Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

Tại sao Việt Nam dùng cờ sáu sao của Trung Quốc

Các em bé Việt Nam cầm cờ hai nước đón ông Tập (hình của Reuters chụp trước Phủ Chủ tịch tại Hà Nội 21/12).
--Tại sao Việt Nam dùng cờ sáu sao của Trung Quốc Trong thời gian gần đây, cứ mỗi lần có việc nghinh tiếp hay giao lưu với Trung Quốc, Việt Nam hay có tật "ngộ dụng" quốc kỳ Trung Quốc, tức là dùng phiên bản "sai" của lá cờ từ năm sao (ngũ tinh hồng kỳ) nâng lên thành sáu sao. Điều này xảy ra hoài trên truyền thông làm nhiều người đâm ra nghi ngờ là ban lễ tân bộ ngoai giao Việt Nam giả ngu không biết nghi thức quốc tế hay là có tình kết nội bộ kiểu gì đây?.

Hôm nay, trong nghi thức đón phó chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình xảy ra ngay tại Hà Nội, phía Việt Nam cũng dùng cờ sáu sao rồi cho các em nghi đồng phất phất ngay trước quốc huy Việt Nam (cờ đỏ một sao) nhìn buồn cười chết được! Nhiều người lại tự hỏi không lẽ Việt Nam lại dùng sai cờ để tiếp quốc khách Tập Cận Bình. Như thế mà cũng được à?
Có xu hướng cho rằng chắc là tại lỗi in ấn ở Việt Nam không biết cờ Tàu. Rủi có hàng cờ Tàu in lộn tồn đọng trong kho thì nay có khách đến, phải đem ra dùng chứ! Không thì lại phải đem đi đốt hoặc quăng thùng rác - như thế thì không chừng lại còn thất lễ?
Nhưng cũng có xu hướng quyết liệt cho rằng Việt Nam đã cam tâm tình nguyện gắn thêm cái sao vàng vào cờ của Trung Quốc cho nó vừa mang tính chất giao lưu, vừa thống thuộc về cùng một phương hướng do đảng cộng sản cùng màu cùng sắc lãnh đạo, kiểu như liên minh dự định giữa liên bang Nga với Belarus. Dù như thế nào đi nữa, việc gắn sao vào cờ Tàu kiểu này là tự đặt Việt Nam vào vị trí không bình đẳng liên quan đến nền tảng và bố cục giữa hai ngọn cờ "hồng".
Cờ sáu sao bắt nguồn từ trục huyền cơ thâm hiểm Trung Quốc - Pakistan
Nhưng vấn đề dùng cờ sáu sao lại có một nguyên cớ khác mà nhiều người Việt chưa biết. Thì ra đây là một cử chỉ cảm tạ tri ân, chiến hữu thân mật bày tỏ lòng mong ước về mặt nghĩa tình của lân bang Pakistan với Trung Quốc. (Mềnh đã từng viết bài về trục này đăng trên blog RFA - rất nham hiểm).
Nghi thức này được bắt đầu từ nước Pakistan nhân chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tới thăm nước này cách đây mấy năm. Lúc đó, nước chủ nhà này cho các thiếu nữ xinh đẹp Pakistan dùng cờ sáu sao tạo nên dư luận hiếu kỳ. Tưởng là lỗi tại in ấn, dư luận còn định đem ra chọc quê hay là khiển trách. Nhưng không ai ngờ, đây là sự sắp đặt tinh vi biến thành nghi thức đạo mạo ấp ủ cho Việt Nam sau này. Pakistan đã giải thích với Trung Quốc là cố ý cho thêm một sao vào đấy! Coi như là Pakistan bày tỏ cảm tình thắm thiết biết ơn về sự ủng hộ của Trung Quốc (giúp đối đầu với Ấn Độ)…  Pakistan không ngại nguyện sẽ biến thành như một ngôi sao trong mối quan hệ chu vi quanh với Trung Quốc mang tính vĩnh hằng và đời đời bền vững.
"Pakistan đã vượt mặt Bắc Hàn và Việt Nam về sự biết ơn Trung Quốc" theo ý kiến của cư dân mạng tieba  baidu khiến sự sai ngộ này biến thành một huyền cơ chính trị địa lý làm Trung Quốc vô cùng thích chí và có sự gợi ý ngầm về một quan hệ chu vi chặt chẽ thì dùng cờ sáu sao cũng không sao cả.
Việt Nam như được hướng dẫn để hưởng ứng cho phong trào "ngọn cờ nguyện ý chu vi" cho nên cũng cho in loại cờ này ra kiểu úp úp mở mở để đẹp lòng "trung ương đảng". Tuy nhiên bộ ngoại giao Việt Nam cũng không thể nào giải thích rõ ràng như kiểu Pakistan vì nhân dân Việt Nam có truyền thống chống Tàu và nhạy cảm với vị trí "sao vàng năm cái mộng hồn quanh" này.
Trong chuyến viếng thăm của nhà Tập mở đầu cho một mối quan hệ của thế hệ lãnh đạo mới, ban lễ tân Việt Nam như đã nhận được tín hiệu này từ phía Trung Quốc do đó lén lén lút lút cho dùng cờ sáu sao để bày tỏ thiện chí. Tuy nhiên, ngọn cờ Việt Nam đối với sự kiện này là một điều nhạy cảm và cũng khá bất ngờ (vì cứ giả lả "sai ngộ" thường xuyên - lần này thì hàng loạt)... BBC Việt Ngữ khi đưa hình này lên rồi rút xuống (chắc là để điều tra hư thực) rồi sau đó cho lên lại khiến sự tò mò lan rộng. Báo chí trong nước thì không dám đăng rồi. Nhưng mục đích cuối cùng là cốt làm thế nào để nhân dân không quá hiếu kỳ mà Trung Quốc nhận được tín hiệu tình nồng.
Tuy nhiên, khẳng định một điều, qua cử chỉ tiền lệ của Pakistan đã được Trung Quốc bày tỏ mãn ý, Việt Nam rõ ràng không phải ngộ dụng cờ sáu sao (một lớn năm bé) tí nào - như nhiều người vẫn còn nghi nghi mà đi chê ban lễ tân ngu dốt hay sơ ý này nọ. Đây chính là sự bày tỏ thiện chí mang tính mật ước mật mã giao kết. Lãnh đạo Việt Nam muốn nói lên điều gì đây. Hỏi tức là trả lời.
Chỉ có điều cờ Pakistan khác hẳn bố cục cờ Trung Quốc. Sáu sao mà bi ghép vào như thế thì không thể nào không làm người Việt Nam liên tưởng ngay vào khái niệm sát nhập đỏ đỏ vàng vàng quyện hẳn vào nhau. Nhìn vào  là thấy ngay điều  nhạy cảm, tính thống thuộc sắc màu, và sự đua đòi trong thái độ biết ơn Trung Quốc như kiểu Pakistan bày ra.
Ngoài ra, cái sao vàng thêm vào như thế, đứng về phía cờ đỏ sao vàng của Việt Nam mà nhận xét thì còn có ý định đi làm phên dậu cho cái "Đại Cứu Tinh", tức là ngôi sao to đại diện cho đảng cộng sản trên cái lá cờ Tàu của nó. 
Trần Đông Đức
-Việt Nam đón Tập Cận Bình với cờ Trung Quốc 6 sao

HÀ NỘI (NV) Dân viết báo mạng cá nhân (bloggers) đang vô cùng sửng sốt khi nhìn thấy một chuyện lạ đang xảy ra tại Việt Nam và nhiều người đặt dấu hỏi tại sao, có chủ ý gì.

Cờ Trung Quốc với một ngôi sao lớn và 5 ngôi sao nhỏ ở bên phải được em nhỏ cầm đón Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình ở Phủ Chủ Tịch nước tại Hà Nội ngày 21 tháng 12, 2011. (Hình: AP Photo/Luong Thai Linh, Pool)


Hình ảnh do hai hãng thông tấn quốc tế AP và AFP phổ biến cho thấy những em nhỏ Việt Nam được cho ăn mặc rất đẹp với váy đầm trắng, áo đỏ, khăn quàng đỏ, trên tay mỗi em cầm một lá cờ Trung Quốc.
Ðiểm đặc biệt là lá cờ này có tới 6 ngôi sao, gồm một ngôi sao lớn và 5 ngôi sao nhỏ. Cờ chính thức của Trung Quốc chỉ có 5 ngôi sao gồm một ngôi sao lớn và 4 ngôi sao nhỏ ở bên phải, tượng trưng cho 5 sắc tộc chính là Hán, Mãn, Hồi, Mông, Tạng.
Câu hỏi được đặt ra là “chẳng lẽ chế độ Hà Nội lại không biết rõ điều này hơn ai hết? Hay muốn đưa Việt Nam trở thành ngôi sao thứ 6?”
Blogger Nguyễn Xuân Diện đặt dấu hỏi là, “Việc chuẩn bị những lá cờ này do phía Việt Nam hay phía Trung Quốc?

Ðoàn thiếu nhi Việt Nam đón Tập Cận Bình với cờ Trung Quốc 6 sao ở Phủ Chủ Tịch nước Hà Nội ngày 21 tháng 12, 2011. (Hình: AFP/Getty Images)

Không mấy ai tin rằng Phó chủ tịch nước Tập Cận Bình sang thăm viếng chính thức Việt Nam phải mang theo một đống cờ, mà lại là cờ... 6 sao!
Theo một bài viết của ký giả Trần Ðông Ðức trên Facebook, đây có thể không phải là sự lầm lẫn in ấn mà là một sự “cố tình để bày tỏ lòng biết ơn quan thầy Trung Quốc.”
Trước đây, khi Hồ Cẩm Ðào, chủ tịch nước Trung Quốc, đến Pakistan vào tháng 10 năm 2006, nước này cũng đã đóng tiếp ông ta với một rừng cờ Trung Quốc 6 sao.
Ký giả Trần Ðông Ðức viết: “...qua cử chỉ tiền lệ của Pakistan đã được Trung Quốc bày tỏ mãn ý, Việt Nam rõ ràng không phải ngộ dụng cờ sáu sao (một lớn năm bé) tí nào - như nhiều người vẫn còn nghi nghi mà đi chê ban lễ tân ngu dốt hay sơ ý này nọ. Ðây chính là sự bày tỏ thiện chí mang tính mật ước mật mã giao kết. Lãnh đạo Việt Nam muốn nói lên điều gì đây. Hỏi tức là trả lời.”
Bloggers Việt Nam giận dữ
“Quân phản quốc là đây chứ là đâu. Kẻ phản quốc nằm ngay ở đầu não.” Một người ẩn danh phát biểu trên Nguyễn Xuân Diện Blogspot.
“Thô bỉ quá. Chúng không còn coi ai ra gì cả.” Một người nặc danh phát biểu trên Ba Sàm Blog.
Nhóm thông tin thời sự Dân Làm Báo gọi lá cờ 6 sao là “món quà triều cống dành cho thái tử Tập Cận Bình.”
Thật ra, đây không phải là lần đầu tiên Hà Nội sử dụng lá cờ 6 sao của Trung Quốc. Khi đưa tin Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đi sang Bắc Kinh ngày 11 tháng 10, 2011, đài truyền hình VTV1 cũng đã cho đọc bản tin trên đó có lá cờ Trung Quốc 6 sao. (TN)




 -Hình ảnh chuyến thăm VN của ông Tập Cận Bình-bbcLá cờ Tàu (Nguyễn Thông).  – Khách khí với Tập Cận Bình (Mr. Do). – -video VTC  


- Mỹ - Châu Á: The American Pivot to Asia (FP 21-12-11) -- Kenneth Liebenthal, mộtt chuyên gia hàng đầu của Mỹ về Trung Quốc, cho rằng việc Mỹ "xoay hướng" sang châu Á là nói dễ hơn làm. Bài dài, nên đọc
Trung Quốc - MỹHow Kim Death Risks China Crisis (Diplomat 21-12-11) -- Bài Minxin Pei
Tại sao Trung Quốc sẽ dân chủ hoá: Why China will democratize (Washington Quarterly Winter 2012) -- Wishful thinking!◄◄
Nước Mỹ thối lui? America is retreating from the world stage (Telegraph 21-12-11)




--Tướng Việt Nam kể chuyện bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc


TRUNG TƯỚNG VŨ XUÂN VINH*
Tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt - Trung qua hồi ức của Trung tướng Vũ Xuân Vinh, nguyên Cục trưởng Cục Đối ngoại Quân sự.
LTS: Loạt bài "Hành trình học để hiểu nhau giữa hai cựu thù" kể về tiến trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao và kinh tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã thu hút được sự chú ý và hoan nghênh của đông đảo bạn đọc. Nói về hành trình Việt - Mỹ, không thể bỏ qua một sự kiện đối ngoại khác cũng có ý nghĩa trọng đại không kém và tác động qua lại phức tạp với tiến trình Việt - Mỹ, đó là tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt - Trung.

Để góp thêm một tư liệu tham khảo giúp bạn đọc có thêm thông tin về một thời kì lịch sử quan trọng, Tuần Việt Nam giới thiệu trích đoạn bài viết của Trung tướng Vũ Xuân Vinh, nguyên Cục trưởng Cục Đối ngoại Quân sự trong cuốn sách "Bảo vệ, xây dựng và đổi mới đất nước", NXB Chính trị Quốc gia, 2007.Từ vấn đề ta giúp đỡ cách mạng Campuchia cũng là để bảo vệ nhân dân và lãnh thổ của ta, đưa quân sang giúp nhân dân Campuchia đánh đổ bọn diệt chủng Pôn Pốt, xây dựng chính quyền cách mạng nhân dân, ta bị một số nước trong khu vực, phương Tây và Mỹ cấm vận kinh tế, cô lập về ngoại giao và tình hình biên giới hai nước Việt - Trung trở nên rất căng thẳng, ảnh hưởng đến xây dựng đất nước sau khi được thống nhất.
Từ tình hình trên, tại Đại hội VI, Đảng ta đã có chuyển biến đổi mới tư duy từng bước, nhất là về kinh tế và đối ngoại. Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết Trung ương 13 (tháng 5/1988) kịp thời điều chỉnh chiến lược đối ngoại với tư tưởng "Hạn chế đối đầu, tăng cường đối tác", "Hoàn thành nhiệm vụ quốc tế giúp bạn ở Lào và Campuchia, rút quân tình nguyện về nước để bạn đủ sức tự vệ lo về quốc phòng - an ninh", "Củng cố tăng cường quan hệ với bạn bè". Tất cả với mục đích: "Chuyển cuộc đấu tranh từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác cùng tồn tại hòa bình", làm thất bại cuộc bao vây cấm vận và cô lập Việt Nam về kinh tế, chính trị, ngoại giao, làm cho Việt Nam chủ động hòa hợp vào cộng đồng thế giới. Kiên trì mục tiêu "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các quốc gia và các dân tộc trên thế giới".
Để thực hiện các chủ trương tại Nghị quyết Trung ương 13 của Bộ Chính trị, ta đã có những bước đi hợp lý, mạnh mẽ, từ năm 1987-1988:
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ quốc tế giúp bạn, ta tuyên bố các đợt rút quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia về nước. Cụ thể: ta rút quân tình nguyện khỏi Lào năm 1988. Sau các đợt rút quân khỏi Campuchia bắt đầu từ năm 1982, đến năm 1989 thì rút xong toàn bộ quân tình nguyện và đoàn chuyên gia Việt Nam. Đồng thời ta thực hiện giảm lớn quân số thường trực...
Nắm bắt và phân tích kỹ tình hình quốc tế, đồng chí Lê Đức Anh, với tư duy lý luận và thực tiễn sắc sảo đã có công đóng góp và điều chỉnh chiến lược đối ngoại, chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 13 (Đại hội VI) của Bộ Chính trị đạt kết quả; nhất là việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và Thái Lan.
Ngày 9/11/1993 tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh, Chủ tịch nước Trung Quốc Giang Trạch Dân tổ chức lễ đón, chào mừng Chủ tịch nước Việt Nam Lê Đức Anh sang thăm Trung Quốc.
Đồng chí Lê Đức Anh đã nói với tôi, Cục trưởng Đối ngoại: Trung Quốc là một nước lớn, láng giềng gần gũi với ta, nếu hai nước luôn ở tình trạng đối đầu căng thẳng thì không xây dựng được đất nước mà còn bị phương Tây lợi dụng. Trung Quốc lại có nhiều điểm tương đồng với ta, nhất là điểm tương đồng cơ bản là còn tính chất XHCN. Trước tình hình quốc tế phức tạp hiện tại, ta cần chủ động sớm mở ra quan hệ bình thường với Trung Quốc. Vì lợi ích dân tộc ta, ông cha ta xưa kia cũng có truyền thống chủ động quan hệ với Trung Quốc những lúc hai bên gay cần, nhưng vẫn không mất độc lập, chủ quyền mà còn có điều kiện đấu tranh với mặt tiêu cực, không phù hợp của họ. Đồng chí có nhiệm vụ và có điều kiện quan hệ với Đại sứ quán Trung Quốc, tác động vào việc bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhưng phải giữ bí mật vì ở trong ta đang còn những quan điểm khác nhau.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Lê Đức Anh, Cục trưởng Đối ngoại đã tổ chức bốn cuộc gặp với Đại sứ Trung Quốc là Trương Đức Duy vào cuối tháng 5 đầu tháng 6/1990.
-         Cuộc gặp thứ nhất: Với danh nghĩa cá nhân Cục trưởng Đối ngoại, để thăm dò việc mở ra quan hệ bình thường giữa hai nước.
-         Cuộc gặp thứ hai: Tôi gặp Đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy, theo sự chỉ đạo của đồng chí Lê Đức Anh. Tôi nói Việt Nam và Trung Quốc cần tác động đến hai bên đối địch ở Campuchia làm cho họ liên hiệp với nhau, sẽ chấm dứt được xung đột, đem lại hòa bình, có lợi cho ổn định hòa bình ở Campuchia. Đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy không phản ứng gì, chỉ nói ghi nhận và sẽ báo cáo lên trên, nhưng nét mặt tỏ ra hoan hỉ.
-         Cuộc gặp thứ ba: Giữa đồng chí Lê Đức Anh với Đại sứ Trung Quốc.
-         Cuộc gặp thứ tư: Giữa Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy lúc 20h ngày 6/6/1990. cả hai cuộc gặp này đều diễn ra tại nhà khách Bộ Quốc phòng, số 28 Cửa Đông.
Sau các cuộc gặp đó, Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng đánh tiếng "Sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Việt Nam" khi ông đi thăm Sigapore (tháng 7/1990), Thủ tướng Đỗ Mười tỏ lời hoan nghênh. Ngày 19/8/1990, Đại sứ Trung Quốc gửi thư của lãnh đạo Trung Quốc mời Tổng Bí thư Nguyên Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng sang thăm chính thức Trung Quốc, để gặp lãnh đạo Trung Quốc tại Thành Đô ngày 3 và 4/9/1990, trao đổi ý kiến về bình thường hóa quan hệ giưa hai nước, vấn đề Campuchia và một số vấn đề khác.
Đến tháng 3/1991, Thủ tướng Lý Bằng tuyên bố "Quan hệ Việt - Trung đã tan băng!". Tháng 8/1991, đồng chí Lê Đức Anh với cương vị là "Đặc phái viên của Bộ Chính trị" sang thăm Trung Quốc để bàn những nội dung cụ thể về việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
Tối 23/10/1991, Hiệp định Paris về Campuchia đã được ký kết, thỏa mãn được quyền lợi các bên có liên quan; Việt Nam và Trung Quốc đã đóng góp đáng kể vào thành công của Hiệp định.
Đến tháng 11/1991, Tổng Bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã sang thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc. Hai bên ra Thông cáo chung và ký kết Hiệp định chính thức quan hệ bình thường hai nước trên cơ sở năm nguyên tắc hòa bình và kỳ cả quan hệ bình thường giữa hai Đảng.
Năm 1993, đồng chí Lê Đức Anh với cương vị Chủ tịch nước đã sang thăm chính thức Trung Quốc, mở ra giai đoạn bình thường hóa quan hệ giữa hai nước sau 15 năm căng thẳng, tạo điều kiện cho Việt Nam gia nhập ASEAN và bình thường hóa quan hệ với Mỹ vào năm 1995, đi vào hội nhập với cộng đồng khu vực và thế giới, phục vụ cho chủ trương xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


-Niềm tin và thất vọng (TVN)
2011: Hiệu ứng ngoại giao cấp cao (TVN)




 Nhật ký Trường Sa: Quân dân một lòng giữ biển đảo (Lâm Đồng Online).  – Mang quà xuân đến nhà giàn DK1 (Tin tức).  – Tăng cường bảo vệ chủ quyền vùng biển (PLTP).


Kim Jong-il qua đời: Mỹ "đu dây" với Hàn Quốc (TVN)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét