Ý nghĩa của vụ Philippines kiện Trung Quốc trong tranh chấp biển
Chính phủ Philippines đúng ngày cuối cùng của tháng ba năm 2014 đã
gửi hồ sơ chí tiết với nội dung yêu cầu Tòa án Hòa giải Luật Biển LHQ
(Arbitral Tribunal) phán quyết. Nội dung cùng với chứng cớ lên tới 4000
trang và 40 bản đồ. Việc làm này là theo đúng trình tự đã được Luật Biển
LHQ (UNCLOS) định sẵn theo Phụ lục VII, bao gồm:
1. Nước muốn kiện thông báo (notification) cho Tòa về ý định của mình với các lập luận dựa theo Luật Biển. Điều này Phi làm vào 22 tháng giêng năm 2013
2. Tòa báo cho nước bị kiện để lấy phản ứng. Bên bị là Trung Quốc đã từ chối tham gia. Tuy nhiên theo điều 9 của Phụ lục VII, “[n]ếu một bên trong vụ tranh chấp không có mặt tại tòa hoặc không biện hộ, bên kia có thể yêu cầu tòa tiếp tục tiến hành và tuyên. Việc không có mặt hay không biện hộ không thể làm dừng phiên tòa.”
3. Theo UNCLOS, dù nước bị kiện không đồng ý tham gia, tòa tiến hành cử ủy viên của hội đồng xử gồm 5 ủy viên, Điều này đã làm xong.
4. Sau khi hội đồng xử được thành lập, bên kiện được yêu cầu nộp nội dung/bằng chứng cho vụ kiện để tòa xử. Đây là việc Phi vừa thực hiện.
5. Theo điều 11 của Phụ lục VII, tuyên của tòa là cuối cùng, không được chống án trừ trường hợp trước khi xử hai bên đồng ý cho phép chống án. Hai bên bắt buộc phải thi hành quyết định của tòa. Hai bên chỉ có quyền yêu cầu giải thích thêm nếu quyết của tòa không rõ ràng. Tất nhiên LHQ không có cơ chế để thực hiện quyết định của mình.
Vậy Phi yêu cầu Tòa xử gì?
Theo Luật Biển, Phi không được yêu cầu xử tranh chấp chủ quyền lãnh thổ mà chỉ yêu cầu tòa giải thích Luật biển ở những điểm rất cụ thể. Ở đây chỉ nêu ra hai điểm cụ thể để bàn.
Lập luận
1. Nước muốn kiện thông báo (notification) cho Tòa về ý định của mình với các lập luận dựa theo Luật Biển. Điều này Phi làm vào 22 tháng giêng năm 2013
2. Tòa báo cho nước bị kiện để lấy phản ứng. Bên bị là Trung Quốc đã từ chối tham gia. Tuy nhiên theo điều 9 của Phụ lục VII, “[n]ếu một bên trong vụ tranh chấp không có mặt tại tòa hoặc không biện hộ, bên kia có thể yêu cầu tòa tiếp tục tiến hành và tuyên. Việc không có mặt hay không biện hộ không thể làm dừng phiên tòa.”
3. Theo UNCLOS, dù nước bị kiện không đồng ý tham gia, tòa tiến hành cử ủy viên của hội đồng xử gồm 5 ủy viên, Điều này đã làm xong.
4. Sau khi hội đồng xử được thành lập, bên kiện được yêu cầu nộp nội dung/bằng chứng cho vụ kiện để tòa xử. Đây là việc Phi vừa thực hiện.
5. Theo điều 11 của Phụ lục VII, tuyên của tòa là cuối cùng, không được chống án trừ trường hợp trước khi xử hai bên đồng ý cho phép chống án. Hai bên bắt buộc phải thi hành quyết định của tòa. Hai bên chỉ có quyền yêu cầu giải thích thêm nếu quyết của tòa không rõ ràng. Tất nhiên LHQ không có cơ chế để thực hiện quyết định của mình.
Vậy Phi yêu cầu Tòa xử gì?
Theo Luật Biển, Phi không được yêu cầu xử tranh chấp chủ quyền lãnh thổ mà chỉ yêu cầu tòa giải thích Luật biển ở những điểm rất cụ thể. Ở đây chỉ nêu ra hai điểm cụ thể để bàn.
Một trong những điểm cụ thể nhưng quan trọng nhất mà Phi yêu cầu phán quyết mang tính giải thích Luật Biển là “tuyên bố chủ quyền biển nằm trong khu vực đường 9 vạch ở Biển Nam Trung hoa của Trung Quốc là không theo đúng Luật biển và không có hiệu lực.” Lý do là theo Luật Biển Điều 89 “Không có quốc gia nào có thể coi bất cứ phần nào của biển khơi thuộc chủ quyền của mình.” Phi nêu lên điểm này vì Phi cho rằng TQ đã dựa vào lập luận đường 9 đoạn để chiếm đóng hoặc tuyên bố chủ quyền ở những vùng đáng lẽ thuộc về Phi theo Luật Biển. Chưa biết cách lập luận cụ thể của Phi trong tài liệu 4000 trang như thế nào, nhưng cùng lắm là nếu nhưTrung Quốc tham gia phiên tòa thì họ chỉ có thể lập luận là họ có chủ quyền trên toàn bộ các đảo/đá/ ở Biển Đông nên có quyền có lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) đối với những đảo/đá này.
Nhưng với lập luận như thế, tuyên bố chủ quyền trên toàn biển trong khu vực đường 9 đoạn là phi pháp vì có những khu biển không nằm trong lãnh hải hay EEZ của các đảo/đá trên. Ngoài ra, khu đảo/đá/bãi Hoàng Sa, hay Trường Sa không được công nhận là quần đảo như trường hợp Indonesia nên không thể đòi chủ quyền trên toàn khu.
Điều cụ thể thứ hai mà Phi đưa ra là Bãi Cỏ May (Second Thomas Shoal) nằm trong EEZ của Phi và theo Luật Biển thuộc về Phi. Việc Trung Quốc đòi chủ quyền ở bãi ngầm này, chìm dưới biển khi nước thủy triều lên, mà bãi ngầm này không nằm trong lãnh hải hay EEZ của Trung Quốc là vi phạm Luật Biển. Luật Biển Điều 13 viết rằng “Nơi nổi lên khi thủy triều xuống mà nằm ngoài lãnh hải của lục địa hay một hòn đảo thì không có lãnh hải riêng.” Điều này có nghĩa là không ai có thể có chủ quyền ở một bãi ngầm ngoài biển khơi.
Tất nhiên Tòa sẽ phải xử lý những vấn đề rất phức tạp, và có thể liên quan tới những vấn đề sau:
1. Khu Hoàng Sa Trường Sa phải chăng là quần đảo?
2. Phải chăng toàn bộ các “vị trí” mà Phi nêu lên là bãi ngầm chứ không phải đá hay đảo. Đá chỉ có lãnh hải 12 dặm và không có EEZ. Bãi ngầm không có lãnh hải.
3. Tòa không xử ai có chủ quyền nhưng tòa có thể sẽ xem xét cơ sở gì mà một nước có thể đòi chủ quyền trong khu đường 9 đoạn. Nếu dựa vào xác định đâu là lãnh hải, đâu là EEZ của khu Trường Sa thì phải quyết định đâu là đảo, đâu là đá, đâu là bãi ngầm.
Dù không tham gia phiên tòa, Việt Nam và các nước có liên quan ở Đông Nam Á và có thể cả thế giới đều bị ảnh hưởng bởi phán quyết của Tòa.
Nếu họ phán quyết là có thể có chủ quyền trong khu vực Biển nằm trong đường 9 đoạn (ai có chủ quyền lại là chuyện khác) thì mọi nước đi qua biển Đông đều phải xin phép nước chủ nhà. Khó có thể tưởng tượng được Tòa lại phán quyết như thế.
Nếu họ phán quyết ngược lại thì chủ quyền biển chỉ có thể có đối với vùng biển sát lục địa hay chung quanh đảo và đá. Phi chỉ nêu lên một số vị trí có liên quan đến Phi trong vụ kiện này. Nhưng phán quyết như trên có thể đưa đến việc các nước Đông Nam Á cùng nhau yêu cầu Tòa phán quyết về từng vị trí trên Biển Đông, xem đâu là đảo, đâu là đá, đâu là bãi ngầm.
Hành động của Phi dù đơn độc nhưng chắc chắn sẽ góp phần vào bảo vệ hòa bình cho khu vực. Một nước dù mạnh đến đâu cũng không thể bất chấp luật pháp quốc tế, nhất là việc bất chấp này lại không được bất cứ nước nào ủng hộ (có thể chỉ trừ Cambodia).
Vũ Quang Việt
(Diễn đàn)
Tổ chức ASIAD 18 – Mua danh ba vạn?
Thói thường, người ta khi có chút tài cán gì, hoặc có chút thành tựu, ai
cũng muốn tạo cho mình chút danh tiếng tên tuổi. Ở tầm con người, cái
sự háo danh háo lợi có thể thấy rõ nhất qua những lượt tranh ấn ở đền
Trần vào các dịp đầu năm, như giới showbiz lúc nào cũng đặc quánh những
chuyện giật gân câu khách, hoặc như những kỳ bầu bán danh hiệu NSND,
NSƯT hàng năm ở nước mình. Ôi thôi thì đủ bài, đủ kiểu tranh dành nhau
cả. Những cái đó thì người ta bàn luận đã nhiều, ở đây xin viết về tính
háo danh ở tầm quốc gia.
Người Việt Nam ít có thành tựu để khoe với bạn bè quốc tế. Thành tựu mà
trước đây ta từng tự hào và hiện giờ vẫn đang tự hào là đánh thắng hai
đế quốc to, nhưng chuyện cũ nghe lại mãi cũng nhàm, năm nào cũng nhắm
30/4 để ăn mừng và ca ngợi về quá khứ hào quang trong khi hoàn cảnh đất
nước thì đói nghèo lạc hậu mãi cũng lố. Lâu lâu người Việt lại tự hào về
trí tuệ việt, rằng người Việt Nam mình cũng giỏi, có người làm chỗ nọ
chỗ kia, hoặc như GS Ngô Bảo Châu thì được giải Field dành cho các nhà
toán học dưới 40 tuổi xuất sắc nhất. Mỗi tội những tấm gương người Việt
giỏi giang ấy thường không phải là ở Việt Nam. Người Việt Nam giỏi dường
như chỉ có thể phát lộ tài năng của mình ở nước ngoài mà thôi.
Nhưng đất nước hiện giờ đã có chút khá hơn trước đây, tài nguyên đào lên
bán mãi, lao động giá rẻ thoải mái cho các tập đoàn nước ngoài đầu tư
thuê dùng, vay mượn nước ngoài rồi dần cũng tích góp được chút tiền.
Người Việt Nam giờ chỉ mong muốn sao nâng cao vị thế của mình trên tầm
quốc tế. Chỉ khổ là những nhà lãnh đạo chọn sai cách để nâng tầm nước
mình.
Lấy ví dụ điển hình như chuyện The New7Wonders Foundation tổ chức cho
người Việt Nam tha hồ nhắn tin bình chọn cho Hạ Long nhận danh hiệu di
sản (hão) của họ. Trên mạng đã sôi sục bao nhiêu bình luận, đã bao nhiêu
bài viết chỉ ra cái tính lừa đảo của tổ chức này, cũng như phân tích ra
rằng Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận, danh hiệu đã tràn trề ra
rồi, xin đừng ham hố thêm cái danh vô ích của tổ chức ma mị này.
Vậy mà dường như các bác lãnh đạo “ném lao đành phải theo lao” hay sao,
mà vẫn nhiệt tình tổ chức cho người dân cả nước đua nhau nhắn tin bầu
chọn, thật không khác mấy với cảnh anh ca sĩ nào đó mua SIM rác rồi thuê
người nhắn tin bình chọn cho mình trên một show truyền hình thực tế vô
thưởng vô phạt. Hăng hái tới mức, Bộ trưởng Văn Thể Du Hoàng Anh Tuấn
còn cho đứa cháu 5 tháng tuổi chọt tay vào điện thoại để thể hiện tinh
thần bầu chọn.
Tới nay thì đã rõ, cái danh hão thì đã mang về để đó, tiền bạc chi ra
cho The New7Wonders Foundation coi như ném ra vũ trụ, mà chất lượng du
lịch Hạ Long vẫn đi xuống đều đều, điển hình như bài này trên báo điện
tử Dân Trí
Tổ chim của TQ nay thành tổ cò. Ảnh: Internet |
Từ chuyện mua danh trên tầm thế giới – tổ chức sự kiện thể thao.
Lại nói về chuyện mua danh. Thực ra trên thế giới, không phải chỉ có
Việt Nam là muốn mua danh. Như đã nói ở trên, ai có thành tựu, có khả
năng mà chả muốn được người ta biết tới. Một miếng giữa làng bằng một
sàng xó bếp, nhiều nước cũng muốn nổi danh trên trường quốc tế như Việt
Nam vậy. Và cách thường được người ta chọn nhất là tổ chức các sự kiện
thể thao.
Trong một thế giới mà giao tranh quân sự giữa các quốc gia là khó xảy
ra, thì cuộc thi thố giữa các quốc gia cũng chỉ thường nhắm vào mục thể
thao. Có những người bình thường chả bao giờ quan tâm tới thể thao,
nhưng khi có sự kiện quốc gia mình thi đấu trên trường quốc tế, thì tinh
thần dân tộc lên cao vợi, chăm chú vào truyền thông để theo dõi và cổ
vũ. Chính vì vậy mà mỗi sự kiện thể thao luôn là ngày hội của giới
truyền thông, thu hút người dân theo dõi không biết chán.
Tổ chức một sự kiện thể thao, nhất là các sự kiện thể thao lớn như tầm
World Cup, Euro, Olympics, nước chủ nhà tha hồ thu hút được sự chú ý của
cộng đồng quốc tế. Tổ chức thành công, hoành tráng, ai ra về cũng có
phần thưởng, nước nào tới dự cũng có chút huy chương, tất cả đều hỉ hả
ra về, không quên lời cảm ơn tới nước chủ nhà thì cũng kể như một thành
tựu vậy.
Nhưng các nhà tư bản không đổ tiền ra tổ chức để lấy lời cảm ơn suông.
Tổ chức sự kiện thể thao còn đồng nghĩa với cơ hội đẩy nhanh phát triển
kinh tế. Thời gian chuẩn bị sự kiện, nước chủ nhà sẽ phải bỏ tiền đầu tư
xây mới hoặc sửa sang lại cơ sở hạ tầng, chuẩn bị điều kiện tốt nhất
cho cuộc vui thể thao. Đầu tư công tăng mạnh như vậy, đồng nghĩa với
việc bơm một dòng tiền lớn vào nền kinh tế, tạo ra điều kiện phát triển
tốt hơn, tạo thêm việc làm trong ngành xây dựng cũng như các ngành công
nghiệp phụ trợ.
Có điều, nói đi thì phải nói lại, muốn dùng tiền đầu tư cho tổ chức sự
kiện thể thao để kích thích phát triển, thì trước hết cần phải hỏi là
tiền ở đâu ra? Đầu tư cho các sự kiện thể thao tầm cỡ thường không bao
giờ là nhỏ. Điển hình như Trung Quốc đã bỏ ra 44 tỉ USD để đầu tư chuẩn
bị cho Olympics năm 2008, London 2012 thì nhẹ nhàng hơn, chi phí tính cả
khu vực công lẫn tư là 14.6 tỉ USD (do London đã có dư điều kiện vật
chất từ trước). Hoặc gần đây nhất là như Sochi 2014 đã tiêu tốn của
người Nga nghe đâu 51 tỉ USD.
Chính vì tiêu tốn các khoản đầu đầu tư lớn như vậy, nên việc một quốc
gia đủ khả năng để tổ chức một sự kiện thể thao lớn chính là tín hiệu
thể hiện với các nước khác “Nước tôi cũng có điều kiện lắm, chứ không
phải kém cỏi đâu”, và đây chính là chỗ giúp nâng cao vị thế của nước ấy.
Và tất nhiên, cái gì cũng có mặt lợi và mặt hại của nó. Như đã nói ở
trên, đầu tư cho các sự kiện thể thao là rất tốn kém, và đã có nhiều
trường hợp vì quốc gia chủ nhà không biết “liệu cơm gắp mắm” mà đã biến
ngày hội thể thao thành thảm họa. Như Ba Lan và Ukraine với Euro 2012,
hoặc tệ hơn là trường hợp Olympics Athens 2004.
Thì tổng cộng, người dân Hy Lạp đã phải tiêu tốn 15 tỉ USD cho sự kiện
này, thay vì 9.6 tỉ như dự đoán ban đầu của chính phủ. Thiếu tiền, thậm
chí Athens còn không kịp hoàn thành tuyến tàu điện ngầm để phục vụ cho
Olympics. Sau Athens 2014, nợ quốc gia của Hy Lạp tăng lên 110.6% GDP,
vượt xa ngưỡng an toàn của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Euro Zone),
và kết quả cuối cùng là Hy Lạp vỡ nợ, đẩy cuộc sống của người dân vào
cảnh khốn khổ (thậm chí Hy Lạp phải bán đi vài đảo của mình).
Việc Hy Lạp vỡ nợ kéo cả nền kinh tế châu Âu ốm yếu theo vì phải chi
tiền cứu trợ (và tiếp đó Tây Ban Nha và Ý cùng đặt gánh nặng lên EU).
Thực ra, Hy Lạp đã có nợ công rất lớn từ trước (168 tỉ Euros), nên khoản
nợ mà Athens 2004 mang lại chỉ là giọt nước làm tràn ly mà thôi, tuy
nhiên, vẫn không thể phủ nhận tác hại mà Olympics 2004 đã gây ra cho Hy
Lạp và quá hiều hệ lụy cả về kinh tế, chính trị lẫn cuộc sống của người
dân.
Không chỉ vậy, sau ánh hào quang của những sự kiện thể thao tầm cỡ ấy
còn là những đống hoang tàn. Dường như trong tất cả các kỳ Olympics, sau
khi sự kiện tổ chức xong rồi, những sân vận động lớn, những nhà thi
đấu, những làng Olympics thường bị bỏ hoang. Điều này cũng hợp lý.
Olympics hay World Cup cũng chả bao giờ kéo dài quá 1 tháng, với lượng
người tham dự (cả vận động viên lẫn báo chí) khổng lồ, lẽ dĩ nhiên là
nước chủ nhà sẽ phải xây dựng những cơ sở đủ lớn để phục vụ nhu cầu này.
Nhưng rồi sau sự kiện, làm sao nước chủ nhà có nhu cầu lớn đến mức có
thể sử dụng hết tất cả những cơ sở mà họ đã bỏ tiền xây ra được nữa. Và
vì vậy, chúng bị bỏ hoang.
Ngay như gữa một Trung Quốc với dân số lớn nhất thế giới (và vì vậy nhu
cầu sử dụng các cơ sở thể thao cao hơn các quốc gia khác), mà các cơ sở
của Olympics Bắc Kinh 2008 cũng không tránh khỏi cảnh hoang tàn. Dưới
đây là vài tấm ảnh trích từ một bái báo của Reuter về các công trình bị
bỏ hoang của Olympics 2008
Ngay như chính sân vận động Tổ Chim quan trọng nhất, tuy không bị bỏ
hoang cũng không còn được sử dụng nhiều như trước nữa, như một bài báo
của Bloomberg viết: “These days, the Birds Nest is a mostly empty
“museum piece,” … The stadium, which cost $480 million dollars to build
and takes about $11 million each year to maintain, has no regular
tenant.” (Tạm dịch: Tổ Chim hiện giờ gần như chỉ là một nhà bảo tàng.
Với chi phí xây dựng 480 triệu USD và chi phí bảo dưỡng 11 triệu USD mỗi
năm, sân vận động này không được mấy ai sử dụng cả).
Đến chuyện tổ chức thể thao ở nước ta
Việt Nam cũng đã từng có kinh nghiệm tổ chức một sự kiện thể thao ở tầm
ao làng khu vực, đó là Seagames 2003. Kéo dài từ mùng 5 tới ngày 13
tháng 12 năm 2003, sự kiện thể thao kéo dài 9 ngày này tiêu tốn của Việt
Nam 4.700 tỉ đồng (với tỉ giá cách đây 11 năm thì là 310 triệu USD,
tương đương 6.500 tỉ đồng hiện tại). Và cũng như thường lệ, những công
trình dành cho seagames hiện giờ phần lớn là để hoang và cho xuống cấp
(http://vietbao.vn/The-thao/San-My-dinh-xuong-cap-tram-trong-vi-quan-ly-kem/40020709/134/).
Hiệu quả gặt hái được từ Seagames có lẽ là không đong đếm nổi, bởi thực
ra có gì đâu mà đong với đếm.
Và giờ đây, lãnh đạo Việt Nam đang hào hứng với việc tổ chức Asiad.
Trước ủy ban Olympics châu Á, lãnh đạo Việt Nam dự tính là Asiad sẽ tiêu
tốn 150 triệu USD (chưa bằng 1 nửa của chi phí dành cho Seagames
2003?). Và chính vị bộ trưởng từng
cho-cháu-5-tháng-tuổi-bình-chọn-Hạ-Long Hoàng Tuấn Anh đã khẳng định
điều này vào ngày 18/3 vừa qua. Nhưng bộ Tài Chính thì lại dự trù là
Asiad 2019 sẽ tiêu tốn tầm 300 triệu USD (vẫn thấp hơn Seagames 2003?),
chưa bao gồm phí đào tạo vận động viên.
Ngay trong chính lãnh đạo đã bất nhất như vậy, bảo sao người dân khó
tin. Đã vậy, chi tiêu dành cho Asiad lại thấp hơn chi tiêu dành cho
Seagames thì làm sao có ai tin nổi. Hơn nữa, Việt Nam còn có truyền
thống chi tiêu và đầu tư kém hiệu quả, không chỉ là trong lĩnh vực thể
thao, thử hỏi có dự án đầu tư công nào mà không đội giá lên gấp vài lần
dự toán?
Giả sử Việt Nam không từ bỏ ý định tổ chức Asiad 2019 mà vẫn tiếp tục,
thì ngân sách nhà nước làm sao gánh nổi khoản chi khổng lồ này? Bộ
trưởng nói là sẽ dùng nguồn vốn “xã hội hóa”, nhưng “xã hội hóa” là từ
đâu ra? Doanh nghiệp trong nước đang chết dần, toàn bộ nền kinh tế chỉ
còn phát triển ở bộ phận đầu tư nước ngoài. Không lẽ ý của bộ trưởng là
các doanh nghiệp nước ngoài sẽ bỏ tiền cho người Việt Nam tổ chức Á vận
hội?
Trong trường hợp xấu nhất, Việt Nam sẽ phải đi vay nước ngoài để tổ chức
cuộc chơi này hay sao? Hiện giờ mà đi vay tiền, chắc Việt Nam chỉ còn
có thể vay của Trung Quốc. Điều này vừa giúp họ nâng thêm ảnh hưởng lên
nước ta, họ lại có cớ ký hết hợp đồng xây dựng các công trình cho Á vận
hội mà mang người lao động vào tràn ngập Hà Nội (như họ đã làm với Bô
xít Tây Nguyên chẳng hạn).
Bài học Hy Lạp 2004 còn nhãn tiền ra đó, xin các vị lãnh đạo đừng dại.
Nâng cao vị thế thì chỉ nên nâng khi nào có đủ thực lực để nâng mà thôi.
Còn “nâng cao vị thế” lúc mình không có gì để nâng thì người ta gọi là
chơi trội, là vung tay quá trán, và đẩy người dân vào cảnh chống chất nợ
nần mà thôi.
Có một chi tiết về việc đăng cai Asiad 2019 mà có lẽ truyền thông trong
nước không nhắc tới. Đó là trong cuộc đua giành quyền tổ chức Asiad
2019, ngoài Hà Nội (Việt Nam) và Surabaya (Indonesia) còn có sự tham gia
của Dubai (UAE), nhưng Dubai đã chủ động rút lui. Một quốc gia giàu có
với GDP 360 tỉ USD như UAE mà lại chủ động rút lui trước, thì có thể
hiểu là họ đã nhẩm tính trước là tổ chức Asiad tiêu tốn của họ quá nhiều
tiền. Vậy thì Việt Nam, với GDP 141 tỉ USD, liệu có đủ sức thực hiện
không?
Kết
Các cụ ngày xưa nói “mua danh ba vạn” quả thực không sai. Không chỉ
riêng gì Việt Nam, các nước khác cũng vậy thôi. Chi tiêu cả núi tiền để
tổ chức thể thao, rồi sau đó để hoang, chỉ để khẳng định với quốc tế là
“Ta cũng có tiền như ai”. Nhưng người ta mua danh khi người ta có đủ ba
vạn thật, còn nếu như cả nhà chỉ có ba đồng thì xin chớ ham hố tới việc
mua danh.
Hoàng Hoàng.
CTV Cua Times gửi từ sân vận động Dynamo Kiev.
(Blog Hiệu Minh)
Công an chống "phản động" - tế bào ung độc trên cơ thể mẹ Việt Nam
Chúng ta thấy, ngày nay dưới sự tiến bộ của kháng sinh và vacxin,
những bệnh truyền nhiễm do vi trùng đã được khống chế, không còn nguy
hiểm. Thay vào đó một loại bệnh rất nguy hiểm: Ung thư!
Chúng ta biết ung thư là do chính tế bào trong cơ thể sinh ra bệnh, nó bị biến tính, loạn sản. Chính nó tàn phá cơ thể và làm cơ thể đau đớn, suy kiệt rồi chết. (http://danlambaovn.blogspot.com/2012/07/ung-thu-va-nhiem-trung.html)
Nếu xem đất nước như một cơ thể (mà hình ảnh hay dùng là mẹ Việt Nam) thì tôi thấy cơ thể mẹ Việt Nam cũng đang bị tàn phá bỡi những tế bào ung thư giống như trên.
Một trong loại tế bào ung độc mà tôi thấy chính là công an chống phản động. Tuyên truyền là chống lại bọn chống phá đất nước nhưng tôi thấy những người họ tiêu diệt, bách hại lại chính là những người yêu nước chân chính.
Những người như Luật sư Cù Huy Hà Vũ, thầy Đinh Đăng Định, Ls Lê Công Định, Doanh nhân Lê Thăng Long, Trần Huỳnh Duy Thức,... tôi thấy họ là những người trí thức ưu tư cho đất nước. Họ nói lên những điều mà giờ nhìn lại là đúng. Nếu ý kiến họ được lắng nghe thì có thể đất nước tránh được nhiều đại họa đang gây đau khổ cho dân.
Họ trí thức, tay không tất sắt, cá nhân lẻ tẻ hay một nhóm nhỏ người thì làm được gì mà bị vu cho họ là phản động, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân?
Những tên công an, tòa án tiếp tay tiêu diệt họ không khác gì những tế bào ung độc đã làm cho cơ thể mẹ Việt Nam tàn tạ theo ngày tháng.
Mẹ Việt Nam thì tàn tạ trong khi chúng thì được lương thưởng hậu hĩnh (các tế bào ung thư cũng là những nơi tiêu thụ hầu hết dinh dưỡng trong cơ thể). Tôi thấy những đồng tiền chúng nhận dính đầy máu và nước mắt đồng bào.
Không biết chúng nuôi vợ con, bố mẹ bằng những đồng tiền dính máu như vậy liệu bố mẹ chúng có mạnh khỏe, con cái chúng có lớn khôn, có tương lai trong một đất nước tàn tạ do chúng góp tay gây ra?
Một nhà vô phúc sinh ra những đứa con đánh cha mắng mẹ thì bị cả xã hội khinh rẻ, xa lánh. Trong khi những kẻ bách hại mẹ VN đến tàn tạ thì lại sống trong giàu có, nhà cao cửa rộng. Có khi được nhiều chúc tụng vì sự giàu có, thành đạt này.
Theo tôi, để chữa được bệnh ung thư cho cơ thể mẹ VN, trước tiên cần nhận diện những tế bào ung độc này. Không để chúng tự tung tự tác gây họa cho mẹ VN.
Các bạn có đồng ý với ý kiến này không?
Nguyễn Văn Thạnh
(Blog Nguyễn Văn Thạnh)
'Nhóm lợi ích chờ gì ở đợt cổ phần hóa?'
|
Các lĩnh vực này có thể bao gồm khai thác tài nguyên, khoáng sản, hầm mỏ cho tới những cơ sở doanh nghiệp nhà nước được đầu tư, có lợi thế về cơ sở hạ tầng và mạng lưới hạ tầng lớn, theo Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VERP), Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trao đổi với BBC hôm 04/4/2014, nhà nghiên cứu cho rằng Việt Nam nên thận trọng, không nên vội vàng tiến hành cổ phần hóa những doanh nghiệp và lĩnh vực kinh tế này.
Ông Thành nói:
"Không cần phải quá vội vã các doanh nghiệp liên quan đến tài nguyên của đất nước, cái sở hữu tài nguyên, hoặc là các doanh nghiệp mà có lợi thế về mặt cơ sở hạ tầng hoặc các mạng lưới hạ tầng lớn ở trong các ngành sản xuất mà đòi hỏi phải có các mạng hạ tầng lớn.
∇ Bấm vào để nghe bài tường thuật
|
Theo Tiến sỹ Thành cổ phần hóa có một mục tiêu là làm thu hẹp quy mô được cho là nặng nề, kém hiệu quả của khu vực nhà nước, mở rộng không gian kinh doanh cho các khu vực kinh tế khác, trong đó có kinh tế tư nhân phát triển và đóng góp.
Tuy nhiên, theo chuyên gia về chinh sách kinh tế này, để quá trình cổ phần hóa diễn ra tốt, nhà nước phải đảm bảo toàn bộ quá trình được minh bạch.
Ông Thành nói: "Cần một quá trình minh bạch càng nhiều càng tốt, càng rõ càng tốt, để cho các tài sản được chuyển đổi một cách rõ ràng, theo giá của thị trường."
Chuyên gia cảnh báo cổ phần hóa không thích hợp như quá 'ồ ạt' có thể dẫn đến giá trị tài sản của nhà nước bị hạ thấp. Ông Thành lưu ý:
"Ồ ạt cùng một lúc có thể có hậu quả là giá của tài sản bị thấp, vì nguồn cung ra lớn, cái này cũng là trường hợp của các nước Đông Âu, hoặc là Đông Đức cũ trước đây,
"Cái này chúng ta (Việt Nam) phải thận trọng, tuần tự trong tiến trình đưa ra cổ phần hóa và đồng thời đi theo sức mua của thị trường tài sản."
'Ngăn chặn đi đêm'
Không cần phải quá vội vã các doanh nghiệp liên quan đến tài nguyên
của đất nước, cái sở hữu tài nguyên, hoặc là các doanh nghiệp mà có lợi
thế về mặt cơ sở hạ tầng hoặc các mạng lưới hạ tầng lớn ở trong các
ngành sản xuất mà đòi hỏi phải có các mạng hạ tầng lớn"
TS Nguyễn Đức Thành
|
Ông nói: "Minh bạch có nghĩa là các quy định phải được công bố một cách rất công khai, bởi vì đây thực sự là bán một phần tải sản của toàn dân, cho nên toàn dân phải có quyền được biết,
"Có nghĩa là cổ phần hóa công ty nào, thông tin về công ty đó, thông tin về những người mua và mua với giá bao nhiêu phải được công bố rộng rãi và quan trọng nhất là phải có một cơ chế giám sát để làm sao ngăn chặn được sự đi đêm của họ với nhau."
Theo Tiến sỹ Quang A, các nhóm lợi ích, đặc quyền, đặc lợi có thể đang để mắt tới một số lĩnh vực trong đợt cổ phần hóa hiện nay là viễn thông, xây dựng cơ bản, hay năng lượng.
Ông cũng cảnh báo có thể có thành phần nước ngoài 'nhòm ngó' tới một số lĩnh vực có thể liên quan tới an ninh, vị trí địa lý chiến lược và cả lĩnh vực quốc phòng của Việt Nam mà họ tìm cách lách luật, núp bóng sau những người tham gia mua doanh nghiệp, kể cả là một phía nước ngoài khác.
Ở một khía cạnh khác, hôm 04/4, Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành nói với BBC ông cho rằng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cần có một số nguyên tắc ưu tiên.
"Có nghĩa là cổ phần hóa công ty nào, thông tin về công ty đó, thông
tin về những người mua và mua với giá bao nhiêu phải được công bố rộng
rãi và quan trọng nhất là phải có một cơ chế giám sát để làm sao ngăn
chặn được sự đi đêm của họ với nhau"
TS. Nguyễn Quang A
|
"Tôi cho rằng đây là nhóm dễ kiểm soát hơn, dễ mở cửa, minh bạch hơn, dễ được mọi người tham gia hơn, vì mỗi người có thể tham gia một phần, chứ không phải là tham gia hết, như thế sẽ hạn chế rất nhiều (với) người mua, đó là cách tôi nghĩ để hạn chế tài sản của nhà nước bị thôn tính hoặc bị thao túng bởi một nhóm nhỏ."
Hôm thứ Sáu, Tiến sỹ Nguyễn Quang A còn nói với BBC, để bảo vệ tài sản nhà nước và minh bạch hóa việc cổ phần hóa này, các quan chức của nhà nước trong các lĩnh vực chức năng liên đới cần công khai 'lợi ích của mình' và tốt nhất là không được tham gia lợi ích vào mọi khâu đoạn, tiến trình của quá trình cổ phần hóa, dưới bất cứ hình thức, danh nghĩa nào.
Được biết, trong riêng giai đoạn 2011 - 2013, Việt Nam đã "tái sắp xếp" được 180 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa 99 doanh nghiệp, mới đây, Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Tấn Dũng đặt mục tiêu cổ phần hóa 432 doanh nghiệp đến năm 2015.
Theo VOA
Nhà đầu tư nước ngoài ngại gì ở VN?
Báo cáo mới nhất từ Tổng cục thống kê
(GSO) hồi cuối tháng Ba cho thấy Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
(FDI) vào Việt Nam trong quý một năm nay giảm gần 50% so với cùng kỳ năm
ngoái.
Tổng vốn FDI đăng ký trong ba tháng đầu năm 2014 chỉ đạt 3,334 tỉ đôla, giảm 49,6% so với mức 6,034 tỷ đôla cùng kỳ năm 2013.
BBC đã có cuộc phỏng vấn với ông Nicolas Audier, Ủy viên Ban điều hành của Phòng thương mại châu Âu (Eurocham) tại Việt Nam, để tìm hiểu đâu là nguyên nhân khiến những dự án FDI lớn vắng bóng ở thời điểm hiện tại, cũng như xu hướng FDI tại Việt Nam trong tương lai gần.
BBC: Tâm lý nào của giới đầu tư khiến những dự án FDI tại Việt Nam vắng bóng vào đầu năm nay, thưa ông?
Ông Nicolas Audier: Theo Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng mức vốn FDI trong năm 2013 là 21,6 tỷ đôla, cao hơn 54,5% so với con số của năm 2012.
Điều này cho thấy mức tín nhiệm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường kinh doanh tại Việt Nam ngày càng tăng và đây một phần là nhờ nỗ lực bình ổn kinh tế của chính phủ Việt Nam.
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam ở TP.HCM ngày 24/3, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nói cơ quan này sẽ tăng cường giản lược những thủ tục cần thiết để quản lý khu vực FDI hữu hiệu hơn.
Bên cạnh đó, ông Vinh cũng cho biết sẽ thúc đẩy việc bãi bỏ giấy phép đầu tư, ngoại trừ bốn trường hợp: Ngành ngân hàng, các dự án sử dụng nhiều vốn đất, các khoản đầu tư có thể gây ô nhiễm, và những dự án cần giấy chứng nhận để hưởng ưu đãi đầu tư.
Bước đi mới này của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy quyết tâm của chính phủ Việt Nam trong việc thu hút vốn FDI.
Thông tin vốn FDI tại Việt Nam giảm một nửa trong quý đầu năm 2014 là hợp lý với Chỉ số Môi trường Kinh doanh (BCI) của Eurocham trong quý cuối năm 2013.
Vào cuối năm ngoái, chỉ số biểu hiện mức tín nhiệm và sự kỳ vọng của các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam chỉ đạt mức trung bình: 50 điểm, trong quý thứ ba liên tiếp.
Những vấn đề dẫn đến sự đình trệ này bao gồm nạn tham nhũng, thực thi luật pháp một cách không đồng đều, những rắc rối về hành chính và tình trạng thiếu minh bạch.
Những yếu tố khác ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của nhà đầu tư và dẫn đến sự suy giảm của FDI trong quý một năm 2014 còn bao gồm những tranh cãi xung quanh vấn đề giá chuyển nhượng, sự bất an về vấn đề pháp lý của các nhà đầu tư nước ngoài trong một số khu vực kinh tế của Việt Nam, sự yếu kém trong công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng như những hình thức ưu đãi đầu tư không thích đáng.
Tổng vốn FDI đăng ký trong ba tháng đầu năm 2014 chỉ đạt 3,334 tỉ đôla, giảm 49,6% so với mức 6,034 tỷ đôla cùng kỳ năm 2013.
BBC đã có cuộc phỏng vấn với ông Nicolas Audier, Ủy viên Ban điều hành của Phòng thương mại châu Âu (Eurocham) tại Việt Nam, để tìm hiểu đâu là nguyên nhân khiến những dự án FDI lớn vắng bóng ở thời điểm hiện tại, cũng như xu hướng FDI tại Việt Nam trong tương lai gần.
BBC: Tâm lý nào của giới đầu tư khiến những dự án FDI tại Việt Nam vắng bóng vào đầu năm nay, thưa ông?
Ông Nicolas Audier: Theo Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng mức vốn FDI trong năm 2013 là 21,6 tỷ đôla, cao hơn 54,5% so với con số của năm 2012.
Điều này cho thấy mức tín nhiệm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường kinh doanh tại Việt Nam ngày càng tăng và đây một phần là nhờ nỗ lực bình ổn kinh tế của chính phủ Việt Nam.
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam ở TP.HCM ngày 24/3, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nói cơ quan này sẽ tăng cường giản lược những thủ tục cần thiết để quản lý khu vực FDI hữu hiệu hơn.
Bên cạnh đó, ông Vinh cũng cho biết sẽ thúc đẩy việc bãi bỏ giấy phép đầu tư, ngoại trừ bốn trường hợp: Ngành ngân hàng, các dự án sử dụng nhiều vốn đất, các khoản đầu tư có thể gây ô nhiễm, và những dự án cần giấy chứng nhận để hưởng ưu đãi đầu tư.
Bước đi mới này của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy quyết tâm của chính phủ Việt Nam trong việc thu hút vốn FDI.
Thông tin vốn FDI tại Việt Nam giảm một nửa trong quý đầu năm 2014 là hợp lý với Chỉ số Môi trường Kinh doanh (BCI) của Eurocham trong quý cuối năm 2013.
Vào cuối năm ngoái, chỉ số biểu hiện mức tín nhiệm và sự kỳ vọng của các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam chỉ đạt mức trung bình: 50 điểm, trong quý thứ ba liên tiếp.
Những vấn đề dẫn đến sự đình trệ này bao gồm nạn tham nhũng, thực thi luật pháp một cách không đồng đều, những rắc rối về hành chính và tình trạng thiếu minh bạch.
Những yếu tố khác ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của nhà đầu tư và dẫn đến sự suy giảm của FDI trong quý một năm 2014 còn bao gồm những tranh cãi xung quanh vấn đề giá chuyển nhượng, sự bất an về vấn đề pháp lý của các nhà đầu tư nước ngoài trong một số khu vực kinh tế của Việt Nam, sự yếu kém trong công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng như những hình thức ưu đãi đầu tư không thích đáng.
Ông Nicolas Audier, Ủy viên Ban điều hành của Phòng thương mại châu Âu
"Những vấn đề dẫn đến sự đình trệ hiện nay bao gồm nạn tham nhũng, thực thi luật pháp một cách không đồng đều, những rắc rối về hành chính và tình trạng thiếu minh bạch."
BBC: Theo ông thì vì sao các dự án FDI lớn lại vắng mặt vào lúc này?
Ông Nicolas Audier: Sự vắng mặt của các dự án lớn tại Việt Nam rõ ràng là có liên quan trực tiếp tới suy thoái kinh tế trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, bất chấp những nỗ lực trong thời gian gần đây của chính phủ Việt Nam, tâm lý bất định về vấn đề pháp lý có thể sẽ vẫn gây tác động tiêu cực lên các nhà đầu tư nước ngoài muốn đặt chân vào Việt Nam.
Hai ví dụ về vấn đề này là vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động Mua bán và Sáp nhập (M&A) và cấu trúc Hợp tác Công tư (PPP).
Đối với M&A: Mặc dù hình thức kinh doanh gián tiếp này được Luật Đầu tư công nhận là một trong những kênh đầu tư chính, Việt Nam vẫn thiếu một khuôn khổ pháp lý rõ ràng trong vấn đề này.
Thêm vào đó, khuôn khổ pháp lý hiện nay không được áp đặt một cách đồng đều trên khắp cả nước và ở các cấp.
Chưa hết, trên thực tế, các nhà đầu tư nước ngoài thường xuyên phải đối mặt với nhiều khó khăn trong đầu tư gián tiếp hơn so với trong nước mình vì vấn đề giấy phép thường rắc rối và tốn thời gian.
Đối với PPP:Trong lúc nền kinh tế giữ vững mức tăng trưởng trong một thập kỷ qua, khiến dân số ở khu vực thành thị tăng trưởng nhanh chóng, cơ sở hạ tầng lỗi thời của Việt Nam đang ngày càng trở nên một chướng ngại vật lớn, kiềm chế đà tăng trưởng kinh tế. Đây là khu vực mà chính phủ cần đẩy mạnh đầu tư.
Mặc dù điều này có thể mang lại cơ hội thú vị cho những dự án FDI với quy mô lớn, tuy nhiên hiện vẫn không có một hệ thống pháp lý đủ bao quát để giúp thúc đẩy những dự án như thế.
Mô hình Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao (BOT) có vẻ như đã lỗi thời, và các nhà đầu tư vẫn đang chờ đợi những khuôn khổ pháp lý rõ ràng hơn đối với cấu trúc PPP.
Trong Sách Trắng năm 2014 của Eurocham, chúng tôi đã bày tỏ quan ngại đối với vấn đề này và đã đưa ra những lời khuyên cụ thể đối với chính phủ Việt Nam nhằm lấy lại đà cho những hình thức đầu tư nói trên.
Ông Nicolas Audier: Sự vắng mặt của các dự án lớn tại Việt Nam rõ ràng là có liên quan trực tiếp tới suy thoái kinh tế trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, bất chấp những nỗ lực trong thời gian gần đây của chính phủ Việt Nam, tâm lý bất định về vấn đề pháp lý có thể sẽ vẫn gây tác động tiêu cực lên các nhà đầu tư nước ngoài muốn đặt chân vào Việt Nam.
Hai ví dụ về vấn đề này là vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động Mua bán và Sáp nhập (M&A) và cấu trúc Hợp tác Công tư (PPP).
Đối với M&A: Mặc dù hình thức kinh doanh gián tiếp này được Luật Đầu tư công nhận là một trong những kênh đầu tư chính, Việt Nam vẫn thiếu một khuôn khổ pháp lý rõ ràng trong vấn đề này.
Thêm vào đó, khuôn khổ pháp lý hiện nay không được áp đặt một cách đồng đều trên khắp cả nước và ở các cấp.
Chưa hết, trên thực tế, các nhà đầu tư nước ngoài thường xuyên phải đối mặt với nhiều khó khăn trong đầu tư gián tiếp hơn so với trong nước mình vì vấn đề giấy phép thường rắc rối và tốn thời gian.
Đối với PPP:Trong lúc nền kinh tế giữ vững mức tăng trưởng trong một thập kỷ qua, khiến dân số ở khu vực thành thị tăng trưởng nhanh chóng, cơ sở hạ tầng lỗi thời của Việt Nam đang ngày càng trở nên một chướng ngại vật lớn, kiềm chế đà tăng trưởng kinh tế. Đây là khu vực mà chính phủ cần đẩy mạnh đầu tư.
Mặc dù điều này có thể mang lại cơ hội thú vị cho những dự án FDI với quy mô lớn, tuy nhiên hiện vẫn không có một hệ thống pháp lý đủ bao quát để giúp thúc đẩy những dự án như thế.
Mô hình Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao (BOT) có vẻ như đã lỗi thời, và các nhà đầu tư vẫn đang chờ đợi những khuôn khổ pháp lý rõ ràng hơn đối với cấu trúc PPP.
Trong Sách Trắng năm 2014 của Eurocham, chúng tôi đã bày tỏ quan ngại đối với vấn đề này và đã đưa ra những lời khuyên cụ thể đối với chính phủ Việt Nam nhằm lấy lại đà cho những hình thức đầu tư nói trên.
BBC: Ông có nghĩ là xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm nay?
Ông Nicolas Audier: Dựa vào chỉ số BCI trong quý một năm nay, sự kỳ vọng và mức tín nhiệm của các doanh nghiệp châu Âu có vẻ như đang tăng lên lần đầu tiên kể từ năm 2012.
BCI đã tăng từ mức trung bình 50 điểm lên 59 điểm.
Những yếu tố quan trọng có thể đã đóng góp cho điều này bao gồm mức lạm phát thấp, sự tự tin đối với ổn định vĩ mô cũng như hy vọng thỏa thuận tự do thương mại EU-Việt Nam sẽ được ký kết trong năm nay.
Các yếu tố khác còn bao gồm sự hội nhập sâu hơn trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN, những đàm phán hiện nay về Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), kỳ vọng rằng những vấn đề được chỉ ra trong Sách trắng của Eurocham có thể sẽ được chấn chỉnh trong tương lai gần.
Tuy nhiên, chỉ số BCI mới nhất cũng cho thấy 30% những doanh nghiệp tham gia khảo sát vẫn đánh giá triển vọng trong tương lai ở mức tiêu cực, cao hơn mức 28% của năm ngoái.
Bên cạnh đó, những cơ hội đầu tư ở các quốc gia láng giềng trong thời điểm nguồn vốn bị thắt chặt đã khiến nhiều nhà đâu tư chuyển hướng ra khỏi Việt Nam.
Điều này cho thấy chính phủ Việt Nam cần tiếp tục khắc phục những vấn đề do cộng đồng doanh nghiệp chỉ ra.
Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn nghĩ rằng FDI sẽ tăng trở lại vào năm nay.
Những thành viên của chúng tôi vẫn đề cao quy mô của thị trường Việt Nam, những cơ hội kinh doanh tại đây cũng như lực lượng lao động rẻ và dân số với độ tuổi trung bình thấp.
Ông Nicolas Audier: Dựa vào chỉ số BCI trong quý một năm nay, sự kỳ vọng và mức tín nhiệm của các doanh nghiệp châu Âu có vẻ như đang tăng lên lần đầu tiên kể từ năm 2012.
BCI đã tăng từ mức trung bình 50 điểm lên 59 điểm.
Những yếu tố quan trọng có thể đã đóng góp cho điều này bao gồm mức lạm phát thấp, sự tự tin đối với ổn định vĩ mô cũng như hy vọng thỏa thuận tự do thương mại EU-Việt Nam sẽ được ký kết trong năm nay.
Các yếu tố khác còn bao gồm sự hội nhập sâu hơn trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN, những đàm phán hiện nay về Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), kỳ vọng rằng những vấn đề được chỉ ra trong Sách trắng của Eurocham có thể sẽ được chấn chỉnh trong tương lai gần.
Tuy nhiên, chỉ số BCI mới nhất cũng cho thấy 30% những doanh nghiệp tham gia khảo sát vẫn đánh giá triển vọng trong tương lai ở mức tiêu cực, cao hơn mức 28% của năm ngoái.
Bên cạnh đó, những cơ hội đầu tư ở các quốc gia láng giềng trong thời điểm nguồn vốn bị thắt chặt đã khiến nhiều nhà đâu tư chuyển hướng ra khỏi Việt Nam.
Điều này cho thấy chính phủ Việt Nam cần tiếp tục khắc phục những vấn đề do cộng đồng doanh nghiệp chỉ ra.
Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn nghĩ rằng FDI sẽ tăng trở lại vào năm nay.
Những thành viên của chúng tôi vẫn đề cao quy mô của thị trường Việt Nam, những cơ hội kinh doanh tại đây cũng như lực lượng lao động rẻ và dân số với độ tuổi trung bình thấp.
(BBC)
Hình ảnh hàng ngàn xe tải chở dưa hấu ùn tắc kéo dài hơn chục km ở cửa
khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) tràn ngập báo chí Việt Nam báo in và báo mạng.
Câu chuyện quả dưa hấu bị ép giá ngang ly trà đá đã trở thành một vấn
đề quốc gia. Câu hỏi đặt ra, ai chịu trách nhiệm về chính sách sản xuất
nông nghiệp mà thiếu dự báo thị trường tiêu thụ.
Người nông dân gánh chịu đủ mọi thiệt thòi
TS Phạm Chí Dũng, một nhà nghiên cứu độc lập từ TP.HCM nhận định:
“Câu chuyện này đã kéo dài ít nhất 20 năm cho tới giờ phút này và gánh nặng sức ép luôn luôn thuộc về người nông dân chứ không phải nhà nước. Thiếu sót lớn nhất của nhà nước chính là công tác dự báo chính sách dự báo. Vấn đề dự báo người ta đưa ra từ rất nhiều năm qua nhưng chưa bao giờ hình thành ở bất kỳ một bộ nào, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn và Bộ Công thương là hai bộ liên quan chính tới vấn đề tồn đọng dưa hấu ngày nay. Chúng ta thấy rằng giá của dưa hấu ở Saigon có thể lên tới 11.000-12.000 đ/kg nhưng giá bán sỉ của nông dân thậm chí không tới 2.000đ/kg. Người nông dân đã phải bỏ dưa hấu trôi sông hoặc cho gia súc ăn hay vứt bỏ. Rất nhiều nông dân đã vỡ nợ ngân hàng về vấn đề này. Cuối cùng nguyên nhân nằm tại đâu, đó là chính sách đầu ra và dự báo đầu ra không tới đâu cả của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn và Bộ Công thương.”
Báo Tiền Phong bản tin trên mạng ngày 29/3 trích lời ông Phạm Đồng
Quảng, Phó cục trưởng Cục trồng trọt xác nhận rằng, chưa có thống kê cụ
thể về tổng diện tích, sản lượng dưa hấu trên toàn quốc. Ông Quảng đề
xuất các tỉnh thành lập hiệp hội dưa hấu để điều tiết việc xuất hàng đi
Trung Quốc. Giới chức này cho rằng, cần phải có kế hoạch tổng thể để
cảnh báo dân, vì nhiều năm nay xuất hiện tình trạng dồn ứ ở cửa khẩu khi
chính vụ.
Theo Báo SaigonTimes Online ngày 31/3/2014, chuyện ùn ứ các xe chở hàng nông sản tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), gần như chuyện “cơm bữa”. Tuy nhiên, hơn 2.000 xe tải chở dưa hấu bị ách tắc ở cửa khẩu này hơn một tuần là kỷ lục và như “giọt nước làm tràn ly,” khiến dư luận phải đặt câu hỏi: nguyên nhân của hiện tượng này và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ở đâu trước gia nghiệp của người nông dân?
Tờ báo trích lời một chủ xe hàng dưa ở Bình Định cho hay, giá dưa hấu
bình thường bán được ở mức 3 tới 5 nhân dân tệ một kg tương đương 10-16
nghìn đồng/kg. Nhưng từ khi bị dồn cứng ở cửa khẩu, thương khách Trung
Quốc chỉ chịu mua với giá một nửa tức chỉ 2 tới 2,5 nhân dân tệ. Họ nại
lý do dưa hấu để lâu bị héo cuống, bị nẫu, thậm chí họ không lấy hàng,
chủ hàng phải bán tống bán thấu ngay tại cửa khẩu, giá nào cũng bán, một
quả dưa nhiều khi chỉ bằng giá một ly trà đá mà cũng không bán được.
Người chủ hàng này than thở, biết vận chuyển dưa đưa qua Trung Quốc là
đánh bạc nhưng làm sao khi trong nước không tiêu thụ được.
Các chuyên gia nói với chúng tôi thị trường quyết định giá, khi cung vượt cầu mà vượt đến thừa mứa thì đương nhiên giá sẽ xuống tận đáy. Khi truyền thông báo chí đưa tin kèm những hình ảnh từng đoàn xe dưa hấu nằm phơi nắng hàng chục cây số trên con đường dẫn đến cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), dưa hấu ở Phú Yên từ mức 4.500đ/kg một tuần trước đó đã tụt xuống mức 1.000đ/kg hôm 29/3. Giá rẻ như bèo cũng không thấy thương lái đến mua.
Thời Báo Kinh Tế Saigon Online đưa tin, theo Hiệp hội rau quả Việt Nam, chuyện dưa hấu ách tắc ở cửa khẩu Tân Thanh có hai nguyên nhân chính: các tỉnh Bình Định, Phú Yên được mùa dưa hấu, nhưng tiêu thụ trong nước giá thấp, phải tiêu thụ bằng con đường tiểu ngạch ở biên giới Trung Quốc. Cùng lúc đó, phía Trung Quốc lại cấm biên bốn trong năm cửa khẩu chính, chỉ chừa lại cửa khẩu Tân Thanh khiến hàng hóa bị ùn tắc không thể thông quan kịp.
Việc dưa hấu ùn ứ tại cửa khẩu Tân Thanh ở mức độ chưa từng có không chỉ
ảnh hưởng riêng có giá dưa hấu nội địa. Việc Trung Quốc cấm biên còn
ảnh hưởng giá thanh long ở miền Tây nam bộ, thị trường Trung Quốc chậm
ăn hàng khiến thanh long ruột đỏ từ mức hơn 70.000đ/kg tụt giá hơn 50%
chỉ còn 28.000-30.000đ/kg.
Buôn bán với Trung Quốc nắm dao đằng lưỡi
Được biết 54% sản lượng trái cây xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam. Tuy vậy thị trường Trung Quốc được mô tả là bấp bênh không có tính ổn định. Trong một dịp trả lời chúng tôi bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ từng nhận định:
“Cách mua nông sản của Trung Quốc không những làm cho Việt Nam thiệt thòi mà nhiều khi còn gây khó bằng cách là có khi họ đưa giá lên rất cao mua ào ạt, rồi đùng một cái dừng lại không mua tiếp nữa, làm cho nông dân khi lỡ sản xuất ra rồi không làm thế nào được. thế rồi những thủ tục khó khăn tạo ra ở biên giới cũng là những cách gây khó cho nông sản Việt Nam.”
Quả dưa hấu và thị trường tiêu thụ là điển hình nhất về việc người nông dân trồng cây gì, nuôi con gì cứ tự phát làm mà không biết ai sẽ tiêu thụ sản phẩm của mình, giá cả như thế nào. Sự bế tắc đầu ra cho nông sản nghiêm trọng nhất hiện nay là lúa gạo. Theo thông tin báo chí, chính sách độc quyền trá hình của Hiệp hội Lương thực Việt Nam VFA trong điều hành xuất khẩu gạo và việc ăn xổi ở thì kiếm lời bằng chênh lệch giá mua gạo càng thấp càng có lời khiến nông dân điêu đứng. Hnga2 năm Việt Nam xuất khẩu trên dưới 7 triệu tấn gạo, luôn nằm trong tốp 3 nước xuất khẩu nhiều gạo nhất thế giới. Nhưng trớ trêu, lợi tức bình quân của nông dân rất thấp, cụ thể ở đồng bằng sông Cửu Long vựa lúa xuất khẩu của cả nước mà đại đa số người trồng lúa chỉ có thu nhập khoảng hơn 535.000đ/tháng chưa được một nửa lương tối thiểu của công nhân lao động. Số liệu này dựa vào kết quả nghiên cứu của tổ chức phi chính phủ Oxfam và Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn.
TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Phát triển
Nông nghiêp Nông thôn nhận định rằng vấn đề lúa gạo và lợi tức của nông
dân chỉ có thể giải quyết khi tổ chức lại sản xuất hình thành chuỗi giá
trị lúa gạo từ người nông dân đến các khâu thu mua chế biến xay xát và
tiêu thụ xuất khẩu. Một trong các giải pháp cấp thời là doanh nghiệp
phải đầu tư vào vùng nguyên liệu với diện tích lớn và bao tiêu sản phẩm
cho nông dân. Ông nói:
“Hiện nay các doanh nghiệp xưa nay chỉ có quen xuất khẩu và không chịu quan tâm đầu tư vào sản xuất của nông dân thì đang chịu sức ép to lớn cả từ phía nhân dân lẫn từ phía Chính phủ để họ phải trực tiếp tham gia vào quá trình đầu tư. Một loạt chính sách mới đang đẩy các tổ chức trong vùng sản xuất lúa gạo sang một quá trình sắp xếp lại toàn bộ hệ thống kinh doanh lúa gạo, trong lúc này mọi việc vẫn đang diễn ra nhưng tôi nghĩ trong tương lai tình hình sẽ thay đổi theo hướng tốt hơn.”
Cũng liên quan đến vấn đề tiêu thụ nông sản, theo VnExpress sáng 1/4/2014, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng nhận trách nhiệm trước Quốc hội về công tác quản lý, để xảy ra nhiều bất cập trong việc thương lái Trung Quốc đi thu gom nông sản ở nội địa Việt Nam. Tuy nhiên ông Bộ trưởng không thể cam kết với các đại biểu Quốc hội là khi nào tình trạng thương lái Trung Quốc lộng hành ở Việt Nam sẽ chấm dứt.
Cùng về vấn đề liên quan, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan từ Hà Nội nhận định:
“Thực tế có nhiều doanh nghiệp hoặc cá nhân Trung Quốc vào Việt Nam làm ăn theo kiểu không có phép tắc gì cả và gây ra những nhiễu loạn trong xã hội cũng như gây thiệt hại cho người Việt Nam rất nhiều như chuyện họ đi nuôi tôm nuôi cá ở vung biển Khánh Hòa hoặc đi thuê người dân trồng khoai lang ở Vĩnh Long rồi đi thu mua các loại rễ cây, thu mua sừng móng trâu bò..v..v.. những câu chuyện này gần như xuất hiện thường kỳ trên báo chí.”
Việt Nam nhập siêu hàng chục tỷ USD mỗi năm từ Trung Quốc, đổi lại việc xuất khẩu nông sản sang Hoa Lục không những không ưu tiên mà lại bị động gây nhiều thiệt hại cho người dân. Nếu thị trường Trung Quốc chiếm lĩnh 54% lượng rau quả xuất khẩu của Việt Nam thì nay đến mặt hàng gạo cũng có tỷ lệ lớn. Chẳng phải chuyên gia cũng biết được rằng bỏ tất cả vào một giỏ thì dễ gặp rủi ro, lệ thuộc thứ gọi là bạn vàng phương Bắc thì sẽ có những hậu quả nhãn tiền.
Nam Nguyên,
phóng viên RFA
Theo RFA
========
Nghe bài này
Khi quả dưa hấu trở thành vấn đề quốc gia
|
Người nông dân gánh chịu đủ mọi thiệt thòi
∇ Nghe tường trình
|
“Câu chuyện này đã kéo dài ít nhất 20 năm cho tới giờ phút này và gánh nặng sức ép luôn luôn thuộc về người nông dân chứ không phải nhà nước. Thiếu sót lớn nhất của nhà nước chính là công tác dự báo chính sách dự báo. Vấn đề dự báo người ta đưa ra từ rất nhiều năm qua nhưng chưa bao giờ hình thành ở bất kỳ một bộ nào, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn và Bộ Công thương là hai bộ liên quan chính tới vấn đề tồn đọng dưa hấu ngày nay. Chúng ta thấy rằng giá của dưa hấu ở Saigon có thể lên tới 11.000-12.000 đ/kg nhưng giá bán sỉ của nông dân thậm chí không tới 2.000đ/kg. Người nông dân đã phải bỏ dưa hấu trôi sông hoặc cho gia súc ăn hay vứt bỏ. Rất nhiều nông dân đã vỡ nợ ngân hàng về vấn đề này. Cuối cùng nguyên nhân nằm tại đâu, đó là chính sách đầu ra và dự báo đầu ra không tới đâu cả của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn và Bộ Công thương.”
Câu chuyện này đã kéo dài ít nhất 20 năm cho tới giờ phút này và gánh
nặng sức ép luôn luôn thuộc về người nông dân chứ không phải nhà nước.
Thiếu sót lớn nhất của nhà nước chính là công tác dự báo chính sách dự
báo
TS Phạm Chí Dũng
|
Theo Báo SaigonTimes Online ngày 31/3/2014, chuyện ùn ứ các xe chở hàng nông sản tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), gần như chuyện “cơm bữa”. Tuy nhiên, hơn 2.000 xe tải chở dưa hấu bị ách tắc ở cửa khẩu này hơn một tuần là kỷ lục và như “giọt nước làm tràn ly,” khiến dư luận phải đặt câu hỏi: nguyên nhân của hiện tượng này và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ở đâu trước gia nghiệp của người nông dân?
|
Các chuyên gia nói với chúng tôi thị trường quyết định giá, khi cung vượt cầu mà vượt đến thừa mứa thì đương nhiên giá sẽ xuống tận đáy. Khi truyền thông báo chí đưa tin kèm những hình ảnh từng đoàn xe dưa hấu nằm phơi nắng hàng chục cây số trên con đường dẫn đến cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), dưa hấu ở Phú Yên từ mức 4.500đ/kg một tuần trước đó đã tụt xuống mức 1.000đ/kg hôm 29/3. Giá rẻ như bèo cũng không thấy thương lái đến mua.
Thời Báo Kinh Tế Saigon Online đưa tin, theo Hiệp hội rau quả Việt Nam, chuyện dưa hấu ách tắc ở cửa khẩu Tân Thanh có hai nguyên nhân chính: các tỉnh Bình Định, Phú Yên được mùa dưa hấu, nhưng tiêu thụ trong nước giá thấp, phải tiêu thụ bằng con đường tiểu ngạch ở biên giới Trung Quốc. Cùng lúc đó, phía Trung Quốc lại cấm biên bốn trong năm cửa khẩu chính, chỉ chừa lại cửa khẩu Tân Thanh khiến hàng hóa bị ùn tắc không thể thông quan kịp.
Chuyện ùn ứ các xe chở hàng nông sản tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng
Sơn), gần như chuyện “cơm bữa”. Tuy nhiên, hơn 2.000 xe tải chở dưa hấu
bị ách tắc ở cửa khẩu này hơn một tuần là kỷ lục và như “giọt nước làm
tràn ly,” khiến dư luận phải đặt câu hỏi: nguyên nhân của hiện tượng này
và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ở đâu
Theo Báo SaigonTimes
|
Buôn bán với Trung Quốc nắm dao đằng lưỡi
Được biết 54% sản lượng trái cây xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam. Tuy vậy thị trường Trung Quốc được mô tả là bấp bênh không có tính ổn định. Trong một dịp trả lời chúng tôi bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ từng nhận định:
“Cách mua nông sản của Trung Quốc không những làm cho Việt Nam thiệt thòi mà nhiều khi còn gây khó bằng cách là có khi họ đưa giá lên rất cao mua ào ạt, rồi đùng một cái dừng lại không mua tiếp nữa, làm cho nông dân khi lỡ sản xuất ra rồi không làm thế nào được. thế rồi những thủ tục khó khăn tạo ra ở biên giới cũng là những cách gây khó cho nông sản Việt Nam.”
Quả dưa hấu và thị trường tiêu thụ là điển hình nhất về việc người nông dân trồng cây gì, nuôi con gì cứ tự phát làm mà không biết ai sẽ tiêu thụ sản phẩm của mình, giá cả như thế nào. Sự bế tắc đầu ra cho nông sản nghiêm trọng nhất hiện nay là lúa gạo. Theo thông tin báo chí, chính sách độc quyền trá hình của Hiệp hội Lương thực Việt Nam VFA trong điều hành xuất khẩu gạo và việc ăn xổi ở thì kiếm lời bằng chênh lệch giá mua gạo càng thấp càng có lời khiến nông dân điêu đứng. Hnga2 năm Việt Nam xuất khẩu trên dưới 7 triệu tấn gạo, luôn nằm trong tốp 3 nước xuất khẩu nhiều gạo nhất thế giới. Nhưng trớ trêu, lợi tức bình quân của nông dân rất thấp, cụ thể ở đồng bằng sông Cửu Long vựa lúa xuất khẩu của cả nước mà đại đa số người trồng lúa chỉ có thu nhập khoảng hơn 535.000đ/tháng chưa được một nửa lương tối thiểu của công nhân lao động. Số liệu này dựa vào kết quả nghiên cứu của tổ chức phi chính phủ Oxfam và Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn.
Cách mua nông sản của Trung Quốc không những làm cho Việt Nam thiệt
thòi mà nhiều khi còn gây khó bằng cách là có khi họ đưa giá lên rất cao
mua ào ạt, rồi đùng một cái dừng lại không mua tiếp nữa, làm cho nông
dân khi lỡ sản xuất ra rồi không làm thế nào được.
bà Phạm Chi Lan
|
“Hiện nay các doanh nghiệp xưa nay chỉ có quen xuất khẩu và không chịu quan tâm đầu tư vào sản xuất của nông dân thì đang chịu sức ép to lớn cả từ phía nhân dân lẫn từ phía Chính phủ để họ phải trực tiếp tham gia vào quá trình đầu tư. Một loạt chính sách mới đang đẩy các tổ chức trong vùng sản xuất lúa gạo sang một quá trình sắp xếp lại toàn bộ hệ thống kinh doanh lúa gạo, trong lúc này mọi việc vẫn đang diễn ra nhưng tôi nghĩ trong tương lai tình hình sẽ thay đổi theo hướng tốt hơn.”
Cũng liên quan đến vấn đề tiêu thụ nông sản, theo VnExpress sáng 1/4/2014, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng nhận trách nhiệm trước Quốc hội về công tác quản lý, để xảy ra nhiều bất cập trong việc thương lái Trung Quốc đi thu gom nông sản ở nội địa Việt Nam. Tuy nhiên ông Bộ trưởng không thể cam kết với các đại biểu Quốc hội là khi nào tình trạng thương lái Trung Quốc lộng hành ở Việt Nam sẽ chấm dứt.
Cùng về vấn đề liên quan, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan từ Hà Nội nhận định:
“Thực tế có nhiều doanh nghiệp hoặc cá nhân Trung Quốc vào Việt Nam làm ăn theo kiểu không có phép tắc gì cả và gây ra những nhiễu loạn trong xã hội cũng như gây thiệt hại cho người Việt Nam rất nhiều như chuyện họ đi nuôi tôm nuôi cá ở vung biển Khánh Hòa hoặc đi thuê người dân trồng khoai lang ở Vĩnh Long rồi đi thu mua các loại rễ cây, thu mua sừng móng trâu bò..v..v.. những câu chuyện này gần như xuất hiện thường kỳ trên báo chí.”
Việt Nam nhập siêu hàng chục tỷ USD mỗi năm từ Trung Quốc, đổi lại việc xuất khẩu nông sản sang Hoa Lục không những không ưu tiên mà lại bị động gây nhiều thiệt hại cho người dân. Nếu thị trường Trung Quốc chiếm lĩnh 54% lượng rau quả xuất khẩu của Việt Nam thì nay đến mặt hàng gạo cũng có tỷ lệ lớn. Chẳng phải chuyên gia cũng biết được rằng bỏ tất cả vào một giỏ thì dễ gặp rủi ro, lệ thuộc thứ gọi là bạn vàng phương Bắc thì sẽ có những hậu quả nhãn tiền.
Nam Nguyên,
phóng viên RFA
Theo RFA
========
Nghe bài này
Ô nhiễm môi trường không chỉ là vấn đề trong nước
|
∇ Nghe tường trình
|
Giáo Sư Nguyễn Minh Hòa: Việt Nam hiện nay thì đúng là đang có vấn đề rất nghiêm trọng. Cụ thể Việt Nam đang phát triển, cái đô thị hóa, cái nền tảng của cơ sở công nghiệp vẫn còn rất là sơ khai. Công nghiệp Việt Nam đang sử dụng cái công nghệ lạc hậu, sử dụng các loại máy móc, sử dụng công nghệ không được tốt lắm cho nên khí thải khá là nhiều. Chất thải, gồm những chất thải rắn của công nghiệp, thì làm cho ô nhiễm môi trường nguồn nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn… và làm gia tăng nhiệt độ lên.
Công nghiệp VN đang sử dụng cái công nghệ lạc hậu, sử dụng các loại
máy móc, sử dụng công nghệ không được tốt lắm cho nên khí thải khá là
nhiều. Chất thải, gồm những chất thải rắn của công nghiệp, thì làm cho ô
nhiễm môi trường nguồn nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn…
GS Nguyễn Minh Hòa
|
Thanh Trúc: Thưa giáo sư có thể giải thích thêm về mức độ của sự lạc hậu hay sơ khai trong công nghệ khiến gây ô nhiễm môi trường như ông vừa đề cập tới?
|
Ví dụ tôi dùng một cái máy cũ, một cái máy dệt cũ hay là một công nghệ cũ thì tôi mới sử dụng được nhiều lao động. Còn nếu tôi sử dụng một công nghệ mới thì lao động ít hơn, mà lao động ít hơn thì số người thất nghiệp sẽ nhiều hơn. Số người thất nghiệp nhiều hơn sẽ dẫn đến hệ quả về xã hội, ví dụ vấn đề an ninh, tệ nạn xã hội …rất nhiều.
Tôi lấy ví dụ hiện nay, các nhà máy lắp ráp xe hơi của Việt Nam, lắp ráp TV, lắp ráp máy tính…đều hầu hết, có lẽ đến 50% làm bằng tay. Nhưng nếu chúng tôi sử dụng một loại công nghệ mới hoàn toàn tự động hóa thì số công nhân của chúng tôi sẽ thất nghiệp. Vì điều đó cho nên buộc lòng phải sử dụng các loại công nghệ hơi cũ một chút để có thể tuyển dụng được nhiều lao động. Đó là một thực tế của các nước chậm phát triển, như chúng tôi phải giải quyết bài toán giữa nguồn dân lực đôi dư và sử dụng công nghệ , dẫn đến hệ quả là ô nhiễm sẽ tăng nhiều hơn.
|
GS Nguyễn Minh Hòa: Tôi lấy một cách đơn giản nhất là các giòng sông và các kênh rạch ở Việt Nam hiện nay đang chết dần. Chúng tôi gọi đó là những giòng sông chết. Hãy biết từ xa xưa cho đến giờ không phải chỉ người Việt Nam mà người Châu Á là làm nông nghiệp lúa nước, họ sống dọc theo kênh rạch. Giòng sông là nguồn nước để tưới tiêu, để tồng trọt, để cấy hái, để nuôi trồng đánh bắt thủy sản. Khi các giòng sông ấy đã bị ô nhiễm quá năng thì người dân không còn kế sinh nhai nữa. Không còn sinh nhai nữa thì người ta sẽ phải bỏ nông thôn về đô thị để sống, bỏ làng mạc đi những vùng khác để sống, dẫn đến nền nông nghiệp bị trì trệ.
Nếu chúng tôi sử dụng một loại công nghệ mới hoàn toàn tự động hóa
thì số công nhân của chúng tôi sẽ thất nghiệp. Vì điều đó cho nên buộc
lòng phải sử dụng các loại công nghệ hơi cũ một chút để có thể tuyển
dụng được nhiều lao động. Đó là một thực tế của các nước chậm phát triển
GS Nguyễn Minh Hòa
|
Ở Việt Nam hiện nay rất nhiều vùng đang dùng nước giếng, giếng nước khoan đó bị ô nhiễm. Còn chuyện khác nữa, khoảng hai mươi ba mươi năm về trước, khi Việt Nam bắt đầu công nghiệp hóa thì nhận thức chưa đến. Nhận thức còn thấp cho nên đã cho quá nhiều nhà máy ở đầu những giòng sông như sông Đồng Nai sông Sài Gòn. Đáng lẽ ở những đầu nguồn nước đó thì những nhà máy hóa chất, nhà máy sản xuất xà bông, nhà máy thuộc da…không được để ở đầu nguồn. Thế nhưng vì các nhà quản lý nhận thức chưa được cho nên mới để nó ở đầu nguồn. Cho nên bây giờ sông Sài Gòn cũng bị ô nhiễm, sông Đồng Nai cũng bị ô nhiễm, dẫn đến việc là tiền xử lý nước cao lên và cuối cùng người dân phải trả tiền nước cao hơn. Nói một cách dễ hiểu nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay ở Việt Nam nói chung không chỉ ở trong nước, không khí, rác thải, tiếng ồn mà còn nhiều cái khác nữa làm cho môi trường bị hủy hoại rất nặng nề so với khoảng hai ba mươi năm về trước.
Tôi lấy ví dụ như sông Hồng chẳng hạn, là chảy từ phía bên kia biên
giới qua VN. Nước sông Hồng bây giờ khác hồi xưa lắm rồi, bây giờ nước
mang nhiếu chất độc hại, khi thí nó màu xanh khi thì nó màu đen chứ
không phải sông Hồng đỏ nặng phù sa nữa. Bảo vệ cái môi trường đó đôi
khi nó là vấn đề của toàn cầu và vấn đề của liên quốc gia
GS Nguyễn Minh Hòa
|
GS Nguyễn Minh Hòa: Cần phải nghiên khắc và cần phải mạnh tay cho dù những đơn vị đó có mang lại lợi nhuận hoặc đóng thuế cho nhà nước rất cao. Cái thứ hai là phải rà soát lại các điều luật liên quan đến chính sách bảo vệ môi trường. Tôi nghĩ chính sách đó hiện nay vẫn chưa hoàn thiện, vẫn còn những điểm mà tạo ra kẽ hở mà một số người lợi dụng để mang lại lợi nhuận cho mình. Sau nữa là phải tiến hành giáo dục và tuyên truyền, đặc biệt đối với học sinh và các thế hệ nhỏ.
Tuy nhiên tôi cũng phải nói bảo vệ môi trường hiện nay không hoàn toàn là chỉ có người Việt Nam mơi bảo vệ được mình mà còn có vấn đề quốc tế. Tôi lấy ví dụ như sông Hồng chẳng hạn, là chảy từ phía bên kia biên giới qua Việt Nam. Nước sông Hồng bây giờ khác hồi xưa lắm rồi, bây giờ nước mang nhiếu chất độc hại, khi thí nó màu xanh khi thì nó màu đen chứ không phải sông Hồng đỏ nặng phù sa nữa. Bảo vệ cái môi trường đó đôi khi nó là vấn đề của toàn cầu và vấn đề của liên quốc gia.
Hay nếu biết được rằng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay tình trạng ô nhiễm từ nguồn thuốc trừ sâu ngấm trong đất khá là cao. Tại sao như vậy? Cách đây một số năm về trước, khi nước triều lên rồi khi rút ra thì nó mang theo dư lượng thuốc trừ sâu và hóa chất ra ngoài biển thì nó giảm bớt cái ô nhiễm đó đi. Thế nhưng bây giờ những giòng sông ở thượng nguồn, mà có những giòng sông chảy từ Trung Quốc rồi qua Lào, qua Kampuchia rồi mới đến Việt Nam, thì người ta làm qua nhiều các đập thủy điện. Những đập thủy điện đó người ta đã chặn lại nước để người ta giữ người ta làm chạy tuốc bin. Nước chảy từ thượng nguồn xuống đến đồng bằng sông Cửu Long hiện bị giảm đi rất là nhiều. Thậm chí vì nó giảm đi cho nên nước mặn từ ngoài biển đi vào trong đất liền, đến cả gần 100 kilômét mà trước kia thì không có hiện tượng đó.
Tôi muốn nói rằng vấn đề bảo vệ môi trường không chỉ có chính phủ Việt Nam, nhân dân Việt Nam, mà nó là bài toán liên vùng và liên quốc gia. Thực sự đây là vấn đề rất phức tạp, có lẽ Việt Nam cũng phải xem xét lại chính sách của mình trong vấn đề môi trường, không chỉ giới hạn trong đất nước mà còn phải nhìn ra xa hơn và rộng hơn trong mối quan hệ quốc tế để giải quyết vấn đề môi trường của toàn cầu.
Thanh Trúc: Xin cảm ơn về thời giờ của giáo sư Nguyễn Minh Hòa.
Thanh Trúc,
phóng viên RFA
Theo RFA
=========
Nghe bài này
Mỹ cảnh báo Trung Quốc không nên theo gương Nga trong vụ Crimée
Trụ sở bộ Ngoại giao Mỹ (www.state.gov) |
Bên cạnh lời cảnh báo này, Washington khẳng định là Bắc Kinh không nên nghi ngờ quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ các đồng minh Châu Á.
Việc Matxcơva thôn tính Crimée đã dấy lên nhiều lo ngại là Bắc Kinh sẽ sử dụng vũ lực để khẳng định các yêu sách của họ trong các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ nhận định, việc Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Nga sẽ có tác dụng răn đe đối với bất kỳ ai tại Trung Quốc coi việc sáp nhập Crimée như một mô hình » để noi theo.
Theo ông Daniel Russel, « Trung Quốc cần chứng tỏ nhiều hơn nữa là họ ủng hộ một giải pháp hòa bình cho các vấn đề này ».
Lãnh đạo ngoại giao Mỹ nhấn mạnh : « Tổng thống Hoa Kỳ và chính quyền Obama kiên quyết thực hiện các thỏa thuận quốc phòng ký với các đồng minh », như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines.
Tổng thống Barack Obama coi việc « xoay trục » sang Châu Á là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Trong vòng công du Châu Á, bắt đầu từ ngày 22/04, nguyên thủ Mỹ tới thăm Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Malaysia.
Theo RFI
Ân xá hay rũ bỏ trách nhiệm?
Trong trường hợp của thầy Đinh Đăng Định, lệnh ân xá thả về hoàn toàn
không có giá trị về mặt đạo đức. Chính xác chúng ta phải gọi đúng tên
của bản chất sự việc này. Đó là trại giam rũ trách nhiệm, trại giam đã
đẩy trách nhiệm thuốc men, ma chay cho gia đình phạm nhân. Vừa rũ trách
nhiệm vừa được tiếng tử tế là ân xá.
Hơn ai hết, các cán bộ trại giam hiểu rõ bệnh tình của thầy giáo Đinh
Đăng Định, mặc dù thầy và gia đình đã lên tiếng từ lâu, dư luận cùng với
gia đình đòi hỏi thả tự do cho thầy về chữa bệnh. Nhưng đến khi chắc
thấy thầy không còn sống bao ngày nữa. Trại giam đã trả thầy về cho gia
đình để gia đình lo hậu sự.
Từ một người mạnh khỏe, một nhà giáo chỉ vì lên tiếng chống lại dự án
khai thác Bau xít mà thầy giáo Đinh Đăng Định bị kết án tù. Ngay từ khi
triển khai dự án này đến nay, ai cũng biết là một sai lầm, và sai lầm
được chứng minh hàng ngày.
Điều kiện ngặt nghèo trong nhà tù đã khiến mầm bệnh nhanh chóng phát
triển, đó là chưa kể những tác động khiến cho mầm bệnh phát triển nhanh
chóng hơn. Ăn uống kham khổ, vệ sinh kém, điều kiện ánh sáng, nơi sống
ẩm thấp...tinh thần bị ức chế do nhận bản án oan ức...đó là nguyên nhân
giết chết vị thầy giáo ưu tú Đinh Đăng Định.
Thầy đã chết ở trại giam, bị giết bởi những điều trên. Không phải thầy
chết ở nhà do căn bệnh ung thư mà chúng ta nhìn thấy. Thầy đã chết trước
đó lâu rồi.
Vì lẽ đó có thể nói rằng.
Thầy giáo Đinh Đăng Định đã hy sinh như một người chiến sĩ bởi đấu tranh
cho quyền lợi nhân dân đất nước. Thầy chết trong trận chiến không cân
sức, một mình thầy đơn độc chống chọi lại thế lực hại dân, hại nước
trong một mặt trận mà chỉ có mình thầy. Vì sức yếu, thế cô và trong vòng
vây hãm của bọn ác, thầy đã bị chúng sát hại bằng những thủ đoạn thâm
hiểm, khiến thầy chết dần mòn.
Cái chết nhanh chóng của thầy sau khi từ trại giam về, ít nhiều đã vạch
rõ bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của cái gọi là ân xá nhân đạo. Sự ân xá
mới đây cho một người tù 32 năm mắt mù, tai điếc , tuổi già và một người
bị bệnh nặng về đến nhà thì chết. Sự ân xá đó sẽ khiến dư luận trong và
ngoài nước, những tổ chức nhân đạo quốc tế thấy rõ về sự '' nhượng bộ
nhân quyền '' của Việt Nam là thế nào.
Vẫn còn những tù nhân bị bệnh hiểm nghèo như nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa,
Nguyễn Văn Hải, Cù Huy Hà Vũ và ông Nguyễn Kim Nhàn....nếu nhà nước Việt
Nam tự nhận mình là nhân đạo. Xin hãy để những tù nhân mắc trọng bệnh
đó được về nhà chữa bệnh ngay tức thì.
Một ngày nào đó, nhân dân sẽ tạc tượng thầy giáo Đinh Đăng Định giữa
trung tâm dự án Bau Xít. Từ bây giờ hình ảnh của nhà giáo chiến sĩ Đinh
Đăng Định đã khắc trong tâm khảm những người dân Việt có lương tri.
Từ xa xôi, xin cúi đầu vái tiễn đưa thầy về nơi an nghỉ.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét