Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2011

Việc Petrolimex chi sai nguyên tắc hơn 516,1 tỷ đồng:- Petrolimex chi sai sao Nhà nước lại bù lỗ?

Việc Petrolimex chi sai nguyên tắc hơn 516,1 tỷ đồng:- Petrolimex chi sai sao Nhà nước lại bù lỗ?

Việc Petrolimex chi sai nguyên tắc hơn 516,1 tỷ đồng: -“Tiền hậu bất nhất” về lỗ, lãi của Petrolimex -
picture
Kết quả hoạt động kinh doanh xăng dầu chung của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) trong các năm từ 2006 - 2010 đều lỗ, trừ năm 2009.
Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng tại văn bản trả lời chất vấn của Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng về hoạt động kinh doanh của Petrolimex.


Dù trước đó, cũng chính Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã khẳng định trước Quốc hội và cử tri cả nước tại phiên trả lời chất vấn được truyền hình trực tiếp chiều 24/11 là ba năm gần đây (2008, 2009, 2010) nếu nói riêng về kinh doanh xăng dầu của Petrolimex “thì là lỗ”.

Ở chất vấn của mình, đại biểu Hùng đặt vấn đề: kinh doanh xăng dầu của Petrolimex thực chất là lỗ hay lãi? Nếu là lãi thì tại sao nhiều năm Nhà nước phải bù lỗ? Nếu là lỗ thì tại sao vừa rồi Petrolimex lại báo cáo là lãi? Một số công ty xăng dầu ở địa phương khi báo cáo thành tích để đề nghị khen thưởng huân chương cũng đều báo cáo là lãi.

Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của Petrolimex được thực hiện thế nào? Cơ chế điều hành giá đã thật sự minh bạch chưa, đại biểu Hùng chất vấn.

Tại văn bản trả lời chất vấn, Bộ trưởng Hoàng khẳng định: kết quả hoạt động kinh doanh xăng dầu chung của Petrolimex qua các năm từ 2006 - 2010 đều lỗ, trừ 2009. 

Tuy nhiên, con số cụ thể hơn về vấn đề này đã không được Bộ trưởng nêu.

Cũng theo Bộ trưởng Hoàng, đối với các hoạt động ngoài kinh doanh xăng dầu, Petrolimex tổ chức kinh doanh đảm bảo bù đắp chi phí và có lãi. Theo quy định, lãi từ các hoạt động này được để lại cho doanh nghiệp, không sử dụng cho việc bù lỗ kinh doanh xăng dầu.

Văn bản trả lời chất vấn còn cho biết, tại bản công bố chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng của Petrolimex, đơn vị này đã công bố kết quả sản xuất kinh doanh 3 năm liền kề trước khi cổ phần hóa phù hợp với số liệu trên bản báo cáo tài chính (kết quả lãi/lỗ thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp), trong đó lãi (lợi nhuận) trước thuế các năm 2008, 2009 và 2010 lần lượt là 1.018, 3.216 và 314 tỷ đồng.

“Tuy nhiên, các số liệu và tình hình trên sẽ được đánh giá về mức độ chính xác sau khi có kết quả thẩm tra của Bộ Tài chính”.

Liên quan đến một số công ty xăng dầu ở địa phương đều báo lãi khi xin khen thưởng, người đứng đầu ngành công thương trả lời rằng, các công ty xăng dầu thành viên hạch toán độc lập, vì vậy kết quả sản xuất kinh doanh được tổng hợp từ cả kinh doanh xăng dầu và các hoạt động khác, và lỗ/lãi của mỗi công ty là khác nhau.

Với 4 trang trả lời chất vấn, Bộ trưởng Hoàng cũng giải thích khá nhiều về vấn đề quản lý nhà nước và cơ chế điều hành giá xăng dầu. Đồng thời khẳng định “Bộ Công Thương đã thực hiện đúng vai trò phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá xăng, dầu theo các quy định tại Nghị định số 84/2009/ NĐ-CP mà còn bám sát chỉ đạo của Chính phủ trong từng thời kỳ…”.

Chờ đợi một thời gian khá dài mới nhận được câu trả lời chất vấn, song đại biểu Hùng cho biết, ông vẫn muốn có báo cáo kết quả kiểm toán.

Có lẽ, đây cũng là nguồn thông tin mà nhiều vị đại biểu và cử tri cũng mong muốn được tiếp cận, khi mà câu trả lời về lỗ, lãi của Petrolimex không chỉ không thống nhất giữa các bộ trưởng, mà còn “tiền hậu bất nhất” từ chính Bộ trưởng Hoàng.

Rồi, trong khi Bộ Tài chính cho rằng khoản lỗ của Petrolimex có nguyên nhân là do đã chi phí thù lao cho tổng đại lý, đại lý có thời điểm cao hơn mức chi phí kinh doanh xăng dầu định mức thì lãnh đạo Bộ Công Thương lại cho rằng, mức thù lao quá cũ này chưa được thay đổi là do lỗi của các bộ.

Có lẽ, thực hư chuyện lỗ, lãi của Petrolimex và rộng hơn là sự minh bạch trong điều hành giá xăng dầu, vẫn chỉ là câu hỏi.


- Petrolimex chi sai sao Nhà nước lại bù lỗ?
Hơn 516,1 tỷ đồng là số tiền chi trả sai quy định tại Thông tư 234/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính nhưng Petrolimex lại đánh lận sang khoản lỗ. Từ chỗ lẽ ra phải xử lý, truy thu lại biến thành khoản tiền Nhà nước trích ngân sách bù lỗ, chi trả cho Petrolimex.
>> Lập lại thị trường xăng dầu: Không làm được thì rút lui!
Chi sai nhưng lại gộp vào khoản lỗ


Căn cứ Công văn số 16098/BTC-VP, ngày 25/11/2011 của Bộ Tài chính gửi các cơ quan thông tấn, báo chí về việc thông tin điều hành giá mặt hàng điện, xăng dầu thì hiện tại, Petrolimex đang lỗ 1.840 tỷ đồng. Tại công văn này, Bộ Tài chính cho biết: Theo báo cáo quyết toán hợp nhất 6 tháng đầu năm 2011 của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (gồm văn phòng Tổng Công ty và 42 công ty thành viên) kinh doanh xăng dầu lỗ 1.840 tỷ đồng.
Sau khi rà soát bước đầu về kết quả kinh doanh của Tổng Công ty, Bộ Tài chính xét thấy: nếu không có những nguyên nhân chủ quan như việc Tổng Công ty chi trả thù lao cho đại lý, tổng đại lý vượt chi phí kinh doanh định mức theo quy định và nguyên nhân khách quan là tỷ giá ngoại tệ tăng thì kinh doanh xăng dầu không lỗ lớn như vậy.
Cụ thể, trong số lỗ 1.840 tỷ đồng thì: Nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu là do sự biến động tăng của tỷ giá ngoại tệ. Nguồn xăng dầu Tổng Công ty cung ứng cho thị trường nội địa từ đầu năm đến 15/9/2011 chủ yếu là nhập khẩu, chiếm 75,81% tổng khối lượng nhập khẩu và mua trong nước. Tổng lượng ngoại tệ nhập xăng dầu của Tổng Công ty phải vay (và có một phần mua) của ngân hàng để thanh toán cho nhà cung cấp xăng dầu nước ngoài từ đầu năm đến 15/9/2011 là 3.979 triệu USD, trong đó 6 tháng đầu năm là 2.974 triệu USD.
Với số ngoại tệ lớn như trên, sự biến động của tỷ giá ngoại tệ đã phát sinh chênh lệch tỷ giá ở nhiều thời điểm khác nhau (thời điểm vay, trả nợ và thanh toán cho nhà cung cấp), đặc biệt là đợt điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước vào ngày 11/2/2011 với biên độ lớn (tăng 9,3%). Tính ra bình quân trong 6 tháng đầu năm 2011, một USD nhập khẩu xăng dầu, lỗ chênh lệch tỷ giá bình quân là 485 VND/USD.
Vì vậy, trong 6 tháng đã làm phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá (sau khi đã bù trừ lãi chênh lệch tỷ giá) của Petrolimex là 1.425 tỷ đồng, chiếm 77,5% tổng số lỗ kinh doanh xăng dầu (trong tổng lỗ kinh doanh xăng dầu là 1.840 tỷ đồng).
Nguyên nhân thứ hai, về thù lao dành cho đại lý, tổng đại lý, Bộ Tài chính xác định: Trong quá trình thực hiện bán hàng 6 tháng đầu năm 2011, mức chi phí kinh doanh xăng dầu thực tế phát sinh của Petrolimex vượt so với chi phí kinh doanh định mức quy định tại tại Thông tư 234/2009/TT-BTC, tổng số tiền là: 516.168.061.612 đồng. “Việc này là do Tổng Công ty đã chi phí thù lao đại lý cho tổng đại lý, đại lý có thời điểm cao, thậm chí có thời điểm cao hơn mức chi phí kinh doanh xăng dầu định mức (600 đồng/lít với xăng, diezen, dầu hỏa; 400 đồng/kg với mazut)”.
Như vậy, trong hai nguyên nhân làm Petrolimex lỗ 1.840 tỷ đồng thì nguyên nhân biến động tỷ giá USD là khách quan, không có gì bàn thêm. Thế nhưng, nguyên nhân thứ hai làm lỗ hơn 516,1 tỷ đồng là vấn đề phải làm rõ. Việc chi trả gây đội giá trên 516,1 tỷ đồng có dấu hiệu hành vi làm trái quy định Nhà nước, gây thất thoát khoản tiền lớn.
Văn bản của Bộ Tài chính khẳng định “Trong quá trình thực hiện bán hàng 6 tháng đầu năm 2011, mức chi phí kinh doanh xăng dầu thực tế phát sinh của Petrolimex vượt so với chi phí kinh doanh định mức quy định tại Thông tư 234/2009/TT-BTC”.
Căn cứ Thông tư 234/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính, quy định như sau:
Chi phí kinh doanh định mứclà chi phí lưu thông xăng dầu (chi phí bán buôn, chi phí bán lẻ) trong nước của các thương nhân đầu mối (đã bao gồm chi phí dành cho tổng đại lý, đại lý) để tính giá cơ sở theo mức tối đa, trong đó:
- Chi phí bán lẻ bình quân giữa các vùng trong cả nước đối với xăng, dầu diezen, dầu hoả tối đa: 600 đồng/lít.
- Chi phí bán buôn bình quân giữa các vùng trong cả nước đối với dầu mazut tối đa: 400 đồng/kg.
Các mức chi phí kinh doanh định mức tối đa trên sẽ được Bộ Tài chính thông báo điều chỉnh phù hợp với thực tế kinh doanh của các thương nhân đầu mối trong từng thời kỳ.
Thông tư quy định, lợi nhuận định mức trước thuế là lợi nhuận kinh doanh xăng dầu trong nước của các thương nhân đầu mối để tính giá cơ sở theo mức tối đa là 300 đồng/lít, kg và sẽ được Bộ Tài chính thông báo điều chỉnh phù hợp với thực tế kinh doanh của các thương nhân đầu mối trong từng thời kỳ. Lợi nhuận thực tế thu được trong kinh doanh phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của các thương nhân.
Cần làm rõ và xử lý
Việc Tổng Công ty đã chi phí thù lao đại lý cho tổng đại lý, đại lý vượt quá định mức nói trên (quá 600 đồng/lít đối với chi phí bán lẻ xăng, dầu, diezen, dầu hỏa; quá 400 đồng/kg đối với bán buôn dầu mazut; quá 300 đồng/lít với lợi nhuận định mức) là hành vi chi trả sai nguyên tắc, sai quy định pháp luật.
Việc chi trả sai nguyên tắc chỉ là một trong nhiều bức xúc về xăng dầu.

Khi Thông tư này đang có hiệu lực thi hành, chưa có sự điều chỉnh thì tất cả việc chi trả lợi nhuận định mức, chi phí bán buôn, bán lẻ đều phải tuân thủ. Mọi hành vi làm trái quy định của Thông tư đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Do đó, không thể nói đơn giản: Petrolimex lỗ hơn 516,1 tỷ đồng do chi trả “cao hơn quy định”.  Việc sử dụng từ ngữ như vậy là không đúng với bản chất, mà chính xác ở đây là chi trả sai nguyên tắc, sai quy định, vi phạm pháp luật, cụ thể là vi phạm quy định tại Thông tư 234/2009/TT-BTC. Doanh nghiệp phải làm đúng quy định Nhà nước, dù chi sai một đồng cũng phải xác định rõ, đằng này việc chi sai trái, gây thất thoát hơn 516,1 tỷ đồng mà vẫn giải thích theo cách trên là không thể được.
Theo đó, con số hơn 516,1 tỷ đồng không thể tính gộp vào khoản lỗ để tính tổng số lỗ 1.840 tỷ đồng. Số lỗ của Petrolimex tính ở khâu chênh lệch tỷ giá. Việc gộp cả hai khoản này vào một để tính tổng lỗ là cách làm “lập lờ đánh lận”, bởi lâu nay các khoản lỗ của xăng dầu đều được Nhà nước trích ngân sách bù đắp.
Đánh lận theo cách trên, từ chỗ hơn 516,1 tỷ đồng là số tiền chi trả sai quy định, theo luật phải xử lý, truy thu lại biến thành khoản tiền Nhà nước phải trích ngân sách chi trả cho Petrolimex? Nếu tiếp tục tái diễn thực trạng này sẽ tạo tiền lệ xấu: hợp pháp hóa hành vi phạm pháp. Khi đó, việc chi trả sai nguyên tắc không chỉ dừng lại ở hàng trăm tỷ đồng nói trên mà còn nghiêm trọng hơn nhiều.
Vì những lẽ trên, đề nghị Bộ Tài chính làm rõ khoản chi sai quy định này tại Petrolimex. Cá nhân, tổ chức nào chỉ đạo chi trả sai quy định, gây thất thoát hơn 516,1 tỷ đồng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, đồng thời số tiền chi trả sai phải truy thu, không thể lấy ngân sách bù lỗ



Bất ngờ gây sốc từ Petrolimex: Lãi 2.660 tỷ đồng sau 9 lần tăng giá năm 2009?!
Con số lãi 2.660 tỷ đồng kinh doanh xăng dầu năm 2009 của Petrolimex vừa được công bố khiến dư luận bất ngờ.
Đó là năm có số lần tăng giá xăng nhiều nhất (9 lần), với mức tăng kỷ lục (48,2%). Thêm nữa, trước mỗi lần tăng giá, doanh nghiệp đều kêu lỗ và Liên bộ Tài chính - Công Thương đã chấp nhận điều đó như một sự thật để bị "qua mặt" quá dễ?!

Liên bộ đã bị "lừa"?

Ngày 25/11, Bộ Tài chính đã cho công bố kết quả kinh doanh xăng dầu của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), theo báo cáo kiểm toán của Deloitte. Theo đó, lãi từ hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2009 của Petrolimex lên đến 2.660 tỷ đồng.
Đây lẽ ra phải là một kết quả đáng mừng, nếu nó không được đặt cạnh những con số thống kê khác. Cho đến hiện tại, 2009 là năm giữ kỷ lục về số lần điều chỉnh giá xăng dầu từ trước đến nay, với 11 lần điều chỉnh, trong đó có tới 9 lần tăng giá và chỉ 2 lần giảm giá.

Hai lần giảm giá được ghi nhận với tổng cộng 850 đồng/lít diễn ra vào ngày 1/10 và 15/12/2009. Thế nhưng, với 9 lần tăng giá, giá xăng RON 92 đã tăng từ 11.000 đồng/lít, thời điểm trước khi tăng giá lần đầu năm 2009 lên đến 16.300 đồng/lít (thời điểm 20/11/2009), mức tăng tổng cộng là 5.300 đồng/lít, tương đương 48,2%.
11 lần điều chỉnh giá xăng dầu năm 2009
Đáng chú ý hơn, trong 11 lần điều chỉnh giá xăng dầu năm 2009, cụm từ được cơ quan quản lý giá, cụ thể là Tổ giám sát Liên bộ Tài chính - Công Thương nhắc đến nhiều lần là "giải quyết hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp".
 Thế nhưng trên thực tế thì sao? Năm 2009 là thời điểm người dân vừa trải qua năm 2008 vô cùng khó khăn, kinh tế thế giới suy thoái, còn trong nước giá cả tăng phi mã. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân cả năm 2008 tăng so với năm 2007 là 22,97%.

Vậy mà, Liên bộ đã "hài hòa lợi ích" để Petrolimex lãi tới 2.660 tỷ đồng từ kinh doanh xăng dầu năm 2009 trong lúc đời sống người dân quá khó khăn thì kể cũng lạ!

Chưa hết, ngay sau đợt giá xăng giảm 350 đồng/lít ngày 15/12/2009, đến đầu tháng 1/2010, các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu lại tiếp tục... kêu lỗ. Hệ quả là ngày 14/1/2010, Liên Bộ Tài chính - Công Thương lại phê duyệt quyết định tăng giá xăng dầu từ 18 giờ ngày 14/1/2010, giá xăng RON 92 tăng thêm 450 đồng/lít, lên mức 16.400 đồng/lít.

Việc "hài hòa lợi ích" đã rõ, việc sau năm tài chính 2009 (lãi to), các doanh nghiệp kêu lỗ để xin tăng giá xăng dầu mà Liên bộ vẫn tin theo thì còn lạ hơn nữa?!

Lãi hàng nghìn tỷ khi nào?

Trong tất cả các thông báo tăng giá xăng, dầu phát đi từ Liên Bộ Tài chính - Công Thương, lần nào cũng đều dựa trên cơ sở "phương án đăng ký tăng giá bán lẻ xăng, dầu của các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu đầu mối". Đi kèm với phương án giá là những lời than thở thua lỗ của các doanh nghiệp.
 Mỗi lần tăng giá xăng dầu là một lần than lỗ, nhưng trong vòng một năm 2009 với 9 lần giá bán lẻ xăng dầu trong nước tăng giá, tức là khoảng hơn 1 tháng tăng một lần thì sẽ khó tìm được đâu thực sự là khoảng thời gian lãi của doanh nghiệp? Vậy thì, Petrolimex chẳng hạn, lỗ lúc nào để cuối cùng năm 2009 lãi đến 2.660 tỷ đồng? Không lẽ, tổ giám sát, điều hành không biết?

Trong các đợt tăng giá năm 2009, đáng chú ý nhất là đợt tăng giá ngày 1/7. Sau khi Liên bộ Tài chính - Công Thương sử dụng các công cụ tài chính như: tạm dừng trích Quỹ Bình ổn giá xăng dầu; giảm thuế nhập khẩu... ngày 1/7/2009, Liên bộ cho phép doanh nghiệp tăng giá xăng, dầu từ 500 đồng/kg đến 700 đồng/lít đối với tất cả các chủng loại xăng, dầu.
 Nhưng ngay sau đó, từ ngày 2/7/2009 đến giữa tháng 7/2009 giá xăng, dầu thị trường thế giới lại đột ngột giảm về mức giá thấp hơn so với bình quân tháng trước đó. Khi đó, dư luận đã lên tiếng đòi hỏi giảm giá xăng dầu nhưng thay vì quyết định giảm giá, ngày 14/7/2009, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) lại ban hành Công văn số 156 do Cục trưởng Nguyễn Tiến Thoả ký ghi rõ:

"Theo báo cáo của doanh nghiệp, sau khi điều chỉnh tăng giá và sử dụng các công cụ tài chính như vậy (quyết định tăng giá ngày 1/7//2009 - PV), thì giá diezel, madut vẫn lỗ khá lớn, giá xăng, dầu hoả lỗ ít hơn".

Dư luận đặt câu hỏi, không hiểu việc "lỗ" của doanh nghiệp đã được căn cứ từ đâu để sau đó đã không có đợt giảm giá xăng dầu nào, chưa kể đến ngày 8/8/2009 giá xăng RON 92 lại tiếp tục được cho tăng thêm 500 đồng/lít?
 Không hiểu, cơ quan quản lý giá, cơ quan giám sát của Liên bộ đã căn cứ vào đâu để cho rằng doanh nghiệp đang lỗ khi mà kết quả kiểm toán mới đây với Petrolimex, đầu mối có thị phần áp đảo lại cho thấy họ lãi tới tận hàng nghìn tỷ đồng?

Không hiểu Liên bộ đã đứng ở đâu trong việc "hài hòa lợi ích" khi doanh nghiệp lãi vẫn báo lỗ, vẫn được phép tăng giá giữa lúc đời sống người dân chồng chất khó khăn, Chính phủ thì đang tìm mọi cách để thực hiện các biện pháp an sinh xã hội?
Trích quỹ bình ổn, không tăng giá bán các loại xăng, dầu

Ngày 28/11/2011, Bộ Tài chính đã ra thông báo về việc điều hành giá xăng, dầu. Theo đó, Bộ yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu đầu mối: Giữ ổn định giá bán các loại xăng, các loại dầu điezen, dầu hỏa, dầu madut như hiện hành; Sử dụng Quỹ bình ổn giá (BOG) để bù đắp mức chênh lệch giữa giá bán hiện hành thấp hơn giá cơ sở với các mặt hàng dầu cụ thể: diezel: 1.000 đồng/lít, dầu hỏa: 900 đồng/lít, madut: 950 đồng/kg; Tăng mức trích Quỹ BOG với mặt hàng xăng thêm 250 đồng/lít lên 550 đồng/lít; Giữ mức trích Quỹ BOG với các mặt hàng dầu (diezen, dầu hỏa, madut) là 300 đồng/lít.

Theo Đắc Kiên
 Giadinh.net

Khoản lỗ 1.800 tỷ và 'vở kịch' tại Petrolimex
(VEF.VN) - Nếu như trong cùng một Petrolimex, người dân đã không thể hiểu được DN này thực chất lỗ hay lãi, thì trong cùng Bộ Công Thương, hình như lại tồn tại mâu thuẫn lớn khi vào tháng 9/2011, ông Tú thứ trưởng khẳng định Petrolimex lỗ; còn vào tháng 11/2011, ông Hoàng bộ trưởng lại khẳng định Petrolimex lãi.
Không bất ngờ

Đã không có bất ngờ nào từ kết quả kiểm toán đối với Petrolimex của Deloitte mà Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ công bố trước Quốc hội vào ngày 25/11/2011.
Kết quả kiểm toán của Deloitte phản ánh trên báo cáo tài chính của Petrolimex qua các năm 2008, 2009, 2010 đều có lãi. Năm 2008, kinh doanh xăng dầu lãi 642 tỷ đồng, các hoạt động khác lãi 376 tỷ đồng, tổng hợp chung lãi 1.018 tỷ đồng. Sang năm 2009, kinh doanh xăng dầu lãi 2.660 tỷ đồng, các hoạt động khác lãi 557 tỷ đồng, tổng hợp chung lãi 3.217 tỷ đồng. Đến năm 2010, kinh doanh xăng dầu lỗ 172 tỷ đồng; các hoạt động khác lãi 486 tỷ đồng; tổng hợp chung lãi 81 tỷ đồng.
Riêng 6 tháng đầu năm 2011, Petrolimex (gồm văn phòng tổng công ty và 42 công ty công ty thành viên) kinh doanh xăng dầu lỗ 1.840 tỷ đồng.
Sau khi rà soát bước đầu về kết quả kinh doanh của Petrolimex, Bộ Tài chính "xét thấy nếu không có những nguyên nhân chủ quan như việc Petrolimex chi trả thù lao cho đại lý, tổng đại lý vượt chi phí kinh doanh định mức theo quy định và nguyên nhân khách quan là tỷ giá ngoại tệ tăng thì kinh doanh xăng dầu không lỗ lớn".
Kịch tính!
Nhưng điều bất ngờ là cũng trong cuộc họp Quốc hội trên, ngay sau phần trả lời của bộ trưởng Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng lại đưa ra một thông tin khá khác biệt. Theo ông Hoàng, khi tiến hành cổ phần hóa, theo quy định Petrolimex phải công khai tất cả kết quả sản xuất kinh doanh. Theo đó, trong ba năm từ 2008-2010, tính về tổng thể, doanh nghiệp này có lãi, nhưng riêng kinh doanh xăng dầu bị lỗ. Tuy nhiên do doanh nghiệp này không giải thích cặn kẽ, chi tiết nên đã khiến dư luận hiểu nhầm rằng kinh doanh xăng dầu có lãi.
Vvì sao lại có sự tréo ngoe về số liệu trong cùng một Petrolimex?
Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng đã "thuyết minh" rất chính xác về  việc Petrolimex "có lãi" khi tiến hành cổ phần hóa. Sự chính xác này dựa trên bản cáo bạch của Petrolimex (bản phục vụ cho quá trình cổ phần hóa): năm 2008 doanh nghiệp này lãi hơn 913 tỷ đồng, năm 2009 lãi 2.880 tỷ đồng, năm 2010 lãi 81 tỷ đồng, và năm 2011 dự kiến lãi cả năm khoảng 598 tỷ đồng.
Tuy nhiên, bản cáo bạch và do đó cả "thuyết minh" của ông Hoàng lại chỉ có giá trị đến tháng... 7/2011, tức thời điểm đưa ra bản cáo bạch.
Còn vào gần cuối tháng 9/2011, trong một cuộc hội thảo về cơ chế kinh doanh xăng dầu, do Bộ Tài chính tổ chức tại Hà Nội, lãnh đạo của Petrolimex lại đưa ra những thông tin hoàn toàn trái ngược bản cáo bạch cổ phần hóa: từ năm 2006 đến nay, doanh nghiệp này đã lỗ mỗi năm hàng trăm tỷ đồng trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, trong đó đỉnh điểm là năm 2008 lỗ đến 10.700 tỷ đồng. Riêng năm 2011, tính đến cuối tháng 8, doanh nghiệp này đã lỗ tới 1.800 tỷ đồng, ước tính 9 tháng lỗ khoảng 2.000 tỷ đồng.
Cần lưu ý rằng thời điểm cuộc hội thảo trên diễn ra vào lúc Bộ Tài chính chưa có quyết định thành lập các tổ kiểm tra tài chính tại Petrolimex. Có thể đó là lý do mà lãnh đạo Petrolimex đã chưa thể hình dung ra việc sẽ có một sự khác biệt quá lớn từ kết quả cuộc kiểm toán của Deloitte, cho thấy giữa "đỉnh điểm là năm 2008 lỗ đến 10.700 tỷ đồng" theo công bố của Petrolimex với "năm 2008, kinh doanh xăng dầu lãi 642 tỷ đồng, các hoạt động khác lãi 376 tỷ đồng, tổng hợp chung lãi 1.018 tỷ đồng" theo kiểm toán của Deloitte là khác nhau một trời một vực.
Nhưng vì sao lại có sự tréo ngoe về số liệu trong cùng một Petrolimex như thế?
Phục dựng "vở kịch" Petrolimex
Theo tường thuật của báo Tuổi Trẻ, cũng trong cuộc hội thảo trên, khi thấy ông Bùi Ngọc Bảo - Chủ tịch HĐQT Petrolimex - nhắc nhiều đến chuyện lỗ lã, ông Vương Đình Huệ đã phải ngắt lời, yêu cầu nêu rõ năm 2011 lỗ bao nhiêu, từng mặt hàng lỗ lãi như thế nào. Là người am hiểu về ngành tài chính, ông Huệ cũng đặt câu hỏi trực tiếp về lý do lỗ: Petrolimex đã thực hiện chiết khấu cho đại lý đúng quy định chưa?
Ông Bảo chưa kịp trả lời thì ông Nguyễn Cẩm Tú - Thứ trưởng Bộ Công thương, có mặt với tư cách khách mời, đã chen ngang cho rằng: "Các định mức cho chi phí kinh doanh xăng dầu đã quá cũ". Giữa tiếng ồn ào của những lời phát biểu chen ngang, ông Huệ truy vấn: "Thực chất từng mặt hàng xăng dầu lãi lỗ thế nào?". Ông Bảo khẳng định: "Chúng tôi không tách ra từng mặt hàng giá lỗ lại bao nhiêu mà tính tổng thể".
"Tại sao lại không thể hạch toán riêng? Vậy các anh tính toán thế nào để nói lỗ" - ông Huệ truy vấn tiếp và phê phán việc Petrolimex không thể nói lời lỗ từng mặt hàng là không thể chấp nhận được. "Không thể hạch toán từng mặt hàng thì tôi không biết quản trị các anh thế nào...? Chúng tôi sẽ yêu cầu báo cáo từng mặt hàng một chứ không có chuyện không biết lời lỗ từng mặt hàng" - ông Huệ bức xúc và khẳng định.
Trong buổi hội thảo trên, cần ghi nhận một nhân tố đặc biệt là Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú đã tỏ ra rất nhiệt tình bảo vệ cho quan điểm "lỗ" của Petrolimex: "Phải giải quyết cái gốc là doanh nghiệp đang lỗ rất lớn. Nếu không giải quyết được vấn đề này thì đừng hòng giải quyết được các vấn đề khác. Tôi đề nghị phải dùng đầu nhiều hơn dùng tay chân, nghĩa là bớt đi biện pháp hành chính, từng bước tăng giá, như thế bớt phải hội thảo".
Nếu như trong cùng một Petrolimex, người dân đã không thể hiểu được doanh nghiệp này thực chất lỗ hay lãi, thì trong cùng Bộ Công Thương, hình như lại tồn tại mâu thuẫn lớn khi vào tháng 9/2011, ông Tú thứ trưởng khẳng định Petrolimex lỗ; còn vào tháng 11/2011, ông Hoàng bộ trưởng lại khẳng định Petrolimex có lãi về tổng thể theo... bản cáo bạch cổ phần hóa. Phải chăng đó là tư tưởng "dùng đầu nhiều hơn dùng tay chân"?
Vậy thực chất vấn đề của Petrolimex và Petrolimex - Bộ Công Thương là như thế nào?
Kết thúc cuội hội thảo về cơ chế kinh doanh xăng dầu đề cập ở trên, ông Huệ đanh thép: "Nếu cần công bố gian lận, tôi sẽ công bố các gian lận".
TIN LIÊN QUAN

 -Ra Quốc hội báo lãi nay cải chính lỗ  (phapluattp) -- Trưa 28-11, Bộ Tài chính ra thông báo cho phép Petrolimex và các DN đầu mối tăng mức trích quỹ bình ổn đối với xăng lên gấp đôi chứ nhất quyết không chịu giảm giá bán lẻ.

Trước đó, chính Bộ Tài chính ra thông báo “cải chính” ý kiến Bộ trưởng Vương Đình Huệ trước Quốc hội từ việc “lãi ba năm liên tiếp” của Petrolimex sang lỗ với con số cụ thể là 1.840 tỉ đồng, dù có xác nhận rằng DN này đã chi thù lao cho đại lý quá mức cho phép tại Thông tư 234/2009 của Bộ Tài chính với số vượt trên 516 tỉ đồng!

Các động thái này khiến dư luận vô cùng ngạc nhiên bởi các số liệu tuyệt đối và cam kết ở tầm Chính phủ không thể có sự thay đổi nhanh chóng như vậy, nhất là nó được chính các bộ phận tham mưu của Bộ chuẩn bị cho bộ trưởng để báo cáo tại cơ quan quyền lực nhất là Quốc hội! Đặc biệt nữa là không chỉ căn cứ số liệu từ bộ phận tham mưu, với tư cách từng là tổng Kiểm toán Nhà nước vừa rời ghế ba tháng, Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã đưa ra kết quả đầy thuyết phục từ báo cáo của Kiểm toán Nhà nước.


Do đó việc lỗ hay lãi của Petrolimex dù là chuyện đáng quan tâm song năng lực các cơ quan nhà nước về quản lý chi phí, hạch toán giá thành và xác nhận tính hợp lệ của báo cáo tài chính DN thông qua việc này mới là vấn đề quan trọng.

Bởi rõ ràng Kiểm toán Nhà nước là cơ quan độc lập thuộc Quốc hội, nắm trong tay nghiệp vụ và đội ngũ cán bộ tinh thông kế toán, kiểm toán, không hề chịu bất cứ sức ép nào từ phía Chính phủ hay DN, lại chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác nhận của mình thì kết luận đưa ra phải thực sự chính xác, khách quan và phù hợp với các chuẩn mực kế toán.

Còn Bộ Tài chính với tư cách là cơ quan soạn thảo, ban hành chế độ, chính sách về kế toán, có các cục Tài chính DN, Quản lý giá, Vụ Kế toán, Kiểm toán cùng với các tổng cục hùng mạnh nắm giữ “bí mật” của DN (như thuế, hải quan và thanh tra) nhất quyết không thể nhầm lẫn về một số liệu khá công khai là giá thành, lợi nhuận kinh doanh xăng dầu.

Vậy nhưng chính số liệu này lại không chuẩn dẫn tới phải “cải chính”, đồng thời người mua lẻ xăng lại không hề được nếm “trái ngọt” giảm giá khi giá xăng thế giới xuống thấp.

Vì thế dù Quốc hội đã chất vấn mà người dân chẳng hiểu điều gì đang diễn ra???
BẰNG LĨNH-Nguồn: -Ra Quốc hội báo lãi nay cải chính lỗ  (phapluattp) -


-PetroVietnam đứng đầu nhóm 10 doanh nghiệp "khủng" nhất Việt Nam (Dân trí) - Top 50 doanh nghiệp (DN) trong Bảng xếp hạng (BXH) 500 DN lớn nhất Việt Nam năm 2011 đủ tiêu chí về doanh thu để có thể đứng trong BXH Forbes 2000 về Top 2000 DN lớn nhất toàn cầu.
– Chưa được phép tăng giá xăng dầu (NLĐ). - Vì sao chưa giảm giá xăng? (TN). 
Bô Tài chính làm rõ giá điện 2012 và chuyện lỗ ở Petrolimex Bảo Anh (vneconomy) 


Giá điện sẽ tăng cao nhất 15,38%, không phải 4,6%
(Dân trí) - Bộ Tài chính vừa phân trần lại việc điều hành giá điện trước một thông tin bị hiểu nhầm khi Bộ trưởng trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội. Theo đó khẳng định, mức tăng giá bán điện sắp tới sẽ không cao hơn mức tăng 15,28%, không phải 4,6%.
Giá điện sẽ tăng cao nhất tới 15,38%
Tại công văn 16098, Bộ Tài chính cho biết việc tính toán giá thành và giá điện năm 2012 được căn cứ trên cơ sở một số thông số đầu vào cơ bản như: giá than mới, Giá dầu FO (Ma dút) và DO (Đi-ê-den), Giá khí, ...
Đồng thời, giá điện cũng sẽ được tính toán để cân bằng tài chính một phần cho EVN, giảm dần khoản chi phí còn "treo lại" chưa tính hết vào giá bán điện từ năm 2010 thì cần phải phân bổ một phần các chi phí vào giá thành điện năm 2012 như: Phân bổ số lỗ sản xuất kinh doanh điện năm 2010 do phát điện giá cao; Phân bổ chênh lệch tỷ giá tính đến 31/12/2010; Phân bổ chi phí tiếp nhận lưới điện nông thôn từ 2010 trở về trước,...
Với các nguyên tắc tính toán như trên, thì tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện 2012 dự kiến sẽ tăng ở mức trên 10%. Về mức tăng giá bán điện cụ thể và thời điểm thực hiện sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định, nhưng không cao hơn mức tăng 15,28% của lần điều chỉnh giá trước.
Trước đó, một số kênh truyền thông đưa tin về nội dung Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đăng đàn trả lời chất vấn của Quốc hội rằng, giá thành điện hay giá bán điện năm 2012 sẽ tăng 4,6%. Bộ Tài chính khẳng định đó là thông tin không chính xác.
LH

-Đồng lương 700.000 và 7,3 triệu đồng  – (Cu Làng Cát). - Ông “điện nặng” ơi!  —  (Nguyễn Vĩnh). - Thủ tướng yêu cầu “giải quyết dứt điểm” vụ Vinashin, Sabeco, tiền polymer(VnEconomy).  – Vụ cung cấp chất nền in tiền polymer: Thủ tướng giao Bộ Công an vào cuộc làm rõ (ĐĐK).  – Sai phạm tại Vinashin: “Làm rõ đến đâu xử lý đến đó” (TT). Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý sau thanh tra tại Vigecam
(Dân trí) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành công văn số 8395/VPCP-KNTN truyền đạt ý kiến của Thủ tướng đồng ý với kết quả xử lý sau thanh tra của Bộ NN&PTNT tại Vigecam.  >>  Thanh tra Chính phủ đôn đốc xử lý sau thanh tra tại Vigecam
Vietnam Airlines thâu tóm thị trường, NTD hoàn toàn bất lợi? (GD 28-11-11) Quy trình tuyển phi công Vietnam Airlines bị nghi ngờ (VNE). - Phi công không thạo hạ cánh gian dối giờ bay (NLĐ).


-
Tóm lại thì Petrolimex lỗ hay lãi? (VnEconomy).  – Kinh doanh xăng dầu: “Đồng tiền hai mặt” (ĐĐK).
Các dự đoán về lạm phát ở Việt Nam - (BBC)- Các nghiên cứu mới nhất của các ngân hàng quốc tế dự đoán rằng lạm phát tại Việt Nam sẽ giảm đi trong năm 2012.



Trung Quốc tính mượn khủng hoảng để gom tài sản châu Âu (VnEconomy).-

MỘT TIẾNG CHUÔNG CẢNH TỈNH KHÁC CHO CHÂU Á (BS Hồ Hải/Project Syndicate).
YAO/YU: The China Bears’ Feeble Growl Project Syndicate - YAO/YU: The China Bears’ Feeble Growl In recent months, bearish sentiment about the Chinese economy has surged. But, despite serious problems with local debt, housing prices, and underground credit networks, China's economy remains strong.
FELDSTEIN: Europe is Not the United States Project Syndicate -FELDSTEIN: Europe is Not the United States A key argument made by European officials and other defenders of the euro has been that, because a single currency works well in the US, it should work well in Europe as well. But, while both are large, continental, and diverse economies, the similarities end there.
WP: The Forgotten Twentieth-Century Project Syndicate -WP: The Forgotten Twentieth-Century Ordinary Europeans long trusted elites with the business of democracy – and even seemed to prefer unelected elites. If they now want to modify the social contract, change ought to be based on a clear, historically grounded sense of which innovations European democracy might really need – and of whom Europeans really trust to hold power.
 OECD Economic Outlook, Volume 2011 Issue 2
 JAKARTA (AFP) - Growth in Southeast Asia's six major economies is expected to slow through 2016, the OECD said on Tuesday, urging them to find new growth drivers as the key United States and European export markets are stuck in crisis.
Insight: Euro zone contingency planning accelerates with crisis LONDON/BOSTON (Reuters) - When Novo Nordisk's chief financial officer met marketing colleagues last Friday the conversation moved far beyond the usual discussion of sales and performance. Jesper Brandgaard asked a simple, far-reaching question: how would the firm set prices for two pivotal new insulin products if the euro collapsed?-----

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét