Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2011

MỸ: SỰ PHẪN NỘ CỦA CÁNH TẢ

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
(Le Monde diplonmatique, 10/2011)
Bị chỉ trích về chiến lược thỏa hiệp với phe Cộng hòa và những kết quả tồi tệ về kinh tế và việc làm, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thay đổi giọng điệu và đề xuất tăng thuế đối với người giàu có. Liệu tuyên bố thiếu tính khả thi này có phải là nhằm tái động viên các cử tri cánh tả trong bối cảnh cuộc bầu cử Tổng thống 2012 đang tới gần hay không?
Tháng 6/2008, ngay khi được đảng Dân chủ đề cử làm ứng cử viên cho cuộc bầu cử tổng thống, trước những người ủng hộ nhiệt tình, ông Obama tuyên bố: “Chúng ta có thể nhớ tới ngày này và sẽ nói với con cháu chúng ta rằng ngay khi đó chúng ta bắt đầu chăm sóc y tế cho những người bệnh, tạo công ăn việc làm cho những người thất nghiệp, khi đó hiện tượng nước biển dâng đã bắt đầu giảm, trái đất bắt đầu hồi phục, khi đó chúng ta đã chấm dứt một cuộc chiến tranh, đảm bảo an ninh cho dân tộc chúng ta và khôi phục hình ảnh chúng ta là niềm hy vọng cuối cùng trên trái đất…’’. Nếu như có một vị tổng thống đã xác nhận câu ngạn ngữ của cựu thống đốc Niu Yoóc Mario Cuomo, theo đó các ứng viên “vận động tranh cử như làm thơ nhưng lại điêu hành đất nước giống như làm văn”, thì đó chính là Tổng thống Obama.
Đã có nhiều người ủng hộ cánh tả cho rằng tân tổng thống của họ, một cựu hoạt náo viên trong các hoạt động xã hội ở Chicago, sẽ làm đảo lộn trò chơi chính trị bằng cách áp dụng cương lĩnh và những ý tưởng mà ông đã đưa vào trọng tâm chiến dịch tranh cử của mình, nhờ sự hỗ trợ của các mạng lưới tuyên truyền của ông. Thực tế, đây chỉ là một giao kèo lừa đảo giữa một đầu óc thực tiến khao khát quyền lực và những người phi thực tế và… ngây thơ. Dù có một lập luận thoáng qua với việc hứa hươu hứa vượn, Obama thực dụng đã không bao giờ tưởng tượng được rằng các mạng lưới chiễn sĩ, được trang bị với niềm tin duy nhất vào lòng yêu nước và vì tinh thần dân chủ, lại thực sự có thể xây dựng nên một mô hinh tổ chức có khả năng đối đầu với một hệ thống đại diện đã tồn tại từ hai thế kỷ qua, và đã bị biến chất bởi quyền lực đồng tiền. Ông Obama từng là một nhà đàm phán, chứ không phải là một nhà cách mạng. Lời hứa của ông có vẻ chắc như đá, nhưng chúng đã bị tan vỡ như thạch cao mỗi khi ông ngồi vào bàn đàm phán. Các đối thủ của ông đã thấy rõ điểm yếu này và tất nhiên họ đã khai thác được nó.
Đối với Obama, chính trị là vấn đề chấp thuận hơn là tranh đấu. Lập luận cũng như chiến lược lập pháp của ông thiên về sự đồng thuận, nhất trí, thụ động… Nếu như người đứng đầu Nhà Trắng luôn phàn nàn về xu hướng của những người Cộng Hòa hành xử như những kẻ canh giữ con tin, thậm chí là bắt cóc, thì ông lại không bao giờ từ bỏ việc trả tiền chuộc cho họ, đôi khi còn rộng rãi hơn nhiều lần so với những gì họ mong đợi.
Tuy nhiên, chính cánh tả cũng không bao giờ thể hiện một chút quan tâm nào đến cách quản lý theo kiểu “lưỡng đảng” nổi tiếng của mình. Vào mùa Hè năm 2010, khi được hỏi về mong muốn lớn nhất của mình cho năm 2011, ông Obama đã trả lời: “Tất cả những gì tôi hy vọng cho Giáng Sinh tới, đó là một cuộc đàm phán với phe đối lập”. Nhưng ông chưa bao giờ đạt được nguyện vọng ấy: bế tắng vẫn nằm trong quy luật, và đa số tuyệt đối ghế do các đảng viên Đảng dân chủ nắm giữ ở hai viện, cho tới tháng 11/2010, đã không tạo được sức nặng khi mà các cải cách tiến bộ lần lượt hoặc bị ngầm phá hoại, hoặc bị bỏ rơi thậm chí trước cả khi nó được công bố. Dự luật đảm bảo quyền tự do nghiệp đoàn, từng bị nhiều tổ chức người lao động quyết liệt phản đối, cũng chỉ được Nhà Trắng ủng hộ suông và cuối cùng không được thông qua. Cũng không có gì được dự định để sửa chứa chính sách nhập cư khiếm khuyết của Mỹ. Ngược lại, số người nhập cư bị trục xuất không ngừng tăng lên. Các quyền của phụ nữ về chế độ thai sản bị hạn chế. Đồng tiền có sức chi phối mạnh mẽ hơn bao giờ hết, đặc biệt do việc phá bỏ những quy tắc tài trợ trong các cuộc vận động tranh cử và những đợt cắt giảm thuế mới – kéo dài thêm những điều mà chính quyền Bush đã chấp thuận. Đối mặt với chính sách tụt hậu vừa không được lòng dân vừa làm nghiêm trọng thêm những bất bình đẳng xã hội này, ông Obama vẫn bình thản một cách lạ lùng, như thể không có thể làm tổn hại đến tình yêu của ông đối với sự nhất trí kiểu lưỡng đảng.
Trên bàn đàm phán

Chán nản trước sự bất lực của họ trong việc đảo ngược tình thế của cuộc thăm dò dư luận dự báo sẽ có một điểm số tệ hại trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2010, ông Obama và cộng sự đã không còn cách nào khách là chống lại sự vô ơn của các cử tri cánh tả. Khi đó một người luân lịch thiệp như Chánh văn phòng Nhà Trắng, Rahm Emanuel đã đánh giá những người có khuynh hướng tiến bộ là những kẻ “hết sức đần độn”, vì những người này đe dọa sẽ rút sự ủng hộ đối với Tổng thống trong khi để xoa diu làn sóng phản đối trước cải cách của ông về hệ thống y tế, Tổng thống đã từ bỏ dự thảo bảo hiểm công – tiếp đó ông xin lỗi những kẻ cổ hủ, chứ không xin lỗi những người có xu hướng tiến bộ .
Về phần mình, ông Robert Gibbs, phát ngôn viên của Nhà Trắng đã nhạo báng thất vọng của “cánh tả chuyên nghiệp’’ rằng: “Họ sẽ chỉ tỏ ra hài lòng khi chúng tôi xây dựng một hệ thống bảo hiểm y tế theo kiểu Canađa và gạt bỏ Lầu Năm Góc”. Bản thân ông Obama cũng tỏ ra sẵn sàng hạ mình trước những người ủng hộ ông, những người không hài lòng lắm về món quà mà ông dành cho cánh hữu. Trong một buổi dạ tiệc tại Greenwich, bang Connecticut, trước những tràng pháo tay của một tốt các nhà tài trợ giàu có, những người đã trả 30.000 USD/người để được nhận vé vào, Tổng thống đã nói đùa: “Thật tiếc, chúng ta vẫn chưa khôi phục được hòa bình trên thế giới. Tôi nghi điều đó nhanh chóng dược thực hiện…”.
Hiếm khi việc chế nhạo những người ủng hộ mình trước ngày bầu cử lại là một ý tưởng hay, và những người thuộc đảng Dân chủ đã không thoát khỏi thảm họa mà các cuộc thăm dò đã dự kiến cho cuộc bầu cử: họ đã đánh mất 63 nghế tại Hạ viện và 10 ghế cho vị trí thống đốc, và họ chỉ giữ được một đa số yếu ớt tại Thượng viện. Tại Quốc hội, phe Cộng hòa đã giành được 680 nghế bổ sung, vượt qua kỷ lục mà phe Dân chủ thiết lập trong cuộc bầu cử thuộc thời hậu Watergate năm 1974 (với 628 ghế). Chưa bao giờ phe Dân chủ lại phải chịu đựng một thất bại gây tổn thất nặng nề như vậy. Với lối nói uyển ngữ đã trở thành thương hiệu của mình, Obama đã thừ nhận rằng những nỗ lực của ông nhằm “thống nhất đất nước” trong một viễn cảnh “hậu đảng phái” đã “không được hiệu quả lắm”.
Chưa rút ra được bài học về sự thất bại, Tổng thống vẫn không thay đổi chiến lược của mình. Trong cuộc tranh luận về vấn đề nâng mức trần nợ – một biện pháp được cho là vô hại trong quá khứ, ông đã nhiều lần vượt qua được những đòi hỏi của các đối thủ. Thậm chí ông đã bước lên thảm trước trận đấu, vì mong muốn được coi là “có lý’’ đối với các cử tri độc lập là cấp thiết đối với ông , mà không nhận thấy sự vô lý có tính chất chính trị của tư thế đó.
Sau cùng, một sự thỏa thuận đạt được vào phút chót hồi tháng Tám vừa rồi, để tránh sai sót trong thanh toán được coi như một sự đầu hàng vô điều kiện: một mặt, đó là kế hoạch tiết kiệm ngân sách 2400 tỷ USD gây trở ngại cho các chương trình xã hội; mặt khác, sẽ không có một xu nào trong các khoản trợ cấp bổ sung được dành cho những người có thu nhập thấp. Trên lĩnh vực chính trị, như ông John Boehner, Chủ tịch Hạ viện đã ca ngợi, sự thỏa thuận này đáp ứng 98% các yêu sách của phe Cộng Hòa. Tạp chí châm biếm The Onion số ra 3/8/2011, đã có bài viết nhấn mạnh về tính chất cân bằng của sự thỏa hiệp này, coi đó là “một thỏa hiệp đau đớn cho phe Dân chủ lẫn phe Cộng hòa”.
Sau những cuộc đàm phán đó, phe tiến bộ đã bị “nghiền nát” giống như nền kinh tế Mỹ. Thậm chí, WallStreet cũng không lấy gì làm vui mừng vì chỉ vài giờ sau khi ký thỏa thuận tăng trần nợ, chỉ số Dow Jones đã tụt 2,2% và 2 ngày sau tụt 4,31%. Trong bối cảnh đó, lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, hãng Santanrd & Poor,s đã đánh tụt bậc tín nhiệm của Mỹ.
Như thường lệ, phe Cộng Hòa phê phán ông Obama, người mà như thông lệ chẳng đổ lỗi cho ai bao giờ. ca ngợi những hiệu quả của sự “thỏa hiệp”, ông đã cho các cố vấn của mình thực hiện nhiệm vụ khiển trách cánh hữu vì đã không biết đến mức nào thì mọi việc có thể trở nên tồi tệ. Sự bất lực kinh niên trong việc đối đầu với các đối thủ, hoặc thậm chí chấp nhận sự tồn tại của họ, đã thu hút sự quan tâm của Drew Westen, một nhà tâm lý chính trị: “Nếu muốn, tổng thống có thể trở thành một diễn giả sáng suốt nhạy cảm, nhưng ông luôn thiếu một yếu tố quan trọng trong những bài diễn văn của mình: cá nhân là nguyên nhân của vấn đề. Kẻ xấu trong truyện thường bị loại trừ, hoặc được gọi bằng những lời lẽ không sắc thái, với giọng điệu thụ động, như thể sự nghèo khổ giáng lên người khác không có thủ phạm cụ thể. Vẫn đề ở đây là không muốn có xung đột hay đơn giản là nỗi sợ làm mất lòng những nhà tai trợ cho chiến dịch tranh cử của ông ta (…), thật khó nói hết điều đó”.
Cũng giống như Jimmy Carter và William Clinton – hai đại diện duy nhất của đảng Dân chủ đã bước vào Nhà Trắng từ những năm 1960, ông Obama đã lựa chọn trở thành Tổng thống. Sau khi nuốt nỗi nhục Cộng hòa vào trong lòng, ông thậm chí còn khoe khoang, vâng, khoe khoang vì đã đạt được một thỏa thuận giảm chi tiêu chính phủ “ở mức thấp nhất kể từ thời Tổng thống Dwinght Eisenhower”.
Vậy người ta có thể trong chờ gì vào cuộc bầu cử năm 2012? Có một điều chắc chắn: Tổng thống sẽ không e ngại trước đối thủ cạnh tranh thuộc đảng Dân chủ. Đảng viên đảng xã hội độc lập, ông Bernard Sanders mẫu người duy nhất thuộc loại của hai ông tại Thượng viện Mỹ đã cho rằng sẽ là một “ý kiến hay” khi thách thức Tổng thống trong cuộc bầu cử sơ bộ: Theo ông, có “hàng triệu người Mỹ thất vọng sâu sắc về Tổng thống của họ, oán giận ông vì những gì đã làm trên cương vị Tổng thống khác xa so với những lời hứa của ông khi còn là một ứng viên dù trên lĩnh vực an sinh xã hội hay trên các lĩnh vực khác, họ không hiểu tại sao ông lại tỏ ra yếu đuối như vậy trong các cuộc đàm phán với phe Cộng hòa. Nối thất vọng quả thật quá nặng nề”. Ông nói thêm: “Một trong những nguyên nhân trệch hướng về phe hữu của Tổng thống chính là sự vắng mặt của phe đối lập trong cuộc tranh cử sơ bộ’’.
Không một đảng viên cánh tả nào lại cảm thấy hứng thú khi nghi về ông Obama. Các chiến binh nói tiếng Tây Ban Nha nổi tiếng không hài lòng; cùng với sự biết ơn ông vì đã hủy bỏ lệnh cấm họ phục vụ lá cờ tổ quốc mình, những người đồng tình phàn nàn ông đã không ủng hộ hôn nhân đồng tính; những người theo chủ nghĩa nữ quyền trách ông lẩn tránh vấn đề liên quan đến quyền phá thai, và những nhà sinh thái học cho ông diểm 0 về hành động của ông cho vấn đề này. Đấy là chưa kể đến vấn đề chiến tranh tại Ápganixtan hay các quyền tự do.
Bất chấp tất cả, Tổng thống vẫn tiệp tục thu được một chỉ số uy tín khá cao trong lòng những người tiến bộ cũng như dân tộc thiểu số. Dù dai dẳng, nhưng sự thất vọng mà ông Obama gây ra đối với những người ủng hộ cánh tả đã bị gạt xuống hàng thứ hai, do sự lo lắng, còn đáng sợ hơn sự điên rồ mà các ứng viên đã tạo ra trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng Hòa, đứng đầu là người theo Kitôgiáo chính thống thời thống đốc bang Texas, ông Jame Richard Perry.
Không giữ được lời hứa nêu ra trong chiến dịch tranh cử, đương kim tổng thống từ nay chỉ có thể dựa vào phản ứng sợ hãi để hi vọng tái hiện chiến thắng lịch sử năm 2008. Chỉ cần một sự bác bỏ giận dữ từ những phần tử cực đoan của cánh hữu cũng có thể khiến những người hay có chủ trương bỏ phiếu trắng của cánh tả như các sinh viên hay người dân tộc thiểu số vượt qua nỗi thất vọng của họ và tham gia bỏ phiếu. Tuy nhiên kinh nghiệm cho thấy chiến lược lâu dài của tổng thống nhằm thu hút sự ủng hộ của phe tiến bộ thậm chí nhằm nhạo báng họ chỉ là sự tự vẫn chính trị. Khinh thường những người đòi ông giữ lời hứa, Tổng thống đã đánh mất nghiêm trọng sự tin cậy mà ông vẫn còn có được từ các cử tri đã từng ủng hộ ông. Ông sẽ phải trả giá đắt cho việc này với một hậu quả nghiêm trọng trong ngày bầu cử, mặc dù con ngoáo ộp Cộng hòa mà ông sẽ phải đối đầu có như thế nào.
Dù thế nào đi nữa, ông Obama hầu như không thể kiêu hãnh với một bảng tổng kết về vấn đề nhức nhối hiện nay dưới con mắt của người dân Mỹ: việc làm. Tháng chín, tỉ lệ người thất nghiệp đạt đỉnh điểm 9,1%. Chưa từng có một tổng thống nào tái đắc cử với con số thảm hại như vậy./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét