“Áp lực” tại phiên xử 5 công an đánh chết người đến từ đâu?
PV Infonet đã có cuộc trao đổi với luật sư Phạm Công Út, Đoàn luật sư TP.HCM về những vấn đề liên quan đến điều này.
Thưa luật sư, ông có ý kiến gì về những phát biểu của ông Chánh án TAND TP. Tuy Hòa trong cuộc trả lời báo chí vừa qua khi cho rằng nhiều vụ án được khởi tố tại tòa nhưng sau đó không được xử lý?
Tại khoản 1, Điều 104, Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra.”.
Thưa luật sư, ông có ý kiến gì về những phát biểu của ông Chánh án TAND TP. Tuy Hòa trong cuộc trả lời báo chí vừa qua khi cho rằng nhiều vụ án được khởi tố tại tòa nhưng sau đó không được xử lý?
Tại khoản 1, Điều 104, Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra.”.
Một phiên xử tại TAND TP.HCM |
Như vậy luật pháp thì đã có và đang còn
hiệu lực thi hành thì không thể có bất kỳ ai dù có cương vị quản lý
trong phạm vi quyền hạn của mình lại phê phán hoặc vô hiệu hóa điều luật
này. Nói như nguyên Phó chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Đặng Quang
Phương trong một đợt tập huấn cho các thẩm phán về các Nghị quyết của
TAND tối cao thì: “Gạo, nước, củi, lửa đã có sẳn, vấn đề còn lại là các
anh chị có biết cách thổi cơm không mà thôi!”.
Như vậy, với cách trả lời của ông Chánh án thì có thể nghi ngờ rằng các vị đã không biết cách “thổi cơm” dù có đủ các chất liệu mà luật pháp cung cấp.
Nếu ai đặt vấn đề với Chánh án TAND TP. Tuy Hòa rằng: Ông hãy cho xem một hoặc vài quyết định khởi tố vụ án, một vài kiến nghị khởi tố vụ án của TAND TP. Tuy Hòa mà “chẳng có vụ nào được xử lý cho có kết quả” (lời ông Chánh án nói về kết quả của việc khởi tố tại tòa - PV) thử xem, tôi tin rằng sẽ có những sự thật bất ngờ tiếp theo câu phát biểu mang tính khỏa lấp này.
Thậm chí với vụ “5 công an đánh chết người” vừa qua, dư luận xã hội còn thắc mắc rằng, liệu có cuộc họp liên ngành giữa 3 cơ quan: Công an, Viện kiểm sát và Tòa án TP. Tuy Hòa trước khi đưa vụ án này ra xét xử sơ thẩm không?
Nếu có, điều đó có thể phù hợp với quy chế phối hợp liên ngành của ba cơ quan đã ký kết với nhau, nhưng đó là điều đi ngược lại với tinh thần cải cách tư pháp là bản án phải dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên tòa, và điều đó có thể là thảm họa cho nền tư pháp nước ta khi hiện tượng “án bỏ túi” vẫn còn mang tính quy định, buộc các thẩm phán không thể tự mình độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật.
Như vậy, với cách trả lời của ông Chánh án thì có thể nghi ngờ rằng các vị đã không biết cách “thổi cơm” dù có đủ các chất liệu mà luật pháp cung cấp.
Nếu ai đặt vấn đề với Chánh án TAND TP. Tuy Hòa rằng: Ông hãy cho xem một hoặc vài quyết định khởi tố vụ án, một vài kiến nghị khởi tố vụ án của TAND TP. Tuy Hòa mà “chẳng có vụ nào được xử lý cho có kết quả” (lời ông Chánh án nói về kết quả của việc khởi tố tại tòa - PV) thử xem, tôi tin rằng sẽ có những sự thật bất ngờ tiếp theo câu phát biểu mang tính khỏa lấp này.
Thậm chí với vụ “5 công an đánh chết người” vừa qua, dư luận xã hội còn thắc mắc rằng, liệu có cuộc họp liên ngành giữa 3 cơ quan: Công an, Viện kiểm sát và Tòa án TP. Tuy Hòa trước khi đưa vụ án này ra xét xử sơ thẩm không?
Nếu có, điều đó có thể phù hợp với quy chế phối hợp liên ngành của ba cơ quan đã ký kết với nhau, nhưng đó là điều đi ngược lại với tinh thần cải cách tư pháp là bản án phải dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên tòa, và điều đó có thể là thảm họa cho nền tư pháp nước ta khi hiện tượng “án bỏ túi” vẫn còn mang tính quy định, buộc các thẩm phán không thể tự mình độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật.
Luật sư Phạm Công Út |
Thưa ông, liệu "những áp lực" mà ông Chánh án TAND TP. Tuy Hòa phải chịu có tác động đến kết quả của vụ xét xử?
Theo tôi thì nó không công minh bởi: Thứ nhất: Quy định của pháp luật còn kẽ hở về tội danh "Dùng nhục hình".
Thứ hai: HĐXX đã không làm hết trách nhiệm của mình trong việc phát hiện tội phạm mà chấp nhận sự bất lực để "tha bổng" hành vi vi phạm pháp luật của một người nào đó. Lý giải cho điều này, ông Chánh án cho rằng (đại ý) "Trong vụ này, lực lượng cảnh sát bị mất mát quá nhiều đã là một tổn thất lớn..." thì khó có thể được dư luận xã hội chấp nhận.
Thưa ông, như vậy bản án "không công minh" này bắt nguồn từ HĐXX hay những nơi đã tạo ra “áp lực”?
Theo tôi thì đó là những nơi tạo “áp lực” (...) chưa kể đến quy trình “báo cáo án” thường có trong khá nhiều các tòa án trong nước.
Thưa ông, có cách nào để ngăn chặn việc tạo "áp lực" lên thẩm phán khi xét xử?
Để ngăn chặn những cơ quan tạo "áp lực" lên thẩm phán khi xét xử thì cần đẩy nhanh tốc độ cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 49 của Bộ chính trị, cần sớm thành lập tòa án khu vực (để không lệ thuộc, phụ thuộc vào địa phương), và cải cách lại chế độ bổ nhiệm, tái bổ nhiệm thẩm phán và các chức vụ quản lý. Nhiệm kỳ của thẩm phán có thể là được bổ nhiệm suốt đời (trừ khi có vi phạm pháp luật).
Xin cảm ơn luật sư!
Nguyễn Cường
Theo tôi thì nó không công minh bởi: Thứ nhất: Quy định của pháp luật còn kẽ hở về tội danh "Dùng nhục hình".
Thứ hai: HĐXX đã không làm hết trách nhiệm của mình trong việc phát hiện tội phạm mà chấp nhận sự bất lực để "tha bổng" hành vi vi phạm pháp luật của một người nào đó. Lý giải cho điều này, ông Chánh án cho rằng (đại ý) "Trong vụ này, lực lượng cảnh sát bị mất mát quá nhiều đã là một tổn thất lớn..." thì khó có thể được dư luận xã hội chấp nhận.
Thưa ông, như vậy bản án "không công minh" này bắt nguồn từ HĐXX hay những nơi đã tạo ra “áp lực”?
Theo tôi thì đó là những nơi tạo “áp lực” (...) chưa kể đến quy trình “báo cáo án” thường có trong khá nhiều các tòa án trong nước.
Thưa ông, có cách nào để ngăn chặn việc tạo "áp lực" lên thẩm phán khi xét xử?
Để ngăn chặn những cơ quan tạo "áp lực" lên thẩm phán khi xét xử thì cần đẩy nhanh tốc độ cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 49 của Bộ chính trị, cần sớm thành lập tòa án khu vực (để không lệ thuộc, phụ thuộc vào địa phương), và cải cách lại chế độ bổ nhiệm, tái bổ nhiệm thẩm phán và các chức vụ quản lý. Nhiệm kỳ của thẩm phán có thể là được bổ nhiệm suốt đời (trừ khi có vi phạm pháp luật).
Xin cảm ơn luật sư!
Nguyễn Cường
(Infonet)
Chuyện anh Cù xuất ngoại
Sau nhiều lần thương thảo với phía Mỹ và các tổ chức khác, anh Cù (Cù
Huy Hà Vũ) đã được thả khỏi nhà tù và sang Mỹ. Khác với các trường hợp
khác, trường hợp anh Cù ra tù khá lặng lẽ. Báo chí trong nước không đưa
tin và cũng không có dòng tin nào nói đến việc „trục xuất“ mà chỉ nói
đến sang Mỹ để chữa bệnh.
Anh Cù thì không ai lạ gì, nhất là ở quechoa. Hồi anh còn tự do tung tẩy, nhưng chưa nổi danh lắm, anh đã từng sinh hoạt và tham gia comment ở sân chơi Quechoablog (cũ). Khi anh tham gia nhiều vụ kiện tụng và tranh luận xã hội thì anh không tham gia nữa.
Thấy anh Cù phát biểu đanh thép, lại còn đệ đơn ra tòa kiện Thủ tướng. Đây là một trường hợp duy nhất chưa có từ trước đến nay. Sau đó thì anh Cù chỉ gặp đủ điều khó nhọc. Nào bị loại khỏi đoàn Luật sư, nào chính quyền phường gây khó dễ. Báo chí cũng bêu riếu đủ điều, lôi chuyện lên mặt báo nào anh chiếm nhà chiếm đất, kiện ngược cả ông cụ Cù (Huy Cận).
Anh như cái gai nhọn chọc vào con mắt của chế độ. Người ta khó chịu lắm.
Nước cờ trị anh đã được tính toán. Thế nào anh cũng bị trị cái tội ngạo ngược cho bõ ghét.
Việc công an sờ đến anh thì chả ai bất ngờ. Nhưng chỉ bất ngờ là báo chí đưa ảnh và tin: anh có hành vi quan hệ bất chính, nhất là với „gái mại dâm“ mang dáng dân văn phòng. Báo chí trong nước cũng như ngoài nước đặng tin liên tục về vụ án „hai bao cao su“. Anh nổi danh như cồn. Xem ra từ ngày anh Cù rơi vào lao lý lại còn nguy hiểm hơn cả khi anh còn tung tẩy tự do đi lại. Báo chí phương Tây được dịp nói về vi phạm nhân quyền của Việt Nam. Người bất đồng chính kiến thì xem anh như một ngôi sao sáng đấu tranh cho dân chủ.
Nhà nước bỗng dưng rơi vào thế bị động, luôn phải tìm cách đối phó.
Việc bắt anh xem ra là một hạ sách. Không rõ ai đã chủ chốt dàn dựng nước cờ, nhưng bộ công an dịp này thay một loạt nhân sự cao cấp bên an ninh, nhiều anh thăng thưởng, nhiều kẻ ngậm ngùi về vườn. Lỗi nghiệp vụ kém, gây tai tiếng cho nhà nước quá nhiều. Giả sử anh Cù cứ tự do như trước đến giờ, tự do chửi bới, tự do phản biện…nói mãi mà không có tác dụng thì chắc cũng nản. Chứ anh ngồi tù mà lại gánh thêm một việc canh giữ,tốn kém cho nhà nước. Lại còn ngoại giao đi ra nước ngoài, đi đâu cũng bị hỏi vì sao bắt anh Cù? Khó thanh minh quá.
Người ta bảo, anh Cù ngang ngược quá. Giá sử cứ ngồi im, lặng mà hưởng lộc cha ông thì tốt quá chứ gì (!) Sao lại dại thế, đem tấm thân ra chống trời một mình thì sao mà nổi. Nhưng anh thì nghĩ khác, mình có cái thế mạnh riêng, vừa được đào tạo bài bản, vừa mang danh tính con cháu công thần, „phản tỉnh“ như thế mới là đòn hiểm cho chế độ. Ai dám đụng đến hàng ngũ tinh hoa như anh, ngoài ra anh còn vô khối mối quan hệ với các cụ lớn khác.
Đúng, người ta cũng có nghĩ đến ông cụ Cù nhiều. Chứ kẻ thường dân mà dám vuốt râu hùm như anh thì xong từ lâu rồi. Cần gì phải bày đặt nghiệp vụ, cần gì phải theo dõi, cần gì phải tố tụng nhiêu khê. Nhưng có chỗ anh cũng nhầm, con cháu của các cụ chưa là gì cả. Ai dám đụng đến quyền lợi, nhất là quyền lực chính trị thì đều bị xử nghiêm cả, kể cả là đồng chí đồng đội, huống hồ chi anh lại là người „ăn cháo, đái bát“.
Cá nhân mình thì cũng phục anh Cù, phục cái lòng dũng cảm của anh Cù, dám trực diện đối đầu với chế độ. Nhưng để nói mà khẩu phục, tâm phục đường lối của anh thì không. Anh không có một đường lối chấn hưng xã hội rõ ràng. Đọc các bài viết của anh thấy có bài được, có bài không, như kiểu đấm bốc, lại không có tính nhất quán cho một đường lối. Cái này thì mình phục anh luật sư Lê Công Định hơn, mềm dẻo, nhất quán và có lý thuyết chủ định rõ ràng.
Anh ra tù, sang Mỹ. Gây một chấn động lớn trong cộng đồng „hoạt động dân chủ“ ở trong nước và ngoài nước. Nhiều người chia sẻ với gia đình anh, cho rằng đó là một điều tốt lành. Nhất là gia đình có cơ hội đoàn tụ tự do ở ngoài Việt Nam. Nhưng nhiều người khác thì cũng khá ngỡ ngàng, vậy từ nay họ sẽ thiếu lửa, thiếu hình ảnh một „Anh hùng“ trong lòng chế độ.
Không rõ sang Mỹ là do anh chọn hay là do tổ chức nào đó bố trí. Nhưng theo mình thì không hợp với tạng như anh. Người Việt ở Mỹ cũng khá cực đoan. Họ cũng chẳng mặn mà gì với đám con cháu các cụ miền Bắc cả. Khi anh Cù bị rơi vào lao lý, người ta có thể tung hô anh, dùng anh như một biểu tượng để chống lại chế độ trong nước, nhưng khi anh đã sang trú ở „ thế giới tự do“ thì bằng như nhau cả. Cái hiện tại sẽ biến mất, mà cái quá khứ sẽ nổi trội hơn. Nếu anh muốn tiếp tục gương cao ngọn cờ thì anh phải tiếp xúc với cộng đồng, còn không có cộng đồng thì sẽ không có phong trào. Chứ nếu chỉ làm chính trị phòng khách sa lông thì không chóng rồi chầy chỉ… ngồi viết hồi ký.
Nếu có thể, sau khi sức khỏe phục hồi và ổn định giấy tờ thì anh Cù nên xin quay sang Pháp trú thì hơn. Có thể vật chất kém ở Mỹ tí chút, nhưng là môi trường Pháp thuận cho anh hơn. Nơi đó anh từng tu nghiệp, nơi đó có dòng chảy văn hóa Pháp-Việt khá trôi chảy. Người Pháp vị tha, nền văn hóa bao dung. Quan trọng hơn cả là cộng đồng Việt ở Pháp cũng nhẹ nhàng dễ chấp nhận tầng lớp như anh.
Chứ ở Mỹ thì có nhiều điều đáng ngại. Ví dụ như bà Trần Thanh Khải Thủy chẳng hạn. Khi ở Việt Nam thì nổi như cồn, bà tung tác ồn ào, chấn động cả cộng đồng hải ngoại. Nhưng sang Mỹ thì rơi vào thế „việt vị“. Lặng như tờ.
Nhà nước trong vụ này chẳng có lợi mà cũng chẳng mất mát gì. Đúng ra thì cũng gỡ được cái ách tai quái. Đỡ được tiền của giam giữ, đỡ được nay lên tiếng, mai lên tiếng thanh minh về nhân quyền hay đối xử…còn khi anh Cù đến Mỹ rồi thì nhiều người thở phào. Nhẹ gánh.
Anh Cù thì không ai lạ gì, nhất là ở quechoa. Hồi anh còn tự do tung tẩy, nhưng chưa nổi danh lắm, anh đã từng sinh hoạt và tham gia comment ở sân chơi Quechoablog (cũ). Khi anh tham gia nhiều vụ kiện tụng và tranh luận xã hội thì anh không tham gia nữa.
Thấy anh Cù phát biểu đanh thép, lại còn đệ đơn ra tòa kiện Thủ tướng. Đây là một trường hợp duy nhất chưa có từ trước đến nay. Sau đó thì anh Cù chỉ gặp đủ điều khó nhọc. Nào bị loại khỏi đoàn Luật sư, nào chính quyền phường gây khó dễ. Báo chí cũng bêu riếu đủ điều, lôi chuyện lên mặt báo nào anh chiếm nhà chiếm đất, kiện ngược cả ông cụ Cù (Huy Cận).
Anh như cái gai nhọn chọc vào con mắt của chế độ. Người ta khó chịu lắm.
Nước cờ trị anh đã được tính toán. Thế nào anh cũng bị trị cái tội ngạo ngược cho bõ ghét.
Việc công an sờ đến anh thì chả ai bất ngờ. Nhưng chỉ bất ngờ là báo chí đưa ảnh và tin: anh có hành vi quan hệ bất chính, nhất là với „gái mại dâm“ mang dáng dân văn phòng. Báo chí trong nước cũng như ngoài nước đặng tin liên tục về vụ án „hai bao cao su“. Anh nổi danh như cồn. Xem ra từ ngày anh Cù rơi vào lao lý lại còn nguy hiểm hơn cả khi anh còn tung tẩy tự do đi lại. Báo chí phương Tây được dịp nói về vi phạm nhân quyền của Việt Nam. Người bất đồng chính kiến thì xem anh như một ngôi sao sáng đấu tranh cho dân chủ.
Nhà nước bỗng dưng rơi vào thế bị động, luôn phải tìm cách đối phó.
Việc bắt anh xem ra là một hạ sách. Không rõ ai đã chủ chốt dàn dựng nước cờ, nhưng bộ công an dịp này thay một loạt nhân sự cao cấp bên an ninh, nhiều anh thăng thưởng, nhiều kẻ ngậm ngùi về vườn. Lỗi nghiệp vụ kém, gây tai tiếng cho nhà nước quá nhiều. Giả sử anh Cù cứ tự do như trước đến giờ, tự do chửi bới, tự do phản biện…nói mãi mà không có tác dụng thì chắc cũng nản. Chứ anh ngồi tù mà lại gánh thêm một việc canh giữ,tốn kém cho nhà nước. Lại còn ngoại giao đi ra nước ngoài, đi đâu cũng bị hỏi vì sao bắt anh Cù? Khó thanh minh quá.
Người ta bảo, anh Cù ngang ngược quá. Giá sử cứ ngồi im, lặng mà hưởng lộc cha ông thì tốt quá chứ gì (!) Sao lại dại thế, đem tấm thân ra chống trời một mình thì sao mà nổi. Nhưng anh thì nghĩ khác, mình có cái thế mạnh riêng, vừa được đào tạo bài bản, vừa mang danh tính con cháu công thần, „phản tỉnh“ như thế mới là đòn hiểm cho chế độ. Ai dám đụng đến hàng ngũ tinh hoa như anh, ngoài ra anh còn vô khối mối quan hệ với các cụ lớn khác.
Đúng, người ta cũng có nghĩ đến ông cụ Cù nhiều. Chứ kẻ thường dân mà dám vuốt râu hùm như anh thì xong từ lâu rồi. Cần gì phải bày đặt nghiệp vụ, cần gì phải theo dõi, cần gì phải tố tụng nhiêu khê. Nhưng có chỗ anh cũng nhầm, con cháu của các cụ chưa là gì cả. Ai dám đụng đến quyền lợi, nhất là quyền lực chính trị thì đều bị xử nghiêm cả, kể cả là đồng chí đồng đội, huống hồ chi anh lại là người „ăn cháo, đái bát“.
Cá nhân mình thì cũng phục anh Cù, phục cái lòng dũng cảm của anh Cù, dám trực diện đối đầu với chế độ. Nhưng để nói mà khẩu phục, tâm phục đường lối của anh thì không. Anh không có một đường lối chấn hưng xã hội rõ ràng. Đọc các bài viết của anh thấy có bài được, có bài không, như kiểu đấm bốc, lại không có tính nhất quán cho một đường lối. Cái này thì mình phục anh luật sư Lê Công Định hơn, mềm dẻo, nhất quán và có lý thuyết chủ định rõ ràng.
Anh ra tù, sang Mỹ. Gây một chấn động lớn trong cộng đồng „hoạt động dân chủ“ ở trong nước và ngoài nước. Nhiều người chia sẻ với gia đình anh, cho rằng đó là một điều tốt lành. Nhất là gia đình có cơ hội đoàn tụ tự do ở ngoài Việt Nam. Nhưng nhiều người khác thì cũng khá ngỡ ngàng, vậy từ nay họ sẽ thiếu lửa, thiếu hình ảnh một „Anh hùng“ trong lòng chế độ.
Không rõ sang Mỹ là do anh chọn hay là do tổ chức nào đó bố trí. Nhưng theo mình thì không hợp với tạng như anh. Người Việt ở Mỹ cũng khá cực đoan. Họ cũng chẳng mặn mà gì với đám con cháu các cụ miền Bắc cả. Khi anh Cù bị rơi vào lao lý, người ta có thể tung hô anh, dùng anh như một biểu tượng để chống lại chế độ trong nước, nhưng khi anh đã sang trú ở „ thế giới tự do“ thì bằng như nhau cả. Cái hiện tại sẽ biến mất, mà cái quá khứ sẽ nổi trội hơn. Nếu anh muốn tiếp tục gương cao ngọn cờ thì anh phải tiếp xúc với cộng đồng, còn không có cộng đồng thì sẽ không có phong trào. Chứ nếu chỉ làm chính trị phòng khách sa lông thì không chóng rồi chầy chỉ… ngồi viết hồi ký.
Nếu có thể, sau khi sức khỏe phục hồi và ổn định giấy tờ thì anh Cù nên xin quay sang Pháp trú thì hơn. Có thể vật chất kém ở Mỹ tí chút, nhưng là môi trường Pháp thuận cho anh hơn. Nơi đó anh từng tu nghiệp, nơi đó có dòng chảy văn hóa Pháp-Việt khá trôi chảy. Người Pháp vị tha, nền văn hóa bao dung. Quan trọng hơn cả là cộng đồng Việt ở Pháp cũng nhẹ nhàng dễ chấp nhận tầng lớp như anh.
Chứ ở Mỹ thì có nhiều điều đáng ngại. Ví dụ như bà Trần Thanh Khải Thủy chẳng hạn. Khi ở Việt Nam thì nổi như cồn, bà tung tác ồn ào, chấn động cả cộng đồng hải ngoại. Nhưng sang Mỹ thì rơi vào thế „việt vị“. Lặng như tờ.
Nhà nước trong vụ này chẳng có lợi mà cũng chẳng mất mát gì. Đúng ra thì cũng gỡ được cái ách tai quái. Đỡ được tiền của giam giữ, đỡ được nay lên tiếng, mai lên tiếng thanh minh về nhân quyền hay đối xử…còn khi anh Cù đến Mỹ rồi thì nhiều người thở phào. Nhẹ gánh.
Dân Choa
(FB Dân Choa)
Điều gì đang xẩy ra với Dự án Đường sắt Đô thị tuyến Cát Linh – Hà Đông?
Dự án Đường sắt Đô thị tuyến Cát Linh – Hà Đông được khởi công ngày 10/10/2011, với tổng mức đầu tư 533 triệu USD, trong đó nguồn vốn vay của Trung Quốc là 419 triệu USD, còn lại là vốn đối ứng của Việt Nam.
Theo kế hoạch ban
đầu, dự án sẽ hoàn thành vào cuối năm 2014 và đưa khai thác sử dụng trong quý
II năm 2015. Tuy nhiên, hiện nay dự án lại đang dẫm chân tại chỗ, hàng khối cột
bê-tông khổng lồ vẫn đang đứng hiên ngang phơi mưa phơi nắng, trông như những vết thẹo dài nham nhở
trên khuôn mặt thủ đô, khiến không ít người phải "băn khoăn".
Báo Hà Nội Mới ngày
14.1.2014 cho biết, tiến độ dự án không chỉ chậm trong khâu GPMB mà
công tác đào tạo, chuẩn bị nhân lực quản lý, vận hành cũng khó khăn khi
Hà Nội chưa thành lập được Công ty ĐSĐT. Một số vấn đề vướng mắc cũng phát sinh liên
quan đến thủ tục, tài chính như giá hợp đồng tổng thầu EPC, tổng mức
đầu tư, công tác kiểm định, nghiệm thu thiết bị… Theo báo Người Cao Tuổi thì việc giải phóng mặt bằng khu vực nhà ga Cát Linh chủ yếu là do phía chính quyền.
Ảnh: Lê Thị Phương Anh
Với tình
hình hiện nay, không ai có thể khẳng định những hàng cột bê tông khổng lồ kia sẽ
còn “trơ gan cùng tuế nguyệt” đến bao giờ.
Xin lưu ý, đây là
dự án mang đậm “dấn ấn cá nhân” của PTT Hoàng Trung Hải, một người Hán trá hình:
Ông ta vừa là phó thủ tướng phụ trách
kinh tế, trực tiếp chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải, vừa là Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà
nước các công trình, dự án trọng điểm ngành Giao thông Vận tải.
Nhà thầu thi công theo hình thức chìa khoá
trao tay (EPC) của dự án là Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc,
còn nhà thầu tư vấn giám sát thi công và lắp đặt thiết bị là Công ty
TNHH Giám sát Xây dựng Viện Nghiên cứu Thiết kế Công trình Đường sắt Bắc Kinh.
Một dự án hạ tầng trọng điểm hết sức nhạy cảm về an ninh – quốc phòng ngay giữa
thủ đô mà cả nhà thầu thi công lẫn tư vấn giám sát đều của Trung Quốc thì đủ biết
tài “phù phép” của ngài PTT Tàu Hoàng Trung Hải đã đạt đến trình độ “thượng thừa”
rồi.
Chưa dừng lại ở
đó, ngài PTT Tàu này còn âm mưu cắm những cái cọc bê tông khổng lồ như thế xuống
lòng Hồ Tây thông qua Dự án Đường sắt Đô thị tuyến số 5, băng qua Hồ Tây và đè
lên Phủ Tây Hồ, một địa danh nổi tiếng và linh thiêng của Hà Nội, nơi có cả linh huyệt Hồ Tây và Phủ Tây Hồ, mà mọi người
vẫn gọi một cách thành kính là huyệt đạo quốc gia
Bản đồ Quy hoạch Hà Nội trưng bày trong cuộc triển lãm khai
mạc ngày 20/4/2010 tại Trung tâm Triển lãm Vân Hồ - Hà Nội – phần quy hoạch vạch
tuyến đường sắt đô thị số 5 xuyên qua không gian Hồ Tây và Phủ Tây Hồ.
(Ảnh: Phạm Viết Đào)
(Ảnh: Phạm Viết Đào)
Như hầu hết các dự án dưới quyền chỉ đạo, giám sát và phê duyệt của ngài PTT "phụ trách kinh tế",
Dự án ĐSĐT tuyến Cát Linh – Hà Đông cũng chỉ mới đội chi phí thêm có "vỏn vẹn" 338 triệu USD, từ 553 triệu lên 891 triệu USD.
Chúng tay hãy chờ
xem đ/c Phó Thủ tướng Hán tăc Hoàng Trung Hải cùng bộ sậu của ông ta sẽ tiếp tục “làm
xiếc” như thế nào với dự án giao thông đặc biệt quan trọng này./.
Lê Anh Hùng(Blog Lê Anh Hùng)
Chọn lựa của đời người
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ |
Boris Pasternak không phải là nhà đấu tranh chính trị nhưng khi bị hăm họa nếu đi nhận giải Nobel văn chương có thể không được phép trở về Nga, ông từ chối đi nhận giải. Aung San Suu Kyi được phép đi thăm chồng bịnh nặng nhưng có thể không được trở về, bà đành chịu không thấy mặt chồng còn hơn phải rời Miến Điện. Nhắc lại, năm 1997, chồng bà, Tiến sĩ Michael Aris, bị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối nhưng bị chính phủ quân phiệt Miến từ chối cấp giấy phép nhập cảnh thăm bà và cuối cùng Michael Aris đã chết ở Anh Quốc đúng trong ngày sinh nhật của ông không có mặt vợ.
Vua Hàm Nghi của Việt Nam mình là bài học khác. Trong suốt ba năm từ 1885 đến 1888, chịu đựng bao gian truân đói khổ trong rừng núi Quảng Bình, nhà vua không hề than van và ngay cả khi bị bắt vị vua 17 tuổi còn mắng vào mặt Việt gian Trương Quang Ngọc "Mi giết ta đi còn hơn là mi mang ta ra nộp cho Tây", nhưng khi bước xuống tàu Biên Hòa để bị lưu đày sang Algérie, ngài đã khóc. Giọt nước mắt của vị vua mất nước và cũng là một thanh niên Việt Nam chỉ mới 18 tuổi tuôn rơi chỉ vì phải rời xa tổ quốc thân yêu và một phần khác ngài cũng biết đi là hết, giấc mộng Cần Vương xem như chính thức cáo chung.
Trong giai đoạn từ 1975 đến nay, có hai nhà đấu tranh vì tự do dân chủ và nhân bản Việt Nam nổi tiếng nhưng có hai chọn lựa khác nhau: Giáo sư Đoàn Viết Hoạt chọn lựa ra đi và Bác sĩ Nguyễn Đan Quế chọn lựa ở lại.
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt: Không thể ra khỏi nhà tù nếu thiếu điều kiện ra đi khỏi Việt Nam
|
- Lần thứ nhất: Ngày 29 tháng 7 năm 1976 ông bị bắt với cáo trạng “Tuyên truyền tư tưởng phản động chống phá Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Giáo sư bị CSVN giam giữ 12 năm không bản án. Ông ra khỏi tù lần thứ nhất ngày 9 tháng 2 năm 1988.
- Lần thứ nhì: Một năm sau, Giáo sư Đoàn Viết Hoạt góp phần thành lập nhóm Diễn Đàn Dân Chủ và sáng lập viên của tạp chí Diễn Đàn Tự Do. Ngày 17 tháng 11 năm 1990, ông bị CSVN bắt lần thứ hai. Tòa sơ thẩm CSVN ngày 31 tháng 3 năm 1993 kết án giáo sư 20 năm tù giam. Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm sau đó, giảm án xuống còn 15 năm tù giam. Năm 1993, ông bị đưa sang trại tập trung lao động khổ sai. Ngay trong tù, ông đã tổ chức hoạt động đối lập và vì vậy, ông bị đưa đi giam giữ cô lập 4 năm liền tại trại giam Thanh Cầm, Thanh Hóa.
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt đối diện với chọn lựa không thể ra khỏi nhà tù nếu không chịu rời bỏ Việt Nam, nhưng ông cũng chỉ chịu rời Việt Nam khi vợ, con và nhiều bạn bè khuyên ông nên chấp nhận ra nước ngoài. Năm 1998, từ nhà tù, ông được đưa thẳng tới sân bay Nội Bài để bay sang Mỹ.
Sáng 8 tháng 4, 2014 vừa qua, phái viên Kính Hòa của RFA phỏng vấn Giáo sư Đoàn Viết Hoạt về việc Cù Huy Hà Vũ được trả tự do và tức tốc đưa sang Mỹ. Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt phát biểu:
“Tôi nghĩ rằng nếu có thể thì chúng ta nên ở lại để đấu tranh. Tôi cũng muốn sớm được trở lại để đấu tranh với các bạn trong nước. Và ở ngoài này thì chúng ta phải vận động để thả ở trong nước chứ không đưa ra ngoài. Mỗi một người đi ra ngoài là mất một chiến sĩ trong nước, mà chiến sĩ ở trong nước mới là chính. Ngoài này chúng tôi chỉ hỗ trợ thôi. Khi sang ngoài này thì chúng tôi làm hết sức mình để hỗ trợ trong nước. Tất nhiên trong nước là cái chính, chúng ta phải bằng mọi giá đấu tranh để Hà nội thả anh em ra trong nước. Và phải chấp nhận những tiếng nói đối lập để đi đến dân chủ một cách ôn hòa bất bạo động.”
Ông Phạm Văn Thành, một người đã từng ở tù chung với giáo sư Đoàn Viết Hoạt nhận xét trên Facebook về những lời phát biểu của giáo sư:
“Giáo sư Đoàn Viết Hoạt đã trả lời rất thực lòng. Với bản thân tôi, tôi luôn luôn giữ lòng kính trọng với các quyết định của ông, kể cả quyết định chấp nhận đi ra nước ngoài, một quyết định tôi biết là cực kỳ khó khăn đối với ông, người mà tôi trân trọng gọi bằng thầy xưng con ngay từ khi anh em chúng tôi đón nhóm của ông chuyển từ trại Z30D Hàm Tân vào trại Trừng Giới A20 Xuân Phước cuối năm 1993. Thời gian ở trại A20 Xuân Phước, ông là người nỗ lực không ngừng nghỉ trong mục tiêu nâng cao khả năng lý luận cho những anh em tù chính trị đã bị giam cầm quá lâu (từ 1977 /1980/1984). Vốn liếng văn hóa, chính trị, xã hội và quan hệ quốc tế của ông đã làm chúng tôi bật ngửa và đặc biệt nhất là sự can trường và ý nhị của ông. Trước sự đeo bám của an ninh trại, ông bất chấp những đớn đau sẽ đến với mình và liên tục tham dự các buổi họp nhóm với tất cả các anh em tù kỳ cựu tổ chức. Nhiều người trong nhóm (nhóm Diễn Đàn Tự Do) của ông đã phải tránh hẳn ông vì sợ sự liên lụy. Bối cảnh ấy, anh em võ biền chúng tôi mới thật sự kính phục người mà trước đó nhiều anh em có ý không phục vì ông có liên quan đến những nhóm phản đối chính quyền miền Nam VNCH trước 1975. Bối cảnh trại A20 Xuân Phước, một trại khét tiếng tàn khốc với gần hai ngàn nấm mộ số (tính đến 1994) đã giúp cho chúng tôi nhận ra giá trị thực thụ của một kẻ sĩ. Một bậc trí thức thực sự.”
Về việc Giáo sư Đoàn Viết Hoạt ra đi. Cựu tù nhân chính trị Phạm Văn Thành cũng cho biết chính ông là người được giáo sư hỏi ý ngay khi ở trong tù. Hỏi ý nhiều khi không phải để nhận câu trả lời nhưng chỉ là cách để nhẹ những ưu tư đang đè nặng trong lòng.
Câu trả lời của giáo sư Đoàn Viết Hoạt và tiết lộ của một người ở tù chung nhiều năm với ông, cho chúng ta biết chọn lựa ra đi của ông là một chọn lựa khó khăn. Chọn lựa nào mà chẳng có hy sinh. Ông ra đi mang theo một niềm tâm sự luôn chôn giấu trong lòng và tâm sự đó đã nhiều đêm làm ông trăn trở. Ông cho nhiều người thân biết khi máy bay bay lên trời cao, nhìn xuống thấy đất nước xa dần ông đã bật khóc, không cầm được nước mắt. Bởi ngày trở lại không biết đến bao giờ. Ông không bao giờ muốn rời xa quê hương nếu được tự do lựa chọn. Như ông đã chọn lựa trở về Việt Nam sau khi học xong bằng Tiến Sĩ ở Mỹ. Và sau khi CS chiếm miền nam ông cũng đã quyết định ở lại quê hương để tiếp tục chiến đấu cho lý tưởng nhân chủ mà ông đã noi theo thân phụ ông từ khi còn trẻ.
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt không phải là mẫu người hoạt động theo kiểu xông xáo đó đây nhưng là một nhà giáo dục, một cựu tù nhân lương tâm phát xuất từ miền Nam, một nhà tư tưởng, học ở Mỹ nên việc hội nhập vào sinh hoạt chính trị dòng chính Mỹ cũng như tham gia vào cộng đồng Việt Nam hải ngoại không mấy trở ngại khó khăn. Không giống như nhiều người tranh đấu khác chỉ tập trung vào các hoạt động có tính cách chiến thuật, ngắn hạn, giáo sư viết sách, phân tích tình hình quốc tế, sử dụng tích cực các mối quan hệ của cá nhân ông với quốc tế, đề nghị các chiến lược dài hạn cho các phong trào đấu tranh, vì thế, vai trò của ông tại hải ngoại có thể hữu hiệu không kém, nếu không muốn nói thuận lợi hơn, vai trò của ông khi còn ở trong nước.
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế: Lưu đầy không phải là tự do
|
Ngày 30 tháng Tư năm 1975, trong lúc nhiều người Việt Nam chạy ra sông, ra biển, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế đã chạy ngược dòng người, ông chạy về bệnh viện, nơi hàng trăm thiếu nhi Việt Nam bị thương tích và bệnh hoạn không có người chăm sóc, không có ngay cả một viên thuốc chống đau. Với chức năng của một bác sĩ và tình thương dành cho thể hệ thiếu nhi đang bị chế độ bỏ rơi, ông đã ở lại tiếp tục ngành chuyên môn của mình trong bệnh viện nhi đồng Sài Gòn. Tuy nhiên, một năm sau, trước những bất công, hà khắc mà chế độ CS áp đặt lên nhân dân Việt Nam một cách tàn nhẫn từ trong bệnh viện nơi ông làm việc cho đến ngoài xã hội, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế phát động cuộc đấu tranh vì tự do dân chủ và nhân bản cho dân tộc Việt Nam.
Từ đó, ông đã dấn thân vào hành trình tranh đấu cho một Việt Nam tự do dân chủ và nhân bản. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế bị bắt nhiều lần và có những bản án kéo dài hàng chục năm qua nhiều trại tù lớn ở miền Nam:
- Lần thứ nhất: Mười năm, từ 1978 đến 1988, trong đó có thời gian dài bị biệt giam vì đã sáng lập Mặt trận Dân tộc Tiến bộ "với âm mưu lật đổ chính quyền cộng sản". Không đưa ra tòa xét xử.
- Lần thứ nhì: Ngày 29 tháng 11 năm 1991, trong phiên tòa chỉ vỏn vẹn ba mươi phút, CSVN đã xử Bác sĩ Nguyễn Đan Quế 20 năm khổ sai và 5 năm quản chế vì "hoạt động lật đổ chính quyền". Đến năm 1993, Bác sĩ Quế bị đưa đi lao động khổ sai ở trại K4 Xuyên Mộc (Bà Rịa) và ở trại K3 Xuân Lộc, cách Sài Gòn 80 cây số về hướng Đông Bắc. Mặc dù sức khỏe của ông ngày càng yếu, quản giáo CSVN vẫn tìm cách hành hạ ông bằng lao động khổ sai và biệt giam.
- Lần thứ ba: Bị bắt năm 2003 vì lên tiếng tranh đấu cho tự do thông tin và phát biểu. Lần nữa, trước áp lực quốc tế và đồng bào trong cũng như ngoài nước. CSVN đã buột phải thả Bác sĩ Nguyễn Đan Quế vào năm 2005.
- Lần thứ tư: Bị bắt vào cuối tháng 2 năm 2011, sau khi công bố “Lời kêu gọi toàn dân xuống đường cứu nước”. CSVN trả ông về nhà sau khi bị tạm giữ 48 giờ.
Năm 1998, trước áp lực quốc tế, chính quyền cộng sản đồng ý thả bác sĩ Nguyễn Đan Quế với điều kiện ông phải rời Việt Nam.
Với hai mươi năm tù tội, CSVN nghĩ rằng bác sĩ đã cạn kiệt tinh thần cũng như thể lực và phải chọn con đường bình an nhất cho những ngày tháng cuối đời là ra đi. Nhưng họ đã lầm. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế từ chối. “Lưu đầy không phải là tự do” ông tuyên bố một cách khẳng khái. Tự do của một người chỉ trọn vẹn ý nghĩa nếu được tự do trên quê hương mình và cùng với dân tộc mình. Không có tự do dành cho những kẻ bị lưu đày. Cuối cùng, Cộng Sản đành thả ông và giam lỏng ông tại Sài Gòn.
Ngày 11 tháng 5 năm 2014 sắp tới đây đánh dấu 24 năm ngày Bác sĩ Nguyễn Đan Quế công bố Bản Tuyên Bố của Cao Trào Nhân Bản kêu gọi đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước, các chính phủ và nhân dân yêu chuộng tự do dân chủ khắp thế giới tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh bất bạo động đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải (a) Tôn trọng các nhân quyền căn bản của người dân Việt Nam. (b) Phải chấp nhận sinh hoạt chính trị đa nguyên. (c) Phải trả lại cho người dân Việt Nam quyền được lựa chọn một thế chế chính trị phù hợp với nguyện vọng của mình qua các cuộc bầu cử tự đó và công bằng dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc.
Hôm nay, bác sĩ Nguyễn Đan Quế đã 73 tuổi với gần một nửa đời người trong tù tội lao lung. Ngọn đèn nhân sinh có thể một ngày sẽ tắt nhưng ngọn đèn nhân bản ông thắp lên trong ngày 11 tháng 5 năm 1990 chẳng những không tắt mà mỗi ngày một sáng hơn. Hai mươi năm trước, phong trào xã hội dân sự tại Việt Nam chỉ có Cao Trào Nhân Bản và Diễn Đàn Tự Do, hôm nay hàng trăm nhóm, phong trào, mạng lưới internet, tập hợp xã hội dân sự đang được ra đời và phát triển. Con đường ông đi ngày đó chỉ có một vài dấu chân lẻ loi đơn độc, hôm nay, hàng trăm, hàng ngàn người cùng đi.
Tuổi trẻ Việt Nam xem bác sĩ như là một người cha, người chú, một chỗ dựa tinh thần, một nơi để tìm nguồn an ủi trong những lúc khó khăn. Và Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, cũng giống như trong buổi chiều 30 tháng Tư, 1975 lại tiếp tục săn sóc, khuyên răn các em bằng đức tính khiêm cung và tấm lòng nhân ái.
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và Mount Everest đang chờ
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ là một người đa tài. Anh sinh ngày 2 tháng 12 năm 1957 tại xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh). Anh tốt nghiệp tiến sĩ luật học, thạc sĩ văn chương, họa sĩ nhưng được biết đến nhiều nhất như một nhân vật bất đồng chính kiến với nhà nước CSVN. Anh bị bắt ngày vào 5 tháng 11 năm 2010 tại Sài Gòn và bị khởi tố ngày 15 tháng 11 năm 2010 về tội danh quen thuộc của CS “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Anh bị kết án 7 năm tù. Phiên tòa ngày 2 tháng 8 năm 2013 giữ nguyên bản án. Tuy nhiên, trong lúc đang ở tù, anh Cù Huy Hà Vũ được CS phóng thích và cùng vợ đi thẳng sang Mỹ ngày 7 tháng Tư năm 2014.
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ ra khỏi nhà tù CS là một tin vui chung cho phong trào dân chủ Việt Nam. Cuộc vận động và tranh đấu thay mặt anh đã diễn ra không ngừng trên mọi lãnh vực, mọi bình diện, mọi phương tiện, mọi giới và mọi tầm vóc đã có hiệu quả. Trong nước Cù Huy Hà Vũ đã trở thành niềm thôi thúc của tuổi trẻ dấn thân. Ngoài nước, Cù Huy Hà Vũ đứng hàng đầu trong danh sách tù nhân mà các tổ chức nhân quyền dùng để gây áp lực cho CSVN. Phần lớn các nhà phân tích và đồng bào quan tâm đều nghĩ CSVN phải trả tự do cho anh sớm. Và họ đoán đúng. Tuy nhiên thay vì trở về với bạn bè cùng tranh đấu, với công cuộc vận động dân chủ đang quá cần anh, với phong trào bảo vệ Hoàng Sa Trường Sa mà anh từng gắn bó, anh được đưa từ nhà tù sang Mỹ ngay là một tin làm nhiều người ngạc nhiên. Không ít người thất vọng, lo lắng và ngay cả buồn phiền.
Lần nữa, chọn lựa đi hay ở là chọn lựa cá nhân. Nếu anh chọn ra đi để chửa bịnh và được sống bình an sau những năm tháng dài đấu tranh mệt mỏi ở Việt Nam thì đó là chọn lựa riêng tư. Mỗi người trong thế giới này có quyền chọn lựa một cách sống riêng cho mình và gia đình mình. Quyết định đó phải được tôn trọng. Đất nước Việt Nam là của 90 triệu người chứ không phải chỉ của một mình Cù Huy Hà Vũ. Và đừng quên, phong trào dân chủ từ thập niên 1990 đến nay có những lãnh tụ đấu tranh tưởng chừng như “gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo” đã tự biến mất đi không để lại một dấu vết gì. Thỏa hiệp, đầu hàng, mệt mỏi hay dù gì cũng không ai trách và sau một thời gian sẽ không còn ai nhắc. Cuộc vận động dân chủ như một chuyến tàu, tại mỗi sân ga, có người bước xuống nhưng cũng có người khác bước lên. Lịch sử đã, đang và sẽ diễn ra như thế.
Nhưng nếu anh Cù Huy Hà Vũ chọn ra nước ngoài để vừa được bình an vừa tiếp tục con đường tranh đấu như phương cách anh đã làm trong nước thì đó sẽ là một chọn lựa vô cùng khó khăn để thực hiện:
- Phương pháp đấu tranh: Từ trước đến nay, anh Cù Huy Hà Vũ chọn phương pháp đấu tranh trong vòng cơ chế, nghĩa là chấp nhận và dựa trên hiến pháp CS, luật pháp CS. Anh từng ứng cử vào chức vụ Bộ trưởng Thông Tin, tranh cử Đại biểu Quốc Hôi. Anh từng kiện Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Thừa Thiên, kiện cả Thủ tướng CS Nguyễn Tấn Dũng, đòi hỏi phải thay đổi hiến pháp. Nói chung, anh tìm mọi kẽ hở của chế độ để tấn công, nhưng những kẽ hở đó đã được đóng lại cùng lúc với cánh cửa máy bay. Điều kiện đầu tiên để đấu tranh trong vòng cơ chế là phải có mặt. Không gian đấu tranh chính trị như thế không tồn tại ở hải ngoại. Ở Mỹ không có “gậy ông” để anh “đập lưng ông”. Lịch sử đấu tranh giành độc lập cho Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc có rất nhiều người đã đấu tranh trong vòng cơ chế thực dân như Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh, nhà báo Nguyễn Phan Long, kỹ sư Bùi Quang Chiêu, nhà văn Diệp Văn Kỳ v.v... và đã giúp tạo nền móng vững chắc cho chế độ dân chủ tại miền Nam Việt Nam từ 1954 đến 1975 nhưng họ đều trực diện một mất một còn với chế độ thực dân tại Việt Nam.
- Hậu thuẫn đấu tranh: Anh Cù Huy Hà Vũ vận dụng tích cực các mối quan hệ cá nhân, gia đình, môi trường xã hội mà anh xuất phát để làm điểm tựa đấu tranh. Những điều kiện đó thuận lợi bao nhiêu ở trong nước sẽ bất lợi bấy nhiêu ở hải ngoại. Giả thiết rằng điểm hẹn cuối cùng trong hành trình tranh đấu của anh Cù Huy Hà Vũ cũng là một nước Việt Nam tự do dân chủ như phần lớn người Việt trong và ngoài nước đang tranh đấu, điểm khởi hành của anh phát xuất từ trong lòng chế độ CS và vì thế không đi cùng một ngã với đại đa số người Việt hải ngoại. Người Việt hải ngoại không phải bao giờ cũng bằng mặt, bằng lòng với nhau nhưng có một lập trường dứt khoát giống nhau đối với chế độ CS như một điều kiện tiền đề, không có chuyện “tuy nhiên”, “lẽ ra” hay “nói gì thì nói” nào cả.
- Lý luận đấu tranh: Anh Cù Huy Hà Vũ không phải là nhà tư tưởng hay nhà lý luận. Hầu hết các hoạt động của anh chỉ mang tính chiến thuật, ngắn hạn, gây khó khăn cho chế độ nhưng không tấn công vào nền tảng của ý thức hệ Mác Lê và các nguyên nhân dẫn đến một đất nước điêu tàn, nghèo đói, phân hóa như hôm nay. Có thể đó phương cách đấu tranh anh nghĩ là thích hợp nhưng trong điều kiện hải ngoại những chiến thuật như thế không hiệu quả và cũng không thuyết phục được bao nhiêu người. Tham nhũng tại Việt có tính đảng và sinh sôi nảy nở tốt tươi dưới bóng cây cổ thụ quyền lực của đảng, do đó, đánh tham nhũng mà tránh đánh vào đảng CS cũng chẳng khác gì đánh vào chiếc bóng đen mà để yên cho kẻ trộm dọn nhà mình.
Anh Cù Huy Hà Vũ có thể nói đã một mình đã tạo nên một phong trào đấu tranh đầy sinh động. Các nhà chiến lược và lý luận có thể không đánh giá anh cao nhưng cách đấu tranh của anh lại dễ gây phong trào quần chúng và gây khó cho lãnh đạo CS. Nhiều bạn trẻ đã khóc, đã xuống đường, đã bị tù vì anh khi anh bị chế độ CS hạ nhục. Nhiều cụ già đã thương quý anh như con, như cháu khi anh bị lao tù. Ngoài việc can đảm, gan dạ, với tuổi trung niên, anh là chất keo nối kết các tầng lớp xã hội. Quốc tế nhìn anh như một lãnh tụ đấu tranh nổi bật của giai đoạn này và luôn dùng để gây áp lực nhân quyền với chế độ. Nhưng chất keo đó chỉ còn là những giọt nước mưa rớt rơi trên mặt phi đạo khi chuyến bay mang anh đi vừa cất cánh. Nụ cười và dấu V chiến thắng của anh đưa lên khi ra khỏi phi trường Dulles ở Washington DC có thể chỉ để xã giao với người đang cầm máy ảnh nhưng làm đắng cay cho bao nhiêu đồng bào, anh em đang kỳ vọng ở nơi anh.
Lịch sử cũng từng chứng minh không phải đi là hết
Rất nhiều chính khách đối lập lưu vong hay tự lưu vong ở nước ngoài sau đó đã trở về và thành công trong việc lãnh đạo quốc gia như Benazir Bhutto, Kim Đại Trọng ở Á Châu, Jacob Zuma, Moncef Marzouki của Phi Châu và nhiều người khác.
Nhiều độc giả đã biết trường hợp Kim Đại Trọng của Nam Hàn và Benazir Bhutto của Parkistan, xin giới thiệu trường hợp của Tổng thống Tunisia Moncef Marzouki mới đây. Sau khi tốt nghiệp bác sĩ tại đại học Strasbourg, Pháp, Bác sĩ Moncef Marzouki trở lại Tunisia và thành lập Trung Tâm Y Tế Cộng Đồng để ngăn chận lạm dụng thiếu nhi. Bác sĩ Moncef Marzouki không có tham vọng chính trị nhưng trước việc nhà độc tài Ben Ali trấn áp một cách dã man các thành phần đối lập, ông đã đứng ra thành lập Ủy Ban Quốc Gia Bảo Vệ Tù Nhân Lương Tâm (the National Committee for the Defense of Prisoners of Conscience). Ông bị tù nhiều lần trước khi lưu vong sang Pháp. Tại Pháp, ông tiếp tục lãnh đạo Nghị Hội Vì Nền Cộng Hòa (Congrès pour la République) gọi tắt là CPR. Nghị Hội Vì Nền Cộng Hòa quy tụ một tập thể trí thức thuộc nhiều tôn giáo, thành phần xã hội, hữu và tả, Arab và không Arab nhưng theo đuổi một mục tiêu tối hậu là thành lập một chế độ Cộng Hòa đầu tiên tại Tunisia bao gồm tự do ngôn luận, tự do hội hộp, tự do bầu cử và ứng cử. CPR đòi hỏi một hiến pháp mới đặt cơ sở trên các nguyên tắc của chế độ Cộng Hòa. Sau khi nhà độc tài Ben Ali bị lật đổ, Moncef Marzouki trở về Tunisia để tham gia cuộc bầu cử quốc hội và được chọn làm Tổng thống của Tunisia ngày 12 tháng 12 năm 2011. Trả lời báo chí, Moncef Marzouki phát biểu về nhiệm vụ chính của ông ta “Khi một đất nước phải trải qua 50 năm độc tài, nhiệm vụ chính của tôi là ngăn chận độc tài tái diễn”.
Còn hơi sớm để đánh giá, nhận xét về việc anh Cù Huy Hà Vũ ra đi bởi vì có thể có nhiều yếu tố về phía Mỹ, phía CSVN và cả cá nhân anh vẫn chưa được biết, chưa được tiết lộ, chưa được tỏ bày. Những điểm người viết trình bày không có ý phê bình, chỉ trích nhưng chỉ muốn nêu ra một cách thẳng thắn về những hoàn cảnh và tình huống mà anh Cù Huy Hà Vũ có thể sẽ phải đương đầu trong những ngày tháng tới. Nếu anh chỉ muốn có cuộc sống bình an, đọc sách, họa, nghiên cứu luật sẽ không có gì để nói nhưng nếu anh tiếp tục dấn thân trên đường đấu tranh như đã từng làm thì trước mặt là đỉnh Everest đang đợi chờ anh.
Một góp ý chung cho tất cả những người ra đi, dù ra đi bằng ghe như kẻ viết bài này hay bằng máy bay như các lãnh tụ đấu tranh: Xa đất nước là một bất hạnh và ra đi, dù viện dẫn bất cứ một lý do gì, cũng có lỗi với quê hương.
Trần Trung Đạo
Theo FB Trần Trung Đạo
Phải chăng đã tìm ra giải pháp “hậu” Nhân Cơ?
Những ngày gần đây, báo chính thống của Nhà nước đăng
đàn về Dự án khai thác bôxít Tây Nguyên (gồm hai nhà máy luyện quặng
bôxít: một ở Tân Rai, tỉnh Lâm Đồng, và một là nhà máy Nhân Cơ, tỉnh Đăk
Nông), dự kiến lỗ hàng nghìn tỷ đồng trong những năm tới, khiến dư luận
xôn xao. Cũng phải thôi, không xôn xao, tiếc nuối… sao được, khi mà
giáo viên và học sinh khi đi học qua sông bằng cách chui vào túi ni
lông… thì việc bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để bù lỗ cho Dự án khai thác
bôxít Tây Nguyên, rõ là rất ngông cuồng…
Trong bài viết “Bôxít Tây Nguyên dự kiến lỗ hàng nghìn tỷ đồng” (1), ngay sau tựa đề, tác giả nhấn mạnh:
“Nhà máy tại Tân Rai có thể lỗ khoảng 460 tỷ đồng trong 3 năm đầu, trong khi con số ở Nhân Cơ là 3.000 tỷ cho 6 năm nhưng chủ đầu tư vẫn tin có lãi nếu xét cả vòng đời 30 năm”.
Trong bài viết “Bôxít Tây Nguyên dự kiến lỗ hàng nghìn tỷ đồng” (1), ngay sau tựa đề, tác giả nhấn mạnh:
“Nhà máy tại Tân Rai có thể lỗ khoảng 460 tỷ đồng trong 3 năm đầu, trong khi con số ở Nhân Cơ là 3.000 tỷ cho 6 năm nhưng chủ đầu tư vẫn tin có lãi nếu xét cả vòng đời 30 năm”.
Tính ra, mỗi năm lỗ là 653 tỷ đồng, và như vậy mỗi ngày, Nhân Dân Việt Nam bù lỗ cho Dự án khai thác bôxít Tây Nguyên, khoảng 1,79 tỷ đồng. Không biết, trên thế giới có nước nào làm ăn kiểu như vậy không?
Theo nhận định của người viết bài này, với sự lỗ lã như thế, và trong điều kiện hiện nay của Đất nước, thì chắc chắn rằng, Dự án khai thác bôxít Tây Nguyên sẽ phải dừng hoạt động, chí ít là một nhà máy. Có điều, tuyên bố dừng ngay thì rất bẽ mặt với dư luận, đặc biệt là giới trí thức nước nhà. Mặt khác, nếu nhìn những công trình, hạng mục công trình thi công dở dang sẽ “trơ gan cùng tuế nguyệt” dưới khí hậu khắc nghiệt của Tây Nguyên, nhiều người thấy xót của mà phải cố gắng đầu tư tiếp chăng?
Tuy nhiên, có vẻ như đã có một tín hiệu để “chữa cháy” cho Dự án khai thác bôxít Tây Nguyên rồi thì phải?
Ngày 08.4.2014, trong bài viết Bà chủ TH True Milk: “Cứ có đất cho tôi, Tây Nguyên sẽ thay đổi” (2), tác giả cho biết: “Cuối tuần qua, làm việc với lãnh đạo tỉnh Đắc Nông, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nói, nếu tỉnh đảm bảo quy hoạch được quỹ đất đủ lớn, có kết nối giao thông, ông sẽ bàn và xúc tiến đưa mô hình của hãng sữa TH True Milk vào”.
Bài báo còn dẫn lời bà Thái Hương, Chủ tịch Tập đoàn TH – đơn vị sở hữu thương hiệu TH True Milk: “Cứ có đất cho tôi, Tây Nguyên sẽ thay đổi sau ba năm. Chúng tôi không chỉ làm sữa, mà còn cả trồng rừng, dược liệu và du lịch sinh thái”.
Dẫn chứng cho sự thành công của mình như đã từng đầu tư tại Nghĩa Đàn (Nghệ An), cuối bài viết trên, bà Thái Hương còn cho biết: “trước đây nhiều hộ dân phải đi vay ngân hàng để lo toan cuộc sống, thì nay, qua tham gia dự án, công việc ổn định và họ đã dư giả tiền để gửi ngược trở lại…”.
Giải pháp nào cho Nhân Cơ?
Việc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Văn Bình, lặng lẽ đi Đăk Nông là cả một câu hỏi lớn đặt ra với Nhà máy bôxít Nhân Cơ. Phải chăng, ông Bình đi Đăk Nông lần này là nhằm tìm ra một giải pháp cho “hậu” Nhân Cơ?
Việc dừng lại hay tiếp tục đầu tư để rồi chịu lỗ trong vòng 5-15 năm tiếp theo là cả một vấn đề thuộc loại “tiến thoái lưỡng nan” đối với không chỉ Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), với Bộ Công thương, mà ngay cả Chính phủ, và cấp cao nhất là Bộ Chính trị (thực ra, như mọi người đã biết, đối với Dự án khai thác bôxít Tây Nguyên, thì TKV hay Bộ Công thương, chỉ là pháp nhân mang đầu chịu nhục thay cho Bộ Chính trị mà thôi).
Đã có nhiều ý kiến cho rằng, nên dừng Dự án khai thác bôxít Tây Nguyên, ở đây xin có mấy ý kiến cụ thể:
1. Mạnh dạn dừng Dự án khai thác bôxít Tây Nguyên, ngay trước mắt là đối với Nhân Cơ; thay vì mang tiền để đầu tư hoàn thiện nhà máy, thì hãy mang tiền đó cho Tập đoàn TH (đơn vị sở hữu thương hiệu TH True Milk của bà Thái Hương) vay ưu đãi (ước khoảng 500 đến 1.000 tỷ đồng), theo đó, tiến hành hoàn thổ, để trồng cỏ và chăn nuôi bò sữa.
2. Giao lại cho Tập đoàn TH cơ sở Nhà máy Nhân Cơ đã đầu tư (không tính tiền), để Tập đoàn TH có thể tận dụng được thứ nào hay thứ đó, làm kho bãi, văn phòng làm việc, và nhà máy chế biến sữa sau này…
3. Việc hoàn thổ, sau đó trồng cỏ và chăn nuôi bò sữa, có thể khó khăn ban đầu về nguồn nước tưới đối với việc trồng cỏ (trong bài trên, bà Thái Hương cũng có nói đến khó khăn về hạ tầng giao thông, nguồn nước... khi đầu tư vào Tây Nguyên); tuy nhiên, với trách nhiệm của một tập đoàn tư nhân trước tài sản của mình, rõ ràng Tập đoàn TH sẽ có cách làm phù hợp khi kết hợp với nông dân trong việc hoàn thổ và triển khai trồng cỏ và chăn nuôi bò.
Trước đây, việc trồng cà phê cũng cần nước tưới, thì trồng cỏ cũng vậy thôi, bà con nông dân có thể được Tập đoàn TH đầu tư, ứng vốn để khoan giếng, làm thủy lợi nhỏ… để đáp ứng tưới tiêu cho đồng cỏ vào mùa khô… (một số hồ còn lại trong phạm vi dự án sẽ là các hồ chứa nước để trồng cỏ cũng như cà phê…).
4. Dự án khai thác bôxít Tây Nguyên chắc chắn sẽ đi đến thất bại hoàn toàn. Việc mạnh dạn thay đổi cách nghĩ, cách làm đối với dự án này ngay từ bây giờ, sẽ không chỉ tiết kiệm được hàng nghìn tỷ mang đổ xuống sông, xuống biển… với cách làm trên, còn giúp nông dân ổn định trở lại và có nền tảng phát triển cho cả một địa bàn chiến lược Tây Nguyên giáp biên giới Campuchia đang bị Trung Quốc thuê đất 99 năm (?!).
Hy vọng các vị có lương tâm ở KTV hãy cất tiếng nói trung thực, qua đó giúp cho Chính phủ đưa ra một giải pháp đúng đắn nhất đối với Dự án khai thác bôxít Tây Nguyên, mang lại rất nhiều rủi ro này.
08.4.2014
Nguyễn Hữu Quý
Bài tham khảo:
(1) http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/bo-xit-tay-nguyen-du-kien-lo-hang-nghin-ty-dong-2965405.html
(2) http://doanhnhan.vneconomy.vn/20140408124214856P0C5/ba-chu-th-true-milk-cu-co-dat-cho-toi-tay-nguyen-se-thay-doi.htm
Tác giả gửi BVN.
Tệ nạn đánh bạc ăn tiền, gái gú thác loạn và đấu đá nội bộ của các đảng viên, phóng viên báo Tuổi trẻ tại Văn phòng Hà Nội
|
|
Theo bản tư liệu báo cáo của Tuấn Thành cung cấp, vào tháng 9/2011, vụ việc hàng loạt các đảng viên, phóng viên kỳ cựu của báo Tuổi trẻ tại Văn phòng Hà Nội tụ tập đánh bạc đã bị Nguyễn Văn Hải (Phó Văn phòng Hà Nội) bắt quả tang cũng ngay tại quán café ven bờ hồ Tây. Khi ấy Văn Hải đã lớn tiếng chửi vào mặt Đức Bình, Lê Kiên, những đảng viên, phóng viên kỳ cựu của báo Tuổi trẻ, và cả Võ Văn Thành, đệ tử ruột của Phó Thủ tướng “thứ nhất” Nguyễn Xuân Phúc là “một lũ vô liêm sỉ!”. Hải làm công văn gửi đến BBT và Ban chấp hành Công đoàn báo Tuổi trẻ xử lý các trường hợp này. May mắn thay là Trưởng đại diện Dương Đức Đà Trang phát hiện và “kịp thời” ngăn chặn nhằm “bảo vệ nội bộ” , nhờ thế đám đảng viên, phóng viên báo Tuổi trẻ như Lê Kiên, Đức Bình, Hoàng Minh, Văn Thành, Xuân Long,… thoát nạn.
|
Khi ấy mọi chuyện được lôi lên bàn họp nội bộ của Văn phòng Hà Nội, Trưởng Văn phòng, Bí thư chi bộ Đà Trang bắt đầu buổi họp: “Chúng ta không bao che cho ai cả, không dung túng cho việc làm sai trái nhưng suy nghĩ xem làm thế nào để ít ảnh hưởng đến toàn cục của báo Tuổi trẻ” (?!). Phóng viên Lê Kiên đập bàn vỗ thẳng mặt Văn Hải vì dám dùng cụm từ “vô liêm sỉ” để chửi anh em đồng nghiệp, Võ Văn Thành phụ họa theo đúng kiểu “cáo mượn oai hùm” khi dạy lãnh đạo Văn phòng theo châm ngôn của người Trung Quốc: “Kể cả tức giận đập bàn đập ghế với nhau, ngày mai ra đường gặp nhau vỗ vai cười lớn thì vấn là anh em, chứ anh Hải đừng nói chuyện liêm sỉ ở đây!”. Phóng viên Hoàng Minh còn ngoan cố “Anh Hải đã đề cập như vậy chắc chắn anh Hải đã có chứng cứ và hướng xử lý vụ này. Nếu anh Hải chứng minh được tôi chơi bài, tôi xin chịu mọi hình thức kỷ luật!”. Văn Hải vẫn bảo lưu ý kiến đòi kỷ luật đám phóng viên đã vi phạm nghiêm trọng “19 điều đảng viên không được làm”, và cho rằng: “người Việt có câu ‘yêu thì cho roi cho vọt’, nếu anh Đà Trang không xử lý nghiêm, tôi sẽ báo cáo về BBT việc này!”. Phóng viên Lê Kiên phát biểu: “anh Hải nên nhớ người Việt cũng có câu ‘đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại’, hầu hết anh em đã biết lỗi, anh lại chẳng có chứng cứ gì, nếu anh kiên quyết khiếu nại với BBT, anh Đà Trang và chúng tôi sẽ theo hầu!”(!?). Sau khi xem xét nhiều “khía cạnh”, Bí thư chi bộ Đà Trang kết luận: “Việc kỷ luật ở đây hoàn toàn không phải chuyện “đúng” hay “không đúng”, mà là chuyện “nên” hay “không nên”, để bảo vệ uy tín cơ quan, bảo vệ tương lai, sự nghiệp chính trị của anh em, đề nghị mọi chuyện treo lại ở đây thôi!”. Vụ việc năm 2011 đã được Đà Trang ém nhẹm một cách “gọn gàng” như thế.
|
|
Mời bạn đọc chiêm ngưỡng một số hình ảnh trác táng của đám đảng viên, phóng viên báo Tuổi trẻ Văn phòng Hà Nội:
|
|
|
|
|
|
|
|
Người Trong Cuộc
Tác giả gửi trực tiếp đến VAOL&TTHN
Ngoại cảm là ngụy khoa học
Phỏng vấn Đỗ Kiên Cường
Mặc dù các trung tâm tìm mộ bằng cách áp vong gây nhiều hệ lụy trong
việc quản lý, nhưng chính quyền một số địa phương cho rằng đó là các
hoạt động tâm linh nên không thể cấm. Theo TS Đỗ Kiên Cường, đó là một
nhầm lẫn rất đáng tiếc về nội hàm của thuật ngữ tâm linh. Chúng tôi đã
có cuộc trao đổi với nhà khoa học kiên quyết bác bỏ cái gọi là “ngoại
cảm tìm mộ”này, mời bạn đọc theo dõi.
Ông là người nổi tiếng với quan điểm xem tất cả “ngoại cảm tìm mộ”
đều là lừa đảo và cần cấm giới ngoại cảm hành nghề. Ông có thể nói rõ
hơn về hai quan điểm đó không?
Tôi xin khẳng định lại, “ngoại cảm tìm mộ” là cách nói sai, do không
hiểu đúng về ngoại cảm. Ngoại cảm là giác quan thứ sáu, còn khi đi tìm
mộ, người ta dùng cả năm giác quan, sao lại gọi là “nhà ngoại cảm”? Đề
nghị cấm hành nghề ngoại cảm thì xuất phát từ thực tế, ngoại cảm là hiện
tượng gây tranh cãi, chứ không phải là một nghề như các nghề nghiệp
khác trong xã hội.
Nguyên nhân nào dẫn ông tới các quan điểm gây nhiều tranh cãi đó?
Năm 1998, do quá ấn tượng trước thông tin trên các phương tiện truyền
thông về khả năng của “nhà ngoại cảm” Nguyễn Văn Liên, tôi từng viết một
bài dài đăng trên An ninh thế giới để giải thích khả năng “siêu phàm”
đó bằng khoa học hiện đại. Tuy nhiên khi đọc nội dung cụ thể của bản
tổng kết, tôi hoàn toàn thất vọng. Từ đó tôi trở thành kẻ thù của giới
ngoại cảm Việt Nam.
Tại sao ông thất vọng?
Các nhà nghiên cứu nước ta hoàn toàn không hiểu ngoại cảm là gì, nên
dùng phương pháp thử nghiệm tại hiện trường (field test) để đánh giá.
Trong các thử nghiệm “thấy sao ghi vậy” kiểu này, tỷ lệ thành công của
giới “ngoại cảm” khá cao. Tuy nhiên khi loại bỏ các ám hiệu thị giác (do
ngoại cảm là giác quan thứ sáu, nên để đánh giá nó, cần loại bỏ vai trò
của năm giác quan quen thuộc), tỷ lệ của ngoại cảm chỉ ngang với đoán
mò. Đó là kết luận của Ủy ban điều tra khoa học các tuyên bố về hiện
tượng dị thường, viết tắt theo tiếng Anh là CSICOP, được thành lập tại
Mỹ năm 1976 để ngăn chặn cơn triều dâng của các hiện tượng mê tín mới
(như ngoại cảm và các hiện tượng tương tự). Sáng lập CSICOP là những nhà
khoa học và tư tưởng lừng danh thế giới, như Crick (giải Nobel vì cấu
trúc ADN) hoặc Capitxa (nhà vật lý Nga đoạt giải Nobel).
Cho dù nổi tiếng, nhưng họ cũng có thể mắc sai lầm, thưa ông?
Đúng vậy, khoa học không căn cứ vào mức độ nổi tiếng của các tổ chức
khoa học hoặc các nhà khoa học, mà chỉ quan tâm tới bằng chứng khách
quan mà thôi. CSICOP là một trong nhiều tổ chức cố gắng đi tìm bằng
chứng của ngoại cảm nhưng tất cả đều thất bại. Do đó Bách khoa thư
Wikipedia trên mạng viết: “Cộng đồng khoa học bác bỏ ngoại cảm do thiếu
bằng chứng, thiếu lý thuyết giải thích, thiếu kỹ thuật thử nghiệm có thể
cung cấp bằng chứng xác đáng và xem ngoại cảm là ngụy khoa học”.
Như vậy theo ông các tổ chức ủng hộ và lăng xê ngoại cảm nước ta cũng là ngụy khoa học?
Theo quan điểm của các tổ chức uy tín như Viện hàn lâm khoa học quốc gia
Mỹ (96% thành viên nghi ngờ, chỉ 4% tin ngoại cảm) hoặc Hội đồng khoa
học quốc gia Mỹ thì đúng như vậy. Ông Nguyễn Phúc Giác Hải, Viện phó
Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người, người mở miệng là nói
về linh hồn và nhập vong, hoặc ông Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp
khoa học công nghệ tin học ứng dụng, người không biết ngoại cảm là gì
nhưng rất hăng hái nghiên cứu và lăng xê giới ngoại cảm; mới đây lại nói
lập mộ giả không phải là lừa đảo vì “liệt sỹ bảo thế”(!), chính là
những điển hình cho sự ngụy khoa học trong nghiên cứu ngoại cảm tại nước
ta.
Ngày 06/11/2013, tại một hội thảo về ngoại cảm, khi Viện trưởng Viện
pháp y quân đội chứng minh hài cốt tướng Kiên do “nhà ngoại cảm”
P.T.B.H. chỉ dẫn tìm kiếm chỉ là răng lợn, ông bị mời xuống. Sau đó một
cựu tù Phú Quốc chỉ thẳng vào mặt ông và “hằm hằm nói những lời chỉ
trích”. Ông nhận xét gì về sự kiện đó?
Theo tôi đó là sự vụ nghiêm trọng, khi niềm tin của một cá nhân thiếu
hiểu biết lại ngang nhiên sỉ nhục các bằng chứng khoa học. Tuy nhiên tôi
không hề ngạc nhiên khi sự phản khoa học đó xảy ra ở Viện nghiên cứu và
ứng dụng tiềm năng con người.
Trên một trang báo mạng, vị Giáo sư Viện sĩ, Viện trưởng Viện nghiên
cứu và ứng dụng tiềm năng con người cho rằng “ai nói Viện chúng tôi phản
khoa học thì đến hỏi người ký quyết định thành lập”. Ông có nhận định
gì về ý kiến đó?
Thời gian qua, có hai nhận định đáng chú ý về viện nghiên cứu này. Một
của nhà toán học nổi tiếng thế giới, Giáo sư Ngô Bảo Châu, khi ông viết
trên trang facebook cá nhân ngày 28/10/2013 rằng, đó là cơ sở đi ngược
với “ý chí phủ nhận mê tín” của khoa học. Một của cá nhân tôi, khi tôi
khẳng định đó là một cơ sở phản khoa học hơn là khoa học.
Mê tín và phản khoa học là những lời kết án không thể nặng nề hơn đối
với một tổ chức khoa học. Vậy mà ông viện trưởng không hề đưa ra một
phản bác cụ thể nào mà chỉ đề nghị những ai kết án nên đi gặp người ký
quyết định thành lập viện. Điều đó cho thấy có lẽ viện không đủ năng lực
nội tại để tự bảo vệ mình.
Riêng tôi, tôi đang cân nhắc việc gửi bản chất vấn tới Liên hiệp các hội
khoa học và kỹ thuật Việt Nam về việc thành lập một viện nghiên cứu
mang đầy hơi hướm mê tín như vậy.
Xin quay trở lại với thuật ngữ tâm linh. Ông cho rằng thuật ngữ này đang được dùng không chính xác?
Đúng vậy, chúng ta đang lạm dụng thuật ngữ khá nhạy cảm này. Nhà thơ
Trần Đăng Khoa từng nói với tôi rằng, bây giờ người ta mở miệng là nói
đến tâm linh; và tôi tiếp lời, nhưng nếu hỏi tâm linh là gì thì có lẽ
người nói không trả lời được!
Vậy tâm linh là gì, thưa ông?
Theo Từ điển tiếng Việt, do Hoàng Phê chủ biên, tâm linh có hai nghĩa:
tiên tri và tinh thần (ít dùng). Còn theo Từ điển Hán Việt của Đào Duy
Anh, tâm linh là trí tuệ tự có bên trong lòng người. Có thể do nghĩa đầu
tiên trong từ điển tiếng Việt (tiên tri) mà tâm linh được dùng theo
nghĩa các hiện tượng dị thường.
Tâm linh cũng được dùng theo nghĩa tín ngưỡng, có thể do các thuật ngữ
tiếng Anh spiritism (thông linh luận) hoặc spiritualism (duy linh luận),
một quan niệm xem hồn người chết có thể liên lạc với người sống qua
giới đồng cốt. Về mặt khoa học, đó là giả thuyết cần bác bỏ.
Phải chăng do vậy mà nhiều bạn đọc phản đối quan điểm ngoại cảm và tâm linh không có thật của ông?
Đúng vậy, khi tôi viết ngoại cảm và tâm linh không được xem là có thật,
nhiều bạn đọc phản đối, vì cho rằng tôi bác bỏ tín ngưỡng. Đó là sự hiểu
lầm. Khoa học chỉ bác bỏ ngoại cảm hoặc áp vong, chứ không bác bỏ tín
ngưỡng.
Do đó, để thuận tiện cho việc quản lý xã hội, theo tôi nên dùng các
thuật ngữ “các hoạt động tín ngưỡng” hoặc “đời sống tín ngưỡng” thay cho
“các hoạt động tâm linh” hoặc “đời sống tâm linh”. Khi đó chính quyền
các cấp có thể dẹp các trung tâm tìm mộ bằng áp vong mà không sợ ảnh
hưởng tới đời sống tín ngưỡng của nhân dân.
Thời gian qua, tuy giới ngoại cảm bị công kích khá mạnh mẽ, những vẫn
có không ít sự ủng hộ dành cho “huyền thoại ngoại cảm” Phan Thị Bích
Hằng. Ông đánh giá như thế nào về việc này?
Trên tờ Hôn nhân và Pháp luật, tôi đã từng viết loạt bài vạch mặt “nhà
ngoại cảm” này. Bà ta chỉ trở thành huyền thoại do những nghiên cứu phi
chuẩn của mấy cơ sở ngụy khoa học mà thôi. Với tôi, đó là một kẻ lừa đảo
hoặc bị tâm thần (khi tuyên bố mỗi tối nói chuyện với 4-5 vong hồn).
Ngoài ra bà ta còn là kẻ báng bổ giáo lý Phật giáo, khi nhập hồn Quang
Trung tại chính đại lễ cầu siêu do nhà Phật tổ chức (xin lưu ý Phật giáo
không công nhận đấng sáng tạo tối cao và linh hồn bất tử).
Vậy để tăng cường sự quản lý nhà nước, theo ông chúng ta nên làm gì?
Xin nhắc lại nguyên văn đề nghị của tôi đã được đăng trên tờ Thể thao
& Văn hóa ngày 02/11/2007: “Theo tôi, về mặt tư tưởng, nên đề cao
chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng. Về mặt khoa học, nên đẩy
mạnh tư duy phê phán và nghi ngờ. Về mặt xã hội, nên tuyên truyền sâu
rộng về tác hại của “ngoại cảm tìm mộ” để người dân có thể tự bảo vệ
mình. Các hoạt động đó cần được thực hiện một cách đồng bộ, cương quyết,
khôn khéo và lâu dài. Sự mê tín mới không dễ đầu hàng đâu!”. Nếu thực
hiện đúng những khuyến cáo đó từ sáu năm trước, làm gì có những chuyện
bi hài như VTV và báo chí đã phản ảnh trong thời gian qua.
Xin cảm ơn ông.(Viet-studies)
Đường cong là đo lòng người không thẳng
“Đường cong mềm mại”
Mấy ngày nay lòng người dậy sóng vì việc mở rộng cung đường huyết mạch của Thủ Đô mang tên của cựu Tổng bí thư Trường Chinh. Sự việc lẽ ra đã không phải tốn nhiều giấy mực của báo chí nếu sở quy hoạch kiến trúc không bẻ cong nó nhằm né nhà công vụ và các cơ quan của Quân chủng phòng không không quân Việt Nam.
Việc nắn lại đường này khiến cho cung đường không còn là đường thẳng mà là trở thành “đường cong mềm mại” nói như lời của ông phó Giám đốc Sở quy hoạch kiến trúc Hà Nội. Nếu như cho tôi quyền chất vấn ông thì tôi sẽ hỏi rằng: “Đường cong như thế nào thì được gọi là đường cong mềm mại? Có phải là uốn éo hình chữ S mới gọi là mềm mại phải không? Vậy đường cong cỡ người mẫu Ngọc Trinh có gọi là ‘đường cong mềm mại’ chưa thưa ông phó Giám đốc?”
Khi làm công tác quy hoạch giải tỏa, nếu gặp nhà dân thì giải tỏa thẳng trong khi gặp nhà cán bộ thì lại tránh. Phải chăng nhà cửa của dân không đáng giá bằng nhà cửa cán bộ? Bồi thường nhà dân đỡ tốn kém hơn nhà cán bộ?Việc bẻ cong con đường này khiến chiều dài đoạn đường cần thi công tăng lên, người dân phải đi chậm hơn trên quãng đường dài hơn. Việc mở rộng thay vì mở về phía Nam trúng các cơ quan và nhà công vụ của Quân chủng phòng không không quân cho đường được thẳng; thì sở quy hoạch kiến trúc lại chọn mở về phía Bắc không chỉ trúng nhiều nhà dân mà làm con đường xấu đi bội phần. Khi làm công tác quy hoạch giải tỏa, nếu gặp nhà dân thì giải tỏa thẳng trong khi gặp nhà cán bộ thì lại tránh. Phải chăng nhà cửa của dân không đáng giá bằng nhà cửa cán bộ? Bồi thường nhà dân đỡ tốn kém hơn nhà cán bộ?
Nhìn người dân thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh trong những năm gần
đây luôn phải sống chung với lũ mỗi khi có mưa lớn hoặc triều cường để
thấy được tầm cỡ của cái cơ quan được gọi là sở quy hoạch kiến trúc đến
đâu. Việc quy hoạch thiếu đồng bộ, thiếu khoa học cùng với việc thi công
thiếu sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan bên cạnh việc đề cao lợi
ích nhóm đã phá vỡ hạ tầng và hủy hoại môi trường cảnh quan. Nếu như cứ
quy hoạch như thế này thì đất nước cứ mãi lẫn quẩn trong cái vòng kim cô
phát triển hạ tầng mà không còn nguồn lực để tập trung vào việc phát
triển cái khác.
Tôi đem chuyện cung đường Trường Chinh ra trong lúc trà dư tửu hậu với mấy anh em đồng nghiệp. Có người bảo rằng “Con đường bị bẽ cong đâu có nhằm nhò gì; lịch sử, luật pháp mà người ta còn bẻ cong được hốn chi là con đường.” Nghe đến đây tôi chợt giật mình khi mấy ngày qua có người phanh phui sự thật về một nhân vật lịch sử được in trong sách giáo khoa tuyên truyền suốt bao thế , rồi đến việc năm công an đánh chết dân nhưng viện kiểm sát chỉ đề nghị án treo. Thiết nghĩ luật đã ban hành trên giấy trắng mực đen trước toàn dân mà còn bẻ cong được huống hồ chi những việc mà chỉ có một nhóm nhỏ quyết định. Họ muốn thẳng thì sẽ thẳng mà muốn cong thì sẽ cong.
Xã hội bây giờ còn nhiều cái bị bẽ cong nữa; nào là lương tâm bị bẽ cong, chính sách bị bẽ cong, báo cáo bị bẽ cong, giá bị bẽ cong....rồi đến tự do bị bẽ cong, nhân quyền bị bẽ cong...Tất cả những thứ bị bẽ cong ấy cũng khiến niềm tin của người dân bị cong theo.
Có những đường cong nhìn đẹp mắt khiến người ta thấy thích thú muốn khám phá. Nhưng cũng có những đường cong thấy chướng mắt, nó giống như cái gai trong mắt mà người ta phải chịu đựng. Chắc chắn có một ngày người ta chịu không nỗi cái gai đó và sẽ nhổ nó quăng đi.
Có người bảo rằng “Con đường bị bẽ cong đâu có nhằm nhò gì; lịch sử, luật pháp mà người ta còn bẻ cong được huống chi là con đường.”Đâu đâu cũng thấy “cong”
Tôi đem chuyện cung đường Trường Chinh ra trong lúc trà dư tửu hậu với mấy anh em đồng nghiệp. Có người bảo rằng “Con đường bị bẽ cong đâu có nhằm nhò gì; lịch sử, luật pháp mà người ta còn bẻ cong được hốn chi là con đường.” Nghe đến đây tôi chợt giật mình khi mấy ngày qua có người phanh phui sự thật về một nhân vật lịch sử được in trong sách giáo khoa tuyên truyền suốt bao thế , rồi đến việc năm công an đánh chết dân nhưng viện kiểm sát chỉ đề nghị án treo. Thiết nghĩ luật đã ban hành trên giấy trắng mực đen trước toàn dân mà còn bẻ cong được huống hồ chi những việc mà chỉ có một nhóm nhỏ quyết định. Họ muốn thẳng thì sẽ thẳng mà muốn cong thì sẽ cong.
Xã hội bây giờ còn nhiều cái bị bẽ cong nữa; nào là lương tâm bị bẽ cong, chính sách bị bẽ cong, báo cáo bị bẽ cong, giá bị bẽ cong....rồi đến tự do bị bẽ cong, nhân quyền bị bẽ cong...Tất cả những thứ bị bẽ cong ấy cũng khiến niềm tin của người dân bị cong theo.
Có những đường cong nhìn đẹp mắt khiến người ta thấy thích thú muốn khám phá. Nhưng cũng có những đường cong thấy chướng mắt, nó giống như cái gai trong mắt mà người ta phải chịu đựng. Chắc chắn có một ngày người ta chịu không nỗi cái gai đó và sẽ nhổ nó quăng đi.
Lê Trà,
Sài Gòn 2014-04-09
Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét