Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Tít mù nó lại vòng quanh - Chuyện Sâu & Trùng Ở Bến Tre

Tít mù nó lại vòng quanh


 Xem ra  ở nước ta trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế thì lĩnh vực ngân hàng là yên tâm nhất vì “chỉ có thắng, không có thua”. Trong lúc hầu như ngành nào cũng gặp khó khăn thua lỗ, nhiều doanh nghiệp phải giải thể  thì hầu hết các ngân hàng đều báo lãi, mà lãi khủng.

 Đương nhiên, Thống đốc ngân hàng Nguyễn Văn Bình là người “khỏe” nhất vì các đệ tử đều rất khỏe.  Bởi vậy trong các chương trình dân hỏi Bộ trưởng trả lời thì ông Bình là người bình tĩnh, tự tin nhất, và sẵn sàng “chém gió” giống như tít mù nó lại vòng quanh!  Câu chuyện đầu tư phát triển Tây Nguyên và giải quyết nợ công thêm một lần nữa  chứng minh điều đó!

Đầu tháng 4 vừa qua, khi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đắc Nông, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nói: “Nếu tỉnh đảm bảo quy hoạch được quỹ đất đủ lớn, có kết nối giao thông, tôi sẽ bàn và xúc tiến đưa mô hình của hãng sữa TH True Milk vào”. Nhiều người dân hồ hởi, cho rằng đây là tín hiệu mừng, một lối ra ‘có cánh” cho dự án bô xít Tây Nguyên, trước mắt là dự án Nhân Cơ thua lỗ về mọi mặt đã nhãn tiền!

Ngẫm suy lại thấy lo vì Thống đốc ngân hàng có nhiệm vụ chỉ huy chính sách tiền tệ, kiểm tra ngân hàng chứ tại sao lại đi hứa làm những điều không thuộc về nhiệm vụ của mình?

Chợt nhớ đến bài báo “Muốn biết vì sao có nhiều nợ xấu phải hỏi thống đốc Bình” (GDVN). Chỉ trong vòng thời gian ngắn liên tiếp vừa qua, con số nợ xấu được Ngân hàng nhà nước (NHNN) công bố đã có độ chênh lớn, khiến dư luận không biết thực hư phía sau số liệu của NHNN là gì?

Ngày 15/2/2014, Chánh Thanh tra NHNN, ông Nguyễn Hữu Nghĩa cho biết con số nợ xấu cập nhật tính đến hết năm 2013 mà cơ quan này nắm được là 5,56%.

Nhưng sau đó chỉ 3 ngày, NHNN thông báo, tỷ lệ nợ xấu đã giảm mạnh trong hai tháng cuối năm 2013 xuống chỉ còn 3,63%. Dù cả hai con số này đếu chưa tính đến phần nợ đã được tái cơ cấu nhưng rõ ràng sự chênh lệch về nợ xấu thuần cũng không hề nhỏ.

 Ngày 18/2/2014, Moody’s – một trong ba tổ chức đánh giá tín nhiệm hàng đầu trên thế giới công bố, tài sản xấu của Việt Nam có thể lên tới 15% tổng tài sản gấp hơn 3 lần con số nợ xấu chính thức 4,7% của ngân hàng nhà nước . Nếu làm một phép tính quy đổi, thì nợ xấu của Việt Nam có thể lên tới 25% tổng dư nợ, cao hơn bất kỳ một ước đoán nào của các tổ chức kinh kế trong nước trước đó. Đáp lại con số này của Moody’s, NHNN lập tức công bố: “Ngay cả khi tính toán một cách cẩn trọng nhất, nợ xấu của Việt Nam cũng chỉ ở mức 9%”.

Mới đây, ngày 1/4/2014, chỉ 40 ngày sau khi NHNN công bố con số 9%, trong cuộc họp thường kỳ của Chính phủ, Thống đốc NHNN nhận định, con số nợ xấu thực tế của ngành ngân hàng Việt Nam chỉ là 7%?

Tít mù nó lại vòng quanh, không biết đâu là con số đáng tin cậy? Nếu tôi là người đầu tư, tôi sẽ tin tưởng vào con số của Moody hơn. Bởi vì họ dựa vào thông tin mà một số ngân hàng hiện có người nước ngoài nắm tỷ lệ cổ phần lớn yêu cầu bên ngoài đánh giá. Từ vài ngân hàng họ suy ra cho toàn bộ hệ thông  ngân hàng của Việt Nam.

Để khách quan và khoa học, chúng ta thử nhìn lại theo định nghĩa quốc tế mà IMF và hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) vẫn thường sử dụng:

Nợ được coi là xấu khi lãi hoặc gốc quá hạn 90 ngày hoặc hơn, hoặc việc thanh toán lãi tương đương với 90 ngày hoặc hơn đã được vốn hóa, tái cấp vốn hoặc hoãn theo thỏa thuận, hoặc việc thanh toán dưới 90 ngày đã quá hạn nhưng có những lý do hợp lý khác (ví dụ người vay đang làm thủ tục phá sản) để ngờ rằng việc thanh toán sẽ được thực hiện đầy đủ.

Một khi nợ đã bị coi là xấu thì nó sẽ vẫn được coi là xấu đến khi nào  người vay trả được nợ hoặc người cho vay xóa (written off) món nợ này hoặc món vay khác tiếp theo thay thế món nợ ban đầu.
Nếu được cho vay mới để trả nợ cũ thì vẫn là nợ xấu vì khả năng trả nợ "mới" vẫn như cũ. Lối ma mãnh này ai mà không biết. Tiếc là ngay một số chuyên gia hình như cũng không hiểu điều này.

Tất nhiên, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý có trách nhiệm qui định các chuẩn đánh giá và kiểm tra tình hình của mọi ngân hàng trong nước. Bản thân NHNN đã ra qui định nhưng đã hoãn thực hiện 2 lần. Điều này có nghĩa là NHNN đã cố tình muốn giấu giếm thông tin?

Cách đây 4 năm, tôi đã viết bài “Nợ công đại vấn đề”, “Đằng sau các con số thống kê” vv…Mới đây, theo TS Vũ Quang Việt cho biết nợ của Chính phủ Việt Nam đến cuối  năm 2013 là 80,3 tỷ US (theo Economist).  Theo Bộ Tài chính nợ cuối năm 2012 là 61 tỷ US. Năm 2014 (theo kế hoạch vay nợ của Thủ tướng) sẽ vay thêm 18 tỷ trong nước,  4,5 tỷ nước ngoài. Trả nợ 0,4 tỷ, nợ thêm 12,1 tỷ. Như vậy, tổng  nợ năm 2014 là 92, 3 tỷ, tăng 15%. GDP 2014 (dự đoán) 184 tỷ , nợ  50% GDP. Trên đây là không kể nợ chính phủ bảo lãnh và nợ của doanh nghiệp quốc doanh. Cứ giả dụ nợ của doanh nghiệp quốc doanh không đổi thì tổng nợ công theo định nghĩa quốc tế vào cuối năm 2014 sẽ là  332 tỷ bằng 180% GDP vượt mức báo động an toàn!?

Để tham khảo, so sánh với các nước trong khu vực theo Rabobank cho rằng nợ xấu của ngân hàng nhà nước Việt Nam từ 8-16%, Thái Lan 2,7%, Indonesia 2,1% vv…

Ngẫm suy từ những câu chuyện kể trên có thể thấy nếu các nhà đầu tư say sưa chạy theo đà “chém gió” của Thống đốc ngân hàng thì rất có thể ngã bổ chửng vì chóng mặt bởi vì tít mù nó chỉ lại...vòng quanh mà thôi!
Tô Văn Trường
(Blog Người Lót gạch)

VETO! – Mạng lưới những người bảo vệ nhân quyền

VQDung_TTNMinh_Thuc-Quyen-305.jpgTường An, thông tín viên RFA

Từ trái sang: Ông Vũ Quốc Dụng; Bà Trần Thị Ngọc Minh và Bà Thục Quyên. -Photo courtesy VETO!

Bên cạnh những tổ chức đã và đang hoạt động với mục tiêu bảo vệ Nhân quyền, tại Đức, có một tổ chức mới được thành lập mang tên: VETO! Human Rights Defenders‘ Network. Tuy chỉ mới hoạt động được khoảng gần 1 năm nay nhưng VETO! cũng đã có những hoạt động khá nổi bật trong lãnh vực Nhân quyền.

Liên kết các tổ chức nhân quyền

Tổ chức VETO! Human Rights Defenders‘ Network là một liên kết của các tổ chức nhân quyền thuộc nhiều quốc gia trên thế giới trong mục đích bảo vệ nhân quyền một cách hữu hiệu dựa trên nguyên tắc phổ-quát và bất-khả-phân của luật nhân quyền quốc tế.
Ông Vũ Quốc Dụng - một thành viên sáng lập - cho biết khi chọn chữ VETO! với một dấu chấm thang và hình bàn tay trong chữ O, ngoài ý nghĩa nói lên sự phủ quyết hay quyền được kháng án, tổ chức VETO! còn muốn nói lên sự phản đối việc vi phạm Nhân quyền:
“Tên chính thức của VETO! là: Mạng Lưới của Những Người Bảo Vệ Nhân Quyền. Tên VETO! khi mà chúng tôi chọn nó thì nó có lợi thế là nó vừa là tiếng Anh, tiếng Đức hay tiếng La-tinh thì người ta cũng đều hiểu, đó là cái quyền phủ quyết, hay là sự phản đối, hay nói trong phiên xử thì đó là quyền kháng án. Chúng tôi muốn nói rằng là chúng tôi chống lại việc vi phạm Nhân quyền và chúng tôi muốn nhấn mạnh đến việc chúng tôi phản đối lại việc vi phạm Nhân quyền đó bằng một dấu chấm thang! Và nếu quý vị để ý thì thấy trong chữ “O” trong chữ VETO! có thêm một bàn tay, thì đó là dấu hiệu về Nhân quyền Quốc tế.”
Mặc dù tên VETO! hãy còn chưa quen lắm với những người hoạt động Nhân quyền, thật ra, nó đã được ấp ủ từ lâu bởi những người có kinh nghiệm trong lãnh vực này. Với mô hình mới, ông Vũ Quốc Dụng, người đã hoạt động hơn 20 năm nay trong lãnh vực nhân quyền và hiện là người điều hành tổ chức VETO! hy vọng sẽ đáp ứng được với nhu cầu vận động quốc tế hiện tại. Ông nói:
Chúng tôi muốn nói rằng là chúng tôi chống lại việc vi phạm Nhân quyền và chúng tôi muốn nhấn mạnh đến việc chúng tôi phản đối lại việc vi phạm Nhân quyền đó bằng một dấu chấm thang!
-Vũ Quốc Dụng
“Cái ý tưởng này thì nó cũng thai nghén từ lâu rồi và những anh em mà thai nghén đó thì cũng là những người đã từng hoạt động trong các tổ chức Nhân quyền quốc tế. Chúng tôi nghĩ rằng một tổ chức mới với một cơ cấu mới sẽ giải toả được những khó khăn do những cơ chế cũ và giúp cho những sáng kiến của những tân tổ chức phát triển. Chúng tôi nghĩ rằng cái phương thức đó nó sẽ đáp ứng được tính thời đại, đáp ứng được mong mỏi hiện nay của các quốc gia trên thế giới.
Do đó chúng tôi bắt đầu thành lập là vào cuối năm ngoái và đến đầu năm nay thì chúng tôi có giấy tờ chính thức được công nhận là một tổ chức vô vụ lợi, hoạt động công ích và những đóng góp cho tổ chức chúng tôi sẽ được trừ thuế theo luật thuế của Đức.”
Tuy xuất phát là một tổ chức từ Đức, với các thành viên là người Đức và người Đức gốc Việt, nhưng VETO! hoạt động dưới hình thức Mạng Lưới để sự kết hợp có tính cách mở rộng hơn. Ông Vũ Quốc Dụng giải thích:
“Chúng tôi thành lập ra một mạng lưới là vì chúng tôi nghĩ rằng cái sức của một tổ chức để giải quyết vấn đề vi phạm Nhân quyền trên thế giới thì nhiều khi một tổ chức không thể làm được. Ở đây chúng ta cần nhiều đến các tổ chức với nhiều những phương tiện khác nhau để mà tạo ra một cái hiệu ứng thay đổi tình trạng vi phạm nhân quyền. Do đó chúng tôi thành lập ra một mô thức có tính cách mạng lưới. Các thành viên của chúng tôi là thành viên của các tổ chức Nhân quyền và ở nhiều các quốc gia thì chúng tôi dự định là chúng tôi sẽ có những thành viên và những thành viên đó thì tự họ sẽ kết hợp để thành ra những Mạng lưới khu vực, mình kết hợp tuỳ theo lục địa rồi từng trong lục địa đó thì chúng ta có mạng lưới nhỏ, rồi trong từng quốc gia ở trong mạng lưới đó lại có mạng lưới nhỏ nữa. Chúng tôi muốn rằng sự kết hợp đó sẽ là kết hợp mở rộng.”
Nha sĩ Thục Quyên, một người hoạt động Nhân quyền từ nhiều năm nay tại Đức, cho biết lợi thế của VETO! là ở chỗ có những liên hệ tốt với chính quyền Đức, và đó cũng là một nhu cầu cần phải có cho các cuộc vận động Nhân quyền ở các quốc gia khác:
“VETO! là một mạng lưới gồm rất nhiều những cái hội Nhân quyền ở nhiều nước. Tuy là VETO! mới ra mắt nhưng mà công việc của chúng tôi gần như là những công việc tiếp tục vì tất cả những người trong VETO! đều là những người đã từng hoạt động hai, ba chục năm trong địa hạt về Nhân quyền rồi ! Điều chúng tôi đặt nặng là những người làm việc cho VETO! phải là những người rất là nhiều kinh nghiệm, đã từng làm việc về Nhân quyền rất nhiều năm rồi thì mới có thể hoạt động trong chương trình làm việc của VETO! Ở nước Đức thì chúng tôi đã quen nhiều với những người ở trong chính quyền rất là tốt, do đó mà công việc trôi chảy nhanh hơn và mình cũng bắt liên lạc nhanh hơn, thế lợi của VETO! là nằm ở chỗ đó!”

Đấu tranh bất bạo động

140409-250.jpg
Từ trái sang: Ông Christoph Strässer, Đặc Ủy Nhân Quyền Liên Bang Đức; Bà Trần Thị Ngọc Minh; Ông Vũ Quốc Dụng. Photo courtesy VETO!
Dựa trên phương thức bất bạo động. VETO! có nhiều chương trình giúp đỡ cho những Người Bảo Vệ Nhân quyền như chương trình nâng cao kiến thức nhân quyền, giáo dục an toàn internet và ddiejn thoại, tài trợ hoạt động và giúp đỡ gia đình cũng như vận động quốc tế khi những Người Bảo Vệ Nhân Quyền bị giam giữ. Ông Vũ Quốc Dụng trình bày:
“Chúng tôi đều dấn thân cho sự phổ quát của Nhân quyền và sự bất khả phân của Nhân quyền, đó là hai nguyên tắc căn bản của vấn đề Nhân quyền, chúng tôi muốn rằng Nhân quyền phải được áp dụng cho mọi người ở mọi nơi trên thế giới và khi chúng ta nói đến những người bảo vệ nhân quyền thì chúng ta phải thêm 2 yếu tố nữa là những người đó không được vi phạm Nhân quyền và họ hoạt động theo nguyên tắc bất bạo động.
Tổ chức chúng tôi giúp đỡ cho tất cả những người bảo vệ Nhân quyền ở trên thế giới. Chúng tôi sẽ có những chương trình: thí dụ như chúng tôi có những chương trình bảo vệ cho những người bảo vệ Nhân quyền, và trong chương trình bảo vệ cho những người bảo vệ Nhân quyền thì chúng tôi có rất nhiều các chương trình khác nhau thí dụ như bảo vệ cho họ trước khi họ bị bắt, chúng tôi huy động sự hổ trợ quốc tế đối với các tù nhân chính trị để bảo vệ họ khi họ đang bị giam giữ và chúng tôi tìm người bảo vệ quốc tế cho họ đồng thời chúng tôi cũng có những chương trình giúp đỡ cho họ sau khi họ được thả ra.
Chúng tôi có những chương trình giúp đỡ cho gia đình của các tù nhân chính trị. Ngoài ra muốn cộng đồng quốc tế người ta chấp nhận để mà hổ trợ thì chúng ta phải nói cùng một ngôn ngữ, thì chúng tôi có những chương trình huấn luyện họ về Nhân quyền. Nếu mà muốn ngăn ngừa không để cho tình trạng vi phạm nhân quyền xảy ra thì chúng ta sẽ phải bắt đầu ngay từ đầu. Do đó chương trình của chúng tôi có tính cách rộng và tổng quát như thế.”
Sau khi đã có giấy tờ chính thức đầu năm nay, VETO! đã vận động được phía hành pháp, lập pháp, các tổ chức dân sự, báo chí cũng như các xã hội dân sư để tổ chức hai cuộc gặp gỡ giữa Uỷ Ban Nhân quyền Quốc hội Liên bang Đức và Đặc ủy viên Nhân quyền Liên bang Đức với bà Trần Thị Ngọc Minh, Mẹ của tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh trong hay ngày 8 và 9 tháng 4 để trình bày về tình trạng của cô Hạnh nói riêng và tình trạng Nhân quyền của Việt Nam nói chung:
Nói đến những người bảo vệ nhân quyền thì chúng ta phải thêm 2 yếu tố nữa là những người đó không được vi phạm Nhân quyền và họ hoạt động theo nguyên tắc bất bạo động.
-Vũ Quốc Dụng
“Trong những ngày qua chúng tôi vận động được Uỷ Ban Nhân quyền của Quốc hội Liên bang Đức, họ đã chính thức mời bà Minh đến để nghe nguyện vọng của bà Minh cũng như là tìm hiểu hoàn cảnh của cô Đỗ Thị Minh Hạnh và họ cũng hứa là họ sẽ họp tất cả các dân biểu của các Ủy ban đó lại để tìm ra một đường hướng làm sao đấu tranh cho tự do của cô Đỗ Thị Minh Hạnh cũng như là bảo vệ cô ta trong thời gian bị giam giữ. Ngoài ra chúng tôi cũng được ông Christoph STRÄSSER, Đặc uỷ Liên bang về chính sách Nhân quyền và cứu trợ nhân đạo, ông ta là viên chức cao cấp nhất của chính phủ Đức về chính sách Nhân quyền. Ông ta đã nói chuyện rất thân mật và với tất cả những sự thông cảm ông ta hứa là sẽ tập trung vào 2 điểm là sức khoẻ của cô Đỗ Thị Minh Hạnh và vần đề thứ hai là tự do của cô Đỗ Thị Minh Hạnh.
Chúng tôi cũng tiếp xúc với 2 nữ dân biểu đại diện về vấn đề Nhân quyền của đảng tả khuynh - đảng tả khuynh là hậu thân của đảng bên Đức ngày xưa, họ kết hợp với đảng tả khuynh bên Tây Đức để trở thành một đảng- Ngoài ra, từ đầu tháng hai thì bà Sabine Bätzing-Lichtenthäler là nữ dân biểu của đảng Xã hội cũng đã nhận đỡ đầu cho cô Đỗ Thị Minh Hạnh. Nói chung, tất cả những dân biểu đều quan tâm đến: thứ nhất là vấn đề giam giữ trái phép, thứ hai là vấn đề tra tấn, hành hạ tù nhân, thứ ba là vấn đề cưỡng bức lao động trong tù, thứ tư là vấn đề giam giữ xa nhà và vấn đề cuối cùng mà họ cũng rất là quan tâm đến những điều kiện sinh hoạt của những tù nhân trong các trại giam.
Nói chung, khi làm việc về vấn đề Nhân quyền thì chúng tôi là một tổ chức phi chính phủ, chúng tôi đứng trên tất cả các khuynh hướng chính trị, chúng tôi mong mỏi giá trị Nhân quyền là một giá trị chung, nó không phải là của một phe này hay phe kia, thành ra chính vì thể mà khi chúng tôi tiếp xúc với tất cả các khối đảng trong chính trường Đức thì họ đều mở rộng vòng tay để mà đón tiếp chúng tôi.”
Cuộc gặp gỡ đã gây được nhiều sự quan tâm của các viên chức cao cấp nhất trong Uỷ Ban Nhân quyền của Liên bang Đức về trường hợp của cô Đỗ Thị Minh Hạnh. Bà Trần Thị Ngọc Minh cho biết cảm tưởng của bà sau 2 cuộc tiếp xúc:
“Tôi cảm thấy rất là vinh dự, tôi nghĩ rằng Minh Hạnh nếu mà biết được điều này thì Minh Hạnh cũng sẽ vững niềm tin hơn trong nhà tù, cảm thấy hạnh phúc, ấm áp rất nhiều. Tuy nhiên, Hùng và Chương, hai người đồng hành với Hạnh vẫn còn nằm trong tù và thân nhân của họ cũng không nói được tiếng nói của mình ra nước ngoài để mà kêu cứu cho con mình, cho chồng mình. Tôi cũng muốn được thay họ đem tiếng nói của mình góp với những tiếng nói của cộng đồng hải ngoại gióng lên tiếng chuông báo động cho các chính giới ở trên thế giới biết về tình hình tù nhân lương tâm tại Việt Nam để họ kịp thời can thiệp giúp đỡ cho chúng ta, để đấu tranh cho tự do cho các tù nhân lương tâm tại Việt Nam, trong đó có Hạnh, Hùng và Chương."
Hai cuộc vận động Quốc Hội với những giới chức cao cấp nhất trong Uỷ Ban Nhân Quyền của Cộng hòa Liên bang Đức đã tạo được những thành quả khả quan, gây được sự quan tâm của nhiều dân biểu Đức về tình trạng Nhân quyền tại Việt Nam. Và đây chỉ là những bước đầu tiên trong những bậc thang kế tiếp nhằm tạo áp lực, bắt buộc những thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc phải thực hiện đúng vai trò của nó.

Chuyện Sâu & Trùng Ở Bến Tre

 S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - RFA

“Phát biểu gì cũng được, trừ tham nhũng.” - Đại Biểu Quốc Hội Lê Như Tiến
Bằng giờ này tháng 4, mấy năm về trước, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư (“một mình, đất lạ, đường xa”) đã lên đến tận Hà Giang. Trong blog saurieng, bà có viết đôi dòng chữ ngắn về chuyến đi “ấn tượng khủng khiếp” này:
”Người ta nói, đi qua một khu chợ sẽ biết đời sống của cư dân ở đó. Mình tin điều đó. Và nhìn món hàng bày trước mặt những người phụ nữ vùng cao, mình hình dung được nồi cơm, căn bếp, cuộc đời… “
Những sản phẩm mà Nguyễn Ngọc Tư ghi nhận qua ống kính – ở chợ Hà Giang – chỉ là nụm nịu một hai nải chuối, lèo tèo mấy mớ rau xanh, ủn ỉn vài ba rọ lợn, hay đôi ba bó củi co ro …
Ảnh: Nguyễn Ngọc Tư
Ngó mà thương muốn đứt ruột luôn!
Để có thể ra “hình dung được nồi cơm, căn bếp, cuộc đời…” của cư dân ở một địa phương, nhà báo Văn Quang lại có một sáng kiến khác. Ông đưa chúng ta đi xem dinh thự của những vị quan đầu tỉnh:
Hà Giang luôn được coi là một tỉnh nghèo vùng núi rừng ở VN với hơn quá nửa là những gia đình thuộc "diện nghèo". Nhưng đối nghịch lại tình cảnh này lại là sự hiện hữu của những ngôi nhà sàn "khủng", phần lớn làm bằng gỗ "tứ thiết" của các lãnh đạo tỉnh.
Nhà của chủ tịch UBND Hà Giang Đàm Văn Bông
- Ngôi nhà "khủng" bắt mắt và có tiếng nhất hiện nay ở Hà Giang, đầu tiên phải nhắc đến nhà của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Đàm Văn Bông. Hiện ngôi nhà sàn này đang "hùng cứ" tại thôn Cao Bành, xã Phương Thiện (TP. Hà Giang). Đây là nơi ông Bông vẫn thường xuyên đi về trong ngày. Vật liệu làm ngôi nhà này hầu hết là gỗ trai, gỗ nghiến, một trong những gỗ nằm trong nhóm 2B nghiêm cấm khai thác, vận chuyển và được bảo tồn nghiêm ngặt theo quy định của Chính phủ.
- Sang gần bằng nhà chủ tịch UBND tỉnh Đàm Văn Bông là ngôi nhà của phó bí thư thường trực, chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Vương Mí Vàng. 

Nằm trên đường đi 4 huyện nghèo, thuộc diện 30a là Đồng Văn, Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, ngôi nhà "tọa" tại địa bàn Tổ 8, phường Quang Trung, Thành phố Hà Giang. Theo người dân, muốn có ngôi nhà này phải có vài chục tỷ, chưa kể các trang thiết bị đi cùng. Ngôi nhà này độc đắc bởi nó chỉ làm bằng… một loại gỗ: Gỗ nghiến!
- Ngoài 2 ngôi nhà sàn nổi tiếng của 2 quan chức này, ngôi nhà sàn của ông giám đốc Sở Nội vụ Hà Giang Hoàng Đức Tiến tại xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang) cũng nổi danh và được nhiều người biết đến.

Ngôi nhà này "độc" vì nó được làm hoàn toàn bằng gỗ trai. Một thứ gỗ hiện nay đang cạn kiệt ở tỉnh Hà Giang, nó chỉ còn ở khu vực xã Đức Xuân, huyện Bắc Quang. Theo cánh thợ, để có ngôi nhà như thế này ước chừng cũng phải "vứt xuống" vài tỷ đồng.
.. Chỉ ở một tỉnh xa xôi "hẻo lánh" mà nhà quan đã bề thế như vậy thì các nơi khác, các thành phố khác còn "loạn" đến đâu!
Rảnh, nên tui ghé luôn qua một thành phố khác – ở dưới miền xuôi: Bến Tre. Địa danh này, hơn mười năm trước, cũng đã khiến dư luận người Việt (ngoài nước)  “nóng” lên chỉ vì đôi dòng chữ ghi thêm dưới một bài thơ của nhà sư Nhất Hạnh – in trên trang quảng cáo của báo New York Times, số phát hành hôm 24 tháng 9 năm 2001:
“I wrote this poem during the Vietnam war after I heard about the bombing of Ben Tre city. The city of 300,000 was destroyed because seven guerrillas shot several rounds of unsuccessful anti-aircraft gunfire and then left. My pain was profound.” (“Tôi viết bài thơ này trong thời gian chiến tranh Việt Nam sau khi nghe Bến Tre bị bỏ bom. Thành phố 300,000 người đã bị hủy diệt vì bẩy du kích quân bắn vài tràng súng phòng không vu vơ rồi bỏ đi. Nỗi đau của tôi sâu lắng.”)
Sơ sót, lỗi lầm nơi con số 300,000 chắc (chắn) là  do cái cậu đánh máy chứ ai. Dù vậy, Nhất Hạnh vẫn cứ bị dư luận lùm xùm trách cứ (“oan ức”) về chuyện vọng ngôn hay vọng ngữ.
Cơn bão dư luận ấy đã qua từ lâu. Bến Tre, một trong những nơi được mệnh danh là thành đồng tổ quốc, đâu có dễ gì bị suy suyển hay sứt mẻ bởi bom đạn Mỹ. Tuy thế, phần đất này đang có nguy cơ bị “hủy diệt” bởi chính những kẻ đã bỏ chạy (sau khi bắn vài tràng súng, không trúng đâu vô đâu) hồi năm 1968.
Gần năm mươi năm đã qua, những cô cậu bé du kích dũng sĩ diệt Mỹ của tỉnh Bến Tre nay đều đã trở nên những vị cán bộ lão thành cách mạng. Họ đang cùng con cháu nắm giữ hầu hết những chức vụ, cũng như nguồn lợi béo bở ở tỉnh lỵ này. Theo như cách nói ví von của ông Trương Tấn Sang thì họ đã trở thành những “bầy sâu,” đang ngày đêm (ngoem ngoém) đục khoét và làm ruỗng mục “Chủ Nghĩa Mac Xít Lê Nin Nít Bách Chiến Bách Thắng Vô địch Muôn Năm.”
Năm 2007, phó chủ tịch UBND Bến Tre, bà Nguyễn Thị Thanh Hà cho biết tỉnh đã thanh tra 108 cuộc, phát hiện sai phạm về tài chính 4,46 tỉ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2005. Dù số tiền được “phát hiện” chỉ là phần nổi của một tảng băng sơn nhưng cứ theo cái đà tăng “gấp đôi” hàng năm như thế nên đến nay, năm 2014, Bến Tre lại làm dư luận “nóng” lên lần nữa – sau khi “những dinh thự ngất ngưởng, bề thế, nguy nga” của ông Trần Văn Truyền (cựu Bí Thư tỉnh ủy Bến Tre, cựu Tổng Thanh Tra Chính phủ Việt Nam) được phơi bầy trên mặt báo Người Cao Tuổi.
Dinh thự của ông Trần Văn Truyền. Ảnh: Người Cao Tuổi
Ông Trần Văn Truyền, tất nhiên, không phải là quan chức duy nhất bị tai tiếng như vậy ở vùng đất này, vẫn theo như thông tin cơ quan ngôn luận vừa nêu:
Kì này, mời bạn đọc đến thăm “Vườn hoa phố Thường vụ” nằm ngay Khu Trung tâm Thương mại (TTTM) thành phố Bến Tre của hàng chục “quan tri phủ” hầu hết là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre. Nhiều năm nay người dân địa phương và cán bộ lão thành, cán bộ nghỉ hưu ở đây bức xúc về quá nhiều dinh thự của “Tập đoàn quan tỉnh” tại khu vực chợ TTTM của thành phố chiếm đất, làm nhà lầu mặt tiền thông thoáng làm của riêng rồi cho thuê hoặc đem bán giá cao thu lợi lớn.
Đi đầu “phong trào” này là ông Huỳnh Văn Be (Ba Phương Hùng), cựu Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre. Gia đình ông đã có “dinh thự” tọa lạc trong khu đất vườn rộng hàng chục nghìn mét vuông nằm cạnh con sông gió lộng tứ bề. Hằng ngày, ông tự lái xe hơi đi ăn sáng, uống cà-phê, dạo mát...
Ông Trần Công Ngữ (Bảy Hoàng), cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre đã có nhà và đất ở rộng rãi, nhưng cũng được “bán rẻ” một căn nhà lầu hai mặt tiền nằm ngay ngã tư đường Chi Lăng – Nguyễn Du thuộc phường 2, kế bên TTTM. Do không có nhu cầu ở nên ông Hoàng đã bán thu lợi 7 tỉ đồng. Các trường hợp còn lại như ông Trần Văn Cồn, cựu Phó Bí thư Tỉnh ủy; ông Phan Văn Láng, cựu Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; ông Nguyễn Thái Xây (Chín Tâm), cựu Chủ tịch UBND tỉnh; ông Lê Văn Sang (Tư Sang), cựu Giám đốc Công an tỉnh; ông Nguyễn Văn Tuấn, hiện là Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Hồ Quốc Việt, Giám đốc Công an tỉnh đều là những thành viên được làm giàu theo gương ông Huỳnh Văn Be. Hàng chục căn nhà lầu nằm ở vị trí đắc địa mặt tiền đường, xoay quanh khu TTTM thành phố Bến Tre được “bán rẻ” cho “Tập đoàn quan tỉnh” này...
Cùng lúc, trên báo Công An Thành Phố Hồ Chí Minh (phảt hành hôm 30 tháng 3 năm 2014) người ta đọc được lời kêu gọi “những nhà hảo tâm xa gần giúp đỡ” để làm một con đường nho nhỏ – cũng ở Bến Tre:
Do điều kiện ngân sách eo hẹp nên đến nay chính quyền địa phương vẫn chưa thể đáp ứng được mong muốn của người dân. “Chúng tôi hi vọng các nhà hảo tâm xa gần chung tay giúp đỡ kinh phí xây dựng tuyến lộ Bờ Gồng để bà con không còn phải lặn lội vất vả mỗi ngày, nhất là những lúc mưa gió trở trời! Ông Trần Văn Chận - Chủ tịch UBND xã An Hiệp chia sẻ.
Sự kiện những quan chức Việt Nam thản nhiên, sống trên nỗi khốn cùng (“phải lặn lội vất vả mỗi ngày”) của bà con – thực ra – không chỉ giới hạn ở Hà Giang hay ở bến Tre, và cũng chả phải là chuyện mới mẻ gì ráo trọi. Hơn hai mươi năm trước tác giả Thái Như đã nói đến hiện tượng “Sư tử thân trung trùng thực sư tử nhục: Chỉ có loài sâu trong thân con sư tử mới ăn được thịt của con sư tử!”
Cựu đại tá Nguyễn Đăng Quang lại vừa nhắc lại điều này, trên blog của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện:
“Trong vòng 25 năm qua, bọn sâu bọ tham nhũng ngày một đông, ngày mỗi mạnh và đã trở thành bầy đàn! Nó như căn bệnh ung thư đã di căn tới nhiều bộ phận của cơ thể con sư tử. Nếu Đảng không quyết tâm chữa trị, không dũng cảm cắt bỏ những bộ phận cơ thể đã thối muỗng thì quốc nạn tham nhũng này, đến một lúc nào đó sẽ có kết cục như nhà báo Thái Như đã cảnh báo 23 năm về trước:Đương nhiên điều không tránh khỏi là con sư tử đó nó sẽ ngã quỵ một khi những con sâu trong cơ thể ngày một nhiều và lớn mạnh!  Vâng, nếu Đảng không quyết tâm diệt trừ tận gốc (giết sạch) bọn sâu bọ tham nhũng của Đảng thì chính bọn này, một ngày nào đó không xa – có thể là cuối năm nay,có thể là sang năm hoặc sang năm sau nữa(2016)- sẽ là thủ phạm “giết sống” Đảng Cộng sản Viêt Nam!
Tôi thấy tình thế đã rất cấp bách! Thời gian không còn nhiều. Rất mong Đảng hãy dũng cảm, thực tâm và kiên quyết cứu vãn tình thế trước khi nó trở nên quá muộn!"
Khác với đại tá  Nguyễn Đăng Quang, tôi e rằng tình thế đã muộn màng rồi. Vấn đề chỉ còn là chuẩn bị sao để mồ yên mả đẹp mà thôi. Sau hai phần ba thế kỷ phạm hết tội ác này sang tội ác khác, gây oán hận cho muôn dân trăm họ, chuyện “an táng” đảng Cộng Sản trong tương lai gần (rõ ràng)  không phải là việc dễ dàng chi. Với truyền thống lấy nhân nghĩa chống bạo tàn của dân tộc Việt, chỉ mong sao mọi người đều đồng thuận với nhau là oán thù – nghĩ cho cùng –  chỉ nên cởi, chứ không nên buộc.

Quan chức và CA Quảng Nam nói gì về vụ hành hung 2 nhà hoạt động?

 
Khuôn mặt những viên CA tham gia vụ hành hung 2 anh Bùi Tuấn Lâm và Nguyễn Đức Quốc
Huỳnh Bá Hải (Danlambao) - Ngày 16.4.2014 sau khi thăm gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn tại xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam thì hai anh Bùi Tuấn Lâm và Nguyễn Đức Quốc bị an ninh, mật vụ Quảng Nam hành hung. Sau khi về nhà, cả anh Lâm và anh Quốc đều có bản tường trình về vụ việc này.
Chúng tôi đã liên lạc về Quảng Nam để hỏi cho rõ sự việc, đầu tiên gọi vào phòng trực ban của công an tỉnh Quảng Nam số  0510.3852579. Như các cơ quan công quyền khác ở Việt Nam, họ vẫn trả lời theo kiểu không nghe, không biết gì về vụ việc bì hành hung. Chúng tôi gọi tiếp vào phòng làm việc của giám đốc công an tỉnh thì họ cũng trả lời vòng vo. 

Trước đó, một nhân viên thuộc PA 38 Quảng Nam cung cấp các số di động của công an tỉnh nhưng chúng tôi đều nhận câu trả lời là không biết không nghe không thấy.
Thấy quá vô lý, chúng tôi liền gọi vào số của ông Lê Phước Thanh - chủ tịch tỉnh Quảng Nam (số  điện thoại 0913480207). Ông Thanh trả lời là 'bận họp'. 
Không bỏ cuộc, chúng tôi gọi cho ông Nguyễn Ngọc Quang - Phó chủ tịch thường trực tỉnh Quảng Nam (số điện thoại 0913401903). Khác với những người trước, ông Nguyễn Ngọc Quang trả lời chúng tôi với một thái độ lắng nghe. Ông phó chủ tịch yêu cầu chúng tôi trình bày sự việc cho ông nghe. Sau đó, cũng rất "chuyên nghiệp", ông hỏi lại vì sao chúng tôi kết luận là do an ninh Quảng Nam đánh. Chúng tôi đưa ra hai dẫn chứng là quần chúng tại cầu Kỳ Trung thành phố Tam Kỳ xác quyết đó là 8 an ninh và họ cung cấp tên tuổi của của các an ninh này. Thứ hai là do 2 người xã hội đen được công an tỉnh Quảng Nam thuê mướn xác quyết là an ninh thuê họ lên hành hung 2 anh Lâm và Quốc nhưng họ thấy vô lý nên giả bộ làm theo để nhận tiền.
Ông Nguyễn Ngọc Quang thừa nhận sự việc như vậy là 'trái quy định của pháp luật', sau đó ông hứa sẽ 'kiểm tra' việc này.
Chúng tôi cũng nhắn gởi với các ông là nếu gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn có mệnh hệ nào thì nhà cầm quyền tỉnh Quảng Nam phải chịu trách nhiệm. 
Ngày nay, dù công an có giết người trong nhà giam không ai chứng kiến thì công an cũng sợ đem tiền đến nhà mua chuộc người dân đừng kiện cáo thì sự việc diễn ra ngay giữa thanh thiên bạch nhật sẽ không che mắt được ai. Thời buổi internet này chỉ 30 giây sau là thế giới biết tòan bộ sự việc. 
Nhân đây cũng cám ơn một nhân viên an ninh và một quan chức trong văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cung cấp cho chúng tôi sồ phone của các quan chức tỉnh Quảng Nam.
Nhân tiện, chúng tôi công bố luôn số phone của hai vị phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam khác là ông Đinh Văn Thu (số phone 0913481563) và ông Huỳnh Khánh Toàn (số phone 0913480369). 
Dù muốn dù không thì nhà cầm quyền tỉnh Quảng Nam có hứa với chúng tôi sẽ giải quyết vụ việc này. Chúng tôi công bố số điện thoại của các ông là sẽ theo đuổi đến cùng các vụ việc dùng an ninh hành hung các nhà dân chủ.

Bản chất của chế độ qua việc bắt và thả người

Nguyễn Hưng Quốc  -VOA

Trại giam số 5 của Bộ Công an tại Thanh Hóa, nơi tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ từng bị giam giữ. Trại giam số 5 của Bộ Công an tại Thanh Hóa, nơi tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ từng bị giam giữ.

Thời gian gần đây, chính quyền Việt Nam quyết định trả tự do cho khá nhiều người bị xem là bất đồng chính kiến, trong đó, được dư luận chú ý nhất là việc thả ông Vi Đức Hồi và Nguyễn Tiến Trung vào ngày 12/4; trước đó gần một tuần, thả và cho phép luật sư Cù Huy Hà Vũ cùng vợ được sang Mỹ với lý do “chữa bệnh”; trước đó nữa, ông Nguyễn Hữu Cầu cũng được thả sau 38 năm bị giam cầm; và trước đó nữa nữa, nhà giáo Đinh Đăng Định cũng được thả khi sức khỏe đã hoàn toàn cạn kiệt (mấy tháng sau đó, ông mất).

Theo nhà bình luận Phạm Chí Dũng, “đầu năm 2014 đã chứng kiến một đợt thả tù nhân chính trị lớn nhất và mang tính ‘Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước’ sắc nét nhất tính từ thời điểm năm 1975 đến giờ”.

Với một sự kiện đáng chú ý như thế, không có gì lạ khi số người tham gia tranh luận, đặc biệt trên các diễn đàn mạng, rất đông. Nhiều vấn đề, đặc biệt lý do khiến chính quyền Việt Nam trả tự do cho năm “tù nhân chính trị” trong một quãng thời gian ngắn ngủi như thế, đều có tính chất phỏng đoán. Không có ai có đủ thông tin từ trong Bộ Chính trị hoặc Trung ương đảng để có thể khẳng định được một cách chính xác. Bởi vậy, thay vì phỏng đoán tìm nguyên nhân, tôi chỉ ghi nhận một số phân tích từ các sự kiện ai cũng thấy.

Mô tả bản chất độc tài của một chế độ, người ta có thói quen tập trung vào các vụ án. Các phiên tòa trở thành tụ điểm của sự áp bức. Tuy nhiên, phần lớn người ta chỉ chú ý đến giai đoạn đầu: giai đoạn buộc tội và kết án. Thì cũng đúng. Tất cả các phiên tòa liên quan đến chính trị ở Việt Nam đều có hai đặc điểm nổi bật: Một là bắt bớ và buộc tội một cách vô cớ hoặc, nếu có cớ, những chứng cớ ấy không có chút chính đáng gì cả. Lý do để bắt: hoặc “hai cái condom đã qua sử dụng” hoặc trốn thuế. Lý do để buộc tội thường là “tuyên truyền chống phá nhà nước”, một cái tội vô duyên không thể tìm thấy ở bất cứ một quốc gia tự do nào trên thế giới, nơi người ta hợp thức hóa và hợp pháp hóa vai trò đối lập, một hình thức “chống phá chính phủ” bất bạo động. Hai là án lệnh dành cho những người bất đồng chính kiến bao giờ cũng nặng, nặng đến mức vô nhân đạo.

Với hai đặc điểm ấy, không có gì đáng ngạc nhiên khi thế giới thường quan tâm đến các phiên tòa xét xử các nhân vật bất đồng chính kiến tại Việt Nam.

Tuy nhiên, theo tôi, khi quá chú ý vào các phiên tòa với những lời buộc tội và kết án oan ức, người ta mắc phải một sai lầm là ít chú ý đến những gì xảy ra sau các phiên tòa, trong đó, bao gồm cả việc trả tự do một cách bất bình thường.

Liên quan đến việc thả năm tù nhân chính trị vừa rồi, nhiều nhà bình luận cho nguyên nhân chính là chủ trương hòa hoãn của nhà cầm quyền Việt Nam trước yêu sách của nước ngoài, đặc biệt là Mỹ. Nếu đúng, điều đó lại có rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, nói theo lời của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo Quốc tế (CPJ) mới đây, nhà cầm quyền Việt Nam đã sử dụng các nhân vật đối lập như những “con tin để đổi lấy sự nhượng bộ của cộng đồng quốc tế về kinh tế hay quân sự”.

Thứ hai, bằng những sự “trao đổi” dã man như vậy, nhà cầm quyền cũng mặc nhiên thú nhận cái gọi là tòa án, hay rộng hơn, pháp luật ở Việt Nam, không có chút giá trị gì cả: Người ta muốn bắt lúc nào thì bắt, muốn thả lúc nào thì thả, tùy theo các ý đồ chính trị chứ không phải là căn cứ vào pháp luật. Nếu những việc bắt giữ và kết tội một cách oan ức, thậm chí, vô lý, tố cáo sự tàn bạo của nhà cầm quyền, ngay cả việc trả tự do để đáp ứng một đòi hỏi của nước ngoài, tự nó, cũng là một việc làm tàn bạo: Nó không coi trọng những giá trị căn bản của con người. Nó chỉ xem con người như một phương tiện hay một món hàng.

Thật ra, đàng sau sự tàn bạo ấy là một sự yếu đuối đến hèn hạ. Trấn áp những người tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền bất bạo động, không có một vũ khí gì trong tay trừ ngôn ngữ là một sự sợ hãi bệnh hoạn. Khuất phục trước các yêu sách thả tù nhân chính trị trong nước để hy vọng nhận được một ân huệ gì đó từ nước ngoài cũng là một việc làm rất thiếu tự tin. Sự thiếu tự tin ấy lại làm phô bày bản chất bất nhân và trơ tráo của chế độ: Nó trở thành hèn hạ.

Nhưng điều quan trọng mà chúng ta cần chú ý không phải ở phạm trù đạo đức với những sự tàn bạo hay hèn hạ mà là ở phạm trù chính trị: Một chế độ sử dụng luật pháp để trấn áp dân chúng trong nước và để trao đổi với nước ngoài nhất định không phải là một chế độ dân chủ.

Một trong những đặc điểm lớn nhất trong chính trị thế giới từ nửa sau thế kỷ 20 trở lại đây là luật pháp không còn là tiêu chí để phân biệt một chế độ dân chủ với một chế độ độc tài. Bởi, mọi chế độ đều có luật pháp và đều nhân danh luật pháp cho mọi chính sách và mọi hành động của mình. Nói cách khác, mọi chế độ độc tài thời hiện đại đều mang bộ mặt dân chủ: Họ cũng có hiến pháp và luật pháp. Họ cũng có bầu cử và tòa án. Họ có tất cả những gì các nước dân chủ có.

Sự khác biệt giữa một chế độ dân chủ và một chế độ độc tài không phải ở những cái có mà ở những cách thức thực thi những cái có ấy. Ví dụ, liên quan đến luật pháp. Một, ở các nước dân chủ, luật pháp là tối thượng. Không có ai ở trên và/hoặc ở ngoài luật pháp. Hai, ở các nước độc tài, ngược lại, luật pháp được sử dụng như một công cụ để hợp thức hóa các hành động độc quyền và trấn áp của họ: những người hoặc nguyên cả tầng lớp lãnh đạo đều ở trên và/hoặc nằm ngoài luật pháp. Trường hợp trên được gọi là pháp quyền (rule of law); trường hợp dưới gọi là pháp trị (rule by law).

Chính quyền Việt Nam, trên mọi thứ giấy tờ chính thức, đều tự nhận là một nhà nước pháp quyền. Thực chất, họ chỉ là pháp trị: Họ sử dụng luật pháp để cai trị: Luật pháp chỉ có tác dụng đối với tầng lớp bị trị. Còn với tầng lớp thống trị thì không: Ở đó, họ chỉ có các “điều lệ đảng”. Mà các điều lệ đảng thì do họ viết và họ có thể thay đổi từ điều lệ đến cách diễn dịch các điều lệ một cách dễ dàng.

Chuyện ăn thịt chó và chuyện đồng bào


 Chuyện ăn thịt chó

Chữ “thực dân”, xưa nay ta hiểu là “thuộc địa”. Nói chế độ thực dân Pháp, ngầm hiểu là chế độ thuộc địa. Còn nếu dịch ra tiếng Mỹ thì là colony. Nghe nói chữ này bắt nguồn từ chữ latin ở thế kỷ 13, 14 là Colonia, là từ chỉ đám dân La Mã đi chiếm đóng và sống ở ngoài La Mã.

Đâm ra lâu dần làm mất hẳn cái nghĩa Thực-Dân. Tôi để ý các sách lịch sử, chỉ có sách của Hồ Tài Huệ Tâm là dịch Thực Dân ra tiếng Anh là Ăn Dân (people eating thì phải, quên rồi, nhưng đại khái thế).

Bọn Pháp đô hộ ta nó ăn dân, ăn đồng bào ta. Sau đó ta nổi dậy ăn lại nó. Nổi dậy, ăn Pháp xong, ăn Mỹ xong, thì ăn gì? Có ăn lại dân không hehe?

Hôm rồi có status nói chuyện về chữ “đồng-bào”. Nối với chuyện này, ta thấy: người ăn chó thì chó nó khó ăn lại người. Chính phủ cũng tha hồ ăn chó, không có sợ gì. Nhưng chính quyền mà ăn đồng bào của mình thì liệu đồng bào có nên thịt lại chính phủ không?

Nhân đây, các bác đừng có bàn chuyện ăn chó nữa, toàn trí thức nhớn mà cứ ăn chó hay không ăn chó, chán bỏ mẹ, bàn chuyện ăn người đi hehehehe.

Chuyện đồng bào

Nhân giỗ quốc tổ nói chuyện “đồng bào”. Mở ngoặc, quốc tổ là founder của nước ta, chứ không phải founder của dân tộc ta, lại không phải là duy nhất, vì quốc tổ có rất nhiều người, ở nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, đóng ngoặc.

“Đồng bào” là một cái từ chỉ những người cùng một bọc, ý là dân tộc cùng sinh ra từ 100 trứng của Âu Cơ. Đại khái thế, có thể không chính xác, nhưng không quan trọng lắm.

Năm Mậu Thân, không phải mậu thân 1968 đâu, mà Mậu Thân 1908. Lúc đó Annam còn lạc hậu lắm, sống dưới ách đô hộ Pháp, và Nam Triều thì nhu nhược. Thế mà năm đó lần đầu tiên người dân, tập hợp lại, tay không đi lên gặp chính quyền, đòi giảm sưu thuế. Thời đó chưa có các từ kiểu cách mạng, biểu tình gì gì cả, chắc cũng chưa có từ quần chúng cũng nên. Nhóm đông dân chúng đi đòi giảm sưu này bị bắn, bị đánh, bị bắt. Những kẻ nổi loạn chống lại cai trị ngày xưa đều bị gọi là giặc. Đám giặc ấy không cướp của ai, không hại ai, họ chỉ đòi quyền lợi cho nhân dân. Vậy nhân dân gọi họ là Giặc gì lúc bấy giờ?

Họ gọi là “giặc đồng bào”.

Chuyện giao thông

Ở Hà Nội thì buồn cười lắm, xe ô tô đi vào làn xe đạp, xe máy chen kẽ vào giữa các làn xe hơi. Mặt đường kín bưng xe cộ, không ra hàng lối, lổm ngổm như cua bò cùng đen kịt kiến. Thế mà rất kỳ diệu, tất cả vẫn di chuyển về phía trước. Không khác gì xã hội vina. Lộn xộn vòng vèo ầm ĩ, thế rồi vẫn tiến lên, bất chấp mọi khó khăn và bàn cãi, ơn đảng và chính phủ năm sau cứ vẫn tốt hơn năm trước. Giống như đàn vina lừa, hết gặm cỏ thì kéo xe, lâu lâu mệt thì dừng xe. Chỗ nào xe đậu chỗ ấy là thiên đường xã hội chủ nghĩa. Nhân dân lúc nào cũng hạnh phúc nhất thế giới.

Ở Sài Gòn thì xe loại nào đi đúng làn xe ấy, chỉn chu, ngăn nắp. Đến đèn đỏ, lần lượt các xe dừng đúng vạch. Xe đến trước dừng trước, xe đến sau dừng sau. Nhưng mấy ông sau cùng thì lại làm vèo một phát chen chen leo lên đứng trước, đứng trên cả vạch, trên cả đèn. Đèn đỏ chuyển qua xanh đếch nhìn được vì mắt không nằm ở đít. Cứ đứng đấy. Làm cả đoàn xe nghiêm túc phía sau bấm còi bim bim rồi ì ạch chen lên. Đúng là tiến lên hàng đầu là tiến lên đâu, tiến lên hàng đầu là tiến lên trên. Rất hăng hái và tự tin phi lên trên xong rồi làm kỳ đà cản mũi đứng ịch ra ngăn cản tất cả những ai đang chăm chỉ đi lên theo đúng làn đúng lối. Cũng rất đúng với xã hội vina, các ông hăng hái xung phong tiến lên, hóa ra toàn làm vật cản cho tiến bộ xã hội. Từ giáo dục đến y tế, chỗ nào cũng thế, nhất là bọn biển xanh.

Chuyện đến đây là hết, chúc các bác ngủ ngon, và sáng mai thức giấc với bệnh sởi kinh hoàng đe dọa trẻ em và đe dọa sự bưng bít thông tin trong tuyệt vọng của bộ y đức và chính quyền.
5xu
(Blog 5 xu)

Trung Quốc nhìn nhận cả triệu kilômét vuông đất đai bị ô nhiễm

Người dân xếp hàng mua nước đóng chai tại Lan Châu, Cam Túc ngày 11/04/2014 sau khi phát hiện nước máy có chứa benzen, hóa chất có thể gây ung thư, cao gấp 20 lần mức an toàn.
Người dân xếp hàng mua nước đóng chai tại Lan Châu, Cam Túc ngày 11/04/2014 sau khi phát hiện nước máy có chứa benzen, hóa chất có thể gây ung thư, cao gấp 20 lần mức an toàn.
REUTERS/Stringer

Thụy My -RFI
 
Diện tích đất bị ô nhiễm tại Trung Quốc lên đến gần gấp đôi diện tích nước Pháp. Chính quyền Bắc Kinh hôm nay 17/04/2014 lần đầu tiên đã nhìn nhận như trên, khi công bố kết quả một cuộc điều tra trước đây vẫn được giữ bí mật.

Bộ Bảo vệ Môi trường cho biết, trên tổng diện tích 6,3 triệu km2 được nghiên cứu - tương đương hai phần ba diện tích Trung Quốc - có hơn một triệu km2 bị ô nhiễm, chiếm tỉ lệ 16,1%. Công nghiệp mỏ và nông nghiệp là hai lãnh vực chính gây ra tình trạng xuống cấp này. Theo công trình nghiên cứu tiến hành trong tám năm từ 2005 đến 2013, trên 80% chất ô nhiễm có trong đất không mang xuất xứ sinh học.
Cuộc điều tra mà người ta biết đến từ lâu, đã gây ra nhiều tin đồn vì chính quyền Bắc Kinh hồi năm ngoái đã từ chối công khai, cho rằng đây là bí mật quốc gia. Người dân Trung Quốc hiện rất quan tâm đến việc môi trường thiên nhiên bị xuống cấp, và ngày càng khó thể chấp nhận hy sinh môi trường cho tăng trưởng bằng mọi giá.
Đại đa số nguồn nước tại Trung Quốc đều đang bị ô nhiễm ở mức từ trung bình đến trầm trọng, và các xì-căng-đan về các vụ nguồn nước mặt bị nhiễm độc thường xuyên xảy ra. Chưa kể đến những tranh cãi về chất lượng không khí xấu đi một cách khó thể tưởng tượng, ảnh hưởng đến toàn bộ những vùng miền của nền kinh tế thứ nhì thế giới.
Tổ chức phi chính phủ Greenpeace trong những năm gần đây đã cảnh báo về tác hại của tro than. Là quốc gia tiêu thụ than đá hàng đầu và đang có xu hướng tăng lên, Trung Quốc mỗi năm sản xuất hàng trăm triệu tấn than đá.
Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc mãi đến năm 2013 mới chịu nhìn nhận sự hiện diện của các « làng ung thư », sau rất nhiều năm có thông tin về số trường hợp bị ung thư cao hơn mức trung bình rất nhiều, tại một số vùng bị ô nhiễm nhiều nhất trên toàn quốc.

Ai đã vận động cho tự do của tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ?

clip_image002
Ông Vũ đã được tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng cùng với các nhà ngoại giao Mỹ, trong đó có ông Scott Busby, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, đón tại sân bay khi luật sư bất đồng chính kiến này đặt chân tới Hoa Kỳ

Một tổ chức vận động nhân quyền ở Mỹ mới tiết lộ thông tin về những người đứng sau cuộc vận động đòi phóng thích các nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam.

Trong thông cáo đề ngày 14/4, tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc Điều hành của Ủy ban cứu người vượt biển (BPSOS), đã cho biết tên của ‘những khuôn mặt đặc biệt’ mà theo ông ‘công luận ít ai biết đến’.

Theo ông Thắng, một trong những người có công lớn giúp tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ được tự do là Thượng nghị sĩ Ben Cardin, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương của Thượng viện Hoa Kỳ.

Ông cho biết, hồi tháng Bảy năm ngoái, vợ ông Vũ, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, đã sang Mỹ gặp thượng nghị sĩ đại diện tiểu bang Maryland để vận động về trường hợp của phu quân ngay trước chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang.

Một bức ảnh đang trên trang web của BPSOS cho thấy bà Hà đứng cạnh ông Cardin, và trên tay hai người là một bức tranh chân dung tự họa mà ông Vũ đã vẽ ở trong trại giam.
clip_image004
Anh Đặng Đức Hân Hoan, LS. Nguyễn Thị Dương Hà và TS. Nguyễn Đình Thắng cùng với TNS Ben Cardin, ngày 11/07/2013. Ảnh BPSOS
Tôi hoan nghênh việc thả ông Cù Huy Hà Vũ và hy vọng sẽ chứng kiến thêm các bước đi cụ thể của chính phủ Việt Nam để đạt tiến bộ hơn nữa về nhân quyền, trong đó có việc thả ngay lập tức tất cả các tù nhân lương tâm và các nhà hoạt động cũng như nỗ lực thực chất hơn nhằm duy trì các tiêu chuẩn cao nhất đối với việc bảo vệ các quyền tự do hội họp và bày tỏ ý kiến.
Thượng nghị sĩ Ben Cardin nói.

Qua email, thượng nghị sĩ Cardin nói với VOA Việt Ngữ sau khi ông Vũ được phóng thích: “Tôi hoan nghênh việc thả ông Cù Huy Hà Vũ và hy vọng sẽ chứng kiến thêm các bước đi cụ thể của chính phủ Việt Nam để đạt tiến bộ hơn nữa về nhân quyền, trong đó có việc thả ngay lập tức tất cả các tù nhân lương tâm và các nhà hoạt động cũng như nỗ lực thực chất hơn nhằm duy trì các tiêu chuẩn cao nhất đối với việc bảo vệ các quyền tự do hội họp và bày tỏ ý kiến”.

Hồi tháng Bảy năm 2013, nhiều dân biểu Mỹ đã gửi thư ngỏ tới ông Sang trước chuyến thăm để bày tỏ quan ngại về tình trạng sức khỏe của ông Vũ và kêu gọi trả tự do cho nhà bất đồng chính kiến này.

Các nhà lập pháp của Hoa Kỳ nói rằng ‘một cử chỉ thiện chí như vậy sẽ phát đi một tín hiệu rằng Việt Nam nỗ lực nhiều hơn trong lĩnh vực nhân quyền’.

Hiện tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ vẫn chưa có phát biểu chính thức về việc ông được trả tự do và sang Mỹ.

Các bức ảnh mới được công bố cho thấy ông Vũ đã được tiến sỹ Thắng cùng với các nhà ngoại giao Mỹ, trong đó có ông Scott Busby, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, đón tại sân bay khi luật sư bất đồng chính kiến này đặt chân tới Hoa Kỳ.

Sau khi phóng thích ông một tuần, chính quyền Hà Nội cũng đã trả tự do trước hạn cho hai nhà bất đồng chính kiến khác là thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung và ông Vi Đức Hồi.

Tin cho hay, một số dân biểu Mỹ cho biết đã ‘đứng ra đỡ đầu các tù nhân vừa được trả tự do’.

Dân biểu David Price từ tiểu bang North Carolina đỡ đầu tiến sỹ Vũ trong khi dân biểu Alan Lowenthal từ tiểu bang California đỡ đầu Nguyễn Tiến Trung.

Trong thông cáo sau khi kỹ sư công nghệ thông tin được đào tạo tại Pháp được thả, ông Lowenthal nói ông hoan nghênh hành động này, và ‘hy vọng đây chỉ là bước đi đầu tiên của chính phủ Việt Nam tiến tới việc tôn trọng pháp quyền và quyền của người dân được chỉ trích chính phủ’.

Nhà lập pháp này được cho là đã ‘liên tục thúc đẩy [Hà Nội] trả tự do cho Trung’.
Chắc chắn đây là áp lực từ phía quốc hội Hoa Kỳ, đặc biệt là Thượng nghị sĩ Ben Cardin, là người đã đích thân nêu trường hợp của tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ ngay tại buổi tiếp tân, khoản đãi ông Trương Tấn Sang tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trước sự hiện diện của ông Ngoại trưởng John Kerry. Chính Ngoại trưởng John Kerry cũng đặt vấn đề tự do cho tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ là một trong những vấn đề quan trọng trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam. - Tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng nói.
Tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng cho VOA Việt Ngữ biết lý do mới đây ông công khai ngỏ lời cám ơn các nhà lập pháp Mỹ vừa nêu.

Ông nói: “Chúng tôi thấy rằng họ đóng góp rất nhiều và rất cụ thể cho nỗ lực đòi tự do cho tất cả tù nhân lương tâm mà thành quả đầu tiên chúng ta đã thấy rằng có một số tù nhân lương tâm, nổi bật vừa mới được trả tự do. Những người này họ tranh đấu nhiều năm, đóng góp rất nhiều nhưng ít ai ở bên ngoài biết được. May mắn là chúng tôi có làm việc với họ và biết được, thành ra thấy rằng có trách nhiệm cần phải thông tin ra rộng rãi trong cộng đồng để biết được rằng có những con người đã đóng góp rất nhiều nhưng mà một cách âm thầm từ trước tới nay. Chắc chắn đây là áp lực từ phía quốc hội Hoa Kỳ, đặc biệt là Thượng nghị sĩ Ben Cardin, là người đã đích thân nêu trường hợp của tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ ngay tại buổi tiếp tân, khoản đãi ông Trương Tấn Sang tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trước sự hiện diện của ông Ngoại trưởng John Kerry. Chính Ngoại trưởng John Kerry cũng đặt vấn đề tự do cho tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ là một trong những vấn đề quan trọng trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam’.

BPSOS là một trong các tổ chức làm cầu nối giữa gia đình các tù nhân và các nhà lập pháp Mỹ. 
clip_image006
TS. Vũ ký tên trên bản phúc trình của tổ chức Human Rights Watch để tặng hai vị luật sư của WilmerHale, ngày 16 tháng 4, 2014. Trang bìa của bản phúc trình in lớn tấm hình tại phiên toà ngày 4 tháng 4, 2011. Ảnh BPSOS

Ông Thắng cũng đã nhiều lần đại diện cho tổ chức này ra điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam.

Hà Nội luôn khẳng định Việt Nam không có tù nhân lương tâm mà chỉ bỏ tù những người vi phạm pháp luật.

Hãng tin AP mới đây dẫn lời đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng ông Vũ được thả nhờ ‘chính sách khoan hồng’ của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang, và luật sư bất đồng chính kiến này đi Mỹ vì ‘lý do nhân đạo’.

Nguồn: voatiengviet.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét