Ai sẽ làm Tổng Bí thư năm 2016?
Ta thử phân tích khả năng này xem sao.
Hiện nay Bộ Chính trị của ‘đảng ta’ có 16 người, người nhiều tuổi nhất là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, quê Đông Anh, Hà Nội.
Năm 2016, đồng chí Phú Trọng sẽ 72 tuổi, chắc chắn sẽ phải nghỉ.
Người nhiều tuổi thứ hai trong Bộ Chính trị là đồng chí Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (1), quê Nam Đàn, Nghệ An, nghe nói là cháu họ bác Hồ (Nguyễn Sinh Coong), sinh năm 1946. Đồng chí Sinh Hùng chắc chắn cũng sẽ nghỉ vào năm 2016, cho dù nghe nói là cháu họ bác Hồ, vì khi đó, đồng chí vừa tròn 70 tuổi, cũng thuộc loại “xưa nay hiếm”- lời cụ Hồ.
Nhiều tuổi thứ ba trong Bộ Chính trị có 2 người, là đồng chí Ngô Văn Dụ, sinh năm 1947, quê Vĩnh Phúc, hiện đang là Trưởng Ban Kiểm tra Trung ương. Và đồng chí Tô Huy Rứa, sinh năm 1947, quê Thanh Hóa, đồng hương với đồng chí cựu Tổng Bí thư “mênh mông tiền dân” Lê Khả Phiêu.
Nhiều tuổi thứ 4 trong Bộ Chính trị, có 5 người, cùng sinh năm 1949, là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thường trực ban Bí thư – cựu Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Lê Hồng Anh, Đại tướng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh, và Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị, đồng hương Thanh Hóa với đồng chí Huy Rứa, và đồng chí Lê Khả Phiêu.
Như vậy, những vị cao lão trong Bộ Chính trị nói trên tất cả là 9 vị, còn lại 7 người thuộc loại trẻ trong Bộ Chính trị, trong đó có 2 phụ nữ.
7 vị trẻ đó là: Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang - Đại tướng, sinh năm 1956; Lê Thanh Hải - Bí thư Sài Gòn, sinh năm 1950; Đinh Thế Huynh - Trưởng ban Tuyên giáo, sinh năm 1953; Nguyễn Xuân Phúc - Phó Thủ tướng, sinh năm 1954; Nguyễn Thiện Nhân - Chủ tịch Mặt trận, sinh năm 1953; Tòng Thị Phóng - Phó Chủ tịch Quốc hội, sinh năm 1954; Nguyễn Thị Kim Ngân - Phó Chủ tịch Quốc hội, sinh năm 1954.
“Đảng ta” có những cách bố trí cán bộ rất kỳ quặc, không giống ai. Ví dụ, Phó Chủ tịch Quốc hội thì vào Bộ Chính trị được, nhưng Phó Chủ tịch nước thì chưa ai vào Bộ Chính trị được. Mà bây giờ có tới 2 Phó Chủ tịch Quốc hội cùng vào Bộ Chính trị, còn Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan thì không được vào.
“Đảng ta” coi thường cái chức vụ Phó Chủ tịch nước quá.
Theo lẽ thông thường của “đảng ta”, thì tới Đại hội đảng, khoảng một nửa Ủy viên Bộ Chính trị sẽ nghỉ, để đưa người mới và trẻ vào.
Lẽ thông thường thứ hai của “đảng ta”, Tổng Bí thư phải là người đã là Ủy viên Bộ Chính trị ít nhất một khóa rồi, không có ai vừa vào Bộ Chính trị mà làm ngay Tổng Bí thư được.
Thế tức là Tổng Bí thư phải là một trong 16 vị Ủy viên Bộ Chính trị hiện nay.
Câu hỏi đặt ra là: Tổng Bí thư có thể là một trong 9 vị Ủy viên già, hay là một trong 7 vị Ủy viên trẻ?
Bí thư Sài Gòn thì chưa bao giờ được làm Tổng Bí thư, trừ Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Bí thư Sài Gòn thời 1976, 1977. Nhưng, đồng chí Linh thực ra là người làng Tương Bần, Yên Nhân, Hưng Yên, sát nách Hà Nội.
Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Mặt trận, và Trưởng ban Tuyên Huấn cũng chưa bao giờ được làm Tổng Bí thư.
Đại tướng Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang có thể làm Tổng Bí thư được không? Nước ta chưa có tiền lệ như nước Nga, là Bộ trưởng Bộ Công an - trùm an ninh làm Tổng Bí thư (2).
Nhưng gần đây, có khá nhiều vị công an được chuyển ngành, sang làm dân sự, làm Bí thư Tỉnh ủy, như Trung tướng Công an Phạm Minh Chính đang làm Bí thư Quảng Ninh. Ông Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao Nguyễn Hòa Bình, cũng nguyên là Thiếu tướng Công an, về quê Quảng Ngãi, làm Bí thư Quảng Ngãi, rồi quay lại nắm ngành Kiểm sát. Hay ông Trương Hòa Bình, nguyên Phó Giám đốc Công an Sài Gòn, nay làm Chánh án Tòa án Tối cao.
Chính Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng cũng nguyên là Thứ trưởng Bộ Công an, năm 1996, rồi chuyển sang làm Chính quyền. Và Thường trực Ban Bí thư hiện nay, Lê Hồng Anh, cũng nguyên là Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng.
Có thể nói, chưa có bao giờ ngành công an lại nở rộ, phát đạt, ăn nên làm ra như hiện nay, ở nước ta. Nó tạo ra hình ảnh một nhà nước cảnh sát đầy đủ nhất trong lịch sử hơn 4000 năm của Việt Nam ta.
Với xu hướng cảnh sát hóa bộ máy “đảng và nhà nước ta” hiện nay, thì có khả năng đồng chí Đại tướng Trần Đại Quang cũng có thể nằm trong tầm ngắm của chức Tổng Bí thư vào Đại hội Đảng năm 2016 sắp tới.
Như vậy trong 7 vị Ủy viên Bộ Chính trị trẻ, thì chỉ có duy nhất Đại tướng Trần Đại Quang có khả năng nhiều nhất có thể trở thành Tổng Bí thư sắp tới (3).
Trong 9 vị Ủy viên già, thì 3 người chắc chắn sẽ nghỉ, là Tổng Bí thư Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Sinh Hùng, và Trưởng ban Kiểm tra Văn Dụ.
Trong 16 vị Ủy viên Bộ Chính trị, sẽ có khoảng một nửa nghỉ, tức là khoảng 8 người, hoặc ít nhất, cũng phải có khoảng 6 người phải nghỉ.
3 người nói trên nghỉ rồi, thì ít nhất 3 người nữa, sẽ là ai phải thôi Ủy viên Bộ Chính trị?
Người thứ 4 sẽ phải ra khỏi Bộ Chính trị sẽ là đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, vì Chủ tịch Mặt trận thì chưa bao giờ vào Bộ Chính trị cả.
2 người nữa phải ra khỏi Bộ Chính trị sẽ là ai?
Có thể trong số 7 vị trẻ kia không? Hay là trong số 5 vị sinh năm 1949?
Có thể nói, bài toán nhân sự sắp tới cho Bộ Chính trị của “đảng ta” là rất đau đầu.
Về đồng chí Tô Huy Rứa, thì như thế nào?
Lúc đầu, có tin đồn là đồng chí Tổng Bí thư Phú Trọng muốn giới thiệu đồng chí Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị vào chức Tổng Bí thư sắp tới. Đồng chí Quang Nghị sinh năm 1949, trẻ hơn đồng chí Huy Rứa 2 tuổi.
Bí thư Hà Nội lên làm Tổng Bí thư thì không có gì là lạ cả, vì đồng chí Phú Trọng cũng nguyên là Bí thư Hà Nội, lên làm Tổng Bí thư.
Nhưng Trưởng Ban Tổ chức Trung ương lên làm Tổng Bí thư thì cũng chưa hề có trong tiền lệ của “đảng ta”.
Nhưng thật ra, khi đồng chí Hồ Đức Việt làm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, người tiền nhiệm của đồng chí Huy Rứa, năm 2011, Đại hội Đảng 11, đã có nhiều lời đồn đại có khả năng đồng chí Đức Việt sẽ làm Tổng Bí thư, thay đồng chí Nông Đức Mạnh. Thế nhưng rồi nghe nói có sự mâu thuẫn giữa đồng chí Tổng Bí thư Mạnh, và đồng chí Đức Việt, (nghe nói đồng chí Đức Việt không muốn để đồng chí Nông Quốc Tuấn, con trai đồng chí Mạnh, về làm Bí thư Bắc Giang, vì lộ liễu việc “cha truyền-con nối”quá), nên đồng chí Đức Mạnh tức giận, cho đồng chí Việt nghỉ luôn cả chức Tổng Bí thư lẫn Bộ Chính trị.
Bị nghỉ tuốt tuồn tuột như thế, nên đồng chí Đức Việt có lẽ uất ức quá, sinh bệnh, chết rất nhanh sau khi bị nghỉ hưu hơn một năm (đồng chí Đức Việt sinh năm 1947, đã về với Mác-Lênin năm 2013, khi mới 64 tuổi). Còn đồng chí Nông Đức Mạnh, sinh năm 1940, thì ngược lại, sau khi nghỉ hưu thì vợ già chết nhưng - ơn bác, ơn đảng - lại vui khỏe hẳn ra: cưới cô vợ mới sồn sồn-khỏe-xinh-đại biểu Quốc hội-Giám đốc công ty-rất giàu có, Đỗ Thị Huyền Tâm.
Thế cho nên, nghe nói đồng chí Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa cũng có khả năng trong dự kiến làm Tổng Bí thư sắp tới, thì có lẽ cũng không lạ lắm.
Vì sao đang có dự kiến đồng chí Phạm Quang Nghị sẽ làm Tổng Bí thư, mà nay lại có dự kiến khác, là đồng chí Tô Huy Rứa?
Nếu như lời đồn đoán này là có thật, thì có thể hiểu cách tính toán của đồng chí Tổng Bí thư Phú Trọng là như sau:
Đồng chí Phú Trọng và Tấn Sang đã 2 lần định lật đổ đồng chí Thủ tướng Tấn Dũng, mà không lật đổ được (dùng Hội nghị Trung ương 6, tháng10 năm 2012; và dùng Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm, tháng 6 năm 2013). Bây giờ, nếu đồng chí Tổng Bí thư Phú Trọng giới thiệu người thay mình sẽ là đồng chí Phạm Quang Nghị, thì có khả năng đồng chí Tấn Dũng cũng tham gia làm ứng cử viên chức Tổng Bí thư, vì đồng chí Tấn Dũng bằng tuổi đồng chí Quang Nghị.
Chẳng có lý do gì mà đồng chí Quang Nghị sinh năm 1949, làm ứng cử viên chức Tổng Bí thư được, mà đồng chí Tấn Dũng cũng sinh năm 1949 lại không ứng cử viên chức Tổng Bí thư được.
Có lẽ trước nguy cơ đó, nên đồng chí Phú Trọng tính đến phương án đồng chí Huy Rứa, để ngăn chặn khả năng đồng chí Tấn Dũng.
Nguyên nhân thứ hai nữa, là nếu đồng chí Quang Nghị làm ứng cử viên cho chức Tổng Bí thư, thì có tới 5 vị sinh năm 1949, và đều có khả năng ứng cử chức Tổng Bí thư được.
Thế thì phức tạp quá.
Và trong số 5 vị sinh năm 1949, có lẽ sẽ có vị phải nghỉ. Vậy ai nghỉ? Ai không nghỉ?
Phức tạp quá.
Tổng Bí thư chắc chắn phải nằm trong 1 trong 9 vị già kia, không thể nằm trong 7 vị trẻ, trừ khả năng đồng chí Đại tướng Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang.
Có thể nói, từ ngày thành lập đảng Cộng sản Việt Nam năm1930 đến nay, chưa có bao giờ “đảng ta” bị đứng trước khả năng lựa chọn cán bộ bị dàn trải, phân tán như hiện nay.
Điều đó cũng dễ hiểu, vì “đảng ta” đang đứng ở buổi xế chiều.
Xã hội Việt Nam ta đã tiến hóa theo tuần tự “thịnh-suy, suy-thịnh”.
Giai đoạn “thịnh” của “đảng ta” đã bắt đầu hết, đang bắt đầu đến giai đoạn “suy”, để từ đó có sự thay đổi lớn, một “triều đại mới, chính thể mới” sẽ bắt đầu.
Nếu ai không nắm bắt được sự tiến hóa đó của lịch sử, sẽ bị bánh xe lịch sử nghiền nát, vứt vào sọt rác của lịch sử.
Cho dù đồng chí Phú Trọng có đau đầu, nghiền ngẫm bài toán nhân sự sắp tới của đảng Cộng sản Việt Nam, để mong đảng của đồng chí ấy vẫn đứng vững với lập trường Mác-Lênin, thì đồng chí ấy cũng không thể làm đảo ngược được bánh xe của lịch sử.
Nếu như đồng chí Phú Trọng đã 2 lần thất bại trong việc đánh đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, thì chắc gì tới Đại hội Đảng 12 sắp tới, Đại hội Đảng, hoặc Hội nghị Trung ương sẽ chấp nhận sự giới thiệu của đồng chí Phú Trọng.
Chúng ta còn nhớ rằng ngày 21 tháng 12 năm 1989, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Rumania Ceausescu còn đứng trên Quảng trường Cách Mạng “Revolution Square”, để nói về các thành quả của Chủ nghĩa xã hội, và lên án các “phần tử cực đoan”, “diễn biến hòa bình”, lên án “những kẻ nổi loạn ở Timisoara là những con cá sấu phát-xít muốn phá Chủ nghĩa xã hội”.
Ngày 21 tháng 12 năm 1989 đó, ông Tổng Bí thư Ceausescu còn nắm quyền lực tuyệt đối, ra lệnh cho cảnh sát, quân đội đàn áp thẳng tay những người nổi loạn, giết chết hơn 1000 người trong khắp cả nước Rumania.
Thế nhưng ngày hôm sau, 22 tháng 12 năm 1989, hai vợ chồng ông ấy đã phải lên máy bay chạy trốn, và bị bắt, và ngày 25 tháng 12 năm 1989, cả hai vợ chồng ông Tổng Bí thư Ceausescu bị nhân dân Rumania thi hành án tử hình (4).
Và câu chuyện mới nhất đây, là ở nước cựu Xã hội Chủ nghĩa Ukraine. Ngày 16 tháng 1 năm 2014, Quốc hội Ukraine thông qua đạo luật “Anti-Protest Law”- Luật Chống Phản đối”- để ông Tổng thống độc tài Yanukovych có vũ khí pháp luật đàn áp người biểu tình. Kết quả của các vụ đàn áp của ông Tổng thống Yanukovych là có 98 người biểu tình bị cảnh sát, quân đội Ukraine giết chết. Dường như quyền lực của ông Yanukovych là tuyệt đối.
Nhưng ngày 22 tháng 2 năm 2014, chưa đầy một tháng sau khi ban hành đạo luật chống nhân dân đó, ông Yanukovych bị Quốc hội phế truất chức vụ Tổng thống, và đang chạy trốn dưới sự bảo vệ của ông Tổng thống Nga Putin, bỏ lại dinh thự rộng mênh mông bát ngát, xa hoa lộng lẫy hơn thời vua chúa ngày xưa (5).
Cho dù ông Tổng thống Putin có đưa quân đội vào Crimea, thì cũng chỉ thêm một bằng chứng về một người khi đang trên đỉnh cao quyền lực, thường không nhìn thấy bánh xe lịch sử quay như thế nào. Cả ông Putin, lẫn ông Yanukovych rồi sẽ bị bánh xe lịch sử nghiền nát. Cả hai ông đó, chắc chắn sẽ phải ra Tòa án, để trả lời cho các hành vi phạm tội, chống lại loài người của 2 ông.
Bởi vậy, mọi tính toán về nhân sự của đồng chí Nguyễn Phú Trọng cho Đại hội đảng 12 sắp tới chắc chắn rồi sẽ thất bại.
Một nước Việt Nam mới, hùng mạnh, dân chủ và tự do, xứng đáng với truyền thống văn hiến hơn 4000 năm rồi sẽ xuất hiện, sẽ đạp đổ tất cả những kẻ đạo đức giả, lừa dối.
Bởi vì bây giờ không phải là năm 1930, khi dân Việt Nam ta ngây thơ nghe theo lời lừa phỉnh của đảng “hãy theo sự lãnh đạo của đảng, đảng sẽ mang lại tự do, hạnh phúc, ấm no cho dân Việt Nam ta”.
Bởi vì bây giờ không phải là năm 1945, khi dân ta hoàn toàn tin tưởng nghe theo lời kêu gọi trong Bản Tuyên Ngôn độc lập mà cụ Hồ đọc ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945: “Hỡi quốc dân đồng bào cả nước. Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng…”.
Bởi vì bây giờ không phải là năm 1975, sau khi chiến tranh kết thúc, dân ta lại một lần nữa bị lừa phỉnh, nghe theo tiếng gọi hào hùng của đảng, rằng “Hãy đoàn kết một lòng dưới sự lãnh đạo của đảng quang vinh, để xây dựng Chủ nghĩa xã hội, chúng ta sẽ được dẫn đến xã hội “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. (6)
Bởi vì sự thật bây giờ cho thấy những điều đảng nói chỉ toàn là bánh vẽ thôi.
Bởi vì sự thật bây giờ, cho dân ta thấy chỉ có những kẻ có chức quyền mới được hưởng cái gọi là “thành quả của Cách mạng”. Còn dân đen vẫn hoàn là dân đen. Mọi tiếng nói yêu cầu tự do, dân chủ đều bị đàn áp thẳng tay.
Khi sự đàn áp tàn bạo dâng cao, thì có nghĩa là “ngày tàn bạo chúa” đang đến gần.
Không. Dân ta không còn bị lừa nữa rồi.
Trọng cũng rứa, mà Rứa cũng rứa thôi (7).
Mọi sự độc tài, đàn áp chỉ là những cái chớp mắt của lịch sử, sẽ không thể kéo dài mãi được.
Chỉ có dân chủ-tự do là vĩnh hằng.
Vấn đề chỉ là thời gian thôi.
Nhà triết học Hy Lạp Sextus Empiricus (160-210 AD) đã nói rất đúng:
“Cối xay của Tạo hóa nghiền rất chậm chạp, nhưng nghiền rất tinh vi / Slowly grinds the mill of the Gods, but it grinds fine”.
Hùng Vương
Nguồn: nghivenuocviet.com
Đồng chí Phú Trọng và Tấn Sang đã 2 lần định lật đổ đồng chí Thủ tướng Tấn Dũng, mà không lật đổ được (dùng Hội nghị Trung ương 6, tháng10 năm 2012; và dùng Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm, tháng 6 năm 2013). Bây giờ, nếu đồng chí Tổng Bí thư Phú Trọng giới thiệu người thay mình sẽ là đồng chí Phạm Quang Nghị, thì có khả năng đồng chí Tấn Dũng cũng tham gia làm ứng cử viên chức Tổng Bí thư, vì đồng chí Tấn Dũng bằng tuổi đồng chí Quang Nghị.
Chẳng có lý do gì mà đồng chí Quang Nghị sinh năm 1949, làm ứng cử viên chức Tổng Bí thư được, mà đồng chí Tấn Dũng cũng sinh năm 1949 lại không ứng cử viên chức Tổng Bí thư được.
Có lẽ trước nguy cơ đó, nên đồng chí Phú Trọng tính đến phương án đồng chí Huy Rứa, để ngăn chặn khả năng đồng chí Tấn Dũng.
Nguyên nhân thứ hai nữa, là nếu đồng chí Quang Nghị làm ứng cử viên cho chức Tổng Bí thư, thì có tới 5 vị sinh năm 1949, và đều có khả năng ứng cử chức Tổng Bí thư được.
Thế thì phức tạp quá.
Và trong số 5 vị sinh năm 1949, có lẽ sẽ có vị phải nghỉ. Vậy ai nghỉ? Ai không nghỉ?
Phức tạp quá.
Tổng Bí thư chắc chắn phải nằm trong 1 trong 9 vị già kia, không thể nằm trong 7 vị trẻ, trừ khả năng đồng chí Đại tướng Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang.
Có thể nói, từ ngày thành lập đảng Cộng sản Việt Nam năm1930 đến nay, chưa có bao giờ “đảng ta” bị đứng trước khả năng lựa chọn cán bộ bị dàn trải, phân tán như hiện nay.
Điều đó cũng dễ hiểu, vì “đảng ta” đang đứng ở buổi xế chiều.
Xã hội Việt Nam ta đã tiến hóa theo tuần tự “thịnh-suy, suy-thịnh”.
Giai đoạn “thịnh” của “đảng ta” đã bắt đầu hết, đang bắt đầu đến giai đoạn “suy”, để từ đó có sự thay đổi lớn, một “triều đại mới, chính thể mới” sẽ bắt đầu.
Nếu ai không nắm bắt được sự tiến hóa đó của lịch sử, sẽ bị bánh xe lịch sử nghiền nát, vứt vào sọt rác của lịch sử.
Cho dù đồng chí Phú Trọng có đau đầu, nghiền ngẫm bài toán nhân sự sắp tới của đảng Cộng sản Việt Nam, để mong đảng của đồng chí ấy vẫn đứng vững với lập trường Mác-Lênin, thì đồng chí ấy cũng không thể làm đảo ngược được bánh xe của lịch sử.
Nếu như đồng chí Phú Trọng đã 2 lần thất bại trong việc đánh đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, thì chắc gì tới Đại hội Đảng 12 sắp tới, Đại hội Đảng, hoặc Hội nghị Trung ương sẽ chấp nhận sự giới thiệu của đồng chí Phú Trọng.
Chúng ta còn nhớ rằng ngày 21 tháng 12 năm 1989, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Rumania Ceausescu còn đứng trên Quảng trường Cách Mạng “Revolution Square”, để nói về các thành quả của Chủ nghĩa xã hội, và lên án các “phần tử cực đoan”, “diễn biến hòa bình”, lên án “những kẻ nổi loạn ở Timisoara là những con cá sấu phát-xít muốn phá Chủ nghĩa xã hội”.
Ngày 21 tháng 12 năm 1989 đó, ông Tổng Bí thư Ceausescu còn nắm quyền lực tuyệt đối, ra lệnh cho cảnh sát, quân đội đàn áp thẳng tay những người nổi loạn, giết chết hơn 1000 người trong khắp cả nước Rumania.
Thế nhưng ngày hôm sau, 22 tháng 12 năm 1989, hai vợ chồng ông ấy đã phải lên máy bay chạy trốn, và bị bắt, và ngày 25 tháng 12 năm 1989, cả hai vợ chồng ông Tổng Bí thư Ceausescu bị nhân dân Rumania thi hành án tử hình (4).
Và câu chuyện mới nhất đây, là ở nước cựu Xã hội Chủ nghĩa Ukraine. Ngày 16 tháng 1 năm 2014, Quốc hội Ukraine thông qua đạo luật “Anti-Protest Law”- Luật Chống Phản đối”- để ông Tổng thống độc tài Yanukovych có vũ khí pháp luật đàn áp người biểu tình. Kết quả của các vụ đàn áp của ông Tổng thống Yanukovych là có 98 người biểu tình bị cảnh sát, quân đội Ukraine giết chết. Dường như quyền lực của ông Yanukovych là tuyệt đối.
Nhưng ngày 22 tháng 2 năm 2014, chưa đầy một tháng sau khi ban hành đạo luật chống nhân dân đó, ông Yanukovych bị Quốc hội phế truất chức vụ Tổng thống, và đang chạy trốn dưới sự bảo vệ của ông Tổng thống Nga Putin, bỏ lại dinh thự rộng mênh mông bát ngát, xa hoa lộng lẫy hơn thời vua chúa ngày xưa (5).
Cho dù ông Tổng thống Putin có đưa quân đội vào Crimea, thì cũng chỉ thêm một bằng chứng về một người khi đang trên đỉnh cao quyền lực, thường không nhìn thấy bánh xe lịch sử quay như thế nào. Cả ông Putin, lẫn ông Yanukovych rồi sẽ bị bánh xe lịch sử nghiền nát. Cả hai ông đó, chắc chắn sẽ phải ra Tòa án, để trả lời cho các hành vi phạm tội, chống lại loài người của 2 ông.
Bởi vậy, mọi tính toán về nhân sự của đồng chí Nguyễn Phú Trọng cho Đại hội đảng 12 sắp tới chắc chắn rồi sẽ thất bại.
Một nước Việt Nam mới, hùng mạnh, dân chủ và tự do, xứng đáng với truyền thống văn hiến hơn 4000 năm rồi sẽ xuất hiện, sẽ đạp đổ tất cả những kẻ đạo đức giả, lừa dối.
Bởi vì bây giờ không phải là năm 1930, khi dân Việt Nam ta ngây thơ nghe theo lời lừa phỉnh của đảng “hãy theo sự lãnh đạo của đảng, đảng sẽ mang lại tự do, hạnh phúc, ấm no cho dân Việt Nam ta”.
Bởi vì bây giờ không phải là năm 1945, khi dân ta hoàn toàn tin tưởng nghe theo lời kêu gọi trong Bản Tuyên Ngôn độc lập mà cụ Hồ đọc ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945: “Hỡi quốc dân đồng bào cả nước. Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng…”.
Bởi vì bây giờ không phải là năm 1975, sau khi chiến tranh kết thúc, dân ta lại một lần nữa bị lừa phỉnh, nghe theo tiếng gọi hào hùng của đảng, rằng “Hãy đoàn kết một lòng dưới sự lãnh đạo của đảng quang vinh, để xây dựng Chủ nghĩa xã hội, chúng ta sẽ được dẫn đến xã hội “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. (6)
Bởi vì sự thật bây giờ cho thấy những điều đảng nói chỉ toàn là bánh vẽ thôi.
Bởi vì sự thật bây giờ, cho dân ta thấy chỉ có những kẻ có chức quyền mới được hưởng cái gọi là “thành quả của Cách mạng”. Còn dân đen vẫn hoàn là dân đen. Mọi tiếng nói yêu cầu tự do, dân chủ đều bị đàn áp thẳng tay.
Khi sự đàn áp tàn bạo dâng cao, thì có nghĩa là “ngày tàn bạo chúa” đang đến gần.
Không. Dân ta không còn bị lừa nữa rồi.
Trọng cũng rứa, mà Rứa cũng rứa thôi (7).
Mọi sự độc tài, đàn áp chỉ là những cái chớp mắt của lịch sử, sẽ không thể kéo dài mãi được.
Chỉ có dân chủ-tự do là vĩnh hằng.
Vấn đề chỉ là thời gian thôi.
Nhà triết học Hy Lạp Sextus Empiricus (160-210 AD) đã nói rất đúng:
“Cối xay của Tạo hóa nghiền rất chậm chạp, nhưng nghiền rất tinh vi / Slowly grinds the mill of the Gods, but it grinds fine”.
Hùng Vương
Nguồn: nghivenuocviet.com
--------------------------------------
Chú thích:
(1) Đường đường là CTQH, nhưng bác Hùng hói - cháu họ bác Minh râu, lại chân chất phát ngôn thế này: “Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai”!
(2) Yuri Vladimirovich Andropov (1914-1984), trùm KGB, TBT Liên Xô: 12/11/1982-09/02/1984.
(3)
Nói tới Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, bạn đọc trong hay ngoài
nước đừng quên gu-gồ lời khai trước toà của đồng chí tội phạm Dương Chí
Dũng trong vụ án “Ụ nổi hay đống sắt vụn” Vinalines đang được / bị tiếp
tục ‘diễn’ tại đây.
(4) Video xử bắn vợ chồng đồng chí TBT Ceausescu.
(5) Video “Cái chòi trông cá” của cựu Tổng thống Ukraine, Viktor Yanukovych.
(6)
Từ 1945 đến 2014 này là đúng 69 năm “đảng ta” tự phong làm trùm hướng
đạokéo nhân dân anh hùng VNDCCH và 39 năm toàn nhân dân trên chữ S
“thống nhất, độc lập” tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên thiên
đường xhcn, ấy thếmà hôm 23-10-2013 TBT Nguyễn Phú Trọng lại chỉnh chu phán cái đùng: “Đổi
mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng Chủ nghĩa xã hội còn lâu dài
lắm. Đến hết thế kỷ (21) này không biết đã có Chủ nghĩa xã hội hoàn
thiện ở Việt Nam hay chưa.”
(7) Bàn về việc thay đổi lãnh đạo trong “đảng ta”, mời đọc thêm bài: Bà Tiến hay ông Lùi cũng rứa thôi! (Huy Cường, nhà báo độc lập)
Dép tổ ong Bầu Kiên và áo Black Flag Dương Tự Trọng
Nhìn lại một số vụ án được dư luận quan tâm gần đây, dù vụ nào cũng
thuộc dạng “trọng án”, nhưng sẽ thấy tại mỗi phiên tòa, các bị cáo ăn
mặc theo một phong cách khác nhau, và cũng được đối xử không giống nhau.
Tòa phúc thẩm TAND Tối cao bắt đầu xét xử phúc thẩm ông Dương Chí Dũng
và các đồng phạm vào hôm qua 22-4. Cựu Chủ tịch Vinalines đã bị tòa sơ
thẩm kết án tử hình. Cùng chịu mức hình phạt với ông là Tổng giám đốc
Mai Văn Phúc. Tại tòa, trong khi một mình ông Dũng (dù cũng bị tạm giam)
mặc sơ mi trắng, quần âu đen, đi giày thì toàn bộ các bị cáo khác mặc
đồng phục màu xanh da trời, do trại giam cung cấp.
Trước đó tại phiên tòa sơ thẩm hồi tháng 12-2013, cũng một mình bị cáo
Dương Chí Dũng mặc áo sơ mi trắng, quần âu đen, áo khoác xanh.
Tháng 1-2014, tại phiên tòa xét xử ông Dương Tự Trọng (em trai ông Dương
Chí Dũng), cách ăn mặc của bị cáo chính đã gây xôn xao dư luận. Ông
Trọng chọn và được phép mặc một chiếc áo phông bó dài tay sẫm màu, với
dòng chữ lớn Black Flag (Cờ đen) ở ngay trước ngực.
Trang phục các bị cáo ra tòa không thống nhất. |
Cũng trong tháng 1-2014, TAND TPHCM xét xử Huỳnh Thị Huyền Như, tội danh
lừa đảo, chiếm đoạt gần 4.000 tỉ đồng. Trong các ngày bị xét xử, bà
Huyền Như mặc trang phục áo sơ mi trắng, hồng, đi giày đen, như công
chức bình thường.
Mới đây nhất, tháng 4-2014, TAND TP Hà Nội xét xử ông Nguyễn Đức Kiên
(bầu Kiên). Ông Kiên ra tòa với trang phục áo sơ mi kẻ, quần kaki, đi
dép tổ ong màu trắng. Trong khi đó, nhiều bị cáo bị tạm giam và đưa ra
xét xử cùng với ông Kiên (trừ những người tại ngoại) mặc đồng phục trại
giam màu xanh da trời, đi dép tổ ong trắng. Ông Kiên bị xích chân trong
khi dẫn giải.
Mọi việc sẽ không gây chú ý, nếu như bầu Kiên không lên tiếng phản đối
tại tòa. Ông cho biết giám thị trại giam yêu cầu ông mặc đồng phục do
trại cấp (bộ màu xanh da trời). Tuy nhiên theo ông Kiên, ông không có
nghĩa vụ phải mặc bộ này mà được quyền mặc trang phục theo ý mình. Ông
Kiên cũng cho rằng việc ông bị cùm chân trong quá trình dẫn giải là biện
pháp ngăn chặn không phù hợp.
10 năm trước đây, các bị cáo khi ra trước vành móng ngựa, dù bị tạm giam
hay không, đều xuất hiện với “trang phục tù” là bộ đồng phục trại giam
sọc trắng đen. Với bộ này, xã hội mặc nhiên nhìn bị cáo với con mắt của
một tù nhân, dù có thể ngay tại tòa bị cáo được tuyên vô tội. Theo luật,
trước khi bị tòa tuyên án và bản án của tòa có hiệu lực, không ai được
coi là có tội. Vì vậy, bộ đồng phục sọc trắng đen mà các bị cáo mặc
trước tòa nhìn rất phản cảm.
Luật sư Phạm Ngọc Minh, Công ty Luật TNHH YouMe cho biết, trong quá
trình cải cách tư pháp, năm 2004, Ủy ban thường vụ Quốc hội ra nghị
quyết số 743, có hiệu lực từ 29-1-2005, quy định: “Tại phiên toà xét xử
vụ án hình sự, bị cáo là người được tại ngoại và bị cáo là người đang bị
tạm giam được sử dụng thường phục, nhưng phải bảo đảm sự trang
nghiêm…”. TAND tối cao sau đó cũng ra công văn chỉ đạo về vấn đề này.
Tuy nhiên, qua theo dõi các phiên tòa vừa qua, có thể thấy, quy định của
UBTVQH và hướng dẫn của TAND Tối cao được thực hiện chưa thống nhất.
Bầu Kiên cho biết, giám thị trại giam đề nghị ông mặc “đồng phục xanh”.
Tại sao giám thị lại phải đề nghị các bị can mặc đồng phục của trại? Dù
bộ này đã được “cải tiến”, nhưng khi tất các các bị cáo đều mặc trang
phục lùng thùng giống nhau kiểu như vậy, đi đôi dép tổ ong, xuất hiện
trước tòa, thì về bản chất bộ sọc với bộ xanh chẳng khác gì nhau.
Có bị cáo đồng ý mặc, hoặc không. Cũng có bị cáo do không biết hoặc
không muốn từ chối nên đành mặc. Việc mặc đồng phục có thể là để tạo sự
trang nghiêm, nhưng nhìn các bị cáo xuất hiện với bộ đồ màu xanh, đi dép
tổ ong trắng thì sự trang nghiêm này không còn. Chưa kể đến việc có bị
cáo mặc, có bị cáo không, dễ gây thắc mắc.
Tại sao không để các bị cáo tự chọn trang phục cho mình theo đúng tinh
thần chỉ đạo của UBTV Quốc hội. Các giám thị hoàn toàn có quyền đánh giá
thế nào là đảm bảo sự trang nghiêm và có thể yêu cầu bị cáo đổi trang
phục nếu không phù hợp. Trong trường hợp bị cáo Dương Tự Trọng, nguyên
Đại tá, nguyên Phó Giám đốc công an TP.Hải Phòng, thay vì đề nghị ông
đổi trang phục, thì cả ban giám thị lẫn Hội đồng xét xử lại không có ý
kiến gì.
Về việc áp biện pháp ngăn chặn là xích chân khi dẫn giải, theo quy định,
được dùng đối với các bị cáo được cho là phạm tội rất nghiêm trọng, đặc
biệt nghiêm trọng, côn đồ hung hãn, tái phạm nguy hiểm (quyết định
810/2006/QĐ-BCA-C11 của Bộ Công An). Nếu chiếu theo đó thì việc xích
chân bầu Kiên là không sai quy định của pháp luật nếu trong kế hoạch,
phương án bảo vệ phiên tòa đã được phê duyệt có nêu rõ phương án sử dụng
biện pháp này.
Tuy nhiên, nếu áp dụng các quy định này thì tại sao ông Dương Chí Dũng,
bà Huyền Như và một số bị cáo khác không bị xích chân?. Việc áp dụng các
quy định một cách máy móc, thiếu thống nhất tại các phiên tòa lớn mà cả
xã hội quan tâm không những làm tăng tính uy nghiêm của pháp luật, mà
ngược lại tạo ra những thắc mắc không cần thiết.
(TBKTSG Online)
Tàu Trung Quốc chặn tàu cá Việt Nam và Philippines tại Trường Sa
MANILA (NV) .- Tàu Hải giám của Trung Quốc ngăn chặn hoạt động của các tàu đánh cá của người Việt Nam và Philippines ở khu vực bãi đá ngầm Second Thomas Shoal thuộc quần đảo Trường Sa.
Người dân biểu tình ở thủ đô Manila hôm Thứ Ba 22/4/2014 với các biểu ngữ chống Trung Quốc bá quyền bành trướng. (Hình: AP)
|
Điều này được một sĩ quan thủy quân lục chiến Philippines kể lại với hãng thông tấn quốc tế AP hôm Thứ Ba về vụ việc mà ông cho hay trước đây, chỉ xảy ra chuyện tàu hải giám Trung Quốc chặn các tàu tiếp tế lương thực và đổi quân trú đóng trên một chiếc chiến hạm sử dụng làm căn cứ xác định chủ quyền lãnh thổ.
Trung úy Thủy quân Lục chiến Mike Pelotera của Philippines cho hay ông và các quân nhân đã nhìn thấy các ngư dân bị tàu hải giám Trung Quốc dùng sức mạnh ép phải đi khỏi khu vực Second Thomas Shoal ít nhất 8 lần từ Tháng 12-2013 đến Tháng Ba năm nay. Việt Nam gọi khu vực này là Bãi Cỏ Mây.
Ông Pelotera cho biết ông đã quay một đoạn video khi tàu Trung Quốc đuổi theo một tàu đánh cá của người Việt Nam một cách rất nguy hiểm vì chạy gần với những rạn san hô. Không thấy báo chí ở Việt Nam loan tải gì về những tin như thế này dù có thể ngư dân đã báo cáo với các cơ quan thẩm quyền.
Tàu Hải giám và tàu quân sự Trung Quốc thường xuyên chặn bắt, cướp phá các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam khi họ hoạt động ở gần khu vực quần đảo Hoàng Sa. Nhiều tàu đã bị đâm vỡ hay bị bắn cháy, ngư cụ và trang bị hải hành bị lính Trung quốc cướp cùng với ngư sản đánh được. Thiệt hại cho ngư dân Việt Nam rất lớn vì hành động ngang ngược của lính Trung Quốc.
Qua lời kể của Trung úy Pelotera, đây là lần hiếm hoi người ta được biết tin về những vụ tàu Hải giám Trung Quốc đuổi tàu cá Việt Nam ở khu vực đang có tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam và Phi Luật Tân. Khu vực Second Thomas Shoal là một rạn san hô lớn, dài khoảng 18km và ở phía tây đảo Palawan của Philippines 105 hải lý (hay 194km).
Từ nhiều năm qua, Philippines đã đánh đắm một chiến hạm cũ tại đó rồi cho một đơn vị quân đội trú đóng hầu xác định và bảo vệ chủ quyền. Càng ngày, Bắc Kinh gia tăng áp lực với nước này nhất là từ khi Philippines nộp đơn kiệm Trung Quốc ở Ủy Hội Quốc Tế về Luật Biển (UNCLOS) rồi sau đó kiện ra tòa án quốc tế, phủ nhận cái vạch “Lưỡi Bò” ngang ngược.
Tàu Hải giám Trung Quốc nhiều lần dùng súng nước xua đuổi tàu đánh cá của Philippines ở khu vực tranh chấp khác hồi Tháng Giêng. Hồi giữa Tháng Ba vừa qua, tàu Hải giám của Trung Quốc chặn tàu tiếp tế thực phẩm cho đơn vị đóng tại Second Thomas Shoal.
Hôm Thứ Ba 22/4/2014, khoảng 80 người Philippines đã biểu tình trước trụ sở lãnh sự quán Trung Quốc tại Manila với các biểu ngữ đòi hỏi Bắc Kinh rút khỏi lãnh thổ Philippines. Họ đã biểu tình chống Bắc Kinh rất nhiều lần như thế mà không bị cảnh sát đàn áp hay bắt giữ.
Hoàn toàn khác với Philippines, người dân Việt Nam yêu nước nhiều lần biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn chống Trung Quốc bá quyền bành trướng đều bị công an giải tán. Nhiều người bị hành hung thô bạo, thậm chí bị nhốt trong các trại “phục hồi nhân phẩm”. Một người biểu tình chống Trung Quốc nổi tiếng, nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày, đã bị nhà cầm quyền CSVN kết án 12 năm tù hồi năm 2012. (TN)
Quyền của người Việt ở Campuchia còn bị lạm dụng rất nhiều
Nhà thuyền của ngư dân gốc Việt sống ngay bên cạnh Phnom Penh (Ảnh: Abby Seiff)
Sau một đời ở Campuchia, tờ carnet de residence tả tơi có ghi tên
tiếng Việt là giấy tờ duy nhất mà Nguyễn Thị Kim 41 tuổi có. Mặc dù chị,
bố mẹ chị, và các con chị sinh ở Campuchia, không có người nào có giấy
tờ hợp pháp trong nước này.
“Chúng tôi không có thẻ căn cước vì không ai cấp cho chúng tôi”, chị vừa nói vừa nhún vai. “Có thể chưa đến phiên chúng tôi?”
Trong lúc chị Kim nói, cháu bé gái con chị bò quanh cái thềm có bóng mát, nơi chị và 5 người con cùng một số dâu rể trong nhà thường ngồi tránh nắng. Trước mặt họ là bờ sông Mêkông đầy bụi bặm dẫn đến một vài chục ngôi nhà thuyền đang có nguy cơ bị sập.
“Khi nước dâng lên, chúng tôi gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Tôi thật sự thích sống trên đất liền hơn, nhưng không thể vì không có tiền”, chị Kim nói.
Người Việt là dân tộc thiểu số lớn nhất ở Campuchia nhưng do luật nhập cư được thực thi kém khiến cho các gia đình như gia đình chị Kim sống trong tình trạng lấp lửng qua nhiều đời và thậm chí không được hưởng các quyền cơ bản nhất.
Không có thẻ căn cước hay giấy khai sinh, không người nào trong gia đình được đi học, khiến cho cộng đồng này bị cô lập và hết sức nghèo khổ qua nhiều thế hệ. Không có giấy tờ, họ không có quyền sở hữu đất, nên không được bồi thường khi bị thu hồi đất. Và do không rành tiếng Khmer (cả gia đình được phỏng vấn bằng tiếng Việt thông qua một thông dịch viên), họ không có cách nào để khiếu nại về những khoản tiền đút lót mà họ thường xuyên bị bắt nộp.
“Chúng tôi từng sống ở bên đó”, Nguyễn Thị Thi, em dâu chị Kim, vừa nói vừa chỉ tay về phía một bán đảo nằm ở giữa Phnom Penh và tỉnh Kandal, tại đây có thể nhìn thấy một khách sạn lớn đang xây dở dang.
“Họ muốn xây khách sạn, vì thế họ dùng vũ lực đuổi chúng tôi đi và bắt chúng tôi sống ở đây. Hiện nay họ thường đến đòi tiền hối lộ”.
Hiện nay, cộng đồng này sống chen chúc trong một khu nhà thuyền, nằm cách bến phà Phnom Penh vài mét. Nước ở đó bẩn thỉu, được dùng để tắm rửa, làm ước uống và rửa cá. Trẻ em bị mắc bệnh tiêu chảy và các bệnh về da; đôi khi còn mắc các bệnh nặng hơn.
“Có, có trẻ con bị chết đuối”, chị Kim vừa kể vừa liếc nhìn một người bạn gần đó. “Con gái của chị ấy bị chết. Chị ấy ra chợ bán đồ và đứa con bốn tuổi của chị ấy rơi xuống nước và chết đuối”.
Khi xảy ra lũ, đẩy các nhà thuyền có lỗ thủng lên cao trên bờ sông Mêkông, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe và khiến cho nghề đánh bắt cá trở thành một nghề nguy hiểm, nhưng không có tổ chức nào trợ giúp các gia đình này.
“Nước lũ có thể rất lớn. Và khi xảy ra lũ, chúng tôi không được trợ giúp khẩn cấp hay được cấp gạo, vì thế rất khó khăn”, chị Kim nói.
Khó có được số liệu chính xác về số người Việt ở Campuchia, chính xác là vì có rất nhiều người chưa bao giờ có giấy tờ chứng minh, nhưng theo CIA World Factbook người Việt chiếm 5% trong số 15,5 triệu dân Campuchia hay khoảng 775.000 người.
Không rõ có bao nhiêu trong số này là người nhập cư bất hợp pháp, nhập cư hợp pháp hay công dân. Cũng không rõ có bao nhiêu người không biết nói tiếng Khmer và bao nhiêu người không nói được tiếng Việt. Nhưng trong nhiều thập niên qua, thiếu số liệu chính xác như thế đã khiến cho họ bị lạm dụng quyền, bị phân biệt đối xử và bị trách oan.
“Hành pháp ở campuchia kém. Nếu chính quyền làm đúng luật quốc tịch và nhập cư, sẽ phân tích được lai lịch của họ và biết được ai đã sống ở đây lâu rồi và ai vừa mới đến, và bắt họ làm đơn xin nhập tịch hay cư trú”, Ang Chanrith, giám đốc điều hành Tổ chức Quyền Dân tộc thiểu số, phát biểu.
Do không có giấy tờ hợp lệ, ngay cả các gia đình sống ở Campuchia qua nhiều thế hệ cũng có ít quyền lợi hơn những người Khmer láng giềng. Không có giấy công nhận quyền công dân, “họ không có quyền đi học, quyền bỏ phiếu, quyền tham gia hoạt động xã hội”, Chanrith nói. “Họ không thể tìm được việc làm, họ không thể thuê nhà, họ không thể đưa con đến trường được, vì các cơ quan nhà nước cần xem thẻ căn cước trước khi cho họ vào, và các công ty tư nhân cũng vậy”.
Đối với các gia đình như gia đình chị Kim và chị Thi, họ quá nghèo và không có trình độ học vấn để làm việc trong khu vực nhà nước, những vấn đề này còn có thể bàn cãi được. Nhưng đối với những người có cơ hội hòa nhập hơn một chút, vấn đề này rất dễ thấy.
Lý Yong Thanh, 65 tuổi, thấy rõ những rào cản như thế. Mặc dù nói mình ít bị phân biệt đối xử một cách công khai vì sắc tộc, ông từng chứng kiến cảnh nhiều người không thể vào các cơ quan.
“Con chúng tôi có đứa làm công nhân xây dựng, có đứa làm ở các trang trại”, ông nói bằng tiếng Khmer. “Nếu có thẻ căn cước, con chúng tôi sẽ có việc làm tốt hơn nhưng anh cần có nhiều tiền mới làm được mà chúng tôi thì nghèo”.
Mặc dù cả bảy người con của ông đều được đi học, nhờ quan chức trong làng làm việc tương đối lỏng lẻo, chỉ có một người làm việc văn phòng. Người con gái đó chỉ được nhận vào làm việc sau khi chú của cô trả tiền làm thẻ căn cước.
Làm thẻ căn cước thường phải trả khoảng 100 Mỹ kim; gia đình này bị đòi tới 400 Mỹ kim một thẻ.
“Họ nói một thẻ mất khoảng 400-500 Mỹ kim do chúng tôi phải làm thẻ không chính thức. Tôi không biết tại sao chúng tôi lại không thể làm thẻ theo cách chính thức. Tôi chỉ nghe nói là vì chúng tôi là người Việt, vì thế họ không chịu làm thẻ cho chúng tôi”, vợ ông Yong Thanh là bà Nguyễn Ty Hiew nói. “Tôi sinh ra gần sông Tonle Sap. Ngay cả bố mẹ và ông bà tôi cũng sinh ra tại đó … về làm thẻ căn cước, tôi không biết sao lại khó khăn thế”.
Được học hành và hòa nhập vào xã hội Campuchia nhiều hơn nhiều người trong làng, gia đình này có được những gì pháp luật dành cho họ sớm hơn. Nhưng không có thẻ căn cước, nhiều thứ lại khó khăn hơn một chút.
Khi Yong Thanh sang Việt Nam chữa bệnh, ông phải mang theo thư của bác sĩ để được phép vào nước.
“Trở lại Campuchia thì tốt, nhưng khi tôi muốn qua biên giới mà không có thẻ căn cước quả là rất khó”, ông nói.
Cho con đi học trong làng có đa số người Việt này thì ổn, “nhưng nếu chúng tôi đến thành phố, chúng tôi sẽ gặp vấn đề”.
“Chúng tôi không có quyền sở hữu đất và ngay cả khi chúng tôi muốn cập nhật sổ gia đình, họ không chịu làm”, Ty Hiew ám chỉ thẻ cư trú liệt kê tất cả các thành viên trong gia đình.
Ngoài ra, thiếu giấy tờ có thể làm cho các gia đình như gia đình bà bị buộc tội nhập cư bất hợp pháp. Hầu hết người Việt ở Campuchia rất là nghèo, họ sống trong các cộng đồng ở nhà nổi thiếu hệ thống vệ sinh cơ bản và sống nhờ số tiền ít ỏi từ việc đánh bắt cá. Thực tế như thế nhưng nhiều người vẫn còn quan niệm rằng người Việt Nam đến cướp mất việc làm và dần dần chiếm đất của người Campuchia.
Khi chị Thi đi ra chợ bán cá do chồng đánh bắt được, chị thường xuyên nghe những lời nói như thế.
“Chuyện đó xảy ra nhiều, đặc biệt là khi tôi đi chợ. Họ hét lớn yuon”, chị Thi kể, ám chỉ từ Khmer dùng để lăng mạ người Việt, “nhưng tôi không muốn cãi với họ vì thế tôi đành phải làm ngơ”.
“Tất nhiên là có phân biệt chủng tộc, nhưng không phải tất cả người Khmer, chỉ cá nhân thôi”, theo người vợ dân tộc Việt của một nhà xuất khẩu yêu cầu giấu tên. “Đôi khi chúng tôi cãi nhau, họ không tôn trọng chúng tôi, họ nói chúng tôi ăn bám người Khmer. Thế nhưng hiện nay có ít vấn đề hơn trước”.
Trong hai thập niên qua, đảng đối lập dùng chuyện này làm chủ đề chính để vận động chính trị, liên hệ vai trò lịch sử của Hà Nội trong chính quyền Campuchia và ngày càng nhiều chủ đất người Việt sang Campuchia với nỗi lo sợ người nhập cư bất hợp pháp chiếm Campuchia.
Trong bầu khí căng thẳng sau bầu cử, nước này đã chứng kiến một số vụ tấn công vào các doanh nghiệp và còn xảy ra một vụ giết người được nhiều người cho là có liên quan đến quan điểm chống người Việt đang phổ biến.
Chanrith thuộc Tổ chức Quyền Dân tộc thiểu số gọi các vụ liên quan đến bầu cử như thế là chuyện bình thường ở đây và nói đảng cầm quyền cũng có phần trách nhiệm vì đã không thể đảm bảo cho người Việt thiểu số hưởng các quyền công dân mà họ đáng được hưởng.
“Dường như chính phủ không có chính sách rõ ràng cho phép nhóm này trở thành công dân ở Campuchia. Chúng tôi muốn Bộ Nội vụ thi hành luật … để giảm sự phân biệt đối xử và vận động chính trị”.
Trong báo cáo phát hành đầu tháng này trình bày chi tiết về tình hình của người Việt tại tỉnh Kampong Chhnang, tổ chức này thúc giục chính quyền cấp ngay giấy khai sinh và thẻ căn cước và kêu gọi chấm dứt việc vận động phân biệt chủng tộc.
“Chính trị gia Campuchia nên từ bỏ nỗ lực lôi kéo cử tri bằng cách vận động chống người Việt. Người dân Campuchia cần được cung cấp các thông tin chính xác về người Việt đang sinh sống tại Campuchia qua nhiều thế hệ nay để nhóm thiểu số này có thể trở thành một phần không thể thiếu trong xã hội linh hoạt Campuchia”.
Nhưng ngay cả khi những lời khuyên như thế được nghe theo, thì cũng phải mất nhiều thế hệ mới xóa bỏ được thái độ thù hận phổ biến lâu nay đối với người Việt.
Thái độ thù hằn người Việt kéo dài hàng thế kỷ nay đã lên đến đỉnh điểm, và biến thành các cuộc tàn sát đẫm máu. Trong cả hai chế độ Lon Not và Pol Pot, hàng chục ngàn người bị giết có hệ thống, trong khi hàng trăm ngàn người bỏ trốn hay bị buộc rời khỏi biên giới Campuchia.
Nhờ sự giúp đỡ của một tổ chức phi chính phủ, Ty Hiew và gia đình bà chạy trốn qua Việt Nam dưới thời Khmer Đỏ.
“Lúc đó rất là khó khăn vì chúng tôi không có việc làm; tổ chức phi chính phủ này chỉ cấp cho chúng tôi một bao gạo và chúng ta đã phải tự lo”, bà kể. “Nhưng nếu chúng tôi không chạy sang Việt Nam, Pol Pot đã giết chúng tôi rồi. Dì tôi, lấy chồng người Khmer, đã bị giết. Họ trói tay bà ra sau lưng và đem cả gia đình ra giết”.
Khi đôi vợ chồng này nói chuyện, cô cháu gái 7 tuổi ngồi làm bài tập tiếng Khmer và tiếng Anh, trước khi tỉ mỉ tô màu bức tranh cô vừa vẽ.
Do bố cô bé là người Khmer, nên chắc cô bé ít gặp các vấn đề mà ông bà và cô chú của mình gặp hàng ngày hơn.
Nhưng Yong Thanh, lúc đó đủ lớn để nhớ lại những cuộc sát hại của Lon Nol và Pol Pot, và cách tuyên truyền cực đoan, các vụ tấn công và giết người vào những năm 1990, xem những nỗ lực hiện nay của mình là thích đáng.
“Bây giờ đã tốt hơn trước”.
“Chúng tôi không có thẻ căn cước vì không ai cấp cho chúng tôi”, chị vừa nói vừa nhún vai. “Có thể chưa đến phiên chúng tôi?”
Trong lúc chị Kim nói, cháu bé gái con chị bò quanh cái thềm có bóng mát, nơi chị và 5 người con cùng một số dâu rể trong nhà thường ngồi tránh nắng. Trước mặt họ là bờ sông Mêkông đầy bụi bặm dẫn đến một vài chục ngôi nhà thuyền đang có nguy cơ bị sập.
“Khi nước dâng lên, chúng tôi gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Tôi thật sự thích sống trên đất liền hơn, nhưng không thể vì không có tiền”, chị Kim nói.
Người Việt là dân tộc thiểu số lớn nhất ở Campuchia nhưng do luật nhập cư được thực thi kém khiến cho các gia đình như gia đình chị Kim sống trong tình trạng lấp lửng qua nhiều đời và thậm chí không được hưởng các quyền cơ bản nhất.
Không có thẻ căn cước hay giấy khai sinh, không người nào trong gia đình được đi học, khiến cho cộng đồng này bị cô lập và hết sức nghèo khổ qua nhiều thế hệ. Không có giấy tờ, họ không có quyền sở hữu đất, nên không được bồi thường khi bị thu hồi đất. Và do không rành tiếng Khmer (cả gia đình được phỏng vấn bằng tiếng Việt thông qua một thông dịch viên), họ không có cách nào để khiếu nại về những khoản tiền đút lót mà họ thường xuyên bị bắt nộp.
“Chúng tôi từng sống ở bên đó”, Nguyễn Thị Thi, em dâu chị Kim, vừa nói vừa chỉ tay về phía một bán đảo nằm ở giữa Phnom Penh và tỉnh Kandal, tại đây có thể nhìn thấy một khách sạn lớn đang xây dở dang.
“Họ muốn xây khách sạn, vì thế họ dùng vũ lực đuổi chúng tôi đi và bắt chúng tôi sống ở đây. Hiện nay họ thường đến đòi tiền hối lộ”.
Hiện nay, cộng đồng này sống chen chúc trong một khu nhà thuyền, nằm cách bến phà Phnom Penh vài mét. Nước ở đó bẩn thỉu, được dùng để tắm rửa, làm ước uống và rửa cá. Trẻ em bị mắc bệnh tiêu chảy và các bệnh về da; đôi khi còn mắc các bệnh nặng hơn.
“Có, có trẻ con bị chết đuối”, chị Kim vừa kể vừa liếc nhìn một người bạn gần đó. “Con gái của chị ấy bị chết. Chị ấy ra chợ bán đồ và đứa con bốn tuổi của chị ấy rơi xuống nước và chết đuối”.
Khi xảy ra lũ, đẩy các nhà thuyền có lỗ thủng lên cao trên bờ sông Mêkông, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe và khiến cho nghề đánh bắt cá trở thành một nghề nguy hiểm, nhưng không có tổ chức nào trợ giúp các gia đình này.
“Nước lũ có thể rất lớn. Và khi xảy ra lũ, chúng tôi không được trợ giúp khẩn cấp hay được cấp gạo, vì thế rất khó khăn”, chị Kim nói.
Khó có được số liệu chính xác về số người Việt ở Campuchia, chính xác là vì có rất nhiều người chưa bao giờ có giấy tờ chứng minh, nhưng theo CIA World Factbook người Việt chiếm 5% trong số 15,5 triệu dân Campuchia hay khoảng 775.000 người.
Không rõ có bao nhiêu trong số này là người nhập cư bất hợp pháp, nhập cư hợp pháp hay công dân. Cũng không rõ có bao nhiêu người không biết nói tiếng Khmer và bao nhiêu người không nói được tiếng Việt. Nhưng trong nhiều thập niên qua, thiếu số liệu chính xác như thế đã khiến cho họ bị lạm dụng quyền, bị phân biệt đối xử và bị trách oan.
“Hành pháp ở campuchia kém. Nếu chính quyền làm đúng luật quốc tịch và nhập cư, sẽ phân tích được lai lịch của họ và biết được ai đã sống ở đây lâu rồi và ai vừa mới đến, và bắt họ làm đơn xin nhập tịch hay cư trú”, Ang Chanrith, giám đốc điều hành Tổ chức Quyền Dân tộc thiểu số, phát biểu.
Do không có giấy tờ hợp lệ, ngay cả các gia đình sống ở Campuchia qua nhiều thế hệ cũng có ít quyền lợi hơn những người Khmer láng giềng. Không có giấy công nhận quyền công dân, “họ không có quyền đi học, quyền bỏ phiếu, quyền tham gia hoạt động xã hội”, Chanrith nói. “Họ không thể tìm được việc làm, họ không thể thuê nhà, họ không thể đưa con đến trường được, vì các cơ quan nhà nước cần xem thẻ căn cước trước khi cho họ vào, và các công ty tư nhân cũng vậy”.
Đối với các gia đình như gia đình chị Kim và chị Thi, họ quá nghèo và không có trình độ học vấn để làm việc trong khu vực nhà nước, những vấn đề này còn có thể bàn cãi được. Nhưng đối với những người có cơ hội hòa nhập hơn một chút, vấn đề này rất dễ thấy.
Lý Yong Thanh, 65 tuổi, thấy rõ những rào cản như thế. Mặc dù nói mình ít bị phân biệt đối xử một cách công khai vì sắc tộc, ông từng chứng kiến cảnh nhiều người không thể vào các cơ quan.
“Con chúng tôi có đứa làm công nhân xây dựng, có đứa làm ở các trang trại”, ông nói bằng tiếng Khmer. “Nếu có thẻ căn cước, con chúng tôi sẽ có việc làm tốt hơn nhưng anh cần có nhiều tiền mới làm được mà chúng tôi thì nghèo”.
Mặc dù cả bảy người con của ông đều được đi học, nhờ quan chức trong làng làm việc tương đối lỏng lẻo, chỉ có một người làm việc văn phòng. Người con gái đó chỉ được nhận vào làm việc sau khi chú của cô trả tiền làm thẻ căn cước.
Làm thẻ căn cước thường phải trả khoảng 100 Mỹ kim; gia đình này bị đòi tới 400 Mỹ kim một thẻ.
“Họ nói một thẻ mất khoảng 400-500 Mỹ kim do chúng tôi phải làm thẻ không chính thức. Tôi không biết tại sao chúng tôi lại không thể làm thẻ theo cách chính thức. Tôi chỉ nghe nói là vì chúng tôi là người Việt, vì thế họ không chịu làm thẻ cho chúng tôi”, vợ ông Yong Thanh là bà Nguyễn Ty Hiew nói. “Tôi sinh ra gần sông Tonle Sap. Ngay cả bố mẹ và ông bà tôi cũng sinh ra tại đó … về làm thẻ căn cước, tôi không biết sao lại khó khăn thế”.
Được học hành và hòa nhập vào xã hội Campuchia nhiều hơn nhiều người trong làng, gia đình này có được những gì pháp luật dành cho họ sớm hơn. Nhưng không có thẻ căn cước, nhiều thứ lại khó khăn hơn một chút.
Khi Yong Thanh sang Việt Nam chữa bệnh, ông phải mang theo thư của bác sĩ để được phép vào nước.
“Trở lại Campuchia thì tốt, nhưng khi tôi muốn qua biên giới mà không có thẻ căn cước quả là rất khó”, ông nói.
Cho con đi học trong làng có đa số người Việt này thì ổn, “nhưng nếu chúng tôi đến thành phố, chúng tôi sẽ gặp vấn đề”.
“Chúng tôi không có quyền sở hữu đất và ngay cả khi chúng tôi muốn cập nhật sổ gia đình, họ không chịu làm”, Ty Hiew ám chỉ thẻ cư trú liệt kê tất cả các thành viên trong gia đình.
Ngoài ra, thiếu giấy tờ có thể làm cho các gia đình như gia đình bà bị buộc tội nhập cư bất hợp pháp. Hầu hết người Việt ở Campuchia rất là nghèo, họ sống trong các cộng đồng ở nhà nổi thiếu hệ thống vệ sinh cơ bản và sống nhờ số tiền ít ỏi từ việc đánh bắt cá. Thực tế như thế nhưng nhiều người vẫn còn quan niệm rằng người Việt Nam đến cướp mất việc làm và dần dần chiếm đất của người Campuchia.
Khi chị Thi đi ra chợ bán cá do chồng đánh bắt được, chị thường xuyên nghe những lời nói như thế.
“Chuyện đó xảy ra nhiều, đặc biệt là khi tôi đi chợ. Họ hét lớn yuon”, chị Thi kể, ám chỉ từ Khmer dùng để lăng mạ người Việt, “nhưng tôi không muốn cãi với họ vì thế tôi đành phải làm ngơ”.
“Tất nhiên là có phân biệt chủng tộc, nhưng không phải tất cả người Khmer, chỉ cá nhân thôi”, theo người vợ dân tộc Việt của một nhà xuất khẩu yêu cầu giấu tên. “Đôi khi chúng tôi cãi nhau, họ không tôn trọng chúng tôi, họ nói chúng tôi ăn bám người Khmer. Thế nhưng hiện nay có ít vấn đề hơn trước”.
Trong hai thập niên qua, đảng đối lập dùng chuyện này làm chủ đề chính để vận động chính trị, liên hệ vai trò lịch sử của Hà Nội trong chính quyền Campuchia và ngày càng nhiều chủ đất người Việt sang Campuchia với nỗi lo sợ người nhập cư bất hợp pháp chiếm Campuchia.
Trong bầu khí căng thẳng sau bầu cử, nước này đã chứng kiến một số vụ tấn công vào các doanh nghiệp và còn xảy ra một vụ giết người được nhiều người cho là có liên quan đến quan điểm chống người Việt đang phổ biến.
Chanrith thuộc Tổ chức Quyền Dân tộc thiểu số gọi các vụ liên quan đến bầu cử như thế là chuyện bình thường ở đây và nói đảng cầm quyền cũng có phần trách nhiệm vì đã không thể đảm bảo cho người Việt thiểu số hưởng các quyền công dân mà họ đáng được hưởng.
“Dường như chính phủ không có chính sách rõ ràng cho phép nhóm này trở thành công dân ở Campuchia. Chúng tôi muốn Bộ Nội vụ thi hành luật … để giảm sự phân biệt đối xử và vận động chính trị”.
Trong báo cáo phát hành đầu tháng này trình bày chi tiết về tình hình của người Việt tại tỉnh Kampong Chhnang, tổ chức này thúc giục chính quyền cấp ngay giấy khai sinh và thẻ căn cước và kêu gọi chấm dứt việc vận động phân biệt chủng tộc.
“Chính trị gia Campuchia nên từ bỏ nỗ lực lôi kéo cử tri bằng cách vận động chống người Việt. Người dân Campuchia cần được cung cấp các thông tin chính xác về người Việt đang sinh sống tại Campuchia qua nhiều thế hệ nay để nhóm thiểu số này có thể trở thành một phần không thể thiếu trong xã hội linh hoạt Campuchia”.
Nhưng ngay cả khi những lời khuyên như thế được nghe theo, thì cũng phải mất nhiều thế hệ mới xóa bỏ được thái độ thù hận phổ biến lâu nay đối với người Việt.
Thái độ thù hằn người Việt kéo dài hàng thế kỷ nay đã lên đến đỉnh điểm, và biến thành các cuộc tàn sát đẫm máu. Trong cả hai chế độ Lon Not và Pol Pot, hàng chục ngàn người bị giết có hệ thống, trong khi hàng trăm ngàn người bỏ trốn hay bị buộc rời khỏi biên giới Campuchia.
Nhờ sự giúp đỡ của một tổ chức phi chính phủ, Ty Hiew và gia đình bà chạy trốn qua Việt Nam dưới thời Khmer Đỏ.
“Lúc đó rất là khó khăn vì chúng tôi không có việc làm; tổ chức phi chính phủ này chỉ cấp cho chúng tôi một bao gạo và chúng ta đã phải tự lo”, bà kể. “Nhưng nếu chúng tôi không chạy sang Việt Nam, Pol Pot đã giết chúng tôi rồi. Dì tôi, lấy chồng người Khmer, đã bị giết. Họ trói tay bà ra sau lưng và đem cả gia đình ra giết”.
Khi đôi vợ chồng này nói chuyện, cô cháu gái 7 tuổi ngồi làm bài tập tiếng Khmer và tiếng Anh, trước khi tỉ mỉ tô màu bức tranh cô vừa vẽ.
Do bố cô bé là người Khmer, nên chắc cô bé ít gặp các vấn đề mà ông bà và cô chú của mình gặp hàng ngày hơn.
Nhưng Yong Thanh, lúc đó đủ lớn để nhớ lại những cuộc sát hại của Lon Nol và Pol Pot, và cách tuyên truyền cực đoan, các vụ tấn công và giết người vào những năm 1990, xem những nỗ lực hiện nay của mình là thích đáng.
“Bây giờ đã tốt hơn trước”.
Abby Seiff và Cheng Sokhorng từ Kandal
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét