Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ tư, ngày 11/1/2012
(phần cuối)
TTXVN (Angiê 5/1)
Trung Quốc là người thắng trong cuộc chiến Irắc
Độ tin cậy về tài chính cũng như ngoại giao của Mỹ đã suy yếu so với của Trung Quốc, nước từ một cường quốc khu vực chuyển thành cường quốc toàn cầu. Xuất phát từ nhận xét đó, nhà phân tích Michael Moran cho rằng trong cuộc chiến Irắc, Mỹ đã thua, còn người thắng là Iran, song người thắng lớn nhất vẫn là Trung Quốc. Dưới đây là ý kiến của ông trên tạp chí “Statafrik”.
Phải mất nhiều năm con đường dẫn đến rút quân khỏi Irắc mới hình thành. Từ giữa năm 2005 và sau khi các nhà lãnh đạo trong Chính quyền Bush ý thức được rằng không thể giành chiến thắng ở Irắc, ít nhất là theo cách họ tìm kiếm, mục tiêu của Mỹ không phải là chữa lành trạng thái cảm xúc dâng trào mãnh liệt khi Mỹ xâm lược nước này vào năm 2003 nữa, mà là chữa lành vết cắt đó. Trên thực tế, lúc Tổng thống Mỹ, Barack Obama, tuyên bố nhậm chức, nước này trước đó đã ấn định thời gian rút toàn bộ quân đội.
Vậy một khi quân đội trở về nhà, ai là người thắng trận? Câu hỏi xem ra có vẻ ngây thơ, nhưng chắc chắn nhiều người muốn có câu trả lời. Thậm chí cả những người trước đây ủng hộ nhiệt thành cuộc chiến (và hiện nay chủ trương điều ngược lại) đã quên “cuộc dạo chơi chữa bệnh” mà họ dự đoán. Họ nói rằng “chiến tranh là địa ngục” và “Dick Cheney và Condoleezza Rice đã nói rồi: khi lật đổ Saddam, người ta đã gieo hạt giống đầu tiên để sau này mọc thành Mùa Xuân Arập”.
Theo chuyên gia Michaei Moran, nhìn bề ngoài Iran là người chiến thắng. Các nhà phân tích chín chắn, trong đó có ông Mohamad Bazzi, thuộc Hội đồng quan hệ đối ngoại, gợi ý không hề có ý khiêu khích rằng Iran là người chiến thắng. Ở một mức độ nhất định, có thể khẳng định các đồng minh của Iran – những kẻ thù của Saddam Hussein tỵ nạn tại Iran trong phần lớn thời gian trị vì của nhà độc tài này – hiện nay là phái mạnh nhất trong nền dân chủ mới được khởi động ở Irắc. Như ông Mohamad Bazzi đã nói, “Mỹ đã loại Saddam Hussein, kẻ thù không đội trời chung của Téhéran, khỏi quyền lực. Rồi, lần đầu tiên trong lịch sử của Irắc hiện đạ, Oasinhtơn giúp thành lập một chính phủ của người Shiite. Trong khi quân đội Mỹ sa lầy vào cuộc chiến chống lực lượng nối dậy và một cuộc nội chiến, Iran đã củng cố ảnh hưởng của mình đối với toàn bộ các phe phái theo dòng Shiite ở Irắc”.
Điều đó, theo chuyên gia Michael Moran, là sự thật và ông Mohamad Bazzi không phải là một nhà phấn tích phòng trà. Điều cơ bản là ông biết rõ tình hình. Tuy nhiên, dù Iran được hưởng lợi gì, người ta đặt câu hỏi liệu có thể có còn người chiến thắng nào tầm cỡ hơn không. Rốt cuộc, nhiều người trong số những người Irắc theo dòng Shiite đã dành tuổi thanh xuân của mình để chiến đấu vì Irắc trong cuộc chiến tranh dài ngày chống Iran vào đầu những năm 1990. Có thể họ phải tìm kiếm một lĩnh vực hòa hợp nào đó với Iran sau khi quân Mỹ rút đi, nhưng dường như khó có thể tưởng tượng ra một nước Irắc hoàn toàn là đồng minh của Iran.
Câu trả lời thật sự cho câu hỏi đặt ra ở trên, đối với ông Michael Moran, rất đơn giản: Trung Quốc là nước chiến thắng ở Irắc. Đó là một giả thiết được chính ông đưa ra trong một bài báo đăng vào năm 2004, vào thời điểm chiếc cối xay thịt ở Irắc hoạt động ở mức cao nhất. Vào đầu năm 2008, khi hệ thống tài chính của Mỹ bắt đầu đi vào vòng xoáy gần như chết người, ông lại càng chắc chắn điều đó hơn.
Vê lâu dài, có thể không một nước nào được hưởng lợi từ vũng bùn Irắc bằng Trung Quốc. Trong vòng 5 năm, nước này chuyển từ quy chế cường quốc khu vực mới trỗi dậy, vẫn phải tìm kiếm liên doanh với Mỹ và sự bảo trợ của nước này để vào được Tổ chức thương mại thế giới (WTO), sang quy chế siêu cường trong tương lai với ảnh hưởng không thể bỏ qua được về tài chính và trong các lĩnh vực khác, về phươmg diện chính trị, theo nghĩa rộng, Trung Quốc hung hăng chống lại một giải pháp thực sự thay thế cho mô hình tự do dân chủ thị trường được cho là yếu tố thắng lợi trong Chiến tranh Lạnh. Nhờ kết hợp ngoại giao thực dụng đến mức tàn nhẫn và chủ nghĩa tư bản ngân phiếu, Trung Quốc đã giành được phiếu ủng hộ của các nước như Nga, Vênêxuêla, Xécbia và nhiều nước Hồi giáo. Những nước này cũng chấp nhận một vài khía cạnh của chủ nghĩa tư bản, nhưng bác bỏ tình trạng lộn xộn gắn với quyền tự do chính trị mà phương Tây chủ trương.
Ông Michael Moran nói cho đến lúc này ông chắc chắn điều đó. Theo quan điểm của Bắc Kinh, nước Mỹ liệu có thể giúp Trung Quốc tốt hơn được đến mức nào khi tấn công Irắc nhân danh những lời cáo buộc mà sau này cho thấy là không đúng? Và như để cho trọn vẹn, chính độ tin cậy trong ý đồ dẫn dắt nền kinh tế thế giới của Mỹ đã phải chịu đòn đau khi các ngân hàng Mỹ gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi nền tài chính thế giới suy sụp. Để lấp đầy chiếc vực thẳm ngân sách do hai cuộc chiến có sức tàn phá ghê gớm gây ra, George w. Bush đã phải tung ra hàng tỷ, hàng tỷ USD khiến địch thủ chính của Trung Quốc trong việc giành quyền kiểm soát châu Á cũng như trong cuộc chạy đua có tính chất sống còn giành vị trí lãnh đạo tư tưởng trên quy mô toàn thế giới, đang đứng bên bờ vực phá sản.
Kết quả là Trung Quốc là người chiến thắng lớn nhất, tiếp đó đến Iran và sau cùng là nhân dân Irắc, những người sẽ có khả năng vun xới mầm móng dân chủ, vốn là thành công duy nhất thực sự trong toàn bộ câu chuyện này, như tất cả những người có thiện chí trên thế giới hy vọng. Còn kẻ thua ai cũng biết: đó là thâm hụt tài chính Mỹ.
Vì những lý do có tính chất quân sự cũng như tâm lý, việc rút quân Mỹ khỏi Irắc không thể tiến hành một cách vội vã được. Quá nhiều người Mỹ đã chết và còn nhiều người Mỹ hơn ngây thơ tin vào cái gọi là mối đe dọa chết người mà Saddam Hussein gây ra cho thế giới (hay những lời nói dối về mối liên hệ giữa Saddam với vụ khủng bố ngày 11/9) để Chính quyền Bush có nguy cơ lặp lại sự sụp đổ của Sài Gòn. Hiện nay, người ta hy vọng vết thương đã gần thành sẹo, nhưng một điều dường như là chắc chắn: từ cuối năm 2011 trở đi, cuộc chiếm đóng của Mỹ ở Irắc sẽ thuộc về quá khứ.
Cũng như những nỗ lực được thực hiện để tuyên truyền cho cuộc chiến tranh này, việc ước lượng chi phí cho cuộc chiến đó cũng đầy dối trá. Chắc hẳn ai cũng nhớ Lawrence Lindsey, vị cố vấn kinh tế đáng thương dưới thời Bush đã bị đuối khỏi Nhà Trắng vì đã dám gợi ý rằng cuộc chiến có thể ngốn 200 ty USD. Trên thực tế, bằng một phương pháp đơn giản là kết hợp các đạo luật về phân phối ngân sách, có thể thấy con số thực là hơn 800 tỷ USD.
Theo nhà kinh tế đoạt giải Nobel Joseph Stiglitz, nếu cộng cả chi phí chăm sóc những người bị thương, sửa chữa các thiểt bị hư hỏng trong các chiến dịch quân sự, vô số các bộ hồ sơ bồi thường cho người Irắc, các công ty cung cấp dịch vụ, các đồng minh và các loại chi phí khác, con số cuối cùng có thể lên tới hơn 4.600 tỷ USD. Thật là ngẫu nhiên, con số này cao hơn một chút so với tổng số nợ của Mỹ đối với các chủ nợ nước ngoài. Như vậy, không có gì đáng ngạc nhiên nếu Trung Quốc vẫn luôn có thiên hướng tài trợ cho thâm hụt ngân sách của Mỹ.
Cuộc chiến dầu mỏ đã bắt đầu
Theo một số nhà quan sát, cuộc can thiệp quân sự vừa qua của NATO vào Libi không nhằm mục đích nào khác ngoài làm tê liệt sự lan tỏa của Trung Quốc ở châu Phi. Nguy cơ các nguồn dự trữ dầu mỏ có thể cạn kiệt trong tương lai đã làm dấy lên căng thẳng giữa các nước tiêu thụ dầu mỏ. Giới phân tích không loại trừ khả năng phải dùng đến chiến tranh để giải quyết với nhau.
Ông Francois Lafargue, Tiến sĩ khoa học chính trị, Tiến sĩ địa chính trị, là tác giả một luận án nghiên cứu chiến lược của Mỹ trước tình trạng mong manh của Trung Quốc về năng lượng. Các công trình nghiên cứu của ông chủ yếu liên quan đến cái được mất về năng lượng ở châu Á và châu Phi, cũng như mối quan hệ Mỹ-Trung. Trả lời phỏng vấn tạp chí “Đại Tây Dương”, ông lý giải quan điểm của Mỹ cũng như của Trung Quốc về vấn đề dầu mỏ ở Libi nói riêng, ở châu Phi cũng như Trung Đông nói chung, từ đó cho thấy phần nào thực chất sự kình địch ngày càng gay gắt giữa Trung Quốc và Mỹ hiện nay. Dưới đây là toàn văn bài trả lời phỏng vấn.
Hỏi: Trong khi Mỹ rút quân khỏi Irắc, nơi Trung Quốc giành được quyền khai thác các mỏ dầu lớn nhất, lực lượng đồng minh bị cáo buộc can thiệp vào Libi để ngăn cản bước tiến của Trung Quốc ở châu Phi. Liệu có thể nói rằng một cuộc chiến tranh dầu mỏ thế giới là rất dễ xảy ra hay không?
Trả lời: Tôi nghĩ thế giới không ý thức được rằng một cuộc chiến tranh dầu mỏ ở quy mô toàn thế giới hiện đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc. Mỹ là nước nhập khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới và cũng là nước tiêu thụ nhiều dầu mỏ nhất thế giới. Đối thủ của Mỹ là Trung Quốc, hiện là cường quốc kinh tế thứ hai và sẽ vươn lên vị trí số một vào năm 2030…, với vẻ thèm khát dường như không bao giờ thỏa mãn.
Đấy là chưa nói đến Ấn Độ, nước ít được nói đến, song khi thế kỷ 21 bắt đầu, lại là nước có thể sẽ trở thành một trong năm cường quốc kinh tế thế giới, và hiện là nước nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ sáu thế giới. Từ dãy Andes đến vùng Vịnh Ghinê, từ biển Adaman đến vùng ven biển Caxpi, Mỹ và Trung Quốc đang lao vào một cuộc đấu tranh giành ảnh hưởng để bảo đảm an toàn cho các tuyến cung ứng dầu mỏ của mình.
Nói đó là chiến tranh thì có lẽ là quá mức. Hiện nay, Mỹ và Trung Quốc đang sử dụng đồng USD, lời hứa hẹn, hỗ trợ chính trị và đâu tư để tranh giành các vùng có dầu mỏ, ở Trung Á, ở vùng vịnh Ghinê và bắt đầu ở cả Mỹ Latinh nữa. Chỉ trong vài năm, các công ty của Trung Quôc đã thực hiện nhiều thương vụ mua lại, trong đó có các công ty của Canada là Petrokazakstan (được công ty CNPC của Trung Quốc mua lại năm 2005) và Addax (được nhượng lại cho tổ hợp SINOPEC cũng của Trung Quốc với giá 7,3 tỷ USD). Đây là thương vụ tài chính tầm cỡ nhất mà một công ty của Trung Quốc tiến hành ở nước ngoài. Gần đây hơn, vào tháng 3/2010, tập đoàn CNOOC của Trung Quốc đã mua lại 50% vốn của công ty Bridas của Áchentina (một chi nhánh của tổ hợp Bridas Energy) với số tiền 3,1 tỷ USD.
Hy vọng rằng ràng buộc về kinh tế giữa Mỹ và Trung Quôc sẽ giúp một cuộc đối đầu về quân sự ít có khả năng xảy ra. Cũng như trong Chiên tranh Lạnh, các cuộc đối đầu thường không phải là những vấn đề chủ chốt. Tôi không tin rằng giá dầu tăng sẽ có lợi cho các nước sản xuất. Nguồn lợi từ dầu mỏ không hề được chia sẻ ở châu Phi, nơi cuộc chạy đua khai thác dầu mỏ dẫn đến tham nhũng triền miên và lại khơi dậy các tranh chấp biên giới như ở vùng Vịnh Ghinê.
về phương diện chiến lược thuần túy, việc châu Âu bị loại ra khỏi cuộc chơi là điều đáng tiếc. Liên quan đến nguồn cung ứng dầu mỏ, Liên minh châu Âu dựa vào Na Uy và đặc biệt là Nga. Nhưng tình hình đó không phải là hay.
Hỏi: Nên hiểu thành công của các công ty dầu mỏ của Trung Quốc ở Irắc như thế nào?
Trả lời: Không như một ý kiến thường được chấp nhận. Mỹ ít phụ thuộc vào Trung Đông về nguồn cung ứng dầu mỏ. Vùng này hiện nay bảo đảm khoảng 18% lượng dầu mỏ nhập khẩu của Mỹ, so với sần 30% ở vào năm 1990.
Mỹ lệ thuộc vào Canada hay Mêhicô hơn là vào Arập Xêút. Cái Mỹ quan tâm ở Trung Đông là kiểm soát vùng này hơn là tiếp cận nguồn dầu mỏ ở đây để làm nguồn cung ứng cho mình. Với cách tính toán như vậy nếu có thời cơ, Mỹ sẽ gây áp lực chính trị để uy hiếp các thương vụ bán dầu mỏ cho nước có thể trở thành địch thủ của mình là Trung Quốc.
Việc Trung Quốc khai thác các mỏ dầu ở Irắc không có gì nghiêm trọng trong lĩnh vực dầu mỏ và cũng không gây tác động về phương diện chiến lược. Giữa eo biển Hormuz và biển Trung Hoa, Hải quân Mỹ chỗ nào cũng có mặt, cụ thể là ở Diego Garcia, nằm giữa Ấn Độ Dương.
Tại một diễn đàn gần đây, ông Addison Wiggin (Giám đốc tờ Daily Rockoning”, một tờ báo giống như tờ “La Chronigue Agỏa” của Mỹ – TTXVN), khẳng định rằng cuộc chiến tranh Libi là một “phản ứngcủa Mỹ trước việc Trung Quốc thâm nhập châu Phi”.
Tôi cảm thấy điều đó không đúng. Trữ lượng dầu mỏ khổng lồ thuộc loại lớn nhất ở châu Phi (chiếm 3,3% trữ lượng của thế giới tức đứng thứ thứ 8 thế giới) và khiến Trung Quốc rất quan tâm. Xuất khẩu dầu mo của Libi sang Trung Quốc tăng đáng kể, cho đến năm 2002, Trung Quốc vẫn chưa phải là khách hàng của nước này. Năm 2010, Libi bảo đảm tới 3% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc và đứng thứ 11 trong số các nước bán dâu mỏ cho Trung Quốc.
Tuy nhiên, Trung Quốc có cái khó là ở quá xa các nước Địa Trung Hải do đó tàu chở dầu phải đi qua kênh đào Xuyê hiện nay đã gần như chật cứng. Chưa bao giờ Trung Quốc nhìn nhận Libi như một đối tác đáng tin cậy. Mối quan hệ song phương đúng là có phát triển sâu rộng bắt đầu từ những năm 1990, khi Libi chịu lệnh trừng phạt quốc tế sau vụ Lockerbie. Tuy vậy Libi vẫn giữ quan hệ ngoại giao với Trung Quốc dân tộc chủ nghĩa (Đài Loan - TTXVN) cho đến năm 1978 và vẫn tiếp tục duy trì mối liên hệ khá chặt chẽ với hòn đảo này.
Tháng 1/2006, con trai của ông Gaddafi là Seif el-Islam, đã đến thăm Đài Loan và tháng 5/2006, Chính quyền Gaddafi đã tiếp đón Tổng thống Đài Loan lúc đó là Trần Thủy Biển, sau khi ông này có chuyến thăm Côxta Rica. Rồi đầu năm 2008, Đài Bắc đã mở văn phòng đại diện thương mại tại Libi. Tất cả những chuyện đó đã khiến Trung Quốc đại lục bất bình trong khi đầu tư của nước này vào Libi là khá ít. Tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Libi năm 2009 chí đạt mức 0,42 tỷ USD, chiếm khoảng 0,45% đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc trên toàn châu Phi.
Châu Phi, điểm va chạm kinh tế
Mỹ và Trung Quốc đã từng khởi động cuộc thương lượng ở cấp cao để thảo luận khả năng hợp tác giữa hai nước với các nước châu Phi. Nhưng giới quan sát nhận xét Bắc Kinh và Oasinhtơn hoàn toàn không có một nhãn quan chiến lược giống nhau.
Ông Johnnie Carson, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, vào trung tuần tháng 11/2011 đã đến Băc Kinh để đồng chủ trì vòng gặp gỡ lần thứ 5 Mỹ-Trung về châu Phi. Chuyến thăm này nằm trong khuôn khổ chuyến công du của ông qua các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trung Quốc và Mỹ là những đối tác kinh tế chính của châu Phi, với khối lượng trao đổi thương mại hàng năm của mỗi nước lên tới trên dưới 100 tỷ USD.
Phần lớn trao đổi hàng hóa có liên quan đến dầu mỏ và sản phẩm khai khoáng. Theo tạp chí “Jeune Afrique”, Trung Quốc không phản đối hợp tác song phương với Mỹ ở châu Phi, nhưng đặt ra điều kiện: phải tính tới lợi ích của các nước châu Phi, hỗ trợ các dự án nhỏ về nông nghiệp và y tế, sử dụng các cơ chế hợp tác sẵn có. Bộ Ngoại giao Trung Quốc gợi ý nên bắt đầu bằng hợp tác song phương ở các nước mà cả Trung Quốc và Mỹ có mối quan hệ tốt như Êtiôpia, Gana và Liberia.
Phía Mỹ cho biết các nước châu Phi tỏ ra rất nghi ngại đối với kiểu hợp tác tay ba nói trên. Họ sợ rằng Mỹ lợi dụng điều đó để lồng điều kiện chính trị vào việc cung cấp viện trợ và cũng lo sợ khoản tài trợ sẽ giảm. Theo Mỹ, các nước châu Phi không muốn có điều kiện mà muốn có các phương án phụ. Trong khi đó, lãnh đạo các nước châu Phi nhìn nhận sự có mặt của Trung Quốc tương đối tốt vì các nước châu lục tận dụng được sự cạnh tranh về chính trị, ngoại giao và tài chính.
Cũng theo đánh giá của phía Mỹ, Trung Quốc có thể sử dụng lập luận này đế không cụ thể hóa đối thoại Trung Quốc-Mỹ-châu Phi vì loại hình hợp tác này trong một thời gian ngắn có thể ít có lợi cho Trung Quốc hơn là các mối quan hệ hợp tác song phương thông thường với các nước ở châu tục. Trong khi đó, Bộ Thương mại Mỹ cho rằng sẽ có lợi hơn đối với nước này nếu làm việc với các tổ chức vùng và các cơ chế như Chương trình phát triển nông nghiệp toàn diện châu Phi (CAADP) để tuyên truyền về hợp tác tay ba trong các đối tác châu Phi, đồng thời đưa các nước châu Phi tham gia các cuộc thương lượng.
Trung Quốc đi trước các cường quốc phương Tây một khoảng cách xa vì hợp tác giữa nước này với châu Phi không bị kèm theo điều kiện nào về đòi hỏi dân chủ và nhân quyền vì bản thân Trung Quốc cũng không coi đó là ưu tiên hàng đầu của mình. Chỉ riêng năm 2009, nước này đã đầu tư gần 10 tỷ USD vào châu Phi và trao đổi giữa hai bên tăng đáng kể trong những năm gần đây. Trung Quốc trong những năm gần đây được biết đến nhiều với việc mua ngày càng nhiều đất nông nghiệp. Ngoài mua nguyên liệu và đầu tư vào các ngành công nghiệp, Bắc Kinh tập trung nỗ lực mua dầu mỏ và nguyên liệu để duy trì tăng trưởng kinh tế.
Trong con mắt của Mỹ, việc Trung Quốc đổ tiền đầu tư vào châu Phi và cung cấp viện trợ kinh tế cho nhiều nước ở châu lục này không hoàn toàn là vô tư và vô hại. Trong chuyến công du ở châu lục 5 ngày vào đầu tháng 6/2011, Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton, cảnh báo các nước châu Phi nên thận trọng với chủ nghĩa thực dân mới mà hiện thân là Trung Quốc. Trả lời câu hỏi của truyền hình Dămbia về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở châu lục, bà Hillary Clinton cho rằng châu Phi phải coi chừng những đối tác chỉ làm việc với giới tinh hoa của nước họ.
Tại các chặng dừng chân ở Dămbia, Tandania và Êtiôpia, bà Clinton đã đưa ra những tuyên bố mà giới quan sát cho là sẽ khiến Trung Quốc phản ứng. Bà nói rằng nước Mỹ không muốn thấy xuất hiện một chủ nghĩa thực dân mới ở châu Phi và cũng không muốn thấy các nhà đầu tư làm hỏng giới lãnh đạo ở châu lục. Theo Ngoại trưởng Mỹ, các nước châu Phi có thể học được nhiều cách mà chính phủ các nước châu Á sử dụng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, song bà nhấn mạnh Trung Quốc không phải là một hình mẫu về chính trị. Chính quyền Mỹ cho biết bắt đầu thấy nhiều vấn đề ở Trung Quốc, chẳng hạn quyết định kiểm soát Internet. Trong khi đó, bà Hillary Clinton cho rằng ở Mỹ và các nền dân chủ có nhiều bài học để rút ra hờn. Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng không ngần ngại phê phán địch thủ châu Á thiếu minh bạch trong giao dịch với châu Phi. Bà khẳng định về lâu dài, đầu tư của Mỹ sẽ theo hướng bền vững và vì lợi ích của nhân dân các nước châu Phi. Bà cũng bảo vệ chính sách thương mại của Mỹ đã tạo ra lợi nhuận thương mại cho các nước đáp ứng tiêu chuẩn về dân chủ và kinh tế thị trường.
Chuyên gia phân tích Pascal Airault cho rằng chuyến công du 3 nước châu Phi của bà Hillary Clinton cho thấy mối quan tâm ngày càng tăng của Mỹ đối với các nền kinh tế châu lục và nằm trong khuôn khổ chiến dịch của Mỹ giúp các nước châu Phi thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. Mỹ muốn tăng cường mối quan hệ thương mại với các nước châu Phi một cách bền vừng và có lợi cho các nước này. Có thể nói rằng nhân các cuộc cách mạng Arập, Ngoại trưởng Mỹ đã sử dụng lối nói tấn công để ủng hộ tiến trình dân chủ hóa ở các nước châu Phi như Tổng thống Barack Obama đã làm khi ông đến thăm chính thức Gana vào đầu nhiệm kỳ. Tuy vấn đề lãnh đạo tốt và chống tham nhũng có được đề cập đến, song kinh tế và thương mại được nói đến nhiều nhất trong các bài phát biểu của bà Hillary Clinton.
Chuyến thăm Dămbia của Ngoại trưởng Mỹ cũng nằm trong khuôn khổ hội nghị thường niên của AGOA (Luật tăng Trưởng và khả năng kinh tế của châu Phi). Bộ luật này của Mỹ cho phép 37 nước châu Phi xuất khẩu miễn thuế sang Mỹ từ năm 2000 đến năm 2015 nếu các nước được hưởng tôn trọng chuẩn mực cơ bản của dân chủ và kinh tế thị trườmg. Các nước châu Phi xuất khâu sang Mỹ 6.500 mặt hàng miễn thuế, trong đó tuyệt đại đa số (90%) là dầu mỏ. Xuất khẩu hàng công nghiệp tăng 4 lần, nhưng chỉ có Nam Phi đầu tư đáng kể vào lĩnh vực này. Trái lại, việc Mỹ cho phép nhập khẩu quần áo sản xuất ở châu Phi bằng vải nhập khâu dường như tạo ra hiệu ứng bất ngờ, trái với những gì được chờ đợi. Thực tế là quyết định này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự bùng nổ các doanh nghiệp Trung Quốc chuyên về lĩnh vực này ở châu Phi.
Nhưng Trung Quốc đúng là một kẻ cạnh tranh được đánh giá là “đặc biệt tai hại” ở châu lục. Mỹ cũng như các đồng minh châu Âu tỏ ra lo ngại trước sự có mặt ngày càng sâu rộng của gã khống lồ kinh tế châu Á này. Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng nhất và nhà đầu tư lớn nhất ở châu Phi. Lượng hàng hóa trao đổi giữa hai bên tăng 40% với 127 tỷ USD trong năm 2010, so với 44 tỷ USD của Mỹ. Cuộc khủng hoảng Libi nổ ra đã phơi bày những uẩn khúc bên trong mối quan hệ hợp tác thầm lặng giữa Trung Quốc với nước này nói riêng, với châu Phi nói chung.
Những người chạy loạn khỏi Libi hồi tháng 2/2011 không chỉ đơn thuần là các gia đình muốn bảo toàn cuộc sống của họ và người lao động đến từ các nước châu Phi khác. Trong số đó có hàng chục nghìn người “di cư” khác được chính phủ họ di tản bằng máy bay và tàu biển. Phần lớn họ là công nhân và kỹ thuật viên làm việc cho các công ty dầu mỏ lớn, quốc gia cũng như xuyên quốc gia. Hơn 30.000 công nhân dầu mỏ và xây dựng Trung Quốc nằm trong số đó.
Trung Quốc đứng hàng thứ tư (sau Italia, Đức, Pháp) trong số các nước nhập nhiều dầu mỏ của Libi nhất và đứng thứ hai (sau Italia, trước Thổ Nhĩ Kỳ và Đức) trong số các nước xuất khẩu sang Libi nhiều nhất, Trao đối thương mại giữa Trung Quốc với Libi thời Gaddafi tăng trưởng mạnh (khoảng 30% chỉ trong năm 2010). Nhưng với cuộc chiến dẫn đến sự ra đi của ông Gaddafi, nền tảng của mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc với nước này đã hoàn toàn sụp đổ. Vị thế của Trung Quốc ở Libi hoàn toàn trái ngược với vị thế của Mỹ thời hậu Gaddafi.
Trước khi NATO can thiệp bằng quân sự, Tổng thống Mỹ, Barack Obama, tuyên bố có trong tay một loạt các giải pháp để giải quyết cuộc khủng hoảng Libi, kể cả các hành động mà Mỹ có thể thực hiện và phối hợp với các đồng minh thực hiện thông qua các thể chế đa phương. Thông điệp này, theo nhà phân tích Manlio Dinucci, đã quá rõ ràng: đó là khả năng can thiệp quân sự. Như vậy, lý do thực cũng quá rõ ràng: một khi ông Gaddafi bị lật đổ, Mỹ có thể lật nhào mọi khuôn khổ quan hệ kinh tế của Libi và từ đó mở đường cho các công ty xuyên quốc gia của mình vào làm ăn ở nước này vì cho đến lúc đó, các công ty của Mỹ không tham gia khai thác dầu mỏ ở đây. Như vậy, Mỹ cũng có thể kiểm soát nguồn năng lượng mà Trung Quốc phụ thuộc.
Tất cả những sự việc đó nằm trong một cuộc chơi lớn về phân chia lại nguồn tài nguyên của châu Phi và qua đó làm gia tăng cuộc chiến kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc. Cường quốc kinh tế châu Á đang lên có khoảng 5 triệu nhà thầu khoán, kỹ thuật viên và công nhân đang làm việc ở châu Phi trong các ngành công nghiệp và xây dựng hạ tầng để đổi lấy dầu mỏ và các nguyên liệu khác. Mỹ do không cạnh tranh được với Trung Quốc về phương diện này, nên thường dựa vào quân đội của các nước chính ở châu Phi, huấn luyện họ thông qua Bộ chỉ huy của Mỹ ở châu Phi (AFRICOM) được coi là công cụ chính để thâm nhập vào châu lục. Hiện nay, NATO cũng đã nhảy vào cuộc chơi và có thể sẽ ký một hiệp ước hợp tác song phương về quân sự với Liên minh châu Phi, một tổ chức có 54 nước thành viên. Tổng hành dinh của sự hợp tác song phương giữa NATO và châu Phi đã bắt đầu được xây dựng ở Addis Abeba (Êtiôpia), được Đức tài trợ 27 triệu euro và được đặt tên là “Tòa nhà hòa bình và an ninh”.
Trò mèo đuổi chuột tại Durban
Hội nghị quốc tế chống biến đổi khí hậu Durban ngày 11/12 đã thông qua lộ trình kéo dài Nghị định thư Kyôtô mở đường cho một thỏa thuận tổng thể mới vào năm 2015. Lần đầu tiên, văn kiện này huy động được tất cả các nước, kể cả những nước gây ô nhiễm nhiều nhất thế giới (Trung Quôc, Ấn Độ, Mỹ) trong cuộc đấu tranh chống biến đổi khí hậu. Nhưng văn kiện này lại không đưa ra các điều khoản bắt buộc về phương diện pháp lý cũng không yêu cầu tăng thêm mức độ hứa hẹn của các nước để giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Tại cuộc họp lần này, các cường quốc, cụ thể là Trung Quốc và Mỹ, đã bị nhắc nhở phải làm sao đạt được một thỏa thuận tổng thể và thông qua các biện pháp thực sự hạn chế khí thải. Theo ông Jean-Paul Maréchal, tác giả cuốn “Trung Quốc-Mỹ, khí hậu gặp hiểm nguy”, mọi thứ đều do lối của tăng trưởng kinh tế.
Lý giải trên tạp chí “Phát thanh”, ông Jean-Paul Maréchal nhận xét giữa một châu Âu đang chìm đắm trong khủng hoảng nợ công, một nước Mỹ ốm yếu và một nước Trung Quốc đang hụt hơi vì xuất khẩu suy giảm và lạm phát tăng với tốc độ phi mã, bối cảnh kinh tế toàn cầu trong thời gian gần đây là quá ảm đạm. Trong lúc diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Durban về biến đổi khí hậu, các nước lớn bận rộn với việc tìm giải pháp để phục hồi kinh tế hơn là thảo luận về môi trường và biến đổi khí hậu. Hơn nữa vì các cường quốc này sợ mục tiêu giảm khí thải gây trở ngại cho phục hồi kinh tế vốn rất được chờ đợi.
Do vậy, đối với những người bi quan nhất, hội nghị thượng đỉnh Durban chỉ là một thứ đầu voi đuôi chuột như đã được dự báo. Mỹ và Trung Quốc, hai nước thải ra nhiều khí thải nhất- khoảng 40% tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của thế giới – chơi trò mèo đuổi chuột thực sự. Nước này đá quá bóng sang nước kia và tránh đưa ra những quyết định có tính chất bắt buộc có thể kìm hãm sự phát triển kinh tế của mình. Không nước nào muốn để cho đối thủ của mình được tự do hành động, cũng không nước nào muốn chậm chân trong cuộc cạnh tranh.
Tại Hội nghị thượng đỉnh Durban, Trung Quốc hé lộ dấu hiệu mở cửa…nhưng có điều kiện. Nước này đã mở đường cho việc thiết lập mức trần bắt buộc đối với khí thải CO2, nhưng lại đòi phải gia hạn Nghị định thư Kyôtô. Là nước thải nhiều khí CO2 nhất thế giới, Trung Quốc cho đến nay vẫn nhận mình là nước đang phát triển để từ chối mọi khuôn khổ pháp lý bắt buộc đối với lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính mà nước này thải ra.
Như vậy, chuyên gia Jean-Paul Maréchal khẳng định đúng là Trung Quốc có ý đồ thao túng để Nghị định thư Kyôtô, một văn kiện không ràng buộc các nước mới trỗi dậy – trong đó có Trung Quốc – được gia hạn từ năm 2013 đến năm 2017. Đây là một đòi hỏi mà Canada dường như không sẵn sàng đáp ứng.
Ông Peter Kent, Bộ trưởng Môi trường liên bang Canada, khẳng định nước này rút khỏi cam kết với lý do chính là việc một số nước lớn mới nổi – Trung Quốc, Braxin, Ấn Độ – nằm trong số các nước thải ra nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhất thế giới. Một đại diện của Canada cho biết họ tin rằng cuối cùng chỉ có một thỏa thuận bao gồm tất cả các nước phát thải – kể cả trong số các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển – là cách duy nhất để giảm lượng khí thải nhằm ngăn ngừa khí hậu nóng lên.
Trưởng đoàn Trung Quốc tại Durban, Giải Chấn Hoa, không ngần ngại phê phán lập trường của Canada, nhấn mạnh việc các thỏa thuận hiện có phải được duy trì. Ông này cho rằng nếu không thực hiện cam kết đã được tất cả các nước thống nhất thì làm sao xây dựng được lòng tin chính trị giữa các nước.
Là một trong những nước gây ô nhiễm nặng nhất thế giới, cụ thể là do phụ thuộc vào than (chiếm khoảng 70% nhu cầu năng lượng), Trung Quốc ý thức được những thay đổi về môi trường mà họ phải đối mặt. Nhiều chương trình môi trường đã được hoạch định và nhiều phong trào xã hội liên quan đến môi trường đã xuất hiện ở nước này, cụ thể là về chất lượng không khí. Tuy nhiên, Trung Quốc một mặt sẵn sàng hành động ở trong nước, mặt khác không còn đóng vai người đại diện và người phát ngôn cho các nước mới nổi như người ta thường thấy tại các hội nghị thượng đỉnh kinh tế, cụ thể là tại các hội nghị cấp cao của nhóm G20. Theo chuyên gia Jean-Paul Maréchal, điều đó cũng là bình thường. Trung Quốc không có các vấn đề giống như ở các nước nghèo nhất thế giới. Lợi ích của Trung Quốc và các nước này cũng không giống nhau.
Trong khi Trung Quốc nói về thay đổi khí hậu như là một mối đe dọa nghiêm trọng ở cấp độ quốc gia, các nhà lãnh đạo nước này cũng rất lưu ý để làm sao không làm tổn hại sự phát triển của chính nước họ. Họ muốn có một loạt thứ hai các thỏa thuận trực tiếp nằm trong Nghị định thư Kyôtô, một hiệp ước buộc các nước giàu phải giảm lượng khí thải cácbon. Ông Giải Chấn Hoa, nhà thương lượng của Trung Quốc tại hội nghị Durban, tuyên bố kế hoạch
Giảm khí thải dành cho các nước phát triển phải được làm rõ càng nhanh càng tốt. Ông cũng nói rằng Trung Quốc chỉ đưa ra cam kết phù hợp với trình độ phát triển của mình.
Nghị định thư Kyôtô, được thương lượng xong năm 1997, là hiệp ước quốc tế hợp pháp duy nhất tồn tại về biến đổi khí hậu. Hiệp ước yêu cầu các nước phát triển giảm lượng khí thải, đồng thời yêu cầu trợ giúp tài chính và kỹ thuật cho các nước đang phát triển yếu nhất. Các thỏa thuận này đến cuối năm 2012 sẽ hết thời hạn. Nghị định thư trái lại loại trừ nước thải ra nhiều khí thải nhất thế giới là Mỹ, nước chưa bao giờ phê chuẩn hiệp ước này, cũng như Ấn Độ và Trung Quốc là những nước thải ra khối lượng rất lớn khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Nhưng Trung Quốc đã nhận được sự ủng hộ của Braxin, Ấn Độ và nước chủ nhà Nam Phi trong việc tìm kiếm loạt thỏa thuận thứ hai của Nghị định thư Kyôtô.
Theo bà Jennifer Morgan, Giám đốc chương trình Khí hậu và Năng lượng thuộc Viện tài nguyên thế giới (WRI), hành động của Trung Quốc rõ ràng nhằm gây áp lực đối với Mỹ cho dù Ấn Độ và Braxin chưa đưa ra bất kỳ một nhân nhượng nào.
Trong khi các hội nghị thượng đỉnh trước về khí hậu đều thất bại và cho thấy sự đối lập rõ ràng giữa Trung Quốc – mũi chủ công của các nước mới trỗi dậy – và Mỹ – nước công nghiệp hóa duy nhất không phê chuẩn Nghị định thư Kyôtô – hội nghị Durban cũng không dẫn đến một thỏa thuận lịch sử nào. Theo chuyên gia Jean-Paul Maréchal, một số điều kiện do Trung Quốc đặt ra để tuân thủ nghị định thư nói trên đã phong tỏa mọi cuộc thương lượng.
Ông Jean-Paul Maréchal cảnh báo nếu Mỹ và Trung Quốc không làm gì thì cả hệ thống của thế giới nhằm đấu tranh chống biến đổi khí hậu có nguy cơ gặp khó khăn bởi lẽ sự can dự của hai nước này có tầm quan trọng rất lớn. Tuy nhiên, ông cho rằng trong khi yêu cầu về kinh tế phần nào kìm hãm tiến trình thương lượng liên quan đến biến đổi khí hậu, thương mại rất có thể là lối thoát khỏi ngõ cụt đó…
Nếu tình hình kinh tế thế giới không quá xấu, sắp tới người ta sẽ được chứng kiến nhiều khoản đầu tư vào công nghệ thân thiện với môi trường và tất cả các trang thiết bị có liên quan. Đó quả thực là một cơ hội cho môi trường. Trung Quốc và Mỹ cạnh tranh nhau quyết liệt trong lĩnh vực “thương mại xanh”. Ý thức được tiềm năng cực kỳ lớn của thị trường công nghệ thân thiện với môi trường, cả hai nước đã khởi động một cuộc chiến trong lĩnh vực này. Một cuộc chiến thương mại được coi là một trong những tia hy vọng đôi với sự nghiệp nghiên cứu tác động của khí hậu. Cho dù tia sáng đó còn yếu, song chuyên gia Jean-Paul Maréchal đánh giá như vậy cũng đủ cho thấy có thể có một lối thoát khỏi đường hầm.
Giải pháp nào cho Mỹ?
Với tiềm lực kinh tế hiện nay của Mỹ cũng như của Trung Quốc, trong đó ưu thế dường như nghiêng về phía Bắc Kinh, một cuộc đối đầu trực diện sẽ không có lợi cho Mỹ và cũng chưa chắc Mỹ đã thắng. Ông Paul Craig Roberts, Quốc vụ khanh Tài chính Mỹ dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, cho rằng câu trả lời cho vấn đề trỗi dậy của Trung Quốc có thể là đẩy Trung Quốc vào một cuộc chiến tranh hạt nhân với Ấn Độ. Ông lý giải trên tạp chí “Toàn cầu hóa” như sau:
Vụ dàn dựng cái chết giả của Bin Laden trong một vụ tập kích đường không vi phạm chủ quyền của Pakixtan được tổ hợp quân sự-công nghiệp ở Mỹ cho là nhờ công của Tổng thống Obama để lấy đó làm phương tiện làm tăng uy tín của ông trong các cuộc thăm dò dư luận.
Vụ tập kích thành công đến mức tạo thêm danh tiếng cho Obama. Nhưng mục tiêu thực sự của chiến dịch này là nhằm vào Pakixtan và để cho nước này thấy Mỹ có thể xâm lược nhằm buộc nước này phải trả giá cho cái được gọi là che giấu Bin Laden ngay cạnh Học viện quốc phòng Pakixtan. Theo quan điểm của phái tân bảo thủ cũng như lập trường ngày càng phổ biến trong quân đội Mỹ, quân Taliban chỉ có thể bị đánh bại và quy phục nếu NATO mở rộng phạm vi tiến hành chiến dịch quân sự ở Pakixtan, nơi quân Taliban được cho là có hang ổ được chính phủ nước này bảo vệ, trong khi chính Chính phủ Pakixtan lấy tiền của Mỹ nhưng không làm theo lệnh Mỹ.
Pakixtan cảm nhận được rất rõ ràng mối đe dọa đó và vội vã cầu cứu Trung Quốc. Ngày 17/5, Thủ tướng Pakixtan, Yousaf Raza Gilani, ngay trước khi lên đường sang thăm Trung Quốc, tuyên bố nước này là “người bạn tốt nhất của Pakixtan” và là người bạn mà Pakixtan “tin tường nhất”. Trung Quốc đã xây dựng một hải cảng ở thành phố Gwadar của Pakixtan, gần với lối ra vào eo biến Hormuz. Cảng này có thể trở thành một căn cứ hải quân của Trung Quốc trên biển Arập.
Theo tờ “Pakistan Tribune”, trong một lần phát biểu tại Học viện quốc phòng quốc gia Pakixtan, đại sứ nước này tại Mỹ, Hussein Haqqani, đề nghị giới chức quân sự cho biết họ nghĩ gì về mối đe dọa lớn nhất từ bên ngoài đối với Pakixtan, và mối đe dọa đó có thể đến từ Ấn Độ hay là Mỹ. Đa số các sĩ quan trả lời rằng Mỹ là mối đe dọa lớn nhất đối với Pakixtan.
Trung Quốc, một người không lồ châu Á khác đang vươn lên mạnh mẽ và có mối quan ngại với Ấn Độ, tỏ ý muốn liên minh với Pakixtan. Hơn nữa, Trung Quốc không muốn thấy Mỹ hiện diện ở sát biên giới của mình, chính xác là ở những nơi quân đội Mỹ có khả năng có mặt trong trường hợp xảy ra xung đột công khai với Pakixtan.
Như vậy, Trung Quốc cho thấy họ bất bình trước mối đe dọa của Mỹ đối với Pakixtan và khuyên Mỹ nên tôn trọng chủ quyền của nước này, thậm chí nói thêm rằng mọi cuộc tấn công vào Pakixtan sẽ được coi là tấn công chống Trung Quốc.
Báo chí Mỹ không đáp lại cũng không bình luận gì về tối hậu thư đó của Trung Quốc, nhưng sự việc này được nói đến nhiều trong báo chí Ấn Độ. Nước này quan tâm tới Trung Quốc, nước đang bảo vệ Pakixtan.
Tối hậu thư của Trung Quốc là quan trọng bởi đó là một tối hậu thư có cùng mức độ vói những tối hậu thư đã từng được đưa ra trước các cuộc Chiến tranh thế giới thứ Nhất và thứ Hai. Khi Trung Quốc đứng về phía Pakixtan ở mức độ như vậy, Mỹ lúc này sẽ phải tìm cách thoát ra khỏi cuộc đối đầu đó bằng cách đưa Ấn Độ vào thay thế mình.
Mỹ tỏ ra rất quỵ lụy Ấn Độ, trọng vọng nước này một cách đáng xấu hổ, thậm chí đến mức hy sinh một số lớn việc làm của người Mỹ. Mới đây, Mỹ còn bán nhiều vũ khí cho Ấn Độ, gia tăng hợp tác quân sự Mỹ-Ấn và các cuộc tập trận chung giữa hai nước.
Mỹ nghĩ rằng Ấn Độ, nước từng tỏ ra ngây thơ trong nhiều thế kỷ đối với Anh, cũng sẽ ngây thơ khi đứng trước “thành phố vàng trên đồi” mang lại “tự do và dân chủ cho thế giới” bằng cách đè bẹp, tàn sát và phá hủy. Cũng như Anh và Pháp, các chính khách Ấn Độ sẽ ở trong thế phải làm tất cả những gì Mỹ muốn. Đến lúc Ấn Độ và Trung Quốc nhận ra mình bị thao túng tới mức bị Mỹ đẩy đến chỗ tiêu diệt lẫn nhau, sẽ là quá muộn đối với cả hai và đến lúc đó sẽ không thể rút ra được.
Một khi Trung Quốc và Ấn Độ bị loại bỏ, chỉ còn lại Nga, nhưng nước này đã bị bao vây bởi một vành đai căn cứ tên lửa của Mỹ và bị NATO, hiện bao gồm cả một số nước thành viên của Liên Xô trước đây, cô lập với châu Âu. Một tỷ lệ lớn trong giới trẻ Nga ngưỡng mộ Mỹ vì “tự do” của nước này mặc dù họ biết không nhiều về thứ tự do đó, và chán ghét Nhà nước “độc tài” Nga, mà trong con mắt của họ vốn chỉ là sự tiếp nối của Nhà nước Xôviết trước đây. số “người Nga bị quốc tế hóa” đó sẽ đứng về phía Oasinhtơn, từ đó buộc Nga ít nhiều phải đầu hàng.
Bởi lẽ các nước khác trên thế giới, trừ một vài nước ở Nam Mỹ, hiện đã đứng về phía Mỹ nên nếu Nga đầu hàng sẽ tạo điều kiện cho Mỹ tác động đến vùng Nam Mỹ. Tổng thống Hugo Chavez sẽ bị lật đổ và nếu các nước khác không chịu theo Mỹ, sẽ có thêm nhiều nước chịu chung số phận như Vênêxuêla.
Cách duy nhất để Nga và Trung Quốc ngăn chặn Mỹ là nhận ra mối nguy này và thiết lập một liên minh không thể phá vỡ nổi và liên minh này có thể sẽ trấn an Ấn Độ, đưa được Đức ra khỏi NATO và bảo vệ Iran.
Nói cách khác, đế quốc Mỹ sẽ bao trùm lên toàn thế giới. Đồng đôla Mỹ sẽ trở thành đồng tiền thế giới duy nhất và như vậy nước Mỹ sẽ không bị mất giá nhờ quy đổi vấn đề tiền tệ hóa món nợ của mình./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét