Có lẽ TT cần đứng ra giải quyết vụ này, người dân Tiên Lãng đã gửi gắm lòng tin vào TT trong kỳ bầu cử. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ứng cử tại đơn vị bầu cử số 3 của Hải Phòng (các huyện An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo và quận Kiến An, Dương Kinh)-Khởi tố 6 người trong vụ cưỡng chế đầm tôm -Công an thành phố Hải Phòng đã khởi tố bị can đối với 6 người trong vụ nổ súng lúc cưỡng chế đầm thủy sản ở huyện Tiên Lãng. Trong đó, 4 người bị khởi tố với tội danh giết người.
> Mâu thuẫn dẫn đến nổ súng chống đối ở Hải Phòng
Quyết
định khởi tố bị can được cơ quan điều tra Công an Hải Phòng đưa ra ngày
10/1. 4 bị can gồm: Đoàn Văn Quý (46 tuổi), Đoàn Văn Vươn (49 tuổi),
Đoàn Văn Sịnh (55 tuổi) và Đoàn Văn Vệ (38 tuổi) bị khởi tố, bắt tạm
giam về tội giết người.
Phạm
Thị Báu (tức Hiền, vợ ông Quý) và Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) bị
khởi tố về tội chống người thi hành công vụ, song cho áp dụng biện pháp
ngăn chặn là cấm đi khỏi nơi cư trú.
Sau 4 tiếng giằng co, 12h trưa ngày 5/1, các lực lượng mới tiếp cận được ngôi nhà của Đoàn Văn Vươn. Ảnh: Báo Hải Phòng. |
Đối
với Đoàn Xuân Quỳnh (17 tuổi, con trai ông Vươn) cơ quan điều tra giao
cho gia đình quản lý và sẽ xem xét sau. Cơ quan điều tra tiếp tục kêu
gọi các hai người đang bỏ trốn là Đoàn Văn Thoại và Phạm Văn Thái ra đầu
thú.
Hiện vợ con ông Vươn và vợ ông Quý đã được trả về sau khi bị tạm giữ hình sự 5 ngày.
Ngày
5/1, hơn 100 cảnh sát, bộ đội cưỡng chế, thu hồi đất của gia đình ông
Đoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang (Tiên Lãng, TP Hải Phòng). Một số
người đã gài mìn tự chế trong vườn, cầm súng hoa cải chống lại. 4 cảnh
sát và hai cán bộ huyện đội bị thương, trong số này có người đứng đầu
công an huyện Tiên Lãng. |
- Vụ cưỡng chế ở Hải Phòng: Vợ con anh Vươn, Quý được trả tự do (NLĐ). - Vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng: Phóng viên bị đe “đánh chết” (DV). - Luật sư nhận bảo vệ miễn phí cho ông Đoàn Văn Vươn (DV). - Xả súng vào công an: Cùng quẫn và manh động (DV). - Góc nhìn đối lập về chủ đầm tôm bị cưỡng chế(VNE). - Khởi tố 6 người trong vụ cưỡng chế đầm tôm (VNE). - Báo cáo vụ cưỡng chế của huyện Tiên Lãng quên tình tiết quan trọng? (ĐV). Báo cáo về quá trình thu hồi đầm ông Vươn không nhắc đến “Biên bản tạo điều kiện để các đương sự tự thỏa thuận” lập tại TAND Hải Phòng - Đoàn văn Vươn và Bản án chế độ… ăn dân? (Xuân Bình).
- Bí ẩn bất thường trong vụ kiện của ông Vươn (DV). – Vụ cưỡng chế Tiên Lãng – đỉnh điểm xung đột về đất đai (SGTT). – Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, Hải Phòng: Cứ thu hồi, giao cho ai tính sau! (NLĐ). – Vụ bắn vào lực lượng cưỡng chế tại Hải Phòng: Ý của huyện là thu hồi rồi mới cho thuê! (PLTP). – Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Nguyễn Duy Lượng: Địa phương tự ý thu hồi đất là sai (DV). – Đúng hay sai từ việc giao và thu hồi đất ở Tiên Lãng (SGTT). - Vụ án cống Rộc: Khi nông dân bị tước đoạt TLSX — (Tuanddk). – Tiên Lãng ơi!… (VHNA). – Đầu Vương Hậu – ghế Hiền Liêm (Hiệu Minh).
Góc nhìn đối lập về chủ đầm tôm bị cưỡng chế (11/01)
> Mâu thuẫn dẫn đến nổ súng chống đối ở Hải Phòng
-5 ngày sau khi bị cưỡng chế, khu đầm thủy sản của ông Đoàn Văn Vươn (Tiên Lãng, Hải Phòng) tan hoang. Việc đi lại ở khu vực này bị cả chính quyền lẫn những người lạ mặt ngăn cấm.
5 ngày sau vụ cưỡng chế được coi là tồi tệ nhất trong lịch sử cưỡng chế của Hải Phòng tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, hàng chục người dân nơi đây vẫn chưa ngớt bàn tán. |
Vùng ven sông, cửa biển ngoài đê ở Vinh Quang vài chục năm trước nhờ công khai khẩn của con người đã trở thành những đầm thủy sản trù phú, rộng lớn. |
Tại con đường dẫn vào khu đầm vừa bị cưỡng chế của ông Đoàn Văn Vươn, người tự xưng là công an xã (đeo khẩu trang) ngăn cấm tất cả mọi người đi vào. |
Ngoài công an xã, rất nhiều thanh niên luôn dùng xe phân khối lớn, tay lăm lăm hung khí dọa dẫm, rú ga khắp khu đầm mỗi khi có người đến. |
Con đường còn hằn dấu bánh xích của máy xúc, từng được điều đến để cưỡng chế. |
Theo người dân xã Vinh Quang, sau vụ nổ súng, cưỡng chế, ngôi nhà của ông Vươn đã bị phá sập. |
Chủ đầm Vũ Văn Hiền (cạnh đầm ông Vươn): “Chống người thi hành công vụ là anh Vươn sai rồi. Nhưng trước đó, phải phong cho anh Vươn là người hùng mới xứng đáng”. |
Ông Lê Văn Doãn (xóm chùa trên): “Trước đây chưa có khu đồng này thì dân luôn lo vỡ đê. Mùa bão chúng tôi kinh lắm, có bão là phải chạy tới mãi xã trong”. |
Nguyễn Hưng
- Vụ cưỡng chế ở Hải Phòng: Vợ con anh Vươn, Quý được trả tự do
Vụ 6 công an, bộ đội bị bắn: Muốn chụp ảnh phải có lệnh chủ tịch huyện?
-Chi tiết bí ẩn vụ cưỡng chế ở Hải Phòng 24 giờ (Tin tuc) - Thẩm phán Ngô Văn Anh khẳng định ông không hề thụ lý vụ kiện nào mà đương sự có tên là Đoàn Văn Vươn. Như vậy, biên bản các đương sự tự thỏa thuận là thật hay giả, ai đã lập biên bản và đóng dấu tòa án vào đó?
>> Vụ 6 công an, bộ đội bị bắn trọng thương: Lời khai của nghi phạm đầu thú
>> Vụ 6 công an, bộ đội bị bắn trọng thương: Huyện Tiên Lãng giao đất tùy tiện?
--Vụ chống cưỡng chế ở Tiên Lãng: Mâu thuẫn dẫn đến nổ súng chống đối ở Hải Phòng (VnEx 10-1-12) Câu hỏi sau vụ chống cưỡng chế ở Hải Phòng (VNN 10-1-12)>> Vụ 6 công an, bộ đội bị bắn trọng thương: Huyện Tiên Lãng giao đất tùy tiện?
-Chi tiết bí ẩn vụ cưỡng chế ở Hải Phòng 24 giờ (Tin tuc) - Thẩm phán Ngô Văn Anh khẳng định ông không hề thụ lý vụ kiện nào mà đương sự có tên là Đoàn Văn Vươn. Như vậy, biên bản các đương sự tự thỏa thuận là thật hay giả, ai đã lập biên bản và đóng dấu tòa án vào đó?
UBND huyện Tiên Lãng có nhiều cái saiTuổi Trẻ
Vụ cưỡng chế ở Hải Phòng: Thu hồi xong, các hộ sẽ được tham gia ... Lao động
Vụ 6 công an, bộ đội bị bắn: Muốn chụp ảnh phải có lệnh chủ tịch ... Thanh Niên
VNExpress
Vụ cưỡng chế ở Hải Phòng: Thu hồi xong, các hộ sẽ được tham gia ... Lao động
Vụ 6 công an, bộ đội bị bắn: Muốn chụp ảnh phải có lệnh chủ tịch ... Thanh Niên
VNExpress
-Quả Bom Đoàn Văn Vươn Huy Đức
- ĐỦ CƠ SỞ KHỞI TỐ LÃNH ĐẠO HUYỆN TIÊN LÃNG (Nguyễn Quang Vinh). – THỜI THỔ TẢ(Thùy Linh). – “Ma làng” ở Tiên Lãng – (Cu Làng Cát). – Xin đừng bắn các chiến sĩ công an và binh lính! — (Lê Nguyên Hồng).--
– Cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường Đặng Hùng Võ: UBND huyện Tiên Lãng có nhiều cái sai (TT). Sau
cả chiều 9-1 và gần hết buổi sáng 10-1 chờ đợi được gặp lãnh đạo huyện,
cuối buổi sáng 10-1 các phóng viên mới được chánh văn phòng UBND huyện
Tiên Lãng Ngô Ngọc Khánh tiếp chuyện xung quanh việc cưỡng chế thu hồi
đất của ông Đoàn Văn Vươn ngày 5-1 ...
Vụ cưỡng chế ở Hải Phòng: Thu hồi xong, các hộ sẽ được tham gia ...Lao động
Vụ cưỡng chế ở Hải Phòng: Cứ thu hồi! 24 giờ
Vụ 6 công an, bộ đội bị bắn: Muốn chụp ảnh phải có lệnh chủ tịch ... Thanh Niên
VNExpress
Vụ cưỡng chế ở Hải Phòng: Cứ thu hồi! 24 giờ
Vụ 6 công an, bộ đội bị bắn: Muốn chụp ảnh phải có lệnh chủ tịch ... Thanh Niên
VNExpress
- Hàng loạt tờ báo lên tiếng vụ đất đai Tiên Lãng – (Cu Làng Cát). – VỀ NGƯỜI NÔNG DÂN – CHỚ XEM BÁO BA SAM? (Kha Trà Phương) Không để cái xấu, cái ác lộng hành Tuổi Trẻ PGS TS. Nguyễn Ngọc Điện. – Đôi lời với PGS. TS Nguyễn Ngọc Điện (blog Caulongbachai). -- Nhân đọc “Đôi lời với PGS TS Nguyễn Ngọc Điện” — (Anh Vũ). -
- TIẾC CHO ANH VƯƠN — (BS Huy). – Anh Vươn chống đối là do biết trước đất quy hoạch? – (BoxitVN). – Lời hứa công vụ (Bút Lông).
Có lẽ chính quyền Hải Phòng, thậm chí cả giới lãnh đạo cấp trung ương, cần nhớ lại vụ án hơn chục quan tham “ăn đất” ở Thị xã Đồ Sơn 6-7
năm trước, nổi tiếng cả nước, để sớm hình dung một (hai, ba …) phiên
tòa sắp tới sẽ nóng tới mức nào. Bị cáo tự sát, hành hung bị cáo, không
cho luật sư biện hộ, án sơ thẩm bị tuyên hủy, v.v.. thể hiện sự phẫn nộ
cao độ của người dân.
- 84 năm sau: máu thắm đầm Cống Rộc (Procontra). - Vụ 6 công an, bộ đội bị bắn: Muốn chụp ảnh phải có lệnh chủ tịch huyện? (TN). VNE “hối lỗi” hay a dua? Mâu thuẫn dẫn đến nổ súng chống đối ở Hải Phòng (VNE). – Đường tẩu thoát của nghi phạm vụ bắn vào lực lượng cưỡng chế (GDVN).- BÁ KIẾN GỬI EMAIL CHO CU VINH (Nguyễn Quang Vinh).
Trong khi luật Đất đai quy định thời hạn giao đất nuôi trồng thủy sản là 20 năm, nhưng UBND H.Tiên Lãng lại giao đất cho dân chỉ với 14 năm. Điều này gây nên khiếu kiện kéo dài và nảy sinh mâu thuẫn lớn khi chính quyền quyết định cưỡng chế. ...
Uẩn khúc gì trong vụ nổ súng ở Tiên Lãng?Đài Á Châu Tự Do
Người dân Tiên Lãng nói về vụ Đoàn Văn VươnBBC Tiếng Việt
Cơ quan điều tra: người đặt mìn ngăn cưỡng chế là anh ông VươnBáo Đất Việt
cand.com
-Lời hứa công vụ - -Xung quanh vụ cưỡng chế, chống người thi hành công vụ tại xã Quang Vinh, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng, bên cạnh sự va chạm giữa người dân và chính quyền có sự tham gia của cơ quan xét xử phúc thẩm, tức TAND TP Hải Phòng.
Trong
hệ thống chính trị, khối UBND là các cơ quan hành pháp, TAND là cơ quan
tư pháp. Hai cơ quan này, về nguyên tắc, là độc lập và chế ước lẫn
nhau. Chính vì thế sau khi nhận quyết định thu hồi đất, người dân đã gửi
gắm niềm tin vào tòa án thông qua việc khởi kiện quyết định này; bị cấp
sơ thẩm bác, họ gửi tiếp đơn lên cấp phúc thẩm là TAND TP Hải Phòng.
Đáng lưu ý ở chỗ trong quá trình thụ lý vụ kiện, thẩm phán đã tổ chức buổi “gặp gỡ hòa giải”. Biên bản cuộc gặp này thể hiện một chi tiết, UBND huyện sẵn sàng cho người dân thuê tiếp khu đầm, với điều kiện người dân rút đơn kháng cáo. Nếu đây là vụ kiện dân sự, việc hòa giải có ghi biên bản, có chữ ký của thẩm phán và dấu đỏ của TAND thì mặc nhiên cơ quan thi hành án sẽ giải quyết theo nội dung thỏa thuận. Nhưng đây là vụ kiện hành chính, việc rút đơn hay thỏa thuận trong biên bản chỉ có ý nghĩa… tham khảo, nghĩa là nếu một phía (như UBND) mà không sửa đổi, hủy quyết định (thu hồi đất) của mình thì sau khi vụ án được đình chỉ, án sơ thẩm dĩ nhiên có hiệu lực (chứ không phải biên bản có hiệu lực). Do đó mới dẫn đến kết cục là cuộc cưỡng chế đầy bi thương vừa qua…
Trong thực tế không phải ai cũng phân biệt được sự khác nhau giữa vụ án hành chính và vụ án dân sự; sự khác nhau về hiệu lực pháp lý giữa biên bản hòa giải trong tố tụng hành chính và tố tụng dân sự. Một cán bộ, một đảng viên hay một công bộc thực sự có trách nhiệm, thực sự vì dân sẽ giải thích cặn kẽ sự khác nhau này, cũng như phân tích rõ hậu quả pháp lý sau đó có thể xảy đến nếu một trong hai phía không tôn trọng “lời hứa” ghi trong biên bản hòa giải. Trong vụ việc này, đến tận bây giờ những người nông dân vẫn một mực tin vào “lời hứa” của đại diện UBND ghi trong biên bản, dẫn đến sự phản kháng đầy máu, nước mắt và trái pháp luật khi bị cưỡng chế như thế…
Trung ương vừa họp hội nghị lần 4, trong đó nói rõ nếu cán bộ xa dân, đánh mất dân thì sẽ đánh mất tất cả. Sự khởi động lại vấn đề phẩm chất đạo đức, phẩm chất cán bộ thông qua công cuộc phê bình và tự phê bình là giải pháp cần thiết, mà vụ việc ở Tiên Lãng rất đáng được mổ xẻ đến cùng.
- Câu hỏi sau vụ chống cưỡng chế ở Hải Phòng - Tuần VN/-UBND huyện Tiên Lãng nuốt lời? (Tuổi trẻ)
TAND Hải Phòng có trách nhiệm ở vụ Tiên Lãng? - - (BBC) Giới luật gia cho rằng Tòa án Nhân dân TP. Hải Phòng có trách nhiệm trong vụ thu hồi đất dẫn đến nổ súng bị thương công an.- Quy hoạch sân bay Tiên Lãng lập sau quyết định thu hồi đất ông Vươn (ĐV). - Lời khẩn nài của người thân ông Vươn — (BBC).
Vụ chống cưỡng chế ở Tiên Lãng: Vụ án Tiên Lãng: đừng dồn họ vào chân tường (RFA 9-1-12) Ông Đoàn Văn Vươn là người như thế nào? (RFA 9-1-12) ◄ “Tù nhân” Ba Sương & “tội phạm” Văn Vươn (Blog Hiệu Minh 9-1-12) Vụ nổ súng ở Tiên Lãng: Quy hoạch sân bay lập sau quyết định thu hồi đất (ĐV 9-1-12) Vụ bắn vào lực lượng cưỡng chế ở Hải Phòng: Sẽ xem lại việc thu hồi đất (PLTP 9-1-12) -- Hai tờ Đất Việt và Pháp Luật TP HCM rất sốt sắng theo dõi vụ này. Xin hoan nghênh! (Những báo ở Việt Nam không đăng vụ quan trọng này mà chỉ đăng tin mấy cô ca sĩ, chân dài, tài tử Hàn Quốc... thì thật là đáng xấu hổ! Tinh thần nghiệp vụ của quí vị ở đâu?). Còn ông này thì lại lo về súng: 'Cảnh báo của tôi về súng hoa cải không được coi trọng' (VnEx 9-1-12)
Thay đổi quan điểm về thu hồi đất (TBKTSG 8-1-12) -- P/v TS Phạm Sĩ Liêm
Báo động tình trạng chống người thi hành công vụ (VnMedia 8-1-12)◄
Đáng lưu ý ở chỗ trong quá trình thụ lý vụ kiện, thẩm phán đã tổ chức buổi “gặp gỡ hòa giải”. Biên bản cuộc gặp này thể hiện một chi tiết, UBND huyện sẵn sàng cho người dân thuê tiếp khu đầm, với điều kiện người dân rút đơn kháng cáo. Nếu đây là vụ kiện dân sự, việc hòa giải có ghi biên bản, có chữ ký của thẩm phán và dấu đỏ của TAND thì mặc nhiên cơ quan thi hành án sẽ giải quyết theo nội dung thỏa thuận. Nhưng đây là vụ kiện hành chính, việc rút đơn hay thỏa thuận trong biên bản chỉ có ý nghĩa… tham khảo, nghĩa là nếu một phía (như UBND) mà không sửa đổi, hủy quyết định (thu hồi đất) của mình thì sau khi vụ án được đình chỉ, án sơ thẩm dĩ nhiên có hiệu lực (chứ không phải biên bản có hiệu lực). Do đó mới dẫn đến kết cục là cuộc cưỡng chế đầy bi thương vừa qua…
Trong thực tế không phải ai cũng phân biệt được sự khác nhau giữa vụ án hành chính và vụ án dân sự; sự khác nhau về hiệu lực pháp lý giữa biên bản hòa giải trong tố tụng hành chính và tố tụng dân sự. Một cán bộ, một đảng viên hay một công bộc thực sự có trách nhiệm, thực sự vì dân sẽ giải thích cặn kẽ sự khác nhau này, cũng như phân tích rõ hậu quả pháp lý sau đó có thể xảy đến nếu một trong hai phía không tôn trọng “lời hứa” ghi trong biên bản hòa giải. Trong vụ việc này, đến tận bây giờ những người nông dân vẫn một mực tin vào “lời hứa” của đại diện UBND ghi trong biên bản, dẫn đến sự phản kháng đầy máu, nước mắt và trái pháp luật khi bị cưỡng chế như thế…
Trung ương vừa họp hội nghị lần 4, trong đó nói rõ nếu cán bộ xa dân, đánh mất dân thì sẽ đánh mất tất cả. Sự khởi động lại vấn đề phẩm chất đạo đức, phẩm chất cán bộ thông qua công cuộc phê bình và tự phê bình là giải pháp cần thiết, mà vụ việc ở Tiên Lãng rất đáng được mổ xẻ đến cùng.
- Câu hỏi sau vụ chống cưỡng chế ở Hải Phòng - Tuần VN/-UBND huyện Tiên Lãng nuốt lời? (Tuổi trẻ)
TAND Hải Phòng có trách nhiệm ở vụ Tiên Lãng? - - (BBC) Giới luật gia cho rằng Tòa án Nhân dân TP. Hải Phòng có trách nhiệm trong vụ thu hồi đất dẫn đến nổ súng bị thương công an.- Quy hoạch sân bay Tiên Lãng lập sau quyết định thu hồi đất ông Vươn (ĐV). - Lời khẩn nài của người thân ông Vươn — (BBC).
Vụ chống cưỡng chế ở Tiên Lãng: Vụ án Tiên Lãng: đừng dồn họ vào chân tường (RFA 9-1-12) Ông Đoàn Văn Vươn là người như thế nào? (RFA 9-1-12) ◄ “Tù nhân” Ba Sương & “tội phạm” Văn Vươn (Blog Hiệu Minh 9-1-12) Vụ nổ súng ở Tiên Lãng: Quy hoạch sân bay lập sau quyết định thu hồi đất (ĐV 9-1-12) Vụ bắn vào lực lượng cưỡng chế ở Hải Phòng: Sẽ xem lại việc thu hồi đất (PLTP 9-1-12) -- Hai tờ Đất Việt và Pháp Luật TP HCM rất sốt sắng theo dõi vụ này. Xin hoan nghênh! (Những báo ở Việt Nam không đăng vụ quan trọng này mà chỉ đăng tin mấy cô ca sĩ, chân dài, tài tử Hàn Quốc... thì thật là đáng xấu hổ! Tinh thần nghiệp vụ của quí vị ở đâu?). Còn ông này thì lại lo về súng: 'Cảnh báo của tôi về súng hoa cải không được coi trọng' (VnEx 9-1-12)
Thay đổi quan điểm về thu hồi đất (TBKTSG 8-1-12) -- P/v TS Phạm Sĩ Liêm
Báo động tình trạng chống người thi hành công vụ (VnMedia 8-1-12)◄
(Dân
Việt) - Quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) với
gia đình ông Đoàn Văn Vươn, dẫn đến vụ cưỡng chế ngày 5.1 đã bộc lộ rất
nhiều vấn đề xung quanh thời hạn giao đất cho các chủ trang trại.
-- Vụ 6 công an, bộ đội bị bắn trọng thương: Huyện Tiên Lãng giao đất tùy tiện? (TN). – Dân nổ súng là bất bình với nhà cầm quyền — (NV). – Uẩn khúc gì trong vụ nổ súng ở Tiên Lãng? – (RFA). –Người dân Tiên Lãng nói về vụ Đoàn Văn Vươn (BBC). – Ông Đoàn Văn Vươn là người như thế nào? – (RFA). – Từ “anh hùng lấn biển” thành tội phạm(NLĐ). – Vụ án Tiên Lãng: đừng dồn họ vào chân tường – (RFA). – Ai làm chủ đất đai của nông dân? — (BBC). – Luật đất đai phải công nhận quyền sở hữu tư nhân — (RFI). – Đoàn Quý Lâm: Đừng vô cảm với tiêu cực đất đai nữa (Quê Choa). – Truyện ĐẤT của Anh Đức tặng cho anh Vươn – (Nguyễn Thông). – Khi nông dân phản kháng (Nguyễn Văn Học).
– Chủ tịch huyện Tiên Lãng là anh ruột chủ tịch xã Vinh Quang – (Cu làng cát). - Lời khẩn nài của người thân ông Vươn – (BBC). – SỰ THẬT LỐ BỊCH Ở TIÊN LÃNG: HÓA RA CHÚNG NÓ CẢ (Nguyễn Quang Vinh). -- Bi kịch đồng Nọc Nạn xưa và tình hình ruộng đất hiện nay (Kha Trà Phương). – Trần Đình Thu: VỤ ÁN ĐỒNG NỌC NẠN TRONG THỜI HIỆN ĐẠI (Quê Choa). – CHỈNH ĐỐN ĐẢNG, HÃY BẮT ĐẦU TỪ HUYỆN TIÊN LÃNG (Thắng xòe). – Hỏi Xoáy, Đáp Xoay của Giáo sư Trần Quắt Quay – (Người Buôn Gió). – LÀM NGƯỜI TỐT PHẢI THỦ ĐOẠN (?!) (Nguyễn Quang Vinh). – Đoàn Văn Vươn cần được xét xử “tội ngu” trước tội giết người(!)(J.B. Nguyễn Hữu Vinh).– Hoan hô báo Pháp Luật TP HCM: Bộ mặt Bá Kiến đang dần lộ rõ (?!) – (Người Ba Đồn). -- VỤ ĐOÀN VĂN VƯƠN TIÊN LÃNG: BỐN CÂU HỎI CHO CHỦ TỊCH HUYỆN (Nguyễn Quang Vinh). – Hải Phòng: Nghi can bắn công an từng được vinh danh?(VNN). – Nghi phạm bắn 6 chiến sĩ từng được gọi là Kỳ tài Tiên Lãng (GDVN)..- Vụ bắn vào lực lượng cưỡng chế ở Hải Phòng: Sẽ xem lại việc thu hồi đất (NLĐ). CHỈ SỐ NIỀM TIN — (Văn Công Hùng).
- Lời khẩn nài của người thân ông Vươn
-Người Nông Dân Nổi Dậy - Người Buôn Gió-Ngày bé xem bộ phim có tên Người Nông Dân Nổi Dậy, nhân vật là một chàng nông dân tên là Giắc Cu. Đêm bỗng dưng chả ngủ được, chuyện xưa, chuyện nay cứ lẫn lộn trong đầu. Ngày trước tivi hay chiếu nhiều bộ phim, vở kịch tả lại những cuộc nông dân khởi nghĩa nhiều lắm. Giờ chỉ thấy toàn phim Trung Quốc có vua chúa đẹp trai, hào hoa, anh minh, tốt bụng...mà thôi.
Xưa thời nhà Nguyễn, quan Nguyễn Công Trứ đi khai khẩn đất đồng chua nước mặn. Công việc ấy được kể lại thành câu chuyện hay như huyền thoại. Đó là mỗi vị đậu trạng nguyên được vua mời vào vườn thượng uyển cho chọn một bông hoa sau đó vua cho đúc một bông hoa bằng vàng thật tặng cho tân trạng nguyên. Công Trứ đỗ trạng nguyên vào vườn thượng uyển ngắm nghía bao lâu rồi mới chọn bông hoa chuối. Vua căm lắm nhưng lệ đã thế rồi, nghiến răng mà sai người đúc bông hoa chuối bằng vàng ban cho Trứ.
Trứ xin vua cho làm quan mạn Thái Bình, nơi đồng chua nước mặn, thuở ấy còn hoang hóa, chỉ có dân đi biển cầm cự nơi đất ấy. Thoắt đã mấy năm. Vua Nguyễn vẫn nhớ cái vụ hoa của tên tham quan Công Trứ hồi nọ, bèn sai khâm sai đại thần mang thanh gươm tiền trảm hậu tấu với ý rằng là cứ thấy lỗi thì chặt phăng đầu mang về đây.
May cho Trứ và cũng may cả cho triều đình. Tuy sai người đi với định kiến không lành, nhưng vị khâm sai mà vua sai đi là người trung tín, nhân nghĩa, có kiến thức. Khâm sai đi quan sát đồng ruộng, nhìn đê điều ngăn mặn, mương tưới tiêu, lúa con gái xanh rì bát ngát, ruộng đồng thẳng cánh cò bay. Đêm đó khâm sai ngồi uống rượu với Trứ bên thư phòng giản dị, nghe Trứ tâm sự chuyện chặt từng bông hoa chuối vàng để mộ dân khai điền, lập ruộng, đắp đê ngăn mặn, dẫn nước mương tưới ruộng đồng, thau chua, rửa mặn, đóng kè ...hàng núi công việc để có được nơi đủ điều kiện để dân chúng an cư. lập nghiệp tạo nên một vựa lúa trù phú ở nơi hoang hóa ngày xưa. Khâm sai đại thần chạnh lòng thấy thanh gươm vưa đưa theo bọc trong vải nặng trĩu. Sau đó khâm sai đại thần về tâu vua rõ sự việc. Vua Nguyễn vì thế mà hiểu lòng Trứ hơn.
Trở lại với kịch bản của Giắc Cu nông dân thời lơ tơ mơ nào đó. Chàng nông dân đi khai khẩn vùng nước lợ hoang vu từ hồi còn trai trẻ. Cả cuộc đời chàng gắn bó với vùng khai khẩn, lấy vợ, sinh con. Mồ hôi nước mắt đổ ròng rã năm này qua năm khác ròng rã 30 năm gần hết cuộc đời, nhìn lại cái trang trại cũng tàm tạm. Mọi vốn liếng và trăm nghìn lo toan tính toán lấy ngắn , nuôi dài vượt quá bão tố, thiên tai nay cũng đơm hoa, kết trái. Chàng nông dân tóc đã hoa tiêu cũng cảm ơn trời đất, triều đình đã cho chàng được bỏ công sức và nhận lấy thành quả của mình làm ra.
Các đời quan lại ai cũng cảm thông cho chàng nghị lực. Chàng là một công dân tốt, lo toan chí thú làm ăn bằng mồ hôi, sức lực và kiến thức của mình. Người dân nào cũng như thế thì quan chả mừng.
Thế nhưng quan thì vài năm đổi một lần. Quan trẻ sau này lên nhậm chức, chỉ nhìn thấy thằng nông dân nào đó tóc pha sương bỗng nhiên sở hữu cả khu trang trại đẹp như tranh, nào ao cá, cây ăn quả. Quan nghĩ cả đất trời này thuộc về triều đình, mà quan lại là đại diện cho triêu đình, không thể để một thằng nông dân sung túc hưởng lợi trên mảnh đất phì nhiêu, màu mỡ của triều đình được. Quan tư chất thông minh, được đào tạo bài bản ngón nghề cải tạo và đấu tranh giai cấp, lại được trang bị bằng một mớ nghị định, luật..lằng nhằng chồng chéo mà quan muốn dùng cái nào vào việc nào cũng có, thế là quan bảo Giắc Cu nông dân là nộp lại đất ấy để quan dùng vào việc khác theo quyết định, thông tư, nghị định số Lã Mã lệnh đại khái nói rằng
- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do triều đình thống nhất quản lý, nay để tiện việc quản lý căn cứ theo nghị định ngày lơ mơ, tháng lờ mờ, năm ấm ớ thu hồi khoảnh nọ để giao cho người khác.
Nông dân cự lại, kêu rằng đất tôi khai hoang, cả đời người vợ chồng con cái bỏ công sức vào đây. Cuộc sống máu thịt gắn liền, sao lại bảo thu hồi là thế nào.
Quan đập bàn quát.
- Tao thu là thu cho triều đình, đất đai nào của mày, không có triều đình đánh ngoại xâm thì mày có đất được không. Liệu mày có sống được không mà đòi đất với đai. Đồ vô ơn
Nông dân cãi.
- Nói thế nghe không được, triều nào thì triều cũng phải để đất cho dân làm ăn.Cũng phải để cho dân có đường sống. Những người làm ăn lương thiện, đổ mồ hồi, sôi nước mắt, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để nuôi thân tự thân mình nuôi mình. Triều đại nào mà dân chả phải tự nuôi dân.
Quan nạt nộ.
- Mày định đi ngược đường lối , chinh sách đã đề ra à. Không nói nhiều , mai tao cho quân xuống tịch thu.
Nông dân về nhà, nhìn lúa đang nên, cây ăn quả giờ bắt đầu bén đất trổ hoa, cá giờ cũng quen nước nhởn nhơ thả tăm trong ao....mấy chục năm trước chàng đến đây chỉ có nước mặn xâm xấp rặt loài cây sú vẹt cho cò đậu. Tưởng không bao giờ sống được trên đất này, thế mà qua mấy chục năm cần cù, mẫn cán chàng cũng thắng được thiên nhiên để tạo nên cơ ngơi này. Chàng thức trắng đêm nhìn cái tờ lệnh của quan có triện đỏ. Than ôi , chỉ cái giấy này thôi, quan viết một nhoáng là xong mà đổi được cả cuộc đời, cả cơ nghiệp mồ hồi, máu, nước mắt của chàng. Nông dân thấy chua xót về phận của mình không được sống trong thời phong kiến hà khắc ở nước nào đó xa xôi như Trứ, may ra Vua có cố chấp thì cũng biết nhận ra sự thật, còn có tôi hiền như quan khâm sai trình lại cho vua rõ
Chàng tính mai chấp hành lệnh quan, vợ chồng con cái dắt nhau ra đường kiếm sống, làm lại từ đầu khi mà mái tóc đã pha sương. Bệnh tật do những năm tháng dãi dầu mưa nắng trên đồng cộng với tuổi già, chàng dắt díu gia đình phiêu bạt, rồi hôm nao qua đây nhìn thấy một khu sinh thái, biệt thự ven biển của đại gia nào đó.....
Chàng cứ nghĩ lan man chả mấy chốc gà đã gáy báo sáng..
Vụ 6 chiến sĩ bị bắn: Chôn mìn đợi đoàn cưỡng chế Quý
cho đào một số hố, sau đó chôn mìn tự tạo, để bình gas lên trên, để khi
mìn nổ sẽ kích bình gas nổ, gây sức công phá lớn hơn.
- Khởi tố vụ ném lựu đạn làm 6 người bị thương (NLĐ). -.Ẩn khuất sau vụ bắn vào lực lượng cưỡng chế ở Hải Phòng
Sau
hai ngày lẩn trốn, Đoàn Văn Quý, 46 tuổi (em ruột chủ đầm Đoàn Văn
Vươn) ở xã Bắc Hưng, H.Tiên Lãng, Hải Phòng ra cơ quan công an đầu thú
và khai nhận một số tình tiết vụ chống người thi hành công vụ bằng mìn
và súng khiến dư luận bàng hoàng.
Vụ chống cưỡng chế ở Tiên Lãng: Báo chí tiết lộ: Chính quyền lật lọng dẫn tới nông dân nổ súng (NV 7-1-12) ◄ Những bài báo liên hệ: Sẽ yêu cầu giải trình vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng (ĐV 7-1-12) Người chống cưỡng chế ở Tiên Lãng khai nguyên nhân nổ súng (ĐV 8-1-12) -- Vụ sáu cán bộ bị bắn khi tham gia cưỡng chế: Khởi tố vụ án giết người (PLTP 7-1-12) -- Khởi tố vụ nổ mìn, xả súng làm 6 chiến sĩ trọng thương (DT
7-1-12) -- "Được biết, Đoàn Văn Vươn sinh ra trong một gia đình có 7
anh chị em. Dù gia cảnh khá nghèo khó nhưng bố Vươn, ông Đoàn Văn Thiển,
là một Đảng viên gương mẫu tại địa phương với 20 năm làm Bí thư chi bộ
thôn. Học hết trung học phổ thông, Vươn đã học tiếp hệ tại chức Đại học
Nông nghiệp, trở thành kỹ sư nông nghiệp, về quê cùng em trai Đoàn Văn
Quý đầu tư vào đầm nuôi thủy sản. Năm 1993, Vươn cùng vợ con ra bãi bồi
ven biển đầu tư cải tạo khu vực nuôi tôm. Tại địa phương, Vươn là người
hiền lành, chăm chỉ làm ăn và chưa từng có tiền án, tiền sự." Giám đốc Công an Hải Phòng không hài lòng về vụ cưỡng chế (VnEx 8-1-12) Giám đốc CA Hải Phòng: "Bất ngờ với vụ nổ súng ở Tiên Lãng" (VnMedia 8-1-12)
Đoàn Văn Vươn là ai?: Kỳ tài đất Tiên Lãng và cuộc chinh phục lời nguyền của biển (Pháp Luật và Đời Sống 22-7-2010) -- Bài báo được nhiều trang mạng đăng lại hôm qua nhưng hôm nay thì không xem được nữa. ◄Phản ứng vụ cưỡng chế đất Hải Phòng -
(BBC) Giám đốc công an và Chánh án Tòa án nhân dân Hải Phòng lên tiếng
xung quanh vụ sáu công an và quân nhân bị bắn trong vụ thu hồi đất.-Vụ bắn vào lực lượng cưỡng chế ở Hải Phòng: Sẽ xem lại việc thu hồi đất NLĐO -
– Canhco: Cường hào, ác bá “đỏ” (RFA’s blog). Sau khi ba từ “chỉnh đốn Đảng” nóng lên trên báo lề trái thì vài ngày qua cả nước lại sục sôi lần nữa qua hai vụ có liên quan đến súng ống và chất nổ. Một tại Tiên Lãng, Hải Phòng, một tại trung tâm thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Hai
vụ bạo động xảy ra chỉ cách nhau hai ngày đã được loan tải từ báo chí
lề phải. Chi tiết của vụ thứ nhất được công khai trên truyền thông đại
chúng cho biết lúc 7 giờ 30 phút ngày 5-1, hơn 100 cán bộ công an, quân
đội và đại diện các ban ngành chức năng tiến hành cưỡng chế hơn 50 ha
đầm nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả tại vùng bãi bồi của Đoàn Văn
Vươn tại khu cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng. Khi các cơ quan
tiến hành cưỡng chế đã bị gia đình ông này quyết liệt chống trả lại bằng
vũ khí trong đó có chất nổ và súng hoa cải gây thương tích nặng cho một
số công an trong đó có một thượng tá chỉ huy vụ cưỡng chế này.
Báo
chí đã rất dè dặt đưa các cáo buộc như lệ thường vì tính chất nghiêm
trọng của sự việc. Trong nhiều chục năm qua, tranh chấp đất đai giữa nhà
nước và người dân thường diễn ra với số đông và luôn luôn người dân vẫn
là phía chịu thiệt. Vụ án Tiên Lãng có lẽ là lần đầu tiên một gia đình
chấp nhận cái chết để chống lại sự dã man của guồng máy cầm quyền.
Sau
khi vụ việc xảy ra mạng lề trái post lại một bài báo trên tờ Đời Sống
Pháp Luật đăng vào ngày 22 tháng 7 năm 2010 bài phóng sự của Quang Trung
với tựa “Kỳ tài đất Tiên Lãng và cuộc chinh phục lời nguyền của biển”.
Câu
chuyện nói trực tiếp đến kỹ sư Đoàn Văn Vươn, nhân vật bắn lại những
người tới cưỡng chế đất. Nếu không đọc bài báo này thì người ta dễ ngã
theo những thông tin mà báo chí đưa ra đầy những chi tiết chống đối
chính quyền không thể tha thứ. Cả gia đình người bị cưỡng chế cố thủ
trong một căn nhà tuềnh toàng đã được gài chất nổ chung quanh, bắn lại
người thi hành công vụ và cuối cùng thì tất cả bỏ trốn để lại nhiều
người bị thương nặng nhẹ.
Bài
phóng sự “Kỳ tài đất Tiên Lãng và cuộc chinh phục lời nguyền của biển”
cho biết Đoàn Văn Vươn, sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách
mạng ở xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Sau khi phục
viên từ môi trường bộ đội trở về, Vươn phấn đấu để tốt nghiệp kỹ sư Nông
Lâm nhưng lại không làm việc cho cơ quan nhà nước mà đã quyết tâm cùng
với gia đình lấp đất, lấn biển để tạo một hành lang an toàn cho việc
nuôi trồng thủy sản.
Như
một nhà khai phá vùng đất mới, Đoàn Văn Vươn đã kiên trì bỏ ra hàng
chục năm để chống lại cái dữ dằn của biển bằng cách cùng với gia tộc
ngày ngày chở đất lấp đầy một khoảng đất tương đương 70 héc ta để trồng
rừng vẹt chống lại sự xâm thực của biển nhằm bảo vệ cho hàng chục héc ta
đầm nuôi thủy sản do nhà nước cho thuê. Hàng chục ngàn mét khối đất đá
và xi măng đã được đổ xuống và công trình của kỹ sư Vươn trở thành nơi
để các nhà nghiên cứu khoa học của Nhật tới tham quan và chia sẻ.
Chưa
kịp lấy lại vốn thì chuyện thu hồi giải tỏa đất xảy ra. Kỹ sư Vươn được
UBND Xã thông báo là 38 héc ta của ông đang nuôi thủy sản do thuê từ
khu đất của Huyện sẽ phải giao lại cho nhà nước, ông Vươn không đồng ý
ký biên bản và bỏ về sau đó vụ tấn công xảy ra.
Theo
ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng cho biết khu đầm này nằm
trong vùng quy hoạch sân bay quốc tế Tiên Lãng đã được cấp thẩm quyền
phê duyệt, tạm thời huyện cho thuê để “phát triển kinh tế-xã hội của địa
phương”. Trả lời câu hỏi của các phóng viên việc thu hồi đất đầm để
giao cho những ai, ông Hiền nói: Việc này không thể công khai.
Sự
giả trá của một chủ tịch Huyện làm cho người nghe chối tai. Đất do
người dân nai lưng ra cải tạo lại bị đám cường hào mới dùng mọi cách để
trấn lột thì bảo sao người dân không nổ súng chống lại? Đây là biểu hiện
của bước đường cùng khi công sức của họ bị nhà nước địa phương xem
thường muốn lấy khi nào thì lấy. Tay chủ tịch Huyện lấy lại khu đất cho
kỹ sư Vươn thuê nhưng bỏ qua 70 héc ta mà gia đình ông Vươn bỏ công ra
tạo dựng nhằm bảo vệ cho khu đầm nuôi thủy sản như là một việc làm không
dính gì tới khu đất này. Tay chủ tịch Huyện đã dựa vào lỗ hổng của các
chính sách đất đai không rõ ràng để tạo ra nguồn lợi cho bản thân y và
nhóm lợi ích của y. Trong quyết định thu hồi đất do y ký không thể không
có sự giật giây của những tay tư sản đỏ núp phía sau cái vỏ doanh
nghiệp nhà nước để cướp đất người dân qua chiêu bài quy hoạch.
Kỹ
sư Vươn chỉ là nạn nhân của một guồng máy tàn nhẫn và dối trá. Guồng
máy này được mỹ từ hóa thành “hệ thống” để có vẻ văn hóa hơn và che bớt ý
nghĩa tự thân của hai từ “guồng máy”. Bởi khi nói đến “guồng máy” người
ta dễ dàng liên tưởng đến tính chất bất nhân do sắt thép tạo thành. Máy
móc cần sự bôi trơn, cán bộ trong guồng máy ấy dĩ nhiên càng cần sự bôi
trơn hơn cả máy.
Kỹ
sư Vươn và cả gia tộc của ông phạm một sai lầm lớn, không phải là bạo
động, vì tự thân câu chuyện nói lên “nơi nào có bất công, nơi ấy có
tranh đấu”. Sai lầm ở chỗ ông quá tin vào sự công chính của guồng máy,
với bản chất sắt thép, nơi ông đang sống.
Người
cộng sản thành công nhờ vào các vụ cướp đất đai từ Nam chí Bắc của các
cường hào thời Pháp thuộc mà nổi tiếng nhất là vụ án Nọc Nạn, một vụ án
lớn do tranh chấp đất đai xảy ra năm 1928 tại quận Giá Rai, Bạc Liêu;
giữa một bên là gia đình ông Biện Toại, cả gia tộc ông này bỏ công ra
khai hoang hơn 70 héc ta đất nhưng sau đó bị một gã hoa kiều tên Mã Ngân
cấu kết với các quan chức chính quyền thực dân Pháp cướp một phần trong
khu đất này khiến xảy ra vụ bạo động chết người vào ngày 16 tháng 2 năm
1928.
Trong
buổi sáng hôm đó có bốn người trong gia đình Biện Toại bị giết, ba
người bị thương nặng. Phía nhà cầm quyền có viên cò Pháp tên Tournier
thiệt mạng.
Vụ
án đã được xét xử công khai tại Tòa Đại hình Cần Thơ với mức án: Biện
Toại, Nguyễn Thị Liễu là em út của Toại và Tia, con trai của Toại được
tha bổng. Nguyễn Thị Trọng, người dám rút dao đâm Tournier bị sáu tháng
tù.
Vụ
án Nọc Nạn trở thành sách gối đầu giường cho người cán bộ cộng sản lấy
đó để làm cơ sở tuyên truyền cho sự tha hóa, ác ôn của cường hào địa
phương đã cấu kết với nhau để cướp đất của người nông dân nghèo khó.
Không ít người dân trong vùng nông thôn đã tựa vào cái chân lý ấy để
nuôi dưỡng cách mạng rồi cuối cùng nhận thấy mình lầm như kỹ sư Vươn.
Nếu
vụ thứ nhất được xem là hiện thân cho loại “cường hào đỏ” thì vụ nổ thứ
hai có thể ví với sự trả thù đối “ác bá thời nay”. Vụ đặt chất nổ rõ
ràng là một cuộc khủng bố bởi xảy ra tại nhà một viên đại tá giám đốc
công an tỉnh Thái Nguyên. Theo báo chí tiếng nổ mạnh đến nỗi toàn bộ khu
vực tầng một của ngôi nhà bị phá tan, hệ thống cửa sắt bên ngoài cũng
bị thổi bay. Các nhà hàng xóm của viên đại tá công an này cũng bị sức ép
của vụ nổ làm cửa kính vỡ vụn. Sức tàn phá của tiếng nổ làm thiệt hại
lớn cho các gia đình chung quanh.
Người
dân khi nghe tin hay đọc báo đã có hai thái độ: thứ nhất là lo âu cho
sự an toàn của chính gia đình họ trước vụ tấn công táo tợn này, bất kể
từ đâu tới. Thái độ thứ hai là hể hả, xem như kết quả phải có cho cái
ngành đáng ra được thành lập là để bảo vệ an toàn cho họ.
Không
khó để giải thích hiện tượng này khi một số không nhỏ công an từ lâu đã
dần dà biến tướng thành những ác bá đời nay. Họ sẵn sàng tiếp tay trong
các vụ cưỡng bức người dân, kể cả những vụ tự thân giết dân như giết
ngóe mà không bao giờ phải chịu trừng phạt bởi pháp luật.
Những
tưởng khi xã hội xuất hiện những vụ chống chính quyền công khai và liều
chết như vậy thì đó là lúc Đảng không nên tự kê toa thuốc an thần cho
mình nữa. Việc còn lại phải làm gì thì Đảng đã tự biết.
– Nguyễn Ngọc Già – Đoàn Văn Vươn hay anh Pha trong “Bước đường cùng”?! – (Dân Luận). –ĐOÀN VĂN VƯƠN – TÊN CHÍ PHÈO THẾ KỶ 21 – (Thắng Xòe). – ĐỪNG DỒN HỌ VÀO CHÂN TƯỜNG – (Thanh Chung). – -VÌ SAO CHÚNG BẮN ANH? (Phọt Phẹt). – Báo chí tiết lộ: Chính quyền lật lọng dẫn tới nông dân nổ súng – (NV). – MÌNH ĐÃ CHẾT THẲNG CẲNG NẾU BÁO LAO ĐỘNG HÈN (Nguyễn Quang Vinh).- Không thể quy kết vô tội vạ như vậy được – (Cu Làng Cát). – – Sự tàn nhẫn của tòa báo Vnexpress – (Cu Làng Cát).- Giám đốc CA Hải Phòng: “Bất ngờ với vụ nổ súng ở Tiên Lãng” (VnMedia). - Giám đốc Công an Hải Phòng không hài lòng về vụ cưỡng chế (VNE). – ‘Khi mìn phát nổ lẽ ra phải rút quân về xin chỉ đạo’ (VNE). – Vụ “dân nổ súng, 7 công an, bộ đội bị thương”, nhìn từ phía khác (Quê choa). – – Vụ án Nọc Nạn, nhớ lại chính sách phân chia và quản lý ruộng đất bất công — (Cafechemgio).
- “Tù nhân” Ba Sương & “tội phạm” Văn Vươn (Hiệu Minh).
Bỗng dưng thành...tội phạm. Ảnh: internet-"Tù nhân" Ba Sương & "tội phạm" Văn Vươn-Blog Hiệu Minh
Đất
là thiêng liêng, là mồ hôi, là nước mắt và trộn cả máu. Thời hội nhập,
đất càng giá trị. Nếu không hiểu triết lý đơn giản này và chính quyền
không biết đối xử với đất thì tiếng khóc còn đau đớn và máu còn tiếp
tục đổ.
“Tù nhân” Trần Ngọc Sương
Nhiều người biết bà Trần Ngọc Sương là Anh hùng lao động, con gái của Giám đốc tiền nhiệm Trần Ngọc Hoằng. Người cha đã một nắng hai sương với hàng chục ngàn nông dân nơi đây, đưa Sông Hậu thành nông trường anh hùng.
Ngày 19/11/2009, Tòa án nhân dân TP Cần Thơ đã đưa vụ án “Lập quỹ trái phép” tại Nông trường Sông Hậu ra xét xử phúc thẩm. Tại đây, HĐXX đã tuyên y án sơ thẩm 8 năm tù giam, buộc bồi thường hơn 4,3 tỷ đồng đối với bà Trần Ngọc Sương, nguyên Giám đốc Nông trường.
Không ai có thể biết động cơ đứng đằng sau vụ án này là gì. Chỉ biết rằng, hàng nghìn hecta đất của nông trường do mấy 16 ngàn nông dân đào đắp, khai phá từ 30 năm nay, bây giờ có thể thành miếng mồi ngon cho các nhà đầu tư.
Người ta ngạc nhiên về một người anh hùng, bị buộc tội dùng quĩ đen mấy tỷ đồng, mà cuối đời bà Sương không nhà, không cửa, ngủ trên một cái giường cá nhân với 8 năm tù đang đợi. Nghịch cảnh rơi nước mắt.
Vụ án tưởng đi vào quên lãng, nhưng mới đây thôi, người ta lại định đưa bà ra xử. VTC News cho biết, số tiền “quỹ trái phép” tại Nông trường Sông Hậu đã có từ trước năm 1994, đến năm 2000 bà Sương mới làm Giám đốc, nên bà không phải là người “lập quỹ trái phép”.
Bà Sương đã viết đơn kêu oan gửi tứ phương và nói : “Đối với tôi bây giờ, sức khỏe đã tàn tạ, danh dự bị các cơ quan tiến hành tố tụng ở Cần Thơ và huyện Cờ Đỏ cố tình bôi nhọ. Nếu họ cố tình xử tù tôi, vào tù thiếu thốn đủ thứ lại ốm đau bệnh tật cũng dễ chết sớm, đó là bước đường cùng mà Viện KSND TP Cần Thơ giao và Viện KSND huyện Cờ Đỏ muốn dồn tôi đến chỗ chết. Tôi nghĩ: thà rằng chết trước khi bị đưa ra xét xử còn được nén nhang của bà con cô bác, của hầu hết cán bộ, nhân viên Nông trường Sông Hậu vẫn hằng ngày quý mến và đòi chân lý cho tôi thắp cho hơn là chết ở trong tù trong nỗi oan ức triền miên và sự cô quạnh tột đỉnh”.
“Tội phạm” Đoàn Văn Vươn
Anh Đoàn Văn Vươn không nổi tiếng như bà Ba Sương. Cha của anh là đảng viên trung thành tuyệt đối, anh Vươn từng đi bộ đội, một nông dân hiền lành chất phác, chí thú làm ăn, bỏ đại học để chinh phục biển, nhưng bỗng anh trở thành tội phạm chống chính quyền.
Cách đây hơn một năm (22-7-2010) báo Pháp luật và Đời sống đã đăng về một người được gọi là “Kỳ tài đất Tiên Lãng và cuộc chinh phục lời nguyền của biển”. Đó là phóng sự về anh Vươn biến vùng đất khỉ ho cỏ gáy ven biển, không ai thèm để ý, thành một khu đầm nuôi trồng thủy sản rộng hàng trăm hecta. Họ được thuê đất 20 năm, kể từ năm 1993, nhưng nay mới là 2012 thì đã tiến hành thu hồi.
Theo báo CAND, một số người dân trên địa bàn cho rằng, việc thu hồi đầm nuôi trồng thủy sản của UBND huyện Tiên Lãng có điều chưa minh bạch, chủ trương chia lại đất trong quy hoạch phát triển sân bay vừa không đúng với chủ trương giao đất nông nghiệp lâu dài, ổn định đã khiến cho gia đình anh Vươn và một số chủ đầm khác phản ứng tiêu cực.
Trước khi tiến hành cưỡng chế, một số chủ đầm đã gửi “tối hậu thư” đến cấp lãnh đạo huyện với nội dung nếu cuộc cưỡng chế xẩy ra, sẽ có đổ máu.
Mấy ngày qua, anh Vươn được lên mặt báo là do vụ đấu súng với chính quyền, làm sáu công an bị thương. Dân Hải Phòng không dọa suông, máu đã đổ thực sự.
Đất – mồ hôi, nước mắt và máu
Từ ngàn đời, để tạo nên những vùng đất phì nhiêu, nuôi sống con người, bao nước mắt và mồ hôi đã đổ xuống. Để bảo vệ đất có cả máu.
Vụ án bà Ba Sương và nay là vụ đổ máu tại Hải Phòng đều liên quan đến đất. Và còn nhiều vụ khác nữa mà truyền thông chưa có dịp được nói.
Người nông dân chất phác đổ mồ hôi, sôi nước mắt, biến một vùng khỉ ho cò gáy thành bờ xôi, ruộng mật, thì bỗng có kẻ dòm ngó. Chuyện còn lại là làm việc với người có “thẩm quyền”.
Đất ở ta là sở hữu toàn dân, nhưng quyết định dùng như thế nào lại nằm trong tay “đầy tớ của nhân dân”.
Phản ứng khi bị thu hồi đất, có người đi biểu tình, rồi khóc và dọa tự tử như bà Ba Sương. Nhưng có người thề chết như anh Vươn.
Câu hỏi ở đây là ai đã biến những anh hùng, người lính, đảng viên và cả những người nông dân hiền lành thành tội đồ một cách dễ dàng đến thế.
Khi tìm ra được nguyên nhân và giải pháp, chắc chắn không còn những anh hùng Ba Sương – tù nhân và người lính Văn Vươn - tội phạm.
Vĩ thanh
Tôi chợt nhớ bài diễn văn của ông trùm da đỏ Seattle. Sau khi tạo nên khu vực bang Washington năm 1853, chính phủ Mỹ đã đề nghị người da đỏ ký các hiệp định để mua đất của họ. Người da đỏ biết là không thể nào từ chối được. Ông Seattle (1786-1866), trùm da đỏ, đã đọc một bài diễn văn thống thiết trước thống đốc Isaac Stevens. Diễnvăn này được coi là một tài sản văn hoá vô giá để đời và đã được dịch sang nhiều thứ tiếng.
Trích đoạn “Làm sao các người có thể mua bán khung trời và hơi ấm của đất? Ý nghĩ đó đối với chúng tôi thật kỳ lạ. Thế nếu chúng tôi không sở hữu cái mát mẻ của không khí và cái lung linh của mặt nước, thì các người làm sao mà mua? Mỗi mẩu đất này đều thiêng liêng cho dân tộc chúng tôi.
Linh hồn những người da trắng đã quên xứ mình sinh ra khi đi vào giữa các vì sao. Linh hồn những người chết chúng tôi không bao giờ quên trái đất tuyệt vời này, vì trái đất là mẹ của người da đỏ.
Các ông (người da trắng) phải dạy cho con cháu là đất chúng bước lên được tạo bởi tàn hương của tổ tiên. Dạy cho chúng biết tôn trọng đất, bảo chúng là đất được giầu có bởi đời sống của dòng dõi. Dạy cho con cái các ông những điều mà chúng tôi dạy cho con cái chúng tôi, là đất là người mẹ. Cái gì xẩy đến cho đất sẽ xẩy đến cho con cái của đất. Ai khạc nhổ lên đất là khạc nhổ lên chính mình. ”
Triết lý “sống trong đất, chết vùi trong đất” của người da đỏ là thế.
Bà Ba Sương và 16 ngàn công nhân nông trường Sông Hậu, rồi hàng chục vạn nông dân “bỗng nhiên mất đất”, kể cả những chủ trại nuôi tôm ở Tiên Lãng (Hải Phòng), cũng yêu đất không khác ông Seattle cách đây 150 năm.
Nhưng liệu rằng, chính quyền có biết trên đời này có “tình yêu đất” như thế hay không?
HM. 7-1-2012.
- Người chống cưỡng chế ở Tiên Lãng khai nguyên nhân nổ súng“Tù nhân” Trần Ngọc Sương
Nhiều người biết bà Trần Ngọc Sương là Anh hùng lao động, con gái của Giám đốc tiền nhiệm Trần Ngọc Hoằng. Người cha đã một nắng hai sương với hàng chục ngàn nông dân nơi đây, đưa Sông Hậu thành nông trường anh hùng.
Ngày 19/11/2009, Tòa án nhân dân TP Cần Thơ đã đưa vụ án “Lập quỹ trái phép” tại Nông trường Sông Hậu ra xét xử phúc thẩm. Tại đây, HĐXX đã tuyên y án sơ thẩm 8 năm tù giam, buộc bồi thường hơn 4,3 tỷ đồng đối với bà Trần Ngọc Sương, nguyên Giám đốc Nông trường.
Không ai có thể biết động cơ đứng đằng sau vụ án này là gì. Chỉ biết rằng, hàng nghìn hecta đất của nông trường do mấy 16 ngàn nông dân đào đắp, khai phá từ 30 năm nay, bây giờ có thể thành miếng mồi ngon cho các nhà đầu tư.
Người ta ngạc nhiên về một người anh hùng, bị buộc tội dùng quĩ đen mấy tỷ đồng, mà cuối đời bà Sương không nhà, không cửa, ngủ trên một cái giường cá nhân với 8 năm tù đang đợi. Nghịch cảnh rơi nước mắt.
Vụ án tưởng đi vào quên lãng, nhưng mới đây thôi, người ta lại định đưa bà ra xử. VTC News cho biết, số tiền “quỹ trái phép” tại Nông trường Sông Hậu đã có từ trước năm 1994, đến năm 2000 bà Sương mới làm Giám đốc, nên bà không phải là người “lập quỹ trái phép”.
Bà Sương đã viết đơn kêu oan gửi tứ phương và nói : “Đối với tôi bây giờ, sức khỏe đã tàn tạ, danh dự bị các cơ quan tiến hành tố tụng ở Cần Thơ và huyện Cờ Đỏ cố tình bôi nhọ. Nếu họ cố tình xử tù tôi, vào tù thiếu thốn đủ thứ lại ốm đau bệnh tật cũng dễ chết sớm, đó là bước đường cùng mà Viện KSND TP Cần Thơ giao và Viện KSND huyện Cờ Đỏ muốn dồn tôi đến chỗ chết. Tôi nghĩ: thà rằng chết trước khi bị đưa ra xét xử còn được nén nhang của bà con cô bác, của hầu hết cán bộ, nhân viên Nông trường Sông Hậu vẫn hằng ngày quý mến và đòi chân lý cho tôi thắp cho hơn là chết ở trong tù trong nỗi oan ức triền miên và sự cô quạnh tột đỉnh”.
“Tội phạm” Đoàn Văn Vươn
Anh Đoàn Văn Vươn không nổi tiếng như bà Ba Sương. Cha của anh là đảng viên trung thành tuyệt đối, anh Vươn từng đi bộ đội, một nông dân hiền lành chất phác, chí thú làm ăn, bỏ đại học để chinh phục biển, nhưng bỗng anh trở thành tội phạm chống chính quyền.
Cách đây hơn một năm (22-7-2010) báo Pháp luật và Đời sống đã đăng về một người được gọi là “Kỳ tài đất Tiên Lãng và cuộc chinh phục lời nguyền của biển”. Đó là phóng sự về anh Vươn biến vùng đất khỉ ho cỏ gáy ven biển, không ai thèm để ý, thành một khu đầm nuôi trồng thủy sản rộng hàng trăm hecta. Họ được thuê đất 20 năm, kể từ năm 1993, nhưng nay mới là 2012 thì đã tiến hành thu hồi.
Theo báo CAND, một số người dân trên địa bàn cho rằng, việc thu hồi đầm nuôi trồng thủy sản của UBND huyện Tiên Lãng có điều chưa minh bạch, chủ trương chia lại đất trong quy hoạch phát triển sân bay vừa không đúng với chủ trương giao đất nông nghiệp lâu dài, ổn định đã khiến cho gia đình anh Vươn và một số chủ đầm khác phản ứng tiêu cực.
Trước khi tiến hành cưỡng chế, một số chủ đầm đã gửi “tối hậu thư” đến cấp lãnh đạo huyện với nội dung nếu cuộc cưỡng chế xẩy ra, sẽ có đổ máu.
Mấy ngày qua, anh Vươn được lên mặt báo là do vụ đấu súng với chính quyền, làm sáu công an bị thương. Dân Hải Phòng không dọa suông, máu đã đổ thực sự.
Đất – mồ hôi, nước mắt và máu
Từ ngàn đời, để tạo nên những vùng đất phì nhiêu, nuôi sống con người, bao nước mắt và mồ hôi đã đổ xuống. Để bảo vệ đất có cả máu.
Vụ án bà Ba Sương và nay là vụ đổ máu tại Hải Phòng đều liên quan đến đất. Và còn nhiều vụ khác nữa mà truyền thông chưa có dịp được nói.
Người nông dân chất phác đổ mồ hôi, sôi nước mắt, biến một vùng khỉ ho cò gáy thành bờ xôi, ruộng mật, thì bỗng có kẻ dòm ngó. Chuyện còn lại là làm việc với người có “thẩm quyền”.
Đất ở ta là sở hữu toàn dân, nhưng quyết định dùng như thế nào lại nằm trong tay “đầy tớ của nhân dân”.
Phản ứng khi bị thu hồi đất, có người đi biểu tình, rồi khóc và dọa tự tử như bà Ba Sương. Nhưng có người thề chết như anh Vươn.
Câu hỏi ở đây là ai đã biến những anh hùng, người lính, đảng viên và cả những người nông dân hiền lành thành tội đồ một cách dễ dàng đến thế.
Khi tìm ra được nguyên nhân và giải pháp, chắc chắn không còn những anh hùng Ba Sương – tù nhân và người lính Văn Vươn - tội phạm.
Vĩ thanh
Tôi chợt nhớ bài diễn văn của ông trùm da đỏ Seattle. Sau khi tạo nên khu vực bang Washington năm 1853, chính phủ Mỹ đã đề nghị người da đỏ ký các hiệp định để mua đất của họ. Người da đỏ biết là không thể nào từ chối được. Ông Seattle (1786-1866), trùm da đỏ, đã đọc một bài diễn văn thống thiết trước thống đốc Isaac Stevens. Diễnvăn này được coi là một tài sản văn hoá vô giá để đời và đã được dịch sang nhiều thứ tiếng.
Trích đoạn “Làm sao các người có thể mua bán khung trời và hơi ấm của đất? Ý nghĩ đó đối với chúng tôi thật kỳ lạ. Thế nếu chúng tôi không sở hữu cái mát mẻ của không khí và cái lung linh của mặt nước, thì các người làm sao mà mua? Mỗi mẩu đất này đều thiêng liêng cho dân tộc chúng tôi.
Linh hồn những người da trắng đã quên xứ mình sinh ra khi đi vào giữa các vì sao. Linh hồn những người chết chúng tôi không bao giờ quên trái đất tuyệt vời này, vì trái đất là mẹ của người da đỏ.
Các ông (người da trắng) phải dạy cho con cháu là đất chúng bước lên được tạo bởi tàn hương của tổ tiên. Dạy cho chúng biết tôn trọng đất, bảo chúng là đất được giầu có bởi đời sống của dòng dõi. Dạy cho con cái các ông những điều mà chúng tôi dạy cho con cái chúng tôi, là đất là người mẹ. Cái gì xẩy đến cho đất sẽ xẩy đến cho con cái của đất. Ai khạc nhổ lên đất là khạc nhổ lên chính mình. ”
Triết lý “sống trong đất, chết vùi trong đất” của người da đỏ là thế.
Bà Ba Sương và 16 ngàn công nhân nông trường Sông Hậu, rồi hàng chục vạn nông dân “bỗng nhiên mất đất”, kể cả những chủ trại nuôi tôm ở Tiên Lãng (Hải Phòng), cũng yêu đất không khác ông Seattle cách đây 150 năm.
Nhưng liệu rằng, chính quyền có biết trên đời này có “tình yêu đất” như thế hay không?
HM. 7-1-2012.
-(ĐVO) Chiều tối 7/1, Đoàn Văn Quý, 45 tuổi, trú xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đã đến Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội CATP Hải Phòng đầu thú.-
-Sẽ yêu cầu giải trình vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng
Chống cưỡng chế, 'chủ trại' đặt mìn, bắn thương 6 chiến sĩ
Đoàn Văn Quý là nghi can chính trong vụ đặt mìn, nổ súng chống lại lực lượng cưỡng chế sáng 5.1 tại khu đầm hồ xã Vinh Quang, làm 6 công an bị thương.
Đoàn Văn Quý và các vật dụng dùng để chống lực lượng cưỡng chế. Ảnh: CAHP. |
Trước
lúc đến trụ sở Công an, Quý cho biết: nguyên nhân phạm tội do quá bất
bình với việc UBND huyện Tiên Lãng đã dùng đủ mọi cách thu hồi vùng đầm
nuôi trồng thủy sản rộng 38 ha mà Quý cùng cả đại gia đình đã đổ không
biết bao nhiêu tiền của, mồ hôi cải tạo suốt gần 20 năm qua. Anh trai
của Đoàn Văn Quý là Đoàn Văn Vươn, dù có bằng ĐH nhưng cũng bỏ công việc
văn phòng để khai phá đầm hồ.
Đoàn
Văn Quý khai nhận đã dựng hai hàng rào tre chắn ngang đường vào khu
đầm, chuẩn bị sẵn mìn tự tạo, bình ga, xăng, rơm… để chống lực lượng
cưỡng chế. Người này cũng thừa nhận chính mình đã trực tiếp cầm súng
hoa cải bắn vào lực lượng tham gia giải tỏa. Sau khi nổ súng, Đoàn Văn
Quý trốn vào vùng rừng ngập mặn ven biển nhằm trốn tránh sự truy bắt.
Trong thời gian lẩn trốn, Đoàn Văn Quý rất muốn đến cơ quan công an đầu
thú nhưng do lo sợ nên phải chờ người có thể tin cậy nhờ đưa thẳng đến
Công an TP.
Được
biết, ngôi nhà hai tầng mà các nghi phạm đã cố thủ để chống trả cảnh
sát là của Đoàn văn Quý. Còn vợ chồng ông Đoàn Văn Vươn sống trong ngôi
nhà lợp bổi gần đó.
Hiện, lực lượng chức năng tiếp tục điều tra và kêu gọi Đoàn Văn Thoại – em ruột Quý, Phạm Thái – em ruột vợ Quý ra đầu thú.
- Hải Phòng: Kỹ sư nông nghiệp chủ mưu vụ bắn sáu chiến sĩ (TP). – Vụ cưỡng chế ở Hải Phòng: Khởi tố vụ án, tạm giữ 6 người (NLĐ). - Nghi can nã súng vào cảnh sát, bộ đội ra đầu thú (DV). – CHUYỆN NHỎ THỂ HIỆN VIỆC LỚN CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY(Kha Trà Phương). – Bạo lực của người dân đầu năm 2012 và hệ luỵ của nó – (Kha Tra Phương). – Suy nghĩ vụn về vụ Tiên Lãng — (Nguyễn Thông). – Huyện đã bần cùng hóa một người lương thiện – (Cu làng cát).Báo chí tiết lộ: Chính quyền lật lọng dẫn tới nông dân nổ súng -- Kỳ tài đất Tiên Lãng và cuộc chinh phục lời nguyền của biển (ĐS&PL). - 'Vụ nổ súng ở Hải Phòng ly kì hơn phim hành động'
-Một ngày sau vụ cưỡng chế khiến 4 cảnh sát cùng 2 quân nhân bị thương, những người dân tụ tập gần hiện trường cho biết, khi sự việc diễn ra, có người mang mìn đứng lẫn trong đám đông hiếu kỳ.
> 6 người bị tạm giữ trong vụ bắn trọng thương cảnh sát/ Cận cảnh vụ cố thủ trong nhà, bắn trọng thương 4 cảnh sát
Chiều
6/1, trên con đê khu cống Rộc xã Quang Vinh, huyện Tiên Lãng (Hải
Phòng), nhiều người dân vẫn tụ tập để bàn tán về sự cố xảy ra trong khi
cưỡng chế giải tỏa khu đất của gia đình ông Vươn.
"Chứng kiến cảnh hôm qua mới thấy kịch tính hơn cả phim hành động của Mỹ", nam thanh niên chừng 30 tuổi nói.
Những
người dân thuần nông này cho biết, sáng 5/1, lần đầu tiên họ thấy nhiều
cảnh sát về xã đông đến thế, ước chừng vài trăm người. Chó nghiệp vụ
cũng được mang đến. Khi lực lượng chức năng tổ chức cưỡng chế, nhiều
tiếng súng vang lên khiến không khí bình yên nơi đây trở nên xáo động.
Ngôi nhà 2 tầng sau vụ nổ súng đã bị phá dỡ toàn bộ. Ảnh: Hà Anh. |
"Tiếng
mìn lẫn tiếng súng cứ bụp bụp vang bên tai. Nhưng cả vài nghìn người
dân ở quanh khu vực xã Quang Vinh chúng tôi vẫn ùn ùn kéo nhau đến xem.
Triền đê dài chừng 2km đông đặc người", một phụ nữ kể.
Theo
lời chị này, lẫn trong đám người đông hôm đó có cả vợ, con trai và em
dâu của ông Vươn. Sau ít phút sự việc xảy ra, những người này đã bị cảnh
sát khống chế.
Thời
điểm nổ súng có 3 thanh niên đem theo mìn, lựu đạn đứng lẫn trong những
người dân hiếu kỳ. Lực lượng chức năng sử dụng thiết bì dò mìn đã phát
hiện, khống chế họ tức thì.
Một ngày sau khi sự việc xảy ra, theo ghi nhận của phóng viên VnExpress.net,ngôi
nhà 2 tầng là nơi cố thủ của ông Vươn cùng một số người thân đã bị phá.
"Nhà 2 tầng này là của Quý (em trai Vươn) vừa mới xây dựng cách đây
chưa lâu. Còn vợ chồng Vươn sống trong túp lều cách đó không xa...", một
người dân nói.
Nhà
của anh em Vươn bao quanh là đầm nước và cây cối, chỉ có một lối vào.
Một cảnh sát nhận định, nhiều khả năng ông Vươn và những người bắn súng
chống cảnh sát đã lẩn ra cửa sau để tháo chạy ra phía rừng phòng hộ đê.
Người dân bàn tán chuyện hàng trăm cảnh sát với nhiều vũ khí nhưng vẫn để những người cố thủ trong căn nhà trốn thoát. Ảnh: Hà Anh. |
Theo
một số người dân sống ở gần khu vực xảy ra vụ cưỡng chế, sau khi tốt
nghiệp đại học, ông Vươn về vùng này lập nghiệp. Đây được xem là người
đầu tiên đấu thầu nuôi trồng thủy hải sản ở khu vực này từ nhiều năm nay
cùng với vợ con.
Trong
cuộc sống hàng ngày, vợ chồng Vươn sống khá hòa đồng và tình cảm với
người dân xung quanh. Khi sự việc diễn ra, tất cả mọi người đều bất ngờ
trước sự phản kháng của người đàn ông 52 tuổi này.
"Ông
ta khá hiền lành, chẳng để mất lòng ai cả. Dù ông đã đấu thầu khu đất
rồi nhưng chúng tôi vẫn đi lại vào khu vực này khá thoải mái...", một
người dân xã Vinh Quang nói.
Hiện
6 người liên quan vụ việc đã bị tạm giữ, trong số này có ông Vươn.
Riêng Đoàn Văn Quý (em trai Vươn) bỏ trốn và bị cảnh sát truy lùng gắt
gao. Vụ án giết người và chống người thi hành công vụ này đã được khởi
tố.
Sáng 7/1, một lãnh đạo Công an Hải Phòng cho VnExpress.net biết,
mâu thuẫn giữa ông Vươn và chính quyền địa phương về thời hạn giao đất,
tiền đền bù xảy ra đã từ lâu. Chính quyền 8 lần yêu cầu trả đất nhưng
người này không chấp hành. Sự việc được đưa ra tòa giải quyết... song
mọi việc vẫn giậm chân tại chỗ. Ngày 5/1, việc cưỡng chế với quy mô lớn
đã được tổ chức; ông Vươn và một số người thân chống đối quyết liệt.
Ngày
5/1, hơn 100 cảnh sát, quân đội cùng nhiều lực lượng chức năng tổ chức
cưỡng chế thu hồi hơn 50ha đầm nuôi thủy sản, trồng cây ăn quả tại vùng
bãi bồi ven của gia đình ông Vươn tại xã Vinh Quang. Nhà chức trách cho
rằng, ông Vươn đấu thầu khu vực này nhiều năm hiện đã hết hạn và không
chịu đóng thuế trong thời gian dài.
Không
đồng tình với quan điểm của nhà chức trách, ông Vươn đã phản kháng.
Đỉnh điểm của sự việc là hàng loạt mìn và tiếng súng vang lên khiến 6
cảnh sát và quân nhân của huyện Tiên Lãng phải nhập viện.
|
Hà Anh
- Sẽ yêu cầu giải trình vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng (ĐV). - Hải Phòng khởi tố ‘vụ án giết người’ — (BBC).
-Kỳ tài đất Tiên Lãng và cuộc chinh phục lời nguyền của biển
Anh Vươn (bên trái) và tác giả bên cống Rộc
Đã biết về anh cách đây mấy năm, biết về cuộc đời đầy sóng gió và bão táp, biết cả những nỗi đau và day dứt hằn sâu tâm can con người anh, nhưng tôi chưa có dịp tìm hiểu sâu về cuộc đời nhiều bi hùng ấy. Trung tuần tháng 7 vừa qua, tôi lại có dịp về Tiên Lãng, đúng vào ngày có dự báo cơn bão Conson chuẩn bị đổ bộ vào nước ta, để ngồi với anh, nghe anh kể về cuộc chinh phục lời nguyền của biển...
Chinh phục "thần" biển
Câu tôi nói vui với anh, ngay khi biết về những việc anh đã làm, là cái tên anh nó vận vào đời anh nhiều quá. Anh tên là Đoàn Văn Vươn, sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng ở xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng, T.P Hải Phòng. Dường như, khi cha mẹ sinh ra anh đã có dự cảm về cuộc đời đứa con mình nên đã đặt cho anh cái tên lạ lạ: Vươn. Cái tên như gửi gắm một hi vọng: anh sẽ vươn ra biển khơi, chinh phục cuộc đời, chinh phục biển cả để thoả lòng mong mỏi của người cha già với nguyện ước "con hơn cha, nhà có phúc". Đối với người dân vùng biển, biển luôn là người mẹ nuôi dưỡng những khát khao. Biển cũng là nguồn tài nguyên thuỷ hải sản vô giá và cũng là nỗi lo sợ, ám ảnh trước những cơn bão tố. Một trận cuồng phong có thể san bằng tất cả! Hơn ai hết, Đoàn Văn Vươn, người con của một vùng biển nghèo hiểu rõ điều đó. ở tuổi hừng hực chí trai, sức trẻ, anh đã đầu quân đi bộ đội. Môi trường quân đội đã thêm một lần nữa rèn giũa ý chí, nghị lực cho anh. Rời quân ngũ năm 1986, trở về địa phương, anh chỉ có một khát khao duy nhất, chinh phục chính miền đất quê mình để làm kinh tế. Để có cái ăn, để có cái mặc. Mặc dù đã nhanh chóng trang bị kiến thức bằng một tấm bằng đại học Nông lâm, nhưng anh lại từ chối làm cán bộ Nhà nước. Từ bỏ mộng quan trường ở thời điểm đó là một quyết định “lạ đời”, nhất là khi có bằng cấp trong tay. Đoàn Văn Vươn đã quyết làm một người nông dân thực thụ. Quyết làm một điều mà trước anh không ai dám nghĩ đến, chứ đừng nói là bắt tay làm.
Bỏ bằng đại học đi làm nông dân
Tiên Lãng có một địa danh gắn với sự dữ dội của biển và nghèo khó của con người: cống Rộc. Mỗi mùa mưa bão đến, sóng biển, gió biển ào ạt ngập lụt, đói kém thì sự cùng cực mà người dân nơi đây phải gánh chịu, phải chống đỡ trong kiệt quệ tinh thần, vật chất không gì diễn tả nổi. Trên một con đê trải dài ngút ngát, cống Rộc như một hiệp sỹ dũng cảm đối đầu với biển cả để bao bọc, chở che cho những người dân trót gắn đời mình vào phận biển. Nhưng sức mạnh khủng khiếp của thiên tai đã không biết bao lần bắt cống Rộc phải đầu hàng và cũng vì thế nó thành nỗi khiếp sợ mỗi khi bão biển, nước biển vượt qua phòng tuyến này. Lúc đó chỉ là mênh mông trời nước. Lòng người cũng dậy sóng theo từng con nước lớn. Hiểu rõ điều đó, Đoàn Văn Vươn đã quyết làm một điều gần như không tưởng: chinh phục "thần" biển. Chinh phục cả nỗi khát khao không chịu đầu hàng số phận. Thế là từ cuối những năm 80, những viên đá đầu tiên được chàng trai Đoàn Văn Vươn mang đến trong cuộc trường chinh lấn biển, tạo hành lang bảo vệ để lấy diện tích khai thác nuôi trồng thuỷ sản. Chuyện đời, đâu dễ như nói. Bằng cách nào để khuất phục biển? Đó là câu hỏi ngày đêm Đoàn Văn Vươn trăn trở. Anh đã bỏ hàng tháng trời để ăn biển, nằm biển, lắng nghe từng cơn sóng thuỷ triều lên, xuống, mải miết tìm đáp án. Không có sách vở nào dạy, không có kinh nghiệm tiền lệ nào để học theo. Chỉ có một điều đang dần lớn lên - Đó là ý chí. Bão lòng người đang dần lớn hơn bão biển. Nó dường như muốn phá tung khao khát đang bùng cháy trong anh. Đoàn Văn Vươn đối diện với hàng ngàn thách thức, suy tư. Khi đã hiểu rõ quy luật con nước, hiểu rõ thời điểm nào cần "ra tay" để bắt đầu, thì anh vấp phải không ít sự dèm pha. Cái sự dám khuất phục "thần" biển của Đoàn Văn Vươn chả hiểu thế nào lại lan ra khắp vùng, lan ra cả các địa phương khác, trong đó có vùng đất Tiền Hải của tỉnh Thái Bình. Anh kể: "Lúc đó có một người chuyên khai thác các vùng đất ven biển của huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình, để làm ăn. Khi biết tôi có ý định chinh phục vùng biển quê Tiên Lãng này, người ấy đã thông qua nhiều người thách thức tôi, rằng nếu tôi làm được, sẽ sẵn sàng mất cho tôi một chiếc xe máy đẹp. Người ấy mỉa mai, diễu cợt việc làm của tôi. Người vùng biển, nói là làm, người kia thách thức tôi chắc vì nghĩ tôi không làm nổi. Mặt khác, tôi hiểu đây còn là một sự thách đấu. Lúc đó, một chiếc xe máy đẹp có thể ví như con xe Camry bây giờ. Người thách đấu tôi không sợ, chỉ sợ Trời thách đố tôi thôi", anh nói, mắt nhìn xa xăm. "Đã thế tôi càng quyết tâm làm". Đã có người bảo Vươn dại như con vích. Một con vật kỳ lạ của biển, là hay lôi ngược lại người ta. Nếu muốn bắt nó vào bờ, thì thay vì lôi nó vào bờ, người ta lôi nó ra... biển để nó đi theo chiều ngược lại. Cũng có người bạo mồm nói, thằng Vươn dám đi khuất phục "thần" biển là việc làm mạo hiểm.
"Vui sao nước mắt lại trào"
Nhiều năm trờiN, người dân nơi đây chứng kiến Đoàn Văn Vươn cùng anh em họ hàng quần quật lao vào cuộc trường chinh lấn biển. Có khi hôm trước làm, hôm sau sóng biển san thành bình địa. Hôm sau nữa lại làm, sóng biển lại biến sức người thành bong bóng. Có khi nhìn thấy ít đất, đá còn bám trụ sau con sóng mà rơi nước mắt, Vươn đã tự đặt câu hỏi, thế này thì đến bao giờ? Hay là mình thất bại? Cứ thế, cứ thế, từng hạt đất bám trụ, từng viên đá trơ gan bám trụ là lại thêm một tia hi vọng. Một ngày trôi qua là khắc khoải chờ đợi một ngày mới, công sức bỏ ra không biết bao nhiêu mà kể hết. Nói với chúng tôi, anh bồi hồi nhớ lại: "Nếu tính sơ sơ, đã có trên 20.000 m3 đất, đá được đưa đến đây, trên vùng đất ven biển Tiên Lãng mà các anh đang đứng trong cuộc chinh phục biển cả của tôi. Nói ra chính tôi cũng ngỡ ngàng, tôi làm như mê, như say. Bởi chỉ còn phía trước để tiến, chỉ còn biển để vươn ra. Tôi không có đường lùi, bởi thành công chỉ có cách duy nhất với tôi, đó là vươn ra biển". Anh Đoàn Văn Vươn Ngoài hàng chục ngàn m3 đất, đá đó, là biết bao sức người, sức của. Vừa lấn biển, chỉnh trị dòng nước triều dâng, vừa trồng cây bám đất, đã biết bao lần cây trồng lên lại bị biển nuốt trôi. Mất sạch. Tiếp tục trồng lại từ đầu, hàng ngàn cây bần, cây vẹt đã theo con sóng lẫn vào trùng khơi. Tiếp đó, không chỉ đất đá, hàng trăm tấn xi măng được đưa vào để tiếp thêm sức gắn kết thô mộc của đất và đá... Cuối cùng Trời không phụ lòng người, dòng chảy của biển ngoài đê biển cống Rộc đã bị khuất phục mà chuyển hướng. Phía chân đê có chỗ sâu gần 2 m, cốt âm, đã được nâng lên cốt dương. Từ đó hàng chục héc ta đất bãi bồi ven biển hình thành. Cũng theo đó, gần 70 ha rừng vẹt ngăn sóng biển đã bám trụ thành công. Không có tiếng vỗ tay. Ngày nhìn thấy thành công trong mắtN, trong lòng, thoả khát khao của ước mơ ngàn đời "xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều", lại là ngày nước mắt ầng ậc tuôn trào. Một nỗi đau câm nín, ngày đón nhận sự thành công mà có người đã nói là không tưởng đó, Đoàn Văn Vươn đã một mình đi lang thang ven biển. Đi trên chính phần đất bồi ven biển mà công sức anh đã tạo nên. Một mình vừa đi vừa lẩm nhẩm gọi tên đứa con gái xinh xắn dễ thương của mình, để tưởng nhớ đến nỗi đau và mất mát của riêng anh. Con gái anh, đứa con gái 8 tuổi ngây thơ và thân thương, nó cũng mang trong mình dòng máu chinh phục biển cả của bố đã vĩnh viễn ra đi. Và lý do cũng chính vì con nước biển trào dâng dẫn đến việc cháu chết đuối ở cống Rộc, trong chính những ngày bão tố ầm ầm, khi đó cũng là lúc anh đang chinh phục biển. Nỗi khiếp đảm khi nhắc lại chữ cống Rộc với người dân xứ này giờ trở nên thanh bình kỳ lạ. Anh đã thành công, cống Rộc trở nên yên ả trước phong ba, bão tố. Còn anh, một mình hứng nỗi đau câm lặng. Anh không nói, nhưng vị đồng nghiệp đi cùng bảo, sự thành công trong việc trồng rừng chắn sóng, lấn biển của anh đã khiến người Nhật quan tâm. Một số chuyên gia nguời Nhật cũng đã tìm đến anh để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. Ngẫm ra, anh cũng là bậc kỳ tài rồi. Vậy mà 3 năm gặp lại, kể từ ngày biết anh, anh vẫn thế, mộc mạc và thuần hậu. Những việc anh làm có trời biết, đất biết. Còn việc đời và mất mát của anh, tôi cũng chỉ chia sẻ được phần nào. Bởi có những lúc, lòng người còn dậy sóng hơn biển cả. Đứng với anh trên con đê nơi có cống Rộc, phóng tầm mắt nhìn ra, ngút ngát một mầu xanh, mầu xanh tươi từng thấm đẫm cả máu, mồ hôi và công sức. Phía xa hình như đang có một cơn giông...
Quang Trung
|
Osin HuyDuc
Lừa dân thế này, dồn dân thế này, thì làm sao mà họ không biến Tiên Lãng thành một “Đồng Nọc Nạn”. Khi vụ thu hồi đất bị dân kháng cáo lên tòa Thành phố, Huyện thấy đuối lý nên yêu cầu hòa giải. Tại buổi hòa giải, Ông Phạm Xuân Hoa, đại diện huyện Tiên Lãng, nói: “Nếu các hộ dân rút đơn thì huyện sẽ tiếp tục cho thuê đất”. Các hộ dân nghe theo đã rút đơn kháng cáo. Thế là huyện trở mặt, coi như bản án Tòa Huyện có hiệu lực, Chủ tịch huyện ra lệnh cưỡng chế. Bắt người chống người thi hành công vụ là cần thiết, nhưng Hải Phòng cần lập một cơ quan điều tra độc lập, điều tra những khuất tất đằng sau vụ cưỡng chế này và nên, ngay lập tức, đình chỉ chức vụ của tay Chủ tịch Huyện. Buồn thay, trừ báo Pháp Luật TP HCM, các báo đã, chủ yếu, lấy tin từ Chính quyền Tiên Lãng.
http://phapluattp.vn/
-
Vụ sáu cán bộ bị bắn khi tham gia cưỡng chế: Khởi tố vụ án giết người - Xã hội - Pháp Luật TPHCM Onl
Yêu
cầu thẩm phán giải trình về biên bản thỏa thuận. Huyện: Nếu rút đơn
kháng cáo sẽ cho thuê đất. Chánh án: “Biên bản không có giá trị, có thể
gây hiểu lầm!”.
Như đã thông tin,
sáng 5-1, trong khi tiến hành cưỡng chế thu hồi đất đầm nuôi trồng thủy
sản tại khu cống Rộc (xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng), bốn
công an, hai bộ đội công binh đã bị bắn bằng súng hoa cải.
Tìm hiểu hồ sơ vụ việc, chúng tôi phát hiện nhiều tình tiết đáng quan tâm trong quá trình xử lý, thu hồi khu đầm này.
Huyện: Nếu rút đơn kháng cáo sẽ cho thuê đất
Vụ
chống người thi hành công vụ nghiêm trọng này xảy ra khi UBND huyện tổ
chức cưỡng chế thu hồi đất theo quyết định thu hồi trước đó đã bị các hộ
dân kiện. Tuy nhiên, theo chánh án TP Hải Phòng, quá trình giải quyết
vụ án, thẩm phán cấp phúc thẩm đã ban hành một văn bản gây hiểu lầm.
Tìm
hiểu vụ việc trên, được biết sau khi UBND huyện Tiên Lãng ra các quyết
định thu hồi đất đầm thủy sản tại xã Vinh Quang, một số hộ dân đã khởi
kiện quyết định này ra TAND huyện Tiên Lãng. Năm 2009, TAND huyện Tiên
Lãng đã ra phán quyết bác đơn khởi kiện của các hộ dân, giữ nguyên quyết
định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng. Tuy nhiên, các hộ dân đã
kháng cáo lên TAND TP Hải Phòng.
Ngày 9-4,
Thẩm phán Ngô Văn Anh, TAND TP Hải Phòng, đã tổ chức cho đại diện UBND
huyện Tiên Lãng và một số hộ dân, trong đó có ông Đoàn Văn Vươn và ông
Vũ Văn Luân gặp gỡ. Thẩm phán Ngô Văn Anh lập Biên bản tạo điều kiện để các đương sự tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án,
trong đó ghi nhận: Các hộ dân trình bày UBND huyện Tiên Lãng giao đất
cho các hộ dân chứ không phải cho thuê. Căn cứ theo Điều 37 Luật Đất
đai, đất nuôi trồng thủy sản người dân được giao 20 năm, tính theo mốc
từ năm 1993. Vì vậy quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng
không tuân thủ theo quy định của luật. Ông Phạm Xuân Hoa, Trưởng phòng
TN&MT, đại diện theo ủy quyền của UBND huyện Tiên Lãng, nói nếu các hộ dân rút đơn thì huyện sẽ tiếp tục cho thuê đất theo quy định của pháp luật.
Biên bản và văn bản trả lời thể hiện “nếu các hộ
dân rút đơn thì huyện sẽ tiếp tục cho thuê đất theo quy định của pháp
luật”. Ảnh: KIM LINH
Sau đó các hộ dân đã
rút đơn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm của TAND huyện Tiên Lãng. Ngày
20-4-2010, Thẩm phán Ngô Văn Anh ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc
thẩm vụ án hành chính và bản án sơ thẩm của TAND huyện Tiên Lãng có
hiệu lực từ ngày ra quyết định này. Khi ông Đoàn Văn Vươn có đơn kiến
nghị gửi TAND TP Hải Phòng, ngày 25-6-2010, Thẩm phán Ngô Văn Anh đã có
văn bản trả lời nêu: “Trong quá trình giải quyết vụ án ở cấp phúc thẩm,
TAND TP Hải Phòng đã tạo điều kiện để các đương sự tự thỏa thuận với
nhau để giải quyết vụ án… Để được thuê đất, ông cần làm đơn (và hồ sơ
xin thuê đất) gửi UBND huyện Tiên Lãng”.
Chánh án: “Biên bản không có giá trị, có thể gây hiểu lầm!”
Tháng 11-2011, ông Lê Văn Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, ra quyết định cưỡng chế thu hồi đất đầm tại Vinh Quang.
Trả
lời câu hỏi vì sao không giải quyết vụ việc theo quy trình thi hành
biên bản nêu trên hoặc thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luật của TAND
huyện Tiên Lãng, bà Nguyễn Thị Mai, Chánh án TAND TP Hải Phòng,
cho biết biên bản tạo điều kiện để các đương sự tự thỏa thuận với nhau
về việc giải quyết vụ án mà Thẩm phán Ngô Văn Anh lập không có giá trị
pháp lý trong tố tụng hành chính. Biên bản chỉ là căn cứ để sau đó tòa
ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm. Về việc thi hành án, cơ
quan thi hành án chỉ thi hành phần liên quan đến tài sản trong vụ án.
Còn quyết định hành chính thì cơ quan nào ra quyết định, cơ quan đó thực
hiện. Trong trường hợp thu hồi đất thì cơ quan nào giao đất, cơ quan đó
ra quyết định thu hồi.
Tuy nhiên, bà Mai thừa
nhận biên bản thỏa thuận này có thể gây hiểu lầm cho người dân khiến họ
coi đó là căn cứ pháp lý giải quyết vụ việc. TAND TP Hải Phòng sẽ phải
rút kinh nghiệm về việc này. TAND TP cũng sẽ yêu cầu Thẩm phán Ngô Văn
Anh báo cáo vụ việc, xem xét trách nhiệm của tòa tới đâu. Nếu phát sinh
tình tiết mới sẽ đề xuất hướng xử lý. Bà Mai nói cũng sẽ xem xét lại
toàn bộ hồ sơ vụ án, nếu phán quyết của TAND huyện Tiên Lãng có vấn đề
thì sẽ đề nghị tòa cấp trên ra kháng nghị theo trình tự pháp luật nếu
còn thời hạn.
Tạm giữ sáu nghi can
Truy bắt đối tượng trực tiếp nổ súng.
Trong
số sáu cán bộ, chiến sĩ bị thương, Đại úy Vũ Anh Tuấn và Trung sĩ Đỗ
Xuân Trường (Công an huyện Tiên Lãng) bị nặng nhất nên đã được đưa lên
Hà Nội điều trị. Đại úy Tuấn được đưa đến BV Việt Đức và Trung sĩ Trường
được chuyển đến BV Mắt Trung ương.
Ngày
6-1-2012, Công an TP Hải Phòng đã ra quyết định khởi tố vụ án giết
người và tạm giữ hình sự ba nghi can liên quan là Đoàn Văn Vươn (49
tuổi, ngụ xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng), Đoàn Văn Vệ (em trai Vươn) và
Đoàn Xuân Quỳnh (con ruột Vươn). Cả ba người này bị bắt tại một bờ đê
cách khu đầm nuôi trồng thủy sản vài trăm mét. Công an cũng tạm giữ Đoàn
Văn Tịnh (em trai Vươn), Nguyễn Thị Thương (vợ Vươn), Phạm Thị Hiền
(em dâu Vươn) để phục vụ điều tra. Được biết, ông Vươn khai nhận đã chỉ
đạo người sử dụng vũ khí nóng tấn công lực lượng cưỡng chế. Công an xác
định nghi can trực tiếp nổ súng bắn sáu cán bộ trong đoàn cưỡng chế bị
thương là Đoàn Văn Quý, em trai Vươn. Sau khi nổ súng, Quý đã bỏ trốn.
Trước
đó, ông Đoàn Văn Vươn không chấp thuận ký biên bản cưỡng chế thu hồi
diện tích 38 ha đầm nuôi thủy sản và bỏ ra về. Khi lực lượng cưỡng chế
đến khu đầm, bất ngờ một quả mìn tự tạo phát nổ. Bốn cán bộ, chiến sĩ
Công an huyện Tiên Lãng cùng hai bộ đội công binh tiếp cận khu đầm để
tháo dỡ mìn tự tạo liền bị bắn nhiều phát súng hoa cải vào người khiến
cả sáu người bị thương.
|
HUY HOÀNG
TPO
– Chiều nay (6-1) Kỹ sư nông nghiệp Đoàn Văn Vươn - chủ đầm lầy, nơi
diễn ra vụ đấu súng chống trả lực lượng cưỡng chế huyện Tiên Lãng, khiến
sáu chiến sĩ bị thương, cùng em trai bị bắt.
Ngôi nhà trông coi đầm, nơi ẩn nấp của các đối tượng đã bị kéo sập (chụp chiều 6-1). Ảnh: Phạm Duẩn. |
Theo
thông tin ban đầu, Vươn (49 tuổi, ở thôn Thúy Nẻo, xã Bắc Hưng, huyện
Tiên Lãng, Hải Phòng) là chủ mưu, cùng đồng bọn dùng súng, mìn... chống
trả lực lượng cưỡng chế huyện Tiên Lãng sáng 5-1, làm sáu chiến sĩ công
an và quân đội bị trọng thương, phải nhập viện cấp cứu.
Em
trai Vươn là Đoàn Văn Vệ cũng đã bị bắt. Vệ đã góp sức trong việc chống
trả lực lượng chức năng. Vợ Vươn là Nguyễn Thị Thương bị cơ quan công
an tạm giữ để làm rõ.
Cơ
quan Cảnh sát Điều tra, công an Hải Phòng đã khởi tố vụ án hình sự về
tội giết người và ra lệnh truy bắt các đối tượng tham gia.
Ngôi nhà của gia đình Vươn. Ảnh: Phạm Duẩn. |
Chiều
6-1, PV Tiền Phong về thôn Thúy Nẻo, nơi chủ đầm Vươn cùng gia đình
sinh sống. Bà con xóm làng cho biết, gia đình Vươn khá nghèo. Cái nhà
sập sệ đang ở là tài sản duy nhất mà ông bố Đoàn Văn Thiển (đã mất 6 năm
nay) để lại cho Vươn.
Khi
còn sống, ông Thiển là đảng viên gương mẫu, từng hơn 20 năm làm bí thư
chi bộ thôn và luôn đi đầu các phong trào làng xã. Ông nuôi bảy con (năm
trai, hai gái).
Bảy
anh chị em nhà Vươn đều hiền lành, không có tiền án, tiền sự. Học hết
cấp ba, Vươn học tiếp Đại học Nông nghiệp (hệ tại chức) dù nhà nghèo.
Đoàn Văn Vươn hiện là kĩ sư nông nghiệp...
Ông Mễ, trưởng thôn Thúy Nẻo. Ảnh: Phạm Duẩn. |
Ông
trưởng thôn Thúy Nẻo Đoàn Văn Mễ (54 tuổi) nói, Vươn sống hiền lành,
rất cần cù, được làng xóm quí mến. Gia đình còn nghèo nhưng Vươn vay
tiền tỉ quyết đầu tư hết vào đầm nuôi trồng thủy sản cùng em trai là
Đoàn Văn Quý.
Năm 1993, vợ chồng Vươn kéo nhau ra bãi bồi hoang ven biển đầu tư tiền của, công sức cải tạo thành đầm nuôi trồng thủy sản.
Con
gái đầu của vợ chồng Vươn bị chết đuối tại đầm từ nhỏ khi theo bố mẹ đi
khai hoang... Hiện, vợ chồng Vươn có hai con trai. Đứa lớn học cấp ba,
bé nhỏ học cấp một.
Lam Khê
- Dân Hải Phòng đánh mìn và bắn công an — (BBC). – – 6 nhân viên công lực Việt Nam bị bắn trong lúc thi hành lệnh cưỡng chế — (VOA). – Tin thêm về vụ 6 chiến sĩ bị bắn khi tham gia cưỡng chế(VOV). – 6 người bị tạm giữ trong vụ bắn trọng thương cảnh sát(VNE). - Cảnh sát bị nã đạn kể về phút đối mặt sinh tử (TTXVN). - Dân bất ngờ với màn nã súng vào 6 công an của ông kỹ sư (DT).
- Video: Điên cuồng xả súng vào công an ở Hải Phòng (VTC
News) - Một vụ chống người thi hành công vụ đặc biệt nghiêm trọng xảy
ra, 6 chiến sỹ công an và quân đội Hải Phòng đã bị bắn trọng thương
trong khi cưỡng chế thu hồi đất sáng nay, 5-1.-
-
-
-Xem cảnh đấu súng khiến 6 chiến sĩ bị thương ở Hải Phòng---Nổ súng vào công an ở Hải Phòng: Bắt 4 kẻ hung hãn-Chùm ảnh: Vây bắt các đối tượng bắn 6 CA, bộ đội
Trước
việc 4 cảnh sát và 2 quân nhân bị những người cố thủ trong ngôi nhà
giữa đầm nuôi thủy sản bắn trọng thương, Công an Hải Phòng huy động cả
trăm cảnh sát tới ứng cứu, truy bắt hung thủ.
> Truy lùng 3 hung thủ bắn trọng thương cảnh sát
> 4 cảnh sát bị bắn trọng thương khi tham gia cưỡng chế
Sáng 5/1, hơn 100 cảnh sát, bộ đội... ở huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) tham gia cưỡng chế thu hồi hơn 50ha đầm nuôi thủy sản, trồng cây ăn quả tại vùng bãi bồi của gia đình Đào Văn Vươn (52 tuổi) do đã hết hạn thuê và người này không chịu đóng thuế trong thời gian dài. Ảnh: Petrotimes. |
Khi tổ công tác tiếp cận ngôi nhà, một quả mìn tự chế Vươn gài trong vườn phát nổ khiến 2 cảnh sát bị hất văng, bất tỉnh. Trưởng công an huyện Tiên Lãng Phạm Văn Mải dẫn đầu tổ công tác khác tiếp cận ngôi nhà, kêu gọi Vươn giao nộp vũ khí, chấp hành lệnh cưỡng chế. Bất ngờ từ bên trong, Vươn cùng người nhà liên tiếp bắn súng đạn hoa cải khiến 6 người bị thương. Ảnh: VOV. |
Hàng trăm cảnh sát phối hợp với các lực lượng được huy động đến bao vây khu vực giải tỏa. Ảnh:VOV. |
Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca (người cầm loa) trực tiếp chỉ huy lực lượng tiếp cận ngôi nhà. Ảnh: NLĐ. |
Dù lực lượng chức năng thuyết phục, vận động, Vươn và một số người thân vẫn cố thủ trong nhà. Ảnh: Pháp luật TP HCM. |
Sau 4 tiếng giằng co, 12h trưa ngày 5/1, các lực lượng mới tiếp cận được ngôi nhà. Lúc này, Vươn cùng người thân đã kịp bỏ trốn, ngôi nhà trống không. |
Trong đầm, công an tìm thấy bình ga có lắp kíp nổ nhưng chưa hoạt động. Ảnh:Báo Hải Phòng. |
Tại hiện trường, cảnh sát thu 2 bình ga loại 12kg, nhiều dây điện, kíp nổ... |
... dao, kìm dùng để gây án được tìm thấy. Ảnh: Báo Hải Phòng. |
4 cảnh sát và 2 cán bộ huyện đội bị thương được cấp cứu tại Bệnh viện Việt - Tiệp (Hải Phòng), Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và Viện Mắt trung ương. Ảnh: Báo Hải Phòng. |
Xe chở lực lượng chức năng tới giải quyết vụ việc xếp chật kín hai bên đường. Ảnh: Báo Hải Phòng. |
Hàng trăm người dân cũng kéo đến xem. |
Nguyễn Lê
Lực lượng CSCĐ bao vây ngôi nhà. Ảnh: Tiền Phong |
Trước
khi cuộc cưỡng chế diễn ra, một số chủ đầm đã gửi “tối hậu thư” đến cấp
lãnh đạo huyện Tiên Lãng đe doạ nếu cưỡng chế, sẽ có đổ máu. Và cuối
cùng thương vong đã xảy ra…
Nặng
nhất là anh Vũ Anh Tuấn (33 tuổi, đại úy, quyền đội trưởng đội CSĐT tội
phạm về ma túy Công an huyện Tiên Lãng) bị nhiều vết thương vùng cổ và
ngực. Thượng sỹ Đỗ Xuân Trường (cán bộ đội CSĐT tội phạm về ma túy) bị
vỡ nhãn cầu trái. Thượng tá Phạm Văn Mải (Trưởng Công an huyện Tiên
Lãng) bị nhiều vết thương vùng lưng và chân, trong đó có 1 viên đạn nằm
giữa gan và thận...Trong
chiều 5-1, tại buổi họp báo, ông Lê Văn Hiền-Chủ tịch huyện Tiên Lãng
cho biết: 6 CBCS gồm Công an huyện, Ban chỉ huy quân sự huyện Tiên Lãng,
Hải Phòng đã bị thương trong vụ dùng súng, mìn tự tạo tấn công lực
lượng chức năng tiến hành cưỡng chế khu vực đầm nuôi trồng thủy sản của
hộ ông Đoàn Văn Vươn (SN 1963 trú tại xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng).
Chưa
chịu dừng lại, khi lực lượng công an, quân đội tiến vào căn nhà trông
đầm thì có một số đối tượng cố thủ, bất ngờ dùng súng hoa cải nã liên
tiếp nhiều phát đạn vào các chiến sĩ công an, quân đội. Sau khi nổ súng,
các đối tượng rút vào cố thủ trong căn nhà.
Đến
12h cùng ngày, lực lượng Công an đã phải sử dụng biện pháp mạnh, bắn
lựu đạn cay vào ngôi nhà rồi lập tức áp sát xông vào bên trong. Tuy
nhiên, lúc này trong này, các đối tượng đã bỏ trốn qua khu vực rừng
phòng hộ ở ngay sát cạnh ngôi nhà. Lực lượng Công an đã thu giữ 1 số
bình ga, vỏ kíp nổ, bình ác quy, dây điện là phương tiện gây nổ.
Theo
một số người dân trên địa bàn, việc thu hồi đầm nuôi trồng thủy sản của
UBND huyện Tiên Lãng có điều chưa minh bạch, chủ trương chia lại đất
trong quy hoạch phát triển sân bay vừa không đúng với chủ trương giao
đất nông nghiệp lâu dài, ổn định đã khiến cho gia đình ông Vươn và một
số chủ đầm khác phản ứng tiêu cực tới việc thu hồi đất của UBND huyện
Tiên Lãng.
Trước
khi UBND huyện Tiên Lãng tiến hành cưỡng chế, một số chủ đầm đã gửi
“tối hậu thư” đến cấp lãnh đạo huyện với nội dung nếu cuộc cưỡng chế xẩy
ra, sẽ có đổ máu. Và thương vong đã xảy ra…
Theo Nguyễn Lê
An ninh thủ đô
An ninh thủ đô
-(GDVN)
- Thông tin mới nhất về vụ việc, hiện CA Hải Phòng đã bắt được 4 đối
tượng liên quan trong vụ ném mìn, nã đạn làm 6 chiến sĩ CA, quân đội bị
thương.
Đại
tá Đỗ Hữu Ca, Giám đốc CA thành phố Hải Phòng cho biết, hiện tình hình
sức khỏe các chiến sĩ bị thương trong vụ "giang hồ" nổ mìn, nã đạn xảy
ra trên địa bàn huyện Tiên Lãng đã qua cơn nguy kịch.
Như
trước đó, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa tin về việc trong khi
tham gia cưỡng chế thu hồi hơn 50 ha đất đầm nuôi trồng thuỷ sản, cây ăn
quả vùng bãi bồi tại khu cống Rộc, xã Vinh Quang (huyện Tiên Lãng, Hải
Phòng). Trong khi tiến hành cưỡng chế, đối tượng Đào Văn Vươn (41 tuổi,
trú tại Tiên Lãng, Hải Phòng), chủ đầm đã cùng một số đối tượng chống
đối, ném mìn tự tạo và dùng súng bắn đạn hoa cải nã đạn vào lực lượng
chức năng khiến 6 chiến sỹ CA. và quân đội bị thương.
Sau khi các đối tượng côn đồ sử dụng vũ khí chống lại lực lượng thi hành công vụ, cả trăm chiến sĩ CA và chó nghiệp vụ đã được huy động tới hiện trường để khống chế, bắt các đối tượng, tuy nhiên việc tập kích, bắt giữ đã không thành.(Ảnh LĐO) |
Ông
Ca cho hay, ngay khi nhận được báo cáo về vụ việc, ông đã phân công các
đồng chí, trong đó đồng chí Phó Giám đốc phụ trách về tư tưởng xuống
các bệnh viện gặp các y bác sĩ để chăm lo cho các chiến sĩ bị thương.
Bản
thân ông Ca cũng đã tới bệnh viện hỏi thăm các chiến sĩ, hiện các chiến
sĩ này đang được các bác sĩ chữa chạy hết sức tận tình.
Theo
thông tin chúng tôi có được, đồng chí trưởng Công an huyện tiên Lãng –
Lê Văn Mải đã bị 5 vết thương ở vùng lưng. Qua chiếu chụp cho thấy có 3
viên ở ngoài phần mềm, 2 viên vào trong ổ bụng, 1 viên nằm dưới đáy gan,
1 viên nằm ở cầu thận nhưng lại ở phần không nguy hiểm.
Đối tượng Đào Văn Vươn và các đối tượng khác đã ném mìn tự chế đồng thời nã đạn về phía lực lượng chức năng khiến 6 chiến sĩ CA và quân đội bị thương. (Ảnh LĐO) |
Trong
số các chiến sĩ bị thương, hiện một chiến sĩ đang được kiếm tra tại BV
Mắt TƯ do bị trúng đạn ở ổ mắt bên phải; một chiến sĩ đang được điều trị
tại BV Việt Đức (Hà Nội), 1 chiến sĩ CA và 2 chiến sĩ quân đội bị
thương nhẹ đang được điều trị tại BV Kiến An.
Ông Ca cũng đã xác nhận những thông tin này và cho biết thêm, hiện các chiến sĩ bị thương đã qua cơn nguy kịch.
Cũng
theo ông Ca, hiện cơ quan CA đã bắt được 4 đối tượng liên quan tới việc
chống người thi hành công vụ. Đại tá Ca cũng cho biết, cơ quan CA đã
khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội giết người.
Ngoài
ra, lực lượng CA Hải Phòng vẫn đang tiếp tục tập trung lực lượng để
truy bắt các đối tượng còn lại về quy án, nghiêm trị trước pháp luật.
Đào Văn Vươn (41 tuổi), trú tại xã Vinh Quang, là người thuê diện tích 50ha đất đầm nuôi trồng thuỷ sản, cây ăn quả vùng bãi bồi tại khu cống Rộc, xã Vinh Quang (huyện Tiên Lãng, Hải Phòng). Tuy nhiên, đến nay đã hết thời hạn và không chịu đóng thuế đất trong thời gian dài. Đối tượng Đào Văn Vươn không chịu chấp hành mệnh lệnh cưỡng chế mà còn cố thủ và dùng mìn tự chế và súng hoa cải chống đối lại lực lượng thi hành công vụ và gây thương tích cho các chiến sỹ Công an. |
Nam Phong
Xả súng kinh hoàng trong buổi cưỡng chế (LĐ 5-1-12) -- Cưỡng chế thu hồi đất tại Hải Phòng: Sáu người bị bắn trọng thương (NLĐ 6-1-12) Chống cưỡng chế, 'chủ trại' đặt mìn, bắn thương 6 chiến sĩ (ĐV 5-1-12) -- Chuyện đáng chú ý. ◄
- Cưỡng chế thu hồi đất tại Hải Phòng: Sáu người bị bắn trọng thương (NLĐ). – Hải Phòng: Sáu cán bộ bị bắn khi tham gia cưỡng chế (PLTP). - VTV1 tối qua (phút thứ 35’30″). -
- Dân nổ súng, 7 công an, bộ đội bị thương (GDVN). - Truy bắt các đối tượng bắn 6 chiến sĩ (TT). - Truy bắt đối tượng bắn bị thương 6 công an và bộ đội (TNO)
Khoảng 7 giờ 30 phút sáng 5.1, tại khu vực cống Rộc (khu vực đất bồi để
nuôi trồng thủy sản) thuộc xã Vinh Quang, H.Tiên Lãng, Hải Phòng, xảy
ra vụ nổ súng làm 4 công an và 2 bộ đội bị thương. Nguyên nhân được xác
định là do vào thời điểm trên, ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét