- Quận 7, TP Hồ Chí Minh: Chính quyền cấu kết doanh nghiệp tước đoạt tài sản của dân! (BaoMoi) - Nhà đất của dân không nằm trong quyết định thu hồi đất đã được phê duyệt. Nhà đầu tư cấu kết với chính quyền quận vẽ thêm đường “lưỡi bò” tạo ranh giới mới nhằm tước đoạt tài sản của dân. Tức nước vỡ bờ, nhiều người dân đội đơn đi khiếu kiện vượt cấp kéo dài. Chủ tịch nước có văn bản chỉ đạo UBND thành phố Hồ Chí Minh thanh tra xử lí vụ việc. Sự gian dối của một số cán bộ đã bị phơi bày, dư luận lên án những sai phạm cố ý làm trái của chính quyền, nhưng công lí vẫn chưa đến được với dân oan!…
- 'Trùm bất động sản' Đà Nẵng bị điều tra (BBC) - Ông Phan Văn Anh Vũ, người từng bị nêu tên trong kết luận của thanh tra chính phủ về sai phạm trong quản lý đất đai ở Đà Nẵng, bị tố cáo đã chiếm đoạt hơn 30 tỷ đồng.
- Chủ tịch nước lên tiếng vụ xử Phú Yên (BBC) - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chỉ đạo Tòa án và Viện Kiểm sát 'xử lý nghiêm' vụ 5 công an Phú Yên bị cáo buộc 'đánh chết dân'.
- Chủ tịch Việt Nam lên tiếng về vụ dùng nhục hình, luật sư ‘xúc động’ (VOA) - Một luật sư coi ông Trương Tấn Sang là 'vị cứu tinh' trong vụ án 5 công an bị cáo buộc dùng nhục hình, gây tử vong cho nghi can trộm cắp, nhưng nhận 'mức án nhẹ'.
- 'Tòa án chịu sức ép phải làm đúng' (BBC) - Luật sư Trần Vũ Hải bình luận về chỉ đạo của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đối với phiên tòa xử công an ở Phú Yên.
- Cẩm nang mới của Ân xá Quốc tế về phiên toà công bằng (VOA) - Cẩm nang dành cho luật sư và thẩm phán, nhưng phiên bản cũ xuất bản cách đây 15 năm, cũng đã được những người dân bình thường sử dụng để đòi hỏi quyền của mình
- Khi nào bộ trưởng phải từ chức? (BBC) - Ngoài báo chí luôn tố cáo rất mạnh, ở Anh còn có cơ chế để cho bộ trưởng từ chức rất đơn giản.
- Chuyện của những tù nhân ở Đất Mũi (RFA) - Câu chuyện xây dựng đê chắn sóng của những tù nhân tại Đất Mũi luôn ám gợi một thời mở cõi mà ở đó, những tù nhân, những người bị lưu đày phải giang vai gánh chịu một sứ mệnh vô cùng thiêng liêng: Sứ mệnh mở rộng bờ cõi!
- Những gì cản trở tiềm lực Việt Nam? (RFA) - Báo cáo về tình hình kinh tế Đông Á Thái Bình Dương do Ngân hàng Thế giới vừa công bố hôm Thứ Hai mùng bảy tại Singapore có một số lượng định rất đáng chú ý về những trở ngại khiến kinh tế Việt Nam chưa đạt hết tiềm lực của mình. Những trở ngại ấy là gì?
- Tham nhũng và hối lộ căn bệnh nan y (RFA) - Tham nhũng và hối lộ trong lĩnh vực công tại VN vẫn diễn ra tràn lan, đó là kết luận dựa trên chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở VN (PAPI) năm 2013 mới được công bố hồi đầu tháng.
- Có cần thiết phải giữ quốc tịch Việt Nam? (RFA) - Theo quy định trong Khoản 2, điều 13 Luật Quốc Tịch mới của VN ban hành năm 2008 quy định người Việt định cư ở nước ngoài không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam cho đến ngày 1/7/2014 thì sẽ mất quốc tịch.
- Sứ quán Mỹ 'hoan nghênh' việc thả TS Vũ (BBC) - Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội "hoan nghênh quyết định của chính quyền Việt Nam" trả tự do cho TS Cù Huy Hà Vũ, trong khi báo chí chính thống im lặng.
- Hà Nội vào danh sách Điểm đến hấp dẫn (BBC) - Hà Nội lần đầu tiên lọt vào danh sách Các điểm đến hàng đầu thế giới 2014 của website du lịch nổi tiếng TripAdvisor.
- HRW: 'TS Hà Vũ phải lưu vong' (BBC) - HRW nói chính quyền Việt Nam đưa TS Hà Vũ ra khỏi Việt Nam là muốn ông sống lưu vong mà lý do 'chữa bệnh' chỉ là một cách nói.
- Tổ chức EDLC vàBPSOS ra thông cáo chung về Tiến sĩ CùHuy HàVũ (VOA) - Tổ chức EDLC và Tổ chức Cứu Người Vượt Biển BPSOS ra tuyên bố chung về việc Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ được trả tự do tới Mỹ cùng vợ, luật sư Nguyễn thị Dương Hà
- 'Khó có chuyện ông Hà Vũ được trở về' (BBC) - Ông Cù Huy Hà Vũ khó có thể được xét quay trở lại Việt Nam, theo luật sư Nguyễn Văn Đài.
- Irvine không kết nghĩa với Nha Trang (BBC) - Thành phố thuộc Quận Cam, California bác đề xuất kết nghĩa với thành phố Việt Nam do phản ứng từ cộng đồng.
- Hải quân Hoa Kỳ giao lưu với sinh viên Đà Nẵng (BaoMoi) - (TNO) Trong 2 ngày 8 và 9.4, các sĩ quan, thủy thủ tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS John Mc.Cain của Hải quân Hoa Kỳ đã có những hoạt động giao lưu thể thao với sinh viên cũng như biểu diễn ca nhạc tại ĐH Bách khoa Đà Nẵng và Công viên biển Đông.
- Sinh viên ĐH Đà Nẵng giao lưu với hải quân Hoa Kỳ (BaoMoi) - TT - Nằm trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS McCain và tàu cứu hộ đa năng USNS Safeguard thuộc liên đội tàu khu trục 7 (hải quân Hoa Kỳ), sáng 8-4, thiếu tá Patrick Lahiff - luật sư hải quân Hoa Kỳ - có buổi nói chuyện với sinh viên Đại học Đà Nẵng về Công ước quốc tế về Luật biển.
- 'Chặt thêm vây cánh của Chu Vĩnh Khang' (BBC) - Trung Quốc loan báo một người thân tín của cựu ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang đã bị khai trừ đảng và cách chức.
- Phụ tá trùm công an Trung Quốc bị khai trừ khỏi đảng (RFA) - Thêm một phụ tá đắc lực của Cựu trùm công an Trung Quốc Chu Vĩnh Khanh vừa bị khai trừ khỏi đảng vì có những hành vi phạm pháp.
- Đạm động vật : Ăn nhiều rất hại sức khỏe (RFI) - Chế độ ăn giầu protéine hay giàu đạm, với các thực phẩm như thịt, cá hay sữa thường được đánh giá là rất có lợi cho sức khỏe. Thời gian gần đây, nhiều nghiên cứu báo động những hệ quả nghiêm trọng của thói quen ăn uống ưa chuộng các thực phẩm giầu đạm, làm gia tăng đáng kể nguy cơ ung thư và tuổi thọ giảm nghiêm trọng.
- Trung Quốc phản đối Hoa Kỳ bán chiến hạm cho Đài Loan (RFA) - Bộ Quốc Phòng Trung Quốc lên tiếng phản đối việc Hạ Viện Liên Bang Hoa Kỳ thông qua dự luật đồng ý bán cho Đài Loan 4 chiếc tầu chiến đã được hải quân Mỹ sử dụng.
- Biển Đông trong chính sách của Mỹ (BaoMoi) - (VTV Online) - Thượng viện Mỹ vừa đưa ra một Nghị quyết tái ủng hộ quan điểm của Chính phủ nước này về tự do hàng hải tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ trên biển.
- Mỹ không chấp nhận 'đường lưỡi bò' (BaoMoi) - Đó là khẳng định của thiếu tá Patrick Lahiff, Bộ phận luật quân sự, đơn vị hậu cần tây Thái Bình Dương của hải quân Mỹ tại buổi nói chuyện chuyên đề về Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) 1982 diễn ra vào ở ĐH Đà Nẵng, do hải quân Mỹ tổ chức.
- Mỹ kêu gọi TQ duy trìmôi trường an ninh ổn định trong khu vực (VOA) - Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel kêu gọi Trung Quốc duy trì một môi trường an ninh ổn định trong khu vực để tiếp tục hợp tác phát triển kinh tế
- Đằng sau việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm tàu sân bay Liêu Ninh (BaoMoi) - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel hôm 7/4 đã tới Thanh Đảo (Trung Quốc) thăm tàu sân bay Liêu Ninh. Đây là chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm Trung Quốc 4 ngày của ông Hagel theo lời mời của Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn.
- "Chiến tranh toàn diện ở Biển Đông sẽ không xảy ra" (BaoMoi) - (GDVN) - Valencia cho rằng, thực sự Mỹ không có lợi ích an ninh cơ bản nào bị đe dọa trong khu vực Biển Đông.
- Quay video bằng smartphone (BBC) - Chuyên gia về smartphone của BBC, Marc Settle hướng dẫn cách ghi hình đạt chất lượng phát sóng chỉ bằng điện thoại thông minh.
- Chính quyền đối thoại để tháo ngòi nổ phản kháng (RFI) - Sau hai tháng liên tiếp diễn ra các cuộc biểu tình phản đối chính phủ khiến 39 người chết và gần 700 người bị thương, chính quyền và đối lập Venezuela hôm qua 8/4/2014 đã phải ngồi với nhau để tìm giải pháp cho cuộc xung đột xã hội đang ngày càng trở nên quyết liệt và bạo lực hơn. Phiên họp đầu tiên được đánh dấu bằng những bất đồng gay gắt khiến các bên không thể thảo luận được vấn đề gì mà chỉ tập trung tố cáo lẫn nhau.
- Matxcơva đẩy Ukraina rơi vào hỗn loạn (RFI) - Trong bối cảnh tình hình giữa Ukraina và Nga đang căng thẳng hiện nay, nhật báo Le Monde trong bài xã luận mang tựa đề« Matxcơva đẩy Ukraina rơi vào hỗn loạn» đã nhận định : Kịch bản quen thuộc một cách tệ hại. Quen thuộc đến cả những chiếc nón trùm đầu che đi khuôn mặt của những người vũ trang tấn công vào các tòa nhà chính phủ hôm thứ Hai 07/04/2014, tại ba thành phố miền đông Ukraina.
- Kịch bản Crimée không thể tái diễn ở miền đông Ukraina (RFI) - Trong cuộc trưng cầu dâný ngày 11/3 vừa qua, đại đa số người dân trên bán đảo Crimée đã bỏ phiếu để được sáp nhập vào nước Nga. Bảy ngày sau đó, Crimée chính thức trở thành vùng đất tự trị thuộc Nga. Kịch bản được Tổng thống Nga Vladimir Putin chuẩn bị rất kỹ lưỡng đang có cơ tái diễn ở các vùng miền đông Ukraina.
- Ukraine ra tối hậu thư cho phe thân Nga (BBC) - Giới chức nói phe thân Nga ở miền đông phải đàm phán trong vòng 48 giờ.
- Lại bắt được tín hiệu ở Ấn Độ Dương (BBC) - Đội tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia Airlines mất tích lại bắt được thêm tín hiệu, được cho là có thể của hộp đen máy bay.
- Khủng hoảng Ukraina có thể buộc Mỹ xét lại sự hiện diện quân sự ở Châu Âu (RFI) - Các hoạt động quân sự của Nga tại bán đảo Crimée có thể dẫn đến việc xem xét lại sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở ChâuÂu. Đó là tuyên bố củaông Derek Chollet, phụ trách các vấn đề an ninh quốc tế của Bộ Quốc phòng Mỹ.
- Cúp C1 : Paris Saint-Germain vỡ mộng châu Âu (RFI) - Nắm trong tay ưu thế tỷ số sau trận thắng 3-1 ở trận lượt đi, nhưng cuối cùng câu lạc bộ Paris Saint-Germain đã phải rời cuộc chơi trước ngưỡng cửa bán kết Cúp C1 châuÂu, sau khi để thua Chelsea 2-0 ở trận lượt về tối qua (8/4) trên sân Stamford Bridge. Giấc mơ châuÂu của câu lạc bộ Paris tan vỡ khi trận đấu còn 3 phút, cầu thủ người Senegal Demba Ba ghi bàn thắng thứ 2 cho Chelsea.
- Toyota phải triệu hồi hơn 6 triệu xe hơi vì sai sót kỹ thuật (RFI) - Hôm nay, 09/04/2014, AFP loan tin Toyota - nhà sản xuất xe hơi hàng đầu của Nhật Bản– thông báo triệu hồi 6,39 triệuô tô trên toàn thế giới, vì nhiều lý do kỹ thuật. Cách đây ba tuần Toyota bị tư pháp Hoa Kỳ bắt nộp khoản tiền phạt kỷ lục 1,2 tỷ đô la.
- Đàm phán về chương trình hạt nhân Iran đạt tiến bộ (RFI) - Theo AFP, các cuộc đàm phán giữa các cường quốc ( 5+1) và Iran về hồ sơ hạt nhân của Teheran đang diễn ra tại Vienna (Áo) được ghi nhận có tiến bộ đáng kể. Điều này cho phép các bên hy vọng có thể bắt đầu soạn thảo văn kiện thoả thuận cuối cùng.
- Tân thủ tướng Pháp hoàn tất việc thành lập nội các (RFI) - Hôm nay, 09/04/2014, tân thủ tướng Pháp Manuel Valls hoàn tất việc thành lập nội các với việc bổ nhiệm các Quốc vụ khanh, và đặc biệt với việc gộp lĩnh vực ngoại giao, ngoại thương và du lịch vào một khối.
- Thêm hy vọng tìm thấy hộp đen máy bay Malaysia mất tích (RFI) - Chính quyềnÚc hôm nay, 9/4/2014, thông báo đã dò được thêm hai tín hiệuâm thanh được cho là có thể liên quan đến chiêc máy bay của hãng hàng không Malaysia mất tích từ hơn một tháng nay. Các nhà điều tra« trong vài ngày tới» có thể định vị được nơi có xác của máy bay MH370.
- Khủng hoảng Ukraina : Hy vọng vào cuộc đối thoại tuần tới (RFI) - Nga, Mỹ, Ukraina và Liên hiệp châuÂu sẽ họp lại vào tuần tới tại một thành phố của châuÂu để tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng Đông-Tây trầm trọng nhất kể từ khi chấm dứt chiến tranh lạnh.
- Islamabad : Đánh bom giữa chợ làm 20 người chết (RFI) - Sáng nay, 09/04/2014, một quả bom giấu trong khay để hoa quả phát nổ giữa một khu chợ đông người ở Islamabad đã làmít nhất 20 người chết và hàng chục người bị thương. Đây là vụ khủng bố thứ 2 trong vòng chưa đầy một tháng và cũng là vụ đẫm máu nhất xảy ra ở thủ đô Pakistan, nơi vẫn được cho là khá an toàn so với nhiều vùng khác của đất nước.
- Pakistan: Bom nổ tại chợ khiến 22 người chết (RFA) - Hôm qua, một quả bom phát nổ tại một khu chợ bán hoa quả đông người vùng ngoại ô thủ đô Islamabad của Pakistan khiến 22 người thiệt mạng và 70 người khác bị thương.
- Dân Indonesia đi bầu cử Quốc hội (BBC) - Cử tri Indonesia bắt đầu bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội và hội đồng địa phương, chuẩn bị cho bầu cử tổng thống vào tháng Bảy tới.
- Indonesia bầu Nghị viện: Phe đối lập nhiều khả năng thắng lớn (RFI) - Hôm nay, 09/04/2014, khoảng 186 triệu cử tri Indonesia được kêu gọi đi bỏ phiếu bầu ra các nghị sĩ Quốc hội và dân biểu cấp địa phương. Ở những thành phố lớn, các phòng phiếu đã mở cửa đón cử trị. Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết xấu, việc cung cấp các phương tiện phục vụ cuộc bầu cử bị chậm trễ, một số địa phương phải lùi thời điểm bỏ phiếu.
- Bắc Triều Tiên : Kim Jong-Un « tái đắc cử » (RFI) - Báo chí Bắc Triều Tiên loan tin làông Kim Jong-Un đã« tái đắc cử» lãnh đạo tối cao Bắc Triều Tiên, vào lúc Quốc hội của nước này đang nhóm họp để thông qua thành phần nhân sự lãnh đạo mới.
- Mỹ-Trung cáo buộc nhau gây căng thẳng tại Châu Á (RFI) - Chuyến công du Bắc Kinh của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel làm lộ rõ các bất đồng giữa hai nước, như hồ sơ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, mối đe dọa đến từ Bắc Triều Tiên, tội phạm tin tặc. Điểm đáng chúý là trong các cuộc gặp cấp cao, hai bên đã cáo buộc lẫn nhau phải chịu trách nhiệm về việc gây ra tình hình căng thẳng trong khu vực ChâuÁ.
- Miến Điện hứa bảo vệ các nhân viên hoạt động nhân đạo (RFI) - Dướiáp lực của quốc tế, hôm nay, 09/04/2014, chính quyền Miến Điện hứa bảo vệ các nhân viên hoạt động nhân đạo, mà gần đây đã bị phe Phật giáo tấn công ở miền Tây, nơi xảy ra nhiều vụ bạo động tôn giáo trong những năm gần đây.
- Ukraine dọa'đáp ứng mạnh'ở miền đông (VOA) - Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Arsen Avakov nói rằng các phần tử tranh đấu bạo động thân Nga muốn xung đột sẽ có được 'một đáp ứng mạnh mẽ'
- Phe nổi dậy Thái Lan đánh bom để gây thiệt hại kinh tế (VOA) - Tại miền nam Thái Lan, một loạt những vụ đánh bom - do những người bị nghi là quân nổi dậy thực hiện, đã giết chết 1 người và làm bị thương hơn 20 người khác
- WHO: Chi phí điều trị bệnh viêm gan C quá cao (RFA) - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm qua lên tiếng cho rằng chi phí cho việc phát hiện và điều trị bệnh viêm gan C tăng quá cao và rằng với nhu cầu của người bệnh nhiều hơn thì chi phí cho thuốc men cần phải được giảm bớt.
- Đàm phán hạt nhân với Iran đang gặp khó khăn (RFA) - Bản tin Reuters cho hay các bên tham gia đàm phán đang gặp khó khăn để thu hẹp “khoảng cách” khiến họ khó có thể đi đến một kết quả cuối cùng trong dài hạn.
- Myanmar cam kết bảo vệ nhân viên cứu trợ quốc tế (RFA) - Myanmar cam kết bảo vệ các nhóm nhân viên cứu trợ quốc tế bị các thành phần quá khích theo Phật giáo tấn công ở các thành phố miền Tây nước này.
- Sri Lanka và Việt Nam tăng cường hợp tác song phương (RFA) - Sri Lanka và Việt Nam thảo luận tăng cường hợp tác song phương trong chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Đại tướng Trần Đại Quang đến làm việc tại Sri Lanka.
- Thời sự qua hình ảnh (RFA) - Ngày 7 tháng 4, 2014. Các người nhái thuộc Quốc phòng Australia đang lặn tìm các mảnh vụn của máy bay Malaysia mất tích trên Ấn Độ Dương cách nay hơn một tháng
- Miến Điện cam kết bảo vệ nhân viên cứu trợ ở bang Rakhine (VOA) - Miến Ðiện bị chỉ trích không nỗ lực đủ để bảo vệ các nhân viên cứu trợ này cũng như đã không cho phép nhiều người trong số này quay trở bang Rakhine
- Nổ bom chết người ở Islamabad (VOA) - Nhà chức trách Pakistan loan báo hơn 20 người thiệt mạng và 39 người khác bị thương trong một vụ nổ bom hôm nay tại một ngôi chợ ở Islamabad
- Mỹ, Nhật đàm phán giải quyết bế tắc TPP (VOA) - Hoa Kỳ và Nhật Bản đang tổ chức vòng đàm phán nhằm giải quyết các khác biệt quan trọng trong thỏa thuận tự do thương mại Châu Á-Thái Bình Dương rộng lớn
- Bộ trưởng Nội vụ Ukraine:Ðối đầu phải chấm dứt trong 48 tiếng (VOA) - Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Arsen Avakov cảnh cáo bế tắc với những người biểu tình thân Nga tại 3 khu vực ở miền Đông phải được giải quyết trong 48 giờ tới
- Italy cứu 4.000 di dân Bắc Phi từ Địa Trung Hải (VOA) - Bộ trưởng Nội vụ Italy Angelino Alfano phát biểu trên đài phát thanh nhà nước rằng tình trạng khẩn cấp về di dân đang ngày càng tệ đi và tàu bè cứ liên tục đổ về
- Mỹ tố cáo Nga gây bất ổn cho Ukraine (VOA) - 'Binh sĩ Nga đang tìm cách gây bất ổn cho Ukraine'. Đó là tố cáo mà giới chức Mỹ và Anh đưa ra. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã nhanh chóng bác bỏ tố cáo đó
- Báo Nga lý giải lý do kịch bản Crimea sẽ không tái diễn ở đảo Senkaku (BaoMoi) - (GDVN) - Bắc Kinh có lẽ sẽ bắt chước Moscow hành động, đánh chiếm đảo Senkaku, nhưng chuyên gia Nga đã dùng luận cứ bác bỏ khả năng này.
- Philippines phê chuẩn dự luật kiểm soát sinh đẻ (BaoMoi) - PN - Tòa án tối cao Philippines đã phê chuẩn dự luật kiểm soát sinh đẻ được coi là sẽ thay đổi cuộc sống của hàng triệu dân nghèo, nhưng cũng là một thất bại của Giáo hội Công giáo Philippines (AFP).
- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ "gặp khó" ở Trung Quốc (BaoMoi) - Căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ đang được phơi bày toàn bộ trong ngày hôm qua (8/4) khi Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel bị “dồn vây” bởi một loạt câu hỏi chất vấn ở thủ đô Bắc Kinh về lập trường của Washington trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ nóng bỏng giữa Trung Quốc với các đồng minh của Mỹ trong khu vực.
- Tàu ngầm Kilo Trung Quốc tập trận phóng tên lửa Klub (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Đội tàu ngầm tấn công Kilo Projec6 636 của Trung Quốc vừa có cuộc tập trận bắn đạn thật trên biển Hoa Đông.
- Mỹ và Trung Quốc vẫn bất đồng về tranh chấp ở Biển Đông (BaoMoi) - PN - Trong cuộc hội đàm giữa hai bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel của Mỹ và Thường Vạn Toàn của Trung Quốc (TQ), diễn ra sáng 8/4, hai phía vẫn kiên định với lập trường của mình về những tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông.
- Philippines kiện Trung Quốc- cần sớm có COC trên Biển Đông (BaoMoi) - VOV.VN -Việc Philippines kiện Trung Quốc được coi là một bước đi táo bạo, bất ngờ
- Mỹ: Trung Quốc đừng nghĩ đến việc dùng "kịch bản" Crimea ở châu Á (BaoMoi) - Hôm 4/4, một quan chức cấp cao của Mỹ cảnh báo rằng Trung Quốc không nên nghi ngờ cam kết sẽ bảo vệ đồng minh châu Á của Mỹ để dẫn đến việc có những hành động giống như Nga tại Crimea.
Luật sư Nguyễn Văn Đài - Đa đảng là loạn?
Khi tranh luận về vấn đề đa đảng ở VN, nhiều bạn sinh viên và dư luận
viên cho rằng đa đảng sẽ loạn và bị khủng bố. Ví dụ mà họ đưa ra là
những bất ổn chính trị đang sảy ra ở Thái Lan, Ukraine, Căm Bốt, Syria,
Ai Cập.
Muốn biết được bản chất của những bất ổn chính trị đó là nguyên nhân có phải do chế độ đa đảng hay không? Chúng ta sẽ lần lượt đi qua từng vấn đề sau đây:
1/ Trên thế giới hiện nay, những nước có chế độ chính trị đa đảng chiếm tuyệt đại đa số. Chỉ còn 4 nước là Việt Nam, Cu Ba, Bắc Hàn, Lào. Ngay cả Trung Quốc là chế độ CS, nhưng vẫn có 8 đảng chính trị được tồn tại và hoạt động, tất nhiên là không được bình đẳng với đảng CSTQ.
Nhưng những nước có chế độ đa đảng mà có bất ổn chính trị cũng chỉ bằng tổng số các nước có chế độ chính trị độc đảng.
Hầu hết các nước dân chủ đa đảng, họ duy trì sự ổn định xã hội bởi sự công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các từng lớp nhân dân, giữa các tôn giáo. Pháp luật luôn đứng trên các đảng phái chính trị và được thực thi một cách nghiêm minh.
2/ Nguyên nhân có bất ổn chính trị ở những nước có chế độ chính trị đa đảng:
a) Một số nước vừa thoát khỏi chế độ độc tài, độc đảng như Lybia, Ai Cập, Syria,… Bởi vậy chế độ dân chủ đa đảng vừa được thiết lập, văn hóa dân chủ chưa kịp thẩm thấu tới mỗi người dân. Trong khi đó những mâu thuẫn xã hội, những bất bình đẳng, xung đột tôn giáo bị kìm nén hàng thập kỷ trong chế độ độc tài, độc đảng. Những mâu thuẫn đó chưa được giải quyết, nay khi có tự do nên có dịp bùng phát. Trước đó các chế độ độc tài, độc đảng sử dụng bạo lực để trấn áp, kìm giữ các mâu thuẫn này. Bởi vậy nguyên do có bất ổn chính trị ngay sau khi các nước này thiết lập chế độ đa đảng là do chế độ độc tài, độc đảng để lại.
b) Một số nước đang có chế độ chính trị đa đảng mà có bất ổn chính trị như Thái Lan, Căm Bốt, Ukraine,…. Nguyên nhân có bất ổn là chính phủ và đảng cầm quyền ở các nước này quản lý và điều hành đất nước yếu kém, không đáp ứng và làm thiệt hại đến lợi ích của phần lớn người dân. Cung cách điều hành đất nước đôi khi mang bản chất độc đoán, làm mất lòng dân. Khi người dân xuống đường đòi chính phủ từ chức, bầu cử tự do thì không được đáp ứng. Nguyên nhân như vậy thì cho dù ở chế độ độc đảng hay đa đảng thì người dân đều không chấp nhận, nếu chính quyền không đáp ứng thì người dân ở đâu cũng xuống đường, và đó là những bất ổn xã hội.
Bởi vậy, nguyên nhân bất ổn chính trị ở các nước này, không phải lỗi do hệ thống chính trị đa đảng, mà đảng cầm quyền không đáp ứng được mong muốn của đa số người dân.
c) Mặc dù ở các nước có chế độ đảng có những bất ổn, nhưng nhân dân các nước này không bao giờ chấp nhận quay trở lại chế độ độc tài hay chế độ độc đảng: ĐÂY LÀ 1 CHÂN LÝ.
3/ Chế độ độc đảng CS có bảo đảm tuyệt đối không có bất ổn chính trị???
a) Chế độ độc đảng CS sinh ra quyền lực tuyệt đối, mà quyền lực tuyệt đối sinh ra sự tha hóa tuyệt đối. Bởi vậy mà các quan chức chính quyền từ trung ương đến địa phương mặc sức tham nhũng và vơ vét của cải, tài nguyên của đất nước. Tham nhũng trong lĩnh vực đất đai đã làm thiệt hại đến quyền lợi của hàng triệu người dân. Mỗi năm có hàng trăm nghìn vụ khiếu kiện tập thể trên cả nước. Người dân tập chung từ vài chục người đến vài nghìn người biểu tính trước các cơ quan công quyền. Nhiều nơi đã xảy ra bạo động.
b) Các chế độ độc đảng CS duy trì được sự ổn định xã hội là bởi họ sử dụng bạo lực và luật rừng để trấn áp và giải quyết các bất ổn xã hội. Họ lừa dối nhân dân và tạo nên sự sợ hãi trong nhân dân. Bởi vậy, các mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn tôn giáo, các vấn đề bất bình đẳng, bất công xã hội vẫn còn nguyên, bị dồn nén và chờ dịp bùng phát.
c) Trong lĩnh vực tôn giáo, chế độ độc đảng CS cũng có sự phân biệt đối xử giữa các tôn giáo với nhau. Tước đoạt tài sản, cơ sở tôn giáo của các tôn giáo như Công Giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo, Phật Giáo VN Thống Nhất,… Làm cho mâu thuẫn giữa các tôn giáo với chế độ CS vẫn âm ỉ trong suốt nhiều thập kỷ, chỉ chờ cơ hội bùng phát.
d) Chế độ độc đảng tước đoạt các quyền chính trị của người dân như quyền tự do ngôn luận, quyền làm báo chí tư nhân, quyền tự do hội họp, quyền tự do lập hội, lập đảng, quyền biểu tình. Vấn đề này đang gây nên những bất công, bất bình đẳng trong xã hội. Những mâu thẫn này đang được tiếp tục dồn nén, chờ dịp bùng phát.
e) Những yếu kém của chế độ độc đảng CS trong quản lý, điều hành đất nước về kinh tế, xã hội, chống tham nhũng, chống hàng hóa tiêu dùng, thực phẩm kém chất lượng, bảo vệ môi trường, bảo vệ chủ quyền quốc gia,……. Đang gây ra bất bình, mất niềm tin trong đa số nhân dân.
Kết luận
Muốn biết được bản chất của những bất ổn chính trị đó là nguyên nhân có phải do chế độ đa đảng hay không? Chúng ta sẽ lần lượt đi qua từng vấn đề sau đây:
1/ Trên thế giới hiện nay, những nước có chế độ chính trị đa đảng chiếm tuyệt đại đa số. Chỉ còn 4 nước là Việt Nam, Cu Ba, Bắc Hàn, Lào. Ngay cả Trung Quốc là chế độ CS, nhưng vẫn có 8 đảng chính trị được tồn tại và hoạt động, tất nhiên là không được bình đẳng với đảng CSTQ.
Nhưng những nước có chế độ đa đảng mà có bất ổn chính trị cũng chỉ bằng tổng số các nước có chế độ chính trị độc đảng.
Hầu hết các nước dân chủ đa đảng, họ duy trì sự ổn định xã hội bởi sự công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các từng lớp nhân dân, giữa các tôn giáo. Pháp luật luôn đứng trên các đảng phái chính trị và được thực thi một cách nghiêm minh.
2/ Nguyên nhân có bất ổn chính trị ở những nước có chế độ chính trị đa đảng:
a) Một số nước vừa thoát khỏi chế độ độc tài, độc đảng như Lybia, Ai Cập, Syria,… Bởi vậy chế độ dân chủ đa đảng vừa được thiết lập, văn hóa dân chủ chưa kịp thẩm thấu tới mỗi người dân. Trong khi đó những mâu thuẫn xã hội, những bất bình đẳng, xung đột tôn giáo bị kìm nén hàng thập kỷ trong chế độ độc tài, độc đảng. Những mâu thuẫn đó chưa được giải quyết, nay khi có tự do nên có dịp bùng phát. Trước đó các chế độ độc tài, độc đảng sử dụng bạo lực để trấn áp, kìm giữ các mâu thuẫn này. Bởi vậy nguyên do có bất ổn chính trị ngay sau khi các nước này thiết lập chế độ đa đảng là do chế độ độc tài, độc đảng để lại.
b) Một số nước đang có chế độ chính trị đa đảng mà có bất ổn chính trị như Thái Lan, Căm Bốt, Ukraine,…. Nguyên nhân có bất ổn là chính phủ và đảng cầm quyền ở các nước này quản lý và điều hành đất nước yếu kém, không đáp ứng và làm thiệt hại đến lợi ích của phần lớn người dân. Cung cách điều hành đất nước đôi khi mang bản chất độc đoán, làm mất lòng dân. Khi người dân xuống đường đòi chính phủ từ chức, bầu cử tự do thì không được đáp ứng. Nguyên nhân như vậy thì cho dù ở chế độ độc đảng hay đa đảng thì người dân đều không chấp nhận, nếu chính quyền không đáp ứng thì người dân ở đâu cũng xuống đường, và đó là những bất ổn xã hội.
Bởi vậy, nguyên nhân bất ổn chính trị ở các nước này, không phải lỗi do hệ thống chính trị đa đảng, mà đảng cầm quyền không đáp ứng được mong muốn của đa số người dân.
c) Mặc dù ở các nước có chế độ đảng có những bất ổn, nhưng nhân dân các nước này không bao giờ chấp nhận quay trở lại chế độ độc tài hay chế độ độc đảng: ĐÂY LÀ 1 CHÂN LÝ.
3/ Chế độ độc đảng CS có bảo đảm tuyệt đối không có bất ổn chính trị???
a) Chế độ độc đảng CS sinh ra quyền lực tuyệt đối, mà quyền lực tuyệt đối sinh ra sự tha hóa tuyệt đối. Bởi vậy mà các quan chức chính quyền từ trung ương đến địa phương mặc sức tham nhũng và vơ vét của cải, tài nguyên của đất nước. Tham nhũng trong lĩnh vực đất đai đã làm thiệt hại đến quyền lợi của hàng triệu người dân. Mỗi năm có hàng trăm nghìn vụ khiếu kiện tập thể trên cả nước. Người dân tập chung từ vài chục người đến vài nghìn người biểu tính trước các cơ quan công quyền. Nhiều nơi đã xảy ra bạo động.
b) Các chế độ độc đảng CS duy trì được sự ổn định xã hội là bởi họ sử dụng bạo lực và luật rừng để trấn áp và giải quyết các bất ổn xã hội. Họ lừa dối nhân dân và tạo nên sự sợ hãi trong nhân dân. Bởi vậy, các mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn tôn giáo, các vấn đề bất bình đẳng, bất công xã hội vẫn còn nguyên, bị dồn nén và chờ dịp bùng phát.
c) Trong lĩnh vực tôn giáo, chế độ độc đảng CS cũng có sự phân biệt đối xử giữa các tôn giáo với nhau. Tước đoạt tài sản, cơ sở tôn giáo của các tôn giáo như Công Giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo, Phật Giáo VN Thống Nhất,… Làm cho mâu thuẫn giữa các tôn giáo với chế độ CS vẫn âm ỉ trong suốt nhiều thập kỷ, chỉ chờ cơ hội bùng phát.
d) Chế độ độc đảng tước đoạt các quyền chính trị của người dân như quyền tự do ngôn luận, quyền làm báo chí tư nhân, quyền tự do hội họp, quyền tự do lập hội, lập đảng, quyền biểu tình. Vấn đề này đang gây nên những bất công, bất bình đẳng trong xã hội. Những mâu thẫn này đang được tiếp tục dồn nén, chờ dịp bùng phát.
e) Những yếu kém của chế độ độc đảng CS trong quản lý, điều hành đất nước về kinh tế, xã hội, chống tham nhũng, chống hàng hóa tiêu dùng, thực phẩm kém chất lượng, bảo vệ môi trường, bảo vệ chủ quyền quốc gia,……. Đang gây ra bất bình, mất niềm tin trong đa số nhân dân.
Chế độ độc đảng CS đang gây ra những bất công, bất bình đẳng, mất niềm tin trong xã hội, trong mọi từng lớp nhân dân. Mâu thuẫn giữa các từng lớp người dân và chế độ độc đảng CS ngày một lớn. Hàng ngày, hàng giờ những mâu thuẫn, sự phẫn nộ của các từng lớp nhân dân với chế độ CS đang được tích tụ, tích nạp. Trong một thời gian không lâu nữa, các mâu thuẫn, sự phẫn nộ của các từng lớp nhân dân sẽ bùng phát thành cuộc cách mạng xã hội để xóa bỏ vĩnh viễn chế độ độc đảng CS.
Bởi vậy, các chế độ độc đảng CS được tồn tại, được ổn định chỉ bởi sự cai trị bạo lực và luật rừng. Sự tồn tại của các chế độ độc đảng CS chỉ là tạm thời tương đối, sớm hay muộn các chế độ CS này cũng sẽ bị các từng lớp nhân dân thay thế bằng chế độ dân chủ đa đảng văn minh và tiến bộ.
Chỉ có 2% các nước dân chủ đa đảng là có bất ổn chính trị tạm thời. Còn 100% các nước độc đảng CS là tham nhũng, nghèo đói, lạc hậu, xã hội đầy bất công.
Luật sư Nguyễn Văn Đài
(FB Nguyễn Văn Đài)
Những gì cản trở tiềm lực Việt Nam?
|
∇ Nghe tường trình
|
Báo cáo về tình hình kinh tế Đông Á Thái Bình Dương do Ngân hàng Thế
giới vừa công bố hôm Thứ Hai mùng bảy tại Singapore có một số lượng định
rất đáng chú ý về những trở ngại khiến kinh tế Việt Nam chưa đạt hết
tiềm lực của mình. Những trở ngại ấy là gì, Vũ Hoàng nêu câu hỏi với
chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa trong tiết mục chuyên đề hàng tuần
như sau:
Những bất trắc toàn cầu
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, Ngân
hàng Thế giới vừa công bố một báo cáo định kỳ về tình hình kinh tế của
các nước thuộc khu vực Đông Á Thái Bình Dương, trong đó có phần lượng
định về những thành tựu và nhiều mặt tiêu cực của kinh tế Việt Nam.
Chúng tôi xin đề nghị ông lược duyệt cho tài liệu này và nhấn mạnh đến
những khuyến cáo dành cho Việt Nam. Trước tiên thưa ông nội dung tổng
quát của báo cáo đó là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trước hết là sự lạc quan của Ngân hàng Thế
giới về triển vọng hồi phục của kinh tế toàn cầu, do bốn yếu tố. Đó là
lực đẩy của các nền kinh tế công nghiệp hóa, với bất trắc về chính sách
đã giảm, yêu cầu chấn chỉnh ngân sách bớt khắt khe và sự nhờ sự năng
động mới của khu vực tư nhân. Trong bối cảnh đó, sản lượng kinh tế thế
giới từ năm nay qua năm 2016 sẽ tăng từ 3 đến 3,4%, với đà tăng trưởng
cao hơn của khối công nghiệp hoá từ 2,1 lên 2,4%, và của các nước đang
phát triển sẽ tăng từ 5% lên 5,6%. Đó là vài con số về đại thể.
Kinh tế có ổn định hơn với lạm phát dưới 7% so với trên 9% hay 18%
vào năm 2011 và tỷ giá đồng bạc so với đô la vẫn ở mức cũ chứ khỏi sa
sút thêm.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
|
Trong khối đang phát triển, thì các nước Đông Á Thái Bình Dương, mà tôi
xin được gọi tắt là Thái-Á cho gọn, sẽ có mức tăng trưởng 7,1%, tức là
cao nhất trong các nước thuộc loại mới nổi của toàn cầu. Trong nhóm
Thái-Á đang lên, thì ta chú ý nhất tới Trung Quốc và 10 nước của Hiệp
hội ASEAN.
Ngân hàng Thế giới có vẻ lạc quan về khả năng cải cách sắp tới của
Trung Quốc, và dự đoán tốc độ dù có chậm hơn thì cũng ở khoảng 7,5 hay
7,6% trong vài năm tới. Riêng về khối ASEAN có 600 triệu dân thì định
chế này phân biệt bốn nền kinh tế lớn là Indonesia, Philippines, Thái
Lan và Malaysia với các nền kinh tế nhỏ hơn hay yếu hơn. Việt Nam thuộc
loại nhỏ yếu đó và ở trong nhóm quốc gia thuộc tiểu vùng Mekong, cùng
Miến Điện, Lào, và Cam Bốt. Để dành thời lượng cho Việt Nam, tôi xin
khỏi nhắc đến phần hai của phúc trình cập nhật này với ba đề tài khác,
trong đó có một tiểu luận nức nở ngợi ca ý chí và khả năng chuyển hướng
của Trung Quốc.
Vũ Hoàng: Thưa ông, riêng về Việt Nam, thì Ngân hàng Thế giới
là định chế tài chính quốc tế chuyên yểm trợ các nước đang phát triển
đã có những lượng định gì là đáng chú ý?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Cũng lại ngợi khen và cảnh báo. Về đại thể,
năm qua kinh tế Việt Nam có cải thiện so với một hai năm trước, mà vẫn
thấp hơn tiềm lực vì ba lý do là vấn đề cơ cấu trong lĩnh vực quốc doanh
và ngân hàng, là lệch lạc chính sách gây trở ngại cho đầu tư của tư
nhân và cho sức cạnh tranh trong nhiều khu vực then chốt. Năm qua kinh
tế xứ này có tăng chút đỉnh, qua năm nay e rằng vẫn cứ như vậy, ở khoảng
5,4 tới 5,5%, nếu không xử lý các vấn đề nói trên. Ngoài ra, có lẽ
cũng phải nói tới một trở ngại khác cho Việt Nam là những bất trắc toàn
cầu.
|
Vũ Hoàng: Như vậy thì Ngân hàng Thế giới cho rằng năm 2013,
tình hình kinh tế Việt Nam có khá hơn 2011 và 2012, mà thưa ông khá hơn
như thế nào?
Nguyễn-Xuân Nghĩa:Trước hết là kinh tế có ổn định hơn với lạm
phát dưới 7% so với trên 9% hay 18% vào năm 2011 và tỷ giá đồng bạc so
với đô la vẫn ở mức cũ chứ khỏi sa sút thêm. Kế đó là xuất khẩu có tăng
vào thị trường công nghiệp hoá nhờ ngành thâm dụng nhân công như áo
quần, giày dép, bàn ghế và mới nhất là nhờ loại sản phẩm có trình độ
công nghệ và trị giá đóng góp cao hơn, như điện thoại di động, phụ tùng
điện tử, và cả cơ phận xe hơi. Sức xuất cảng đó chủ yếu đến từ khu vực
đầu tư nước ngoài, tức là Việt Nam làm gia công và được nước ngoài mở
thị trường bán hàng qua đó. Nhờ các yếu tố tích cực này, cán cán thương
mại có cải thiện và cán cân vãng lai đã từ thâm hụt nặng năm 2008 nay
đạt được thặng dư. Nhưng báo cáo của Ngân hàng Thế giới cũng nhắc là số
thặng dư ấy sẽ giảm khi nhập khẩu tăng theo đà phục hồi kinh tế.
Cảnh báo kinh tế Việt Nam
Vũ Hoàng: Bây giờ, bước qua phần cảnh báo về những trở ngại
khiến kinh tế Việt Nam không thể hiện được tiềm lực của mình, thưa ông,
Ngân hàng Thế giới đã khuyến cáo những gì trong bản báo cáo vừa qua?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Nếu nhìn vào tiềm năng thực tế thì đáng lẽ
Việt Nam phải đứng bên các nền kinh tế lớn của khối ASEAN là Indonesia,
Malaysia, Philippines, hay Thái Lan. Sự thật bẽ bàng là sức tăng trưởng
bền vững của Việt Nam vẫn bị cản trở vì tốc độ cải cách quá chậm. Ngân
hàng Thế giới nêu ra năm nhược điểm sau đây. Thứ nhất, số cầu trong
thị trường nội địa vẫn yếu vì khu vực tư doanh mất niềm tin, một từ khá
lịch sự của họ để nói về tình trạng chật vật của doanh nghiệp tư nhân.
Thứ hai là mức nợ quá lớn của hệ thống doanh nghiệp nhà nước. Thứ ba
là phần vốn quá mỏng của ngân hàng. Thứ tư là sự co cụm của khu vực
ngân sách nhà nước. Về mặt cung thì tình hình còn đáng ngại hơn do khả
năng cạnh tranh kém của Việt Nam nếu so với các nền kinh tế có cùng
kích thước và trình độ, cụ thể là các nước ASEAN nói trên.
Muốn giải trừ những yếu kém ấy để có đà tăng trưởng mạnh hơn trong
trung hạn, Ngân hàng Thế giới cho là Việt Nam cần lại chú ý, tôi nhấn
mạnh vào chữ "lại", đến một số cải cách về cơ cấu. Và phải đặt trọng tâm
vào ba lĩnh vực, là tái cấu trúc hay chấn chỉnh các 1) ngân hàng, 2)
doanh nghiệp nhà nước, và 3) tháo gỡ những rào cản cho nguồn đầu tư của
tư nhân ở trong nước.
Vũ Hoàng: Thưa ông, báo chí ở trong nước có nói đến một vấn
đề được đại diện của Ngân hàng Thế giới nhắc tới là những khoản nợ xấu
của hệ thống ngân hàng như sự tắc nghẽn khiến kinh tế Việt Nam không đạt
tiềm năng của mình.
Phải đặt trọng tâm vào ba lĩnh vực, là tái cấu trúc hay chấn chỉnh
các: ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước và tháo gỡ những rào cản cho nguồn
đầu tư của tư nhân ở trong nước.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
|
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi mừng là báo chí có tường thuật khuyến cáo
của giới hữu trách thuộc Ngân hàng Thế giới về những khoản nợ không
sinh lời, khó đòi và sẽ mất. Họ cũng nói về số liệu mơ hồ của núi nợ,
nhiều ít thế nào thì chưa ai rõ, và còn nêu nghi vấn về khả năng giải
quyết của Công ty Quản lý Tài sản VAMC được lập ra năm ngoái. Trong phúc
trình, Ngân hàng Thế giới cho là cơ quan này thiếu phương tiện đắp vốn
cho ngân hàng và có tiến độ chấn chỉnh quá chậm. Họ cảnh báo về các
vấn đề phá sản, vỡ nợ và việc bảo vệ chủ nợ như những chướng ngại cần
khai thông để tái cấu trúc khoản nợ của doanh nghiệp.
Trong phạm vi tài chính công quyền đó, ta còn thấy ra khả năng xoay trở
rất hẹp của lãnh đạo kinh tế Việt Nam vì giới hạn của ngân sách. Thứ
nhất, tiêu chí về bội chi ngân sách năm 2013 đã được nâng từ 4,8% lên
tới 5,3% Tổng sản lượng GDP, tức là cao gấp bội so với chỉ tiêu 4,5%. Lý
do bội chi ở đây là thất thu về thuế khóa do việc giảm thuế doanh
nghiệp để kích thích sản xuất. Việc cải tổ tài chính công, trong đó thuế
khóa phải tăng và các khoản công chi phải giảm, là một sự thúc bách
khó xử. Nếu kết hợp thêm loại nợ nước ngoài thì ta mới thấy ra vấn đề
về dài.
Vũ Hoàng: Thưa ông vấn đề về dài ấy là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Từ 20 năm nay, Việt Nam được quốc tế cho vay
theo tinh thần viện trợ, với điều kiện ưu đãi, cụ thể là lãi suất hạ,
thời gian ân hạn là chỉ trả tiền lời chưa phải trả vốn cao hơn, được
vay dài hạn hơn. Nhưng khi lợi tức quốc dân đã tăng thì loại tín dụng
có tính chất nâng đỡ ấy phải giảm, khiến nhà nước và cơ quan được nhà
nước bảo lãnh để vay tiền bên ngoài sẽ càng ít hơn. Khi ấy, nếu cần vay
thì phải phát hành trái phiếu trong thị trường tín dụng nội địa. Khác
với tín dụng viện trợ, tín dụng nội địa thường đòi tiền lãi cao hơn
trong hạn kỳ ngắn hơn. Tức là Việt Nam phải rà lại chính sách công trái,
vì việc vay nợ của công quyền từ nay sẽ đắt hơn và khắt khe hơn.
Khi kết hợp hai chuyện là nợ xấu đã vay mà sẽ mất và các khoản vay mượn
của nhà nước sẽ đắt hơn sau này, ta thấy ra một sự éo le. Trong giai
đoạn quá lâu, được vay tiền quá dễ, nhà nước Việt Nam đã chẳng lo xa mà
để doanh nghiệp của mình vay tiền bừa phứa và chất lên một núi nợ sẽ
sụp đổ. Khi phải kiện toàn tài chính, cụ thể là lập ra công ty tung
tiền chuộc nợ, thì ngân sách nhà nước lại bị giới hạn vì thâm hụt quá
cao. Trong tương lai, nhà nước bị bội chi mà đi vay thì sẽ trả tiền lời
nhiều hơn và nhu cầu vay mượn đó cũng khiến tư doanh khó vay hơn, phải
trả lãi đắt hơn. Tức là nhà nước làm bậy mà đầu tư của tư nhân bị thiệt
và kinh tế lại gặp chướng ngại.
Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối cho đề tài hấp dẫn này, thưa ông, bản
báo cáo vừa rồi của Ngân hàng Thế giới có lời khuyên gì cho Việt Nam
ngay trong giai đoạn tới hay chăng?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ngay năm nay, Việt Nam cần thuyết phục thị
trường về quyết tâm sửa sai bằng cách đẩy mạnh việc cải cách doanh
nghiệp nhà nước. Việc thiết thực là giải tư, tức là bán lại, những tài
sản không thuộc khu vực chủ đạo then chốt của hệ thống kinh tế nhà nước,
và cổ phần hoá, tức là tư nhân hóa, một số lớn các cơ sở quốc doanh.
Song song, Việt Nam phải thanh toán núi nợ xấu của hệ thống ngân hàng dù
rằng đấy là việc tốn kém và phức tạp.
Sau khi ca ngợi Việt Nam đã có chút ổn định vĩ mô, Ngân hàng Thế giới
cho rằng những tiến bộ ấy vẫn còn bấp bênh và kinh tế xứ này còn gặp
nhiều rủi ro. Rủi ro lớn nhất là giảm đà cải cách khiến kinh tế tăng
trưởng chậm hơn, và gây thêm gánh nặng cho ngân sách trong trường kỳ.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.
Vũ Hoàng & Nguyễn-Xuân Nghĩa,
Theo RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét