Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014

Ngày 05/4/2014 - Những tay cò ASIAD - Vấn đề nhạy cảm

  • Nhà đầu tư nước ngoài ngại gì ở VN? (BBC) - Ủy viên Ban điều hành của Phòng thương mại châu Âu trả lời BBC về những thách thức của môi trường kinh doanh tại Việt Nam đối với các doanh nghiệp nước ngoài.
  • 'Đinh Đăng Định là người can đảm' (BBC) - Giáo sư Nguyễn Huệ Chi nói ông "ngưỡng mộ tinh thần bất khuất" của nhà bất đồng chính kiến Đinh Đăng Định, người vừa qua đời tại Đắk Nông ở tuổi 51 vì bệnh ung thư dạ dày.
  • 'Tôi ngưỡng mộ thầy Đinh Đăng Định' (BBC) - Giáo sư Nguyễn Huệ Chi nói ông "ngưỡng mộ tinh thần bất khuất" của nhà bất đồng chính kiến Đinh Đăng Định, người vừa qua đời tại Đắk Nông vì bệnh ung thư.
  • Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ bãi bỏ lệnh ngăn chặn Youtube (RFI) - Hôm nay, 04/04/2014, một tòaán ở Ankara đã cho rằng việc ngăn chặn toàn bộ trang Youtube của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ là vi phạm nhân quyền và ra lệnh tái lập các dịch vụ của website trao đổi video này.
  • Nga sáp nhập Crimée: Nhà giàu Nga lãnh đủ (RFI) - Trong cuộc khủng hoảng Ukraina, Nga đã thành công trong việc sáp nhập Crimée mà không cần phát động chiến tranh. Thế nhưng, để đổi lại« chiến thắng» đó, Nga đang đối mặt với nhiều thách thức. Về ngoại giao, các nước phương Tây đang không ngừng ra sức cô lập Nga.
  • Những bãi biển miền Trung đang hẹp dần (RFA) - Có lẽ không bao lâu nữa, người Việt Nam sẽ mua vé du lịch của người nước ngoài, đặc biệt là người Trung Quốc để vào thăm thú, dạo chơi và tắm táp trên chính bờ biển quê hương mình!
  • Hơn 200 công nhân Cam Bốt dệt may ngất xỉu vì ngộ độc (RFI) - Theo AFP, hôm qua 03/04/2014, hơn 200 công nhân ngành dệt may Cam Bốt tại bốn nhà máy đã phải nhập viện, vì ngất xỉu đồng loạt.
    Chính quyền đang điều tra để xác định các yếu tố gây nên hậu quả này là thức ăn nhiễm độc, điều kiện môi trường tồi tệ và thuốc trừ sâu. Theo các nhà hoạt động nhân quyền, chính quyền cần tăng cường thanh tra điều kiện lao động tại doanh nghiệp.
  • Tên lửa mới của Seoul có thể tấn công mọi mục tiêu Bắc Triều Tiên (RFI) - Hôm nay 04/04/2014, theo Reuters, quân đội Hàn Quốc đã tiến hành bắn thử một hỏa tiễn mới với tầm xa 800 cây số, có khả năng tấn công tất cả các mục tiêu nằm trên lãnh thổ Bắc Triều Tiên. Việc nâng tầm bắn nói trên được thực thi trên cơ sở thỏa thuận Mỹ-Hàn năm 2012.
  • Tuyên bố chung Việt Nam-Malaysia (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) – Hôm nay, 4/4, tại Hà Nội, Việt Nam và Malaysia đã ra Tuyên bố chung về chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Malaysia Najib Tun Abdul Razak. Báo Điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung.
  • Việt Nam – Malaysia: Đã đến lúc nâng tầm quan hệ (BaoMoi) - Sáng nay 4/4, phát biểu trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Malaysia Najib Tun Razak, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho biết, trên cơ sở quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Malaysia thời gian qua, hai nhà lãnh đạo đã thống nhất giao Bộ Ngoại giao hai nước thảo luận sớm trình lãnh đạo để quyết định nâng tầm quan hệ hai nước lên Đối tác chiến lược trong thời gian sớm nhất.
  • Philippines tuyên bố kiềm chế trong đối đầu với Trung Quốc tại Biển Đông (RFI) - Hôm nay, 04/04/2014, theo AFP, Ngoại trưởng Philippines có phát biểu khẳng định sẽ hành động với sự kiềm chế trong các đối đầu với Trung Quốc tại vùng Biển Đông. Tuyên bố kể trên được đưa ra một tuần sau biến cố tàu Trung Quốc cố tình ngăn cản tàu Philippines tiếp viện cho lực lượng hải quân đang đồn trú tại bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa.
  • Mỹ cảnh báo Trung Quốc không nên theo gương Nga trong vụ Crimée (RFI) - Hôm qua, 03/04/2014, phát biểu trước Tiểu ban đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Daniel Russel, phụ trách khu vực ĐôngÁ, cho rằng phản ứng của cộng đồng quốc tế về vụ Nga sáp nhập Crimée mang tính răn đe cao, buộc Trung Quốc phải suy nghĩ, không nên có những hành động giống như Nga.
  • Mỹ không dự lễ kỷ niệm Hải quân Trung Quốc (RFI) - Hoa Kỳ hôm 03/04/2014 loan báo sẽ không gởi chiến hạm đến tham dự buổi lễ kỷ niệm 65 năm thành lập hải quân Trung Quốc, để tỏ tình đoàn kết với Nhật Bản vì Bắc Kinh không mời Tokyo. Lẽ ra Mỹ sẽ gởi một chiến hạm đến tham dự buổi lễ trọng thể được tổ chức trong tháng này ở ngoài khơi thành phố Thanh Đảo, nhưng cuối cùng đã thay đổiý kiến.
  • Bắt đầu tìm kiếm MH370 dưới nước (BBC) - Cuộc tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia Airlines mất tích dưới mặt nước bắt đầu với thiết bị dò tín hiệu được hai tàu chở ra Ấn Độ Dương.
  • Úc sẽ chuyển người tị nạn sang Cambodia? (RFA) - Bộ trưởng Di trú Úc Scott Morrison bất ngờ tới thăm Campuchia hồi hôm qua, tạo nên những đồn đóan rằng Phnôm Pênh sẽ theo chân xứ Papua New Ghinea và Nauru trong việc giúp vấn đề định cư cho người xin tỵ nạn.
  • Trung Quốc: Công an ra sức giải tán biểu tình (RFA) - Cảnh sát Trung Quốc ra sức giải tán làn sóng biểu tình phản đối một nhà máy hóa chất tại mạn Nam Hoa Lục giữa lúc người biểu tình chuẩn bị thêm những cuộc chống đối vào cuối tuần này.
  • Nổ súng ở Fort Hood vì cãi cọ? (BBC) - Quân đội Hoa Kỳ cho biết "nhiều khả năng" tay súng hạ sát ba người tại một căn cứ quân sự ở Texas đã dính líu vào một vụ cãi cọ trước khi gây án.
  • Nga rút đại diện quân sự khỏi NATO (RFI) - Hôm qua 03/04/2014 Nga đã cho triệu hồi đại diện quân sự cao cấp nhất ở NATO. Đây là hậu quả mới nhất của cuộc khủng hoảng Ukraina.
  • Cánh hữu Hungary chắc chắn tái đắc cử, dù bị tai tiếng (RFI) - Trước thềm cuộc tổng tuyển cử Quốc hội Hungary sẽ diễn ra vào Chủ nhật 6-4 tới, các kết quả thăm dò dư luận cuối cùng đều cho thấy, liên minh cầm quyền hiện tại (FIDESZ-KDNP) chắc chắn sẽ thắng cử, vượt xa các đảng đối lập.
  • Singapore đề nghị lập trung tâm đối phó khủng hoảng khu vực (RFI) - Hôm nay, 04/04/2014, tại Honolulu (Hawaii), trong thời gian diễn ra Hội nghị Quốc phòng giữa ASEAN với Hoa Kỳ, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore đã thông báo với các đồng nhiệm ASEAN sáng kiến thành lập một trung tâm đối phó khủng hoảng khu vực, nhằm trợ giúp chính phủ các nước trong việc phối hợp hành động trước các thảm họa thiên nhiên lớn.
  • USAID đã từng bí mật lập mạng xã hội tại Cuba (RFI) - Cơ quan Phát triển Hoa Kỳ (USAID) năm 2010 đã bí mật thành lập tại Cuba một mạng xã hội, nhằm tạo điều kiện cho tự do ngôn luận. Câu chuyện về« mạng Twitter Cuba» này– hiện đã ngưng hoạt động, đã được tiết lộ hôm 03/04/2014 qua bài điều tra của hãng tin Associated Press.
  • Đài Loan nhượng bộ trước áp lực đòi quan hệ bình đẳng với Hoa Lục (RFI) - Sau 17 ngày biểu tình liên tục gây sứcép, phong trào sinh viên Đài Loan chống thỏa thuận thương mại với Trung Quốc giành được chiến thắng đầu tiên. Chính phủ Mã Anh Cửu chấp thuận một dự luật« giám sát» mọi hiệp ước hợp tác kinh tế với Bắc Kinh bất lợi cho an ninh và quyền lợi hải đảo.
  • MH370 : Lãnh đạo đối lập Malaysia cáo buộc chính quyền giấu tin (RFI) - Hôm nay, 04/04/2014, lãnh đạo đối lập Malaysia Anwar Ibrahim cáo buộc chính quyền Kuala Lumpur che giấu các thông tin về vụ chiếc máy bay MH370 mất tích, và khẳng định hệ thống radar kiểm soát Malaysia đã phải xác định được mọi thay đổi đường bay của phi cơ này.
  • Thời sự qua hình ảnh (RFA) - Các thiết bị Sonar đặc biệt đang được chuẩn bị trước khi được chuyển theo chiếc tàu nghiên cứu khổng lồ của quốc phòng Úc trong kế hoạch tìm kiếm hộp đen cùa máy bay Malaysia mất tích. Ngày 31 tháng 4, 2014.
  • Miến: Biểu tình phản đối bạo động tôn giáo (RFA) - Hằng chục nhà hoạt động tích cực xuống đường ở TP Yangon, Miến Điện hôm qua trong cuộc biểu tình hy hữu chống lại mọi ngôn ngữ kích động hận thù tại một đất nước đang lâm cảnh bạo động tôn giáo cùng những phần tử Phật Giáo quá khích.
  • Tập trung nỗ lực tìm hộp đen của phi cơ MH370 mất tích (RFA) - Cho đến nay thì cuộc tìm kiếm chiếc phi cơ mất tích của hãng hàng không Malaysia Airlines, có thể nói không sai là mọi chú ý đều được dồn cho các nỗ lực đi tìm chiếc hộp đen ghi nhận tất cả những dữ kiện trước khi chiếc phi cơ được nói là rơi xuống Ấn Độ Dương.
  • Trung Quốc tham dự tập trận hải quân lớn nhất thế giới (RFA) - Trong một hành động được xem là đầy bất ngờ, quân đội Trung Quốc yêu cầu được đặt dưới quyền điều khiển của Australia, khi gửi binh sĩ và tầu chiến tham dự cuộc thao diễn quân sự đa quốc do Hoa Kỳ khởi xướng, dự trù diễn ra vào đầu mùa thu năm nay
  • Nhật phát hành sách giáo khoa về lãnh hải đang tranh chấp (RFA) - Tranh cãi lại diễn ra giữa Tokyo, Bắc Kinh và Seoul, sau khi Nhật Bản cho phát hành loạt sách giáo khoa mới dành cho bậc tiểu học, trong đó viết rằng tất cả những vùng biển đảo đang tranh chấp chủ quyền giữa 3 nước đều là lãnh hải của Nhật.
  • Hoa Kỳ quan ngại về tình hình nhân quyền ở Miến Điện (RFA) - Hai năm sau ngày quyết định bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Myanmar, ước mong thấy chính phủ nước bạn đổi mới để tiến đến dân chủ mà Washington đặt ra trong những ngày đầu đã giảm bớt, đồng thời lại có thêm quan ngại về chính sách mà Myanmar đang thực hiện đối với những người thiểu số theo đạo Hồi.
  • Hoa Kỳ nhắc lại cam kết bảo vệ đồng minh (RFA) - Hoa Kỳ hôm qua cảnh cáo Trung Quốc là Washington sẽ thực hiện cam kết quốc phòng của mình đối với các nước đồng minh, trong bối cảnh ngày càng gia tăng căng thẳng đáng ngại tại vùng biển Đông tranh chấp.
  • Tòaán Ấn Độ tuyênán tử hình 3 kẻ hiếp dâm (VOA) - Những người bị tuyên án tử hình hôm nay tại thành phố Mumbai ở Tây Ấn Độ đã bị kết tội hãm hiếp tập thể một phóng viên nhiếp ảnh tại một xưởng cưa bị bỏ hoang hồi năm ngoái
  • Nguy cơ các bệnh do muỗi lây truyền gia tăng (VOA) - Liên Hiệp Quốc và các cơ quan quốc tế cảnh báo rằng hơn một nửa dân số thế giới có nguy cơ đối mặt với các mối đe dọa ngày càng tăng từ các chứng bệnh do các loại muỗi mòng lây truyền
  • Phe'Áo đỏ'chuẩn bị biểu tình ủng hộ Thủ tướng (VOA) - Chưa có dấu hiệu cho thấy bế tắc chính trị trong nhiều tháng nay sẽ chấm dứt trong lúc người ủng hộ chính phủ dự trù tổ chức biểu tình với đông đảo người tham dự ở ngoại ô thủ đô Bangkok
  • Hợp tác với các cường quốc và các đối tác là một trong những ưu tiên của ASEAN và Việt Nam (BaoMoi) - QĐND - Nhận lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chắc Hây-gơ (Chuck Hagel), Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam đã tham dự Hội nghị không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và Hoa Kỳ diễn ra từ ngày 1 đến 3-4 tại bang Ha-oai (Hoa Kỳ). Tại hội nghị, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã có bài phát biểu quan trọng và đã nhận được sự nhất trí cao...
  • Không để ASEAN là công cụ của nước lớn (BaoMoi) - Diễn đàn Quốc phòng Mỹ - ASEAN đã khép lại ở Hawaii - Mỹ hôm 3-4 với cam kết tăng cường hợp tác để đối phó các thách thức an ninh, thảm họa thiên nhiên và khủng hoảng nhân đạo trong thế kỷ XXI.
  • Bế mạc diễn đàn Quốc phòng Mỹ - ASEAN (BaoMoi) - (VTV Online) - Mỹ và các quốc gia ASEAN sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác quân sự nhằm thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN và duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực.
  • Thủ tướng Malaysia cảm ơn Việt Nam giúp tìm kiếm MH370 (BaoMoi) - Tại cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 4.4, nhân chuyến thăm đến Việt Nam, Thủ tướng Malaysia Najib Tun Razak bày tỏ sự đánh giá cao, và lời cảm ơn chân thành tới Chính phủ VN về sự giúp đỡ trong công tác tìm kiếm, cứu nạn máy bay mất tích MH370. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gửi lời thăm hỏi và chia buồn sâu sắc tới chính phủ, người dân Malaysia và gia đình các nạn nhân trên chuyến bay MH370.
  • Philippines tuyên bố tự kiềm chế tại vùng biển tranh chấp (BaoMoi) - Philippines ngày 4/4 tuyên bố nước này sẽ tự kiềm chế tại khu vực biển Đông sau khi Trung Quốc tìm cách ngăn chặn một tàu nhỏ vận chuyển đồ tiếp tế cho các binh sĩ tại bãi Second Thomas (Việt Nam gọi là bãi Cỏ Mây, Trung Quốc gọi là bãi Nhân Ái còn Phillippines gọi là Ayungin).
  • Đức có “ẩn ý” gì khi tặng Trung Quốc món quà bản đồ “khó xử“? (BaoMoi) - Tuần trước, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tặng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bản đồ Trung Quốc năm 1735, do một nhà bản đồ học người Pháp vẽ. Đáng chú ý, các vùng Tây Tạng, Tân Cương, Mãn Châu Lý và tất nhiên cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam không có trong tấm bản đồ này.
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội đàm với Thủ tướng Malaysia (BaoMoi) - Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân, Thủ tướng Malaysia Najib Tun Razak và Phu nhân đã thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3-5/4/2014. Đây là chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của Thủ tướng Najib Tun Razak trên cương vị Thủ tướng Malaysia.
  • Thủ tướng Malaysia cảm ơn VN vì tìm kiếm MH370 (BaoMoi) - Thủ tướng Malaysia Najib Razak nói với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rằng ông đánh giá cao và cảm ơn chân thành Chính phủ Việt Nam về sự giúp đỡ dành cho Malaysia trong công tác tìm kiếm cứu nạn máy bay MH370.

Những tay cò ASIAD

Canhco -RFA
Hai tuần nay dân ghiền thể thao, chính trị gia, văn hóa gia, luật gia, đại biểu gia, và kể cả đại gia cứ hóng vào báo chí để xem cuộc tranh cãi khá náo nhiệt giữa hai phía ủng hộ và chống lại việc tổ chức ASIAD tại Việt Nam vào năm 2019.
Hình như chưa có cuộc tranh cãi nào tự do và công khai như thế. Vậy là tự do phát biểu chính kiến của mình đã được nâng lên tầm cao mới, vì trước một đề án quan trọng liên quan tới vận mệnh dân tộc, tới khuôn mặt chính trị, kinh tế và văn hóa nước nhà lại được tung hê hết để nói, để phản biện đối thủ. Thật đáng ngưỡng mộ cho tất cả mọi người tham gia, bất kể đền từ phía nào. Ấy là nhiều người nói thế.

Đàn bà chúng tôi không tranh luận, chúng tôi chỉ quan sát phẩm chất hàng hóa và giá cả của nó trước khi mua, và nhất là cái món đẹp rẻ bền này có thật sự cần thiết cho gia đình của chúng tôi hay không.
Nhất là cái món ấy lại rất là đắt tiền đối với ngân quỹ gia đình.
Phiên chợ họp vào ngày 18 tháng 3 giữa Quốc hội, ông Nguyễn Hồng Minh cầm món hàng ASIAD lật qua lật lại rồi cho biết lực lượng lực sĩ của Việt Nam quá mỏng và không hy vọng gì giật giải cao tại kỳ thế vận này. Vì vậy cây..kèn của Việt Nam không thể thổi vang tại ASIAD. Kèn không thổi được thì mua làm gì, ý ông ấy nói thế.
Từ cây kèn, trong tư cách từng là vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao, người từng nhiều lần làm trưởng đoàn thể thao VN tại các kỳ SEA Games, ASIAD, và đặc biệt cũng là người được Ủy ban Văn hóa giáo dục, thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội mời phản biện đề án đăng cai ASIAD hôm 18-3, ông Nguyễn Hồng Minh còn khẳng định rằng tại các kỳ ASIAD và Olympic trước đây thành tích của thể thao Việt Nam rất tệ và tụt hậu đối với các quốc gia có nền thể thao mạnh ở châu lục, ngay cả khi so với các quốc gia Đông Nam Á, thể thao VN cũng xếp sau Thái Lan, Indonesia, Singapore, Malaysia, Philippines trong thi đấu ở ASIAD.
Một khách hàng sành điệu về các món thể thao Việt Nam như ông Minh đã nói như thế ắt phải xem xét lại món hàng này.
Giá của món ASIAD hiện nay là 150 triệu đô la. Cái khác của phiên chợ ASIAD với các phiên chợ khác là thay vì giảm giá người bán lại đòi tăng giá!
Theo những người ủng hộ thì 150 triệu là đủ thế nhưng những tay lõi đời thì cái món hàng này nếu chỉ 150 triệu thì là cái giá của lừa phỉnh, giá không bảo đảm chất lượng và khi có hư hao thì người bán không chịu trách nhiệm bảo hành.
Ý nói khi thực hiện nửa chừng thiếu tiền thì lại vòi nhà nước.
Các tay bán ASIAD với giá 150 triệu cho rằng chỉ cần tân trang lại những đồ cũ thì không bao nhiêu tiền, vì thế 150 triệu đảm bảo sẽ làm cho ASIAD ra trò.
Nhưng cái trò ấy bị ông Bộ trưởng Hoàng Anh Tuấn bác bỏ, ông ấy nói thế này: số lượng các công trình thể dục thể thao cho SEA Games 2003 và Asian Indoor Games 2009 đủ tiêu chuẩn, kích thước để thi đấu theo quy định quốc tế rất ít, chiếm tỉ lệ rất thấp so với tổng số công trình thể thao, chỉ khoảng 2%!
Vậy là quả lừa bị lật tẩy.
Hết tân trang lại giở trò hăm dọa. Mà cái này hình như “phê” hơn vì khách hàng bỏ tiền ra mua món hàng này đều là tai to mặt lớn cả. Mấy chị nhân viên nhà nước, công nhân cò con hay nông dân đều là đổ bỏ. Các vị quyền cao chức trọng có vẻ bị lung lạc qua vài phát biểu của những tay cò mồi (chợ nào lại không có cò mồi nhỉ)?
Tay cò mồi lớn nhất có lẽ là Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Lê Như Tiến, ông này nói: Đăng cai ASIAD 18 là cơ hội để tôn vinh VN, khẳng định vị thế của VN trên trường quốc tế. Vì khẳng định chúng ta có điều kiện đăng cai được nên Đảng và Nhà nước đã hoàn toàn nhất trí. Vì thế vào lúc này không nên đặt vấn đề là nên hay không nên nữa”.
Nhà mình nghèo nên mấy cái “khẳng định” này để dành lại cho anh Tàu được không? Mua món hàng khẳng định này về treo lên tấm vách bằng lá dừa nước của nhà mình vừa quái dị vừa làm hư vách. Cái khẳng định khi túng lại không biết làm sao mà ăn. Mua nó về chắc chắn thằng cha chồng mình bật ngửa ngay lập tức và sẽ phán một câu: đồ lú lẫn, con cái trong nhà quần không có mặc, cầu khỉ gãy gần hết, mua cái ngữ khẳng định này về làm gì?
Thế là không mua.
Đã nói là không mua mà tay cò mồi này còn lải nhải hoài, không nghe cũng không được, nữa này: “Trình độ VĐV, HLV và các nhà quản lý nhờ có sự kiện này mà có điều kiện trưởng thành, trình độ sẽ chạm tới đấu trường châu lục. Chúng ta được lợi không chỉ thể thao mà còn có cơ hội đón tiếp hàng trăm ngàn người từ các nước trong khu vực, châu lục. Nhờ đó phát triển du lịch, phát triển hàng không, nâng cao dịch vụ ngân hàng, khách sạn đi kèm”.
Ối cha mẹ ơi ông này đúng là cò cao thủ. 150 triệu mà đòi lấy đủ thứ từ châu lục này tới châu lục kia, từ phát triển này tới phát triển khác…thật có ú ớ cũng phải văng tục.
Một ông cò nữa cũng tương đối có số có má trong ngành thể thao là ông Hoàng Vĩnh Giang, một người trong đội tuyển cò có công mang ASIAD về cho Việt Nam phát biểu chắc như đinh đóng cột: 150 triệu là dư sức đủ với điều kiện nâng cấp và tiết kiệm.
Ôi ông ơi, mua hàng mà phải tân trang mới dùng được thì cái mặt hàng ấy phải là có vấn đề, ít nhất trong khâu chất lượng.
Trong các tay cò ấy có thêm cò luật sư. Luật sư Trần Viết Hưng, Phó Giám đốc Công ty Luật Trường Sa và Luật sư Trần Văn Đức – Đoàn Luật sư Hà Nội đều cho rằng những nhiều người chưa am hiểu về luật pháp: “Việc đăng cai ASIAD là thực hiện đường lối của Đảng, nghị quyết của Bộ Chính trị, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của cả Thành ủy Hà Nội, địa phương đăng cai chính. Chúng ta đã ký kết việc đăng cai ASIAD với Hội đồng Olympic châu Á (OCA) rồi thì không thể nào đơn phương rút lui được.
Cò này đem cả đảng, nghị quyết, rồi thủ tướng … ba thứ lại để bóp cho…ASIAD phải ra đời. Ông luật sự ơi, mời ông nghe ông Hoàng Vĩnh Giang nói đây:
“Có! Trường hợp đầu tiên là của Hàn Quốc. Đất nước kim chi tuyên bố bỏ quyền đăng cai giải năm 1970 do vấn đề tài chính và lo ngại nguy cơ chiến tranh với người láng giềng Triều Tiên. Thái Lan sau đó đã đứng ra nhận nhiệm vụ tổ chức thay.Năm 1978, Thái Lan lại sắm vai đóng thế khi liên tiếp 2 nước giành quyền đăng cai rút lui. Cụ thể, Pakistan đăng ký tổ chức ASIAD 8 nhưng xin bỏ vì khó khăn tài chính và xung đột với các nước Bangladesh, Ấn Độ. Singapore nhận thay thế vai trò chủ nhà nhưng nội bộ lại tranh cãi dữ dội. Cuối cùng, quốc đảo sư tử cũng xin bỏ. Nhờ Thái Lan “xung phong”, ASIAD 1978 mới có thể diễn ra.”
Hai lần đó OCA đều không phạt các quốc gia xin rút.
Pakistan khó khăn tài chánh còn Việt Nam hơn nước này về tài chánh ở chỗ nào khi chỉ có 150 triệu tới 300 triệu mà cãi nhau như mổ bò?
Một cò khác là GS.TS Dương Nghiệp Chí – người từng phục vụ 8 đời thủ trưởng Ngành TDTT. Ông này đưa ra ý tưởng dụ khách hàng rất táo bạo: đừng có mà đùn đẩy gánh nặng cho nước khác. Ông nói:
“Chúng ta luôn muốn hội nhập với thế giới thì cũng phải có trách nhiệm với phong trào chung, đừng xem việc đăng cai ASIAD là một gánh nặng rồi tìm cách đẩy gánh nặng đấy cho các nước khác. Nếu giờ chúng ta rút lui thì bạn bè châu lục sẽ nhìn chúng ta bằng ánh mắt như thế nào, uy tín của đất nước sẽ ra sao?”
Thưa ông cò Dương Nghiệp Chí, ông đã xác nhận đây là gánh nặng thì tại sao không khuyên khách hàng đừng mua nó vì mua về mà lại lên gân vì tinh thần quốc tế nên phải mua cái của nợ này để đỡ đần gánh nặng cho các quốc gia láng giềng thì mấy ai nghe? Ôi mấy anh láng giềng mà đọc được tiếng Việt thì chắc ngã lăn ra mà … khóc.
Nhưng tất cả các cò ấy đều thua một anh cò bự, Cò Ngoại giao.
Bộ Ngoại giao đã có công văn trình chính phủ cho rằng nếu không tổ chức ASIAD thì Việt Nam sẽ gặp những khó khăn như: tốn kém về tài chính, mất uy tín, ảnh hưởng danh dự và hình ảnh quốc gia.
Yếu tố thứ nhất, “tốn kém về tài chính”: nếu bị OCA phạt chắc chắn là không nhiều nếu so với thiệt hại khi tổ chức ASIAD. Biết bao công trình thể thao trong các kỳ thi quốc tế được xây dựng tại Việt Nam đang bỏ hoang và nhiều chỗ không ai còn nhìn ra trước đây nó như thế nào. Mất uy tín chỉ là cách nói phủ đầu, hăm dọa. Nếu bất chấp dư luận cứ tổ chức có khi càng mất uy tín hơn bởi cơ sở hạ tầng không đáp ứng yêu cầu của quốc tế mà muốn làm cho bằng được thì nợ sẽ kéo tới, lúc ấy chỉ số uy tín có còn không?
Ngoại giao hiện đại không thể che mắt thế giới bằng loại uy tín ảo. Cứ nhìn đàn anh Trung Quốc và Nga mới đây, những số tiền khổng lồ bỏ ra cho các kỳ thế vận mang lại uy tín gì cho họ hay chỉ là những lời tự sướng của báo chí trong nước, còn ngoại quốc thì khen lấy lệ và im lặng mỉm cười cho các hành động chạy đua uy tín ngu ngốc này.
Chưa phú quý đã tập tành vay nợ làm điều lễ nghĩa chỉ lộ ra cái tư duy ễnh ương muốn phềnh bụng trước bò bất chấp làn da của mình có giới hạn tới đâu.
Còn “hình ảnh và danh dự quốc gia” thì Bộ Ngoại giao nên xem lại các vụ rửa tiền và buôn lậu sừng tê giác của đại sứ các nơi. Đó mới là “hình ảnh và danh dự quốc gia”. ASIAD có hay không chả đụng tới hai phạm trù này nếu lãnh đạo giỏi thuyết phục thế giới bằng sự chân thật của mình.
Từ giả phiên chợ trên đường về nhà cứ tự hỏi: ASIAD vẫn còn đó không mất đi đâu sao người ta lại cố cho bằng được phải mang nó về nhà. Nguồn lợi lớn nhất sẽ đến cho ai mà thiên hạ lại ùn ùn nhập cuộc làm cò như thế nhỉ?

Bi cảnh của dân khiếu kiện đất đai

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ  -RFA

Tình trạng cưỡng chế thu hồi đất không đúng luật và bồi thường rẻ mạt vẫn tiếp tục diễn ra tại Việt Nam. Những người trong cuộc phải lên tiếng đấu tranh đòi công lý; tuy nhiên luật pháp vẫn không được thực thi mà người khiếu kiện thì phải rơi vào những bi cảnh xót xa.

Cưỡng chế trái luật

Nhiều vị quan chức tại Việt Nam lâu nay đều lên tiếng thừa nhận có đến gần 3 phần tư những vụ khiếu kiện kéo dài trên cả nước lâu nay là liên quan đến việc thu hồi đất. Và hầu như các trường hợp địa phương thu hồi đều không vì lợi ích chung mà chỉ nhằm trục lợi.
Hồi trung tuần tháng 2 vừa qua, ông bộ trưởng Tài Nguyên- Môi trường, Nguyễn Minh Quang, tại hội thảo về các nghị định qui định chi tiết Luật Đất đai 2013, thừa nhận trong hằng ngàn các vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai trong thời gian qua, có đến 70% là do giá bồi thường chưa thỏa đáng.
Một vụ việc mới xảy ra hồi ngày 26 tháng 3 vừa qua tại xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Phần đất bị cưỡng chế được cho biết là ngõ đi của gia đình bà Vũ Thị Hảo. Xã Hùng Sơn quyết định cưỡng chế giao cho dự án khai thác mỏ Núi Pháo mà chưa có được sự thỏa thuận với gia đình bà này.
Đầu tiên gia đình chúng tôi thấy họ đổ thấp tưởng là làm đường, nhưng sau hai ngày đi về quê lên tôi thấy họ đổ cao hơn 5 mét khiến nhà tôi như sâu dưới vực. Tôi yêu cầu dừng thi công để gặp các cấp có thẩm quyền, nhưng họ không làm thế!
- Bà Vũ thị Hảo
Bà Vũ thị Hảo cho biết lại điều đó:
Tôi xuống đây là người đầu tiên, sống ở đây hơn 30 năm rồi. Tự nhiên Công ty chuyển dịch quốc lộ 37 của Núi Pháo làm ăn kinh tế đi qua con đường của tôi; thế nhưng không có cấp chính quyền nào làm việc với Công ty Núi Pháo. Đầu tiên gia đình chúng tôi thấy họ đổ thấp tưởng là làm đường, nhưng sau hai ngày đi về quê lên tôi thấy họ đổ cao hơn 5 mét khiến nhà tôi như sâu dưới vực. Tôi yêu cầu dừng thi công để gặp các cấp có thẩm quyền, trách nhiệm đến làm việc với gia đình của chúng tôi xem xét vấn đề ra làm sao, thiệt hại thế nào. Thế nhưng họ không làm thế!
Một người dân tại xã Dak Ngo, huyện Tuy Đức, Dak Nong cũng trình bày tình hình đất đai bị thu hồi một cách mờ ám sau khi có hợp đồng với công ty cà phê Nhà Nước:
Bà con ở đây 15 năm rồi, từ năm 1998 đến bây giờ, chúng tôi là dân góp từ khắp các tỉnh thành đến (Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Miền Tây…) Ban đầu họ cho di dân đi vùng kinh tế mới, sau đó họ cho vào Nông trường Cà phê 719. Họ làm hợp đồng liên kết hai bên cùng góp vốn đầu tư. Bên doanh nghiệp (bên A) đầu tư toàn bộ vốn, người lao động ( bên B) là công lao động. Ăn chia bên A 60% và bên B 40% theo vốn đầu tư ban đầu trên từng lô với sản lượng 2,2 tấn cà phê nhân trên một héc ta. Thời hạn hợp đồng 30 năm. Nếu làm vượt khoán, bên B, người nông dân được hưởng 100%. Nhưng đến năm 2007 khi hợp đồng chưa đi được 1/3 chặng đường, bên doanh nghiệp tự ý chấm dứt hợp đồng mà không thanh lý. Họ dựng lên hai hợp đồng khoán, như thế chiếm dụng toàn bộ vốn ban đầu tính theo phần trăm.

Dân lãnh đủ

Nếu phải liệt kê ra những vụ thu hồi đất bị người dân chỉ ra những sai trái về mặt pháp luật từ phía chính quyền và đơn vị đầu tư thì hẳn phải mất rất nhiều thời gian và giấy tờ vì hầu như ở khắp 64 tỉnh thành trên cả nước đều có những vụ việc như thế. Có những vụ đã kéo dài mấy chục năm qua mà cơ quan chức năng ở trung ương chỉ thị về nhưng không được địa phương giải quyết. Những người phải khiếu kiện dai dẳng như thế đang phải ‘ăn chực, nằm chờ’ trước các cơ quan tiếp dân của Trung ương Đảng, Chính Phủ, Mặt Trận Tổ Quốc tại Hà Nội và Sài Gòn.
Những cuộc bố ráp, truy quét, đánh đập họ xảy ra thường xuyên nhằm xua đuổi khiến cho cuộc sống đã khó khăn lại thêm phần cùng cực.
Tại vụ cưỡng chế hôm 26 tháng 3 vừa qua ở xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, nhiều người lại phải quay mặt đi đau xót vì người phụ nữ chủ khoảng đất bị cưỡng chế thu hồi phải khỏa thân để mong giữ được phần đất nhỏ bé đó. Biện pháp cuối cùng đó khiến nhiều người nhớ lại vụ hai mẹ con ở Cần Thơ cũng phải trút bỏ hết áo quần với mong mỏi chặn đứng được đoàn cưỡng chế.
Đời sống của bà con nơi đây bây giờ không còn quyền lợi nào. Bây giờ làm ăn mà nợ hằng năm tăng lên.
Cuộc sống của bà con phải nói thật là ‘sống vô gia cư, chết vô địa táng.
- Người dân huyện Tuy Đức
Người dân tại huyện Tuy Đức, tỉnh Dak Nong cho biết nay tình cảnh của họ khi không còn đất đai nữa:
Đời sống của bà con nơi đây bây giờ không còn quyền lợi nào. Bây giờ làm ăn mà nợ hằng năm tăng lên. Có anh Lê Hồng Ân nợ ban đầu 27 triệu mà qua hai năm tính lên 125 triệu. Lô thì nông trường rút lại rồi không cho làm nữa mà vẫn phải chịu nợ, không có tiền nên con phải bỏ học. Nhà thì tạm ở. Cuộc sống của bà con phải nói thật là ‘sống vô gia cư, chết vô địa táng’.
Còn có những người hiện đang phải sống trong ngục tù như trường hợp mấy anh em nhà ông Đoàn Văn Vươn tại Cống Rộc, Tiên Lãng, Hải Phòng vì họ phải dùng đến súng hoa cải và bình ga tự chế với mong muốn lực lượng cưỡng chế ngừng tay.
Rồi có người phải bỏ mạng trên đất khách khi mà đơn thư khiếu nại vẫn chưa hề được ngó ngàng đến như trường hợp của cụ bà Nguyễn thị Nhung ở Thanh Hóa chết ngay tại Hà Nội hồi cuối năm 2011.
Đó là những người dám công khai nêu lên trường hợp bất công đối với bản thân và gia đình họ, nhưng còn biết bao nhiêu trường hợp phải câm lặng nuốt lệ vào lòng sống trong phẫn nộ trước sự áp chế phi luật pháp của người có chức có quyền.

Công an Trung Quốc đàn áp biểu tình chống một dự án nhà máy hóa chất

Công an Trung Quốc đàn áp biểu tình phản đối việc xây dựng nhà máy sản xuất paraxylène- REUTERS /Stringer
Công an Trung Quốc đàn áp biểu tình phản đối việc xây dựng nhà máy sản xuất paraxylène- REUTERS /Stringer

Thụy My  -RFI

Theo Reuters hôm nay 04/04/2014, công an Trung Quốc đã đàn áp thô bạo để chấm dứt một loạt các cuộc biểu tình trong những ngày gần đây ở Quảng Đông, phản đối một dự án nhà máy hóa chất. Tuy nhiên những cuộc xuống đường khác vào cuối tuần này đã được loan báo.
Cuộc biểu tình đầu tiên diễn ra vào Chủ nhật tuần trước tại thành phố Mậu Danh (Maoming), nơi chính quyền muốn cho xây dựng một nhà máy sản xuất paraxylène, một hóa chất từ dầu lửa được sử dụng để sản xuất ra các chai nhựa. Hóa chất này độc hại khi xâm nhập vào cơ thể.

Các cuộc xuống đường phản đối những dự án tương tự đã từng diễn ra tại Trung Quốc. Tuy nhiên các vụ biểu tình lần này gây chấn động mạnh mẽ, do các hình ảnh chứng minh sự thô bạo của công an có phổ biến rộng rãi trên internet trong một thời gian, trước khi bị kiểm duyệt xóa mất.
Theo cơ quan quản lý y tế, các cuộc đụng độ đã làm cho 15 người bị thương trong đó có 4 công an. Các nhân chứng cho biết có nhiều người chết và hàng mấy chục người bị thương.
Hôm nay lực lượng an ninh lại ngăn chận khoảng hai chục cuộc biểu tình tại thành phố công nghiệp Thâm Quyến. Những cuộc xuống đường khác đã diễn ra tại Quảng Châu, nơi những người tổ chức hy vọng sẽ tập họp được đông đảo những người phản kháng vào cuối tuần này.

Hoàng Đức Doanh - Vấn đề nhạy cảm


Vấn đề nhạy cảm

Người hàng xóm lâu năm
Có tên là Đại Hán
Mang ý đồ thanh toán
Những nước nhỏ lân bang.

Bị phương bắc lấn sang
Hàng vua, quan khiếp sợ
Bắt dân chúng phải nhớ
Nhạy cảm, cấm nói năng.

Biển Đông chúng làm xằng
Là vấn đề nhạy cảm !
Phản đối cũng không dám
Nhường nhịn, cho họ vào ...

Hỡi quốc dân, đồng bào
Lượng sức ta nên biết
Vùng nhạy cảm, phân biệt
Cấm mọi người đụng vô .

Tương lai và tiền đồ
Lên chủ nghĩa xã hội
Trăm năm nữa sẽ tới
Nhạy cảm, bàn làm chi ?

Tất cả những thứ gì
Liên quan đến tình dục
Nói, cười phải đúng lúc
Nhạy cảm, nhớ chưa nào ?

Trước đây, quên rồi sao ?
Đặt vòng, kế hoạch hóa
Bao cao su phiền quá
Nhạy cảm lắm, nhớ cho.

Dân chủ và tự do
Những vấn đề chính trị
Tình dục và sinh lý
Nhạy cảm, đừng dính vào.

Anh yêu chị thế nào
Chớ đụng vào chỗ ấy
Biết đâu như cài bẫy
Thật, nhạy cảm vô cùng.

Hỡi giai nhân, anh hùng
Sinh dục và chính trị
Giống nhau đến vô lý
Vùng nhạy cảm, chết người !

Ngày 05/4/2014
Hoàng Đức Doanh


Hoàng Đức Doanh
(Cựu chiến binh)

Từ nhỏ đến 19 tuổi đi học, lao động tự do. Năm 20 tuổi (1/1966) đi bộ đội, chiến đấu ở Khe sanh (Quảng trị) 1968 – 1969. Năm 1970 – 1972 chiến đấu ở Xiêng khoảng, Sầm nưa (Lào). Năm 1973 chuyển ngành là cán bộ huyện Thanh liêm - Hà nam đến khi nghỉ hưu. Hiện là một dân oan bị cướp đất  và đang sinh sống tại thành phố Phủ lý tỉnh Hà nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét