Ba câu hỏi lớn trong vụ Bắc Sơn
Tâm Don
Đã một tuần trôi qua kể từ khi
xảy ra sự kiện người dân ở xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đánh
đập 9 công an và ném đá nhà cán bộ xã để phản đối dự án nghĩa trang
Vĩnh Hằng.
Tôi đã mỏi mòn chờ đợi sự dũng cảm của báo chí
là đi đến cùng của sự thật. Nhưng, sự chờ đợi của tôi cũng như của bao
người khác là vô vọng.Câu hỏi không được hỏi
Theo tôi, trong sự kiện Bắc Sơn, có ba câu hỏi nổi cộm mà báo chí không đề cập đến và dĩ nhiên là không có câu trả lời, nghĩa là không đi đến tận cùng của sự thật.Câu hỏi thứ nhất, dự án nghĩa trang Vĩnh Hằng có phải do chính quyền tỉnh Hà Tĩnh làm chủ đầu tư, và đầu tư với mục đích phúc lợi xã hội hay kinh doanh?
Nếu chính quyền đầu tư vì mục đích phúc lợi xã hội thì đây là một khoản đầu tư phản nhân văn vì chính quyền đã không đầu tư cho người sống mà lại đi đầu tư cho người chết.
Hơn nữa, nếu nghĩa trang Vĩnh Hằng là dự án phúc lợi xã hội thì chỉ người chết ở gần nghĩa trang này mới được an nghỉ ở đây, trong khi đó những người chết ở nhiều vùng miền khác của Hà Tĩnh sẽ không có "vinh hạnh" yên nghỉ trong nghĩa trang này.
Vô hình trung chính quyền Hà Tĩnh đã tạo nên sự bất bình đẳng trong việc thụ hưởng ngân sách tức là tiền thuế của người dân.
Khi nhận thức ra sự bất bình đẳng này, người dân các vùng miền khác của Hà Tĩnh chắc chắn sẽ đòi hỏi chính quyền Hà Tĩnh cho tiến hành xây dựng tại vùng miền của mình những nghĩa trang hoành tráng chẳng khác nghĩa trang Vĩnh Hằng.
Hà Tĩnh sẽ lấy đâu ra tiền để xây dựng nhiều nghĩa trang Vĩnh Hằng và đối phó với sự bất ổn liên miên như thế nào đây?
Đối thoại
Vấn đề thứ hai, dự án nghĩa trang Vĩnh Hằng có phải do một công ty, một tập đoàn nào đó làm chủ đầu tư với mục đích kinh doanh?Nếu dự án này do một công ty nào đó đầu tư, cần phải nhận thức được rằng, đây là một hình thức kinh doanh bất động sản thời thượng có lợi nhuận cao hơn các hình thức kinh doanh bất động sản nhà ở hay bất động sản công nghiệp.
Nếu dự án nghĩa trang Vĩnh Hằng do một công ty nào đó đầu tư, tại sao công ty này lại không trực tiếp đứng ra đối thoại và thỏa thuận với người dân xã Bắc Sơn?
Trong trường hợp dự án nghĩa trang Vĩnh Hằng do doanh nghiệp đầu tư, có thể sẽ xảy ra tình trạng sau đây: những lô đất, những phần mộ huyệt trong nghĩa trang này sẽ có giá cao ngất ngưởng mà chỉ có những người giàu có và thân nhân của những người giàu có mới có quyền thụ hưởng sự yên nghỉ ở cõi vĩnh hằng.
Tất nhiên, những người dân nghèo ở Bắc Sơn và các vùng lân cận không có cơ hội yên nghỉ ở thiên đường, và đành đắng cay chấp nhận nấm mộ" sè sè nấm đất bên đường".
"Nếu như trước đây, ở Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng, mọi người đều bình đẳng trước cái chết thì nay mọi chuyện đã khác: sự bất bình đẳng trong cái chết cũng não nề như sự bất đẳng trong cuộc sống."
Có lẽ, người dân ở Bắc Sơn đã hiểu rõ các vấn đề sâu kín xung quanh dự án nghĩa trang Vĩnh Hằng. Hành động đánh 9 công an và ném đá nhà cán bộ xã có thể được hiểu là một lời kêu gọi đau đớn: Chính quyền tỉnh Hà Tĩnh nên đặt quyền lợi của cộng đồng người dân cao hơn lợi ích của doanh nghiệp.
Có lẽ nào việc công an Hà Tĩnh khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 người dân vô tội ở xã Bắc Sơn sẽ làm dịu đi sự phản kháng của người dân? Chưa hẳn. Chính quyền Hà Tĩnh hãy quên đi luận thuyết " súng đạn đẻ ra chính quyền" của Mao Trạch Đông, và luận thuyết " chuyên chính đẻ ra thành tựu" của Lenin và Stalin.
Vấn đề thứ ba xung quanh vụ Bắc Sơn: tại sao chính quyền Hà Tĩnh không nghiên cứu, lập dự án và tiến hành xây dựng một đài hỏa táng ở Bắc Sơn hay ở một vùng nào đó? Một đài hỏa táng dùng khí đốt (gas) sẽ có rất nhiều ưu điểm: chiếm diện tích đất rất ít, tổng mức đầu tư thấp và không gây ô nhiễm môi trường...
Với chính quyền Hà Tĩnh, họ vẫn còn có thời gian để suy nghĩ và quyết định lại mọi điều.
Còn tôi, tôi cũng sẽ suy nghĩ sâu hơn về nghề báo ở Việt Nam mà 24 năm trước tôi đã đam mê cháy hết mình cho nó.
Bài phản ánh quan điểm riêng và văn phong của tác giả, nhà báo tự do hiện sống tại TP HCM.
'Bộ trưởng Y tế nên từ chức'
Nhạc sỹ Tuấn Khanh
Thông tin ngày một nhiều về đại dịch khiến dân chúng đi từ trạng thái này đến trạng thái khác.
Từ tức giận, đòi hỏi, giờ thì đã rất nhiều người nghĩ bằng sự tỉnh táo và hoàn toàn mang giá trị cấp bách của một xã hội dân sự đòi hỏi: người không có đủ khả năng kiểm soát tình thế, có cần phải ra đi ngay để tìm một ai đó thế chỗ, giải quyết vấn đề?
Đây không phải là sĩ diện của một con người, của một chế độ khi sắp đặt nhân sự, mà tiếng kêu của đám đông đòi hỏi được thấy nhịp đập của một trái tim có thật từ một hệ thống lãnh đạo.
Từ chức giờ đây là một thái độ văn hóa và cũng là cho thấy một phản ứng đầy nhân đạo, trao lại quyền quyết định cho một ai khác để có những giải pháp tức thì, cứu lấy sinh mạng của hàng ngàn gia đình đang đang thấp thỏm về sinh mạng của con mình.
Con số 108 trẻ em chết trong đợt dịch sởi này được công bố, đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
Vì diễn biến mỗi ngày vẫn diễn ra, và Bộ Y tế Việt Nam vẫn chưa có một công bố nào mang tính minh bạch rằng dịch sởi đã được kiểm soát, ít nhất ở một vài thành phố.
Đóng cửa thông tin
Trong một thói quen thích dùng quyền lực hơn giải pháp thực tế cho vấn đề, tin tức về đại dịch đã bị ngăn chận.Cũng trong buổi chiều ngày 17-4, đại dịch sởi đang bùng lên cao điểm, thì các bệnh viện được lệnh phải đóng cửa thông tin, thậm chí phóng viên vào đưa tin, ghi hình là chuyện đặc cách, phải có giấy phép riêng.
Trên các trang mạng, dấy lên không biết bao nhiêu thông tin về cái chết của con mình, của con bạn bè mình.
Uất nghẹn, và đè nén, nhưng họ chỉ được trả lời bằng những phát biểu vô hồn của bà bộ trưởng như “chưa đủ điều kiện để công bố dịch sởi” hoặc “muốn công bố dịch phải xin ý kiến”.
Những hình ảnh tràn ngập trẻ em nằm không đủ chỗ ở các bệnh viện Nhi vẫn giúp cho nét chân mày được trang điểm rất đẹp của bà bộ trưởng nhíu lại.
Trên một trang facebook, một người có bạn làm trong ngành y nói rằng sẽ khó mà có chuyện công bố dịch, vì nghe nói rằng y tế Việt Nam đã cam kết với W.H.O là sẽ thanh toán dịch sởi vào năm 2017 bằng văn bản, ngân sách tài trợ… nên việc công bố không kiểm soát được bệnh sởi sẽ làm mất mặt ngành y tế Việt Nam.
Tin tức này đang lan nhanh, cùng với việc Bộ Y tế vẫn im lặng về số lượng hàng ngàn trẻ em nhiễm bệnh, lại dường như là một điều xác tín im lặng.
Rõ ràng Bộ Y tế VN hoàn toàn xa dân đến mức không nghe được những lời kêu to như vậy chung quanh mình, cho dù những thông tin đó có thật hay không.
Không phải vô lý khi nhiều tờ báo đã phải kêu lên vào ngày 16-4 rằng “cần phải công bố dịch” hoặc “Bộ Y tế giấu dịch sởi”.
'Lãnh đạo vô cảm'
Hiện thực là giá trị lớn nhất, nó giới thiệu sự cấp bách mang giá trị nhân tâm con người, và cũng giới thiệu hiện thực về khả năng của bà bộ trưởng như một người đang cầm lái chiếc tàu Bộ Y tế đi qua sóng gió nhưng trong tiếng gió bão gầm rú, còn có tiếng kêu thét của các sinh linh vô tội bị cố ý nhấn chìm."Tôi chính thức mở lời kêu gọi bà bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nên từ chức ngay... để những người thật sự có khả năng bước vào vị trí này để cứu người. Từ chức vào lúc này để nhận được sự trân trọng, và để đánh động toàn bộ ngành y dốc lực vào sự kiện đang quá cấp bách này."
Nhạc sỹ Tuấn Khanh
Câu phát biểu này của bà Tiến đã làm bùng lên sự phẫn nộ trong các phụ huynh.
“Người ta sẽ đem vào đâu, nếu không là bệnh viện?” một phụ huynh đã viết lời bình như vậy. Câu nói của bà bộ trưởng làm mọi người sững sờ vì mang đầy sự vô trách nhiệm cũng như thiếu khả năng hành động của một quan chức.
Nếu dịch sởi không thể kiểm soát như bà Tiến mô tả, rõ ràng cần thiết phải lập trại cách ly khẩn cấp ở các thành phố lớn. Cần triệu tập các chuyên gia y tế để giải quyết vấn đề mà các bệnh viện thông thường đang không còn đủ sức.
Hàng ngàn trẻ nhiễm bệnh ở mọi nơi đủ là lý do để hành động nhanh, với y đức, với tình người.
Thật lòng, ngành y cũng đã tạo điều kiện để bà Tiến chứng minh tấm lòng của mình với các bệnh nhi, nhưng cũng đủ cẩu thả đến mức cho thấy bà Tiến không có khả năng đội mũ nón y tế cho đúng cách cơ bản khi đi thanh sát. Nhiều người đã bật cười về điều đó.
Ngành y tế bất lực?
Sự hỗn loạn bắt đầu xuất hiện. Trên các trang mạng xuất hiện nhiều lời quảng cáo chữa bệnh sởi gia truyền, thuốc trị sởi đặc biệt… theo nguyên tắc bình thông nhau, nhưng cũng là một lời tố cáo về sự bất lực của hệ thống y tế Việt Nam lúc này.Chắc chắn không ít các bậc phụ huynh của 7000 đứa trẻ đang mắc bệnh, đang sốt ruột vì con mình, đã liên lạc với những chỗ như vậy. Sẽ là may mắn nếu đó là những lời quảng cáo tốt. Còn nếu đó lại là cách kiếm tiền nhanh của những kẻ cơ hội, mọi việc sẽ bùng nổ và trở thành một đại họa quốc gia.
Giấu diếm và giữ ghế, giữ mặt mũi cho giới lãnh đạo không phải là chuyện mới thấy trong ngành y tế Việt Nam.
Năm 2003 đã có chuyện giấu diếm dịch Sars. Năm 2008, lại cố ý nói trại đi dịch tả là “tiêu chảy cấp” để làm nhẹ đi tình hình. Những tiền lệ đó, nếu tiếp tục nối dài đến đại dịch sởi này, gọi đúng tên, là ô nhục.
Tôi không biết ai có suy nghĩ gần với mình, nhưng tôi chính thức mở lời kêu gọi bà bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nên từ chức ngay.
Ở đây không phải là sự tức giận đòi hỏi bà phải bị trừng phạt vì những sai lầm vẫn có từ trước, hay đang đang diễn ra, mà lời kêu gọi bà nên từ chức để những người thật sự có khả năng bước vào vị trí này để cứu người.
Từ chức vào lúc này để nhận được sự trân trọng, và để đánh động toàn bộ ngành y dốc lực vào sự kiện đang quá cấp bách này.
Cũng không riêng gì bà Nguyễn Thị Kim Tiến mà nhiều quan chức khác cũng nên tập dần cách hành xử văn minh này, vì so với nhân dân, chính họ là người đang được thụ hưởng những giá trị văn minh nhiều nhất.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng và văn phong của tác giả, hiện đang sống tại TP Hồ Chí Minh.
Thu Hiền - Cô ấy không từ chức được đâu!
Mấy hôm nay, các anh các chị hùa nhau đòi cô ấy từ chức. Làm sao cô
ấy có thể từ chức được? Nói thẳng nhé, các anh các chị có bầu cô ấy đâu
mà cô ấy phải làm theo ý của các anh các chị? Cô ấy làm việc này là do
phân công của Đảng và Chính phủ. Nếu Đảng và Chính phủ thấy cô ấy không
hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ yêu cầu cô ấy nghỉ việc. Nói cách khác, cô ấy
chịu trách nhiệm trước Đảng và Chính phủ chứ không chịu trách nhiệm
trước các anh các chị nhé.
Các anh chị biết rằng nếu cô ấy từ chức thì sẽ ảnh hưởng đến rất
nhiều người khác không? Cô ấy từ chức có nghĩa cô ấy tự thừa nhận cái
sai. Nếu sai thì phải truy ra đến tận cùng nguồn gốc. Đó là lý do tại
sao cô ấy nói, “lỗi vắc xin thì xử vắc xin”, ý là sẽ xử người nhập vắc
xin, nhà sản xuất vắc xin, công ty phân phối vắc xin, chứ cô ấy có nói
treo cổ lọ vắc xin đâu mà các anh chị cứ diễn giải thô thiển vậy? Như
vậy, cả một dây liên quan chằng chịt, thử hỏi liệu họ có từ chức hết
được không? Mà họ từ chức hết thì ai nhập, ai cung cấp vắc xin cho con
cái các anh chị tiêm? Mà nếu nguyên nhân là do mất điện làm vắc xin
hỏng, thì các anh chị bên Tổng công ty điện lực Việt Nam và Bộ công
thương có từ chức được không? Đây là vấn đề hệ thống nên nó không đơn
giản như các anh các chị nghĩ đâu.
Các anh chị cũng phải thông cảm cho cô ấy chứ. Sau bao nhiêu năm gian khổ, đầu tư, phấn đấu, mới làm đến chức Bộ trưởng, chưa kịp cống hiến đầy đủ, chưa kịp giải quyết các vấn đề bức xúc của ngành y tế, các anh chị đã bảo cô ấy về rồi thì có phải lãng phí không? Mà xã hội mình cũng đâu có dễ, cô ấy từ chức thì làm gì bây giờ? Mấy đồng chí chuyên viên còn có thể làm tư vấn, mở công ty, hay thành lập các tổ chức phi chính phủ để tiếp tục cống hiến, còn Bộ trưởng như cô ấy thì đâu có làm được mấy việc đó? Mà nói thật, việc quy hoạch, bổ nhiệm một Bộ trưởng đâu có dễ dàng gì, mọi thứ phải theo quy trình, theo nhiệm kỳ chứ. Nếu giữa đường mà thay đổi thì có phải là biểu hiện của sự mất đoàn kết và bất ổn định không?
Mà nói thật, các anh các chị có vẻ theo chủ nghĩa cá nhân quá đấy. Chúng ta phải nghĩ đến quyền lợi chung mà hy sinh quyền lợi cá nhân chứ. Phân tích cho các anh chị hiểu nhé. Việc tiêm vắc xin là để giảm tỉ lệ nhiễm bệnh và tử vong ở trẻ sơ sinh, và chương trình đã rất thành công, nếu không thì nhà nước bỏ tiền ra cho con các anh các chị tiêm miễn phí làm gì? Chính vì vậy, nếu có một vài trường hợp tử vong, không ai mong muốn vậy, nhưng vì là điều không tránh khỏi, nên chúng ta hãy coi đó là sự hy sinh đi. Vài trẻ tử vong, vài gia đình đau khổ, nhưng nếu so với hàng nghìn đứa trẻ khác đã được cứu sống vì được tiêm phòng vắc xin thì có tốt hơn không? Nếu tính lợi ích, thì rõ ràng sự hy sinh này là xứng đáng mà. Nói thật hy sinh quyền lợi, thậm chí tính mạng cá nhân vì tập thể là điều đúng nên làm, chúng ta phải trân trọng.
Nếu các anh chị bảo, họ hy sinh vì lợi ích cộng đồng thì tại sao cô ấy không thăm họ khi đến Quảng Trị hả? Nói thật, vì các anh chị chưa làm Bộ trưởng bao giờ nên không hiểu cuộc sống của họ bận rộn và vất vả như thế nào đâu, tính từng giây từng phút. Cô ấy rất buồn, vì nhiều anh chị cho cô ấy là “vô cảm” là “không đồng cảm với nỗi đau”. Các anh chị có biết khi ở Quảng Trị, mặc dù phụ trách mảng y tế, nhưng cô ấy đã đến dự lễ khởi công xây dựng nhà tháp chuông tại nghĩa trang liệt sỹ huyện Gio Linh không? Đây chính là truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Chính vì vậy, các anh chị bảo cô ấy có vấn đề về tư cách đạo đức là không chuẩn. Tư cách đạo đức phải được thể hiện đúng tinh thần, đúng tầm cao và đúng thời điểm chứ.
Mà nghĩ đi nghĩ lại, tôi thấy các anh chị mới là người phải thăm hỏi các gia đình có con tử nạn. Con họ đã hy sinh để cho con của các anh các chị sống đó thôi. Nói người thì phải nghĩ đến ta, chứ đừng quy kết một chiều. Tôi hy vọng, khi hiểu ra các anh chị sẽ lập quỹ ủng hộ gia đình ba cháu tử nạn. Nếu có địa chỉ và tài khoản, nhớ gửi cho thư ký để cô ấy đóng góp. Việc này đáng làm, và các anh chị nên lập facebook kêu gọi xã hội ủng hộ gia đình ba cháu, đừng lập facebook kêu gọi cô ấy từ chức, cô ấy không từ chức được đâu!
Các anh chị cũng phải thông cảm cho cô ấy chứ. Sau bao nhiêu năm gian khổ, đầu tư, phấn đấu, mới làm đến chức Bộ trưởng, chưa kịp cống hiến đầy đủ, chưa kịp giải quyết các vấn đề bức xúc của ngành y tế, các anh chị đã bảo cô ấy về rồi thì có phải lãng phí không? Mà xã hội mình cũng đâu có dễ, cô ấy từ chức thì làm gì bây giờ? Mấy đồng chí chuyên viên còn có thể làm tư vấn, mở công ty, hay thành lập các tổ chức phi chính phủ để tiếp tục cống hiến, còn Bộ trưởng như cô ấy thì đâu có làm được mấy việc đó? Mà nói thật, việc quy hoạch, bổ nhiệm một Bộ trưởng đâu có dễ dàng gì, mọi thứ phải theo quy trình, theo nhiệm kỳ chứ. Nếu giữa đường mà thay đổi thì có phải là biểu hiện của sự mất đoàn kết và bất ổn định không?
Mà nói thật, các anh các chị có vẻ theo chủ nghĩa cá nhân quá đấy. Chúng ta phải nghĩ đến quyền lợi chung mà hy sinh quyền lợi cá nhân chứ. Phân tích cho các anh chị hiểu nhé. Việc tiêm vắc xin là để giảm tỉ lệ nhiễm bệnh và tử vong ở trẻ sơ sinh, và chương trình đã rất thành công, nếu không thì nhà nước bỏ tiền ra cho con các anh các chị tiêm miễn phí làm gì? Chính vì vậy, nếu có một vài trường hợp tử vong, không ai mong muốn vậy, nhưng vì là điều không tránh khỏi, nên chúng ta hãy coi đó là sự hy sinh đi. Vài trẻ tử vong, vài gia đình đau khổ, nhưng nếu so với hàng nghìn đứa trẻ khác đã được cứu sống vì được tiêm phòng vắc xin thì có tốt hơn không? Nếu tính lợi ích, thì rõ ràng sự hy sinh này là xứng đáng mà. Nói thật hy sinh quyền lợi, thậm chí tính mạng cá nhân vì tập thể là điều đúng nên làm, chúng ta phải trân trọng.
Nếu các anh chị bảo, họ hy sinh vì lợi ích cộng đồng thì tại sao cô ấy không thăm họ khi đến Quảng Trị hả? Nói thật, vì các anh chị chưa làm Bộ trưởng bao giờ nên không hiểu cuộc sống của họ bận rộn và vất vả như thế nào đâu, tính từng giây từng phút. Cô ấy rất buồn, vì nhiều anh chị cho cô ấy là “vô cảm” là “không đồng cảm với nỗi đau”. Các anh chị có biết khi ở Quảng Trị, mặc dù phụ trách mảng y tế, nhưng cô ấy đã đến dự lễ khởi công xây dựng nhà tháp chuông tại nghĩa trang liệt sỹ huyện Gio Linh không? Đây chính là truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Chính vì vậy, các anh chị bảo cô ấy có vấn đề về tư cách đạo đức là không chuẩn. Tư cách đạo đức phải được thể hiện đúng tinh thần, đúng tầm cao và đúng thời điểm chứ.
Mà nghĩ đi nghĩ lại, tôi thấy các anh chị mới là người phải thăm hỏi các gia đình có con tử nạn. Con họ đã hy sinh để cho con của các anh các chị sống đó thôi. Nói người thì phải nghĩ đến ta, chứ đừng quy kết một chiều. Tôi hy vọng, khi hiểu ra các anh chị sẽ lập quỹ ủng hộ gia đình ba cháu tử nạn. Nếu có địa chỉ và tài khoản, nhớ gửi cho thư ký để cô ấy đóng góp. Việc này đáng làm, và các anh chị nên lập facebook kêu gọi xã hội ủng hộ gia đình ba cháu, đừng lập facebook kêu gọi cô ấy từ chức, cô ấy không từ chức được đâu!
(Diễn Ngôn)
Nhập siêu từ Trung Quốc tăng gấp 8 lần
Infonet
Nhập siêu từ Trung Quốc gia tăng chóng mặt. ông
Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế (VCCI), đề nghị
đoàn đàm phán phải lấy yếu tố Trung Quốc để phân tích rút kinh nghiệm
cho các cuộc đàm phán FTA sau.
Hiện nay, Việt Nam đã ký kết 08 FTA song phương và đang đàm phán 07 Hiệp định khác, TS. Ngô Đức Mạnh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc Hội cho biết trong Hội thảo “Quốc Hội với việc đàm phán, lý kết và thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA)” do Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội phối hợp với cơ quan Phát triển Hoa Kỳ (USAID).
Hội nhập kinh tế thế giới và tự do hóa thương mại đã khiến Việt Nam gia tăng xuất khẩu, thu hút nguồn vốn, công nghệ, trình độ quản lý, môi trường kinh doanh thông thoáng và an toàn hơn … Khi các FTA song phương và đa phương được ký kết mức độ cam kết về hàng hóa sẽ xóa bỏ 90-100% thuế nhập khẩu.
Hiện đã có 7/10 nước đầu tư vốn lớn vào Việt Nam là những nước đã có FTA với Việt Nam. Khoảng 34% vốn FDI liên doanh, liên kết với DN Việt Nam.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra liệu chúng ta có khai thác được thuận lợi trong FTA? Vì chúng ta đã nhận thấy mặc dù xuất khẩu tăng nhưng giá trị gia tăng không cao, chủ yếu là xuất thô, hàng gia công. Trong khi đó, tỷ trọng xuất khẩu của các DN FDI ngày càng tăng, từ dưới 50% năm 2002 lên 61,4% năm 2013.
Các mặt hàng trong nước thì bị cạnh tranh gay gắt bởi các mặt hàng cạnh tranh từ chính các nước FTA: gà, tỏi, trái cây… khiến nhập siêu tăng mạnh lại chính từ các nước có FTA với Việt Nam.
Đặc biệt là tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc gia tăng chóng mặt. Năm 2001, nhập siêu từ Trung Quốc chỉ 210 triệu USD, đến năm 2012 đã tăng vọt lên tới 16 tỷ USD (tăng 76 lần). Nếu tính từ lúc ký FTA giữa ASEAN- Trung Quốc năm 2004 thì mức này gấp 08 lần.
Để rút kinh nghiệm cho các cuộc đàm phán FTA tiếp theo, ông Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế (VCCI), đề nghị đoàn đàm phán phải lấy yếu tố Trung Quốc để phân tích.
Bên cạnh đó, DN xuất khẩu phải đối mặt với hàng loạt các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp từ các nước nhập khẩu như Hoa Kỳ như: ống dẫn dầu, ống thép không rỉ, chống trợ cấp tôm đông lạnh, tua bin điện gió, ống thép Cacbon, túi nhựa PE, cá tra, cá basa…
Ông Huỳnh cũng cho biết thêm, hiện nhiều DN Việt chưa tận dụng được các lợi ích thuế quan từ FTA, do không biết, do trình tự thủ tục cấp C/O (chứng nhận xuất xứ hàng hóa) ưu đãi phức tạp, do chính DN không đáp ứng đủ các điều kiện ưu đãi.
Với FTA các DN nhỏ và vừa trong nước chủ yếu là điều chỉnh chứ không tận dụng được thời cơ. Điều này cho thấy cách lập định chính sách của chúng ta có vấn đề. Chúng ta chưa làm được những công cụ bảo vệ trong nước về tư pháp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét