Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Nợ ai – Ai trả – Bao giờ mới xong? - Nóng: Bao vây 20 đối tượng Tân Cương tấn công cửa khẩu Bắc Phong Sinh

Nhạc sĩ Quốc Bảo - Tôi mong có những người quét sạch thế hệ chúng tôi


Bất chấp những nỗ lực vươn ra thế giới của những cá nhân nhạc sĩ Việt mà tổng số họ không phủ đầy những ngón của một bàn tay, nền âm nhạc đại chúng của chúng ta – chưa bàn đến nhạc bác học hay những tìm tòi vượt chiều kích lịch sử – vẫn cứ mông muội. Tôi ngồi viết những dòng này, máy jukebox đang chạy đĩa Desert Visions của một nhóm có cái tên lạ hoắc, Prem Joshua, chơi loại nhạc vẫn thường được xếp vào world music, đầy sáo gỗ và trống tabla, thỉnh thoảng điểm vài sound effects rất tân kỳ và thoảng giọng hát bằng một thổ ngữ tôi chẳng hề biết, mà bỗng thấy mình buồn rũ – cái buồn của kẻ biết rằng mình chỉ mới vượt qua khoảng ba nấc thang trong khi đích đến là trời cao xanh trên kia. Sự mông muội của chúng ta, tôi nói thế với lời xin lỗi ân cần những nhà dân tộc chủ nghĩa tinh tuyền và những vị bái vật giáo thuần thành, phải chăng vô phương cứu chữa khi mà ngay cả những nước láng giềng vốn có bề dày lịch sử âm nhạc và “vốn cổ” nghèo hơn chúng ta rất nhiều nay vẫn ngang nhiên trở thành những thần tượng? Hàn Quốc đấy, Mã Lai đấy, Thái đấy, những thần tượng mới không chỉ của công chúng mà còn hiện hữu như những đích đến vô vọng của các nhạc sĩ sáng tác! Sự thể sao ra nông nỗi ấy?

Người Thái đặt cho công ty sản xuất âm nhạc hàng đầu của họ cái tên rất vọng ngoại là Grammy Entertainment, phải chăng vì Mỹ và cái giải thưởng hàng năm xôn xao đèn nến cờ xí tượng vàng vẫn được coi là tiêu chuẩn số một của âm nhạc, một mề đay đầy ân sủng cho những cá nhân? Hay vì người bạn láng giềng của chúng ta hằng muốn vươn ra cho bằng chị bằng em? Hay cái tên đặt thế như một liệu pháp doping, lên dây cót tinh thần? Bất luận ra sao, tôi chẳng hề tin rằng những sản phẩm Thái nhan nhản trên quầy đĩa lậu và ầm ầm nơi cà phê quán xá sàn nhảy lại là cái đích đến cho chúng ta, hay là một thứ thức ăn tinh thần gì gì đó cho công chúng. “Ố nà nà” và cái kiểu hát dẹt mồm như mèo già, những âm sắc chua ngoa, những tiết tấu dựa vào cha cha cha sôi động nhưng không giấu nổi nét nhí nhố trẻ con, là những tiêu chuẩn sao? Tôi có thể đi đầu xuống đất nếu điều đó thành sự thật.

May thay, điều đó không thành sự thật và tôi vẫn đi bằng chân vững chãi. Bởi tiêu chuẩn do chính công chúng chọn đã quay ngoắt từ Hồng Kông sang Thái, từ Thái sang Hàn và từ Hàn sang Đài Loan rất nhanh. Nay mai, cái “gu” sẽ rời Đài Loan mà nhảy sang quần đảo Nhật Bản mấy chốc. Không phải lo cho thị hiếu quần chúng.
Tôi lo cho nấc thang bắc lên trời, và dẫu chẳng lên được đến mây xanh, ít ra chúng ta cũng nên đặt ra đích đến là một tầng cao rộng nào đó trên không trung, thay vì luẩn quẩn ở những bãi lầy những ao nhà trong đục. Tôi chẳng biết sẽ phải bước tiếp bậc thang thứ tư, thứ năm bằng sức lực nào, song dứt khoát dặn lòng không tụt xuống. Và dứt khoát hơn, dặn lòng không được là kẻ cưa thang.

Công chúng, dẫu đông hay ít, dẫu chóng quên phút chốc hay trung thành đến hơi thở cuối, đều là những chủ-nhân-ông của nghệ thuật. Không có tác phẩm nào được phép ra đời nếu người cha của nó đã biết trước con mình vô thừa nhận, chẳng cơ quan hộ tịch nào thèm chứng sinh. Công chúng thời internet vèo vèo có đủ điều kiện – thậm chí thừa điều kiện – để nghe ngóng nhạc Tây nhạc Tàu, để đưa ra những đơn đặt hàng cho những món ăn chế biến vừa miệng, để khen nay và chửi mai, để những gì đang là giá trị bỗng nhiên sụp đổ như thành phố tội lỗi Sodom; song công chúng cũng chính là khối vô hình vô tướng nằm trong đầu óc những kẻ sáng tạo như một linh vật bắt buộc phải thờ. Đôi khi tôi cho chuyện ấy như oái oăm lớn nhất của cuộc đời nghệ sĩ.

Oái oăm là bởi, lẽ ra nghệ sĩ phải là những kẻ cô đơn bậc nhất. Tính bầy đàn, tinh thần tập thể, khả năng phê và tự phê, thái độ cầu thị, thái độ vâng phục những lời khuyên và những cảnh báo, khả năng teamwork, mọi thứ như thế và tương tự như thế chẳng giúp ích được gì cho sáng tạo; người ta chỉ có thể sinh ra những tác phẩm trong cô độc toàn diện. Thế mà, xu hướng hậu hiện đại với tinh thần “hướng khách hàng” (consumer-oriented) của nó lại buộc người nghệ sĩ phải lắng nghe và ở một mức độ nào đó, vâng phục công chúng! Làm thế nào bây giờ? Chỉ có hai lựa chọn: một là, anh sẽ tan loãng vào công chúng và tự biến thành người phục vụ ân cần trong một quán ăn, để ý từng ly lúc nào khách đánh rơi thìa nĩa hoặc cần thêm ít nước sốt; và hai là, chấp nhận rời xa công chúng nghĩa là vô hình trung, phóng đại bi kịch tinh thần của kẻ không được cảm thông. Đằng nào cũng là đau đớn.

Số phận nghệ sĩ phụ thuộc hoàn toàn vào quan điểm sáng tạo của họ. Trong thời đại mà chỉ cần nhắm mắt lại một giây thì biến động xã hội cũng như văn hóa đã vút qua không cách gì bắt kịp, nghệ sĩ có thể chọn phương cách sống an nhàn là thỏa thuận với thị hiếu bằng bản hợp đồng càng tù mù càng tốt, để mãi mãi chẳng ai bắt bẻ được anh ta, để những cố gắng phá bĩnh hay xoi mói cũng trở nên trơn trượt như khi ta cầm phải một con lươn. Nếu không muốn làm lươn, anh ta sẽ phải nhận chịu – như một hình phạt của Đấng-Chọn (mỗi nghệ sĩ là một kẻ được chọn) – sự bất hòa vĩnh cửu giữa khát vọng và thực tế, giữa mong muốn dành năng lượng cho sáng tạo với những màn tiêu tán năng lượng vô bổ luôn diễn ra. Đằng nào cũng là bé mọn.

Trong danh sách các nhạc sĩ hậu hiện đại được gợi ý nghe bởi một đại học đường văn chương New Zealand, tôi thấy có Sting, Bob Geldof, Beck và Public Enemy. Ba tên tuổi đầu không gây ngạc nhiên lắm, vì những sáng tác đầy ắp hơi thở thời đại và cả vì bao nhiêu hoạt động xã hội bổ trợ (consumer-oriented đấy chăng?) mà họ tham gia không biết mệt mỏi đã chứng minh họ vượt qua trào lưu hiện đại từ lâu; song Public Enemy vẫn làm tôi giật mình. Hip-hop, mà những biểu hiện của nó qua lối sống, âm nhạc, trang phục, ngôn ngữ, đã được liệt vào một trào lưu… sang cả thế, post-modernism! Vì sao thứ văn hóa phái sinh từ cuộc sống hè phố da đen lại trở nên à la mode nhất?

Chẳng vì sao cả. Tôi đang tự huyễn hoặc mình. Hậu hiện đại không hề sang cả như ta thường nghĩ. Thậm chí, nó chống lại sự sang cả. Nó chống lại đặc quyền hưởng thụ văn hóa của lớp người “tinh túy”, nó chống lại những xung năng “quý tộc” tỏa ra từ những nhà tiền phong, nhà hiện đại. Trở về với văn hóa quần chúng, làm rối tinh mọi thứ, giễu nhại mọi thứ, trộn tạp nham mọi thứ, là đang tiệm cận với hậu hiện đại. Thì đấy Wu-Tang Clan với lời rap thách thức công luận nổi tiếng, “F**k you, work out where we’ve stolen these samples from. If you dare.” Euréka! Thế thì tôi làm được!

Thế thì chỉ cần có tí máu Chí Phèo là làm được…

Euréka chưa kịp bật ra đã tắt ngóm khi tôi nghe lại những nhà hậu hiện đại được gợi ý thêm, như John Zorn, Philip Glass (người sau là một nhà tối giản chủ nghĩa), John Adams và Steve Reich. Nghe và quá ngưỡng phục. Bởi họ không cần đánh rối và giễu nhại, không bận tâm đến những món cocktail hổ lốn, không coi samplers là công cụ lao động duy nhất như thể rìu đá với người tiền sử. Bởi họ đã chọn cách biểu hiện hậu hiện đại theo một cung cách độc sáng, trí tuệ và đầy kỹ thuật: họ tạo ra một môi trường trong đó, âm nhạc không phải là yếu tố độc tôn, mà những gì xung quanh nó, được “tiết ra” từ nó – cảm giác, tiềm thức, năng lực nội tại, tư duy chủ quan, nỗi sợ hãi, lòng quả cảm, trí thông minh, khả năng hài hước, mới là đối tượng. Âm nhạc ấy là khí quyển của những ước mơ trong sạch nhất, của những thiên hướng tiến bộ nhất mà loài người có thể với đến. Nhạc của họ gắn liền với, nếu không muốn nói là thoát thai ra từ/gợi ý cho, những loại hình media khác – video art và feature film chẳng hạn.

Ngưỡng phục họ, tôi và những bạn đồng hành có thêm vài miligram can đảm để tiếp tục cuộc trèo thang bắc lên trời. Nhưng trong thâm tâm, tôi vẫn hằng mong thế hệ nối tiếp, những người trẻ hơn, khỏe hơn, tài năng hơn, biết yêu thương hơn và biết sống cô đơn hơn, can đảm hơn và ít sai lầm hơn, sẽ nhanh chóng quét sạch thế hệ chúng tôi.

Bởi họ là những công dân của Ngày Mai. Bởi chỉ có họ mới, ngay từ đầu, biết mình sinh ra để chinh phục bầu trời cao xanh, chứ không phải để tập thể dục bằng cách trèo thang. Và càng không phải là thợ chữa thang sau những cuộc phá bĩnh.
Nhạc sĩ Quốc Bảo
(Tienve.org)

Tại sao Bộ y tế không công bố Việt Nam có dịch sởi?

Tại sao Bộ Y tế không công bố dịch sởi tại Việt Nam dù Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo mức độ khẩn cấp và nên công bố?

Giang hồ đồn: Tại vì đã có thành tích Việt Nam thanh toán bệnh này rồi.

Thật không?

Hóa ra thật.
Chính xác là Bộ Y tế đã tham mưu cho Chính phủ ra Quyết định số 1208/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế giai đoạn 2012 – 2015(http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=2&mode=detail&document_id=163367)

ĐÁNG NÓI LÀ QUYẾT ĐỊNH KÝ NGÀY 04/9/2012, NHƯNG TRONG NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH LẠI CÓ MỤC TIÊU: "- Loại trừ bệnh sởi vào năm 2012, giảm số trường hợp mắc sởi dưới 1/1.000.000 dân;"

PHẦN KINH PHÍ:

"Tổng kinh phí cho Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012 - 2015: 12.770 tỷ đồng.
- Ngân sách trung ương: 6.680 tỷ đồng (trong đó 680 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và 6.000 tỷ đồng vốn sự nghiệp);
- Ngân sách địa phương: 3.550 tỷ đồng;
- Hợp tác quốc tế: 1.340 tỷ đồng;
- Huy động khác: 1.200 tỷ đồng."

CÓ THÔNG TIN: Trong nhiều năm qua, Quỹ Gavi Alliance của Bill Gates cũng đã tài trợ hàng chục triệu USD cho Việt Nam để tiêm phòng Sởi-Rubella", ai trong nghề kiểm chứng giúp thông tin này.
 
Nguyễn Hồng Kiên 
  (FB Nguyễn Hồng Kiên)

Nợ ai – Ai trả – Bao giờ mới xong?

Trong một bài viết rất cảm động về cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài tại Ukraine, anh Nguyễn Việt Trung viết: “Đã qua rồi cái thời kỳ người ta làm cách mạng vì miếng cơm, manh áo. Có lẽ bây giờ là thời kỳ của những cuộc cách mạng vì phẩm giá con người”. Hàng triệu người dân Ukraine dũng cảm đã góp mặt trong cuộc cách mạng đó. Góp mặt cùng với tấm khiên chắn đạn bằng gỗ mong manh, bằng số điện thoại ghi trên cổ áo để khi ngã xuống, người chung quanh báo được cho người thân của mình. Cái chết ở đây đã cúi đầu trước quyết tâm của họ. Quyết tâm giành lại một đời sống có ý nghĩa, một cuộc sống tốt đẹp hơn cho những người còn lại – những người may mắn không gục ngã vì súng đạn của công an – một cuộc sống mới không có tham nhũng trắng trợn ở mọi tầng lớp quan chức, một xã hội mà phẩm giá con người được tôn trọng, một chính quyền không coi dân như cỏ rác…


Giữa quãng trường Maidan, trong bóng đêm, hàng triệu triệu đèn điện thoại của người biểu tình đã được bật sáng cùng tiếng hát vang dội bài Quốc ca Ukraine. Với nhân dân đó, giả sử Putin với xe tăng và quân đội Nga có chiếm được Ukraine, tôi tin rằng Putin chỉ có thể tạm chiếm được lãnh thổ chứ không thể chiến thắng một dân tộc như vậy.

Người Việt Nam chúng ta có cần một cuộc cách mạng vì phẩm giá không? Nhìn qua tình hình Việt Nam và Ukraine chúng ta thấy: Dân chúng Việt Nam cũng đau khổ, rên siết dưới chế độ độc tài; Tổ quốc Việt Nam cũng đang đối diện với nạn xâm lược từng phần của Trung Quốc. Nhưng điều khác biệt cơ bản và thật đau lòng như lời thú nhận của một nhà nghiên cứu sử đã rất lớn tuổi: “Dân khí nước ta thời nay bệ rạc nhất trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc. Có một dân tộc nào, mà ngày lễ tưởng niệm những chiến sĩ đã chết vì nước mình đã phải huỷ bỏ vì ý muốn của một nước khác? Quan khí đã thế còn dân khí thì sao? Đa số người dân nhìn thấy lãnh đạo ươn hèn, nhìn thấy cảnh mất nước đang diễn ra ngay trước mắt nhưng vẫn chỉ… dửng dưng sống như thường ngày”.

Nhận xét của bác sử gia đó đã được chứng nghiệm quá nhiều lần trong lịch sử dân tộc ta và nhiều dân tộc khác: Khi công dân đa số là người khiếp nhược, thì dân tộc đó trước sau gì cũng bị lệ thuộc. Cha ông ta không viện lý do “Địch mạnh ta yếu” để dâng nhượng chủ quyền cho ngoại bang. Chúng ta tuy nhỏ, chúng ta tuy yếu, nhưng đã từng chiến thắng những triều đại lừng lẫy nhất của Trung Hoa. Rõ ràng mưu trí và đảm lược của dân tộc không chỉ dựa vào vũ khí. Ngọn lửa sôi sục trong tim cha ông chúng ta là phải bảo vệ bằng được danh dự của đất nước và phẩm giá của dân tộc, của các thế hệ đang sống và các thế hệ con cháu mai sau.

Ngày nay, dân tộc chúng ta đang nhìn phẩm giá của người Việt nói chung ở mức nào? Chuyện xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật ở Dương Nội, không phải trong bóng tối! Nó tàn nhẫn đến lạnh lùng. Trên cái khoảng đất trống đã bị quy hoạch, người phụ nữ lập bàn thờ trên những miếng lá chuối với gạo muối và những nén nhang, bà cố gắng một cách tội nghiệp để chứng tỏ quyền sở hữu mảnh đất của mình. Thế rồi đột nhiên giữa một đám công an lởn vởn chung quanh, một gã côn đồ cầm trên tay một khúc cây to, nhào đến quất mạnh vào đầu người phụ nữ đến bật máu tươi. Hắn đánh người đàn bà đáng thương đó như đánh một con vật ngay trước mặt những kẻ gọi là “đại diện cho luật pháp”.

Cảnh tượng trên đâu có bình thường, không bình thường một chút nào! Nhưng nó lại xảy ra rất thường ở hầu như mọi nơi, mọi chỗ trên đất nước Việt Nam. Có ai còn nhớ cảnh hai mẹ con khoả thân giữ đất, bị công an Cần Thơ kéo lê như kéo hai con vật giữa buổi trưa nắng gắt? Có ai còn nhớ cảnh công an dúi thuốc lá vào mặt mẹ của blogger Hoàng Vi? Và có ai còn nhớ những giọt nước mắt của Hoàng Vy khi cô bị làm nhục trong đồn công an? và biết bao những vụ tương tự.

“Phản kháng là nền tảng thực sự của tự do. Những kẻ dễ bảo hẳn phải là nô lệ”.

Tôi nghĩ đến Đặng Xuân Diệu và các tù nhân lương tâm khi nhớ đến câu nói trên của triết gia người Mỹ, ông Henry David Thoreau, người đã cống hiến cả đời cho sự nghiệp giải phóng người nô lệ da đen. Đặng Xuân Diệu từ lúc bị kết án 13 năm tù trong phiên toà sơ thẩm ngày 9/01/2013 chưa bao giờ coi mình là một tù nhân. Dù bị cán bộ trại giam o ép, trấn áp anh vẫn khẳng định mình vô tội và từ chối mặc áo phạm nhân. Đặng Xuân Diệu tự khẳng định mình: Không phạm tội thì không mặc áo tù. Anh vẫn cứ là chàng trai mà cả làng yêu mến quý trọng; vẫn là người anh của những học sinh nghèo; vẫn là người con của những người tàn tật già nua mà anh từng giúp đỡ; và vẫn là người trai ái quốc của một dân tộc đang chịu nhiều tai ương.

Người khác nữa là ông Vi Đức Hồi vừa được thả ra tuần qua. Ngày 3/4/14 công an trại giam đến ép buộc ông ký giấy xin khoan hồng và cam kết từ bỏ đấu tranh để được đặc xá; ông Vi Đức Hồi đã khẳng định với họ rằng ông sẽ chấp nhận ngồi tù cho đến khi mãn hạn, ông không chấp nhận việc đổi chác trên sự tự do của cá nhân ông.

Kế đến là trường hợp ông Nguyễn Hữu Cầu, mỗi năm đến thời điểm, cán bộ trại giam đều đưa cho phạm nhân giấy để viết kiểm điểm. Hình thức này được coi như là cơ hội cho các tù nhân, nếu thành khẩn nhận tội họ có thể được giảm án. Tuy nhiên, mỗi lần nhận giấy ông Nguyễn Hữu Cầu lại dùng để viết thư cho vợ con. Khi cán bộ trại hạch hỏi, người tù Nguyễn Hữu Cầu đã trả lời lại bằng chất giọng bình dị nam bộ: “ở đây hổng có cái truyền thống ziếc xin đặc xá”. Trong mấy tuần qua, chúng ta đã được nghe bài hát “Khoẻ re như con bò kéo xe” của người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu. Ông cầm đàn nghêu ngao, hát bằng hết cả tấm lòng. Những thông điệp của người bạn tù, lúc uất ức đã quát vào mặt quản giáo; những câu đơn giản thôi, mà chợt nghe sao xúc động lạ lùng: “Nước tan, tan đảo, tan nhà, bây đà phá hết, chết thà sướng hơn”. Khí tiết của người bạn tù, đặc biệt những người đã qua đời, đã nâng đỡ tâm hồn Nguyễn Hữu Cầu.

Cách sống của những người tù hôm nay: thầy Đinh Đăng Định, anh Đặng Xuân Diệu, ông Vi Đức Hồi, ông Nguyễn Hữu Cầu… mỗi ngày đã thêm sức, đã truyền cho chúng ta niềm tin và hy vọng. Đó là những nhân cách đã đưa đất nước vượt bao nguy nan sóng gió suốt năm ngàn năm lịch sử. Chính vì vậy mà cuộc cách mạng vì phẩm giá ngày nay rất cấp thiết. Nó là nền tảng cho mọi nỗ lực khác, từ bảo vệ đất nước, đến chận đứng các băng hoại xã hội, và giật đứt các xích xiềng độc tài.

Đó là món nợ mà thế hệ chúng ta phải trả cho cha ông và cho các thế hệ tương lai.
  Nguyệt Quỳnh 
  (Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự)

Quan chức Trung Quốc “sống trong sợ hãi” khi ông Tập chống tham nhũng

Tướng Xu (phải) trong một lần nói chuyện với ông Bạc Hy Lai
Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình xử kỷ luật nặng các cán bộ cao cấp bị nghi tham nhũng, để cơ cấu người có tư tưởng đổi mới vào các vị trí chủ chốt trong đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), chính phủ và quân đội.
Đây là thông tin từ hai nguồn tin của Reuters, được cho là có quan hệ với ban lãnh đạo Trung Quốc. Họ nói ông Tập hy vọng loại bỏ quan tham và người chống đổi mới sẽ giúp ông củng cố quyền lực, thay đổi nền kinh tế đang giảm tốc tăng trưởng, cải tổ hệ thống tư pháp và quân đội. Ông quan niệm những cải tổ này là cần thiết để duy trì quyền lãnh đạo của CPC.
Nguồn tin này cho biết ông Tập chuẩn bị sắp xếp cho một số cán bộ ở tỉnh duyên hải Triết Giang (miền đông), nơi ông Tập từng làm bí thư từ năm 2002 đến 2007, vào các vị trí chủ chốt trong những năm tới. Một nguồn tin nói: “Mục tiêu của công cuộc chống tham nhũng là đưa người của ông và các cán bộ có tư tưởng thay đổi vào các vị trí chủ chốt để thúc đẩy công cuộc cải tổ”.
Nguồn tin thứ hai nói ông Tập quyết tâm ngăn chặn đại dịch tham nhũng để khôi phục niềm tin của nhân dân đối với CPC. 7 nguồn tin được phỏng vấn đều giấu tên vì nói ra chủ trương của CPC.
Nguồn tin khác gặp ông Tập trong năm nay, dẫn lời ông nói rằng, công cuộc cải tổ “rất khó khăn”, do có sự phản đối từ những doanh nghiệp nhà nước, cùng tầm ảnh hưởng của các lãnh đạo lão thành và con cái của họ, vốn được gọi là “con ông cháu cha”.
Các doanh nghiệp và nhóm “hoàng tử đỏ” được hưởng nhiều ưu đãi nên gần như nắm độc quyền một số lĩnh vực, tức đi ngược nỗ lực của Bắc Kinh muốn tách kinh tế khỏi sự lệ thuộc vào ngành công nghiệp nặng đầu tư, để tiến nhiều hơn vào lĩnh vực sáng tạo và tiêu dùng.
Về mặt pháp lý, ông Tập muốn có những thay đổi vốn cần hạn chế sự can thiệp của đảng vào hầu hết các vụ xử án (ngoại trừ các vụ nhạy cảm về chính trị) nhưng vẫn phải nỗ lực hơn nữa, để xử lý những vụ xét xử oan sai khiến quần chúng nhân dân phẫn nộ, theo các chuyên gia pháp lý.
Tìm cán bộ giỏi ở Triết Giang
Một nguồn tin nói khi tìm người tin cậy để giao việc, ông Tập sẽ trông vào các cán bộ có tư tưởng đổi mới, từ nơi ông từng học là Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh và ở các tỉnh khác. Nhưng địa bàn tuyển dụng chính của ông sẽ là tỉnh Triết Giang (gần Thượng Hải, ở phía nam). Tỉnh này được xem là có tư tưởng tiến bộ, là bộ mặt của công cuộc cải tổ kinh tế hờ sự tập trung đông các công ty tư nhân, giúp Trung Quốc trở thành một “đại xí nghiệp” của thế giới.
Ngoài việc lấy nguồn cán bộ Triết Giang vào CPC, chính phủ và quân đội, ông Tập cũng đưa họ tới các tỉnh khác làm việc. Bí thư tỉnh ủy Triết Giang là ông Xia Baolong, một đồng minh của ông Tập, là ứng cử viên sáng giá để nhận một công việc đầy thách thức: lãnh đạo vùng Tân Cương trong năm nay hoặc năm 2015. Sau đó ông có thể trở thành ủy viên Bộ Chính trị vào năm 2017 (các nguồn tin cho biết).
Theo hai nguồn tin thân cận quân đội, một trợ lý thân cận của ông Tập là Zhong Shaojun (người Triết Giang), cuối năm nay có thể được cơ cấu vào Quân đội Nhân dân giải phóng (PLA). Năm ngoái, ông Tập bất ngờ phong hàm đại tá cho ông Zhong, một cán bộ dân sự lâu nay, khi ông chỉ định ông Zhong làm phó chủ tịch Văn phòng trung ương của Quân ủy trung ương, nơi có nhiệm vụ xếp lịch làm việc và các chuyến thăm những cơ sở quân sự quanh Trung Quốc cho ông Tập và các lãnh đạo quân sự cấp cao.
Cách bố trí công việc này khiến ông Zhong là người của ông Tập ở PLA. Các nguồn tin nói ông Zhong, 45 tuổi, có thể được phong hàm trung tướng trong năm nay hoặc năm 2015. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, ông Zhong và Văn phòng Tổ chức CPC (nơi bố trí, thăng cấp cho cán bộ), đều từ chối bình luận.
“Sống trong sợ hãi”
Cuộc điều tra chống tham nhũng lớn nhất mà ông Tập chỉ đạo thực hiện liên quan cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang, người đang bị quản thúc tại gia. Bắc Kinh chưa có tuyên bố chính thức nào về ông Chu, người đã về hưu, thôi làm ủy viên thường vụ Bộ Chính trị CPC, hoặc về cuộc điều tra đối với ông.
Ngày 30.3, Reuters đưa tin hơn 300 người thân cận, nhân viên và họ hàng của ông Chu đã bị bắt hoặc bị lấy lời khai từ cuối năm 2013. Đây được xem là vụ tai tiếng tham nhũng lớn nhất Trung Quốc từ hàng chục năm nay.
Từ khi làm Tổng bí thư CPC hồi tháng 11.2012 rồi làm Chủ tịch Trung Quốc hồi tháng 3.2013, ông Tập, 60 tuổi, luôn cảnh báo tham nhũng đe dọa sự tồn vong của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Các nguồn tin thân cận giới lãnh đạo nói: từ đó, nhiều đảng viên, cán bộ chính phủ và sĩ quan quân đội sống trong sợ hãi. Khoảng 10 cán bộ có hàm thứ trưởng đang bị điều tra, riêng trong việc điều tra Chu Vĩnh Khang. Trong đó có các cựu lãnh đạo năng lượng quốc gia PetroChina và công ty mẹ là Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC). Những người này có liên quan đến ông Chu khi ông nắm lĩnh vực dầu khí.
Một nguồn tin cho biết: hơn 30% cán bộ công chức và sĩ quan đều dính líu các dạng thức tham nhũng, theo một tài liệu lưu hành nội bộ của CPC năm 2013. Nguồn tin này nói đã được xem bản sao của tài liệu ấy, không nói vì sao cuộc thống kê lại đi đến kết luận trên.
Các nguồn tin nói ông Tập chưa gặp phải sự phản đối nào về cuộc ngăn chặn tham nhũng, từ các cán bộ lão thành hoặc những người khác sợ sau ông Chu sẽ đến lượt họ bị điều tra. Nhưng ông Tập cũng chỉ có thể xử lý kỷ luật một số ít người, theo một nguồn tin thường gặp ông Tập: “Chính quyền sẽ bị tê liệt nếu Chủ tịch Tập sa thải tất cả quan tham”.
Công cuộc chống tham nhũng cũng nhắm vào quân đội vốn có 2,3 triệu quân. Tháng trước, các ngồn tin cho biết tướng Xu Caihou 70 tuổi đang bị quản thúc tại gia, vì đã can thiệp vào cuộc điều tra trung tướng Gu Junshan, phó Cục trưởng Cục hậu cần PLA, người đã bị buộc tội tham nhũng, theo Tân Hoa Xã ngày 31.3. Các nguồn tin nói Gu đã “ăn hối lộ” của các sĩ quan muốn được thăng quân hàm.
Tướng Xu đã thôi làm phó chủ tịch Quân ủy trung ương hồi năm ngoái để về hưu và thôi làm ủy viên Bộ Chính trị từ năm 2012. Ông là một trong những người ủng hộ Gu lên chức, từ đó bị liên lụy, do phớt lờ hoặc ít ra không tố cáo những sai phạm của Gu.
Theo chỉ đạo của ông Tập, PLA đã kiểm tra-thay biển số mới cho xe của quân đội, ngăn chặn việc chiếm dụng nhà của quân đội trái phép và “mua quan  bán chức”. Nhưng các nguồn tin nói ông Tập có thể sẽ không xử lý tất cả các sĩ quan “mua” chức tước, mà ông sẽ sử dụng sai phạm này để buộc họ chấp thuận đổi mới nhiều hơn.
Họ cũng nói ông Tập chưa quyết định truy tố ông Chu Vĩnh Khang và tướng Xu hay không. Tướng Xu đang được chữa bệnh ung thư.
David Zweig, nhà phân tích chính trị Trung Quốc ở Đại học Khoa học - Công nghệ Hồng Kông, nói: “Việc này cho thấy nếu xử được những người như ông Chu, ông Tập cũng có thể xử kỷ luật bất kỳ ai. Nó cho các cán bộ biết, rằng nếu ông Tập tiến hành công cuộc cải tổ mà họ không thích nhiều, thì tốt nhất họ vẫn nên tham gia”.
Trần Trí (theo Reuters)
(Một Thế giới)

“Dâm đãng viên” báo Tuổi Trẻ Bạch Thị Hoàn cướp chồng, đẻ con rơi cho cán bộ Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM)



Sau khi Người Trong Cuộc phanh phui vụ quyến rũ, cướp chồng nhân viên Viettel của “phóng đãng viên” My Lăng báo Tuổi trẻ đã gây chấn động dư luận, đặc biệt là giới truyền thông. Qua lá thư ngỏ được bạn đọc cung cấp thông tin về một câu chuyện táng tận lương tâm cũng lại do phóng viên báo Tuổi trẻ gây ra. Tiếp bước “phóng đãng viên” báo Tuổi trẻ My Lăng là một “dâm đãng viên” khác cũng nhất quyết không chịu kém cạnh, mà có phần nhỉnh hơn khi sinh con rơi, lấy đó làm “thóp” để tống tiền, cướp chồng, quyết tâm phá nát gia đình người khác. Vâng, đó chính là Bạch Hoàn, phóng viên Ban Kinh tế báo Tuổi trẻ, đệ tử ruột của Trưởng ban Trần Xuân Toàn và cũng là một người cùng hội cùng thuyền với My Lăng trong nhóm “những người đàn bà cung nhân mã”...

Bạch Hoàn, phóng viên Ban Kinh tế, báo Tuổi trẻ
 Phóng viên Bạch Hoàn, tên thật là Bạch Thị Hoàn, cũng sinh năm 1986, bạn đồng niên với My Lăng, nhan sắc đều thập phần lả lướt như nhau, Thị Hoàn quê gốc Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2008, sau đó vào TPHCM lập nghiệp. Nhờ tài ăn nói khéo léo, lả lơi, nhan sắc dễ nhìn, Hoàn dễ dàng được anh Vũ Bình (khi ấy đang tạm chấp chưởng “quyền” Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ sau khi anh Lê Hoàng bị phế truất) đồng ý cho một chân cộng tác viên tại Ban Kinh tế, báo Tuổi trẻ vào đầu năm 2009. Với tài đeo bám tốt, lại được “giáo sư” Xuân Toàn tận tình kèm cặp, Thị Hoàn được Đức Hải đánh giá cao, đặc biệt trong lĩnh vực “đánh” các doanh nghiệp hàng tiêu dùng, xuất nhập khẩu, buộc các doanh nghiệp này phải “đóng thuế quảng cáo” cho tờ Tuổi trẻ mới được yên thân. Với tính tình kiêu ngạo, hiếu thắng, già mồm, không phóng viên nào của báo Tuổi trẻ khi ấy xem trọng Thị Hoàn, lại còn có tiếng xì xào vì Hoàn thường xuyên ăn mặc “thiếu vải” tháp tùng Xuân Toàn đi tác nghiệp ban đêm, thân mật trên mức đồng nghiệp. Nhiều tiếng xì xào là thế nhưng không biết ả “à ơi” thế nào với Tổng biên tập Đức Hải mà cuối năm 2010, Thị Hoàn vẫn được “bình bầu” để trở thành phóng viên tập sự của tờ Tuổi trẻ và đến tháng 10/2011 chính thức được Đức Hải “thông qua” và trở thành phóng viên chính thức, cánh tay đắc lực cho Trưởng ban Xuân Toàn, TBT Đức Hải trong các “phi vụ làm ăn” kinh tế.

Với những kiểu ăn mặc kiệm vải, diêm dúa và vốn tự có, Bạch Hoàn đã khai thác tối đa “thế mạnh” phục vụ Đức Hải, Xuân Toàn trong sự nghiệp làm kinh tế lẫn cuộc sống nhục dục đời thường
 Từ khi được nhận làm phóng viên tập sự cho tờ Tuổi trẻ, để chứng minh “tài năng” của mình, Bạch Hoàn hoạt động tích cực, năng nổ trong các phi vụ tìm điểm yếu để “đánh” doanh nghiệp hòng ghi điểm với Đức Hải, Xuân Toàn trong nhiều phi vụ. Trong đó phải kể đến một vụ mà chính là nguyên nhân để trở thành tai tiếng không thể gột sạch sau này, đó là phi vụ “đánh” doanh nghiệp nhà nước mang tên Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM). Giới phóng viên Tuổi trẻ đều biết, để tìm tư liệu đánh doanh nghiệp không đâu nhanh bằng khai thác các chuyên viên công nghệ thông tin, nắm vững “bí kíp” này, Bạch Hoàn đã lân la làm quen, “bắt sóng” thành công với Nguyễn Văn Tuyên, cán bộ của Tổng công ty VICEM vào đầu năm 2011. Với vai trò phụ trách công nghệ thông tin, Tuyên nắm trong tay cả một kho tàng tài liệu mà Hoàn và báo Tuổi trẻ đang thèm khát.

Nguyễn Văn Tuyên, cán bộ CNTT Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) đã rơi vào cạm bẫy ngọt ngào của phóng viên Tuổi trẻ Bạch Hoàn
 Khi ấy Nguyễn Văn Tuyên đã có gia đình yên ấm theo đúng chuẩn cán bộ nhà nước với một vợ và 2 cô công chúa kháu khỉnh. Sự nghiệp ổn định với tương lai đầy hứa hẹn, chuẩn bị được đứng vào hàng ngũ của Đảng, lại được Phó Tổng Giám đốc Trần Việt Thắng tin dùng và thường xuyên nâng đỡ, cất nhắc. Nhưng trước kiểu đong đưa của Bạch Hoàn, Tuyên đã không giữ đúng phẩm chất của một cán bộ công chức Nhà nước mà đã dễ dàng sa ngã, quỳ gối trước những thú vui nhục dục thấp hèn mà “gái ngoan chuyên nghiệp” Bạch Hoàn mang lại. Sau vài chuyến bay bắc-nam, nơi hẹn hò của cặp đôi là khách sạn kín đáo nên rất ít người biết, kể cả những người thân thiết với Bạch Hoàn bên trong tòa soạn Tuổi trẻ đầy tà khí, vợ và gia đình Tuyên thì lại càng không biết, không hay. Thế là mọi bí mật kinh doanh của Tổng công ty Vicem, kể cả những báo cáo tài chính nội bộ đều được Tuyên “phun ra” trên bụng người đẹp.

Bạch Hoàn tỏ ra khôn ngoan khi chuyền quả bóng “VICEM” cho đồng nghiệp Nguyễn Vũ Thanh Hiền ghi bàn
 Toàn bộ thông tin, tài liệu lấy được từ Tuyên, Bạch Hoàn gian manh không trực tiếp làm bài mà tuồn cho Trưởng ban Xuân Toàn để giao cho ả phóng viên kỳ cựu Nguyễn Vũ Thanh Hiền (mang một đống bút danh Trần Vũ Nghi, T.V.N, Quỳnh Khôi). Có thể điểm một số bài báo Tuổi trẻ “đánh” ngành xi măng mang đậm dấu ấn Bạch Hoàn và tay trong Nguyễn Văn Tuyên) thông qua tay bút Trần Vũ Nghi: “Đến lượt nhà máy ximăng đổ nợ” (báo Tuổi trẻ số ra ngày 19/6/2012), “Nhà máy ximăng lỗ, Nhà nước gánh nợ” (báo Tuổi trẻ số ra ngày 20/6/2012). Trong bài báo có trích “Nguồn tin từ Vicem cho biết trong năm 2011, Vicem đã phải trả nợ khoảng 4.100 tỉ đồng và dự kiến năm 2012 con số phải trả lên tới 4.900 tỉ đồng. Tùy theo từng năm, số tiền phải trả của Vicem cho các dự án sẽ được cân đối lại, nhưng muốn hết nợ may ra đến năm 2018 mới xong”. Vâng, bạn đọc giờ mới biết “nguồn tin” ấy chính là Nguyễn Văn Tuyên và lấy được từ căn phòng khách sạn ngập tràn mùi dâm dật theo đúng văn hóa báo Tuổi trẻ.

Đoạn nhấn mạnh trong bài viết “đánh” Tổng công ty VICEM tơi tả của báo Tuổi trẻ là do tay trong Nguyễn Văn Tuyên “phun ra” trên bụng người đẹp Bạch Thị Hoàn
 Kết quả của mối quan hệ “hữu cơ” giữa Bạch Thị Hoàn và Nguyễn Văn Tuyên là Thị Hoàn đã cấn thai từ tháng 10/2011 vì chỉ thích đi “chân trần trên cát”, khi được biết là bé trai, Tuyên mừng lắm vì đã hoàn thành “trách nhiệm cho dòng họ”, sẽ không phải ngồi chiếu dưới trong những buổi tiệc gia đình theo truyền thống bắc bộ. Khác với Nguyễn Đình Bình của My Lăng Xinh Đẹp, Tuyên khuyến khích Thị Hoàn giữ lại cái thai và đó cũng là “tâm nguyện” của Hoàn theo câu “Đánh đĩ 9 phương cũng chừa 1 phương để lấy chồng” nhưng ở đây nói đúng thì phải là “cướp chồng người khác”. Nguyễn Văn Tuyên không hề biết được toan tính của Hoàn khi ấy mà chỉ biết rằng “gái ngoan” Bạch Thị Hoàn vì “tình yêu” nên chấp nhận làm “phòng nhì” để tặng cho Tuyên một cậu con trai để nối dõi tông đường với những điều kiện “hợp lý” là Tuyên phải lo cho 2 mẹ con có chỗ “chui ra chui vào” và thỉnh thoảng vào TPHCM thăm. U u mê mê, Tuyên phải dối vợ rằng vì “thua chứng khoán” nên cần tiền trả nợ và rao bán căn hộ căn hộ cao cấp tại tòa chung cư M3-M4, số 91 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội. Để đạt được mục đích “có chồng”, “có nhà”, Hoàn đã đạp lên dư luận việc có con mà không có chồng, “chuyện vặt, ai nói gì thì nói, tớ chấp hết!”, Hoàn tâm sự với Bảo Hân, cô bạn cùng khóa báo chí, hiện đang công tác tại Ban Kinh tế, báo Vietnamnet.

Với sự “giúp đỡ” từ cán bộ Tổng công ty xi măng Nguyễn Văn Tuyên, Thị Hoàn vừa có nhà, vừa có thai...

...lại vừa được báo Tuổi trẻ ban thưởng vì “có công” moi được thông tin mật để đánh ngành xi măng.
 Chuyện gì đến cũng đến, tháng 7/2012, Bạch Hoàn đẻ con trai đặt tên khai sinh là Nguyễn Hồng Phúc, Tuyên mừng lắm, giai đoạn 2012-2013 thường xuyên kiếm cớ “hội thảo kỹ thuật, tìm hiểu hệ thống phần mềm ERP” để thường xuyên vào nam thăm phòng nhì và cậu quý tử. Tòa soạn báo Tuổi trẻ cũng một giai đoạn xôn xao nhưng Bạch Hoàn không quan tâm đến chuyện ấy, chỉ tiết lộ cho TBT Phạm Đức Hải, Trưởng ban Xuân Toàn biết cha của đứa bé nhưng “giấu biệt” chuyện Tuyên đã có vợ cùng 2 con tại Hà Nội. Tháng 12/2012, trong lần nộp giấy khai sinh cho bé Phúc để làm hồ sơ miễn trừ gia cảnh, Bạch Hoàn dặn dò chị Trịnh Thị Lệ, nhân viên Văn phòng báo Tuổi trẻ cố gắng “giữ bí mật” giúp Hoàn, nhưng bảo miệng đàn bà giữ bí mật thì kết quả thế nào ai cũng rõ, cuối cùng thì cả tòa soạn đều biết chuyện nhơ bẩn của Bạch Hoàn và xôn xao bàn tán. Để “bảo vệ” nội bộ, Đức Hải lấy lý do “tự do cá nhân”, cấm tiệt mọi người bàn tán về chuyện này và tất nhiên Đức Hải cũng không dám đưa Bạch Hoàn vào diện kết nạp Đảng, cũng không dám trao tặng Hoàn bất kỳ danh hiệu thi đua nào của báo Tuổi trẻ từ khi xảy ra sự việc.

Nắm được thóp Nguyễn Văn Tuyên, Bạch Hoàn bắt đầu đòi hỏi quyền lợi, và tấn bi kịch của Tuyên bắt đầu từ đây…
 Sau khi sinh em bé, Nguyễn Văn Tuyên bắt đầu vất vả trước các đòi hỏi của Hoàn, ngoài chuyện thường xuyên “ghen” với vợ chính thức và 2 đứa con ruột của Tuyên thì Hoàn luôn miệng cằn nhằn, rỉa rói mỗi khi Tuyên thiếu sự quan tâm. Ngay cả khi gọi điện mà Tuyên lỡ tắt máy hoặc không nghe thì Thị Hoàn cũng bù lu bù loa, lôi cậu con trai ra chì chiết: “đồ bội bạc, chỉ biết đến vợ con nhà anh, không lo gì cho thằng Tý!”. Tháng 6/2013, sau khi Tuyên chuyển tiền “đợt cuối” qua tài khoản Vietcombank của “cậu em” Bùi Lê Thế Kiệt với lý do rất “chiến thuật” theo yêu cầu của Hoàn là “thanh toán tiền vay của Bạch Hoàn”, Bạch Thị Hoàn đã đứng tên mua căn hộ tại Chung cư Thái An (đường Nguyễn Văn Quá, Quận 12, TPHCM).

Bạch Thị Hoàn đắc chí khi vừa lập công cho báo Tuổi trẻ, vừa được “chồng” lại vừa được nhà
 Lúc này, Tuyên cũng gần như trắng tay, cặm cụi cày cuốc để lo cho 6 miệng ăn của cả 2 gia đình. Nhưng những đòi hỏi quá đáng của Thị Hoàn vẫn chưa dừng lại, ngoài chuyện bắt Tuyên tiếp tục phải cung phụng vật chất, Hoàn còn bắt buộc Tuyên phải tìm cách ly dị vợ để toàn tâm toàn ý lo cho quý tử, phải đưa quý tử về ra mắt gia đình bên nội, nhận mặt họ hàng. Hết sức chịu đựng, Tuyên nói thẳng là ngày càng yêu vợ, tình cảm với Hoàn hầu như không còn khi suốt ngày phải chịu đựng những đòi hỏi, xỉ vả. Ba máu sáu cơn, Hoàn chửi thẳng vào mặt Tuyên: “Người ta có bồ thì li dị vợ để đến với bồ còn anh thà bỏ con chứ không dám ly dị vợ! Anh là thằng đểu, thằng tồi, là thằng vớ vẩn!”. Tuyên lúc này đã quá chán nản, chấp nhận nghe chửi để yên phận bên gia đình, nhưng với bản tính của Hoàn thì chẳng thể nào chấp nhận. Mỗi ngày đều đặn, Tuyên vẫn phải nhận những tin nhắn xỉ vả từ cô bồ phóng viên báo Tuổi trẻ, dù đã đổi số biết bao lần, nhưng không biết cách nào Thị Hoàn vẫn tìm ra số mà nhắn: “Cứ ủ ấm cho vợ đi. Cứ mua thật nhiều thứ cho vợ đi. Cứ hạnh phúc bên nhau đi. Rồi anh sẽ phải trả giá. Đồ tồi!”. Và cuối năm 2013, Tuyên giật bắn mình khi tiếp tục nhận được tin nhắn: “Cho anh biết, anh Thắng, tổng giám đốc của anh hôm nay sẽ cafe với em. Em sẽ cho anh nếm trải để biết dư luận là thế nào. Bắt đầu nhé!”.

Nguyễn Văn Tuyên bắt đầu phải trả giá bởi những đòn thù của Bạch Thị Hoàn, “dâm đãng viên” của  báo Tuổi trẻ
 Nguyễn Văn Tuyên biết rõ “anh Thắng” mà Hoàn nhắc đến không ai khác là ông Trần Việt Thắng, người vừa được bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Tổng công ty VICEM vào tháng 9/2013. Lúc này Tuyên mới ngã ngửa lý do tại sao mỗi khi đổi số điện thoại thì Bạch Hoàn đều biết và “truy sát” mình qua tin nhắn. Thì ra, sau khi “khai thác” Tuyên chán chê, Hoàn đã “bắc cầu” qua vị tân Tổng Giám đốc này từ lúc nào, mọi động tĩnh của Tuyên đều được “anh Thắng” thông báo cho Thị Hoàn. Trong khi đó Tuyên vẫn đang mơ mộng đến tương lai tốt đẹp khi chuẩn bị làm hồ sơ kết nạp Đảng đồng thời được “anh Thắng” hứa hẹn đề bạt chức danh Trợ lý Tổng Giám đốc. Chưa biết Tuyên sẽ bị xử lý thế nào khi chuyện tiết lộ bí mật kinh doanh của Tổng công ty bị lộ, nghiêm trọng hơn cả là hạnh phúc gia đình có nguy cơ sụp đổ chỉ vì một người đàn bà lăng loàn mang thương hiệu của báo Tuổi trẻ.

Tổng giám đốc Vicem – “tay chơi” Trần Việt Thắng sẽ vì “gái một con” Bạch Hoàn mà đâm sau lưng cấp dưới Văn Tuyên?
 Với nhan sắc “gái một con trông mòn con mắt”, Bạch Thị Hoàn đã nhận được sự “giúp đỡ” của Tổng giám đốc Vicem Trần Việt Thắng để thực hiện “lời hứa” sẽ cho Tuyên nếm quả đắng, tán gia bại sản. Cuối tháng 3/2014, Bạch Thị Hoàn đã thông qua bạn học cùng khóa tại Học viện Báo Chí & Tuyên truyền là Đinh Hạnh, hiện đang là Biên tập viên ở VTV để liên hệ Biên tập viên Lê Bình, Đài truyền hình Việt Nam (cô biên tập viên VTV nổi tiếng với phát ngôn “cái bọn điên này” trên sóng trực tiếp mà ai cũng biết) để xin việc tại VTV với lý do: “Vì lý do gia đình, con cái nên muốn chuyển ra Hà Nội sinh sống”. Với kinh nghiệm hơn 5 năm làm báo lĩnh vực kinh tế tại một môi trường làm báo “chuyên nghiệp” và “bài bản” là báo Tuổi Trẻ, Bạch Hoàn dễ dàng được Lê Bình đồng ý, tạo điều kiện cho Hoàn chọn bất kỳ vị trí nào, ở bất kỳ văn phòng nào, chuyện này BBT báo Tuổi trẻ vẫn còn chưa ai biết, ngay cả Đức Hải, Xuân Toàn, những kẻ thân cận một thời.

Biên tập viên Lê Bình ngoài phát ngôn nổi tiếng trên sóng trực tiếp còn được nhiều người biết đến với sự “thiếu iode” trong vai trò điều hành chương trình “Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời” trên VTV
 Dẫu được Lê Bình hứa hẹn, nhưng vốn tính “chu đáo”, Bạch Hoàn vẫn phải lo bọc hậu, nếu thử việc ở VTV có lỡ bị out thì vẫn còn đường đường chính chính ở lại báo Tuổi trẻ nên xin Lê Bình cho thử việc tại TPHCM và giữ kín chuyện Hoàn đang thử việc ở VTV. Thông tin có thể kiểm chứng qua số điện thoại BTV Lê Bình, số: 0983224994. Không biết Lê Bình nghĩ sao khi biết nguyên nhân thật sự mà Thị Hoàn xin chuyển về Hà Nội trong khi bằng “đồng lương” của báo Tuổi trẻ, suốt ngày ăn chơi nhảy múa mà vẫn có thể tậu được nhà, mua được xe, iphone, ipad không thiếu thứ xa xỉ phẩm nào?

Gái một con Bạch Hoàn sẽ “trị” Nguyễn Văn Tuyên đến nơi đến chốn trước khi theo đuổi niềm vui mới

Vốn bản tính trâng tráo, Bạch Hoàn không những không biết xấu hổ mà suốt ngày lấy chuyện người khác ra để bêu rếu, dù mình còn xấu xa gấp trăm lần. Ngay tại tòa soạn, chuyện My Lăng đã trở thành nỗi nhục, phải xin nghỉ phép để “dưỡng thương” đã trở thành đề tài để mọi người bàn tán, trong đó “năng nổ” nhất phải kể đến Bạch Hoàn, nào đã hết, Hoàn còn khui ra chuyện một cán bộ nam phòng Morasse là Nhật Toàn cũng có con rơi, cũng bị lộ khi nộp giấy khai sinh cho con nhằm miễn trừ gia cảnh, rồi những chuyện tổng hành dinh 60A náo loạn vì những lần đánh ghen tóe lửa của vợ, chồng những phóng viên, đảng viên báo Tuổi trẻ mà chúng tôi sẽ tiết lộ vào những dịp sắp tới.

Giới thiệu với độc giả một số hình ảnh của phóng đãng viên Bạch Hoàn, báo Tuổi trẻ (nguồn: Facebook):

Bạch Hoàn có cuộc sống sung túc,...

...thời trang hàng hiệu nhờ tài vạ vật dâm đãng chứ dứt khoát không phải bằng “đồng lương” của báo Tuổi trẻ!

Sẵn sàng “tốc váy” khi có cơ hội?

Đứng bến Tuổi trẻ dòm bến VTV để đạt mục đích trả thù “chồng”?

Ngoài Hoài Phong, My Lăng, Bạch Hoàn thì còn bao nhiêu “phóng đãng viên” của báo Tuổi trẻ sẽ bị lôi ra ánh sáng?

Nguyễn Văn Tuyên phải trả giá, thân bại danh liệt vì cũng thuộc loại xấu xa (vừa phi phạm nguyên tắc công ty tuồn lài liệu mật cho báo Tuổi trẻ, vừa ngoại tình) âu cũng là cái giá phải trả cho sự sa đọa của bản thân, nhưng Người Trong Cuộc cho rằng “gieo nhân nào ắt gặt quả ấy”, tin chắc, cô “dâm đãng viên” của báo Tuổi trẻ Bạch Thị Hoàn và cả bộ sậu báo Tuổi trẻ ắt sẽ phải nhận những hậu quả đích đáng cho những chiêu trò hạ cấp của mình.

Người Trong Cuộc
Theo những người nham hiểm

Nóng: Bao vây 20 đối tượng Tân Cương tấn công cửa khẩu Bắc Phong Sinh

Sự việc xảy ra vào khoảng 12 giờ trưa nay, 18.4 tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh (huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh). Theo thông tin ban đầu, vụ việc khiến ba người Trung Quốc thiệt mạng và hai cán bộ an ninh Việt Nam bị thương nặng.

Người Trung Quốc cướp súng, bắn xối xả tại cửa khẩu
Người Trung Quốc cướp súng, bắn xối xả tại cửa khẩu

15 giờ 05 phút, thiếu tướng Vũ Chí Thực – Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh khẳng định với Một Thế Giới: “Không có chuyện các đối tượng người Trung Quốc trên là phần tử khủng bố Tân Cương. Hiện, các lực lượng chức năng đang căng thẳng giải quyết vụ việc. Đã có 4, 5 người đang nằm đây rồi”.

14 giờ 50 phút, PV đang có mặt tại hiện trường cho biết lực lượng chức năng Việt Nam đã bắt giữ được một đối tượng và bịt mặt đưa ra ngoài. Một số đối tượng còn lại vẫn đang cố thủ trong cửa khẩu. Lực lượng chức năng Trung Quốc cũng đã có mặt.

Theo báo Tiền Phong biết: Khoảng 20 phần tử khủng bố người Tân Cương, Trung Quốc bất ngờ tấn công cửa khẩu Bắc Phong Sinh, Hải Hà, Quảng Ninh. Lực lượng chức năng đã bắt giữ 4-5 đối tượng.

Thông tin chúng tôi được biết, vụ việc đặc biệt nghiêm trọng này xảy ra vào khoảng 12 giờ trưa ngày 18.4 tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh thuộc địa bàn xã Quảng Đức, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh.

Thông tin PV xác nhận từ các cơ quan chức năng cho hay, vào cuối buổi sáng nay, lực lượng an ninh tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh phát hiện 16 người Trung Quốc, gồm 10 nam, 4 nữ và 2 trẻ em tìm cách nhập cảnh trái phép.

Ngay khi phát hiện sự việc, lực lượng an ninh đã yêu cầu vào làm việc và làm thủ tục để trao trả lại phía Trung Quốc.

Trong khi chờ làm thủ tục, bất ngờ một vài người đàn ông lợi dụng sơ hở của cán bộ cửa khẩu, cướp súng AK của một nhân viên an ninh và xả súng bừa bãi. Tình hình tại cửa khẩu hiện đang hỗn loạn, mọi người bị bất ngờ nên chỉ kịp chạy nấp.
Cửa khẩu Bắc Phong Sinh thuộc địa bàn xã Quảng Đức, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. Bên kia biên giới, chỉ cách một con sông nhỏ là Thị trấn Lý Phổ, thuộc Thành phố Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

Con số thương vong hiện vẫn chưa được cơ quan chức năng xác nhận. Tuy nhiên, theo nguồn tin riêng của PV, ít nhất có 2 cán bộ cửa khẩu Bắc Phong Sinh bị thương khá nặng, vẫn chưa được đưa ra khỏi hiện trường.

Trao đổi với phóng viên, thiếu tướng Vũ Chí Thực – Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh cho hay, ông đang có mặt tại hiện trường để chỉ đạo lực lượng xử lý sự việc.

Được biết, ông Lê Tiến Thanh, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh cũng đang có mặt tại khu vực cửa khẩu Bắc Phong Sinh chỉ huy phối hợp với các lực lượng giải quyết sự việc.

Cửa khẩu Bắc Phong Sinh
Cửa khẩu Bắc Phong Sinh15 giờ 05 phút, thiếu tướng Vũ Chí Thực – Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh khẳng định với Một Thế Giới: "Không có chuyện các đối tượng người Trung Quốc trên là phần tử khủng bố Tân Cương. Hiện, các lực lượng chức năng đang căng thẳng giải quyết vụ việc. Đã có 4, 5 người đang nằm đây rồi".
Thông tin riêng của PV cho hay, cho tới thời điểm hiện tại (14 giờ 20 phút ngày 18.4) sự việc vẫn đang được huy động lực lượng để khống chế, kiểm soát tình hình. Đã có 3 người Trung Quốc chết, trong đó có 1 người nhảy từ tầng 3 xuống đất thiệt mạng.
Ngoài các đối tượng cướp súng, có 3 phụ nữ cũng sử dụng dao đe dọa, đi nghênh ngang ở cửa khẩu.
(Theo Một Thế Giới, Dân Việt, Nông Nghiệp Việt Nam)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét