Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012

60% doanh nghiệp nước ngoài ở VN báo cáo thua lỗ trong năm 2011

-60% doanh nghiệp nước ngoài ở VN báo cáo thua lỗ trong năm 2011  - VOA -Trong năm qua, cứ 10 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tại Việt Nam thì có 6 cơ sở báo cáo thua lỗ vì tình trạng lạm phát cao và mức tiêu thụ giảm trên toàn cầu.
Hãng thông tấn DPA của Đức ngày 11/1 trích thuật nguồn tin từ bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ Lao động và Tiền Lương (thuộc Bộ Lao động Thương binh Xã hội), cho biết cuộc khảo sát được thực hiện trên 1700 công ty tại 17 tỉnh thành toàn quốc.Theo thống kê, đa số các doanh nghiệp nói rằng họ bị khó khăn vì tình hình khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam và những bất ổn trên thế giới.
Mức lạm phát của Việt Nam trong năm qua lên tới 18,6%, cao nhất tại Châu Á, trong khi các nước Châu Âu đang chật vật đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công.
Theo ước tính, tổng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI chi vào Việt Nam trong năm 2011 là 11 tỷ đô la, giảm chút đỉnh so với năm trước đó.
FDI là một trong những nguồn thu ngoại tệ chính của Việt Nam, cùng với doanh thu từ các mặt hàng xuất khẩu và kiều hối.
Các doanh nghiệp FDI thuê mướn khoảng 2 triệu nhân công và gián tiếp tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động khác tại Việt Nam.
Nguồn: DPA, PhapluatTPHCM
- Hoàng Tụy: Tái cấu trúc và sửa lỗi hệ thống (Tia sáng). -Tái cấu trúc, đầu tiên hãy cải tổ hành chính (VEF 10-1-12) -- P/v TS Trần Sĩ Chương- - Tập đoàn kinh tế nhà nước những mảng “sáng” và “tối” (Tầm nhìn).- “Thần dược” tái cấu trúc liệu có khắc phục được thua lỗ? (Tầm nhìn).Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: “Vinashin là thất bại, bài học lớn trong công tác quản lý” (SGTT)
SAI LẦM CHÍNH TRỊ HAY KINH TẾ?  —  (BS Hồ Hải).- “Loạn” báo cáo tài chính Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (DVT).- Ổn định kinh tế vĩ mô bằng… “lòng tin” (TQ). - Tái cơ cấu DNNN không phải là bán lấy tối đa (KTSG).--Tư duy kinh tế nào đã và đang giết chết từng ngành và toàn diện nền kinh tế Việt Nam? Phan Châu Thành
Giám sát ngân sách: Dân khó hiểu, đại biểu “đau đầu” (VnEconomy).
Giá vàng đuối sức, giá USD tự do giảm mạnh (VnEconomy).-- NHNN tập trung xử lý vấn đề thanh khoản (KTSG). - Thiếu hụt thanh khoản, vượt trần lãi suất (KTSG).  - Thống đốc: “Đến hết tháng 6, bỏ trần lãi suất là không tưởng” (VnEconomy).  - Có thể “xử lý” tiếp 5 – 8 ngân hàng trong quý 1/2012 (VnEconomy).  - Ngân hàng khan tiền đồng dịp cuối năm (VNE). - Việt Nam “nghiêm túc xem xét” ý tưởng về ngân hàng trung ương (VnEconomy).- Thủ tiền mặt để sẵn sàng đón cơ hội (SGTT).
"Không ai đầu tư nếu họ không biết Việt Nam tồn tại"
 "Từ dữ liệu chúng tôi có được, rõ ràng các nhà đầu tư tiềm năng, khách hàng tiềm năng sẽ không nghĩ đến các công ty Việt Nam, sản phẩm của Việt Nam, nếu họ không hề biết được là nó có tồn tại."- Bất cập bảng giá đất (TN).- BĐS: Không đảo nợ chỉ có phá sản? (VEF).  – “Mở van” tín dụng BĐS: Chỉ là liều thuốc giảm đau! (Tầm nhìn).
Săn lùng bần ổi bán ra nước ngoài (VNE).
Doanh nghiệp Nhật Bản nhắm đến thị trường Việt Nam (TBKTSG).
Trung Quốc, “cọc bám” hay “cá gỗ”? (VnEconomy).-Đông Á vật lộn trước cửa ải khủng hoảng
Thuế Tobin và một châu Âu chia rẽ (SGTT).
--.Bắt một “đại gia” địa ốc lừa đảo Thanh Niên
Hôm 10.1, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an thực hiện lệnh bắt khẩn cấp Trương Ngọc Dũng (SN 1972, thường trú: Q.Tân Bình, TP.HCM) - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Phúc An Thịnh, trụ sở trên đường Trần Khánh ...
Bắt “đại gia” từng lừa tiền tỷ của Hoa hậu Biển
Đài Tiếng Nói Việt Nam
Bắt giám đốc Công ty Phúc An Thịnh
Người Lao Động
Bắt khẩn cấp giám đốc một công ty bất động sản
An ninh thủ đô
Báo Đất Việt
 -Ngôi Sao

.Thấy hiệu quả đầu tư bằng phương pháp “so sánh”(Tamnhin.net)- Mọi sự đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đều tính đến hiệu quả, cũng như mọi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đều nhằm tới lợi nhuận? Nhưng với sự thực nhìn được từ những con số thống kê của tổng cục thống kê công bố trong năm 2011, thì hệ số ICOR của các nguồn vốn đầu tư ở ta năm 2011 có hay không có hiệu quả và vì sao? 



Hệ số tăng vốn - sản lượng(ICOR) thể hiện,xác định mức tăng hay giảm của GDP và là cơ sở tạo tăng trưởng kinh tế. Vốn là vấn đề quan trọng và đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam ?

Với kết quả tính toán hệ số ICOR cho ba khu vực sở hữu từ đó có bức tranh so sánh,đánh giá khu vực sử dụng vốn (NN, TN, Nước ngoài(FDI) khu vực nào hiệu quả nhất.


Với số liệu mà Tổng cục Thống kê công bố mới nhất cho năm 2011, GDP theo giá so sánh 1994 ước 584 nghìn tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư theo giá thực tế 877,9 nghìn tỷ đồng. Nếu loại trừ yếu tố giá, có thể thấy vốn đầu tư theo giá so sánh ước khoảng 338.5 nghìn tỷ đồng.


Nhưng hệ số ICOR được tính theo quy tắc “chuẩn tắc” chỉ được áp dụng cho một giai đoạn, vì đồng vốn thường có độ trễ và phải sau một giai đoạn mới phát huy tác dụng. Vốn tại một thời điểm là giá trị tổng các đầu tư qua các năm tài chính đến thời điểm tính (điểm đầu và điểm cuối của chu kỳ áp dung tính ICOR).


Nếu xét theo con số thống kế và ở các giai đoạn kinh doanh của cả 3 khu vực sử dụng vốn thì khu vực (FDI) hoạt động kém hiệu quả nhất về mặt sử dụng vốn, mặc dù trên thực tế khu vực này nhận được nhiều ưu đãi về mặt chính sách thu hút đầu tư, và cũng là khu vực được kỳ vọng nhiều về thu hút lao động và phát triển công nghệ.


Trong cả giai đoạn 2000-2011, để tạo ra 1 đồng giá trị tăng thêm, khu vực này phải bỏ ra 10,13 đồng vốn. Còn xét trong giai đoạn 2006-2011, phải bỏ ra tới 17,42 đồng vốn mới có được 1 đồng giá trị tăng thêm. Cũng cần lưu ý thêm, trong nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, khu vực FDI là khu vực có sự tăng trưởng chủ yếu dựa vào các yếu tố khác như tận dụng nguồn nhân lực phổ thông, giá rẻ, còn công nghệ chủ yếu là lạc hậu, đã khấu hao hết. Một kết luận đáng buồn cho việc chọn giải pháp “kêu gọi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam), Xét cho cùng các nhà đầu tư đã tận dụng mọi ưu đãi để kiếm lời ?


Về nhì về chỉ số ICOR là khu vực Nhà nước. Trong cả giai đoạn 2000-2011, khu vực này bỏ ra 7,54 đồng để có được 1 đồng giá trị tăng thêm. Trong giai đoạn 2006-2011, hiệu quả đầu tư vẫn tiếp tục giảm đi khi phải đầu tư 7,98 đồng mới tạo ra được 1 đồng giá trị tăng thêm.


Về nhất và có đôi chút ấn tượng về chỉ số (ICOR) ở VN là khu vực ngoài Nhà nước(sử dụng nguồn vốn tư nhân).


Với sự tác động nhiều nhất và mạnh nhất của khủng hoảng kinh tế, chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ, lãi suất ngân hàng tăng, tiếp cận nguồn vốn vay khó khăn... nhưng hiệu quả sử dụng đồng vốn lại hiệu quả nhất. Ngay cả trong giai đoạn 2006-2011, mức đầu tư để tạo ra 1 đồng giá trị tăng thêm của khu vực này cũng chỉ là 4,32 đồng và đóng góp vào GDP lên đến khoảng 50%,dù không được ưu đãi về mặt chính sách như khu vực doanh nghiệp Nhà nước và FDI phải cạnh tranh trong môi trường kinh doanh không bình đẳng, phải ra khơi với đầy sóng to, bão lớn nhưng khu vực này vẫn có thể tự hào về chỉ số ICOR vì một điều rất đơn giản và cũng vô cùng giản dị thôi đó là quyền lợi và nhiệm vụ của chủ sở hữu tài sản trong kinh doanh thật đích thực và rõ ràng.

ICOR của 3 khu vực sở hữu cho ba giai đoạn 2006 đến 2011.
Phương Lan
-Nguồn:- --Nhật là đối tác quan trọng của VN trong tái cơ cấu -Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định rằng với sự tin tưởng chính trị cao độ giữa hai nước, Nhật Bản chắc chắn sẽ là đối tác quan trọng của Việt Nam trong tái cơ cấu nền kinh tế.
3 kịch bản cho triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2012 (DT). - Tập đoàn nhà nước “khôn nhà dại chợ” (VnEconomy). -- Ngân hàng lệch ‘cầu’ tiền đồng (ĐV).  – Đổi tiền lẻ, tiền mới: “Khát” mệnh giá 20.000 đồng (TTXVN).- Bất động sản: Tranh nhau mua hàng xiết nợ (VnMedia). -- Triển vọng thị trường bất động sản: Hai cái nhìn trái chiều (TBKTSG).  - Tiếp thị bất động sản bằng… xe đạpTiền kiều hối phần lớn đổ vào động sản (Nguoi-Viet Online) -Tiền kiều hối đổ về Việt Nam trong năm 2011 khoảng 9 tỉ đô la, trong đó khoảng 52% đổ vào thị trường bất động sản.
TQ muốn chiếm thị phần bao cao su   —  (BBC).- Kodak đệ đơn phá sản: khép lại hơn một thế kỷ (TT). - Euro hồi phục thấp nhất 16 tháng so với đồng USD (TTXVN).- Thuế giao dịch tài chính gây bất đồng giữa Pháp với các đối tác châu Âu   —  (RFI). - Phỏng vấn GS Daron Acemoglu, kinh tế gia của MIT: Tại sao các quốc gia suy vong?(Phamvuluaha). – Interview with Daron Acemoglu (FRB of Minneapolis).- Với nước Mỹ điều gì có thể khiến năm tới sáng sủa hơn? (WSJ/ TVN). – Phố Wall chờ đợi kết quả kinh doanh 2011 của doanh nghiệp (gafin.vn).


Hiệu quả đầu tư của khu vực FDI kém hơn cả Nhà nước SGTT.VN - Hiệu quả đầu tư của nền kinh tế, nhìn từ số liệu Tổng cục thống kê công bố trong năm 2011, cho thấy từ năm 2006 đến nay, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hoạt động kém hiệu quả và ngày càng hoạt động kém hiệu quả hơn.
Hệ số ICOR hay còn gọi là hệ số tăng vốn - sản lượng. Hệ số này phản ánh cần bao nhiêu đồng vốn tăng thêm để tạo ra một đơn vị tăng thêm của GDP. Vốn là nhân tố quan trọng nhất tạo ra tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là một nền kinh tế phát triển dựa nhiều vào vốn như Việt Nam.
Trong bài viết này, chúng tôi tập trung đưa ra kết quả tính toán hệ số ICOR cho ba khu vực sở hữu để đánh giá khu vực nào là khu vực sử dụng vốn hiệu quả nhất .

Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội Việt Nam do Tổng cục Thống kê công bố mới nhất cho năm 2011, GDP theo giá so sánh 1994 ước 584 nghìn tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư theo giá thực tế 877,9 nghìn tỷ đồng. Nếu loại trừ yếu tố giá, có thể thấy vốn đầu tư theo giá so sánh ước khoảng 338.5 nghìn tỷ đồng.
Về mặt chuẩn tắc, hệ số ICOR phải được tính cho một giai đoạn, vì đồng vốn thường có độ trễ và phải sau một giai đoạn mới phát huy tác dụng. Vốn tại một thời điểm nào đó được định nghĩa bằng giá trị tổng các đầu tư qua các năm, tính đến thời điểm đó. Theo quốc tế, để tính toán giá trị vốn tại thời điểm nào đó, người ta cộng tất cả các đầu tư trước đó, rồi trừ đi khấu hao tài sản cố định
Xét cả ba giai đoạn, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là khu vực hoạt động kém hiệu quả nhất về mặt sử dụng vốn, mặc dù trên thực tế khu vực này nhận được nhiều ưu đãi về mặt chính sách thu hút đầu tư, và cũng là khu vực được kỳ vọng nhiều về thu hút lao động và phát triển công nghệ. Trong cả giai đoạn 2000-2011, để tạo ra 1 đồng giá trị tăng thêm, khu vực này phải bỏ ra 10,13 đồng vốn. Còn xét trong giai đoạn 2006-2011, phải bỏ ra tới 17,42 đồng vốn mới có được 1 đồng giá trị tăng thêm. Cũng cần lưu ý thêm, trong nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, khu vực FDI là khu vực có sự tăng trưởng chủ yếu dựa vào các yếu tố khác như tận dụng nguồn nhân lực phổ thông, giá rẻ, còn công nghệ chủ yếu là lạc hậu, đã khấu hao hết.
Đứng thứ hai về mặt sử dụng vốn là khu vực Nhà nước. Trong cả giai đoạn 2000-2011, khu vực này bỏ ra 7,54 đồng để có được 1 đồng giá trị tăng thêm. Trong giai đoạn 2006-2011, hiệu quả đầu tư vẫn tiếp tục giảm đi khi phải đầu tư 7,98 đồng mới tạo ra được 1 đồng giá trị tăng thêm.
Ấn tượng nhất vẫn là khu vực ngoài Nhà nước. Mặc dù trong giai đoạn vừa qua, khu vực này chịu tác động nhiều nhất của khủng hoảng kinh tế, chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ, lãi suất ngân hàng tăng, tiếp cận nguồn vốn vay khó khăn... nhưng hiệu quả sử dụng đồng vốn lại hiệu quả nhất. Ngay cả trong giai đoạn 2006-2011, mức đầu tư để tạo ra 1 đồng giá trị tăng thêm của khu vực này cũng chỉ là 4,32 đồng. Đây phải chăng là một nghịch lý khi với đóng góp vào GDP lên đến khoảng 50%, thực chất có thể thấy khu vực ngoài Nhà nước lại là đầu tàu kéo cả nền kinh tế, dù không được ưu đãi về mặt chính sách như khu vực doanh nghiệp Nhà nước và FDI?
ICOR theo 3 khu vực sở hữu cho 3 giai đoạn từ 2000-2011
NGUYỄN VIỆT PHONG, BÙI TRINH

-Việt Nam đầu tư gần 11 tỷ đô la ra nước ngoài - VOA - 
Tính tới cuối năm 2011, Việt Nam đã chi 10,8 tỷ đô la trong 627 dự án tại 55 nước và lãnh thổ trên thế giới, theo thống kê của Bộ Kế hoạch và đầu tư vừa công bố được Tân Hoa xã trích thuật ngày 6/1.

Trong số này, Lào là quốc gia chiếm nhiều nguồn vốn đầu tư từ Việt Nam nhất, với 3,4 tỷ đô la. Tiếp theo là Campuchea với 2,1 tỷ Mỹ kim, và Venezuela là đích đến thứ ba thu hút 1,8 tỷ đô la từ các nhà đầu tư Việt Nam.


Trong danh sách các nước có các dự án đầu tư quy mô lớn của Việt Nam còn có Nga, Malaysia, Peru, và Mozambique.


Các tập đoàn đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của Việt Nam bao gồm tập đoàn dầu khí PetroVietnam, Viettel, và Tổng Công ty cao su Việt Nam.


Nguồn: The Jakarta Post, Xinhua


Đắk Lắk: Bản án “lạ” “giết” 5 cán bộ thôn?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét