Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ- 08.01.2012
Trung
Quốc bước vào năm mới đối diện với những thách thức và cơ hội sẽ định
dạng bởi việc chính phủ và xã hội phản ứng với chúng ra sao. Xin vạch ra
mười hai điểm mấu chốt và vấn đề sẽ giúp xách định Trung Quốc trong năm
2012, cả ở trong và ngoài nước. 2012 sẽ là năm của “hai tầng lớp” torng
đó những yếu tố trong nước và ngoài nước được liên kết một cách rõ ràng
hơn bao giờ. Trong khi một thế hệ mới của giới đứng đầu đang chuẩn bị
để lãnh đạo Trung Quốc, hàng triệu người dân và công dân mạng cũng như
đối tác nước ngoài của họ sẽ theo dõi hành động của Bắc Kinh sát sao hơn
bao giờ.
1.
Quá trình chuyển đổi chính trị mỗi mười năm vào tháng Mười 2012 thì
chắc chắn sẽ tạo ra đàn áp mạnh mẽ hơn trong nước và những luận điệu
hùng hồn hơn ở nước ngoài khi Trung Quốc đối diện với những thử thách
trong nước và thấy mình bị kềm chế trên trường quốc tế. Những nước láng
giền đang e sơ sẽ củng cố mạnh mẽ hơn quan hệ với Hoa Kỳ. Những quốc gia
tồi tệ như Bắc Hàn, Pakistan và Iran chắc chắn cũng sẽ trải qua những
khó khăn, ảnh hưởng đến lợi ích riêng của Trung Quốc. Về đối ngoại,
Trung Quốc chắc chắn sẽ trở nên ít nhân nhượng hơn trước đây. Về đối
nội, Bắc Kinh sẽ từ chối đưa ra những quyết định khó khăn về cải cách
kinh tế, đặc biệt là những cải cách có thể làm thiệt hại đến những doanh
nghiệp nhà nước và những quan tâm về độc quyền liên quan đến những gia
đình của tầng lớp lãnh đạo chính trị. Về cả trong và ngoài nước, giới
lãnh đạo Trung Quốc sẽ tìm cách trì hoãn những quyết định chính sách khó
khăn cho đến sau quá trình chuyển nhượng quyền hành.
2.
Việc suy giảm mức tăng trưởng kinh tế chắc chắn sẽ bộc lộ bản chất
thiếu sót và kém bền vững của mô hình phát triển dựa trên cơ sở hạ tầng
của Trung Quốc. Giáo sư Minxin Pei đã trích lời một quan chức quản
lý ngân hàng địa phương rằng chỉ ⅓ những dự án đầu tư hiện đang được xây
dựng sẽ tạo ra nguồn tiền lớn đủ để chi trả gánh nặng về dịch vụ nợ.
Điều này có thể nhanh chóng giảm thiểu mức tăng trưởng kinh tế và nhu
cầu hàng hoá trong năm 2012.
3. Tình trạng nợ nần của chính quyền địa phương ở Trung Quốc sẽ tạo ra mối quan tâm trên thế giới. Hoa
Kỳ và châu Âu hiện đang là những biểu tượng cho những khó khăn tài
chính, nhưng món nợ đang trương phồng của các chính quyền địa phương
Trung Quốc chắc chắn sẽ là những câu chuyện đăng trên trang nhất. Nợ địa
phương, được cho là đã lên đến 1,7 nghìn tỉ Mỹ kim, có thể sẽ còn lớn
hơn nữa. Các cơ quan tài chính nhà nước địa phương vẫn còn ít nhất là
2,3 nghìn tỉ Nhân dân tệ (364 tỉ Mỹ kim) tiền tính dụng chưa cho vay.
Trong khi các nhà hoạch định chính sách vẫn có đủ chỗ để xoay trở trong
việc tìm cách lướt qua cho đến tháng Mười 2012, vấn đề tồn đọng là việc
xây dựng cơ sở hạ tầng chắc chắn sẽ không tạo ra nguồn tiền cần có để
chi trả cho những món nợ được dùng để tài trợ cho các dự án này. Sẽ xảy
ra hiện tượng những món vay không sinh lãi một lần nữa trở thành gánh
nặng của các ngân hàng Trung Quốc.
4. Sự sụt giảm giá cả địa ốc chắc chắn sẽ ảnh hưởng nặng đến mức tăng trưởng GDP. Ngân
hàng Nông nghiệp Trung Quốc vừa qua đã ước lượng rằng giá cả bất động
sản trong những thành phố hạng nhất như Bắc Kinh và Thượng Hải sẽ cần
phải giảm đến 25% và những thành phố hạng hai như Tràng Sa cũng cần phải
giảm đến 15% để quay lại mức độ hợp lý vào năm 2012. Với những vai trò
quá khổ mà việc đầu tư địa ốc đang nắm trong sự tăng trưởng kinh tế
trong những năm qua, việc hạ giá này báo trước tương lai thảm hại của
mức tăng trưởng GDP. Ngân hàng Trung Quốc vừa qua đã cắt giảm dự đoán
tăng trưởng GDP trong năm 2012 từ 9,3% xuống còn 8,8%. Những ngân hàng
khác cũng đã làm theo. Chúng ta tin rằng trong năm 2012, nền kinh tế
Trung Quốc sẽ yêu cầu những biện pháp chính sách tích cực để bắt kịp mục
tiêu tăng trưởng 7% được đưa ra trong Kế hoạch Năm năm lần thứ 12.
5.
Khó khăn về nợ, tăng trưởng chậm và nhu cầu tiếp tục ít ỏi tại những
thị trường xuất khẩu chính của Trung Quốc như Hoa Kỳ, Liên Âu và Nhật
Bản chắc chắn sẽ có những hệ quả nghiêm trọng đối với những quốc gia
đang hưởng lợi từ việc bùng nổ nhu cầu nguyên liệu ở Trung Quốc. Úc,
Brazil, Indonesia, Chile và Nga sẽ lâm vào vị trí mong mạnh khi một sự
giảm tốc độ tại Trung Quốc dẫn đến việc giảm giá trầm trọng về nguyên
liệu thô như quặng sắt, than đá và dầu thô.
6.
Chính quyền Trung Quốc chắc chắn sẽ xiết chặt qui định về truyền thông
báo chí trong nước khi họ vẫn quan tâm đặc biệt đến những bất ổn xã hội
và tìm cách che đậy những tin tức có thể tạo ra tranh luận trước tháng
Mười 2012. Các nhà đầu tư sẽ phải vô cùng cẩn thận để tránh những dữ kiện quan trọng bị che giấu.
7.
Để đón đầu tình trạng bất an xã hội, Bắc Kinh có thể tăng cường các
chính sách nhằm nâng cao mức tăng trưởng ở miền Trung và Tây Trung Quốc. Bất
chấp sự có sẵn của tầng lớp dân nhập cư lớn tuổi quay trở về những vùng
nông thôn, phương cách cỗ vũ tăng trưởng dựa trên cơ sở hạ tầng của Bắc
Kinh đang bị chậm lại. Mức độ máy ủi đất được bán ra, vốn được dùng làm
thước đo cho hoạt động xây dựng, đã giảm 33,2% theo từng năm tại miền
Tây Trung Quốc và 29,5% theo từng năm tại miền Trung Trung Quốc vào
tháng Mười một 2011. Những chính sách nhắm vào việc khôi phục lại hoạt
động xây dựng nhằm giữ nguyên mức tăng trưởng trong những khu vực này
chắc chắn sẽ làm nặng nề hơn những thử thách về nợ địa phương vốn đã
trầm trọng.
8. Có nguy cơ ngày càng cao rằng lạm phát sẽ vượt quá mức trông đợi. Nếu
tăng trưởng bị chậm lại trong khi giá bất động sản tiếp tục giảm và
kinh tế của các nước đối tác thương mại vẫn còn yếu, Bắc Kinh có thể bắt
buộc phải nới lỏng qui định cho vay. Việc mở rộng nguồn cung cấp tiền
này chắc chắn sẽ đẩy mức lạm phát vượt quá don số 2,8% mà Li Daokui
thuộc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc dự đoán cho năm 2012.
9.
2012 chắn chắn xảy ra việc đầu tư ra nước ngoài khi các doanh nghiệp
Trung Quốc và các nhà đầu tư cá nhân giàu có ở Trung Quốc tìm kiếm nơi
ẩn náu an toàn trước khả năng nền kinh tế bị chậm bước và nạn lạm phát
trong nước. Hoa Kỳ, Anh Quốc, Canada, Úc và New Zealand là những
quốc gia tốt nhất hưởng lợi từ những đầu tư cá nhân về bất động sản và
những tài sản khác từ những người Trung Quốc giàu có. Các công ty Trung
Quốc sẽ tiếp tục tìm kiếm tài sản trên toàn thế giới, với việc các công
ty khai thác tài nguyên sẽ đặc biệt chú tâm vào Úc, châu Phi và châu Mỹ
La Tinh.
10.
Chúng ta trông đợi tình trạng tranh chấp sẽ tiếp diễn và có khả năng
đụng độ sẽ xảy ra trên vùng biển Nam Hải, đặc biệt là giữa lực lượng hải
quân Trung Quốc và Việt Nam. Phương cách cứng rắn của chính phủ
Trung Quốc về các vấn đề hàng hải trên vùng biển Nam và Đông Hải sẽ gây
ra thêm mâu thuẫn với Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và Philippines. Hàn
Quốc đã có kế hoạch sử dụng lực lượng quân đội đặc biệt có trang bị vũ
khí trong các chuyến kiểm tra việc đánh cá. Những chạm trán nghiêm trọng
với giới ngư dân Trung Quốc chắc chắn sẽ xảy ra.
11. Trung Quốc được trông đợi sẽ bắt đầu tiến hành giàn khoan giếng dầu cực sâu bằng một tàu khoan được sản xuất trong nước. Việt
Nam và Philippines chắc chắn sẽ phản đối, bất chấp thực tế rằng giếng
dầu đại dương đầu tiên chắc chắn sẽ được khoan tại khu vực phía bắc biển
Nam Hải bên trong vùng đặc quyền kinh tế EEZ của Trung Quốc vốn không
bị tranh chấp.
12.
Bắc Kinh sẽ tăng cường những chiến dịch chống hải tặc đang diễn ra tại
vùng Vịnh Aden/Ấn Độ Dương, có thể với sự đi lại có giới hạn và vị thế
tấn công tại những nơi như Seychelles. Đây là một phần của một khuôn
mẫu lớn hơn mà Bắc Kinh đang tiếp tục tập trung khả năng quân sự với
cường độ cao trong vùng Biển gần (Hoàng Hải, Đông Hải và Nam Hải) và sự
tiếp cận nhanh chóng của chúng, trong khi phát triển những sức mạnh với
cường độ thấp hơn, từ tốn hơn tại những vùng biển xa.
– Một tu sĩ Tây Tạng tự thiêu tại Thanh Hải –Trung Quốc — (RFI).-- Cu ba : Bước đầu tháo dỡ một nhà nước chuyên chế (1)(Thụy My).
Ai làm chủ đất đai của nông dân? - (BBC) -Cuộc đấu tranh của người dân Ô Khảm ở Trung Quốc đặt ra các câu hỏi về quyền sở hữu đất và cả chính trị.
Lê Phan
Con rồng Trung Quốc lần này là một con rồng mà đến một nữ văn sĩ Trung Quốc phải la lên là nó làm bà “sợ đến chết” luôn.
Ðây
là hình ảnh một con vật không giống những con rồng chúng ta vẫn thấy.
Mặt là mặt sư tử, con rồng này đủ móng, vuốt trông dữ dằn như muốn dọa
nạt thiên hạ. Và dĩ nhiên rồng này là rồng năm móng, vốn xưa nay chỉ để
dành cho rồng của các quân vương. Cũng phải nói thật ra mặt rồng vốn là
mặt sư tử nhưng bình thường không ai đưa mặt rồng ra trước.
Nhưng
cũng có thể như một học giả nhận xét con rồng này đang “nhe nanh lộ
vuốt” tức là cử chỉ của những con vật khi sợ hay khi giật mình. Nhà học
giả này nhắc cho chúng ta hình ảnh của một con mèo khi bị sợ. Nhà học
giả Trung Quốc còn ví con rồng này cũng như thái độ được diễn tả trong
bài tiểu luận của Chủ Tịch Hồ Cẩm Ðào mới được phổ biến trên báo Học
Tập, cơ quan lý luận của đảng Cộng Sản, yêu cầu toàn dân phải sẵn sàng
để bảo vệ chống lại cuộc tấn công của Tây phương vào nền văn hóa và chủ
thuyết của Trung Quốc. Ông Hồ Cẩm Ðào đã nói là sợ Lady Gaga hơn là sợ
một sư đoàn thiện chiến.
Mỉa
mai nhất là một post trên Sina Weibo, một website tương đương với
Twitter, trong đó một nhà văn viết là có hai cách để diễn tả con rồng
trong cái tem này “Một là nhốt các lãnh tụ vào chuồng, và hai là giữ
quyền lực ở bên ngoài chuồng.”
Tất
cả những nhận xét đó cho chúng ta thấy là người Hoa, nhất là các nhà
trí thức, hiểu rõ tim đen của hàng lãnh đạo. Ðiều đáng ngại là thái độ
của các nhà kinh doanh ngoại quốc, các học giả và các nhà báo chuyên
viết về Trung Quốc. Trong khi các nhà kinh doanh ao ước tiếp tục mãi của
một chế độ độc tài đảng trị để dễ làm ăn thì các nhà báo và học giả đã
muốn tiếp tục những luận điệu đe dọa mà phần chính là vì Trung Quốc có
như vậy thì họ mới còn có chỗ đứng.
Những
vị tổng quản trị Tây phương, nếu được quyền bỏ phiếu về một thể chế
tương lai cho Trung Quốc thì sẽ chọn một chế độ độc tài nơi mà những
“dòng con lãnh tụ” mà cha đã là đồng chí của ông Mao hay ông Ðặng, sẽ
tiếp tục cầm quyền với hứa hẹn một bầu không khí thân thiện với những
doanh gia nào sẵn sàng làm ăn với họ. Theo họ đó là loại những người
cộng sản có thể dễ dàng làm bạn hàng.
Nhưng
nhà báo như tờ The Economist chẳng hạn đã mặc nhiên tiên đoán là Trung
Quốc sẽ vượt Hoa Kỳ trở thành cường quốc số một của thế giới vào trễ
nhất là khoảng năm 2020. Mà không phải chỉ riêng gì báo chí, rất nhiều
các chuyên gia nổi tiếng về Trung Quốc cũng có lý luận tương tự. Một nhà
bình luận đã mỉa mai là sở dĩ họ phải nói đến chuyện đương nhiên Trung
Quốc sẽ hùng mạnh vì nếu không thì vị thế của họ sẽ lung lay. Ai cần
chuyên gia về một quốc gia sẽ không là một đại cường.
Cũng
may là những vị này không bỏ phiếu bởi nhờ vậy mà Trung Quốc có lẽ sẽ
dần dà tìm được một giải pháp của một chính phủ liên hiệp trong đó các
“dòng con lãnh tụ” do ông Tập Cận Bình, người vốn hầu như chắc sẽ trở
thành tổng bí thư và chủ tịch nước, cầm đầu, sẽ được thăng bằng bởi
những người như ông Lý Kế Cương, người có triển vọng sẽ là thủ tướng, và
Uông Dương, bí thư thành ủy Quảng Ðông.
Bởi
nếu Trung Quốc sẽ được cai trị bởi những người như ông Bạch Hy Lai, bí
thư thành ủy Trùng Khánh, người đã chọn một bên là chính sách mỵ dân
chống băng đảng và một bên là luận điệu rặc mùi Mao trong khi lại tỏ ra
có thái độ dám làm đã lôi cuốn các công ty Hoa Kỳ và Âu Châu tìm tới
thành phố của ông. Trùng Khánh đang xây một đường xe lửa xuyên lục địa
nối liền với Ðức.
Các
nhà kinh doanh Tây phương thường kể đến thành tích này một cách thán
phục và để chứng tỏ là các lãnh tụ của Bắc Kinh có thể làm những chuyện
mà Tây phương, nợ nần chồng chấp, yếu đuối hủ bại, không thể nào làm
nổi. Họ nói đến đường rầy được dựng lên, đường bộ rải nhựa, di dân từ
nông thôn ra tỉnh để ráp iPads và máy giặt. Ðó theo họ là những thành
quả tột đỉnh đã tạo nên phép lạ Trung Quốc.
Nhưng
một sự chuyển đổi do nhà nước điều động như vậy có những phí tổn ngầm
mà phải đến khi những vụ như Ô Khảm xảy ra thì mới thấy. Ở Ô Khảm, chúng
ta hẳn còn nhớ, nông dân ở ngôi làng thuộc tỉnh Quảng Ðông này đã lập
rào cản, tự cô lập mình chống lại công an, thành lập chính quyền độc lập
và suốt gần một tháng trời chống lại các viên chức địa phương đã làm
giàu trên việc tịch thu đất đai của họ bán cho các xí nghiệp. Một viên
chức đó, các nông dân còn nhắc nhở, đã dám mua một cái xe hơi 31,000 đô
la.
Một
chế độ độc đoán và việc họ thích làm tiền không phải là vấn đề trong
con mắt của các nhà kinh doanh Tây phương bởi nó cũng chẳng khác gì vị
thế của họ cả. Nhưng sự bất mãn nội địa sẽ biến nó thành một vấn đề cho
những ai muốn làm ăn ở Trung Quốc. Ðó là kinh nghiệm mà Apples, Samsung,
và nhiều đại công ty khác đang khám phá ra khi các cuộc đình công làm
tê liệt dây chuyền sản xuất.
Bất
mãn gia tăng sẽ dẫn đến biến loạn. Trong năm 2011, Trung Quốc đã chứng
kiến vô số những vụ nổi loạn mà giải pháp bình thường là đàn áp. Riêng
trường hợp của Ô Khảm, làng có một cái may là nằm trong khu vực của ông
Uông Dương. Ông Uông đã chấm dứt cuộc đối đầu ở Ô Khảm bằng cách gửi đến
các nhà điều tra từ tỉnh ủy. Họ công nhận những khiếu nại của dân chúng
là đúng và trả lại đất đai, thả hết những người bị bắt. Dân làng Ô Khảm
hài lòng, mọi việc êm thấm.
Trong
khi đó thái độ của ông Bạch Hy Lai thì khác hẳn. Ông đã không hề ngần
ngại trong việc đàn áp trong khi tổ chức các cuộc ca hát tập thể những
bài ca “cách mạng” thời ông Mao.
Ðiều
các nhà học giả, các nhà báo vốn tiên đoán Trung Quốc sẽ trở thành
cường quốc số một của thế giới đã giả định là Trung Quốc sẽ giải quyết
được những vấn đề mà nếu không giải quyết sẽ dẫn đến bạo loạn và đổ vỡ.
Muốn giải quyết những vấn đề này đòi hỏi phải có những cải tổ sâu rộng
chuyển đổi một nền kinh tế sống nhờ xuất khẩu thành một nền kinh tế tiêu
thụ. Sự chuyển đổi đó đòi hỏi thể nào cũng có một giai đoạn khó khăn
trong đó sẽ có nhiều bất mãn. Chế độ của Bắc Kinh hiện nay chỉ biết giải
quyết vấn đề bằng đàn áp. Nhưng nếu họ chọn đàn áp thì bạo loạn sẽ bùng
lên. Cái vòng luẩn quẩn đó không phải lần đầu mới xảy ra cho Trung
Quốc.
Muốn
thực sự giải quyết thì giải pháp của ông Uông Dương ở Quảng Ðông, một
giải pháp tương đối dân chủ và ôn hòa, là giải pháp tốt nhất. Nhưng
không phải ai trong đảng cũng đồng ý với lập trường đó. Hay đúng hơn đại
đa số hàng lãnh tụ không chấp nhận giải pháp đó. Mà nếu vậy thì triển
vọng Trung Quốc trở thành cường quốc số một thực sự khó thành. Một quốc
gia trải qua một giai đoạn chuyển đổi khó khăn về kinh tế mà không có sự
đồng thuận của nhân dân sẽ thất bại. Ngay chính một số kinh tế gia
người Hoa cũng đang lo sợ là thay vì trở thành cường quốc số một, Trung
Quốc sẽ bị rơi vào cái bẫy của các quốc gia với lợi tức trung bình.
Và đó chính là mối sợ tiềm ẩn trong cái tem con rồng mới phát hành.
- -Tưởng niệm 64 anh hùng liệt sỹ tại quần đảo Trường Sa năm 1988 - (VOV).
- Tư liệu quý về Hoàng Sa được in thành sách (VNE). -- Tô Nhuận Vỹ: BIÊN CƯƠNG GẬP GHỀNH (Trần Nhương).- Nhật ký Trưởng thôn Khoai Lang: KHÔNG NGỜ ANH CỨNG QUÁ CƠ ! ; – THƯ GỬI LÈO CỜ(Nguyễn Quang Vinh).
- Huỳnh Tâm: Làng tị nạn Việt Nam tại biên giới Việt-Trung (Thông luận). - Biệt ly ải đầu tổ quốc thân yêu.
-Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an thăm Trung Quốc TTXVN-Đoàn
đại biểu cấp cao Bộ Công an Việt Nam do Bộ trưởng Trần Đại Quang dẫn
đầu đã thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 4-7/1.
- “Việt Nam là một đất nước, không phải là chiến trường” (TVN/TBKTSG). --US warns Vietnam on detentions (FT 5-1-12)
- Phạm Thị Hoài phỏng vấn Phạm Hồng Sơn – Vụ án Cù Huy Hà Vũ và những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam (procontra). -- Nhà báo Trần Quang Thành: Công khai hóa và Dân chủ hóa – Đòi hỏi cấp bách của nhân dân đối với Đảng Cộng sản Việt Nam – (Dân Luận). ‘Không ai bị bắt vì bày tỏ chính kiến’ (VNN 7-1-12) -- Không ai bị mất chức vì nói láo. (Có khi còn được thăng thưởng) – Bùi Tín: Báo động từ bên trong: đảng lâm nguy! – (VOA’s blog). – Mở màn năm Rồng – Chìm tàu, cháy xe, nhà ga dột, dân nổ mìn, bắn ” hoa cải” ! (Lê
Dũng).- Trương Phước Trường, Đại Học Sydney, Úc Châu, phản hồi nhân đọc
bài trả lời phỏng vấn của Giáo sư Chu Hảo trên BBC: VN chưa có tầng lớp trí thức đúng nghĩa?! (Diễn đàn).
- Vụ “Quán Cụ Hồ” đi tới đâu rồi ? (Phần II): Dùng côn đồ không xong, thương lượng cù cưa và giở mẹo… thiếu “vệ sinh” (Diễn đàn).
Thủ tướng: 'Tôi kiểm tra 5-6 công trình, đâu cũng có vấn đề' (VNN 7-1-12) Nguyễn Thị Ngọc Hải: Ba lần vị Đại sứ làm MC (TBKTSG 1-1-2012) ◄◄ - Huế – những tháng ngày sục sôi – Kỳ 3: Lửa từ bi từ Sài Gòn đến Huế (TT).
-- Nguyễn Đắc Xuân: Huế – những tháng ngày sục sôi – Kỳ 2: Súng đã nổ! (TT).
- Thủ tướng: ‘Tôi kiểm tra 5-6 công trình, đâu cũng có vấn đề’ (VNE). – Thủ tướng xót ruột với công trình giao thông (NLĐ). - Thủ tướng: “Tôi xót xa vì công trình giao thông kém chất lượng” (DT). - Hiện tượng sám hối - (RFA).
- TS Phạm Duy Nghĩa: 40. TỪ NHÀ NƯỚC TOÀN TRỊ TỚI THỜI ĐẠI DÂN DOANH: GIA TÀI CỦA 60 NĂM LUẬT HỌC VIỆT NAM (Việt Sử Ký).
- Châu Á : Trung Quốc muốn khẳng định vai trò để đối phó với chiến lược mới của Mỹ — (RFI). –Trung Quốc bày tỏ quan tâm về kế hoạch quốc phòng của Mỹ — (VOA). – Official says US ‘should adhere’ to int’l law (China Daily).
- Is China America’s new enemy? (CNN). – ‘China emerging as a naval entity cannot be ignored’ (Business Standar). – Nguy cơ xảy ra chiến tranh lạnh mới tại châu Á do dầu mỏ? (NCBĐ).-- Trung Quốc : tổng giám đốc Kinh Hoa Thời Báo bị cách chức vì tham nhũng — (RFI).-- Sóng dậy eo biển Hormuz (NLĐ). – Phương Tây đề phòng Iran chặn Eo biển Hormuz(Tin tức). – Mỹ giải cứu thuỷ thủ Iran bị hải tặc bắt làm con tin — (VOA). – Iran mô tả hải quân Mỹ là ‘nhân đạo’ — (BBC). - Iran hoan nghênh Mỹ đã giải cứu các thuỷ thủ Iran - (VOA). - Iran và phương Tây: Leo thang đối đầu (VOV). - Eo biển Hormuz nóng lên từng ngày (SGGP).
- Giáo hội Nga: chính quyền nên “lắng nghe” các đòi hỏi của người biểu tình — (RFI). –Giáo hội Nga kêu gọi Kremlin thay đổi — (BBC). – Có phải nước Nga đã biết đến một « mùa Xuân Ả Rập » — (RFI).
- Hàn Quốc tăng cường sức mạnh hải quân (TN).--Tại sao các quốc gia suy vong?
Daron Acemoglu
Why Do Nations Fail?, Defining Ideas, Hoover Institution, 5/1/2012
Bản tiếng Việt: PVLH, Blog lên đông xuống đoài,
08/01/2012
Như giới bất đồng chính kiến ở thế giới Ả rập đã biết quá rõ, căn nguyên là ở cách tổ chức chính trị của các xã hội.
Daron Acemoglu
————————
The Region,
tạp chí của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Minneapolis, gần đây phỏng vấn
nhà kinh tế học Daron Acemoglu của MIT về thị trường lao động, quyền sở
hữu tài sản, tình trạng toàn cầu ấm lên, và Mùa xuân Ả rập. Sau đây là
một trích đoạn phỏng vấn về thể chế chính trị và tăng trưởng kinh tế.
Toàn văn cuộc phỏng vấn có thể đọc ở đây.
Daron
Acemoglu là Giáo sư hàm Charles P. Kindleberger về Kinh tế học ứng dụng
tại Khoa Kinh tế học ở Viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Ông là thành
viên được bầu chọn của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội và Khoa học tự
nhiên Mỹ, Hội Kinh tế lượng, Hiệp hội Kinh tế Châu Âu, và Hội Các nhà
kinh tế Lao động. Ông đã nhận nhiều giải thưởng và học bổng nghiên cứu,
trong đó có Giải thưởng T. W. Shultz ngay lần đầu trao thưởng của Đại
học Chicago, Giải Sherwin Rosen vì những đóng góp xuất sắc cho kinh tế
học lao động năm 2004, và Huy chương John Bates Clark (dành cho nhà kinh
tế học xuất sắc dưới 40 tuổi) năm 2005. Những đề tài nghiên cứu ông
quan tâm bao gồm kinh tế chính trị, phát triển và tăng trưởng kinh tế,
lý thuyết vốn con người, đổi mới sáng tạo, lý thuyết tìm kiếm, kinh tế
học mạng lưới, và học tập.
——————————
Region: Ta
hãy bàn về nghiên cứu của anh với James Robinson về những trường hợp
quá độ trong kinh tế chính trị. Mong anh chia sẻ suy nghĩ của mình về
ứng dụng của những nghiên cứu đó với sự kiện Mùa xuân Ả rập.
Acemoglu: Vâng,
trong 15 năm qua, phần lớn nghiên cứu của tôi đúng là điều có thể gọi
khái quát là kinh tế chính trị. Để tôi bàn một chút về chuyện đó, rồi ta
chuyển sang chuyện quá độ.
Region: Hay quá.
Acemoglu: Nghiên
cứu chuyên môn của tôi không khởi đầu với kinh tế chính trị, dù khi tôi
bắt đầu học kinh tế ở trung học và đại học, tôi quan tâm đến mảng mà
ngày nay ta gọi là kinh tế chính trị — tức là sự tương tác giữa chính
trị và kinh tế học.
Nhưng
sau này ở bậc đại học và nghiên cứu sinh, tôi bắt đầu nghiên cứu những
vấn đề liên quan đến vốn con người, tăng trưởng kinh tế, vân vân. Nhưng
rồi sau một thời gian, tôi nghiệm ra rằng những vấn đề thực sự của tăng
trưởng kinh tế không chỉ nằm ở chỗ mức độ sáng tạo công nghệ và tỉ lệ
tiết kiệm cao ở nước này thấp ở nước kia. Những vấn đề đó thực sự liên quan đến việc các xã hội đã chọn nhiều phương cách tổ chức xã hội khác nhau về căn bản.
Vì vậy có nhiều điểm khác biệt đầy ý nghĩa liên quan đến các kết quả kinh tế trong cấu trúc chính trị của
các xã hội. Và những xã hội này thường có những thể chế khác nhau điều
tiết đời sống kinh tế và tạo ra những động cơ khác nhau. Thế rồi tôi bắt
đầu tin – và điều này thể hiện trong nghiên cứu của tôi – rằng ta
chẳng đạt bao nhiêu tiến bộ về các vấn đề tăng trưởng kinh tế trừ phi
ta đồng thời bắt đầu giải quyết những nền tảng thể chế của tăng trưởng.
Thế
là tôi bước chân vào con đường nghiên cứu nhằm tìm hiểu, về cả lý
thuyết lẫn thực nghiệm, cách các thể chế định hình những động cơ kinh tế
và tại sao các thể chế khác nhau giữa các quốc gia. Cách tiến hóa của
những thể chế theo thời gian. Và khía cạnh chính trị của các thể chế,
nghĩa là không chỉ xem những thể chế nào tốt hơn về mặt kinh tế, mà còn
tại sao một số loại thể chế khác nhau có thể đứng vững?
Ý
tôi muốn nói là thật vô lý, xét về tăng trưởng kinh tế, nếu có một hệ
thống thể chế cấm quyền sở hữu tài sản cá nhân hoặc tạo ra tài sản cá
nhân vô cùng không bảo đảm, trong đó tôi có thể xâm phạm những quyền của
anh. Nhưng về mặt chính trị, điều đó có thể rất có lý.
Nếu
tôi có quyền lực chính trị, và tôi sợ anh giàu lên và thách thức tôi về
chính trị, thì rất có lý khi tôi tạo ra một hệ thống thể chế không cho
anh những quyền sở hữu tài sản bảo đảm. Nếu tôi sợ anh lập những doanh
nghiệp mới và lấy mất công nhân của tôi, rất có lý khi tôi quản lý anh
theo cách hoàn toàn triệt tiêu khả năng tăng trưởng hay đổi mới sáng tạo
của anh.
Vì
vậy, nếu tôi thực sự sợ mất quyền lực chính trị về tay anh, điều đó
thực sự đưa tôi đến khía cạnh chính trị của các thể chế, trong đó
lô-gích không phải là về những hậu quả kinh tế nữa, mà là về những hậu
quả chính trị. Nói như vậy nghĩa là ví dụ khi
cân nhắc cải cách, điều mà đa số các chính khách và giới chóp bu quyền
lực thực sự quan tâm không phải là liệu cải cách này sẽ có lợi cho đại
bộ phận quần chúng hay không, mà là liệu cải cách này sẽ khiến họ dễ
dàng hay khó bám víu quyền lực hơn.
Đó
là loại vấn đề trở thành ưu tiên hàng đầu nếu ta muốn hiểu cách vận
hành của những điều này. Và đây là lĩnh vực tôi dành phần lớn thời gian
của mình trong hơn 10 năm qua, mặc dù tôi đã nghiên cứu về nó trong hơn
16 năm qua, phần lớn là với Jim Robinson. Jim và tôi là đồng tác giả của
nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của các thể chế đối với tăng
trưởng kinh tế. Chúng tôi đã viết nhiều về các tiến trình và sự quá độ
chính trị, chế độ độc tài, dân chủ và một loạt công trình về những vấn
đề quyền lực chính trị và giới chóp bu chính trị, vân vân. Một số trong
đó là nền tảng cho cuốn sách của chúng tôi “Những nguồn gốc kinh tế của chế độ độc tài và dân chủ” (Economic Origins of Dictatorship and Democracy),
mà tôi sẽ đề cập trong bối cảnh câu hỏi của anh về Mùa xuân Ả rập. Và
một số công trình nghiên cứu dẫn đến cuốn sách mới chúng tôi đã viết
xong – à, mà nó đây [lôi ra một bản thảo đóng sơ sài từ đống tài liệu
trên bàn của anh], sẽ phát hành trong năm 2012.
Region: Cuốn “Tại sao các quốc gia suy vong” (Why Nations Fail)?
Acemoglu: Phải, “Tại sao các quốc gia suy vong“.
Cuốn sách này đại loại là một cách nhìn khái quát về những nguyên nhân
sâu xa, theo chúng tôi, của những kết quả kinh tế và những tổ chức kinh
tế rất khác nhau trên thế giới; và chúng tôi cố gắng đưa ra một lý
thuyết chặt chẽ về thực tế này. Lý thuyết của chúng tôi khác hẳn so với
những lý thuyết phổ biến trong giới truyền thông và giới làm chính sách.
Trong chừng mực nào đó, lý thuyết này thậm chí cũng khác với những lý
thuyết phổ biến trong giới kinh tế học. Chúng tôi chú trọng nhiều hơn
đến khía cạnh chính trị của vấn đề này, thay vì khía cạnh địa lý và văn
hóa (vốn là trọng tâm chú ý của giới truyền thông và giới làm chính
sách), hay những điều liên quan đến chính sách tối ưu và cách ta có thể
cải thiện chính sách xét từ góc độ biên tế, và cách ta có thể thiết kế
chính sách tốt hơn (vốn là trọng tâm của giới kinh tế học).
Theo cách nhìn của chúng tôi, những kìm hãm chính trị là trọng tâm ở đây. Và phát triển chung quy chỉ là phá vỡ những kìm hãm chính trị đó,
chứ không phải chỉ tư duy trong khuôn khổ những kìm hãm chính trị hiện
có và xem xét cách thiết kế hệ thống thuế tối ưu hay cách thiết kế bảo
hiểm thất nghiệp tối ưu, vân vân, trong khuôn khổ những kìm hãm đó.
Tất
nhiên hai điều đó bổ sung nhau, nhưng tôi nghĩ góc nhìn này rất khác
với những góc nhìn hiện có. Đó là công việc chính khiến tôi bận rộn
trong vài năm qua.
Nói dông dài như vậy, tôi xin đi vào câu hỏi của anh về Mùa xuân Ả rập.
Region: Ờ, phải. Tôi thấy lời tựa cho cuốn ”Tại sao các quốc gia suy vong”
là về chuyện đó: Anh viết, “Tại sao người Ai Cập đứng chật kín Quảng
trường Tahrir [để lật đổ Hosni Mubarak, và ý nghĩa của điều đó đối với
cách chúng ta hiểu về những nguyên nhân của thịnh vượng và nghèo đói].”
Acemoglu: Đúng
vậy. Nếu ta muốn nghĩ về Mùa xuân Ả rập, theo tôi có vài vấn đề quan
trọng, một số vấn đề trong đó là trọng tâm của cuốn sách này, còn một số
khác là trọng tâm của cả cuốn sách trước ”Những nguồn gốc kinh tế của chế độ độc tài và dân chủ” lẫn cuốn sách mới này.
Vấn
đề thứ nhất, mà chúng tôi tập trung nhiều hơn trong cuốn sách này, là
những xã hội này là các chế độ độc tài không chỉ theo nghĩa họ cấm bầu
cử. Đó là những chế độ độc tài
thuộc một loại hình rất đặc thù, nhưng khá phổ biến trên thế giới,
trong đó một bộ phận nhỏ của xã hội kiểm soát cả quyền lợi chính trị lẫn
nguồn lực kinh tế.
Vì
thế, nếu ta nhìn tất cả những xã hội này từ Tunisia đến Ai Cập, Syria,
Bahrain hay Libya, một giới chóp bu thiểu số kiểm soát quyền lực chính
trị, hạn chế khả năng của hầu như tất cả những người khác trong xã hội
trong việc có bất kỳ tiếng nói chính trị nào, và sử dụng quyền lực chính
trị của họ để phân phối các nguồn lực kinh tế của quốc gia cho chính họ
và loại trừ tất cả những người khác.
Ở
Libya, điều đó khá hiển nhiên. Ở Syria, bây giờ điều đó cũng hiển
nhiên; ví dụ báo chí đã giải thích cặn kẽ cách nhóm thiểu số Alawite nắm
giữ không chỉ tất cả những chức vụ béo bở về kinh tế, mà cả những chức
vụ hàng đầu trong bộ máy hành chính và quân đội. Ở Bahrain, điều đó cũng
thể hiện khá rõ với nhóm thiểu số Sunni. Ở Tunisia và Ai Cập, tình
trạng đó có hình thức có phần nhẹ hơn ở chỗ nhiều nhóm lợi ích kinh
doanh được thiên vị có nhiều đại diện trong nhóm thân hữu bè phái xung
quanh Mubarak hay Ben Ali. Và ở những nước đó, quân đội và lực lượng an
ninh đã thực sự cản trở bất cứ hình thức dân chủ thực thụ nào.
Có
lẽ cũng chẳng đáng ngạc nhiên khi hậu quả là khi ta có một hệ thống như
vậy trong đó một nhóm rất nhỏ kiểm soát quyền lực chính trị cho các mục
đích kinh tế của mình, thành quả tăng trưởng kinh tế cũng rất đáng thất
vọng. Hệ thống đó không khuyến khích công nghệ mới du nhập; không cho
phép người dân dùng tài năng của mình; không giúp cho thị trường vận
hành tốt; không tạo động cơ cho đại đa số dân chúng; ngoài ra, hệ thống
đó khuyến khích những người kiểm soát quyền lực chính trị trấn áp nhiều
hình thức sáng tạo và biến đổi kinh tế vì họ sợ điều đó sẽ đe dọa tính
ổn định của họ.
Vì
thế kết quả là những bộ phận lớn dân chúng bị tước đoạt tiếng nói chính
trị, họ bị tước đoạt quyền lực kinh tế, và mức sống của họ cũng không
tăng lên vì không có đủ mức tăng trưởng kinh tế.
Có
một số ngoại lệ ở chỗ là Tunisia và Ai Cập quả thực có tăng trưởng kinh
tế ít nhiều. Những nước này quả thực có cải thiện học vấn của người dân
trong 20 năm qua. Nhưng nhìn chung, đa số trong xã hội cảm thấy rằng họ
không được chia phần đúng mức từ thành quả này, và họ cũng chẳng tin
tưởng rằng hiện trạng chính trị sẽ phục vụ cho lợi ích của mình.
Vậy thì nên làm gì? Thường
là không làm gì cả vì một hệ thống như vậy được cơ cấu và tồn tại chính
vì nó thành công trong việc tước đoạt tiếng nói và quyền lực của đa số
người dân. Nếu đa số người dân lúc nào cũng có quyền lực, một hệ thống
như vậy chẳng thể tồn tại – cũng như một xã hội đồn điền không thể tồn
tại nếu 90 phần trăm nô lệ thực sự có tiếng nói chính trị.
Nhưng
90 phần trăm đó có lợi thế số đông đáng kể nếu họ có thể được tổ chức –
ví dụ, như ở Syria, nơi mà phe Alawite cai trị xã hội nhưng chỉ là một
thiểu số ít ỏi. Vì thế rất khó ngăn cản đa số quần chúng mọi lúc. Đặc
biệt khi có đôi chút bất ổn và chút mồi lửa, như tình hình ở Tunisia.
Tại những nước khác ở Trung Đông, người dân đã bắt đầu tổ chức và giải
quyết vấn đề hành động tập thể. Họ đưa ra những yêu sách thực sự đối với
những người đang nắm quyền.
Và những yêu sách đó sẽ là gì? Những
người đổ ra biểu tình ở Quảng trường Tahrir thực sự muốn có thay đổi
sâu sắc, căn bản. Họ muốn có thay đổi sâu sắc và căn bản, một phần là vì
những lý do kinh tế. Nhưng theo tôi, ngoài ra, nếu ta đọc các blog và
những gì họ viết, cũng thấy rõ là họ đã nghĩ rằng thay đổi căn bản chỉ có thể xuất phát từ thay đổi chính trị. Thực vậy, ngay từ lúc khởi đầu, phần lớn cuộc tranh luận về “cải cách hay không cải cách” đã tập trung vào thay đổi chính trị.
Vì
thế, nước đi đầu tiên của chế độ Mubarak là nói: “Được, các anh muốn
cải cách à? Chúng tôi sẽ cải cách cho các anh. Cứ về nhà đi đã.” Và phản
ứng của người dân ở Quảng trường Tahrir là: “Không, các anh điên à, vì
nếu chúng tôi về nhà, các anh sẽ lại tiếp tục cùng hệ thống như trước.”
Đây là khuôn khổ chủ đạo, yếu tố chính của khuôn khổ mà Jim và tôi đã xây dựng trong cuốn “Những nguồn gốc kinh tế của chế độ độc tài và dân chủ“. Điều này cũng được thể hiện phần nào ở đây [trong cuốn "Tại sao các quốc gia suy vong"]. Nếu ta có thể giải quyết vấn đề hành động tập thể và đưa ra một số yêu sách, thì những lời hứa thay đổi hay những quyền lợi kinh tế hay cải cách chính trị trong tương lai sẽ
không đủ thuyết phục. Vì nếu tôi bỏ đi và ngừng hành động tập thể đang
diễn ra ở Quảng trường Tahrir hay bất kỳ nơi nào khác, thì ngày mai liệu
anh có động cơ gì để thực sự thực hiện cải cách kinh tế hay cải cách
chính trị?
Và
đó chính là điều những người dân ở Quảng trường Tahrir đã nói: “Không,
chúng tôi không tin các anh. Ngay khi chúng tôi về nhà, các anh sẽ tái
tạo hệ thống cũ.” Cách duy nhất khiến cho những cải cách này đáng tin là
thay đổi cách phân phối quyền lực chính trị và thực hiện cải cách ngay
lập tức. Đó chính là điều những người dân ở Quảng trường Tahrir đã mong
muốn.
Do
đó, ở cấp độ nào đó, theo tôi, qua góc độ của khuôn khổ này, chúng ta
hiểu tình hình vận động diễn tiến ra sao, tại sao người dân đưa ra những
yêu sách theo cách như thế, và tại sao những người nắm quyền cố gắng
nhượng bộ, nhưng họ đã không thành công khi có những yêu sách đòi hỏi
cải cách chính trị sâu sắc.
Câu hỏi lớn là: Liệu đấy sẽ là một cuộc cách mạng chính trị giống như Cách mạng Huy hoàng ở Anh,
cuộc cách mạng đã giải phóng một tiến trình biến chuyển căn bản về hệ
thống chính trị với những thay đổi kinh tế có liên quan? Suy cho cùng,
những cuộc cách mạng chính trị như vậy là nền tảng cho sự tăng trưởng
của các quốc gia. Đó là một trong những lập luận chúng tôi đưa ra.
Hay đó sẽ là kiểu cách mạng như Cách mạng Bolshevik hay
các phong trào độc lập ở phần lớn các nước Châu Phi hạ Sahara trong
thập niên 1960; trong đó có thay đổi về quyền lực chính trị, nhưng quyền
lực đó chuyển từ nhóm này sang nhóm khác, và nhóm nắm quyền mới này sau
đó tái tạo hệ thống cũ và bắt đầu cùng kiểu tiến trình bóc lột như nhóm
nắm quyền trước kia?
Những
người Bolshevik đương nhiên rất khác với nhà Romanov, nhưng họ đã tạo
ra một hệ thống có tính bóc lột thậm chí còn cao hơn chế độ Sa hoàng ở
Nga. Nhiều lãnh tụ phong trào độc lập ở các nước Châu Phi hạ
Sahara từ Nkrumah đến Mugabe hay Kenyatta, tất nhiên đã quyết tâm lật đổ
người da trắng. Và họ có những yêu sách rất chính đáng, cũng như người
Ai Cập hiện nay, nhưng hệ thống họ tạo ra đã trở nên suy đồi không kém
hoặc họ đích thân tạo ra hệ thống thậm chí còn tệ hại hơn, giống như
Mugabe đã làm khi ông phá hủy chế độ phân biệt chủng tộc kinh khủng của
Ian Smith, rồi lại tạo dựng nên một chế độ không kém phần kinh khủng.
Trước
đó, vào thập niên 1960, Nkrumah lên nắm quyền ở Ghana, và Margai lên
nắm quyền ở Sierra Leone. Margai đã tái tạo một hệ thống có tính bóc lột
rất cao. Hệ thống đó có lẽ tốt hơn hệ thống của người Anh, nhưng sau đó
Margai bị thay thế bởi người em cùng cha khác mẹ của mình, rồi bởi
Siaka Stevens vào năm 1967. Stevens khiến tình hình tệ hại hơn, nhưng
tất thảy đều có căn nguyên từ những việc Margai đã làm. [Ông] chỉ tiếp
quản hệ thống của Anh và sử dụng nó cho những mục đích chính trị và kinh
tế của riêng mình. Dưới thời Under Stevens, toàn bộ hệ thống đó coi như
sụp đổ.
Vì
thế, không có gì bảo đảm là những phong trào như vậy sẽ biến thành một
cuộc cách mạng diện rộng, khác với một vụ đảo chính trong đó một nhóm
chiếm quyền kiểm soát của một nhóm khác. Và xin nhắc lại, một phần mục
đích của cuốn ”Tại sao các quốc gia suy vong” là cố gắng tìm
hiểu những điều kiện diễn ra một cuộc cách mạng và lý giải một quãng
thời gian dài của lịch sử và những biến thể về thể chế mà ta chứng kiến
từ góc độ này.
——————————-
Bản tiếng Anh: Why Do Nations Fail?, Defining Ideas, Hoover Institution, 5/1/2012
Bản tiếng Việt: PVLH, Blog lên đông xuống đoài, http://phamvuluaha.wordpress.com/2012/01/07/why-do-nations-fail/---
-- Hai tàu đánh cá Việt Nam bị đâm chìm khi đánh bắt trên Biển Đông — (VOA). – Khẩn trương tìm kiếm tàu cá bị nạn ở Vịnh Thái Lan (TTXVN). - Nhiều cuộc điện thoại yêu cầu tiền chuộc (TN). – 15 ngư dân “tố” ngược tàu cứu nạn (TT). “chính tàu MAIN TRADER tông trúng tàu cá, nhưng lại báo với phía VN rằng tình cờ cứu được ngư dân bị nạn trên biển”.
- Thiêng liêng một tình yêu (Hải quan). . – Biển muôn đời gắn bó với người Việt (Biendong.net). – Chúc Tết gia đình chiến sĩ Trường Sa và các hộ nghèo (NLĐ). - Nhân chứng kể chuyện Hoàng Sa (Bee).
- Mỹ mong muốn có vai trò trong vấn đề Biển Đông (Bee). – Washington chuyển trọng tâm sang châu Á: Washington shifts focus (Bangkok Post). - Trung Quốc, Mỹ tranh nhau làm ‘người bảo vệ hòa bình’ (VTC). – Trung Quốc chỉ trích chiến lược quốc phòng mới của Mỹ tại châu Á — (RFI). – Trung Quốc chỉ trích chiến lược quốc phòng của Mỹ tại Châu Á — (VOA). – China warns US to be ‘careful’ in military refocus on Asia (MSNBC). . - Trung Quốc phản đối Mỹ (TN). – Phản ứng của thế giới sau khi Mỹ công bố chiến lược quân sự mới (ĐĐK). - 4 nước Đông Bắc Á bất ngờ hội ngộ tại Trung Quốc (VTC).
- Trung Quốc phủ nhận đã xâm nhập lãnh hải Philippines — (RFI). – China denies Philippine charge of incursion(GMA News). . – Trung Quốc phủi cáo buộc của Philippines (Infonet).
- Ấn Ðộ trở lại khoan dầu ở biển Ðông — (NV). – Vietnam prepares for intruders in S. China Sea(Financial Times/ ANN). –Cambodia hosts ASEAN talks on S. China Sea, Vietnam seeks decision (Kyodo News). – Nguồn gốc cụm từ “Lợi ích Cốt lõi” của Trung Quốc (TVN).- Bỏ “China Beach” trong quảng cáo về Cảng Hàng không Đà Nẵng (Bee).
VỀ MỐI QUAN HỆ KÌNH ĐỊCH MỸ-TRUNG basam-THÔNG
TẤN XÃ VIỆT NAM VỀ MỐI QUAN HỆ KÌNH ĐỊCH MỸ-TRUNG Tài liệu tham khảo
đặc biệt Thứ hai, ngày 9/1/2012 (phần 1) TTXVN (Angiê 5/1) Vào trung
tuần tháng 11/2011, Tổng thống Mỹ, Barack Obama, đã thực hiện một chuyên
công du đến châu Á. Tại đây, ông tham dự hội nghị thượng
-
Trung Quốc im re: Beijing muted on US Asia-focused defence policy (FT 8-1-12)Tương lai chế độ của Trung Quốc: China’s greatest threat is internal (FT 28-12-11) -- Hăm doạ lớn nhất là từ bên trong! That's right, my friends!
- Đối thoại chính sách quốc phòng VN và Singapore (TTXVN).
- Đưa quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đi vào chiều sâu (TN). - Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp khách (SGGP).
- Nga xem Việt Nam là mối quan hệ ưu tiên hàng đầu ở Châu Á: Russia considers Vietnam ties top priority in Asia (Intelasia).
- Việt Nam-Iran nhất trí tăng cường hợp tác — (VOA). – GÂN GÀ BA TƯ (BS Hồ Hải).- Iran tái khởi động tinh luyện uranium tại một cơ sở dưới lòng đất — (VOA). – Sóng dậy eo biển Hormuz: Cái giá phải trả (NLĐ). - Iran bắt đầu làm giàu urani trong boongke lòng núi (TTVN). - Iran court sentences American to death on spy charges(LA Times). – Iran kết án tử hình một người bị cáo buộc là gián điệp của Hoa Kỳ — (VOA). - Dư luận về chuyện Iran kết án tử hình một công dân Mỹ - (VOA). - Liệu có bùng nổ một cuộc chiến Iran? (VNE).-- Mỹ tố Iran – Venezuela tấn công mạng (TN). - Vẫn có ảnh hưởng (NLĐ).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét