Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012

Ngỡ ngàng vì hàng nghìn con chim quý bỗng biến mất

-Nguồn: Ngỡ ngàng vì hàng nghìn con chim quý bỗng biến mất 
(Dân trí) - Hơn một tháng nay, người dân sống dọc sông Ba (thôn Định Thọ và thị trấn Phú Hòa, huyện Phú Hòa, Phú Yên) ngỡ ngàng trước sự biến mất đột ngột của hàng nghìn con chim Cồng cộc - một loại chim có dòng gen quý, có giá trị khoa học và thẩm mỹ.
Ông Lê Nguyễn Anh (70 tuổi), một người dân sống bên bờ Sông Ba, thuộc địa phân thị trấn Phú Hòa, cho biết: “Trước nay loài chim Cồng cộc (tên tiếng Anh là Little Cormorant, tên khoa học là Phalacrocorax niger) với số lượng lên đến hàng nghìn con vẫn sinh sống, làm tổ tại các cồn cát giữa sông Ba. Tuy nhiên, từ tháng 11/2011 đến nay, loài chim này bỗng biến mất không một dấu vết”.


Chim Cồng cộc sinh sống trên các cồn cát sông Ba từ tháng 4/2011 đến cuối tháng 11/2011 thì biến mất.

Trước đó, vào đầu tháng 4/2011, trên các cồn cát giữa sông Ba, khu vực thôn Định Thọ và TT Phú Hòa, huyện Phú Hòa xuất hiện hàng nghìn con chim lạ, thu hút sự quan tâm của cơ quan chức năng, các nhà khoa học trong và ngoài nước. Qua xác định thì loài chim này chính là Cồng cộc, vốn xuất hiện nhiều tại các rừng ngập mặn ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Loài chim này rất nhát, chỉ cần một tiếng động lạ, hoặc có bóng người là chúng sải cánh bay mất. Các ngành chức năng, giới khoa học cũng đã khuyến cáo người dân sống hai bên bờ dọc sông Ba không được xâm phạm, xua đuổi, gây hại loài chim này.

Tuy nhiên, do sự tác động tiêu cực của con người nên loài chim này không thể ngự trị. “Chúng ăn rất dữ, khi mắc phải lưới đánh cá đều dùng răng cắn xé tan nát nên những ngư dân hành nghề trên sông Ba đã tìm mọi cách xua đuổi chúng đi” - Ông Phan Văn Hy (62 tuổi, trú thôn Định Thọ) cho biết. Mặt khác do mặt nước sông Ba bị thu hẹp đến mức nhiều đoạn sông chỉ còn lại những vũng nước đọng, thêm vào đó người dân tự phát trồng cỏ tràn lan giữa dòng để nuôi bò làm thay đổi dòng chảy nên chim không còn nơi để vùng vẫy, kiếm ăn.

Anh Trần Văn Ẩn, một hộ dân ở TT Phú Hòa, cho biết: “Khi chưa có các thủy điện tập trung ở đầu nguồn, sông Ba có đủ các loại cá như chép, mè, thát lát, tràu…
thậm chí nhiều vùng có cả loài chình quý hiếm nên thu hút nhiều loài chim khác như: vịt trời, cò, bồ nông…. đến sinh sống. Những năm trở lại đây, phần lớn nguồn thủy sản trên sông Ba chỉ là cá rô phi nên các loại chim như cò, vịt trời… đều một đi không trở lại. Tôi sợ loài chim Cồng cộc này cũng sẽ như vậy”.

Theo người dân, tình trạng khai thác cát, sạn trái phép dưới mọi hình thức, các nhà máy ở đầu nguồn lén lút xả chất thải, các hồ thủy điện thi nhau tích nước… đã và đang từng ngày làm biến dạng, ô nhiễm nguồn nước sông Ba, làm loài chim Cồng cộc nói riêng, các loài chim khác nói chung không còn đất sống.


Văn Nhân


Chim trời sập bẫy thành mồi nhậu-Tháng 5 đồng bằng sông Cửu Long vào vụ thu hoạch, chim từ các nơi bay đến đồng ruộng kiếm ăn. Hàng nghìn con le le, gà nước, cò, cồng cộc... bị săn bắt, trói chân, bán làm mồi nhậu.
Hàng đàn chim cò từ khắp nơi bay về đồng bằng sông Cửu Long gần một tháng nay, đậu trắng xóa các bờ ruộng và những sân chim. Đồng bằng vào mùa thu hoạch nên cũng là mùa kiếm ăn của chim trời. Ảnh chụp ở huyện Hòn Đất (tỉnh Kiên Giang - hình trên) và vườn cò Bằng Lăng (quận Thốt Nốt, Cần Thơ - ảnh dưới).
Người dân đổ xô đi bẫy chim để bán cho các quán nhậu. Một đêm có thể bẫy cả trăm con chim. Giá bán từ 15.000 đến 60.000 đồng một con tùy loại. Trong ảnh là những con chim cồng cộc sa lưới ở Kiên Giang.
Cả trăm con gà nước, ốc cao bị trói chân treo trên xe để mời khách đến mua ở huyện Tân Châu, tỉnh An Giang.
Trẻ em cũng đem cò đi bán ở chợ Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Chợ thị xã Ngã Bảy được xem như chợ bán động vật hoang dã nổi tiếng ở đồng bằng sông Cửu Long, bày bán công khai các chuồng thú hoang như nhím, rắn hổ đất, rùa, chim, cò...
Người phụ nữ này cầm trên tay những xâu chim hàng chục con đang tìm khách mua ở chợ Cái Tắc, huyện Châu Thành A, Hậu Giang.
Dọc hai bên Quốc lộ 1A đường về các tỉnh miền Tây, nhiều người bày bán đủ các loại chim xấu số bị sập bẫy lưới, từ cò, le le, gà nước, cồng cộc, cột từng chùm trên tay hoặc trói ngoặt cánh treo lên xe.
Người phụ nữ này đang làm thịt con chim cồng cộc tại quán ăn gần vườn cò Bằng Lăng, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. Chim trở thành mồi nhậu ưa thích, đặc sản của miền Tây Nam bộ.
Các loại chim thiên nhiên bị con người săn bắt ngày một cạn kiệt, chưa kể trong danh sách "lên bàn nhậu" có cả chim nằm trong sách quý hiếm như sếu đầu đỏ, bìm bịp... Ảnh chụp tại Cần Thơ.
Gia Bảo--


--Rùng mình mầm bệnh từ rác tàu hỏa (DV 10-1-12)
- - Sự thực về thuốc thúc chín rau quả của Trung Quốc (ĐV/Chinadaily). “Chỉ cần bỏ ra 5 NDT (gần 17.000 đồng) mua thuốc kích chín, nông dân Trung Quốc có thể thu về 3.000 NDT (gần 10 triệu đồng). Đó là mức lợi nhuận siêu khủng nhờ loại hóa chất độc hại này“.
Hàn the và chất tạo ngọt gây ung thư trong thực phẩm (Bee).-Nông dân ở phố (TTCT).-“Tắc” đường về ăn Tết (TT&VH).
Ngay thủ đô có ngôi làng đa thê (VTC).-- TP.HCM: Kho phế liệu 4.000m2 thành biển lửa (VTC).- Đội hút đinh, vá xe lưu động không nghỉ tết (TN).-- Ủng hộ phạt nặng vi phạm giao thông nội đô (TN).
Ôsin bị tra tấn: Chồng bà chủ cũng ‘hoảng’ khi nhìn vết bỏng (GDVN).-- Cứu kênh rạch: Cần sự quyết tâm, chung tay (PLTP).-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét