Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

30 THÁNG 4, NHỮNG PHỐ TÀU, THẮNG THUA, THUA THẮNG!

Chính trị - Xã hội

 ASEAN họp với Trung Quốc về Biển Đông  -(RFA)   ---  Trung Quốc không bao giờ nhường bộ chủ quyền và an ninh quốc gia  -(RFA)

'Vinh dự đề cử'  -(BBC)   ---    'Phong trào dân chủ ngày càng mạnh'  -(BBC /nghe) -BS. Nguyến đăng Quế.    ---     Điều trần về tự do báo chí VN ở Hoa Kỳ  -(BBC)

 Phó Thủ tướng: phải đối thoại công khai dân chủ với nhân dân  -(RFA)   --   Truyền thông lề phải, câu chuyện Tân cương và cà phê nhân quyền  -(RFA)

 Hai thành viên Hội Phụ nữ Nhân quyền bị câu lưu và hành hung ở Cần Thơ  -(RFI)   ---    Hai phụ nữ hoạt động cho nhân quyền bị đánh đập  -(RFA)   ---  Đình công tự phát vì không có tự do nghiệp đoàn  -(RFA)

Bắt đầu tái cưỡng chế đất Dương Nội  -(RFA)  >>>  Tiến hành cưỡng chế 19 hộ tại phường Dương Nội

Không đẩy công an làm thay chính quyền  -(TT)

Phải đi cấp cứu sau khi rời trụ sở công an -(TT)   >>>  Phúc thẩm vụ Dương Chí Dũng: Luật sư đề nghị tòa hủy án, điều tra lại   >>>   Đề nghị y án tử hình Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc   >>>    TP.HCM xử phạt gần 1.000 xe quá tải   >>>    An Giang: gần 200 nhà sập, tốc mái do lốc xoáy 

Đôi điều về bệnh sởi tại Hà Nội   -(RFA)   ---   Đau sót vì bệnh sởi giết trẻ thơ VN  -(BBC)

CA Hà Nội càn quét, đàn áp khốc liệt nông dân Dương Nội [Cập nhật]  -(DLB)

Xử phúc thẩm đồng chí Dương Chí Dũng và đồng bọn - Nhìn sơ thấy gì? -(DLB)


"Còn quay lại Nha Trang là còn bị đánh" -(DLB)   >>>   Thuggish police declared: "Coming back to Nha Trang means getting beaten again"

Lời kêu gọi bất tín nhiệm chính quyền: Kết quả của 39 năm CS “giải phóng và xây dựng đất nước”!-(DLB)
Nước mắt tháng tư!-(DLB)   ---   Này chị này anh hãy vùng lên   -(DLB)
Thư ngỏ gửi Mạng Lưới Blogger Việt Nam (phần 1)-(DLB) -Nguyễn Ngọc Già (Danlambao)

Nhà thầu Trung Quốc đội vốn gần 100%: Không thể chấp nhận được!  -(Datviet /DLB)
Đơn tố cáo ông Nguyễn Bá Thanh - Trưởng ban Nội chính Trung ương  -(DLB)  -Tôi là Nguyễn Thanh Hiếu, nhân viên văn thư của công ty Cổ phần tập đoàn Hà Bách Khoa, trụ sở tại số 90, Quang Trung, Đà Nẵng. Công ty chúng tôi đã gửi hồ sơ tố cáo hành vi tham nhũng, bao che, cố tình cướp đất của công ty chúng tôi của chính quyền Đà Nẵng, nhưng đơn gửi từ lâu vẫn không có bất kỳ động thái xử lý nào, chúng tôi nghi vấn vì có liên quan đến ông Nguyễn Bá Thanh, nay là Trưởng ban Nội chính Trung ương đã cố tình bao che. Xin gửi BBT Dân Làm Báo kính nhờ đăng tải toàn bộ bản scan hồ sơ của công ty chúng tôi lên Dân Làm Báo, trang mạng đại diện cho tiếng nói người dân về hành vi này:

Còn có luật pháp, mình không làm gì sai thì mình cứ khiếu nại -(DLB)
Hãy mở rộng vòng tay đón những người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương (Uighur) -(DLB)
Mơ gặp Bác Hồ -(DLB)   ---   Ai sẽ làm Tổng Bí thư năm 2016?  -(DLB)

Tập tài liệu về tình trạng công dân Việt Nam bị chết trong đồn công an  -(DLB)

 Việt gian chỉ đạo cướp đất, đánh đập dân oan Dương Nội  -(DLB)

30 THÁNG 4, NHỮNG PHỐ TÀU, THẮNG THUA, THUA THẮNG!  Trần minh Thảo -(Boxitvn)

“Đảng lãnh đạo…”  -Thiện Tùng --(Boxitvn)
Nobel hòa bình, khoan dung, yêu thương và cảm thông  -Phạm chí Dũng --(Boxitvn)

 Suy nghĩ tháng tư  -(Kami -RFA)   ---    Những im lặng đáng khinh.  -(Canhco -RFA)

 Nhà báo Đoan Trang được tài trợ nghiên cứu ở USC  -(Trần đông Đức -RFA)
NGHỆ SĨ KIM CHI - THƯ TỪ NƯỚC MỸ GỬI BẠN BÈ  -(Huỳnh ngọc Chênh)

Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý “chỉ mặt” những thủ phạm cản trở các dự luật mở rộng quyền tự do dân chủ cho dân  -(Chepsuviet)

Hở với báo chí nên làm Bộ chính trị bực mình – Thường vụ QH lại họp kín về phiếu tín nhiệm?
-(Chepsuviet)

Sinh nhật Lenin: mừng hay tưởng niệm, bằng lẵng hoa hay vòng hoa? -(Chepsuviet)   ---  
  Kỷ niệm 144 năm ngày sinh Lenin: nghiêm khắc phê bình báo đảng của Thủ đô lạnh nhạt với Người -(Chepsuviet)

Hoan hô 3 báo của công an, quân đội loan tin kỷ niệm 20 năm Ngày tự do Nam Phi, trong khi rất nhiều báo khác im -(Chepsuviet)   ---  Nền công vụ “4 xin” và “1 không xin” -(Chepsuviet)

Đòi Chính phủ Mỹ đóng cửa RFA: “Giấy chùi khu” quảng bá cho blog “ruồi bu không buồn đuổi” -(Chepsuviet)

61 thuyền viên bị giữ hơn 3 tháng ở Indonesia, sao không nghe hai bộ Ngoại giao, Nông nghiệp &PTNN vào cuộc? -(Chepsuviet)

Tái cưỡng chế đất ở Dương Nội ngày 22/4/2014    -(Nguyễn tường Thụy)

CHÍNH QUYỀN TÁI CHIẾM ĐẤT, TÌNH HÌNH DƯƠNG NỘI RẤT CĂNG THẲNG  -(Tễu)

" Tôi sống 3 chế độ, mà tôi chưa thấy chế độ nào lại khốn nạn như chế độ này"  -(Phương Bích)

 Hỗn và loạn trong văn hóa   -(Bùi Tín -VOA)

Vụ Vinalines: Ðề nghị y án tử hình Dương Chí Dũng, luật sư kêu gọi hủy án  -(VOA)
Ca sỹ Khánh Ly ‘hạnh phúc được gặp lại’ nhạc sỹ Trịnh Công Sơn   -(VOA)

Vì đâu bạo hành ‘lên ngôi’?  -(VOA) - Đoàn xuân Lộc.

Thu phí phố cổ Hội An: Mất tiền mua...sự bực mình?    -(ĐV)   >>>  Nghi án ăn bớt 1 cây cầu:Bộ chưa nắm được thông tin!  >>>  Tăng tuổi hưu để tránh vỡ quỹ là rất...không ổn!     >>>    GĐ nhận lương khủng trả lời "mập mờ" vụ xén chế độ    >>>   Lãnh đạo được từ chức nếu thấy không còn đủ uy tín    >>>    Nhật phát hiện đường dây ngầm chuyển tiền về Việt Nam 
 
Tuyên bố chống trả công an xong tử vong vì sức khỏe  -(ĐV)

Một người dân ở làng hoa Tây Tựu kiện Chủ tịch Hà Nội   - (GDVN)   >>>  Bí thư Thành ủy Hội An: Không có tiền trùng tu, di sản sẽ sụp đổ   >>>  Hà Nội chưa dập được dịch sởi

 Buộc EVN, Petrolimex phải công khai lương lãnh đạo  -(DV)   >>>  Hà Nội: 30 điểm bắn pháo hoa mừng 60 năm giải phóng Thủ đô

 Chiếc xe không chỉ chạy bằng xăng dầu   - (Dân trí)

 Bé gái tử vong bất thường sau khi tiêm vắc xin  -(VNN)

 Lãnh đạo vạ miệng và bộ máy 'đúng quy trình'  -(TVN)   >>>   Tiền khủng mà lòng tin thì... thủng

 Quyền của dân mà cứ 'tế nhị'   -(VNN)    >>>   Cố gắng giữ nghèo bền vững    >>>    Những thông tin bất ngờ về dịch sởi ở người lớn

 Bao giờ trình Quốc hội Luật Biểu tình?  -(VnEc)

  Tăng thêm kỳ họp Quốc hội: Tốn kém, mệt mỏi!   -(DT)   ---  Quốc hội Việt Nam “lo” đạt kỷ lục Guiness họp 3 kỳ/năm  -(LĐ)

 Sẽ cấm JTC đấu thầu tại Việt Nam nếu việc hối lộ đường sắt không có thật  -(MTG)

Xét xử phúc thẩm vụ án Vinalines: Nóng vấn đề “ăn chia” 1,666 triệu USD  -(LĐ)

Tàu Trung Quốc chặn tàu cá Việt Nam và Philippines tại Trường Sa  -(NV)

 Dân Mỹ bắt đầu 'chê' McDonald's  -(NV)

Những dấu hỏi từ phiên tòa xử 'bầu' Kiên  -(Lê diễn Đức - NV) 

Ðồng Minh, Ðồng Tính và Ðồng An  -(Nguyễn xuân Nghĩa -NV) 

Ðiều đáng sợ về ông Putin   -(Lê Phan -NV)  

Shinzo Abe khiến Tập Cận Bình lo ngại  -(Ngô nhân Dụng -NV)

Kinh tế

Giá vàng thấp nhất 9 tuần qua, còn 35,32 triệu đồng/lượng    -(TT)   >>>  Người giàu khoái đất, dân nghèo thích giữ vàng

Kích Thích Kinh Tế  -(RFA)

 Nhà thầu Trung Quốc đội vốn gần 100%:Không thể chấp nhận được!    -(ĐV)   >>>   Nhà thầu TQ đội vốn:Xây dựng nói trách nhiệm Giao thông! >>>    Đặc sản đắp đống, gạo giá rẻ và "giấc mơ" xoài Nhật 

 Vì sao Vietcombank dự kiến lợi nhuận giảm?  -(ĐV)

  Nghi vấn có đường dây làm giả giấy tờ nhập khẩu phân bón số lượng lớn   -(GDVN)

3 sếp lớn Tập đoàn Bảo Việt "gây hậu quả nghiêm trọng"   -(GDVN)

Lãi thì giữ giá, chớm lỗ là tăng ngay  -(DV)

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông đội vốn: Gần 70 triệu USD cho 1km!  -(DV)

Nhiều nhà băng vẫn “bên lề” định hướng của Thủ tướng  -(VnEc)   >>>  Chứng khoán chiều 23/4: Thanh khoản thấp giật mình

Sống khỏe re nhờ 'tuyệt chiêu trộn gạo'  -(MTG)    >>>   Từ đầu năm đến 15.4: Xuất siêu 572 triệu USD

Thế giới

 Châu Á - Thái Bình Dương ký kết thỏa thuận ngăn ngừa sự cố trên biển  -(RFI)

Obama bắt đầu công du châu Á  -(RFI)  ---  Khởi đầu chuyến công du châu Á, Tổng Thống Hoa Kỳ đến Nhật Bản   -(RFA)   --    Công du châu Á : Những bài toán nan giải của Obama   -(RFI)
Tổng thống Obama đến Châu Á trấn an các nước đồng minh  -(VOA)

Nam Hàn nhờ TQ kêu gọi Bắc Hàn ngưng thử nghiệm hạt nhân  -(RFA)   ---    Theo chuyên gia Mỹ, Bình Nhưỡng chưa thử hạt nhân   -(RFI)

Úc mua 58 chiến đấu cơ F-35 của Hoa Kỳ -(RFA)   ---  Các quốc gia vùng TBD ký kết thỏa thuận liên lạc hàng hải -(RFA)

Nga tuyên bố đủ khả năng đối phó với cấm vận -(RFA)   ---   Nga hãy 'bớt gây hấn và tăng nỗ lực'   -(BBC)   >>>  Kiev cảnh giác sau ám sát ở miền Đông     ---   Kiev mở lại chiến dịch "chống khủng bố" ở miền đông Ukraina  -(RFI)

Nga bất ngờ tiến hành tập trận ở vùng Biển Caspi -(RFI)   ---    Nga trục xuất một nhà ngoại giao Canada  -(VOA)

Một nhà đấu tranh cho quyền lợi công nhân Trung Quốc bị mất tích   -(RFI)   ---60% mạch nước ngầm của Trung Quốc bị ô nhiễm -(RFI)
 Trung Quốc lên án ca sĩ Justin Bieber thăm đền Yasukuni  -(VOA)   ---   TQ phản đối tuyên bố của TT Obama về tranh chấp biển đảo với Nhật  -(VOA)    ---   Các nhà lập pháp Nhật Bản lại đến thăm đền Yasukuni   -(VOA)

 Obama: Senkaku được bảo trợ bởi Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật   -(ĐV)
Thủ tướng Thái phải giải trình trong 1 vụ kiện mới -(RFI)   ---  Ân xá Quốc tế : Lao động nước ngoài bị bóc lột ở Qatar  -(RFI)    ---  Một con tin người Pháp qua đời tại Mali -(RFI)

Dân Miến Điện tiễn đưa lần cuối nhà dân chủ Win Tin -(RFI)

Ðức Giáo Hoàng hy vọng việc phong thánh kép sẽ hòa giải Giáo hội  -(VOA)

Số tử vong trong vụ chìm phà Hàn Quốc tăng lên tới 146 người  -(VOA)

Sinh viên quốc tế học sản xuất phim tại thủ đô điện ảnh thế giới   -(VOA)

Khó tin khu biệt thự siêu sang 6 năm không có người ở tại TQ  -(GDVN)

An ninh Ukraine tịch thu 12 tấn đạn xuất xứ nước ngoài  -(DV)

Văn hóa - Giáo dục - Khoa học - Xã hội

Cãi nhau với cha, nữ sinh lớp 12 nhảy cầu tự vẫn   -(TT)   >>>   Tài xế đốt lửa vượt trạm cân, lực lượng chức năng "cố thủ"

Nam sinh lớp 7 giết bà ngoại vì không được cho tiền chơi game  -(DV)

Bắt 'nóng' 4 kẻ bắt cóc trẻ em, đòi chuộc 1 tỷ đồng  -(DV)    >>>  Bị phát hiện, tên trộm tuổi teen truy sát dã man 2 vợ chồng già    >>>  Nam thanh niên bị chém trọng thương trước ngày hầu tòa

“Đảng lãnh đạo…”

Boxitvn

Thiện Tùng
Cách đây vài tuần, ngồi chung trong bàn ăn ở một tiệc cưới, một quan chức đương quyền nói với những người trong bàn: “Ở Mỹ, ở Nga, ở Đức… bao giờ cũng đều do một đảng lãnh đạo. Vậy là Đảng lãnh đạo đâu phải chỉ riêng ở Việt Nam, sao cứ nhằm vào Đảng CSVN mà chôm chỉa châm chích…?”.
Một câu nói đánh đồng, đánh lận con đen, xảo biện vụng về thốt ra từ cửa miệng của một quan chức. Thật là thiển cận và ngụy biện.

Về mặt lý luận, cạnh tranh là xu thế phát triển mọi mặt đời sống xã hội, chính trị là một mặt thiết yếu của đời sống xã hội, chính trị cũng phải cạnh tranh - nhất nguyên, độc đảng là thủ tiêu cạnh tranh.
Về mặt chính trị, muốn có xã hội dân chủ thật sự nhất thiết phải đa nguyên, đa đảng. Nhưng “Quý hồ tinh bất quí hồ đa”, nhiều đảng phái quá cũng dễ gây rối loạn xã hội, chỉ cần vài ba đảng “danh chánh ngôn thuận” do Hiến định ra cạnh tranh trên “thương trường” chính trị là đủ.
Chính danh, ngụy danh
Nói đảng lãnh đạo là chưa rõ. Phải nói rõ lãnh đạo đối tượng nào, diện rộng hẹp ra sao … mới xác định xem sự lãnh đạo ấy có chính danh hay không. Nếu đảng nào đó lãnh đạo với đối tượng đảng viên trong phạm vi đảng của mình là chính danh, không có chi bàn luận. Việc cần luận bàn ở đây là đảng lãnh đạo “Nhà nước và Xã hội” – lãnh đạo quốc gia dân tộc.
Bất kỳ đảng nào lãnh đạo “Nhà nước và Xã hội” mà không thông qua cạnh tranh (thi đấu) theo thể thức trưng cầu dân ý (bầu cử) xem là không chính danh (ngụy danh).
Một quốc gia mà nhất nguyên, độc đảng là thiếu hẳn sự cạnh tranh - chẳng lẽ mình tranh với mình? Thế là sa vào độc tôn, chuyên chính…, tha hồ tự tung tự tác.
Ở những nước dân chủ, đa nguyên, đa đảng, đảng lãnh đạo do dân phong: những đảng ra tranh cử phải chấp nhận cử đại diện “thi đấu” với nhau theo thể thức trưng cầu dân ý (bầu cử). Đảng nào thắng sẽ chấp chính theo nhiệm kỳ do Hiến định. Đảng chấp chính được quyền thành lập chính phủ để thực hiện những gì mình đã hứa với cử tri. Khi đã chấp chính, không được lấy tư cách đảng mình, mà phải lấy tư cách Nhà nước dân cử quản lý xã hội theo pháp luật (Hiến pháp và Luật). Ai tham gia bộ máy Nhà nước thì được hưởng lương từ ngân sách quốc gia, ngoài ra là tự túc. Nếu làm đủ “thủ tục”: chấp nhận thi đấu, chấp nhận trưng cầu dân ý thì phải công nhận sự lãnh đạo của họ là chính danh.
Ở các nước nhất nguyên, độc đảng, chuyên chính, đảng lãnh đạo do tự phong, không “thi đấu” – chẳng lẽ mình đấu với mình, không thông qua trưng cầu dân ý (bầu cử), tự đặt cho mình “sứ mệnh lịch sử” lãnh đạo Nhà nước và Xã hội muôn năm . Với quyền hành tự xem như trời ban ấy, Đảng tha hồ mà “độc”. Vì “nhận lớp” như thế nên bị xem là không chính danh.
Những cái “độc” dưới chuyên chính nói chung, chuyên chính vô sản nói riêng
Lãnh đạo theo kiểu tự phong, “danh không chính, ngôn không thuận” không tránh khỏi “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”. Để giữ địa vị thống trị của mình, không còn cách nào khác phải “độc”. Chính quyền chuyên chính bất kỳ đều chứa đựng trong đó những yếu tố tàn độc như độc tôn, độc quyền, độc đoán, độc tài… Nhiều cái độc như vậy thì mong gì có xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, xã hội tránh sao khỏi phân chia hai giai tầng cai trị và bị trị. Chuyên chính là khái niệm chung, chuyên chính vô sản là khái niệm riêng. Chuyên chính bất kỳ đều có chung một thuộc tính, dầu có cố đến đâu cũng không tránh khỏi rơi vào những cái độc và phân chia giai tầng như đã nói. Độc tôn là tuân theo một chủ thuyết; Độc quyền là đảng lãnh đạo Nhà nước và Xã hội một cách trực tiếp, toàn diện và tuyệt đối; Độc đoán là đảng trọn quyền nhận định và phán quyết mọi mặt đời sống xã hội; Độc tài là đảng luôn xem mình tài ba xuất chúng, vạn sự thông, nói cho người ta nghe chớ ít chịu nghe người ta nói, thích được tán dương, ghét phản biện – phản biện bị xem là phạm thượng, bị liệt vào loại chống đối, thù địch...
Một số dẫn chứng về những tệ nạn dưới chuyên chính
- Bịnh bảo thủ chủ quan: Luôn xem mình là xuất chúng, ra vẻ thầy đời, vạn sự thông… Những gì mình nghĩ và ban ra xem là chuẩn mực, thuộc hạ chỉ phải thi hành, chẳng khác vua chúa thời xưa “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” , kẻ nào nghịch ý thì “trảm”.
- Bè phái thân hữu, gia đình gia tộc trị: Hễ hữu thì hảo gom vào, bất hữu thì bất hảo thải ra; “món ngon, vật lạ” dành cho gia đình, gia tộc theo kiểu “thừa trong nhà mới ra người ngoài”.
- Độc chiếm quyền sở hữu: Dưới chuyên chính vô sản, đảng xem đất nước là của riêng mình, không cần hỏi ý dân, muốn cho không, cho thuê, cho khai khoáng, cho xây dựng, cho cư trú… gì đó thuộc quyền của đảng. Đảng như vua, xung quanh vua có quần thần, dưới quần thần là thần dân – tất cả là của “trẫm” (đảng), cai trị bằng nghị quyết, chỉ thị theo kiểu xin – cho. Hiến pháp, luật để trị dân chớ đảng thì sống ngoài vòng pháp luật. Lực lượng vũ trang là của chung biến thành của riêng “công cụ bảo vệ chuyên chính vô sản”…
-“Vừa hồng vừa chuyên: Việc kén chọn quan chức theo tiêu chuẩn “vừa hồng vừa chuyên” dưới chuyên chính vô sản cũng là một đặc thù. Nói nôm na cho dễ hiểu, chọn quan chức dựa vào 2 chứng chỉ: một là thẻ đảng viên (cạt đỏ), hai là bằng cấp học vị (cạt xanh) – Cạt đỏ là ưu tiên số 1, xếp vào đội ngũ lãnh đạo, cạt xanh thì xếp vào đội ngũ chấp hành. “Cạt đỏ” chủ trương “cạt xanh” thực hiện.
Vậy là phấn đấu để trở thành quan chức dưới chuyên chính vô sản phải đạt 2 chuẩn là quá khó?! Nhưng nếu biết luồn lách thì vượt qua tất cả. Cái gì cũng có cái giá của nó, phải đứng góc độ lợi ích cá nhân mà tính thiệt hơn, muốn thu thì phải chi. Xin minh họa bằng bài thơ “Tự sự” do tôi sáng tác cách đây cũng hơi lâu:
Lúc trẻ lưng tôi luôn thẳng ngay,
Ngẫng đầu, ưỡn ngực… trông thật oai,
Hai chân đứng thẳng, không chùn gối,
Phải trái phân minh, đáng mặt trai.
Đứng thẳng, nói ngay… chuốc đắng cay:
Chức y, lương đứng… chẳng bằng ai,
Vợ con nheo nhóc… không tiền của,
Biết cậy vào đâu, gay thật gay!
Chấp nhận bon chen… lưng phải “tôm”:
Khi luồn, khi cúi, lúc lom khom,
Quyền cao lộc cả = tài luồn lách,
Ấm cật, phì da = dẽo cái mồm.
Đầu cúi, lưng khom… ngẫm cũng hay:
Chức thăng, lương vọt… chẳng kém ai ,
Vinh thê, ấm tử… thừa tiền của,
Nhưng mất cả rồi tính thẳng ngay!
Đành rằng cũng đảng lãnh đạo, nhưng khác nhau ở chỗ chính danh hay ngụy danh mà tôi đã phân tích ở phần trên.
Theo tôi, phản biện câu nói trên như thế là đủ. Nếu nói nữa độc giả sẽ tặng cho câu chán đời “Biết rồi, nói mãi, khổ quá !”.
20/04/2014
T.T.
Tác giả gửi BVN

Gia hạn đăng ký giữ quốc tịch VN

BBC


Giới chức sẽ gia hạn thời gian đăng ký giữ quốc tịch đối với người Việt định cư ở nước ngoài thêm năm năm nữa so với hạn chót được luật định.
Với thời hạn 1/7/2014 đang đến gần trong lúc số người đăng ký tới nay mới đạt chừng 6.000, đây là bước đi không mấy bất ngờ của giới chức nhằm "chữa cháy" chính sách được cho là nhắm tới cộng đồng chừng 4,5 triệu người Việt đang sống ở nước ngoài.

Lời phát biểu "kiều bào nếu không đăng ký thì sẽ mất quốc tịch" của Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Thanh Sơn hồi đầu tháng Tư đã khiến chủ đề đăng ký quốc tịch được bàn luận sôi nổi.
"Thông tin ban đầu do Thứ trưởng Sơn đưa ra không rõ ràng, gây phản cảm," nhà văn Nguyễn Văn Thọ, một người định cư tại Đức nói với BBC Tiếng Việt.
"Sau ý kiến không rõ ràng của Thứ trưởng Sơn, người ta mới rộ lên quan tâm, lo lắng," ông Thọ nói thêm.
Các quy định pháp lý liên quan đã được đưa ra từ trước đó gần năm năm mà không mấy thu hút sự chú ý của cộng đồng người Việt ở nước ngoài.

Cách hiểu đúng

Theo giải thích của Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường, việc mất quốc tịch hay không chỉ hướng tới những ai đã ra nước ngoài trước tháng 7/2009.
Những người rời khỏi Việt Nam sau thời điểm đó thì "đương nhiên mang quốc tịch Việt Nam mà không phải đăng ký", ngay cả khi nhập quốc tịch nước ngoài, trang tin VnExpress dẫn lời ông Bộ trưởng.
Một số các quan chức khác của Bộ Tư pháp cũng lên tiếng sau lời phát biểu của Thứ trưởng Sơn.
Cục trưởng Hộ tịch, Quốc tịch và Chứng thực thuộc Bộ Tư pháp giải thích những người không định cư ở nước ngoài hoặc định cư nhưng vẫn còn hộ chiếu Việt Nam có hiệu lực đều không cần phải đăng ký.

Người Việt ở nước ngoài vẫn giữ nguyên nhiều nét sinh hoạt truyền thống
Tuy nhiên, những giải thích của Cục trưởng Nguyễn Công Khanh trong cuộc họp báo tại Hà Nội hôm 8/4 dường như không đủ trấn an dư luận, và cũng không đủ để cải thiện con số 6.000 hồ sơ đăng ký giữ quốc tịch.

Điều luật phục vụ ai?

Mong muốn của giới chức khi ra điều luật trên là nhằm "làm rõ tình trạng quốc tịch của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về quốc tịch và bảo hộ công dân", theo lời Cục trưởng Cục Lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao Nguyễn Hữu Tráng tại một cuộc họp báo.
Thế nhưng sự "phục vụ cho công tác quản lý nhà nước" đó dường như chưa thể hiện vai trò phục vụ quyền lợi người dân, mà trong trường hợp này là những người đang định cư ở nước ngoài.
Đăng ký hay không đăng ký, thì người ta được gì, mất gì?
Nếu làm, thì ngoài việc được cấp giấy xác nhận, người đăng ký không có được lợi ích thiết thực gì khác.
Trong lúc đó, bản thân tờ giấy xác nhận đó lại không phải là điều kiện cần và đủ để một người được thừa nhận là công dân Việt Nam hay được cấp hộ chiếu Việt Nam, theo giải thích của Cục trưởng Lãnh sự.
Ông Tráng nói: "Giấy xác nhận không có giá trị pháp lý cho việc cấp phát hộ chiếu, giấy thông hành hoặc các giấy tờ khác [của Việt Nam]," tạp chí Quê hương thuộc Bộ Ngoại giao dẫn lời.
Giấy này cũng "không khẳng định về quốc tịch Việt Nam của họ", ông Tráng giải thích thêm.
"Giấy xác nhận đã đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam chỉ có giá trị chứng minh người này đã thực hiện thủ tục đăng ký chứ không khẳng định về quốc tịch Việt Nam của họ. Gấy xác nhận không có giá trị pháp lý cho việc cấp phát hộ chiếu, giấy thông hành hoặc các giấy tờ khác."
Cục trưởng Cục Lãnh sự Nguyễn Hữu Tráng
Nói cách khác, thì việc đăng ký không làm một người được tức khắc công nhận là công dân Việt Nam và do đó không đem lại cho họ quyền được xin cấp hộ chiếu Việt Nam, cũng không tạo trách nhiệm bảo hộ của nhà nước đối với cá nhân đó.
Điều nhìn thấy đầu tiên, có lẽ mới chỉ là việc nó trao cho giới chức những thông tin về người tự nhận thấy mình là người Việt Nam.
Tương tự, việc đăng ký cũng không làm thay đổi quy chế pháp lý về quyền cư trú của người đó ở nước sở tại, nơi mà hệ thống công quyền chỉ xét tới các loại giấy tờ được công nhận rộng rãi theo luật quốc tế như hộ chiếu, giấy thông hành, hay thẻ cư trú.
Nếu không làm, thì một người Việt sẽ không được nhà nước coi là công dân Việt Nam và do đó, sẽ không làm phát sinh nghĩa vụ bảo hộ từ phía nhà nước.
Tuy nhiên, nghĩa vụ bảo hộ này trên thực tế đã là không tồn tại khi mà họ không còn tấm hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực. Do vậy, việc không đăng ký về căn bản không làm thay đổi quan hệ pháp lý giữa cá nhân đó với nhà nước Việt Nam.
Mặt khách, việc "mất quốc tịch" này lại không được thể hiện trên bất kỳ văn bản nào.
Cũng không có hướng dẫn nào nói rằng một người sau hạn chót đăng ký có quyền tới một cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam để xin cấp giấy "mất quốc tịch".
Tức là nhà nước Việt Nam bảo họ mất quốc tịch, nhưng họ không biết làm sao để lấy được tờ giấy xác nhận nội dung đó.
Cho nên, với nước sở tại thì việc "mất quốc tịch" dựa theo điều luật này không được coi là cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề liên quan tới quyền cư trú, định cư hay nhập tịch của người đó, đặc biệt là ở các quốc gia chỉ chấp nhận một quốc tịch và đòi người xin nhập tịch phải có giấy chứng nhận đã được cho thôi quốc tịch hoặc đã bị tước bỏ quốc tịch gốc.
Việc bị tước bỏ quốc tịch theo quy định này cũng sẽ dẫn đến tình trạng thiếu vắng cơ sở pháp lý để một người sau này làm thủ tục xin thôi quốc tịch.
Chưa kể nếu họ không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam trước hạn chót trong lúc chưa đăng ký nhập tịch, hoặc chưa đủ điều kiện nhập tịch vào quốc gia đang sinh sống, thì việc pháp luật Việt Nam đương nhiên lấy đi quốc tịch Việt Nam sẽ đẩy họ về mặt lý thuyết trở thành những người không có quốc tịch, một điều tối kỵ, cần tránh trong luật pháp quốc tế.
Như vậy, việc đăng ký hay không đăng ký trên thực tế không hề giúp "làm rõ tình trạng quốc tịch của người Việt Nam định cư ở nước ngoài", cũng không đạt mục tiêu "phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về quốc tịch và bảo hộ công dân", trong lúc không giúp cho việc giấy tờ của người dân được xử lý một cách thuận lợi hơn.

Thiếu tính nhân văn?

"Trên thực tế, quyền của con người, muốn có một tổ quốc, một đất nước, nơi người ta đã sinh ra, nơi chôn nhau cắt rốn của mình, là nhu cầu hợp lý mà nhà nước Việt Nam phải suy nghĩ tới," nhà văn Nguyễn Văn Thọ nói.
"Đây là tình cảm rất thiêng liêng, nằm trong tâm khảm mỗi người. Vì một lý do gì đó mà tôi không đăng ký đúng ngày mà lại bị tước bỏ quyền đó đi, tôi thấy về mặt nhân tính là chưa ổn."
Thay vì tìm lời đáp cho những vấn đề trên, thì giới chức lại tìm cách "hoãn binh" với việc kéo dài thời hạn đăng ký.
Nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định theo đuổi phương án sửa đổi luật nhằm kéo dài thời hạn đăng ký thêm năm năm nữa, với hạn mới sẽ kết thúc vào ngày 1/7/2019, theo thông báo của Văn phòng Chính phủ hôm 21/4.
Một loạt các thủ tục pháp lý sẽ cần được thực hiện nhằm luật hóa phương án gia hạn này, với việc Bộ Tư pháp, được ủy quyền từ Thủ tướng, phải trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành điều chỉnh Luật Quốc tịch 2009 trong kỳ họp tới đây.
Câu hỏi đặt ra là sau năm năm nữa, nếu số người đăng ký giữ quốc tịch vẫn ở mức rất khiêm tốn, thì liệu chính phủ có định đề xuất Quốc hội điều chỉnh luật để tiếp tục gia hạn nữa, hay sẽ tìm một giải pháp khác?
Và nếu như một điều luật đã ra đời, tồn tại được năm năm mà không thể hiện tính khả thi, tính thực tiễn, thì liệu có nên tiếp tục gia hạn cho nó hay không?

Phải đi cấp cứu sau khi rời trụ sở công an

23/04/2014 08:02 (GMT + 7) 
 
TT - Đến chiều 22-4, anh Trần Văn Minh (tổ dân phố 2, thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi, Kon Tum) đã được chuyển lên Bệnh viện Quân y 211 (TP Pleiku, Gia Lai) để tiếp tục điều trị trong tình trạng sức khỏe yếu.
 
Kết quả chẩn đoán của Bệnh viện Quân y cho thấy anh Minh bị chấn thương ngực kín, đa chấn thương phần mềm do bị đánh.
Anh Trần Văn Minh cho biết sáng 21-4, khi anh đang ở nhà thì Công an huyện Ngọc Hồi mời anh lên làm việc về vụ ẩu đả giữa hai nhà xe.
Anh được đưa vào một căn phòng nhỏ, một điều tra viên tên Tuấn trực tiếp đưa tờ giấy cho anh viết lời khai. Anh Minh cho rằng sự việc hôm xảy ra ẩu đả anh có đến hiện trường nhưng khi đó tất cả đã xong xuôi, anh không tham gia đánh nhau với ai nên anh khai trong tờ khai mình không liên quan.
Tuy nhiên, điều tra viên liên tiếp ép anh phải “khai thật”. Hơn một tiếng sau, có một điều tra viên khác đến và cầm trên tay roi điện dọa nạt, yêu cầu anh phải khai nhận đã tham gia ẩu đả.
“Tôi nói là tôi có đến nhưng không có đánh nhau với ai, nhưng hai điều tra viên liên tiếp ép cung, rồi một người cầm roi điện gí thẳng vào cánh tay khiến tôi ngất xỉu. Sau đó, người này còn nhảy qua thúc mạnh vào hông, dùng chân tay đấm đá khiến tôi choáng váng” - anh Minh kể.
Chị Lê Thị Kim Phượng - vợ của anh Minh - cho biết đến khoảng 13g cùng ngày, chị nhận được điện thoại của cán bộ điều tra Công an Ngọc Hồi yêu cầu lên đưa anh Minh về.
Khi lên đến nơi thì thấy anh Minh rã rời, thân thể bầm giập, vừa rời trụ sở công an thì anh Minh ngất lịm, phải cấp tốc đưa đến Bệnh viện huyện Ngọc Hồi cấp cứu. Đến tối thì bệnh viện yêu cầu phải chuyển lên tuyến trên.
Chiều qua, đại tá Lê Văn Minh - trưởng Công an huyện Ngọc Hồi - cho biết công an huyện có nhận được phản ảnh của gia đình anh Minh về việc anh bị đánh trong khi được mời lên làm việc. Công an huyện đã cử hai cán bộ tới bệnh viện thăm hỏi, nói chuyện với gia đình và xác minh thêm thông tin.
“Anh Minh có tiền sử bệnh tụt canxi đường huyết. Tuy nhiên hiện chúng tôi cũng đang yêu cầu hai cán bộ có liên quan tường trình, đơn vị sẽ xác minh có hay không việc đánh anh Minh khi lấy lời khai, nếu có thì chúng tôi sẽ xử lý nghiêm” - ông Minh nói.
THÁI BÁ DŨNG

"Còn quay lại Nha Trang là còn bị đánh"

Sếp an ninh Trần Hoàng Hà

CTV Danlambao - "Còn quay lại Nha Trang là còn bị đánh nữa", đó là nguyên văn tuyên bố đe dọa của một viên an ninh tên Trần Hoàng Hà đối với blogger Nguyễn Hồ Nhật Thành (Paulo Thành Nguyễn) hôm 19/4/2014, tại trụ sở côn an phường Lộc Thọ (TP. Nha Trang).
Ngày 19/4/2014, buổi cà phê Nhân Quyền lần 3 do Mạng Lưới Blogger Việt Nam tổ chức tại Nha Trang đã bị côn an kéo quân phá hoại và đàn áp. 4 blogger tham gia tổ chức sự kiện gồm có Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm Gấu), Phạm Văn Hải (Viet Man), Nguyễn Hồ Nhật Thành (Paulo Thành Nguyễn) và Trịnh Kim Tiến (Trinh Kim Kim) đã bị lực lượng CA đánh đập hết sức dã man và thô bạo.
Thông tin chi tiết về vụ việc đã được Danlambao tường thuật tại bài viết: Nha Trang: CA triệt phá cà-phê Nhân Quyền, đánh người tàn bạo.

Cả 4 blogger sau đó bị đưa về giam giữ tại trụ sở CA phường Lộc Thọ, tiếp tục bị an ninh thường phục đánh đập. 
Blogger Nguyễn Hồ Nhật Thành (Paulo Thành Nguyễn) bèn lên tiếng: "Nha Trang là thành phố du lịch, tôi nghĩ là văn minh lịch sự lắm. Ai ngờ công an lại côn đồ kiểu này".
Một viên an ninh thường phục tên Trần Hoàng Hà liền tuyên bố đầy vẻ đe dọa và thách thức: "Còn quay lại Nha Trang là còn bị đánh nữa".
An ninh Trần Hoàng Hà
Bức ảnh trên được chụp vào năm 2008, khi cán bộ an ninh Trần Hoàng Hà tham gia vụ cưỡng chiếm câu lạc bộ của người khuyết tật tại Vĩnh Hải, Nha Trang.
Vào thời điểm cách đây 6 năm, ông Trần Hoàng Hà đã đeo hàm trung tá an ninh, nhiệm vụ chính là quay phim để cắt ghép, bịa đặt thông tin. 
6 năm sau, năm 2014, ông Trần Hoàng Hà nay đã là sếp lớn với hàm đại tá, tiếp tục xuất hiện trong buổi đàn áp cà phê Nhân Quyền với một thái độ rất hống hách và côn đồ.

Sự kiện ngày 19/4 ngày càng làm lộ rõ bộ mặt lừa đảo những kẻ luôn tự xưng là "công an nhân dân, chỉ biết còn đảng còn mình".

30 THÁNG 4, NHỮNG PHỐ TÀU, THẮNG THUA, THUA THẮNG!

Boxitvn

Trần Minh Thảo
Ta cùng lên Đường đi xây lại Việt Nam
(Lời bài hát : “Dựng lại người, dựng lại nhà”- Trịnh công Sơn)
Không phải là năm chẵn, nhưng ngày 30/4 năm nay vẫn là ngày lễ trọng đứng đầu bảng các lễ lạt trong năm. Do đó đã có những bài viết, những phát biểu về 30/4 của “bên thắng cuộc” , “bên thua cuộc”, lề phải, lề trái, không lề. Đáng chú ý là nhân sắp đến ngày 30/4, quan chức ngoại giao và truyền thông chính thống của Việt Nam lại nói về hoà hợp hoà giải.

Rất nhiều sách báo, tiểu luận, ý kiến về ngày 30/4. Thế nhưng gọi ngày 30/4 là ngày gì thì người Việt Nam trong và ngoài nước chưa hề thống nhất dù cả hai đều có những lễ hội kỷ niệm ngày 30/4. (Cũng như vậy, GS Lê xuân Khoa đã từng hỏi: Ba mươi năm gọi tên gì cho cuộc chiến? khi bàn về chiến tranh Việt Nam).
Phía này (Huy Đức đặt tên là “bên thắng cuộc”) có nhiều tên gọi cho ngày 30/4: ngày chiến thắng Mỹ Nguỵ; ngày giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc; ngày chiến thắng của sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc; ngày chiến thắng của chiến lược 2 ngọn cờ: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; ngày chiến thắng của cuộc đấu tranh ai thắng ai giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa; ngày chiến thắng của chủ nghĩa quốc tế vô sản - tức là liên minh Việt-Trung-Xô ở tầm thế giới, liên minh Việt-Miên-Lào ở tầm khu vực, v.v.
Phía kia (Huy Đức đặt tên là “bên thua cuộc”) thì gọi ngày 30/4 là ngày quốc hận, ngày đen tối, ngày mất nước (vong quốc), tháng 4 đen…
Gọi là gì thì ngày 30/4 cũng đã gây phấn khích, vui mừng cho nhiều người Việt phía này và lo âu, phẫn uất cho nhiều người Việt phía kia. Thủ tướng Võ văn Kiệt nói triệu người vui, triệu người buồn. (Có ý kiến cần sửa lại: triệu người vui và nhiều triệu người buồn do những gì từ 30/4 mang lại sau gần 40 năm?).
Sau đây là mấy ý kiến trái chiều, cần xem xét về một số cách đặt tên cho ngày 30/4.
1/ Thắng thua, thua thắng
Ngày 30 tháng 4 lâu nay được gọi là ngày chiến thắng của đường lối độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (2 ngọn cờ), là chiến thắng của cuộc đấu tranh ai thắng ai giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Bằng chứng là Mỹ (chủ nghĩa tư bản) thua nên Mỹ phải tìm cách rút quân với hiệp định Paris 1973, Việt Nam cộng hoà sụp đổ năm 1975. (Cũng cần nói thêm là đối phương của VNCH khi ấy vẫn có nguồn tiếp liệu chiến tranh rất đầy đủ).
40 năm sau nhìn lại thấy thế nào? Có thật chủ nghĩa tư bản thua chủ nghĩa xã hội? Miền Nam tư bản thua miền Bắc xã hội chủ nghĩa? Có những lập luận cho là Mỹ thua về quân sự nhưng thắng về kinh tế, miền Nam thua về quân sự nhưng thắng về văn hoá, giáo dục, kinh tế.
Lại có lập luận cho rằng: Mỹ rút vì Mỹ thắng. Lập luận trái chiều này nói Mỹ đưa quân vào miền Nam không phải để đối đầu với cuộc kháng chiến do đảng cộng sản lãnh đạo (thực chất là cuộc khởi nghĩa nông dân khoác áo Mácxit). Cuộc chiến đó là việc nội bộ của người Việt Nam. Đối thủ chính của Mỹ ở Việt Nam là khối cộng sản đang có sự tranh giành quyền lãnh đạo giữa hai nước lớn Liên xô - Trung quốc. Khi người Mỹ, bằng cuộc chiến Việt Nam khoét sâu mâu thuẫn trong khối cộng sản, làm suy kiệt kinh tế, xã hội của các nước lớn cộng sản, làm bộc lộ tử huyệt của phe XHCN thì Mỹ rút. Cuộc chiến Việt Nam giao lại cho người Việt tự giải quyết với nhau, ai thắng ai không ảnh hưởng đến địa vị siêu cường của Mỹ, rộng ra là phe tư bản chủ nghĩa, thế giới tự do. Thế chiến lược người Mỹ cài đặt từ cuộc chiến Việt Nam sau 40 năm vẫn làm cho các nước cộng sản, vốn là cộng sản vẫn còn lâm trận, gỡ chưa ra, có nguy cơ tan vỡ tiếp nếu không chịu cải tổ triệt để.
Đế quốc tư bản chủ nghĩa Hoa kỳ rút khỏi Việt Nam vì đã nắm chắc phần thắng khối cộng sản chủ nghĩa (chỉ với hơn 50.000 tử sĩ và mấy trăm tỉ đô la)? Dẫn chứng cho lập luận này là: sau 30/4/1975, Campuchia cộng sản đánh Việt Nam cộng sản; 4 năm sau, Trung quốc cộng sản đánh Việt Nam cộng sản. Chẳng có chủ nghĩa, tinh thần quốc tế vô sản nào ở đây cả! Năm 1983 Tổng bí thư Leonid Brezhnev của Liên xô hùng hồn tuyên bố: Liên xô đã có những tiền đề của chủ nghĩa cộng sản (làm tuỳ sức, hưởng tuỳ cầu). Vài năm sau Tổng bí thư Gorbachev tuyên bố cải tổ và đến 1991 thì Liên xô sụp đổ (trước đó là sự tan rã của khối xã hội chủ nghĩa). Tư bản Mỹ thua Việt Nam nhưng sau đó khối cộng sản khổng lồ tan tành, ngọn cờ xã hội chủ nghĩa rách nát. Mỹ thua hay Mỹ thắng?
Ở góc nhìn này cũng có thể nói miền Nam tư bản không thua miền Bắc xã hội chủ nghĩa mà là thua cuộc khởi nghĩa nông dân trong cả nước do đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa nông dân này là sự tiếp nối các cuộc khởi nghĩa nông dân từ thời nhà Nguyễn diễn ra trước khi người Pháp chiếm Việt Nam làm thuộc địa. Nét độc đáo của cuộc khởi nghĩa này là có một đảng chính trị lãnh đạo thay vì do một hào trưởng, một giòng họ như các cuộc khởi nghĩa nông dân truyền thống.
Tại sao lại có khởi nghĩa nông dân? Điều kiện nổ ra khởi nghĩa nông dân là quyền lực cai trị ngu hèn, bạc nhược nhưng hung ác, tham lam vô độ, dung túng tay chân, cường hào ác bá chèn ép, ức hiếp, nhũng nhiễu, cướp bóc, giết hại dân nghèo (chủ yếu là nông dân). Tài sản vô giá của nông dân là ruộng đất rơi hết vào tay quan lại, cường hào. Dân nghèo tán gia bại sản, đói rách, tha phương cầu thực, lưu lạc nơi đất khách quê người, bán thân nuôi miệng, con cái nheo nhóc. Mồ mả tổ tiên không người nhang khói lại bị vua quan, côn đồ xúc phạm, huỷ hoại, hài cốt ông cha bị quạ mổ diều tha…
Điều kiện tất thắng của một cuộc khởi nghĩa nông dân là gì? Trong hơn một nghìn năm độc lập tự chủ, Việt Nam có ba cuộc khởi nghĩa nông dân giành thắng lợi vang dội: Khởi nghĩa Lam Sơn (Lê Lợi), khởi nghĩa Tây Sơn (anh em Nguyễn Huệ), khởi nghĩa 1945 (Hồ chí Minh). Điểm giống nhau góp phần cho ba cuộc khởi nghĩa dành được thắng lợi là “chống ngoại xâm”. Một cuộc khởi nghĩa nông dân chống cường quyền áp bức có thêm chính nghĩa chống ngoại xâm thì tất yếu sẽ chiến thắng vì khởi nghĩa nông dân đã biến thành khởi nghĩa toàn dân chống cướp nước và bán nước.
Đặc thù khác của cuộc chiến tranh vừa qua là ở hai bên chiến tuyến, những người cầm súng phần lớn thuộc thành phần nông dân nghèo. Một bên, tầng lớp lãnh đạo tuy có đặc quyền đặc lợi nhưng vẫn còn nghèo, xã hội chưa có đại gia. Một bên thì lãnh đạo, chỉ huy cấp cao là nhà giàu, xã hội có nhiều đại gia. Đó là thế tất bại của một bên: hy sinh bản thân, giết đội quân nhà nghèo như mình để bảo vệ gia tài kếch sù cho các đại gia ư?
Khi đảng, nhà nước thành lập lực lượng cơ động, có ý kiến nói: Có lẽ rút bài học sinh tử trong chiến tranh, đảng, nhà nước Việt Nam đã cho thành lập các đội võ trang nhà giàu (bản thân người cầm súng-cảnh sát- là nhà giàu), trang bị hiện đại, cho phép bắn vào người gây rối chống người thi hành công vụ. Đội vũ trang này chiến đấu cho chính của cải của mình nên sẽ rất hăng hái bắn giết. Ý kiến này phải tìm hiểu sâu mới khẳng định được thật hư thế nào.
2/ Giải phóng, thống nhất
Là cuộc khởi nghĩa nông dân, chiến thắng 30/4/1975 (2 năm sau khi miền Nam không còn lính Mỹ) không giải phóng ai khỏi cái gì cả. Đặc điểm của mỗi cuộc khởi nghĩa nông dân là giành lại ruộng đất (rộng ra là lãnh thổ), chuyển ruộng đất từ tay thế lực cai trị cũ sang tay thế lực cai trị mới, người dân vẫn cứ trắng tay. Đó là sự tước đoạt của cải từ tay tầng lớp cai trị cũ sang tay tầng lớp cai trị mới. Nhân dân, nhất là dân nghèo (giai cấp vô sản) vẫn trắng tay từ chính trị, kinh tế, văn hoá… Có cuộc khởi nghĩa nông dân nào (Nga, Trung quốc, Việt Nam…) khi thành công lại giao lãnh thổ (cụ thể là ruộng đất), của cải, tài sản cho người dân làm chủ? Đất đai là của vua, không phải của dân!
Nhà nước hình thành từ cuộc khởi nghĩa nông dân dù có khoác áo vô sản, xã hội chủ nghĩa, thì vẫn là nhà nước nông dân truyền thống. Nhà nước nông dân truyền thống coi việc chiếm đoạt đất đai, làm chủ lãnh thổ là mục đích. Nó không có mục đích xây dựng một nhà nước pháp quyền, nhà nước dân chủ. Trong khi một đặc điểm quan trọng của nhà nước thống nhất là nhà nước pháp quyền: mọi người dân, mọi miền đất nước đều bị điều tiết theo luật pháp thống nhất. Nhà nước cai trị theo nghị quyết của đảng chính trị, theo quan điểm lập trường giai cấp mà thực chất là theo lợi ích, ý thích chủ quan của người lãnh đạo, của nhà cai trị thì đó là nước sứ quân, nhà nước lãnh chúa, vùng miền. Từng địa phương bẻ queo luật cho phù hợp với lợi ích của nhà cai trị địa phương, của nhóm lợi ích địa phương nhân danh quan điểm, đường lối, nghị quyết của đảng quang vinh, của liên minh công nông. Luật pháp không thực thi thống nhất thì không thể có nhà nước thống nhất.
Là một quốc gia đa dân tộc, đa văn hoá nhưng nhà nước nông dân sau 30/4 lại thực hiện chính sách dân tộc như là một quốc gia độc chủng có chung một ông tổ, gây ra sự kỳ thị, hoài nghi ngấm ngầm, mãnh liệt có nguy cơ xảy ra xung đột sắc tộc.
Do đó khó thể nói 30/4 là ngày giải phóng, thống nhất đất nước (dù vĩ tuyến 17 không còn là giới tuyến chia hai đất nước).
3/ Kết thúc và khởi đầu
Đảng nói: ngày 30/4 là ngày kết thúc của cuộc cách mạng vô sản do lãnh tụ Hồ chí Minh vĩ đại và đảng cộng sản Việt Nam quang vinh lãnh đạo, cũng là ngày khởi đầu kỷ nguyên cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội phồn vinh.
Lại có nhận định nói: ngày 30 tháng 4/1975 là ngày kết thúc của cuộc khởi nghĩa nông dân do đảng cộng sản lãnh đạo cũng là ngày khởi phát của một cuộc khởi nghĩa nông dân khác mà nguyên nhân có sẵn trong chế độ, trong hệ thống chính trị, xã hội.
Các nhà nước hình thành từ thắng lợi của các cuộc khởi nghĩa nông dân như Nga, Trung quốc, Cuba thì sao? Nhà nước mật vụ Nga của ông Putin phát triển dựa vào tài nguyên khoáng sản mà khi còn là Liên xô được cho là “một Thượng Vôn-ta, nay là Burkina Farso (một quốc gia nông nghiệp chậm phát triển của châu Phi) có bom nguyên tử”, nhà nước cộng hoà nhân dân của Tập Cận Bình hay nhà nước Cuba của anh em ông Fidel Castro cũng có khối thuốc súng chờ nổ trong lòng chế độ.
Khởi nghĩa nông dân là nguy cơ hay đã thành hiện thực ở Việt Nam và cả ở nước đàn anh Trung quốc? Các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Việt Nam có thêm tính chính nghĩa, tăng thêm sức mạnh chính trị do các phố Tàu, các nhượng địa Tàu mọc lên khắp nơi, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cho là mất nước từng phần (Thực ra là mất nước đa phần vì bộ máy cai trị bị ngoại bang lũng đoạn, ý thức hệ, mô hình nhà nước, mô hình tổ chức bộ máy quản lý xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, hoạt động kinh tế, chế độ sở hữu, hình thái chiếm hữu của cải xã hội… đã hoàn toàn giống Trung quốc rồi).
Việt Nam đang bị đô hộ bởi thứ chủ nghĩa thực dân cũ (di dân, khai thác tài nguyên) lẫn thực dân mới (bộ máy cai trị là người bản địa phục tùng lợi ích của chính quốc)?
Đấy là nhân tố tất thắng của khởi nghĩa nông dân. Nói 30/4 là ngày kết thúc cuộc khởi nghĩa nông dân này và cũng là ngày khởi đầu của cuộc khởi nghĩa nông dân khác có đúng không?
Có cách nào không để xảy ra khởi nghĩa nông dân?
4/ Hoà giải hoà hợp dân tộc?
Ở miền Nam, sau hiệp định Paris 1973, công cuộc hoà hợp hoà giải dân tộc gắn với một tổ chức chính trị có tên là lực lượng thứ ba. Theo lý, lực lượng thứ ba là thành phần trung gian hoà giải hai phe đối kháng là Việt Nam cộng hoà và Việt Nam dân chủ cộng hoà cùng Mặt trận giải phóng miền Nam. Nếu công cuộc hoà giải của lực lượng thứ ba thành công thì chẳng có ngày 30 tháng 4 nào cả. (Có ý kiến nói: công cuộc hoà giải không thành vì phe thứ ba cũng cùng phe với một trong hai phe kia. Phê phán đó chưa đúng hẳn. Có người của phe này, phe kia cài vào lực lượng thứ ba nhưng cũng rất thật là nhiều người Việt tham gia lực lượng thứ ba vì lòng tin chân thành về một viễn cảnh hoà bình, không còn chiến tranh tương tàn, anh em đồng bào cả nước cùng chung sức xây dựng lại ngôi nhà Việt Nam đổ nát, tan hoang, xây dựng lại con người Việt Nam biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau).
Từ sau 30/4/1975, thỉnh thoảng lại có người hô hào xoá bỏ hận thù, hoà giải, hoà hợp dân tộc. Thành phần này có cả người của đảng, nhà nước Việt Nam và một số nhà hoạt động dân chủ trong ngoài nước. Những nhà hoạt động dân chủ hô hào hoà giải hoà hợp lại bị một số người Việt kể cả người Việt lưu vong gán cho cái nhãn cộng sản nằm vùng, cò mồi, tay sai… ngược lại số người Việt này bị gán cho cái nhãn chống cộng cực đoan vì không tán thành hoà hợp hoà giải.
Những phát biểu, bài viết của quan chức, báo chí Việt Nam về hoà hợp hoà giải nhân 30/4 năm nay cũng bị ‘ném đá’. Trong cách nói của đảng và nhà nước VN về thế lực thù địch thì đảng và nhà nước VN vẫn coi người Việt lưu vong là kẻ địch. Hoà hợp hoà giải được hiểu là người Việt lưu vong không nên chống phá đảng và nhà nước nữa mà nên hợp tác cùng đảng nhà nước, cống hiến tài năng trí tuệ, của cải cho công cuộc xây dựng đất nước. Có cách nói rất ‘hoà hợp hoà giải’ là: đảng nhà nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng vòng tay đón Việt kiều về nước xây dựng tổ quốc.
Dĩ nhiên người Việt lưu vong vẫn không hưởng ứng chủ trương hoà hợp hoà giải để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy họ vẫn cứ là ‘thế lực thù địch phá hoại cách mạng Việt Nam’.
Khi một số người được cho là nhà hoạt động dân chủ nói về hoà hợp hoà giải, xoá bỏ hận thù trong ngoài thì cũng bị đả kích, bị cho là tay sai của đảng làm nhiệm vụ chiêu hồi, phân hoá người Việt ở nước ngoài. Sự đả kích này cũng có lý nếu nhà dân chủ nào đó chỉ hô hào xoá bỏ hận thù trong ngoài, coi hoà hợp hoà giải chỉ là việc xoá bỏ hận thù giữa người chiến thắng và người thua cuộc lưu vong. Việc hoà giải trong ngoài này cũng cần thiết nhưng không có tính quyết định, không có tác dụng gì lớn trong việc giữ ổn định để phát triển. Cháy trong nhà lại phun nước ra bên ngoài mà bị chê trách thì có oan không?
Dụng ý thực của cách nói, cách hiểu về hoà hợp hoà giải nói ở trên chỉ nhằm cáo buộc, đối phó với phong trào dân chủ ở trong nước và để gán tội cho người Việt lưu vong: nhận tiền của thế lực thù địch nước ngoài để chống phá cách mạng, nội bộ Việt Nam không có mâu thuẫn. Hoà hợp hoà giải là không gửi tiền về nước tài trợ cho các hoạt động chống phá cách mạng nữa. Không chịu hoà hợp hoà giải là còn hận thù, là thế lực thù địch, là chuyển lửa về đốt nhà.
Nhưng nếu người Việt lưu vong chịu xoá bỏ hận thù, hoà hợp hoà giải, tuyên bố không chống phá cách mạng Việt Nam nữa thì thật ra là lại làm khó cho quyền lực cai trị trong nước. Khi đó thế lực thù địch tài trợ cho phong trào dân chủ, phong trào chống Bắc xâm trong nước là ai? Mỹ hay Pháp? Đó là vấn đề chính trị, ngoại giao rất phức tạp, vì khi đó Pháp hay Mỹ bị coi kẻ thù của cách mạng Việt Nam. Hô hào xoá bỏ hận thù, hoà hợp hoà giải nhưng phải duy trì một thế lực thù địch để trấn áp phong trào đấu tranh trong nước đã làm cho nhiều người Việt không tin hô hào đó có thực tâm.
Giả định, chủ trương hoà hợp hoà giải quốc cộng thành công thì có thủ tiêu được các phong trào đấu tranh dân chủ, yêu nước ở quốc nội?
Theo thiển ý, nếu không nhìn xa trông rộng, không thực lòng, cứ tham lam vô độ thì đảng cộng sản Việt Nam sẽ phải đối mặt với ‘thù địch’ ngày càng tăng và bạo loạn, khởi nghĩa ngày càng nhiều ở tầm quốc gia, không lẻ tẻ, cục bộ, ô hợp (đám cháy nhỏ) như hiện nay, vì mâu thuẫn đối kháng giữa nhà nước và nhân dân có sẵn trong chế độ chính trị, trong hệ thống cai trị ngày càng phát triển gay gắt, do có thêm yếu tố “bán nước buôn dân”, chứ không phải do người Việt lưu vong không chịu xoá bỏ hận thù, không chịu hoà hợp hoà giải. (Chỉ riêng ở Hà Tĩnh, hai vụ ‘gây rối’ mới đây, một ở Cửa Lò, một ở Bắc Sơn đã hội đủ yếu tố “khởi nghĩa nông dân chống ngoại xâm” rồi. Hơi lạ là đảng, nhà nước chưa cho biết thế lực thù địch nào đưa tiền cho hai vụ ‘gây rối’ này làm cho dân liều chết gây thương tích cho một chủ tịch huyện và 4 công an bị bắt trói, 11 công an phải nhập viện).
Mâu thuẫn đối kháng mất còn chủ yếu là giữa quyền lực cai trị và nhân dân trong nước. Mâu thuẫn cai trị- bị trị khi nào cũng có, nước nào cũng có, nhưng do thế lực thù địch chống phá cách mạng, gửi tiền tài trợ, xúi dục nên mâu thuẫn bình thường trở thành mâu thuẫn đối kháng? Nói như vậy nghe cũng có lý, nhưng nhìn vào quyết tâm của đảng, chính quyền Hà Tĩnh: khởi tố vụ án, bắt giam nhiều người ‘gây rối’, tiếp tục dự án lấy đất của dân, và có thể liệt kê vào đây nhiều vụ khác nữa như vụ đảng quyết tâm bỏ tù anh em Đoàn Văn Vươn chẳng hạn thì ai là thủ phạm đào sâu mâu thuẫn đối kháng nhà nước-nhân dân?
Như vậy, hoà hợp hoà giải chủ yếu, cấp bách là hoà hợp hoà giải giữa quyền lực cai trị và người dân trong nước: thủ tiêu mâu thuẫn đối kháng, xoá bỏ các yếu tố “bạo loạn” nằm vùng trong hệ thống chính trị, xã hội. Lửa đang cháy trong nhà thì phải phun nước vào trong chứ.
Có thể do không đủ năng lực, trí tuệ, thiếu dũng khí, tầm nhìn ngắn, tham mà hèn, lại phục tùng lợi ích của ngoại bang, quyền lực cai trị đã bỏ qua một cơ hội rất tốt để hoà hợp hoà giải: sửa đổi hiến pháp. Vì cam kết phục tùng chủ nghĩa bành trướng Đại Hán mà quyền lực cai trị vẫn ‘ấn nút’ kiên định chủ nghĩa, vẫn toàn diện tuyệt đối, vẫn quốc doanh chủ đạo, vẫn sở hữu toàn dân… Tức là quyền lực cai trị vẫn kiên định tước đoạt mọi quyền và lợi ích cơ bản của người dân.
Bước đầu tiên, quyết định, rất hoà bình của hoà hợp hoà giải là sửa đổi hiến pháp đã bị bỏ qua. Hô hào hoà hợp hoà giải trong ngoài nhân 30/4 phải chăng là trò lừa đảo? Không đủ ý chí chính trị để thủ tiêu các nguyên nhân gốc rễ đẻ ra bạo loạn, khởi nghĩa nông dân? Có Trung quốc vĩ đại hậu thuẫn thì sá gì các cuộc khởi nghĩa. Trung quốc vĩ đại cũng đang lâm trận với với các cuộc khởi nghĩa nông dân thì Việt Nam phải làm gì để tự cứu?
Nếu quyền lực cai trị thấy được nguy cơ và thời cơ hoà hợp hoà giải thì nhân 30/4 nên cùng với nhân dân đồng ca với Trịnh công sơn: Ta cùng lên đường Đi xây lại Việt Nam… Đi xây lại tự do. Không cùng đồng ca với nhân dân thì phải chấp nhận đối đầu với nhân dân trong cuộc khởi nghĩa toàn dân chống ngoại xâm giống với cuộc khởi nghĩa trước đây do đảng lãnh đạo.
Nếu còn ý chí chính trị vì một Việt Nam độc lập, thống nhất, tự chủ, phú cường, văn minh, dân chủ thì nên cấp tốc tu chính hiến pháp lần nữa (theo đề xướng của Kiến nghị 72) nhằm thủ tiêu mâu thuẫn đối kháng, mất còn giữa nhà nước và nhân dân, thoát ly sự khống chế của bành trướng đại Hán để ngày 30 tháng 4 không bị đặt thêm cho cái tên là ngày mở đầu cho quá trình Bắc thuộc lần thứ hai, và vĩnh viễn không còn ngày 30/4 nào nữa.
Do nóng lòng vì hiện tình đất nước, bài viết có những từ ngữ không được lịch sự, xin cáo lỗi.
T.M.T.
Tác giả gửi BVN

Nobel hòa bình, khoan dung, yêu thương và cảm thông

Boxitvn

Phạm Chí Dũng
Buổi thăm người được đề cử giải Nobel hòa bình không ngờ lại hiện ra một tinh thần khoan hòa không kém: Khoan dung, Yêu thương, Cảm thông.
Nguyễn Đan Quế - vị bác sĩ lội ngược dòng đến bệnh viện Chợ Rẫy vào ngày 30/4/1975 thay cho câu chuyện lên máy bay di tản, là người nêu ra tinh thần trên. Ông thực sự bức xúc về câu hỏi vì sao đã mấy chục năm trôi qua, những tù nhân lương tâm như Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Chí Thiện, Trần Khải Thanh Thủy… vẫn bị một số dư luận người Việt ở hải ngoại dành cho cái nhìn không mấy thiện cảm. Cũng từ nhiều năm qua, những săm soi và nghi vấn về động cơ, xét lại về nhân thân, thậm chí quy kết về “người của cộng sản” vẫn còn dai dẳng.

Hòa thượng Thích Không Tánh - người trụ trì ngôi chùa duy nhất còn chơ vơ trên bãi đất trống Thủ Thiêm đã bị giải tỏa trắng để xây “chùm đô thị hiện đại của Đông Nam Á” - cũng thật đồng cảm với bác sĩ Nguyễn Đan Quế. Vị chân tu đã từng ba lần chịu cảnh tù giam chế độ với thời gian lên đến 15 năm này cảm thấy khó hiểu khi ngay cả Cù Huy Hà Vũ, một trong những nhân vật đấu tranh nhiệt thành để loại trừ dự án boxit từ Trung Quốc và đã phải chịu án tù, song chỉ mới vài ngày được trả tự do đã bị một số ai đó thẳng tay phán xét.
“Họ đang tranh đấu cho con đường dân chủ, thế nhưng họ lại cho rằng ra tù rồi phải ở lại trong nước mới là người đấu tranh, còn đi Mỹ như luật gia Cù Huy Hà Vũ là chạy trốn. Chỉ mới những bước đi đầu tiên của dân chủ mà đã suy nghĩ có phần cực đoan như thế, thử hỏi làm sao xây dựng được một nền dân chủ đúng nghĩa?” - ngôi nhà nhỏ bé của bác sĩ Nguyễn Đan Quế chợt xao động bởi lời trần thuật ruột rà thẳng tuột này.
Nguyễn Đan Quế và Thích Không Tánh - cả hai ông đều đã trở thành những người thụ án tù chính trị kỷ lục ở Việt Nam. Cả hai người cũng đều nhìn thấy một vận hội mới đang len lén đến với đất nước kể từ năm 2013 đến giờ. “Phải bỏ qua tất cả những cái nhỏ nhặt để đồng lòng hướng về con đường chung” – Thầy Không Tánh xác quyết.
Còn với bác sĩ Nguyễn Đan Quế, sự bỏ qua đó chính là tinh thần vừa khoan dung, bày tỏ lòng yêu thương và ngay trước mắt là sự cảm thông cần có của những người chưa từng ở tù đối với những nạn nhân vừa thoát khỏi chốn lao tù.
Mọi người Việt Nam đến là đến với đường lối mới Tự Do - Dân Chủ, chứ không phải đến với một cá nhân hay một phe đảng nào. Tại mỗi địa bàn bất cứ cá nhân nào có khả năng nhất và tích cực nhất, thì người đó phải hướng dẫn các anh chị em khác cùng hoạt động để biến đường lối mới thành hiện thực. Và quần chúng sẽ đánh giá ai là người xứng đáng lãnh đạo họ ở cấp địa phương cũng như trên toàn quốc” - bác sĩ Nguyễn Đan Quế bộc bạch.
Từng một số lần được đề cử giải Nobel, Nguyễn Đan Quế là một trong số ít tiếng nói trong nước có ảnh hưởng đến quốc tế. Vào lần này, ông được chính giới Hoa Kỳ, Canada, một số tổ chức phi chính phủ trên thế giới và một bộ phận cộng đồng người Việt ở hải ngoại tiếp tục tri ân bằng danh hiệu ứng viên Nobel hòa bình.
Song đặc biệt hơn, năm nay bác Sĩ Nguyễn Đan Quế còn được Ủy Ban Nhân Quyền các Hàn Lâm Viện Hoa Kỳ (Committee on Human Rights of the National Academies) và Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam đề cử nhận Giải Nhân Quyền Gwangju. Đây là một giải nhân quyền cao quý của Đại Hàn, do Quỹ Tưởng Niệm biến cố 18 tháng Năm thành lập, để tưởng niệm các nạn nhân, phần đông là sinh viên, bị nhà độc tài Chun Doo-hwan ra lệnh sát hại trong cuộc biểu tình đòi tự do dân chủ năm 1980. Vào năm 2004, một nhân vật nổi tiếng quốc tế đã được tặng giải này - nữ lãnh tụ đảng đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi.
Riêng với bác sĩ Nguyễn Đan Quế, ông tâm tình: mọi giải thưởng đều cao quý, nhưng dân tộc mới là trên hết.
Ngôi nhà nhỏ ấm cúng của ông vụt rộn tiếng cười. Ngày hôm nay 22/4/2014, những người đồng cảnh và đồng cảm trong Hội Cựu tù nhân lương tâm đến thăm ông. Bó hoa lan tím nồng nàn tình thủy chung được trao cho bác sĩ Nguyễn Đan Quế lại đến từ tay chị Dương Thị Tân - người bạn đời của một tù nhân lương tâm nổi bật vẫn còn chìm lặng giữa bốn bức tường đen đúa không biết đến bao giờ: Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.
clip_image002
Vợ chồng bác sĩ Nguyễn Đan Quế và các thành viên Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam: Hòa thượng Thích Không Tánh, chị Dương Thị Tân, nhà báo Phạm Chí Dũng
Khoan dung, Yêu thương, Cảm thông - bất cứ ai khi được tự do và hòa mình vào ánh sáng vinh quang, xin hãy nhớ đến những người thân còn lại.
Nhớ để hành động.
P.C.D.
Tác giả gửi BVN
clip_image004

‘Trung Quốc chỉ là voi ăn cỏ’

Tàu sân bay Liêu Ninh là niềm tự hào của hải quân Trung Quốc

“Không ai phải sợ chúng tôi cả vì Trung Quốc chỉ là người khổng lồ ăn cỏ.”

Đó là câu trả lời của ông Từ Quang Dư, một viên tướng về hưu của Trung Quốc, trước câu hỏi về sức mạnh quân sự ngày càng tăng của nước này.

Tướng Từ năm nay đã 80 tuổi và đã phục vụ trong Giải phóng Quân từ năm 16 tuổi.
Các nhà báo nước ngoài không được cho vào các doanh trại quân đội nên chúng tôi gặp nhau ở một quán cà phê ở Bắc Kinh để nói chuyện về chuyến công du châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama.

‘Voi không ăn thỏ’

“Dĩ nhiên voi thì không thể biến thành thỏ được nữa như cái cách thỏ biến thành voi,” ông nói, “Nhưng voi thì không ăn thỏ. Nguy cơ duy nhất là nó có thể giẫm lên thỏ mà thôi.”
Đây là thông điệp của Tướng Từ đối với Philippines trong bối cảnh Bắc Kinh và Manila có tranh chấp với một quần đảo trên Biển Đông.
Nhưng đối với ông Từ, điều đáng ngại hơn là tranh chấp với Nhật Bản trên Biển Hoa Đông.
"Nhưng voi thì không ăn thỏ. Nguy cơ duy nhất là nó có thể giẫm lên thỏ mà thôi."
Từ Quang Dư, một viên tướng về hưu của Trung Quốc
Theo quan điểm của ông, Nhật nên xem xét thực tế về dân số hai nước.
“Trung Quốc có dân đông gấp 10 lần Nhật Bản nên Nhật Bản cần ghĩ rằng Trung Quốc mạnh hơn 10 lần,” ông nói.
Bắc Kinh không nằm trong nghị trình chuyến công du này của ông Obama.
Tuy nhiên trong lúc ông bàn bạc về các chủ đề kinh tế và an ninh với các đồng minh ở Nhật Bản, Nam Hàn và Philippines,Trung Quốc sẽ giống như con voi trong phòng đang dõi theo chặt chẽ mọi diễn biến.
Chính quyền của Tổng thống Obama đã cam kết cái mà họ gọi là ‘xoay trục sang châu Á’ mà trong nghĩa an ninh có nghĩa là thay đổi cán cân lực lượng của Mỹ.
Thay vì phân bổ lực lượng cân bằng 50:50 giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương thì mục tiêu sẽ là 40:60 nghiêng về phía châu Á.

Tướng Từ chỉ trích việc Mỹ tăng cường quân ở châu Á
“Họ có cảm thấy thích thú không nếu chúng tôi đưa 60% lực lượng của mình và đi qua đi lại trước cửa nhà họ?” ông Từ đặt vấn đề.
“Chúng tôi muốn có sự tương xứng vì chúng tôi không muốn bị ức hiếp. Chúng tôi sẽ cần thêm 30 năm nữa.”
Điều trớ trêu là kể từ khi Chủ tịch Mao Trạch Đông gặp Tổng thống Richard Nixon hồi năm 1972, sự thống trị của quân đội Mỹ ở Á châu đã tạo điều kiện cho Trung Quốc trỗi dậy giúp nước này có được an ninh để trở nên thịnh vượng và mạnh mẽ.

Trung Quốc đã bừng tỉnh?

Đó là lúc trước. Còn giờ đây, với ngân sách quốc phòng ở mức hai con số và giọng điệu mạnh mẽ từ Chủ tịch Tập Cận Bình trở xuống, Trung Quốc đang cho thế giới thấy họ muốn thay đổi luật lệ và vẽ một bản đồ mới.

Ông Ôn nói ông muốn cháu nội ông nhìn thấy đất nước hùng cường
Nói như Tướng Từ: “Cũng như Napoleon đã nói: khi Trung Quốc bừng tỉnh họ sẽ làm rung chuyển thế giới. Và người Mỹ không thể nào chấp nhận được. Chúng tôi đã bừng tỉnh và chúng tôi sẽ khôi phục sức mạnh của mình.”
Một ông lão 80 khác đi ủng lội nước và đội mũ lưỡi trai ngâm mình dưới nước biển và đẩy một mô hình hàng không mẫu hạm dài 12 mét ra Biển Hoa Đông.
“Tôi làm cái này cho cháu nội tôi,” ông Ôn Dư Chuẩn nói trong khi ông đang kéo một mô hình máy bay chiến đấu lên trên boong mô hình hàng không mẫu hạm.
‘Thanh Đảo là căn cứ của hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc nhưng chúng tôi lại không thể đến gần để xem được,” ông nói.
"Một chiếc hàng không mẫu hạm thì chưa đủ. Mười chiếc cũng chưa đủ. Hãy xem chuyện gì đang xảy ra: Nhật Bản đang bắt nạt Trung Quốc. Họ xem Trung Quốc không đủ mạnh trong khi chúng ta thì không thể làm gì."
Ôn Dư Chuẩn, 80 tuổi, một người dân Trung Quốc
Ở tuổi 80, ông Ôn nói ông không còn sống lâu bao nhiêu để thấy Trung Quốc trở thành một cường quốc trên biển, nhưng ông hy vọng rằng cháu nội ông sẽ thấy được.
“Một chiếc hàng không mẫu hạm thì chưa đủ. Mười chiếc cũng chưa đủ. Hãy xem chuyện gì đang xảy ra: Nhật Bản đang bắt nạt Trung Quốc. Họ xem Trung Quốc không đủ mạnh trong khi chúng ta thì không thể làm gì,” ông nói.
Ông Ôn, cũng như ông Từ, sẽ chăm chú lắng nghe ông Obama nói gì ở châu Á để xem có dấu hiệu nào cho thấy Mỹ muốn khích lệ tuyên bố chủ quyền của các nước láng giềng với Trung Quốc.
Cùng với chính phủ và nhiều người dân Trung Quốc khác, những ông lão này đang mơ đến một ngày Trung Quốc sẽ đủ sức mạnh để đảm bảo những đòi hỏi chủ quyền của mình trên biển.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét