Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2012

THÁCH THỨC CỦA TRUNG QUỐC TẠI CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG NĂM 2012

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ tư, ngày 18/1/2012
TTXVN (Luân Đôn 7/1)

Năm 2012 được Viện Hoàng gia An ninh Quốc phòng Anh đánh giá là năm quá độ, và khu Vực châu Á-Thái Bình Dương cũng không nằm ngoài với xu hướng này trên nhiều lĩnh vực. Vấn đề lớn nhất là mối quan hệ của Trung Quốc với Mỹ và vị thế của Bắc Kinh với tư cách là một cường quốc sẽ được thử thách thông qua vấn đề Đài Loan, sự trở lại châu Á của Mỹ và các mối quan hệ của Bắc Kinh với Đông Nam Á. Giám đốc Chương trình An ninh châu Á của Viện Hoàng gia An ninh Quốc phòng Anh, ông Alexander Neill, nhận định trong bài viết đăng trên chuyên mục Dự báo năm 2012 của Viện về vấn đề này như sau:
Năm 2012 ngay từ khi bắt đầu sẽ không phải là năm bình yên đổi với châu Á-Thái Bình Dương. Các cuộc bầu cử tổng thống và nghị viện của Đài Loan bắt đầu vào ngày 14/1. Tới cuối năm, thế hệ lãnh đạo thứ 5 của Đảng Cộng sản Trung Quốc xuất hiện trước ánh đèn sân khấu. Điều này tạo ra một giai đoạn chuyển tiếp khi mà sự nguyên trạng tinh tế của mối qụan hệ hai bờ giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan trở thành tâm điểm chú ý của thế giới. Những tranh chấp lãnh thổ trên biển đang được kìm nén giữa Trung Quốc và các nước láng giềng Đông Nam Á và mối quan hệ song phương quan trọng nhất thế giới giữa Trung Quốc và Mỹ cũng sẽ thu hút sự quan tâm toàn cầu trong bối cảnh Mỹ tuyên bố “trở lại châu Á”. Sự pha trộn của những biến động chính trị cùng với sự cạnh tranh tiềm tàng giữa Trung Quốc và Mỹ khiến năm 2012 sẽ là một năm căng thẳng ở Tây Thái Bình Dương.
Bầu cử tổng thống tại Đài Loan
Bầu cử tại Đài Loan chưa bao giờ là sự kiện yên tĩnh và năm 2012 cũng không phải là ngoại lệ.
Các cuộc bầu cử tại Đài Loan luôn là bài thử căng thẳng của mối quan hệ xuyên Thái Bình Dương rộng lớn hơn, và Bắc Kinh cùng Oasinhtơn hầu như không giấu giếm sự giám sát sốt sắng đối với chiến dịch bầu cử. Giới hạn đàn hồi của hiện trạng hai bờ đã được đẩy đến mức cùng cực vào đêm trước của cuộc bầu cử năm 1996, khi Trung Quốc phong tỏa phía Bắc và phía Nam của hòn đảo, thử kho vũ khí tên lửa nhằm vào tỉnh ly khai Đài Loan.
Phải mất một quãng đường thì nhóm chiến đấu tàu sân bay Hạm đội 7 của Mỹ tại Thái Bình Dương mới tới được eo biển để thể hiện quyết tâm của Mỹ đến hỗ trợ cho nền dân chủ non nớt này. Ngày nay, các động lực quan hệ hai bờ đã thay đổi đáng kể do sự nổi lên không thể lay chuyển của sức mạnh dân tộc tổng thể của Trung Quốc. Bài thuốc thử về lòng chân thành của Oasinhtơn tới nay là Đạo luật Quan hệ Đài Loan (TRA) không chỉ bao gồm những hành động đe dọa chiến tranh đó mà đã gia tăng tới việc thường xuyên bán vũ khí cho quân đội Đài Loan.
Tại Oasinhtơn, Nhà Trắng đã đưa ra những cảnh báo đối với bà Thái Anh Văn trong chuvến thăm Mỹ của bà này để vận động tranh cử. Một số nhà hoạch định chính sách Mỹ lo ngại rằng bà Thái thiếu tính quyết đoán trong trò chơi chiến lược Đài Loan-Oasinhtơn-Bắc Kinh. Dù trọng tâm nền dân chủ của Đài Loan có gần gũi với Mỹ tới đâu đi chăng nữa thì điều cuối cùng mà bất kỳ một ai trong Nhà Trắng ít mong muốn nhất là một điểm nóng khu vực châu Á-Thái Bình Dương lại nổ ra trong đêm trước ngày bầu cử năm 2012 này ở Mỹ.
Mối quan hệ của Đài Loan với Đại lục và việc nối lại các mối quan hệ kinh tế hai bờ vì thế đã và đang trở thành tâm điểm sự quan tâm ngày càng tăng của quốc tế. Một số quan chức Qasinhtơn đã đánh giá rằng một Trung Quốc đang nổi lên và việc cán cân quân sự hai bờ đang nghiêng về phía Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã đang đẩy Đài Loan vào quỹ đạo của Trung Quốc mà không thể cưỡng lại được. Các chiến lược gia Đài Loan, chẳng hạn như Giáo sư Su Chi, cố vấn của Tổng thống Mã Anh Cửu, đã ủng hộ chiến lược cân bằng cẩn trọng giữa hai nhà tài trợ lớn cho Đài Loan là Mỹ và Trung Quốc.
Một số khác cho rằng cuộc tranh luận nội địa của Đài Loan đã chuyển từ quy chế cho Đài Loan sang mối quan hệ kinh tế với Đại lục – vấn đề có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ hai bờ. Gần đây, ở Oasinhtơn đã xuất hiện những lời kêu gọi Mỹ từ bỏ Đài Loan và từ bỏ cam kết an ninh của Mỹ với hòn đảo này. Những lo ngại này có thể bị thổi phồng thái quá, nhưng những lời kêu gọi của ông Mã hồi tháng 10/2011 về một Hiệp ước Hòa bình với Trung Quốc đã cho thấy sự cần thiết phải phân tích kỹ lưỡng hơn về khả năng sẵn sàng can dự vào việc xây dựng niềm tin quân sự với Đài Loan của Trung Quốc.
Nếu đây là một mong muốn thực sự của Bắc Kinh thì di sản chính trị của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào về vấn đề Đài Loan sẽ vẫn là điểm sáng thu hút sự chú ý trong năm 2012. Dù có một sự thương lượng nào đó về hòa bình với Đài Loan thì PLA vẫn tiếp tục chĩa 1.600 tên lửa vào hòn đảo này và lời đề nghị về một Hiệp ước Hòa bình của ông Mã đã khiến sự ủng hộ đối với ông sụt đi đáng kể trong các cuộc thăm dò ý kiến.
 Sự tr lại châu Á của Mỹ
Bắc Kinh đã thực hiện một quan điểm hòa giải ngoài việc nối lại các cuộc đối thoại quân sự ngày 7/12 khi Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Michele Flournoy thăm Bắc Kinh theo lời mời của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc Mã Hiểu Thiên dự đối thoại quân sự thường niên trong khuôn khổ Đối thoại Tư vấn Quốc phòng (DCT).
Tướng Mã Hiểu Thiên đã nhắc lại mục tiêu hòa bình của Trung Quốc và Mỹ đã nêu lên những quan ngại về Bắc Triều Tiên và tranh chấp lãnh thố tại Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Tuy nhiên, nhằm xua tan những nghi ngờ về mối quan tâm cốt lõi của Trung Quốc đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, Hồ Cẩm Đào với tư cách là Chủ tịch Quân ủy Trung ương đã đưa ra bài phát biểu một ngày trước khi đối thoại nói về việc Hải quân Trung Quổc chuẩn bị cho những thách thức quân sự.
Những cảnh báo này được đưa ra trong bối cảnh Mỹ thực hiện chiến dịch hồi tháng 11/2011 khẳng định vị thế cường quốc tại châu Á-Thái Bình Dương của mình, đặc biệt là trong định hướng của Đông Nam Á. Tham dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Hawaii, cả ông Obama và bà Clinton đều nhấn mạnh đến sự cần thiết phải củng cố Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trong chuyến thăm tới Darwin, ông Obama đã tiết lộ kế hoạch đồn trú của 2.500 lính thủy đánh bộ tại đây, và tại Hội nghị cấp cao Đông Á ở Bali, ông Obama một lần nữa khẳng định đòi hỏi của Mỹ đối với quyền tự do đi lại trên Biến Đông.
Cách tiếp cận hai mũi nhọn trong cả lĩnh vực kinh tế và an ninh là nhằm tái củng cố sự hiện diện của Mỹ tại Đông Nam Á và cũng để bổ trợ cho các liên minh truyền thống tại khu vực Đông Bắc Á. Quan trọng hơn. Mỹ cũng đã thể hiện sự sẵn sàng khai thác Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trở thành phương tiện gia tăng sức mạnh nhằm thực hiện các mục tiêu của Mỹ ở khu vực vốn đang ngày càng bị hòa tan do ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc.
Một thử thách đối với khí phách của một siêu cường là liệu nó có thể tiến hành các chiến dịch quân sự tại các khu vực khác nhau của thế giới một cách đồng thời hay không. Dù không có ai nghi ngờ về cam kết thống trị chương trình nghị sự của châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ nhằm cân bằng về mặt quân sự với Trung Quốc, nhưng chi phí kinh tế của việc leo thang trong khu vực trong bối cảnh làn sóng suy giảm kinh tế đang lan rộng khắp toàn cầu sẽ gây ra thảm họa đối với sự phục hồi kinh tế thế giới. Mối quan hệ kinh tế Trung-Mỹ nằm ở trọng tâm của sự quan ngại này.
Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18
Cuối năm 2012, việc chuyển giao thế hệ lãnh đạo tại Trung Quốc sẽ diễn ra tại Đại hội Đảng Cộng sản 18. Thường vụ Bộ Chính trị gồm 9 lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng sẽ nổi lên từ tấm màn đỏ tại Quảng trường Thiên An Môn. Do tuổi tác, Tổng Bí thư Hồ cẩm Đào sẽ nghỉ và người thay thế sẽ là Tập Cận Bình. Lý Khắc Cường, hiện là Phó Thủ tướng thứ nhất, sẽ lên nắm giữ chức Thủ tướng. Quan trọng là dưới quy định hạn chế về tuổi tác thì khoảng 2/3 thành viên trong Quân ủy Trung ương sẽ nghỉ hưu. Cùng với sự thay đổi của giới lãnh đạo chóp bu, giới lãnh đạo quân đội Trung Quốc cũng sẽ trải qua quá trình chuyển đổi trong năm 2012.
Dù căng thẳng trong quan hệ kinh tế giữa Đài Loan và Đại lục đã giảm nhiều trong nhiệm kỳ 4 năm qua của Tổng thống Mã Anh Cửu nhưng hầu như không có sự tiến triển nào trên mặt trận quân sự. Điều này cũng được thấy trong mối quan hệ quân sự Mỹ-Trung, vốn không hề có một sự tiến triển nào, bất kể việc nối lại đối thoại gần đây. Những căng thẳng an ninh khu vực giữa Trung Quốc và các nước láng giềng đã và đang tiếp tục diễn ra. Năm 2011 đã chứng kiến sự leo thang căng thẳng tại Biển Đông và những tranh chấp lãnh thổ đã bùng phát giữa Trung Quốc và Nhật Bản, Bắc Triều Tiên tiếp tục đẩy mạnh chương trình hạt nhân của mình, vi phạm các nghị quyết của LHQ và sự ổn định của chế độ cầm quyền tại nước này cho tới nay vẫn không chắc chắn.
Dưới sự lãnh đạo của Mã Anh Cửu, Đài Loan đã trải qua một giai đoạn ổn định quan hệ hai bờ chưa từng có và đối đầu ngoại giao với Đại lục cũng giảm đáng kể. Nếu bà Thái Anh Văn chiến thắng và nhậm chức Tổng thống, giới lãnh đạo Trung Quốc có thể sẽ muốn tái khẳng định sự cam kểt của mình với Đạo luật chống ly khai, theo đó đe dọa việc sử dụng vũ lực nếu Đài Loan tuyên bố độc lập. PLA có thể sẽ chọn giải pháp phô trương lực lượng nhằm khẳng định cam kết bảo vệ toàn vẹn chủ quyền của Trung Quốc. Không giống như châu Âu, khu vực châu Á-Thái Bình Dương thiếu một khung an ninh đa phương và hàng loạt vấn đề vẫn còn tồn tại về vấn đề an ninh của khu vực mà dòng vốn toàn cầu đang dịch chuyển tới, cùng với đó là sự theo đuổi của Mỹ, trong khi châu Âu đối mặt với khủng hoảng kinh tế. Năm 2012 sẽ không chỉ là một phép thử đối với cam kết bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc mà còn thử thách khả năng kiểm soát bất kỳ một sự leo thang thù địch nào với Mỹ và các đồng minh của Mỹ trong khu vực./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét