-Đưa người vào cơ sở giáo dưỡng: Tòa án quyết định -TP - Đó là nội dung được Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện đề xuất tại phiên họp UBTVQH khi xem xét, thảo luận về dự án Luật xử lý vi phạm hành chính (hôm qua 10-1), thay thế pháp lệnh về lĩnh vực này, dự kiến thông qua tại kỳ họp QH tới.
Nhiều
ý kiến đề nghị bỏ qui định áp dụng biện pháp đưa người bán dâm vào cơ
sở chữa bệnh bắt buộc - như quy định tại Pháp lệnh hiện hành, bởi như
vậy quá nghiêm khắc.
Vấn
đề đặt ra ở đây là tìm biện pháp nào để xử lý người bán dâm phù hợp
hơn, trong tình hình hiện nay. Kinh nghiệm một số nước có thể áp dụng
tại Việt Nam: Mục đích của người bán dâm là kiếm tiền, vậy tại sao không
xử lý về vật chất - tăng mức phạt thật nặng như các nước?
“Nếu
không có tiền, nại lý do bán dâm vì nghèo, có thể thay bằng lao động
công ích. Tính chất giáo dục của biện pháp này rất cao và rất hiệu quả,
có thể có những người không sợ đi tù, nhưng lại sợ lao động công ích”-
ông Hiện kiến nghị.
Về
thẩm quyền áp dụng các biện pháp hành chính liên quan đến hạn chế quyền
công dân (như đưa người vào cơ sở giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện…), thẩm
quyền áp dụng biện pháp này cần được giao cho Tòa án quyết định. Thủ tục
có thể vẫn giữ như trước đây - thông qua Hội đồng từ tổ dân phố đến
chính quyền, nhưng cuối cùng hồ sơ phải chuyển cho Tòa án xem xét, quyết
định.
Cá nhân vi phạm: Phạt tối đa đến 1 tỷ đồng
Dự
thảo Luật qui định mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ
50.000 đồng đến 2 tỷ đồng, trừ trường hợp có quy định khác. Luật cũng
qui định mức xử phạt tiền đối với cá nhân và pháp nhân có khác nhau, mức
phạt tối đa đối với cá nhân là 1 tỷ đồng.
Có
ý kiến cho rằng, mức phạt tiền cao không phải là giải pháp duy nhất và
hữu hiệu hạn chế vi phạm mà cần kết hợp với các hình thức phạt bổ sung
khác. Hơn nữa, việc quy định mức phạt cao có thể dễ dẫn đến tiêu cực
trong xử lý.
UBPL
cho rằng tăng mức phạt là cần thiết, nhưng phải cân nhắc tăng phù hợp,
đảm bảo tính răn đe, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hành chính nhưng
đồng thời phải phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, thu nhập bình quân
của người dân.
QĐND - Kết thúc chuyến thăm và làm việc ở Việt Nam từ ngày 25-11 đến 5-12-2011, ông Anand Grover, Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ về Quyền được chăm sóc sức khỏe đã có bài phát biểu bày tỏ “sự cảm ơn sâu sắc Chính phủ Việt Nam đã mời ông tới thăm Việt Nam và đã tạo điều kiện cho ông có một chương trình làm việc rất phong phú và thú vị”…
Ông đánh giá cao những thành tựu kinh tế-xã hội và bảo đảm nhiều quyền kinh tế-xã hội của người dân. Ông nói: “Tôi xin được hoan nghênh Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực to lớn trong công tác giảm nghèo, giúp cải thiện cuộc sống của hàng triệu người trong vòng hai thập kỷ vừa qua…”. Trên lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, ông ghi nhận "những nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện hệ thống y tế nói chung” và "cam kết của Việt Nam nhằm đảm bảo tất cả mọi người dân đều được tiếp cận với hệ thống chăm sóc sức khỏe” cũng như “cam kết của Việt Nam trong việc giải quyết nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương khác là rất đáng ngưỡng mộ”.
Tuy nhiên, rất đáng tiếc là ông Anand Grover đã có một số nhận xét và gợi ý không phù hợp với tình hình Việt Nam. Về các trung tâm 05 và 06 (các trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội -TTCBGDLĐXH), ông nói: “Tôi tin rằng cách tiếp cận hiện tại của các trung tâm điều trị cai nghiện phục hồi vi phạm quyền được chăm sóc sức khỏe của người dân…” và gợi ý: "Tôi hoàn toàn ủng hộ việc đóng cửa các trung tâm điều trị cai nghiện phục hồi”.
Lợi dụng Báo cáo của ông Anand Grover, một số cơ quan truyền thông vốn kỳ thị với chế độ XHCN, với Việt Nam như BBC, RFA có dịp xuyên tạc chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam, cũng như tình hình tại các TTCBGDLĐXH. Họ nói rằng, những trại viên ở các trung tâm này là “người bị giam”, “bị cầm tù”, họ "bị tra tấn và cưỡng bức lao động". Nói cách khác là họ bị vi phạm nhân quyền.
Vậy, phải chăng hình thức cai nghiện, phục hồi nhân cách bắt buộc trong các TTCBGDLĐXH là vi phạm nhân quyền?
Quyền con người điều chỉnh mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước với người dân. Trong đó, Nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và lợi ích cộng đồng. Đồng thời, người dân có trách nhiệm tôn trọng lợi ích của cộng đồng, Nhà nước, trong đó có việc tôn trọng pháp luật.
Ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác, những người trong một số nhóm xã hội yếu thế, dễ bị tổn thương như trẻ em, người mắc bệnh mãn tính, bệnh hiểm nghèo (như người nhiễm HIV), người mắc bệnh tâm thần - do năng lực hành vi dân sự bị hạn chế, hoặc không kiểm soát được hành vi của mình thì trách nhiệm bảo đảm quyền và lợi ích cho họ phải dựa vào người thân, gia đình và Nhà nước. Ở Việt Nam, nghiện ma túy vừa là một vấn đề bệnh lý vừa là một tệ nạn xã hội. Sử dụng ma túy, mại dâm là hành vi trái pháp luật. Hơn nữa, hiện nay nghiện chích ma túy, mại dâm đang là con đường chính dẫn đến lan truyền HIV trong cộng đồng và tiềm ẩn những nguy cơ phạm tội khác. Bởi vậy, việc đưa một số người nghiện ma túy, người mại dâm vào các TTCBGDLĐXH theo một quy trình, thủ tục hành chính nghiêm ngặt, vừa giúp người nghiện rời xa ma túy, phục hồi sức khỏe, tạo điều kiện chữa bệnh, vừa tạo điều kiện phục hồi nhân cách, đồng thời bảo vệ cộng đồng là cần thiết.
Trên thực tế, không phải tất cả người nghiện ma túy đều bị đưa vào các TTCBGDLĐXH. Nghị định 61/2011/NĐ-CP ngày 26-7-2011 quy định: Chỉ đưa vào trung tâm những người đã bị xử phạt vi phạm hành chính về việc sử dụng trái phép chất ma túy; đã được giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định; đã được cai nghiện ma túy tại gia đình hoặc cai nghiện ma túy tại cộng đồng, nhưng không có hiệu quả. Và chỉ áp dụng việc đưa vào trung tâm những người từ đủ 18 tuổi trở lên.
Như chính ông Anand Grover đã ghi nhận, ở Việt Nam Chính phủ đã và đang thực hiện một số chương trình thí điểm điều trị nghiện ma túy bằng thuốc methadone - một biện pháp ít tốn kém hơn và có hiệu quả hơn trong việc giảm sử dụng ma túy. Nếu nguồn tài chính cho phép, việc mở rộng chương trình này có thể làm giảm đi số người nghiện trích ma túy phải đưa vào TTCBGDLĐXH.
Đưa một số người vào các TTCBGDLĐXH là điều không mong muốn đối với Nhà nước, cũng như với những cán bộ, công chức ở đây. Nhiều người công tác tại những trung tâm này cũng phải xa gia đình vì nhiệm vụ. Ở Việt Nam cũng như ở nhiều quốc gia khác, lao động là quyền và nghĩa vụ, là một chuẩn mực của đạo đức. Tổ chức lao động cho các trại viên trong các TTCBGDLĐXH, thiết lập kỷ luật chặt chẽ cùng với việc học tập, rèn luyện sức khỏe, sinh hoạt trong đời sống tập thể là con đường phục hồi nhân phẩm, là biện pháp khoa học và nhân đạo cho những người nghiện chích ma túy và mại dâm. Đồng thời, điều này cũng là biện pháp làm giảm đi gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Ngọc Thư
-'Trại cai nghiện là biện pháp nhân văn'
Người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa lên tiếng phản bác đánh giá của
một chuyên gia độc lập của Liên Hiệp Quốc, đưa ra sau khi thị sát các
trung tâm cai nghiện và phục hồi nhân phẩm ở Việt Nam.
Ông
Anand Grover, báo cáo viên đặc biệt của LHQ về Sức khỏe, nói hồi tuần
trước rằng "việc giam giữ và điều trị bắt buộc với những người nghiện ma
túy và gái mại dâm tại các trung tâm này là vi phạm quyền y tế và sức
khỏe của họ".
"Trại viên bị tước quyền từ chối điều trị cưỡng bức, quyền đồng ý trong các quyết định liên quan đến họ về y tế."
Báo cáo viên LHQ kết luận: "Tôi hoàn toàn ủng hộ việc đóng cửa các trại cải tạo (rehabilitation centre)".
Cuối tuần rồi, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã có phản hồi về nhận xét của ông Anand Grover.
Phát
biểu của ông Nghị, đăng trên website Bộ Ngoại giao Việt Nam, nêu rõ:
"Việc đưa người nghiện ma túy và mại dâm vào các trung tâm giáo dục và
trung tâm cai nghiện theo đúng quy định của pháp luật là biện pháp nhân
văn, vì sức khỏe và lợi ích của cá nhân người nghiện ma túy và người mại
dâm".
Người
phát ngôn Việt Nam cũng khẳng định việc đưa ra và thực hiện quyết định
đưa người đi cai nghiện "phải thông qua một quy trình thủ tục hành chính
nghiêm ngặt, khách quan và được một cơ chế thẩm tra, giám sát chặt
chẽ".
"Thực
tế chứng tỏ cai nghiện tại các trung tâm là biện pháp hiệu quả, giúp
người nghiện rời xa ma túy, phục hồi sức khỏe và trở về tái hòa nhập
cuộc sống.”
Vi phạm nhân quyền
Trong
khi đó, báo cáo viên LHQ Anand Grover nói các trung tâm cải tạo "duy
trì sự kỳ thị, phân biệt đối xử, cản trở nỗ lực đối phó HIV/AIDS của
chính phủ và không giúp giảm nạn mãi dâm và dùng ma túy".
Ông cũng khuyến cáo dùng nguồn kinh phí cho các trung tâm này để đầu tư vào các phương thức điều trị khác.
Đây không phải lần đầu tiên có nhận xét chỉ trích về các trại giáo dưỡng và cai nghiện của Việt Nam.
Hồi
tháng Chín, tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch (HRW) cũng
đã ra một bản phúc trình về tình trạng trong các trại cai nghiện của
Việt Nam và nói các học viên "bị tra tấn và cưỡng bức lao động".
Việt Nam sau đó đã cực lực bác bỏ cáo buộc này.
HRW
trong phúc trình dài 120 trang nói người đi cai nghiện bị cưỡng bức lao
động mà không hề được trả công hoặc chỉ được trả rất ít ỏi, thậm chí
còn bị tra tấn và hành hạ thân thể.
Hiện Việt Nam có 123 trại cai nghiện.
Những
người bị 'cải tạo' trong các trung tâm này thuộc các dạng: bị công an
bắt giữ và đưa vào; bị gia đình 'tự nguyện' gửi vào và cả người tình
nguyện vào trại vì tin rằng các trung tâm này sẽ giúp họ cai nghiện hiệu
quả.
Theo thống kê chính thức, toàn Việt Nam có trên 150.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý.
Số người cai nghiện thành công chỉ khoảng 3%-4%.
.Liên Hiệp Quốc yêu cầu Việt Nam đóng cửa các trung tâm cai nghiện ma túy--UN expert urges Vietnam to close rehab centres -HANOI (AP) - A United Nations-appointed expert is urging Vietnam's government to close down rehabilitation centres for drug users and sex workers following criticism of abuses by an international rights group, calling them 'counterproductive.' -– LHQ yêu cầu Việt Nam đóng cửa các trung tâm cai nghiện ma túy (RFI). – VN ‘nên đóng cửa toàn bộ trại cai nghiện’ — (BBC).-VN 'nên đóng cửa toàn bộ trại cai nghiện' HRW từng cáo buộc những người cai nghiện bị cưỡng bức lao động không công
Một
chuyên gia độc lập của Liên Hiệp Quốc (LHQ) kêu gọi Việt Nam đóng cửa
các trại cai nghiện và phục hồi nhân phẩm, sau 10 ngày thị sát.
Ông
Anand Grover, báo cáo viên đặc biệt của LHQ về quyền sức khỏe, nói "tôi
hoàn toàn ủng hộ việc đóng cửa các trại phục hồi nhân phẩm
(rehabilitation centre)".
Bấm Tuyên bố của ông đượcđăng tải trên trang web Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ hôm nay.
Thông
cáo nhấn mạnh việc giam giữ và điều trị bắt buộc với những người nghiện
ma túy và gái mại dâm tại các trung tâm này là vi phạm quyền y tế và
sức khỏe của họ.
Ông
Grover nói: "Trại viên bị tước quyền từ chối điều trị cưỡng bức, quyền
đồng ý trong các quyết định liên quan đến họ về y tế."
Bản tiếng Anh của báo cáo gọi các trại viên là 'detainee' cũng có nghĩa là 'người bị giam', 'bị cầm tù'.
Duy trì kỳ thị?
Chuyên
gia của LHQ nói các trung tâm cải tạo kiểu này duy trì sự kì thị, phân
biệt đối xử, cản trở nỗ lực đối phó HIV/AIDS của chính phủ và không giúp
giảm nạn mãi dâm và dùng ma túy.
Ông Grover nói: "Tôi hoàn toàn ủng hộ việc đóng cửa các trung tâm cải tạo."
"Cần đảm bảo rằng nguồn đầu tư đáng kể để các trung tâm này áp dụng các cách điều trị khác."
Hồi
tháng Chín, tổ chức nhân quyền ở Mỹ, Human Rights Watch, ra phúc trình
về tình trạng trại viên bị giam giữ trong các trại cai nghiện của Việt
Nam và nói họ "bị tra tấn và cưỡng bức lao động".
Khi đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam mạnh mẽ phản đối phúc trình này.
Hà
Nội nói: "Báo cáo mà Tổ chức Theo dõi Nhân quyền mới công bố là không
có cơ sở, xuyên tạc thực tế công tác cai nghiện tại Việt Nam với dụng ý
xấu."
"Nghiện
ma túy là hành vi gây hậu quả nhiều mặt tới cộng đồng, xã hội, và đặc
biệt ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe, hành vi, nhân cách của chính bản
thân người nghiện."
Hiện Việt Nam chưa đưa ra phản ứng quanh bình luận của vị chuyên gia độc lập do Hội đồng Nhân quyền LHQ bổ nhiệm.
Trong
một báo cáo riêng gửi cho báo chí hôm nay, ông Anand Grover nói ông đã
có "những trao đổi thẳng thắn" với quan chức Việt Nam.
Ông khen ngợi chính phủ Việt Nam đã quyết tâm cung cấp chăm sóc sức khỏe cho mọi người dân.
Tuy vậy, ông nói "cần thêm nhiều hỗ trợ cho người nghèo và cận nghèo".
Vị chuyên gia này sẽ viết báo cáo để đệ trình cho Hội đồng Nhân quyền LHQ vào tháng Sáu 2012.
Theo tiêu chuẩn quốc tế, quyền đồng ý của người chữa bệnh (patient consent) là một phần quan trọng của nhân quyền.
Chẳng hạn như Bấm luật ở Anhnói bệnh nhân, kể cả bệnh tâm thần phải được quyền theo dõi và giám sát những biện pháp y tế áp dụng với chính cơ thể họ.
Tuy
nhiên, tại Việt Nam nhà chức trách thường nhân danh các chiến dịch
'diệt trừ tệ nạn xã hội' để cưỡng bức điều trị với một số nhóm dân
chúng.
Hanoi must close drug rehab centres: UN expert
HANOI
(AFP) - A United Nations (UN) expert on Monday called on communist
Vietnam to close its compulsory rehabilitation centres for drug users
and sex workers, which he said were expensive, ineffective and
counter-productive.
Detention
and compulsory treatment violate drug users' rights and raise concerns
about due process, the UN special rapporteur on the right to health,
Anand Grover, told reporters at the end of a 10-day mission.
'I
wholeheartedly support the closure of the rehabilitation centres,' Mr
Grover said, adding that detainees were forced to accept treatment and
denied the right to informed consent over medical decisions.
He
said his research found that the compulsory rehabilitation centres cost
'far too much' to run, adding the money would be better spent on
alternatives, including methadone treatment and community-based
vocational training.-Nguồn:Hanoi must close drug rehab centres: UN expert
-- Tin cấp báo. Phóng viên tự do Lê Thanh Tùng bị bắt.--Web Đối Thoại
Chị Bùi Thị Minh Hằng không biết bị bắt giam ở đâu RFA-04.12.2011-Công an giả dạng giáo dân Đàn Chim Việt--Dưới tiêu đề “Lộ rõ tim đen của nhà cầm quyền Việt Nam” trang Nữ Vương Công Lý đã trưng ra những bằng chứng về việc người của công an trà trộn trong số những người công giáo trong cuộc ‘dạo bộ’ tại bờ hồ Hoàn Kiếm hôm 2/12 vừa rồi.
- Chính quyền nói Thái Hà ‘lộ rõ tim đen‘ — (BBC).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét