Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012

Nghệ An: Sẽ không di dời trại lợn gây ô nhiễm?

-Bãi rác Nghi Yên công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm trầm trọng khiến người dân bức xúc không cho xe vào đổ rác.
-Nghệ An: Sẽ không di dời trại lợn gây ô nhiễm? .(Dân trí) - Sau nhiều cuộc họp, cuối cùng tỉnh Nghệ An đã có phương án giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do Trại chăn nuôi lợn giống Thái Dương gây ra. Theo thông báo mới nhất thì trại chăn nuôi này sẽ không phải di dời như kết luận buổi làm việc ngày 22/11/2011.


Sáng ngày 31/12/2011, gần 700 người dân đã tụ tập trước trại chăn nuôi lợn Thái Dương để yêu cầu trại lợn này di dời khỏi khu dân cư

UBND tỉnh Nghệ An vừa có thông báo hỏa tốc số 03/TB-UBND thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Đinh Viết Hồng tại buổi làm việc bàn cách giải quyết tình hình xảy ra tại Trại lợn giống ngoại Thái Dương (xã Đại Sơn, Đô Lương).
Trước đó, như Dân trí đã đưa tin, vào sáng sớm ngày 31/12/2011, gần 700 người dân đã tụ tập trước trại chăn nuôi lợn giống thuộc Công ty TNHH lợn giống ngoại Thái Dương yêu cầu thực hiện cam kết sẽ di dời trại lợn theo tinh thần cuộc họp trước đó hơn 1 tháng. Do không thấy cam kết được thực hiện, hàng trăm người dân đã xông vào trại, mở cổng và đánh đuổi hàng nghìn con lợn ra ngoài. Chỉ khi lực lượng chức năng can thiệp, đến chiều tối cùng ngày hàng nghìn con lợn mới được gom vào chuồng.
Ngay sau đó, UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức cuộc họp để giải quyết tình hình. Tại cuộc họp này, UBND tỉnh Nghệ An tiếp tục yêu cầu Công ty TNHH lợn giống ngoại Thái Dương khẩn trương giảm tổng đàn hiện có trong trại; tổ chức di chuyển số lượng lợn vượt mức cho phép ra khỏi địa bàn xã Đại Sơn, đảm bảo tổng đàn trong trại luôn ở mức 5.000 con.
Triển khai tích cực, đồng bộ hệ thống xử lý môi trường theo phương án đã được Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt. Đối với hệ thống xử lý nước thải phải hoàn thành, xử lý đạt tiêu chuẩn, đáp ứng quy mô công suất chăn nuôi theo quy định hiện hành trước ngày 30/5/2012. Nhanh chóng đền bù diện tích nuôi cá bị thiệt hại cho nhân dân theo xác định của chính quyền địa phương đồng thời hợp tác chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn; chấp hành nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước sớm ổn định tình hình để tổ chức sản xuất kinh doanh.
Do cam kết di dời trại lợn không được thực hiện nên người dân đã xông vào chuồng thả hàng nghìn con lợn ra ngoài
Trong thông báo số 03 này, UBND tỉnh Nghệ An cũng đã giao trách nhiệm cụ thể cho UBND huyện Đô Lương, UBND xã Đại Sơn, các Sở ban ngành liên quan nhằm giải quyết dứt điểm tình hình ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, tỉnh cũng yêu cầu Công an tỉnh và Công an huyện Đô Lương tiếp tục theo dõi, điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm pháp luật (kế cả doanh nghiệp và cá nhân).
Theo công văn này thì trại lợn giống Thái Dương sẽ không phải di dời như cam kết của ông Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An trong cuộc họp ngày 22/11/2011. Mặc dù sau đó, ngày 30/12, tức là thời điểm trước thời điểm phải di dời 1 ngày, UBND tỉnh Nghệ An đã có công văn cho phép phía trại lợn gia hạn thời gian di dời (không có thời hạn cụ thể). 

Với thời hạn hoàn thành hệ thống xử lý môi trường trước ngày 30/5/2012, trại chăn nuôi lợn giống ngoại Thái Dương sẽ không phải di dời ra khỏi khu dân cư?
Theo thông tin từ Chi cục bảo vệ môi trường Nghệ An, tại thời điểm cuối tháng 12/2011, tổng số lợn trong chuồng có khoảng gần 8.700 con và đến thời điểm hiện tại phía Công ty TNHH Thái Dương mới chỉ di chuyển được gần 600 con lợn ra khỏi địa bàn xã Đại Sơn. Như vậy trại lợn Thái Dương hiện đang có hơn 8.000 con lợn, nhiều hơn số lượng được phê duyệt trong bản cam kết bảo vệ môi trường 3.000 con.
Hoàng Lam
 TRẠI LỢN THÁI DƯƠNG LẠI BỊ ĐẬP PHÁ (NNVN).  Sau vụ vây hãm trại lợn của hàng trăm người dân xã Đại Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An khiến trại lợn Thái Dương lâm vào tình cảnh không có thức ăn cho lợn kéo dài gần 1 tháng trời. Trước tình hình cấp bách đó, ngày 22/11/2011, ông Đinh Viết Hồng, Phó chủ tịch UBND tỉnh cùng các cấp, các ngành đã tiến hành đối thoại với dân và chính quyền xã Đại Sơn. Tại cuộc họp này, trước áp lực của người dân, ông Hồng đã kết luận: Chấp nhận tìm địa điểm mới để di dời đàn lợn giống ra khỏi địa bàn xã Đại Sơn trước ngày 30/12/2011, đồng thời tiến hành khắc phục ô nhiễm môi trường do trại lợn Thái Dương gây ra...

Dân bao vây trại lợn ô nhiễm, thả hàng nghìn con lợn ra đồng (Dân trí) – Đến thời hạn chót mà việc di dời trại lợn gây ô nhiễm không được tiến hành, cho rằng chính quyền và phía công ty không giữ đúng lời hứa, sáng ngày 31/12/2011, khoảng 700 người dân đã xông vào khu chăn nuôi, tháo chuồng trại, thả hàng nghìn 
Dân tự xử trại heo gây ô nhiễmTuổi Trẻ

NGHỆ AN: DÂN ĐẬP PHÁ CHUỒNG TRẠI Ô NHIỄM, HÀNG NGHÌN CON LỢN XỔNG CHUỒNG  —  (Thắng Xòe).

Quá bức xúc vì môi trường sống bị ô nhiễm
(Tamnhin.net) - Mặc dù chúng ta đã có hệ thống pháp lý và các cơ quan bảo vệ pháp luật, nhưng trước tình trạng quá bức xúc vì môi trường sống bị ô nhiễm, nhiều nơi người dân ở Nghệ An đã phải tự “vùng lên” để tự bảo vệ mình.
Dân “sống trong sợ hãi” vì DN khai thác đá

-Quá bức xúc vì môi trường sống bị ô nhiễm

Nguyên nhân kinh tế của chiến tranh

Ludwig von Mises

Phạm Nguyên Trường dịch
11-1-2012

Chiến tranh là định chế cổ xưa nhất của loài người. Từ thời thương cổ con người đã khao khát đánh nhau, giết chóc và cướp bóc lẫn nhau rồi. Tuy nhiên, công nhận sự kiện này không đưa ta đến kết luận rằng chiến tranh là hình thức không thể tránh được trong quan hệ giữa người với người và những cố gắng nhằm thủ tiêu chiến tranh là đi ngược lại bản chất của con người và vì vậy mà không tránh khỏi thất bại.

Vì mục đích tranh luận, chúng ta có thể công nhận luận đề của phái quân phiệt rằng con người được tự nhiên phú cho bản năng là đánh nhau và phá hoại. Nhưng những bản năng và xung lực thô sơ đó không phải là đặc điểm của con người. Con người đứng cao hơn tất cả các loài sinh vật khác vì có lí trí và có khả năng tư duy. Và lí trí của con người dạy họ rằng hợp tác và cộng tác trong hòa bình trên cơ sở phân công lao động có lợi hơn là xung đột vũ trang.

Tôi không muốn nhắc lại lịch sử của những cuộc chiến tranh. Chỉ cần nói rằng trong thế kỉ XVIII, tức là ngay tại ngưỡng cửa của chủ nghĩa tư bản hiện đại, tính chất của chiến tranh đã khác xa với thời con người còn ăn lông ở lỗ rồi. Người ta không còn đánh nhau nhằm tiêu diệt hay bắt kẻ chiến bại làm nô lệ nữa. Chiến tranh đã trở thành công cụ của nhà cầm quyền và được tiến hành bằng những binh đoàn tương đối nhỏ, với những người lính chuyên nghiệp, đa phần là lính đánh thuê. Mục tiêu của chiến tranh là xác định xem vương triều nào có quyền cai trị đất nước hay một tỉnh nào đó. Những cuộc chiến tranh lớn nhất ở châu Âu trong thế kỉ XVIII là những cuộc chiến tranh đòi quyền thừa kế ngai vàng, đấy là những cuộc chiến tranh ở Tây Ban Nha, ở Ba Lan, ở Áo và cuối cùng là cuộc chiến tranh giành quyền kế vị ở Bavaria. Người bình thường hầu như không để ý tới kết quả của những cuộc chiến tranh này. Họ chẳng quan tâm nhiều tới việc ai sẽ là người cai trị họ, ông hoàng dòng họ Habsburg hay Bourbon thì cũng thế mà thôi.

Nhưng những cuộc xung đột bất tận đó đã trở thành gánh nặng đối với loài người. Chúng là những chướng ngại nghiêm trọng đối những cố gắng nhằm mang lại sự phồn vinh ngày càng tốt đẹp hơn. Kết quả là, các nhà triết học và các nhà kinh tế học thời đó đã bắt đầu quan tâm nghiên cứu nguyên nhân của chiến tranh.

Sau đây là kết quả của những công trình nghiên cứu của họ:

Trong hệ thống sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất và kinh doanh tự do, khi nhà nước chỉ có một chức năng duy nhất là bảo vệ các cá nhân khỏi những hành động tấn công bằng vũ lực và lừa đảo đối với cuộc sống, sức khỏe và tài sản của họ, thì công dân của bất cứ nước nào cũng chẳng cần quan tâm đến việc đường biên giới của họ đi ngang qua những đâu. Không ai cần quan tâm đến việc nước họ to hay là nhỏ, có cần xâm chiếm thêm một tỉnh nữa hay là không. Việc xâm chiếm lãnh thổ sẽ chẳng mang lại lợi lộc gì cho những người công dân bình thường.

Nhưng các ông hoàng và giới quí tộc cầm quyền thì lại khác. Mở rộng lãnh thổ tạo điều kiện cho họ tăng cường quyền lực và thu được nhiều thuế hơn. Đất đai xâm chiếm được mang lại lợi nhuận cho họ. Họ là những kẻ hiếu chiến, trong khi những người công dân bình thường lại là những người yêu chuộng hòa bình.

Như vậy là, những người theo trường phái tự do cổ điển kết luận rằng trong hệ thống kinh tế tự do (laissez faire) và chính quyền nhân dân, chiến tranh sẽ không còn. Chiến tranh sẽ chấm dứt vì không còn lí do nữa. Vì những người theo trường phái tự do thế kỉ XVIII và thế kỉ XIX tin tưởng tuyệt đối rằng không gì có thể ngăn chặn được phong trào hướng đến tự do trong lĩnh vực kinh tế và dân chủ trong lĩnh vực chính trị cho nên họ cũng khẳng định rằng loài người đang đứng trước ngưỡng cửa của thời đại hòa bình vĩnh viễn.

Họ khẳng định rằng muốn làm cho thế giới được hòa bình thì cần phải thực hiện tự do kinh tế, thương mại tự do và quan hệ hữu hảo giữa các dân tộc, chính phủ của dân. Tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của cả hai yêu cầu này: tự do thương mại cả nội thương lẫn ngoại thương và chế độ dân chủ. Sai lầm chết người của thời đại chúng ta là đã từ bỏ yêu cầu thứ nhất, cụ thể là thương mại tự do, và chỉ còn quan tân đến chế độ dân chủ mà thôi. Như vậy là, người ta đã lờ đi sự kiện là không được tự do kinh doanh, không có thương mại tự do và không có tự do kinh tế thì chế độ dân chủ cũng không tồn lại được lâu.

Tổng thống Woodrow Wilson tin tưởng tuyệt đối rằng muốn thế giới được hòa bình thì phải là cho nó trở thành dân chủ. Trong Thế chiến I người ta tin rằng chỉ cần tước quyền lực của dòng họ Hohenzollern và giới địa chủ quí tộc Đức là có thể giữ được nền hòa bình bền vững rồi. Tổng thốngWilsonkhông nhận ra rằng trong thế giới của những chính phủ toàn trí toàn năng, lại đang ngày càng tăng cường sức mạnh, thì như thế vẫn chưa đủ. Trong cái thế giới mà sức mạnh của chính phủ càng ngày càng gia tăng thì vẫn còn đó nguyên nhân kinh tế của chiến tranh.

Chiến tranh xâm lược có mang lại lợi ích cho những công dân bình thường hay không?
Người theo chủ nghĩa hòa bình nổi tiếng ở Anh, ông Norman Angell, nhắc đi nhắc lại rằng chiếm đoạt lãnh thổ của người khác chẳng mang lại cho người công dân bình thường bất cứ lợi lộc nào. Chẳng có người công dân bình thường nào của Đức được lợi sau khi cuộc chiến Pháp-Phổ, diễn ra trong các năm 1870-1871, kết thúc và nước này sát nhập vùng Alsace-Lorraine vào Đức. Hoàn toàn đúng như thế. Nhưng đấy là giai đoạn của chủ nghĩa tự do truyền thống và tự do kinh doanh. Trong giai đoạn của chúng ta, khi chính phủ can thiệp vào kinh tế thì tình hình đã khác.
Xin lấy một thí dụ. Chính phủ các nước sản xuất cao su kí kết thỏa thuận thành lập liên minh nhằm tạo ra độc quyền trong lĩnh vực cao su tự nhiên. Họ buộc các đồn điền phải hạn chế sản xuất nhằm kéo giá cao su lên cao hơn mức giá trên thị trường tự do. Đây không phải là trường hợp cá biệt. Các chính phủ trên khắp thế giới đã thi hành những chính sách tương tự với nhiều loại lương thực và nguyên vật liệu có tính chất quan trọng sống. Họ bắt buộc các nhà sản xuất trong nhiều ngành công nghiệp phải tham gia các tập đoàn, kết quả là quyền kiểm soát đã chuyển từ các doanh nhân sang tay chính phủ. Đúng là một vài bước đi như thế đã gặp thất bại. Nhưng các chính phủ đó vẫn không từ bỏ kế hoạch. Họ đang cố gắng tìm cách cải tiến phương pháp và tin rằng sau Thế chiến II họ sẽ thu được nhiều thành công hơn.
Hiện nay người ta đang nói nhiều về nhu cầu kế hoạch hóa trên bình diện quốc tế. Nhưng những người trồng cao su, cà phê hay những loại hàng hóa khác lại chẳng cần kế hoạch hóa, cả trên bình diện quốc gia hay quốc tế. Họ sản xuất những món hàng đó là vì đối với họ, đấy là cách kiếm sống tốt nhất. Kế hoạch hóa trong trường hợp này bao giờ cũng chỉ là những hành động của chính phủ nhằm hạn chế sản xuất và thiết lập độc quyền về mặt giá cả mà thôi.
Trong những điều kiện như thế, không thể nói rằng chiến tranh thắng lợi không mang lại cho nhân dân lợi lộc gì. Nếu các nước cần nhập khẩu cao su, cà phê, thiếc, ca cao và các loại hàng hóa khác có thể buộc chính phủ những nước sản xuất từ bỏ chính sách độc quyền thì họ sẽ cải thiện được tình hình kinh tế của các công dân của nước họ.
Đánh giá như thế không có nghĩa là biện hộ cho chiến tranh xâm lược và chinh phục. Nó chỉ chứng minh sự lầm lẫn của ông Norman Angell và những người theo chủ nghĩa hòa bình khác, tức là những người xây dựng luận cứ ủng hộ hòa bình của mình trên giả định ngầm rằng tất cả các nước vẫn còn gắn bó với những nguyên tắc của chế độ kinh doanh tự do.
Ông Norman Angell là đảng viên Đảng lao động Anh. Đảng này ủng hộ xã hội hóa[i] một cách triệt để nền kinh tế. Nhưng đảng viên Đảng lao động quá ngu dốt, đến mức không hiểu được xã hội hóa sản xuất nhất định sẽ gây ra những hậu quả kinh tế và chính trị như thế nào.

Trường hợp nước Đức
Tôi muốn giải thích những hậu quả đó bằng cách sử dụng tình hình ở Đức.
Giống như tất cả các nước châu Âu khác, Đức là nước nghèo tài nguyên thiên nhiên. Chỉ dựa vào nguồn lực trong nước, họ không thể nuôi ăn cũng như cung cấp quần áo mặc cho toàn thể dân chúng trong nước. Đức phải nhập một khối lượng lớn nguyên vật liệu và lương thực và phải thanh toán những khoản nhập khẩu rất cần thiết đó bằng cách xuất khẩu hàng công nghệ, đa số những món hàng này lại được chế tạo từ nguyên liệu nhập khẩu. Trong chế độ kinh doanh tự do, Đức đã tự thích ứng được với hoàn cảnh đó một cách cực kì xuất sắc. Sáu, bảy mươi năm trước, tức là trong những năm 1870 và 1880, Đức là một trong những nước thịnh vượng nhất thế giới. Các doanh nhân của họ đã biết xây dựng những nhà máy cực kì hiệu quả. Ngành công nghiệp Đức giữ vị trí đầu tầu trên lục địa châu Âu. Hàng hóa của họ giữ vị trí áp đảo trên thị trường thế giới. Sự thịnh vượng của người Đức – của tất cả các tầng lớp dân cư – gia tăng hàng năm. Chẳng có lí do gì để phải thay đổi cơ cấu của nền kinh tế Đức.
Nhưng đa phần các nhà tư tưởng và những nhà bình luận chính trị, các giáo sư do nhà nước bổ nhiệm, các lãnh tụ Đảng xã hội cũng như các quan chức chính phủ đều không thích hệ thống thị trường tự do. Họ gán cho nó nhãn hiệu “tư bản chủ nghĩa”, “tài phiệt”, “tư sản”, “Tây” và “Do Thái”. Họ than vãn trước sự kiện là chế độ kinh doanh tự do đã sát nhập nước Đức vào hệ thống phân công lao động quốc tế.
Tất cả các nhóm người đó và các đảng phái chính trị đều muốn nhà nước quản lí chứ không để kinh doanh tự do nữa. Họ muốn thủ tiêu động cơ lợi ích. Họ muốn quốc hữu hóa và đặt nó dưới sự chỉ huy của chính phủ. Việc đó có thể là tương đối đơn giản đối với đất nước có khả năng tự lực cánh sinh về mặt kinh tế. Nước Nga, chiếm đến một phần sáu diện tích mặt đất, có thể sống mà hầu như không cần nhập khẩu. Nhưng Đức thì khác. Đức không thể không nhập khẩu và vì vậy mà phải xuất khẩu hàng công nghiệp. Đấy chính là điều mà bộ máy quản lí quan liêu của chính phủ không thể làm nổi. Các quan chức chỉ có thể phát tài trong thị trường nội địa bị bế quan toả cảng mà thôi. Họ không biết cạnh tranh trên thị trường ngoại quốc.
Hiện nay phần lớn dân chúng nước Đức quốc xã muốn chính phủ kiểm soát công việc kinh doanh. Nhưng sự kiện là chính phủ kiểm soát kinh doanh và ngoại thương là những việc không tương thích với nhau. Xã hội xã hội chủ nghĩa phải nhắm đến sự tự cấp tự túc. Đây là đất sống của chủ nghĩa dân tộc có tính gây hấn – có thời được gọi Chủ nghĩa đại Đức, bây giờ gọi là chủ nghĩa xã hội quốc gia (quốc xã). Chúng ta là một dân tộc đầy sức mạnh, những người xã hội chủ nghĩa quốc gia nói như thế; chúng ta đủ sức đập tan tất cả các dân tộc khác. Chúng ta phải chinh phục tất cả các nước có nguồn tài nguyên cần thiết cho sự thịnh vượng kinh tế của chúng ta. Chúng ta cần tự cấp tự túc và vì thế chúng ta phải chiến đấu. Chúng ta cần Lebensraum (không gian sống) và Nahrungs freiheit (không lệ thuộc vào lương thực, thực phẩm).
Cả hai khái niệm này đều trỏ vào cùng một thứ – chinh phục những vùng đất đủ lớn và giàu tài nguyên để cho người Đức có thể sống với mức sống không kém hơn bất cứ dân tộc nào mà không cần ngoại thương. Ở nước ngoài người ta hiểu rõ thuật ngữ Lebensraum (không gian sống). Nhưng thuật ngữ Nahrungs freiheit (không lệ thuộc vào lương thực, thực phẩm) thì không. Freiheit là không lệ thuộc, Nahrungs freiheit nghĩa là không lệ thuộc vào việc buôn bán làm cho Đức phải nhập khẩu lương thực, thực phẩm. Trong mắt những người quốc xã, chỉ sự “không lệ thuộc” như thế mới có ý nghĩa mà thôi.
Công sản và quốc xã thống nhất với nhau ở một điểm: dân chủ, tự do và chính phủ nhân dân được họ hiểu là chính phủ kiểm soát tòan bộ công việc kinh doanh. Gọi là hệ thống xã hội chủ nghĩa hay cộng sản hoặc kế hoạch hóa không phải là điều quan trọng. Dù gọi là gì thì hệ thống này cũng đòi hỏi phải tự cấp tự túc về mặt kinh tế. Trong khi nước Nga, nói chung là có thể sống tự cấp tự túc về mặt kinh tế thì Đức không thể làm như thế được. Vì vậy mà nước Đức xã hội chủ nghĩa phải tiến hành chính sách Lebensraum hay Nahrungs freiheit, nghĩa là chính sách xâm lược.
Cộng sản và quốc xã thống nhất với nhau rằng thực chất của cái mà họ gọi là thi hành chương trình kiểm soát của chính phủ đối với công việc kinh doanh cuối cùng sẽ phải dẫn tới kết quả là bác bỏ sự phân công lao động trên bình diện quốc tế. Theo triết lí của quốc xã thì chỉ có một kiểu quan hệ quốc tế phù hợp – đấy là chiến tranh. Những người lãnh đạo của họ lấy làm tự hào khi trích dẫn những lời tuyên bố của Tacitus. Gần hai ngàn năm trước, nhà sử học người La Mã này nói rằng người Đức lấy làm xấu hổ khi phải lao động nặng nhọc mới kiếm được những thứ có thể kiếm được bằng giết chóc. Không phải vô tình mà vào năm 1900 Kaiser Wilhelm II đã kêu gọi binh sĩ của mình bắt chước rợ Hung. Mấy từ đó chứa đựng cả một chính sách có chủ ý.

Phụ thuộc vào nhập khẩu
Đức không phải là nước duy ở châu Âu phụ thuộc vào nhập khẩu. Châu Âu – chưa kể Nga – có dân số gần 400 triệu người, gấp hơn ba lần dân số nước Mĩ. Nhưng châu Âu không sản xuất được bông, cao su, cùi dừa khô, cà phê, trà, đay và không có nhiều kim loại quan trọng khác. Ngoài ra, họ còn rất thiếu những sản phẩm như len, cỏ khô nuôi gia súc, gia súc, thịt, da và nhiều loại lương thực.
Năm 1937 châu Âu chỉ khai thác được 56 triệu thùng dầu thô, trong khi Mĩ sản xuất được những 1.279 thùng. Đấy là chưa nói, hầu như tất cả dầu thô của châu Âu đều nằm ởRomaniavà miền Đông Ba Lan. Nhưng cuộc chiến hiện thời dẫn đến kết quả là những vùng này đã nằm dưới quyền kiểm soát của Nga. Sản xuất và xuất khẩu hàng công nghiệp là nhiệm vụ quan trọng sống còn của nền kinh tế châu Âu. Nhưng khi chính phủ kiểm soát kinh doanh thì xuất khẩu là việc làm bất khả thi.
Sự thật trần trụi là như thế, ngôn từ hoa mĩ của những người theo đường lối xã hội chủ nghĩa không thể nào thay đổi được nó. Muốn sống, người châu Âu phải bám lấy cơ chế tự do kinh doanh, một cơ chế đã được thử thách trong một thời gian dài. Lựa chọn khác là chiến tranh và chinh phục. Người Đức đã thử làm như thế hai lần và cả hai lần họ đều thất bại.
Nhưng các nhóm có ảnh hưởng chính trị nhất ở châu Âu không nhận thức được nhu cầu của tự do kinh tế. Ở Anh, Pháp vàItalycũng như ở một vài nước nhỏ hơn người ta đang cổ động cho việc chính phủ kiểm soát hoàn toàn hoạt động kinh doanh. Chính phủ các nước đó hầu như đã bịt tai, nhắm mắt trước nguyên tắc tự do kinh tế. Đảng lao động Anh và những người vẫn còn gọi đảng mình một cách sai lần là Đảng tự do coi cuộc chiến tranh này không chỉ là cuộc chiến đấu cho nền độc lập của nước họ mà còn coi nó là cuộc cách mạng nhằm thiết lập quyền kiểm soát của chính phủ đối với hoạt động kinh doanh nữa. Đảng thứ ba ở Anh, tức là Đảng bảo thủ, nói chung vẫn có cảm tình với những chủ trương như thế. Người Anh muốn thắng Hitler, nhưng họ rất muốn du nhập những phương pháp quản lí kinh tế của ông ta vào đất nước mình. Họ không ngờ rằng chủ nghĩa xã hội nhà nước ở Anh sẽ mang lại tai họa cho quần chúng nhân dân. Anh phải xuất khẩu hàng công nghiệp để mua nguyên vật liệu và thực phẩm của nước ngoài. Giảm xuất khẩu nhất định sẽ làm mức sống của nhân dân Anh giảm theo.
Tình hình ởPháp,Italyvà đa phần các nước châu Âu khác cũng tương tự như tình hình ở Anh.
Bằng việc cung cấp cho người tiêu dùng các nhu yếu phẩm khác nhau – chính phủ xã hội chủ nghĩa sẽ trở thành quốc chủ. Người công dân buộc phải nhận những gì chính phủ ban cho. Nhưng ngọai thương thì khác. Người tiêu dùng ngoại quốc chỉ mua nếu chất lượng và giá cả món hàng hấp dẫn được họ. Trên đấu trường quốc tế nhằm giành quyền phục vụ người tiêu dùng ngoại quốc, chủ nghĩa tư bản đã chứng minh được tính hiệu quả và khả năng thích ứng vượt trội. Mức độ thịnh vượng kinh tế và nền văn minh ở châu Âu thời trước chiến tranh không phải là kết quả hoạt động của các cơ quan và đại diện của các chính phủ. Nó là thành tựu của hệ thống kinh doanh tự do. Những chiếc máy ảnh và hóa chất của Đức, những bộ trang phục, mũ và nước hoa của Paris, những chiếc đồng hồ Thụy Sĩ và túi da của Vienna không phải là sản phẩm của các xí nghiệp do nhà nước kiểm soát. Chúng là sản phẩm của các doanh nhân, những người làm việc không mệt mỏi nhằm cải thiện chất lượng và hạ giá thành sản phẩm của họ. Không người nào dám cả gan nói rằng những cơ quan của chính phủ sẽ thay thế một cách thành công các doanh nhân.
Nền thương mại quốc tế do các doanh nhân thực hiện là công việc cá nhân giữa các công ty tư nhân của các nước khác nhau. Nếu có bất đồng thì đấy cũng chỉ là xung đột giữa các công ty tư nhân mà thôi. Chúng không tạo ra xung đột trong quan hệ chính trị giữa các quốc gia với nhau. Chúng chỉ liên quan tới ông Meier và ông Smith nào đó mà thôi. Nhưng nếu ngoại thương trở thành công việc của chính phủ thì những xung đột như thế sẽ biến thành các vấn đề chính trị ngay lập tức.
Giả sử chính phủ Hà Lan thích mua than của Anh chứ không thích mua than từ vùng Ruhr của Đức. Lúc đó những người dân tộc chủ nghĩa ở Đức có thể nghĩ: “Một nước nhỏ hành xử như vậy mà chịu được à? Năm 1940 Đế chế thứ ba chỉ cần bốn ngày là đã đè bẹp được lực lượng võ trang của Hà Lan rồi. Phải ra tay một lần nữa! Lúc đó chúng ta có thể dùng tất cả những sản phẩm của Hà Lan mà chả mất đồng nào”.

Phân chia nguồn lực một cách “công bằng”
Xin xem xét yêu cầu nổi bật của những tên xâm lược quốc xã và phát xít nói về cách phân chia mới và công bằng những nguồn lực tự nhiên trên địa cầu. Trong chế độ tự do kinh doanh, người không trồng cà phê mà muốn uống thì phải trả tiền. Dù đấy có là người Đức, ngườiItalyhay người của nước cộng hòaColombiathì anh ta vẫn phải làm cho đồng bào mình một số việc nào đó, anh ta phải kiếm được tiền và dùng một phần tiền để trả cho món cà phê mà anh ta thích. Còn đất nước không sản xuất được cà phê trong vùng biên giới lãnh thổ của mình thì điều đó có nghĩa là họ phải xuất khẩu hàng hóa hay nguồn lực để lấy tiền thanh toán cho món cà phê mà họ nhập. Nhưng các ngài Hitler và Mussolini lại không thích cách giải quyết như thế. Điều họ muốn là thôn tính lãnh thổ nước xuất khẩu cà phê. Nhưng công dân củaColombiahayBrazillại không muốn trở hành nô lệ của cả nước Đức quốc xã lẫn nươcItalyphát xít, thế là xảy ra chiến tranh.
Thí dụ đáng chú ý nữa là ngành trồng bông. Hơn một trăm năm qua, một trong những ngành công nghiệp chủ yếu của châu Âu là kéo sợi và sản xuất hàng may mặc. Châu Âu không trồng được một cân bông nào. Khí hậu không thích hợp. Nhưng nguồn cung bao giờ cũng đủ, ngoại trừ giai đoạn 1860, tức là những năm nội chiến ở Mĩ, khi cuộc xung đột làm gián đoạn việc cung cấp bông từ những bang miềnNam. Các nước công nghiệp ở châu Âu đã mua được đủ bông không chỉ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa mà còn cho nhu cầu xuất khẩu khá lớn các sản phẩm về bông nữa.
Nhưng trong những năm ngay trước Thế chiến II tình hình đã thay đổi hẳn. Số lượng bông được bán trên thị trường thế giới vẫn còn rất lớn. Nhưng hệ thống kiểm soát ngoại thương mà phần lớn các nước ở châu Âu áp dụng đã ngăn chặn, không cho thương nhân mua bông để sản xuất nữa. Hitler đã làm cho ngành dệt may suy tàn bằng cách hạn chế sản xuất và buộc họ phải sa thải phần lớn công nhân trong ngành này. Hitler không quan tâm tới số phận của những người công nhân mất việc. Ông ta đưa họ tới những nhà máy sản xuất đạn dược.
Tôi đã chỉ ra rằng trong thế giới của tự do thương mại và tự do kinh doanh thì nguyên nhân kinh tế của chiến tranh sẽ không còn đất sống nữa. Trong thế giới đó việc xâm chiếm các vùng đất và thuộc địa sẽ chẳng mang lại cho người công dân bình thường bất cứ lợi lộc gì. Nhưng trong thế giới của các chế độ toàn trị, nhiều người có thể tin rằng thôn tính những vùng lãnh thổ giàu tài nguyên có thể cải thiện được sự thịnh vượng về mặt vật chất của họ. Những cuộc chiến tranh trong thế kỉ XX chắc chắn là những cuộc chiến tranh kinh tế. Nhưng đấy không phải là do chủ nghĩa tư bản gây ra như những người xã hội tìm cách thuyết phục chúng ta. Các chính phủ muốn có quyền năng vô hạn –được quần chúng, bị bộ máy tuyên truyền trong nước làm cho rối trí, ủng hộ – trong cả lĩnh vực chính trị và kinh tế, là nguyên nhân gây ra những cuộc chiến tranh này.
Ba kẻ xâm lược chính trong cuộc chiến tranh này là nước Đức quốc xã, nướcItalyphát xít và đế quốc Nhật bản sẽ không thực hiện được mục đích của họ. Họ đã bị đánh bại và chính họ cũng đã biết như thế. Nhưng trong tương lai họ có thể lại thử làm như thế một lần nữa, vì hệ tư tưởng toàn trị sai lầm của họ không biết bất kì biện pháp cải thiện điều kiện vật chất nào khác, ngoài chiến tranh. Những người có tư tưởng toàn trị cho rằng chinh phục là phương tiện chính trị hữu hiệu duy nhất đối với những mục tiêu kinh tế của họ.

Tư duy kinh tế
Tôi không nói rằng tất cả các cuộc chiến tranh của tất cả các dân tộc và trong mọi thời đại đều là có nguyên nhân kinh tế, nghĩa là đều là do ước muốn làm giàu bằng mồ hôi nước mắt của những người bại trận mà ra. Chúng ta không cần phải nghiên cứu nguyên nhân sâu xa của những cuộc thập tự chinh hay những cuộc chiến tranh tôn giáo trong các thế kỉ XVI và XVII. Điều tôi muốn nói là: trong thời đại của chúng ta, tất cả các cuộc chiến tranh lớn đều là kết quả của tư duy kinh tế.
Chắc chắn không thể gọi Thế chiến II là chiến tranh giữa người da trắng và da màu rồi. Vế mặt sắc tộc, người Anh, người Hà Lan và người Na Uy chẳng khác gì người Đức; người Pháp và người Ý thì cũng thế; người Trung Quốc chẳng khác gì người Nhật. Đấy không phải là cuộc chiến giữa người Công giáo và người theo đạo Tin lành. Nói cho cùng, người Công giáo và người Tin lành có mặt trên cả hai bên chiến tuyến. Đấy cũng không phải là cuộc chiến giữa chế độ dân chủ và chế độ độc tài. Đòi hỏi của một số nước thành viên Liên hiệp quốc (đặc biệt là Nga Xô) để được gọi là “dân chủ” là đòi hỏi rất đáng ngờ. Mặt khác, Phần Lan (liên minh với Đức quốc xã) lại là nước có chính phủ được bầu theo lối dân chủ.
Lí lẽ của tôi cho rằng những cuộc chiến tranh trong thời gian gần đây là do động cơ kinh tế không phải là lời biện hộ cho chính sách xâm lược. Dùng chính sách xâm lược và chiếm đóng làm phương tiện kinh tế nhằm tranh giành lợi ích kinh tế là thất sách. Ngay cả trong ngắn hạn có thu được thành công “về mặt kĩ thuật” thì trong dài hạn nó cũng không đạt được mục đích mà bọn xâm lược nhắm tới. Nền công nghiệp hóa hiện đại không cho phép đặt vấn đề xây dựng hệ thống xã hội mà bọn quốc xã gọi là “Trật tự mới”. Chế độ nô lệ không phải là giải pháp của các xã hội cộng nghiệp. Nếu bọn quốc xã chiến thắng được kẻ thù của mình thì chúng sẽ phải phá hủy nền văn minh và đưa nhân loại trở lại thời kì ăn lông ở lỗ. Chúng không thể nào xây dựng được Trật tự mới vĩnh cửu, như là Hitler từng hứa.
Như vậy là, vấn đề chính là làm sao tránh được những cuộc chiến tranh mới. Câu trả lời không phải là xây dựng Hội quốc liên mạnh hơn, cũng không phải là thành lập Tòa án quốc tế hữu hiệu hơn, thậm chí cũng không phải là thành lập lực lượng Cảnh sát quốc tế. Nhiệm vụ thực sự là làm cho tất cả các dân tộc – hay chí ít cũng là những dân tộc động người nhất thế giới – trở thành những dân tộc yêu chuộng hòa bình. Muốn được như thế thì phải quay lại với chế độ kinh doanh tự do.
Muốn loại bỏ chiến tranh thì phải loại bỏ nguyên nhân của chiến tranh.
Thần tượng lớn nhất của thời đại chúng ta là nhà nước. Nhà nước là định chế xã hội cần thiết, nhưng không được thần thánh hóa nó. Nó không phải là thần thánh, nó chỉ là sản phẩm của những con người hữu sinh hữu tử mà thôi. Nếu chúng ta biến nó thành thần tượng thì chúng ta sẽ phải hiến dâng cho nó những thế hệ thanh niên của chúng ta trong những cuộc chiến tranh trong tương lai.
Muốn giữ được nền hòa bình bền vững thì xây dựng văn phòng và tòa án cho Hội quốc liên ở Geneva, thậm chí xây dựng lực lượng cảnh sát quốc tế là chưa đủ. Việc cần làm là thay đổi hệ tư tưởng chính trị và quay trở lại với hệ thống kinh tế thị trường tự do.

L. d. M.
Đây là phần chính bài giảng của Ludwig Von Mises (1881-1973) ở quận Cam, California vào tháng 10 năm 1944.
Ludwig von Mises là lãnh tụ nổi tiếng của trường phái kinh tế Áo. Ông giảng dạy và viết về lí thuyết kinh tế, lịch sử, nhận thức luận, chính quyền và triết lí chính trị. Ông có những đóng góp quan trọng trong lí thuyết kinh tế, trong đó có lí thuyết về quan hệ giữa lượng tiền lưu thông và giá cả, lí thuyết về chu kì kinh doanh… Mises là học giả đầu tiên công nhận rằng kinh tế học chỉ là một phần của môn khoa học lớn hơn về hành vi của con người mà Mises gọi là “nghiên cứu hành vi của con người”.

Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN.


[i] Từ xã hội hóa ở đây được hiểu khác với quan niệm của ta hiện nay. Nó có nghĩa là quốc hữu hóa hay tập thể hóa chứ không phải là tư nhân hóa -ND.

Nói không xả rác, rác vẫn đầy kênh? (TT). 

Xét nghiệm HIV miễn phí cho người dân

Cuộc triển lãm ảnh mang chủ đề “Đối mặt với ma túy” diễn ra tại Công viên Lam Sơn (gần Nhà hát TP.HCM) từ ngày 26.11-3.12, nhằm góp phần kéo giảm sự kỳ thị cũng như động viên những người nghiện sống tích cực hơn. Triển lãm được tài trợ bởi Quỹ Xã hội ...
Đối mặt với ma túy
Tuổi Trẻ
Khi phận má hồng vương vào ma túy
XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Triển lãm đầu tiên về cuộc đời người dùng ma túy
Vietnam Plus
Đài Tiếng Nói TPHCM


CO2 hâm nóng Trái đất chậm hơn dự đoán?

--Quảng Nam: Thuỷ điện xả lũ, nhiều nơi chìm trong nước (VNN).  – TP HCM ngập rộng vì triều cường lịch sử (ĐV).Những cơn lũ hậu 23 (Trương Duy Nhất).Mệnh lệnh trái tim – Kỳ 2: Cứu người trong đêm (TT).-- Quảng Ngãi: 8.000 hộ dân bị chia cắt do lở núi (TT).  – Miền Trung mưa lớn, hàng nghìn ngôi nhà bị ngập (VNN).  – Mưa lũ miền Trung: 17 người thiệt mạng(VTC).  – Quảng Nam: 47 hộ dân bị cô lập do sập cầu treo (Infonet). – Triều cường tiếp tục tấn công Tiền Giang, Bến Tre (VOV).Mưa lớn, lũ ngập Quảng Ngãi, Bình Định (TN). - Quảng Ngãi: Học sinh lớp 4 trôi theo dòng lũ (VTC).TPHCM: triều cường 1,5m, ngập nhiều tuyến đường (TT).Đắk Nông: Hơn 1.000 ha rừng giao khoán cho dân bị xóa sổ (PLTP).Miền Trung lại xuất hiện lũ lớn (TN). Thủy điện Tây Nguyên và hệ lụy – Bài 1: Phá rừng làm thủy điện (PLTP). - Phỏng vấn PGS. TS Cao Đình Triều, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Khoa học kỹ thuật Địa chất vật lý VN: Coi thường động đất ở nhà máy thủy điện? (Infonet). -- Lũ chồng lên lũ, miền Trung bị chia cắt nhiều nơi (TTXVN).  – Hồ thủy điện đồng loạt xả lũ, nhiều nơi bị ngập, chia cắt (TN).Tình người Việt trong lũ ở Thái Lan (TN). Đa số dân thế giới ‘chống điện hạt nhân’  —  (BBC).Sức sống của loài mực khổng lồ ở Thái Bình Dương  —  (RFI).

 Bài 1: Tan hoang những bãi biển miền Trung (VNN). – Bài 2: Hội An lấp biển làm du lịch?.
Nghi án tàu vận tải Hải Phòng đâm chìm tàu cá (TN). -- Quả tải, hầm dưới lòng sông Sài Gòn tạm đóng (VTC).Cảnh sát Thái cứu chó khỏi bàn nhậu Việt  —  (BBC)-Growing cat meat industry in Vietnam divides locals M&C 
--'Cure for cancer' rumour killed off Vietnam's rhinos (Guardian 25-11-11) Nguyên nhân khiến tê giác Java Việt Nam bị giết (ĐV/Guardian). -Tê giác gần tuyệt chủng vì thuốc của người Hoa (Nguoi-Viet Online) -

Các nhà sinh vật học và các viên chức tại khu bảo tồn thú hoang ở Nam Phi nói rằng loài tê giác (rhino) đang bị giết hại với nhịp độ một con mỗi ngày, và rằng hầu hết những con vật này bị giết để cung phụng nhu cầu chữa trị và những vị thuốc cổ truyền của Trung Quốc. - Tê giác cuối cùng tại Việt Nam bị mất nhiều đoạn xương(PLTP). 
.-- Voọc bạc Đông Dương có nguy cơ “mất nhà” (PLTP). 
Tờ Guardian (Anh), niềm tin rằng bột sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh ung thư được cho là đã khiến tê giác tuyệt chủng ở Việt Nam... 
Theo người dân ấp Chánh 1, việc xử lý quá chậm, rắc vôi không xử hết vì cá không chết, đỉa càng khó chết hơn..Cơn sốt đỉa, ốc bươu vàng (TN).

Tính đến đầu tháng 11/2011, đã hơn 300 website nước ta có đuôi .gov.vn đã bị tấn công...
-- New Open World thu về bao nhiêu? (NLĐ). “…một đại diện Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch tuy hứa sẽ trả lời các câu hỏi về tài chính liên quan đến Việt Nam như các loại phí tính cho việc sử dụng thương hiệu New7Wonders, kinh phí cho chuyến thăm Việt Nam của ông Bernard Weber, tổng chi phí cho chiến dịch vận động  4 năm… nhưng sau đó lại từ chối trả lời vì ‘nhạy cảm’.”


Bất chấp những quy định về bảo tồn làng cổ, một con đường bê tông trắng toát đã xuyên qua vùng trung tâm của làng cổ Đường Lâm.

TT - Ngày 27-11, UBND TP.HCM đã hoàn thiện phương án thay đổi giờ làm việc, học tập và kinh doanh trên địa bàn TP để báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác an toàn giao thông toàn quốc diễn ra hôm nay 28-11 tại Hà Nội. UBND TP. ...
Không thay đổi giờ làm hành chính
Lao động
Lệch giờ, lệch ca không phải “chiếc đũa thần”
VietNamNet
TPHCM tiếp tục thực hiện lệch ca, lệch giờ
24 giờ
Thanh Niên
 -Sài gòn Giải Phóng -VNExpress

Nghệ An: "Nóng" vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm

--Hàng giả: Đừng bắt người tiêu dùng phải thông thái (VN+ 25-11-11) Trung Quốc kết án 113 người sử dụng hóa chất làm tiêu mỡ lợn  —  (RFI).  – Trung Quốc tuyên án cho 113 người trong vụ tai tiếng thịt heo độc  —  (VOA)Trung Quốc kết án 113 người vụ hóa chất tiêu mỡ heo (NLĐ). Trung Quốc tuyên án cho 113 người trong vụ tai tiếng thịt heo độc - VOA - Hãng tin chính thức của Trung Quốc hôm nay cho biết 113 người, trong đó có 77 nhân viên chính phủ, đã bị trừng phạt vì liên can tới vụ tai tiếng thịt heo độc.
Ngộ độc thuốc gia truyền chữa nhiệt miệng
Dân Trí

Vừa qua, bệnh viện Nhi Trung ương liên tiếp tiếp nhận những ca cấp cứu nghi sốt cao, viêm não cấp. Sau khi chẩn đoán các bác sĩ xác định ngộ độc các loại thuốc gia truyền chữa cam, loét miệng. Hầu hết bệnh nhi đều dưới 1 tuổi. ...
Chuyện thuốc nam thuốc bắc
Lao động
Nhập viện vì uống thuốc tễ
cand.com
"Thuốc bổ" chết người đầy chợ quê
VietNamNet
Sài gòn Giải Phóng
 -Báo văn hóa Online -Báo Đất Việt

-Y tế xã chẩn đoán được, huyện “vượt khả năng”
Tiền Phong Online

TP - Từ loạt bài phản ánh trên báo Tiền Phong, UBND tỉnh Bình Định, Thanh tra Bộ Y tế, Cục Quản lý khám chữa bệnh đã yêu cầu Sở Y tế và Trung tâm Y tế Phù Mỹ khẩn trương làm rõ vụ tử vong của bệnh nhi Huỳnh Thị Thanh Hằng (Mỹ Chánh, Phù Mỹ) vào chiều ...
Trung tâm Y tế Phù Mỹ “đã thực hiện tương đối tốt...”(!?)
Lao động
Sửa hồ sơ sau khi bệnh nhân tử vong
Tuổi Trẻ
Bé gái chết tức tưởi do mắc bệnh cực hiếm?
VTC
Sài gòn Giải Phóng
-Thực hư bé 4 tuổi bị cô giáo dán băng dính vùng kín
XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật

Nguoiduatin.vn nhận được đơn của anh Đỗ Trọng H và vợ là Vũ Thanh Ph, trú tại Quận Đống Đa, Hà Nội phản ánh về việc con gái anh chị là bé Đỗ An D, bị cô giáo dùng băng dính dán vào vùng kín. An D vi phạm gì để đến nỗi bị cô giáo phạt bằng "chiêu độc" ...
Nghi án cháu bé bị dán băng dính: Vietkids mời công an
VTC
Vụ cô giáo dán băng dính: Công an vào cuộc
VietNamNet
Cô giáo mầm non bị tố dán băng dính vào vùng kín bé gái
VNExpress
Hà Nội Mới
 -Người Lao Động -Báo Đất Việt

Người Việt đầu 'khai mở' toán số tổ hợp thế giới (VNN 27-11-11) -- GS Vũ Hà Văn
Hàng không bối rối vì tên không dấu (VnEx 27-11-11)
Bí ẩn những đường hầm ở Đà Lạt (TN 27-11-11)
Thư giản: Phát ngôn của sao: Từ búp bê, rắn độc đến lượn đi cho nhanh (DV 27-11-11) 
Huỳnh Như Phương: Ẩn nghĩa trong truyện ngắn Chinh Ba (viet-studies 26-11-11)◄◄
Làm gì để chống bỏ học và đào tạo trúng nhu cầu? (DV 26-11-11) Hội thảo ở Cần Thơ với phát biểu của nhiều GS nổi tiếng.
Sẽ giải thể các trường sai phạm (TN 26-11-11) -- P/v ông Bùi văn Ga
Gặp lại nhà thơ si tình của đoàn quân không mọc tóc (NĐT 26-11-11) -- Về nhạc sĩ Phạm Duy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét