Chính trị thực dụng và mùa Xuân Miến Điện
Bertil Lintner, Foreign Policy, 30-11-2011
Trần Ngọc Cư dịch
Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton đang có mặt
tại Miến Điện, trong một chuyến viếng thăm được ca ngợi là một bước đột
phá làm mọi người sửng sốt trong quan hệ song phương Mỹ-Miến và là một
dấu hiệu cho thấy quốc gia Đông Nam Á bị thế giới ruồng bỏ này có thể
cuối cùng lại tái gia nhập cộng đồng quốc tế sau hai thập niên bị cô
lập. Các nhà phân tích thời cuộc cho rằng đó là một thắng lợi cho các
lực lượng chính nghĩa và dân chủ đã chịu đựng gian khổ lâu dài và là một
bước thụt lùi của hội đồng quân nhân tàn bạo và tham quyền cố vị. Nhưng
sự thật còn phức tạp hơn thế rất nhiều.
Theo
lý giải thông thường của giới truyền thông phương Tây, mặc dù cuộc bầu
cử tháng 11 năm 2010 tại Miến Điện có thể là gian lận và phạm nhiều
khiếm khuyết, nhưng nó cũng dẫn đến nhiều thay đổi chính sách chưa từng
thấy và nhiều sáng kiến mới mẻ. Tân tổng thống, ông Thein Sein, thậm chí
còn được gọi là “Gorbachev của Miến Điện” vì đã có nhiều động thái can
đảm tỏ ra cởi mở và biết tôn trọng (chí ít một số) giá trị dân chủ. Ông
đã trực tiếp đối thoại với thần tượng của phong trào dân chủ, bà Aung
San Suu Kyi, trong khi nhiều tù chính trị đã được phóng thích, và chế độ
kiểm duyệt các phương tiện truyền thông đã được nới lỏng. Do đó, bà
Clinton nói rằng đã đến lúc bà phải đến thăm nước này để “cổ vũ đổi mới
hơn nữa”.
Nhưng chuyến thăm viếng của bà Bộ
trưởng có liên quan tới quan hệ ngoại giao của Miến Điện với Trung Quốc
và Bắc Hàn cũng như những tiến bộ sơ khởi về dân chủ và nhân quyền tại
quốc gia này.
Nếu người ta có thể tin được
những quan sát viên phương Tây, thì những biến chuyển chính trị gần đây
tại Miến Điện đã phản ánh một cuộc tranh giành quyền lực “giữa những
nhân vật ôn hòa có đầu óc cải cách” và “những nhân vật cứng rắn” trong
chính phủ và trong quân đội còn kiểm soát chính phủ này.
Nhưng thực tế chính trị tại đây còn phức tạp hơn thế nhiều.
Vào
tháng 8 và tháng 9 năm 1988, Miến Điện đã chứng kiến những cuộc biểu
tình ủng hộ dân chủ rầm rộ nhất trong lịch sử gần đây của châu Á. Các
cuộc đình công và biểu tình được tổ chức gần như trong mọi thành phố,
mọi thị trấn, và mọi làng xã quan trọng khắp cả nước, để chống lại chế
độ độc tài quân phiệt đang bóp nghẹt tự do – một chế độ cho đến nay vẫn
còn kìm kẹp Miến Điện dưới bàn tay sắt từ khi quân đội giành lấy chính
quyền vào năm 1962 và hủy bỏ hiến pháp dân chủ của nước này. Bà Suu Kyi,
con gái của vị anh hùng Aung San từng chiến đấu đòi độc lập dân tộc,
tình cờ có mặt trong nước vào thời điểm đó (lúc bấy giờ bà còn sinh sống
ở Anh Quốc). Thế là, bà trở thành nhà lãnh đạo chính của phong trào dân
chủ Miến Điện.
Nhưng chính phủ không sụp đổ.
Nó chỉ rút vào hậu trường, và vào ngày 18 tháng 9 năm 1988, quân đội đã
can thiệp, không phải để giành lấy chính quyền – vốn đã nằm trong tay
của họ – mà để chống đỡ một chế độ đang bị phong trào chống đối của dân
chúng áp đảo. Hậu quả là một cuộc tàn sát đẫm máu đã diễn ra. Hàng nghìn
người biểu tình đã ngã gục trước hỏa lực súng máy bắn thẳng vào đám
đông, nhiều người chống đối bị đem ra bắn bỏ trong lúc tạm giam, và các
nhà tù Miến Điện đầy ắp dân chúng đủ mọi lứa tuổi, thuộc mọi thành phần
xã hội.
Hẳn nhiên, các nước phương Tây, đứng
đầu là Hoa Kỳ, đã lên án cuộc tàn sát thô bạo này. Sau đó, các biện pháp
trừng phạt đã được áp đặt lên chế độ cầm quyền Miến Điện, nhưng chúng
chỉ được thực thi nửa vời và ít khi có tác dụng trên lãnh vực ngoại
thương. Dù vậy, các biện pháp trừng phạt đã biến Miến Điện thành một
quốc gia bị quốc tế ruồng bỏ và bị cấm cản trong việc tiếp nhận đầy đủ
các quĩ tài trợ của LHQ và các định chế tiền tệ quốc tế.
Trung
Quốc (TQ), từ lâu vốn đã thèm thuồng các cánh rừng, các mỏ khoáng chất
và khí đốt thiên nhiên, và tiềm năng thủy điện của Miến Điện, đã lợi
dụng tối đa tình hình này. Thật vậy, TQ đã bày tỏ tham vọng của mình
trong số báo tháng Chín năm 1985 của tờ Beijing Review, một tạp
chí tin tức lề phải và là cái loa của chính phủ. Một bài báo mang tựa đề
“Mở cửa về hướng Tây-Nam: Ý kiến một chuyên gia”, mà tác giả là Pan Qi,
một cựu Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải TQ, đã phác thảo những khả
năng về việc tìm ra một cửa khẩu thương mại cho các tỉnh Vân Nam và Tứ
Xuyên nằm sâu trong nội địa TQ xuyên qua Miến Điện để vào Ấn Độ Dương.
Bài báo cũng đã nhắc đến Myitkynia và Lashio, là những địa điểm mà đường
sắt Miến Điện đã đạt đến ở miền Bắc và Đông Bắc, và sông Irrawaddy như
có khả năng chuyển hàng xuất khẩu TQ ra cửa biển. Đó là lần đầu tiên
lãnh đạo TQ phác thảo ý đồ của họ đối với Miến Điện, và đưa ra lý do vì
sao nước này là rất quan trọng đối với họ về mặt kinh tế. Cho tới thời
điểm đó, TQ đã hậu thuẫn Đảng Cộng sản Miến Điện và các nhóm phiến loạn
khác, nhưng sau khi Mao Trạch Đông qua đời năm 1976 và Đặng Tiểu Bình
nắm được quyền lực, chính sách đối ngoại của Bắc Kinh được chuyển đổi từ
việc hậu thuẫn các phong trào cách mạng trong khu vực sang nỗ lực thúc
đẩy thương mại. Đây là lần đầu tiên chính sách mới này đối với Miến Điện
được nhà cầm quyền TQ công bố, mặc dù với một hình thức khá kín đáo.
Hiệp
định thương mại biên giới đầu tiên giữa Miến Điện và TQ được ký kết vào
đầu tháng 8 năm 1988, chỉ vài ngày trước khi cuộc nổi dậy của dân chúng
thật sự bộc phát. Sau khi phong trào chống đối bị dập tắt và Miến Điện
chịu những biện pháp trừng phạt, TQ liền nhảy vào và nhanh chóng trở
thành đối tác thương mại quan trọng nhất của Miến Điện. TQ giúp Miến
Điện nâng cấp cơ sở hạ tầng đã lỗi thời – và ào ạt cung cấp nhiều phương
tiện quân sự. Trong thập niên tiếp theo sau vụ đàn áp nói trên, TQ đã
bán cho Miến Điện một số lượng trang bị quân sự trị giá trên 1,4 tỉ USD.
TQ còn giúp Miến Điện nâng cấp các căn cứ hải quân trong Ấn Độ Dương.
Để đền đáp lại, chế độ quân nhân Miến Điện đã cho phép Bắc Kinh tiếp cận
tin tức tình báo từ các đường vận chuyển dầu lửa mà Hải quân Miến thu
thập được nhờ các trang bị do TQ cung cấp. Cán cân lực lượng chiến lược
trong khu vực đã nghiêng về phía TQ.
Nhưng các
hoạt động thật sự liên quan đến dầu lửa lại diễn ra về sau và được tiến
hành mạnh mẽ. Một kế hoạch xây ống dẫn dầu và khí đốt được Ủy ban Phát
triển và Cải tổ Quốc gia của TQ thông qua vào tháng 4 năm 2007. Tháng 11
năm 2008, TQ và Miến Điện đồng ý xây một ống dẫn dầu trị giá 1,5 tỉ USD
và một ống dẫn khí đốt trị giá 1,04 tỉ USD. Tháng 3 năm 2009, TQ và
Miến Điện ký một hiệp định xây một ống dẫn khí thiên nhiên, và tháng 6
năm 2009 ký thêm một hiệp định xây một ống dẫn dầu thô. Lễ khánh thành
đánh dấu việc khởi công xây cất được tổ chức vào ngày 31 tháng 10 năm
2009, trên Đảo Maday thuộc duyên hải miền Tây Miến Điện. Ống dẫn khí đốt
từ Vịnh Bengal đến Côn Minh, thuộc tỉnh Vân Nam của TQ, sẽ được bổ túc
bằng một ống dẫn dầu được thiết kế để cho phép tàu TQ chở nhiên liệu
nhập khẩu từ Trung Đông khỏi phải đi qua Eo biến Malacca thường bị đông
nghẹt. Vào tháng 9 năm ngoái, TQ thỏa thuận cho Miến Điện vay 4,2 tỉ USD
không lấy lãi trong một thời hạn 30 năm nhằm tài trợ các dự án thủy
điện, xây dựng đường bộ và đường sắt, và phát triển công nghệ thông tin.
Các
biện pháp trừng phạt của phương Tây không tạo ra sức đẩy có ý nghĩa
kinh tế và chiến lược để đưa Miến Điện vào trong “vòng tay của TQ”, như
nhiều quan sát nước ngoài từng tranh luận. Nhưng chính sách của các nước
phương Tây chắc chắn đã tạo điều kiện dễ dàng cho TQ thực hiện ý đồ của
mình đối với Miến Điện. Điều này, sau đó, đã khiến phương Tây phải
duyệt lại chính sách Miến Điện của mình – đồng thời sự lệ thuộc ngày một
gia tăng của nước này vào Trung Quốc đã gây hoảng sợ đáng kể cho giới
lãnh đạo quân sự Miến Điện. Những quan tâm chiến lược của Mỹ bắt đầu
được nêu ra kể từ tháng 6 năm 1997 trong một bài báo trên Los Angeles Times bởi
Marvin Ott, một chuyên gia Mỹ về an ninh quốc phòng và là một cựu phân
tích gia của CIA. “Washington có thể và phải lớn tiếng phê phán những
lạm dụng quyền hành tại Miến Điện. Nhưng vì có những lợi ích an ninh và
lợi ích quốc gia của Mỹ cần phải quan tâm phục vụ… vì thế, đã đến lúc
chúng ta phải nghiêm túc nghĩ đến các giải pháp khác”, Ott kết luận.
Sự
chuyển hướng chính sách của Mỹ đòi hỏi nhiều nỗ lực. Khi được tiết lộ
vào đầu những năm 2000 rằng Miến Điện và Bắc Hàn đã thành lập một đối
tác chiến lược, Washington trở nên báo động. Bắc Hàn lúc bấy giờ đang
cung cấp cho Miến Điện kỹ thuật đào hầm, các loại vũ khí hạng nặng, các
hệ thống ra-đa và phòng không, và – theo các cơ quan tình báo phương Tây
và châu Á – cả công nghệ tên lửa và hạt nhân. Đã đến lúc Mỹ phải thay
đổi đường lối và bắt đầu “đối thoại” với giới lãnh đạo Miến Điện, một
giới lãnh đạo tỏ ra cương quyết bám lấy quyền hành bằng mọi giá, bất
chấp hậu quả.
Cuộc bầu cử năm 2010 tại Miến
Điện, dù có gian lận đến đâu đi nữa, cũng là một cơ hội tốt mà
Washington cần đến. Miến Điện đột nhiên có một khuôn mặt mới và một đất
nước được điều hành bởi một hiến pháp, chứ không bởi một nhóm quân nhân.
Đó là thời điểm tuyệt vời để các tướng lãnh Miến Điện mở ra một chiến
dịch ngoại giao với phương Tây và để Mỹ và các nước phương Tây khác bắt
đầu tiến trình hoà hoãn (détente) – và lôi kéo Miến Điện ra khỏi vòng
tay khó chịu của TQ và khỏi mối quan hệ thân thiết với Bắc Hàn. Chẳng
phải là chuyện tình cờ mà bà Clinton đã ghé lại thăm Nam Hàn trước khi
tiếp tục lên đường đến thăm Miến Điện. Hơn một năm nay, trong các giới
chức an ninh quốc gia, người ta biết rằng Mỹ muốn Nam Hàn khuyến khích
Miến Điện từ bỏ việc hợp tác quân sự với Bắc Hàn. Lý do đưa ra là, Nam
Hàn vì giàu có hơn sẽ có khả năng giúp đỡ Miến Điện hữu hiệu hơn Bắc
Hàn.
Đồng thời, nhiều sĩ quan có tinh thần dân
tộc mạnh mẽ trong quân đội Miến Điện đã bắt đầu bất bình với việc đất
nước quá lệ thuộc vào TQ cũng như việc nhập cư ngang nhiên của kiều dân
TQ vào miền Bắc Miến Điện. Đòn đầu tiên đánh vào TQ đã diễn ra vào tháng
10 năm 2004, khi Thủ tướng đương nhiệm và là cựu Giám đốc tình báo,
Trung tướng Khin Nyunt, bị hạ bệ. Chính quyền TQ thoạt đầu không chịu
tin rằng con bài của họ tại Miến Điện, tức Khin Nyunt, đã bị đẩy ra khỏi
quyền lực. Làm sao mà các tướng lãnh Miến dám ra tay bứng một nhân vật
chủ chốt cho tình hữu nghị Miến-Trung chứ? Nhưng, hai bên đã tìm cách
làm lắng dịu vụ việc, và quan hệ song phương có vẻ trở lại bình thường.
Rồi đến năm 2009, quân đội Miến đã tiến vào vùng Kokang ở Đông Bắc Miến
Điện, dùng vũ lực đẩy hơn 30.000 người tị nạn – cả kiều dân TQ, lẫn
người địa phương và người Hoa – qua biên giới về lại phía TQ.
Tuy
vậy, mãi cho đến ngày 30 tháng 9 năm nay TQ mới hiểu được thông điệp
của vụ việc nói trên, khi Thein Sein công bố dự án thủy điện trị giá 3,6
tỉ USD ở vùng cực Bắc Miến Điện bị đình chỉ. Đập thủy điện này có khả
năng làm ngập lụt một vùng Miến Điện rộng lớn hơn cả Singapore, và tuy
vậy 90% điện lực của đập này được dự trù sẽ xuất khẩu sang TQ. Hiện nay,
TQ đã lên tiếng đe dọa dùng hành động pháp lý đối với chính phủ Miến
Điện về tội bội ước (breach of contract). Đây là cọng rác cuối cùng đã
làm gãy lưng chú lạc đà. Hiện nay, rõ ràng là quan hệ Trung-Miến sẽ
không bao trở lại đầm ấm như trước.
Để tăng
cường thế đứng của mình trước TQ, Miến Điện ngày càng hướng về các đối
tác trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), mà Miến Điện sẽ giữ
chức chủ tịch vào năm 2014. Một cử chỉ còn có ý nghĩa hơn nữa là, khi
Tướng Min Aung Hlaing, người được chọn làm Tổng tư lệnh Quân đội Miến
Điện vào tháng 3 năm nay, không qua thăm TQ – mà thay vào đó, ông đã đi
thăm kẻ thù lâu đời của TQ, là Việt Nam. Miến Điện và Việt Nam cùng chia
sẻ một mối lo sợ đối với nước láng giềng hùng mạnh ở phương Bắc, vì vậy
cũng là điều hợp lý khi cho rằng Min Aung Hlaing có nhiều vấn đề cần
thảo luận với các lãnh đạo của nước chủ nhà – Việt Nam.
Nhưng
sự thay đổi chiến lược của Miến Điện không diễn ra một sớm một chiều.
Cùng một năm khi [Thủ tướng thân TQ] Khin Nyut bị lật đổ, một văn kiện
quan trọng đã được soạn thảo bởi Trung tá Aung Kyaw Hla, một nhà nghiên
cứu tại Học viện Quốc phòng Miến Điện. Luận án tối mật dày 346 trang,
nhan đề “Bản Nghiên cứu về Quan hệ Miến-Mỹ”, đã đề ra những chính sách
đang được áp dụng hiện nay để cải thiện quan hệ với Washington và giảm
bớt lệ thuộc vào Bắc Kinh. Sự thành lập một chế độ hợp lòng dân hơn (cái
chế độ mà hội đồng quân nhân dàn dựng trước đây) đã giúp giới quân nhân
Miến Điện dễ dàng đưa ra các chính sách mới mẻ, đồng thời làm cho cộng
đồng quốc tế xét đến các chính sách đó một cách nghiêm túc.
Như
vậy, quan hệ với Mỹ đang thực sự được cải thiện đúng theo đường lối mà
nhà nghiên cứu Aung Kyaw Hla đã đề xuất năm 2004. Mặc dù bà Clinton sẽ
bàn chiếu lệ về nhân quyền và dân chủ trên đầu môi chót lưỡi (lip
service), nhưng gần như chắc chắn quan hệ Trung-Miến – và vấn đề Bắc Hàn
– sẽ có ưu tiên cao trong chương trình nghị sự của bà khi bà viếng thăm
Miến Điện tuần này. Trong chuyến viếng thăm Canberra vào tháng 11, Tổng
thống Barack Obama đã tuyên bố rằng “với chuyến viếng thăm của tôi
trong khu vực, tôi muốn minh xác rằng Mỹ đang gia tăng những cam kết của
mình đối với toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương”. Mỹ là một cường quốc
Thái Bình Dương, Obama nói, và “chúng tôi đến đây để ở lại”. Nhưng ông
cũng nhanh chóng thêm rằng: “Cái ý niệm cho rằng chúng tôi sợ TQ là một ý
niệm sai lầm. Cái ý niệm cho rằng chúng tôi tìm cách để loại trừ TQ là
sai lầm”.
Lời tuyên bố trên cũng có tính
thuyết phục như lời cam kết của Thein Sein khi ông nói rằng sở dĩ ông đã
đình chỉ dự án xây đập thủy điện ở Bắc Miến vì ông đã quan tâm đến
“nguyện vọng của nhân dân”.
Hai nước cựu thù,
Miến Điện và Mỹ, có thể cuối cùng sẽ đứng chung một chiến tuyến trong
cuộc tranh giành quyền lực và ảnh hưởng tại Đông Nam Á. Những va chạm,
và có lẽ cả xung đột, chắc chắn được dự kiến có thể xảy ra trong quan hệ
giữa TQ và Miến Điện trong tương lai. Và Miến Điện sẽ không còn bị Mỹ
và nhiều nước khác ở phương Tây coi như là một quốc gia bị ruồng bỏ mà
thế giới cần phải lên án và cô lập.
Dù bất cứ
điều gì xảy ra đi nữa, chúng ta không nên kỳ vọng quan hệ Mỹ-Miến sẽ
hoàn toàn dễ chịu. Hậu quả của nhiều thập niên đối dầu và nghi kỵ lẫn
nhau vẫn còn tồn tại. Và một khuynh hướng mạnh mẽ tại Washington với lập
trường cứng rắn về nhân quyền và dân chủ sẽ làm phức tạp vấn đề đối với
giới lãnh đạo Miến Điện – một tập đoàn lãnh đạo vẫn lấy làm khó chịu và
không sẵn sàng từ bỏ chế độ toàn trị. Và sau cùng, còn có vấn đề TQ.
Miến Điện có thể hài lòng vì sự lệ thuộc vào người láng giềng đầy quyền
lực ở phương Bắc có thể giảm đi nhanh chóng, nhưng với nhiều thập kỷ
quan hệ hữu nghị và những dự án trên thực địa đang được tiến hành, quan
hệ của nước này đối với TQ cũng chưa đến nỗi chấm dứt.
B. L.
Betil
Lintner, hiện sống tại Thái Lan, là một cựu thông tín viên của The Far
Eastern Economic Review và là tác giả của nhiều cuốn sách về Miến Điện,
kể cả cuốn sắp xuất bản nhan đề Great Game East: India, China and the
Struggle for Asia’s Most Volatile Frontier (Ván cờ lớn phương Đông: Ấn
độ, Trung Quốc và cuộc tranh giành vùng biên cương thiếu ổn định nhất
châu Á).
Nguồn: foreignpolicy.com
.- Clinton offers $1.5 million to Myanmar civil society-YANGON (AFP) - United States (US) Secretary of State Hillary Clinton on Friday offered US$1.2 million (S$1.54 million) in new aid aimed at civil society in Myanmar in a bid to bolster reforms on a landmark visit to the long-isolated nation.ANALYSIS: Scepticism stalks Myanmar despite glimmers of reform M&C -- Mỹ chưa xóa bỏ cấm vận Myanmar (TT). – Ngoại trưởng Mỹ thăm Myanmar: Dấu hiệu tan băng (SGTT/Reuters, AFP). – Mianma-Mỹ-Trung Quốc trong ván bài mới(TQ).- Ngoại Trưởng Clinton gặp bà Aung San Suu Kyi — (NV/AP).
- Bà Clinton kêu gọi Miến Điện cắt đứt quan hệ ‘bất chính’ với Bắc Triều Tiên — (VOA). – Trung Quốc kêu gọi hủy bỏ các biện pháp cấm vận đối với Miến Điện — (VOA). - Hoa Kỳ sẽ tăng viện trợ và đưa đại sứ trở lại Miến Điện? – (RFA). – Ngoại trưởng Mỹ : chưa thể xóa bỏ chính sách trừng phạt Miến Điện — (RFI). – Mỹ muốn chặn trước tham vọng hạt nhân của Miến Điện — (RFI). – Hoa Kỳ-Miến Điện : Quyền lợi tương đồng ? — (RFI). - Myanmar – Mỹ sắp nâng cấp quan hệ ngoại giao (TP). - Chương mới trong quan hệ Myanmar – Mỹ (TN). - Ngoại trưởng Clinton thách thức Miến Điện nới rộng cải cách - (VOA). - Myanmar – mục tiêu của Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ (Đất Việt).
- Why is Hillary Clinton in Myanmar? (Reuters’ blog). – China wonders about reason for Clinton’s Myanmar trip (Miami Herald). Nói về bài này trên Hoàn Cầu Thời báo: Myanmar tips balance but not too far (Global Times). – Hoàn Cầu Thời báo – Clinton’s misguided preaching on aid (Global Times). - Tại Châu Á, Washington và Bắc Kinh gờm nhau — (RFI). - Mỹ điều quân đến Úc, TQ coi là chiến tranh lạnh (VNN). - TQ lên án Mỹ – Úc gia tăng quan hệ quân sự - (RFA). – Christopher R. Hill: CHUYỂN TỪ TRUNG ĐÔNG ĐẾN THÁI BÌNH DƯƠNG (BS Hồ Hải/Project Syndicate). - Trung – Ấn cạnh tranh quyền lực (VNE). - Cuộc đua tàu ngầm và săn tàu ngầm (TN). -Mỹ giục Myanmar tăng cường cải tổ (02/12)-Myanmar - mục tiêu của Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ (02/12)-Mỹ chia rẽ 'cuộc tình' Trung Quốc - Myanmar (01/12)
NAYPYITAW,
Myanmar (REUTERS) - United States Secretary of State Hillary Clinton
said on Thursday the US would encourage tentative reforms in Myanmar by
backing more aid for the reclusive country and launching talks to return
an ambassador after an absence of some two decades.-Trung Quốc kêu gọi hủy bỏ các biện pháp cấm vận đối với Miến Điện - VOA -Phát
ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng Bắc Kinh hoan
nghênh quan hệ rõ ràng là nồng ấm hơn giữa Miến Điện và Hoa Kỳ, vào lúc
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thực hiện chuyến đi lịch sử đến thăm
quốc gia Đông Nam Á này.
Ông
Hồng Lỗi nói Trung Quốc hoan nghênh các chính sách do chính quyền Miến
Điện đề ra để thúc đầy sự hòa giải chính trị trong nước. Cùng lúc, ông
Hồng Lỗi nói rằng Trung Quốc tin rằng Miến Điện và các nước Tây phương
nên gia tăng các cuộc tiếp xúc và cải thiện các quan hệ trên cơ sở tôn
trọng lẫn nhau.
Tại một buổi họp báo thường lệ hôm thứ Năm, ông Hồng Lỗi nêu ra một biện pháp cụ thể mà Washington có thể thực hiện, đó là bãi bỏ các biện pháp cấm vận đang áp dụng đối với Miến Điện.
Ông Hồng Lỗi nói Trung Quốc tin rằng “các nước liên hệ” nên bãi bỏ các biện pháp cấm vận đối với Miến Điện để cổ vũ cho sự ổn định và phát triển của nước này.
Ngoại trưởng Clinton đã khẳng định rõ rằng Hoa Kỳ cần nhìn thấy thêm nhiều tiến bộ về nhân quyền tại Miến Điện, trước khi xét tới việc chấm dứt các biện pháp cấm vận kinh tế.
Bất kể việc chính phủ Trung Quốc chính thức hoan nghênh sự kiện Miến Điện và Hoa Kỳ nối lại các quan hệ thân hữu, giới truyền thông và các chuyên gia Trung Quốc đã cáo buộc Washington là dùng Miến Điện trong khuôn khổ một sách lược kiềm chế Trung Quốc.
Ông John Blaxland là cựu đại biện quân sự của đại sứ quán Australia tại Miến Điện. Ông nói không nên đánh giá thấp vai trò của Trung Quốc trong tư cách là người anh cả của Miến Điện.
Ông Blaxland nói: “Rõ ràng Trung Quốc đóng một vai trò rất quan trọng trong tương lai của Miến Điện, và người Miến Điện thừa nhận điều đó, nhưng họ cần có rộng chỗ hơn để xoay sở. Tôi tin rằng người Miến Điện rất là quan ngại, họ không muốn phải mang ơn người Trung Quốc quá nhiều.”
Tại một buổi họp báo thường lệ hôm thứ Năm, ông Hồng Lỗi nêu ra một biện pháp cụ thể mà Washington có thể thực hiện, đó là bãi bỏ các biện pháp cấm vận đang áp dụng đối với Miến Điện.
Ông Hồng Lỗi nói Trung Quốc tin rằng “các nước liên hệ” nên bãi bỏ các biện pháp cấm vận đối với Miến Điện để cổ vũ cho sự ổn định và phát triển của nước này.
Ngoại trưởng Clinton đã khẳng định rõ rằng Hoa Kỳ cần nhìn thấy thêm nhiều tiến bộ về nhân quyền tại Miến Điện, trước khi xét tới việc chấm dứt các biện pháp cấm vận kinh tế.
Bất kể việc chính phủ Trung Quốc chính thức hoan nghênh sự kiện Miến Điện và Hoa Kỳ nối lại các quan hệ thân hữu, giới truyền thông và các chuyên gia Trung Quốc đã cáo buộc Washington là dùng Miến Điện trong khuôn khổ một sách lược kiềm chế Trung Quốc.
Ông John Blaxland là cựu đại biện quân sự của đại sứ quán Australia tại Miến Điện. Ông nói không nên đánh giá thấp vai trò của Trung Quốc trong tư cách là người anh cả của Miến Điện.
Ông Blaxland nói: “Rõ ràng Trung Quốc đóng một vai trò rất quan trọng trong tương lai của Miến Điện, và người Miến Điện thừa nhận điều đó, nhưng họ cần có rộng chỗ hơn để xoay sở. Tôi tin rằng người Miến Điện rất là quan ngại, họ không muốn phải mang ơn người Trung Quốc quá nhiều.”
Ông
Blaxland nói thêm rằng quan hệ quân sự với Trung Quốc là quan hệ quan
trọng nhất của Miến Điện. Trung Quốc là nước cung cấp hầu hết các thiết
bị quân sự của Miến Điện, và hai quốc gia có những chương trình trao đổi
quân sự mật thiết.
-Clinton thử thách đổi mới dân chủ qua chuyến du hành lịch sử tới Miến Điện MATTHEW LEE | AP- Châu Xuân Nguyễn lược dịch
- Bà Clinton hối thúc Miến Điện cải cách — (BBC). – Ngoại trưởng Mỹ và hội đàm lịch sử tại Myamar (DV). – Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton họp kín cùng tổng thống Myanmar (SGTT/Reuters). – Ngoại trưởng Mỹ cam kết sẽ viện trợ cho Myanmar (TTXVN). – Sóng ngầm sau cuộc hội đàm lịch sử tại Myanmar (VTC). – Mỹ chia rẽ ‘cuộc tình’ Trung Quốc – Myanmar (ĐV). - Ngô Nhân Dụng: Nuon Chea là quân cờ của Trung Cộng — (NV).- Trung Quốc vẫn muốn giữ quan hệ tốt với Miến Điện — (VOA).
- Ấn Độ thử thành công tên lửa đầu đạn hạt nhân (SGTT). – Vì sao Ấn Độ hiện đại hoá quốc phòng? (TQ).
- Những địa ngục trần gian ở Đông Nam Á (VNN/Aljazeera).
-CHUYỂN TỪ TRUNG ĐÔNG ĐẾN THÁI BÌNH DƯƠNG BS Hồ Hải -Bài viết gốc: A Shift from the Middle East to the Pacific -- Trung Quốc phản đối thỏa ước quân sự Mỹ-Úc — (NV/AP).
-- Bài học vụ con tin năm 1979 với nguy cơ đóng băng quan hệ Anh – Iran (DT). – Israel chưa đánh Iran (VNE). - Ðức, Pháp và Hòa Lan triệu hồi đại sứ ở Iran về nước — (NV/AP).
- SỨ MỆNH XÁC MINH TÌNH HÌNH MIẾN ĐIỆN CỦA BÀ CLINTON The Diplomat
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Khi
bà Hillary Clinton bắt đầu chuyến đi lịch sử của mình đến Miến Điện, tờ
Diplomat nói chuyện với nhà phân tích hàng đầu về Trung Quốc: Bà
Elizabeth Economy về cách Bắc Kinh đánh giá sự kiện này.
Với
chuyến thăm lịch sử của Ngoại trưởng Clinton đến Miến Điện, bao nhiêu
phần là nằm trong sự việc "xoay chuyển" đến Thái Bình Dương của Mỹ ?
Động thái này có phù hợp trực tiếp với một nỗ lực nhằm cân bằng Trung
Quốc trong khu vực hay không ?
Tôi
nghĩ rằng chuyến viếng thăm này có rất ít liên quan đến Trung Quốc và
tất cả đều là về một cam kết có tính lịch sử về phần vai trò của Hoa Kỳ
để khuyến khích quốc gia đàn áp, độc tài này di chuyển theo hướng dân
chủ và bảo vệ nhân quyền tốt hơn. Chính phủ Miến Điện đã có những bước
hướng tới những thay đổi về chính trị, và chuyến thăm của Ngoại trưởng
Clinton là một phương tiện giúp Hoa Kỳ hiểu được bản chất chính xác của
sự thay đổi này và phương cách tốt nhất mà họ có thể thực hiện nhằm
khuyến khích, giúp vào quá trình cải cách chính trị này. Thời điểm của
cuộc viếng thăm đúng là có phù hợp với cam kết mạnh mẽ và rõ ràng hơn
của Mỹ về tăng trưởng kinh tế và an ninh trong khu vực châu Á - Thái
Bình Dương, nhưng chuyến thăm sẽ không diễn ra nếu không có những tín
hiệu rõ ràng về sự thay đổi từ cả hai phía chính phủ và các nhà đối lập
hàng đầu ở Miến Điện, chẳng hạn như bà Aung San Suu Kyi.
Bà
nghĩ thế nào về cách các quan chức chính phủ Trung Quốc nhìn vào chuyến
thăm Miến Điện của Mỹ ? Họ có cảm thấy là nhằm vào họ hay không ?
Ở
Trung Quốc, các ý kiến về chuyến thăm của ngoại trưởng Clinton đến Miến
Điện thì khác nhau. Một số rõ ràng nhận ra rằng chuyến thăm ấy không
phải là nhằm vào Trung Quốc, mà đúng hơn là để cố gắng xác định độ sâu
rộng của cam kết thay đổi chính trị kinh tế của giới lãnh đạo ở Miến
Điện, cũng như một cơ hội để đánh giá xem liệu thời gian có là lúc để Mỹ
tháo gỡ các trừng phạt kinh tế của mình ở Miến Điện chưa.
Tất
nhiên, những người khác đã xem chuyến thăm này như là một phần của nỗ
lực rộng lớn hơn về phía Hoa Kỳ muốn bao vây và cô lập Trung Quốc khỏi
các nước láng giềng. Một số các nhà phân tích chú trọng vào âm mưu này
cũng nhìn thấy Mỹ đàng sau quyết định ngưng xây con đập Myitsone do
Trung Quốc hỗ trợ của Tổng thống Miến Điện Thein Sein. Tất nhiên, quan
điểm đó rõ ràng bỏ qua những khía cạnh tiêu cực đáng kể đến con đập
trong phạm vi dân số của Miến Điện.
Cuối
cùng, cũng có những quan tâm thể hiện trong một số phương tiện truyền
thông Trung Quốc rằng nỗ lực đảm bảo các tuyến đường thương mại với Ấn
Độ Dương và các tuyến đường nhiên liệu tới Trung Đông và châu Phi của
Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ đang phát triển giữa
Miến Điện và Hoa Kỳ. Rõ ràng là, nếu sự tham dự của Trung Quốc với Miến
Điện thực sự là một quan hệ "hai bên cùng có lợi" như họ từng tuyên bố
thì chẳng có nguyên nhân chính đáng nào cho các lo lắng như thế cả.
Theo
bà thì Hoa Kỳ cần phải biểu hiện như thế nào để chuyến đi này được
thành công ? Hoa Kỳ có một chương trình nghị sự cụ thể gì không ? Và
Miến Điện sẽ cần phải đạt được gì từ chuyến thăm này để đánh giá rằng
chuyến thăm này là một thành công ?
Từ
các ý nghĩa của một kết quả hiển nhiên từ chuyến thăm của bà Bộ trưởng,
tôi nghĩ rằng cả hai bên đều hy vọng rất nhiều cho những điều tương tự,
cụ thể là một thẩm định tích cực của Bộ trưởng Clinton về các bước cải
cách mà Miến Điện đã thực hiện được cho đến nay và một cam kết của cả
hai bên để làm việc hướng tới việc mở cửa hơn nữa, cả bên trong Miến
Điện và giữa Washington với Rangoon.
Ngoại
trưởng Clinton cần phải trở về Hoa Kỳ với khả năng thuyết phục được
Quốc hội Mỹ rằng nếu có được một thay đổi đáng kể trong quan hệ song
phương giữa hai nước thì nhiều thay đổi hơn nữa sẽ diễn ra trên mặt trận
chính trị. Một số tiến bộ về sự hiểu biết mối quan hệ giữa Bắc Triều
Tiên và Miến Điện/Myanmar cũng sẽ là rất hữu ích.
Trung Quốc có cảm thấy mình cần phải phản ứng với chuyến thăm hay không ?
Cho đến nay, phản ứng chính thức của Trung Quốc đã là một sự im lặng, đúng như họ nên im lặng như thế.
Nếu
mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Miến Điện mở rộng và Miến Điện tiếp tục cải
cách, Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với một số thách thức chính trị
và kinh tế mới trong quan hệ với Miến Điện. Tuy nhiên, trong hầu hết các
mối liên quan, những thách thức này sẽ phát sinh như kết quả của các
biện pháp mà Miến Điện tiến hành ở trong nước chứ không phải từ bất cứ
điều gì từ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chẳng có lợi gì để Miến Điện phải xa lánh
Trung Quốc. Điều tệ nhất mà Trung Quốc có thể làm vào thời điểm này
chính là việc phải đáp ứng với các loại hùng biện mà một số nhà bình
luận đang muốn chứng tỏ.
Chẳng
hạn như nhà bình luận Ding Gang của tờ Toàn Cầu Thời báo, đã viết,
"Không có tăng trưởng của Trung Quốc thì không một nước ASEAN nào có thể
phát triển được. Chúng ta nên cẩn thận trong trường hợp Mỹ gây tổn hại
đến lợi ích của Trung Quốc bằng các chuẩn bị và động thái ám muội". Khi
cần thiết, chúng ta nên cho Mỹ nếm mùi cay đắng. Trung Quốc có khả năng
làm được điều ấy".
Đây
chính là những loại lời lẽ và suy nghĩ khiến rất nhiều nước châu Á đang
quay lưng lại với Trung Quốc bất chấp vai trò kinh tế quan trọng của
đất nước này trong khu vực. Một lần nữa, Trung Quốc lại chứng minh rằng
mình chính là kẻ thù tồi tệ nhất của mình.
Nhìn
tổng quát hơn vào chính sách của Mỹ ở châu Á, Trung Quốc nên có những
điều chỉnh nào trong chính sách đối ngoại của mình đối với bước xoay
chuyển của Mỹ ? Bà có thấy Trung Quốc đang giảm bớt các đói hỏi của mình
ở biển Nam Trung Quốc hoặc Đài Loan không ?
Trung Quốc sẽ đáp trả ra sao là các dự đoán hay nhất dựa trên hiểu biết của bất cứ ai.
Tôi
đã từng ngạc nhiên trước sự không khả năng hoặc không sẵn lòng giảm nhẹ
giọng điệu hung hăng quyết đoán hoặc thể hiện sự chân thành xác định
lại chính sách ở Thái Bình Dương của các quan chức Trung Quốc trong vài
tháng qua.
Từ
quan điểm của tôi, có vẻ rõ ràng rằng chính sách đối ngoại của Trung
Quốc đã đi trật ra khỏi đường ray một cách ngiệm trọng. Khi hầu hết hàng
xóm và các đối tác kinh tế quan trọng của mình liên tục nêu lên những
lo ngại về hành vi quyết đoán - thậm chí là bắt nạt - của mình, thì đó
chính là lúc phải lùi lại, xem lại những gì mình đang làm. (Thật không
may rằng, đây chính là bài học mà Hoa Kỳ từng đã phải học lại trong
nhiều trường hợp).
Có
một cuộc tranh luận sôi động trong số các học giả Trung Quốc về việc
phải chăng Trung Quốc đã thực hiện một số sai lầm nghiêm trọng trong
chính sách ngoại giao trong năm qua, nhưng không rõ ràng ai trong Bộ
Ngoại giao và Quân đội TQ, đặc biệt là Hải quân Trung Quốc là những
người đang lắng nghe và học hỏi từ những điều ấy.
Như
vậy đến nay, chúng ta đã không nhìn thấy bất kỳ thay đổi thực sự nào
phát ra từ chính sách đối ngoại của Trung Quốc; bước dễ nhất và rõ ràng
nhất đối với Trung Quốc là di chuyển về phía trước trong cuộc đàm phán
giải quyết tranh chấp ở Biển Đông và cùng nhau phát triển các nguồn tài
nguyên trong khu vực Biển Đông của Trung Quốc với Nhật Bản. Tất nhiên,
TQ cũng sẽ phải kiềm chế lực lượng hải quân và tàu đánh cá vốn đã từng
là nguồn gốc của mối lo lắng rất cao trong khu vực. Theo tôi, đấy là
những điều khôn ngoan để phải làm.
Trung
Quốc có đảo ngược được tiến trình và tiết chế được hành vi của họ hay
không vẫn còn là việc phải chờ xem. Đối với Trung Quốc, trở nên hung
hăng hơn sẽ chẳng có ích lợi gì : họ sẽ không có được sự hỗ trợ từ bất
kỳ thành phần quan trọng nào trong khu vực và thay vào đó, sẽ chỉ kích
động nên những phản ứng quân sự hóa trong khu vực mà thôi.
Nguồn: The Diplomat-Nguồn: SỨ MỆNH XÁC MINH TÌNH HÌNH MIẾN ĐIỆN CỦA BÀ CLINTON
Myanmar - Mỹ - Trung Quốc: U.S. Motives in Myanmar Are on China’s Radar (NYT 29-11-11) -- Phân tích của Edward Wong (một thông tin để "buôn dưa lê": vợ của Edward Wong cũng là một ký giả nổi tiếng, người Mỹ gốc Việt!). Đọc thêm: Clinton’s Visit to Myanmar Raises Hopes and Concerns (NYT 29-11-11) Clinton arrives in Burma to assess progress on reforms (WP 30-11-11) - Ben Bland: Wary Burmese savour taste of reform (FT 30-11-11) - Clinton warning over aid from China (FT 30-11-11)
Phương Tây và châu Á: Era of Western domination 'is ending' (Straits
Times 29-11-11) --P/v Kishore Mahbubani, một trí thức hàng đầu của
Singapore. Ông này có khiếu nêu lên những câu hỏi rất "giật gân", thậm
chí "bombastic" (chẳng hạn như "Can Asians think?", tựa một cuốn sách
nổi tiếng của ông). Một trí thức lớn khác của Singapore, hoà nhã hơn
Mahbubani, là Simon Tay (tác giả cuốn "Asia Alone", trong cuốn này có
vài nhận xét về người gốc Việt ở Mỹ). Cả hai ông đều đáng đọc. (Cuốn "Can Asians think?" rất mỏng, không đến 200 trang, nên dịch!)
– Ngoại trưởng Hoa Kỳ thăm Miến Điện — (BBC). – Ngoại trưởng Mỹ thực hiện chuyến viếng thăm lịch sử tới Miến Điện — (VOA). - Ngoại trưởng Hoa Kỳ đến Miến Điện – (RFA). – Ngoại trưởng Mỹ công du Miến Điện để khuyến khích cải tổ — (RFI). - Ngoại trưởng Mỹ Clinton bắt đầu chuyến thăm lịch sử tới Myanmar (Bee). - Ngoại trưởng Mỹ đến Myanmar (TN). - Ngoại trưởng Mỹ thăm Myanmar (SGGP). – Ngoại trưởng Mỹ thăm Miến Điện, Trung Quốc không che giấu lo ngại — (RFI). – Ý nghĩa chuyến thăm Miến Điện của bà Clinton — (BBC). – Myanmar – Con đường tơ lụa mới (PLTP).
- Hillary Clinton’s Myanmar trip marks significant shift in policy(LA Times). – Clinton’s Visit to Myanmar Raises Hopes and Concerns (NYT). – U.S. Motives in Myanmar Are on China’s Radar (NYT). – Trung Quốc không lo ngại về chuyến thăm Miến Điện của Ngoại trưởng Mỹ — (VOA). - Bà Clinton mở cửa với Miến Điện khi Hoa Kỳ quan sát các bước di chuyển của Trung Quốc: Clinton Opens Door With Myanmar as US Watches China Moves (BW).
-
- Trần Trung Đạo: Từ những chuyển biến chính trị ở Á châu cuối năm 2011 nhận xét về động thái chính trị của Đảng Cộng sản VN hiện nay (RFA’s blog).
- Trung Quốc đau đầu với bài toán ngoại giao láng giềng (VTC). – China military denounces US-Australia defense upgrade (Reuters). – China Criticizes US Military Plans in Australia (WSJ). - Úc muốn liên minh với Mỹ, Ấn (TN).- Con bài Thi Lang – (Cu Làng Cát). – Xem Kachiusa khai hoả – (Cu Làng Cát).
- Ai đang cầm trịch ở ASEAN? (kỳ 2) (Đất Việt). – Ai đang cầm trịch ở ASEAN? (kỳ 1)---
– Đại sứ quán Anh tại Iran bị đập phá. Anh sơ tán nhân viên ngoại giao — (RFI). – Anh rút bớt nhân viên ngoại giao khỏi Iran — (VOA). – Anh trục xuất nhân viên ngoại giao Iran — (BBC). - Anh ra lệnh đóng cửa sứ quán Iran ngay lập tức - (VOA). - Tướng Trung Quốc tuyên bố bảo vệ Iran (TN).
- Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi hợp tác mặc dù Pakistan tẩy chay Hội nghị Bonn — (VOA). - Sự trớ trêu của lịch sử (TN).
- Bình Nhưỡng : việc làm giàu uranium có tiến bộ — (RFI). – Bắc Triều Tiên đạt ‘tiến bộ nhanh chóng’ về tinh luyện uranium — (VOA).
- Nga và Cuba hợp tác quân sự (NLĐ). - Cuba sẽ mua 1 dây chuyền sản xuất đạn của Nga (TTXVN).
- Hệ thống cảnh báo tên lửa Nga lợi hại tới mức nào? (Dân Việt). - Cận cảnh máy bay ném bom chiến lược khét tiếng của Nga-Mỹ (Bee).---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét