Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa. RFA file================================>>>
Tiến sĩ Dương Danh Huy: Trong tranh chấp Hoàng Sa – Trường Sa (HSTS), Trung Quốc mặc nhiên cho rằng Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCN VN) là hậu thân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VN DCCH) và chỉ của VN DCCH. Trên phương diện chính trị, có thể nói rằng, khi Việt Nam  thống nhất ngày 2/7/1976 thì ý thức hệ và lãnh đạo của CHXHCN VN chủ yếu là từ VN DCCH. Nhưng trên phương diện pháp lý, thì CHXHCN VN là hậu thân của hai quốc gia: Môt quốc gia phía Bắc vĩ tuyến 17 với tên VN DCCH và một quốc gia phía Nam với tên Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (CH MNVN) mà trước đó có tên Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).
Trên phương diện chính trị, có thể nói rằng, khi Việt Nam thống nhất ngày 2/7/1976 thì ý thức hệ và lãnh đạo của CHXHCN VN chủ yếu là từ VN DCCH. Nhưng trên phương diện pháp lý, thì CHXHCN VN là hậu thân của hai quốc gia: Môt quốc gia phía Bắc vĩ tuyến 17 với tên VN DCCH và một quốc gia phía Nam với tên Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam mà trước đó có tên Việt Nam Cộng Hòa.
Tiến sĩ Dương Danh Huy
Đúng là cho tới gần đây truyền thông của Việt Nam tránh nói về vấn đề công hàm Phạm Văn Đồng (CH PVĐ) và tránh câu hỏi, trước khi Việt Nam thống nhất vào ngày 2/7/1976 thì phía Bắc và phía Nam vĩ tuyến 17 là mấy quốc gia (?), từ thời VNCH đến CH MNVN, có phải là một quốc gia khác biệt với VN DCCH hay không.
Tôi cho rằng việc một trang mạng thuộc chính phủ Việt Nam đăng một bài phân tích về CH PVĐ với quan điểm trước khi Việt Nam thống nhất thì phía Bắc và phía Nam vĩ tuyến 17 là hai quốc gia khác biệt, là một bước đi đúng, theo hướng “công khai, công pháp quốc tế và công luận” mà một số nhà luật học Việt Nam đã đề cập đến. Tôi hy vọng rằng việc Học viện Ngoại giao đăng bài đó, cũng như việc tạp chí Tia Sáng đăng một bản tiếng Việt vào tháng 11 năm ngoái, sẽ góp phần mở rộng thêm không gian tranh luận, phân tích công khai về CH PVĐ.
Việt Nam Cộng hòa là “lõi” của kế hoạch vô hiệu hóa
Trân Văn: Bài viết bằng tiếng Anh, mới đăng trên trang web của chương trình Nghiên cứu biển Đông thuộc Học Viện Ngoại giao Việt Nam, chỉ là bản dịch của một loạt ba bài do bà Nguyễn Thái Linh viết và đã từng được tạp chí Tia Sáng của Việt Nam, đăng hồi giữa tháng 11 năm 2011.
Sau sự kiện đó chừng một tuần, hôm 25 tháng 11 năm 2011, lần đầu tiên, một trong những viên chức cao cấp nhất của chính quyền CHXHCN VN – ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam, chính thức tuyên bố tại diễn đàn Quốc hội Việt Nam, rằng chính phủ VNCH, đã từng thay mặt Việt Nam, duy trì chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, rằng năm 1974, Trung Quốc đã dùng vũ lực cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền VNCH,…
Theo dõi tình hình thời sự tại Việt Nam, chúng tôi không nghĩ rằng, tuyên bố của ông Nguyễn Tấn Dũng nhắm vào mục tiêu hòa hợp, hòa giải, mà đơn thuần chỉ là chuẩn bị luận cứ, nhằm vô hiệu hóa các bằng chứng mà Trung Quốc đã, đang cũng như sẽ còn tiếp tục sử dụng để chứng minh rằng, Việt Nam đã từng chính thức thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc, đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong số các bằng chứng này, có công hàm mà ông Phạm Văn Đồng ký năm 1958.
Đối chiếu tuyên bố của ông Nguyễn Tấn Dũng hồi cuối năm ngoái và sự kiện trang web của chương trình Nghiên cứu biển Đông, thuộc Học Viện Ngoại giao Việt Nam, mới vừa minh định về sự hiện hữu của VNCH trong giai đoạn 1954-1975, với bài viết “Trong cuộc chiến 1954-1975, có một hay hai quốc gia trên hai miền Bắc, Nam?”, đã được ông công bố hồi giữa năm ngoái, chúng tôi có cảm giác, những khuyến nghị của ông qua bài viết ấy, đang được chính quyền Việt Nam hiện nay áp dụng để có thể ứng dụng hữu hiệu luật pháp quốc tế, vào việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông. Bài viết của ông rất cặn kẽ, nhiều chi tiết, trong khi thời gian cho cuộc trao đổi này lại có giới hạn, ông có thể giải thích thật ngắn gọn, nhằm giúp thính giả của chúng tôi dễ hình dung rằng, tại sao, cần phải thừa nhận, trong giai đoạn 1954-1975, Việt Nam từng có hai quốc gia riêng biệt?
Ông Phạm Văn Đồng và ông Chu Ân Lai
Ông Phạm Văn Đồng và ông Chu Ân Lai (source chouenlai.lafeng.net)====>>>
Tiến sĩ Dương Danh Huy: Trước hết, tôi xin nêu quan điểm của tôi là trong thời kỳ Việt Nam chia đôi thì “Việt Nam là VN DCCH và VNCH”  chứ không phải “Việt Nam chỉ là VN DCCH”.
Việc miền Bắc và miền Nam là hai quốc gia cho đến ngày 2/7/1976 là rất quan trọng cho việc phản biện Trung Quốc, vì nó có nghĩa CH PVĐ và các hành vi bất lợi khác của VN DCCH sẽ không gây phương hại cho chủ quyền đối với HSTS mà một quốc gia khác, tức là miền Nam, đang duy trì lúc đó.
Tiến sĩ Dương Danh Huy
Đúng như ông nói, có lẽ chính phủ Việt Nam cảm thấy khó có thể làm ngơ trước việc Trung Quốc đang sử dụng vấn đề CH PVĐ trong việc tuyên truyền, họ cảm thấy Việt Nam phải phản biện nhiều hơn, và họ có thể cảm thấy rằng lập luận mạnh mẽ nhất để phản biện là dựa trên các tuyên bố và hành động của VNCH về HSTS. Nhưng để dựa trên các tuyên bố và hành động của VNCH về HSTS thì phải dựa trên việc lúc đó miền Bắc và miền Nam là hai quốc gia.
Trên thực tế, chính phủ Việt Nam đã viện dẫn các tuyên bố và hành động của VNCH về HSTS từ lâu, thí dụ như trong sách trắng của Việt Nam về HSTS năm 1981. Nhưng, có lẽ trên phương diện đối nội thì họ ngại, không dám công nhận thẳng thừng là miền Bắc và miền Nam đã từng là hai quốc gia, mặc dù đó là quan điểm mà cả ba chính thể: VN DCCH, CH MNVN và CHXHCN VN đã từng đưa ra với thế giới.
Việc miền Bắc và miền Nam là hai quốc gia cho đến ngày 2/7/1976 là rất quan trọng cho việc phản biện Trung Quốc, vì nó có nghĩa CH PVĐ và các hành vi bất lợi khác của VN DCCH sẽ không gây phương hại cho chủ quyền đối với HSTS mà một quốc gia khác, tức là miền Nam, đang duy trì lúc đó.
…nếu sự thống nhất đó là VN DCCH và CH MNVN cùng đồng ý thống nhất lại thành một quốc gia thì sẽ có lợi cho Việt Nam, vì sẽ không có vấn đề gì cản trở việc CHXHCN VN, thừa kế danh nghĩa chủ quyền đối với HSTS từ quốc gia phía Nam vĩ tuyến 17, tức là VNCH hay CH MNVN.
Tiến sĩ Dương Danh Huy
Nói cách khác, nếu chính phủ Việt Nam cho rằng luôn luôn chỉ có một quốc gia, thì CH PVĐ và các hành vi bất lợi khác của VN DCCH sẽ gây phương hại cho chủ quyền Việt Nam đối với HSTS.
Ngoài ra, vấn đề không chỉ là miền Bắc và miền Nam đã từng là hai quốc gia, mà còn là cả tính cách pháp lý của sự thống nhất ngày 2/7/1976. Nếu sự thống nhất đó là VN DCCH mở rộng lãnh thổ về phía Nam, hấp thụ quốc gia phía Nam vĩ tuyến 17 thì sẽ bất lợi cho tranh cãi pháp lý về HSTS. Ngược lại, nếu sự thống nhất đó  là VN DCCH và CH MNVN cùng đồng ý thống nhất lại thành một quốc gia thì sẽ có lợi cho Việt Nam, vì sẽ không có vấn đề gì cản trở việc CHXHCN VN, thừa kế danh nghĩa chủ quyền đối với HSTS từ quốc gia phía Nam vĩ tuyến 17, tức là VNCH hay CH MNVN.
Điểm cuối cùng ở đây là điểm có thể gây tranh cãi giữa người Việt. Trên phương diện chính trị, có thể có quan điểm cho rằng CHXHCN VN chính là VN DCCH đã hấp thụ miền Nam và đổi tên thành CHXHCN VN. Nhưng, trên phương diện thủ tục pháp lý, theo quan điểm của các quốc gia khác lúc đó, bao gồm cả Trung Quốc, và của các cơ quan của Liên Hiệp Quốc, thì sự kiện Việt Nam thống nhất ngày 2/7/1976 là hai  quốc gia thống nhất lại thành một quốc gia mới.
Trân Văn: Xin cám ơn ông.
Thong tin vien RFA



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét