Liệu có thể giải quyết tranh chấp Biển Đông? Những chọn lựa của ASEAN trước một Trung Quốc quyết đoán
-Bài viết của GS. Leszek Buszynski, Đại học Quốc gia Úc, phân tích nhân tố địa chính trị chiến lược trong tranh chấp Biển Đông. Trước một Trung Quốc ngày một quyết đoán, nếu ASEAN không đoàn kết và đi đến thống nhất lập trường trong tranh chấp thì giải pháp cuối cùng cho Biển Đông rất xa vời. Tương lai khu vực sẽ được đặt vào những toan tính chiến lược của các nước lớn.
Giới thiệu
Biển
Đông là khu vực tranh chấp chủ quyền đối với các đảo và lãnh hải giữa
Trung Quốc và 5 quốc gia ASEAN gồm: Việt Nam, Philippin, Malaysia,
Brunei và Indonesia. Tranh chấp này bao gồm những vấn đề phức tạp liên
quan đến việc Luật biển quốc tế không đưa ra hướng dẫn rõ ràng trong
trường hợp có sự chồng lấn về yêu sách đối với lãnh hải, các đảo và vùng
Đặc quyền kinh tế (EEZ). Các bên tranh chấp đều có những yêu sách đối
kháng nhau đối với nguồn dầu khí, quyền đánh bắt cá, và đối với nước yêu
sách chính là Trung Quốc chính là sự tiếp cận chiến lược đối với Biển
Đông. Bài viết lập luận rằng nhân tố chiến lược đã trở thành nhân tố
quan trọng nhất và làm lu mờ các nhân tố còn lại. Tranh
chấp Biển Đông đang ngày càng gắn liền với những vấn đề chiến lược rộng
lớn hơn liên quan đến Tây Thái Bình Dương, ảnh hưởng đến cả Trung Quốc
và Hoa Kỳ. Ý nghĩa chiến lược của Biển Đông gia tăng cùng với sức mạnh
ngày càng được tăng cường của hải quân Trung Quốc và nhu cầu mở rộng
tiếp cận eo biển Malacca và Thái Bình Dương của nước này. Khi Trung Quốc
phát triển chiến lược chống xâm nhập và từ chối tiếp cận biển
thì Hoa Kỳ cũng buộc phải đưa ra quan điểm để bảo vệ vị trí chiến lược
của mình trong khu vực. Các quan chức Trung Quốc đã coi Biển Đông là
“lợi ích cốt lõi”. Tuyên bố này mặc dù chưa được chính thức công nhận
nhưng nó cũng thể hiện một nhận thức rất rõ ràng về ý nghĩa của khu vực
Biển Đông. Lựa chọn của ASEAN trong tình huống này là hạn chế chừng nào
mà khối này vẫn còn chia rẽ và không thể phát triển sự đồng thuận trong
cách đối phó với Trung Quốc. Sự chia rẽ này càng dai dẳng trong ASEAN
thì càng có khả năng rằng khối này sẽ bị ngập chìm bởi các sự kiệnmà sẽ đặt tương lai của khu vực vào tay các cường quốc.
NHỮNG NỖ LỰC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, LIÊN HỢP QUỐC VÀ ASEAN.
Một
giải pháp chính trị hoặc ngoại giao cho tranh chấp ở thời điểm hiện tại
có vẻ không khả thi. Những đề xuất mang tranh chấp này lên Tòa án Công
lý quốc tế để phân xử không được các bên chấp nhận. Liên Hợp Quốc không
can dự vào các tranh chấp lãnh thổ với vai trò trung gian hòa giải trừ
phi có yêu cầu trực tiếp từ các bên yêu sách. Ủy ban Liên Hợp Quốc về
giới hạn thềm lục địa (CLCS) đã yêu cầu các bên đệ trình bản báo cáo liên
quan đến yêu sách đối với thềm lục địa vào hạn chót là trước ngày
13/5/2009. Việt Nam và Malaysia đã gửi bản đệ trình chung về Biển Đông
vào ngày 6/5, và ngay ngày hôm sau, Trung Quốc đã gửi công hàm phản đối.
Công hàm của Trung Quốc đính kèm bản đồ đường 9 đoạn yêu sách đối với
Biển Đông mà vẫn không làm rõ bản chất thực sự về yêu sách của Trung
Quốc. Tuy nhiên, Ủy ban Liên Hợp Quốc sẽ không ra phán quyết đối với một
bản đệ trình nếu nó liên quan đến tranh chấp lãnh thổ. Vào ngày 5/4,
Philippin đã kháng cáo lên Liên Hợp Quốc sau khi tàu tuần duyên Trung
Quốc quấy nhiễu một tàu khai thác dầu khí Philippin trong vùng tranh
chấp vào hồi tháng 3/2011[1].
Ngày 14/4, Trung Quốc đã phản ứng khi tuyên bố rằng Philippin đã “xâm
chiếm” Biển Đông vào thập niên 1970 khi nước này tuyên bố chủ quyền ở
khu vực này[2].
Vì Liên Hợp Quốc không có thẩm quyền xét xử vấn đề tranh chấp lãnh thổ,
do đó nỗ lực của Philippin không mang lại kết quả, tuy nhiên ít nhất
thì điều đó cũng công khai quan điểm của nước này. Đã có nhiều cách tiếp
cận khác nhau cả ở cấp độ song phương và đa phương nhằm tìm giải pháp
cho vấn đề tranh chấp, những hiệp định giữa Việt Nam - Philippin, Việt
Nam - Trung Quốc, Malaysia - Trung Quốc gần đây là những ví dụ về cách
tiếp cận song phương. Chủ trương của Trung Quốc là đàm phán song phương,
nhưng điều đó rõ ràng bất lợi đối với các quốc gia tranh chấp ASEAN.
Cách tiếp cận đa phương mang lại hy vọng lớn hơn nhiều để giải quyết
tranh chấp, và cũng chính vì mục đích đó mà Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF)
đã được thành lập năm 1994. Mục tiêu của Diễn đàn là lôi kéo Trung Quốc
vào sứ mạng duy trì an ninh khu vực và để giành sự thừa nhận của nước
này đối với trật tự hiện hiện tại. Tuy nhiên Trung Quốc
luôn phản đối sự dính líu của ARF trong vấn đề tranh chấp và khăng khăng
chủ trương tiến hành đàm phán song phương, không chấp nhận đàm phán đa
phương[3].
Mặc
dù vậy, Trung Quốc đã ký một văn bản đa phương với ASEAN: Tuyên bố về
cách ứng xử của Các bên tại Biển Đông (DOC) vào tháng 11/2002, và vào
thời điểm đó thì đây là văn kiện đầy triển vọng. Trung Quốc đã đồng ý ký
một văn kiện với ASEAN với tư cách là một khối mặc dù đây chỉ là tuyên
bố chứ không phải là bộ quy tắc ứng xử chính thức. Sau đó Trung Quốc
cũng tham gia vào Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác vào ngày 10/8/2003,
theo đó những tranh chấp sẽ được giải quyết một cách hòa bình. Cùng
ngày, “Kế hoạch tổng thể” nhằm đưa mối qua hệ ASEAN – Trung Quốc sâu
rộng hơn giai đoạn 2005 -2010 đã được ASEAN thông qua, trong đó đã đưa
ra nhiều đề xuất khác nhau nhằm thực hiện DOC như thông qua Hội nghị Cấp
cao thường niên ASEAN – Trung Quốc (SOM), hay thành lập Nhóm làm việc
chung soạn thảo những đề nghị nhằm thực hiện DOC và kiến nghị những định
hướng chính sách lên Hội nghị Cấp cao ASEAN – Trung Quốc (SOM)[4].
Tháng 12/2004 các quan chức cấp cao ASEAN Trung Quốc đã quyết định
thành lập Nhóm làm việc chung ASEAN – Trung Quốc về việc thực hiện DOC
(ASEAN – China JWG). Hai bên cũng đồng ý tiến tới việc cuối cùng ký kết
một bộ quy tắc ứng xử. JWG đã có 6 cuộc gặp, lần đầu tiên vào năm 2005
tại Manila, lần cuối cùng là vào tháng 3/2011 nhưng với rất ít kết quả
đạt được.
Đọc toàn bộ bản dịch tại đây
GS. Leszek Buszynski
Quang Châu (dịch)
Đỗ Thủy (hiệu đính)
Tham luận của GS. Leszek Buszynski tại Hội thảo Quốc tế “Triển vọng Hợp tác trong các vấn đề ở Biển Đông - Prospects of Cooperation and Convergence of the Issues and Dynamics in South China Sea” ngày 31 tháng 5 năm 2011, tại Jakarta, Indonesia do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược Châu Á, Jakarta tổ chức.
Bản gốc tiếng Anh “Can the South China Sea Dispute be resolved? ASEAN’s choices before an assertive China”
[1] “Philippines protests China’s Spratly claim at UN,” AFP, 13 April 2011
[2] Teresa
Cerojano, “Beijing counters Manila’s UN protest, says Philippines
“started to invade” Spratlys in 1970s,” AFP, 19 April 2011
[3] Rodolfo C. Severino, The ASEAN Regional Forum, Institute of Southeast Asian Studies, Singapore 2009, p. 58
[4] Plan
of Action to Implement the Joint Declaration on ASEAN-China Strategic
Partnership for Peace and Prosperity, Association of Southeast Asian
nations, http://www.aseansec.org/16805.htm
--
- Nguồn: Washington Post Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét