Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Ngày 18/4/2014 - Trong cái xã hội mà đa phần chạy theo số đông - 'Xiềng chân Bầu Kiên là ngược đãi'

  • 'Xiềng chân Bầu Kiên là ngược đãi' (BBC) - Bị cáo Nguyễn Đức Kiên (tức bầu Kiên) bị xiềng chân trong khi đã bị còng tay khi ra tòa là 'ngược đãi','trù dập', theo luật sư nhân quyền từ Việt Nam.
  • VETO! – Mạng lưới những người bảo vệ nhân quyền (RFA) - Bên cạnh những tổ chức đã và đang hoạt động với mục tiêu bảo vệ Nhân quyền, tại Đức, có một tổ chức mới được thành lập mang tên: VETO! Human Rights Defenders‘ Network. Tuy chỉ mới hoạt động được khoảng gần 1 năm nay nhưng VETO! cũng đã có những hoạt động khá nổi bật trong lãnh vực Nhân quyền.
  • 'Bộ trưởng Y tế nên từ chức' (BBC) - Nhạc sỹ Tuấn Khanh phẫn nộ trước việc nhiều trẻ tử vong do bệnh sởi nhưng Bộ Y tế chưa hành động đủ mức.
  • Việt Nam rút đăng cai tổ chức ASIAD 18 năm 2019 (RFA) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm nay yêu cầu bộ Văn hóa Thể thao Du lịch phối hợp với Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội làm việc với Hội đồng Olympic châu Á (OCA) để lên phương án rút đăng cai, không tổ chức ASIAD 18 tại Hà Nội vào năm 2019.
  • Trở lại Vân Nam (BBC) - Cựu binh Ngô Nhật Đăng kể chuyện trở lại tỉnh biên giới Vân Nam và chia sẻ suy nghĩ về phát triển kinh tế và dân chủ.
  • Lễ hội Đền Hùng, Nhân dân và Nhà nước (RFA) - Lễ hội Đền Hùng 2014 được tổ chức đặc biệt lớn với khoảng 5 triệu người tham gia. Nhưng cũng có nhiều người phê bình là quá tốn kém và có những hoạt động không phù hợp, ngoài ra cũng có ý kiến cho rằng nên trả lại lễ hội cho người dân…
  • Nhật Bản ngồi trên ‘núi vàng’ năng lượng chưa khai thác (RFI) - Cơ quan Năng lượng Nhật Bản vừa loan báo việc tiến hành một chương trình thăm dò mới, tìm khí mêtan hyđrat (méthane hydrate) tại vùng Biển Nhật Bản ở phía đông nước Nhật, và vùng phía Đông Nam đảo Hokkaido ở miền Bắc. Công cuộc thăm dò được khởi động vào hôm thứ Ba, 15/04/2014. Đây là một loại khí rất dồi dào ở dưới đáy vùng biển bao quanh Nhật, với trữ lượng có thể vượt mức 100 năm sử dụng. Tokyo hy vọng là nguồn năng lượng mới đó có thể giúp họ thoát được khó khăn năng lượng hiện nay.
  • Việt - Nga thúc đẩy nhiều chương trình, dự án lớn (BaoMoi) - TP - Hội đàm ngày 16/4 tại Hà Nội, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh thảo luận biện pháp triển khai các thỏa thuận đã đạt được trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí, điện hạt nhân, thương mại…
  • Thêm một sự khẳng định cho chiến lược "xoay trục" (BaoMoi) - Từ ngày 1-3/4, tại Hô-nô-lu-lu, bang Ha-oai của Mỹ đã diễn ra Diễn đàn Quốc phòng giữa Mỹ và các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Đây là lần đầu tiên một cuộc gặp kiểu này diễn ra trên lãnh thổ nước Mỹ, phản ánh mối quan hệ hợp tác quốc phòng ngày càng mở rộng giữa Mỹ với các nước khu vực Đông Nam Á và cũng là một minh chứng cụ thể cho cam kết của chính quyền Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma về chiến lược tái cân bằng với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
  • Diện tích đất ô nhiễm ở TQ gấp đôi nước Tây Ban Nha (RFA) - Nhiều vùng đất rộng lớn của Trung Quốc bị ô nhiễm. Vùng ô nhiễm được ước tính lớn gấp đôi diện tích nước Tây Ban Nha. Bộ bảo vệ Môi trường Trung Quốc hôm qua công bố kết quả một nghiên cứu cho biết như vậy. Cuộc nghiên cứu trước đó đã bị giữ bí mật.
  • Miễn visa cho du khách : Đại sứ quán Nhật Bản tại Manila cải chính (RFI) - Chỉít lâu sau khi truyền thông Nhật Bản loan báo khả năng Tokyo sắp miễn thị thực nhập cảnh cho du khách đến từ ba nước Philippines, Việt Nam và Indonesia, Đại sứ quán Nhật tại Manila ngày 17/04/2014 đã lập tức cải chính. Lấy trường hợp Philippines làm ví dụ, cơ quan đại diện ngoại giao Nhật Bản xác định rằng việc miễn visa vẫn đang trong tiến trình bàn thảo.
  • Nhật Bản có thể xin lỗi và đền bù cho phụ nữ giải sầu Hàn Quốc (RFI) - Từ hôm qua 16/04/2014 một quan chức cao cấp Nhật Bản đã có mặt tại Seoul để thảo luận về hồ sơ gai góc về các« phụ nữ giải sầu» trong cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai, mà Tokyo có thể đưa ra lời xin lỗi và bồi thường về tài chính cho những người đang còn sống.
  • Danh sách phim tranh giải Cành cọ vàng 2014 (RFI) - Ban tổ chức Liên hoan điện ảnh quốc tế Cannes 2014 hôm nay, 17/04/2014, vừa công bố danh sách các bộ phim tranh giải Cành cọ vàng. Danh sách 18 phim này được tuyển chọn trên hơn 1.700 phim để đưa vào danh sách chính thức của liên hoan điện ảnh lớn nhất thế giới này, sẽ kéo dài từ ngày 14 đến 25/05/2014.
  • Tình hình Ukraina xấu đi : NATO tăng cường hệ thống phòng thủ (RFI) - Diễn biến tình hình ngày càng đáng ngại tại Ukraina, được cho là do Nga khuấy động, đã buộc Liên minh Bắc Đại Tây Dương NATO phải phản ứng. Vào hôm qua, 16/04/2014, khối này đã bắn đi một thông điệp mạnh mẽ tới Nga khi quyết định tăng cường hệ thống phòng thủ các nước ĐôngÂu đang càng lúc càng lo ngại trước cuộc khủng hoảng ở Ukraina.
  • Ukraina : Ván bài lật ngửa của Matxcơva (RFI) - Pháp thông báo cắt giảm chi tiêu, tiết kiệm 50 tỷ euro và cuộc họp bốn bên tại Genève để giải quyết khủng hoảng Ukraina là hai chủ đề chính của các tờ báo Paris trong ngày. Les Echos báo trước thất bại của Genève. Le Figaro trong bài báo mang tựa đề« Ukraina : tại Genève, Matxcơva lật ngửa ván bài» phác họa toàn cảnh của Ukraina hôm nay.
  • Ukraina : Đàm phán tại Genève, Putin ngầm đe dọa (RFI) - Hôm nay 17/05/2014 lần đầu tiên bốn bên Nga, Hoa Kỳ, Liên hiệp châuÂu và Ukraina đàm phán tại Genève để cố gắng giải quyết cuộc khủng hoảng tệ hại nhất giữa phương Đông và phương Tây từ thời chiến tranh lạnh cho đến nay. Tổng thống Nga Vladimir Putin ngầm đe dọa có thể sử dụng vũ lực.
  • Ukraina : 3 lính thân Nga thiệt mạng khi tấn công quân đội (RFI) - Các cuộc đối mặt giữa quân đội Ukraina và lính vũ trang thân Nga thêm căng thẳng. Bộ nội vụ Ukraina cho biết đêm qua 16/4/2014, trong một cuộc tấn công vào đơn vị vệ binh quốc gia tại thành phố Marioupol, đã có 3 lính vũ trang thân Nga thiệt mạng và 13 khác của nhóm tấn công bị thương.
  • MH370 : Lần đầu tiên tàu ngầm thăm dò đáy biển hoạt động đủ thời gian (RFI) - Sau hai lần gặp trục trặc kỹ thuật phải trồi lên sớm, chiếc tàu lặn khảo sát đáy đại dương Bluefin vào hôm nay 17/04/2014 đã hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ được giao phó, tức là hoạt động liên tục trong suốt 16 tiếng đồng hồ dưới đáy biển. Thành công này có lẽ là nguyên nhân thúc đẩy Thủ tướngÚc cho rằng công việc rà soát vùng tìm kiếm đã được khoanh lại sẽ được hoàn tất trong vòng một tuần lễ.
  • Tai nạn phà Sewol : Hàn Quốc bị sốc mạnh, khoảng 300 người vẫn mất tích (RFI) - Một ngày sau vụ tai nạn chiếc phà biển Sewol bị đắm, cả đất nước vẫn trong cơn sốc mạnh. Hôm nay 17/04/2014, các lực lượng cứu hộ tiếp tục nỗ lực tối đa để tìm kiếm những người còn sống sót ngoài khơi Hàn Quốc. Các gia đình nạn nhân và dư luận bắt đầu trút phẫn nộ lên chính phủ và thủy thủ đoàn trong cách giải quyết vụ tai nạn.
  • Hội nghị về Ukraine đạt thỏa thuận quan trọng (RFA) - Các Ngoại trưởng Mỹ-Nga-EU và Ukraine kết thúc hội nghị vào chiều thứ năm tại Genève, đạt thỏa ước về nhiều biện pháp nhằm giảm căng thẳng cho tình hình tại miền đông Ukraine. Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry gọi thỏa ước này là bước đầu quan trọng để tránh bùng nổ xung đột, và sẽ được tiếp nối bằng những cuộc thương lượng....
  • Malaysia cách ly 64 người đề phòng lây nhiễm MERS (RFA) - Malaysia vừa cách ly 64 người ở một làng miền nam nước này sau khi một người dân ở đây chết vì bệnh viêm đường hô hấp, là một dịch bệnh đang lây lan nhanh ở Trung Đông. Truyền thông nước này cho biết như vậy vào hôm qua.
  • Ấn Độ bổ nhiệm tân chỉ huy lực lượng hải quân (RFA) - Ấn Độ vừa chỉ định một người đứng đầu lực lượng hải quân của nước này vào hôm qua, gần hai tháng sau khi người tiền nhiệm bị bắt buộc phải từ chức vì vụ tai nạn tàu ngầm cháy khiến hai thủy thủ thiệt mạng ngoài khơi Mumbai.
  • TT Putin nói nhiều hy vọng không phải đưa quân vào Ukraine (RFA) - Tổng thống Nga Vladimia Putin hôm qua bác bỏ cáo buộc cho rằng lực lượng đặc biệt của Nga đang tạo ra những bất ổn ở miền đông Ukraine. Tuy nhiên ông cũng thừa nhận lực lượng mặc đồng phục không rõ nguồn gốc chiếm giữ bán đảo Crimea của Ukraine trước đó là quân của Nga. Cùng ngày, hội nghị bốn bên ở Genève về Ukraine đạt được giải pháp tạm thời và hạn chế cho Ukraine.
  • Không sáp nhập, mà "liên-bang-hóa" Ukraine (RFA) - Kịch bản Crimea đang tái diễn ở miền đông Ukraine. Nhưng Nga không cần sáp nhập miền đất giáp giới phía Tây này, mà chỉ cần "liên-bang-hóa" xứ láng giềng khó xử này.
  • Nga coi trọng mối quan hệ hợp tác hữu nghị với Việt Nam (BaoMoi) - ANTĐ - Sáng 16-4, tại Nhà khách Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergei Lavrov nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Ngoại trưởng Nga trong hai ngày 15, 16-4.
  • Thời sự qua hình ảnh (RFA) - Máy bay AP-3C Orion của không quân hoàng gia Úc đang hỗ trợ cho chiếc tàu của BQP Úc trong công tác tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích. Ngày 9 tháng 4, 2014
  • Cử tri Algeria đi bỏ phiếu bầu Tổng thống (VOA) - Nhân dân Algeria đi bỏ phiếu để quyết định người sẽ cai trị đất nước trong 5 năm sắp tới, trong khi Tổng thống đau yếu Bouteflika tái tranh cử nhiệm kỳ thứ tư
  • Hãng Ford kỷ niệm 50 năm xe Mustang (VOA) - Công ty Ford của Mỹ đánh dấu kỷ niệm 50 năm từ khi xe thể thao hiệu Mustang có tính biểu tượng của họ ra đời, bằng cách diễn lại khởi đầu của mẫu xe nổi tiếng này
  • Ông Putin: Ukraine đang tiến vào'vực thẳm' (VOA) - Sau khi xảy ra cuộc xung đột ở miền đông Ukraine làm 3 người biểu tình thân Nga thiệt mạng, ông Putin cảnh báo giới Ukraine về 'vực thẳm mà họ đang tiến vào'
  • Phe Al-Qaida ở Yemen thề tấn công nước Mỹ (VOA) - Trong video được đưa lên mạng, Nasser al-Wuhayshi kêu gọi các phần tử chủ chiến hãy “theo đuổi chiến tranh” chống “quân viễn chinh phương Tây” ở khắp mọi nơi
  • Trung Quốc sẵn sàng hàn gắn với Nhật Bản? (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Việc Trung Quốc giảm các hoạt động tuần tra ở biển Hoa Đông cùng với lời lẽ nhẹ nhàng hơn quanh những tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản có thể báo hiệu khả năng Bắc Kinh sẵn sàng hàn gắn quan hệ với Tokyo.
  • Malaysia hứa xoa dịu căng thẳng tranh chấp Biển Đông (BaoMoi) - (PetroTimes) – Malaysia hứa hẹn sẽ đóng một vai trò lớn trong giải quyết căng thẳng trên vùng biển tranh chấp trong khu vực khi đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong năm 2015 tới.
  • Tổng thống Obama công du châu Á: Cảnh báo và tái cam kết (BaoMoi) - (TBKTSG) - Từ đánh cá đến phòng thủ, từ cạnh tranh đến chiếm đóng ở biển Đông, Trung Quốc trên thực tế đang biến Đông Á thành một “vạc dầu” có nguy cơ bùng nổ. Trong bối cảnh đó, phải chăng chuyến thăm châu Á sắp tới của ông Obama là sự khẳng định chiến lược “xoay trục” của Mỹ?
  • Thúc đẩy dự án dầu khí Việt - Nga (BaoMoi) - Trong ngày 16.4, tại buổi tiếp Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh Việt Nam đặc biệt coi trọng phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga.

Đông Phương - Trong cái xã hội mà đa phần chạy theo số đông


Đôi khi tôi muốn phát điên lên, muốn hét to lên với mọi người, đừng như thế nữa, tôi không biết nên nói gì, làm gì để thay đổi tình trạng này và có thể sẽ chẳng ai chú ý đến lời tôi nói, có lẽ đây cũng là lần cuối tôi nói với mọi người, cái cảm giác một mình một suy nghĩ, lạc lõng đến vô vọng, người ta bảo đừng chết ở tuổi 20, tôi đã 22 tuổi, còn rất nhiều thời gian để làm, có hàng tỷ câu hỏi tại sao trong đầu mà không thể trả lời thỏa đáng.

Tại sao những hội chợ triển lãm, hình ảnh đất nước giới thiệu ra nước ngoài lúc nào cũng là nông sản, thủy sản, nguyên liệu thô, lúc nào cũng là hình ảnh áo dài thế? Tôi biết đó là nét đẹp văn hóa đáng trân trọng của Việt Nam, nhưng thực sự tôi tham lam, tôi muốn nhiều hơn nữa, tôi muốn người Việt mình đặc biệt là giới trẻ đừng học chỉ vì muốn kiếm một cái ghế an nhàn lương cao nữa, tôi muốn Việt Nam mình giới thiệu ra được nhiều sản phẩm trí tuệ hơn nữa, sẽ có thật nhiều Giáo sư Ngô Bảo Châu nữa.

Có câu ngạn ngữ, đại ý là: “Nhân cách hình thành nên ý thức, ý thức hình thành nên thói quen, thói quen tạo nên tính cách, tính cách quyết định số phận bạn.” Giá như các bạn đừng nghĩ đến chuyện không qua môn thì đút lót thầy cô, giá như các bạn nghĩ học để lấy kiến thức áp dụng thực tế, tôi đã từng suy nghĩ, nếu lựa chọn giữa một bên là công việc an nhàn lương hàng chục triệu một tháng với công việc mà tôi không yêu thích với một bên cho tôi một nhà thí nghiệm đầy đủ và hiện đại, một nhà sách vô tận cho tôi được nghiên cứu thỏa thích, tôi không ngần ngại chọn phương án 2, tôi sẽ có ít tiền hơn, tôi sẽ ngủ ít hơn, tôi không kiếm được cho bố mẹ nhiều tiền hơn, nhưng tôi thấy hạnh phúc thực sự, và nhất định tôi sẽ làm bố mẹ tự hào về tôi.

Đọc báo tôi thấy nhiều người Việt tài năng được vinh danh ở nước ngoài, tôi thấy thật ngưỡng mộ, điều đó chứng minh người Việt mình rất thông minh, chúng ta hoàn toàn đủ khả năng tiến xa hơn nữa về khoa học công nghệ, bạn có ước mơ, lòng đam mê thì phải làm đến cùng, đừng làm việc gì cũng làm cho xong, cái kiểu đốt cháy giai đoạn, nóng vội muốn kết quả ngay chỉ giết chết ước mơ trong chúng ta.

Có những chuyện người ta nói công khai, trở thành điều quá đỗi bình thường, muốn xin vào ngân hàng phải chạy mấy trăm triệu, muốn xin làm giáo viên cũng phải mấy trăm triệu, muốn vào Sở này Bộ kia cũng phải mấy trăm triệu, bạn có tiền, phải, bạn được nhồi nhét vào một cái ghế yên vị như thế, bạn có cơ hội nhận hối lộ nhiều, cái ghế nào càng chắc, cơ hội ăn đút lót càng cao thì càng cần nhiều tiền để chạy chọt vào, rồi chúng ta đang đào tạo ra một tầng lớp lãnh đạo như thế nào? Tôi không vơ đũa cả nắm, vì thực sự có rất nhiều con người tâm huyết thực sự đang ngày đêm miệt mài cống hiến sức lực và trí tuệ của mình cho đất nước, nhưng thực sự lo sợ trước sự suy đồi đạo đức của một bộ phận không hề nhỏ trong xã hội bây giờ.

Giới trẻ bây giờ thế nào? Một cô ca sỹ, người mẫu nổi tiếng nước ngoài, cả một hội ùn ùn kéo vào bình luận, buông những lời vô văn hóa, tràn ngập bình luận người Việt, còn rất nhiều người, ăn mặc hở hang, phản cảm, phát ngôn gây shock để được nổi tiếng, họ trơ lì với thái độ của người khác, người khác thấy thế cũng bắt chước theo, không cần biết ngày mai thế nào, không cần biết, tất cả quá đơn giản, hàng ngày ra đổ bê tông đường nắng oi ả ai biết đến, hàng ngày lao động cực khổ kiếm vài chục nghìn ai biết đến? Hàng ngày làm việc dưới hầm mỏ nguy hiểm tính mạng ai biết đến? Hàng ngày có những người thầy, người cô lặng lẽ truyền đạt tri thức đến cho những trẻ em nghèo ai biết đến? Tôi ước gì, ai đó chịu khó giành một chút thời gian quan tâm những gì tôi nói, và suy nghĩ thật nghiêm túc, ước gì…

Xin lỗi, đây là lần cuối tôi nói với mọi người về vấn đề này, có thể bạn đọc xong, suy nghĩ nhưng rồi cũng nhanh chóng quên đi trong cái xã hội mà đa phần chạy theo số đông, nhưng tôi muốn nói ra suy nghĩ của tôi, tạm biệt.
Đông Phương
(Triết Học Đường Phố)

Tại sao cuộc phiêu lưu của Putin tại Ukraine nhất định sẽ thất bại

Boxitvn

David Francis, The Fiscal Times, 15-4-2014
Trần Ngọc Cư dịch
clip_image002
Từ viễn kiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin, kế hoạch sáp nhập các phần lãnh thổ của Ukraine có thể diễn tiến như thế này: chiếm Krym; châm ngòi chủ nghĩa dân tộc Nga tại các vùng của Ukraine có quan hệ sâu đậm với Maxkơva; rồi kích động các cuộc biểu tình chống Ukraine tại những nơi này và dùng các cuộc chống đối như một cái cớ để gửi binh lính Nga vào miền Đông Ukraine để sáp nhập vùng này – như Putin đã từng làm tại Krym.

“Chính sách đối ngoại cổ điển của Nga là cố gắng gây bất ổn tại một quốc gia trước khi chiếm đoạt nó toàn bộ,” Edward Goldberg, một giáo sư tại Đại học Baruch và tại Trung tâm Nghiên cứu các Vấn đề Toàn cầu tại Đại học New York, đã phát biểu như vậy. “Nga luôn luôn coi Ukraine như một quốc gia có quan hệ văn hóa và lịch sử gắn bó với mình.”
Kế hoạch của Putin đã triển khai đúng như ông ta mong muốn – các người biểu tình thân Nga đã chiếm các công thự tại miền Đông Ukraine, trong khi quân Nga đang lăm le tại biên giới. Tuy thế, trong tình hình hiện nay, kế hoạch của Putin đang trở nên thất bại chỉ vì một lý do giản dị là tinh thần dân tộc chủ nghĩa Nga trong nội địa Ukraine không mãnh liệt như ông ta dự kiến.
Việc Nga xâm chiếm Krym đã châm ngòi một làn sóng bài Nga vốn đã âm ỉ trước năm 2014. Các số liệu thăm dò minh họa điều này; cuộc nghiên cứu của Viện Xã hội học Quốc tế Kiev cho thấy rằng đa số dân chúng Ukraine, bất luận là từ địa phương nào, đều mạnh mẽ chống đối việc Nga xâm chiếm Krym.
Thậm chí dân chúng nói tiếng Nga trong lãnh thổ Ukraine cũng chống lại các hành động gần đây của Nga. Một nghiên cứu của Viện Cộng hòa Quốc tế [International Republican Institute, một cơ quan đối tác với Liên Hiệp Quốc và nhận một phần tài trợ từ Hạ viện Mỹ], cho thấy rằng 67 phần trăm dân chúng nói tiếng Nga tại miền Nam và 61 phần trăm người nói tiếng Nga tại miền Đông tin rằng họ không bị vi phạm dân quyền, và họ phản đối việc gửi quân đội Nga vào Ukraine để bảo vệ họ.
Đại đa số người Ukraine nói tiếng Nga cũng chống lại việc Nga xâm chiếm Krym; họ tin rằng cuộc trưng cầu dân ý sáp nhập Krym vào Nga là một đe dọa đối với Ukraine, và họ sẵn sàng hậu thuẫn một nước Ukraine độc lập. Chỉ 14 phần trăm người nói tiếng Nga tại Ukraine muốn nước này trở thành một liên bang theo một cung cách có thể cho phép các vùng nói tiếng Nga trở thành một phần của một liên bang Nga.
Giới truyền thông Nga vẽ ra một bức tranh rất khác với sự kiện này. Họ quả quyết rằng các vùng có quan hệ văn hóa với Nga đang bị chính phủ Ukraine và các nhóm Phát-xít đàn áp. Nhưng theo Viện Cộng hòa Quốc tế, thậm chí tại miền Viễn Đông Ukraine, hậu thuẫn dành cho Nga vẫn thấp, chỉ 26 phần trăm dân chúng ở đó ủng hộ việc liên bang hóa Ukraine, trong khi 45 phần muốn duy trì một Ukraine thống nhất. Thậm chí tại Donetsk, nơi mà các phần tử tử thân Nga đã chiếm đóng các công thự của chính phủ, hơn 50 phần trăm dân chúng muốn duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
Bất đồng quan điểm giữa giới già và giới trẻ tại Ukraine cũng là một trở ngại cho Putin. Hầu hết thanh niên Ukraine mong muốn có quan hệ thân thiết hơn với châu Âu, chứ không phải với Nga. Phần lớn tình cảm thân Nga tại nước này phát xuất từ những người già, những người còn lưu luyến chế độ cộng sản và lấy làm chán nản về một nước Ukraine ngày một xích gần châu Âu. Yevhen Holovakha, một nhà xã hội học và là trí thức nổi tiếng tại Ukraine, cho rằng trong vòng 10 năm nữa các thế lực hậu thuẫn cho quan hệ thiết thân hơn với Nga sẽ hoàn toàn biến mất, ngay cả trong những vùng nói tiếng Nga.
Các hành động của Putin cũng làm gia tăng đột biến tinh thần thân châu Âu khắp Ukraine. Hậu thuẫn dành cho những mối quan hệ thiết thân hơn với châu Âu đã gia tăng từ 10 phần trăm lên đến 52 phần sau khi Nga xâm chiếm Krym. Hậu thuẫn dành cho hợp đồng thương mại với Nga cũng đã suy giảm, rớt từ 72 phần trăm xuống 55 phần trăm tại miền Đông Ukraine. Chính hợp đồng này đã châm ngòi cho làn sóng biểu tình bắt đầu từ tháng Mười Một năm 2013.
Nhiều người gợi ý rằng các hành động của Putin chứng tỏ rằng chính sự lưu luyến với thời Liên Xô cũ đã thúc đẩy các việc làm của ông, và ông vẫn còn nằm trong não trạng Chiến tranh Lạnh. Điều không may cho Putin là, những số liệu nói trên cho thấy đa số nhân dân Ukraine không nằm trong não trạng ấy.
D. F.
Dịch giả gửi cho BVN.

'Xiềng chân Bầu Kiên là ngược đãi'

Ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) bị xiềng
Ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) bị còng tay, xiềng chân trong lúc bị dẫn giải.

Việc xiềng chân khi dẫn giải bị cáo Nguyễn Đức Kiên (tức Bầu Kiên) tại phiên tòa xử ông và một số bị cáo khác ở Ngân hàng ACB là mang tính chất 'tiêu cực' giống như 'một sự ngược đãi', 'trù giập' đối với ông Kiên, theo một luật sư nhân quyền từ Việt Nam.

Hôm 16/4/2014, bị cáo Nguyễn Đức Kiên đã bị xiềng xích chân, trong khi tay bị còng mặc dù đã có ít nhất vài chục công an mặc cảnh phục áp giải kề cận tại phiên sơ thẩm xử ông Kiên và những bị cáo khác trong vụ án kinh tế ở Ngân hàng ACB.

Các hình ảnh được đăng tải trên truyền thông chính thức của nhà nước cho thấy ông Kiên bị xiềng chân và có thời điểm xuất hiện trước tòa trong một đôi dép lê 'tổ ong', được cho là khá 'nhếch nhác'.

Trả lời câu hỏi của BBC hôm 17/4 về việc liệu có hoàn toàn cần thiết và là điều bình thường hay không khi ông Kiên vừa phải bị còng tay, lại xích chân khi được dẫn giải đi trong ngày hầu tòa, luật sư Lê Thị Công Nhân nêu quan điểm:
"Chưa từng thấy một trường hợp bị can trong một vụ án, gọi nôm na là về kinh tế, lại bị xích chân như là ông Bầu Kiên, thì đây quả thực là một sự việc rất hiếm thấy, rất là đặc biệt và theo một hướng tiêu cực; mà theo tôi nó đã mang tính chất giống như là sự ngược đãi" - LS Lê Thị Công Nhân
"Câu hỏi liên quan đến sự kiện ông Nguyễn Đức Kiên và hình ảnh của ông bị đưa ra phiên tòa mà ông ấy cũng phát biểu tại phiên tòa là ông phản đối việc nhân viên trại giam T16 người ta xích cả chân ông ấy, ngoài việc còng tay,

"Theo tôi, việc ông Kiên phản đối là hoàn toàn đúng đắn, bởi vì việc ngăn chặn một người nghi can của một vụ án, ngăn chặn một bị cáo để khỏi trường hợp giống như là trốn chạy, người ta thường áp dụng những biện pháp mạnh,

"Mạnh nhất có lẽ là xích chân, chỉ đối với trường hợp mà tính chất là côn đồ và manh động nó thể hiện rất là rõ rệt, từ bản chất của vụ án của bị can liên quan, cũng như là tính cách của bị can đó trong suốt quá trình người ta giam giữ, thì cảnh sát người ta được phép làm việc đó."
'Tiêu cực và ngược đãi'

Theo nữ luật sư bất đồng chính kiến này, việc ông Bầu Kiên, một bị cáo trong một vụ án kinh tế chưa có phán quyết, kết luận của tòa án và lại đang 'kêu oan', 'khiếu nại' bị áp dụng hình thức khống chế đặc biệt này là điều 'rất hiếm'.

Luật sư Công Nhân, người cũng là một cựu tù nhân chính trị, nói:

"Theo tôi thì chưa từng thấy một trường hợp bị can trong một vụ án, gọi nôm na là về kinh tế, lại bị xích chân như là ông Bầu Kiên, thì đây quả thực là một sự việc rất hiếm thấy, rất là đặc biệt và theo một hướng tiêu cực,
Bầu Kiên
Ông Kiên đã có lý khi phản đối chính thức trước tòa về việc ông bị xích xiềng chân, theo luật sư nhân quyền.

"Mà theo tôi nó đã mang tính chất giống như là sự ngược đãi, đối với cả Bầu Kiên, khi mà ông ấy ra khỏi nhà giam và xuất hiện trước công chúng sau 20 tháng bị giam giữ."

Khi được hỏi có khác biệt gì khi ông Kiên bị còng tay, xích chân, trong khi nhiều bị cáo trong các vụ án khác như các ông Phạm Thanh Bình (vụ xử Vinashin), Dương Chí Dũng, Dương Tự Trọng (vụ xử Vinalines và liên quan), bà Huỳnh Thị Huyền Như (vụ Vietinbank)... đều không ai bị áp dụng hình thức xiềng chân, dù phần lớn các bị cáo này là các bị can, bị cáo trong các đại án kinh tế, luật sư Công Nhân nói:

"Những trường hợp vừa nêu, không ít thì nhiều, các bị cáo đều thừa nhận hành vi của họ, và có thái độ tôi nói rõ là thừa nhận hành vi, tức là họ làm một số việc gì đó và họ nhận là họ có làm những việc đó, giống như kể cả tù chính trị chúng tôi,

"Nhìn nhận những sự việc mà họ làm là có tội hay không, thì chúng ta thấy là những ví dụ vừa nêu, nói chung họ đều nhận tội, nhưng trong trường hợp của ông Nguyễn Đức Kiên, chúng ta thấy rằng là ngay trong buổi sáng hôm qua, khi ông ra tòa, ông ấy đã tuyên bố là ông ấy vô tội,

"Và điều ấy là một sự xuyên suốt khi mà ông ấy nói là 20 tháng tù, ông ấy đã gửi không biết bao nhiêu là đơn thư tới những nơi để mà kêu oan, để mà khẳng định ông ấy vô tội."
'Phải theo ý nhà tù'
"Nhưng ở Việt Nam thì vận động đã biến thành cưỡng bức, đấy là một sự thực và thường thì người tù không thể nào đủ sức để chống lại những mệnh lệnh như là phải cắt tóc, hoặc là phải mặc bộ quần áo theo như ý mà nhà tù muốn" - LS Lê Thị Công Nhân
So sánh với kinh nghiệm bản thân khi từng bị tù giam trước đây, luật sư Công Nhân cho rằng ông Kiên đã bị 'trù dập, ngược đãi', luật sư nói:

"Theo như kinh nghiệm của tôi khi đã ở trong tù, cách mà ông ấy bị đối xử như vậy rõ ràng là một sự cố ý mang tính chất là trù dập và ngược đãi, bởi vì họ đã không biết làm cách nào để khuất phục ông ấy phải nhận tội,

"Trong suốt hai mươi tháng giam giữ, ông ấy liên tục kêu oan một cách có hệ thống, một cách thống nhất chứ không phải là (như) người ta hay dùng từ gọi là phản cung, ông ấy không phải trường hợp như vậy."

Theo luật sư Công Nhân bản thân ông Nguyễn Đức Kiên và các luật sư được ông ủy thác bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ông trước Tòa trong vụ án hoàn toàn 'có quyền' được khiếu nại và yêu cầu các cơ quan thực thi pháp luật chấm dứt sử dụng các hình thức mà bà gọi là 'ngược đãi'.

Nhân dịp này, luật sư nhân quyền nêu quan điểm cho rằng chính quyền và các cơ quan thực thi pháp luật Việt Nam, trong đó có tòa án và ngành công an, cần xem lại các hành vi được cho là 'vi phạm nhân quyền và nhân phẩm' của các bị can, bị cáo, tù nhân.

Trong đó có các hành vi như 'cạo trọc đầu' nghi can, làm người bị tình nghi xuất hiện trước tòa án, truyền thông, báo giới trong những bộ quần áo và hình thức bên ngoài có thể định hướng và gây cảm giác, suy diễn rằng 'đối tượng là một tội phạm' trước khi thậm chí có phán quyêt cuối cùng của tòa án.
"Yên tâm, yên tâm! Không sao đâu! Cả nhà cứ yên tâm đi, nhá" - Ông Nguyễn Đức Kiên nói với người nhà
Luật sư nói: "Tôi khẳng định là không có những quy định nào bắt buộc mà họ (cơ quan công quyền) luôn dùng hình thức vận động, nhưng mà nếu như một chính quyền tử tế và những nhân viên công quyền hiểu biết pháp luật, tuân thủ đúng nguyên tắc thượng tôn pháp luật, thì vận động nó sẽ đúng là vận động,

"Nhưng ở Việt Nam thì vận động đã biến thành cưỡng bức, đấy là một sự thực và thường thì người tù không thể nào đủ sức để chống lại những mệnh lệnh như là phải cắt tóc, hoặc là phải mặc bộ quần áo theo như ý mà nhà tù muốn."

Hôm thứ Tư, một số báo chí của Việt Nam đã không chỉ đăng tải ảnh chụp mà còn cả clip video cho thấy bị cáo Nguyễn Đức Kiên bị xiềng xích ở chân, một số clip trên báo chính thức còn ghi âm và tường thuật ông Kiên nói:

“Yên tâm, yên tâm! Không sao đâu! Cả nhà cứ yên tâm đi, nhá!”, ông Kiên vừa bước đi trong sự dẫn giải của số đông cảnh sát mặc sắc phục, vừa nói trong clip.
(BBC)

Theo đầy tớ định hướng



Theo đầy tớ định hướng

Khi cướp xong chính quyền
Để đâu hết vui sướng
Liền đề ra định hướng
Ruộng đất cho dân cày.

Ruộng đang ở trong tay
Nguyện xung vào Hợp tác
Không còn đường nào khác
Đầy tớ định hướng rồi .

Đây là cuộc đổi ngôi
Dân nghèo lên làm chủ
Nhân viên trong chính phủ
Toàn đầy tớ của mình .

Định hướng cách tôn vinh
Ủy quyền cho đầy tớ
Tới khi nào biết sợ
Người chủ thành Dân oan.

Theo định hướng, miễn bàn
Việc quốc gia công thổ
Luật đất đai công bố
Có chính sách thu hồi .

Lại thêm cuộc đổi ngôi
Ruộng đất nay thay chủ
Dân cày về chỗ cũ
Chuyện mèo lại hoàn mèo.

Về vị trí người nghèo
Đất nhiều thành Doanh nghiệp
Địa chủ đã hóa kiếp
Không còn lại trên đời .

Giống cái chuyện thuê người
Không gọi là bóc lột
Phải gọi là nòng cốt
Nền kinh tế quốc gia .

Việc định hướng đã qua
Nay chuyển sang kiên định
Nền vô sản chuyên chính
Không có chuyện bất đồng !

Mục tiêu tới hay không
Trăm năm sau sẽ biết
Công sản là bất diệt
Đầy tớ định tương lai !

Ngày 18/4/2014
Hoàng Đức Doanh


Hoàng Đức Doanh
(Cựu chiến binh)

Từ nhỏ đến 19 tuổi đi học, lao động tự do. Năm 20 tuổi (1/1966) đi bộ đội, chiến đấu ở Khe sanh (Quảng trị) 1968 – 1969. Năm 1970 – 1972 chiến đấu ở Xiêng khoảng, Sầm nưa (Lào). Năm 1973 chuyển ngành là cán bộ huyện Thanh liêm - Hà nam đến khi nghỉ hưu. Hiện là một dân oan bị cướp đất  và đang sinh sống tại thành phố Phủ lý tỉnh Hà nam.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét