Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2012

TƯƠNG LAI CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

-Bài của Amartya Sen (và Jean Drèze)Putting Growth In Its Place (Outlook 14-11-2011) - "Tăng trưởng chỉ có thể là một phương tiện để phát triển, không phải chính nó là cứu cánh".  TERRIFIC! ◄
Chủ nghĩa! Chủ nghĩa! Capitalism in crisis: Perilous path to prosperity (FT 16-1-12) -- David Pilling có vẻ bi quan!
Francis Fukuyama: The Drive for Dignity (FP 12-1-12) -- Đúng!  Chúng tôi chỉ muốn có được phẩm giá con người chúng tôi! 
-TƯƠNG LAI CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Bài viết khác của ông Dani Rodrik: Phát triển ngược, mà tôi đã dịch hồi tháng 3/2011, rất đáng để đọc và hiểu sự tiên đoán về sự dẫn đầu nền kinh tế thế giới sẽ vẫn là các cường quốc Mỹ và phương Tây, chứ không thể là các nước đang phát triển có nền kinh tế mới nổi như Trung Hoa, Ấn Độ hay Brazil...

Bài viết gốc: The Future of Economic Growth


Bài viết của Dani Rodrik, ông là giáo sư kinh tế chính trị quốc tế tại Đại học Harvard, là tác giả của cuốn sách: Nghịch lý toàn cầu hóa: Dân chủ và tương lai của nền kinh tế thế giới (The Globalization Paradox: Democracy and the Future of the World Economy)

CAMBRIDGE - Có lẽ lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, tương lai của nền kinh tế toàn cầu nằm trong tay của các nước nghèo. Hoa Kỳ và Châu Âu chiến đấu như những gã khổng lồ bị thương, thương vong quá mức tài chính của họ và tê liệt chính trị. Họ dường như bị lên án bởi những gánh nặng nợ nần lớn của họ do nhiều năm trì trệ hoặc chậm tăng trưởng, phân hóa sự bất bình đẳng, và xung đột xã hội có thể xảy ra.

Trong khí đó, phần lớn của thế giới còn lại, tràn đầy năng lượng và hy vọng. Những nhà hoạch định chính sách ở Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ, và Thổ Nhĩ Kỳ đang lo lắng về sự tăng trưởng quá cao, chứ không phải là quá thấp. Theo một số tiêu chuẩn đánh giá thì, Trung Quốc đã đạt được nền kinh tế lớn nhất thế giới, và thị trường mới nổi và các nước đang phát triển chiếm hơn một nửa sản lượng của thế giới. Công ty tư vấn McKinsey đã mang tên châu Phi, nó đồng nghĩa với thất bại kinh tế, vùng đất của "sư tử đang chuyển mình".

Như là trường hợp thường thấy, giả tưởng tốt nhất đưa đến tâm trạng thay đổi. Cuốn tiểu thuyết truyện tranh của tiểu thuyết gia người Nga lưu vong Gary Shteyngart: Super Sad Love Story đúng là một bài học tốt cho bất kỳ những gì có thể chờ đợi ở tương lai. Đặt trong tương lai gần, câu chuyện mở ra chống lại nền tảng của một nước Mỹ đã bị sa lầy vào công cuộc làm hỏng tài chính và chế độ độc tài độc đảng, và nó cho thấy Mỹ bị lôi kéo vào một cuộc phiêu lưu quân sự vô nghĩa ở nước ngoài – thời kỳ này ở Venezuela. Tất cả các công việc thực sự trong các công ty được thực hiện bởi những người nhập cư có tay nghề cao; Các trường Ivy League đã đáp ứng thương hiệu cho các đối tác châu Á của họ tồn tại; nền kinh tế chịu ơn Ngân hàng Trung ương của Trung Quốc; và "tỷ giá nhân dân tệ-cố định với đô la Mỹ" đã thay thế chuẩn mực tiền tệ như là sự lựa chọn an toàn cho tài sản.

Nhưng các nước đang phát triển thực sự có thể gánh vác nền kinh tế thế giới không? Phần lớn sự lạc quan về triển vọng kinh tế của họ là kết quả của phép ngoại suy. Thập kỷ trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tạo ra nhiều cơ hội tốt nhất cho các nước đang phát triển. Tăng trưởng  lan xa một số nước châu Á, và là, lần đầu tiên kể từ những năm 1950, phần lớn của các nước nghèo đã trải qua điều mà các nhà kinh tế gọi là sự hội tụ - tức là một sự thu hẹp khoảng cách thu nhập với các nước giàu.

Tuy nhiên, đây là một thời kỳ độc đáo, đặc trưng bởi rất nhiều luồng gió xuôi chiều của kinh tế. Giá hàng hóa tăng cao, làm lợi cho các nước châu Phi và Mỹ Latinh nói riêng, và nhờ vào nguồn tài chính từ bên ngoài dồi dào và rẻ. Hơn nữa, kinh tế của nhiều nước châu Phi đã chạm đáy và hồi phục sau một thời gian dài chiến tranh dân sự và suy giảm kinh tế. Và, tất nhiên, tăng trưởng nhanh chóng ở các nước tiên tiến trong thời kỳ trước đó nói chung là động lực thúc đẩy sự gia tăng khối lượng thương mại thế giới cao kỷ lục.

Về nguyên tắc, sau cuộc khủng hoảng tăng trưởng thấp ở các nước tiên tiến không nhất thiết phải cản trở hoạt động kinh tế của các nước nghèo. Tăng trưởng ở các nước nghèo cuối cùng phụ thuộc vào những yếu tố chính sách hạ mức thuế để khuyến khích sản xuất và đầu tư - đầu tư và mua lại công nghệ mới - và cổ phiếu của các công nghệ có thể được thông qua bởi các nước nghèo không bị biến mất khi tăng trưởng của các nước tiên tiến bị chậm lại. Vì vậy, tiềm năng tăng trưởng của các nước chậm phát triển được xác định bởi khả năng của họ để thu hẹp khoảng cách với ranh giới công nghệ - chứ không phải là bằng cách tự các nước nghèo tăng tiến nhanh chóng để đến ranh giới của các nước giàu.

Những thông tin xấu là chúng ta vẫn còn thiếu một sự hiểu biết đầy đủ là khi nào các tiềm năng này hội tụ thực sự, hoặc của các loại chính sách tạo ra sự tự duy trì tăng trưởng. Ngay cả những trường hợp thành công một cách rõ ràng cũng bị giải thích trái ngược nhau. Một số thuộc tính phép lạ kinh tế châu Á làm các thị trường tự do hơn, trong khi những nước khác tin rằng sự can thiệp của nhà nước đã cho ra những con số không trung thực. Và sự thúc đẩy tăng trưởng quá nhiều cuối cùng thất bại sau những sự rầm rộ ban đầu.

Những người lạc quan tin tưởng rằng thời kỳ này là khác nhau. Họ tin rằng những cải cách của những năm 1990 - chính sách kinh tế vĩ mô được cải thiện, cởi mở hơn và dân chủ hơn - đã ươm mầm cho thế giới phát triển một khóa học cho sự tăng trưởng bền vững. Ví dụ, một báo cáo gần đây của Citigroup, dự đoán rằng tăng trưởng sẽ dễ dàng cho các nước nghèo với dân số trẻ.

Qua những bằng chứng mà tôi đã đọc làm cho tôi thận trọng hơn. Một điều chắc chắn là nguyên nhân cho những sự ca tụng rằng những chính sách lạm phát đã bị loại bỏ và quản trị đã được cải thiện ở phần lớn của thế giới đang phát triển. Nhưng rồi, những sự phát triển này cũng chỉ làm tăng khả năng phục hồi của nền kinh tế trước những cú sốc và ngăn chặn sự sụp đổ kinh tế mà thôi.

Tuy nhiên, duy trì tăng trưởng nhanh chóng và đốt cháy giai đoạn đòi hỏi một cái gì đó nhiều hơn: sản xuất theo các chính sách có định hướng phải kích thích liên tục để làm thay đổi cơ cấu và gia tăng việc làm ở những lĩnh vực hoạt động kinh tế mới. Tăng trưởng mà dựa vào dòng vốn rót vào hoặc những bùng nổ hàng hóa thì chỉ có khuynh hướng xảy ra trong ngắn hạn. Trong khi tăng trưởng bền vững đòi hỏi phải đặt ra các ưu đãi để khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vào ngành công nghiệp mới - và làm sao để nạn tham nhũng giảm xuống tối thiểu và thu nhập người dân phải có cuộc sống sung túc.

Nếu lịch sử là khuôn mẫu, thì số quốc gia đi ngược với những gì đã diễn ra trong lịch sử để thành công chỉ là ngoại lệ hiếm. Vì vậy, khi mà có thể có ít hơn các quốc gia sụp đổ kinh tế, là nhờ vào quản lý kinh tế vĩ mô tốt hơn, thì tốc độ tăng trưởng cao sẽ chỉ là ngắn hạn, gián đoạn và ngoại lệ. Một cách chuẩn mực thì, hiệu suất có thể là tốt hơn so với trong quá khứ, nhưng không có nền kinh tế của quốc gia nào gần như là ưu tú như các nhà có quan điểm lạc quan mong đợi.

Câu hỏi lớn cho nền kinh tế thế giới là liệu các nước tiên tiến trong suy trầm kinh tế sẽ có thể phải nhường chỗ cho các quốc gia đang phát triển có sự tăng trưởng kinh tế nhanh hơn không, những quốc gia đó có hiệu suất, khi mà hiệu suất đó sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc xâm nhập vào các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ của các nước giàu có lâu nay vẫn chiếm ưu thế. Hậu quả của việc này là việc làm ở các nước tiên tiến sẽ có vấn đề, đặc biệt là sự thiếu hụt những công việc được trả lương cao trong hiện tại. Đáng kể là xung đột xã hội có thể trở thành không thể tránh khỏi, đe dọa cho chính sách cải tổ chính trị vì sự cởi mở kinh tế.

Cuối cùng, sự xích lại gần nhau hơn giữa các nước giàu và nghèo trong nền kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng dường như không thể tránh khỏi. Nhưng, một sự đảo ngược lớn trong tài sản của các nước giàu và nghèo dường như là không có khả năng xảy ra trong kinh tế, mà cũng không khả thi trong chính trị.

Bản quyền: Project Syndicate, 2011.
www.project-syndicate.org

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét