Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Ngày 24/4/2014 - Hãy nhìn lại chính mình

  • Obama coi nhẹ quan hệ với VN? (BBC) - Việc Tổng thống Mỹ công du châu Á, nhưng vẫn chưa sang thăm Việt Nam cho thấy ông chưa coi trọng quan hệ với Hà Nội?
  • Công du châu Á : Những bài toán nan giải của Obama (RFI) - Làm thế nào trấn an các đồng minh châuÁ mà không làm mích lòng Trung Quốc ? Làm thế nào tăng cường quan hệ thiết yếu với Tokyo, nhưng cũng phải tính đến mối hiềm khích lịch sử của Trung Quốc và Hàn Quốc đối với Nhật Bản. Đó là những bài toán nan giải đang chờ đón Tổng thống Barack Obama trong chuyến công du châuÁ lần này, bắt đầu tại Tokyo vào tối nay, 23/04/2014.
  • Úc mua 58 chiến đấu cơ F-35 của Hoa Kỳ (RFA) - Cũng liên quan đến quân sự, Thủ Tướng Úc ông Tonny Abbott vừa loan báo quyết định mua thêm 58 chiếc F-35 do Hoa Kỳ sản xuất, để tăng cường khả năng bảo vệ an ninh quốc phòng cho không lực Úc.
  • Obama bắt đầu công du châu Á (RFI) - Vào tối nay, 23/04/2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Tokyo, mở đầu chuyến công du châuÁ, lần lượt viếng thăm các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Philippines. Tổng thống Hoa Kỳ công du châuÁ giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng do tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc với các nước láng giềng.
  • Hội Anh Em Dân Chủ vừa tròn một năm (RFA) - Hội Anh Em Dân chủ là một trong nhiều nhóm xã hội dân sự được hình thành tại Việt Nam trong thời gian qua, và đến nay Hội Anh Em Dân Chủ vừa tròn một năm ra đời.
  • Những im lặng đáng khinh (RFA) - Báo chí Việt Nam không biết từ bao giờ đã có cụm từ “sự im lặng đáng sợ” khi mô tả các cấp chính quyền cao nhất không trả lời đơn thư hay phản ảnh của báo chí, nhân dân trước các tiêu cực. Lâu dần sự im lặng ấy đã có kết quả trông thấy: tham nhũng nhiều hơn, chống đối công khai hơn và toàn bộ các “mặt trận” đều tan vỡ.
  • Phiên xét xử phúc thẩm ông Dương Chí Dũng và đồng phạm (RFA) - Trong phiên phúc thẩm xử Dương Chí Dũng, nguyên chủ tịch hội đồng quản trị Vinalines và đồng phạm vào ngày hôm nay, đại diện viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị tòa giữ nguyên bản án sơ thẩm là tử hình với Dương Chí Dũng.
  • Kích Thích Kinh Tế (RFA) - Kinh tế Việt Nam đang có một số dấu hiệu đình đọng có thể giảm đà tăng trưởng và gây ra tình trạng suy trầm. Trước sự thể đó, một số kinh tế gia trong nước nói đến việc Chính phủ nên có một gói hỗ trợ kinh tế qua biện pháp kích cầu trong khi nhiều người lại nêu ra những yếu tố khiến người ta nên thận trọng về kích cầu
  • Đôi điều về bệnh sởi tại Hà Nội (RFA) - Trong những ngày vừa qua, các gia đình có trẻ nhỏ tại Hà Nội tỏ ra vô cùng lo lắng vì đang phải sống trong một môi trường của “cơn bão” mang tên bệnh sởi vì có đến trên 100.000 trẻ em chưa được tiêm đủ hai mũi vắc xin phòng sởi.
  • Mỹ điều 600 quân đến Ba Lan và các nước vùng Baltic (RFI) - Hôm qua, 22/4/2014, Washington thông báo điều 600 quân đến làm nhiệm vụ tại Ba Lan và các nước vùng Baltic, một động thái chứng tỏ Hoa Kỳ muốn trấn an các đồng minh ở đôngÂu trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraina có chiều hướng trở nên hỗn loạn và mối quan ngại khả năng Nga can thiệp quân sự vào Ukraina ngày càng lớn.
  • Robot nấu ăn trong nhà hàng (BBC) - Học tiếng Anh qua video: Một quán ăn ở Cáp Nhĩ Tân nổi tiếng vì dùng người máy phục vụ thực khách.
  • Theo chuyên gia Mỹ, Bình Nhưỡng chưa thử hạt nhân (RFI) - Vào lúc cả Seoul lẫn Washington đều lên tiếng quan ngại về khả năng Bắc Triều Tiên cho thử« bom nguyên tử» đúng vào dịp Tổng thống Mỹ khởi sự vòng công du châuÁ, bắt đầu từ hôm nay, 23/04/2014, một trung tâm phân tích Mỹ đã có nhận định ngược lại.
  • Thủ tướng Thái phải giải trình trong 1 vụ kiện mới (RFI) - Theo hãng tin AFP, hôm nay 23/4 /2014, Toà Bảo hiến Thái Lan đã ấn định thời hạn cho bà Yingluck Shinawatra phải giải trình một trong những vụ kiện có thể liên quan trực tiếp đến sinh mệnh chính trị của Thủ tướng Thái Lan.
  • ASEAN họp với Trung Quốc về Biển Đông (RFA) - ASEAN và Trung Quốc cam kết thúc đẩy hợp tác và đẩy nhanh quá trình tham vấn về Bộ quy tắc về ứng xử của các bên ở biển Đông (gọi tắt là COC).
  • Châu Á - Thái Bình Dương ký kết thỏa thuận ngăn ngừa sự cố trên biển (RFI) - Hơn một chục nước khu vực châuÁ– Thái Bình Dương, trong đó có Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Philippines– vừa ký kết một thỏa thuận hải quân nhằm tránh không cho việc thông tin nhầm lẫn giữa các tàu trên biển leo thang thành xung đột. Bộ Quy tắc về những cuộc Gặp gỡ Bất ngờ trên Biển đã được các bên nhất trí thông qua vào hôm qua 22/04/2014 tại Diễn đàn Hải quân Tây Thái Bình Dương ở thành phố Thanh Đảo (Trung Quốc).
  • Ân xá Quốc tế : Lao động nước ngoài bị bóc lột ở Qatar (RFI) - Trong báo cáo công bố hôm nay 23/04/2014,Ân xá Quốc tế tố cáo tình trạng người nước ngoài làm nghề giúp việc nhà ở Qatar bị lạm dụng, hành hung.Ân xá Quốc tế đánh giá : chính quyền Qatar đã không bảo vệ được người giúp việc nhà tha hương để họ không bị bóc lột dưới mọi hình thức, từ lao động khổ sai cho đến hành hung, lạm dụng tình dục.
  • Họp về Thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (BaoMoi) - QĐND - Cuộc họp các Quan chức Cao cấp (SOM) ASEAN - Trung Quốc lần thứ 20 về Quan hệ Đối tác ASEAN - Trung Quốc; lần thứ 7 về Thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); Tham vấn chính thức về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) đã diễn ra từ 21 đến 22-4, tại Pát-tay-a, Thái Lan. Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN - Việt Nam Phạm Quang Vinh dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự các cuộc họp trên.
  • Cần sớm có Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (BaoMoi) - LTS - Trong hai ngày 21 và 22-4, tại Thái-lan, đã diễn ra Cuộc họp quan chức cấp cao (SOM) ASEAN - Trung Quốc lần thứ 20 về Quan hệ đối tác ASEAN - Trung Quốc và lần thứ 7 về Thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Tham vấn chính thức về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN - Việt Nam PHẠM QUANG VINH dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự các cuộc họp nêu trên, đã có cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Thái-lan về nội dung các cuộc họp và những đóng góp của Việt Nam. Xin trân trọng giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn.
  • 60% mạch nước ngầm của Trung Quốc bị ô nhiễm (RFI) - Theo AFP, trích Tân Hoa Xã, 60% mạch nước ngầm của Trung Quốc bịô nhiễm nghiêm trọng không thể uống trực tiếp được. Đây là đánh giá của Bộ đất đai và Tài nguyên, trong bản báo cáo hàng năm. Giới bảo vệ môi truờng cho đây là hậu quả của mấy thập niên phát triển kinh tế của Trung Quốc bất kể tác hại môi sinh.
  • Trung Quốc phản đối quan điểm của Mỹ về quần đảo Senkaku (BaoMoi) - Kyodo đưa tin, ngày 23/4, Trung Quốc đã cực lực phản đối quan điểm của Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng quần đảo Senkaku ở biển Hoa Đông - do Nhật Bản kiểm soát nhưng Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư - nằm trong khuôn khổ của hiệp ước an ninh song phương giữa Washington với Tokyo.
  • Kiev mở lại chiến dịch (RFI) - Hôm nay, 23/4/2014, Phó Thủ tướng thứ nhất Ukraina thông báo chính phủ Kiev đã quyết định mở lại chiến dịch chống khủng bố để chống lại các phần tử ly khai thân Nga vẫn đang chiếm giữ và kiểm soát nhiều thành phố ở miền đông đất nước.
  • Nga bất ngờ tiến hành tập trận ở vùng Biển Caspi (RFI) - Bộ Quốc phòng Nga thông báo vào hôm nay, 23/04/2014, là Hải quân nước này đã tiến hành một cuộc tập trận đột xuất với hạm đội ở Biển Caspi. Trong bản thông báo được hãng tin Nga Interfax công bố, cuộc thao diễn hải quân này sẽ kéo dài 7 ngày với sự tham gia của khoảng một chục chiếc tàu và 400 binh lính.
  • Roma ráo riết chuẩn bị lễ phong thánh hai Giáo Hoàng (RFI) - Chỉ còn vài ngày nữa là Tòa thánh Vatican sẽ làm lễ phong thánh cùng lúc cho hai Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị và Gioan 23 ngày Chủ nhật 27/04. Thủ đô đang ráo riết chuẩn bị như thế nào cho lễ phong thánh hai vị Giáo Hoàng này, sau đây là tường trình của thông tín viên Huê Đăng từ Roma.
  • Dân Miến Điện tiễn đưa lần cuối nhà dân chủ Win Tin (RFI) - Theo AFP, hôm nay 23/4/2014, hàng trăm người đã tập hợp trong thành phố Rangoon để viếng lần cuốiông Win Tin, người anh hùng của cuộc đấu tranh vì dân chủ tại Miến Điện, vừa qua đời ở tuổi 84 hôm 21/04 vừa qua. Lễ tang diễn ra trọng thể tại một nhà thờ ở Rangoon có sự tham gia của đông đảo các nhà hoạt động chính trị xã hội ở Miến Điện.
  • Thời sự qua hình ảnh (RFA) - Thân nhân một nạn nhân trong vụ chìm phà ngồi trên bờ biển tại cảng Jindo. Số người chết được xác nhận từ thảm họa chìm phà của Hàn Quốc tăng lên hơn 120 vào ngày 22 tháng 4, 2014
  • Tăng cường quan hệ đối tác ASEAN - Trung Quốc (BaoMoi) - Cuộc họp quan chức cấp cao (SOM) ASEAN - Trung Quốc lần thứ 20 về Quan hệ đối tác ASEAN - Trung Quốc và lần thứ 7 về Thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Tham vấn chính thức về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) vừa diễn ra từ ngày 21 đến 22-4, tại Pát-tay-a, Thái-lan.
  • Nhiều hoạt động trong mùa du lịch biển Đà Nẵng 2014 (BaoMoi) - (TNO) Từ ngày 30.4 đến 5.5, Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng tổ chức chương trình khai trương mùa du lịch biển 2014, với chủ đề Biển Đà Nẵng - điểm hẹn cũ, diện mạo mới.
  • ASEAN và Trung Quốc tham vấn về vấn đề Biển Đông (BaoMoi) - Cuộc họp các Quan chức Cao cấp (SOM) ASEAN-Trung Quốc lần thứ 20 về Quan hệ Đối tác ASEAN-Trung Quốc và lần thứ 7 về Thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Tham vấn chính thức về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) đã diễn ra từ 21-22/4, tại Pattaya, Thái Lan.
  • Tổng thống Mỹ củng cố khối đồng minh then chốt tại châu Á (BaoMoi) - Từ hôm nay (23/4), Tổng thống Mỹ Barack Obama bắt đầu chuyến thăm 4 nước châu Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Malaysia nhằm thắt chặt quan hệ với các đồng minh chủ chốt tại khu vực này. Mở đường cho chuyến công du, người đứng đầu Nhà Trắng đã đề cập trực tiếp quần đảo Senkaku nằm trong khuôn khổ Hiệp ước An ninh và Hợp tác song phương Nhật-Mỹ và phản đối mọi động thái đơn phương phá hoại tính nguyên trạng của chủ quyền biển.
  • Mỹ: Senkaku nằm trong khuôn khổ Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật (BaoMoi) - Hãng Reuters đưa tin Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đảm bảo với Nhật Bản rằng những hòn đảo nhỏ trên Biển Hoa Đông, tâm điểm của cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, nằm trong khuôn khổ một hiệp ước an ninh song phương, theo đó yêu cầu Washington phải bảo vệ Tokyo.
  • Nhất trí quy tắc ứng xử trên biển (BaoMoi) - TT - Hôm qua, Mỹ và 20 quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã thông qua một thỏa thuận nhằm ngăn ngừa các vụ tai nạn và thông tin sai lệch trên biển.

T.Vấn - Hãy nhìn lại chính mình

Bài viết này, nguyên thủy có tên: “Nhân ngày 30 tháng 4 lần thứ 35“, được viết và phổ biến dịp tháng 4 năm 2010. Đầu năm 2012, hội Sinh Viên Việt Nam của trường đại học thành phố Wichita có nhã ý nhờ tôi góp bài cho tờ báo mùa xuân của họ. Tôi quyết định xem lại và gởi bài viết này đến những người trẻ như một cách gián tiếp bầy tỏ cách nhìn của tôi về một sự kiện lịch sử quan trọng. Và để nhấn mạnh, tôi đã đổi tên bài thành: “Hãy nhìn lại chính mình“. Bây giờ là tháng 4 năm 2014. Những vấn đề đặt ra trong bài viết này – theo tôi – vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự của chúng.
T.Vấn

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày đánh dấu cuộc chiến tranh đẫm máu nhất trong lịch sử cận đại Việt Nam chấm dứt.

Cuộc chiến ấy có kẻ thắng không? nhà báo Mỹ Stanley Karnow, người lăn lộn với cuộc chiến ấy từ đầu đến cuối, trong chương mở đầu tác phẩm quan trọng nhất của ông về chiến tranh Việt Nam: “Vietnam: A History“, đã cho rằng “Ít ra, theo ngôn ngữ nhân văn, cuộc chiến tranh ở Việt Nam là cuộc chiến tranh không có kẻ chiến thắng, hay đó chỉ là cuộc xung đột giữa những nạn nhân. Nguồn gốc của nó rất phức tạp, những bài học còn là đầu đề tranh cãi, và những hậu quả của nó vẫn còn phải được đánh gía bởi các thế hệ tương lai.” (1)

39 năm sau ngày cuộc chiến chấm dứt, 32 năm sau ngày ông Karnow viết những dòng nhận định khiến cả thế giới lưu tâm ấy, hẳn sẽ có càng ngày càng ít người không đồng ý với vị sử gia người Mỹ đã từng đọat giải thưởng uy tín nhất về Báo Chí, Pulitzer, cho những công trình khảo cứu về chiến tranh thế giới của mình.

Cuộc chiến ấy có kẻ bại không? Câu trả lời hẳn sẽ có ít người tranh cãi hơn nữa: Có!

Ai là kẻ chiến bại? Hẳn nhiên, trước hết phải kể đến những người buông vũ khí quy hàng bên kia (dù là tuân theo lệnh thượng cấp hay tự nguyện vì không còn sự lựa chọn nào khác), những người bị bắt, bị giam cầm trong các nhà tù ngụy danh dưới cái tên: Trại Cải Tạo (bao gồm những người bị còng tay, dẫn lên xe đưa thẳng vào trại tù và những người tình nguyện khăn gói lên đường, giã biệt gia đình đi trình diện kẻ đang nắm sinh mệnh mình trong tay, với hy vọng đi sớm về sớm, rồi yên tâm sống đời dân dã trong một đất nước từ nay thôi không còn bom đạn, không còn chết chóc). Phải kể cả đến những người may mắn vượt thóat tay kẻ thù, rời khỏi đất nước bằng đủ mọi phương tiện tìm được vào những ngày cuối của cuộc chiến. Kẻ chiến bại còn là những nạn nhân trực tiếp của những cuộc vượt biển hãi hùng, những cư dân bị cưỡng bức của những khu kinh tế mới rừng sâu nước độc, những đối tượng kém may mắn của những đợt cải tạo tư sản, đánh tư bản cũng hãi hùng không kém cảnh đấu tố của cuộc cải cách ruộng đất 54 ngòai miền Bắc. Sau cùng phải kể đến hơn 75 triệu dân Việt Nam sống giữa thế kỷ 21 mà vẫn chưa biết đến mùi vị của Tự Do là gì. Chưa kể đến một tầng lớp nông dân ở thôn quê và một lớp dân chúng thành thị vẫn hàng ngày phải lao đao vất vả với miếng cơm manh áo, thiếu thốn những nhu cầu tối thiểu nhất của con người. Nói cách khác, cả một dân tộc chiến bại (2).

Một cuộc chiến không có kẻ thắng, mà chỉ có những nạn nhân thì người ta không thể viện dẫn đến bất cứ một mục đích nào để biện minh cho cuộc chiến ấy.Chưa kể đến chiêu bài cộng sản,thế giới đại đồng, không còn cảnh người bóc lột người nay đã bị phá sản.Cho dẫu thứ ý thức hệ chết (hàng trăm triệu )người ấy chưa bị phá sản, thì việc hy sinh gần 3 thế hệ đất nước cho một tư tưởng bệnh họan phải được xem là nỗi bất hạnh của dân tộc.
Gọi ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày chiến thắng ư?

Thật vô nghĩa. Vì cuộc chiến không có kẻ chiến thắng. Mọi sự phô diễn ầm ĩ của bên gọi là thắng trận trong ngày kỷ niệm cuộc chiến đẫm máu chấm dứt chỉ là những hành động nhằm che đậy mặc cảm của kẻ vừa chợt nhận ra mình cũng là nạn nhân của một cuộc lừa dối vĩ đại, thứ phản ứng tâm lý vụng về của những kẻ bằng mọi giá bám lấy quyền lực, bất kể sự no đói sướng khổ của quần chúng nhân dân. Phủ nhận sự chiến thắng ấy, là phủ nhận chính mình, phủ nhận chính quyền lực của mình. Chẳng may, ngày nào còn lớp người băng họai ấy ở vị trí quyền lực quốc gia, ngày ấy vẫn còn những ngày 30 tháng 4 hàng năm được vinh danh là ngày chiến thắng.
Gọi ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày quốc hận ư?

Ý nghĩa của “quốc hận“ sẽ chính đáng biết bao nếu được nhân danh bởi tất cả những nạn nhân trong cuộc chiến, những nạn nhân sau cuộc chiến, cả bên này lẫn bên kia, của cả người trong nước lẫn ngòai nước, của tất cả những ai tin tưởng rằng, ngày nào còn sự ngự trị của chính quyền cộng sản, ngày ấy đất nước còn điêu đứng gian nan.

Trước đây trong cuộc chiến, sự vụng về trong cách điều hành chiến tranh và lãnh đạo đất nước đã khiến cho miền Nam tuy có chính nghĩa mà như không có chính nghĩa. Sự vụng về ấy là một cái tội, vì nó đã dẫn đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. Giờ đây, trong những dịp “tưởng niệm”, “quốc hận“ của một số tổ chức người Việt hải ngọai vô tình đã lọai ra ngòai những nạn nhân rất chính đáng của cuộc chiến, những người cũng có đủ lý do để xem ngày 30 tháng 4 là ngày “quốc hận”. Nhiều danh xưng, nhiều cách thức tưởng niệm đã khiến người ta tưởng chừng như chỉ có những người trực tiếp thua trận trên chiến trường, những người chôn gần hết quãng đời tuổi trẻ trong những trại cải tạo, mới “được quyền“ mang mối “quốc hận“ nhân ngày 30 tháng 4 lịch sử. Đó là chưa kể những ngộ nhận từ “nạn nhân ở trong nước“, xem những cách thức tưởng niệm ấy như là một sự khao khát quay về với quyền lực đã bị mất, với địa vị ăn trên ngồi trốc cũ, với những hư danh tạo nên bằng máu và nước mắt của thuộc quyền, của nhân dân.
Mặc cảm thua trận đã có dịp trỗi dậy qua những sự cường điệu phát xuất từ tâm thức cá nhân khiến chính nghĩa chung bị lu mờ. Có những cá nhân xem nỗi đau của mình là một đại dương mênh mông chứ không phải gịot nước mắt thổn thức che dấu trong đêm. Để rồi hễ thấy ai không chịu chết chìm trong đại dương nước mắt của mình thì vội lên tiếng chê bai, chỉ trích, thậm chí chụp mũ. Trong cuộc chiến, sau cuộc chiến, hầu như mỗi gia đình Việt Nam đều có một nỗi đau của riêng mình, dù là người ấy ở trong nước hay ngòai nước, ở miền Nam hay miền Bắc khi còn dòng Bến Hải chia cắt năm xưa. Chỉ biết đến nỗi đau của mình, không đếm xỉa gì đến nỗi đau của người khác, ở một nghĩa nào đó cũng là một hành động khó gây được được sự cảm thông (3).

Không phải ngẫu nhiên mà, nhiều người ở trong nước, tuy không ưa gì chế độ cầm quyền hiện nay, nhưng cũng không tỏ vẻ có cảm tình với một vài tổ chức chống Cộng hải ngọai. Họ cho rằng, cái tâm thức “quốc hận“ ở những tổ chức này là tâm thức giận dữ của “đứa trẻ bị giật mất chiếc bánh“, nay có dịp tha hồ ”tự do muốn làm gì thì làm“ nên tụ họp nhau tìm cách “giật lại chiếc bánh đã bị mất“.

Sẽ là một cái tội khó tha thứ nếu người Việt hải ngọai, những người mệnh danh là “chiến sĩ cho Tự Do“, vô tình hay cố ý, một lần nữa làm lu mờ đi chính nghĩa. Chính nghĩa có sáng tỏ hay không, không phải nhờ những lời nói hay, những khẩu hiệu to, những biểu ngữ lớn mà phải do hành động, thứ hành động xuất phát từ niềm thao thức đến sự an nguy, đến dân chủ tự do cho đất nước, sự no đủ của người dân, sự tươi sáng của các thế hệ Việt Nam trong tương lai. Những hành động ấy, nếu thực sự làm vinh danh cho chính nghĩa, không thể đến từ những tấm lòng hận thù cá nhân, những mưu đồ vị kỷ, những bon chen ganh ghét lẫn nhau, những thái độ bảo thủ chỉ cho mình là đúng, duy nhất đúng, những ai đi khác con đường mình đi là kẻ phản bội, là tên thỏa hiệp, là việt gian bán nước v.v...(4)

Chẳng may, từ 39 năm nay, đó là những hiện tượng mà kẻ ưu thời mẫn thế không thể không nhận ra. Ở ngòai đất nước, người Việt Nam có đủ mọi thứ tự do mà một con người có thể hưởng. Trong thực tế, có cả một con đường dài đi từ sự sở hữu tự do cho đến ý thức sử dụng tự do. Nhiều người, dù sống ngòai đất nước hơn nửa đời người, vẫn còn đứng ở đầu con đường, với tâm thức sở hữu tự do, tức là muốn làm gì thì làm, bất chấp hậu quả việc mình làm, lời mình nói, những dòng chữ mình viết xuống. Vì thế, thay vì củng cố thêm chính nghĩa tự do đối đầu với cộng sản độc tài, họ đã làm thương tổn chính nghĩa, thương tổn hàng ngũ những người chiến đấu cho chính nghĩa, có nghĩa là họ làm thương tổn chính lý tưởng của hàng ngũ mình.

Sở hữu tự do phải đi kèm với ý thức sử dụng sự tự do mà mình sở hữu. Nếu không, sẽ như người vừa làm chủ cây súng, vì loay hoay không biết cách sử dụng, nên đã tự bắn vào chân mình.

Bài học nào rút ra từ ngày lịch sử 30 tháng 4, cũng sẽ là đề tài cho nhiều thế hệ mai sau bàn bạc, như lời nhận định của Sử Gia Stanley Karnow 32 năm trước. Trong đó, chắc chắn phải có bài học về cách thức xây dựng chính nghĩa, giữ gìn chính nghĩa trong những cuộc đối đầu. Câu nói “ chính nghĩa sẽ tất thắng “ chưa hẳn là chân lý nếu bên có chính nghĩa không đủ khả năng khai triển và phát huy chính nghĩa. Không ai có thể phủ nhận sự thống trị của những người cộng sản trên đất nước chúng ta, nếu chỉ kể mốc 30 tháng 4 năm 1975, đã kéo dài hơn 39 năm nay. Và không ai tiên đóan được khi nào thì sự thống trị ấy chấm dứt, nhường chỗ cho một chế độ tự do dân chủ thực sự vì dân, do dân mà cả 80 triệu người Việt trong nước và hơn 3 triệu người Việt sinh sống tại hải ngọai ước mong.

Sự mơ hồ ấy, phải chăng cũng có sự “ đóng góp “ – vô tình hay cố ý – của cái cách mà một nhóm người Việt hải ngọai dùng để chống Cộng?

T.Vấn
WWW.T-Van.Net
___________________________________

(1) ”Vietnam: A History“. Stanley Karnow. Penguin Books. Revised Edition 1991. P. 11

(2) Có lẽ, cũng không quá cường điệu khi bao gồm trong số những người thuộc về phe chiến bại cả những bộ đội miền Bắc, những người hăm hở xuôi Nam với khát vọng giải phóng đồng bào ruột thịt miền Nam đang bị “ gọng kềm Mỹ Ngụy “ làm cho đói khổ. Và khi đặt bước chân vào những đô thị, thành phố miền Nam mới vỡ lẽ mình bị lừa gạt, như nhà văn Dương Thu Hương đã từng can đảm thú nhận. Cái câu đầu môi cửa miệng “ Miền Bắc nhận hàng, miền Nam nhận họ “ trong những ngày đầu sau chiến tranh, đối với người Việt Nam có lòng tự trọng, là một sự xúc phạm nặng nề dành cho kẻ bại trận.

(3) Tôi được nghe kể lại và xem được bức hình một cặp nam nữ người Việt ở miền Nam Cali, trong một cuộc biểu tình vinh danh cờ vàng, đã đứng dẫm lên lá cờ đỏ Cộng sản. Vinh danh lá cờ vàng, là vinh danh chính nghĩa tự do của người Việt hải ngọai, đó là việc nên làm. Nhưng dẫm lên lá cờ đỏ, mà hàng triệu thanh niên miền Bắc, đã một thời vì lá cờ ấy mà sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình, đã từng say sưa – dù bị lừa phỉnh – dâng hiến tuổi trẻ của mình cho lá cờ ấy, có lẽ là một việc, theo tôi, nên suy nghĩ cẩn thận, trước khi làm. Không thể không nghĩ đến hàng triệu bà mẹ ở miền Bắc mất con, hàng triệu người vợ miền Bắc mất chồng, hàng triệu người con miền Bắc mất cha. Dù sao, với họ, lá cờ ấy là biểu tượng cho xương máu mà con, chồng, cha của họ đã đổ ra. Với người Việt hải ngọai, lá cờ ấy chỉ là biểu tượng của một chế độ tàn ác, hút máu người dân, nhưng với người trong nước, tôi không tin họ có cùng cách nhìn như chúng ta. Với cách nghĩ truyền thống của người Việt Nam, dân là vạn đại, sẽ còn đó cùng với sự tồn vong của đất nước. Nhưng, chính quyền nào cũng đến rồi sẽ đi. Rồi đây, chẳng chóng thì chầy, kẻ cầm quyền Cộng sản sẽ phải đến lúc chia tay với quyền lực. Ai biết được, khi ấy, lá cờ đỏ sao vàng có thể vẫn tồn tại với người dân, trong ý nghĩa nó đã thấm máu hy sinh của người dân, chứ không phải là biểu tượng của chủ nghĩa cộng sản tàn bạo một thời. Trong suy nghĩ ấy, liệu những người đứng dẫm lên lá cờ đỏ sao vàng dạo nọ, có tạo được sự cảm thông nơi những người Việt có cùng lý tưởng tranh đấu cho tự do ở trong nước?

(4) Trong nhiều năm, cứ đến tháng 4, tôi như người mang trong lòng vết thương còn mưng mủ, dở vết thương còn sưng tấy ấy ra, ve vuốt nỗi đau của mình. Sự ve vuốt ấy biểu lộ cụ thể bằng cách đọc đi đọc lại quyển hồi ký: Ngày N, giờ G của nhà văn Hòang Khởi Phong viết về cuộc “ di tản chiến thuật “ trên con đường số 7 của quân và dân Vùng 2 vào tháng 3 năm 1975. Đọc, để tự nhắc nhở mình, đã có một thời, địa ngục có thật trên trần gian này ở vào những ngày sắp tàn cuộc chiến tranh. Tôi đọc với tâm thức của kẻ cứ không cưỡng được hành động lấy tay đè mạnh vào vết thương cũ để tìm cảm giác dễ chịu sau cơn đau nhói, để rồi sau sự dễ chịu giả tạo là nỗi đau còn nhức nhối hơn nữa. Ở đọan cuối, trước khi kết thúc tập hồi ký não lòng, trong lá thư gởi đến những em học sinh Vườn Hồng ( tức ngôi trường tiểu học do chính tác giả dựng nên ở trại giam Phú Quốc thời ông còn là quan coi tù ở đó ), ông viết: ” Đã mười ba năm nay, mỗi lúc tôi thấy “ thế hệ chúng tôi” đang dựng lại những ngày cũ. Những năm ngơ ngác ban đầu trên xứ người qua đi, những con người ngụy tín cũ dần dần hồi phục. Nên vì vậy mà mười ba năm nay, cho dù “thế hệ chúng tôi” thành lập cả ngàn đoàn thể, tổ chức, chúng tôi lăn xả vào chống Cộng, nhưng bọn Cộng sản vẫn mạnh khỏe ở bên kia bờ biển. Chúng tôi còn bận giành quyền lãnh đạo lẫn nhau, chúng tôi còn bận đổ tội lẫn cho nhau, chúng tôi còn bận chống lẫn nhau, trước khi có dịp chống Cộng. Hãy nhìn kỹ những vết xe chúng tôi để lại, hãy nhìn kỹ những con đường chúng tôi đi, dấu vết xấu xí nham nhớ chúng tôi để lại khắp miền Nam và giờ đây chúng tôi mang sang xứ người những ví dụ tuyệt hảo của lòng háo danh, ích kỷ, hời hợt, tự mãn, đố kỵ, giả trá.”.

Nhà văn Hòang Khởi Phong viết những dòng đau xót này vào năm 1988, là năm ông hòan tất tập Hồi ký để đời. Hơn 20 năm sau, những điều ông viết, những vấn đề ông đặt ra cho người Việt hải ngọai, hầu như còn nguyên vẹn, nếu không muốn nói là càng trầm trọng thêm. Và đó cũng là lý do có phần chú thích này. 
  T.Vấn
(Dân luận)

Xử phúc thẩm đồng chí Dương Chí Dũng và đồng bọn - Nhìn sơ thấy gì?


1. Đồng chí Dương Chí Dũng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, chủ tịch Vinalines đỗ thừa vụ mua ụ nổi 83M sang cho tập thể Hội đồng quản trị Vinalines và đồng chí Tổng giám đốc Vinalines là Mai Văn Phúc. Đồng chí họ Dương thề sống thề chết, thề có trời có đất rằng không có nhận lại quả 10 tỷ đồng từ đứa nào cả, chỉ nhận phong bì tết và rượu biếu của cấp dưới.

Đồng chí Chí Dũng dù thề thốt không tham ô tài sản nhưng hối hận vì "không hiểu sao" lại bỏ trốn. Và một lần nữa, khẳng định được “mật báo” từ Thượng tướng công an Phạm Quý Ngọ vào chiều ngày 17/5/2012. Dù một mực đấm ngực kêu oan nhưng (cũng không hiểu sao) gia đình đồng chí Dũng lại tự phê, tự kiểm, tự bán hết tài sản, nộp cho đảng và nhà nước 4,7 tỷ đồng nhằm bồi thường, trả nợ cho tội gì thì... không biết.

2. Đồng chí Mai Văn Phúc đỗ thừa mình là Tổng giám đốc Vinalines nhưng không có chuyên môn, không nắm rõ quy định đầu tư xây dựng và không hiểu văn bản chỉ đạo của Thủ tướng là cái giống gì, nhiều lúc ký văn bản nhưng không đọc. Đồng chí ta mới vào bàn ăn có 2 tháng nên "không biết chuyện gì", ăn uống ra sao... cho đến khi bị bắt mới "biết".

Sau khi đỗ thừa mình "không biết" cái củ gì cả thì:

Đồng chí TGĐ Mai Văn Phúc đỗ thừa cho đồng chí Phó giám đốc Vinalines là Trần Hữu Chiều mới là người nắm hết mọi khâu.

Đồng chí TGĐ Mai Văn Phúc đổ thừa đồng chí tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines là Trần Hải Sơn nói láo và khẳng định mình không thò tay nhận lấy 10 tỷ đồng từ đồng chí Sơn. Đồng chí Phúc chỉ rón rén đưa tay nhận từ đồng chí ấy một phong bì chỉ có 2 triệu đồng và chai rượu Chivas 18 tuổi đời.

Dù chỉ có phong bì 2 triệu và chai rượu già nhưng gia đình đồng chí TGĐ Mai Văn Phúc cũng đã biết điều nộp trước cho đảng và nhà nước 3,5 tỷ đồng - và cũng không biết nộp cho tội gì.

3. Đồng chí Trần Hải Sơn đỗ thừa chính đồng chí Cục trưởng / Chủ tịch Dương Chí Dũng và đồng chí TGĐ Vinalines Mai Văn Phúc đã chỉ đạo đứng ra... tiếp thu 1,666 đô la tiền lại quả và cho vào trương mục nhà băng công ty Phú Hà của cô em gái.

Đồng chí Sơn lại quả cho đồng chí chỉ đạo Dũng, Phúc mỗi ngài 10 tỷ đồng, đồng thời tự nguyện đút vào túi đồng chí Phó giám đốc Vinalines, cũng là trưởng đoàn khảo sát mua ụ nổi là Trần Hữu Chiều 340 triệu đồng.

Về phần mình, trong vụ được nhận ụ nổi xấu - cũ - già 42 năm để sửa cho đẹp - mới - trẻ, đồng chí Trần Hải Sơn đã bỏ túi được hơn 3 tỷ đồng. Tổng cộng cho việc ký nháy, đồng chí Sơn được lại quả cho mình 7,8 tỷ đồng.

4. Đồng chí Trần Hữu Chiều đổ thừa rằng thời điểm các đồng bọn "quyết" và tiến hạnh dự án ăn chia thì đồng chí chỉ mới là Chánh văn phòng Vinalines, không được tham gia vào việc lập, hoạch định dự án. Nên không biết cái củ gì cả.

Cho nên, đồng chí Chiều chỉ chịu "hiểu" rằng 340 triệu đồng do đồng chí Sơn thương mến đưa cho là khoản tiền bồi dưỡng, không có ăn nhậu gì đến cái ụ nổi ụ chìm.

*
Tóm lại, theo lời của mỗi đồng chí kêu oan (không tính việc đỗ thừa được mùa mất mùa gì gì đó từ các đồng bọn thân mến khác) thì:

Đồng chí cao cấp nhất là Dương Chí Dũng được lại quả phong bì tết và chai rượu.

Đồng chí cao cấp hai là Mai Văn Phúc được lại quả phong bì 2 triệu đồng và chai rượu.

Đồng chí cao cấp ba là Trần Hữu Chiều được lại quả 340 triệu đồng.

Đồng chí cao cấp tư là Trần Hải Sơn được lại quả 7,8 tỷ đồng.

Các đồng chí con sâu của đảng ta có một hệ thống ăn chia thật "bình đẳng"... trước tòa. Càng cao chức càng được lại quả ít!

Nhưng tính lại: Nếu nhìn vào tổng số tiền lại quả là 1,666 triệu đô tức 28 tỷ đồng và trừ đi tiền bỏ túi của các đồng chí cao cấp ba, cấp tư, xuống cấp năm, cấp sáu... thì biết ngay số tiền thực sự trong mấy cái phong bì, không tính chai rượu, dành cho đồng chí cục trưởng/ chủ tịch Dương Chí Dũng và TGĐ Mai Văn Phúc sẽ là bao nhiêu.

Nhưng xin đừng kết luận rằng đồng chí Dũng và Phúc ôm trọn gói. Trên hai đồng chí ấy còn có các đồng chí cao cấp 0, cấp trừ, cấp trừ 2... Làm sao ăn được một mình!? Nếu thế thì làm sao có chuyện đồng chí Thượng tướng thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ rộng lòng từ bi mật báo cho ngài Dũng chủ tịch Vinalines "lánh mặt" sang Miên để ngày nay đồng chí Dũng hối hận vì "không hiểu sao" và đồng chí Ngọ đã không còn được thở.

Nhắc lại bản án sơ thẩm dành cho các đồng chí, đồng bọn:

Dương Chí Dũng: Tử hình về tội “Tham ô tài sản”, 18 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Tổng cộng mức hình phạt: “Tử hình”.

Mai Văn Phúc: Tử hình về tội “Tham ô tài sản”; 18 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Tổng cộng mức hình phạt: “Tử hình”.

Trần Hải Sơn: 22 năm tù.

Trần Hữu Chiều: 19 năm tù.

Lê Văn Dương, đăng kiểm viên Chi cục đăng kiểm số 6, Cục Đăng kiểm Việt Nam: 7 năm tù.

Lê Ngọc Triện, đội trưởng nghiệp vụ Chi cục Hải quan Vân Phong: 8 năm tù.

Lê Văn Lừng, cán bộ Chi cục hải quan Vân Phong: 8 năm tù.

Mai Văn Khang, phó tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên vận tải viễn dương Vinashin thuộc Vinalines: 7 năm tù.

Huỳnh Hữu Đức, phó cục trưởng Chi cục Hải quan Vân Phong kiêm phó chánh văn phòng Cục hải quan Khánh Hòa: 8 năm tù.

Bùi Thị Bích Loan, kế toán trưởng Vinalines: 4 năm tù.

Đảng bác Hồ đạo đức, cần kiệm, liêm chính mất đi 10 con sâu chiến, từ đồng chí bị đảng úm ba la biến thành đồng bọn.

Dân ta mất hơn 335 tỷ đồng trong tổng số 525 tỷ đồng mà "quả đấm thép" Vinalines đấm vào ụ nổi nhưng đã chìm từ lâu nhập cảng về từ bên Nga.

Thiệt hại này các đồng chí của đảng ta vẫn nhất định nói rằng đó là thiệt hại của nhà nước.

Chỉ có đồng chí Hùng hói, chủ tịch quốc hội - nhưng không đứng đầu quốc hội - là nói bị đúng: "dân" quyết sai là dân chịu. Ụ nổi thành ụ chìm là do dân bây quyết chứ ai vào đây!? Đừng có đỗ thừa!
Vũ Đông Hà 
  (DLB)

Đề nghị giữ án tử hình ở vụ Vinalines

Các bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc bị tòa sơ thẩm tuyên án tử hình vì tội 'Tham ô' liên quan đến ụ nổi 83M
Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) Tối cao đề nghị tòa phúc thẩm giữ nguyên bản án tử hình đã tuyên với cựu Cục trưởng Hàng hải Dương Chí Dũng và đồng phạm Mai Văn Phúc.
Trong ngày thứ hai của phiên tòa phúc thẩm, đại diện VKSND Tối cao nói không có cơ sở cho các bị cáo, gồm ông Dũng, Mai Văn Phúc cùng những người khác xin giảm án.
Tòa sơ thẩm đã tuyên án tử hình với hai ông, Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải, nguyên Chủ tịch HĐQT tổng công ty Hàng hải Việt Nam, và Mai Văn Phúc, nguyên Tổng giám đốc Vinalines, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Vận tải
Cũng trong ngày thứ hai của phiên tòa phúc thẩm vụ Vinalines, đại diện Bộ Tài chính cho biết cơ quan giám định liên ngành đã thống nhất nhận định ụ nổi 83M không phải tàu biển, báo trong nước đưa tin.
Ông Trần Thái Sơn cũng khẳng định Chi cục hải quan Vân Phong đã làm đúng quy trình trong việc xử lý hồ sơ nhập khẩu ụ nổi 83M.
Hồi năm ngoái, kết luận của cơ quan điều tra nói mặc dù biết ụ nổi 83M là tàu biển, Chi cục hải quan Vân Phong vẫn làm thủ tục thông quan, cho phép nhập khẩu.
Vì được sản xuất từ năm 1965, ụ nổi 83M nếu bị xem là tàu biển mà vẫn được phép nhập đồng nghĩa với việc Chi cục hải quan Vân Phong đã vi phạm quy định về điều kiện nhập khẩu tàu biển trong nghị định 49/2006/NĐ-CP của chính phủ.
Ông Sơn cũng cho biết "hải quan chỉ làm thủ tục hải quan, không liên quan đến việc đăng ký sau này", theo báo Pháp Luật, và "việc nhập khẩu sản phẩm về không đăng ký, đăng kiểm thuộc trách nhiêm của Vinalines".
"Thời điểm 2008 hoàn toàn không có danh mục của các cơ quan chuyên ngành quy định mặt hàng ụ nổi là cấm nhập khẩu hoặc phải nhập khẩu có điều kiện," ông nói.
"Vì vậy, việc hải quan Vân Phong cho nhập khẩu như hàng hóa thông thường là không sai," ông Sơn khẳng định.
Chất lượng ụ nổi

Dương Chí Dũng nộp tiền cho tội nào?
Chất lượng của ụ nổi 83M cũng là vấn đề được đưa ra chất vấn tại phiên tòa ngày 23/4.
Báo Dân Trí dẫn lời đại diện Cục đăng kiểm có mặt tại tòa cho biết "những ụ nổi đã 60-70 tuổi vẫn hoạt động bình thường và đủ điều kiện hoạt động thì cơ quan quản lý vẫn phân cấp."
Tuy nhiên lời giải thích này đã bị chủ tọa bác bỏ vì cho rằng việc đăng kiểm viên Lê Văn Dương (lãnh án 7 năm tù ở tòa sơ thẩm) khi đi giám định phát hiện ra 3 máy phát điện của ụ nổi không hoạt động mà vẫn kết luận các thiết bị vận hành bình thường là không đúng trách nhiệm.
Tại phiên tòa sơ thẩm hồi tháng 12 năm ngoái, cả hai bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc đều bị tuyên án tử hình vì tội 'Tham ô tài sản' liên quan đến số tiền lại quả 1,66 triệu đôla thu được từ việc mua ụ nổi 83M.
Trong phần chất vấn sáng 22/4, hai bị cáo này đều cho rằng mình không phạm tội 'Tham ô tài sản' và bác bỏ việc nhận tiền lại quả từ bị cáo Trần Hải Sơn, theo báo trong nước.
Khắc phục tội danh nào?

Ông Dương Chí Dũng và các đồng phạm tại tòa phúc thẩm
Trước phiên phúc thẩm, gia đình ông Dương Chí Dũng đã nộp cho Cục Thi hành án dân sự TP. Hà Nội 4,7 tỷ đồng tiền khắc phục hậu quả cho vụ án Vinalines, báo Pháp luật Việt Nam ngày 19/4 đưa tin.
Gia đình bị cáo Mai Văn Phúc cũng đã nộp được 3,5 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong phiên tòa sáng 22/4, ông Dũng không nói rõ khoản tiền này là để khắc phục hậu quả cho tội danh nào, theo các báo trong nước.
Luật sư Hoàng Văn Hướng, Trưởng văn phòng Luật sư Hoàng Hưng, cho biết nếu Dương Chí Dũng vẫn không nhận tội 'Tham ô' thì khoản tiền này không thể xem là để khắc phục hậu quả cho tội danh đó được.
"Không có tội thì không thể nộp phạt," ông nói với BBC trong cuộc phỏng vấn ngày 22/4.
"Tại phiên tòa sơ thẩm thì Dương Chí Dũng đã nhận một phần trách nhiệm trong tội 'Cố ý làm trái'. Như vậy khoản tiền 4,7 tỷ đồng có thể xem như là một tình tiết giảm nhẹ cho tội danh này."
Theo BBC

NSUT Kim Chi - Thư từ nước Mỹ gởi bạn bè


Chúng tôi được lời mời tới Mỹ dự hội thảo về vấn đề tự do báo chí VN của hai vị dân biểu Hoa Kì là bà Loretta Sanchez và Joe Lojgren. Ban tổ chức gửi vé bay, đưa đón chúng tôi ở các sân bay và lo mọi chuyện ăn ở đi lại trong nước Mỹ.

Vậy là các dư luận viên bắt đầu tấn công chúng tôi rằng : “ Bọn họ là những kẻ vì những đồng Dola mà bán rẻ Tổ Quốc…” Thấy những lời thóa mạ vô căn cứ đó của

những người “trung thành” chỉ khiến tôi tức cười. Họ nguyền rủa , kết tội chúng tôi vì lòng họ yêu nước và đang ra sức bảo vệ đất nước thật ư? Họ nói rằng lịch sử VN sẽ phán xét chúng tôi những kẻ đi bêu xấu tổ quốc. Tôi thì nghĩ khác họ. Những kẻ nào bòn rút đất đai tiền của của dân để đem ra nước ngoài giấu vào các ngân hàng thì mới là kẻ có tội với dân. Những kẻ nào cậy đứng trên đỉnh cao quyền lực đã dùng bộ máy chuyên chính bịt mắt, bịt miệng và đàn áp thẳng tay những người lương thiện dám đấu tranh thì mới là kẻ có tội. Những kẻ chạy theo bám đít bọn tham nhũng và bưng bít sự thật để được chủ thưởng thì mới có tội với dân với nước.

Đây xin mọi người hãy xem bản tổng kết của nhà bào nào đó mà Oanh Bùi đã gửi cho tôi thì mọi người sẽ biết rõ thêm tình trạng VN.

Thấy chúng tôi dám nói, dám viết sự thật hiện trạng của VN trên các trang mạng nên các dân biểu quốc hội Mỹ đã mời chúng tôi tới Hoa Kì. Đoàn hiện chỉ có 5 người, năm người đã bị chặn lại ở các sân bay. Còn nếu nhà nước cử người đi đại diện cho VN thì bọn tôi chẳng bao giờ tới lượt. Những người đang biểu diễn lập trường chắc chắn sẽ được cử đi để “bảo vệ danh dự của đảng cộng sản VN và nhà nước”. Lúc đó các nhà lý luận sẽ viết sẵn cho họ những bài tham luận đầy tự hào rằng: “Việt Nam tuy còn khó khăn, nhưng đang phát triển và dân chủ gấp vạn lần các nước tư bản”… Việt Nam “dân chủ” mới có những người như Đoàn Văn Vươn, Đặng Ngọc Viết phải đem cả mạng sống của mình ra giành lại đất đai… Việt Nam tự do nên các blogger và những người dám xuống đường đấu tranh chống Trung Quốc bành trướng đã bị đàn áp và lần lượt vào tù.

Họ làm trò gắp lửa bỏ tay người chẳng mấy ai tin. Chúng tôi dẫu biết sẽ rất nhiều hệ lụy trong ngày trở về, chúng tôi sẵn sàng đón nhận tất cả. Tù đày ư, tra tấn đánh đập ư? Chúng tôi sẵn sàng dấn thân cho một Việt Nam ngày mai được TỰ DO, DÂN CHỦ, GIÀU MẠNH, VĂN MINH, KHÔNG THÙ HẬN.
Nguyễn Thị Kim Chi  (FB Chi Kim Nguyễn)

Buộc EVN, Petrolimex phải công khai lương lãnh đạo

(TNO) Bộ Công thương vừa ra chỉ thị yêu cầu Petrolimex và EVN sớm công khai giá thành điện, xăng dầu cũng như lương, thưởng của lãnh đạo và nhân viên trong ngành.Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tại chỉ thị số 11 ngày 22.4, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng yêu cầu Cục Điều tiết điện lực, Tập đoàn Điện lực VN (EVN) thực hiện công bố giá điện theo cơ chế giá thị trường, công khai minh bạch các yếu tố cấu thành giá bán điện và phương án điều chỉnh giá bán điện.

 EVN phải công khai giá
EVN sẽ phải công khai lương, thưởng của cán bộ, công nhân tập đoàn - Ảnh: Ngọc Thắng

Cụ thể, các đơn vị này phải công khai biến động các thông số đầu vào các yếu tố cấu thành giá điện bình quân cơ sở, các khoản chi phí sản xuất, kinh doanh điện chưa tính vào giá bán điện hiện hành được phép thu hồi, mức giá bán điện bình quân cơ sở, khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân (nếu có), cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hiện hành, biểu giá bán lẻ điện và nguyên tắc xây dựng biểu giá bán lẻ điện, tính toán tác động của việc điều chỉnh giá bán điện đến các thành phần sử dụng điện. Đặc biệt, EVN sẽ phải công khai báo cáo kiểm toán, kết quả sản xuất kinh doanh…

Vụ Thị trường trong nước, Tập đoàn Xăng dầu VN (Petrolimex) và các đơn vị liên quan sớm công khai giá xăng dầu, các yếu tố hình thành giá, việc trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ bình ổn xăng dầu.

Ngoài việc phải công bố thông tin về thông tin thị trường xăng dầu, các doanh nghiệp xăng dầu phải công khai, minh bạch giá cơ sở, kết cấu hình thành giá cơ sở, mức trích lập, số dư và quản lý sử dụng Quỹ bình ổn, công khai báo cáo kinh doanh, báo cáo kiểm toán…

Petrolimex và EVN cũng phải công khai tình hình tài chính, hiệu quả sử dụng và bảo toàn vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các khoản thu nhập bình quân của người lao động, tiền lương, thù lao tiền thưởng của lãnh đạo doanh nghiệp…

Cục Điều tiết điện lực định kỳ hàng tháng phải công bố thông tin về giá điện theo cơ chế thị trường; hàng quý hoặc trước khi điều chỉnh giá phải công khai các yếu tố cấu thành giá hoặc phương án điều chỉnh giá. Vụ Thị trường trong nước phải công bố hàng ngày giá xăng dầu thế giới. Vụ Tài chính 6 tháng một lần công bố kết quả sản xuất kinh doanh của EVN, Petrolimex và báo cáo giám sát tài chính, hàng năm thực hiện công bố báo cáo quyết toán tài chính đã được kiểm toán của 2 doanh nghiệp này.

Vụ Tổ chức cán bộ công bố các khoản thu nhập, tiền thưởng, thù lao bình quân hàng tháng của cán bộ viên chức của Petrolimex và EVN trên website Bộ Công thương.

Tuy nhiên, chỉ thị này không nói rõ thời điểm các doanh nghiệp và Cục, Vụ thuộc Bộ phải thực hiện việc công khai, minh bạch thông tin này.
Mai Hà
(Thanh niên)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét